Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 6 7 8 9 10 > »  

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

Phó Thường Nhân
post Oct 20 2020, 10:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #71

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vai trò của Trosky trong cách mạng tháng mười. Theo tuyên truyền của phương Tây từ khi có cách mạng tháng mười thì lô gíc củu sự tuyên truyền này thế nào. Đó là « ca ngợi » , hay công nhận tương đối vai trò của Lê nin, nhưng lại nhằm vào đả phá Staline. Tại sao ? vì Lê nin đã mất vào năm 1924, và những gì xẩy ra ở Liên Xô, đối đầu với Liên Xô tức là đối đầu với Staline. Bỏ Lê nin để chê Staline là hoàn toàn hợp lý. Và muốn như vậy, thì phải tìm được một nhân vật được coi là kế nghiệp Lê nin, nhưng bị loại bỏ. Người đó là Trosky, từ đó mà có việc quy tất cả công lao cho Trosky. Nói một cách khác, Liên Xô đã « phản bội » cách mạng tháng mười do Lê nin mở đầu.
Vì thế những xem việc Trosky đóng góp thế nào cho cách mạng tháng mười, tại sao bị loại bỏ, là một điều rất thú vị. Cũng như bằng cớ ở đâu để phương Tây nói như vậy cũng rất thú vị.
Hiện nay cách tuyên truyền này đã quá đát, cách mới hiện nay ở phương Tây là đả phá cả Lê nin và Staline, coi Lê nin cũng là một dạng Staline. Bởi vì hiện tại vai trò của troskisme ở phương Tây không quan trọng nữa. Gần đây nhất, khi tôi xem sách của Pháp viết về Lê nin, thì nó lại lôi Rosa Luxembourg ra để đối kháng Lê nin, phê phán Lê nin. Rosa Luxembourg cũng là một nhà cách mạng, nhưng đã lãnh đạo các Xô Viết ở Đức thất bại vào năm 1919, cùng với Carl Liebneck. Đã thất bại thì khen dễ hơn, vì không có hậu quả, không kể với các phong trào phụ nữ bình quyền hiện tại ở Tây Âu (kiểu phong trào Me too), thì làm điều này cũng là cách đánh bóng phụ nữ. Đại khái như thế.
Như vậy nếu Trosky là kế tục Lê nin, thì tại sao bị loại ? câu trả lời của phương Tây vì Staline tranh quyền, tức là do đấu tranh quyền lực cá nhân tạo ra. Điều này có thể tồn tại trong mọi tổ chức, mà ở VN vẫn gọi là đấu đá. Nhưng với việc Trosky bị loại khỏi nhà nước Xô Viết, thì đây chỉ là một chuyện rất nhỏ. Thực chất của việc Trosky bị loại bỏ lên quan tới định hướng của cách mạng thàng mười về sau, do tình hình thế giới thay đổi. Và ngay khi Lê nin còn sống, ngôi sao Trosky đã lu lờ.
Người viết đoạn văn trên, đã lặp lại gần như đầy đủ quan niệm tuyên truyền của phương Tây về Trossky
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 20 2020, 11:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #72

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trosky có phải là nhân vật trọng yếu của cách mạng tháng mười không ? đúng. Nhưng chỉ trong giai đoạn đầu. Chính xác nữa là từ năm 1917 đến năm 1920. Sau đó thì ngôi sao Trosky lu mờ đi. Trosky nổi tiếng vì hoạt động ở thủ đô, và như vậy ông ta cũng đóng góp vào việc chiếm cung điện mùa đông, vốn là biểu tượng của cuộc cachs mạng này trên sách vở, báo chí về sau. Tại sao lại thế, vì sau cách mạng tháng hai, Trosky tham gia vào Xô Viết địa phương ở đây, và đứng đầu Xô Viết ở Leningrad, vì thế khi có khởi nghĩa chiếm cung điện mùa đông, thì rõ ràng vai trò của Trosky quan trọng. Nhưng đừng đi nước bước của cuộc cách mạng, là do Lê nin chỉ đạo.
Một việc nữa hay được nói tới, đó là Trosky là người đã lập ra Hồng quân Liên Xô. Điều này thì tôi không rõ, nhưng cứ lấy đó là sự thật đi, thì không phải Trosky tạo ra được Hồng quân, mà chỉ ghép các lực lượng binh lính theo cách mạng lại. Trong nội chiến, Liên xô có một số tướng giỏi : như Frunze, Vorosilov, .. Trossky thực ra chi đóng vai trò chính trị viên, và ngay ở trong vai trò này, ông cũng không được coi là tướng. Như vạy đóng góp thực tế của Trosky với tôi không rõ. Nhưng cũng không sao, cứ cho là ông ấy là tướng giỏi, là người đã xây dựng hồng quân từ không đến có đi. Vấn đề làm cho ngôi sao Trosky lu mờ là ở chỗ khác, ngoài những điểm này.
Đó là quan niêm của Trosky với vai trò cách mạng tháng mười. Cách mạng tháng mười bùng nổ và được tổ chức lãnh đạo bởi đảng xã hội dân chủ Nga Bôn Xê vích. Đảng xã hội dân chủ Nga nằm trong quốc tế 2 như tôi đã nói, và theo quan niệm lúc bấy giờ, cách mạng tháng mười mở đầu cho các cuộc cách mạng thế giới (tức là châu Âu) vào lúc đó. Và vào thời điểm sau đại chiến I, đúng là có cách mạng ở Đức, ở Hung, phong trào lên rất mạnh ở Ý vào quãng 1918-1919, đến năm 1920 thì đã thoái trào. Trosky là người chủ trương cách mạng thế giới, vì thế các Xô viết được thành lập ở Đức, ở Hung, minh chứng cho điều này. Nhưng vào năm 1920, Hồng quân khi phản công bạch vệ đã đánh vào Ba lan, và theo lý thuyết của Trosky, thì người Ba lan phải nổi dậy hưởng ứng. Nhưng điều này đã không xẩy ra. Kết quả Hồng quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của Trosky thất bại trước chân thành Vác Xô vi. Như vậy lý thuyết cách mạng của Trosky sai. Không thể có một cuộc cách mạng đồng thời ở khắp nơi. Nhưng Trosky lại chủ chương cách mạng thường trực. Có nghĩa là phải làm cách mạng khắp các nơi cùng đồng thời một lúc, và nhiệm vụ của cách mạng Nga là phải tấn công và làm điều này, rồi sau đó mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế trong lý thuyết của trosky không có chuyện xây dựng nhà nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ, công nghiệp hoá vì đầu tiên phải làm cách mạng trên toàn thế giới đã.
Nếu người Nga làm cách mạng tháng mười, và họ có thể giúp đỡ các phong trào công nhân, thì không bao giờ có chuyện họ phải liều mình hi sinh khắp nơi để làm cách mạng, mà ở chính nhưng nơi ấy người ta không muốn. Ở trên tôi đã nói cứ bám chắc nguyên tắc hoà bình, ruộng đất và bánh mỳ để tìm hiểu chính vì lẽ này.Bởi làm như Trosky khác nào bảo người Nga phải đánh nhau mãi (và như vậy thì khác gì chính quyền Kerensky đanh thuê cho tư bản phương Tây).
Quan niệm này của Trosky đã bị Lê nin đả phá từ trước cách mạng. Vì thế đảng xã hội dân chủ Nga trước cách mạng có 3 phái, phái lớn nhất là Bôn Xê Vích, rồi Men xê vích, và một nhóm nữa mà Trosky đứng đầu, với quan niệm cách mạng thường trực. Nhóm của Trosky đã nhập trở lại đảng Bôn Xê Vích sau cách mạng tháng hai.
Vì thế nói Trosky là kế tục Lê nin hoàn toàn sai.
Vai trò của Trosky có thể quan trọng hơn, và ông ta trở thành người kế tục Lê nin, trong đièu kiện cái nhãn quan cách mạng của Trosky đúng trên thực tế, nhưng đây là điều không tưởng.
Ta có thể chia cách mạng tháng mười thành hai giai đoạn. Giai đoạn cách mạng tháng mười được nhận thức như một khởi điểm tức khắc của một cuộc cách mạng châu Âu bắt đầu nổ ra. Đó là thời gian 1917-1920. Giai đoạn thứ hai là xây dựng Liên bang Xô Viết, và chủ nghĩa xã hội trong một nước (1920 ve sau). Giai đoạn hai này là giai đoạn quyết định, định hình lên nhà nước Xô Viết, với chế độ Liên bang. Và người đóng góp nhiều nhất trong quá trình này là Staline. Do Staline là người coi về vấn đề dân tộc, chính ông là người kiến tạo nên hình thức các cộng hoà liên bang ở Liên Xô. Nhà nước Liên Bang Xô Viết (CCCP) ra đời vào năm 1922.
Ngôi sao Trosky đã bắt đầu tàn từ khi Lê nin còn sống (1920), Lê nin mất năm 1924. Và lý thuyết cách mạng của Trosky cũng không phải là của Lê nin, mà hai bên rất khác nhau.
Như vậy hoàn toàn không có cơ sở nào để kết luận Trosky là người đóng góp nhiều nhất cho cách mạng tháng mười, Trosky là kế tục Lê nin, hay cách mạng tháng mười bị phản bội.
Đây chỉ là tuyên truyền của phương Tây và của phong trào Troskisme về sau.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 21 2020, 11:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #73

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trosky đã bị loại bỏ khỏi hệ thống chính trị Liên Xô thế nào ? điều này liên quan tới các vấn đề mà việc xây dựng Liên Xô đặt ra vào thời điểm 1924-1930.
Sau năm 1920, khi các phong trào cách mạng ở Tây Âu lụi tàn, thì hi vọng một cuộc cách mạng châu Âu không là hiện thực. Và từ đó đặt ra vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước. Điều này đã được Lê nin chỉ đạo. Nó có mấy điểm sau :
1- Đặt lại quan hệ ngoại giao với các nước tư bản phương Tây, và điểm thắng lợi của Liên Xô là đã tham gia vào hiệp hội thế giới (société des nations), tiền thân của Liên hợp quốc. Việc này xẩy ra ở locarno (Thuỵ sĩ) 1922.
2- Trước đây, nếu cách mạng Nga đề cao vấn đề dân tộc tự quyết, và chính vì thế Phần lan đã tách khỏi Nga thành một nước độc lập, thì các thuộc địa cũ của Nga, trở thành các nước cộng hoà của Liên bang. Người đặt cơ sở cho điều này là Staline, vì ông ấy là người Georgie, và đồng thời cũng là bộ trưởng về vấn đề dân tộc. Hiện nay những lý thuyết về dân tộc của Staline vẫn có giá trị. Đấy là cơ sở để cho những nước theo truyền thống xã hội chủ nghĩa ngay cả như ở VN áp dụng. Việc ở VN tạo ra chữ viết cho các dân tộc anh em trong cộng đồng người VN, khai thác, bảo tồn văn hoá dân tộc của các cộng đồng người, chính là tư duy này. Bây giờ với tư duy kinh tế thị trường, cả nước là một thị trường thống nhất, coi mỗi người là một công dân là sự bổ xung cho vấn đề dân tộc này rất là tốt.
3- Chính sách kinh tế NEP, tức là thực hiện kinh tế thị trường, với các ngành công nghiệp quan trọng nằm trong tay nhà nước, nhưng về nông nghiệp, nông thôn là kinh tế thị trường.
4- Công nghiệp hoá, lấy công nghiệp nặng làm chủ chốt. « Chủ nghĩa xã hội là chính quyền Xô Viết cộng với điện khí hoá » là một ví dụ.
5- Tăng cường hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước, chống quan liêu. Cái này thì giống như Bác Hồ về sau nói về « sửa đổi lề lối làm việc ». Chống chủ nghĩa « đại Nga ».
6- Giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc (luận cương thuộc địa của Lê nin, mà nhờ có nó mà Bác Hồ mới tìm cách sang Nga). Ngược lại Trosky thì chủ trương làm cách mạng vô sản ở châu Âu là chính, cách mạng là đặc quyền của các nước tư bản phát triển ở Tây âu. Và tất nhiên không có vấn đề chủ quyền dân tộc, giải phóng dân tộc.
Như vậy từ năm 1920, với tư duy cách mạng liên tục (một cách giáo điều, liều mạng), tư duy của Trosky đã là thiểu số ở Liên Xô. Nhưng điều này vẫn không dẫn tới việc Trosky bị loại bỏ, mà có nhưng vấn đề trong phát triển NEP của Liên Xô tạo ra đã dẫn tới điều này.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Oct 22 2020, 10:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #74

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó có thể giải đáp giùm em, chữ "Xô Viết" có nghĩa là gì?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 22 2020, 05:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #75

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Câu hỏi này rất hay, vì câu trả lời sẽ giúp người ta phân biệt giữa chủ nghĩa Mác-Lê và chủ nghĩa Trosky. Thú thật tôi cũng hơi ngạc nhiên vì câu hỏi này, vì tôi tưởng ai quan tâm đến các vấn đề trên đều biết Xô viết là gì.
Xô viết là từ tiếng Nga dùng để chỉ một hình thức tự quản về kinh tế và hành chính. Nếu dịch ra tiếng việt thì ta gọi là công xã, giống như khi gọi « công xã Paris ». Nhưng nó không phải là công xã theo kiểu hiểu truyền thống ở Vn theo đạo Nho, vốn dùng để chỉ một cộng đồng làng xã phân chia ruộng công điền, như trong nguyên tắc của Mạnh Tử.
Hình thức Xô viết này không bắt đầu từ Nga, mà có xuất phát điểm từ Pháp, từ công xã Pa ri (1870), như tôi nói ở trên. Cụ thể là trong các cơ sở sản xuất, ví dụ nhà máy, công nhân đuổi chủ đi, tự quản, theo hình thức dân chủ cơ sở. Đây là điều xẩy ra ở Nga vào thời điểm cách mạng tháng hai, sau cách mạng tháng mười thì hình thức này dần chấm dứt chuyển sang sở hữu nhà nước.
Hình thức tự quản kiểu này, về lý thuyết cũng bắt đầu từ Tây Âu, trong các phong trào Vô chính phủ từ thế kỷ XIX. Mà một đại diện nổi tiếng là Ba cu nin (Bacunin).
Sau này, trong các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có cả VN, có xây dựng các hợp tác xã, chính là một biến thái của nó, nhưng việc quản lý chặt hơn.
Hiện tại ngay ở VN, chính xác hiện tại thì tôi không rõ, nhưng việc các trường đại học quốc gia tự bầu hiệu trưởng, ban giám hiệu điều hành cũng là từ truyền thống này, hay trong các cơ sở công nghiệp sở hữu quốc gia có việc công đoàn cùng tham gia điều hành với ban giám đốc cũng là ảnh hưởng từ đây.
Hiện nay ước mơ quản lý kiểu công xã tổng thể này vẫn là « chân trời cách mạng » của các lý thuyết cách tả ở Tây Âu, ngay cả với nhóm Trosky, nhưng trong thực tế nó vẫn là một ước mơ ảo tưởng cho tới hiện tại. Vì thế nó không được áp dụng trong thực tế, mà chỉ được dùng một phần nào, và cũng chỉ tồn tại ở những nước có truyền thống XHCN như VN.
Cũng phải hiểu là trong chế độ tư hữu tổng thể của giai cấp tư sản như ở Tây Âu và Mỹ thì điều này hoàn toàn không có, vì ở đây chủ sở hữu quyết định tất cả. Giữa Tây Âu và Mỹ cũng có sự khác biệt, đó là ở Tây Âu chủ sở hữu bị hạn chế về các luật lao động nhiều hơn. Ngược lại với ở Mỹ thì người lao động không có quyền gì. Vì thế chính quyền như ở Mỹ thực ra là chuyên chính tư sản, nhưng nó được gọi là dân chủ, còn bản chất là chuyên chính.
Hiện nay ở VN, từ sau khi có đổi mới, với việc xuất hiện các hãng tư nhân, thì quyền của chủ sở hữu cao hơn, và trong nhiêu trường hợp, tôi không nghĩ là các luật lao động được đảm bảo, nhưng ở đây văn hoá và thói quen cộng đồng đã giúp VN giảm được các ức chế do việc sở hữu công cụ sản xuất kiểu này mang lại, nhưng điều này người Vn không biết mà lại tưởng nó là « tự nhiên như thế ».
Trở lại câu chuyện Liên Xô, từ sau cách mạng tháng hai thì các Xô viết tự quản kiểu này mọc lên ở khắp nơi, khiến chính quyền trung ương của Kerensky không quản lý được, đồng thời các cơ chế cứng của nhà nước Sa hoàng cũ chính quyền này cũng không nắm được do mâu thuẫn về định hướng chính trị, hai bên chỉ hợp với nhau về việc tiếp tục chiến tranh đánh thuê trả nợ thôi, còn về định hướng nhà nước thì một bên muốn dân chủ tư sản, một bên muốn khôi phục Sa hoàng.
John deed, người viết cuốn « mười ngày rung chuyển thế giới » mà người viết bài trên có để ở dưới đã mô tả rất sinh động về cái nhà nước dân chủ tư sản không đế này. Nhưng cái này tôi nói sau.
Hình thức Xô Viết tự quản tổng thể này không thể tồn tại như một nhà nước, vì bản chất của nó là rối loạn (tức là vô chính phủ), và nó cũng không thể giúp phát triển kinh tế, vì thế nó được thay bằng hình thức tập trung dân chủ tức là nhà nước Xô Viết, và sau này trở thành dân chủ nhân dân, mà người ta vẫn quen gọi là chuyên chính vô sản.
Vì thế mới có chuyện rất buồn cười rằng, bản chất nhà nước ở VN là một nhà nước dân chủ. Dân chủ ở cơ sở, nhưng lên trên thì tập trung, tức là một đảng. Ở Tây Âu và Mỹ, ở cơ sở không có dân chủ, nó là chuyên chính của chủ tư sản, nhưng giữa chủ tư sản với nhau ở mức độ « kiến trúc thượng tầng » thì nó lại .. dân chủ, hay nói cách khác các lợi ích nhóm của giai cấp tư sản này sử dụng lá phiếu của dân làm trọng tài, chứ không rút súng bắn nhau khi đụng chạm quyền lợi, nhưng định hướng quyền lợi chung là của giai cấp tư sản.
Bây giờ nếu áp dụng hê thống chính trị tư sản vào VN, thì nó chỉ có rối loạn, vì không có yếu tố cơ cấu nào để tập trung cả.
Lại trở lại với câu hỏi Xô Viết. Sau năm 1945, thì có một nước áp dụng chính sách hợp tác xã một cách tổng thể, đó là Nam Tư. Còn các nước XHCN khác thì hình thức này được áp dụng cho nông nghiệp. Còn công nghiệp và dịch vụ thì là sở hữu nhà nước.
Hiện nay ở VN cũng thấy nói tới xây dựng hợp tác xã mới, vì hình thức hợp tác xã kiểu cũ kia không còn, do chính sách khoán vì thế nó gần với hình thức hợp tác xã của phương Tây hơn. Thực ra nó là một cơ chế cung cấp dịch vụ (cung cấp thuốc trừ sâu, bơm nước, xay sát, ..), còn sản xuất vẫn được khoán, tức là giao cho nông dân. Khoán tức là giao quyền sử dụng thay bằng tư hữu (sổ hồng thay sổ đỏ), vì không có quyền sử dụng vĩnh viễn mà có thời hạn. Có lẽ một hợp tác xã kiểu mới này chính là Sài gòn cô ốp (tổ chức hợp tác thương mại) giống như cái « Centre Leclerc » (đây là tên một dạng hợp tác xã tư nhân ở Pháp).
Tóm lại, Xô viết là hình thức tự quản tự phát của công nhân tạo ra sau cách mạng tháng 2 ở Nga. Và sau cách mạng tháng mười thì nó được tổ chức lại « tập trung ở trên đầu, dân chủ ở dưới », và chính vì thế mà tên gọi nhà nước là nhà nước Xô Viết, hay Liên Xô.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 23 2020, 10:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #76

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở VN khi học về cách mạng tháng mười, thì có nói tới NEP, nhưng sau đó nó biến mất thế nào thì lại không nói. Câu chuyện này xẩy ra sau khi Lê nin là người khởi xướng nó mất, nếu Lê nin còn sống, thì sẽ rất thú vị là xem giải pháp của ông thế nào. Chính sách kinh tế NEP đã giúp khôi phục lại kinh tế Liên Xô sau nội chiến, nhưng nó lại làm nẩy sinh vấn đề rối loạn thị trường do sự cập kênh giữa công nghiệp và nông nghiệp. Do nhu cầu an ninh quốc phòng, ngay từ đâu Liên Xô đã chú ý phát triển công nghiệp nặng, chứ không phải công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng. Từ đó dẫn tới việc cung cầu cho đô thị rất khó khăn, giá cả lương thực hàng tiêu dùng cao. Do cơ chế thị trường, người nông dân chỉ bán lương thực khi họ có thể mua hàng tiêu dùng, nhưng hàng tiêu dùng không có, do làm công nghiệp nặng. Trong lúc đó Liên Xô cần tích luỹ vốn để đầu tư cho công nghiệp, nhưng công nghiệp lại không « lại quả » được. Đầu tư cho công nghiệp, cũng tức là đô thị hoá, từ đây lại dẫn tới vấn đề cơ chế phân phối bất cập gây khan hiếm hàng hoá tiêu dùng ở thành thị.
Trước vấn đề này thì có ba phái trong đảng ở Liên Xô đấu nhau. Đó là phái tả do Trosky cầm đầu (gọi bằng tiếng pháp là opposition de gauche) coi đó là sai lầm do không làm cách mạng thế giới mà ra. Còn một phái khác, có thể gọi là phái hữu, thì lại ủng hộ nông dân và đồng ý với công nghiệp hoá xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước (phái Bu kha rin), và phái ở giữa là Staline. Hình thái tư tưởng này thực ra là phản ánh đúng hiện trạng xã hội Nga lúc đó.
Phái của Trosky bị loại trước, vì có sự liên minh của đa số do Staline đứng đầu với phái hữu, vì cả hai đồng quan điểm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước. Cũng bởi vì do « cách mạng thường trực », nên phái Trosky kích động công nhân chống chính quyền Xô Viết, coi chính quyền Xô viết cũng như chính quyền tư sản, dựa vào khó khăn kinh tế ở thành thị Liên Xô lúc đó, và cũng vì đã không làm cách mạng thế giới.
Đầu tiên, Trosky bị đưa xuống vùng Trung Á. Nhưng sau đó Trosky được xuất ngoại và sang Thổ Nhĩ kỳ. Khi ở Thổ, Trosky vẫn sống với tiền của nhà nước Xô viết cung cấp qua sứ quán của mình ở đây. Chỉ tới khi Trosky lập ra quốc tế 4, quốc tế lấy nhiệm vụ chống Liên Xô là chính, thì mới bị cắt cầu, và lúc này ông sang Mê xi cô. Ở Mê xi cô, Trosky tá túc ở nhà một hoạ sĩ nổi tiếng người Mễ (Mexico) có xu hướng cộng sản, Diego Rivera. Điều kỳ lạ là Diego Rivera và vợ ông Frida đều là thành viên của đảng cộng sản Mễ, và cả hai đều là những hoạ sĩ nổi tiếng nhưng lại nuôi một ông Trosky chống cộng.
Cũng chính ở đây Trosky bị ám sát bởi một đảng viên cộng sản Mễ, mà phương Tây nói là nhân viên tình báo của NKVD, tức là phản gián Liên Xô, là tiền thân của KGB sau này. Vụ ám sát này còn « giật gân » bởi được thực hiện bằng vũ khí thô sơ, Trosky bị đập đầu bằng búa hay rìu, bị thương nặng và mất hôm sau ngày bị đánh.
Nhân thể cũng nói luôn là sau đó phái của Bu kha rin cũng bị loại, bởi vấn đề là không thể để thị trường tự do về nông nghiệp, vì với cơ chế thị trường tự do này, nhà nước Liên Xô không thể huy động được vốn để công nghiệp hoá. Vì thế mà có việc tập thể hoá nông nghiệp. Lý do này là lý do ẩn dấu, còn có một lý do nữa cũng quan trọng không kém, đó là quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ dựa trên sở hữu nhà nước về công cụ sản xuất. Quan niệm này cũng không phải hoàn toàn từ Nga mà cũng xuất phát từ phương Tây, cụ thể là Pháp, với các nhà xã hội không tưởng như Pơ ru đôm(Proudhom). Vì thế người ta mới nói rằng chủ nghĩa Mác là tập hợp của kinh tế học Anh, Triết học Đức, tư tưởng chủ nghĩa xã hội Pháp.
Từ đó hình thái kinh tế mà công cụ sản xuất hoàn toàn trong tay nhà nước, cũng như kế hoạch hoá nền kinh tế là cái mác của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ.
Chính sách NEP của Lê nin bị bỏ là như vậy. Cho tới nay, khi nói về những chuyện này, phương Tây thường nhìn nhận nó như một loại đấu đá giành quyền lợi cá nhân của Staline với các nhân vật chính trị khác của Liên Xô, vì xuất phát điểm của tư duy phương Tây là quyền lợi cá nhân tổng thể. Và phân tích như thế thì bôi nhọ dễ hơn, cũng như che đi được nguyên nhân thực sự, vì với phương Tây chỉ có tư tưởng của họ là đúng còn lại là sai hết, đây là một dạng định kiến tạo ra. Nhưng ở đây thực ra là một định hướng phát triển, và đường hướng nào hợp với điều kiện hoàn cảnh, tâm lý, nhận thức lúc đó.. thì sẽ được chấp nhận chứ không phải hoàn toàn là Staline xảo quyệt hay độc ác. Tiểu xảo cá nhân nếu có chỉ đóng góp một phần thôi.
(Còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 23 2020, 10:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #77

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện nay, nếu nhìn lại, thì người ta sẽ thấy chính sách kinh tế đa thành phần của VN và TQ có cái gì đó giống NEP của Lê nin, thậm chí còn đi xa hơn. Và người ta có thể đặt câu hỏi là tại sao lúc đó Liên Xô không đi tiếp con đường này. Trong thực tế, thì với điều kiện lúc đó, Liên Xô không thể làm khác. Trong một nền kinh tế thị trường, tất cả đều tính theo tiền. Phương Tây có thể tích luỹ tư bản bằng tiền để phát triển khi đi bóc lột thuộc địa, thậm chí diệt chủng, như diệt chủng người da đỏ ở châu Mỹ, nhưng Liên Xô thì không thể làm thế được. Cách công nghiệp hoá của Liên Xô có thể bù trừ việc thiếu vốn này bằng cách huy động tổ chức hành chính. Cũng như việc phát triển công nghiệp nặng nhằm vào nhu cầu quốc phòng không tính đến lỗ lãi, mà cần kế hoạch hoá, để có hiệu quả cao nhất, vì khác với hàng hoá tiêu dùng, về quốc phòng người ta có thể biết mình cần tới cái gì, khi nghiên cứu đối thủ tiềm năng đang làm gì, định làm gì.
Hình thức kinh tế như vậy là một hình thức kinh tế thời chiến. Sau thời Staline, vào thời Khơ rút xốp trở đi, Liên Xô bắt đầu quan tâm tới vấn đề hàng hoá tiêu dùng hơn, nhưng cho tới tận thời điểm tan rã, hàng hoá tiêu dùng và hệ thống phân phối hàng hoá vẫn là yếu điểm của Liên Xô.
Vào thời điểm cuối của Liên Xô, có chuyện ngược đời là dân có tiền mà không biết tiêu vào việc gì, vì không có hàng tiêu dùng. Tạo nên nỗi niềm sung sướng cho người VN đi lao động bên Nga. Vì người Vn mình vốn khôn lỏi, nên lập tức đánh hàng sang. Một cái quần Jean có thể đổi được tháng lương, rồi phấn sáp phụ nữ, đồng hồ điện tử.. Nếu không mang hàng từ VN sang được thì đi buôn từ nơi này sang nơi kia.
Cách công nghiệp hoá của Liên Xô, tức là dùng cơ chế hành chính thay tiền vốn không phải không có hiệu quả, vì rõ ràng từ một nước phong kiến, tư sản què quặt, Liên Xô đã vươn lên thành cường quốc công nghiệp, trong một điều kiện bị bao vây rất khó khăn. Nhưng mặt trái của nó chính là quan liêu, bao cấp.
Ở VN ta có cả hai thời kỳ này. Đó là thời kỳ công nghiệp hoá bao cấp (1975-1986), và thời kỳ công nghiệp hoá theo cơ chế thị trường (1986 – bây giờ), cho nên tôi sẽ lấy luôn kinh nghiệm VN làm ví dụ để thấy sở trường sở đoản của chúng.
Thời kỳ công nghiệp hoá bao cấp đã giúp VN có một số cơ sở vật chất quan trọng để củng cố nhà nước : thuỷ điện sông Đà, Khai thác dầu khí Việt – Xô là những điểm sáng. Hiện tại sở dĩ VN vẫn độc lập được trong khi độ mở của nền kinh tế cao, có lẽ cao nhất thế giới hơn cả Pháp, vì trao đổi hàng hoá của riêng VN với quốc tế đã hơn cả toàn châu Phi, trong đó các đầu tư quốc tế đóng vai trò quan trọng, mà vẫn không bị thành một loại « cộng hoà chuối », bị các hãng nước ngoài chi phối chính trị là nhờ ở đây. Tất nhiên nó có cả các yếu tố chính trị, ngoại giao khác mà tôi từng nói tới.
Cách huy động nhân lực kiểu này tiết kiệm được tiền vốn, và hiệu qủa với các công trình lớn, nhưng với những công trình nhỏ, thì tác động của quan liêu (do quá trình điều hành hành chính gây ra) sẽ làm nó bớt hiệu quả.
Vào thời gian này, VN cũng bị vấn đề khan hiếm hàng hoá tiêu dùng.
Thực ra nếu thời kỳ này ở VN được kéo dài hơn, trong một tình hình bình ổn hơn, như không có chiến tranh biên giới, hay bị bao vây,chỉ cần tương đương như các nước Đông Âu cũ, thì vị thế của nội lực VN còn tăng hơn nữa, và tiếp vào thời mở cửa (1986) một cách thuận lợi hơn nữa.Chính vì thế nếu Bắc Triều Tiên hoà giải được với Mỹ, thì họ sẽ tiến vượt ông Hàn Quốc. Không kể nếu Bắc Triều Tiên Hàn quốc thống nhất thì họ sẽ thành cường quốc hạng trung, tương đương với Pháp, Đức, Nhật bây giờ, thậm chí còn hơn cả Đức, Nhật, vì họ có cả vũ khí hạt nhân.
Từ khi có kinh tế thị trường, cách thức này có lợi là mềm dẻo, huy động được vốn xã hội, và do bản thân thị trường VN nhỏ, sức mua yếu, nhưng lực lượng lao động lại dồi dào, đã khiến việc mở của VN chỉ có lợi cho nước ngoài khi nó tái xuất khẩu, nhưng nó cũng gây khó khăn cho Vn về lâu dài nếu muốn có mảng « dân tộc » trong lực lượng sản xuất xã hội này (tức là mảng tư nhân VN).
Nhưng kinh tế thị trường cũng khiến cho việc định hướng kinh tế, huy động nhân lực khó khăn hơn.
Với tình hình hiện nay, tức là toàn cầu hoá, hội nhập, thì cơ chế thị trường là cơ chế duy nhất phù hợp, nhưng người ta có thể nhận thấy là phát triển công nghiệp nặng (bây giờ có thể gọi là công nghiệp cơ bản, công nghệ nguồn, hạ tầng..) vẫn cực kỳ quan trọng. Các nước được lợi trong quá trình toàn cầu hoá đều là những nước có một quá trình công nghiệp hoá kiểu Liên Xô này, tức là quy hoạch hoá phát triển công nghiệp nặng. (Ấn độ, TQ, Hàn quốc, Đài loan, ..) Đặc biệt nếu so sánh Đài, Hàn với Thái, Phi thì càng thấy điều này rõ rệt. Các nước này đều theo kinh tế thị trường từ đầu, nhưng Thái, Phi không có dạng chính phủ kiến tạo, tức là không có sự can thiệp của nhà nước để tạo công nghiệp nặng thì cũng không phát triển được. (Hiện tại, theo dự báo thì VN có thể vượt Phi trong năm tới, trong khi Phi có điều kiện hoà bình từ 1948, đồng minh với Mỹ, dân chủ tư sản, đúng như nhưng gì lề trái mong ước cho VN nhưng vẫn ỳ ạch, trong khi VN chỉ có hoà bình thật sự từ năm 1991, lại trải qua một cuộc chiến tranh tàn khốc 30 năm).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 27 2020, 12:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #78

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ nói tiếp ở đây về John Deep, sau đó sẽ nói về nhận thức của Troskisme thế nào, từ đó tìm hiểu nó ảnh hưỏng thế nào trên thế giới. Nhưng điều này sẽ giúp hiểu Troskisme ở VN ra sao. Nhưng điều này bổ xung vào những gì tôi đã nói về Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, ..Su đó sẽ nói về Staline, rồi .. thơ Tố Hữu và kết thúc.
Hiện tại tôi giải độc ở chủ đề này, nhưng nó không phải là điều tôi đang tìm hiểu hiện tại. Hiện tại tôi đang ngâm cứu triết học Nhật, Nishida, Masao, ..trước đây, khi ngâm cứu Phật giáo, tôi vẫn tìm cách đưa nó thành một triết lý, một phương pháp triết học để sử dụng, giống như tôi sử dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin. Bây giờ tự nhiên tìm đươc Nishida, thì thấy ông ấy đã làm chuyện này từ trước rồi, từ những năm 30 của thế kỷ XX.
Chính vì thế, tôi chỉ viết những gì tôi giữ lại làm nhận thức riêng, giống như rút trong hộc tủ ở trong đầu ra viết.
John Deep là người tôi đã biết tên từ bé, khi đọc lịch sử về cách mạng tháng mười. Lúc đó tôi đã rất tò mò muốn tìm quyển sách của ông « mười ngày rung chuyển thế giới » để đọc. Nhưng mãi sao này, có lẽ tính từ thời điểm tôi muốn tìm đọc đến lúc có quyển sách ấy và đọc nó cũng cách nhau tới 20 năm. Nhiều quyển sách tôi tìm cũng có số phận như thế vị dụ như quyển « Red flag over China » cũng vậy, tôi biết tên lúc đọc về đảng cộng sản TQ, nhưng mãi về sau mới tìm được. Không nhưng tôi kiếm được quyển 10 ngày rung chuyển thế giới, mà còn kiếm được một quyển khác, cũng của John Deep viết về cách mạng Mexico. John Deep là một nhà báo Mỹ, nhưng bài báo của ông viết khi cách mạng tháng mười bùng nổ ở Nga, đã được tập hợp lại thành quyển sách này. Nó có tiếng vang rất lớn ở Mỹ. Không những là nhà báo, mà điều đặc biệt là ông còn tham gia. Nên có thể nói John Deep là người cộng sản Mỹ đầu tiên (trước khi khái niệm cộng sản ra đời lúc Lê nin thành lập Quốc tế thứ 3).
Bây giờ hãy tưởng tượng có một người như John Deep sang VN, ở Hà nội, ở vào đúng thời điểm ông Đinh La Thăng hô hào đổi giờ làm việc để giải quyết vấn đề giao thông. Kiểu con đi học ban ngày, bố đi làm ban tối, »mỗi lời anh là một mệnh lệnh » như đồng sự của ông Thăng khai sao này ở tòa .. (tôi nói kiểu trào phúng), rồi tập hợp lại viết thành quyển sách « mười ngày rung chuyển Hà nội » , rồi bỗng nhiên quyển sách ấy trở thành nổi tiếng, và người ta biết về Hà nội qua quyển sách ấy, thì người ta sẽ thấy ông Đinh La Thăng thế nào ? có phải như một lãnh tụ kiệt xuất của Hà nội không ? làm sao biết ông ấy là « Trâu trắng đi đâu mất mùa tới đấy ».
Câu chuyện có vẻ hài hước này, chính là số phận của quyển sách viết về cách mạng tháng mười của John Deep. Nó cũng chỉ ra rằng báo chí khác với lịch sử. Báo chí là khoảng khắc , như một tấm ảnh chụp vào một thời điểm. Nó không phải là lịch sử. Quyển sách của John Deep đã được sử dụng như một quyển sử, trong khi đó nó chỉ là một tập phóng sự. Lịch sử có thể thu thập tài liệu qua báo chí. Nhưng báo chí không phải là lịch sử. Ngay cả John Deep khi viết, cũng không thể có tầm nhìn để phân tích được. Và tôi có thể khẳng định điều này, bởi quyển về cách mạng Mexico, kém nổi tiếng hơn cũng vậy.
Do quyển sách viết về mười ngày đầu cách mạng tháng mười, mà hình ảnh của Trosky rất nổi bật, vì lúc này là lúc ông ấy « show hàng » như ở VN nói bây giờ. Hàng của Trosky là hàng thật, không phải là hàng rởm (tức là đóng góp của Trosky với cách mạng tháng mười lúc này là thật), nhưng John Deep làm sao biết được hoạt động bên trong của đảng Bôn Xê Vích, vì không phải người nào « show hàng » cũng là người quan trọng nhất.
Cái này ta cũng có thể lấy ví dụ trong lịch sử VN. Với một người VN bình thường, ai cũng biết vai trò của ông Lê Duẩn trong kháng chiến chống Mỹ, ông thực ra là kiến trúc sư của cuộc kháng chiến này (tất nhiên không phải một mình), nhưng tên tuổi ông có nổi trong báo chí phương Tây đâu.
Quyển sách của John Deep đóng vai trò rất lớn quảng bá cho cách mạng tháng mười ở phương Tây, và qua đó cũng làm Trosky nổi danh. Nổi hơn vai trò thực của ông.
Sau này khi Trosky lập quốc tế 4 (VN gọi là đệ tứ quốc tế) chống Liên Xô, thì tên tuổi của Trosky bị gạt bỏ khỏi chính sử của Liên Xô, và quyển sách của John Deep có lẽ cũng vậy. Tôi nói cũng vậy vì không biết nó có được xuất bản không ? hay xuất bản rồi mà không xuất bản lại nữa. Nhưng điều đó càng làm nó nổi tiếng ở phương Tây, như một bằng chứng về sự tài giỏi của Trosky.
Vì thế muốn tìm hiểu về Staline và Trosky phải tìm hiểu lịch sử đảng cộng sản Liên Xô, phải dài hơi hơn. Vì nếu không sẽ ngộ nhận.
Cũng phải bổ xung ở đây là khi tôi lấy cái ví dụ « mười ngày rung chuyển Hà nội », ở đây tuyệt đối không có sự đánh đồng ông Đinh La Thăng với Trosky, tôi lấy ví dụ, vì cả hai đều thuộc loại « biết show hàng » mà thôi, và tất nhiên Trosky có hàng thật, còn khả năng Đinh là Thăng là hàng giả rất lớn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 28 2020, 06:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #79

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ nghĩa Troskisme có gì khác với chủ nghĩa Mác – Lê nin, và tại sao có vấn đề chủ nghĩa Troskisme đối đầu với chủ nghĩa Mác – Lê nin như là kẻ thù. Đây là điều tôi quan tâm nhất, đặc biệt ở vấn đề nhận thức, vì ở Pháp hay ở phương Tây nếu nghiên cứu chủ nghĩa Mác, chắc chắn đụng hàng Troskisme nếu không thì Mác « xiên » (Marxien), tức là một cách hiểu chủ nghĩa Mác theo dân chủ tư sản, lấy Mác thời trẻ chống Mác thời về sau.
Do tất cả các chủ nghĩa này đều dùng chung một « ngôn ngữ » (hiểu ngôn ngữ như là những giá trị được công nhận, như đấu tranh giai cấp, duy vật biện chứng, ..) nên rất dễ nhầm chúng với nhau. Bản thân tôi cũng mua một quyển về lịch sử VN do Ngô Văn viết « Cách mạng và phản cách mạng giai đoạn 1935-1940 », nhưng mãi sau mới biết Ngô Văn là một học giả Troskiste. Có lẽ Ngô Văn là học giả cuối cùng gốc VN theo chủ thuyết này, ông ta đã mất cách đây mấy năm, và tin này có đưa trên báo Pháp, nên trong những người quan tâm tới chủ nghĩa Mác và các tông phái của nó (nếu nói được như vậy) đều biết. Quyển sách trên có lẽ cũng là quyển sách duy nhất của ông. Và ông cũng không sống bằng ngòi bút mà lại là công nhân nhà máy ô tô Renault ở Pháp. Đây cũng là điều đặc biệt, vì thường các nhân vật Troskiste thường là tiểu tư sản, trí thức, chứ ít khi là công nhân.
Hiện nay ở Pháp vẫn còn hai đảng Troskisme, lần nào tranh cử tổng thống Pháp cũng xuất hiện, nhưng số phiếu bầu thu về không hơn 1%
Mặc dù dùng duy vật biện chứng, nhưng điều đặc trưng nhất của chủ nghĩa này là chống Liên Xô. Họ coi Liên Xô giống như một nhà nước tư bản, và trong thực tế, việc chống Liên Xô là chủ yếu, trong khi cũng chống cả chủ nghĩa tư bản, nhưng là thứ yếu. Đối với một người Troskisme thì phải làm cách mạng thế giới đã. Vì thế ở đây không có vấn đề « xây dụng chủ nghĩa xã hội », hay « thời kỳ quá độ ». Chính vì thế mới có lý thuyết « cách mạng thường trực ». Tư duy chủ nghĩa này cũng có quan niệm chỉ có tư bản và công nhân. Không có vấn đề liên minh giai cấp công nhân – nông dân – trí thức như trong chủ nghĩa Mác – Lê..
Về mặt tổ chức, nếu Troskisme tự coi mình là theo Lê nin, thì việc tổ chức lại không theo hình thức này, và cũng vì sau tố cáo Liên Xô là quan liêu, đã dẫn tới việc « dân chủ trực diện, trực tiếp », chính vì thế mà bây giờ rất khó tách biệt Troskisme với hình thức vô chính phủ. Cũng do quan niệm tổ chức này mà ở phương Tây chỉ tồn tại các nhóm Troskisme nhỏ, chứ không tạo thành một tổ chức quần chúng lớn. Vì « ba người ngồi với nhau thì đã thành cái chợ » nếu không có tổ chức
Những điểm này, người ta cũng nhận thấy trong các nhóm Troskisme từng tồn tại ở VN về tổ chức : Trương Tửu, nhóm Hàn Thuyên (ngoài Bắc), hay nhóm Tạ thu Thâu, Phạm văn Hùm, Hồ Hữu Tường (miền Nam). Với 3 người ở miền Nam thì cũng đã là ba nhóm và mâu thuẫn với nhau.
Như vậy, nếu cùng về một vấn đề phê phán phân tích một hiện tượng trong xã hội tư sản, thì sự khác biệt của Troskisme với Mác – Lê không khác nhau bao nhiêu, và rất khó phân biệt. Người ta chỉ có thể nhận thấy nó có vẻ cực đoan hơn, mạnh mồm hơn, và đặc biệt không có giải pháp. Chính vì thế mà phong trào công đoàn Pháp không có ảnh hưởng Troskisme lắm cho tới tận gần đây, do khi đưa ra yêu sách cực đoan, bất khả thi, « không khoan nhượng », thì ông đã là đầu mối của thất bại. Nhưng rất gần đây, thì ảnh hưởng của Troskisme lại có vẻ tăng. Nguyên nhân ? bởi hiện tại ảnh hưởng của tư duy cá nhân chủ nghĩa cao hơn , ở phương Tây các phong trào công đoàn truyền thống bị dỡ bỏ, khiến giới chủ chiếm phần thượng phong, hàng loạt các biện pháp xã hội có lợi cho người lao động bị xóa bỏ, khi các phong trào truyền thống ở Tây Âu (công đoàn, đảng cộng sản) không còn là công cụ để người lao động bảo vệ được mình nữa thì tính cực đoan của tư duy Troskisme lại có tác dụng như một lời kêu gọi, vì nó « không khoan nhượng ».
Gần đây, ở Bơ ra zin, có đảng lao động của Lula nắm quyền gần hai nhiệm kỳ, và nếu tôi không nhầm thì đảng này là một đảng Troskisme. Nhưng có lẽ giữa Troskisme của Trosky và Troskisme bây giờ cũng rất khác nhau. Nhưng tôi không có tài liệu và cũng không phải là điều tôi quan tâm nên không rõ.
Theo tôi thì vai trò của tư tưởng Troski nguyên bản không quan trọng trong các phong trào Troskisme, khác với vai trò của Lê nin trong chủ nghĩa Mác – Lê nin, hay tư tưởng Mao trạch Đông trong chủ nghĩa Mao. Tôi đã từng đọc một quyển sách của chính Troski viết, phê bình về vấn đề quan liêu ở Liên Xô, nhưng đọc rất chán. Hiện tại tôi cũng có quyển hồi ký của Troski viết, do tôi mua trong một tiệm sách có xu hướng vô chính phủ, nhưng đọc một tý cũng bỏ chưa đọc hết.
Hiện tại có thể nói troskisme xâm nhập vào tất cả các phong trào phái tả ở dạng không tổ chức ở phương Tây (ít ra là Pháp) vì tư tưởng chống chủ nghĩa tư bản của nó, nhưng ảnh hưởng troskisme thật như thời Troski còn sống hay vào giai đoạn 30-40 của thế kỷ trước thì không còn, vì cái lý do để nó tồn tại dưới dạng như vậy là Liên Xô không còn nữa.
Nếu chủ nghĩa Troskisme ảo tưởng trong một cuộc cách mạng thế giới, thì có những điều nó phê phán Liên Xô cũng không sai, ví dụ vấn đề quan liêu. Bản thân vấn đề này cũng được Lê nin nói tới, rồi ở VN, Bác Hồ cũng nói tới. Ở TQ, đây chính là một nguyên nhân dẫn tới Đại cách mạng văn hóa vô sản (1966-1976) chứ không đơn giản là cuộc tranh giành quyền lực của Mao Trạch Đông.
Nhưng nếu nó phê phán điều này đúng, thì cái giải pháp nó đưa ra lại sai, tức là làm một cuộc cách mạng, cách mạng liên tục. Với tôi thì đại cách mạng văn hóa vô sản ở TQ chính là tư duy Troskisme, Khơ me đỏ chính là một biến dạng của Troskisme.
Ngay cả vấn đề « cách mạng thường trực » cũng không phải là hoàn toàn sai, tùy theo cách hiểu. Nếu hiểu là liều mạng « xuất khẩu cách mạng », hành động cực đoan như Troski và Troskisme thì là sai. Nhưng giữ vững niềm tin cũng là một dạng cách mạng thường trực.
Khái niệm này rất giống khái niệm Jhad (thánh chiến) của hồi giáo. Thánh chiến là một nghĩa vụ của người theo đạo Hồi, nhưng thánh chiến cũng có thể là chiến tranh, là bắt người khác cải đạo. Nó cũng có thể là thánh chiến với chính cái tôi của mình.
Tóm lại, chủ nghĩa Troskisme cũng thay đổi theo thời gian, từ hình thức cực đoan ảo tưởng làm cách mạng thế giới tổng thể, chống Liên Xô là chính, cổ vũ cho vũ lực thời ban đầu, thì hiện nay ở Tây Âu nó đã trộn lẫn vào các phong trào phái tả từ bảo vệ môi trường, vô chính phủ, ..
Còn ở châu Á, thì sau đại cách mạng văn hóa vô sản ở TQ, rồi chế độ tàn bạo Khơ me đỏ, một dạng biến thái của Troskisme (theo phân tích của tôi, và tôi sẽ nói rõ hơn sau) thì Troskisme không còn có ảnh hưởng gì nữa.
Ở VN, nhân vật Troskisme cuối cùng là Hồ Hữu Tường, ông này là một trong những nhà báo gạo cội thời miền Nam cũ và đã chết sau năm 75. Vì không có điều kiện tiếp xúc với báo chí ông ta viết, ví dụ báo Tia sáng của Sài gòn cũ, nên tôi không rõ. Điều chắc chắn là ông ta không theo cách mạng, và cũng không ảnh hưởng gì tới chính quyền miền Nam cũ với những tư tưởng « cách mạng » của ông ta. Theo như những gì ông ấy viết trong cuốn « 40 năm làm báo » (có in ở VN bây giờ) thì có lẽ ông ta giống như một dạng con buôn chính trị, giống như Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)
Tạ thu Thâu, Phan văn hùm thì đã bị xử tử thời đầu cách mạng tháng 8.
Tạ Thu Thâu, Phan văn Hùm, Hồ Hữu Tường là kiểu Troskisme cũ thời năm 30-40 của thế kỷ trước. Không thể đánh giá họ như Troskisme ở Tây Âu bây giờ. Cái này tôi sẽ nói tiếp.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 29 2020, 11:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #80

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì đang nói tơi Trosky và Troskisme thế giới, thì cũng nhân thể nói luôn về Troskisme VN. Cái này thì tôi đã nói rồi, viết ở đây coi như là bổ xung.
Do VN là thuộc địa Pháp, cho nên trào lưu tư tưởng nào ở chính quốc có thì nó cũng sẽ lan sang VN. Vào thời điểm nhưng năm 30, thì Troskisme là thời thượng ở Pháp, giống như vào những năm 20 là chủ nghĩa cộng sản. Vì thế thanh niên Vn sang Pháp hay học ở Pháp, thì dễ theo Troskisme. Với chính quyền Pháp, thì Troskisme là một cơ hội rất lớn để tách các lực lượng Mác xít ra khỏi Liên Xô, sau này từ những năm 50, thì có thêm Mác xiên (Marxien). Như vậy nếu đọc các tác phẩm mác xít ở Pháp, thì như tôi nói ở trên, khả năng rơi vào một tác phẩm Troskisme hay Mác xiên rất lớn, ngay cả bây giờ cũng vẫn vậy. Mặc dù vậy, Troskisme vẫn không phải là ý thức hệ tư sản, nên Pháp chỉ lợi dụng nó. Trong nhận thức chính trường Pháp, thì Troskisme là cực tả, đối diện với dạng mặt trận dân tộc (Front national) là cực hữu. Điều này cũng đúng vào thời thuộc Pháp ở VN. Chính vì thế, chính quyền Pháp và thực dân Pháp vừa trấn áp, vừa lợi dụng. Nếu có các hành động chống thì sẽ bắt đi tù, nhưng không phải chịu cảnh như những người cộng sản hay dân tộc (ví dụ Nguyễn An Ninh), nếu tuyên truyền chủ nghĩa Mác để chống Liên Xô, thì nó để cho làm. Kết quả phần lớn những trí thức VN khi tiếp cận chủ nghĩa Mác vào thời những năm 30, phần lớn đều thông qua các tác phẩm do các nhóm Troskisme viết ra. Vì đây là những tác phẩm công khai.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan, trong quyển hồi ký « có gì ghi nấy » (một tư liệu rất thú vị về VN thời năm 1930) có kể câu chuyện là có lần chính quyền Nam triều định kết án ông, vì trong nhà ông có quyển sách viết về Staline. Nhưng lúc ấy ông ở Hà nội, mà Hà nội lại là nhượng địa cùng với Hải phòng cho Pháp, khi nhân viên hành chính người Pháp đọc quyển sách (là bằng chứng để kết tội) thì thấy đây là quyển chống Staline (tức là troskisme) nên thôi không kết án nữa.
Chính vì thế mới có chuyện buồn cười là, trí thức VN lúc đó, nếu không hoạt động cách mạng sang Liên Xô, thì sẽ học chủ nghĩa Mác thông qua Troskisme mà không biết.
Thời đó ở ngoài Bắc thì có Trương Tửu và nhà xuất bản Hàn Thuyên. Còn ở trong Nam thì có Tạ Thu Thâu, Pham văn Hùm, Hồ Hữu Tường, như tôi đã nói ở trên.
Theo như báo VN gần đây đăng, thì nhà xuất bản Hàn Thuyên đã được giao lại cho nhà nước VN dân chủ cộng hòa vào năm 1946, thành nhà xuất bản quân đội. Vì thế nhóm Hàn Thuyên cùng Trương Tửu cũng tan biến đi.
Theo hồi ký của nhà văn Nguyên Hồng, thì vào giai đoạn cuối những năm 40, khi đại chiến hai đã nổ ra, ở VN lúc đó rất thiếu thốn nhưng nhà in này vẫn có giấy, mực đều đều. Và nhà văn Nguyên Hồng đặt ra câu hỏi là nhà in này có phải được sở mật thám Pháp « cưu mang » không.
Điều nhà văn Nguyên Hồng nghi ngờ, và hành động trao nhà in cho nhà nước thực ra không mâu thuẫn với nhau. Bởi vì thực dân Pháp muốn lợi dụng. Cũng phải nói thêm là mặc dù các nhóm Troskisme đều có tên Mác xít – lê nin nít (Marxiste – Leniniste), nhưng không phải là chủ nghĩa Mác – Lê nin như từ ở VN ngày nay chỉ chủ nghĩa Mác-Lê nin. Cái mà họ nói về Lê nin, chỉ là chuyên chính vô sản cực đoan. Sau năm 50, khi có chủ nghĩa Mao, thì nhiều đảng Mao ít cũng lấy tên Mác xít – Lê nin nít, cho nên phải tìm hiểu sau cái tên ý nghĩa thực của nó là gì.
Khi cách mạng tháng 8 bùng nổ, thì trung tâm chính của nó, nơi có lực lượng Việt minh mạnh nhất, là ở ngoài Bắc, cũng là nơi có chính quyền trung ương, vì thế các nhân sĩ trí thức, dù trước đó ở trong các nhóm Troskisme, hay thậm chí là dân chủ tư sản bình thường (như nhóm Thanh Nghị của Vũ Đình Hòe) cũng nhập vào Việt Minh. Chỉ có những nhóm dựa vào quốc dân đảng TQ (Việt quốc , Việt cách) là chống lại ví dụ như Nguyễn Tường Tam hay Vũ Hồng Khanh. Khi Pháp ký được hiệp định với Tưởng để thay quân Tưởng ở miền Bắc, thì các nhóm này cũng tan, vì không còn chỗ dựa. Sau này ở miền Nam cũng xuất hiện các hồi ký sách báo của các lực lượng theo Quốc Dân Đảng TQ này, như là một cuộc .. kháng chiến chống Việt Minh.
Ở miền Nam thì không được như thế, vì lực lượng Việt Minh mỏng hơn, và cũng bởi ngay lập tức có chiến tranh, vì quân Pháp theo quân Anh vào. Anh là lực lượng được Đồng Minh giao cho giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 vào Nam, vì thế tình hình Nam bộ rất phức tạp, và nó được ghi lại rất sinh động trong quyển « đất rừng phương Nam » của Đoàn Giỏi, dù người ta vẫn coi đó là truyện nhi đồng.
Trước đây khi đọc lịch sử VN (chính sử được dậy ở đại học), tôi cũng rất tò mò và không hiểu tại sao ở ngoài Bắc gần như chỉ có một lực lượng Việt Minh, mà trong Nam (vùng Sài gòn – Gia định và Nam bộ) lại linh tinh beng như thế.
Khi kháng chiến bùng nổ trên toàn quốc, thì ở Nam bộ, tất cả các « lực lượng yêu nước » đều đã theo Pháp, chỉ còn có Việt Minh là chống Pháp.
Chính vì thế mà Troskisme ở miền Nam « nổi tiếng » hơn, vì có một thời gian dài trong kháng chiến chống Pháp, rồi thời miền Nam cũ, các sự việc như Tạ Thu Thâu , Phan Văn Hùm bị xử tử được lôi ra như một bằng chứng của một « lòng yêu nước khác » bị Việt Minh thủ tiêu, và từ đó bôi nhọ Việt Minh. Trong thực tế, thì những chính quyền này cả thời Pháp quay lại sau năm 1945, hay chính quyền Diệm, Thiệu, .. không có liên quan gì tới Troskisme này cả. Và nếu giả dụ Tạ thu Thâu, Phan Văn Hùm còn sống mà « ngọ nguậy » như Nguyễn Tường Tam sau này, thì cũng bị nó trị. Việc thổi phồng Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm chỉ là một con bài tuyên truyền mà thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 6 7 8 9 10 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC