Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 2 3 4 5 6 > »  

· [ ] ·

 Phản đối đặt Tên đường Alexandre De Rhodes?

NVT2002
post Jan 14 2020, 11:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có một số người ca ngợi chữ Hán quá mức, nên em phải viết bài này để làm rõ vấn đề.
Trên thế giới có 2 loại chữ viết: tượng thanh và tượng hình. Loại tượng thanh tức là dùng ký hiệu để ghi lại âm thanh phát ra khi nói. Các ngôn ngữ lớn và phổ biến nhất thế giới hiện nay đều dùng loại này: Anh-Pháp-Tây Ban Nha-Nga-Ấn Độ-Ả Rập... Chữ tượng thanh có ưu điểm là học nhanh, ghép vần dễ dàng, nhưng cũng có nhược điểm là không giải quyết được vấn đề đồng âm khác nghĩa. Tuy nhiên, nhược điểm này không lớn, nên nhiều nước từ trước dùng hệ tượng hình, nay lại đổi ra tượng thanh như Nhật, Hàn, hoặc đổi sang hệ La Tinh như Malaysia, Indonesia...

Chữ tượng hình có lẽ bây giờ chỉ còn một dân tộc lớn trên thế giới sử dụng là Trung Quốc. Loại này khắc phục nhược điểm của loại trên, vì nhìn vào chữ sẽ biết ngay chữ ấy diễn đạt điều gì, nhưng nhược điểm của nó là không ghi lại âm thanh, khó học hơn tượng thanh. Nhưng bên TQ vẫn dùng, là bởi vì họ có quá nhiều dân tộc, phát âm khác nhau rất xa. Nếu dùng chữ tượng thanh, thì các dân tộc trong nước không thể trao đổi văn bản với nhau được!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 14 2020, 05:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện nay VN đă sử dụng bảng ký tự la tinh, tất nhiên tôi không ủng hộ việc quay lại học chữ tượng hình. Nhưng cũng nên tìm hiểu những khiếm khuyết của nó, và cũng nên đánh giá công bằng hơn với chữ tượng hình. Một trong những điểm khiếm khuyết của chữ quốc ngữ dính tới vấn đề những từ hán việt. Và bởi vì từ hán việt được sử dụng để dịch các từ vựng mới ra tiếng việt, dẫn tới việc không hiểu rõ nghĩa từ hán việt dẫn tới việc học khó khăn hơn.
Tôi lấy một ví dụ cá nhân ở đây, là cảm nhận của tôi khi học toán. Tôi học toán bằng tiếng việt thời phổ thông, nhưng khi học toán ở đại học thì bằng tiếng nước ngoài. Và khi học toán bằng tiếng nước ngoài, ví dụ tiếng Pháp, thì cảm thấy mình hiểu nó dễ hơn, nó bớt trìu tượng đi .. tại sao tôi lại có cảm giác ấy. Lấy một ví dụ đơn giản. Khi học đại số trong toán học, ta có những khái niệm như hàm số, tiệm cận, tuyến tính.. lúc bé tôi học bằng tiếng việt thì không hiểu những từ này , khái niệm này nói cái gì. Vì thế thấy nó rất trìu tượng và phải « học gạo », tức là nhớ định nghĩa của nó, coi những khái niệm này như danh từ riêng, tức là một thứ tên gọi. Nhưng khi tôi học bằng tiếng Pháp, thì lại thấy nó rất đơn giản, bởi ngay cái tên của nó đã hàm chứa định nghĩa, ví dụ tuyến tính tiếng pháp là lineaire, chỉ cần đọc cái từ thôi người ta đã hiểu nó liên quan tới đường thẳng (line), là phép toán học liên quan tới đường thẳng, và như vậy cảm nhận để hiểu nó gần gũi hơn nhiều. Trong thực tế, từ tiếng việt tuyến tính cũng nói chính xác điều này, thậm chí còn chuẩn hơn. Vì tuyến có nghĩa là đường thẳng, tính là tính chất. Nhưng do tôi không hiểu chữ hán việt lúc bé, nên thành học gạo.
Hiện nay, và chắc về sau cũng vậy trong tiếng việt, từ hán việt là bộ phận không thể thiếu được khi dịch các từ mới trên thế giới ra tiếng việt. Nhất là các từ vựng trong kỹ thuật, kinh tế, tài chính, y học, sinh vật học, tâm lý học.. có nghĩa là kiến thức liên quan trực tiếp tới đời sống hiện tại, bình thường. Không biết nó, dẫn tới việc mù chữ về ý nghĩa. Có nghĩa là người ta có thể đọc, phát âm, nhưng không hiểu nó là gì, ý nghĩa là gì dẫn tới việc, nếu người đọc đọc nó bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.. có khi lại thấy dễ hiểu hơn.
Như vậy, để bổ xung sự khiếm khuyết này của chữ quốc ngữ, ta nên tìm hiểu từ hán việt. Cách tìm hiểu tốt nhất là biết chữ Nho, để hiểu các nghĩa của nó khi phiên âm. Thời trước các cụ học chữ Nho bằng quyển « tam thiên tự » (3 ngàn chữ, thiên ở đây là 1 nghìn chứ không phải là trời), quyển này cụ Đoàn Trung Cổn có dịch ra thành Nho – Việt – Pháp. Như vậy biết được 3 nghìn từ thì có thể sử dụng thoải mái.
Tôi cũng có quyển này, nhưng không đủ quyết tâm để học chữ Nho, nên đành sử dụng nó để học từ Hán việt qua ..tiếng Pháp. (Vì từ tiếng Pháp, mỗi từ rất rõ ràng không như tiếng Anh có nhiều từ chỉ có cái đuôi nó thay đổi mà ngữ nghĩa thay đổi hẳn : ví dụ, « set down » khác với « set off » dễ khiến người học tiếng anh như ngoại ngữ « đoán mò », hiểu lờ mờ nhiều khi hiểu sai). Những người nào tìm hiểu phật giáo, hay văn học cổ VN cũng sẽ có vốn từ hán việt dồi dào hơn. Ngoài quyển « tam thiên tự » này, tôi còn có quyển từ điển Hán-Nôm, và quyển này, giúp tôi có được vốn từ nôm nhiều hơn.
Khi phải bù trừ chữ quốc ngữ như vậy, tôi mới thán phục người Nhật. Vì họ đã kết hợp chữ viết cả tượng hình và phiên âm.
Theo như tôi hiểu, thì NVT cũng là người thích tìm hiểu phật giáo, đặc biệt là Thiền. Vậy mà không thích chữ Nho thì cũng hơi lạ, vì chữ tượng hình có một lô gíc nhận thức dẫn thẳng tới Thiền. Đó là lô gíc trực giác. Tại sao lại có điều đó, bởi vì chữ Nho cấu trúc theo bộ, mỗi bộ có nghĩa của nó, mỗi một chữ nó giống như một bức tranh trìu tượng. Và khi đọc một chữ, hiểu nghĩa nó trực tiếp mà không qua âm. Đây chính là lô gíc trực giác « trực chỉ chân tâm » như nhà thiền nói. Bản thân tôi, khi học chữ Nho (dù không thành công như tôi nói ở trên, mặc dù cũng biết được khoảng chục chữ liên quan tới các khái niệm phật giáo là chính), với tôi mỗi khi học một chữ cũng như một loại thiền « quán tưởng ». Và điều này người ta càng dễ cảm nhận, nếu các bác thử tập thư hoạ. Cái này thì ai cũng có thể làm được, chứ đừng nghĩ là phải biết chữ Nho, như các ông đồ mới được làm. Tất nhiên là ông đồ, thì họ có kỹ thuật viết hơn. Nhưng không biết kỹ thuật này, người ta cũng có thể viết, tập viết, thậm chí viết như thế nó còn « hồn nhiên » hơn, gần với Thiền hơn vì vô chấp (tức là không bị định hình bởi một kỹ thuật, hoàn toàn theo bản năng thiên phú). Chữ tôi tập viết là VÔ và TÂM (bằng ký tự chữ Nho, tất nhiên rồi), các bác cũng có thể viết chữ PHẬT, hay chữ NHÂN (nghĩa là nhân nghĩa). Còn tôi tập viết chữ VÔ và chữ TÂM bởi vì nó bao trùm toàn bộ thiền từ thiền của thầy Thần Tú, hay Bồ đề Đạt Ma qua chứ TÂM, tới thiền của lục tổ Huệ Năng qua chữ VÔ. Bản thân VÔ TÂM cũng có nghĩa rất thiền.
Các làm rất đơn giản. Đầu tiên là các bác tìm chữ ấy xem nó viết thế nào (bây giờ trên internet, tìm xem một ký tự chữ Nho không phaỉ là khó, thậm chí có thể xem cả cách viết thế nào). Sau đó hãy « quán tưởng » nó (quán nghĩa là nhìn, tưởng là trong tưởng tượng), tức là tự « nhìn » thấy nó qua tưởng tượng, giống như nhớ lại hình ảnh người quen qua trí nhớ, từ đó mà hình dung ra cách viết. Tất nhiên viết chữ Nho, nếu được học thì nó sẽ có quy luật viết bắt đầu từ đâu, nhưng ở đây ta có thể « bất chấp ». một khi đã tưởng tượng được viết thế nào rồi, thì có thể viết, và nếu các bác hít thở, vận khí khi viết, thì lại có thêm nhận thức « đạo Lão » nữa.
Nếu không có bút lông , giấy bản, thì có thể viết bằng thanh tre đập dập đầu, chổi sơn, trên cát huặc trên giấy. Thậm chí, dùng tay, chấm vào nước vẽ trên bàn.
Bằng cách thức như thế, các bác có thể cảm nhận được lô gíc trực giác của chữ tượng hình. Điều mà viết chữ quốc ngữ, ta không biết được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 14 2020, 06:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, tôi có nói các bác thử nghiệm viết thư hoạ chữ Nho, để tìm hiểu chữ tượng hình và lô gíc của nó qua thực nghiệm. Tất nhiên, tôi không có ý định bảo các bác chiếm thị trường « cho chữ, xin chữ » được khôi phục lại hiện nay ở văn miếu Quốc tử Giám mỗi dịp xuân về. Bởi thực sự mà nói, viết đẹp, có thần, .. không phải là dễ. Nhưng dù sau những cách thức trên, là cách thức cá nhân, mà mỗi một người đều có thể làm để bổ khuyết điều « không nói được » của chữ quốc ngữ.
Nhưng để bổ xung khiếm khuyết này trên bình diện xã hội, cộng đồng, thì nên có những cách làm khác nữa. Tôi chỉ ở đây một số cách.

1- Ở những công trình kiến trúc cổ, đền chùa, nên có một bảng thông tin dịch những câu đối hoành phi của nó ra tiếng việt, để du khách vãng lai có thể hiểu được ý nghĩa của nó. Khi dịch nên có hai phần. Phần phiên âm chữ Nho, và phần dịch nghĩa đầy đủ ra tiếng việt. Có nơi đã làm được điều này rồi. Ví dụ như ở di tích gò Đống Đa ở Hà nội, Ở phủ Giầy, nơi thờ mẫu Liễu, tôi cũng thấy có câu đối ở ngoài sân được chú thích tiếng việt quốc ngữ. Nhưng nó không có hệ thống.

2- Những sách dịch từ chữ Nho ra tiếng Việt ngày nay, nên có 3 phần. Phần chữ Nho, phần phiên âm hán việt, và phần dịch. Điều này cũng nên làm với các kinh sách Phật giáo, Nho giáo. Hiện nay đã có người làm như thế này rồi, ví dụ như sách dịch kinh (một số kinh) của học giả Nguyễn Minh Tiến. Tôi có một số sách của ông dịch về phật giáo, ví dụ quyển kinh Pháp Bảo đàn, của lục tổ Huệ năng. Quyển kinh này tôi có tới 3 bản. Đầu tiên là bản tiếng Pháp, rồi sau đó là bản tiếng việt thuần tuý có giải thích của Thầy Thích Thanh Từ, nhưng với tôi vẫn không đủ, vì thể lại mua thêm bản thứ 3 của học giả Nguyễn Minh Tiến dịch thì mới thấy vừa ý. Dịch kiểu này tất nhiên rất khó với các bộ kinh to, nhưng nó có lẽ là cách hợp lý nhất. Nói một chuyện riêng ở đây. Là tín đồ phật giáo tự do, tôi rất quan tâm tới kinh sách. Một trong nhưng kinh đó là kinh Pháp Hoa, và tôi muốn « ngâm cứu » nó như một tín đồ tông phái Thiên Thai, từ đó có việc phát nguyện chép kinh Pháp Hoa. Trong trường hợp của tôi, thì tôi muốn dịch lại nó, vì dịch cũng là chép, mà nó lại thú vị hơn. Tất nhiên tôi không có khả năng dịch(chép) trực tiếp từ chữ Nho, mà tìm cách chỉnh sửa lại bản kinh Pháp Hoa do thầy Thích Trí Tịnh dịch, vì thầy dùng nhiều tiếng địa phương (ví dụ giới hạn được dịch là ngằn mé, tâm được dịch là lòng) không kể một bản kinh dịch nó phải đảm bảo được yếu tố ngữ nghĩa, nhưng nó cũng là vấn đề âm thanh, vần điệu, ..Trên mạng hiện nay có những bản dịch kinh này tốt hơn, ví dụ bản của Nguyên Thuần. Nhưng bản của thầy Thích trí Tịnh có ưu điểm là thày bị « mắc kẹt » vào ngữ pháp, cách viết bản kinh chữ Nho, mà điều này đối với tôi, dịch âm thanh rất cần. Như vậy cách dịch (chép) của tôi là hiệu đính hai bản này lại với nhau theo ý tôi muốn. Nếu tôi có được một quyển kinh này phiên âm chữ Nho, thì sẽ rất là thú vị. Nhưng đáng tiếc là quyển kinh này quá to, nên không ai làm việc này cả.

3- Hiện nay ở VN, do nhu cầu tâm linh của xã hội, có một thị trường rất lớn các hoành phi, câu đối, trướng, ..Để đảm bảo nhu cầu tâm linh, thì thường chúng được viết bằng chữ Nho. Nhưng cũng có những loại sản phẩm mà người ta viết cả hai. Bên cạnh chữ Nho là chữ phiên âm Hán Việt. Bản thân nhà tôi, cột câu đối ở mộ tổ cũng làm như vậy. Cách làm này hay hơn cách chỉ viết chữ Nho, cũng hay hơn cả cách chỉ viết chữ quốc ngữ như ở cổng chùa Quán Sứ.

Nhưng giải pháp tôi nói ở trên, dưới bình diện cá nhân hay cộng đồng, đều có tác dụng kết nối chúng ta với truyền thống của tổ tiên hơn. Còn tất nhiên, cuộc sống thay đổi, phát triển, bát nước đã hất xuống đất, vét lên thì chỉ có bùn, nên chẳng còn cách nào khác là gạn đục, khơi trong mà thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 14 2020, 11:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi dừng câu chuyện về chữ cái VN ở đây. Nhưng để mở rộng tầm nhìn, tôi sẽ viết thêm một chút về « cuộc đấu tranh giữa ký hiệu tượng hình và âm thanh trên thế giới » hiện nay. Vì cả hai loại ký hiệu này vẫn được dùng rộng rãi trên thế giới.
Nhưng trước khi viết về chuyện này, tôi sẽ viết một chút về đoạn văn của một ông Khôi Nguyễn nào đó mà NVT đã trích vào đây. Nó không liên quan tới chữ quốc ngữ, nhưng liên quan tới cuộc xâm lược của Pháp ở VN vào nửa cuối thế kỷ XIX. Đây có thể là một dẫn chứng về sự nguỵ biện về lịch sử VN, và việc phải dùng các ấn phẩm tài liệu của phương Tây, thời thuộc Pháp, thời VN cộng hoà một cách có phê phán, chứ nó không phải là sự thật. Tôi đã nói về sự nguỵ biện cho Alexandre de Rhode ở trên, ví dụ như sự nguỵ biện về chữ binh lính (tiếng Pháp soldat) mà ông này chắc nhai lại từ tác giả Hoa Bằng của hội Khai trí tiến đức thời thuộc địa.
Tiếp theo đó ông này lại tiếp tục nguỵ biện về cuộc chiến tranh giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh vào thời điểm cuối của cuộc xâm lược chiếm đóng Bắc Kỳ của thực dân Pháp, dẫn tới hiệp ước Thiên Tân giữa Pháp và Nhà Thanh. Theo ông này, thì thực dân Pháp phải được ghi công là chống xâm lược (vì đánh nhau với nhà Thanh), rồi từ đó nguỵ biện ra cái trò VN phải chọn lựa giữa nhà Thanh thối nát và thực dân Pháp tiên tiến. Mà ta có thể « thời sự hoá » để nói rằng hiện tại VN phải chọn Mỹ chống TQ. Trong một đoạn văn ngắn như vậy mà ông ta đã kịp đưa vào rất nhiều sự kiện sai lầm, đánh tráo lẫn lộn giữa sự thật lịch sử và việc ông ta bịa đặt. Tôi sẽ viết ở dưới đây.
Sự bịa đặt đầu tiên. Đó là nói rằng từ khi Pháp chiếm Nam Kỳ, thì nhà Thanh đã có ý định chiếm Bắc kỳ. Điều này hoàn sai. Pháp chiếm Nam Kỳ vào năm 1872, nhưng trước đó 30 năm thì nhà Thanh đã suy yếu rồi. Vì vào năm 1840, chiến tranh thuốc phiện đã bùng nổ giữa nhà Thanh và liên quân phương Tây (trong đó có Pháp), dẫn đến việc nhà Thanh phải cho pháp phương Tây buôn thuộc phiện vào đất mình, đặt thương điếm, trả tiền bồi thường.. Sự suy sụp này của nhà Thanh đã dẫn tới khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, và nhà Thanh đã phải nhờ vào phương Tây trợ giúp để đánh dẹp, kết quả lại càng phụ thuộc phương Tây hơn. Trong điều kiện hoàn cảnh đó, làm sao có chuyện nhà Thanh định chiếm đóng Bắc Kỳ. Ông Khôi Nguyễn nói trên bịa ra điều này để từ đó có thể gắn nó với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, là lực lượng đã chém được đầu hai chỉ huy người Pháp trong hai lần xâm lược Bắc kỳ của thực dân Pháp.
Và đây là điều bịa đặt thứ hai. Quân cờ đen không phải là quân triều đình Mãn Thanh, mà là quân khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc lưu vong sang VN. Giống như quân Nhà Minh Dương Ngạn Địch, Mạc Thiên Tứ sang VN khi nhà Thanh đánh đổ nhà Minh, hay như khi quân Tưởng sang VN và bị Việt Minh cùng thực dân Pháp giải giáp năm 1949, khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
Nhà Nguyễn là một triều đại có truyền thống sử dụng các lực lương lưu vong. Điển hình là việc chúa Nguyễn thu dụng Dương Ngạn Địch, Mạc Thiên Tứ ở đất Hà tiên, vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lưu dụng các tướng sĩ quý tộc Pháp, được cha cố Bá đa lộc tuyển giúp, sau khi cách mạng tư sản Pháp thành công vào năm 1789, để đánh nhà Tây sơn.
Như vậy khi quân cờ đen chiến đấu ở Bắc Kỳ, thực ra là một cuộc chiến uỷ nhiệm của nhà Nguyễn chống Pháp. Tương tự như vậy các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Thiên Hộ Dương cũng là một dạng cuộc chiến uỷ nhiệm của nhà Nguyễn. Vì thế chiến thắng của quân cờ đen, không phải là xung đột Pháp- Thanh, không phải là Pháp chống Thanh xâm lược như ông này tưởng tượng quy chụp, và chiến thắng của quân cờ đen là của nhà Nguyễn.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 15 2020, 05:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong suốt thời gian thực dân Pháp xâm lược VN tính khởi điểm vào năm 1858, nhà Thanh không giúp đỡ gì nhà Nguyễn, cũng như can thiệp vào VN. Năm 1858 liên quân Pháp-Tây ban Nha đổ bộ đánh vào Đà nẵng, và từ đó định đánh ra Huế, thực hành kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng do chiến thuật xây dựng luỹ bao vây tránh tiếp cận do tướng Nguyễn Tri Phương sáng tạo ra và chỉ huy,nên thực dân Pháp không thực hiện được, chuyển cách đánh vào Sài gòn. Ở đây tướng Nguyễn Tri Phương lại áp dụng chiến thuật như vậy, nhưng lần này lại không thành công, đại đồn Biên Hoà thất thủ, khiến nhà Nguyễn phải cắt đất Nam kỳ cho Pháp. Đầu tiên là 3 tỉnh miền đông, rồi tiếp là 3 tỉnh miền tây, dẫn đến toàn bộ Nam kỳ, vốn là đất bản triều phát nguyên của nhà Nguyễn bị mất. Còn tướng Nguyễn Tri Phương sau này chết trong khi bảo vệ thành Hà nội trong lần đầu xâm lược Bắc Kỳ của Pháp. Ông bị thương, Pháp bắt được, nhưng ông đã từ chối chữa chạy và hi sinh. Trong trận bảo vệ thành Hà Nội, con trai của ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh theo ông.
Tại sao tướng Nguyễn tri Phương thành công ở Đà nẵng mà lại không thành công ở Sài gòn ? cái chiến thuật ấy là thế nào ?
Khi Pháp đánh VN thì lực lượng quân lính rất ít, và tất cả không phải là người Pháp mà là lính Pháp mộ ở thuộc địa Tây ban Nha là Philipine ngày nay. Ta gọi là lính Ma ní (tức là lấy tên thủ đô Manila đọc chệch ra), hay ở thuộc địa Anh là Malaysia ngày nay, ta gọi là lính Mã tà (đọc chệch từ Mã lai mà ra), chỉ có cấp chỉ huy là người Pháp hoặc Tây ban Nha. Mặc dù số lượng lính ít, nhưng trang bị kỹ thuật của họ tốt hơn hẳn quân đội nhà Nguyễn. Lính của họ đều được trang bị súng trường, dù là bắn phát một, nhưng tầm bắn xa, đạn đồng, nên không có tình trạng bắn xịt như súng hoả mai của quân đội nhà Nguyễn. Không kể quân đội nhà Nguyên trang bị chủ yếu là giáo mác, súng hoả mai chỉ có một bộ phận nhỏ, tầm súng lại hạn chế. Hơn thế nữa, Pháp lại có cả pháo binh, bắn từ tầu ra hoặc có pháo binh của bộ binh, có bánh xe được kéo bằng ngựa hay là người. Pháo binh của Pháp cũng hơn hẳn thần công của nhà Nguyễn, do được đúc tốt hơn, và trong nòng pháo có rãnh xoắn, khiến tầm bắn xa hơn, chính xác hơn.
Trước tình trạng chênh lệch hoả lực như vậy, chiến thuật của tướng Nguyễn Tri Phương là đắp thành bao vây, thành đắp bằng cọc tre, trát bùn. Lính nhà Nguyễn đứng sau thành thì sẽ tranh được thương vong. Ngược lại quân Pháp không thể xông lên đánh giáp la cà, vì trong trường hợp này, do số quân ít, súng bắn phát một, xung trận chủ yếu bằng giáo mác, thì quân nhà Nguyễn lại có lợi thế. Kết quả, lúc đánh Đà nẵng vào năm 1858, liên quân Pháp-Tây ban Nha dù đổ bộ lên được bãi biển, nhưng không tiến sâu được. Sau một thời gian dài, khi không còn lương thực (do chỉ có lương thực mang theo trên tầu), Pháp bắt buộc phải rút.
Câu chuyện khác hẳn khi Pháp đánh vào Sài gòn. Lúc này, quân đội nhà Nguyễn, vẫn dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương lại áp dụng chiến thuật này. Nhưng do địa hình địa vật bằng phẳng, sông rạch nhiều, mà quân Pháp lại di chuyển chủ yếu bằng tầu, chiến luỹ kéo dài, khiến chiến thuật nhà Nguyễn không hiệu quả, không bao vây được quân Pháp. Pháp cũng rút kinh nghiệm, và cũng lập lũy, mà tài liệu Pháp gọi là « chiến lũy nhà chùa » (ligne des pagodes), bởi Pháp đã chiếm các chùa ở trong vùng Sài gòn – gia định làm nơi đóng quân, từ đó tạo một hệ thống đồn bốt cai quản vùng đất chiếm được. Chính sách này tương tự như trong kháng chiến chống Pháp sau này, ở ngoài Bắc, vào khoảng năm 1951-1952, do tướng De Lattre De tassigny lập ra, mà điển hình là khu công giáo Bùi Chu – Phát Diệm, lấy nhà thờ làm đồn bốt, lấy giáo dân làm lính.
Đất Nam bộ, do thưa dân hơn, nên việc hậu cần của quân đội nhà Nguyễn cũng khó khăn hơn. Không kể ở đây Pháp được sự ủng hộ của một phần giáo dân. Tầng lớp tay sai đầu tiên của thực dân Pháp ở VN là từ đây mà ra.
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 15 2020, 05:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong suốt thời gian thực dân Pháp xâm lược VN tính khởi điểm vào năm 1858, nhà Thanh không giúp đỡ gì nhà Nguyễn, cũng như can thiệp vào VN. Năm 1858 liên quân Pháp-Tây ban Nha đổ bộ đánh vào Đà nẵng, và từ đó định đánh ra Huế, thực hành kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng do chiến thuật xây dựng luỹ bao vây tránh tiếp cận do tướng Nguyễn Tri Phương sáng tạo ra và chỉ huy,nên thực dân Pháp không thực hiện được, chuyển cách đánh vào Sài gòn. Ở đây tướng Nguyễn Tri Phương lại áp dụng chiến thuật như vậy, nhưng lần này lại không thành công, đại đồn Biên Hoà thất thủ, khiến nhà Nguyễn phải cắt đất Nam kỳ cho Pháp. Đầu tiên là 3 tỉnh miền đông, rồi tiếp là 3 tỉnh miền tây, dẫn đến toàn bộ Nam kỳ, vốn là đất bản triều phát nguyên của nhà Nguyễn bị mất. Còn tướng Nguyễn Tri Phương sau này chết trong khi bảo vệ thành Hà nội trong lần đầu xâm lược Bắc Kỳ của Pháp. Ông bị thương, Pháp bắt được, nhưng ông đã từ chối chữa chạy và hi sinh. Trong trận bảo vệ thành Hà Nội, con trai của ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh theo ông.
Tại sao tướng Nguyễn tri Phương thành công ở Đà nẵng mà lại không thành công ở Sài gòn ? cái chiến thuật ấy là thế nào ?
Khi Pháp đánh VN thì lực lượng quân lính rất ít, và tất cả không phải là người Pháp mà là lính Pháp mộ ở thuộc địa Tây ban Nha là Philipine ngày nay. Ta gọi là lính Ma ní (tức là lấy tên thủ đô Manila đọc chệch ra), hay ở thuộc địa Anh là Malaysia ngày nay, ta gọi là lính Mã tà (đọc chệch từ Mã lai mà ra), chỉ có cấp chỉ huy là người Pháp hoặc Tây ban Nha. Mặc dù số lượng lính ít, nhưng trang bị kỹ thuật của họ tốt hơn hẳn quân đội nhà Nguyễn. Lính của họ đều được trang bị súng trường, dù là bắn phát một, nhưng tầm bắn xa, đạn đồng, nên không có tình trạng bắn xịt như súng hoả mai của quân đội nhà Nguyễn. Không kể quân đội nhà Nguyên trang bị chủ yếu là giáo mác, súng hoả mai chỉ có một bộ phận nhỏ, tầm súng lại hạn chế. Hơn thế nữa, Pháp lại có cả pháo binh, bắn từ tầu ra hoặc có pháo binh của bộ binh, có bánh xe được kéo bằng ngựa hay là người. Pháo binh của Pháp cũng hơn hẳn thần công của nhà Nguyễn, do được đúc tốt hơn, và trong nòng pháo có rãnh xoắn, khiến tầm bắn xa hơn, chính xác hơn.
Trước tình trạng chênh lệch hoả lực như vậy, chiến thuật của tướng Nguyễn Tri Phương là đắp thành bao vây, thành đắp bằng cọc tre, trát bùn. Lính nhà Nguyễn đứng sau thành thì sẽ tranh được thương vong. Ngược lại quân Pháp không thể xông lên đánh giáp la cà, vì trong trường hợp này, do số quân ít, súng bắn phát một, xung trận chủ yếu bằng giáo mác, thì quân nhà Nguyễn lại có lợi thế. Kết quả, lúc đánh Đà nẵng vào năm 1858, liên quân Pháp-Tây ban Nha dù đổ bộ lên được bãi biển, nhưng không tiến sâu được. Sau một thời gian dài, khi không còn lương thực (do chỉ có lương thực mang theo trên tầu), Pháp bắt buộc phải rút.
Câu chuyện khác hẳn khi Pháp đánh vào Sài gòn. Lúc này, quân đội nhà Nguyễn, vẫn dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Tri Phương lại áp dụng chiến thuật này. Nhưng do địa hình địa vật bằng phẳng, sông rạch nhiều, mà quân Pháp lại di chuyển chủ yếu bằng tầu, chiến luỹ kéo dài, khiến chiến thuật nhà Nguyễn không hiệu quả, không bao vây được quân Pháp. Pháp cũng rút kinh nghiệm, và cũng lập lũy, mà tài liệu Pháp gọi là « chiến lũy nhà chùa » (ligne des pagodes), bởi Pháp đã chiếm các chùa ở trong vùng Sài gòn – gia định làm nơi đóng quân, từ đó tạo một hệ thống đồn bốt cai quản vùng đất chiếm được. Chính sách này tương tự như trong kháng chiến chống Pháp sau này, ở ngoài Bắc, vào khoảng năm 1951-1952, do tướng De Lattre De tassigny lập ra, mà điển hình là khu công giáo Bùi Chu – Phát Diệm, lấy nhà thờ làm đồn bốt, lấy giáo dân làm lính.
Đất Nam bộ, do thưa dân hơn, nên việc hậu cần của quân đội nhà Nguyễn cũng khó khăn hơn. Không kể ở đây Pháp được sự ủng hộ của một phần giáo dân. Tầng lớp tay sai đầu tiên của thực dân Pháp ở VN là từ đây mà ra.
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 16 2020, 10:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi tiếp tục phân tích những ngộ nhận « ngộ nghĩnh » của ông Khôi Nguyễn nào đó, vì ông ấy sử dụng các tác phẩm của Trần Trọng Kim (Việt Nam sử lược ), rồi tác phẩm của tác giả Nhật bản Tsuboi (nước Đại Nam đối diện với Trong Hoa và Pháp), nên tôi phải nói một vài điều có tính chất lý thuyết, có tính chất phương pháp luận (methodologia) để ta có thể nhìn thấy những sự sai lầm « ngộ nghĩnh » này dễ dàng hơn.

Viết về lịch sử VN, từ thời xưa ông cha ta đã có hai cách thức để đánh giá các sự kiện lịch sử, theo cái nhìn của dân tộc, mà tôi hay nói trong các bài viết của tôi là « có chiều », « lịch sử không bao giờ khách quan kiểu toán học », đó là lịch sử VN luôn được viết theo lăng kinh « xây dựng và bảo vệ tổ quốc » (tôi để trong ngoặc kép vì sử dụng từ vựng hiện đại bây giờ, chứ thực ra điều này là truyền thống, có từ xa xưa, không phải là đặc trưng của chính sử bây giờ mới có). Theo đó, những sự việc, con người nào có tác dụng xây dựng đất nước « đàng hoàng hơn, to đẹp hơn » thì được biểu dương, những sự việc con người đóng góp vào việc bảo vệ tổ quốc thì được tôn thờ, kỷ niệm. Phải hay trái trong lịch sử Vn cũng từ đấy mà ra. Trong trường hợp sự kiên, con người chỉ có tác động trong xã hội VN, không bị chi phối của việc bảo vệ tổ quốc, chống xâm lược, thì sự kiện con người được đánh giá theo hành vi « vương đạo hay bá đạo ». Vương đạo là những sự việc hay con người làm theo nhân nghĩa,chính nghĩa, bá đạo là những sự việc con người chỉ ỷ vào sức mạnh, bất chấp luân thường đạo lý, không có nhân nghĩa.

Dân tộc VN là một dân tộc có nhận thức dân tộc qua lịch sử. Trên thế giới không phải dân tộc nào cũng thế. Ví dụ với người Ấn độ và văn minh Ấn độ, thì tôn giáo quan trọng hơn, cảm nhận dân tộc qua tôn giáo. Hiện nay, để tìm hiểu lịch sử cổ đại, trung đại Ấn độ rất khó, phần lớn thông qua các văn bia ở các chùa chiền và khảo cổ, chứ không có lịch sử đơn thuần. Ngay cạnh VN, nước Cam pu chia cũng vấp phải tình cảnh tương tự, vì ảnh hưởng văn hoá Ấn độ. Nhận thức lịch sử ở VN là ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, thông qua Nho giáo. Nhưng ở VN, nhận thức lịch sử còn có trước cả Trung quốc, điều này có thể khiến mọi người ngạc nhiên nhưng lý do của nó thì khá đơn giản. Ở lục địa Trung quốc, người Trung quốc cảm nhận đất nước mình như một thế giới (từ tQ là thiên hạ), vì thế họ có tự tôn văn minh. Tự tôn văn minh này thay thế vào nhận thức dân tộc cho tới tận thế kỷ XIX. Lúc này bị phương Tây xâm lược, thì người TQ mới hiểu là mình chỉ là một văn minh của thế giới, và cảm nhận tự tôn văn minh trở thành tự tôn dân tộc. Điều này chỉ xẩy ra từ thời kỳ Tôn Trung Sơn, Quốc dân Đảng, và bắt đầu với cách mạng Tân Hợi (1911) tạo ra Trung Hoa Dân quốc. Nhưng ở VN, Nho giáo đã bị khúc xạ bởi quan niệm « Quốc », tức là dân tộc từ thời VN tách khỏi Trung quốc cuối thời nhà Đường, mà ta thường lấy mốc là trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán (năm 939). Khi tôi nói điều này, thì chắc chắn có người phản đối, vì VN có 4000 năm lịch sử, tổ tiên là con cháu Lạc Hồng, là vua Hùng. Hai điều này không mâu thuẫn với nhau. Điều tôi nói là nhận thức dân tộc qua lịch sử, dùng lịch sử cảm nhận dân tộc thì chỉ có từ thời 939. Điều này khiến nhà Nho VN không phải là nhà Nho TQ. Họ có thể chung nhau với TQ những khái niệm Nho giáo như một tôn giáo tổng quát, nhưng sự khúc xạ khác nhau (một bên qua văn minh, một bên qua quốc gia) khiến Nho giáo hai bên khác nhau. Dân tộc có thể hình thành từ trước, nhưng cảm nhận nó qua lịch sử lại là vấn đề khác.

Quan niệm dân tộc qua lịch sử này càng mãnh liệt hơn từ thời nhà Lê (thế kỷ XV), bởi các triều đại trước đó còn có ảnh hưởng phật giáo là chính (nhà Lý, nhà Trần). Mà phật giáo thì không có nhận thức dân tộc qua lịch sử, do xuất phát từ văn minh Ấn độ. Tác dụng lớn nhất của phật giáo VN là thống nhất được xã hội. Bởi VN thời cổ đại, con người gắn liền với họ tộc, gia đình. Sự manh mún này là việc cản trở tạo nên nhà nước thống nhất. Việc cùng thờ Phật, đã khiến cả xã hội có một cái đế chung, giá trị chung, góp phần tạo ra nhà nước. Những giá trị họ tộc này vẫn có tác ảnh hưởng mạnh mẽ ở VN hiện nay. Trog chủ đề này tôi cũng đã nói là phong trào xây mộ, thờ cúng dòng tộc ở VN ngày này khiến người ta có thể tôn thờ các nhân vật chính tà lẫn lộn, nhưng làm sao một nhà nước có thể vừa tôn thờ Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp chỉ vì hai người này sinh ở cùng một vùng đất là một ví dụ đập ngay vào mắt.

Vì phải phân biệt chính tà, vì nhận thức lịch sử nên mới có hai điều tôi nói ở trên để làm chuẩn kiểm tra, đánh giá : xây dựng và bảo vệ. Cách viết sử như thế này là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử VN, từ khi sách sử ở VN do các nhà Nho viết. Và chính sử VN hiện tại cũng là sự kế tiếp này.
Hiển nhiên, cách viết sử này không phải là duy nhất. Và người nước ngoài, hay người VN theo nước ngoài có thể viết kiểu khác. Lấy một ví dụ, lịch sử thời nhà Trần còn có quyển « An nam chí lược » của Trần Ích Tắc thời nhà Nguyên. Chỉ cần so cái tên của nó với cái tên quyển sử VN « Đại Việt sử ký » thì người ta đã có thể cảm nhận sự khác biệt này. Người Việt Nam khi goi nước mình thì gọi là Đại Việt, ở đây có lòng tự hào (Đại tức là to lớn) và cảm nhận tổ tông (Việt, tức là tên tộc người của ta) ngược lại An Nam là tên mà các triều đại TQ gọi VN. Ở đây có cảm nhận địa lý so với TQ (Nam, để chỉ phía Nam của đất TQ), và mối quan tâm của họ tới vùng đất này (An : tức là yên ôn). Với người TQ, thì Việt nam là một nước ở phía nam Trung quốc và cần phải yên ôn để khỏi hại tới họ (nếu các triều đại TA không chiếm được để biến thành thuộc địa).

Trần ích Tắc là ai ? đó mà một người trong hoàng tộc nhà Trần, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên, ông ta đã hàng nhà Nguyên, được nhà Nguyên tôn lên thành vua bù nhìn. Nhưng vì Nhà Nguyên không chiếm được Đại Việt nên sống lưu vong ở lục địa TQ và chết ở đây.

Hiện nay, cách viết sử ngoài giá trị xây dựng bảo vệ này về VN rất nhiều, vì đơn giản là trong lịch sử hiện đại, cận đại VN đã phải chiến đấu chống xâm lược của 3 trong 4 ông của hội đồng bảo an liên hợp quốc : Pháp, Mỹ, TQ. Nhưng nước này khi viết sử của họ thì tất nhiên có liên quan tới VN, và tất nhiên ho không thể viết theo xu hướng xây dựng bảo vệ nhà nước VN được. Các tác phẩm, nghiên cứu lịch sử của họ chiếm đa số trên thế giới vì Mỹ là cường quốc số một, Pháp là số năm, TQ có thể sắp lên số một, và chắc chắn là số hai. Hiện nay lịch sử VN không phải do VN viết chủ yếu tới từ phương Tây, chủ yếu là từ Mỹ và Pháp, bởi vì hai nước này viết sử theo kiểu « truyền bá văn minh », « tự hào văn minh » vị trí của họ giống như các sử gia Nho giáo TQ thời phong kiến viết về VN. Không kể do có « tiền án tiền sự », sử của họ về Vn phải có tác dụng bào chữa, justify theo quan niệm của họ không kể có không ít Trần Ích Tắc có ý thức.

Nước VN không bao giờ có đủ tiềm lực, « lực lượng sản xuất, công cụ sản xuất » để có một số lượng tác phẩm lịch sử truyền bá trên thế giới nhiều hơn các nước kia, lấy đâu ra tiền mà làm. Người VN lại ra nước ngoài học càng nhiều, vì thế mà mỗi người VN phải có ý thức tự khúc xạ chữ « quốc » vào trong nhận thức của mình, y hệt như các nhà Nho VN ngày xưa khi đọc sách TQ. Còn nếu không làm thế thì sẽ trở thành các dạng Trần ích Tắc vô thức hoặc có ý thức.

Quyển An Nam chí lược các bác có thể tìm thấy trên mạng. Người ta có thể dùng nó như tài liệu tham khảo đối chiếu với các sách sử VN để tìm thời kỳ nhà Trần. So quyển này với các loại sách lịch sử viết về VN, ngoài VN hiện tại, thì nó còn « quá hiền », vì mức độ « thâm sâu » của các tác phẩm nước ngoài hiện tại lớn hơn rất nhiều rất dễ thuyết phục người đọc thành ..Trần Ích Tắc. Vì thế cái thú vị khi đọc sách sử nước ngoài không phải là sự thật về VN mà là tìm hiểu xem họ đã dựng nó như thế nào, theo cái lô gíc gì (ta có thể dùng cái lô gíc này để làm việc không), vì quyền lợi của ai .. người tìm được cái sai của nó mới là người giỏi.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 17 2020, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một khi ta đã biết phương pháp luận của ông cha ta viết sử VN như thế nào, như tôi đã nói ở trên, thì ta có thể áp dụng nguyên tắc này vào việc tìm hiểu nhà Nguyễn, viết sử về nhà Nguyễn, đánh giá nhà Nguyễn. Nó thực ra nhằm vào hai vấn đề
1- Nhà Nguyễn đã làm gì khi quản lý đất nước, cách thức này mang lại lợi ích tai hại gì ?
2- Nhà Nguyễn đã chống xâm lược như thế nào ? tại sao kết cục của nó là việc Vn bị xoá tên trên bản đồ thế giới thành thuộc địa của thực dân Pháp ?
Câu trả lời của chính sử là nhà Nguyễn đã bế quan toả cảng khiến xã hội bế tắc không đủ sức chống lại thực dân Pháp. Đây là câu trả lời cho số một. Câu trả lời cho số hai là Nhà Nguyễn đã hèn nhát không chống được thực dân Pháp.

Hiện nay, hai câu trả lời này vẫn hoàn toàn đúng. Nhưng người ta có thể sử dụng các tài liệu nhin từ phía bên kia (sách nước ngoài, sách thời thuộc địa, sách thời miền Nam cũ), để có một bức tranh hoàn hảo hơn về những gì xẩy ra vào thời điểm đó, khiến bức tranh có chiều sâu hơn, có sáng có tối, từ hai chiều (chính-tà) thành ba chiều (chính – tà và hoàn cảnh nào đã tạo ra sự chính tà ấy). Vì thế tôi rất hoan nghênh việc ở VN hiện tại có in lại các tác phẩm lịch sử có liên quan tới lịch sử VN, như quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, hay quyển Việt Nam đối diện với Trung Hoa và Pháp, đều có in ở VN. Hai quyển sách này tôi cũng có. Việc sưu tập này cuả tôi bắt đầu trước khi có sự mở cửa ở VN. Quyển của Trần Trọng Kim tôi mua là của nhà xuất bản Sud-Est Asia, nếu tôi không nhầm thì do một ngươì ở Pháp được gọi là « cha Thi » (vì ông ta là linh mục công giáo) sống ở thành phố Montreuil, ngoại vi Paris lập ra. Quyển của tác giả Tsuboi tôi có bằng tiếng Pháp trước, vì nó được viết bằng tiếng Pháp chứ không phải tiếng Nhật, dù tác giả là người Nhật rồi sau đó mới mua quyển dịch ra tiếng Việt. Quyển tiếng việt này tôi mua ở nhà văn hoá VN trước đây, nằm gần place d’Italie (quận 13 Paris). Bây giờ vị trí này chỉ còn là nơi bán thực phẩm VN.

Thời trước năm 90, những loại sách kiểu này tôi chỉ tìm được ở Pháp. Nhưng bây giờ các nhà xuất bản tiếng Việt của người Việt di cư này càng ít đi, hoặc bị xoá xổ vì không có người đọc, nên các loại sách này mất dần. Thế hệ người việt mới sinh ở nước ngoài không còn đọc được tiếng Việt nam, tất nhiên tỉ lệ này phụ thuộc vào từng nước phương Tây khác nhau, số người đẻ ở nước ngoài đọc được tiếng Việt có lẽ nhiều nhất ở Bắc Mỹ (Canada, Mỹ) vì chính sách chính trị của họ là « co cụm cộng đồng » , trong khi ở Pháp nó là « hội nhập ».

Gần đây nhất, tức là năm ngoái 2019, khi về VN, tôi mua được hai quyển sách sử của Tạ Chí Đại Trường, là một tác giả miền Nam cũ, hiện còn sống ở Mỹ, về « người linh thuộc địa của Pháp », và « các bài dã sử VN ». Có cả những cuốn sách của Paul Dumer, là toàn quyền « khai thác thuộc địa » đầu tiên của Pháp, kẻ đã áp đặt chính sách thuế khoá nặng nề, ép dân VN mua thuốc phiện, rượu trắng, .. để bóc lột VN, cũng được in. Trong những sách của thực dân, mà những tác giả này mô tả người việt như một thứ dân lười biếng, chuyên môn lừa lọc chủ Pháp.. cũng được in. Tóm lại ở VN ngày nay, sách vở lịch sử rất đa dạng, khiến người nào quan tâm có thể tìm hiểu dễ dàng. Chứ đừng nghĩ rằng có cái mác ở nước ngoài, người ta sẽ có nhiều thông tin hơn.

Vậy ông Khôi Nguyễn quan niệm thế nào về lịch sử VN thời nhà Nguyễn này. Tôi trích lại ở đây
« Cuộc chiến Pháp – Thanh và sự thất bại của Việt Nam khi bị kẹt giữa hai siêu cường ấy đã được sử gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Trần Trọng Kim, phân tích kỹ lưỡng trong “Việt Nam sử lược”, bộ sách giáo khoa lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam, xuất bản vào 1919-1920. Cuốn sách đã bị cấm ở miền Bắc sau 1954 và toàn quốc sau 1975. Nếu chấp nhận phục hồi ký ức về cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp Thanh thế kỷ 19, chúng ta sẽ phải chấp nhận bức tranh thế kỷ ấy như người cha của nền sử học Việt Nam đã khắc họa một cách khách quan: Đó là thế kỷ mà Việt Nam bị mắc kẹt vào hai gọng kìm Pháp – Thanh, bị giằng xé giữa hai mô hình “chư hầu của thiên triều phương Bắc” và “thuộc địa của thực dân phương Tây”, bị buộc phải lựa chọn giữa hai con đường “Tây phương hoá” hay “tiếp tục nằm trong vòng ảnh hưởng của vùng văn hoá chữ Hán”.

Nội có mấy chữ mà đã sai linh tinh rồi. Tôi sẽ bắt đầu bằng những điều nhỏ nhất rồi tới cái sai lớn nhất.
Trần Trọng Kim không phải là « người cha của nền sử học VN ». Như tôi đã nói ở trên. Tư duy sử học của VN có từ thời trước, và là các nhà Nho. Người đầu tiên lịch sử ghi lại là sử gia Lê Văn hưu, thời nhà Trần (thế kỷ XIII), tác phẩm cuả ông không còn, nhưng được sử gia Ngô Sĩ Liên dẫn lại trong quyển sử đầu tiên của VN còn đến ngày nay là cuốn Đại Việt sử ký (thế kỷ XV). Người ta cũng có thể lấy Lý Tế Xuyên (thời Lý thế kỷ XI, XII), người viết cuốn « Việt điện U linh » là ông tổ của sử gia VN, mặc dù quyển sách của ông là nói về các truyền thuyết, nhưng nó đã được sử gia Ngô Sĩ Liên sử dụng để viết phần tiền sử VN (bao gồm các thần tích về Âu Cơ, Lạc long quân).

Có thể coi Trần Trọng Kim là « sử gia hiện đại đầu tiên của VN » được không ? có thể coi ông ta là sử gia người việt đầu tiên viết sử theo kiểu phương Tây, nhưng không phải là sử gia VN hiện đại đầu tiên, vì sử VN chỉ có thể viết bằng những người sống trong một nước VN độc lập. Những sử gia VN này phải là những trí thức cuả VN dân chủ cộng hoà, vì đây là nhà nước VN hiện đại độc lập đầu tiên duy nhất từ sau khi thực dân Pháp xâm lược VN (ví dụ Trần Quốc Vượng, Hà Huy Tấn, và nhiều người khác..). Để so sánh thì ta có thể lấy một ví dụ khác. VN có một nghìn năm Bắc thuộc, trong thời kỳ đó có các nhà sử học TQ viết các quyển sử ký về nhà Tần, nhà Hán, đời Tam quốc.. liên quan tới VN. Vậy ta có thể chấp nhận tất cả những điều họ viết về VN được không ? câu trả lời ở đây là KHÔNG. Và các nhà Nho VN, như Lê Văn Hưu, như Ngô Sĩ Liên, đã sử dụng những tài liệu này, nhưng khúc xạ nó qua chữ « Quốc » . Trần Trọng Kim viết sử thời thuộc địa, không khác gì sử gia TQ thời Bắc Thuộc viết về VN, vậy sao các nhà Nho khúc xạ nó được, mà cái đám người kia không làm được.

Trong đoạn tôi trích dẫn ở trên, quyển « Việt Nam sử lược » của Trần Trọng Kim được coi là sách giáo khoa sử thời thuộc Pháp. Tôi không rõ nó có phải là sách giáo khoa không, nhưng nếu nó là sách giáo khoa thật như tác giả đoạn văn này viết(tôi đặt giả thiết ở đây là ông này nói đúng), thì lại càng không thể coi nó là sách sử VN, vì nó phải được thực dân Pháp cho phép, và kiểm duyệt cẩn thận, vì nó là sách giáo khoa cơ mà, nó phải phản ánh tư duy tuyên truyền lịch sử của thực dân Pháp, phải justify cho sự thống trị của Pháp ở VN. Quyển « dế mèn phưu lưu ký » viết có mấy thứ vô thưởng vô phạt còn bị kiểm duyệt, nữa là lịch sử một thuộc địa. Ở đây người viết đã cố tình nhầm lẫn thời thuộc địa với một nước VN độc lập.

Trần Trọng Kim là một học giả thời Pháp thuộc, dạng như Phạm Quỳnh. Tôi có 4 quyển sách mà ông viết. Đó là quyển « Đường Thi », « Nho giáo », « VN sử lược », và một quyển sách nhỏ có mấy bài diễn văn nói trước các hội phật giáo, thời « phục hưng Phật giáo » vào những năm 20, thế kỷ XX. Tất cả những quyển này tôi đều mua ở Pháp, và không phải VN in.Trong tất cả các tác phẩm này, quyển hay nhất và có giá trị nhất với tôi là quyển Nho giáo. Nếu tôi có kinh trọng ông ta như một học giả thì là do quyển này. Quyển Đường thi với tôi là dở, vì ông đã dịch thơ Đường ra thành thơ lục bát, khiến nó mất hết cả hương vị, trong khi thơ Đường có thể dịch theo thể « thất ngôn bát cú » ra tiếng việt. Hầu như nhà văn VN nào hồi giao thời đều dịch được mà dịch hay, ví dụ Ngô Tất Tố, cho nên Trần Trọng Kim dịch kiểu này là kém. Quyển Đường Thi, Trần Trọng Kim viết lúc ở Tân Gia Ba (Singapure), vào đầu những năm 40, do ông này theo Nhật, nhưng Pháp không dám bắt vì lúc này mẫu quốc Pháp đã thất thủ, ở Đông Dương, thực dân Pháp phải làm tay sai cho Nhật (1940). Quyển viết về Phật giáo thì chứng tỏ ông ấy không hiểu gì về phật giáo cả, nhận thức phật giáo của ông cũng như một nhà Nho bình thường. Quyển « VN sử lược » cũng làm tôi thất vọng. Khi tôi mua quyển này, không phải để học sử VN, mà muốn tìm hiểu một người học giả sống dưới chế độ thuộc địa Pháp viết thế nào, quan niệm thế nào về cuộc xâm lược này. Cảm giác của tôi lúc đọc thời kỳ « nhậy cảm này » (nhậy cảm với ông ta vì viết dưới thời thực dân) là ông ta viết như một thứ người đời, vô cảm, và nó không hơn gì những quyển sử của người Pháp viết về thời kỳ này. Có điều duy nhất với tôi positif của quyển sử này,và phải đặt nó vào thời thực dân mới thấy, đó là phần lịch sử VN trước thời thực dân Pháp xâm lược. Phần này không khác gì lịch sử VN như các nhà Nho trước đó viết. Nhưng có vấn đề là, thời thuộc Pháp, học sinh VN đi học học theo giáo trình sử của cộng hoà thứ 3 Pháp, trong đó điều đầu tiên người ta được học ngay ở VN, đó là « Tổ tiên ta là người Gô Loa ». Tại sao Pháp lại « rộng lượng » cho ông này viết về Bà Trưng bà Triệu, v..v.. bởi vì như tôi đã nói khi nói về Phạm Quỳnh, thực dân Pháp không cấm người Việt nói về lịch sử của mình, với điều kiện chấp thuận chế độ thuộc địa, « phò Tây ». Điều này đã được Trần Trọng Kim « lại quả » đầy đủ với phần viết về công cuộc xâm lược của thực dân Pháp ở VN, mà theo đó, thì cuộc xâm lược này được biến đổi thành một xung đột Pháp-Thanh. Cái kiểu nguỵ biện này cũng được các chế độ miền Nam dùng về sau, nhưng đổi nó đi một tí, biến cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp thành một dạng xung đột Mỹ với Liên Xô , TQ.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 20 2020, 10:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #39

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lạc đề một chút, trước khi viết tiếp. Sau này thời VN cộng hoà, cũng có một quyển sử theo dòng Trần Trọng Kim này, đó là quyển sử của Phạm văn Sơn. Tôi cũng có quyển này, vì tôi tò mò muốn xem chính quyền Sài gòn tuyên truyền về lịch sử thế nào để biện minh cho thực dân Pháp, vì chế độ này là do thực dân Pháp dựng lên (1948), và sau đó vào năm 1954, thì có cái trò hề là « Ngô Tổng Thống đánh đuổi Pháp », vì Ngô Đình Diệm đã « đánh đuổi » Bảo đại để « giành độc lập », trong khi trong thực tế chế độ Diệm bản chất là chế độ thực dân Pháp, vì cái đế của nó vẫn là địa chủ phản động, không những thế chế độ này còn triệt để sử dụng Thiên chúa giáo, giống như thực dân Pháp hồi đầu xâm lược VN, để sau tự đào mồ chôn nó vào năm 1963, khi quan thầy cuả chế độ này thấy nó thối quá không thể giữ được. Quyển sử của Phạm văn Sơn cũng vậy, trình bầy cuộc kháng chiến chống Pháp như một thứ người đời, bàng quang, không khác gì Trần Trọng Kim viết về cuộc kháng chiến của nhân dân VN và một bộ phận sĩ phu VN chống Pháp.
Bây giờ tôi viết tiếp về điều lừa bịp lớn nhất, trong cái đoạn mà tôi trích ở trên. Lô gíc của nó không phải chỉ của ông Khôi Nguyễn này đâu, mà của tất cả các loại học giả kiểu này, nguồn gốc của nó bắt nguồn từ cái nhìn của thực dân Pháp, cách thức thực dân Pháp biện minh lịch sử can thiệp, xâm chiếm thuộc địa của mình, mà đám người này ôm vào để biện minh cho chính họ nữa, vì họ sinh sống được, thành ông này bà kia là do chế độ thực dân dựng lên. Biện hộ cho thực dân, cũng là biện hộ cho chính họ. Cái chủ điểm của nó không ngoài việc coi lịch sử VN như một dạng bèo dạt mây trôi, số phận nằm trong tay các thế lực nước ngoài, lịch sử Vn là hệ quả của sự tương tác các thế lực này, trong đó thế lực phương Tây là hay nhất, vì nó mang lại văn minh cho VN, kiểu như Alexandre de Rhode mang lại chữ viết cho người Việt. Và để làm điều này, là một sự dựng chuyện có hệ thống, ngay cả khi nó không có thật. Với Alexandre de Rhode thì tôi đã nói rồi, nó là Fake news. Vậy bây giờ thử phân tích cái « gọng kìm Pháp – Thanh » mà ông này nói nó có đúng không ?
Với một người tìm hiểu lịch sử dân tộc, ngay cả khi không dùng cái lô gíc « dựng nước và giữ nước », thì cái điều này vẫn sai. Vào thời điểm Pháp xâm lược Bắc Kỳ, đánh dấu việc thiết lập chế độ thuộc địa trên toàn VN trước khi nhập nó vào thuộc địa cuả Pháp ở Lào và Cam pu chia để tạo ra thuộc địa Đông Dương, thì ảnh hưởng của nhà Thanh ở VN là số không. Nếu xét cả một quá trình quan hệ Vn-TQ từ khi VN giành độc lập, thì đây là thời kỳ mà quan hệ TQ-VN lỏng lẻo nhất, và hoàn toàn không có sức ép của nhà Thanh lên nhà Nguyễn. Việc này không phải bắt đầu thời Tự Đức, mà ngay từ khi vua Gia Long lên ngôi đã như thế. Trong thực tế, nhà Thanh sợ nhà Nguyễn kiếm chuyện thì đúng hơn. Đây chính là lý do vì sao nhà Thanh yêu cầu đổi Nam Việt, là tên nhà Nguyễn dùng để chỉ nước mình trong quan hệ bang giao với nhà Thanh thành Việt Nam, để tránh lầm lẫn với tỉnh Quảng đông, mà tên cũ của nó cũng là Nam Việt, tránh nhà Nguyễn có thể yêu cầu « đòi đất ». Việt Nam giờ là tên đất nước ta, và tôi hi vọng là khi nói ra điều này, sẽ không có những loại « sử gia thối mồm », sẽ bám vào đây mà lu loa rằng, tên của nước là do nhà Thanh đặt để chứng tỏ « sư phụ thuộc của nhà Nguyễn vào nhà Thanh », trong khi thực dân Pháp chiếm đóng đất nước, ngồi lên đầu mình thì lại tôn vinh. Tại sao nhà Thanh mềm với nhà Nguyễn như vậy, bởi nhà Nguyễn thừa hưởng dư âm chiến thắng của nhà Tây Sơn (là cuộc xâm lược cuối cùng của một triều đại phong kiến TQ với VN), đồng thời nhà Thanh cũng đang gặp phải sức ép của phương Tây, thế lực đang suy yếu.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 20 2020, 10:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #40

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.026
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.026$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



May mắn cho ta, là nhà Nguyễn để lại một số lượng sách vở về lịch sử rất lớn. Lớn hơn tất cả các triều đại trước để lại. Vì thế chỉ cần đọc sử nhà Nguyễn (ví dụ quyển Đại Nam thực lục ), thì sẽ hiểu mối quan tâm chính trị của nhà Nguyễn là gì ở đâu, và suy ra « gọng kìm nào xiết nó ». Trong suốt thời nhà Nguyễn độc lập bao gồm 4 đời vua ( Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức), thì nhà Nguyễn có hai mối quan tâm lớn nhất đó là quan hệ với phương Tây (chủ yếu là Pháp, nhưng cũng có cả Anh, Hà Lan), và sau đó là với .. Xiêm La (tức là tiền thân của Thái lan ngày nay). Như vậy nếu nói về mặt chính trị, hiểu mối quan tâm như « gọng kìm » mà ông Khôi Nguyễn sử dụng, thì thời nhà Nguyễn bị hai sức ép, sức ép của Xiêm la từ phía Tây nhằm vào Lào và Cam pu chia, từ đó tác động vào VN, và sức ép của phương Tây. Điều đặc biệt đáng chú ý, là với « gọng kìm Xiêm La », nhà Nguyễn đã giành được không ít thắng lợi. Đó là ngăn chặn nước này độc chiếm Cam pu chia, độc chiếm Lào. Vua Minh Mạng đã đưa quân sang Cam pu chia, khi Xiêm la cũng đưa quân sang chiếm đóng. Biên giới của Xiêm và VN ở Cam pu chia, chính là dòng sông Mê công, như vậy phần chiếm đóng của Xiêm là đa số (2/3 đất), phần nhà Nguyễn nhỏ hơn. Nhưng sau đó, cũng thời vua Minh Mạng, VN rút quân, và chính từ cái phần đất VN rút đi mà vương triều Cam pu chia hồi phục lại được, tức là Cam pu chia hồi phục nhờ nhà Nguyễn. Khi Pháp biến Cam pu chia thành thuộc địa, bảo hộ, thì Pháp đã ép được Xiêm phải trả lại phần đất kia, dẫn tới biên giới Cam pu chia – Thái ngày nay. Nhưng nước Xiêm vẫn ấm ức điều này, vì thế vào năm 1940, khi Pháp thua trận ở mẫu quốc, thì Xiêm la, lúc này đã đổi tên là Thái lan, mới định dựa vào phát xít Nhật để chiếm lại. Nếu ai có xem lịch sử Xiêm la, và tài liệu của họ, thì sẽ thấy lúc này Xiêm đòi biên giới ở Cam pu chia, đúng nơi dòng sông Mê công, như thời Minh Mạng. Xiêm la đánh được thực dân Pháp trên đất liền, nhưng lại bị Pháp xoá sổ hạm đội hải quân ở chính quân cảng mà vừa rồi hải quân VN, Thái, Mỹ tập trận(2019). Việc mất hạm đội này, khiến Thái lan sợ Pháp đánh vào Băng cốc, đồng thời Pháp cũng biết yếu thế trên đất liền (khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra vào thời điểm này, như tôi đã nói, khiến Pháp càng cần nhượng bộ hơn), từ đó dẫn tới việc Pháp trả lại Xiêm không phải toàn bộ vùng đất Xiêm đòi, mà chỉ là tỉnh Xiêm riệp. Vào năm 1945, sợ đồng minh hỏi tội, thì Thái lại vội vàng trả lại thực dân Pháp vùng đất này.
Câu chuyện ở trên tôi « lạc đề » như vậy để chỉ ra hai điều. Điều đầu tiên là quan hệ VN-Cam pu chia không phải là câu chuyện chiếm đất, « Nam tiến ». VN đã cứu Cam pu chia nhiều lần, lần cuối cùng là năm 1979. Tất nhiên VN cứu Cam pu chia cũng là cứu mình. Nhưng thời thực dân, Pháp đã thổi phồng mâu thuẫn Cam pu chia – Vn lên, và điều này được sử gia Sài gon cũ tiếp tục. Một phần để thoả mãn tâm lý « AQ chính truyện » của người VN, «Quốc gia đểu (chính quyền Sài gòn) thì tất nhiên là tự hào dân tộc đểu », một phần gây chia rẽ Cam pu chia – VN. Cái nọc độc của nó tới nay vẫn còn, vì nếu nói khách quan, thì Thái lan mới là nước làm tan rã các vương triều Cam pu chia, ngay cả đế quốc Phù Nam, chứ không phải là VN. Điều thứ hai là cái lô gíc chia rẽ này tương tự như cái lô gíc « gọng kìm Pháp-Thanh » ở trên. Mà ta chỉ cần hoán đổi vị thế Cam pu chia vào VN, VN vào nhà Thanh thì hoàn toàn giống nhau. Trong khi cái thằng xâm lược thật là thực dân Pháp, thì lại thành người giải phóng.. cho cả Cam pu chia (chống « VN xâm lược ») và cho cả .. VN (chống « nhà Thanh xâm lược »). Thế mới vui.
Vì thế nếu nghiên cứu lịch sử thời nhà Nguyễn, ta sẽ thấy một chuyện lạ lùng. Đó là nếu xét ở Đông Nam Á,so với các chế độ nhà nước khác ở đây, nhà Nguyễn là một triều đại hùng cường. Nhưng nó lại thất bại, bạc nhược trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Đây cũng là điều nhà sử học Nhật Tsuboi quan tâm, và ông ta tìm cách giải thích điều này .. theo con mắt một người Nhật. Không phải ngẫu nhiên mà tiêu đề quyển sách được viết là « Empire Vietnamien face à la France et à la Chine », khi dịch ra tiếng Việt những người dịch đã dịch « Empire Vietnamien » thành Đại Nam ,và cuốn sách trở thành « nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa », làm mất hẳn điều tác giả Nhật này quan tâm, đó là cái mâu thuẫn tôi nói ở trên. Empire Vietnamien phải được dịch là đế quốc Việt nam. Với từ này tác giả muốn nhấn mạnh vai trò chính trị lớn, sự hùng mạnh của nhà Nguyễn trong bối cảnh ĐNA lúc đó, và từ đó càng làm nổi bật vấn đề tại sao không thể cải cách chống thực dân Pháp mà lại thua. Tác giả đưa ra nhiều nhận xét, nguyên nhân. Có những nguyên nhân khá chính xác, ví dụ bản chất VN là một nước Đông Nam Á, Nho giáo chỉ phủ một lớp lên trên, hay có những ý tưởng với tôi tương đối lạ lùng khi ông này quy cho việc VN thời phong kiến thiếu sách vở nên không cải cách được vì không lưu trữ được do khí hậu nhiệt đới gió mùa làm sách vở hư hỏng. Tôi đọc quyển này cũng đã lâu, nhưng ấn tượng để lại với tôi sau khi đọc là một cái nhìn « nhân hậu » hơn với nhà Nguyễn, tiếc cho những cố gắng của nhà Nguyễn hiện đại hoá mà không được. Nó không làm giảm đi những điều chính sử nói về triều đại này, nhưng người ta có thể phân tích, hiểu kỹ càng hơn, có chiều sâu hơn. Không thể nói Tsuboi đồng ý với việc nhà Nguyễn là một nạn nhân trong gọng kìm Pháp-Thanh tưởng tượng nào đó, coi chế độ thực dân Pháp là văn minh, của những kẻ lấy tư duy làm tay sai cho thực dân Pháp hay « nước lạ phương Tây » làm nhận thức.
Vì thế quy chụp cho Tsuboi có ý tưởng giống như Trần Trọng Kim cũng là một fake news, và Trần trọng Kim đã viết lịch sử VN theo ý của thực dân Pháp mong muốn, như Phạm Quỳnh tuyên truyền chữ quốc ngữ vì thực dân Pháp, dù cả hai đều được những nhóm người theo Pháp, theo thực dân đánh giá là ..dân tộc. Nó cũng giải thích được lý do, tại sao ở VN, Việt minh và những người cộng sản là dân tộc. Còn nhóm cứ lải nhải là dân tộc, thực ra là tay sai. Ở khắp ĐNA, các nước khác đều có các lực lượng dân tộc chủ nghĩa giành độc lập, VN cũng không ngoài lệ này, có điều những kẻ tự xưng là quốc gia thực ra là « quốc gia đểu ».
Tại sao các nhà dịch thuật VN lại dịch Empire Vietnamien thành « nước Đại Nam ». giả thiết của tôi là bởi từ Empire có nghĩa là đế quốc có một ý nghĩa rất xấu trong từ vựng VN hiện đại, thường được dùng để chỉ một trạng thái của chủ nghĩa tư bản. Như Lê nin đã nói « chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản » (đây là tên một tác phẩm nổi tiếng của ông). Trong khi trong các thứ tiếng phương Tây, nó chỉ là để chỉ các dạng nhà nước ở bất cứ thời điểm nào (chế độ nô lệ, phong kiến, tư bản ..) có sức áp chế cưỡng bức cao với bên ngoài(đây là nguyên bản tiếng la tinh của từ imperium), ví dụ đế quốc La Mã, đế quốc Mỹ, đế quốc Nhật…như vậy để dịch đúng cái tên quyển sách nếu người dịch chọn tựa đề « Đế quốc Đại Nam đối diện với Pháp và Trung hoa » thì chuẩn hơn. Dù sau thì việc này cũng không phải là sai sót lớn lắm, vì người đọc, sau khi tìm hiểu nội dung thì sẽ nhận ra.
Còn cái kiểu quy chụp gán cho nó những điều nó không nói, rồi bầy đặt gán công cho Trần Trọng Kim mới kỳ khôi. Nhưng với đám học giả này, thì điều đó có gì là mới. cũng giống như là đi tranh cướp Âm dương, ngũ hành, rồi Hà đồ .. của TQ giao cho VN thôi. Vì thế mặc dù tôi là người sưu tập nhiều các tác phẩm nhân văn xã hội miền Nam cũ, tôi thấy họ rất tầm thường. Còn tại sao tôi sưu tập, thì vì muốn tìm hiểu vào thời điểm đó, giai đoạn lịch sử đó, trong xã hội VN vùng tạm chiếm, người ta nghĩ gì, bị tuyên truyền kiểu gì, giới trí thức kia nghĩ gì. Tôi cũng sưu tập các sách vở thời bao cấp, sách thời thực dân Pháp.. vì tư duy lịch sử của tôi là duy vật lịch sử, nhận thức lịch sử phụ thuộc vào thời điểm, các điều kiện chủ quan, khách quan.. Tôi không đi tìm một sự thật lịch sử, mà là sự phát triển của các sự kiện, các nhận thức, trong đó có nhận thức lịch sử như một quá trình (procesus). Vì thế việc ôm lấy các tài liệu sách vở của thực dân Pháp, viết vào thời này, ôm lấy nó coi như là chân lý mà không tìm hiểu « nhân duyên ra đời » của nó thì không thể được.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 2 3 4 5 6 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC