Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ Thời Sự _ Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 29 2017, 11:23 PM

TRUMP đã bắt đầu bị trói tay, như tôi đã nhận định ở đâu đó trong chủ đề nói về bầu cử Mỹ. Sự trói tay đó chính là sức mạnh của hệ thống chính trị Mỹ. Do các cơ cấu tổ chức của nó cân bằng nhau, điều mà các nước khác « học đòi » Mỹ không có, vì ở mỗi nước tuỳ hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, sức ép bên ngoài, vị thế chính trị ..mà sự cân bằng này khác nhau (hoặc không cân bằng được).
Những gì mà TRUMP mang lại lợi ích tức thì cho giới tư sản Mỹ, như xoá bỏ luật bảo vệ môi trường, thì có khả năng thực hiện. Ngược lại có những vấn đề liên quan tới chính sách xã hội, thì chưa thể, hoặc không thể làm, vì bản thân chính sách này cũng mang lại lợi ích cho một nhóm tư bản(ví dụ như trong ngành dược phẩm), trong khi cái hại cho nhóm khác không rõ ràng (những nhóm lợi ích liên quan tới bảo hiểm xã hội tài chính, thì nó đã bóp obamacare rồi theo ý của nó, nên việc bỏ hay không không còn là điều cần thiết).
Tương tự như vậy, Trump phải cân bằng giữa lợi ích « hoà Nga » với lợi ích « chống Nga ». Cho nên dù được Nga tương trợ thắng cử (thật hay giả chưa rõ), thì việc hoà với Nga cũng không đơn giản.
Như vậy ở Mỹ là dân chủ ? không. Bởi vì sức mạnh của hệ thống chính trị Mỹ, chính là nó không dân chủ. Nếu Mỹ thực sự dân chủ, thì những chính sách của Trump hứa hẹn phải được thực thi, vì đó là ý nguyện của đa số cử tri. Nhưng ở đây, số cử tri bầu cho Trump thấp hơn bầu cho Clinton (do cơ chế bầu bán của Mỹ), đồng thời bản thân Trump cũng không thể làm điều mình hứa(do cân bằng cơ cấu).
Kết quả bầu cử Mỹ chỉ là một cách thức sử dụng dân chúng để chuyển giao quyền lực giữa các nhóm tư bản một cách hoà bình, nhóm nào trúng cử thì « chính danh », chứ thực chất chế độ chính trị của nó vẫn là « chuyên chính tư sản ».

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 2 2017, 06:35 AM

Trước đây, đảng cộng hòa ở Mỹ vẫn được coi là cứng rắn với Nga, còn đảng DC thì mềm hơn. Bây giờ càng khảo sát càng thấy nhiều người cộng hòa có thiện cảm với Nga, còn đảng DC lại muốn cứng rắn. Vì sao kỳ lạ vậy? Phải chăng vì Nga đang ngày càng độc lập về tài chính nên đảng DC muốn đánh? Nhưng sao thái độ của đảng CH lại thay đổi vậy? Đến ngay cả tổng thống Obama cũng từng phàn nàn về điều này, và nhắc nhở phe CH rằng Nga k phải người của chúng ta


Người Mỹ ca ngợi Putin xuất chúng
Điều gì giúp Putin vượt lên trên tất cả các nhà lãnh đạo khác của thế kỷ 21?


Trong một bài viết trên trang báo điện tử worldnetdaily.com (WND) ngày 31/3, chính trị gia kỳ cựu của Mỹ, ông Patrick J. Buchanan đã nhận định : "Theo quan niệm truyền thống khi đánh giá các nhà lãnh đạo, bao gồm việc bảo vệ bảo vệ chủ quyền quốc gia và thúc đẩy phát triển đất nước thì Tổng thống Nga Putin được coi là chính khách nổi bật nhất thời đại của chúng ta”.

"Trên sân khấu chính trị thế giới, ai có thể so sánh được với ông ấy? Điều gì giúp Putin vượt lên trên tất cả các nhà lãnh đạo khác của thế kỷ 21? Đó là khi ông Putin lên nắm quyền vào mùa đông năm 1999, đất nước Nga đã bên bờ phá sản. Nhiều thành phần tinh hoa mới đã thông đồng với các đối thủ - trong đó có người Mỹ - làm hại đất nước. Putin đã thay đổi điều đó”, ông Buchanan bình luận.

Đánh giá thành quả của ông Putin sau 17 năm cầm quyền, ông Buchanan cho rằng nhà lãnh đạo Nga là người có quyền lực hơn của bất kỳ nhà lãnh đạo phương Tây nào. Khi giúp nước Nga có những bước tiến ấn tượng, nâng cao vị thế cho nước Nga, ông Putin không những rất được kính trọng ở quê hươn mà còn có sự hấp dẫn ở nhiều nước phương Tây.

Cũng nên biết rằng, ông P.J. Buchanan là chính trị gia nổi tiếng trong giới chính trị truyền thống Mỹ, ông từng là cố vấn cấp cao cho các tổng thống Mỹ như Nixon, Ford, Reagan. Ông từng chạy đua giành đề cử của đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào các năm 1992, 1996. Hiện ông là nhà sáng lập Tạp chí The American Conservative và là một nhà bình luận chính trị sắc xảo.

Quan điểm của ông Buchanan được xem là rất bất ngờ vỉ nó ngược với quan điểm của phân đông giới chính trị truyền thống của nước Mỹ - khi Washington đang “bầm gan, tím ruột” trước những tác động tiêu cực từ Putin tới chính trường nước Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, một đối thủ có thể gây ảnh hưởng đến cả tình hình chính trị lẫn nội trị của nước Mỹ.

Với kinh nghiệm chính trường, nhất là từng làm cố vấn cấp cao cho những đời tổng thống Mỹ được xem là có quan điểm cứng rắn nhất với Moscow, khi ông Buchanan phải “tâm phục khẩu phục” nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga, chứng tỏ ông đã nghiên cứu rất kỹ về những hành xử, ứng xử của ông Putin trong việc giữ ổn định cho nước Nga, lấy lại vị thế cho nước Nga trên trường quốc tế.

Việc “đi ngược dòng” với Washington sẽ khiến cho ông Buchanan phải hứng chịu nhiều phản đối từ giới tinh hoa của nước Mỹ, nếu ông không có đủ chứng cứ chứng minh cho lập luận: Putin xuất chúng. Song có lẽ cựu cố vấn của các Tổng thống Nixon, Ford, Reagan không gặp khó khăn gì trong việc làm sang tỏ nhận định của mình.

Bởi lẽ, có quá nhiều thành quả ấn tượng mà Putin mang lại cho nước Nga trong gần 2 thập kỷ nắm quyền. Từ trong hoàn cảnh của một nước Nga hỗn loạn, bên bờ vực phá sản khi ông Putin được trao quyền lực đến tình trạng đặc biệt của một nước Nga bị bao vây bởi hai gọng kìm nguy hại “lệnh cấm vận – giá dầu giảm”, người đứng dầu điện Kremlin đã để lại quá nhiều dấu ấn cá nhân.

Quá ngưỡng mộ những thành quả của ông Putin trong quá trình nắm giữ và thực thi quyền lực, ông Buchanan đã so sánh nhà lãnh đạo Nga đương thời với nhà cách mạng siêu việt – được xem là người lập quốc của Thổ Nhĩ Kỳ, người đã tạo nên chiến thắng cho Thổ Nhĩ Kỳ từ thất bại của đế chế Ottoman thời Thế chiến I - Kemal Ataturk.

"Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ này, ông Putin đã làm được những gì mà Kemal Ataturk đã làm được cho Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1920. Trong một đống đổ nát, ông đã phục hồi lại một quốc gia bằng một sự gắn kết xã hội. Putin tạo dựng được các bàn cờ chính trị tuyệt vời và hồi phục sức mạnh quân sự cho nước Nga. Ông đã không để Nga chỉ đóng vai trò hạng hai trong một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Điều đó khiến cử tri tuyệt đối tin tưởng ông “.

Và đó chính là lý do khiến cho thế giới phương Tây ác cảm với Putin – theo ông Buchanan.

“Ông Putin là người theo chủ nghĩa quốc gia và ông đã trở thành nguồn cổ vũ cho những người theo chủ nghĩa dân túy phương Tây, chống lại những giá trị bị xem là suy đồi trong nền dân chủ phương Tây”.

Tại các nước phương Tây đã có hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin” trong các lực lượng chính trị muốn khôi phục bản sắc quốc gia của họ. Chính vì vậy “ông Putin không chỉ nổi tiếng ở đất nước Nga, mà còn có rất nhiều người ở các quốc gia có nền tảng chính trị cực kỳ thù địch với ông, ngưỡng mộ ông”, WND dẫn lời ông Buchanan.

Nhận diện tác hại từ hiệu ứng “ngưỡng mộ Putin”, giới chính trị truyền thống phương Tây – đi đầu là ở Mỹ - đã xây dựng các “cơ sở để ghét Putin”. Nào là ông Putin cho quân xâm chiếm Ukraine. Nào là ông Putin và các đồng nghiệp KGB cũ của ông đã ám sát các nhà báo, những người đối nghịch đã đào thoát khỏi nước Nga và những người bất đồng chính kiến tại nước Nga. Và cáo buộc hacking Nga phá hoại cơ sở dữ liệu của các tổ chức, cá nhân và các quốc gia khác cũng xuất phát từ sự thù địch với Putin.

Tuy nhiên, theo ông Buchanan thì hầu hết những sự thù địch đối với Putin bắt nguồn từ việc ông không chỉ đi ngược với truyền thống phương Tây trong việc bảo vệ lợi ích của nước Nga, mà bởi ông luôn thành công trước sự thách thức của các đối thủ với phong cách “hành động thay cho lời nói”.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nguoi-my-ca-ngoi-putin-xuat-chung-3332315/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 2 2017, 05:04 PM

Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo của Ukraine

Ukraina thua kiện Nga vụ nợ 3 tỷ $: phán quyết của Tòa án tối cao London.
Sau khi xem xét đơn kiện của Nga Tòa án tối cao London buộc Ukraina phải trả số tiền nợ 3 tỷ cộng với lãi suất.
Tòa chỉ ra rằng phía Ukraina không đưa ra được bất cứ lập luận nào có cơ sở để không công nhận các yêu cầu của Nga.
Bộ Tài chính Nga thông báo tòa án đã đưa ra "quyết định cuối cùng''.
Tuy vậy Bộ trưởng Tài chính Ukraina lại đưa tin rằng phía Ukraina được tòa án cho phép kháng cáo. Phiên tiếp tòa án sẽ xử không sớm hơn trước tháng 4.
Ông ta cho rằng quyết định của Tòa án tối cao London không tính đến các hành động xâm lược về quân sự và kinh tế của Nga đối với Ukraina.


http://interfax.com.ua/news/economic/412362.html


Tổng thống Belarus Lukashenko tuyên bố bắt được hàng chục tay súng vũ trang từ Ukriana.
Theo Lukashenko, các tay súng này đang chuẩn bị các hành động khiêu khích vũ trang ở Belarus.
Các tay súng này được đào tạo trong các trại huấn luyện ở Ukraina và cả ở Ba Lan và Litva.
Ông ta nói tiền tài trợ cho các lực lượng này được chuyển qua Ba Lan và Litva đến Belarus.
Lukashenko cho biết rằng thông tin về các vụ khiêu khích do những người dân Belarus ở nước ngoài (EU) báo cho Đại sứ quán.
Ông ta cũng nói rằng sắp tới sẽ có các thông tin chi tiết hơn về vụ này.


http://24tv.ua/ru/lukashenko_zajavil_o_zaderzhanii_boevikov_iz_ukrainy_n796172
http://www.segodnya.ua/world/v-belarusi-zaderzhali-desyatki-vooruzhennyh-boevikov-lukashenko--1005261.html


Quốc hội Ukraina kêu gọi Mỹ cho Ukraina làm đồng minh cơ bản bên ngoài NATO và ký hiệp định song phương về quốc phòng.
http://news.liga.net/news/politics/14715918-rada_prizvala_ssha_dat_ukraine_status_osnovnogo_soyuznika_vne_nato.htm


Lược dịch đoạn phát biểu của ông Sergey Shabovta, Chủ tịch liên đoàn chuyên gia an ninh Ukraina về các vấn đề trong nghành quốc phòng, ở đất nước nói chung và các vụ việc vừa xảy ra trong một cuộc họp báo trên kênh của Ukraina.
"Tại tất cả các căn cứ quân sự Ukraina cần treo khẩu hiệu: "ngu ngốc là cách thức tồn tại của chúng ta".
Hiện nay ở trong quân đội Ukraina đang quy tụ một đống các tướng lĩnh mà chức tước của họ được xác định không phải bằng trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế mà bằng mối liên hệ với một băng nhóm nào đó hoặc dùng chức vụ để trục lợi cá nhân.
Tập hợp các tướng lĩnh đó chỉ luôn luôn giải quyết một nhiệm vụ là bao che cho chính mình trong mọi tình huống.
Do vậy họ luôn sử dụng hình tượng một "kẻ thù tưởng tượng". Ví dụ về vụ giết cựu nghị sỹ Nga thì từ hôm qua đến hôm nay họ nhắc đi nhắc lại như một lời thần chú và ngay lập tức mọi giả thuyết đều nói rằng đó là bàn tay của Matskva. Và tất cả từ Viện trưởng VKS đến Tổng thống đều nói như vậy trên TV như theo một hiệu lệnh.
Còn người dân thường thì ngồi nghe và nghĩ: "Vậy còn cuộc điều tra thì sao?"
Tôi đồ rằng tình huống đối với vụ nổ khu vũ khí ở Balakleya cũng sẽ đi theo con đường đã được vạch sẵn như vậy.
Nếu muốn chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ tốt các căn cứ quân sự, kho vũ khí khỏi các "hành động phá hoại" hay "các máy bay không người lái" như người ta vẫn đưa thông tin. Khốn nỗi chẳng còn các người chỉ huy có trình độ và biết suy nghĩ.
Nhưng vấn đề chính không phải là sự lơi lỏng, không thực hiện nhiệm vụ và còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Bên trong bức tường cao cổng kín của các đơn vị Bộ quốc phòng là các mô hình, quá trình ma mãnh. Ukraina hiện nay đang tràn ngập và trở thành nơi bán vũ khí trái phép, trong đó sang cả châu Âu.
Chính các viên chức quân đội là những người tham gia tích cực nhất vào các trò buôn bán tội lỗi này.
Tôi được trực tiếp nghe lời một sỹ quan thú nhận rằng ông ta biết chỉ huy đơn vị quân đội Ukraina đã đem "hủy" trên giấy tờ các vũ khí còn nguyên hộp, chưa sử dụng lần nào, và sau đó số vũ khí này "bốc hơi" trên chợ đen.
Tôi hoàn toàn tin vào khả năng bộ phận chỉ huy kho vũ khí ở Balakleya cũng tham dự vào quá trình này. Hơn nữa họ lại ngồi tên một đống vũ khí lớn như vậy.
Chúng ta đều biết rằng tạo ra vụ cháy nổ là cách tiện nhất để xóa dấu vết tội lỗi và mọi cuộc điều tra có thể. Vì chẳng ai đếm được các tiếng nổ hay các hố đạn, trong đám cháy nổ làm sao biết được còn gì, mất gì?
Đối với tôi, một sỹ quan quân đội thì toàn toàn rõ ràng rằng hiện nay một số băng đảng trong quân đội đang làm giầu bất hợp pháp bằng cách thực hiện các tội phạm vô nhân đạo nhất.
Trong bối cảnh trên thì tôi suýt té nghế khi hôm qua ghe thấy tại Quốc hội người ta lại nói rằng tuyệt đối không được bắt các quan chức quân đội kê khai tài sản.
Ở chỗ chúng ta người tham gia ATO được pháp luật bảo vệ khi làm bất cứ tội phạm nào: họ hãm hiếp, cướp bóc, đánh đập người xung quanh nhưng lại có luật bảo vệ họ, rằng đừng có động đến họ.
Chúng ta là nước duy nhất trên thế giới mà người phụ vụ trong lực lượng vũ trang phạm tội lại được giảm và xóa tội. Ở các nước văn minh thì ngược lại: điều này càng làm cho tội nặng hơn.
Một hệ thống điều hành, quản lý tốt phải bao gồm sự phân công cụ thể và rõ ràng nhiệm vụ từng cấp, ai ở đâu, hành động như thế nào, chịu trách nhiệm gì trong từng tình huống cụ thế.
Ví dụ khi tôi thấy Thủ tướng bỗng bỏ việc chạy đến chỗ nào đó để mọi người thấy mình có mặt, tự tay làm gì đó thì đó là sự ngớ ngẩn và không chuyên nghiệp. Và đó chỉ là giả dối.
Tôi vẫn buồn cười khi nhớ lại cảnh trong một đám cháy ở Kherson Bộ trưởng Bộ tình trạng khẩn cấp cầm xẻng tự tay dập lửa và bỗng nhiên Tổng thống Yushchenko cũng bắt chước làm theo. Và hiểu đó chính là sự sụp đổ của hệ thống điều hành. Đó là sự ngớ ngẩn.
Kết luận như sau: Một chính quyền đang chìm ngập trong lừa dối và tham nhũng thì không thể chọn sách lược nào khác ngoài sách lược đưa ra các mục tiêu giả. Vì vậy chúng ta thỉnh thoảng lại thấy các thông tin được tung ra nhằm đánh lạc hướng chú ý dư luận, hay chúng ta lại nghe các tuyên bố ngớ ngẩn. Tất cả chỉ có một mục đích: che dấu yếu kém của mình và tìm mọi cách giữ chức quyền càng lâu càng tốt.


https://www.youtube.com/watch?v=LXw4odRxY8Y

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 5 2017, 05:56 AM

Bạn Lê Thái Kỳ dịch báo Ukraine sau khi IMF chấp nhận giải ngân khoản vay 1 tỷ USD cho Ukraine


Ukraina:
''Một tỷ $ tín dụng "cực chẳng đã" từ IMF, hay là Ukaina đã thắng IMF trong cuộc đấu "ai lỳ hơn ai" như thế nào.
''Do vậy IMF phải tiếp tục chính sách cấp tín dụng nhỏ giọt mà trên thực chất là tài trợ cho các khoản vay của chính mình, tức là cho Ukraina vay để lấy tiền trả nợ và lãi suất cho chính IMF''
(Bài viết của Aleksey Kusch, nhà phân tích tài chính, cố vấn Chủ tịch Hiệp hội các Ngân hàng Ukraina).
Dù chúng ta có rất muốn coi điều này là một sự ''công nhận thành công của cải cách ở Ukraina'' như thế nào đi nữa thì một kết luận như vậy sẽ là quá xa vời với sự thật.
Trên thực tế Ukraina đã dành chiến thắng ở IMF trong cuộc đấu giống như trò chơi trẻ con: hai người đối diện nhìn thẳng vào mắt nhau, ai chớp mắt trước là thua. Chúng ta cần biểu dương các "đấu thủ" của Ukraina: các nhà tài chính quốc tế từ Washington đã không "chịu được nhiệt" và chớp mắt trước.
Như vậy là mặc dù chính quyền Ukriana không tiến hành một cải cách nào và thất bại trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, IMF vẫn phải cho 1 tỷ $ tín dụng.
Thực chất 1 tỷ $ nếu để dành cho các "cải cách" thì quá ít ỏi. Đó chỉ là để giữ cho cán cân thương mại quốc gia khỏi bị chìm nghỉm.
Rõ ràng IMF không muốn tuyên bố Ukraina vỡ nợ. Vì đã tốn quá nhiều thời gian và công sức cho chúng ta.
Cả chúng ta và IMF đều biết rằng Ukraina chẳng lấy đâu ra tiền để trả các món nợ sắp tới, trong đó có cả món nợ trước chính IMF: trong 3 tháng tới là gần 900 triệu$, và tới cuối năm- 1,97 tỷ $. Ngoài ra IMF cũng biết rằng chẳng ai đầu tư trực tiếp vào Ukriana trong thời gian tới.
Do vậy IMF phải tiếp tục chính sách cấp tín dụng nhỏ giọt mà trên thực chất là tài trợ cho các khoản vay của chính mình, tức là cho Ukraina vay để lấy tiền trả nợ và lãi suất cho chính IMF.


http://www.dsnews.ua/economics/transh-na-milliard-kak-ukraina-vyigrala-v-glyadelki-u-mvf-04042017080000

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 5 2017, 08:48 PM

Nhiệm vụ của FMI là « củng cố chính sách tài chính » của các nước thành viên tham gia tổ chức này, nhưng thực chất cũng như WB(ngân hàng thế giới) nó là cánh tay sắt cuả tư bản tài chính phương Tây (chủ yếu là Mỹ và phương Tây) để đẩy các xu hướng phát triển của các nước trên thế giới theo hình thái phương Tây muốn, tức là lệ thuộc vào họ. Vì thế khi FMI đã tham gia ở đâu, thì nó giống như chim kền kền đi ăn xác chết, chứ không hi vọng gì nó cứu. Bộ mặt này của FMI đã lộ ra rất rõ ràng sau khủng hoảng tài chính châu Á vào năm 1998. Sau đó phần lớn các nước đều tẩy chay, và từ chối các khoản cho vay cuả FMI, vì các điều kiện của nó. Nước nào mà được FMI « ưu ái », thì có nghĩ là nước đó tới cửa tử.
UK cũng không ngoài điều đó. Khi FMI cho vay, thì không phải là nước được cho vay nhận được tiến muốn làm gì thì làm, mà tiền đó không bao giờ lọt vào tay họ. Nó được dùng để trả nợ cho các chủ nợ. Tại sao lại thế ? lấy ví dụ, một công ti ở VN vay tiền ở ngân hàng nước ngoài (vi dụ Pháp) để đầu tư. Khi không trả được nợ thì chuyện gì xẩy ra ? thì chính phủ VN phải thế vào mà trả nợ. Nhưng nếu chính phủ VN không chịu trả nợ, hoặc không đủ sức trả thì chuyện gì xẩy ra ? thì FMI sẽ « cho vay » (thực ra là ép vay, bắt vay) để nó lấy cái tiền đó trả. Kết quả cuộc tranh chấp trả nợ, từ vấn đề tư nhân với tư nhân thành vấn đề nhà nước, rồi với FMI thành vấn đề quốc tế. Chính vì thế mà đầu tư tư nhân lăng qua lăng quăng (chủ yếu để nhằm vay được tiền, rồi xù) cũng nguy hiểm không kém gì tham nhũng, thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiêù. Ở các nước đang phát triển như VN, có bao nhiều các đại gia giầu lên bằng kiểu « xù » này ?? Điều mà xã hội cũng nên đặt câu hỏi.
Hiện tại ở UK, Mỹ đã tìm cách lảng ra. Và giống như khi nước triều rút, sẽ thấy ông nào đi bơi không có quần bơi. Thời Obama, sự tham gia và giật dây của Mỹ, giống như khi nước triều lên, đã che dấu đi sự tham gia ngấm ngầm (nhưng rất quan trọng) của EU (do Đức dẫn đầu). Như vậy cuộc xung đột ở UK không chỉ là Mỹ - Nga, mà còn là EU- Nga, còn trong EU- Nga, thì chủ yếu là Đức – Nga. Hiện nay vấn đề ở UK không chỉ là tranh dành ảnh hưởng Mỹ với Nga, mà phải hiểu là sự tranh dành ảnh hưởng Đức- Nga ở đây.
Nước trong EU thường có xu hướng thân Nga là Pháp. Nhưng hiện tại xu hướng có khả năng thắng thế trong chính trường Pháp là nhóm Macron (trung dung) lại có xu hướng theo đuôi Đức hơn. Vì thế Dù Mỹ có duỗi ra thì UK vẫn còn bị kẹt trong vấn đề tranh chấp này, dù EU không thể có sức mạnh can thiệp như Mỹ.
Tương tự như vậy ở Syria. EU, chủ yếu là Pháp-Đức cũng có sự sai khác với Mỹ. Mỹ hiện nay đã chấp nhận chính quyền Hassad, sẵn sàng bỏ rơi phiến quân « lá mặt lá trái » theo mình, như EU thì vẫn muốn tiếp tục chiến tranh, vì thế EU tiếp tục đòi ông Hassad phải ra đi. Cách đây mấy ngày, có ồn ào lại vấn đề « vũ khí hoá học » ở Syria cũng chính là vì điều này, vì đó là điều bắt bí Mỹ , không thể « bỏ rơi » Syria một cách đường đường chính chính bằng cách bắt tay với Nga. Trong chuyện này, rất có thể là phương pháp chọc gậy bánh xe của EU (chủ yếu lại là Pháp, vì Pháp đã chơi con bài công nhận chính phủ của phiến quân Syria từ 4 năm nay).


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 7 2017, 04:21 PM

Diem tin cac bao chi ve vu tan cong moi day cua My vao căn cứ không quân Al-Shayrat ở tỉnh Homs, do cac ban dua len:

Al Masadar News:

1 - Có 6-7 người thiệt mạng trong vụ không kich này ( Hơn nữa không phải tất cả đều là quân nhân)
2 - tất cả các tên lửa đều rơi về phía Đông sân bay, làm 15c máy bay bị phá hỏng. Theo đó phần lớn số này đều bị hỏng từ khá lâu trước khi xảy ra vụ không kích. hư hỏng chủ yếu hạ tầng và đường băng sân bay.
3 - Cả Nga và Syria đều biết trước vụ không kích.
Theo một số nguồn tin, sân bay này được Nga sử dụng trong chiến dịch Palmyra, nhưng sau đó họ đã chuyển đến T4, nên đến nay hầu như không có mấy thông tin về sb này. Phía Syria biết trước ít nhất 1 ngày trước vụ tấn công ( Có nghĩa trước cả khi Trump tuyên bố)
4 - Phía Washington tuyên bố, họ không có ý định tấn công tương tự như vụ vừa rồi.
5 - Vụ tấn công vừa rồi, CP Mỹ đã vi phạm mọi luật pháp quốc tế và luật pháp Mỹ, vì cuộc tấn công chưa được QH Mỹ cho phép.
Tin chưa kiểm chứng : Chỉ có rất ít tên lửa đến được đich, phần lớn bị bắn hạ ( xem trên bản đồ thì có khoảng 10 quả đến đich)
Theo các nhà phân tich, vụ tấn công vừa rồi mục địch trấn an các đồng minh PT của Mỹ đang ầm ỹ vụ Syria sử dụng VKHH


Tass News:

Đáp trả của Nga trong vụ Mỹ tấn công Syria
1. Nga kêu gọi cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc ( UN ) để bàn về vụ việc và tất nhiên nghị quyết phản đối sẽ bị bác , tuy nhiên tổng thống Nga Vladimir Putin đã gọi hành động của Mỹ là vi phạm luật lệ quốc tế khi ngang nhiên tấn công chủ quyền một quốc gia khác
2. Nga đã đình chỉ Hiệp ước ngăn ngừa sự cố và bảo đảm an toàn hàng không nhằm giúp máy bay chiến đấu 2 bên không va chạm hay đối đầu nhau ở không phận Syria
Tuyên bố của bộ Ngoại giao Nga " Không nghi ngờ gì nữa đây là động thái nhằm đánh lạc hướng dư luận nhằm bỏ qua sự việc Mỹ ném bom chết hàng trăm dân thường tại Mosul và thảm họa nhân đạo đang diễn ra , rõ ràng đây chỉ là cái cớ để thể hiện sức mạnh quân sự tại khu vực "
Việc dừng hiệp ước thì 2 bên có thể tấn công nhau mà không cần phải báo trước nếu thấy bị thách thức


Reuters cùng ngày dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky tuyên bố, cuộc tấn công của Mỹ vào Syria đe dọa khả năng hợp tác chống khủng bố giữa Nga và Mỹ cũng như gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi đối thoại song phương.

Ông Slutky khẳng định, Mỹ một lần nữa áp dụng “tiêu chuẩn kép” khi tấn công Syria mà không có bất kì bằng chứng xác thực nào chứng minh quân đội Chính phủ Syria đã gây ra thảm kịch tại tỉnh Idlib hôm 4-4, trong khi lại làm ngơ vụ quân khủng bố dùng vũ khí hóa học tại Mosul vài tuần trước đó.

Moscow suspends US-Russia memorandum on flights safety in Syria
More:
http://tass.com/politics/939940

Và Daesh đã đáp lời. Cảm ơn nước Mĩ
Như vậy kịch bản Deir Ezzor đã lặp lại, sau khi căn cứ Shayrat bị đánh phá nặng nề dẫn đến 15 máy bay bị phá hỏng thì đội quân Daesh đã lập tức triển khai tấn công vào phi trường
Mở đầu bằng đợt đánh phá vào cao điểm Al-Fuqalas gần phi trường , và các chốt xung quanh, hiện chúng chưa có bước tiến gì cụ thể nhưng trong vài giờ tới nếu không có không quân thì tình hình sẽ là vô cùng tồi tệ, Daesh có thể xốc thẳng tới phi trường
Và còn hơn cà tệ là hoạt động hỗ trợ cho Deir Ezzor sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng

Cap nhat:
Sau nhiều giờ giao tranh tại Al-Fuqalas gần phi trường Shayrat, các lực lượng Syria đã đập tan cuộc tấn công của bọn khủng bố Daesh, duy trì trạng thái an ninh tốt cho cứ điểm này
Câu hỏi là tại sao lại là phi trường Shayrat? theo nhiều nguồn tin, ở đây bố trí bí mật hệ thống ra đa cảnh giới bảo vệ không phận Syria, chính vì vậy cuộc đột kích tháng trước của không quân Israel đã bị bắt bài

Phan ung cua cac nghi sy va chinh gioi My:

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói cuộc tấn công không đồng nghĩa với việc chính sách của Mỹ đối với Syria nói chung đã thay đổi. “Điều này cho thấy Tổng thống sẵn sàng hành động quyết đoán khi cần thiết”, ông Tillerson nói với các nhà báo. “Tôi sẽ không nói đây rằng có sự thay đổi trong chính sách hay lập trường của chúng tôi đối với các hoạt động quân sự hiện có của Mỹ ở Syria”.


Thượng nghị sĩ Cộng hòa Thomas Massie tỏ ý nghi ngờ việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad có trách nhiệm trong việc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria trong tuần qua dẫn tới việc Mỹ ném bom ở nước này. Ông Massie cũng nhắc lại quan điểm rằng sự can thiệp của Mỹ có thể "kết thúc bằng việc làm cho tình hình tệ hơn".

Phát biểu trên CNN ngày 7.4, nghị sĩ Massie cho biết: "Nói thẳng ra, tôi không nghĩ rằng ông Assad làm vậy. Điều đó không phục vụ lợi ích của ông ta".

Khi phóng viên hỏi nghị sĩ Massie rằng ai, nếu không phải Assad, có trách nhiệm vụ tấn công này, nghị sĩ Massie cho rằng sự việc có thể là do không cố ý.

"Các vị có một cuộc chiến đang diễn ra vì lý do đó. Giả sử cuộc không kích là vào một đống đổ nát và chúng ta không biết là khí độc được chứa trong đó hay không - điều đó là hợp lý".

Ông Massie từng bỏ phiếu chống lại việc can thiệp vào Syria năm 2014. Lần này ông nhắc lại những tuyên bố trong quá khứ rằng sự can thiệp của Mỹ có thể làm trầm trọng hơn cuộc chiến, và nhắc tới sự không chắc chắn của tình hình thực tế.

"Chúng ta có thể kết thúc bằng việc làm cho tình hình xấu đi nếu chúng ta không kích" - nghị sĩ Massie nói. "Thương vong đầu tiên của chiến tranh là sự thật, và khó mà biết chính xác điều gì đang xảy ra ở Syria hiện nay".

Khi được hỏi về việc Tổng thống Donald Trump chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama về cuộc tấn công này, ông Massie không coi chính quyền cũ là thủ phạm.

"Ông ấy đã hết nhiệm kỳ rồi. Giờ việc giải quyết tình hình là của chúng ta".
---------------------------------
Hạ Nghị sĩ Barbara Lee của tiểu bang California đã gọi động thái này là "hành động chiến tranh", và cho biết, quốc hội cần phải họp để thảo luận về vấn đề Syria.
---------------------------------
Thượng nghị sĩ Chris Coons thuộc Đảng Dân chủ nói: “Mặc dù tôi khuyến khích chính quyền Trump phải hành động mạnh mẽ ở Syria chống lại chế độ Assad, song tôi rất lo lắng rằng, Hoa Kỳ đang tăng cường hoạt động quân sự ở Syria mà không có một kế hoạch đầy đủ, không có sự suy nghĩ kỹ lưỡng và toàn diện. Thành thật mà nói, những hành động của ông Trump đã tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời".
---------------------------------
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bill Nelson lại ủng hộ động thái này của Tổng thống Trump.

"Tôi hy vọng điều này sẽ dạy Tổng thống Assad không sử dụng vũ khí hóa học nữa", ông Nelson nói.
---------------------------------
Còn theo quan điểm của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio, bằng cách hành động một cách quyết liệt như thế này, Tổng thống Trump đã đưa ra một thông điệp rõ ràng cho ông Assad là, tội ác chiến tranh sẽ bị trừng phạt, và cần phải được chấm dứt.
---------------------------------
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Mỹ Rand Paul lên tiếng cho rằng, Tổng thống Donald Trump cần phải xin phép Quốc hội trước khi ra lệnh tấn công tên lửa nhằm vào một căn cứ không quân tại Syria, theo quy định của Hiến pháp.

“Tổng thống Donald Trump cần phải xin phép Quốc hội cho hành động quân sự theo quy định của Hiến pháp”, Thượng nghị sỹ Rand Paul viết trong một thông điệp đăng tải trên Twitter.

Cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 khẳng định rằng: “Những can thiệp ưu tiên của chúng ta tại khu vực này đã không làm cho chúng ta an toàn hơn và Syria cũng không có gì khác biệt”.
---------------------------------
Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Dick Durbin nói rằng: “Thông báo ban đầu của Nhà Trăng chỉ ra rằng, đây là biện pháp đáp trả có tính toán đối với cuộc tấn công hóa học của Syria. Bất kỳ hành động thêm nữa nào cũng sẽ cần có sự cân nhắc chặt chẽ của Quốc hội, và bất kỳ sự leo thang nào ngoài các cuộc không kích hoặc tấn công tên lửa cũng sẽ đòi hỏi có sự tham gia của nhân dân Mỹ vào quyết định đó”.



Tin tuc Syria khac

Các bác sỹ quyền vì con người Thụy Điển (swedhr.org) khi phân tich đoạn băng cứu người bị nạn sau vụ không kích của quân CP ở Idlib mà PT cho rằng CP Syria đã sử dụng vũ khí HH, đã chỉ ra rằng đoạn băng đó đã được dàn dựng, họ có thể nghe rõ cả tiếng Arap, ngoài ra “ công việc cứu người “ của nhóm “ mũ trằng “ lại là hành động giết người có chủ đich. Ban đầu khi xem đoạn băng, người ta cho rằng cậu bé đã chết, nhưng khi phân tich kỹ, thì cậu bé mới ngất đi do bị tiêm Morphin quá liều. Trong đoạn băng người ta thấy rõ cậu bé bị tiêm vào ngực ( có lẽ vào tim) và kết quả là họ đa giết cậu bé
Đoạn băng chỉ ra các biện pháp cứu người sau vụ tấn công hóa học, (lúc đầu cho là khí Clo, nay lại cho là Sarin), bằng cách tiêm vào tim cậu bé với một kim tiêm dài. Bất kỳ trường hợp bị nhiễm độc nào cách đó cũng sai về phương pháp
Không một đứa trẻ nào trong đoạn video có biểu hiện của dấu hiệu bị trúng độc . từ đoạn băng trước đó của “ mũ trằng” thì rõ rang rằng cậu bé bị tiêm thuôc phiện và có lẽ đã bị chết vì quá liều, không có bất kỳ một biểu hiện nào của một người bị trúng độc .
Trong phần dịch qua tiếng Arap, thì không có hướng dẫn để cứu người mà chỉ thấy hướng dẫn để quay phim
https://youtu.be/3GXz9ww7JY4
The White Helmets video and How to NOT correctly perform intracardiac injection

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 7 2017, 06:21 PM

Khong ro bac Pho nghi sao, nhung toi lai co danh gia so bo, la cuoc tan cong nay nham muc dich giai quyet cac nhu cau ve doi noi cua chinh quyen Trump hon la doi ngoai


Nga: Hiệu quả không kích của Mỹ vào Syria "vô cùng thấp"

Theo Reuters, AP, ngày 7/4, truyền thông Nga dẫn lời Bộ Quốc phòng nước này cho biết hệ thống phòng không của Syria sẽ được tăng cường sau vụ Mỹ không kích vào căn cứ quân sự tại miền Trung nước này.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkovnói: "Để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất tại Syria, các biện pháp phức hợp sẽ được thực thi trong thời gian sắp tới để tăng cường và nâng cao tính hiệu quả của lực lượng vũ trang Syria."

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng tính hiệu quả của các cuộc không kích của Washington là "vô cùng thấp," khi chỉ có 23 trong số 59 quả tên lửa đánh trúng mục tiêu, trong khi chưa rõ liệu 36 quả khác đã rơi ở đâu.

Trước tình hình tại Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo sẽ tiến hành cuộc họp với ủy ban an ninh vào tối nay nhằm thảo luận về vụ không kích của Mỹ.

Phát biểu với báo giới, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moskva sẽ duy trì các kênh liên lạc kỹ thuật và quân sự mở với Washington, tuy nhiên sẽ không trao đổi bất kỳ thông tin nào thông qua các kênh này.


http://www.vietnamplus.vn/nga-hieu-qua-khong-kich-cua-my-vao-syria-vo-cung-thap/439943.vnp


Tên lửa hành trình của Mỹ tham chiến chỉ có hiệu quả thấp
Theo đài RT ( Russia Today ) dẫn theo lời của Bộ trưởng QP Nga thì cuộc tập kích của Mỹ vào sân bay quân sự Al-Shayrat chỉ đạt hiệu quả thấp khi chỉ có 23 trên tổng số 59 quả tên lửa hành trình đối đất TLAM ( Tomahawk ) đến được mục tiêu , số còn lại bay đến đâu thì không rõ
Cuộc tấn công đã phá hủy kho đạn và nhiên liệu , khu vực huấn luyện , canteen , 6 máy bay ném bom Mig-23 ở nhà sửa chữa và trạm radar . Tuy nhiên đường cất cánh ( runway ) , đường chạy ( taxiway ) và số máy bay chiến đấu ở bãi đậu vẫn còn nguyên vẹn
Trong khi đó Nga đã quyết định nâng cấp hệ thống phòng không của Syria nhanh chóng trong thời gian sớm nhất

https://www.rt.com/news/383858-syria-us-strike-inefficient/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 7 2017, 06:57 PM

Bai viet nay co ve trung hop voi nhan dinh cua toi

Ông Trump ra tay hành động tại Syria để 'gỡ gạc' cho thất bại trong nước?
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tấn công tên lửa vào sân bay quân sự Syria ngày 7/4 khiến nhiều ý kiến cho rằng ông chủ Nhà Trắng có quyết định dứt khoát và nhanh chóng hơn người tiền nhiệm Barack Obama không chỉ đơn thuần vì vụ tấn công bằng vũ khí hóa học vừa xảy ra tại đất nước Trung Đông.

Hơn 50 quả tên lửa Tomahawk của Mỹ đã đồng loạt nhắm vào một sân bay quân sự Syria vào sáng ngày 7/4 (giờ địa phương). Quyết định của Tổng thống Trump cho phép phóng tên lửa vào lãnh thổ Syria được coi là bước ngoặt thay đổi về cái nhìn của ông chủ Nhà Trắng với đất nước đã trải qua hơn 5 năm nội chiến này.

Theo CNN, trong năm 2013, vào thời điểm Tổng thống thứ 44 Barack Obama cân nhắc không kích Syria sau các cáo buộc của Mỹ rằng lực lượng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể sử dụng vũ khí hóa học, ông Trump đã lớn tiếng phản đối điều này.

Trong đoạn đăng trên trang mạng xã hội Twitter cá nhân tháng 8/2013, ông Trump băn khoăn: “Chúng ta sẽ đạt được gì từ việc đánh bom Syria ngoài nợ nần và có thể là xung đột dài hạn?”. “Tổng thống Obama cần phải có sự đồng ý của Quốc hội”, ông Trump bổ sung.

Sự thay đổi của ông Trump đồng thời cho thấy một thực tế rằng quan điểm cá nhân hoàn toàn có thể thay đổi giữa vị trí một công dân đăng ý kiến trên mạng xã hội và vai trò khi là nhân vật giữ chức vụ Tổng thống Mỹ. Sức nặng của trách nhiệm đã thay đổi cả một con người.

Theo cây bút James Moore của tờ Independent, ông Trump ra quyết định trên để gỡ gạc cho thất bại trong nước với dự luật chăm sóc sức khỏe mới nhằm thay thế chương trình Obamacare của người tiền nhiệm.

Bên cạnh đó, dự định về cải cách chính sách thuế và tài chính được coi là “trận đấu” dễ dàng hơn cho ông Trump, tuy nhiên, có đánh giá rằng Phố Wall chưa hoàn toàn tin tưởng kế hoạch cải tổ của Tổng thống Mỹ có thể tiến xa.

Do vậy, Moore phân tích rằng ông Trump nhận ra phải có hành động gây chú ý trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, CNN nhận định ông Trump muốn thể hiện với công chúng rằng ông là nhân vật “chống Obama” và là người đàn ông của hành động. Nhiều ý kiến nhận xét đối với vấn đề chính sách ngoại giao, ông Obama đôi khi bị đánh giá còn “rụt rè” khi cần có hành động.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 8 2017, 05:03 AM

Thông cáo chính thức của Bộ Quốc phòng Nga là 22 quả trúng đích tren tong so 59 quả.
Thiệt hại 6 máy bay đang sửa chữa, một đài radar, một trạm kỹ thuật, một nhà lính.

Mất tích 2, chết 4, 6 bị thương.

Xem 2 video nay quay cảnh sân bay sau khi bị bắn thì có vẻ cũng k thiệt hại lắm

https://www.youtube.com/watch?v=oKtJjPypT7I
https://www.youtube.com/watch?v=Ow5Ux17YKdM

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 8 2017, 03:26 PM

Có vẻ lời kết luận về hiệu quả thấp của đợt không kích tên lửa của Mỹ là đúng. Máy bay Syria lại tiếp tục cất cánh ném bom ở chính sân bay này, Nga cũng điều máy bay trực thăng của mình đến đây.
Giá cổ phiếu của hãng chế tạo là Raytheon Missile Systems trên sàn chứng khoán News York đã tăng 2,1%

Syrian jets take off from air base U.S. missiles struck: Syrian Observatory
http://www.reuters.com/article/us-mideast-crisis-syria-airport-idUSKBN1792XA

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 9 2017, 05:18 AM

Có vẻ EU cũng k hoàn toàn ủng hộ Mỹ dùng quân sự giải quyết vấn đề

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/eu-khong-ung-ho-my-tan-cong-syria-can-nhac-kho-khan-3332845/

Tin tức do các bạn đưa lên:

Breaking News - Liên quân đình chỉ bay vào không phận Syria
Thông tin mới nhất Bỉ đã dừng mọi hoạt động trên không phận Syria và các quốc gia đồng minh khác ( NATO và không NATO ) cũng quyết định tương tự , thông báo trên trang chủ quân đội Bỉ cho biết họ sẽ dừng mọi đợt không kích yểm trợ mặt đất và các hoạt động liên quan đến khi nào tình hình tiến triển .
Tin cập nhật: toàn bộ không lực liên quân tạm ngưng hoạt động trong lãnh thổ Syria, trò gì không rõ

Israel: Sẽ đóng cửa không phận tại Cao Nguyên Golan kể từ ngày 17/4/2017

Nga đã tạm đình chỉ thỏa thuận tránh va chạm trên không với Liên quân, đồng thời trung đoàn 54 SAA đã bắn cảnh cáo một chiếc máy bay do thám không người lái cất cánh từ Qasimili, buộc nó chấm dứt các hoạt động do thám SAA và quay về căn cứ
Tình hình chiến trường Syria bắt đầu căng thẳng khi quân đội Syria được quyền bắn hạ, bắn cảnh cáo các phương tiện bay thù địch, xâm nhập trái phép không phận, điều mà trước đây bị hạn chế tối đa do thỏa thuận của các nước dẫn đến các vụ không kích không thể trả đũa


Bài viết này k rõ độ chính xác thế nào
Quan chức nhà trắng thừa nhận vụ tomahawk vừa qua không phải là 1 phần của một chiến lược lớn hơn, cũng không phải nhằm lật Assad. Nói cách khác, vụ này chỉ là một cú tạo tiếng động vô nghĩa từ nắm đấm của bàn tay này vào lòng bàn tay kia chứng tỏ tổng thống Trump trông mạnh mẽ.
http://www.politicususa.com/2017/04/07/white-house-admits-syria-missile-strike-meaningless-publicity-stunt.html


Daraa, tình hình quân chính phủ đang mất nhiều vị trí. phỉ dùng nhiều xe bom

KQ Mỹ ném bom nhầm vào doanh trại lực lượng dân quân người Kurd (do Mỹ bảo trợ) ở phía bắc Raqqa.

Mỹ không kích giết chết ít nhất 15 dân thường tại Raqqa
Theo Reuters và cả tờ Stripe and Star ( Sọc và Sao ) đăng tải dẫn thường nguồn SOHR ( Syrian Observatory for Human Rights ) cho biết một cuộc không kích do không quân Mỹ thực hiện vào làng Hanida , cách 30km thủ phủ Raqqa đã giết chết 15 dân thường trong đó có 4 trẻ em , còn nguồn tin chính phủ thông báo thương vong đã lên đến hơn 50 người
Phát ngôn viên của BQP Mỹ vẫn chưa đưa ra nhận xét
http://www.reuters.com/article/us-mideast-crisis-syria-raqqa-idUSKBN17A0DB
https://www.stripes.com/news/middle-east/airstrike-by-us-led-coalition-kills-civilians-1.462602#.WOlX4G_yjIV


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 9 2017, 08:55 PM

Trump giải thích trên Tweeter về vụ không phá hủy đường băng, nghe như đùa muốn chết.
Từ xưa đến nay người ta luôn đánh đường băng đầu tiên.

Trên sân bay cũng chỉ có 23 lỗ, các máy bay của Syria lại cất cánh ngay hôm sau tại sân bay này, như vậy thì việc Nga nói chỉ có 23/59 tên lửa Tomahawk đến nơi là đúng rồi. Vấn đề là 36 cái còn lại đi đâu, hình ảnh mảnh vỡ của 1 số cái đã được đưa lên, Nga nói vậy là thông điệp gì cho Mỹ, có phải Nga đã bắn hạ hay gây nhiễu?

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trump-ly-giai-viec-khog-pha-huy-duong-bang-can-cu-o-syria-3567673.html

Các chỉ huy Nga-Iran-Syria tuyên bố sẽ đáp trả hành động của Mỹ

Nga đã cho phép các quân nhân tự ý hành động nếu thấy bị đe dọa mà k cần báo lại với chỉ huy. Báo giới Mỹ lo ngại và cho đây là chiến tranh

Reuters đưa tin, Trung tâm chỉ huy chung của các lực lượng Nga, Iran và liên minh dân quân đồng minh ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad tuyên bố vụ tấn công của Mỹ vào một căn cứ không quân của Syria đã vượt các giới hạn đỏ và từ nay họ sẽ đáp trả bất cứ hành động gây hấn mới nào cũng như tăng mức độ ủng hộ đồng minh của họ.

Tuyên bố được trung tâm này công bố trên phương tiện truyền thông Ilam al Harbi có đoạn: "Những gì Mỹ đã gây ra trong hành động gây hấn nhằm vào Syria là sự vượt qua giới hạn đỏ. Từ giờ trở đi, chúng tôi sẽ đáp trả bằng vũ lực trước bất cứ kẻ gây hấn nào hoặc bất cứ sự vi phạm những giới hạn đỏ của bất cứ ai. Mỹ biết chúng tôi có khả năng đáp trả thích đáng"
http://www.vietnamplus.vn/cac-chi-huy-ngairansyria-tuyen-bo-se-dap-tra-hanh-dong-cua-my/440203.vnp

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 10 2017, 07:11 PM

@ltbk,
Bận quá nên không vào tham gia cập nhật được. Vụ TRUMP ném bom Syria, thực ra chỉ là một cú đấm gió, chứ không phải là dấu hiệu Mỹ quay lại Syria can thiệp sâu hơn(thực ra Mỹ đang can thiệp rồi thông qua các lực lượng người Kurdes đánh Raqqa). Nó nhằm vào nhiều mục đích :
1- Nhằm thoát khỏi cái bẫy « vũ khí hoá học », mà trước Obama đưa ra, coi đó là « red line » cho sự can thiệp trực tiếp của Mỹ. Nếu Mỹ không làm gì đó, thì sẽ mất mặt, trong khi bản thân việc quân đội Syria có dùng vũ khí hoá học không cũng là điều đáng nghi và gây tranh cãi.
2- Hiện tại, đảng cộng hoà và nghị viện Mỹ liên tục « bẻ nanh » của TRUMP, khiến ông ta phải bỏ rơi nhiều nhân vật trong ê kíp của mình. Trong trường hợp này việc không kích Syria là món quà làm hoà, và cũng nhằm chứng tỏ, TRUMP không kiên quan tới Nga. Chống Nga
3- Trấn an các đồng minh của Mỹ ở Trung đông, đặc biệt Israel và hoà giải với Thổ. Mà vụ đảo chính làm sứt mẻ nhiều quan hệ đôi bên.
Còn tại sao nó chỉ là một cú đấm gió ? vì tất cả những điều khiến Mỹ bỏ Syria còn nguyên đó. Lực lượng phiến quân hiện tại đầu còn được Mỹ điều khiển, mà là của Thổ và Ả rập Sa u đít. Và những lực lượng này nếu « lên ngôi » ở Syria thì chưa chắc có lợi cho Mỹ. Ngược lại chiến tranh càng kéo dài thì càng có lợi cho Mỹ vì làm chẩy máu Nga và I ran. Và cuộc chiến này có thể còn kéo dài lâu. Nó giống như chiến tranh đánh Pôn pốt ở Cam pu chia ngày trước. Chính phủ Syria không thể chiến thắng bằng quân sự đơn thuần, mà nhất định phải qua giải pháp chính trị. Cú đấm gió này, cũng là sự khẳng định của Mỹ không muốn bị gạt ra ngoài giải pháp ở Syria, để cho Nga hoàn toàn độc tôn.
EU (trong đó chủ yếu là Pháp) cũng muốn như vậy, đó là có tiếng nói, « dính máu ăn phần » trong giải pháp Syria. Đặc biệt là Pháp đã đặt cược vào phiến quân từ ban đầu vào năm 2011, sau khi công nhận lực lượng này. Cả Mỹ và Pháp đều đầu tư vào phiến quân, nên chắc chắn nó muốn lại quả.
Điều đáng chú ý là cách sử sự của Mỹ, đơn phương ném bom chứ không « tham vấn » ai cả, hoàn toàn không thông qua các cơ chế quốc tế. Phải chăng TRUMP cũng định răn đe Triều tiên luôn, bằng kiểu sử lý tình huống này.
Việc sử dụng tên lửa hành trình cũng nói lên tính chất « tạm thời » của giải pháp. Vì nếu dùng máy bay thì Mỹ bắt buộc phải tham vấn Nga nếu không muốn đánh nhầm lẫn nhau.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 12 2017, 04:13 AM

Có bài viết về tên lửa hành trình. Tôi chỉ buồn cười người ta cứ bàn sao S300 hay S400 k bắn Tomahawk.
Thứ 1: về lý do chính trị, Nga k nên bắn
Thứ 2: nếu muốn bắn thì phải dùng hệ thống pháo tên lửa tầm thấp như Pantir, ZSU 23, Tor chứ S300 hay S400 là để phòng thủ tầm cao. Tuy S400 bao phủ được cả tầng thấp và cao nhưng tên lửa tầng thấp của nó chủ yếu dùng để bảo vệ chính nó, chứ ai lại dùng để làm thay công việc của pháo binh và tên lửa tầng thấp. Đây chắc là báo Tây tìm cách dìm hàng vũ khí Nga khi vũ khí Nga bắt đầu thâm nhập vào thị trường của Mỹ, còn báo VN thì chỉ biết dịch lại mà thôi


Những tử huyệt của tên lửa hành trình hay chuyện dùng súng trường bắn hạ Tomahawk
Tên lửa hành trình phải bay theo quỹ đạo lập trình sẵn và có tự hiệu chỉnh phần nào nhưng nhìn chung nó bay thấp và quỹ đạo ít cơ động nên rất dễ đón lõng.
LTS: Cuối tuần qua, thế giới xôn xao vì sự kiện Mỹ bắn tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân Syria. Hầu như truyền thông đều nêu những tính năng ưu việt của tên lửa hành trình mà không nói gì về những điểm yếu của nó, trong khi, cũng như mọi vũ khí khác, tên lửa hành trình cũng có những điểm yếu, thậm chí là tử huyệt.
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của Đại tá, tiến sỹ Phan Văn Từ, nguyên Trưởng phòng công nghệ cao, Viện tên lửa, Bộ Quốc phòng, về một góc nhìn khác của vấn đề.
---
Tên lửa hành trình là gì?
Trong cuộc sống có một quy luật là quy luật trả giá: không thể đạt được cái gì đó mà không mất gì. Tôi viết bài này chủ yếu nêu lên những hạn chế của tên lửa hành trình và đáp ứng một nhu cầu thông tin còn bỏ ngỏ trong một sự kiện thời sự.

Trước hết, phải định nghĩa rõ tên lửa hành trình là gì? Tên lửa hành trình hay còn gọi là tên lửa có cánh thực chất là loại máy bay không người lái bay thấp và rất thấp.
Tại sao nó phải bay thấp? Nó bay thấp để tránh sự phát hiện của radar đối phương. Nhưng khi tên lửa bay thấp thì radar chủ nhân của nó cũng không theo dõi được nó nên tên lửa hành trình được thực hiện theo chiến thuật "bắn và quên’’, nghĩa là khi đã rời bệ phóng thì nó phải tự xoay xở lấy.
Tên lửa phải bay theo quỹ đạo lập trình sẵn và có tự hiệu chỉnh phần nào nhưng nhìn chung nó bay thấp và quỹ đạo ít cơ động nên rất dễ đón lõng.
Nó dễ dàng thoát lưới phòng không hiện đại vì các loại radar không bắt được nó nhưng nó không thể thoát khỏi tai và mắt con người và lưới lửa phòng không đón lõng bằng các loại súng bộ binh. Chỉ cần một phát súng trường cũng đủ tiêu diệt nó.

Tại sao tên lửa hành trình lại được phóng từ xa? Nó được phóng từ xa để gây bất ngờ cho đối phương và hạn chế đối phương tấn công vào vật chủ của nó, thí dụ như tàu biển từ ngoài khơi bắn vào.
Nó bay xa và bay thấp nên không thể bay nhanh vì mật độ không khí ở tầng thấp rất lớn nên nếu bay nhanh thì nó bị nung nóng và không chịu nổi.
Nếu nó được phóng đến mục tiêu ở cự ly khoảng 1.000 km thì dù bay ở tốc độ cực đại của nó thì khoảng hơn một giờ sau nó mới tiếp cận được mục tiêu. Với thời gian đó thì đối phương có thừa thời gian để triển khai một lưới lửa phòng không đon giản mà hiệu quả.
Tên lửa hành trình bay xa thì phải mang nhiều nhiên liệu. Để tránh phải mang quá nhiều thì không còn cách nào khác nó phải sử dụng loại động cơ chỉ cần mang theo chất cháy còn chất ô xi hóa lấy từ không khí.
Vì thế trên thân của nó phải có miệng hút khí và khi bay dòng khí đi vào miệng nó phải ổn định thì động cơ mới hoạt động tốt. Điều đó bắt buộc nó phải bay theo đường bay ổn định và hầu như không cơ động. Hậu quả là rất dễ đón lõng.

Tại sao ta thấy tên lửa hành trình có dạng dài? Ngoài những khoang cần thiết như mọi tên lửa thì nó phải mang nhiều nhiên liệu, nên trên thân nó phải bố trí khoang chứa nhiên liệu dài hơn và thậm chí là không phải một khoang.
Khi bay nhiên liệu bị tiêu hao dẫn đến tâm khối của quả đạn thay đổi. Hậu quả là nếu độ ổn định giảm thì tên lửa dễ mất điều khiển, nếu độ ổn định tăng thì tên lửa rất ỳ và rất dễ đón lõng.
Khi bay xa và bị chủ bỏ quên thì nó phải tự dẫn lấy đường. Ở giai đoạn đầu chắc chắn nó phải bay theo phương pháp dẫn đường quán tính mà nguyên lý của phương pháp này là việc cộng dồn, nên khi có sai số thì sai số được tích lũy kiểu như lãi mẹ đẻ lãi con.
Để khắc phục sai số về mặt nguyên lý này thì không có cách nào khác là phải hiệu chỉnh quỹ đạo bằng nguyên lý khác.
Thông thường hiện nay người ta hiệu chỉnh bằng định vị vệ tinh nhưng điều này cũng bị hạn chế vì định vị một vật thể đang chuyển động nhanh lại phạm một sai lầm nguyên lý theo nguyên tắc bất định – khi xác định được vị trí của nó thì nó đã không ở vị trí đó nữa.
Tóm lại, quỹ đạo bay của tên lửa hành trình rất khó đảm bảo chính xác. Nếu hiệu chỉnh bằng định vị vệ tinh thì cũng rất dễ bị gây nhiễu.
Vì sao tên lửa hành trình phải sợ súng bộ binh?
Khi bay thấp thì tên lửa hành trình hầu như không dám bay vào vùng có địa hình đồi núi phức tạp vì nếu nó có được trang bị các thiết bị đo cao thì việc hiệu chỉnh theo độ cao cũng rất hạn chế. Nếu hiệu chỉnh theo đo cao khí áp thì không bay được ở vùng đồi núi vì bộ đo cao này chỉ cho tên lửa biết độ cao so với mặt nước biển chứ không phải so với địa hình thực tế.
Vì vậy trên tên lửa hành trình lại phải kết hợp đo cao vô tuyến mà nguyên lý hoạt động của nó như radar. Nó phóng tín hiệu vô tuyến xuống mặt đất, thu tín hiệu phản xạ, so sánh với nó để xác định độ cao. Tín hiệu thu này bị nhiễu rất lớn hơn nữa khi tên lửa bay nhanh đòi hỏi các thiết bị phải xử lý rất nhanh. Điều này rất khó khăn.

Ta hình dung khi gặp quả đồi tên lửa phải đo được độ cao từ quả đồi đến nó, các thiết bị trên nó phải xử lý để xác định chính xác độ cao và truyền đến bộ điều khiển. Bộ điều khiển ra lệnh cho cánh lái độ cao phải lệch cánh một góc thích hợp để nâng tên lửa lên. Nhưng với thời gian đó thì tên lửa vẫn lao đi và có khi đã đâm vào đồi.
Như vậy, nó phải tránh vùng địa hình phức tạp nên càng dễ đón lõng. Hơn nữa người ta rất dễ gây nhiễu cho bộ đo cao vô tuyến.
Đế khắc phục nhược điểm về thiếu độ chính xác như trên đã nêu thì ở giai đoạn gần mục tiêu tên lửa được hiệu chỉnh theo bản đồ số hay theo camera truyền hình.
Điều này thực ra rất dễ đối phó vì người ta có thể dùng phương pháp ngụy trang để thay đổi địa hình gần mục tiêu cần bảo vệ, tất nhiên phải bí mật không cho gián điệp nằm vùng biết được. Ngoài ra, có thể gây khói làm mù camera truyền hình và tên lửa không nhận ra mục tiêu.
Tóm lại để đối phó với tên lửa hành trình không cần phải dùng các hệ thống phòng không hiện đại hay đúng hơn là không thể dùng, mà cần luyện tập đón lõng bằng súng bộ binh các loại. Để phát hiện mục tiêu thì cần có tin tình báo để cảnh giác trước còn khi có tình huống thì có thể phát hiện bằng tai và mắt rồi truyền tin theo điện thoại thông thường.
Hướng cần nghiên cứu: Gây nhiễu sóng GPS, gây nhiễu bộ đo cao vô tuyến và phát hiện mục tiêu tàng hình bằng mạng điện thoại di động theo nguyên lý mạng nhện – một con ruồi mắc vào mạng thì làm cả mạng rung chuyển.

http://soha.vn/nhung-tu-huyet-cua-ten-lua-hanh-trinh-hay-chuyen-dung-sung-truong-ban-ha-tomahawk-20170409183122421.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 12 2017, 04:16 AM

Bài viết này thì thuần túy quân sự hơn là chính trị


Không phải S-300, S-400 Nga kém cỏi, mà là Mỹ đã tính rất kỹ khi chọn Tomahawk tấn công Syria

Trên lý thuyết, Mỹ có nhiều phương án để tấn công căn cứ không quân Syria.


Tại sao Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa Tomahawk?
Có nhiều người quen đã đặt ra câu hỏi này cho tôi và tôi xin trả lời thuần túy về mặt kỹ thuật và chiến thuật. Nhưng những vấn đề kỹ thuật và chiến thuật lại phụ thuộc vào mục đích chính trị.
Trước hết, thời điểm Mỹ tấn công vào Syria là Mỹ đã tìm được cớ: Cái gọi là chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.
Thứ hai, đây là chiến dịch quân sự đầu tiên của Donald Trump. Thứ ba, Tập Cận Bình đang ở thăm Mỹ. Thứ tư, chính quyền tiền nhiệm của Mỹ đã cay đắng nhìn Liên quân Nga – Syria đánh phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn.
Mỹ phải đánh Syria để dằn mặt Nga, thăm dò thái độ Trung Quốc thông qua Tập Cận Bình đang ở Mỹ, răn đe Triều Tiên và có thể còn có mục tiêu làm thay đổi giá dầu và xem xét phản ứng của thị trường chứng khoán.

Cá nhân Trump chưa chắc đã muốn gây căng thẳng với Nga vì trong vận động bầu cử, Trump đã bày tỏ thái độ muốn hòa hoãn với Nga và đã bị chỉ trích sau khi trúng cử, Mỹ đã thông báo cho Nga về ý định tấn công Syria.
Nhưng chúng ta thừa biết, Trump cũng chỉ là người ra mặt trên sân khấu chính trị, còn người nhắc vở vẫn ở sau cánh gà. Vì những mục tiêu trên nên chiến dịch tấn công Syria phải được các nhà quân sự Mỹ tính toán kỹ và bảo đảm toàn thắng theo một nghĩa nào đó.
Phương án tối ưu
Mỹ có nhiều phương án để tấn công căn cứ không quân Syria. Đây là mục tiêu diện nên việc tấn công không có gì khó khăn. Nhưng Mỹ có thể chọn 3 phương án chính để tấn công căn cứ không quân Syria:

Phương án 1: Dùng máy bay ném bom như Nga vẫn đang dùng để tấn công IS và phe đối lập.
Đây là phương án hiệu quả nhất xét về mặt phá hủy mục tiêu và chi phí cho chiến dịch, nhưng Mỹ đã không chọn vì máy bay Mỹ dễ trở thành mục tiêu bắn hạ của hệ thống phòng không Syria mà chưa chắc đã cần đến sự hỗ trợ của các hệ thống phòng không hiện đại của Nga như S-300, S-400;

Phương án 2: Tấn công bằng tên lửa đạn đạo, đây là loại vũ khí có uy lực rất lớn, đặc biệt là khi tấn công mục tiêu diện, nhưng Mỹ đã không dùng vì việc dung nó sẽ đẩy xung đột lên một cấp độ mới và Mỹ chắc chưa muốn chọc tức Nga ở mức độ đó.
Hơn nữa, tên lửa đạn đạo vẫn có thể bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng không hiện đại Nga – Syria như S-300, S-400.

Phương án 3 sử dụng tên lửa hành trình, đây là loại tên lửa có độ chính xác cao dùng để tiêu diệt mục tiêu điểm nhưng Mỹ buộc phải dùng cho mục tiêu diện - căn cứ không quân nên xét về mặt hiệu quả là không cao, hơn nữa đây là loại tên lửa rất đắt vì giá xuất xưởng đã hơn 1,5 triệu USD một quả (ngoại trừ Mỹ sử dụng tên lửa quá hạn).
Tại sao Mỹ phải làm thế?
Vì với địa hình sa mạc tương đối bằng phẳng như Syria thì việc sử dụng tên lửa hành trình bay thấp là phương án cho dù không hiệu quả và tốn kém nhưng đảm bảo chắc chắn thành công.

Ý nghĩa của chiến dịch này mang tính chính trị nhiều hơn quân sự nên Tomahawk là lựa chọn tối ưu. Nếu Nga và Syria không bố trí trận địa pháo khòng không tầm thấp và rất thấp hay mai phục bằng súng bộ binh như bài trước tôi đã nêu thì Tomahawk bay vào Syria như vào chỗ không người.
Điều đó không phải do yếu kém của hệ thống phòng không hiện có của Syria hay của Nga ở Syria mà đơn giản Tomahawk đã chọn được kẽ hở ngoài tầm tác chiến của các loại tên lửa phòng không hiện có.
Có người hỏi tôi nếu thế, Mỹ dùng Tomahawk đánh vào Nga thì sao? Câu hỏi này là hỏi cho vui thôi, thực chất Mỹ và Nga đều chưa muốn xung đột xảy ra trên lãnh thổ của nhau. Nhưng nếu có tình huống đó thì Nga vô hiệu hóa ngay lập tức vật chủ của Tomahawk, cụ thể là tàu phóng.
Ngoài ra, Nga còn có các hệ thống pháo phòng không tự hành như ZSU-23 hay 12 ly 7 có thể bắn mục tiêu ở góc âm.


http://soha.vn/khong-phai-s-300-s-400-nga-kem-coi-ma-la-my-da-tinh-rat-ky-khi-chon-tomahawk-tan-cong-syria-20170410172245311.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 12 2017, 05:48 AM

Xem bác phát ngôn viên nhà trắng lỡ lời ở phút 13:08

13:08 - 13:20
"The goal of The United States is twofold ... to make sure that we destabilize Syria, eh... destabilize the conflicts there..."

https://www.youtube.com/watch?v=NYurJfUet_E
4/10/17: White House Press Briefing

Có vẻ như Nga trả đũa rồi, tin do các bạn đưa lên:
22 chỉ huy củaHay’at Tahrir al-Sham trong lúc tụ họp ở KTV tại thị trấn Jisr al-Shughour đã bị Nga tiễn đi

Chắc cái tin này liên quan đến việc Putin và tổng tham mưu trưởng quan đội Nga nói có tin phiến quân chuẩn bị dùng vũ khí hóa học o 1 số nơi để lôi kéo Mỹ tiếp tục can thiệp, trong các nơi đó có phía Tây Aleppo

Trông ngày hôm nay, SAA và các chiến binh Palestine bất ngờ tấn công mạnh vào Tây Nam thành phố Aleppo, vào lúc này họ đã giải phóng Kherbet Anadan, phía bắc quận Zaharaa
Tình thế này đang tiến tới hình thành một cái túi mới ở Tây Nam thành phố, nếu SAA chiếm thêm 4km ở miệng túi thì thực sự là thảm họa cho FSA và HTS

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 12 2017, 11:37 PM

Ở trên tôi có nói dùng tên lửa hành trình là giải pháp « tạm thời » chính là như thế. Vì dùng thứ vũ khí này thì độ an toàn về ngoại giao, chính trị cao hơn. Còn dùng máy bay tập kích, nhỡ nó bị bắn rơi, thì sẽ to chuyện. Và câu chuyện sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Vì quan hệ giữa các nước lớn, cũng không khác gì hai đứa trẻ con là mấy. Không bên nào muốn mất mặt.
Cũng có vấn đề ồn ào xung quanh việc sau Nga có S-400 rồi S-300 mà không hạ gục những tên lửa Tomahawk này. Để giải thích việc này thì trong điều kiện thông tin hiện tại cả hai cách giải thích đều đúng.
Cách 1 : Nga nhường Mỹ, nó thấy nhưng không bắn. Bản thân Mỹ cũng công bố là đã báo trước cho Nga sẽ bắn. Vậy khả năng Nga « lặng im » cho Mỹ bắn là có thể, vì ở đây không có chuyện bất ngờ (với Nga). Vì nếu Nga bắn lại, thì mặc nhiên Mỹ-Nga có chiến tranh. Điêù mà Nga không muốn.
Cách 2 : Hạn chế về kỹ thuật. Các hệ thống của Nga là phòng thủ tầm cao, mà tomahawk là tên lửa gần mặt đất, tốc độ chậm. Muốn chống lại nó, thì phải có hệ thống phòng thủ tầm thấp, trực chiến đông đảo. Kiểu như hình thế phòng không ở đồng bằng Bắc bộ thời chống Mỹ. Nhưng ở Syria làm sao có được điều đó, vì ở đây là một cuộc chiến tranh « da báo » các vùng hai bên kiểm soát chồng chéo nhau. Ở VN, trước đây đã hạ được F111 bằng súng trường là vì như thế.
Còn việc vũ khí Mỹ hay hơn vũ khí Nga ? điều này cũng có thể. Bởi trước đó, đã có tiền lệ là máy bay Israel tập kích vào Syria mà lực lượng phòng không nước này không ngăn được.
Với cuộc tập kích vào quân đội Syria này, Mỹ đã lộ rõ là người đứng sau, làm hậu thuẫn cho phiến quân. Nhưng sự ủng hộ của nó cũng không hoàn toàn. Nó chỉ là phép ép Nga để cảnh báo là Mỹ phải có tiếng nói trong giải pháp ở đây, để tạo thế cho Mỹ mặc cả với Nga. Một kiểu mặc cả « trọn gói ».

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 13 2017, 11:51 PM

Vu Israel bay vao Syria, thi Nga co thoa thuan rieng voi Israel roi.

Con vu phong khong Syria k phat hien duoc, do la viec Iran dang chi trich Nga, vi da trao code cua he thong ten lua phong khong cua Syria va cua Iran (gom ca S300 va Tor) cho Israel, khien cho may bay cua Israel bay vao, duoc he thong nay coi la may bay minh, nen k thong bao va vi vay k phat hien duoc.

Hien Iran tuyen bo da tu minh tim ra va sua doi code cua ten lua duoc, vi vay ma lan truoc phong khong Syria phat hien ra Israel.

Qua do cho thay loi ich cac phe o Trung Dong dan xen rang buoc

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 12 2017, 04:37 PM)
Ở trên tôi có nói dùng tên lửa hành trình là giải pháp « tạm thời » chính là như thế. Vì dùng thứ vũ khí này thì độ an toàn về ngoại giao, chính trị cao hơn. Còn dùng máy bay tập kích, nhỡ nó bị bắn rơi, thì sẽ to chuyện. Và câu chuyện sẽ vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Vì quan hệ giữa các nước lớn, cũng không khác gì hai đứa trẻ con là mấy. Không bên nào muốn mất mặt.
Cũng có vấn đề ồn ào xung quanh việc sau Nga có S-400 rồi S-300 mà không hạ gục những tên lửa Tomahawk này. Để giải thích việc này thì trong điều kiện thông tin hiện tại cả hai cách giải thích đều đúng.
Cách 1 : Nga nhường Mỹ, nó thấy nhưng không bắn. Bản thân Mỹ cũng công bố là đã báo trước cho Nga sẽ bắn. Vậy khả năng Nga « lặng im » cho Mỹ bắn là có thể, vì ở đây không có chuyện bất ngờ (với Nga). Vì nếu Nga bắn lại, thì mặc nhiên Mỹ-Nga có chiến tranh. Điêù mà Nga không muốn.
Cách 2 : Hạn chế về kỹ thuật. Các hệ thống của Nga là phòng thủ tầm cao, mà tomahawk là tên lửa gần mặt đất, tốc độ chậm. Muốn chống lại nó, thì phải có hệ thống phòng thủ tầm thấp, trực chiến đông đảo. Kiểu như hình thế phòng không ở đồng bằng Bắc bộ thời chống Mỹ. Nhưng ở Syria làm sao có được điều đó, vì ở đây là một cuộc chiến tranh « da báo » các vùng hai bên kiểm soát chồng chéo nhau.  Ở VN, trước đây đã hạ được F111 bằng súng trường là vì như thế.
Còn việc vũ khí Mỹ hay hơn vũ khí Nga ? điều này cũng có thể. Bởi trước đó, đã có tiền lệ là máy bay Israel tập kích vào Syria mà lực lượng phòng không nước này không ngăn được.
Với cuộc tập kích vào quân đội Syria này, Mỹ đã lộ rõ là người đứng sau, làm hậu thuẫn cho phiến quân. Nhưng sự ủng hộ của nó cũng không hoàn toàn. Nó chỉ là phép ép Nga để cảnh báo là Mỹ phải có tiếng nói trong giải pháp ở đây, để tạo thế cho Mỹ mặc cả với Nga. Một kiểu mặc cả « trọn gói ».
*



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 14 2017, 11:18 PM

Mỹ lại ném một quả bom khủng xuống Aganistan giá 16 triệu đô 1 quả để đổi mạng 36 du kích taliban theo IS. Thật chẳng khác nào dùng búa tạ đập đầu ngón chân mình để diệt con ruồi. Nhưng có lẽ nó nhằm vào chiến tranh tâm lý, kiểu « giết gà, doạ khỉ » thì đúng hơn. Khỉ ở đây có lẽ là Bắc Triều Tiên và Syria. Thực sự quả bom này sẽ có tác dụng lợi hại nếu ném xuống đảo nhân tạo ở biển Đông, hay trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Bắc Triều tiên. Như vậy Trump nói gì với Tập cận Bình trong chuyến viếng thăm vừa rồi ??. Thuyết phục TQ bỏ Bắc triều tiên để Mỹ có thể tự do hành động (như vào năm 1972, sau khi Nixon thăm TQ, thì Mỹ ném bom trở lại miền Bắc). Khác với các tổng thống trước của Mỹ, Trump có nhu cầu « chém gió », « đánh bóng hình ảnh bản thân » rất lớn, rất hăng máu muốn có hiệu quả ngay. Việc giơ gậy, cũng là một trong những thủ thuật thương lượng của người Mỹ, để có thế trên bàn đàm phán, nhưng nó cũng là cách chuẩn bị rút lui « trong danh dự ».
Hiện nay, có thể thấy Trump giơ gậy với cả TQ và Nga, nhưng Trump sẽ thoả hiệp được với nước nào. Trong thực tế khả năng Trump thoả hiệp được với TQ là lớn hơn với Nga, vì Mỹ cần TQ hơn, do kinh tế hai bên hỗ trợ lẫn nhau, trong khi kinh tế Nga ở thế đối đầu với Mỹ. Cách sử thế của Nga cũng giống cách sử thế của Mỹ hơn, nên khả năng đối đầu « ngoài ý muốn » lớn hơn. Ngược lại TQ có thể sẽ nhún nhường Mỹ một chút, những điều không ảnh hưởng gì lắm tới vị thế của mình. Và nước phải chịu « đỡ đòn » hộ TQ này sẽ là Triều tiên.
Quả bom Mỹ ném này thấy nói là dòng bom mới được phát triển từ năm 2003. Trong thực tế dạng bom kiểu này đã được Mỹ dùng. Vào khoảng thời gian này, vào năm 1975, để « cứu chính quyền miền Nam », Mỹ cũng đã ném 2 quả bom CBU có technologie giống như quả bom ném vừa rồi, đó là có khả năng hút khi ô xy, gây chết ngạt, để giúp sư đoàn 13 quân đội VNCH tử thủ ở Xuân Lộc.
Chính vì thế mà cuộc chiến tranh VN kéo dài thêm được ..1 tuần.
@ltbk,
Tôi cũng không rõ cái hệ thống S-300 , S-400 hoạt động thế nào. Nhưng nguyên tắc của ra đa là bao giờ cũng phải nhận diện được « signature » của máy bay , hay tên lửa, đối phương, và để lọc được cái signature này không đơn giản. Còn máy bay « ta », tên lửa « ta », thì tất nhiên nó đã có sẵn signature trong bộ nhớ rồi.
Trước đây, khi chiến tranh chưa xẩy ra ở Syria, thì Israel đã dùng F15 ném bom phá huỷ một trung tâm nghiên cứu nguyên tử của Syria mà phòng không nước này không làm gì được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 15 2017, 03:26 AM

Quy tắc tên lửa radar của ông Nga là, mỗi cái máy bay bay vào, phải trình bày 1 cái mã, nếu k trình được hoặc mã này xa lạ, thì là kẻ địch, bị bùm. Còn nếu nó nắm trong số mã "người mình" hoặc "bạn bè" thì cho qua, k có thông báo gì.
Như vậy chỉ cần Nga tiết lộ 1 trong các mã "bạn bè" hay "người mình" của hệ thống S300 hay S400 cho Israel là ale hấp, vô tư.
Chuyện này đã đồn đại từ lâu rồi, khi Nga tiết lộ mã hệ thống phòng thủ Tor và S300 mà Nga bán cho Iran cho Israel, cũng như mã của hệ thống tên lửa S200 của Syria cho Israel, nhưng mãi gần đây thì Iran mới công khai chỉ trích Nga, và khoe mình có thể tự khám phá và đổi code của S300, chả rõ có thật k.
Máy bay hay tên lửa hành trình Tomahawk bắn vào Syria chắc chắn Nga biết, chỉ có điều k đánh chặn thôi, vì chả để làm gì.
Đến cả Grad tốc độ 3M và là vũ khí ngu mà Pantir còn chặn được, thì Tomahawk cận âm chạy như rùa có gì k chặn được. Nhưng Nga chỉ triển khai số lượng giới hạn Pantir nên sẽ chả đủ để bắn rụng 59 quả Tomahawk, lại còn xung đột với Mỹ nữa. Nếu Mỹ bắn vào Nga thì Nga chặn mới có lý. Bây giờ may ra là dùng chế áp điện tử để mấy con Tomahawk trở nên mù, điếc thì hợp lý hơn

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 14 2017, 04:18 PM)
Mỹ lại ném một quả bom khủng xuống Aganistan giá 16 triệu đô 1 quả để đổi mạng 36 du kích taliban theo IS. Thật chẳng khác nào dùng búa tạ đập đầu ngón chân mình để diệt con ruồi. Nhưng có lẽ nó nhằm vào chiến tranh tâm lý, kiểu « giết gà, doạ khỉ » thì đúng hơn. Khỉ ở đây có lẽ là Bắc Triều Tiên và Syria. Thực sự quả bom này sẽ có tác dụng lợi hại nếu ném xuống đảo nhân tạo ở biển Đông, hay trung tâm nghiên cứu hạt nhân của Bắc Triều tiên. Như vậy Trump nói gì với Tập cận Bình trong chuyến viếng thăm vừa rồi ??. Thuyết phục TQ bỏ Bắc triều tiên để Mỹ có thể tự do hành động (như vào năm 1972, sau khi Nixon thăm TQ, thì Mỹ ném bom trở lại miền Bắc). Khác với các tổng thống trước của Mỹ, Trump có nhu cầu « chém gió », « đánh bóng hình ảnh bản thân » rất lớn, rất hăng máu muốn có hiệu quả ngay. Việc giơ gậy, cũng là một trong những thủ thuật thương lượng của người Mỹ, để có thế trên bàn đàm phán, nhưng nó cũng là cách chuẩn bị rút lui « trong danh dự ».
Hiện nay, có thể thấy Trump giơ gậy với cả TQ và Nga, nhưng Trump sẽ thoả hiệp được với nước nào. Trong thực tế khả năng Trump thoả hiệp được với TQ là lớn hơn với Nga, vì Mỹ cần TQ hơn, do kinh tế hai bên hỗ trợ lẫn nhau, trong khi kinh tế Nga ở thế đối đầu với Mỹ. Cách sử thế của Nga cũng giống cách sử thế của Mỹ hơn, nên khả năng đối đầu « ngoài ý muốn » lớn hơn. Ngược lại TQ có thể sẽ nhún nhường Mỹ một chút, những điều không ảnh hưởng gì lắm tới vị thế của mình. Và nước phải chịu « đỡ đòn » hộ TQ này sẽ là Triều tiên.
Quả bom Mỹ ném này thấy nói là dòng bom mới được phát triển từ năm 2003. Trong thực tế dạng bom kiểu này đã được Mỹ dùng. Vào khoảng thời gian này, vào năm 1975, để « cứu chính quyền miền Nam », Mỹ cũng đã ném 2 quả bom CBU có technologie giống như quả bom ném vừa rồi, đó là có khả năng hút khi ô xy, gây chết ngạt, để giúp sư đoàn 13 quân đội VNCH tử thủ ở Xuân Lộc.
Chính vì thế mà cuộc chiến tranh VN kéo dài thêm được ..1 tuần.
@ltbk,
Tôi cũng không rõ cái hệ thống S-300 , S-400 hoạt động thế nào. Nhưng nguyên tắc của ra đa là bao giờ cũng phải nhận diện được « signature » của máy bay , hay tên lửa, đối phương, và để lọc được cái signature này không đơn giản. Còn máy bay « ta », tên lửa « ta », thì tất nhiên nó đã có sẵn signature trong bộ nhớ rồi.
Trước đây, khi chiến tranh chưa xẩy ra ở Syria, thì Israel đã dùng F15 ném bom phá huỷ một trung tâm nghiên cứu nguyên tử của Syria mà phòng không nước này không làm gì được.
*



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 18 2017, 06:27 AM

Nói chuyện về chính trị mãi cũng cần thư giãn, Hôm nay đọc cái tin này
Robot Nga học cách bắn súng hai tay trước khi lên Mặt Trăng
https://www.youtube.com/watch?v=Ek5QATfBVWw

thì mới tìm hiểu kỹ về con robot Fedor này của Nga. Nó làm giống người với 2 ngón tay linh hoạt vô cùng làm được nhiều thứ (đây là kỹ thuật rất khó của robotics), đi đứng thăng bằng, tự đứng khi ngã và làm nhiều động tác phức tạp như khoan, hít đất, cưa, tiêm, etc. Bọn Nga chuẩn bị dùng nó lên mặt trăng. Nên nhân tiện tìm hiểu về công nghệ robot Nga và Liên Xô trước đây, thì search được 1 đống bài và video clip của các bạn cuba và kakalot ở voz về robot đưa lên, thôi mình trích lại vậy, các bác ngắm cho đỡ buồn

Video về robot humanoid Fedor của Nga

Khi có điều khiển, thao tác sẽ linh hoạt hệt như con người.
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=8s

Tổng hợp thao tác tự động không có điều khiển.

1. Mở khóa được
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=28s

2. Bò dưới đường hầm cao 0.3 mét
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=31s

3. Cầm vật rất bé với 2 ngón tay
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=47s

4. Xài bình chữa cháy
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=54s

5. Cầm kiềm cắt dây
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=1m10s

6. Tự leo lên xe và lái
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=1m43s

7. Tự đứng dậy khi ngã được, tự ngồi, nằm xuống, sau đó tự đứng lên rất linh hoạt. Đây là khả năng ưu việt nhất trong khả năng đi lại và giữ thăng bằng của nó nên bôi đậm, con Dynamic cũng có khả năng này nhưng vì chân co rúp nên tư thế đứng rất vất vả, không có dễ dàng như Fedor
https://www.youtube.com/watch?v=fKod77aEKlg

8. Cầm một vật đưa lên cao được
https://youtu.be/3i76NrrxE3s?t=24s

9. Gập người xuống cầm một vật lên được
https://youtu.be/3i76NrrxE3s?t=45s

10. Vặn mở khóa van được
https://youtu.be/3i76NrrxE3s?t=1m27s

11. Chích xi lanh được
https://youtu.be/3i76NrrxE3s?t=1m43s

12. Cầm máy hàn cắt sắt được, khoan được.
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=3m27s

_______________________

Đây là bài viết tổng hợp về robot các nước của bạn cuba. Bạn này nói về Pháp toàn dùng từ Phú đĩ

Dầu tiên, cần biết về background robot của Nga. Nga có truyền thống sử dụng và phát triển Robot từ thời LX (khi mà đa số quốc gia trên thế giới như Hàn, Tàu còn dùng sức người), các dây chuyền sản xuất, lắp ráp được tự động hóa với các cánh tay và máy móc vận hành cực kỳ phức tạp, các thao tác phức tap nhất như:

1. Lắp các chi tiết cực nhỏ, nhiều trục khủy.
2. Hàn, lắp ráp bo mạch chủ máy tính trong nhà máy của Nga.
3. Chế tạo CPU máy tính.
4. Viết chữ, vẽ tranh. (Đây là các thứ có vẻ hiện giờ mới biết, nhưng thực ra nó phổ biến ở LX khoảng 40 năm trước).

Clip 1 về dây chuyền robot của LX sản xuất bánh kẹo, đồng hồ, xe hơi
https://www.youtube.com/watch?v=hCUmqgEtjYk

Các robot trang bị trí thông minh nhân tạo sản xuất bo mạch chủ máy tính, viết chữ, lập trình của LX (Thiết kế bo mạch: 7:41, viết chữ 12:42)
https://www.youtube.com/watch?v=PU8qGAY11bc

Chế tạo bo mạch máy tính của LX
https://www.youtube.com/watch?v=upDS5G3v0bU

Dây chuyền robot và máy tính lắp ráp linh kiện tinh vi của đồng hồ đeo tay năm 1977.
https://www.youtube.com/watch?v=e3_7cwYTbPU

Các loại cánh tay robot ntn giờ đây nhiều nc công nghiệp mới cũng đã phát triển, chế tạo được. Các nước công nghiệp cũ đã lên mức cao hơn là phát triển tư duy, A.I cho nó, chuyển động phức tạo hơn. Ví dụ 2 con cánh tay robot của Nga và Kuka của Đức ngồi oánh cờ vua.
https://www.youtube.com/watch?v=TFeXUjQ87Ps
1-st game Robot World Chess Match "Kuka - Chesska"


Do đó, Nga sẽ có lợi thế tiếp thu nền tảng robot của LX. Giai đoạn phục hồi các dự án robot của Nga bắt đầu tầm 15 năm trước khi kinh tế Nga đạt dc khôi phục tầm 60-70% kinh tế của LX. Các dự án Robot phục vụ vũ trụ chính thức như:

Thế hệ Robot SAR 200, 400, 401, 600. Thế hệ Robot này (thực chất từ dự án của LX)
(gọi chung dạng này là android) là thế hệ robot thông minh kiểu như Android Asimo của Honda. Robot có 2 trạng thái vận hành: 1. Trạng thái mô phỏng chuyển động người (avatar) và 2. Trạng thái dùng trí tuệ nhân tạo. Đặc điểm nhận diện dòng Robot này đó là có công nghệ thị giác robot và cơ khí chuyển động tay vô cùng phức tạ, linh động để sửa chữa và vận hành các tàu vũ trụ. Thế hệ robot này đã có từ rất lâu.

Robot SAR 400
https://www.youtube.com/watch?v=I6HjMFcbRFw

Robot android Sar 600 clip 1 và clip 2
https://www.youtube.com/watch?v=v5NScw-aLhE
https://www.youtube.com/watch?v=yiqEAE55vYY

Một số robot android cỡ lớn khác của Nga nằm ở các phòng thiết kế khác như phòng Robotlab của ĐH Innopolis tại miền Trung Nga.
https://www.youtube.com/watch?v=e6enBAsK82s

Một số android tương tự từ các cường quốc công nghệ khác cùng thời kỳ:

Nhật Bản: Telesar thế hệ 5, chế độ avatar và tự động, cùng cấp với Sar 400
https://www.youtube.com/watch?v=UYeos6DAZQk

Robot Asimo, VN chắc hầu hết chỉ biết con này
https://www.youtube.com/watch?v=i8jiAlX-qTk

Robot anroid cỡ nhỏ. Robot dạng nhỏ có lợi thế đó là công nghệ không cần quá tinh vi, nhất là công nghệ thăng bằng, vì robot càng thấp thì càng dễ thăng bằng, không phức tạp. Ví dụ robot NAO.
https://www.youtube.com/watch?v=2STTNYNF4lk

Robot HUBO của ĐH công nghệ số 1 HQ KAIST, Hàn Quốc, mới ra gần đây, trễ hơn các cường quốc cũ khoảng tối thiểu 5 năm.
https://www.youtube.com/watch?v=E0BWdkORLYg

Robot android Surena của IRAN, có 3 đời 1,2,3 với đời 3 có khả năng công nghệ cân bằng đã đạt mức rất tốt, tuy công nghệ cánh tay chưa đạt mức độ như các cường quốc cũ. Phát triển bởi viện CAST, công nghệ do Nga viện trợ.
https://www.youtube.com/watch?v=aPUDOJymRMI

Ngoài ra, các quốc gia lạc hậu khác đang điuổi theo ví dụ như:

1. Robot INDRO của Ấn Độ, phát triển bởi MRO. Hầu như không đi được 2 chân, đầu không cử động nhuần nguyễn. Cơ khí tay rất kém, thao tác đơn giản.
https://www.youtube.com/watch?v=OSgGnDDVn1U

2. Robot AKINCI android của Thổ. Vô cùng lạc hậu, cử động cực kém, khả năng cân bằng rất kém, công nghệ tay, chân vô cùng lạc hậu dù đã phát triển qua đời 1,2,3.. Con này là bản "nâng cấp" từ con Suralp cũng lạc hậu không kém.
https://www.youtube.com/watch?v=osSUBbmRrFc

3. Robot THUDA của ĐH công nghệ hàng đầu TQ Thanh Hoa. Dù đang phát triển thô, chưa đạt đến trình độ của Nga, Nhật Bản nhưng công nghệ di chuyển, cân bằng đã rất tốt, hơn hẳn Iran.
https://www.youtube.com/watch?v=Kiin3xzFvNY


Còn nhiều phòng thiết kế khác nhưng nhìn chung các dòn android tương tự không có gì nổi bật hơn của Nga, NB nên không cần đề cập.


Dạng tiếp theo là các loại robot avatar, tức sử dụng kĩ thuật mô phỏng hành vi con người. Có thể mô phỏng thông qua thị giác của A.I hoặc 1 khung xương robot thứ 2. Chương trình này có sử dụng cả tín hiệu của não bộ. Công nghệ này hiện khá phổ biến với tầm 25 quốc gia có thể đã có công nghệ này từ đơn giản đến phức tạp tùy vào trình độ cơ khí.

Chương trình Robot CAPIO của Nga và ĐH kĩ thuật top đầu của Đức (con robot phản xạ tên Aila). Thử nghiệm từ Moscow và Đức với khoảng cách tương tự từ mặt đất đến ISS.
và Capio clip 2

https://www.youtube.com/watch?v=cQhdtUMHi2M
https://www.youtube.com/watch?v=Nhz6nwG8ptc

Các chương trình tương tự tại các cường quốc công nghệ khác:

Robot Hermes của ĐH MIT
https://www.youtube.com/watch?v=teM7VgKq3qM


Con Mahru của KIST, Hàn Quốc
https://www.youtube.com/watch?v=TJmQqC1nHTU

Robot công nghệ phản xạ cỡ lớn của HQ
https://www.youtube.com/watch?v=Dc4nU37S5TM


Robot hình nhân cỡ lớn sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Trước tiên cần biết về các công nghệ cơ khí robot như sau:

Công nghệ cơ khí đã đạt đến bước sử dụng nhiều loại cơ khí khác ngoài sử dụng sắt thép, motor như công nghệ dùng áp suất, mô phỏng cơ bắp, ví dụ:

Mô phỏng cơ bắp, 1 hướng thuộc soft robotics, tại ĐH Tokyo. Nga cũng có 1 con full cơ kiểu này.
https://www.youtube.com/watch?v=0ZBD2tcKOU4

Công nghệ cơ thủy lực, trình diễn tại ĐH Tokyo.
https://www.youtube.com/watch?v=a6mRhuR_g-E

Dẫn đầu trong lĩnh vực soft robot là công ty FESTO của Đức, nhưng sẽ đề cập sau. Có thể coi ở đây.
https://www.youtube.com/watch?v=NNNfn7ac-rY

Các loại robot này thể hiện mức độ tân tiến nhất của khoa học kĩ thuật cơ khí tự động, nổi bật có:

1. Robot FEDOR của Nga, đây là 1 trong số rất hiếm các robot có trang bị công nghệ tay phức tạp nhất (cơ thủy lực mô phỏng cơ bắp), cho nên nó có thể thực hiện các thao tác vô cùng tinh vi: chơi game, hít đất, buộc dây, hàn chì, làm bo mạch, mở khóa, cầm súng bắn. Và có các công nghệ như: leo lên xe, lái xe, chạy lon ton, v...v. Đặc điểm thứ 2 đó là cái đầu của nó vô cùng linh hoạt. Công nghệ cân bằng rất tốt, xô không té. Coi clip 1 và clip 2
https://www.youtube.com/watch?v=-6u7EhM-bW4
https://www.youtube.com/watch?v=YNyh8b7Pays

2. 2. Robot tương tự của Mỹ, cũng phát triển cho các chương trình không gian gồm có: Robot tinh vi cao Valkyrie phát triển bởi NASA. Robot này có khả năng tương tác đồ vật chưa đa dạng như FEDOR.
https://www.youtube.com/watch?v=5Ee5u2ekE8c

3. Robot PETMAN của DARPA (thế hệ liên quan tới Atlas cũng của Darpa). Di chuyển giống người, công nghệ thăng bằng rất tốt nhưng tương tác đồ vật không có gì nổi bật.
https://www.youtube.com/watch?v=tFrjrgBV8K0

4. 4. Robot HRP-4C tiên tiến nhất của AIST, Nhật Bản, di chuyển tốt, cân bằng tốt nhưng tương tác đồ vật không đa dạng..
https://www.youtube.com/watch?v=E1DuJQL8spY

5. Robot Walk-man của liên minh châu Âu EU, phát triển tại trung tâm công nghệ cao, phòng robot ĐH Pisa, Italy. Di chuyển chậm tốt, cân bằng khá, công nghệ bàn tay sử dụng kiểu cũ nhưng nhiều khớp hơn nên linh hoạt hơn, tuy vậy không bằng công nghệ cơ khí phức tạp như các loại của Nga.
https://www.youtube.com/watch?v=eykdVsqRSs0

6. KOROIBOT của Phú đĩ, phát triển tại CNRS hàng đầu Phú.
https://www.youtube.com/watch?v=7vJkP9sqeu0

7. Robot Thor Mang đa quốc gia (Mỹ, Đức, Hàn), chủ yếu là Đức. Cánh tay đơn giản.
https://www.youtube.com/watch?v=LvzMq1QHhwo

8. Ngoài ra có con WABIAN của Nga, Italy, Nhật. Lặn mất tăm hơi (còn con COMAN cũng thế).
https://www.youtube.com/watch?v=rTVNgtSnDQQ

Các nước công nghệ mới phát triển như:

Hàn Quốc với thế hệ tự động mới của HUBO, có thể leo lên xe, lái xe và làm vài hành động khác rườm rà hơn. Công nghệ bàn tay của con này là 3 ngón đơn giản, không có gì nổi bật. Thừa hưởng kiểu của con THOR.
https://www.youtube.com/watch?v=6uBUTdPWFwI



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 18 2017, 06:28 AM

Robot hỗ trợ con người (exoskeleton). Được ứng dụng các kiểu như sau:

A. Hỗ trợ người bị bại liệt, có các robot nổi bật như:

- Robot EXOALET của Nga
https://www.youtube.com/watch?v=zBnIe7YPANM

- Bionic Exoskeleton của Mẽo
https://www.youtube.com/watch?v=6hfoeuiu3aE

- REWALK của Đức
https://www.youtube.com/watch?v=2Xd27c-pz4Y

- - Của HUYNDAI, Hàn Quốc
https://www.youtube.com/watch?v=M6J8i84qqt0

- Trung Quốc cũng chạy đua công nghệ, nhưng hãng đầu tiên chính thức ra mắt cách đây 3 tuần trước, mẫu Fourier X1 của AIDER.
https://www.youtube.com/watch?v=_F4SPOQc2vc


- Bộ Phoenix của CANADA.
https://www.youtube.com/watch?v=AYVZped_Qh4

- Bộ của Itally, chỉ đang thử nghiệm, rất chậm và chưa linh hoạt, phát triển bởi viện GENOA (Ý chỉ có 2 cơ sở công nghệ cao nổi tiếng là Pisa và Genoa)
https://www.youtube.com/watch?v=_M77AY9FzEI

B. Hỗ trợ lao động, chiến tranh.

- - Khung xương trợ lực quân sự của Nga, cũng hãng EXOALET
https://www.youtube.com/watch?v=1FouRqiFmIY

- - Khung xương trợ lực quân sự của Phú đũy cho Bộ quốc phòng.
https://www.youtube.com/watch?v=ZKcjM0bMOZg

- Khung xương phục vụ lao động nặng của Nhật Bản
https://www.youtube.com/watch?v=wyJXcTdXyiQ

- Khung xương PERCRO của liên minh EU phát triển cũng tại khu công nghệ cao ĐH Pisa, Italy. Con này to xác nhưng maxload là 100kg.
https://www.youtube.com/watch?v=i63zQKyz2U4

---------------------------------------------------------

Robot động vật, nhiều chân. Cha đẻ của loại robot nhiều chân này là Chebyshev người Nga, phát minh ra cái gọi là "bước chân Chebyshev" vào trước thể kỷ 20.
https://www.youtube.com/watch?v=2kopLpfVmaU

- Mảng này đa dạng và hay được quảng cáo rùm beng nhất vẫn là Đức và Mẽo. Đức thì là FESTO, Mẽo là Darpa, ngoài ra còn có:

- Tàu, phát triển tại ĐH Thanh Hoa và ĐH gì quên tên rồi.
https://www.youtube.com/watch?v=HX_4K__8LXk

- Thụy sĩ, phát triển tại ĐH công nghệ tiếng tăm toàn EU.
https://www.youtube.com/watch?v=s8marr47GcI

- Của Hàn Quốc
https://www.youtube.com/watch?v=dODyps4DcSw

- Của Italy (đồng thời là EU), phát triển tại GENOA
https://www.youtube.com/watch?v=AnwetZpRtFE

- Pneupard của Nhật Bản, ĐH Osaka.
https://www.youtube.com/watch?v=wpQyvufTswQ

- con Lynx-BP của Nga, del thấy clip

--------------------------------------------------------

Ngoài ra còn có robot tự cân bằng 1 bánh xe, 2 bánh xe, v...v giống con TRIK của bọn sv Nga. Rồi robot xe tự hành. Ví dụ Con Avrora MARS A-800 của Nga cho quân sự.
https://www.youtube.com/watch?v=xBQtIx3-Vcw

Nhìn chung Robot thì chỉ tập trung phát triển tại các nước trên, không phổ biến do giới hạn trình độ công nghệ và tài chính.


Còn mấy cái robot phản ứng cảm xúc giả mặt người thì cũng nhiều lắm , cũng chỉ có mấy thằng trên nắm trùm thôi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 20 2017, 05:08 AM

Tiếp bài về robot (vẫn trích bài bạn cuba va kakalot) và 1 số tin mới. Cũng vì nhờ đọc cả các tài liêu khác nữa về robot thì thấy các nước phương Tây cứ hay tuyên truyền về Robot Nga chưa bằng phương Tây là...bậy. Có thể so với 1, 2 nước phương Tây nào đó thì chưa bằng, chứ chắc chắn so với mức trung bình của G7 là không thua

Hiện nay các nước công nghiệp robot, tự động hóa hàng đầu thế giới như Mẽo, Nhật, Đức, Nga đều dùng cơ bắp thủy lực cho các robot. Công nghệ này cho phép robot có thể mang vác rất nặng, di chuyển cơ bắp, chạy nhanh linh hoạt. Con FEDOR có thể cúi gập người xuống kéo 1 cái máy nặng 50kg lên mà không té, giữ thăng bằng dc. Hoặc cầm 1 tay 1 cái tạ nhỏ 10kg lên vẫn không xuy chuyển trọng tâm. Đó là nhờ công nghệ ứng dụng cơ bắp thủy lực tiên tiến nhất bây giờ. Các robot như Petman, Atlas đều có cẳng chân sử dụng các cơ bắp này. Hoặc như dự án robot full cơ của Nhật.

khung cơ thủy lực của Festo, Đức
https://www.youtube.com/watch?v=pgKBWkY3Qks

robot Kojiro dùng cơ thủy lực của Nhật Bản
https://www.youtube.com/watch?v=w3TGMjJLOl8

robot cơ thủy lực sinh học của bọn Nga. Công nghệ này đã tiến bộ hơn nên đã chuyển động rất dẻo.
https://www.youtube.com/watch?v=pOowiDnaJU4


1 công ty robot sinh học của Nga tên là Neurobotics có các sản phẩm như sau (công ty này cũng hiện diện ở Cybathlon Zurich):

- Bệnh nhân bị bại liệt hoàn toàn thì sẽ sử dụng 1 cánh tay hỗ trợ, nhận lệnh từ sóng não qua 1 cái nón trùm đầu, truyền lệnh cho cánh tay và điều khiển cánh tay người vận động.
https://www.youtube.com/watch?v=MP1hgI9evuM

- Điều khiển drone
https://www.youtube.com/watch?v=QQTosi9RYeY

- Điều khiển đồ vật: quạt máy, bình nước nóng, loa nghe nhạc, v..v
https://www.youtube.com/watch?v=0KLyqWliJNg

- Điều khiển con robot cơ thủy lực (tụi nó gọi con này là Puskin) di chuyển tay chân, nhăn nhó mặt, nói chuyện.
https://www.youtube.com/watch?v=DWj6PgazYJk

- Chân giả, clip trình diễn thi đấy tại Cybathlon Zurich, từ phút 14 trở đi có phần thi của đội Nga, đeo cờ Nga, do Metiz Hyperknee điều khiển.
https://www.youtube.com/watch?v=J1yo3b1C_RM

mục đích chế tạo Fedor cua Nga
https://www.youtube.com/watch?v=-DgARyHJz1k
Chỉ ấn tượng nhất là ở khả năng nằm xuống rồi bò đi qua hầm, chưa có con robot Humanoid nào có khả năng tương tự.
https://youtu.be/_Ib1fHu8I20?t=31s

Con Kengoro cơ chế điều khiển dựa vào các ống thủy lực nên có vẻ vất vả hơn là sử dụng mô tơ và các khớp như Fedor
Fedor
https://www.youtube.com/watch?v=fKod77aEKlg
Kengoro
https://www.youtube.com/watch?v=RA4u_9FLzso

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 20 2017, 05:19 AM

Khổ thân Ukraine rồi. Rõ ràng phương Tây dù chỉ trích Nga về chính trị, nhưng phán quyết về pháp lý thì k dám. Nga mà k tuân thủ thì sẽ thành tiền lệ, lúc đó thì tòa quốc tế chả còn uy lực gì với ai nữa. Tòa quốc tế chỉ ra phán quyết khi mà họ tin chắc có khả năng buộc được ai đó thôi


Tòa Công lý quốc tế ra phán quyết về can dự của Nga tại Ukraine
Theo AFP, ngày 19/4, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đã bác bỏ lời kêu gọi của Kiev về việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn cản việc Nga bị cho là cung cấp tài chính và vũ khí cho khu vực miền Đông Ukr​aine bị chiến tranh tàn phá.

Tuy nhiên, trong một phán quyết tạm thời đầy phức tạp, ICJ đã đồng ý rằng Moskva phải bảo vệ những quyền lợi của các nhóm sắc tộc người Ukraine và Tatar tại bán đảo Crimea - nơi Nga đã sáp nhập năm 2014.

Trước đó, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay (Hà Lan) tuyên bố sẽ ra một phán quyết vào ngày 19/4 tới liên quan đến nỗ lực của Ukraine nhằm ngăn cản Nga “cung cấp tài chính, vũ khí và binh sỹ cho khu vực Donbass.”

Ukraine hiện cũng đang kêu gọi ICJ ra phán quyết yêu cầu Nga ngừng cái mà Kiev gọi là “sự phân biệt chủng tộc” đối với các nhóm thiểu số ở Crimea, nhất là cộng đồng người Tarta.

Các vụ khiếu kiện lên ICJ có thể phải mất nhiều năm mới được Tòa án này xem xét giải quyết và Ukraine hiện cũng đang tìm kiếm những biện pháp bảo vệ tạm thời.

Mặc dù phán quyết cuối cùng của ICJ là không thể thay đổi và mang tính ràng buộc, nhưng Tòa án này lại không có các biện pháp để đảm bảo sự tuân thủ đối với những phán quyết này.

http://www.vietnamplus.vn/toa-cong-ly-quoc-te-ra-phan-quyet-ve-can-du-cua-nga-tai-ukraine/442137.vnp


Thủ tướng Medvedev: Trừng phạt và giá dầu không còn là mối lo ngại đối với Nga
Các biện pháp trừng phạt và giá dầu thấp không còn làm cho ai e sợ nữa, nền kinh tế Nga đã học được cách sử dụng tình hình để đưa lại lợi thế cho mình, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho Sputnik biết.

Theo Thủ tướng Nga, năm 2016 đã đi qua trong chế độ nguồn lực thắt lưng buộc bụng, nhưng đồng thời "đây là một năm cơ hội có ý thức".
"Về chính trị — với tất cả các áp lực bên ngoài — chúng ta có cách mới để nhìn nhận ra khả năng không chỉ đứng vững trước nó, mà còn thăng tiến trong việc thúc đẩy lợi ích của mình. Về kinh tế — chúng ta có cách tiếp cận mới để nhận ra khả năng không chỉ phản ứng tình huống đối với các biểu hiện của cuộc khủng hoảng, mà còn để tạo ra nguồn tăng trưởng mới", Thủ tướng Medvedev cho biết trong khi trình bày bản tổng kết ở Duma Quốc gia.
"Chúng ta tiếp tục bị gây áp lực bằng biện pháp trừng phạt… Và (chúng) trong mọi khả năng có thể kéo dài một thời gian lâu nữa… Và dầu vẫn giá rẻ… Nhưng chúng ta đã học được cách khai thác tình hình, khi bước vào cuộc cạnh tranh vì vị thế dẫn đầu tại thị trường trong nước và nước ngoài. Hiện nay, không có thách thức nào có thể đe dọa chúng ta. Ngược lại, chúng cung cấp động lực để chúng ta phát triển", Thủ tướng Medvedev tuyên bố.

http://bizlive.vn/the-gioi/thu-tuong-medvedev-trung-phat-va-gia-dau-khong-con-la-moi-lo-ngai-doi-voi-nga-2680819.html



59 tên lửa Tomahawk Mỹ tập kích Syria vô ích, Nga "mượn gió bẻ măng"
The Drive (Mỹ) cho rằng việc Mỹ quyết định bỏ ra gần 100 triệu USD để phóng 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat, vốn là động thái trừng phạt cuộc tấn công hóa học bị Mỹ và phương Tây cáo buộc do chính quyền Assad thực hiện nhằm vào người dân Syria là hoàn toàn vô ích.

Theo The Drive, khi cân nhắc thực hiện hành động quân sự, một bên phải đong đếm cái được, cái mất, cả trong tương lai gần và trong ngắn hạn. Những câu hỏi đơn giản như liệu hành động này có mục đích quân sự thực sự không? Liệu hành động này có giúp Mỹ an toàn hơn không? Liệu động thái này có giúp Mỹ tiến thêm một bước đến mục tiêu chung mà nước này mong muốn đạt được trong khu vực hay không? Liệu sự việc này có khiến binh lính Mỹ thêm nguy hiểm hay không? chỉ là một số trong rất nhiều những câu hỏi cần phải được cân nhắc cẩn trọng. Tuy nhiên cuộc tấn công của Mỹ vào căn cứ Shayrat đã không tính đến phần lớn những câu hỏi trên.
Thực chất, cuộc tấn công đêm 6/4 của Mỹ chẳng gây thiệt hại lớn đến khả năng chiến đấu của Assad, The Drive nhận định. Chỉ một số hầm chứa máy bay bị hư hỏng, cùng với một số máy bay chiến thuật cũ, các tòa nhà nhỏ và một số thiết bị khác bị hư hại. Cuộc tấn công này thậm chí còn không làm hỏng đường băng của căn cứ không quân này, do đó căn cứ Shayrat có thể sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bay chỉ sau một thời gian ngắn. Và hệ thống phòng không của căn cứ này còn không bị ảnh hưởng chút nào.

Điều này một phần là do Nga- nước duy trì sự hiện diện quân sự ở căn cứ này trong những năm gần đây- đã được cảnh báo trước cuộc tấn công, và hiển nhiên Syria cũng nhận được thông tin. Phần lớn máy bay và các thiết bị cao cấp, cũng như quân đội của hai nước này đã được chuyển tới các vị trí khác. Việc sát hại lính Nga cũng không phải là điều có lợi cho Mỹ. Nhưng nếu đây là một tín hiệu cảnh báo có ý nghĩa chiến lược thì tại sao Mỹ lại phải để nguyên một số thiết bị trên phi trường, sau khi đã đưa ra lời cảnh báo? Đáp án cho câu hỏi này quả thực hết sức thất vọng.

The Drive cho biết các tên lửa Tomahawk theo thiết kế không hoàn toàn phù hợp với mục tiêu tấn công Shayrat. Những đầu đạn tiêu chuẩn của tên lửa này có khả năng phá hủy những thiết bị và cấu trúc không được tăng cường, nhưng lại không thể tấn công một phi trường kiên cố. Mặt khác, việc sử dụng những tên lửa này lại không quá nguy hiểm, khiến cho các chính trị gia rất thích dùng các tên lửa này vì không phi công nào bị thương trong cuộc tấn công.

Nhưng liệu mục tiêu như căn cứ không quân Shayrat có xứng đáng để tấn công nếu Mỹ không sẵn sàng sử dụng hệ thống vũ khí phù hợp, hoặc kết hợp sử dụng các hệ thống vũ khí để tấn công? Rõ ràng việc đưa một loạt tên lửa Tomahawk tấn công các hầm chứa máy bay kiên cố chỉ là một động thái mang tính biểu tượng và thiệt hại gây ra rất hạn chế.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 20 2017, 05:21 AM

Thực chất chỉ cần ba máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit có khả năng mang 16 bom chuyên phá boongke JDAM (vũ khí có dẫn đường) 2000 LB hoặc 80 quả bom JDAM 5000 LB là đủ sức phá hủy sân bay, hầm chứa máy bay và hệ thống phòng không ở căn cứ Shayrat. Đó là lí do vì sao B-2 được sử dụng trong chiến dịch Bình minh Odyssey ở Libya chứ không phải là 200 tên lửa Tomahawk.

Nếu Mỹ định tấn công mục tiêu như sân bay, ít nhất Mỹ cũng thừa sức để làm điều đó. Không chỉ vậy, B-2 cũng có thể thực hiện nhiệm vụ này mà không gây nhiều thiệt hại cho Mỹ, và có thể vươn tới mục tiêu từ phía đông Syria chứ không cần phải bay qua hệ thống phòng không của Nga ở dọc bờ biển Syria.

Thậm chí một cuộc tấn công kết hợp nhiều máy bay chiến đấu cũng như máy bay tác chiến điện tử, máy bay ném bom và máy bay hỗ trợ giám sát trên không như B-1B có thể đã biến căn cứ Shayrat thành tro bụi, cho dù mức độ rủi ro cao hơn và nhiệm vụ phức tạp hơn sử dụng máy bay B-2.

The Drive cho rằng hành động này của Mỹ có tác động rất lớn đến uy tín của nước này. Giới lãnh đạo trên thế giới sẽ không còn sợ hãi Mỹ nữa vì ông Trump đã quyết định không kích vào một mục tiêu hoàn toàn bỏ đi. Họ không dễ bị lừa phỉnh như các học giả khác. Những lãnh đạo này đánh giá sát hơn mối đe dọa mà Mỹ có thể gây ra cho họ và khả năng quân sự của họ, đồng thời coi việc Mỹ bỏ ra 59 quả tên lửa Tomahawk trị giá 1,5 triệu USD/quả vào một sân bay cũ kỹ của Syria mà không đem lại hiệu quả gì khiến Mỹ thật ngớ ngẩn và yếu kém.

Nếu Nga và Assad có khả năng tên lửa mà thậm chí B-2 và tất cả các khả năng tác chiến điện tử, khả năng chế áp hệ thống phòng không của kẻ thù và khả năng xâm nhập vào không gian mạng cũng không thể đối phó được, vậy những thiết bị này có thể làm gì để chống lại một đối thủ lớn? Như vậy việc lựa chọn cách phá hủy mục tiêu một lần nữa lại làm tổn hại đến uy thế quân sự của Mỹ.

Cuối cùng, Mỹ không gây thiệt hại lớn đến không lực hay khả năng phòng không của Assad, mà quả thực Mỹ chỉ trả đũa vụ tấn công hóa học mà Mỹ cho là chính quyền Syria thực hiện. Do đó chẳng có sự thay đổi nào về mặt quân sự cả. Còn Mỹ vẫn phải mang tiếng xấu cho cuộc tấn công vào căn cứ Shayrat.

Đúng như dự đoán, Nga đã rút khỏi thỏa thuận Nga-Mỹ về việc giảm xung đột trong không phận Syria. Không chỉ vậy, Mỹ hiện nay không có cách nào liên lạc với chỉ huy Nga nếu máy bay Nga và Syria ném bom vào quân Mỹ hay liên quân do Mỹ dẫn đầu. Và đường dây nóng thiết lập theo thỏa thuận nhằm tránh va chạm trên không giữa hai bên bỗng nhiên thành giấy lộn.

Thực tế đường dây liên lạc này đã được sử dụng rất nhiều lần trước đó. Hiện nay nó không còn tồn tại nữa, binh lính và phi công Mỹ đang gặp phải mối nguy hiểm lớn hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy, còn có khả năng các sự cố nhỏ (vốn có thể được ngăn chặn chỉ bằng một cuộc điện đàm) có thể dẫn tới một cuộc đụng độ lớn hơn.

Điện Kremlin còn tuyên bố sau cuộc tấn công trên, họ sẽ tăng cường trang bị cho quân đội của Assad những hệ thống phòng không cao cấp. Hiện nay, Nga mới chỉ đặt khẩu đội S-300 ở Tartus và khẩu đội S-400 ở phi trường phía nam Latakia. Những khẩu đội phòng không này là những hệ thống có uy lực nhưng Nga đã không hướng vào máy bay của Mỹ hoặc liên quân vì chúng chỉ để phục vụ cho cuộc chiến chống IS và các nhóm phiến quân cực đoan ở Syria. Nga hiện đã tuyên bố sẽ sử dụng những vũ khí này để bảo vệ không phận và quân đội của chính quyền Assad.


Theo The Drive, quân đội Assad, thậm chí với các hệ thống phòng không cũ kỹ cũng đã có thỏa thuận ngầm với Mỹ không tấn công máy bay của liên minh nếu Mỹ không ném bom vào quân đội Syria, và đặc biệt là không ném bom vào hệ thống phòng không và hệ thống chiến đấu của chính phủ. Thỏa thuận này giờ cũng theo đó mà chấm dứt. Rất nhiều máy bay của Mỹ không có khả năng chống lại tên lửa đất đối không radar dẫn đường, và hiện nay máy bay Mỹ sẽ phải chịu rủi ro rất lớn trên bầu trời Syria.

Ngoài ra Nga còn có thể triển khai các hệ thống phòng không tầm xa hiện đại tới Syria và điều này có thể thay đổi cân bằng về không lực trên chiến trường. Sự thay đổi này sẽ làm tăng đáng kể mức độ phức tạp và nguy hiểm trong cuộc chiến của Mỹ chống lại IS trong khu vực. Điều này cũng sẽ khiến các cuộc tấn công trong tương lai vào quân đội Assad trở nên nguy hiểm hơn.

Những điều này trở thành vấn đề nghiêm trọng vì Mỹ được cho là đang tập trung chống IS và về cơ bản là tấn công thủ đô tự xưng Raqqa của lực lượng này. Mỹ đã luôn cố đàm phán để mở không phận Syria cho máy bay không người lái, máy bay trực thăng, máy bay giám sát và tấn công của liên quân bằng cách không bị cuốn vào cuộc nội chiến Syria. Hiện nay, một số máy bay này đang gặp phải nguy cơ lớn chỉ vì một cuộc tấn công trả thù vô ích. Do đó cuộc chiến chống IS sẽ trở nên khó khăn hơn. Và sự thay đổi lại diễn ra giữa lúc Mỹ đang quyết tâm chiếm được Raqqa.

Cuối cùng, The Drive cho rằng hành động trả đũa vô ích của Mỹ chỉ gây tổn hại đến mục tiêu chung và lợi ích quốc gia của nước này. Hiện nay, binh lính Mỹ đang ở trong mối đe dọa lớn hơn nhiều so với trước đêm 6/4, đổi lại Mỹ chẳng đạt được điều gì. Quân đội và hệ thống phòng không của Assad vẫn chẳng hề bị tổn hại, và thậm chí vẫn sân bay mà Mỹ đã ném bom vẫn hầu như còn nguyên (bằng chứng là ngay sau đó các chiến đấu cơ Nga và Syri lại xuất kích từ sân bay này để tấn công phiến quân). Và đáng ngại hơn là Nga sẽ bảo vệ không phận của chính phủ Syria với các khẩu đội tên lửa tối tân đáng sợ hơn. Và giới lãnh đạo trên toàn cầu sẽ không còn lo sợ Mỹ như trước đây nữa.

Cuộc tấn công của Mỹ đã thể hiện tầm nhìn hạn hẹp, sự kém hiểu biết về giới hạn năng lực quân sự và thiếu tầm tư duy chiến lược của chính quyền ông Trump. Đôi khi chẳng làm gì lại là quyết định sáng suốt hơn là “làm điều gì đó vô ích.” Trong trường hợp này, trí khôn rõ ràng đã bị bỏ quên trước tư duy quá khích của các lãnh đạo không có tư duy chiến lược lâu dài và chính quyền Assad rốt cuộc lại là bên hưởng lợi nhiều nhất, The Drive nhận xét.

Cuối cùng, nếu được hỏi liệu Mỹ có đạt thêm nhiều lợi ích ở Trung Đông sau vụ tấn công hay không, câu trả lời rõ ràng là không.


http://viettimes.vn/59-ten-lua-tomahawk-my-tap-kich-syria-vo-ich-nga-muon-gio-be-mang-119535.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 22 2017, 06:07 AM

Financial Times viết về hiện tượng bùng nổ nông nghiệp ở Nga
Nga đang trải qua sự bùng nổ trong nông nghiệp, điều đó chứng tỏ rằng thị trường tiềm ẩn rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư, tờ Financial Times viết.


Hồi năm 2014, sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Matxcơva, và nước Nga đáp trả bằng các biện pháp đối trọng, nhiều người ở Nga nhìn thấy đây là cơ hội phát triển cho các công ty địa phương và triển vọng thay thế nhập khẩu, tác giả bài báo Nil Bakli nhắc lại.
Một số nhà phân tích và đầu tư phương Tây không tin có thể có gì đó xảy ra từ vấn đề này. Tuy nhiên, ít nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, niềm lạc quan tin tưởng đã được chứng minh, như bài báo cho biết.

Năm ngoái, Nga đã trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất trên thế giới. Tổng khối lượng sản xuất, theo số liệu của FT, đạt mức kỷ lục 119 triệu tấn, trong đó 34 triệu tấn phục vụ cho xuất khẩu.

Các công ty của Nga đã đạt được thành quả tiến bộ trong các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp: sản xuất thịt lợn và gia cầm trong nước đã tăng lên, dẫn đến "không cần" nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này. Bên cạnh đó, Nga đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu về củ cải đường và khối lượng sản xuất các loại rau nhà kính trong năm ngoái tăng 30% so với năm 2015.
Ấn phẩm lưu ý rằng sản phẩm nông nghiệp đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Nga, chỉ đứng sau dầu và khí đốt.

Ngành nông nghiệp có khả năng sẽ tiếp tục phát triển, bởi tăng trưởng lợi nhuận cho phép nông dân đầu tư vào công nghệ và mua phân bón để cải thiện tình hình trong các lĩnh vực nông nghiệp kém phát triển hơn.


Xem cac anh Nga nhan co hoi quang cao hang hoa luon

Xem công binh Nga dùng công nghệ cao tại Syria
Bộ Quốc phòng Nga công bố loạt ảnh cho thấy công binh nước này đang sử dụng các phức hợp thiết bị công nghệ cao tại Syria.

Nhóm công binh này sử dụng một phức hợp robot điều khiển từ xa mang tên Scarabey. Đây là một robot nhỏ chỉ có chiều cao 15 cm khiến nó rất khó quan sát trên chiến trường. Scarabey được trang bị camera HD, microphone, thiết bị ảnh nhiệt giúp nó hoạt động được trong cả ngày lẫn đêm.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, binh lính có thể sử dụng Scarabey từ khoảng cách 250m đảm bảo an toàn trong tác chiến. Ngoài ra Scarabey sử dụng động cơ điện khiến nó hoạt động gần như yên tĩnh làm tăng tính bí mật trong khi tác chiến. Scarabey được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, phá mìn, giải cứu người trong các công trình bị sập...
Ngoài ra, Nga còn sử dụng một thiết bị đặc biệt mang tên Sfera. Về cơ bản đây là một cụm cảm biến được gắn trong một quả cầu làm bằng composite. Sfera mang theo 4 camera, 1 microphone và dây truyền tín hiệu. Sfera có thể được sử dụng khi muốn quan sát các khu vực khó tiếp cận, với 4 camera nó sẽ giúp người lính có cái nhìn 360 độ.
Công binh Nga cũng được trang bị các bộ khung xương nhân tạo giúp người lính có thể mang theo trọng lượng gấp đôi bình thường.
Quân đội Nga cũng cho biết, họ trang bị cho công binh bộ quần áo kháng mìn kiểu mới giúp chống lại vụ nổ chứa mảnh văng sát thương. Các công binh Nga hiện đang làm công tác tìm kiếm và phá hủy chất nổ bị lực lượng khủng bố gài lại tại thành phố Palmyra, Syria.

http://soha.vn/xem-cong-binh-nga-dung-cong-nghe-cao-tai-syria-20170420183144556.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 1 2017, 06:17 AM

Tin do cac ban dua len:

Ukraina xây đập mới để chặn nguồn cung cấp nước cho Crưm
Các nhà chức trách tỉnh Kherson đã tiến hành sử dụng con đập lớn, hoàn toàn chặn dòng chảy nước từ sông Dnepr theo kênh Bắc Crưm ở Crưm, theo kênh truyền hình TSN.

https://vn.sputniknews.com/russia/201704303266578-ukraina-crum/

Đáp lại thông tin về việc Ukraina xây đập, ông Igor Vail, chủ tịch Ủy ban Quốc gia về kinh tế nước và thủy lợi Crưm bình luận: "Bọn họ tự dọa họ thôi. Crưm đủ nước cho toàn bộ mùa tắm biển - 100%"

http://www.interfax.ru/russia/560642

Hồm thứ năm ngày 27/04, nhà máy sản xuất cáp thép duy nhất của cộng hòa Donetsk đã chính thức tái hoạt động. Đích thân tổng thống Alexander Zakharchenko cùng bộ trưởng bộ thuế, bộ trưởng bộ thương mại của Donetsk đã đến tham dự lễ khánh thành nhà máy.

Ngài tổng thống khẳng định Donetsk sẽ vượt qua được sự cấm vận của Ukraine, và tái khởi động lại hàng chục doanh nghiệp nữa. Khi cắt băng khánh thành, ngài tổng thống đã mời một công nhân của nhà máy đến cắt cùng mình và nói: " Đây là một công ty nhà nước, nên nó thuộc về nhân dân".

Giám đốc nhà máy, ông Silur cho biết hiện nhà máy đã có nhiều đơn đặt hàng từ trong nước và quốc tế.

https://dninews.com/article/dpr-head-relaunches-republic%E2%80%99s-only-cable-producer-khartsyzsk-photos


Ngày 24/7/2017, dự án Nord Stream 2 do Tập đoàn dầu khí Nga Gazprom là chủ đầu tư tiếp tục được ký kết với Pháp, Đức tiếp tục mở rộng dự án Nord Stream hướng tới mục tiê đủ đáp ứng nhu cầu khí đốt cho các nước thuộc Liên minh Châu Âu về nhu cầu khí đốt và đảm bảo an ninh năng lượng của Châu Âu

Bình luận về việc dự án được ký kết đúng vào thời điểm nhạy cảm này, fb Khai Phùng cho biết:

“Trong lúc chính giới Đức và Pháp hô hào bài Nga, cấm vận thì ở cấp dưới vẫn tiếp tục cho ký hợp đồng làm đường dẫn khí đốt Nord Stream II và khi hoàn tất sẽ cung cấp cho Đức và Pháp đủ dùng. Chỉ có điều truyền thông của Đức và Pháp đưa tin rất ít về Nord Stream II này và kể cả Nord Stream I đã đưa vào sử dụng nhiều năm trước đó cũng chẳng mấy tờ báo nào quan tâm. Riêng Ukraina thì cay cú đứng nhìn vì cứ theo kế hoạch này, Pháp và Đức sẽ giúp Nga xóa sổ đường ống dẫn khí đốt qua đất Ukraina”

Tội nghiệp cho Ucraina, khó khăn chồng chất khó khăn. Khi mà Nga và Châu Âu hoàn thiện toàn bộ dự án này, Ucraina sẽ mất đi nguồn thu khổng lồ và lợi ích thiết yếu mà Nga đang cung cấp nhờ “khống chế” được đường dẫn khí từ Nga cho Châu Âu qua Ucraina. Giấc mơ gia nhập EU ngày càng xa, lợi ích có được cũng như đảm bảo an ninh năng lượng sẽ mất đi, ai được hưởng lợi từ kích động Ucracna đi khai chiến với Nga chắc chắn Ucraina đang thấm, ngấm và hiểu dần dần



https://www.nord-stream2.com/media-info/news-events/nord-stream-2-ag-and-european-energy-companies-sign-financing-agreements-47/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 5 2017, 08:00 PM

Bình thường chủ đề này chỉ nói về chính trị nước ngoài, dù tôi có dùng nó như là những bài học để phân tích tình thế, và từ đó liên quan tới VN. Nhưng mà lần này phá lệ, vì tôi muốn nói tới ông Đinh La Thăng. Hiện nay trên báo chí chính thống ở VN có nói tới việc Ban kiểm soát trung ương đề nghị kỷ luật ông này, dù là uỷ viên bộ chính trị. Hi vọng rằng điều đề nghị này sẽ được chấp nhận. Tại sao tôi lại nói thế.
Trong thực tế, tôi hơi ngạc nhiên với điều này, vì tôi không phải là người thông thạo và quan tâm đặc biệt tới chính trường VN. Nhưng vì tôi quan tâm tới hệ thống chính trị của Liên Xô và các nước XHCN cũ ở Đông Âu, mà vấn đề Đinh la Thăng đập vào mắt tôi vì nó có nhiều điểm tương đồng với sự đổ vỡ ở đây, còn tôi chỉ biết tới ông ta qua nhưng tuyên bố, lời nói mà báo VN lề phải đăng thôi. Và qua những điều đó, khiến tôi mất cảm tình với ông ta, khi so sánh với lịch sử Liên Xô và Đông Âu.
Những nhận xét về ông này tôi đã nói trong chủ đề về Đinh La Thăng và thành phố Hồ chí Minh cũng như những nguy hiểm do cái kiểu dùng media do ông này tạo ra.
Trong quá trình tìm hiểu lịch sử Liên Xô và Đông Âu, tôi rất quan tâm tới việc một nhân vật làm sao mà leo được vào những vị trí quan trọng, tức là cách thức người ta làm sao gây chú ý tới cá nhân.
Một nhân vật được tôi rất chú ý đó là Elsine, và tất nhiên con đường nào đưa Elsine lên tới vị trí tối cao, vì vai trò của ông này trong việc Liên Xô đổ vỡ rất lớn. Tất nhiên nó còn có hoàn cảnh, chứ một cá nhân không thì không thể có tác dụng tuyệt đối, nhưng những quyết định trực tiếp vẫn có trách nhiệm cá nhân.
Ở một nước như VN hay như Liên Xô, Đông Âu cũ, có một điều đặc biệt là việc « cán bộ nhà nước hoá » đảng viên. Một người đảng viên, ngay cả những người có chức vụ điều hành, cách thức thể hiện và bề ngoài rất tẻ nhạt. Số đông nhiều người thái độ của họ giống như cán bộ trong bộ máy nhà nước, sợ trách nhiệm, dĩ hoà vi quý, tránh xung đột, không dám có sáng kiến. Điều này khác hẳn với một nhân vật chính trị của một nhà nước tư sản, mà vấn đề tiếp xúc với cử tri, trả lời báo chí, ..là việc thường ngày ở huyện. Ở một nước tư bản phát triển, thì kỹ nghệ truyền thông là điều không thể thiếu được với một nhân vật có trọng trách, thậm chí còn khiến cho họ không chọn được người tài, ,nếu người tài không ăn ảnh, ứng đối hoạt bát, ..v..v..
Ở VN do là nhà nước một đảng, mà cái lô gíc « đảng viên » này cũng có. Như vậy trong một bình diện tẻ nhạt, ông nào láu cá, hô hào, hùng hổ , người hùng..thì sẽ được để ý (Tất nhiên là không tinh tới việc chạy chọt), bất chấp sự hô hào hùng hổ này mang lại cái cái lợi hay cái hại. Sự hùng hổ, hung hăng này được đánh trùng với tài năng, trong khi thực ra nó không phải.
Elsine đã được các lãnh đạo cũ của Liên Xô đưa dần lên là vì thế, bất chấp tài năng thực sự ra sao. Elsine là trường hợp điển hình, nhưng cách sử dụng này không phải chỉ là của Elsine, cũng không phải của riêng Đinh la Thăng. Rất gần đây, có ông Hải ông hiếc gì làm loạn ngầu xị vỉ hè Sài gon lên cũng là có cái lô gíc này.
Lấy cái ví dụ ông Hải chẳng hạn. Việc làm sạch vỉa hè là điều tốt, nhưng không thể làm như ông ta. Vì ở đây nó liên quan tới cuộc sống của bao nhiêu người, toàn là người nghèo, bám hè phố mà sống. Như vậy muốn làm phải có chuẩn bị, có giải pháp. Không thể « hung hăng như Đinh la Thăng », ra chỉ đạo đập phá hò hét, như là hung thần có quyền sinh quyền sát được. Thú thật khi có cái vụ vỉa hè này, tôi thực sự ngạc nhiên. Tại sao người ta lại có thể vô cảm với cuộc sống người khác được thế. Nhưng với cái ông Hải kia, thì điều này chỉ là cái bậc thềm để ông ta bước tiếp trên con đường quan lộ của mình, chứ còn hậu quả thì mặc xác, đã có xã hội tự chịu đựng. Nếu trong Đảng mà coi những nhân vật kiểu này là hay, thì tức là đang tự cưa cái cành cây mình đang ngồi.
Điều đáng ngại là dư luận xã hội lại khoái mấy cái dạng này, trong khi thực ra nó chỉ là một dạng populisme (dân tuý) mà thôi. Cũng giống như khi đòi thay đổi giờ giấc làm việc ở HN để ..giảm ùn tắc giao thông, biện pháp mà sau khi úng dụng phải để chìm xuồng, nó chỉ có tác dụng đánh bóng bản thân người hung hăng, chứ không phải là giải pháp.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2017, 10:20 PM

Gan day Ukraine doi tich thu than cua Donbass tai nhung vung ma minh k kiem soat duoc. Nhung k kiem soat duoc thi tich thu kieu gi? Du tru san cho hanh dong phap ly sau nay, de khi co co hoi thi cuop?

Ukraine hết ngăn sông, cắt điện... lại đến tịch thu than của miền Đông giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraina Igor Nasalik hôm thứ Sáu tuyên bố đã yêu cầu các cơ quan tài chính và hải quan tịch thu toàn bộ số than than chuyên chở từ vùng Donbass mà Kiev không kiểm soát được.

Hồi tháng 3, đại diện của Tổng thống trong Quốc hội Irina Lutsenko tuyên bố rằng ông Poroshenko đã nêu vấn đề tịch thu số than khai thác ở các vùng lãnh thổ tại Donbass mà hiện Kiev không thể kiểm soát.

Số than đã bị các phần tử phong tỏa cùng với một đoạn đường sắt chuyên chở từ Donbass tới các khu vực sản xuất khác ở Ukraine.

Chính phủ Ukraine đã thực sự khốn đốn trước hành động phong tỏa nguồn cung cấp than từ Donbass.

Cần lưu ý rằng việc các tay súng tình nguyện người Ukraine từ tháng 12/2016, nằm dưới sự kiểm soát của Bộ trưởng Nội vụ Avakov. Lực lượng ủng hộ phong tỏa Donbass còn bao gồm một số nhà lập pháp như Semen Semenchenko, người sáng lập Tiểu đoàn tình nguyện Donbass vốn bị cáo buộc tội diệt chủng.

Tuy nhiên, sau khi lên án hành động của lực lượng muốn "tiêu diệt" mọi đường sống bằng kinh tế của các vùng ly khai để gây sức ép, chính phủ Ukraine lại tỏ ra không kiên quyết hành động đối phó với cách làm của nhóm cực đoan này.

Người đứng đầu "Khối đối lập" tại Ukraine, ông Yuri Boyko đã yêu cầu Quốc hội Ukraine hủy bỏ quyết định của chính quyền về việc phong tỏa hoạt động giao thông vận chuyển hàng hóa tại Donbass.

Ông Boyko nói: "Tuần trước chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi mạnh mẽ về quan điểm của lãnh đạo đất nước đối với việc phong tỏa Donbass. Mới tháng vừa rồi, chính quyền còn nói xấu những người tổ chức phong tỏa, thế mà kết quả là chính họ lại đi đầu trong quá trình này, đây là một bước đi nhằm tách xa các vùng của Donetsk và Lugansk cũng như các công dân của chúng ta đang sống tại đây".

Theo ông, đây là bằng chứng cho thấy sự yếu kém của các cơ quan chức năng và sự thất bại trước các phần tử cực đoan. Ông lưu ý: "Chúng tôi kêu gọi chính quyền rút lại quyết định mà hậu quả của nó đã chia cắt sâu rộng đồng bào của chúng ta tại các vùng lãnh thổ này, cũng như làm cho các đối tác của chúng ta - các thành viên của "Nhóm Normandy" bất ngờ.

Ngày 15/2, nội các Ukraine đã phải triệu tập một cuộc họp bất thường và ban bố tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng vì sự phong tỏa nguồn cung cấp than từ Donbass.

Thủ tướng Volodymyr Groysman cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến mất điện trên diện rộng và khiến cho ngành công nghiệp luyện kim của Ukraine bị lụn bại.

Ông Groysman thừa nhận: “Chúng tôi không thể gọi sự phong tỏa này bằng bất kỳ tên nào khác ngoài sự xói mòn nền kinh tế".

Điều này dường như đã hối thúc Ukraine nghĩ ra phương án đòi tịch thu số than trong khi phải lựa chọn phương án nhập than số lượng lớn từ Nga để duy trì khai thác điện.

Cắt đường sống

Trước đó, chính phủ nước này tìm nhiều cách để chặn các nguồn cung điện, phong tỏa kinh tế tới Donbass khi không còn khả năng đòi lại được miền Đông, bất chấp ảnh hưởng cuộc sống của dân chúng.

Hôm 25/4 vừa qua, Kiev đã cắt điện của khu vực Lugansk. Kiev đã cáo buộc giới chức tỉnh Lugansk không thanh toán tiền điện và hiện số nợ cộng dồn lên đến 97,6 triệu USD. Do đó, Công ty truyền tải điện quốc gia Ukrenergo đã tạm ngừng cung cấp điện cho tỉnh Lugansk.

Đại diện của phía Nga tại các cuộc hòa đàm nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Boris Gryzlov cho rằng, đây là động cơ chính trị và vi phạm một thỏa thuận hòa bình vốn mong manh được ký kết giữa Kiev và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine.

Tháng 6/2015, chính quyền Kiev đã ban bố lệnh thắt chặt kiểm soát các mặt hàng đi qua khu vực do phe ly khai chiếm đóng. Sau đó, đồng rúp cùng hàng hóa Nga đã tràn ngập các thị trường miền Đông Ukraine.

Wall Street Journal (WSJ) cho biết, 10/11 nhà hàng ở miền đông Ukraine hiện cho phép khách hàng thanh toán bằng đồng rúp. Ngoài ra, trong danh sách thực đơn, bia do Nga sản xuất cũng đã thay thế vị trí bia của Ukraine.

Các chủ nhà hàng cho biết hành động này không hề mang động cơ chính trị mà xuất phát từ tình hình thực tế, bởi chính phủ Ukraine đã thắt chặt quyền kiểm soát các mặt hàng ra vào khu vực của phe ly khai.

Theo các quan chức Ukraine, phần lớn tiền thu thuế ở miền đông Ukraine đến từ các nhà máy nằm trong lãnh thổ do phe ly khai kiểm soát. Một số công ty đóng thuế cho Kiev nhưng lại tạo công ăn việc làm và trả lương cho phe ly khai, đóng thuế trực tiếp cho chính quyền ly khai.

Ông Vladimir Trubchanin, Giám đốc điều hành Nhà máy chế tạo máy móc Yasynuvata gần Donetsk chia sẻ bắt đầu đóng thuế cho chính quyền ly khai kể từ đầu năm nay sau khi một trận pháo kích của quân đội chính phủ phá hủy 1/4 diện tích nhà máy và khiến một lái xe chuyên chở bánh mỳ cho công nhân thiệt mạng. "Tôi không muốn đóng thuế cho một chính phủ đã đánh bom chúng tôi", WSJ dẫn lời ông Trubchanin.

Cũng theo ông Trubchanin, Ukraine từng là thị trường tiêu thụ 30% số thiết bị mà nhà máy Yasynuvata sản xuất. Nhưng kể từ khi đóng cửa biên giới, ông Trubchanin buộc phải làm ăn với các doanh nghiệp địa phương và đối tác Nga. "Không phải chúng tôi không muốn làm ăn mà chính phủ Ukraine không chấp nhận hàng hóa của chúng tôi nữa", ông Trubchanin nói thêm.

Dường như, cứ mỗi lĩnh vực khi mà chính phủ Ukraine không kiểm soát được thì đều ra lệnh tịch thu hoặc ngăn chặn. Động thái của chính phủ Ukraine không cho thấy họ có mong muốn được nối lại hòa bình với phe ly khai mà chỉ muốn đẩy cuộc chiến này hoàn thiện bằng vũ lực.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/kiev-bat-dau-tich-thu-than-mien-dong-3335777/



Sản xuất ở Crưm: Phương tiện giao thông điện địa phương chinh phục bán đảo

Sau khi sáp nhập với LB Nga năm 2014, Crưm đối mặt với nhiệm vụ phát triển trong những điều kiện bất lợi nhất: cộng với biện pháp trừng phạt từ phương Tây là giá dầu thấp làm đồng rúp suy yếu.


Tuy nhiên, bán đảo thành công trụ vững trước nhiều khó khăn nhờ tiềm năng công nghiệp, nông nghiệp và du lịch của mình.

Tháng Ba năm nay, công ty ELGO của Crưm đã khởi động dây chuyền sản xuất phương tiện chạy điện với kỳ vọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bán đảo. Sản phẩm được đề cập không phải ô tô điện thông thường mà là những phương tiện vận chuyển chạy điện phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

Sputnik đã trao đổi với ông Mikhail Demuria, người sáng lập công ty, về dự án, tình hình phát triển và các kế hoạch tương lai.

Từ xưởng lắp ráp tới dây chuyền sản xuất

Ý tưởng sản xuất phương tiện giao thông điện ở Crưm nảy sinh từ năm 2012, khi ông Demuria làm việc cho công ty bán xe điện phục vụ ngành giải trí. Ông đã đề xuất đưa tổ hợp rắp ráp vào Crưm và kinh doanh sản phẩm trên bán đảo.

Năm 2014, sau khi sáp nhập với Nga, chúng tôi quay trở lại với ý tưởng nhưng lần này sẽ dựa vào cơ sở phụ tùng Nga: để giảm giá thành và đáp ứng nhu cầu xe chạy điện đang ngày càng tăng trong các ngành du lịch và thương mại ở Crưm.

“Tôi đã nộp đơn đăng ký nhận trợ cấp từ Chính phủ Crưm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Rất đông doanh nghiệp đăng ký nhưng nhờ thực tế dự án của chúng tôi cùng lúc lọt vào hai hạng mục (sản xuất và du lịch), chúng tôi đã có tên trong số 10 cơ sở may mắn. Số tiền trợ cấp 300.000 rúp. (~ 5.300 đô la) được đầu tư toàn bộ mua thiết bị cần thiết để bắt đầu công việc thiết kế thử nghiệm các mẫu phương tiện vận tải chạy điện loại nhỏ,”— ông Mikhail nói.

Sau khi đầu tư thêm hơn ba triệu rúp (~53.000 đô la), trong ba năm ELGO đã trải qua chặng đường các mẫu thử nghiệm đến khởi động sản xuất quy mô nhỏ. Phần lớn bộ phận lắp ráp— hơn 80%, trong đó có động cơ— được sản xuất ở Crưm.

Phương tiện vận chuyển giải quyết được các vấn đề

Những sản phẩm đầu tiên của ELGO phản ánh nhu cầu đang tăng của nền kinh tế Crưm.

Xe buýt điện Dilidjans được thiết kế với ý tưởng trọng tâm là sự thoải mái cho hành khách.

Đó là một chiếc xe chạy êm với hàng ghế ngồi rộng, thoải mái, không phả “khí thải vào mũi du khách”, tiết kiệm trong khai thác.

“Khách du lịch ngày nay đòi hỏi khắt khe hơn, họ thích khách sạn có xe buýt điện tiện nghi đưa ra biển chứ không phải ngồi xe tuyến chật chội,” ông Mikhail cho biết.

Xe buýt nhẹ 11 chỗ có giá gần 22.000 đô la.

Xe tải nhẹ đa dụng Yak chạy điện có thể vận chuyển một tấn hàng cho chặng đường dài 120 km (có khả năng mở rộng lên 250 km), kể cả đường núi có sườn dốc.

Nhờ thiết kế mô-đun, có thể đặt lên xe máy hút bụi vệ sinh đường phố hoặc công viên, thùng xe, thùng phuy chứa nước tưới tiêu…

Tóm lại, chiếc xe trị giá 20.100 đô la sẽ rất hữu ích cho chủ xe, ông Demura cho biết.

Một sản phẩm nữa là bè đôi Briz chạy điện điều khiển đơn giản với hai nút bấm có thể bơi trong điều kiện sóng cấp 3 (sóng cao 60-70 cm). Dự trữ năng lượng của thiết bị đủ cho 4 giờ hoạt động liên tục.

Ngoài ra, có thể “khoác” lên Briz nhiều thiết bị bổ sung khác:

“Có thể bổ sung cho bè đôi động cơ mạnh hơn, neo, chỗ đặt cần câu, đèn masthead, GLONASS-tracker, đài phát thanh, đài phát thanh hàng hải, và thậm chí cả pin mặt trời. Chẳng ở đâu có nhiều thứ như vậy?”,— chủ doanh nghiệp khoe.

Theo ông, bè đôi giá 6.100 đô la sẽ lập tức thu đủ vốn trong mùa đầu tiên cho thuê, “kể từ năm thứ hai trở đi lợi nhuận sẽ vào tay chủ.”

“Cảm ơn các biện pháp trừng phạt!” và kế hoạch tương lai

“Dù nghe có vẻ lạ nhưng chúng tôi, các nhà sản xuất ở Crưm rất hài lòng về biện pháp trừng phạt!” ông Demuria nói.

Theo ông, lần đầu tiên thị trường Crưm thuộc sở hữu của các nhà sản xuất Crưm.

Trong lĩnh vực hoạt động của ELGO, biện pháp trừng phạt và giá dầu sụt giảm đã biến “các sản phẩm nhập khẩu trước kia có sức cạnh tranh thành hoàn toàn không cạnh tranh vì giá,” dẫn đến “chỉ các nhà nhập khẩu bị thiệt nhưng giới sản xuất Nga hưởng lợi.”

Trong tương lai, công ty có kế hoạch tập trung vào thị trường Nga và biến Crưmthành một đầu máy công nghệ “xanh” ở Nga.

https://home.vn.city/san-xuat-o-crum-phuong-tien-giao-thong-dien-dia-phuong-chinh-phuc-ban-dao-anh.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2017, 11:31 PM

Lân đâù tiên trong lịch sư, Mỹ đã đông ý cung câps tên lưả phòng thủ Patriot và THAAD (như HQ) cho Arap Saudi. điêm yêú của Arap Saudi chính là vụ tên lưả này, khiên họ trơ nên mong mạnh trươc Iran.

Như vâỵ là Mỹ lô rõ ý đô muôn kiêm chê Iran, và rông hơn là đê cho Iran và Arap Saudi kiêm chê lân nhau.
Ngoài ra còn các vũ khí tân công hiên dại khác. Viêc cung cap này khiên cho ngay cả Israel cũng phải lo ngại và nưóc này nhăc nhơ Mỹ liên tục răng ísrael phải có sưc mạnh quân sư lơn nhât ơ Trung đông.

K rõ Mỹ có giơ trò ma gì trên mâý cái vũ khí tân công này k đê thỏa mãn Israel????

Hien co tin F15 cua Arap saudi vưà bị băn hạ

https://vk.com/video-118971321_456239949

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 23 2017, 10:14 PM

Tổng thống Mỹ đang công du ở Ả rập Sa u đít. Sau khi đã ký những hợp đồng “khổng lồ” với nước chủ nhà, đã có một bài diễn văn rất dịu giọng, khác hẳn với những gì tuyên bố khi tranh cử. Khi móc nối hai sự kiện này với nhau, thì người ta có thể kết luận TRUMP đã bị Ả rập Sa u đít mua. Vậy có thực như thế không ?
Vấn đề có lẽ không hẳn như vậy, với tôi thái độ của Trump thực ra là thái độ rất “cổ điển” (classic) của chính sách ngoại giao Mỹ. Chính sách ngoại giao Mỹ luôn là chính sách để Mỹ có thể chọn lựa cách nào lợi nhất cho mình, theo kiểu “nghêu sò đánh nhau ngư ông thủ lợi”, Có điều là ngư ông Mỹ không chỉ lợi dụng nghêu sò mà còn tạo ra nghêu sò, để đóng vai ngư ông. Cũng với cái tư duy này mà Trump phản đối NATO, vì nó ràng buộc Mỹ. Nói cách khác chính sách của Obama mới kỳ lạ so với truyền thống ngoại giao Mỹ.
Bằng chứng, theo như báo Pháp dẫn lời một chính khách I ran, trước khi đi công du Ả rập Sa u đít, Trump đã ký quyết định tiếp tục cởi mở với I ran, theo lộ trình mà Obama làm ra. Như vậy tại sao Trump lại tuyên bố I ran và IS là đối thủ ? Rất đơn giản là lộ trình với I ran không thể đi xa hơn, và không thể mang lại lợi ích nhãn tiền ngay trước mắt cho Mỹ. Bán vũ khí cho Ả rập Sa u đít, Mỹ được nhiều cái lợi:
- Về kinh tế, buộc chặt thêm Ả rập Sa u đít vào Mỹ.
- Về quân sự, Mỹ giữ vị trí đối tác không thể thay thế. Nếu Mỹ rút thì Ả rập Sa u đít đổ
- Kìm giữ I ran mà lại được lợi.
- Hoà giải được mối quan hệ với Israel, và thông qua mối quan hệ này mà bảo đảm được sự ủng hộ của lobbying Do thái ở Mỹ.
Như vậy có thể hiểu là Mỹ “rút ruột” đối tác, khi chơi với một đối tác(hay đối thủ) không còn dư địa, thì nó lại chạy ngược lại để thủ lợi, nâng cấp cuộc chơi cao lên hơn vừa nuôi sò vừa nuôi nghêu đánh nhau.
Tất nhiên, về tính chất quan hệ, thì Ả rập Sa u đít gần với Mỹ hơn, bất chấp nước nay nuôi dưỡng IS và các nhóm cực đoan hồi giáo, vì trong quan hệ này Mỹ vẫn nắm đằng chuôi. Ngược lại quan hệ Mỹ-Iran phức tạp hơn, vì bản thân cuộc cách mạng hồi giáo 1979 ở nước này là để thoát khỏi sự kiểm soát của Mỹ, và hiện tại Mỹ và I ran đang giao chiến với nhau thông qua các lực lượng vũ trang ở Syria.
Còn Ả rập Sa u đít thì không thể không mua vũ khí Mỹ, vì ở vào thế bị bắt ép phải mua, không mua không được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 26 2017, 07:24 AM

bắt đầu rồi, thằng Elbrus trước nay chỉ chuyên về chip quân sự và chuyên dụng (cho cả dân sự), bây giờ bắt đầu nhảy ra làm chip đa dụng cạnh tranh với Intel và AMD. Ngoài ra, còn 1 con chip khác của Nga là SoC Baikal-T1 của hãng T-Platforms cũng đã được tung ra

Nga trình làng chiếc máy tính đầu tiên dùng chip xử lý tự sản xuất, không xài hàng Mỹ: 8 nhân, quy trình 28nm, "cực kỳ an toàn"

Mới đây, công ty công nghệ thuộc sở hữu nhà nước Nga Ruselectronics đã giới thiệu chiếc máy tính đầu tiên sử dụng CPU Elbrus-8S sản xuất tại chính xứ bạch dương. Vi xử lý này sẽ được trang bị tới 8 nhân, sản xuất trên dây chuyền 28nm. Kích thước bóng bán dẫn này còn thua kém khá nhiều so với những 14, 10 hay thậm chí 7nm của các tập đoàn công nghệ Mỹ.
Theo Ruselectronics, Elbrus-8S sẽ nhanh gấp 3 tới 5 lần thế hệ trước, Elbrus-4S. Người tiền nhiệm của 8S được ra mắt năm 2015 từng bị chê bai nặng nề bởi hiệu năng khá kém cỏi. Thậm chí một số tạp chí phần cứng như PCWorld còn lấy nó ra để so sánh với một CPU sản xuất từ năm 1999. Dù chưa thể sánh vai với Intel hay AMD, Elbrus-8S vẫn cho thấy một bước tiến vượt bậc trong công nghệ chip bán dẫn của người Nga.
Ruselectronics còn khẳng định rằng con chip mới này sẽ có những tính năng “đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng ở một tầm cao mới”. Hiện vẫn chưa rõ những tính năng bảo mật này là gì và có tác dụng gì.

Elbrus-S8 hiện được tích hợp trên một chiếc máy tính có tên gọi Elbrus 801-PC chạy hệ điều hành Elbrus OS dựa trên Linux. Ngoài các ứng dụng được viết cho nền tảng này, chiếc PC này còn có khả năng chạy các ứng dụng x86 và x64 thông qua một lớp tương thích, thứ có khả năng cao sẽ ảnh hưởng cực lớn tới hiệu khi chạy.
Những năm gần đây, Nga vẫn luôn cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào những công nghệ được sáng tạo ở Mỹ bằng cách thay thế bằng sản phẩm nội địa. Lí do đằng sau nỗ lực này có lẽ không chỉ ở khía cạnh kinh tế mà còn cả về an ninh quốc gia.
Năm ngoái, Nga cũng công bố việc đang phát triển một hệ điều hành dựa trên Sailfish để thay thế cho Android. Khi hoàn thành, hệ điều hành này sẽ được sử dụng trong các cơ quan chính phủ cũng như các tập đoàn nhà nước. Ngoài ra, một công ty công nghệ khác của Nga, T-Platforms đã trình làng chiếc máy tính tất cả trong một màn hình 21,5 inch được trang bị SoC Baikal-T1 dựa trên MIPS.
Phó tổng giám đốc điều hành của Ruselectronics, ông Arseny Brykin cũng tuyên bố lô hàng PC chạy Elbrus-8S đầu tiên sẽ được bán ra vào Quý II năm nay. Dù chưa thể so sánh với Intel hay AMD, Elbrus vẫn sẽ là một làn gió mới cho thị trườn CPU PC vốn lâu nay chỉ là cuộc đua song mã.

http://ttvn.vn/games/nga-trinh-lang-chiec-may-tinh-dau-tien-dung-chip-xu-ly-tu-san-xuat-khong-xai-hang-my-8-nhan-quy-trinh-28nm-cuc-ky-an-toan--72017255203857482.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 27 2017, 07:14 PM

Tại hội nghị NATO, vẫn gây áp lực mạnh lên các nước EU đòi tăng ngân sách quốc phòng, đồng thời từ chối lên án mạnh Nga, bất chấp cáo buộc về Nga ở trong nước. Việc ngân sách này vốn luôn âm ỉ từ xưa, nhưng lúc này bùng lên mạnh mẽ, có lẽ vì Anh sắp rời EU, và Pháp Đức đã nhân cơ hội đẩy mạnh việc thành lập Sở chỉ huy tác chiến và sắp tới là quân đội chung EU. Việc áp lực ngân sách này cũng chính là 1 cách để phá hoại việc này,thậm chí nếu quân đội có thành lập thì cũng khó mà tìm ra kinh phí hoạt động. Chưa kể nếu đầu tư vào NATO nhiều thì cũng là bị cái xích này cột chặt

Thực tế, giữa Mỹ và EU cũng có mối quan hệ sâu sắc, rát nhiều linh kiện trọng yếu của quân dội Mỹ đến từ EU và cả TQ, và cả của Nga khi Mỹ k còn lựa chọn. Ví dụ như nhiều bạn đã đưa lên

Tầu DDG-1000 Zumwalt đùng dộng cơ Rollroyce MT-30
Tên lửa Atlas dùng động cơ RD-180 của Nga
Hãng DRS Technologies và Rafael Advanced Defense Systems của Israel dùng cho Trophy Active Protection System của Mỹ
hệ thống SM3 Block IIA với công nghệ từ Nhật
Xe tăng M1A1/2 Abrams dùng pháo của hãng Rheinmetall, Đức

Hệ thống radar F35, được làm từ linh kiện TQ, hệ thống nam châm trong radar APG81 cũng vậy
Động cơ chính của F35B cũng của Rolls-Royce

Nhà sản xuất chính động cơ, cho dòng tên lửa chủ lực AIM120/9 là Na Uy (Nammo),
Hệ thống NASAM phòng không trong nội địa Mỹ cũng do Na Uy sản xuất

Vũ khí cá nhân thì ko kể hết, quân đội Mỹ sử dụng toàn súng của Đức, Bỉ, Thủy Điển là chủ yếu như dòng HK, dòng AT4, dòng Carl Gustaf

Tàu USS Fort Worth (LCS-3) được sản xuất bởi Marinette Marine dùng động cơ V1708 diesel engines của Italy


http://www.reuters.com/article/us-lockheed-f-idUSBREA020VA20140103
http://www.raytheon.com/capabilities/products/sm-3/
http://www.scout.com/military/warrior/story/1728632-new-army-m1a2-sepv4-abrams-tank-for-2020s

Xe Kamaz của Nga, có 1 dòng là 53949 là dùng động cơ Cummins của Mỹ và truyền động Allison để xuất khẩu nếu khách hàng yêu cầu dùng loại này. Còn không thì sẽ dùng động cơ Kamaz-740 V8 nội địa , ví dụ như mấy dòng nổi tiếng 63968, 63969
http://www.army-technology.com/projects/kamaz-63969-typhoon-mrap-armoured-vehicle/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 29 2017, 05:18 PM

Chuyến công du vừa rồi của TRUMP ở châu Âu chỉ thể hiện rõ hơn sự khác biệt của hai bên.
Thực ra thái độ hay lời nói của Trump là sự thể hiện trần trụi các mối quan hệ quốc tế, không cần phải che dấu dưới các “giá trị” mà media nhồi sọ nữa.
Trong cuộc họp G7 ở Ý, Trump cũng đã cố tình không đeo tai nghe phiên dịch. Kết quả cuộc họp này cũng không thành công. Trước đây, trong các cuộc họp kiểu này, thì một thoả thuận đa phương có thể được đưa ra, trong đó Mỹ là nước lớn nhất có vai trò quyết định thì có phần nhiều, phần còn lại là sự nhượng bộ của Mỹ với 6 nước còn lại. Bây giờ Mỹ bắt chiếc TQ, chỉ coi trọng quan hệ song phương (vì dễ ép bên yếu hơn), thì hình thức G7 thành vô ích.
Còn NATO, thì vấn đề chi trả tồn tại từ trước, vì theo thoả thuận, thì mỗi nước phải chi 2% GNB cho quốc phòng, nhưng có tới 25 trên 28 nước thành viên chi dưới mức này. Vì hệ thống vũ khí của NATO là theo hệ của Mỹ, nếu không thì không phối hợp với nhau được, nên tăng chi phí cũng là tăng đơn đặt hàng cho công nghiệp quân sự Mỹ, và sau đó nó còn kéo theo tất cả các hợp đồng bảo hành, đại tu , trung tu..và cũng là một cách để Mỹ kiểm soát chặt hơn, vì nó nắm cửa kỹ thuật khoá cổ. Như ông có cái xe honda đời 86, tiếng là của mình, mình mua mà chìa khoá nó giữ, đi đâu cũng phải hỏi. Lợi đơn lợi kép. Chính vì vấn đề này mà Trump không chịu nhắc lại điều 5 trong hiệp ước NATO, trong đó nói tới việc nếu một nước trong khối bị tấn công, thì tất cả các nước khác phải automatic đáp trả. Điều này ngược lại hoàn toàn với tư duy đứng ngoài chọn lựa thủ lợi mà tôi đã nói tới của Mỹ. Nếu đã không được chọn lựa, lại chẳng được lợi lộc gì thì Trump bất bình là phải. Và đừng nghĩ rằng đó là tư duy của mình ông ta, còn những người Mỹ khác sẽ khác. Bởi đây là bản chất.
Không thể quan hệ với Mỹ mà không tính tới điều này, chứ không phải thấy nó giầu thì nghĩ ôm chân được nó, nó “bánh bao”. Nó giầu vì biết cách bóp nặn thằng nghèo cúng tiền cho mình và cũng vì nó giỏi. Nhưng nó giỏi cho nó, không phải cho mình, chứ còn một hào một xu cũng đừng mong nó cho. Đừng nên tưởng lầm. Vì thế phải xác định được chính xác lợi ích khách quan là gì thì mới chơi với Mỹ được.
Và ngoài Mỹ quan hệ với các nước khác cũng thế, chỉ mức độ thể hiện khác nhau. Điều quan trọng nhất lợi ích khách quan hai bên là gì, rồi sau đó mới bao bọc “giá trị này kia” cho nó đẹp. Nhưng tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Còn gỗ đã tốt mà sơn đẹp thì ..càng tốt.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 8 2017, 07:38 PM

Co bai viet nay cua Bloomberg duoc cac ban tren Facebook dich ra

Saudi Dispute With Qatar Has 22-Year History Rooted in Gas
https://www.bloomberg.com/politics/articles/2017-06-06/saudi-arabia-s-feud-with-qatar-has-22-year-history-rooted-in-gas


Năng lượng là lời giải bài toán lý do tại sao Arab Saudi và chư hầu thanh toán kẻ ngáng đường Qatar
Tất nhiên hiện nay lý do mọi người công nhận Arab Saudi cắt đứt ngoại giao và cô lập Qatar là do ủng hộ khủng bố Al-Queda và IS tại Syria cũng như ủng hộ nhóm Muslim Brotherhood ( Anh em Hồi giáo ) tìm cách lật đổ chính quyền một số nước vùng Vịnh
Nhưng thực chất câu chuyện này thực sự bắt đầu vào 22 năm trước , ngày mà chuyến tàu chở khí gas hóa lỏng ( LNG ) đầu tiên của Qatar ra thế giới
Vào năm 1995 , cha của vị vua đương nhiệm hiên nay Hamad Al Thani đã mở cuộc đảo chính lật đổ ông nội Al-Thani và cũng là ngày mỏ khí đốt North Field ( chia sẻ bởi Iran và Qatar ) bắt đầu khai thác đã giúp nền kinh tế vương quốc sa mạc bé nhỏ này cất cánh vươn mình lên trên khu vực , biến quốc gia này trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới với GDP đầu người lên đến $130,000 , nhưng ít ai biết Qatar là nhà xuất khẩu LNG đứng đầu thế giới
Nhờ tập trung vào khí đốt hóa lỏng đã giúp Qatar tách biệt hoàn toàn với chính sách kinh tế của các nước khác trong khối Hội đồng hợp tác vùng Vịnh ( Gulf Cooperation Council ) đứng đầu là Arab Saudi , lý giải dễ hiểu là những chính sách chèn ép kẻ yếu thế trong khu vực của Arab Saudi với công cụ OPEC hoàn toàn vô dụng với Qatar , khi mà nước này xuất khẩu dầu mỏ rất hạn chế , việc cắt giảm hay cấp quota xuất khẩu dầu mỏ hoàn toàn không có nghĩa lý gì . Thậm chí nhằm củng cố vị trí quốc tế mà Qatar đã thi triển chính sách cực kỳ khôn ngoan khi hợp tác bất cứ cường quốc nào trên thế giới , với Mỹ là trụ sở của Sở chỉ huy tác chiến trung tâm ( CENTCOM ) , điều đảm bảo các nước GCC không thể xâm lược nước này mà bỏ qua cái gật đầu của Mỹ , với Nga là đầu tư tài chính vào khối doanh nghiệp Nga nhằm tìm kiếm hậu thuẫn ( Qatar vào năm ngoái đã đầu tư 2.7 tỷ vào tập đoàn nhà nước Rosneft ) và thậm chí là Iran , kẻ thù không đội trời chung của Arab Saudi
Jim Krane , chuyên gia phân tích của đại học Rice University’s Baker Institute nằm ở Texas cho biết " Qatar từng là chư hầu của Arab Saudi nhưng đã khéo léo dùng nguồn lực tự thân để trở nên độc lập về ngoại giao , việc khủng hoảng ngoại giao đang diễn ra ở vùng Vịnh chính là cơ hội của phần còn lại trong GCC tìm cách tiêu diệt Qatar "
Vị vua mới Qatar , Hamad Al Thani sau khi sống sót khỏi vụ đảo chính vào năm 1996 do Bahrain và Arab Saudi đạo diễn đã nuôi lòng thù hận từ lâu , ông ta chỉ đạo không cho phép liên kết các đường ống dẫn khí đốt kết nối với các nước khác trong vùng Vịnh . Vào thời điểm đó những nước Arab giàu có đều đánh giá thấp tiềm năng của khí đốt và không có giá trị gì , khí gas chỉ hữu ích khi bơm lại vào các giếng dầu nhằm tăng sản lượng khai thác và tất nhiên khí gas cũng rẻ mạt
Đường ống dẫn khí đốt duy nhất của Qatar ra vùng Vịnh là dự án Dolphin , khi kết nối mỏ khí đốt North Field đến UAE và Oman , nhưng công suất chỉ mức 1/2 đến 2/3 khả năng .
Tuy nhiên đến những năm gần đây nhu cầu khí tự nhiên để sản xuất điện đang tăng lên ở các nước vùng Vịnh , nhưng giá thành nhập LNG với chi phí cao cũng như sản xuất khí tự nhiên giá rẻ là điều không tưởng đã khiến những quốc gia này muốn gây sức ép và cầu khẩn với Qatar khi mong muốn bán với giá chiết khấu tốt , điều này càng khiến cho Qatar trở nên có tiếng nói hơn trong khối GCC , điều mà Arab Saudi không hề muốn
Thậm chí nhờ khả năng tài chính khủng từ năng lượng đã giúp Qatar có thể ủng hộ bằng vật chất bất cứ nhóm vũ trang nào mình thích , từ Hamas ở Palestine , Muslim Brotherhood ở Ai Cập đến những nhóm vũ trang cực đoan ở Syria và thậm chí còn điều hành kênh truyền thông toàn cầu Al Jazeera có khả năng ảnh hưởng rộng lớn
Rõ ràng quân bài năng lượng của Qatar đang là vũ khí mạnh nhất mà nước này sở hữu

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 10 2017, 11:51 PM

Đọc 1 loạt tin dưới trên báo Tây chưa thấy cảm giác gì, sau khi báo VN đưa tin lại thấy suy nghĩ.
Nga thực sự muốn giảm thiểu vị trí đồng dollar trong giao dịch quốc tế rồi. Hiện giờ, Nga buôn bán với ai cũng hàng đổi hàng, từ Iran, Thái Lan, Argentina, VN bây giờ đến Indonesia.
Nga là 1 nước hàn đới nên việc nhập khẩu nông sản nhiệt đới là không thể tránh khỏi, việc bán kiểu này có lợi cho cả Nga và đối tác, chỉ có Mỹ là thiệt.
Thế này bảo sao phe DC của Mỹ bây giờ lại còn thù địch Nga hơn cả phe Cộng Hòa, vì họ lại đại diện cho các nhóm tài chính mà
Và có vẻ ngành hàng không, vũ trụ không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, cho đến bây giờ, cả Mỹ và EU đều chưa đả động gì đến ngành hàng không, vũ trụ Nga.


Nga đổi siêu tiêm kích Su-35 lấy... cao su Indonesia

Một điều thú vị là ông Kladov tiết lộ: “Indonesia có những hàng hóa rất cần cho Nga để trao đổi, đó là cao su tự nhiên, dầu dừa và các sản phẩm khác.

http://soha.vn/nga-doi-sieu-tiem-kich-su-35-lay-cao-su-indonesia-20170607173413142.htm


Nga phóng thành công tên lửa cõng vệ tinh Mỹ
Hãng Sputnik dẫn nguồn tin từ Tập đoàn quốc gia Roscosmos của Nga cho biết, cơ quan này vừa phóng thành công tên lửa Proton-M mang theo vệ tinh Mỹ.

Không thể thiếu Nga


"Vụ phóng đã được thực hiện đúng theo thời gian ấn định và không có vấn đề gì. Khối động cơ Briz-M tách ra như dự kiến vào lúc 6h55 (giờ Moscow), công đoạn tách thiết bị vũ trụ khỏi khối lấy đà được thực hiện vào lúc 15h58", cơ quan báo chí của Roscosmos cho biết.

Việc phóng Proton-M đưa vệ tinh Echostar-21 đã tạm ngưng ngày 9/6/2016 sau khi có trục trặc và cần thời gian để khắc phục.

Được biết, ngoài Mỹ, hiện Anh cũng đang phải nhờ cậy tên lửa Nga đưa những vệ tinh có ý nghĩa sống còn của mình vào quỹ đạo.

Hồi tháng 8/2015, Nga cũng đã phóng thành công tên lửa đẩy Proton-M mang theo vệ tinh viễn thông Inmarsat-5 F3 của Anh lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Baikonur, do Nga thuê của Kazhastan.

Đây là lần phóng tên lửa đẩy Proton đầu tiên sau sự cố hồi tháng 5 vừa qua khiến vệ tinh của Mexico bị phá hủy. Theo cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, vụ phóng được thực hiện đúng như kế hoạch và tất cả các hệ thống hoạt động tốt.

Vụ phóng mang tính quyết định đối với Inmarsat - nhà điều hành vệ tinh lớn nhất của Anh, vì Inmarsat-5 F3 cùng với hai vệ tinh khác sẽ tạo thành hệ thống băng thông rộng di động tốc độ cao đầu tiên trên toàn cầu được phát qua một nhà cung cấp duy nhất.

Trước đó hồi năm 2012, tên lửa Proton-M của Nga cũng đã đưa vệ tinh viễn thông Mỹ Intelsat-22 vào quỹ đạo. Vụ phóng tên lửa này được thực hiện theo một hợp đồng của Công ty liên doanh Dịch vụ phóng tên lửa Quốc tế (ILS) Nga - Mỹ.

Đây là vụ phóng tên lửa Proton lần thứ 2 của ILS trong năm 2012 và là vụ phóng vệ tinh Intelsat lần thứ 4 trên tên lửa Proton, ILS cho biết trên website của họ - những vệ tinh có ý nghĩa tối quan trọng với Mỹ hiện nay.

Toan tính của Nga

Cùng với việc dùng Proton-M phóng vệ tinh phương Tây, Nga vừa công khai kế hoạch sản xuất số lượng lớn tên lửa Proton-M với mục đích riêng của mình. Theo đó, mỗi năm Moscow sẽ sản xuất khoảng 12 tên lửa mỗi năm.

Thông tin này được hãng thông tấn TASS dẫn thông báo của Phó Tổng giám đốc Trung tâm vũ trụ Khrunichev kiêm Thiết kế trưởng của Cục Thiết kế Salyut của Nga, ông Yuri Bakhvalov, cho biết trung tâm này có kế hoạch sản xuất hơn 10 tên lửa đẩy Proton-M từ năm 2017.

"Mục tiêu của chúng tôi là đạt được mức sản xuất 12 tên lửa Proton/năm. Tuy nhiên, không phải luôn luôn như vậy. Tới nay, chúng tôi có kế hoạch sản xuất 12 tên lửa. Nếu một số nhiệm vụ không còn mang tính cấp bách, chúng tôi sẽ sản xuất ít hơn", ông Khrunichev cho biết thêm.

Theo kế hoạch được Nga công bố trước đó, nước này dự định sử dụng tên lửa đẩy Proton-M đến năm 2025, nhưng Nga không tiết lộ sẽ dùng số tên lửa này vào nhiệm vụ cụ thể nào.

Tuy nhiên, căn cứ vào kế hoạch của Moscow hồi năm 2012 về chinh phục vũ trụ cho thấy, nhiều khả chúng sẽ được dùng vào nhiệm vụ này và có khả năng, một phần trong số đó được dùng để xuất khẩu, TASS dự đoán.


http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/nga-phong-thanh-cong-ten-lua-cong-ve-tinh-my-3336976/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 15 2017, 12:13 AM

Thả con trai Gaddafi: Thêm cú đấm trời giáng với phương Tây
Việc Saif được trả tự do cho thấy chiêu trò luật pháp hóa chính trị của phương Tây nhằm xoá bỏ tận gốc rễ chính quyền Gaddafi đã thất bại...
BBC ngày 11/6 bình luận việc Saif al-Islam Gaddafi, con trai thứ hai của cố lãnh đạo Lybia Muammar Gaddafi, được trả tự do theo lệnh ân xá "chính phủ lâm thời" đang kiểm soát miền đông Libya, là một động thái có thể gây thêm bất ổn cho đất nước Bắc Phi này.

Dù binh đoàn Abu Bakr al-Siddiq cho biết Saif đã được thả nhưng chưa thấy ông ta xuất hiện trước công chúng. Một nguồn tin nói với BBC rằng Saif đang ở khu vực Tobruk, thuộc miền đông Libya.

Luật sư của ông, Khaled al-Zaidi, cũng nói Saif đã được thả tự do, nhưng không cho biết ông Saif al-Islam đã tới khu vực nào vì lý do an ninh.
Theo giới phân tích, việc Saif đã được trả tự do giống như một cái tát trời giáng với phương Tây, không thua gì việc Toà án Tối cao Libya từ chối công nhận địa vị pháp lý cho chính phủ tại Tripoli được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tha-con-trai-gaddafi-them-cu-dam-troi-giang-voi-phuong-tay-3337212/


Tòa án Hình sự quốc sẽ bắt lại con trai cố lãnh đạo Libya Gaddafi
Ngày 14/6, Công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) Fatou Bensouda đã yêu cầu bắt lại Seif al-Islam, con trai của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, người vừa được một nhóm vũ trang trả tự do sau 5 năm ngồi tù.

Trong một tuyên bố, công tố viên trưởng Bensouda kêu gọi Libya cũng như các quốc gia khác ngay lập tức bắt giữ và giao nộp Seif cho ICC, đồng thời cho biết lệnh bắt giữ Seif, được ICC ban bố hồi năm 2011, vẫn còn hiệu lực.

Trước đó, ngày 11/6 vừa qua, luật sư của Saif al-Islam xác nhận đối tượng này đã được lữ đoàn Abu Bakr al-Siddiqa trả tự do theo luật ân xá được một quốc hội ở miền Đông Libya thông qua.

Saif al-Islam là nhân vật đáng chú ý nhất trong số 7 người con của ông Gaddafi. Trước đó, ICC từng phát lệnh truy nã đối tượng này với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và chống lại loài người.

Hiện chưa rõ Saif al-Islam đang ở đâu sau khi được trả tự do. Tuy nhiên, luật sư riêng khẳng định ông này có thể đóng "vai trò quan trọng" trong nỗ lực hàn gắn dân tộc ở Libya.

Libya đang bị tàn phá bởi cuộc tranh giành quyền lực giữa hàng chục nhóm vũ trang khác nhau, kể từ sau cuộc nổi dậy lật đổ cố lãnh đạo Gaddafi.

Một chính phủ đoàn kết đã bắt đầu hoạt động ở Tripoli từ tháng 3/2016, song đến nay vẫn đang chật vật trong việc xác lập quyền lãnh đạo đất nước.

Trong khi đó, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và nhiều nhóm khủng bố khác cũng đang hoạt động mạnh mẽ tại quốc gia Bắc Phi này./.

http://www.vietnamplus.vn/toa-an-hinh-su-quoc-se-bat-lai-con-trai-co-lanh-dao-libya-gaddafi/451470.vnp

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 15 2017, 12:26 AM

Cai vu Quatar nay, doc bai duoi nay thay co phan dung nhung chua du. Nga co loi tu vu Quatar, vi no khien cho cac the luc muon lat do Syria phai boc lo mau thuan ra, dong thoi chung minh nguon khi dot cua minh an toan hon. Nhung cung dong nghia voi viec My muon khong che chat Trung Dong hon, va Arap Saudi thi muon dua vao My de lam anh ca cua vung nay

Khủng hoảng Qatar, Nga cười thầm
Ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ thế giới, vậy ai làm chủ được nguồn năng lượng khí đốt tự nhiên thì sao?


EU 'vẫy cờ trắng' trong cuộc chiến khí đốt với Nga
Đã có quá nhiều cuộc chiến tại Trung Đông, nơi được coi là “rốn dầu của thế giới”, đều bắt nguồn từ dầu mỏ, nhưng thế giới hiện đại lại đang nóng lên khi có một nguồn năng lượng khác là “khí đốt” cũng không kém dầu mỏ đã khiến thế giới điên đảo… Ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu là làm chủ thế giới! Vậy ai làm chủ được nguồn năng lượng khí đốt tự nhiên thì sao?

Qatar trở thành nhà máy khí đốt thiên nhiên lớn nhất trong khu vực, chỉ có Gazprom Nga có thể thách thức ảnh hưởng của Qatar.

Rõ ràng là Nga không là nguyên nhân, không là người đạo diễn vụ các nước vùng Vịnh “đánh hội đồng” Qatar, nhưng ở mối quan hệ quốc tế thì vụ khủng hoảng này đã tạo ra một liên minh kỳ lạ Iran-Thổ Nhĩ Kỳ-Qatar kéo theo Syria-Hamas-Hezbollah…trong đó được cho là mạnh nhất, kỳ lạ nhất là Iran-Syria-Hamas-Hezbollah.

Thông qua những tuyên bố chính thức của Saudi Arabia (Ả rập-Xê út) thì nguyên nhân chính khiến 8 quốc gia vùng Vịnh tạo ra cuộc khủng hoảng với Qatar là do Qatar tài trợ cho khủng bố và thân thiện với Iran.

Quân khủng bố, theo quan điểm, cách gọi, của Saudi là nhóm Hamas, Al Qeada và nhóm “anh em Hồi giáo” chứ không phải là IS (tất nhiên rồi, vì nếu thêm IS nữa thì hóa ra tự mình ghè đá vào chân!).

Vụ khủng hoảng nổ ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi Trung Đông đã khiến cho dư luận, đặc biệt là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, đều cho rằng Mỹ đã “thông qua kế hoạch”, họ lập tức đáp trả…

Thổ Nhĩ Kỳ kéo quân sang căn cứ quân sự của họ tại Qatar để bảo vệ Qatar còn Iran viện trợ lương thực, thực phẩm và cho phép mọi chuyến bay thương mại của Qatar được bay qua không phận…Như vậy, Qatar dù chỉ thiên về “phòng ngự” đã vô hiệu hóa đòn tấn công của Saudi Arabia…

Tình thế tiếp theo như nào thì phụ thuộc vào một biến số cực phức tạp là Mỹ mà chúng ta theo dõi tiếp. Ở đây chúng ta quay trở lại với Nga trong cuộc khủng hoảng này…

Nga quá rõ mối quan hệ Qatar, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Hamas…và sự tác động của nó ở Trung Đông, Syria, nhưng điều thú vị mà Nga “cười thầm” không phải là mọi con mắt đang đổ dồn về Nga-thế lực lớn có uy tín tại Trung Đông; không phải Bộ trưởng NG của Qatar đang có mặt ở Kremly trong lúc “dầu sôi lửa bỏng…mà ở chỗ khác…

Qatar, con át chủ bài của Nga trong cuộc chiến khí đốt tại châu Âu

Thực ra, đối tượng “cuộc chiến khí đốt” của Nga tại châu Âu chủ yếu là Ba Lan và Ukraine trong đó đặc biệt là Ba Lan.

Ba Lan từ lâu đã muốn lật đổ “Gazprom” của Nga ở châu Âu. Phương cách rất đơn giản:

Thứ nhất, mua đi bán lại kiếm lời. Theo đó, Warsaw có ý định bán lại LNG (khí hóa lỏng) cho những người hàng xóm sau khi mua LNG từ Qatar đi vào thiết bị đầu cuối rất lớn của họ ở Swinoujscie.

Thứ hai khống chế Gazprom trong tuyến cung cấp khí đốt cho các quốc gia Đông Âu.

Như vậy, lật đổ Gazprom Nga, Ba Lan đã đạt 2 mục tiêu. Về chính trị đã đâm Nga một dao sau lưng và về kinh tế Ba Lan thu được lợi nhuận cao.

Vì thế, cựu Thủ tướng Ba Lan, Chủ tịch hiện tại của EU, Donald Tusk đã viết thư cho Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, yêu cầu để ngăn chặn việc xây dựng các dự án của Nga “Nord Stream-2”. (Xem: EU “vẫy cờ trắng ” trong cuộc chiến khí đốt với Nga).

Tuy “Nord Stream-2” được EU chấp nhận, hệ thống được tiến hành khởi công xây dựng từ dầu năm 2018 và hoàn thành cuối năm 2019 nhưng gặp không ít cản trở, gây khó từ một số thành viên EU khi mà chưa xảy ra sự cố Qatar…

Khủng hoảng Qatar có thể làm cho những thay đổi lớn trong dịch vụ khi đốt không chỉ khu vực Trung Đông mà còn ở châu Âu.

Rủi ro của việc chấm dứt việc giao hàng của LNG Qatar sang thị trường thế giới thông qua eo biển Hormuz tạo ra “cơn ác mộng của châu Âu”, không phải là rất lớn, bởi vì người có thể chặn eo biển – Iran, là một đồng minh của Qatar.

Biện pháp khóa eo biển Hormuz này chỉ xảy ra khi một cuộc chiến tranh lớn xảy ra tại Trung Đông kéo theo Iran vào cuộc mà thôi. Tuy nhiên, giả sử việc giao hàng LNG của Qatar bị dừng lại bởi xung đột quân sự với Saudi Arabia thì điều gì xảy ra? Ai cung cấp khí đốt cho châu Âu?

Và đây là 3 nhà cung cấp: Na Uy, Mỹ và Nga. Mỹ và Na Uy giá đắt như vàng, trong khi Nga rẻ như bèo, trữ lượng nhiều không bao giờ cạn, gần bên cạnh nhà…thì châu Âu tính sao?

Chưa hết, sự ổn định chính trị của khu vực Trung Đông là rất mong manh, Trung Đông chỉ là “khu vui chơi giải trí” cho các ông lớn phá phách…và do đó tin rằng có sự ổn định bởi các nhà cung cấp?

Vậy đã rõ, tình hình Qatar đã nâng cao vị thế có một không hai của Gazprom Nga. Chưa cần xảy ra tình huống khi mọi nguồn cung khí đốt từ Qatar bị ngừng thì châu Âu cũng đã, phải coi Gazprom là nguồn cung đáng tin cậy, ổn định là sự lựa chọn duy nhất...

Vụ khủng hoảng Qatar đã khiến tuyến đường ống “Nord Stream-2” đã trở nên cần thiết với Châu Âu hơn lúc nào hết mà Nga từ nay không cần phải tranh đấu, quảng bá…Nó làm nguội cái đầu nóng của Ba Lan, làm mọi lý lẽ chống lại Gazprom của Ba Lan trở nên thiếu sức thuyết phục.

Rõ ràng, vụ khủng hoảng Qatar dù xảy ra bất kỳ kết cục nào thì Nga vẫn hưởng lợi. Tất nhiên khi khí đốt tự nhiên đã trở nên quan trọng không kém gì dầu khí trong thế giới hiện đại thì các tinh hoa chính trị Nga sẽ biết kết hợp khí tự nhiên và chính trị ra sao.

Liệu “khí tự nhiên” trời ưu ái cho Qatar có biến Qatar thành biển lửa? Hay nó sẽ đốt cháy kẻ nào tham lam đòi chiếm đoạt? Thời gian sẽ trả lời.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/khung-hoang-qatar-nga-cuoi-tham-3337201/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 15 2017, 12:32 AM

Qatar bất ngờ nói Doha 'chứa chấp' Taliban theo yêu cầu của Mỹ
Một quan chức cấp cao Qatar khẳng định, Doha đã "chứa chấp" nhóm phiến quân Taliban theo yêu cầu từ phía Mỹ - quốc gia cáo buộc Doha ủng hộ các nhóm cực đoan.
Ông Mutlaq al-Qahtani, một cố vấn cấp cao chống khủng bố cho Ngoại trưởng Qatar , tiết lộ với Al Jazeera hôm 11/6 rằng, Qatar "chứa chấp" Taliban "theo yêu cầu của chính phủ Mỹ " - quốc gia mà Tổng thống của họ cùng một loạt các nước Ả Rập đã đang gây áp lực lên Doha do cáo buộc Qatar ủng hộ các nhóm cực đoan.

Theo quan chức này, việc Qatar "chứa chấp" Taliban như một phần của "chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán, trung gian hòa giải và mang lại hòa bình" của Qatar.
Ông Mutlaq al-Qahtani, một cố vấn cấp cao chống khủng bố cho Ngoại trưởng Qatar.

Taliban đã mở một "văn phòng chính trị" ở Qatar vào nwam 2013. Tuy nhiên, chính phủ Qatar sau đó đã đóng cửa văn phòng này. Tuy vậy, các lãnh đạo Taliban được cho là vẫn đang ở Doha.

Qatar đã chịu áp lực to lớn từ Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Maldives, và Ai Cập - tất cả những nước này đã cắt quan hệ ngoại giao với Doha - và Mỹ với cáo buộc rằng chính phủ Qatar bảo trợ các nhóm cực đoan, trong đó có Taliban.

Theo Press TV, chuyến thăm gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Riyadh, nơi ông kêu gọi các quốc gia Ả Rập "cô lập" các chính phủ ủng hộ "khủng bố" cũng như Iran, được tin là đã khuyến khích những người cầm quyền Ả Rập theo đuổi chính sách họ một cách mạnh mẽ hơn, bao gồm việc tấn công Qatar.

Những quốc gia khu vực trên đã ngừng tất cả hoạt động vận tải bằng đường bộ, hàng không và đường biển với Qatar, trục xuất các nhà ngoại giao, ra lệnh cho hầu hết công dân Qatar phải rời đi ngay lập tức.

Theo Press TV, sau chuyến thăm Riyadh, ông Trump lên tiếng cáo buộc Qatar dính líu đến chủ nghĩa cực đoan, ủng hộ khủng bố. Tổng thống Mỹ lên tiếng ủng hộ Ả Rập Saudi trong chiến dịch mới chống lại Doha.

Hôm 05/6, Bahrain, Ả Rập Saudi, Ai Cập, UAE, cũng như Yemen, chính phủ lâm thời Libya, Cộng hòa Mauritius và Maldives đã thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc Doha ủng hộ khủng bố. Một số quốc gia tuyên bố chấm dứt hoạt động vận tải hàng không và trên biển với Qatar, cũng như trục xuất công dân và các nhà ngoại giao của Doha. Qatar lấy làm tiếc về quyết định mà Doha cho là vô căn cứ này.
http://www.baomoi.com/qatar-bat-ngo-noi-doha-chua-chap-taliban-theo-yeu-cau-cua-my/c/22513087.epi



Đại sứ Mỹ tại Qatar từ nhiệm: Nỗi thất vọng nào?
''Trong tháng này, tôi sẽ kết thúc quá trình 3 năm làm Đại sứ Mỹ tại Qatar. Công việc này là vinh dự lớn nhất của cuộc đời tôi và tôi sẽ nhớ đất nước tuyệt vời này'', bà Dana Shell Smith chia sẻ trên trang Twitter cá nhân.

Ngoài việc thông báo sẽ từ nhiệm, bà Smith vẫn chưa đưa bất kì lời giải thích chính thức nào về quyết định bất ngờ này.

Theo The Hill, quyết định bất ngờ của bà Smith có thể liên quan đến những cáo buộc nhằm vào Qatar của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Hồi tháng trước, bà Smith đã bày tỏ sự thất vọng đối với tình hình chính trị ở Mỹ sau khi Tổng thống Trump quyết định sa thải cựu Giám đốc Cục điều tra Liên bang (FBI) James Comey.

"Ngày càng cảm thấy khó khăn khi đọc những tin tức ở quê nhà vào mỗi sáng thức dậy và biết rằng mình sẽ phải dành cả ngày để giải thích về chế độ dân chủ và các tổ chức của Mỹ", bà Smith viết.

Quyết định của bà Smith được đưa ra trong bối cảnh Qatar đang gặp khủng hoảng khi một loạt nước vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này.

Giới phân tích cho rằng, việc bà Dana Smith từ nhiệm là đỉnh điểm của sự bất mãn của bà trước những thông điệp không nhất quán của Washington về khủng hoảng vùng Vịnh.

Mới đây, tờ Al Jazeera dẫn nguồn tin từ cố vấn cao cấp về chống khủng bố cho Ngoại trưởng Qatar - ông Mutlaq al-Qahtani tiết lộ, Mỹ chính là kẻ đứng sau đã yêu cầu Qatar hậu thuẫn cho Taliban.

Cụ thể, Chính phủ Mỹ trước đây đã yêu cầu Qatar hậu thuẫn cho Taliban để trở thành cầu nối, tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán giữa các phe phái và góp phần duy trì hòa bình cho khu vực.

Trên thực tế, Taliban đã mở một "văn phòng chính trị" tại Qatar vào năm 2013, nhưng sau đó chính phủ Qatar đã buộc văn phòng này phải ngừng hoạt động. Mặc dù vậy, các nước Arabia vẫn cho rằng lãnh đạo Taliban đang ở thủ đô Doha của Qatar.

Có một thực tế không thể phủ nhận: Qatar là một trong những quốc gia tích cực, đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan ở khu vực.

Căn cứ Al Udeid - căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ ở vùng Vịnh, nằm tại Qatar và là địa điểm xuất kích của các chuyến bay không kích IS. Ngoài ra, Doha còn nằm trong liên minh không kích lực lượng Houthis ở Yemen do Riyadh lãnh đạo.

Ấy vậy mà, hôm 9/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại thẳng thừng chỉ trích Qatar là một quốc gia "tài trợ khủng bố" ở mức độ cao, chạm tới nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay.

Trong khi trước đó, khi mọi chuyện còn quá đỗi bất ngờ thì Washington lại đổ vấy cho tin tặc Nga đứng sau giật dây dẫn tới tình trạng khủng hoảng ngoại giao tại vùng Vịnh mà Qatar là tâm điểm.

Rõ ràng, lời tiết lộ mới đây của vị cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Qatar đã bóc trần một sự thật lâu nay vẫn được bao bọc hoàn hảo bởi những lời hay ý đẹp của Mỹ nhằm xây dựng Qatar thành một quốc gia trung lập và hòa hảo.

Là người hiểu rõ nhất về mối quan hệ giữa Mỹ và Qatar, chắc hẳn bà Dana Smith đã rất thất vọng.
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/dai-su-my-tai-qatar-tu-nhiem-noi-that-vong-nao-3337312/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 16 2017, 11:27 PM

Bien phap trung phat moi cua thuong vien My ro rang la nham vao du an North Stream 2 cua Nga. Bien Phap nay ro rang la danh thang vao Duc, Ao va mot so nuoc Tay Au lien quan. Nguoi duoc loi se la My, mot so nuoc Dong Au nhu Ba Lan, Sec, Slovakia. Trai lai Tay Au va Ukraine lai thiet thoi.

Ukraine muon ngan can du an North Stream 2 de cho duong ong cua ho duoc dung, neu bay gio My ma thay the thi Ukraine coi nhu ra ria. Den day moi thay su tro treu cua Ukraine, chong Nga am i, nhung quyen loi lai chi co the gan voi vai tro cua Nga o EU.

Voi Duc, Ao va 1 so nuoc Tay Au, neu buoc phai nhap khau khi dot cua My, thi co nghia la tu minh that co, chi phi hoa long khi dot, chuyen cho khi dot sang EU vo cung dat do, se lam cho chi phi san xuat va dich vu cua cac nuoc nay tang theo => gia ca hang hoa tang theo => mat suc canh tranh so voi hang My, co khac gi tu that co chinh minh, neu mua khi dot My.

My cung trung phat ca Iran, nguon cung khi dot lon thu 2 the gioi, sau Nga, du cho thay tham vong khi dot cua My. My vua roi cung giang don Quatar, cung la mot nguon cung khi dot khong lo nua, du cho thay My muon khong che EU bang khi dot





Nga nhìn nhận "hết sức tiêu cực" về biện pháp trừng phạt mới của Mỹ

Ngày 16/6, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga nhìn nhận "hết sức tiêu cực" về các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào nước này, cho rằng các biện pháp này có thể gây phương hại các nước khác.

Điện Kremlin đưa ra tuyên bố trên sau khi Thượng viện Mỹ ngày 15/6 thông qua dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, trong đó có một số nhằm vào các dự án năng lượng của Nga như dự án đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc 2 vận chuyển trực tiếp khí đốt của Nga ở dưới biển Baltic sang Đức.

Phản ứng về động thái trên, người phát ngôn của Chính phủ Đức, Steffen Seibert ngày 16/6 cho biết Thủ tướng nước này Angela Merkel quan ngại các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga có thể dẫn tới việc phạt các công ty châu Âu liên quan một số dự án năng lượng của Nga.

Phát biểu với báo giới tại Berlin, ông Seibert cho biết Thủ tướng Merkel có chung quan ngại như trong tuyên bố chung được Ngoại trưởng nước này Sigmar Gabriel và Thủ tướng Áo Christian Kern đưa ra ngày 15/6, theo đó cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Nga mang đến "một tính chất hoàn toàn mới và hoàn toàn tiêu cực đối với các mối quan hệ Âu-Mỹ."

Theo ông Seibert, động thái của Thượng viện Mỹ là "lạ lùng" và "kỳ quặc," khi áp đặt các biện pháp nhằm trừng phạt Nga với cáo buộc Moskva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ song lại có thể dẫn tới phạt các công ty của châu Âu và qua đó nhằm vào nền kinh tế châu Âu và điều này không được xảy ra.

Ông Seibert nhấn mạnh "điều này không được xảy ra," đồng thời nêu rõ Đức "phản đối các biện pháp trùng phạt gây những hệ quả vượt lãnh thổ, tức là ảnh hưởng đến các nước thứ ba."

Trong tuyên bố chung, Ngoại trưởng Đức Gabriel và Thủ tướng Áo Kern cũng cho biết không chấp nhận các lệnh trừng phạt "vượt lãnh thổ," cho rằng việc này vi phạm luật quốc tế.

Ngoài ra, hai bên cho rằng Washington dùng các lệnh trừng phạt để cắt nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu nhằm tạo điều kiện cho Mỹ xuất khẩu năng lượng sang châu Âu.

Tuyên bố chung nhấn mạnh "không được trộn lẫn các lệnh trừng phạt với lợi ích kinh tế," đồng thời khẳng định nguồn cung năng lượng của châu Âu do khu vực này tự quyết định./.

http://www.vietnamplus.vn/nga-nhin-nhan-het-suc-tieu-cuc-ve-bien-phap-trung-phat-moi-cua-my/451782.vnp

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 17 2017, 03:40 AM

Như vậy là rất rõ ràng, Mỹ đã vi phạm thỏa thuận ngầm với EU để có thể thuyết phục được EU, nhất là Đức đồng ý về các biện pháp trừng phạt Nga, đó là đặt vấn đề đường ống khí đốt ra ngoài phạm vi trừng phạt. Thời Obama đã thỏa thuận vậy, nhưng bây giờ phía Mỹ đã vi phạm điều đó. Phía EU thì há miệng mắc quai, do đã trót trừng phạt Nga rồi.

Rõ ràng, trước việc Brexit, và việc 2 nước Pháp Đức, Tây Âu muốn vùng lên thành lập hệ thống quân đội riêng, phía Mỹ đã tích cực sử dụng năng lượng, và nhất là khí đốt làm công cụ khống chế EU, bằng việc xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang Ba Lan, Mỹ muốn tăng vai trò của Ba Lan trong EU, và qua đó chi phối EU. Với việc đe dọa trừng phạt các công ty tham gia vào dự án North Stream 2 của Nga, cũng như nhằm vào cả Iran, Mỹ muốn làm ngưng lại sự phát triển về hợp tác năng lượng Nga, Tây Âu, nhưng k phải để cho Qatar hay Iran nhảy vào như dự định thời Obama, mà để cho chính Mỹ nhảy vào. ĐIều này càng cần thiết, khi mà Nga đã ký được 2 thỏa thuận khí đốt "thế kỷ" với Trung Quốc.
Nếu làm được như vậy, Mỹ đạt được rất nhiều lợi:
- Khống chế Tây Âu, nhất là con hổ Đức, khống chế EU vùng lên giành vị trí số 1 với Mỹ. Rất rõ ràng, Mỹ đang đề phòng EU
- Giảm sức cạnh tranh cho kinh tế EU, nhất là Đức, do việc dùng khí đốt hóa lỏng Mỹ sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất và dịch vụ => giá thành tăng
- Ngăn chặn Nga và EU tiếp tục hợp tác, lúc này mức độ hợp tác Nga và EU sẽ bị chặn lại ở mức độ hiện nay, và chỉ còn cách tiếp tục đi về phía châu Á

Vậy EU, mà cụ thể là Tây Âu có những lựa chọn nào để đối phó?
- Không gia hạn trừng phạt Nga khi lệnh trừng phạt hiện nay hết hạn sau 6 tháng nữa. Liệu có làm nổi k?
- Cho Mỹ tham gia vào việc xây dựng North Stream 2. Liệu có được k?
- Đàm phán với Mỹ, đòi k được trừng phạt các công ty của EU tham gia North Stream 2. Cái này có vẻ khả thi nhất, nhưng liệu có thể tin được Mỹ k? Và như thế cũng rất mong manh
- Cho phép Nga và Tây Âu thanh toán hoàn toàn 100% bằng euros thay vì USD. Không dám

Nói chung, rốt cuộc thì anh Ukraine chả được cái gì, và bây giờ mất giá nốt. Có cái Crimea thì mất, còn đường ống đáng giá nhất, nhưng nếu anh Mỹ tham gia vào việc cung cấp khí đốt, thì bây giờ Nga nó chỉ chuyển khí của North Stream 2 và Yamal Europe thôi, đâu còn cần đến đường ống của Ukraine nữa. Vậy là anh Ukraine hợp tác với Mỹ chống North Stream 2 với hy vọng đường ống của mình được dùng, nhưng rốt cục thì Mỹ chống North Stream 2 cho chính họ, đời nào lại cho Ukraine. Cuộc đời oái oăm, Ukraine cứ đòi chống Nga, nhưng lại không nhận ra quyền lợi của mình gắn liền với Nga, Nga bị giảm vai trò ở EU thì Ukraine cũng chẳng có cóc khô gì




Mỹ siết trừng phát Nga, Đức “nổi giận”
Đức và Áo đã chỉ trích lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga nhằm vào đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Moscow dẫn tới châu Âu, gọi lệnh trừng phạt này là một nguy cơ bất hợp pháp đối với an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).


Theo tờ Financial Times, trong một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Nga, Thượng viện Mỹ vào ngày thứ Tư tuần này đã bỏ phiếu với tỷ lệ 97 phiếu thuận và 2 phiếu chống đối với các biện pháp tăng cường trừng phạt Moscow. Theo đó, Mỹ đặt ra những hạn chế mới đối với các công ty hậu thuẫn việc Nga xuất khẩu năng lượng bằng đường ống.
Hành động này của Mỹ đã vấp phải sự phản đối từ Đức và Áo. Trong một tuyên bố chung ra ngày thứ Năm, Berlin và Vienna nói rằng việc Mỹ siết trừng phạt Nga như vậy báo hiệu cho một “chất lượng mới và rất tiêu cực trong quan hệ châu Âu-Mỹ”.
Sở dĩ hai nước có phản ứng như vậy là do động thái của Thượng viện Mỹ có nguy cơ phá vỡ một sự đồng thuận mong manh giữa hai bờ Đại Tây Dương về lệnh trừng phạt Nga. Theo sự đồng thuận mà Thủ tướng Angela Merkel phải bỏ nhiều công sức mới đạt được, cho đến nay, các đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga vẫn nằm ngoài phạm vi trừng phạt bởi liên quan đến các lợi ích của nước Đức.
Mâu thuẫn này càng khoét sâu thêm vết rạn nứt giữa Washington và Berlin vốn xuất hiện kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền. Thời gian qua, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích chi tiêu quốc phòng và thặng dư thương mại của Đức với Mỹ, đồng thời công kích sự hợp tác kinh tế toàn cầu.

“Nguồn cung năng lượng của châu Âu là một vấn đề đối với châu Âu, chứ không phải đối với Mỹ”, tuyên bố của Đức-Áo có đoạn viết. Tuyên bố sử dụng những ngôn từ mạnh bất thường: “Chúng tôi không thể chấp nhận… nguy cơ từ lệnh trừng phạt bất hợp pháp của nước khác nhằm vào các công ty châu Âu tham gia vào việc phát triển nguồn cung năng lượng của châu Âu”.
Đi xuyên biển Baltic, đường ống Nord Stream 2 được dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất cung cấp khí đốt từ tập đoàn quốc doanh Gazprom của Nga cho châu Âu. Lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các công ty năng lượng châu Âu tham gia vào dự án này, như Shell, Engie, OMV… Giá cổ phiếu của các công ty này đồng loạt sụt giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm.

Thượng viện Mỹ vốn có sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong nhiều vấn đề nhưng các thượng nghị sỹ đã có sự đồng thuận cao hiếm có khi thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Nga lần này. Điều này phản ánh sự bất bình của Washington đối với những cáo buộc cho rằng Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Khi ông Trump lên cầm quyền, điện Kremlin đã hy vọng chính quyền mới của Mỹ có một lập trường mềm mỏng hơn với Moscow so với người tiền nhiệm Barack Obama. Tuy nhiên, những hy vọng này đã dẫn tan biến khi chính quyền Trump bị bủa vây vởi những rắc rối từ cuộc điều tra của FBI nhằm vào nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Thời gian qua, dự án đường ống Nord Stream 2 đã bị “soi” do có những cáo buộc rằng đường ống này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung năng lượng từ Nga, và giảm dòng khí đốt chảy qua Ukraine - một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố của Đức và Áo cáo buộc rằng Mỹ đang tìm cách tăng xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu và xem đường ống Nord Stream 2 là một đối thủ.
“Mục đích ở đây là đảm bảo việc làm trong ngành dầu khí ở Mỹ. Nhưng việc ai cung cấp năng lượng cho chúng tôi và chúng tôi quyết định như thế nào là tùy thuộc vào các nguyên tắc cởi mở và thị trường cạnh tranh”, tuyên bố viết.
Sau khi Mỹ xuất khẩu lô khí hóa lỏng đầu tiên sang Ba Lan vào tuần trước, chính quyền Trump nói việc xuất khẩu này “hỗ trợ việc làm ở Mỹ, giảm giá năng lượng cho các đối tác nước ngoài và đóng góp vào an ninh năng lượng của châu Âu bằng một nhà cung cấp đáng tin cậy, với mức giá dựa trên thị trường”.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản bác lệnh trừng phạt mới của Mỹ. “Giờ thì chúng tôi đã biết một dự luật trừng phạt mới đã xuất hiện ở Thượng viện Mỹ. Tại sao vậy? Dĩ nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy cuộc đấu đá chính trị nội bộ tiếp diễn ở Mỹ”, ông Putin nói.

http://soha.vn/my-siet-trung-phat-nga-duc-noi-gian-20170616201438937.htm

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 19 2017, 05:26 PM

Đúng vậy, giữa EU và Mỹ đã có một cuộc cạnh tranh gay gắt hơn, bởi vì cách tiếp cận của chính quyền Trump khác cách tiếp cận của Obama, và mỗi người đại diện cho một tư duy của giai cấp tư sản Mỹ. Nó cũng phụ thuộc vào thời điểm và vị thế hai bên nữa.
Hiện tại EU suy yếu đi vì sự mâu thuẫn nội bộ, trong đó có hai vấn đề lớn đó là chính sách của Đức và việc Anh rút khỏi EU. Chính sách của Đức, đã khiến EU trở thành một dạng thuộc địa, “vùng chiếm đóng” của Đức. Việc rút khỏi EU của Anh, cũng làm cho cân bằng trong khối giảm đi.

Sự việc quyết định hiện nay là sự phối hợp Đức-Pháp. Chính quyền mới của Pháp về xu hướng sẽ cởi mở hơn với EU. Nhưng chừng nào Đức-Pháp không có được một cái nhìn chung, thì EU không thể tiến được. Trong vấn đề này, thái độ của Đức khá là quyết định, bởi nếu Đức không có sự thông hiểu với các nước khác trong khối, mà tiếp tục bắt các nước khác đi theo thì EU sẽ đổ vỡ.
Cách tiếp cận của Obama, là thông qua Đức mà nắm EU, đồng thời đưa quan hệ EU-Mỹ vào một cái khung hiệp định thương mại, trong đó có cam kết Mỹ bán năng lượng, là người cung cấp năng lượng.

Bằng cách tiếp cận này, mà Đức có lực để bắt EU theo ý mình, cũng như gây ảnh hưởng ở UK.
Cách tiếp cận của chính quyền Trump thì ngược lại. Chính quyền này không tôn trọng các thoả thuận vùng, mà muốn sử dụng quan hệ song phương. Đức từ vị thế đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở châu Âu, trở thành đối thủ cần kiềm chế. Ngược lại vai trò của Pháp với Mỹ lại tăng lên. Nhưng không phải vì thế mà quyền lợi của Pháp không bị đụng chạm.
Nhưng sự việc mà ltbk viết ở trên phải đặt nó cùng chung với những gì đang xẩy ra với Quatar. Bây giờ ta có thể dựng lên được phần nào kịch bản của nó.

1- Từ trước tới nay, Mỹ đã dùng công cụ tài chính làm công cụ chính để kiểm soát ở Tây Âu, cộng với sự tồn tại của NATO. Cái Deal này dựa trên thoả hiệp của hai bên. Mỹ chiếm phần thượng phong với công cụ tài chính, quân sự. Đổi lại, Tây Âu tiếp cận thị trường Mỹ. Thời gian này, luật của Mỹ không cho phép Mỹ xuất khẩu năng lượng. Chỉ có 2 nước bị buộc chặt hơn vào quỹ đạo Mỹ có “đặc ân” này. Đó là Mexico và Canada thông qua ALENA (khối kinh tế liên bắc Mỹ).

2- Từ thời Obama, do sự phát triển công nghệ đá khí ở Mỹ, thì Mỹ muốn dùng ngành công nghiệp này để củng cố vị thế của mình, tức là buộc các nước khác bằng cái đai năng lượng nữa. Cũng từ đây mà Mỹ có xung đột với Nga, vì Nga là người cung cấp truyền thống cho EU (Đức, Ý, Đông Âu). Điều này cũng dễ hiểu, bời làm sao Mỹ chịu mở thị trường cho EU, “bảo vệ” EU chống lại Nga mà lại để cho Nga hưởng lợi. Nhưng điều như thế đã từng xẩy ra trong quá khứ với Liên Xô. Ví dụ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Angola. Một điều “quái đản” đã xẩy ra. Đó là Liên Xô – Cu ba hi sinh sương máu để nước này độc lập, nhưng khai thác dầu ở đây lại là công ty Mỹ.

3- Do vị thế Đức Pháp trong vấn đề năng lượng này khác nhau, mà cách tiếp cận đánh của Mỹ cũng khác nhau. Với Pháp, là nước chủ động trong năng lượng, đồng thời nhập khẩu từ châu Phi, (từ thuộc địa cũ), thì Mỹ không thể bắt Pháp mua được. Nhưng Mỹ đánh vào công nghệ sản xuất và nguồn nguyên liệu của Pháp. Một trong những nguồn đấy của Pháp là I rắc (đã bị Mỹ đánh) và Quatar (đang bị Mỹ đánh). Bởi Pháp mua khí của Quatar, hoá lỏng rồi chở đi bán. Tất nhiên quatar bị đánh không chỉ vì thế mà còn là nước ủng hộ Hamas, là lực lượng chống Israel ở Palestine. Chính vì thế mà cùng ủng hộ “khủng bố quốc tế”, Ả rập Sa u đít thì không làm sao (sau khi phải chi tiền mua một đống vũ khí Mỹ về để chơi), còn Quatar thì bị ăn đòn. Tôi sẽ phân tích kỹ cái phần Quatar này sau (nếu không lười).

4- Với Đức, tất nhiên Mỹ muốn Đức bỏ Nga mà mua năng lượng từ mình. Và cái cớ ở đây không phải là “khủng bố quốc tế” mà là cấm vận Nga. Với Đức, đấu Nga là cách chứng minh mình là đồng minh của Mỹ, đồng thời giữ Nga trong vòng thuộc địa cung cấp nhiên liệu. Nói cách khác Đức đã mượn hơi Mỹ, để tăng cường ảnh hưởng sức mạnh cho mình trong quan hẹ với Nga. Điều này áp dụng được phần nào trong thời Obama. Nhưng Mỹ thấy rằng chẳng được gì ở đây, mà có khi còn xung đột với Nga, do ràng buộc với Đức, trái với nguyên tắc “nghêu sò đánh nhau, ngư ông thủ lợi” của nó, như tôi đã phân tích nên nó rút.

5- Với việc giơ cao ngọn cờ cấm vận Nga, chống khủng bố quốc tế để loại quatar, tiếp tục bao vây I ran,..thì thế giới chỉ còn nguồn năng lượngduy nhất đó là Mỹ và các nước Mỹ có thể kiểm soát. Mà nếu không có năng lượng thì làm sao phát triển.

6- Thái độ của Đức-Pháp sẽ thế nào. Nhìn phản ứng của Pháp với vấn đề Quatar, khác hẳn với thái độ của Pháp ,thời điểm Mỹ đánh Sadam Husein, là chính quyền cung cấp dầu cho Pháp, người ta thấy Pháp-Đức sẽ đi giật lùi, và tìm cách hạ nhiệt. Nhưng kết quả của nó là gì thì chưa biết.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 20 2017, 03:34 PM

Ha ha, de nghi bac Pho khong duoc luoi, phan tich Qatar di nao

Co ve tinh hinh cang ngay cang nong hon. Sau khi My dung tiem kich F18 ban ha cuong kich Su 22 cua Syria, thi Nga tuyen bo ngat duong day nong, dong thoi Syria da nhan co hoi chiem luon thành phố Resafa cua tinh Raqqa, day chinh la thành phố ma My bao ve luc luong cua minh va dung may bay F18 ban ha Su 22.

Sau do, Nga tuyen bo coi may bay My la muc tieu, con My giai thich minh co quyen tu ve, dong thoi de nghi Nga hop tac.

Lan dau tien trong lich su, Iran da phong 6 qua ten lua dan dao tam trung vao Deir Ezzor, day la khu vuc My dang doi Nga "nhuong" cho phe doi lap than My, vi vay den nay van chua duoc giai phong. Iran da gui mot thong diep rat cung ran

Mot dieu mac cuoi nua, tau khu truc sieu hang USS Fitzgerald duoc trang bi he thong radar Aegis than thanh cua My lai khong phat hien duoc tau hang to dung cua Philippin, de bi dam phai va lam 7 thuy thu thiet mang, con ben tau hang khong ai bi lam sao. Mac cuoi hon nua, la vo thep cua tau chien lai bi tau hang dam bep di, la cho bi dam duoc My quang cao la boc ao giap tot.
Chang tha bi dam lat ngua con do loi trong luong, day la ao giap bi nat kia hehe.gif



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 20 2017, 03:39 PM

4 tap Bo phim truyen hinh ve Putin do dao dien My Olivier Stone vua duoc trinh chieu o My va da chieu xong. Ong nay la nguoi thuoc phe muon My lam lanh voi Nga, va phe chong Nga da chi trich ong vi da xay dung Putin "qua mem mai", "khong co diem tieu cuc nao" hehe.gif


Phương Tây nóng mặt khi Tổng thống Putin được tôn vinh
Reuters cho rằng bộ phim tài liệu của đạo diễn lừng danh người Mỹ Oliver Stone đã xây dựng hình ảnh một Tổng thống Putin “đáng ngưỡng mộ sai sự thật”.

Người Mỹ ngưỡng mộ Putin


Hãng tin Reuters vừa có bài bình luận về tình hình nước Nga, trong đó có nêu chi tiết đáng chú ý về việc Tổng thống Vladimir Putin được khen ngợi trong một bộ phim tài liệu 4 tập của đạo diễn lừng danh người Mỹ Oliver Stone.

Theo Reuters, điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ ủng hộ của người dân Mỹ với Tổng thống Nga lại cao hơn hẳn so với những gì họ dành cho nhà lãnh đạo Donald Trump của mình.

Một cuộc thăm dò dư luận do viện Gallup tiến hành gần đây cho thấy có tới 1/3 người Mỹ được hỏi tỏ ý đồng tình với Tổng thống Nga.

Tuy nhiên, Reuters cũng tranh thủ để buông những dòng đánh giá không được “đẹp” về nhà lãnh đạo Nga.

Reuters dẫn nguồn “dư luận” và “nhiều ý kiến” cho rằng, bộ phim tài liệu chia làm 4 phần về những trao đổi với ông Putin của đạo diễn phim nổi tiếng từng giành giải Oscar Oliver Stone đã “tô vẽ” hình ảnh của một Putin “đáng ngưỡng mộ sai sự thật”.

Khi xuất hiện trong chương trình của Stephen Colbert, trước câu hỏi điều gì khiến ông cảm thấy ngạc nhiên nhất về Tổng thống Putin, đạo diễn Stone đã thẳng thẳn trả lời rằng:

“Tôi cho rằng ông ấy đã cống hiến cho đất nước, và tôi rất bất ngờ trước sự kiềm chế, nhã nhặn của ông ấy, ông ấy không hề nói bất kỳ điều gì tồi tệ về ai. Ý tôi là ông ấy đã nếm trải nhiều, truyền thông và báo chí từng nhiều lần chỉ trích hay thậm chí là lên án ông ấy”.

Câu trả lời này của một đạo diễn gạo cội bị Reuters đánh giá là “đã khiến khán giả bật cười”. Có lẽ phải nói những lời không tốt đẹp về Tổng thống Putin như những gì truyền thông phương Tây đang nói thì mới được “khen” là đúng sự thật và không nực cười!

Reuters thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng Oliver Stone có thể đã sai lầm đồng thời chỉ trích ông đã làm một bộ phim vô hình trung trở thành “một công cụ tuyền truyền cho người Nga”.

Cũng nhân đây, Reuters “gợi ý” cần phải đánh giá nhà lãnh đạo Nga như Forbes từng miêu tả là “thành công trong việc làm gương cho tất cả những nhà độc tài trong khu vực và trên thế giới rằng họ có thể làm thế nào để đi ngược lại tự do và nhân quyền mà không bị phán xét”.

Bậc thầy diễn xuất?

Theo Reuters, Tổng thống Putin xuất thân từ KGB nên dễ hiểu khi ông là người giỏi “ngụy trang” hay che giấu mình. Thậm chí, có lẽ cũng không quá khi cho rằng ông đã trở thành, hoặc rèn luyện để trở thành một “bậc thầy” về diễn xuất!

Ví dụ được nêu ra là cuộc trả lời trực tuyến của Tổng thống Putin mới đây. Theo Reuters, màn trình diễn của ông Putin thực tế đã không còn “thuyết phục” như trước. Lý do được nêu ra là sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga vẫn thấp.

Một lý do khác mà theo Reuters là xã hội Nga ngày nay cố chấp hơn, hiểu biết hơn và cũng hoài nghi hơn. Ngoài các thể chế như các tổ chức phi chính phủ, tầng lớp trung lưu Nga giờ đã đi khắp mọi nơi, sử dụng mạng xã hội và sẵn sàng đối thoại một cách tự tin với lực lượng an ninh ngầm!

Để làm bằng chứng cho những đánh giá của mình, Reuters nêu lên một số cuộc biểu tình của phe đối lập phát động hồi tuần qua và đặt câu hỏi một cách kích động rằng liệu những người trẻ Nga sẽ chấp nhận những gì mà truyền thông Nga “tô vẽ”, một trật tự xã hội như hiện nay hay không?

Đây không phải là lần đầu tiên, và chắc chắn, cũng không phải là lần cuối cùng Reuters hay các hãng truyền thông phương Tây tung ra những bài viết nhằm hạ thấp uy tín của Tổng thống Putin, các nhà lãnh đạo Nga cũng như kích động gây chia rẽ nội bộ nước Nga.

Truyền thông phương Tây luôn kêu gọi tự do ngôn luận hay tuyên truyền cái mà họ gọi là dân chủ. Thế nhưng, qua những bài phân tích kiểu như của Reuters, chính phương Tây đang áp đặt suy nghĩ, áp đặt các giá trị của riêng họ đối với người khác.

Phương Tây tiếp tục cho mình quyền của người “phán xử”, thế nên họ mới ngang nhiên mang bom đạn ném xuống những đất nước có chủ quyền. Khi bị phát hiện sát hại dân thường thì sẽ viện đủ các lý do để tự bào chữa.

Chỉ một bộ phim tài liệu 4 tập về Tổng thống Nga Putin được phát sóng ở Mỹ từ hôm 12/6 đã khiến phương Tây “nóng mặt” đến như vậy! Có lẽ, truyền thông phương Tây sẽ còn phải hậm hực thêm nhiều lần.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/phuong-tay-nong-mat-khi-tong-thong-putin-duoc-ton-vinh-3337539/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 21 2017, 05:38 PM

@ltbk,
Trước khi viết mấy điều về Qatar, tôi bổ xung một chút có tính chất lý thuyết, giống như phương pháp luận (methodologie) để làm sáng rõ cách tiếp cận của tôi với các vấn đề chính trị xã hội. Bởi vì ở trên ltbk có nói tới “dân chủ như một hình thức can thiệp của phương Tây”, tôi lấy luôn đó làm ví dụ để soi sáng phương pháp luận cuả mình.
Đối với tôi, những giá trị này, như quyền con người, tự do, nhà nước pháp quyền đều là những giá trị hay. Bản thân những giá trị ấy không có lỗi, nó rất là cao đẹp và là giá trị văn hoá của nhân loại. Một lần tôi đi nghe hát, kiểu comedie musicale, có tên là 1789, tức là năm cách mạng tư sản Pháp. Vào hồi kết, khi nhạc nổi lên, bằng cách dùng âm thanh, hình ảnh, những người dàn dựng đã đọc lên những tuyên ngôn nhân quyền của cuộc cách mạng tư sản này. Bản thân tôi, thấy người nổi gai ốc vì nó linh thiêng và cảm động. Nhưng đồng thời, khi so sánh những điều ước nguyện này với nước Pháp ngày này vào đầu thế kỷ XXI trong đầu, tôi thấy rất rõ rằng hai trăm năm sau, những tuyên bố ấy, ước nguyện ấy cũng chưa thực hiện được ở chính nước Pháp. Nhưng không phải vì thế mà nó không cao đẹp. Nhưng một khi đã chấp nhận nó là cao đẹp rồi, thì phải xem phần ứng dụng của nó ra sao trong cuộc đời. Và đây mới là điều cần để ý.
Điều thứ nhất. Mặc dù là tuyên ngôn của chính mình, những điều này cũng không áp dụng được đúng như thế 200 năm sau ở ngay trong những nước tuyên bố nó. Và cái cơ chế lý thuyết “dân làm chủ”, thực ra trở thành sự thoả hiệp của các obligapole qua một cơ chế bầu cử đa phương, nhưng sử dụng lá phiếu của dân làm trọng tài, mà không “thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau” chém giết nhau như những tài phiệt Nga hay UK vì quyền lợi riêng của từng nhóm. Nó không phải là quyền của dân.
Điều thứ nhì. Những giá trị dân chủ này được đưa ra nước ngoài “package” (bán trọn gói), với những áp đặt của phương Tây vể cơ chế, dẫn đến việc, nếu không dùng cơ chế đó, thì không được nó dán cho cái mác dân chủ. Những người không đồng ý với cách bán đó của nó, thì lập tức bị chụp mũ là phát xít, là này là kia..Như vậy cái gọi là “giá trị dân chủ”, được biến chế khéo léo thành cách can thiệp, trong một quá trình xâm thực thuộc địa version 3.0 (chủ nghĩa thực dân cũ : 1.0, chủ nghĩa thực dân mới : 2.0, toàn cầu hoá : 3.0).
Điều thứ ba. Những giá trị dân chủ kia, ra đời trong một khuôn khổ của văn hoá phương Tây, lịch sử phương Tây, cơ chế kinh tế, cấu trúc kinh tế phương Tây. Nó dựa trên rất nhiều các giá trị nghiễm nhiên chấp nhận của họ, nhưng ở các nơi khác trên thế giới không có. Nói một cách khác, nó là một version của giá trị nhân bản của nhân loại, nhưng là một avatar của phương Tây, của văn hoá phương Tây. Ở VN, ngay cả những người tự cho mình là tây hoá nhất chưa chắc đã có, vậy làm sao áp dụng nó, nếu không tìm hiểu ngọn ngành mà chỉ a dua nói theo cho nó có vẻ trí sĩ.
Điều thứ tư. Các áp đặt dân chủ này, được thực hiện ở rất nhiều nước trong thế giới thứ ba, ở Đông Âu, ở Nga. Trong tất cả các nước đó, nó đều không chạy. Đều có biến thái thành các dạng quái thai. Tại sao ? trả lời câu hỏi đó thế nào. Chính vì những biến thái quái thai này, mà tôi mới có lần nói, tuyên truyền dân chủ phương Tây là vũ khí huỷ diệt hàng loạt, là bom nguyên tử mà phương Tây ném xuống các nước thế giới thứ ba.
Sau khi tìm hiểu, thấy rõ lợi hại, có phương thức giải quyết bốn cái điều trên, thì mới có thể ứng dụng dân chủ được.
Để tiếp cận nghiên cứu, thì không có cách nào khác là đi tìm hiểu cái cấu trúc của vấn đề, phần chìm của tảng băng. Đồng thời nghiên cứu xem trong lịch sử chúng đã biến đổi ra sao, theo hình thức nào. Để tìm hiểu cấu trúc không có gì hay bằng duy vật biện chứng. Để xem chúng biến đổi ra sao, không có gì hay bằng duy vật lịch sử.
Nhưng có một tư duy khác, có lẽ còn bao quát hơn cả cách tiếp cận này. Người ta có thể tìm chúng ở đâu ? Trong phật giáo, trong Nho giáo. Trong đó có lẽ cách tiếp cận bằng phương pháp luận Phật giáo là thâm thuý hơn cả. Ở đâu ? trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện. Nó có cái câu này.
“chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật của các pháp, nghĩa là các pháp: tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy”
Pháp ở đây là hiện tượng. Nếu diễn nôm nó ra thì có thể hiểu thế này “mỗi hiện tượng đều có cách thể hiện như thế, tính chất như thế,bản chất như thế, lực tác động ra nó như thế, ảnh hưởng của nó như thế, nguyên nhân tạo ra nó như thế, hoàn cảnh tạo ra nó như thế, hệ quả nó như thế, ích lợi của nó như thế, phải xem xét đầy đủ trước sau như thế (thì mới đúng là phân tích]”. (cái trong [] tôi thêm vào cho rõ nghĩa để biến nó thành phương pháp luận).
Muốn tìm hiểu một hiện tượng (ví dụ dân chủ, vấn đề Qatar) thì phải xét đẩy đủ các điều trên. Còn tại sao tôi lại nói nó bao quát hơn duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.. bởi vì nó không bị kẹt vào mức độ cao thấp trong tư duy này, vì các điều kiện trong phật giáo đều tương đương nhau, tương tác nhau, không bị quyết định bởi “vật chất quyết định tinh thần”, điều mà nghiên cứu một hiện tượng xã hội cụ thể chưa chắc đã đúng (ví dụ bà mẹ hi sinh bảo vệ con, thì không thể nói vật chất quyết định tinh thần được). Còn để đẩy nó lên mức độ trìu tượng, kiểu thế giới này xuất hiện đầu tiên do tinh thần hay vật chất thì tôi không quan tâm, vì nó không có tác dụng trực tiếp vào việc phân tích tìm hiểu các hiện tượng đương đại “trăm năm trong cõi người ta”, mà tôi quan tâm.

Thế còn Nho giáo. Người ta có thể tìm thấy phương pháp luận trong Kinh Dịch (không phải là bói toán mà tư duy của nó). Đó là vấn đề thời, thế.
Tôi sử dụng ba phương pháp luận này cùng lúc, đan xen nhau, bổ xung cho nhau. Vì thế tôi vừa là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, vừa là phật tử, vừa là nhà Nho.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 21 2017, 09:08 PM

Vấn đề Qatar là vấn đề phức tạp, nhưng hệ quả của nó không lớn. Vì cả bên nguyên (Ả rập Sa u đít) lẫn bên bị (Qatar) đều nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ. Như trong một gia đình Mafia thì Bố già không phải lúc nào cũng can thiệp vào xích mích của tay chân đồ đệ ở dưới, nếu bản thân quyền lợi của nó không bị đụng chạm. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là tại sao tổng thống Mỹ lại tố (trên twitter) một nước mà trong thực chất “được” Mỹ kiểm soát. Cũng như Qatar có thể “tài trợ khủng bố” chống Mỹ trong khi lại “được(bị) Mỹ bảo hộ”. Tại sao lại có thể có những chuyện kỳ quái, “phi lô gíc” như thế.

Từ đây có ba vấn đề tôi quan tâm.
1- Tại sao Qatar có thể tài trợ khủng bố trước mắt Mỹ như thế
2- Tại sao Trump lại chĩa mũi dùi vào Qatar, vì lý do gì.
3- Tại sao Qatar và Ả rập Sa u đít lại mâu thuẫn nhau.

Về vấn đề thứ nhất. từ cuối thập niên 70, Mỹ đã sử dụng các lực lượng Hồi giáo để chống Liên Xô trong một liên doanh với Ả rập Sa u đít. Cụ thể là ở Áp ga nit xơ tan từ năm 1979. Về sau này, phương pháp này lại được sử dụng với Syria. Như vậy, việc Qatar, rồi Ả rập Sa u đít tài trợ khủng bố là do được Mỹ bật đèn xanh, chứ không phải làm trái ý Mỹ. Nhưng từ đây nó thòi ra một vấn đề nữa, thế tại làm sao mà khủng bố này lại quay ra chống Mỹ. Ở đây nó là một vấn đề văn hoá, và cũng là mâu thuẫn quyền lợi. Hãy nhìn vào cái mô hình Mỹ phương Tây , Ả rập Sa u đít tiến hành ở Syria thì thấy điều đó. Ở đây các nước này đều ngấm ngầm tài trợ các nhóm khủng bố. Nhưng những nhóm được Mỹ, phương Tây tài trợ trực tiếp thì đều chết nghẻo ngay tức khắc, vì đó là những phường giá áo túi cơm. Ngược lại những nhóm mà Qatar, Ả rập Sa u đít tài trợ thì lại trụ được, vì nó là hồi giáo thứ thiệt. Nhưng đã là hồi giáo thứ thiệt thì làm sao mà nó lại không chống Mỹ (vì khác biệt văn hoá). Như vậy điều mà Mỹ muốn Ả rập Sa u đít làm, và Qatar làm là làm sao có thứ hồi giáo làm tay chân cho nó mà lại thứ thiệt được. Cái mâu thuẫn này không thể giải quyết. Hiện tại ở Syria, Mỹ đã đổi hướng tài trợ cho người Kurdes, đây là lực lượng có thật, tồn tại ngay từ khi Mỹ không can thiệp, vì thế mà nó mới trụ được vì nó dựa trên mâu thuẫn có thật giữa người Kurdes và Ả rập.

Về vấn đề thứ hai. Tại sao Trump lại chĩa mũi dùi vào Qatar. Trong khi nước này chứa cái căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở vùng vịnh. Tất nhiên người ta có thể đặt giả thiết là Mỹ có căn cứ quân sự ở đây, nhưng không can thiệp vào nội chính ở nước này. Nhưng điều đó quả là hơi khó hiểu và chấp nhận. Vậy giải thích thế nào. Tôi phân tích thế này. Quả thật, Qatar không ở ngoài quỹ đạo của Mỹ, nhưng bản thân tư bản Mỹ nó cũng có những mâu thuẫn nội tại của nó với nhau. Giống như là tay chân của Bố già thì không những phải chiều Bố già mà còn phải chiều cả vợ con, con cái, dâu rể của nó nữa. Chiều thằng này, không chiều thằng kia thì nó cũng kiếm chuyện. Hay nói khác đi, cái mâu thuẫn nội tại của tư bản Mỹ với nhau tạo ra nhiều tiếng nói trong ngoại giao bên ngoài, dẫn đến một sự lộn xộn dù nó đều phục vụ cho lợi ích Mỹ. Điều đó có nghĩa là gì. Là một bộ phận tư bản Mỹ gắn với tài phiệt và dầu mỏ muốn trừng phạt Qatar, vì nước này tài trợ hamas là tổ chức Hồi giáo ở Gaza, là đối thủ của Israel. Hamas lại là tổ chức chi nhánh xuất thân từ “những người anh em đạo hồi” là tổ chức vừa bị giới quân sự Ai cập lật đổ. (Đây là điều giải thích tại sao Ai cập cũng tham gia trừng phạt Qatar). Israel là nước có lobbying rất mạnh ở Mỹ, bởi vì người Do thái là bộ phận quan trọng của tài chính Mỹ. Ở đây còn có vấn đề nữa liên quan tới khí đốt, mà tôi đã nói.
Từ đây mà nói tới cái nguyên do thứ ba. Đó là sự mâu thuẫn Ả rập Sa u đít và Qatar. Sự mâu thuẫn này nhằm vào xem ai có chính danh nhất trong thế giới Ả rập, để từ đó mà làm đầu tầu cho khối. Do tiềm lực và sức mạnh, chắc chắn Ả rập Sa u đít muốn Qatar nằm trong vòng ảnh hưởng của mình. Để làm điều đó thì Ả rập Sa u dít phải có chính danh. Ả rập Sa u đít thường lấy chính danh bằng khẩu hiệu là người giữ đền của Hồi giáo, vì thánh địa Hồi giáo (Mếc ca) nằm ở nước này. Để cạnh tranh lại, thì Qatar ủng hộ Hamas, để nói rằng. “Ông nói là đại diện cho Hồi giáo, những thánh địa Jerusalem không dám đòi, không dám đối đầu với Israel bảo vệ Palestine. Đây nhìn tôi làm đây này..”. Không những thế, Qatar còn dùng media làm sức mạnh mềm gây ảnh hưởng bằng kênh truyền hình Al Jezira, sử dụng nguyên tắc “tự do ngôn luận” của chính phương Tây. Như vậy lại càng ngứa mắt.

Như vậy việc Trump “trừng phạt” Qatar nói lên được những điều sau:
1-) Cảnh báo “đồng minh” phương tây của mình, trong đó có Pháp
2-) Làm vừa lòng lobbying Do thái, mà con rể của mình cũng là một bộ phận.
3-) Lại quả cho Ả rập Sa u đít bằng nước bọt, vì đã cống một đống tiền. (nhưng đồng thời Trump cũng không quên hợp đồng với Qatar).

Tại sao tôi lại nói là nước bọt. Bởi vì trong cơ chế Mỹ, nếu các thoả thuận không ra thành luật thì chỉ là hứa hão. Lời nói có thành sự thật không thì không biết. Hạt nhân của các loại lề trái ở VN, hiểu rất rõ điều này. Vì sao ? vì vào năm 1972, Nixon cũng đã hứa với Nguyễn Văn Thiệu là không bao giờ bỏ miền Nam, có thư đàng hoàng, mà cố vấn của Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Tiến Hưng vẫn còn giữ đến bây giờ để viết thành sách. Nhưng năm 1975 nó vẫn bỏ như thường vì có điều luật nào ràng buộc đâu. Mặc dù thế lề trái Vn vẫn yêu Mỹ, vẫn thích tin mù quáng vào Mỹ.
Như vậy kết quả của khủng hoảng này là gì. Là Qatar phải nghe lời Mỹ hơn nữa, đồng minh của Mỹ biết điều thì phải im đi, đừng có “planete ơ ghen” gì nữa. Nhưng Ả rập Sa u đít có thể đánh Qatar bắt nghe lời không thì không thể.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 28 2017, 05:09 PM

Báo chí Việt nam, còn đăng tin đầy đủ và đa chiều hơn cả báo chí Pháp về khủng hoảng Qatar. Theo như tin của báo VN, thì Israel có giúp đỡ Ả rập Sa u đít, trong việc “thay bậc đổi ngôi” ở nước này, như vậy điều này đi theo đúng những gì tôi nói “theo cấu trúc” ở trên, khi nói Qatar bị trừng phạt vì ủng hộ Hamas, trong khi nhưng thông tin trên tôi không biết.
Pháp là nước bán vũ khí cho Qatar, nếu tôi không nhầm thì cũng có căn cứ quân sự Pháp ở nước này. Nhưng Pháp không tỏ thái độ gì ủng hộ Qatar cả, không những thế, Pháp sẵn sàng cùng Mỹ đánh chính phủ Syria, khi Mỹ đưa tín hiệu, bất chấp tín hiệu đó là giả tạo hay thật sự (một dạng sự kiện Vịnh Bắc Bộ mới, và cái cớ ở đây là “vũ khí hoá học”). Điều này cũng đúng với sự phân tích của tôi về cái “bong bóng” bảo vệ môi trường, hay mâu thuẫn bất khả kháng giữa Tây Âu và Mỹ là giả tạo, cũng như liên minh Tây Âu – TQ là giả tạo.
Trong những điều kiện mà Qatar phải chấp nhận, có những điều kiện không liên quan gì tới ủng hộ khủng bố cả. Vì thế khủng bố chỉ là cái cớ. Vì thế nếu chỉ nhìn hiện tượng, thì không thể nắm bắt vấn đề. Những hiện tượng này phải có cái gì gây ra. Cái gì ấy chỉ nhìn được khi có một phương pháp phân tích tiếp cận nó. Bây giờ thì các bác có thể hiểu là tại sao tôi lại sử dụng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vì nó giúp người ta không bị hiện tượng lừa gạt.
Hành động của Thổ với Qatar, chứng tỏ các hành động của Mỹ ở Trung đông, ảnh hưởng cực lớn tới nước này, vì Mỹ định vẽ lại bản đồ ở đây, cho phù hợp với lợi ích Mỹ, trong đó có việc thành lập một nhà nước người Kurdes. Sau khi cuộc đảo chính ở Thổ thất bại, thì Mỹ không còn khả năng lớn can thiệp vào nội chính nước này, cho nên mâu thuẫn hai bên càng gay gắt. Điều đáng chú ý là Thổ nằm trong NATO, tức là đồng minh của Mỹ. Nhưng điều đó không ngăn cản Mỹ hành động theo lợi ích của mình, bất chấp hiệp ước hay thoả thuận.
Hiện nay, Mỹ đang thử thách Nga xem giới hạn can thiệp của Nga ở Trung đông là đến đâu. Giống như hai con dê qua cầu, hay đấu xe hơi, xem ông nào non gan phải dạt vào trước. Nhưng ở đây không chỉ có Nga, mà còn I ran, và Thổ. Nếu Nga và I ran phải dạt vào bờ, thì Thổ không là cái gì, bắt buộc phải nghe lời.
Hiện nay, kế hoạch của Mỹ vẫn tiếp tục được thực hiện, và nhà nước Kurdes đang dần dần thành hình. Báo Pháp có đưa tin, là vung tự trị người Kurdes ở bắc I rắc đã tổ chức trưng cầu dân ý để đòi độc lập, bất chấp sự phản ứng của chính quyền trung ương I rắc. Cuộc chiến ở Raqqa chủ yếu do người Kurdes thực hiện, cuộc chiến ở Mossul mặc dù có sự hiện diện của quân đội I rắc, lực lượng tác chiến chủ yếu cũng là người Kurdes.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 29 2017, 04:41 PM

Pháp không có căn cư quân sưj tại Qatar, bác Phó
Tuy nhiên Pháp đang định bán cho Qatar máy bay Rafale và có nhiêù liên hê vơi Qatar.
Có vẻ Arap Saudi đang định lơị dụng sưj ủng hô của Mỹ trong vụ Qatảr này đê thưcj hiênj tham vọng riêng, Mỹ cũng tỏ vẻ cân thân đê tăng cưòng kiêm soát, k đê vươt tâm, nhưng chăc chăn vụ này k sơm kêt thúc mà còn có thê lôi kéo cả Thô vào.

Nói chung, viêc phải dùng đên nhưng cái này chưng tỏ ảrap Saudi đã hêt nươc

Xem mây cái tin dưói mà buôn cưòi, tên lưả xịn nhâts của Mỹ mà lại k tránh nôỉ bâỹ nhiêtj của máy bay cô lõ thơì Liên Xô, phải băn đên 2 phát mơi hạ đưọc cái cươnfg kích cỏ lõ này. Còn Nga, họ đã tính đên dôcj lap tư trưóc, nhưng k dám nói ra cho đêns bây giơ. Bọn Nga còn chuân bị dùng drone máy bay k ngưoi lái đê chuyên tiên

Vì sao tên lửa "mới nhất, tốt nhất" của Mỹ bắn trượt Su-22 Syria?
http://soha.vn/vi-sao-ten-lua-moi-nhat-tot-nhat-cua-my-ban-truot-su-22-syria-2017062811501609.htm



Nga tuyên bố đanh thép: Vũ khí, trang bị, linh kiện từ Ukraine, NATO-EU - Chấm dứt từ đây!
http://soha.vn/nga-tuyen-bo-danh-thep-vu-khi-trang-bi-linh-kien-tu-ukraine-nato-eu-cham-dut-tu-day-20170628120027637.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 9 2017, 01:16 AM

Ukraine đang mời mọc Mỹ hợp tác đầu tư vào Antonov để chế tạo máy bay vận tải An 77 khi phái đoàn Mỹ đến thăm nhà máy, nhưng e là họ sẽ chẳng quan tâm. Chả hiểu tại sao Mỹ phải giúp Antonov chế tạo máy bay cạnh tranh trực tiếp với chính mình. Có lẽ đến thăm để chiếm được bộ phận nào thì chiếm chăng? Trước đó, sau khi Nga rút khỏi Antonov và con An 77, thì hãng này đã mời Đức giúp đỡ đầu tư chế tạo con này để nhắm đến khách hàng là bộ quốc phòng Đức và châu Âu, nhưng Đức đã từ chối

Hiện thời, Nga nó tập trung cho con Ilyushin IL-76 va IL-78 của nó, thay vì cho Antonov. Còn Ukraine đã phải bán tài liệu kỹ thuật của máy bay vận tải siêu nặng An-225 Mriya ('Dream') cho Trung Quốc.

Ngoài ra, sau cuộc chiến ở Syria, dòng tăng T90 của Nga trở nên đắt khách, thể hiện rõ ở bộ giáp của nó chống được các vũ khí chống tăng. Hãng Uralvagonzavod đã công bố báo cáo kinh doanh béo bở năm 2016, với hàng loạt khách hàng từ bỏ k mua M1 Abrams của Mỹ mà chuyển sang mua T90 như Iraq, Kuwait, Ấn Độ, Ai Cập, Algeria, một số nước châu Phi và VIệt nam (đặt mua 64 chiếc). Trong đó với Ai Cập còn bao gồm cả chuyển giao công nghệ lắp ráp xe tăng T-90S/SK tại đây.


http://soha.vn/ket-bi-dat-cho-1-sieu-cuong-hang-khong-moi-moc-moi-mom-gay-luoi-cung-chang-ai-ngo-ngang-20170707001216127.htm

http://soha.vn/chi-tiet-bao-cao-cua-uralvagonzavod-ve-cac-hop-dong-xe-tang-t-90-se-ve-vn-vo-oa-niem-vui-20170705102408393.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 14 2017, 07:31 AM

Tình hình Lybia sắp tới có thể sẽ căng sau Syria. Tập đoàn Rosneft của Nga chính thức khai thác dầu ở đó, sau chiến thắng của phe Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với tướng Khalifa Haftar và quốc hội Lybia đã giành thắng lới và kiểm soát phần lớn phía đông Libya, bao gồm hầu hết các khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu thô. Còn Mỹ có vẻ muốn đóng quân ở Lybia như với Somali. Chắc rút kinh nghiệm từ hồi Syria, k muốn để Nga chiếm địa lợi. Việc Mỹ nhảy vào Lybia k phải chỉ cản Nga, mà còn ngăn cản cả Anh, Pháp, Italy, 3 nước đang muốn k chế nơi này, đồng thời kiểm soát thêm nguồn dầu mỏ thế giới


Mỹ-Nga can thiệp quân sự, Libya biến thành Triều Tiên thứ 2?
Theo thông tin trên trang web “AntiWar.com” cho biết, Mỹ đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở Libya nhằm đối phó với Nga.
Quyết không nhường Nga, Mỹ nhảy vào chia phần bánh Libya

Theo bài viết trên trang AntiWar.com, các quan chức Hoa Kỳ nắm được các thông tin quan trọng đã tiết lộ rằng, sắp tới, chính quyền của ông Donald Trump có thể sẽ thông báo một thông tin rất quan trọng về sự can thiệp quân sự của Mỹ vào quốc gia Bắc Phi là Libya.

Hoa Kỳ sẽ bổ nhiệm một đại sứ mới và thiết lập một sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ ở đất nước đang chìm đắm trong cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc và hiện đang bị chia cắt làm hai nửa đông - tây; đồng thời cũng đang phải căng sức chống lại sự tấn công của các nhóm khủng bố.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/my-nga-can-thiep-quan-su-libya-bien-thanh-trieu-tien-thu-2-3339034/

Nga chính thức hái quả ngọt tại Libya, phương Tây nuốt hận
Lực lượng thân Nga ngày càng làm chủ tình hình tại Libya, giúp người Nga được hái quả ngọt sớm hơn dự định, ngược lại lực lượng thân phương Tây...
Tập toàn dầu mỏ Rosneft của Nga bắt đầu khai thác dầu tại Libya

Reuters ngày 10/7 dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC), Mustafa Sanalla cho biết, Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga đã bắt đầu khai thác dầu thô tại Libya.

Trong khi đó, theo The Guardian, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với tướng Khalifa Haftar là lực đang kiểm soát phần lớn phía đông Libya, bao gồm hầu hết các khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu thô - xương sống của nền kinh tế Libya hiện nay.

Nhờ được LNA đảm bảo an ninh cho các giếng dầu và hoạt động khai thác, sản lượng khai thác dầu thô của Libya đã nhanh chóng được hồi phục, tăng từ 200.000 thùng/ngày hồi tháng 9/2016 lên đến gần 700.000 thùng/ngày vào tháng 4/2017.

Và theo thông tin mới nhất của Reuters, sản lượng khai thác dầu thô của Libya đã đạt tới 950.000 thùng/ngày vào ngày 30/6 vừa qua, sát với mức 1 triệu thùng/ngày - mục tiêu mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya đề ra.

Hiện nay Libya là một trong 2 quốc gia thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô vì ảnh hưởng của cuộc nội chiến.

Đây là một lợi điểm mà Libya đã lãng phí, song dường như Nga đã nhanh chóng tận dụng.

Bởi khi được hỏi liệu Rosneft có tận dụng cơ hội được miễn trừ cắt giảm sản lượng của Libya, để gia tăng lượng khai thác hay không, Chủ tịch NOC Mustafa Sanalla đã cho biết: “Có. Họ bắt đầu làm điều đó. Đây là hợp đồng một năm và họ tăng sản lượng lên từng tháng”.

Việc Rosneft khai thác lợi điểm của Libya không những giúp bù đắp được thiệt hại cho nước Nga vì phải cắt giảm sản lượng, mà còn giúp Libya gia tăng lợi ích, qua đó nâng cao sức mạnh tài chính cho thực thể chính trị tại miền đông Libya, vốn được xem là thân Nga.

OPEC đã yêu cầu Libya tham dự cuộc họp của tổ chức này vào cuối tháng 7 để bàn cách hạn chế sản tăng sản lượng, giúp hỗ trợ giá dầu.

Song người đứng đầu Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Libya cho biết chưa sẵn lòng cho điều ấy.

Có thể thấy rằng, với việc Tập đoàn Rosneft khai thác dầu thô tại Libya, Moscow đã hái quả ngọt, thậm chí là rất ngọt tại Libya.

Thực tế đó vừa đảm bảo được lợi ích cho nước Nga, vừa tăng cường được sức mạnh cho lực lượng thân Nga, trong khi Moscow vẫn chưa chính thức xuất hiện tại ván cờ này.

Phe thân Nga liên tục chiến thắng, chính phủ thân phương Tây ngày càng mất lòng dân

Hồi đầu tháng 6/2017, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya của tướng Khalifa Haftar đã di chuyển đến các thị trấn ốc đảo chiến lược ở vùng sa mạc Jufra trung tâm Libya, sau khi chiến thắng trong các cuộc đụng độ với các lực lượng đối nghịch.

LNA quyết đẩy nhanh sự hiện diện ở miền trung và miền nam Libya, nơi vốn thuộc sự quyền kiểm soát của các lực lượng liên kết với chính phủ Libya ở Tripoli (GNA) được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

Một tháng sau ngày chiếm các ốc đảo chiến lược ở trung tâm Libya, LNA đã giành thắng lợi cuối cùng và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố lớn thứ hai của Libya là Benghazi, sau một chiến dịch quân sự kéo dài trong 3 năm.

Tháng 5/2014, tướng Haftar đã thực hiện một chiến dịch quân sự, tấn công vào Benghazi.

Từ đó đến nay, LNA đã tiến hành nhiều cuộc giao tranh với các chiến binh và những lực lượng đối nghịch khác. LNA đã phải gánh chịu nhiều tổn thất với nhiều binh sĩ bị thiệt mạng.

Tuy nhiên, ngày 5/7 vừa qua, Tư lệnh Haftar đã vui mừng tuyên bố: "Các lực lượng vũ trang đã giải phóng hoàn toàn Benghazi khỏi chủ nghĩa khủng bố. Từ đây Benghazi bước vào một kỷ nguyên mới với hòa bình và yên bình", VOA tường thuật.

Theo VOA, chiến thắng Benghazi đã đánh dấu một bước tiến lớn cho LNA, lực lượng đã dần kiểm soát cả miền đông và miền nam đất nước Libya thời hậu Gaddafi, qua đó tạo ra ưu thế tuyệt đối trong cuộc đối đầu với chính phủ Libya tại Tripoli.

Không dừng lại ở Benghazi, với khi thế chiến thắng, LNA đã tiến nhanh về khu vực Sabri ở trung tâm Libya nhằm kết liễu những ổ kháng cự cuối cùng.

Theo giới phân tích, sau khi nắm quyền kiểm soát một loạt cảng biển cùng những giếng dầu quan trọng và căn cứ không quân ở miền nam Libya vào năm 2016, tướng Haftar đã tạo ra sức ép và dần vượt trội so với các đối thủ tại Tripoli..

Hiện nay ông có sự ủng hộ từ Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và có mối quan hệ gần gũi với Moscow. Còn LNA thì ngày càng lớn mạnh, được trang bị ngày càng tốt hơn và có quan hệ với các lữ đoàn địa phương và các bộ lạc.

Trong khi đó GNA dù được LHQ hậu thuẫn và được sự hỗ trợ chính thức của hầu hết các cường quốc phương Tây, song lại ngày càng tỏ ra yếu thế.

Từ khi tiến vào Tripoli, GNA đã phải vật lộn để củng cố quyền lực, nhưng không làm thay đổi được tình hình.

Theo Reuters, trong những tháng mùa hè này, khi nhiệt độ đã tăng lên, các khu vực miền tây Libya do GNA kiểm soát lại liên tục bị mất điện và thiếu nước, khiến người dân đã chỉ trích GNA là vô dụng vì không giải quyết được vấn đề.

Như vậy, lực lượng thân Nga ngày càng làm chủ tình hình tại Libya, bao gồm cả chính trị, quân sự và kinh tế, giúp người Nga được hái quả ngọt sớm hơn dự định, ngược lại lực lượng thân phương Tây ngày càng trở nên kém thế và đã bắt đầu để mất lòng dân.

Có lẽ khi ném bom vào lực lượng trung thành với chế độ Gaddafi, NATO không thể hình dung sẽ có ngày lại tồn tại một sự thật trớ trêu như vậy.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-chinh-thuc-hai-qua-ngot-tai-libya-phuong-tay-nuot-han-3338904/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 19 2017, 05:52 AM

Bọn New York Times bắt đầu chỉ trích Trump về chính sách với Qatar làm cho Putin được lợi. Không hiểu muốn đấu đá nội bộ, khoét sâu vào việc Trump đi đêm với Nga, hay là bình luận khách quan, có lẽ cả hai.
Dù thế nào cũng đã hé lộ là chính Mỹ đã bật đèn xanh cho Arap Saudi làm việc này, Mỹ muốn lợi dụng Arap Saudi, còn ArapSaudi cũng lợi dụng lại
Bản gốc tiếng Anh ở link, bản tiếng VN ở đây


Trump’s Gift to Putin in the Mideast
https://www.nytimes.com/2017/07/17/opinion/trump-putin-middle-east.html



Báo Mỹ: Tạo kịch bản khủng hoảng Qatar, Trump tặng quà Putin
Theo The New York Times, sai lầm của chính quyền Trump đã cung cấp cho ông Putin những phương tiện để hiện thực hoá ước vọng lớn...
Kịch bản khủng hoảng không hoàn hảo, tạo ra những lỗ hổng chết người


The New York Times ngày 17/7 bình luận, trong hai tháng qua, dù Mỹ đạt được những thành quả quan trọng như việc đẩy IS khỏi Mosul tại Iraq hay tạo ra vị thế mới trong cuộc chiến Syria, thì cũng không đáng kể so với việc Mỹ tạo cơ hội cho Nga nâng cao ảnh hưởng tại Trung Đông, qua kịch bản khủng hoảng Qatar

Tờ báo Mỹ cho rằng : “Tổng thống Trump đã giúp Ảrập Saudi tạo ra sự chia rẽ trong liên minh Hồi giáo dòng Sunni, lực lượng quan trọng trong cuộc chiến chống IS, qua đó tạo điều kiện cho Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ tiến gần nhau hơn và trở nên cởi mở để hợp tác với Iran và Nga”.

Và điều đó vô hình chung đã làm gia tăng sự mâu thuẫn đã tồn tại từ rất lâu trong thế giới Hồi giáo, đó là mâu thuẫn giữa những nước Hồi giáo dòng Sunni với những nước Hồi giáo dòng Shiite, gây ảnh hưởng rất xấu cho chiến lược của Mỹ.

Theo The New York Times, sai lầm nghiêm trọng nhất là khi cuộc khủng hoảng Qatar đã xảy ra, ông Trump lại chỉ trích Doha, điều đó tạo động lực cho Riyadh đẩy mạnh cuộc khủng hoảng, quyết cô lập Qatar bằng bản danh sách 13 yêu cầu.

Động thái này đã gây chia rẽ trong liên minh Hồi giáo Sunni và biến liên minh này thành hai phe, một bên là Qatar cùng với Thổ Nhĩ Kỳ đối trọng với Ả-rập Saudia cùng các quốc gia trong liên minh phong toả Qatar và và Jordan.

Đặc biệt, khi cuộc khủng hoảng vùng Vịnh gây ra sự chia rẽ của liên minh Hồi giáo dòng Sunni tại Trung Đông đã cho khiến nhóm các nước thứ ba là Kuwait, Oman và Iraq có phản ứng tiêu cực với cuộc khủng hoảng.

Bởi từ việc Mỹ tạo điều kiện cho Ả-rập Saudi thể hiện kịch bản qua cáo buộc Qatar đồng phạm khủng bố, Washington quên rắng đó là lời cảnh báo với Kuwait, Iraq và Oman rằng họ cũng sẽ phải đối mặt với kịch bản này nếu Riyadh được bật đèn xanh tạo nguy hiểm cho họ.

Washington đã quá chủ quan khi tin rằng kịch bản sẽ sớm kết thúc với cả Qatar và liên minh phong toả Qatar đều thua, chỉ có Mỹ là thắng, tuy nhiên Washington không ngờ Doha không phải là kẻ yếu bóng vía.

Không những vậy Doha còn đưa Washington vào thế khó xử, ngoài việc áp dụng chính sách ngoại giao vũ khi lấy vốn lận lưng, Qatar còn tìm kiếm sự hỗ trợ từ từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, khiến Washington nhìn đối thủ và kẻ thù bắt tay với đồng minh mà không thể làm gì được.

Thừa cơ, Tổng thống Erdogan còn hối thúc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ thông qua dự luật cho phép quân đội nước này được triển khai tại Qatar, Iran thì mở cầu hàng không với Qata, quá đó phá vỡ sự cô lập của Ả-rập Saudi và liên minh phong toả.

“Rõ ràng, Tổng thống Trump đã hành động mà không hiểu sự phức tạp của tình hình chính trị tại Trung Đông - một hành động vội vã để rồi vướng vào chính cái bẫy của chính mình và phải nhận lãnh hậu quả nặng nề không thể cân đong đo đếm được”, The New York Times bình luận.

Mặc dù Ngoại trưởng Rex Tillerson đã tới khu vực Trung Đông để sửa chữa sai lầm, nhưng dường như mọi việc đã đi quá xa nên vấn đề không thể giải quyết một sớm một chiều, ngay cả khi Washington có sự giúp sức của Paris.

Tạo điều kiện tốt nhất cho Nga nâng cao vị thế tại Trung Đông

Theo The New York Times, ông Trump tự hào về phương châm hành động không thể đoán biết để đưa đối thủ, đồng minh vào mê hồn trận, nhưng với ông Putin thì đó lại là cơ hội không thể bỏ lỡ.

Trong cuộc khủng hoảng Qatar, Nga đã tỏ ra rất thức thời. Moscow một mặt hỗ trợ Doha sau khi Ngoại trưởng Qatar đến thăm Moscow, một mặt kêu gọi liên minh phong toả không làm phức tạp thêm tình hình.

Hành động của người Nga không khác những gì mà Ngoại trưởng Tillerson thực hiện trong chuyến “công du phá khủng hoảng”, chỉ có điều Moscow thực hiện điều đó trước người Mỹ.

“Ông Trump nên hỏi tại sao người Nga lại làm như vậy”, The New York Times nêu vấn đề. "

Và theo tờ báo Mỹ, câu trả lời là Washington nên xem xét lại lượng dầu chảy từ Vịnh Ba Tư và các vùng sa mạc Ả-rập sang phương Tây.

“Đối với Nga, điều đó giúp Moscow biến các nước trong khu vực, hoặc trở thành đối thủ, hoặc trở thành đối tác của Nga. Dầu thô là nguồn lực hợp lý để củng cố niềm tin của ông Putin về việc khôi phục lại vị thế của Nga như một cường quốc có khả năng thách thức Mỹ”, The New york Times nhận định.

Tờ báo Mỹ cho rằng, nếu Nga trở thành người bảo trợ hoặc là nhà cung cấp trang thiết bị quân sự cho các quốc gia Trung Đông, điều đó sẽ giúp Moscow tăng cường khả năng tiếp cận Địa Trung Hải và Vịnh Ba Tư - nơi không chỉ quan trọng về mặt quân sự , mà còn như là van điều tiết dòng chảy cung cấp năng lượng toàn cầu.

Sai lầm của chính quyền Obama trong cuộc chiến Syria đã cung cấp cho ông Putin một chỗ đứng vững chắc ở Trung Đông, từ đây Nga đã tạo ra mối quan hệ hợp tác chiến lược với Iran và ngày càng có sự hiểu biết chung với Thổ Nhĩ Kỳ.

Sai lầm của chính quyền Trump đã cung cấp cho ông Putin những phương tiện để hiện thực hoá ước vọng còn lớn hơn, đó là cơ hội để dẫn đầu một liên minh rộng rãi với các quốc gia nắm trong trục lợi ích Mỹ.

"Không chỉ Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và những đồng minh của Iran, mà cả những người Hồi giáo dòng Shiite ở Iraq và có khả năng là cả Oman sẽ tách trục khỏi trục Mỹ, tham gia vào một trục mới với tầm ảnh hưởng của Nga", theo The New York Times kết luận.
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bao-my-tao-kich-ban-khung-hoang-qatar-trump-tang-qua-putin-3339377/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 21 2017, 09:24 PM

CIA đã chấm dứt tài trợ các nhóm khủng bố ở Syria. Chương trình này bắt đầu từ năm 2012. Như vậy, nhưng gì diễn ra ở Syria không hoàn toàn là sự nổi dậy của dân chúng, mà là sự can thiệp từ bên ngoài.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 27 2017, 05:23 AM

Bây giờ Antonov chính thức tử. Lại còn đòi được Mỹ và Âu hỗ trợ chứ, hi hi

Bĩ cực, Ukraine "khai tử" tập đoàn hàng không danh tiếng Antonov
Cách đây không lâu, Bộ phát triển Kinh tế - Thương mại Ukraine công bố một danh sách những doanh nghiệp nhà nước, sẽ được chuyển nhượng, tư nhân hóa hoặc thanh lý toàn bộ. Theo đó hãng hàng không danh giá hàng đầu Antonov sẽ được thanh lý và giải thể trong vòng hai tháng.

Antonov - cơ quan thiết kế thử nghiệm máy bay hạng nặng, dưới quyền lãnh đạo của nhà thiết kế tài năng Oleg Antonov, thành lập năm 1946 tại nhà máy hàng không Novosibirsk. 6 năm sau đó, cơ quan di chuyển đến Kiev và được nhà nước Liên Xô phát triển thành một tập đoàn công nghiệp hàng không lớn, chế tạo và sản xuất máy bay hành khách và vận chuyển thương mại.

Những máy bay nổi tiếng nhất đã được thiết kế và chế tạo thành công như máy bay hạng nhẹ An-2 "Bắp ngô", máy bay chở khách An-24, máy bay vận tải hạng nặng An-124 "Ruslan", máy bay vận tải lớn nhất thế giới AN-225 "Mriya". Ngoài nhà máy chế tạo máy bay thương mại, doanh nghiệp nhà nước Antonov còn có một hãng vận tải hàng không “Antonov Airlines”, hàng năm cung cấp khoảng 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp nhà nước "Antonov".

Theo thông tin không chính thức, tập đoàn và những doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp liên quan sẽ được giải thể trong vòng 2 tháng. Một ủy ban đặc biệt, lãnh đạo là thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế - thương mại Ukraine Yuriy Brovchenko. Trong thời hạn 3 tháng, ủy ban sẽ phải cung cấp cho chính phủ bản thống kế cân đối tài khoản thanh lý của tập đoàn Antonov.

Quyết định về việc thanh lý Antonov thông qua tháng 01.2016. Theo giải thích của cơ quan báo chí Bộ Phát triển Kinh tế- Thương mại Ukraine, là do "thiếu thành viên tham gia", bởi cả ba xí nghiệp sở hữu và hình thành tập đoàn này đã ra khỏi Antonov và gia nhập tập đoàn công nghiệp quốc phòng Ukroboronprom.

Hai năm trước đây, chính quyền Kiev quyết định cắt đứt quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga, ngày 14.09.2015 tập đoàn Antonov bị xóa khỏi thành phần liên doanh Nga-Ukraina "UAC-Antonov", có sứ mệnh phát triển hàng loạt mẫu máy bay mới. Tất cả các dự án đông phát triển công nghệ hàng không siêu trọng bị đóng băng vĩnh viễn.

Cơ quan thông tấn của tập đoàn Antonov giải thích rằng từ trước đó, cơ cấu nhà máy của tập đoàn đã chuyển vào trực thuộc doanh nghiệp sản xuất máy bay Kharkov (KSAMC) và "Nhà máy 410 GA". Cả nhà máy sản xuất Antonov và hai công ty này sẽ nằm dưới quyền điều hành của tập đoàn Công nghiệp quốc phòng Ukraine Ukroboronprom. Theo đó: "Doanh nghiệp nhà nước Antonov vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Trên thị trường các sản phẩm của tập đoàn, như trước đây vẫn được mang thương hiệu Antonov, phát ngôn viên báo chí tập đoàn Antonov cho biết.


Thay thế nhập khẩu từ Nga theo kiểu Kiev

Tập đoàn từ lâu đã không sản xuất được bất cứ sản phẩm nào mới. Năm 2016 doanh nghiệp hàng không Ukraine không sản xuất được chiếc máy bay nào. Tháng 9.2016, phú giám đốc cơ quan phát triển tiềm năng Antonov, ông Andrew Khaustov cho biết, tình trạng không có đơn đặt hàng xuất phát từ việc cắt đứt mối quan hệ với nước Nga.

Theo ông, trong nhà máy có hàng loạt các máy bay đang lắp đặt dở dang, đòi hỏi phải có các linh kiện Nga hoặc phải được thay thế bằng các linh kiện tương đương khác, không chỉ có phương Tây mà mà có thể là của Ukraine.

Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Alexander Kotsiuba giải thích, chương trình cắt giảm nhập khẩu chi tiết từ nước Nga được thay thế bằng việc nhập khẩu các chi tiết từ châu Âu, Canada và Mỹ. Đặc biệt,

Tháng 6.2016, hàng không Ukraine giới thiệu một nguyên mẫu máy bay - An-132D, chế tạo với sự hợp tác của công ty hàng không Ả rập Taqnia. Quyết tâm không sử dụng các chi tiết từ Nga, các kỹ sư Ukraine đã lắp cho máy bay cánh quạt của Anh, hệ thống điện tử của Mỹ và động cơ từ Canada. Giá thành máy bay rất cao, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, chiếc máy bay không khác gì nguyên mẫu đã 40 tuổi An-32.

Cũng theo tuyên bố của chủ tịch Hội đồng quản trị Antonov, trong những năm gần đây, khối lượng sản xuất của tập đoàn Antonov suy giảm rõ rệt. Theo chương trình phát triển máy bay hành khách An-148 chỉ sản xuất được có 4 chiếc, 2 chiếc bán cho Triều Tiên, 2 chiếc còn lại được sử dụng để phục vụ cho các quan chức hàng đầu quốc gia.
Nhưng Kiev vẫn cho rằng, các máy bay Ukraine không chỉ phục vụ trong nước mà còn có thể phát triển ở nước ngoài. Tháng 12.2016, đại diện truyền thông mạng xã hội Antonov đề xuất với tổng thống Mỹ Donald Trump sản phẩm của hãng, khi ông Trump tuyên bố muốn cắt hợp đồng với Boeing. Trên trang mạng xã hội Twitter, đại diện truyền thông Antonov viết: “Có thể, tốt hơn là nghiên cứu phương án sử dụng máy bay của Antonov cho Không lực 1?”, nhưng từ phía tổng thống Mỹ không có câu trả lời.

Trong chuyến viếng thăm của các thượng nghị sĩ Mỹ, đại diện tập đoàn Antonov đề nghị Mỹ hỗ trợ chương trình phát triển máy bay vận tải quân sự An-77 và mời các doanh nghiệp hàng không Mỹ hợp tác. Nhưng phía Mỹ, ngoại trừ những lời hứa và quên của các thượng nghị sĩ, làm mát lòng quan chức Ukraine, hoàn toàn không quan tâm đến sự hợp tác này, ngay cả trong trường hợp phía Ukraine nhượng hầu hết quyền lợi để lôi kéo các doanh nghiệp Mỹ, chỉ nhằm mục đích chứng minh giá trị của mình trước Nga.

Chuyên gia hàng không của tạp chí “Tiềm lực Tổ quốc", ông Dmitry Drozdenko nhận xét: Giới doanh nhân Mỹ hoàn toàn không quan tâm đến loại máy bay này, tương tự như vậy là doanh nhân châu Âu. Phát triển máy bay này là tạo ra một sản phẩm cạnh tranh với công nghiệp hàng không quân sự Mỹ và châu Âu, khi thị trường vận tải quân sự vốn đã rất khó khăn và căng thẳng.


Trung Quốc hưởng lợi

Không sản xuất hay chế tạo, nhưng tập đoàn hàng không nhà nước Antonov vẫn kiếm tiền. Sự sụp đổ nền công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng Ukraine sẽ có ai đó hưởng lợi. Nước Mỹ và châu Âu loại trừ được tận gốc một quốc gia, đối thủ tiềm năng, nhưng Trung Quốc mới thực sự được hưởng lợi nhiều nhất, đó là công nghệ tên lửa, tàu sân bay, động cơ tăng thiết giáp và đương nhiên là công nghệ hàng không.

Nhiều nguồn thông tin không chính thức khẳng định, tập đoàn Antonov đã chuyển giao hoàn toàn sản phẩm, công nghệ và quyền được chế tạo chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới AN-225 Mriya cho tập đoàn Hàng không vũ trụ Trung Quốc (Aerospace Industry Corporation of China), điều mà trong thời kỳ Liên Xô còn tồn tại, Bắc Kinh có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.

Theo các phương tiện truyền thông thế giới, theo hiệp định hợp tác công nghệ, Trung Quốc và Ukraine sẽ thiết lập một tập đoàn liên doanh giữa hai nước, đồng sản xuất hàng loạt loại máy bay. Sau đó đại diện Antonov bác bỏ thông tin đã chuyển quyền sản xuất cho Trung Quốc và thông báo rằng các nhà đồng nghiệp Trung Quốc chỉ hợp tác cùng sản xuất.

Sự cố thanh lý và giải thể Antonov cho Bắc Kinh một cơ hội vô giá. Khi Antonov không còn tồn tại, Trung Quốc hoàn toàn có thể tự mình sản xuất các loại máy bay siêu trọng như An-124 Ruslan, AN-225 Mriya với thương hiệu của Trung Quốc và hoàn toàn có thể tuyên bố, đây là thành tựu của các nhà khoa học chính quốc gia này, tương tự như tàu sân bay.

Dường như Ukraine đang vững bước trên con đường giải thể nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp sản xuất từng có vị thế cao của mình để biến quốc gia này thành thị trường sức lao động cho châu Âu và thế giới mà trước hết, các nhà khoa học Ukraine đang nỗ lực làm việc cho một con rồng khổng lồ đang trỗi dậy.

Một điều đáng tiếc là chính quyền Kiev đang nỗ lực thanh lý không thương xót thành quả lao động hàng đầu của hàng chục triệu công dân Xô Viết, làm việc cật lực trong nhiều thập kỷ chỉ để làm vui lòng một số đối tác bên kia đại dương.

http://viettimes.vn/bi-cuc-ukraine-khai-tu-tap-doan-hang-khong-danh-tieng-antonov-131347.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 27 2017, 05:34 AM

Còn chú Nga thì biễu diễn máy bay, và tên lửa Patriot của Mỹ lại tiếp tục bó tay trước tên lửa từ Houthis của Yemen, nhưng tên lửa có lẽ từ Iran. Càng ngày Iran càng táo bạo trong việc dùng tên lửa đạn đạo, lần trước đã bắn 5 quả tầm trung sang Syria


[/B]Tiêm kích Su-35S Nga biểu diễn động tác cơ động chưa từng có
Phi công thử nghiệm điều khiển chiếc tiêm kích Su-35S xoay nhiều vòng ở tốc độ bằng 0 trong màn trình diễn chưa từng thấy.

Một tiêm kích Su-35S Nga do phi công thử nghiệm của tập đoàn Sukhoi điều khiển đã trình diễn những động tác cơ động chưa từng thấy như xoay ba chiều cùng lúc, cơ động khi tốc độ bằng 0 và xoay ngang trong khi rơi tự do tại triển lãm hàng không Moscow (MAKS) 2017, TvZvezda ngày 20/7 đưa tin.

Các chuyên gia quân sự cho rằng loạt động tác này chủ yếu để phô diễn khả năng đặc biệt của tiêm kích Su-35S như động cơ vector lực đẩy (TVC), máy tính điều khiển bay và hệ thống kiểm soát động cơ tiên tiến, không mang tính ứng cao dụng trong chiến đấu thực tế.

Để thực hiện được các động tác cơ động cực khó này, toàn bộ hệ thống trên máy bay phải làm việc thống nhất, lựa chọn hàng triệu phương án vận hành để bảo đảm khả năng cơ động của Su-35S trong mọi điều kiện.


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/tiem-kich-su-35s-nga-bieu-dien-dong-tac-co-dong-chua-tung-co-3616353.html



Quân Houthi phóng tên lửa đạn đạo tấn công A-rập Xê-út, Patriot Mỹ bất lực
Tối ngày 23.07.2017, lực lượng vũ trang Houthi bất ngờ tấn công bằng một tên lửa đạn đạo tầm xa đánh vào một mục tiêu kinh tế quan trọng trên bờ biển phía tây Ả-rập Xê-út.

Cuộc tấn công này đánh vào một vài nhà máy lọc dầu ở tỉnh Yanbu, Ả rập Xê út, tên lửa đạn đạo tầm xa này đã bay trên khoảng 1.100 km mà không bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Ả rập Xê út phát hiện và đánh chặn trước khi đánh trúng khu vực công nghiệp dầu lửa, gây ra một vụ cháy nổ khổng lồ.

Al-Masdar News dẫn nguồn tin địa phương cho biết: tên lửa đạn đạo Burkan -2 đã khiến các nhân viên cứu hỏa Ả rập Xê út phải làm việc suốt đêm, gây thiệt hại rất lớn cho các nhà máy lọc dầu tại đây.

Truyền thông phong trào Houthi đăng tải video cuộc tấn công tên lửa, ghi lại thời điểm tên lửa Burkan-2 phóng lên hướng tới lãnh thổ Ả-rập Xê-út.

Cuộc tấn công tên lửa cuối tuần qua của lực lượng Houthi đánh dấu lần đầu tiên trong tháng 07.2017, các chiến binh của lực lượng kháng chiến Yemen lại tấn công lãnh thổ Ả rập Xê út bằng tên lửa đạn đạo tầm xa.

Đây không phải là lần đầu tiên lực lượng phong trào Houthi tấn công tên lửa đạn đạo vào Ả rập Xê út, Houthi đã từng phóng tên lửa đạn đạo tầm xa đánh vào khu vực thủ đô Riyadh. Nhưng cho đến này, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Ả rập Xê út do Mỹ cung cấp hầu như bất lực với những tên lửa đạn đạo có tầm bay xa như Burkan-2 (phiên bản nâng cấp cải tiến của tên lửa SCUD). Vậy các nước châu Âu sẽ chờ đợi điều gì khi Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa sát với nước Nga?
http://viettimes.vn/quan-houthi-phong-ten-lua-dan-dao-tan-cong-arap-xeut-patriot-my-bat-luc-video-131053.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 28 2017, 12:51 AM

Bon My vua co bai bao nay, noi ve anh huong to lon cua Iran voi Iraq, ban tieng Anh truoc, roi den ban tieng VN phia duoi

https://www.nytimes.com/2017/07/15/world/middleeast/iran-iraq-iranian-power.html

Iran hoàn toàn thắng Mỹ trong cuộc chiến Iraq
Nếu xét trong bối cảnh hiện nay, Iran đã hoàn toàn thắng Mỹ trong ván cờ Iraq, theo The new York Times...

Ngày 1/5/2003, khi Washington tuyên bố hoàn tất Chiến dịch Tự do cho Iraq, sau khi lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein, dư luận đều nhìn nhận rằng lịch sử đất nước Iraq sẽ gắn liền với "yếu tố Mỹ" trong trang tiếp theo.

Điều đó càng có cơ sở hơn khi Toàn quyền Paul Bremer - người đứng đầu chính quyền chuyển tiếp tại Iraq thời hậu Saddam trong 13 tháng - thể hiện niềm tự hào khi rời Iraq vào ngày 30/6/2004 với hành trang là “rất nhiều điều tốt mà người Mỹ đã làm được cho đất nước Iraq”.

Vậy nhưng thực tế hiện nay, sau hơn một thập kỷ, “yếu tố Mỹ” ngày càng nhạt nhòa trên đất nước Iraq, cho dù Washington vừa giúp Baghdad có chiến thắng trước IS tại Mosul - một chiến thắng giúp cho đất nước Iraq tránh được thảm hoạ "quốc gia khủng bố".

Nga – Iran đang chiếm dần ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq

Hãng thông tấn Iran (IRNA) ngày 23/7 cho biết, tại thủ đô Tehran, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan và người đồng cấp Iraq Erfan al-Hiyali đã ký một bản thoả thuận, bao gồm nhiều nội dung hợp tác giữa hai nước.

"Mở rộng hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, đảm bảo an ninh biên giới, hợp tác về giáo dục, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và thiết bị quân sự”, nội dung bản thoả thuận nêu rõ.

Giới phân tích cho rằng, Washington không thể không quan ngại trước động thái mới nhất này giữa Tehran và Baghdad.

Đây là một dấu mốc mới trong quan hệ Iran - Iraq, vốn đã được cải thiện nhanh chóng sau khi Tổng thống Saddam Hussein bị Mỹ lật đổ vào năm 2003.

Khi Saddam bị tước bỏ quyền lực, với bàn cờ chính trị mới được Washington sắp đặt tại Iraq lại thì Iran là quốc gia có lợi nhất chứ không phải là Mỹ.

Bởi người Hồi giáo theo dòng Shiite đã chi phối chính trường Iraq thời hậu Saddam, trong khi Iran là quốc gia có đa số người Hồi giáo dòng Shiite.

Không để cho đối thủ đắc lợi, theo The New York Times, Washington đã đổ vào Iraq không dưới 1.000 tỷ USD cùng sinh mạng của 4.500 binh lính Mỹ. Song Washington không những chẳng thu được gì mà còn để Iran ngày càng vượt mặt.

Tehran được cho là đã nhanh chóng thực hiện các nước đi của mình và kết quả là hiện nay trên khắp đất nước Iraq đều có dấu vết của người Iran.

Ảnh hưởng của Iran đối với Iraq trải khắp các lĩnh vực trong đời sống - xã hội tại quốc gia này.

"Các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân ở Iraq như sữa, gà, sữa chua đều có xuất xứ từ Iran. Bất kỳ một kênh truyền hình nào ở Iraq đều phát đi thông điệp thân Iran", theo The New York Times.

Iran đã biến Iraq thành nơi trung chuyển, tập trung lực lượng cho chiến trường Syria, Liban.

Iran quyết biến Iraq trở thành đồng minh, làm bàn đạp Iran hướng tới Địa Trung Hải, mở rộng ảnh hưởng của Tehran đến Liban, Syria, Yemen, Afghanistan.

"Iran đã khéo léo lợi dụng sự tương đồng về tôn giáo để siết chặt hơn quan hệ với Iraq. Đài truyền hình do Iran tài trợ đã khắc họa Tehran là những người bảo vệ Iraq trong khi người Mỹ là những kẻ xâm lược", The New York Times bình luận.

Tờ báo Mỹ cho rằng, nếu xét trong bối cảnh hiện nay, Iran đã hoàn toàn chiến thắng Mỹ trong ván cờ Iraq. Chính ông Hoshyar Zebari, một cựu quan chức Iraq đã khẳng định: “Iran đang hoàn toàn thống trị tầm ảnh hưởng ở Iraq”.

Hoà điệu cùng Iran là Nga - một đối tác chiến lược của Iran - cũng ngày càng toả tầm ảnh hưởng tại Iraq.

Sau khi giới chính trị tại đất nước Ả-rập này đánh giá cao vai trò ngày càng lớn của Moscow tại khu vực Trung Đông, Baghdad đã đẩy mạnh sự hợp tác với Moscow.

Theo Reuters, ngày 25/7 tại St Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó Tổng thống Iraq Nuri al-Maliki đã thảo luận về khả năng hợp tác quân sự giữa Nga và Iraq, mà bắt đầu bằng việc Nga cung cấp cho Iraq hàng trăm xe tăng chiến đấu loại T-90.

Baghdad được cho là đặc biệt ấn tượng với các loại xe tăng của Nga đã được sử dụng trong cuộc xung đột Syria, vì vậy họ đã gửi tới Moscow một đơn hàng lớn có giá trị lên đến hàng tỷ USD.

Giới phân tích cho rằng, dù tiềm lực của cả Nga và Iran đều được cho là rất nhỏ bé so với khả năng của Mỹ, song những nước đi của Moscow và Tehran đang tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều so với những gì mà Washington đã thể hiện trong ván cờ này.

Mỹ đang dính đòn gậy ông đập lưng ông tại Iraq

Theo giới phân tích, việc Mỹ ngày càng mất dần tầm ảnh hưởng tại Iraq, nguyên nhân một phần do các đối thủ có những lợi thế trong nước đi của họ, một phần do những nhược điểm trong chính nước đi của Washington.

Thứ nhất, việc Washington dựa vào hoang tin để lật đổ chế độ của Tổng thống Saddam Hussein luôn khiến cho những con bài chính trị được Mỹ hậu thuẫn phải dè chừng hành động của Washington.

Khi chính quyền Bush cho rằng Saddam Hussein sở hữu vũ khí giết người hàng loạt để lấy cớ phát động cuộc chiến, dư luận nhận ra ngay đó là cái cớ được nguỵ tạo, song Washington vẫn tin sẽ đánh lừa được dư luận - đó là một sự hoang tưởng.

Và Washington bị cho là càng hoang tưởng hơn khi tin là rằng có thể tạo dựng chính quyền mới tại Iraq thời hậu Saddam nằm trong sự quản lý và điều khiển của Mỹ, mà quên mất rằng họ phải đề phòng, bởi họ có thể là nạn nhân tiếp theo của Mỹ.

Từ sự “hoang tưởng kép” ấy, Washington đã xâm phạm chủ quyển quốc gia của Iraq, xem nhẹ lợi ích dân tộc của Iraq, chính vì vậy Mỹ không thề làm gì được trước sự vô định của bàn cờ chính trị tại Iraq.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/iran-hoan-toan-thang-my-trong-cuoc-chien-iraq-3339915/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 28 2017, 12:52 AM

Sau 14 năm cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ hai năm 2003, từ sự hoang tưởng của chính quyền Bush đã đưa cả dân tộc Iraq vào vòng xoáy bất ổn không ngừng - người dân Iraq đã phải trả cái giá quá đắt cho sai lầm của chính quyền Mỹ.

Ông Toby Dodge, chuyên viên tư vấn cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London nhận định: người dân Iraq đã hoàn toàn bị phản bội và nỗi thất vọng về một đời sống chính trị vô định, một đời sống xã hội bất định là những gì họ có được sau khi Saddam bị lật đổ, theo VOA.

Thứ hai, Washington sắp đặt bàn cờ chính trị tại Iraq thời hậu Saddam chủ yếu dựa trên ý đồ chiến lược của Mỹ, chứ không dựa trên thực tế lợi ích của các thành phần trong xã hội Iraq.

Việc Mỹ gạt vai trò của người Hồi giáo dòng Sunni, trao vai trò quyết định trong đời sống chính trị tại Iraq thời hậu Saddam cho người Hồi giáo dòng Shiite là đã tạo ra một con dao hai lưỡi với Washington.

Bởi điều đó chẳng khác nào tạo cơ cở cho Iran nâng tầm ảnh hưởng tại Iraq, song Washington không quan tâm tới điều đó vì chiến lược của họ là nâng cao vị thế cho người Kurd nhẳm phục vụ cho việc vẽ lại bàn cờ chính trị tại Trung Đông.

Do vậy, Washington đã tạo ra một cơ chế chính trị cực kỳ bất lợi cho Baghdad, mà mục đích là hướng tới sự phân rã quyền lực của chính quyền trung ương và cuối cùng sẽ là chia cắt đất nước Iraq.

Bởi lẽ, dù đại diện người Kurd được trao nắm giữ vị trí nguyên thủ quốc gia, nhưng chính phủ Kurdistan – thực thể chính trị đại diện cho khu vực tự trị miền bắc Iraq, đóng tại Erbil lại không có sự thay đổi, gần như độc lập với Bagdad.

Với cơ chế phân chia như vậy khiến tình hình chính trị tại Iraq luôn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn nội tại mà không thể hoá giải. Đây chính là nguyên nhân khiến cho xã hội bất ổn, đất nước Iraq không thể phát triển.

Khi đời sống chính trị chứa đựng nhiều mâu thuẫn, đời sống xã hội có nhiều bất ổn, đất nước thì không phát triển, đương nhiên sẽ dẫn tới chia rẽ, phân hoá và phân rã. Và tất yếu sẽ phải dẫn tới một cuộc phân chia quyền lực mới, mà việc chia tách là khó tránh khỏi. Khi đó Mỹ sẽ tiếp tục ra tay.

Chỉ có điều, việc chia cắt Iraq sẽ không dễ dàng, việc độc lập cho người Kurd không phải có thể diễn ra trong một sớm một chiều, nhưng việc Baghdad bắt tay với đối thủ của Mỹ, hợp tác với kẻ thù của Mỹ thì đã diễn ra.

Lợi ích Mỹ tại Iraq nói riêng, tại Trung Đông nói chung, đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi Iran - Nga, đặc biệt Moscow và Tehran là đồng minh trong cuộc chiến tại Syria, còn Baghdad thì xem nước đi của Nga tại Syria là một cách đảm bảo cho sự ổn định cho đất nước Iraq.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/iran-hoan-toan-thang-my-trong-cuoc-chien-iraq-3339915/?paged=2

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 28 2017, 04:16 PM

Nói là Mỹ thua ở I rắc thì cũng không hẳn, nhưng không phải là thắng vì Mỹ cũng không đạt được những mục đích đặt ra ban đầu. Trạng thái của Mỹ ở đây là “ở giữa”. Chính xác hơn, Mỹ có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng không mang lại lợi ích trực tiếp cho Mỹ về kinh tế, mà lại là một gánh nặng. Nó cũng là điều khẳng định, sức mạnh quân sự không phải là điều kiện tuyệt đối, duy nhất dẫn tới chiến thắng, mà nó còn phải có giải pháp chính trị, xã hội đi kèm. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở I rắc, được tiến hành như một cuộc xâm lược thuộc địa kiểu cũ dù nó được che đậy dưới lá cờ dân chủ, cái là cờ mà những nhân vật lề trái ở VN cũng đang phất lên. Khi Mỹ xâm lược I rắc, ngay trên các diễn đàn ở VN, có rất nhiều “đồng chí” dân chủ đã hý hửng nói “I rắc sắp sướng rồi”. Tôi nghĩ rằng họ nói đúng cảm nhận thực sự của họ, lý do tại sao thì không biết, nhưng 15 năm sau, người ta có thể tổng kết cái “sự sướng” này như thế nào. Tất nhiên điều này có lẽ không ngăn cản người ta tiếp tục nhắm mắt “yêu dân chủ” mà không chịu phân tích kỹ lưỡng hơn.
Khi xâm lược I rắc, Mỹ đã rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh xâm lược VN. Từ cuộc chiến tranh xâm lược VN, người Mỹ nghĩ rằng họ thất bại vì mấy yếu tố sau:
1- Để cho báo chí quá tự do đăng tải tin tức cuộc chiến, khiến nản lòng dư luận.
2- Do quân đội Mỹ là quân đội “nghĩa vụ quân sự”, là điều bất lợi cho một cuộc chiến tranh xâm lược.
3- Do VN được sự ủng hộ của Liên Xô(là chính) và TQ.
4- Vào giai đoạn cuối, Mỹ không chịu tiếp tục hiện diện, để cho chính quyền miền Nam sụp đổ vào năm 1975.
Từ giữa thập niên 70, các khoa “VN học” nở rộ ở Mỹ là để nhằm trả lời câu hỏi này, để rút kinh nghiệm. Tất nhiên nhà nghiêm cứu Mỹ thì họ nghiên cứu “khách quan” (tức là chủ quan theo cái nhìn của người Mỹ). Những vấn đề tôi nói ở trên được ngay Richard Nixon trình bầy trong hồi ký của mình “No more Vietnam”. Chính vì thế, nếu là người Vn, khi sử dụng các sách vở tài liệu của Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở VN, người ta phải để ý thái độ, mục đích của tác giả ,tác phẩm, chứ không thể ôm nó vào ,coi nó đúng như quyển kinh thánh được. Vì như tôi đã nói. Lịch sử luôn luôn có chiều và thế đứng của học giả rất quan trọng.
Sau đó, Mỹ đã chuyển quân đội “nghĩa vụ quân sự” thành quân đội nhà nghề, đi lính theo hợp đồng. Chính vì thế, cuộc chiến tranh ở I rắc không dẫn tới các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Mỹ. Báo chí Mỹ muốn đưa tin về cuộc chiến phải “embedded” tức là không thể tự do lấy tin mà phải đi theo sự tổ chức của quân đội Mỹ, và bị kiểm duyệt. Vì thế các hình ảnh của Mỹ đưa về chiến tranh I rắc “mềm mại” hơn nhiều các hình ảnh chiến tranh ở VN, trong khi sự ác liệt man rợ trong thực tế có lẽ không kém. Và dân thường là người chịu thiệt hại nhiều nhất. Mỹ cũng đã dần từng bước, embago, phong toả, sử dụng các diễn đàn thế giới như LHQ, tạo lập liên minh, nhằm để đối phương không có kẻ hậu thuẫn, tiếp tế. Không kể về mặt chiến thuật Mỹ cũng dùng các biện pháp chiến tranh tâm lý, thậm chí “tham nhũng” mua các tướng tá I rắc.
Nếu nói về chiến tranh đơn thuần, thì Mỹ thắng tuyệt đối. Đập nát một đội quân được trang bị tương đối hiện đại, từng có kinh nghiệm chiến tranh là quân đội I rắc gần 1 triệu quân chỉ trong vòng có 2 tuần, với thiệt hại tính chỉ có mấy trăm người. Chính cái chiến thắng ban đầu dễ dàng này là một trong nhưng nguyên nhân chết người về sau.
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 28 2017, 10:32 PM

Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh (2003) này ảnh hưởng rất lớn tới tư duy quân sự thế giới về sau. Ngày này quân đội Nga, rồi tiếp tới TQ đang tổ chức lại theo xu hướng lữ đoàn tổng hợp, bỏ tư duy đại quân khu, là rút ra từ cuộc chiến này. Thực ra nó là sự nâng cấp cánh đánh hợp đồng binh chủng do có công cụ kỹ thuật năng động , chủ yếu là xe tăng, không quân (gồm cả trực thăng và phản lực), hình thái này đã được quân đội nhân dân VN sử dụng trong cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975 và chiến tranh ở Cam pu chia năm 1979. Tất nhiên ở VN thì chỉ có tăng, pháo và bộ binh, chứ VN không có nhiều lực lượng không quân như quân đội Mỹ. Nhưn g hình thái tổ chức, chiến thuật tương đồng nhau. Điều này cũng làm cho chiến dịch 1975, 1979 khác với chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc 1979-1991.
Trở lại với I rắc. Sau khi chiến thắng về quân sự, Mỹ đã đánh giá sai tình hình I rắc. Mỹ đã quan nịêm I rắc giống như một nước châu Âu. Tức là những nước có lịch sử cộng đồng nhà nước vững chắc, và đánh đồng cuộc chiến ở đây giống như lúc Mỹ chiếm đóng Đức hay vào Nhật sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong thực tế giống Mỹ chiếm đóng Đức hơn cả.
Trong thực tế, nhà nước I rắc là nhà nước nhân tạo, là hệ quả của sự chia chác Anh-Pháp ngày trước. Bình thường toàn bộ vùng Trung đông là một nước, vì chúng là bộ phận của Đế quốc Thổ. Nhưng nước Ả rập, trong thực tế là địa giới các tỉnh của đố quốc Thổ bị chia cắt theo tương quan lực lượng Anh-Pháp sau đại chiến thế giới thứ nhất. Không kể, lúc “lập nước” ở đây, Anh-Pháp đã cài sẵn ngòi nổ, tức là những nhóm thiểu số thì nắm quyền. Điều này cũng giống như ở VN, khi Pháp “trao trả độc lập” cho ra đời cộng hoà miền Nam VN, thì nhóm thiểu số nắm quyền là người công giáo. Từ đó mà dẫn tới xung đột, kết liễu cái gọi là cộng hoà thứ nhất của Ngô Đình Diệm. Còn tại sao lại thế, thì không phải chỉ đơn giản Anh, Pháp là những nước thực dân cáo già, luôn chia để trị, mà là một vấn đề tương đối tự nhiên. Khi bị xâm lược, thì ở nước nạn nhân, chỉ có thiểu số là sẵn sàng cộng tác với ngoại xâm. Và các thế lực nước ngoài cũng sẵn sàng hợp tác với nhóm thiểu số, thì nó mới có cơ giữ được quyền, chứ nó hợp tác với đa số thì sẽ bị lật. Còn nhóm thiểu số, thì nó sẽ viện lý lẽ bị kỳ thị để chính danh sự hợp tác “bán nước” này.
Điều thứ hai quan trọng không kém, đó là Mỹ đánh giá thấp yếu tố tôn giáo. Trong khi đó tiếng gọi tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn ở Trung đông, sau cách mạng hồi giáo I ran (1979).
Nhà nước I rắc của tồn tại được vì nó có hai ngọn cờ. Đó là chủ nghĩa dân tộc của người Ả rập, và chủ nghĩa xã hội. Không phải là chủ nghĩa xã hội như ở VN mà là một dạng như ở Miến điện. Chủ nghĩa xã hội đã tập hợp được các sắc tộc (chủ yếu là người Kurdes và người Ả rập), chủ nghĩa dân tộc Ả rập tập hợp được người Ả rập bất kể họ theo dòng hồi giáo Sun nít hay Chi ít hay theo thiên chúa giáo. Vì thế mà chung sống với nhau được.
Khi Mỹ vào, thì nó đá tung hê những cái này đi, đảng BAAS là đảng cầm quyền duy nhất của I rắc bị giải tán. Các nhân vật chính yếu của nhà nước I rắc bị đưa ra xét sử, giống như Mỹ xét sử phát xít Đức thời 1945. Như vậy chỉ trong nháy mắt (vài tháng), nhà nước I rắc hoàn toàn xụp đổ, và cái lý do để nhà nước I rắc tồn tại như một nước biến mất, thay vào đó là các cộng đồng người đối nhau, chống nhau tuỳ theo vùng miền, hay sắc tộc, hay tôn giáo. Cái này được Mỹ gọi là “dân chủ”. Tất nhiên, theo tôi nghĩ Mỹ không phải không biết những điều tôi nói ở trên, nhưng nó cố tình làm thế. Do kiêu ngạo, do coi thường văn hoá khác, và cũng là cách để tạo ra các kẽ hở, mâu thuẫn trong xã hội mà từ đó xác lập quyền của Mỹ dựa trên việc dùng nhóm này, chống nhóm kia. Tức là một hình thức chia để trị mà dân chủ là cách khai thác mâu thuẫn, biến sự khác biệt thành mâu thuẫn đối kháng để từ đó lợi dụng.
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 1 2017, 07:09 PM

Theo chân quân đội Mỹ, tất nhiên có một nhóm nhỏ người I rắc (chính xác hơn là người Mỹ gốc I rắc). Chính nhóm người này đã tham gia vào vụ lừa bịp nói chính phủ I rắc tàng trữ vũ khí huỷ diệt hàng loạt, lấy cớ cho Mỹ xâm lược. Tất nhiên khó nói là chính họ đã làm điều đó, hay các cơ quan của Mỹ dạng CIA đã tìm ra những nhân vật “cha căng chú kiết” này, vì Mỹ là nước có đủ các sắc dân trên thế giới tới sinh sống, rồi dán cho họ cái mác “người I rắc đối lập phản đối chính phủ” , giúp lập ra một tổ chức cho có tên có tuổi. Tôi còn nhớ nhân vật đứng đầu là một người I rắc, học về toán ở Mỹ. Với VN, cũng có những người như thế ở Mỹ, ví dụ những kẻ đã tìm cách tố chính quyền VN giống như chính quyền Bắc Triều Tiên, vì VN cũng có một lò phản ứng hạt nhân nhỏ do Mỹ xây từ thời trước 75 ở Đà lạt, để kiếm cớ phá rối quan hệ Việt – Mỹ, ngăn cản VN quan hệ bình thường với Mỹ, vì chỉ có trong điều kiện đó họ mới có lợi, biết đâu nếu Mỹ định quay lại can thiệp ở VN, thì họ lại “áo gấm về quê”.
Khi lật đổ chính quyền I rắc, thì Mỹ “trao quyền” cho nhóm người này, nhưng họ không làm sao mà quản lý nổi I rắc cho Mỹ, và Mỹ cũng không thể trực trị, do bất đồng ngôn ngữ, lối sống,..Trong khi đó, nhà nước I rắc đã bị Mỹ phá tan tành. Có thể so sánh việc Mỹ làm ở I rắc, với việc Mỹ làm ở Nhật. Ở Nhật, do ý thức được là không thể quản lý, Mỹ đã giữ nguyên nhà nước Nhật, đứng đầu là Nhật Hoàng. Mỹ sẽ có cơ hội hơn ở I rắc nếu giữ nguyên hiện trạng nhà nước I rắc. Nhưng vấn đề là ở đây Mỹ không tìm được một nhân vật như Ngô Đình Diệm, hay Nguyễn văn Thiệu để đứng đầu, và nhóm người “Rắc kiều” Mỹ đưa về không thể làm gì được, do không có gốc rễ. Người ta cũng có thể thấy điều này, ở mức độ nào đó trong các nước Baltic, hay Georgie. Khi các nước này tách khỏi Liên Xô, thì lập tức những nhân vật “kiều” từ phương Tây về lập tức được đưa về nắm các bộ phận chủ chốt của nhà nước.
Khi nhà nước tan rã, thì các cộng đồng khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, địa phương hiện hình và trở thành cái khung quản lý xã hội mới đối kháng lẫn nhau. Ở I rắc, có thể chia ra làm 4 cộng đồng : Người Kurdes ở vùng Tây Bắc, người Hồi giáo Sun nít ở miền trung và miền tây, Người hồi giáo Chi ít ở miền đông và nam, người theo đạo thiên chúa “phương đông” (tức là không phụ thuộc vào giáo hoàng, mà tôn giáo địa phương độc lập) ở khắp nơi. Người Hồi giáo Sun nít, vì vừa là thiểu số, vừa gắn bó nhiều với chính quyền I rắc cũ nên bị thiệt hại nhất. Người Kurdes, thì từ năm 1993, sau lần đánh I rắc đầu tiên, vùng này đã được không quân Mỹ che chở, tự trị gần như độc lập. Người Thiên chúa thì bị thiệt hại nhất, vì bị các cộng đồng khác kỳ thị (do cùng Thiên chúa với Mỹ) trong khi đó Mỹ cũng không đủ sức che chở. Cộng đồng Chi ít là cộng đồng lớn nhất, đông nhất,nhưng họ lại gần với I ran, vì cùng tôn giáo.
Rất nhanh sau đó, một cuộc chiến tranh du kích bùng nổ, bắt nguồn cả từ người Sun nít lẫn Chi ít. Nhưng cách thức khác nhau. Với người Sun nít thì đó là cuộc chiến tranh thực sự nhằm vào cả Mỹ và người Chi ít. Biểu tượng lớn nhất của nó là cuộc nổi dậy ở thành phố Faoluja, khiến Mỹ mất tới ba tháng trời mà không bình định được. Còn người Chi ít, thì sự đối kháng vừa ra mặt vừa ngấm ngầm.Ở đây cũng có chiến tranh du kích, nhằm vào việc hạn chế sự vận động của quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ không kiểm soát được về mặt địa lý, chỉ co cụm lại trong những khu vực gọi là vùng xanh ‘green zone”, và vì thế bắt buộc phải dùng các lực lượng vũ trang giáo phái Chi ít để kiểm soát hộ (lực lương Badre). Nhưng lực lượng này lại có quan hệ rất sâu với I ran, và được I ran ngấm ngầm tài trợ.
Quân đội Mỹ , dù hùng mạnh, nhưng chỉ có tác dụng trong chiến tranh “cứng”, đối đầu, để đối phó với chiến tranh du kích thì bất lực. Vũ khí nổi tiếng nhất I rắc, chính là quả mìn tự chế, nhồi trong ống gang vốn dùng để thoát nước, để ngang qua mặt đường, có kíp điều khiển nổ từ xa. Và quả mìn “lõm” (mà cái mặt lõm, nhằm tập trung lực nổ để phá giáp sắt, có khi chỉ là cái nắp bô).
Như vậy đã hình thành tình trạng rất mâu thuẫn là sức mạnh cứng của Mỹ không đảm bảo được sự thống trị. Không bảo đảm được sự thống trị về mặt chính trị, pháp chế. Thất bại của Mỹ ở I rắc, là đã không lường được sự phức tạp về văn hoá, tôn giáo ở Trung đông, và không kiếm được nhưng nhân vật như Nguyễn văn Thiêụ và nhóm tướng tá theo cùng, hay Ngô Đình Diệm được sự ủng hộ của giáo dân di cư. Với chiến tranh I rắc, người ta lại có thể có thêm nhận xét về kháng chiến chống Mỹ. Sở dĩ chính quyền miền Nam tồn tại được, vì nó kế thừa nhà nước thực dân của Pháp để lại. Hạt nhân của nó là những lớp người mà chế độ thực dân mang lại lợi ích cho họ, bất chấp lợi ích dân tộc. Họ không có gì phải phàn nàn vì chế độ thực dân cả, chính vì thế mà họ luôn có sự biện hộ cho chúng. Hiện nay, nhưng tư tưởng kiểu, “nước pháp khai hoá văn mình”, “chẳng được lợi lộc gì”, “chiến tranh của Mỹ ở Vn là chống cộng sản”, “Bắc Việt là Xô Trung ủng hộ”..v..v.. chính là tàn dư của nó, mà người ta tưởng lầm đó là tư duy mới.
(con tiep)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 1 2017, 08:24 PM

Từ khi Mỹ vào I rắc, thì thực tế nhà nước I rắc đã không còn tồn tại, và bộ máy hành chính Mỹ dựng lên,ngay cả quân đội I rắc cũng chỉ có cái vỏ. Thực quyền ở I rắc hiện tại là giáo phái. Và giáo phái Chi ít được coi là trùng với nhà nước I rắc hiện thực. Vùng người Kurdes ở Đông Bắc, trong thực tế không còn được quản lý bằng nhà nước Trung ương. Vùng người hồi giáo Sun nít thì ở trong tình trạng vô chính phủ. Vùng người hồi giáo Sun nít này, có thể so sánh như các vùng nông thôn ở miền Nam, vào thời điểm Mỹ đảo chính Ngô Đình Diệm. Lúc đó chính quyền Diệm tan rã, chỉ còn kiểm soát được chủ yếu là các đô thị. Tình hình ở I rắc cũng tương tự, vì thế IS nổi dậy là làm chủ được ngay. Ví dụ ở Mô xun (Mossul), nơi chính quyền trung ương I rắc vừa “giải phóng” được, để làm chủ thành phố, IS chỉ có không tới 1000 quân, đối diện lại với quân đội của I rắc, được Mỹ trang bị hiện đại (như quân đội VNCH), đông hơn nhiều lần, những vũ khí mà sau đó IS mang lên mạng tuyên truyền bao gồm cả xe tăng, đều là cướp được từ quân đội I rắc.
Để chiếm lại thành phố này, I rắc đã phải huy động nhiều lực lượng vũ trang khác nhau, mà độ trung thành, sức chiến đấu rất khác nhau. Chúng bao gồm người Kurdes, vũ trang giáo phái Chi ít, rồi mới tới quân đội I rắc. Quân đội I rắc, thực ra chỉ có một sư đoàn duy nhất, được trang bị và trung thành, giống như kiểu sư đoàn số một dù của VNCH ngày xưa, được gọi là sư đoàn vàng (Gold division). Và tất nhiên, tác chiến không thể thiếu hoả lực Mỹ (Y hệt như quân đội VN CH ngày trước). Còn dân ở các vùng bị IS “kìm kẹp” này, Đại sứ Mỹ cũ ở Syria cũng phải nhận xét là khi người Kurdes đi đến đâu, thì người Ả rập lại chạy ngược về vùng IS kiểm soát, IS thực tế được dân địa phương ủng hộ.
Như vậy là ở I rắc đã hình thành một trạng thái chính trị đặc biệt, trong đó chính quyền do Mỹ dựng lên thì đi theo I ran, nhưng vẫn hợp đồng với Mỹ để chống một lực lượng chính trị khác,của người Sun nít. Lực lượng này đánh Mỹ, và đồng thời cũng chống người I rắc Chi ít.
Cuộc xâm lược của Mỹ đã châm ngòi tạo ra một cuộc nội chiến. Nhưng chắc chắn sau này, các sử gia phương Tây sẽ đồng loạt tố cáo “cuộc nội chiến dã man” mà lờ tịt đi ai là người đã châm ngòi cho nó.
Để đơn giản hoá vấn đề, tôi đã không đề cập tới sự tham gia của Ả rập Sa u đít, Qatar, Thổ, Syria, I ran rồi Nga.
Hiện tại, do Mỹ rút kinh nghiệm ở VN trước đây, Mỹ không rút hẳn mà vấn có căn cứ quân sự ở I rắc. Các căn cứ này được đặt ở trong vùng tự trị người Kurdes (gần thành phố Erbil), hay ở miền Nam I rắc (gần thành phố Bassora).
Mỹ vẫn có ảnh hưởng,vị thế quân sự của Mỹ ở đây vẫn được bảo đảm, nhưng quân cờ tuột dần khỏi tay Mỹ, vì Mỹ không có giải pháp chính trị. Và điều ấy cũng đơn giản, vì đã xâm lược thì không thể tìm được một lực lượng chính trị local nào khả dĩ đứng vững được. Còn lực lượng chính trị nào có thể đứng vững thì nó sẽ tìm cách đuổi Mỹ đi. Chỉ chừng nào Mỹ tìm được một khả năng hợp tác hai bên cùng có lợi, thì mối quan hệ cũng như quyền lợi của Mỹ đảm bảo được. Hiện nay cái “hợp đồng chính trị” ấy Mỹ chưa tìm ra được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 2 2017, 01:11 AM

Chẳng phải Mỹ k tìm được, mà họ k muốn tìm, muốn ăn trọn. Ngay cả những cường quốc như EU, Nga, TQ mà Mỹ còn muốn khống chế, k chịu quan hệ bình đẳng, thì đời nào họ lại muốn làm vậy với Iraq. Mỹ luôn cho rằng mình có thể khống chế tất, muốn chén hết, chứ nếu họ chịu quan hệ hợp tác thì đã chả có mâu thuẫn gì, thậm chí chẳng có mâu thuẫn với Iran

Mỹ bây giờ không thèm kiêng rè gì hết, công khai can thiệp cả đến hệ thống tư pháp của Ukraine, ví dụ việc bổ nhiệm tư pháp. Các bạn OF đưa tin là


Bô Ngoại giao Ukraina cần yêu cầu Washington triệu hồi Đại sứ Mỹ tại Ukraina về nước, sau khi Đại sứ Mỹ chỉ trích các ứng cử viên Tòa án Tối cao Ukraina. "Đại sứ Mỹ tại Kiev Marie Yovanovitch là con voi trong tiệm đồ sứ. Bộ Ngoại giao nước ta nên yêu cầu Mỹ triệu hồi bà ấy về nước, đặc biệt là kể từ khi bà ấy không được Washington ủng hộ"


Còn Oleg Lyashko, chủ tịch nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine viết trên Fb rằng : " Washington phẫn nộ vì Nga hoặc Ukraina can thiệp vào cuộc bầu cử của họ trong khi đó bản thân họ trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền. Chỉ các thuộc địa mới bị đối xử kiểu đó. Chúng ta lưu ý rằng sẽ không cho phép bất cứ ai nói chuyện theo kiểu như vậy với Ukraina."

Ha ha, thân phận thuộc địa mà còn dám có ý kiến à?

Bạn Phan ĐÌnh Lê Vũ có viết trên Facebook về Ukraine như sau:

Phạm Đình Lê Vũ đã chia sẻ một liên kết.

Cho đến bây giờ thì tất cả các cường quốc đều có phần trong việc "xâu xé" Ukraine kể từ năm 2014.

- Trung Quốc thì thu gom công nghệ,chuyên gia, quặng thô, đất nông nghiệp, và thao túng thị trường bất động sản của Ukraine. Trước năm 2014, một số bài báo đã đưa ra khái niệm "thuộc địa kinh tế" trong mối quan hệ giữa Ukraine và Trung Quốc. Sau Maidan tình hình này càng rõ nét.

- EU được mở cửa nhập các nguyên liệu thô: Gỗ, sắt phế liệu vốn bị hạn chế trước ở từ Ukraine.Và có thể còn rất nhiều điều khoản có lợi từ các điều kiện họ đặt ra khi cho Ukraine vay tiền.

- Mỹ thao túng được tầng lớp chính trị cao cấp của Ukraine. Con trai cựu phó tổng thống Mỹ trở thành chủ tịch công ty gas lớn nhất Ukraine.
Các tập đoàn lớn của Mỹ cũng có phần: Rothschild thì tham gia việc tư nhân hóa tài sản quốc gia, cơ cấu nợ công của Ukraine và việc bán các công ty của tổng thống Ukraine-Petro Poroshenko. Tập đoàn Monsanto thì có cơ hội thâu tóm đất nông nghiệp của Ukraine với giá chỉ bằng 1/30 giá trung bình của châu âu,..

- Nga ngoài Crimea, họ khống chế được trung tâm công nghiệp phía đông, vùng rốn mỏ than với khoảng 90 phần trăm sản lượng than của Ukraine. Ngoài ra còn được thêm 2 triệu di dân để khai phá khu viễn đông.


http://www.globalresearch.ca/ukraine-agreed-to-a-monsanto-land-grab-to-get-a-17-billion-loan-from-the-international-monetary-fund-imf/5424058
https://www.strategic-culture.org/news/2015/03/17/ukraine-and-rothschild-family.html
http://www.reuters.com/article/panama-tax-ukraine-rothschild-idUSL5N17A24A



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 1 2017, 01:24 PM)
Chỉ chừng nào Mỹ tìm được một khả năng hợp tác hai bên cùng có lợi, thì mối quan hệ cũng như quyền lợi của Mỹ đảm bảo được. Hiện nay cái “hợp đồng chính trị” ấy Mỹ chưa tìm ra được.
*



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 4 2017, 10:07 PM

Có bài này của bọn Forbes cũng ngô, đại khái là Nga nên cảm ơn Mỹ vê trưng phạt, vì nhơ đó mà Nga có nhiêù lơị thê vê thưong mại ơ Iran so vơí Mỹ, và trưng phạt đã khiên các nươc này thành đông minh. Họ lâý dân chưng là kim ngạch thưong mại tăng mạnh, năm 2014 chỉ có 1.68 tỷ USD và cuôí năm nay có thê lên đên 10 tỷ, và họ đưa ra môt sô dân chưng khác


"Là hai nước đang trong hoàn cảnh"ngồi trên một thuyền" do cùng chịu các biện pháp trừng phạt từ các nhà lập pháp Mỹ, Moscow và Tehran đang tích cực phát triển hợp tác. Một vài ngày trước họ đã có một thỏa thuận về hợp tác sản xuất xe ô tô chở khách trị giá 2,5 tỷ USD.

Chi tiêt hơn là Iran đang là nơi lý tương cho đâù tư xây dưng cơ sơ hạ tâng, và bài báo phàn nàn là Nga đang hương loi tư đó do trưng phạt cả 2 nưóc, còn Hoa Kỳ và EU thì bị loại ra


Trước đó họ cũng ký thỏa thuận trong các lĩnh vực khác. Iran đã đặt mua thiết bị quân sự Nga - đặc biệt là máy bay trực thăng Mi-17 và các hệ thống tên lửa.

Về phần mình, các công ty dầu mỏ và khí đốt của Nga đang tích cực hoạt động tại Iran. Trong tháng Sáu vừa rồi, Tập đoàn Gazprom của Nga đã nhận được một hợp đồng khai thác mỏ khí Farzad B."

"các công ty Mỹ cũng chỉ đủ khả năng hợp tác tại hai lĩnh vực với Iran – đó là: thảm Ba Tư và máy bay chở khách thương mại. Bởi vướng lệnh trừng phạt nên Mỹ không thể "lấy một mảnh của chiếc bánh" từ nước Cộng hòa Hồi giáo đang phát triển nhanh này được."


https://www.forbes.com/sites/wadeshepard/2017/08/01/russia-and-iran-partner-up-as-the-us-turns-its-back/#1595f3fd5f63
http://infonet.vn/vi-sao-nga-nen-cam-on-my-ve-lenh-trung-phat-moi-post233564.info
https://vn.sputniknews.com/russia/201708033738345-kremlin-trung-phat-nga/

Môtj bài khác thì nói vê xu hương chuỷen dịch quyên lưc tư tông thông Mỹ sang Thương viên, thông qua đạo luạt phạt Nga vưà rôì. Tôi bô sung thêm là hiên tưọng này có tư thơì Obama, khi thưọng viên Mỹ tư gui thư chính thưc cho lãnh đạo tôi cao Iran, lúc đó Obama rât tưc giân, vì hiên pháp Hoa Kỳ quy định tông thông sẽ đàm phán chính thưc nươc ngoài, còn thương viên kiêm soát xem có nên phê chuân k. Sau đó thì lân đàu tiên lịch sư, thưọng viẹn thông qua luât 11/9 cho phép kiên Arap Saudi bât châp truóc đó Obama đã phủ quyêt nhơ tỷ lê 2/3. Và bây giơ thì la trưng phạt Nga, thâm chí thưọng viên còn đang bàn vê viêc tiên hành rút khỏi hiêp định tên lưa tâm trung INF, điêù lẽ ra nên thuôc tông thông

Voi các luât vưà rôì, thì tât cả mọi tông thông đã mât gân hêt khả năng đàm phán. Và nêú xu hưóng này tiêp diên, thì tông thông chăng còn mâý quyên

Có lẽ chính trưòng Mỹ sẽ có thay đôỉ quyên lưc căn bản sau nhiêm kỳ này của Trump

Cũng bô sung thêm, luât trưng phạt Nga k đông đên ngành hàng không vũ trụ và hạt nhân, nơi Nga Mỹ đang hop tác. Hiên 40% lương uranium làm giàu của Mỹ đên tư Nga, và vưà rôì Mỹ đã ký một hợp đồng mới với Nga trị gián 6,5 tỷ USD để cung cấp nguyên liệu dạng “viên urani” cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, bởi vì hợp đồng năm ngoái là 11 tỷ USD đã kết thúc.


http://kienthuc.net.vn/nong-sau/thuong-vien-my-quyen-hanh-hon-ca-tong-thong-912552.html

Cái bài này cũng ngộ, Mỹ xưa nay lúc nào cũng hô hào thâm hụt thương mại và TQ là mối nguy về an ninh, phải đến bây giờ thì mới chịu dừng nghiêm túc một thiết bị của TQ trong quân sự. Có lẽ vì là Trump, nếu là người khác chưa chắc họ làm, mà chỉ hô thế thôi. Gần đây bộ quốc phòng Mỹ cũng dừng sử dụng phần mêm diệt virus Kaspersky của Nga
Quân đội Mỹ dừng sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa Trung Quốc
Quân đội Mỹ ra lệnh dừng sử dụng các thiết bị bay điều khiển từ xa của một hãng Trung Quốc do lo ngại về "khuyết điểm an ninh mạng".
Theo một văn bản hôm 2/8 của quân đội Mỹ, được Reuters xác nhận, lệnh áp dụng với tất cả thiết bị bay điều khiển từ xa của hãng DJI và các hệ thống sử dụng thiết bị hoặc phần mềm của hãng. Quân đội đề nghị các quân nhân dừng sử dụng, xoá cài đặt mọi ứng dụng của DJI, thực hiện thao tác an toàn theo hướng dẫn.

DJI tuyên bố hãng "bất ngờ và thất vọng" trước việc quân đội Mỹ đột ngột cấm thiết bị bay điều khiển từ xa của hãng mà không tham vấn với họ khi quyết định.

Công ty tư nhân của Trung Quốc cho biết sẽ liên lạc với quân đội Mỹ để xác định "lỗ hổng an ninh mạng là gì" và sẵn sàng làm việc với Lầu Năm Góc để xử lý vấn đề.

Quyết định dường như được đưa ra sau khi các nghiên cứu do phòng thí nghiệm quân đội và hải quân Mỹ thực hiện cho rằng có các nguy cơ và điểm yếu trong sản phẩm của DJI.

Các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs và Oppenheimer năm 2016 ước tính DJI có khoảng 70% thị phần thị trường thiết bị bay điều khiển từ xa thương mại và tiêu dùng toàn cầu. Các nhà phân tích của Goldman ước tính thị trường này có thể trị giá hơn 100 tỷ USD trong 5 năm tới, bao gồm cả doanh thu trong quân sự.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 6 2017, 02:41 AM

Ông Ba Lan bắt đầu lấy chuyện hợp tác với Ukraine ra để vòi Mỹ phải chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa Patriot cho mình, nếu không sẽ hợp tác với Ukraine. Và chủ Ukraine đưa ra dự án là chuyển tên lửa không đối không thành đất đối đất. CHú Ukraine đã có ý muốn cạnh tranh với Mỹ rồi

Ba Lan vừa đưa ra tuyên bố sẽ không mua hệ thống Patriot của Mỹ - tuyên bố có liên quan đến chương trình hợp tác giữa Ba Lan và Ukraine.
Theo nguồn tin này, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã gửi thư cho Bộ Quốc phòng Mỹ trong đó có nói đến việc từ chối mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Ba Lan tuyên bố sẽ thực hiện kế hoạch như vậy nếu Washington không chuyển công nghệ cho Warsaw.

http://baodatviet.vn/anh-nong/ukraine-nang-tay-tren-khach-hang-patriot-cua-my-3340507/

Các bố Nga đã mang tên lửa phòng không vác vai Manpad tối tân của mình ra để bắn chặn đạn cối bắn vào đại sứ quán mình ở Syria, rõ ràng là có ý muốn khoe hàng để bán.
Verba đánh chặn đạn cối: Điều không thể với MANPADS Mỹ
Ngày 2/8, tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Verba của Nga đã đánh chặn thành công đạn cối tự chế của phiến quân Syria trong lần đầu thực chiến.
Qua thành tích lần đầu thực chiến đã cho thấy, tính năng then chốt của Vebra là tiêu diệt các UAV trinh sát loại nhỏ. Đây là một vấn đề thực sự đáng sợ vì Vebra có thể phát hiện và giải quyết được UAV, đặc tính chưa từng có của các tên lửa MANPADS thế hệ trước của Nga và những tên lửa của phương Tây.
Không chỉ bắn hạ được UAV loại nhỏ và đạn cối, theo tuyên bố của Nga, hệ thống Verba còn có thể dễ dàng bắn hạ máy bay tàng hình - những tính năng độc nhất của một hệ thống MANPADS.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/verba-danh-chan-dan-coi-dieu-khong-the-voi-manpads-my-3340505/

Indonesia có thể trở thành cơ sở sản xuất của thiết bị vũ khí hoặc thiết bị lưỡng dụng của Nga ở Đông Nam Á, có vẻ các khách hàng mua vũ khí Nga không ngán bị trừng phạt

Đại sứ Vahid Supriyadi cho biết, giai đoạn đầu tiên của sự hợp tác trong lĩnh vực này, không quân Indonesia sẽ mua 8 chiếc máy bay Su-35 chế tạo tại Nga; giai đoạn 2 là hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất Su-35 để nâng tầm ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Tuy nhiên, ông không cho biết là nước này sẽ sản xuất bao nhiêu chiếc Su-35 nhưng theo luật của Indonesia, để nước này đồng ý mua Su-35, Moscow sẽ phải chuyển giao ít nhất 35% công nghệ và đặt dây chuyền sản xuất vũ khí trên đất nước của họ.

Ngoài ra, Indonesia còn sở hữu số lượng khá lớn xe thiết giáp tiên tiến BMP-3F, được trang bị cho thủy quân lục chiến Indonesia. Lô đầu tiên gồm 17 chiếc BMP-3F đã đến Indonesia vào ngày 26 tháng 11 năm 2010. Một lô khác gồm 37 chiếc được cung cấp vào ngày 27/1/2014.

"Chúng tôi quan tâm đến việc mua các máy bay Be-200 Altair của Nga dành cho công tác chống cháy rừng và cho mục đích quân sự, cũng như mua trực thăng dòng Mi. Trong kế hoạch tương lai của chúng tôi cũng tính đến mua của Nga các tàu ngầm lớp Kilo" - ông Supriyadi nói.

Hiện nay, Nga và Indonesia đang thảo luận về hợp đồng cung cấp cho Jakarta hai tàu ngầm diesel-điện dự án 636 Varshavyanka. Nguồn tin cho biết, Ủy ban Quốc hội của Indonesia đã thông qua kế hoạch của Chính phủ về việc mua sắm các tàu ngầm diesel-điện của dự án này.

Một vấn đề quan trọng khác là việc Indonesia sẽ trở thành địa điểm đặt trạm vệ tinh GLONASS của Nga. Vào hồi tháng 5/2016, tại hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN được tổ chức tại thành phố Sochi bên bờ Biển Đen vào ngày 19 - 20/5, Nga đã xúc tiến đàm phán về việc triển khai các trạm GLONASS ở Indonesia.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/indonesia-doi-tac-quoc-phong-lon-nhat-dong-nam-a-cua-nga-3340481/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 7 2017, 10:56 PM

Vụ Trịnh Xuân Thanh đang được bàn luận xôn xao mấy ngày nay. Theo như Media VN thì ông này tự ra đầu thú. Theo như Đức, thì ông này bị bắt cóc ở Berlin. Bản thân báo phương Tây (Pháp) cũng đưa tin này, theo version của Đức.
Còn tất nhiên các loại lá cải lề trái, và các thông tấn phương Tây có chương trình tiếng Việt, của Pháp, Anh, Mỹ đều đưa tin ồn ào giật gân.
Với tôi thì đến nay chỉ có hai điều khẳng định được. 1. Trịnh Xuân Thanh đã ngồi bóc lịch ở VN. 2. Đức phản đối ngoại giao VN.
Tất nhiên người ta có thể thiên theo hướng Media Đức, rồi phương Tây nói là thật. Nhưng Media Đức đã từng hùng hồn tuyên bố bộ trưởng quốc phòng cũ của VN bị bắn chết, rồi lại thấy ông ấy ngồi đường hoàng ở VN. Các báo chí và bản tin Việt ngữ lề trái đã từng phân tích “cực kỳ chính xác”, đại hội Đảng vừa qua ở VN. Độ chính xác của nó thế nào, kết cục ra sao, cũng nói lên được tính chính xác của nó đến đâu.
Như vậy cho đến nay, chỉ có thể khẳng định là Đức đã phản đối ngoại giao với VN, với lý do Trinh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức, do tình báo VN thực hiện. Phân tích của tôi tiếp sau, sẽ dựa trên cơ sở dự đoán này. Tôi phải nhấn mạnh là trên DỰ ĐOÁN (hypothèse) chứ không phải có chứng cứ, vì tôi sẽ phân tích hệ luỵ của nó nên cần cái dự đoán này.
Việc tình báo một nước hoạt động ngấm ngầm ở một nước khác, không phải là cái gì đặc biệt. Và nếu tình báo Vn bắt thật, thì nó cũng chỉ là một trường hợp ngoại lệ không phải là hiếm có trong quan hệ quốc tế. Israel đã từng bắt cóc các tội phạm Nazi trốn tránh ở Argentine,CIA Mỹ điều tù nhân hồi giáo vào các trại tù ở Ba lan hay Ru ma ni, Nga đầu độc các nhân vật chạy trốn khỏi Nga ở Luân đôn..
Những chuyện này xẩy ra bởi vì đằng sau luật pháp vẫn có những vùng xám, do quan hệ quốc tế tạo ra, đặc biệt là những quan hệ quốc tế mà quyền lợi hai bên không đồng nhau. Nó cũng phụ thuộc vào vị thế của hai bên. Thường trong những vụ việc này, đối với nước mạnh hơn (ví dụ quan hệ Đức-Mỹ) thì nó phải ỉm đi. Nhưng với nước yếu hơn, và có khả năng lợi dụng được, thì nó sẽ thổi lên. Vấn đề có được thổi lên nữa còn phụ thuộc vào thời điểm và thái độ của hai bên. Thời điểm (ví dụ gần lúc tranh cử), thái độ (ví dụ VN ngạo mạn bất chấp).. sẽ dẫn tới việc bùng nổ dư luận, khiến vấn đề có thể bị chuyển tải thành vấn đề khác, ví dụ như danh dự dân tộc, tố cáo chế độ..v..v..dẫn tới những hệ luỵ khác. Bởi vì trong quan hệ ngoại giao nhiều khi nó là “ghét là ghét cái thái độ” và bị ảnh hưởng của định kiến.
Hiện nay, điều quan trọng nhất là để cho sự vụ này biến thành một vấn đề quốc tế, trong khi nó chỉ là một hình thức truy lùng tội phạm, dù nếu cái hypothèse là đúng, thì nó không được chính thống cho lắm.
Nó sẽ là dở, nếu việc này chỉ được chú ý tới việc bắt không chính thống, và từ đó nguyên nhân chính tức là tham nhũng, lại bị lờ đi, cố tình lờ đi. Tất nhiên là tôi đang nói tới media phương Tây và lề trái. Nhưng lề phải không cẩn thận cũng thành người tiếp tay.
Vì thế không có việc gì phải cực kỳ vội vàng cả, mà cứ phải xét án cẩn trọng. Tránh hành động vội vã.
Và phải luôn chỉ cho người ta thấy có bằng cớ, là một vụ án tội phạm kinh tế, mà phạm nhân đã định tìm cách lắt léo lợi dụng hiện trạng quan hệ quốc tế để tìm cách trốn thoát.
Về bản chất,việc bắt Trịnh Xuân Thanh là đúng. Bởi nếu không nó sẽ tạo ra những tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, làm tan rã nhà nước, và từ đó mà ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người VN. Tại sao ?
1- Bởi vì nó tạo nên một cách thức tham nhũng cực kỳ nguy hiểm. Theo đó. Người ta sẵn sàng chi trả, đầu tư hối lộ để leo vào được những vị trí quan trọng về kinh tế, rồi từ đó dưới những chính danh rất hợp lý, nhưng công trình rất hợp lý, rút ruột tiền công làm của riêng. Đến lúc đổ vỡ, thì nó phắn đi nước ngoài là xong.
2- Nếu Trịnh Xuân Thanh và những người như ông ta không phải trả giá, thì sẽ loạn to. Vì tất cả những thể loại thế này trong xã hội sẽ ngóc đầu dậy. Quân hồi vô phèng, còn ai sợ gì nữa. Ở Pháp nó có câu tục ngữ “sự khôn ngoan đầu tiên là biết sợ xen đầm” (Xen dầm tức là cảnh sát). Nếu bây giờ nhà nước vô hiệu, đảng vô hiệu thì còn cái gì.
3- Nếu Đức hay một nước nào khác vặn vặn vẹo mà can thiệp có hiệu quả, thì VN sẽ giống như hồi đầu thuộc pháp, khi Pháp xâm chiếm thuộc điạ. Cái chuyện nó thế này. Khi Pháp xâm lược VN, điều quan trọng nó đòi là người Pháp vào VN phải được xét xử theo luật của Pháp mà không phải luật nhà Nguyễn, viện cớ luật nhà Nguyễn “man rợ”. Kết quả những người Pháp và người Việt nam theo Pháp , ví dụ như cha Sáu, người xây lên cái nhà thờ đá ở Phát Diệm, cũng là người mộ linh đánh thuê cho Pháp để đánh Phan Đình Phùng là trường hợp này. Nếu bây giờ Trịnh Xuân Thanh mà không được xử án bằng luật VN, thì có khác gì cái chuỵện này ở dưới một hình thức khác.
4- Người VN, do chỉ nhìn hình thức tiêu pha bề ngoài rồi đánh giá, thì sẽ thấy “nước VN rất phát triển”. Nhưng phát triển cái gì ? toàn là thằng còng làm cho thằng ngay ăn (hay phá). Rồi nó mê muội ám cho nhưng thứ dân chủ dân chiếc gì đó, nhưng người dân thường, xã hội có được cái gì.
Hiện nay, do hội nhập quốc tế, mà vấn đề nghi phạm kinh tế bỏ trốn này sẽ là chuyện cơm bữa. Cho nên nếu không răn đe được ngay từ đầu, thì trong tương lai VN sẽ không phát triển được.
Với nước Đức, tôi không nghĩ rằng nước này sẽ tìm cách lợi dụng câu chuyện này để có cớ gây chuyện với VN, bởi vì kinh tế Đức và VN không xung khắc với nhau mà bổ trợ. VN cần công nghệ của Đức, xuất những đồ Đức không có thế mạnh (công nghiệp nhẹ, nông sản nhiệt đới, cà phê..). Về mặt chính trị, Đức cũng không phải là nước có truyền thống thực dân cáo già như Anh, Pháp. Đức có thể sử dụng cớ “vi phạm chủ quyền” đánh vào lòng tự ái dân tộc, nhưng để bảo vệ một nhân vật tham nhũng thì cũng khó nói và mạnh tay được, nếu không có lợi ích về kinh tế khiến họ làm điều đó. Chỉ cần VN mềm dẻo, không phản ứng lại, điều tra kỹ càng, có thời gian, rồi mới đưa ra xét xử, đừng để việc xét xử như việc ăn miếng trả miếng ngoại giao (điều không nên làm là OK).
Một điêù nữa cần nhấn mạnh là quan hệ Đức với Vn rất tốt, Đức đã là đối tác chiến lược của VN. Các hãng đức vào VN kinh doanh bình thường, vậy không có lý do gì, Đức lại đòi hỏi và nghi ngờ hệ thống hành pháp của VN cả. Không thể có chuyện đối tác mà lại làm thế, nếu thế thì ông ký hiệp ước với tôi làm gì. Tóm lại. Không ăn miếng trả miếng ngoại giao, chỉ cho Đức thấy rõ Đức chẳng có lợi lộc gì để bao che tham nhũng, vì nó đi ngược lại các giá trị của xã hội Đức. Nếu Đức là đối tác tin cậy, thì không thể đứng ra bảo vệ Trịnh Xuân Thanh được.
Và tất nhiên để tranh những vấn đề này có thể xẩy ra trong tương lai, thì nên đi tới một thoả thuận dẫn độ giữa hai bên. Điều đó nó cũng làm tăng sự tin tưởng của hai bên hơn.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 8 2017, 04:45 PM

Câu chuyện REPSOL và việc khai thác dầu ở biển Đông. Vừa rồi, nhà thầu Tây Ban Nha REPSOL đã dừng các hoạt động thăm dò dầu ở lô 236, trên biển đông, thuộc chủ quyền của VN. Tất nhiên đây cũng là một dịp để các loại lề trái xông ra kích động, nói đến sự đầu hàng của chính phủ VN. Nếu nhìn bên ngoài, thì sự việc này dường như ngược hẳn với hành động ngăn chặn dàn khoan hải dương của TQ cách đây 3 năm. Nếu liên tưởng sự việc này, với quá trình chống tham nhũng ở VN, thì người ta có thể cảm thấy dường như chính phủ VN hiện tại chịu phép TQ hơn, và như vậy có thể nghĩ rằng những nhân vật có thể bị dính vào tham nhũng, trong thực tế lại “yêu nước” hơn, và từ đó quy ra cuộc chiến đấu chống tham nhũng thực ra là một cuộc đấu đá nội bộ, giữa hai phe theo Mỹ và theo TQ.
Nhưng thực tế năm 2014 và năm 2017 khác hẳn nhau. Vào năm 2014, nếu VN không xông ra đấu tranh, thì điều đó có nghĩa là mặc nhiên công nhận TQ đúng. Vào thời điểm hiện tại thì không phải như vậy nữa, bởi với phán quyết của toà án quốc tế, dù TQ không chấp nhận, về pháp lý hoàn toàn có cơ sở để phản bác TQ. Điều mà năm 2014 chưa có. Với phán quyết của toà án quốc tế, dù không được TQ chấp nhân, nó cũng là cơ sở để VN có thể tìm đồng minh trong những nước chấp nhận phán quyết này, tức là những nước phương Tây trong đó đứng đầu là Mỹ. Nhưng hiện tại, quan hệ của Vn và phương Tây dẫm chân tại chỗ. Lỗi không phải là VN mà là thái độ, và lợi ích của những nước này với biển Đông và TQ. Với Mỹ, chính quyền mới của TRUMP dường như tìm được một sự thoả thuận với TQ (ví dụ trong vấn đề Triều Tiên) để ngồi trên lưng nước thứ ba (Triều tiên). Điều chắc chắn là mâu thuẫn Mỹ-TQ không thể giải quyết. Nhưng cao trào của nó, chưa đến lúc. Hiện tại Mỹ đã đạt được điều mình muốn là đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc, có một thế thượng phong nhất định với TQ, còn TQ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của TQ, đồng thời Mỹ cũng chưa đủ độ để rút hẳn khỏi TQ, điều đó cũng có nghĩa là Mỹ-Nhật chưa thể mở một mặt trận ở biển Đông nếu tính cả lợi ích kinh tế lẫn quân sự. Biển Đông chỉ là phụ so với vùng Đông Bắc Á, trong quan niệm chiến lược của Mỹ. Sự om xòm của nghị viện Mỹ với nhà Trắng trong chính sách đối với Nga , càng khiến Nga-Trung gắn kết hơn. VN trang bị chủ yếu bằng vũ khí Nga. Nếu Nga-Mỹ có xu hướng đồng thuận, thì việc ủng hộ VN sẽ là điều kiện tốt để hai bên chơi lại với nhau. Nhưng quan tâm chủ yêú của Nga thực ra vẫn là vùng châu Âu và Baltic, việc quân đội Nga-Trung tập trận ở đây đã nói lên điều Nga cần TQ. Còn TQ nó cũng cần mở nhiều mặt trận liên hoàn trên toàn thế giới, để nó có khả năng chọn lựa chỗ lợi thế đẹp nhất mà đánh. Trong hoàn cảnh như thế, dù thâm tâm Nga thế nào, tốt với VN đến đâu (đây là tôi chiều lòng các bác yêu Nga mà nói thế), thì nó cũng không thể hi sinh lợi ích của nó để chống TQ giúp VN được. Còn có hai nước nữa có thể là đối tác quan trọng của VN đó là Ấn và Nhật. Biển Đông rất quan trọng với Nhật, nhưng so với liên lạc Thái bình dương giữa Mỹ và Nhật thì không quan trọng bằng, Nhật lại bị xích chân vào Mỹ. Bất cứ hành động nào của Nhật hơi tự do một tí thì Mỹ nó đã xích ngay lại. Ấn độ bản thân cũng có xung đột với TQ (mà căng thẳng biên giới hiện tại là ví dụ), nhưng VN với Ấn độ, cũng như Pakistan với TQ. Không thể trông chờ họ ủng hộ trực tiếp được, mà chỉ có ném đá dấu tay thôi. Vậy việc dừng của REPSOL là đúng, nhưng điều quan trọng là sau REPSOL thì phải làm gì.
Nói về lợi ích kinh tế đơn thuần, thì chơi với REPSOL là an toàn hơn cả, vì Tây ban Nha cũng như Hàn quốc, Đài loan, không phải là nước có thể dùng sức ép chính trị với VN để thủ lợi. Nhưng ngược lại, VN phải đủ sức mạnh quân sự bao cho nó hoạt động. Điều này VN chưa có.
Để làm được điều đó thì bây giờ phải “diệt ruồi”. Tại sao. Bởi vì thế giới bây giờ không thể có một liên minh lâu dài, mà lợi ích các bên đan xen nhau. Phân tích tình hình của tôi ở trên, và từ trước đây đã nói lên điều đó. Không kể khi liên minh với nhau, thì đó là một sự trao đổi, không phải là dạng “bánh bao” như ngày xưa Liên Xô với VN, hay Mỹ với chính quyền Sài gon. Nếu mình mạnh, có tiềm năng, tin cậy được nó mới liên minh. Chứ còn ai nó “bánh bao” làm gì.
Trong thời gian 10 qua, về chính sách chiến lược VN không sai. Nhưng không đưa vào thực hiện được vì ruồi. Ruồi đã khiến tất cả sách lược chiến lược đưa vào thực hiện, đều biến thành dạng kinh tế tượng đài mà tôi đã từng nói tới. Kinh tế tượng đài là lấy cớ để ăn, để rút ruột, chứ không phải làm kinh tế. Giống như khi xây tượng đài, thì tượng đài chỉ là thứ đồ chơi, không cần để ý tới hiệu quả, quản lý vì nó không phải là công cụ sản xuất, phương tiện sản xuất, có thể ăn ngay vào tiền đầu tư, ăn vào được tiền đầu tư càng nhiều thì càng lãi. Cái tượng đài hiệu quả kinh tế nhất là tượng đài vẽ ra được nhiều tiền đầu tư nhất, nhưng đầu tư thật ít nhất. Vinashin là một ví dụ như thế, trong khi chính sách phát triển công nghệ đóng tầu đâu có sai.
Rồi như việc các trung tâm hoá dầu cũng thế, may mà gạt nó được trước. Ví dụ cái project lọc dầu ở Bình định “liên doanh” với Thái với số vốn 20 tỉ chẳng hạn. Một người bình thường, có chút kiến thức về kinh tế, người ta có thể thấy ngay đó là dạng “quả lừa”. Vì sao ? Vì vốn đầu tư như thế đối với một hãng xuyên quốc gia đã là cực khủng, làm sao mà nó có tiền. Một hãng khủng như General motor của Mỹ, hay Toyota của Nhật, đầu tư 4,5 tỉ đã là ghê, nữa là ông Thái lan. Thế tại sao lại thế ? cái bí hiểm thực ra nó nằm ở trong cái điều khoản thực hiện, do nguyên tắc đóng góp, vì nước chủ nhà phải chuẩn bị đất đai, san sửa, xây dựng hạ tầng trước theo phần trăm của tiền đầu tư. ăn là ăn vào cái này. Còn thằng chủ đầu tư kia, nó hứa thế, rồi sau nó bảo không có tiền thì làm gì được nhau. Kết quả vì thế cũng là dạng kinh tế tượng đài mà thôi.
Như vậy không diệt ruồi đi, thì chỉ có kinh tế ảo. Và nếu đã ảo, thì làm sao đứng được trong thế giới này. Chỉ có diệt ruồi đi, thì mới xây dựng kinh tế có kết quả, mạnh lên được. Mà mạnh lên, thì miệng kẻ sang có gang có thép, mới bảo vệ được chủ quyền của mình. Chứ còn đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm, thì ai nó bánh bao làm gì.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 9 2017, 05:04 AM

Vụ Trịnh Xuân Thanh, lúc đầu Đức còn chối k có ông ta ở đây, sau đó đến G20 nghe nói thủ tướng nhà mình đã yêu cầu thủ tướng Đức trả TXT mà k được, và sau đó thì TXT biến mất. Chắc chắn ông TXT này muốn lợi dụng quan hệ quốc tế để trốn chạy tham nhũng, còn bên Đức chắc định lợi dụng ông này cho mục đích chính trị nào đó, kiểu bơm ông này lên thành thành viên đối lập gì gì đó, chứ nếu k đã chẳng phản ứng dữ vậy.

Có vẻ Nga đang đẩy mạnh hàng đổi hàng, tránh phụ thuộc USD, việc này cả nước mua và bán đều có lợi

Bác Phó thử đoán xem, nếu Iran có được không quân, chẳng hạn có được Su 30 của Nga như tin đã đưa thì vị thế của Iran tại Trung Đông sẽ thế nào, tương quan lực lượng giữa các nước Trung Đông sẽ ra sao. Liệu việc này có thể xảy ra? Thời Obama, ngoại trưởng Kerry đã phản đối quyết liệt, và báo Mỹ (nếu tôi nhớ không nhầm là Wall Street Journal) đã gọi Su30 trong tay Iran là vũ khí gây chết người, thảm họa (lethal Su30)



Indonesia chính thức đổi nông sản lấy 11 chiếc Su-35
Theo thỏa thuận vừa đạt được giữa Nga và Indonesia trong việc đổi nông sản lấy 11 chiếc Su-35, cao su của Jakarta đã không được nhắc đến.
Thông tin được Reuters dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết hôm 7/8, quốc gia này sẽ đổi cà phê, trà, dầu cọ và các mặt hàng khác để mang về 11 chiếc tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Nga.

"Việc trao đổi lấy 11 chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 bằng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Indonesia như cà phê, trà và dầu cọ cũng như các sản phẩm quốc phòng chiến lược sẽ diễn ra dưới sự giám sát của chính phủ hai nước", Bộ trưởng Enggartiasto Lukita cho biết.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/indonesia-chinh-thuc-doi-nong-san-lay-11-chiec-su-35-3340729/


Mỹ cản hợp đồng Su-35: Sợ Iran thống trị Trung Đông
Truyền thông Trung Đông cho biết, Nga đã đề nghị bán cho Iran chiến đấu cơ Su-27SM3 hoặc MiG-35 nhưng Iran chỉ muốn mua Su-30SM hoặc Su-35.
Nga-Iran chuẩn bị ký hợp đồng mua sắm máy bay

Các tin đồn đang lưu hành trong giới truyền thông Trung Đông là Nga và Iran đang tới rất gần với một thỏa thuận mua sắm rất lớn trong lĩnh vực hàng không quân sự. Tuy nhiên, hai bên đang có những khúc mắc trong loại chiến đấu cơ mà Nga sẽ cung cấp cho Iran.

Trong khi Iran rất thèm khát chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga là Su-35S, thì Nga chỉ cam kết cung cấp phiên bản hiện đại hóa đời chót của Su-27SM3 và có thể là MiG-35S/UB được trang bị radar Zhuk-ME, trong khi không quân Iran muốn radar Zhuk-AE.

Theo những nguồn tin này, Nga đã bác bỏ yêu cầu của không quân Iran (IRIAF) mua 18 chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 và 8 máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM. Ngược lại, Moscow đã đề nghị Tehran mua một số lượng không xác định máy bay chiến đấu đa năng Su-27SM3.

Theo phóng viên đặc biệt của hãng Shephard Media là ông Babak Taghvaee, Nga không có bất cứ vấn đề gì trong việc cung cấp Su-27SM3 cho Iran ngay trong năm nay bất chấp các hạn chế của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Nga phụ trách Công nghiệp Quốc phòng và Hàng không-Vũ trụ là ông Dmitry Rogozin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan và thảo luận về hợp tác quân sự giữa hai nước.

Theo một nguồn tin trong văn phòng của Rogozin, hai bên đã thảo luận về các nguồn cung cấp vũ khí và tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự và và công nghệ hàng không giữa lúc Mỹ đang tiếp tục ban hành thêm các lệnh trừng phạt đối với cả hai nước này.

Theo nguồn tin này, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng đã đưa ra đề xuất với Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan là nước này có thể bán cho Iran chiến đấu cơ thế hệ 4++ là MiG-35 MMRCA, nhưng IRIAF đã tỏ ý không quan tâm đến loại máy bay này.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên những thông tin kiểu như này được công bố. Hồi cuối tháng 3/2016, đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác quân sự-kỹ thuật thông báo rằng, hợp đồng về việc Iran mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM sẽ được ký kết trong năm 2016.

Trước đó, thông tin Tehran hỏi mua và đề xuất Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất tới vài trăm chiếc Su-30SM được công bố sau chuyến viếng thăm và làm việc tại Moscow từ ngày 15 đến 16/2/2016 của Bộ trưởng Quốc phòng Iran là tướng Hossein Dehran.

Tướng Hossein Dehran đã tới Moscow, với mục đích chính là nhờ Nga giúp đỡ để hiện đại hóa và nâng cao tiềm lực không quân, mà trọng tâm là việc mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu đa chức năng hiện đại của Nga là Su-30SM.

Đồng thời, Tehran muốn đàm phán với Nga về việc tham gia vào quy trình sản xuất máy bay. Nước này đã đề xuất với Moscow việc chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy sản xuất Su-30SM ở Iran. Thông tin này đã được đích thân Bộ trưởng Dehran xác nhận.

Nếu hai nước ký kết thỏa thuận theo hướng này, Iran sẽ hoàn toàn tự chủ về sản xuất, lắp ráp, và sẽ chế tạo hàng trăm chiến đấu cơ dòng Su-30SM, theo kiểu Ấn Độ sản xuất Su-30MKI để làm nòng cốt cho lực lượng không quân, biến không quân nước này thành thế lực lớn ở Trung Đông.

Khi đó, sẽ không có đồng minh nào của Mỹ ở Trung Đông, kể cả Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) - những nước có thực lực không quân mạnh nhất - có thể xứng đáng là đối trọng của Tehran.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-can-hop-dong-su-35-so-iran-thong-tri-trung-dong-3340671

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 9 2017, 05:24 PM

@ltbk,
Tôi thì không nghĩ Đức nó có ý đồ gì khủng khiếp cả, mà thực ra nó ở thế bối rối về ngoại giao thì đúng hơn. Tại sao ? vì Đức là nước chủ nhà tổ chức G20 mà họ mời VN như khách đặc biệt, thì chứng tỏ họ rất trọng thị và đề cao quan hệ với nhà nước VN. G20 là nhóm 20 nước có PNB đứng đầu thế giới, VN về sức nặng kinh tế đâu có được thế. Tất nhiên VN cũng có điều đặc biệt, là tỉ trọng độ mở của nền kinh tế, tức là phần trao đổi với thế giới rất lớn, còn hơn nhiều nhiều nước G20 khác ví dụ Indonesia, vì thế trong thương mại quốc tế, vị thế VN cũng tốt (nhờ doanh nghiệp nước ngoài). Về PNB, Thái lan cũng cao hơn, sao không được mời.
Nhưng bởi vì VN và Đức không có hiệp định dẫn độ, nên việc trao trả khó khăn, vì thủ tục của nó rất lằng nhằng và chính phủ dễ bị phe đối lập làm khó dễ phải giải thích, nó cũng là vấn đề chủ quyền nữa. Khi được mời dự G20, nhân dịp này VN cũng yêu cầu Đức trao trả. Và có lẽ trước đó, VN cũng đã phải thông qua kênh ngoại giao, ví dụ thông qua Đại sứ quán Đức yêu cầu họ. Nếu Trịnh Xuân Thanh mà là nhân vật quan trọng, Đức muốn sử dụng, thì nó đã bảo vệ, chứ sao để đi lại long nhong, tự mình lẩn trốn như thế.
Trong thực tế, cộng đồng người Việt ở Đức luôn bị Đức nghi ngờ làm những việc mờ ám. Đặc biệt là cộng đồng ở Đông Đức cũ, mà Berlin là trung tâm. Các loại buôn lậu, đặc biệt là thuốc lá, rồi băng đảng, ví dụ như băng đảng người Quảng Bình là chuyện thường ngày ở huyện. Do bản chất văn hoá, người Việt ở Đức sống như một dạng ghetto, do không hoà nhập được. Đức có thời có phó thủ tướng là người Đức gốc Việt, nhưng ông ta là con nuôi của người Đức từ bé, không phải từ cộng đồng người Việt ra, nên nó không thể là dẫn chứng của sự hoà nhập của người Việt tại Đức được.
Rồi lại nghe thấy nói Trinh Xuân Thanh lại liên lạc cả với các nhân vật lề trái, toàn những dạng ất ương,thì điều đó lại càng chứng tỏ là sự cùng đường. Chứ nếu Đức nó muốn khai thác, thì làm sao mà phải khổ thế.
Như vậy sự hiện diện của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, chỉ khiến nước Đức tiến thoái lưỡng nan. Họ chẳng có lợi ích gì giúp đỡ “đồng chí” này cả, nhưng nó cũng không muốn ra mặt hợp tác, vì hệ thống lập pháp của nó độc lập với chính phủ. Nhưng điều này cũng là thường thôi. Ví dụ trong quan hệ Pháp-Đức hiện tại, gần nhau là thế, mà có vụ một người Đức là bác sĩ, giết hại một cô gái người Pháp, rồi sau đó chay về Đức, mà Pháp không làm cách nào đòi dẫn độ được. Kết quả ông bố cô gái này đã tự mình sang Đức, bắt cóc “đồng chí” này về giao cho chính quyền Pháp để xét sử rồi tự ông ta cũng phải ..nhận tội trước luật pháp Pháp.
Như vậy, nếu việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là thật, thì VN phải nhấn mạnh tới vấn đề tại sao ông đã là đối tác chiến lược của tôi, ông đầu tư vào tôi, nhân sự người Đức vào làm việc ở VN không sao, thì làm sao ông lại có thể nghi ngờ hệ thống lập pháp , toà án ở VN. Thái độ thế là không được. Ông là đối tác chiến lược kiểu gì .Và cũng phải nhấn mạnh đây là vụ án tham nhũng. Chẳng nhẽ một trong những giá trị của Đức lại là tham nhũng.

Ở trên tôi có nói là nên chuẩn bị cẩn thận, có thời gian để xét xử, và có lẽ nên tránh những điều sau.
Về thời điểm xét xử, nên để sau tháng 11 này, vì nếu xét sử vào dịp này, đúng là lúc có bầu cử thủ tướng Đức. Thời điểm này ở Đức cũng quan trọng không kém Đại hội Đảng ở VN. Đó là dịp mà các ứng cử viên Đức phải gồng mình, chứng tỏ, rất dễ có chuyện tình ngay lý gian. Chuyện Trịnh Xuân Thanh không phải là cái gì khủng khiếp, nhưng tránh xét xử vào lúc đó, cũng lợi cho bất cứ nhân vật nào sẽ lên làm thủ tướng Đức, cũng như quan hệ Việt – Đức hơn.
Về bản án, nên tránh án tử hình. Tại sao lại thế ? vì ở EU, án tử hình đã được bỏ từ lâu. Và đấy cũng là một điều kiện mà EU đặt ra với các nước chơi với nó. Nếu VN muốn tránh xung đột vô ích với EU, với Đức thì không nên tuyên án tử hình trong vụ này, mà chỉ cần mức độ tù chung thân là đủ. Tất nhiên, tôi không thể biết tội trạng Trịnh Xuân Thanh thế nào, mức án ra sao, mà chỉ bình luận trên bình diện quan hệ quốc tế thôi. Và tất nhiên là ý kiến cá nhân.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 10 2017, 09:43 PM

Tôi không rõ tính năng kỹ thuật của S-30 thế nào, nhưng nếu quy sức mạnh của I ran bằng việc có mua được loại máy bay này không thì có lẽ không đúng. Trong thực tế, I ran đã là một cường quốc khu vực. Nếu về sau mà I ran không làm bá chủ được ở vùng Trung đông, tuỳ theo sự suy yếu của Mỹ và phương Tây, thì câu trả lời có lẽ là trong dị biệt văn hoá, chứ không phải là do vũ khí quyết định. I ran là nước theo Hồi giáo Chi ít, và không phải là người Ả rập. Nước này là một đế quốc tập hợp người Ba tư, người Kurdes, người Azerie, người Balustie..Sắc tộc đông nhất là người Ba tư (Persane) chỉ có trên 50% dân. Vì thế sự thống nhất đất nước là dựa vào Hồi giáo Chi ít. Ngược lại các nước Trung đông đều do một giống người lập nên, đó là người Ả rập, theo hồi giáo Sun nít. Trước đây đế quốc Thổ tồn tại là nhờ thống nhất bằng Hồi giáo Sun nít, dù về sắc tộc người Thổ không phải là người Ả rập. Ở Trung Đông, yếu tố tôn giáo là quan trọng nhất, rồi mới tới sắc tộc. Mà sắc tộc cũng không quan trọng bằng họ, mà phương Tây vẫn gọi là bộ lạc. Vì thế nếu I ran muốn mở rộng vùng ảnh hưởng, thì sẽ gặp phải cái lực cản này.
Trong cuộc chiến tranh ở Syria, người ta hay nói tới vai trò của Nga trong việc giúp đỡ chính quyền nhà nước Syria. Nhưng nước liên tục giúp Syria thực ra là I ran và các lược lượng hồi giáo liên minh của I ran. Không có lực lượng này, thì không quân Nga cũng chẳng có tác dụng gì. Vì chiến thắng cuối cùng là chiến thắng trên mặt đất. Mỹ không dám đụng tới I ran, bởi vì Mỹ biết không thể đánh được, vì sẽ đụng phải một thế trận chiến tranh nhân dân. Điều này đã được chứng tỏ qua chiến tranh I ran – Irắc (1980-1989). Trong cuộc chiến tranh này, I rắc mặc dù được Mỹ rồi Pháp, rồi cả Liên Xô trang bị cho, nhưng cũng không đánh được. Vào giai đoạn cuối, nếu Mỹ không đe doạ can thiệp trực tiếp, thì I rắc đã thua hoàn toàn. Quân đội I ran hơi đặc biệt là có cả quân đôi bình thường, tồn tại từ chế độ cũ, đồng thời có cả lực lượng vệ binh cách mạng (Pasadaran), gần như là một dạng quân đội thứ hai. Chính lực lượng vệ binh hồi giáo này là lực lượng bạo lực chủ đạo của nhà nước Hồi giáo I ran. Lực lượng này cũng nắm giữ cả các hệ thống vũ khí chiến lược, đồng thời tinh thần nó lại cao. Các lực lượng I ran tham dự vào chiến tranh ở Syria là từ đây mà ra, vì thế nó không phải là loại quân đội ngồi chơi xơi nước không có kinh nghiệm, mà nó có rất nhiều kinh nghiệm tác chiến thu thập được từ chiến trường thực tế. Sức mạnh I ran chủ yếu nằm ở đó.
Tiếp nữa là I ran có một sức mạnh công nghệ đáng kể, vượt hẳn các nước Ả rập khác, có lẽ còn hơn cả Thổ, vì do tình trạng bị embago, I ran phải tự sản xuất lấy. Tấm gương I ran này, có lẽ VN cũng nên học. Một điều đặc biệt nữa của nước này, là có một sự phối hợp chính trị, quân sự, ngoại giao rất đặc sắc (với tôi nó là sự đặc sắc thứ 2 sau VN trong kháng chiến chống Mỹ), vì nó đã vô hiệu hoá sức mạnh quân sự cứng của Mỹ. Điển hình là I rắc hiện nay gần như là đồng minh của I ran, dù nó được Mỹ dựng nên, trong khi Mỹ vẫn đóng lù lù ở đó mà không làm gì được, thế nó mới hay. Nói cách khác, sự hiện diện của quân đội Mỹ đã “nhờn”, không còn tác dụng răn đe. Còn chính sách ngoại giao, chính trị thì bị vô hiệu hoá.
Những thương vụ buôn bán vũ khí với Nga, thì phải đặt nó vào trong bối cảnh Nga muốn dùng cái đòn bẩy ấy, để có cảm giác ngồi chiếu trên với Mỹ, giống như Liên Xô ngày xưa. Nhưng Nga không phải là nước chống lưng cho I ran. I ran không có đồng minh cội ruột, VN ngay nay cũng vậy, vì thế có thể học nhiều được ở nước này. Cách họ tự chủ ra sao, làm thế nào để tăng cường sức mạnh thực lực. VN có thuận lợi hơn I ran, vì không còn bị phong toả. Nhưng sự thuận lợi này có khi lại tạo ra tính nhờ cậy, mỳ ăn liền, tâm lý tìm nước chống lưng hộ. Một điều ảo tưởng trong quan hệ quốc tế ngày nay.
Với I ran, cá nhân tôi có cảm tình rất đặc biệt, đó là nhờ “ngâm cứu” nước này, cách mạng hồi giáo I ran, mà tôi hiểu thêm chủ nghĩa Mác-Lê nin, và để từ đó rút ra kết luận đó là : cách mạng tháng mười Nga chính là một cuộc công nghiệp hoá một đất nước phong kiến phát triển chậm hơn phương tây qua chính quyền của giai cấp công nhân. Còn cách mạng Hồi giáo I ran, cũng chính là một công cuộc công nghiệp hoá thông qua sự nắm quyền của tăng lữ. Như vậy nếu xét sự phát triển của thế giới, thì phải tính cách mạng Anh, cách mạng Pháp, chiến tranhgiành độc lập Mỹ, rồi đến sự thống nhất nước Đức, cải cách Minh trị Nhật bản, đấu tranh giải phóng dân tộc ở TQ, VN, rồi cách mạng hồi giáo I ran. Nếu các cuộc cách mạng ở Anh, Pháp,Mỹ có tính chất tự phát triển bằng các yếu tố nội tại, do sự ra đời của giai cấp tư sản trong các nước này vùng lên đánh đổ quý tộc phong kiến, trong quá trình công nghiệp hoá. Thì bắt đầu từ Đức (năm 1870), rồi Nhật (1868), ..các cuộc cách mạng là sự trả lời của các dân tộc, không có giai cấp tư sản mà vẫn bắt buộc phải đánh đổ những dạng đế chế phong kiến khác nhau, để công nghiệp hoá, để phát triển nếu không muốn làm nô lệ, hay đã rơi vào số phận nô lệ mà muốn vùng ra, và vùng ra thành công như TQ, Vn, I ran.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 10 2017, 11:24 PM

Bác Phó, tôi e vụ TXT không đơn giản thế, bởi vì đã có tin Đức đã đồng ý cấp quốc tịch cho TXT sau khi tị nạn chính trị khoảng 1 năm hay 1 thời gian nào đó, chính vì vậy mà mới phải làm cho TXT "tự thú", vì khi việc cấp quốc tịch mà thành thì không sao làm được, và nếu có làm thì việc bắt có một công dân Đức khỏi nước của họ nghiêm trọng hơn nhiều.

Hơn nữa, nếu Đức không có ý định bảo vệ, thì tại sao lại đinh cấp quy chế tị nạn chính trị, tại sao lại chối viec TXT ở Đức, phải đến khi TXT ra "tự thú" thì mới xác định rõ là TXT ở đó. Bây giờ còn định đe dọa trả đũa, bằng việc ngừng các khoản viện trợ cho dự án của VN (k rõ có dám thực hiện k)

Còn về Iran, tôi đồng ý là Iran là nước giúp Syria đầu tiên, nhưng không có Nga thì sự giúp đỡ này chỉ đủ để đảm bảo cho Syria k bị sụp hoặc chậm bị sụp thôi, vì lãnh thổ kiểm soát của Syria càng ngày càng bị thu hẹp, và quân đội gặp bất lợi trên chiến trường. Sự can thiệp của Nga mới có thể làm thay đổi tương quan lực lượng và chiến lược.
Ở Syria, Mỹ và các phe Arap đối địch có lực lượng mặt đất, chứ k chỉ có không quân, nên hoàn toàn có thể giải quyết chiến trường, Iran và Syria muốn ngăn chặn xu hướng bị thu hẹp lãnh thổ kiểm soát của mình, và sau đó giành chiến thắng thì chính là nhờ Nga. Dù dĩ nhiên, tôi đồng ý, chỉ có Nga thì cũng k đủ, vì Nga không đưa bộ binh vào, trừ một số lực lượng đặc nhiệm và robot, phương tiện

Thực lực quân sự của Iran mạnh, đó là rõ ràng, từ tư tưởng, tổ chức cho đến kỹ thuật công nghệ, thể hiện rõ nhất ở tên lửa đạn đạo đất đối đất của Iran được chế tạo dựa trên Scud của Nga, có lẽ đến từ Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì vẫn không đủ. Các nước khác như Israel, Arap Saudi hợp tác với nhau vẫn có thể o ép được Iran, bao vây Iran. Họ không xâm lược Iran được, nhưng phong tỏa thì hoàn toàn có thể. Những cái đó không làm chết Iran, nhưng nếu Iran muốn vươn lên thực sự tầm khu vực thì không nổi.
Vì thế nên Iran phải làm 3 điều:
- Phát triển tên lửa phòng không. Để làm điều đó, Iran một mặt tự phát triển dựa trên công nghệ của Nga, một mặt tự mua của Nga tên lửa Tor (tên lửa tầm ngắn) và tên lửa S300. Không phải ngẫu nhiên mà cả Israel và Mỹ đều phản đối quyết liệt việc này, Israel còn dọa sẽ đánh chìm tàu chở tên lửa này. Phải mãi đến khi hiệp định hạt nhân Iran mới được ký, thì Nga mới chịu vượt qua phản đối này để bán

Nếu không có tên lửa phòng không, thì Iran vẫn sẽ bị đe dọa mà khó vươn lên được, vì Israel cũng có tên lửa đạn đạo, và Israel và Arap Saudi có thể dùng không quân áp đảo để gây áp lực

- Phải có không quân. Những yếu tố trên chỉ đảm bảo cho Iran k bị xâm phạm, đe dọa, nhưng môt cường quốc khu vực thì phải có khả năng tấn công, thì mới có thể không những không để bị đối phương đe dọa phong tỏa bao vây, mà còn đàn áp lại được đối phương nữa. Cuộc chiến Syria cho thấy rõ hạn chế của Iran. Trước khi Nga can thiệp, kế hoạch giúp Assad đảo ngược tình thế chỉ có thể thực hiện được nếu có không quân, vì thế Iran mới đòi Nga can thiệp. Tướng Sulemani của lực lượng vệ binh cộng hòa Iran, người bị Mỹ trưng phạt, đã bí mật sang Nga để bàn thảo kế hoạch này.
Nếu Iran có không quân, tình hình sẽ hoàn toàn thay đổi

- Phải có khả năng phòng vệ biển. Nếu Iran có vũ khí có thể đánh chìm tàu chiến, tác chiến trên biển, thì cái eo biển Hormuz thực sự là một con bài vô cùng lợi hại trong tay Iran. Hiện Iran có hải quân nhưng k mạnh. Nếu hải quân và Israel bao vây từ bờ biển, tôi k rõ Iran có thể làm gì nhiều. Hiện Iran chưa có vũ khí bảo vệ bờ biển, muốn mua Yakont của Nga mà bị Israel và Mỹ phản đối kịch liệt và đưa vũ khí này vào danh sách cấm Iran k được mua (tương tự như Su30)

Vì thế nếu Iran có được SU30 thì tình thế hoàn toàn khác ở 2 cái sau. Máy bay này có cả phiên bản đánh biển và tác chiến, nhiều công nghệ hiện đại. Nếu nắm được cái này thì Iran mới thực sự chính thức là cường quốc khu vực, thậm chí thành thủ lĩnh khu vực luôn, vì thế chính quyền Mỹ và Israel đã tuyên bố phản đối quyết liệt.

Nếu Iran có Su30 loại đánh biển, họ có thể răn đe Mỹ ở Hormoz mà hiện họ vẫn lép về hơn. EO biển này là tuyến đường tối quan trọng về kinh tế thế giới, nhờ Su30, quân đội Iran có thể bảo đảm được khu vực này, thì họ có thể tiến hành nhiều dự án kinh tế ở đây, đồng thời vai trò địa chiến lược sẽ tăng lên mạnh. Bây giờ Iran thỉnh thoản cứ đem lời dọa phong tỏa Hormuz, nhưng lấy gì mà phong tỏa, vì thế nên Mỹ có sợ lời đe dọa này đâu, và tuyên bố hải quân Mỹ sẽ k để cho Iran thực hiện được việc này

Nếu Iran có Su30 loại không chiến, và có thể ném bom hay phóng tên lửa không đối đất, thì Iran có thể tự do trợ giúp đồng minh Hezbollah và Syria hay Yemen từ trên không, độ tự chủ về chiến lược cao hơn, và sức răn đe với đối thủ cũng lớn hơn nhiều

Nếu làm chủ được những cái đó, thì Iran sẽ thành thủ lĩnh khu vực thực sự. Phương Tây, Israel, Arap Saudi k muốn điều này, nhưng e là cả Nga cũng chưa chắc đã muốn.


Chú thích: tôi dùng từ "thủ lĩnh", không dùng từ "bá chủ" như bác Phó. "Thủ lĩnh" theo định nghĩa của tôi là Iran nắm được quyền chủ động chiến lược với các nước trong khu vực Trung Đông, chứ tôi không tin Iran làm bá chủ được, vì cùng lý do như bác Phó, do sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 11 2017, 05:58 PM

À, sau khi cái vụ Trịnh Xuân Thanh này xẩy ra, thì thông tin trên mạng xã hội lung tung,nên nó thành nhiễu. Tất nhiên là nhiễu loạn theo kiểu có hại cho VN. Có người còn nói với tôi là Trump sắp trừng phạt VN về chuyện này, tất nhiên là tin nhảm, trong khi ông ta đang nghỉ hè và có lẽ chẳng biết có chuyện này xẩy ra, mà nếu có thì nó đâu có liên quan gì tới Mỹ. Ở trên tôi có nói, lúc VN có đại hội Đảng, tin tức cũng linh tinh beng. Cuối cùng có gì đúng đâu.
Tại sao tin trên mạng chỉ có kiểu hại cho VN. Nó có hai lý do. Lý do thứ nhất là lề trái tung tin thất thiệt, vì uy tín VN càng giảm, đất nước VN càng gặp khó khăn thì nó càng sướng. Để làm việc đó thì bất cứ điều gì mà nó chả làm, ngay cả làm anh hùng rơm yêu nước chống TQ. Các lực lượng này còn có tàn dư của chiến tranh lạnh còn xót lại, đó là các hệ thống đài việt ngữ của Anh, Mỹ, Pháp. Những nhóm soạn thảo tin tiếng việt ở đây, định kiến, định hướng của nó rõ ràng, nhưng nó lại núp dưới bóng tên tuổi của BBC, RFI, UPI, trong khi thực sự nó khác hẳn, không thể có uy tín như đài thật được. Vì thế cùng cái đài BBC, nếu là tin tiếng Anh, thì tôi tin hơn là cái đám Việt ngữ kia. Tương tự như vậy với Pháp, Mỹ. Tất nhiên ngay cả tin tức ở đài chính nó cũng có chiều. Nhưng vì nó nhằm vào người bản địa, Anh, Mỹ, Pháp ..khả năng nó đưa tin nhảm giảm đi. Vì cũng như thời thực dân. Cùng là một nhà nước, mà chính quyền thực dân Pháp tàn bạo hơn rất nhiều chính quyền Pháp ở chính quốc. vì với chính quốc nó có một cái khung pháp luật phải tôn trọng. Trong khi chính quyền thực dân nó làm gì có cái khung đó. Tương tự như vậy với các thể loại việt ngữ của hệ thống medias phương Tây. Mục đích chính của nó là tin đồn thất thiệt, chứ không có cái khung pháp lý nào bắt buộc nó phải tôn trọng sự thật cả.
Lý do thứ hai là chính những dạng như Trinh Xuân Thanh tung tin ra. Và nếu Trịnh Xuân Thanh được cứu, thì có nghĩa là họ có cửa thoát. Những dạng này giống như bộ phận giáo dân Thiên chúa giáo theo Pháp ngày xưa (tôi nhấn mạnh là một bộ phận, chứ không phải tất cả giáo dân, nhưng nó là dạng con sâu bỏ rầu nồi canh), ở đây lợi ích cá nhân của nó, bất chấp dân tộc, trùng với lợi ích nước ngoài một cách khách quan.
Theo như báo Pháp đưa tin cho người Pháp, thì nó chỉ nói là Trịnh Xuân Thanh bị bắt ở công viên Tiergarden ở Berlin và điều đó đã khiến Đức trục xuất đại diện tình báo VN ở nước này.
Còn việc như ltbk nói Đức sẽ cho Trịnh Xuân Thanh quốc tịch để bảo vệ, thì với tôi chỉ là tin đồn. Vì sao ? vì việc nhập tịch ở Đức là một quá trình rất khó khăn. Có lẽ khó khăn nhất trong những nước Tây Âu. Tất nhiên Đức có thể đặc cách, nhưng kiểu đặc cách này cũng giống như việc các trường đại học trao bằng doctor honoris causa, nó phải nhằm vào những người có công với nước Đức, hay có ý nghĩa giá trị gì đó, chứ không phải đơn giản. Trịnh Xuân Thanh là cái gì mà được thế. Trịnh Xuân Thanh bị truy nã là do tham nhũng, cứ cho là ở nước ngoài nó nghi ngờ là lồng vào đó có một sự đấu đá chính trị đi, thì nó cũng không lớn tới mức có một giá trị gì đó mà nước Đức có thể bảo vệ để lấy danh.
Còn việc xin tị nạn, thì ai chẳng làm được. Được chấp nhận hay không lại là chuyện khác. Quá trình xét này rất lâu, một năm không phải là quá dài. Ở Đức, khi đã xin tị nan, thì thường Đức sẽ có quy chế để người đó có thể ở trong trại tị nạn, được ăn ở không mất tiền. Chính vì thế mà dòng người tị nạn ở Syria, cứ nhất định đi vào Đức, vì nghiễm nhiên họ được nuôi cho đến khi quyết định có được ở lại Đức không (tức là được hưởng quy chế tị nạn không), nếu quyết định là không thì vẫn có thể kháng án, và trong thời gian ấy vẫn được ăn ở không mất tiền, trong khi đó vào những nước khác ngay như Pháp, Ý, cũng không có chế độ trại tị nạn như thế. Sở dĩ ở Đức có chính sách ưu đãi với người xin tị nạn như thế cũng là hệ quả của chiến tranh lạnh, cũng như là cách nước Đức “hối lỗi” với quá khứ phát xít của mình thời trước, không muốn mang tiếng phân biệt chủng tộc, kỳ thị nước ngoài. Nhưng bản chất người dân Đức vẫn không thích người nước ngoài.
Tất nhiên Đức có thể bảo vệ Trinh Xuân Thanh để khai thác tin, theo kiểu tình báo, nhưng trong trường hợp này thì sao nó lại không có người bảo vệ, và để cho đi lại lăng quăng thế.
Cho đến nay, thì phản ứng của Vn là hợp lý. Còn giả dụ Đức định cắt viện trợ thì kệ nó. Tiếc cái tiền viện trợ ấy, mà tha thì có nghĩa là VN chấm dứt phát triển. Hệ luỵ của nó đối với người dân việt nam còn nhiều hơn rất nhiều cái món tiền viện trợ kia đem lại. Trong trường hợp này, thì nên phản ánh công luận của người VN lên báo chí, để cho người Đức biết là thái độ của họ như vậy là dở, không phù hợp với hình ảnh nước Đức, giá trị nước Đức, cũng như quan hệ giữa Đức và VN, vì bất luận nguyên cớ gì, đó cũng là sự tiếp tay cho tham nhũng. Một đối tác chiến lược mà hành xử như thế thì không được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 11 2017, 09:30 PM

ĐƯc quyết định trao vụ TXT cho công tố điều tra, như vậy việc ĐỨc gầm gừ k phải chỉ do tranh cử, mà họ thực sự quan tam đến việc này, có lẽ muốn lợi dụng để làm điều gì đó. Những người tị nạn vào trại ở Đức là tị nạn chiến tranh, còn tị nạn chính trị là khác, bác Phó ạ, sẽ được đối xử khác. Ngoài ra, với số tiền khổng lồ, TXT có thể được cấp quốc tịch hoặc thẻ xanh đấy

Có 1 bạn đã đưa lên số liệu về tỷ lệ sinh và tử được cải thiện của Nga, sau khi Putin cấm rượu, thuốc. Ngoài ra, Nga còn được lời thêm 2.5 triệu dân Crimea và 1.8 triệu dân Ukraine nhập cư. Nga vẫn luôn ở vị trí cao trong nhóm HDI ( chỉ số phát triển con người ). Tỷ lệ sinh của Nga đã dương trở lại từ 2013 đến nay. Tỷ lệ chết do tự tử của Nga còn ít hơn Phần Lan. Ngoài ra, có điều lạ, Úc có đén 80% xuất khẩu là tài nguyên thô mà chả ai nói, còn Nga chỉ có gần 50% xuất khẩu là tài nguyên mà các bố cứ nhặng xị hết cả lên

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russia-births-deaths-1980-2016-wide.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russia-life-expectancy-1980-2016.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/infant-mortality-russia-1991-2017-1024x436.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russian-mortality-alcohol.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russia-mortality-murder.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russian-mortality-suicide.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/suicides-per-country-2015-upd.png

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c2/Australian_Exports_Treemap_%282009%29.jpg




Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 11 2017, 10:21 PM

@ltbk,
Công tố điều tra là chuyện bình thường. Điều tra được đến đâu lại là chuyện khác. Hiện nay giữa Đức và VN không có hiệp định gì về luật pháp với nhau cả. Nên Đức cũng chẳng có cớ gì để ép VN theo luật pháp của mình, cũng không thể đòi đến Vn để điều tra, hay tham dự vào vụ án. Nó chỉ có thể sử dụng các đòn bẩy chính trị kiểu như Mỹ ủng hộ các “đồng chí dân chủ” thôi. Hiện nay Đức thì hò reo là “bắt cóc”, VN thì nói là “đầu thú”, sự thật ở đâu thì không biết. Mỗi ông nói một kiểu không làm gì được nhau. Điều quan trọng là lúc đưa ra xử phải chuẩn bị cẩn thận, vì trong một vụ án, nhiều khi chỉ cần sơ hở, cẩu thả thì lập tức vụ án bị kéo theo một kiểu khác. Đây cũng là cách các luật sư thường sử dụng để bào chữa.
Ở trên tôi có nói là tránh xử vào thời điểm Đức có bầu cử, là để tránh những phiền phức không cần thiết, vì nên giải quyết sự việc theo hướng giảm nhiệt, chứ không phải là sợ thằng Đức. Còn nếu họ thích làm căng thẳng vấn đề thì hãy để dư luận VN lên tiếng. Điều phải chỉ rõ đây là một vụ án tham nhũng.

Úc thì lúc nào cũng là xuất khẩu tài nguyên. Nhưng Úc không phải là siêu cường. Khi người ta chê Nga, là vì nếu ông là siêu cường và đòi làm siêu cường, thì hàm lượng công nghệ của ông phải cao. Có nước siêu về điều này , nhưng không siêu về điều khác. Rõ rệt nhất là Triều Tiên. Trong nhiều mặt về công nghệ quốc phòng, có lẽ Triều tiên còn hơn Nhật và Hàn quốc. Thực sự họ là tiểu cường về quốc phòng. Nhưng về mặt kinh tế thì nó lại bé tí.

Định phát triển tiếp về câu chuyện I ran, nhưng thôi để lúc khác. Có câu chuyện đang thời sự hơn. Đó là cuộc khủng hoảng Mỹ-Triều tiên. Điều thú vị là lần đầu tiên TQ đã bỏ phiếu đồng thuận với Mỹ để trừng phạt Triều tiên, thì Trump lại đẩy cuộc khủng hoảng có thể giải quyết lên một mức độ mới, trung thành với chính sách đối ngoại kiểu Mỹ, đó là tìm cách đẩy đối phương tới bước đường phải phản ứng trước, rồi Mỹ sẽ lăn ra ăn vạ, nói rằng mình phải tự vệ. Như vậy cái hành động nhượng bộ của TQ với Mỹ, đã không được Mỹ “lại quả” mà còn dấn tới.Như vậy phải hiểu thái độ của Mỹ là gì. Thực ra có lẽ Mỹ muốn nhằm vào TQ hơn là Triều tiên, Triều tiên chỉ là cái cớ, để thông qua đó Mỹ có cớ “chơi” TQ. Cũng có lẽ chính vì thế mà ở biển Đông, TQ đã chịu đi những bước đầu tiên để tiến tới COC, là bộ ứng sử cho các nước có chủ quyền ở biển Đông, nhưng TQ chưa chịu xuống nước đồng ý để COC là bộ ứng sử có tính ràng buộc pháp lý. Biển đông im ắng lạ thường cũng có thể vì lý do đó. Cũng vì lý do đó, mà TQ nhượng bộ Mỹ, “nhả” Triều tiên, để Mỹ không có cớ lôi mình vào. TQ muốn tránh đối đầu, và tạo ra cớ để Mỹ có thể lấy lý do đối đầu. Biết thóp TQ thế, nên Trump muốn tìm một nước dạng UK để thí mạng, một dạng con tốt, trong ván bài Mỹ-Trung.

Tại sao lại thế. Về mặt thực tế, TQ vẫn cần Mỹ như một thị trường xuất khẩu, trong thời điểm TQ chưa trở thành một thị trường độc lập, vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu. Điều này rất quan trọng đối với TQ, cho nên TQ sẵn sàng tránh, và nhượng bộ ở mức độ để không bị ảnh hưởng quyết định tới các lợi ích cốt lõi thực sự, đó là tiếp cận thị trường Mỹ và thế giới, tránh cái bẫy embargo của Mỹ.
Còn Mỹ vào thời điểm hiện tại, thì muốn dứt TQ lắm rồi nhưng không được, vì bản thân nội tình kinh tế Mỹ vẫn có lợi ích gắn liền với quan hệ Mỹ-Trung. Trong trường hợp này, Mỹ phải làm thế nào thuyết phục được bộ phận này của giới chủ Mỹ. Vì thế Mỹ phải tìm mọi cách đẩy TQ vào sai lầm để lấy cớ đối đầu bao vây, để làm làm vậy Mỹ phải cần nhưng con tốt, có thể đạm nhiệm vai trò này. Con tốt đó khiến Mỹ có cớ buộc tội TQ, thay đôỉ sách lược, không phải để cứu con tốt như một đồng minh, mà để có cớ cắt cầu quan hệ kinh tế với TQ, và đặc biệt ép buộc phần giới chủ Mỹ có lợi ích ở TQ phải nghe lời. Một con tốt kiểu Ucraine. Một điều quan trọng nữa, khuyến khích Mỹ hướng theo khả năng đó là để “trốn nợ”. Nợ của Mỹ với TQ chỉ có thể được bảo đảm khi hai nước còn có quan hệ với nhau. Khi Mỹ trung hục hặc, thì đống nợ ấy là giấy lộn. Vì nó là trái phiếu của chính phủ Mỹ, nếu Mỹ không đảm bảo thì nó không còn giá trị gì cả.

Có 4 con tốt mà Mỹ có thể sử dụng đó là VN, Đài loan, Triều tiên, Philipine. Philipin thi nó trốn ngay rồi, bởi khi toà án quốc tế tuyên bố Phi thắng kiện, vào thời điểm đó Phi là con tốt đẹp nhất. Vì nếu Phi dựa vào đó để cự TQ thì TQ có thể đánh, và Mỹ có cớ cắt cầu với TQ nhưng nó không vì thế mà giúp Phi. Con tốt nữa là VN, thì lề trái muốn đẩy vào vị trí con tốt lắm, nhưng chưa được, vì VN vẫn còn tỉnh táo, và lợi ích nhóm chưa đẩy được tới xung đột. Đài loan thì nó phản ứng tuỳ theo mức độ ủng hộ của Mỹ, đồng thời tiếp tục chơi với TQ. Còn lại mỗi ông Triều tiên là bị kẹt vào vị thế phải làm con tốt.
Hiện nay Mỹ chỉ chờ Triều tiên mở màn, để có cớ. Và khi đã có cớ, thì nó sẽ có chính danh để đánh. Và nạn nhân đầu tiên sẽ là Hàn quốc.

Người ta cũng có thể nghĩ tới một kịch bản tươi sáng hơn. Đó là Mỹ đang có những cố gắng cuối cùng, để ép Triều tiên, trước khi đi tới ý định thoả hiệp thực sự, bọn Pháp nó gọi là “bras d’honneur”, có nghĩa là sau đó công nhận cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên. Nhưng khả năng này hơi nhỏ. Vì một ông Triều tiên được tô vẽ là “ngáo ộp” luôn là cái cớ để Mỹ có thể hiện diện ở Đông Bắc Á.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 12 2017, 05:18 PM

Bác Phó, vụ TXT, thì ngoại trưởng Đức tuyên bố không thể bỏ qua và đóng lại vụ này, k hiểu định nhân cớ này vòi vĩnh gì. Còn TXT thì sao chúng ta có thể biết Đức k cho người bảo vệ? Không có bảo vệ công khai, nhưng mật vụ bảo vệ ngầm thì có thể có. Việc ông ta bị bắt cóc đi (giả sử là thế) k chứng minh cho việc ông ta k có người bảo vệ.
Đức hoàn toàn có thể cấp quốc tịch cho ông ta theo điều luật về đầu tư hay cho người mang tài sản lớn đến


Còn vụ Iran, tôi thấy đây là vấn đề thú vị. Có thể thấy đã có 1 thỏa hiệp ngầm giữa Saudi Arap và Israel để chống lại Iran. Bản thân Saudi Arap và Israel đã chung sống được với nhau dù Saudi k danh chính công nhận nhà nước Israel. Vậy tại sao Israel lại k thể làm vậy với Iran? Phải chăng vì Saudi đã nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ nên Israel yên tâm hơn?

Hiện Iran là chưa có công nghệ hàng không, để có được không quân, cũng thiếu công nghệ tàu để tự đóng được các tàu chiến hay tàu ngầm. Trước đây họ có làm ăn với Ukraine để phát triển công nghệ máy bay, nhưng kết quả k được tin cậy, có lẽ do công nghệ của Ukraine đã cổ lỗ, còn Nga thì k chịu chuyển giao. Đây cũng là hạn chế hiện nay của Iran ở khía cạnh công nghệ


Về vụ Bắc Triều Tiên, có thể bác nói đúng. Hiện chính trường Mỹ đang cãi nhau ỏm tỏi xem Nga hay TQ mới là kẻ thù chính, mối nguy hiểm chính. Mà phe nào đưa ra luận điểm cũng chỉ phục vụ lợi ích của mình. Nhìn chung những phe xem Nga là kẻ thù chính đều muốn tái diễn mô hình kinh tế thời chiến tranh lạnh, để thu lợi khổng lồ từ nhà nước.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 14 2017, 06:18 AM

Như vậy, với việc Mỹ chuẩn bị xây căn cứ hải quân ở biển Đen tai Ukraine, có thể thấy, ván cờ Ukraine này có thể nói rõ hơn ai được ai mất
- Mỹ, chưa mất gì lớn lao cả, được ít hay nhiều thì tùy vào tình hình. Nếu có mất thì chỉ mất cơ hội tương lai có thể đóng quân ở Crimea nhằm chặn đường ra địa trung hải của Nga, và 1 số cơ hội kinh tế tương lai ở Nga. Tổng thể vẫn là dấu + (dù chưa rõ to hay nhỏ)

- Nga, có cả được và mất.
Đươc lớn (Crimea bao gồm cả vị trí chiến lược và cơ sở kinh tế ở đây, có thêm được nhiều dân cư chất lượng từ Crimea và nhập cư từ miền đông Ukraine sang, nhiều cơ sở sản xuất ở Lugansk, Donesk, và 1 số nơi khác miền Đông đã được tháo đưa sang Nga mà chính quyền Ukraine k chặn được, nguồn tài nguyên khác như than của Donbass cũng được bán sang Nga, gây ảnh hưởng ở miền Đông cả về kinh tế, chính trị và tài chính (với đồng rup được dùng làm đồng tiền chính thức ở Donesk và Lugansk), ngành nông nghiệp và nhiều ngành công nghiệp trong nước được khôi phục và phát triển nhờ cấm vận lại phương Tây, coi như bảo hộ thị trường, hệ thống tài chính tự chủ Mir ra đời và ký kết được swap tiền tệ với TQ, nền tài chính và kinh tế lành mạnh hơn, tránh bị ăn xổi)

Mất cũng không ít (các đòn trừng phạt khiến Nga khó tiếp cận với nguồn vốn hơn, việc vay tiền khó hơn, và ảnh hưởng chính trị với EU bị chặn lại, dự án North Stream bị gây khó dễ, dự án South Stream bị thay thế bằng Turkey Stream. Nga phải bán nhiều dầu hơn để thu được cùng một lượng USD như trước, do tỷ giá đồng rup sụp)

Tổng thế cho đến bây giờ vẫn là dấu +, về lâu dài, có còn là dấu + hay không, nếu còn thì to hay nhỏ, tùy vào phản ứng hành xử của nước Nga và tình hình thế giới

- Ukraine, dấu - toàn tập, chả có gì phải nói. Sẽ phải đợi lâu nữa mới thay đổi được

- EU: cái này thú nhất. Trước đây, tôi nghĩ EU, cụ thể là Đức, tuy chưa được gì, nhưng cũng chưa mất gì cả. Nhưng bây giờ, với quyết định của Mỹ về chuẩn bị xây căn cứ hải quân ở Ukraine trên bờ Biển Đen, điều mà Đức luôn phản đối, thì tôi thấy Đức thiệt nhiều hơn được. Cái được duy nhât của Đức, đó là Ukraine chấp nhận xuất khẩu gỗ, và ký hiệp định liên kết, nhưng cái này cho cả EU, k cho riêng Đức. Còn lại, Đức vẫn chưa thu được lợi ích kinh tế gì lớn từ Ukraine (hiện các lợi ích kinh tế này, trừ phần Nga đã chiếm, thì đều rơi vào tay Mỹ ở ngành gas-năng lượng, tài chính, đất nông nghiệp. Rơi vào tay TQ ở các ngành bất động sản, tài nguyên thô, nông nghiệp và 1 số cơ sở sản xuất), trong khi nhiều dự án và làm ăn kinh tế ở Nga đã bị mất và thay thế.

Cái còn lại duy nhất là lợi ích chính trị, thì với việc Mỹ đóng căn cứ hải quân ở Ukraine, thì có thể thấy Mỹ đang tìm cách gạt vai trò của Đức, Pháp trong bộ tứ Normandy để chỉ còn lại Nga và Mỹ, về lâu dài thì Mỹ sẽ tìm các trực tiếp kiểm soát Ukraine về chính trị, thay vì để cho Đức hay EU. Như vậy, nếu căn cứ này được xây, thì Mỹ sẽ khống chế Ukraine và khống chế cả Đức luôn, kiểm soát chiến lược hướng Đông của Đức, kiểm soát mối quan hệ Đức Nga, như vậy chung quy là Đức mất nhiều hơn được trong ván bài Ukraine, ít nhất đến thời điểm này

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 14 2017, 06:23 AM

Tin thêm, do các bạn đưa lên:
Iran mua động cơ Nga để trang bị cho các máy bay phản lực huấn luyện tương lai
Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran ( Iranian Aviation Industries Organization -IAIO) đang thương lượng với JSC Saljut , nhà sản xuất động cơ turbofan AI-222-25F của Nga sử dụng bởi máy bay phản lực huấn luyện tiên tiến Yak-130
Iran sẽ mua khoảng 100 động cơ AI-222-25F trang bị cho 50 máy bay huấn luyện Kowsar-88 , đây là sự thay thế hoàn hảo cho động cơ J85 turbojet hiện đang được lắp đặt trên nguyên mẫu Kowsar-88 đầu tiên

http://www.edrmagazine.eu/maks-2017


Báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung khen Nga đối phó tốt các đòn trừng phạt, cho biêt GDP của Nga tăng 2.5% trong quý 2 năm nay, Ngành xây dựng và lĩnh vực công nghiệp đã tăng trưởng mạnh

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/bao-duc-khen-nga-song-khoe-trong-don-trung-phat-3341042/

Các nước châu Âu tiếp tục “khát” khí đốt của Nga

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nga, xuất khẩu khí đốt của Nga trong 6 tháng đầu năm nay tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2016, lên 103 tỷ m3, doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 17,891 tỷ USD.

Theo Gazprom, từ đầu năm, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Nga tại Tây Âu và Trung Âu tăng mạnh với thống kê cho thấy xuất khẩu khí đốt của Nga sang Đức tăng 16,4%, sang Áo tăng 74,2%, sang Slovakia tăng 27,7%, sang Cộng hòa Séc tăng 27,1%.

Ngoài ra, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng 23,4%, sang Hungary tăng 25,9%, sang Hy Lạp tăng 12,2%, sang Macedonia tăng 70,6%.

Đầu tháng Sáu, Phó Giám đốc điều hành Gazprom, Aleksandr Medvedev cho biết trong năm 2017 Gazprom có thể xuất khẩu khoảng 180 tỷ m3 khí đốt sang các nước cách xa Nga, nhờ việc dỡ bỏ hạn chế vận chuyển khí đốt theo đường ống Opal nối với đường ống chạy dưới đáy biển Baltic dẫn trực tiếp khí đốt của Nga sang Tây Âu.

Hiện Gazprom giữ độc quyền sử dụng 50% công suất vận chuyển của tuyến đường ống dẫn khí đốt Opal, tương đương gần 12,8 tỷ m3.

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) cho phép Gazprom tham gia đấu thầu để tiếp cận thêm 40% công suất vận chuyển của Opal, tương đương gần 10,2 tỷ m3.

Đường ống dẫn khí đốt Opal có công suất vận chuyển 36 tỷ m3 khí đốt/năm.

Quyết định trên đã gây ra phản ứng gay gắt tại một loạt nước. Tháng 12 /2016, Chính phủ Ba Lan và công ty PGNiG nộp đơn khiếu kiện lên Tòa án châu Âu, nói rằng quyết định của EC đi ngược lại nguyên tắc đa dạng nguồn cung.

Sau đó, Tòa ra đã phán quyết tạm thời đình chỉ quyết định của EC. Tuy nhiên, tuần trước quyết định này đã bị hủy bỏ, theo đó cho phép đơn vị khai thác Opal đưa ra bán đấu giá sớm hơn công suất còn lại của tuyến đường ống mà chưa được sử dụng.

Theo ông Miller, Gazprom buộc phải đưa vào khai thác tất cả những tuyến vận chuyển có thể do nhu cầu cao của Liên minh châu Âu (EU) đối với khí đốt Nga.

Ông Miller nhấn mạnh việc Gazprom có được công suất bổ sung của đường ống Opal không làm giảm lưu lượng công suất vận chuyển tại Ba Lan. Ngược lại, đường ống dẫn khí đốt Yamal đi qua lãnh thổ Ba Lan trong tuần đầu tiên của tháng Tám đã hoạt động ở mức tối đa.


Hơn nữa, vào đầu tháng Tám, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký gói các biện pháp trừng phạt Nga mới, theo đó hạn chế đối với việc xây dựng các đường dẫn ống khí đốt mới.

Các biện pháp trừng phạt có thể được áp đặt đối với những doanh nghiệp đầu tư hơn 5 triệu USD/năm hoặc một lần 1 triệu USD.

Theo giới chuyên gia năng lượng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể ảnh hưởng tới giá khí đốt tại châu Âu, khi giá “năng lượng xanh” được bán cho các nước EU có thể đắt thêm 30%./.


http://www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-chau-au-tiep-tuc-khat-khi-dot-cua-nga/460561.vnp

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 16 2017, 01:54 AM

Có bài viết này tóm tắt chút lịch sử Ukraine và media


Học sử Ukraine, không lề trái cũng chẳng lề phải (phần 1)

Có lẽ, cảm nhận sự phức tạp của tình hình tại Ukraine hiện nay là người Phi châu hay người Đông Âu chứ không phải là “Tây phương”. Tuy vậy, cái nhìn về vấn đề này, hay nói chung là cái nhìn về mọi vấn đề trên thế giới cổ kim xuất phát từ truyền thông phương Tây (thí dụ, 90% thông tin tại Hoa kỳ là do 6 công ty truyền thông kiểm soát gọi tóm tắt là Mainstream Mass Media (MMS) tức Truyền thông giòng chính – hay lề phải – Tây phương.

À, Tây phương thì cũng có lề chứ, giấy rách còn giữ lấy thì nói gì giấy sạch, giấy to đùng cỡ loại Đại tự báo dán tường. Vì vậy, vấn đề đang sôi sục này thay vì cân nhắc thấu đáo, được họ trình bày một các rất dễ hiểu và đơn giản cho những người sáng dậy nghe đài hay đọc lớt phớt tin.

Nó được trình bày như thế này:

Một nước độc lập của một dân tộc bé bé dễ thương (phần lớn thì cái gì bé cũng dễ thương và xinh xắn) với một nhà nước dân chủ (nhấn mạnh điều này) và chính thống đang bị ngoại bang khổng lồ manh động đe dọa xâm chiếm, ảnh hưởng và lệ thuộc, giật dây và xé ra từng mảnh nếu không làm được họ vừa lòng.

Điển tích này đã có từ Tấm Cám, Bạch Tuyết và Bà mẹ ghẻ của cô bé Lọ Lem, ai cũng thích và thuộc lòng. Duy trong các chuyện cổ tích này thì kết quả luôn luôn có hậu, nạn nhân được hiệp sĩ từ đâu phi ngựa đến cứu và chúng ta nghe xong thì có thể đi vào một giấc ngủ ngon. Ở ngoài đời, thực tế có khi khác, và thường thường thì nó, tức là thực tế, bao giờ cũng tự khẳng định được. Trong việc Ukraine này, cho đến hồi này, thì hiệp sĩ mất yên, tuột khỏi lưng ngựa và chỏng vó, lò dò đứng dậy, thấy mọi người cười bò, chàng bèn (từ xa) tuốt kiếm ra bộ dõng dạc oai hùng “Này, ta nói cho nhà ngươi biết…”. Biết cái gì, thì hồi sau sẽ tiếp.

Phi châu được cho là nhiêu khê những vấn đề sắc tộc, tôn giáo. Thực ra nhiêu khê và bất ổn là vì những vấn đề này đã không được lưu tâm vào lúc lục địa được giải đế vào những năm 60 trong thế kỷ trước. Nếu châu Phi bị các đế quốc thực dân xâu xé và cai trị thì khác với Tây Âu ổn định và oách như ta biết, một phần Đông Âu trong lịch sử cũng là kết quả của giằng xé giữa những đế chế ra phết vẻ oai hùng. Khu vực Balkans chẳng hạn là điển hình cho sự phức tạp này đến nỗi đồng nghĩa (trong tiếng Pháp) với “thôi đừng nói đến nữa, tối tăm, rắc rối nhức cả đầu”. Vào thủa kẻ viết này thi tốt nghiệp phổ thông, thày Sử Địa nhắn cả lớp, vào vấn đáp gặp đề tài Thế chiến thứ nhất, các em chỉ cần tìm cách làm sao lọt được từ “Bosnia-Herzegovina” vào một câu là đủ điểm trung bình!

Đây là khu vực Đế chế Áo-Hung cai trị, Đế chế Nga tràn sang, Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm, Đế chế Đức-Phổ ngắm nghé, Đế chế Anh định ảnh hưởng thì Đế chế Pháp nhảy vào can. Thế chiến thứ nhất có thể xem là bắt nguồn từ rối rắm này, và kết quả sau đó đã tạm định hình khu vực lại một thời gian cho đến…Thế chiến thứ hai.

Kết quả cuộc chiến thứ hai này đã vẽ lại những đường biên dân tộc và quốc gia lỉnh kỉnh cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Nam Tư (Yugoslavia) trong thập niên 90 đã trải qua nội chiến ly khai khiến Bosnia giờ là một quốc gia mới sau khi choảng nhau với chính quyền trung ương Yugoslavia; không những thế mà còn choảng cả với lại cả Croatia dù cả hai đều ly khai và chống lại Trung ương. Kết quả, nói qua, là so với thời kỳ thuộc Nam Tư, giờ tuy thuộc EU hẳn hòi, tình trạng kinh tế tại Bosnia chẳng khá hơn gì lúc trước và tuy giờ có café Starbucks, món nợ quốc gia tăng lên gấp 10!

Kosovo là nước cuối cùng trong khu vực ra đời, trong khi cho đến giờ Macedonia vẫn chưa cầu chứng được cái tên gọi và chính thức vẫn phải gọi lằng nhằng là Former Yugoslav Republic of Macedonia (FYROM), Cộng hòa Macedonia của Nam Tư cũ!

Dẫn nhập kiểu này vẫn chưa thấy Ukraine ở đâu vào đây?

Ukraine ở cực Đông của khu vực này, phần thuộc Áo-Hung, Ba Lan; phần thuộc Nga và kị binh Cossacks phi qua phi lại. Crimea vào giữa thế kỷ 19 là nơi tranh chấp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, với Anh và Pháp theo phe Ottoman đánh hôi. Tất nhiên có một dân tộc Ukraine ở một vùng đất Ukraine, nhưng vùng đất này không phải là biên cương của Ukraine ngày nay. Cộng hòa Xô Viết Ukraine thành hình năm 1922, không có phần cực Tây và không có Crimea (năm 1921 là một Cộng hòa Xô Viết độc lập).

Sau hiệp ước Đức-Nga 1939, miền Tây (Galicia) Ukraine mới được sát nhập vào Liên Xô theo thỏa thuận của đôi bên. Khi Thế chiến hai xảy ra, khu vực này theo Quốc xã, tàn sát dân cư Do thái, Ba Lan, Ukraine và Nga, thì theo kiểu Quốc xã ấy mà. Chẳng may cho họ, Quốc xã lại thua trận, Galicia sát nhập lại trở về Ukraine Xô viết. Crimea, một cộng hòa độc lập 1921-1945, được sát nhập Nga, thành một khu vực tự trị 1945-1954. Năm 54, ông Kruschev nổi hứng sát nhập khu vực tự trị này vào Cộng hoà Xô Viết Ukraine.

Biên giới hiện nay của Ukraine là biên giới của Cộng hòa Xô Viết sau 1954 và được quốc tế công nhận 1992. Quốc gia đầu Đông đuôi Tây này từ ngày Liên Xô tan rã trở thành độc lập và giờ như ta thấy, nếu đuôi vẫy một đằng và đầu lắc một nẻo là có lý do cả.

Các cuộc bầu cử từ thời kỳ hậu Xô viết đều cho thấy Ukraine với đường biên giới này là một quốc gia phân hóa Đông/Tây ở mức bão hòa, lúc bên này 51% thì bên kia 49% rồi ngược lại. Miền Đông là khu vực kỹ nghệ và hầm mỏ, lợi tức cao hơn miền Tây là canh nông.

Năm 1992, dân số Ukraine là 51 triệu, hiện nay còn có 44. Theo World Bank, tổng sản lượng bình quân của Ukraine năm 2012 là 3,867 USD. Tình trạnh kinh tế của Ukraine thêm được một mớ đại gia tỉ phú, kẻ mua căn hộ đắt nhất London, người mời Jennifer Lopez sang giúp vui cho đám cưới của con gái. Nhưng không phải ai cũng được nghe nàng hát tại nhà và nền y tế công cộng, giáo dục và an ninh xã hội, tiền hưu, bảo hiểm xuống cấp trầm trọng, tới cột đèn mà biết đi cũng đã bỏ nước mà đi.

Đi đâu? Đi Mỹ, đi Anh nhưng nào họ có cho sang, trừ thiếu nữ chân dài có hôn phu bụng bự đang đợi sẵn (con số này không ai biết đích xác nhưng riệng tại Kiev đã có trên 70 công ty môi giới hôn nhân với người nước ngoài), thì đi Nga lao động và con số này đến 5-7 triệu người. Tổng sản lượng bình quân của Nga năm 2012 là 14,037 USD và lương tại Nga cao gấp 3 hay 4 lần tại Ukraine. Nhìn sang phía láng giềng ở phía Tây, Ba Lan (12,710 USD) Romania (8,437 USD) Bulgaria (6,977 USD) mặc dù thuộc khối EU, nhưng thu nhập đều thấp hơn cả và họ chẳng cần đến lao động Ukraine. Kỹ nghệ miền Đông lại phụ thuộc vào trao đổi với Nga, tức là xuất sang Nga. Gia nhập EU thì mối khách này sẽ mất, công nghệ yếu kém Ukraine nếu đáp ứng được nhu cầu của Nga thì ngược lại sẽ bị EU đè bẹp, chẳng mấy chốc mà miền Đông này sẽ điêu tàn như thí dụ nhà máy thép rơi vào tay Acilor-Mittal của Tây phương (năm 2005 khi bán Kryvorhyzstalcho A-M, số lao động là 57,000 người, năm 2011 là 37,000).

Đó là về mặt kinh tế nhưng con người không chỉ có sống nhờ borscht (“Con người không chỉ sống bằng bánh mì” – Giê su Ki tô, Tân ước, Matthieu 4:4)

http://soi.today/?p=145408

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 16 2017, 01:56 AM

Học sử Ukraine, phần 2: Hai thí dụ về làm báo cho đầu đất

Tóm lược kỳ 1, sau khi xem các bản đồ cũ đến hoa cả mắt và không còn rõ phần nào là màu gì:

Dưới thời Sa Hoàng (Đế chế Nga tiền cách mạng), không có nước Ukraine. Vấn đề dân tộc là một vấn đề được Cách mạng tháng 10 quan tâm và Cộng hòa Xô viết Ukraine ra đời dưới thời Lenin vào năm 1922. Sau đổi chác và xáo trộn của Thế chiến 2 (39-45), dưới thời Stalin, miền Cực Tây sát nhập vào cộng hòa này. Crimea, được sát nhập vào miền Đông năm 1954 dưới thời Krushev. Biên giới hiện nay, tức biên giới 1954, là biên giới gồm 3 phần này và được công nhận quốc tế năm 1992 khi Liên Xô tan rã. Tổng bí thư Gorbachev chấp nhận sự thống nhận của nước Đức sau khi được hứa là NATO, tức Mỹ, sẽ không bành trướng quân sự sang các chư hầu Đông Âu và đến cõi Thiên San (biên giới của Liên Xô cũ).

Nhưng Chíp NATO sau 1992, xách ba lô lên là đi và đi về hướng Đông, đến đâu cắm cờ đến đó: Estonia, Latvia, Lithuania (thuộc Liên Xô cũ), cộng hòa Czech, Slovakia, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Hungary, Albania (thuộc khối Warsaw cũ), Bosnia, Croatis, Slovenia (thuộc Nam Tư cũ). Phía Đông Nam của nước Nga, Hoa Kỳ có thêm căn cứ quân sự tại Afghanistan (khổ thế đấy) và Kyrgyzstan, Georgia hăm he đòi sát nhập. Nói thế để hiểu tâm lý bị đe dọa và co cụm của Nga, chứ các cường quốc tính toán với nhau thế nào là một chuyện, còn mong mỏi của các dân tộc mang vạ xa gần lại là một chuyện khác, ta không nên lẫn lộn.

Trong chuyện Ukraine này, nếu rõ rệt có một bộ phận “thân Mỹ” (nói trắng ra là như vậy, vì chẳng có Âu châu, EU nào vào đây, như bà Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã mạch lạc phát biểu “Fuck the EU” tức là “Đéo cái thằng EU”, thì cũng có một bộ phận rõ rệt “thân Nga”. Một bên làm loạn, chiếm Kiev lật đổ chính quyền, thì bên kia có chiếm Donestk cũng hợp lý thôi. Trong khi quan hệ của thành phần thân Mỹ với Hoa Kỳ mới có từ khi cửa hàng bánh mì thịt McDonald xuất hiện tại khu vực (*), thì quan hệ của thành phần kia đã có với nước Nga từ 10 thế kỷ.

Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của 29% dân số (thống kê 2001) hay ngôn ngữ đầu tiên của 40% (thăm dò của viện Xã hội học). Dưới thời tổng thống Yuschenko, từ 2005 đã có chính sách Ukraine hóa về mặt ngôn ngữ. Khi lên nắm quyền sau EuroMaidan, phe đối lập đã lập tức ra quyết định cấm sử dụng tiếng Nga, là ngôn ngữ đa số tại các khu vực miền Đông.

Ngoài ngôn ngữ ra, ký ức tập thể là một phần quan trọng của lý lịch văn hóa. Người Mỹ chẳng hạn, mới vừa tưởng niệm trọng thể vụ đánh bom Boston năm ngoái (3 nạn nhân); Họ cũng tưởng niệm vụ đánh bom 911 (3,000 nạn nhân) hay đánh bom Pear Harbor (2,000 nạn nhân).

Người Nga/Liên Xô trong cuộc chiến tranh với phát xít thiệt mạng khoảng 8-12 triệu thường dân (nói qua, trong chiến tranh này phần tiêu diệt Quốc xã là đa số nhờ Liên Xô, 3,8 triệu quân Đức thiệt mạng dưới tay của Hồng quân, dưới tay Anh Mỹ là 800,000 mạng). Thành phố Donestk (Đông Ukraine) thời đó 3,000 người Do Thái địa phương bị giết, trại tập trung Quốc xã tại Donestk thủ tiêu 90,000 người. Cứ mỗi 1 người lính Đức bị giết, lực lượng chiếm đóng theo thói Quốc xã trả thù bằng cách mang 100 dân ra đì đọp tử hình.

Khi EuroMaidan thành công tại Kiev, dĩ nhiên người Nga và Ukraine bất bình khi lực lượng An ninh và Quân đội của chính phủ mới lại được trao cho thành phần cực hữu phát xít (Svoboda), cũng chẳng khác gì trước đây, khi chính quyền Yuvshenko phong cho Stephan Bandera (cộng tác với Quốc xã vào thời chiến) tước anh hùng dân tộc.

Do đó, phản ứng của miền Đông là phản ứng của một thiểu số lớn, hay có thể gọi là một đa số nhỏ, cảm thấy họ bị đối xử tệ và chà đạp về văn hóa, bị đe dọa về kinh tế. Thấy ở Kiev, chống đối chính quyền biểu tình thành công, dùng bạo lực chiếm các công sở v.v… lật đổ một chính phủ dân cử với sự ủng hộ của Tây phương (Thứ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ đến tận quảng trường phát bánh ngọt cho người biểu tình), lẽ gì, có lẽ nào, ngu sao, mà họ lại không làm như thế được ở Kharkhiv hay là Slavayansk, Donetsk để bảo vệ quyền lợi của họ trước một chế độ bị họ cho là bất chính.

Về mặt pháp lý này, Tổng thống Yanukovich bỏ trốn mất tiệt nhưng không từ nhiệm và Quốc hội cũng không đủ số phiếu để truất phế ông theo quy định và để bầu lên một chính phủ hợp hiến mới. Nhưng chẳng sao, chính phủ này chỉ cần được Tây phương công nhận là đủ.

Nhìn từ phía Đông, đây là âm mưu xâm lược và ảnh hưởng của Tây phương, dùng một thiểu số manh động cực hữu và phát xít để lật đổ một chính quyền hợp lệ và dân chủ do đa số bầu lên. Tuy thế, truyền thông Tây phương đương nhiên coi chính quyền mới là chính quyền hợp pháp, còn miền Đông phản đối bị coi là thành phần hoặc Nga nằm vùng, hoặc ly khai, nổi loạn, hoặc băng đảng tự phong. Trong khi bạo loạn chiếm công sở Kiev là anh hùng cách mạng dân chủ thì ôn hòa hơn chiếm công sở tại Donestk là gián điệp Nga lông lá, là bàn tay Putin.

Putin có ra sao, thì đây cũng không phải là cốt lõi của vấn đề. Ông ta giúp, ông ta đâm sau lưng miền Đông Ukraine, hay ông ta hờ hững, ông ta lợi dụng, hay ông ta khôn khéo thế nào là việc khác, ta tạm không nói đến. Ở đây, là việc một số lớn công dân Ukraine, theo ta biết cho đến giờ là đa số đã bầu lên chính thức Yanukovich, bị mất tiếng nói về số phận của quốc gia. Ở đây, là việc một thiểu số lớn nói tiếng Nga, cảm thấy phải phản ứng trong một môi trường đe dọa. Trong trường hợp này, tất nhiên là họ trông cậy và nhìn sang anh Hai. Quyền lợi và mong muốn của họ có thể đi đôi với quyền lợi hay mong ước của anh Hai, hay có thể mâu thuẫn ít nhiều, kiểu,

“Nó đánh em trước, em chạy về đến đây, sứt cả đầu này (mếu máo), anh đưa cho em con dao Thái!”

“Mày từ từ, (tính toán) để tao còn xem…”

Vì đâu nên nỗi? Nếu không có hỗn loạn, biểu tình và bắn giết tại Maidan thì liệu giờ Ukraine có “mất” Crimea hay không? Có biến động ở miền Đông hay không? Cuộc bầu cử dự định vào tháng 5 này có diễn ra tốt đẹp và tử tế hơn không? Nhưng nào ai biết được nhỉ, tưởng là cả Ukraine sẽ đổ vào tay Mỹ, đuổi hạm đội Nga ra khỏi căn cứ Bắc Hải chứ, và thay vì phất cờ Nga thì cả khu vực Donbass được giải phóng phất cờ Mỹ reo mừng “USA! USA!”

Hai thí dụ đơn cử

Thí dụ thứ nhất

Việc 3 người bịt mặt rải thông cáo tại một đền Do Thái ở Donestk yêu cầu mọi người Do Thái phải đăng ký, nộp 50 USD trả thuế hoặc là bị tước quốc tịch và đuổi đi nơi khác, đã khiến Tổng thống Obama “kinh tởm” về hành vi “hết sức bịnh hoạn” này, và việc ghê tởm của Tổng thống Mỹ tất nhiên được truyền thông quảng bá. Ngoại trưởng Kerry thì cho rằng việc này “trên cả không thể chấp nhận”!

Truyền đơn này nhân danh tân Tổng đốc (“thân Nga”) tự phong của khu vực nhưng lại đề chức vụ của ông sai và con dấu không giống. Khi bị hạch hỏi, 3 người này đã nhanh chóng biến khỏi hiện trường (do các lực lượng “thân Nga” kiểm soát). Chỉ có thế mà 3 người trên đã khiến 3 người khác là ông Obama, ông Kerry và bà Rice quan tâm đến độ (họ) buồn nôn. Đây là một truyền đơn giả mạo không khéo, và đã có tiền lệ như chuyện giấy hứa bán chất làm phóng xạ cho Saddam ký bởi một bộ trưởng Niger đã không còn tại chức (tức là làm giả mà nhầm bộ trưởng cũ với bộ trưởng mới).

Theo người viết này nghĩ, nếu đã định làm Obama tởm lợn mất ăn (hay Bush lo âu đến mất ngủ như trong trường hợp vũ khí nguyên tử của Iraq) thì cũng nên rán mà làm cho nó giống nhe mấy cha!

Thí dụ thứ nhì, làm người viết sáng chỉ uống có café mà suýt sặc.

Cuối tháng Ba, Đại tướng Breedlove, tư lịnh Nato, cấp báo: quân Nga tập trung ở biên giới đã sẵn sàng để tiến sang để chiếm Transnistria của Moldova (sau khi chiếm Crimea của Ukraine).

“Hôm qua Crimea, ngày mai Transnistria, tuần sau sẽ là Tottenham, London (khu vực nhiều người gốc Nga ở thủ đô Anh quốc)”!

Transnistria vào lúc Liên Xô phá sản và phân chia thành 15 nước đã đòi tự quyết, độc lập hay sát nhập vào Nga chứ không phải là vào Moldova. Chiến tranh Moldova-Transnistria dẫn đến ngưng bắn 1992. Tuy không được quốc tế công nhận, Transnistria từ 22 năm qua đã hoàn toàn biệt lập, với quân đội với chính phủ riêng và được bảo vệ bởi quân đội Nga đóng sẵn tại chỗ từ dạo ấy và hiện nay vẫn còn mấy ngàn lẻ gì đó. Transnistria cũng không ngừng đòi sát nhập Nga mà không được nhận vì lý do tế nhị ngoại giao với Tây phương với biên giới đã được định hình tại Trung Âu. Nay, thấy anh hai Crimea được trở về nhà mẹ, nhân thể em út Transnistria (500.000 dân) cũng gào lên đành đạch, còn con thì sao?

Xin nhắc lại, từ 1992, Transnistria đã và đang có quân Nga đồn trú và “độc lập” khỏi Moldova. Vòi vĩnh này của em là hợp thức hóa hộ khẩu gia đình, tức là cần quốc hội Nga biểu quyết và làm thủ tục nhận con.

Giờ, đến phần địa lý. Nhìn bản đồ thì giữa miền đông nước Nga nơi quân Nga đang hùng hổ tập trung và tập trận với lại biên giới Transnistria là… Ukraine. Phía Bắc thì là Belarus.

Từ đây có bài tập lớp 3:

“Có một đạo quân ở biên giới Nga. Nếu muốn xâm lăng Moldova thì phải làm thế nào?”

”Thưa thày, thưa cô, phải đi ngang Ukraine bằng đường bộ hay đường bay. Nếu ở mặt Bắc thì đi ngang Belarus. Ngoài ra, cũng có thể từ Hắc Hải xâm nhập bằng cách đổ bộ và băng qua cực nam Ukraine cho vui. Hay là muốn phượt đình đám, đạo quân này chuyển lên biển Baltic, rồi đáp tàu đến Ba Lan, sau đó qua Slovakia, Hungary, Romania, và đánh bọc hậu Moldava là ăn chắc vì tạo được bất ngờ.”

“Em giỏi quá, em xuất sắc, cho em lên lớp 4.”

“Thưa cô, cho em làm tư lịnh Nato có được không?”

“Không, nhưng tạm thời cho em làm nhà báo Tây phương lề phải nhé!”

Tất nhiên là tư lịnh Nato không đần đến thế để mà phải lo. Nhà báo lề phải cũng không đần đến thế. Vậy trong kiểu phát biểu và đưa tin này, họ tưởng là ai đần? Chính là mấy đứa như người viết sáng ra uống café đọc báo và lưu ban lớp 3.

*

* Đây không phải là bôi bác và xuyên tạc làm duyên của người viết. Khi Crimea trở về phía Nga thì truyền thông Tây phương có giật tít về chuyện này.

http://soi.com.vn/?p=145880

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 16 2017, 04:23 AM

Các báo New York Times, CNN đưa tin động cơ tên lửa của Triều Tiên đến từ Ukraine. Nhà máy này đã tuồn động cơ Liên Xô cho Ukraine chế tạo tên lửa liên lục địa, ICBM, điều này giải thích sự thành công nhanh chóng của Triều Tiên gần đây. Phía Ukraine phủ nhận
Link tiếng ANh trước, Link tiếng VN sau

https://www.nytimes.com/2017/08/14/world/asia/north-korea-missiles-ukraine-factory.html
http://edition.cnn.com/2017/08/14/politics/north-korea-icbm-study-ukraine-russia/index.html
http://www.reuters.com/article/us-northkorea-missiles-ukraine-idUSKCN1AU1C9?il=0

http://soha.vn/nyt-nha-may-ukraine-che-tao-ten-lua-cho-nga-tuon-cong-nghe-icbm-cho-trieu-tien-tu-cho-den-20170815114218819.htm

NYT: Nhà máy Ukraine chế tạo tên lửa cho Nga tuồn công nghệ ICBM cho Triều Tiên từ chợ đen
Hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7 được cho là sử dụng cùng loại động cơ với tên lửa Liên Xô cũ, hiện được sản xuất tại Ukraine.


Triều Tiên và động cơ tên lửa Nga
Tờ New York Times dẫn báo cáo phân tích của các chuyên gia tình báo Mỹ được công bố hôm thứ Hai (14/8), Triều Tiên đã mua công nghệ tên lửa từ một nhà máy Ukraine thông qua các giao dịch chợ đen, nhờ vậy có bước đột phá và thử thành công các ICBM có khả năng tiếp cận nước Mỹ.
Nếu đúng như báo cáo, việc Triều Tiên đột ngột thành công sau chuỗi thử nghiệm tên lửa thất bại là điều dễ hiểu.
Theo Michael Elleman, chuyên gia tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), sau nhiều nỗ lực bất thành, Triều Tiên đã thay đổi thiết kế tên lửa cũng như nhà cung cấp nguyên liệu – công nghệ trong 2 năm qua.
Dựa trên những tư liệu thu được, các nhà phân tích kết luận đây là mẫu thiết kế từng được sử dụng bởi hạm đội Liên Xô. Động cơ này mạnh đến mức chỉ cần 1 quả tên lửa xuyên lục địa cũng có thể chứa tới 10 đầu đạn nhiệt hạch.
Loại động cơ này chỉ được sản xuất tại một số khu vực của Liên Xô cũ. Các chuyên gia và điều tra viên chính phủ cho rằng nhà máy tên lửa tại thành phố Dnipro ở Ukraine có liên hệ chặt chẽ với thiết kế và công nghệ Triều Tiên đang sử dụng.
Trong Chiến tranh Lạnh, nhà máy Dnipro đã sản xuất những tên lửa có sức hủy diệt ghê gớm nhất cho Liên Xô, trong đó có loại SS-18 lừng danh. Nhà máy này là một trong những cơ sở sản xuất tên lửa chính của Nga sau này.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng Ukraine khiến quan hệ Nga-Ukraine rạn nứt, chính phủ Nga đã hủy các chương trình phát triển tên lửa hạt nhân ở Dnipro, khiến nhà máy rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, chồng chất nợ nần, và không có nhiều khách hàng.

Tình báo Mỹ cho biết Triều Tiên đã móc nối với thị trường chợ đen, mua bán công nghệ tên lửa trong cả thập kỉ qua, và rõ ràng nhà máy tại Dnipro cũng là một trong những nhà cung cấp công nghệ cho Bình Nhưỡng.
Không ai biết cụ thể người phụ trách giao dịch với Triều Tiên, nhưng quốc gia này đã tự mình hoàn thiện nhiều cơ sở hạ tầng, bao gồm trường đại học, trung tâm thiết kế và nhà máy tên lửa dựa trên những thông tin có được từ chợ đen.

Tiến bộ công nghệ khó tin

Theo NYT, các chuyên gia tin rằng nhà máy tên lửa ở Ukraine là cơ sở cung cấp động cơ cho 2 ICBM mà Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7. Cả hai đều có tầm hoạt động đủ để tiếp cận nước Mỹ, khiến căng thẳng trong khu vực ngày càng leo thang.
Theo ông Elleman, những tên lửa Triều Tiên phóng gần đây sử dụng công nghệ rất phức tạp, và Triều Tiên khó có thể tiến bộ vượt bậc trong thời gian ngắn như vậy.
Chỉ trong vòng 10 tháng, Bình Nhưỡng đã phát triển từ loại tên lửa cơ bản lên tới ICBM, một việc bất khả thi trừ khi quốc gia này mua lại thiết kế, phần cứng và hỗ trợ chuyên môn trên chợ đen.
Ông Elleman cũng cho biết, theo ghi nhận từ Liên Hợp Quốc, Triều Tiên đã cố đánh cắp những bí mật tên lửa từ khu công nghiệp của Ukraine 6 năm trước. Hai người Triều Tiên bị bắt khi đang tìm kiếm thông tin về "hệ thống tên lửa, động cơ sử dụng nhiên liệu hóa lỏng, hệ thống cung cấp nhiên liệu cho tàu vũ trụ và tên lửa".

Nếu đúng theo giả thuyết trên, những sự hỗ trợ từ "bên thứ ba" cho Triều Tiên đã qua mắt được nhiều lãnh đạo trên thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ tập trung chỉ trích Trung Quốc vì liên tục hỗ trợ kĩ thuật và tài chính cho Triều Tiên.
Ông Trump chưa bao giờ đổ lỗi cho Ukraine hay Nga, dù Ngoại trưởng Rex Tillerson từng nhắc tới cả Trung Quốc và Nga như những "nhà tài trợ chính" cho Triều Tiên sau đợt phóng thử ICBM.
Nhà Trắng từ chối cung cấp nguồn tình báo và cũng không đưa ra thêm bình luận.
Trong khi đó, Dnipro phủ nhận các báo cáo trên và cho rằng nhà máy không hề gặp khó khăn hay phải bán công nghệ cho nước ngoài. Trên trang web chính thức, nhà máy cho biết chưa từng và chưa bao giờ có ý định "bán công nghệ nguy hiểm khỏi biên giới Ukraine".
Một quan chức an ninh quốc phòng của chính phủ Ukraine cũng phủ nhận báo cáo trên và cho biết Kiev coi Triều Tiên là một quốc gia "nguy hiểm, khó lường và Ukraine ủng hộ mọi cấm vận với Triều Tiên".

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 17 2017, 06:26 AM

Tin do các bạn đưa lên, liên quan đến vụ vũ khí hóa học:

SYRIA CÁO BUỘC HOA KỲ VÀ ANH CUNG CẤP HÓA CHẤT CHO KHỦNG BỐ.
Những hóa chất độc được tìm thấy trong các kho chứa bị các nhóm khủng bố bỏ lại được Mỹ và Anh cung cấp- Thứ trưởng BNG Syria tuyên bố tại cuộc họp báo hôm nay tại Damascus.
“ Tất cả các hóa chất đặc biệt được làm thành các quả lựu đạn và các đầu đạn súng cối đều chứa chất CS và CN . Vũ khí hóa học tìm thấy được trình chiếu qua các tấm ảnh đều được công ty “ Federal Laboratoria “ sản xuất trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Còn các hóa chất được các công ty “ Cherming Defence UK” - Anh và “ Non Lethal Technologies” Hoa Kỳ sản xuất”
Theo lời của ông Thứ trưởng, các loại hóa chất được tìm thấy trong các kho chứa của IS tại Aleppo, và đông Damascus
Miklad nhắc lại rằng, Theo điều 5 hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hóa học việc sử dụng các hóa chất kích thích, độc hại vào mục đích chiến tranh bị cấm
Đại diện chính thức của BNG Nga, bà Maria Zakharova, bình luận vê tuyên bố này “ "Thưa các vị, đây là tất cả mọi chiêu trò trước cam kết quốc tế và các chiêu bài dân chủ. Ẩn đằng sau các bức ảnh trẻ em bị giết hại,là việc cung cấp chất độc cho kẻ khủng bố. - Điều này nằm ngoài giới hạn của hiểu biết”
Trước đó, phía liên quân do Mỹ đứng đầu tuyên bố không phát hiện lực lượng IS sử dụng vũ khí hóa học



Theo ĐS Nga tại Iraq
Nga chuẩn bị chuyển cho Iraq lô xe tăng T90 đầu tiên. Theo ngài ĐS, năm 2012 Nga và Iraq ký hợp đồng trị giá 4,3 tỷ $ về việc Nga cung cấp cho Iraq một số loại vũ khí, trong đó có 43 máy bay lên thẳng ( gồm cả Mi35, Mi28 ), năm 2016 Nga đã chuyển cho Iraq số máy bay Mi28
Ngoài ra, Nga sẽ tham gia quá trình tái thiết thành phố Mosul theo một hợp đồng kinh tế đã ký giữa 2 chính phủ

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 19 2017, 04:05 AM

Vụ Ukraine tuồn động cơ cho Triều Tiên, có vẻ nội bộ Mỹ chưa xác định nên làm gì. Vì thế mới có bài báo đăng lên, nói là nguồn tình báo Mỹ, cho rằng Triều Tiên có thể tự chế tạo động cơ hơn là nhập khẩu. Nhân tiện, có bài báo này nói về Triều Tiên, dĩ nhiên rất khó kiểm chứng, vì đây là 1 quốc gia gần như đóng kín.


Mỹ trả giá đắt vì đánh giá thấp tên lửa Triều Tiên
Giới chuyên gia quân sự cho biết rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu “ai đó” đánh giá thấp tiềm năng của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Công nghệ dân dụng Triều Tiên rất phát triển


Trong những ngày gần đây, nguy cơ đối đầu quân sự trên bán đảo Triều Tiên đang nóng lên dữ dội, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, tốt nhất là Bình Nhưỡng không nên đe dọa Hoa Kỳ, nếu không nước này sẽ phải gánh chịu hậu quả ghê gớm.

Ngay sau đó hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang phát triển kế hoạch phóng bốn quả tên lửa đạn đạo tầm trung theo hướng đảo Guam (Mỹ), vừa nhằm thử nghiệm tên lửa, vừa răn đe những cái đầu nóng của Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng, ban lãnh đạo Triều Tiên đang giả vờ mà thôi. Tuy nhiên, trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, các đối thủ phương Tây không nên đơn giản hóa tình hình và đừng có đánh giá thấp tiềm lực tên lửa của Bình Nhưỡng.

Ngay cả các chuyên gia về nền chính trị châu Á đã ngạc nhiên với những tiến bộ mà Bình Nhưỡng đạt được trong lĩnh vực tên lửa và hạt nhân. Trong nhiều năm qua, quan niệm phổ biến nhất về Triều Tiên là: “Một nước nghèo có mức phát triển kinh tế rất thấp, toàn bộ ngân sách bỏ ra để phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân”.

Trên thực tế, tiềm năng của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghiệp quân sự và khoa học-kỹ thuật là lớn hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia. Trong một số lĩnh vực, Triều Tiên đã đạt đến tầm trình độ mà nhiều nước phương Tây không thể sánh kịp.

Như thường lệ, khi đánh giá nhịp độ phát triển của Bình Nhưỡng, các chuyên gia sử dụng những dữ liệu về mức sống dân cư. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào số liệu đó thì không thể đánh giá đúng đắn mức phát triển công nghiệp, khoa học và giáo dục của một đất nước như Triều Tiên.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể tự sản xuất máy điều khiển số vì đã duy trì và cải thiện các công nghệ nhận được từ Liên Xô vào những năm 1980. Bình Nhưỡng còn tự sản xuất xe hơi và xe tải, máy móc nông nghiệp, toa tàu hỏa, tàu biển các loại đơn giản hay thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

Triều Tiên còn có một cơ sở sản xuất linh kiện điện tử rất hiện đại, có khả năng phát triển và sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng từ linh kiện nhập khẩu. Nước này còn có thể tự sản xuất máy bay hạng nhẹ và cung cấp dịch vụ trọn gói cho các máy bay nhập khẩu.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Triều Tiên đã tự phát triển một hệ điều hành riêng dựa trên hệ điều hành nổi tiếng Android, cũng như có thể phát triển nhiều ứng dụng di động độc đáo.

Khi đánh giá tổng quát về tiềm năng của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học- kỹ thuật và giáo dục, có thể so sánh thực trạng hiện nay của Triều Tiên với các nước Đông Âu trong phe xã hội chủ nghĩa vào những thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, không chỉ về công nghệ dân dụng mà cả về công nghệ quân sự, cũng không ai được phép coi thường Triều Tiên.

Không thể coi thường công nghệ quân sự Triều Tiên

Ngành công nghiệp quân sự của Triều Tiên có thể tự sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không, xe tăng, xe bọc thép, tổ hợp tên lửa chống tăng, các hệ thống pháo mặt đất rất mạnh mẽ.

Các chuyên gia Triều Tiên còn nắm vững và làm chủ công nghệ sản xuất các hệ thống radar, tàu ngầm, tên lửa hành trình chống tàu, các loại vũ khí nhỏ và nhẹ, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị nhìn đêm…, tóm lại là hầu như nước này có khả năng tự cung tự cấp hầu hết các loại vũ khí quân dụng.

Vì vậy, xét đến mức độ phát triển ngành công nghiệp vật liệu, công nghiệp chế tạo máy và công nghiệp điện tử của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì không nên ngạc nhiên trước những tiến bộ của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghệ tên lửa.

Việc đang chập chững phát triển thành công tên lửa tầm trung và liên lục địa tức là Triều Tiên mới giải quyết các vấn đề công nghệ mà Liên Xô và Hoa Kỳ đã chế tạo thành công trong những năm 1950 - 1960, nhưng đó cũng là điều mà rất nhiều nước mơ ước mà không làm được.

Hiện nay, Bình Nhưỡng còn có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển thành công công nghệ này. Các máy tính và máy móc kỹ thuật có sẵn trên thị trường mở là hiện đại hơn nhiều so với thiết bị điện tử mà các chuyên gia Nga và Mỹ đã sử dụng nửa thế kỷ trước.

Các chuyên gia của Triều Tiên có thể sử dụng số lượng lớn dữ liệu công khai về những dự án phát triển tên lửa nước ngoài, cũng như nhận thông tin qua các kênh tình báo công nghệ, thậm chí là mua chui được kỹ thuật chế tạo tên lửa từ các nước yếu đuối và bất ổn, chẳng hạn như Ukraine (vừa qua, tình báo Mỹ đã xác định Triều Tiên đã mua chui được động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Ukraine).

Triều Tiên có ngành đào tạo kỹ sư trình độ cao, vì thế họ có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp trong quá trình thực hiện chương trình hạt nhân và tên lửa. Bình Nhưỡng còn có thuận lợi là trước đây đã tiếp nhận một số tên lửa đạn đạo của Liên Xô và Trung Quốc để mổ xẻ công nghệ.

Hiện nay, có thể khẳng định là Bình Nhưỡng đang sở hữu các tên lửa nhiên liệu lỏng tầm trung và tầm ngắn; cùng với các tên lửa hai tầng nhiên liệu rắn chạm ngưỡng Liên lục địa, đây là giai đoạn phát triển tên lửa sánh được với Liên Xô hồi những năm 1960.

Do đó, đánh giá thấp tiềm năng quân sự của Triều Tiên chỉ đánh là chiêu lạc hướng dư luận quốc tế của phương Tây. Những quan điểm như vậy xuất hiện từ một số chuyên gia thiếu hiểu biết về đặc điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô và cơ cấu công nghiệp của nó.

Việc Bình Nhưỡng phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chỉ còn là vấn đề thời gian bởi nước này đã phát triển thành công tên lửa đẩy vệ tinh 3 tầng, nhiên liệu rắn Unha 3 (Ngân Hà 3), có công nghệ và tầm phóng tương tự tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Mặc dù các chuyên gia tên lửa phương Tây coi tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 (Hỏa Tinh 14, hay còn gọi là KN-20), chưa đạt tầm ICBM nhưng trên thực tế loại tên lửa thế hệ trước là Hwasong-13 (KN-08) đã đạt tới tầm phóng thấp nhất là 7500km, cao nhất là 10.000km.

Do đó, rõ ràng là tên lửa Hwasong-14 đã đạt đến tầm một ICBM; vấn đề mà Triều Tiên cần cải thiện chỉ là công nghệ phân hướng và dẫn đường tên lửa và khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp đặt trên một tên lửa đạn đạo liên lục địa mà thôi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, Triều Tiên cũng đã đủ thực lực khiến Mỹ phải ôm hận.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-tra-gia-dat-vi-danh-gia-thap-ten-lua-trieu-tien-3341319/
http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-tra-gia-dat-vi-danh-gia-thap-ten-lua-trieu-tien-3341319/?paged=2


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 19 2017, 04:09 AM

Gần đây, cả Iran và Triều Tiên có vẻ cùng phối hợp với nhau trong vấn đề hạt nhân. Có bài viết này trên báo New York Times của Mỹ

Dọa từ bỏ thỏa thuận hạt nhân - Nước cờ khôn ngoan của Iran?
Sự kiện Triều Tiên dọa đánh bom Mỹ đang “làm mưa làm gió” gây không ít chao đảo cho chính trường thế giới,

trong khi đó, ở Trung Đông, Iran đang âm thầm quan sát và học hỏi đường đi nước bước của Bình Nhưỡng - một đất nước cũng nhỏ bé như Iran và cùng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã làm nhiều “ông lớn” của thế giới không thể xem thường.
Hạt nhân - lá bài duy nhất của Iran
Trong khi cả thế giới đang hướng về châu Á với những điểm nóng như tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ hay “quả bom hẹn giờ” của cuộc chiến tranh Mỹ - Triều Tiên có thể phát nổ bất cứ lúc nào… thì một đốm lửa nhỏ đang được nhen lên ở khu vực Trung Đông. Iran bất ngờ tuyên bố có thể từ bỏ thỏa thuận hạt nhân giữa nước này với các cường quốc trong vài giờ nếu Mỹ áp đặt thêm bất cứ biện pháp trừng phạt nào nhằm vào Iran.
Đáp lại tuyên bố này, Mỹ cho rằng Iran không được phép sử dụng thỏa thuận hạt nhân để làm vật thế chấp với cả thế giới, nước này không thể chơi trò “con tin” ở đây… Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc - bà Nikki Haley cho biết, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Iran không có liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Bởi Iran bị Mỹ và các nước phương Tây trừng phạt với các cáo buộc “phóng tên lửa, tài trợ khủng bố, không tôn trọng nhân quyền và vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ”.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, nếu Mỹ muốn “trở lại với quá khứ”, tức là áp đặt lệnh trừng phạt, Iran chắc chắn chỉ mất một thời gian ngắn, không phải 1 tuần mà chỉ vài giờ để khởi động lại chương trình hạt nhân với các điều kiện còn tối tân hơn lúc mới bắt đầu đàm phán.
Như vậy có thể nói, một mặt Iran ký thỏa thuận từ bỏ chương trình hạt nhân, nhưng mặt khác nước này vẫn âm thầm nghiên cứu, cập nhật để bất cứ khi nào thấy cần thiết là “biến” nó trở thành “con bài” để mặc cả với thế giới và cũng là để “bảo vệ” đất nước Iran.

Iran được lợi gì khi khơi mào lại chương trình hạt nhân?
Nhiều người đặt câu hỏi, có phải Iran giờ đây như “con giun xéo lắm cũng quằn” hay nước này đang âm thầm hướng tới một mục tiêu nào khác? Khả năng thứ 2 dễ xảy ra hơn, bởi giờ đây, sau hàng năm trời đàm phán, các biện pháp trừng phạt mà các nước phương Tây áp đặt không được dỡ bỏ như đã hứa mà ngược lại, nó ngày càng chồng chất. Điều này khiến Iran muốn đổi kế sách, có thể tạo ra một liên minh bền chặt hơn với các nước có tên trong danh sách trừng phạt của Mỹ, phá bỏ thế giới đơn cực mà Mỹ dày công gây dựng. Trên trường quốc tế xuất hiện những đối thủ mới với những liên minh mới. Liên minh với Nga hay hợp tác với Triều Tiên không chỉ có lợi ích chính trị, ngoại giao mà còn tạo ra các liên kết quân sự, tài chính đối phó với Mỹ và phương Tây.
Tehran đã âm thầm quan sát Triều Tiên và những phản ứng của các nước phương Tây, từ đó, quốc gia Trung Đông này học cách chơi cứng rắn với Mỹ giống cuộc khủng hoảng hạt nhân đang diễn ra ở Triều Tiên? Hãng thông tấn của Iran (FARS) lập luận, nói về các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân gây nguy hiểm cho thế giới thì chỉ có Mỹ. Lịch sử vẫn ghi nhận Mỹ là quốc gia duy nhất từng ném bom hạt nhân.
Sau những gì Bình Nhưỡng làm được đã truyền đi một “thông điệp” tới người bạn Iran rằng, hãy sử dụng hạt nhân như một thứ “vũ khí” của mình. Trong thời điểm nhạy cảm này, các hoạt động như quan chức thứ 2 của Triều Tiên đến Iran hay Bình Nhưỡng mở một đại sứ quán ở Tehran khiến dư luận đồn đoán về việc 2 nước này “bắt tay” nhau nhằm đối phó với Mỹ và các nước phương Tây. Dù là cái tên Triều Tiên hay Iran, các nước phương Tây đã và đang phải xem xét lại, chính sự thất bại trong chính sách để giải quyết vấn đề hạt nhân đã để lại hậu quả lâu dài. Mỹ và các nước phương Tây không phải dập đi hiểm họa hạt nhân mà đang “nhóm lên” tham vọng hạt nhân có sẵn ở Triều Tiên, Iran. Điều chắc chắn rằng, trong tương lai, trên bàn thương lượng về hạt nhân của Triều Tiên, Iran sẽ là một sự hiện diện vô hình nhưng có ảnh hưởng mạnh tới đàm phán.

http://news.skydoor.net/link/2624876

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 19 2017, 07:31 AM

Tin do cac ban dua len
Hôm qua tại Tho Nhi Ky (TNK) diễn ra một cuộc gặp mặt lịch sử, có thể nó sẽ đem đến tác động lâu dài cho toàn bộ khu vực.
Lần đầu tiên đoàn đại biểu quân sự Iran đến thăm một quốc gia thành viên NATO để thảo luận việc phối hành động trong toàn khu vực
Trong thành phần đoàn đại biểu quân sự Iran có TTMT quân đội Iran Bakery. Phó tư lệnh lực lượng vệ binh quốc gia Iran, Thứ trưởng BNG, phó tư lệnh lực lượng biên phòng và an ninh.
Hai bên đã ký các văn bản ghi nhớ:
1 – TNK và Iran không công nhận kết quả trưng cầu dân ý của người Kurd tại Iraq. Iran kịch liệt phản đối nhà nước Kurdistan tự trị.
2 – Hai bên sẽ trao đổi các đoàn hải quân thăm quân cảng của nhau, trao đổi lưu học sinh các trường quân sự. Mỗi bên sẽ cử các đại diện của mình trong các cuộc tập trận của bên kia, trong thời gian tới sẽ tổ chức tập trận chung.
3 – TMT quân đội TNK, tướng Hulusi Akar sẽ thăm Iran trong thời gian sớm nhất có thể. Hai bên sẽ cùng tham gia vào các tiến trình hội đàm tại Astana
4 – TNK vui mừng nhận thấy Nga và Iran đã ngày càng hiểu sự quan ngại của TNK về vấn đề người Kurd, trái với Hoa Kỳ, họ không từ chối giúp đỡ YPG, hiện bị TNK coi là vấn đề số 1
5 – Iran và TNK tiếp tục tham vấn theo kênh QP và an ninh về các giải pháp chung chống lại An Nusra. Những vấn đề liên quan đến đại diện TNK tại Idlib , nơi mà An Nusra để nghiêng cán cân có lợi cho mình.
6 - Hai bên thảo luận các vấn đè còn tranh cãi về khu vực an toàn, khi nó còn hoạt động dưới sự đảm bảo của LB Nga. Trong vấn đề này hai ben còn có 1 số khác biệt

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 22 2017, 11:19 PM

Nhân vụ tàu chiến McCain đâm phải tàu hàng khiên đặt ra câu hỏi về hệ thống radar Aegis tối tân trên tàu chiến mà Mỹ vẫn quảng cáo, khiến Mỹ phải ra lệnh ngừng vận hành toàn bộ tàu chiến trên toàn thế giới để kiểm tra trong 1-2 ngày, bài báo này đăng về 5 vụ tương tự trong 1 năm của tàu chiến Mỹ. Các vụ này đều đem lại hậu quả nghiêm trọng cho tàu chiến Mỹ

USS Louisiana va chạm tàu hỗ trợ hải quân
USS Antietam mắc cạn ngoài khơi Nhật Bản
Tuần dương hạm Mỹ va chạm tàu cá Hàn Quốc
Tàu khu trục USS Fitzgerald va chạm tàu hàng Philippines
USS John S. McCain va chạm tàu chở dầu


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/5-tai-nan-dam-va-cua-tau-chien-my-trong-mot-nam-3630995.html

Báo Mỹ có vẻ luôn theo dõi thành tựu của nông nghiệp Nga, nhất là ngũ cốc, có lẽ vì đây là đối thủ lớn nhất của ngành ngũ cốc Mỹ trên thế giới. Trước đây thời Liên Xô, thì Mỹ vẫn còn xuất khẩu ngũ cốc vào đây, còn Liên Xô xuất cho các nước khác

Soviet-Era Grain Record Seen Tumbling on Bumper Russian Crop
https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-08-21/soviet-era-grain-record-seen-tumbling-on-bumper-russian-harvest

Bloomberg: Mưa mùa hạ sẽ giúp nông dân Nga phá kỷ lục của Liên Xô
Điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ giúp Nga có vụ mùa ngũ cốc bội thu, - Bloomberg đưa tin.
"1/4 thế kỷ sau khi Liên Xô tan rã, các chủ trang trại Nga cuối cùng sẽ phá kỷ lục về thu hoạch ngũ cốc, vốn được lập từ thời Xô-viết", — Bloomberg nhận xét.
Theo đánh giá của hãng phân tích "ProZerno", tổng sản lượng ngũ cốc trong nước sẽ vượt quá 2,6% so với mức kỷ lục ghi nhận vào năm 1978, "một năm trước cuộc xâm lược của Liên Xô vào Afghanistan dưới thời Leonid Brezhnev", — báo chú thích.

"Điều kiện thời tiết năm nay là lý tưởng, trùng hợp với giai đoạn quan trọng trong chu trình sinh trưởng phát triển của thực vật", — ông Vladimir Petrychenko Tổng Giám đốc "ProZerno" tuyên bố trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Kết quả là, năm nay Nga đã tăng cường vị thế của mình như một nhà sản xuất ngũ cốc dẫn đầu. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thì Nga sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về lúa mì trong những năm 2017-2018.


Có bài này nói về tình hình cuộc chiến khí đốt ở EU, khi Mỹ tìm cách chen chân đưa khí đốt hóa lỏng của mình vào đây. Bài này có nói về cơ sở hạ tầng hiện nay ở Mỹ để làm việc này. Dĩ nhiên, nếu cạnh tranh kinh tế thông thường thì Mỹ k thể làm được, chỉ có cách dùng chính trị. Nhưng để chen chân vào thì phải cạnh tranh cả với Nauy nữa, nhà cung cấp khí đốt thứ 2 cho EU, đồng thời cũng phải dè chứng cả Anh sau này, khi họ khai thác khí ở biển Bắc, đồng thời còn phải để ý đến các nguồn cung cấp khí hóa lỏng hiện nay từ châu phi cho EU, phải ngăn chặn cả Iran và Qatar trong tương lai, vì những nước này đang và muốn là nguồn khí hóa lỏng, ngay cả Israel cũng có nguồn khí đốt
Vụ này nhắm đánh cả Nga và EU. Nếu để Mỹ xuất sang thì EU nói chung, và Đức nói riêng sẽ thiệt hại rất nặng cả về kinh tế và chính trị



Đại chiến khí đốt Nga-Mỹ: EU khai tử khí hóa lỏng Mỹ
Nếu khí hóa lỏng Mỹ đánh chiếm châu Âu, dòng chảy khí đốt giá rẻ Nga sẽ chết. Nhưng Moscow không cam tâm và EU cũng không chấp nhận điều đó.



Bắt đầu từ ngày 19/12/2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật cho phép dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ, vốn đã tồn tại suốt 40 năm tại nước này. Đây có thể được coi là một bước ngoặt trong chính sách năng lượng của Mỹ, giúp tăng nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào Nga cũng như OPEC cho các đối tác.

Theo tờ báo Wall Street Journal của Mỹ, nước này đang bắt đầu cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến lục địa Âu. Chẳng hạn, vào tuần tới con tàu đầu tiên chở khí hóa lỏng của Mỹ cần đến Litva, còn những chuyến hàng đầu tiên đã xâm nhập thị trường EU từ đầu năm 2016.

Chuyến cung cấp LNG đầu tiên từ Mỹ đến châu Âu là cung cấp cho Bồ Đào Nha ngày 27 tháng 4 năm 2016. Trước đó, Hoa Kỳ lần đầu tiên xuất khẩu khí đốt của mình ra nước ngoài vào hồi tháng 2/2016, khi công ty Cheniere Energy đã cung cấp lô hàng khí hóa lỏng đầu tiên đến Brazil.

Ngoài thị trường châu Âu, lô hàng khí thiên nhiên hóa lỏng đầu tiên của Mỹ cũng đã đến Trung Quốc vào tháng 8/2016. Bắc Kinh và các nước giàu có, những quốc gia đang phát triển ở châu Á cũng là khách hàng quan trọng của khí đốt Nga, do đó, đây là điều khiến Moscow lo lắng.

Hiện có nhiều đồn đoán là Mỹ sẽ quyết đánh quỵ Nga ngay tại thị trường truyền thống châu Âu. "Sự xuất hiện của khí đốt Mỹ buộc Nga phải bồn chồn. Và quả thật là Moscow nên lo lắng" - báo dẫn lời nhà khoa học chính trị Jason Bordof, vốn là quan chức trong chính quyền Obama.

Tờ Wall Street Journal nhận định rằng, những áp lực chính trị đối với Nga và EU của Mỹ, nhằm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu mâu thuẫn với vị thế của Nga, vốn luôn là quốc gia nắm quyền chi phối dầu mỏ, khí đốt trong khu vực. Do đó, Moscow sẽ không nhượng bộ Washington.

Từ trước đến nay, thị trường châu Âu thường đảm bảo 75% tổng lượng xuất khẩu khí đốt; còn khí đốt lại chiếm phần quan trọng trong xuất khẩu của Nga. Vào năm 2015, dầu thô chiếm khoảng 35%, xăng dầu đã được chế biến chiếm 17% và khí đốt chiếm tới 14% tỉ trọng xuất khẩu của Nga.

Nếu thị trường khí đốt của Nga ở châu Âu bị Mỹ chiếm mất, trong bối cảnh giá dầu vẫn còn thấp thì chắc chắn là kim ngạch xuất khẩu của Nga sẽ suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới GDP cũng sụt giảm.

Từ trước đến nay, giá trị của đồng rúp luôn theo sát vận mệnh của giá dầu và khí đốt và giá trị đồng Rúp chắc chắn cũng bị ảnh hưởng lớn. Một đồng rúp yếu sẽ làm cho mục tiêu kiểm soát lạm phát của ngân hàng trung ương khó khả thi, bởi vì nó làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Wall Street Journal nhận định, xuất khẩu tài nguyên năng lượng mà ở đây cụ thể là khí đốt luôn luôn là chiếc “đai bảo hiểm” địa-chính trị-kinh tế của Nga. Ngoài nguồn thu lớn cho ngân sách nó còn là nguồn lực tác động ảnh hưởng đến chính sách của châu Âu.

Do đó, chắc chắn là Moscow sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo tồn vị thế thống trị tại thị trường năng lượng châu Âu.

Theo tờ báo Mỹ, Nga sẽ không nhường “cành cọ vinh quang” cho Mỹ một cách giản đơn như vậy. Các công ty năng lượng của Nga đã giảm giá khí đốt dẫn theo đường ống; thay đổi phương thức kinh doanh và xây dựng nền tảng của riêng mình dành cho khí hóa lỏng.

Theo giới phân tích, mặc dù Mỹ quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu nhưng LNG của Mỹ khó có thể đánh quỵ được khí đốt dẫn bằng đường ống và khí hóa lỏng của Nga, bởi do vị trí địa lý, xuất khẩu của Nga đang chiếm nhiều ưu thế; trong khi đó, Mỹ đang có quá nhiều bất lợi không thể khắc phục được.

Thứ nhất: Hạ tầng LNG của Mỹ thiếu, giá khí đốt và phí vận chuyển cao

Giới lãnh đạo ngành dầu khí của Nga đã từng tuyên bố thẳng thừng rằng, cho dù người Mỹ có cung cấp miễn phí khí hóa lỏng (LNG) sang châu Âu thì họ vẫn sẽ không đủ khả năng thay thế nguồn khí đốt của Nga. Vậy tại sao giới chức Nga lại tự tin như vậy?

Thứ nhất là do hạ tầng chế xuất khí hóa lỏng và hạ tầng các trạm cung cấp LNG của Mỹ cũng rất hạn chế. Mỹ hiện nay chỉ có một terminal xuất khẩu duy nhất có khả năng xuất LNG ở Louisiana nên hiện đầu ra xuất khẩu rất hạn chế.

Mỹ đang vạch kế hoạch xây nửa tá terminal ở các vùng khác nhưng điều này đòi hỏi thời gian khá dài, đồng thời Mỹ cũng phải xây dựng các tuyến vận chuyển khí đốt đến các trạm xuất LNG. Để thực hiện kế hoạch này sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian, đồng thởi sẽ làm đội giá khí đốt đầu vào lên mức cao hơn khí đốt thành phẩm đầu ra của Nga.

Giá khí gaz ở Mỹ dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm tới. Theo dự đoán của các chuyên gia thuộc công ty RBC Capital Markets LLC, bước tăng vọt giá khí đốt của Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt Henry Hub sẽ lên tới 32%, đồng nghĩa với việc chi phí xuất khẩu sang châu Âu sẽ tăng hơn mức đó.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/dai-chien-khi-dot-nga-my-eu-khai-tu-khi-hoa-long-my-3341577/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 22 2017, 11:24 PM

Thứ hai là hiện điều kiện địa lý khiến Mỹ phải sử dụng tàu biển để vận chuyển khí hóa lỏng sang châu Âu và các khu vực khác trên thế giới, trong khi Mỹ không có nhiều tàu loại này, mà khối lượng vận chuyển của chúng cũng không lớn.

Ví dụ như một chuyến tàu vận tải chuyên dụng chở khí hóa lỏng của Mỹ đến châu Âu thường mất thời gian khoảng 1 tuần và mỗi con tàu khổng lồ này cũng chỉ cung cấp đủ cho nhu cầu năng lượng của một quốc gia tiêu thụ ít như Bồ Đào Nha trong vòng khoảng một tuần lễ.

Do đó, để phục vụ riêng cho nhu cầu của châu Âu mà không bị gián đoạn, Mỹ cần phải xây dựng đội tàu vài chục chiếc với chi phí khổng lồ; việc bảo quản khí hóa lỏng bằng thiết bị chuyên dụng cũng làm gia tăng chi phí vận chuyển, khiến giá thành khí đốt bị đẩy lên rất cao.

Nếu Mỹ muốn giảm giá bất tuân quy luật thị trường để cạnh tranh với Nga thì họ sẽ duy trì được bao lâu? Còn cạnh tranh sòng phẳng, nếu không xây dựng được hệ thống khách hàng đủ lớn để lấy lượng bù giá, LNG của Mỹ có thể nhanh chóng phá sản.

Thứ hai: Nga có hạ tầng sẵn sàng, giá khí đốt rất rẻ

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Nga đã được xây dựng tương đối hoàn thiện, dự án “Dòng chảy Phương Bắc 1” tức là tuyến đường ống số 1 trong 2 đường ống song song đã được đưa vào khai thác từ tháng 11 năm 2011 với công suất tối đa 27,5 tỷ m3/năm.

Tuyến đường ống đầu tiên của dự án "Dòng chảy phương Bắc" (Nord Stream-1) chạy ngầm dưới biển Baltic nối từ Vyborg-Nga đến Greifswald-Đức, không phải mất phí trung chuyển nên đã cung cấp cho Tây Âu nguồn khí đốt rất lớn với nguồn cung ổn định, giá lại rất rẻ.

Việc xây dựng tuyến đường ống thứ 2 sẽ rất thuận lợi và ít tốn kém do đã sẵn có hạ tầng của tuyến thứ nhất, nên nếu Nord Stream-2 được đưa vào vận hành thì Tây Âu và cả Đông Âu sẽ được hưởng nguồn khí đốt với giá còn rẻ hơn. Và nước nào ở châu Âu sẽ để mất món lợi lớn như vậy về kinh tế?

Lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom cũng đã tuyên bố nếu Mỹ giảm giá khí hóa lỏng LNG để cạnh tranh với Nga thì tập đoàn Nga cũng sẽ cố gắng cắt giảm chi phí để hạ giá.

Do đó, khí đốt LNG có giá rất cao của Mỹ không thể cạnh tranh được với khí đốt vận chuyển qua tuyến đường ống của Nga ở châu Âu, nếu không có sự can thiệp của yếu tố chính trị.

Ngoài ra, khi tuyến đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turk Stream) được xây dựng xong và đi vào vận hành thì dòng khí đốt Nga sẽ tiếp tục chảy sang Nam Âu, cung cấp cho cả Trung Âu; khi đó, LNG của Mỹ sẽ càng không có khả năng cạnh tranh.

Thứ 3: Quyết định tương lai LNG của Mỹ chính là châu Âu

Một khó khăn đầu tiên đối với khí hóa lỏng Mỹ là không có nhiều nước châu Âu có sẵn những terminal tiếp nhận khí hóa lỏng.

Với việc đang sẵn có hạ tầng tiếp nhận và vận chuyển khí đốt bằng các tuyến đường ống, đa số các nước nghèo ở châu Âu liệu có bỏ ra chi phí khổng lồ để xây dựng hạ tầng LNG mới, để mua khí đốt giá cao của Mỹ, trong khi hoàn toàn có thể không thêm tiền mà vẫn mua được khí đốt giá rẻ của Nga, lại được vận chuyển đến tận nơi?

Khó khăn thứ hai đối với Mỹ chính là một số đồng minh là nước xuất khẩu khí đốt lớn cho châu Âu, ví dụ như Na Uy (là nhà cung cấp khí đốt vào châu Âu lớn thứ 2, sau Nga, với thị phần 25%). Chính những đồng minh này sẽ là đối thủ ngăn chặn dòng chảy LNG của Mỹ vào châu Âu.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với Washington chính là tham vọng của Berlin. Đức là điểm đầu vào của “Dòng chảy Phương Bắc”, có nhiều tuyến đường ống dẫn khí nối liền khắp Châu Âu. Các công ty nước này là cổ đông lớn của tuyến ống này và được hưởng lợi lớn do giá khí đốt giảm.

Sau khi dự án “Dòng chảy Phương Bắc-2” hoàn tất, Đức sẽ trở thành một trung tâm lưu trữ và phân phối khí đốt Nga ở châu Âu, họ sẽ kiểm soát và phân phối lại các dòng khí đốt tới các quốc gia khác và đó là vị trí rất có lợi cho vai trò thủ lĩnh châu Âu của Đức.

Ngoài ra, Nghị viện Đức đang dự định thông qua kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân để tránh nguy cơ rò rỉ phóng xạ và những nhà máy nhiệt điện cung cấp tới 40% năng lượng toàn quốc, để cắt giảm 40% lượng khí thải nhà kính so với thập niên 1990, chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.

Và để thực hiện kế hoạch này, Ngân hàng HSBC cho rằng trong vòng 5 năm tới, khí đốt sẽ cung cấp 1/5 điện năng cho nước Đức, cao gấp đôi so với tỷ lệ hiện tại. Đức biết rằng không thể có gì thay thế được khí đốt giá rẻ của Nga trong chiến lược của mình do đó, Berlin sẽ ủng hộ dự án khí đốt đường ống giá rẻ của Nga chứ không phải là LNG cắt cổ của Mỹ, bất chấp những áp lực chính trị.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/dai-chien-khi-dot-nga-my-eu-khai-tu-khi-hoa-long-my-3341577/?paged=2

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 23 2017, 08:12 AM

Tin do các bạn đưa lên:

Giải phóng các mỏ khí
Các mỏ khí gas và dầu lớn trong sa mạc Syria đã trở lại quyền kiểm soát của chính phủ sau nhiều năm binh lửa
Trong nỗ lực tiến công mới nhất các mỏ khí và giếng dầu đã được giải phóng, ngay lập tức công binh dọn sạch các vật liệu nổ còn sót lại và đội ngũ công nhân kỹ sư kéo tới khôi phục sản xuất,
Rất may mắn cho chính phủ Syria là do quá bất ngờ nên IS không kịp cài chất nổ cho những khu vực này. Vì vậy mùa đông sắp tới người dân Syria sẽ hưởng trọn vẹn sự ấm áp của bếp sưởi từ khí. Với giá gas rẻ hơn mớ rau ở nước bạn, nhu cầu xuất khẩu cho một vài nước như Ba Tàu là có thể khả thi,,,
Đặc biệt mở gas Tuweinan , mỏ gas lớn thứ ba cả nước không cần phải sửa chửa gì lớn do vẫn đang được IS khai thác, mỏ này có thể cung cấp 600.000 m3/ngày, và sẽ đưa sản lượng khí tự nhiên mà Syria đang khai thác từ 11,5 triệu m3/ngày lên 12 triệu m3/ngày. Và nếu nhà máy khắc phục xong một số hư hỏng nhẹ cũng như các nhân lực đầy đủ thì sau 5 tháng tổng lượng khai thác sẽ đạt 1,1 triệu m3/ngày


Raqaa, tin từ Al Jazerra và 1 số đài khác
Trong 2 ngày 21 và 22-8, không quân Mỹ và liên quân ném bom làm chết 72 dân thường tại TP Raqqa, Syria, nhiều người khác bị thương

HOA KỲ - AFGANISTAN: TĂNG SỐ BINH LÍNH, TĂNG THÊM QUYỀN HẠN.
TT Mỹ tuyên bố về kế hoạch mới của Mỹ ở Afganistan. Thay đổi chiến lược quân sự của HK tại Afganistan theo quan điểm và cách nhìn nhận của cá nhân. TT Trump cho rằng, vội vàng rút quân khỏi Afganistan là việc làm không cân thiết và cho phép lầu năm góc tăng số quân lên hàng chục ngàn. Theo đó, quân số cụ thể và thời hạn chót không cần phải nêu chi tiết, đông thời nhấn mạnh rằng, từ nay Mỹ sẽ quan tâm nhiều hơn nữa đến an ninh của nước Mỹ và ngừng mọi cố gắng để các nước khác có một nền dân chủ như Mỹ

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 30 2017, 05:12 AM

Báo Mỹ Bloomberg đưa tin doanh nghiệp Pháp đầu tư vào Nga, đồng thời nhắc lại việc nhiều doanh nghiệp Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung tìm cách mở cơ sở sản xuất trực tiếp tại Nga để tránh lệnh trừng phạt của chính phương Tây và đòn trả đũa của Nga. Link tin gốc tiếng Anh ở trên, bản dịch tiếng VN ở dưới

Danone Sends 5,000 Cows to Siberia in Quest for Cheaper Milk
https://www.bloomberg.com/news/articles/2017-08-27/danone-sends-5-000-cows-to-siberia-in-quest-for-cheaper-milk


Công ty Pháp mang 5.000 con bò đầu tư vào Nga
Công ty sữa của Pháp đã lần đầu tiên đầu tư vào nông nghiệp và đó là ở Nga để giảm thiểu tác hại của lệnh trừng phạt.


Bloomberg thông tin, nhà sản xuất sữa Danone của Pháp quyết định lần đầu tiên đầu tư vào nông nghiệp và đó là ở Nga nhằm giảm thiểu hậu quả từ lệnh cấm nhập khẩu các loại pho mát châu Âu của Nga.

Theo đó, Danone đã đưa 5.000 con bò đến trang trại của mình ở Siberia để cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp của họ.

Những con bò Holstein vượt qua 4.500 km trong xe tải từ Hà Lan và Đức, để được đến thị trấn ở tỉnh Tyumen.

Công ty Pháp này không đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp từ nhiều năm nay, nhưng đối với Nga đã có ngoại lệ.

Theo Bloomberg, lệnh cấm nhập khẩu phomat châu Âu của Nga đã đẩy giá sữa ở nước này lên cao, tới mức nhà sản xuất sữa chua của Pháp không thể chịu được chi phí quá cao.

Việc tự sản xuất ra nguồn sữa tại Nga sẽ khiến chi phí của hãng sản xuất này tăng lên.

Người đứng đầu chi nhánh Nga của Danone là ông Charlie Capetti cho Bloomberg biết: "Giá sữa tăng lên liên tục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất sữa chua".

Việc đầu tư của Danone vào Nga bằng cách mang hẳn số lượng bò rất lớn sang vùng Siberia sẽ giúp công ty này thoát khỏi tình trạng giá sữa bị đẩy lên cao tới 14% và ảnh hưởng tới việc bán hàng.

Danone đã đầu tư vào trang trại 60 ha (150 mẫu Anh) với nhà sản xuất địa phương Damate, ông Cappetti cho biết. Những con bò đầu tiên đã bắt đầu cung cấp sữa cho Danone vào tháng 5 vừa qua, và đợt vận chuyển gia súc cuối cùng sẽ đến vào tháng 9.

Việc đầu tư của nhà sản xuất Pháp vào Nga nhằm né tránh lệnh trừng phạt đã cho thấy mặt có lợi của các biện pháp đáp trả mà Tổng thống Nga nhằm vào phương Tây bắt đầu từ năm 2014.

Không chỉ các công ty của Pháp mà hàng loạt hãng thực phẩm của Mỹ cũng đã bất chấp lệnh trừng phạt để tiến vào thị trường Nga.

Tạp chí Forbes hồi tháng 8/2016 bình luận, Mỹ đang cố gắng tưởng tượng kinh doanh với Nga là một cái gì đó rất tồi tệ, nhưng nhiều công ty lớn của nước Mỹ không chịu để mất quan hệ kinh doanh với Nga.

"Hôm nay, các quy tắc chính trị yêu cầu phải ghét bỏ Nga. Nếu như bạn có yêu nước Nga một chút xíu, có nghĩa là bạn ủng hộ ông Putin, hay là bạn đang chịu ảnh hưởng của mafia Nga" - Tạp chí này đánh giá.

Pfizer đang chuẩn bị lập liên doanh với công ty dược phẩm Nga "NovaMedika".

Cuối tháng 7/2016, Boeing đã ký thỏa thuận về dự án chung với nhà sản xuất titan "VSMPO-Avisma" của Nga và Đại học Liên bang Ural.

Năm ngoái Ford đã khai trương dây chuyền sản xuất 4 mẫu xe hơi tại LB Nga.
Các công ty khổng lồ như PepsiCo, Procter & Gamble, McDonald, Mondelez International, General Motors, Johnson & Johnson, Cargill, Alcoa, và General Electric cũng không ngại làm việc với Nga.

Hơn thế nữa, có thêm những tập đoàn mới của Mỹ xuất hiện tại Nga. Những công ty thực phẩm của Mỹ như Starbucks và Krispy Kreme đang mở rộng kinh doanh của họ.

Kết quả nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ tại Nga (AmCham) cho thấy, phần lớn những công ty của Mỹ hoạt động tại Nga cho rằng, đất nước là một trong những thị trường chiến lược.

Theo số liệu khảo sát, 79% số người được hỏi nêu danh Nga là một trong những thị trường chiến lược đối với bản thân họ, và 69% đưa nó vào danh sách top 10 nước hàng đầu cho kinh doanh của họ. Liên bang Nga được công nhận là thị trường chính của 12% công ty, và 9% công ty khác đặt ở tầm quan trọng thứ yếu.

Chủ tịch AmCham Alexis Rodzianko, trong khi trình bày nghiên cứu đã ghi nhận rằng, thống kê chính thức của Mỹ về đầu tư vào Nga không phải lúc nào cũng tương ứng với thực tế.

Ví dụ, đầu tư tích lũy ở Nga của 59 công ty đa quốc gia do Phòng Thương mại Mỹ khảo sát lên tới 49,7 tỷ $.

Trong khi đó, thống kê chính thức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ chỉ nói đến 36,8 tỷ $ đầu tư tích lũy.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/cong-ty-phap-mang-5000-con-bo-dau-tu-vao-nga-3342061/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 30 2017, 05:19 AM

Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo Ukraine

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Juncker:
Ukraine không có trong Liên minh Châu Âu và NATO.
Người đứng đầu EC đã bình luận về những lời của TT Poroshenko rằng Ukraine đang gần với tư cách thành viên của EU và NATO.
"Tại thời điểm này của thế giới 60 cuộc chiến tranh, và không có một cuộc chiến nào ở châu Âu, nếu không tính Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine không phải là một quốc gia châu Âu theo nghĩa thành viên trong EU.
Tôi biết rằng mới đây người bạn tôi Poroshenko đã nói: '' Hãy nhìn xem, Ukraine- đó gần như là EU và NATO. Tuy nhiên hiện nay cả hai chỗ đó đều không có Ukraine, và điều quan trọng là phải hiểu được điều này''.
Ngoài ra, Juncker nói rằng EU cần phải xem xét làm thế nào để cải thiện quan hệ với Nga. Theo ông, việc thiết lập quan hệ song phương phụ thuộc vào cả Nga và EU.
"Không thể có an ninh châu Âu nếu không có sự tham gia của Nga. 5,5 triệu km2 - đó là diện tích EU, 17,5 triệu km2- diện tích nước Nga. Có cần hỏi gì nữa không?" - người đứng đầu EC đặt câu hỏi.
Tuy vậy ông ta cũng nói thêm rằng trong khi đó tất nhiên châu Âu không muốn từ bỏ các nguyên tắc và giá trị của mình. Về việc này Juncker nhớ lại việc sát nhập Crimea, nhưng nhấn mạnh rằng cần tìm tiếng nói chung với Matxcva.

http://korrespondent.net/world/worldabus/3881304-yunker-ukrayny-net-v-evrosouize-y-nato

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 12 2017, 08:00 PM

Tin do cac ban dua len:

TQ vo bo qua. Sau khi dua duoc nhieu cac ky su va kien truc su dong tau san bay va tau noi chung cua Ukraine sang TQ lam viec, hom nay Ukraine da ban hang san xuat dong co Motor Sich cho TQ

Motor Sich, China's Skyrizon could build aircraft engine plant in China
http://en.interfax.com.ua/news/economic/421767.html


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 15 2017, 08:58 PM

Cơn bão IRMA chẳng biết gây thiệt hại thật sự thế nào, nhưng ít ra nó cũng gây cơn bão truyền thông. Mặc dù cơn bão đi qua cả Cuba, Mỹ.. nhưng với truyền thông “thế giới” (để trong nguặc kép) thì chỉ có việc ở Mỹ mới quan trọng. “Truyền thông thế giới” lải nhải về nó không khác gì cái loa phường ngày xưa. Làm cho người ta tưởng Mỹ tới ngày tận số. Nhưng cuối cùng cơn bão này cũng chỉ là một cơn bão thường, như trăm ngàn cơn bão đã xẩy ra từ trước đến nay. Điều ngoạn mục của nó không phải là thiệt hại do nó gây ra, mà là những hình ảnh rối loạn do truyền thông gây ra, do sự thất thiệt của “media thế giới” gây ra.
Điều đáng ngạc nhiên, là nước Mỹ hùng mạnh như thế, giầu như thế, mà đường xá vẫn ngập lụt. Và người ta cảm thấy điều đó đúng là ..tai nạn thiên nhiên. Một việc như thế xẩy ra ở VN, một nước nghèo hơn Mỹ cả trăm lần, thì nó sẽ được đổ tội cho ..Đảng. Nói thế để thấy cái gọi là khách quan của sự tự do báo chí “thế giới” là như thế nào, cũng như những người VN tin vào nó.
Tương tự như vậy với Triều Tiên. Tất cả báo chí “thế giới” (luôn để trong ngoặc kép) đều cố tình mô tả Triều tiên như một “người khùng”, “điên rồ”.. và từ đó đưa người ta tới kết luận phải trừng phạt nước này cho người đọc, người nghe, trong khi cái điều cần phải làm là Mỹ và Triều tiên ngồi vào bàn thương lượng trực tiếp, thương lượng thật sự.. thì được lờ đi, không đả động tới. Dù báo chí của nó vẫn “khách quan” (cũng để trong nguặc kép).
Thực ra chính quyền Trump đang chơi một ván bài, trong đó thông qua Triều tiên để ép TQ. Để từ đó xem TQ sẽ ép Triều tiên tới được mức độ nào. Như vậy TQ đứng trước sự lựa chọn là phải làm tay sai cho Mỹ đánh Triều tiên, hai là sẽ bị Mỹ đưa vào vòng ngắm trừng phạt. Nhưng khác với Nga, lợi ích của tư bản Mỹ có ở TQ tương đối nhiều, cho nên chính quyền Trump không dễ gì thuyết phục hay ép buộc các doanh nghiệp Mỹ rời TQ, để có thể cắt cầu với TQ mà không bị thiệt hại, mà nếu có được, thì cũng cần phải có thời gian. Cũng không loại trừ Mỹ-Trung thoả hiệp được trên lưng Triều tiên, nhưng khả năng này càng ngày càng nhỏ. Cũng không loại trừ khả năng tương quan lực lượng Trung-Mỹ dẫn tới sự cân bằng động như hiện tại.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2017, 04:06 PM

Bai viet cua trang tin Trung Dong ve tinh hinh Mien Dien, kem theo ca loi binh luan. Toi bo di 1 so tu ngu cam than va 1 so doan danh gia


Ông Guteres, Tổng thư ký LHQ là lãnh đạo thế giới mới nhất trong số các nguyên thủ quốc gia đang đe dọa bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo của Miến Điện vì sự kiện Rohinyga
"Tôi đã cho bà ta cơ hội, bà ta còn cơ hội cuối cùng để giải quyết vấn đề người tỵ nạn nếu không UN sẽ hành động"
Một người như bà Aung San Suu Kyi , đã có giải Nobel hòa bình, đã từng được ông Obama ca ngợi như biểu tượng của phụ nữ toàn cầu, từng được những nhà đấu tranh Bờ Ao Đông Lào ca ngợi hết cỡ nay bỗng dưng hóa ra ... người bị ghê tởm nhất ????
Bà Aung San Suu Kyi không ngả theo Tây , Mĩ để biến Miến thành một quốc gia bị thao túng, bà vẫn cố vấn chính phủ làm ăn với Trung Của, với Nga, đặc biệt là bà không tham vấn các chuyên gia phá hoại Tây rợ về thế nào là dân chủ mà đi sang xứ Đông Lào tham vấn về hòa giải dân tộc... Các thứ đó dĩ nhiên không thể nào chấp nhận được khi cái bánh vẽ dân chủ đó bị chính phủ Myanmar từ chối
Đặc biệt là cái thế giới văn minh ấy muốn Miến rũ bỏ quan hệ với Trung Quốc, muốn công khai thành một thứ Phi luật tân kiểu mới
Sự kiện Rohinyga , một vấn đề nhỏ của một quốc gia và tôi tin Hoa Kỳ sẽ điều quân đội còn gấp trăm lần như thế nếu xảy ra, đã biến thành vấn đề quốc tế, thành thảm họa diệt chủng, thành tội ác ghê tởm, trong khi những kẻ cầm súng chống lại chính phủ không hề được nhắc tới,

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 18 2017, 07:52 PM

Sự việc ở Miến điện phức tạp hơn. Những nước đầu tiên phản đối là các nước Hồi giáo, như Thổ Pakistan, rồi Indonesia hay Malaysia.Nhưng media đưa ra vấn đề này,bầy trò, thổi nó lên thì là media phương Tây.
Người Roginya thực ra là người Băng la đét, nhưng được goi với một cái tên khác. Khi Miến điện còn là thuộc địa Anh, thì chính quyền thuộc địa Miến trực thuộc chính quyền thuộc địa Ấn độ. Chính vì thế mà người Băng la đét có thể di cư vào Miến như ta đi từ tỉnh này sang tỉnh khác sinh sống. Từ khi độc lập, vào năm 1962, Miến điện không công nhận những người này là dân Miến, nhưng cũng không thể đuổi được họ. Câu chuyện vì thế cứ lằng nhằng cho tới bây giờ.Chỉ có điều hiện tại, do Hồi giáo trở thành tụ điểm xung đột chính trị, rồi vũ trang mà câu chuyện càng phức tạp hơn.
Các nước Hồi giáo thì vì muốn lấy lòng dân trong nước mà phản đối, nhưng họ cũng không vì thế mà mở cửa đón nhận những người dân này. Còn phương Tây phản đối vì có nhiều lý do:
1- Đây là một cái cớ gây sức ép
2- Làm vừa lòng các đối tác Hồi giáo với giá rẻ, để chứng tỏ phương Tây không “thiên vị”, không “kỳ thị” Hồi giáo.
3- Lên án phật giáo, và nhân đó cũng ngăn chặn thiện cảm của một số dân phương Tây với tôn giáo này.
Mặc dù thế, các nước phương Tây cũng phải đối mặt với sự không thiện cảm của chính dân của họ với hồi giáo, do các vụ ném bom khủng bố do hồi giáo cực đoan gây ra. Chính vì thế mà sự phản đối của nó không thể mạnh mẽ hơn. Tóm lại toàn là một lũ nhân đạo giả cầy cả.
Hiện nay, vấn đề này đã trở thành xung đột vũ trang, chính vì thế mà quân đội Miến điện tìm cách đuổi người Roginya càng nhanh càng tốt, và cũng có thể vì thế mà bà Ang Sung Ky, im lặng chưa lên tiếng, trước khi sự việc đã rồi ??.
Lịch sử đương đại Miến điện có nhiều điều khó hiểu với tôi. Vì từ khi độc lập, mặc dù là chính quyền quân sự, nước này luôn được sự ủng hộ của phương Tây, hay chí ít cũng được nó để yên, không kiếm chuyện. Sự việc bắt đầu bằng cuộc bầu cử vào năm 1998, khi nước này bất ngờ “dân chủ” một cách không chuẩn bị. Để dẫn đến hệ quả là hơn 20 năm bị phương Tây embago, phong toả phải gắn mình với TQ, rồi lại vì lý do đó mà càng bị phương Tây kiếm chuyện. Vậy cái lý do gì đã đẩy Miến điện “dân chủ” ? đây là câu hỏi mà tôi không có câu trả lời. Điều thú vị nữa là vào thời điểm ấy, hầu như các nước Phi, Mỹ la tinh, ..cũng “dân chủ”. Điều này có liên hệ gì tới sự sụp đổ của Liên Xô và phe XHCN, cũng vào thời điểm ấy.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2017, 08:44 PM

Mỹ chặn tay Ukraine, giáng đòn vào Trung Quốc: Đã quá muộn?
Dưới sức ép của Mỹ, an ninh Ukraine bắt đầu điều tra thương vụ Trung Quốc thâu tóm hãng chế tạo động cơ máy bay Motor Sich của Ukraine.


An ninh Ukraine điều tra vụ Trung Quốc nắm quyền sở hữu Motor Sich

Truyền thông Ukraine đưa tin về việc Cơ quan An ninh nước này bắt đầu cuộc điều tra những nghi vấn liên quan đến việc bán 56% cổ phần của nhà máy động cơ Motor Sich của Ukraine cho Trung Quốc, bởi có thông tin cho rằng, thương vụ mua bán này có thể là bất hợp pháp.

Motor Sich là công ty chế tạo động cơ máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay vận tải hạng nặng nổi tiếng của Liên Xô, sau này, khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Ukraine được thừa kế nguyên vẹn các cơ sở sản xuất và nền tảng công nghệ Xô viết.

Nhà máy Motor-Sich có lịch sử hợp tác lâu dài với Trung Quốc trong các lĩnh vực như phát triển, sửa chữa và cung cấp động cơ cho máy bay vận tải, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, máy bay huấn luyện chiến đấu và máy bay không người lái; cùng với tên lửa hành trình.

Việc đánh mất thị trường Nga trong cuộc khủng hoảng quan hệ giữa hai nước đã buộc công ty Ukraine phải tăng cường việc hợp tác này. Cho đến gần đây, các hợp đồng của Motor Sich với người Trung Quốc thường được sự đối xử ưu đãi từ các cơ quan chức năng Ukraine.

Vì vậy vào tháng 5 năm 2017, Phó Thủ tướng Ukraine Stepan Kubiv đã nói về kế hoạch xây dựng tại Trùng Khánh (Trung Quốc) nhà máy sản xuất động cơ máy bay theo công nghệ Ukraine như là một thành tựu lớn. Dường như sự hợp tác này đã thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ.

Nếu các dự án hiện có thành lập liên doanh và chuyển giao công nghệ bị đình chỉ do áp lực từ các quan chức an ninh Ukraine, Trung Quốc sẽ phải quay trở lại phương cách cũ trong việc thu hút công nghệ Ukraine là mua giấy phép sản xuất riêng lẻ và tài liệu hướng dẫn, cũng như mời riêng chuyên gia. Điều này có thể làm chậm đáng kể tiến độ các chương trình của Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể chờ đợi việc cơ quan an ninh Ukraine có áp lực ngày càng tăng lên các dự án hợp tác giữa Trung Quốc và các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng khác của Ukraine, chủ yếu là với tập đoàn sản xuất tên lửa Yuzmash, hiện đang nắm giữ một số công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa thời Liên Xô cũ.

Mỹ chặn tay Ukraine nhưng Trung Quốc cũng đã hưởng lợi quá nhiều

Rủi ro liên quan đến việc hợp tác với quốc gia không theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập và thân Mỹ trở nên rõ ràng hơn đối với Trung Quốc.

Về mặt này, bài học về hợp tác kỹ thuật quân sự Trung Quốc-Israel là ví dụ. Vào đầu những năm 2000, dưới áp lực của Washington, Tel Avip đã buộc phải “chia tay” với Bắc Kinh sau nhiều năm gắn bó trong việc hợp tác phát triển công nghệ hàng không quân sự.

Cuộc xung đột nghiêm trọng giữa Israel và Hoa Kỳ đã phát sinh đặc biệt liên quan đến thỏa thuận cung cấp cho Trung Quốc máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không (Airbone Warning and Control System - AWACS) tầm xa.

Theo các điều khoản của thỏa thuận, Israel trang bị cho ba máy bay AWACS Trung Quốc bằng radar Phalcon, cùng loại radar nước này đã trang bị trên những chiếc AWACS A-50I của Ấn Độ.

Tuy nhiên, do sức ép của Mỹ, tháng 7 năm 2000, Israel đã buộc phải từ bỏ hợp đồng trị giá 1 tỷ USD với Trung Quốc. Công ty công nghiệp hàng không Israel Aerospace Industries (IAI) - công ty chính thực hiện dự án - đã thua lỗ nặng do trả tiền phạt vi phạm hợp đồng và thiệt hại hình ảnh đáng kể.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã buộc Israel dừng việc hợp tác phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Trung Quốc J-10, được chế tạo trên cơ sở của thiết kế máy bay Lavi của Israel. Do đó, sau này Trung Quốc đã phải lần mò tự lực nâng cấp các máy bay này.

Có thể việc hợp tác Trung Quốc - Ukraine đang chờ một kết cục như vậy. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đã được hưởng lợi quá nhiều trong quá trình hợp tác với Ukraine.

Đầu tiên là việc Trung Quốc có thể chế tạo những tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới nhất, có tầm bắn xa hơn, mang được nhiều đầu đạn con hơn như Đông Phong 31A (DF-31A), DF-41 hay các tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom H-6, tàu khu trục là CJ-10/DH-10 là do Ukraine giúp đỡ về công nghệ.

Hay như việc Bắc Kinh mua tàu sân bay Varyag của Ukraine và được Kiev hỗ trợ công nghệ hoàn thiện thành tàu sân bay CV-16 Liêu Ninh (Type 001) rồi tiếp tục hoàn thiện và cho ra mắt tàu sân bay quốc nội Type 001A; hay việc phát triển tiêm kích hạm J-15 (trên nguyên mẫu T-10K - phiên bản Su-33 của Ukraine).

Ukraine còn đóng 2 tàu và chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc tự đóng các tàu đổ bộ đệm khí “Bò Rừng” Bizon (phiên bản Ukraine) của tàu đổ bộ đệm khí Zubr (Pjoject 1232.2, NATO gọi là "Pomornik") của Liên Xô.

Ngoài ra, Ukraine đã giúp đỡ Trung Quốc trong công nghệ chế tạo các động cơ máy bay phản lực siêu âm quốc nội WS-10 “Thái Hàng, WS-13 “Thái Sơn” và WS-15 “Nga Mi” cho các chiến đấu cơ thế hệ 4, 5 của nước này. Ngoài ra, Ukraine cũng giúp đỡ Trung Quốc chế tạo các các động cơ tuabin khí giành cho các chiến hạm mặt nước hạng nặng…

Do đó, mặc dù Mỹ đã ngăn chặn việc Ukraine tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc nhưng hành động này cũng đã quá muộn màng. Tuy nhiên, dù sao có cũng còn hơn không, hạn chế bớt được cái gì hay cái đó.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/my-chan-tay-ukraine-giang-don-vao-trung-quoc-da-qua-muon-3343269/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 18 2017, 09:24 PM

Một vấn đề được trình bầy, giải thích, đưa tin một cách giả cầy nữa chính là các sự việc ở bán đảo Triều Tiên, Đông bắc châu Á. Ở đây, cái giải pháp tốt nhất với nhân dân Triều tiên, là Mỹ đàm phán trực tiếp với chính phủ Bắc Triều tiên. Công nhận giới tuyến quân sự là biên giới, thì Triều tiên chắc chắn sẽ là một đất nước thân thiện với Mỹ, như VN hiện tại. Nhưng việc đó không đáp ứng được các lợi ích trực tiếp của Mỹ cũng như Hàn, Nhật. Lợi ích trực tiếp của Mỹ là làm sao có cớ đứng chân ở bán đảo Triều tiên. Nếu không còn hiện trạng chiến tranh, thì sự hiện diện này không có lý do. Nhưng không chỉ có Mỹ mà ngay Hàn quốc cũng không muốn thế. Nước này phát triển được dựa trên một cái deal bất thành văn với Mỹ. Đó là sự hiện diện quân sự Mỹ được đổi lại với sự tiếp cận thị trường, vốn, công nghệ Mỹ cho Hàn quốc.
Một điều tương tự như thế cũng xẩy ra với Nhật. Về bên ngoài, Nhật có thể nói là độc lập về công nghệ, vốn. Nhưng Nhật cần thị trường Mỹ. Mỹ đóng cửa, thì Nhật lao đao. Trong quá khứ, vào thập niên 80, khi Nhật phát triển như diều gặp gió. Nhật đã có tư duy “nước Nhật có thể nói không với Mỹ”. Nhưng sau một cuộc chiến tài chính tiền tệ, kết thúc bằng thoả thuận tài chính Plaza, Nhật thấy nấp dưới Mỹ lợi hơn.
Như vậy cách tốt nhất là với phe Mỹ, Nhật, Hàn là thủ tiêu Bắc triều tiên, hoàn thành một dạng thống nhất kiểu nước Đức. Nhưng Bắc Triều tiên không phải là Đông Đức, và TQ cũng có toan tính khác với Liên Xô thời Gorbarchev. Kết quả, TQ đã im lặng để Triều tiên tự thân vận động phát triển vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ. Người ta cũng không hiểu là TQ có thể tác động thế nào vào Bắc triều tiên. Vì Bắc Triều tiên không phải là tay sai của TQ.
Hiện tại Trump đang chơi con bài chính danh, để ép buộc TQ tham gia vào các chính sách embago do Mỹ cầm đầu, ép TQ phải làm suy yếu Triều tiên. Chính sách của Trump là bắt TQ phải đánh giá giữa lợi ích TQ thu được với Mỹ, và mối hiểm nguy bị Mỹ cắt cầu với việc tiếp tục chơi với Triều tiên. Quan hẹ triều tiên với TQ cũng có gì đó hơi giống quan hệ Mỹ-Đài loan. Mỹ về ngoại giao, ngoài mặt, thì không công nhận Đài loan, nhưng không vì thế mà Mỹ để TQ chiếm Đài loan. Trong cái khoảng giữa đó, Đài loan phải tự bảo vệ. Một điều tương tự như vậy cũng xâỷ ra với quan hệ Triều Tiên-TQ.
Một điều khó khăn nữa về tâm lý với Mỹ, là khó có thể ngồi vào bàn, khi bị Triều tiên vuốt mặt như thế. Điều Mỹ đã vượt qua được, khi đặt được thoả thuận Paris với VN vào năm 1972, bởi vì lúc đó sự can thiệp của Mỹ ở VN là Mỹ hao tiền, tốn của. Ngược lại ở Triều tiên hiện tại, thì Mỹ không bị thiệt hại gì cả, khiến Mỹ không phải vội vàng.
Mới gần đây, tình cờ tôi có nói chuyện với một người làm việc cho vấn đề bảo hộ bản quyền ở Pháp. Hiện nay, châu Á là vùng đặt bảo hộ bản quyền nhiều nhất thế giới, trong đó TQ là đầu tầu.Một trong những hãng châu Á đặt bảo hộ bản quyền nhiều đó là Samsung. Điều này thay đổi rất nhiều cái nhìn định kiến về TQ, về sự lạc hậu công nghệ của họ.
Tất nhiên có thể nói là có nhiều loại bản quyền, và nhiều khi bản quyền chỉ là cách bảo vệ nhãn mác, cũng như công nghiệp dân dụng khác công nghiệp quốc phòng. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận TQ như một nước sống bằng ăn cắp công nghệ thì chắc chắn là không phải.
Điều người ta hay nói nữa là vũ khí TQ chất lượng tồi. Nhưng cũng phải cẩn thận xem các loại tin này có thật không, hay chỉ là cách gây định kiến. Tất nhiên, do vũ khí TQ không được sử dụng trong các cuộc chiến tranh hiện tại, càng khiến sự đánh giá về nó không khách quan.
Trong kháng chiến chống Mỹ, một trong hai cái xe tăng húc đổ cổng dinh độc lập vào ngày 30 tháng 4, có một cái là do TQ sản xuất nhái lại T54 của Liên Xô. Nếu thực sự nó tồi tệ, thì làm sao mà leo suốt đường mòn Hồ Chí Minh vào tới Sài gòn.
Trong cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc 1979-1991, về công nghệ kỹ thuật, quân đội VN được trang bị tốt hơn quân đội TQ lúc đó, dù cấu trúc kỹ thuật của hai bên gần như tương đồng nhau (hoả lực chủ yếu là pháo, sức mạnh chủ yếu là bộ binh), nhưng không vì thế mà quân đội VN giành được quyền chủ động tuyệt đối.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân đội miền Nam được trang bị tốt hơn nhiều và có bài bản, đủ cả không, hải, lục quân. Nhưng điều đó lại trở thành yếu điểm, vì quá phụ thuộc vào hoả lực Mỹ, không thể đánh trận kiểu con nhà nghèo, và mặc dù thế cũng không thể thực hiện hợp đồng binh chủng.
Như vậy nếu là người VN, thì phải chuẩn bị tinh thần là nếu xẩy ra chiến tranh, thì quân đội TQ sẽ được trang bị dồi dào, và rất tốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là TQ có thể chiến thắng. Chiến thắng phụ thuộc nhiều vào chiến lược chiến thuật tác chiến, vào một sự phối hợp tổng thể : quân sự, chính trị, ngoại giao, luật pháp quốc tế..Điều người Vn cần nghiên cứu là điều đó, chứ không phải là trông chờ vào “sự lạc hậu kỹ thuật” của TQ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 18 2017, 10:12 PM

Noi vu khi TQ tot hay xau, ca hai deu dung:
- Dung, vi chat luong no k the so bi voi phuong Tay hay Nga, dac biet nhung vu khi phuc tap. Hoi chien tranh bien gioi, sung AK ma VN dung de ban TQ, la loai do chinh TQ san xuat, da bi do het nong sung, do chat luong duc thep k tot. Nguoc lai, neu sung AK do Lien Xo lam, thi khong bi hien tuong do

Mot so hien tuong khac cung lap lai voi radar TQ

- Sai, vi no du tot de giup cho nhieu nuoc, vi du VN, dat duoc muc dich cua minh. Con phuong Tay khi tuyen truyen the, de ngan can viec TQ khuech truong viec ban vu khi cua minh ra toan cau


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 19 2017, 03:02 AM

Sau khi thu hồi được nhiều mỏ khí và dầu tại những vùng đã giải phóng ở Deiz Ezor, hôm nay Quân đội Syria đã vượt qua sông Euphrates sau khi chiếm hoàn toàn đảo Sakr nằm ở phía bắc Căn cứ không quân Deir Ezzor.
Cuộc đụng độ Quân chính phủ Syria và Kurd SDF duoc Mĩ hậu thuẫn có thể xảy ra
Tin tù bạn Cuong trên FB

Chiến thuật của SAA rõ ràng:
- Hôm qua, máy bay Nga tiêu diệt hết các mục tiêu dọc Sông Euphrates để đảm bảo không bị bắn phá khi vượt sông.
- Hôm nay, SU25 dọn mục tiêu trên đường cao tốc bên trái sông Euphrates (đoạn từ Tasla đến Khusham)
- Grad 21 và TOS 1A dọn sạch bờ trái đoạn Marrat, Sabhad, Mazlum và cuối cùng đoạn phía Nam Mazlum.
- 3 đội Tigers trộn với Specnaz vượt sông ở 3 vị trí đã được TOS 1A dọn sạch và tiến nhanh sang đường cao tốc để vào Tasla & phía bắc Khusham. Đoạn này sẽ bị IS phản kích trong thời gian tới.
Mục tiêu ngắn hạn của SAA là gì:
- Về cơ bản Kurd chưa chạm đến được các mỏ khí và dầu ở bờ trái nên mục tiêu chính của SAA là chiếm các mỏ dầu và chặn Kurd phát triển thêm. Cái này Nga chơi chiến thuật là bậc thầy.
- Dàn quân dọc đường 7 để Kurd không chiếm được mỏ dầu nào.
Mục tiêu dài hạn của SAA là gì:
- SAA phải chiếm được Hatlat và Salhiya để phục hồi cầu vĩnh cửu từ TP DeZ sang (nhanh cũng phải 2 tháng mới phục hồi được)
- Giải phóng bên phải sông Euphrates phía bắc DeZ để vừa đảm bảo hậu phương an toàn, vừa tìm cách vượt sông Euphrates ở đoạn phía thượng lưu lần nữa.
- Đánh đuổi IS bên trái sông Euphrates phía bắc với mục dồn IS phải phá vây Kurd chạy vượt đường 7. Tiện tay dắt dê SAA sẽ chiếm luôn phần IS phá vây. bao vây 1 phần nhỏ Kurd.
- Chỉ đợi hòa bình với Kurd bị phá vỡ thì phải chiếm luôn đoạn ngã tư gần cầu đường 7 và không thể quên mục tiêu Sân bay Tabqa và nhà máy điện Al Thawrah. Vấn đề chỉ còn là thời gian và khi nào thôi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 21 2017, 09:18 PM

Sau khi quân chính phủ chếm đươc phía tât của tỉnh Deir ez-Zor, cuoc dua ở phía bờ đông con sông Euphrates, tỉnh Deir ez-Zor van phuc tap. Quan chinh phu da vuot song va chiem duoc kha nhieu, Hoa Ky tim cach can tro, gan day dang keu goi Nga dam phan ve dia ban tỉnh Deir ez-Zor. Có tin sau liên quan.

29 lính Nga phá vây Idlib, tiêu diệt 850 khủng bố HTS
Ba đặc nhiệm của Nga đã bị thương trong cuộc đụng độ với Hayat Tahrir al-Sham ở khu vực Idlib, trong khi HTS bị giết 850 tên trong trận chiến phá vây.

Theo tướng Rudskoi, với sự yểm trợ của máy bay Su-25, một trung đội của Nga và các lực lượng khác đã tiêu diệt 850 tên khủng bố; 11 xe tăng chiến đấu, 4 xe chiến đấu bộ binh IFV, 46 xe tải pickup, 5 khẩu pháo, 20 xe tải và 38 kho đạn. Trong suốt 24 giờ qua, 187 điểm trú quân của khủng bố bị không kích và pháo kích.

Trung tướng Sergei Rudskoi thông báo, sở dĩ phát sinh trận phá vây này là do Liên minh khủng bố-đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham - HTS (trước đây là Jabhat al-Nusra, chi nhánh al-Qaeda của Syria) đã phát động một cuộc tấn công lớn vào các lực lượng chính phủ ở miền bắc Hama vào ngày 19 tháng 9.

Ông tuyên bố rằng, mặc dù các thỏa thuận ký kết tại Astana vào ngày 15 tháng 9, các tay súng của Jabhat al-Nusra và các nhóm khủng bố liên kết với chúng không muốn tuân thủ với việc chấm dứt các điều khoản ngừng bắn, do đó chúng đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào các vị trí của quân đội chính phủ ở phía bắc và đông bắc Hama trong khu vực giảm leo thang xung đột ở Idlib từ 8 giờ sáng ngày 19 tháng 9.

Ông Rudskoi cho biết, theo dữ liệu của Nga, cuộc tấn công của khủng bố được các cơ quan tình báo Mỹ xúi giục và hỗ trợ, nhằm ngăn chặn sự thành công của quân đội chính phủ ở phía bờ đông con sông Euphrates, trên chiến trường phía Đông tỉnh Deir ez-Zor.

Hậu quả của cuộc tấn công của khủng bố từ Idlib vào phía Bắc Hama là việc một trung đội cảnh sát quân sự và đặc nhiệm của quân đội Nga (gồm 29 tay súng) bị chặn lại trong khu vực giảm leo thang xung đột ở Idlib và bị lực lượng khủng bố bao vây.

Ông Rudskoi nói thêm: "Một trong những mục tiêu chính của các chiến binh là tìm cách bắt giữ một đơn vị cảnh sát quân sự Nga, được triển khai tại một điểm giám sát xung đột ở Idlib”, nhằm làm con bài mặc cả, khiến Nga phải chùn tay, không hỗ trợ mạnh mẽ cho Quân đội Syria.

Tuy nhiên, nỗ lực của Mỹ và nhóm khủng bố HTS đã không đạt được mục đích. Lực lượng quân sự Nga và các đồng minh đã đẩy lùi các cuộc tấn công liên tục trong vài giờ của các tay súng khủng bố.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tinh-hinh-syria-chien-tranh-syria/29-linh-nga-pha-vay-idlib-tieu-diet-850-khung-bo-hts-3343499/

Có vẻ Nga thực sự nghêm túc trong việc loại bỏ dần USD?
Nga dừng giao dịch đồng USD tại cảng biển
Nga sẽ sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch tại cảng biển thay vì đồng USD vào năm tới, triệt tiêu phụ thuộc trừng phạt.
Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ đạo đưa đồng rúp của Nga làm đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga, thay vì đồng đô la Mỹ (USD) như hiện nay.

Thông tin trên trang web chính thức của Điện Kremlin cho Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ đạo chính phủ phê chuẩn dự luật cho phép đưa đồng rúp trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga vào năm tới.

Trước hết, Nga sẽ thiết lập một giai đoạn chuyển giao trước khi chuyển đổi hoàn toàn các giao dịch sang sử dụng đồng rúp.

Lãnh đạo Cơ quan chống độc quyền Nga (FAS) Igor Artemyev, nhiều giao dịch tại các cảng biển Nga vẫn đang được thực hiện bằng đồng USD mặc dù các cảng biển này đều thuộc quyền quản lý của nhà nước Nga.

Đề xuất chuyển đổi tiền tệ của Tổng thống Putin được đưa ra từ cách đây 1 năm rưỡi và không áp dụng đối với các công ty vận tải lớn của Nga nhằm duy trì nguồn tiền nước ngoài trong bối cảnh giá trị của đồng rúp có thể sẽ bị dao động.

Quyết định từ hạn chế cho tới thay đổi hoàn toàn giao dịch bằng đồng USD sang đồng rúp nội tệ được cho là nỗ lực giúp Nga giảm sự phụ thuộc vào biến động thị trường đồng USD và các giá trị thương mại bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ.

Một trong các biểu hiện của việc giảm sự phụ thuộc vào đồng USD của Nga được giới quan sát thế giới chú ý là việc Moscow đã thúc đẩy việc mua hàng chục tấn vàng vào năm ngoái.

Theo Bloomberg, trong nhiều năm qua, chính quyền Tổng thống Putin luôn nỗ lực làm suy yếu sức mạnh kinh tế của Mỹ và châu Âu giống như những gì Trung Quốc đã làm. Ông Putin, theo đó, còn dự tính nâng dự trữ ngoại hối Nga lên mức 500 tỷ USD trong vài năm tới.

Năm 2014, Nga đã phải trải qua một cú sốc đồng rúp tụt giảm sau khi đất nước của ông Putin bị cấm vận kinh tế và giá dầu tụt giảm. Chính quyền Tổng thống Putin đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để ngăn chặn đà sụt giảm nhưng bất thành. Dự trữ ngoại hối của Nga giảm mạnh. Điện Kremlin sau đó đã quay sang mua vàng.

Giới phân tích cho rằng, Nga đẩy mạnh mua vàng là chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và phòng ngừa cho những cú sốc tỷ giá như vài năm trước.

Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Tuy nhiên, vàng vẫn đang là một trong những yếu tố mấu chốt cấu thành sức mạnh tài chính của mỗi quốc gia.

Không những thế, vàng có xu hướng lấy lại sức mạnh thống trị của mình, nhất là trong bối cảnh nhiều nước rơi vào tình trạng nợ nần, tăng trưởng tín dụng nóng và đối mặt với rất nhiều bất ổn từ các trừng phạt kinh tế.

Hồi tháng 5/2017, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết, tuyên bố rằng Nga sở hữu khối lượng tương đối lớn dự trữ tiền vàng và chúng được đầu tư hiệu quả, trong đó thị phần tài sản bằng đồng USD trong danh mục đầu tư tương đối bé.

Dự trữ quốc tế của Nga tính đến ngày 28/7/2017 đạt 418,9 tỷ USD. Với điều kiện thuận lợi, lạm phát ổn định ở mức thấp và thị trường tiền tệ ổn định thì có khả năng dự trữ ngoại hối của Nga sẽ tăng lên đến 500 tỷ USD.

Nga cũng thực hiện các bước đi khác để giảm giá trị các giao dịch sử dụng USD trong nước bằng việc tăng mức lãi suất tiền gửi đồng rúp so với ngoại tệ.

Khi hạn chế sử dụng USD tức là Nga đã loại bỏ việc neo tỉ giá đồng rúp vào đồng tiền duy nhất là USD nên sẽ có điều kiện ổn định để phát triển nền kinh tế trong trước mắt.

Đầu tháng 8 này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Việc Nga giảm phụ thuộc vào USD không hẳn sẽ giúp đồng rúp tăng vị thế nhưng trước mắt nước Nga sẽ tránh được những tác động tiêu cực từ những chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ để có điều kiện ổn định thị trường tiền tệ nhằm phát triển nền kinh tế.

Nga có khả năng không phụ thuộc đồng USD?

Việc ngừng giao dịch bằng đồng USD tại các cảng biển ở Nga mới chỉ là bước chuyển giao đầu tiên về việc giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Tuy nhiên, trong tương lai, Nga sẽ có khả năng giảm tới mức tối đa sự phụ thuộc vào đồng tiền Mỹ nếu tiếp tục việc chuyển đổi giao dịch sang đồng nội tệ.

Giáo sư Oleg Vyugin - cựu Thứ trưởng Tài chính, Giáo sư Trường Kinh tế cao cấp (HSE) – trực thuộc Trường Đại học tổng hợp nghiên cứu quốc gia, Liên bang Nga - cho rằng, Nga có thể giảm phụ thuộc vào hệ thống thanh toán của Mỹ ở thanh toán trong nước sau khi thành lập Hệ thống thẻ thanh toán quốc gia (NSPK), hệ thống phát hành thẻ "Mir" thay thế hệ thống thanh toán Visa và MasterCard.

Đến nay, hơn 13,9 triệu thẻ Mir đã được phát hành tại Nga, tương đương 10% dân số. Hơn 380 ngân hàng hoạt động tại Nga chấp nhận thẻ Mir do 120 ngân hàng phát hành.


Tuy nhiên, với các giao dịch quốc tế, nếu đòi hỏi thanh toán bằng rúp Nga, thì Moscow vẫn sẵn sàng bị từ chối.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-lai-dan-dau-the-gioi-ve-thuc-pham-huu-co-3343536/


Có vẻ Nga bat đầu coi thực phâm hữu cơ là mặt trận cạnh tranh mới với EU? Dù cái title chem quá

Nga lại dẫn đầu thế giới về thực phẩm hữu cơ?
Châu Âu đang hướng sự chú ý vào thực phẩm hữu cơ của Nga có tương lai dẫn đầu thế giới.

RT của Nga hôm 20/9 đưa tin, Nga đã tăng cường sản xuất và xuất khẩu các thực phẩm hữu cơ kể từ khi nhu cầu về loại thực phẩm này ở Nga tăng cao trong năm ngoái.

Giới chuyên gia kinh tế châu Âu nhận định, thị trường xuất khẩu thực phẩm hữu cơ Nga có thể tăng lên một cách đáng kể thuộc hàng đầu thế giới.

Nhà kinh tế học Iryna Kobuta thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) dẫn số liệu từ Văn phòng Khu vực Châu Âu và Trung Á nhận định, gần đây, thị trường thực phẩm hữu cơ đã mở rộng ở Nga. Ngành sản xuất thực phẩm hữu cơ đã định giá thị trường này vào mức 178 triệu USD (năm 2015), tăng hơn nhiều so với mức 116 triệu USD vào năm 2010.

"Các chuyên gia châu Âu cũng nhận thấy mức chi tiêu tăng lên đối với thực phẩm và đồ uống hữu cơ đóng gói sẵn ở Nga. Năm 2015, người tiêu dùng Nga mua gần 12 triệu USD thực phẩm đóng gói. Trong khi Nga xuất khẩu kiều mạch hữu cơ, kê, cỏ linh lăng, lanh và nấm, hạt dẻ, thảo mộc... cho nhiều quốc gia. Nga cũng xuất khẩu lúa mì hữu cơ sang EU" - bà Kobuta nói thêm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về kế hoạch đưa quốc gia trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới về thực phẩm sạch và chất lượng cao nhất về mặt sinh thái - điều mà các nhà sản xuất phương Tây đã đánh mất từ lâu.

Nga sau đó cũng đã thông qua các tiêu chuẩn quốc gia về các sản phẩm hữu cơ. Đây là một cơ hội lớn để ngành sản xuất thực phẩm hữu cơ có thể phát triển mạnh mẽ hơn.

Điều đáng chú ý ở đây, chuyên gia Kobuta nhận định, Nga vẫn vướng phải những rào cản khác từ phía châu Âu để đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm hữu cơ vào thị trường lớn mạnh này.

Mặc dù Nga đã có một thị phần đáng kể ở châu Âu với mức khoảng 2 tỉ USD, tương đương với khoảng 11,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Nga, nhưng vẫn có trở ngại trong việc tăng thị phần này lêm cao hơn .

"Những trở ngại chính để tăng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU là, không phù hợp với các yêu cầu về an toàn thực phẩm của EU, các hạn ngạch nhập khẩu nhỏ của EU đối với hàng nông sản, các vấn đề cơ sở hạ tầng và quản lý.

Về xuất khẩu các sản phẩm hữu cơ, ở Nga không có hệ thống chứng nhận chính thức hoặc cơ quan chứng nhận nên phải có một bên thứ ba như Hoa Kỳ hoặc EU để dán nhãn sản phẩm mới xuất khẩu ra ngoài nước Nga" - nhà kinh tế nói.

Nga đã chính thức cấm việc sản xuất nông nghiệp biến đổi gene GMO từ năm 2016. Điều này khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin trở thành người đi tiên phong và có tiếng nói quan trọng trong phong trào mới này trên toàn cầu.

Điều này có lợi thế rất nhiều đối với uy tín của thực phẩm Nga nói chung và thực phẩm hữu cơ nói riêng trên thế giới.

Trong năm 2016, ngành xuất khẩu thực phẩm của Nga nói chung đã có giá trị lớn hơn nhiều so với xuất khẩu súng trường AK-47 và tất cả các thiết bị quân sự hạng nặng khác cộng lại.

Tính riêng về nông sản, lúa mỳ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị và sản lượng cao nhất thế giới mà Nga giành được từ năm ngoái tới giữa năm nay.

Hồi tháng 8/2017, các cảng trên Biển Đen của Nga lâm vào tình trạng tắc nghẽn vì phải chờ đợi đưa lương thực vào các thang máy vận chuyển lên tàu xuất khẩu ra nước ngoài.

Tình trạng nghẹt thở được cho biết năm nào cũng xảy ra nhưng đến năm nay thì tắc nghẽn kéo dài.

Sản lượng kỷ lục về lúa mỳ vượt cả Mỹ trong năm nay đã biến thành... nỗi khổ khi lúa mì dồn ứ tại cảng mà tàu thuyền và hệ thống thang vận chuyển hoạt động hết công suất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu.

Trong tương lai, với các điều kiện về biến đổi khí hậu cũng như sự hỗ trợ về lâu dài của Nhà nước Nga đối với người nông dân, sản lượng nông sản có thể còn được ghi nhận ở mức triển vọng hơn rất nhiều.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-lai-dan-dau-the-gioi-ve-thuc-pham-huu-co-3343536/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 21 2017, 09:25 PM

Quan hệ Nga Việt một chut

Nga tăng nguồn cung cấp sản phẩm cho Việt Nam hơn 10 lần
Theo Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga, xuất khẩu nông sản từ Nga sang Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng hơn 10 lần và lên tới 170 triệu đô la.
Cần lưu ý rằng mức tăng trưởng trong xuất khẩu được đảm bảo bằng nguồn cung cấp lúa mì, ngô và hạt lanh.
"Kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam trong nửa đầu năm 2017 tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 373 triệu đô la. Sự tăng trưởng như vậy đã đạt được đặc biệt nhờ hiệp định về khu vực mậu dịch tự do bắt đầu có hiệu lực giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và CHXHCN Việt Nam. Hiệp định mở ra những cơ hội mới để tăng cường trao đổi sản phẩm nông nghiệp song phương", — thông cáo của Bộ trích dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Evgeny Gromyko.
Hiệp định quy định về việc tự do hóa thuế quan theo từng giai đoạn cho tới khi nó hoàn toàn hủy bỏ, Bộ Nông nghiệp cho biết.

Sau cuộc gặp với phía Việt Nam, các tài liệu chứng nhận thú y về xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Nga sang Việt Nam đã thống nhất.

https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/201709113979444-nga-tang-nguon-cung-cap-san-pham-cho-viet-nam/


Công ty Rostov gửi thiết bị đến Việt Nam cho Nhà máy nhiệt điện
Nhà máy "Krasnyi Kotelshik" (Nồi hơi Đỏ) ở Taganrog (một bộ phận của Tập đoàn cổ phần mở "Power Machines" (“Silovye mashiny”) đã gửi thiết bị tới Nhà máy nhiệt Long Phú-1 của Việt Nam. Phòng báo chí của doanh nghiệp thông báo.
"Hệ thống làm sạch mà không có cột khử mùi là lần đầu tiên trong lịch sử của "Krasnyi Kotelshik".
Tính năng thiết kế này cho phép giảm đáng kể chi phí lắp đặt và vận hành thiết bị. Đây cũng là kinh nghiệm đầu tiên khi thiết bị được vận chuyển dưới dạng lắp ráp hoàn chỉnh: trước đây doanh nghiệp đã sản xuất các thiết bị khử khí có kích thước nhỏ hơn, được cung cấp theo từng bộ phận riêng rẽ", thông cáo cho biết.
Thiết bị sẽ được gửi từ cảng Taganrog bằng tàu biển đến cảng thành phố Hồ Chí Minh, từ đó sẽ được vận chuyển trực tiếp đến Nhà máy nhiệt Long Phú-1. Dự tính quá trình vận chuyển thiết bị sẽ mất khoảng 50 ngày.

Hợp đồng xây dựng nhà máy nhiệt điện 1200 MW đã được ký kết vào tháng 12 năm 2014 giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn quốc tế PM-PTSC thuộc Tập đoàn cổ phần mở "Power Machines".

https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/201709194027649-cong-ty-rostov-gui-thiet-bi-den-viet-nam-cho-nha-may-nhiet-dien/


Kem Nga sẽ đến Việt Nam
Phó giám đốc "TD Iceberry" Denis Kazmin cho biết nhóm công ty "Iceberry" đang đàm phán việc tổ chức cung cấp kem đến Việt Nam và dự kiến sẽ xuất khẩu 100 tấn kem sản xuất tại Nga từ năm 2018.
"Hôm nay, đồng nghiệp của tôi, cùng với đoàn của Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu Nga (REC) đã mang kem tới Việt Nam. Về nguyên tắc, ở Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng tốt đối với các sản phẩm của Nga. Ở đó sản phẩm kem cần được trình bày, và ở đó những khách hàng tiềm năng thực sự đã tiến hành đàm phán sơ bộ đang chờ đợi", — ông nói.
Năm nay, công ty bắt đầu vận chuyển kem đến Trung Quốc, trước đó nó được cung cấp cho Israel, Kazakhstan, Abkhazia, Ukraina, Kazmin liệt kê các nước đang nhập khẩu kem Nga.

Hiện tại, khoảng 3% sản phẩm kem của Nga được xuất khẩu, Kazmin nói. Nhóm công ty ở Nga có hai cơ sở sản xuất tại Vologda và Penza.

https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/201709214036069-nga-xuat-khau-kem-den-viet-nam/


Giới thiệu sản phẩm thực phẩm của Nga cho Việt Nam
Khoảng bốn chục nhà sản xuất thực phẩm từ Liên bang Nga đã trình bày sản phẩm của mình cho khách hàng tiềm năng Việt Nam tại Russian Gastro Week ("Tuần lễ ẩm thực Nga"), do trung tâm xuất khẩu của Nga (REC) khai trương tại Hà Nội hôm thứ Năm.
Sự kiện này có sự tham gia của các nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất của Nga, cũng như các đại biểu Việt Nam, đại diện cho 130 công ty nhập khẩu và phân phối hàng thực phẩm trong nước.
Như đã chỉ ra trong bài phát biểu chào mừng của Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, xây dựng nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp là một trong những "điểm tăng trưởng" mới của mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam, tạo điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng thương mại và hợp tác kinh tế giữa hai nước.
"Về mặt này, phía chúng tôi đã có một số thành tựu: trong sáu tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu loại sản phẩm này của Nga đến Việt Nam tăng gần 10 lần. Mặt khác, người Nga cũng biết và yêu thích trà, cà phê, hải sản, hạt tiêu đen nổi tiếng của người Việt Nam. Họ muốn thấy chúng thường xuyên hơn tại cửa hàng Nga, tất nhiên là ở mức giá hấp dẫn" — nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Đại diện thương mại của Nga tại Việt Nam Vyacheslav Kharinov cũng lưu ý rằng số liệu mới nhất về thương mại song phương xác nhận sự quan tâm lẫn nhau về sản phẩm lương thực được sản xuất tại Nga và Việt Nam.

https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/201709214040584-Russian-Gastroweek-Viet-Nam/


Mấy cái năng lượng mat troi và gió này có khi VN lại nhập từ Tau Nhật chứ chưa chắc từ Nga
Mặt trời và rác thay thế than và nguyên tử

Thời điểm mà nhu cầu năng lượng của Việt Nam chỉ được đáp ứng bởi than Hòn Gai đã qua từ lâu. Trong năm nay, Việt Nam phải nhập khẩu 10 triệu tấn than để đáp ứng nhu cầu các nhà máy nhiệt điện. Đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 100 triệu tấn.
Theo đó, tác động tiêu cực của các nhà máy nhiệt điện đốt than đối với môi trường và sức khoẻ con người sẽ tăng lên nhiều lần. Chương trình xây dựng điện hạt nhân Việt Nam bị đình chỉ. Tiềm năng thiên nhiên để tạo ra các nhà máy thủy điện lớn mới đã cạn kiệt. Việt Nam đang ngày càng phải suy nghĩ về các nguồn điện thay thế, trước hết là từ gió và mặt trời.
Về phong điện, một loại máy phát điện mới bằng sức gió đã được chế tạo tại thành phố Voronezh của Nga: không phải với ba cánh, mà với mười cánh quạt. Chúng nhỏ hơn, nhưng quay ở tốc độ cao hơn, năm cánh theo chiều kim đồng hồ, năm cánh khác theo hướng đối diện. Kết quả là sự lưu thông không khí nhanh hơn, và quan trọng nhất là không nguy hiểm cho con người. Thiết bị của nhà máy Voronezh tạo ra điện năng nhiều gấp 2,5 lần so với tuabin phong điện tương đương khác trên thế giới. Và nếu máy phát điện sức gió ba cánh cần phải xây dựng các trạm biến áp rất tốn kém, thì tuabin Voronezh mười cánh quạt không cần điều đó. Trong tám năm tới, công ty "Hệ thống sáng tạo" ở Voronezh có kế hoạch cung cấp cho các đối tác Việt Nam hàng ngàn thiết bị tuabin gió công suất 1 megawatt.
Nói về nguồn điện mặt trời, các nhà khoa học Nga từ St Petersburg đã có những bước đột phá lớn. Trên cơ sở công nghệ cao, họ đã phát triển pin mặt trời thế hệ thứ ba, giảm lượng vật liệu bán dẫn và nhỏ hơn đáng kể về kích thước so với các loại pin trước đây. Nếu ở Nhật Bản hiệu quả của pin mặt trời là 20%, thì với pin phát triển ở St Petersburg, chỉ số này lớn gần gấp rưỡi. Gần đây, trong chuyến tham gia hoạt động của Viện Công nghệ Việt Nam, các nhà khoa học Nga đã giới thiệu sản phẩm này với các chuyên gia, các nhà doanh nghiệp và các nhà đầu tư Việt Nam.
Họ cũng giới thiệu với các đối tác Việt Nam thiết bị plasma phát triển ở St Petersburg biến rác thành khí gas — không có mẫu tương đồng nào trên thế giới. Đây là phương pháp loại bỏ chất thải gia đình, số lượng ở Việt Nam là 30 000 tấn/ngày. Với nhiệt độ trung bình của quá trình khí hóa plasma là hơn 1500 độ C, tất cả các yếu tố hóa học độc hại vào bầu khí quyển trong quá trình đốt cháy thông thường tại nhà máy sẽ phân hủy thành các thành phần nguyên tử. Hơn thế nữa: máy plasma chuyển chất thải rác thành khí tổng hợp, có thể được sử dụng để tạo ra điện.

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Viện Công nghệ Việt Nam, giáo sư Viện Năng lượng Moskva Nguyễn Quốc Sỹ ghi nhận rằng các công nghệ này đã gây nhiều hứng thú cho Việt Nam:
"Chúng tôi đã tiến hành hội nghị khoa học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, làm việc với lãnh đạo một số thành phố lớn và các tỉnh, đã ký biên bản ghi nhớ về hiểu biết lẫn nhau và hoạt động chung với một số doanh nghiệp thành phố và tư nhân, cũng như các công ty đầu tư. Các công nghệ Nga đề xuất đáp ứng sự quan tâm của phía Việt Nam. Việt Nam nhiều nắng và đã đến lúc phải đưa nguồn tài nguyên này vào dịch vụ năng lượng. Việt Nam có nhiều rác thải, nhưng gần như không còn khu vực để chôn rác. Những lò đốt rác nhỏ cũng không giải quyết được vấn đề, đặc biệt là ở Việt Nam việc phân loại rác không được thực hiện, nên khí dioxin và furan lọt vào bầu không khí cực kỳ nguy hiểm đối với con người và môi trường. Quá trình khí hoá chất thải bằng plasma sẽ không chỉ không gây hậu quả khi loại bỏ rác, mà còn tạo ra nguồn điện."

Giáo sư Nguyễn Quốc Sỹ và các đồng nghiệp người Nga của ông tin rằng mặt trời và rác thải có thể thay thế cho than và nguyên tử truyền thống mà hiện nay Việt Nam từ chối.

https://vn.sputniknews.com/opinion/201709143996268-mat-troi-va-rac-thay-the-than-va-nguyen-tu/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 23 2017, 05:35 AM

Tờ báo uy tín Haarezt của Israel có bài viết về câu chuyện thành công của Putin sau 2 năm ở Syria.
Trong bài viết này, bài báo Israel nói, những dự đoán về thảm họa, sa lầy mà phương Tây dành cho quân đội Nga ở Syria đã k hề xảy ra, thiệt hại của Nga quá ít, đồng thời Syria lại đem lại cho Nga nhiều lợi ích kinh tế (thông qua việc quảng cáo và bán vũ khí, các hợp đồng tái thiết sau này) và chính trị chiến lược.
Bài báo viết rằng Syria đã không trở thành một vũng lầy cho Nga, không có sự lặp lại của Việt Nam hoặc Afghanistan. Một nhà ngoại giao phương Tây đóng tại Moscow nói rằng không thể phủ nhận canh bạc Syria của Putin đã trả hết.
"Ở Syria, Nga hiện đang ở ghế lái xe," cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói vào cuối tuần trước tại Diễn đàn Chiến lược châu Âu hàng năm của Yalta tại Kiev. "Đó là một phần trong kế hoạch của Putin để khôi phục lại Nga như một cường quốc, một đối tác cần thiết trong tất cả các sự kiện quốc tế."
Bài báo cũng nói "Syria đã trở thành một cửa hàng cửa hàng bách hóa trưng bày những hệ thống vũ khí mới nhất của Nga được bán cho các nước khác."


Phần 1 của bài báo này thì nói rằng Nga đang tìm kiếm một thỏa thuận về Syria mà cả Iran và Israel đều có thể chấp nhận được, điều mà ở Israel cảm thấy như câu chuyện khoa học viễn tưởng, đặc biệt trong hoàn cảnh mà Nga đóng vai trò chính yếu và đang kiểm soát tương lai của Syria, điều mà thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhận ra từ 2015, vì Nga k muốn mất cả Iran và Israel.

Tuy đây là điều vô cùng khó, nhưng với Nga rất khó nói trước được, bài báo nhắc lại cái cách mà Nga lôi được cả Thổ và Iran vào đối thoại ngừng bắn ở Astana, và bây giờ Thổ sẵn sàng hòa hảo với chính quyền Assad và hợp tác với Iran trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nga cũng đã làm việc với cả Arap Saudi và Jordan để thuyết phục được họ ngừng hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy ở Syria, và bây giờ Nga tin mình có thể là trung gian hòa giải cho Iran và Israel.


Putin Seeks Syria Deal That Both Iran and Israel Can Swallow
Two Years in Syria: Putin's Success Story

http://www.haaretz.com/middle-east-news/1.812927
http://www.haaretz.com/amp/world-news/europe/1.813202

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 24 2017, 07:27 PM

Tin do các bạn đưa lên:

Nga công bố hình ảnh vệ tinh dấy lên nghi ngờ vai trò của Mỹ với IS tại Deir-Azzor
Vào sáng nay trong buổi họp báo của BQP Nga đã trưng ra các hình ảnh vệ tinh chụp được vị trí phiến quân IS tại Đông Bắc thành phố Deir-Azzor
2 câu hỏi đặt ra là :
1. Có sự xuất hiện của khí tài / thiết bị của đặc nhiệm Mỹ ( US Army special forces ) ngay tại nơi phiến quân IS phòng ngự , nghĩa là bản thân Mỹ triển khai lính tại khu vực này nhưng không hề có ý định tấn công IS
2. Không thấy bất kỳ dấu hiệu giao tranh giữa IS và SDF ( Syrian Democratic Forces ) ở khu vực này , trong khi đó bên kia bờ sông Euphrates thì quân đội chính phủ Syria cùng đồng minh giao tranh ác liệt với IS , thiệt hại không hề nhẹ về nhân mạng và vũ khí .
Sự " im lặng " đáng sợ và thái độ " khả nghi " của SDF/ US SOF trên chiến trường Deir Azzor với IS khiến chúng ta phải suy nghĩ về khả năng IS và Mỹ đã thông qua " hiệp ước " nào đó
https://www.rt.com/news/404365-us-special-forces-isis/

Bộ Quốc Phòng Nga công bố các không ảnh cho thấy SDF và Hoa Kỳ ...di chuyển trong vùng do IS kiểm soát ở bờ Đông, ảnh chụp ngày 8-10/9 khi SDF thần tốc vượt đường về Deir Ezzor, giờ họ công bố để thấy một khuôn mặt méo mó của HK
Không có giao tranh
Không có súng nổ
Không có máu đổ
Họ vượt qua các chốt của khủng bố như người nhà, IS chống súng đứng nhìn,,,,, Vậy đây là các cái con cạc cạc mà cơ số thanh niên dùng để chửi SAA làm ăn,,


Tại sao Kurd không vươn vòi sang bờ Tây mặc dù đủ điều kiện và 6 năm qua không làm gì cả?
Đơn giản vì bờ Tây ngoài cát và cát thì không tập trung những mỏ dầu lớn,,,,80% những mỏ lớn và các trạm bơm chung chuyển gas, dầu, các đường ống lớn đều nằm ở bờ Đông Euphrates

Không quân Nga oanh kích trại huấn luyện của ôn hòa Faylaq Al Sham ở tỉnh Idlib, 75 tên được lôi ra từ gạch vụn, và thật đáng ngạc nhiên ...đây từng là những kẻ từng được lên bus xanh ở nhiều nơi để về Idlib như Daraya, Khan Al Sheh, Moadamiyeh

Nhận định của bạn Hải Vân

1. Chiến lược của SAA có chút thay đổi do HTS động vào lòng tự ái của anh cả Ivan phải rửa hận cho đội Military Police in North of Hama - Idlib. Sau này ГОУ ГШ mới công bố sự mất mát của đội giải cứu vừa rồi. Chờ ít nhất 2 tháng nhé!
2. Khu vực DeZ có thay đổi: vụ giải quân đường 7 coi như thất bại. Đã giải phóng xong góc DeZ giao Raqqa. Không biết bên kia sông lực lượng IS còn nhiều (mong là nhiều) không để lùa cho hội đó phá vây qua chỗ Kurd và SAA truy kích theo. Chắc SAA sẽ chuyển đội IS ở đông nam Salamiyya về đây để có thêm cá trong ao nhỏ.
3. Về tổng thể thì Mẽo thua Gấu và Kurd ở chiếu dưới As ớt. Có chiếm được các mỏ dầu và khí ở bờ đông Euphrates, Kurd chỉ có cửa tự dùng chứ không thể bán được đi đâu cả vì cả 3 mặt vây đều không giao thương được. Với Iraq thì không xuất được đâu vì xa quá, với As ớt thì có thể là điểm mạnh trên bàn đàm phán, còn Erdogan biết đâu mọi thứ đều có thể xảy ra vì TNK đã trao đổi dầu với IS (đồng tiền có thể làm mờ mắt chiến lược quốc gia không nhỉ?).
4. Chắc SAA phải thay đổi chiến thuật 1 chút khu vực này. Khu vực phía đông gần sông Euphrates vẫn phải chiếm để Kurd phụ thuộc nguồn cung cấp nước, nhưng chắc sẽ đánh thốc từ phía Đông Nam lên, mặc dù từ trước đến nay hướng T2 và Al Qiam chỉ là hướng nghi binh của SAA với IS.
5. Vụ North Hama - Idlib sẽ là màn kịch vui để xem Ivan rửa hận đến mức độ nào. Nhiều đội FSA không phải thuộc HTS cũng dính đòn theo vụ này. Không biết có rút ngắn được đường giao thông giữa Aleppo và Hama không? Phương châm của đội Tigers từ trước đến này là học trò xuất sắc của cụ Giáp: thường xuyên áp dụng chiến thuật chậm chắc, thỉnh thoảng mới sốc tiến thần tốc táo bạo. Chờ xem tuần nữa sẽ giải quyết thế nào.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 24 2017, 09:08 PM

hãng xếp hạng tín nhiệm Mỹ Fitch nâng dự báo kinh tế Nga từ ổn định lên tích cực nhờ khung chính sáchmạnh mẽ. Bản tiếng VN ở dưới


Russia outlook revised up to 'positive' by Fitch - Financial Times
Ratings agency Fitch on Friday revised Russia’s outlook to “positive” from “stable” noting the country continues to make progress in strengthening its policy framework.
https://www.ft.com/content/1c5b19e2-f168-3ff3-b378-5f5ed085988a
https://www.reuters.com/article/fitch-revises-russias-outlook-to-positiv/fitch-revises-russias-outlook-to-positive-affirms-at-bbb-idUSFit7tF4n6


Nga được phương Tây được nâng mức xếp hạng tín dụng
Mức xếp hạng tín dụng của Nga được đánh giá tăng từ mức "ổn định" sang "tích cực" khi nông nghiệp và cơ khí tiếp tục gặt hái thành quả.

RT ngày 23/9 dẫn một thông báo mới nhất từ Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch đã nâng mức xếp hạng tín dụng của Nga từ "ổn định" sang "tích cực".

Theo đó, Fitch đã nâng triển vọng phát hành nợ dài hạn (IDR) phản ánh tình trạng kinh tế đang phát triển của Nga.

"Nga tiếp tục có những tiến bộ trong việc tăng cường khung chính sách với tỉ lệ hối đoái linh hoạt hơn, cam kết mạnh mẽ với mục tiêu lạm phát và một chiến lược tài chính thận trọng, được phản ánh trong quy tắc ngân sách mới được thông qua" - thông báo của Fitch ghi rõ.

Fitch đánh giá: "Sự kết hợp của chính sách này sẽ giúp sự ổn định kinh tế vĩ mô được cải thiện, cùng với các bảng cân đối tài chính mạnh mẽ sẽ làm tăng khả năng phục hồi của nền kinh tế trước các cú sốc".

Tỉ lệ lạm phát của Nga đã liên tục giảm bắt đầu từ tháng 7/2017 xuống dưới mục tiêu 4% của Ngân hàng Trung ương Nga và đạt mức thấp lịch sử vào tháng 8/2017 ở mức 3,3%.

Fitch dự đoán ngân hàng trung ương sẽ vẫn tập trung vào việc đạt được mức lạm phát thấp bền vững thông qua chu kỳ nới lỏng thận trọng. Tuy nhiên, lạm phát sẽ ở mức 4,5% vào năm 2018-2019, mức lạm phát chưa từng có của nước Nga, mặc dù vẫn ở trên mức trung bình của BBB là 2,1%.

Trong khi đó, giới chức Nga đã điều chỉnh mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2017 xuống còn 2,1% từ 3,2% GDP, với chi phí bổ sung sẽ được tài trợ bằng nguồn thu phi dầu mỏ nằm ngoài ngân sách phù hợp với quy định về ngân sách. Mục tiêu thâm hụt là 1,4% GDP cho năm 2018.

Fitch dự đoán, thâm hụt ngân sách của chính phủ liên bang sẽ giảm xuống còn 2% GDP, từ 3,4% vào năm 2016 và đạt mục tiêu thâm hụt 0% vào năm 2019. Thâm hụt phi dầu mỏ liên bang có thể giảm từ 9,1% GDP trong năm 2016 xuống còn 6,2 % vào năm 2019, với chi tiêu của liên bang giảm 3pp so với cùng kỳ.

Về mức dự trữ ngoại hối, đầu tháng 9/2017, Nga đã đạt được mức 444 tỉ USD. Fitch cho rằng, con số này vào năm 2019 sẽ là trên 500 tỉ USD, quay lại mức cuối năm 2013.

Nợ Chính phủ vẫn là mức thấp nhất trong nhóm BBB, với dự báo nợ của chính phủ liên bang tăng lên 13,4% GDP vào năm 2017 và 16,3% ở cấp chính phủ (bao gồm cả chính quyền địa phương và nợ được bảo lãnh).

Ngân hàng trung ương tiếp tục quá trình làm sạch ngân hàng, cũng như tăng cường giám sát các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Trung ương mới tiếp quản Otkritie, một trong 10 ngân hàng sau đó được phân loại là có hệ thống, ngăn chặn tình trạng thị trường tài chính không ổn định lan rộng.

Fitch cho rằng những rủi ro từ hệ thống ngân hàng đối với bảng cân đối tài sản quốc gia hiện nay dường như rất hạn chế.

Hiện tại, tăng trưởng kinh tế Nga đang hồi phục và Fitch cho rằng, Nga nên đặt mục tiêu tăng trưởng 2% vào năm 2017 và trung bình 2,1% trong năm 2018-2019 để dễ dàng thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế.

Sau đó, Nga có thể tiến hành một chương trình cải cách rộng hơn hướng tới một quỹ đạo phát triển kinh tế cao và ổn định hơn, đồng thời giữ được sự ổn định về kinh tế vĩ mô được cải thiện sau cuộc Bầu cử Tổng thống vào năm 2018.

Những tín hiệu tích cực từ các đánh giá xếp hạng kinh tế Nga tiếp tục là những cú hích lạc quan đối với Moscow.

Hôm 24/9, trong một bức thông cáo báo chí đăng tải trên trang web của Chính phủ Nga, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã bày tỏ lòng tự hào về ngành công nghiệp cơ khí Nga cũng như gửi lời khích lệ tới những công nhân đang làm việc trong các ngành công nghiệp nói chung.

Theo bản thông cáo, Thủ tướng Nga ghi nhận những vai trò quan trọng của ngành cơ khí trong việc đưa thiết bị và máy móc vào luyện kim và nông nghiệp, năng lượng và vận tải, chăm sóc sức khỏe... góp phần làm tăng cường tiềm lực quốc phòng và chủ quyền về công nghệ của Nga.

"Cơ khí chế tạo - một ngành công nghệ cao đã nâng vị thế của Nga bằng các sản phẩm quân sự và dân sự dưới thương hiệu "Made in Russia" và có khả năng đáp ứng các yêu cầu cao nhất của quốc tế.

Chúng ta đã được hợp tác với những quốc gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực này, nâng cao khả năng trao đổi, giới thiệu các thiết kế tiên tiến và công nghệ sản xuất mới" - Thủ tướng Medvedev nói.

Thủ tướng Nga nhấn mạnh, cơ khí cần phải đáp ứng nhanh hơn nữa về tốc độ để đáp ứng nhu cầu lớn về sử dụng các thiết bị hiện đại được tích hợp trong môi trường kỹ thuật số hiện nay.

Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế - ông Maxim Oreshkin cũng được nghe các dự báo khả quan của nền kinh tế nước Nga về nông nghiệp.

Tổng thống Putin dự đoán rằng, vụ mùa thu hoạch năm nay sẽ đánh bại các con số kỷ lục trước đó về sản lượng nông sản Nga.

"Có vẻ như sẽ có một vụ thu hoạch kỷ lục?" - Tổng thống Putin hỏi.

Bộ trưởng Oreshkin đáp lời: 'Vâng. Mọi thứ từ đầu đã bắt đầu chưa được tốt nhưng bây giờ chỉ cần điều kiện thời tiết hoàn hảo để thu hoạch thì sản lượng có thể cao hơn vừa qua".

Những tín hiệu mới của nền kinh tế Nga đang khởi sắc, trước mắt là bất chấp các lệnh trừng phạt có thể tiếp tục tác động một cách tiêu cực.

http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/nga-duoc-phuong-tay-duoc-nang-muc-xep-hang-tin-dung-3343727/
http://www.baomoi.com/fitch-nang-xep-hang-tin-nhiem-nga/c/23358458.epi

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 5 2017, 04:58 PM

Xem nay, Ba Lan hô hô Ba Lan mua than vùng Donbass từ ly khai
Ukraine phản đối nói mình đã mua than tù Mỹ Nam phi và Indo



Minister of Energy of Poland Krzysztof Tchórzewski confirmed that 11,000 tons of coal were brought to the country from occupied parts of Donbas, according to Biznes Alert.

“11,000 tons of coal were imported, which is the amount consumed by one energy block in 24 hours,” Tchórzewski said.

In his turn, Minister of Energy of Ukraine Ihor Nasalyk, who is currently on a working visit to Poland, said that it wasn’t done in the spirit of partnership.

“Ukraine imports anthracite coal from America. We import anthracite coal from South Africa. Now we’re working on a contract with Indonesia. While our partners, a country very close to us, are basically financing the regime on the occupied territories through buying this coal,” he said.

The coal was imported by Doncoaltrade, and the documents were made in Russia. According to Polish media, the “DNR” receive a part of the profit from importing such coal to Poland.

Ukraine blocked the railway that brought the coal from occupied Donbas in 2016. Since then, the country has been getting its coal from over sources.
http://112.international/ukraine-top-news/anthracite-illegally-exported-to-poland-from-occupied-luhansk-region-21323.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 13 2017, 11:32 PM

Catalonia đòi độc lập. Trong mấy tuần vừa rồi, cả EU được ăn no một cái buzz trên media về việc đòi độc lập của vùng Catalonia với Tây ban Nha. Với người VN chỉ biết Tây ban Nha qua mấy đội bóng đá, Bacelona hay Real Madrid, thì việc « phát hiện » ra một nước CATALONIA là điều bất ngờ. Chẳng phải người Việt nam mới thế mà cả thế giới cũng thế, vì có mấy ai ngờ rằng ở chính Tây ban Nha, người Tây ban Nha được gọi là Castillan, để phân biệt với người Catalan, người Basque, ..
Vậy thực chất vấn đề đòi độc lập của vùng Catalonia này bắt đầu từ đâu, tại sao. Nó có hai lý do lớn nhất.
1- Lý do tôi đã nói tới trong chủ đề xã hội công nghiệp hoá cao độ. Nội dung của nó là hiện nay tất cả các nước, ngay cả Mỹ cũng phải đối diện với sự phát triển chênh lệnh vùng miền do quá trình toàn cầu hoá tạo ra. Nhà nước hiện đại, về kinh tế, thực ra là sự thống nhất một thị trường, được bảo vệ bởi một nhà nước, một hàng rào thuế quan, một hệ thống pháp luật. Nhà nước này là đại diện, là người đảm bảo các quan hệ quốc tế thông qua những hiệp ước. Nhưng hiện nay, thị trường thế giới ngày càng thống nhất, khiến nhà nước không thể dựa trên một thị trường thống nhất để bảo vệ chủ quyền. Từ đó nẩy sinh các vấn đề ly khai.
2- Vấn đề dặc trưng của EU, do chính sách tài trợ vùng. Theo đó. Các vùng trong một nước tham gia EU có thể yêu cầu trực tiếp EU giúp đỡ. Từ đó có việc lợi dụng EU chống lại nhà nước để ly khai. Hiện tượng Catalonia đòi độc lập cũng nằm trong cơ chế này. Chính sách này của EU, chủ yếu là có xuất phát điểm từ Đức. Vì ở Đức có hình thái tổ chức kiểu « liên bang ». Và Đức cũng muốn nhân giống hình thức đó ra toàn EU. Việc nhân giống này cuả Đức đã có hiệu quả với các nước như Tiệp Khắc cũ, rồi Nam Tư. Kết quả EU sẽ chia sẻ thành nhiều quốc gia cực nhỏ, khiến sự toàn trị của một vài nước lớn, chủ yếu là Đức thành công.
Tất nhiên, để việc đòi độc lập này có thể thành hiện thực, nó không thể thiếu một vài yếu tố văn hoá lịch sử đi kèm, tạo tâm lý, nguyên do đòi độc lập. Tức là những dị biệt vùng miền được đẩy lên thành dị biệt dân tộc, nhà nước. Ở Catalonia có những điều này. Đó là :
1- Về lịch sử, gần đây nhất là nội chiến năm 1936-1939, trong đó vùng Catalonia là vùng theo chính thể cộng hoà. Ngược lại nhà nước trung ương Tây ban Nha lại là quân chủ lập hiến.
2- Calalonia có ngôn ngữ dị biệt so với tiếng Tây ban Nha, giống như tiếng Quảng với tiếng Việt.
3- Kinh tế vùng Catalonia phát triển hơn so với mặt bằng chung ở Tây ban Nha, đưa lại tâm lý vùng này phải đóng góp nhiều hơn cho nhà nước Trung ương hơn là được hưởng.
Nhưng về so sánh lực lượng, thì những người muốn ly khai Catalonia không đủ lực để chống lại nhà nước trung ương. Vì thế họ phải tìm cách sử dụng ảnh hưởng bên ngoài để tác động. Điều quan trọng nhất là làm sao ngồi vào bàn thương lượng được với nhà nước Tây ban Nha, vì riêng chuyện ấy đã là một cách công nhận chính danh ngầm. Bên cạnh đó, phải làm sao lôi kéo được người dân ở đây ủng hộ việc ly khai, có tâm lý ghét chính quyền trung ương. Vì thế phải tạo buzz media thổi vấn đề nhà nước trung ương đàn áp lên.
Nhưng đến giờ thì đây là quả bom xịt. Bởi vì chính quyền Tây ban Nha rất cương quyết cứng rắn. Cũng bởi vì nước Pháp, là nước đóng vai trò tương đối quyết định trong yếu tố bên ngoài không ủng hộ. Lý do Pháp không ủng hộ cũng đơn giản. Bởi vì Pháp cũng sợ bị chia sẻ, và bởi vùng Catalonia nằm ở cả hai bên biên giới. Vì trong lịch sử, vùng có người Catalonia sinh sống được chia sẻ giữa chính quyền phong kiến Pháp và Tây ban Nha, từ hơn 500 năm nay. Đức có lẽ là nước muốn Catalonia và Tây ban Nha đàm phán hơn cả. Nhưng không thể nào vuốt mặt hay đối tác quan trọng bậc nhất là Pháp và Tây ban Nha, tức là nền kinh tế thứ hai (Pháp) và thứ 4 (Tây ban Nha) trong EU.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 16 2017, 09:31 PM

Thống nhất quốc gia có ba công cụ chính. thường là cả 3 được dung tùy vào mỗi quốc giam hoàn canhrm thời điêmm mà vai tròm tâm quan trọng sẽ khác nhau:

1- Sức mạnh cưỡng chế. dưới dạng vũ luc lộ liễu và/hoặc thông qua luật vói cảnh sát
2- Ràng buộc kinh tế dua trên quyền lợi thị trường thống nhất
3- Tư tưởng, văn hóa, tôn giáo

Hiện nay với cái toàn cầu hoá, cái số 2 ngày càng giam vai tròm ngay ở My, nhung bang có quyền loi lon vói nền kinh tế toàn cầu như Cali đã dọa ly khai nếu chính quyền liên bang đi ngược lại xu hướng nay, etc. May mà Mỹ vẫn là nền kinh tế và thị trường thu lợi lớn nhất, nếu không chắc chỉ còn dùng đến cái 1 để bảo trì sự thống nhatm chứ cái thứ 3 thì khó lòng

Với Catalan nếu k quốc tế hóa được xung độtm thì hkhả năng thất bai lớnm vì k có cái số 1 để tự vệ


Các hoạt động này của Nga k chỉ để tự vệ, mà còn nhăm đến bảo vệ thị trường Á Âu của mình


Nga mua 38% vàng thế giới: Triệt sức mạnh đồng dollars Mỹ
Giới chuyên gia quốc tế đang nỗ lực giải mã việc Nga thu mua vàng ở mức kỷ lục nhằm mục tiêu gì?

Nga mua vàng kỷ lục thế giới


Giới truyền thông Nga cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2017, Ngân hàng Trung ương nước này đã mua vào tới 4,2 triệu Troy Ounce vàng, có tổng trị giá lên tới hơn 5 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng vàng mua vào đã tăng thêm 15%.

Ngân hàng trung ương Nga đã tăng cường mua vàng sau khi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu áp đặt trừng phạt chống Nga.

Kể từ đó, cơ quan chuyên trách của Nga đã mua hơn 100 tấn kim loại quý mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ cơ quan tương đương nào khác trên thế giới.

Tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten của Đức mới đây cũng đã có bài viết nhận định rằng, dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin, "kỷ nguyên vàng" đã đến với nước Nga.

Năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Nga trở thành người mua vàng lớn nhất của thế giới.

Theo số liệu chính thức, năm 2016 Nga đã mua vàng nhiều hơn Trung Quốc (80 tấn) và Kazakhstan (36 tấn). Khối lượng mua vào lên đến 201 tấn, chiếm khoảng 38% tổng doanh số bán toàn cầu.

Hiện tại, vàng chiếm khoảng 17% trữ lượng vàng ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương Nga. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của hướng đầu tư này đối với Moscow.

Ở các nước đang phát triển khác, chỉ số này thấp hơn nhiều, ví dụ như tại Ấn Độ là 6%, ở Trung Quốc là 3% và ở Brazil chỉ là 1%.

Đồng thời với việc tích cực mua vàng, Nga còn phát triển khai thác vàng trong nước. Quốc gia này hiện đứng thứ 3 trong danh sách các nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Từ năm 1995 đến nay, khối lượng sản xuất đã tăng gấp đôi và đạt khoảng 300 tấn mỗi năm.

Hoạt động tích cực của Nga trên thị trường vàng trong thời gian qua đã đẩy giá kim loại quý lên mức đỉnh cao nhất kể từ năm 2012. Bởi nợ của các nước phương Tây vẫn không ngừng tăng, trong khi hệ thống tài chính do Hoa Kỳ chi phối ngày càng bất ổn định, nhiều quốc gia có nhu cầu tìm kiếm sự đảm bảo đáng tin cậy hơn đồng USD.

Ngoài việc mua vàng ra, Ngân hàng trung ương Nga trong 10 năm trở lại đây đã có thay đổi nghiêm túc về chính sách quản lý dự trữ ngoại hối của đất nước, trước hết là giảm tỷ trọng của đồng euro từ 40 xuống 26% cùng với việc tăng khối lượng vàng từ 8 đến 73,6 tỷ USD.

Triệt tiêu sức mạnh đồng dollars Mỹ

Hãng thông tấn Nga Sputnik đã đàm đạo với ông Gabriel Rubinstein, chuyên viên tư vấn tài chính, cựu đại diện Ngân hàng Trung ương Argentina và cựu Giám đốc điều hành Sở Giao dịch chứng khoán của Buenos Aires, về nguyên nhân của động thái đạt nhịp độ kỷ lục như vậy.

Theo ông, các đất nước nhìn xa trông rộng sẽ tích lũy vàng từ ý định chiến lược và phòng thủ, phòng ngừa trước trường hợp nếu giữa các quốc gia phát sinh tình huống hoàn toàn đổ vỡ, khi đồng tiền có thể bị mất bản thể giá trị của nó.

Do đó, tốt hơn hết là phải có những thoi vàng, sẽ tạo thành cơ sở quy đổi ra bất kỳ loại tiền tệ hoặc bất kỳ khoản tín dụng có tài sản giá trị nào khác trong tương lai. Đây là nguồn lực tài chính vĩnh cửu có giá trị hiện thực khi so sánh với những tài sản khác.

Giả sử Hoa Kỳ muốn gây thiệt hại cho một đất nước nào thì người Mỹ chỉ việc dùng đồng USD làm phương tiện thao túng và chi phối hành động của những nước dùng đồng tiền đó và kết quả là những nước phụ thuộc vào đồng dollars sẽ rất dễ bị sụp đổ dưới đòn đánh tài chính của Mỹ.

Vị chuyên gia này kết luận rằng, trong trường hợp Nga cho rằng trữ vàng tốt hơn là trữ USD, Nga tích rất nhiều USD thì khi đó, Mỹ sẽ không có bất cứ công cụ kinh tế và tài chính nào có thể là suy yếu nền kinh tế của Nga.

Các nhà quan sát cho rằng, tích tụ trữ lượng vàng là một yếu tố đảm bảo của Nga trong trường hợp các biện pháp trừng phạt tài chính từ phương Tây. Các thỏi vàng còn là sự đầu tư an toàn và đáng tin cậy về mặt địa-chính trị, không để bị lệ thuộc các chính phủ và quốc gia khác.

Các chuyên gia nhấn mạnh, đối với Moscow, việc tăng lượng dự trữ vàng trở thành ý nghĩa chiến lược vì tính độc lập không phụ thuộc vào ngoại hối của nó, cùng với việc chuẩn bị giao dịch dầu mỏ không bằng USD sẽ cho phép họ ảnh hưởng mạnh tới cán cân trong nền kinh tế toàn cầu.

Ngân hàng Nhà nước Nga còn công bố kế hoạch tăng khối lượng dự trữ vàng và ngoại tệ của Liên bang Nga lên mức 500 tỷ USD trong vòng 3-5 năm tới, nhưng thời hạn cụ thể phụ thuộc vào các kịch bản kinh tế vĩ mô khác nhau.

Như vậy, cùng với khoản tiền mua tương đương 90 tỷ USD trái phiếu chính phủ, trong tổng số gần 20.000 tỷ USD nợ nước ngoài của “Chúa chổm” Mỹ, vàng đang là một vũ khí tài chính quan trọng của Moscow, có khả năng làm suy yếu sức mạnh của Washington và châu Âu.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-mua-38-vang-the-gioi-triet-suc-manh-dong-dollars-my-3345126/







Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 18 2017, 10:27 PM

Trong cái bài poste ở trên của LTBK, điều đáng chú ý là tại sao TQ lại tích trữ vàng ít như thế. Vậy hãy thử phân tích xem sao. Trong lịch sử thế giới, không chỉ có vàng mới được dùng làm tiền tệ, mà còn có các kim loại khác. Ví dụ ở VN cho tới thời nhà Nguyễn, kim loại được dùng là đồng và bạc. Ở TQ, tới tận năm 1927, thời Quốc Dân Đảng, kim loại được dùng chủ yếu là bạc, rồi tới vàng.
Ở phương Tây, thì từ thời trung cổ, vàng cũng được dùng làm tiền tệ. Nhưng muốn một kim loại trở thành tiền, thì nền kinh tế dùng vàng phải là nền kinh tế mạnh, đủ sức áp chế các nền kinh tế khác. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế sản xuất được hầu hết các loại hàng hoá khiến các nước khác phải bắt buộc trao đổi với nước đó. Đây là vai trò của Anh trong thể kỷ XIX, Mỹ thế kỷ XX. Hiện nay chỉ có TQ là có khả năng đó ngoài Mỹ.
Khả năng vàng trở lại thành đồng tiền dự trữ rất ít, ngoại trừ đồng đô la bị sụp đổ. Nhưng trong trường hợp đó, thì đồng tiền của nước có nền kinh tế mạnh nhất sẽ thay thế. Một khả năng khác, tốt nhất, là toàn thế giới sẽ họp nhau lại tạo ra một cơ chế in tiền chung, tuỳ theo sức nặng của từng đồng tiền riêng lẻ trong trao đổi thương mại trên thế giới.
Tóm lại vàng hay không vàng, thì sau lưng nó phải có một nền kinh tế cực mạnh, để bao đảm sự chi trả. Còn vàng chỉ là sự thể hiện nó thôi. Điều này hoàn toàn nằm ngoài khả năng của Nga.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 24 2017, 06:20 PM

My bat dau lo ro y do giup nguoi Kurd lap quoc

1) O Iraq, ngoai truong My sang tham yeu cau chinh phu Iraq kiem che va doi Iran rut anh huong o day. Luc luong PMK bi coi la luc luong ban quan su cua Iran giup Iraq giai phong cac thanh pho khoi IS va thu hoi Kirkur

2) O Syria, luc luong IS ben phia dong song Europhate, doi tuong tieu diet cua quan doi Nga va Syria de thu hoi mo dau o do (truoc do, luc luong than My da ban giao mo khi dot o day cho chinh phu Syria), da tuyen bo gia nhap vao SDF (dan quan nguoi Kurd Syria duoc My hau thuan). Ha ha ha ha

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 24 2017, 10:21 PM

Đảng cộng sản TQ đã đưa tư tưởng Tập cận Bình vào điều lệ đảng cộng sản TQ. Và theo như báo chí phương Tây nói, thì điều này đã đưa ông Tập cận Bình lên ngang hàng Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Trong thực tế, thì mỗi đời tổng bí thư đảng cộng sản TQ, người ta đều đưa tư tưởng của người Tổng bí thư đương thời vào, được coi là dấu ấn lãnh đạo của người đó, tư duy của người đó. Cả Giang Trạch Dân, và Hồ Cẩm Đào cũng đều có những lý luận được đưa vào kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê nin TQ, mà ta thường gọi là chủ nghia Mao. Nhưng Tập cận Bình khác gì những người trước. Có mấy điểm khác đáng chú ý sau.

1- Ngoại trừ Mao trạch Đông, là người đã để lại nhiều trước tác đặc sắc và là một nhà lý luận, thì cả Đặng Tiểu Bình, Giang trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, đều là những người áp dụng thực tế, không phải là nhà lý luận kinh điển. Ngược lại ông Tập cận Bình có thể coi là một nhà lý luận, vì ông ta đã viết rất nhiều ngay cả lúc chỉ là « ruồi » (quan nhỏ) hay « hổ » (quan lớn).

2- Ông Tập cận Bình có thể được coi là « nạn nhân » của cách mạng văn hoá, nhưng cái nhìn cuả ông ta với cuộc cách mạng văn hoá này không phải là cái nhìn của nạn nhân (như Đặng tiểu Bình) mà là một cái nhìn tích cực. Điều đó khiến người ta phải tìm hiểu kỹ hơn xem cách mạng văn hoá là gì. Tại sao nó xẩy ra. Chứ không thể suy nghĩ đơn thuần là một cuộc lật đổ đảng cộng sản TQ để tiếm quyền của Mao Trạch Đông, như trong sách vở tài liệu lịch sử chủ yếu theo phương Tây nói tới.

3- Không phải chỉ có ông Tập cận Bình mới có cái nhìn này, mà đối thủ bất hạnh của ông ta, Bạc Hy Lai cũng như vậy. Thậm chí người ta có thể coi Bạc Hy Lai là người mở đầu cái phong trào « quay về nguồn » này ở TQ, bằng những việc ông ta làm ở Trùng Khánh. Và vì nó thành công ở Trùng Khánh, nên bây giờ mới được áp dụng toàn quốc. Nói cách khác, ông Tập cận Bình đã thi hành một chính sách bạc Hy Lai mà không có Bạc Hy lai.

4- Công cuộc quay về cội nguồn này, đã giúp TQ hoàn thiện hơn cách quản lý nhà nước, hạ bệ được rất nhiều ruồi, hổ, cáo. Điều mà theo lý thuyết phương Tây, thi chỉ có « tam quyền phân lập mới làm được ». Ngược lại nước theo tam quyền phân lập, là nước Nga, thì lại không làm được. Đây cũng là điều khiến người ta phải suy nghĩ.

5- Khác với Đặng tiểu bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Lý luận của ông Tập cận Bình được coi là một lý thuyết universal, giống như một cái gương phản chiếu ngược lại tư duy lý thuyết chính trị phương Tây dựa trên chủ nghĩa cá nhân tổng thể, tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng. Tất nhiên lý thuyết này có thành universal được không thì còn phải có thời gian để xem xét, nhưng rõ ràng không có một cường quốc nào trên thế giới hiện nay làm điều này được. Thể chế cuả Nga là một dạng tái tạo lại thể chế phương tây, Nhật bản, Ấn độ, cũng vậy. Có lẽ chỉ có I ran, là có được một mô hình khác, nhưng nó lại liên quan trực tiếp tới đạo hồi.

Tóm lại, những gì đang diễn ra ở TQ cũng là điều VN nên để tâm xem xét, theo dõi, vì nó sẽ giúp người ta hiểu rõ thế giới này hơn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 25 2017, 09:56 PM

Co bai nay dich lai tu bao Nga. Hinh nhu ty le dau mo trong xuat khau cua Nga da giam manh, du khoi luong dau mo tuyet doi lai tang len. Do la vi khoi luong xuat khau cac san pham nong nghiep tang manh

Ông Putin vui mừng công bố kinh tế Nga
Chống chọi với lệnh trừng phạt, sản xuất công nghiệp đã làm Tổng thống Nga thở phào.

Phát biểu tại diễn đàn kinh tế "Nước Nga kêu gọi", Tổng thống Nga Vladimir Putin vui mừng công bố rằng, nền kinh tế Nga có những đặc điểm mới mà vốn không có được cách đó 1 năm.

"Sản lượng công nghiệp tăng trong 3 quý đầu năm là 1,8%, trong khi đó các ngành công nghiệp sản xuất cũng tăng trưởng: dẫn đầu là ngành công nghiệp ô tô, dược phẩm, công nghiệp hóa chất, công nghiệp thực phẩm, sản xuất thiết bị điện.

Quan trọng là nền kinh tế Nga đang có những phẩm chất mới mà chưa có cách đây một năm… Đầu tiên, phát triển năng động dựa vào việc mở rộng nhu cầu trong nước, gia tăng cả về mặt tiêu dùng và đầu tư" — Tổng thống Putin nói.


Sự hồi sinh của nền kinh tế Nga đã có được đặc tính ổn định, nó đã thoát khỏi sự trì trệ, Tổng thống Nga cho biết.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga đánh giá, tốc độ tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế là chưa đủ và nhận định sức gia tăng kinh tế phải cao hơn mức trung bình của thế giới.

Tổng thống Putin cũng dẫn lại lời của một đại diện nhà đầu tư nước ngoài tại diễn đàn khi bày tỏ rằng, nước Nga đang giành được mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư khi thực sự muốn gặp gỡ và đối thoại với nước Nga hiện đại đang thay đổi và có nhiều tiềm năng để phát triển.

Ngay khi bắt đầu phát biểu, Tổng thống lưu ý rằng diễn đàn có hơn 2.000 khách từ hơn 60 quốc gia. Trong đó có các nhà đầu tư lớn, lãnh đạo các công ty lớn của Nga và nước ngoài, cũng như các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

"Điều này có nghĩa rằng diễn đàn "Nước Nga kêu gọi" đã được thiết lập gắn kết trong lịch trình kinh doanh toàn cầu và được sự tín nhiệm đáng kể" - ông Putin nói.

Theo Tổng thống Nga, dòng chảy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga, trong ba quý của năm 2017 tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái lên tới 23 tỷ USD. Đây cũng là con số ấn tượng và tối đa trong 4 năm trở lại đây.

Theo ước tính sơ bộ, đầu tư vào tài sản cố định của các tổ chức và doanh nghiệp Nga tăng 4,2% trong 3 quý đầu của năm nay, tăng hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP trong cùng thời kỳ.

"Tỷ lệ tăng như vậy đã đặt nền móng cho sức tăng trưởng hơn nữa. Theo Bộ Phát triển Kinh tế của chúng tôi, tăng trưởng GDP từ tháng 1-9 là 1,8%", ông Putin nói.

Giảm phụ thuộc dầu mỏ mạnh mẽ

Chính phủ Nga dự kiến ​​vào năm 2019 để giảm thâm hụt phi dầu mỏ và khí đốt từ 8.5% hiện nay xuống 5.9%.

"Chúng tôi hy vọng rằng vào năm 2019 thâm hụt phi dầu mỏ sẽ giảm từ hiện tại 8,5% xuống còn 5,9% GDP, tổng thâm hụt ngân sách liên bang sẽ được ít hơn 1%"- Tổng thống nói.

Điều này sẽ đóng góp và đã góp phần ổn định các điều kiện kinh tế vĩ mô.

"Chúng tôi thấy rằng những nỗ lực này không bị lãng phí" - ông Putin nhấn mạnh.

Tổng thống Nga tự tin rằng, sự phụ thuộc của ngân sách liên bang vào thị trường dầu mỏ là sẽ giảm.

"Nếu năm 2014 doanh thu dầu khí chiếm hơn một nửa thu nhập của ngân sách nếu chính xác hơn - 51,3% trong năm nay sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 39% trong 3 năm tới do nguồn thu từ dầu và khí đốt sẽ được định mức bằng 1/3 tổng doanh thu ngân sách liên bang" - tổng thống Putin nói.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ong-putin-vui-mung-cong-bo-kinh-te-nga-3345742/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 1 2017, 10:31 PM

Mỹ định giở trò gì thế này, định dùng vũ khí sinh học tấn công Nga? Định gây bệnh cho dân Nga?

Lầu Năm Góc giải thích tại sao thu thập mẫu vật sinh học của người Nga

Phản hồi trước mối quan ngại từ Nga những ngày qua, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định việc thu thập mẫu vật sinh học của các sắc dân ở Nga là không có chủ định trước, và mục đích chỉ để nhằm nghiên cứu y khoa.

Thông tin trên do đại diện Lực lượng không quân Mỹ cung cấp cho truyền thông Nga.

Theo thông báo mời thầu đăng trên trang web Federal Business Oppotunity ngày 19-7, một trung tâm y khoa thuộc Không quân Mỹ ngỏ ý muốn mua các mẫu RNA, dịch và mô xương khớp đông lạnh phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định ban đầu họ không chỉ định nguồn gốc các mẫu nghiên cứu, tuy nhiên do nhà thầu đầu tiên bán cho họ các mẫu lấy từ những người thuộc sắc dân ở Nga, do đó các mẫu tiếp theo phải được lấy từ cùng nguồn gốc.

Sự việc bắt đầu làm dậy sóng dư luận tại Nga hôm đầu tuần. Tại cuộc họp của Hội đồng Phát triển xã hội và quyền con người, Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ trên lãnh thổ Nga đang xuất hiện những người đi thu gom mẫu vật sinh học của nhiều sắc dân khác nhau mà không rõ mục đích.

Thư ký báo chí Điện Kremlin sau đó giải thích rõ hơn, rằng ông Putin nhận được tin tức trên từ các cơ quan tình báo của Nga. Họ xác định được một số đối tượng đi thu thập mẫu vật sinh học trong cư dân làm việc cho các tổ chức phi chính phủ.

Giới quan sát và các chuyên gia Nga đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về hoạt động này. Một số người cho rằng việc thu thập mẫu vật sinh học của người Nga chỉ để phục vụ nghiên cứu về di truyền tại Mỹ, các ý kiến khác nghi ngờ dữ liệu này có thể bị dùng vào mục đích gây nguy hiểm,

Ông Gennady Onishenko, bác sĩ - nghị sĩ Quốc hội Nga, nhận xét hoạt động thu gom mẫu vật sinh học đang vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo ông, việc giải mã gen có thể dùng vào mục đích xấu, chẳng hạn chế tạo vũ khí sinh học.

Đồng quan điểm trên, bà Raisa Lukutsova, thành viên Hội đồng tổng thống về nhân quyền Nga, cho rằng cần phải có các biện pháp bảo vệ an ninh sinh học để tránh các hệ quả tiêu cực.

Một ủy ban thuộc Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) còn đề xuất đưa vào luật việc bảo vệ mẫu vật sinh học của người dân như cách bảo vệ thông tin cá nhân.

https://tuoitre.vn/lau-nam-goc-giai-thich-tai-sao-thu-thap-mau-vat-sinh-hoc-cua-nguoi-nga-20171101145351379.htm

Nói chung, nếu vẫn kinh doanh theo kiểu vay vốn như hiện nay, thì Nga sẽ có khó khăn, vì sẽ phải dùng đến các biện pháp lách luật, trừ khi là kinh doanh với...Mỹ. Và các số liệu lại cho thấy kim ngạch thương mại Nga-Mỹ tăng, vậy có khác gì Mỹ cướp Nga từ EU thông qua trừng phạt? Mà có vẻ như Pháp, Đức, Mỹ vẫn làm ngơ để các siêu thị, nhà phân phối lớn của mình như Metro, Auchan buôn bán ở Crimea?

Mặc lệnh trừng phạt, nhiều nước "lách luật" hợp tác với Nga
Ngân hàng Intesa Sanpaolo của Italia đã ký kết văn kiện hợp tác với Công ty Dầu khí Độc lập Nga, nằm trong danh sách cấm vận của EU.

Theo đó, Ngân hàng lớn nhất Italia này sẵn sàng xem xét cấp tín dụng cho dự án mới của công ty Nga với số tiền 5,8 tỷ USD.

Kim ngạch thương mại Italia-Nga gia tăng đột biến

Đại diện của Intesa Sanpaolo tiết lộ với tờ Financial Times (FT) rằng hiện giới lãnh đạo ngân hàng này vẫn chưa thông qua quyết định cuối cùng về vấn đề này.

“Ngân hàng mới chỉ đồng ý xem xét bất cứ khả năng nào liên quan đến dự án này và vẫn tuân thủ luật và các quy định quốc tế”, đại diện Intesa Sanpaolo tuyên bố với FT.

Tuy nhiên, theo FT, cho dù hai bên mới ký biên bản ghi nhớ thì điều này vẫn cho thấy Italia và Nga vẫn đang duy trì được các mối quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ, bất chấp các nỗ lực của Mỹ và EU nhằm cô lập Nga.

Thỏa thuận này là bằng chứng tiếp theo cho thấy Moscow đang tận dụng tốt sự đồng cảm của giới chính trị và doanh nghiệp Italia.

“Các lệnh cấm vận là bất hợp pháp”, Chủ tịch Hội đồng Giám đốc Ngân hàng Intesa Sanpaolo là Antonio Fallico tuyên bố.

Ông Antonio Fallico đã từng nhận được phần thưởng của Tổng thống Nga Putin nhờ việc đã đứng ra thu xếp khoản tín dụng 5,2 tỷ USD để Tập đoàn Rosnheft của Nga bán cổ phần vào năm 2016.

Và thực tế, theo FT, khác với các nước châu Âu khác, Italia là quốc gia thường xuyên đưa ra các chỉ trích với các lệnh cấm vận chống Nga.

Emma Marchegaglia - Chủ tịch điều hành Tập đoàn Dầu khí Italia ENI từng tuyên bố: “Đã đến lúc phải làm gì đó cụ thể và rõ ràng. Chúng ta phải hành động từng bước một. Chúng ta cần phải thường xuyên củng cố mối quan hệ kinh tế với Nga và nâng cao tính hiệu quả, lợi ích của mối quan hệ này.

Đây là biện pháp tốt nhất để thức tỉnh các chính trị gia nhanh chóng áp dụng các hành động để đem lại lợi ích về lâu dài cho chính EU và nước Nga”.

Thậm chí, dù ngân hàng của Mỹ và châu Âu ngừng các hoạt động tín dụng với giới doanh nghiệp Nga từ năm 2014. Tuy nhiên, trong năm 2017, kim ngạch thương mại Italia-Nga đã gia tăng đột biến.

Theo cơ quan thống kê Italia Istat, xuất khẩu của Italia vào Nga trong 3 quý năm 2017 đã tăng thêm 22,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sự gia tăng này phần không nhỏ là nhờ các sản phẩm lắp máy- điều mà các lệnh cấm vận không đề cập đến.

Sự “quyết đoán này” đã đem lại các lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp Italia. Và nếu như EU vẫn tiếp tục “chậm chân” trong thúc đẩy hợp tác với Nga, Italia sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất.

Nhiều quốc gia châu Âu vẫn hợp tác với Nga

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, chia sẻ với báo chí, một trong những nhà quản lý giấu tên của một quỹ ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ đang tiến hành kinh doanh ở Nga nói: "Chúng tôi không quan tâm đến chính trị! Hãy quên đi các biện pháp trừng phạt, chúng tôi xem xét những thứ khác".

"Thậm chí, nếu các biện pháp trừng phạt có thể duy trì hiệu lực mãi mãi, cũng không khiến những nhà tài phiệt ở phố Wall (Wall Street) lo lắng. Các nhà đầu tư Mỹ và ngân hàng đầu tư vẫn sẽ tiếp tục làm ăn với Nga bởi đầu tư vào Nga sẽ thu lãi lớn và chẳng ai lại từ chối điều đó

… thậm chí cho dù có những rủi ro chính trị, nhưng Nga là một thị trường rất tốt. Tôi nghĩ các nhà đầu tư vào thị trường này sẽ cảm thấy rất thoải mái trong năm nay", ông James Donald - đại diện quỹ đầu tư New York Lazard Emerging Markets Equity cho biết.

Và thực tế, trong tháng 12/2016, Washington dễ dàng khắc phục các biện pháp trừng phạt chống Công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh "Rosoboronexport" của Nga để thu lợi cho mình.

Khi đó, người Mỹ rất cần cảm biến quang-điện của Nga để chụp ảnh từ trên không. Thiết bị này thành công đến nỗi các nguyên tắc chính trị ngay lập tức bị rút xuống hàng thứ hai và thậm chí thứ ba, khiến Lầu Năm Góc trao tiền cho Nga để mua hàng.

Một năm trước đó, Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hợp đồng bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 của Nga cho Afghanistan, nguyên nhân chính là do các phi công nước này chỉ muốn bay trên trực thăng Nga.

Còn hơn thế nữa, Bộ quốc phòng Mỹ vẫn đều đều trả tiền trực tiếp cho Nga để mua các động cơ đẩy RD-180, lắp đặt trên các tên lửa đẩy vệ tinh quân sự, gián điệp, tình báo của Mỹ, còn NASA vẫn chi hàng tỷ USD để mua chỗ ngồi trên các tàu vũ trụ của Nga lên các trạm quỹ đạo.

Về phía Đức, theo Sputnik, trong chuyến thăm Moscow, Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel, người đồng thời giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức đã lên tiếng kêu gọi loại bỏ dần các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Minh chứng là trong nửa đầu năm 2016, các công ty của Đức đã đầu tư vào Nga gần bằng toàn bộ năm 2015.

Spiegel dẫn số liệu từ Phòng Thương mại Đức-Nga và Ngân hàng liên bang Đức nhấn mạnh, chỉ tính riêng trong quý hai của năm 2016, các công ty Đức đã đầu tư vào Nga tới 655 triệu euro - nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2015.

Ví dụ như Công ty bán lẻ của Đức Metro AG và công ty Pháp Auchan vẫn chở hàng bằng tàu từ nước mình sang bán sản phẩm trên bán đảo Crimea, bất chấp các biện pháp trừng phạt.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/mac-lenh-trung-phat-nhieu-nuoc-lach-luat-hop-tac-voi-nga-3346231/



Loại mìn này chắc chỉ là mình chống bộ binh, nổ ra bi hoặc mảnh giáp, k phải loại mình chống xe tăng. Hồi này Nga đầu tư rất nhiều vào làm bộ trang phục cho người lính thế hệ mới Ratnik để chống đạn, tăng khả năng liên lạc, thông tin, công nghệ, chống mìn, khiến cho Mỹ phải thay cả mẫu súng mẫu đạn để có thể bắn xuyên qua giáp Ratnik, Nga có lẽ sẽ hướng đến tăng cường hiện diện quân sự ở nước ngoài?

Cô gái Nga thản nhiên đi giữa bãi mìn để thử áo giáp mới


Áo giáp mới có thể giúp binh sĩ chịu được áp lực từ các vụ nổ hoặc mảnh bom mìn.

Mới đây, quân đội Nga đã tung ra một video trình diễn bộ áo giáp hoàn toàn mới có khả năng chống sức ép rất tốt từ các vụ nổ. Người thực hiện là Viktoria Koleskikova, một cô gái xinh đẹp được khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ đặc biệt.

Trong clip, Viktoria đi lại trên một khoảng đất trống và mìn được kích nổ liên tiếp. Nhờ bộ giáp đặc biệt này mà cô có thể đi lại bình thường mà không hề chịu bất kì thương tổn nào. Sau khi kết thúc màn thử nghiệm rùng mình, Viktoria tháo mặt nạ và nét mặt vẫn rất tươi tỉnh.

Trả lời phóng viên về trải nghiệm trên bãi mìn, Viktoria nói rằng cô chưa bao giờ trải qua điều gì tương tự. “Đứng giữa bãi mìn nổ liên tiếp thật kì lạ. Tôi chỉ cảm thấy rất ấn tượng với bộ quần áo này”.

Ông Sergey Kitov, người phụ trách phát triển áo giáp TsNIIT Toch Mash nói rằng bộ áo giáp làm từ chất liệu aramid và có thể chịu được các chấn động và khói lửa trong điều kiện thực tế. Nhà phát triển nói rằng bộ giáp này có thể chịu được đạn, mảnh bom mìn.

Ngoài ra, bộ giáp giúp người mặc có thể chịu được 30 giây áp suất liên tiếp và chống chịu được lửa. Công ty sản xuất hy vọng sản phẩm này sẽ có mặt ngoài thị trường từ năm 2020 và trang bị rộng rãi cho binh sĩ Nga.

Hiện nay, quân đội Nga đang tập trung phát triển hệ thống chiến đấu bộ binh mang tên Ratnik, bao gồm áo giáp, mũ bảo hộ, kính nhìn đêm, hệ thống thông tin và tai nghe đặc biệt. Hệ thống Ratnik giúp tăng khả năng chiến đấu của binh sĩ trên chiến trường.

http://danviet.vn/the-gioi/co-gai-nga-than-nhien-di-giua-bai-min-de-thu-ao-giap-moi-818398.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 2 2017, 10:11 PM

Thế giới phải cảm ơn nước Nga bây giờ và Liên Xô ngày trước, vì họ luôn luôn là những nạn nhân của sự bành trướng của tư bản quốc tế. Thông qua quan hệ của họ với phương Tây, mà nó lộ ra những tiềm năng, hệ quả, hậu quả của những chính sách mà phương Tây thực hiện trên toàn thế giới, khiến người ta hiểu thế giới này hơn, bản chất của toàn cầu hoá là gì, và từ đó xây dựng được một chính sách chơi với phương Tây hiệu quả hơn.
Sự sụp đổ của Liên Xô, và sự bần cùng hoá người dân Nga cũng như các dân tộc khác trong 15 nước cộng hoà Xô Viết cũ trong quá trình này, đã cho người ta thấy bản chất của việc « xuất khẩu dân chủ kiểu phương Tây » là gì, nó cũng cho người ta thấy nếu trí thức một đất nước mất đi khả năng tự nhận thức chính mình,vị thế của mình, tư duy của mình như trí thức Liên Xô cũ, nguy hiểm như thế nào. Sự chữa chạy hệ thống dân chủ phương Tây bằng một người hùng, không phải là giải pháp lâu dài cho một hệ thống chính trị, bởi bản thân hình thái chế độ đó đã không hợp, có chữa cũng chỉ là khập khiễng.
Hiện nay nước Nga cũng đang vướng phải một hình thức đế quốc tài chính, mà vũ khí quân sự không phải là giải pháp, dù nó là cái đế cuối cùng bảo vệ sự độc lập.
Hình thức đế quốc tài chính này cũng là hình thức Mỹ áp dụng cho các đồng minh phương Tây của mình, như EU, Nhật bản. Tất nhiên ở đây, nó còn được chằng thêm một cái dây quân sự, ví dụ như NATO, đồng thời với một ảnh hưởng văn hoá tuyệt đối.Ví dụ ở Pháp, bật cái đài, hay truyền hình lên, thì người ta chỉ thấy bài hát tiếng Anh, và phim truyền hình nhiều tập Mỹ là chính.
Với TRUMP, thì hình thức đế quốc tài chính này còn được phủ thêm bằng một hình thức đế quốc hành chính. Hình thức này thể hiện bằng cách xuất khẩu các quyết định của pháp luật Mỹ ra ngoài nước Mỹ, giống như ngày xưa khi Pháp xâm lược VN, thì tay sai của Pháp và người Pháp ở VN không chịu sự quản lý của luật pháp nhà Nguyễn. Điều này Mỹ đã làm từ thời Obama, nhưng với chính quyền TRUMP thì nó càng rõ ràng hơn, cũng chính vì thế mà chính quyền TRUMP đang rút nước Mỹ ra khỏi các hiệp ước chung, tổ chức chung..vì những hình thức này không cho phép Mỹ tự do muốn làm gì thì làm, do phải có nghĩa vụ như những thành viên khác, ngay cả khi Mỹ có ưu thế thượng phong. Chính vì thế mà TRUMP nói rất nhiều đến « chủ quyền nước Mỹ».
Còn tại sao Nga lại trở thành nạn nhân mà không phải nước khác. Bởi vì kinh tế, vị thế chính trị Nga là hình thức đối xứng với Mỹ, ở đây không có sự giao hợp lợi ích, không có sự bổ xung cho nhau. Chỉ cần so Nga với TQ hay Ấn độ là có thể rõ điều đó. TQ và Ấn độ dù yếu hơn Nga về quốc phòng, nhưng kinh tế giao hợp với Mỹ và phương Tây nhiều hơn, đồng thời nền kinh tế hai bên bù trừ lẫn nhau. Nó có đối kháng nhưng cũng có sức hút. Điều mà quan hệ kinh tế Nga-Mỹ không có. Quan hệ kinh tế EU-Nga có điều đó, nhưng theo xu hướng « thuộc địa » : Nga cung cấp tài nguyên thiên nhiên, EU sản xuất. Khả năng Nga có thể chi phối EU là ít.
VN ngày nay đã trở thành một mắt xích trong quá trình toàn cầu hoá ở châu Á, Thái Bình Dương. Về chính trị có nhiều lợi ích tương đồng giữa Mỹ và VN, đây là những điềm thuận lợi cho quan hệ VN-Mỹ, nhưng tiềm năng bị biến thành con tốt, « há miệng mắc quai », vẫn luôn tiềm ẩn trong quan hệ hai nước. Vì thế cho nên nhìn những mánh mà Nga-Mỹ đánh nhau cũng giúp VN hiểu được vấn đề hơn, và có giải pháp thích hợp để tận dụng được tốt quan hệ với Mỹ mà phát triển, nhưng cũng đừng ảo tưởng.
Cách đây mấy hôm, thấy truyền hình của Pháp đưa tin ông Putine dự lễ khánh thành một đài kỷ niệm « nạn nhân của đàn áp chính trị », rồi dư luận ở Nga lại đổ lỗi cho Liên Xô cũ là đã đề cao quyền dân tộc tự quyết nên đã để cho nước Nga bây giờ không giữ được ảnh hưởng ở Liên Xô cũ, cái này thật giả thế nào không rõ, nhưng nếu như vậy chứng tỏ những người lãnh đạo chính trị ở Nga bây giờ vẫn chưa hiểu ra bài học lịch sử, và vẫn ảo tưởng với cái hệ thống chính trị vay mượn hiện nay của họ. Họ không hiểu rằng, nếu không phải là Liên Xô, thì nước Nga sa hoàng đã tan vỡ ngay sau đại chiến thế giới thứ nhất và bị chia xẻ ra làm nhiều mảnh như Đế quốc Thổ. Chính nhờ có chủ nghĩa xã hội, chính quyền Xô viết, mà nước Nga Sa Hoàng mới biến thành Liên Xô, tạo thành một nhà nước đa dân tộc, bình đẳng với nhau. Thế rồi ông không biết giữ, mù quáng với tuyên truyền từ phương Tây, ăn phải bả của nó, dẫn tới tan rã.
Có một câu mà Đặng Tiểu Bình đưa ra làm phương châm, VN cũng có thể tham khảo học được đó là « Giữ vững trận địa, ăn chậm nhai kỹ, kiên quyết không đi đầu ». Giữ vững trận địa tức là giữ vững vị thế của mình trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, tư tưởng, không bị ảnh hưởng tâm lý hoảng loạn, nhận thức rõ tuyên truyền không để bị lừa. ăn chậm nhai kỹ, là đừng hấp tấp, vội vàng có tâm lý « đánh quả », sợ mất cơ hội, rồi làm sai. Kiên quyết không đi đầu là mặc dù có nhận thức riêng, không xông ra đối kháng, mà tìm cách học hỏi những điều có lợi cho mình, nhưng không theo đuôi.
Với việc xâm lược VN năm 1979, ông Đặng không phải là nhân vật chính trị tôi ưa thích. Nhưng cái gì mình có thể học được thì vẫn học. Đấy cũng chính là hình thức « lật lại hệ quy chiếu » trong nhận thức, dùng mỡ nó rán nó, mà tôi vẫn hay nói.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 3 2017, 01:41 AM

Bác Phó, tôi k biết vụ Putin đi viếng cái gì. Nhưng rõ ràng bên Pháp đưa tin một chiều, và chọn lọc.

Putin trong các đại hội thanh niên, và tại các media chính thống Nga, đã ca ngợi cách mạng tháng 10 Nga là vĩ đại, và cách mạng Nga đã chính thức được quay trở lại các giáo trình lịch sử ở các cấp dưới đại học.

Bản thân nước Nga bây giờ, khi bị bao vây bởi phương Tây, cũng đã quay lại nhớ tiếc thời Liên Xô, có người chỉ trích Goocbachov làm tan rã Liên Xô, Goocbachov thì chỉ trích Elsin là thủ phạm làm tan rã, etc.

Tuy vậy cũng có 1 số nhóm quyền lực chỉ trích cách mạng tháng 10, ví dụ như đảng dân chủ tự do theo chủ nghĩa dân tộc có phần cực hữu (nước Nga có các đảng lớn như nước Nga thống nhất, nước Nga công bằng, dân chủ tự do, cộng sản, nông nghiệp Nga) , hay một số nhóm tôn giáo nhất định, etc.

Tranh cãi lớn nhất của nước Nga bây giờ là có đưa Lenin khỏi quảng trường Đỏ để chôn cất k, dù đã thừa nhận vai trò to lớn của Liên Xô và Stalin trước đây

Báo Tây nói chung tránh đưa những tin này.

Putin, với tư cách là tổng thống, có lẽ cũng phải tìm cách dung hòa các luồng quan điểm, vì thế tuy công nhận và ca ngợi cách mạng tháng 10 và nhà nước Xô Viết, cũng k thể k viếng các nạn nhân, nhất là các nạn nhân do sự cư xử chưa khéo léo của Liên xô gây ra



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 3 2017, 05:58 PM

@ltbk,
Về cá nhân của Putine, thì không có gì phải bàn, nước Nga hiện tại may mắn có một nhân vật chính trị như vậy. Nhưng hệ thống chính trị của Nga, là một sự chạy chữa lại hệ thống « đa nguyên đa đảng » kiểu phương Tây lại là điều đáng bàn. Sự chạy chữa này, đã chứng tỏ hệ thống chính trị kiểu này không hợp với nước Nga, cũng như nó không hợp với các nước đang phát triển khác, vì nó dựa trên một cái đế văn hoá lịch sử của Tây Âu và Mỹ. Việc người Nga nhập khẩu nó vào, giống như kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, dù có chạy chữa thì cũng chỉ là tạm thời. Cách chạy chữa này là gì, đó là gây dựng lại một hình thức quản lý kiểu Liên Xô mà không còn Liên Xô. Đảng nước Nga thống nhất của Putine độc chiếm hệ thống nhà nước, hình thành một hệ thống Đảng-Nhà nước giống như ở VN, TQ nhưng nó yếu hơn nhiều, vì nó không có đế. Tất cả chỉ dựa vào vai trò một cá nhân, là ông Putine, nó không phải là một cơ chế. Điều quan trọng của một nhà nước là cơ chế. Lắp cái cơ chế không chạy vào, nên phải dương quyền cá nhân lên để cứu. Từ khi ông Putine nắm quyền, nước Nga phát triển hơn, có tiếng nói hơn trên trường thế giới, đời sống người dân cũng thoát khỏi khủng hoảng, nhưng cái cơ chế nhà nước vẫn không dựng được, đây là điểm yếu chết người.
Về thực tế, đảng nước Nga thống nhất của ông Putine, có lẽ nhiều phần giống đảng cần lao nhân vị mà anh em ông Ngô Đình Diệm dựng lên ở VN. Tôi so sánh thế hơi mạnh tay, và có thể làm nhiều người sốc vì sự khập khiễng của nó. Chế độ Ngô đình Diệm là chế độ độc tài, là tay sai của Mỹ tất nhiên nó phải khác chính quyền Nga. Nhưng sự giống nhau ở đây là đảng nước Nga thống nhất không có tư tưởng, ngoài việc là cái máy tranh cử của cặp Putine-Medvedev. Cái đế của nó cũng là nhân sự của bộ máy nhà nước Nga, mà bắt đầu là hệ thống KGB, tức là công an Nga cũ. Như vậy yếu điểm của nó là không phải là Đảng quyết định nhân sự của nhà nước, mà là nhân sự của nhà nước, vì muốn giữ ghế ngồi mà chui vào đảng.
Như vậy xã hội nước Nga, hệ thống nhà nước Nga đứng giữ ngã ba đường. Để có hệ thống kiểu phương Tây nhập khẩu thì không được, vì làm gì có đế giai cấp tư sản. Ở nước Nga không có giai cấp tư sản, mà chỉ có tài phiệt(giống như ở VN chỉ có các loại « bầu »), như một dạng mafia thông đồng với nhau. Ngược lại để có một đảng kiểu như Đảng cộng sản Liên Xô ngày xưa, cũng không thể làm lại được.
Khi Ngô Đình Diệm bị Mỹ lật, thì đảng cần lao nhân vị cũng tan, vì nó chỉ là công cụ của anh em Ngô Đình Diệm, và chế độ Sài gòn trở thành chế độ quân phiệt, do các tướng lĩnh của nó dựng lên, và vẫn luôn là tay sai Mỹ. Vậy khi Putine không còn ở trên chính trường, vì ông ta cũng chỉ là một người, làm sao sống mãi được, thì đảng nước Nga thống nhất thành cái gì.
Như vậy nước Nga mạnh lên nhưng không vững, vì họ vẫn chưa xây dựng được cơ chế nhà nước hoàn chỉnh. Ngay cả việc hệ thống chính trị một nước do một cá nhân nắm quyền lâu dài cũng không phải là tốt, và nhất định dẫn tới lạm dụng, vì thế cái phép hạn chế nhiệm kỳ ở VN là một điều rất tốt.
Việc Putine khánh thành đài kỷ niệm « nạn nhân chính trị », vào thời điểm kỷ niệm cách mạng tháng mười cũng nói lên sự lửng lơ này của người Nga, cái này không chỉ báo Pháp đưa, mà báo VN, lấy tin từ sputnik cũng đưa. Từ khi Putine lên nắm quyền, thì giới cầm quyền Nga cũng trân trọng hơn với quá khứ trực tiếp của mình. Ví dụ, nước Nga đã dùng lại quốc ca Liên Xô, tự hào về những thành công của Liên Xô (anh Gagarin bay vào vũ trụ), để trấn an dân, nhưng nhân sự của nó lên được chính là nhờ sự cướp bóc kiểu lợi ích nhóm tài sản công cộng ngày xưa của Liên Xô mà ra, điều mà lợi ích nhóm ở Vn chưa làm được dù rất muốn, vì thế họ không thể kỷ niệm cách mạng tháng mười như một sự kỷ niệm cấp nhà nước, tự hào vì nó. Nó chỉ được đảng cộng sản Nga kỷ niệm thôi.
Nhưng một nước có thể từ chối, chối bỏ quá khứ của mình không, và điều đó có tốt không ?
Tôi là người ủng hộ quan hệ VN-Nga, nhưng cũng nên vì thế mà mù quáng không nhận thấy những yếu điểm của nó. Nước Nga không phải Liên Xô. Khi tôi nói tôi yêu quý người Liên Xô thì nó bao gồm cả Nga, UK, các nước Baltic, các nước Trung Á, có cả thẩy 15 nước cộng hoà khác nhau, mà bây giờ tan đàn xẻ nghé, dù người Nga là bộ phận quan trọng của Liên Xô cũ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 3 2017, 07:42 PM

Bác Phó, nói đảng nước Nga thống nhất không có tư tưởng thì có lẽ không hoàn toàn chính xác. Đây là đảng thiên về cánh hữu, thiên về chủ nghĩa dân tộc, về văn hóa có phần tương đối giống với nhóm bảo thủ của phương Tây.

Đảng này là tập hợp những người có tư tưởng giống Putin thì đúng hơn, vì các tư tưởng này đến từ một nhóm các nhà think tank từ Saint Peterbourg (ví dụ tư tưởng quốc hữu hóa những ngành kinh tế chiến lược, coi trọng những thành quả Liên Xô, nhà nước là một sự kế thừa, etc.), còn Putin và Medvedev chỉ là những nhân vật lãnh đạo trong đó thôi. Có lẽ điều đáng quan tâm là sau khi Putin đi, thì đảng này có giữ được vị thế hiện nay không? Tuy nhiên nhà nước Nga từ thời nhiệm kỳ đầu của Putin năm 2000 đến nay cũng k chỉ bao gồm những nhân sự của đảng này mà còn đảng khác, ví dụ phó thủ tướng Rogozin hiện nay, phụ trách hoàn toàn mảng quân sự và công nghệ quốc phòng, đến từ một đảng nhỏ tên Rozina hay gì đó tôi k nhớ. Bản thân Putin cũng đã thay thế hàng loạt các nhân sự nhà nước Nga, bằng các nhân vật khác hoàn toàn mới từ vài năm nay, bọn Tây đang bảo là Putin đang thí nghiệm hệ thống nhà nước, xem sự vận hành của nó sau khi ông rút lui khỏi vũ đài chính trị.

Ngoài đảng nước Nga thống nhất, còn đảng nước Nga công bằng và đảng cộng sản cũng có tư tưởng riêng đồng thời cạnh tranh với nhau. Đảng dân chủ tự do thiên hữu quá và đảng nông nghiệp Nga, những đảng này đều có tư tưởng riêng. Nhà nước Nga cũng quy tụ đầy đủ thành phần các đảng, ngoại trừ đảng cộng sản.
Có lẽ điều đáng quan tâm là sau khi Putin đi, thì các đảng này có thỏa hiệp và đoàn kết để lãnh đạo nước Nga được k? Tôi thì tin là có, hiện nay họ hòa hợp với nhau cũng k dựa trên Putin


Việc Putin chính thức ca ngợi cách mạng tháng 10, chính giới Nga xem sự sụp đổ của Liên Xô là tai họa cho nước Nga (trước đây chỉ có cá nhân Putin nói sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị), etc. chứng tỏ việc đánh giá cao Liên Xô đã được thể hiện ở cấp nhà nước đấy thôi


BỔ SUNG: DEZ EZZOR được giải phóng, có thể coi đây là thất bại của Mỹ và Israel trong việc thiết lập nhà nước Kurd để khống chế cả Iraq, Iran, Thỏ và Syria k?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 3 2017, 09:40 PM

Cánh đây ít lâu,do là người sưu tập sách, tình cờ tôi kiếm được mấy quyển sách mà nước Nga hiện đại bây giờ in, để cho các trung tâm văn hoá của nó phân phát, để gia tăng ảnh hưởng văn hoá chính trị. Nhìn vào danh sách các tác phẩm văn học này, ngoài những cuốn kinh điển của văn học Nga của Đốt xơ tôi ép xơ ki, còn có nhiều tác phẩm khác của các tác giả Nga vào cuối thế kỷ XIX, đầu XX, thời Sa hoàng trước cách mạng tháng mười. Những nhà văn này là loại hạng hai hạng ba, nhưng việc nó được nước Nga hiện đại truyền bá, đã nói lên nhiều cái tâm tư của trí thức Nga hiện đại. Đó là sự phủ nhận giai đoạn Liên Xô, coi thời Sa hoàng như một dạng thời đại Hoàng kim. Nhưng làm sao một đất nước hiện đại, lại có thể lấy những giá trị cách đây 1 thế kỷ để gậm nhấm, làm phương hướng. Như vậy ở nước Nga hiện đại có điều mâu thuẫn quái đản. Một mặt ông vẫn phải tự hào về Liên Xô để trấn an dân nhưng không thực tâm tự hào, một mặt thực tâm ông lại muốn xoá nó khỏi lịch sử, làm một thứ trò rollback đến thời Sa Hoàng. Việc Putine khánh thành cái khối tượng đài ở Mạc tư khoa cũng là sự thể hiện điều này, còn nói rằng ông ta làm việc đó vì phải chăm sóc tất cả các kiểu dư luận Nga thì không phải, vì nếu thế thì sao lại phải làm đúng lúc kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng mười. Trong chính trị, người ta khó mà không lường tính tới những yếu tố biểu tượng, cho nên việc làm của Putine là cố ý, chứ không phải là tình cờ.
Điều thú vị là ở VN cũng làm kỷ niệm cách mạng tháng mười. Và ngay ở Pháp, trên truyền hình của nó, đặc biệt trên kênh Pháp-Đức (ARTE) dồn dập có những phim tài liệu về cuộc cách mạng này. Họ cũng in nhiều sách về Lê Nin.
Với tôi, ở Vn làm kỷ niệm cách mạng tháng mười là có ý nghĩa nhất. Vì cách mạng VN là đứa con chính thống của cách mạng tháng mười, chủ nghĩa Mác-Lê nin thực sự trở thành một bộ phận của tư tưởng VN, giống như Phật giáo, Nho giáo. Và cũng có một chủ nghĩa Mác- Lê nin kiểu VN, vì người Vn đi tới chủ nghĩa này qua Nho giáo và Phật giáo.
Số phận của chủ nghĩa Mác-Lê nin có lẽ giống như Phật giáo. Phật giáo đã tuyệt diệt ở nơi nẩy sinh ra nó (Ấn độ), nhưng nó lại trở thành cái đế của văn hoá VN, là bộ phận của văn hoá VN.
Còn ở Pháp, có thể ở các nước tư bản phát triển khác, thì việc kỷ niệm cách mạng tháng mười là dịp để họ tuyên truyền củng cố hệ thống chính trị của họ, coi cách mạng tháng mười là một cuộc đảo chính, Lê nin là một nhà độc tài, « toàn trị »…Điều này cũng nói lên rằng cuộc đấu tranh tư tưởng luôn luôn diễn ra, và những nước có mức độ tuyên truyền ghê gớm nhất lại là các nước phương Tây, nhưng nó lại che đậy đi, để nói là nó ..khách quan, tự do ngôn luận. Trong khi nó là một hình thức tuyên truyền có chiều , nhưng đa dạng. Khiến người ta nhầm đa dạng là tự do hay khách quan.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 3 2017, 09:56 PM

Sau Del-Elzor, điều quan trọng nhất là sự đối đầu giữa các lực lượng FDS và người Kurdes được Mỹ ủng hộ từ Ragka tiến lại. Và sự đối đầu này sẽ thể hiện tương quan lực lượng thực sự giữa Nga-Iran một bên và Mỹ-phương Tây một bên.
Rất có thể Mỹ đã đánh đổi ý định vẽ lại bản đồ ở Trung cận đông, để đổi lại là giữ được Thổ, Ả rập Sa u đít và các nước vùng vịnh trong vòng tay của mình. Đổi lại các nước này phải hi sinh hồi giáo cực đoan, vốn được coi là miếng võ ngầm để chống lại sự vẽ lại bản đồ, gây thiệt hại cho họ ở đây. Thái độ của Mỹ tố cáo I ran, không thi hành hiệp ước hạt nhân đã thoả thuận với nước này cũng có lý do này. Điều này cũng khiến Mỹ gần với Israel hơn, chấm dứt sự lủng củng giữa Israel với chính quyền Obama thời trước. Tất nhiên là môt sự lủng củng tương đối, vì cái đế gắn Israel với Mỹ rất lớn, không phải chính sách một đời tổng thống có thể xoay chuyển được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 6 2017, 10:25 PM

Nhu toi da noi, lanh dao phe thien huu, Vladimir Zhirinovsky, Đảng Dân chủ tự do Nga, thi k thich cach mang thang 10, co le ong nay theo tu tuong Dai Nga. Phe DCS phe ta, thi di nhien ung ho.
Cac dang phai khac thi thai do khoan dung, cong nhan cach mang thang 10 la lich su k the choi bo, ho ca ngoi nhung thanh tuu dat duoc cua Lien Xo, ca ngoi chien cong danh bai phat xit, du chua hoan toan ca ngoi toan bo cuoc cach mang nay


Ông Putin: Cách mạng tháng 10 là một phần lịch sử
Lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917, tôn vinh ý nghĩa lịch sử vẫn bất đồng tranh cãi.
Ngày 3/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười (1917-2017), trong đó tôn vinh ảnh hưởng đến toàn thể thế giới của cuộc cách mạng vĩ đại này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ ghi nhận sự kiện đầy kịch tính và sôi động năm 1917 là một phần không thể tách rời của lịch sử thế giới.
Cuộc cách mạng đã tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thể thế giới, cuộc cách mạng đã phần nhiều định ra bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế kỷ 20.

Văn kiện được Tổng thống Vladimir Putin công bố trên trang web của Điện Kremlin viết rõ: "Tôi hoan nghênh các thành viên tham gia những sự kiện quốc tế dành riêng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga. Những sự kiện bão táp và kịch tính của năm 1917 là một phần không thể thiếu trong lịch sử của chúng ta.

Cách mạng đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thế giới, ở nhiều phương diện, cuộc cách mạng này đã phân định bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội của thế kỷ XX".

Tổng thống Putin cho rằng, sự kiện trọng đại trong năm kỷ niệm chẵn cho phép Nga ghi nhận "các nghiên cứu sâu sắc và toàn diện" của các nhà hoạt động xã hội, chuyên gia khoa học, đại diện truyền thông quan tâm.

"Tôi tin chắc là ngay cả những tranh biện gay gắt nhất cũng cần dựa trên sự kiện thực tế và tài liệu, với thái độ khách quan và tôn trọng quá khứ" - Tổng thống Nga bày tỏ.

Tuyên bố của Tổng thống Putin muốn nhắc tới các ý kiến trái chiều của giới nghiên cứu khoa học lịch sử về việc liệu có nên kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng tháng Mười hay không.

Đó là ý kiến của 2 nhà lãnh đạo đảng thuộc Duma Quốc gia Nga là ông Gennady Zyuganov (Đảng Cộng sản Liên bang Nga) và Vladimir Zhirinovsky (Đảng Dân chủ tự do Nga) phát biểu tại phiên điều trần của Hạ viện về chủ đề "100 năm cuộc Cách mạng Nga năm 1917: các dự án quốc tế".

Trái với quan điểm của ông Zhirinovsky, ông Zyuganov kêu gọi hãy "nhìn vào chủ đề này từ những góc độ khác nhau".


Ông nhắc lại rằng trong 20 năm thời đại Stalin, tiềm năng của Liên Xô đã tăng lên 70 lần, đã đánh bại chủ nghĩa phát xít, cũng như đạt được nhiều thành tựu khác.

"Hãy lấy và đặt lên bàn tất cả những thành tựu của nhà nước Nga trong ngàn năm qua. Và nếu bạn không thành kiến, bạn sẽ thấy là: trong thời kỳ Xô viết, chúng ta là những người có học vấn nhất, mạnh mẽ nhất. Dũng cảm nhất, công nghệ tiên tiến nhất…

Tôi chắc chắn rằng ngày lễ 100 năm chúng ta sẽ kỷ niệm rất xứng đáng… Nó sẽ là một sự kiện trọng đại" - vị nghị sĩ Nga nêu quan điểm.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ong-putin-cach-mang-thang-10-la-mot-phan-lich-su-3346435/


Toi nghiep Ukraine qua, hien My thong qua cuu tong thong cua Georgia Sakasvilly tien hanh bieu tinh, gay ap luc doi phai thanh lap cai goi la "Toa an chong tham nhung" thuc chat la de khong che nha nuoc, chinh truong Ukraine, bat "cai cach" de cho ho chiem huu nen kinh te Ukraine, va doi cat hoan toan quan he voi Nga

Ukraine tăng thu của dân để hưởng gói vay IMF
Nỗ lực cải cách mà IMF đòi hỏi để Ukraine thực hiện gói vay: tăng giá khí đốt, mở tòa án chống tham nhũng...
Thông tấn TASS dẫn lời Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Ukraine, ông Jost Ljungman cho biết hôm 3/11, Quỹ này sẵn sàng cấp gói hỗ trợ tài chính nếu Ukraine tăng giá xăng dầu.
4 điều kiện đã được đưa ra và Chính phủ Ukraine thông qua gồm: áp dụng pháp luật về tư nhân hóa sẽ giúp minh bạch tài sản nhà nước, cải cách lương hưu, thành lập tòa án chống tham nhũng và vấn đề định giá khí đốt.
4 điều kiện đã được đưa ra và Chính phủ Ukraine thông qua gồm: áp dụng pháp luật về tư nhân hóa sẽ giúp minh bạch tài sản nhà nước, cải cách lương hưu, thành lập tòa án chống tham nhũng và vấn đề định giá khí đốt.
"Điều kiện để IMF có thể cấp gói cứu trợ là việc áp dụng pháp luật về tư nhân hóa sẽ giúp minh bạch tài sản nhà nước và các yêu cầu đã được thông qua về cải cách lương hưu. Cùng với đó, sự cần thiết trong việc thành lập một tòa án chống tham nhũng và tăng giá khí đốt" - ông Ljungman nói.

Đại diện IMF cho biết rằng Ukraine đã hoàn thành chương trình được 2/3 mục tiêu và đã nhận được 12,5 tỷ USD.

Ông Ljungman cũng lưu ý sự cần thiết phải cải cách ruộng đất ở Ukraine. Ông nói thêm: "Chúng tôi không từ bỏ cuộc cải cách này, và quyết định hoãn mục tiêu thực hiện cuộc cải cách ruộng đất sang năm 2018 để dành thời gian cho các mục tiêu khác và tìm kiếm sự đồng thuận trong xã hội.

Các mục tiêu đã được hoàn thành là cải cách trong lĩnh vực ngân hàng, sự ra đời của một tỷ giá hối đoái được thả nổi, lạm phát đạt mục tiêu, sự ra đời của Cục Chống tham nhũng quốc gia và sự cải cách các lĩnh vực năng lượng.

Trước đó, Chính phủ Ukraine đã từ chối tăng giá khí đốt với người dân sẽ áp dụng từ ngày 1/10 và gửi Quỹ IMF một đề nghị thay đổi công thức tính giá.

Theo đó, việc tăng giá khí đốt sẽ được áp dụng vào mùa nóng năm 2017-2018 với mức tăng 17,6%.

Quỹ IMF đã từ chối sự thay đổi của Ukraine bởi trước khi có quyết định đột ngột này, việc tăng giá khí đốt đã được Ukraine thông qua.

Ngân hàng Trung ương Ukraine vẫn hy vọng sẽ nhận được 2 tỷ USD từ IMF vào cuối năm nay. Nước này đã nhận được 4 đợt hỗ trợ tài chính của Quỹ Mở rộng trị giá 17,5 tỷ USD của IMF.

Nhưng nếu Kiev không chấp nhận lời hứa của mình, họ sẽ mất khả năng tiếp cận với 9 tỷ USD còn lại.

Chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), ông Suma Chakrabarti, trong chuyến thăm gần đây tới Kiev đã bày tỏ sự thất vọng với sự chậm trễ về trong tư nhân hoá và cải cách các công ty nhà nước.

Trong khi đánh giá cao tiến bộ trong lĩnh vực ngân hàng và năng lượng, ông Chakrabarti nói rằng tham nhũng là "trở ngại lớn nhất cho đầu tư vào Ukraine".

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ukraine-tang-thu-cua-dan-de-huong-goi-vay-imf-3346434/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 6 2017, 10:30 PM

Co bai viet nay tuong doi ky la. Y la Nga va Saudi Arap se giao dich dau mo bang Nhan Dan Te? Vi gan day TQ dang ra suc van dong de Saudi Arap chap nhan ban dau mo cho TQ bang dong NDT

Nga và Saudi Arabia liệu có rút khỏi giao dịch dầu mỏ bằng đồng USD?
Theo mạng Ria.ru, giới quan sát có thể đánh giá phản ứng của phương Tây trước sự xích lại gần nhau giữa Ryiadh và Moskva sau vài tuần trôi qua kể từ chuyến thăm tới Nga của Quốc vương Saudi Arabia.

Những động thái của Hoàng gia Saudi Arabia có thể khiến phương Tây bực tức. Trước hết là việc đưa Nga tham gia vào thỏa thuận với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), phá vỡ kế hoạch bóp nghẹt nền kinh tế Nga của Mỹ. Động thái thứ hai là việc Saudi Arabia mua tên lửa S-400 của Nga.

Qua những thông tin trên truyền thông phương Tây, rất có thể quyết định gây áp lực đối với Saudi Arabia “bằng đồng USD dầu mỏ” (đồng USD thu được từ xuất khẩu dầu mỏ) chính là thông qua việc phá hoại giao dịch trái phiếu của công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco, dự án kinh tế vốn tạo dựng hình ảnh của Hoàng gia Saudi Arabia.

Nếu trước kia các sàn chứng khoán New York và London tranh giành với nhau quyền được giao dịch trái phiếu của công ty có giá trị thị trường lên tới 2.000 tỷ USD này, thì giờ đây họ lại đang tích cực bàn tán về việc công ty Saudi Aramco sẽ phải hoãn vô thời hạn việc “lên sàn”.

Theo giả thuyết của tờ Financial Times, quan hệ gần gũi giữa công ty và chính quyền Saudi Arabia bỗng nhiên trở thành lực cản đối với các nhà quản lý thị trường tài chính Anh và Mỹ.

Hiện xuất hiện thông tin rằng các chuyên gia đang định giá công ty Saudi Aramco chỉ còn 1.000 tỷ USD. Vì sao giá trị của công ty trên lại giảm tới 50% trong khi giá dầu mỏ đã tăng so với thời điểm công bố kế hoạch giao dịch trái phiếu?

Nguyên nhân có thể có nhiều, song người ta không loại trừ việc Saudi Arabia đang bị “nhắc nhở” rằng chính sách đa cực và việc tìm kiếm cải thiện quan hệ với Moskva của họ có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.

Saudi Arabia đang tiến hành những cải cách kinh tế và xã hội quan trọng với kế hoạch đầy tham vọng sẽ đưa nước này ra khỏi mô hình nền kinh tế nguyên liệu vào năm 2030.

Tuyên bố của Hoàng tử kế vị Mohammed bin Salman bin Abdul-Aziz Al Saud nhằm đưa đất nước quay trở lại “chủ nghĩa Hồi giáo ôn hòa” được xem như tuyên ngôn về cải cách hệ tư tưởng của vương quốc cũng như vai trò của Hoàng gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, chính quyền cần đưa “người khổng lồ” dầu mỏ Saudi Aramco “lên sàn” quốc tế vì lý do về tài chính và hình ảnh của Hoàng gia.

Nhìn từ bên ngoài, một số ý kiến có thể cho rằng Mỹ sẽ buộc Saudi Arabia phải chấm dứt hợp tác với Nga vì quốc gia vùng Vịnh này còn vài điểm yếu khác để Mỹ có thể nhắm vào.

Tuy nhiên, Saudi Arabia cũng có biện pháp gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn cho Mỹ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dài hạn đối với cả hệ thống tài chính của Mỹ.

Saudi Arabia có thể tiêu diệt “đồng USD dầu mỏ”. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến rất gần đến một hệ thống chứng khoán kép, trong đó các nhà xuất khẩu “vàng đen” có thể bán dầu mỏ để đổi lấy Nhân dân tệ (NDT) tại Thượng Hải và đổi ngay đồng tiền được tự do lưu hành tại nước ngoài này thành vàng ở thị trường Hong Kong.

Mô hình “dầu mỏ-NDT-vàng” sẽ hoàn toàn giải phóng các nhà xuất khẩu khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời tước đi của Mỹ dòng thu USD dầu, vốn thường được đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Truyền thông Mỹ đánh giá mô hình này khá tiêu cực, hãng Bloomberg và CNBC cho rằng triển vọng còn xa vời nhưng khó có thể phủ nhận tính thực tiễn. Bên cạnh đó, Nga lại có biện pháp đẩy nhanh triển vọng đó và tối đa hóa thiệt hại của hệ thống tài chính Mỹ.

Ví dụ như tăng tốc giao dịch dầu mỏ trên các sàn của Nga và bằng đồng ruble tại sàn chứng khoán hàng hóa-nguyên liệu Saint Petersburg, nơi đã phát hành trái phiếu kỳ hạn cho dầu mác Urals của Nga.

Bên cạnh đó, thỏa thuận Nga+OPEC cho thấy hợp tác giữa Moskva và Ryiadh có thể tác động mạnh đến thị trường năng lượng thế giới. Khả năng hai nước này cùng rút khỏi giao dịch dầu mỏ bằng đồng USD rất có thể gây ra một cuộc cách mạng thật sự trong hệ thống tài chính toàn cầu./.

http://bnews.vn/nga-va-saudi-arabia-lieu-co-rut-khoi-giao-dich-dau-mo-bang-dong-usd-/66518.html



Nga tranh thu khoe hang nong nghiep cua minh ne

Giống lúa mì của Nga đặc biệt chịu lạnh sẽ thay thế dầu mỏ
Ở nhiều vùng cách đây một thế kỷ chỉ có lúa mạch đen là gieo được vào mùa thu và ngủ qua đông nay đã trồng được cả lúa mì qua đông có chất lượng tốt.
Các nhà gây giống của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Moskva "Nemchinovka" trong những năm qua đã tạo ra giống lúa mì độc đáo không sợ mưa, tuyết, không sợ sâu hay bệnh tật, lại đảm bảo năng suất và chất lượng cao.

"Điều kiện khí hậu của chúng ta là khắc nghiệt, từ Kaliningrad đến Primorye. Chúng tôi mong tạo kiểu gen có khả năng thích nghi với từng vùng," — Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp và Viện Hàn lâm Khoa học Nga Bagrat Sanduhadze, nhà gây giống đang công tác tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp "Nemchinovka" của Moskva nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Nhờ những nỗ lực của các nhà lai tạo mà kết quả thu được vượt quá sự mong đợi. Viện Nghiên cứu trong bề dày lịch sử đã lai tạo thành công trên 130 giống chỉ riêng các loại lúa mì. "Ngày nay, ở những khu vực không phù hợp trồng lúa mì, gen của các giống được lai tạo đang chống chọi giá lạnh, mưa tuyết, thích nghi điều kiện mới," nhà khoa học giải thích. Tất cả là nhờ sự chọn lọc giống bằng phương pháp độc đáo tái tổ hợp các gen.

"Chọn lọc giống là cách rẻ nhất để nâng năng suất, chất lượng," Viện sĩ Sandukhadze nhấn mạnh.

"Hiện tại, chúng tôi là vùng tốt nhất của Nga (khu vực Trung tâm) nằm trong khu vực không phải đất đen dẫn đầu về sản xuất lương thực ngũ cốc. Chiếm 25% ở Nga. Chúng ta đã tăng 4 lần khối lượng vận chuyển ngũ cốc."

Giống lúa mì non gieo mùa thu Moskovsky 39 được khoanh vùng vào năm 1994 và ngày nay được trồng ở 12 tỉnh trong nước. Năm ngoái, Moskovsky 39 đã được gieo cấy ở tỉnh Amur. "Đó không chỉ là bởi chất lượng. Giống này có thể trồng ở mọi nơi."

Nhà gây giống khẳng định rằng "các loại ngũ cốc của Nga (ví dụ lúa mì) có chất lượng cao hơn của châu Âu."

"Trên thế giới ngày nay, kèm theo tăng năng suất là sự giảm đi của chất lượng ngũ cốc. Năng suất càng cao chất lượng sẽ càng thấp. Pháp, Anh, Đức thu hoạch vụ mùa với 8-9% protein, trong khi tiêu chuẩn là 14%. Họ không có các giống lúa mì non gieo mùa thu." Các giống lúa mì Nga được lai tạo đạt tỷ lệ protein tới 18%, nhà khoa học nhấn mạnh.

"Những giống này không đòi hỏi thuốc trừ sâu, không bị bệnh tật tấn công. Chúng ta đang tiến gần tới hoạt động gieo trồng lúa lý tưởng không có thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ."

"Gen không bị hao mòn, biến chất. Chúng ta nắm những triển vọng lớn. Sau 20-30 năm nữa, cả thế giới sẽ hỏi mua giống của Nga. Dầu khí sẽ bị lãng quên. Nhưng các giống lúa rẻ nhất và chất lượng nhất sẽ được trồng ở Nga. Lượng sử dụng thuốc trừ sâu được đưa về gần như bằng không. Các vấn đề bệnh tật cũng được giải quyết. Giá thành của chúng tôi sẽ thấp hơn hai lần so với trên thế giới, nhưng chất lượng lại cao hơn," Viện sĩ kết luận.

Các giống lúa mì châu Âu không sống được ở Nga chủ yếu là bởi không có khả năng chịu lạnh. Nhà khoa học khẳng định ở Nga không có giống lúa mì non gieo mùa thu nào của nước ngoài. "Đây là loại cây trồng duy nhất (lúa mì gieo mùa thu) không có giống nhập ngoại. Các giống nhập khẩu khó sống trong điều kiện của chúng ta." Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ cũng trồng giống lúa mì của các nhà lai tạo Viện "Nemchinovska".

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 7 2017, 12:13 AM

Ở Ả rập Sa u đít đang có những biến động lớn, có thể nói là một dạng đảo chính (trong một cuộc nối ngôi sắp tới), nên khả năng hàn gắn Mỹ với nước này rất lớn. Và nếu như vậy, thì biên giới các nước ở vùng này sẽ không thay đổi, vì Mỹ không đủ sức, cũng như không còn lợi ích trong việc này nữa.
Quyền lực chính trị ở Ả rập Sa U đít dựa trên hai cái đế đó là Hoàng tộc và tầng lớp giáo sĩ đạo hồi (Wahabisme). Hoàng Tộc nước này đông như quân Nguyên, số lượng tính đến vạn người, nên có thể coi nó gần như một cái đảng. Tầng lớp giáo sĩ, với một số lượng nhân sự, nhà thờ, vai trò trong xã hội cũng như một cái đảng nữa. Việc Hoàng gia liên minh với tăng lữ vốn là mô hình chính trị ở các nước Hồi giáo, mà Ả rập Sa u đít có thể coi là điển hình.
Nhưng liên minh này đang ở vào thời điểm biến động. Về phía Hoàng gia, việc đưa ông thái tử 32 tuổi lên thực ra không đúng luật lệ, vì cách truyền ngôi ở cộng đồng Hồi giáo là từ Anh Trai sang Em Trai, hết rồi mới đến cháu, chứ không phải cha truyền con nối.
Việc nước này đang tìm cách thực hiện một số cải cách xã hội, ví dụ như cho chiếu phim, cho con gái lái xe..đã khiến Hoàng gia sẽ mâu thuẫn với tăng lữ.
Ngược dòng lịch sử, khi có cuộc chiến tranh vùng vịnh lần 1 (1993), Ả rập Sa u đít đã cho Mỹ đóng quân ở nước mình để đánh I rắc. Sau đó Mỹ đã không rút đi, khiến điều này được coi như một kiểm soát của Mỹ với nước này. Mâu thuẫn này có thể đã dẫn tới sự kiện World Trade Center ở Mỹ vào năm 2001, trong đó hơn một nửa số khủng bố là người Ả rập Sa u đít. Từ đó đã dẫn Mỹ tới cuộc chiến vùng vịnh thứ 2, và vì Ả rập Sa u đít không còn là chỗ dựa tin cậy, nên Mỹ muốn chia lại lãnh thổ vùng này, nhằm tạo ra những nước mà dân số « phi ả rập » (người Kurdes).
Trước sự đe doạ này của chính sách Mỹ, thì lực lượng tăng lữ như diều gặp gió, và có thể Hoàng Gia Ả rập Sa u đít cũng muốn dựa vào đó để làm phá sản chính sách Mỹ. Từ đó mà dẫn tới việc tài trợ, tạo dựng, các nhóm khủng bố Sun nít. Các nhóm này được sử dụng để lật đổ nhà nước không thân phương Tây cuối cùng ở Trung đông, đó là Syria. Và trong kế hoạch này, Mỹ và phương Tây cũng tham dự. Nhưng các lực lượng này đã tuột khỏi tay kiểm soát nhưng người dựng ra nó. Vì nó vừa đe doạ phương Tây vừa đe doạ luôn Hoàng Gia Ả rập Sa u đít.
Vào thời điểm chính quyền O ba ma, thì Mỹ vừa muốn diệt khủng bố, vừa có chính sách hạn chế Ả rập Sa u đít thông qua vũ khí dầu mỏ, vì biết nước này năm sau lưng khủng bố. Chính quyền Obama vì thế ủng hộ các nguồn năng lượng xanh.
Chính quyền TRUMP hiện tại không còn chính sách đó nữa, đồng thời Hoàng Gia Ả rập Sa u đít cũng muốn hạn chế tăng lữ để khỏi bị lật đổ bởi một cuộc cách mạng hồi giáo kiểu I ran. Dồng thời sự lớn mạnh của I ran, cũng khiến Ả rập Sa u đít hoảng sợ, khiến họ càng cần Mỹ để cân bằng.
Quan hệ Mỹ- Ả rập Sa u đít đã có truyền thống. Bây giờ với những nhu cầu của mình, Hoàng Gia Ả rập Sa u đít đã gặp lại được nhu cầu của Mỹ. Các nhóm khủng bố Sun nít, đặc biệt IS đã sắp bị diệt trừ hoàn toàn, sẽ khiến cho bàn cờ Trung đông trở thành một mặt trận chống I ran, một dạng chiến tranh lạnh trong vùng, mà Mỹ sẽ lợi nhiều hơn khi đứng backup đằng sau.
Hình thành mặt trận chống I ran, cũng là nhu cầu của Israel, vốn có một thế lực lobbying rất mạnh ở Mỹ.
Như vậy ở Trung đông sẽ hình thành hai lực lượng đối lập, với I ran, Syria (được sự hậu thuẫn của Nga) một bên với Ả rập Sa u đít, Israel, các nước nhỏ vùng vịnh (backup bởi Mỹ) một bên.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 7 2017, 06:04 PM

Hôm nay, Trump cũng đã tweetter ủng hộ động thái « chống tham nhũng » ở Ả rập Sa u đít. Và hệ thống chống tên lửa của Mỹ đã bắn hạ một quả tên lửa mà lực lượng dân quân Yemen bắn vào thủ đô Riad của nước này.Lực lượng dân quân Yemen được Iran ủng hộ, và Thái tử « bắt người » đang lên ngôi vốn là bộ trưởng bộ quốc phòng, và là người điều khiển cuộc chiến tranh của Ả rập Sa u đít ở Yemen. Cuộc đọ sức I ran - Ả rập Sa u đít ở Yemen đã diễn ra từ nhiều năm nay. Cuộc chiến tranh này Ả rập Sa u đít không thể tiến hành được nếu không có sự hậu thuẫn của Mỹ, vì toàn bộ vũ khí, khí tài, đạn dược của nước này là mua của Mỹ, không tự sản xuất được.
Khi phân tích tất cả tình hình nói chung, thì người ta sẽ hiểu được dễ dàng, tại sao Trump lại quyết định từ bỏ thoả thuận hạt nhân được chính quyền Obama ký với Iran. Obama ký với Iran với tư duy là Ả rập Sa u đít không phải là đối tác tin cậy mà là căn cứ ủng hộ hồi giáo cực đoan. Điều này không có sai. Ngược lại , chính quyền Trump lại có một tư duy khác, đó là ủng hộ hồi giáo cực đoan chỉ là một phái trong nhà nước và xã hội Ả rập Sa u đít, và nếu loại được cánh này thì Ả rập Sa u đít vẫn là đồng minh tin cậy của Mỹ, vì cần nhờ cậy Mỹ. Điều này cũng ..không sai.
Việc nước này hứa hẹn mua tới 100 tỉ đô vũ khí, My backup vũ khí trong cuộc chiến Ả rập Sa u đít – I ran, việc nước này bắt đầu có những cải tổ đi theo chiều hướng hồi giáo ôn hoà hơn, thoả mãn nhu cầu Israel, nước mà mối đe doạ được coi là I ran. Không kể, từ khi thoả ước hạt nhân bắt đầu khởi động, thì chỉ có các hãng EU có vẻ chiếm thế thượng phong ở I ran, còn các hãng Mỹ vẫn ở ngoài rìa.. Tất cả những điều đó đã dẫn tới sự trở cờ của Mỹ.
Mỹ còn có hai con bài đẹp ở Trung đông, đó là hai vùng người Kurdes kiểm soát ở I rắc và Bắc Syria. Khả năng quân đội Syria tìm cách giao chiến trực tiếp với lực lượng Kurdes được Mỹ ủng hộ này rất hiếm, vì tương quan lực lượng, và dẫn tới việc giao chiến trực tiếp Nga-Mỹ. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng một giải pháp chính trị, giống như những gì đã xẩy ra ở Cam pu chia, nhưng khác với ở Cam pu chia, là đảng nhân dân cách mạng được Vn ủng hộ giữ được chính quyền, còn Son San (Mỹ ủng hộ), Pôn Pốt (TQ ủng hộ) tiêu tan, thì ở Syria chính phủ Asad không biết ra sao. Điều này không chỉ phụ thuộc vào sự ủng hộ của Nga, mà còn phụ thuộc (chủ yếu) vào I ran. Khả năng quân đội I rắc xông vào vùng tự trị của người Kurdes I rắc cũng tương đối khó, vì Mỹ có căn cứ quân sự ở đây và ở cả I rắc. Như vậy hai vùng này về mặt lý thuyết sẽ vẫn thuộc về hai nước Syria, I rắc. Nhưng thực quyền thì có lẽ không nắm được.
Ở Syria, dù quân đội nước này đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ, dân số, vẫn còn những căn cứ của hồi giáo cực đoan được Thổ, rồi Ả rập Sa u đít ủng hộ tồn tại, và để xoá bỏ nó không dễ, vì chúng có biên giới gắn với các nước ủng hộ.
Như vậy cuộc chiến tranh vùng ở Trung đông còn tiếp diễn, có thể dưới trạng thái « low intensity », giống như dạng chiến tranh bảo vệ biên giới VN-TQ thời 1983-1991.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 7 2017, 06:17 PM

Bác Phó, tôi nghĩ vụ Arap Saudi chưa hoàn toàn tốt cho Mỹ, vì vị thái tử trẻ quyền lực Salman, người được quốc vương phong đứng đầu "Ủy ban chống tham nhũng" và là người kế vị, có tư tưởng tương đối mới. Ông ta muốn thay đổi cơ cấu kinh tế, tránh phụ thuộc dầu mỏ, đa dạng hóa đối ngoại, chủ trương mua S400 của Nga cũng là của ông ta.
Còn việc chống Iran, thì bất kỳ phe phái nào trong hoàng gia và giáo hội của Arap Saudi để làm, chỉ là phương cách khác nhau. Mỹ có thể ủng hộ phe Salman hơn các phe khác, có lẽ vì tư tưởng phá bỏ IS, nhánh Hồi giáo cực đoan thôi. Về lâu dài, Arap Saudi vẫn k phải là tin cậy, nhưng có thể Mỹ tự tin hơn vì phe Salman này sẽ dể bị kiểm soát hơn chăng?

Còn về người Kurd Iraq, chính quyền Iraq tấn công trực diện, đàn áp người Kurd thì k, nhưng họ thu hồi tất cả những vùng đất lợi thế và giàu có (như Kirkuk), bao vây bằng cách phong tỏa các biên giới (hiện chỉ có 1 cửa khẩu nối với Syria là Kurd còn giữ), như vậy thì vẫn khống chế được, Kurd tự trị cũng chả để làm gì.
Tương tự ở Syria, hiện quân chính phủ phong tỏa hết các con đường huyết mạch, thì Kurd dù có giữ các mỏ dầu cũng chả để làm gì, huống hồ mỏ dầu mỏ cũng đã mất gần hết,.
Nga lại còn bơm để cho Thổ tấn công Kurd ở Idib nữa. Hiện nay, Nga lại muốn Kurd Syria tham gia thành 1 bên trong hòa đàm, còn Thổ thì đang phản đối. Người Kurd Syria dường như có quan hệ tốt với cả Nga, còn Mỹ chỉ có quan hệ tốt với SDF, một cánh của người Kurd Syria thôi. Người Kurd Syria muốn tự trị, k muốn độc lập, đó cũng là điều Nga hướng đến, nhưng Thổ thì phản đối, còn Mỹ k thể hiện thế nào.
Như vậy có sự khác biệt Nga và Iran ở Syria, và chính quyền Syria dường như ngả theo Nga, khi tuyên bố có thể chấp nhận sự tự trị này sau khi diệt xong IS

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 7 2017, 10:17 PM

Nói thêm một chút về Ả rập Sa U đít. Hiện tại nước này gặp phải những khó khăn, khiến cái mô hình chính trị của nó phải chuyển đổi. Khó khăn thứ nhất là về dân số. Dân số nước này tăng nhanh (có tốc độ tăng gần nhất thế giới), khiến mô hình nhập người lao động nước ngoài sẽ dần được bãi bỏ, hiện tại nước này cũng bắt đầu Ả rập hoá những công việc kỹ thuật có thu nhập cao, thường được chiếm giữ bởi người châu Âu, từ đó mà mức độ làm chủ kỹ thuật của họ cao dần lên. Dân số tăng nhanh cũng khiến nguồn thu nhập dầu mỏ không đủ để làm một mô hình trợ cấp toàn xã hội vốn có từ trước đến nay. Nguồn dầu mỏ còn dùng được bao lâu, điều này cũng là điều bí ẩn, nhưng không có gì phải nghi ngờ là chúng không phải là vô tận. Từ đó mà bắt buộc phải cải cách. Lấy vấn đề thuộc loại nhỏ, việc không cho phụ nữ lái xe, đã khiến nẩy sinh ra một thị trường lái xe nam giới nước ngoài để lái xe thuê, nó cũng ngăn cản sự tiếp cận thị trường lao động của giới này. Như vậy hình thức xã hội hiện tại là phi kinh tế. Lúc ông còn giầu có vô tận, thì không sao. Nhưng bây giờ là một vấn đề.
Như tôi đã nói ở trên, do hệ thống chính trị nước này là Hoàng Gia liên minh với tăng lữ, cho nên tăng lữ là con dấu chứng chỉ chính danh cho Hoàng Gia. Kết quả, ông càng cực đoan thì càng dễ chính danh, vì đây là vấn đề tâm lý văn hoá. Còn tăng lữ, càng cực đoan nó lại càng ăn khách. Nhưng hiện nay, giới hạn của nó đã tới hạn. Có nghĩa là, hoặc nước này trở thành một dạng I ran thứ hai tức là tăng lữ lật đổ Hoàng gia, hoặc nó phải cải cách tôn giáo, tức là Hoàng Gia nắm đầu tăng lữ. Tôi nói là I ran thứ hai có lẽ không đúng lắm, ở điểm là hồi giáo ở I ran rất hiện đại, nó là một version hiện đại hoá kiểu hồi giáo, giống như « đa nguyên đa đảng » là hiện đại hoá kiểu phương Tây. Điều mà tăng lữ ở Ả rập Sa u đít không đạt được. Ở I ran, tăng lữ vừa là truyền thống vừa hiện đại. Còn ở Ả rập Sa u đít, tăng lữ là truyền thống, Hoàng Gia là hiện đại. I ran, trước cách mạng Hồi giáo năm 1979 cũng có dạng này, có điều Hoàng Gia I ran là do Mỹ -Anh dựng lên nên tìm cách đàn áp tăng lữ, dẫn đến hiện tượng « hai lần tay sai ». Ông đã tay sai vì do Mỹ-Anh dựng lên (một lần), rồi lại lấy hiện đại « âu hoá » đè nén tăng lữ lần nữa (hai lần). Ở Ả rập Sa U đít không có vấn đề đó, bởi nhà nước Ả rập Sa U đít là do Gia tộc Sa u đít dựng lên qua một phong trào thánh chiến qua liên minh với một dòng tăng lữ (gia tộc Wahab), vì thế hồi giáo ở đây được gọi là Wahabisme, và nhà nước Ả rập được gọi Ả rập Sa u đít. Rồi để thoát khỏi Anh, mà họ đi tìm liên minh với Mỹ từ sau đại chiến II.
Như vậy Hoàng Gia nước này có đủ tư cách, chính danh để cải cách tôn giáo. Với tôi thì quan hệ Nga-Ả rập Sa U đít không thể đi xa, vì liên minh với Mỹ bền chặt hơn. Quan hệ với Nga chỉ đi lên nếu Mỹ gây mâu thuẫn với Ả rập Sa U đít, và quả thật quan hệ ngoại giao của Mỹ là « đồng bóng », nhưng hiện tại với những gì tôi nói ở trên, quan hệ hai nước này vẫn còn đi được cùng đường với nhau. Có thể coi quan hệ Nga- Ả rập Sa U đít này như quan hệ Duterte (Phi líp pin) với Nga, có điều ông Duterte này có nhiều tiền trong túi hơn.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 7 2017, 10:53 PM

Việt Nam tổ chức APEC lại đúng lúc gặp nạn bão. Đúng là không may.Hi vọng rằng báo chí VN chính thống, sẽ đăng tải được một cách cân đối hai sự việc này, tránh để nghịch cảnh những câu chuyện « ông hoàng bà chúa » lá cải đỏng đảnh trong sự kiện APEC đối diện với hình ảnh lũ lụt, người dân chạy nạn giống như một thứ đối kháng nghịch mắt. Tổ chức APEC là cách thức quảng cáo tích cực cho thương hiệu VN, nhằm tới sự tiến bộ của đất nước. Mà sự tiến bộ lớn nhất, cuối cùng là đời sống người dân khá hơn,ấm no hơn, chứ chẳng có gì khác. Thế cho nên APEC chỉ là phương tiện, còn dân mới là mục đích cuối cùng. Có lá cải những chuyện ông hoàng bà chúa, thì cũng nên thận trọng.
Tổng thống Putine đã làm một việc rất là có ý nghĩa, đó là chủ động trợ giúp cho đồng bào bị bão lụt. Nếu nói về ứng sử, thì có lẽ đó là cử chỉ thân thiện, có ý nghĩa hơn nhiều điều khác. Vấn đề không phải chỉ là tiền, mà là cách hành động cư sử.
Việc VN tổ chức lễ kỷ niệm cách mạng tháng mười cũng nằm trong thái độ đó.
Tất nhiên người ta có thể phân tích chúng theo nhiều khía cạnh khác nhau. Nhưng với tôi thì đó là những hành động vừa đẹp vừa có ý nghĩa.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 8 2017, 09:04 PM

Bác Phó, tôi k nghĩ Nga sẽ về phe của Iran để chống lại Arap Saudi hay Israel. Bản thân Nga k muốn làm thế, mà hai nước kia cũng sẽ tìm cách để Nga không làm thế, còn phương Tây thì chưa rõ ràng, có lẽ nửa muốn thế nửa không. Báo Tây cho rằng Nga đang theo chiến lược quan hệ tốt với tất cả các phe ở Trung Đông, để có thể đóng vai trò trung gian trong tất cả mọi xung đột. Vì thế Syria đối với Nga quan trọng để Nga đặt căn cứ quân sự ở đó, nhưng sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria với Nga k phải quá bức thiết, thậm chí Nga còn cổ vũ để người Kurd Syria có vai trò chính trị lớn hơn, thậm chí ủng hộ tự trị, nhưng Iran thì phản đối chuyện đó. Nga cũng có thể thỏa hiệp với Thổ để cho phép thâm nhập Idib tiêu diệt SDF, nhánh vũ trang người Kurd thân Hoa kỳ.
Bản than Israel và Arap Saudi cũng xích lại với Nga gần hơn, rõ ràng 2 nước này cũng k muốn làm vũ khí chống Nga của Mỹ, để mang thiệt vào thân

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 9 2017, 05:48 AM

Sau 3 năm chịu trừng phạt, nền kinh tế Nga cũng thay đổi rõ

Năng lượng giảm còn 10% GDP Nga
Năng lượng giảm còn 17% ngân sách Nga
Xuất khẩu nông nghiệp vượt vũ khí
Lạm phát giảm xuống gần 4%
Tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 5%
Nền kinh tế ngày càng đa dạng, dù xuất khẩu vẫn chưa đa dạng, nhưng sản xuất nội địa (domestic production) đã đa dạng hóa mạnh mẽ
Sản xuất công nghiệp ổn đinh, riêng tháng 5 tăng đến 5.3%
Khủng hoảng nợ mà phương Tây dự đoán đã không xảy ra
Dự trữ quốc gia vẫn nguyên vẹn
Dân số tăng lên đến 146.8 triệu
Các chỉ số về nhân khẩu đều tăng mạnh
Sau khi bị sụt khoảng 2-3%, GDP đã tăng trở lại, dự kiến phục hồi lại mức tăng trưởng cũ trong năm 2017-2018
Một điểm tiêu cưc duy nhất: tiền lương và tiêu thụ k tăng, bán lẻ giảm 10%

WHAT DOES NOT KILL YOU WILL MAKE YOU STRONGER – THE RUSSIAN ECONOMY 2014 – 2016, THE YEARS OF SANCTIONS WARFARE
https://www.awaragroup.com/blog/russian-economy-2014-2016-the-years-of-sanctions-warfare/

Một tin nữa: bộ phận sản xuất máy bay của hãng Antonov trước sau khi thuyết phục Mỹ đầu tư tiền giúp mình k được, đã muốn quay lại hợp tác với Nga, tuy nhiên, Mỹ đang thông qua cựu tổng thống của georgia Sakhasvily để biểu tình đòi Ukraine phải "cải cách" với một số các yêu sách: thành lập "ủy ban chống tham nhũng", "cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Nga" laugh1.gif
Nếu vậy thì Mỹ đang muốn giết hoàn toàn ngành công nghiệp hàng không của Ukraine rồi. Ai cũng biết k có Nga thì Ukraine k sống được, ngăn k cho hợp tác Nga, hạn chế hợp tác TQ thì Ukraine nó sống bằng gì. Hiện Ukraine cũng đang chống lại áp lực "cải cách" của phương Tây thông qua IMF. Sai lầm lớn nhất của Ukraine là đi rước Sakasvily về,
để rồi bây giờ đuổi đi không nổi
hehe.gif


Cơ quan tình báo Mỹ trao giải thưởng cao nhất cho thuật toán nhận dạng khuôn mặt của người Nga. Link tin tiếng Anh và trang tin tiếng VN ở dưới. Hãng Ntechlab của Nga dành giải cao nhất ở 2 trên 3 hạng mục và đứng thứ 2 ở hạng mục cuối cùng
Ntechlab wins two categories at Face Recognition Prize Challenge
Ntechlab won in the “Identification Speed” and “Verification Accuracy” categories. The third category, “Identification accuracy”, was won by Chinese company Yitu, with Ntechlab’s algorithm coming in second.

http://www.biometricupdate.com/201711/ntechlab-wins-two-categories-at-face-recognition-prize-challenge


Tình báo Mỹ công nhận công nghệ của Nga về nhận diện gương mặt người là tốt nhất
Cơ quan Dự án nghiên cứu Tình báo tiên tiến (IARPA) đã công nhận NtechLab của Nga (nhà phát triển dịch vụ FindFace) là lĩnh vực công nghệ nhận diện khuôn mặt tốt nhất. Điều này được nêu trong thông cáo báo chí của công ty.
NtechLab đã giành 2 chiến thắng trong cuộc thi trong ba giải khả năng — "Tốc độ nhận dạng" và "Xác minh chính xác" — và nhận được giải thưởng tiền mặt là 25.000 USD. Trong hạng ba — "Tính chính xác nhận dạng" — người Nga chỉ đứng sau công ty Trung Quốc Yitu. Sự kiện này có tất cả các nhà phát triển hàng đầu của Nga và quốc tế tham dự.

"Thuật toán NtechLab luôn chứng minh tính hiệu quả của nó khi làm việc với các cơ sở dữ liệu hình ảnh phức tạp nhất. Nó thích nghi tối đa với điều kiện đường phố thực, điều đó đảm bảo nhu cầu sử dụng nó rất cao ", Artem Kukharenko, người sáng lập ra NtechLab nói.

"Chúng tôi rất vinh dự rằng, bất chấp mọi trừng phạt và căng thẳng trong quan hệ Nga-Mỹ, thuật toán của chúng tôi đã nhận được sự công nhận của các cấu trúc làm việc với cộng đồng tình báo của Hoa Kỳ và được biết đến với việc có thể đáp ứng nhu cầu về bất kỳ giải pháp công nghệ nào. Điều này chứng minh rằng các vấn đề bảo mật không có ranh giới và thuật toán của chúng tôi có thể giúp giải quyết vấn đề một cách đáng kể ", — ông nói thêm.

Giải Thưởng Face Recognition Prize Challenge được tổ chức bởi IARPA kết hợp với Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ. Các nhà tổ chức sự kiện đang tìm kiếm thuật toán nhận dạng khuôn mặt hiệu quả nhất và tăng độ chính xác bất kể chất lượng hình ảnh.


Nông nghiệp Nga bùng nổ - tóm lược. Té ra VN đã tăng mạnh nhập khẩu lúa mì từ Nga
'Chán' vũ khí, Nga 'đi buôn' lương thực
Chính sách cấm vận của phương Tây gián tiếp thúc đẩy ngành nông nghiệp Nga phát triển chưa từng thấy.
Theo Bộ Nông nghiệp Nga, xuất khẩu lương thực của nước này đã tăng gần một phần tư trong 10 tháng đầu năm so với cùng kỳ, qua đó đưa doanh thu từ ngành nông nghiệp vượt qua mảng buôn bán vũ khí quân sự, và chỉ xếp thứ hai sau dầu mỏ.

Trong đó, xuất khẩu lúa mỳ tăng gần 23% lên 10,6 triệu tấn, xuất khẩu ngũ cốc cũng tăng hơn 28% lên mức 16,9 triệu tấn.

“Năm nay, Nga sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường quốc tế. Chúng tôi hy vọng kim ngạch xuất khẩu lúa mỳ có thể đạt mức 32 triệu tấn trong năm nay”. Phó chủ tịch Liên minh ngũ cốc Nga ông Aleksandr Korbut phát biểu với thời báo Izvestia daily. Ông cũng cho biết, chất lượng lúa mỳ của Nga đã được cải thiện đáng kể nhờ khí hậu dần ấm lên ở đây.

Năm ngoái, Nga xuất khẩu 27,1 triệu tấn lúa mì, chỉ xếp sau nước dẫn đầu thế giới là Mỹ. 2016 là vụ mùa thành công nhất của ngành nông nghiệp Nga trong 40 năm qua.

Theo Bộ Nông nghiệp nước này, Nga đang chuẩn bị thu hoạch vụ mùa năm nay, với sản lượng khoảng 130 triệu tấn ngũ cốc, trong đó, gần một phần ba sẽ được bán ra nước ngoài.

Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Aleksandr Tkachev phát biểu hồi đầu năm nay, vụ mùa bội thu năm 2017 sẽ tăng sản lượng xuất khẩu và đưa quốc gia này lên vị trí dẫn đầu thế giới. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Nga hiện nay.
Hiện nay, Nga bán ngũ cốc cho hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm của Nga được biết đến ngay cả ở châu Phi hay Mỹ Latin. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam cũng đã nhập khẩu gần 60.000 tấn lúa mì, trị giá hơn 11 triệu USD từ Nga, tăng 20,7% so với cùng kì năm ngoái.

Các chuyên gia cho rằng trong trường hợp duy trì được tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu ngũ cốc của Nga sẽ tăng gấp đôi và đạt mức 200 triệu tấn lúa mì sau 10-15 năm. Tới năm 2020, nước Nga dự kiến hoàn toàn tự đảm bảo sản phẩm sữa, thịt và rau.

Khối lượng nhập khẩu thịt gia cầm ở Nga cũng đã giảm 3 lần, Nga không còn là nhà nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Ngành nông nghiệp phát triển mạnh giúp cho nước này hoàn toàn tự cấp các mặt hàng như dầu ăn, đường và khoai tây.
http://www.nhadautu.vn/chan-vu-khi-nga-di-buon-luong-thuc-d4222.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 9 2017, 05:54 PM

Co bai nay vui vui hehe.gif hehe.gif laugh1.gif laugh1.gif


theo bà Khánh, thời gian qua dư luận báo chí và cử tri rất băn khoăn còn một bộ không nhỏ cán bộ lãnh đạo, kể cả những người đứng đầu cấp uỷ đảng các địa phương đã có những biểu hiện là chỉ quan tâm đến phái nữ.

Bà Khánh nhấn mạnh: "Vì muốn có thêm vợ bé hay bồ nhí để quản lý khối tài sản khổng lồ do tham nhũng mà người ta quy hoạch, bổ nhiệm siêu tốc "hot girl" vào vị trí lãnh đạo như báo chí đã đưa tin.

Nghe đâu Hotgirl xứ Thanh đang đi New Zealand

Cũng liên quan đến vụ bổ nhiệm hotgirl xứ Thanh, ngày 25/5, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, ĐB Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội cũng đã nhắc đến trường hợp cô Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa).

“Như vụ cô Quỳnh Anh ở Thanh Hóa, gây lùm xùm như vậy nhưng bây giờ nghe đâu đi New Zealand. Đây là điều mà dư luận rất bức xúc”, ông Nhưỡng nhấn mạnh.


http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-co-hotgirl-thanh-hoa-bay-gio-o-dau-3346782/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 9 2017, 10:02 PM

Co bai nay viet ve viec Nga dung may nem bom chinh xac thay vi bom thong minh (chi co cac may bay chien luoc cua Nga nhu TU160,TU22M, TU95 moi dung bom thong minh), de giai quyet het so bom ton dong thoi Lien Xo mot cach kinh te, hieu qua.

Nguyên tắc vàng của Nga ở Syria: Một bom/một mục tiêu IS
Các quan chức Nga đã tuyên bố về tính hiệu quả trong hoạt động của Nga ở Syria, được hiện thực hóa bằng hoạt động không kích của VKS.

Nguyên tắc “Một quả bom-một mục tiêu” IS


Đại tướng Valery Gerasimov - Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng Vũ trang Nga tuyên bố hôm 7/11 rằng, hoạt động của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) ở Syria đã đạt được hiệu quả vô cùng lớn ở Syria, do tính năng hoàn hảo của các loại vũ khí của Không quân Nga.

Vị tướng Nga nhấn mạnh rằng, các quân nhân Nga trong quá trình tiến hành chiến dịch không kích các mục tiêu của Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tại Syria đã thử nghiệm hầu như tất cả các mẫu vũ khí hiện đại và đã thực hiện được nguyên tắc "một mục tiêu - một quả bom".

"Trong quá trình thực hiện chiến dịch, lực lượng VKS đã tiến hành kiểm nghiệm hầu hết các mẫu vũ khí mới và trang thiết bị quân sự hiện đại của nước nhà trong điều kiện thực tế chiến đấu và đạt được yêu cầu ‘một mục tiêu - một quả bom’" - ông Gerasimov nói tại cuộc họp ở Bộ Quốc phòng.

Theo lời ông, trong quá trình giáng đòn tấn công, lực lượng không quân chiến lược và tàu ngầm Nga đã thử nghiệm tên lửa hành trình từ các tàu ngầm (trên biển Địa Trung Hải và Caspian) và trên không (không phận Địa Trung Hải và Iran, Iraq).

Trong quá trình tiến hành các hoạt động này, Nga cũng đồng thời thử nghiệm những máy bay chiến đấu và trực thăng mới nhất; thử nghiệm các loại tên lửa hiện đại trên máy bay chiến đấu; thử nghiệm tổ hợp trinh sát và liên lạc, chỉ định mục tiêu; cùng với nhiều hệ thống và trang bị khác.

Vị tướng Nga nhấn mạnh rằng, việc sử dụng rộng rãi các phương tiện tình báo-tấn công, trên cơ sở các hệ thống trinh sát, chỉ huy và thông tin liên lạc đã cho phép thực hiện nguyên tắc “một mục tiêu - một quả bom” - đây là yêu cầu cao nhất trong các cuộc chiến tranh hiện đại, nhằm giảm thiểu thương vong trên chiến trường.

Ông lưu ý rằng hoạt động hỏa lực triệt hạ đối phương được tổ chức theo nguyên tắc phân vùng. Ở khu vực xa, trong bán kính 4.000 km, dùng tên lửa hành trình hải quân Kalibr và tên lửa hành trình X-101 (Kh-101), hay Kh-555 (X-555) phóng từ các máy bay ném bom chiến lược Tu-160M2 Blackjack và Tu-95MS Bear-H; cũng như sử dụng máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 Backfire-C bay từ Nga qua không phận Iran, Iraq sang Syria, ném bom trực tiếp vào các mục tiêu khủng bố.

Trong vùng mục tiêu có bán kính đến 500 km là khu vực hoạt động của máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 và chiến đấu cơ trên hạm Su-33, có trang bị hệ thống máy tính đặc biệt, giúp giáng đòn tấn công bằng các loại bom giá rẻ, không điều khiển, với độ chuẩn xác tương đương với các loại vũ khí có độ chính xác cao, đắt tiền của phương Tây.

Bộ Tổng tham mưu Nga cho biết, trong phạm vi tác chiến gần, không quân Nga tích cực sử dụng lối tấn công kết hợp từ ngoại biên trong thành phần gồm tổ hợp trinh sát, chỉ huy-liên lạc "Strelets" và các máy bay ném bom tiền tuyến Su-24M.

Trong các tiết lộ trên của vị tướng Nga, những loại vũ khí như tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom chiến lược như Kh-101, Kh-555 hay phóng từ tàu ngầm/tàu mặt nước như Kalibr đã được xếp vào dòng vũ khí thông minh, nên khả năng tấn công chính xác của chúng là điều không phải bàn cãi.

Tuy nhiên, điểm làm nên sự khác biệt cho các dòng vũ khí Nga-Mỹ là trên chiến trường Syria, các loại bom ngu của Nga đã được hóa phép thần kỳ để trở thành vũ khí tấn công chính xác, trong khi bản thân chúng vẫn không phải là bom thông minh như của Mỹ.

Trong cuộc chiến ở Syria, Nga đã thử nghiệm các loại hệ thống hỗ trợ tấn công như SVP-24, biến các loại bom không điều khiển thành vũ khí thông minh, có khả năng tấn công chính xác, giải quyết được bài toán xử lý khối lượng các bom, đạn “ngu” có từ thời Liên Xô.

Công nghệ chế tạo bom trước đây của Liên Xô là bom trọng lực, máy bay cắt bom bằng hệ thống ngắm mục tiêu cơ bản, khiến bom có thể đi lệch mục tiêu rất xa. Loại bom này có thể dùng cho chiến thuật ném bom rải thảm, nhưng không phù hợp với đòn tấn công chính xác.

Khác với Mỹ gắn thiết bị điều khiển trực tiếp lên quả bom (bom JDAM), các chuyên gia Nga đã có biện pháp giải quyết khối lượng lớn các loại “bom ngu” từ thời Liên Xô bằng cách lắp đặt hệ thống máy tính đặc biệt mang tên SVP-24 ở trong khoang các máy bay chiến đấu.

Hệ thống này hoạt động trên nguyên lý liên tục so sánh vị trí giữa máy bay với mục tiêu (thông qua hệ thống GLONASS), tính toán điều kiện môi trường ảnh hưởng tới quỹ đạo của bom như: Áp suất không khí, độ ẩm, sức gió, tốc độ bay, góc tấn công….

Sau đó hệ thống này đưa ra một bảng thông số cần thiết cho quả bom như tốc độ rơi, độ cao, quỹ đạo… và những tham số cần thiết cho máy bay để thả bom đúng thời điểm, độ cao và khoảng cách cần thiết, giúp bom tấn công đúng mục tiêu, với sai số chỉ từ 3-5 m.

Ngoài ra, để hỗ trợ tấn công chính xác hơn, máy bay được cài đặt SPV-24 cũng có thể tiếp nhận thông tin bổ trợ về mục tiêu từ các phương tiện trinh sát như máy bay cảnh báo sớm, trung tâm chỉ huy mặt đất và các máy bay khác trong phi đội.

Nhờ SPV-24 mà những máy bay “đồ cổ” của Nga như Su-24, Su-25 hay Su-33 vẫn có khả năng tấn công trúng mục tiêu ở độ cao trên 5000m, chỉ bằng các loại bom cũng già lão chẳng kém, với độ chính xác ngang với bom dẫn đường tiên tiến nhất trên các máy bay ném bom hiện đại của Mỹ-NATO.

Nhờ SPV-24, Nga đã giải đươc bài toán đau đầu về khối lượng lớn bom đạn không điều khiển dưới thời Liên Xô bằng một biện pháp cực kỳ kinh tế.

Rõ ràng là việc lắp đặt SPV-24 trên các máy bay rẻ hơn rất nhiều so với cách gắn các thiết bị trực tiếp lên bom như của Mỹ (mỗi bộ điều khiển cho một quả bom JDAM có giá 25.000 USD).

Ngoài ra, SPV-24 được lắp trên máy bay nên sử dụng được lâu dài, với tất cả các loại bom, không như phương pháp sử dụng một lần trên một quả bom riêng biệt của Mỹ.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nguyen-tac-vang-cua-nga-o-syria-mot-bommot-muc-tieu-is-3346659/
http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nguyen-tac-vang-cua-nga-o-syria-mot-bommot-muc-tieu-is-3346659/?paged=2



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 9 2017, 10:27 PM


Gaddafi bị giết 6 năm, dân Libya tiếc 'chế độ độc tài'
Uớc vọng "xoá độc tài - gieo dân chủ" cho Libya qua việc lật đổ Gaddafi chỉ là “giấc mơ hoang với nhiều cơn ác mộng" của Mỹ và phương Tây...
Libya vẫn vô định sau 6 năm Tổng thống Gaddafi bị giết

Vì bất bình với cách quản lý của Tổng thống Gaddafi và cũng không chấp nhận Libya đổi thay theo kế hoạch của Saif Al-Islam - người được cho là kế thừa quyền lực “nhà độc tài”- một số bộ tộc ở Libya đã nổi dậy chống chính quyền trung ương.

Cuộc nồi dậy nhanh chóng chuyển thành cuộc xung đột vũ trang và đến ngày 15/2/2011 thì biến thành cuộc nội chiến tại Libya.

Các bộ lạc hy vọng khi lật đổ được “chế độ độc tài" thì quyền lợi của họ sẽ bình đẳng trong một đất nước tự do.

Vốn coi Gaddafi như “lãnh chúa châu Phi” nên nội chiến nổ ra là cơ hội cho phương Tây “xoá độc tài - gieo dân chủ” cho Libya. Vì vậy, khi Gaddafi đàn áp nổi dậy, NATO đã nhanh chóng hành động, ngăn chặn phạm tội ác chiến tranh.

Thế là trước sức mạnh của cả hai lực lượng “nội công, ngoại kích”, chế độ Gaddafi nhanh chóng sụp đổ và chính thức khép lại một triều đại bằng cái chết của Gaddafi vào một buổi chiều buồn, cuối tháng 10/2011 tại thị trấn Sirte.

“Khi Gaddafi bị lật đổ đã có cảnh hân hoan tại Libya. Song sự mừng vui chỉ diễn ra chưa đầy một tháng, khi dư âm chiến thắng qua đi, cuộc sống thiếu thốn ập đến mà không biết dựa vào đâu, người Libya mới giật mình khi nghĩ về quá khứ”, theo BBC.

Đến nay đã 6 năm Tổng thống Gaddafi bị giết chết trong một cuộc nổi dậy đẫm máu và kinh hoàng, những người tham gia vào việc “xoá độc tài” vẫn chưa thể định hình được một chế độ chính trị - xã hội tại Libya.

Còn lực lượng “gieo dân chủ” cho Libya thì - theo nhận định của Tạp chí Mỹ Foreign Policy Journal - đã biến đất nước Libya thời hậu Gaddafi đã trở thành thiên đường cho những chiến binh Hồi giáo và là thị trường nô lệ của thế kỷ 21.

Đất nước Libya vẫn đang bị xâu xé bởi xung đột phe phái, xã hội bất ổn và đầy bạo lực, người dân không có việc làm, cuộc sống thiếu thốn và phải dời bỏ quê hương đi tìm miền đất hứa. Phải chăng đó là mục đích thực sự của việc lật đổ chế độ Gaddafi?

Sống trong quốc gia có chủ quyền mà người dân Libya như ở trên hoang đảo

Reuters ngày 26/10 đưa tin, nhiều người dân tại Thủ đô Tripoli của Libya phải khoan các vỉa hè để hy vọng có thể tiếp cận nguồn nước ngầm trong sự tuyệt vọng, sau khi các vòi nước gia đình và công cộng không có một giọt nước trong nhiều ngày.

Hệ thống cung cấp nước của Tripoli sau nhiều năm bỏ bê đã bị tắt nguồn nước để bảo dưỡng khẩn cấp hồi đầu tháng 10. Tuy nhiên, một nhóm vũ trang đã phá hoại hệ thống cấp nước khiến cho nỗi thống khổ của người dân Tripoli kéo dài thêm.

“Khủng hoảng nước sinh hoạt là biểu tượng rõ nhất cho sự thất bại của chính quyền một quốc gia vốn từng thuộc hàng giàu có ở Bắc Phi - Trung Đông, song đã kết thúc khi nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011”, Reuters bình luận.

Theo hãng tin Anh, đối với người dân Libya lúc này thì chiến tranh không là nghĩa lý gì so với mất điện và thiếu nước, mà nguyên nhân là do các nhóm vũ trang tranh giành sự kiểm soát nguồn dầu thô và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Tuần trước, hệ thống cung cấp nước từ sông Great Man Made của chế độ Gaddafi, một hệ thống đường ống bơm nước dưới sa mạc phía nam của Libya đến các khu vực ven biển như Tripoli xây dựng vào năm 1996, đã được tận dụng.

"Song sau đó một nhóm vũ trang đã tấn công dẫn đến việc đóng cửa ba nhà máy và 24 điểm cung cấp nước", ông Tawfiq Shwehaidi, Giám đốc Great Man Made River tại thành phố miền đông Benghazi cho biết.

"Có những lúc chúng tôi không có một giọt nước sinh hoạt trong hơn mười ngày trời, vậy mà chính phủ không làm được gì để có thể thay đổi tình hình", ông Nasser Said, một cư dân ở quận Ben Ashour của Tripoli, thể hiện sự thất vọng.

Theo ông Nasser Said, vì không thể chờ đợi gì ở chính phủ nên ông đã thuê máy phát điện để khoan một số điểm sâu tới 31 mét để hy vọng tìm ra mạch nước ngầm có thể đảm cuộc sống cho những căn hộ trong khu dân cư của ông.

"Không có nước sinh hoạt, không có điện thắp sáng, chúng tôi sống trong một đất nước nhưng chẳng khác gì sống trên một hoang đảo. Vì vậy phài tìm nguồn nước, điều mà chúng tôi đã không phải nghĩ tới từ hơn 20 năm trước", ông Said cho biết.

Phương Tây bất lực, còn người Libya ngày càng nuối tiếc “chế độ độc tài”

Chính phủ Đoàn kết Quốc gia Libya (GNA) - thực thể chính trị được các cường quốc phương Tây nặn ra trái nguyên lý - đã phải vật lộn để thể hiện quyền lực của mình kể từ khi trở về Thủ đô Tripoli vào tháng 3/2016, song đã hoàn toàn thất bại.

Về mặt pháp lý, GNA đã bị Toà án Tối cao Libya bác bỏ tính pháp lý, nghĩa là hiện nay GNA đang tồn tại bất hợp pháp tại Libya. Còn về mặt chức năng một nhà nước, GNA cũng không thể hiện được trong đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân.

Tại Thủ đô Tripoli, xung đột giữa các nhóm vũ trang được cho là đã giảm đi nhiều từ đầu năm tới nay khi một số nhóm vũ trang đã có sự liên kết với GNA, song chính phủ được LHQ hậu thuẫn này vẫn không thể làm được gì để cải thiện tình hình.

Các dịch vụ y tế công cộng đã trở thành thảm hoạ, lạm phát thì tăng vọt khiến cho cuộc sống người dân rơi vào khủng hoảng.

Đặc biệt, năm học mới không thể bắt đầu khi giáo viên bị nợ tiền lương nhiều tháng trời.

Ông Naji Assaed, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Nước của Libya, cho biết: "Libya không có ngân sách nhà kể từ năm 2011, ngoại trừ viện trợ khẩn cấp. Đó là sự thật khó khăn về tài chính của chính phủ Libya", Reuters tường thuật.

Theo ông Assaed, chi tiêu của chính phủ, tiền lương công chức trước đây dưới chế độ Gaddafi không bao giờ trở thành vấn đề đối với ngân sách nhà nước. Song điều đó chỉ còn là ký ức với người Libya.

Rõ ràng, cho đến lúc này - 6 năm đã trôi qua kể từ khi "gai Gaddafi" được nhổ bỏ - phương Tây cho thấy thực sự bất lực trước tình hình hỗn loạn và khó khăn tại Libya, còn người dân Libya thì ngày càng nuối tiếc "chế độ độc tài".

Như ông Karim Mohamed, một thợ may ở Libya từng cho biết: "Ở Libya trước đây, tất cả mọi người đều hạnh phúc. Ở Mỹ, có những người ngủ dưới gầm cầu, trong khi ở Libya không bao giờ có điều ấy".

Ông Mohamed khẳng định: "Ở Libya trước đây không có phân biệt đối xử, không có vấn đề gì cả. Công việc rất tốt và do đó có tiền. Cuộc sống của tôi tất cả là nhờ vào Gaddafi - Đấng Cứu thế của châu Phi"

Còn ông Eliyas Yahya, một Lãnh tụ Hồi giáo địa phương thì bức xúc tự vấn: "Vì điểm gì mà người ta giết Gaddafi? Người ta giết một người để giải quyết vấn đề và bây giờ thì vấn đề còn tồi tệ hơn. Tại sao giết Gaddafi?", BBC tường thuật.

Thực tế 6 năm qua cho thấy, trong cuộc sống tại Libya thời hậu Gaddafi, người dân quốc gia Bắc Phi này chỉ có ba lựa chọn để có thể đảm bảo cuộc sinh tồn trong bối cảnh cái nghèo luôn đeo đuổi và cái chết thì luôn rình rập.

Thứ nhất, những người có tư tưởng cực đoan thì chọn bạo lực làm lẽ sống và súng đạn làm phương tiện kiếm sống, từ đó họ trở thành những kẻ khủng bố đang hoành hành trên đất nước mình và cả ở các nơi khác trên thế giới.

Thứ hai, những người không chịu đựng nổi sự khắc nghiệt của cuộc sống tại Libya thì chọn rời bỏ quê hương đì tìm miền đất hứa ở phương trời xa với hy vọng mong manh cho sự đổi đời trong một hành trình gian nan và đầy nguy hiểm.

Thứ ba, những người không thể tự đổi thay thì đành chờ đợi một phép màu giúp họ đổi thay số phận và trong những cơn mơ não nề, họ hoài niệm về cái xã hội được “cai trị bởi chế độ độc tài Gaddafi”.

Như vậy, ước vọng "xoá độc tài - gieo dân chủ" cho Libya qua việc lật đổ chế độ Gaddafi chỉ là “giấc mơ hoang với nhiều cơn ác mộng" của Mỹ và phương Tây cũng như những lực lượng nổi dậy chống chính quyền Gaddafi được phương Tây bảo trợ.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/gaddafi-bi-giet-6-nam-dan-libya-tiec-che-do-doc-tai-3346792/
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/gaddafi-bi-giet-6-nam-dan-libya-tiec-che-do-doc-tai-3346792/?paged=2

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 11 2017, 06:13 AM

Tôi nghĩ, Arap Saudi đang chuyển sang một cách tiếp cận mới, một sự thay đổi chiến lược ở múc độ căn bản, về phát triển đất nước nói chung và đường lối đối ngoại.
Về nguyên tắc, trước đây, Arap Saudi phát triển dựa trên dầu mỏ, dựa trên thỏa hiệp với Mỹ về hệ thống petrodollar, và để tránh việc bị Mỹ khống chế hoàn toàn, họ dựa vào các lực lượng Hồi giáo cực đoan với các pha đánh bom khủng bố.

Bây giờ, họ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hướng đến đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, cởi mở hơn về văn hóa, và để tránh việc bị Mỹ khống chế hoàn toàn, họ chủ trương đa dạng hóa quan hệ, với cả Nga và TQ, tăng đầu tư vào Nga,tăng nhập khẩu lương thực lúa mì từ Nga, thậm chí đặt mua cả thiết bị quân sự, tức là sẵn sàng quan hệ ở cấp độ nền tảng nhất-cấp độ an ninh chiến lược, và có thể giảm thiểu việc dựa vào các lực lượng Hồi giáo cực đoan, nhưng k rõ có từ bỏ hoàn toàn k?

Nói chung sự thay đổi này có nhiều điểm hợp lý, ngoài những lý do về dân số mà bác Phó đã nêu, còn lý do nữa là về dầu mỏ bây giờ, Mỹ đã đẩy mạnh xuất khẩu, EU thì đẩy mạnh năng lượng tái tạo, dựa vào dầu mỏ k phải lâu dài. Với sự nổi lên của Iran, chính quyền Syria trụ vững và bị Nga-Syria-Iran-Hezbollah tiêu diệt, nhà nước IS hành hình tàn bạo và tiến hành khủng bố, thái độ dư luận với tư tưởng cực đoan trở nên rất xấu, dựa vào các nhóm cực đoan để bảo vệ mình cũng k bền, cho nên sự chuyển đổi này hợp lý, nhất là TQ đang lên, quan hệ Nga Mỹ xấu đi nặng, thì việc đi theo đường lối mới này khả thi và hiệu quả hơn, nhưng sẽ khiến phe đổi mới này mâu thuẫn nặng với tầng lớp cũ và tăng lữ, vì thế mới dẫn đến các cuộc thanh trừng tàn bạo hiện nay, và cũng chứng tỏ Arap Saudi k có cơ chế chính trị cho phép sự chuyển đổi êm đẹp giữa các thời kỳ

Các chú Nga nhân thể khoe hàng, tin tức do các bạn đưa lên:
Nga giới thiệu hệ thống vi xử lý mới trang bị cho thiết bị quang học và IoT
Hai công ty cổ phần Nga SC ELVIS-Neotec và JSC SPC ELVIS đã phát triển thành công bộ vi xử lý tích hợp đồ họa mới với tên gọi ELISE (ELVEES Image Semantic Engine)
ELISE được sản xuất trên tiến trình 28 nm và chứa khoảng 1.6 tỷ bóng bán dẫn ( transistors ) , bên trong là 2 nhân xử lý MIPS P5607 Apache chạy xung nhịp 1.2 Ghz , hỗ trợ là bộ ảo hóa cứng MIPS Virtuoso M5150 phục vụ chạy giả lập và ảo hóa trên nhiều nền tảng và tác vụ , bộ xử lý âm thanh MIPS InterAptiv
Ngoài ra nó tích hợp bộ xử lý hình ảnh đến từ Imagination ( hãng chuyên làm chip đồ họa cho Apple )

https://sdelanounas.ru/blogs/100168/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 14 2017, 10:58 PM

BBC noi ve cau ket giua My va IS tai Raqqas
The BBC has uncovered details of a secret deal that let hundreds of IS fighters and their families escape from Raqqa, under the gaze of the US and British-led coalition and Kurdish-led forces who control the city.

A convoy included some of IS’s most notorious members and – despite reassurances – dozens of foreign fighters. Some of those have spread out across Syria, even making it as far as Turkey.

http://www.bbc.co.uk/news/resources/idt-sh/raqqas_dirty_secret

Co cai bai nay buon cuoi vi cai tieu de, bao chi toan viet kieu nay de kich thich nguoi doc

Nga đánh bật Mỹ khỏi ngôi vị siêu cường nông nghiệp
Mỹ bị đẩy khỏi vị trí siêu cường ngũ cốc khi sản lượng lúa mỳ của Nga mùa vừa qua vượt mặt và kéo giá xuống thấp.

Nga khốn khổ vì mùa bội thu, vượt Mỹ về lúa mì
Nga bán lúa chống khủng hoảng dầu mỏ?
RT hôm 13/11 dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Aleksandr Tkachev cho biết, sản lượng khổng lồ từ vụ mùa lúa mỳ bội thu ở Nga vừa qua đã kéo giá ngũ cốc trên một số thị trường lớn xuống mức thấp kỷ lục.

Ngành xuất khẩu nông sản ở Nga đang có dấu hiệu bùng nổ nhờ đồng nội tệ yếu và đầu tư lớn.

"Chúng tôi đang đẩy lùi vị trí của Mỹ trên một số thị trường và hài lòng với kết quả này" - Bộ trưởng Tkachev nói.

Theo Tổng giám đốc Viện nghiên cứu thị trường nông nghiệp Dmitry Rylko, giá ngũ cốc thấp hơn và vị trí địa lý gần hơn cho phép Nga có lợi thế về cạnh tranh so với đối thủ được coi là siêu cường nông nghiệp - Mỹ.

"Đồng rúp tương đối yếu lại tương đối tốt cho thị trường lúa mì Nga. Chúng ta thấy tăng trưởng từ dần dần sang nhanh chóng đối với các mặt hàng xuất khẩu" - vị chuyên gia nói.

Tờ báo Mỹ The Wall Street Journal ước tính, nông dân Nga có hy vọng sẽ thu được lượng lúa mỳ lớn nhất trong suốt hơn 1 thế kỷ qua. Con số có thể đạt ít nhất là 83 triệu tấn lúa mỳ.

Tuy nhiên, con số mà Chính phủ Nga công bố hồi đầu năm nay lại ấn tượng hơn nhiều.

"Bây giờ, nhiệm vụ của chúng tôi là đưa ra mức giá ngũ cốc trở nên hợp lý trong nước. Vụ mùa ngũ cốc năm nay đạt sản lượng ít nhất là 130 triệu tấn. Có thể còn đạt tới 200 triệu tấn. Điều quan trọng chỉ là tìm thị trường bán hàng mới " - Bộ trưởng Tkachev nói.

Bộ Nông nghiệp Nga thống kê, xuất khẩu lúa mỳ của Nga đã tăng gần 1/4 trong 10 tháng đầu năm 2017.

Xuất khẩu lúa mì tăng 23% lên 10,6 triệu tấn trong khi doanh số bán hạt của Nga tăng 28,4% đạt 16,9 triệu tấn.

Nga hiện kiếm được nhiều tiền từ xuất khẩu nông nghiệp còn hơn cả bán vũ khí.

Viện nghiên cứu hạt ProZerno, có trụ sở tại Moscow ước tính tổng lượng thu hoạch lúa mỳ trong cả năm là hơn 130 triệu tấn. Con số này vượt 2,6% so với kỷ lục trước đó vào năm 1978 trước Chiến tranh Liên Xô- Afghanistan.

Nga dự tính con số xuất khẩu lên tới 45 triệu tấn trong số 130 triệu tấn lúa mỳ trong năm.

Trong khi đó, ngành nông nghiệp Mỹ đã phải đối mặt với thời tiết xấu trong mùa này, khiến sản lượng lúa mì được gieo vào năm 2017 thấp đi nhiều. Sản lượng lúa mỳ của Mỹ dự kiến ​​sẽ giảm khoảng 1/4 so với vụ trước.

Những điều kiện bất lợi cùng với sự hồi phục của lúa mỳ Nga đã đẩy giá lúa mỳ tại Hội đồng Thương mại Chicago giảm xuống 25%, còn 4,19 USD/bushel (khoảng 27 kg) so với tháng 7, khi Nga bắt đầu thu hoạch kỳ lúa mỳ kỷ lục.

Tổ chức Thương mại lúa mì Mỹ đã tuyên bố ngừng hoạt động tại Ai Cập - nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới.

Người phát ngôn của Tổ chức thương mại này - Steve Mercer nói với The Wall Street Journal: "Chúng tôi không thể cạnh tranh về giá lúa mì ở các thị trường này so với Nga".

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lúa mì của Mỹ sẽ chỉ chiếm 15% lượng xuất khẩu toàn cầu vào năm 2017, giảm so với 1/4 thập kỉ trước. Sự sụt giảm cũng là do ngũ cốc được trồng nhiều thêm ở Châu Âu và Ấn Độ. Cơ quan này cho biết, giá trị mặt hàng nông sản năm nay của Mỹ sẽ chỉ bằng 1 nửa so với của Nga.

Dẫu có sự khác biệt lớn, các cơ quan chức năng Nga nhận định rằng, sẽ không có bên nào bị đẩy ra khỏi thị trường bởi ngoài lúa mỳ, ngô và đậu nành của Mỹ có lợi thế rất lớn. Canh tác về ngô và đậu nành của Mỹ sẽ bù đắp lại sản lượng thiếu hụt và giá trị xuất khẩu của lúa mỳ.

Trong năm nông nghiệp 2016-2017, kết thúc vào ngày 30/6, Nga đã xuất khẩu kỷ lục cao 35,5 triệu tấn ngũ cốc, chủ yếu là lúa mì (27,1 triệu tấn).

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mùa trước, Mỹ đã xuất khẩu 28,1 triệu tấn lúa mỳ. Vì vậy, Nga đã mất vị trí dẫn đầu toàn cầu về lúa mỳ cho Mỹ, nhưng vẫn nằm trong số 3 nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Trong năm nông nghiệp 2015-2016, Nga đã xuất khẩu 24,6 triệu tấn lúa mỳ, trở thành nước dẫn đầu thế giới.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Nga đã không đáp ứng được kỳ vọng của mình đối với tình trạng này trong giai đoạn 2016-2017. Năm nay, quyết tâm của Bộ này ngày càng cao hơn.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-danh-bat-my-khoi-ngoi-vi-sieu-cuong-nong-nghiep-3347065/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 16 2017, 11:11 PM

@ltbk,
Người đẹp xứ Thanh cho thấy chống tham nhũng, hay chính xác hơn cơ chế kiểm soát quyền lực ở VN chưa ổn.
Từ trước đây cả 5,6 năm, trong langven, tôi đã nhận xét là chính phủ vN cứng quá, phải có cơ chế để có loại bỏ thủ tướng, bãi nhiệm thủ tướng, trong khi tổng bí thư, tức là chức vụ cao nhất đã từng có việc bãi nhiệm với ông Lê Khả Phiêu. Ngược lại thủ tướng, bộ trưởng, các nhân vật đứng đầu địa phương thì không có cơ chế nào khả dĩ cả, trong khi họ mới là người có quyền thực tế liên quan tới cơm gạo của người dân, của đất nước. Kết quả đảng chỉ có tác dụng đặt người ta lên ghế ngồi, rồi trong vòng hai nhiệm kỳ được quy định, họ như vua con, muốn làm gì thì làm. Từ đó hình thành nên hình thức « trên có chính sách, dưới có đối sách », hay hình thái « vua Lê chúa Trịnh » mà tôi đã từng nói tới. Cách ứng xử hách dịch cửa quyền cũng từ đó mà ra, hay hình thức « cường hào mới » ở nông thôn cũng từ đó mà ra.
Cho đến bây giờ, với hoạt động của uỷ ban kiểm tra trung ương, đã bắt đầu hình thành quy chế bãi nhiệm, việc gần đây nhất là bãi nhiệm bí thư thành uỷ Đà Nẵng, nhưng ở đây vẫn còn cập kênh, tức là ông ta không còn là người đứng đầu đảng bộ địa phương, nhưng chức vụ trong nhà nước (chủ tịch uỷ ban nhân dân Đà nẵng) thì vẫn chưa giải quyết được. Như vậy thì không ổn. Phải có cơ chế, là khi đã bị Đảng bãi nhiệm, thì chức vụ trong nhà nước phải mất. Ngược lại đã có chức vụ trong Đảng, thì phải có bầu cử của dân để đặt vào vị trí nhà nước.
Ở VN hiện nay, do Tổng bí thư và chủ tịch nước không phải là một, từ đó tạo ra hiện tượng, nhà nước cản trở hoạt động chỉ đạo của Đảng. Vì theo quy trình, phải có quyết định của nhà nước thì chức vụ trong nhà nước mới mất được.
Do các chức vụ nhà nước không có sự kiểm soát hiệu quả, có cơ chế có thể truất quyền, mà người đương chức lợi dụng vị trí của mình để gây khó khăn, rồi từ đó mặc cả để trục lợi. Cũng chính vì thế mà lệnh đảng đưa xuống, đều bị ngăn cản, méo mó, biến dạng khiến không còn hiệu quả, vì qua mỗi cửa nó lại được bóp méo đi một tí theo quyền lợi của chức vụ nơi đó.
Cách giải quyết không phải là giảm các cửa tuyệt đối (chính sách một cửa), vì trong trường hợp đó, nó sẽ tăng tính độc tài của những chức vụ còn được giữ lại. Cách giải quyết là các luật định rõ ràng, nhất là trong trường hợp con người không còn tính liêm sỉ. Thế là thế nào. Lấy ví dụ ông bí thư thành uỷ Đà nẵng chẳng hạn, khi bị mât chức bí thư, thì có thể từ chức rồi thành dân mà sinh sống. Nhưng khốn khổ là lại không làm thế, mà cứ bám lấy nhà nước. cũng có thể vì buông nhà nước ra, thì ông ta cũng chẳng làm được gì. Tôi không rõ.
Hiện tượng Đảng kênh với nhà nước, cũng là một nguyên nhân khiến Liên Xô tan ra ngày xưa. Lấy ví dụ Elsine. Ông này đã tìm được kẽ hở giữa Đảng cộng sản Liên Xô và chính quyền của cộng hoà Nga, để từ đó mà khoét vào yếu điểm đó dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Tại sao lại thế. Bởi vì nước cộng hoà Nga (là một trong 15 nước cộng hoà tạo thành Liên Xô) không có đảng cộng sản riêng. Đảng cộng sô mặc nhiên được coi như đảng cộng sản Nga. Nhưng giữa tổng bí thư liên bang không có dây điều khiển trực tiếp xuống người đứng đầu cộng hoà Nga (bây giờ gọi là Liên bang Nga). Kết quả chính quyền công hoà Nga được Elsine và đồng loã sử dụng để xoá bỏ Liên Xô, vì lợi ích riêng của họ bất chấp lợi ích người dân Nga và nhân dân các nước cộng hoà khác.
Ở VN hiện này, hình thái nhà nước không hoàn toàn giống Liên Xô lúc đó, nhưng sự cập kênh, không có sợi dây truyền lực rõ ràng giữ chức vụ nhà nước và chức vụ đảng là điều phải khắc phục để có được chế độ giám sát kiểm tra loại bỏ các nhân sự nhà nước một cách hiệu quả.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 17 2017, 06:37 PM

Trước đây tôi cũng từng nói rằng, phải làm sao cho trung ương đảng hoạt động như vai trò của thượng nghị viện, cũng chính là để nhằm vào việc kết nối giữa quyền lực của Đảng và nhà nước. Tất nhiên trung ương Đảng ở VN không chỉ đảm nhiệm vai trò của thượng viện như trong một thể chế đại nghị tư sản, vì trung ương đảng quản lý cả nhân sự của Đảng, mà nhân sự này trùng với nhân sự nhà nước. Nhưng ở đây vụ việc ở Đà Nẵng đã hở ra là người ta đã mất chức đứng đầu đảng uỷ địa phương, nhưng không có cơ chế loại bỏ vị trí đứng đầu hội đồng nhân dân Đà Nẵng. Về nguyên tắc thì đã có, vì theo hiến pháp, thì đảng là lực lượng tiên phong lãnh đạo nhà nước, ở cái hở ở đây là không có cơ chế để đưa cái nguyên tắc ấy vào thành quy luật ứng sử. Giống như luật đã ra mà không có nghị định áp dụng.
Ở TQ, để giải quyết cái vấn đề này, tổng bí thư đồng thời là chủ tịch nước. Như vậy khi tổng bí thư và đảng đã loại bỏ một người ra khỏi bộ máy đảng, thì ông ấy cũng có chức vụ để loại bỏ bên hành chính. Điều mà ở VN, vai trò tổng bí thư không làm được, chỉ có thể tác động thông qua các vị trí khác, như chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ.
Tất nhiên, tôi nói tổng bí thư, chủ tịch nước không phải dưới danh nghĩa quyền lực cá nhân. Một ông tổng bí thư, một ông chủ tịch nước không phải thích làm gì thì làm mà có bộ sậu đi theo. Vấn đề ở đây là bộ máy hành chính và đảng không có cơ chế kết nối với nhau (thực ra là nó kết nối lỏng lẻo, thông qua bộ chính trị, nhưng giữa Trung ương Đảng và quốc hội không có dây truyền lực, ngoài việc một đại biểu quốc hội, phần lớn là đảng viên).
Như vậy ở VN, thể chế đã khiến cho xã hội « dân chủ » hơn TQ, nhưng nó là một thứ dân chủ linh tinh beng, vô chính phủ,khiến kỷ cương nhà nước khó xác lập. Có lẽ vì thế mà cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở VN cứ như đứa trẻ mới biết đi, chập chà chập chững. Ưu điểm của nó là khó « giết nhầm người »,vì tội phạm có nhiều cửa để lẩn trốn, nhưng nhược điểm của nó là không hiệu quả, dễ làm người dân mất lòng tin.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 17 2017, 10:23 PM

Chau Au ky ket hiep dinh quan su, huong toi thanh lap khoi quan su rieng, thuc chat la de chong Nga, va cung la de doc lap hon voi My. Da tu lau, EU muon lap quan doi rieng, nhung bay gio moi la thoi co, vi:

- Anh roi khoi EU, khong bi vuong ky da can mui

- My doi EU chi nhieu hon cho quoc phong (nhung la cho hoat dong NATO, nhung k the noi ra), EU lay co do tang ngan sach quoc phong, nhung la de cho minh cho khoi quan su cua minh

- My lay co Nga nguy hiem, dua quan den EU de chong Nga, EU lay luon co do de thanh lap quan doi rieng

Lieu viec nay co the khien My mem deo hon voi Nga k?

Khung hoang chinh tri Liban, Phap nhung tay


Khủng hoảng Li-băng: Pháp thách thức Mỹ tại Trung Đông?
Dường như Pháp chỉ đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng, còn hóa giải được hay không sẽ được quyết định bởi Mỹ...


Pháp cố gắng tìm giải pháp hóa giải khủng hoảng Li-băng


Theo Reuters ngày 16/11, Tổng thống Li-băng Michel Aoun cho biết ông hy vọng cuộc khủng hoảng xoay quanh việc từ chức của Thủ tướng Saad al-Hariri sẽ chấm dứt sau khi vị Thủ tướng tướng trẻ tuổi rời Ả-rập Saudi đển Pháp vào cuối tuần này.

Nguồn tin từ Điện Elysee cho hay, sau khi gặp Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đến thăm Ả-rập Saudi, ông Hariri đã nhận lời mời thăm Pháp vào ngày 18/11 và sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Theo giới chức Pháp, không biết ông Hariri sẽ ở lại Pháp bao lâu trước khi trở về Beirut, nhưng Paris hy vọng chuyến đi của ông tới đất nước hình lục lăng sẽ giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng, bởi nó chứng tỏ ông Hariri không bị bắt tại Ả-rập Saudi.

"Nếu xuất hiện tại Pháp, ông Hariri cho thấy mình hoàn toàn tự do. Sẽ có các tham vấn tại Paris giúp ông Hariri tạo dựng vị thế quốc tế, trước khi trở về Beirut để đàm phán cho thế cờ chính trị mới tại Li-băng", một nhà ngoại giao Pháp cho biết.

Nhà ngoại giao Pháp nhấn mạnh : "Chúng tôi không tìm sự thỏa hiệp hoặc đối thoại với các bên, nhưng cố tạo điều kiện hạn chế leo thang căng thẳng trong khu vực. Chúng tôi quyết không cho cuộc khủng hoảng vượt ngoài tầm kiểm soát ".

Xin nhắc lại là, sau khi có chuyến bay không báo trước tới Ả-rập Saudi ngày 3/11, thì 24 tiếng sau Thủ tướng Li-băng Saad al-Hariri đã bất ngờ thông báo từ chức, với lý do tính mạng bị đe doạ, mà Hezbollah bị cho là "nghi phạm ám sát chính trị".

Tuy nhiên, Tổng thống Michel Aoun đã từ chối việc từ chức của Thủ tướng Hariri, trừ phi ông ta trở về Li-băng. Thậm chí Tổng thống Li-băng còn cáo buộc chính quyền Riyadh đang giữ ông Hariri làm con tin.

Nền chính trị của Li-băng dựa trên sự "cân bằng nhạy cảm" giữa các phe phái tham gia cuộc nội chiến giai đoạn 1975-1990, gồm lực lượng Hồi giáo Sunni, Shiite, Thiên chúa giáo và người Druze, đứng sau là các quốc gia kình chống nhau trong khu vực.

Thủ tướng Hariri, một người Hồi giáo Sunni, là đồng minh lâu dài của Ả-rập Saudi, Tổng thống Michel Aoun, một tín đồ Thiên chúa giáo nhưng lại là đồng minh chính trị của Hezbollah, tổ chức vũ trang Hồi giáo dòng Shiite, được Iran hỗ trợ.

Chính phủ của Thủ tướng Hariri là một chính phủ liên minh chia sẻ quyền lực được thành lập vào năm 2016, trong đó có sự tham gia của lược lượng Hezbollah, dù tổ chức này bị buộc phải giải thể theo Nghị quyết 1559 của LHQ vào năm 2004.

Chính vì vậy, khi Thủ tướng Hariri tuyên bố từ chức một cách bất ngờ và bất thường thì ngay lập tức đẩy Li-băng vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng và đến giờ này chính phủ Li-băng đang hoạt động mà vắng quyền lực của Thủ tướng.

Không những vậy, cuộc khủng hoảng chính trị tại Li-băng còn khơi mào cho một cuộc xung đột tại Trung Đông, giữa Ả-rập Saudi và các đồng minh của mình chống lại khối quân sự do Iran đứng đầu.

Khi cuộc khủng hoảng bị đẩy lên đỉnh điểm thì Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã thực hiện chuyến công du tới vùng đất nóng, với sứ mệnh là tìm cách tháo ngòi nổ cho thùng thuốc súng Trung Đông, qua việc bình thường hóa tình hình Li-băng.

Ông Le Drian đã gặp người đồng cấp Ả-rập Saudi là Ngoại trưởng Adel al-Jubeir cũng như Thủ tướng Li-băng Saad Hariri đang ở Riyadh và chuyển lời của Tổng thống Macron mời ông Hariri thăm Pháp.

Khi Thủ tướng Hariri nhận lời tới Paris, Tổng thống Michel Aoun nhận định rằng cuộc khủng hoảng chính trị tại Li-băng đã kết thúc và cho rằng chuyến thăm Pháp của ông Hariri là cơ hội tìm ra một giải pháp toàn diện cho cuộc khủng hoảng.

Như vậy, dường như chuyến thăm đột phá khủng hoảng Trung Đông của Ngoại trưởng Pháp bước đầu đã mang lại kết quả và thùng thuốc súng Trung Đông có thể sẽ được tháo ngòi nổ, hoặc ít nhất là chưa kích nổ trong thời điểm hiện nay.

Paris có đủ khả năng thách thức Washington tại Trung Đông?

Theo Reuters, sau khi gặp Ngoại trưởng Pháp Le Drian, Ngoại trưởng Ả-rập Saudi Adel al-Jubeir mô tả Hezbollah là cánh tay nối dài của Lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran và cho rằng tổ chức vũ trang này phải giải giáp thì Li-băng mới có thể ổn định.

Ông Jubeir cho biết, Ả-rập Saudi đang thảo luận với các đồng minh của mình về việc có thể sử dụng các đòn bẩy để chống lại Hezbollah. "Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định vào thời điểm thích hợp", Reuters tường thuật.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Ả-rập Saudi cũng cảnh báo về những hành động của Riyadh đối với Li-băng, trong đó có trừng phạt và đe doạ sinh kế của công nhân Li-băng đang làm việc ở vùng Vịnh, trừ khi vấn đề Hezbollah được giải quyết.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Li-băng Gebran Bassil cũng đã có các chuyến ngoại giao con thoi tới các cường quốc châu Âu nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ để thoát khủng hoảng. Ngày 16/11, ông Bassil đã tới Nga, sau khi viếng thăm Đức và Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều đó cho thấy, hình như cả hai phe trong cuộc khủng hoảng Li-băng vẫn chưa đề cao hành động của Pháp. Nước đi của Paris chưa đủ công lực hay còn điều gì khiến cho những chuyển động lệch pha với Paris vẫn tồn tại, dù ngòi nổ có thể được tháo?

Giới phân tích cho rằng, vấn đề nằm ở vai trò và vị thế của Mỹ tại Trung Đông nói chung và trong cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng nói riêng, mà cụ thể là Paris chưa đủ khả năng thách thức tầm ảnh hưởng của Washington tại vùng đất nóng.

Có thể thấy rằng, từ khi nắm quyền, Tổng thống Macron đã rất cố gắng làm thay đổi hình ảnh của nước Pháp, với vị thế cường quốc hạt nhân duy nhất của EU thời hậu Brexit, song mọi việc dường như vẫn quá tầm với Pháp.

Còn nhớ, ngày 27/7 vừa qua, Pháp đã tổ chức cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Libya Fayez al-Sarraj và Tư lệnh Quân đội Quốc gia Libya Khalifa Haftar, mà kết quả là hai bên đã đồng ý đình chiến và tổ chức các cuộc bầu cử cho Libya.

Động thái đó được nhận diện là chính quyền mới của Pháp đã chính thức bước vào bàn cờ chính trị Libya. Thậm chí với kết quả đạt được, Pháp còn được xem là đã qua mặt Nga, thực thể được xem là trung tâm hoà giải duy nhất cho Libya.

Vậy nhưng, ngày 11/9, Đại sứ LHQ tại Libya Ghassan Salamé đã cảnh báo rằng các sáng kiến của châu Âu về hoà bình cho Libya có nguy cơ đổ bể, mà nguyên nhân là do ảnh hưởng của Mỹ.

Dù Mỹ đã rút khỏi cuộc khủng hoảng Libya, song thực ra đó chỉ là Washington né tránh việc phải gánh trách nhiệm đối với việc phá nát Libya, chứ người Mỹ không dễ từ bỏ lợi ích của mình trong bất cứ ván cờ nào.

Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar, mà Mỹ bị cho là đóng vai đạo diễn. Cho đến lúc này cuộc xung đột giữa "những người anh em" vẫn chưa thể kết thúc, còn lợi ích Mỹ thì liên tục gia tăng theo độ nóng của cuộc khủng hoảng.

Vì vậy, cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng, mà Mỹ bị cho là tác giả kịch bản, sẽ chưa thể kết thúc nếu lợi ích Mỹ chưa được nhìn thấy hay cơ chế khai lợi ích Mỹ chưa được xác lập và bảo đảm vận hành.

Có thể thấy rằng, Pháp và các thực thể khác chưa đủ khả năng thách thức Mỹ tại vùng đất nóng, do vậy Paris chỉ đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng, còn hoà giải được hay không thì sẽ do lợi ích Mỹ quyết định.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/khung-hoang-li-bang-phap-thach-thuc-my-tai-trung-dong-3347309/
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/khung-hoang-li-bang-phap-thach-thuc-my-tai-trung-dong-3347309/?paged=2


Bai nay noi ve cong nghe kha dung[, phan tich dung ve phong "nong" va "nguoi". Cung bo sung them la phong "nguoi" kieu Nga tuy co nhieu uu diem, nhung neu chang may truc trac, viec dong co dot khong dung luc khi ten lua da phong len, co the khien ten lua bi no, gay tai nan. Mai den sau nay, khi Nga khac phuc duoc su co, do tin cay tang len + co che ngat tu dong neu dong co dot khong dung luc, nghia la chi khien ten lua roi xuong chu khong no, thi cong nghe phong "nguoi" moi pho bien

Mỹ học Nga cách phóng nguội trên tên lửa phòng không
Với ưu điểm của kỹ thuật phóng lạnh trên S-300/400 của Nga, Mỹ đang tìm cách phát triển hệ thống phòng không mới với kiểu phóng tương tự Nga.

Phóng nóng là kỹ thuật mà liều phóng có sẵn trong tên lửa, động cơ tên lửa được phát động ngay bên trong ống phóng. Khi các tên lửa phóng đi thì đều được hướng theo một góc nghiêng xác định.

Trong khi đó, phóng nguội là kỹ thuật dùng khí nén đẩy tên lửa đến một độ cao nhất định, sau đó động cơ chính của tên lửa mới hoạt động. Đối với kỹ thuật phóng nguội thì tên lửa được đặt theo chiều thẳng đứng.

Nhờ sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới hoạt động, cũng như việc tên lửa luôn được phóng thẳng đứng đã mang lại cho kỹ thuật phóng nguội nhiều ưu điểm vượt trội so với kỹ thuật phóng nóng.

Ưu điểm đầu tiên là vật liệu chế tạo ống phóng rẻ hơn do không cần chịu được nhiệt độ quá cao của động cơ tên lửa như ống phóng kiểu nóng (tên lửa kích hoạt trong ống phóng). Tên lửa được phóng lên dễ dàng và điều khiển hướng bay khá linh hoạt.

Nhờ thuật phóng nguội mà tên lửa sẽ ra khỏi ống phóng theo chiều thẳng đứng, việc này có những ưu điểm như: Tên lửa phóng theo phương chéo và đốt cháy nhiên liệu ngay trong ống sẽ gây một phản lực đẩy ngược lại bệ phóng, do đó cần một bệ phóng thật chắc chắn.

Tuy nhiên yêu cầu trong chiến đấu hiện nay là gọn nhẹ và cơ động trong khi đó bệ phóng quá cồng kềnh, di chuyển kém thì sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các giàn phóng.

Phương án phóng thẳng đứng sẽ giải quyết được vấn đề này, lực đẩy vuông góc với mặt đất, bệ phóng vì thế có thể cơ động. Người ta dễ dàng nhận thấy Patriot và THAAD của Mỹ phải chống cả xe lên để cố định bệ phóng, trong khi S-300/400 của Nga chỉ cần cố định bằng càng thả vuông góc với mặt đất.

S-300/400 hay các tên lửa liên lục địa là loại có khối lượng lớn. Muốn phóng được một vật thể có trọng lượng lớn sẽ cần có lực đẩy mạnh để tạo gia tốc cao. Nếu phóng theo phương chéo, yêu cầu về gia tốc, tức lực đẩy là rất cao, sẽ cần một lực đẩy lớn gấp nhiều lần so với phóng theo phương thẳng đứng, tức sẽ cần nhiều nhiên liệu hơn, nhiệt lượng đốt lớn hơn...

Ngoài ra phóng theo phương chéo thì cũng có tác động đến trọng tâm bệ phóng, dễ gây mất ổn định, việc này làm cho hệ thống trở nên cồng kềnh khi xoay trở. Phóng theo phương chéo nghĩa là phải quay đầu tên lửa về hướng mục tiêu. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, nếu muốn chuyển hướng thì tương đối khó khăn.

òn nếu phóng thẳng đứng, khi bay lên nó có thể chuyển hướng tới bất kỳ đâu vì góc quay của tên lửa là 360 độ. Do vậy, sau khi nhận ra những ưu điểm vượt trội của thuật phóng nguội, hiện Mỹ và các nước phương Tây cũng đang nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật này cho các hệ thống tương lai của mình.



http://baodatviet.vn/anh-nong/my-hoc-nga-cach-phong-nguoi-tren-ten-lua-phong-khong-3347295/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 20 2017, 06:33 PM

Việc thủ tướng Li băng như là bị giam lỏng ở A rập Sa u đít đã làm lộ rõ nước đứng sau các rối loạn ở Li băng từ những năm 70,80 của thế kỷ trước. Đặc biệt là cuộc nội chiến 11 năm 1975-1990. Đó là Ả rập Sa u đít.
Ở Li băng, Pháp vẫn có ảnh hưởng truyền thống, vì nước này là do Pháp tạo ra. Trước đó, cho đến tận năm 1922, Li băng chỉ là một bộ phận của tỉnh Damas, bao gồm Syrie hiện tại trong lòng đế quốc Thổ. Còn lý do để Pháp làm thế, vì ở Li băng có một cộng đồng thiên chúa giáo các kiểu khác nhau. Li băng được thành lập nên với một số dân theo đạo Thiên chúa xấp xỉ 30% tổng dân số. Chính vì thế, mà có sự phân chia quyền lực trong nhà nước với tổng thống phải là người theo đạo Thiên chúa, và thủ tướng theo đạo Hồi dòng Sun Nít (Giống như ở Ả rập Sa u đít). Ngược lại có một số đông dân theo đạo Hồi Chi ít (giống như ở I ran) thì không có quyền gì cả.
Việc làm này của Pháp cũng được thực hiện ở nhiều nơi khác, ví dụ VN, với việc thành lập nhà nước « Nam Kỳ quốc » (Nam Bộ), hay nhà nước tôn giáo ở Bùi chu Phát diệm (Bác Bộ), từ đó mà có việc người thiên chúa di cư vào Nam năm 1954. Chỉ có điều khác là ở VN thì việc này thất bại, còn ở Li băng thì nó thành sự thật.
Sự rắc rối bắt đầu bằng việc nhóm Hồi giáo Sun nít được sự ủng hộ của Ả rập Sa u đít muốn dành quyền tuyệt đối vào giữa thập niên 70, mở đầu thời kỳ nội chiến ở nước này. (nếu có thể gọi là một nước). Sau năm 1979, từ khi có cách mạng hồi giáo I ran, thì người Chi ít cũng tổ chức lại, được I ran trợ giúp thành lập Hezbohlar, dẫn tới cuộc chiến tay .. 4 (thiên chúa, hồi giáo Sun nít, hồi giáo Chi ít, và người tỵ nạn Palestine).
Cuộc chiến này kết thúc , với sự can thiệp đóng quân của Syria (được Mỹ nhắm mắt đồng ý). Nhưng đến thời Mỹ đánh I rắc, Syria lọt vào tầm ngắm của Mỹ, thì Mỹ đã hợp sức với Pháp, đuổi được Syria đi, và chính phủ nước này lại trở lại với cái công thức cũ, nhưng có điều mới là người Chi ít (Hezbohlar) tham gia chính phủ, và tổng thống mặc dù là người Thiên chúa, lại liên minh với Hezbohlar.
Hiện nay, Li băng về thực tế quyền lực là do Hezbohlar chi phối, vì họ có lực lượng vũ trang riêng, và còn đánh bại được cả Israel vào năm 1986, điều chưa bao giờ xẩy ra ở vùng này. Hezbohlar cũng là lực lượng tham chiến trực tiếp ở Syria, đừng về phía chính phủ nước này.
Hiện tại, với việc thủ tướng Li băng từ chức (có thể bị ép từ chức), thì một cuộc chiến tranh mới có thể nổ ra ở đây với Israel + Ả rập Sa u đít một bên, Hezbohlar + I ran+ Syria một bên.
Mỹ từ khi nối lại với Ả rập Sa u đít (Trump), thì có vẻ để cho hai bên tự sử lẫn nhau. Việc này có lợi cho Mỹ, vì Mỹ vừa bán được vũ khí cho Ả rập Sa u đít, vừa thoả mãn nhu cầu Israel chống I ran, lại hoà được với Thổ, lại vừa đứng ngoài để « điều chỉnh » cuộc chiến. Cách thức này cũng giống như khi Mỹ tham gia vào đại chiến thế giới, hay gần hơn là vai trò của Mỹ trong thời gian chiến tranh biên giới VN-TQ 1979-1991 (để làm thiệt hại VN). Trong đó, Ả rập Sa u đít đóng vai trò TQ. Hay vai trò của Mỹ trong chiến tranh I rắc – I ran (1980-1989) để làm thiệt hại I ran. Nhưng Mỹ không muốn ai thắng.
Pháp thì muốn nhân cơ hội này củng cố ảnh hưởng của mình. Pháp muốn chơi cân bằng với I ran và Ả rập Sa u đít. Vì Ả rập Sa u đít không thể nào thân Pháp hơn thân Mỹ, và vì I ran mở cửa sẽ gần với Pháp (hay EU) hơn gần Mỹ.
Bây giờ tất cả con bài đã lần được mở. Chỉ còn xem Israel có dám mở màn không, và Ả rập Sa u đít có bơm tiền vào để đánh nhau không. Điều này không đơn giản vì đã có một mặt trận được mở rồi đó là ở Yemen, mà kết quả giữa I ran và Ả rập Sa u đít là bất phân thắng bại ở vào thời điểm hiện tại.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 21 2017, 12:19 AM

Chính sách “lùi lại cửa sau” của Trump đang được thử thách bởi Campuchia. Ông Hunsen đã giải tán đảng đối lập, vì đã phạm tội hội đàm với sứ quán Mỹ để tìm cách lật đổ chính quyền. Mỹ đã doạ cắt viện trợ dành cho tổ chức bầu cử. Để xem mọi chuyện sẽ đi tới đâu. Hoặc là Campuchia sẽ thay thế Miến điện, trong vai trò nạn nhân của Mỹ trong tương lai (Mỹ sẽ tuyên bố cấm vận với nước này), hoặc Trump và chính quyền Mỹ sẽ lờ đi, vì “America First” không cần tới việc này.
Lịch sử dường như luôn quay lại, vì quan hệ Cam pu chia – Mỹ, luôn lủng củng từ thời kỳ những năm 60, và quan hệ với TQ luôn tốt đẹp ..từ những năm 60. Dường như số mệnh địa chính trị gắn liền với số mệnh dân tộc Khơ me, bất chấp là chính quyền kiểu gì cũng như các món nợ. Vì tới hôm nay, Cam pu chia vẫn phải trả nợ Mỹ về những món nợ mà chính phủ Lon Non (thân Mỹ) vay từ thời 1970-1975, trong khi chính quyền hiện tại không liên quan gì tới việc vay nợ này cả.
Thủ tướng Đức Merkel không thành lập được chính phủ, và điều đó có nghĩa là dù thắng cử, chưa chắc bà Merkel không phải về vườn, không phải vì dân hết tín nhiệm mà do những ngoắt nghéo trong chính trường Đức, mà sự ngoắt nghéo này lại là sự thể hiện xung đột quyền lợi, cũng như xu hướng phát triển của nước Đức do những ông chủ thực sự của nó quyết định, đó là giai cấp tư sản Đức. nước Đức đứng giữa ngã ba đường, đó là xây dựng EU, hay theo đuôi Mỹ

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 22 2017, 05:07 PM

Viec EU thanh lap lien minh quan su PESCO luc nay la thoi co lon, vi:

- Anh roi khoi EU

- My lay co moi de doa Nga de tang quan den chau Au, con EU lay co do de noi rang minh can co quan doi rieng

- My bat EU tang ngan sach quoc phong, muc dich la cho NATO. Con EU lay co do tang ngan sach quoc phong, nhung la cho minh

- My luat hoa trung phat Nga, nen kha nang My bat tay Nga ngan EU kho xay ra hon. Loi nhac nho cua Kissinger: "Nga la nuoc da ngan duoc Napoléon va Hitle tba chu chau Au" (am chi muon su dung Nga de ngan chan su vuon len cua Phap, Duc, EU) kho thuc hien duoc


Co bai nay, noi rang Ukraine dang lam giong Nga, dau tu phat trien nong nghiep. Khong ro co dung k, hay lai lay tien do di mua vu khi My.
Hien cac tap doan lon cua My, nhu Monsanto, dang muon chiem lay cac ruong dat mau mo cua Ukraine, va do cung la 1 trong nhung dieu kien trong yeu ma IMF dat ra cho Ukraine, do la "mo cua" nong nghiep. Phe dan toc chu nghia, cac tai phiet Ukraine, dang muon chong lai viec nay


Ukraine học Nga quay về làm nông?
Xem nông nghiệp là động lực phát triển, dường như Kiev rất thất vọng với những người anh em xa, khi phải ăn nhiều bánh vẽ, uống nước lã cầm hơi...

Ukraine chính thức xem nông nghiệp là động lực phát triển kinh tế


Theo Ukrinform ngày 17/11, phát biểu nhân Ngày Nông nghiệp Ukraine và kỷ niệm 100 năm thành lập Bộ Chính sách Nông nghiệp, Thủ tướng Volodymyr Groysman khẳng định, ngành nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nước này.

"Nông nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Hơn 3 triệu người hiện đang làm nông nghiệp và lợi tức từ nông nghiệp luôn ở mức hơn 40%.

Chúng ta đang dẫn đầu thế giới như một quốc gia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp”.

Theo hãng thông tấn của Ukraine, ngoài việc chúc mừng nông dân về thành quả đạt được, Thủ tướng Groysman đã nhấn mạnh rằng dự thảo ngân sách quốc gia cho năm 2018 dự kiến ​​sẽ hỗ trợ 7,3 tỷ Hryvnia (khoảng 265 triệu USD) cho nông dân.

Ông Groysman cũng đã đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của việc phát triển ngành chăn nuôi ở Ucraina. "Chúng tôi sẽ có thể phân bổ khoảng 3 tỷ Hryvnia vào năm tới để hỗ trợ ngành chăn nuôi".

Như vậy là phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp đã được chú trọng và ngoài chính sách ưu đãi, chính phủ Ukraine còn dành cả nguồn lực hỗ trợ cho nông dân và định hướng trực tiếp, cụ thể cho sản xuất - một ưu tiên đặc biệt trong cơ chế thị trường.

Theo History, mặc dù Ukraine từng được biết đến như tổ hợp công nghiệp của Liên Xô, song nông nghiệp lại là lĩnh vực kinh tế quan trọng của Ukraine. Năm 2008, nông nghiệp đóng góp 8,29% GDP và đến năm 2012 thì tăng lên tới 10,43% GDP.

Ngành nông nghiệp đóng góp tới 13,98 tỷ USD cho nền kinh tế Ukraine vào năm 2012. Nhờ sở hữu tới 30% đất đen giàu dinh dưỡng nhất thế giới nên ngành nông nghiệp Ukraine có tiềm năng rất to lớn.

Ukraine là nhà sản xuất ngô lớn thứ 6 và là nhà xuất khẩu ngô lớn thứ 3 trên thế giới. Năm 2012 Ukraine đã ký hợp đồng cung cấp 3 triệu tấn ngô mỗi năm cho Trung Quốc - nhà nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Năm 2014 tổng sản lượng ngũ cốc của nước này từng đạt gần 60,5 triệu tấn và chỉ 10 tháng đầu năm này lượng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã đạt tới 11 triệu tấn.

Ukraine con là nước sản xuất dầu hướng dương và sản xuất hạt dẻ lớn nhất thế giới. Nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ này cũng là nhà sản xuất mật ong tự nhiên hơn bất kỳ nước châu Âu nào khác và là nhà cung cấp thịt, đường, sữa lớn trên toàn cầu.

Đất nông nghiệp là tài sản lớn duy nhất ở Ukraine không được tư nhân hóa, song ngành nông nghiệp Ukraine vẫn có tỷ suất lợi nhuận rất cao, khoảng từ 40% đến 60% lợi nhuận.

Lợi thế là vậy, song sản lượng nông nghiệp Ukraine chỉ xếp 24/112 quốc gia có sản xuất nông nghiệp. Đó bị xem là một sự lãng phí tiềm năng mà nguyên nhân được xác định là do là chính quyền Ukraine chưa chú trọng vào phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, khi cuộc nội chiến nổ ra, "công trường sản xuất Donbass" gần như độc lập với Kiev khiến cho nguồn thu từ khu vực xuất khẩu lớn nhất của Ukraine mất đi, kinh tế Ukraine thực sự gặp khó khăn.

Trong bối cảnh đó, chính quyền Kiev đã xem phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp làm động lực phát triển kinh tế đất nước và những tiềm năng vốn bị lãng phí sẽ được tận dụng và khai thác.

Bài học Nga?
Còn nhớ ngày 24/10 vừa qua, phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư mang tên “Tiếng gọi từ nước Nga” lần thứ 9, Tổng thống Putin đã cho biết tăng trưởng sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm của Nga là 1,8%, trong khi xuất khẩu lương thực tăng tới 4,9%.

Đặc biệt, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết cho biết giá trị xuất khẩu lương thực đã đạt tới 17,1 tỷ đô la, vượt qua cả xuất khẩu vũ khí - một trong những nguồn thu quan trọng, truyền thống của nước Nga.

Trong khi đó, theo dự báo niên vụ 2017 - 2018 tiếp tục là vụ mùa thắng lợi của nông dân Nga khi sản lượng thu hoạch ngũ cốc có khả năng tạo nên kỷ lục lịch sử trong vòng 100 năm qua.

Những thành quả trong nghiệp không những giúp nước Nga đứng vững, mà còn giúp cho chính phủ Nga có điều kiện thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới cơ quản lý vĩ mô để vượt cấm vận một cách ngoạn mục nhất.

Vì gắn liền với việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, thoả mãn nấc thứ nhất trong thang nhu cầu của con người - nhu cầu vật chất, kinh tế nông nghiệp Nga phát triển đã góp phần quan trọng vào chất lượng tăng trưởng của kinh tế Nga.

Đây là kinh nghiệm rất quý cho Ukraine, trong bối cảnh nền công nghiệp bị giảm sút do xung đột, viện trợ của những người anh em xa thì như muối bỏ biển, còn hỗ trợ phát triển của các định chế quốc tế thì gắn liền với những điều kiện quá khắc nghiệt.

Giới phân tích cho rằng, khi xem nông nghiệp là động lực phát triển, dường như Kiev đã thực sự thất vọng với những người anh em xa, khi phải ăn quá nhiều bánh vẽ, rồi phải uống nước lã cầm hơi.

Phải chăng Kiev đã tỉnh mộng, nên xem những thành quả mà người láng giềng gặt hái được làm bài học cho sự độc lập của mình, chứ không còn say mê đuổi hình bắt bóng nữa?

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ukraine-hoc-nga-quay-ve-lam-nong-3347490/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 22 2017, 05:19 PM

Co ve sung dien tu, bay gio ai cung muon dau tu vao
Quân đội Nga bắn hạ UAV phiến quân Syria bằng súng điện từ
Trang mil.today dẫn nguồn từ giám đốc Trung tâm nghiên cứu và thử nghiệm robotics Bộ quốc phòng Nga cho biết, Quân đội Nga đang thử nghiệm súng điện từ trường Stupor, được sử dụng để tấn công các loại máy bay không người lái quân sự – thương mại trên chiến trường Syria.

http://soha.vn/quan-doi-nga-ban-ha-uav-phien-quan-syria-bang-sung-dien-tu-20171122132319525.htm

Sợ vũ khí Nga tỏa sáng, Anh áp dụng chiêu trò “bẩn” gì tại Triển lãm Farnborough?
Các máy bay quân sự Nga sẽ không được tham gia giới thiệu tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough do Anh tổ chức tại Hampshire từ 16-22/7/2018.
Theo hãng thông tấn TASS, các đơn vị tổ chức Triển lãm Hàng không – Vũ trụ quốc tế Farnborough đã cấm Nga tham gia giới thiệu các sản phẩm quân sự trong sự kiện diễn ra vào tháng 7/2018 tới đây.
"Tại Triển lãm Quốc tế Farnborough, chúng tôi nhận được hướng dẫn từ Tổ chức Kiểm soát xuất khẩu (ECO) của Chính phủ Anh liên quan tới lệnh cấm vận của EU áp đặt với việc nhập khẩu các vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Nga và từ Nga", thông cáo báo chí của Farnborough cho biết.
http://soha.vn/so-vu-khi-nga-toa-sang-anh-ap-dung-chieu-tro-ban-gi-tai-trien-lam-farnborough-20171122114943369.htm


Mỹ từng có kế hoạch dùng máy bay Liên Xô để tạo cớ gây chiến
QĐND Online - Theo các tài liệu được giải mật liên quan tới vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vừa được công bố, Washington từng lập một kế hoạch bí mật thu mua hoặc chế tạo máy bay chiến đấu tương tự như loại đang có trong biên chế Không quân Liên Xô trong năm 1962. Chúng có thể được dùng trong chiến lược “cờ giả” để tạo cớ cho Mỹ và đồng minh tấn công Liên Xô khi có cơ hội.
Theo tài liệu tuyệt mật soạn thảo ngày 22-3-1962, Washington đã thành lập một nhóm hoạt động đặc biệt mang tên mã SGA với nhiệm vụ lật đổ Chính phủ Cuba và lập kế hoạch tìm cơ hội có trong tay các máy bay tiêm kích hiện đại của Liên Xô thời điểm đó.

Cụ thể, nhóm SGA gồm các thành viên chóp bu thuộc Chính quyền Tổng thống John F. Kennedy như: Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Robert Kennedy, Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John McCone, Cố vấn An ninh quốc gia McGeorge Bundy và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Lyman Lemnitzer. Dù không được công bố chính thức, rất nhiều khả năng Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk và Tổng thống Kennedy cũng tham gia nhóm hoạt động đặc biệt này.

Trong báo cáo vừa được công bố, SGA đã tính toán mọi phương án liên quan tới máy bay tiêm kích Mig-17, Mig-19 và máy bay vận tải IL-14, bao gồm cả chi phí và thời gian chế tạo ra chúng sao cho giống với nguyên bản của máy bay Không quân Liên Xô nhất có thể. Ngoài kịch bản chế tạo, SGA cũng tính tới phương án mua chuộc phi công Liên Xô hoặc khối Warsaw để lấy được nguyên mẫu các máy bay chiến đấu nói trên. Tuy nhiên, phương án này được SGA cho là quá phức tạp và tính khả thi thấp.

Tài liệu trên cũng nêu rõ, các máy bay “giả dạng” Không quân Liên Xô có thể sử dụng để tấn công vào lực lượng quân đội Mỹ và đồng minh để biện minh cho hành động đáp trả quân sự của Washington khi cần thiết.

“Những máy bay trên hoàn toàn có khả năng được sử dụng trong hoạt động “cờ giả” với mục đích đổ vấy âm mưu gây chiến cho phía Liên Xô. Chúng có thể đóng vai máy bay Liên Xô khiêu khích hoặc tấn công trực tiếp các cơ sở quân sự Mỹ và đồng minh. Đây là lý do hoàn toàn hợp lý để Mỹ và đồng minh phát động chiến tranh”, đó là một trích đoạn trong tài liệu vừa được giải mật. CIA tính toán phương án hợp lý nhất là chế tạo các máy bay “giả mạo” tại Mỹ dựa trên các thông tin thu thập được về máy bay tiêm kích Liên Xô.

Điều may mắn là kế hoạch này chưa bao giờ được thực hiện, nếu không nó có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh tổng lực, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân.

Liên quan tới tài liệu trên, giới phân tích quốc tế đánh giá nhiều khả năng nó có liên quan tới kế hoạch Northwoods, Washington có thể chủ động tổ chức các hoạt động phá hoại trên lãnh thổ Mỹ và đổ tội cho Cuba để phát động chiến tranh. Tuy nhiên, do nhiều phần của tài liệu không được giải mật vì có liên quan tới nhiều hoạt động tình báo của Mỹ, nên hai sự kiện trên có liên hệ hay không vẫn là câu hỏi lớn.

Đánh giá tổng thể về tài liệu vừa được công bố, nhà sử học Mỹ Robert Dallek nhận định, kế hoạch “cờ giả” đầy phiêu lưu trên có thể là ý tưởng của Giám đốc CIA thời điểm đó, John McCone.

http://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/khoa-hoc-quan-su/my-tung-co-ke-hoach-dung-may-bay-lien-xo-de-tao-co-gay-chien-524291
https://archive.org/stream/CIA-McCone-DCI-History/McCone-DCI-History_djvu.txt

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 22 2017, 06:30 PM

Việc cuả EU không đơn giản. Đúng là vào thời điểm hiện tại việc thống nhất EU thành một đế chế thật sự có nhiều thuận lợi, nhưng nó vấp phải nhưng khó khăn sau:
1- Quan hệ lịch sử giữa những nước châu Âu với nhau, đặc biệt là giữa giai cấp tư sản Đức-Pháp.
2- Để thành một đế chế, EU phải đủ khả năng thành thị trường tiêu thụ không phụ thuộc vào xuất khẩu, trong khi hiện tại sức mạnh của EU là xuất khẩu Đức sang Mỹ và thế giới.
3- Cấu trúc hiện tại của EU, cho phép Đức thặng dư với các nước còn lại của EU, đặt các nước còn lại trong trạng thái thuộc địa với Đức.
4- Bản thân nên kinh tế Đức có sự yếu kém về tài chính, vì Đức chủ yếu là một cường quốc công nghiệp, nhưng phụ thuộc vào tài chính Mỹ (giống như Nhật). Hiện tại với đồng Euro, thì sự phụ thuộc này có giảm đi, nhưng EU vẫn nằm trong đế chế tài chính Mỹ.
Chính vì điều 2,3,4 ở trên, mà ở Đức vẫn có hai chọn lựa khác mà giai cấp tư sản Đức chưa quyết định được. Đó là 1) Bám theo Mỹ và NATO, để có thể tiếp cận thị trường Mỹ và thế giới nằm trong khu vực đồng Đô la. Trong trường hợp này, thì nước Đức sẽ là một dạng “Thuỵ Sĩ khổng lồ”, mà EU chỉ là một dạng thị trường tiêu thụ. 2) Củng cố vị thế nước Đức trong EU, xây dựng EU như một cường quốc thuộc địa, mà Đức là chính quốc. Đây là những gì đang xẩy ra từ năm 2000 đến nay ở châu Âu.
Sở dĩ từ năm 2000 đến nay, Đức sử sự được thế, vì là lỗi ..của Pháp. Vì từ sau hiệp định Mastricht, thì Pháp đã không đồng ý thoả ước hiến pháp châu Âu (constitution européenne), do sợ Đức chèn ép và cũng bởi lúc đó Pháp chiếm thế thượng phong ở châu Âu, do Đức chưa nuốt trôi được việc thống nhất nước Đức. Bây giờ với chính quyền Macron, thì Pháp quyết tâm hi sinh quyền riêng, đẩy EU lên hơn với hi vọng EU lên hơn thì vị thế Pháp sẽ cân bằng hơn với Đức. Vì sao ? vì với Brexit, Pháp là nước duy nhất có sức mạnh cứng (quân sự, hạt nhân, hàng không) để EU có thể có vị thế ngang với Nga, TQ, Mỹ. Muốn củng cố sức mạnh cứng cuả EU cung có nghĩa là đơn đặt hàng cho tổ hợp quân sự EU, mà hạt nhân của nó là Pháp. Nhưng có thể chính điều này là điều Đức không muốn.
Hiện tại bà Merkel có vẻ muốn hợp sức với Pháp (và sau đó là một bộ phận giới tư sản Đức), nhưng điều này không hợp ý một bộ phận khác (thể hiện qua đảng Liberal, đảng mà ngày xưa có nhân vật người Đức gốc Việt tham chính) không muốn thế.
Vì thế rất có thể bà Merkel sẽ bay.
Hàng năm Pháp tổ chức giải văn học, giải nổi tiếng nhất là giải Goncourt. Được giải chưa chắc đã là nhà văn đại tài, vì cũng như giải Nô ben văn học, nó chỉ là cái cặp nhiệt độ đánh giá cái tâm tư của Elite trao giải là cái gì trong thời điểm đó. Thông thường tôi không bao giờ mua sách được giải, vì tôi chỉ mua sách theo quan tâm của tôi, cũ hay mới không quan trọng. Nhưng năm này, tôi mua quyển sách giải này. Tên nó là “l’Ordre du jour” (có thể dịch là vấn đề cần làm trong ngày, hay chương trình nghị sự, hay vấn đề thời sự..). Câu chuyện là một chuyện ngắn lịch sử, nói về sự kiện nước Đức phát xít nuốt nước Áo (người ta gọi là Ansluss) trước khi xẩy ra thế chiến thứ hai. Tất nhiên nó là chuyện văn học, và có hư cấu. Nhưng có điêù đặc biệt là tác giả không cặp một nhân vật hư cấu vào câu chuyện để diễn tả, kể chuyện, mà chỉ dùng những nhân vật lịch sử có thật. Câu chuyện nói lên việc “xâm thực hoà bình của Đức với Áo” này diễn ra thế nào, và đặc biệt nó nói tới việc các hãng Đức ủng hộ Hít le làm việc đó, cũng là những hãng Đức đang tồn tại bây giờ..Khiến người ta không khỏi liên tưởng tới hành sử của nước Đức hiện tại (vì cái đế vấn là những hãng công nghiệp ấy) trong EU. Đây có thể là tâm tư của nước Pháp, Elite nước Pháp vào thời điểm phải gắn bó với Đức, giống như nước Áo thời xưa..và đấy cũng là lời cảnh báo.
Tất nhiên đây là phân tích của tôi, còn nếu các bác đọc phê bình văn học Pháp thì nó sẽ không nói thế, mà chỉ là một thứ phê bình “sự yếu ớt của nền dân chủ”, hay “văn phong sắc sảo..”, vì tất nhiên không ai người ta nói nhưng điều không nên nói, không tiện nói, nhưng nó nằm sẵn trong đầu mỗi người. Nhưng cái điều không nên nói mà vẫn cảm được , mới nói lên được đặc trưng của tác phẩm, và mới chứng tỏ là tác phẩm hay.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 23 2017, 09:49 PM

Toi lai nghi la tu tuong cua phe ba Merkel, tuc la dang cua ba ay, lai thien ve huong theo duoi My hon. Dang nay thien ve huong do de co the tiep can thi truong My, loi dung My de tang anh huong cua minh trong EU va tren the gioi noi chung.

Tuy nhien, mot bo phan cua gioi quyen luc My thay rang, viec de Duc loi dung "loi bat cap hai", vi the phe cua Donald Trump moi muon thay doi lai dieu nay. Donald Trump tham chi con doi dam phan lai thuong mai voi Duc mot cach truc tiep thay vi phai thong qua EU, du ong ta biet ro la EU k cho phep 1 nuoc dam phan truc tiep voi nuoc khac, vi vay nen vi the cua phe ba Merkel bi yeu di, the hien o cuoc bau cu vua roi, so phieu bau cho dang CDU/CSU thap nhat tu may chuc nam qua, du van chien thang


Con day la bai viet ve tinh hinh moi cua nuoc Nga. Link goc tieng Anh phia duoi, toi trich bai tieng VN



Russia's Inflation Hits Historic Low in October

Lạm phát Nga thấp kỉ lục, nước cờ Putin phát uy lực
Kinh tế Nga đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, khi các lĩnh vực kinh tế đã dần có được nền tảng vững chắc là hàng hoá và tiền tệ...


Theo The Moscow Times, ngày 7/11 Cơ quan Thống kê thuộc Chính phủ Nga (ROSSTAT) đã công bố các chỉ số của kinh tế Nga trong tháng 10/2017, theo đó chỉ số lạm phát đã đạt mức thấp chưa từng có kể từ năm 1991 - mức 2,7%.

Lạm phát đã vượt xa ngưỡng mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) là 4% cho năm 2017, giảm từ mức hai con số trong vòng chưa đầy hai năm. Theo CBR, tỷ lệ lạm phát của Nga hiện nay là thấp nhất trong lịch sử hậu Xô Viết.

Vì vậy, trong cuộc họp ngày 27/10, CBR đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 25 phần trăm điểm, xuống còn 8,25% và là lần cắt giảm thừ hai liên tiếp, sau lần cắt giảm hồi tháng 9 vừa qua.

Với tình hình kinh tế khả quan, CBR dự báo lạm phát của Nga cả năm 2017 sẽ ở mức 3,5-3,8%, trong khi đó Bộ Phát triển Kinh tế chờ đợi việc cắt giảm lãi suất tiếp theo để nâng mức tăng trưởng từ 2,1% đến 3,1%, cao hơn mức dự báo 1,8%.

Từ việc vượt dự báo của 4 chỉ số cơ bản là lạm phát, lãi suất, giá tiêu dùng và tăng trưởng, bức tranh kinh tế Nga đã thực sự khởi sắc, qua đó cho thấy những nước cờ Tổng thống Putin sắp xếp lại từ giữa năm 2016 đến nay đã phát huy hiệu quả.

Thứ nhất, kinh tế Nga đã bước vào giai đoạn phát triển ổn định, các lĩnh vực kinh tế tài chính, kinh tế sản xuất, kinh tế dịch vụ và kinh tế tiêu dùng đã dần có được nền tảng vững chắc để phát triển ổn định, đó là hàng hoá và tiền tệ.

Có thể thấy rằng, kinh nghiệm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 đã giúp cho chính phủ Nga có thể tương kế tựu kế để vượt cấm vận trong bối cảnh không thoát được cấm vận.

Theo giới phân tích, đây được nhận diện là nền cơ sở chính và căn bản đảm bảo cho Moscow tự tin trong thời cấm vận, mà không cần phải có những nhượng bộ nhằm thoát cấm vận của Mỹ và phương Tây.

Khi biện pháp trừng phạt thiết kết cho ngắn hạn phải áp dụng cho dài hạn đã khiến cho nó giảm tác hiệu, đồng thời tạo ra những tích cực cho kinh tế Nga, thậm chí còn có những ảnh hưởng tiêu cực với chủ thể áp cấm vận là Mỹ và các đồng minh.

Điều đó được thể hiện rõ nhất qua sự phục hồi nhanh chóng của đồng rúp (RUB). Giới chuyên gia từng nhìn nhận khi Moscow tìm ra các biện pháp vượt cấm vận thì không khác gì tạo ra sức bật cho đồng rúp.

Sức bật từ hiệu ứng vượt cấm vận giúp cho đồng rúp phục hồi điều đã có tác động rất mạnh, tạo ra sự bùng nổ cho thị trường vốn của nước Nga trong năm 2016, mà thế giới đã ghi nhận. Nền tảng tiền tệ đã được xác lập.

Khi nền tảng tiền tệ được xác lập, thị trường tiền tệ đi vào ổn định thì sẽ tạo ra sức hút rất lớn với giới đầu tư, thông qua hai hiệu ứng tích cực là niềm tin chiến lược và cơ hội đầu tư rõ nét, phong phú.

Có thể thấy rằng, chính phủ Nga đã rất chuẩn xác khi củng cố niềm tin cho nhà đầu tư qua việc định hướng nền kinh tế hàng hoá đa dạng hình thành một cách tự nhiên trong thời cấm vận, qua đó khai quật tiềm năng phát triển.

Ngày 24/10 vừa qua, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư mang tên “Tiếng gọi từ nước Nga”, Tổng thống Putin đã thông báo tăng trưởng đầu tư ở Nga đã tăng 4,2% trong 9 tháng đầu năm 2017.

Bên cạnh đó tăng trưởng của sản xuất công nghiệp là 1,8%, xuất khẩu lương thực tăng 4,9%.

Đặc biệt quan trọng là lạm phát nằm ở mức 2,7% giúp cho sản lượng ngũ cốc của nước Nga lập kỷ lục trong vòng 100 năm qua càng có thêm giá trị.

Thứ hai, chính phủ Nga đã chuẩn xác khi chọn lấy lại những gì đã mất - qua việc mất giá đồng rúp - bằng kiềm chế lạm phát, thay vì theo đuổi và thúc đẩy mức tăng trưởng, qua đó đảm bảo điều kiện cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý.

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, ngày 28/10/2014, 1USD chì đổi được 32,20 RUB, song ba năm sau, ngày 28/10/2017, 1USD đổi được tới 59,12 RUB, điều đó cho thấy đồng RUB đã mất giá tới 45,53% so với đồng USD.

Thiệt hại của kinh tế Nga do đồng RUB mất giá là rất lớn. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc GDP co lại, từ quy mô hơn 2.000 tỷ USD xuống còn hơn 1.000 USD, kinh tế suy thoái và đặc biệt là chất lượng sống của người dân đi xuống.

Rõ ràng, với những thiệt hại lớn như vậy nên việc khắc phục không thể trong một sớm một chiều, thậm chí nếu cứ nôn nóng tìm cách lấy lại những gì đã mất - thúc đẩy tăng trưởng qua gia tăng nợ vay - thì có thể còn mất thêm nhiều nữa.

Dường như chính phủ Nga đã nhìn nhận cấm vận và hậu quả của nó gây ra cho kinh tế Nga theo một hướng khác, tích cực hơn, khi xem đó là cơ hội cho việc tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý.

Kết quả ngày càng cho thấy quan điểm và hành động của Moscow đã rất chuẩn xác. Đầu năm 2017, hãng tin Bloomberg đã đưa kinh tế Nga vào danh sách 7 nền kinh tế mới nổi sẽ là điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư trong năm 2017.

Theo giới chuyên gia, cơ sở cho nhận định của hãng tin Mỹ chính là sự phục hồi ổn định của đồng rúp, khi việc mất giá của nó đã chạm đáy của hình sin trong một chu kỳ kinh tế, sau "Sự kiện Crimea".

Bởi khi đồng rúp chạm đáy trong một thời gian quá ngắn khiến cho sự phục hồi của nó sẽ diễn ra nhanh hơn. Độ dốc của hình sin đi xuống khi đồng rúp mất giá đã dự báo độ dốc của hình sin đi lên khi đồng rúp ổn định.

Hơn thế nữa, khi đồng rúp mất giá thì thiệt hại là thực tế, song khi đồng rúp ổn định thì kinh tế Nga có lợi ích kép, cả thực tế và tiềm năng. Chính Ngân hàng Thụy Sĩ đã đánh giá lợi suất tiềm năng của đồng rúp lên tới 26% trong năm 2017.

Nhờ hiệu ứng từ lợi ích kép của đồng rúp đã giúp cho các chỉ số cơ bản của kinh tế Nga là lạm phát, lãi suất, giá tiêu dùng và tăng trưởng đều vượt dự báo. Rõ ràng nước Nga đã lấy lại những gì đã mất bằng kiến tạo nền kinh tế phát triển bền vững.

Thứ ba, chính phủ Nga đã chọn chất lượng phát triển thay vì tốc độ phá triển, bởi tăng trưởng nhanh mà lạm phát cao thì không an toàn bằng phát triển bền vững trên nền tảng lạm phát thấp, qua đó chất lượng cuộc sống mới thực sự được đảm bảo

Theo các chuyên gia kinh tế, khi tăng trưởng kinh tế dựa trên tốc độ sản xuất – kinh doanh có thể tạo sự lệch pha giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, nhất là kinh tế hộ gia đình, đồng nghĩa kinh tế tăng trưởng nhưng chất lượng sống không cải thiện.

Đó cũng chính là thực trạng của kinh tế Nga thời "tiền cấm vận" - quy mô kinh tế lớn nhưng tiềm lực kinh tế không mạnh và chất lượng sống của người dân không được nâng lên tương ứng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế Nga những tháng đầu năm 2017 - nhất là trong quý 3, sau khi Tổng thống Putin giao lưu trực tuyến với người dân Nga vào ngày 15/6 - tăng trưởng tiêu dùng đã có đóng góp quyết định vào tăng trưởng chung, theo TASS.

Trong các nền kinh tế phát triển, chi tiêu hộ gia đình đóng góp quyết định vào tăng trưởng GDP, như tại Mỹ chiếm tới 75%. Điều đó cho thấy kinh tế Nga đã tiệm cận chất lượng tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển ngay trong thời cấm vận.

Khi chỉ số tiêu dùng nội địa có đóng góp quyết định vào chỉ số tăng trưởng GDP của nước Nga, cho thấy chất lượng tăng trưởng của kinh tế Nga - chất lượng cuộc sống của người Nga đã được cải thiện.

Theo số liệu của ROSSTAT, chỉ số giá tiêu dùng của Nga (CPI) tháng 10 giảm xuống mức thấp bất thường 2,7% so với cùng kỳ năm 2016 và cũng nhiều giảm so với mức 3% trong tháng 9/2017.

Chỉ số lạm phát giảm, chỉ số giá tiêu dùng giảm, điều đó cho thấy cuộc sống của người dân Nga đã được nâng lên, ngay cả khi kinh tế tăng trưởng thấp. Đây chính là điều kiện giúp cho nước Nga có thể sống chung với việc luật hoá trừng phạt của Mỹ.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/lam-phat-nga-thap-ki-luc-nuoc-co-putin-phat-uy-luc-3347672/
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/lam-phat-nga-thap-ki-luc-nuoc-co-putin-phat-uy-luc-3347672/?paged=2

Link tieng Anh
https://themoscowtimes.com/articles/russias-inflation-hits-historic-low-in-october-59516

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 23 2017, 10:02 PM

Lan truoc bac Pho noi den cach mang thang 10 Nga, co noi viec Putin di du may cai dai ky niem gi do.

Bay gio xem lai, thi ra tu nam 2005, Nga da dua ra ngay thong nhat quoc gia la ngay 4/11 (National Unity), thay cho ngay ky niem cach mang thang 10 (thuong la 7/11).

Năm 2011, khi giữ chức Thủ tướng Nga, ông Putin cùng Tổng thống Dmitry Medvedev chọn ngày 4/11 để đi thăm và đặt hoa trước tượng đài doanh nhân Kuzma Minin và Hoàng thân Dimitry Pozharsky tại thành phố cổ Nizhny Novgorod, đây là tượng đài ghi công hai nhân vật của Nga chống ngoại xâm: cuộc xâm lăng năm 1612 của quân Ba Lan.

Năm nay, nhân Ngày Thống nhất Quốc gia năm 2017, ông cùng các vị tăng lữ của Chính thống giáo quay lại kỷ niệm vẫn hai nhân vật Kuzma Minin và Dimitry Pozharsky ở một điểm tại chân tường Điện Kremlin.
Dong thoi, ông Putin đề cao 'Khoa học kỹ thuật' và đài truyền hình Nga chiếu hình từ đại lễ trong Sân vận động Luzhniki, sau đó tặng huân chương cho Tổng thống Serbia, Tomislav Nikolic, mà ông nói là "bạn thân của nhân dân Nga", rồi cuối cùng là tham gia chủ trì lễ khánh thành tượng đài của Sa hoàng Alexander III (thân phụ của Sa hoàng Nga cuối cùng, Nikolai II) trong buổi chiều cùng ngày.

Tuy nhien, đúng ngày 7/11, Nga vẫn tổ chức duyệt binh tại Quảng trường Đỏ.
Mục đích của lễ duyệt binh này là tưởng nhớ cuộc duyệt binh huyền thoại của Hồng quân vào đúng ngày này năm 1941. Đó là dịp Liên Xô kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng Mười thành công.
Cuộc duyệt binh 1941 đi vào tâm thức người Nga vì khi đó Moscow lâm nguy, quân Đức đã tiến rất gần đến thủ đô.
Vì vậy, sự kiện 1941 được xem là giúp nâng cao nhuệ khí quân dân, và vẫn được Nga tưởng nhớ tới hôm nay.

Noi ve cach mang thang 10 Nga, Putin co noi o 2 noi, tren truyen hinh thi khang dinh su vi dai cua cach mang thang 10 Nga, va ngày 3-11, Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười (1917-2017), trong đó tôn vinh ảnh hưởng đến toàn thể thế giới của cuộc cách mạng vĩ đại này.

Ngoai ra, Sputnik ngày 30/10 dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết ông hy vọng kỷ niệm tròn 100 năm Cách mạng Tháng Mười ở Nga sẽ được người dân đón nhận là biểu tượng vượt qua sự chia rẽ đất nước.

Khi noi o Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Sochi hôm 19/10/2017, theo Putin thi cuoc cach mang nay dem lai ca ket qua tich cuc va tieu cuc. Day tuy la cuoc thao luan thuong nien, la mot sang kien chinh tri rat thanh cong cua Putin, nhung co le k phai la cuoc noi chinh thuc, nen co le Putin noi nhieu hon, loi noi co le am chi den cac cuoc cach mang mau ngay nay



"Ngày hôm nay, sự bất bình đẳng gia tăng đang làm nảy nở cảm giác bất công, bị tước đoạt trong lòng hàng triệu người và nhiều quốc gia. Kết quả là sự cực đoan hóa, khao khát thay đổi bằng bất kỳ cách gì, kể cả bạo lực.

Điều này đã từng xảy ra ở nhiều nước, và cả ở Nga. Những tiến bộ công nghiệp, công nghệ thành công được đi theo bằng những biến động và nứt gãy cách mạng. Nó xảy ra vì đất nước đã không giải quyết được mâu thuẫn xã hội và vượt qua sự lỗi thời trong xã hội kịp lúc.

Cách mạng luôn là kết quả của sự thiếu trách nhiệm ở cả những người muốn duy trì, đóng băng trật tự lỗi thời mà rõ ràng phải thay đổi, và những người khao khát đẩy nhanh thay đổi, dùng tới cả xung đột trong nước và đấu tranh mang tính phá hủy.

Ngày hôm nay, khi chúng ta quay lại các bài học của thế kỷ trước, tức Cách mạng Nga 1917, chúng ta thấy những kết quả của nó mơ hồ ra sao. Những sự kiện đó mang lại kết quả tiêu cực, và chúng ta cũng phải thừa nhận cả tích cực, đan xen với nhau.

Hãy tự hỏi: ngày xưa đó liệu có thể đi theo con đường tiến hóa thay vì cách mạng? Liệu chúng ta lẽ ra có thể từ từ, tiệm tiến đi tới thay vì phải trả giá là phá hủy nhà nước, và tàn nhẫn tổn thương hàng triệu sinh mạng.

Tuy nhiên, mô hình xã hội và ý thức hệ nói chung không tưởng đó, mà nhà nước mới thành lập cố gắng thực hiện lúc đầu sau cách mạng 1917, đã là đầu máy chuyển hóa mạnh mẽ trên toàn thế giới (điều này là rõ ràng và cũng phải thừa nhận), cái mô hình đó đã khiến người ta phải đánh giá lại các mô hình phát triển, tạo ra cạnh tranh và mâu thuẫn, từ đó có lợi ích mà theo tôi phần lớn do phương Tây được hưởng. Tôi đang không chỉ nói về những chiến thắng địa chính trị sau Chiến tranh Lạnh. Nhiều thành tựu phương Tây của thế kỷ 20 là phản ứng trước thách thức của Liên Xô. Tôi còn đang nói về việc nâng cao chất lượng sống, hình thành giới trung lưu mạnh, cải tổ thị trường lao động và không gian xã hội, thúc đẩy giáo dục, đảm bảo nhân quyền gồm cả quyền cho người thiểu số và phụ nữ, vượt qua phân biệt chủng tộc mà quý vị nhớ đã từng là hành vi xấu hổ ở nhiều nước kể cả Mỹ, chỉ vài thập niên trước đây.

Theo sau các thay đổi lớn ở đất nước ta và toàn cầu vào đầu thập niên 1990, một cơ hội tuyệt vời đã có để mở ra chương mới trong lịch sử. Đó là giai đoạn sau khi Liên Xô không còn tồn tại.

Không may, sau khi chia nhau di sản địa chính trị của Liên Xô, các đối tác phương Tây của chúng ta tin vào chính nghĩa của họ và tự tuyên bố là người chiến thắng Chiến tranh Lạnh, và bắt đầu công khai can thiệp công việc các nước có chủ quyền, xuất khẩu dân chủ giống như lãnh đạo Liên Xô từng xuất khẩu cách mạng xã hội chủ nghĩa ra thế giới. Chúng ta đối mặt với sự chia lại khu vực ảnh hưởng và sự mở rộng của Nato.

Tự tin quá thì dẫn tới sai lầm. Hậu quả thật không may. Hai thập niên rưỡi đã lãng phí, nhiều cơ hội bỏ lỡ, và gánh nặng của sự nghi ngờ lẫn nhau."




Ngày 30/10 vừa qua cũng là Ngày Nga Tưởng nhớ Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô, bắt đầu từ năm 1991.

Tại đây, ông Putin đã có những lời mạnh mẽ ngày 30/10 :

"Đối với tất cả chúng ta, đối với các thế hệ tương lai, điều rất quan trọng là phải biết và ghi nhớ thời kỳ bi thảm này trong lịch sử nước ta, khi toàn bộ các tầng lớp, toàn bộ các dân tộc: công nhân và nông dân, kỹ sư và thuyền trưởng, linh mục, quan chức chính phủ, nhà khoa học và nhà văn hóa bị bức hại nghiêm trọng."

"Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó."

Ông nhấn mạnh: "Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ."


Nhưng ông cũng kêu gọi hòa giải:

"Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch của đàn áp, các nguyên nhân, nhưng không có nghĩa là trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm."

Ông Putin dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn: "Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ."


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 23 2017, 10:30 PM

Ở trên tôi có dịch tên quyển sách l’ordre du jour, nhưng tôi dịch thế chưa chuẩn có lẽ dịch chính xác hơn và liên quan tới nội dung của nó hơn sẽ là “trật tự đương đại”, hay “trật tự hiện hành”.
Bà Merkel là một nhân vật chính trị đặc biệt mà chính trường Đức chưa bao giờ có, đó là bà ấy chỉ làm vai trò “tổng hợp phân tích”, “hoà giải” các phe phái khác nhau của chính trường Đức, mà không có cái nhìn đặc trưng của bà ấy. Đại khái, bà ấy giống như cái cặp nhiệt độ, đo nhiệt độ chính trường Đức, đưa nó vào hiện thực, chứ không phải là người tạo nhiệt. Ví dụ, khi bà ấy thấy đảng Xanh có vẻ lên, thì chính sách của bà ấy thiên về đảng xanh (cấm năng lượng hạt nhân chẳng hạn), khi thấy lực lượng bảo thủ lên thì bà ấy lại có chính sách bảo thủ (cho dùng than đá thả dàn chẳng hạn). Cách thức ấy đã khiến bà ta không có cái vision dài hạn cho nước Đức. Những biện pháp ấy sẽ được lòng dân và giới chính trị vào thời điểm đó, nhưng không có chiến lược.
Người thiết kế thực sự cho nhà nước Đức, chính là người tiền nhiệm của bà ta, ông Gerard Schroder. Chính ông này đã có những cải cách quyết liệt, ví dụ như luật lao động mới. Còn bà Merkel thực ra chỉ là người hưởng thôi. Cái giỏi của bà Merkel là luôn thoả hiệp được để tạo liên minh (về mặt chính trị, thì đó là giỏi, nhưng là chiến thuật), không tạo dựng người kế thừa, để mình là người duy nhất trong đảng của mình, đồng thời đảng đối địch SPD (đảng xã hội Đức) cũng không có nhân vật nào có trọng lượng.
Cho đến bây giờ vẫn không có câu trả lời cho việc tại sao bà ấy nhận 1 triệu người Hồi giáo. Và đây có lẽ là lần duy nhất bà ấy hành động theo chính mình (vì không có lực lượng chính trị nội bộ nào của Đức muốn thế), nhưng cũng có thể bà ấy hành động theo ..Obama, và nếu như thế thì quả thật là nguy hiểm. Bây giờ mà bà ấy lại hoạt động theo .. Macron thì toi. Tất nhiên là tôi đang đứng vào vị trí người Đức để nói. Theo tôi chính vì thế mà khả năng bà Merkel tiếp tục nắm quyền là khó. Có điều về nhân sự, Đức hiện tại không có nhân vật nào có máu mặt để thay thế. Vậy bà Angela Merkel là một dạng ông Mugabe ???

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 23 2017, 10:53 PM

@ltbk,
Tôi không biết những điều ông Putin nói, mà ltbk viết ở trên. Nhưng tôi có tìm hiểu tư duy chính trường Nga, chính vì thế tôi mới nói nước Vn hiện tại là đứa con đích thực của cách mạng tháng mười, và mới nói rằng chủ nghĩa Mác-Lê nin có lẽ cũng giống như đạo Phật, bị tiêu diệt ở nơi sinh ra nó, nhưng đơm hoa kết trái ở nơi khác.
Nhưng điều mà Putin nói thực ra là sai. Nhưng bi kịch của nước Nga là như thế. Làm ra lịch sử huy hoàng, rồi lại tự chối bỏ lịch sử của mình.
Hiện nay thế giới không chơi với nhau dựa trên nền tảng tư tưởng. Cho nên quan hệ VN-Nga sẽ không bị ảnh hưởng bởi những điều này. Nhưng biết tư tưởng của người ta thì vẫn tốt hơn, như là đọc được vị cái software họ dùng, thì tốt hơn là không biết gì và đồng thời có thể chiêm nghiệm được những bài học mà họ trải quả để sử dụng, rút kinh nghiệm. Điều này tôi nói không chỉ đúng với Nga mà với cả Mỹ, TQ, Nhật, ..tất cả mọi đối tác.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 26 2017, 11:14 PM


Bác Phó, đúng hay sai trong những điều của Putin nói về cách mạng tháng 10, tôi nghĩ k phải ở khía cạnh khoa học và nghiên cứu, mà ở khía cạnh chính trị đương đại. Hoàn cảnh nước Nga hiện nay cần sự tiến hóa (evolution) chứ k phải cách mạng (revolution), cho dù là cách mạng nội tại thực sự, chứ chưa nói đến việc cách mang hiện nay toàn là đảo chính núp dưới danh nghĩa cách mạng với sự can thiệp của nước ngoài (kiểu cách mạng nhung, hoa hồng, cam, etc.), vì thế Putin k thể chỉ toàn nêu ưu điểm của cách mạng tháng 10 mà k nêu ra những nhược điểm của nó.

Một số tin vắn:

- Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/11 đã ký ban hành thành luật các quy định mới cho phép Bộ Tư pháp nước này gán mác "đại diện nước ngoài" đối với bất cứ hãng truyền thông quốc tế nào. EU lên án, cho rằng luật của Nga phân loại các cơ quan truyền thông quốc tế hoạt động tại nước này vào danh sách "đại diện nước ngoài" là một "mối đe dọa đối với truyền thông độc lập và tự do."

Luật này của Nga buộc các hãng truyền thông nước ngoài "gán mác" cho những thông tin mà họ truyền tải đến người Nga là công việc của "các văn phòng đại diện nước ngoài" và phải tiết lộ các nguồn tài chính của mình.

Luật này được ban hành sau khi kênh tin tức RT America bản tiếng Anh của nhà nước Nga bị Bộ Tư pháp Mỹ buộc phải đăng ký hoạt động với tư cách là "một văn phòng đại diện nước ngoài" tại Mỹ theo Đạo luật đăng ký cơ quan nước ngoài (FARA) có hiệu lực kể từ năm 1938./.

https://www.vietnamplus.vn/tong-thong-nga-ban-hanh-luat-ve-cac-hang-truyen-thong-nuoc-ngoai/476997.vnp
https://www.vietnamplus.vn/lien-minh-chau-au-len-an-luat-truyen-thong-nuoc-ngoai-cua-nga/477071.vnp

- Cuộc họp thượng đỉnh "đối tác phía đông" của EU kết thúc, trong đó EU từ chối công nhận Nga là quốc gia xâm lược Ukraine, cũng từ chối công nhận nạn đói năm 1921-1923 ở Ukraine là tội diệt chủng. Nghe nói ukraine rất buồn về việc này, một nghị sỹ phe dân tộc chủ nghĩa Ukraine còn đòi Nga bồi thường thiệt hại vì mình đã nằm trong Liên Xô hơn 70 năm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 27 2017, 05:22 PM

Sudan dinh mua Su 35 va S300 cua Nga, va thao luan voi Nga ve viec mo mot can cu quan su tai Sudan, gan bien Hong Hai. Nga dinh lam cai tro gi vay kia?
BRICS dinh lam he thong thuong mai rieng dua tren vang? Nga da ky voi TQ ban ghi nho thiet lap he thong thuong mai song phuong vao nam 2018



Nga mua vàng nhiều nhất thế giới, BRICS dựng đế chế vàng?
Các nước BRICS đang thảo luận về khả năng thiết lập một hệ thống thương mại vàng duy nhất.

RT dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất của Ngân hàng Trung ương Nga Sergey Shvetsov cho hay, các nước BRICS đang thảo luận về khả năng thiết lập một hệ thống thương mại vàng riêng biệt của mình.

"Hệ thống thương mại vàng truyền thống có trụ sở tại London và một phần ở các thành phố ở Thụy Sĩ đang trở nên ít quan trọng hơn khi các trung tâm thương mại mới xuất hiện, trước hết là ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Chúng tôi đang thảo luận về khả năng thiết lập một hệ thống thương mại vàng trong cả khối BRICS và ở cấp độ các mối quan hệ song phương" - ông Sergey Shvetsov nói.

Ông Shvetsov nói thêm, hệ thống này có thể làm cơ sở cho việc tạo ra các tiêu chuẩn mới trong hệ thống thương mại vàng.

Ngân hàng Trung ương Nga đã ký một bản ghi nhớ về phát triển thương mại song phương với Trung Quốc. Ngân hàng Nga dự tính sẽ thành lập một hệ thống thương mại với Trung Quốc vào năm 2018.

"Chúng tôi sẽ thiết lập các liên kết thương mại và thanh toán trong khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Vấn đề là người mua vàng nên quyết định nơi họ mua hàng" - ông Shvetsov nói.

Theo ông Shvetsov, Ngân hàng Trung ương Nga đã ký một bản ghi nhớ về phát triển thương mại song phương với các đồng nghiệp Trung Quốc.

Bước đầu tiên, cơ quan quản lý tại Nga sẽ thiết lập hệ thống thương mại với Trung Quốc vào năm 2018. Các liên kết thương mại khác với các quốc gia trong khối sẽ tiếp tục được nới rộng trong thời gian sớm.

Vị này cho biết thêm rằng, các liên kết thương mại sẽ cho phép các bên tham gia giao dịch quốc tế thông qua Ngân hàng trung ương của các nước trong khối.

Sau khi Nga và Trung Quốc thiết lập hệ thống giao dịch song phương, cả hai đã công bố kế hoạch tạo ra một hệ thống kinh doanh vàng giữa hai quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, Nga là nước mua vàng lớn cũng là nhà sản xuất vàng lớn thứ 3 thế giới. Vị trí ấn tượng này là kết quả của việc Ngân hàng trung ương Nga mua vàng từ các mỏ nội địa.


Nga đã tăng hơn gấp đôi tốc độ mua vàng trong thập kỷ qua, thêm hơn 1.250 tấn vào kho dự trữ vàng. Trong quý II/2017, số vàng ở Nga chiếm 38% trong số vàng được mua bởi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.

Theo ông Sergey Kashuba, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất vàng tại Nga, trong 10 năm qua, Nga đã khai thác hơn 2.000 tấn vàng, với sản lượng hơn 300 tấn dự kiến đạt được trong năm nay, 400 tấn vào năm 2030.

Tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là việc tư nhân hóa các công ty khai thác vàng do nhà nước kiểm soát và việc hợp nhất các nhà sản xuất vàng nhỏ hơn, cho phép các thợ mỏ Nga cạnh tranh trên sân khấu toàn cầu.

Trong khi đó, Trung Quốc mới tuyên bố phát hiện một mỏ vàng ước tính khoảng 380 tấn.

Mỏ vàng được phát hiện ở phía đông Trung Quốc dài hơn 2.000 mét và rộng 67 mét. Với công suất tối đa, mỏ có thể khai thác vàng trong 40 năm.


Trung Quốc có trữ lượng vàng lớn thứ năm trên thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Ý và Pháp.

Mỏ vàng mới ước tính tương đương với khoảng 20% trong tổng số 1.843 tấn vàng của nước này.

Sức tăng trưởng mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc trên thị trường vàng thế giới được cho là sẽ giúp thúc đẩy BRICS có được lợi thế cạnh tranh và lấn áp các thị trường khác trên thế giới.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-mua-vang-nhieu-nhat-the-gioi-brics-dung-de-che-vang-3347899/


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 28 2017, 09:15 PM


Bac Pho co biet gi ve Sudan k? Tai sao Sudan lai muon mua Su 35 va S300 cua Nga? va ban voi Nga ve viec Nga mo can cu quan su o day?

Bat dau cuoi nam, bat dau tong ket roi. Cach day 1 nam dau mo da chi con dong gop khoang 36% ngan sach lien bang Nga, thay vi gan 50% nhu truoc, rieng ve xuat khau thi ty le cua dau mo (dau tho va san pham tinh che) chi giam doi chut, nhung khoi luong tuyet doi lai tang, ly do vi xuat khau cac mat hang phi dau mo tang manh




Nga phá kỉ lục xuất khẩu sang EU
Giá trị xuất khẩu của Nga đạt 255 tỷ USD trong 3 quý đầu năm, xuất khẩu năng lượng sang EU phá kỷ lục.


Tín hiệu kinh tế mới nổi bật được Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vui mừng công bố hôm 27/11.

Theo ông Medvedev, khối lượng xuất khẩu của Nga trong 3 quý đầu năm nay đã tăng gần 1/4 và đạt 255 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu đã tăng gần 52 tỷ USD.

"Theo dữ liệu thống kê sơ bộ, tăng trưởng về xuất khẩu đã đạt được trong ba quý đầu năm nay lên đến 255 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái đã tăng gần 52 tỷ USD. Nói chung đây là một động lực tốt" - Thủ tướng Nga nói.

Thủ tướng Medvedev cho biết, yếu tố đáng kể để Nga có được thành công này là sức tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tìm cách hướng ra thị trường bên ngoài nước.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ, chiến lược của nhiều doanh nghiệp cùng với sự gia tăng về giá của hàng hóa trên khắp thế giới đã giúp Nga có được thành công này.

Lượng xuất khẩu về năng lượng và hàng nông sản, đặc biệt là lúa mỳ, vũ khí là các mặt hàng chiến lược của Nga trong xuất khẩu năm nay.

Công bố vào cuối tháng 10/2017, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu đã đạt mức cao nhất trong lịch sử vào năm qua.

Nga đã xuất khẩu hơn 5,2 triệu thùng dầu thô và dầu khí mỗi ngày cộng với hơn 2,4 triệu thùng dầu mỏ mỗi ngày vào năm 2016, chủ yếu là sang các nước ở châu Âu.

Xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ chiếm gần 70% trong tổng sản lượng dầu mỏ của Nga vào năm 2016. Ngành công nghiệp dầu khí và khí đốt của Nga là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế của Nga, với doanh thu từ các hoạt động dầu khí và khí tự nhiên-bao gồm xuất khẩu chiếm 36% doanh thu ngân sách liên bang của Nga.

Tuy nhiên, tới nay, nông sản, thực phẩm và xuất khẩu vũ khí cũng gặt hái nhiều thành công.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Alexander Tkachev cho biết, xuất khẩu thực phẩm của Nga phát triển tích cực trong những năm vừa qua, tăng gấp 3,5 lần trong thập kỷ qua - từ năm tỷ xuống còn 17 tỷ USD vào năm 2016.

Ông Tkachev kỳ vọng: "Chúng tôi hy vọng xuất khẩu sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2017".

Trong khi đó, xuất khẩu nông sản của Nga được dự báo sẽ còn tăng lên vào cuối năm đạt 21,5 tỷ USD.

Năm 2016, giá trị xuất khẩu nông sản và thực phẩm của Nga tăng gần 5%, vượt xa xuất khẩu vũ khí.

Tổng thống Putin đánh giá, lĩnh vực nông nghiệp hiện là nhà xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Nga. Trong tháng 1 và tháng 8/2017, xuất khẩu lương thực và thực phẩm tăng 19,6% lên 11,9 tỷ USD.

Tổng thống Nga nhấn mạnh, tăng cường tiềm năng xuất khẩu của đất nước là một trong những yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế của nước này.

Trong khi đó, doanh số xuất khẩu vũ khí của Nga đạt mức 149 tỷ USD.

Nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga, một chi nhánh của công ty công nghệ cao Rostec tuyên bố đã có số đơn đặt hàng xuất khẩu trị 45 tỷ USD tính trong năm nay.

Nhà xuất khẩu vũ khí quốc doanh của Nga đang tích cực giao lưu với hơn 50 quốc gia trên thế giới. Hợp đồng mua hệ thống công nghệ cao của Nga, trước hết là máy bay và các phương tiện phòng không, chiếm một phần đáng kể trong các danh sách mua hàng. Rosoboronexport cũng đang bước vào các phân đoạn thị trường mới, phát triển xuất khẩu vũ khí thể thao giải trí và thể thao, ông nói.

Kết thúc năm 2016, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết xuất khẩu vũ khí quân sự của Nga ở vào khoảng 15 tỷ USD.

Theo các nhà sản xuất, các doanh nghiệp quốc phòng Nga đã tăng sản lượng lên hơn 10% so với năm ngoái.

Điều này cũng góp vào thành công của nền kinh tế Nga trong thời kỳ chịu lệnh trừng phạt từ nhiều phía châu Âu và Mỹ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 29 2017, 12:37 AM

Phap di tham Ghana, mot thuoc dia cu cua Anh, phan anh cach tiep can moi cua Phap doi voi chau Phi, va nham den cac thuoc dia cua Anh truoc day. Ghana tuy la thuoc dia cua Anh, noi tieng Anh, nhung lai la quan sat vien cua to chuc quoc te ve Phap ngu, va tam quan trong cua tieng Phap ngay cang tang o chau Phi. Bac Pho nghi gi ve y do chien luoc nay cua Phap?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 29 2017, 06:28 PM

@ltbk,
Thông thường khi một tổng thống Pháp nhậm chức, thì sau đó vài tháng, 1 năm thế nào cũng mò sang châu Phi, thăm cái “sân sau” của Pháp, và đồng thời đưa ra một quyết sách mới của Pháp với các nước này, vốn có thể coi là thuộc địa ngầm của Pháp. Ông Macron cũng không làm ngoài tiền lệ này. Nhưng bất luận chính sách thế nào, hệ thống thuộc địa ngầm này cũng được dựng trên nhưng cái chân sau:
1- Hệ thống tiền tệ chung cho toàn vùng, với một đồng tiền, gọi là đồng phơ răng CFA, do ngân khố Pháp chịu tránh nhiệm (những nước thuộc địa cũ của Pháp này không có ngân khố riêng biệt).
2- Sự hiện diện của quân đội Pháp.
3- Cấu kết của Pháp với các nhóm chính trị gia hay quân đội ở đây. Các nhóm chính trị gia này thường lấy vợ Pháp, có tài sản tiền của để ở Pháp, con cái gia đình học ở Pháp..Và tất nhiên, những nhân vật chính trị này lên được nhờ Pháp hậu thuẫn.
4- Trước đây, ở mỗi bộ của các nhà nước ở đây, đều có một người Pháp làm cố vấn, do bộ hợp tác kinh tế Pháp cử sang (thực ra là một dạng công sứ trá hình). Bây giờ hình như chế độ này đã bị bãi bỏ.
Từ thời Holland, thì chính sách của Pháp là can thiệp thông qua chính danh của Liên Hợp quốc. Pháp thường can thiệp sau khi thông qua được một nghị quyết của hội đồng bảo an, khi LHQ can thiệp, thì Pháp sẽ đóng vai trò chính, đảm nhiệm nhân lực, vũ khí, chi trả.
Pháp cũng can thiệp thông qua các tổ chức vùng ở châu Phi, và từ đó dùng quân đội nước châu Phi naỳ sang nước châu Phi khác.
Một nguồn khác của Pháp là dựa vaò EU, lấy chính danh EU, (và từ đó ép buộc các nước EU chi trả).
Việc Pháp lấn sân các thuộc địa cũ của Anh, có từ lâu. Nhưng thường kết thúc bằng thất bại của Pháp. Có thể kể ra mấy vụ cực lớn, cực bi kịch sau:
1- Chiến tranh ở Nigeria, ở vùng Biafra. Ở đây Pháp đã bí mật tuồn vũ khí từ Ga bông sang, gây nên một cuộc nổi dậy kéo dài cả năm trời, ở vùng đồng bằng sông Ni giê, vào thập niên 60.
2- Diệt chủng ở Ru an đa, và các lộn xộn quanh vùng hồ Vích tô ria, thập niên 80.
Còn việc Pháp tham dự vào các biến động chính trị ở thuộc địa cũ của mình thì rất nhiều. Hiện tại chỉ có quân đội Mỹ, Pháp, Nga là tác chiến thực sự trên thế giới. Nga thì mới bắt đầu ở Syria và Đông UK, chứ Pháp thì liên tục từ những năm 60.
Vì thế việc Pháp ngó sang vườn nhà người khác, không có gì đặc biệt. Có điều trong tình hình hiện tại, thì Pháp bị kẹt bởi Mỹ (cái này thì đã từ trước) và TQ.
Su đăng là một trong những nước trở thành thuộc địa muộn nhất ở châu Phi (cùng với Ma rốc). Su đăng là thuộc địa Anh, nhưng có điều đặc biệt là Anh để cho Ai cập (cũng là thuộc địa Anh) cai quản.
Từ khi độc lập vào những năm 60, thì đã có một cuộc chiến tranh dai dẳng ở đây, giữa miền Nam Su đăng, vốn là người Da đen, theo đạo Thiên chúa, đối nghịch với Bắc Su đăng, là người “da trắng” (Ả rập) theo Hồi giáo. Ngoài nguyên nhân sắc tộc này, còn có điều nữa là vùng Nam Su đăng có nhiều dầu mỏ. Ủng hộ người Da đen miền Nam Su đăng, là các tổ chức truyền giáo Mỹ, và thông qua họ là nước Mỹ. Còn nhà nước Su đăng thì được TQ ủng hộ. Cuộc chiến này kết thúc bởi việc thành lập cộng hoà Nam Su đăng, cách đây khoảng chục năm. Và đây là nhà nước cuối cùng được thành lập ở châu Phi. Nhưng từ khi thành lập, nước này lại sa vào nội chiến giữa các bộ tộc da đen với nhau. Bản thân VN cũng gửi tới đây hai quan sát viên quân sự VN, là những người đầu tiên tham gia vào hoạt động an ninh, quân sự của LHQ của VN.
Nhưng ngoài ra nó còn có cuộc chiến nữa phía Tây Su đăng, ở vùng Đác phua (Darfour), giữa những người Hồi giáo du canh du cư, và người da đen. Cuộc chiến này gần đây mới kết thúc. Su đăng vì thế vốn có đối nghịch với phương Tây, và Mỹ có quyết định phong toạ nước này (embago). Tổng thống Su đăng thì bị truy nã bởi Interpole. Có nghĩa là ông này ra nước ngoài, thì bất cứ nước nào cũng có quyền bắt. Su đăng là bạn chiến lược của TQ ở châu Phi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 29 2017, 08:53 PM

Chac dau nam sau, My lai tim cach ra mot lenh trung phat nao do nham vao Nga. Phia Nga canh bao truoc: "Nếu có một tư tưởng về việc thu giữ các khoản dự trữ vàng và tiền tệ của chúng tôi ở Mỹ, nó sẽ là một tuyên bố về cuộc chiến tài chính"

Hien My co ve chua co y dinh thu giu nay, nhung neu lam vay, thi Nga se lam gi? Chac se thu giu lai cac tai san My o Nga de tra dua? Truoc day, hoi toa an ra phan quyet doi Nga phai boi thuong vu quoc huu hoa cong ty Yokos (vu Khodokosky), khi do My tung co y dinh "thuc hien" phan quyet cua toa an, bang cach thu giu tai san cua Nga tren dat My, Nga da canh bao se lam lai tuong tu voi cac ca nhan va phap nhan My o Nga, nen My huy bo y dinh nay, sau nay thi hinh nhu phan quyet nay cua toa an cung da bi huy bo.

Bay gio k ro My co y dinh choi lai cai tro nay k? Neu co chac My se van dong cac nuoc EU tham gia, chu k doi nao chiu lam mot minh. Nhung tai san cua Nga o cac nuoc phuong Tay dau co nhieu



Nga cảnh báo chiến tranh tài chính với Mỹ
Sau vụ rút vội 115 tỷ USD từ chi nhánh Cục dự trữ liên bang Mỹ, Nga cảnh cáo chiến tranh tài chính.

RT hôm 28/11 thông tin, Bộ Tài chính Nga vừa ra cảnh báo, ngân sách liên bang của Nga được chuẩn bị sẵn sàng cho việc tăng cường các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Tuy nhiên, nếu như Mỹ có ý định về việc thu giữ dự trữ ngoại tệ của Nga, nó sẽ được coi là "tuyên bố của một cuộc chiến tài chính".

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov tuyên bố: "Nếu có một tư tưởng về việc thu giữ các khoản dự trữ vàng và tiền tệ của chúng tôi ở Mỹ, nó sẽ là một tuyên bố về cuộc chiến tài chính".

Theo ông Siluanov, ngân sách Nga có tính đến nguy cơ thiếu hụt nguồn thu, "có biên độ an toàn trong trường hợp hạn chế và trừng phạt"- gồm những thiệt hại do lệnh cấm đầu tư trái phiếu chính phủ Nga cho các quỹ nước ngoài.

Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, Mỹ đang theo dõi các động thái từ việc đầu tư của Nga thông qua các nguồn trái phiếu chính phủ vào các quỹ tài chính ở Mỹ.

Hồi tháng 6, Reuters đã đề cập tới vụ rút tiền đột ngột của Ngân hàng Trung ương Nga trị giá 115 tỷ USD khỏi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York ngay sau khi bán đảo Crimea tuyên bố sáp nhập vào nước Nga năm 2014.

2 tuần sau khi rút số tiền khủng này, Nga đã nạp lại vị trí cũ.

Báo cáo đặc biệt của Reuters được đài Mỹ CNBC dẫn lại cho thấy, các chi nhánh Cục dự trữ liên bang Mỹ có tài sản của các ngân hàng trung ương nước ngoài đi kèm với một lợi ích duy nhất của chính quyền Mỹ: đó là nguồn thông tin tình báo quý giá cho Washington.

Theo đó, các Ngân hàng thanh toán quốc tế, các ngân hàng trung ương lớn khác và một số ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ đầu tư trái phiếu chính phủ, và khách hàng thường có nhiều hơn một tài khoản.

Nhưng chỉ có Ngân hàng của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới cho phép khách hàng (các ngân hàng trung ương nước ngoài) tiếp cận trực tiếp vào thị trường nợ của Mỹ và đồng tiền dự trữ của thế giới như đồng USD. Quy định như vậy giúp Ngân hàng trung ương Mỹ trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ ngân hàng lưu ký này.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào Ngân hàng của Fed gặp vấn đề sau vụ việc Nga rút khoản tiền 115 tỷ USD khỏi Ngân hàng dự trữ liên bang tại New York hồi năm 2014.

Cụ thể, khi Reuters phỏng vấn một số quan chức cấp cao giấu mặt tại Fed và Bộ Tài chính Mỹ thì họ đều tiết lộ việc phải thực hiện theo các yêu cầu của chính phủ về việc chuyển các thông tin từ tài khoản mật của khách hàng cho chính quyền Mỹ.

Đây được cho là kênh thông tin có thể giúp chính quyền Mỹ hiểu sâu hơn về hành động của các đối tác nước ngoài hoặc các chuyển động của thị trường tại nước đó, đôi khi dẫn đến một phản ứng can thiệp cụ thể như họ đã từng áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea từ năm 2014.

Các cựu quan chức Fed và quan chức chính phủ Mỹ đã cho rằng, các lệnh trừng phạt từ Mỹ đã khiến Nga lo ngại rằng Washington sẽ đóng băng tài sản Nga đang đầu tư vào gói nợ của Mỹ và khiến họ lập tức rút tiền về.

Sau 2 tuần, Nga đã nạp lại số tiền vào tài khoản của mình bởi các chế tài của Mỹ chỉ nằm trong phạm vi nhỏ.

Vụ việc đã khiến các quan chức Mỹ cân nhắc hơn khi đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga mà không liên can tới khả năng sẽ khiến Nga lập tức rút khoản tiền dự trữ như vậy nữa.

Khoảng 250 ngân hàng trung ương nước ngoài đã gửi 3.300 tỷ USD vào Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, chiếm gần một nửa dự trữ ngoại tệ của thế giới, theo báo cáo của ngân hàng này hồi năm 2015.

Ngân hàng trung ương của Nga, Trung Quốc, Irac, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen, Libya và một số nước khác có khoản đầu tư ở Fed nằm trong số các tài khoản mật bị tiết lộ cho Chính quyền Mỹ.

Theo ông Edwin Truman, người đứng đầu Bộ phận tài chính quốc tế của Hội đồng quản trị Fed trong hơn 2 thập kỷ trước khi Quỹ này gia nhập Kho bạc Mỹ vào năm 1998 cho biết, các khách hàng của Fed không nên trông đợi họ được giữ bí mật tuyệt đối về các giao dịch và tài khoản.

"Không có lời hứa với khách hàng rằng thông tin trong tài khoản của họ sẽ không được chia sẻ với giới chức Mỹ đâu" - ông Truman nói.

Một phát ngôn viên Bộ Tài chính cho biết Bộ này giám sát các giao dịch và thu thập dữ liệu từ tất cả các công ty tài chính một cách "đều đặn" và có khả năng yêu cầu cung cấp thông tin từ các ngân hàng trung ương nước ngoài nếu họ "cần phải biết".

Những tìm hiểu về cơ chế, cách thức hoạt động của Fed rộ lên vào thời điểm Tổng thống Donald Trump đe dọa các biện pháp trừng phạt kinh tế mới đối với các quốc gia có thể được theo dõi thông qua các tài khoản nước ngoài.

Cùng với đó, nước Mỹ hiện nay đang kiểm soát chặt chẽ việc thu thập thông tin tình báo và các cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-canh-bao-chien-tranh-tai-chinh-voi-my-3348027/

TQ dinh dua quan vao Syria

Nguồn tin trên cho biết thêm, Bộ Quốc phòng Trung Quốc có ý định triển khai 2 đơn vị được biết đến là "Những con Hổ Siberia" và "Hổ Đêm" thuộc Các Lực lượng tác chiến đặc biệt đến trợ giúp lực lượng chính phủ Syria.

Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc được cử đến Syria. Năm 2015, chính quyền Syria đã cho phép khoảng 5.000 binh sĩ quân đội Trung Quốc vào lãnh thổ nước này như các lực lượng đồng minh và đồn trú tại khu vực Tây Latakia.

Ngoài binh sĩ, các thiết bị hải quân và không quân, các cố vấn quân sự Trung Quốc cũng được cử tới Syria.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/trung-quoc-hanh-dong-nong-quyet-gianh-mieng-banh-syria-3348063/





Các tên lửa Scud do lực lượng Houthi bắn từ Yemen có một số quả bắn vào Sân bay Quốc tế King Khaled vào khoảng 20h45 ngày 29/11. Nguồn tin này cho biết, không có thương vong trong vụ tấn công do lực lượng phòng thủ Saudi Arabia đã bắn trúng một quả tên lửa.
Tuy nhiên, do không tên lửa bị bắn trúng không bị phá hủy hoàn toàn nên các mảnh vỡ tên lửa đã rơi xuống nhiều khu vực và gây hoảng loạn khá lớn. Theo video được công bố cho thấy, để bắn trúng 1 quả Scud, phòng thủ Saudi Arabia phải phóng liên tiếp 4 quả đạn của hệ thống Patriot.

Tuy nhiên, Saudi Arabia chỉ công bố được hình ảnh phóng 4 quả đạn của hệ thống PAC-3 nhưng không có bất cứ hình ảnh nào bắn hạ được tên lửa đạn đạo do Liên xô sản xuất để chứng minh rằng hệ thống này vụ đã đánh chặn thành công.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/san-bay-saudi-arabia-hon-loan-khi-bi-scud-tan-cong-3348059/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 29 2017, 11:37 PM

Hiện tại thì cả TQ cũng đã bắt đầu nhận trừng phạt của Mỹ, thông qua cái cớ là buôn bán với Triều tiên. Nhưng khác với việc thực hiện với các nước khác, được truyền thông Mỹ làm ồn ào, thì mọi biện pháp nhằm vào TQ đều được thực hiện khá im lìm, hoặc truyền thông Mỹ hạ nhiệt nó. Đơn cử như việc Mỹ đặt tên lửa THAAD ở Hàn quốc vậy.
Có thể vì TQ thực hiện chính sách nhún nhường mềm mỏng với Mỹ, ví dụ TQ đồng ý trừng phạt Triều tiên, TQ đặt hàng Mỹ một món lớn 200 tỉ trước APEC, hay việc TQ tuyên bố để cho nước ngoài tham dự vào các công ty tài chính ở TQ. Nhưng có vẻ những biện pháp này không có hiệu quả, và Mỹ chờ đợi một sự nhượng bộ lớn hơn. Tóm lại hiện nay có 3 nước là đối thủ đương thời huặc tiềm năng của Mỹ đều đã dính vào lệnh trừng phạt của Mỹ : I ran, Nga, TQ.
Nhưng đối với đồng minh, như Pháp, hay Đức Mỹ cũng trừng phạt bằng cách phạt trực tiếp vào những công ty của nước này, nhiều khi bằng những biện pháp gay gắt. ví dụ, Mỹ đã bắt giam một giám đốc cũ của hãng Astom Pháp, khi ông này mò sang Mỹ chơi sau khi về hưu, với cáo buộc là Astom đã tham nhũng để chiếm thị trường. Sự việc này đã mở đầu việc General Electric Mỹ mua lại Astom, để hạng này tránh bị Mỹ trừng phạt. Nhưng chẳng hiểu thế nào, hãng bị mua rồi, mà Pháp vẫn phải trả tiền. Như vậy là bây giờ, Mỹ đang sử dụng luật Mỹ bên ngoài nước Mỹ, tìm cách áp dụng luật Mỹ như luật thế giới.
Tôi không có đủ kiến thức về tài chính, nhưng đúng là nghiên cứu về nó, người ta sẽ hiểu cái cơ chế của thế giới hiện tại. Vì đế quốc hiện tại là đế quốc tài chính.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 30 2017, 09:32 PM

Vì đã chót nói tới ông Mugabe ở trên, nên cũng phải thêm vài lời về nước Zimbawe. Vào thời điểm Zimbawe giành được độc lập vào thập niên 80, không ít người đã nhận thấy mô hình dành độc lập này sao mà hay quá vậy. Bởi vì chính quyền của thiểu số da trắng đổ, và Mugabe mặc dù dành chính quyền cho đa số da đen, cũng rất trọng vọng tầng lớp chủ da trắng, chủ yếu là chủ đồn điền. Ông ta gọi họ là “my farmers” (những ông chủ đồn điền của tôi), giữ các nhân vật chủ chốt của chính quyền da trắng cũ trong chính phủ. Nó đã hình thành cái mô hình một nhà nước, một thể chế chính trị ra đời từ đấu tranh cách mạng nhưng lại hợp lưu với hệ thống kinh tế của chế độ cũ, để tạo lập nên một nước Zimbawe giầu có hơn (theo ước mơ).
Ở VN cũng có tư duy kiểu đó, vào năm 1975. Có một bộ phận người nghĩ rằng nên giữ hai miền, hai đồng tiền, hai thể chế để ..câu Mỹ đầu tư. Tất nhiên cái option này bị loại bỏ bởi “tội lỗi của ông Lê Duẩn”, đã nhất quyết thống nhất nhà nước VN. Thực ra đây không phải là lỗi của ông Lê Duẩn mà là tư duy của đa số, nhưng sau này, do kinh tế xuống đáy trong giai đoạn 79-86, thì cái tư duy ấy lại nổi lên, và ta gán luôn cho ông Lê Duẩn cho nó gọn, theo kiểu chạy tội.
Chính vì thế, cách thức dành độc lập của Zimbawe, được coi như một thứ chuẩn, một hình tức khôn ngoan.
Trong thực tế Zimbawe đã ăn phải trái đắng. Bởi vì giữa lực lượng chính trị và bộ máy kinh tế là một sự đối đầu liên tục, không ngừng nghỉ. Nhưng người chủ da trắng kia làm sao họ chịu “bị lãnh đạo”, cái đế của nó là thực dân (nếu không nói tới vế chủng tộc). Một dạng nhà nước như thế, không khác gì đầu gà cắm vào thân trâu. Kết quả mâu thuẫn cuối cùng phải bùng nổ vào đầu những năm 2000, dẫn đến việc nước này phải tịch thu ruộng đất làm cải cách ruộng đất. Nhưng vì không được chuẩn bị, chỉ là một sự đối phó do nhu cầu chính trị, cuộc cải cách ruộng đất này đã làm suy sụp kinh tế Zimbawe, nhưng không vì thế mà chế độ này sụp đổ, và ông Mugabe cho đến tận bây giờ vẫn được coi là hình mẫu người hùng của châu Phi dám chống chế độ thực dân.
Quay trở lại VN, chuyện gì xẩy ra nếu cái tư duy kỳ quái “hai miền hai chế độ” kia được áp dụng ở VN. Thì có lẽ VN cũng là một dạng Zimbawe mới (không phải vì sẽ có một ông Mugabe, mà sự lủng củng giữa nhà nước và bộ máy kinh tế không giải quyết được). Câu chuyện của nước Zimbawe đã chứng minh rằng, những điều gì mà cách mạng VN làm là sáng suốt.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 30 2017, 09:54 PM

Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên đã thử thành công tên lửa xuyên lục địa, vì để tránh bắn xa, nên họ đã thay đổi góc bắn để bắn cao, vì thế tên lửa đạt tới độ cao 4500km, một con số “khủng”, bởi vì quỹ đạo một vệ tinh thông thường chỉ hơn 100km. Như vậy là nước này đã trở thành cường quốc hạt nhân thứ 8 sau : Mỹ, Nga, Anh, Pháp, TQ (câu lạc bộ hạt nhân lịch sử), Ấn độ, Pakistan. Một thành công đáng nể.
Chuyện xẩy ra tiếp theo sẽ xác định tư duy đối đầu cả Mỹ với ..Trung quốc thế nào, ở mức độ nào. Bởi Trump đã ngay lập tức kêu gọi TQ trừng phạt Triều tiên, và khả năng TQ trừng phạt thật sự nước này tương đối hạn chế. Điều đó có nghĩa là Mỹ hoàn toàn có cớ để áp đặt trừng phạt kinh tế lên cả TQ nữa, lấy cớ TQ “dung túng” Triều tiên. Cớ đã có rồi, nhưng có dám làm không lại là chuyện khác. Và qua đó ta có thể định vị được tương quan lực lượng Mỹ - Trung ở đâu.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 4 2017, 06:06 AM

Bắt đầu loạt tin tức bằng tin về Ukraine, tội nghiệp quá, mang tiếng là GDP tăng mà chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống. Tin tức do bạn Lê Thái Kỳ dịch từ báo của Ukraine

Ukraina:
Mùa đông sinh viên các trường đại học sẽ ở nhà và học từ xa - không có tiền để sưởi ấm giảng đường. Tuy vậy họ vẫn phải trả toàn bộ tiền học như bình thường.
Hiện nay sinh viên các trường đại học phải mặc nguyên áo ấm ngồi trong lớp vì hệ thống sưởi ấm không làm việc - đơn giản vì không có tiền và giá dịch vụ cao.
Sau Maidan giá khí đốt ở Ukraina tăng vùn vụt. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có do việc Ukraina từ chối mua khí đốt của Nga mà mua của châu Âu với giá cao hơn. Mặt khác, đó là một trong những yêu cầu của IMF khi cho Ukraina vay tiền (rất ít và nhỏ giọt).
Than đá cũng tương tự. Sau khi phong tỏa Donbass thì TT Ukraina sang Mỹ mua của Mỹ với giá cao hơn nhiều lần.
Kết quả là các trường đại học không có kinh phí để sưởi ấm giảng đường.
Họ liền nghĩ ra một cách rất tài tình: đóng cửu giảng đường và cho sinh viên học từ xa. Nhưng tiền thì họ vẫn phải nộp đầy đủ (trừ những diện không phải nộp).
Những người bình thường đều hiểu rằng chất lượng của việc học từ xa sẽ kém hơn nhiều, nhất là trong các điều kiện kỹ thuật và trang bị công nghệ như hiện nay của các trường đại học Ukraina. Nhưng điều này không được người ta quan tâm lắm.
Mấy năm nay ở nhiều trường ĐH các sinh viên đã phải nghỉ học mùa đông. Nhưng năm nay thực trạng này sẽ phổ biến khắp Ukraina.
Sau năm mới các sinh viên sẽ ở nhà tới tận tháng 3, khi thời tiết ấm lên.


https://112.ua/video/ukrainskie-vuzy-perevodyat-studentov-na-distancionnoe-obuchenie-radi-ekonomii-254732.html


Ukraina: kết quả hợp tác với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): năm 2017 Ukraina đã trả cho quỹ lượng tiền nhiều hơn là nhận được.
Năm 2017 Ukraina đã trả cho IMF tổng cộng 1,268 tỷ $, nhưng chỉ nhận được một lần khoản vay vẻn vẹn 1 tỷ $.
Sự hợp tác với IMF không mang lại một kết quả tốt đẹp nào cho đất nước Ukraina, ngược lại bóp chết nền kinh tế, làm đất nước trở nên hoàn toàn phụ thuộc. IMF cho vay thì ít mà yêu cầu rất nhiều điều kiện, bắt dân phải chịu tiền dịch vụ tiện ích cao, cắt giảm các loại trợ cấp xã hội, tăng tuổi hưu trí, rồi mở cửa thị trường đất nông nghiệp. Nói tóm chỉ đời sống của dân thêm khó khăn.
Một số nước đã hiểu ra điều đó và không muốn vay tiền từ IMF. Ví dụ mới đây Ba Lan từ chối khoản tài chính khá lớn từ IMF- 9,2 tỷ $ (để so sánh - Ukraina cả năm 2017 trì trật mãi mới được vay 1 tỷ).
Chính quyền Ukraina mỗi lần nhận khoản vay từ IMF lại tuyên bố đó là ''thắng lợi'' và "kết quả của cải cách". Nhưng người phải trả đó là nhân dân Ukraina và không phải chỉ một thế hệ.


https://www.rbc.ua/rus/news/ukraina-vyplatila-mvf-2017-godu-bolshe-poluchila-1512224707.html


Hội nghị tổ chức hợp tác kinh tế Biển Đen lần thứ 50 tại Kiev: Chủ tịch Quốc hội Ukraina tuyên bố Nga là người có lỗi hoàn toàn trong việc các nước tổ chức này không hợp tác được với nhau một cách hiệu quả.
Lần đầu tiên hội nghị tổ chức này được tiến hành vắng mặt Nga. Nước chủ nhà Ukraina không mời đoàn Nga.
Trong thời gain tiến hành hội nghị lại có vụ bê bối: Ukraina không mời đoàn Armenia dự cuộc thảo luận về tuyên bố cuối cùng. Chắc là vì trước đó trong Hội nghị "Đối tác phương Đông" chính Armenia và Belarus đã chặn việc thông qua tuyên bố với nội dung chống Nga, do vậy lần này Ukraina "phòng xa" và không mời Armenia dự họp tổng kết.
Vậy là đoàn Armenia đã bỏ hội nghị để phản đối và ra tuyên bố coi đây là ''sự sỉ nhục không chỉ đối với phái đoàn Armenia, mà còn cả toàn tổ chức hợp tác kinh tế Biển Đen'' và đây là "sự việc chưa từng có trong lịch sử 25 năm của tổ chức".


https://zn.ua/POLITICS/parubiy-obyasnil-chto-meshaet-konstruktivnomu-sotrudnichestvu-stran-paches-267863_.html

__________________________________________

Bắt đầu tin về Nga, Nga-TQ-Iran

Ngân hàng Nga tăng tuyệt đối dự trữ vàng
Nỗ lực đạt mục tiêu chính trị của Tổng thống Putin, Ngân hàng Nga tăng dự trữ vàng ở mức tuyệt đối.

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đang tăng trữ lượng vàng của nước này để đạt được mục tiêu mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt ra nhằm hạn chế các rủi ro về địa chính trị, theo RT.

Phó Chủ tịch Thứ nhất của CBR - ông Sergey Shvetsov khẳng định thông tin này trong một hội nghị về kim loại quý ở Moscow.

"Dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Putin, Ngân hàng Nga đã tăng dự trữ vàng lên mức tuyệt đối trong chương trình dự trữ vàng và tiền tệ nhiều năm qua" - ông Sergey Shvetsov nói.

Tới tháng 11/2017, Nga đã có 1.801 tấn vàng dự trữ, chiếm 17,3% tổng trữ lượng vàng trên cả nước. Nga hiện là chủ sở hữu vàng lớn thứ 6 trên thế giới, sau Mỹ, Đức, Ý, Pháp và Trung Quốc.

Thông báo của Ngân hàng Trung ương Nga dự trữ số lượng vàng có giá trị 73,6 tỷ USD, trong khi con số năm ngoái là 65,6 tỷ USD.

Mức dự trữ đã liên tục tăng. Từ tháng 1-9/2017, Nga đã mua vào 130.634 kg vàng trị giá 5 tỷ USD, cao gấp 15% so với lượng mua cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu của Gold.org cho thấy, kể từ khi ông Putin nắm giữ chức vị Tổng thống, trữ lượng vàng của Nga đã tăng đáng kể, tăng hơn 500% so với mức 343 tấn ở thời điểm chuyển giao quyền lực.

Sau cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea trong quý I năm 2014, Nga đã tăng dự trữ vàng lên gần 75% trong quý sau.

Mua vàng làm cho một quốc gia ít bị tổn thương trước các ý định địa chính trị.

Ông Shvetsov cho biết: "Tôi sẽ không phải lo lắng về tình hình địa chính trị, mọi người thông minh đều hiểu được giá trị vàng trong việc đảm bảo an ninh tài chính và kinh tế của đất nước".

Matthew Turner, chuyên gia phân tích kim loại của Tập đoàn Macquarie tại London cho hay: "Vàng là một tài sản độc lập với bất kỳ chính phủ nào, và có hiệu lực với những gì thường được dự trữ trong bất kỳ chính phủ phương Tây nào".

"Điều này sẽ giúp Nga phản kháng lại các biện pháp trừng phạt tài chính" - ông Turner nói.

Ông Gabriel Rubinstein, chuyên viên tư vấn tài chính, cựu đại diện Ngân hàng Trung ương Argentina và cựu Giám đốc điều hành Sở Giao dịch chứng khoán của Buenos Aires phân tích chiến lược của Tổng thống Putin trước nỗ lực dự trữ vàng.

"Một đất nước bắt đầu tích lũy vàng được hình thành dựa trên sự hình dung của nhà lãnh đạo về chiến lược và phòng thủ, phòng ngừa trước trường hợp nếu mâu thuẫn khó giải quyết giữa các quốc gia, khi đồng tiền có thể bị mất giá trị bản thể của nó" - chuyên gia Gabriel Rubinstein giải thích.

"Nga cho rằng trữ vàng tốt hơn là trữ USD. Giả sử Nga tích rất nhiều USD, và Mỹ muốn gây thiệt hại cho Nga thì người Mỹ chỉ việc dùng đồng USD làm phương tiện thao túng và chi phối hành động của những nước dùng đồng tiền đó" - vị chuyên gia lấy ví dụ.

Do đó, tốt hơn hết, hãy cứ chọn vàng - thứ sẽ tạo thành cơ sở của bất kỳ loại tiền tệ hoặc bất kỳ vật có giá trị tài sản nào khác trong tương lai.

"Đây là nguồn lực tài chính vĩnh cửu có giá trị hiện thực hơn khi so sánh với những tài sản được dự trữ khác" - ông Gabriel nhận định.

Ông Anton Tabakh, Giáo sư Đại học Kinh tế Quốc gia Nga nhận xét: “Nếu quan hệ giữa Mỹ và Nga tốt đẹp, thì tốc độ mua vàng của Nga sẽ chậm lại. Tuy nhiên, nếu quan hệ giữa 2 quốc gia ngày càng xấu đi, thì Nga sẽ đẩy mạnh mua vàng để phòng ngừa rủi ro”.

Giới chuyên gia dự báo đến năm 2020, dự trữ vàng của Nga sẽ đạt mức khoảng 2.103 tấn.

“Với tốc độ mua vàng như hiện nay, chỉ trong khoảng 4- 5 năm nữa, Nga sẽ sở hữu lượng vàng dự trữ vượt xa Pháp và Italia, trở thành quốc gia có dự trữ vàng lớn thứ 4 hoặc thứ 5 thế giới” - ông David Marsh, Chuyên gia của MarketWatch, nhận định.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ngan-hang-nga-tang-tuyet-doi-du-tru-vang-3348287/

__________________________________________

Dấu hiệu Trung Quốc sắp sở hữu robot Uran-9 của Nga
Uran-9 là loại robot chiến trường vô cùng độc đáo - một chiếc xe tăng không người lái độc nhất vô nhị đang phục vụ trong biên chế Quân đội Nga.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì thế kỷ XXI sẽ là thời đại của các robot chiến trường, chúng sẽ thay thế người lính làm nhiệm vụ tại các khu vực nguy hiểm để giảm thiểu thương vong xuống mức thấp nhất.

Đón đầu xu thế này, người Mỹ mở màn cuộc cách mạng "chiến binh số" bằng các loại UAV có khả năng chiến đấu theo sự điều khiển từ xa của con người và tiến tới là phương tiện bay ứng dụng trí thông minh nhân tạo.

Nga mặc dù đi sau nhưng họ cũng kịp tạo ra một loại robot chiến trường độc đáo, mang đậm phong cách thế mạnh của mình, đó chính là những cỗ chiến xa không người lái vũ trang có trọng lượng từ 5 tới 30 tấn, nổi bật nhất là chiếc Uran-9.

Robot Uran-9 đã được Nga mang đi "thử lửa" tại chiến trường Syria, nó thu về nhiều chiến công và nhận xét tích cực, khiến Nga quyết định mở rộng đội quân robot của mình trong tương lai.

Không chỉ có vậy, Uran-9 còn là mặt hàng đang được các đối tác hay mua sắm vũ khí của Nga quan tâm, đặc biệt là Trung Quốc.

Trước đó tại triển lãm vũ khí SOFEX-2016 (Jordan), Cục trưởng Cục bảo mật của Rosoboronexport, ông Valery Varlamov nói với các phóng viên rằng các nhà xuất khẩu bắt đầu xúc tiến để bán ra nước ngoài robot đã tham gia quá trình phá mìn tại Palmyra (Syria) là Uran-6, cũng như có kế hoạch tạo phiên bản xuất khẩu của robot chiến đấu Uran-9 và phiên bản cứu hỏa Uran-14.

Trong diễn biến mới nhất, Tổng giám đốc xí nghiệp phát triển các hệ thống dữ liệu doanh nghiệp 766 của Cục chế tạo - sản xuất thiết bị (UPTK) Dmitry Ostapchuk đã nói với hãng thông tấn Sputnik rằng các chuyên gia nước ngoài sẽ không thể sao chép công nghệ trên họ robot Uran của Nga, chẳng hạn như phần mềm điều khiển.

Việc Tổng giám đốc UPTK bất ngờ đưa ra tuyên bố trên phải chăng là chỉ dấu cho thấy Nga sắp sửa xuất khẩu Uran-9 cho Trung Quốc, họ phát biểu như vậy nhằm mục đích trấn an rằng sẽ không để lộ công nghệ cho đối tác tham lam tại châu Á?

Cần điểm lại rằng trước khi bán S-400 hay Su-35 cho Trung Quốc thì Nga cũng từng có những lời khẳng định như vậy, trước đó là khi xuất khẩu S-300 hay tiêm kích họ Su-27 Flanker.

Tuy nhiên với năng lực thiết kế ngược thượng thừa của Trung Quốc, chẳng có gì bảo đảm rằng công nghệ trên robot Uran sẽ giữ được nguyên vẹn. Mới đây nhất bài học J-11D ra đời cho dù Nga đã cố giấu bí quyết thiết bị lắp trên Su-35 chắc hẳn sẽ khiến Moskva phải cẩn trọng hơn khi làm ăn với Bắc Kinh.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/dau-hieu-trung-quoc-sap-so-huu-robot-uran-9-cua-nga-3348253/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 4 2017, 06:07 AM

Mỹ gặp khó trước một Iran ngày càng mạnh
Sở hữu một trong những kho tên lửa lớn nhất Trung Đông, lại có Nga và Trung Quốc hậu thuẫn, Mỹ càng ngày càng gặp khó với Iran.

Trong lúc quan hệ Mỹ-Iran ngày càng trở nên căng thẳng xung quanh thỏa thuận hạt nhân thì Iran xích lại gần Nga và Trung Quốc hơn.

Giới chức Iran cho biết, sau khi được dỡ lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân cách đây 2 năm, Iran thu hút được lượng vốn Trung Quốc lớn chưa từng có chảy vào các dự án từ đường sắt cho tới bệnh viện.

Mới đây, công ty đầu tư quốc doanh Citic Group của Trung Quốc đã mở một hạn ngạch tín dụng 10 tỷ USD cho Iran, trong khi Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đang cân nhắc cho Iran vay thêm 10 tỷ USD nữa.

Vào thời điểm này, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất ở Iran.

Trong khi đó, quan hệ giữa Nga và Iran cũng trở nên gần gũi hơn nhờ sự hợp tác giữa hai quốc gia trong cuộc xung đột tại Syria. Về hợp tác kinh tế, mới đây, Bộ trưởng Năng lượng Liên bang Nga Alexander Novak cho biết, Nga đã nhận được từ Iran 1 triệu thùng dầu đầu tiên trong khuôn khổ thỏa thuận “Đổi dầu lấy hàng hóa” giữa hai nước. Một nửa số tiền thu được từ việc bán số dầu sẽ được dùng để mua hàng hóa và dịch vụ của Nga cho Iran.

Tập đoàn Dầu khí nhà nước Rosneft (Nga) và Công ty Dầu quốc gia Iran (NIOC) cũng ký kết một lộ trình hợp tác trong các dự án dầu khí trị giá đến 30 tỷ USD. Trước đó, một công ty Nga đã động thổ xây dựng 2 nhà máy điện mới tại cơ sở hạt nhân Bushehr. Dự án này dự kiến hoàn tất trong 10 năm.

Chính mối quan hệ ngày càng khăng khít với hai cường quốc Nga và Trung Quốc đã giúp Iran có thêm tự tin khi mối quan hệ giữa nước này với Mỹ ngày càng trở nên căng thẳng. Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối công nhận Iran tuân thủ nội dung thỏa thuận hạt nhân và đe dọa sẽ rút khỏi thỏa thuận ký kết năm 2015.

Tổng thống Trump đồng thời tuyên bố sẽ liệt Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách các nhóm khủng bố. Ông cáo buộc Iran đang gieo rắc “sự chết chóc, hủy diệt và hỗn loạn” khắp thế giới thông qua những hành động ở Syria, Iraq và Yemen.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani lên án tuyên bố từ phía Mỹ là “vô căn cứ”, còn Giám đốc Cơ quan Nguyên tử Iran Ali Akbar Saleh phát biểu: “Động thái liệt Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách khủng bố rõ ràng là lời tuyên chiến”.

Tư lệnh lực lượng này Mohammad Ali Jafari thì cảnh báo Iran sẽ đáp trả bằng những biện pháp áp đảo và coi quân đội Mỹ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông, không khác gì tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-gap-kho-truoc-mot-iran-ngay-cang-manh-3348259/





Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 4 2017, 07:24 PM

Hoi nay tin tuc tren bao deu noi den viec Nga-TQ, du dinh thanh lap he thong thuong mai dua tren vang cho BRICS, sau khi da ky hiep dinh SWAP tien te. Tuy nhien, theo toi, dieu nay k the xay ra trong 1 tuong lai gan, du do la muc tieu huong toi. HIen ca Nga, Trung deu tang luong du tru vang rat nhanh, co the vai nam nua, TQ se vuot qua Phap, Italy ve du tru vang, sau do den luot Nga cung se vuot nhu vay, nhung de thiet lap he thong thuong mai dua tren vang cho ca BRICS thi co le chua du, nhung cho rieng Nga-Trung thi co the duoc

Nga-Trung lập liên minh giành quyền điều hành giá vàng
Định giá vàng sẽ thay đổi hoàn toàn nếu Nga- Trung Quốc trong khối BRICS lập liên minh đánh bại Mỹ.

Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin và Nam Phi là các thành viên trong khối Các nền kinh tế lớn mới nổi (BRICS) đang sở hữu khối lượng vàng khủng cũng như mức tiêu thụ kim loại quý lớn nhất nhì thế giới. Liên minh này có thể thiết lập một chuẩn giá vàng mới song hành cùng với chuẩn giá vàng giao ngay ở London (do Bộ Thương mại London OCT) và chuẩn giá vàng kỳ hạn ở New York (do sàn giao dịch kỳ hạn COMEX thiết lập).

RT thông tin, các nhà sản xuất và các nhà mua vàng ở trong khối BRICS đều thuộc các top đầu trên thế giới, có thể tự mình thiết lập một mạng lưới kinh doanh vàng được định giá riêng và triển khai ý tưởng đó để kinh doanh vàng vật chất.

Phương thức định giá vàng mới có khả năng thay đổi cách định giá vàng trên thế giới, hất Mỹ khỏi vai trò điều hành giá vàng hiện nay - giá vàng hiện đang trong môi trường kinh doanh tổng hợp, vốn không liên quan gì đến thị trường vàng vật chất.

Động thái này của BRICS được cho là một phần của chiến lược Nga- Trung hướng tới thoát dần phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại quốc tế.

Khi nói về ý tưởng này của BRICS, ông Sergey Shvetsov, Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga cho hay, Ngân hàng này đã ký Biên bản ghi nhớ về phát triển hệ thống giao dịch vàng song phương với Trung Quốc. Theo đó, hệ thống giao dịch vàng giữa 2 quốc gia sẽ ra đời và hoạt động vào năm 2018.

Từ kết nối giao dịch vàng của Nga- Trung, các nước mua vàng trong khối BRICS đã giúp thiết lập nên một phương thức giao dịch và giá vàng mới do liên minh Nga- Trung điều hành.

“Các kết nối giao dịch và thanh toán bù trừ sẽ được thiết lập, giúp các nhà đầu tư có thể giao dịch vàng trên thị trường quốc tế thông qua hệ thống giao dịch trung tâm của 2 quốc gia Trung- Nga” - ông Sergey Shvetsov cho biết.

Giới chuyên gia cho rằng, tham vọng của BRICS về thiết lập hệ thống giao dịch vàng có nhiều khả năng sẽ thành công, bởi các thành viên trong khối này đều là những quốc gia có tiềm lực rất lớn về vàng.

Trong đó, Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về tiêu thụ vàng thế giới, còn Ấn Độ là “á quân” về tiêu thụ vàng thế giới. Trong khi đó, Nga đã và đang liên tục mua vàng để tăng dự trữ vàng quốc gia. Tính riêng 10 tháng đầu năm nay, quốc gia này đã mua 187 tấn vàng.

Việc thành lập hệ thống giao dịch vàng riêng để cạnh tranh với hệ thống giao dịch vàng London và New York hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển của BRICS trong thời gian tới. Bởi vì, khối này đã và đang không ngừng lớn mạnh, phấn đấu trở thành đối trọng nặng ký của G7 và G20.

Sau hơn 10 năm hoạt động, BRICS đã chiếm khoảng 44% dân số toàn cầu và 23% GDP thế giới năm 2016. Ngoài ra, BRICS đã thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và Quỹ dự trữ ngoại tệ với tổng trị giá 200 tỷ USD.

Tương lai không xa của triển vọng Nga- Trung

Theo ông Julian Phillips, nhà sáng lập trang dự báo vàng GoldForecaster.com, từ trước tới nay, New York và London vẫn được coi như hai tụ điểm chính thiết lập giá vàng. Tuy nhiên trên thực tế, khối lượng vàng vật chất được giao dịch trên sàn COMEX là quá nhỏ.

Điều này có thể bóp méo quan hệ cung–cầu, vì nó chỉ phản ánh bức tranh giao dịch của giới đầu cơ New York.

Từ lý do này, Trung Quốc và Nga có cơ hội hành động tham gia sâu hơn vào thị trường vàng trên quy mô quốc tế.

“Trung Quốc và Nga không muốn Mỹ và Anh kiểm soát thị trường vàng nữa. Ngoài ra, Trung Quốc còn có một mục tiêu lớn hơn là ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trên thị trường vàng thế giới cũng có tác động “nâng đỡ” đồng nhân dân tệ” - ông Phillips nhận định.

Quả vậy, việc Trung Quốc chia sẻ quyền lực kiểm soát thị trường vàng có thể mang lại nhiều yếu tố tích cực, trước hết ảnh hưởng của đồng USD sẽ giảm xuống. Nên đối với Trung Quốc, vàng không đơn thuần là kim loại quý, nó là một hệ thống tiền tệ mới độc lập so với Mỹ và USD.

Theo Reuters, Trung Quốc có kế hoạch thiết lập giá tiêu chuẩn cho kim loại quý này – một động thái nhằm thiết lập giá vàng tiêu chuẩn cho vàng thỏi 1 kg khi giao dịch vàng trên sàn giao dịch kỳ hạn.

Không chỉ là nỗ lực về vàng và trao đổi thương mại trong khối BRICS, Nga và Trung Quốc đang tạo nên những hợp tác chiến lược rất mạch lạc.

Từ các thỏa thuận liên ngân hàng, giao dịch dầu mỏ và vàng bằng nội tệ, thỏa thuận hợp tác dầu khí và mới nhất là sự thống nhất về hệ thống giao dịch mới ở BRICS, một tương lai trong công cuộc lật đổ đồng USD và đế chế USD, vàng của Mỹ đang dần được hình thành bởi liên minh Nga- Trung Quốc.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-trung-lap-lien-minh-gianh-quyen-dieu-hanh-gia-vang-3348337/



Nga mua vàng nhiều nhất thế giới, BRICS dựng đế chế vàng?
Các nước BRICS đang thảo luận về khả năng thiết lập một hệ thống thương mại vàng duy nhất.

RT dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất của Ngân hàng Trung ương Nga Sergey Shvetsov cho hay, các nước BRICS đang thảo luận về khả năng thiết lập một hệ thống thương mại vàng riêng biệt của mình.

"Hệ thống thương mại vàng truyền thống có trụ sở tại London và một phần ở các thành phố ở Thụy Sĩ đang trở nên ít quan trọng hơn khi các trung tâm thương mại mới xuất hiện, trước hết là ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Chúng tôi đang thảo luận về khả năng thiết lập một hệ thống thương mại vàng trong cả khối BRICS và ở cấp độ các mối quan hệ song phương" - ông Sergey Shvetsov nói.

Ông Shvetsov nói thêm, hệ thống này có thể làm cơ sở cho việc tạo ra các tiêu chuẩn mới trong hệ thống thương mại vàng.

Ngân hàng Trung ương Nga đã ký một bản ghi nhớ về phát triển thương mại song phương với Trung Quốc. Ngân hàng Nga dự tính sẽ thành lập một hệ thống thương mại với Trung Quốc vào năm 2018.

"Chúng tôi sẽ thiết lập các liên kết thương mại và thanh toán trong khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Vấn đề là người mua vàng nên quyết định nơi họ mua hàng" - ông Shvetsov nói.

Theo ông Shvetsov, Ngân hàng Trung ương Nga đã ký một bản ghi nhớ về phát triển thương mại song phương với các đồng nghiệp Trung Quốc.

Bước đầu tiên, cơ quan quản lý tại Nga sẽ thiết lập hệ thống thương mại với Trung Quốc vào năm 2018. Các liên kết thương mại khác với các quốc gia trong khối sẽ tiếp tục được nới rộng trong thời gian sớm.

Vị này cho biết thêm rằng, các liên kết thương mại sẽ cho phép các bên tham gia giao dịch quốc tế thông qua Ngân hàng trung ương của các nước trong khối.

Sau khi Nga và Trung Quốc thiết lập hệ thống giao dịch song phương, cả hai đã công bố kế hoạch tạo ra một hệ thống kinh doanh vàng giữa hai quốc gia mua vàng nhiều nhất thế giới.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, Nga là nước mua vàng lớn cũng là nhà sản xuất vàng lớn thứ 3 thế giới. Vị trí ấn tượng này là kết quả của việc Ngân hàng trung ương Nga mua vàng từ các mỏ nội địa.

Nga đã tăng hơn gấp đôi tốc độ mua vàng trong thập kỷ qua, thêm hơn 1.250 tấn vào kho dự trữ vàng. Trong quý II/2017, số vàng ở Nga chiếm 38% trong số vàng được mua bởi các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.

Theo ông Sergey Kashuba, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất vàng tại Nga, trong 10 năm qua, Nga đã khai thác hơn 2.000 tấn vàng, với sản lượng hơn 300 tấn dự kiến đạt được trong năm nay, 400 tấn vào năm 2030.

Tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là việc tư nhân hóa các công ty khai thác vàng do nhà nước kiểm soát và việc hợp nhất các nhà sản xuất vàng nhỏ hơn, cho phép các thợ mỏ Nga cạnh tranh trên sân khấu toàn cầu.

Trong khi đó, Trung Quốc mới tuyên bố phát hiện một mỏ vàng ước tính khoảng 380 tấn.

Mỏ vàng được phát hiện ở phía đông Trung Quốc dài hơn 2.000 mét và rộng 67 mét. Với công suất tối đa, mỏ có thể khai thác vàng trong 40 năm.

Trung Quốc có trữ lượng vàng lớn thứ năm trên thế giới sau Hoa Kỳ, Đức, Ý và Pháp.

Mỏ vàng mới ước tính tương đương với khoảng 20% trong tổng số 1.843 tấn vàng của nước này.

Sức tăng trưởng mạnh mẽ của Nga và Trung Quốc trên thị trường vàng thế giới được cho là sẽ giúp thúc đẩy BRICS có được lợi thế cạnh tranh và lấn áp các thị trường khác trên thế giới.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-mua-vang-nhieu-nhat-the-gioi-brics-dung-de-che-vang-3347899/


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 4 2017, 07:25 PM


Mỹ chưa công nhận kinh tế thị trường TQ: Lý do thật
Thương mại thế giới tương đối sòng phẳng, xét điều kiện của một nền kinh tế thị trường thì Trung Quốc chưa thể đáp ứng.

Mới đây, Mỹ đã công bố một tài liệu dài 40 trang ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) trong việc không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trong văn bản này, Mỹ nêu ra những lập luận pháp lý bác bỏ lập trường của Trung Quốc cho rằng theo các điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc vào năm 2001, nước này sẽ tự động được các thành viên khác công nhận là nền kinh tế thị trường sau 15 năm.

Tuy nhiên, Mỹ và EU phản đối quan điểm này vì cho rằng Trung Quốc không tuân thủ cam kết giảm can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Các quan chức Mỹ cáo buộc Chính phủ Trung Quốc tác động mạnh đến chi phí và giá cả hàng hóa trong nước, gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.

Bình luận về động thái trên của Mỹ, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc Mỹ và EU phản đối không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc trong WTO là điều bình thường bởi về nguyên tắc, theo các điều khoản gia nhập WTO của Trung Quốc, sau 15 năm, Trung Quốc sẽ được xem xét công nhận là nền kinh tế thị trường chứ không phải nước này sẽ tự động được coi là nền kinh tế thị trường. Đây là hai việc hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, thực tế cho thấy, Trung Quốc chưa phải là một nền kinh tế thị trường thực sự.

"Quy chế kinh tế thị trường trong WTO nói riêng và cộng đồng kinh tế quốc tế nói chung sẽ cho phép quốc gia được trao quy chế đó được trao đổi sòng phẳng trên thị trường, nghĩa là việc kiểm tra, kiểm soát đặc biệt sẽ được bãi bỏ.

Các yếu tố tiên quyết để một quốc gia được công nhận, đó là sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế và các hoạt động trong nền kinh tế phải tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Những can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh tế được giảm thiểu đến mức tối đa, Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo lập những khuôn khổ, thể chế, còn các doanh nghiệp, các bộ phận trong nền kinh tế tự hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, đối với nền kinh tế Trung Quốc, chính phủ nước này vẫn nắm và điều hành sự lên xuống, thay đổi của đồng tiền và các nhân tố khác trong nền kinh tế, đặc biệt là thông qua cơ chế của các DNNN. Việc có những ưu tiên, ưu đãi dành riêng cho DNNN không phải là kinh tế thị trường, chưa nói đến các thể chế, bộ phận của nền kinh tế thị trường chưa được hình thành và phát triển đầy đủ trong nền kinh tế Trung Quốc, từ thị trường lao động, tiền tệ đến các thị trường khác... Các doanh nghiệp ở Trung Quốc vẫn đi len lỏi, không phải là người quyết định thị trường, không được tự do cạnh tranh.

Tình trạng trên Trung Quốc phải tự nhìn thấy và chấp nhận. Không phải Mỹ có ý đồ kiềm chế, muốn gây khó dễ gì cho thương mại Trung Quốc hay sợ sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Thương mại thế giới tương đối sòng phẳng, nếu xét trên những điều kiện của một nền kinh tế thị trường thì Trung Quốc chưa phải là nền kinh tế thị trường", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, nếu Trung Quốc muốn công bằng thì nước này cũng phải có sự công bằng giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước và giữa các doanh nghiệp của nước này với nhau, từ chính sách, chế độ đến các hoạt động thực tế trong nền kinh tế phải theo quy luật của kinh tế thị trường, phải để cho doanh nghiệp tự tiếp cận các nguồn lực, tự do tiếp cận thị trường.

Từ việc Trung Quốc chưa được Mỹ, EU công nhận là nền kinh tế thị trường, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc vào các quốc gia.

Theo đó, hàng hóa Trung Quốc đi vào các quốc gia chưa công nhận nước này là nền kinh tế thị trường sẽ bị phân biệt đối xử và sẽ luôn bị đặt ở trạng thái dễ dàng bị kiểm tra bất kỳ lúc nào. Điều này xuất phát từ việc các nước e ngại doanh nghiệp Trung Quốc có thể bán phá giá do được Nhà nước trợ cấp một cách không chính đáng trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó gây phương hại đến nền sản xuất của các nước. Các nước cũng sẽ xem xét việc đánh thuế cũng như hạn chế định lượng bán buôn của Trung Quốc trên thị trường. Đó là chưa nói các chi phí đội lên, từ phí về kiểm tra, giám sát, thẩm định đến các chi phí liên quan đến những hoạt động khác đều tăng lên.

"Chẳng hạn, khi thanh toán, các nước sẽ không thanh toán toàn bộ và giữ lại một phần tiền. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc không thay đổi tích cực thì sẽ bị các nước trừ đi số tiền họ đang giữ và khi bị giữ thì bản thân số tiền đó không phát huy tác dụng, vòng quay, lượng tính toán lời lãi sẽ phải khác đi. Chưa kể doanh nghiệp Trung Quốc lúc nào cũng nơm nớp bị bị phân biệt, đây mới là điều nguy hiểm nhất vì lúc nào doanh nghiệp cũng phải ở trong tư thế sẵn sàng bị kiểm tra.

Dĩ nhiên, xét ở một phương diện nào đó, điều này cũng có mặt tốt, doanh nghiệp có thể nâng cao tính chủ động, chất lượng hàng hóa, hậu mãi... nhưng thực ra nếu không phải bỏ tâm trí, tiền của cho việc này thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội để làm việc khác", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/my-chua-cong-nhan-kinh-te-thi-truong-tq-ly-do-that-3348306/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 6 2017, 06:24 PM

Tin về UK. Sakasvili, tổng thống cũ của Georgie, người được UK mời về làm thị trưởng thành phố Odessa ( và đã từ chức) vừa bị chính quyền UK bắt, nhưng đã được đám đông ủng hộ cứu thoát, bằng cách bao vây xe hòm chở tù, và vứt đất đá ra đường làm chiến luỹ không cho xe đi. Trước đó ông này cũng đã có màn ngoạn mục leo lên mái nhà để tẩu thoát rất là kịch tính.
Sakasvili hiện đang bị truy tố ở Georgie về những vụ việc ông ta làm thời còn làm tổng thống ở nước này.
Theo như báo Pháp đồn đại, thì Sakasvili vì định ra tranh cử vào lần bầu cử tổng thống vào năm 2019 ở UK, chống lại tổng thống hiện tại, vì thế đã bị tước quốc tịch UK. Sakasvili còn bị cáo buộc nhận tiền của tổng thống UK cũ (Ianuskovitch) để tranh cử. Tất nhiên, báo không nói được là làm sao một người Georgie , chỉ có quốc tịch kiểu nhập cư lại có thể tranh cử tổng thống được, cũng như Sakasvili vốn theo Mỹ, khi ở Georgie, lại có thể nhận tiền của Ianouskovitch theo Nga để tranh cử.
Nhưng dù sao câu chuyện này đã nói lên sự hỗn loạn của chính trường UK.
Cũng trong mục chuyện lạ có thật, ở Ucraine đã có luật để tổ chức Nô en vào ngày 24/12 thay vào tổ chức ngày 7/1 theo thông lệ. Vì ngày 24/12 là theo lịch Tây Âu, còn ngày 7/1 là theo ngày của chính thống giáo (orthodox). Cho đến nay, chỉ có một thiểu số tôn giáo ở miền cực Tây UK, gọi là nhà thờ Uniat là tổ chức Nô en vào ngày 24/12 vì mặc dù theo đạo Orthodox như ở Nga, họ lại chịu sự quản lý của nhà thờ La mã ở Rome, vì vùng đất này thuộc vào đế quốc Áo-Hung ngày xưa, vốn theo đạo cơ đốc

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 6 2017, 08:43 PM

Bao My New York Times dua tin, 5 qua ten lua Partriot PAC 3 duoc My phong len da khong chan duoc ten lua cua luc luong Houthis tai Yemen. Thay vi ban trung phan dau ten lua, 5 qua Patriot nay chi ban trung phan dong co cua ten lua sau khi dau dan ten lua da tach roi khoi dong co.
Dau dan bi no tren khong la do truc trac ky thuat cua ten lua, chu khong phai do Patriot danh chan
Link Ban tin tieng Anh o dau, ban tin tieng VN o duoi

Cung thoi gian do, phia Syria tuyen bo he thong Bulk M2E cua ho danh chan thanh cong 3/4 (lan 1) va 3/6 (lan 2) ten lua cua Israel duoc phong tu lanh tho cua Liban


Viec ten lua Patriot that bai khong phai la hiem, nhung viec dua cong khai len mot to bao chinh thong nhu New York Times (NYT) nay, la lan dau tien. Co le no phan anh su tranh cai trong noi bo chinh quyen My. Chac chan co phe nhom muon su dung cac chinh sach cung ran, ran de, tham chi ca quan su voi Iran, voi ly do ten lua Patriots PAC 3 co the chan duoc ten lua Iran, ngoai ra cung la de doi them ngan sach cho tap doan Raytheon va cac tap doan an theo.

Trong khi nhom quyen luc khac phan doi chinh sach doi ngoai nay, va cung phan doi chinh sach phan bo kieu nay. Viec no duoc dua len NYT thay vi Fox News cung cho thay dieu do

Did American Missile
Defense Fail in Saudi Arabia?
https://www.nytimes.com/interactive/2017/12/04/world/middleeast/saudi-missile-defense.html

Patriot lại tiếp tục thất bại tại Saudi Arabia?
Dù phía Saudi Arabia tuyên bố, hệ thống phòng không với nòng cốt là các tổ hợp tên lửa PAC-3 Patriot đã ngăn chặn thành công các đợt tấn công bằng tên lửa đạn đạo phóng tới từ Yemen mới đây, nhưng từ những bằng chứng thực tế, giới chuyên gia quân sự quốc tế đã đưa kết quả ngược lại với những tuyên bố của Al-Riyadh.

Hoàn toàn trái ngược lại với những thông tin được công bố với truyền thông, các tổ hợp PAC-3 đã không ngăn chặn được các đợt tấn công bằng tên lửa đạn đạo Burqan-2 (biến thể của tên lửa Scud) do lực lượng Houthis và Vệ binh cộng hòa Yemen tấn công sân bay quốc tế tại Thủ đô Al-Riyadh, Saudi Arabia mới đây.
Những vụ nổ lớn chỉ có thể do đầu đạn tên lửa chạm mục tiêu và các mảnh vỡ tại hiện trường cho thấy PAC-3 không ngăn chặn được đầu đạn như thiết kế, mà chỉ đánh trúng phần động cơ tên lửa đẩy rơi tự do của Burqan-2.
Đánh giá về sự kiện này, chuyên gia quân sự Jeffrey Lewis thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Middlebury, tuyên bố, Washington đã qua mặt truyền thông để phóng đại hiệu quả của tổ hợp PAC-3. Người Mỹ nên lo lắng vì hiệu quả đáng thất vọng của các tổ hợp phòng thủ tên lửa Washington, Lầu Năm góc đang hao tiền, tốn của phát triển.
Sự thật được phơi bày
Nghi ngờ về hiệu quả đánh chặn của tổ hợp PAC-3 tại Saudi Arabia đã được giới chuyên gia quốc tế đặt nghi vấn khi thông tin về mục tiêu tên lửa Burqan-2 nhắm tới và các mảnh vỡ tên lửa rơi tại hiện trường không giống như kịch bản của một cuộc đánh chặn thành công.
Căn cứ vào vị trí đầu đạn và các mảnh vỡ của tên lửa tên lửa Burqan-2 tại Thủ đô Al-Riyadh, các chuyên gia đã dựng lại quỹ đạo bay của tên lửa và nhận thấy nhiều điểm bất thường. Thậm chí, quỹ đạo bay của tên lửa Burqan-2 được dựng lại đã chỉ ra tên lửa đánh chặn thuộc tổ hợp PAC-3 không hề đánh trúng, thậm chỉ còn đánh trượt mục tiêu.
Trong vụ việc, Saudi Arabia tuyên bố đã ngăn chặn thành công ít nhất 2 tên lửa Burqan-2 phóng từ Yemen, nhưng điều kỳ lạ là trong phần mảnh vỡ tên lửa thu hồi tại hiện trường không hề thấy phần đầu đạn bị đánh chặn.
Theo nguyên tắc ngăn chặn Kenetic (xuyên phá động năng), phần đầu đạn sẽ bị xé thành nhiều phần, nhưng chắc chắn phải xuất hiện tại hiện trường. Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy, tên lửa Burqan-2 thực tế đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Saudi Arabia và rơi trúng mục tiêu đã định.
Xét về thiết kế, tên lửa Burqan-2 có thiết kế tương tự như tên lửa đạn đạo tầm trung Scud với hai phần tách biệt. Phần động cơ tên lửa có nhiệm vụ đưa đầu đạn lên độ cao cần thiết, sau đó phần đầu đạn sẽ tách khỏi tên lửa đẩy và sử dụng trọng lực để lao tới mục tiêu. Sau khi phân tách, phần thân tên lửa đẩy sẽ rơi tự do.
Theo đúng nguyên tắc đánh chặn, tên lửa của PAC-3 sẽ phải tấn công phần đầu đạn, nhưng tại Saudi Arabia, nhiều khả năng đạn tên lửa PAC-3 lại nhằm vào phần động cơ tên lửa có kích thước và tín hiệu nhiệt rõ ràng hơn đầu đạn trên không trung.
Điều này giúp giải thích việc sau vụ tấn công, Quân đội Saudi Arabia đã phát hiện ra phần động cơ tên lửa Burqan-2 bị biến dạng. Thậm chí, giới chuyên gia quân sự còn đánh giá, PAC-3 thậm chí còn đánh trượt của phần động cơ rơi tự do của tên lửa Burqan-2, phần động cơ của tên lửa bị xé vụn là do trọng lực khi rơi từ độ cao lớn.

Ngoài ra, các vụ nổ lớn do người dân địa phương ghi nhận tại sân bay quốc tế tại Thủ đô Al-Riyadh đã chứng minh cho việc tên lửa Burqan-2 đã đánh trúng mục tiêu và PAC-3 đã không hoàn thành nhiệm vụ.
Trong nhiều đoạn clip đăng tải trên mạng xã hội sau vụ tấn công, nhiều nhân chứng xác nhận xảy ra một vụ nổ lớn trong sân bay.Một điểm đáng chú ý là từ vị trí Saudi Arabia tuyên bố đánh chặn thành công tên lửa Burqan-2 đến sân bay vào khoảng 20km. Nếu đánh chặn thành công, tại sao mảnh vỡ tên lửa Burqan-2 lại được phát hiện tại sân bay.
Cùng với đó, Xét về quy mô của vụ nổ và quỹ đạo rơi của đầu đạn tại sân bay thì hoàn toàn trùng khớp với tên lửa Burqan-2.Từ những hình ảnh tại hiện trường, chuyên gia tên lửa Laura Grego đánh giá, Saudi Arabia đã phóng ít nhất 5 tên lửa đánh chặn PAC-3, nhưng đều trượt mục tiêu.
"Bạn phóng 5 đạn tên lửa đánh chặn và chúng điều trượt mục tiêu? Điều đó thật sự gây sốc vì từ trước tới nay PAC-3 luôn được cho là tổ hợp tên lửa đánh chặn hiệu quả", chuyên gia L. Grego cho biết.

Đánh chặn tên lửa có dễ dàng?
Trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, tùy vào tầm bắn của tên lửa tấn công có thể phân ra nhiều phương thức đánh chặn khác nhau căn cứ vào pha phóng đạn, ngăn chặn đạn tên lửa trong hay ngoài bầu khí quyển.
Trong trường hợp vụ tấn công ở Saudi Arabia, tổ hợp PAC-3 dùng phương thức đánh chặn căn cứ vào pha phóng đạn (ở pha cuối hành trình đạn đạo của tên lửa đối phương).
Để đánh chặn tên lửa đối phương, ngay khi phát hiện tín hiệu ra-đa và ảnh nhiệt của tên lửa nghi vấn, hệ thống cảnh giới của PAC-3 sẽ cố gắng bám bắt mục tiêu; tính toán đạn đạo, điểm rơi của tên lửa và lên phương án đánh chặn.
Ở kịch bản thuận lợi nhất, khi đầu đạn tên lửa trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, PAC-3 sẽ phóng tên lửa đánh chặn tiêu diệt mục tiêu bằng đầu đạn tự dẫn kenetic ở khoảng cách 20-35km.

Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như vậy! Việc theo dõi đạn tên lửa bay với tốc độ siêu thanh có thể đạt tới 3km/giây trong thời gian cực ngắn không hề dễ dàng.
Đầu đạn đối phương có thể mất dấu bất kỳ lúc nào vì hiệu ứng plamas, mất tín hiệu nhiệt, chưa kể tới việc để ngăn chặn mục tiêu có tiết diện nhỏ như đầu đạn tên lửa, nên bất kỳ sự thiếu chính xác nào của các phương tiện đánh chặn đều dẫn tới thất bại.
Đối với tổ hợp tên lửa Patriot, điều này từng có tiền lệ xấu. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, các tổ hợp Patriot của liên quân từng mất dấu tên lửa Scud của Iraq phóng tới Israel vì đầu đạn tên lửa nguội đi quá nhanh, hệ thống giám sát mất tín hiệu ảnh nhiệt của tên lửa và để lọt mục tiêu.
Một vụ việc nổi tiếng nữa là tại căn cứ Dharan (Saudi Arabia) ngày 25-2-1991, mặc dù theo dõi được mục tiêu, nhưng do trục trặc của hệ thống đồng hồ trên đạn tên lửa, tổ hợp Patriot đã đánh trượt mục tiêu tới 600m. Hậu quả của vụ tấn công làm 28 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

http://soha.vn/patriot-lai-tiep-tuc-that-bai-tai-saudi-arabia-20171206153450034.htm



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 6 2017, 10:52 PM

Bình thường trong mấy tiếng nữa, Tổng thống Mỹ sẽ ra quyết định chuyển đại sứ quán Mỹ về Jerusalem, đồng nghĩa với việc công nhận thành phố này là thủ đô của Israel. Do Jerusalem là thánh địa của ba tôn giáo : Thiên chúa, Do thái và hồi giáo, mà điều này sẽ là cái tát vào mặt thế giới Ả rập. Nó cũng nói lên quan hệ, tương quan lực lượng giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo Ả rập.
Tất nhiên phải tuỳ theo cách tuyên bố như thế nào. Vì Nga cũng đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel từ đầu năm nay, nhưng lại kèm theo điều kiện là tuân thủ các nghị quyết của LHQ, và chỉ công nhận có nửa Tây của thành phố này là của Israel, còn nửa đông là của người Palestin (Ả rập). Vì thế sự công nhận của Nga không tạo nên sóng gió gì cả.
Không nghi ngờ gì nữa, thời điểm này là thời điểm rất thuận lợi để Mỹ làm điều đó, bởi vì chưa lúc nào vị thế của Israel lại vững chắc như vậy. Đối thủ nguy hiểm nhất của Israel là Syria thì còn phải mất thời gian mới phục hồi lại được. Ả rập Sa u đít thì mặc dù không có quan hệ chính thức với Israel, cũng không thể nhằm vào Israel làm mục tiêu, vì xung đột với I ran quan trọng hơn. Thậm chí, người ta con thấy hình thành một liên minh ngầm Ả rập Sa u đít với Israel để chống I ran.
Còn Mỹ, dù vẫn coi Ả rập Sa u đít là đồng minh, thì vị thế của nước này trong con mắt Mỹ vẫn là nước phải đề phòng, và việc Ả rập Sa u đít bỏ tiền ra mua đồ Mỹ để « chuộc tội » không vì thế làm thay đổi ý định của Mỹ.
Sự công nhận Jerusalem của Mỹ sẽ là cú đòn quyết định để khuấy đảo tình hình Trung đông, tạo thành thế lưỡng cực chiến tranh lạnh (và nóng) giữa liên minh của I ran một bên, và liên minh các nước Ả rập một bên.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 7 2017, 06:03 PM

Mỹ đã ép giá thuế chống dumping lên sản phẩm thép cán nguội VN, sau khi Trump được đón tiếp như ông hoàng ở APEC theo đúng tinh thần của một bộ phận dân VN, đặt cọc mọi hi vọng vào Mỹ. Lý do Mỹ đưa ra là thép VN là thép TQ, và việc chuyển hoá sản phẩm ở VN không được Mỹ coi là chuyển đổi quan trọng, có tính quyết định tới sản phẩm. Tất nhiên VN có thể tìm cách chứng minh là điều đó không phải như vậy, nhưng quy trinh dây dưa, cũng như quyết định gỡ bỏ thuế chỉ phụ thuộc vào ý chủ nhà nên mọi chuyện sẽ mất thời gian, và thiệt hại sẽ không nhỏ.
Tất nhiên cũng có thể hi vọng, là thép Hà tĩnh của Đài loan (Formosa), có thể chớp cơ hội này(không biết họ có sản xuất thép tấm cán nguội không), cũng như những cơ sở sản xuất khác ở VN không nhập thép cán nóng TQ. Nhưng dù sao câu chuyện này cũng làm tôi nhớ lại một mẩu chuyện ngắn, của một nhà văn VN hải ngoại, người hay dẫn chương trình « Thuý Nga by night ». Vì mẩu chuyện buồn cười nên không hiểu sao tôi lại nhớ. Đó là chuyện một ông người Việt làm công nhân cho một hãng Mỹ ở Cali. Theo truyền thống « kết bạn », « nịnh bợ » của người Việt, ông này một lần mời chủ hãng tới nhà mình chơi, để được thưởng thức món « chả giò » truyền thống (tôi gọi là nem), và tất nhiên là với ý định tăng cường hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, nhất là vì hãng có thể sa thải người. Chủ hãng Mỹ đã có một bữa ăn ngon, và cả hai vợ chồng họ còn tỏ ra rất thông cảm với hoàn cảnh của ông công nhân người Việt, vốn trước ở Sài gòn đã từng là luật sư ( có thể là chém gió), nhưng sang Mỹ sa cơ lỡ vận phải làm công nhân. Ý của chủ nhà là muốn nói mình có học thức, tranh thủ sự thông cảm kinh trọng, vì ở Mỹ, luật sư với Bác sĩ là những nghề danh giá. Vì hãng đang gặp khó khăn, nên chủ hãng quyết định đuổi việc một số người. Và trong số đó có ông Việt Nam kia. Bà vợ thấy thế, mới hỏi chồng. Này mình sao lại đuổi ông đó. Thì ông chồng trả lời. Bởi vì nó đã là luật sư thì trước sau nó cũng bỏ hãng mình, giữ làm gì.
Đây có thể hoàn toàn là câu chuyện bịa, nhưng với tôi rất thú vị, vì nó nói lên được bản chất văn hoá của hai bên.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 8 2017, 05:34 AM

Chuyện bác Phó kể rất thú vị, vì nó nói đúng sự ảo tưởng của người Việt. Hồi xưa, nhiều chú VN còn tưởng mình phải xin xỏ Mỹ để vào WTO, nên khi ông Trương Đình Tuyển tức giận bỏ phòng họp khi phía Mỹ đặt điều kiện quá đáng, còn lên giọng oán trách ông laugh1.gif

Luc nay la thoi co tot nhat de cong nhan Jerusalem, khi ma noi bo cac nuoc Arap Saudi dang mau thuan tram trong, va moi nguoi deu tranh thu My. EU da len tieng phan doi, nhung chac chang lam gi duoc dau

Tin mới, đài Al-Masdar News đưa tin, hệ thống pháo tên lửa Pantsir-S1 mà Nga bán cho Syria trước đây đã đánh chặn thành công 3/4 quả tên lửa tối tân LORA của Israel. Hôm nay, báo VN đã dịch rồi. Phía Israel im lặng, k phản đối cũng k thừa nhận tin này

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten-lua-dan-dao-toi-tan-nhat-israel-bi-syria-danh-chan-3348537/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 8 2017, 08:49 PM

Poroshenko noi cuu tong thong Saakashvili la mat tham cua Nga. Cum tu "mat tham Nga" bay gio dung de chi bat ky cai gi doi dich laugh1.gif

Than của Mỹ mà Ukraine mua không đạt tiêu chuẩn - nó có hàm lượng lưu huỳnh cao gây nguy hiểm cho môi trường và sức khoẻ con người. Đó là khẳng định của đồng chí Andrei Gerus cựu cán bộ Ủy ban Quốc gia về Năng lượng Ukr

Ba Tatiana Montyan một nhà hoạt động nhqn quyèn Ukr chế giễu Poroshenko vì đã mua than chất lượng kém từ Hoa Kỳ.
Ba viết trên trang Facebook ca nhan : "Người Mỹ có thể chơi đểu khi đánh lừa Ukraine trong thương vụ này hay không".

Mat doi trong, dang kho khan thi bi nguoi ta nhan co hoi ep gia, ban cho than kem chat luong, con trach ai duoc


“Saakashvili is a Russian Spy!”: Poroshenko Pours Heart Out to Two Russian Phone Pranksters
Today, Petr Poroshenko talked about Saakashvili on the phone. He thought he talked with someone from the Georgian special services. It turned out, that it was the famous pranksters Vovan and Lexus, who called the Ukrainian leader. This isn’t the first time that Poroshenko was fooled over the phone.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 8 2017, 10:12 PM

Thử phân tích việc Mỹ công nhận Jerusalem làm thủ đô của Israel. Hiện nay báo chí phương Tây nói chung đều nói câu chuyện này sẽ dẫn tới phản ứng quyết liệt của thế giới Ả rập ở Mỹ, nhưng với phân tích của tôi, thì nó chỉ là quả bom xịt, sau mấy quả biểu tình vớ vẩn. vì sao ?
1- Cao trào chống Mỹ và phương Tây đã lên tới cực điểm với sự hình thành và tồn tại IS. Nhưng bây giờ IS về cơ bản đã bị tiêu diệt, và nó đã đi vào thoái trào, nên dù ở trong lòng các nước phương Tây và Mỹ vẫn còn các phần tử ủng hộ IS, tinh thần của nó là chán nản, thoái trào..nên chỉ có thể đi xuống.
2- Trong suốt thời gian 5,6 năm gần đây, do có các vụ khủng bố của hồi giáo cực đoan, phương Tây đã củng cố lại vững chắc về an ninh. Các mánh khủng bố cuả hồi giáo cực đoan cũng hết.
Gần đây nhất, những sự vụ khủng bố này không có tính kỹ thuật cao, không còn bom đạn, chất nổ, mà chỉ là dao, kiếm, đâm xe ô tô.. Điều đó nói lên nhiều sự tuyệt vọng hơn là thắng thế.
3- Ngoài việc IS đã suy thoái, những nước Ả rập cơ bản có thể chống lưng cho việc chống Mỹ cũng không có nhu cầu làm việc đó. Ả rập sa u đít thì bây giờ sợ I ran hơn, Ai cập thì cần sự ủng hộ của Mỹ. Syria có thể là phần tử quyết liệt nhất thì việc nhà chưa xong. I ran hiện đang đấu với Ả rập Sa u đít ở Yemen, và mặc dù là đối thủ của Mỹ cũng không có lợi ích gì khuấy thêm một mặt trận nữa. Thổ thì gào rú như vậy, nhưng chân vẫn nằm trong NATO.
4- Người Palestin thì cùng lắm có thể làm một cuộc nổi dậy (itifada) nữa, nhưng không thể thay đổi được tình thế.
Chính vì thế mà câu chuyện này sẽ là quả bom xịt, để cho thế giới Ả rập phùng mang trợn mắt « chém gió » một tí.
Thế còn tại sao Donald Trump lại quyết định làm việc này. Ở đây nó cũng có nhiều lý do, từ lý do cá nhân tới bản chất vấn đề.
1- Về bản chất vấn đề Mỹ luôn đứng về phía Israel, do quyền lợi tương đồng, vì Israel là bàn tay của Mỹ ở Trung đông. Không kể ảnh hưởng của lobby Do thái ở Mỹ.
2- Ý thức hệ tư tưởng. Điều này rất là thú vị. Bởi ngay ở Mỹ là nước vốn « tự do tư tưởng » theo tuyên truyền của Mỹ, nó cũng cần có một hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng này là chủ nghĩa Thiên chúa giáo cực đoan, của các giáo phái thiên chúa tại Mỹ. Tại sao lại thế ? bởi từ thời Reagan (thập niên 80), ở Mỹ, đặc biệt là đảng cộng hoà, đã sử dụng hệ phái tôn giáo này để tranh cử, chính vì thế mà tranh cử tổng thống Mỹ cứ quanh quẩn chuyện « phá thai hay không phá thai », vốn là một giáo điều thiên chúa, và khi ra nước ngoài, Mỹ hay đòi hỏi tự do tôn giáo là vì vậy. Chính cái hệ tư tưởng này đã làm cho Mỹ da trắng gần với người Do thái hơn, kết quả là trước đây ở Mỹ người Do thái thường đứng về phía đảng dân chủ (đảng của Clinton, Obama), thì bây giờ họ cũng có ảnh hưởng lớn trong đảng cộng hoà. Người Do thái, khác với Việt kiều làm chính trị ở nước ngoài thường lấy chống VN làm con đường tiến thân, thì rất ủng hộ nhà nước Israel. Chính vì thế mà ở Mỹ hiện tại, tồn tại một hình thế độc nhất vô nhị, là bất cứ đảng nào cũng ủng hộ Israel.
3- Lợi ích cá nhân của Trump. Hiện nay Trump đang bị một bộ phận giới chính trị Mỹ chống, một phần chủ yếu là do tính cách, việc công nhận Jerusalem là thủ đô Israel sẽ giúp ông này tranh thủ được sự ủng hộ của ngay những người Do thái, theo đảng Dân chủ.
4- Việc công nhận Jerusalem của Donald Trump thực ra là sự kết thúc một quá trình, chứ không phải do ông ta bầy ra. Từ năm 1995, quốc hội Mỹ đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel qua một đạo luật, và đạo luật này cần Tổng thống đưa vào áp dụng. Các đời tổng thống Mỹ từ năm 1995 đến nay đều từ chối làm điều này, nhưng luật đã có.
5- Trump có một tính cách đặc biệt, đó là đưa vào thực hiện những điều mình hứa khi tranh cử.Điều mà ít khi các nhân vật chính trị khác làm, vì thói thường khi đã có chức rồi, thì người ta thường tìm cách ve vãn những người không bầu cho mình, chứ người đã bầu cho mình thường bị bỏ quên.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 9 2017, 10:23 PM

Như vậy là cuối cùng thì Nga cũng đã khai trương được dự án khí hóa lỏng trị giá 27 tỷ USD ở bán đảo Yamal ở vòng Bắc cực. Đây là dự án hợp tác giữa NOvatek của Nga, Total của Pháp và CNPC của Trung QUốc.
Tham vọng của Nga là vượt qua Qatar để trở thành nhà xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới, hướng tới thị trường châu Á, tận dụng lợi thế kho trữ lượng khí đốt của Bắc cực.
Tổng thống Nga Putin dự lễ khai trương và chúc mừng các công nhân sau khi chứng kiến lượng hàng khí hóa lỏng đầu tiên đã được chất lên tàu, trong điều kiện thời tiết -20 độ C. Đây là dự án bị Mỹ thời Obama trừng phạt, làm nó bị cản trở, sau đó thì cựu giám đốc Total bị tai nạn chết. Cuối cùng thì Nga cũng thành công.

Như vậy, nếu Mỹ có muốn triển khai dự án khí hóa lỏng đến châu Âu, thì Nga cũng có thể là nhà cung cấp, tin cậy hơn so với Mỹ, giá rẻ hơn, và không có khả năng sử dụng nó để khống chế chính trị với châu Âu



Nhiều ngân hàng muốn đầu tư vào dự án khí Yamal LNG của Nga


Nhiều ngân hàng châu Âu đang xếp hàng mong nhận được đầu tư vào dự án khí thiên nhiên hóa lỏng Yamal LNG. Nga đã phải yêu cầu các nhà đầu tư hiện tại giảm mức góp vốn để dành phần cho các ngân hàng khác cùng tham gia.
Trong những tháng tới, nhiều ngân hàng châu Âu sẽ tham gia vào dự án Yamal LNG của Nga, Leonid Mikhelson, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Novatek Group, một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất ở Nga, cho biết hôm 10/8.

"Trong khuôn khổ dự án Yamal LNG, chúng ta đã ký một thỏa thuận thiết lập giới hạn tài trợ dự án ở mức 19 tỷ USD. Cho đến nay, tất cả các gói hạn mức này đều đã được cam kết. Chúng ta đang yêu cầu một số đơn vị giảm mức tham gia của họ để dành phần cho các tổ chức khác có nhu cầu tham gia đầu tư, trong đó có nhiều ngân hàng châu Âu”, ông Mikhelson phát biểu trong một cuộc họp với Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev.

Đơn vị sản xuất thứ hai trong dự án Yamal LNG sẽ được đưa vào hoạt động trong ba tháng nữa và đơn vị thứ ba sẽ được hoàn thiện trước năm 2019, theo Sputnik.

Dự án Yamal LNG liên quan đến việc xây dựng một nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng có công xuất 16,5 triệu tấn mỗi năm đặt gần mỏ Nam Tambeï, phía bắc Siberia. Sản lượng khí hóa lỏng mỗi năm của Yamal LNG có thể đáp ứng như cầu sử dụng cho 4 nước gồm Ba Lan, Áo, Estonia và Thụy Điển, trong một năm.

Mỏ khí tự nhiên Nam Tambeï ước tính có trữ lượng khoảng 907 tỉ mét khối. Tổng mức đầu tư cho dự án Yamal LNG ước tính khoảng 27 tỷ USD.

Các cổ đông dự án là Novatek (50,1%), nhóm dầu khí Pháp Total (20%), Tập đoàn CNPC Trung Quốc (20%) và Quỹ con đường tơ lụa Trung Quốc (9,9%).

Dự án bao gồm cả việc xây dựng các cơ sở hạ tầng liên quan như một cảng biển, một sân bay và một cơ sở trung chuyển tại cảng Zeebrugge của Bỉ để giao khí đốt cho các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

http://petrotimes.vn/nhieu-ngan-hang-muon-dau-tu-vao-du-an-khi-yamal-lng-cua-nga-497840.html



Tổng thống Putin khai trương dự án khí hóa lỏng 27 tỷ USD ở Bắc Cực

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 8/12 đã khai trương một nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá 27 tỷ USD ở Bắc Cực, trong bối cảnh Nga đang muốn vượt qua Qatar để trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Dự án này được vận hành bởi Công ty Yamal LNG thuộc sở hữu của Tập đoàn Novatek (với tỷ lệ góp vốn 50%), Tập đoàn Total của Pháp với 20% vốn, Tập đoàn CNPC của Trung Quốc (20%) và Quỹ Con đường Tơ lụa (9,9%). Nhà máy nói trên dự kiến sẽ bắt đầu với công suất 5,5 triệu tấn/năm và tăng lên 16,5 triệu tấn/năm vào đầu năm 2019.

Nhà máy được xây dựng tại cảng Sabetta trên bán đảo Yamal, nơi có trữ lượng hydrocarbon lớn, cách Moskva khoảng 2.500 km và bị băng bao phủ hầu như cả năm, với nhiệt độ thấp nhất đến -50 độ C.

Giới phân tích cho rằng dù dự án đã hoàn thành nhưng Yamal LNG vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, khi giao thông qua tuyến đường biển Bắc vẫn chưa được phát triển.

Cùng với Yamal LNG, Nga dự định sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường châu Á và chứng minh khả năng của mình trong việc khai thác trữ lượng khí thiên nhiên khổng lồ ở Bắc cực bất chấp những khó khăn về công nghệ./.

https://www.msn.com/vi-vn/money/topstories/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-putin-khai-tr%C6%B0%C6%A1ng-d%E1%BB%B1-%C3%A1n-kh%C3%AD-h%C3%B3a-l%E1%BB%8Fng-27-t%E1%BB%B7-usd-%E1%BB%9F-b%E1%BA%AFc-c%E1%BB%B1c/ar-BBGoV27?li=BBr8Mki

http://saigondautu.com.vn/the-gioi/nga-khai-truong-du-an-khi-hoa-long-27-ty-usd-o-bac-cuc-52702.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 10 2017, 05:50 AM

Tiếp tin về vụ dự án khí hóa lỏng Yamal của Nga thành công.

Nga mời Arap Saudi mua khí hóa lỏng, điệu này là Mỹ đau đầu rồi nhé, bắt đầu tìm kế phá hoại thôi. Link Bản tin tiếng Anh trên Reuter ở trên, bản dịch tiếng VN ở dưới. Nga là nước xuất khẩu khí đốt đường ống số 1 thế giới,
nhưng chỉ đứng thứ 7 về khí đốt hóa lỏng với 4% thị phần, còn Qatar là số 1 về khí đốt hóa lỏng với 30% thị phần. Bằng dự án này Nga đang muốn tăng gấp đôi thị phần vào năm 2020. Cái chỗ bôi đỏ phía dưới chưa hoàn toàn chính xác, chỉ Nga và Arap Saudi được lợi, chứ Mỹ thì chả lợi lộc gì



Russia offers to sell gas to Saudi Arabia from Yamal LNG
https://www.reuters.com/article/us-russia-lng-novatek/russia-offers-to-sell-gas-to-saudi-arabia-from-yamal-lng-idUSKBN1E22HR

Tham vọng khí đốt của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 8-12 cho biết Moscow đã sẵn sàng bán khí đốt cho Ả Rập Saudi sau khi dự lễ khánh thành nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Công ty Yamal LNG ở bán đảo Yamal, phía trên vòng Bắc cực.
Đây là một phần của dự án chung giữa các công ty Nga, Pháp và Trung Quốc, có giá trị lên đến 27 tỉ USD.

Yamal LNG là liên doanh giữa Công ty Novatek (Nga), Công ty Total (Pháp), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Quỹ đầu tư Silk Road Fund (Trung Quốc) nắm 9,9% cổ phần của dự án. Hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống Putin nói với Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Saudi Khalid al-Falih khi mẻ LNG đầu tiên được chuyển lên một chiếc tàu phá băng: "Mua khí đốt của chúng tôi và quý vị sẽ tiết kiệm được dầu. Nếu tiếp tục làm việc theo cách này, chúng ta sẽ chuyển từ đối thủ thành đối tác. Tất cả đều được hưởng lợi".

Ông Leonid Mikhelson, đồng sở hữu Công ty Novatek, hôm 8-12 tiết lộ đã thảo luận về các dự án khí đốt với giới chức Ả Rập Saudi nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Yamal LNG ra đời nhằm giúp Nga tăng gấp đôi thị phần LNG toàn cầu vào năm 2020 từ mức 4% hiện tại. Giai đoạn đầu của dự án được hoàn thành trong tháng 12. Các giai đoạn còn lại sẽ được tiến hành lần lượt vào năm 2018 và năm 2019. Khi đó, tổng công suất khai thác của dự án lên đến 17,5 triệu tấn/năm.

Theo ông Mikhelson, Yamal LNG bắt đầu giao 3 lô hàng khí đốt đầu tiên vào cuối năm nay và sẽ bán nhiên liệu theo hợp đồng dài hạn sau tháng 4-2018. Đáng chú ý, 95% sản lượng khai thác của Yamal LNG trong 20 năm tới đã được bán hết, phần lớn cho khách hàng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các khoản đầu tư vào dự án bị đe dọa sau khi Novatek bị phương Tây trừng phạt về vai trò của Moscow trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng công ty nhanh chóng huy động được các nguồn tài chính khác.

Trong đó, các ngân hàng Trung Quốc cho vay hơn 12 tỉ USD; Nga rót 2,5 tỉ USD từ một quỹ dự trữ dùng cho trường hợp khẩn cấp và 4,2 tỉ USD từ các ngân hàng Sberbank và Gazprombank. Một thách thức khác của dự án là thời tiết khắc nghiệt ở Bắc cực có thể đe dọa đến sự vận hành trơn tru của nhà máy.

Trước Yamal LNG, Nga chỉ có một nhà máy LNG, gọi là Sakhalin-2 và do Tập đoàn Gazprom kiểm soát. Nhà máy này sản xuất gần 11 triệu tấn khí đốt/năm. Trong khi Gazprom độc quyền về xuất khẩu khí đốt bằng đường ống thì Novatek được phép xuất khẩu LNG bằng đường biển. Novatek đang lên kế hoạch cho một dự án khác - Arctic LNG - trên bán đảo Gydan của Nga.

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/tham-vong-khi-dot-cua-nga-20171209211838552.htm

Tổng thống Putin hy vọng giai đoạn 2 và 3 cũng sẽ hoàn thành trước thời hạn như giai đoạn một, đồng thời nhấn mạnh, dự án này k chỉ là khí hóa lỏng, mà còn là phát triển các tàu chuyển chở hạt nhân

Putin expects second stage of Yamal LNG to be launched in 2018
More:
http://tass.com/economy/979979




Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 11 2017, 08:24 PM

Kalibr Nga lật đổ thế độc quyền “pháo hạm tên lửa” Mỹ
Sự xuất hiện của các tên lửa hành trình Kalibr tiên tiến hơn của Nga trên vũ đài chính trị-quân sự thế giới đã tước bỏ sự độc quyền của Mỹ về “chính sách pháo hạm tên lửa”. Điều đặc biệt quan trọng là tên lửa Kalibr Nga ưu việt hơn nhiều so với Tomahawk của Mỹ.

Tên lửa hành trình hiếm khi tự nó có ảnh hưởng đến chính trị lớn và không bao giờ làm được điều đó nếu không có màn trình diễn ấn tượng. Tomahawk đã là vũ khí như vậy đầu tiên khi chính nó đã biến thành biểu tượng của Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 và đã quyết định trong một thời gian dài cán cân sợ hãi và hy vọng của các kẻ thù và đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới.
Sự xuất hiện của các tên lửa hành trình Kalibr tiên tiến hơn của Nga trên vũ đài chính trị-quân sự thế giới đã tước bỏ sự độc quyền của Mỹ về “chính sách pháo hạm tên lửa”.

Nguồn gốc hạt nhân của Kalibr
Không như nhiều người nghĩ, Kalibr hoàn toàn không phải là tên lửa hành trình đầu tiên của Nga từng làm thay đổi cán cân sức mạnh thế giới chỉ bằng sự tồn tại của mình. Trên thực tế, phương tiện đầu tiên đó đã xuất hiện gần như ngay lập tức sau khi Mỹ đưa tên lửa hành trình Tomahawk vào trang bị.
Có truyền thuyết nói rằng, độ rộng đường sắt đã được quyết định bởi kích thước xe ngựa. Và nếu như điều đó không hoàn toàn là như thế đối với đường sắt thì với Kalibr và Tomahawk thì câu chuyện đúng là như thế. Năm 1931, hạm đội Mỹ đã nhận vào trang bị ngư lôi cỡ 533 mm dành cho tàu ngầm. Truyền thống đã mạnh đến nối Tomahawk được chế tạo sau đó 1/3 thế kỷ cũng có kích thước giống như cáp-xun dành cho ngư lôi hồi đầu thập niên 1930.
Chiều dài ống phóng lôi thiết kế trong thập kỷ 1920 khá khiêm tốn, chỉ là 6,25 m. Tên lửa với kích thước đó không thể đủ nhanh, mạnh và có thể bay theo quỹ đạo đường đạn cao. Bởi vậy, người ta đã buộc phải chế tạo tên lửa có tốc độ dưới âm (để tầm bắn tăng lên) và bay thấp để đột phá ở độ cao nhỏ và bằng đội hình tốp lớn. Khi Liên Xô vào năm 1975-1983, buộc phải có sự đáp trả đối với Tomahawk - đó là tên lửa hành trình Granat, thì các công trình sư Liên Xô đã có trong tay một con bài quan trọng. Các ống phóng lôi Liên Xô có chiều dài 8 m, có nghĩa là có thể chế tạo tên lửa có chiều dài lớn hơn.

Nhưng Granat đã không gặp may. Năm 1989-1991, do những thỏa thuận mới giữa Liên Xô và Mỹ, tất cả các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân đã buộc phải loại bỏ và đưa lên bờ. Sự giải giáp tức thời của phía Liên Xô về mặt này thực chất là đơn phương. Tomahawk ngay từ đầu đã được phát triển làm vũ khí dành cho Thế chiến III, cũng như để tấn công bằng đầu đạn phi hạt nhân trong chiến tranh thông thường.
Còn các phần chiến đấu phi hạt nhân thì người ta đơn giản là không định lắp lên tên lửa Granat. Đó là vì trong những năm 1960, Liên Xô đã thực hiện một công trình nghiên cứu cho thấy tính ưu việt của các “các cuộc tấn công đón chặn” nhằm vào các phương tiện chống tên lửa của địch. Để ngăn không cho bắn hạ các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân, một phần các tên lửa đó có thể đưa lên phía trước và cho thực hiện các vụ nổ hạt nhân đón chặn trên hành lang di chuyển. Các tên lửa chống tên lửa/phòng không của địch khi đó sẽ bị “quét sạch” khỏi hành lang này.
Có nghĩa là làn sóng chính của các tên lửa hành trình hạt nhân Liên Xô sẽ tấn công các mục tiêu mà không gặp sự kháng cự. Trong sơ đồ đó, việc sử dụng đầu đạn thông thường có khả năng làm giảm hiệu quả của tên lửa. Việc sử dụng các tên lửa đó chống lại một cường quốc hạt nhân có lực lượng phòng không mạnh là vô nghĩa. Còn sử dụng tên lửa hành trình chống các nước kiểu như Libya và Iraq thì khác với Mỹ, Liên Xô không tính đến.

Kalibr - cái khó ló cái khôn
Năm 1991, thế giới đã thay đổi. Công nghiệp quốc phòng Nga cần phải sống sót, vì thế trên cơ sở tên lửa Granat và các kết quả nghiên cứu mới, các công trình sư Nga đã chế tạo ra tên lửa mà sau này gọi là Club 3M-14E. Đây là biến thể xuất khẩu, có chiều dài rút ngắn để vừa với các ống phóng lôi ngắn tiêu chuẩn NATO. Để đáp ứng quy định của những điều ước quốc tế về xuất khẩu vũ khí tên lửa, tầm bắn của tên lửa bị hạn chế ở mức 300 km.
Trong thời buổi khó khăn khi mà Bộ Quốc phòng Nga không quan tâm đến vũ khí công nghệ cao mới, hy vọng xuất khẩu đã tiếp thêm nguồn lực nuôi dưỡng các nghiên cứu mới. Tất cả những nghiên cứu mới đó đều rất hữu ích vào đầu thế kỷ XXI khi mà người ta hiểu ra là hợp tác Nga-NATO phát triển hoàn toàn không như những nhà dân chủ non trẻ lên nắm quyền vào năm 1991 dự tính.

Từ năm 2004, phía Nga để phản ứng với các hành động của Mỹ đã tuyên bố không coi mình bị ràng buộc hơn nữa với cam kết cất giữ trên bờ các đầu đạn hạt nhân dành cho tên lửa hành trình. Nga cũng bắt đầu nhanh chóng nghiên cứu, thử nghiệm tên lửa mới có kích thước như tên lửa Granat trước đây, nhưng có sử dụng những công nghệ mới đã được thử thách trên biến thể rút ngắn xuất khẩu.
Tên lửa Kalibr tương lai được trang bị cơ sở linh kiện cho các hệ dẫn hoàn toàn mới. Tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính, đầu tự dẫn radar hiệu chỉnh đường bay giai đoạn cuối để bắn chính xác vào mục tiêu. Tên lửa cũng có cả thiết bị thu tín hiệu định vị vệ tinh GLONASS. Những cải tiến đã làm giảm mạnh sai số vòng tròn xác xuất của tên lửa mới.
Và mặc dù con số sai số chính xác không được tiết lộ (đây là thông tin mật) thì trong các cuộc tập trận, theo khẳng định của các quan chức Hải quân Nga, người ta đã đưa được tên lửa vào phạm vi 5 m cách mục tiêu. Nhờ đó, ngay cả ở biến thể mang đầu đạn thông thường 450 kg, Kalibr vẫn là một địch thủ nguy hiểm.

Một tên lửa tầm bắn 300 km đã thay đổi cán cân sức mạnh chiến lược
Nhiều người còn nhớ lần phóng đầu tiên các tên lửa Kalibr vào ngày 7/10/2015 đã gây bất ngờ thế nào đối với công chúng. Con số về tầm bắn của các tên lửa này được báo chí nhìn chung xác định là 300 km, nhưng chúng đã bay từ biển Caspie đến Syria xa hơn 5 lần là 1.500 km, hơn nữa là bay qua bề mặt địa hình phức tạp của Iran và một phần Iraq.
Đặc biệt là cả hai nước này đều đã nhanh chóng nhất trí cho tên lửa Nga bay qua. Cần nhớ rằng, khi Mỹ tấn công các nước mục tiêu thì họ đã chẳng thèm xin phép ai mặc dù để bay đến Afghanistan, tên lửa Tomahawk của họ đã phải bay “quá cảnh” qua lãnh thổ các quốc gia có chủ quyền.

Theo thông lệ quốc tế, khi cho máy bay quân sự của mình bay qua không phận các nước khác, cần phải có sự cho phép để chúng bay qua. Năm 2015, Nga đã tạo một tiền lệ mới. Lần đầu tiên trên thế giới, các tên lửa hành trình chứ không phải là máy bay đã bay qua các nước không tham chiến với sự thỏa thuận với họ. Một số tên lửa Kalibr bay cao trên trời hoàn toàn có khả năng đã bay qua mà không có sự cảnh báo và thậm chí phòng không Iran và Iraq cũng không trông thấy. Các tên lửa Nga đã mở ra một trang mới trong điều tiết không phận quốc tế.
Trở lại với tầm bắn của Kalibr. Làm sao 300 km lại biến thành 1.500 km? Vấn đề là ở chỗ khi phát triển Kalibr, người Nga đã quyết định chế tạo nó không phải thành một hệ thống chuyên ngành hẹp dùng để tấn công hạt nhân toàn cầu (như tên lửa hành trình Granat), mà là một công cụ kiểu module linh hoạt. Biến thể hải quân của tên lửa Kalibr có tầm bắn đến 500 km (với phần chiến đấu thông thường, tầm bắn phỏng đoán là 375 km). Đồng thời, ở giai đoạn bay cuối, nhờ tầng tăng tốc bổ sung, tên lửa có thể bay ở tốc độ siêu âm đến 2,7-2,9M.
Theo Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga, ở cấu hình chống hạm siêu âm như thế, Kalibr có thể kiểm soát một diện tích đến 800.000 km² (S=πR², trong đó R = 500 km). Điều đó không phải là ít vì từ bờ Biển Đen của Nga, nó có thể đe dọa các tàu chiến của NATO đi qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen.
Tuy nhiên, tháng 10/2016, các tàu chiến của Phân hạm đội Caspie đã sử dụng biến thể Kalibr tấn công mặt đất. Tên lửa này không còn chế độ vọt tốc siêu âm ở đoạn cuối hành trình (và không còn tầng tăng tốc bảo đảm chế độ đó) bởi vì phòng không của các mục tiêu mặt đất yếu hơn phòng không của cụm tàu sân bay vốn là mục tiêu chủ yếu của tên lửa chống hạm Kalibr. Nhờ không có giai đoạn vọt tốc mà tầng hành trình của biến thể Kalibr tấn công mặt đất có nhiều nhiên liệu hơn. Bởi vậy, nó có thể bay xa 1.500 km với phần chiến đấu nổ phá 450 kg, và 2.600 km với phần chiến đấu hạt nhân nhẹ hơn. Khi mang đầu đạn hạt nhân, thì bất kể phương tiện mang phóng là tàu nổi hay tàu ngầm thì tên lửa vẫn đưa vào tầm ngắm hơn 5 triệu km2 mặt đất.
Đợt phóng tên lửa năm 2016 đã lần đầu tiên cho công chúng thấy rằng, với các tên lửa kalibr, cán cân sức mạnh đã thay đổi không thể đảo ngược ở bờ biển Nga mà cả trên toàn Cận Đông, hơn nữa là về thực chất là trên toàn thế giới. Ai cũng có thể cầm lấy chiếc thước và hiểu rằng, các pháo hạm của Nga với lượng giãn nước dưới 1.000 tấn từ biển Caspie bằng các tên lửa của mình có thể với tới từ Trung Quốc đến Italia và từ Saudi Arabia đến thủ đô nước Đức. Nhưng các phương tiện mang Kalibr đâu chỉ có ở biển Caspie.




https://viettimes.vn/kalibr-nga-lat-do-the-doc-quyen-phao-ham-ten-lua-my-149441.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 11 2017, 08:26 PM


Phá thế độc quyền
Dĩ nhiên là Mỹ trước đợt phóng đáng nhớ ấy đã biết đến sự tồn tại của những tên lửa đó của Nga - ngay từ năm 2012, khi Kalibr được nhận vào trang bị. Giới quân sự Nga hồi đó đã tiết lộ trung thực tầm bắn thực sự của chúng. Cũng giống như với Tomahawk, biết đến nó là một chuyện, còn nhìn thấy nó trong thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác. Người Mỹ từ năm 1991 đã thiết lập sự độc quyền về ngoại giao pháo hạm tên lửa-hạt nhân - những chiếc tàu nhỏ có khả năng lập tức đặt trong tầm ngắm hàng triệu km2.
Điều đó đã cho phép chúng thực hiện các đòn tấn công ẩn danh vào các đất nước hòa bình mà không chịu tổn hại gì. Ví dụ, năm 2009, Mỹ đã hai lần tấn công Yemen bằng Tomahawk mà không hề tuyên chiến. Khi mà phát hiện ra là với độ chính xác và ân sủng đặc trưng cho nước Mỹ, họ đã giết hơn 20 trẻ em, 14 phụ nữ và chỉ có 6 đàn ông thì giới chức ngoại giao quân sự Mỹ mới không còn xác nhận cuộc tấn công đó là do Mỹ tiến hành. Chỉ đến năm 2011, nhờ có tiết lộ của Wikileaks mà người ta mới biết rằng đó chính là những quả Tomahawk của Mỹ.

Khi trình diễn công khai tên lửa Kalibr, Nga đã phá hủy sự độc quyền này. Điều đặc biệt quan trọng là tên lửa mới ưu việt hơn nhiều Tomahawk. Hình ảnh video các lần phóng Kalibr được quân đội Nga đăng tải không phải tình cờ. Trên đoạn video, các tàu tên lửa nhỏ đã bắn hết các tên lửa của mình trong mấy giây. Đây là sự trình diễn thuyết phục sự ưu việt đối với Tomahawk”. Thậm chí các tàu chiến lớn của Mỹ mang hàng chục tên lửa hành trình thì tốc độ bắn tên lửa thực tế cũng là 20-30 phút một quả. Chính với tốc độ đó, Hải quân Mỹ đã phóng Tomahawk tấn công lãnh thổ Syria vào năm 2014.
Bốn tàu chiến của Phân hạm đội Caspie trên video clip này trong một lúc đã phóng đi số tên lửa mà 4 tàu khu trục tên lửa cỡ lớn của Hải quân Mỹ không thể bắn đi trong cùng một khoảng thời gian. Hơn nữa, mỗi tàu trong 4 tàu khu trục này có giá hơn toàn bộ Phân hạm đội Caspie của Nga. Không cần phải giải thích tốc độ bắn có tầm quan trọng như thế nào trong một cuộc xung đột quân sự thực sự.
Tầm bắn vượt trội, cũng như chế độ vọt tốc trước khi tấn công ở tốc độ siêu âm vốn không có ở Tomahawk cũng có tầm quan trọng không kém. Các biến thể Tomahawk hiện có (Block IV) không thể tiêu diệt mục tiêu ở tầm quá 1.600 km. Và ngay để đạt tầm bắn đó thì các kỹ sư Mỹ cũng đã buộc phải giảm nhẹ phần chiến đấu xuống còn 340 kg, so với 450 kg ở Kalibr, và như vậy Kalibr còn có uy lực mạnh hơn đối thủ. Bởi vậy, nếu như một tàu chiến Nga có lượng giãn nước 900 tấn có thể với tới các căn cứ Mỹ ở các nước Vùng Vịnh Persique bằng tên lửa thì các tàu Mỹ dù là lớn hơn 15-20 lần cũng không thể đáp trả tương xứng đối với Nga cũng từ Vịnh Persique.

Bức ảnh trên từ một bảo tàng Serbia cho thấy, các tên lửa dưới âm Tomahawk có thể bị bất cứ lực lượng phòng không tương đối mạnh nào bắn hạ (thậm chí cả phòng không Nam Tư vốn được trang bị các hệ thống có từ thời Liên Xô).
Trong trường hợp xảy ra xung đột ở các vùng biển xung quanh Nga, mọi ưu thế cũng ở phía các tên lửa Nga. Bởi lẽ tất cả các tên lửa chống hạm hiện có của Mỹ là Harpoon vốn được chế tạo từ những năm 1970. Phần chiến đấu của nó nhẹ hơn 2 lần so với phương án đầu đạn nặng của Kalibr, còn tầm bắn thì không vượt quá 220 km. Trong cuộc đấu tên lửa tay đôi, các tàu chiến Mỹ đơn giản là không thể có gì để đối kháng với hạm đội Nga.
Tại sao điều đó lại xảy ra? Đúng là những người chế tạo ra Tomahawk đã biến thể chống hạm có uy lực mạnh hơn và tầm bắn xa hơn nhiều Harpoon. Tuy vậy, sau năm 1991, giới tinh hoa nước Mỹ đã vứt Nga khỏi bàn tính vì cho rằng Nga đã biến mất khỏi vũ đài thế giới với tư cách một thế lực độc lập. Sự lầm lẫn này ngay cả hiện nay vẫn khá phổ biến ở bên kia đại dương: chúng ta chỉ cần nhớ đến những lời nói của ông Obama về cái gọi là “cường quốc khu vực”. Bởi vậy, Hải quân Mỹ bình thản loại khỏi trang bị các tên lửa Tomahawk chống hạm. Họ chỉ còn các biến thể dùng để tấn công những quốc gia yếu ớt nhất, không có hạm đội và không thể đánh trả.
Bởi vậy, cuộc đấu tay đôi thậm chí giữa một tàu khu trục to của Mỹ và một tàu Buyan tí hon của Nga trong những năm tới cũng gần như không thể xảy ra. Sự khinh miệt của phương Tây đối với năng lực của những nước khác như đã từng xảy ra trong thập niên 1940 một lần nữa lại có lợi cho nước Nga. Dĩ nhiên là hiện giờ Mỹ đang ráo riết sửa chữa sai lầm của mình, nhưng họ sẽ mất nhiều năm cho việc đó. Lần đầu tiên trong lịch sử “ngoại giao pháo hạm Hoa Kỳ”, những lý lẽ của nó vang lên kém thuyết phục hơn so với các đối thủ. Có lẽ điều đó sẽ tạm thời giải thoát chúng ta khỏi những lần trình diễn mới của Tomahawk trên các nước mục tiêu tiếp theo.


https://viettimes.vn/kalibr-nga-lat-do-the-doc-quyen-phao-ham-ten-lua-my-149441.html


Ngân hàng lớn nhất Nga lần đầu thực hiện giao dịch dùng công nghệ blockchain
Sbrebank vừa trở thành ngân hàng Nga đầu tiên thực hiện giao dịch thanh toán sử dụng công nghệ blockchain, cho phép tiền được chuyển trong vài giây.

Theo Russia Today, giao dịch được thực hiện trên nền tảng IBM Blockchain dựa trên HyperLedger Fabric. Theo Sberbank, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nhà băng được dùng trong quá trình thực hiện giao dịch. MegaFon, MegaLabs, Alfa-Bank và IBM cũng tham gia vào quá trình này.
Giám đốc điều hành Sberbank CIB Stella Kudachkina cho hay: “Giải pháp blockchain do Sberbank tạo ra giúp chúng tôi thực hiện giao dịch thanh toán thử sử dụng công nghệ IBM Blockchain lần đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Nga”.
Bà Kudachkina nói thêm: “Lợi thế của việc sử dụng công nghệ này khi thực hiện thanh toán là tốc độ chuyển tiền cao. Sau khi tiền được chuyển, giao dịch được ghi lại trên tài khoản của người nhận gần như ngay lập tức, khác với hệ thống chuyển tiền truyền thống đang được dùng”.
Blockchain là nền tảng được thiết kế đặc biệt cho phép hai hay nhiều đối tác tham gia vào hợp đồng thông minh mà không có bên trung gian. Công nghệ này cũng được dùng để xác minh hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ và sổ cái công cộng trực tuyến mà không thông qua bên thứ ba.
Hồi tháng 8, báo chí Nga đưa tin các nhà băng nước này đang xem xét cải thiện giao dịch nhanh hơn, an toàn hơn bằng cách sử dụng công nghệ blockchain. Hai ngân hàng lớn nhất nước này là Sberbank và VTB Group đã cùng phát triển sổ cái phân tán có tên Masterchain.

https://thanhnien.vn/kinh-doanh/ngan-hang-lon-nhat-nga-lan-dau-thuc-hien-giao-dich-dung-cong-nghe-blockchain-905372.html


Handelsblatt: Thị trường xe hơi Nga vượt qua khủng hoảng
Sau nhiều năm suy giảm, thị trường xe hơi Nga lại cho thấy sự tăng trưởng thậm chí bằng con số hai chữ số, Handelsblatt viết.
Người Nga lại tích cực mua xe, nhưng vì lý do tiết kiệm họ chọn các mẫu xe bình dân.
Tất cả các nhà sản xuất ô tô ở Nga đang ra sức tăng doanh thu, "ai từng rơi xa giờ sẽ leo cao", Handelsblatt nhận định. Thị trường ô tô Nga bị thu hẹp trong bốn năm liên tiếp. Các nhà sản xuất buộc phải đối phó khủng hoảng bằng cách sa thải nhân viên, áp dụng lịch làm việc bán thời gian và thậm chí đóng cửa nhà máy.

Nhưng bây giờ thị trường ô tô Nga đã vượt qua cuộc khủng hoảng và thể hiện tăng trưởng với con số hai chữ số, tác giả của bài viết là Andre Ballin viết. Các chỉ số doanh thu tăng trong tám tháng liên tiếp.

Tổng giám đốc của Volkswagen tại Nga là Markus Ozegovich lạc quan tuyên bố rằng hai năm tới thị trường xe hơi Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 11 2017, 09:19 PM

Ở VN cũng đang có chuyện dầu khí, với việc ông Đinh La Thăng vừa bị bắt tạm giam. Thực sự tôi chỉ biết tới tên ông ấy sau khi có việc ông ấy đổi giờ làm việc ở Hà nội, với lý do để giảm ùn tắc giao thông, rồi sau nữa là quả « cấm cán bộ đi chơi gôn », khiến báo chí nước ngoài cũng đưa tin trong mục những truyen kỳ quái vặt vãnh, kiểu chuyện con mèo có 5 đuôi..Điều kỳ lạ nhất với tôi, là với những sự việc ấy ông ấy được dư luận ủng hộ, như một nhân vật dám nói dám làm, quyết đoán. Nhưng đánh giá của tôi, thì những dạng như thế không bao giờ là người giỏi. Khi ông ấy được vào thành phố HCM làm bí thư thành uỷ, nhiều người cũng kỳ vọng ông ấy có thể thổi sinh khí vào phát triển thành phố, nhưng đối với tôi, như tôi đã viết trong mục « thành phố HCM », ông ta rất dễ trở thành một dạng Elsine, mỵ dân.
Gần đây, nhưng câu chuyện Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, ..v..v.. khiến tôi muốn nói lại hai câu chuyện đó là chính sách hà khắc của Staline, và đại cách mạng văn hoá vô sản ở TQ.
Theo sách vở của phương Tây, và sau đó bản thân tham luận của Khơ rút xốp vào đại hội 20 của Đảng cộng sản Liên xô, có nói tới những sai lầm của Staline. Nhưng sau đó, chính Khơ rút xốp bị hạ bệ, không nắm quyền được tới hết nhiệm kỳ. Ngược lại Staline lại nắm quyền cho tới lúc mất, và những thành công của Liên Xô có được, phần nhiều là do Staline tạo ra. Như vậy phải hiểu thế nào về nhưng sai lầm của Staline, như báo chí phương Tây vẫn liên tục tuyên truyền bền bỉ từ đó đến nay. Vì chẳng nhẽ người sai là Staline thì nắm quyền mãi, còn người tìm ra sai sót, là Khơ rút xốp thì lại bị hạ bệ.
Hiện nay với những chuyện như Trịnh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng, và rất có thể Đinh la Thăng, tôi nghĩ người ta có thể hiểu rõ nguyên cớ của những chuyện xảy ra thời Staline (1924-1953) ở Liên Xô.
Vào thời điểm đó, Liên Xô gấp rút tiến hành công nghiệp hoá để phòng vệ và phát triển đất nước. Việc công nghiệp hoá này không phải là một quá trinh tự nhiên, do giai cấp tư sản tiến hành như ở các nước phương Tây. Nó cũng là công việc gấp rút, cưỡng chế từ mục đích chính trị từ trên xuống.
Theo tôi phân tích, thì tất cả những gì xẩy ra thời Staline là nhằm vào những nhân vật như dạng Trinh Xuân Thanh, Dương Chí Dũng ở VN hiện tại. Đó là những nhân vật « tài mọn nhưng chí cao ». Khi có việc không kham nổi những vẫn nhận vì tham vọng,tham lam, hay vì « điếc không sợ súng ». Đến lúc câu chuyện đổ bể, thì lĩnh đủ. Tất nhiên giữa những người thời Staline và những người như Trịnh Xuân Thanh, Dương chí Dũng có một sự khác biệt, đó là họ có thể rất trung tín, (chứ không phải nhằm mục đích cá nhân), nhưng không đủ sức làm những việc được giao.
Như vậy tôi hiểu là quá trình công nghiệp hoá gấp rút ở Liên Xô là nguyên nhân chính dẫn đến chính sách khắc nghiệt của Staline. Nếu Liên Xô không làm như thế, thì việc công nghiệp hoá đã thất bại.
Mấy chục năm sau, ở TQ có cuộc « cách mạng văn hoá » (1965-1976). Theo như báo chí phương Tây, thì đây là một cuộc đấu tranh giành quyền của Mao trạch Đông, và đây cũng là tuyên truyền của họ đến bây giờ. Nhưng vào thời điểm cuộc cách mạng này xẩy ra, thì toàn bộ trung ương đảng TQ ủng hộ việc đó, ngay cả những người sau trở thành nạn nhân. Người ta không thể nói là những người này là ngu ngốc về chính trị.
Hiện nay với những sự việc như việc ông Vươn ở Hải phòng, rồi việc đẻ ra những chính sách bất cập để hành dân của bộ máy hành chính, người ta có thể dễ dàng hiểu được nguyên nhân của cuộc cách mạng văn hoá này. Gọi là một cuộc cách mạng, nhưng nó không phải là một cuộc cách mạng vì bộ máy nhà nước TQ vẫn đứng vững, sở dĩ nó được gọi là cách mạng, vì nó sử dụng hình thức vận động dân chúng để « đấu tố ».
Hiện nay, cấu trúc kinh tế của VN không giống Liên Xô, cũng không giống TQ vào thời điểm có các sự việc trên.Nhưng nó vẫn có những điểm giống đó là :
1- Xã hội VN có nhiều điều giống xã hội TQ, tức là một nước châu Á có truyền thống về tệ nạn quan lại, quan liêu, cửa quyền.
2- Kinh tế VN đầu tư bằng vốn công, do không có giai cấp tư sản dân tộc. Người ta không thể tạo ra giai cấp này bằng thể chế được. Và nhà nước VN chỉ có thể đứng vững khi có tư bản nhà nước, chứ không thể dựa vào tư bản nước ngoài, hay tư bản tư nhân.
3- Xã hội VN có truyền thống cách mạng, người dân có đòi hỏi về bình đẳng cao.
Chính cái điều 1 và 2 đã tạo ra những nhân vật như Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh,..còn điều 3 là điều dẫn tới cách mạng văn hoá ở TQ hay trừng phạt kỷ luật như ở Liên Xô thời Staline. Nhưng cách làm như thế, bây giờ không còn phù hợp. Chỉ còn cách duy nhất là hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xét sử bằng luật pháp nghiêm minh, tạo ra được cơ chế sử lý như một cách hoạt động bình thường của nhà nước, chứ không phải theo phong trào.
Một điều khó trong sử lý các vụ việc kinh tế, đó là ngay trong kinh tế thị trường, sự thất bại trong kinh doanh là có thể xẩy ra. Vậy làm thế nào phân biệt được giữa tham nhũng và ngu dốt làm hỏng là việc rất khó khăn. Và nếu cả hai việc đó đan xen vào nhau, ủng hộ nhau một cách rất « biện chứng » thì lại càng phải làm rõ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 12 2017, 05:45 AM

Bài viết dưới này này cũng minh chứng cho nhận định của tôi lúc đầu. Với Nga, sau khi đã đặt được 2 căn cứ quân sự ở Syria, là họ đã thành công về mặt chiến lược rồi. Việc Syria có khôi phục toàn vẹn lãnh thổ không phải là cốt yếu. Khôi phục được thì tốt, không được cũng không sao, Mỹ có đóng ở 1 phần Syria cũng chẳng hề gì. Nga đã thành công. Từ đây, Nga có chỗ đứng vững chắc ở Trung Đông, quan hệ tốt với tất cả các thế lực ở đây, từ Israel, cho đến Iran, Iraq, Thổ, Arap Saudi, tìm kiếm các lợi ích kinh tế mới và thúc đẩy các lợi ích kinh tế đã có. Các căn cứ quân sự ở đây cùng với Crimea sẽ giúp Nga vươn ra Địa Trung Hải, kết nối với châu Phi, như Nga vẫn đang làm. Hiện Nga vừa ký thỏa thuận xây nhà máy hạt nhân đầu tiên cho Ai Cập
(https://baotintuc.vn/the-gioi/ai-cap-va-nga-ky-ket-thoa-thuan-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-dau-tien-cua-ai-cap-20171211220055279.htm)
và đang nhòm ngó can thiệp vào Lybia, Sudan

Trái lại, với Iran, cần phải đẩy được Mỹ ra khỏi hoàn toàn Syria mới là thành công trọn vẹn, nếu không thì chiến lược gắn kết với Syria, Hezbollah, Iraq để trở thành cường quốc khu vực sẽ khó thành hiện thực. Không phải ngẫu nhiên tướng Solemani của Iran liên tục đe dọa đòi Mỹ phải rút khỏi Syria. Có thể dự đoán, sau khi Nga, Mỹ phân định rạch ròi vùng ảnh hưởng của nhau, thì có thể Iran sẽ lợi dụng Nga như con ngáo ộp để tấn công du kích vào các vùng của Mỹ tại Iran, thông qua các lực lượng "tình nguyện", "cảm tử" chăng?
Nga sẽ không công khai giúp Iran chống Mỹ, nhưng có thể ngấm ngầm, thông qua việc ngăn cản việc Mỹ tiến hành không kích ở Syria, ?
Tướng Solemani là một nhân vật chủ chốt của vệ binh cách mạng Iran, là người chỉ huy chiến lược Trung Đông của Iran và đã thành công trong việc thuyết phục Nga can thiệp vào Syria. Ông bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt từ lâu



Tướng Iran đe tiêu diệt lính Mỹ nếu không rút quân sau chiến thắng IS
Truyền thông mạng xã hội cho biết, tư lệnh trưởng lực lượng Vệ binh Cộng hòa Cách mạng Hồi giáo Iran, tướng Haj Qassem Soleimani chuyển một thông điệp qua người Nga tới Bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh Mỹ tại Syria, khuyến cáo toàn bộ quân đội Mỹ nên rút lui khỏi Syria hoặc "cánh cửa địa ngục sẽ mở ra với lính Mỹ".


Thông điệp của tướng Iran, gửi tới bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh Mỹ trên chiến trường Syria nêu rõ, sau khi cuộc chiến chống IS kết thúc, không một người lính Mỹ nào được phép hiện diện ở Syria. Những binh sĩ Mỹ nên tự nguyện rút hoặc sẽ bị buộc phải rút khỏi Syria.

Tướng Haj Qassem Soleimani nói với một sĩ quan Nga và yêu cầu Nga nhận trách nhiệm trình bày ý kiến của Iran với lực lượng quân sự Mỹ. Quân đội Mỹ sẽ được coi là lực lượng xâm lược nếu bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh Mỹ quyết định ở lại đông bắc Syria, nơi mà người Kurd và các bộ lạc người Ả rập cùng chung sống.

Người Nga không chống lại sự hiện diện của Mỹ và có thể chấp nhận thực tế này sau khi xác định rõ nét ranh giới ngăn chặn xung đột không chủ ý giữa hai bên. Nhưng Iran có một quan điểm rõ ràng và kiên quyết không thay đổi, không để tổng thống Syria một mình đối mặt với lực lượng quân đội Mỹ, nếu Washington quyết định duy trì sự hiện diện ở chiến trường Syria.

Bức thư mà tướng Soleimani gửi cho Mỹ tuyên bố sẽ sử dụng “các biện pháp bất ngờ”chống lại Mỹ: "Lính Mỹ sẽ phải đối mặt với những chiến binh và lực lượng mà trước đây bạn chưa từng gặp phải ở Syria. Người Mỹ sẽ sớm phải rời khỏi đất nước này".

Tướng Soleimani được truyền thông phương Tây xác định là người kiến tạo chiến lược đánh thắng các lực lượng Hồi giáo cực đoan và IS ở Syria, thuyết phục Nga đưa lực lượng không quân vào yểm trợ quân đội Syria chống khủng bố năm 2015.

Phía Nga đã chuyển thông điệp đến quân đội Mỹ, khẳng định lực lượng quân tình nguyện Iran sẽ ở lại Syria khi nước này vẫn yêu cầu. Tổng thống Assad nhiều lần nhấn mạnh rằng, sẽ giải phóng toàn bộ lãnh thổ quốc gia khỏi “mọi lực lượng vũ trang bất hợp pháp” và không có ngoại lệ.

Phía Nga cũng khẳng định với Mỹ rằng không hỗ trợ lực lượng vũ trang tình nguyện Iran và các nhóm quân tình nguyện ở Syria trong trường hợp các đơn vị này tấn công quân đội Mỹ. Nga cũng làm rõ quan điểm của mình, Nga không quan tâm đến những mâu thuẫn Iran - Mỹ trong việc duy trì sự hiện diện quân sự ở Syria.


Mike Pompeo, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ cho biết, tuần trước ông đã gửi một lá thư cho tướng Soleimani, nói rõ quan điểm về những ý định tấn công của các lực lượng vũ trang tình nguyện Iran vào các lợi ích của Mỹ và tuyên bố: "Sẽ buộc tướng Soleimani và Iran chịu trách nhiệm về bất cứ cuộc tấn công nào vào lợi ích của Mỹ ở Iraq".

Mohammad Mohammadi Golpayegani, trợ lý cao cấp của thủ lĩnh tinh thần tối cao người Shiite ở Iran Ayatollah Ali Khamenei xác nhận, ông Pompeo đã cố gắng gửi một lá thư cho tư lệnh trưởng lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran nhưng "Soleimani đã từ chối đọc bức thư hoặc ông ấy không có gì cần biết trong bức thư này".

Nhiều nguồn tin địa phương trong khu vực lực lượng SDF kiểm soát cho biết, nhiều nhóm người Kurd ở tỉnh Al-Hasaka và những người trung thành với chính quyền Damascus sẵn sàng quay súng chống lại lực lượng quân đội Mỹ. Nhiều nhóm người Kurd và người Ả rập vẫn trung thành với chính quyền Syria, họ sẵn sàng chống lại bất kỳ lực lượng ngoại bang nào chiếm đóng hoặc chia cắt đất nước Syria.

Trong bức thư này, tướng Soleimani nhấn mạnh, tỉnh Al-Hasaka Syria vào 2018 sẽ diễn ra những sự kiện của 23.10.1983, khi hàng trăm lính thủy đánh bộ Mỹ và lính dù Pháp bị giết bởi vụ đánh bom tự sát kép của những người Hồi giáo ở Beirut. Lực lượng vũ trang đa quốc gia trở thành thù địch chứ không còn là lực lượng gìn giữ hòa bình và bị đẩy ra khỏi Lebanon sau cuộc tấn công này. Theo tướng Soleimani, người Mỹ có thể sẽ nhận được kết quả tương tự nếu vẫn cố duy trì sự hiện diện ở Syria.

http://viettimes.vn/tuong-iran-de-tieu-diet-linh-my-neu-khong-rut-quan-sau-chien-thang-is-149553.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 12 2017, 08:52 PM

Nhu vay , sau khi bat duoc Sakashvilly thi toa an da tha ra hom nay, khi duoc cuu thu tuong that bim Tymoshenko va cac nghi sy khac bao lanh. Truoc do, Sakashvilly bi chinh quyen Ukraine to cao la diep vien FSB (FSB agent). Phia Nga bao neu Ukraine chung minh duoc viec nay thi Nga san sang cho may bay sang don Sakashvilly ve

EU dự định sẽ thành lập một IMF phiên bản châu Âu
EC đề xuất thành lập một quỹ tiền tệ của riêng mình để có thể thay thế IMF trong mọi chương trình cứu trợ tài chính trong tương lai của Eurozone cũng như hỗ trợ đầu tư.

https://baomoi.com/eu-du-dinh-se-thanh-lap-mot-imf-phien-ban-chau-au/c/24207444.epi


Phan lan choi gac Ukraine roi
Văn phòng đại diện của nuoc cộng hòa nhân dân Donetsk mới được mở tại Phần Lan.
Văn phòng này sẽ nỗ lực tạo các tuyến du lịch từ Phần Lan đến Donetsk, xuất bản sách và tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với bạn bè Phần Lan.

Bộ phim " Swasti " đã bị cấm chiếu ở Ukraine do quay phim của diễn viên người Nga Fedor Dobronravov sắp tới sẽ được trình chiếu trở lại trên truyền hình.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 12 2017, 10:34 PM

Cuộc chiến ở Syria có nhiều tầng nhiều lớp, và hội tụ nhiều đối kháng khác nhau, bây giờ ta hãy thử tách chúng ra, theo concept của cái « pile TCP/IP » như trong tin học, thì sẽ thấy rõ ràng ngay.
Khởi điểm đầu tiên của nó mâu thuẫn Syria với Mỹ, do sự xâm lược của Mỹ ở I rắc, mà Syria trở thành trạm trung chuyển người, vũ khí vào I rắc. Còn tại sao Syria lại trở thành trạm trung chuyển, bởi vì Mỹ đe doạ trực tiếp nước này. Lúc đó Syria bị kẹp giữa Israel một bên, Mỹ một bên, không kể ý định lập nhà nước người Kurdes ngoạm một phần vào lãnh thổ, khiến Syria không thể ngồi yên. Trong tình trạng đó đã hình thành trục Syria- I ran. Bởi vì từ lúc cách mạng hồi giáo I ran thắng lợi, I ran đã giúp người hồi giáo Si ít ở Li băng hình thành Hezbolah. Và Hezbolah là lực lượng đối kháng duy nhất giúp Syria cân bằng được mối đe doạ của Israel từ phía Nam. Sau này, trên báo chí phương Tây còn gán việc có một dự án đường ống dẫn dầu từ I ran qua I rắc đến Syria để ra biển Địa Trung Hải, như là việc hình thành trục I ran – I rắc – Syria, mà họ gọi là trục Hồi giáo Si ít, vì Hồi giáo ở I ran là Hồi giáo Si ít, chính quyền ở I rắc cũng là của người Si ít (do họ là số đông, đồng thời có sự ủng hộ của các nhóm dân binh vũ trang của người Si ít), còn ở Syria thì cũng được gán cho cái mác Si ít (trong khi đây là một chính quyền theo chủ nghĩa dân tộc Ả rập).
Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn giữa Ả rập Sa u đít và Syria. Mâu thuẫn này đã có từ lâu, do sự tranh chấp ở Li băng giữa hai bên. Ở Li băng, trước đây có xung đột giữa người Thiên chúa giáo, người hồi giáo Si ít (Hezbolah) , người hồi giáo Sun nít (được Ả rập Sa u đít ủng hộ), người Pa lét tin tị nạn,Israel, Syria.
Mâu thuẫn nữa là mâu thuẫn Syria – Israel. Vì sau khi Ai cập hoà với Israel vào năm 1973, thì Syria là nước cuối cùng đối kháng với Israel. Nguyên do là Israel còn chiếm đóng một phần lãnh thổ Syria (cao nguyên gô lan) không chịu trả, giống như họ đã làm khi thoả thuận với Ai cập. Tại sao lại thế ? ở đây có lý do kinh tế. Việc chiếm đóng cao nguyên Gô lan, đã khiến Israel có toàn quyền sử dụng nước hồ tiberia, và tiến tới độc quyền nước sông Jordan. Không có nước, thì lãnh thổ Israel chỉ là sa mạc.
Mâu thuẫn tiếp theo là mâu thuẫn Ả rập Sa u đít – I ran.
Mâu thuẫn tiếp theo nữa là Mỹ - I ran
Mâu thuẫn giữa Thổ - Mỹ (do việc có thể hình thành nhà nước người Kurdes)
Mâu thuẫn Ả rập Sa u đít – Mỹ. Mặc dù hai bên là “đồng minh” của nhau. Thực ra là Mỹ khống chế Ả rập Sa u đít, nhưng những phát triển cuối cùng của quan hê hai bên dẫn đến trực trặc vì những lý do sau: 1) Mỹ tiếp tục đóng quân trên đất Ả rập Sa u đít, sau khi cuộc chiến vùng vịnh lần đầu (1993) kết thúc. 2) Mỹ sản xuất dầu đá phiến trở thành đối thủ cạnh tranh với dầu mỏ nước này. 3) Ý định quan hệ với I ran, khiến Ả rập Sa u đít mất chỗ dựa. Thái độ của Ả rập Sa u đít có lẽ giống như thái độ chính quyền Sài gòn, khi Mỹ ký hiệp định Paris ở VN. Nhưng chính quyền Ả rập Sa u đít có thế lực hơn và thông minh hơn chế độ Sài gòn cũ ở VN.
Mâu thuẫn cuối cùng là Mỹ -Nga. Mâu thuẫn này thực ra là nằm ngoài vùng Trung đông. Nó bắt nguồn từ việc Mỹ liên tục tiến sát tới Nga, tìm cách kéo các nước cộng hoà cũ của Liên Xô vào EU và vào NATO.
Cuộc chiến bùng nổ đầu tiên là do mâu thuẫn Mỹ- Iran, Mỹ - Syria, Ả rập Sa u đít- Syria, Ả rập Sa u đít – I ran. Ở đây ta có Syria-I ran một bên. Thổ, Mỹ, Pháp, Ả rập Sa u đít một bên. Đây là cuộc chiến uỷ nhiệm, thông qua các nhóm hồi giáo cực đoan, được Ả rập Sa u đít và Mỹ Pháp tài trợ. Về hình thức nó giống như cuộc chiến tranh chống Liên Xô ở Áp ga nít xơ tan (1979). Cuộc chiến này bắt đầu vào năm 2011, và không có sự tham gia của Nga cho đến năm 2015. Vào thời kỳ này, Pháp là người lạc quan nhất, vì thế Pháp đã ngay lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria, và công nhận đại diện các nhóm nổi loạn.
Nhưng có điều cả Pháp lẫn Mỹ và một phần Ả rập Sa u đít không lường được, đó là các nhóm nổi loạn theo Pháp Mỹ thì bạc nhược đổ ngay tức khắc (giống như quân đội Sài gòn ngày trước), còn những nhóm có hiệu quả nhất, là những nhóm chống Mỹ. Tại sao lại thế ? bởi những nhóm này thực ra là kháng chiến chống Mỹ cuả người I rắc, có gốc gác từ các lực lượng còn lại từ thời Sa đam Hussein, bị Mỹ lật đổ mà ra. Họ đã tương kế tựu kế, thông qua Ả rập Sa u đít mà nhận viện trợ.
Ở đây vai trò của Ả rập Sa u đít và Thổ cũng lập ờ. Nó lập lờ ở chỗ, hai nước này hoàn toàn chấp nhận được các nhóm cực đoan chống Mỹ. Với Thổ là do ý định của Mỹ định thành lập nhà nước Kurdes. Với Ả rập Sa u đít, thì bởi có một bộ phận trong xã hội nước này cũng có tư duy chống Mỹ, do những mâu thuẫn hai bên tôi nói ở trên.
Vì lực lượng I ran – Syria không đổ, nên muốn thành công thì Mỹ Pháp phải tham dự trực tiếp mới được. Nhưng lúc này Mỹ -Pháp đã mất tay chân. Nếu can thiệp thì có nghĩa là đưa cực đoan chống Mỹ lên cầm quyền. Từ đó mới có câu chuyện Mỹ, Pháp đòi Assad lúc thì từ chức, lúc thì không.
Đến lúc này thì “hiệp sĩ” Nga mới tham gia. Vì sao vụ UK, thì Nga với Mỹ, EU đã vào thế đối kháng, như vậy bắt buộc Nga phải tìm được điều gì đó để có thể sau đó dùng làm con bài thương lượng. Chính vì thế tôi mới nói rằng trong thế giới hiện tại, muốn có đồng minh thì phải có con bài để trao đổi, chứ không bao giờ có chuyện cho không. Để định phát triển điều này, tôi đã lập ra chủ đề “Xuân thu-Chiến quốc”, mục đích là tìm một mô hình lý thuyết, nhưng cũng không có thời gian để làm điều này.
Sự tham gia của Nga đã làm thay đổi cục diện chiến trường, vì nó bù vào điều mà liên minh Syria-Iran thiếu, đó là hoả lực tầm cao. Khi tham gia, Nga chủ yếu giúp Syria dập nốt đám nổi loạn theo Mỹ, rồi theo Thổ. Thứ đó mới đánh IS. Nhưng Nga cũng hạn chế là không khiêu khích Thổ, hay Israel. Thậm chí còn “vuốt ve” Israel. Vì thế Israel mới có thể tập kích Syria một cách an toàn, cũng như Nga đã công nhận Jerusalem là thủ đô (nhưng nói rõ ràng là phần Tây) từ đầu năm nay. Với Thổ, thì Nga cũng đưa vào bàn thương lượng, và các nhóm nổi loạn theo Thổ vẫn còn phần đất bám vào biên giới nước này.
Hôm qua, Putin đã bất ngờ xuống sân bay do Nga quản lý ở Syria, và tuyên bố rút quân. Như vậy Nga đã đạt được những điều gì. Điều đầu tiên Nga đạt được, là UK hiện nay không thể tham gia vào EU. Điều thứ nhì đạt được, là trở thành một đối tác ở Trung đông, và điều đặc biệt là có ảnh hưởng tới OPEC, để có thể tác động tới giá dầu mỏ, điều mà trước đây chỉ có Mỹ làm được.
Sự rút lui của Nga là khôn ngoan. Vì sự phát triển tiếp theo ở Syria sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Vì cả Syria lẫn I ran đều muốn giải phóng hoàn toàn lãnh thổ. Nhưng muốn thế thì phải đụng trực tiếp với Mỹ. Không kể hiện nay, đã hình thành một dạng chiến tranh tôn giáo trong đạo Hồi, với hai lãnh tụ là I ran và Ả rập Sa u đít. Quan hệ giữa Nga và I ran cũng không phải là đồng minh lâu dài, mà là quan hệ « có lúc chung mục đích với nhau ». Nhưng mục đích của Nga với I ran không trùng nhau.
Hiện nay, nước thất bại lớn nhất ở Trung Đông là Ả rập Sa u đít, thứ đó là Pháp. Nước lợi nhất là I ran. Còn Mỹ và Nga có thể nói là lợi tương đồng. Điều thú vị là cả hai đều dùng con bài rút lui. Nước thiệt hại nhất là Syria.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 13 2017, 12:19 AM

Khong phai chi Phap thiet dau bac, ma co the noi la ca EU lan Anh. Vi Anh, Phap deu dau tu tien bac va chien luoc cho phe doi lap o Syria, giong nhu hoi o Lybia. Ca EU, Anh deu khong chiu noi chuyen voi chinh quyen Syria, va dau tu cho phe doi lap, thuc chat la cong nhan roi (du chi minh Phap tuyen bo), EU cung tham gia lien quan cua My, va khi khong kich vao Syria hoi nam 2016 (chi khong kich 1 lan), khi bi Nga chi trich, thi ca Dan Mach, Anh, etc. deu noi rang minh tham gia. Con Anh thi tuyen bo, se "khong tham gia tai thiet Syria" neu chinh quyen Syria van con.

Nhu vay, thuc te, ca EU deu da day minh vao the k con duong lui, k noi chuyen voi chinh quyen Syria duoc, va deu mat cong suc dau tu nhung k duoc gi. My cung hanh xu nhu EU, nhung My o vi the khac.

Noi chung, neu bay gio, Nga ma ban duoc khi dot cho Arap Saudi, sau khi da ky thoa thuan ban S400, thi anh huong cua Nga voi OPEC se tro nen gan nhu ngang voi My. Hoac neu khong thi xay duoc nha may hat nhan o Arap Saudi cung tot, hien Arap Saudi da ban voi Nga viec nay, nhung van chua dam day manh, ma van dang keu goi cac doanh nghiep My xay nha may hat nhan nay

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 14 2017, 09:11 PM

Tại sao tôi đánh giá Pháp thiệt nhất ? vì những nước Tây Âu tham chiến do họ nằm trong NATO. Còn Pháp thì có những mục đích riêng. Có thể kể ra :
1- Syria cùng với Li băng trước là thuộc địa của Pháp. Chính do sự đầu têu của Pháp mà tỉnh Đa mát của đế quốc Thổ được tách ra thành hai nước Syria và Li băng. Nhưng từ những năm 80, Syria đã đứng ra bảo trợ Li băng, làm mất ảnh hưởng của Pháp ở đây. Pháp vẫn có quan hệ với Syria, thậm chí còn bán cả những thiết bị về an ninh cho nước này. Nhưng sự nuối tiếc cũ vẫn còn đó.
2- Bắt đầu từ nhiệm kỳ của ông Sarkozy, qua Holland cũng không thay đổi, đó là Pháp xích gần lại Ả rập Sa u đít. Mà nước này thì muốn sử dụng hồi giáo cực đoan (tức là thể chế của mình) để lật đổ ở Syria.
3- Kế hoạch này của Ả rập Sa u đít cùng với những nước vùng vịnh (ví dụ Quatar) cũng được sự ủng hộ của Mỹ.
4- Khi Mỹ đánh chiếm I rắc lần hai, vì nước này là bạn hàng quan trọng với Pháp, là nước Ả rập chủ yếu cung cấp dầu mỏ cho Pháp, nên Pháp kịch liệt phản đối, tạo nên trục Pháp+Đức+Nga
Phản đối Mỹ qua LHQ, vì thế sau đó quan hệ Mỹ-Pháp bị đóng băng. Pháp cần tìm một hành động chung với Mỹ để củng cố lấy lại « tình bạn ».
Tất cả những lý do trên khiến Pháp sốt sắng đi hàng đầu trong việc này, và sẵn sàng tham chiến ở Syria nếu Mỹ đồng ý tham gia. Nhưng chính quyền Obama, sau sa lầy ở I rắc không nhiệt tình lắm. Vì thế mà ngay từ đầu, Pháp đã đơn phương công nhận phiến quân nổi dậy. Đây không chỉ là hành động ngoại giao, mà có việc cung cấp vũ khí. Chính vì thế mà Pháp cũng là nước đòi hỏi Assad từ chức quyết liệt nhất.
Nhưng Pháp đã đánh giá nhầm tình thế, chính phủ Syria không phải giống như Tunisia hay ở Ai cập, không bị lật đổ. Không kể dù ủng hộ Ả rập Sa u đít, nước này cũng không lại quả bằng những hợp đồng mua bán vũ khí mà Pháp mong đợi. Ngược lại họ vẫn tiếp tục mua vũ khí Mỹ.
Nhưng Pháp cũng được một số điểm.
1- Củng cố được ảnh hưởng của mình ở Li băng
2- Quan hệ với Ai cập và Quatar. Hai nước này đều mua vũ khí Pháp (cụ thể là máy bay Rafale). Còn tại sao lại thế thì bởi vì Ai cập có thể dùng vũ khí Pháp theo ý mình (ví dụ ném bom ở Li bi), nhưng không thể dùng vũ khí Mỹ mình có được, vì F16 của Ai cập bị khoá mõm. Còn Quatar thì muốn cân bằng với Ả rập Sa u đít.
Hiện nay, Pháp và EU muốn quay lại chơi với I ran. Điều này đúng với ý đồ của chính quyền Obama, nhưng không đồng pha với chính quyền Trump. Và đã manh nha hình thành trục Ả rập Sa u đít + Israel để đối đầu với I ran. Không biết lần này, EU có dám ra mặt chống lại Mỹ chơi với I ran hay không ? hay là lại phải đứng về phía Mỹ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 19 2017, 06:48 PM

Justin Trudeau (đọc là thờ ru đô), thủ tướng Ca na đa, đã đưa lời đe doạ của mình thành sự thật. Để trả đũa việc chính phủ Mỹ ngăn cản việc hãng Bombardiere (Canada) bán máy bay cho hãng hàng không Delta ở Mỹ, bằng cách áp thuế 200%, Canađa sẽ không mua 16 (tôi không nhớ chính xác số lượng) F18 của Boing nữa, mà sẽ mua ..F18 được Úc bán lại. Hiện tại việc thương lượng lại hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ diễn ra phức tạp, do Mỹ đòi hỏi nhiều điều kiện hơn. Điều đó đã dẫn tới việc Ca na đa muốn ký một hiệp định thương mại với TQ, đồng thời vẫn tiếp tục TPP không có Mỹ. Nhưng có lẽ sự phụ thuộc vào Mỹ khá lớn nên hiện nay thái độ của Canada với TPP (được đổi tên là CP-TPP) vẫn còn lần chần, tương tự như vậy sự thương lượng với TQ.
Đáng tiếc là trong đợt họp APEC ở VN vừa rồi, Nhật và Canada không đạt được thoả thuận quyết định cho CP-TPP, điều đó khiến cho Nhật không có được sân chơi riêng. Vừa rồi Nhật cũng vừa ký hiệp định thương mại tự do với EU. Như vậy là EU đã ký hiệp định này với Hàn quốc, giờ là Nhật, còn không biết với VN thì lúc nào sẽ xong.
Cách đây hơn 30 năm, Pierre Trudeau, là bố của « soái ca » Justin cũng là thủ tướng Canada, nói về quan hệ Canada Mỹ, ông ấy để lại một câu rất buồn cười, nói rằng quan hệ Mỹ-Canada như là phải ngủ cùng giường với một con voi, lúc nào cũng phải lăn lộn để khỏi bị nó đè bẹp.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 20 2017, 04:28 AM

Tuy phia Arap saudi tuyen bo ban ha ten lua cua Houthi, nhung nhieu nguoi dang nghi ngo tuyen bo nay. Ngoai ra, ten lua Hamas da na trung nha cua cua Israel, nhung he thong vom sat k thay ban ha duoc nua


Phiến quân Houthi phóng tên lửa vào cung điện vua Arab Saudi
Phiến quân Houthi (Yemen) phát đi một video với tuyên bố đã phóng tên lửa đạn đạo từ Yemen vào cung điện al-Yamama thuộc thủ đô Riyadh - nơi ở của vua Arab Saudi. Al Arabiya - kênh truyền hình tại Arab Saudi - xác nhận tin này, nhưng cho biết tên lửa đã bị bắn hạ.



Phiến quân Houthi Yemen phóng tên lửa nhằm vào cung điện Vua Arab SaudiPhiến quân Houthi phóng tên lửa đạn đạo về phía tư dinh của Quốc vương Arab Saudi nhưng nó bị bắn rơi ở phía nam thủ đô.
http://viettimes.vn/phien-quan-houthi-phong-ten-lua-vao-cung-dien-vua-arab-saudi-150601.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 22 2017, 11:04 PM

Ông bí thư thành uỷ Đà Nẵng, có nói rằng « quân đội đã bắt Út « trọc », thì Công an cũng phải trả lời về Vũ « Nhôm », cũng là thượng tá cả đấy ». Vì Út « trọc » là thượng tá quân đội, vậy có thể suy ra rằng Vũ « Nhôm » không chỉ là đại gia sở hữu mấy công ti, mà còn có hàm thượng tá công an, mặc dù thấy báo chí chỉ nói ông này là đại gia. Nếu hiểu là ông này có chức vụ chìm bí ẩn như vậy, đặc biệt là công an, thì khả năng dám chỉ mặt quát tháo chủ tịch thành phố là đương nhiên, vì ở đây có cả tiền và quyền, và vượt ra ngoài cái cái cơ chế « xin (đút lót để được lợi), cho (nhận đút lót để được lợi) » mà là một sự cộng hưởng, trong đó kẻ xin thực ra là kẻ ra lệnh, kẻ cho là kể nghe theo, vì người ta có thể lợi dung danh của « nhà nước thâm sâu », tức là bộ phận quyền lực cứng của nhà nước bao gồm quân đội và công an. Việc chạm vào cái quyền lợi của « thế lực đen » này (tức là lợi ích nhóm len lỏi vào nhà nước thâm sâu) , đã cho thấy việc chống tham nhũng được đẩy lên một giai đoạn mới, có lẽ sẽ rất gian nan. Không hiểu sao, tôi cảm thấy rằng, đây chỉ là một giả thiết, việc các nhân vật nhà nước khi được đề bạt lên những chức vị chống tham nhũng, thì không ít người lăn ra chết hay ốm vì ung thư có thể liên quan tới việc động chạm này.
Việc này cũng cho người ta thấy một điều, đó là vấn đề tham nhũng không liên quan tới « đa nguyên đa đảng » (vì không có đa nguyên đa đảng nên tham nhũng), như lề trái theo tuyên truyền của phương Tây hay nói tới, mà nó liên quan tới cấu trúc nhà nước, tới nhà nước pháp quyền. Trong một nhà nước ở thế giới thứ ba, khi giai cấp tư sản không là một giai cấp thực sự, mà chỉ là những lợi ích nhóm có quyền chui sâu vào nhà nước, thì câu chuyện « tam quyền phân lập » là không có thể, là trò lừa gạt trẻ con. Và đây cũng là câu giải thích, rằng tại sao ở các nước đang phát triển, các nước XHCN cũ, dù có theo đa nguyên đa đảng cũng không diệt được tham nhũng, mà còn khoét sâu những mâu thuẫn trong xã hội, tạo điều kiện cho thế lực bên ngoài can thiệp. Trong tình trạng này, nếu đa đảng có nghĩa là mặc nhiên lợi ích nhóm từ trong bóng tối ra công khai, tạo ra đảng phái lũng đoạn xã hội công khai (không kể các thế lực nước ngoài) vì chỉ họ mới có tiền và có quyền, chứ hoàn toàn không phải là « dân quyền », như lề trái vẫn lảm nhảm theo lý thuyết được dậy ở phương Tây ngay trong các trường hoàn hảo nhất của nó (Harvard, Yale,..).
Những sự việc đang được lôi ra đã có từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng, khi ông ấy vừa là thủ tướng vừa là trưởng ban chống tham nhũng. Điều này đã nói lên một trong những điều có thể kết luận, là tự tay chính phủ không thể vừa quản lý vừa kiểm tra, mà nó phải có một xung lực từ ngoài tác động vào. Cái xung lực này chỉ có thể đến từ ĐẢNG. Ngày trước thời bao cấp, có nguyên lý « Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ». Trong thời kinh tế thị trường này, cái nguyên lý trên có thể cải cách thành « Đảng lãnh đạo, kiểm soát. Nhà nước quản lý. Nhân dân giám sát ».
Hiện nay, có thể nói là ông Nguyễn Phú Trọng đã làm đúng chức năng này. Và người ta có thể so nó với nhiệm kỳ của ông Nông Đức Mạnh, để thấy rằng nếu Đảng không lãnh đạo (tức là đề ra tiêu chí, yêu cầu, nhiệm vụ cho chính phủ), không kiểm soát (tức là qua uỷ ban kiểm tra trung ương giám sát, kiểm tra, thanh lọc), mà chức năng đó lại rơi vào tay Thủ tướng, thì nó sẽ loạn lạc như thế nào.
Tất nhiên tôi không ngây thơ gì mà không hiểu rằng đằng sau những chức năng có thể làm đó còn là sự tương quan lực lượng với nhau. Cái chuyện đó cũng bình thường, và đó chính là nội dung của chính trị.
Nhưng sụ phát triển mới này của sân khấu chính trị VN, cũng làm tôi ủng hộ và đồng tình, bởi vì từ trước, khi phân tích cơ chế nhà nước VN, so chức năng của nó với một nhà nước tư sản phát triển, thì tôi thấy rằng cơ chế nhà nước Vn quá cứng, và phải khi nào nhà nước Vn có cơ chế đánh đổ được thủ tướng, thay đổi được chính phủ (tôi gọi là « ngã có thế ») mà vẫn bảo toàn được nhà nước thì mới được. Vì thế tôi hi vọng, những gì đang được làm ở VN sẽ được làm đến nơi đến chốn, và đặc biệt nó phải thành cách sử lý thông thường của nhà nước, chứ không phải chỉ là một phong trào, thì mới có thể coi là thành công.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 26 2017, 03:12 AM

Vụ hot này bác Phó, tin do các bạn đưa lên. Nếu vậy chứng tỏ Mỹ đã k trừng phạt nổi Nga, dù những dự án và công ty Rosneft này đều nằm trong nội dung chính, và là mục tiêu hàng đầu của lệnh trừng phạt của Mỹ. Thời Obama đã trừng phạt dự án này, thời Trump càng siết do muốn xuất khẩu dầu mỏ, nhưng rốt cuộc dự án vãn thành công. Mỹ k ngăn được dự án đã đành, thậm chí còn k ngăn được các đồng minh của mình hợp tác với Nga. Sau dự án khí hóa lỏng ở Bắc Cực thì đây là dự án chiến nhất


Tập đoàn dầu khí Rosnert khổng lồ củ Nga thông báo bắt đầu khoan giếng dầu Maria 1 trên thềm lục địa Bể Đen. Trữ lượng dầu dự trữ ở khu vực Biển Tây - Bể Đen ước đạt 570 triệu tấn.
Việc khoan giếng thăm dò thứ nhất tại khu vực Tây- Bể Đen là một phần của một hoạt động chung với đối tác chiến lược Eni- một công ty dầu khí lớn nhất của Ý.
Đây là một dự án độc đáo. Độ sâu tính toán của giếng là 6-126 đốt khoan Việc lắp đặt giàn khoan là vô cùng khó khăn, dưng thành công. Tháng 9 năm 2017, giàn khoan rời khỏi cảng Las Palmas, vượt qua eo bể Bosporus và đến cảng Constanta của Rumani chỉ trong vòng nhõn một tháng.
Giàn khoan Maria 1 được trang bị một hệ thống định vị tân tiến, rất năng động có và độ chính xác cao . Ngoài ra giàn khoan có một derrick ( Tháp khoan) đôi, cho phép khoan một giếng đồng thời với việc lắp ráp và vận hành hệ thống óing dẫn. Điều này cho phép tiễt kiệm thời gian lắp đặt đặt giếng khoan tới 30%.
Giàn khoan đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật của dự ớn và các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt. Để tránh rủi ro về kỹ thuật và thảm họa môi trường, được trang bị hệ thống an toàn dưới nước với 7 đầu chống áp suất (cơ chế niêm phong khoang trong trường hợp khẩn cấp).



Tin do bạn Lê Thái Kỳ ở Ukraine đưa lên

Hôm qua toàn bộ giới lãnh đạo Ukraina đều lớn tiếng tuyên bố về "thắng lợi lịch sử'' trước Nga tại tòa trọng tài quốc tế tại Stockhom về vấn đề khí đốt.
TT Poroshenko tuyên bố đây là "một thắng lợi lịch sử", Ukraina đã "nhẩy ra và thoát khỏi cái móc câu khí đốt" và ''giành được sự độc lập thực sự về năng lượng''.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Klimkin thì hết sức mừng rỡ tuyên bố rằng chiến thắng của Naftogaz tại tòa trọng tài Stockholm ''tuy chưa phải là một cú đấm đo ván hạ gục đối thủ" nhưng đây là "ba cú đánh quỵ và lợi thế rõ ràng trước đối thủ" (CT: các thuật ngữ trong đấm boxing).
Ông cũng thông báo về điều này đem lại "hiệu quả tích cực" không nhiều ít - 75 tỷ $ (!).
Nhiều người dân Ukraina mừng rỡ và nghĩ rằng họ cũng sẽ được hưởng phần trong số tiền khổng lồ đó hoặc sẽ được hoàn lại số tiền mà họ đã trả giá cao cho khí đốt suốt 4 năm qua. (Giá khí đốt sau Maidan đã tăng hơn 10 lần).
Tuy vậy trên thực tế thì sao? các báo kinh tế sau khi phân tích quyết định của tòa án thì mới vỡ lẽ là chẳng có một "thắng lợi lịch sử'' nào.
Về bản chất Gazprom đã đạt được mục tiêu của mình và đã chiến thắng trong các vấn đề có tính nguyên tắc,
Nếu nói một cách ngắn gọn: Tòa án buộc Ukraina phải trả tiền nợ khí đốt 2,02 tỷ $, đồng thời phải trả tiền phạt 0,03% của tổng số tiền cho mỗi ngày quá hạn kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2017.
Ngoài ra trong hai năm tới Ukraina buộcphải mua khí đốt Nga với khối lượng 5 tỷ mét khối hàng năm với giá 352$ /1000m3- một giá khá cao.
Vậy thì thì ai hạ "đo ván" ai?
Còn phía Ukraian lấy đâu ra con số 75 tỷ $ "hiệu quả tích cực".
Đó chẳng qua là số tiến tối đa mà Ukrain có thể bị buộc phải trả nếu tòa thỏa mãn tất cả các yêu cầu của phía Nga.
Nhưng tòa cũng hiểu rằng Ukraina chẳng lấy đâu ra số tiền đó và việc này đồng nghĩa với Ukraina sẽ phá sản hoàn toàn.


http://nguoivietukraina.com/thang-loi-lon-cua-ukraina-tai-toa-trong-tai-stockhom-ve-van-de-khi-dot_214509.nvu

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 27 2017, 09:49 PM

Cái đoạn ltbk viết ở trên không nói độ sâu của mũi khoan là bao nhiêu. Nếu quả thật có thể khoan trên 6km dưới đáy biển, thì việc hợp tác của ENI với Nga là một thắng lợi cho kỹ thuật dầu khí nước này (Nga), chứ còn trữ lượng 500 triệu tấn thì không phải là giếng khoan « khủng ».
Có thể tôi hơi chậm thông tin về công nghệ dầu mỏ Nga. Nhưng dù sau cũng nói ở đây. Về công nghệ dầu mỏ, những kỹ nghệ mới nhất gồm :
1- Khai thác dầu qua đá khí.
2- Quy trình hoá lỏng khí đốt để vận chuyển.
3- Xây dựng các giàn khoan ở biển sâu, với các giếng khoan sâu dưới đáy biển ở độ sâu trên 6Km.
Về khai thác đá khí thì công nghệ hiện đại nhất bây giờ là Mỹ, đặc biệt bởi ba điều. 1)khoan sâu dưới lòng đất trên 3km. 2) Khoan ngang ở độ sâu này (như là đục đường hầm metro, nhưng do độ sâu cao, nên khó khăn hơn nhiều). 3) bí mật về chất lỏng tổng hợp, bao gồm một thứ cốc tai hỗn hợp hoá chất nhằm làm rã đã phiến giải phóng khí đốt ở trong được bơm vào giếng khoan để giải phóng khí đốt ra. Sở dĩ thế, bởi về mặt địa chất, khai thác dầu hay than đá có nghĩa là khai thác chất vi sinh phân rã kỷ các bon. Nhưng trước kỷ này, tôi quên mất tên nó, thì vi sinh bị kẹt trong đá phiến. Nói cách khác, khai thác đá phiến là khai thác sâu hơn về chất hữu cơ tồn tại trong lịch sử quả đất. Kiểu hết nạc thì vạc đến xương.
Về quy trinh hoá lỏng khí, là một kỹ thuật để có thể vận tại bằng đường biển, mà không cần xây dựng đường ống dẫn khí, vốn liên quan nhiều tới địa chính trị. Pháp là một trong những nước sở hữu công nghệ này. Cụ thể là hãng Total. Ở trên một cái post nào đó, ltbk có nói hãng này có liên minh với Nga để làm điều này cho các mỏ khí ở Bắc cực.
Về quy trình, kỹ thuật khoan sâu ở biển, cũng như việc xây dựng các giàn khoan sâu. Kỹ thuật khoan sâu thì cả Pháp, Anh đều có. Anh thì dùng công nghệ này ở biển Bắc (nằm giữa Anh và bán đảo Scandinavia), còn Pháp thì dùng ở Ang gô la, và vịnh ghi nê ở châu Phi. Nhưng Anh (Shell) thì cách đây mấy năm bị vụ tai nạn ở vịnh Mexico, còn Pháp thì hình như dừng ở Ang gô la vì giá dầu xuống.
VN và Liên Xô ngày trước (Nga ngày nay) cũng có công nghệ này nhưng là biển nông,biển ở Vn là biển nông (độ sâu phần nhiều dưới 1km), vì bản thân biển Đông cũng là biển kín và nông. Vào thời kỳ đầu của Vietxo Petro (thập niên 80), thì các dàn khoan phải mua của Singapure, cách đây ít lâu tôi đọc báo VN, thì nói đã tự làm được. Còn công nghệ khoan thì không rõ.
Ý là nước phát triển ở châu Âu (đứng thứ 3 trong EU sau Đức và Pháp). Nhưng nước này có yếu điểm là không có dầu mỏ hay than đá, tức là một nước không có tiềm năng về năng lượng. Một điều nữa là thị trường hẹp. Chính vì thế mà mặc dù bị hạn chế bởi nằm trong khối Tây Âu, ngay từ thời Liên Xô, Ý đã luôn tìm cách thâm nhập vào Đông Âu, Liên Xô ..để tìm kiếm thị trường, và đổi lại là chuyển giao công nghệ mà Ý có được do tự phát triển hay được trao đổi ở Tây Âu. Ví dụ điển hình nhất là cái xa Lada, thực ra nó chính là một mẫu xe Fiat, được Ý bán « chìa khoá trao tay » cho Liên Xô. Xe ô tô con ở Ba lan, hay Nam tư cũ, cũng là xe Fiat được chuyển giao công nghệ.
Mặc dù không có dầu mỏ trữ lượng lớn, hãng ENI (mà logo là hình con chó sáu chân) cũng được Ý lập ra sau đại chiến 2, để cạnh tranh với 5 hãng lớn của Mỹ cũng như các hãng dầu của Pháp, Anh-Hà lan.
Nhưng nhiều khi đó là số phận lịch sử. Khi nước Ý trở thành nước Phát xít (1922), có chiếm Lybia làm thuộc địa. Chỉ đào mấy chục mét xuống đất ở đây là có dầu. Nhưng lúc ấy đâu có ai biết. Đến khi liên quân Ý-Đức bị thua ở đây, một phần cũng do hết nhiên liệu. Mà là chết trên đống vàng. Nếu giả dụ, dầu mỏ Lybia đươck khai thác lúc đó, thì có lẽ đã không có trận Stalingrad, và cuộc chiến tranh sa mạc giữa Mỹ-Anh và Đức-Ý ở Bắc châu Phi sẽ không diễn ra như thế.
Lúc chính phủ Kadafi cũ mở cửa, đối tác đầu tiên mà ông Kadafi nhằm tới là mẫu quốc cũ, tức là Ý. Nhưng vị thế chính trị của Ý quá yếu, không thể bảo hộ che chắn cho thuộc địa cũ của mình, khiến cho Pháp (thời Sarkozy) và Anh hớt tay trên lật đổ chính quyền nước này.
Nhưng cho đến giờ thì Anh Pháp cũng không gặm được gì, vì tình hình chính trị ở đây rối loạn, và Nga lại đang quay trở lại (như một hình thức Syria mới ??)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 29 2017, 06:04 PM

Sắp tới năm mới duong lich, đổi mới, nên tôi mở rộng chủ đề này sang cả châu Phi (dù nguyên bản của nó là nói tới các chuyện liên quan tới Nga, nhưng cũng là để tìm hiểu thế giới, mà nếu nhìn nhận như thế thì chuyện châu Phi cũng có thể nói được). Châu Phi không có liên quan nhiều tới VN, nhưng rất quan trọng. Vì ở đây là thực địa, nơi thực hành các chính sách của phương Tây vẫn rao giảng. Nó cũng là nơi cạnh tranh sắp tới của TQ, Ấn độ với Mỹ-EU. Tôi có nhiều duyên nợ với châu Phi về nhận thức, vì chính qua tìm hiểu châu Phi mà tôi hiểu thêm được nhiều các chính sách thực dân mới, vốn vẫn được vẽ hoa hoè hoa sói qua các « giá trị dân chủ ». Hay nói chính xác hơn, các giá trị dân chủ vốn có ở Âu-Mỹ (do có sức đấu tranh của nhân dân lao động, và ý thức của một bộ phận giai cấp tư sản tiến bộ nên mới được thế), đã bị biến hoá, xuy thoái như thế nào khi nó được đem xuất khẩu. Sự xuất khẩu « chính trị » này ở châu Phi là mạnh nhất, vì trong 3 châu lục Á-Phi-Mỹ la tinh, châu Phi là châu lục gần như bị Mỹ-EU độc quyền. Qua sự chênh lệch này, người ta có thể nhân thấy vai trò của hệ thống chính trị, cấu trúc xã hội, các khía cạnh lịch sử, tâm lý, văn hoá trong thế giới hiện đại, vốn là quá trình thị trường hoá toàn cầu. Đây cũng là điểm quan tâm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Lê nin. Bởi không có chủ nghĩa này (Lê nin), thì Mác cũng chỉ là một cái nhìn nhiều khi cũng rất thực dân với thế giới ngoài phương Tây, và không thoát khỏi lý luận của phong trào công nhân phương Tây mà thôi.
Nói dài dòng như trên, để cho ai thích tìm hiểu, còn khi đưa tin châu Phi, tôi không dám chắc là sẽ làm rõ được những điều nói ở trên.
George Weah, một siêu cầu thủ bóng đá ngoại hạng cũ của Liberia vừa được bầu là tổng thống nước này. Liberia vốn là nước được lập nên bởi những người da đen nô lệ cũ ở Mỹ, được đem trả lại châu Phi, trong một phong trào « về cội nguồn » của người da đen ở Mỹ thời thế kỷ XIX. Điều thú vị là, những người da đen nô lệ ở Mỹ này, lúc về Liberia (tên nước vốn từ chữ liber la tinh, có nghĩa là giải phóng mà ra), đã trở thành giới quý tộc của nước này, tự hào là « tiến hoá » hơn các bộ tộc bản địa sẵn có, và họ đã sinh sống bằng ..buôn bán nô lệ sang Mỹ.
Có lẽ hình ảnh siêu sao bóng đá, kiểu như Công Phượng ở VN, đã có tác dụng lớn trong việc ông này thắng cử. Nó cũng nói lên tính hình thức của kiểu bầu cử tự do « đa đảng » này. Nhưng trong cuộc bầu cử này, George Weah còn còn liên danh với vợ của Charles Taylor, nhân vật chính trị khét tiếng man rợ, người đã gây ra cuộc nội chiến tàn khốc ở nước này cách đây hơn một thập niên, mà mục đích là để tranh giành các mỏ kim cương. Nhân vật này đã sáng tạo ra cách mộ binh trẻ con, biến những đứa trẻ khoang’ 12,13 tuổi thành nhữngmáy giết người man rợ. Các đối thủ chính trị mà Charles Taylor bắt được, cũng được ông ta mang ra chặt chân công khai ở giữa thủ đô. Đây cũng là một hình thức nhục hình kiểu trung cổ, có tác dụng làm tàn phế tù binh, vốn là một phương pháp tồn tại từ thời chiến tranh bộ lạc ở châu Phi. Điều này không ngăn cản Charles Taylor từng học ở Mỹ, và có bằng Bachelor.
Chiến thắng của George Weah, được coi là « thắng lợi của nhân dân », và cũng hi vọng là điều đó sẽ xẩy ra thật. Nhưng trong thực tế nó đã cho người ta thấy rằng, muốn trung cử thì phải « diễn », để có người ủng hộ, và những hình ảnh siêu sao trong thể dục thể thao, giải trí, âm nhạc.. có tác dụng giúp cho sự « trình diễn » này hoàn hảo hơn. Bên cạnh đó, và có lẽ là điều quyết định nhất, đó là « lợi ích nhóm » nằm đằng sau.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 30 2017, 05:51 AM

Bác Phó, theo tài liệu này nói thì độ sâu của giếng thiết kế là 6126 m ở mực nước sâu quá 2000m
"The designed well depth is 6,126 m (20,098 ft), with water depths exceeding 2,000 m (6,562 ft)."
http://www.offshore-mag.com/articles/2017/12/rosneft-eni-drill-first-deepwater-russian-black-sea-well.html

Vấn đề là ở chỗ:
- Đó chỉ là cái mỏ đầu tiên 570 triệu tấn, chứ biển đen thì đầy mỏ như vậy
- Mỹ đã trừng phạt các dự án dầu mỏ Nga, liên quan ở biển đen, cũng như ngăn chăn và đe dọa trừng phạt các công ty hợp tác dầu khí với Nga. Việc dự án này diễn ra, cùng với các dự án khí hóa lỏng của Bắc Cực của Rosneft (cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ) chứng tỏ các lệnh trừng phạt này k có giá trị thực tế, đặc biệt khi phe cộng hòa của Trump đang muốn đẩy mạnh bán dầu và khí sang châu Âu


Một tin bổ sung, năm nay, nước cộng hòa tự xưng Donesk DNR đã bội thu và xuất khẩu lúa mì sang Nga (năm ngoái vẫn còn phải nhận viện trợ từ Nga lúa mì)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 5 2018, 09:26 PM

Sân bay của Nga bị tập kích, chứng tỏ việc kiểm soát của chính phủ Syria trên lãnh thổ chưa được ổn cho lắm. Đặc biệt khu vực này, tức là khu vực có sân bay Nga, nằm trong vùng người druze, và người theo thiên chúa giáo, vốn là chiến khu của chính quyền Syria, chưa bao giờ nổi loạn theo phiến quân. Thế mà làm sao để cho nó luồn lỏi vào được.
Bị nắm vào thắt lưng mà đánh như thế thì không có vũ khí hiện đại nào ngăn ngừa được. Hiện nay để chống lại kiểu đánh gần này chỉ có hệ thống Iron dom của Israel, nhưng hệ thống này cũng chỉ có hiệu quả khi khoảng cách tương đối xa (10km), và tốc độ của rocket chậm. Mặc dù thế, Israel cũng không ngăn chặn được hoàn toàn rocket của người Palestine bắn từ Gaza vào các xã biên giới phía Nam của mình.
Để chống lại, không có cách nào khác là làm hầm vòm bê tông che cho máy bay, giống như ta vẫn còn nhìn thấy ở sân bay Tân sơn Nhất hay dấu vết của nó ở sân bay nước mặn cũ của Mỹ ở Đà nẵng. Đây là cách quân đội Mỹ đã tìm ra khi sân bay Biên Hoà, rồi căn cứ Chu Lai của Mỹ bị du kích bắn cối vào. Còn tại sao cũng là súng cối, vì đây là loại pháo có thể mang vác cơ động nhất. Nhưng phòng thủ hiện đại thế nào cũng không thể thay thế được sự ủng hộ của nhân dân, và có cách quản lý hiệu quả.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 5 2018, 10:44 PM

Bàn chuyện Vũ « nhôm » một tí. Vì từ khi có sự việc này, thì báo chí, tôi muốn nói là báo chí VN chính thống đăng khá nhiều bài và đặt câu hỏi kiểu : tại sao có 3 hộ chiếu, ai là người chống lưng..
Ở đây tôi không có khả năng có nhiều thông tin hơn, và vấn đề tôi muốn tìm hiểu đó là các kiểu dạng mô hình kinh doanh ở VN, vì tôi thích tìm hiểu những cấu trúc của sự kiện. Nhưng điều tôi nói tiếp sau chỉ là giả thiết, chứ không phải là thông tin.
Thông tin quan trọng nhất với tôi, đó là điều ông Bí thư Đà nẵng buột miệng nói ra, khiến người ta có thể hiểu Vũ « nhôm » là thượng tá công an, và nếu đúng như thế, thì chắc chắn là công an chìm, mật vụ, hay tình báo.
Nếu điều này là đúng, thì lý giải những sự kiện như việc có 3 hộ chiếu, với tên gọi khác nhau, không phải là cái gì khủng khiếp. Người ta không cần phải bị tiêm nhiễm phim « gián điệp 007 » để hiểu điều đó.
Nhưng điều quan trọng hơn cả, bởi vì ông này là doanh nhân, vậy ông này kinh doanh cho ai. Có phải cho bộ công an không. Tức là việc công an làm kinh tế ở VN. Kinh doanh của ông ta là vỏ bọc nghiệp vụ, hay là thật, hay là lợi dụng vỏ bọc nghiệp vụ kiếm lợi riêng, dẫn đến chuyện nó bị trượt tay kiểm soát không còn « under contrôle » nữa. Cái quá trình trượt tay này thế nào ? có lợi cho ai ?
Việc tội danh của ông ấy là làm lộ bị mật nhà nước (bí mật nhà nước nào ??), nhưng sự việc um xùm lại quanh câu chuyện nhà đất, mua rẻ bán đắt khíên người ta không thể không đặt những câu hỏi tôi nói trên.
Chuyện công an làm kinh tế thì xưa như quả đất. Nếu lấy chuyện nước ngoài thì ta có thể nói tới việc CIA lập hãng hàng không Air America ở miền Nam thời trước nhằm vào việc buôn thuốc phiện từ Lào vào VN, để có ngân quỹ tiến hành chiến tranh bí mật ở Lào, ủng hộ tướng Vàng Pao chống Pathet Lào.
Còn ở VN, thì hiện thành phố HCM vẫn có bảo tàng nói về hầm bí mật để cất giữ vũ khí và ém quân trong cuộc tổng tiến công nổi dậy năm 1968, do một điệp viên VN có vỏ bọc là doanh nhân làm. Không phải là doanh nhân bình thường mà còn chui vào thành chỗ thân cận của dinh độc lập, đầu não cuả chính quyền Sài gòn cũ. Có điều không rõ là việc kinh doanh của điệp viên/doanh nhân này có lãi thật hay không hay chỉ là vỏ bọc.
Ở VN cũng có chuyện quân đội làm kinh tế. Đây là một điều đặc biệt chỉ có ở Đông Nam Á, nơi mà có nhiều quốc gia như Thái, Indo, Miến quân đội không chỉ là quân đội mà còn là xương sống của hệ thống chính trị, và cũng là một trong những chủ kinh doanh tầm cỡ ở những nước này.
Nếu hiểu rằng Vũ nhôm, thực ra là một sự trượt bánh ra ngoài đường ray của việc công an làm kinh tế (tôi phải nhắc lại đây là giả thiết), thì người ta có thể lý giải mọi chuyện um xùm ở Đà năng một cách tương đối đơn giản. Từ việc dám chỉ mặt quát vào đại diện chính quyền thành phố, tới việc đất bán đảo Sơn Trà bị xâm phạm mà không ai dám làm gì. Nếu hiểu rằng bán đảo Sơn Trà rất quan trọng về chuyện an ninh, thì việc dám chống lại quân đội không phải ai cũng làm được.
ở một nước như VN, việc quân đội và công an tham gia làm kinh tế có lẽ là chuyện bất khả kháng, vì nhu cầu quốc phòng an ninh thì nhiều, ngân quỹ lại ít. Tất nhiên phải có cách lấy mỡ nó rán nó. Cũng chính vì điều này mà ngày xưa, tổ tiên ta có chính sách « ngụ binh ư nông ». Nhưng cái khung làm việc của nó ở đâu, ai kiểm soát, kiểm soát thế nào.. là vấn đề phải đặt ra.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 23 2018, 06:14 AM

Lâu rôì, đưa tin 1 chút

Trươc đây, Nga tưnfg thăng dư ngân sách, nhưng đó là lúc giá dâù trên 100USD hoăc thâm chí 120 USD/thùng.
Bây giơ vân thạng du dù giá dâù chỉ USD thì chưng tỏ viêc tôí ưu hóa chi tiêu và điêù chỉnh cơ câú kinh tês có kêt quả


Nga thặng dư ngân sách: Bước ngoặt lịch sử vượt cấm vận
Ngân sách nhà nước Nga có thặng dư được xem là một bước ngoặc lịch sử của việc vượt cấm vận khi không thể thoát cấm vận....

Người đứng đầu ngành tài chính Nga cho hay, theo dự kiến thâm hụt ngân sách Nga năm 2018 ở mức tương đương 1,3% GDP, song nếu giá dầu thô tiếp tục diễn biến như hiện nay thì Nga sẽ đạt thặng dư ngân sách.

Cũng nên biết là nước Nga thặng dư ngân sách gần đây nhất là năm 2011 với mức tương đương 0,8% GDP nhờ giá dầu cao.

Như vậy, nếu năm 2018 Nga thặng dư ngân sách thì đây là lần đâu tiên sau 7 năm, nước Nga mới lại có ngân sách thặng dư.

Giới phân tích cho rằng, việc nước Nga đạt thặng dư ngân sách trong năm 2018 là gần như chắc chắn, nhưng chính phủ Nga khiêm tốn nên chỉ kỳ vọng chứ không khẳng định hiệu ứng tích cực đó.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-thang-du-ngan-sach-buoc-ngoat-lich-su-vuot-cam-van-3351250/


Bài này nghe thì vô lý, nhưng lại k vô lý

Được biết, dù Mỹ đã đưa tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng sang cung cấp cho một số nước châu Âu để các nước này giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga nhưng trong tháng 1/2018, Mỹ sẽ vẫn phải mua khí tự nhiên hóa lỏng của Nga để cung cấp cho nhu cầu các thành phố ở bờ Đông nước Mỹ vì khu vực này đang phải trải qua mùa đông lạnh giá.

Theo tờ Financial Times, bất chấp lệnh trừng phạt mà một số nước châu Âu áp đặt với Nga, trong năm 2017, Gazprom đã tăng xuất khẩu sang châu Âu 8,1%, đạt mức kỷ lục 193 tỷ mét khối.

Đây là thành công lớn của Nga trong bối cảnh chính trị đang chi phối mạnh mẽ các quy luật kinh tế, các nước châu Âu đang tìm mọi cách bao vây, trừng phạt Moscow, nhằm làm suy yếu nền kinh tế Nga.

Ba Lan, Litva và các nước khác xây dựng kho lưu trữ khí thiên nhiên hoá lỏng để tăng nhập khẩu từ Mỹ và Qatar. Ngoài ra, một số thành viên của Liên minh châu Âu đang cố gắng chặn các dự án năng lượng của Gazprom, kể cả “Dòng chảy Phương nam 2” (Nord Stream-2). Họ lập luận rằng bằng cách như vậy họ sẽ có thể "làm suy yếu Kremlin và trừng phạt Nga đã sát nhập Crimea".

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những khó khăn này, Gazprom đã xuất khẩu khối lượng khí đốt kỷ lục sang châu Âu trong năm thứ hai liên tiếp. Việc tiêu thụ khí đốt của Nga đã bù đắp hoàn hảo cho sự sụt giảm sản xuất nội địa ở Hà Lan và các nước khác trong lục địa này.

Giám đốc điều hành của Gazprom Alexei Miller cho biết: "Xu hướng tăng năm thứ hai liên tiếp các chỉ số kỷ lục cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của các nước châu Âu về khí đốt Nga, mặt khác, chứng tỏ Nga là nguồn cung cấp đáng tin cậy bất kể khối lượng yêu cầu lớn đến cỡ nào".

Theo ấn phẩm của Anh, công ty sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới Gazprom đã cung cấp gần 40% lượng nhiên liệu xanh cho châu Âu. Nhưng trong những năm gần đây, Gazprom phải giảm giá nhẹ để duy trì thị phần, chấp nhận ăn lãi ít nhưng duy trì được số lượng lớn.

Anh là điển hình cho xu thế “vừa trừng phạt, vừa phụ thuộc” vào Nga

Điển hình cho xu thế này là Vương quốc Anh - một quốc gia luôn dẫn đầu trong liên minh chống Nga của phương Tây. Mùa đông này, khí đốt Nga - loại sản phẩm lẽ ra phải “bị trừng phạt đầu tiên” - trở thành loại năng lượng quan trọng để sưởi ấm cho người Anh.

Financial Times cho biết, vào dịp nghỉ lễ đón Năm mới, do đường ống dẫn tuyến Biển Bắc của Anh bị đóng cửa nên các gia đình ở nước này đã được sưởi ấm bằng khí đốt Nga.

Nguyên nhân là do tuyến đường ống dẫn chính mà Anh nhận khí đã phải đóng cửa khiến quốc gia này bị thâm hụt khoảng 12% trữ lượng nhiên liệu. Giá năng lượng tăng vọt lên mức cao nhất trong bốn năm qua khiến người Anh lo lắng thiếu khí đốt.

Do đó, Anh đã phải mua khí đốt hóa lỏng của Nga, bất chấp thực tế ngành khí đốt Nga là mục tiêu của các lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ. Tàu chở khí đốt thiên nhiên hoá lỏng đầu tiên của dự án Yamal-LNG (Nga) đã cung cấp cho các terminal ở Kent để giúp nước Anh hồi cuối tháng 12.

Trước đây, Anh từng nhập khẩu khối lượng không lớn khí đốt của Nga, nhưng đây là lần đầu tiên khí đốt Nga được vận chuyển bằng đường biển trên chuyến tàu vận tải, mà đích thân Vladimir Putin đã đến quan sát việc tải hàng.

Hợp đồng bán khí đốt cho Anh là niềm phấn khởi của điện Kremlin, vốn coi dự án Yamal-LNG là minh chứng cho thấy Nga thừa sức chịu đựng các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Moscow cũng đang khẳng định rằng châu Âu sẽ vẫn phụ thuộc vào khí đốt Nga.

Nguồn tin của FT gần gũi với Bộ Năng lượng Nga đã lưu ý rằng, Anh là nước ủng hộ và luôn đi đầu trong các nước áp dụng các biện pháp trừng phạt Moscow nhưng vẫn phải mua khí đốt Nga, điều này không khác gì trường hợp “Anh đang cắn bàn tay nuôi mình".


http://infonet.vn/bat-chap-cam-van-nhu-cau-voi-khi-dot-nga-cua-chau-au-dat-muc-ky-luc-post251809.info

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/vo-mong-thoat-nga-eu-tang-nhap-40-khi-dot-gazprom-3350383/



Nga tự tin tái thiết và khai thác nguồn lợi lớn Syria
Nga tự tin sẽ cùng Syria chiến thắng IS, sẽ tham gia tái thiết Syria, cũng như khai thác các mỏ khoáng sản trên lãnh thổ nước này.

Nga sẽ tham gia tái thiết Syria, cũng như khai thác các mỏ khoáng sản trên lãnh thổ nước này.

Giới phân tích Nga tiếp tục dự báo đối đầu Iran-Mỹ sẽ ảnh hưởng mạnh đến tình hình ổn định trong khu vực.

Trong bối cảnh đó Moscow sẽ gia tăng hợp tác kinh tế-thương mại với Tehran – các dự án của Rosneft và NIOC của Iran, Gazprom khai thác mỏ Farrzad B, Lukoil khai thác mỏ Mansuri và Ab-Teimour, Rosatom tham gia xây dựng nhà máy điện Bushe...

Tiếp tục dự báo về Trung Đông, giới phân tích Nga cho biết Ai Cập cũng sẽ bầu cử tổng thống. Nhiều khả năng quyền lực của tổng thống Abdel Fattah al-Sisi sẽ tiếp tục được hợp nhất. Nga có cơ hội tốt để phát triển hợp tác kỹ thuật quân sự và các dự án năng lượng, cụ thể là khai thác mỏ khí đốt Zohr, ký hợp đồng về nhà máy điện nguyên tử ở Ad-Dabaa.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/nga-tu-tin-tai-thiet-va-khai-thac-nguon-loi-lon-syria-3350344/

Các bác Nga cũng chém ghê quá clap.gif

Động cơ Nga sản xuất tốt hơn Rolls-Royce
Theo Tổng thống Putin, dù động cơ Pratt & Whitney hay Rolls-Royce mạnh mẽ nhưng PD-14 do Nga phát triển còn tốt hơn nhiều.
Tuyên bố của ông Putin được đưa ra sau khi Nga thử nghiệm thành công động cơ PD-14 trên máy bay vận tải quân sự. Việc Nga chế tạo động cơ PD-14 mới là một sự kiện quan trọng trong ngành sản xuất phi cơ nội địa.

Cùng với thử nghiệm thành công động cơ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị Bộ Công thương đến tháng Ba phải trình bày báo cáo về công tác phát triển PD-14 và chế tạo nhiều dòng động cơ có công suất khác nhau trên cơ sở PD-14.

"Bạn có biết rằng sự kiện quan trọng nhất vừa mới xảy ra trong ngành chế tạo động cơ? Đó là động cơ mới PD-14. Đây là sản phẩm đầu tiên thuộc loại này kể từ cuối những năm 1980. Đây là một thành tựu lớn của các nhà sản xuất động cơ của chúng tôi.

Động cơ mới sẽ giúp Nga phát triển ngành công nghiệp máy bay sản xuất trong nước hơn nữa, bao gồm cả máy bay Ilyushin Il-96. Sự ổn định của động cơ PD-14 cho phép chúng ta phát triển một hệ thống (gia đình) máy bay trung và đường dài mới", Tổng thống Nga cho biết.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 23 2018, 09:23 PM

Việt nam vào chung kết bóng đá châu Á, điều này thật thú vị và đúng lúc, giúp người ta nhìn cuộc sống positif hơn. Dù chỉ là một môn thể thao, nhưng bóng đá tác động rất nhiều tới tâm lý xã hội, vì là một môn thể thao phổ cập, đại chúng nhất. Bởi trong kinh tế thị trường, các quyết định kinh tế không phải là tập chung mà là cá nhân, nên tâm lý xã hội tốt cũng có tác dụng tăng trưởng kinh tế ngoài vấn đề thể thao, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý từng người.
Nhiều nhà nghiên cứu xã hội (sociologie), đã coi bóng đá (hay một môn thể thao đại chúng kiểu bóng bầu dục, đấu vật sumo, ..) như một loại tôn giáo mới, mà sân vận động là nhà thờ, cầu thủ là sư sãi.
Về bóng đá, thực ra VN cũng có truyền thống (tôi muốn nói là ngoài Bắc, chứ trong Nam thì không rõ), vào thời điểm những năm 70, tên tuổi các đội bóng như Thể công, công an Hà nội rất quen thuộc với mọi người, cũng như các cuộc tường thuật bóng đá trên đài (thời chưa có TV). Đến thời mở cửa, nó mới bị sa sút đi, rồi bây giờ lại hồi phục lại. Tất nhiên bóng đá thời trước chỉ có tính địa phương. Nếu có đấu giao hữu quốc tế với TQ, Triều tiên, hay một nước cộng hoà của Liên Xô thì đã là một điều đặc biệt hiếm có.
Nhìn một rừng cờ đỏ sao vàng với câu khẩu hiệu "VN vô địch" thật là một cảm giác khó tả.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 24 2018, 06:32 PM

Hôm qua vừa thấy NHK Nhật đăng tin hiệp định CPTPP (tức là TPP cũ thiếu Mỹ) sẽ được ký vào tháng ba tới. Hôm nay thấy báo VN cũng đăng.Đây là môt tin cực kỳ tốt lành, cho nên đáng lẽ định viết một tí về phi vụ Đinh La Thăng, tôi lại viết về tin này trước.
Hiệp định này bị trục trặc, khi không ký được vào tháng 11 năm ngoái vào dịp APEC ở VN, do mâu thuẫn Nhật-Canada. Bây giờ đã khắc phục được. Với tôi hiệp định này còn tốt hơn hiệp định TPP ban đầu, vì nó vừa hiện đại, vừa không bị khống chế bởi một nước quá lớn, là nước Mỹ. Sau này giả dụ Mỹ cũng tham gia, thì Mỹ cũng không thể gây sức ép để biến đổi nó quá lớn vì cái khung đã có sẵn.
Với VN hiêp định này nếu được kỹ kết sẽ giúp VN có cái cánh thứ hai, có đủ hai cánh để bay cao bay xa. Cánh đầu tiên là hiệp định thương mại tự do ký với khối Á-Âu của Nga. Cánh này được chắp, cũng nói lên tầm quan trọng và sự lên ngôi của Nhật bản cũng như thị trường châu Á nằm ngoài những thị trường khủng kiểu TQ, Mỹ. Sự ra đời của CPTPP có lẽ sẽ quan trọng như sự ra đời của EU, có tác dụng cấu trúc thị trường toàn cầu thành những khối lớn bao gồm : TQ, Mỹ, EU, Ấn độ, ASEAN, CPTPP, liên minh Á-Âu của Nga. Khả năng ASEAN cạnh tranh nổi với Mỹ, TQ, EU là không thể, vì trình độ các nước trong khu vực chỉ là nơi nhận đầu tư vào thời điểm này. Ấn độ hay TQ và Mỹ thì đủ lớn để là một thị trường độc lập. Còn lại ba nhóm CPTPP, Á-Âu, EU. Khối Á-Âu có đặc điểm là độc lập về trao đổi kinh tế với Mỹ (không sản xuất cho Mỹ), nhưng vẫn phụ thuộc vào tài chính thế giới do Mỹ cầm đầu đến thời điểm này. EU thì phụ thuộc vào Mỹ về quân sự, chính trị, nhưng đủ lớn để là một thị trường liên minh độc lập. Cái yếu của EU là không có tiềm năng về sức lao động và tiêu thụ, vì sự già cỗi của dân số. TQ thì độc lập về chính trị quân sự, nhưng lại sản xuất cho Mỹ. Còn CPTPP là những nước mà thị trường TQ và Mỹ đều là thị trường quan trọng, nhưng CPTPP có tiềm năng để trở thành một thị trường cho chính nó, chứ không phải chỉ là trạm trung chuyển để sản xuất và xuất khẩu. Về chính trị hiện tại nhưng quốc gia chủ yếu (Nhật, Úc) phụ thuộc vào Mỹ về quân sự và chính trị. Nhưng đây không phải là yếu điểm khủng khiếp, trong khi có những nước như VN độc lập về chính trị quân sự trong khối.
CPTPP có đủ tiềm năng để độc lập về kinh tế, công nghệ, tài chính và từ đó mà dẫn tới sự cân bằng hơn về chính trị, quân sự.
CPTPP chứng tỏ sự lên hương của Nhật. Và điều cách đây 30 năm, lúc Nhật muốn thành lập một khối kinh tế của mình (với cái loa của Malaysia) không thành công, bây giờ đã sắp trở thành hiện thực. Nhưng sự lên hương này phải có sự hợp tác với VN, Úc mới làm được. Trong đó vai trò của VN sẽ tăng lên, do tiềm năng kinh tế về sức lao động, về thị trường, vị trí địa lý thuận lợi, sự độc lập về chính trị (VN không bị khoá trong những liên minh quân sự với nước ngoài khi so sanh với Nhật, Úc, Canada, Tân tây lan, Singapure..). Liên minh với Nhật Úc Cana da về mặt kinh tế để trở thành hạt nhân của khối là điều VN hoàn toàn có thể làm được ( công nghệ Nhật, tài chính Nhật. Tài nguyên Canada-Úc (và cả công nghệ lẫn sự hiểu biết khối Anglo-Saxon) , sức lao động VN). Tất nhiên sức lao động chỉ là điểm khởi đầu.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 25 2018, 10:08 PM

Tuần vừa rồi cũng có nhiều chuyện, từ Vn đến thế giới rất thú vị. Chuyện thế giới có thể nói tới bán đảo Triều tiên, rồi các phi vụ báo động giả ở Hawai, ở Nhật, được coi là nhầm, nhưng người ta cũng có thể hiểu đó là chuyện cố ý nhằm tạo dựng dư luận ở Nhật, ở Mỹ để gây sức ép lên cuộc họp liên Triều tiên, nhằm tránh chuyện Hàn quốc bị ..tuột dây trói. Việc 20 nước họp nhau ở Van cu vơ cũng là trong quá trình đó. Nhưng câu chuyện thú vị nhất có lẽ vẫn là những gì xẩy ra ở VN, với vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh.
Với chuyện Đinh la Thăng xin về làm con ma chết ở nhà, rồi Trinh Xuân Thanh « cháu xin lỗi bác Trọng », đã khiến người ta thấy giữa câu chuyện hài hước kiểu truyện cười quốc gia (không phải là chuyện cười dân gian) và sự nghiêm túc của toà án, biên giới của nó không xa trong tâm lý dư luận. Và nếu câu chuyện được chuyển thành truyện cười quốc gia do cách đưa tin tường thuật, thì bài học của vụ án sẽ không đạt được, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh với những người làm công tác quản lý nhà nước, mà sẽ chuyển thành chuyện đấu đá nội bộ nhưng dùng toà án làm công cụ. Một thứ trò cười.
Nhưng lời phát biểu cuối cùng của ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh cũng hướng tới những điều này. Khi Trịnh Xuân Thanh nói « xin lỗi bác Trọng », thì điều đó chứng tỏ là trong nhận thức của anh ta, anh ta vẫn thấy nguyên nhân vì không ở trong « phe ông Trọng » nên bị đánh, chứ không phải vì anh ta sai phạm. Và như thế khác nào bảo toà án là bù nhìn. Khi ông Đinh La Thăng « nhận lỗi hết », nhưng lỗi ấy là gì thì đó lại là do « quá hăng hái thúc ép công việc », khiến người ta lại thấy rằng tội đấy đâu phải là tội. Và cái cảm nhận tòa án là cái bung xung để các phe phái loại nhau trong tâm lý người theo dõi càng lớn hơn. Tất nhiên người ta không thể trông đợi các nhân vật bị xử án tự nhận sai lầm. Điều này hầu như không thể. Nhưng để cái tâm lý ấy lan ra dư luận, vì đăng tải vụ án kiểu lá cải thì là điều không nên.
Mấy ngày đầu, khi các lời biện luận của vụ án được đăng tải, cảm nhận của tôi khi đọc là cả cách buộc tội lẫn biện luận của luật sư có điều gì đó rất a ma tơ, không chuyên nghiệp. Tất nhiên tôi cũng hiểu là với một vụ án kinh tế, thì việc phân tích được tội trạng hay biện luận là điều không dễ tí nào, vì có rất nhiều cơ chế kinh tế, một người bình thường khó có kiến thức để nhận biết. Nhưng có những điều rất buồn cười. Ví dụ khi luật sư nói rằng « Việc chỉ định thầu cho PVC dựa theo việc PVN đã thành công trong những công trình khác như đạm điện Cà mau, hay xây dàn khoan nổi », rồi « PVC chưa bao giờ làm, không có nghĩa là không thể làm được », thực ra là một sự nguỵ biện tồi, bởi vì muốn điều này đúng thì phải chứng minh được là quá trình chỉ định thầu với PVC giống như các quá trình đã được thi hành với các công trình thành công. Điều đó giống như việc phân công một bác sĩ mổ tim, rồi so sánh hai người được phân công, một người là bác sĩ mổ tim thật, có học dù chưa có kinh nghiệm, và một ..bác sĩ thú ý cũng không có kinh nghiệm. Rồi lải nhải nói rằng tôi phân công bác sĩ cả đấy chứ, thì là nguỵ biện.
Những điều tôi viết ở trên là viết từ tuần trước, khi vụ án mới khởi đầu. Nhưng sau đó bận không có thời gian để viết tiếp. Bây giờ vụ án đã khép lại, trước khi có thể những vụ khác mở ra, thì có nhận xét là, cuối cùng báo chí cũng vượt ra được cái phần « lá cải », và cũng có những bài nghiêm túc hơn. Nhưng từ vụ Đinh La Thăng người ta rút ra được bài học gì. Thì điều này có lẽ báo chí chưa nói được.
Với vụ án Đinh la Thăng, có lẽ người ta nên rút ra một số bài học. Tôi điểm ra đây theo nhận xét của tôi.
1- Phải hoàn toàn từ bỏ kiểu chỉ đạo kinh tế kiểu « vua con », « mệnh lệnh ». Cách quản lý ở VN vốn có truyền thống hành chính từ trước tới nay, và nó còn có tính chất « tập trung dân chủ ». Nhưng « tập trung dân chủ » chỉ có thể hoạt động tốt, khi các cơ chế như chi bộ, công đoàn ..được tôn trọng và hoạt động tốt. Thời bao cấp, do không cần có tư duy kinh tế « lời lãi », việc chỉ đạo kiểu này phát huy được tác dụng, nhưng trong hoạt động kinh tế thị trường, các cơ chế này nhiều khi làm chậm quyết định, khiến nẩy sinh việc tập trung quyền lực vào một nhân vật lãnh đạo, người được coi là mang lại việc làm cơm áo. Sự tập trung này đã khiến mỗi cơ sở sản xuất trở thành một lãnh địa, người đứng đầu là vua con, có quyền sinh quyền sát. Với các địa phương, thì tình trạng này trở thành cát cứ. Dẫn tới chuyện « trên nóng, dưới lạnh », « trên có quyết sách, dưới có đối sách ». Rồi từ đó ông nào cũng đòi « quyền hạn » để hoành hành ăn bổng ăn lộc, nhưng trách nhiệm thì lờ tịt đi.
Ở VN chuyện này còn trở nên nghiệm trọng hơn, vì không có cơ chế kiểm tra ,cho đến gần đây, trước khi uỷ bản kiểm tra trung ương của Đảng được thiết lập lại. Đảng trở thành bệ phóng để lên chức, nhưng có chức rồi thì không ai làm gì được nữa, ngoại trừ hết nhiệm kỳ. Cũng may mà điều này còn tồn tại. Không có cơ chế kiểm tra để hạ bệ, thì không ai dám đấu tranh, chi bộ, công đoàn vì thế mà tê liệt, vì ..đấu tranh thì tránh đâu.
Ông Đinh la Thăng có lẽ là điển hình của cái kiểu « vua con », « mệnh lệnh » này. Vì thế tôi cực kỳ ngạc nhiên, như đã từng nói, khi ông ta làm bộ trưởng bộ giao thông vận tải, có thể ra quyết định đổi giờ làm việc của Hà nội, mà không ai có thể phản bác, trong khi biện pháp thì sai rành rành. Với cái kiểu quyết định liều, lấy hiệu ứng « show diễn làm trò » để lấy dư luận như thế, thì làm cái gì mà chẳng chết. giống như thứ trâu trắng, đi đến đâu mất mùa đến đấy. Mà cũng không hiểu tại sao, ông ta giống như con chuột, toàn sa vào chĩnh gạo ngon, từ PVN đến thành phố Hồ chí Minh. May mà vào thành phố này, chưa làm tổn hại gì thì đã bay, chứ không thì hậu quả sẽ lớn đến mức nào. Vì vai trò của Thành phố HCM rất quan trọng với VN, từ chính trị đến kinh tế.
Cái kiểu lãnh đạo show diễn làm trò, đánh vào tâm lý dư luận để leo lên, rồi hậu quả người khác phải giải quyết, là điều phải từ bỏ trong việc đánh giá cán bộ, nhân viên. Thực ra thì dư luận cũng chưa chắc đã nhầm về những người như ông Thăng. Vì thế mới có cái câu ngạn ngữ mới « hung hăng như Đinh la Thăng », chứ có ai nói « thông minh như Đinh la Thăng », hay « tài năng như Đinh la Thăng » đâu (dù cả ba câu đề có ..bắt vần nên về giá trị ngôn ngữ thì hoàn toàn giống nhau).
2- Điều đáng tiếc nhất là có nhiều nhân vật phải chết theo Đinh La Thăng, vì khi làm việc, họ ở vị trí « trên đe dưới búa ». Trong một công ty, người ta có thể chia nhân viên ra làm 4 loại.
a) Lãnh đạo b)người làm cho công ti chạy, hoạt động c)loại phá hoại d) loại sáng cắp ô đi tối cắp về.
Lớp người tôi nói tới ở đây là nhóm (b), là những người có kiến thức, có chuyên môn, trong một hình thức kinh tế thị trường, dù là hãng tư hay công, không có lớp người này thì không có công ty. Loại phá hoại là dạng như Trịnh Xuân Thanh, Dương chí Dũng. Nhiều khi là « con nhà nòi », nhưng chỉ có tài năng đập phá.
Lớp người « trên đe dưới búa » kia là những người làm cho công ti hoạt động, nhưng trên thì phải chiều kiểu lãnh đạo như Đinh La Thăng, dưới thì phải né dạng Trinh Xuân Thanh. Họ không thể không nghe lời « lãnh đạo » dù biết là ngu dốt. Vậy cửa thoát của họ ở đâu. Tức là phải có cơ chế, để khi lãnh đạo kiểu Đinh la Thăng ra lệnh, họ có thể phản bác, không nghe lời. Cái cơ chế đó chính là luật, và quan trọng hơn là cơ chế độc lập để họ có thể phản ánh mà không bị rơi vào thế « đấu tranh tránh đâu ». Vậy uỷ ban kiểm tra trung ương có phải là cái cửa để làm việc đó không ?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 26 2018, 10:59 PM

Tôi viết tiếp ở đây cho phần ở trên, để giải thích rõ thêm cái cơ chế theo luật đó thế nào. Hãy lấy một ví dụ nước ngoài, đó là vụ Oa tơ ghết ở Mỹ khiến Nixon phải từ chức. Nixon là một tổng thống rất giỏi của Mỹ, những gì ông ta và ê kíp của ông ta làm từ việc chơi với TQ, rồi cải cách hệ thống tiền tệ thế giới, đã đẩy sức mạnh của Mỹ theo một chiều hướng mới, mà ảnh hưởng còn tới bây giờ. Tất nhiên Nixon đối với người VN lại hiện ra với một bộ mặt hiểm độc, nhưng với người Mỹ, nước Mỹ thì không phải như thế, và như tôi đã nói, lịch sử không có đánh giá khách quan kiểu toán lý hoá mà có chiều, dù media phương tây hiện nay liên tục cố gắng tuyên truyền cái nhận thức theo chiều của họ là khách quan.
Nixon đã bị buộc phải từ chức với vụ oa tơ ghết, để nước Mỹ đưa hai nhân vật khác mà tài năng kém hẳn lên nắm quyền đó là Gerald Ford và Jimmy Cater. Trong đó Jimmy Cater thắng cử chỉ vì đạo đức hơn, còn Ford thì chỉ vì là phó tổng thống thay chức Nixon. Nixon bị mất chức do bị lộ tin làm trái luật (tức là tổ chức nghe trộm văn phòng của đảng Dân chủ. Một trong hai đảng thay nhau nắm quyền ở Mỹ). Người làm rò tin không phải vì đa đảng, vì ông ta là một nhân vật trọng yếu của CIA.
Hiện nay cũng vậy. Trump có thể phải ra điều trần trước hội đồng kiểm soát do Muller làm chủ tịch. Muller được đề cử bởi bộ trưởng bộ tư pháp Mỹ, mà bộ trưởng bộ tư pháp Mỹ lại là bộ trưởng được Trump đề cử. Tại sao lại có thể có chuyện sân dưới cắn ngược lên sân trên được như thế, bởi vì cái khung luật pháp mà ra. Và tất nhiên nó phải có cơ chế (ở Mỹ nó là đại nghị tư sản) để cái cơ chế ấy hoạt động được. Cũng phải nói thêm rằng, chuyện như thế không thể xẩy ra ở Pháp, dù cùng là chế độ đại nghị tư sản. Nói như thế để mọi người hiểu là mỗi nước, do văn hoá chính trị mỗi nơi khác nhau mà cơ chế nó phải khác nhau. Chứ không phải muốn học nó thì cứ cóp pi bắt chiếc như lề trái hay hô hoán là được. Nhưng cái tư duy thì có thể học được, đó là nhà nước Pháp quyền, và cơ chế độc lập. Nhưng sự độc lập của cơ chế như thế nào thì không thể bắt chiếc rập khuôn. Ví dụ ở VN, bộ tư pháp không thể độc lập với ông thủ tướng (điều mà ở Mỹ làm được, như vừa nói trên). Nhưng uỷ bản kiểm tra trung ương của Đảng thì lại độc lập với chính phủ.
Trong mỗi một hệ thống chính trị, dù bất cứ ở đâu nó cũng có hai phần :
1- Trên bảo dưới nghe
2- Đúng theo luật.
Trên bảo dưới nghe là hình thức management sơ đẳng nhất mà ở đâu cũng có, không phải chỉ riêng trong kinh tế thị trường. Trong một cơ chế mà trên bảo dưới không nghe thì không thể làm việc được. Chính vì thế mà từ hình thức nhà nước sở hữu nô lệ, đến nhà nước phong kiến, ..cái nguyên tắc này luôn được đặt lên hàng đầu. Nhưng làm thế nào để thoát được sự độc tài, thì phải có luật, để cho sự chỉ huy này phải theo luật. Lấy luật làm cơ sở. VÀ từ đó cần nhà nước pháp quyền.
Ở VN trong vòng thời gian 10 năm trở lại đây, chuyện gì đã xẩy ra. Đó là trên bảo dưới không nghe (vì lợi ích riêng), nhưng đồng thời cũng không tuân theo luật. Như vậy là quân hồi vô phèng. Tệ hơn nữa, nếu ai ép làm việc được kiểu hò hét quát lác như Đinh la Thăng, thì lại được coi là giỏi, mà không cần biết sự đúng đắn của nó ở đâu. Lấy hung hăng thay vào tài năng. Coi hung hăng là tài năng.
Cái tư duy vượt luật, coi thường luật không đưa vào VN được cũng bởi vì cái tư duy « phá rào », « đặc cách ». Tư duy phá rào này là đúng cách đây 30 năm, vào năm 86 thì điều đó không sai. Nhưng 30 năm sau mà vẫn còn lấy cái tư duy ấy làm cẩm nang thì lại không được. Bởi vì đã phá 30 năm rồi còn gì mà phá nữa. Giống như kiểu phá hết rừng thì phải mò vào đường Phạm văn Đồng chặt nốt, trong khi lại không nghĩ tới việc phải trồng cây.
Cái tư duy vượt luật này còn do sự lúng túng không tìm được cơ chế thích hợp với hoàn cảnh để thực hiện tư duy « tam quyền phân lập », làm cơ chế cho nhà nước Pháp quyền. Bởi người ta cứ loay hoay với việc bắt chiếc « đa nguyên đa đảng » được thổi vào. Trong khi đó sự phân lập quyền ở Vn phải khác.
Hiện nay, với việc hồi phục lại tư duy chỉ huy cả Đảng, thông qua cơ chế kiểm tra của uỷ ban kiểm tra trung ương, người ta đã tìm được cơ chế để hạ bệ, từ trong chính phủ tới chính quyền địa phương. Đây là một tiến bộ rất lớn về quản lý nhà nước. Đảng không chỉ là bệ phóng để giành chức, mà còn là cánh tay trừng phạt, kiểm tra. Hoạt động của Đảng nằm trong khung pháp quyền của nhà nước XHCN. Vì thế hi vọng rằng những vụ án như kiểu Đinh la Thăng không phải chỉ là một phong trào, mà cơ chế của nó sẽ trở thành cơ chế hoạt động của nhà nước VN.Điều đấy là quan trọng nhất.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 29 2018, 11:10 PM

Cách đây 1,2 hôm, trên báo thế giới (Le monde) của Pháp cũng đưa một tin ngắn về vụ án Đinh la Thăng, rồi cả truyền hình Nhật Bản (kênh NHK World). Nếu truyền hình Nhật đưa tin về một vụ án tham nhũng, thì báo Pháp, trung thành với truyền thống của nó, lại tìm cách vẹo ra là một vụ án chính trị, mà theo họ là một cuộc đấu đá với phe « ông Dũng ». Cái truyền thống này của media phương Tây, và theo đó là lề trái trung thành với nó, sẽ dịch nó ra tiếng Việt rồi từ đó mà bàn tán suy luận, vặn vẹo. Rồi một bộ phận người VN, vốn có thói quen thần phục, sẽ chấp nhận nó như là một sự thực.
Tôi không rõ từ đâu mà họ nói như vậy, nhưng cũng nhân đây đi theo hướng đó để phân tích, để đề cập tới những điều mà người ta nghĩ có thể liên quan. Đó là đấu tranh phe phái, và quạn hệ đối ngoại, mà tờ báo Thế giới Pháp kia khoác cho ông Dũng vai trò « người thân phương Tây ».
Trong một hệ thống chính trị, bất kỳ ở đâu, cũng có những phe phái. Đây là một hiện tượng tự nhiên. Chính vì thế mà Lê nin mới đề ra phương pháp « tập trung dân chủ ». Dân chủ là để cho các phe phái có thể tranh luận, đấu tranh, cọ sát các ý tưởng khác nhau. Còn tập trung là một khi nghị quyết đã đưa ra thì tất cả phải chấp hành, bất chấp trước đó ý tưởng của ông ra sao. Những ý tưởng không được thông qua, thiểu số thì được bảo lưu. Nguyên tắc Lê nin nít này về dân chủ, thực ra trong cơ chế đại nghị tư sản cũng có. Nhưng nó ở mức độ nhà nước. Các phe phái được thể hiện qua các chính đảng tư sản khác nhau, mà cách tổ chức là lợi ích nhóm. Các lợi ích nhóm sử dụng trọng tài bằng bầu cử (có thể coi như tương đương biểu quyết ở trong đảng ở VN). Bên thắng cử sẽ làm chủ nhà nước, thực hiện ý đồ mình( giống như thi hành nghị quyết), bên thất bại không tham chính mà làm đối lập (tương tự như ý của thiểu số được bảo lưu).
Vấn đề là tại sao nhà nước đại nghị tư sản ở các nước tư sản phát triển lại làm được điều này, trong khi ở VN người ta chỉ có thể làm trong Đảng. Lý do, thực ra tôi đã nói nhiều lần, đó là vì những nhà nước đại nghị tư sản này là nhà nước của một giai cấp tư sản đã hình thành, có nhận thực rõ ràng về nó, nó đã lật đổ chế độ phong kiến để nắm quyền (Pháp, Anh) hay lật đổ một chế độ thuộc địa (Mỹ) chứng minh tính chất dân tộc của nó. Sự hình thành một giai cấp như thế này, không phải đơn giản chỉ là việc tư hữu hoá, làm nẩy ra mấy ông tài phiệt mà có, do điều luật đặt ra mà là một quá trình hình thành phát triển của xã hội dưới tác động của sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, giá trị nhân văn..của các nhà nước phong kiến Tây Âu (vì Đông Âu và Nga cũng không tham gia vào quá trình này) tạo ra dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất xuất phát từ nước Anh.
Hiển nhiên những điều này hoàn toàn không tồn tại ở những nơi khác, đặc biệt là trong những nước thế giới thứ ba, nơi mà không những có sự khác biệt về sự phát triển kinh tế, mà về văn hoá, lịch sử, tôn giáo..không có điều gì giống phương Tây để người ta bám vào cả. Đông Âu, Nga là những nước có văn hoá, tôn giáo tương đồng với phương Tây, nhưng giai cấp tư sản yếu ớt (Đông Âu) hay không có (Nga, Liên Xô cũ) dùng nó còn chết, nữa là thế giới thứ 3. Hiện nay, mặc dù nằm trong EU, có cái khung pháp chế 100% đại nghị tư sản xịn, các nước như Ba lan, Hung, vẫn có xu hướng nhao ra một chế độ, được phương Tây ở trong EU cho là « độc tài », « không dân chủ », chính là vì lý do này. Còn nếu tính đến cả các nước như Bulgarie, Rumanie,.. mặc dù tôn giáo tương đồng, văn hoá tương đồng với phương Tây, nhưng lịch sử dân tộc lại có một quá trình dài ngoài châu Âu (vì họ thuộc vào đế quốc Thổ), thì chế độ đại nghị tư sản ngắc ngoải, không mang lại lợi ích gì cho người dân.
Cũng phải nói thêm rằng, chế độ đại nghị tư sản chỉ tiến hành bầu cử toàn dân từ sau thế chiến thứ 2, còn trước đó, chỉ người nào có tài sản mới có quyền bầu cử, tức là chỉ có chủ tư bản, mặc dù chế độ đại nghị này đã có từ thế kỷ XVIII, tức là 300 năm. Không kể, trong suốt thời gian lịch sử này, không phải lúc nào chế độ của nó cũng dân chủ.
Như vậy trong thực tế, hệ thống chính trị ở VN và ở các nước tư bản phát triển là tương đương nhau. Vì thế tôi mới nói là chế độ chính trị ở VN là hệ thống chính trị tốt nhất cho các nước đang phát triển. Sau này, giả dụ Vn trở thành nước phát triển, có trình độ tương đương với các nước tư bản phát triển hiện tại, thì cũng chưa chắc hệ thống kiểu của họ áp dụng được. Nhưng đó là chuyện về sau, chứ không phải chuyện bây giờ.
Vì có dân chủ trong đảng, tất nhiên nó tạo thành phe, phe có thể thành hình vì có chung tư duy (ví dụ thân Liên Xô, thân TQ, thân Mỹ..), có thể hình thành vì các yếu tố văn hoá xã hội gần cận (vùng miền, « hợp cạ »), và có thể cùng chung lợi ích về quyền lực cá nhân (cái điểm cuối cùng này rất gần với nhóm lợi ích hiểu theo kiểu có hại ở VN, và ở phương Tây nó cũng coi là có hại thường được gọi là clientelisme, kiểu ông đưa chân giò bà thò chai rượu). Vì thế điều quan trọng nhất không phải là phe, mà là sự tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, và lợi ích phe nhóm không vượt lên trên lợi ích chung. Và nếu có hình thành kiểu lợi ích nhóm, thì tất nhiên phải tiêu diệt.
Còn lại điều nghi ngại, đó là nhưng nhân vật bị đưa vào tầm ngắm, được coi là thân phương Tây, chống TQ, và công cuộc chống tham nhũng có thể bị coi là đấu đá nội bộ, « phe TQ gạt phe thân Mỹ ». Cái nhìn của tôi là thế này.
Về mặt tâm lý dân tộc, khả năng người VN ghét người TQ rất lớn, nó cũng giống như người Cam pu chia ghét người VN, người Hàn quốc ghét người Nhật, người Pháp không thích người Đức, ..Khi tôi nói những điều này, là đã bỏ ra ngoài những vấn đề kinh tế, chính trị thật sự, ..chỉ xét về tâm lý thông thường. Chính vì cái tâm lý này, mà một nhân vật làm chính trị có hành động « chống TQ » dễ tạo ra được thiện cảm. Điều này nếu lồng vào lợi ích nhóm thì rất là nguy hiểm. Nó cũng làm cho người ta dễ nhầm như hung hăng được coi là tài năng. Nước VN quá nhỏ để lợi ích nhóm chuyển vào đường lối ngoại giao. Chỉ vì muốn lấy uy tín cá nhân, dựa vào cái tâm lý này mà hùng hổ xông ra.
Vào thời điểm hiện tại, một dàn lãnh đạo không tạo ra tâm lý chống TQ, tốt hơn là một dàn lãnh đạo hà hơi vào đấy để lấy uy tín. Tại sao ?
Về mặt chiến thuật. Hiện tại VN phải dựa vào Nga. Nga-Trung hiện nay quan hệ rất khăng khít.Nga chỉ có thể trang bị cho VN, khi TQ không có cớ ngăn cản. Thể hiện quan hệ tốt với TQ cũng là để quan hệ Nga-VN phát triển tốt hơn. Và trong quan hệ này nên nhằm vào việc tăng sức đề kháng độc lập. Khi sức đề kháng của chính mình tăng lên, thì áp lực của TQ sẽ nhỏ đi.
Về mặt chiến lược, biến một nước láng giềng thành một dạng kẻ thù truyền kiếp, do bị kích thích về tâm lý là không nên. Nên đặt họ vào cái thế có sự chọn lựa. Hoặc chọn lựa gây hấn, hoặc chọn lựa là láng giềng tốt. Điều này chủ yếu dựa vào tương quan lực lượng đôi bên. Như vậy đối sử tốt với TQ thật sự, không phải là giả dối, nhưng vẫn có chính sách đối ngoại độc lập, đa dạng,không phải là cái đuôi của TQ (mà cũng không là cái đuôi của ai cả) để củng cố vị thế của VN trên trường quốc tế, tăng cường thực lực cho kinh tế, công nghệ kỹ thuật, quốc phòng là con đường duy nhất, chứ không có cách nào khác.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 31 2018, 12:11 AM

Tôi nói ở đây một số nhận xét của riêng tôi về TQ, để tách biệt cái phần tâm lý và phần thực tế. Đối với tôi, quan hệ TQ-VN hiện nay chỉ có một điểm nóng, đó là vấn đề chủ quyền biển đảo. Mặc dù chỉ là một vấn đề, nhưng chết cái nó lại là vấn đề quyết định, vì nó đụng tới phần thiêng liêng về chủ quyền, cũng như lợi ích kinh tế quân sự. Một nước như VN có đường biển dài như vậy, không thể nào vừa thò đầu ra đã vào ngay đất TQ (nếu căn cứ vào đòi hỏi đường lưỡi bò vô lý của họ). Vấn đề biển đảo vì thế dễ trở thành biểu tượng của quan hệ VN-TQ, giống như một thứ cặp nhiệt độ đánh giá mối quan hệ hai bên. Điều mà ta nên tránh. Vì thế phải bảo vệ chủ quyền với một cái nhìn tỉnh táo, không biến nó thành biểu tượng của quan hệ VN-TQ, cũng như không sa đà vào mặc cảm tâm lý thì mới làm được.
Tại sao TQ cần biển Đông. Người ta thường nói, vì biển Đông có trữ lượng dầu mỏ lớn. Nhưng theo tôi thì nó có nhiều lý do khác nhau. Tôi kể ra đây.
1- Mặc cảm tâm lý. Trong lịch sử TQ, họ vẫn quan niệm VN và bán đảo Triều tiên là thuộc vào cùng ảnh hưởng của TQ. Điều này rất rõ với Triều tiên, vì khi Nhật chiếm Triều tiên làm thuộc địa, thì Nhật phải đánh thắng nhà Thanh đã (vào năm 1898). Với sự xâm lược thuộc địa của Pháp ở VN, TQ cũng bị Pháp đánh bại ở Lạng Sơn (dù chính quyền Nhà Nguyễn độc lập với TQ). Chính vì thế mà ngay từ thời Trung hoa dân quốc của Quốc dân đảng ở lục địa, chính quyền này đã ngang nhiên đòi quyền tài phán trên toàn bộ biển Đông giống như một thứ bồi thường về việc « mất » VN, một dạng kiểu tự an ủi như trong « AQ chính truyện » của nhà văn Lỗ Tấn.
2- Vấn đề quân sự. Với nhà nước TQ hiện tại, Đài loan được coi như biểu tượng của chủ quyền. Chừng nào TQ chưa thống nhất được, chiếm được Đài loan thì chưa xong. Đài loan trở thành một dạng biểu tượng về sức mạnh TQ, chủ quyền TQ. Vì thế tìm cách chiếm Đài loan luôn là một nhiệm vụ của Quân đội TQ. Tất nhiên TQ cũng làm điều này một cách mềm dẻo, và vì lợi ích trực tiếp, TQ có thể « ngậm bồ hòn làm ngọt », như Đặng Tiểu Bình đã làm khi đặt lại quan hệ với Mỹ. Để tiếp cận Đài loan, thì phải đẩy Mỹ đi, để bao vây cô lập Đài loan. Vì biển đông chính là một hướng của Mỹ vào tiếp cận Đài.
3- Vấn đề bành trướng. Do biển đông là nơi trung chuyển 60% thương mại thế giới. Có vị trí đặc biệt quan trong với Nhật bản. Cho nên khống chế biển Đông cũng có nghĩa là khống chế Nhật và thương mại thế giới.
4- Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển. Trong đây có vấn đề dầu mỏ.
Trong tất cả những vấn đề này. Đặc biệt 3 vấn đề cuối thì phụ thuộc chủ yếu vào tương quan lực lượng cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự. Ví dụ với điều 2, Mỹ có thể bảo vệ Đài bằng nhiều cách, ví dụ như chĩa tên lửa vào đất TQ, chứ không nhất thiết phải dùng tầu sân bay tiếp cận. Khai thác dầu mỏ phụ thuộc vào công nghệ, cũng như TQ có thể mua từ Nga. Khống chế biển đông trong điều kiện hoà bình mới có lợi, chứ còn nếu đã đánh nhau, thì tất cả phương Tây đã đứng vào một phía, lúc này thì làm gì cần đường giao thông buôn bán nữa.
Chính vì thế biển Đông chỉ hấp dẫn với TQ, khi TQ mạnh và khống chế được nó trong hoà bình. Còn nếu phải thông qua chiến tranh, thì chắc chắn họ phải suy nghĩ trước khi hành động. Hiện nay sức mạnh chỉ được TQ tính thông qua các quan hệ với các « nước lớn », khái niệm mà TQ dành cho Mỹ, Nga, Ấn..mà không tính tới các nước láng giềng nhỏ hơn, tiềm lực yếu hơn như VN. Nhưng nếu các nước này mạnh lên, khiến TQ phải tiến hành chiến tranh trong điều kiện không biết có chắc thắng không, thì họ cũng phải suy nghĩ. Họ sẽ càng phải suy nghĩ hơn, nếu những nước này không có thái độ thù địch ảnh hưởng tới an ninh của TQ mà chỉ vì mưu đồ của TQ mà phải chống lại. Từ đó mà có sự chọn lựa có một « láng giềng tốt, đồng chí tốt » (16 chữ vàng như họ nói) hay là một đối thủ khó chịu mà khả năng sa lầy chiến tranh là hệ quả trước mắt.
Hiện nay về mặt pháp lý TQ hoàn toàn yếu thế trên biển Đông. Vì ngay cả khi TQ giữ được những hòn đảo đã chiếm giữ, thì chủ quyền vô lý họ có thể có là 12 hải lý xung quanh. Họ cũng không thể viện lý do lịch sử, vì theo tài phán trong vụ kiện của Philipine, thì chủ quyền chủ yếu là theo địa lý, lãnh thổ lục địa cận kề, chứ không tính bằng lịch sử. Vặn vẹo về lịch sử chỉ có tác dụng tâm lý với dân chúng có tính chất chính trị nội chính.
Không có pháp lý, phải hiểu là TQ không được các nước khác đồng tình trong việc này, nó không ngăn cản TQ có thể chiếm đóng, nhưng tạo cớ cho những nước khác có lý để phản pháo lại TQ, mà trong điều kiện kinh tế toàn cầu hoá, TQ sẽ bị thiệt hại lớn khi vướng phải những điều này.
Từ những điều trên, ta có thể rút ra được kết luận rằng cách dùng tổng hợp : chính trị, quân sự, ngoại giao, thông tin.. để đấu tranh đa chiều là chiều hướng đúng đắn. Trong đó vấn đề quân sự rất quan trọng, nhưng không phải là cái chiều duy nhất.
Như vậy chơi tốt với TQ, nhưng đồng thời giữ vững tính thần hành động độc lập, đa dạng quan hệ, đa dạng đối tác, đa dạng đồng minh để tạo vị thế, tăng cường sức mạnh của chính mình là đúng.
Ngược lại nếu chỉ tạo cảm giác chống TQ, để lấy le tâm lý người dân, lợi dụng tâm lý người dân, tạo uy tín giống như ông gì đó ở VFF leo lên xe bus U23 để hưởng « hương thơm » thì lại dở.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 1 2018, 12:19 AM

Trên thế giới có 4 nước nằm trong thế giới Nho giáo, đó là VN, TQ, Nhật, Triều Tiên (Triều tiên ở đây là gồm cả hai miền tức là CHDCND Triều tiên và Hàn quốc). Nếu tính cả các mảnh vụn, do người TQ di cư tạo ra thì còn có cả Sing và Đài loan. Nhưng trong tất cả các nước này (ngoại trừ TQ, tất nhiên rồi), thì chỉ có VN là có tâm lý bị cưỡng bức văn hoá, và sợ TQ đồng hoá. Tâm lý này có một phần là thực tế lịch sử, vì VN luôn bị các triều đại TQ xâm lược, nhưng cái tâm lý bị cưỡng bức văn hoá (kiểu cô gái bị hãm hiếp, như một cái truyện ngắn nổi đình nổi đám, dậy sóng trên mạng cách đây mấy năm), và nỗi lo sợ bị đồng hoá này thực ra ngày xưa không có. Lấy ví dụ. Đạo Phật ở VN được tôn vinh, và người ta nói rằng nhân dân ta vì yêu nước cho nên quyết theo đạo phật để chống lại đạo Nho vốn là của TQ áp đặt vào. Cái câu chuyện này tôi đã từng nói rồi. Giờ coi là nhắc lại. Trong thực tế thì cả Đông Á (bao gồm cả TQ, Nhật, Triều tiên) đạo phật đều nổi lên hưng thịnh cùng lúc, nên không có chuyện nhân dân ta chọn đạo Phật để chống đạo Nho. Kỳ lạ hơn nữa, do phật giáo Ấn độ vào VN cùng đồng thời nên ở Giao chỉ (tức là miền Bắc VN ngày này) người Việt có thể chọn kinh phật giáo bằng tiếng Phạn, mà không cần dùng chữ Nho. Thế tại sao các cụ không dùng thứ chữ này do tâm lý chống TQ. Đọc Thiền Uyển tập anh, người ta có thể thấy hai dòng thiền đầu tiên vào VN là do Bồ đề lưu chi người Ấn (nhưng vào VN sau khi đã sống ở TQ, do ở TQ phật giáo đang bị đàn áp bởi vua Võ đế), và Vô ngôn Thông (người TQ), trước khi có dòng thiền bản địa là Trúc Lâm và Thảo Đường. Thế các cụ tự hào dân tộc « màu cờ sắc áo » thế nào ? Các cụ tự hào là VN là một nước văn hiến, TQ có gì ta có cái đó, và còn hay hơn. Các cụ tự hào là phong tục tập quán khác nhau, cũng như cương vực lãnh thổ đã được chia. Vào thời kỳ Đàng trong đàng ngoài, khi nhà Thanh thống lĩnh TQ. Các cụ còn tự hào văn hiến của ta là chính gốc, còn nhà Thanh là người Mãn châu cùng theo Nho giáo nhưng không thể văn minh bằng ta, vì là mọi rợ.
Về đạo Nho. Đạo này đúng là vào VN từ thời Bắc thuộc. Và nó luôn được sử dụng trong việc trị quốc. Điều này hoàn toàn do các triều đại VN độc lập chọn lựa chứ không phải bị bắt ép. Ngay cả các vương triều được coi là phật giáo : Lý, Trần vẫn có Nho sĩ. Quốc tử giám là trường học đạo Nho có từ thời nhà Lý. Nguyễn Trãi, là một nhà nho vào cuối thời nhà Trần, sinh ở trong một gia đình Nho giáo.
Như vậy sự khác biệt giữa Vn-TQ không thể đi tìm trong việc hình thành hai hệ thống trái ngược nhau kiểu binary. Mà là sự áp dụng cùng một tư duy văn hoá trên hai lãnh thổ khác nhau, do nhưng chủ nhân của nó chọn lựa chứ không có sự cưỡng bức. Giả sử VN không bị TQ đô hộ 1000 năm bắc thuộc, thì khả năng các cụ chọn đạo Nho vẫn rất lớn. Người ta có thể thấy Nhật bản là trường hợp đó.
(con tiep)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 2 2018, 11:33 PM

Bởi vì có tư duy như vậy, mà tổ tiên người Việt (cho tới đời nhà Nguyễn, tới thời thuộc địa Pháp) không có khái niệm sợ bị đồng hoá. Cái tâm lý này có lẽ chỉ có từ thời Pháp thuộc. Và có thể nó có nhung lý do sau.
1- Do Vn bị thực dân Pháp đô hộ, mất nước. Để gợi lại tinh thần dân tộc, các nhà yêu nước VN, trong đó chủ yếu là nhà Nho (ví dụ cụ Phan Bội Châu) đã kêu gọi mọi người đứng dậy vì sự tồn vong của dân tộc, trước hiểm hoạ người VN bị biến mất trên bản đồ thế giới.Từ đó có vấn đề tâm lý dân tộc bị tiêu diệt.
2- Bản thân sự tuyên truyền của thực dân Pháp, và của phương Tây nói chung. Thế kỷ XIX là thế kỷ mà để biện hộ cho chính sách thực dân cũ, các nước phương Tây tuyên truyền cho học thuyết tiến hoá của Đác uyn vốn được dùng trong sinh vật học, theo đó sự chọn lọc tự nhiên trong các loài động vật, theo lô gíc « loài mạnh được loài yếu thua, kẻ yếu bị tiêu diệt vì không thích ứng được ». Thuyết Đác uyn được đề ra để giải thích sự tiến hoá của sinh vật, trong điều kiện tự nhiên, nhưng được các trí thức tư sản phương Tây (chủ yếu là phái hữu, các thế lực thực dân) ứng dụng nó vào cho xã hội loài người để biện hộ cho chính sách man rợ mà họ áp dụng ở các thuộc địa. Điều đáng buồn cười là, nhưng gì thực dân Anh Pháp áp dụng ở thuộc địa, sẽ được Đức áp dụng vào họ. Khi Đức chiếm đóng Pháp (1940-1944), thì chính sách phân biệt chủng tộc của phát xít Đức, khác gì chính sách thực dân Pháp áp dụng ở VN. Thế mới có chuyện « ác giả ác báo ».
3- Vào khoảng thời những năm 20 của thế kỷ XX, là thời cực hưng thịnh của chủ nghĩa thực dân Pháp ở VN, Cũng thời kỳ này mà văn hoá VN bắt đầu chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp một cách mãnh liệt. cũng từ đây mà ta có văn học VN mới qua thơ mới (Xuân Diệu, Cù Huy cận,Chế lan Viên ..), văn xuôi mới (tự lực văn đoàn, ..). Một bộ phận trí thức VN, mặc dù bị « âu hoá », rất lo sợ mất truyền thống, nên bắt đầu có phong trào viết sách về phong tục cổ VN (Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên..) để giữ lại sợ rằng nó mai một mất và người ta còn thấy cảm nhận đó phảng phất qua bài thơ « ông đồ viết câu đối tết », mà chắc ai cũng biết.
Tất cả những điều ấy đã tạo ra tâm lý sợ bị đồng hoá, sợ bị tiêu diệt, diệt vong. Và cái tâm lý này được áp dụng như một cái nhìn cho toàn thể lịch sử VN từ thượng cổ tới nay chứ không chỉ với thực dân, trong đó tất nhiên có quan hệ với TQ. Hai cuộc kháng chiến chống Mỹ chống Pháp lại càng làm tăng cái tâm lý này. Mặc dù ta phân biệt được là có loài người tiến bộ, do có người Mỹ người Pháp phản đối chiến tranh. Nhưng với người TQ ta lại không có điều này. Tại sao ? Tại vì nhà nước TQ đã từng ủng hộ ta trong kháng chiến. Vì thế cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979-1991 có những đặc trưng khác biệt với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bởi vì nó đánh dấu sự quay trở lại của vấn đề ngoại giao, chính trị, quân sự, quan hệ trong vùng (với TQ với Cam pu chia..), như là nước Vn vốn có từ thời thượng cổ với các láng giềng. Nói một cách khác,sau thống nhất đất nước vào năm 1976, VN phải thay đổi tư duy từ đối kháng ý thức hệ tư tưởng trên toàn thế giới (XHCN chống tư bản, hai phe đối kháng) sang quan hệ lấy nhà nước, lợi ích nhà nước làm trung tâm, giống như các triều đại VN từ trước tới nay (kiểu Xuân thu- Chiến quốc). Vào thời điểm có chiến tranh với TQ, ta không làm được điều đó, vì hai phe vẫn còn, và cũng vì quán tính lịch sử.Người ta không thể nào độp một cái xoay chuyển tư duy kiểu « đốn ngộ » được.Tai hại hơn nữa, để chứng minh « tính xấu » của TQ, ta lại dùng lại mà không có phân tích tìm hiểu, theo kiểu « mỳ ăn liền » lịch sử hiện đại của TQ qua cái nhìn phương Tây. Lịch sử đảng cộng sản TQ, lịch sử TQ hiện đại trở thành cuộc đấu đá giành quyền của Mao trạch Đông. Điều hoàn toàn sai. Trong thực tế, nếu không có Mao trạch Đông, thì sự ủng hộ của TQ với cách mạng VN không được nhiệt thành như thế. Điều mà ta không thể nói được về Đặng Tiểu Bình.
Cái câu chuyện VN-TQ này nó rất thú vị và dài dòng. Bản thân tôi, khi đi tìm hiểu chủ nghĩa Mao, rồi đọc sách sử do các sử gia các triều đại phong kiến VN trước viết, nhìn nhận thái độ của họ với TQ, dần dần rồi mới đi được tới kết luận như nói ở trên. Lúc nào rảnh, tôi sẽ mở chủ đề trong văn hoá lịch sử, vì nó là một vấn đề văn hoá lịch sử.
Như vậy quan hệ VN-TQ không phải là quan hệ đối kháng, kiểu kẻ thù truyền kiếp, mà là quan hệ đua tranh, học hỏi lẫn nhau, nhưng độc lập với nhau, ông cha ta không phủ nhận từ chối văn hoá TQ, không thù ghét người TQ, mà còn cưu mang. Mỗi khi TQ có loạn lạc, đều có người TQ sang Vn tị nạn sinh sống và họ trở thành người VN. Nhưng VN có quyền lợi chính đáng phải được bảo vệ, ta la người VN, có văn hiến VN tương đương với văn hiến TQ, và hai bên có quan hệ qua lại với nhau rất nhiều (giống như người Pháp người Ý người Tây ban Nha đều có văn hoá la tinh nhưng khác nhau, ta cũng có thể nói như thế với TQ, Nhật, Hàn.. là những nước trong thế giới Nho giáo).
Vì đây là chủ đề trong thời sự. Nên quay lại với thời sự. Vừa rồi do sự bốc máu « U23 », có chuyện chú Daniel Hauer bị tẩy chay phản đối, nhưng có ai phản đối nói là không nên học tiếng Anh không ? hay không chơi với Mỹ nữa.
Ngược lại lại có bài nói về « cái bẫy nợ TQ », hay sự nguy hiểm của « món quà » TQ. Món quà TQ là nói về việc TQ xây dựng trung tâm Union Africa ở Ê ti ô pi, rồi nhân đó cài đặt máy nghe trộm. Còn bẫy nợ TQ là nói đến việc nợ sẽ được TQ dùng vào việc kiểm soát gây ảnh hưởng. Nhưng điều đó đâu có phải chỉ riêng TQ làm. Nhưng nước khác nó không làm chắc. Có điều nó làm khôn khéo tinh vi hơn thôi, nên không bị tóm, hoặc là vì tin này là do phương Tây đưa, vậy thì nó vạch áo cho người xem lưng làm gì, nếu xem Snowden thì thấy Mỹ nó làm còn khủng hơn. Như vậy việc đăng những bài như vậy là đúng, nhưng ngầm gán cho nó đặc trưng TQ, dường như chỉ có TQ làm thế thì lại không phải, mà nên làm cho người dân nhận thức được là nếu tiền vay nợ mà dùng linh tinh, không có hiệu quả, hay chủ quan không có kiến thức bảo mật, thì sẽ bị lợi dụng chịu thiệt hại trong quan hệ quốc tế ngày nay.
Tiếp cận thế giới hiện tại với một cái nhìn thiên lệch như vậy, đâu có tốt.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 5 2018, 11:03 PM

Cách đây mấy hôm, tôi có đọc một bài phỏng vấn tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trên báo. Trong đó có thể hiện mấy điều nghi ngại của dư luận. Bởi ngoài sự ủng hộ chống tham nhũng, cũng có những tiếng nói cho rằng việc có những vụ án kinh tế như thế này (Đinh La Thăng, Trầm Bê..) có làm chậm tốc độ phát triển kinh tế không ? Vn có tâm lý « chống tư hữu » không ? . Nhưng điều nghi ngờ này người ta cảm nhận như vậy, bởi những bài học của các vụ án không được chỉ ra cụ thể, nên dư luận dễ thấy « tính bất ổn » của xã hội (kiểu « trời gọi tới ai, người ấy dạ »), vì không hiểu tại sao các dạng vụ án này nói lên điều gì, tại sao. Trên tôi đã nói về vụ Đinh La Thăng. Ở đây tôi sẽ nói về vụ Trâm Bê..
Cách tiếp cận của tôi là bằng chủ nghĩa Mác-Lê nin. Bởi vì chủ nghĩa Mác-Lê nin, là môn triết học duy nhất coi trọng sự tác động của kinh tế, hình thái kinh tế lên các vấn đề xã hội. điều mà các loại hình triết học khác lờ tịt đi. Các vụ án như Trầm Bê, hay như Bầu Kiên trước đây ..chính là tác động kinh tế lên xã hội, tìm hiểu những liên hệ kinh tế gây hậu quả (hệ quả) thế nào lên xã hội.
Từ khi thống nhất đất nước tới nay (1976), thì kinh tế VN đã chuyển qua 3 loại hình kinh tế khác nhau, nếu xét theo loại hình công cụ tài chính.
1- 1976-1986, là nên kinh tế chỉ huy hành chính theo kế hoạch. Kinh tế được hoạnh định quản lý như một cơ quan hành chính bao cấp. Nguồn tài chính đến chủ yếu là bằng viện trợ của các nước XHCN, trong đó chủ yếu là Liên Xô. Trong hình thái này, một bộ phận rất lớn của kinh tế được tổ chức qua phong trào, đóng góp, mà không phải là trả công. Nó cũng không quan tâm tới lời lãi, mà quan tâm tới có hoàn thành kế hoạch hay không.
2- 1986- đến thời điểm ngân hàng tư nhân VN đầu tiên hình thành. Bởi vì tôi không biết trong cái đống ngân hàng tư hiện tại, ngân hàng nào được thành lập đầu tiên. Nhưng thời điểm này là vào cuối nhiệm kỳ I, đầu nhiệm kỳ hai của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Giai đoạn này là giai đoạn kinh tế thị trường « tiền tươi, thóc thật ». Gọi là tiền tươi thóc thật, bởi nó huy động vốn trong dân, trong xã hội qua vàng, sở hữu đất đai, ngoại tệ kiều hối, tiền thu từ bán giầu thô, khoáng sản, gia công lấy công làm lãi… Tất cả nguồn vốn này đều là tiền tươi, thóc thật. Nếu so sánh với sự phát triển của các nước tư bản Âu Mỹ, thì giai đoạn này ở Vn tương đương với giai đoạn từ khi ..chủ nghĩa tư bản hình thành tới năm 1971 (khi Mỹ không còn bảo đảm sự chuyển đổi từ đô la ra vàng nữa).
3- Từ thời điểm ngân hàng tư nhân đầu tiên được thành lập đến bây giờ. Đạt tới quá trình này, có nghĩa là VN đã có đầy đủ các công cụ tài chính tác động vào tăng trưởng phát triển kinh tế, tương đương với các nước tư bản phát triển. Mặc dù VNĐ chưa phải là đồng tiền convertible chuyển hoá được. Đặc điểm của thời bây giờ, là đầu tư bằng « tiền aỏ », lượng tiền trung chuyển trên thị trường là tiền nợ. Tất cả các vụ án kiểu Bầu Kiên, Trầm Bê, Hà văn Thắm.. đều là do không hiểu cái cách phát triển này mà ra. Thực ra không phải là họ không hiểu, mà đã lợi dụng sự mù mờ của chính sách, hoặc làm liều, làm ẩu ..vượt luật mà ra.
Xem như thế thì thấy VN trong một thời gian rất ngắn, đã phải hấp thụ một quá trình thay đổi rất lớn. vì quá trình này trong thế giới tư bản phương Tây là mấy thế kỷ. Mà ở VN thì chỉ dập gẫy trong vòng 20 năm, vì thế cả tư duy, lối suy nghĩ, đến tâm lý của cả những người quản lý, cũng như người sử dụng, tức là cả xã hội đều không lường được, dẫn tới việc làm mưa làm gió của các nhân vật nói trên. Vì họ quá láu cá, khôn lỏi và liều lĩnh.
Cái công cụ tài chính này, điểm mấu chốt của nó là các ngân hàng thương mại tư nhân được phép in tiền cho vay. Vì thế tôi mới nói nó là tiền ảo. Trước đó, chỉ có ngân hàng Trung ương mới được làm điều này. Số lượng tiền ảo mà ngân hàng thương mại được in ra cho vay , tỉ lệ với số vốn quy định mà nó có. Ví dụ. một ngân hàng có 10 đồng, có thể được phép cho vay 100 đồng. Chữ in ở đây không phải là ngân hàng tự in tiền, mà nó có quyền yêu cầu ngân hàng trung ương cấp cho nó, và nó được garantie bởi vốn nó có ví dụ theo tỷ lệ 1/9 mà tôi nói ở trên. Và từ đó, số tiền lưu thông trên thị trường là tiền nợ. Cái công cụ tài chính kiểu này là một dạng con dao hai lưỡi. Nó có thể được dùng để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng nó cũng là phương tiện công cụ để chiếm đoạt lừa gạt. Và cả hai đều được gọi là ..lãi.
Như vậy đánh giá một ngân hàng tốt hay xấu là phụ thuộc vào các món nợ nó cho vay là tốt hay xấu. Nếu các món nợ (credit) mà nó cho vay đều là những công trình đầu tư có lãi, mang lại lợi nhuận « tiền tươi, thóc thật », thì là ngân hàng tốt. Ngược lại nếu các món nợ nó cho vay không thể đòi được, nợ xấu, thì là ngân hàng ..xấu.
Trong thực tế có ba loại vay khác nhau :
1- Vay để sản xuất hàng hoá (tuỳ theo sản phẩm tiêu thụ được hay không trên thị trường mà nó có thể là nợ tốt hay xấu). Kiểu vay này ví dụ trong công nghiệp.
2- Vay để chi trả cho một dịch vụ. Cái này thì nó đã bắt đầu có phần ảo nhiều hơn, vì vấn đề xác định thế nào là dịch vụ.
3- Bầy trò cho vay giả. Cái này thì hoàn toàn là một trò chơi ăn cướp lẫn nhau.
Bây giờ sau khi biết những khái niệm trên rồi, thì ta hãy lấy một ví dụ đã tương đối xa, nhưng tôi chắc, không phải ai cũng hiểu lý do, đó là vụ án Bầu Kiên. Sau này những vụ án Trầm Bê, hay Hà văn Thắm nó chỉ là những dạng phiên bản, chứ tư duy nó giống nhau.
Cách thức của Bầu kiên là gì. Đó là dùng tiền ví dụ 500K của mình để mở 1 ngân hàng. Đến đây thì mọi chuyện chưa có gì. Và người ta có thể hiểu rằng, để kinh doanh, bầu Kiên bắt buộc phải đi tìm khách hàng có nhu cầu đầu tư, và ngân hàng của bầu Kiên có thể cho vay gấp 9 lần số 500K kia. Theo như quy luật tôi dẫn ở trên. Nhưng bầu Kiên không đi tìm khách hàng, mà tự mình lại đi vay. Và ông ta lại vay đúng 500K, thế có nghĩa là cái ngân hàng kia đãbị rút ruột, làm gì còn vốn. Nhưng bầu Kiên vẫn có quyền là chủ sở hữu. Với 500K “của mình” này, ông ta lại mở một ..ngân hàng mới, để có quyền chủ sở hữu. Ta có thể tưởng tượng rằng quá trình này cứ được tiếp diễn. một ngân hàng muốn sống nó phải cho vay được nợ tốt, để mang tiền về. Nhưng cái quy trình của bầu Kiên là cái sau nuôi cái trước, cái đó trong tài chính người ta gọi là pi ra mít Ponzi (piramide pondzi). Ponzi là một người Mỹ gốc Ý, là người đã phát minh ra cái trò lừa đảo này vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ.
(còn tiếp).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 10 2018, 07:03 AM

Mỹ cũng nôc khí đôt Nga. Hiên 2 chuyên tàu hàng chơ khí hóa lỏng (LNG) của Nga đã đên Mỹ

Tàu chở khí đốt hóa lỏng thứ hai của Nga tới Mỹ
Nhu cầu sử dụng năng lượng quá cao, Nga cấp tiếp lô hàng khí hóa lỏng thứ 2 từ Bắc Cực tới Mỹ.


Cách thức chuyến hàng LNG của Nga sang Mỹ cũng giống như chuyến hàng đầu tiên đã được thực hiện, tức là thông qua một quốc gia trung gian tạm nhập để xuất tiếp sang Mỹ.

Tàu Provalys lấy khí từ cảng Dunkirk của Pháp, số khí đốt này trước đó đã được vận chuyển từ Nga tới đây.

Nhiệm vụ của Provalys là đưa nhiên liệu tới cảng New England (đông bắc Mỹ), nơi đang có nhu cầu cao về khí đốt do nhiên liệu đá phiến từ các vùng khác của nước này không đủ cung cấp trong mùa cao điểm.

Tờ Bloomberg cho biết, Provalys dự kiến sẽ đến nơi dỡ hàng vào khoảng 15/2.

Chuyến tàu chở khí đốt hoá lỏng Nga đầu tiên là Gaselys. Theo dữ liệu của nguồn tài nguyên Marine Traffic chuyên theo dõi các tàu trong chế độ trực tuyến, hiện Gaselys đang chờ vào cảng Boston dỡ hàng.

Tàu Gaselys dự kiến đến Mỹ vào ngày 20/1, nhưng một ngày trước đó bất ngờ quay đầu về hướng cảng Algeciras của Tây Ban Nha. Công ty Pháp Engie giải thích đó là động tác tạm thời liên quan đến điều kiện thời tiết.

Bloomberg ghi nhận, nếu không có nghĩa vụ chuyển LNG đến một cảng nào đó theo các điều khoản hợp đồng, chủ hàng có thể đưa khí đốt đến một vị trí khác, tùy thuộc vào tình hình trên thị trường, mặc dù các trường hợp như vậy không thường xuyên xảy ra.

Theo Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergey Pravosudov nhận xét rằng: "Đây là một thương vụ khá bất ngờ. Một đất nước tự khai thác khí đốt và đưa sản phẩm ra xuất khẩu như Mỹ, mặc dù tạm thời mới chỉ có số lượng chưa nhiều, bỗng dưng bắt đầu nhập khẩu LNG.

Nhưng không phải điều ngẫu nhiên khi có báo cáo rằng tại trạm tiếp nhận khí đốt này đây sẽ là trường hợp mua hàng đầu tiên kể từ năm 2014.

Tình huống xảy ra như vậy do điều kiện thời tiết ở Mỹ: đã xảy ra hiện tượng băng giá khắc nghiệt, nhiều cơn bão tuyết, dẫn đến nhu cầu tăng cao về khí đốt.

Theo đó, giá gas tăng lên rất nhiều, vì vậy việc mua khí đốt từ các nước khác trở thành thương vụ có lợi nhuận, việc khai thác, sản xuất không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có xu hướng dài hạn. Điều đó có nghĩa là nếu ở Mỹ xuất hiện một số khủng hoảng nào đó, thì đúng ra là họ có thể mua gas trên thị trường" — ông Sergei Pravosudov nói.

Dẫu khả năng tự lực của Mỹ có tới đâu, Nga vẫn sẵn sàng các hợp đồng bán dầu và khí LNG cho cường quốc này.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tau-cho-khi-dot-hoa-long-thu-hai-cua-nga-toi-my-3351821/



Mỹ chính thức phải mua LNG của Nga
Lô khí hóa lỏng đầu tiên từ Yamal, Bắc Cực đã tới Mỹ thông qua một hãng năng lượng Pháp.

RT thông tin, cuối cùng Nga cũng đã cung cấp lô khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên sang Mỹ bởi sự tăng giá mạnh mẽ của mặt hàng xăng dầu trên bờ biển phía Đông Mỹ, bất kể các lệnh trừng phạt từ Mỹ đã áp đặt lên các công ty nào hợp tác làm ăn với Nga.

Tờ báo Nga cho biết, giá khí đốt đã tăng mạnh trên bờ biển phía Đông nước Mỹ lên tới mức chưa từng có 6.300 USD/mét khối khí. Điều kiện khắc nghiệt và đặc biệt là bão tuyết đã dẫn tới giá khí đốt tăng lên nhanh chóng.

Reuters dẫn thông tin từ Công ty phân tích năng lượng Mỹ S&P Global Platts cho biết, tàu chở dầu Gaselys Engie của hãng vận tải Pháp vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng đang di chuyển từ cảng của Anh Isle of Grain đến trạm tiếp nhận Everett của Mỹ.

Hôm 30/12/2017, tàu chở LNG đã vào cảng Isle of Grain (thuộc hạt Kent), chất hàng ngay lập tức khi tàu chở LNG "Christophe de Margerie" vừa bốc dỡ lô hàng LNG đầu tiên của Nga.

Con tàu Christophe de Margerie đã nhận một đơn hàng từ nhà ga thuộc nhà máy sản xuất khí hóa lỏng tại Yamal của hãng năng lượng Nga Novatek hôm 9/12/2017 và dỡ hàng tại trạm tiếp nhận LNG của công ty National Grid Plc ở cảng Isle of Grain hôm 28/12/2017.

Theo lịch trình, Gaselys sẽ đến Mỹ vào ngày 22/1.

Báo cáo của S&P Global Platts cho rằng, có thể một số lượng khí LNG trên là từ Yamal, cũng có thể tất cả số LNG đó đều của Yamal.

Dữ liệu không cho phép biết rõ số lượng LNG được nhập về và chuyển đi mà chỉ thông báo về tuyến đường và hành trình của con tàu chở LNG từ Anh. Thông tin được báo cáo cho thấy điểm đến cuối cùng có thể thay đổi.

Ông Carol Churchill - phát ngôn của hãng năng lượng Engie tại Mỹ cho biết, hãng này đã mua hàng từ Anh và đưa nó lên một con tàu của hãng này.

"Giao dịch này phù hợp với tất cả các luật thương mại của Hoa Kỳ" - Churchill nói. "Thời tiết lạnh đột ngột và nhu cầu khí đốt cao ở vùng Đông Bắc Mỹ đã khiến Engie trước mắt phải mua hàng tại chỗ để bổ sung cho các nguồn cung khác đang trên đường vận chuyển tới".

Engie sở hữu nhà ga tiếp nhận khí LNG Everett gần Boston (Mỹ).

Đại diện National Grid Plc của Anh cho hay, khí LNG từ tàu Christophe de Margerie đã không được đưa vào hệ thống sử dụng khí LNG trong nước.

Điều này càng làm rõ thêm cho nghi vấn tàu Gaselys Engie đã xếp nguyên kiện hàng từ Christophe de Margerie (Anh) để vận chuyển tới Mỹ.

Nếu chiếc tàu chở LNG xuất phát từ Yamal của Nga và kết thúc ở trạm tiếp nhận Everett, bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ vào Novatek, thì đây sẽ là chiếc LNG đầu tiên của Nga tới Mỹ.

Novatek đã bị Mỹ áp lệnh trừng phạt vào tháng 7/2014 vì vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ đó, nhà sản xuất khí đốt Nga tiếp cận các thị trường tài chính phương Tây khó khăn hơn, theo S&P Global.

Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergey Pravosudov đã bình luận về dự án này.

"Đây là một thương vụ khá bất ngờ. Một đất nước tự khai thác khí đốt và đưa sản phẩm ra xuất khẩu, mặc dù tạm thời mới chỉ có số lượng chưa nhiều, bỗng dưng bắt đầu nhập khẩu LNG. Nhưng không phải điều ngẫu nhiên khi có báo cáo rằng tại trạm tiếp nhận khí đốt này đây sẽ là trường hợp mua hàng đầu tiên kể từ năm 2014.

Giá gas tăng lên rất nhiều, vì vậy việc mua khí đốt từ các nước khác trở thành thương vụ có lợi nhuận, việc khai thác, sản xuất không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có xu hướng dài hạn. Nếu ở Mỹ xuất hiện một số khủng hoảng nào đó, thì đúng là họ có thể mua gas trên thị trường" — Sergei Pravosudov nói.

Được biết, trước đó, NOVATEK (điều hành dự án Yamal LNG) thông báo rằng, lô hàng LNG đầu tiên sẽ được đưa đến thị trường châu Á và bên mua có thể là CNPC của Trung Quốc, một đối tác quan trọng của NOVATEK trong quá trình thực hiện dự án Yamal LNG.

Tuy nhiên, kế hoạch sau đó đã thay đổi. Novatek Gas & Power, công ty con của NOVATEK, phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Yamal LNG, đã quyết định xuất lô hàng này sang Anh.

Việc chuyển đổi địa chỉ khách hàng này được lý giải là liên quan đến đường ống dẫn dầu và khí đốt Forties Pipeline System ở Biển Bắc bị tạm dừng hoạt động vì xuất hiện vết nứt. Đường ống này sẽ tiếp tục hoạt động vào cuối tuần đầu tiên của tháng 1/2018, sau khi khắc phục xong sự cố. Từ bây giờ cho đến lúc đó, người Anh sẽ phải sưởi ấm bằng khí đốt của Nga.

Hoặc việc chuyển địa điểm của lô LNG do sự cấp thiết của người dân Anh, hoặc nó là một bước đi tính toán của NOVATEK khi nhìn thấy tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ở Mỹ buộc phải nhập khẩu qua con đường châu Âu. Dẫu thế nào, thông tin này cũng đang chờ Bộ Năng lượng Mỹ lên tiếng.



http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-chinh-thuc-phai-mua-lng-cua-nga-3350598/
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/chien-luoc-putin-ban-thanh-cong-lng-cho-my-3350677/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 10 2018, 07:20 AM

Sự thành công này được chú ý hơn nữa khi giao dịch diễn ra vào thời điểm chính Washington đưa ra lệnh cấm các công ty có hợp tác với hãng năng lượng NOVATEK - nhà điều hành dự án Yamal sau các sự kiện ở Ukraine năm 2014.

Dự án này được triển khai và trì hoãn suốt một thời gian dài bởi ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp đặt. Dự án Yamal chỉ mới được gấp rút hoàn tất và đi vào sản xuất từ khi Nga thu hút được nguồn đầu tư ở Trung Quốc.

Tạp chí Maritime Herald viết, các đối tác của Yamal hy vọng rằng các ngân hàng và công ty không phải của Mỹ sẽ vượt rào vi phạm và cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự án.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán kéo dài trong 2 năm 2014- 2015 mà không có thỏa thuận nào được thông qua vì ít người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đối đầu lại Mỹ bằng cách trợ giúp cho dự án của Nga và tính toán kinh tế cho thấy giá dầu sụt giảm trong tương lai.

Trung Quốc là hy vọng duy nhất còn lại bên cạnh các ngân hàng nhà nước Nga. Nhưng những cuộc đàm phán này cũng phức tạp.


NOVATEK đã nhiều lần đưa ra dự đoán về thời điểm một thỏa thuận sẽ được ký kết nhưng không có kết quả.

Mark Gyetvay, Phó Giám đốc điều hành của NOVATEK thừa nhận việc tìm nguồn tiền rất chậm chạp: "Thẳng thắn mà nói, chúng tôi bắt đầu mất kiên nhẫn với những nhận xét quá mức và tập trung vào điểm duy nhất là trừng phạt từ Mỹ".

Do vậy, quyết định gây tranh cãi và được gọi là táo bạo nhất của Nga là Tổng thống Putin quyết định quay lại dự án.

Nga đã cung cấp 150 tỷ rúp (2,5 tỷ USD) từ Quỹ Phúc lợi Quốc gia - quỹ dữ trữ nhằm đảm bảo ổn định các vấn đề về hưu trí.

Tháng 4/2016, 2 ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý cấp 12 tỷ USD cho dự án của Nga bằng đồng euro và rúp.

"Có những khoảng thời gian bị khủng hoảng" - ông Gyetvay nói. "Nhưng khi Trung Quốc đến thì kết thúc".

Điều này cũng cho thấy các nỗ lực thực sự từ Chính phủ Nga với dự án, cho thấy tầm quan trọng của nó trên thị trường năng lượng Nga và thế giới.

Việc phát triển nguồn năng lượng khí hóa lỏng trên bán đảo Yamal ở vùng Bắc Cực Siberia phù hợp với một chiến lược vực dậy nền kinh tế bằng nguồn thu thay thế các lĩnh vực trừng phạt của Mỹ. Được cho là nơi có trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất thế giới, Yamal có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới trong vòng một thập kỷ. Yamal cũng có sự tiện lợi trong việc vận chuyển LNG đến cả phương Đông lẫn phương Tây.

Đó cũng là lý do vì sao Tổng thống Nga quyết định con bài này.

Đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự lễ xuất xưởng lô hàng LNG đầu tiên mà không phải qua cầu truyền hình như trong nhiều trường hợp tương tự.

Ông cho biết, đã có nhiều người nói nhiều lý do để ngăn ông thực hiện dự án này.

"Đây là một dự án phức tạp [về kỹ thuật - PV] và ngay cả những chuyên gia giỏi, những người kiệt xuất đều cảnh báo tôi ngay từ những ngày đầu quyết định làm dự án này rằng:'Đừng làm thế'"- ông Putin kể lại.


Gazprom cũng từng nghĩ đến việc xây dựng một nhà máy LNG trong cùng khu vực nhưng kết luận rằng kỹ thuật quá khó khăn và các dự án LNG lớn khác trên toàn thế giới đã phải trải qua nhiều khoản ngân sách lớn.

Rõ ràng Yamal LNG thành công không chỉ bởi sức mạnh kỹ thuật của NOVATEK, nguồn tài chính từ đối tác Total của Pháp và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC). Đó còn là sự quyết tâm hỗ trợ rất lớn của chính phủ Nga bằng tài trợ, ưu đãi thuế và giúp xây dựng một số cơ sở hạ tầng cần thiết.

Dự án Yamal cung cấp cho Nga một chỗ đứng trong thị trường khí đốt hoá lỏng tự nhiên toàn cầu (LNG) đang phát triển nhanh, được Hoa Kỳ , Qatar và Australia thống trị.

Được cho là nơi có trữ lượng khí tự nhiên lớn nhất thế giới, Yamal có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới trong vòng một thập kỷ.

Quan trọng nhất, lô khí hóa lỏng đang trên đường tới nước Mỹ sẽ mở ra một thời kỳ mà Washington sẽ còn phải đau đầu tìm các cách để khai thác được nguồn năng lượng giá rẻ hơn Nga đã từng, thay vào đó, còn phải tìm cách để né các trừng phạt do chính mình đặt ra.


James Henderson chuyên gia nghiên cứu về khí tự nhiên tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho biết: "Đó là dự án duy nhất mà tôi có thể nghĩ đến trong thập kỷ vừa qua là hoàn thành đúng thời điểm và đúng dự chi ngân sách... Nó khá là ấn tượng".

Ông nói thêm: "Đối với Novatek, đó là một thắng lợi trong nghịch cảnh. Người Nga nhắc đến nó để nhấn mạnh một lần nữa rằng các chế tài trừng phạt với Nga đã sụp đổ".



http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/chien-luoc-putin-ban-thanh-cong-lng-cho-my-3350677/
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-co-tro-ve-thoi-nhap-khau-nang-luong-nga-la-chinh-3350629/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 10 2018, 10:36 PM

Hôm nay, quân đội Israel chính thức xác nhận chiếc máy bay F16L của họ bị phòng không bắn rơi, hai phi công đều bị thương đang được đưa vào bệnh viện. Đáng chú ý, F16L là bản hiện đại xuất xưởng năm 2003, được Israel và Mỹ quảng cáo tung trời với khả năng tàng hình, thiết bị điện tử tối tân, cộng với ông nghệ dò tìm tinh vi, được coi là gần bằng F35, cuối cùng lại bị hệ thống phòng không cổ lỗ của Syria bắn rơi. Ngoài ra phía Nga khắng định trước khi F16 bay, đã phát hiện thiết bị gây nhiễu mạnh phía bắc Lebanon. Đây cũng là thói quen của Israel, trước khi bay vào tấn công thì luôn gây nhiễu mạnh

Bây giờ thì biết là bị bắn bàng pháo phòng không, không hiểu pháo nào mà ghê thế. Không lẽ Pantir của Nga hay bản mà Nga bán cho Iran?
Trước đó Syria đã trưng bày tên lửa hành trình tối tân không đối đất của Israel bị họ bắn rơi.
Xem ra tin tức lần trước về việc F35C xịn mà Mỹ bán cho Israel bị tên lừa S200 cổ lỗ của Syria làm bị thương có thể là thật

Bổ sung:
Không chỉ F16L, mà còn có cả một chiếc F15 thứ hai bị hỏng nặng và đi lết về được căn cứ. Phi công chính tử vong tại viện, phi công phụ bị thương nhưng tạm thời ổn. Máy bay rơi ở Bắc Israel,không phải Syria.
Hiện Israel đã tấn công trả đũa, và cảnh báo Iran và Syria đang đùa với lửa, nhưng cũng xác nhận Israel k muốn làm căng thêm tình hình.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 13 2018, 07:32 AM

Tin chân đông đây, TQ chính thưc khai trưong giao dịch dâù thÔ quôc tê toàn câù băng nhân dân tê vào 26/3/2018. Link tiêng An ơr trên, bản tin tiêng VN ơ dươí

Theo tôi, đây là thơì điêm rât tôt đê TQ làm diêù này vì:
- Mâu thuân Nga Mỹ lên đinh điêm. Nga bị Mỹ trưng phạt, và quyêt tâm muôn thoat sƯ phỤ thuÔc đông USD

- Nga ĐÂỶ mẠNH giao dỊCH dÂÙ nÓI riÊng, vÀ thƯong mai nÓI chung khÔng thÔng qua USD, bĂng nÔỊ tÊ hoĂc hÀNg ĐÔỈ hÀNg

- HiÊp dỊNG SWAP tien te giƯa Nga vÀ TQ ĐƯỌC thÔng qua. Hai nƯÓC ĐÊÙ ĐÂỶ mẠNH thƯong mẠI phi Đo la trÊn thÊ giƠi, nÊn Nga sẼ ỦNg hÔ TQ

- MỸ Đa cÔng khai ra mĂt ĐÔÍ ĐỊCH TQ

https://www.reuters.com/article/us-china-oil-futures/china-plans-to-launch-crude-oil-futures-on-march-26-securities-regulator-idUSKBN1FT0P2
https://www.ft.com/content/2d29b996-0d99-11e8-839d-41ca06376bf2

China plans to launch crude oil futures on March 26: securities regulator
China to launch own crude oil futures contract on March 26


Trung Quốc chính thức ra đòn với đồng đôla dầu mỏ
Hợp đồng dầu thô tính bằng nhân dân tệ sẽ được niêm yết vào ngày 26/3 tới.

Ngày 9/2, Ủy ban Quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết nước này sẽ niêm yết các hợp đồng dầu thô định giá bằng đồng nhân dân tệ (NDT) trên Sàn giao dịch năng lượng quốc tế Thượng Hải (INE) vào ngày 26/3 tới.

CSRC cho biết các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép giao dịch các hợp đồng dầu thô tương lai trên sàn INE.

Nếu các hợp đồng này được các nhà đầu tư nước ngoài đón nhận và trở thành một chuẩn mực cho các giao dịch dầu thô trên toàn cầu, Trung Quốc hy vọng đồng NDT có thể đe dọa sự thống trị của đồng bạc xanh trong thương mại quốc tế.

Thành quả này là nỗ lực của Trung Quốc trong một thời gian dài nhằm nâng cao quyền lực định giá dầu ở châu Á để cạnh tranh với hai chuẩn giá dầu thô uy tín được định giá bằng đô la Mỹ hiện nay là dầu Brent trên thị trường London (Anh) và dầu Tây Texas trên thị trường New York (Mỹ).

Việc khai trương giao dịch hợp đồng dầu thô tương lai được định giá bằng đồng NDT sắp tới sẽ kết thúc chặng đường dài với nhiều trì hoãn và thất bại kể từ khi Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm giao dịch hợp đồng dầu thô bằng đồng nội tệ vào năm 1993.

Khi đó, Bắc Kinh đã phải dừng giao dịch một năm do không kiểm soát nổi các biến động giá quá mạnh. Trong những năm gần đây nhiều lần Trung Quốc lên kế hoạch giới thiệu các hợp đồng này nhưng lại liên tiếp trì hoãn do thị trường chứng khoán và hàng hóa chao đảo.

Với lần giới thiệu hợp đồng dầu thô bằng NDT, Bắc Kinh đã chứng tỏ được chỗ đứng của mình khi lần đầu tiên vượt Mỹ trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm ngoái.

Doug King, giám đốc đầu tư của quỹ Merchant Commodity ở Singapore tỏ ra nghi ngại với triển vọng của Bắc Kinh. Ông nói: “Nếu không thay đổi các quy định kiểm soát dòng vốn, hợp đồng dầu thô tương lai sẽ không phát triển được”.

Trong khi các nhà đầu tư quốc tế có thể thận trọng, giới đầu tư Trung Quốc chắc chắn sẽ nhiệt tình giao dịch các hợp đồng dầu thô bằng NDT. Chuẩn giá dầu thô mới có thể có những tác động thực tế.

Chen Tong, chuyên gia phân tích dầu thô ở Công ty First Futures (Trung Quốc) cho rằng một số công ty giao dịch hàng hóa quốc tế như Mercuria Energy Group, Vitol Group và Glencore có thể mua bán các hợp đồng dầu thô tương lại ở sàn INE để kiếm lời nhờ chênh lệch giá.

Các hãng hàng không Trung Quốc có thể sử dụng các hợp đồng dầu thô tương lai để quản lý các rủi ro biến động giá dầu trong khi đó các nhà máy lọc dầu của nước này có thể sử dụng chúng để định giá dầu thô mà họ xử lý và tác động đến giá xăng ở các trạm xăng.

Số liệu của ngân hàng Societe Generale cho thấy, giao dịch dầu không dựa trên đồng đô-la rất ít ỏi, chỉ khoảng 300.000-350.000 thùng trong số 82,2 triệu thùng/ngày trên thị trường toàn cầu.

Với việc sử dụng đồng NDT vào thị trường dầu thô, Trung Quốc còn có thể nắm chắc các thị trường hàng hóa xung quanh và định giá nó bằng đồng nội tệ.

Trong khi đó, các nước Trung Đông – mỏ dầu của thế giới đứng trước lựa chọn mở rộng thị trường với Trung Quốc bằng cách chấp nhận giao dịch bằng NDT hoặc nguồn thu ngoại tệ giảm.

Bộ Năng lượng Ả-rập Xê-út và công ty dầu khí quốc doanh Saudi Aramco đã từ chối bình luận về thay đổi này nhưng theo nguồn tin riêng của Bloomberg, nước này đã sử dụng đồng NDT trong một số giao dịch riêng với Trung Quốc.

Adam Levinson, người sáng lập Công ty quản lý tài sản Graticule Asset Management Asia, cho rằng hợp đồng dầu thô tương lai bằng NDT không chỉ là công cụ để các công ty Trung Quốc quản lý rủi ro mà còn hỗ trợ kế hoạch rộng lớn hơn của chính phủ Trung Quốc trong việc gia tăng sử dụng đồng NDT để thanh toán thương mại.

Để làm cho hợp đồng bằng NDT hấp dẫn hơn, Trung Quốc đang lên kế hoạch cho phép NDT có thể chuyển đổi thành vàng trên các sàn giao dịch Thượng Hải và Hong Kong.

http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/trung-quoc-chinh-thuc-ra-don-voi-dong-dola-dau-mo-3352705/


Nóng: 7 lần hạ lãi suất/12 tháng, Nga bỏ quên cấm vận
Kinh tế Nga đã vượt cấm vận ngoạn mục và nay chuyển sang việc xây dựng mô hình kinh tế phát triển, dường như người Nga đã quên cấm vận...

Ngày 9/2, Ngân hàng Trung ương Nga đã công bố quyết định cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong năm 2018, theo đó lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm thêm 0,25% xuống mức 7,5%.

Theo thông báo của Ngân hàng Trung ương Nga, trong tháng 1/2018, tỷ lệ lạm phát của Nga mức 2,2%, dự báo trong năm 2018 sẽ không vượt quá mục tiêu 4% và sẽ gần đạt mức này trong năm 2019.

Tỷ lệ lạm phát của Nga trong năm 2017 ở mức 2,5%, giảm từ mức 5,4% trong năm 2016, mà sự biến động của giá dầu và lương thực đã có tác động rất lớn tới chỉ số tài chính quan trọng này.
Đây là cơ sở quan trọng khiến Nga tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và kỳ vọng sẽ hoàn thành chuyển đổi từ chính sách tiền tệ từ "khá chặt chẽ" sang chính sách "nới lỏng hơn" trong năm 2018.

Trong năm 2017, Nga đã 6 lần hạ lãi suất cơ bản và lần cắt giảm này là lần thứ 7, mà được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Nga đang bắt đầu phục hồi và tăng trưởng trở lại sau 2 năm suy thoái.

Theo số liệu được Cơ quan Thống kê nhà nước Nga (Rosstat) công bố ngày 1/2, trong năm 2017, GDP của nước này tăng trưởng ở mức 1,5%, sau khi giảm -2,8% trong năm 2015 và -0,2% trong năm 2016.

Lạm phát thấp, kinh tế tăng trưởng trở lại đã giúp chất lượng cuộc sống người dân Nga có sự thay đổi mang tính đột biến, thể hiện ra là lần đầu tiên kinh tế tiêu dùng có đóng góp quan trọng vào chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế.

Dù tăng sự trưởng ổn định vẫn là thách thức với kinh tế Nga, theo The Moscow Times, song rõ ràng chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ Nga đã tạo ra nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh tế tại xứ sở bạch dương.

Chính điều đó khiến các tổ chức đánh giá và xếp hạng tín nhiệm như Moody's hay Fitch đã đánh giá tích cực về kinh tế Nga và đồng loạt nâng mức xếp hạng tín dụng cho kinh tế tài chính Nga.

Sự thay đổi đó đã giúp cho giới đầu tư có niềm tin hơn vào sự điều hành của chính phủ Nga và những hiệu ứng tích cực của đời sống kinh tế Nga, tạo ra những cơ hội cho nước Nga và vấn đề còn lại chỉ là nắm bắt cơ hội.

Theo giới chuyên gia, việc chính phủ Nga liên tục thực hiện cắt giảm lãi suất là một trong những cách nắm bắt cơ hội, giúp biến cơ hội thành những lợi ích cho người dân và đất nước Nga.
Bởi việc cắt giảm lãi suất luôn tạo ra hai hiệu ứng tích cực. Thứ nhất, thúc đẩy các hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi hơn, bởi lợi ích trong có được từ sản xuất - kinh doanh và hợp tác- đầu tư sẽ gia tăng, nhưng theo tỷ lệ nghịch.

Người dân và nhà đầu tư sẽ mạnh dạn bỏ tiền vào hoạt động kinh tế sản xuất hay đầu tư, thay vì giữ tiền, găm vàng, gửi tiết kiệm hay đầu cơ tài chính - những hoạt động không tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế Nga phát triển trong thời điểm hiện tại.

Thứ hai, giá trị lợi có được từ sản xuất - kinh doanh và hợp tác- đầu tư luôn bảo toàn giá trị thực hay sát với giá trị thực, vì cắt giảm lãi suất cùng với tỷ lệ lạm phát thấp sẽ làm cho giá trị đồng nội tệ được đảm bảo.

Người dân và nhà đầu tư dần sẽ chọn đồng rúp làm đơn vị thanh toán, giao dịch và thể hiện giá trị lợi ích thay vì là các ngoại tệ mạnh. Điều này sẽ làm lành mạnh hoá nền tài chính Nga một cách tự nhiên, hạn chế phải dùng tới những công cụ tài chính khác.

Khi kinh tế trong nước ổn định và phát triển bền vững thì đó cũng là động lực cho kinh tế đối ngoại phát triển, lực hút từ lợi ích tại xừ sở bạch dương sẽ kéo đầu tư nước ngoài đến với nước Nga.

Thực tế đó khiến những biện pháp cấm vận của Mỹ và đồng minh dần mất tác hiệu và như Tổng thống Putin nhận định là sẽ đến lúc các nước phương Tây thấy chán ngán chính sách áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Nga.

"Tôi nghĩ biện pháp trừng phạt chẳng mấy chốc sẽ gây mệt mỏi cho những người thực hiện, vì vậy tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ tiến đến quan hệ bình thường", ông Putin phát biểu tại Hội nghị Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga.

Theo nhà lãnh đạo Nga: "Lập trường của chúng ta rất rõ: chính sách hạn chế trong quan hệ kinh doanh quốc tế là con đường bế tắc, dẫn mọi người, kể cả những ai khởi xướng chính sách này, đến chỗ mất lợi nhuận mà thu về toàn thiệt hại trực tiếp".
Theo giới chuyên gia, năm 2018 là thời điểm mà Tổng thống Putin sẽ phải lựa chọn mô hình kinh tế làm hướng đi cho nước Nga trong thập kỷ tới, mà việc thẩm thấu mô hình kinh tế phát triển qua nhiều chỉ số quan trọng sẽ được xác lập.

Việc cắt giảm lãi suất liên tục của Chính phủ Nga được nhìn nhận là một trong những bước đi đầu tiên cho việc xác lập mô hinh kinh tế ấy. Chính Tổng thống Putin khi tiếp xúc với các doanh nhân từ những nước khác cũng chia sẻ quan điểm trên.

“Tại cuộc gặp với đại diện doanh nghiệp lớn của Pháp, tôi và Tổng thống Pháp đã có cái nhìn chung với thái độ tích cực rằng chúng ta có thể làm việc cùng nhau để phát triển quan hệ kinh doanh, và không chỉ với Pháp mà còn với nhiều nước khác nữa".

Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ Nga đã giúp cho nền kinh tế Nga vượt cấm vận ngoạn mục và nay Moscow chuyển sang việc xây dựng một mô hình kinh tế phát triển, cho thấy dường như người Nga đã thực sự lãng quên cấm vận.


http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/nong-7-lan-ha-lai-suat12-thang-nga-bo-quen-cam-van-3352698/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 13 2018, 07:36 AM

Giá khí đốt Ukraine tăng sốc, 62%: Thảm hoạ chính trị Maidan
Dự kiến từ tháng 4/2018, giá khí đốt tại Ukraine sẽ lên tới 8.000 hryvnia (khoảng 300USD)/ngàn m3, và có thể tăng với mức đáng kinh ngạc, 62%...

Nhật báo George Today của Gruzia ngày 9/2 đưa tin, theo tính toán của Công ty dầu khí Ukraine (Naftogaz), giá khí đốt tại Ukraine có thể tăng với mức kinh ngạc, 62%, và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mọi người dân Ukraine.

Naftogaz được cho là đã tính toán kỹ và Bộ Tài chính Ukraine cũng đã tiến hành kiểm toán Dự thảo kế hoạch tài chính của Naftogaz. Do vậy, từ tháng 4/2018, giá khí đốt tại Ukraine sẽ lên tới 8.000 hryvnia (khoảng 300USD)/ngàn m3, tăng 14,3%.

Việc khí đốt tại Ukraine tăng giá là một trong những yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đối với quá trình cải cách kinh tế tại Ukraine, đảm bảo cho việc định chế tài chính này giải ngân phần còn lại trong khoản vay 17,5 tỷ USD dành cho Ukraine.
heo cách tính của IMF thì giá khí đốt mà chính phủ Ukraine bán cho người dân sẽ tăng ít nhất là 17% và phải áp dụng ngay từ tháng Giêng năm 2018, nhưng chính quyền Ukraine đã cố trì hoãn cho đến tháng Tư.

Chính phủ Ukraine đã từng đưa ra đề xuất với IMF về công thức định giá cho giá khi đốt áp dụng cố định tại Ukraine đến tháng 7/2018, song đã không được định chế này chấp nhận, bởi mang nặng yếu tố chính trị hơn là yếu tố tài chính, theo Reuters.

Bởi dù Ukraine được cho là đã đạt được những tiến bộ trong cải cách và nền kinh tế đã phục hồi sau giai đoạn suy thoái từ "Sự kiện Crimea". Tuy nhiên, IMF nghi ngờ sự tiến bộ đó là do chính sách của Kiev, trong đó có việc trợ giá khi đốt.

Trước thực tế đó, một quan chức cao cấp của chính phủ Ukraine cho hay, Kiev có hai lựa chọn : "Hoặc tuân thủ các yêu cầu của IMF, hoặc không cần IMF. Và phẩm giá của người Ukraine quan trọng hơn IMF", Reuters tường thuật.

Vậy nhưng cuối cùng thì giá khí đốt bán cho người dân Ukraine lại tăng, điều đó cho thấy chính quyền của những chính trị gia Maidan đã để phẩm giá của người Ukraine phía sau điều kiện của IMF.

Theo giới quan sát, đề xuất của Kiev liên quan đến công thức tính giá khí đốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với giới đầu tư tư quốc tế. Bởi điều đó cho thấy Kiev đã phản đối các cam kết hiện đại hóa nền kinh tế Ukraine. nên đành phải theo IMF.

Tuy nhiên, điều đang lưu ý là khi đáp ứng yêu cầu của IMF trong công thức tính giá khí đốt - sản phẩm thiết yếu và cực kỳ quan trọng với người dân Ukraine trong mùa đông - thì giá nhiên liệu chỉ tăng 17%, vậy sao Naftogaz lại tính có thể tăng tới 65%.

Còn nhớ, Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman từng nhiều lần khẳng định, giá khí đốt sẽ không tăng cho đến khi kết thúc mùa đông và mức tăng giá khí đốt sẽ được bù đắp bằng việc tăng cường bảo trợ xã hội và chăm sóc sức khoẻ cho người dân.
Theo giới phân tích thì vấn đề chính quyền Kiev mở rộng biên độ tăng giá lên đến 65% là nằm ở chỗ này và có thể nhận diện đây là hành động "té nước theo IMF" của giới chính trị Maidan, nhằm phục vụ cho ý đồ khác.

Bởi ngoài việc phải xây dựng biểu giá khí đốt bền vững, chính quyền Ukraine còn phải thực hiện yêu cầu của IMF và WB trong việc cải tổ hệ thống lương hưu, mà có thể cộng hưởng với những tiêu cực khác, từ đó gây ra bất ổn xã hội.

Vì vậy, việc tăng giá khí đốt vượt biên độ sẽ giúp cho chính quyền Ukraine có nguồn tài chính đề trang trải những khoản chi tiêu vượt trần hay khắc phúc hậu quả của "quốc nạn" tham những và để xoa dịu phản ứng bất lợi của người dân.

Cũng xin nhắc lại, hồi tháng 4/2017, khi quyết định không phụ thuộc vào khí đốt của Nga, Naftogaz đã ký hợp đồng mua bán khí đốt mới với các nhà cung cấp Châu Âu, được cho là có giá rẻ hơn của Nga rất nhiều.

Theo nguồn khi đốt mới được cung cấp cho Ukraine từ quý 2/2017, người Ukraine được hưởng giá khi đốt thấp hơn của Nga từ 25-30 USD/ ngàn m3, nghĩa là thấp hơn của Nga khoảng 10% đến 12%. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy.

Giá khí đốt của các hộ gia đình Ukraine là khoảng 7.000 hryvnias (262 USD)/ngàn m3, dựa trên công thức chuẩn của Đức cộng với chi phí vận chuyển của IMF, hiện đang tính ở mức trên 30 USD/m3. Tổng cộng là 292 USD/ngàn m3.

Theo đề xuất chính phủ Ukraine, giá khí đốt của nước này sẽ tăng 4.8%, song nếu theo cách tính của IFM thì mức tăng sẽ là 17.6%. Nghĩa là theo cách tính của IMF, thì giá khi đốt của Ukraine sẽ đắt hơn so với Nga từ 5,6 dến 7,6%.

Trước đây, IMF và Ukraine đã thống nhất là Kiev không được thay đổi giá khí đốt thấp hơn 10%, nghĩa là thấp nhất là bằng giá của Nga. Tuy nhiên, người dân Ukraine mua khi đốt với giá không những không bằng của Nga, mà luôn cao hơn rất nhiều.
Còn theo cách tính mới nhất của Naftogaz, thì từ tháng 4/2018, người dân Ukraine phải mua khí đốt với giá là : 300 USD + 30 USD = 330 USD/ngàn m3 (bao gồm cả phí vận chuyển). Nghĩa là cao hơn của Nga ít nhất, từ 20% đến 23%.

Mùa đông năm nay ở Châu Âu ghi nhận độ giá rét kỷ lục, song người dân Ukraine còn phải chịu thêm một kỷ lục nữa là giá khí đốt. Với những gì đang diễn ra, cho thấy "Khát vọng Tây tiến" của giới chính trị Maidan đã thực sự mang lại thảm hoạ cho người dân và đất nước Ukraine.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/gia-khi-dot-ukraine-tang-soc-62-tham-hoa-chinh-tri-maidan-3352617/




Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 20 2018, 07:23 AM

My lai dang than phien ve lua mi cua Nga. Nga dang mo rong thi truong toan cau den tan Sudan va soan ngoi vi so 1 cua My. Nga đang xuât khâủ nhiêù lúa mỳ hơn bât kỳ nươc nào trong 25 năm. Link tieng Anh o tren, ban tieng VN o duoi

Iran đang đàm phán đê nhâp khâủ 1 triêụ tân lúa mỳ của Nga đê xuât khâủ tưng đó bôt mỳ sang các nưóc láng giêng Iraq, Afganistan


Russia Is Exporting More Wheat Than Any Country in 25 Years
https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-02-16/russia-is-exporting-more-wheat-than-any-country-in-25-years

Russia Taking Wheat Crown Recalls Communist-Era Dominance
https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-01-18/russia-taking-wheat-crown-recalls-communist-era-dominance

Russian Wheat Sales Expand Global Reach With Surge in Sudan
https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-01-22/russia-expands-global-reach-of-wheat-sales-with-surge-in-sudan


Bloomberg: Nga đang phá kỷ lục về xuất khẩu lúa mì và không có ý định dừng lại
Bloomberg viết: "Trong một thời kỳ dài, không có quốc gia nào xuất khẩu được khối lượng lúa mì lớn như Nga.
Theo dự báo, vụ thu hoạch của "cường quốc Biển Đen" sẽ tiếp tục phát triển tương tự như triển vọng xuất khẩu. Theo đánh giá của nhóm chuyên gia công ty phân tích "Sovecon" và Viện nghiên cứu thị trường nông nghiệp (IKAR), "nước xuất khẩu hàng đầu thế giới" sẽ cung cấp 36,6 triệu tấn ngũ cốc ra nước ngoài trong vụ mùa tới. Nước cuối cùng vận chuyển nhiều hơn Nga là Mỹ, nhưng điều đó xảy ra cách đây một phần tư thế kỷ, ấn phẩm lưu ý.
Nhờ có đất đai màu mỡ và tăng đầu tư vào nông nghiệp đã thúc đẩy gia tăng sản lượng ngũ cốc, Nga đã có thể chiếm được thị phần của các nhà xuất khẩu lớn nhất như Mỹ và Canada.

Như Bloomberg nhận xét, dự báo của Sovecon và IKAR vượt quá ước tính của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, theo đó xuất khẩu của Nga sẽ không vượt quá giá trị của mùa trước — 36 triệu tấn.
"Đây vẫn sẽ là kết quả lớn nhất kể từ khi Mỹ xuất khẩu 36,8 triệu tấn trong mùa 1992-1993," tờ báo viết.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 22 2018, 06:42 AM

Nói chung, cư cái gì có dính linh kiên Mỹ là mêt. Dù 99% linh kiên của mình, chỉ 1% linh kiên Mỹ là chêt
Ngày xưa khi Venezuela mua tàu chiên Tây Ban Nha, cũng bị Mỹ phản đôí, nên Tây Ban Nha phải thay linh kiên Mỹ băng linh kiên tương ưng tư EU và Venezuela phải châp nhân giá cao hơn do chi phí của viêc thay đôỉ

Tin do các bạn đưa lên


Mỹ cấm bán cho Ai Cập tên lửa hành trình Scalp-EG.
Theo Michel Cabirol trong bài viết "Rafale en Egypte: les Etats-Unis bloquent" trên báo Pháp "La Tribune", Mỹ cấm Pháp bán cho Ai Cập tên lửa hành trình chiến thuật Scalp-EG, loại dành trang bị cho máy bay chiến đấu Pháp đã bán cho Ai Cập của 2 nhà sản xuất MBDA và Dassault Rafale. Điều này, đã cản trở việc đàm phán hợp đồng Pháp bán cho Ai Cập 12 chiếc Rafale khác(ngoài 24 đã đặt hàng trước đó), do Ai Cập ràng buộc điều kiện với HĐ mua tên lửa Scalp EG-.

Hoa Kỳ đã từ chối cấp giấy phép sản xuất cho MBDA bản quyền cho phiên bản tên lửa cấp cho Ai cập một số phụ tùng và linh kiện dùng trên Scalp EG-, làm cho việc cung cấp các tên lửa cho Ai Cập không thể thực hiện được. Hoa Kỳ thực hiện các hành động của mình với chế độ hạn chế được quy định trong Quy chế về chuyển giao Quốc tế trong các giao dịch vũ khí (ITAR - International Traffic in Arms Regulation). Các công ty MBDA và Dassault đã từ chối bình luận về vấn đề này.
Kết quả các cuộc đàm phán vào cuối năm 2017, một thỏa thuận về việc bán 12 máy bay Rafale bổ sung cho Ai Cập vẫn chưa được ký kết. Có lẽ, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm Washington, dự kiến ngày 23-ngày 24 tháng tư năm 2018. Tuy nhiên, tờ báo cũng nhắc lại rằng, ngay cả một thỏa thuận với Hoa Kỳ ở cấp độ cao nhất cũng không thể đảm sẽ bảo giải quyết triệt để các vấn đề như vậy. Năm 2014, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đồng ý bán UAE hai vệ tinh do thám của Pháp có sử dụng linh kiện Mỹ, nhưng sau đó, người Mỹ vẫn cấm việc bán 2 vệ tinh này.
P/S: Có lẽ, việc Mỹ cấm bán tên lửa hành trình cho Ai Cập, thông thường như trường hợp này, nó gắn với việc ngăn chặn mối đe dọa cho Israel. Có thể những "thành phần linh kiện của Mỹ" trong tên lửa Scalp EG-là các bộ thu tín hiệu quân GPS, sử dụng trong các hệ thống dẫn đường của tên lửa.
Nhớ lại rằng trong khuôn khổ của các HĐ đã ký kết tháng 2- 2015, một hợp đồng trị giá 3,5 tỷ euro Ai Cập đã đặt mua 24 máy bay chiến đấu Rafale, trong đó có 16c 2 chỗ ngồi DM và và 8c 1 chỗ ngồi EM. HĐ này do Ả-rập Xê-út và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất tài trợ. Việc cung cấp máy bay Rafale cho Ai Cập theo hợp đồng này đã được thực hiện vào tháng 7 năm 2015, và cho đến nay, đã 14c được bàn giao. Được biết, Ai Cập đã lên kế hoạch mua 50 tên lửa hành trình Scalp-EG.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 22 2018, 10:25 PM

Viết tiếp phần tôi đang viết dở ở trên.
Vụ án Trầm Bê & Phạm công Danh cũng là dạng này. Nhưng nó cổ điển hơn, nói về mặt gian dối thì nó không tinh ranh bằng mô hình Bầu Kiên. Mô hình của nó đúng là nhà băng cho công ti kinh doanh vay, theo đúng nguyên tắc hoạt động của ngân hàng. Chỉ có điều công ti đi vay ở đây là công ti giả.
Còn vụ PVN Đinh là Thăng và ngân hàng ocean bank, thì phiên bản cuả nó là hãng thật (PVN) đóng góp vốn cho ngân hàng giả (Ocean Bank) từ đó mà tạo ra “lãi xuất giả” để lại quả. Người ta có thể hiểu một cách đơn giản là PVN đóng 800 tỉ cho Ocean tiêu sài, và Ocean đã tạo ra một lãi xuất giả (vào thời điểm đó, có lúc lãi xuất tới trên 20%, nhưng không phải do đầu tư hiệu quả mà ra, mà chỉ nhằm tạo sự hấp dẫn thu hút người góp tiền), để rút lại một phần trong số 800 tỉ kia lại quả, nhân danh lãi xuất “chăm sóc” khác hàng. Đọc trên báo, người ta thấy nó rất lằng nhằng phức tạp. Nhưng bản chất vụ việc nó là ở đây.
Như vậy từ 3 vụ án ở trên, người ta có thể thấy sự quan trọng của ba đầu mối kinh tế trong hình thức tài chính “ảo” của kinh tế hiện đại. Nó giống như là ba cực của một tam giác bao gồm 3 mối quan hệ.
1- Ngân hàng với ngân hàng (khác) (bản chất vụ án bầu Kiên).
2- Ngân hàng với công ti kinh doanh (bản chất vụ án Trầm Bê).
3- Công ti kinh doanh với ngân hàng (PVN Đinh la Thăng, Ocean Bank).
Ba cái cực này phải có thật thì cái cớ chế tài chính này mới hoạt động được, và mục tiêu của nó phải là sự gom vốn của xã hội để hoạt động kinh doanh tạo ra sản phẩm vật chất thật (hoặc dịch vụ thật) và từ đó có lợi nhuận.
Ngược lại, nếu một trong các cực kia là “ảo” là giả mạo, thì cái mô hình này sụp đổ. Vậy nó sụp đổ thế nào. Có hai cách sụp đổ.
1- Nếu đã có luật để cho ngân hàng phá sản, thì khi sụp đổ những người tiết kiệm tiền vào đó sẽ mất tiền, mà không được hoàn lại. Có nghĩa là “ki cóp cho cọp nó xơi”, “thằng còng làm cho thằng ngay ăn”.
2- Nếu ngân hàng không phá sản, thì nhà nước phải bao, gánh lấy đống nợ ấy. Và điểm tới cuối cùng là người nộp thuế.
Như vậy cái mà dư luận tưởng là tài năng, là đại gia, thực ra chỉ là một trog show diễn trộm cắp, nhưng được cái cơ chế tài chính che chắn đi, nhưng dân tình cứ trố mắt ra mà khen.
Đến đây thì có thể trả lời được rồi, nhưng câu hỏi nghi ngờ tới việc chống tham nhũng đánh vào những vụ án kinh tế trên có phải sẽ dẫn tới sự giảm tăng trưởng. Câu trả lời là KHÔNG. Bởi cái người ta tưởng là tăng trưởng thực ra là một sự lừa bịp, một sự ăn cắp.
Ở đây tôi nói thêm một điểm nữa. Cũng ở trong langven này, cách đây khoảng 7,8 năm, tôi hoàn toàn không quan tâm tới chống tham nhũng. Nhưng gì tôi viết lúc đó, còn có thể coi là biện hộ cho tham nhũng. Tại sao lại thế ? Bởi vào thời điểm đó, hệ thống tài chính hiện tại của Vn chưa hình thành, tất cả hoạt động kinh tế đều là “tiền tươi, thóc thật” ( là giai đoạn 2 trong 3 giai đoạn tài chính) tôi nói ở trên. Trong hoàn cảnh đó, nếu có tham nhũng, thì chỉ là dạng “lọt sàng xuống nia”, tiền không mất đi, mà chỉ chuyển từ hoạt động kinh tế này sang hoạt động kinh tế khác ở trong nước. Vì nó là lọt sàng xuống nia, nên điều quan trọng nhất vào lúc đó là không bị chẩy máu tiền từ Vn ra nước ngoài. Mà lúc đó sự chẩy máu này hơi bị khó. Vì nó không có những công cụ tài chính như bây giờ để làm.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 22 2018, 10:55 PM

Hiện nay do VN đã xây dựng một hệ thống tài chính, phát triển kinh tế theo kiểu “vay nợ tiền ảo”, thì vấn đề “ngân hàng thực sự là ngân hàng”, “doanh nghiệp thực sự là doanh nghiêp”, “lãi thực sự là lãi” trở nên rất quan trọng.
Trong cái cơ chế tài chính mới này, sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân là không có. Vì hệ quả cuối cùng, dù là do tư nhân gây ra hay doanh nghiệp nhà nước gây ra đều giống nhau. Vì thế sự phân biệt giữa tư nhân hay hơn nhà nước là không có. Và điều này nó dẫn tới chuyện phải có thị trường, cũng như phải có năng lực quản lý (management), tính toán dài hạn .. chứ không thể chỉ ăn xổi, đánh quả được nữa. Điều quan trọng với một doanh nghịêp là những điều này, chứ không phải chủ sở hữu là ai. Với một nước như VN, việc tồn tại một hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nắm những nghành nghề then chốt liên quan tới năng lượng, quốc phòng, hệ thống kinh tế mạng.. là bất khả kháng. Bởi nếu không nhà nước sẽ không có đòn bẩy tác động vào kinh tế.
Các nước tư bản phát triển (EU, Nhật, Mỹ…) đã xây dựng hệ thống tài chính thế nào ? nếu xét về chiều dài lịch sử thì người ta thấy có hai kiểu xây dựng hệ thống tài chính.
1- Hệ thống tài chính tiền tệ được gây dựng như một hình thức bóc lột chiếm đoạt. Ở đây các công cụ tài chính được xây dựng như một công cụ để tiến hành chiến tranh tài chính. Hình thái này điển hình nhất là tài chính Mỹ, Anh, một phần là Pháp.
2- Hệ thống thứ hai là được xây dựng như một dạng công cụ đồng hành với công nghiệp, với sản xuất. Hình thái này điển hình là Đức, Nhật
Tại sao lại thế bởi vị thế của các nước này trong trường thế giới khác nhau. Ví dụ như Anh, Pháp..việc tích luỹ tiền tệ tạo lập ra hệ thống ngân hàng có trước khi công nghiệp phát triển, và là hình thức tích luỹ tư bản ban đầu. Lấy ví dụ. Ngân hàng HSBC (Anh), khởi đầu của nó là ngân hàng buôn thuốc phiện của Anh từ Ấn độ vào TQ. Ngân hàng BNP (Pháp) hiện tại có xuất xứ là ngân hàng Đông dương của Pháp ở VN ngày xưa, do bóc lột bằng thuế rượu, muối, thuốc phiện mà có. Cả ngân hàng HSBC và BNP đều là loại ngân hàng “systemique” (to big to fall) với kinh tế Anh, Pháp. HSBC còn là ngân hàng lớn nhất châu Âu.
Ngược lại các ngân hàng Đức, Nhật là công cụ tài chính do liên minh với các đại công ti công nghiệp lớn mà ra. Ngân hàng ở Đức , Nhật khởi đầu là công cụ gom góp tài chính cho công nghiệp là hệ quả của công nghiệp hoá.
Trong hai kiểu hệ thống ngân hàng trên, thì hình thức Đức, Nhật hợp với VN. Do VN không có vị thế chính trị, tài chính để sử dụng hệ thống tài chính như một thứ công cụ bóc lột thâm nhập.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 22 2018, 11:48 PM

Với nhận thức “hai mô hình” tôi nói ở trên, người ta có thể nhìn nhận ra nó rõ ràng trong hệ thống tài chính thế giới hiện tại. Ví dụ so sánh đồng Euro với Đô la, và hệ thống tài chính USA và EU. Ở Mỹ, bắt đầu từ thời Reagan (tức là thập niên 80 của thế kỷ trước), xu hướng của Mỹ là thả rông hệ thống ngân hàng Mỹ (liberalisme), bởi vì với đồng đô la là đồng tiền quốc tế, được các nước sử dụng như đồng tiền dự trữ, khiến Mỹ có thể nợ thoải mái vì chính họ in tiền. Đồng đô la vì thế trở thành công cụ chiếm đoạt (hình thái thứ nhất). Cuộc chiến tài chính Mỹ-Nga (và một phần TQ-Mỹ) minh hoạ điều này.
Ở châu Âu, do vị thế đồng Euro không thể như thế, nên hệ thống ngân hàng EU bắt buộc phải chặt chẽ hơn. Mặc dù ở châu Âu cũng có những nước như Anh, Pháp cũng đã từng có hệ thống tài chính kiểu “cướp đoạt” này, nhưng hiện tại vị thế của họ không thể làm thế được nữa. Kết quả hệ thống tài chính ở EU mang tính chất Đức (hình thái thứ hai).
Nhưng ngay ở Mỹ hiện tại, cái hình thái này cũng bộc lộ yếu điểm của nó, dẫn tới Trump lên nắm quyền, bởi không một nền tài chính nào, dù “ảo” đến mấy cũng không thể không có cái đế công nghiệp. Điều này tôi đã nói tới trong chủ đề bầu cử TRUMP nên không nhắc lai nữa.
Như vậy cấu trúc hệ thống ngân hàng tài chính phụ thuộc rất nhiều vào vị thế chính trị, cái đế công nghiệp, tài nguyên.. của đất nước đó. Nước càng nhỏ thì hệ thống tài chính này lại càng phải gắn bó với công nghiệp, với sản xuất.. chính vì thế tôi mới nói mô hình Đức, Nhật hợp với VN, vì nó gắn liền với thực tế.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 25 2018, 06:20 PM

Hiện chính quyền Syria quyết tâm giải phóng vùng đông Ghouta.
Lực lượng đối địch đang lâm nguy, và phương Tây tại LHQ đã kêu gọi môt lệnh ngừng bắn 30 ngày tại đông Ghouta vì lý do "nhân đạo". Mỹ nói tình hình vô cùng khẩn cấp, phải ngừng bắn ngay.
Sau nhiều lần phức tạp, nghị quyết cuối cùng được thông qua, nhưng phải sửa đổi vì yêu cầu của Nga, đặt chiến dịch diệt khủng bố ra ngoài lệnh ngừng bắn.
Và lực lượng Tiger, tinh nhuệ nhất của Syria đã tấn công, sau khi các dàn pháo phóng hoạt đã bắn dữ dội


Lý do để giải phòng đông Ghouta, có lẽ là để nhổ đi một cái đinh bên ngoài Damacus, thủ tiêu đi vùng da báo này. Nếu thành công, có nghĩa vùng Damacus và lân cận sẽ liền một mối, là cơ sở để thiết lập hệ thống phòng không đồng nhất.
Như thế nghĩa là Syria và Iran đang đề phòng Israel sẽ không kích?

Bổ sung tin tức:
- Lượng vàng tích tru của Nga vượt TQ, đứng thứ 5 sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp
- Mỹ đe dọa các nước đồng minh muốn mua vũ khí Nga nói riêng và hệ thống phòng không S400 như Ai Cập, Arap Saudi, Jordan, etc. bằng đạo luật về "chống lại đối thủ" của mình. Mỹ cũng đang cố thuyết phục VN mua vũ khí Mỹ để tránh phụ thuộc nhà cung cấp duy nhất, dù từ lâu Nga đã k còn là nhà cung cấp vũ khí duy nhất cho VN nữa
- Trong khuôn khổ sân bay vũ trụ mới Vostochny mà Nga xây dựng để tránh phụ thuộc Kazastan, Nga đã phóng thành công 11 vệ tinh lên quỹ đạo từ sân bay mới này, trong đó có nhiều vệ tinh của Mỹ và Đức

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết ngày 1/2 phóng thành công 11 vệ tinh từ sân bay vũ trụ Vostochny.
Đây là lần thứ 3 Nga phóng vệ tinh từ sân bay vũ trụ mới này, trong đó tên lửa đẩy Soyuz mang theo 2 vệ tinh do thám Trái đất của Nga và 9 vệ tinh của Mỹ và Đức lên quỹ đạo.

Trước đó, tháng 11/2017, Nga đã phóng một loạt vệ tinh từ sân bay vũ trụ ở miền Đông nước Nga này nhưng đã thất bại, trong đó vệ tinh thời tiết Meteor của Nga đã bị mất liên lạc vài giờ sau khi phóng lên.

Ngoài ra, 18 vệ tinh từ các công ty và tổ chức tại Canada, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Thụy Điển và Na Uy cũng bị mất liên lạc. Giới chức Nga cho biết nguyên nhân của thất bại này là do lỗi lập trình.

Cuộc phóng ngày 1/2 ban đầu được dự kiến thực hiện vào tháng 12/2017, tuy nhiên đã bị hoãn do sự cố tháng 11.
Cuối tháng 12/2017, Nga mất liên lạc với vệ tinh viễn thông quốc gia đầu tiên của Angola được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, tuy nhiên vài ngày sau đó đã nối lại được liên lạc với vệ tinh này.

Cuộc phóng đầu tiên từ sân bay vũ trụ Vostochny diễn ra hồi tháng 4/2016 với sự giám sát của Tổng thống Vladimir Putin . Đây là một diễn biến quan trọng đối với ngành hàng không vũ trụ của Nga với sân bay vũ trụ mới được giới thiệu để đánh dấu sự hồi sinh của ngành./.

https://baomoi.com/nga-phong-thanh-cong-11-ve-tinh-len-qui-dao/c/24828345.epi

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 5 2018, 04:38 AM

hehe.gif hehe.gif

Siberian gas delivery to UK offers relief after cold blast
https://www.ft.com/content/31e076e2-1e28-11e8-956a-43db76e69936

Một đợt khí đốt mới của Nga sẽ được đưa tới Vương quốc Anh
Nga sẽ cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ dự án Yamal-LNG của NOVATEK tới Vương quốc Anh trong bối cảnh cơn bão Emma đổ bộ vào Châu Âu, theo Financial Times.

LNG của Nga sẽ do Royal Dutch Shell cung cấp tới Anh, hai nguồn tin thân quen với tình hình chia sẻ với tờ FT. Cuối tuần này, tại Vịnh Biscay, tàu của Shell sẽ lấy hàng từ tàu phá băng vận chuyển LNG của Nga.

FT ghi nhận rằng Novatek, chủ sở hữu chính của nhà máy Yamal-LNG, và Royal Dutch Shell đã từ chối bình luận về thông tin này.

Ngày 28 tháng 12 năm 2017, nước Anh nhận lô hàng đầu tiên khí tự nhiên hoá lỏng từ Nga, cũng sản xuất tại nhà máy Yamal-LNG.

Bloomberg đã lưu ý trước đó, do lạnh bất thường, châu Âu buộc phải mua khí đốt tự nhiên với khối lượng kỷ lục.

"Châu Âu, đặc biệt là Anh, ngày càng phụ thuộc vào Nga để đáp ứng nhu cầu về năng lượng", FT viết.

https://vn.sputniknews.com/press/201803054947012-mot-khi-dot-moi-cua-nga-se-duoc-dua-toi-vuong-quoc-anh/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 8 2018, 06:17 AM

Tin tưc do các bạn đưa lên, Nga chính thưc tô cáo phưong Tây lên LHQ, trưóc đay cũng có hiênj tương này ơ Aleppo nhưng Nga k tô cao:

Tại phiên họp mới đây về tình hình Syria và Đông Ghouta, đại diện thường trực Nga tại LHQ cho biết, quân đội Syria đã bắt được một số sỹ quan tình báo và huấn luyện viên quân sự một số nước Phương tây tại Đông Ghouta, hiện tại trong khu vực này còn hàng trăm huấn luyện viên quân sự và sỹ quan quân đội các nước Phương tây đang mắc kẹt tại đây. Đó là lý do, tại sao các nươc Phương tây đang dựng lên chiêu bài " CQ Assad sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường" để nhằm thực hiện can thiệp quân sự vào tình hình Syria"
Đợi báo cáo chính thức của CP Syria về vấn đề này tại LHQ


đièu này la k thê

PHÁP SẼ RỜI KHỎI NATO?
Trong khi Ukraine đang điên cuồng tìm kiếm bất kỳ kẽ hở nào để có thể chui được vào NATO, thì có những người khác cho rằng cần phải tránh xa nó. không phải tất cả, đều như Ukraine, than ôi, họ bị ám ảnh bởi sự tự huỷ hoại.
Nước Pháp cổ kính, không giống như Ukraina, biết được khả năng tự bảo vệ của mình.
NATO tiến hành một chính sách quân sự và không tuân thủ luật pháp quốc tế, do đó Pháp cần xác định chính sách chiến lược độc lập với Liên minh. Điều này được nêu trong bản dự thảo kế hoạch quốc phòng của Pháp năm 2019-2025.
"Bất cứ nơi nào NATO can thiệp, ví dụ ở Afghanistan hay Libya, mọi thứ đều kết thúc bằng sự hỗn loạn không thể tưởng tượng được, cùng với khủng bố tăng lên, hàng triệu người tị nạn,sự tàn phá các thành phố và các quốc gia biến mất khỏi bản đồ thế giới"
Bản dự thảo cũng nói rằng NATO ủng hộ các chính sách quân sự và trốn tránh việc tuân thủ luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Ngoài ra, theo các tác giả của văn bản , việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở nước này đã đặt họ phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Tài liệu này đã được trình lên Quốc hội Pháp xem xét.


Putin tuyên bố rằng Hoa Kỳ "dối trá và lươn lẹo" lừa dối Nga trong cuộc đảo chính ở Ukraine

Theo TT Nga, Mỹ, trên thực tế, đã dùng chính bàn tay mình để được thực hiện cuộc đảo chính ở Ucraina năm 2014, vì vậy họ buộc phải hỗ trợ CP phủ hiện nay ở Kiev.
Các đối tác Mỹ, năm 2014, đã liên lạc với Nga với đề xuất rằng, Nga sẽ làm tất cả để chính quyền Yanukovich khi đó không dùng các biện pháp quân sự, chúng tôi đã đồng ý giải pháp đó, nhưng chỉ một ngày sau đó cuộc đảo chính đã diễn ra ở Ucraina,TT Nga Vladimir Putin cho biết.
"Mặc dù họ nói - như các bạn biết, có một khái niệm thế này, khi vượt trên khả năng của người thực hiện - thì chúng tôi không muốn điều đó, nhưng sự kiện ( ví dụ nó phát sinh ..v..v..), nhưng chúng tôi sẽ làm tất cả để nó trở lại quỹ đạo của mình. Không một lời nào, trái lại, ủng hộ hoàn toàn những kẻ thực hiện đảo chính "- ông Putin nói trong bộ phim tài liệu mới" Trật Tự Thế Giới năm 2018".
Theo TT Nga, thực chất Mỹ và các đồng minh của họ, bằng chính bàn tay của mình đã thực hiện cuộc đảo chính này, do đó họ buộc phải ủng hộ chính phủ hiện nay ở Kiev - " Đơn giản, họ tự dồn mình vào góc tường" TT Putin nói thêm, đây là trường hợp đầu tiên một sự gian trá nghiêm trọng từ phía Mỹ.
" Gian trá và lươn lẹo, có lẽ, lần đầu tiên. Vì vậy, họ đã nói, chúng ta hãy làm như thế này, nhưng trong thực tế họ làm theo cách khác, và thậm chí không đoái hoài đến những người xung quanh nói gì, có lẽ, không".
Bộ phim tài liệu "Trật tự thế giới vào năm 2018" được dựa trên một cuộc phỏng vấn độc quyền TT Nga Vladimir Putin của PV Vladimir Solovyov.
Trước đó đưa tin rằng TT Nga, khi bình luận về việc đưa Crimea trở về với Nga và các cuộc cấm vận chống Nga, đã nói rằng, có lẽ, Moskva tự nguyện đến với tình trạng, mà ở đó nước Nga cần phải hành động

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 8 2018, 08:01 PM

Quốc Hội TQ đã thông qua luật bãi bỏ luật hai nhiệm kỳ với vai trò chủ tích nước. Điều này có nghĩa là Tổng bí thư đảng cộng sản TQ Tập cận Bình có thể làm tiếp nhiệm kỳ ba, mà không bị hạn chế về pháp luật, nếu như trong Đảng CS TQ không tìm được người kế nhiệm ông.
Đây là một tin tốt cho quan hệ VN-TQ. Nó sẽ giúp cho quan hệ VN-TQ ổn định hơn, hiểu nhau hơn, tránh để quan hệ này bị thành cái bẫy đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực trong Đảng CS TQ, bất luận thái độ nhà nước TQ với VN là tốt hay xấu.
Tại sao lại thế. Trong quan hệ VN-TQ có một điều đặc biệt, do cấu trúc quyền lực tương đồng của hai bên mà ra. Đó là quan hệ Đảng-Đảng. Đừng hiểu rằng quan hệ này là quan hệ phụ thuộc tay sai, mà nên hiểu là VN có một cái kênh ngoại giao nữa với TQ, so với quan hệ ngoại giao thông thường, và đây là lợi thế. Cái kênh này chỉ có tác dụng, nếu Đảng CS TQ có thể chỉ huy được nhà nước TQ, không bị cảnh « trên bảo dưới không nghe » vì lợi ích nhóm. Mà lợi ích nhóm ở TQ thì rất nhiều. Như lợi ích nhóm địa phương, lợi ích nhóm quân đội, lợi ích nhóm các hãng nhà nước lớn nằm trong tay « con ông cháu cha », lợi ích nhóm do người nhà của các chính trị gia TQ, lợi ích nhóm liên quan tới năng lượng (dầu mỏ, khí đốt)… tất cả đều dẫn tới tham nhũng lạm dụng quyền lực.Vì VN cùng đồng văn hoá với TQ, tôi nói thế thì các bác có thể ..suy ngay từ xã hội VN ra. Có điều ở TQ nó còn sâu sắc hơn, quyết liệt hơn, thâm độc hơn, dã man hơn, mức độ « khủng » hơn.
Ví dụ như vụ dàn khoan hải dương mà TQ đưa ra biển VN vào năm 2015. Cho đến giờ tôi cũng không thể khẳng định chắc chắn rằng trong vấn đề này có liên quan tới đấu tranh nội bộ TQ không. Vì sao ? vì cái dàn khoan này do tổng công ti khai thác dầu TQ đưa ra. Nó về bè với ai, có phải về bè với Bạc Hy Lai không, nếu người ta biết là trùm lãnh đạo dầu khí TQ về phe ông này. Khi ông Tập cận Bình lên, rất nhiều lần quân đội TQ phải tuyên thệ trung thành, và nếu nói về tham nhũng thì trong quân đội TQ cũng có không ít, từ chóp cao nhất. Đã có tham nhũng thì phải có lợi ích nhóm, vì đã ăn thì phải theo bè, chứ mấy ai ăn được một mình. Như vậy quan hệ VN-TQ rất dễ bị thành con bài mặc cả, đánh nhau giữa những lợi ích nhóm này, vì tinh thần dân tộc, ngay cả trong tình trạng sô vanh ở TQ cũng là con bài mà người ta không thể không muốn lợi dụng trong chính trị.
Trong lần đấu tranh này, theo như báo chí VN đưa tin, thì đã có không ít 30,40 cuộc gọi giữa bộ ngoại giao VN, quân đội, Đảng, chính phủ với bên Trung quốc..lằng nhằng dây điện như thế, thì rõ ràng phức tạp hơn là có một cửa.
Việc này cũng tốt cho chính người dân TQ. Từ khi lên nắm quyền. Ông Tập Cận Bình đã sử lý gần 1 triệu sai phạm, bao gồm cả hổ , báo, ruồi, muỗi, cáo , chồn..trên tổng số đảng viên hơn 80 triệu ở TQ. Nhưng kẻ bị « xử lý » này tất nhiên không thể hài lòng, vì thế tất nhiên họ chỉ chờ ông Tập hết nhiệm kỳ để hoành hành lại. Nói một cách khác, luật cứng nhiệm kỳ này cũng là điều đóng góp để dẫn tới cát cứ, trên bảo dưới không nghe. Bây giờ ông Tập ngồi đấy, chính sách đả hổ đập ruồi này sẽ bền vững, như vậy là hết hi vọng trỗi dậy lại sẽ là ảo vọng.
Những điều tôi phân tích ở trên là dựa vào thực tế. Bây giờ hãy phân tích lý thuyết một tí, nâng cấp nó lên. Về mặt lý thuyết chính trị đơn thuần, thì việc nắm quyền lâu dài của một người không phải là điều tốt, và về lâu dài là không lợi. Phần lớn những cuộc cách mạng, đảo chính,rối loạn chính trị,.. chủ yếu là do độc tài quyền lực của một người (tôi nhấn mạnh là một người, chứ không phải một Đảng) mà ra.Vì trong thực tế lâu dài, một cơ chế tốt vấn tốt hơn một người tốt. Một thể chế dựa vào một người (nói trong trường hợp người tốt, người tài) vẫn không hay bằng, bền vững bằng một thể chế tốt.
Thể chế, cơ cấu có thể coi như cái động cơ đốt trong. Đổ xăng vào là chạy. Nhưng ngay cả cái động cơ đốt trong tốt nhất, hoàn hảo nhất, vẫn có điểm chết. Và để khắc phục nó, phải có cái ma ni ven. Như vậy người ta có thể hiểu rằng cái cơ chế chính trị tốt nhất, nhiều khi nó vẫn cần phải « quay tay », và chính trong trường hợp này, vai trò cá nhân lãnh đạo lại cực kỳ quan trọng. Đây cũng chính là quan hệ biện chứng giữa thể chế hệ thống và quyền lực cá nhân. Quyền lực cá nhân tốt là quyền lực đưa cái thể chế vào hoạt động, không lấn át thể chế mà kiện toàn thể chế. Ví dụ như vai trò của chủ Tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng tám. Ví dụ ông Lê Duẩn trong kháng chiến chống Mỹ (nếu không có sự quyết tâm của ông, thì có lẽ VN sẽ là một dạng bán đảo Triều tiên mới, đất nước không thông nhất được).
Bản thân chế độ đại nghị tư sản, lúc nó không hoạt động theo cơ chế được, thì nó thành độc tài. Khi thể chế của nó không bảo đảm được sự nắm quyền của giai cấp tư sản, thì nó thành phát xít.
Vào thời điểm hiện tại. Việc ông Tập cận Bình tiếp tục có khả năng nắm quyền không bị hạn chế nhiệm kỳ là điều tốt với TQ, nếu không thì cái cơ chế nhà nước trong sạch vừa được đưa vào guồng ở nước này không hoạt động được, vì muốn nó có nề nếp thì cần phải có thời gian.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 13 2018, 06:32 AM

Nga thư thành công tên lưả hành trình siêu vươt âm tên là Kinzhal vơí tôc đô lên tơí 10 March, tâm băn 2000km, có thê găn đâù đạn hạt nhân, phóng tư Mig 31.

Bác Phó thư nói xem, tại sao Anh lại bông dưng buôc tôị Nga sát hại điêp viên hai mang phản bôị của Nga Serigei Skripal, dù cuôc điêù tra còn chưa tiên hành, và lại đe dọa tâỷ chay World Cup 2018 va keu goi trung phat, tay chay World Cup 2018.
Lai tiep tuc chinh tri hoa the thao.

CÓ phai vi đông Gouta ơ Syria đang bị nguy ngâp và bị quân đôị Syria chia cat ra lam 3? Mỹ đe dọa đơn phương hành đông nêú hôị đông bảo an LHQ k ngăn cản đưọc quân đôị Syria tân công ơ đông Gouta. Phía Syria và Nga công bô các kho vũ khí hóa học của phiên quân trong nhưng khu vưc chiem đuơc ơ đông Gouta. Chăc chăn khu vưc này có vô sô các "cô vân", "chuyên gia" của phương Tây

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 14 2018, 04:49 AM

Qua tin tưc các bạn đưa lên dươí đây, tình hình có vẻ căng như dây đàn

Trươc khi tân công, chăc Mỹ sẽ phải đàm phán vơí Nga. Viêc Nga đê tông tham mưu trương tuyên bô, mà k phải tông thông hay bô trương quôc phòng, có phải Nga đã săn sàng cho viêc đánh trả Mỹ băng biên pháp quân sư?


BCH QĐ Nga: Hoa Kỳ dự định tấn công bằng tên lửa vào khu vực có tòa nhà chính phủ của Syria ở Damascus
Lực lượng khủng bố chuẩn bị cuộc khiêu khích bằng vũ khí hóa học ở Syria nhằm đổ vạ cho CQ Damascus lấy cớ cho Washington tấn công vào các cơ quan đầu não của CP Syria – Tư lệnh các LLVT Nga, tướng Valerii Gerasimov, tuyên bố
Theo đó, Nga có các thông tin chính xác về việc quân khủng bố đang chuẩn bị các vụ tấn công hóa học để vu khống cho CQ Syria sử dụng VKHH chống lại dân thường.

"Chúng tôi có những thông tin đáng tin cậy về việc các chiến binh đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học nhằm vu khống cho quân đội CP sử dụng VKHH chống lại thường dân. Với mục đích đó người ta đưa đến Đông Ghouta số lượng lớn phụ nữ người già và trẻ em từ những khu vực khác để đóng vai nạn nhân của cuộc tấn công hóa học, các thành viên đội " mũ trắng" cùng với các nhà quay phim và các thiết bị phát sóng vệ tinh đã được đưa đến đây", ông nói.
“ Điều này được khẳng định với việc phát hiện ra phòng TN sản xuất VKHH tại vùng mới giải phóng khỏi lực lượng khủng bố ở Aftric”
Sau việc khiêu khích đó Mỹ dự định sẽ tuyên bố CQ Syria sử dụng VKHH
“ Với danh nghĩa các hành động đáp trả Washington sẽ mở cuộc tấn công bằng bom và tên lửa vào khu vực làm việc của CQ Syria ở Damascus”
“Phía QĐ Nga cũng sẵn sàng các biện pháp đáp trả các cuộc tấn công tên lửa của Mỹ vào Damascus, nếu nó uy hiếp đến lực lượng quân đội Nga” – Ông Gerasimov tuyên bố
“ Trong khi ở Damascus, ở các vị trí của các cơ quan CP và BQP Syria đều có quân nhân Nga, họ là các cố vấn quân sự, đại diện Trung Tâm hòa giải. Nếu trường hợp có sự uy hiếp đến an toàn tính mạng cho quân nhân Nga và CS quân sự Nga thì phía Nga sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả tương ứng vào cả các quả tên lửa và cả các vật mang tên lửa (P/S: Có nghĩa cả máy bay và tàu chiến của Mỹ cũng sẽ bị tấn công - ND) .”
Theo Ông Gerasimov, “ Các biện pháp bình thường hóa tình hình xung quanh Damascus vẫn đang được tiến hành’. Trước đo, theo như thông báo, các lực lượng vũ trang bất hợp pháp đã tiến hành những vụ tấn công không chỉ các vị trí tòa nhà CQ mà cả các khu vực dân cư ở ngoại ô Damascus. Kết quả làm 15 người thiệt mạng và 133 người khác bị thương.



Ông Lavrov cảnh báo Mỹ sẽ chịu “ Hậu quả nặng nề” nếu tấn công Syria
Hậu quả của việc Mỹ tấn công quân đội Syria sẽ là thảm khốc- NT Nga Sergey Lavrov tuyên bố với báo chí sáng nay.
Hôm thứ 2, tại phiên họp của HĐBA LHQ Heyli tuyên bố rằng, Washington sẵn sàng cho các hành động mơi ở Syria “ Nếu điều đó là cần thiết”. Bà Heyli nhắc lại rằng tại Khan Sheykhun ngày 4-7-2017 KQ Mỹ đã tấn công căn cứ Sayrat, tư đó người ta xác định rằng quân đội Syria tiến hành các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học nhưng HĐBA LHQ “ Không thể áp dụng các biện pháp tương ứng”
Ông Lavrov tuyên bố, ngay sau khi có tuyên bố về việc sử dụng Xarin tại Khan Sheykhun vào 4-2017, NT Mỹ Reck Tillerson đã gọi cho ông với đề nghị ông giúp đỡ để các nhà điều tra có thể tiếp cận với vị trí xảy ra sự việc. “ Chúng tôi đã thỏa thuận với Damascus rằng, việc tiếp cận sẽ thu xếp được, nhưng đến khi tôi chuyển lại ý kiến đó cho Washington thì nhân được câu trả lời “ Cám ơn, chúng tôi đã không còn cần thiết nữa”
“Thông tin , mà nhiều lần chúng tôi đã thỏa thuận với các đông nghiêp ở Washington, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, nói chung nó đã bị hủy bỏ. Do đó, nếu có những cuộc tấn công tiếp theo, tương tự như những gì đã xảy ra, thì hậu quả sẽ thực sự là thàm khốc. Bà Heyli cần phải hiểu rằng, một đằng – sử dụng Microphone ở HĐBA một cách vô trách nhiệm , cách khác - các nhà quân sự Nga và Mỹ đều có các kênh liên lạc trực tiếp với nhau và các kênh đó luôn nói rõ ràng rằng cái gì không được làm. Liên minh quân sự Mỹ hiểu quá rõ điều đó “ – Ông Lavrov tuyên bố.


Theo tin mới nhất từ thực địa, Phe Kurd đã trao lại cho chính phủ hàng loạt làng và thị trấn ở Bắc Syria, trong đó có Kamari, Ziyara, Burj al Kasi, Bashmira, Busafana, Deir Jamal, Tel Rifat, Minegh và căn cứ không quân lớn nhất Bắc Syria Minegh
Nỗ lực này để mong NDF tung quân cứu viện Afrin nhưng xem ra đã quá muộn


TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC VỀ VỤ SKRIPAL.
Việc TTg Anh Teresa May lên án Nga trong cái chết của cựu điệp viên 2 mang Sergey Skripal và con gái ông ta cần phải được chứng minh một cách khách quan – Người PN BNG TQ Lu Quan tuyên bố
Theo đó, phía TQ hy vọng rằng nước Anh sẽ “ dựa trên các dữ liệu thực tế , mà dựa vào đó có thể đạt được sự xem xét và điều chỉnh hợp lý.”
TQ sẽ tiếp tục theo dõi sự kiện Skripal
Nhắc lại rằng, vào hôm thứ 2 TTg Anh Teresa May tuyên bố rằng, Nga “có một tỷ lệ lớn tin tưởng” đã tham gia vào việc ám sát nguyên đại tá GRU Sergey Skripal và con gái ông ta Yulya, vũ khí ám sát, có vẻ như là hợp chất hóa học “ Novichok” được chế tạo tại USSR
Truyền thông Lodon cho biết, các biện pháp chống lại Nga trong vụ việc Skripal và con gái, mà Lodon đang xem xét, có thể là trục xuất các nhà NG Nga, không loại trừ cả Đại sứ.
LM Châu ÂU tuyên bố sẽ ủng hộ chính sách của London.
Trong khi đó, CCB lực lượng đặc nhiệm, nghị sỹ Igor Marozov tuyên bố, Nga đã ngừng sản xuất “ Novichok” và phá hủy hết các kho dự trữ, điều này đã được UB cấm vũ khí HH xác nhận.
Nhà bình luận quân sự Nga, Viktor Murakhovskii, tuyên bố rằng công thức “ Novichok” ở trạng thái mở nên việc sx nó có thể tiến hành ở bất kỳ PTN nào







Putin có ra lệnh bắn hạ máy bay?
Trong bộ phim Putin của đạo diễn Andrei Kondrashov, có đoạn mô tả về thời điểm ông Putin đối diện với những quyết định đau đầu vào năm 2014, khi Thế vận hội Sochi diễn ra... Đó là lúc ông được cấp dưới thông báo về một vụ bắt cóc máy bay
Trong cuộc phỏng vấn cùng ông Andrei Kondrashov, ông Putin hài hước cho rằng,,, Đó là một trang lịch sử và nhạy cảm của các kì Thế vận hội
Ngày 07/2/2014, khi Putin cùng đi xe bus với các quan chức IOC thì nhận được thông tin khẩn cấp của FSB về việc một chếc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt cóc trên đường tới Ukraina
Phụ trách An ninh của THế vận hội gọi đến, Anh ta thông báo máy bay đang trên hành trình từ Ukraina tới Thổ, và bị không tặc, bọn khủng bố đề nghị hạ cánh ở Sochi,,, Hàng ngàn con người đang tụ tập ở sân vận động và trên máy bay có 110 người
- Đó cũng là một thời khắc tệ hại, nhưng tôi đã trải qua hàng trăm thời khắc như thế và tôi biết phải làm gì
-Alexander Bortnikov, Giám đốc FSB thông báo : Phi công nói có bom được cài trên ngươi hành khách
Nhắc lại câu chuyện này, Putin nói: Tôi yêu cầu anh ta trình bày giải pháp, và câu trả lời như tôi dự đoán
Tôi nói: Được rồi, các anh làm theo đúng kịch bản giải quyết đi
Tôi nhấn mạnh, phải phù hợp với các kế hoạch( đã lên phương án sẵn - đối với tình huốn khẩn cấp này) - Nhiều người trên xe bus hỏi tôi.. mọi việc( ở Thế vận hội) ổn chứ,,, Tôi nói: Ổn thưa các quý ngài.. Nhưng tôi không thể nói về chuyện cái máy bay
Cuộc gọi thứ hai đến: Và bất ngờ đó là thông báo đây chỉ là lời nói của một gã say rượu để hù dọa phi hành đoàn, không có bom, không có không tặc. Chuyến bay tiếp tục tới THổ Nhĩ Kỳ
Putin được đề nghị cho biết cảm giác: ông nói ' Tốt nhất đừng mô tả lại"
Kế hoạch mà ông không muốn nhắc và bất cứ Nguyên thủ nào cũng phải bóp trán là gì:
- Lựa chọn giữa việc để bọn không tặc kích nổ máy bay và việc lựa chọn bắn hạ để máy bay không đâm vào sân vận động giết hại hàng ngàn người. Đó là phương án chung của các nước ở cấp cao nhất trong tình huống khủng bố
Như vậy không có việc Putin đơn thương độc mã ra lệnh bắn hạ máy bay ở Sochi 2014, ông cân nhắc các phương án, chờ đợi tới cùng cho một giải pháp và lựa chọn phương án hy sinh số ít để cứu số đông... Rất may điều đó không xảy ra
Đó là những điều chúng ta những người bình thường, không thể vươn tới,,,,, không thể hiểu nổi
Tuy nhiên khi các bài báo Phương Tây vớ được họ bẻ sang nghĩa khác với việc Putin hạ lệnh bắn hạ máy bay, và hàng loạt dịch viên đã thi nhau chuyển tải sự bịa đặt này tới các độc giả mà không biết mình đang làm gì

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 14 2018, 06:44 PM

Không, chuyện Syria chỉ là một phần nhỏ thôi. Có lẽ là nhỏ nhất trong quan tâm của Anh. Việc Anh kịch liệt lên án Nga vụ « đầu độc điệp viên » có lẽ liên quan nhiều hơn tới cuộc bầu cử tổng thống Nga sẽ diễn ra vào cuối tuần này. Bởi lần này, nhất định Putin sẽ trúng cử. Như vậy lên gân là để đặt gạch cho những động thái chính trị nhiệm kỳ mới của Putin ở Nga. Hiện nay, ở cả EU và Anh đều có tuyên truyền « khủng » về mối đe doạ của Nga, giống như tuyên truyền khủng của Mỹ về Bắc Triều Tiên. Cái gì xẩy ra ở đây cũng bị quy cho Nga cả.
Hôm qua chương trình ARTE của Pháp cũng có một tối đặc biệt dành cho Nga. Xem nó rất thú vị, vì nó là đỉnh điểm của cách tuyên truyền phương Tây, từ cách đặt vấn đề tới cách xây dựng, gán cho nó những nội dung..
Anh làm như thế cũng có tác dụng để đẩy EU gần lại mình, tìm thấy một tiếng nói chung sau khi Brexit và cũng đồng thời buộc EU phải ủng hộ mình, đặc biệt Anh còn có rất nhiều đồng minh trên lục địa châu Âu trong EU (cộng hoà Séc, Ba lan, các nước baltic).
Cách tính của nó là thế này. Nếu EU cùng đồng lòng thấy Nga là kẻ thù , thì quan hệ giữa EU và Anh sẽ tốt hơn, vì muốn chống trả kẻ thù chung thì phải liên minh với nhau..
Việc Nga theo chế độ đại nghị tư sản, đã dẫn tới việc cứ 4 năm một lần phương Tây lại có cơ hội lật đổ bằng cách tạo dựng, hà hơi, ủng hộ các nhóm đối lập, ngay cả khi nó rất nhỏ như lần này.
Điều thú vị là phương Tây (EU, một bộ phận Mỹ) coi Nga tác động để dựng lên TRUMP. Nhưng nếu Nga có thể tác động vào Mỹ, trong khi Mỹ mạnh hàng đầu thế giới, thì những nước thế giới thứ 3 sẽ còn bị tác động thế nào. Cái cơ chế đa đảng thực ra không thích hợp ngay với cả Nga, dù họ là một nước phát triển.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 15 2018, 12:36 PM

Bac Pho, phia Nga cho rang phuog Tay bat dau theo duoi chien luoc loai bo hoac kiem che Nga tai hoi dong bao an Lien Hop Quoc. Vi phia Anh se cao buoc Nga vi pham hien chuong Lien Hop Quoc, va se dua ra de xuat cai to hoi dong bao an de dat duoc muc dich nay. Hien phuong Tay dang k su dung duoc hoi dong bao an LHQ nhu y minh do bi Nga phu quyet va thay Nga la mot nguoi choi phien phuc

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 15 2018, 11:52 PM

Cuối tuần này, ngày 18 tháng 3 là ngày bầu cử tổng thống Nga, vì thế ở nhưng chương trình truyền hình tương đối nặng ký về chính trị ở Pháp, đang có chiến dịch phim tài liệu về Nga chủ yếu xoay quanh Putin(thực chất là tuyên truyền) rất thú vị. Tôi không rõ là ở các nước phương Tây khác, hay Nhật, ..thì ra sao, nhưng theo dõi nó sẽ thấy nó tuyên truyền rất bài bản, với tất cả những kiểu đánh giá nặng về tâm lý, đúng sai lẫn lộn.. Và thông qua đó cũng thấy người ta tìm cách tìm hiểu nước Nga rất kỹ, để tìm khe hở tấn công nó. Tất nhiên người tìm hiểu cũng bị ảnh hưởng của chính tâm lý họ, tâm lý chủ quan của người tìm hiểu.
Về thực chất, thì sự đối kháng này phải được tìm hiểu thông qua « tương quan lực lượng », cũng như sự tương đồng về lợi ích kinh tế hai bên. Đặc biệt sự tương đồng về lợi ích kinh tế là quan trong bậc nhất. Nếu sự tương đồng này ít (có tính chất đối kháng cao) thì sự đối kháng này càng quyết liệt. Giữa Nga và Mỹ không có lợi ích tương đồng, mà nước Nga lại cạnh tranh với Mỹ trên tất cả những gì cả hai bên đều mạnh (ví dụ công nghiệp quân sự). Với EU thì sự đối kháng này có tính chính quốc/thuộc địa (Nga cung cấp tài nguyên, đổi lại hàng tiêu dùng). Chính vì thế EU và Mỹ đều đứng về một phía để ép Nga.
Nếu so sánh quan hệ Nga / Mỹ - EU này với quan hệ TQ/Mỹ-EU thì ta sẽ thấy nó khác. Quan hệ Mỹ-TQ, EU-TQ có nhiều điểm tương đồng hơn, với TQ có vai trò sản xuất (công xưởng thế giới) còn Mỹ-EU thì có vai trò thị trường tiêu thụ, dưới sự lãnh đạo của tư bản Mỹ -EU. Sự cài chặt nhau này, khiến Mỹ và EU khi đánh TQ phải dè dặt hơn. Đồng thời ở đây không có điểm tương đồng giữaMỹ-EU nhìn vào TQ. EU nhiều khi muốn dùng TQ để cân bằng với Mỹ, nhưng khi đến cao trào thì nó sẽ ngả về Mỹ.
Về cách đánh đấm, múa võ thì Mỹ và TQ rất giống nhau. Đó là đánh có bài bản, dựa theo tương quan lực lượng, kế hoạch dự trù lâu dài, và dù bất cứ chính phủ nào, thì cái định hướng ấy không thay đổi, nó chỉ thay đổi về chiến thuật. Về cơ bản, TQ học võ thuật Mỹ. Mỹ làm gì TQ sẽ làm tương đương. Ví dụ, Mỹ đặt căn cứ ở nước ngoài, thì TQ cũng làm như vậy đặt căn cứ ở nước ngoài. Mỹ có kênh đào Panama, khống chế eo biển Malacca thì TQ đào kênh đào mới ở Nicaragoa, và đã từng định đào kênh đào ở Thái lan. Để tránh đường biển do Mỹ không chế, thì TQ xây dựng con đường tơ lụa. Đặc biệt TQ trong các công trình này đều câu các công ty phương Tây vào, vừa đểgiảm giá thành, vừa để hạ nhiệt nghi ngờ, đồng thời vẫn được lợi. Cách tiếp cận của TQ như vậy rất mềm dẻo, nhưng không dễ chống đỡ, phá huỷ.
Ngược lại Nga, do vị thế tương quan lực lượng khác với TQ, lại phải làm những quả « gây ấn tượng », như ở Syria để ép phương Tây phải nói chuyện với mình. Nhưng phương Tây nó né, và đánh lại bằng kinh tế. Như vậy võ của Nga là võ cổ điển còn võ TQ là võ mới.
Như tôi nói ở trên TQ và Mỹ giống nhau, vì cơ chế chính trị của hai bên đều là « cơ chế quản lý cá nhân ». Từ thời Đặng tiểu Bình (sau khi Mao trạch Đông mất 1976) nó là lãnh đạo tập thể. Hiện nay với việc quyền lực tập trung vào tổng bí thư Tập Cận Bình hơn, thì mô hình TQ có thể ngả về phía Nga, với điều kiện là những điều ông Tập Cận Bình làm sẽ không nhằm vào củng cố cơ chế. Nhưng điều này thì vào thời điểm hiện tại ta không thể đoán được.
Về cơ bản thì VN có thể học võ TQ, vì VN hội nhập sâu sắc vào kinh tế thế giới hơn, nên vị thế giống TQ hơn trên trường thế giới (chỉ có nhỏ hơn, và không có đối kháng quyết liệt, vì VN có bằng Nhật cũng không thể thống trị thế giới mà vẫn phải sống chung với những « nước lớn » khác) nhưng đồng thời cũng phải có cây roi sắt đề phòng. Như vậy cái câu « phát triển kinh tế, xây dựng đảng » là không sai.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 16 2018, 06:58 PM

Do không thể thâm nhập vào cuộc bầu cử chủ nhật tới ở Nga, mà toàn bộ phương Tây đồng loạt lên án trừng phạt Nga. Từ Mỹ+Anh+EU do vụ gián điệp bị đầu độc.
Tôi không có thời gian để phát triển phân tích thêm bây giờ về mấy chuyện này, sẽ nói sau. Ví dụ phân tích rõ hơn VN có thể học võ TQ thế nào. Nhưng có thể tạm hiểu thế này, nếu hiểu theo kiểu kinh Dịch, tức là nói theo THỜI và THẾ, thì có thể lý thuyết hoá cuộc chơi « xuân thu chiến quốc » trên thế giới hiện tại là : Mỹ, TQ, EU, VN chơi cờ vây để lập THẾ tạo ra THỜI. Còn Nga thì chơi cờ tây tức là dùng THỜI để phá THẾ. Chính vì ta chơi cờ THẾ mà có thể học họ (TQ,Mỹ, EU).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 17 2018, 09:24 PM

Tin van khap noi do cac ban dua len:

70% ĐÔng Gouta ve tay quan chinh phu. ThÔ sap chiem duoc Afrin. My dang nin lang, chua lam duoc gi



Ngoại trương Nga Lavrov nói cuôc chiên Syria không còn là ủy nhiêm nưã (Proxy war), dac nhiem Anh, Phap, My da truc tiep tham chien

Lực lượng vũ trang Syria đã tóm được hai tên sĩ quan Saudi và một sĩ quan thuộc lực lượng đặc biệt SAS của Anh tại vùng Đông Ghouta


MỸ dang doa trung phat cac nuoc mua he thong ten lua S400 va phat Nga neu ban S400 cho cac nuoc khac. Vay Vietnam co the mua duoc S400 nua k?

Một số thượng nghị sĩ Mĩ đã yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này và Thượng viện phải có biện pháp cứng rắn nếu Nga bán S400 cho China, Ấn Đụ, Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ hay BẤT CỨ MỘT QUỐC GIA NÀO KHÁC

Trong một lá thư gửi Ủy ban Nghiên cứu Thượng viện, các nghị si này cho rằng,,, Nga đang thương thảo bán hệ thống phòng thủ cho nhiều quốc gia( và điều đó là không được theo tiêu chuẩn Mĩ)
Ông Nghị Menendez đại diện cho các ông nghị cho rằng hành vi bán S400 là sự xâm phạm tiến trình dân chủ ở các nước như Nga đã can thiệp vào Ukraina. ( bán rồi máy bay Hoa Kỳ vào làm sao)
Dựa trên đạo luật Countering America’s Adversaries Through Sanctions Act (CAATSA) (Tạm dịch tên luật: Đạo luật trừng phạt kẻ thù của Mỹ .) các nghị si này hy vọng Thượng viện sẽ lưu tâm và ra những quyết sách cứng rắn hơn nữa
--
Trích thư
" Bằng lá thư này , chúng tôi gửi đến các quý ngài thông tin đặc biệt hôm nay về việc Nga và nhiều chính phủ đang thương thảo Hệ thống phòng thủ S400 , các thương thảo này đã vi phạm CAATSA)
Dưới bất kỳ hình thức nào( mua, trao đổi gạo, tôm cao su, hay cho không) thì đều vi phạm CAATSA. Cần cần cân nhắc sự trao đổi này là bất hợp pháp. Và chúng ta cần ngăn chặn, phá vỡ kết quả của các thương thảo trên"



Nga truc xuat 23 nha ngoẠI giao Anh, va dong cua hoi dong Anh (British Council), ngung vo thoi han viec mo cua lanh su quan Anh o Saint Peterbourg, va de doa se con nang tay nua neu Anh khong tuan thu cac quy tac ngoai giao.
Truoc do, lan dau tien trong lich su ngoai giao, bo truong quoc phong Anh chui bay tren truyen hinh khi duoc hoi ve cac nha ngoai giao Nga

Việc trục xuất các nhà ngoại ANh, đóng cửa lãnh sự quán,,, đã khiến Giới chức ngoại giao nước này và toàn cầu choáng váng, đặc biệt là Hội đồng Anh, niềm tự hào của đất nước này
Tom Tugendhat, Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề đối ngoại của Bộ Ngoại giao đã nói trên đài BBC
" Thực sự là nhục nhã cho nước Nga khi đóng cửa Hội đồng Anh, nước Nga quên rằng Hội đồng Anh đã truyền bá kiến thức cho nước Nga thế nào, đã cho dân Nga công ăn việc làm và cơ hội mở mặt với thế giới"
" Nước Nga đã từng sống dưới chế độ tuyên truyền nhồi sọ và giờ đầy chính họ lại lặp lại cái chế độ ấy
Stephen Kinnock - lãnh đạo đảng lao động Anh cho rằng đóng cửa Hội đồng Anh là thảm họa, Nó cho thấy chế độ cầm quyền của Putin( regime ) thực sự là gì,,,,
" Nó sẽ chỉ gây hậu quả cho chính họ thôi, bời vì Hội đồng Anh truyền bá và kết nối giới trẻ về văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, xây dựng nền tảng bền vững giữa hai nước> Nó giúp nước Nga truyền bá văn hóa ở Anh, và ngược lại,,,,"
" Một mối quan hệ lâu đời và bền vững cần dựa trên lòng tin, hành động giết người giữa phố thật không thể chấp nhận được, Người Nga hãy xem quốc tế nhìn họ thế nào



Truoc do, Anh dang can nhac han che mua khi dot hoa long tu Nga (LNG), nhung cung co nhieu lo lang, vi mua tu Nga la hieu qua kinh te tot nhat

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 17 2018, 09:36 PM

Them chut tin van ve Nga, Vietnam, chien su Syria

Afrin chinh thuc thất thủ. Vay la Kurd, sau khi dat niềm tin vào Mĩ là vay, nhung van khong dam oan trach My, ma quay sang oan trach...Nga, vi da khong dung he thong phong khong ngan chan may bay cua Tho, noi cach khac la mo khong phan cho Tho Nhi Ky vao hehe.gif

Theo nhan dinh cua mot so ban, thi the nay:
Chuyện này có nguy cơ bị bàn tay nhào nặn của giới truyền thông mà người Kurk sẽ thù oán đất nước Syria suốt nhiều thế hệ vì đã...không cứu, thay vì thù Thổ hay ghét Mỹ. giống như một kịch bản rất quen đã từng diễn ra cách đây hơn 70 năm trong Thế Chiến 2.
Khi thế chiến 2 gần đến hồi kết, người Ba Lan chớp thời cơ vùng dậy và mưu tính định mượn Liên Xô đánh ĐỨc dành độc lập. Nhưng Liên xô bị kẹt lại ở phòng tuyến ngoài Wasaw và họ đã án binh không ứng cứu Ba Lan. Kết cục, khởi nghĩa Ba Lan bị dìm trong bể máu và đến tận ngày nay, kẻ thù lớn nhất trong hệ thống truyền thông Ba Lan không ai khác là nước Nga


Nga bắt đầu cung cấp dầu hướng dương cho Việt Nam
Tập đoàn "Sonechnie Produkti" bắt đầu xuất khẩu dầu hướng dương sang Việt Nam, khối lượng của lô hàng đầu tiên là 25 tấn, công ty cho biết trong một thông cáo báo chí.
"Tổng khối lượng 25 tấn dầu ăn được đóng trong các chai 1 lít, 2 lít và 5 lít", theo thông báo. Tất cả các sản phẩm cung cấp cho Việt Nam đều được sản xuất tại nhà máy ép dầu Atkarsk (vùng Saratov), nằm trong thành phần của tập đoàn.
Bản thông báo ghi nhận mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người ở Việt Nam theo thống kê khoảng 10 — 11 kg mỗi năm, thấp hơn mức trung bình của thế giới (13,5 kg / năm). "Nói chung, tiêu dùng nội địa dầu ăn trong nước đang dần tăng lên do sự tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập của người dân, sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, quá trình đô thị hóa", báo cáo cho biết thêm.

Tập đoàn "Sonechnie Produkti" là một trong ba nhà sản xuất lớn nhất trên thị trường dầu ăn ở Nga.

https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/201803155006021-nga-xuat-khau-dau-huong-duong-cho-viet-nam/


DẦU HƯỚNG DƯƠNG ZACHIA ĐƯỢC PHÂN PHỐI BỞI ĐƠN VỊ NÀO?
Dầu ăn hướng dương Zachia nổi tiếng hàng đầu thế giới, được sản xuất tại Tập đoàn Aston, Nga nay đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Dầu hướng dương Zachia là sản phẩm được nhập khẩu nguyên chai bởi công ty Sana và phân phối độc quyền tại Công ty TNHH Thương Mại và Phân Phối Hồ Gươm. Dầu hướng dương Zachia chứa đầy đủ các Omega 3 - 6 – 9 và các vitamin tự nhiên rất tốt cho sức khỏe người béo phì, người mắc các bệnh về tim mạch, được tổ chức y tế thế giới khuyên dùng


http://zachia.vn/tin-tuc/34-tin-tuc/59-dau-huong-duong-zachia-duoc-phan-phoi-boi-don-vi-nao.html


Nga chính thức đưa máy bay nội địa vào trang bị
Thông tin Nga chính thức chấp thuận đưa Su-30SM vào trang bị được Giám đốc Tổng công ty Chiến thuật Khinh tượng (KTRV), Nikolai Gusev cho biết, máy bay chiến đấu đa dụng Su-30SM đã được chấp nhận phục vụ Lực lượng Không gian Nga bằng quyết định của Tổng thống Putin.

Vị giám đốc này cho biết: "Su-30SM đa dụng đã được chấp nhận đưa vào sử dụng bằng một nghị quyết của tổng thống ngày 12/1/2018 ... Trong chiến dịch Su-30SM của Syria đã chứng minh được tính năng chiến thuật cao và hiệu quả chiến đấu cực tốt".
Theo Air Recognition, Không quân Nga đã chính thức chấp thuận Su-30SM vào trang bị - dòng tiêm kích được sản xuất với 100% thiết bị trong nước.
Dù không tiết lộ kết quả những trận không kích Su-30SM tham gia nhưng vị giám đốc này đã tiết lộ nó (Su-30SM) đã hoàn thành ngoài mong đợi nhiệm vụ hộ tống các oanh tạc cơ trong những lần không kích khủng bố tại Syria của mình.

Ngoài ra, Giám đốc Nikolai Gusev còn tiết lộ thêm rằng, Su-30SM là dòng tiêm kích đầu tiên được Nga sản xuất sản xuất và đưa vào trang bị bằng 100% các linh kiện và thiết bị sản xuất trong nước.

Trước khi được chấp thuận đưa vào trang bi, nhà sản xuất đã phối hợp với Không quân Nga trang bị cho toàn bộ dòng chiến đấu cơ này bằng hệ thống nhắm mục tiêu SVP-24 Gefest (Hephaestus) mới, cải thiện độ chính xác của các loại vũ khí điều hướng hoặc không điều hướng, chẳng hạn bom và tên lửa.

Thiết bị nhắm mục tiêu này sẽ được tích hợp vào mọi phiên bản Su-30SM cũng với hệ thống định vị SOLT-25. Đó là một loại công nghệ quang-điện tử giúp máy bay chiến đấu định vị sắc bén hơn, cho phép nó hoạt động trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt bất kể ngày và đêm.

Được biết, nguyên bản hệ thống nhắm mục tiêu SVP-24 Gefest còn được trang bị cho nhiều loại máy bay khác và nó đã minh chứng được tác dụng tuyệt vời của mình.

Các chuyên gia quân sự trong và ngoài nước Nga đều có đánh giá ca ngợi hệ thống ngắm mục tiêu được trang bị trên các mẫu máy bay ném bom của Không quân Nga tại Syria trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS.

SVP-24 do công ty quốc phòng Gefest & T của Nga phát triển. Hệ thống này cho phép những loại vũ khí mà máy bay được trang bị tấn công chính xác các mục tiêu dưới mặt đất trong bất kỳ điều kiện khí hậu thời tiết nào.

Theo một số nguồn tin quân sự của Nga tiết lộ, hệ thống ngắm mục tiêu này cho phép một quả bom thường có thể đạt độ chính xác gần như của một quả bom thông minh.

Và chính nhờ các hệ thống như SVP-24 đã giúp Nga giảm đáng kể chi phí cho các hoạt động quân sự của Su-30SM tại Syria, khi mà mỗi quả bom hay tên lửa dẫn đường thông minh thường có giá không hề rẻ.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga-chinh-thuc-dua-may-bay-noi-dia-vao-trang-bi-3354016/


Người Nga buộc phải làm việc, sản lượng tăng gấp đôi
Không nhập khẩu từ châu Âu, Nga phải tự sản xuất khiến nông nghiệp tăng trưởng vượt bậc.
Người đứng đầu bộ phận chế biến thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Nga - ông Yevgeny Akhlashev cho biết, Nga đang ngày càng tăng cường vị trí của mình trong thị trường thực phẩm toàn cầu với sự phát triển của ngành nông nghiệp.

"Chúng tôi hy vọng tiềm năng xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025" - ông Yevgeny Akhlashev cho biết.
Vị quan chức Nga cũng thừa nhận rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Nga, cách nước Nga tìm cách chống chọi với nó đã khiến người dân Nga bắt tay vào làm việc, ngành nông nghiệp đã tăng trưởng bất ngờ.

"Chính sách thay thế nhập khẩu đã chứng tỏ giá trị của nó trong một số lĩnh vực. Về sản phẩm nông nghiệp, chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang tự cung tự cấp" - ông Yevgeny Akhlashev nhấn mạnh.

Ông lưu ý rằng trong ba năm qua, Nga đã giảm đáng kể lượng đường nhập khẩu (73%), thịt (36%) và phô mai (29%). Trong khi đó, sản lượng trong nước ở các ngành này tăng đáng kể, thậm chí xuất khẩu còn tăng mạnh. Xuất khẩu đường đã tăng 17 lần trong hai năm qua. Xuất khẩu dầu thực vật đã tăng 40%.

Theo Trung tâm xuất khẩu Nga, xuất khẩu lương thực, chủ yếu là lúa mỳ và cá, đã tăng lên mức kỷ lục 19 tỷ USD năm ngoái.

Ông Akhlashev còn dự đoán, đến năm 2025, giá trị xuất khẩu sẽ đạt 40 tỷ USD. Bộ Nông nghiệp Nga dự kiến ​​vụ mùa ngũ cốc sẽ tăng lên 150 triệu tấn vào năm 2025, với 60 triệu tấn được bán ra nước ngoài.

Dữ liệu mới của cơ quan thống kê Rosstat tuần trước thông tin, sản lượng ngũ cốc mùa năm nay của Nga đã đạt mức kỷ lục, vượt trên cả vụ mùa bội thu vào năm ngoái và vụ kỷ lục năm 1978 thời Xô Viết.

Nga đã thu hoạch được khoảng 135.393 triệu tấn ngũ cốc, bao gồm 85,9 triệu tấn lúa mỳ. Bộ Nông nghiệp Nga đã điều chỉnh dự báo xuất khẩu, với 50 triệu tấn ngũ cốc sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài.

Tuy nhiên, hiện tại, cán cân thương mại của Nga vẫn nghiêng về nhập khẩu.

Trong Thông điệp liên bang được Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu trước Quốc hội, ông đã đặt mục tiêu xuất khẩu lương thực sang thị trường quốc tế nên vượt qua mức nhập khẩu trong vòng 4 năm nữa. Ông Putin đã kêu gọi tăng xuất khẩu thịt, tăng mức độ tự cung tự cấp trong thịt bò, các sản phẩm từ sữa và rau cải.

Năm ngoái, xuất khẩu thịt từ Nga đạt 237.000 tấn.

Các loại ngũ cốc của Nga hiện được xuất khẩu sang các nước như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Ả-rập Xê-út, Indonesia, Azerbaijan và Nigeria. Từ tháng 7 đến hết tháng 2, Nga đã bán hơn 33,5 triệu tấn ngũ cốc cho thị trường quốc tế.

Xuất khẩu lúa mỳ là 26,25 triệu tấn với khối lượng lúa mạch tăng gấp đôi so với năm trước, lên 3,9 triệu tấn.

Những con số ấn tượng về xuất khẩu của Nga đã phần nào khẳng định sự tăng trưởng trong sức ép trừng phạt kinh tế liên tiếp của Mỹ và châu Âu. Nga đã từ bước không bị ảnh hưởng bởi trừng phạt đã có thể đứng trên trừng phạt và hưởng lợi từ nó.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) liên tiếp hướng vào nhiều lĩnh vực chứ không riêng kinh tế.

Liên minh này ngày 12/3 đã tuyên bố gia hạn thêm 6 tháng các lệnh trừng phạt đối với Nga, liên quan tới việc Moscow sáp nhập Crimea và hậu thuẫn cho lực lượng nổi dậy tại miền Đông Ukraine.

Hội đồng châu Âu cho biết các biện pháp trừng phạt, bao gồm hạn chế đi lại và đóng băng tài sản của 150 người và 38 công ty, sẽ được gia hạn tới ngày 15/9.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nguoi-nga-buoc-phai-lam-viec-san-luong-tang-gap-doi-3354373/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 19 2018, 03:59 AM

Sốc: Mỹ áp mức thuế cao khủng khiếp lên cá tra Việt Nam

Với mức thuế chống bán phá giá cao nhất từ trước đến nay, dự báo chỉ còn đúng hai doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu cá tra vào Mỹ là Công ty Vĩnh Hoàn (VHC) và Biển Đông nhờ đóng mức thuế suất theo thỏa thuận.

Ngày 17-3, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM tại Mỹ cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa ra quyết định cuối cùng của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) thuế chống bán phá giá cá tra phi lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam (giai đoạn từ 1-8-2015 đến 31-7-2016) với mức thuế tăng cao nhất từ trước đến nay.

Mức thuế cao gấp đôi giá bán

Cụ thể, theo quyết định cuối cùng này của Mỹ, có 9 doanh nghiệp nằm trong nhóm được hưởng mức thuế riêng biệt phải chịu thuế chống bán phá giá vào Mỹ với mức dao động từ 3,87 USD/kg. Những doanh nghiệp này gồm Godaco, Caseamex, Cuu Long Fish, Dai Thanh Seafoods, Green Farms, Hung Vuong Group, NTSF Seafoods, Southern Fishery, Vinh Quang Fisheries.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra thuộc nhóm này, mức thuế quyết định cuối cùng của Mỹ cao gấp 1,6 lần so với mức thuế mà Mỹ đưa ra trong quyết định sơ bộ POR13 hồi tháng 9-2017, cao gấp 4,9 lần so với mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) trước đó.

Chưa dừng lại ở đó, mức thuế chống bán phá giá còn được Mỹ áp cao ngất ngưỡng đối với hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam là Cadovimex II Seafoods và Hoang Long Seafoods lên tới 7,74 USD/kg.

Đây là mức thuế cao nhất từ trước đến giờ, chưa từng xảy ra trong việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cho Việt Nam.

Mức thuế 7,74 USD/kg cao 3,2 lần so với mức thuế mà Mỹ đưa ra trong quyết định sơ bộ POR13 trước đó, cao gấp 9,7 lần so với mức thuế kỳ POR12 trước đó mà cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ phải chịu.

“Đây là mức thuế cao nhất khủng khiếp đối với con cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Với mức thuế này thì coi như cá tra Việt Nam hết đường xuất khẩu sang Mỹ vì hiện tại giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã là 4-5 USD/kg, xuất để làm gì nữa”, đại diện một DN cá tra phải thốt lên như vậy.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng giám đốc Godaco, cho rằng với mức thuế cao này thì coi như cá tra Việt Nam hết đường xuất khẩu sang Mỹ.

Mức thuế gần 4 USD/kg là bằng giá xuất khẩu cá tra sang Mỹ, mức thuế gần 8 USD/kg cao gấp đôi giá xuất khẩu thì DN xuất khẩu ôm lỗ. Hiện tại công ty ông đã khai thác sang các thị trường khác như châu Âu, Trung Quốc…

Mức thuế vô lý

Đại diện phía hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký cho biết trải qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện CBPG thì đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các quy định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ vừa qua.

Hiệp hội nhận thấy kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thể hiện sự không công bằng, trái với các quy định về luật chống bán phá giá thông thường đồng thời mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh vào thị trường Mỹ.

DOC đã dùng mức thuế tính theo AFAs để tính mức thuế trung bình cho các công ty được hưởng thuế suất riêng rẽ khác trong khi các công ty này đã cung cấp đầy đủ hồ sơ dữ liệu theo đúng thời hạn và yêu cầu của DOC.

Đây là một việc chưa có tiền lệ, thể hiện sự áp đặt chủ quan thiếu cơ sở của DOC trong quá trình xem xét.

Hiệp hội VASEP thay mặt cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC trong quyết định của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 vừa được công bố.

Chúng tôi đề nghị DOC phải xem xét một cách kỹ lưỡng các hồ sơ, dữ liệu đầy đủ mà DN Việt Nam đã cung cấp để làm cơ sở tính toán và đưa ra mức thuế chính xác và hợp lý cho các công ty, không được quyền áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (AFA) để tính mức thuế cho các công ty.

'Mỹ là một đối tác chiến lược của Việt Nam, quan hệ hai nước đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong thời gian qua nhằm thúc đẩy tự do thương mại của hai quốc gia. Chúng tôi cho rằng quyết định này của DOC đi ngược lại tiến trình tự do thương mại đồng thời ảnh hưởng tới quan hệ thương mại song phương Mỹ - Việt Nam", ông Trương Đình Hòe nói.

Trước đó, ngày 8-1-2018, Việt Nam đã chính thức gửi yêu cầu tới Mỹ để đề nghị tham vấn trong khuôn khổ Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO liên quan tới biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam. Việc tham vấn là bước đầu tiên, bắt buộc trong quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của WTO.

Việt Nam khiếu nại Mỹ vi phạm quy định của Hiệp định ADA do không thực hiện việc dỡ bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá cho một số doanh nghiệp Việt Nam mặc dù các doanh nghiệp này đáp ứng tiêu chí được dỡ bỏ thuế do có biên độ phá giá bằng 0 trong 3 lần liên tiếp.


http://plo.vn/kinh-te/soc-my-ap-muc-thue-cao-khung-khiep-len-ca-tra-viet-nam-760096.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 25 2018, 07:20 AM

Nadezhda Savchenko, ngươì phi công Ukraine bị Nga băt vì giêt hại 2 nhà báo Nga, khi tro vê Ukraine trên chuyên cơ của tông thông Poroshenko , đưọc chính Poroshenko ra sân bay đón, phong danh hiêụ "Anh hùng Ukraine", thành đại biêủ quôc hôị. Khi thành quôcs hôị, cô có nhiêù câu khó nghe và làm khó chịu chính quyênf Ukraine. Ngày 22/3/2018, quôc hôị bỏ phiêú tươc bỏ quyên miên trư của cô, thì cô đã bị SBU băt

Trươcs đó, bạn Lê Thái Kỳ có dịch video Ukraine dươí đây, đăng tải hàng loạt tuyên bô mạnh của cô ngày 15/3/2018.

https://www.youtube.com/watch?v=zC270Hveyaw&t=699s
đại ý bài dịch như sau


Trước khi bị cơ quan anh ninh quốc gia (SBU) thẩm vấn đại biểu QH, anh hùng Ukraina Nadezhda Savchenko đã có một cuộc họp báo, trong đó đưa ra hàng loạt các tuyên bố quan trọng.

Bà ta đã cáo buộc chính quyền hiện tại về các tội ác tại Maidan năm 2014 và vì vậy nên bây giờ không tiến hành điều tra.
Bà ta nói phương Tây đã tổ chức Maidan năm 2014.

Khi nói về việc Viện kiểm soát cáo buộc bà ta tổ chức đảo chính quân sự ở Ukraina thì Savchenko nói " một cuộc đảo chính quân sự hiện nay- đó là điều tất cả người dân Ukraina đang mơ ước".


Bài phát biểu dài 15 phút. Dưới đây là một số tuyên bố của bà ta:
-Lutsenko (Viện trưởng VKS tối cao) từ khán đài kêu gọi tấn công. Ông ta hứa sẽ có vũ khí. Chính mắt tôi nhìn thấy một chiếc xe minibus chạy đến và những người mang vũ khí đi ra. Những người này hiện đang ngồi trong Quốc hội.

-Chính tôi thấy Parubius (Chủ tịch Quốc hội) đã đưa những tay súng bắn tỉa vào khách sạn ''Ukraina''.

-Yuri Lutsenko đã trở thành Tổng công tố chỉ để các tội ác này sẽ không bao giờ được điều tra.

-Sau Maidan chính quyền còn thực hiện hàng loạt tội lỗi. Dâng Crimea theo thỏa thuận với Nga, để duy trì chính quyền. Sau đó chính quyền lại phạm những tội ác ở Donbass, đưa quân đội Ucraina vào những chiếc nồi hầm , mà tới nay chưa ai chịu trách nhiệm.

-Cả cuộc ''cách mạng màu da cam'' lẫn cuộc ''cách mạng nhân phẩm'' đều không xảy ra do bàn tay LB Nga, mà được ''thế giới văn minh phương Tây'' tiếp tay ủng hộ.

-Những lời của Onishchenko cáo buộc Poroshenko tham nhũng đã không được chú ý đến.

-Hỡi những người dân Ukraian, hãy tự đặt câu hỏi, có ai đã một lần nghĩ đến việc tiêu diệt chính quyền này, phá bỏ chính quyền này như Maidan đã từng kêu gọi? Ai đã nghĩ đến việc cho nổ tung Văn phòng tổng thống hay Quốc hội? Chẳng lẽ chúng ta sống vào thời Xtalin năm 37, khi mà suy nghĩ như vật là tội phạm? Không được nói điều này trên đường phố? Chỉ có ai quá lười biếng mới không nói về điều này. Hiện nay tất cả đều nói về điều này. Trên các mạng xã hội đang lưu truyền một câu là 98% người Ukraina sẵn lòng giúp Ruban " khuân đồ gỗ"(ý nói vận chuyển vũ khí để làm đảo chính quân sự).

Ngoài ra sau đó bà ta còn đưa ra một số tuyên bố khác.(Ai biết tiếng tự xem).
-Trong 3 ngày ở châu Âu tôi đã đưa ra các lời khai tại các cơ quan pháp lý và tòa án về tham nhũng của TT Poroshenko, về các tội phạm của chính quyền.
Ví dụ các vụ nổ các kho vũ khí quân sự vào mùa thu không phải là các cuộc tấn công khủng bố, mà do chính quyền Ukraina tổ chức






Bạn lê Thái Kỳ cũng dịch baì báo sau của Ukraine
https://korrespondent.net/ukraine/3953870-poroshenko-prokommentyroval-arest-savchenko

Tổng thống Poroshenko ra tuyên bố về vụ bắt Nadezhda Savchenko: "Mục đích của Nga là gieo rắc sự hỗn loạn và tiêu diệt nhà nước Ucraina''.
Như các báo đã đưa tin, đại biểu Quốc hội Ukraina Nadezhda Savchenko, người mà cách đây gần 2 năm được đón về trên chiếc chuyên cơ của tổng thống, được chính Poroshenko ra đón tại sân nay, sao đó được TT phong và trực tiếp trao danh hiệu ''Anh hùng Ukraina", đã bị cơ quan an ninh bắt sau khi Quốc hội bỏ phiếu tước quyền bất khả xâm phạm và cho phép bắt bà ta.
Trong tuyên bố của mình, Poroshenko nói rằng cơ quan an ninh đã "phát hiện một ổ gián điệp Nga đang chuẩn bị làm đảo chính'', nhờ đó mà tránh được ''hàng loạt vụ khủng bố và giết chóc''.
Poroshenko cũng cảm ơn các sỹ quan quân đội Ukraina đã không để bị khiêu khích và thông báo cho cơ quan an ninh về "các kế hoạch đẫm máu của "đội quân thứ năm" của điện Kremlin.
Cơ quan an ninh buộc Nadezhda Savchenko hàng loạt tội danh như " tổ chức cướp chính quyền", "đảo chính vũ trang", "tổ chức các vụ khủng bố". Mục tiêu tấn công là nhà Quốc hội và các quan chức cao cấp Ukraina, trong số đó có cả Poroshenko.
Viện kiểm sát cho rằng Savchenko dự định thực hiện khủng bố ở trung tâm thủ đô Kiev để giết 400 ngàn mạng người(!).

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 26 2018, 10:43 PM

Việc Mỹ áp thuế cho cá tra VN đã cho thấy quan hệ VN-Mỹ phức tạp, nó không phải là quan hệ « bánh bao », cũng không phải là quan hệ giúp đỡ, tương trợ. Đó là quan hệ giữa hai nhà nước có nhiều điểm khách quan gần với nhau, có lợi ích có thể tương đồng. Nhưng mỗi bên bao vệ lợi ích của mình. Thực ra thì tất cả các quan hệ quốc tế bây giờ đều như thế cả, chỉ có điều với Mỹ thì nó rất đặc trưng và đậm nét vì nó hành sử kiểu cao bồi ngông nghênh thôi. Vì thế mới có chuyện tổng thống nó đến thì mình đón tưng bừng, tưởng bắt được vàng, nhưng ngay cạnh đó, dân bão lụt nó vẫn dửng dưng. Cựu chiến binh Mỹ (một bộ phận) có thể rưng rức khóc xin lỗi về thảm sát Mỹ Lai, cảm động ngất ngây, nhưng nếu bảo nó bồi thường thiệt hại thì nó trốn luôn.
Tại sao lại thế, bởi vì chính trường của nó là đa phương, đa dạng. Khiến nó có thể theo nhiều lợi ích một lúc. Kẻ đòi phạt cá VN thì cứ đòi, kẻ đưa tầu sân bay vào VN thì cứ đưa. Hoạt động của nó như vậy, khíên từng thời điểm, cái gì có lợi cho nó thì nó đưa ra, nhưng những option khác thì nó vẫn bảo lưu để dùng tất cả nhằm đạt tới lợi ích cao nhất (là tổng cộng các lợi ích đưa lại). Tất nhiên nó có một cái khung, đó là luật pháp của nó. Vì thế điều quan trọng trong cuộc chơi với Mỹ là hệ thống luật pháp của nó quy định thế nào với mình, chứ không phải là thái độ chính phủ của nó ra sao. Ngược lại, ở VN hay quan niệm là nếu chính phủ nó tốt, thì có nghĩa là tốt ..thực ra là không phải. Bởi chính phủ của nó cũng phải hoạt động trong khung luật của nó.
Mỹ là đối tác cực kỳ quan trọng với VN, vì do nó chi phối nhiều quan hệ quốc tế, đặc biệt với các nước phương Tây khác, nên có quan hệ tốt với Mỹ là lợi thế trong khung cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Nhưng nếu chờ nó bánh bao, hay hi vọng hão vào nó thì không nên.
Mỹ đã áp thuế lên nhôm và thép, đặc biệt trong đó nó đã miễn trừ cho một số nước như EU, Hàn quốc, Úc, thậm chí Ác hen ti na, nhưng Nhật lại không nằm trong số đó, mặc dù quan hệ của Nhật với Mỹ cũng rất khăng khít. Tại sao lại thế ? có thể bởi vì hiện tại, Mỹ muốn ký với Nhật một hiệp định FTA riêng rẽ, nhưng Nhật không chịu, mà muốn Mỹ phải chịu cơ chế chung TPP (bây giờ là CPTPP). Hay nói cách khác, dù Nhật có ngoan đến thế nào cũng không thể đủ với Mỹ, vì thế ngay có cực thân nó vẫn phải có cửa quậy. Chứ không thì càng quen càng lèn cho đau.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 27 2018, 05:38 AM

My đông ý bán he thong ten lua Pac3 Patriot cho Thô đê thuyêt phục Thô k mua S400. Hiẹn Mỹ đang tìm moi cách cản trơ sư phô biên của S400 trên trương quôc tê.

Hôm qua, Houthi băn 7 quả tên lưả vào A rap Saudi, trong đó có thủ đô. Phía A rap saudi nói răng đã phóng ten lua Pac3 Patriot đánh chăn đưọc, nhưng vân có nhiêù ngươì...bị thương??? confused1.gif

Xem cái video do các bạn đưa lên này thì cho thâý, tên lưả Patriot PAC3 của Arap Saudi phóng lên, nhưng sau đó lại quay lại măt đát hêt như Boomerang, làm nhiêù ngưòi bị thương chưa có bao giơ hài như thê, he thong ten lua Pac3 Patriot hiêu quả ghê cry1.gif hehe.gif Lân đàu tiên thâý cảnh này

https://www.youtube.com/watch?v=2451BLy4Ds8

https://www.youtube.com/watch?v=hHqj6jOON7c

Tên lửa phòng không Patriot của Arab Saudi khai hỏa nhưng bất ngờ không tấn công mục tiêu trên không mà quay lại lao thẳng xuống mặt đất

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 27 2018, 09:46 PM

Hàn quốc mặc dù được Mỹ miễn nhiệm đánh thuế nhôm, thép cũng phải tự nguyện giảm 30% xuất khẩu vào Mỹ. Chẳng biết mấy bác là chuyên gia kinh tế, được Mỹ đào tạo (hay nhồi sọ) qua các loại học bổng fullbright nghĩ thế nào. Các bác ấy đã nhìn thấy các lý thuyết cạnh tranh lành mạnh được ứng dụng như thế nào chưa, hay vẫn còn mơ. Vì rõ ràng ở đây, một biện pháp hành chính đã được áp đặt, để hạn chế cạnh tranh, sao các bác ấy không xông ra « xỉ vả » Mỹ đi.
Mỹ cũng đã nổ súng thương mại nhằm vào TQ, ngay sau khi nhân sự lãnh đạo TQ vừa được quốc hội TQ thông qua, coi như là nắn gân ê kíp mới luôn. Nếu Mỹ định ép trên một tổng số hàng hoá trị giá 60 tỉ, thì TQ cũng đáp trả ..trên 3 tỉ. Như vậy có thể hiểu là TQ mạnh mồm, nhưng chỉ đáp trả lấy lệ, và từ đó tránh miếng đòn của Mỹ, vì trong quan hệ thương mại Mỹ-TQ, hiện trạng có lợi cho TQ hơn.
Từ khi chính phủ Trump lên, TQ luôn tìm cách tránh các bẫy của Mỹ. Cái bẫy đầu tiên là tránh Mỹ gắn TQ với Triều tiên. Đẩy Triều tiên ra làm bung xung. Nhưng mặc dù thế, Mỹ cũng không dừng lại. Hiện nay Mỹ đang thiết lập lại những cái khung mới trong quan hệ với TQ, cụ thể là tăng cường hợp tác với Đài loan (sắc luật mới cho phép các chính trị gia Mỹ được qua Đài loan), ra sắc lệnh cấm TQ được mua những công ty Mỹ « nhậy cảm » về công nghệ. Cùng với luật cấm bán vũ khí cho TQ (có từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989), thì cửa đầu tư của TQ vào Mỹ đã hết sức bị hạn chế, chắc bây giờ chỉ có thể đầu tư vào « chinese restautant » để bán cơm rang là hết. Ngược lại, Mỹ muốn TQ mở cửa cho Mỹ đầu tư ..không giới hạn.
Nói những điều trên, không phải vì bênh TQ mà muốn nói rằng, trong quan hệ quốc tế, thực ra nó không có sự bình đẳng. Mà thực sự là sự xâm thực lẫn nhau. Và sự xâm thực ấy được che đi dưới những giá trị mỹ miều khác kiểu như tư do, dân chủ. Những giá trị này sẽ được nhồi nhét vào đầu các trí thức của thế giới thứ 3, để từ đó họ thành cái loa tuyên truyền, trong khi bản thân các nước phương Tây nó có làm thế đâu.
Hiện tại, Mỹ-TQ đang ngấm ngầm đàm phán với nhau, vì Mỹ có thể không áp các biện pháp thương mại nếu được TQ mở cửa thị trường hơn trong lĩnh vực tài chính và nhập khẩu thiết bị điện tử (vốn là điểm mạnh của công nghệ Mỹ).
Câu chuyện đầu độc gián điệp Nga lại càng bí hiểm hơn. Trong thực tế, người ta khó có thể hiểu tại sao Nga lại đầu độc một nhân viên gián điệp cũ của mình đã được thoả thuận trao trả với Anh. Và đặc biệt là làm điều đó trước ngày bầu cử Nga. Một cuộc bầu cử, mà do tất cả các mánh tham gia khuấy đảo của phương Tây đã bị chặn trước.
Hiển nhiên, nếu là người Nga, chẳng ai người ta lại làm thế. Như vậy đây là cách bầy chuyện của Anh. Rất có thể. Và đây chỉ là cái cớ để phương Tây đẩy xung đột với Nga lên cao hơn, còn câu chuyện có thật hay không thì không quan trọng.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 28 2018, 06:48 PM

Cac nha dau tu Anh My la nhung nguoi mua trai phieu Eurobond cua Nga nhieu nhat (thoi Obama, chinh quyen My tim moi cach khuyen nhu cac nha dau tu dung mua cai nay), cac he thong xep hang phuong Tay cung da tang hang Nga tu on dinh len tich cuc. Link tieng Anh truoc, tin tieng VN sau


https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-03-16/russia-s-bond-sale-defies-u-k-spat-as-bids-reach-4-5-billion
http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/dau-tu-anh-my-bat-ngo-mua-nhieu-trai-phieu-chinh-phu-nga-3355329/

Đầu tư Anh-Mỹ bất ngờ mua nhiều trái phiếu chính phủ Nga
Các nhà đầu tư Anh mua tới 39% lượng Russian Eurobonds chính phủ Nga phát hành, các nhà đầu tư Mỹ mua 25%, cá nhà đầu tư Nga mua 22%.

......
......
Ngày 26/1, Trung tâm Dịch vụ Đầu tư Moody's, tổ chức nổi tiếng chuyên đánh giá và xếp hạng tín dụng - thậm chí được xem là thân phương Tây - đã thay đổi về đánh giá kinh tế Nga, từ đó có thay đổi trong xếp hạng kinh tế - tài chính Nga.

“Moody's thay đổi quan điểm về xếp hạng tín dụng dài hạn và xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Nga từ ổn định lên tích cực. Moody's xác nhận xếp hạng tín dụng dài hạn của Nga lên Ba1 và ngắn hạn là Not Prime (NP) ", thông cáo của "Moody's ghi rõ.

Trong một quyết định liên quan, Moody's cũng nâng trần nợ nước ngoài của Nga từ Ba1/NP lên Baa3/P-3, phản ánh giảm bớt sự lo ngại chính phủ Nga có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn hoặc các khoản dự trữ ngoại hối khác.

Bên cạnh đó Moody's cũng tăng trần rủi ro đối với nợ quốc gia và tiền gửi bằng đồng nội tệ của Nga từ Baa3 lên Baa2, trong khi trần rủi ro cho tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn được giữ ở mức Ba2/NP.

Trong năm 2017, Tổ chức chuyên đánh giá Fitch cũng đã nâng mức xếp hạng mặc định tín dụng dài hạn và tiền gửi bằng ngoại tệ của Nga từ ổn định lên tích cực, cho thấy tiến bộ trong việc củng cố khung chính sách của chính phủ Nga.

Fitch cũng cho biết, quy tắc ngân sách gần đây của Nga phản ánh cam kết của nước này đối với việc thận trọng về chính sách tài chính.

Theo Fitch, lạm phát của Nga dự kiến ​​sẽ ở mức 4,5% trong giai đoạn 2018-2019, mức thấp chưa từng thấy của Nga.
......
......
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng bậc nhất mà chính phủ Nga khiến giới đầu tư có niềm vững chắc, đó là Moscow không chọn thúc đẩy tăng trưởng bằng gia tăng nợ công - hiện nợ công của Nga nằm trong Top 6 thấp nhất thế giới.

Nợ công không tăng khiến dự trữ quốc gia tăng nhanh - riêng năm 2017 tăng thêm 75 tỷ USD, lên gần 500 tỷ USD, sấp xỉ 30% GDP - đảm bảo cho nước Nga có thể "tránh được gió Tây, dù ở cấp độ lớn". Vì vậy, giới đầu tư không tin sao được!



Co bai viet nay buon cuoi vai. He thong ten lua Iron Dome cua Israel tu dong khai hoa, phong di 10 qua ten lua danh chan du khong he co ten lua tan cong, ly do la vi ben kia ban dan sung may. The ma ong Israel lai giai thich la vi he thong cua ho "qua mau muc" hehe.gif hehe.gif
Kem thi cu noi la kem, mau muc kieu nay, chac doi thu no ban loan sung may vao de Israel phong het ten lua, sau do thi no phong ten lua tan cong thuc a?


Israel: Iron Dome quá mẫu mực, không phải cướp cò
Trang Jpost dẫn tuyên bố chính thức của IDF về nguyên nhân khiến hệ thống Iron Dome phóng 10 quả tên lửa dù không có vụ tấn công nào tối 25/3.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/israel-iron-dome-qua-mau-muc-khong-phai-cuop-co-3355238/

http://baodatviet.vn/anh-nong/my-khoet-them-noi-dau-iron-dome-cua-israel-3355269/

Day la bai viet ve vu ten lua Patriot cua Arap Saudi phong len troi de danh chan ten lua bong dung lai quay dau tan cong mat dat
Patriot tấn công mặt đất khiến dân thường thiệt mạng
Trang Al-Masdar News vừa đăng tải thêm video ghi lại cảnh tên lửa thuộc hệ thống Patriot của Saudi Arabia bất ngờ đổi hướng lao xuống đất khiến dân thường thiệt mạng.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/patriot-tan-cong-mat-dat-khien-dan-thuong-thiet-mang-3355236/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 28 2018, 10:45 PM

Việc ông Kim Jung Un sang thăm Trung quốc đã chứng tỏ nhiều điều thú vị.
1- Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên, cũng như lãnh tụ của họ là những nhân vật hoàn toàn bình thường và thậm chí rất khôn ngoan, hoàn toàn không phải như tuyên truyền của media thế giới nhai lại từ phương Tây, cố gắng dựng hình ảnh Kim Jung Un như một kẻ điên khùng.
2- Chuyến thăm đã cho thấy sợi dây gần cận giữa TQ và Triều tiên. Sự liên quan quyền lợi của đôi bên. Việc lãnh tụ Triều tiên thăm TQ trước khi gặp Mỹ, cũng chứng tỏ, TQ không bị gạt ra ngoài trong đàm phán Mỹ-Triều-Hàn (nếu có).
3- Cuộc gặp mặt giữa TQ-Triêù tiên cũng là một cách để Triều Tiên lấy bằng chứng về thái độ của họ. Để đề phòng nếu gặp Mỹ vu oan giáo hoạ cho họ, trường hợp này rất dễ xẩy ra khi đối tác thật sự không muốn đối thoại tìm giải pháp mà chỉ muốn dùng nó làm cớ kiếm chuyện. Ví dụ, Triều tiên có thể thực sự muốn giải giáp vũ khí hạt nhân, đổi lại Mỹ công nhận CHDCNN Triều tiên. Nhưng nếu Mỹ muốn cù nhầy, muốn sử dụng Triều tiên như con ngoáo ộp thì mọi chuyện sẽ bế tắc. Và Mỹ sẽ tìm cách đổ lỗi cho Triều Tiên.
4- Nếu câu chuyện ở bán đảo Triều tiên được giải quyết ổn thoả. Mỹ công nhận cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên, thì điều này sẽ dẫn đến những thay đổi quan trọng ngay cả với VN. Bởi hiện tại, Hàn quốc là nước đầu tư vào VN nhiều nhất, VN là công xưởng sản xuất của Hàn quốc. Nhưng khi quan hệ Triều-Hàn không còn bị cản trở, thì nơi đầu tư hấp dẫn nhất của Hàn sẽ là Triều tiên. Bởi vị trí địa lý, bởi văn hoá (cùng dân tộc), bởi giá nhân công rẻ, cũng như trình độ của Triều tiên không phải là thấp. cũng có thể vì thế mà Tổng thống Hàn thăm VN vừa rồi là để tái khẳng định quan hệ Hàn Việt.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 29 2018, 09:40 PM

Vụ việc cháy nhà cao tầng ở TP HCM, việc chủ công ti trốn chạy không trả lương công nhân, .. đã cho người ta thấy kỷ cương pháp luật quan trọng như thế nào. Lấy ví dụ vụ việc cháy nhà cao tầng. Ở đây xuất hiện vấn đề trách nhiệm của chủ đầu tư, của công ty quản lý khai thác nhà cửa. Nó có thể là sự kết thúc của kinh doanh kinh tế tượng đài rất phổ biến ở VN như tôi đã từng nói. Đó là làm ẩu tả, vô trách nhiệm, lãi lấy ngay từ tiền đầu tư, còn sau đó thì sống chết mặc bay.
Nhưng điều mà VN đang gặp phải này, các nước tư bản phát triển đã gặp phải cách đây hơn 200 năm (nếu tính tuổi của tư bản Pháp, còn tính tuổi của tư bản Anh thì đã tới 300 năm). Và chính để giải quyết vấn đề này mà nó hình thành nhà nước pháp quyền, có khái niệm quyền con người, từ đó xây dựng nhà nước đại nghị tư sản, mà đỉnh cao nhất bây giờ của nó là dân chủ đa nguyên đa đảng.
Vấn đề này là gì, đó là vấn đề pháp luật nhà nước phải là trọng tài phân sử giữa hai pháp danh cá nhân. Lấy ví dụ vụ cháy nhà ở TP HCM thì điều này có nghĩa là giữa những người chủ nhà ở chung cư một bên, và chủ đầu tư, chủ quản lý chung cư một bên. Từ đó xác định quyền lợi cũng như trách nhiệm hai bên. Cái quyền lợi này chính là tiền thân, là cái gốc của nhân quyền mà phương Tây vẫn rao giảng.
Như vậy nhà nước pháp quyền, kỷ cương là rất quan trọng. Nó không những bảo vệ quyền lợi cho từng người (dưới khái niệm công dân) mà còn là cái đế không thể thiếu được của một nền kinh tế thị trường bất chấp nó đi theo « định hướng XHCN » hay không.
Hình thức nhà nước pháp quyền này là sự đóng góp to lớn của văn minh phương Tây, mà ta phải học.
Từ khi mở cửa, đổi mới. Do tư duy « phá là chính » (phá rào, phá cửa, cởi trói…) coi phá là đổi mới, càng phá càng đổi mới. Điều mà báo chí chính thống tới rất gần đây vẫn nếu lên như hình mẫu lý tưởng, mà nhà nước pháp quyền ở VN bị xói mòn. Khiến cho người làm tốt thì không được thưởng, kẻ phá thì không bị trừng phạt. Chỉ cần kiếm được tiền, có quyền lực là đổi trắng thay đen đánh bóng bản thân, trở thành nhân tài, chí sĩ sáng choang bóng lộn.
Với việc tổ chức lại các cơ quan giám sát của Đảng. Vấn đề tôi nói ở trên sẽ được giải quyết. Tất nhiên là phải biến nó thành cơ chế, chứ không phải là phong trào. Nhưng để giải quyết vấn đề pháp luật giữa hai pháp nhân tư nhân, thì chỉ có nhà nước pháp quyền mà thôi. Ở đây sự kiểm soát của đảng cũng có tác dụng. Vì có thưởng có phạt, thì nhân sự nhà nước mới thực sự chịu làm việc, chứ nếu không nó cứ ỳ ra thì nhà nước pháp quyền cũng không hoạt động được, mà lại thành quan liêu.
Đến đây thì ta có thể vạch mặt được sự tuyên truyền lề trái được phương Tây ủng hộ qua các phương tiện thông tin của họ. Đó là nó hoàn toàn không nói tới nhà nước, càng không nói tới nhà nước pháp quyền, mà chỉ lải nhải về đa nguyên đa đảng, vốn là thượng tầng của thượng tầng kiến trúc chính trị. Nó cũng lờ tịt đi là để cho cái cơ chế thượng tầng của thượng tầng kiến trúc đó hoạt động, thì xã hội phải có giai cấp tư sản như phương Tây. Điều mà các nước thế giới thứ 3 hoàn toàn không có. Chính vì thế, sự tuyên truyền của phương Tây kiểu này, thực ra là một hình thức lật đổ, xâm lược, giống y hệt ngày xưa dưới ngọn cờ bảo vệ Thiên chúa giáo là một cuộc xâm lược thuộc địa

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 30 2018, 06:05 AM

Tin do cac ban dua len

Phương tây đang bắt đầu chiến dịch để loại Nga khỏi HĐBA LHQ - PCT UB Kinh tế Duma QG Nga, ông Sergei Kalaschnikov, tuyên bố.
Theo lời TNS, tuyên bố gần đây của TTg Anh Teresa May đã cho thấy điều đó. " Các nước Phương Tây đang bắt đàu một chiến dịch rất to lớn nhằm loại nước Nga khỏi HĐBA LHQ" - Ông giải thích. " Nga là một bên khó nhằn" đối với PT, ông cũng cho biết, về phương diện luật pháp, Anh có thê bắt giữ công dân Nga. Ông kêu gọi người Nga hãy đưa hết tài sản, trái phiếu, cổ phần của mình khỏi nước Anh


Theo BS trưởng BV khu vực Solsbery nơi 2 cha con nhà Skripal đang điều trị cho biết, tình hình sức khỏe của cô con gái Yulya Skripal đã qua cơn nguy kịch và cô có thể hồi phục sức khỏe trong thời gian ngắn nữa.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 2 2018, 08:12 AM


UK may have staged Skripal poisoning to rally people against Russia, Moscow believes

Nga nghi Anh đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên
Đại sứ Nga tại London cho rằng Anh có thể dàn dựng vụ tấn công cựu điệp viên bằng chất độc thần kinh nhằm hưởng nhiều lợi ích.


"Chúng tôi có nghi ngờ rất nghiêm túc rằng vụ đầu độc được thực hiện bởi tình báo Anh", đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko ngày 1/4 nói với kênh truyền hình NTV của Nga. Ông cho biết Nga không có bằng chứng chứng minh nghi ngờ này nhưng việc chính phủ Anh không sẵn lòng chia sẻ thông tin về vụ đầu độc khiến họ tin vào giả thuyết, theo RT.

Nhà ngoại giao Nga nói thêm rằng London đạt được cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn từ vụ đầu độc. Lợi ích ngắn hạn là chính quyền của bà Theresa May sử dụng chuyện này để thúc đẩy sự ủng hộ trong nước và ở châu Âu, trong khi gạt sang một bên những thất bại trong việc đàm phán các điều kiện thuận lợi khi rời Liên minh châu Âu. Lợi ích lâu dài là họ cải thiện vị thế của London trong cuộc đối đầu đang diễn ra giữa phương Tây và Nga.

"Người Anh đang giữ vai trò dẫn đầu trong cái gọi là nỗ lực kiềm chế Nga. Để giành được sự ủng hộ của người dân và quốc hội về động thái chống lại Nga, họ cần phải có một hành vi khiêu khích nghiêm trọng. Và người Anh có thể đã thực hiện một hành động thực sự tàn bạo để có được sự ủng hộ này", ông nói.

Vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái ở Anh đã gây ra căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa London và Moscow. Anh cáo buộc chính phủ Nga sử dụng chất độc thần kinh với Skripal, người từng bị Nga buộc tội phản quốc vì bán bí mật cho Anh và đã sang Anh sinh sống nhờ một thỏa thuận trao đổi gián điệp. Trong khi đó, Moscow bác bỏ cáo buộc và nói rằng Anh không chịu cho họ biết thông tin chi tiết về vụ điều tra. Skripal vẫn trong tình trạng nguy kịch còn sức khỏe của con gái đã cải thiện.

Anh trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và thúc giục các đồng minh làm theo. Mỹ là nước hưởng ứng tích cực nhất với việc trục xuất 60 người được cho là gián điệp Nga làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao. Nga đáp trả bằng những vụ trục xuất nhà ngoại giao Mỹ và phương Tây với số lượng tương ứng.


https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nga-nghi-anh-dung-sau-vu-dau-doc-cuu-diep-vien-3730804.html
https://www.rt.com/uk/422911-uk-staged-skripal-poisoning-theory/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 3 2018, 09:10 PM

Việc gián điệp cũ của Nga bị đầu độc ở Anh có thể rất giống « sự kiện vịnh Bắc Bộ » ở VN vào năm 1965 trước đây, tức là là một phi vụ lừa đảo lấy cớ. Đây thực ra là con bài trả đũa Nga về việc Putin thắng cử lần nữa. Còn về bản thân Nga, thì không có lý do gì để làm điều này, đặc biệt trước khi bầu cử. Không kể sau bầu cử, Nga cũng muốn hàn gắn quan hệ với phương Tây hơn (thể hiện qua thái độ mềm mỏng của Putin sau khi thắng cử), vì thế phương Tây phản đòn lại.
Trong phi vụ này, không chỉ có quyền lợi của Anh mà còn có quyền lợi của nhiều nước khác. Khi Anh ra chiêu trò này, thì nước hưởng ứng đầu tiên là ..Hung ga ri. Tại sao ? bởi vì nước này từ mấy năm nay luôn tìm cách nới rộng cái dây thòng lọng của EU (chủ yếu là Đức) ra. Biết thóp là Đức-Pháp đều muốn quay về với Nga, nên phá. Chính Hung là nước đầu tiên ủng hộ Anh trong EU bằng cách trục xuất các nhà ngoại Nga, ép các thành viên khác của EU làm theo. Vì Hung khi « chống lại » EU, vẫn bị buộc tội là thân Nga (do có hợp đồng khí đốt với Nga). Bây giờ Hung « phất cờ » chống Nga, để thọc gậy bánh xe các « nước lớn » ở EU (chủ yếu là Đức-Pháp) đồng thời « rửa tội » cho mình.
Việc làm của Hung được một số nước Đông Âu ủng hộ, ví dụ Ba lan. Vì Ba lan luôn muốn dùng EU như cái khiên để tranh giành ảnh hưởng với Nga ở Bạch Nga (Bielorussie), ở Ucraine. Và cũng là cách để Ba lan có vị thế trong EU.
Thế còn Mỹ, sao lại ủng hộ nhiệt liệt. Bỏ ngoài sự đối kháng vốn có, thì chính quyền Trump phải chứng tỏ mình không thiên vị với Nga (do đang bị cáo buộc được Nga giúp đỡ để thắng cử), không kể trong nghệ thuật thương lượng của Mỹ (cụ thể là Trump), người ta có thể thấy Mỹ luôn ra đòn hù doạ trước, để ép bóng vía đối thủ. Cái này thì cũng không lạ, giống như Mỹ đã ném bom miền Bắc bằng B52 trước khi chịu ký vào hiệp định Paris (trong lịch sử Mỹ thì điều này lại được coi là chiến thuật để ép VN ký).
Như vậy người ta có thể thấy một câu chuyện mà mùi vị lừa gạt rất rõ, trở thành hiện thực bởi quyền lợi và tương quan lực lượng các bên, chứ không phải là sự thật của câu chuyện.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 3 2018, 10:22 PM

Trong thanh phan OPCW dieu tra chat doc o Anh, khong co chuyen gia cua Nga, vi Anh k chiu va lay co rang, nhu vay se giup Nga biet truoc de doi pho. Nga tuyen bo se k chap nhan ket qua neu khong co chuyen gia Nga ben trong, vi nhu vay la trai luat cua OPCW

Mot dieu nua, dai RT da phai ngung phat song o Washington


RT ngừng phát ở Washington: Mỹ phủ nhận giá trị tự do?
Sự lệch pha giữa đời sống chính trị Mỹ với đời sống xã hội Mỹ vẫn chưa thể thu hẹp, khiến nhiều sự thật của nước Mỹ sẽ được phơi bày, nếu...


Kể từ nửa đêm ngày 31/3/2018, mạng lưới truyền hình RT của Nga đã không còn được cho phép phát sóng ở thủ đô Washington, một trong những thị trường hàng đầu của kênh truyền hình này tại Mỹ.

Kênh tin tức tiếng Anh của RT vẫn sẽ phát sóng qua vệ tinh, nhưng hai đài ở khu vực thủ đô Washington phát sóng kênh này đã phải đình chỉ hoạt động từ tháng 4/2018, khiến các đơn vị khai thác truyền hình cáp phải cắt kênh này.

MHz Networks, một nhà phân phối các chương trình quốc tế ở Mỹ được quyền phát kênh RT và các kênh tin tức nước ngoài trên hai đài ở Washington phải chấm dứt phân phối sau khi nhà đài quyết định bán đấu giá giấy phép phát sóng của họ.

Kết quả là từ tháng 4/2018, các hãng khai thác truyền hình cáp ở thủ đô Washington của nước Mỹ như Comcast và Cox Communications sẽ phải cắt kênh truyền hình RT của Nga.

Thực ra, từ tháng 1/2017, RT đã bị nhà chức trách Mỹ đưa vào "tầm ngắm" khi tình báo Mỹ cáo buộc kênh truyền hình này và một mạng lưới phát thanh của nó được sử dụng cho chiến dịch của Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Năm 2017, Bộ Tư pháp Mỹ buộc T&R Productions LLC, chi nhánh RT ở Mỹ phải hoạt động theo Luật Đăng ký Đại diện nước ngoài, còn Reston Translator LLC- vận hành đài phát thanh Sputnik phải hoạt động theo diện cơ quan đại diện nước ngoài.

Như vậy, từ việc tình báo và an ninh Mỹ không thể tìm ra dấu vết Kremlin can thiệp vào đời sống chính trị Mỹ, Washington đã quay sang cáo buộc truyền thông Nga tiếp tay Moscow và quyết định quản lý hoạt động của truyển thông Nga trên đất Mỹ.

Chỉ có điều tự do thông tin là một quyền tự do cơ bản tại Mỹ, do vậy việc hạn chế truyền thông Nga và các đơn vị vệ tinh hoạt động trên lãnh thổ Mỹ chẳng khác nào sự phủ nhận giá trị mà người Mỹ rất tự hào.

Tại sao Washington lại làm như vậy?

Sự bất lực của chính quyền Mỹ trước hiệu quả của truyền thông Nga
Còn nhớ ngày 23/11/2016 Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án các phương tiện truyền thông của nhà nước Nga thông tin sai lệch nhằm tăng cường sức ảnh hưởng của Nga, qua đó làm suy yếu Liên minh Châu Âu.

Phản ứng trước việc EU lên án truyền thông Nga dùng tin tức giả mạo tuyên truyền chống phá phương Tây, Tổng thống Putin cho biết Moscow chỉ theo dõi nguyên tắc tự do-dân chủ được hiểu như thế nào, thể hiện ra sao trong xã hội phương Tây.

Chưa biết thực hư phía sau những cáo buộc của phương Tây đối với truyền thông Nga, nhưng một sự thật không thể phủ nhận là nước Nga của Putin đã có một chiến lược truyền thông tuyệt vời, khiến cho đối thủ hoảng sợ, theo Bloomberg.

Và ngày 28/11/2016, Bloomberg đã đặt vấn đề là làm thế nào mà truyền thông Nga lại có thể tác động một cách hiệu quả vào cả đời sống chính trị lẫn đời sống xã hội tại các nước phương Tây trong một thời gian dài.

Theo hãng tin Mỹ, phương Tây hoàn toàn bất ngờ trước phương pháp can thiệp và tinh hiệu quả của truyền thông Nga.

Chỉ khi bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra, Kremlin bị cáo buộc can thiệp tiến trình bầu cử thì truyền thông phương Tây mới giật mình.

Bloomberg bình luận: “Truyền thông Nga bắt đầu từ những câu chuyện rất đơn giản về những thế lực đối nghịch với Nga như Mỹ, Obama, Clinton, EU, NATO, Ukraine,.. nhưng lại khiến đời sống chính trị - xã hội tại phương Tây rối loạn".

Điều đó cho thấy truyền thông Nga đã thực sự nguy hiểm với phương Tây và tìm cách hạn chế hiểm hoạ từ truyền thông Nga là một lựa chọn đầu tiên. Và đó chính là lý do mà kênh truyền hình RT bị buộc phải ngưng phát sóng tại Washington.

Giới phân tích cho rằng, xuất phát từ sự thua kém đối thủ về tài lực, Kremlin đã lấy hiệu quả làm tiêu chí cho việc xây dựng chiến lược phát triển thông tin của nước Nga và đầu tư có trọng điểm, nên đã mang lại hiệu quả khiến phương Tây bất ngờ.

Theo Bloomberg, Nga chỉ có hai hãng tin Sputnik và RT mà phải đối mặt với hàng trăm hãng truyền thông của Mỹ, Anh, Đức, Pháp và các quốc gia tây Âu khác, song hiểu quả nhiều lúc vẫn vượt trên đối phương.

Có thể nhận diện, sự đồ sộ của truyền thông phương Tây là thể hiện sức mạnh, song cũng lại chính là yếu điểm của họ. Bởi khai thác thông tin nhiều chiều, nhào nặn theo nhiều cách khiến nhiễu loạn thông tin - một thông tin tự nó đã chứa đựng mâu thuẫn.

Và đó chính là yết hầu cho truyền thông Nga mổ xẻ và khai thác, mà chỉ cần tìm ra sự mâu thuẫn, phi lý của thông tin mà truyền thông phương Tây loan tải là giá trị thông tin của các hãng truyền thông Nga nghiễm nhiên có giá trị hơn của đối thủ.

Truyền thông Mỹ là thành phần quan trọng trong giới tinh hoa Mỹ, nên việc thua kém truyền thông Nga là khó có thể chấp nhận. Do vậy, cần phải thu hẹp đất diễn của truyền thông Nga để không làm mất mặt giới tinh hoa Mỹ.

Một cách che đậy những mưu đồ chính trị hay những quan điểm trái chiều

Nghị quyết của Nghị viện châu Âu lên án truyền thông Nga xuyên tạc sự thật, kích động nghi ngờ, chia rẽ các nước thành viên, thực hiện kỹ thuật phân chia chiến lược giữa Liên minh châu Âu với các đối tác ở Bắc Mỹ.

Truyền thông Nga bị cho là đã làm tê liệt quá trình ra quyết định, làm mất uy tín của EU trong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, trong đó tai hại nhất là vai trò sụt giảm của EU trong cấu trúc an ninh châu Âu và kinh tế.

Truyền thông Nga bị cáo buộc đã phá hoại và làm xói mòn khả năng của truyền thông phương Tây với nền tảng là các giá trị dân chủ, nhân quyền và nguyên tắc của pháp luật, từ đó làm mất niềm tin của công dân EU vào tổ chức này.

Rõ ràng, cơ quan lập pháp EU đã nhận diện ảnh hưởng quá lớn của truyền thông Nga đối với đời sống chính trị và đời sống xã hội tại các nước phương Tây. Tuy nhiên, thực tế truyền thông Nga không đủ khả năng tạo ra hiệu ứng lớn như vậy.

Vấn đề nằm ở bản chất của vấn đề mà truyền thông loan tải và đây chính là nguyên nhân làm cho truyền thông Nga có tác động mạnh mẽ tới đời sống chính trị và đời sống xã hội Mỹ và Châu Âu hơn truyền thông tại các nước phương Tây.

Theo Bloomberg, trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ, có rất nhiều người Mỹ đã không chú ý đến các phương tiện truyền thông chính thống của nước Mỹ nhưng lại rất quan tâm đến RT.

Truyền thông Mỹ cho rằng thông qua RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin và cộng sự đã thâm nhập vào thế giới của họ, làm lu mờ hỉnh ảnh của họ trong công chúng Mỹ. Điều tương tự cũng diễn ra ở Châu Âu.

Song ông Putin cho thấy không hề chỉ trích phương Tây qua các phương tiện truyền thông Nga, mà ông chỉ hướng dẫn các hãng truyền thông Nga đi tìm sự thật ngay trong thông tin mà các đối thủ loan tải.

Vậy nhưng kết quả là gì, đó là tác động của truyền thông Nga tới người dân Mỹ đủ làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, gây thất vọng cho giới tinh hoa của nước Mỹ, Bloomberg bình luận.

Dư luận cho rằng, người dân Mỹ, cử tri Mỹ đã tìm ra những sự thật trong đời sống chính trị Mỹ được che giấu phía sau những mưu đồ chính trị, mà với truyền thông Mỹ thì họ không dễ tìm ra được.

Hiện nay sự lệch pha giữa đời sống chính trị Mỹ với đời sống xã hội Mỹ vẫn chưa thể thu hẹp bởi tính bảo thủ của giới tinh hoa, khiến cho rất nhiều sự thật của nước Mỹ sẽ được phơi bày, nếu để truyền thông Nga có nhiều đất diễn tại xứ cờ hoa.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/rt-ngung-phat-o-washington-my-phu-nhan-gia-tri-tu-do-3355709/?paged=2

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 3 2018, 10:40 PM

Tổng bí thư Đảng cộng sản VN, bác Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến đi Pháp và Cuba về. Mặc dù chuyến thăm Pháp là do tổng thống Pháp mời, nhưng trên media Pháp, chuyến thăm khá là câm lặng hoàn toàn không được đăng tải rầm rộ như khi Tổng bí thư TQ Tập cận Bình sang Pháp chẳng hạn. Nếu lễ đón tiếp có đủ lệ bộ, thì nó cũng không bằng được sự đón tiếp của TQ, Nga, Ấn độ,..và nhiều nước khác. Tại sao ?
Tất nhiên là vì báo chí Pháp đang quay cuồng với vụ khủng bố vừa xẩy ra, đặc biệt có một ông trung tá hi sinh mình cứu người, chuyện tương đối lạ trong văn hoá phương Tây, nên có thể giải thích một phần chuyện đó, nhưng có lẽ nó không phải là tất cả. Ở Pháp có một số tờ báo lớn mà xu hương chính trị của nó rõ ràng. Có thể điểm mặt.
Tờ figaro. Tờ này là tờ báo của giới chủ Pháp, nhưng chủ tờ báo lại là người Pháp gốc Do thái, vì thế nó cũng là tờ báo tương đối thân Mỹ, ở Pháp người ta gọi là phái Đại tây dương. Với VN nói chung, đây là tờ báo chuyên tố cáo VN về các vấn đề nhân quyền, dân chủ, nhưng đồng thời nó cũng không bao giờ phê phán quá khứ của thực dân Pháp. Nếu có nói tới VN thì có mùi vị nuối tiếc quá khứ huy hoàng cuả thực dân Pháp.
Tờ le monde (Thế giới). Tờ báo này do chính quyền của De gaule lập ra vào những năm 50 của thế kỷ trước muốn có thái độ của nước Pháp một cách hiện đại, là một cực thứ 3 trong thế giới lúc đó bị phân làm hai cực là Mỹ và Liên Xô. Đây cũng là tờ báo của giới chủ Pháp, nhưng nó có tính chất dân tộc. Thường tờ báo này có cách phân tích theo quyền lợi nước Pháp nói chung.
Tờ Liberation (Giải phóng), tờ này ra đời sau cuộc « nổi loạn » của sinh viên Pháp vào năm 1968, được coi là tờ báo của phái tả. Nhưng cũng không vì thế mà nó có thiện cảm với VN. Bởi vì nếu nó là phe tả, thì nó lại chống chủ nghĩa xã hội hiện thực như ở Liên Xô ngày trước cũng như ở các nước XHCN cũ, cũng như các nước XHCN còn lại ngày nay (VN, Cuba, Triều tiên..) Dù nó không mang mầu sắc dân tộc, nhưng nó lại nhân danh những giá trị dân chủ kiểu phương Tây để đánh giá.
Tờ echo (tiếng vọng), tờ tribune (diễn đàn). Đây là hai tờ báo về kinh tế.
Trong thời gian bác Trọng ở Pháp, thì chỉ có tờ báo Tribune là có đăng nhưng bài về kinh tế VN. Báo VN có đăng tin việc báo Pháp nói về chuyến đi, nhưng có lẽ đấy là trên báo giấy. Còn báo mạng thì tìm không ra. Phải giải thích là, do sự phát triển của internet, mà nghề báo ở Pháp chao đảo. Hiện tại, các báo thường có hai phiên bản. Báo giấy đầy đủ hơn phong phú hơn về các bài viết (vì người đọc phải mua), còn phiên bản mạng thì ít hơn. Khi tôi xem thì chỉ xem trên mạng, chứ không mua báo giấy.
Việc không đưa tin trên mạng, đã khiến chuyến đi có tính chất âm thầm hơn. Nhưng có thể chính chính phủ Pháp muốn thế, vì với những xu hướng trên, thì theo phản xạ vô điều kiện của media Pháp nó lại sẽ gào rú lên về « nhân quyền, dân chủ.. » , điều có lẽ chính phủ Pháp không muốn, đặc biệt với vị thế của tổng thống Pháp Macron hiện tại.
Quan hệ kinh tế của Pháp với VN không lớn, và Pháp cũng không thể có khả năng làm hơn. Không kể cách làm việc của giới chủ Pháp khá là trịnh thượng, thích dùng đòn bẩy chính trị, không chế chính trị để kiếm lời về kinh tế, điều mà hiện tại Pháp không thể có vị thế để làm ở VN.
Nhưng Pháp cũng có những lợi thế mà VN không nên bỏ qua. Đó là :
1- Hợp tác về hàng không (VN Airline đã hợp tác với Air France từ lâu, và cũng là bạn hàng mua máy bay Airbus mà Pháp đồng sản xuất).
2- Một cửa để mua vũ khí. Trong trường hợp Mỹ làm khó dễ, đặt điều kiện kỹ thuật, chính trị với VN, thì vũ khí Pháp có thể là cái cửa không nên bỏ qua.
3- Vị thế của Pháp trong EU. Với sự ra đi của Anh, thì ảnh hưởng của Pháp trong EU càng lớn hơn. Sự vụ trong EU cũng không phải lúc nào cũng đơn giản vì việc « lắm thầy nhiều ma », nhưng nếu Pháp cản thì thương vụ với EU không xong.
4- Trong quá khứ, dù Pháp không phải là đồng minh của VN, nhưng có những quá trình mà Pháp đã đóng góp. Ví dụ việc tổ chức thương lượng hiệp định Paris giữa Mỹ và VN. Dù Pháp đứng về phía Mỹ, nhưng cái nhìn của nó trung lập hơn trong lợi ích, khiến tạo ra cái cửa để VN nghiên cứu, hiểu rõ Mỹ hơn, vì Pháp có thể « rỉ tai » làm trung gian cho mình. Khi hệ thống XHCN cũ sụp đổ, Pháp thông qua « Club de Paris » đã giúp VN nối lại quan hệ tiền tệ tài chính với phương Tây.
5- Về mặt kinh tế, quan hệ giữa VN và Đức quan trọng hơn. Vì kinh tế Đức mở hơn, mạnh hơn kinh tế Pháp. Nhưng qua sự việc Trịnh Xuân Thanh vừa rồi, VN cũng có thể thấy là Đức nó cũng đểu, chứ không phải là tốt đẹp gì. Nên việc mở rộng quan hệ với tất cả các nước trong EU là điều tốt.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 4 2018, 04:07 AM


Khoi luong trao doi thuong mai giua VN va Phap con it hon ca giua VN va Italy, du quan he chinh tri thi co ve tot dep. Co the thay Phap cung k qua nhiet tinh xuat khau hay dau tu vao VN, cung chang hieu vi sao nua?

Phap dang cai cach va muon tu nhan hoa SNCF, bac Pho noi xem co giong tu nhan hoa nganh dien k? Se co 1 cong ty nha nuoc kiem soat co so ha tang, kieu nhu ENEDIS trong nganh dien, va mo cua cho cac cong ty khac tham gia canh tranh khai thac dich vu? Tai sao lai bieu tinh kinh vay, trong khi tu nhan hoa nganh dien lai k thay bieu tinh?

Hoa ra Nga da bat dau xuat khau thuoc tro lai VN tu 2 nam nay roi, ma thay co ve am tham, k rinh rang lam
Nga tham nhap thi truong VN co ve kin dao, khong PR am i truyen thong, co le thay k can thiet, va cung k co loi nhieu? Chang ro phai vay k?



Bệnh nhân Việt Nam sẽ được hỗ trợ thuốc điều trị các bệnh ung thư phức tạp nhất từ Nga

Bệnh nhân Việt Nam sẽ được hỗ trợ thuốc điều trị những bệnh ung thư phức tạp nhất từ Nga, ông Dmitry Morozov, Tổng Giám đốc Biocad, một trong những công ty công nghệ sinh học lớn nhất của Nga cho hay.

"Trong năm 2017, công ty chúng tôi cung cấp cho Việt Nam khoảng 20.000 lô thuốc chuyên sử dụng để điều trị bệnh ung thư, ung thư máu và ung thư vú. Theo các bác sĩ Việt Nam, quá trình chữa bằng thuốc này mang lại kết quả khả quan nhất cho người bệnh", ông Morozov nói.

"Trên thế giới chỉ có một vài công ty có khả năng sản xuất thuốc có hiệu quả cao như vậy. Các loại thuốc điều trị của chúng tôi có chất lượng cao và có thể cạnh tranh thành công với các loại thuốc trị ung thư của Thụy Sĩ mà Bộ Y tế Việt Nam mua trước đây.

Với giá cả phải chăng, các loại thuốc của chúng tôi là rẻ hơn so với không chỉ thuốc Thụy Sĩ, mà ngay cả thuốc Ấn Độ và chúng tôi bắt đầu cung cấp các chế phẩm cho thị trường Ấn Độ. Năm nay chúng tôi dự định tăng đáng kể lượng cung cấp", Tổng Giám đốc Biocad cho biết thêm.

Trong năm qua, Biocad chỉ có một đối tác tại Việt Nam là công ty Nam Linh, chuyên phân phối các loại thuốc chủ yếu ở miền Bắc, còn hiện tại Biocad mở rộng số lượng đối tác để cung cấp thuốc trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Công ty có văn phòng đại diện tại Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mỹ. Năm ngoái, Biocad mở văn phòng đại diện tại Hà Nội với đội ngũ quản lý của Việt Nam. Thời gian tới các chuyên gia Nga cũng sẽ tham gia hoạt động này. Việt Nam có chính sách tăng cường nội địa hóa sản xuất mở ra triển vọng lớn cho công ty Nga.

"Chính sách nội địa hóa có liên quan đến việc cung cấp một số ưu đãi cho các công ty nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam.

Đường lối này hoàn toàn phù hợp với chính sách của công ty chúng tôi. Bây giờ chúng tôi đang nghiên cứu những cơ hội mới mà chính sách này mang lại cho công ty Biocad. Nội địa hóa là một quá trình lâu dài và tốn kém.

Cần phải tính toán và đánh giá hiệu quả của những ưu đãi mà chúng tôi sẽ nhận được. Có hai phương án, hoặc xây dựng một cơ sở sản xuất mới, hoặc triển khai sản xuất trên các cơ sở công nghiệp hiện có.

Một số công ty Việt Nam thể hiện sự quan tâm đến việc nội địa hoá quá trình sản xuất các chế phẩm của Biocad. Họ có sẵn các xưởng sản xuất và chúng tôi lạc quan đánh giá phương án này", ông Morozov nhấn mạnh.

Tổng Giám đốc Biocad cũng thông báo công ty sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam các chế phẩm để điều trị không chỉ bệnh ung thư, mà còn các bệnh tự miễn và viêm khớp dạng thấp. Trong tương lai công ty sẵn sàng xuất khẩu các chế phẩm này sang một số nước khác ở khu vực Đông Nam Á.

https://vtc.vn/benh-nhan-viet-nam-se-duoc-ho-tro-thuoc-dieu-tri-cac-benh-ung-thu-phuc-tap-nhat-tu-nga-d390280.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 4 2018, 10:21 PM

Khi VN mới mở cửa, và đặc biệt lúc phe XHCN cũ bị đổ, thì Pháp là cường quốc phương Tây duy nhất có ý đồ rõ rệt quay lại VN để làm ăn. Tất nhiên nước Pháp chưa bao giờ là đồng minh của nhà nước VN hiện tại, nhưng họ cũng là nước hiểu VN nhất trong các nước phương Tây, vì Pháp đã ở VN tới 80 năm, trí thức VN, ngay cả trí thức cách mạng hay các nhà chính trị như ông Đồng, ông Giáp và nhiều người khác cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Pháp. Pháp từ năm 1954 đã có đại sứ ở Hà nội, vì Pháp là nước phương Tây duy nhất có quan hệ ngoại giao với nước VN Dân chủ cộng hoà. Các nước phương Tây khác chỉ có quan hệ với chế độ miền Nam. Phải đến khi VN thống nhất đất nước, năm 1975, thì quan hệ ngoại giao mới được thiết lập, vì thế kỷ niệm 30 năm, 40 năm quan hệ ngoại giao của nước VN hiện tại với các nước phương Tây thường trùng nhau cũng vì điều này.
Vào thập niên 90, tổng thống Pháp lúc đó là François Mitterand cũng sang VN, có lẽ là người đứng đầu một nhà nước phương Tây đầu tiên thăm nước ta. Quan hệ của Vn với Pháp về chính trị như vậy có lẽ chỉ đứng sau quan hệ VN-Thuỵ điển (tất nhiên là xét giữa các nước phương Tây theo chế độ đại nghị tư sản với nhau, chứ không tính tới các đồng minh và bạn bè VN như Liên Xô, Ấn độ, Cuba..)
Nhưng quan hệ chính trị này không chuyển sang kinh tế được vì nhiều lý do.
1- Thực lực của nước Pháp. Nước Pháp mặc dù đứng thứ 5 về kinh tế thế giới (giờ nó sẽ bị đẩy lùi dần dần vì sự phát triển của TQ, Ấn độ, Brazil..), nhưng quy mô của nó cũng nhỏ, và đặc bịêt Pháp không phải là quốc gia công nghiệp mà là quốc gia về tài chính. Như vậy là không có đầu tư trực tiếp, mà cho VN vay thì nó lại sợ.
2- Về mặt văn hoá, do là một nước đế quốc kiểu cũ, mặc dù Pháp có một lối tuyên truyền « ủng hộ các nước thế giới thứ ba », trong thực tế cách làm viêc của Pháp vẫn là cách làm việc thực dân, và quả thực Pháp vẫn giữ được một chế độ thực dân kiểu mới với các nước là thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi. Một thị trường nữa thuận lợi cho Pháp hơn là Đông Âu sau khi phe XHCN cũ sụp độ. Trong trường hợp này thì mùi vị VN không hấp dẫn bằng những nơi này.
3- Khoảng cách văn hoá. Mặc dù hiểu VN hơn các nước phương Tây khác, khoảng cách văn hoá giữa VN với Pháp rất lớn. Trong làm ăn kinh tế, ít nhiều nó cũng phải có chữ tín. Mà muốn có chữ tín thì phải hiểu nhau thì mới tin cậy được. Cách ứng sử của giới kinh doanh Pháp, do ảnh hưởng văn hoá, lúc nào cũng thích dậy đời, thì thực ra nó không hợp.
4- Bản thân kinh tế Pháp không phải là nền kinh tế mở, tức là nó muốn thâm nhập thị trường nước khác, nhưng lại không muốn mở cửa thị trường của mình. Pháp đúng là nước đầu tiên vào VN trong các nước phương Tây, nhưng thị trường Vn nhỏ, bán không bõ, mình chỉ có sức lao động để gia công, thì nó lại không cần. Sự lệch pha giữa hai nền kinh tế, đã dẫn tới hệ quả quan hệ kinh tế èo ọt như hiện nay.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 4 2018, 10:47 PM

@ltbk,
đúng rồi, cái xu hướng đó là xu hương chung khi các nước phương Tây tư hữu hoá các công ti về giao thông, điện lực. Nó tách rời phần hạ tầng cơ sở ra thành một hãng riêng, còn lại thì cho kinh doanh cạnh tranh trên cơ sở « thuê bao » hạ tầng cơ sở. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt, ví dụ EDF là hãng điện nhà nước cũ của Pháp thì nó vừa coi hạ tầng cơ sở (hệ thống phân phối điện), vừa kinh doanh bán điện sản xuất điện, nhưng theo luật bắt buộc phải nhường một phần thị phần cho các hãng khác vào cạnh tranh. Với điện thoại cũng vậy. Với ngành đường sắt thì không biết nó tính thế nào. Có thể SNCF (tức là công ty đường sắt của nó) cũng sẽ được làm như công ti điện.
Cách làm của Pháp như vậy vì nó muốn bảo hộ thị trường của nó. Tại sao ? bởi vì tiếng là cho cạnh tranh tự do, nhưng thực sự những hãng cạng tranh khác không phải là tư nhân thuần tuý mà sẽ là các hãng quốc gia khác ở châu Âu xông vào. Ví dụ về đường sắt thì là Deutch Bahn (tức là hãng quốc gia đường sắt của Đức) hay Italia rail (tức là hãng quốc gia đường sắt ý).
Tư nhân hoá ở EU như vậy là mở cửa để các hãng quốc gia của các nước thành viên cạnh tranh với nhau, dù trên luật là cạnh tranh tư nhân. Nhưng do lịch sử phát triển của thị trường châu Âu mà cuối cùng nó lại là các hãng quốc gia thành viên cổ phần hoá đấu nhau.
Sở dĩ như thế vì đầu tư những nghành nghề này rất tốn kém, vì thế mà ngay lúc khởi điểm, nhiều khi nó đã là đầu tư nhà nước hay là để có thể có lãi, nó đã tự nhiên hình thành độc quyền (như Deutch bahn) bị nhà nước chi phối, vì thế ngay trong một nước tư bản, không phải lúc nào cũng là đầu tư tư nhân. Ở Pháp chẳng hạn, nghành điện nguyên tử là do đầu tư nhà nước mà có. Tư nhân (dù là tư bản Pháp) cũng không đủ trường vốn mà làm. Ở VN hiện nay có câu chuyện cãi cọ giữa chủ nhà nước và chủ tư nhân là một câu chuyện ngớ ngẩn. Trong thực tế, ngay cả trong những nước tưbản phát triển nhất vẫn có đầu tư công, vì nó kinh tế và hiệu quả, chứ không phải lúc nào tư nhân cũng là nhất.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 5 2018, 03:17 AM

Bao Anh The Guardian len an My, noi xam luoc Iraq la toi ac chong nhan loai. Bay gio moi noi cau ay
Iraq is a reminder: US crimes against humanity predate Trump
https://www.theguardian.com/commentisfree/2018/mar/29/iraq-war-15-years-later-george-bush-war-crimes

"Tuy nhiên, quyết định của giới lãnh đạo và sự ủng hộ của giới truyền thông đã gây ra tội ác chống lại nhân loại. Xin không liệt kê tên ở đây, nhưng hàng trăm người sẽ phải đối mặt với lao lý nếu họ không phải là người Mỹ", theo The Guardian.

Vậy nhưng những con người gây ra tội ác chống nhân loại ấy không những không phải đối mặt với lao lý, mà họ còn được tưởng thưởng. Hàng loạt các nhân vật chính trị được tăng cường quyền lực và được truyền thông tung hô.

Trong khi đó, cho đến nay - đã 15 năm trôi qua - có bao nhiêu người trở thành nạn nhân của những kẻ phạm tội ác chống nhân loại trong cuộc chiến Iraq thì vẫn chưa thể liệt kê chính xác và những kẻ phạm tội ác ấy lại vẫn được trọng vọng.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bao-anh-xam-luoc-iraq-lat-hussein-la-pham-toi-chong-nhan-loai-3355726/


Người dân và doanh nghiệp Mỹ xé nát rào cấm vận Nga
Trong khi Washington áp cấm vận nhằm phong toả nước Nga thì cả người dân, doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư Mỹ và phương Tây lại xé nát rào.

Chính quyền Mỹ càng cảnh báo nguy hiểm, người Mỹ càng thích đến Nga

BBC ngày 2/4 đưa tin, theo các số liệu của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, cho thấy khách du lịch từ Mỹ đến Nga từ năm 2014 - khi Nga bắt đầu bị áp cấm vận -đã tăng đều đặn cho đến nay, và trong năm 2017 là tăng mạnh nhất.

Người đứng đầu Cơ quan Du lịch Liên bang Nga cho rằng hành động của chính quyền và sự tô vẽ của giới truyền thông Mỹ về sự đáng sợ của của nước Nga đã kích thích sự tò mò của người dân Mỹ muốn tự mình đến Nga kiểm chứng sự thật.

Không những vậy, Nga còn tương kế tựu kế làm tăng động lực cho khách du lịch Mỹ đến với xứ sở bạch dương, trong bối cảnh chính quyền Mỹ và chính quyền các nước đồng minh của Mỹ liên tục cảnh báo người dân sự nguy hiểm khi tới Nga.

"Mặc dù có căng thẳng chính trị, nhưng người Mỹ luôn được chào đón ở Nga. Hãy đến và khám phá sự khác biệt giữa nước Nga được miêu tả tại Mỹ với thực tế". Đó là khẩu hiệu dễ thấy trên trang web của cơ quan đại diện Nga ở nước ngoài.

Theo số liệu của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, nơi ghi nhận số người nước ngoài nhập cảnh vào Nga, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9/2017, lượng du khách Mỹ đến Nga tăng 25% so với năm 2016.

Nếu tính cả năm thì tăng tới 26%.

Phân tích số liệu du khách Mỹ đến Nga trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017, cho thấy xu hướng tăng bắt đầu vào năm 2015, một năm sau khi cuộc xung đột nổ ra ở Crimea giữa các lực lượng thân Nga và Ukraine.

Thời điểm đó, cơ quan quản lý du lịch Nga đã nhận định những căng thẳng về chính trị giữa Nga và phương Tây sẽ tác động tiêu cực đến ngành du lịch Nga và chắc chắn lượng du khách từ Mỹ và châu Âu đến Nga sẽ giảm, song thực tế thì ngược lại.

Hiện nay, số lượng khách du lịch Mỹ đến Nga đã vượt quá số lượng trước khi xảy ra xung đột chính trị Nga-phương Tây, dù Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo người dân Mỹ cần xem xét lại việc du lịch sang Nga bởi có thể bị khủng bố tấn công.

Theo BBC, Bộ Ngoại giao Mỹ sử dung mọi phương tiện thông tin có thể, khuyến cáo người Mỹ hạn chế di chuyến đến bán đảo Crimea và khu vực Bắc Caucasus nằm trong lãnh thổ nước Nga, song dường như lời cảnh báo không có giá trị.

Cũng tương tự như Mỹ, dựa trên số liệu của chính phủ Nga, lượng khách du lịch từ Anh đến với nước Nga cũng tăng trong hai năm 2016 và 2017, sau khi giảm trong hai năm 2014 và 2015.

Theo số liệu của Cơ quan Du lịch Liên bang Nga cung cấp thì năm 2017 có khoảng hơn 190.000 du khách Anh tới thăm nước Nga, và hơn 250.000 khách du lịch Mỹ đến tìm hiểu về cuộc sống, con người tại xứ sở bạch dương.

Lượng du khách từ Mỹ và Anh cũng như từ các quốc gia phương Tây khác đã mang đến cho kinh tế Nga hàng tỷ USD - một nguồn bổ sung ngoại tệ quan trọng trong bối cành nước Nga bị cấm vận-trừng phạt bao vây.

Ông Pavel Rumyantsev, Phó giám đốc Liên đoàn Công nghiệp Du lịch Nga, cho biết ngành du lịch Nga đang gặt hái những phần thưởng từ các sản phẩm của truyền thông phương Tây, thậm chí cả trong bối cảnh tiêu cực.

"Có hai hình ảnh nước Nga đối với khách du lịch Mỹ. Về mặt chính trị, các nước có thể là những kẻ đối nghịch và cạnh tranh giành ảnh hưởng trên trường quốc tế, nhưng người dân Nga được cho là thân thiện, hiếu khách và tốt bụng".

BBC nhận định rằng: "Thật khó để nói liệu chính trị có thực sự thúc đẩy ai đó đi du lịch, nhưng rõ ràng với ngành công nghiệp du lịch Nga thì các phương tiện truyền thông phương Tây đã giúp tạo thêm sức hút từ nước Nga đối với người dân Mỹ".

Người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ đã xé nát rào cấm vận Nga

Theo trích dẫn của BBC, nếu bao gồm tất cả các loại du khách Mỹ đến Nga thì năm 2017 tăng 25% , còn nếu tính riêng lượng khách Mỹ đến Nga tim kiếm cơ hội kinh doanh và kết nối giao thương, thì năm 2017 tăng khoảng 18% so với năm 2016.

Điều đó cho thấy, người Mỹ đến với nước Nga không chỉ là du khách tham quan, mà có rất nhiền doanh nghiệp, doanh nhân đến tìm kiếm cơ hội làm ăn tại xứ sở bạch dương.

Điều đó chứng tỏ cấm vận kinh tế Nga đã không còn tác dụng.

Thực ra, từ giữ năm 2016, khi Tổng thồng Putin có những nước đi quan trọng, tình hình kinh tế - xã hội tại nước Nga đã dần có nhiều chuyển biến tích cực và tạo ra một sức hút mạnh mẽ với những nhà đầu tư Mỹ và phương Tây.

Hẳn dư luận còn nhớ, năm 2017 hãng cung cấp thức ăn nhanh nổi tiếng nước Mỹ - McDonald’s, đã mở thêm ít nhất 50 cửa hàng mới tại Nga, tăng gần 80% so với năm 2016, theo Reuters.

Theo ông Khamzat Khasbulatov, giám đốc điều hành phụ trách thị trường Nga của McDonald’s, thì hãng không chỉ mở thêm cửa hàng mới, mà doanh nghiệp Mỹ này còn mở rộng hoạt động tại thị trường Nga bằng nhượng quyền thương mại.

Bởi việc mở thêm 80% cửa hàng mới vào năm 2017 cho thấy tốc độ phát triển của McDonald’s tại Nga vẫn còn chậm, nên để theo kịp đà tăng trưởng thì phải thực hiện nhượng quyền - một cách làm “vừa nhanh tốc độ, vừa rộng quy mô”.

Giới phân tích cho rằng, kế hoạch phát triển thị trường của McDonald’s tại Nga trong năm 2017 là hiện thực hoá "chiến lược đi tắt đón đầu", nhằm không để lãng phí các cơ hội làm ăn tại xứ sở bạch dương.

Và khi kế hoạch phát triển của McDonald’s không theo kịp thực tế phát triển tại thị trường Nga, đã chứng minh cơ hội tại thị trường Nga thật sự ổn định và hấp dẫn với người dân và doanh nghiệp Mỹ.

Điều đó lại vừa mới được chứng minh thêm qua việc các nhà đầu tư Anh-Mỹ mua hơn 3/5 lượng trái phiếu chính phủ Nga - Russian Eurobonds - cả hai kỳ hạn 11 năm và 29 năm - được chào bán trên thị trường London vào ngày 16/3/2018.

Như vậy, trong khi Washington và đồng minh áp cấm vận, nhẳm phong toả nước Nga, thì cả người dân, doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư Mỹ và phương Tây lại xé nát rào cấm vận, giúp khơi thông những huyết mạch quan trọng của kinh tế Nga.


http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/nguoi-dan-va-doanh-nghiep-my-xe-nat-rao-cam-van-nga-3355765/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 5 2018, 03:20 AM

Bat ke ket qua the nao Nga cung duoc loi, vi truoc day, sau khi Lien Xo sup do thi Nga da khong tham nhap vao duoc, cho den bay gio


Nga bắt đầu chân trời năng lượng mới ở Trung Đông
Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Nga tìm kiếm cơ hội trong ngành năng lượng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 3/4 đã có chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ 3 của mình với điểm đến là Thổ Nhĩ Kỳ.

Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý mở rộng hợp tác quân sự và dự lễ khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ mang tên Akkuyu.

Tổng thống Nga nói: "Chúng tôi không chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy hạt nhân đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng tôi đang xây dựng khu vực hạt nhân của Thổ Nhĩ Kỳ".

"Chúng tôi muốn sản xuất ra đơn vị năng lượng đầu tiên vào năm 2023. Chúng tôi sẽ làm như vậy vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ. Khi tất cả các đơn vị đang hoạt động, nhà máy hạt nhân sẽ cung cấp 10% nhu cầu điện của Thổ Nhĩ Kỳ" - Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Nga cũng đánh giá cao quyết định của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi lựa chọn Akkuyu trở thành một dự án đầu tư chiến lược.

Giới chức Nga cho biết, Moscow và Ankara đã công bố việc thành lập một quỹ đầu tư chung có giá trị ban đầu khoảng 1 tỷ USD, nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh tế có lợi cho cả hai nước.

Trong khi đó, với việc hỗ trợ lực lượng quân đội Syria giành được các chiến thắng nhất định, Nga cũng bắt đầu có được các hợp tác với Syria trong việc khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng của Syria.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak cho biết, hiện nay các công ty dầu khí Nga đã tiến hành công tác này.

"Một số dự án đang được tiến hành và có những cuộc đàm phán với Chính phủ Syria về các dự án mới" - ông Novak nói.

Từ tháng 2, Nga và Syria đã ký một lộ trình hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và điện lực cho năm 2018 trở đi, trong đó có việc phục hồi, cải tạo và xây dựng các cơ sở năng lượng tại Syria.

Lukoil và Gazprom Neft nằm trong số những công ty được Damascus mời để phục hồi cơ sở hạ tầng bị phá hủy sau chiến tranh.

Syria cũng đã yêu cầu Nga tham gia thăm dò và phát triển dầu khí trên đất liền và ngoài khơi. Đặc biệt, Nga đã được mời nâng cấp nhà máy lọc dầu Baniyas và xây dựng một nhà máy lọc dầu mới với Iran và Venezuela.

Các quốc gia cũng đã đồng ý đưa ra một đường dây vận chuyển trực tiếp để tạo thuận lợi cho thương mại.

Đại sứ Syria tại Nga Riyad Haddad cam kết việc ưu đãi thương mại với Nga. Ông khẳng định, các quốc gia đã giúp Syria chống khủng bố "có quyền đi đầu" trong công cuộc khôi phục nền kinh tế của đất nước.
____________________

Hệ thống tên lửa S-400 sẽ được Nga chuyển giao "sớm nhất có thể"

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với người đồng cấp Recep Tayyip Erdogan về việc đẩy nhanh tiến độ bàn giao hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ sớm nhất có thể.

Nhà lãnh đạo Nga cũng không ấn định rõ thời điểm Ankara sẽ nhận lại hệ thống phòng không độc đáo nhất của Nga nhưng đảm bảo "không có hạn chế chính trị hoặc chiến lược" đối với việc chia sẻ công nghệ để Thổ Nhĩ Kỳ có thể tự sản xuất phiên bản rocket và radar của hệ thống S-400.

Theo ông Putin, việc cung cấp hệ thống tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ là ưu tiên trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa hai nước. Sắp tới Ủy ban liên chính phủ nhóm họp sẽ thảo luận triển vọng cung cấp các loại vũ khí hiện đại khác của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngoài ra, các nhà sản xuất vũ khí Nga cũng đang quan tâm tới việc tiến vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-bat-dau-chan-troi-nang-luong-moi-o-trung-dong-3355775/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 6 2018, 08:44 PM

Trung Quoc tra dua k phai chi 3 ty USD, ma la 50 ty USD de dap lai goi thue 60 ty USD cua My, lai nham vao khau yeu nhat, la dau tuong cua My (70% xuat khau la sang TQ, thanh phan nong dan de bi ton thuong nhat, dac biet ho lai nam o nhung bang ung ho Trump).
Trump doa tang them 100 ty USD danh thue nua, TQ cung k chun tay, tuyen bo san sang dap tra toan dien

Xem ra la chien tranh thuong mai co the xay ra that day. TQ cung da sang tham Nga, ca ngoai truong va bo truong quoc phong. Tham chi bo truong quoc phong TQ con tuyen bo ve tinh huu nghi hop tac giua 2 nuoc. Trong nam nay, nguyen thu quoc gia 2 nuoc se du dinh gap nhau nhieu lan

Hien dang co du doan, TQ co the danh thue nhap khau dau va khi hoa long ty My, vi TQ la nuoc chau A tieu thu chinh mat hang nay tu My. Cac nha phan tich cho rang day la don danh loi hai nhat, ma TQ se k voi dung khi chua den luc khan cap


Co bai viet nay cung thu vi, du toi k bao gio tin Nga se lam viec nay


"Vũ khí" siêu hiếm của Nga khiến phương Tây phải rụng rời nếu tiếp tục các đòn trừng phạt
Các nước phương Tây sẽ rơi vào cảnh "khốn đốn" nếu Nga ngừng cung cấp cho họ mặt hàng quý hiếm nhất nhì thế giới này.

Trong khi liên tiếp giáng các đòn trừng phạt nhắm vào nước Nga, các chính trị gia phương Tây bỗng quên bẵng mất rằng, xứ sở Bạch Dương đang sở hữu một nguyên liệu quý hiếm mà bất cứ quốc gia tiên tiến nào cũng phải sử dụng...
Đó chính là Paladi (tên Latin là Paladium), thứ kim loại sáng bóng màu trắng bạc thuộc nhóm bạch kim (PGM). Đây là một trong những kim loại quý hiếm nhất trên Trái đất. Gần một nửa trữ lượng kim loại siêu quý hiếm này (khoảng 40%) hiện đang thuộc sở hữu của Nga. Đứng ở vị trí thứ hai là Lục địa đen - châu Phi (30-35%).
Paladi được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, y học (nha khoa, phẫu thuật tim), dầu mỏ, công nghiệp hóa chất, điện tử và kim hoàn... Nhu cầu thế giới về Paladi đã tăng từ 100 tấn trong năm 1990 lên tới gần 300 tấn vào năm 2000. Chính vì độ quý hiếm nên giá cả của nó đã tăng liên tục hơn 10 lần trong các năm gần đây.

Một số chuyên gia Nga đang cân nhắc một cách nghiêm túc việc ngừng cung cấp Paladi cho các nước phương Tây để "đáp trả" các đòn trừng phạt. Các nhà phân tích nhận định: Nếu điều đó thực sự xảy ra, thì đó sẽ là một cú "sốc" với thị trường rộng lớn này.
Nói cách khác, Nga có thể sử dụng Paladi như một vũ khí thương mại. Thiếu nó, có thể một nửa thế giới sẽ chịu ảnh hưởng trong các lĩnh vực nha khoa, sản xuất ô tô và linh kiện điện tử.
Đăc biệt, đó là sẽ đòn giáng mạnh vào kinh tế Mỹ và châu Âu, nếu như Nga ngừng cung cấp Paladi cho khu vực này và chỉ xuất khẩu vừa đủ cho nhu cầu của Trung Quốc, chứ không để bất cứ lượng dư thừa nào để nước này (giả dụ) có thể bán lại cho một nước thứ ba.
Theo nhiều chuyên gia, việc Nga có thể giảm và chặn nguồn cung cấp Paladi, một trong những kim loại quý hiếm nhất trên hành tinh cho thị trường thế giới - để phản ứng lại những hành động "trừng phạt" của Mỹ và phương Tây - còn đáng sợ hơn so với việc nước này trục xuất các nhà ngoại giao.



http://soha.vn/vu-khi-sieu-hiem-cua-nga-khien-phuong-tay-phai-rung-roi-neu-tiep-tuc-cac-don-trung-phat-20180330151455664.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 7 2018, 08:23 PM

Tin do cac ban dua len:


Sẵn sàng cho ngôi nhà mới ,,, Hungary
Đầu tuần này, chính phủ Hungary đã phản ứng quyết liệt với Ủy ban Helsinki về người tị nạn khi các quan chức ủy ban này yêu cầu Hungary đệ trình danh sách các tài sản vô chủ ( bất động sản) trên toàn lãnh thổ Hung
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Bence Tuzson đã phát biểu
Có nhiều bằng chứng cho thấy tập đoàn của nhà Soros đang ráo riết tìm kiếm các bất động sản vô chủ ở Hung để đưa người tị nạn vào ở
Chính phủ Hung đã từ chối mọi yêu sách từ phía EU và sẵn sàng ra tòa nếu bị kiện trong trường hợp cần thiết
" Chúng tôi biết Ủy ban Helsinki muốn gì, họ muốn tìm cách hợp thức hóa những điều kiện sinh hoạt cho người tị nạn ở một nước khác so với các nước hạt nhân EU
Các chi nhánh chân rết của Soros đang nỗ lực thay đổi Hungary và biến nơi đây thành khu vực cho người tị nạn
Trong khi đó các ứng viên chức thủ tướng như ông Gergely Karácsony đề nghị cải tạo các căn cứ quân sự cũ và các căn hộ do chính phủ quản lý làm nơi ở cho người tị nạn, trong khi ứng viên Gábor Vágó thì gợi ý một danh sách 150000 căn nhà vắng chủ để làm chỗ ở
Nếu chủ nhật này 8/4/2018, cuộc bầu cử Hung diễn ra và người của Soros lên nắm quyền thì chúng ta sẽ chứng kiến Hung biến thành quốc gia không còn của người Hung với việc hàng trăm ngàn dân tỵ nạn tràn vào
Chính phủ hiện tại của HUng đã từ chối gia nhập Quy chế về mở cửa cho người tị nạn và giới hạn số tiền mà các tổ chức dân sự cũng như các trường đại học có thể nhận từ các ông trùm như George Soros. ( một người DO Thái gốc HUng)
Đảng Fidesz lãnh đạo hiện đang dẫn điểm so với các đảng được Soros tài trợ, và hy vọng tiếp tục lãnh đạo đất nước
Tuy nhiên làn sóng di cư vẫn có thể tràn tới Hung như vũ bão trong 5 năm tới khi khu vực hạ Sahara đang trở thành điểm nóng di cư của toàn châu Phi
Dòng người tị nạn bị quyến rũ bởi nước Mĩ bởi châu Âu giàu có đang mong muốn đổi đời ở thiên đường
" Đó là thiên đường, và chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để vào được nó"

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 8 2018, 07:23 AM

Vụ xung đôt điẹp viên Nga - Anh đang bí ân
Ngoại trưỏng Anh Boris Johnson (BJ) nói răng các chuyên gia của Porton Down (PD) cho ông biêt chât đôc đên tư Nga, khi trả lơì phỏng vân báo cua Dưc (hình như báo DW). Tuy nhien nguoi dung dau PD sau do noi rang ho khong the va khong he khang dinh chat doc do den tu Nga. Vi the BJ bi quoc hoi Anh chi trich la khong kheo leo.

Mot dieu nua dang nghi, phia Anh da k he noi gi den cac con vat nuoi cua nan nhan, chi khi Nga hoi den, phia Anh ben tuyen bo 2 con vat nuoi da bi chet doi do khong duoc an uong trong 2 ngay, va ho da hoa thieu.
Dieu nay dang tao nghi van lon, phia Nga goi phia Anh la da "thu tieu bang chung", va nhieu nguoi dang dat cau hoi, neu chat doc hoa hoc cap do quan su duoc su dung, tai sao nhung con vat do lai khong chet ngay luc do ma chi bi chet doi, va sao phia Anh lai hoa thieu, trong khi day la co so xet nghiem de dieu tra.

Mot dieu nua, 2 cha con diep vien duoc dua tin la da binh phuc dan dan, khien cho nhieu nguoi dat cau hoi, neu chat doc than kinh o cap do quan su duoc su dung, thi lieu ho co the binh phuc duoc k? Va co the ho da chet ngay roi? Hay chat doc ho bi nhiem k phai la chat doc quan su do?

Viec Anh k chiu cap visa cho than nhan cua co con gai den tham cung dang khien dat cau hoi?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 10 2018, 03:28 AM

Tin moi nhat: Israel va/hoac My da ban ten lua hanh trinh tu 2 may bay F15I nhằm vào phi trường T4 cua Syria. 2 may bay nay khong bay vao khong phan Syria ma tan cong tu khong phan Liban
Theo phia Nga thi 5/8 qua ten lua da bi phia Syria ban ha, 3 qua trung suon phia tay phi truong lam 1 so nguoi bi thuong, co the co nguoi thiet mang. Phia Nga k bi thiet hai gi, phi truong cung khong thiet hai gi may.

Cac nha phan tich cho rang, day la tên lửa hành trình thông minh Delilah cua Israel da tan cong.

Theo mot so thong tin khac, Syria da ban ha ten lua hanh trinh bang ten lua Bulk co lo thoi Lien Xo.

Co le day la thong diep va cung la tham do cua My doi voi Nga, Syria, Iran truoc khi tien hanh that su chang, de ep Nga phai dam phan?

Viec phai dung ten lua hanh trinh, cung cho thay Israel khong dam cho F15, F16 hay ca F35 noi tieng la tang hinh tham nhap vao lanh tho Syria de nem bom nhu lan truoc, neu bi ban roi thi danh tieng cua ca My va Israel deu sut het. Voi Israel thi hau qua con nghiem trong, vi luc nay thi huyen thoai ve uu the tren khong bat kha xam pham cua Israel se hoan toan sup do

Tin tuc do cac ban dua len:

bản đồ lãnh thổ Syria của các bên: Khu vực Thổ ảnh hưởng đã mở rộng đáng kể sau khi chiếm thêm đất từ Kurd ở Afrin, thực hiện theo thỏa thuận Nga và Iran. Kiểm soát quân sự Nga rút khỏi Aleppo và bàn giao toàn bộ khu vực cho lực lượng Shia do Iran điều hành, ngoại trừ căn cứ Kuweires.
Theo thỏa chung Nga sẽ để Iran ảnh hưởng khu vực phía bắc Syria tiếp giáp Thổ, Iran chịu trách nhiệm an ninh với đội quân Shia tình nguyện. Iran đã gây sức ép chính phủ Syria để đưa NDF trong đó có dân quân Shia vào lực lượng quốc phòng Syria. Quân Nga sẽ di chuyển xuống khu vực Damascus đó là bước thỏa thuận với khối Ả Rập cũng như Israel để giảm ảnh hưởng của Iran và Hezbollah tại khu vực thủ đô cũng như tiếp giáp Israel, Jordan. Ngay lập tức, các nước Ả Rập ngừng tại trợ cho phiến quân xung quanh Damascus và phỉ JAI rút khỏi Duma. Các quốc gia vùng Vịnh nhìn nhận Nga có tiếng nói quan trọng tại Syria hơn cả Iran hay chính quyền Assad.
https://pp.userapi.com/c844724/v844724450/21d1e/7fOyZidN49s.jpg

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 10 2018, 03:50 PM

Câu chuyện vũ khí hoá học chắc cũng giống như vụ đầu độc gián điệp thôi. Khả năng Nga là chủ mưu rất ít. Vấn đề là có cái cớ để can thiệp. Quan trọng là tại sao Mỹ, Pháp muốn can thiệp vào lúc này.
Thực ra tình hình Syria rất phức tạp, vì ngay cả khi cùng ở một bên, tính toán của các thành viên tham gia cũng không giống nhau. Về phía mà Nga ủng hộ, trong này còn có I ran và chính phủ Syria. Trong đó quan hệ giữa I ran, lực lượng I ran ủng hộ (Hezbolah), và chính phủ Syria rất chặt chẽ. Có lẽ còn chặt chẽ hơn quan hệ Syria – Nga. Chính phủ Syria dùng Nga, nhưng họ cũng dùng liên minh với I ran để nới lỏng sức ép của Nga, Nga không có độc quyền, và chính phủ Syria không phải là bù nhìn. Ngược lại liên minh Syria-Iran lại cần tới Nga, nhất là về hoả lực, và vị thế trên trường chính trị thế giới của Nga. Còn Nga cũng định nhân cơ hội này trở thành đối tác thương lượng với phương Tây, và từ đó nâng cao vị thế của mình, giải quyết cả những vấn đề khác vị dụ vấn đề Ucraine.
Về phía phương Tây, tính toán của các bên cũng không giống nhau. Như Pháp, Mỹ, Anh thì muốn lật đổ chính quyền Syria để đặt những lực lượng thân mình (quân đội Syria tự do) lên. Nhưng những lực lượng này là đánh thuê lại phụ thuộc vào Ả rập Sa u đít và Quatar. Ả rập Sa u đít và Quatar lại ủng hộ thông qua lực lượng hồi giáo cực đoan (mà nòng cốt lại là nhân sự của đảng BAAS của chính quyền I rắc cũ tham gia), lực lượng hồi giáo cực đoan này lại ghét phương Tây (tất nhiên rồi). Ả rập Sa U đít chủ yếu muốn chống I ran. Quatar thì lại muốn chơi với I ran, để nới lỏng sức ép của Ả rập Sa u đít. Để đánh Hồi giáo cực đoan, thì phương Tây một mặt ép Ả rập Sa u đít, Quatar cúp cầu hồi giáo cực đoan, vừa dùng người Kurdes để đánh. Người Kurdes lại là lực lượng đòi độc lập với Thổ. Thổ lại trong NATO, là đồng minh « khó chịu » của Mỹ. Mỹ muốn lật đổ Thổ qua đảo chính, nhưng thất bại. Nhưng Thổ vẫn là đồng minh của Mỹ.
Lực lượng hồi giáo được Mỹ, Anh, Pháp tài trợ ngấm ngầm đã bị đánh tan. Vũ khí của các nhóm này được chuyển vào tay hồi giáo cực đoan ISIS. ISIS lại tuột khỏi tay quản lý của Ả rập Sa u đít, Quatar và quay trở lại đe dọa ngay Ả rập Sa u đít. Ả rập Sa u đít quay về đầu thú Mỹ, Pháp (với các hợp đồng vũ khí khổng lồ, và lời hứa tư hữu hoá công nghiệp dầu mỏ). Đổi lại, Mỹ,Pháp, Anh lại tuồn vũ khí cho nước này đánh nhau với lực lượng nổi dậy Huthis ở Iê-men. Lực lượng Huthis này lại được I ran ủng hộ.
Còn Thổ một mặt vừa đánh vừa đàm cả với Nga và phương Tây. Thổ đàm phán với Nga để rảnh tay đánh người Kurdes, tạo một vùng đệm giữa Syria và Thổ. Để làm việc này, thì Thổ đã ủng hộ những nhóm hồi giáo được phương Tây tài trợ trước, hay các nhóm cực đoan bị Ả rập Sa u đít bỏ rơi. Mỹ, Pháp, Anh thì vừa bỏ rơi người Kurdes nửa chừng, vừa tăng cường hiện diện ở vùng người Kurdes để ngăn cản Thổ thắng lớn.
Còn Syria-Iran thì muốn tìm cách giải phóng toàn bộ lãnh thổ, bằng cách tăng sức ép để Nga hiện diện nhiều hơn. Đẩy Nga tới xung đột quyết liệt hơn với phương Tây, điều mà Nga không muốn. Vì Nga muốn có con bài Syria để mằng cả chứ không phải là con tốt thí cho cuộc chơi Syria-Iran.
Chính vì thế mà Nga luôn nương tay với Israel. Để mặc cho nước này tung hoành trên vùng trời Syria. Cho nên vụ bắn rơi máy bay F16 của Israel thực ra không biết là ai. Tôi thì nghĩ rằng đó là Syria được sự giúp đỡ của I ran. Tại sao. Vì thực ra vũ khí cổ điển của Syria đủ sức bắn rơi F16 (giống như SAM 2 bắn được B52), cái chính là phải bắt được tín hiệu ra đa của nó, tức là xoá được nhiễu. Mà điều này thì Syria và I ran hoàn toàn có thể nghiên cứu được qua các chiến thuật mà không quân Israel sử dụng. Vì họ đủ trí tuệ làm điều này.
Như vậy nói về việc sử dụng vũ khí hoá học, thì chắc chắn không phải là Nga đầu têu, nhưng nó có thể là tính toán của các lực lượng nổi loạn được phương Tây ủng hộ, nhưng cũng có thể là I ran đầu têu để đẩy Nga vào thế “qua cầu rút ván”.
Thế còn Mỹ, Pháp, Anh có can thiệp không? sự can thiệp này có nghĩa gì ? Pháp, Anh, Mỹ can thiệp vừa là để đặt gạch giữ chỗ, để chứng minh không có thể có giải pháp ở Syria mà không có sự đồng thuận của họ. Vừa là để chứng minh sức mạnh với các đồng minh “đầu thú” : Ả rập Sa u đít, Quatar. Vừa giữ Thổ. Vừa làm chẩy máu Nga. Nga mà sa lầy vào cái vũng này với các nước “bí hiểm” như :Thổ, Ả rập Sa u đít, Syria.. thì chỉ có lợi cho phương Tây.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 10 2018, 04:18 PM

Bổ xung thêm một chút phân tích.
Hiện tại, trên chiến trường Trung đông, thì Syria và I ran là quyết tâm nhất. Vì với Syria là chủ quyền lãnh thổ, nhà nước của họ. I ran thì ở vào vị thế không thể hoà với phương Tây được, do vướng vào vấn đề với Israel, và ảnh hưởng chính trị của I ran càng ngày càng lớn, hoàn toàn ngược lại tính toán của phương Tây. Hiện nay, khi Ả rập Sa u đít đã về đầu thú, thì khả năng phương Tây ủng hộ nước này và các nước hồi giáo Sun nít chống lại I ran theo hồi giáo Chi ít, theo dạng một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm mới càng ngày càng rõ. Đặc biệt đây không phải là một cuộc ủng hộ để bị thua thiệt, mà là bán vũ khí cho nước này. Càng bán được vũ khí thì Ả rập Sa u đít càng lệ thuộc, có thể trở thành một nước I rắc mới (I rắc thời Sađam đã được xúi bẩy để đánh nhau với I ran, rồi cuối cùng lại bị chính Mỹ thịt).
Ngược lại Nga không có lợi ích gì trong cuộc chiến mang mầu sắc tôn giáo này cả. Mặc dù đằng sau cái vỏ tôn giáo, là một xung đột chính trị, kinh tế để xem ai sẽ là bá chủ vùng này (I ran hay phương Tây).

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 11 2018, 11:00 PM

Để xem tối nay, Mỹ Anh Pháp có dám phát động một cuộc ném bom bắn phá vào Syria không. Tối hôm qua, tình cờ bật một cái kênh TV tiếng Anh, nó lại đang tường thuật trực tiếp cuộc đấu khẩu giữa đại diện của Mỹ và Nga ở Hội đồng bảo an LHQ. Chỉ ngạc nhiên thấy đại diện Mỹ nói tiếng Anh dễ hiểu (cho trình độ lùn của mình), còn đại diện Nga nói gì thì nó dịch ậm ờ, nghe câu được câu mất. Nhưng phải công nhận là nếu chỉ nghe, thì thấy Mỹ tuyên truyền giỏi, cài đặt rất khéo.
Mỹ Anh Pháp sẽ làm gì, ném bom một trận kiểu 12 ngày đêm ở VN năm 72, rồi rút dù hay làm gì. Trong thực tế, nếu không có lực lượng dưới mặt đất để kiểm soát địa hình thì vô ích. Cũng như chỉ đâm kiếm xuống nước. dù sao đi nữa thì sức ép tâm lý, chiến tranh tâm lý khá lớn. Có lẽ chiến tranh tâm lý lớn hơn hiệu quả thật, vì dù có bắn vài trăm quả tô ma hốc, thì cũng chẳng có tác dụng, vì quân đội Syria mạnh đâu có phải vì không quân. Nhưng ngược lại điều này có thể trấn an Israel cũng là một vụ thử súng đạn để còn có reference để bán.
Bài học quan trọng nhất có lẽ là nếu cuộc tấn công xẩy ra thật thì ta có thể đánh giá hiệu quả súng đạn Anh Pháp Mỹ như thế nào ? và có thể đây là điều các bạn hàng của Mỹ đang cần biết.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 12 2018, 07:39 PM

Hien van chua co gi. Trump bao co the dien ra rat som hoac rat muon. Co tin don la 13/4 thu 6 nay.
Thuy Dien phan doi
Phap noi tan cong vao kha nang vu khi hoa hoc cua Syria, Anh thi muon co them bang chung va dang hop noi cac. Phe cong dang cua Anh phan doi tan cong

My vua ra don trung phat manh nhat vao Nga, khien may cong ty bi thiet mat khoang 15 ty USD gia tri chung khoan, do 14% doanh thu cua ho den tu thi truong My. Nhung gia dau lai tang, dong rup giam khien ngan sach Nga nhieu them. Tom lai k ro the nao ve hieu qua kinh te. Nhung cong ty bi danh deu co quan he voi nha nuoc Nga, nhung bon My cung k tin la cac tai phiet do co the anh huong duoc den Kremlin.

Phia Nga tuyen bo co quyen tra dua, phia My dang thuyet phuc Nga ngung tra dua

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 12 2018, 09:00 PM

Làm quả dự đoán cho vui. Nó không đánh đâu. Tất nhiên khả năng đánh vẫn có nhưng nhỏ (dưới 20%), trong trường hợp này thì sự chậm trễ là do yếu tố kỹ thuật. Ví dụ phải chuyển quân, chuyển vũ khí, rồi phối hợp với nhau giữa Anh, Pháp, Mỹ. Nhưng với những nước đã tham chiến dấu mặt cả 5 năm trời, có căn cứ quân sự, tầu chiến dàn xung quanh thì yếu tố không có sự chuẩn bị kỹ thuật là vô duyên.
Còn tại sao lại không đánh. Vì đánh cũng không giải quyết được gì, không thay đổi được cán cân lực lượng trên thực địa và còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
1- Bởi vì nếu đánh mà đụng vào Nga, thì khả năng leo thang thành chiến tranh hạt nhân có thể xẩy ra.
2- Bởi nhất định có thiệt hại, chứ không thể an toàn 100%.
3- Nếu giả dụ hai điều trên dám chấp nhận, thì cán cân lực lượng trên chiến trường không thay đổi. Cục diện cuộc chiến cũng không thay đổi. Bởi tất cả các lực lượng được phương Tây nuôi dưỡng đã bị đánh tan. Dưới mặt đất không còn ai. Có bắn được mấy quả tên lửa thì cũng chỉ là giữ thể diện chứ vô tác dụng, làm sao mà hạ được chính phủ Syria hay I ran.
Trong trường hợp này thì phồng mang trợn mắt một tí cho vui để lấy thế rút lui. Chứ khó làm gì được.
Nếu những điều tiên đoán của tôi ở đây là đúng, thì đây là bài học rất lớn cho VN. Vì sao ? bởi nó có nghĩa là khi hai cường quốc hạt nhân muốn giao chiến với nhau, nhất định nó phải dùng proxy war tức là chiến tranh uỷ nhiệm. Nhân vật được uỷ nhiệm sẽ đánh nhau với cường quốc hạt nhân, và được sự ủng hộ của cường quốc hạt nhân kia. Nga « thắng » ở Syria là do lực lượng uỷ nhiệm theo Nga có sức mạnh thực sự, ngược lại các lực lượng được Mỹ, Pháp, Anh dựng lên là fake. Cũng dễ hiểu thôi, vì chính phủ Syria không phải là bù nhìn của Nga, và I ran cũng vậy. Ở đây họ là đồng minh khách quan với nhau. Ngược lại lực lượng uỷ nhiệm của phương Tây là lực lượng đánh thuê hoàn toàn, mà đã đánh thuê thì làm sao có sức mạnh thực sự được, như chính quyền Sài gòn ngày xưa.
Thế tại sao lại là bài học cho VN. Bởi vì VN rất dễ bị lợi dụng trong một cuộc chiến uỷ nhiệm TQ-Mỹ. Trong cuộc xung đột này, thì lợi nhất với TQ là một nước VN hoàn toàn chư hầu lệ thuộc vào TQ. Còn Mỹ lợi nhất với họ là một nước VN làm con tốt đánh thuê. Hiển nhiên cả hai điều này đều không có lợi cho VN. Nhưng có cách mà cả VN, Mỹ, TQ đều ..lợi. Đó là sự lớn mạnh của VN. VN mạnh thì Mỹ đâu có thiệt, vì TQ sẽ không phủ bóng được lên ĐNA. Ngược lại VN mạnh cũng giúp TQ không sợ Mỹ áp sát mình. Trong trường hợp này thì cả ba đều lợi. Cũng trong trường hợp này, thì quan hệ VN-Nga lại càng tốt, vì TQ không thể viện cớ gì để ép Nga không chơi với VN (vì là đồng minh của TQ). Ngược lại Mỹ cũng không thể dùng chiêu bài vũ khí để ép buộc bởi VN ở thế đường cùng bị « qua cầu rút ván.
Suốt thời ông Nguyên Tấn Dũng, lề trái tay sai của phương Tây cứ lồng lên làm mọi hình thức chiến tranh tâm lý, đánh vào mặc cảm tâm lý VN-TQ, để nhằm biến VN thành con tốt uỷ nhiệm. Các thứ chương trình Việt ngữ của nó đều nhằm khai thác điều này. Cũng may là Vn không bị trượt chân. Chứ không thì đã thành UK hay Syria.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 13 2018, 09:56 PM

Hôm nay thấy báo Pháp buộc tội Anh chần chừ không « trừng phạt » Syria. Mà một trong những lý do đưa ra khá là buồn cười. Theo họ, Anh có nhiều cảm thông với người đứng đầu nhà nước Syria hiện tại, ông Assad, vì ông này đã học bác sĩ ở Luân đôn và đã từng hành nghề ở đây. confused1.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 13 2018, 10:33 PM

Thai do cua Anh va Phap khac nhau trong 2 van de Syria va quan he voi Nga.
Trong quan he voi Nga, Anh muon lam cang thang voi Nga, de tang vi the cho minh, dong thoi tim cach lam hong cang nhieu cang tot voi quan he cua Phap-Duc voi Nga. Con Phap-Duc mot mat van danh Nga, nhung van tim cach giu quan he cho sau nay

Trong quan he voi Syria, tuy ca Anh va Phap deu thu dich voi Assad, nhung Phap nong long danh hon, vi day la thuoc dia cu cua Phap, va Phap muon quay lai. Trong khi Anh cung muon danh, nhung ho can phai lam ro quyen loi cua ho. Neu danh ma roi quyen loi co duoc tuong duong nhu Phap thi moi danh, con neu ma danh de roi k duoc nhu the, thi lai phai can nhac. Do la chua noi den cac van de doi noi cua ANh, sau vu Tony Blair phai tu chuc vi vu "vu khi hoa hoc o Iraq"

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 13 2018, 02:56 PM)
Hôm nay thấy báo Pháp buộc tội Anh chần chừ không « trừng phạt » Syria. Mà một trong những lý do đưa ra khá là buồn cười. Theo họ, Anh có nhiều cảm thông với người đứng đầu nhà nước Syria hiện tại, ông Assad, vì ông này đã học bác sĩ ở Luân đôn và đã từng hành nghề ở đây.  confused1.gif
*



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 14 2018, 07:34 PM

Tông hop tin các bạn đưa lên:

1) Mỹ, Anh, Pháp phóng khoảng hơn 100 tên lưả hành trình vào Syria. Nga được thông báo không kích trước đó vài giờ

2) Phía Nga tuyên bô là Syria đã đánh chăn hơn 70 quả. Môt tơ báo điạ phương Syria nói có ít nhât 30 quả bị phía Syria đánh chăn, dù phía Mỹ dùng rât nhiêù môì bâỹ và nhiêũ. Phía Nga cũng khăng định tên lưả Nga k khai hỏa vì Mỹ khong nhăm vào căn cư Nga, và vì vâỵ hê thông phòng không Syria đã khong khai hỏa. Nhung hinh ảnh vê các quả tên lưả bị băn hạ đã xuât hiên

Bộ Quốc phòng Nga khang dinh quân đội Syria đã đập tan đợt tấn công trên không của phương Tây bằng hệ thống phòng không của Liên Xô cũ. Hệ thống phòng không mà quân đội Syria sử dụng đã được sản xuất cách đây 30 năm.
“Syria đã sử dụng các hệ thống phòng không S-125, S-200 cùng các tổ hợp Bulk và Kvadrat để ngăn chặn vụ tấn công bằng tên lửa”, Sputnik dẫn tuyên bố từ Bộ Quốc phòng Nga.

3) Có vẻ không có mục tiêu quân sư nào của Syria bị thiêt hại, Mỹ tuyên bô có tên lưả nhăm vào 1 căn cư không quân của Syria nhưng khong gây thiêt hại gì, vì họ đã rút đi trươc. Khu chung cư ở quận Barzeh đã bị trúng tên lửa, ghi nhận có thương vong, hiện trung tâm cấp cứu đã điều động nhân lực tới hiện truòng. Trung tâm nghiên cứu Barzeh bị bắn tên lửa, tuy nhiên trung tâm này ,,, trước là nơi đóng quân của phe noi day, và mới được giải phóng năm ngoái,, tình trạng gần như không hoạt động,,,

4) Video của Syria công bô hình ảnh tông thông Syria vân đi làm bình thương sáng hôm sau. Mục dich là đê xây dưng hình ảnh kiên cương.

5) Các thương nghị sỹ Mỹ nhăc tông thông khong đươc lún sâu vào Syria , và nêú định làm gì nưã thì phải có chiên lươc và trình ra thương viên.

6) Bô trương quôc phòng Mỹ Matis tuyên bô sẽ khong tiêp tục tân công.

7) Dân chúng Damacus sáng hôm sau vân đi làm bình thương, vui vẻ, khong có gì hoảng loạn. Kỷ luật và an ninh thành phố rất nghiêm. Có vẻ công tác quân chúng đươc làm tôt, cho đên thơì điêm này, và cũng còn do đã quá quen voi viêc bị tân công tu 7 năm qua. Dân chúng đô ra Quảng trường Umayyad, Damascus mừng thắng lợi đầu tiên sau khi hạ tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Dánh giá: cho đên lúc này thì vụ tân công này chăng thay đôi cục diên gì, thâm chí chả làm thiêt hại đưọc cho lưc lương vũ trang Syria. Co le viec tân công có y nghĩa PR chính trị, và giup cho tong thông Trump rua dưọc tiêng oan thân Nga

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 16 2018, 05:42 PM

Cuối cùng Mỹ, Anh, Pháp cũng bắn tên lửa vào Syria, như vậy là tôi dự đoán sai, vì tôi chỉ để 20% khả năng các nước này bắn phá. Nhưng nó có vẻ như một phi vụ tuyên truyền thì đúng hơn là có tác dụng thật sự. Như vậy thử phân tích thêm, hành động này tác động thế nào lên tương quan lực lượng chiến trường.
Việc Anh, Pháp, Mỹ bắn là dấu hiệu các nước này muốn có tiếng nói trong việc giải quyết vấn đề Syria. Vì cho tới thời điểm hiện tại, thì con bài nằm trong tay Nga, Thổ, I ran và chính phủ Syria. Còn Anh, Pháp, Mỹ thì đã bị loại ra ngoài rìa, mặc dù chính họ là những nước khơi lên câu chuyện. Thiệt hại nhất có lẽ là Pháp, vì đã đánh giá tình hình sai ngay từ đầu, tưởng chính phủ Asad sẽ đổ ngay tức khắc, nên đã công nhận chính phủ của phiến quân do Pháp tham dự dựng lên vào năm 2011 rồi cắt quan hệ ngoại giao với chính phủ Syria hiện tại.
Việc làm này của 3 nước cũng là nhằm dằn mặt I ran. Vì trong thực tế I ran là người thắng lớn ở đây. Nếu Nga chỉ giúp chính phủ Syria, thì I ran không chỉ làm thế, mà còn xây dựng lực lượng để có thể từ Syria đánh vào Israel, vào Li băng.Thắng lợi của chính phủ Syria đã cải thiện cơ bản vị thế I ran, I ran hiện có rất nhiều quân bài để « chơi » với phương Tây. Từ Li băng, cho tới I rắc, rồi tới Yemen.
Khác với Nga, I ran luôn bị phương Tây bao vây từ khi cách mạng hồi giáo 1979 thành công. Nhưng tất cả những hành động của phương Tây ở Trung đông đều không ngăn được sự trỗi dậy của nước này. Quan hệ I ran – phương Tây cũng là điển hình của hình thức chiến tranh không đối xứng.
Như vậy bước tiếp theo của liên quân Anh-Pháp-Mỹ sẽ là gì. Hiện nay các nước này vẫn còn lực lượng quân sự ở phía đông bắc Syria, vùng người Kurdes nơi tiếp giáp với Thổ và I rắc. Theo như tổng thống Pháp “khoe” trong phỏng vấn truyền hình, thì Pháp muốn vận động Mỹ tiếp tục đóng chốt ở đây. Nếu chuyện này xẩy ra thì đây sẽ là thế khó cho liên minh Nga-Iran-Syria, để giành lại 100% lãnh thổ. Nhưng có vẻ Mỹ không muốn thế (vì Mỹ đã có chân an toàn ở vùng tự trị người Kurdes ở I rắc).
Trong trường hợp Mỹ rút hẳn, đây là khả năng lớn, thì các đồng minh của Mỹ tại đây chủ yếu là Ả rập Sa u đít và Israel sẽ lo ngay ngáy. Với Israel thì nước này ngày càng mất lợi thế quân sự so với liên quân Syria-Iran. Vừa mất lợi thế lục quân (vì khả năng quân đội Israel có thể chiến thắng Hezbolah là không thể), và vừa tới đây mất cả lợi thế không quân (máy bay của Israel bị Syria-Iran bắn rơi). Chiến thắng cuối cùng của Israel là vào năm 1967. Vào năm 1973 thì suýt thua.
Còn Ả rập Sa u đít thì mặc dù được nhồi rất nhiều súng đạn mua của Mỹ, nhưng quân đội có lẽ giống như quân đội Sài gòn ngày xưa, làm cảnh là chính, chứ sức mạnh chiến đấu không lớn.
Về mặt kỹ thuật, cuộc bắn phá đêm hôm thứ 7 vừa rồi, cũng là dịp để Pháp khoe hàng. Pháp đã khoe cả không quân và hải quân. Về không quân, đó là việc tiếp dầu cho máy bay Rafale bay từ Pháp, mang theo tên lửa scalp. Về hải quân, đó là bắn tên lửa hành trình MdCN tương đương với Tô ma hốc , hay Kalibre của Nga. Như vậy hiện nay có 3 nước trên thế giới có thể làm điều này :Mỹ, Pháp, Nga. Anh thì không làm được, nên chỉ điều động máy bay Tornado, mà lại bay từ đảo Síp, ngay gần đấy. Đức cũng không làm được. Còn TQ thì “giấu hàng” hay không có hàng, nên không thể biết.
Dù sao vụ show hàng cũng khá tốn kém. Pháp bắn 12 quả tên lửa, mỗi quả giá 2,5 triệu euro. Tổng cộng mất 30 triệu trong một đêm, để đổi lại mấy toà nhà bị phá (chẳng biết trong đó có gì), nhưng dù sao cũng show được hàng để nở mày nở mặt cho trinh độ công nghiệp quân sự của mình.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 17 2018, 04:22 PM

Một quả tô ma hốc giá khoảng 1,2 triệu đô. Mỹ bắn khoảng 100 quả, giá đã tới 100 triệu, không kể chi phí dịch vụ bắn. Đổi lại là mấy cái nhà cũ, mấy cái mô đất. Hiểu quả của chúng thật ra chẳng thấm tháp gì (nếu tính theo thiệt hại gây ra) so với thiệt hại do chiến tranh đường phố gây ra. Tại sao các loại vũ khí này vô hiệu quả như thế mà vẫn được phát triển, sản xuất. Trong thực tế, nhiệm vụ thực sự của các loại vũ khí này là để mang vũ khí hạt nhân. Chỉ trong điều kiện ấy, thì chúng mới có hiệu quả thực sự. Tên lửa Tô ma hốc lúc đầu sản xuất là để mang đầu đạn hạt nhân, rồi sau này Mỹ mới có sáng kiến là bỏ đầu đạn hạt nhân để bắn thường. Điều này giúp cho Mỹ có thể hoàn thiện tên lửa này hơn, còn khi nào cần bắn đầu đạn hạt nhân thì chỉ cần tháo đầu đạn thông thường ra.
Sau vụ bắn, trên báo chí đang ầm ý chuyện bao nhiêu tên lửa này bị Syria bắn chặn. Thực hư câu chuyện này thế nào thì hiện tại không thể rõ được, vì mầu sắc tuyên truyền của nó khá rõ. Nhưng phải nói là, thực ra bắn rụng một quả tên lửa kiểu Tô ma hốc không phải là khó. Bởi nó bay chậm. Giống như tên lửa MdCN của Pháp, vận tốc của nó khoảng 1000Km/h, tức là tương đương với cái máy bay hàng không dân dụng. Tốc độ bay của cái Airbus khoảng 900Km/h. Và nó lại được bắn từ xa (khoảng 500-1000Km so với mục tiêu). Như vậy người ta có 1h đồng hồ , là khoảng thời gian rất lớn trong chiến đấu để xác định ngắm bắn nó. Như vậy bắn rơi một quả tên lửa Tô ma hốc thực ra dễ hơn bắn một cái máy bay F16, F15, hay Su30..Thực ra nó là một dạng máy bay không người lái. Một đi không về.
Cái khó duy nhất của nó là phát hiện. Do loại tên lửa này bay thấp để tránh ra đa, đồng thời tất nhiên nó có nhiễu điện tử. Nhưng cũng do bay thấp, nếu phát hiện ra nó, thì dùng .. súng trường cũng hạ được.
Như vậy việc Syria có thể bắn hạ tô ma hốc bằng các loại hệ thống phòng không Buk là hoàn toàn có thể. Vì cả hoả lực và tầm bắn, hệ thống này đều có đủ sức với tới tô ma hốc. điều quan trọng nhất thực ra là ra đa (tức là phải phát hiện được tín hiệu của tô ma hốc trong đám tín hiệu rối loạn của nhiễu) và ra đa cảnh báo (ví dụ từ trạm vệ tinh vũ trụ).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 17 2018, 07:54 PM

Day la ban ghi lai cuoc hop bao cua Bo Quoc Phong My ngay 13/4 voi su tham gia cua bo truong quoc phong My Matis, tham muu truong lien quan tuong Joseph F. Dunford va nguoi phat ngon bo Quoc Phong Dana W. White.
Theo do thi ho noi deu hoan thanh cac nhiem vu, cac ten lua deu danh trung. Nhung co mot so dieu phia My up up mo mo. Vi du khi phong vien yeu cau My tu choi loi tuyen bo ban ha 13 qua ten lua cua dai truyen hinh Syria, phia My da tu choi phu nhan.


Q: General Dunford, you mentioned that the Russian -- or the Syrian air defenses had engaged, but Syrian State TV is saying they shot down 13 Tomahawk missiles. Can you refute that?

GEN. DUNFORD: Jennifer, I can't tell you the results. We literally, as you know, the -- the time on target was about an hour ago, and we came straight up here to give you the best information we have right now.

Tomorrow morning, as the secretary will talk about in a minute, we'll give you the more detailed operational update and some of the details, but those details aren't available to us right now.


Briefing by Secretary Mattis on U.S. Strikes in Syria
https://www.defense.gov/News/Transcripts/Transcript-View/Article/1493658/briefing-by-secretary-mattis-on-us-strikes-in-syria/


Hom nay, bo quoc phong Nga cung da to chuc hop bao chinh thuc. Noi dung tom luoc nhu sau:
- Phia My khong chi ban vao 3 toa nha (tuong ung voi 3 muc tieu da duoc tuyen bo), ma con tan cong them cac san bay quan su va cac can cu khong quan khac, vi du sân bay Dumayr, căn cứ không quân Blei, sân bay quân sự Shayrat và T-4, căn cứ không quân Mezzeh, sân bay Homs

- Phia Nga lap luan: moi qua ten lua Tomahawk chua den 450 kg thuoc no, nen khong the co chuyen 105 qua lai chi nham den 3 toa nha nhu My cong bo, hon nua "mức độ tàn phá của đòn tấn công không phù hợp với số lượng tên lửa trúng đích mà phương Tây công bố". Anh vệ tinh khu vực Barzeh cho thấy cơ sở khoa học tại đây khó có thể trúng tới 30 tên lửa hành trình của Mỹ và liên quân. "Mỗi quả Tomahawk được trang bị đầu đạn mạnh tương đương 500 kg thuốc nổ TNT. Dù cách tính toán thế nào, chỉ 10 tên lửa cũng thừa sức phá hủy toàn bộ ba mục tiêu ở Syria, chứ không cần tới hàng chục quả", người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.

- Nga khang dinh phia Syria da phong len 112 qua ten lua, va da ban chan thanh cong 48 qua ten lua hanh trinh. Phan lon ten lua bi ban ha boi Pantsir-S1, ngoai ra con co tên lửa Buk-M2, tên lửa Kub, tên lửa Strela, tên lửa Osa. Con ten lua S-200 khong ban trung muc tieu nao, vi no duoc thiet ke de danh chan muc tieu tam cao



Khong biet ai noi dung noi sai the nao, nhung ban cong bo cua Nga co ve logic hon, vi ro rang Syria chang thiet hai gi may sau dot khong kich nay, va chuan bi tiep tuc tan cong giai phong phia Nam Damacus


https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan-su/nga-noi-syria-ban-112-ten-lua-de-chong-tra-don-khong-kich-my-3737658.html
https://baotintuc.vn/the-gioi/nga-cong-bo-bao-cao-quan-su-chinh-thuc-so-ten-lua-lien-quan-bi-ban-ha-tai-syria-khong-cao-20180417180402644.htm

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 17 2018, 09:56 PM

Chủ tịch quốc hội I ran Larjiani đang ở thăm VN. Đây là một nhân vật rất có thế lực của chính trường I ran. Chẳng những ông này mà cả gia đình ông ta. Larjiani đã từng là đại diện cho I ran tham gia vào các cuộc đàm phán về hạt nhân của I ran với phương Tây và được coi là người gần gũi với Giáo chủ Khameney, người kế nghiệp Imam Khomeni, và là lãnh tụ tối cao của I ran hiện nay.
I ran là nước rất có kinh nghiệm trong quan hệ quốc tế “không đối xứng” trong hoàn cảnh thế giới kiểu “xuân thu chiến quốc”, tức là thế giới hiện tại. Nước này có nhiều khả năng hợp tác về quân sự (chế tạo các loại tên lửa, kể cả tên lửa đạn đạo, điều mà VN rất cần để bảo vệ lãnh thổ, vì không thể đi mua mãi), công nghiệp dầu lửa, lại là thị trường đang được phương Tây “để dành” bằng các lệnh cấm vận bao vây.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 18 2018, 03:08 PM

Bao Anh dang tin, va dua them binh luan, rang tong thong Phap Macron da ba hoa, khoe khoang (viet hoa chu BOASTs o duoi) rang minh ngang hang voi Putin, va noi rang, ong ra lenh tan cong Syria de truyen thong diep den Putin rang Phap cung la 1 phan trong do

The fresh-faced leader gave the mammoth interview on the results of his first year in office to RMC radio host Jacques Bourdin and Edwy Plenel.
'I am the EQUAL of Putin' – Emmanuel Macron BOASTS over Syria airstrikes
Mr Macron talked with the journalists after the show went off the air and made some candid statements, it is alleged.

The French premier said: “I am an equal of Putin. By the way, Putin understands me.

“And I decided to strike Syria in order to convey to Putin that we are also part of this.”

https://www.express.co.uk/news/world/947639/Syria-airstrikes-Putin-Emmanuel-Macron-France-USA-UK-Donald-Trump

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 18 2018, 07:07 PM

Macron nói thế vì nhu cầu chính trị trong nước, chứ Pháp không thể so sánh với Nga, mặc dù nếu tính PNB thì Pháp còn vượt Nga. Nhưng sức mạnh thực tế của một nước không chỉ phụ thuộc tổng giá trị kinh tế quốc dân là bao nhiêu, mà là sự độc lập cũng như tiềm năng quân sự, chính trị.
Trong thực tế, thì có thể xếp Pháp sau Mỹ, TQ, Nga nhưng ở trên Nhật, Đức, Anh. Mặc dù Nhật có PNB cao hơn hẳn Pháp. Nhưng Pháp độc lập về chính trị và quân sự hơn. Về lĩnh vực quân sự, Hệ thống vũ khí của Pháp là độc lập so với Mỹ, giống như một hệ thống Mỹ thu nhỏ. Pháp cũng là nước phương Tây thứ 2 sau Mỹ luôn can thiệp quân sự ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Phi. Vì thế Pháp là cái cửa có thể chơi được khi quan hệ với Mỹ không mặn mà, nhưng cũng không ở vào thế đối kháng với Mỹ. Cũng chính vì thế mà phần lớn các nước Mỹ la tinh mua vũ khí Pháp.
So với Pháp, Nhật phụ thuộc vào Mỹ hơn nhiều. Hiện tại Nhật đang bị Mỹ đá, trong khi về mặt hình thức vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ. Điều thứ nhất là Nhật không được nằm trong số các “đồng minh” được Mỹ không áp giá thuế trên Thép và Nhôm. Theo như báo Pháp, thì điều này không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất thép và nhôm của Nhật, vì sản phẩm của Nhật toàn là đồ độc, Mỹ không sản xuất được, cho nên dù bị áp thuế Mỹ vẫn phải mua. Nhưng việc Mỹ không bỏ điều này về chính sách, nói lên tính chất ngang ngược của chính quyền Mỹ, theo kiểu “càng quen càng lèn cho đau”. Điều thứ nhì là Nhật gần như bị gạt ra rìa trong vấn đề Triều Tiên hiện tại. Thái độ của Nhật nhất định đòi Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân, đồng thời đòi trừng phạt nước này đã khiến Nhật bị cô lập, vì Mỹ hoàn toàn có thể thoả thuận riêng với Bắc Triều Tiên mà gạt Nhật ra ngoài. Còn nếu Nhật muốn Mỹ quan tâm tới quyền lợi Nhật trong vấn đề Triều Tiên..thì Nhật sẽ phải nhượng bộ Mỹ về thương mại. Còn về thương mại, thì mặc dù Mỹ tuyên bố muốn quay trở lại TPP, Mỹ vẫn muốn Nhật – Mỹ thoả thuận song phương hơn. Điều mà Nhật không muốn. Tóm lại. Vấn đề Triều Tiên thực ra là Mỹ gây ra, đẩy Bắc Triều Tiên tới việc phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu Nhật muốn được quan tâm về an ninh thì phải ..trả giá cho Mỹ. Hàn quốc được Mỹ ưu ái hơn, và có thể sắp tới Triều Tiên, Hàn quốc, Mỹ sẽ đạt tới thoả thuận công nhận lẫn nhau, chấm dứt tình trạng chiến tranh. Nhưng cũng bởi điều Mỹ muốn đã đạt được, đó là đặt tên lửa THAAD ở Hàn quốc, tiếp tục đóng quân ở đây, mà Bắc triều tiên lại có thể bỏ vũ khí hạt nhân không còn là tiềm năng đe doạ Mỹ (mối đe doạ do chính Mỹ dựng lên).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 18 2018, 09:13 PM

Nga co ve da tinh den kha nang xau nhat, do la viec My dung bien phap hanh chinh cam mua no va trai phieu cua Nga, cung nhu ngat ket noi cua Nga voi SWIFT

Nga sẽ thành lập ngân hàng mua nợ tránh trừng phạt mới của Mỹ
Ngày 17/4, hãng tin Sputniknews của Nga dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết ban lãnh đạo nước này không loại trừ khả năng Washington có thể đưa ra lập trường cứng rắn về các biện pháp trừng phạt mới chống Nga nhằm gây tổn hại tối đa cho nền kinh tế nước này. Moskva đang cân nhắc các biện pháp bảo vệ để chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.
Theo đó, Nga cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào nợ chủ quyền và loại Nga khỏi hệ thống Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) sẽ là những biện pháp khắc nghiệt nhất mà Mỹ có thể đưa ra.
Để phòng ngừa, Chính phủ Nga đang cân nhắc thành lập một ngân hàng đặc biệt để mua lại nợ công của nước này và thông qua các biện pháp bảo mật đối với thông tin của các chủ nợ.
Một nguồn tin cho hay Điện Kremlin quan ngại việc Nga mất kết nối với hệ thống SWIFT có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia và gây ngưng trệ các giao dịch quốc tế, đặc biệt đối với việc cung cấp khí đốt.
Theo kịch bản này, Moskva đã cân nhắc phối hợp với những công ty tài chính trung gian, nhằm giúp các giao dịch với nước ngoài trở nên thuận lợi hơn.

Trong khi đó, một nguồn tin thạo tin khác nhận định một biện pháp nhạy cảm khác có thể là Washington áp đặt thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào những ngân hàng hàng đầu của Nga là Sberbank and VTB Bank.
Đầu tuần này, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố, Mỹ sẽ trừng phạt các công ty Nga bị Mỹ cáo buộc hỗ trợ chương trình vũ khí hóa học của Syria.
Gói trừng phạt này được đưa vào danh sách lựa chọn của chính phủ Mỹ sau khi Washington cùng các đồng minh không kích vào Syria để trừng phạt nước này với cáo buộc quân chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học khiến hàng chục người thiệt mạng.

http://soha.vn/nga-se-thanh-lap-ngan-hang-mua-no-tranh-trung-phat-moi-cua-my-20180418144114134.htm


Phát thanh viên Anh ngắt lời vì khách mời không trả lời đúng "kịch bản" về Syria?
Trên Twitter, nhiều người đã bày tỏ sự tức giận về hành động của nữ phát thanh viên người Anh khi khách mời bất ngờ lên tiếng ủng hộ Syria.

Mới đây, một đoạn video phỏng vấn cựu Thiếu tướng Anh Jonathan Shaw của hãng tin Sky News đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong đó, hành động đột ngột ngắt lời khách mời của phát thanh viên đã khiến nhiều người chú ý.
Nội dung cuộc phỏng vấn của Sky News chủ yếu liên quan đến xung đột tại Syria trong những ngày gần đây. Trong đoạn video, ông Shaw đã bày tỏ ngờ vực về những tuyên bố của London trong vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Douma hôm 7/4 vừa qua.
Cụ thể, phát thanh viên Samantha Washington đã đặt ra câu hỏi: Việc Nga phủ nhận trách nhiệm có đồng nghĩa với việc mọi động thái can thiệp tại Syria của chính phủ Anh cần được Quốc hội thông qua hay không.
Tuy nhiên, ông Shaw - hiện là một chuyên gia về an ninh sau khi nghỉ hưu - đã bất ngờ lật ngược vấn đề và đặt ra nhiều nghi vấn về vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học hôm 7/4 tại Syria:
"Tôi cho rằng mọi người cần suy nghĩ lại... tại sao ông Assad lại sử dụng vũ khí hóa học tấn công chính những người dân của mình vào lúc này cơ chứ?
Người Syria đang liên tục giành nhiều thắng lợi. Tuy nhiên tôi không phải người duy nhất nói như vậy, mà ngay cả quân đội Mỹ cũng đã thừa nhận điều đó".
Ông Shaw trích dẫn lại phát ngôn của Đại tướng Joseph Votel, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM). Tháng trước ông Votel từng công nhận Tổng thống Syria Bashar Assad "đang giành chiến thắng trong cuộc chiến", và sau đó Tổng thống đương nhiệm Donald Trump cũng đã công bố ý định rút quân khỏi vùng chiến sự Syria.
Sau đó, ông Shaw định tiếp tục bình luận "... Sau đó, đột nhiên chuyện này [cuộc tấn công Syria] diễn ra". Tuy nhiên, chưa kịp dứt lời, thì ông này đã bị phát thanh viên Washington ngắt lời: "Tôi rất xin lỗi, xin cảm ơn ông đã dành nhiều thời gian cho chúng tôi, nhưng chúng ta phải dừng cuộc phỏng vấn này tại đây".
Đài Sky News đã phát quảng cáo ngay sau khi phát thanh viên ngắt lời ông Shaw.
Hiện vẫn chưa thể kết luận hành động của phát thanh viên Sky News là vô ý hay cố tình. Hãng tin này vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ việc.

http://soha.vn/phat-thanh-vien-ngat-loi-vi-khach-moi-khong-tra-loi-dung-kich-ban-ve-syria-20180418004252837.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 18 2018, 09:18 PM

Sao Singapore lai dinh vao nhi?


Thế trận siêu cường Trung, Nga, Mỹ: Tìm kiếm uy vọng tại Cực Bắc?
Băng đang tan và nguồn tài nguyên dồi dào đang dấy lên một cuộc chạy đua giữa các cường quốc về sự thống trị tại Bắc Cực.

Theo Asia Nikkei Review, Bắc Cực đang ngày càng nóng lên, cả về nghĩa đen lẫn ảnh hưởng địa chính trị.
Khi hiệu ứng nhà kính đang khiến băng ở các vùng biển xa tan chảy, Bắc Cực đang trở thành một điểm nóng về tiềm năng phát triển. Các cường quốc lớn như Nga và Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát các nguồn tài nguyên và các tuyến vận tải ở đây - điều dấy lên nguy cơ biến nơi đây trở thành một điểm nóng về an ninh.
Băng tan mở cơ hội phát triển?
Vào tháng 3, một con tàu lớn vận chuyển khí tự nhiên hoá lỏng LNG rời bán đảo Yamal của Nga- nơi có dữ trữ khí đốt lớn nhất thế giới. Con tàu này đang vận chuyển lô hàng LNG đầu tiên từ bán đảo Yamal qua qua eo biển Bering để tới Ấn Độ.
Tập đoàn năng lượng Nga Novatek đang sản xuất LNG tại Yamal. Ông Lev Feodosyev, phó chủ tịch thứ nhất của Novatek, nói: "Chuyến hàng đầu tiên được giao đến thị trường Ấn Độ là một bước phát triển quan trọng".
Biến đổi khí hậu đã làm cho việc này là có thể.
Băng Bắc cực đang dần thu hẹp do nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang gia tăng. Theo chương trình Theo dõi và Đánh giá Bắc cực, một nhóm làm việc thuộc Hội đồng Bắc cực liên Chính phủ, sớm nhất là vào năm 2030, Bắc Băng Dương có thể không còn băng đá trong mùa hè.
Xu hướng này đang mở ra các tuyến đường vận chuyển mới mà trước đây từng được coi là không thể giao dịch, với những ý nghĩa kinh tế và địa chính trị quan trọng. Lợi ích ngay lập tức sẽ đến từ việc thời gian vận chuyển ngắn hơn. Việc đi thuyền từ Yamal đến Đông Á chỉ mất khoảng hai tuần, một nửa thời gian cần thiết cho tuyến đường hiện tại qua Kênh đào Suez và Ấn Độ Dương, theo một cuộc khảo sát của các công ty vận tải.
Trong khi đó, Vòng Bắc cực không chỉ là một vùng đất trống rỗng: nơi này có thể chứa khoảng 30% lượng khí đốt chưa được phát hiện trên thế giới, theo ước tính của cuộc khảo sát địa chất Hoa Kỳ.
Nga vội vã thể hiện sức mạnh
Nga đã không lãng phí thời gian để thực hiện chiến lược khai thác nguồn lực tại Bắc cực.
Tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin đã thực hiện một chuyến đi đến Yamal. Nhiệt độ tiếp cận đến âm 30 độ C và bầu trời luôn lờ mờ tối trong cả ngày, nhưng ông Putin vẫn giữ được tinh thần tích cực trong buổi lễ ra mắt nhà máy sản xuất LNG.
Nga đã nhận được một số trợ giúp tại Yamal. Trung Quốc đang trả tiền cho một phần của dự án phát triển LNG ở đây. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc nắm giữ 20% cổ phần nhà máy này, thêm 9,9% cổ phần từ số tiền đóng góp ban đầu thuộc Quỹ Tơ lụa của Bắc Kinh.
Than đá chiếm 60% lượng tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc, nhưng nước này đang chuyển hướng sang khí tự nhiên để chống lại ô nhiễm không khí. Trung Quốc dự kiến sẽ sớm vượt Nhật Bản trở thành nước tiêu thụ LNG hàng đầu thế giới- điều này lý giải tại sao Bắc Kinh lại đang đầu tư vào các dự án khí trên toàn cầu.
Đối với Nga, dự án Yamal chỉ là sự khởi đầu. "Tuyến đường biển phía Bắc sẽ trở thành chìa khoá cho sự phát triển của Nga tại Bắc cực và các vùng Viễn Đông. Và đến năm 2025, lượng lưu thông qua đây sẽ tăng gấp 10 lần lên 80 triệu tấn", ông Putin nói về tuyến vận tải quan trọng tại đây trong bài phát biểu liên bang vào ngày 1/3." Nhiệm vụ của chúng tôi là biến nó thành một đường vận chuyển thật sự toàn cầu và mang tính cạnh tranh. "
Moscow cũng đang khởi động một dự án thứ hai của LNG tại Yamal, được gọi là Bắc Cực LNG 2, với kế hoạch phát triển khí đốt bắt đầu vào năm 2019. Nga muốn tăng sản lượng LNG hàng năm của khu vực này lên 50 triệu tấn vào năm 2030.
Vào tháng 11, Novatek và CNPC đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược về Bắc Cực LNG 2. Ấn Độ hiện cũng đang nhập khẩu LNG từ Yamal, và Saudi Arabia hiện cũng nổi lên như những đối tác tiềm năng.
Nga cũng đang tìm kiếm sự hợp tác với một quốc gia có thể bị tổn thương bởi sự gia tăng vận tải ở Bắc cực: Singapore.
Singapore đang xây dựng nền kinh tế của mình dựa trên hoạt động thương mại hàng hải và sẽ cảm thấy tác động nếu rất nhiều lưu lượng hoạt động bị chuyển hướng. Tuy nhiên, công nghệ vận chuyển trên biển và các công nghệ khác của Đông Nam Á rất hấp dẫn đối với Nga, và vẫn có thể có cơ hội hợp tác.
Thứ trưởng Ngoại giao Thứ nhất của Nga Vladimir Titov đã tổ chức các cuộc hội đàm vào ngày 26/3 tại Moscow với ông Sam Tan Chin Siong, quan chức ngoại giao cao cấp của Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Singapore. Trong đó, hợp tác Bắc cực là chủ đề chính trong cuộc thảo luận của họ.
Mỹ đảo ngược chiến lược Bắc Cực
Trong khi đó, một cường quốc Bắc Cực khác cũng đang tìm kiếm một chỗ đứng vững chắc hơn tại khu vực này.
Vào tháng 1, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố kế hoạch mở cửa hầu hết các vùng lãnh thổ nước ngoài của Hoa Kỳ để khoan dò tìm dầu và khí đốt, bao gồm các khu vực được bảo vệ trước đây ở Bắc Cực. Ông Trump đã làm đưa ra những khác biệt lớn về chính sách năng lượng theo định hướng môi trường của người tiền nhiệm, Barack Obama, và ưu tiên khai thác các nguồn lực. Các dự án dầu khí ở tiểu bang Alaska, đối mặt với Bắc Cực, có thể bắt đầu vào năm 2019.
Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke cho biết: "Chúng tôi muốn phát triển ngành công nghiệp năng lượng ngoài khơi của nước tôi" - báo hiệu mong muốn của chính quyền Trump để bắt kịp với Nga trong khu vực.
Trung Quốc tìm đường tới Cực Bắc
Trung Quốc cũng đã khiến thế giới chú ý về mục tiêu của họ tại Bắc Cực. Vào tháng 1, chính phủ nước này đã công bố sách trắng có tiêu đề "Chính sách Bắc cực của Trung Quốc". Văn bản này mô tả Trung Quốc là một "quốc gia gần Bắc Cực" và là "một bên liên quan quan trọng trong các vấn đề Bắc cực". Theo quan điểm của Bắc Kinh, những gì xảy ra trong khu vực này có "tác động trực tiếp" đến lợi ích của họ.
"Việc sử dụng các tuyến đường biển, thăm dò và phát triển các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực có thể có tác động rất lớn đến chiến lược năng lượng và phát triển kinh tế của Trung Quốc", tài liệu nói.
Trung Quốc có khả năng quân sự để tự khẳng định mình tại Bắc Cực. Ví dụ, họ có thể triển khai các tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo tới các vùng biển này.
Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tổ chức một loạt các cuộc họp với các nhà lãnh đạo từ các nước phía Bắc như Nga, Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch. Những cuộc thảo luận này rõ ràng là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhiều quốc gia - đang thận trọng với sự mở rộng kinh tế và quân sự của Trung Quốc - vẫn rất chú ý tới động thái của Bắc Kinh tại Bắc Cực.
"Trung Quốc vẫn chưa công bố mục tiêu cuối cùng của việc đầu tư vào Bắc Cực", Yusuke Honda, một nhà nghiên cứu thuộc Quỹ Hòa bình Sasakawa, cho biết. "Việc không có đủ thông tin làm cho các quốc gia lân cận dễ nghi ngờ và lo sợ."
Vào tháng 3, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã cảnh báo về chiến lược "con đường tơ lụa Bắc Cực" của Bắc Kinh, nói rằng Trung Quốc "rõ ràng coi Bắc Cực là một mục tiêu hướng tới". Mặc dù không có lãnh thổ gần Bắc Cực, ông Harris nói, Trung Quốc "đang đặt tiền của mình ở nơi miệng của họ vươn tới."
Một số quốc gia bị thu hút bởi các nguồn đầu tư từ Trung Quốc, nhưng vẫn lo ngại về các “sợi dây thừng” có thể siết chặt.
Vào tháng 3, một công ty liên doanh Trung Quốc là một trong những ứng cử viên cuối cùng của dự án mở rộng sân bay tại Greenland - một khu vực tự trị thuộc vương quốc Đan Mạch.
Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: Trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2017, Thủ tướng Greenland Kim Kielsen bày tỏ kì vọng rằng Trung Quốc sẽ đảm bảo đầu tư tới đây. "Chuyến thăm của chúng tôi tới Trung Quốc cần được xem xét trong bối cảnh tìm kiếm nguồn tài trợ cho những khoản đầu tư trong tương lai", Kielsen cho biết trong một cuộc họp với một quan chức cấp cao của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đan Mạch, hiện duy trì quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ, đã đặt ra những lo ngại về sự tham gia của Trung Quốc trong dự án sân bay ở Greenland.

Sức ép an ninh tại vùng cực
Làn sóng tìm kiếm lợi ích quốc tế từ các nguồn tài nguyên Bắc Cực đang gây ra những lo ngại về an ninh. Một lần nữa, hai siêu cường quân sự (Mỹ, Nga) đang “dè chừng” nhau qua Bắc Băng Dương, và sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thứ ba cũng làm phức tạp thêm tình hình.
Bắc Cực thành điểm nóng khi các cường quốc tăng cường hiện diện
Anh đưa tàu ngầm đến Bắc Cực trong bối cảnh căng thẳng với Nga
Trung - Nga liên thủ ở Bắc Cực
Ông Putin đã thành lập Hạm đội Bắc Hải ở Murmansk, một thành phố cảng Bắc Cực. "Chúng tôi sẽ không đe doạ ai, nhưng chúng tôi, bằng cách sử dụng lợi thế của mình, trong trường hợp nhằm bảo vệ lãnh thổ, sẽ đảm bảo an ninh của Nga và các công dân của mình", ông Putin cho biết trong một bộ phim tài liệu được trình chiếu trên truyền hình quốc gia vào tháng 3. "Khu vực Bắc Cực rất quan trọng đối với Nga."
Vào cuối tháng 3, một máy bay chống ngầm của Nga lần đầu tiên đã bay qua Bắc Cực để tới Bắc Mỹ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Chuyến bay này đã dấy lên căng thẳng khi Mỹ và Anh đang tiến hành các cuộc tập trận dưới biển vào thời điểm đó. Các chuyên gia coi đây là một lời cảnh báo từ Moscow tới Washington.
Trong khi Hiệp ước Nam Cực, được ký vào năm 1959 để đảm bảo việc khai thác khu vực này một cách hòa bình, thì Bắc cực lại không được như vậy. Hội đồng Bắc cực - diễn đàn của tám quốc gia bao gồm Hoa Kỳ, Nga và Đan Mạch - đang dẫn đầu những tranh cãi về quyền khai thác ở đây. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tham gia tổ chức này với vai trò quan sát viên từ năm 2013.
Dù vậy, đã có một số tín hiệu tích cực. Năm 2017, mười nước, trong đó có Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã đồng ý cấm đánh bắt cá thương mại ở Bắc Băng Dương trong ít nhất 16 năm. Cựu Tổng thống Iceland Olafur Ragnar Grimsson, hiện là chủ tịch của Vòng Bắc Cực cho biết một số cơ sở quân sự ở Bắc Cực đã bị đóng cửa. Điều này, theo ông, đang mở đường cho sự hợp tác quốc tế lớn hơn nữa.
http://soha.vn/the-tran-sieu-cuong-trung-nga-my-tim-kiem-uy-vong-tai-cuc-bac-20180418173040134.htm

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 18 2018, 09:57 PM

Hiện nay chính phủ Syria đã kiểm soát 80% diện tích đất đai quan trọng(phần còn lại là sa mạc). Nhưng cuộc chiến vẫn không kém phần gay go, vì các lực lượng đối kháng dù bị dạt ra ngoài rìa, nhưng đây lại là những căn cứ được “chống lưng” bởi Thổ, hay Ả rập Sa u đít, có thể cầm cự lâu dài. Một phần khác, vùng đất của người Kurdes thì có các lượng của phương Tây (chủ yếu là Mỹ). Ả rập Sa u đít đã đưa ra đê nghị được tiếp quản những địa điểm Mỹ rút, nếu Mỹ thực sự rút. Như vậy tình hình cuộc chiến kéo dài vẫn còn là một khả năng. Hiện tại các lực lượng của Syria vẫn chưa dám tấn công vào vùng Idlib, là nơi được Thổ ủng hộ. Nơi này ngược lại còn là địa điểm tập kết của các lực lượng đối kháng, khi đầu hàng rút về. Thổ sau khi chiếm thị trấn afrin, cũng không dám mở rộng chiến tranh ra vùng đông Ơ phơ rát, nơi các lực lượng người Kurdes đang chiếm giữ. (vì có sự hiện diện của các căn cứ phương Tây ở đây)
Như vậy khả năng Syria trở thành chiến trường giữa I ran – Thổ - Israel là rất dễ xẩy ra. Một cuộc chiến khác là giữa Ả rập Sa u đít với I ran. Và trong trường hợp như vậy chiến tranh sẽ không có hồi kết thúc.
Trong dạng chiến tranh cù nhầy kiểu này, thì bên thắng là bên tham gia với chi phí ít nhất, nhưng phải là yếu tố quyết định. I ran là nước có đầy đủ yếu tố này. Ngược lại cả Mỹ, phương Tây và Nga khó có thể chịu đựng được một cuộc chiến giằng dai không có hồi kết thúc.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 18 2018, 10:05 PM

Vì quả đất hình cầu, nên nếu Bắc cực băng tan, thì con đường vận tải hàng hoá Đông – Tây hiện tại vẫn đi qua Biển Đông (tức là phải qua eo biển Malacca) sẽ không kinh tế bằng đi qua Bắc cực. vì đường đi qua Bắc cực ngắn hơn rất nhiều (điều mà trên hình bản đồ phẳng người ta không nhìn được, nhưng nếu nhìn qua bản đồ địa cầu thì thấy rất rõ). Vì lẽ đó mà Singapure có liên quan, vì nước này sống được là nằm ở yết hầu con đường biển hiện tại.
Thế giới đã trải qua nhiều lần chuyển cực như vậy rồi. Ví dụ khi đường biển chuyển từ Địa Trung Hải ra Đại tây dương, thì Venise lụn bại (bây giờ chỉ còn là thành phố du lịch), ngược lại xuất hiện Luân đôn, New-York ..

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 18 2018, 10:44 PM

Bac Pho, chinh phu Syria va Nga tong cac nhom noi day ve Idlib la de cho bon ho danh giet lan nhau, vi bon ho von co mau thuan, bay gio lai co cum vao 1 cho chat hep thi se giet nhau, va thuc te da giet nhau chi chet roi.

Syria chua tan cong vao Idlib vi van con 1 noi quan trong nua, sau Dong Goutta, do la Daraa
Toi khong nghi Nga co van de gi neu cuoc chien lau dai, vi Nga da co 2 can cu quan su on dinh o day, va Nga chi chien dau bang khong quan la chu yeu.
Hien Nga van huong loi nho khai thac dau (chung voi Iran) va khai thac tai nguyen o Syria, va duoc Syria trao cho hoan toan thi truong, cho cac san pham nong nghiep va cong nghiep cua Nga sau nay.
Thu tuong Medvedev noi chi phi cho cac cuoc khong kich cua Nga se duoc bu vao chi phi cho cac cuoc tap tran, nhu vay thi hieu qua hon va cung k mat them phi. Nga co them chien truong de test va quang cao vu khi. Su thuc la Nga ban duoc nhieu vu khi hon nho cuoc chien Syria, vi vay My moi tung ra may cai don trung phat

Con phuong Tay thi dung la kho chiu duoc chi phi lau dai o day, ca chi phi khong lo tao nen duong ham vi dai quy mo o Dong Goutta da bi chinh phu Syria chiem mat, cung voi vo so vu khi. Vi the Phap moi doi My tiep tuc dong quan, con My thi muon de cho Arap Saudi dong quan, de My ban vu khi

Toi dong y la Iran co loi nhat, neu la quan doi Arap Saudi dong quan, thi Iran se co the tan cong, nhu vay My se ngoi nhin huong loi. Con Nga se phai kheo leo de can bang moi quan he Iran - Tho - Arap Saudi. Con My o ngoai se dam bi thoc choc bi gao cac ben



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 18 2018, 02:57 PM)
Hiện nay chính phủ Syria đã kiểm soát 80% diện tích đất đai quan trọng(phần còn lại là sa mạc). Nhưng cuộc chiến vẫn không kém phần gay go, vì các lực lượng đối kháng dù bị dạt ra ngoài rìa, nhưng đây lại là những căn cứ được “chống lưng” bởi Thổ, hay Ả rập Sa u đít, có thể cầm cự lâu dài. Một phần khác, vùng đất của người Kurdes thì có các lượng của phương Tây (chủ yếu là Mỹ).  Ả rập Sa u đít đã đưa ra đê nghị được tiếp quản những địa điểm Mỹ rút, nếu Mỹ thực sự rút. Như vậy tình hình cuộc chiến kéo dài vẫn còn là một khả năng.  Hiện tại các lực lượng của Syria vẫn chưa dám tấn công vào vùng Idlib, là nơi được Thổ ủng hộ. Nơi này ngược lại còn là địa điểm tập kết của các lực lượng đối kháng, khi đầu hàng rút về. Thổ sau khi chiếm thị trấn afrin, cũng không dám mở rộng chiến tranh ra vùng đông Ơ phơ rát, nơi các lực lượng người Kurdes đang chiếm giữ. (vì có sự hiện diện của các căn cứ phương Tây ở đây)
Như vậy khả năng Syria trở thành chiến trường giữa I ran – Thổ - Israel là rất dễ xẩy ra. Một cuộc chiến khác là giữa Ả rập Sa u đít với I ran. Và trong trường hợp như vậy chiến tranh sẽ không có hồi kết thúc.
Trong dạng chiến tranh cù nhầy kiểu này, thì bên thắng là bên tham gia với chi phí ít nhất, nhưng phải là yếu tố quyết định. I ran là nước có đầy đủ yếu tố này. Ngược lại cả Mỹ, phương Tây và Nga khó có thể chịu đựng được một cuộc chiến giằng dai không có hồi kết thúc.
*



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 19 2018, 05:17 PM

Ở VN, vì ta có tình cảm thân thiện với Nga, được coi là kế thừa Liên Xô, nên đánh giá cao vai trò của Nga ở bất cứ đâu, ngay cả ở Trung đông. Nhưng ở đây câu chuyện thực ra là sự đối kháng giữa phương tây và I ran, bắt đầu từ khi cách mạng Hồi giáo I ran thành công vào năm 1979. Phải nhìn thấy vấn đề này, thì mới có thể hiểu được tình hình chính trị xã hội kinh tế ở nơi đây.
Khi cách mạng hồi giáo I ran thành công vào năm 1979, thì phương Tây đã xúi bẩy thành công I rắc (thời Sadam Husein) gây chiến đánh nhau với I ran trong một cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm (1980-1989). Mâu thuẫn lúc đầu là do tranh chấp một hòn đảo trong cửa vịnh Ba tư. Thực ra vấn đề tranh chấp này đã được giải quyết từ thời chế độ cũ ở I ran với I rắc. Nhưng I rắc không thấy thoả mãn với hiệp ước này, và đã lợi dụng cách mạng Hồi giáo I ran bùng nổ, tưởng I ran yếu nên định giải quyết vấn đề bằng sức mạnh. Tất nhiên trong cuộc chiến này, I rắc được Mỹ, Pháp ủng hộ nhiệt liệt. Về mặt tài chính, thì Ả rập Sa u đít và Koweit cho I rắc vay tiền để mua vũ khí Mỹ, Pháp và cả Liên Xô (chứ Mỹ không viện trợ, nói thế để các bác lề trái hi vọng Mỹ tài trợ VN đánh TQ hiểu). Nhưng cuộc chiến dần dần khiến I rắc đuối sức, và bắt buộc phải ký hiệp định ngừng chiến. Do nợ nần chồng chất, nước này yêu cầu Ả rập Sa u đít và Koweit xoá nợ. Nhưng hai nước này không chịu. Kết quả I rắc đã chiếm Koweit, sau khi được đại sứ Mỹ ở I rắc, bật đèn xanh nói là “không can thiệp vào công việc nội bộ vùng vịnh”. Cuộc chiến này đã dẫn tới việc Mỹ đánh I rắc lần thứ nhất, để “giải phóng” Koweit.
Sau vụ khủng bố vào World Trade Center ở Mỹ do các nhân vật khủng bố gốc Ả rập Sa u đít gây ra. Mỹ đã tiến đánh I rắc lần thứ II. Cuộc chiến này do tổng thống Mỹ Bush con gây ra (còn phi vụ đầu là Bush bố). Bằng việc chiếm đóng I rắc, Mỹ tưởng là đã tạo bàn đạp áp sát I ran, lúc này đang dính vào phi vụ sản xuất bom hạt nhân. Nhưng cuộc chiến ở I rắc là một thất bại (tương đối) với Mỹ. Vì Mỹ bị sa lầy vào một cuộc chiến tranh du kích, mà xuất phát điểm là Syria và I ran. Điều đặc biệt là ngay cả chính phủ I rắc do Mỹ dựng lên, Mỹ cũng không kiểm soát được. Trái lại những nhân vật thân Mỹ bị loại bỏ, thay vào các nhân vật thân ..I ran thông qua các tổ chức bán vũ trang hồi giáo Chi ít được I ran ủng hộ.
Cuộc chiến tranh ở Syria, thực chất là cuộc đối đầu giữa Mỹ và I ran, là một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm. Giữa nổi loạn được phương Tây (rồi Ả rập Sa u đít ủng hộ) một bên và Chính phủ Syria với I ran một bên. Cuộc chiến này bắt đầu vào năm 2011, đến năm 2015 thì Nga mới tham gia. Nhưng ở trên mặt đất, thì lực lượng chủ yếu là I ran, Hezbolah (là lực lượng chính trị Li băng nhưng thân I ran), quân chính phủ Syria. Được sự trợ giúp của Nga, liên quân này đã gần như giành được thắng lợi, nếu tính vào thời điểm hiện tại. Và cuộc đối đầu sắp tới sẽ là Syria I ran với Thổ và Ả rập Sa u đít. Nga đang tìm cách kết nối Thổ và I ran để giải quyết vấn đề bằng giải pháp chính trị. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào lợi ích của I ran và Thổ. Với I ran, việc trụ vững ở Syria đã giúp nước này có vị thế trong “đối thoại/đối đầu” với phương Tây, do có thể áp sát Israel là con bài cơ bản của phương Tây ở Trung đông. Vì thế I ran sẽ có thái độ cứng rắn và ủng hộ chính phủ Syria cứng rắn. Thổ thì vừa muốn phá hiện trạng một nhà nước Kurdes độc lập, vừa muốn gặm một phần đất Syria (Thổ đã từng làm điều này với việc chiếm đóng phía bắc đảo Síp từ năm 1974 đến nay, nên điều này có thể được Thổ lặp lại với Syria). Phương Tây thì có thể đánh đổi việc ủng hộ người Kurdes sang ủng hộ Thổ..chỉ để Thổ tiếp tục giao chiến ủng hộ tàn quân của phiến quân đangg được Thổ chiêu nạp lại ở tỉnh Idlib tiếp giáp nước này, khiến Nga sa lầy chẩy máu tiền. Còn Thổ cũng vừa chơi với Nga, vừa lợi dụng sự nhượng bộ của phương Tây để mở rộng lãnh thổ, củng cố vị thế. Thổ, I ran, và sau đó là chính phủ Syria không phải là những đồng minh dễ sai khiến của Nga. Còn phương Tây thì sẽ tìm mọi cách để các ông này đánh lẫn nhau nhưng không để ông nào thắng cuộc. Cái lô gíc chơi bài ở đây là thế.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 19 2018, 09:01 PM


http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/noi-chien-va-can-thiep-tai-syria-chinh-phu-al-assad-phai-tu-dinh-doat-so-phan-dan-toc-minh-444189.html
Tự nhiên đọc thấy cái bài này. Tờ báo đăng bài viết của một người được nói là từ Pháp. Vì bài viết có nhiều điều không chính xác về mặt lịch sử, nên tôi bình mấy câu ở đây. Vì tác giả, dưới hình thức ”khách quan” thực ra đã che dấu đi sự can thiệp của phương Tây, trong đó Pháp đóng vai trò quan trọng vào nước này. Tác giả có nói sai lầm là do sự chọn lựa của chính quyền Syria. Điều đó không thật là đúng.
- Về mặt chính trị, tác giả này nói về đảng Baas cầm quyền ở Syria. Vào thập niên 50 của thế kỷ trước, trong trào lưu chủ nghĩa dân tộc (ví dụ như cuộc đấu tranh giành độc lập của người Vn ta), thì ở trong thế giới Ả rập, vốn là đất cũ của đế quốc Thổ, bị Anh-Pháp chia cắt vào năm 1922, cũng xuất hiện phong trào phục hưng Ả rập, lấy người Ả rập làm trung tâm. Phong trào này xuất hiện ở Syria, rồi lan sang I rắc. Nhưng chưa bao giờ có một đảng Baas thống nhất, dù quan hệ giữa người I rắc và Syria không khó, do họ cùng là người Ả rập, nói cùng một thứ tiếng. Chế độ chính trị ở hai nước này thực ra là nằm trong tay quân đội, và đươc khoác áo chính trị đảng BAAS ở từng nơi. Và vì hai nước có hai quân đội khác nhau (hiển nhiên rồi), nên hai đảng BAAS của Syria và I rắc cũng không giống nhau. Ta có thể so sánh tương tự như việc đảng nhân dân cách mạng Cam pu chia (nếu leo lên tận khởi thuỷ) thì là phân bộ của đảng cộng sản đông dương, giống như là đảng cộng sản VN. Nhưng ta không thể nói hai đảng là một (tất nhiên phải bỏ quan hệ chính trị giữa VN và Campuchia trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Mỹ, rồi sau năm 1979, điều mà quan hệ Syria-I rắc không có). Như vậy dù có chung một tên, một nguồn gốc, một lý tưởng hai đảng BAAS ở Syria và I rắc khác nhau, lịch sử phát triển cũng khác nhau.
- Nếu nói chính xác hơn nữa, thì quân đội hai nước này xuất thân là quân đội bù nhìn, do Pháp Anh để lại. Nhưng những lực lượng tiến bộ của quân đội đã nhận lấy lý tưởng phục hưng Ả rập của đảng BAAS, từ đó lật đổ chế độ bù nhìn do Anh , Pháp để lại. Điều tương tự cũng xẩy ra ở Ai cập, với ông Nasser.
- Ngay từ khởi đầu, quan hệ nhà nước I rắc – Syria đã trục trặc như bất cứ hai nước láng giềng nào. Cũng có thời Syria hợp nhất với Ai cập thành một nước (cuối thập niên 50), nhưng lợi ích hai bên quá xa nhau nên cũng tan. Như vậy không có vấn đề liên minh với I ran chống I rắc. Chuyện này chỉ xẩy ra sau khi Mỹ đưa quân chiếm đóng nước này lần thứ II. (sau năm 2003).
- Tác giả cũng quên không nói tới việc Syria từ năm 1973 đến 2003 rất thân Mỹ, và vì thế Mỹ mới để cho Syria vào Li băng, và từ năm 1986 Li băng giống như là thuộc quốc của Syria. Vào thời điểm Mỹ đánh I rắc lần thứ nhất (1993), Syria cũng đưa quân tham chiến cùng với Mỹ.
- Quan hệ giữa Israel với Syria không thể bình thường vì Israel chiếm cao nguyên Gô lan của Syria, và không trả. Còn tại sao lại không trả vì do có sự chiếm đóng này, mà Israel làm chủ hoàn toàn hồ nước Tiberia. Nếu không có nước, thì một phần lớn đất Israel không dùng được. Mặc dù thế, Syria từ năm 1973 không gây khó khăn gì cho Israel cả.
- Chuyện gì đã xảy ra vào năm 2003. Lúc này Mỹ chiếm đóng I rắc, lật đổ chính quyền Sadam chỉ trong vòng 2 tuần. Ngay sau đó, bộ trưởng ngoại giao Mỹ là Cohen Powen đã sang Syria doạ đánh. Còn tại sao lại có sự đổi mầu thái độ của Mỹ như thế. Bởi vì chính quyền Bush con lúc đó, do chịu ảnh hưởng lý thuyết của nhóm “tân bảo thủ” (neoconservatisme), đề ra lý thuyết phải phát tán dân chủ trên toàn thế giới, nhân danh dân chủ xâm lược. Các chí sĩ của nhóm này phần nhiều là người Do thái, có nhiều người còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, nhưng trở cờ. Việc kiếm chuyện với Syria, cũng có nghĩa là nhằm giúp Israel loại bỏ đối thủ cuối cùng ở Trung đông. Nói cách khác, Syria có làm thế nào thì Mỹ cũng muốn đánh.
- Chính trong hoàn cảnh đó mà Syria bắt tay với I ran. Chứ không phải là tự nhiên. Do Mỹ bị sa lầy ở I rắc, mà kế hoạch gặm Syria không thành.
- Đến lúc này một nhân vật mới xuất hiện, đó là Pháp. Pháp do phản đối Mỹ đánh I rắc của Sađam mà bị Mỹ kỳ thị. Bằng việc hiến kế cho Mỹ “trừng phạt” Syria, mà Pháp muốn xây dựng lại quan hệ với Mỹ. Li băng vốn cũng là thuộc địa cũ của Pháp. Quan hệ của Pháp với Syria cũng không dở, vì Pháp từng bán thiết bị tình báo cho Syria. Nhưng giờ với tin tức của mình về Syria, Pháp bán cái này cho Mỹ, hiến kế cho Mỹ trừng phạt Syria. Kế hoạch của Pháp đã thành công, khi Syria buộc phải rút khỏi Li băng.
- Còn vấn đề lộn xộn ở Li băng (tức là cuộc nội chiến từ năm 1975 đến 1990) là xung đột giữa người Thiên chúa giáo được phương Tây ủng hộ và người Hồi giáo, được Ả rập Sa u đít lót tay. Liên Xô không liên quan gì.
- Như vậy những gì xẩy ra ở Syria hiện tại, không phải hoàn toàn là do sự chọn lựa của chính phủ nước này, mà một phần lớn là sự thay đổi thái độ của Mỹ, Pháp tuỳ theo lợi ích của họ.
- Điều đáng chú ý là Syria muốn thân phương Tây mà không được, và đã thân rồi mà nó phản thùng đánh lại.
- Tác giả cái bài viết mà tôi để cái link ở trên, thực ra đã nói theo những gì mà truyền thông Pháp tuyên truyền.
-

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 19 2018, 09:18 PM

- Hiện nay Pháp đang làm cái việc là tước huân chương “legion d’honneur” (là một danh hiệu cao nhất của Pháp. Người được danh hiệu này còn được hưởng một mức lương cho đến cuối đời) của ông Asad. Việc Pháp trao huân chương cho Asad chứng tỏ quan hệ hai bên phải gần gũi thế nào thì nó mới cho huân chương chứ. Ai nó cho không.
- Bài học của Syria thực ra là bài học cảnh giác trong quan hệ quốc tế, với tất cả các nước, đặc biệt là với phương Tây. Đừng nghĩ rằng mình tốt thì họ sẽ tốt, cũng đừng nghĩ rằng đã có quan hệ tốt thì sẽ mãi mãi tốt. sự trở cờ, tráo trở, kiếm cớ gây sự là việc rất bình thường trong quan hệ quốc tế hiện tại. vì thế phải …THIỀN. đừng có chấp (tức là đừng có hi vọng vào một đối tác nào quá mức) mà phải thường xuyên tìm hiểu, đánh giá vị thế, vai trò, tiềm năng hợp tác, tiềm ẩn hiểm nguy..

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 20 2018, 09:33 PM

Bổ xung một chút về Syria cho nó đầy đủ toàn cảnh. Từ năm 1973, do chịu ảnh hưởng của chiến tranh mà Mỹ gây ra ở VN (1954-1975), Mỹ đã bị lạm phát nặng (do tiền đổ vào chiến tranh ở VN), và từ đó dẫn tới việc Mỹ bỏ việc ga răng ti đổi đô ra vàng ( từ đó vàng không còn là phương tiện thanh toán quốc tế, và ở Mỹ còn có cả luật để cấm điều này, để độc tôn tiền giấy đô la). Sự độc tôn tiền giấy đô la, đã dẫn tới vai trò của các nước xuất khẩu dầu mỏ tăng, đặc biệt là Ả rập Sa u đít. Ở đây có cái hiệp ước không thành văn, đó là các nước xuất khẩu dầu mỏ bắt buộc phải bán dầu bằng đô la, đổi lại họ được hưởng nhiều tiền hơn. Tiền này được dùng để mua vũ khí Mỹ ..để chơi, và được đầu tư trở lại trong kinh tế các nước phương Tây. Tiền này vẫn được gọi là Petro đô la. Do giầu có hơn, mà các nước như Ả rập Sa u đít đã trở thành một “tấm gương” phát triển, lấy hồi giáo làm trung tâm. Vào thời điểm này, thì phương Tây ủng hộ sự phát triển hồi giáo, vì coi nó là tấm là chắn quan trọng, để các nước Hồi giáo không đi theo Liên Xô. Lấy Hồi giáo để chống cộng. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn ở Trung đông. Và điều đó khiến mô hình “dân tộc Ả rập”, như ở các nước Ai cập, Syria, I rắc bị lu mờ đi, không hấp dẫn bằng mô hình hồi giáo, mà tấm gương là Ả rập Sa u đít.
Ở Syria, cái mô hình này cũng có tác động hấp dẫn dân chúng (giống như mô hình Hàn quốc, Đài loan ở VN, được viện cớ như là “theo Mỹ có lợi” mà không xét đoán kỹ càng điều kiện cụ thể nó ở đâu). Nhưng ở Syria không có dầu mỏ nhiều để làm như Ả rập Sa u đít. Không kể, tình trạng chiến tranh thường trực với Israel đã khiến nước này phải chi trả nhiều cho quân sự, kinh tế không phát triển được. Một điểm tương đối nghiêm trọng, đó là chế độ thiết quân luật thường trực ở nước này. Có thể nói là chế độ này bị lạm dụng. việc Asad con thay Asad bố càng khiến cho người ta có cảm tưởng đây là một chế độ độc tài. Đấy cũng là sự đánh giá của Pháp (vì nước này đã từng lập nên không bíêt bao nhiêu chế độ độc tài ở những thuộc địa cũ của mình ở châu Phi), nên Pháp nghĩ Syria là một nước yếu có thể lật đổ dễ dàng. Trong thực tế, dù có sự kế tục “cha truyền con nối”, việc “cha truyền con nối” ở Syria được sự ủng hộ của hệ thống chính trị, chứ không phải là một dạng bù nhìn.
Vào năm 1982, do ảnh hưởng của hồi giáo chính trị, ở Syria đã có một cuộc nổi dậy của Hồi giáo cực đoan, vì đối với quan niệm Hồi giáo, chế độ dân tộc có mầu sắc xã hội chủ nghĩa ở Syria là vô thần. Cuộc nổi dậy này đã bị trấn áp, nhưng hệ quả của nó vẫn còn âm ỷ trong xã hội.
Khi Mỹ xâm lược I rắc, chiếm đóng nước này vào năm 2003. Thì Syria trở thành nơi trung chuyển của Hồi giáo cực đoan đi vào I rắc đánh Mỹ. Chính phủ Syria không thể kiểm soát được, và cũng không hoàn toàn có ý định kiểm soát, bởi họ đã nhìn thấy ở các lực lượng này con bài để chống Mỹ xâm nhập. Không kể về mặt chính trị, tâm lý, chính phủ Syria không thể ngăn cấm chuyện này nếu không muốn mang tiếng “phản bội quyền lợi dân tộc Ả rập”. Ta có thể so sánh điều này như tâm lý người VN với TQ. Một nhà chính trị ở VN nếu nêu khẩu hiểu thân TQ thì về mặt chính danh chắc chắn sẽ có vấn đề dù không biết vấn đề này đúng sai đến đâu, lợi hại thế nào. Nhưng cái tâm lý cứ thế đã.
Nhưng cũng chính vì thế mà ở Syria, bắt đầu có sự trung chuyển súng đạn trong lãnh thổ. Khi chiếm đóng I rắc, chính sách của Mỹ gạt bỏ hoàn toàn đảng BAAS I rắc, vốn là xương sống của nước này, rồi giải tán quân đội I rắc,.. đã khiến một phần lớn súng đạn, trang bị của quân đội I rắc cũ cùng nhân sự tràn vào Syria, sử dụng syria như căn cứ chống Mỹ.
Ảnh hưởng chiến tranh từ I rắc, thị trường súng đạn không kiểm soát được, ảnh hưởng hồi giáo cực đoan, ảnh hưởng của cuộc nổi dậy Hồi giáo vào thập niên 80,.. tất cả những điều này như là tàn than không được dập kỹ chỉ chờ có gió là nổi thành lửa.
Và gió đã tới từ sự đổi chiều của Pháp, Mỹ, với sự cộng tác của Ả rập Sa u đít. Vào thời điểm 2011, khi nội loạn bắt đầu (được thổi thông qua mạng xã hội với sự việc một cô gái Syria bị cảnh sát chính phủ giết chết được đưa lên như biểu tượng, sau này người ta mới tìm ra cô gái này ..là một anh chàng người Mỹ giả mạo), thì tất cả những tiềm năng trên được hội ngộ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 24 2018, 09:58 PM

Co 1 so tin noi bat:
- Tho Nhi Ky rut vang du tru khoi My

- My truc xuat nhung nguoi VN da song hang chuc nam o My nhung co tien an, tien su ve VN bat chap viec VN va My da ky hiep dinh vao nam 2008, theo do My se khong truc xuat nhung nguoi da o My truoc nam 1995

- Eu dang de nghi My noi long lenh trung phat len tap doan nhom Rusal cua Nga, vi se lam anh huong den cac nganh cong nghiep o to cua chau Au

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 26 2018, 11:05 PM

Truoc do, My tuyen bo 105 qua ten lua hanh trinh deu trung dich, va 79 qua do nham vao trung tam nghien cuu Berzah, the nhung hinh anh thiet hai cho thay, toa nha van con nguyen ket cau xay dung, khong bi danh sap, tham chi mai ton cung van con. Moi qua ten lua co 450 kg thuoc no, 79 qua la bao nhieu? Vay ma khong giat sap duoc cai toa nha?


Tin do cac ban dua len:


Họp báo của Bộ quốc phòng Nga đang diễn ra đưa các bằng chứng về việc bắn hạ tên lửa hành trình Tomahawk và SCALP
Update 1 - Có cả mảnh thân của tên lửa hành trình Storm Shadow/SCALP
Update 2 - Tướng Rudskoy không hề đề cập đến việc phòng không nước này bắn hạ Tomahawk , nguyên văn bài phát biểu là " “Some of the missiles failed to reach the designated targets apparently due to technical failures, which created the risk of destroying civilian facilities and causing civilian casualties. Two of them, a cruise missile Tomahawk and a high-accuracy air-launched missile, have been brought to Moscow. You can see the Tomahawk’s warhead in this slide,”
Tạm dịch : Một số tên lửa thất bại trong việc tiếp cận mục tiêu chỉ định do nguyên nhân kỹ thuật và gây nên thương vong dân thường , 2 trong số chúng , tên lửa hành trình Tomahawk với độ chính xác cao đã được mang đến Moscow , bạn có thể thấy đầu đạn của nó trong slide
Rõ ràng Nga không hề xác nhận bắn hạ mà chỉ đưa câu hỏi tại sao khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố là toàn bộ tên lửa trúng mục tiêu .
Update 3 - Nga hầu như xác nhận họ đã bắn hạ tên lửa hành trình Storm Shadow / SCALP , điều này khá ngạc nhiên vì tên lửa này trang bị trên máy bay chiến đấu nên khó track mục tiêu hơn trên tàu chiến , do đó khó lòng theo dõi quỹ đạo di chuyển , chưa kể Shadow Storm có độ phản xạ radar ( RCS ) rất thấp và gần như tàng hình , chữ ký radar ( tín hiệu radar bị thu lại ) cũng không có trong thư viện radar của Nga vì chưa từng tham chiến
Tuy nhiên điểm yếu chết người của Storm Shadow là phải lấy độ cao để tạo góc tấn hướng tên lửa xuống mục tiêu nên có thể bị phát hiện bởi radar , trong khi đó Tomahawk nó duy trì độ cao dưới 150 feet liên tục nên cực kỳ khó khăn phát hiện
Có thể dàn Buk-M1-E đã đưa đài radar 9S36 ( Phát hiện mục tiêu tầm thấp ) vào chiến đấu và hiệu quả ở trời quang mây tạnh , còn Tomahawk khó khăn hơn do địa hình phía Đông Damascus là đồi núi nên sóng radar bị nhiễu địa vật ( cluster )

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 29 2018, 06:55 AM

Co ve nhu viec ca Nga va ỉran bi trưng phạt kéo 2 nưóc này lại vơí nhau. Vô tình tạo thị trưòng cho hàng không dân dụng Nga. Tin do các bạn đưa lên

Nga phát triển phiên bản Super Sukhoi SSJ-100 mới cung cấp cho Iran vượt qua hạn chế từ Mỹ

Trong triển lãm hàng không Eurasia Airshow 2018 tại Antalya , Thổ Nhĩ Kỳ thì công ty máy bay dân dụng Sukhoi ( Sukhoi Civil Aircraft Company SCAC ) đã ký biên bản ghi nhớ ( memorandum ) bán máy bay dân dụng Super Sukhoi SSJ-100 cho 2 hãng hàng không Iran là Iran Air Tour và Iran Aseman Airlines
Điểm đặc biệt của phiên bản mới này ( SSJ-100R ) theo CEO của SCAC , ông Alexander Rubtsov cho biết sẽ hoàn toàn có phụ tùng linh kiện nội địa Nga thay vì Mỹ vì lý do chính trị . Theo đó hợp đồng chính thức sẽ có lộ trình ký kết trong năm nay và giao hàng sẽ vào 2020 , SSJ-100R là phiên bản mới của SSJ-100 với giá thành và chi phí hoạt động giảm so với phiên bản cũ cũng như cải thiện khâu sau bán hàng ( after-sale )
SSJ-100R sẽ sử dụng phụ tùng Nga thay thế cho các thiết bị Mỹ hiện nay như :
- Hệ thống chữa cháy của Autronics (Curtiss Wright)
- Hệ thống cung cấp oxy của B / E Aerospace
- Hệ thống điện động cơ của Honeywell và Hamilton Sundstrand
- Hệ thống thủy lực của Parker
- Bánh xe và hãm của Goodrich

Lý do chính Nga cung cấp SSJ-100R cho Iran vì nước này vẫn bị cấm vận từ Mỹ nên nếu Nga bán phiên bản cũ thì phải thông qua Cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ ( Office of Foreign Assets Control of the US Treasury (OFAC) do có thiết bị phụ tùng xuất xứ từ công ty Mỹ


http://aviation21.ru/rossiya-obojdyot-ogranicheniya-ssha-na-postavku-superdzhetov-v-iran/


Lầu Năm Góc yêu cầu không áp đặt biện pháp trừng phạt chống VN vì hợp tác quân sự với Nga
Hôm thứ Năm, chú nhân Lầu Năm Góc James Mattis kêu gọi các thượng nghị sĩ Mỹ thực hiện ngoại lệ cho Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia trong biện pháp trừng phạt chống Nga, nhằm đảm bảo việc cung cấp vũ khí của Mỹ cho những nước này.
Trong năm 2017, luật "Về chống đối thủ của Mỹ qua biện pháp trừng phạt» (CAATSA) đã được thông qua tại Hoa Kỳ, cho phép áp đặt biện pháp trừng phạt chống Nga, Iran và Bắc Triều Tiên, cũng như các cá nhân và các công ty từ các nước thứ ba hợp tác với họ. Ban lãnh đạo Mỹ ban đầu nói rằng họ có ý định áp dụng biện pháp trừng phạt một cách có chọn lọc, có tính đến lợi ích quốc gia của Mỹ và lợi ích của các đồng minh và đối tác.
Phát biểu tại Thượng viện, James Mattis nhắc lại rằng Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia mua số lượng lớn vũ khí do Nga chế tạo, nhưng đồng thời "có xu hướng mua thêm vũ khí của Mỹ". Bộ trưởng lưu ý rằng danh sách các nước như vậy "có thể thay đổi rất nhanh chóng."

Ông nói thêm rằng muốn ngoại lệ như vậy được thực hiện trong ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm tài chính 2019.


https://vn.sputniknews.com/usa/201804265301382-my-viet-nam-nga-vu-khi/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 29 2018, 11:28 PM

My trưng phạt ZTE của TQ, câms các hãng phân cưng, đăc biêt các hãng chê tạo chip như Qualcomm đưọc làm ăn vơí ZTE, ly do vi lam an voi Iran. Dai Loan nhân cơ hôị ra lênh cho hãng chê tạo chip MediaTek của mình phải xin phép trưóc khi làm ăn vơí ZTE. Không rõ là do tư đài Loan muôn như thê hay là bị Mỹ ép, vì thị phân chính của MediaTek chính là các smart phone TQ, ma ZTE chiem vai tro lon.

Hien My cung dang dieu tra Huawei.

Cũng may là TQ có hãng chê tạo chip của mình như Kirin, Surge, etc. Không phải ngâũ nhiên mà thăng Nga băt đâù đâỷ mạnh chê tạo chip dân sụ (chip quân su đa tư chủ tu lâu), và ra lênh các máy tính cơ quan nhà nưóc phải dùng chip do Nga sản xuât.

Nó đã ra máy tính dân sư dùng chip Elbrus 8C.

Russia showcases the first computers based on its indigenous Elbrus-8S processor
https://thenextweb.com/insider/2017/05/25/russia-showcases-first-computers-based-indigenous-elbrus-8s-processor/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 30 2018, 09:09 PM

Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa. Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 30 2018, 09:17 PM

Nhung nam 2008 (luc VN va My da binh thuong hoa quan he), hai ben da dong y la My se khong truc xuat nguoi Vietnam truoc nam 1995 roi ma. Hiep dinh la co tinh phap ly, thi My phai tuan thu chu.

Nga nghi báo chí Anh nhận lệnh ỉm vụ Skripal
Báo chí Anh im lặng như họ phải tuân theo lệnh dừng đưa về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga và con gái.


Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Nước Nga-1, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích truyền thông Anh bất ngờ "ỉm đi" về vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal cùng con gái là Yulia.

"Các phóng viên Anh đã im lặng trong những ngày qua. Tất cả bọn họ đều trở lại trạng thái im lặng. Không có bất kỳ vụ việc Skripal nào trên truyền thông Anh nữa. Vụ việc này đã không còn thú vị.

Không còn tìm kiếm ai đó, không ai tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào, không ai yêu cầu phía Anh cung cấp các bức ảnh hay video về những người bị ảnh hưởng" - bà Zakharova nói trên truyền hình.

Bà Zakharova cho hay các nhà báo Anh là những người dày dặn kinh nghiệm trong việc đưa tin, liên kết và điều tra vụ việc. Tuy nhiên, việc đột nhiên "im hơi lặng tiếng" trong vụ việc cựu điệp viên Skripal khiến nước này thực sự quan ngại.

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga còn đặt một giả thuyết rất thẳng thắn rằng, việc báo chí Anh lắng dịu vụ đầu độc của Skripal và con gái "cứ như thể là đã có một mệnh lệnh để tất cả họ phải giữ im lặng".


Bà Zakharova một lần nữa kêu gọi sự hợp tác từ giới báo chí.

Đồng thời bà cũng gửi lời cảnh báo Nga sẽ không để yên vụ việc.

"Vụ việc không còn tồn tại trong giới truyền thông. Tuy nhiên, không có gì phải nghi ngờ, Ủy ban Điều tra của Nga, Đại sứ quán Nga tại Anh và Bộ Ngoại giao Nga sẽ khuấy động vụ việc với những thông tin mới từ nhiều khía cạnh. Chúng tôi có một số điều phải thông báo với họ" - bà Zakharova nhấn mạnh.

Theo Karel Koecher, cựu điệp viên Liên Xô từng nằm vùng tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA, Nga hoàn toàn không được lợi ích gì từ vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái Yulia tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3.

“Ông Skripal chắc chắn không phải là nạn nhân của bất kỳ chiến dịch hay vụ tấn công nào từ phía Nga” - Karel Koecher nói.

Vị cựu điệp viên nhắc về chuyện ông Sergei Skripal cùng với 3 gián điệp khác làm việc cho Anh đã được Nga ân xá để đổi lấy 10 điệp viên Nga ở Mỹ và cho rằng, Nga sẽ không ám sát một cựu điệp viên mà họ đã trả tự do.

“Việc tấn công một cựu điệp viên sau khi đã đồng ý trả tự do cho ông ta sẽ phá hủy hoàn toàn sự tín nhiệm của Nga” - ông Koecher nói.

Thay vào đó, toàn bộ vụ việc xảy ra ở Salisbury, nơi cha con ông Skripal nghi bị đầu độc, chỉ là một vụ tấn công đánh lạc hướng.

“Cha con ông Skripal có thể trở thành cái cớ thuận lợi cho một kịch bản của chiến dịch chống Nga. Có thể vụ việc này được dựng lên để kiếm cớ leo thang các chiến dịch chống Nga và các biện pháp trừng phạt Nga công khai” - ông Koecher cho biết thêm.

Cựu điệp viên Liên Xô nhận định, các cơ quan an ninh của Anh rõ ràng đã tìm cách che giấu thông tin về cựu điệp viên Skripal và con gái ông này “nhiều nhất có thể”.

Theo ông Koecher, phía Anh có thể sẽ không bao giờ để cha con ông Skripal có cơ hội gặp giới chức Nga vì London sợ rằng họ có thể sẽ tiết lộ những thông tin mà Anh không muốn công khai trước công chúng.

“Toàn bộ vụ việc này rất đáng ngờ. Chúng ta không thể biết ông Skripal sẽ nói những gì. Ngay cả khi ông ấy đồng ý sẽ nói những điều mà tình báo Anh bảo ông ấy phải nói, ông Skripal vẫn có thể đổi ý khi phát biểu trước ống kính máy quay” - ông Koecher nói thêm.

Theo cảnh sát Anh, sức khoẻ hiện tại của con gái cựu điệp viên Sergei Skripal đã ổn định, còn cựu điệp viên Skripal cũng đang nhanh chóng hồi phục. Một nguồn tin thân cận tiết lộ, sau khi phục hồi hoàn toàn, hai cha con ông Skripal sẽ được cung cấp nhân thấn mới và tái ổn định cuộc sống tại Mỹ.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-nghi-bao-chi-anh-nhan-lenh-im-vu-skripal-3357322/


Trung Quốc đóng tàu đánh cá nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở Nga
Tập đoàn Rosneft của Nga không thông báo chi tiết, nhưng họ cũng không phủ nhận việc hợp tác với Bắc Kinh.


Trung Quốc đang đóng tàu đánh cá hạt nhân đầu tiên trên thế giới tại hãng đóng tàu Rosneft của Nga. Dự kiến, tàu sẽ được hạ thủy tại vùng Viễn Đông. Rosneft không thông báo chi tiết, nhưng cũng không phủ nhận việc hợp tác với Bắc Kinh.

Đáng chú ý, một công ty Trung Quốc sẽ đóng tàu đánh cá nguyên tử này tại nhà máy Zvezda tại Primore. Thông tin này đã được hãng tin Polit.info đăng tải khi dẫn một nguồn tin thân cận với lĩnh vực đóng tàu. Nguồn tin nhấn mạnh rằng, nhà máy Zvezda là công ty con của hãng Rosneft.

Còn theo Thư ký báo chí của Tập đoàn Rosneft là ông Mikhail Leontiev trong cuộc trò chuyện với Polit.info đã không khẳng định thông tin này, nhưng cũng không bác bỏ. Ông cho biết, công ty này trực thuộc tập đoàn Rosneft, nơi đang tiến hành rất nhiều các vụ đàm phán. Tuy nhiên, chi tiết về về con tàu này không được ông Leontiev thông báo.
https://baomoi.com/trung-quoc-dong-tau-danh-ca-nguyen-tu-dau-tien-tren-the-gioi-o-nga/c/25749912.epi








http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-nghi-bao-chi-anh-nhan-lenh-im-vu-skripal-3357322/

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 30 2018, 02:09 PM)
Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa.  Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.
*



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 30 2018, 09:38 PM

Cai luat nay ky cuc that.
Nhap quoc tich My ma van bi truc xuat khoi nuoc My. The thi nhap tich lam gi? Nguoi My lai khong the vao My.
Ma nuoc My lai con co cai luat, khong song o My, nhung neu la nguoi My thi van phai nop thue cho My.
cry1.gif


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 30 2018, 02:09 PM)
Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa.  Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.
*



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 30 2018, 10:30 PM

Tên lửa SCALP của Pháp có chứa các linh kiện điện tử Mỹ, vì thế Mỹ không cho phép thì Pháp cũng không bán được. Chuyện này đã xẩy ra khi Ai cập định mua 24 quả tên lửa SCALP để trang bị trên các máy bay Rafale mua của Pháp. Lý do Mỹ đưa ra là điều này làm ảnh hưởng tới an ninh của Israel, nên Mỹ phủ quyết. Nhưng mà an ninh của Ai cập chính là cần cân bằng lực lượng với Israel, nếu bây giờ vì Israel mà không thể trang vị thì có quân đội làm gì ..chắc để làm cảnh. Nói người lại nghĩ tới ta. Hiện trạng quân đội của VN cũng ..gần gần như thế. Vì VN trang bị vũ khí để cân bằng với TQ. Bây giờ Nga với TQ liên minh với nhau quyết liệt, thì vấn đề này với VN hơi khó. Cứ cho là chạy đi mua được vũ khí Mỹ, Pháp đi. Thì thực ra lại đưa cổ vào cái tròng khác. Vì thế chỉ có cách là tự xây dựng cho mình công nghiệp quân sự, dùng nó vừa để trang bị vừa để tăng cường chất lượng công nghệ, là một bộ phận của quá trình công nghiệp hoá là tốt nhất.
I ran muốn mua máy bay dân dụng Nga thì cũng dễ hiểu, vị họ giống như Vn trước năm 1996 (trước khi Mỹ gỡ bỏ lênh cấm vận, thì VN cũng không thể mua được Airbus do có các linh kiện Mỹ trong đó).

Tuần vừa qua, sự kiện nổi bật có lẽ là sự kiện liên Triều, cuộc gặp mặt giữa Bắc Triều Tiên và Đại Hàn. Vậy hãy làm quả phân tích tình hình xem sao, coi các bên liên đới lợi gì hại gì.
Cuộc gặp gỡ liên Triều này được media Hàn quốc đăng tải rầm rộ, như một chiến dịch quảng bá lớn, có thể làm nhằm lấy dư luận thế giới làm chứng để tránh Mỹ ngăn cản. Và người ta có thể hiểu là thành công của cuộc gặp này cũng đã được Mỹ “bật đèn xanh”. Vì trước đó Mike Pomeo, người đã từng là giám đốc CIA trước đây, và là tân bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ, đã bí mật sang Bắc Triều Tiên. Cuộc gặp này cũng được TQ “bật đèn xanh”, vì trước đó ông Kim cũng đã đáp tầu bọc thép sang Bắc kinh hội kiến Tổng bí Thư TQ Tập cận Bình.
Vậy tại sao cả Bắc kinh và Oa sinh tơn đều bật đèn xanh ?
Với Mỹ. Việc bật đèn xanh của Mỹ đã chứng tỏ chính sách của Mỹ với Bắc Triều Tiên thất bại. Trước đây đã từng có 2 cuộc họp liên Triều (2001, 2007), nhưng thoả thuận đều bị Mỹ không thực hiện (Tổng thống Hàn Quốc hiện tại, ông Mun đã là người kiến thiết chính sách này 10 năm trước), bởi trước đó Mỹ nhận định chế độ của Bắc Triều tiên sẽ sụp đổ, giống như các chế độ XHCN cũ ở Đông Âu, đặc biệt là trường hợp Đông Đức. Nhưng sự việc đã không xẩy ra giống như Mỹ và một bộ phận giới chính trị Hàn quốc (Hai đời tổng thống Hàn quốc trước ông Mun, vốn là giới bảo thủ theo đuôi Mỹ quyết liệt), bởi vì Triều tiên đã cải cách kinh tế thành công. Kinh tế Triều tiên hiện này đã giống như kinh tế VN mở cửa. Không những thế Triều tiên còn đủ sức chế tạo vũ khí hạt nhân, có thể đe doạ được Mỹ. Như vậy việc trông chờ vào sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên là vô ích, không những thế lại tạo ra thêm một cường quốc hạt nhân có thể đe doạ chính mình về lâu dài. Mỹ sở dĩ muốn giữ căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng bởi vì Mỹ muốn giữ sự hiện diện quân sự ở đây. Vì thế trước đó, Mỹ chỉ có thể đồng ý thống nhất triều tiên dưới lá cờ của Đại Hàn. Nhưng việc Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đã đẩy việc Mỹ đóng quân ở đây thành việc nguy hiểm. Tóm lại với vũ khí hạt nhân, và sự khởi sắc kinh tế trở lại (bất chấp cấm vận Mỹ) đã khiến Mỹ phải từ bỏ chính sách muốn tiêu diệt Bắc Triều tiên, với điều kiện Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, và Mỹ không bị bắt buộc phải rút quân.
Với TQ. Trung quốc không muốn Mỹ có thể áp sát biên giới mình, để câu chuyện thống nhất nước Đức và NATO áp sát Nga được lặp lại lần thứ hai. Nhưng ngược lại, TQ cũng không giúp Bắc Triều Tiên mạnh mẽ, giống như Liên Xô giúp VN trước đây. Bởi TQ không muốn bị xa lầy vào một cuộc xung đột. Cũng chính vì thế mà TQ không kiềm chế Triều tiên phát triển vũ khí hạt nhân, mặc dù cũng giống như Mỹ, TQ không thích một nước láng giềng có thể có được sự tự chủ đó. Nhưng giữa giúp đỡ Triều tiên chống Mỹ và để mặc Triều Tiên tự xoay xở, TQ đã chọn điều thứ 2. Việc Triều Tiên làm chủ được vũ khí hạt nhân, đã khiến TQ xích gần lại Mỹ hơn, và TQ cũng muốn nước này từ bỏ thứ vũ khí này, với điều kiện Mỹ không thể tiến sát tới biên giới mình. Thái độ của TA với Triều tiên khá giống thái độ của TQ với việc thống nhất đất nước ở VN. TQ không muốn Vn thống nhất đất nước, và từ đó đã tạo liên minh với Mỹ ngăn chặn sự lớn mạnh của một nước Vn thống nhất bằng cách xúi dục, tài trợ khơ me đỏ và chiến tranh biên giới.
Như vậy vào thời điểm hiện tại, lợi ích khách quan của Mỹ-TQ ở bán đảo Triều tiên là giống nhau. TQ không muốn Mỹ áp sát biên giới, ngược lại Mỹ sẵn sàng chấp nhận điều đó, với điều kiện Triều tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, điều mà trong thâm tâm TQ cũng muốn.
Với Bắc triều tiên, việc có thoả thuận hoà bình với Đại Hàn vừa là thắng lợi vừa là thất bại. Thắng lợi vì đã vượt được qua mưu đồ của Mỹ định xoá xổ mình. Thất bại, bởi không thể thống nhất Triều tiên.Bởi vì khởi điểm, vũ khí hạt nhân chính là con bài mà Bắc Triều Tiên định sử dụng để đuổi mỹ đi thống nhất đất nước. Nhưng hiện tại điều này không thể xẩy ra (còn về tương lai thì không biết).
Do tình cờ mà hội nghị liên Triều diễn ra đúng vào thời điểm 30/4, ngày thống nhất đất nước VN. Nhìn thấy những gì ở Triều Tiên, người ta càng cảm nhận được sự vĩ đại của nhân dân ta. Nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi mà thấy rằng, tại sao những gì ta làm được trong chiến tranh, trong hoà bình lại không xứng tầm. Tại sao một nước Bắc Triều Tiên bị bao vây bốn bề mà còn vươn lên làm chủ được kỹ thuật, trong khi ta thì không, chỉ bán sức gia công cho nước ngoài.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 30 2018, 11:14 PM

Nếu quan hệ Triều Tiên – Đại Hàn được cải thiện, Mỹ công nhận Triều Tiên, thì ai là kẻ thiệt hại nhất trong ván bài ở Đông Bắc Á này. Người ta có thể thấy đó là ..Nhật bản. Mặc dù là quốc gia láng giềng có quan hệ mật thiết với Hàn quốc (về kinh tế). Nhật bản hoàn toàn bị gạt ra ngoài rìa công cuộc thương lượng này. Mặc dù Bắc Triều Tiên để ngỏ cửa (ông Kim tuyên bố sẵn sàng họp hội nghị với Nhật bản), và đây là một tính toán khôn ngoan của Bắc Triều Tiên, nhằm cân bằng quan hệ quốc tế, nhưng đây là chuyện về sau. Còn vào thời điểm hiện tại, thì trọng lượng của Nhật bản trong ván cờ này là bằng không.
Nhưng điều quan trọng hơn cả, là Nhật bản không còn có quân bài để đánh đổi với Mỹ. Bởi vì Nhật bản từ sau đại chiến II, đã bị Mỹ bắt giải tán quân đội, có một hiến pháp không cho phép có các hoạt động quân sự. Bằng việc giơ cao con “ngáo ộp” Bắc Triều Tiên, Nhật bản có thể cải thiện dần dần vị thế quân sự thông qua cái cớ ..chống thảm hoạ Bắc Triều Tiên. Nhưng nay, nếu Triều Tiên từ con hổ “giấy” trở thành con trâu đất, thì Nhật không có cớ gì để sửa đổi hiến pháp, tăng cường sức mạnh quân sự. Không kể hiện tại, với chính sách của Trump, Nhật đang trở thành đối thủ kinh tế, mà Mỹ muốn ăn thịt. Như vậy vị thế của Nhật với Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó ta càng thấy vai trò của CPTPP là quan trọng thế nào với Nhật bản.
Tất nhiên về học thuyết quân sự toàn cầu. Mỹ vẫn coi Nhật, Úc, rồi Ấn độ là những đối tác liên minh quan trọng trong không gian Thái Bình Dương- Ấn độ dương. Nhưng Ấn độ bắt cá hai tay, vì họ đủ lớn và độc lập để không bị làm tay sai. Kết quả Nhật có thể vẫn bị buộc vào Mỹ như một cái đuôi, mà không thể vùng ra tự chủ được, dù là tự chủ tương đối.
Một ảnh hưởng nữa có thể có là tới VN. Vì hiển nhiên về lợi thế cạnh tranh, Bắc Triều Tiên vượt trội hơn VN, không kể tới vấn đề văn hoá, tiếng nói, lịch sử,địa lý. Hàn quốc không thể mạnh để có thể đầu tư hai nơi. Và nếu phải lựa chọn, sự lựa chọn tự nhiên với họ là Bắc Triều Tiên. Nhưng đây cũng là cơ hội để VN vươn lên, không ỷ lại làm ông tá điền gia công.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 3 2018, 05:34 PM

Ở trên tôi có nói là media Hàn quốc đăng tải tuyên truyền về cuộc gặp gỡ liên triều rất rầm rộ và có bài bản. Vậy hãy tìm hiểu tại sao ?
Việc media Hàn quốc lần này làm rầm rộ hơn rất nhiều hai lần trước (2001, 2007) vừa có lý do chủ quan lẫn khách quan. Về khía cạnh khách quan, do có cuộc đấu võ mồm Kim-Trump suốt năm 2017, tạo một cảm giác giả tạo “ thế giới ở trên miệng hố chiến tranh hạt nhân”, đã khiến thế giới quan tâm tới vấn đề Triều tiên hơn. Tổ chức rầm rộ tuyên truyền một phần là để đáp ứng nhu cầu này.
Nhưng về mặt chủ quan, đó cũng là cách tạo tình thế đã rồi với dư luận Mỹ. Tại sao lại như thế. Bởi vì cuộc chiến tranh Triều Tiên về mặt luật pháp là chưa kết thúc. Nó mới ở trạng thái ngừng chiến. Cuộc chiến tranh này có 4 bên tham gia trực tiếp : TQ, Bắc Triều Tiên, Hàn quốc, Mỹ. TQ đã rút quân từ năm 1954,1955. Nhưng Mỹ vẫn còn đóng quân ở Hàn quốc. Để cuộc chiến thật sự kết thúc cần có sự thoả thuận kết thúc của 4 bên. Việc TQ rút quân, khiến hiện trạng liên quan tới 3 bên. Thái độ của Mỹ thế nào trong vấn đề này không rõ, nhưng rõ ràng Hàn quốc có ý muốn “lách luật”. Bởi hiện tại về danh chính ngôn thuận, Hàn quốc là một quốc gia độc lập, dù phụ thuộc vào Mỹ. Như vậy Hàn quốc có thể sử dụng vị thế này để ký hiệp định hoà bình với Triều Tiên, mà Mỹ không thể có cớ ngăn cản (nếu không nói tới các đòn ngầm). Một khi Hàn quốc đã ký hiệp định hoà bình, thì việc tập trận Hàn-Mỹ về mặt chính danh là không còn cớ. Đây cũng là điều mà Triều tiên muốn. Nếu theo cái lô gíc này, thì đến một lúc nào đó, sự hiện diện của Mỹ là thừa. Nhưng chắc chắn đây là điều mà Mỹ không bao giờ muốn. Vì thế Hàn quốc và cả Triều Tiên chắc chắn sẽ phải đồng ý để Mỹ tiếp tục đóng quân, đổi lại hiệp định hoà bình. Chính trong tình hình phải làm yên lòng Mỹ, mà Hàn quốc phải thổi media để tác động vào dư luận Mỹ theo chiều tích cực, từ đó dẫn đến việc tuyên truyền rầm rộ ở trên.
Tất nhiên Mỹ cũng có thể phá, bằng cách đặt các điều kiện hết sức ngang ngược khiến Bắc Triều Tiên không thể chấp nhận được. Nhưng nếu làm thế thì Mỹ cũng không thể hi vọng TQ sẽ tiếp tục theo Mỹ phong toả kinh tế. Mà nếu không có TQ tiếp tay, thì việc phong toả kinh tế Triều tiên là bằng không. Câu chuyện trở lại cái vong luẩn quẩn từ mấy chục năm nay.
Cảm nhận của tôi, là Mỹ sẽ chấp nhận xu thế hoà bình đối thoại liên Triều, khi mà vẫn tiếp tục được đóng quân, và Trump cũng có thể vênh vác là ép được Bắc Triều tiên.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 4 2018, 09:04 PM

Trước khi ông Kim và Trump gặp nhau, những hoạt động ngoại giao của các bên muốn không bị mất phần rất là sôi nổi. Giống như tất cả các bên có quyền lợi đều tìm cách thoả thuận, trước khi Triều tiên gặp Mỹ. Ở đây có thể nói tới chuyến thăm Triều Tiên của ông Vương Nghị bộ trưởng ngoại giao TQ. Rồi cuộc họp thượng đỉnh TQ-Triều Tiên-Nhật. Rồi những hoạt động tham vấn giữa Nhật-Hàn quốc.
Quan hệ đối ngoại quốc tế hiện tại rất giống một vụ mua bán thương mại. Điều đó cũng dễ hiểu vì văn hoá thế giới hiện nay chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nước phương Tây, là những nhà nước có văn hoá thương mại cao, văn minh phương Tây là một dạng văn hoá thương mại, khác với VN vốn có gốc nông nghiệp. Đã là thương mại, thì phải quảng cáo, dìm hàng, đưa giá (thách giá) để rồi từ đó hai bên cò cưa nhau mà dẫn tới thoả hiệp. Khi nhìn điều kiện các bên đặt ra thì ta có thể hiểu là có muốn thoả hiệp hay không, hay là muốn đấu tiếp. Và cái này lại phụ thuộc vào tương quan lực lượng của đôi bên. Mỹ đã ra điều kiện giải tán triệt để vũ khí hạt nhân của Triều tiên, nhưng không nói gì tới sự nhượng bộ của chính mình. Còn Triều tiên thì như báo VN đưa tin đòi Mỹ phải dỡ bỏ hệ thống THAAD. Tại sao lại thế ? bởi về mặt lợi ích quân sự, Giá trị của Bắc Triều Tiên với Mỹ là có thể tiếp cận áp sát TQ, là đối thủ tiềm năng trong tương lai. Do sự rút gần khoảng cách, lợi thế quân sự của Mỹ sẽ tăng lên. Ví dụ. Nếu đặt tên lửa ở Hàn quốc, thì thời gian một quả tên lửa như vậy bay tới Bắc kinh, sẽ được tính bằng phút. Ngược lại, nếu TQ bắn vào Oa sinh tơn (hay Los Angeles) thì thời gian phải tính bằng giờ. Nếu không nói tới vũ khí tấn công, mà nói về phòng thủ thì việc có ra đa ở Hàn quốc cũng giúp Mỹ có lợi thế hơn TQ trong vấn đề đánh chặn và cảnh báo.
Như vậy khi Triều tiên đòi Mỹ bỏ THAAD có nghĩa là Triều tiên bảo vệ quyền lợi TQ, làm con tốt đen cho TQ ?
Con tính ở đây có lẽ không hoàn toàn như thế. Bằng việc yêu cầu Mỹ bỏ THAAD, Triều tiên đang chứng minh con tính của Mỹ ở bán đảo Triều tiên không hoàn toàn là vấn đề Triều Tiên, mà là vấn đề Mỹ-TQ. Triều tiên chỉ là cái bung xung. Bởi vì Mỹ justify việc đặt THAAD để chống tên lửa Triều Tiên (thực ra để chống TQ), bây giờ nếu Triều tiên từ bỏ, thì việc Justify này không còn ý nghĩa,cái cớ đặt THAAD ở Hàn quốc không còn nữa. Mỹ không còn cớ gì đặt THAAD ở đây nữa. Khả năng Mỹ bỏ THAAD rất là khó, và như vậy nếu Mỹ không bỏ, thì TQ không còn có lý gì phải theo đuôi Mỹ trừng phạt Triều Tiên. Trong trường hợp này, nếu Mỹ gân, thì Triều tiên vẫn có chỗ dựa. Như vậy việc đưa THAAD vào làm điều kiện thương lượng, đã khiến Triều Tiên đạt được hai mục đích.
1- Có điêù kiện mằng cả với Mỹ tránh sức ép của Mỹ lên kho vũ khí hạt nhân của mình.
2- Tranh thủ được sự ủng hộ của TQ trong trường hợp Mỹ cứng rắn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 6 2018, 07:56 PM

Giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu cho rằng cha con Skripal bị đầu độc bởi 50-100 mg Novichok , phía Nga phản đối nói rằng 50-100mg đủ để đầu độc không chỉ hai người mà còn có thể tàn sát cả thành phố Salisbury. OPCW ra tuyên bố đính chính mới nhất cho biết, số lượng chính xác chất độc hóa học Novichok được sử dụng đã không được đề cập trong cuộc phỏng vấn. laugh1.gif

Mỹ cũng đã tuyên bố chính thức ngừng tài trợ cho tổ chức mũ trăng white helmet laugh1.gif

Bây giờ mọi hồi hộp sẽ chờ đến ngày 12/5 xem Mỹ có hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran k. Nếu Mỹ hủy bỏ một hiệp định có tính pháp lý rất cao và chặt chẽ, tưởng như k thể đảo ngược này lại, thì sau này uy tín của Mỹ sẽ thế nào? Liệu còn có thể tin vào các hiệp định mà Mỹ ký

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 7 2018, 05:07 PM

Ở trên tôi có nói hai lý do khiến Bắc Triều tiên đòi Mỹ rút THAAD, có thể thêm lý do thứ 3. Đó là dư luận Hàn quốc, và có thể bản thân chính phủ hiện tại của Hàn cũng không thích có THAAD trên đất nước mình.
@ltbk,
Đúng là vào lúc bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ, thì hai bên đã thoả thuận là những người Việt nào sang Mỹ trước năm 1995 (tức là những người còn có thể lấy cớ chống chính phủ VN để biện hộ cho việc họ ở Mỹ sẽ không phải chịu cái luật đuổi về bản quán này), nhưng điều đó thực ra chỉ là sự nhượng bộ của chính quyền Clinton, để nhằm trấn an về chính trị nhóm người Việt ở Mỹ thôi. Vào lúc đó, và ngay cả đến bây giờ, nhóm Việt kiều Mỹ nào mà chui được vào hệ thống nhà nước cuả Mỹ(ví dụ trở thành nghị viên) thì đều yêu Mỹ hơn VN, và đều ủng hộ, huặc thậm chí đưa ra những chính sách chống nhà nước VN quyết liệt nhất, phản động nhất. VN vì thế không có các lực lượng làm lobbying cho nhà nước bản quán như người Do thái, mà đều có hiện tượng “bảo hoàng hơn vua”. Một ví dụ. để ngăn cản việc bình thường hoá quan hệ, họ bịa đặt là có tù binh phi công Mỹ bị giữ trong hoàng thành Hà nội. Đây là điều nực cười, vì Hoàng thành trước khi được bộ quốc phòng trả lại cho dân sự, để thành khu di tích lịch sử như bây giờ, là nơi có bộ tổng chỉ huy của quân đội nhân dân VN, ai nhốt tù binh ở đó làm gì (ngay cả trong trường hợp có còn tù binh thật). Chính John Kerry là người làm trung gian đàm phán giữa VN và Mỹ lúc đó được mời vào xem để chứng thực chuyện bịa đặt. Và điều này càng khiến John Kerry ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với VN hơn.
Chính vì để trấn an các loại “Việt kiều yêu nước ..Mỹ” này, mà Clinton đã đồng ý như vậy. Và phải nói thêm là điều đó VN cũng muốn. Vì Vn nhận lại những người đó làm gì. Đặc biệt là những loại trộm cắp, thảo khấu đã bị chính quyền Mỹ tuyên án hình sự, tức là những loại thành phần bất hảo, có về VN rồi cũng trộm cắp chứ làm gì.
Trong thực tế, luật vẫn cao hơn thoả thuận. Nếu để cho điều này là vĩnh viễn, thì Mỹ phải đưa vào luật. Nhưng đời nào họ làm thế, vì nước Mỹ là nước nhập cư, người từ bất cứ đâu sang Mỹ, ai cũng có những hoàn cảnh riêng biệt. Nếu chấp cho mấy ông Vn làm riêng biệt, thì với các sắc dân khác thì sao. Không kể người Việt ở Mỹ về VN thì “áo gấm về quê” khoe khoang loạn xị (cái tính này thì không chỉ có Việt kiều Mỹ mà ở các nước khác cũng có, đặc biệt những người đi từ thời trước), nhưng theo thống kê của Mỹ. Người Việt gốc Mỹ là hạng dân nghèo, chỉ xếp trên người Mỹ da đen. Túc là đoạt giải “Á hậu nghèo khổ”. Ọp ẹp như thế làm gì có sức mà lobbying cho cộng đồng của mình ở đây.
Chính quyền Mỹ làm như vậy thật ra là không sai. Còn VN thì cũng không đủ sức để ngăn cản chuyện đó. Nhưng điều này cũng là bằng chứng nói lên việc quan hệ VN đã bình thường. Và khả năng các bác trộm cắp tham nhũng, muốn hạ cánh an toàn ở Mỹ cũng sẽ khó hơn. Vì đổi lại, Mỹ sẽ phải chấp nhận yêu cầu dẫn độ của Vn, trong trường hợp phạm pháp.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 7 2018, 06:00 PM

Có gì mà hồi hộp. Vì khả năng Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân với I ran với tôi là 60%. 40% còn lại là các khả năng : hoặc I ran chấp nhận đàm phán lại, hoặc chính quyền Trump bị vướng vào các quy trinh thủ tục của nhà nước Mỹ, và vì thế phe đối lập (tức là những chính trị gia theo đảng dân chủ) ngáng chân vì lợi ích của mình.
Tại sao lại thế? Hãy phân tích tình hình tương quan lực lượng ở Trung đông, sự chuyển đổi kinh tế Mỹ, rồi lý do cá nhân của chính tổng thống Mỹ thì sẽ thấy rõ.
Khi chính quyền Obama ký thoả thuận với I ran thì tương quan lực lượng ở Trung đông có những điều sau:
1- Vào thời điểm đó, nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) ở đỉnh cao nhất của sức mạnh. Diện tích đất đai (mặc dù là vùng sa mạc) nằm ở cả I rắc và Syria là tương được với diện tích Cam pu chia, tức là 1/3 diện tích VN. Cai quản một số dân là hơn 8 triệu người, có những thành phố lớn như Mô xun (1 triệu dân), rồi Rắc qua, có mỏ dầu để có thể buôn dầu chợ đen (thông qua Thổ). Lúc đó quan hệ Ả rập Sa u đít và Mỹ bất đồng, vì Mỹ nghi nước này bắt cá hai tay, là người tài trợ ngầm cho nhà nước Hồi giáo (IS) lấy cớ tài trợ phiến quân chống chính phủ Syria.
2- Từ những năm 2013, 2014, nhờ có công nghệ đá phiến, mà Mỹ trở thành nước xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ. Ả rập Sa u đít (dầu) , Quatar (Khí) cũng như Nga trở thành đối thủ cạnh tranh. Và để giữ thị phần, Ả rập Sa u đít đã sản xuất nhiều dầu hơn, bán phá giá thông qua OPEC(nhưng viện cớ giúp Mỹ trừng phạt Nga) để ngăn cản Mỹ.
3- Chính quyền Obama muốn phát triển năng lượng sạch, tăng cường nhà nước phúc lợi xã hội (Obamacare), đi theo mô hình EU, giảm ảnh hưởng tài phiệt dầu mỏ.
4- Quan hệ khó khăn của Mỹ với Israel. Và thông qua vấn đề nước này là quan hệ khó khăn của chính quyền Obama với giới tài chính Mỹ mà người Do thái có ảnh hưởng lớn. Do khủng hoảng mà chính quyền Obama muốn xíêt chặt kiểm tra ngân hàng, trong khi các nhóm tài chính Mỹ chỉ muốn chính quyền Mỹ dùng thuế bù lỗ cho họ. Theo hình thức, khi lỗ thì nhà nước chịu, khi lãi thì tư nhân chia nhau.
5- Chính quyền Obama phải giải quyết hậu quả do chính sách can thiệp của Bush con gây ra. Chi nhiều tỉ đô mà kết quả không có bao nhiêu, vì thế Obama muốn rút quân, không can thiệp trực tiếp ở Trung đông nữa.
Tất cả những điều này đã khiến chính quyền Obama muốn thoả thuận với I ran. Dùng I ran như một đối trọng, là con bài thay thế Ả rập Sa u đít mặc dù cuộc chiến ở Syria là một cuộc chiến “uỷ nhiệm” chống I ran.
Khi chính quyền Trump lên, thì cân bằng khu vực cũng thay đổi, một phần do sự tham gia của Nga.
1- Nhà nước IS đã bị xụp đổ, không còn tồn tại như một nhà nước. Ả rập Sa u đít đã cắt cầu các dây nối bí mật với tổ chức này. Vì một trong những lý do mà Ả rập Sa u đít ủng hộ, là dùng nó để làm náo loạn I rắc, từ đó mà cân bằng với I ran. Như vậy vấn đề Ả rập Sa u đít bắt cá hai tay đã được giải quyết.
2- Sự thất bại của IS, đồng thời với sự thất bại của các nhóm phiến quân chống chính quyền Syria lại làm cho I ran mạnh hẳn lên (đây là điều báo chí VN vì quá yêu Putin không nhìn thấy, cứ gán cho Nga vai trò quyết định ở đây) trong khi vai trò thực sự của I ran lại không thấy.
3- Sự lớn mạnh của I ran đe doạ trực tiếp Israel. Còn I ran thì cũng không ngần ngại gì mà không đe doạ Israel, để từ đó mà mặc cả với phương Tây. Vì Israel là cái chốt tin cậy nhất ở Trung đông của Mỹ và EU ở vùng này.
4- Sự lớn mạnh của I ran càng làm cho Ả rập Sa u đít lo ngại hơn. Và hai bên đã có những cuộc đấu với nhau, thông qua nội chiến ở Yemen, và việc người Hồi giáo Chi ít ở Ả rập Sa u đít ngả theo I ran.
5- Sự quy hàng của Ả rập Sa u đít tức là thái độ rõ ràng hơn với Mỹ, sức ép của Israel (và sau nó là tài phiệt tài chính Mỹ), sự lớn mạnh của I ran đã khiến Mỹ trở cờ, vì có thể dùng Ả rập Sa u đít thế chân Mỹ ở đây, dấy lên một cuộc chiến kiểu tôn giáo (Sun nít của Ả rập Sa u đít chống Chi ít của I ran). Việc này cũng được thể hiện bằng một lãnh đạo mới ở Ả rập Sa u đít lê nắm quyền, việc nước này mua 100 tỉ đô vũ khí (chiến tranh I rắc – I ran cũng khíên I rắc nợ khoảng 100 tỉ tiền mua vũ khí Mỹ, Pháp, phương Tây), rồi việc Ả rập Sa u đít có thể thay chân Mỹ đóng ở vùng người Kurdes Đồng bắc Syria là trong động thái này.
Như vậy, do có con bài mới, tính toán mới mà khả năng đánh I ran có lợi hơn là hoà với I ran. Vì Mỹ vừa bán được vũ khí, vừa ngăn cản sự lớn mạnh của I ran. Tự nhiên đang tham gia lại được vào thế “toạ sơn quan hổ đấu”, thì sao mà không làm. “Quan hổ đấu” ở đây không chỉ là nhìn, đứng ngoài mà đứng đằng sau, bằng tác động cung cấp vũ khí có thể châm ngoài lửa to lên, cho thêm củi, hay rút bớt củi đi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 8 2018, 11:08 PM

Putin đi siêu xe Limousine do Nga chế tạo đến dự lễ nhận chức để khoe công nghệ Nga. Những dòng xe này sẽ được chế tạo hàng loạt cho các lãnh đạo Nga

@Bác Phó:
- VN không chỉ thỏa thuận với Clinton, mà còn ký với Mỹ biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding) về việc nhận trở lại công dân Việt Nam giữa Việt Nam và Mỹ vào ngày 22-1-2008, trong đó quy định tất cả những người VN nhập cư vào Mỹ trước 12-7-1995 (điểm mốc về thời gian quan hệ ngoại giao song phương giữa Việt Nam và Mỹ ký kết), dù phạm tội hình sự, sẽ k bị trục xuất.

Vấn đề đây chỉ là bản ghi nhớ, không phải hiệp định (treaty), vì thế k có ràng buộc pháp lý (legally binding), nhưng thường thì người ta sẽ tôn trọng, vì liên quan rất nhiều đến uy tín quốc gia. Nếu không thì sẽ k ai tin mình cả

- Ở Mỹ, luật không chắc đã vĩnh viễn, luật vẫn có thể bị loại bỏ, nhưng phải theo quá trình. Nhưng từ trước đến nay, Mỹ chỉ loại bỏ luật nội địa, còn hiệp định thì Mỹ vẫn tôn trọng. Kể từ thời Trump, Mỹ đã tiến hành lật lại nhiều hiệp định, từ hiệp định NAFTA, hạt nhân Iran, vì thế cho nên với VN, thì Mỹ chả sợ gì mà không làm

- Vấn đề Arap Saudi chưa hẳn không thành vấn đề hiện nay, vì dầu đá phiến vẫn là đối thủ cạnh tranh, mà chính quyền Trump lại dựa trên nhóm lợi ích dầu mỏ rất nhiều. Trái lại, với chính quyền Obama lại có khi dễ chịu hơn (ngoại trừ vấn đề Iran), vì Obama k quan tâm lắm đến nhóm lợi ích này, mà lại chủ trương phát triển năng lượng sạch.
Arap Saudi với vision chuyển sang nền kinh tế ít lệ thuộc dầu mỏ hơn trong 30 năm tới, nhưng họ có làm nổi k, và Mỹ có để họ làm k, hay sẽ phá ngầm, là điều cần phải xem xét, vì thực chất, điều này là muốn thoát khỏi ràng buộc petro dollar.

Tôi nghĩ Mỹ muốn phá thỏa thuận Iran vì lobby Do Thái, chứ chưa chắc là do ảnh hưởng của Arap Saudi, nhưng khi đi theo hướng này thì tự nhiên giúp Mỹ bắt quy phục ArapSaudi. Thực tế, nếu Arap Saudi mà thành công với cái vision 30 năm tới, thì lại tự chủ hơn với Mỹ, và như vậy k phải k nguy hiểm. Vì nếu thành công, thì Arap Saudi có thể vươn lên làm cường quốc khu vực, điều mà Mỹ k muốn, và Mỹ k muốn một nước nào có vị trí đó. Hiện nay, cái mà Arap Saudi thua Iran, chính là khoa học công nghệ, chứ đa số dân Hồi Trung đông là dòng Sunni, nên họ k bị trở ngại về tư tưởng như Iran. Nếu họ thành công với vision, thì còn dễ thành thủ lĩnh khu vực hơn Iran, như thế k đúng với logic của Mỹ. Logic của Mỹ là làm các bên kiềm chế kình địch lẫn nhau, nhưng không để cho ai thua hay thắng, để Mỹ ở ngoài điều khiển cơ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 10 2018, 11:33 PM

Tin tức thêm:

Syria công bố hình ảnh đánh chặn loạt tên lửa Israel, phía Nga công bố israel phóng 62 tên lửa vào Syria

Phế truất thì không phải, nhưng để có thêm sự lựa chọn ngoài đồng USD thôi, bài báo này dùng từ nặng quá


Song sát 'phế truất' đồng USD
Nga lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế bằng đồng nhân dân tệ và dường như đang cùng Trung Quốc, Iran và một số nước “phế truất” đồng USD.
Vũ khí mới của Nga


Giới phân tích quốc tế nhận định các quốc gia thuộc lục địa Á-Âu đang phát triển năng lực tài chính của chính mình để đảm bảo tăng trưởng nền kinh tế của họ không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt tài chính của Bộ Tài chính Mỹ.

Chính phủ Nga mới đây thông báo sẽ phát hành một lượng trái phiếu quốc gia tương đương một tỷ USD, nhưng không niêm yết bằng USD như thường lệ mà bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Đây là đợt mở bán trái phiếu của Nga đầu tiên bằng ngoại tệ này.

Mặc dù một tỷ USD có thể dường như ít ỏi so với nợ tổng cộng của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc là hơn 1.000 tỷ USD hay nợ liên bang của Mỹ là hơn 20.000 tỷ USD, nhưng ý nghĩa của nó thì vượt qua mức giá trị nhỏ nhoi đó.

Đối với 2 chính phủ Nga và Trung Quốc, đây là phép thử tiềm lực tài trợ của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng của mình, và các dự án khác, tránh nguy cơ từ USD do những biến động như các lệnh trừng phạt tài chính của Bộ Tài chính Mỹ.

Kể từ vụ vỡ nợ của Nga đối với các khoản vay nước ngoài do phương Tây phát động vào tháng 8/1998, lĩnh vực tài chính của nước này đã trở nên thận trọng.

Mức nợ công quốc gia ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp lớn nhất, xấp xỉ 10,6% GDP của năm 2016. Điều đó cho phép Nga cầm cự được với các biện pháp trừng phạt của cuộc chiến tranh tài chính do Mỹ áp đặt từ năm 2014.

Nga cũng buộc phải tìm kiếm một nơi khác đảm bảo cho sự ổn định tài chính của mình, đó chính là Trung Quốc.

Quy mô lần mở bán trái phiếu đầu tiên được thử nghiệm trên thị trường, sẽ là 6 tỷ nhân dân tệ, tức xấp xỉ 1 tỷ USD. Việc phát hành trái phiếu do ngân hàng dầu khí Nga, Gazprombank, Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Ltd) và ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc, Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China), tiến hành.

Động thái này được thúc đẩy hơn nữa do có các báo cáo cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét mở rộng các hình phạt, cho tới nay mới chỉ tập trung vào các dự án dầu khí của Nga, để bao gồm các khoản nợ chính phủ của Nga vào trong cuộc chiến thương mại với nước này.

Giới phân tích quốc tế nhận định, các biện pháp trừng phạt của phương Tây hay những đe dọa trừng phạt, khiến cho Nga và Trung Quốc cùng hợp tác theo hướng chiến lược hơn trong một lĩnh vực đang trở thành một hệ thống thay thế thực sự cho hệ thống USD.

Phát hành trái phiếu Nga bằng đồng nhân dân tệ cũng sẽ là một cú hích có ý nghĩa cho quyết tâm của Trung Quốc đưa đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền được quốc tế chấp nhận.

Quốc gia trung tâm

Các bước để bắt đầu phát hành trái phiếu chính phủ của Nga bằng nhân dân tệ đi liền với một bước tiến lớn khác để thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi hơn của quốc tế đối với đồng tiền Trung Quốc.

Ngày 13/12/2017, giới chức Trung Quốc đã hoàn thành việc thử nghiệm cuối cùng nhằm triển khai một hợp đồng trả theo kỳ hạn về dầu mỏ, không bảo đảm bằng USD mà bằng nhân dân tệ, và được đàm phán tại Sở Giao dịch hàng hóa theo hợp đồng có kỳ hạn Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange).

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới. Cho tới nay, việc kiểm soát các thị trường tài chính thanh toán theo kỳ hạn về giao dịch dầu mỏ là lĩnh vực dành riêng được giám sát chặt chẽ của các ngân hàng phố Wall và của các thị trường tài chính thanh toán theo kỳ hạn tại New York, London và những nơi khác cũng do những ngân hàng này kiểm soát.

Sự nổi lên của Thượng Hải với vai trò là trung tâm lớn của các giao dịch hợp đồng dầu mỏ thanh toán theo kỳ hạn, dựa trên đồng nhân dân tệ, có thể làm suy yếu đáng kể sự thống trị của đồng USD trong thương mại dầu mỏ.

Kể từ cú sốc dầu mỏ trong những năm 1970 và việc tăng 400% giá dầu của các nước Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Washington đã duy trì một chế độ chặt chẽ, theo đó dầu mỏ được thương lượng duy nhất bằng USD.

Tháng 12/1974, Bộ Tài chính Mỹ đã ký với Cơ quan tiền tệ Saudi Arabia tại Riyadh một thỏa thuận bí mật nhằm "thiết lập một mối quan hệ mới, qua trung gian là Ngân hàng trung ương New York với các hoạt động cho vay của Bộ Tài chính Mỹ" để mua trái phiếu chính phủ Mỹ bằng thặng dư dollar-dầu mỏ.

Người Saudi Arabia đã chấp nhận chỉ bán dầu mỏ của OPEC bằng USD để đổi lấy việc Mỹ bán các trang bị quân sự mũi nhọn (cũng mua bằng USD) và việc Mỹ cam đoan bảo vệ nước này chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Israel.

Đây là sự khởi đầu của cái mà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó, Henry Kissinger gọi là "tái tạo dollar-dầu mỏ".

Cho đến nay, chỉ có 2 nhà lãnh đạo của các nước xuất khẩu dầu mỏ là Saddam Hussein của Iraq và Gaddafi của Libya, đã toan tính thay đổi hệ thống này để bán dầu mỏ lấy euro hoặc dinar vàng. Giờ đây, với nhân dân tệ-dầu mỏ, Trung Quốc đang phủ nhận hệ thống USD dầu mỏ theo cách khác.

Điều khác biệt với Saddam Hussein hay Gaddafi là các nước có ảnh hưởng hơn rất nhiều, Nga và giờ đây Iran, với sự hỗ trợ ngầm của Trung Quốc, hợp tác với nhau để tránh bị USD chi phối do sức ép của Mỹ.

Đối với USD, đây là một thách thức lớn hơn nhiều so với những thách thức của Iraq hay Libya.

Hợp đồng trả theo kỳ hạn về dầu khí, được niêm yết bằng nhân dân tệ, sẽ cho phép các đối tác thương mại của Trung Quốc thanh toán bằng vàng hoặc chuyển đổi nhân dân tệ sang vàng mà không cần đặt tiền của họ vào cổ phiếu của Trung Quốc hoặc đổi sang USD.

Các nước xuất khẩu dầu như Nga, Iran hay Venezuela, đều là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt của Mỹ, giờ đây có thể tránh được sự trừng phạt này khi tránh giao dịch dầu mỏ bằng USD.

Tháng 9/2017, Venezuela đã phản ứng với sự trừng phạt của Mỹ bằng cách lệnh cho công ty dầu mỏ quốc gia và các thương nhân, niêm yết các hợp đồng bán dầu bằng euro và không thanh toán cũng như nhận thanh toán bằng USD nữa.

Song sát nhân dân tệ-rúp

Hiện nay, Nga, Iran hay những nước sản xuất dầu mỏ khác có thể bán dầu cho Trung Quốc lấy nhân dân tệ hoặc đồng rúp, tránh hoàn toàn việc sử dụng USD. Sự thay đổi này sẽ diễn ra trong thời gian tới khi hợp đồng thanh toán theo kỳ hạn về dầu mỏ bằng nhân dân tệ chính thức được thực hiện.

Trong tháng 10/2017, Trung Quốc và Nga đã thiết lập một hệ thống thanh toán cân đối giữa đồng nhân dân tệ Trung Quốc và đồng rúp để giảm bớt các nguy cơ thanh toán đối với dầu mỏ và các mặt hàng khác.

Việc bán dầu và khí đốt của Nga cho Trung Quốc đã được thực hiện bằng đồng rúp và nhân dân tệ kể từ mưu toan điên rồ của Mỹ nhằm cô lập Qatar trong vùng Vịnh.

Vốn là nước cung cấp chính về khí tự nhiên hóa lỏng cho Trung Quốc, nước này đã quay sang định giá bằng nhân dân tệ. Trung Quốc gây sức ép mạnh để Saudi Arabia phá vỡ thỏa thuận ký năm 1974 với Washington và bán dầu lấy nhân dân tệ.

Một nước có vai trò quan trọng trong cuộc chiến “phế truất” đồng USD là Iran. Quốc gia Hồi giáo này sẽ đi theo xu hướng hợp tác ngày càng tăng tại lục địa Á-Âu, tập trung vào Trung Quốc và Nga.

Phát biểu trên kênh truyền hình Iran, Press-TV, đại diện của Cơ quan xúc tiến thương mại Iran, Behrouz Hassanolfat tuyên bố từ tháng 2/2018, nước này sẽ trở thành thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) do Nga dẫn dắt.

Được thành lập năm 2015, EAEU hiện bao gồm Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia et Kyrgyzstan, tạo ra một khu vực rộng lớn về lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động giữa các quốc gia thành viên.

Hiện nay, EAEU là một thị trường có 183 triệu dân, cộng thêm Iran, với hơn 80 triệu dân của nước này, sẽ thúc đẩy các nền kinh tế của EAEU và củng cố thêm tầm quan trọng của liên minh, tạo ra một thị trường chung với hơn 263 triệu dân, cùng nhân công lành nghề, các kỹ sư, các nhà khoa học và kỹ năng công nghiệp.

Kế hoạch về một cuộc lật đổ từ từ đồng USD, cũng có nghĩa là vai trò thống trị của Mỹ đã suy yếu, không phải không có cơ sở.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/song-sat-phe-truat-dong-usd-3357881/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 11 2018, 04:55 PM

@ltbk,
Những điều mà ltbk nói về luật pháp ở trên là hoàn toàn đúng. Cái thoả thuận năm 2008 không có giá trị luật pháp, mà nó chỉ “engage” (ràng buộc) của chính phủ Mỹ đương thời. Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ là chính quyền Clinton. Bây giờ chính quyền Clinton đâu còn. Còn muốn nó trở thành “engage” của nhà nước Mỹ, thì điều đó phải được Mỹ đưa vào luật. Còn tất nhiên luật pháp cũng có thể thay đổi, nhưng cái cơ chế của nó phức tạp hơn vì nó cần không những chính phủ và quốc hội. Còn nếu muốn nó bất biến thì nó phải được đưa vào hiến pháp. Nhưng hiến pháp cũng có thể bị thay đổi, chỉ có điều là cơ chế để thay đổi còn khó hơn nữa, vì nó cần sự đồng thuận của cả hai viện và chính phủ. (Tôi đang nói tới cơ chế của chế độ đại nghị tư sản)
Như vậy việc chính quyền Trump bỏ cái thoả thuận này không có gì sai. Còn tất nhiên điều này nói lên tính bấp bênh của Mỹ thì đúng rồi, không có gì phải bàn cả. Điều này chắc sẽ làm các bác phò Mỹ sáng mắt ra, vì theo họ chỉ có thoả thuận với TQ là bấp bênh, do TQ xaỏ quyệt không giữ lời hứa, nhưng thực ra đây là “vấn đề thường ngày ở huyện”, trong quan hệ quốc tế.
Những ai thích tìm hiểu lịch sử, thì có thể thấy việc như thế này đã xẩy ra ngay từ khi nước VN dân chủ cộng hoà ra đời. Vào thời điểm đó, Bác Hồ cũng đã ký với Pháp một thoả ước gọi là thoả ước Đà lạt, rồi lại có cái nữa ở phông ten nơ bơ lô (một địa điểm gần Paris, mà bác nào sang Pháp đến Paris chơi có thể lấy cái tầu hoả xóm (RER D) ra được. Chỗ đó cũng đẹp vì nó là một cái lâu đài). Nhưng cái những thoả ước này đều bị Pháp xoá bỏ đơn phương, vì khí ký Pháp chỉ muốn sử dụng nó để trì hoãn kéo dài thời gian, để có thể đưa đủ quân viễn chinh sang VN mà thôi.
Với tôi, như đã nói, câu chuyện này cũng chứng tỏ sự bình thường hoá ở mức độ tốt hơn quan hệ VN-Mỹ. Vì chế độ luật pháp của Mỹ với bất cứ người VN nào ở Mỹ cũng sẽ giống nhau(đều dựa trên căn bản họ là người VN thuộc quyền quản lý của nhà nước VN hiện tại, không thể mang cái lá cờ vàng ba sọc đỏ ra phấp phới lấy cớ VN cộng hoà, là một chế độ đã nghẻo từ lâu , rồi vi phạm pháp luật mà không bị trừng phạt). Cá nhân tôi hoan nghênh cái quyết định này của chính phủ Mỹ. Hiện nay, VN và Mỹ cũng và sẽ có những quan hệ song phương chặt chẽ hơn (hi vọng là thế), và nhất định nó sẽ có những luật kiểu không đánh thuế hai lần, dẫn độ tội phạm…Như vậy việc làm này của chính phủ Mỹ sẽ làm rõ ràng việc quản lý công dân của hai nước hơn. Đây là điều tốt.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 11 2018, 08:23 PM

ở trên tôi có dự đoán là Mỹ sẽ huỷ bỏ hiệp định hạt nhân với I ran, và quả thật điều đó đã xẩy ra. Để phân tích điều này, tôi đã đưa ra những dẫn chứng, những tương quan lực lượng cũng như quyền lợi ảnh hưởng của các bên. Cách phân tích này chính là cách phân tích Mác xít, nhưng người ta cũng có thể coi nó như cách phân tích theo nhân duyên (nguyên nhân, bản chất, hệ quả, tương tác) của Phật giáo. Cái nhân duyên như thế này là điều được đề cập tới trong kinh Pháp Hoa. Như vậy cách phân tích của tôi có thể coi là duy vật biện chứng (nếu nhìn từ chủ nghĩa Mác), hay là theo nhận thức nhân duyên (nếu nhìn từ Phật giáo). Tất nhiên, nếu hỏi một ông Sư, thì ông ấy có lẽ sẽ nhẩy dựng lên không đồng ý, và nếu hỏi một giáo sư Mác xít ở học viện Hồ Chí Mình, thì ông ta cũng nhẩy chồm lên mà bảo là không. Tất nhiên chủ nghĩa Mác và Phật giáo phải khác nhau, và tôi cũng có thể chỉ ra sự khác nhau ấy. Nhưng chúng cũng có nhiều cái tương đồng với nhau, để người ta có thể chuyển từ bên này qua bên kia tương đối dễ dàng.
Tôi sẽ phân tích tiếp ở đây một số khía cạnh. Điều đập vào mắt ta đầu tiên là tại sao quan hệ Mỹ-Triều tiên có vẻ nồng ấm như thế, trong khi quan hệ Mỹ-Iran lại khó khăn. Vậy chúng khác nhau như thế nào. Một trong những cái khác nhau, đó là quan hệ Mỹ-Triều tiên đã dừng lại ở một điểm mà tương quan lực lượng Mỹ-TQ dừng ở Đông Bắc Á. Như tôi đã nói ở trên về Triều Tiên. Cả Mỹ và TQ dù đối kháng nhau, vẫn có đồng lợi ích khách quan là không muốn Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Điều cần thoả mãn TQ là Triều tiên được ga răng ti không bị xâm lược (giống như thoả thuận Mỹ-Liên Xô trong phi vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba vào năm 1960). Điều Mỹ được thoả mãn là không phải rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên. Điều TQ muốn hơn nữa là Mỹ rút THAAD, và bản thân quân đội Mỹ đóng ở đây cũng không có vũ khí nguyên tử (vì thế hiện nay có sự rối loạn trong ngôn từ sử dụng. Mỹ thì nói là Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân, tức là Mỹ có thể có vũ khí hạt nhân ở đây, nhưng có lúc lại nói là toàn bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân). Nhưng cụ thể là cả Mỹ và TQ đều không muốn Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Dù hai nước đối kháng nhau.

Cái thoả thuận ngấm ngầm TQ-Mỹ này, không khỏi khiến tôi liên tưởng tới đại thắng mùa xuân năm 1975. Theo như những nguồn tin của ngoại giao Pháp, vì Pháp vào giai đoạn cuối cùng đứng ra dàn xếp để ông Dương Văn Minh (Minh Lớn) lên làm tổng thống chính quyền miền Nam cũ, TQ sẵn sàng can thiệp quân sự để giữ hiện trạng. Tức là TQ muốn có 2 nước VN hơn. Nhưng lúc đó tình thế không thể đạo ngược được nữa. Bởi vì trong cuộc tổng tấn công này, VN không cần sự chi viện “online”, trực tuyến về vũ khí từ TQ sang mà đã tích luỹ từ cả mấy năm trước. Và TQ cũng không thể làm điều này được vì Mao trạch Đông còn sống (ông Mao mất năm 1976), nhà nước TQ chưa chuyển hẳn thành nhà nước phái hữu của Đặng tiểu Bình và bè phái ông này. Cũng phải nói thêm rằng, nguồn tin này dù có được Pháp nói nó cũng không kiểm chứng được.
Nói một cách khác, quan hệ Mỹ -Triều có vẻ nồng ấm và positif, vì các nước lớn đã thoả thuận ngầm trên lưng Triều Tiên. Vi the trong khả năng hiện tại, Triều Tiên cũng chỉ đòi hỏi được bình thường hoá quan hệ, còn tư duy giải phóng thống nhất đất nước không thể đạt được.
VN phải nhìn thấy thế để thấy rằng, trong thế giới đa cực hiện nay, các nước lớn sẽ sử dụng các nước nhỏ hơn để tiến hành các cuộc chiến uỷ nhiệm. Vì thế phải xác định rõ ràng lợi ích khách quan các bên, cách chơi với họ thế nào. Chứ không thể có tinh thần phò ông nào được, vì không có liên minh vững chắc. Tất nhiên trong những nước lớn đó (TQ, Mỹ, Nga, EU,Ấn độ,Nhat ..) do vị thế, truyền thống, địa lý, sức mạnh kinh tế quân sự, mà tác động của họ tới VN khác nhau. Nhưng không thể nào phò một ông, mà phải định vị rõ lợi ích tương đồng ra sao để mà chơi.
(còn tiếp)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 11 2018, 09:06 PM

Toi thi nghi la vi My da dat duoc cai THAAD o Han Quoc roi, va vi Bac Trieu Tien dong y la My khong can phai rut quan sau khi hiep dinh hoa binh duoc ky ket, va vi BAc Trieu Tien da thuc su che tao duoc ten lua mang dau dan hat nhan roi, con Iran thi chua, nen My moi co thai do nay. Va thai doi nay cung dong nghia My da huong toi viec coi TQ la doi thu chinh can nham toi

Phia Israel khang dinh he thong ten lua vom sat (Irom Dome) cua ho chi danh chan duoc 4 trong màn đánh chặn tên lửa tối 9/5 tại Cao nguyên Golan tren tong so 50 qua

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/he-thong-iron-dome-khien-israel-be-bang-3357995/
https://www.timesofisrael.com/israel-security-cabinet-meets-as-iranian-official-warns-revenge-will-come/
https://www.nytimes.com/2018/05/10/world/middleeast/israel-iran-syria-military.html
https://www.haaretz.com/israel-news/israel-launches-extensive-syria-strike-after-iranian-rocket-barrage-1.6073938

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 11 2018, 09:33 PM

Tôi cũng nghĩ là Mỹ đã đặt được THAAD rồi, thì họ sẽ không bỏ. Cái này tôi đã viết ở phần đầu tiên khi phân tích về câu chuyện Triều Tiên. Nhưng sau đó quan hệ TQ-Triều nóng lên bất ngờ, dẫn đến việc ông Kim hai lần sang TQ trong khoảng 2 tuần lễ, rồi việc bộ trưởng ngoại giao TQ cũng sang Triều tiên, trong khi quan hệ hai nước bị đóng băng từ khi ông Kim xử tử ông chú, được coi là trùm buôn than lậu với TQ. Rất có thể, TQ đã yêu cầu Triều tiên đừng “đầu hàng” (tôi để trong ngoặc kép để nói tới việc Triều Tiên không quan tâm tới lợi ích TQ) Mỹ sớm quá. Và từ đó mới có việc Triều Tiên yêu cầu Mỹ rút THAAD mà tôi đã phân tích ở trên.
Hiện nay việc yêu cầu rút THAAD, rất có thể chỉ là miếng đòn ngoại giao đáp lễ TQ thôi. Ngày 12 thắng 6 này hai bên sẽ gặp nhau ở Singapure theo tweet của Trump hôm qua. Lúc đó ta có thể thấy việc rút THAAD có nằm trong các điều kiện giải pháp không, và từ đó cũng hiểu quan hệ Triều – Trung hơn.
Hôm qua truyền hình Nhật cũng đưa tin, thủ tướng TQ Lý khắc Cường tới thăm TQ và đã có cuộc họp “thâm sâu” với ông Abe. Sau đó cả hai đã ra tuyên bố ủng hộ việc giải giới vũ khí hạt nhân trên toàn bán đảo Triều tiên (chứ không phải chỉ Bắc Triều Tiên), và Nhật sẽ tham gia vào xây dựng khai thác con đường tơ lụa với TQ. Sau đó ông Lý Khắc Cường có hội kiến Nhật Hoàng (và đây là biểu tượng khá lớn về ngoại giao của Nhật). Như vậy, bị Mỹ hất chéo giò (phạt nhôm thép, rồi gạt khỏi tham vấn Triều Tiên,rút khỏi TPP), Nhật đang vùng ra khỏi bàn tay Mỹ với CPTPP, rồi bây giờ lại tham gia vào con đường tơ lụa, điều mà mấy tháng trước Nhật phản đối và định làm con đường riêng với Ấn độ. Nhật-TQ cũng thoả thuận đặt đường dây nóng để tránh xung đột trên biển. Tóm lại Nhật đang dần có những cơ chế mà.. VN đã thiết lập với TQ. Tất nhiên hiệu quả nó ra sao, thực tế thế nào, thì hiện tại ta chưa thể nói được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 12 2018, 06:51 PM

Các bạn Pháp nói găng quá, đây k phải lần đầu tiên ông Le Maire này tuyên bố EU phải độc lập Mỹ, hồi Mỹ phạt BNP cũng nói cần phải dùng euro trong thanh toán, etc. Bây giờ lại chém tiếp

Pháp: Châu Âu không phải chư hầu của Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Pháp cho rằng các nước châu Âu cần có phản ứng mạnh mẽ hơn với việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
"Chúng ta có muốn trở thành chư hầu tuân theo quyết định của Mỹ trong khi bám lấy gấu quần của họ", Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm nay tuyên bố trên đài Europe-1. "Hay chúng ta muốn nói rằng chúng ta có lợi ích kinh tế của mình, chúng ta sẽ xem xét việc tiếp tục làm ăn với Iran?", AP dẫn lại lời ông.

Ông Le Maire cho rằng châu Âu không nên chấp nhận việc Mỹ là "cảnh sát kinh tế thế giới" và cần gây sức ép mạnh hơn với Washington sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tái áp đặt lệnh cấm vận với nước này và dọa trừng phạt các công ty nước ngoài làm ăn với Tehran.

Lệnh trừng phạt không chỉ cấm các công ty Mỹ làm ăn với Iran mà còn gây ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài, kể cả ở châu Âu, bằng cách cấm họ sử dụng các ngân hàng Mỹ trừ khi họ cắt liên hệ với Iran.

Bộ trưởng Tài chính Pháp thúc giục các công ty ở châu Âu tiếp tục làm ăn với Iran bất chấp lời đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Các công ty của châu Âu và Mỹ có thể mất hàng tỷ USD trong các giao dịch thương mại với Iran được thực hiện kể từ 2015, sau khi Tehran ký thoả thuận hạt nhân với 6 cường quốc, trong đó có Mỹ.

Chính phủ các nước châu Âu đã không thành công trong nỗ lực hàng tháng trời thuyết phục ông Trump giữ cam kết trong thoả thuận hạt nhân với Iran, do lo ngại căng thẳng ở Trung Đông gia tăng.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Iran, Pháp, Anh, Đức dự kiến họp vào đầu tuần tới để thảo luận các bước đi tiếp theo.


https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phap-chau-au-khong-phai-chu-hau-cua-my-3748431.html

Hiện nay, báo chí đang cho rằng có thể EU hoặc các công ty EU sẽ không dám cãi lệnh Mỹ. Có lẽ chỉ còn có Nga và TQ

Quốc gia 'ở lại' cùng Iran khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt
Để phát triển nền kinh tế trị giá 430 tỉ USD của mình, Iran buộc phải dựa vào các đồng minh chính trị quan trọng ở phương Đông - Trung Quốc, quốc gia sẵn sàng hơn trong đương đầu với áp lực từ Mỹ khi Tổng thống Trump áp lệnh trừng phạt trở lại.

Giao thông ở Tehran thường xuyên tắc nghẽn và hầu hết thời gian trong năm, thành phố chìm trong màn sương mù, vì thế không ngạc nhiên khi người dân nơi đây ưa chuộng di chuyển ngầm dưới lòng đất, với hệ thống metro chuyên chở 2 triệu lượt người mỗi ngày.

Trong cả thập kỷ bị cấm vận, khi Iran hầu như bị gạt ra khỏi nền thương mại toàn cầu, các nhà chức trách thủ đô Tehran vẫn tìm cách đều đặn mở rộng mạng lưới metro - đạt quy mô gần gấp đôi. Điều đó không dễ dàng gì. "Thông thường chúng tôi cần đến phần gì, thì phải tự chế tạo phần đó", Phó giám đốc điều hành Công ty quản lý đường sắt Tehran, Ali Abdollahpour cho biết.

Nhưng có một điều ổn định trong những năm khó khăn ấy, đó là sự hỗ trợ của Trung Quốc, với tất tật mọi thứ, từ xây dựng đường sắt cho đến sản xuất toa tàu điện ngầm.

Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chính vào năm sau đó, đã mở rộng các lựa chọn của Iran. Ông Abdollahpour đã nhướng mắt sang châu Âu để tìm kiếm đối tác cung cấp phanh và hệ thống tín hiệu.

Nhưng khi một hợp đồng quan trọng, cung cấp trên 600 toa tàu trong năm nay, được đưa ra đấu thầu, một công ty thuộc tập đoàn CRRC của Trung Quốc đã đánh bật hai nhà thầu châu Âu để thắng thầu hợp đồng trị giá trên 900 triệu USD này.

Theo Bloomberg, trên thực tế, Thỏa thuận hạt nhân Iran chỉ đem lại một dòng đầu tư nhỏ từ phương Tây, và dự kiến sẽ "khô cạn" sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt.

Đối tác lớn nhất

Để phát triển nền kinh tế trị giá 430 tỉ USD của mình, Iran buộc phải dựa vào các đồng minh chính trị ở phương Đông. Trang Bloomberg cho hay, kim ngạch thương mại với Trung Quốc hiện đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2006, lên 28 tỉ USD. Đối tác lớn nhất của ngành xuất khẩu dầu Iran chính là Trung Quốc, với khoảng 11 tỉ USD/năm theo giá hiện tại. Năm nay, khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Iran có đích đến là Trung Quốc, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Genscape. Còn theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Iran cũng đã vượt qua cả ba nền kinh tế lớn nhất khối Eurozone là Đức, Pháp và Italy.

Giá dầu thế giới đã tăng mạnh mấy tuần trở lại đây, từ trước khi ông Trump công bố quyết định về thỏa thuận hạt nhân Iran. Các nhà giao dịch dầu lửa đã đặt cược rằng lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Tehran sẽ làm giảm mạnh dòng dầu từ Iran, giữa lúc thế giới có vẻ như đã ra khỏi tình trạng thừa cung dầu kéo dài mấy năm qua. 1 triệu thùng dầu trong tổng số 2,6 triệu thùng dầu mà Iran xuất khẩu mỗi ngày đang bị đặt vào thế rủi ro bởi quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ.

Viễn cảnh Mỹ áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt sẽ ngăn cản nhiều ngân hàng và nhà sản xuất châu Âu làm ăn với Iran. Không ít trong số này hiện đã sẵn sàng cân nhắc lại quyết định làm ăn vì lo ngại các quy định siết chặt của Mỹ.Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đổ mạnh tới Iran. Trung Quốc "cầm chắc là người thắng cuộc", Dina Esfandiary, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu An ninh và khoa học tại Đại học King's ở London nhận xét, "Iran đã dần từ bỏ ý tưởng mở cửa với phương Tây", bà Dina nói, "Trung Quốc đã hợp tác với Iran trong 30 năm qua. Họ có các hợp đồng, đưa người tới thực địa, có mối quan hệ với các ngân hàng địa phương". Và đặc biệt, họ cũng sẵn sàng hơn trong đương đầu với áp lực từ Mỹ khi Tổng thống Trump áp lệnh trừng phạt trở lại.

Hợp đồng cung cấp 100 máy bay của Airbus Group SE, trị giá khoảng 19 tỉ USD, vốn đã gặp trục trặc về tài chính, nay lại đối mặt rủi ro lớn khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 8/5 cho rằng, giấy phép xuất khẩu sẽ được thu hồi (qua đó làm lợi cho các nhà sản xuất máy bay Nga). Tập đoàn dầu khí Total SA thì đang có hợp đồng phát triển mỏ khí đốt South Pars cùng với Tập đoàn Xăng dầu quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhưng đã phát tín hiệu sẽ rút lui nếu Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt, mà họ lại không thể xin được ngoại lệ. Trong trường hợp đó, Iran khẳng định, đối tác Trung Quốc sẽ giành được cổ phần của Total.

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc hiện nằm ngoài tầm với của các nhà quản lý Mỹ. Công ty Công nghệ Huawei được cho là đang bị điều tra vì những vi phạm bán hàng cho Iran, còn nhà sản xuất thiết bị mạng ZTE Corp thì bị cấm mua các linh kiện Mỹ vì vi phạm tương tự. Ngoài ra, có nhiều công ty Trung Quốc không dính dáng gì tới Mỹ, và do đa số công ty Trung Quốc đang làm ăn với Iran là doanh nghiệp Nhà nước, nên họ sẽ tương đối dễ dàng thiết lập những phương tiện đặc biệt để 'lách" các quy định của Mỹ.

"Xét đến mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung, có lẽ Trung Quốc sẽ không tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran", ông Michael Tran, chiến lược gia năng lượng toàn cầu của RBC Capital Markets, phát biểu.

Châu Âu khó "ở lại"

Các quốc gia chủ chốt của EU là đồng minh lâu năm của Mỹ. Sau khi quyết định tranh cãi của Tổng thống Trump, các nước này đã cam kết duy trì Thỏa thuận hạt nhân Iran, tuy nhiên nhiều người Iran nghi ngờ châu Âu khó có thể thực hiện được cam kết.

Châu Âu "không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng", ông Alaeddin Boroujerdi, lãnh đạo Ủy ban chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia thuộc Quốc hội Iran bình luận.

Trong khi đó, Trung Quốc, và cả Nga, là những đối thủ chiến lược chính của Mỹ, với những tham vọng địa chính trị lớn. Trọng tâm của tham vọng đó là kế hoạch kết nối chéo Á-Âu (Eurasia) bằng một hệ thống các liên kết cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Ba Tư là vương quốc cổ nằm trên Con đường Tơ lụa cổ xưa và nay Iran là một trọng tâm trong chính sách Con đường Tơ lụa thời hiện đại của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hiện tại, các công ty Trung Quốc đang xây dựng hoặc cấp vốn cho các tuyến đường sắt nối tới thành phố Mashhad ở miền đông Iran hoặc thành phố cảng Bushehr bên bờ Vịnh Persian, theo những hợp đồng đã ký hồi năm ngoái trị giá trên 2,2 tỉ USD.

"Trung Quốc nhiều khả năng sẽ là quốc gia hưởng lợi từ lệnh trừng phạt mà Mỹ sắp áp trở lại đối với Iran", ông Matt Smith, người phụ trách nghiên cứu hàng hóa cơ bản thuộc ClipperData, phát biểu.



Không hiểu phương Tây có dùng cái ngắt này gây ra tai nạn hàng không không nhỉ?

Lợi ích mua MS-21 đối với các nước
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng các quốc gia rất có lợi khi mua máy bay MS-21 của Nga.

Theo Phó Thủ tướng, khi mua máy bay MS-21, các nước sẽ sở hữu máy bay như một phương tiện bay có chủ quyền, thoát khỏi sự đe dọa bị các nhà sản xuất điện tử hàng không phương Tây can thiệp vào thiết bị điện tử thông qua vệ tinh.

"Nếu các nước thế giới thứ ba muốn mua loại máy bay sẽ trở thành tài sản có chủ quyền của quốc gia và sẽ không bị các nhà sản xuất điện tử phương Tây ngắt hoạt động của thiết bị thông qua vệ tinh theo sự ra lệnh của chiếc đũa chính trị, thì tất nhiên tốt nhất là mua chiếc máy bay này với có lợi thế về kỹ thuật và thú vị cho các công ty hàng không," — ông Rogozin nói.

"Nếu nói về ý nghĩa chính trị, nó gắn liền với quốc gia sản xuất sở hữu đầy đủ chủ quyền trong các vấn đề bán hàng và chuyển giao công nghệ. Do đó tôi tin rằng MS-21 sẽ là tương lai," — Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết.

https://vn.sputniknews.com/russia/201707033554789-loi-ich-mua-ms-21/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 12 2018, 08:57 PM

Cuối cùng thì Ukraine cũng phải lộ ra bản chất, thực ra Nord Stream 2 lợi cho Đức, và các nước phản đối thực ra là sợ Đức, k phải sợ Nga


Ukraine gọi Nord Stream-2 là chiếm đoạt đặc quyền
Đức đang sử dụng Nord Stream-2 như một cách chiếm đoạt đặc quyền trong thị trường năng lượng châu Âu.
Thông tấn TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Elena Zerkal phụ trách việc hội nhập vào Châu Âu đã gọi dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 là một sự "chiếm đoạt đặc quyền" của Đức.

Theo đó, bà Yelena Zerkal đã nói rằng, việc thực hiện dự án Nord Stream-2, nhằm tăng nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Tây Âu, sẽ biến Đức thành một trung tâm khí đốt ở châu Âu.

"Thật không may, sau khi một liên minh được thành lập, chúng tôi chỉ có thể nói rằng vị trí của bà Merkel trong dự án Nord Stream-2 không mang tính quyết định.

Bà Merkel có thể thấy những khía cạnh tích cực của dự án đường ống dẫn khí Nord Stream -2 vì khi đó, Đức sẽ có thị trường khí đốt lớn nhất. Và Đức sẽ hoàn toàn kiểm soát châu Âu, bao gồm Hungary và các nước nhỏ khác " - bà Zerkal nói trên Đài truyền hình kênh 5 của Ukraine.

Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine nhấn mạnh, dự án Nord Stream- 2 sẽ cho phép Đức "chiếm đoạt đặc quyền" trong lĩnh vực năng lượng của châu Âu.

Dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream - 2 đã gặp phản đối liên tiếp bởi những quốc gia trước đây đóng vai trò quá cảnh khí đốt từ Nga đổ sang châu Âu.

Đường ống dẫn khí khiến Nga và EU không còn bị phụ thuộc nhiều vào các đòi hỏi của riêng Ukraine, đặc biệt là những yêu sách và sức ép về chính trị đổ vào kinh tế.

Trong những nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung ở Hội đồng châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã buộc phải hạ giọng với Ukraine, thay đổi quan điểm gọi đây là một dự án kinh tế có thể hàm chứa yếu tố chính trị. Bên cạnh đó, bà Merkel cũng hứa rằng sẽ đề cập tới phía Nga các giải pháp sao cho Ukraine cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong dự án.

Tuyên bố mới nhất từ Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine dường như cố tình "bỏ quên" những nhân nhượng mà Thủ tướng Đức dành cho Kiev trước đó, tăng sức ép dư luận lên Berlin khi quốc gia này đang nóng lòng triển khai dự án Nord Stream-2.

Giám đốc điều hành Gazprom, Alexey Miller trước đó không bỏ quên kế hoạch có thể triển khai dự án Nord Stream-3 nếu nhu cầu của châu Âu cho thấy Gazprom có thể triển khai một dự án như vậy.

Hiện nay Đức đang tích cực xây dựng phần đất liền của dự án đường ống dẫn khí này.

Thông báo ngày 3/5 của công ty Nord Stream 2, nhà điều hành dự án cho thấy, tại thành phố Lubmin thuộc bang Mecklenburg-Western Pomerania ở phía đông bắc nước Đức, công việc đang được tiến hành để chuẩn bị công trường xây dựng cho trạm tiếp nhận của North Stream-2 và khu vực hành chính, không gian văn phòng…

Việc chuẩn bị đã được tiến hành trong vài tuần gần đây và hiện đang trong giao đoạn nước rút. Đặc biệt, việc san ủi đất để chuẩn bị mặt bằng, lắp ráp các container văn phòng dã chiến đang được tiến hành, các công trình kỹ thuật trên mặt đất cho đường ống dẫn khí trong tương lai cũng đang được đẩy nhanh tiến độ.

Nhà điều hành Nord Stream 2 đã nhận được cả hai giấy phép cần thiết từ chính quyền Đức (vào cuối tháng 1 và cuối tháng 3/2018), và ngay lập tức từ đầu tháng 4 đã bắt tay thực hiện những công việc chuẩn bị trên mặt đất. Mọi công việc được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch sản xuất cho dự án Nord Stream-2.

Giấy phép từ Đức và Phần Lan đã được cấp. Đan Mạch cũng thông báo rằng quốc gia này không có lý do gì để ngăn cản việc xây dựng Nord Stream-2.

Theo kế hoạch, giấy phép từ Thụy Điển được cấp vào cuối tháng 4/2018, nhưng do có một vài trục trặc trong thủ tục hành chính nên đến nay Gazprom chưa nhận được.

Nếu mọi việc suôn sẻ, việc xây dựng North Stream-2 sẽ hoàn tất vào cuối năm 2019.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/ukraine-goi-nord-stream-2-la-chiem-doat-dac-quyen-3358032/


Tài phiệt Nga hủy hợp đồng triệu USD thuê máy bay Mỹ
Sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt vào cá nhân và Tập đoàn Rusal, tài phiệt Nga trả lại 3 máy bay xa xỉ đã thuê của Gulfstream.

Nhà tài phiệt Nga đang được chú ý đặc biệt thời gian gần đây là Oleg Deripaska - chủ sở hữu Tập đoàn nhôm Rusal đã bị Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt mới nhất.

Sau khi bị liệt vào danh sách đen, tỷ phú Oleg Deripaska đã trả lại 3 chiếc máy bay thuộc hãng Gulfstream đã thuê, vốn rất được các doanh nhân giàu có ưa chuộng vì khả năng vận hành và nội thất xa xỉ.

Hiện 3 chiếc máy bay được Công ty buôn bán hàng không Freestream rao bán với giá 29,95 triệu USD mỗi chiếc.

Ông Alireza Ittihadieh, Giám đốc Freestream cho hay, 3 chiếc máy bay thuộc sở hữu của 2 công ty cho vay Credit Suisse và Raiffeisen. Tỷ phú Nga dã thuê chúng thông qua một công ty quản lý.

"Ông Derispaska và công ty bị trừng phạt nên phải trả lại máy bay. Ông ấy phải chấm dứt sớm hợp đồng thuê máy bay theo quy định của lệnh trừng phạt" - ông Ittihadieh nói với Reuters.

Việc tỷ phú Nga phải trả sớm hợp đồng thuê 3 máy bay đắt đỏ đã cho thấy các lệnh trừng phạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân và đế chế kinh doanh của ông Oleg Deripaska thế nào.

Phát ngôn viên của Công ty Credit Suisse từ chối bình luận riêng về vụ việc và trả lời chung rằng: "Credit Suisse làm việc với nhà chức trách tại bất kỳ nơi đâu mà chúng tôi kinh doanh để đảm bảo tuân thủ các biện pháp trừng phạt. Điều này bao gồm tuân thủ lệnh trừng phạt gần đây liên quan đến Nga".

Ông Oleg Deripaska thuộc danh sách đen, quy định cấm đến Mỹ trong khi các công ty và công dân Mỹ bị cấm giao thương với các cá nhân hay công ty có trong danh sách đen.

Ngay sau khi Mỹ áp đòn trừng phạt lên Oleg Deripaska, nhà tài phiệt đã lập tức bốc hơi 905 triệu USD trong ngày 9/4. Trong 2 phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, tài sản của ông đã sụt hơn 2 tỷ USD.

Ông Deripaska hiện đang nắm giữ 48% cổ phần của Rusal và nắm quyền kiểm soát tập đoàn này thông qua thỏa thuận cổ đông với các cổ đông khác.

Để thuận tiện cho kế hoạch trừng phạt tài phiệt Nga, Bộ Tài chính Mỹ thông báo các khách hàng của United Company Rusal Plc ở Mỹ có thời hạn đến ngày 23/10, thay vì 5/6, để hoàn tất các hợp đồng chấm dứt thương mại với tập đoàn này.

Giá nhôm đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2011 do những lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung nhôm trên thị trường toàn cầu mà Rusal nắm tỉ trọng lớn. Việc trì hoãn thêm thời gian cho các công ty Mỹ kết thúc hợp đồng với Rusal đã khiến giá nhôm giảm đi chút ít trên Sàn giao dịch kim loại London.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng Rusal đã nhận thấy tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ vì có dính líu đến Oleg Deripaska, nhưng Chính phủ Mỹ sẽ không đánh lây sang các thể chế ở bên ngoài nước Mỹ có làm ăn với Rusal và những công ty con của tập đoàn này.

Như vậy, Rusal giờ đây đã có thêm thời gian để giải quyết lượng hàng của mình, và kể cả khi các lệnh trừng phạt này không được dỡ bỏ thì người mua cũng có thời gian để tìm các nguồn cung cấp khác.

Giới lãnh đạo EU đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga. Trong chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Pháp, Washingtong cũng đã có những phản ứng ban đầu “mang tính xây dựng”.

Bộ trưởng Mnuchin cũng cho biết những ảnh hưởng đối với các đối tác và đồng minh của Mỹ sẽ được cân nhắc để có thể đưa ra một lệnh ân xá.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tai-phiet-nga-huy-hop-dong-trieu-usd-thue-may-bay-my-3358040/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 13 2018, 03:35 AM

TQ và Iran khai trương tuyến đường sắt xuyên Á, kết nối giữa Bayannur, Khu tự trị nội mông TQ, Tehran, rút ngắn thời gian di chuyển hàng hóa xuống dưới 20 ngày. Báo New York Times cho rằng đây là thông điệp mà TQ gửi đến Trump: "chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục quan hệ thương mại". Người phát ngôn bộ ngoại giao TQ tuyên bố vẫn tiếp tục quan hệ và thương mại bình thường
“maintain normal economic ties and trade.”



China’s new train line to Iran sends message to Trump: We’ll keep trading anyway
https://www.washingtonpost.com/news/world/wp/2018/05/11/chinas-new-train-line-to-iran-sends-message-to-trump-well-keep-trading-anyway/?noredirect=on&utm_term=.4325d6eb2f5e
https://sputniknews.com/business/201805121064379680-china-iran-railway/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 20 2018, 06:35 PM


Bác Phó thử nói xem liệu EU có bỏ được đồng USD k?
Châu Âu loại bỏ đồng dollar Mỹ và dùng euro mua dầu từ Iran
https://baomoi.com/chau-au-loai-bo-dong-dollar-my-va-dung-euro-mua-dau-tu-iran/c/26056841.epi


Nga ra mắt nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới
Nga đã công bố nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới, mang tên Akademik Lomonosov, tại cảng biển thuộc thành phố Murmansk, miền Bắc nước này.
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, thuộc sở hữu của tập đoàn điện nhà nước Rosatom, được đóng, xây dựng tại Saint Petersburg. Nhà máy này đã được lai dắt đến Murmansk hôm 17/5.

Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng trên con tàu dài 144m, cao 30m, nặng 21.000 tấn. Con tàu này chứa hai lò phản ứng có công suất 35 megawatt mỗi lò. Nhà máy này sẽ được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân tại Murmansk trước khi di chuyển đến Siberia.

Theo giới chức Nga, nhà máy điện hạt nhân này có thể sản xuất lượng điện đủ cung cấp cho một thị trấn gồm 200.000 dân, gấp 40 lần so với dân số hiện nay ở Pevek là khoảng 5.000 người.

http://vtv.vn/quoc-te/nga-ra-mat-nha-may-dien-hat-nhan-noi-dau-tien-tren-the-gioi-20180520075557549.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2018, 04:53 AM

Không hiểu điều gì đang diễn ra trong nội bộ phe phái chính trường Mỹ

Tại buổi lễ tốt nghiệp của trường Đại học Yale hôm 19/5, bà Hillary Clinton với tư cách khách mời danh dự và phát biểu trước toàn thể sinh viên của trường và gây sốc khi đội chiếc mũ lông của quân đội Nga.

"Việc tôi đội cái mũ này có nghĩa, nếu các bạn không thể đánh bại được họ thì hãy hợp tác với họ", bà nói với vè vui đùa

"Hãy sẵn sàng để nhận thua một số trận đánh"

"Look, if you can't beat 'em, join 'em, " she joked.
'Be ready to lose some fights'
https://www.cnbc.com/2018/05/20/hillary-clinton-how-america-will-navigate-tumultuous-times.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 22 2018, 11:14 PM

@ltbk,
Không EU không thể dùng euros để mua dầu hoả được. Nếu chuyện này có xẩy ra thì cũng phải tính ..sau 10 năm nữa.
Có nhiều lý do để dự đoán như thế.
1- Các nước xuất khẩu dầu mỏ nếu đứng về phe phương Tây thì đã dùng đô la và không nhận euros (vì quan hệ với Mỹ).
2- Các nước có thể bán bằng euros (Nga, I ran) thì EU phải có chính sách chính trị độc lập không phụ thuộc Mỹ mới chơi được. Điều này hiện chưa xẩy ra, vì thực ra quan hệ Mỹ-EU có rất nhiều liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực thâm nhập thị trường, liên quan tài chính và phụ thuộc công nghệ. Trong thực tế, nếu EU dẫy ra thì thiệt hại nhiều hơn là có lợi. Không kể EU còn hùa với Mỹ trong vụ UK, chuyện này chưa giải quyết được thì khả năng EU có chính sách độc lập thực sự với Mỹ hơi khó.
3- Bản thân trong nội bộ EU, các nước cũng không thống nhất với nhau trong quan hệ với Mỹ. Có nước muốn vùng ra như Pháp, nhưng Đức và các nước khác, đặc biệt Bắc Âu và Đông Âu không chịu theo. Hiện nay Đức vẫn có con bài riêng, và hướng tới biến EU thành một dạng thuộc địa. Nhưng bản thân Đức vẫn rất cần thị trường Mỹ và phụ thuộc quân sự (tức là bị Mỹ kiềm chế).
4- Quan hệ Mỹ-NATO đã khiến EU là một bộ phận của “đế chế Mỹ”
Hiện nay vấn đề I ran sẽ là con bài thử thách EU, là một cơ hội để EU chìa đồng EU ra. Nhưng khả năng 60% là EU sẽ đi giật lùi theo Mỹ, vì thế tôi mới nói là sau 10 năm nữa. Còn việc EU giữ thoả thuận với I ran thực ra chỉ làm khó thêm cho nước này. Vì sao ? vì nếu I ran vẫn giữ thoả thuận với EU, thì có nghĩa là phải giữ cam đoan không phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Nhưng chính hai điều này là khả năng giúp I ran chống được Mỹ. Bây giờ vừa phải đấu với Mỹ lại chấp một tay buộc ra đằng sau lưng thì làm sao mà đánh. Mà EU sẽ bán cái này cho Mỹ. Thực ra con bài quyết định của I ran là có được sự ủng hộ ngầm của TQ và Nga không.Nhưng Nga và TQ cũng nhìn nhận theo quan hệ chiến lược mà họ có thể thu được với Mỹ khi dùng I ran làm quân bài. Sắp tới nhìn nhận thái độ TQ và Nga với I ran, thì sẽ hiểu là cán cân lực lượng ở đâu.
Còn tại sao lại 10 năm, thực ra tôi cũng không thể dự đoán chính xác, nhưng nhìn vào những mâu thuẫn nội tại trong EU (tôi sẽ nói sau), thì khả năng trong vòng 10 năm làm được vẫn là đánh giá lạc quan.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 23 2018, 09:14 PM

Bac Pho, thoa thuan hat nhan do chi dam bao Iran khong co vu khi hat nhan, thong qua viec khong lam giau Uranium va Plutonium, chu khong co dieu gi lien quan den chuong trinh ten lua dan dao cua Iran va cac vu khi phi hat nhan khac.

Vi the cho nen Iran van co loi neu giu thoa thuan hat nhan do voi EU, vua de phan hoa EU va My, vua de cho doi tong thong sau cua My len. Neu nguoi do thuoc dang DC thi co kha nang cao thoa thuan hat nhan lai van duoc ton trong, nghia la quay tro lai thoa thuan do. Du nguoi sau co thuoc dang CH thi roi cung se co luc nguoi cua dang DC len, nen van co hy vong.

Tom lai, toi cho rang, tru khi EU rut khoi thoa thuan do, thi Iran moi lam giau hat nhan tro lai, tuc la IRan cung rut khoi. Con neu khong Iran van co loi neu duy tri thoa thuan do.

Toi thi cho rang: ve mat chinh tri, EU se tuyen bo khong rut khoi thoa thuan hat nhan, nhung cac cong ty cua EU se rut khoi hoac thu nho quy mo hop tac voi Iran, dong thoi van dong My khong trung phat EU, va kien nhan cho doi su thay doi cua My

Tinh huong nay cung da tung dien ra, nam 1992 thi phai, My cung tuyen bo trung phat cac cong ty lam an voi Cuba, nhung EU khong chiu. Den nam 1996, My dinh trung phat thi vap phap phan ung de doa dap tra tu phia EU, nen cuoi cung phia My phai huy bo, nhung EU cung phai thu hep quy mo lam an voi Cuba. Ngay nay co the se la nhu vay



QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 22 2018, 04:14 PM)
@ltbk,
Không EU không thể dùng euros để mua dầu hoả được.  Nếu chuyện này có xẩy ra thì cũng phải tính ..sau 10 năm nữa.
Có nhiều lý do để dự đoán như thế.
1- Các nước xuất khẩu dầu mỏ nếu đứng về phe phương Tây thì đã dùng đô la và không nhận euros (vì quan hệ với Mỹ).
2- Các nước có thể bán bằng euros (Nga, I ran) thì EU phải có chính sách chính trị độc lập không phụ thuộc Mỹ mới chơi được. Điều này hiện chưa xẩy ra, vì thực ra quan hệ Mỹ-EU có rất nhiều liên quan, đặc biệt trong lĩnh vực thâm nhập thị trường, liên quan tài chính và phụ thuộc công nghệ. Trong thực tế, nếu EU dẫy ra thì thiệt hại nhiều hơn là có lợi. Không kể EU còn hùa với Mỹ trong vụ UK, chuyện này chưa giải quyết được thì khả năng EU có chính sách độc lập thực sự với Mỹ hơi khó.
3- Bản thân trong nội bộ EU, các nước cũng không thống nhất với nhau trong quan hệ với Mỹ. Có nước muốn vùng ra như Pháp, nhưng Đức và các nước khác, đặc biệt Bắc Âu và Đông Âu không chịu theo. Hiện nay Đức vẫn có con bài riêng, và hướng tới biến EU thành một dạng thuộc địa. Nhưng bản thân Đức vẫn rất cần thị trường Mỹ và phụ thuộc quân sự (tức là bị Mỹ kiềm chế).
4- Quan hệ Mỹ-NATO đã khiến EU là một bộ phận của “đế chế Mỹ”
Hiện nay vấn đề I ran sẽ là con bài thử thách EU, là một cơ hội để EU chìa đồng EU ra. Nhưng khả năng 60% là EU sẽ đi giật lùi theo Mỹ, vì thế tôi mới nói là sau 10 năm nữa. Còn việc EU giữ thoả thuận với I ran thực ra chỉ làm khó thêm cho nước này. Vì sao ? vì nếu I ran vẫn giữ thoả thuận với EU, thì có nghĩa là phải giữ cam đoan không phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Nhưng chính hai điều này là khả năng giúp I ran chống được Mỹ. Bây giờ vừa phải đấu với Mỹ lại chấp một tay buộc ra đằng sau lưng thì làm sao mà đánh. Mà EU sẽ bán cái này cho Mỹ. Thực ra con bài quyết định của I ran là có được sự ủng hộ ngầm của TQ và Nga không.Nhưng Nga và TQ cũng nhìn nhận theo quan hệ chiến lược mà họ có thể thu được với Mỹ khi dùng I ran làm quân bài. Sắp tới nhìn nhận thái độ TQ và Nga với I ran, thì sẽ hiểu là cán cân lực lượng ở đâu.
Còn tại sao lại 10 năm, thực ra tôi cũng không thể dự đoán chính xác, nhưng nhìn vào những mâu thuẫn nội tại trong EU (tôi sẽ nói sau), thì khả năng trong vòng 10 năm làm được vẫn là đánh giá lạc quan.
*


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 24 2018, 04:44 PM

Không, không thể so sánh Cuba với I ran. Sau khi Liên Xô sụp đổ, thì Cuba không có ý nghĩa gì với Mỹ.Chính vì thế mà việc bao vây phong toả của Mỹ với Cuba vừa là quán tính cuả những biện pháp đã có từ thời chiến tranh lạnh, đồng thời cũng thoả mãn tâm lý số lượng “CuBa kiều” ở Mỹ, đặc biệt ở bang Florida đối diện với Cuba. Số kiều này chính là nhóm hung hăng nhất, bởi muốn quay về nắm quyền nên chỉ muốn Mỹ lật đổ chính quyền Cu ba hộ nó. Thực ra chính sách của Mỹ chỉ còn là sản phẩm rơi rớt lại từ quá khứ. Hay điều này ủng hộ lẫn nhau. Bởi giả dụ Cu Ba thực sự có ý nghĩa, thì chính phủ Mỹ sẽ chẳng xá gì đám Cu ba kiều kia. Nhưng bởi nó không có lợi ích gì lắm, thì tội gì nó không tiếp tục để lấy phiếu bầu nhóm này. Với Đảng cộng hoà thì nó còn là cách khẳng định “tính chất Mỹ”, “lý tưởng” của mình.
Còn việc mâu thuẫn về việc có tham gia quan hệ thương mại với Cu ba giưã Mỹ với EU, thì vào năm 2016, Mỹ vừa quyết định phạt ngân hàng BNP, ngân hàng lớn nhất của Pháp 7 tỉ đô, do đã dùng đô la Mỹ để quan hệ thương mại với Cu ba.Do Mỹ viện dẫn đồng đô la là “sở hữu” của Mỹ. Hiện nay ngón đòn mới của Mỹ trong quan hệ quốc tế với cả các “đồng minh” là xuất khẩu luật pháp nội địa, áp dụng nó ở nước ngoài, dẫm lên trên luật quốc tế. Đây là một thái độ thực dân, không khác gì ngày xưa khi Pháp xâm lược VN, thì người Pháp hay những người theo đạo Thiên chúa theo Pháp không chịu sự quản lý của luật nhà Nguyễn. Điều này dẫn đến việc họ có thể càn rỡ muốn làm gì thì làm. Hiện nay, EU chưa dám có biện pháp gì chống lại.Chỉ mới bắt đầu tìm cách phạt Amazone hay Google.
I ran thì khác hẳn. nước này đang đe doạ quyền lực của Mỹ ở Trung đông. Đe doạ ngay cả Israel vốn có ảnh hưởng lớn trong lobbying do thái ở Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Từ khi có hiệp định hạt nhân năm 2015, chủ yếu các hãng EU hay Nga TQ là giành được hợp đồng ở I ran, còn Mỹ thì không được gì lắm, và điều này cũng dễ hiểu. Vì thế hiệp định này có lợi cho EU hơn là cho Mỹ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 24 2018, 10:35 PM

Tán phét thêm một tí. Mối quan tâm hiện tại của Mỹ tức thời ở châu Mỹ La tinh là Venezuela. Bác nào mê mô hình “đa nguyên đa đảng”, cổ vũ cho nó, thì nên để tâm nghiên cứu lịch sử chính trị của nước này mà mở rộng tầm nhìn.
Venezuela là quê hương của Bô li va, người anh hùng của châu Mỹ la tinh. Người đã giải phóng lục địa này khỏi chế độ thuộc địa Tây Ban Nha. Nhưng bản thân Bô li va cũng là hậu duệ của người Tây ban Nha, nên việc châu Mỹ la tinh đòi độc lập, là độc lập của thực dân Tây Ban Nha bản địa hoá chống lại chính quốc, giống như việc Mỹ giành độc lập với Anh. So với các nước châu Mỹ la tinh khác, Venezuela là nước có truyền thống dân chủ đa nguyên đa đảng. Ở nước này ít có chế độ độc tài hơn so với các nước láng giềng của mình.
Hiện tại thể chế dân chủ ấy vẫn còn, vậy thì tại sao tình hình lại rối loạn như bây giờ. Để hiểu điều này thì phải nhìn vào ..mầu da của cố tổng thống Hugo Chavez, và tổng thống hiện thời ông Nicolas Maduro. Ông Hugo là người lai da đỏ, và ông Maduro là người lai da đen.
Chế độ “đa đảng” của Venezuela có từ giữa thế kỷ XIX, nhưng nó chỉ nằm trong tay nhóm người da trắng “100%”, là hậu duệ của thực dân Tây Ban Nha.Khác với ở Mỹ, nhóm người này là thiểu số so với đại đa số dân. Ngược lại những người khác, mà họ là đa số: nô lệ da đen cũ, người da đỏ,người lai..thì chẳng được lợi lộc gì.
Từ khi ông Hugo Chavez lên làm tổng thống, ông này đã có những chính sách xã hội hơn. Ví dụ như có trợ cấp xã hội, có chính sách giải quyết nạn mù chữ, hay bảo hiểm y tế. Điều mà nhóm da trắng kia chống. Kết quả, nó thành cái trò hề là nếu bị thua trong bầu cử, thì với nhóm da trắng này, chắc chắn bầu cử phải là gian lận, và phải tẩy chay đòi bầu lại, cho đến lúc ..mình thắng cử thì bầu cử ấy mới là đúng.Vì thế cứ mỗi lần bầu cử là đánh nhau.
Như vậy nếu nghiên cứu đa nguyên đa đảng ở Venezuela, thì thấy chính thể kiểu này cũng không phải là quyền dân. Nó chỉ là quyền của một nhóm oligarche. Nó chỉ công nhận là dân chủ khi nó thắng cử và nắm quyền, ngược lại thì không. Ở Venezuela, vì thể chế dân chủ của nó “trần chuồng”, thì người ta mới nhìn thấy được rõ như thế. Còn ở các nước phát triển, như Tây Âu và Mỹ thì cái lô gíc này được che chắn giấu ở trong nhà nước thâm sâu, không nhìn thấy.
Hiện nay do giá dầu xuống, mà kinh tế nước này lao đao. Vì kinh tế phụ thuộc 90% vào dầu mỏ. Nhưng nó được quy ra tội của các chính sách xã hội. Tóm lại. Nếu có dân chủ để có lợi cho người dân thì nó sẽ được quy tội phi dân chủ. Ngược lại nếu người dân không được lợi, tài nguyên quyền lợi nằm vào trong tay một nhóm nhỏ thiểu số thì lại được coi là dân chủ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 25 2018, 06:01 PM

Mỹ đã huỷ cuộc gặp gỡ với Triều tiên vào tháng sáu tới. Một cuộc họp như thế, không phải là bụp một cái hai ông Trump và Kim gặp gỡ bắt tay nhau, kiểu như ta hẹn nhau đi uống cà phê, mà nó chỉ là show diễn, là màn trình diễn của một quá trình gặp kín nhau. Vì thế sự duỗi ra của Triều tiên, sự từ chối của Mỹ là điều chứng tỏ hai bên đã không thoả thuận được với nhau.
Sau cái màn một này, ta nhận thấy được gì. Đó là Bắc Triều tiên có lợi thế. Bởi họ đã đạt được hai điều:
1- Về dư luận. Từ cả mấy thập kỷ nay, media thế giới, do lấy nguồn từ media phương Tây là chính đã dựng nên hình ảnh một nước Bắc Triều Tiên và những lãnh đạo điên khùng, rồi từ đó lấy cớ phải xoá xổ nó. Điều này không khác gì kiểu tuyên truyền “đa nguyên đa đảng” là con đường duy nhất để phát triển rồi mượn cớ đó để thâm nhập, lật đổ. Nhưng với những gì vừa diễn ra, thì người ta thấy hình ảnh một nước Triều Tiên khác hẳn. Lãnh đạo Triều Tiên không phải là dạng điên khùng, mà là những nhân vật chính trị duy lý, khôn khéo.Hình ảnh này mới đúng là hình ảnh Triều Tiên. Tác động dư luận này rất lớn ở Hàn quốc. Khiến dư luận nước này càng lùi ra xa Mỹ.
2- Phá thế bao vây. Điều nguy hiểm nhất với Triều Tiên là cả Mỹ và TQ đều muốn Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân. Và hai bên, dù đối kháng nhau, vẫn có thể thoả thuận trên lưng nước này. Điều đó dừơng như đã xẩy ra, khi TQ đã chấp nhận cùng với Mỹ trừng phạt Bắc Triều Tiên (để so sánh ta có thể coi thời điểm này như khi TQ và Mỹ nối lại quan hệ ngoại giao và tìm cách thoả thuận trên lưng VN vào năm 1972). TQ làm như thế cũng vì lợi ích của chính mình, tức là dùng Bắc Triều Tiên như con tốt thí, để Mỹ khỏi khởi cuộc chiến tranh thương mại với mình. Bằng cách nói chuyện trực tiếp với Mỹ, thông qua môi giới Hàn quốc, và cùng Hàn quốc tiếp cận Mỹ trong lợi ích chung, Bắc Triều Tiên đã khiến TQ phải quay trở lại, để khỏi bị gạt ra ngoài rìa. Và Bắc Triều Tiên cũng chấp nhận lời đề nghị điều kiện của TQ, đó là Mỹ rút THAAD khỏi Hàn quốc, cũng như có sự mập mờ trong khái niệm của các bên. Bắc Triều Tiên, Hàn quốc thì nói bãi bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn bán đảo Triều Tiên. Trong khi Media Mỹ chỉ nói đến giải giáp hạt nhân Bắc Triều Tiên. Bởi nếu bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn bán đảo, thì Mỹ cũng không được để vũ khí hạt nhân ở Hàn quốc, và hiển nhiên điều này làm Hàn quốc đồng ý, vì có nước nào thích làm bãi chiến trường chiến tranh hạt nhân ngay cả khi là cho “đồng minh”.
Hiện nay, TQ và Mỹ đã đạt được thoả thuận về thương mại. Tới bao giờ thì không rõ. Nhưng thoả thuận này rõ ràng không được như Mỹ muốn. Mỹ đã tự đặt mình vào thế làm thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho TQ (bán dầu mỏ, hay đậu nành). Còn tại sao lại là tự đặt mình vào, bởi vì Mỹ không muốn bán sản phẩm công nghệ cao cho nước này, thì chỉ còn nước đi bán rau củ quả chứ còn làm gì nữa. tóm lại cách tiếp cận của Mỹ với TQ là sai, vì nó cùng một mánh như Mỹ ép Nhật, EU. Nhưng EU, Nhật phụ thuộc về chính trị quân sự vào Mỹ, chứ TQ nó có phụ thuộc đâu. Không kể TQ nhún Mỹ về thương mại (nhưng chẳng mất gì), thì nó lại hung hăng ở chỗ Mỹ yếu nhất, đó là biển Đông. Và cái này mới là điều lằng nhằng cho VN.Bởi vì VN phải bảo vệ quyền lợi, lãnh thổ của mình ở đây, nhưng đừng có hy vọng quá vào Mỹ. Tất nhiên VN vẫn có cửa chơi, nhưng nó sẽ là chơi ngầm, bền bỉ, lâu dài, bằng cố gắng của chính mình, chứ không thể chờ ai “bánh bao”, như lề trái rao giảng được. Không thể đem lên trên mạng khoe được, và điều đó lại ảnh hưởng tới tâm lý dư luận. Vì dư luận thì chỉ thích Buzz tức là dạng ăn xổi.
Trở lại với Triều Tiên, việc Triều Tiên kéo được TQ trở lại, đã phá được thế bao vây của Mỹ. Vì hiện tại, Mỹ không còn cớ gì để nói là “Triều Tiên điên khùng” cả, bởi vì trách nhiệm làm đổ bể là cả đôi bên. Và TQ cũng chẳng tội gì mà “tuân lệnh” Mỹ nữa.
Với Hàn quốc, đây có lẽ là thất bại lớn nhất của nước này. Bởi vì Hàn quốc đã hợp tác với Bắc Triều Tiên (conivence) để làm phi vụ này. Phi vụ này đã thể hiện rõ thân phận của Đại Hàn là một dang thuộc địa của Mỹ. Tại sao ?
Để tạo cái phi vụ này (có cả sự tham gia của CIA Hàn quốc), Hàn quốc đã dựa vào chủ quyền chính trị của mình. Tổng thống Hàn quốc đã ký một hiệp ước hoà bình với Bắc Triều Tiên. Và đấy chính là cái cửa mà cả hai nước Triều Tiên muốn mở. Thông thường nếu Hàn quốc đã ký với Bắc Triều Tiên, thì hiệp định đó phải có hiệu lực. Nhưng chính quyền Hàn quốc làm sao vượt mặt được Mỹ. Chính phủ Hàn quốc không kiểm soát được quân đội của mình. Vì thế không thể ngăn cản việc tập trận Mỹ-Hàn, mà nếu hiệp định hoà bình đã được ký, thì tập trận để đánh nhau với ai ?
Tổng thống Hàn quốc hiện tại không phải không biết điều này. Vì thế có thể Hàn quốc một mặt tạo lòng tin với Bắc Triêù Tiên, khi ký hiệp định hoà bình. Đồng thời vượt mặt Mỹ, nói điều Mỹ muốn nghe, rằng Bắc Triều Tiên muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Điều này là có thực, nhưng với điều kiện cái hiệp định kia thể hiện Đại Hàn có chủ quyền thực sự, và Mỹ là đồng minh thực sự. Trong thực tế, Mỹ là ông chủ của Đại Hàn. Và Đại Hàn chỉ có chủ quyền hạn chế.
Vì thế với Mỹ, Mỹ lại tưởng Hàn quốc thuyết khách được Bắc Triều Tiên đầu hàng. Vì điều kiện trong vòng 6 tháng phải đem vũ khí hạt nhân nộp cho Mỹ, để Mỹ vào kiểm soát muốn làm gì thì làm, đổi lại vài lời hứa hão.. thì đứa trẻ con nó cũng không chịu.
Nhìn sự vụ Hàn quốc – Bắc Triều Tiên như vậy, lại càng phải thấy tri ân cha anh mình. Nước VN hiện tại, dù chưa phát triển bằng Hàn quốc, nhưng là một nước thống nhất, có chủ quyền. Điêù mà Hàn quốc mơ cũng không có được.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 25 2018, 10:25 PM

Ở trên tôi có nói là VN vẫn có cửa chơi. Cụ thể thế nào thì tôi sẽ nói rõ hơn trong chủ đề “Xuân Thu – chiến quốc”. Vì như ông Lê nin nói “không thể nào làm cách mạng mà không có lý thuyết cách mạng”. Tương tự như vậy, trong quan hệ quốc tế cũng phải có lý thuyết để có thế giới quan mà áp dụng. Cái chủ đề Xuân Thu – Chiến quốc là để làm điều đó.
Ở trên tôi có nói phải tri ân cha anh mình vì đã thống nhất đất nước, giành lại chủ quyền thật sự. Tất nhiên sẽ có người nói. Hiện nay TQ nó đang mua hết đất nước mình (mua đất đai ở miền Trung), mất nước đến nơi, bác Phó nói thế có lạc quan quá không. Từ đây tôi muốn bổ xung một chút. Tôi muốn nói tới tâm lý sợ TQ. Cách đây mấy hôm, tôi cũng đọc trên báo VN nói tới việc “trái đắng” của các món cho vay TQ. Chính vì thế mà tôi muốn phân tích một chút.
Cái tâm lý sợ TQ khiến người ta dễ cảm nhận bất cứ cái gì người TQ làm cũng tiềm ẩn một sự hiểm nguy, một tính toán đểu cáng đằng sau. Lấy ví dụ, việc có hãng của VN đang thâu tóm đất ở miền Trung, mà người ta đồn là sau đó có bàn tay TQ, các hãng TQ. Để ngoài việc tin tức kiểu này là “tin đểu” do các công ty VN GATO chơi xấu nhau mà ra, để ngoài việc việc mua bán đất đai này phạm luật kiểu “Dũng Nhôm Đà nẵng”, cứ giả sử đó là các hãng TQ thật thì việc lo sợ họ mang súng đạn vào, chiếm cứ ..có cơ sở không.
Điều đầu tiên phải xác định là những hãng TQ đó có phải là chân rết của nhà nước TQ, kiểu cục tình báo Hoa Nam, tình báo quân đội TQ ra không. Giống như hãng máy bay của CIA Air America trước đây ở miền Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Nếu đúng là thế, thì sự nghi ngờ trên mới có căn cứ. Ngược lại thì không. Trong trường hợp đúng thì nhà nước hoàn toàn có thể tịch thu. Vì không nước nào chấp nhận sở hữu cá nhân có thể đe doạ an ninh cả.
Nếu giả dụ họ đúng là “tình báo Hoa Nam” thật, nhưng ta dốt không phát hiện ra, thì việc xây đắp, mang súng đạn vào đâu có phải là cây kim sợi chỉ mà không thể biết. Cái đáng sợ nhất không phải ở đây, mà là tham nhũng, biết mà lờ đi cho nó làm ở địa phương. Như vậy cách chống tốt nhất là ủng hộ, hưởng ứng Bác Trọng Tổng bí thư, diệt trừ tham nhũng. Để xã hội có kỷ cương. Không có chuyện “trên nóng dưới lạnh”, “trên có quyết sách dưới có đối sách”. Pháp luật việt nam hiện tại, trong các điều khoản đều đầy đủ cả. Chỉ vì lợi ích nhóm, tham tiền lờ đi làm bậy. diệt cái làm bậy này cũng là cách bảo vệ an ninh.
Trong trường hợp họ vào chỉ làm ăn bình thường, thì có sợ lúc có biến (ví dụ chiến tranh với ông bạn láng giềng), họ trở thành đội quân thứ 5 không. Cái sợ này cũng vô căn cứ. Bởi nếu đã xảy ra chiến tranh, thì tất cả tài sản của nước kẻ thù sẽ bị tịch thu. Không có luật nào nói tư hữu vượt lên được trên chủ quyền. Ngay cả trong trường hợp VN – TQ có hiệp định bảo vệ đầu tư đi, thì lúc đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, hiệp định cũng chỉ là tờ giấy vụn.
Trong thực tế, thì những chuyện như thế này sẽ dễ xẩy ra nhất. Bản thân người TQ khi đầu tư làm ăn ở VN, họ cũng muốn bảo vệ tài sản của họ (ngoại trừ nó là những hãng giả mạo dựng lên để làm chuyện khác, nhưng đây không thể là đa số), chính họ sẽ là người bảo vệ quan hệ VN-TQ nhất. Vì nếu có chuyện gì thì họ sẽ là kẻ bị thiệt nhất.
Như vậy nếu xã hội VN kỷ cương, người ta không thể đút lót, chạy cửa, gian manh được, thì đầu tư TQ thật ra là “con tin” của quan hệ VN-TQ.
Tôi có nói tới bài báo lên án các món cho vay của TQ. Nhưng những người viết không hiểu rằng, cái cơ chế ấy đúng cho mọi món vay, bất cứ nó tới từ đâu. Câu chuyện lịch sử. Vào thế kỷ XIX, khi nước Ai cập cải cách (giống như Nhật bản thời Minh Trị), họ đã nghe lời cố vấn của De leseps, một người Pháp, vay vốn Anh-Pháp để xây dựng kênh đào Xuy Ê. Nhưng khi thi công, công việc vỡ lở. Nợ không trả được. Anh đã kiểm soát luôn sở thuế quan của nước này, và bằng cách đó, Ai cập đã trở thành thuộc địa Anh. Gần đây hơn, vào thập niên 90, khi có khủng hoảng tài chính, Mỹ đã yêu cầu Mê xích cô giao cho Mỹ các mỏ dầu là tài nguyên quốc gia để trả nợ. Gần đây hơn nữa EU cho Thổ vay tiền để xây cây cầu thứ hai nối liền hai bờ Âu –Á ở Ít xơ tăm bun. Nhưng điều kiện nó cho vay (giống như kiểu BOT ở VN) là nếu tiền thu thuế qua cầu mà không trả được nợ, thì nhà nước Thổ phải trả bằng thuế và cộng với tiền phạt. Vì thế cây cầu xây thật giá 1 thì nợ lên tới 7,8.
Nói như thế, không có nghĩa là tôi biện hộ cho TQ. Bởi quả thật, tiền vay của TQ có một điều nguy hiểm. Đó là nó ít đặt điều kiện nhất. Và vì nó cho vay dễ dàng hơn, thì ta dễ dàng vay bừa, rồi lại giao vao tay những ông như Đinh La Thăng, Dương chí Dũng ..để thực hiện thì đằng nào chả chết. Tóm lại chính vì nó cho vay dễ (và nhiều khi là nguồn vốn duy nhất VN có thể kiếm được) thì phải đánh giá chính xác hiệu quả rồi hãy vay. Vay cái kiểu “vay là được”, phù phép để biến nó thành của riêng, rồi làm như mèo mửa, trước khi hạ cánh an toàn đã làm cho vốn vay TQ trở nên nguy hiểm.
Như vậy, để chống sự nguy hiểm của tiền vốn TQ thì cũng chỉ có cách là ..đi theo bác Trọng thôi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 27 2018, 03:23 AM

Tổng thống Pháp Macron đến thăm Nga, tham dự Diễn đàn Kinh tế quốc tế St. Petersburg , là nguyên thủ quốc gia phương Tây đầu tiên tham gia diễn đàn này kể từ khủng hoảng kinh tế. Không những thế, còn ký hợp đồng đầu tư trực tiếp ngay trong hội nghị này dưới sự chứng kiến của Macron, điều mà Đức cũng không dám làm. Thủ tướng Đức đến thăm Nga, nhưng k dám đến dự diễn đàn này, các hợp đồng với Đức được ký ở diễn đàn này, nhưng k có sự chứng kiến của thủ tướng Đức.

Nhìn vào những con số dưới đây thì có vẻ đầu tư nước ngoài vào Nga vốn cũng k phải nhiều lắm, kể cả từ trước khi có khủng hoảng quan hệ hai bên. Hơn nữa, một nước lớn như Nga làm sao có thể sống nhờ vào đầu tư nước ngoài với cái số tiền k quá nhỏ nhưng cũng chả lớn gì?


Pháp và Nga ký 6 hợp đồng đầu tư trực tiếp vào Nga, trị giá khoảng 1 tỷ EUR, tương đương 1,17 tỷ USD con số này do người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp vào Nga Kirill Dmitriev công bố. Trong năm ngoái, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga trong năm qua là 27,9 tỷ USD.

Các hãng Đức ký khoảng 1,6 tỷ euros trong diễn đàn St Petersburg.

Năm 2017 là năm mà thương mại Đức Nga tăng lên đáng kể lần đầu tiên kể từ 5 năm trở lại đây. Đức xuất khẩu sang Nga khoảng 25.9 tỷ euros và nhập khẩu từ Nga 31.4 tỷ euros, tức là tăng khoảng 20.2% trong xuất khẩu và tăng 18.7% trong nhập khẩu.

German firms continue investing in the Russian economy despite facing barriers from economic sanctions against Russia, the head of the German business lobby told RT at the St. Petersburg International Economic Forum (SPIEF).
“The foundations of German and Russian economic relations are solid even in the time of sanctions and low oil and gas prices. Last year, we saw high German private investment in the Russian economy of €1.6 billion,” the chairman of the German-Russian Chamber of Commerce Matthias Schepp said.
These are not only car manufacturers, which invest heavily in Russia, but also medium-sized businesses and family, he said. Germany's business lobby has criticized EU sanctions against Russia, arguing that German companies will end up the losers, since Moscow can’t be fully isolated.

“If German and American companies face hurdles while working in Russia, Asian businesses, especially Chinese firms, will gradually fill the vacant niche,” Schepp warned in April. “It is not currently clear what impact the closer cooperation between the 'Russian bear' and the 'Chinese dragon' in the long term may have on Western interests.”

In 2017, Germany and Russia grew significantly for the first time in five years. German exports to Russia increased to €25.9 billion ($31.9 billion) in 2017, while imports from Russia grew to €31.4 billion ($38.7 billion) in the same year. The figures represent a 20.2 percent rise in exports and an 18.7 percent growth in imports, according to the German Federal Statistical Office data from March.

https://www.rt.com/business/427747-russia-germany-business-sanctions-spief/



Một số tin tức khác:

Moskva sẵn sàng mở rộng danh sách thành viên tham gia dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Bắc-2", Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp đối thoại kinh doanh "Nga-Pháp" trong khuôn khổ SPIEF. "Công ty Pháp Engie đang tham gia "Dòng chảy Bắc-2". Chúng tôi sẽ chào đón những thành viên khác, trong đó có tập đoàn Total. Chúng tôi có thể mở rộng danh sách này với các công ty châu Âu khác, bởi vì đây thực sự là một dự án chung châu Âu".

Ngoài ra, theo lời Tổng thống Putin, Nga sẽ suy nghĩ về việc tự do hóa hệ thống hiện tại tiếp cận với xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Hiện giờ dự án liên quan đến năm công ty châu Âu — Shell, OMV, Engie, Uniper và Wintershall. Mỗi công ty này sẽ cung cấp cho nhà điều hành dự án"Dòng chảy Bắc-2" 285 triệu euro.

https://vn.sputniknews.com/business/201805255467449-tong-thong-putin-moi-cac-cong-ty-chau-au-tham-gia-dong-chay-bac-2/

“Các công ty Nga đang vươn tới thị trường Syria”
https://vn.sputniknews.com/business/201805265468995-cac-cong-ty-nga-dnag-vuon-toi-thi-truong-syria/

Không hiểu sao Rosneft, công ty bị Mỹ trừng phạt, lại có được mỏ dầu ở chính Iraq, nơi vùng ảnh hưởng của Mỹ
“Rosneft” Nga khai mở mỏ mới ở Iraq
"Rosneft" đã khai mở "Salman" - một mỏ dầu mới ở Iraq, - như tập đoàn này thông báo.
"Theo kết quả khoan thăm dò giếng đầu tiên ở lô 12 tại Cộng hòa Iraq, công ty "Bashneft International B.V.", nhóm công ty thuộc "Rosneft" đã khai mở một mỏ dầu mới, được nhận tên gọi là "Salman", — thông cáo cho biết.
Như thông báo của công ty, giếng thăm dò được khoan thành công ở độ sâu 4277 mét. Kết quả thử nghiệm là thu được dòng dầu, tạo cơ sở để tính đến khai thác công nghiệp. Có lưu ý rằng "Rosneft" đang xem xét khám phá mới này như là nhánh mốc quan trọng trong việc phát triển các dự án thăm dò và khai thác ở nước ngoài.

Lô 12 nằm ở phía tây-nam Iraq trong phần còn ít được nghiên cứu của vùng đệm Arabian. Diện tích của lô này là 7.680 km vuông. Nhà điều hành đề án là Bashneft International B.V.

https://vn.sputniknews.com/business/201805235446294-rosneft-nga-khai-mo-mo-moi-o-iraq/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 27 2018, 03:26 AM

Nga còn chưa vào EU, nhưng các hãng phương Tây đã chuẩn bị kiện cáo cái xe ô tô của Nga rồi, trong đó cho rằng, về hình dáng thiết kế có 1 số điểm giống xe của họ, etc.?
AURUS. Nga thách thức các đối thủ dẫn đầu phân khúc cao cấp trong ngành công nghiệp ô tô
Thương hiệu xe hơi AURUS của Nga đã chính thức ra mắt tại Matxcơva. Trong quá trình phát triển xe ô tô cao cấp mới này đã sử dụng các công nghệ độc đáo. Thương hiệu AURUS bao gồm dòng sedan, limousine ,SUV, minivan và van.

Ô tô AURUS với động cơ hybrid (các động cơ mới và mạnh mẽ: động cơ xăng V12, V8 và L4 với pin cao áp và động cơ điện) bảo đảm tính năng động lực học cao, an toàn tối đa, khả năng thích nghi với điều kiện hoạt động khắc nghiệt, cũng như thiết kế bên ngoài độc quyền, sự sang trọng nội thất và tiện nghi tối đa. Hơn nữa, những chiếc xe này được dành không chỉ cho lãnh đạo của đất nước. Bất cứ ai có thể đặt mua xe mới theo sở thích và mong muốn của mình.

Trong năm 2013, theo lệnh của Chính phủ Nga, Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia NAMI đã được giao nhiệm vụ thực hiện đơn đặt hàng của Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga về phát triển và sản xuất hàng loạt xe ô tô cao cấp trên cơ sở hệ mô đun thống nhất (EMP). Các nhà thiết kế và kỹ sư tốt nhất của đất nước đã được mời tham gia chương trình này, ngoài ra đã sử dụng một số phát triển của nước ngoài. Các doanh nghiệp Nga, bao gồm những nhà máy chế tạo máy, nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật, xí nghiệp điện và điện tử, thậm chí cả xưởng làm da, đã nhận được đơn đặt hàng để sản xuất các thành phần và vật liệu độc đáo cho các xe mới. Ban đầu, dự án đã được gọi là "Kortezh": phương tiện vận chuyển và hộ tống những nhân vật phải được nhà nước bảo đảm an toàn. Nhưng dần dần phạm vi của dự án đã mở rộng và đi vào lĩnh vực thương mại.

Mục đích của dự án cũng đã mở rộng: giới thiệu tiềm năng công nghệ cao của Nga trong ngành chế tạo thiết bị dân dụng để Nga trở lại "câu lạc bộ" các nhà sản xuất xe độc ​​đáo với một thương hiệu mới dựa trên giải pháp công nghệ tiên tiến.

Chính bởi vậy các chuyên gia đã thông qua quyết định thay đổi tên xe. Đã xuất hiện thương hiệu AURUS (kết hợp hai từ Aurum — tiếng Latin là "vàng" và RUSSIA — Nga). Công ty SOLLERS là đối tác chiến lược của NAMI trong việc quảng bá thương hiệu và bán xe mới. Kết quả đầu tiên là sự ra đời của doanh nghiệp sản xuất xe hơi thương hiệu Nga — công ty AURUS TNHH — nằm ở Matxcơva trên địa bàn NAMI. Tổng giám đốc của doanh nghiệp này là nhà quản lý giàu kinh nghiệm và kỹ sư hàng đầu ở Châu Âu — ông Franz Gerhard Hilgerd.

Phát biểu tại buổi ra mắt thương hiệu AURUS, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov lưu ý đến tầm quan trọng lớn của dự án:

"Trên thực tế, xe ô tô chỉ là một trong những kết quả của khối lượng công việc to lớn. Kết quả quan trọng nhất là việc thành lập trung tâm kỹ thuật đẳng cấp quốc tế. Hiện nay, Trung tâm có thể giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong lĩnh vực phát triển những dòng xe ô tô. Và không chỉ những xe hơi cao cấp. Ngày nay, Trung tâm kỹ thuật "NAMI" của Nga sẵn sàng thực hiện những đơn đặt hàng trong nước cũng như của các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Ở đây đã tập hợp các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật tốt nhất từ ​​khắp mọi miền nước Nga. Nhờ nỗ lực của họ dự án AURUS đạt được thành công trong lĩnh vực thiết kế và kỹ thuật".

Nhân tiện xin nói luôn, tham gia thực hiện dự án này có cả những chuyên gia đã rời khỏi Nga vào những năm 1990. Ở nước ngoài, họ đã được trả lương cao, thu thành công trong nghề nghiệp. Nhưng, sau khi biết về dự án "Kortezh-EMP-AURUS", họ đã trở về nước.

Người đứng đầu Bộ Công Thương của Liên bang Nga đã giải thích thêm về cơ sở sản xuất xe AURUS:

"Ở giai đoạn đầu, 200-250 chiếc xe với những khung xe khác nhau sẽ được sản xuất tại Trung tâm NAMI, — ông Denis Manturov nói.- Sau đó công ty «Sollers» cũng sẽ tổ chức quá trình sản xuất trên các cơ sở của họ tại các thành phố Ulyanovsk và Naberezhnye Chelny. Hai doanh nghiệp đó có thể dễ dàng tăng khối lượng sản xuất xe. Xin lưu ý rằng, dòng chính của AURUS sẽ là… SUV. Rõ ràng là hiện nay không có nhu cầu sản xuất hàng nghìn xe limousine, đủ để sản xuất mấy chục chiếc. Đối với AURUS Sedan, khối lượng đủ lớn là mấy trăm chiếc. Và những chiếc SUV cũng vậy. Đây là loại xe có nhu cầu lớn nhất ở Nga. Vào cuối năm 2018, nguyên mẫu sẽ được giới thiệu với công chúng. Trong năm 2019, sau khi thử nghiệm và nhận giấy chứng nhận, xe địa hình sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt. Hy vọng rằng, trong tương lai những phát triển trong lĩnh vực chế tạo xe ô tô cao cấp sẽ cho phép thiết kế chế tạo "xe SUV của nhân dân" với mức giá vừa phải".

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Tổng giám đốc của Sollers Vadim Shvetsov nói lên ý kiến về thương hiệu AURUS:

"Trước đó chúng tôi không làm việc với những chiếc xe sang trọng. Nhiệm vụ giới thiệu xe AURUS trên thị trường là một vinh dự và trách nhiệm lớn đối với công ty chúng tôi. Đây là một cơ hội để tiếp cận các công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhất và công nghệ động cơ hybrid. Nếu nói về thương hiệu được trình bày ngày hôm nay, công ty có khả năng mở rộng phạm vi san xuất: từ cơ sở sản suất nhỏ trên địa bàn NAMI chuyển đến các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, AURUS SUV vẫn là dòng xe cao cấp, chúng tôi có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng. Để quảng cáo thương hiệu cao cấp cần phải sử dụng phương pháp mới: chúng tôi tạo ra nền tảng kỹ thuật số giới thiệu thông tin về thương hiệu AURUS, về điều kiện đặt mua xe này. Theo tôi, thương hiệu "cao cấp" ngụ ý rằng, các chủ sở hữu thuộc giới thượng lưu, và họ có thể thành lập "câu lạc bộ khép kín AURUS".

Trong số khách hàng tiềm năng của những chiếc xe cao cấp từ Nga có thể có những người nước ngoài. Tổng giám đốc AURUS TNHH Franz Gerhard Hilgerd nói về điều này trong bài phát biểu của mình.

"Phân khúc cao cấp trên thị trường xe hơi của Nga đang tăng trưởng ổn định. Hiện nay, các thương hiệu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế, nhưng, đã đến lúc giới thiệu thương hiệu mới nhất- xe ô tô cao cấp của Nga mang phong cách riêng về nội thất, có sử dụng các công nghệ mới nhất và bảo đảm an toàn cao nhất. Tôi tự hào về việc tôi cũng đã tham gia thực hiện dự án này, tôi là một thành viên trong ekíp NAMI. Sự ra mắt thương hiệu và nền tảng thương mại AURUS là một sự kiện quan trọng phạm vi toàn cầu. Ngoài nước Nga, dòng xe AURUS sẽ được bán tại một số quốc gia với giao thông bên phải (trong tương lai — cả bên trái). Những phương hướng ưu tiên là châu Á, Trung Đông, thế giới Ả Rập, Nam Mỹ. Dần dần, từng bước, chúng tôi dự định tiếp cận các thị trường khác. Nhiệm vụ trước mắt là giới thiệu xe mới tại Moscow Motor Show vào ngày 29 tháng 8, tại đó chúng tôi sẽ nhận những đơn đặt hàng đầu tiên. Mẫu xe này sẽ chính thức bắt đầu được bán vào tháng 1 năm 2019. Lễ ra mắt AURUS ở châu Âu sẽ diễn ra tại Geneva Motor Show-2019. Trong năm 2020, chúng tôi sẽ giới thiệu xe này tại các thị trường châu Á và Trung Đông. Công ty AURUS TNHH duy trì liên lạc và cung cấp sự hỗ trợ cho tất cả các khách hàng".

Gần đây, giới truyền thông Nga, "thế giới blog" và một số chuyên gia trong ngành công nghệ ô tô nhắc đến tin đồn rằng thương hiệu AURUS chỉ là sự hư cấu. Họ quả quyết rằng, đây không phải là một sự phát triển của Nga, vì Nga không thể tạo ra những sản phẩm công nghệ cao cho mục đích dân sự. Xe hơi này được làm hoàn toàn bằng những phát minh nước ngoài, với các thiết bị và phần mềm được nhập khẩu. Phóng viên "Sputnik" yêu cầu những người tham gia lễ ra mắt thương hiệu mới bình luận về những "thông tin" như vậy. Tổng giám đốc "SOLLERS" Vadim Shvetsov bác bỏ tin đồn này:
"Nhóm AURUS của Nga đã đăng ký bản quyền tác giả về các phát triển được sử dụng trong dòng xe này cũng như bảo hộ thương hiệu. Không có những nhà đồng đầu tư nước ngoài và đồng sở hữu công nghệ! Nếu dự án này là một sự phát triển chung, thì phía Nga phải có giấy phép sử dụng các công nghệ và thành phần của nước ngoài. Nhưng, không có giấy phép nào. Các kỹ sư Nga của NAMI đã thiết kế dòng xe AURUS và đảm bảo chất lượng đồng nhất cho sản phẩm cuối cùng. Vâng, chúng tôi đã sử dụng một số thành phần của nước ngoài, nhưng cả thế giới đều làm như vậy! Ví dụ, BOSCH đứng vị trí số 1 về thiết bị nhiên liệu, tất nhiên, chúng muốn sử dụng thiết bị tốt nhất! Nhưng, tôi xin nhấn mạnh một lần nữa: quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu AURUS thuộc về Trung tâm khoa học quốc gia Nga "NAMI"!

Ông Franz Gerhard Hilgerd chia sẻ quan điểm của đồng nghiệp Nga:

"Trong thực tiễn quốc tế, các chuyên gia đã thu lượm những kinh nghiệm về việc đo lường theo chiều dọc sự tích hợp các thành phần xe. Một số thành phần đến từ các nhà cung cấp "trong nước". Nếu tỷ trọng của các nhà cung cấp trong nước chiếm 30-40%, thì dòng xe được coi là sản phẩm quốc gia. Ngoài ra, cần phải thông qua những quyết định khôn ngoan và cân nhắc nhiều góc độ. Ví dụ, không phải tất cả các nhà sản xuất ô tô đều có khả năng phát triển hệ thống chống bó phanh (ABS). Đây là một quá trình lâu dài và đắt tiền. Và nhà sản xuất hướng tới nhà cung cấp hoạt động trên phạm vi toàn cầu để nhận hệ thống ABS. Trong trường hợp với AURUS, tôi có thể khẳng định rằng, tất cả các thành phần kỹ thuật của dòng xe này đã được phát triển trong NAMI và không nơi nào khác!"

https://vn.sputniknews.com/opinion/201805245455930-xe-o-to-aurus-nga/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 27 2018, 07:27 PM


Thêm chút tin: tàu ngầm hạt nhân Nga Yuri Dolgoruky phóng loạt liên tiếp 4 quả tên lửa Bulava. Phóng 4 SLBM kiểu liên tục thế này là một kỉ lục mà tàu ngầm Ohio Mỹ chưa làm được, vì Ohio 1 lúc chỉ phóng được 1 quả cách, sau đó phải đợi khói và nhiệt đỡ rồi mới phóng tiếp, rất chậm chạp. Chưa có ai mà lại phóng được tên lửa SLBM theo kiểu phóng loạt như vậy, đó mới đúng là hủy diệt phủ đầu. Không hiểu Nga gửi thông điệp gì cho Mỹ?



Lò phản ứng kiểu môđun nhỏ (SMR - Small Modular Reactor), chắc là công nghệ lò hạt nhân kiểu mới?? Bản tiếng Anh và tiếng Việt ở dưới. Sao Mỹ, Israel lại để cho Nga và Jordan hợp tác trong lĩnh vực nhạy cảm trong một khu vực chiến lược này? Có lẽ là Mỹ ngăn cản nhưng không cản được?



Jordan, Russia sign deal for feasibility study on building small nuclear reactor
http://www.xinhuanet.com/english/2018-05/27/c_137208655.htm

Russia and Jordan started cooperation on SMR
http://www.rosatom.ru/en/press-centre/news/russia-and-jordan-started-cooperation-on-smr-/

Jordan, Russia sign memo over Small Modular Reactors
http://jordantimes.com/news/local/jordan-russia-sign-memo-over-small-modular-reactors

Nga giúp xây nhà máy điện hạt nhân sát nách Israel
Thỏa thuận nghiên cứu khả thi chung đối với việc xây dựng lò phản ứng kiểu môđun nhỏ (SMR) do Nga thiết kế ở Jordan được ký kết giữa JAEC và Rosatom.
Trong một tuyên bố ngày 26/5, Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Jordan (JAEC) Khaled Toukan cho biết, dựa trên sự hợp tác và nghiên cứu đối với một nhà máy điện hạt nhân lớn mà Nga và Jordan đã ký kết trước đây, hai bên quyết định tăng cường hợp tác bằng việc xây dựng một SMR.

Ông Toukan nêu rõ: "Chúng tôi đã làm việc với doanh nghiệp nhà nước Nga Rosatom trong nhiều năm và chúng tôi tận dụng sự hợp tác này trong các lĩnh vực khác nhau. Một dự án nhà máy điện hạt nhân SMR là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay".

Chủ tịch Rosatom, ông Evgeny Pakermanov, cũng cho biết công nghệ SMR chắc chắn sẽ trở thành một trong những ưu tiên của công ty này trong việc chinh phục thị trường năng lượng toàn cầu.

Jordan hy vọng sẽ được hưởng lợi từ tất cả các công nghệ có sẵn để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Năm 2015, Jordan đã ký một thỏa thuận với Nga xây dựng một nhà máy điện hạt nhân với tổng công suất 2.000 MW và chi phí đầu tư lên đến 10 tỷ USD.

Jordan nằm ở Tây Á, vùng Trung Đông, phần trên của bán đảo Ả Rập. Phía Tây Jordan giáp Israel, phía Bắc giáp Syria, phía Đông Bắc giáp Iraq, còn phía Đông và Nam giáp Ả Rập Xê Út.

Địa hình của Jordan phần lớn được tạo thành bởi một vùng cao nguyên đá vôi khô cằn, dọc theo biên giới phía Tây là vùng trũng gồm dải đồng bằng hẹp thuộc lưu vực sông Jordan và biển Chết, phía Tây Nam có một lối thông ra biển Đỏ (vịnh Akaba).

Đáng lưu ý, cao nguyên Golan, khu vực có vị trí chiến lược khống chế cả khu vực, nằm ở ngã 4 biên giới 4 nước Jordan, Israel, Syria và Lebanon.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/nga-giup-xay-nha-may-dien-hat-nhan-sat-nach-israel-3358927/



Enter the dragon: China’s crucial role in winning Syria peace

Phương Tây thờ ơ, Trung Quốc ngày càng lún sâu vào Syria như thế nào?


Trung Quốc đang ngày càng lấn sâu vào Syria nhưng không phải trong lĩnh vực quân sự mà là kinh tế. Đối với Bắc Kinh, vùng chiến sự Syria đang là cơ hội vàng để thu lợi. Còn đối với Damascus, thịnh vượng đồng nghĩa với hòa bình.

Chia sẻ với RT, nhà báo Finian Cunningham, người đã viết nhiều bài phân tích vấn đề quốc tế cho các tờ báo lớn như Mirror, Irish Times và Independent cho hay, trong các cuộc thảo luận gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Syria Walid Muallem nhận định, cả Bắc Kinh và Damascus đang có chung quan điểm tái thiết Syria thông qua mối quan hệ đối tác.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc đối thoại hòa bình do Nga đứng đầu được tổ chức ở thành phố Sochi và Astana. Do đó, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi có những nỗ lực ngoại giao nhằm ổn định tình hình ở Syria và Trung Đông, Bắc Kinh đã ngay lập tức hồi đáp thông qua các kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng đầy tham vọng.

Cụ thể, hàng loạt công ty Trung Quốc được cho đã giành được những bản hợp đồng tái thiết các thị trấn, làng mạc, đường xá, cầu cống, bệnh viện, trường học và cả hệ thống thông tin liên lạc vốn bị tàn phá suốt 7 năm nội chiến ở Syria. Theo Liên Hợp Quốc, ước tính Syria cần ít nhất 250 tỷ USD để tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia.

Nói cách khác, trong khi, Nga và Iran là lực lượng quân sự nòng cốt giúp quân đội của Tổng thống Bashar Assad giành chiến thắng trên chiến trường, thì Trung Quốc chính là yếu tố then chốt giúp Syria giành được hòa bình.

“Các quốc gia phương Tây đang tỏ ra thờ ơ trong việc giúp Syria phục hồi kinh tế thời hậu chiến. Bởi họ cho rằng, bên không đáng giành chiến thắng lại có được phần thắng”, Bloomberg nhận định.

Còn theo nhà báo Cunningham, khả năng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang cố tình kiềm nén việc giải ngân để gia tăng áp lực “chuyển giao quyền lực” ở Syria. Bởi trong 7 năm qua, các nước phương Tây đã hậu thuẫn cho phe chống đối nhằm lật đổ Tổng thống Assad. Song tham vọng này lại hoàn toàn sụp đổ. Do không thể giành phần thắng bằng chiến sự, các nước phương đã dùng sức ép kinh tế để quyết đạt được mục tiêu của mình.

Trong khi đó, xét theo đúng luật pháp quốc tế, Mỹ và các nước đồng minh tham chiến ở Syria sẽ phải trả phí bồi thường chiến tranh do lực lượng này không hề nhận được sự đồng thuận từ phía chính quyền Damascus và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Còn theo đại sứ Nga tại Syria là ông Alexander Lavrentiev, việc các nước phương Tây tham gia vào chương trình tái thiết Syria không còn quan trọng bởi đã có nhiều nguồn lực đầu tư thay thế trong đó chủ yếu đến từ Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tiến bước vào Syria hoàn toàn phù hợp với tiêu chí mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu vốn nằm trong chiến lược hội nhập kinh tế “Vành đai, Con đường” được ông Tập khởi xướng.

Về mặt lịch sử, Syria từng là nút thắt chiến lược trong hàng thế kỷ của con đường Tơ lụa cổ xưa, trải dài từ Trung Quốc, suốt dọc châu Á cho tới châu Âu và châu Phi. Ngày nay, vị trí nằm trên các tuyến đường chiến lược giữa châu Á, châu Âu và châu Phi của Syria vẫn không mất đi. Bắc Kinh cũng thừa hiểu rằng, tầm nhìn “Vành đai, Con đường” phụ thuộc vào sự ổn định của nền chính trị và an ninh ở Syria.

Trong tuần này, Trung Quốc đã chủ trì một cuộc họp ở Bắc Kinh với sự tham gia của các quan chức hội đồng an ninh trực thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trong cuộc họp này, ông Tập cùng với quan chức an ninh hàng đầu của Nga là ông Nikolai Patrushev cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hợp tác và an ninh trong tiến trình phát triển kinh tế khu vực Á – Âu cũng như trên thế giới.

Đây chính là lý do, Trung Quốc xem Syria là điểm ưu tiên chiến lược. Nếu như không có an ninh và ổn định ở Levant, các kế hoạch toàn cầu của Trung Quốc trong việc tái thiết con đường Tơ lụa sẽ trở nên bất thành.

Hồi đầu tháng này, đại sứ Trung Quốc tại Syria Xie Xiaoyan đã chia sẻ với giới truyền thông Syria rằng, cả Nga và Trung Quốc đang phối hợp chặt chẽ để “thúc đẩy tiến trình hòa bình cũng như quá trình khôi phục sau chiến tranh của Syria”.

Ngoài yếu tố lợi nhuận kinh tế, Trung Quốc còn có mối quan hệ thân thiết lâu đời với Syria. Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, cùng với Nga, Trung Quốc vẫn giữ mối quan hệ đồng minh thân thiết với cha của Tổng thống Syria Assad đương nhiệm là ông Hafez. Mối quan hệ gắn bó này vẫn được duy trì cho tới nay.

Về phần mình, Tổng thống Assad cũng đã công khai tuyên bố các quốc gia phương Tây cũng như các nước đồng minh trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Xê-út sẽ không có bất cứ cơ hội nào hưởng lợi từ tương lai của Syria. Nói cách khác, ông Assad đang hướng về phía Đông để tái thiết đất nước.

Nền hòa bình của Syria cũng sẽ giúp Nga và Trung Quốc tránh được mối quan ngại an ninh khi hàng ngàn tay súng phiến quân trở về nước để thực hiện các hành vi khủng bố. Cụ thể, ước tính có khoảng 5.000 tay súng người Duy Ngô Nhĩ đang chiến đấu ở Syria trong các lực lượng được phương Tây hậu thuẫn nhằm chống lại chính quyền Damascus.

Nếu như nền an ninh và hòa bình ở Syria rơi vào thế bấp bênh, quốc gia này sẽ trở thành cái nôi hoạt động của lực lượng khủng bố ở toàn khu vực Á – Âu cũng như đẩy các kế hoạch kinh tế đầy tham vọng rơi vào cảnh chết yểu.

Ông Cunningham cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc áp đặt lệnh trừng phạt lên Syria cũng như né tránh đầu tư để tái thiết quốc gia Trung Đông này, nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ, Pháp cùng các đồng minh trong khối NATO đang cố tình mở rộng áp lực quân sự ở Syria. Cụ thể, một số hãng tin cho biết Pháp đang điều thêm binh sĩ tham gia cùng lực lượng quân sự Mỹ ở phía bắc Syria.

Có thể nói, nếu Syria quay trở lại với nền hòa bình và ổn định, Trung Quốc, Nga, Iran và toàn khu vực Á – Âu sẽ là những người giành được chiến thắng lớn. Ngoài ra, chiến lược hội nhập kinh tế ở Syria cũng sẽ khiến vị thế cường quốc của Mỹ bị lung lay, ông Cunningham kết luận.


https://www.rt.com/op-ed/427699-china-syria-business-peace/
http://infonet.vn/phuong-tay-tho-o-trung-quoc-ngay-cang-lun-sau-vao-syria-nhu-the-nao-post263460.info

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 28 2018, 05:31 PM

Mải nói chuyện Nga,UK, Triều Tiên, có câu chuyện này cung thú vị để giành cho ai quan tâm tới chính trị EU cũng như muốn hiểu biết thực sự về thể chế đa nguyên đa đảng. Đó là câu chuyện chính trị Ý.
Nước Ý là một nước đặc biệt ở châu Âu, vì là một nước không có thuộc địa, vì thế người Ý không có tư duy thực dân.Nhưng nước Ý cũng là nước có nền kinh tế mạnh thứ 3 ở lục địa châu Âu sau Đức và Pháp. Điều này đã có từ quá khứ, chứ không phải bây giờ. Điểm này đã khiến nước Ý là nước đầu tiên gặp phải khó khăn về kinh tế, nếu có một cuộc khủng hoảng xâỷ ra. Bởi vì Pháp có thể trông chờ vào thuộc địa (trước là thuộc địa chính trị, nay là thuộc địa ngầm ở châu Phi), nước Đức thì khoẻ hơn. Vì thế, có thể coi Ý như cái cặp nhiệt độ về hệ thống chính trị ở Tây Âu, vì khi gặp khó khăn, nhất định phải tìm được hình thái chính trị phù hợp. Vì thế chính ở Ý đã xuất hiện chủ nghĩa phát xít đầu tiên trên thế giới (1922), và phải đến năm 1933 thì chủ nghĩa này mới xuất hiện ở Đức.
Với những gì đang xẩy ra ở Ý, thì người ta có thể nói là nước này không hổ danh là cái cặp nhiệt độ chính trị. Vì hiện tại liên minh lên cầm quyền ở Ý là một liên danh giữa chủ nghĩa dân tuý (populisme) và chủ nghĩa địa phương, nhưng có mầu phát xít. Một liên danh kiểu này chưa bao giờ tồn tại ở châu Âu từ sau đại chiến II (1945). Nó là dấu hiệu của sự khủng hoảng. Nhưng lần này nước Ý có còn đóng vai trò con cú báo điềm gở cho chính trị châu Âu như nửa đầu thế kỷ XX không ?
Dường như là không. Bởi vì thủ tướng mới của Ý, vừa tuyên thệ ngày 23/05 , thì 48 tiếng đồng hồ sau, ông ta đã phải từ chức, vì không lập được chính phủ. Bởi vì tổng thống Ý đã không chịu thông qua việc bổ nhiệm bộ trưởng tài chính. Người có thể dẫn Ý tới việc rời bỏ EU.
Như vậy là nước Ý không dân chủ. Bởi một vị tổng thống có thể phủ quyết ý nguyện của dân thông qua là phiếu. Nhưng đây cũng chính là dân chủ thực sự trong thực tế được thực hiện ở những nước phương Tây có hình thái dân chủ điển hình. Trong thực tế, không có một nước phương Tây có dân chủ như trong lý thuyết. Tức là nó luôn có vua. Chỉ có điều vì nó không ở vào những hoàn cảnh đặc biệt, khiến vua phải thò mặt ra. Nói một cách khác, dân chủ của nó là một dạng dân chủ hạn chế, hoạt động trong một cái khung. Và dân chủ ở đây không phải là quyền của dân. Dân chỉ đóng vai trò trọng tài qua lá phiếu để tránh cho các nhóm lợi ích tư bản đánh lẫn nhau, là một cách, một cơ chế để các nhóm này thoả thuận. Và các nhóm tư bản cũng phải chấp nhận luật chơi này thì nó mới hoạt động được. Còn trong trường hợp tự nhiên do “tai nạn lịch sử”, cuộc bầu cử phản ánh thực chất xã hội, như ở Venezuela, thì nó sẽ đánh nhau ngay.
Vậy tại sao ở Venezuela lại đánh nhau. Đó là vì bản chất là phiếu. Ở Venezuela, chế độ đại nghị tư sản đa nguyên đa đảng đã hoạt động từ thế kỷ XIX. Nhưng nhân sự của nó không ra ngoài nhóm da trắng thiểu số. Thực ra buổi ban đầu, chỉ có người có của mới được đi bầu. Trong trường hợp này, người bầu và người có thể ứng cử đã thuộc một nhóm lợi ích. Nên chuyện « tai nạn lịch sử » như ở Venezuela không xẩy ra.
Sự việc phức tạp hơn, từ sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước theo chế độ này mở rộng số lượng người đi bầu. Về nguyên tắc ai cũng có thể ứng cử, ai cũng có thể đi bầu. Vậy làm sao định hướng được là phiếu chỉ vào tay các nhóm lợi ích tư sản. Điều đầu tiên là quá trình chọn lọc, sau đó là tuyên truyền. Và ngay cả trong trường hợp này, để cho chắc cờ, khỏi bị tuột tay, giai cấp tư sản đã đặt ra một loạt các cơ chế không thông qua bầu cử, có quyền cao hơn lá phiếu. Ví dụ hội đồng bảo vệ hiến pháp, hay toà án hiến pháp tối cao. Hay một vị trí « vua » : Vua thật (như ở Anh), hay vua giả (tổng thống).
Còn tại sao ở Venezuela, « tai nạn lịch sử », chế độ tư sản bầu lầm người xảy ra. Đó là bởi vì chế độ của nó không chắc, và đồng thời cái đế bầu cử của nó người nghèo nhiều quá. Vì thế nếu thực sự theo lá phiếu, thì xẩy ra tai nạn lịch sử, tức là ông Hugo Chavez, hay ông Nicolas Maduro hiện tại nắm quyền. Nhưng việc nắm quyền của những ông này lại đẩy đất nước vào thảm cảnh bất ổn định, vì đấu tranh giai cấp, giai cấp tư sản Venezuela không thể chấp nhận được.
Nếu ta nhìn vào nước Nga hiện tại, thì cũng thấy điều đó. Hiện tại Putin là vua. Nhưng vị trí vua này can thiệp nặng nề vào hoạt động của nhà nước hơn. Và đó cũng là bằng chứng để nói cái chế độ « đa nguyên đa đảng » mà người Nga nhập khẩu không chạy. Tại sao ? vì Nga làm gì có giai cấp tư sản có nhận thức đúng về vai trò của nó. Sự tan ra của Liên Xô chỉ làm nẩy sinh ra một đống tài phiệt, một dạng mafia « không có niềm tin, bất chấp pháp luật » (sans foi ni loi). Ở VN người ta có thể « may mắn » gặp được những dạng này, đó là những đại gia xuất phát từ Liên Xô cũ, thông qua cách ứng xử cách kinh doanh của họ.
Kết quả « có vua » là điều kiện để « dân chủ » có thể hoạt động được trong các nước theo hình thái đại nghị tư sản. Và hai điều này mâu thuẫn với nhau nếu đi tới tận cùng của cái lý, hay là chấp nhận sự nhồi sọ của các học thuyết tư sản coi dân chủ như một sự thể hiện quyền dân mà không có phê phán phân tích. Và đặc biệt nó không phải là chế độ công bằng, mang lại quyền lợi cho tất cả mọi người dân, chỉ vì họ « được đi bầu ».

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 29 2018, 05:30 PM

Chưa đầy 24 giờ sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố huỷ cuộc gặp mặt với « chairman Kim » Tổng thống Hàn quốc đã gặp ông Kim ở Bàn môn Điếm. Sự nhanh nhẹn linh hoạt của hai bên thể hiện đúng cái chữ mà tôi dùng cho hai bên : conivence, người ta có thể hiểu là hợp cạ, âm mưu cùng nhau. Mặc dù nếu nhìn trên lý thuyết thì Bắc và Nam Hàn đối kháng nhau. Nhưng có vẻ cả hai tìm cách hợp tác để bắt chẹt Mỹ. Trong hình ảnh cuộc gặp mặt giữa hai bên, lần này là ở phía Bắc giới tuyến, trong phần lãnh thổ của Bắc Triều tiên, ông Kim đã ôm hôn ông Mun chặt chẽ theo đúng truyền thống của phe XHCN cũ, và kẻ xấu mồm thì có thể coi nó như cái hôn tử thần (Baiser de mort) giữa Gobarchev và ông Hô nếch cơ, tổng bí thư đảng CS Đông Đức cũ. Nhưng chắc lần này là để cả hai bên đều sống, chứ không ai giết được ai. Hình ảnh đưa ra của cuộc gặp gỡ, chỉ có bốn người. Trong đó phía Hàn quốc không thể thiếu mặt nhân vật đứng đầu CIA Hàn quốc. Nếu người ta biết rằng, CIA Hàn quốc đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hoá nước này, khi giám đốc CIA Hàn đã rút súng lục bắn chết Pắc Chung Hi, mở ra kỷ nguyên đa đảng, thì việc CIA Hàn hiện diện trong cuộc gặp mặt Bắc – Nam, là dấu hiệu cả hai bên đều rất muốn tiến gần lại nhau, chỉ vì còn bị Mỹ và TQ ngăn cản thôi. Về sức ép, thì rõ ràng sức ép Mỹ lớn hơn sức ép TQ (Mỹ là người chỉ huy quân đội Hàn quốc, là nước phong toả kinh tế Triều tiên, còn TQ thì chỉ ủng hộ Bắc Triều Tiên cầm chừng để bảo vệ mình, sử dụng Bắc Triều Tiên như con tốt thí). Cho nên nếu Mỹ đồng ý thoả thuận để dỡ bỏ phong toả kinh tế một cách nhanh chóng, không dở thủ đoạn ép người ta bỏ trước, còn mình thích thì làm, tráo trở, thì rất có thể Mỹ sẽ được cả hai nước Triều Tiên. Ngược lại nếu Mỹ không hiểu điều đó mà lại vẫn tìm cách bắt chẹt, thì vai trò TQ sẽ lớn lên, vì Bắc triều Tiên không thể không dựa lưng vào TQ. Có lẽ Trump và Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ hiện tại, nhưng lại là trùm CIA trước, hiểu được điều đó đặc biệt là ông Pompeo, nhưng hệ thống chính trị Mỹ có hiểu không thì không rõ. Cho đến nay thì vấn đề mập mờ trong khái niệm « trừ bỏ vũ khí hạt nhân » vẫn còn đó : Bắc Triều Tiên bỏ vũ khí hạt nhân, hay toàn bộ vũ khí hạt nhân trên bán đảo này (tức là cả của Mỹ) cũng phải bỏ, cũng như cách từ bỏ ra sao. Ngược lại THAAD thì không thấy nói tới. Như vậy việc « quay trở về » bàn hội nghị này, nếu Mỹ khéo, thì sẽ tạo điều kiện bất lợi cho TQ về lâu dài. Nhưng về mặt hình ảnh, người ta có thể thấy trong câu chuyện này, Triều Tiên có lợi thế hơn là Mỹ cho đến khi ..thực sự biết điều kiện thoả thuận đạt được của hai bên là gì, và từ đó các con bài chơi tiếp theo của hai bên ra sao.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 29 2018, 07:32 PM

My tam hoan ap dung cac bien phap trung phat moi voi Trieu Tien de cho thuong dinh

My to ra that vong voi quyet dinh An Do se mua S400 cua Nga, nhung noi hien nay se khong ap dung trung phat voi An Do, nhung lo ngai se anh huong toi viec cung cap may bay cho An Do

Bai bao duoi noi ve viec My muon xay nha may nhiet dien khi dot o Vietnam. Khong biet co phai chieu "cho den ban dau" cua My k? Vi My dang muon ban khi dot hoa long da phien dat do cua minh. Hic, mua khi dot hoa long da dat, mua tu My thi cang dat nua.
Bai bao duoi, ong nay phia tren ca ngoi cong nghe nhiet dien khi dot My, noi My la anh ca so voi cac nuoc khac nhu Phap, Duc, Nhat trong linh vuc nay. Phia duoi lai noi co nhieu nuoc co trinh do ngang voi My la sao?


http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/viet-nam-hop-tac-nhiet-dien-khi-voi-my-tin-cay-nhung-3359020/

Việt Nam hợp tác nhiệt điện khí với Mỹ: Tin cậy nhưng...
Sự có mặt của nhà đầu tư Mỹ vào Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 là cơ hội rất tốt để Việt Nam dần thay thế công nghệ cũ...



Việc tập đoàn AES muốn đầu tư vào Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 được các chuyên gia cho rằng đây có thể là cơ hội để Việt Nam thoát dần khỏi công nghệ lạc hậu, tiếp cận công nghệ cao, hiện đại hơn, nhưng để thay thế nhiệt điện than thì chưa dễ.

PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam đánh giá, sự có mặt của nhà đầu tư Mỹ vào Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 là cơ hội rất tốt để Việt Nam dần thay thế công nghệ cũ, lạc hậu, từng bước tiếp cận với một nền công nghệ cao, hiện đại, mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với đó vị chuyên gia cũng đưa ra nhiều cảnh báo…
Đáng tin cậy nhưng phải chặt chẽ

PV: Thưa ông, lãnh đạo Tập đoàn AES (Mỹ) sau khi thu xếp vốn đầu tư cho Nhiệt điện Mông Dương 2 cùng kho cảng khí hóa lỏng thì họ tiếp tục đề xuất với Chính phủ Việt Nam mong muốn được đầu tư vào Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 cũng theo hình thức BOT. Việc xuất hiện nhà đầu tư Mỹ vào thị trường nhiệt điện Việt Nam là rất mới lạ, ông có bình luận gì về hiện tượng này?

PGS Trương Duy Nghĩa: Ở đây có hai vấn đề. Trước hết, tôi xin phân tích từ góc độ kỹ thuật. Về công nghệ, kỹ thuật, cá nhân tôi đánh giá sự xuất hiện của nhà đầu tư Mỹ vào lĩnh vực nhiệt điện của Việt Nam là thông tin rất tốt. Mỹ hiện đang là cường quốc đứng đầu về điện và cả nhiệt điện. Bao gồm cả sản lượng và chế tạo sản xuất điện.

Nếu so sánh với Trung Quốc, Mỹ là bậc thầy, so với Pháp, Nhật, Đức... Mỹ vẫn được coi là anh cả trong lĩnh vực này. Tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ trong lĩnh vực này cũng đang là tiêu chuẩn chung được cả thế giới áp dụng. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật và chuyên môn, sự tham gia của nhà đầu tư Mỹ vào nhiệt điện khí Việt Nam là rất đáng tin cậy.

Riêng Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2, đây là dự án đã có từ 10 năm trước và sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG nhập khẩu).

Trên thực tế, xu hướng phát triển nhiệt điện khí được thế giới đánh giá có nhiều ưu điểm lớn như: suất đầu tư thấp hơn đầu tư nhiệt điện than; thời gian xây dựng nhanh hơn; diện tích sử dụng đất ít, chỉ có nhà máy, không cần kho bãi chứa tro, xỉ như nhiệt điện than... Vì thế, tại Mỹ, tỉ lệ sản xuất nhiệt điện khí rất lớn, lên tới 30%. Tuy nhiên, đầu tư nhiệt điện khí ở Mỹ có giá rất rẻ, do Mỹ có được hệ thống ống dẫn khí trực tiếp từ mỏ khí vào nhà máy sản xuất điện.

Ở Việt Nam, chúng ta cũng có nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ đã tận dụng được nguồn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ, sau đó tận dụng được khí ở mỏ Nam Côn Sơn. Hay nhà máy điện Cà Mau sử dụng được khí từ mỏ PM3 nên đem lại lợi nhuận rất lớn cho nhà sản xuất.

Còn tại dự án Sơn Mỹ 2, chúng ta vẫn phải nhập khẩu khí, không có cách nào khác. Trong trường hợp phải nhập khẩu nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG nhập khẩu) thì nhiều khả năng giá thành sản xuất điện tại Việt Nam cũng sẽ có giá rất cao, cao hơn khoảng 4 lần so với Mỹ (tại Mỹ giá khí khoảng 2,8 USD/1 triệu BTU, giá nhập khẩu LNG là khoảng 10,2 USD/1 triệu BTU).

Mặc dù vậy, ở các nước sản xuất nhiều điện đều phải có nhà máy điện khí nhằm đáp ứng các thời điểm phụ tải cao. Vì thế, có nhiều nước như Nhật, dù phải nhập khí hóa lỏng với giá rất cao, giá điện đắt nhưng vẫn phải xây dựng nhà máy điện khí.

Tại Việt Nam, đồ thị phụ tải điện cũng nhấp nhô, không ổn định, do đó vẫn cần có nhà máy nhiệt điện khí để cấp cứu những thời điểm cao điểm, đặc biệt vào mùa khô, thủy điện thiếu nước để phát điện.

Vấn đề thứ hai, về hình thức BOT, tôi cho rằng đề xuất này phải được tính toán, cân nhắc rất thận trọng. Vì khi đã đầu tư theo hình thức BOT, Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm bảo lãnh đầu ra cho sản phẩm điện của nhà máy, mà doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào, sản xuất ra. Tức là, chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào giá bán của nhà đầu tư. Nếu bán rẻ chúng ta được lợi, bán đắt nền kinh tế trong nước phải chịu thiệt hại. Việc này Việt Nam phải lường trước để có phương án ứng xử cho phù hợp.

Theo tôi, để tránh rủi ro, chúng ta nên tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư cho phù hợp. Việt Nam có thể lựa chọn 1 trong 4 quốc gia được thừa nhận đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất nhiệt điện như Mỹ, Đức, Nhật và Pháp. Khi tổ chức đấu thầu, nhà đầu tư nào có chính sách đầu tư phù hợp, giá thành hợp lý, kỹ thuật, công nghệ bảo đảm, chúng ta sẽ chọn.

PV: Việt Nam đang rất thiếu điện, nhưng nhiệt điện than nhập công nghệ lạc hậu của Trung Quốc với nguyên tắc ham rẻ đã tác động xấu đến môi trường, điều này dư luận đã nhiều lần lên tiếng, các chuyên gia cũng cảnh báo đừng để Việt Nam là bãi rác công nghệ của Trung Quốc và đến nay, Việt Nam cũng đã phải nói không với những dự án thủy điện, nhiệt điện nhỏ và vừa…

Đây có phải là nguyên nhân khiến tập đoàn AES xúc tiến đầu tư nhiệt điện khí với công nghệ cao vào Việt Nam để chiếm lĩnh và thay thế dần nhiệt điện than công nghệ thấp, thưa ông? Về phía Việt Nam, sự hợp tác này mở cho chúng ta những cơ hội gì?

PGS Trương Duy Nghĩa: Tôi rất chia sẻ với những lo ngại phát triển nhiệt điện than bằng công nghệ thấp, lạc hậu của Trung Quốc. Mối lo trên là thực tế và Việt Nam hiện vẫn đang phải đối diện với những nguy cơ ô nhiễm môi trường, những mối lo về sức khỏe, bệnh tật cũng như những tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, xã hội do các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu gây ra.

Có thể điểm ra các nhà máy như nhiệt điện than Uông Bí (được xây dựng những năm 74-75); các dự án nhiệt điện trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đều sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, lại có công suất rất nhỏ.

Tôi lưu ý, trong đánh giá dự án thì ngoài dựa vào chỉ tiêu thiết kế kỹ thuật thì còn phải đánh giá được chất lượng của thiết bị. Tôi lấy ví dụ, một dự án có thể đạt được tất cả các chỉ tiêu về thiết bị nhưng chưa chắc đã đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng của thiết bị đó.

Điều này khiến chúng ta lo ngại nhiều hơn ở các dự án sử dụng công nghệ, thiết bị của Trung Quốc. Vì là quốc gia phát triển nhanh, phát triển vượt bậc và đã đạt được nhiều thành tựu về cả khoa học, công nghệ, phát triển kỹ thuật... nhưng bản chất của những thành tựu đó lại không có được nền tảng truyền thống bền vững. Vì thế, Trung Quốc có thể sản xuất được các thiết bị đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng xét về độ bền của thiết bị thì không thể so sánh với các nước khác.

Cá nhân tôi từng được tới thăm nhà máy phát điện tại thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Nhà máy này được sử dụng tổ máy 600MW do Mỹ đầu tư. Trong tổ máy có sử dụng trục nghiền than của Mỹ, thời gian làm việc là 2,5 vạn giờ mới phải thay. Sau khi được thay bằng trục của Trung Quốc thì thời gian làm việc chỉ kéo dài được 5.000 giờ (đạt 20%) độ bền so với sản phẩm của Mỹ. Điều này cho thấy, độ chịu mài mòn của thiết bị Trung Quốc so với thiết bị của Mỹ là rất kém.

Tương tự, các ống thép của các lò hơi áp suất cao, cũng được Trung Quốc tuyên bố thực hiện theo tiêu chuẩn của Mỹ, nhưng công nghệ thực hiện có theo được Mỹ hay không lại là chuyện khác. Vì thế, sự có mặt của nhà đầu tư Mỹ tại Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 là cơ hội rất tốt để Việt Nam dần thay thế công nghệ cũ, lạc hậu, từng bước tiếp cận với một nền công nghệ cao, hiện đại, mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế.

Vấn đề còn lại chúng ta phải cảnh giác trong việc thực hiện ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt là các cam kết trong sử dụng công nghệ cao, tránh tình trạng “dự án đeo mác Mỹ nhưng lại mang ruột Trung Quốc”. Mỹ đầu tư nhưng lại sử dụng công nghệ Trung Quốc là không ổn.

Chúng ta từng có bài học tại nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3, đây là dự án của nhà đầu tư phương Tây, nhưng trong quá trình thực hiện lại yêu cầu sử dụng thiết bị Trung Quốc tại một số hạng mục. Khi thực hiện thẩm định báo cáo, chúng tôi đánh giá chất lượng của các thiết bị này còn thấp hơn cả tiêu chuẩn của Việt Nam. Cuối cùng đề xuất đã bị bác, không cho phép triển khai.
Khó chủ động, lo phụ thuộc nguồn cung

PV: Nhiều người lo ngại, nếu mở rộng phát triển nhiệt điện khí, chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề tương tự như việc phát triển nhiện điện than, đó là nguồn nhiên liệu. Thưa ông, với tiềm lực khai thác như hiện nay của Việt Nam, liệu có khả năng thay thế các dự án nhiệt điện than đang tồn tại bằng nhiệt điện khí hay không? Trong kịch bản phải nhập khẩu khí hóa lỏng để chạy điện, Việt Nam phải lường trước những hệ lụy gì? So sánh với việc phải nhập than, cái thiệt và cái hơn là gì?

PGS Trương Duy Nghĩa: Như đã phân tích ở trên, hiện nay Việt Nam chưa chủ động được nguồn khí và phải đi nhập. Việc nhập khẩu khí như đã nói sẽ có nhiều vấn đề, thứ nhất là giá thành đắt, thứ hai là bị phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Về giá thành, tôi không cần nói lại nữa, nhưng rõ ràng với mức giá nhập khẩu khí hiện nay, Việt Nam phải chấp nhận giá điện cao, thậm chí cao hơn gấp 2 lần giá điện sản xuất từ than. Việc này là rất rõ ràng và Việt Nam phải tính toán vì khi giá điện quá cao sẽ tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất của toàn nền kinh tế và đời sống của người dân.

Hiện nay, mức giá bán lẻ bình quân đang ở mức 1.600 đồng/kw/h, nếu tăng gâp đôi sẽ là 3.200 đồng/kw/h, với mức giá này người dân và doanh nghiệp có chịu được không? Nếu không bán với giá cao thì Nhà nước và ngành điện có bù lỗ được không?

Vì thế, về trước mắt tôi cho rằng chưa thể nghĩ tới việc nhiệt điện khí sẽ thay thế được các dự án nhiệt điện than. Phát triển nhiệt điện khí thời điểm này vẫn chỉ là phương án nhằm bù đắp cho giờ cao điểm, thời điểm thiếu điện mà thôi.

ấn đề tiếp liên quan tới nguồn nhập khẩu khí. Sự khác biệt rất lớn giữa nhập khẩu than và khí là than đã khai thác lên, không bán được sẽ bị ứ đọng, không có kho chứa. Vì thế, dù không muốn, những nước đang khai thác than với trữ lượng lớn như Indonesia cũng phải bán cho Việt Nam với giá rẻ. Trong trường hợp này, Việt Nam có lợi, vừa nhập được nguồn nhiên liệu giá rẻ, lại vừa không lo bị phụ thuộc về nguồn cung.

Tuy nhiên, nhập khẩu khí thì cũng giống như dầu mỏ, vừa khan hiếm lại dễ bị ép giá. Trước hết, phải khẳng định nguồn khí ở Việt Nam là rất khan hiếm, có nhưng trữ lượng không lớn. Các nước xung quanh chúng ta cũng không có nguồn khí mà chủ yếu phải nhập khẩu từ các nước Trung Cận Đông, đường vận chuyển dài, khó bảo quản, khai thác lại khó khăn.

Chính vì những đặc tính như vậy, nên việc nhập khẩu khí cũng sẽ chịu tác động rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, việc nhập khí sẽ rất khó khăn. Đây là vấn đề Việt Nam cũng phải lường trước.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 29 2018, 07:33 PM

Chưa thể thay thế nhiệt điện than

PV: Một lo ngại khác là việc Việt Nam chuyển sang nhiệt điện khí với quy mô lớn sẽ làm mất đi lợi ích của những nước muốn xuất khẩu công nghệ nhiệt điện than và cả nhiên liệu này sang Việt Nam. Ông chia sẻ như thế nào với những lo ngại này? Nếu thực sự quyết tâm, Việt Nam nên có cách thức như thế nào để việc chuyển đổi không gây sốc và nhận lại những sự đáp trả tiêu cực?

PGS Trương Duy Nghĩa: Như tôi đã nói, phát triển nhiện điện khí không thể coi là chiến lược nhằm thay thế nhiệt điện than được. Đây chỉ là giải pháp để cấp cứu giờ cao điểm.

Hơn nữa, cũng không thể dùng nhiệt điện khí để thay cân bằng năng lượng chung của hệ thống điện. Cân bằng năng lượng chung vẫn phải sử dụng nhiệt điện than là chính. Nếu thay thì chúng ta phải chấp nhận giá điện cao.

Về lo ngại công nghệ Trung Quốc, tôi có thể bảo đảm, tới nay Việt Nam rất hạn chế nhập khẩu công nghệ của các nước công nghệ chưa cao, như Trung Quốc, có thể nói gần như không còn. Vì thế, chúng ta có thể yên tâm về việc này.

Vấn đề tôi lo ngại hơn là Việt Nam đang thiếu hẳn một ngành công nghiệp chế tạo nhà máy điện, đây là một yếu kém ghê gớm của Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam cần khoảng 10 tỷ USD để xây dựng nhà máy điện nhưng lại không hề có ngành chế tạo công nghiệp điện, rất kỳ lạ.

Đến ngay cả các nước nhỏ như Hungari, Czechoslovakia còn có các nhà máy công nghiệp chế tạo điện mà Việt Nam không có là một sai lầm lớn mà tôi đã lên tiếng, đã nói rất nhiều mà gần như không ai hiểu lời tôi nói.

PV: Trở lại với hợp tác giữa Việt Nam và AES, ông có cho rằng, trong viễn cảnh này, cả AES và Việt Nam đều có lợi, Việt Nam được lợi trước hết là môi trường sạch, công nghệ cao và quan trọng hơn là phá thế độc quyền công nghệ Trung Quốc; còn AES có được thị trường mới với nhiều ưu đãi? Đây có được coi là bước đột phá tích cực hướng tới tương lai công nghệ cao không, thưa ông?

PGS Trương Duy Nghĩa: Tôi phải khẳng định lại, phát triển công nghệ nhà máy nhiệt điện khí, nhà máy nhiệt điện công nghệ cao không có nghĩa Mỹ là quốc gia độc quyền và duy nhất trong lĩnh vực này. Rất nhiều nước hiện nay cũng có công nghệ và trình độ ngang ngửa Mỹ.
Thứ hai, tôi đã nói nhiệt điện khí không thể đảm đương được chức năng thay thế nhiệt điện than vì nền kinh tế không cho phép làm việc này.

Thứ ba, không vì như thế mà có thể nói công nghệ nhiệt điện khí sẽ làm cho công nghệ nhiệt điện than bị lạc hậu và các nước xuất khẩu công nghệ nhiệt điện than vào Việt Nam là yếu kém đi. Chúng ta chỉ không nhập khẩu công nghệ nhiệt điện than lạc hậu của Trung Quốc nữa, chứ không thể không sử dụng công nghệ nhiệt điện than.

Vì thế, cũng không nên quá lo lắng Việt Nam bị phụ thuộc vào công nghệ Trung Quốc mà phải chấp nhận chọn công nghệ lạc hậu. Chúng ta đã thấm đòn và thấu hiểu bài toán "của rẻ là của ôi" rồi, chắc chắn chúng ta không mắc phải sai lầm đó nữa.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 29 2018, 11:01 PM

Cái ông Trương duy Nghĩa này nói sai rồi. Lập luận lòng vòng mà không chỉ ra được điều gì đang xẩy ra trên thế giới, cách hành xử của người ta. Vì không có tầm nhìn nên như thế.
Hiện nay trên thế giới có các dạng năng lương sau :
1- Nhiệt điện Than
2- Nhiệt điện khí
3- Điện nguyên tử
4- Thuỷ điện
5- Điện pin mặt trời, sức gió
Trong đó nếu xét theo « bảo vệ môi trường » (tôi để trong ngoặc kép để nói nó là một thủ thuật marketting vì người ta có thể hiểu điều này theo nhiều kiểu khác nhau, theo các chuẩn khác nhau) hiểu theo việc không xả khí các bon níc (CO2) làm nóng khí quyển và ô nhiễm không khí thì nhiệt điện Than là bẩn nhất. Thuỷ điện là sạch nhất, thứ đến điện khí, điện gió rồi mới tới điện nguyên tử.
Nếu tính về kinh tế(tức là hiệu quả sản xuất trên 1KW) thì điện than là rẻ nhất.
Nếu tính về độ nguy hiểm, phức tạp về công nghệ thì điện nguyên tử là đáng sợ nhất.
Nếu tính về giá thành cao, ít hiệu quả kinh tế nhất là điện gió, pin mặt trời.
Tất cả các hình thức trên đều có lợi và hại. Và ở trên thế giới, các nước phương Tây, tuỳ theo họ sử dụng cái gì, năng lượng nào mà có chính sách chính trị hướng theo điều đó.
Một nước muốn bảo đảm an ninh để phát triển, thì phải tự chủ được về năng lượng. Lĩnh vực này cũng quan trọng như nông nghiệp. Tự chủ có nghĩa là ít phụ thuộc vào nhập khẩu nhất, hoặc nhập khẩu thì phải bảo đảm được nguồn nguyên liệu không bị ảnh hưởng (hoặc ảnh hưởng ít nhất) từ bên ngoài.
Tôi sẽ lấy hai ví dụ để thấy điều đó.
1- Nước Đức. Hiện tại nước Đức đã từ bỏ công điện hạt nhân (mặc dù khoảng 20% điện nước này vẫn là từ hạt nhân), mà hướng tới năng lượng sạch tức là sức gió (là chính) rồi pin mặt trời. Mặc dù vậy, nguồn cung cấp năng lượng điện lớn nhất ở Đức vẫn là Than đá, thậm chí là linite (tức là một loại than bùn nâu, có hàm lượng than rất ít) và hiển nhiên là ô nhiễm nhất (nếu hiểu theo khí thải CO2). Tại sao Đức lại làm thế. Bởi vì điện nguyên tử Đức không làm chủ được nguồn nhiên liệu, và họ cũng không thể giữ lại để sử dụng vào chế tạo vũ khí (Uranium dùng trong nhà máy điện là 10%, nhưng cứ lọc tiếp tới 90% thì dùng làm bom được), trong khi nguồn điện này rất nguy hiểm, nếu có sự cố, mà nước Đức thì diện tích nhỏ, mật độ dân đông (bằng 2/3 VN và có số dân gần bằng Đức 80 triệu, VN :90 triệu). Điện gió ở Đức ngày càng tăng, nhưng không ổn định, vì điện không trữ được. Vì thế điện than đá, than nâu vẫn là năng lượng chủ lực ở nước này, bất chấp nó ô nhiễm hơn. Còn về khí đốt, dầu mỏ, Đức chủ yếu nhập từ Nga, và với các dòng chẩy North Stream, thì Đức càng ít phụ thuộc vào các nước trung gian hơn (ví dụ UK). Quan hệ về năng lượng của Đức với Nga là ổn định, bất chấp việc hai bên đánh nhau trang dành ảnh hưởng ở UK. Và Đức không ký với Mỹ hiệp định FTA cũng chỉ vì không muốn phụ thuộc vào khí đốt Mỹ.
2- Nước Pháp. Từ khi có khủng hoảng dầu lửa 1973, thì nước Pháp chuyển sang dùng điện hạt nhân. Nhưng Pháp làm chủ hoàn toàn kỹ thuật. Và điện hạt nhân là cửa đầu tiên để Pháp làm bom nguyên tử. Một công đôi việc. 2/3 số lượng điện ở Pháp là điện nguyên tử.
Chính vì thế mà Pháp là nước cổ vũ « bảo vệ môi trường » quyết liệt, đặc biệt là chống nhiệt điện, để lùa các nước khác dùng điện hạt nhân, điều mà Pháp có thế mạnh. Cũng chính vì lobby hạt nhân mà các loại năng lượng mới kiểu như sức gió phát triển chậm.
Ở Pháp không có nguyên liệu nguyên tử. Nguyên liệu nguyên tử Pháp lấy ở Mali, là một nước thuộc địa cũ, nhưng hiện tại Pháp vẫn kiểm soát được.
Qua hai ví dụ trên, tôi có thể lấy nữa, ví dụ Ý, hay Nhật hay Mỹ. Nhưng tựu chung vấn đề nó lớn hơn việc công nghệ sạch hay bẩn, cũ hay mới. Nhưng chuyện này chỉ là cái cớ nói cho vui thôi. Cái chính là nó phải là sản xuất nội địa (để kiểm soát được và bảo đảm an ninh năng lượng), đồng thời nó phải có hiệu quả kinh tế. Bởi giá điện mà đắt, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh hàng hoá của nước đó trên thị trường thế giới.
Ở VN, chuyện này nó còn kèm thêm một điều nữa, liên quan tới những nước đang phát triển, khác với Đức , Pháp tôi nói ở trên. Đó là « cái bẫy ngoại tệ ». Cái bẫy ngoại tệ là gì, các nước đang phát triển gặp phải nó khi muốn sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu, nhưng công nghệ lại phụ thuộc. Có nghĩa là sản phẩm bán ra bằng tiền nội địa (ví dụ VND), nhưng tiền chi trả bảo dưỡng, nhập máy móc công nghệ lại là tiền nước ngoài (ví dụ Đô la). Trong trường hợp này cái thu của ông không thể trả được cho chi, tại sao, vì khi chuyển đổi VND lãi ra đô la để tiêu, ông chuyển thế nào. Sự chuyển đổi này là do tiền ngoại tệ ông có khi xuất khẩu.(tức là VND nộp vào nhà nước, rồi nhà nước lấy ngoại tệ có được bằng xuất khẩu ví dụ tôm cá, cà phê, từ đó mà đổi cho ông, chứ ông khonog chi trực tiếp được) Kết quả ông thành cái bẫy tiêu thụ ngoại tệ mà không cân bằng được. Đây là điều giải thích tại sao Brazil thi hành chính sách thay thế sản phẩm nhập khẩu không thành công, còn Hàn quốc hay TQ thì làm được, vì họ chủ yếu hướng và xuất khẩu để lấy mỡ nó rán nó, rồi cướp công nghệ mà tiếp cận thị trường nội địa.
Bây giờ hướng cho ông EVN nhập cả công nghệ lẫn nguyên liệu (trả bằng đô) để sản xuất điện tính bằng VND. Vậy khác gì ông Brazil làm chuyện này từ thập niên 70 ở thế kỷ trước để rồi chết, nợ một đống, và luôn được gọi là xứ sở của tương lai mãi mãi, còn hiện tại thì không bao giờ có.
Thực sự tôi hơi ngạc nhiên là một ông PTS mà nhìn sự việc thiển cận như vậy. Nhất là những chuyện như thế đã xẩy ra trên thế giới, chỉ cần mở mắt nhìn chứ nó có phải là cái gì mới đâu.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 29 2018, 11:10 PM

Như vậy, cái quyết định của công nghệ năng lượng VN là nguyên liệu phải làm chủ được. Rồi từ đó mới tính chuyện công nghệ. Chứ không thể nêu lý do công nghệ cao, để tạo bẫy nhập khẩu nguyên liệu là chết.
Thực sự ở VN chỉ có nhiều than đá. Vậy thì nếu là nhiệt điện thì làm nhiệt điện than đá, nhưng chọn công nghệ tốt nhất. Cho đến nay năng lượng than đá vẫn rẻ nhất, cho nên giả sử có chọn công nghệ đắt tiền, giá thành đầu ra chắc vẫn có hiệu quả kinh tế. Một trong những quyết định đầu tiên của chính phủ Trump là khôi phục năng lượng than đá, không phải là không có lý do.
Còn lấy cớ hiện đại, để nhập khẩu một ngành công nghiệp hoàn toàn dựa vào nhập khẩu, điều mà ngay những nước đứng đầu thế giới nó còn chẳng dám làm (Mỹ, Pháp, Đức). Mà ông lại gân cổ lên biện hộ được thì cũng giỏi.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 31 2018, 04:58 PM

Để mở rộng tầm nhìn, ta nên xét thêm một số điều nữa. Ngoài những điêù tôi nói ở trên có thế coi là cổ điển. Nguyên tắc của nó là : nguyên liệu ở đâu, có tự chủ được không, sản xuất tính theo tiền nào. Từ đó mới suy ra định hướng phát triển (ngày xưa ta gọi là kế hoạch). Đây là vấn đề chiến lược, liên quan tới tính sống còn của một đất nước. Cái câu chuyện này thực ra một đứa trẻ con cũng biết (không cần học vị PTS hay TS). Nhưng cũng bởi thế mà những « nước lớn » nó cũng tìm cách phá, bởi vì đây là tiến trình xâm thực bình thường. Cách phá của nó thế nào :

1- Đưa ra những điều khoản luật pháp, và dần chuyển đổi chúng vào luật quốc tế, để từ dó mà hướng kinh tế các nước đang phát triển đi vào con đường phụ thuộc, không tạo được thị trường nội địa, kinh tế chỉ là cái cỗ máy hút nhập khẩu, vay nợ. Lấy ví dụ như Pháp. Bằng cách hò reo về vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, Pháp nhằm vào tạo một cái khung cưỡng chế bắt các nước khác sử dụng năng lượng sạch (theo định nghĩa của Pháp, trong đó năng lượng hạt nhân là « sạch »), từ đó tạo lợi thế kinh tế. Tịu chung, nước nào mạnh về mảng nào thì mảng đó sẽ được coi là sạch là chuẩn. Tất nhiên nó có cả yếu tố khách quan khoa học, nhưng yếu tố này được biến báo đi, thổi phồng..phục vụ cho mục đích kinh tế, xâm thực. Nó là một dạng « ăn cơ chế » ở mức độ cực cao big business. Vì thế các nước nghèo cứ nghèo khổ mãi là thế, dù có đủ các thể loại đảng, các kiểu dân chủ. Nhưng dân có được gì đâu. Như vậy khi hoạch định chính sách năng lượng phải để ý tới vấn đề này. Bởi người ta có thể dùng nó để lấy cớ ép thuế lên hàng mình sản xuất. Câu chuyện cá ba sa là dạng như vậy, mặc dù nó không trong lĩnh vực năng lượng.

2- Ở VN thời bao cấp, có việc kế hoạch hoá kinh tế. Tất nhiên việc kế hoạh hoá này có nhiều thiếu sót, ví dụ chỉ định lượng kiểu theo phong trào. Bây giờ nếu nói tới kế hoạch hoá, thì các bác sẽ nhẩy tưng tưng lên, chê là cổ hủ. Nhưng họ không biết rằng, trong quan hệ quốc tế hiện tại, những nước nghèo, đang phát triển như VN cũng bị « kế hoạch hoá », « định hướng ».. chứ nó không phải là phát triển tự do. Tất nhiên về mặt giấy tờ lý thuyết dậy từ Havard đến Yale hay princeton (tôi chỉ lấy mấy cái trường nổi tiếng của Mỹ, nhưng nó là điểm chung cho tất cả), không ai nó dậy thế cả. Mà chỉ « tự do muôn năm ». Nhưng đó cũng chỉ là lý thuyết để cho mấy ông được nó nhồi sọ ở đó, đi ra ngoài trưng cái bằng lên mà hô theo. Kế hoạch hoá của nó nằm trong chính sách cho vay. Không biết có ai trong này đã đi vay tiền chưa. Nếu đã đi vay, thì người ta thấy ngay là ngân hàng là kẻ quyết định có cho vay hay không, và từ đó hướng tới định hướng kinh tế. Bởi vì các nước nghèo không thể có tiền tích luỹ để phát triển, mà bắt buộc phải vay. Hiện tại hệ thống ngân hàng nào cho vay mà ít định hướng nhất. Tôi nói ra chắc các bác sẽ ngạc nhiên. Câu trả lời : TQ. Tất nhiên, nếu đã vay như thế, thì phải mua hàng TQ, công nghệ TQ. Cũng như vay vốn ODA Nhật thì phải dùng hãng Nhật, công nghệ Nhật. Nhưng vì hiện tại TQ trở thành công xưởng của thế giới (nếu tính trên toàn thế giới, thì giai cấp công nhân ngày càng tăng, nhưng nó tăng chủ yếu ở TQ, VN, .. nhưng không tăng ở phương Tây), vì thế ngay cả trong các giải pháp kỹ thuật ngoài TQ cũng vẫn có đồ của TQ.
Như vậy ngoài vấn đề nguyên liệu, nội lực, nó còn có vấn đề liên quan tới nguồn vốn, tới các mánh lới luật pháp mà các thị trường lớn đưa ra (EU, USA..) để định hướng sự phát triển có lợi cho họ nhất.
Như vậy các nước đang phát triển phải biết cách tránh và « lượn ra », thì mới phát triển được. Trong những nước phát triển trên toàn thế giới, VN là một nước đang còn giữ được nhiều đòn bẩy để « lượn ra » nhất. Chính trị VN độc lập, quân đội không phải loại yếu, hệ thống chính trị tinh vi, một phần lớn lực lượng sản xuất vẫn còn trong sự điêù khiển của nhà nước..Vì thế đừng có ù lỳ, người ta bảo gì nghe nấy, rồi lại tưởng là tiến bộ, phát triển.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 1 2018, 06:19 PM

Ve nang luong, lai co bai nay nua moi choang

http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/binh-luan/my-giup-viet-nam-lam-dien-sach-qua-khong-mien-phi-3359176/

Malaysia nói sẽ có ng phải chịu trách nhiệm vu MH17 nhưng không nên chĩa mũi dùi vào nga, và chưa đủ bằng chứng để cáo buộc nga. Australia và Hà Lan đã tới gặp Bộ Ngoại giao Mã Lai chất vấn.

An Do tu choi nghe theo My trung phat Iran, noi rang An Do chi theo lenh trung phat qua lien hop quoc chu khong phai cua mot quoc gia. HIen An Do cung co nhieu du an duong sat o Iran, va la doi tac nhap khau dau lon cua Iran

An Do cung da quyet dinh mua S400 cua Nga. My tuyen bo tam thoi chua co y dinh trung phat An Do

Nha bao Nga Babchenko song o Ukraine, thuong chong Nga, bi Ukraine tuyen bo da chet, nay lai song lai. Mat vu Ukraine noi rang da dan canh nhu vay de canh bao ve Nga. Hien cac truyen thong phuong Tay nhu CNN, NBC, Reuters da bi ho nang vu nay, sau khi da dua tin ram ro. [B]Phia Nga noi khong ro day la mot phan cua mot ke hoach lon, hay chi la mot am muu boi xau Nga
. Cac nha phan tich cung k ro day co phai la dau da noi bo cua Ukraine khong, vi ca ngoai truong, thu tuong Ukraine deu da len an Nga va dua vu "am sat" nay len LHQ.

Nga va Tho Nhi Ky dang ban bac mo rong duong ong Tho Nhi Ky den Bulgary

Tong thong Duc (cuu ngoai truong) Frank-Walter Shteinmaier yeu cau Ukraine phai ngung viec chi trich viec Duc tham gia du an Dong Chay Phuong Bac 2. Phia Ukraine lo ngai minh se mat don bay chinh tri khi dong chay phuong bac 2 duoc hinh thanh[/B]

"Các bạn không nên chỉ trích chúng tôi. Thậm chí nếu khi chúng tôi nói về dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tức là chúng tôi cũng nói về tương lai và an ninh năng lượng của Ukraine. Các bạn nên thấy rằng Đức nỗ lực để đảm bảo quá cảnh khí đốt qua lãnh thổ Ukraine. Để làm điều này, chúng tôi đang tiến hành các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) và tôi hy vọng sẽ mang lại kết quả", ông Shteinmaier nói.


Không hiểu sao Thổ gan thế nhỉ? Đã mua S400, xây dòng khí Thổ Nhĩ Kỳ, mua điện hạt nhân từ Nga, giờ lại dám cùng Nga thanh toán bằng đồng nội tệ riêng của nhau, điều mà EU cũng chỉ dám làm hạn chế với Nga. TQ thanh toán nội tệ với Nga thì không lạ, nhưng Thổ mà lại dám thế?

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy các dự án năng lượng chung
Ngày 2/6, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã có cuộc điện đàm, tập trung thảo luận về việc thúc đẩy các dự án năng lượng chung.

Trong cuộc thảo luận được phía Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng, hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo nhiều vấn đề xoay quanh quan hệ thương mại-kinh tế song phương, xúc tiến các dự án năng lượng chung, bao gồm dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và nhà máy năng lượng hạt nhân Akkuyu.

Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan có liên quan của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác song phương trên một loạt các lĩnh vực.

Chỉ cách đây vài ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng đã điện đàm, thảo luận vấn đề hợp tác kinh tế, năng lượng. Hai bên đều bày tỏ sự hài lòng trước tiến triển của các dự án nhà máy năng lượng hạt nhân Akkuyu và đường ống khí đốt tự nhiên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng nhấn mạnh việc sử dụng đồng nội tệ trong thương mại song phương./.

http://vov.vn/the-gioi/nga-va-tho-nhi-ky-thuc-day-cac-du-an-nang-luong-chung-769746.vov

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 3 2018, 06:15 AM

Vụ đặc khu kinh tế Vân Đồn, quốc hội đang muốn chủ trương cho TQ thuê trong 99 năm. Không hiểu thế nào?
Tin đồn của lề trái là TQ sẽ đem dân của họ vào sống, lợi nhuận đem về nước, có luật lệ riêng, k cần theo luật VN, k cần quan hệ và hòa nhập vào dân bản địa, thậm chí có thể thành lập lực lượng (hoặc đưa vào) an ninh hay quân đội vào đóng ở khu Vân Đồn, không rõ sao? Nhưng nếu đúng vậy thì k được. TQ chỉ có thể được đầu tư tiền bạc, công xưởng, có thể có nhân công TQ nhưng cũng phải thuê nhân công VN, và phải theo luật VN, lực lượng an ninh và quân đội dĩ nhiên phải của VN, và nộp thuế đầy đủ, lợi nhuận có thể đem 1 phần về TQ nhưng cũng phải dùng 1 phần tái đầu tư ở VN.

Vấn đề bây giờ là quy chế thế nào?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 6 2018, 07:07 PM

Cái câu chuyện đặc khu này nó có nhiều vấn đề, và cách nhìn nhận, sử lý của chính phủ và nhà nước cũng có vấn đề. Vấn đề đầu tiên là tâm lý. Ở đây có hai điều. Việc để thời hạn thuê đất có thể lên tới 99 năm, bất luận bản chất nó thế nào, không thể không khiến người ta nghĩ tới những nhượng địa mà thực dân phương Tây đã từng làm ở châu Á, cụ thể là TQ. Và đây là vấn đề mất chủ quyền. Ông bộ trưởng nào đó (ông ấy có tên, nhưng trả lời bao biện khiến tôi không muốn nhớ tên), lại nói rằng vấn đề đặc khu được chuyển thành «vấn đề chống TQ », mà cố tình lờ đi rằng, hiện tại chỉ có TQ là nước có thể xuất vốn nhiều nhất, và tất nhiên khả năng TQ, người TQ sẽ đầu tư vào nhiều nhất là tương đối rõ ràng, rồi từ đó không có cách trả lời thoả đáng càng chứng tỏ sự yếu kém của chính phủ, của chính mình, và từ đó dẫn tới việc người dân nghi ngờ khả năng quản lý, giải quyết vấn đề mà đặc khu đặt ra. Từ đó càng giúp thêm lề trái chắp thêm cánh, tha hồ mà đặt ra những hiểm nguy nói như đúng rồi. Càng làm câu chuyện rối mù lên về mặt dư luận. Trong khi thực tế, lề trái hay đặt chuyện và bịa đặt.
Thực ra để thời hạn thuê đất 99 năm là quá dài. Gần hai thế hệ, trong khi bản thân chính phủ hiện tại chưa chắc có được kế hoạch 5 năm. Về mặt nhà nước, biến động thế giới khiến người ta khó có thể tiên đoán việc gì xẩy ra 10 năm sau. Như vậy ở đây đúng là tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, mà trong thực tế không ai có thể đo đoán được. Rất may mắn là đặc khu là tự ta đặt ra, chứ không phải như nhượng địa kiểu Hồng Công, Ma cao là do thế lực bên ngoài ấn định vào, nên có thể đặt ra luật để khắc chế nó. Ví dụ. năm ngoái Obama đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí với VN. Nhưng ngay cả khi bỏ, để mua được vũ khí Mỹ cũng rất lằng nhằng, phải được các kiểu uỷ ban quốc hội của Mỹ thông qua. Không kể các vấn đề kỹ thuật khác, ví dụ như lắp ghép nó với hệ thống sẵn có ở VN như thế nào. Bản thân những chuyện đó đã làm cho việc mua vũ khí Mỹ trở thành vấn đề nan giải. Nhưng chưa hết. Vừa rồi Quốc hội Mỹ đã đưa ra lệnh trừngphạt Nga, trong đó bất cứ nước nào mua vũ khí Nga cũng nằm trong tầm ngắm của luật này. Như vậy nó đã trung hoà cái luật Mỹ bán vũ khí cho VN, biến tác động của việc này gần thành số không. Tất nhiên, do nhu cầu chính trị, quân sự, Mỹ có thể đặc cách cho VN, giống như Mỹ đã đặc cách cho Ấn độ. Đây là cách giải quyết có thể sử dụng, nếu vẫn muốn nằng nặc giữ 99 năm. Câu trả lời của thủ tướng Phúc đi theo ý này, có nghĩa là vấn đề 99 năm là đặc cách phải thông qua thủ tướng. Và tất nhiên ông ấy có vòng theo một câu nữa, để nói rằng thủ tướng không thể tự quyết định mà phải thông qua quy trình. Và như vậy, cái cách giải quyết này lại không đủ. Bởi sao ? bởi cho tới nay, trong luật pháp VN chưa có quy trình để có thể lật đổ thủ tướng một cách hợp hiến. Điều này tôi đã nói từ 7,8 năm nay. Nhưng cho đến này điều này chưa có. Kết quả một dạng « vua Lê chúa Trịnh » như thời thủ tướng Dũng có thể xẩy ra. Và trong trường hợp này, thì giải quyết ra sao. Khi một mình ông thủ tướng « đì » cả chính phủ, nhà nước, Đảng.
Như vậy vấn đề không phải là « 99 năm », mà cái cơ chế nào quản lý nó, trung hoà những hiểm nguy nó có thể đưa lại mới quan trọng. Nếu cái cơ chế đó, được ghi rõ ràng vào luật chứ không phải nói miệng, hay thông tư văn bản vớ vẩn, rồi lại « đánh mất » như mấy vụ nhà đất Sài gòn vừa rồi, thì ô kê.
Tất nhiên có nhiều cách, nhưng tôi chỉ tiếp tục tư duy của thủ tướng Phúc. Có nghĩa là nếu là gia hạn 99 năm, thì thủ tướng phải quyết định, và thủ tướng chỉ quyết định được khi quốc hội thông qua. Nếu có cả cơ chế, thủ tướng có thể bị lật đổ, nếu trái lệnh thì cái câu chuyện 99 năm này ổn.
Tiếp tới, để mở rộng tầm nhìn tôi sẽ nói về vấn đề đặc khu nói chung, từ đó suy ra đặc khu VN, cũng như những nghi ngờ xem nó có đúng không.

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)