Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 12 13 14 15 16 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

langtubachkhoa
post Nov 17 2017, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #131

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.281
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.570$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chau Au ky ket hiep dinh quan su, huong toi thanh lap khoi quan su rieng, thuc chat la de chong Nga, va cung la de doc lap hon voi My. Da tu lau, EU muon lap quan doi rieng, nhung bay gio moi la thoi co, vi:

- Anh roi khoi EU, khong bi vuong ky da can mui

- My doi EU chi nhieu hon cho quoc phong (nhung la cho hoat dong NATO, nhung k the noi ra), EU lay co do tang ngan sach quoc phong, nhung la de cho minh cho khoi quan su cua minh

- My lay co Nga nguy hiem, dua quan den EU de chong Nga, EU lay luon co do de thanh lap quan doi rieng

Lieu viec nay co the khien My mem deo hon voi Nga k?

Khung hoang chinh tri Liban, Phap nhung tay


Khủng hoảng Li-băng: Pháp thách thức Mỹ tại Trung Đông?
Dường như Pháp chỉ đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng, còn hóa giải được hay không sẽ được quyết định bởi Mỹ...


Pháp cố gắng tìm giải pháp hóa giải khủng hoảng Li-băng


Theo Reuters ngày 16/11, Tổng thống Li-băng Michel Aoun cho biết ông hy vọng cuộc khủng hoảng xoay quanh việc từ chức của Thủ tướng Saad al-Hariri sẽ chấm dứt sau khi vị Thủ tướng tướng trẻ tuổi rời Ả-rập Saudi đển Pháp vào cuối tuần này.

Nguồn tin từ Điện Elysee cho hay, sau khi gặp Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đến thăm Ả-rập Saudi, ông Hariri đã nhận lời mời thăm Pháp vào ngày 18/11 và sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Theo giới chức Pháp, không biết ông Hariri sẽ ở lại Pháp bao lâu trước khi trở về Beirut, nhưng Paris hy vọng chuyến đi của ông tới đất nước hình lục lăng sẽ giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng, bởi nó chứng tỏ ông Hariri không bị bắt tại Ả-rập Saudi.

"Nếu xuất hiện tại Pháp, ông Hariri cho thấy mình hoàn toàn tự do. Sẽ có các tham vấn tại Paris giúp ông Hariri tạo dựng vị thế quốc tế, trước khi trở về Beirut để đàm phán cho thế cờ chính trị mới tại Li-băng", một nhà ngoại giao Pháp cho biết.

Nhà ngoại giao Pháp nhấn mạnh : "Chúng tôi không tìm sự thỏa hiệp hoặc đối thoại với các bên, nhưng cố tạo điều kiện hạn chế leo thang căng thẳng trong khu vực. Chúng tôi quyết không cho cuộc khủng hoảng vượt ngoài tầm kiểm soát ".

Xin nhắc lại là, sau khi có chuyến bay không báo trước tới Ả-rập Saudi ngày 3/11, thì 24 tiếng sau Thủ tướng Li-băng Saad al-Hariri đã bất ngờ thông báo từ chức, với lý do tính mạng bị đe doạ, mà Hezbollah bị cho là "nghi phạm ám sát chính trị".

Tuy nhiên, Tổng thống Michel Aoun đã từ chối việc từ chức của Thủ tướng Hariri, trừ phi ông ta trở về Li-băng. Thậm chí Tổng thống Li-băng còn cáo buộc chính quyền Riyadh đang giữ ông Hariri làm con tin.

Nền chính trị của Li-băng dựa trên sự "cân bằng nhạy cảm" giữa các phe phái tham gia cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1990, gồm lực lượng Hồi giáo Sunni, Shiite, Thiên chúa giáo và người Druze, đứng sau là các quốc gia kình chống nhau trong khu vực.

Thủ tướng Hariri, một người Hồi giáo Sunni, là đồng minh lâu dài của Ả-rập Saudi, Tổng thống Michel Aoun, một tín đồ Thiên chúa giáo nhưng lại là đồng minh chính trị của Hezbollah, tổ chức vũ trang Hồi giáo dòng Shiite, được Iran hỗ trợ.

Chính phủ của Thủ tướng Hariri là một chính phủ liên minh chia sẻ quyền lực được thành lập vào năm 2016, trong đó có sự tham gia của lược lượng Hezbollah, dù tổ chức này bị buộc phải giải thể theo Nghị quyết 1559 của LHQ vào năm 2004.

Chính vì vậy, khi Thủ tướng Hariri tuyên bố từ chức một cách bất ngờ và bất thường thì ngay lập tức đẩy Li-băng vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng và đến giờ này chính phủ Li-băng đang hoạt động mà vắng quyền lực của Thủ tướng.

Không những vậy, cuộc khủng hoảng chính trị tại Li-băng còn khơi mào cho một cuộc xung đột tại Trung Đông, giữa Ả-rập Saudi và các đồng minh của mình chống lại khối quân sự do Iran đứng đầu.

Khi cuộc khủng hoảng bị đẩy lên đỉnh điểm thì Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã thực hiện chuyến công du tới vùng đất nóng, với sứ mệnh là tìm cách tháo ngòi nổ cho thùng thuốc súng Trung Đông, qua việc bình thường hóa tình hình Li-băng.

Ông Le Drian đã gặp người đồng cấp Ả-rập Saudi là Ngoại trưởng Adel al-Jubeir cũng như Thủ tướng Li-băng Saad Hariri đang ở Riyadh và chuyển lời của Tổng thống Macron mời ông Hariri thăm Pháp.

Khi Thủ tướng Hariri nhận lời tới Paris, Tổng thống Michel Aoun nhận định rằng cuộc khủng hoảng chính trị tại Li-băng đã kết thúc và cho rằng chuyến thăm Pháp của ông Hariri là cơ hội tìm ra một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng.

Như vậy, dường như chuyến thăm đột phá khủng hoảng Trung Đông của Ngoại trưởng Pháp bước đầu đã mang lại kết quả và thùng thuốc súng Trung Đông có thể sẽ được tháo ngòi nổ, hoặc ít nhất là chưa kích nổ trong thời điểm hiện nay.

Paris có đủ khả năng thách thức Washington tại Trung Đông?

Theo Reuters, sau khi gặp Ngoại trưởng Pháp Le Drian, Ngoại trưởng Ả-rập Saudi Adel al-Jubeir mô tả Hezbollah là cánh tay nối dài của Lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran và cho rằng tổ chức vũ trang này phải giải giáp thì Li-băng mới có thể ổn định.

Ông Jubeir cho biết, Ả-rập Saudi đang thảo luận với các đồng minh của mình về việc có thể sử dụng các đòn bẩy để chống lại Hezbollah. "Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định vào thời điểm thích hợp", Reuters tường thuật.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Ả-rập Saudi cũng cảnh báo về những hành động của Riyadh đối với Li-băng, trong đó có trừng phạt và đe doạ sinh kế của công nhân Li-băng đang làm việc ở vùng Vịnh, trừ khi vấn đề Hezbollah được giải quyết.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Li-băng Gebran Bassil cũng đã có các chuyến ngoại giao con thoi tới các cường quốc châu Âu nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ để thoát khủng hoảng. Ngày 16/11, ông Bassil đã tới Nga, sau khi viếng thăm Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều đó cho thấy, hình như cả hai phe trong cuộc khủng hoảng Li-băng vẫn chưa đề cao hành động của Pháp. Nước đi của Paris chưa đủ công lực hay còn điều gì khiến cho những chuyển động lệch pha với Paris vẫn tồn tại, dù ngòi nổ có thể được tháo?

Giới phân tích cho rằng, vấn đề nằm ở vai trò và vị thế của Mỹ tại Trung Đông nói chung và trong cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng nói riêng, mà cụ thể là Paris chưa đủ khả năng thách thức tầm ảnh hưởng của Washington tại vùng đất nóng.

Có thể thấy rằng, từ khi nắm quyền, Tổng thống Macron đã rất cố gắng làm thay đổi hình ảnh của nước Pháp, với vị thế cường quốc hạt nhân duy nhất của EU thời hậu Brexit, song mọi việc dường như vẫn quá tầm với Pháp.

Còn nhớ, ngày 27/7 vừa qua, Pháp đã tổ chức cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Libya Fayez al-Sarraj và Tư lệnh Quân đội Quốc gia Libya Khalifa Haftar, mà kết quả là hai bên đã đồng ý đình chiến và tổ chức các cuộc bầu cử cho Libya.

Động thái đó được nhận diện là chính quyền mới của Pháp đã chính thức bước vào bàn cờ chính trị Libya. Thậm chí với kết quả đạt được, Pháp còn được xem là đã qua mặt Nga, thực thể được xem là trung tâm hoà giải duy nhất cho Libya.

Vậy nhưng, ngày 11/9, Đại sứ LHQ tại Libya Ghassan Salamé đã cảnh báo rằng các sáng kiến của châu Âu về hoà bình cho Libya có nguy cơ đổ bể, mà nguyên nhân là do ảnh hưởng của Mỹ.

Dù Mỹ đã rút khỏi cuộc khủng hoảng Libya, song thực ra đó chỉ là Washington né tránh việc phải gánh trách nhiệm đối với việc phá nát Libya, chứ người Mỹ không dễ từ bỏ lợi ích của mình trong bất cứ ván cờ nào.

Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar, mà Mỹ bị cho là đóng vai đạo diễn. Cho đến lúc này cuộc xung đột giữa "những người anh em" vẫn chưa thể kết thúc, còn lợi ích Mỹ thì liên tục gia tăng theo độ nóng của cuộc khủng hoảng.

Vì vậy, cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng, mà Mỹ bị cho là tác giả kịch bản, sẽ chưa thể kết thúc nếu lợi ích Mỹ chưa được nhìn thấy hay cơ chế khai lợi ích Mỹ chưa được xác lập và bảo đảm vận hành.

Có thể thấy rằng, Pháp và các thực thể khác chưa đủ khả năng thách thức Mỹ tại vùng đất nóng, do vậy Paris chỉ đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng, còn hoà giải được hay không thì sẽ do lợi ích Mỹ quyết định.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...g-dong-3347309/
(@click here)


Bai nay noi ve cong nghe kha dung[, phan tich dung ve phong "nong" va "nguoi". Cung bo sung them la phong "nguoi" kieu Nga tuy co nhieu uu diem, nhung neu chang may truc trac, viec dong co dot khong dung luc khi ten lua da phong len, co the khien ten lua bi no, gay tai nan. Mai den sau nay, khi Nga khac phuc duoc su co, do tin cay tang len + co che ngat tu dong neu dong co dot khong dung luc, nghia la chi khien ten lua roi xuong chu khong no, thi cong nghe phong "nguoi" moi pho bien

Mỹ học Nga cách phóng nguội trên tên lửa phòng không
Với ưu điểm của kỹ thuật phóng lạnh trên S-300/400 của Nga, Mỹ đang tìm cách phát triển hệ thống phòng không mới với kiểu phóng tương tự Nga.

Phóng nóng là kỹ thuật mà liều phóng có sẵn trong tên lửa, động cơ tên lửa được phát động ngay bên trong ống phóng. Khi các tên lửa phóng đi thì đều được hướng theo một góc nghiêng xác định.

Trong khi đó, phóng nguội là kỹ thuật dùng khí nén đẩy tên lửa đến một độ cao nhất định, sau đó động cơ chính của tên lửa mới hoạt động. Đối với kỹ thuật phóng nguội thì tên lửa được đặt theo chiều thẳng đứng.

Nhờ sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới hoạt động, cũng như việc tên lửa luôn được phóng thẳng đứng đã mang lại cho kỹ thuật phóng nguội nhiều ưu điểm vượt trội so với kỹ thuật phóng nóng.

Ưu điểm đầu tiên là vật liệu chế tạo ống phóng rẻ hơn do không cần chịu được nhiệt độ quá cao của động cơ tên lửa như ống phóng kiểu nóng (tên lửa kích hoạt trong ống phóng). Tên lửa được phóng lên dễ dàng và điều khiển hướng bay khá linh hoạt.

Nhờ thuật phóng nguội mà tên lửa sẽ ra khỏi ống phóng theo chiều thẳng đứng, việc này có những ưu điểm như: Tên lửa phóng theo phương chéo và đốt cháy nhiên liệu ngay trong ống sẽ gây một phản lực đẩy ngược lại bệ phóng, do đó cần một bệ phóng thật chắc chắn.

Tuy nhiên yêu cầu trong chiến đấu hiện nay là gọn nhẹ và cơ động trong khi đó bệ phóng quá cồng kềnh, di chuyển kém thì sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các giàn phóng.

Phương án phóng thẳng đứng sẽ giải quyết được vấn đề này, lực đẩy vuông góc với mặt đất, bệ phóng vì thế có thể cơ động. Người ta dễ dàng nhận thấy Patriot và THAAD của Mỹ phải chống cả xe lên để cố định bệ phóng, trong khi S-300/400 của Nga chỉ cần cố định bằng càng thả vuông góc với mặt đất.

S-300/400 hay các tên lửa liên lục địa là loại có khối lượng lớn. Muốn phóng được một vật thể có trọng lượng lớn sẽ cần có lực đẩy mạnh để tạo gia tốc cao. Nếu phóng theo phương chéo, yêu cầu về gia tốc, tức lực đẩy là rất cao, sẽ cần một lực đẩy lớn gấp nhiều lần so với phóng theo phương thẳng đứng, tức sẽ cần nhiều nhiên liệu hơn, nhiệt lượng đốt lớn hơn...

Ngoài ra phóng theo phương chéo thì cũng có tác động đến trọng tâm bệ phóng, dễ gây mất ổn định, việc này làm cho hệ thống trở nên cồng kềnh khi xoay trở. Phóng theo phương chéo nghĩa là phải quay đầu tên lửa về hướng mục tiêu. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, nếu muốn chuyển hướng thì tương đối khó khăn.

òn nếu phóng thẳng đứng, khi bay lên nó có thể chuyển hướng tới bất kỳ đâu vì góc quay của tên lửa là 360 độ. Do vậy, sau khi nhận ra những ưu điểm vượt trội của thuật phóng nguội, hiện Mỹ và các nước phương Tây cũng đang nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật này cho các hệ thống tương lai của mình.



http://baodatviet.vn/anh-nong/my-hoc-nga-c...-khong-3347295/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Nov 17 2017, 10:25 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 20 2017, 06:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #132

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc thủ tướng Li băng như là bị giam lỏng ở A rập Sa u đít đã làm lộ rõ nước đứng sau các rối loạn ở Li băng từ những năm 70,80 của thế kỷ trước. Đặc biệt là cuộc nội chiến 11 năm 1975-1990. Đó là Ả rập Sa u đít.
Ở Li băng, Pháp vẫn có ảnh hưởng truyền thống, vì nước này là do Pháp tạo ra. Trước đó, cho đến tận năm 1922, Li băng chỉ là một bộ phận của tỉnh Damas, bao gồm Syrie hiện tại trong lòng đế quốc Thổ. Còn lý do để Pháp làm thế, vì ở Li băng có một cộng đồng thiên chúa giáo các kiểu khác nhau. Li băng được thành lập nên với một số dân theo đạo Thiên chúa xấp xỉ 30% tổng dân số. Chính vì thế, mà có sự phân chia quyền lực trong nhà nước với tổng thống phải là người theo đạo Thiên chúa, và thủ tướng theo đạo Hồi dòng Sun Nít (Giống như ở Ả rập Sa u đít). Ngược lại có một số đông dân theo đạo Hồi Chi ít (giống như ở I ran) thì không có quyền gì cả.
Việc làm này của Pháp cũng được thực hiện ở nhiều nơi khác, ví dụ VN, với việc thành lập nhà nước « Nam Kỳ quốc » (Nam Bộ), hay nhà nước tôn giáo ở Bùi chu Phát diệm (Bác Bộ), từ đó mà có việc người thiên chúa di cư vào Nam năm 1954. Chỉ có điều khác là ở VN thì việc này thất bại, còn ở Li băng thì nó thành sự thật.
Sự rắc rối bắt đầu bằng việc nhóm Hồi giáo Sun nít được sự ủng hộ của Ả rập Sa u đít muốn dành quyền tuyệt đối vào giữa thập niên 70, mở đầu thời kỳ nội chiến ở nước này. (nếu có thể gọi là một nước). Sau năm 1979, từ khi có cách mạng hồi giáo I ran, thì người Chi ít cũng tổ chức lại, được I ran trợ giúp thành lập Hezbohlar, dẫn tới cuộc chiến tay .. 4 (thiên chúa, hồi giáo Sun nít, hồi giáo Chi ít, và người tỵ nạn Palestine).
Cuộc chiến này kết thúc , với sự can thiệp đóng quân của Syria (được Mỹ nhắm mắt đồng ý). Nhưng đến thời Mỹ đánh I rắc, Syria lọt vào tầm ngắm của Mỹ, thì Mỹ đã hợp sức với Pháp, đuổi được Syria đi, và chính phủ nước này lại trở lại với cái công thức cũ, nhưng có điều mới là người Chi ít (Hezbohlar) tham gia chính phủ, và tổng thống mặc dù là người Thiên chúa, lại liên minh với Hezbohlar.
Hiện nay, Li băng về thực tế quyền lực là do Hezbohlar chi phối, vì họ có lực lượng vũ trang riêng, và còn đánh bại được cả Israel vào năm 1986, điều chưa bao giờ xẩy ra ở vùng này. Hezbohlar cũng là lực lượng tham chiến trực tiếp ở Syria, đừng về phía chính phủ nước này.
Hiện tại, với việc thủ tướng Li băng từ chức (có thể bị ép từ chức), thì một cuộc chiến tranh mới có thể nổ ra ở đây với Israel + Ả rập Sa u đít một bên, Hezbohlar + I ran+ Syria một bên.
Mỹ từ khi nối lại với Ả rập Sa u đít (Trump), thì có vẻ để cho hai bên tự sử lẫn nhau. Việc này có lợi cho Mỹ, vì Mỹ vừa bán được vũ khí cho Ả rập Sa u đít, vừa thoả mãn nhu cầu Israel chống I ran, lại hoà được với Thổ, lại vừa đứng ngoài để « điều chỉnh » cuộc chiến. Cách thức này cũng giống như khi Mỹ tham gia vào đại chiến thế giới, hay gần hơn là vai trò của Mỹ trong thời gian chiến tranh biên giới VN-TQ 1979-1991 (để làm thiệt hại VN). Trong đó, Ả rập Sa u đít đóng vai trò TQ. Hay vai trò của Mỹ trong chiến tranh I rắc – I ran (1980-1989) để làm thiệt hại I ran. Nhưng Mỹ không muốn ai thắng.
Pháp thì muốn nhân cơ hội này củng cố ảnh hưởng của mình. Pháp muốn chơi cân bằng với I ran và Ả rập Sa u đít. Vì Ả rập Sa u đít không thể nào thân Pháp hơn thân Mỹ, và vì I ran mở cửa sẽ gần với Pháp (hay EU) hơn gần Mỹ.
Bây giờ tất cả con bài đã lần được mở. Chỉ còn xem Israel có dám mở màn không, và Ả rập Sa u đít có bơm tiền vào để đánh nhau không. Điều này không đơn giản vì đã có một mặt trận được mở rồi đó là ở Yemen, mà kết quả giữa I ran và Ả rập Sa u đít là bất phân thắng bại ở vào thời điểm hiện tại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 21 2017, 12:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #133

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chính sách “lùi lại cửa sau” của Trump đang được thử thách bởi Campuchia. Ông Hunsen đã giải tán đảng đối lập, vì đã phạm tội hội đàm với sứ quán Mỹ để tìm cách lật đổ chính quyền. Mỹ đã doạ cắt viện trợ dành cho tổ chức bầu cử. Để xem mọi chuyện sẽ đi tới đâu. Hoặc là Campuchia sẽ thay thế Miến điện, trong vai trò nạn nhân của Mỹ trong tương lai (Mỹ sẽ tuyên bố cấm vận với nước này), hoặc Trump và chính quyền Mỹ sẽ lờ đi, vì “America First” không cần tới việc này.
Lịch sử dường như luôn quay lại, vì quan hệ Cam pu chia – Mỹ, luôn lủng củng từ thời kỳ những năm 60, và quan hệ với TQ luôn tốt đẹp ..từ những năm 60. Dường như số mệnh địa chính trị gắn liền với số mệnh dân tộc Khơ me, bất chấp là chính quyền kiểu gì cũng như các món nợ. Vì tới hôm nay, Cam pu chia vẫn phải trả nợ Mỹ về những món nợ mà chính phủ Lon Non (thân Mỹ) vay từ thời 1970-1975, trong khi chính quyền hiện tại không liên quan gì tới việc vay nợ này cả.
Thủ tướng Đức Merkel không thành lập được chính phủ, và điều đó có nghĩa là dù thắng cử, chưa chắc bà Merkel không phải về vườn, không phải vì dân hết tín nhiệm mà do những ngoắt nghéo trong chính trường Đức, mà sự ngoắt nghéo này lại là sự thể hiện xung đột quyền lợi, cũng như xu hướng phát triển của nước Đức do những ông chủ thực sự của nó quyết định, đó là giai cấp tư sản Đức. nước Đức đứng giữa ngã ba đường, đó là xây dựng EU, hay theo đuôi Mỹ


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 22 2017, 05:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #134

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.281
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.570$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viec EU thanh lap lien minh quan su PESCO luc nay la thoi co lon, vi:

- Anh roi khoi EU

- My lay co moi de doa Nga de tang quan den chau Au, con EU lay co do de noi rang minh can co quan doi rieng

- My bat EU tang ngan sach quoc phong, muc dich la cho NATO. Con EU lay co do tang ngan sach quoc phong, nhung la cho minh

- My luat hoa trung phat Nga, nen kha nang My bat tay Nga ngan EU kho xay ra hon. Loi nhac nho cua Kissinger: "Nga la nuoc da ngan duoc Napoléon va Hitle tba chu chau Au" (am chi muon su dung Nga de ngan chan su vuon len cua Phap, Duc, EU) kho thuc hien duoc


Co bai nay, noi rang Ukraine dang lam giong Nga, dau tu phat trien nong nghiep. Khong ro co dung k, hay lai lay tien do di mua vu khi My.
Hien cac tap doan lon cua My, nhu Monsanto, dang muon chiem lay cac ruong dat mau mo cua Ukraine, va do cung la 1 trong nhung dieu kien trong yeu ma IMF dat ra cho Ukraine, do la "mo cua" nong nghiep. Phe dan toc chu nghia, cac tai phiet Ukraine, dang muon chong lai viec nay


Ukraine học Nga quay về làm nông?
Xem nông nghiệp là động lực phát triển, dường như Kiev rất thất vọng với những người anh em xa, khi phải ăn nhiều bánh vẽ, uống nước lã cầm hơi...

Ukraine chính thức xem nông nghiệp là động lực phát triển kinh tế


Theo Ukrinform ngày 17/11, phát biểu nhân Ngày Nông nghiệp Ukraine và kỷ niệm 100 năm thành lập Bộ Chính sách Nông nghiệp, Thủ tướng Volodymyr Groysman khẳng định, ngành nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nước này.

"Nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Hơn 3 triệu người hiện đang làm nông nghiệp và lợi tức từ nông nghiệp luôn ở mức hơn 40%.

Chúng ta đang dẫn đầu thế giới như một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp”.

Theo hãng thông tấn của Ukraine, ngoài việc chúc mừng nông dân về thành quả đạt được, Thủ tướng Groysman đã nhấn mạnh rằng dự thảo ngân sách quốc gia cho năm 2018 dự kiến ​​sẽ hỗ trợ 7,3 tỷ Hryvnia (khoảng 265 triệu USD) cho nông dân.

Ông Groysman cũng đã đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của việc phát triển ngành chăn nuôi ở Ucraina. "Chúng tôi sẽ có thể phân bổ khoảng 3 tỷ Hryvnia vào năm tới để hỗ trợ ngành chăn nuôi".

Như vậy là phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp đã được chú trọng và ngoài chính sách ưu đãi, chính phủ Ukraine còn dành cả nguồn lực hỗ trợ cho nông dân và định hướng trực tiếp, cụ thể cho sản xuất - một ưu tiên đặc biệt trong cơ chế thị trường.

Theo History, mặc dù Ukraine từng được biết đến như tổ hợp công nghiệp của Liên Xô, song nông nghiệp lại là lĩnh vực kinh tế quan trọng của Ukraine. Năm 2008, nông nghiệp đóng góp 8,29% GDP và đến năm 2012 thì tăng lên tới 10,43% GDP.

Ngành nông nghiệp đóng góp tới 13,98 tỷ USD cho nền kinh tế Ukraine vào năm 2012. Nhờ sở hữu tới 30% đất đen giàu dinh dưỡng nhất thế giới nên ngành nông nghiệp Ukraine có tiềm năng rất to lớn.

Ukraine là nhà sản xuất ngô lớn thứ 6 và là nhà xuất khẩu ngô lớn thứ 3 trên thế giới. Năm 2012 Ukraine đã ký hợp đồng cung cấp 3 triệu tấn ngô mỗi năm cho Trung Quốc - nhà nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Năm 2014 tổng sản lượng ngũ cốc của nước này từng đạt gần 60,5 triệu tấn và chỉ 10 tháng đầu năm này lượng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt tới 11 triệu tấn.

Ukraine con là nước sản xuất dầu hướng dương và sản xuất hạt dẻ lớn nhất thế giới. Nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ này cũng là nhà sản xuất mật ong tự nhiên hơn bất kỳ nước châu Âu nào khác và là nhà cung cấp thịt, đường, sữa lớn trên toàn cầu.

Đất nông nghiệp là tài sản lớn duy nhất ở Ukraine không được tư nhân hóa, song ngành nông nghiệp Ukraine vẫn có tỷ suất lợi nhuận rất cao, khoảng từ 40% đến 60% lợi nhuận.

Lợi thế là vậy, song sản lượng nông nghiệp Ukraine chỉ xếp 24/112 quốc gia có sản xuất nông nghiệp. Đó bị xem là một sự lãng phí tiềm năng mà nguyên nhân được xác định là do là chính quyền Ukraine chưa chú trọng vào phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, khi cuộc nội chiến nổ ra, "công trường sản xuất Donbass" gần như độc lập với Kiev khiến cho nguồn thu từ khu vực xuất khẩu lớn nhất của Ukraine mất đi, kinh tế Ukraine thực sự gặp khó khăn.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Kiev đã xem phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp làm động lực phát triển kinh tế đất nước và những tiềm năng vốn bị lãng phí sẽ được tận dụng và khai thác.

Bài học Nga?
Còn nhớ ngày 24/10 vừa qua, phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư mang tên “Tiếng gọi từ nước Nga” lần thứ 9, Tổng thống Putin đã cho biết tăng trưởng sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm của Nga là 1,8%, trong khi xuất khẩu lương thực tăng tới 4,9%.

Đặc biệt, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết cho biết giá trị xuất khẩu lương thực đã đạt tới 17,1 tỷ đô la, vượt qua cả xuất khẩu vũ khí - một trong những nguồn thu quan trọng, truyền thống của nước Nga.

Trong khi đó, theo dự báo niên vụ 2017 - 2018 tiếp tục là vụ mùa thắng lợi của nông dân Nga khi sản lượng thu hoạch ngũ cốc có khả năng tạo nên kỷ lục lịch sử trong vòng 100 năm qua.

Những thành quả trong nghiệp không những giúp nước Nga đứng vững, mà còn giúp cho chính phủ Nga có điều kiện thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới cơ quản lý vĩ mô để vượt cấm vận một cách ngoạn mục nhất.

Vì gắn liền với việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, thoả mãn nấc thứ nhất trong thang nhu cầu của con người - nhu cầu vật chất, kinh tế nông nghiệp Nga phát triển đã góp phần quan trọng vào chất lượng tăng trưởng của kinh tế Nga.

Đây là kinh nghiệm rất quý cho Ukraine, trong bối cảnh nền công nghiệp bị giảm sút do xung đột, viện trợ của những người anh em xa thì như muối bỏ biển, còn hỗ trợ phát triển của các định chế quốc tế thì gắn liền với những điều kiện quá khắc nghiệt.

Giới phân tích cho rằng, khi xem nông nghiệp là động lực phát triển, dường như Kiev đã thực sự thất vọng với những người anh em xa, khi phải ăn quá nhiều bánh vẽ, rồi phải uống nước lã cầm hơi.

Phải chăng Kiev đã tỉnh mộng, nên xem những thành quả mà người láng giềng gặt hái được làm bài học cho sự độc lập của mình, chứ không còn say mê đuổi hình bắt bóng nữa?

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...m-nong-3347490/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 22 2017, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #135

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.281
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.570$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Co ve sung dien tu, bay gio ai cung muon dau tu vao
Quân đội Nga bắn hạ UAV phiến quân Syria bằng súng điện từ
Trang mil.today dẫn nguồn từ giám đốc Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm robotics Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga đang thử nghiệm súng điện từ trường Stupor, được sử dụng để tấn công các loại máy bay không người lái quân sự – thương mại trên chiến trường Syria.

http://soha.vn/quan-doi-nga-ban-ha-uav-phi...22132319525.htm

Sợ vũ khí Nga tỏa sáng, Anh áp dụng chiêu trò “bẩn” gì tại Triển lãm Farnborough?
Các máy bay quân sự Nga sẽ không được tham gia giới thiệu tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough do Anh tổ chức tại Hampshire từ 16-22/7/2018.
Theo hãng thông tấn TASS, các đơn vị tổ chức Triển lãm Hàng không – Vũ trụ quốc tế Farnborough đã cấm Nga tham gia giới thiệu các sản phẩm quân sự trong sự kiện diễn ra vào tháng 7/2018 tới đây.
"Tại Triển lãm Quốc tế Farnborough, chúng tôi nhận được hướng dẫn từ Tổ chức Kiểm soát xuất khẩu (ECO) của Chính phủ Anh liên quan tới lệnh cấm vận của EU áp đặt với việc nhập khẩu các vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Nga và từ Nga", thông cáo báo chí của Farnborough cho biết.
http://soha.vn/so-vu-khi-nga-toa-sang-anh-...22114943369.htm


Mỹ từng có kế hoạch dùng máy bay Liên Xô để tạo cớ gây chiến
QĐND Online - Theo các tài liệu được giải mật liên quan tới vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vừa được công bố, Washington từng lập một kế hoạch bí mật thu mua hoặc chế tạo máy bay chiến đấu tương tự như loại đang có trong biên chế Không quân Liên Xô trong năm 1962. Chúng có thể được dùng trong chiến lược “cờ giả” để tạo cớ cho Mỹ và đồng minh tấn công Liên Xô khi có cơ hội.
Theo tài liệu tuyệt mật soạn thảo ngày 22-3-1962, Washington đã thành lập một nhóm hoạt động đặc biệt mang tên mã SGA với nhiệm vụ lật đổ Chính phủ Cuba và lập kế hoạch tìm cơ hội có trong tay các máy bay tiêm kích hiện đại của Liên Xô thời điểm đó.

Cụ thể, nhóm SGA gồm các thành viên chóp bu thuộc Chính quyền Tổng thống John F. Kennedy như: Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Robert Kennedy, Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John McCone, Cố vấn An ninh quốc gia McGeorge Bundy và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Lyman Lemnitzer. Dù không được công bố chính thức, rất nhiều khả năng Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk và Tổng thống Kennedy cũng tham gia nhóm hoạt động đặc biệt này.

Trong báo cáo vừa được công bố, SGA đã tính toán mọi phương án liên quan tới máy bay tiêm kích Mig-17, Mig-19 và máy bay vận tải IL-14, bao gồm cả chi phí và thời gian chế tạo ra chúng sao cho giống với nguyên bản của máy bay Không quân Liên Xô nhất có thể. Ngoài kịch bản chế tạo, SGA cũng tính tới phương án mua chuộc phi công Liên Xô hoặc khối Warsaw để lấy được nguyên mẫu các máy bay chiến đấu nói trên. Tuy nhiên, phương án này được SGA cho là quá phức tạp và tính khả thi thấp.

Tài liệu trên cũng nêu rõ, các máy bay “giả dạng” Không quân Liên Xô có thể sử dụng để tấn công vào lực lượng quân đội Mỹ và đồng minh để biện minh cho hành động đáp trả quân sự của Washington khi cần thiết.

“Những máy bay trên hoàn toàn có khả năng được sử dụng trong hoạt động “cờ giả” với mục đích đổ vấy âm mưu gây chiến cho phía Liên Xô. Chúng có thể đóng vai máy bay Liên Xô khiêu khích hoặc tấn công trực tiếp các cơ sở quân sự Mỹ và đồng minh. Đây là lý do hoàn toàn hợp lý để Mỹ và đồng minh phát động chiến tranh”, đó là một trích đoạn trong tài liệu vừa được giải mật. CIA tính toán phương án hợp lý nhất là chế tạo các máy bay “giả mạo” tại Mỹ dựa trên các thông tin thu thập được về máy bay tiêm kích Liên Xô.

Điều may mắn là kế hoạch này chưa bao giờ được thực hiện, nếu không nó có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh tổng lực, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân.

Liên quan tới tài liệu trên, giới phân tích quốc tế đánh giá nhiều khả năng nó có liên quan tới kế hoạch Northwoods, Washington có thể chủ động tổ chức các hoạt động phá hoại trên lãnh thổ Mỹ và đổ tội cho Cuba để phát động chiến tranh. Tuy nhiên, do nhiều phần của tài liệu không được giải mật vì có liên quan tới nhiều hoạt động tình báo của Mỹ, nên hai sự kiện trên có liên hệ hay không vẫn là câu hỏi lớn.

Đánh giá tổng thể về tài liệu vừa được công bố, nhà sử học Mỹ Robert Dallek nhận định, kế hoạch “cờ giả” đầy phiêu lưu trên có thể là ý tưởng của Giám đốc CIA thời điểm đó, John McCone.

http://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-h...ay-chien-524291
https://archive.org/stream/CIA-McCone-DCI-H...istory_djvu.txt

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Nov 22 2017, 05:43 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 22 2017, 06:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #136

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc cuả EU không đơn giản. Đúng là vào thời điểm hiện tại việc thống nhất EU thành một đế chế thật sự có nhiều thuận lợi, nhưng nó vấp phải nhưng khó khăn sau:
1- Quan hệ lịch sử giữa những nước châu Âu với nhau, đặc biệt là giữa giai cấp tư sản Đức-Pháp.
2- Để thành một đế chế, EU phải đủ khả năng thành thị trường tiêu thụ không phụ thuộc vào xuất khẩu, trong khi hiện tại sức mạnh của EU là xuất khẩu Đức sang Mỹ và thế giới.
3- Cấu trúc hiện tại của EU, cho phép Đức thặng dư với các nước còn lại của EU, đặt các nước còn lại trong trạng thái thuộc địa với Đức.
4- Bản thân nên kinh tế Đức có sự yếu kém về tài chính, vì Đức chủ yếu là một cường quốc công nghiệp, nhưng phụ thuộc vào tài chính Mỹ (giống như Nhật). Hiện tại với đồng Euro, thì sự phụ thuộc này có giảm đi, nhưng EU vẫn nằm trong đế chế tài chính Mỹ.
Chính vì điều 2,3,4 ở trên, mà ở Đức vẫn có hai chọn lựa khác mà giai cấp tư sản Đức chưa quyết định được. Đó là 1) Bám theo Mỹ và NATO, để có thể tiếp cận thị trường Mỹ và thế giới nằm trong khu vực đồng Đô la. Trong trường hợp này, thì nước Đức sẽ là một dạng “Thuỵ Sĩ khổng lồ”, mà EU chỉ là một dạng thị trường tiêu thụ. 2) Củng cố vị thế nước Đức trong EU, xây dựng EU như một cường quốc thuộc địa, mà Đức là chính quốc. Đây là những gì đang xẩy ra từ năm 2000 đến nay ở châu Âu.
Sở dĩ từ năm 2000 đến nay, Đức sử sự được thế, vì là lỗi ..của Pháp. Vì từ sau hiệp định Mastricht, thì Pháp đã không đồng ý thoả ước hiến pháp châu Âu (constitution européenne), do sợ Đức chèn ép và cũng bởi lúc đó Pháp chiếm thế thượng phong ở châu Âu, do Đức chưa nuốt trôi được việc thống nhất nước Đức. Bây giờ với chính quyền Macron, thì Pháp quyết tâm hi sinh quyền riêng, đẩy EU lên hơn với hi vọng EU lên hơn thì vị thế Pháp sẽ cân bằng hơn với Đức. Vì sao ? vì với Brexit, Pháp là nước duy nhất có sức mạnh cứng (quân sự, hạt nhân, hàng không) để EU có thể có vị thế ngang với Nga, TQ, Mỹ. Muốn củng cố sức mạnh cứng cuả EU cung có nghĩa là đơn đặt hàng cho tổ hợp quân sự EU, mà hạt nhân của nó là Pháp. Nhưng có thể chính điều này là điều Đức không muốn.
Hiện tại bà Merkel có vẻ muốn hợp sức với Pháp (và sau đó là một bộ phận giới tư sản Đức), nhưng điều này không hợp ý một bộ phận khác (thể hiện qua đảng Liberal, đảng mà ngày xưa có nhân vật người Đức gốc Việt tham chính) không muốn thế.
Vì thế rất có thể bà Merkel sẽ bay.
Hàng năm Pháp tổ chức giải văn học, giải nổi tiếng nhất là giải Goncourt. Được giải chưa chắc đã là nhà văn đại tài, vì cũng như giải Nô ben văn học, nó chỉ là cái cặp nhiệt độ đánh giá cái tâm tư của Elite trao giải là cái gì trong thời điểm đó. Thông thường tôi không bao giờ mua sách được giải, vì tôi chỉ mua sách theo quan tâm của tôi, cũ hay mới không quan trọng. Nhưng năm này, tôi mua quyển sách giải này. Tên nó là “l’Ordre du jour” (có thể dịch là vấn đề cần làm trong ngày, hay chương trình nghị sự, hay vấn đề thời sự..). Câu chuyện là một chuyện ngắn lịch sử, nói về sự kiện nước Đức phát xít nuốt nước Áo (người ta gọi là Ansluss) trước khi xẩy ra thế chiến thứ hai. Tất nhiên nó là chuyện văn học, và có hư cấu. Nhưng có điêù đặc biệt là tác giả không cặp một nhân vật hư cấu vào câu chuyện để diễn tả, kể chuyện, mà chỉ dùng những nhân vật lịch sử có thật. Câu chuyện nói lên việc “xâm thực hoà bình của Đức với Áo” này diễn ra thế nào, và đặc biệt nó nói tới việc các hãng Đức ủng hộ Hít le làm việc đó, cũng là những hãng Đức đang tồn tại bây giờ..Khiến người ta không khỏi liên tưởng tới hành sử của nước Đức hiện tại (vì cái đế vấn là những hãng công nghiệp ấy) trong EU. Đây có thể là tâm tư của nước Pháp, Elite nước Pháp vào thời điểm phải gắn bó với Đức, giống như nước Áo thời xưa..và đấy cũng là lời cảnh báo.
Tất nhiên đây là phân tích của tôi, còn nếu các bác đọc phê bình văn học Pháp thì nó sẽ không nói thế, mà chỉ là một thứ phê bình “sự yếu ớt của nền dân chủ”, hay “văn phong sắc sảo..”, vì tất nhiên không ai người ta nói nhưng điều không nên nói, không tiện nói, nhưng nó nằm sẵn trong đầu mỗi người. Nhưng cái điều không nên nói mà vẫn cảm được , mới nói lên được đặc trưng của tác phẩm, và mới chứng tỏ là tác phẩm hay.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 23 2017, 09:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #137

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.281
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.570$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Toi lai nghi la tu tuong cua phe ba Merkel, tuc la dang cua ba ay, lai thien ve huong theo duoi My hon. Dang nay thien ve huong do de co the tiep can thi truong My, loi dung My de tang anh huong cua minh trong EU va tren the gioi noi chung.

Tuy nhien, mot bo phan cua gioi quyen luc My thay rang, viec de Duc loi dung "loi bat cap hai", vi the phe cua Donald Trump moi muon thay doi lai dieu nay. Donald Trump tham chi con doi dam phan lai thuong mai voi Duc mot cach truc tiep thay vi phai thong qua EU, du ong ta biet ro la EU k cho phep 1 nuoc dam phan truc tiep voi nuoc khac, vi vay nen vi the cua phe ba Merkel bi yeu di, the hien o cuoc bau cu vua roi, so phieu bau cho dang CDU/CSU thap nhat tu may chuc nam qua, du van chien thang


Con day la bai viet ve tinh hinh moi cua nuoc Nga. Link goc tieng Anh phia duoi, toi trich bai tieng VN



Russia's Inflation Hits Historic Low in October

Lạm phát Nga thấp kỉ lục, nước cờ Putin phát uy lực
Kinh tế Nga đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, khi các lĩnh vực kinh tế đã dần có được nền tảng vững chắc là hàng hoá và tiền tệ...


Theo The Moscow Times, ngày 7/11 Cơ quan Thống kê thuộc Chính phủ Nga (ROSSTAT) đã công bố các chỉ số của kinh tế Nga trong tháng 10/2017, theo đó chỉ số lạm phát đã đạt mức thấp chưa từng có kể từ năm 1991 - mức 2,7%.

Lạm phát đã vượt xa ngưỡng mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) là 4% cho năm 2017, giảm từ mức hai con số trong vòng chưa đầy hai năm. Theo CBR, tỷ lệ lạm phát của Nga hiện nay là thấp nhất trong lịch sử hậu Xô Viết.

Vì vậy, trong cuộc họp ngày 27/10, CBR đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 25 phần trăm điểm, xuống còn 8,25% và là lần cắt giảm thừ hai liên tiếp, sau lần cắt giảm hồi tháng 9 vừa qua.

Với tình hình kinh tế khả quan, CBR dự báo lạm phát của Nga cả năm 2017 sẽ ở mức 3,5-3,8%, trong khi đó Bộ Phát triển Kinh tế chờ đợi việc cắt giảm lãi suất tiếp theo để nâng mức tăng trưởng từ 2,1% đến 3,1%, cao hơn mức dự báo 1,8%.

Từ việc vượt dự báo của 4 chỉ số cơ bản là lạm phát, lãi suất, giá tiêu dùng và tăng trưởng, bức tranh kinh tế Nga đã thực sự khởi sắc, qua đó cho thấy những nước cờ Tổng thống Putin sắp xếp lại từ giữa năm 2016 đến nay đã phát huy hiệu quả.

Thứ nhất, kinh tế Nga đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, các lĩnh vực kinh tế tài chính, kinh tế sản xuất, kinh tế dịch vụ và kinh tế tiêu dùng đã dần có được nền tảng vững chắc để phát triển ổn định, đó là hàng hoá và tiền tệ.

Có thể thấy rằng, kinh nghiệm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 đã giúp cho chính phủ Nga có thể tương kế tựu kế để vượt cấm vận trong bối cảnh không thoát được cấm vận.

Theo giới phân tích, đây được nhận diện là nền cơ sở chính và căn bản đảm bảo cho Moscow tự tin trong thời cấm vận, mà không cần phải có những nhượng bộ nhằm thoát cấm vận của Mỹ và phương Tây.

Khi biện pháp trừng phạt thiết kết cho ngắn hạn phải áp dụng cho dài hạn đã khiến cho nó giảm tác hiệu, đồng thời tạo ra những tích cực cho kinh tế Nga, thậm chí còn có những ảnh hưởng tiêu cực với chủ thể áp cấm vận là Mỹ và các đồng minh.

Điều đó được thể hiện rõ nhất qua sự phục hồi nhanh chóng của đồng rúp (RUB). Giới chuyên gia từng nhìn nhận khi Moscow tìm ra các biện pháp vượt cấm vận thì không khác gì tạo ra sức bật cho đồng rúp.

Sức bật từ hiệu ứng vượt cấm vận giúp cho đồng rúp phục hồi điều đã có tác động rất mạnh, tạo ra sự bùng nổ cho thị trường vốn của nước Nga trong năm 2016, mà thế giới đã ghi nhận. Nền tảng tiền tệ đã được xác lập.

Khi nền tảng tiền tệ được xác lập, thị trường tiền tệ đi vào ổn định thì sẽ tạo ra sức hút rất lớn với giới đầu tư, thông qua hai hiệu ứng tích cực là niềm tin chiến lược và cơ hội đầu tư rõ nét, phong phú.

Có thể thấy rằng, chính phủ Nga đã rất chuẩn xác khi củng cố niềm tin cho nhà đầu tư qua việc định hướng nền kinh tế hàng hoá đa dạng hình thành một cách tự nhiên trong thời cấm vận, qua đó khai quật tiềm năng phát triển.

Ngày 24/10 vừa qua, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư mang tên “Tiếng gọi từ nước Nga”, Tổng thống Putin đã thông báo tăng trưởng đầu tư ở Nga đã tăng 4,2% trong 9 tháng đầu năm 2017.

Bên cạnh đó tăng trưởng của sản xuất công nghiệp là 1,8%, xuất khẩu lương thực tăng 4,9%.

Đặc biệt quan trọng là lạm phát nằm ở mức 2,7% giúp cho sản lượng ngũ cốc của nước Nga lập kỷ lục trong vòng 100 năm qua càng có thêm giá trị.

Thứ hai, chính phủ Nga đã chuẩn xác khi chọn lấy lại những gì đã mất - qua việc mất giá đồng rúp - bằng kiềm chế lạm phát, thay vì theo đuổi và thúc đẩy mức tăng trưởng, qua đó đảm bảo điều kiện cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, ngày 28/10/2014, 1USD chì đổi được 32,20 RUB, song ba năm sau, ngày 28/10/2017, 1USD đổi được tới 59,12 RUB, điều đó cho thấy đồng RUB đã mất giá tới 45,53% so với đồng USD.

Thiệt hại của kinh tế Nga do đồng RUB mất giá là rất lớn. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc GDP co lại, từ quy mô hơn 2.000 tỷ USD xuống còn hơn 1.000 USD, kinh tế suy thoái và đặc biệt là chất lượng sống của người dân đi xuống.

Rõ ràng, với những thiệt hại lớn như vậy nên việc khắc phục không thể trong một sớm một chiều, thậm chí nếu cứ nôn nóng tìm cách lấy lại những gì đã mất - thúc đẩy tăng trưởng qua gia tăng nợ vay - thì có thể còn mất thêm nhiều nữa.

Dường như chính phủ Nga đã nhìn nhận cấm vận và hậu quả của nó gây ra cho kinh tế Nga theo một hướng khác, tích cực hơn, khi xem đó là cơ hội cho việc tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý.

Kết quả ngày càng cho thấy quan điểm và hành động của Moscow đã rất chuẩn xác. Đầu năm 2017, hãng tin Bloomberg đã đưa kinh tế Nga vào danh sách 7 nền kinh tế mới nổi sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư trong năm 2017.

Theo giới chuyên gia, cơ sở cho nhận định của hãng tin Mỹ chính là sự phục hồi ổn định của đồng rúp, khi việc mất giá của nó đã chạm đáy của hình sin trong một chu kỳ kinh tế, sau "Sự kiện Crimea".

Bởi khi đồng rúp chạm đáy trong một thời gian quá ngắn khiến cho sự phục hồi của nó sẽ diễn ra nhanh hơn. Độ dốc của hình sin đi xuống khi đồng rúp mất giá đã dự báo độ dốc của hình sin đi lên khi đồng rúp ổn định.

Hơn thế nữa, khi đồng rúp mất giá thì thiệt hại là thực tế, song khi đồng rúp ổn định thì kinh tế Nga có lợi ích kép, cả thực tế và tiềm năng. Chính Ngân hàng Thụy Sĩ đã đánh giá lợi suất tiềm năng của đồng rúp lên tới 26% trong năm 2017.

Nhờ hiệu ứng từ lợi ích kép của đồng rúp đã giúp cho các chỉ số cơ bản của kinh tế Nga là lạm phát, lãi suất, giá tiêu dùng và tăng trưởng đều vượt dự báo. Rõ ràng nước Nga đã lấy lại những gì đã mất bằng kiến tạo nền kinh tế phát triển bền vững.

Thứ ba, chính phủ Nga đã chọn chất lượng phát triển thay vì tốc độ phá triển, bởi tăng trưởng nhanh mà lạm phát cao thì không an toàn bằng phát triển bền vững trên nền tảng lạm phát thấp, qua đó chất lượng cuộc sống mới thực sự được đảm bảo

Theo các chuyên gia kinh tế, khi tăng trưởng kinh tế dựa trên tốc độ sản xuất – kinh doanh có thể tạo sự lệch pha giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, nhất là kinh tế hộ gia đình, đồng nghĩa kinh tế tăng trưởng nhưng chất lượng sống không cải thiện.

Đó cũng chính là thực trạng của kinh tế Nga thời "tiền cấm vận" - quy mô kinh tế lớn nhưng tiềm lực kinh tế không mạnh và chất lượng sống của người dân không được nâng lên tương ứng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế Nga những tháng đầu năm 2017 - nhất là trong quý 3, sau khi Tổng thống Putin giao lưu trực tuyến với người dân Nga vào ngày 15/6 - tăng trưởng tiêu dùng đã có đóng góp quyết định vào tăng trưởng chung, theo TASS.

Trong các nền kinh tế phát triển, chi tiêu hộ gia đình đóng góp quyết định vào tăng trưởng GDP, như tại Mỹ chiếm tới 75%. Điều đó cho thấy kinh tế Nga đã tiệm cận chất lượng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển ngay trong thời cấm vận.

Khi chỉ số tiêu dùng nội địa có đóng góp quyết định vào chỉ số tăng trưởng GDP của nước Nga, cho thấy chất lượng tăng trưởng của kinh tế Nga - chất lượng cuộc sống của người Nga đã được cải thiện.

Theo số liệu của ROSSTAT, chỉ số giá tiêu dùng của Nga (CPI) tháng 10 giảm xuống mức thấp bất thường 2,7% so với cùng kỳ năm 2016 và cũng nhiều giảm so với mức 3% trong tháng 9/2017.

Chỉ số lạm phát giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm, điều đó cho thấy cuộc sống của người dân Nga đã được nâng lên, ngay cả khi kinh tế tăng trưởng thấp. Đây chính là điều kiện giúp cho nước Nga có thể sống chung với việc luật hoá trừng phạt của Mỹ.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...uy-luc-3347672/
(@click here)

Link tieng Anh
https://themoscowtimes.com/articles/russias...n-october-59516


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 23 2017, 10:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #138

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.281
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.570$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lan truoc bac Pho noi den cach mang thang 10 Nga, co noi viec Putin di du may cai dai ky niem gi do.

Bay gio xem lai, thi ra tu nam 2005, Nga da dua ra ngay thong nhat quoc gia la ngay 4/11 (National Unity), thay cho ngay ky niem cach mang thang 10 (thuong la 7/11).

Năm 2011, khi giữ chức Thủ tướng Nga, ông Putin cùng Tổng thống Dmitry Medvedev chọn ngày 4/11 để đi thăm và đặt hoa trước tượng đài doanh nhân Kuzma Minin và Hoàng thân Dimitry Pozharsky tại thành phố cổ Nizhny Novgorod, đây là tượng đài ghi công hai nhân vật của Nga chống ngoại xâm: cuộc xâm lăng năm 1612 của quân Ba Lan.

Năm nay, nhân Ngày Thống nhất Quốc gia năm 2017, ông cùng các vị tăng lữ của Chính thống giáo quay lại kỷ niệm vẫn hai nhân vật Kuzma Minin và Dimitry Pozharsky ở một điểm tại chân tường Điện Kremlin.
Dong thoi, ông Putin đề cao 'Khoa học kỹ thuật' và đài truyền hình Nga chiếu hình từ đại lễ trong Sân vận động Luzhniki, sau đó tặng huân chương cho Tổng thống Serbia, Tomislav Nikolic, mà ông nói là "bạn thân của nhân dân Nga", rồi cuối cùng là tham gia chủ trì lễ khánh thành tượng đài của Sa hoàng Alexander III (thân phụ của Sa hoàng Nga cuối cùng, Nikolai II) trong buổi chiều cùng ngày.

Tuy nhien, đúng ngày 7/11, Nga vẫn tổ chức duyệt binh tại Quảng trường Đỏ.
Mục đích của lễ duyệt binh này là tưởng nhớ cuộc duyệt binh huyền thoại của Hồng quân vào đúng ngày này năm 1941. Đó là dịp Liên Xô kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng Mười thành công.
Cuộc duyệt binh 1941 đi vào tâm thức người Nga vì khi đó Moscow lâm nguy, quân Đức đã tiến rất gần đến thủ đô.
Vì vậy, sự kiện 1941 được xem là giúp nâng cao nhuệ khí quân dân, và vẫn được Nga tưởng nhớ tới hôm nay.

Noi ve cach mang thang 10 Nga, Putin co noi o 2 noi, tren truyen hinh thi khang dinh su vi dai cua cach mang thang 10 Nga, va ngày 3-11, Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười (1917-2017), trong đó tôn vinh ảnh hưởng đến toàn thể thế giới của cuộc cách mạng vĩ đại này.

Ngoai ra, Sputnik ngày 30/10 dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông hy vọng kỷ niệm tròn 100 năm Cách mạng Tháng Mười ở Nga sẽ được người dân đón nhận là biểu tượng vượt qua sự chia rẽ đất nước.

Khi noi o Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi hôm 19/10/2017, theo Putin thi cuoc cach mang nay dem lai ca ket qua tich cuc va tieu cuc. Day tuy la cuoc thao luan thuong nien, la mot sang kien chinh tri rat thanh cong cua Putin, nhung co le k phai la cuoc noi chinh thuc, nen co le Putin noi nhieu hon, loi noi co le am chi den cac cuoc cach mang mau ngay nay



"Ngày hôm nay, sự bất bình đẳng gia tăng đang làm nảy nở cảm giác bất công, bị tước đoạt trong lòng hàng triệu người và nhiều quốc gia. Kết quả là sự cực đoan hóa, khao khát thay đổi bằng bất kỳ cách gì, kể cả bạo lực.

Điều này đã từng xảy ra ở nhiều nước, và cả ở Nga. Những tiến bộ công nghiệp, công nghệ thành công được đi theo bằng những biến động và nứt gãy cách mạng. Nó xảy ra vì đất nước đã không giải quyết được mâu thuẫn xã hội và vượt qua sự lỗi thời trong xã hội kịp lúc.

Cách mạng luôn là kết quả của sự thiếu trách nhiệm ở cả những người muốn duy trì, đóng băng trật tự lỗi thời mà rõ ràng phải thay đổi, và những người khao khát đẩy nhanh thay đổi, dùng tới cả xung đột trong nước và đấu tranh mang tính phá hủy.

Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó mơ hồ ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả tích cực, đan xen với nhau.

Hãy tự hỏi: ngày xưa đó liệu có thể đi theo con đường tiến hóa thay vì cách mạng? Liệu chúng ta lẽ ra có thể từ từ, tiệm tiến đi tới thay vì phải trả giá là phá hủy nhà nước, và tàn nhẫn tổn thương hàng triệu sinh mạng.

Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó có lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng. Tôi đang không chỉ nói về những chiến thắng địa chính trị sau Chiến tranh Lạnh. Nhiều thành tựu phương Tây của thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi còn đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây.

Theo sau các thay đổi lớn ở đất nước ta và toàn cầu vào đầu thập niên 1990, một cơ hội tuyệt vời đã có để mở ra chương mới trong lịch sử. Đó là giai đoạn sau khi Liên Xô không còn tồn tại.

Không may, sau khi chia nhau di sản địa chính trị của Liên Xô, các đối tác phương Tây của chúng ta tin vào chính nghĩa của họ và tự tuyên bố là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh, và bắt đầu công khai can thiệp công việc các nước có chủ quyền, xuất khẩu dân chủ giống như lãnh đạo Liên Xô từng xuất khẩu cách mạng xã hội chủ nghĩa ra thế giới. Chúng ta đối mặt với sự chia lại khu vực ảnh hưởng và sự mở rộng của Nato.

Tự tin quá thì dẫn tới sai lầm. Hậu quả thật không may. Hai thập niên rưỡi đã lãng phí, nhiều cơ hội bỏ lỡ, và gánh nặng của sự nghi ngờ lẫn nhau."




Ngày 30/10 vừa qua cũng là Ngày Nga Tưởng nhớ Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô, bắt đầu từ năm 1991.

Tại đây, ông Putin đã có những lời mạnh mẽ ngày 30/10 :

"Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng."

"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó."

Ông nhấn mạnh: "Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ."


Nhưng ông cũng kêu gọi hòa giải:

"Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch của đàn áp, các nguyên nhân, nhưng không có nghĩa là trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm."

Ông Putin dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn: "Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ."



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 23 2017, 10:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #139

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có dịch tên quyển sách l’ordre du jour, nhưng tôi dịch thế chưa chuẩn có lẽ dịch chính xác hơn và liên quan tới nội dung của nó hơn sẽ là “trật tự đương đại”, hay “trật tự hiện hành”.
Bà Merkel là một nhân vật chính trị đặc biệt mà chính trường Đức chưa bao giờ có, đó là bà ấy chỉ làm vai trò “tổng hợp phân tích”, “hoà giải” các phe phái khác nhau của chính trường Đức, mà không có cái nhìn đặc trưng của bà ấy. Đại khái, bà ấy giống như cái cặp nhiệt độ, đo nhiệt độ chính trường Đức, đưa nó vào hiện thực, chứ không phải là người tạo nhiệt. Ví dụ, khi bà ấy thấy đảng Xanh có vẻ lên, thì chính sách của bà ấy thiên về đảng xanh (cấm năng lượng hạt nhân chẳng hạn), khi thấy lực lượng bảo thủ lên thì bà ấy lại có chính sách bảo thủ (cho dùng than đá thả dàn chẳng hạn). Cách thức ấy đã khiến bà ta không có cái vision dài hạn cho nước Đức. Những biện pháp ấy sẽ được lòng dân và giới chính trị vào thời điểm đó, nhưng không có chiến lược.
Người thiết kế thực sự cho nhà nước Đức, chính là người tiền nhiệm của bà ta, ông Gerard Schroder. Chính ông này đã có những cải cách quyết liệt, ví dụ như luật lao động mới. Còn bà Merkel thực ra chỉ là người hưởng thôi. Cái giỏi của bà Merkel là luôn thoả hiệp được để tạo liên minh (về mặt chính trị, thì đó là giỏi, nhưng là chiến thuật), không tạo dựng người kế thừa, để mình là người duy nhất trong đảng của mình, đồng thời đảng đối địch SPD (đảng xã hội Đức) cũng không có nhân vật nào có trọng lượng.
Cho đến bây giờ vẫn không có câu trả lời cho việc tại sao bà ấy nhận 1 triệu người Hồi giáo. Và đây có lẽ là lần duy nhất bà ấy hành động theo chính mình (vì không có lực lượng chính trị nội bộ nào của Đức muốn thế), nhưng cũng có thể bà ấy hành động theo ..Obama, và nếu như thế thì quả thật là nguy hiểm. Bây giờ mà bà ấy lại hoạt động theo .. Macron thì toi. Tất nhiên là tôi đang đứng vào vị trí người Đức để nói. Theo tôi chính vì thế mà khả năng bà Merkel tiếp tục nắm quyền là khó. Có điều về nhân sự, Đức hiện tại không có nhân vật nào có máu mặt để thay thế. Vậy bà Angela Merkel là một dạng ông Mugabe ???


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 23 2017, 10:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #140

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Tôi không biết những điều ông Putin nói, mà ltbk viết ở trên. Nhưng tôi có tìm hiểu tư duy chính trường Nga, chính vì thế tôi mới nói nước Vn hiện tại là đứa con đích thực của cách mạng tháng mười, và mới nói rằng chủ nghĩa Mác-Lê nin có lẽ cũng giống như đạo Phật, bị tiêu diệt ở nơi sinh ra nó, nhưng đơm hoa kết trái ở nơi khác.
Nhưng điều mà Putin nói thực ra là sai. Nhưng bi kịch của nước Nga là như thế. Làm ra lịch sử huy hoàng, rồi lại tự chối bỏ lịch sử của mình.
Hiện nay thế giới không chơi với nhau dựa trên nền tảng tư tưởng. Cho nên quan hệ VN-Nga sẽ không bị ảnh hưởng bởi những điều này. Nhưng biết tư tưởng của người ta thì vẫn tốt hơn, như là đọc được vị cái software họ dùng, thì tốt hơn là không biết gì và đồng thời có thể chiêm nghiệm được những bài học mà họ trải quả để sử dụng, rút kinh nghiệm. Điều này tôi nói không chỉ đúng với Nga mà với cả Mỹ, TQ, Nhật, ..tất cả mọi đối tác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 12 13 14 15 16 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC