Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 42 43 44 45 46 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

langtubachkhoa
post Aug 11 2020, 03:04 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #431

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



LHQ quan ngại vụ bắt trùm truyền thông Hong Kong
Văn phòng nhân quyền LHQ bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về vụ bắt trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai cùng những người khác theo luật an ninh mới.


"Chúng tôi kêu gọi giới chức xem xét các trường hợp này để đảm bảo rằng những vụ bắt giữ không ảnh hưởng tới các quyền được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế và Luật Cơ bản của Hong Kong", Jeremy Laurence, phát ngôn viên của văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet, nói với Reuters hôm 10/8.

Quan chức Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi các cơ quan chức năng "xem xét hoạt động của luật an ninh Hong Kong và sửa đổi luật này nếu cần thiết", nhằm đảm bảo không xảy ra lạm dụng luật để hạn chế những quyền của người dân được quy định trong luật quốc tế và Luật Cơ bản hong Kong.

Tuyên bố của Liên Hợp Quốc được đưa ra sau khi cảnh sát Hong Kong bắt trùm truyền thông Jimmy Lai với cáo buộc thông đồng cùng các lực lượng nước ngoài theo luật an ninh mới. Lai nằm trong ít nhất 7 người bị bắt theo luật an ninh mới hom nay.

Jimmy Lai, 71 tuổi, là chủ sở hữu Apple Daily và Next Magazine, hai tờ báo có quan điểm ủng hộ dân chủ và thường xuyên chỉ trích Trung Quốc đại lục. Ông là một trong số ít doanh nhân Hong Kong thường công kích Bắc Kinh, từng bị truy tố vì chống lệnh cấm tụ tập trong cuộc biểu tình ở thành phố hồi năm ngoái.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc từng mô tả Lai là "kẻ gây rối", "thủ lĩnh bè lũ 4 tên cấu kết với nước ngoài để phá hoại đất nước" và đứng sau cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong hồi năm ngoái.

Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.

Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo.

https://vnexpress.net/lhq-quan-ngai-vu-bat-...ng-4144353.html


Trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai là ai?
Jimmy Lai là một trong số ít doanh nhân Hong Kong thường xuyên ủng hộ biểu tình thông qua các tờ báo lá cải dưới quyền.


Cảnh sát Hong Kong sáng 10/8 bắt trùm truyền thông Jimmy Lai với cáo buộc thông đồng cùng các lực lượng nước ngoài theo luật an ninh mới và lừa đảo. Hai con trai của Lai cùng các lãnh đạo tờ Apple Daily thuộc sở hữu của ông, trong đó có giám đốc điều hành Cheung Kim-hung và giám đốc tài chính Chow Tat-kuen, cũng bị bắt sau đó.

Điều này dường như không gây bất ngờ bởi Jimmy Lai từ lâu bị coi là "kẻ gây rối", thông qua hoạt động của Apple Daily và Next Magazine, hai tờ báo có quan điểm ủng hộ người biểu tình và thường xuyên chỉ trích Bắc Kinh. Ông từng bị truy tố vì chống lệnh cấm tụ tập trong cuộc biểu tình ở Hong Kong hồi năm ngoái.

"Tôi sẵn sàng ngồi tù. Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ có cơ hội đọc những cuốn sách mình chưa đụng đến. Điều duy nhất tôi có thể làm là giữ thái độ tích cực", doanh nhân 71 tuổi nói hồi giữa tháng 6, hai tuần trước khi luật an ninh Hong Kong được ban hành.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng Lai là "kẻ phản bội" và đứng sau cuộc biểu tình lớn ở Hong Kong hồi năm ngoái, gọi trùm truyền thông là "thủ lĩnh bè lũ 4 tên cấu kết với nước ngoài để phá hoại đất nước".

Jimmy Lai sinh năm 1948 tại tỉnh Quảng Đông và cùng gia đình chuyển đến Hong Kong khi 12 tuổi. Ông làm việc trong các xưởng may, tự học tiếng Anh và lập nên đế chế thời trang Giordano ở tuổi 25.

Sự nghiệp của Lai rẽ hướng vào năm 1989 khi ông quyết định thành lập tờ báo đầu tiên và bắt đầu chỉ trích các chính sách của Trung Quốc đại lục. Lai sau đó bán cổ phần trong Giordano để theo đuổi ngành truyền thông.

Theo Forbes, Lai từng nằm trong danh sách những người giàu nhất Hong Kong, với tài sản ròng đạt 1,2 tỷ USD năm 2008. Tuy nhiên, ước tính tài sản hiện nay của ông còn dưới một tỷ USD.

Tờ Apple Daily và Next Magazine do ông thành lập thường xuyên công khai thể hiện quan điểm ủng hộ phe biểu tình ở Hong Kong. Tuy nhiên, đây cũng là hai kênh truyền thông thu hút người đọc tại thành phố, thông qua nội dung về các ngôi sao giải trí và bê bối tình dục.

Ông từng ra tòa nhiều lần do tham gia các cuộc biểu tình ở Hong Kong hồi năm 2019, cũng như chống lệnh cấm tụ tập đông người của cảnh sát. Trước khi luật an ninh được thông qua, truyền thông Trung Quốc đại lục cũng nhiều lần cáo buộc Lai cấu kết với nước ngoài, đặc biệt là sau cuộc gặp giữa ông với Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Lai thường xuyên chỉ trích luật an ninh, cho rằng nó sẽ "phá hủy trật tự pháp luật và trạng thái trung tâm tài chính quốc tế của Hong Kong".

Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.

Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều các nước châu Âu chỉ trích luật này, cho rằng luật làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".

Lai cho biết ông sẽ không rời Hong Kong khi luật được ban hành. "Tôi là kẻ gây rối. Nhưng nơi này đã mang đến mọi thứ cho tôi", trùm truyền thông Hong Kong nói trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 6.

https://vnexpress.net/trum-truyen-thong-hon...ai-4144215.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 11 2020, 03:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #432

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Beirut Explosion Hit three Disparate Neighborhoods. Now They’re United in Rage

Dân Beirut tuyệt vọng tìm cách 'thay máu' lãnh đạo

Tất cả người dân Beirut, từ nghèo khổ tới giàu có, giờ có chung một mục tiêu "thay máu" giới lãnh đạo, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu.

Nhiều tháng qua, các chủ nhà hàng ở Beirut đã đánh cược khi đổ thời gian và tiền bạc vào một dự án kinh doanh mới có tên "The Barn".

Được xem là một quán ăn lành mạnh tại Gemmayzeh, khu phố vừa mang nét lịch sử vừa hiện đại của Beirut, "The Barn" được dự kiến khai trương vào 10/8 để cung cấp các thực phẩm hữu cơ cùng một quầy bar bằng đá cẩm thạch. Nhưng vụ nổ tại cảng Beirut 6 ngày trước đó đã thổi bay các cánh cửa kim loại và biến nhà hàng thành đống đổ nát.

Ngồi cạnh những gì còn sót lại, Rabih Mouawad, người sáng lập "The Barn" nói rằng vụ nổ, mà giới chức cho là do lượng hóa chất lớn tích trữ nhiều năm ở bến cảng, đã cho thấy đất nước cần phải thay đổi.

"Nếu phải có bước ngoặt nào đó cho Lebanon, đó chính là vụ nổ. Chúng tôi vừa bị tấn công bởi một quả bom nguyên tử. Nếu nó không thay đổi được gì, sẽ chẳng có gì có thể làm được nữa", ông nói.

Tại ba khu phố bị tàn phá, với ba số phận khác nhau gồm nghèo, trung lưu và thượng lưu, thảm kịch đã tập hợp mọi người đoàn kết chống lại chính phủ bị chỉ trích là tham nhũng và yếu kém. Hàng chục cuộc trao đổi tại các khu vực này đều cho thấy người dân ở các tầng lớp khác nhau sục sôi vì thất bại của giới lãnh đạo đất nước và đang đòi hỏi thay đổi mạnh mẽ hơn trước.

Lebanon vốn "sa lầy" trong chồng chất khủng hoảng, khiến việc phục hồi sau vụ nổ trở nên khó khăn hơn. Ngay cả trước khi Covid-19 gây suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Lebanon đã lao dốc, hệ thống tiền tệ sụp đổ và ngân hàng từ chối cung cấp tiền cho người dân. Mất điện khiến nhiều khu vực chìm trong bóng tối và biểu tình phản đối chính phủ liên tục xảy ra.

Sau đó, một kho chứa với 2.750 tấn amoni nitrat đã bất ngờ phát nổ tại bến cảng ngày 4/8, khiến hơn 150 người chết, khoảng 6.000 bị thương và hàng chục nghìn người rơi vào cảnh không nhà cửa. Tình hình hiện tại càng khiến yêu cầu thay đổi chính phủ trở nên cấp bách.

Gemmayzeh, nằm ở phía nam bến cảng với phần lớn người dân theo Cơ đốc giáo, là khu phố trung lưu với nhiều nhà thờ bằng đá và các tòa nhà lịch sử với mái vòm hướng ra ngoài phố. Những bậc thang đẹp như tranh vẽ được bao phủ bởi bức vẽ graffiti nghệ thuật xuất hiện giữa các tòa chung cư. Khu phố chính tràn ngập quán bar, nhà hàng nằm san sát, nơi những khách quen thường tới suốt đêm.

Đây là nơi Mouawad và đối tác Chantal Salloum thử vận may với "The Barn" khi quyết định đầu tư 450.000 USD. Nhưng vụ nổ đã biến khu phố trở nên đổ nát, hoang tàn.

"Chúng tôi không muốn từ bỏ và chúng tôi không muốn rời khỏi đất nước này", Mouawad nói.

Nhưng đồng thời ông cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác. Làm thế nào để xây dựng lại? Khi nào ngân hàng mở cửa lại và liệu họ có cho vay tiền? Hàng hóa nhập khẩu sẽ ra sao khi bến cảng bị tàn phá? Giá của kim loại và kính sẽ là bao nhiêu khi nhu cầu giờ tăng vọt?

Trên phố, Angel Saadeh, 65 tuổi, đang dọn dẹp căn hộ đổ nát, nơi bà đã nuôi lớn 6 đứa con từ khi kết hôn năm 1971.

"Nói với thế giới rằng chúng tôi cần viện trợ là những quả bom nguyên tử để ném xuống các chính trị gia ở đây, chứ không phải tiền", bà hét lên.

Sau đó, khi các tình nguyện viên đang dọn dẹp trên phố hô vang khẩu hiệu "người dân muốn lật đổ chế độ", bà Saadeh vội chạy tới cửa sổ và giơ cao nắm đấm thể hiện sự đồng tình.

Còn Quarantine, từng là nơi cách ly du khách có nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá khứ, lại giống như một nơi bị lãng quên. Đây là khu phố nghèo nàn, ô nhiễm và đông đúc nằm giữa bến cảng, đường cao tốc chính và cơ sở xử lý rác thải, khiến mùi hôi thối tràn ngập các căn chung cư cũ nát.

"Quarantine không bao giờ được quan tâm", Fakhrideen Shihadi, cư dân khu phố, chia sẻ.

Việc nằm ngay cạnh huyết mạch kinh tế của đất nước cũng không giúp mang lại nhiều tiền cho người dân khu vực. Các công việc tốt và cả các khoản thu nhập bất chính đã rơi vào tay các đảng phái chính trị để chia cho những người trung thành hoặc gây quỹ hoạt động.

"Cảng này toàn wasta", Shihadi sử dụng từ Arab để nói về các mối quan hệ gia đình, giáo phái hay chính trị mà người Lebanon dựa vào để tìm kiếm việc làm hoặc dịch vụ.

Không có wasta chống lưng, anh phải nghỉ việc tại một công ty xử lý rác thải năm 2017 và chuyển sang việc cân rác cho cơ sở xử lý tại bến cảng này. K hi kinh tế suy thoái, ông chủ của anh đã dừng trả lương từ 3 tháng trước. Dù vậy, anh vẫn tiếp tục làm vì không muốn mất việc.

Sau đó, vụ nổ xé toạc khu phố, phá tung các bức tường và giết chết 4 người hàng xóm của Shihadi, trong khi đường phố tràn ngập khói bụi và người bị thương. Anh cùng gia đình đã may mắn thoát chết khi kịp chạy khỏi khu chung cư cũ nát.

Người dân ở đây cũng như nhiều khu phố bị ảnh hưởng nặng nề khác sau vụ nổ nhận được rất ít giúp đỡ từ chính phủ.

"Các tổ chức cứu trợ có thể đến, nhưng chúng tôi không trông đợi gì từ chính phủ. Ở đây, mọi người tự giúp nhau", Shihadi nói.

Và đó chính xác là những gì xảy ra ở Beirut. Buổi sáng sau hôm xảy ra vụ nổ, hàng trăm nhân viên tình nguyện từ khắp thành phố đã tới, mang theo xẻng và chổi, để dọn dẹp.

Tại một khu đất trống cạnh nhà thờ, nhóm tình nguyện viên phân phát nước, bánh và đồ ăn do các công ty quyên góp. Một người đàn ông thậm chí lái chiếc xe chở kem tới phân phát cho mọi người.

Bệnh viện công tại khu phố, nơi thường điều trị cho trẻ em, người nghèo và người bị tai nan giao thông ở con đường cao tốc gần đó, cũng bị tàn phá nghiêm trọng tới mức phải đóng cửa.

Bác sĩ Michel Matar, người đứng đầu hội đồng quản trị bệnh viện, tự hỏi làm thế nào để bệnh viện này cũng như cả Lebanon có thể vượt qua thảm họa mới.

"Chúng tôi không tiến về phía trước mà đang tụt lùi. Chúng tôi không thể tiếp tục như vậy", Matar nói.

Yahia al-Osman, một người lao động, ngồi bên ngoài tòa nhà khi tình nguyện viên phát bánh mì kẹp và dọn dẹp đường phố. Rất ít thứ còn sót lại trong căn hộ 4 tầng của anh.

"Chúng tôi đã chết dần ở đây trước khi vụ nổ xảy ra. Chúng tôi sẽ phải làm gì sau đó?", anh nói.

Những bức vẽ graffiti với nội dung "cách mạng cho người dân", "hạ gục những kẻ thống trị", hay "mối đe dọa: tham nhũng", xuất hiện nhiều tại khu phố trung tâm thủ đô Beirut.

Sau khi cuộc nội chiến dài 15 năm kết thúc năm 1990, trung tâm thành phố đã được xây dựng lại với nguồn đầu tư từ Vịnh Ba Tư và nhóm người Lebanon giàu có, nhằm lấy lại danh tiếng "Thụy Sĩ của Trung Đông" cho Lebanon.

Những con đường lát đá cuội xung quanh tháp đồng hồ nổi tiếng, nằm cạnh tòa nhà nghị viện gợi nhắc tới hình ảnh của Paris, Pháp. Khu phố cũng có nhiều ngân hàng, công ty du lịch và một trung tâm thương mại hào nhoáng với rất nhiều nhãn hiệu xa xỉ.

Nhưng khu vực này chưa bao giờ thực sự "lột xác".

Hầu hết người Lebanon không có đủ khả năng chi trả cho các tòa chung cư hay nhà hàng ở khu vực này, trong khi chính trị hỗn loạn và nỗi lo lắng về Herbollah, nhóm phiến quân do Iran hỗ trợ, khiến nhiều du khách giàu có sợ đặt chân tới đây. Do đó, nhiều năm gần đây, nhiều khu vực ở trung tâm thành phố không khác gì "thị trấn ma".

Biểu tình phản đối chính phủ bùng nổ từ mùa thu năm ngoái, khi người dân yêu cầu loại bỏ giới chính trị mà họ cáo buộc đang phá hoại đất nước. Các lực lượng an ninh phản ứng bằng cách rào chắn lối vào nghị viện, trong khi các nhà lập pháp được đoàn xe thiết giáp hộ tống đến dự phiên họp mà hiếm khi giải quyết được vấn đề của đất nước. Khi nghị viện ngày càng giống "pháo đài", bên ngoài tràn ngập các hình vẽ graffiti chí trích chính phủ và đụng độ giữa người dân với lực lượng an ninh.

Sau đó, vụ nổ tấn công trung tâm thành phố, phá nát ô cửa sổ của các chung cư, cửa hiệu xa xỉ, và khiến người biểu tình phẫn nộ tràn xuống đường. Cuối tuần qua, khu bực này đã trở thành chiến trường của các vụ đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình yêu cầu thay lãnh đạo.

Hassan Hijazi, 19 tuổi, thợ cơ khí ôtô và Karim Shamiyeh, 19 tuổi, nhân viên phục vụ bàn, ngồi nghỉ ngơi sau khi giúp người dân dọn dẹp nhà cửa sau vụ nổ. Họ phát điên khi tiền mất giá trị, chứng kiến những người trẻ như họ không có quan hệ phải vật lộn kiếm việc và sự tắc trách của chính phủ đã dẫn tới vụ nổ thảm khốc.

"Chúng tôi không thể tiếp tục, nếu không đoàn kết với nhau và loại bỏ tất cả chính trị gia hiện tại. Nhưng tôi không biết chúng tôi phải làm như thế nào", Hijazi nói.


https://lightlynews.com/2020/08/10/world/be...united-in-rage/
https://www.nytimes.com/2020/08/09/world/mi...ghborhoods.html

https://vnexpress.net/dan-beirut-tuyet-vong...ao-4143905.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 12 2020, 05:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #433

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.029
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.050$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần, vì thế đọc báo VN mới biết ông đã tham gia vào gần hết các chiến dịch lịch sử và Vinh quang của quân đội VN, từ giữ thành cổ Huế (1968), Thành Quảng Trị (1972), Đường 9 Nam lào (1971),Thượng Đức (1974), Chiến trường Cam pu chia (1979). Và sư đoàn ông gắn bó cũng là sư đoàn Vinh Quang, sư đoàn 304 nổi tiếng, là cặp đôi chủ lực cùng với sư đoàn 308 của quân đội VN. Không biết ông có để lại hồi ký không. Và nếu không có thì đó là một sự lãng phí lớn cho nghiên cứu lịch sử.
Ông cũng là người không làm hết được nhiệm kỳ tổng bí thư của mình. Có lẽ một lúc nào đó, giải mật hồ sơ, ta sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về lịch sử Đảng, và cũng là lịch sử VN giai đoạn 1998-2001 này.
Tại sao chủ trương của ông làm thời đó không thực hiện được, có lẽ bởi thời thế (đó là giai đoạn Liên Xô và phe XHCN vừa tan rã ).Cũng có thể biện pháp sử dụng theo kiểu hành chính kiểu cũ (tức là quản lý, kiểm tra) không hợp thời thế. Nhung những gì VN làm hiện tại chống tham nhũng cũng chính là cái thần (spirit) của ông muốn.
Thực ra Vn phải chống tham nhũng từ khi cho phép lập ngân hàng tư, có thị trường chứng khoán.Tức là vào thời điểm của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Vì trước đó, quay vòng tiền tệ ở Vn là vòng quay kín, nếu tham nhũng thì cũng là lọt sàng xuống nia, chứ không phải là thất thoát ra nước ngoài, vì thế tác động của tham nhũng bị hạn chế một phần, và nó còn có cái gì đó như « bố trí nguồn lực tự nhiên, optimisation des ressources ». Nhưng cái dớp tư duy « phá rào, mạnh ai nấy phá », « càng phá càng được vinh danh », vẫn còn quán tính phát triển đến độ VinaShin thì cái hại của nó mới hoàn toàn lộ ra tác hại khủng khiếp..
Mấy cái trò biểu tình ở Li băng để thay máu chính phủ chỉ là chuyện vớ vẩn. Không phải thái độ người dân vớ vẩn, nhưng họ không thể làm gì được với cái tư duy của họ, cùng hệ thống chính trị « đa nguyên đa đảng ».
Li băng không phải là một nước, nó chỉ là một khái niệm địa lý, giống như người ta nói người Hải Dương, người Cần thơ. Nó không có một cái đế gì để tạo thành một dân tộc cả. Trong trường hợp này hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng đã thể hiện rõ sự bất lực và tai hại của nó. Nó cũng chứng minh là hệ thống chính trị này gắn liền với văn hoá và điều kiện kinh tế phương Tây. Nói một cách khác, nếu bảo người Esskimo ở Bắc cực sử dụng nó, thì điều này không dẫn tới sự phát triển, không thể biến lãnh thổ người Eskimo thành nước Pháp, nước Mỹ.
Những gì xẩy ra ở Li băng hiện nay là do Pháp tạo ra, và vì tư duy của Pháp giống nhau, nên qua « phi vụ Li băng » nó cung giúp ta hiểu hơn lịch sử .. VN
Li băng thực ra là một bộ phận của Syria, giống như Nam Bộ là bộ phận của VN. Và khi Pháp được LHQ giao cho quyền bảo hộ ở Syria (do sự tan rã của đế quốc Thổ sau đại chiến I), thì Pháp đã dùng phương pháp quen thuộc nhất để thống trị, tức là gây chia rẽ tôn giáo (giống như dùng Thiên chúa xâm lược VN). Nước Li băng được tách ra khỏi Syria, để đảm bảo cho thiểu số thiên chúa giáo ở đây chiếm đa số (đa số tương đối). Điều này giống như Pháp ủng hộ Lê Hữu Từ lập giáo khu ở Phát Diệm, ủng hộ Hoà hảo, Cao đài .. ở miền Nam, hay việc thành lập Nam Kỳ quốc vào thời điểm 1946, định tách Nam bộ khỏi VN. Điều khác duy nhất với Vn là ở đây (Li băng) Pháp đã thành công.
Nhưng đây là một nhà nước nhân tạo, tồn tại được do tương quan lực lượng can thiệp bên ngoài cân bằng nhau. Và chế độ đa nguyên đa đảng kiểu dân chủ tư sản, càng không giúp hình thành nhà nước Li băng. Chê độ đa nguyên đa đảng của giai cấp tư sản chỉ có thể hình thành khi có giai cấp tư sản mạnh, sự phân chia lợi ích nhóm của giai cấp này đã khiến chính trường đa đảng.Còn tự do ngôn luân, thì là hệ quả của kinh tế thị trường. Lợi ích nhóm của một giai cấp tư sản dân tộc chủ yếu dự trên quan niệm kinh tế, nó không thể dựa trên quan niệm văn hoá, sắc tộc, vùng miền, vì những khác biệt văn hoá, sắc tộc, vùng miền là các khác biệt cứng, không tráo đổi cho nhau được.
ở Li băng chế độ đa nguyên đa đảng này đã củng cố thêm sự khác biệt này theo tôn giáo, đặt thành luật lệ. Trong trường hợp như vậy không thể có nhà nước.
Vào khoảng năm 1975, đã bùng nổ ở đây nội chiến, thực ra là một cuộc chiến uỷ nhiệm do Israel, Ả rập Sa u đít, Syria, người tị nạn Palestin cầm đầu. Nội chiến kéo dài tới thập niên 90, và sau đó ro có sự rút lui của Ả rập Sa u đít, Israel, .. nên Li băng ổn định trở lại với việc bị Syria kiểm soát.
Sau khi Mỹ đánh I rắc, rồi chĩa mũi dùi vào Syria, thì tương quan lực lượng bên ngoài ở đây lại thay đổi lần nữa, do Mỹ, Pháp hợp lực đuổi Syria. Đổi lại I ran lại tham dự vào (sau năm 1979) và từ đó hình thành Hezbolah.
Cho đến nay, ngay cả ở thủ đô, vẫn còn biên giới chia các khu dân cư theo tôn giáo, mỗi khu như một nhà nước riêng. Quân đội Li băng hoàn toàn tan rã, lực lượng vũ trang lớn nhất là của Hezbolah. Hezbolah mạnh tới mức Israel cũng ngại, và thực ra họ là yếu tố sống còn của Li băng. Nhưng Hezbolah lại gắn vói I ran, chưa vượt được cái cửa tôn giáo, không kể Pháp, Mỹ, Ả rập Sa u đít đều không muốn vì chống I ran. Như vậy hiện tại cả yếu tố cân bằng bên ngoài lẫn yếu tố cân bằng bên trong đều không có, thì làm sao đòi có nhà nước. Biểu tình đập phá cho vui, giống như Việt quốc, việt cách « làm cách mạng sa lông » thời cách mạng tháng 8.
Ở Vn, cách thức này của Pháp rồi Mỹ đã hoàn toàn thất bại, khi tạo lập ra các « nhà nước đểu », dựa vào thiểu số tôn giáo, mà chính quyền Ngô Đình Diệm là một điển hình, nhưng trước đó các giáo phái cũng được lợi dụng như tôi nói ở trên. Nguyên nhân thất bại của chính sách này chính là Việt minh, và ý thức hệ tư tưởng Mác-Lê đã thống nhất đoàn kết được công nhân, nông dân , trí thức. Hiện tại ở Vn, các tôn giáo thiểu số đã trở lại với vai trò tôn giáo, và cũng không phải là ít gập ghềnh khúc khuỷ. Điều đó làm văn hoá Vn đa dạng hơn, đẹp hơn. Nhưng nếu không có một ý thức hệ lớn hơn làm khung cho nhà nước, bung nó ra thì ta sẽ thành Li băng ngay, hay Nga thời Elsin..



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 13 2020, 02:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #434

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài này tuy dài dòng, nhưng đại ý nội dung của nó liên quan đến cái tôi nói trước đây, đó là vì trừng phạt Iran, Venezuela nên Mỹ phải tăng cường mua dầu nặng Nga, hoặc là dầu Ural Nga hoặc dầu của Iran, Venezuela thông qua Nga




Thấy gì khi Mỹ mua dầu Nga liên tục lập kỷ lục?
Khi cuộc chiến giá dầu gây hậu quả nặng nề, Nga sẵn sàng cung cấp những nguồn nhiên liệu cần thiết nhất để cứu dầu đá phiến Mỹ khỏi cửa tử...

Mỹ nhập các sản phẩm dầu của Nga đạt mức cao nhất trong 16 năm qua


RT ngày 11/8 dẫn số liệu của Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (RBC) cho thấy, chỉ trong nửa đầu năm 2020, Mỹ đã nhập khẩu hơn 9 triệu tấn sản phẩm dầu của Nga - khối lượng cao nhất kể từ năm 2004.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Liên bang Nga, trong 6 tháng đầu năm nay, Nga đã xuất khẩu hơn 74,6 triệu tấn các sản phẩm dầu và Mỹ là khách hàng lớn thứ 2 khi các đơn hàng xuất sang nước này chiếm hơn 12% về cả số lượng và giá trị.

Còn theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Mỹ nhập khẩu dầu của Nga trong 5 tháng đầu năm 2020 đạt gần 68 triệu thùng, tương đương 9,3 triệu tấn, vượt số liệu của hải quan Nga trong nửa đầu năm.

Sự khác biệt này là bởi dữ liệu hải quan của Nga không bao gồm các chuyến hàng qua các nước thứ ba, trong khi dữ liệu của Mỹ không dựa trên quốc gia vận chuyển mà dựa trên quốc gia xuất xứ.

Ngoài thay thế lượng dầu nhập khẩu từ Venezuela, việc Mỹ gia tăng nhập khẩu các sản phẩm dầu của Nga còn do giá rẻ. Bên cạnh đó là giá cước vận tải giảm cũng đã hỗ trợ nhu cầu về dầu nhiên liệu của Nga.

Các sản phẩm dầu của Nga xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu được vận chuyển đến Vịnh Mexico trên phần lãnh hải của Mỹ, đến cảng Houston và Galveston ở Texas và đến cảng Pascagoula ở Mississippi.

Phân tích số liệu của Refinitiv Eikon, trong số hơn 9 triệu tấn các sản phẩm dầu Mỹ nhập khẩu từ Nga có hơn 5,3 triệu tấn dầu nhiên liệu. Riêng trong tháng 6, số lượng các đơn hàng đã tăng 16% so với tháng trước, đạt 1,078 triệu tấn.

Được biết, trong năm 2017, Mỹ nhập khẩu 1,5 triệu tấn dầu từ Nga nhưng đã tăng lên 7,5 triệu tấn dầu năm 2018. Đặc biệt, các nhà máy lọc dầu của Mỹ trong năm 2019 đã nhập tới 11 tấn dầu nhiên liệu từ Nga.

Theo dữ liệu của EIA, có thời điểm khối lượng các sản phẩm dầu Mỹ nhập khẩu từ Nga tăng tới 57% chỉ sau 1 tháng. Cụ thể, tháng 3/2019, Mỹ nhập khẩu từ Nga 361 thùng/ngày thì đến tháng 4/2019 đã tăng lên tới 566.000 thùng/ngày.

Như vậy là khối lượng các sản phẩm dầu mà Mỹ nhập khẩu từ Nga liên tục tăng và liên tục lập kỷ lục. Đáng nói là việc Mỹ xác lập kỷ lục nhập khẩu dầu từ Nga lại song hành với việc Mỹ gia tăng trừng phạt Nga, trong đó có trừng phạt về năng lượng.

Thấy gì khi lượng dầu Mỹ mua của Nga liên tục lập kỷ lục?

Thứ nhất, Mỹ không thể thành công với việc trừng phạt Nga nếu không muốn thiệt hại

Ngày 13/9/2018, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Marshall Billingslea từng giải trình trước Uỷ ban Tài chính phụ trách Chính sách tiền tệ và Thương mại Mỹ về hiệu quả trong trừng phạt Nga, theo home.treasury.gov - cổng thông tin Bộ tài chính Mỹ.

Trong nội dung giải trình của ông Billingslea, lần đầu tiên chính quyền Mỹ chính thức thừa nhận thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga là công việc phức tạp nhất nhưng lại kém hiệu quả nhất trong trừng phạt các thực thể đối nghịch của Mỹ.

Nguyên nhân được ông Billingslea nêu ra là do quy mô nền kinh tế Nga, sức mạnh nền kinh tế Nga và ảnh hưởng của kinh tế Nga với nền kinh tế toàn cầu, khiến trừng phạt Nga luôn gây hậu quả với Mỹ và đồng minh.

“Nga hoàn toàn miễn nhiễm với những biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp dựng cho các quốc gia khác, khiến chúng tôi phải thay đổi cách tiếp cận. Ví dụ, chúng ta không thể trừng phạt Nga theo cách như áp dụng với Triều Tiên hay Iran.

Quy mô kinh tế Nga lớn và tích hợp tốt quá tốt với kinh tế toàn cầu, với hệ thống tài chính quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu...Vì vậy, quá khó khăn để thiết kế trừng phạt Nga mà giảm thiểu tác động tiêu cực tới Mỹ và đồng minh".

Theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ: "Nhiều doanh nghiệp nhà nước Nga và doanh nghiệp nhà thương mại Nga đã tích hợp chặt chẽ vào các chuỗi cung ứng và các nền kinh tế toàn cầu, trong đó đặc biệt là nền kinh tế các đồng minh trong NATO".

Đó là thách thức rất lớn với việc thiết kế trừng phạt Nga và Mỹ buộc phải có cách tiếp cận đặc biệt, song vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt là vẫn không giúp Mỹ và đồng minh tránh được tác động trái chiều.

Có lẽ việc Mỹ liên tục lập kỷ lục về khối lượng các sản phẩm dầu nhập khẩu từ Nga song hành với việc gia tăng trừng phạt Nga là minh chứng xác đáng nhất cho nhận định của ông Marshall Billingslea mà không cần thêm bất cứ lời giải thích nào.

Thứ hai, chính giới Mỹ miệt mài thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga chỉ là "vô công rỗi nghề"

Bloomberg từng cho biết, nhiều nghị sĩ vẫn muốn đưa Nga ra công lý vì sự can thiệp vào bầu cử ở Mỹ và những hành động khác của người Nga ở các quốc gia khác nhưng lại không có sự đồng thuận về các biện pháp cụ thể.

Nguyên nhân bế tắc được nhận diện là có nhiều nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng nước Mỹ có thể phải nhận đòn "gậy ông đập lưng ông", khi các biện pháp trừng phạt Nga ảnh hưởng đến nền kinh tế của chính nước Mỹ.

Đầu năm 2018, hai Thượng nghị sĩ đảng của Cộng hòa là Marco Rubio và Chris Van Hollen đã trình một dự luật đe dọa trừng phạt cứng rắn đối với Nga nhằm ngăn chặn Kremlin can thiệp vào chính trường Mỹ trong tương lai.

Tháng 4/2019, dự luật trừng phạt Nga tiếp theo với các biện pháp tương tự song có phần cứng rắn và khắc nghiệt hơn lại được hai Thượng nghị sĩ Hollen và Rubio trình lên Quốc hội Mỹ.

Nội dung các Dự luật Rubio-Hollen có quy định về khả năng chính quyền Mỹ được đưa ra các biện pháp trừng phạt khốc liệt nhất đối với các lĩnh vực quốc phòng, ngân hàng và năng lượng của Nga.

Song hành, tháng 8/2018, nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ - đi đầu là Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham và Thượng nghị sĩ Bob Menendez - cũng công bố một dự luật nhằm áp đặt thêm các hình thức trừng phạt nghiêm khắc với Nga.

Nội dung Dự luật Graham-Menendez bao gồm các giới hạn mới đối với những hoạt động giao dịch nợ công, các dự án dầu mỏ và năng lượng cũng như quy định về khối lượng uranium có thể được phép nhập khẩu từ Nga.

Tuy nhiên, cả các Dự luật Dự luật Rubio-Hollen và Dự luật Graham-Menendez - mà được cho là sẽ đưa Nga xuống địa ngục - đã không được thông qua. Điều đó khiến các nhà lập pháp Mỹ thực sự "mệt mỏi" với thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga.

“Thực sự chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với các lệnh trừng phạt, đặc biệt là các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người đồng cảm với tình cảnh của chúng tôi”, Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio tâm tư.

Qua việc lập kỷ lục về khối lượng các sản phẩm dầu nhập khẩu từ Nga cho thấy Mỹ đã tự xé rào trừng phạt mà chính mình giăng ra với Nga. Thử hỏi như vậy thì thiết kế hệ thống trừng phạt Nga có ích gì, nên chính giới Mỹ chỉ "vô công rỗi nghề" mà thôi.

Thứ ba, Nga thực sự đã trở thành chiếc áo chống đạn cho hệ thống các doanh nghiệp Mỹ, cả sản xuất-kinh doanh và hợp tác đầu tư

Ngày 20/11/2019, phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Tiếng gọi từ nước Nga, ở Moscow, Tổng thống Putin cho rằng việc chính quyền Mỹ trừng phạt-cấm vận Nga chỉ là hành động 'tự bắn vào chân mình' của Washington mà thôi, theo RT.

Và theo nhà lãnh đạo Nga đương thời, trong bối cảnh hiện nay, nước Nga thời cấm vận đã trở thành chiếc áo chống đạn cho hệ thống doanh nghiệp Mỹ và giới đầu tư Mỹ, không chỉ ở Nga, mà chính ngay tại Mỹ.

Nhận định của người đứng đầu Điện Kremlin khi đó bị hoài nghi và được xem chỉ là sự "úy lạo tinh thần" cho giới doanh nhân và đầu tư Mỹ-phương Tây hướng về nước Nga nhằm giúp Moscow giải quyết hậu quả bởi trừng phạt-cấm vận.

Song theo giới phân tích thì ông Putin đã nhận định chính xác. Có hai hiệu ứng có thể nhận diện rõ nhất tác động từ nước Nga thời cấm đối với chính sách của chính phủ Mỹ, từ đó sẽ thấy chiếc áo Nga giúp doanh nghiệp Mỹ chống đạn như thế nào.

Một là, cho đến nay tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ - dù đã được luật hoá - chưa bao giờ leo thang đến mức có thể khiến Nga làm khó giới doanh nhân và đầu tư Mỹ, như đánh giá của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCTAD).

Hai là, tất cả các biện pháp trừng phạt của Mỹ chưa bao giờ nhắm đến thực thể là nhà nước Nga, mà chỉ được áp đặt đối với các lĩnh vực cụ thể, các tổ chức hay cá nhân cụ thể. Đây là lý do thương mại Mỹ-Nga có thể tăng mạnh, theo WB.

Nay, khi cuộc chiến giá dầu gây hậu quả nặng nề, Nga lại sẵn sàng cung cấp những nguồn nhiên liệu cần thiết nhất để cứu dầu đá phiến Mỹ khỏi cửa tử, thì rõ ràng Nga là "ân nhân của doanh nghiệp Mỹ", dù biết là xuất phát từ doanh lợi của đôi bên.


https://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ky-luc-3416142/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 13 2020, 03:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #435

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đây là những tài liệu nói về việc Nga bán nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ, tiếng Anh (link), tiếng VN cả link và bài. Ai có nhiều thông tin hơn về việc Nga bán nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ thì đưa lên nhé


Obama-era Russian Uranium One deal: What to know
https://docs.house.gov/meetings/II/II06/201...90625-SD004.pdf

Looking Back: The U.S.-Russian Uranium Deal: Results and Lessons
https://www.armscontrol.org/act/2013-12/loo...results-lessons


Cuộc cạnh tranh về năng lượng nguyên tử
BẠCH DƯƠNG (Biên dịch)
Thứ Sáu, 24-07-2020, 12:11

Từ nhiều thập niên trước, Mỹ được xem là quốc gia xuất khẩu năng lượng hạt nhân hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay, nước này lại phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ một số quốc gia khác, trong đó có Nga và Trung Quốc, khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần “đứng ngồi không yên”.

Mỹ mất vai trò “cầm trịch”


Theo Reuters, Mỹ dường như đã mất đi lợi thế cạnh tranh của “một nhà lãnh đạo toàn cầu về năng lượng hạt nhân”, trong khi Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang nỗ lực vượt lên.Mới đây, tờ Quan điểm của Nga cho biết, là nơi sáng lập ngành năng lượng hạt nhân, đến nay Mỹ có nhiều lò phản ứng hạt nhân nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã ngừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Từ năm 1996 đến nay, chỉ có một tổ hợp năng lượng hạt nhân được xây dựng, nhưng không phải xây mới từ đầu, mà chỉ là nâng cấp từ cơ sở cũ. Trong bối cảnh việc mất đi vị thế “thống lĩnh” trong lĩnh vực này có thể đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của “xứ cờ hoa”, Bộ Năng lượng Mỹ khẩn trương đề xuất chiến lược khôi phục vai trò “cầm trịch” của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Dù vậy, giới chuyên gia nhận định, Mỹ đang vấp phải vấn đề với việc tự sản xuất urani, cụ thể hơn là việc làm giàu urani và tự mình xây dựng nhà máy hạt nhân mới. Theo thống kê chính thức, năm 2018, các công ty nước ngoài tham gia làm giàu 52% lượng urani cho Mỹ, 48% còn lại do công ty của Mỹ thực hiện. Song nhiều khả năng đây lại là một thủ thuật thống kê, bởi các công ty của Mỹ thật ra chỉ là “vỏ bọc” của một nhà máy châu Âu (thuộc Tập đoàn URENCO) được xây dựng trên lãnh thổ Mỹ. Người Mỹ không có quyền tiếp cận các công nghệ được lắp đặt tại nhà máy này. Đã có thời điểm, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) cũng có ý định xây dựng một nhà máy làm giàu urani ở Mỹ.

Để sản xuất nhiên liệu hạt nhân, việc khai thác urani là chưa đủ mà Mỹ cần mua thêm urani. Lượng urani khai thác ở Mỹ đã giảm một cách đáng kể xuống chỉ còn từ 5 - 10%. Công đoạn tiếp theo là làm giàu urani, rất tốn kém và phức tạp về mặt công nghệ. Một công ty làm giàu urani phải có công nghệ và thiết bị tinh vi. Gần như ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ của Nga để làm giàu urani. Hằng năm, khối lượng urani từ Nga xuất sang Mỹ liên tục tăng.

Thông thường sau khi làm giàu, urani sẽ được chuyển sang trạng thái phù hợp để có thể chế thành thanh nhiên liệu hạt nhân. Công ty Westinghouse của Mỹ, nơi sản xuất nhiên liệu hạt nhân, phải phụ thuộc vào các dịch vụ làm giàu urani, trong đó có các dịch vụ do Nga cung cấp, cho dù Westinghouse đang cố gắng thay thế nhiên liệu của Nga. Theo báo cáo năm 2019 của Bộ Năng lượng Mỹ, hiện nước này gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung urani từ nước ngoài, mà phần lớn trong số đó đến từ các công ty “con” của Rosatom (Nga). Trong khi đó, Mỹ không chỉ dần đánh mất khả năng tự khai thác urani và năng lực làm giàu urani trên quy mô thương mại, mà còn tụt hậu so với Nga trong việc xây dựng các lò phản ứng.

Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ cũng gần hết hạn sử dụng, khiến thị trường Mỹ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty hàng đầu của Nga và châu Âu, thậm chí là cả Trung Quốc - quốc gia đang gia tăng sức mạnh trên thị trường này. Thông tin từ Rosatom cho biết, Nga đang tích cực xây dựng các nhà máy điện hạt nhân của mình tại nhiều khu vực trên thế giới. Danh mục đơn đặt hàng từ nước ngoài dành cho Nga trong thời gian 10 năm tới có giá trị lên đến 140 tỷ USD. Ưu điểm của Rosatom trên thị trường thế giới là phía Nga sẵn sàng đảm nhiệm mọi khâu, từ xây dựng đến tài trợ tín dụng, cung cấp nhiên liệu, đào tạo chuyên gia địa phương, sửa chữa, cuối cùng là xử lý nhiên liệu hạt nhân trong suốt thời gian hoạt động của lò phản ứng (từ 40 - 60 năm).

Cạnh tranh khốc liệt

Giới chức Mỹ nhiều lần kêu gọi chính quyền nước này để mắt tới Nga và Trung Quốc, bởi từ lâu Nga đã vượt Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân khi xét tới một số mục tiêu, đặc biệt là thương mại, trong khi Trung Quốc có những bước phát triển nhảy vọt. Trên thực tế, không phải đến nay Mỹ mới tụt hậu so Nga trong lĩnh vực hạt nhân. Gần ba năm trước, hai công ty chuyên sản xuất urani của Mỹ là Energy Fuels và Ur-Energy cảnh báo tỷ lệ urani mà Mỹ tự sản xuất đã giảm mạnh. Họ đề nghị Tổng thống Donald Trump đặt ra hạn ngạch 25% cho urani có nguồn gốc từ Mỹ và áp thuế đặc biệt đối với urani nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, ông Trump từ chối áp đặt các hạn chế, thay vào đó thành lập một nhóm chuyên gia về nhiên liệu hạt nhân, có nhiệm vụ làm rõ về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong ngành công nghiệp hạt nhân.

Theo TASS, Trung Quốc đang xây dựng nhiều lò phản ứng trên lãnh thổ của nước này hơn bất kỳ quốc gia nào khác, trong khi các công ty hạt nhân bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế ở Pakistan, Argentina và Anh. Theo thống kê, Trung Quốc đã xây dựng 48 tổ máy, trong đó 45 tổ máy được xây dựng trong 20 năm qua và không định dừng lại. Trong khi đó, Tập đoàn Rosatom xuất khẩu lò phản ứng cho các nhà máy ở Đông Âu, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhắm tới các thị trường khác ở Trung Đông và châu Phi. Trong bối cảnh đó, nhằm lấy lại vị thế của mình, chính quyền Mỹ từng bước triển khai các quyết sách mới. Đối với Trung Quốc, trong lĩnh vực hạt nhân, Mỹ đang hành động một cách rất quyết liệt. Đây là xu hướng chung của cuộc “so găng” căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực nguyên tử mà còn cả chính trị, kinh tế, ngoại giao... Mặt khác, năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, theo nhiều hướng khác nhau, và dự báo Trung Quốc sẽ sớm trở thành đối thủ của Mỹ.

Đối với Nga, Mỹ từ lâu bí mật tìm cách kiềm chế các nhà sản xuất năng lượng nguyên tử từ Nga, ngăn không để họ chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Mỹ. Thí dụ, khác với Tập đoàn URENCO của châu Âu, Rosatom không được phép xây dựng nhà máy làm giàu urani tại Mỹ. Tiếp đó, lượng urani đã làm giàu mà Nga có thể cung cấp cho Mỹ từ lâu bị giới hạn ở mức 20% nhu cầu urani của Mỹ. Đó là lý do tại sao Tập đoàn URENCO đang thực hiện việc làm giàu gần 50% nhu cầu uranium của Mỹ, trong khi Nga chỉ chiếm 20% thị phần. Chưa hết, Bộ Năng lượng Mỹ còn đang yêu cầu cắt giảm hạn ngạch này kể từ năm 2021. Giới phân tích nhận định, điều đáng nói là Mỹ đưa ra những hạn chế kể trên từ trước khi áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga năm 2014 (khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga), trong khi chính Mỹ lại theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa và tự do hóa thị trường trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá, kết quả là Nga chỉ được phép cung cấp lượng urani làm giàu theo đúng Thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Mỹ ký ngày 18-2-1993 về tái chế urani. Lượng urani còn lại phải chịu thêm thuế nếu xuất khẩu. Sau đó, Mỹ áp đặt hạn ngạch 20% đối với urani làm giàu từ Nga. Hiệu lực của các hạn ngạch này sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Giới chuyên gia cũng nhấn mạnh, Mỹ lo lắng Rosatom sẽ sớm hoàn thành dự án mang tên “TV-Kvadrat” nhằm phát triển các tổ máy sản xuất nhiên liệu cho các lò phản ứng theo thiết kế của châu Âu, dự kiến được sử dụng cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ.

Về lý thuyết, từ năm 2021, Nga có thể đàm phán tăng nguồn cung urani đã làm giàu cho Mỹ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có cho phép Nga làm điều đó hay không, bởi Washington đã không cho Nga cơ hội tương tự kể từ những năm 1990 đến nay. Trong báo cáo của mình, Bộ Năng lượng Mỹ đã kêu gọi gia hạn hợp đồng với Nga, song yêu cầu giảm hạn ngạch.
Do đó, việc Nga và Trung Quốc tăng cường phát triển kho năng lượng hạt nhân đang khiến chính quyền Mỹ “đứng ngồi không yên”.


https://nhandan.com.vn/baothoinay-hosotulie...uyen-tu-609865/


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Aug 13 2020, 03:29 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 13 2020, 03:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #436

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tham vọng của Mỹ muốn “hất cẳng” Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân
Bộ Năng lượng Mỹ đã có tờ trình yêu cầu chính phủ cho phép hạn chế hoặc cấm nhập khẩu uranium của Nga, đây là một phần trong chiến lược khôi phục lại vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ hạt nhân đang do Nga nắm giữ.


Theo đó, gần đây Mỹ đã phát triển một chiến lược để “hất cẳng” Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế để trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Đồng thời, Mỹ sẽ hành động theo nhiều hướng khác nhau cùng một lúc. Dưới đây là nhận định của các chuyên gia thuộc hãng tin RIA Novosti về những biện pháp cụ thể nào đang được dự kiến và mức độ thực tế của những kế hoạch này.

“Vị thế của nước Nga vĩ đại”

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Dan Brouillette cho biết, sự suy giảm của cơ sở công nghiệp Mỹ về năng lượng hạt nhân trong vài thập kỷ qua đã gây nguy hiểm cho lợi ích và an ninh quốc gia.

Do đó, một tài liệu do Bộ Năng lượng Mỹ biên soạn lưu ý, chính phủ sẽ cần chấm dứt sự phụ thuộc vào việc làm giàu uranium ở nước ngoài và thâm nhập vào các thị trường, nơi các công ty nhà nước Nga hiện đang thống trị.

“Nga đang tăng cường ảnh hưởng chính sách kinh tế và đối ngoại trên toàn thế giới, với các đơn đặt hàng nước ngoài cho các lò phản ứng trị giá lên tới 133 tỉ USD. Moscow sẽ tài trợ kinh phí cho việc xây dựng hơn 50 lò phản ứng ở 19 quốc gia”, các tác giả cho biết.

Tập đoàn nhà nước Rosatom hiện kiểm soát khoảng 2/3 thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế giới, tính đến cuối năm 2019, công ty đã có đơn đặt hàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng hạt nhân (36 chiếc). Thị trường lò phản ứng hạt nhân thế giới trong 10 năm tới ước tính khoảng 500-740 tỉ USD.

Theo các báo cáo, Bộ Năng lượng Mỹ đã đề xuất hành động theo bốn hướng. Đầu tiên là tăng cường năng lực khai thác, xử lý uranium và khôi phục toàn bộ chu trình nhiên liệu hạt nhân. Được biết, ngân sách cho năm 2021 sẽ cần dành 150 triệu USD cho việc mua uranium khai thác ở Mỹ và hình thành một khu dự trữ nguyên liệu hạt nhân của nhà nước.

Không có nền tảng vững chắc

Hai hướng tiếp theo là sử dụng các sáng kiến và đầu tư công nghệ của Mỹ để tăng cường vị thế lãnh đạo của Mỹ trong các công nghệ hạt nhân thế hệ tiếp theo và đảm bảo sự phát triển nhanh chóng ngành năng lượng hạt nhân, bao gồm, các công ty khai khoáng, thành viên tham gia vào chu trình nhiên liệu và các nhà cung cấp lò phản ứng.

Theo các chuyên gia, các công thức mơ hồ nhằm che giấu thực tế rằng cơ hội vượt qua khoảng cách công nghệ từ Nga trong lĩnh vực hạt nhân gần như bằng 0.

Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ phải đối mặt với những vấn đề này từ những năm 1980. Trong lịch sử đã xảy ra rằng uranium được làm giàu ở Mỹ bằng cách sử dụng công nghệ khuếch tán khí không hiệu quả và đắt tiền, trong khi ở Liên Xô là máy ly tâm cần ít điện hơn 50 lần.

Do đó, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng uranium làm giàu của Nga vì nó rẻ hơn 12 lần. Các hợp đồng mua bán được bắt đầu bởi công ty chuyên xuất khẩu vật liệu và nhiên liệu hạt nhân “Techsnabexport” của Liên Xô vào năm 1987, và không ngừng tăng lên.

Sự dư thừa của uranium làm giàu thấp của Liên Xô đã nhanh chóng cạn kiệt, nhưng nhờ giảm kho vũ khí nguyên tử, Nga đã sản xuất 500 tấn uranium (loại rất giàu uranium) được chiết xuất từ đầu đạn hạt nhân đã tháo dỡ. Sau đó, có một ý tưởng để “pha loãng” nó và biến nó thành nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Vào những năm 1994, Nga và Mỹ đã ký hợp đồng chuyển đổi 500 tấn uranium cấp độ vũ khí thành nhiên liệu cho các nhà máy điện (công nghệ này được phát triển bởi các chuyên gia từ Nhà máy điện hóa Ural). Năm 2013, một hợp đồng mới đã được ký kết, bây giờ là để làm giàu uranium của Mỹ ở Nga.


Rõ ràng, để chuyển sang tự cung cấp đầy đủ nhiên liệu hạt nhân Mỹ sẽ cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, cũng như giải quyết một loạt các vấn đề kỹ thuật.

“Công nghệ nguyên tử đắt đỏ”

Hướng chiến lược thứ 4 của Mỹ, quy định về việc thực hiện cách tiếp cận toàn quốc đối với việc xuất khẩu công nghệ nguyên tử hòa bình. Nói một cách đơn giản, Mỹ dự định thúc đẩy các lò phản ứng hạt nhân của mình bằng các phương pháp tương tự như áp dụng khí hóa lỏng ngày nay, thông qua áp lực ngoại giao và các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia cũng như công ty hợp tác với Nga.

Các chuyên gia cho rằng, cũng như trong lĩnh vực khí đốt người Mỹ có thể tin tưởng vào các nước chư hầu trung thành như Ba Lan và Ukraine. Trước đó, Kiev và Warsaw đã ký kết hợp đồng nhiều năm cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và sẽ dễ dàng cung cấp năng lượng hạt nhân cho Washington.

Theo đó, các tổ hợp nhiên liệu của Mỹ đã có mặt tại Ukraine và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và tháng 9 năm ngoái Công ty điện hạt nhân quốc gia Energoatom của Ukraine đã ký một bản ghi nhớ với Công ty Điện lực Westinghouse (Mỹ) về các nhà máy điện hạt nhân khác.

Đồng thời, Ba Lan cũng bày tỏ mong muốn xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân trong thập kỷ tới, và không có nghi ngờ gì về việc người Mỹ sẽ nhận được các đơn đặt hàng này.

Ngoài ra, với việc sử dụng các áp lực chính trị, Mỹ có khả năng sẽ nhận được đơn đặt hàng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ả Rập Saudi. Theo các nguồn tin, Riyadh đã tổ chức đấu thầu và sau hai vòng đấu thầu, Rosatom của đang dẫn đầu. Có lẽ đây chính là điều khiến người Mỹ khẩn trương đưa ra các chiến lược về vấn đề kiềm chế Nga trong lĩnh vực hạt nhân.


Các chuyên gia cho rằng, nếu không có các áp lực chính trị, “Mỹ không có cửa” để thực hiện chiến lược mới, vì trong tất cả các khía cạnh, Rosatom nằm ngoài phạm vi cạnh tranh.

Theo dữ liệu từ trang web của nhà cung cấp thông tin kinh doanh cho ngành xuất nhập khẩu Importgenius, năm ngoái Westinghouse đã bán các tổ hợp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Energoatom với mức giá 996.000 USD. Đồng thời, Rosatom đã bàn giao các tổ hợp trị giá 675 nghìn USD cho nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky ở miền Tây Ukraine với giá rẻ hơn gần một phần ba.

Trong khi đó, Công ty Điện lực Westinghouse có uranium với mức giàu 3,48-3,82% và đối với Công ty nhiên liệu TVEL (thuộc Rosatom) ở mức 3,99-4,38%, nghĩa là các tổ hợp của Nga vẫn mạnh hơn so với Mỹ. Các chuyên gia phương Tây cũng phải công nhận thưc tế sự vượt trội này của Rosatom.

Theo Tim Yeo, chủ tịch Ủy ban Nghị viện Anh về năng lượng và biến đổi khí hậu cho biết: “Đối với các công nghệ hạt nhân của Nga, chúng là đáng tin cậy nhất và đã được chứng minh. Ngoài ra, người Nga đang thúc đẩy nội địa hóa chuỗi cung ứng, cũng như cung cấp một chương trình đào tạo hoàn chỉnh cho nhân viên và nhà điều hành địa phương. Các nhà cung cấp khác không thể cung cấp một gói dịch vụ như vậy”.

Trước đó, ngoài việc cấm nhập khẩu uranium, Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất ngăn chặn Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, điều này cho thấy sắp tới Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Về vấn đề này, chiến lược đề xuất giảm lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh quốc gia. Cụ thể, ở đây nói đến việc chống lại hoạt động của công ty sản xuất nhiên liệu hạt nhân TVEL thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom.

“Khả năng các doanh nghiệp nhà nước nước ngoài cung cấp chu trình tái xử lý nhiên liệu hạt nhân nhằm thiết lập vị thế thống lĩnh thị trường và quan hệ song phương bền vững có thể tạo ra những thách thức địa chính trị nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ”, báo cáo Bộ Năng lượng Mỹ cho biết.


https://infonet.vietnamnet.vn/quan-su/tham-...nhan-62019.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 14 2020, 12:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #437

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Mỹ làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Israel và UAE, Israel tạm hoãn tuyên bố chủ quyền với khu bờ Tây. Đây được côi là dấu ấn lớn về đối ngoại của tổng thống Trump

Israel và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã đạt được một thỏa thuận hòa bình lịch sử, hướng tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ ngoại giao song phương. Hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức Nhà Trắng cho biết, thỏa thuận đạt được sau các cuộc thảo luận dài giữa Israel, UAE và Mỹ.
https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/ong-trump...nay-666256.html


Đây là bài viết của 1 bạn đang ở Nga trên OF, nói về cuộc sống ở Nga và tình hình Covid-19, vaccin. Xem thế thì GDP PPP của Nga thứ 5 thế giới là đúng, chi phi rất rẻ so với lương, bảo hiêm rât tốt. Có liên quan đến cả VN.

Đời sống dân Nga ngố như vậy còn tốt hơn Tây Âu, theo nhận xét của tôi. Bảo hiêm y tế ngang Pháp rồi, và chắc chắn hơn đứt Hà lan, Bỉ. Mấy bạn Vn mà có giấy tờ hợp pháp, đi làm đàng hoàng, k phải dân chạy chợ k giấy tờ cũng xác nhận đời sống ở đây tốt hơn Tây Âu, 1 năm có dư tiền về VN chơi vài bận, ở Tây Âu thì hơi khó.

Nhân việc đó mình hỏi bạn bè về giá cả bên Mỹ thì được biết như sau, hóa ra Mỹ cũng bị vướng vào cái độc quyền


Ở Mỹ:
Tiền điện thoai $40/ tháng unlimited LTE
Internet $70/ tháng tốc độ minimum (nhưng vẫn xem phim nhiều máy thoải mái)
Mua theo gói thì rẻ nhất là tầm $100 có internet và cáp loại minimum và home phone
Satellite thì miễn phí

đất rộng chạy cable tốn
Giá độc quyền, do mỗi vùng chỉ có 1 công ty cáp riêng, có nơi có nhiều hơn 1, nhưng vẫn dắt
Mỗi công ty thường phụ trách cáp 1 vùng, chia theo địa lý.
Tất cả utilities đều thế
Tiền điện và gas mùa hè của tớ $150/ tháng, dù đã tiết kiệm hết mức
Thu gom rác cũng công ty độc quyền, giá 25USD/tháng


_________________________________________________________________

Ở Nga:

https://ardexpert.ru/article/15748
Số liệu thống kê mới nhất chưa có. Đây là số liệu 2018 vậy.
48% dân Thành thị có nhà ngỉ mùa hè ở ngoại ô( dacha)
Tính trung bình nước Nga có 60% có nhà nghỉ mùa hè!
ở Nga ai cũng có quyền được cấp cái đất này( nếu là công dân Nga). Còn việc nhận và xây nhà hay không thì tùy ý
Cụ thể, đất ngoại ô của Nga cấp cho dân miễn phí mỗi người 600m2 để làm dacha. Ơ Viễn đông thì cấp hẳn 1 hecta

Bọn Nga còn có cái nghỉ đẻ 3 năm, tức là bà mẹ có thểi nuôi con 3 tuổi mới đi làm lại. Vì trong thời gian đó nó vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo luật,


Chi phí điện nước nhà cửa, điện thoại, ie,... các thể loại nhõn có khoảng 3 tr VNĐ ~ 8% thu nhập
Chi phí ăn uống độ 3,2 tr VNĐ ~ 9% thu nhập
chi phí học hành con cái độ 200 nghìn vnđ/người/ tháng ~ 1% thu nhập
nếu so với Việt Nam thì với chi phí kia các nhà cung cấp ở Việt Nam phá sản sấp mặt ngay
____________________________________________

Em làm công chức trong chính quyền Nga, lương của em được 47000 rúp, vợ em làm cho doanh nghiệp Nga được 63000 rúp, con gái em làm công ty liên doanh được 123000 rúp. Lương hưu bình quân được 20000 rúp. Lương bình quân ở vùng em là 31950 rúp.
Đối với gia đình em thì tương đối dư dả ( theo vợ em bẩu vậy, vì em bị tịch thu thẻ, mỗi tháng NÓ nhả lại cho em 15000rúp tiền xăng xe, thuốc...). Tiền nhà, điện, nước...hàng tháng hết 8900 rúp, tiền ăn cho 2 vợ chồng em đâu hết khoảng 10000 rúp. Còn bọn trẻ nhà em làm việc và học ở nơi khác.
Về y tế: mọi người dân đều được chăm sóc sức khoẻ miễn phí - đc phát thẻ bảo hiểm. Nhưng có những bệnh thì phải bỏ tiền túi ví dụ như nha khoa, cũng như những bệnh tật nằm ngoài danh sách đc miễn phí.
Về giáo dục: giáo dục phổ thông được miễn phí, sách giáo khoa đc phát vào đầu mỗi năm học, phụ huynh phải chi trả : sách nâng cao, học thêm, tiền ăn trưa, còn tùy từng trường, từng lớp sẽ phải đóng thêm khoản sửa chữa trường lớp, quà cáp giáo viên, lễ lạt cho bọn trẻ(cái này hoàn toàn tự nguyên). Như 2 đứa trẻ nhà em trước đây học trường chuyên thì mỗi tháng nộp 1200 rúp học ca 2.
Qua kỳ thi OGE- đối với lớp 9, EGE đối với lớp 11, các trường dậy nghề, cao đẳng, đại học sẽ căn cứ vào điểm thi để xét tuyển các dự tuyển viên. Nếu điểm cao sẽ được học miễn phí và có học bổng, còn lại là mất tiền. Thí dụ như năm ngoái để đc học bổng ở khoa công nghệ thông tin trường bách khoa Saint thì phải đạt số điểm 270/300...
Về đời sống người Nga nói chung vào thời điểm này là tương đối khó khăn, do dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động nên người lao động chỉ được chi trả 12890 rúp- mức sống tối thiểu. Những doanh nghiệp, thương nhân được hoàn thuế, trẻ em dưới 16 tuổi được nhận 10000 rúp/ tháng.
Tùy theo chính sách của chính quyền từng vùng mà ra quyết định cấp đất làm vườn (600 m vuông) cho mỗi gia đình khi có nhu cầu. Những gia đình từ 3 con trở lên sẽ được cấp 1500 tới 2000 m vuông đất để làm nhà - chính sách này trước năm 1997 là cấp cho toàn dân(nhà em cũng được nhận vào dịp này). Mỗi công dân 1 lần trong đời được tư nhân hoá bất động sản.
Đang dịch dã, cộng đồng người Việt mình khó khawn, nhiều gia đình không có cả tiền ăn, nhưng ngược lại, nhiều người đã kiếm đc tiền triệu trong thời gian vừa qua. Nhiều tổ chức cộng đồng đã và đang giúp đỡ những gia cảnh khó khăn, những người không may bị bệnh covid.
Về an ninh trật tự, hiện tại nước Nga tương đối bình yên, chuyện ăn tiền của cảnh sát đã giảm rõ rệt. Chính quyền các vùng làm hết sức để thu hút đầu tư và du lịch.

Chú thích: lương ở trên là lương Net (Lương vào thẻ ấy ạ, em kê lương sau thuế cho dễ tính. Thuế ở Nga là 13% )

____________________________________________

giá usd hiện nay trong khoảng 70 rup, xăng 95- 44,70 rúp, gạo - 70rup/kg, bánh mì đen 40 rúp, thịt bò từ 270 đến 600 rúp, thịt lợn từ 165 đến 350 rúp, gà từ 110 đến 250 rúp, bắp cải, khoai tây từ 10 đến 30 rúp...,giá vé vác phương tiện công cộng tùy thuộc từng vùng, nhưng bình quân khoảng 30 rúp 1 lượt, vé tầu hoả từ Saint lên Moscow từ 1200 tới 6000 rúp 1 lượt, tùy từng loại tầu, tùy vào khoảng thời gian trong ngày...
Mỗi tháng 2 vợ chồng em phải trả 490 rúp cho truyền hình cap và internet không giới hạn dung lượng, 700 rúp cho alo 2 vợ chồng.
Hiện tại bà con cộng đồng nơi em đã buôn bán bình thường, có người nọ người kia.

__________________________________________

Về dịch bệnh, người dân tiếp nhận và phòng chống bình thường như cúm mùa hàng năm. Rất nhiều người Việt bị nhiễm bệnh đã được chữa trị miễn phí và đã khỏi bệnh (dù rằng nhiều bà con ta không có giấy tờ hợp pháp), có một số ít không may bị tử vong (18 người- theo số liệu của Đại sứ quán Việt nam tại Liên bang Nga). Nga đã triển khai điêù trị covid bằng thuốc đặc trị trên toàn Liên bang, nên tỷ lệ tử vong đã giảm. Bọn em cũng đã đc thông báo, đến tháng 9 bọn em thuộc diện tiêm chủng vacxin covid - bọn em đứng sau y tế.
Việt nam ta đang đàm phán để được nhận vacxin đấy ạ. Cái này em biết.



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Aug 14 2020, 06:05 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 17 2020, 05:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #438

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có cái bài nói này, nếu diễn ra đúng, thì có vẻ như dự đoán của chúng ta sẽ ứng nghiệm. Mọi thứ đều diễn ra đúng theo như mong muốn của phương tây. Chiến lược của phương tây khi tiến về đông âu, đó là tiêu hủy các ngành xương sống của đất nước đó, tiêu hủy những ngành làm nên sức mạnh của 1 quốc gia, để lại 1 quốc gia sống bằng bưng bê, gia công, "dịch vụ" (cấp thấp), vay nợ và tiêu thụ.

Hungary đã bị Đức và Pháp dùng chính sách "mua để diệt" xóa sổ toàn bộ ngành chế tạo linh kiện phương tiện giao thông và dược phẩm, làm sao họ có thể để cho Ukraine còn duy trì tổ hợp công nghiệp chế tạo, động cơ, hàng không được. Những ngành này là mơ ước của không biết bao nhiêu quốc gia, Ukraine được thừa hưởng những thứ tài sản vô cùng quý giá, nhưng đang đi dần đi xuống bờ vực thẳm rồi. Nếu không có gì đặc biệt và đột biến, Antonov và Motor Sich sẽ rồi biến mất, hoặc chỉ còn lại cái vỏ bên ngoài, ruột bị thay sạch. Ai sẽ nhanh tay là người vơ được bảo bối, vốn quý từ nó trước khi nó chết hoặc bị làm cho rỗng ruột đây?

Khi những công ty này chết hoặc bị rỗng ruột rồi, sẽ có 1 đống bài báo pro phương tây, viết rằng, những công ty này nếu cứ duy trì những "công nghệ cổ lỗ" và "phương pháp quản lý lạc hậu" này thì sẽ không tiến lên được, cần phải loại bỏ chúng, phải minh bạch, hiện đại, chỉ cần lo cho người dân sống tốt là đủ cho mà xem, bla bla bla sp_ike.gif=))

Tổ hợp Motor Sich nổi tiếng có nguy cơ bị xóa sổ
DNVN - Nhà máy Motor Sich huyền thoại của Liên Xô có thể bị thanh lý. Theo tờ Delo.ua của Ukraine, tất cả các cơ sở pháp lý để đưa ra quyết định như vậy đều do Tòa án Kinh tế của khu vực Zaporozhye xử lý.
Một trong những cổ đông của doanh nghiệp đã đệ đơn yêu cầu thanh lý Motor Sich. Họ đã đi đến quyết định như vậy vì các vụ bắt giữ áp dụng đối với cổ phiếu của doanh nghiệp vào năm 2017, 2018 và 2020 theo sáng kiến của Cơ quan An ninh Ukraine. Như vậy, người sở hữu chứng khoán của công ty không có cơ hội tổ chức đại hội và chia cổ tức.

Cần lưu ý rằng những ngày đen tối của nhà máy bắt đầu sau khi Kiev quyết định cắt đứt quan hệ với Moskva. Do không có khách hàng chủ chốt và nhà cung cấp linh kiện, Motor Sich không thể duy trì bầu không khí tài chính cần thiết, dẫn đến thua lỗ và phá sản.

Trong năm 2016, tình hình có thể đã được cải thiện khi Trung Quốc thể hiện sự quan tâm thực sự đến doanh nghiệp này, họ có kế hoạch sử dụng kinh nghiệm từ thời Liên Xô của các chuyên gia để phát triển chế tạo động cơ máy bay.

Đề xuất của Bắc Kinh hóa ra gần như hoàn hảo, công ty Trung Quốc được dự kiến trở thành chủ sở hữu của Motor Sich không chỉ tiếp tục duy trì sản xuất ở Zaporozhye, mà còn mang về một số lượng lớn đơn đặt hàng. Có vẻ như nhà máy đã gặp được luồng sinh khí mới, nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp, họ khăng khăng rằng thỏa thuận phải bị đóng băng.

Hôm nay nhà máy đang suy tàn. Trong ba năm qua, 7.760 người làm việc tại doanh nghiệp này đã mất việc làm và bản thân Motor Sich cũng gần như không đủ sống.

Nhà máy có thêm một cơ hội hồi sinh vào đầu tháng 8 năm 2020, khi nhà đầu tư người Ukraine - ông Alexander Yaroslavsky tuyên bố mong muốn trở thành chủ sở hữu cổ phần cùng với công ty Skyrizon của Trung Quốc.

Tuy nhiên sự liên kết như vậy không theo ý muốn của Kiev, điều này cuối cùng đã phá hỏng thỏa thuận, kích động Ủy ban chống độc quyền của Ukraine, dẫn tới tình trạng khó cứu vãn của doanh nghiệp.


https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/to-hop-mot...200817020715227

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Aug 17 2020, 05:22 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 17 2020, 05:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #439

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Biểu tình ở Belarus gần đây cho thấy, dù Lukashenko có tìm cách ngả về phương tây, thì phương Tây cũng không tha cho ông ta, họ vẫn tìm cách đưa người của họ lên. Lần trước vụ Ukraine, bề ngoài mặt là EU, nhưng Mỹ chính là kẻ chủ mưu, như Nga chỉ ra.
Lần này vụ Belarus, bề ngoài thì mấy nước Baltic, Ba Lan đứng ra, kỳ thực là Tây Âu và Mỹ núp sau. Bây giờ thì cả Anh, Pháp đều lên tiếng ủng hộ bầu cử lại rồi đó (trước đó mời họ đến giám sát họ không đến). Bây giờ cần cả Đức và Mỹ lên tiếng nữa thì đủ bộ.

Kết cục này cũng hợp lý thôi, đúng định hướng chiến lược của phương tây


Công nghiệp đóng tàu Ukraine lụi tàn theo ngành hàng không
Sau khi tổ hợp chế tạo động cơ Motor Sich đứng trước nguy cơ đóng cửa thì ngành đóng tàu của Ukraine cũng bị nhìn nhận ở tình trạng bi đát không kém.


Phó Chủ tịch hội đồng khu vực Nikolaev, ông Maxim Nevenchany mới đây đã nói về triển vọng của ngành đóng tàu Ukraine trong một cuộc phỏng vấn với trang Ukraine.ru.

Theo vị quan chức chính phủ trên, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, công việc đóng tàu ở Nikolaev đã rơi vào tình trạng suy tàn. Các doanh nghiệp địa phương vẫn đứng trong hàng ngũ này chủ yếu do họ tham gia sửa chữa tàu từ Nga.

Những người công nhân khi đó nhớ lại rằng vào thời điểm đó, tàu của Công ty Vận tải Biển Đen thường đến đây, vì nó thuận tiện cho họ và đối tác đã nhận sửa chữa với chất lượng cao. Ngoài ra, ngay cả các tàu quân sự của Liên bang Nga đôi khi cũng được cử đến Ukrainea để tiến hành đại tu, tân trang.

Tuy nhiên sau năm 2014, khi Kiev thực sự cắt đứt quan hệ kinh tế và chính trị với Mosckva vì sự kiện Crimea thì tình hình ngành đóng tàu Ukraine gần như đã trở nên nguy kịch.

Ông Maksim Nevenchany nói rằng các doanh nghiệp Ukraine đã mất đơn đặt hàng từ Nga về việc sửa chữa và đóng tàu, và nếu không có họ thì chỉ còn rất ít công việc. Bản thân Ukraine đóng rất ít tàu và các nước phương Tây không quan tâm đến việc hợp tác với họ trong lĩnh vực này.

Theo Phó Chủ tịch hội đồng khu vực Nikolaev, tình hình trong ngành đóng tàu của Ukraine - đặc biệt là nếu chúng ta nói về các doanh nghiệp nằm ở phía Nam đất nước, sẽ chỉ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn sau khi chế độ chính trị ở quốc gia Đông Âu này có sự chuyển biến.

Ông Nevenchany cho rằng phương Tây và các tập đoàn tài chính quốc tế không muốn Ukraine có nền công nghiệp phát triển và sản xuất công nghệ cao, hiện Kiev vẫn phụ thuộc và không thể độc lập đưa ra bất kỳ quyết định nghiêm túc nào có lợi hơn nhiều cho họ.

Về vấn đề này, ông Nevenchany chắc chắn rằng chỉ khi các chính trị gia lên nắm quyền ở Ukraine với đường lối khác mới có thể thay đổi hoàn toàn tình hình và đưa đất nước thoát khỏi sự kiểm soát của bên ngoài, ngành đóng tàu sẽ có một số triển vọng thực sự.

Ngoài ra cũng cần nói thêm, không chỉ ngành đóng tàu mà công nghiệp hàng không cũng như vũ trụ của Ukraine cũng đang có sự tụt dốc không phanh, thiếu những đơn hành từ nước ngoài khiến họ khó duy trì tiềm lực, cho dù vẫn còn trong tay một đội ngũ chuyên gia được đánh giá là hàng đầu thế giới.

https://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/cong-nghie...200817040758283


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Aug 17 2020, 08:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #440

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy là động cơ thế hệ mới Izdelive 30 cho SU-57 đã được hoàn thành và sẽ được trang bị từ bây giờ đến cuối năm nay. Con động cơ này được thiết kế hoàn toàn mới, khác hẳn với các con động cơ của Nga từ trước đến nay. Như vậy SU-57 sẽ không còn phải dựa vào động cơ AL-41F của SU-35 nữa

Cho đến cuối năm 2020, việc chuyển giao máy bay Il-76MD-90A và Su-57 cấu hình mạnh nhất sẽ được thực hiện. Con số tiêm kích tàng hình Su-57 được chuyển giao trong năm 2020 dự kiến là 5 chiếc", Tướng Sergei Dronov cho biết.

Việc giao hàng ban đầu dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2019 và Không quân theo kế hoạch nhận hai chiếc Su-57 vào năm 2019 và hai chiếc nữa vào năm 2020. Tuy nhiên, vụ tai nạn xảy ra hồi tháng 12/2019 đối với chiếc Su-57 đầu tiên sản xuất loạt trong một chuyến bay thử nghiệm đã trì hoãn việc chuyển giao lô máy bay đầu tiên trong vài tháng.

Trong bài review với tạp chí Aviation Week thì chuyên gia quân sự Piotr Butowski cũng nói ra thông tin lý do tại sao chiếc đầu tiên của series 51001 tai nạn
"The manufacturer incorrectly adjusted the tail plane drive, which overlapped with a failure of one of the flight control system processors."
Nhà sản xuất đã điều chỉnh không chính xác bộ truyền động của máy bay ở đuôi, điều này đã chồng lên một lỗi của một trong các bộ xử lý hệ thống điều khiển bay khiến máy bay rớt


https://www.gazeta.ru/army/2020/05/08/13076575.shtml
https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...-hoach-3416184/
https://aviationweek.com/defense-space/airc...fter-2019-crash


Hơi bất ngờ vì Nga kiểm soát đến 37.6% thị phần vũ khí ở châu Phi, tôi vẫn nghĩ là Mỹ, Pháp mới là nhiều nhất ở đây

Putin is reportedly looking to expand Russia's presence in Africa with new bases in 6 countries
Nhật báo Bild của Đức mới đây đã trích dẫn một báo cáo mật của Bộ Ngoại giao Đức viết rằng, trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình, Nga đang xúc tiến xây dựng các căn cứ quân sự ở 6 quốc gia châu Phi.


Theo thông tin được tờ Bild (Đức) tiết lộ, Nga và sáu nhà lãnh đạo châu Phi đã đi tới thống nhất thành lập các căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ những nước này.

Thông tờ Bild có được từ nguồn tin mật của Bộ Ngoại giao Đức. Tài liệu cho biết trong năm năm qua, Nga đã tích cực thiết lập các liên lạc quân sự ở châu Phi.

Mới đây, trong các cuộc đàm phán, Moscow đã nhận được sự cho phép cần thiết để thiết lập căn cứ quân sự tại Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Eritrea, Madagascar, Mozambique và Sudan.

Hiện nay, các chuyên gia Nga đang tích cực huấn luyện binh sĩ của những quốc gia mà Moscow đã thiết lập quan hệ quân sự.

Báo Đức chỉ ra rằng bên cạnh binh sĩ chính quy, nhân viên các công ty quân sự tư nhân như Wagner Group cũng hoạt động tại những quốc gia châu Phi này.

Tính đến nay, Nga đã tiến hành hợp tác quân sự với 21 quốc gia châu Phi. Giới phân tích nhận định rằng thông qua hợp tác với Nga, các nhà lãnh đạo châu Phi có thể được đảm bảo trước các cuộc cách mạng màu tiềm tàng.

Đổi lại, Nga nhận được sự ủng hộ đối với các sáng kiến của mình tại các cuộc họp của Liên Hợp Quốc.

Được biết, ngay từ cuối năm 2017, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng và An ninh trong Quốc hội Sudan, ông Al-Hadi Hamid chia sẻ với truyền thông Nga rằng quốc gia này sẵn sàng làm nước chủ nhà cho căn cứ quân sự Nga bên bờ Biển Đỏ.

"Tôi cho rằng sẽ hợp lý và chuẩn xác nếu nhà lãnh đạo Nga đồng ý thành lập căn cứ quân sự ở Biển Đỏ. Không nghi ngờ gì căn cứ này sẽ nằm trong khuôn khổ hợp tác kinh tế và quân sự giữa hai quốc gia", ông Hamid nêu rõ.

Ngoài ra, ông Hamid cũng cho biết thông tin về an ninh biển tại Sudan: "Chúng tôi đã ghi nhận số lượng lớn các vi phạm: tàu thuyền xâm nhập trái phép vào lãnh hải Sudan; tàu đánh cá vi phạm biên giới trên biển".

Gần như cùng thời điểm đó, Tổng thống Sudan Omar Bashir khi đến thăm Nga tiết lộ với truyền thông địa phương rằng ông đã bàn luận với người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về khả năng thành lập căn cứ quân sự Nga tại Sudan.

Tổng thống Omar Bashir còn bày tỏ sẵn sàng mua máy bay chiến đấu Su-30, tiêm kích Su-35 cũng như hệ thống phòng không S-300 hoặc S-400 do Nga sản xuất.

Thông tin về kế hoạch thành lập loạt căn cứ tại châu Phi của Nga đã khiến giới quân sự Mỹ đặc biệt quan ngại, nhất là khi Trung Quốc cũng đã thiết lập sự hiện diện ở châu Phi.

Hiện nay Bắc Kinh có một căn cứ hải quân ở Djibouti, gần vùng Sừng châu Phi. Căn cứ này nằm ngay bên bờ Vịnh Aden nối với Biển Đỏ. Và giờ đây, Mỹ có thêm lý do để bận tâm bởi có thêm sự hiện diện của người Nga.

Tuy nhiên theo chuyên gia của tờ National Interest, ngay cả khi 6 căn cứ của Nga được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, chúng cũng không tác động nhiều đến hoạt động của Mỹ.

Theo số liệu năm 2018, quân đội Mỹ đang vận hành trên 30 căn cứ khác nhau tại lục địa Đen. Với mật độ cao ở phía bắc, phía tây và vùng Sừng châu Phi.

Người Nga sẽ phải cạnh tranh với Pháp, những người cũng có ảnh hưởng và đang triển khai quân ở Cộng hòa Trung Phi và các nước láng giềng như Mali, Burkina Faso, Niger, Mauritania và Chad - tất cả đều là thuộc địa cũ của Pháp. Sự hiện diện của Pháp là một phần của cuộc chiến đang diễn ra chống lại các chiến binh thánh chiến Hồi giáo ở vùng Sahel

Với Ai Cập từ lâu Nga trở thành đồng minh thân quen với Tổng thống Ai Cập là Abdel-Fattah Al-Sisi với việc xuất khẩu khí tài quân sự cũng như đẩy mạnh giao thương kinh tế và thương mại , Nga sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho quốc gia Bắc Á này vào vài năm tới , Nga cũng thiết lập hợp định cho phép sử dụng căn cứ không quân từ lãnh thổ Ai Cập để tiến hành các cuộc phiêu lưu quân sự mới

Nga kiểm soát 37,6% thị trường vũ khí của châu Phi , xếp sau là Hoa Kỳ với 16%, Pháp với 14% và Trung Quốc với 9% , bạn hàng lớn nhất của nước này ở châu Phi là Algeria , tiếp theo là Ai Cập, Sudan và Angola



(@click here)
https://anninhthudo.vn/nga-xuc-tien-xay-dun...post441473.antd
https://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-...au-phi-3416154/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Aug 17 2020, 08:21 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 42 43 44 45 46 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC