Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Phật Pháp Abc, Dành cho người mới bắt đầu

NVT2002
post Jan 10 2006, 03:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chào các bác !

Bài này em cũng trích ở cái chủ đề to đùng dính trên đầu box ra đây, để cho tiện tham khảo, khỏi phải lật đi lật lại những lúc cần tìm.

Trước hết là đoạn này

Quyzen: Bác có thể nghiên cứu Kinh sách của hệ thống Nam Tông tại đây:
http://www.budsas.org/uni/index.htm

Để có thể nghiên cứu về Phật giáo Nam Tông một cách có hệ thống thì bác nên đọc trước 4 bộ Kinh Nikaya dưới đây:
- Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung00.htm
- Trường bộ Kinh (Dìgha Nikàya)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong00.htm
- Tăng chi bộ Kinh (Anguttara Nikàya)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi00.htm
- Tương ưng bộ Kinh (Samyutta Nikàya)
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu-00.htm

Bác có thể nghiên cứu Kinh sách về Thiền tông tại đây:
http://www.thientongvietnam.info/

Và bác có thể nghiên cứu Kinh sách của Hệ phái Bác tông tại đây:
http://www.thuvienhoasen.org/index-kinhdien.htm

Để có thể nghiên cứu về Phật giáo Bắc Tông một cách có hệ thống thì bác nên đọc bộ Phật học Phổ thông của HT Thích Thiện Hoa tại đây(Nhưng em lưu ý với bác là nó chỉ có tác dụng tham khảo thôi)

Riêng về cá nhân em thì em khuyên bác, trước hết nên tìm hiểu về ý nghĩa của một số thuật ngữ Phật học căn bản như: Pháp, thể, tướng, dụng, Tâm, Vô ngã, Vô thường,... vvv..

NVT2002:
Bài này hay và cực kì cơ bản. Tất cả mọi người định tìm hiểu Phật Pháp đều nên đọc: http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=2579

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jan 10 2006, 03:25 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quyzen: Bây giờ em sẽ trình bày ý kiến của riêng em về vấn đề mà bác đặt ra, tức là trình bày một cách cơ bản và có hệ thống Giáo lý của Đạo Phật ở dang sơ lược nhất.
Khái quát về Giáo lý của Đạo Phật

Giáo lý của Đạo Phật tuy nhiều, có thể nói là mênh mông bát ngát như biển cả, hơn nữa lại có nhiều chỗ dường như mâu thuẫn với nhau - Có người ví nó như một khu rừng rậm, mà người khác bộ hành vào đó sẽ không biết đâu là lối đi, không biết nên bắt đầu từ đâu - Nhưng thực ra thì tóm tắt lại cũng không có nhiều, và cũng không đến nỗi khó hiểu lắm như người ta tưởng.
Trước hết ta cần phải biết rằng có hai loại Giáo lý là: Giáo lý xuất Thế gian, và Giáo lý thế gian.
Giáo lý thế gian là giáo lý dành cho đại chúng phổ thông, chi dạy cho họ nhưng điều thiện, điều hay lẽ phải..... và không có gì là khó hiểu cả.
Cái khó hiểu ở đây là Giáo lý xuất thế Gian. Nó mới là phần chính, và cũng là cái chiếm khối lượng lớn nhất trong kho tàng giáo lý Phật học. Và ở đây em sẽ trình bày về phần giáo lý xuất thế gian này.
Để hiểu được Phật Pháp, thì trước khi đi vào Phần nội dung của nó, ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa của nó trước đã.
(Còn nữa)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jan 10 2006, 03:24 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



A- Ý nghĩa của Phật Pháp là gì?
Nó có hai ý nghĩa:
Ý nghĩa thứ nhất:chỉ cho ta biết được cách để thoát khổ.
Ý nghĩa thứ hai: Nêu bày sự thật
Và như vậy ta thấy nó là thứ không phải để dành cho tất cả mọi người mà nó chỉ là thứ dành cho một trong ba loại người sau đây:
Loại người thứ nhất: là loại người ý thức được về sự vô nghĩa của cuộc đời, Và họ muốn đi tìm ý nghĩa của cuộc đời, nhưng họ không biết cách làm sao để tìm ra được ý nghĩa của cuộc đời. Giáo lý của Đạo Phật sẽ giúp cho họ biết được đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc đời.
Loại người thứ hai: là loại người ý thức được về nỗi khổ của cuộc đời của bản thân mình, và họ muốn tìm cách để thoát ra khỏi nỗi khổ đó, nhưng họ chưa biết thoát ra khỏi nó bằng cách nào. Giáo lý của Đạo Phật sẽ giúp cho họ biết được cách để đạt được mục đích của mình.
Loại người thứ ba: là loại người muốn đi tìm hiểu về sự thật của bản thân, sự thật của thế giới, sự thật của cuộc đời....
Ngoài ba loại người này ra, còn những loại người khác không cần tới Phật pháp để làm gì. Của quý mà không cần dùng, không có ích lợi, thì cũng thành vô nghĩa.
Bây giờ em xin trình bày về phần nội dung.
(Còn tiếp)



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



B- Nội dung của Phật pháp
Về mặt nội dung, Phật pháp có hai dòng chính:
- Dòng thứ nhất là dòng chính thống, hay dòng nguyên thuỷ. Nhiệm vụ của nó là chỉ cho ta biết được cách để thoát khổ.
- Dòng thứ hai là dòng phát triển, cũng là dòng không chính thống. Nhiệm vụ của nó là nêu bày sự thật.
1- Dòng phật pháp chính thống (Nguyên thuỷ)
Sở dĩ ta gọi nó là dòng Chính Thống vì nó được thuyết ra từ chính kim khẩu của Phật Thích Ca.
Nó chính là Tứ diệu đế. Có thể nói một cách chính xác rằng toàn bộ Giáo pháp thuộc về dòng chính thống chính là Tứ diệu đế.
Tứ diệu đế bao gồm:
- Khổ đế
- Tập dế
- Diệt đế
- Đạo đế
Toàn bộ giáo lý thuộc dòng này là do chính Phật Thích ca tuyên thuyết, với mục đích giúp cho chúng ta biết được cách đoạn tận khổ đau.
Giáo lý tuy nhiều, nhưng không ra ngoài Tứ diệu đế, chúng chỉ là sự triển khai ra từ Tứ diệu đế mà thôi.
Cụ thể như: ngoài Tứ diệu đế, trong Giáo lý Nguyên thuỷ, ta còn nghe nói tới Lý duyên khởi, Thập nhị nhân duyên, Lý vô Ngã, Lý vô thường, Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ Chánh Cần, Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo,.... Mới thoạt nghe thì ta cứ tưởng như chúng chẳng có liên quan gì đến Tứ diệu đế, nhưng thực ra thì không phải vậy.
Lý duyên khởi và Thập nhị Nhân duyên là một.
Còn thập nhị nhân duyên trình bày theo chiều thuận chính là Tập đế, còn thập nhị nhân duyên trình bày theo chiều nghịch chính là Diệt đế.
Lý vô ngã, lý Vô thường giải thích cho ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra khổ đau, và do đâu mà hết khổ đau, nghĩa là nó cũng nằm trong Tập đế và Diệt đế.
Còn Bát chánh đạo, Tứ niệm xứ, Tứ như ý túc, Tứ Chánh Cần, Ba mươi bảy phẩm trợ Đạo,.... thì thuộc về Đạo đế.
Như vậy toàn bộ Giáo pháp nguyên thuỷ được thâu tóm lại trong Tứ diệu đế, với ý nghĩa giúp cho ta biết được cách làm sao để đoạn tận khổ đau - Dĩ nhiên với người không có nhu cầu đoạn tận khổ đau thì không cần tới nó làm gì. Điều đó có nghĩa là Giáo lý chính thống có tính thực dụng rất cao, chứ nó không hướng về triết học, về giải thích thế giới. Việc giải thích thế giới nếu có, thì cũng chỉ nhằm phục vụ cho mục đích thực dụng là: chỉ ra cách diệt tận khổ đau mà thôi. và vì vậy nó chỉ phục vụ cho những người thuộc nhóm hai, chứ không phục vụ cho những người thuộc nhóm một và nhóm ba.
Những người thuộc nhóm một (loại người muốn đi tìm ý nghĩa của cuộc đời) và những người thuộc nhóm ba (loại người muốn đi tìm hiểu về sự thật của bản thân, sự thật của thế giới, sự thật của cuộc đời) mà đi nghiên cứu về giáo lý này thì họ sẽ không thấy có hứng thú, và rất là chán, đọc Kinh dễ buồn ngủ... Vì nó không đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Chỉ có những người thuộc nhóm hai (loại người muốn tìm cách để thoát ra khỏi nỗi khổ) thì họ mới có thể học Giáo lý này mà không thấy chán, không thấy buồn ngủ vì nó đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
(Còn tiếp)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(Tiếp theo)
Bây giờ em xin giải thích rõ hơn về ý nghĩa của chữ "Đế", trong Tứ diệu đế.
Đế nghĩa là "sự thật", hay "Chân Lý" - nghĩa là nó là một sự thật tuyệt đối, đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, và đúng với tất cả mọi người không chừa một ai.
Cụ thể như:
Khổ đế: Là sự thật về Khổ.
Thực ra có nhiều người hiểu sai lầm về ý nghĩa của chữ Khổ đế này, kể cả nhiều vị Hoà Thượng danh tiếng trong Đạo Phật.
Em đọc trong sách, thấy hầu hết các vị HT đáng kính đều giải thích về ý nghiã của Khổ đế theo cách như là họ đang chứng minh, đang ra sức bảo vệ chủ thuyết: "cuộc đời là bể khổ" của mình, Họ cho rằng ý nghĩa của Khổ đế là nêu bày về sự thực của cuộc đời, trả lời cho câu hỏi:
- Cuộc đời là khổ hay sướng?
Như theo em thì không phải vậy.
Nếu giải thích như họ thì không thể gọi là Khổ đế (tức là sự thực về khổ) được mà phải gọi là cuộc đời đế (tức là sự thực về cuộc đời) mới phải.
Khổ đế dứt khoát không phải là câu trả lời cho câu hỏi: "Cuộc đời là khổ hay sướng?"[COLOR]Mà nó phải là câu trả lời cho câu hỏi: [/COLOR=red]"Khổ là gì?" mới đúng!
Bất cứ người nào hiểu Khổ đế theo nghĩa là một quan niệm về cuộc đời đều là hiểu sai với tinh thần của Khổ đế.
Để hiểu đúng hơn về Khổ đế, chúng ta cần phải hiểu về ý nghĩa của nó. Đức Phật thuyết nó ra nhằm mục đích gì?
Như em đã trình bày ở trên: Giáo lý nguyên Thuỷ (tức là Tứ diệu đế), được đức Phật thuyết ra nhằm chỉ dẫn cho những người muốn thoát khỏi nỗi khổ của cuộc đời mình, biết được cách để đạt được mục đích đó của mình.
Và vì vậy Khổ đế được Ngài Thuyết ra cũng không ngoài mục đích trên, nó phải nhằm giúp cho chúng ta biết được cách để đoạn tận khổ đau. Vậy nó giúp cho ta điều đó ở chỗ nào?
Ta thấy rằng ở đây diệt khổ là mục đích, nhưng nếu ta không biết khổ là gì? thì liêu có diệt khổ được không? cũng như đánh trận, mà ta không biết kẻ thù của ta là ai? ta cần phải tiêu diệt cái gì? hoặc giả ta xác định sai mục tiêu, thì liệu ta có thể thắng trận được không? Tất nhiên là không!
ở đây cũng vậy!
Khổ đau chính là kẻ thù mà ta cần phải tiêu diệt, nếu ta không xác định được khổ đau là gì? hoặc ta xác định sai về khổ đau thì liệu ta có thể đoạn tận khổ đau được hay không? dĩ nhiên là không?
Thực ra tất cả mọi người chúng ta ai cũng muốn hết khổ cả, ta có làm gì đi chăng nữa, dù là kiếm cơm ăn qua ngày, hay muốn làm giàu, hay muốn tìm người yêu, danh tiếng,muốn mở mang kiến thức... thì trong vô thức của mỗi người cũng chỉ vì một mục đich duy nhât là để cho ta được sung sướng, không bị khổ đau mà thôi, ngoài ra không vì mục đich nào khác nữa.
Nhưng việc xác định khổ đau khác nhau, cho nên cách thức để diệt khổ đau cũng khác nhau.
Như người nghèo thiếu ăn thì cho là nghèo là khổ, và do vậy muốn hết khổ thì phải hết nghèo.
Như người thiếu thốn tình cảm thì cho rằng thiếu thốn tình cảm là khổ, muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn tình cảm.
Như người thiếu thốn danh tiếng thì cho rằng thiếu thốn danh tiếng là khổ, và muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn danh tiếng.
Như người thiếu thốn quyền lực thì cho rằng thiếu thốn quyền lực là khổ, muốn hết khổ thì phải có quyền lực.
....................vvv.............
Chính vì do xác định về khổ là như vậy, vè hết khổ là như vậy cho nên người nghèo thì lao vào kiếm tiến để mong hết nghèo, Người thiếu tình cảm thì lao đi tìm kiếm tình cảm, nghười thiếu danh tiếng thì lao đi tìm kiếm danh tiếng, người thiếu quyền lực thì lao đi tìm kiếm quyền lực..... Nhưng khi đã hết nghèo rồi, đã có đầy tình cảm rồi, đã có danh tiếng rồi, đã có quyền lực rồi, thì có chắc là họ sẽ hết khổ không? câu trả lời chắc chắn là không! Vì nhu cầu này hết sẽ tiếp tục nảy sinh nhu cầu khác, được voi đòi tiên mà, nhu cầu của con ngươì là vô hạn, vì vậy con người sẽ mãi mãi còn khổ đau trong sự theo đuổi việc thoả mãn nhu cầu đó.
Với lại:
- Có phải tất cả những người nghèo đều thấy khổ vì mình nghèo không? câu trả lời là không! có nhiều người nghèo nhưng vẫn không thấy mình khổ vì nghèo. Nghèo là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
- Có phải tất cả những người thiếu tình cảm đều thấy khổ vì mình thiếu tình cảm không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu tình cảm nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu tình cảm. Thiếu tình cảm là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
- Có phải tất cả những người thiếu danh tiếng đều thấy khổ vì mình thiếu danh tiếng không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu danh tiếng nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu danh tiếng. Thiếu danh tiếng là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
- Có phải tất cả những người thiếu quyền lực đều thấy khổ vì mình thiếu quyền lực không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu quyền lực nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu quyền lực. Thiếu quyền lực là khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
......................................................
Tóm lại chúng ta thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về khổ đau, và chúng đều không chính xác, không mang tính tuyệt đối. Chính vì hiểu sai về sự khổ cho nên chúng ta không bao giờ có thể hết khổ được. Muốn hết khỏ trước hết chúng ta phải hiểu đúng về sự khổ đã.
(Còn nữa)



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)
Và ở Đây Phật Thích ca đã giúp chúng ta, ngài đã chỉ rõ cho chúng ta biết sự thực thì Khổ là gì?
Và câu trả lời của ngài như sau:
Khổ có hai loại là khổ thân và khổ tâm
Khổ thân là những cảm giác khó chịu, bất như ý thuộc về thân thể, nghĩa là những cảm giác khó chịu, bất như ý thuộc về năm giác quan.
Khổ tâm là năm trạng thái tâm lý: sầu, bi, khổ, ưu, não khi nó xuất hiện ở nơi ta thì khi đó là ta đang bị khổ tâm.
- Sầu là u buồn, sầu muộn, buồn bã,...
- Bi là đau thương,...
- Ưu là ưu tư, lo lắng....
- Bi là đau thương,...
- Khổ là tất cả những trạng thái bất như ý còn lại nghoài bốn trạng thái tâm lý nói trên, thì gọi chung là khổ.
Đó chính là câu trả lời của Đức Phật cho vấn đề Khổ là gì?
(Còn nữa)



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)
Tập đế: là sự thật về nguyên nhân gây ra khổ.
Muốn diệt khổ thì phải diệt nguyên nhân gây ra khổ, muốn diệt nguyên nhân gây ra khổ thì phải biết nguyên nhân gây ra khổ là gì?
Tại sao đức Phật lại phải đưa ra vấn đề nguyên nhân gây ra khổ đau để làm gì?
Đó là vì chúng ta xác định nguyên nhân gây ra khổ đau không chính xác, mà đã xác định sai nguyên nhân gây ra khổ đau, thì làm sao có thể diệt tận khổ đau được.
Ví dụ như:
- Người nghèo thiếu ăn thì cho là nghèo là nguyên nhân gây ra khổ, và do vậy muốn hết khổ thì phải hết nghèo.
- Người thiếu thốn tình cảm thì cho rằng thiếu thốn tình cảm là nguyên nhân gây ra khổ, muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn tình cảm.
- Người thiếu thốn danh tiếng thì cho rằng thiếu thốn danh tiếng là nguyên nhân gây ra khổ, và muốn hết khổ thì phải hết thiếu thốn danh tiếng.
- Người thiếu thốn quyền lực thì cho rằng thiếu thốn quyền lực là nguyên nhân gây ra khổ, muốn hết khổ thì phải có quyền lực.
....................vvv.............
Chính vì do xác định về nguyên nhân gây ra khổ là như vậy, vè hết khổ là như vậy cho nên người nghèo thì lao vào kiếm tiến để mong hết nghèo, Người thiếu tình cảm thì lao đi tìm kiếm tình cảm, nghười thiếu danh tiếng thì lao đi tìm kiếm danh tiếng, người thiếu quyền lực thì lao đi tìm kiếm quyền lực..... Nhưng khi đã hết nghèo rồi, đã có đầy tình cảm rồi, đã có danh tiếng rồi, đã có quyền lực rồi, thì có chắc là họ sẽ hết khổ không? câu trả lời chắc chắn là không! Vì nhu cầu này hết sẽ tiếp tục nảy sinh nhu cầu khác, được voi đòi tiên mà, nhu cầu của con ngươì là vô hạn, vì vậy con người sẽ mãi mãi còn khổ đau trong sự theo đuổi việc thoả mãn nhu cầu đó.
Với lại:
- Có phải tất cả những người nghèo đều thấy khổ vì mình nghèo không? câu trả lời là không! có nhiều người nghèo nhưng vẫn không thấy mình khổ vì nghèo. Nghèo là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
- Có phải tất cả những người thiếu tình cảm đều thấy khổ vì mình thiếu tình cảm không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu tình cảm nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu tình cảm. Thiếu tình cảm là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
- Có phải tất cả những người thiếu danh tiếng đều thấy khổ vì mình thiếu danh tiếng không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu danh tiếng nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu danh tiếng. Thiếu danh tiếng là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
- Có phải tất cả những người thiếu quyền lực đều thấy khổ vì mình thiếu quyền lực không? câu trả lời là không! có nhiều người thiếu quyền lực nhưng vẫn không thấy mình khổ vì thiếu quyền lực. Thiếu quyền lực là nguyên nhân gây ra khổ - điều này chỉ đúng một cách tương đối với một số người nào đó thôi, chứ nó không mang tính tuyệt đối.
......................................................
Tóm lại chúng ta thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về nguyên nhân gây ra khổ đau, và chúng đều không chính xác, không mang tính tuyệt đối. Chính vì hiểu sai về nguyên nhân gây ra sự khổ cho nên chúng ta không bao giờ có thể hết khổ được. Muốn hết khổ trước hết chúng ta phải hiểu đúng về nguyên nhân gây ra sự khổ đã.
Và ở Đây Phật Thích ca đã giúp chúng ta, ngài đã chỉ rõ cho chúng ta biết sự thực thì nguyên nhân gây ra Khổ là gì?
(Còn nữa)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)
Và câu trả lời của ngài như sau:
Nguyên nhân trực tiếp gây ra khổ đau chính là tham vọng, ham muốn (Ái Dục)
Nhưng nguyên nhân sâu xa, là gốc rễ của khổ đau, là Vô Minh (Nhận thức sai với sự thật)
Vậy vô Minh là gì?
Vô minh là:
Vạn pháp (tất cả các sự vật, hiện tượng) vốn vô thường, ta lại thấy chúng là thường; Vạn pháp vốn Vô Ngã, ta lại thấy chúng là Ngã.
Cái thân máu thịt (Sắc) này vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
Tất cả những cái mà chúng ta nhận biết được (Đối tượng bị nhận biết - Sắc) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
Sự nhận lãnh (Thọ) các pháp ở nơi ta vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
Tâm, ý, sự phóng tưởng, sự tưởng tượng vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
Các hành động hành vi, suy nghĩ, tư duy,...(Hành) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
Sự nhận thức (Thức) vốn không phải là ta, là của ta, ta lại nhầm nó là ta, là của ta.
Muốn diệt khổ thì phải diệt nhận thức sai lầm (Diệt vô minh), và nhờ đó mọi tham vọng, ham muốn cũng bị diệt khổ đau sẽ vĩnh viễn chấm dứt.
(Còn nữa)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(tiếp theo)
Diệt đế:
Như ở trên đã nói, khi ta nghèo thì cho la hết nghèo sẽ hết khổ; khi ta thiếu thốn tình cảm thì cho là đầy đủ tình cảm sẽ hết khổ; Khi ta thiếu thốn danh tiếng thì cho là có danh tiếng sẽ hết khổ, khi ta thiếu thốn quyền lực thì cho là có quyền lực sẽ hết khổ.
Nhưng sự thực thì không phải vậy! Xác đinh về sự hết khổ như vậy là hoàn toàn sai lầm, dù hết nghèo vẫn không hết khổ; có tình cảm vẫn không hết khổ, có danh tiếng vẫn không hết khổ, có quyền lực vẫn không hết khổ.
Chính vì chúng ta xác định không đúng như thế nào là hết khổ, cho nên chúng ta mới không thể làm cho minh hết khổ được, và do đó Đức Phật mới thuyết về "Diệt đế"
Tức là sự thật về sự diệt khổ, để giúp cho chúng ta có một nhận thức đúng đắn hơn về sự diệt khổ.
Theo đức Phật thì: Tham vọng, ham muốn (Ái dục) diệt tức là khổ diệt. Và Tham vọng, ham muốn sẽ bị diệt khi Vô minh diệt. Như vậy Vô minh diệt tức là Khổ diệt.
Như vậy, ở đây Phật định nghiã về sự diệt khổ trên nhân, Khi nguyên nhân gây ra khổ bị diệt thì gọi là Khổ diệt, mặc dầu quả khổ (khổ thân) do nguyên nhân cũ gây ra vẫn còn. Đây là vấn đề cần phải lưu ý.
Sau khi đã xác định được tập đến và diệt đế rồi, thì Phật chỉ ra cái cuối cùng là "Đạo Đế" tức là con đường (Đạo Lộ) để đi đến khổ diệt.
(Còn nữa)

NVT2002: Sau đoạn này thấy bác Quyzen theo thói quen nói là "Còn nữa" nhưng cuối cùng thì chẳng thấy cái "nữa" nó chạy đi đâu


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2006, 03:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thêm một bài nữa cũng rất hay, của bác Quyzen bên TTVN. Bài này viết rất sáng sủa rõ ràng, chứ không như một số tài liệu trên mạng chỉ làm độc giả cảm thấy bối rối thêm

NGŨ UẨN LÀ GÌ?

Ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

1. Sắc là gì?

Trả lời:

- Sắc là tất cả những đối tượng bị nhận biết trực tiếp của ta. Nó bao gồm tất cả các hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, cảm xúc vvv.

2. Thọ là gì?

Trả lời:

- Khi sắc nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận sắc đó, gọi là có thọ sắc đó; Khi tưởng nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận tưởng đó, gọi là có thọ tưởng đó; Khi hành nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận hành đó, gọi là có thọ hành đó; Khi thức nào đó có hiện hữu ở nơi ta thì ta thọ nhận thức đó, gọi là có thọ thức đó.

3. Tưởng là gì?

Trả lời:

- Tưởng là một hành đặc biệt, Nó là hành động làm phóng hiện ra một hay nhiều sắc nào đó. Tất cả các cảnh vật (sắc) mà chúng ta nhìn thấy đây đều là do chúng ta tưởng ra. Tưởng có nhiều lớp, lớp sau chồng lên lớp trước tạo thành một khối mà chỉ có trong Thiền định sâu ta mới có thể bóc tách ra được.

Ví dụ:

- Nhìn lên một đám mây trên bầu trời, ban đầu thì ta không thấy gì cả (chỉ thấy đám mây), nhưng một lúc sau, thì ta thấy xuất hiện các hình ảnh trên đó. Các hình ảnh này là do ta tưởng ra.

4. Hành là gì?

Trả lời:

- Hành là những hành động, hoạt động của thân, khẩu, ý. Có ba hành chính là: Thân hành, khẩu hành và ý hành.

+ Thân hành là các hoạt động của thân như đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng , hít thở,vvv

+ Khẩu hành là truy tầm (tầm) và tư duy, suy nghĩ (tứ hay tư)

+ ý hành là Thọ và Tưởng.

5. Thức là gì?

Trả lời:

- Thức là sự nhận biết, nhận biết gì? nhận biết Sắc, nhận biết Thọ, nhận biết Tưởng, nhận biết Hành, nhận biết Thức. Nói theo thông thường thì cả cảm giác và tri giác của ta đều là Thức.

ứng với nhiều lớp tưởng thì ta cũng có nhiều tầng lớp nhận thức khác nhau, và ta có thể phân loại chúng như sau:

+ Nhận thức không khởi ý, nhận thức có khởi ý nhưng không khởi niệm, Nhận thức có khởi niệm nhưng không khởi tư duy, nhận thức có khởi tư duy,...

+ Nhận thức có đối tượng và nhận thức không có đối tượng.

+ Nhận thức trực tiếp và nhận thức gián tiếp (nhờ tư duy)

+ Nhận thức thuần tuý không khởi tâm phân biệt, và nhận thức có khởi tâm phân biệt (phải - quấy, tốt - xấu, đúng - sai,vvv)


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC