Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Trao Tặng Di Cảo Của Gs Trần Đức Thảo

tanlangtu
post Jun 1 2006, 08:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 19-August 05
Thành viên thứ: 1.917

Tiền mặt hiện có : 5.075$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Trao tặng di cảo của GS Trần Đức Thảo gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng

TT - Chín tập bản thảo với gần 9.000 trang, trong đó có khoảng một nửa bằng tiếng Pháp, là kết quả nghiên cứu của GS Trần Đức Thảo - nhà triết học VN duy nhất nổi tiếng thế giới - từ những năm 1964 đến tháng 2-1993, được ông gửi riêng cho cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã được nhà thơ Việt Phương - nguyên trợ lý của thủ tướng - trao tặng NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội ngày 31-5-2006 trong buổi ra mắt tập sách Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo.

Là nhà triết học VN đầu tiên được đào tạo bài bản về triết học phương Tây, có công trình nghiên cứu triết học được xuất bản và gây tiếng vang trên thế giới từ những năm 1940, ông đã tình nguyện về nước theo kháng chiến và đã bền bỉ nghiên cứu triết học trong những điều kiện khốn khó nhất của thời chiến và của những năm đất nước bị cách ly với thế giới bên ngoài, và mỗi tác phẩm viết ra ông đều gửi riêng một bản cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người đồng chí, ân nhân và bạn tri âm của mình. Thủ tướng đã trao lại cho nhà thơ Nguyễn Việt Phương và ủy quyền cho ông cất giữ và đem dịch, công bố khi có điều kiện.

Trao tặng di cảo của GS Trần Đức Thảo cho NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, nhà thơ Việt Phương cùng các nhà khoa học có mặt hi vọng sẽ có đủ điều kiện để ra mắt Tổng tập Trần Đức Thảo vào năm 2007, kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông.

http://tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?A...25&ChannelID=10

Những cuốn của TĐT được in ở VN mà em được biết :

Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo
QUOTE
Giữa những năm 1980, một sinh viên Việt Nam đang học Toán sang Tiệp được phân công học Triết. Ông giáo sư Tiệp dạy Lịch sử Triết nói với cậu ta: “Mày sang chúng tao học Triết làm gì? Sao không ở nhà học ông Tran. Mỹ, Italia, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản… đều có sách dịch của ông ấy cả. Cần tiếng nước nào, tao cho mượn. Họ tên đầy đủ của ông ấy là thế này đây…”.

Ba chữ trên mẩu giấy mà chàng SV nhận được là Trần Đức Thảo. Phạm Thành Hưng kể lại chuyện này trong cuốn Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo (NXB…) do ông chủ biên.


Vấn đề con người và chủ nghĩa lý luận không có con người- NXB TP. HCM - 1988
Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng Sự hình thành con người- NXB ĐHQG, 2004



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tanlangtu
post Jun 1 2006, 08:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 19-August 05
Thành viên thứ: 1.917

Tiền mặt hiện có : 5.075$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



quên, còn cuốn này nữa
Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức, bản in của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1996

Vậy là chỉ còn đợi Tổng tập Trần Đức Thảo vào năm sau thôi, chúng ta sẽ được biết hầu hết công trình của triết gia VN vĩ đại nhất.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi tanlangtu: Jun 1 2006, 08:12 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thị Anh
post Jun 2 2006, 12:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Kẻ ngơ ngẩn như những người đần trong cổ tích.
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 3.036
Tham gia từ: 15-June 05
Thành viên thứ: 1.805

Tiền mặt hiện có : 75.874$
Số tuần chưa đóng thuế : 2

Bình chọn :



Mình cũng chả hiểu cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, bạn tri âm tri kỉ thế nào, mà để một triết gia, khi chết đi, lại khổ đến vậy.
Cũng có lẽ, do tính nết nữa đi. Một nhà triết gia, chả để í đến điều gì, lại hạnh phúc gia đình cũng không thể quan tâm được. Lại thêm tính, làm việc gì cũng báo cáo. Có lẽ, vừa là căn bệnh của thời theo dõi, dòm nhó, kìm kẹp. Khiến vô số những người mắc bệnh nghi có người theo dõi. Hoặc luôn linh tính thấy mình sắp bị bắt.
Bạn tanlangtu đọc mấy cuốn mới ra chưa? Đúng là mỗi người một số phận. Triết gia cũng đâu có sung sướng gì. Đọc cái đoạn kết, nào là thuê một chỗ để bát hương ở 125 Phùng Hưng, nào là đoạn bà hàng nước chép miệng cảm thương...



--------------------
... những khi va vấp ưu phiền, con chỉ cần về với mẹ yêu...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
min
post Jun 2 2006, 12:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 220
Tham gia từ: 21-April 06
Thành viên thứ: 2.417

Tiền mặt hiện có : 1.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Theo lời bác Khoa (chả biết đểu hay thật), thì sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu từng nhếch mép cười, thoảng một nét gì chua chát :- "Ở nước mình, người ta thường cố gắng làm chết những người đang sống và ra sức cứu sống những kẻ đã chết ". Bác Thảo thì theo tớ là ứng với vế đầu, vế sau dành cho các anh chị Thạc Trâm.

Điều mà chị Thi Anh không hiểu thì tớ cũng không hiểu, hình như cùng thời ấy luôn thì cụ Hồ cũng không dám cứu cụ Vũ Đình Huỳnh mà. Cụ Huỳnh từng là đại tá cận vệ và sau là thư ký riêng của cụ Hồ, ông con cụ Huỳnh cũng 9 năm trong tù.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi min: Jun 2 2006, 12:39 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
spirou
post Jun 2 2006, 08:52 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 3
Tham gia từ: 10-May 06
Thành viên thứ: 2.444

Tiền mặt hiện có : 512$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Dễ hiểu, theo bài viết trên BBC về ông Lê Duẩn thì lúc đó thế lực hai ông họ Lê đã bao trùm thiên hạ rồi. Bên quân đội có ông Nguyễn Chí Thanh hậu thuẫn. Phe "ta " toàn các cụ nhà nho: cụ Giáp, cụ Đồng, cụ Hồ cả ba xưa nay nổi tiếng hiền đâm ra bị bắt nạt. Ông Trường Chinh thất thế, nằm im. Trong cuốn sách của ai đó, VTH hay Bùi Tín còn nói (ko biết đúng ko); có lúc ông Duẩn còn cao giọng với cụ Hồ, ko cho ông cụ nói mà.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Xốt
post Jun 2 2006, 08:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

đầu lạnh t(r)im nóng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 667
Tham gia từ: 19-May 05
Thành viên thứ: 1.749

Tiền mặt hiện có : 52.751$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



That ra bo di cao cua cu Tran Duc Thao co le cung khong phai la nhung thu dang quan tam lam dau. Nhin cu the mot chut de danh gia khach quan thi cu Thao khong phai la nguoi de thuyet, lap phai - tuc khong han la mot triet gia lon, ma la mot nha nghien cuu triet hoc lon - khi tim cach su dung hien tuong hoc de giai thich chu nghia Marx. Tac pham dau tien cua cu tat nhien la co gia tri, nhung ve sau - sau khi ve VN roi thi coi nhu het. Khong duoc trao doi voi ben ngoai, khong song trong moi truong triet hoc phuong Tay nua, cung khong tiep can duoc voi su phat trien cua khoa hoc hien dai, cu Thao bi lac long mat. Cuon thu 2 ve ngon ngu - theo danh gia cua nguoi khac biet ngon ngu hoc, thi khong phai la tac pham hay.
Nhung du sao, nuoc VN the ky 20 cung cha co duoc den chuc nguoi (o cac linh vuc) len duoc toi muc cu Thao.


--------------------
Tôi chỉ biết một điều chắc chắn đó là tôi không biết gì cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
min
post Jun 3 2006, 01:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 220
Tham gia từ: 21-April 06
Thành viên thứ: 2.417

Tiền mặt hiện có : 1.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Bác Thảo đúng là triết gia cô đơn, ở Pháp còn có thằng đủ trình mà cãi nhau, chứ ở Việt Bắc thì chỉ có cãi nhau được với Tố Hữu thôi laugh1.gif cry1.gif

Monsieur Thảo là chú thiên nga
Vì yêu nước quá mà sa ao làng
Ao làng nhiều vịt lắm ngan
Suốt ngày cạc cạc đâu màng múa may
Thiên nga múa, hay rằng hay
Vịt ngan tưởng sấm nổ ngay trên đầu devil2.gif
Thế là cả lũ bâu xâu
Con mổ, con đạp vỡ đầu thiên nga cry1.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi min: Jun 3 2006, 01:26 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tanlangtu
post Jun 4 2006, 08:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 19-August 05
Thành viên thứ: 1.917

Tiền mặt hiện có : 5.075$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE
Bạn tanlangtu đọc mấy cuốn mới ra chưa? Đúng là mỗi người một số phận. Triết gia cũng đâu có sung sướng gì. Đọc cái đoạn kết, nào là thuê một chỗ để bát hương ở 125 Phùng Hưng, nào là đoạn bà hàng nước chép miệng cảm thương...

Mình chưa đọc cuốn mới ra. Hôm nay lượm trên báo một bài về Trần Đức Thảo

Thủ tướng giữ bản thảo cho nhà triết học


TT - “Ròng rã suốt gần 30 năm, từ khi rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô (10-1954) đến khi mất, Trần Đức Thảo đều đặn và cẩn thận gửi tất cả những gì mình viết cho ông Phạm Văn Đồng. Thủ tướng đọc hết rồi giao cho tôi cất giữ. Ông dặn: phải bảo quản cẩn thận, để đến khi có điều kiện thì cho dịch và công bố”.

Câu chuyện của nhà thơ Việt Phương - nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hiện là thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, người vừa trao toàn bộ di cảo của nhà triết học Trần Đức Thảo gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho nxb ĐH Quốc Gia Hà Nội - đã thôi thúc PV Tuổi Trẻ tìm gặp ông.

Giọng ông Việt Phương buồn và xúc động như chuyện mới hôm qua:

- Thủ tướng Phạm Văn Đồng có sự gần gũi và cảm thông rất sâu sắc với nhiều trí thức lớn, nhiều văn nghệ sĩ, Trần Đức Thảo là người đặc biệt trong số đó. Ông Thảo bị phân biệt đối xử và bị coi như không đáng tin cậy suốt cuộc đời, và Phạm Văn Đồng, với tư cách vừa là thủ tướng vừa là người bạn tri âm, đã gạt đỡ cho Trần Đức Thảo, đã giúp ông một phần nào đó về tinh thần và vật chất.

Những sự giúp đỡ của ông nhỏ thôi nhưng đã làm con người ngây thơ và vụng dại trong đời thường của Trần Đức Thảo qua được những cơn khốn khó nhất. Những giúp đỡ về vật chất thì ông thường thông qua một cộng sự khác là GS Phạm Như Cương - sau này là viện trưởng Viện Triết học.

Ngoài ra còn có ông Hà Huy Giáp và ông Hà Xuân Trường. Còn sự giúp đỡ về tinh thần, nhất là sách vở, tài liệu thì thường thông qua tôi. Có những tài liệu người ta gửi tặng ông, thường bằng tiếng Pháp, ông luôn gửi cho Trần Đức Thảo. Và ông Thảo cũng vậy, từ khi ở chiến khu về, đã đều đặn gửi những tác phẩm của mình (cả được in và không được in) cho Thủ tướng đọc.

Những tác phẩm đầu tiên là bản dịch và bình một số đoạn quan trọng trong Hiện tượng luận tinh thần của Hegel ông Thảo dịch từ tiếng Đức. Tác phẩm thứ hai là Logic của Hegel, ông Thảo dịch từ tiếng Đức ra tiếng Pháp.

Ông cũng vừa dịch vừa bình bằng tiếng Pháp. Thủ tướng đọc rồi tặng lại tôi. Có một người nữa cũng sang mượn Thủ tướng để đọc là Tổng bí thư Lê Duẩn. Ông Lê Duẩn cũng thích đọc triết học và đọc được trực tiếp bằng tiếng Pháp.

Về sau từ 1964 trở đi, ông Thảo bắt đầu gửi thành hai bản, một bản cho Thủ tướng và thêm một bản cho tôi. Có khi tôi đến nhà ông để nhận, có khi ông gửi qua đường bưu điện, cũng có lúc hai anh em gặp nhau ở ghế đá hay quán nước bên hồ Tây cho nó “lãng mạn”.

QUOTE

GS Trần Đức Thảo (thời kỳ giảng dạy ở Paris)
Giáo sư Trần Đức Thảo sinh ngày 26-9-1917 tại Từ Sơn, Bắc Ninh.

Năm 1936 qua Paris, tốt nghiệp thạc sĩ triết học hạng nhất tại Pháp lúc mới 26 tuổi. Cuối năm 1951 ông trở về VN, lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến. 24-4-1993, trong đợt đi công tác ở nước ngoài, bị bệnh nặng, ông đã từ trần tại Paris. Ông được đánh giá là một trong những nhà triết học hàng đầu của thế kỷ 20.



* Thủ tướng Phạm Văn Đồng và ông có bao giờ ngồi nói chuyện với nhau về Trần Đức Thảo và triết học của Trần Đức Thảo không, thưa ông?

- Có chứ, nói nhiều là khác. Về triết học của Trần Đức Thảo thì tôi sẽ còn nhiều dịp để nói đến và nói sâu hơn. Chỉ xin kể trước một chuyện: Trần Đức Thảo giành được sự trân trọng của những vĩ nhân cùng thế hệ với ông. Năm 1971, Bertrand Russell (triết gia Anh nổi tiếng) và J. P. Sartre (nhà văn, nhà triết học Pháp từng nhận giải Nobel) - những người chủ trương lập Tòa án quốc tế xét xử tội ác của đế quốc Mỹ trong chiến tranh VN - có ý định sang VN.

Trong chương trình dự định ở VN khoảng bốn ngày, yêu cầu đầu tiên của J.P.Sartre là được gặp gỡ Trần Đức Thảo trọn ngày đầu tiên. Vì nhiều lý do, chuyến đi không thành, nhưng có thể nhận thấy tình cảm cũng như sự trân trọng mà những con người tầm cỡ như Sartre đã dành cho Trần Đức Thảo của chúng ta.

Nhưng chúng tôi cũng không phải không nhận ra những lỗ hổng trong triết học của Trần Đức Thảo, đó là vốn kiến thức và trải nghiệm triết học phương Đông.

Ông là nhà triết học VN hiểu sâu sắc nhất và sáng tạo nhất theo tư duy triết học phương Tây, nhưng giá mà ông có nhiều trải nghiệm hơn nữa về triết học phương Đông thì rất có thể ông đã trở nên mềm mại và sâu hơn. Chúng tôi cũng đã nói thẳng với ông về điều đó, và ông thừa nhận: ông không đủ thời gian trong cuộc đời.

Còn về con người của Trần Đức Thảo, ông Phạm Văn Đồng luôn luôn nói với tôi: “Đó là một tài năng và là một người bị oan khuất”. Và tôi nhận ra thêm một điều cực kỳ đáng trân trọng ở con người ấy: mọi nỗi oan khuất mà ông phải gánh chịu suốt cuộc đời không hề để lại trong ông dù chỉ là một dấu vết nhỏ nhất của sự cừu hận. Con người ông trong sáng đến mức ngây thơ.

* Nhưng thưa ông, vậy tại sao nhà triết học trong sáng đến mức ngây thơ ấy lại chịu sự oan khuất đến hết cuộc đời như vậy, một nỗi oan khuất mà một vị thủ tướng cũng chỉ có thể che đỡ và xoa dịu chứ không giải tỏa hoàn toàn được?

- Trần Đức Thảo có lần nói với Thủ tướng: “Tạp chí Triết Học của VN toàn là chính trị, chẳng có chút triết học nào trong đó cả”. Thủ tướng cũng phải công nhận điều đó. Thời Trần Đức Thảo sống và nghiên cứu sau 1954, xã hội chúng ta là một xã hội đặc biệt mà nguyên nhân gây ra những bi kịch cho những trí thức như Trần Đức Thảo có khi không hẳn là sự độc ác hay ghen ghét của cá nhân hay thế lực nào đó.

Nguyên nhân chính, theo tôi, là sự giáo điều chân thực. Chính vì chân thực nên chúng càng khủng khiếp. Cái giáo điều ấy độc lập với nhân cách của mỗi người. Có thể bản chất họ rất tốt nhưng khi đụng đến cái giáo điều của họ, họ trở nên đáng sợ. Và Trần Đức Thảo chính là một nạn nhân.

Nguyên nhân khác nữa là có những lực lượng ăn theo, không hề tin vào giáo điều ấy nhưng tung hô nó để tìm kiếm cơ hội cho mình. Đây chính là những kẻ phá hoại khủng khiếp nhất. Và một lực lượng thứ ba nữa là những người thiếu thông tin, thiếu kiến thức, không ở trong cuộc, một lòng một dạ tin theo những điều cấp trên nói, số đông nói.

Tất cả những lực lượng xã hội ấy làm thành một “tập đại thành” mà những thân phận trí thức như Trần Đức Thảo không thể hòa nhập được. Họ tất nhiên không thể hiểu được ông, mà ông cũng không bao giờ tìm cách làm cho họ hiểu mình. Ông cứ đơn độc một mình, lầm lũi với triết học của mình. Và đau xót cho chúng ta là ông không cho rằng đó là bi kịch nữa kìa.

* Trong số bản thảo di cảo mà ông vừa trao tặng NXB ĐH QG Hà Nội và Thư viện quốc gia, có những tác phẩm nào chưa từng được công bố không, thưa ông?

- Có khá nhiều, trong đó có những bức thư ông Thảo gửi riêng cho Thủ tướng, có những bức thư mà các nhà triết học thế giới gửi cho ông Thảo và ca ngợi ông nồng nhiệt ngoài sức tưởng tượng của người VN chúng ta.

Như lá thư của Lucien Sevre - một trong những nhà triết học xuất sắc nhất của nước Pháp hiện đại viết về ông: “Nhà triết học VN mà những bài giảng đã để lại dấu ấn cho cả một thế hệ trí thức nước Pháp”, có cả tác phẩm cuối cùng của ông trước khi mất, viết tại Pháp bằng tiếng Pháp: Logic của cái hiện tại sinh động...

* Ông mong muốn điều gì khi trao tặng khối lượng di cảo khổng lồ và quí giá này cho NXB ĐH QG Hà Nội?

- Cái gì đã qua thì nên cho nó qua đi, nhưng những cái gì sửa được thì phải sửa. Tôi mong tất cả những tác phẩm của ông được xuất bản và để mọi người hình dung được tư tưởng, con người của ông, và tự hào về một đại trí thức của VN.

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...600&ChannelID=3



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
tanlangtu
post Jun 5 2006, 09:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 79
Tham gia từ: 19-August 05
Thành viên thứ: 1.917

Tiền mặt hiện có : 5.075$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Các trang web liên quan đến triết gia Trần Đức Thảo

http://talawas.org

Bài về Trần Đức Thảo
http://viet-studies.org/TDThao/

Các tác phẩm của Trần Đức Thảo
http://viet-studies.org/TDThao/TDThao_thumuc.htm

Web về Hiện tượng học
http://www.o-p-o.net/

Chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Trần Đức Thảo
http://amvc.free.fr/Damvc/Khoa/Triet/MarxHienSinh.htm

Học thuyết Saussure, Trần Đức Thảo
http://amvc.free.fr/Damvc/Khoa/Triet/THAOSAUSSURE.htm

Triết lý của Trần Đức Thảo đã đi đến đâu ?
http://amvc.free.fr/Damvc/Khoa/Triet/TRANDUCTHAO.htm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 5 2006, 03:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Do một sự tình cờ mà tôi được gặp cụ Trần Đức Thảo, nhưng thật đáng tiếc, đó lại là phút cuối cùng của đời ông ! Tôi đã gặp cụ Trần Đức Thảo đang trong cơn hấp hối ( theo nghĩa đen và sau này, tôi hiểu là cả nghĩa bóng nữa ! )
Đó là một ngày đẹp trời, bình thường, vào mùa xuân 1993 ( sau này tôi mới nhớ đó là ngày 19.4.1993).
Hôm đó, tôi đến "nhà khách của sứ quán VN " ở số 5 rue Le Verrier, quận 5 Paris, để ....ăn Phở ! laugh1.gif Chả là chỗ đó gần CROUSS ( trạm RER Port Royal ), tức là chỗ quản lý học bổng của sinh viên và có một "Resto U" rất to, rất rẻ ( giá một bữa ăn chỉ có 12F lúc đó ). Nhưng sinh viên Việt Nam thì đa phần lúc đầu chưa quen với lối ăn kiểu Tây(khổ) ( dù đủ chất nhưng không hợp khẩu vị ), nên vẫn nhớ các món ăn Việt Nam, mà nhớ nhất là Phở !
Lúc đó, bên "nhà khách " bán phở chỉ có 10F/ bát ( ăn ngoài tiệm khoảng 30F), tất nhiên không ngon lắm, nhưng cũng tạm được.
Nhà khách này vốn là toà nhà riêng của sứ quán Việt Nam thời Bảo Đại, sau được chính phủ ta tiếp thu, sửa làm nhà khách, dành cho cán bộ đi công tác Paris, lưu trú tạm ...và kiêm luôn một quán ăn rẻ tiền kiểu Việt Nam để vợ con nhân viên sứ quán " cải thiện, gagner thêm "....đại khái thế.
Vốn là một toà biệt thự sang trọng kiểu Renaissance, nhưng đến thời ta quản lý, nó trở nên sập xệ, xuống cấp một cách thảm hại. Điều đập ngay vào mắt du khách khi mới đến là chiếc téléphone bị khoá ( để tránh gọi đi) và gián bò lổm ngổm khắp nơi ...Ở ngay chân cầu thang tầng trệt, có một căn phòng nhỏ bé, ẩm thấp, ngột ngạt, và tất nhiên rất nhiều gián và cả chuột...
Cách đó ít lâu, tôi thấy có một ông già hay nằm ở đó, trên một chiếc giường đơn ọp ẹp, cũ rích, nhưng tôi không để ý, chỉ hơi chút ngạc nhiên vì không nghĩ là có " cán bộ " già như vậy đi công tác ? Hôm đó ( 19.4.1993) , tôi bỗng thấy ngoài cửa láo nháo, đông người, có cả một chiếc xe cứu thương SAMU nháy đèn nhoáng nhoáng....Lúc đó tôi mới biết cụ già nằm trong căn phòng đó chính là cụ Trần Đức Thảo nổi danh thời nào. Lúc này cụ đang hôn mê, "tay bắt chuồn chuồn " đúng như triệu chứng người ta hay tả những người hấp hối. Lúc đó tôi mới chú ý nhìn đến cụ : người gầy khô đét, quần áo cáu bẩn, mồm ngáp ngáp và các ngón tay thì giật giật....nói đúng hơn thì đó chỉ còn là một cái xác không hồn đang co giật, chẳng có vẻ gì là một trí thức danh tiếng thời nào...Trông tình cảnh lúc đó thật là thảm thương. Sau đó người ta chở cụ đi bệnh viện cấp cứu ....và cụ qua đời khoảng 2 giờ chiều hôm đó.
Nhưng điều tôi thấy ngạc nhiên hơn nữa là chiều hôm sau, trên báo Le Monde, có ngay một bài viết về cụ, mà tôi còn nhớ tựa đề như là " Tran Duc Thao, philosophe vietnamien, s' éteint " ( Báo Le Monde phát hành vào 17h hàng ngày )....Nội dung chủ yếu bài báo nói về cái chết của một người Việt Nam duy nhất được coi là triết gia, được giới triết Tây biết tiếng và đã từng bị đầy đoạ thế nào tại quê hương của ông v.v....

Rồi sau đó là chuyện học hành, thi cử, giấy tờ ...rồi kiếm sống vất vả ....nhiều thứ cũng quên đi, nhưng khi rảnh rỗi tôi vẫn nhớ chuyện đi tìm kiếm những di sản tinh thần của Trần Đức Thảo để thoả chí tò mò ( và có thể lúc đó là một phần lòng ngưỡng mộ ). Điều tôi để ý tìm kiếm nhất là những di tích về những cuộc tranh luận với Jean Paul Sartre trên tờ tạp chí Les Temps Modernes vào thu đông 1949-1950, nhưng không thấy. ...Sau tôi mới biết là những tranh luận này chỉ được ghi tốc ký nhưng không công bố, và nội dung cũng không có gì đáng kể ( theo tự thuật của chính cụ Thảo thì đại khái chỉ là Sartre không tin vào triết Marx, nhất là về duy vật lịch sử và kinh tế chính trị, còn Thảo thì cố thuyết phục ngược lại ! )

Đợt về Việt Nam vừa rồi tôi lại có tiếp những sự ngạc nhiên. Thoạt đầu là ngạc nhiên thú vị và sau là ngạc nhiên .... thất vọng !

Thú vị vì tôi thấy một số tác phẩm của Trần Đức Thảo được dịch ra tiếng Việt và xuất bản, bầy bán tại các hiệu sách ở Hà Nội. Sách bán rất chạy ( nhưng tôi đoán có lẽ độc giả thực thụ rất ít mà chủ yếu là độc giả tò mò, trong đó có tôi, mua là chủ yếu ! ). Vì thế nghe nói có 4 đầu sách ra thì tôi chỉ mua được 2, nhưng tôi cho là những cuốn quan trọng nhất, đó là tác phẩm đầu tay :" Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện chứng ", bản dịch của Đinh Chân. Nếu có thời gian, tôi sẽ thử đối chiếu với bản tiếng Pháp, xem ông này dịch có được không, vì bản tiếng Pháp có thể tìm mua ở hiệu sách cũ...
Cuốn kia là cuốn " Sự hình thành con người ".
Tuy nhiên sau khi đọc xong một lượt thì tôi lại ngạc nhiên một cách thất vọng !
Hoá ra cụ Thảo là như vậy và cụ Thảo chỉ có thế thôi ( nếu quả thực đó là những tác phẩm tiêu biểu của cụ ).
Nếu để tóm tắt lại cảm tưởng của tôi sau khi đọc xong 2 cuốn này, thì có thể dùng chỉ 2 chữ " Lạc Hậu".
Những điều cụ Thảo viết giá như cách đây 100 năm thì còn được, chứ cuối thế kỷ 20 mà còn viết như vậy thì quá lạc hậu.
Ví dụ ở trang cuối của cuốn " Sự hình thành con người" phần phụ lục ,bản tự thuật, daté 1.2.1984, cụ viết : " chỉ có duy nhất chủ nghĩa Mác - Lênin mới vạch ra con đường đúng đắn để giải quyết những vấn đề cơ bản về phần lý luận khoa học ".
Trong khi ngay từ thập niên 70 Karl Popper đã viết tác phẩm " Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử ", chỉ rõ tính chất phi khoa học của chủ nghĩa Marx.
Tất nhiên ta có thể hiểu là cụ Thảo bị cắt đứt với những thông tin về sự phát triển của triết học và văn hoá phương Tây nói chung ngay từ thập niên 60, khi mà cụ bị "đánh", nhưng có những hiện thực sinh động khác, mà không ai có thể không biết, nhất là một trí thức như cụ Thảo, đó là hiện tượng phá sản của triết học Mác-Lê và hiện tượng tan rã của phe XHCN. Trung Quốc ngay từ 1978 đã từ bỏ thuyết Mác - Lê để đi theo thuyết "Mèo trắng, mèo đen "....Liên Xô cũng khủng hoảng và sắp phải cải tổ vào năm 1985. Việt Nam lúc đó ( 1983 ) đang cận kề bờ vực phá sản về kinh tế.....và 1986 cũng phải đổi mới ....
Vậy mà cụ còn viết như vậy, thì chứng tỏ cụ cũng không phải là một trí tuệ gì xuất chúng.
Hoặc giả có lẽ ở hoàn cảnh của cụ lúc đó phải " nói từ cổ họng trở ra " chăng ?

Nhưng nếu vậy thì cụ cũng không có đủ nhân cách của một trí thức chân chính. Xưa nay một bậc sĩ phu chân chính, nói như Mạnh Tử "Giàu sang không bị quyến rũ, nghèo hèn không bị sa ngã, uy vũ không thể khuất phục. Gặp thời thì ra giúp đời, không gặp thời thì về ở ẩn ". Bậc sĩ phu nhất quyết không chịu uốn gối, uốn lưỡi hay uốn cong ngòi bút để xu thời ....

Tóm lại, cuối cùng tôi chỉ còn lại cảm giác thất vọng về cụ Trần Đức Thảo. Ngoài ra tôi cũng còn cảm giác thương hại cho thân phận của cụ, cũng như thân phận của nhiều trí thức nước ta. Sống trong một chế độ gian ác, nhiều trí thức đã không thể giữ đạo làm người và trở nên "tha hoá trí tuệ " là như vậy ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC