Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 TrẦn ĐĨnh - ĐÈn CÙ, Thử làm đèn cù tức là cái đèn kéo quân xem sao ?

Phó Thường Nhân
post Sep 23 2014, 06:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên mạng kiểu lề trái, liên tục có buzz. Hết “bên thắng cuộc” của Huy Đức Oshin, lại tới Trần Đĩnh – Đèn cù. Là một người yêu thích sưu tầm sách, và yêu thích lịch sử nên nhiều khi tôi cũng sưu tầm chúng, như kiểu người sưu tập côn trùng, sưu tập bươm bướm để xem cùng một vấn đề dưới những khía cạnh khác nhau, người ta nhìn chúng ra sao.
Quyển Đèn cù của Trần Đĩnh đề cập tới 2 vấn đề sinh hoạt chính trị trong Đảng CS VN thường được biết tới là vụ Nhân Văn – Giai Phẩm, và vụ án xét lại. Trần Đĩnh được coi là dính vào vụ thứ 2.
Thực ra trước khi đọc quyển sách tôi cũng không biết tác giả là ai. Và cũng phải đặt một câu hỏi vì thu nó từ trên mạng, tôi không rõ quyển sách là nguỵ tạo hay là thật. Tác giả viết thế hay là ai mạo dạnh. Với giả thiết cuốn sách đó là thật, do tác giả viết, tác giả là người dính vào vụ “xét lại” này mà tôi bàn nó.
Quyển sách rất dài, tới 500 trang pdf, chia làm nhiều chương, nhưng việc chia chương không có ý nghĩa, vì nó không có tác dụng cấu trúc quyển sách, vốn là một lời tự sự chắp nhặt lê thê. Có nghĩa là nếu người ta đảo linh tinh các chương, thì không vì thế mà làm người ta không đọc được. Cùng luồng với các tác phẩm trái chiều viết về vụ việc này như “Hoa xuyên tuyết”, “Đêm giữa ban ngày” của Vũ thư Hiên được đăng đàn cách đây hơn 15,16 năm vào thập kỷ 90, tác giả không để một tý sự kiện lịch sử biên niên nào vào trong sách, mặc dù cuốn sách bao trùm từ thời đầu kháng chiến chống Pháp tới tận những năm 2000. Một cuốn sách nói về chính trị, về tư duy chính trị, một vụ án chính trị mà như thế thì rõ ràng là có điều gì đó không ổn. Tôi nghĩ điều không ổn của nó là nếu có những sự kiện lịch sử biên niên ở bên cạnh, để người đọc dùng làm chuẩn, thì người ta sẽ thấy tác giả sai. Điều này cũng đúng với ông Vũ Thư Hiên, vì thế cả hai không hẹn mà nên đều lập lờ với lịch sử.
Vì quyển sách không có cấu trúc, nên sau khi đọc, tôi mới tổng hợp lại để tìm cái lô gíc của nó. Theo nhận xét của tôi thì lô gíc của tác giả là tác giả không đồng ý với việc đấu tranh vũ trang, giải phóng miền Nam, mà đề cao việc chung sống hoà bình giữa hai hệ thống (XHCN và Tư bản chủ nghĩa). Để biện luận cho việc đó, tác giả đánh giá toàn bộ Đảng , bất kể nhưng nhân vật chính trị hàng đầu là ai : Trường Trinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, ..đều là mao ít, tức là theo Trung quốc phản lại Liên Xô, mà vào lúc đó tổng bí thư là Khơ rút xốp, người đưa là luận điểm chung sống hoà bình. Chính vì Đảng theo Mao nên mới phát động chiến tranh chống Mỹ, ý của ông Trần Đĩnh là vậy.
Cái kiểu biện luận này, nếu nhìn vào các sự kiện lịch sử có thật trong lịch sử VN hiện đại, được kiểm chứng ..thì sai. Chính vì thế mà tác giả cũng như người đã viết trước ông là Vũ thư Hiên phải lờ đi.
Như đã nói ở trên. Trước khi có buzz trên mạng, thì tôi không biết ông Trần Đĩnh là ai. Còn đọc quyển sách, thì thấy ông tự nhận là bồi bút. Lúc đầu, tôi có cảm giác là ông ấy khiêm tốn mà nói thế, nhưng khi đọc hết cuốn sách thì thấy ông tự nhận thế là đúng. Và có lẽ đây là sự thật được kiểm chứng bằng chính quyển sách ông viết ra.
Bồi bút thường được hiểu theo nghĩa xấu, trong thực tế nhiều khi nó chỉ chỉ người có khả năng kỹ thuật viết văn, nhưng bản thân họ không có tư duy tư tưởng. Tôi cảm tưởng điều đó đúng với ông Trần Đĩnh, vì ông chấp bút viết quyển Bất Khuất cho ông Nguyễn Đức Thuận thì hay, bởi vì nội dung đã có, ông chỉ phải nhập vai làm con đồng viết lại. Ngược lại khi tự viết, phải tự tạo ra nội dung, như quyển đèn cù này thì nó quá dở.
Trong thâm tâm, nếu nhìn từ phía “số phận con người”, thì tôi có rất nhiều cảm thông với những nhân vật vướng nạn trong nhân văn giai phẩm, hay trong vụ xét lại. Nhưng khi đọc những gì chính các vị viết, thì nhiều khi lại có cảm giác, các vị thế này, bị chết là phải và sự cảm thông của tôi với các vị lại kém đi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thalassa
post Sep 24 2014, 12:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô.


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 947
Tham gia từ: 19-November 07
Đến từ: The dark side of the Moon
Thành viên thứ: 3.742

Tiền mặt hiện có : 2.677$
Số tuần chưa đóng thuế : 1

Bình chọn :



Bác Phó đọc xong rồi ạ, em đang đọc nhẩn nha được 3/4 rồi sp_ike.gif


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Sep 24 2014, 01:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em đang định đọc cuốn này thì có một đồng nghiệp (vốn thuộc "lề trái") đọc xong chê chán, nên thôi không đọc nữa. Em thích cuốn "Đêm giữa ban ngày" vì nó là một cuốn sách hay, xét về mặt văn học. Tác giả của nó là một nhà văn có tài. Nhưng mà Đèn Cù thì tiếc rằng lại dở, kể cả về mặt văn học cũng dở.


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 24 2014, 04:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì nó là cuốn sách không đầu không đuôi, như tôi nói ở trên do không có cấu trúc, mặc dù vẫn có chương hồi, nên đọc chán. Thế mà cái thằng cha giới thiệu vẫn nằng nặc khen lấy được, đánh bóng mạ kền bằng được. Đúng là kiểu bồi bút khen bồi bút. Tất nhiên thỉnh thoảng vẫn mò được vài cái thú vị trong quyển sách, ví dụ như cái câu đồng dao “ông Liên Xô bà Trung quốc, ông đi guốc bà đi giầy, ông nhẩy dây bà đá bóng..”, mà tôi chỉ nhớ lõm bõm, vì thời kỳ đó cũng là tuổi thơ của mình. Thời kỳ đó cũng là thời kỳ mà người ta lên phía đại sứ quán TQ để lấy tạp chí về làm giấy bọc sách giáo khoa.
Các quyển sách của Vũ thư Hiên hay hơn, và cũng ngắn hơn. Tôi sưu tập nó lúc còn mò lên tiệm sách VN ở quận 13 Paris để mua. Bây giờ tiệm sách ấy đã đóng cửa, không biết là chuyển đi chỗ khác hay không còn thị trường. Vì sách miền Nam cũ in mãi cũng hết, và người đọc càng ít đi, do khác với cộng đồng VN ở Mỹ, trẻ con VN ở Pháp ít nói được tiếng Việt. Đấy làv không kể trong thời đại multi medias thì sách chỉ còn là một dạng cổ điển nhất để thông tin không còn là thể loại phổ biến nhất.
Trong hai vụ Nhân Văn – Giai phẩm và vụ xét lại, cảm tình của tôi dành nhiều cho Nhân Văn – Giai Phẩm hơn là Xét lại. Đơn giản trong Nhân Văn – Giai phẩm nó có một mục tiêu, đó là nhân văn (humanisme) và nó chỉ ra rằng đã là văn thì phải hay (Giai phẩm tức là tác phẩm đẹp) về nghệ thuật. Còn vụ xét lại, thực tế nó chỉ là một cuộc đấu đá chính trị đơn thuần, và ông xét lại (tức là yêu Khơ rút xốp hơn VN) không đúng. Ngay cả Liên Xô về sau còn lật Khơ rút xốp, thì còn nói gì nữa.
Tất nhiên thế nào là nhân văn, có cái nhân văn chung chung ngoài giai cấp không, ngoài dân tộc không, nếu giai phẩm có thể được coi là giai phẩm nếu không có nội dung không. Tất cả những điều đó người ta có thể bàn mãi không chán, giống như tranh luận con gà hay quả trứng có trước vậy. Bởi vì bản thân khái niệm nhân văn hay giai phẩm cũng phụ thuộc vào tâm lý xã hội , quan niệm của người ta vào từng thời điểm của lịch sử cũng như cảm nhận số phận cá nhân của người ta vào thời điểm ấy.
Hiện nay thế nào là giai phẩm là nhân văn vẫn là vấn đề cập nhật với văn hoá VN. Lấy ví dụ. Cách đây không lâu rộ lên kiểu thơ không vần, rồi thơ “cứt đái”. Tất nhiên là tôi đang nói tới lề trái. Các nhân vật đẻ ra những thứ đó được lề trái coi là mở đường văn học. Như vậy có phải người ta đánh đồng lập dị là đẹp không ?
Như vậy cái câu hỏi nhân văn giai phẩm luôn tồn tại, nhưng cái xét lại thì chỉ là một chuyện lịch sử. Còn nếu đọc nó chỉ để biết (hay dự đoán) bác Hồ yếu sinh lý và có cái cu như người bình thường, như “phát hiện” của ông Trần Đĩnh thì thực ra nó quá bần tiện. Và đấy cũng là một thủ thuật mà người ta dùng để câu khách, tức là cứ nhằm vào những thứ được coi là kỵ huý mà bịa đặt phát hiện thì làm được Buzz.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Sep 29 2014, 10:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Em chả đọc, chuyện đời tốt xấu đan xen ngày nào cũng gặp, đời cũ chắc gì đã có cái hay ho hơn. sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 2 2014, 08:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi có thói quen sưu tập sách và thích lịch sử nên đọc vì nó cũng là một phiên bản tư liệu không thể kiểm chứng. Cũng tò mò xem một nhân vật “xét lại” tư duy nó như thế nào. Cuối cùng thật ra nó cũng không khác lắm với Vũ thư Hiên, cũng cách mập mờ không dám soi mình vào lịch sử thật. Vì soi vào đấy thì các ông sai bét bè be.
Tóm lại, nếu không đọc thì còn có chút cảm tình về thân phận, đọc rồi thì thấy các ông bị thế cũng đáng.
Điều tôi kinh ngạc là theo Trần Đĩnh ông Lê Duẫn là Mao ít, và vì ông ấy là Mao ít nên đánh Mỹ. Ông ấy sẵn sàng bỏ qua tinh thần dân tộc, cũng bất chấp một sự thực là mặc dù ý đồ và sự “khuyên bảo” của Liên Xô hay TQ thế nào, VN vẫn đánh Mỹ. Ngay từ sau khi chế độ Diệm không chấp hành hiệp định Giơ ne vơ, quyết tâm chia cắt đất nước, năm 1956, thì cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc đã âm thầm vào Nam chiến đấu. Ông ấy cũng bất chấp sự việc, do chính quyền Diệm thảm sát “cộng sản” với luật 10/59 mà bùng nổ đồng khởi năm 1960. Tóm lại bất chấp “ông Liên Xô , Bà TQ “ muốn gì, khuyên thế nào, nếu chính sách của họ đúng với điều VN muốn thì mình tung hô, ngược lại thì thôi, nhưng không bao giờ để xẩy ra chuyện “cắt cầu” với bên mình không đồng ý. Một chính sách ngoại giao khôn khéo độc lập như vậy mà ông ta kêu là “đèn cù”.
Ngược lại ông ấy kêu gọi “chung sống hoà bình”, đây là luận điểm của Liên Xô thời Khơ rút sép. Trong khi ông ấy bịt mắt trước hiện thực VN, thì ông ấy “toàn tâm toàn ý” theo Liên Xô. Tư duy nô lệ như thế, còn nói gì nữa. Khác nào đám lề trái, cứ một mực “Mỹ, Mỹ” bất chấp hiện thực VN thế nào.
Ông ấy cũng lờ đi một thực tế, là lúc đó hoạt động gián điệp có tính toán lật đổ của Liên Xô “xét lại” rất mạnh. Câu chuyện chỉ dịu đi khi Bơ rê dơ nhép lên, và “Khơ” bị lật đổ.
Tại sao ông ấy viết thế, những điều ngược với lịch sử. Tôi thì đoán rằng, ông ấy muốn lợi dụng câu chuyện thời sự hiện nay khi tâm lý chống TQ của người Việt đang tăng. Đổ riệt đảng theo “bác Mao”, là cách ông ấy cố gắng giành lẽ phải về mình. Nó cũng phù hợp với các luận điệu của lề trái hiện tại, muốn “đánh TQ đến người VN cuối cùng” nhân danh “yêu nước”. Nên được lề trái tung hô.
Nói tóm lại thì ông ấy vẫn là thứ cơ hội thôi.
Điều đáng ngạc nhiên nữa là ông ấy cũng lặp lại cái luận điệu “miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng” là cái tâm lý nhan nhản của lề trái. Là một nhà báo, chẳng nhẽ ông ấy không hiểu là đi khỏi Sài gòn 30km, tới Củ chi là đã không thấy thế. Với một người dân miền Nam, sống trong các thành thị mà chính quyền miền Nam trước năm 75 còn kiểm soát được mà nói thế thì còn hiểu được, vì người ta chỉ thấy vạn vật sát sườn người ta. Nhưng với một nhà báo, mà nhìn nhận như thế khác gì bóp méo sự thật. Nhìn thấy cái cây, mà không thấy cái rừng.
Thực ra thì ông ấy đâu cần đến sự thật.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Oct 3 2014, 07:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Èo, thì VN chưa giải mật toàn bộ các tư liệu từ 1980 trở về trước để sử gia có thể soạn lại và trình bày sự thật. Lịch sử đã được rọi sáng thì làm gì còn chỗ cho những anh cơ hội chính trị?!

Mà kể cả chính sử đã rõ như ban ngày thì người ta thích kiếm tiền bất chấp sự thật thì có réo ba đời lên chửi cũng vẫn thế. Đời còn nhiều người thích bị lừa mà. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 3 2014, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đúng thế. Tôi chỉ nói thêm là thể loại hồi ký thông thường bao giờ nó cũng ẩn chứa những quy luật sau.
1- Tác giả luôn luôn đúng, vì hồi ký là một dạng justify cho quá khứ của người viết. Tôi gọi cái đó là luật “tiên tri của quá khứ”. Tiên tri thì tất nhiên là phải đoán cho tương lai, chứ ai đoán quá khứ làm gì, vì sự việc người ta đã biết, nếu không biết thì hệ quả của nó đã hiện ra. Vì người viết đang ngồi ở hiện tại, nhưng lại viết như thể là những sự việc đang xẩy ra (đây là đặc điểm của thể hồi ký), cho nên nó thành tiên tri của quá khứ. Vì giả như trong quá khứ tác giả không nghĩ như thế ở thời điểm đó, thì ông ta cũng vặn lại cho nó rất tự nhiên (nhiêù khi là vô thức) để cho nó đúng với tâm lý và sự đánh giá của người ta vào thời điểm hiện tại..
2- Ngoại trừ tác giả giữ lại tài liệu, nhật ký .. trí nhớ không bao giờ chính xác, mà nó luôn có một sự chọn lọc tự nhiên. Sự chọn lọc ấy phụ thuộc vào cái sốc tâm lý còn sót lại để dấu ấn trong người ta, và phụ thuộc vào tâm lý tác giả vào thời điểm hiện tại, lúc ông ta ngồi viết. Ngay cả trong trường hợp tác giả có giữ lại tài liệu, nhật ký.. thì chưa chắc ông ta đã viết hết, vì hồi ký phụ thuộc vào điều 1 tôi nói ở trên, đó là justify cho tác giả trong quá khứ.
Vì thế khi sử dụng hồi ký làm tư liệu sử, người ta thường rất thận trọng, vì độ sai lệch của nó rất lớn với thực tế. Đây là điều đúng cả với các hồi ký nghiêm túc thật sự do hai cái quy luật trên. Còn trong trường hợp tác giả bịa đặt, thì cũng không thể nào biết.
Thể hồi ký nếu là hồi ký chính trị, lịch sử thì lại càng phải kiểm tra xem nó có đúng sự thực không hay chỉ là một phiên bản không kiểm chứng được của lịch sử.
Cũng có trường hợp quyển hồi ký có thể coi là chính xác, và rọi sáng thêm nhiều điểm cho lịch sử. Ví dụ như quyển “con đường tới Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người chấp bút viết là nhà văn Hữu Mai. Khi đọc cuốn sách này, trong đầu tôi vẫn luôn luôn có hai cái quy luật hồi ký nói ở trên. Nhưng khi đọc hết nó, thì tự nhiên lại thấy cuốn hồi ký không khác gì một cuốn sử về cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó có một cái nhìn rất tổng quan và đầy đủ. Tôi giải thích cái nghịch lý ấy vì những lý do sau:
1- Khi viết hồi ký, ông Giáp không có ý định đánh bóng bản thân, hay ít ra điều đó không thấy thể hiện rõ ràng. Tại sao lại thế thì có thể đấy là tâm lý của một người cộng sản, vì theo quan niệm Mác xít, nhân dân làm nên lịch sử. nó cũng có thể do vị thế của ông ấy trong bàn cờ chính trị không thể vỗ ngực kêu “công tôi công tôi”.
2- Trong cuốn sách có đề cập tới những tài liệu nói về cuộc chiến từ phía Pháp. Có nghĩa là ông Giáp cũng quan tâm tới việc đối thủ nói gì, khiến cho quyển hồi ký không chỉ là sự nhớ lại của ông Giáp.
3- Nhà văn Hữu Mai chắc cũng phải tìm hiểu thêm, để bổ xung và làm một cái sườn cho quyển sách.
Nhưng điều trên đã khiến quyển hồi ký khách quan hơn. Ngược lại nó lại mất đi cái “thi vị” của thiên kiến cá nhân. Vì nhiều người khi đọc hồi ký không phải để tìm sự thật mà thích những điều lá cải. Kiểu như bác hồ yếu sinh lý, hay cu ngắn cu dài.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Aug 23 2015, 12:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 2 2014, 01:54 PM)
Điều tôi kinh ngạc là theo Trần Đĩnh ông Lê Duẫn là Mao ít, và vì ông ấy là Mao ít nên đánh Mỹ. Ông ấy sẵn sàng bỏ qua tinh thần dân tộc, cũng bất chấp một sự thực là mặc dù ý đồ và sự “khuyên bảo” của Liên Xô hay TQ thế nào, VN vẫn đánh Mỹ. Ngay từ sau khi chế độ Diệm không chấp hành hiệp định Giơ ne vơ, quyết tâm chia cắt đất nước, năm 1956, thì cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc đã âm thầm vào Nam chiến đấu. Ông ấy cũng bất chấp sự việc, do chính quyền Diệm  thảm sát “cộng sản” với luật 10/59 mà bùng nổ đồng khởi năm 1960. Tóm lại bất chấp “ông Liên Xô , Bà TQ “ muốn gì, khuyên thế nào, nếu chính sách của họ đúng với điều VN muốn thì mình tung hô, ngược lại thì thôi, nhưng không bao giờ để xẩy ra chuyện “cắt cầu” với bên mình không đồng ý. Một chính sách ngoại giao khôn khéo độc lập như vậy mà ông ta kêu là “đèn cù”.

Đồng ý với ý kiến của bác Phó.
Bổ sung chút thông tin trong cuốn sách "Bên Thắng cuộc"



Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC