Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ Thư viện bài viết _ Lý Thuyết Tổ Chức Nhà Nước

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 9 2020, 01:00 PM

Bài này em copy từ FB Lê Minh Hiếu

TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (P1)
Liệu các bạn có ai đã tự hỏi, vì sao Mỹ có tổng thống, còn Anh thì có Thủ tướng và Pháp thì lại có cả hai. Sự khác biệt nằm ở đâu?
Series bài viết này sẽ giải thích cho các bạn một cách dễ hiểu nhất về ba chính thể phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Series có 4 phần, đi từ cái chung đến cái riêng, tập trung vào lịch sử hình thành, lý thuyết, đặc điểm thông qua việc phân tích quốc gia tiêu biểu (Anh, Mỹ và Pháp)
Phần 1: Giới thiệu chung về hệ thống chính trị và một số vấn đề liên quan
Phần 2: Đại nghị chế ở Anh Quốc
Phần 3: Tổng thống chế ở Hoa Kỳ
Phần 4: Bán tổng thống chế ở Pháp
P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị.
Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài ``Sistemas Parlamentario Presidencial y Semipresidencial``, México, 2000.
Chúng ta cùng đi đến Phần 1 nhé!
Phần 1: Giới thiệu chung về hệ thống chính trị và một số vấn đề liên quan
Lịch sử của các hệ thống chính trị không tồn tại duy nhất một cách thức về việc tổ chức quyền lực. Trên thực tế, tồn tại rất nhiều dạng tổ chức khác nhau với các cách thức hoạt động khác nhau, mặc dù một vài trong số chúng có nền tảng như nhau. Nguyên nhân trực tiếp của sự phong phú của các hệ thống này chính là bởi sự phụ thuốc vào lịch sử và các đặc điểm riêng biệt của từng quốc gia, dân tộc.
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội, bao gồm các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội, được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền. Nó cũng bao gồm các quy tắc định hướng các hoạt động chính trị, các nguyên tắc mà theo đó những cá nhân hay đảng phái chính trị phải tuân theo. (nôm na là tất cả những gì liên quan đến quyền lực chính trị). Tất cả điều trên tạo ra một quy trình và có chức năng cho phép Nhà nước đạt được mục tiêu chính trị, thông qua việc đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực. Những quyết định này ảnh hưởng
đến mọi mặt của đời sống xã hội, đến các thành viên sống trong đó, và đôi khi cũng
ảnh hưởng đến chính hệ thống chính trị.
Nói đến hệ thống chính trị thì chúng ta không thể không nói đến khái niệm ``Nhà nước``, hai khái niệm này luôn đi song hành với nhau. Nhà nước là một tổ chức quyền lực đặc biệt, được lập ra bởi giai cấp thống trị. Theo đó Nhà nước mang tính chất giai cấp. Tuy các Nhà nước được ra đời theo các cách khác nhau nhưng nhìn chung tất cả chúng đều có những đặc điểm chung sau: sở hữu quyền lực công (cảnh sát, quân đội,…); có dân cư và lãnh thổ riêng; có chủ quyền quốc gia (sovereign – quyền tự quyết các vấn đề đội nội và đối ngoại mà không phụ thuộc vào nước khác); ban hành pháp luật; và thu thuế.
Các chức năng chính của nhà nước được chia thành đối nội và đối ngoại. Để thực hiên được các chức năng trên, Nhà nước sử dụng ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật (lập pháp), tổ chức thực hiện pháp luật (hành pháp) và bảo vệ pháp luật (tư pháp). Mỗi Nhà nước sẽ có cách thức khác nhau trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp, tùy thuộc vào hệ thống chính trị của nó. Vì vậy, dựa vào mối liên hệ này, các nhà lý thuyết đã đưa ra các khái niệm: hình thức chính thể (Form of government), hình thức cấu trúc nhà nước (Form of State) và chế độ chính trị (Political Regime)
Hình thức chính thể là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mỗi quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Gồm hai dạng là Quân chủ (Monarchy) và Cộng hòa (Republic)
Hình thức cấu trúc nhà nước nói về sự cấu tạo của nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương. Gồm hai dạng chính là Nhà nước đơn nhất (Unitary) và Nhà nước liên bang (Federal)
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử
dụng để thực hiện quyền lưc nhà nước. Bao gồm Dân chủ (Democracy) và Phản dân
chủ (antidemocracy)
Có thể nói rằng, với các Nhà nước hiện đại, họ luôn tự định nghĩa mình là nhà nước dân chủ (auto-define). Điều này tạo nên một mô hình phổ thông của hệ thống chính trịtoàn cầu – nền dân chủ, với nền tảng là các giá trị của Cách mạng Pháp, tự do (liberty), bình đẳng (equality), công lý (justice) và sự tham gia rộng rãi của toàn dân (participatory democracy).
Sự xuất hiện cả các Nhà nước hiện đại không thể tách rời với những bản Hiến Pháp được viết đầu tiền của xã hội loài người. Thế kỉ XVIII, xuất hiện ở Pháp và Mĩ, những bản Hiến Pháp đã được tạo nên trên cơ sở học thuyết luật tự nhiên (lex naturalis), khế ước xã hội và chủ nghĩa tự do. Các bản Hiến pháp tự do đã giáng một đòn chí mạng vào hệ thống chính trị lúc bấy giờ - chủ nghĩa chuyên chế phong kiến (absolutism). Hai bản Hiến pháp tạo ra các quy tắc tổ chức xã hội chính trị và Nhà nước: bình đẳng giữa các công dân và tính tối cao của pháp luật (primacy of law). Hay nói một cách khác, ở Pháp cũng như ở Mĩ, thắng lợi của chủ nghĩa tự do (liberalism) đã cho phép tạo ra Nhà nước Pháp chế (State of Law), một nhà nước dựa trên tính tối cao của Hiến pháp và pháp
luật, mà ở đó tất cả mọi người, cai trị và bị cai trị, đều phải tuân theo, cũng như sự xuất
hiện của quyền con người (Human Rights) và các quy tắc tổ chức quyền lực Nhà nước.
Quy tắc tổ chức quyền lực của các Nhà nước hiện đại dựa trên một cơ sở, một nền
tảng nổi tiếng và kinh điển: Phân chia quyền lực – Tam quyền phân lập (Separation of
Powers – trias política). Được nghiên cứu bởi John Locke, và sau đó với tác phẩm kinh
điển ´´Tinh thần pháp luật´´ (1748) của nam tước Montesquieu, với mục đích tạo dựng
những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân. Montesquieu cho rằng thể
chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quyền này độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau
và kiềm chế lần nhau.
Trên thực tế, dựa trên cách thức phân chia quyền lực (nền tảng là học thuyết Tam
quyền phân lập), các phạm trù của hệ thống chính trị hiện đại và nền dân chủ, hình
thức chính thể của một quốc gia có thể phân loại thành hai loại chính: Tổng thống chế
(Presidentialism) và Đai nghị chế (Parliamentarism). Sự khác nhau cơ bản có thể nói một cách dễ hiểu, ở Tổng thống chế, nhánh Hành pháp chiếm ưu thế hơn nhánh Lập
pháp. Ngược lại ở Đại nghị chế, nhánh Lập pháp có ưu thế hơn hẳn nhánh hành pháp.
Mỗi thể chế đều có những đặc điểm riêng, ưu điểm và khuyết điểm. Tồn tại những tranh luận xung quanh việc thể chế nào tốt hơn. Nhưng việc quốc gia nào nên áp dụng thể chế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong số đó chính là lịch sử, đặc điểm của quốc gia, dân tộc và văn hóa chính trị.
Tài liệu tham khảo
Espinoza Toledo, Ricardo. Sistemas Parlamentario, Presidencial Y Semipresidencial.
México, 2000.
Díaz de León, Carlos Gómez. Sistema político y formas de gobierno. México, 2015.
Chú thích ảnh
Các nước "cộng hòa tổng thống" với mức độ "tổng thống chế toàn phần" được biểu thị bằng màu XANH BIỂN
Các quốc gia có một mức độ "tổng thống chế bán phần" được biểu thị bằng màu VÀNG.
Các nước cộng hòa có tổng thống mà trong đó chức vụ tổng thống được quốc hội bầu lên được biểu thị bằng màu XANH LÁ
CAM là các nước "Cộng hòa đại nghị".
Màu ĐỎ là các nước "Quân chủ lập hiến".
Màu TÍM là các nước "Quân chủ chuyên chế". Màu NÂU là các nước đơn đảng.


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 9 2020, 01:03 PM

TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (P2-a)
Trước khi đi vào bài, mình xin lưu ý người đọc về các khái niệm: Chính phủ(Government), Nhà nước (State), người đứng đầu chính phủ (Head of Government), người đứng đầu nhà nước (Head of State), nội các (Cabinet)
P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình
dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết
đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị.
Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài
``Sistemas Parlamentario Presidencial Y Semipresidencial``, México, 2000
Bài viết được chia thành hai phần, để bạn đọc dễ hình dung và tiếp nhận kiến thức
Chúng ta cùng đi đến phần đầu tiên của phần 2 nhé!
Phần 2: Đại nghị chế ở Anh quốc
Chính thể đại nghị, như tên gọi của nó, yếu tố cơ bản chính là Nghị viện (Parliament). Trên tất cả, ở đại nghị chế không có sự phân tách tổ chức và cứng nhắc giữa quyền lực của Chính phủ và Nghị viện (hiểu nôm na là tuy hai nhưng mà là một, tuy một nhưng mà là hai)
1. Đặc điểm
Hệ thống đại nghị là một hình thức Chính thể đại diện (Representative form) mà trong đó Nghị viện nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến mọi mặt của quốc gia. Theo nghĩa này, trong đại nghị chế, sự hình thành Chính phủ phụ thuộc vào sự ưng thuận, cho phép (Consent) của phe đa số trong Nghị viện. Phe đa số này có thể đến trực tiếp từ bầu cử (Election), hoặc thông qua liên hiệp, liên minh (Coalition). Sẽ là không đầy đủ khi nói về Đại nghị chế thông qua việc Nghị viện chọn người đứng đầu chính phủ. Cần nói thêm về một đặc điểm khác, đó là Nghị viện sẽ
không chia sẻ quyền lực với bất kì cơ quan nào khác trong việc đưa ra các quyết định về các vấn đề của Nhà nước.
Trong Thể chế này, có thể phân chia thành các yếu tố sau: Một nhánh Hành pháp, chia
ra thành người đứng đầu Nhà nước (Quốc vương hoặc tổng thống) và người đứng đầu
chính phủ (thủ tướng); và một nhánh Lập pháp – Nghị viện, được kết hợp từ hai viện, Thượng Viện và Hạ Viện. Trừ ở Anh Quốc, ở các nước khác, các Thượng nghị sĩ (Senate) của Thượng viện đều được chọn thông qua quá trình bầu cử (Nhánh tư pháp không có gì đặc biệt)
Người đứng đầu Nhà nước (Head of State) nhìn chung chỉ mang hình thức biểu tượng, nhưng trong một số trường hợp khủng hoảng, có thể đóng vai trò quan trọng. Trên thực tế, người đứng đầu Nhà nước phải tôn trọng các quyết định của quá trình bầu cử và các quyết định của phe đa số trong Nghị viện. Quyền lực của nhánh Hành pháp được thực hiện thông qua một Nội các (Cabinet) xung quanh một thủ tướng (Prime Minister). Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Nghị viện có quyền giải tán (Dismissal) nội các thông qua việc Bỏ phiếu bất tín nhiệm (Motion of censure) hoặc phản đối thông qua Bỏ phiếu không tín nhiệm (Motion of no confidence).
Ở chiều ngược lại, Thủ tướng, nhân danh Người đứng đầu nhà nước (quốc vương hoặc tổng thống) có thể đưa ra quyết định giải thể Nghị viện (Dissolution of Parliament). Chính phủ cũng có thể yêu cầu bỏ phiếu không tín nhiệm như một cách thức để lấy sự ủng hộ của số đông, nhưng nếu không thông qua thì sẽ từ chức. Sự phát triển của Đại nghị chế đã chuyển một phần quyền lực từ tay Nghị viện sang Nội các thông qua các quyền lực này của Thủ tướng.
Thủ tướng và nội các được đặt dưới sự kiểm soát chính trị (Political control), thông qua
rất nhiều cơ chế bởi Nghị viện. Các cơ chế hay được sử dụng nhiều nhất là quyền điều tra, chất vấn, yêu cầu trình thông tin và yêu cầu trình diện. Điều này không có nghĩa là Chính phủ đặt ở dưới Nghị viện. Cả hai đều có sự tự chủ, mặc dù Chính phủ xuất phát từ phe đa số trong Nghị viện và chịu trách nhiệm trước nó.
Lưu ý là chức danh ´´thủ tướng´´ không phải là tất cả các quốc gia thuộc Đại nghị chếđều gọi là thế. Ở Anh, gọi là Prime Minister. Ở Tây Ban Nha gọi là President of State (Presidente del Estado) hay là chủ tịch nước. Ở Đức là Chancellor (Bundeskanzler). Nhưng đều sẽ được gọi là Thủ tướng trong tiếng Việt.
Đảng phái chiếm phe đa số nắm giữ một vị trí quan trọng trong việc chuẩn bị và thực hiện các chính sách của Chính phủ, kết nối Hành pháp với Lập pháp. Đảng phái đối lập, nắm giữ nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát và chỉ trích chính phủ. Hệ thống các đảng phái hợp lại thành một hệ thống Nghị viện. Nghị viện là kết quả của hệ thống đa đảng kết hợp với các cơ chế bầu cử. Hệ thống đảng phái có thể là lưỡng đảng (bipartisan) với hình thức bầu cử đa số như ở Anh, đa đảng (pluralism) với hình thức bầu cử hỗn hợp như ở Đức, hoặc đa đảng theo đại diện tỉ lệ (proportional representation) ở Tây Ban Nha và Ý
Ưu điểm của Đại nghị chế là rất linh động khi cai trị một xã hội bị ảnh hưởng bởi các xung đột sắc tộc, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và ý thức hệ, bởi Nghị viện cho phép thảo luận, đối mặt ôn hòa, thương lượng, cam kết và phân chia quyền lực. Hệ thống này có nhiều hình thức khác nhau, có thể là Quân chủ lập hiến (Constitutional Monarchy) như ở Anh, Tây Ban Nha, Nhật Bản,…; hay Cộng hòa đại nghị (Parliamentary Republic) như Đức, Ý, Ấn Độ,… Mỗi nước đều sẽ mang các đặc điểm riêng trong thể chế Đại nghị của nó, vì đó là sự kết hợp giữa các yếu tố lịch sử, chính trịvà các thể chế riêng của từng quốc gia.
Nhìn chung, đặc điểm riêng của Đại nghị chế, cho phép chúng ta phân loại với các chính thể khác đó chính là khả năng Nghị viện (nói rộng ra là nhánh Lập pháp) thông qua bỏ phiếu trực tiếp, hình thành hoặc giải tán Chính phủ, cũng như khả năng nhánhHành pháp giải tán Nghị viện (đặc biệt là Hạ viện), kết hợp với vai trò biểu tượng của Người đứng đầu Nhà nước
2. Lịch sử phát triển
Lý thuyết về Đại nghị chế ra đời ở Anh Quốc, nơi đầu tiên xuất hiện các quyền tự do, sự phân chia quyền lực và bầu cử người đứng đầu. Sau Thế chiến thứ hai, rất nhiều quốc gia khác đã áp dụng mô hình Đại nghị này trong việc tổ chức quyền lực chính trị.
Như đã đề cập, các đặc điểm chính của thể chế này là: Thứ nhất, phân chia nhánh Hành pháp thành Người đứng đầu Nhà nước và Người đứng đầu chính phủ; Thứ hai, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện; và Thứ ba, khả năng giải tán Hạ viện của Chính phủ. Những đặc điểm này xuất hiện đầu tiên ở Anh Quốc vào thế kỉ XVIII, khi mà Chính phủ (gọi là Nội các) tách ra khỏi Quốc vương và chịu trách nhiệm chính trị trước Viện Thứ dân (House of Commons hay Hạ viện), mặc dù vẫn có trong mình khả năng yêu cầu nhà vua giải tán Hạ viện.
Nhắc đến Nghị viện chúng ta không thể không nhắc đến một đặc điểm hết sức nổi bật của nó: phân thành lưỡng viện (Bicameralism). Lịch sử ra đời của Lưỡng viện gắn chặt với lịch sử của Anh Quốc, cha đẻ của thể chế Đại nghị. Ở thời kì đầu, chưa xuất hiện một Nghị viện đúng nghĩa, mà là một Đại hội đồng của Nhà vua (King´s Grand Council), nơi tập hợp những Quý tộc và các Tăng lữ cao cấp của nhà thờ. Trong thế kỉ XI và XII, Nhà vua được vây xung quanh bởi các cố vấn, được chính vua lựa chọn trong những Quý tộc và Tăng lữ cấp cao, hình thành nên một cơ quan duy nhất (một Viện duy nhất)

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 9 2020, 01:05 PM

(tiep theo)
Sang đến thế ki XIII, sau sự kiện Vua John chuẩn thuận Đại Hiến Chương vào năm 1215 (Magna Carta), khi mà bắt đầu xuất hiện các mầm mống tư sản, Viện đã kết nạp thêm những người đại diện cho các khu dân cư, bởi sự ưng thuận của họ rất cần thiết trong việc thiết lập các loại thuế. Với lời triệu tập của vua Edward I, Viện đã thêm đại diện của tầng lớp tư sản non trẻ và các Tăng lữ cấp thấp. Như vậy, bốn giai cấp trong xã hội Anh lúc bấy giờ tụ họp lại trong Viện: Quý tộc, Tư sản, Tăng lữ và Đại diện dân cư.
Lưỡng viện ra đời trên cơ sở những mâu thuẫn không thể hàn gắn giữa đại diên của lực lượng sản xuất mới trong xã hội – Tư sản, và tầng lớp Quý tộc, Tăng lữ. Vào cuối thế kỉ XIV, Nghị viện cuối cùng đã phân chia thành hai: Tầng lớp Tư sản và các Đại diện dân cư tạo nên Viện Thứ dân (House of Commons), còn các Quý tộc và Tăng lữtạo thành viện Quý tộc (House of Lords)
Trước thế kỉ XIII, Nghị viện chỉ tham gia vào các quyết định liên quan đến thuế, nhưng phát triển dần dần, thông qua tiềm lực tài chính, cho đến khi đạt được quyền lực quan trọng – ban hành pháp luật. Chế độ đại diện (Representative Regime) tạo ra một cách thức mà ở đó một hoặc cả hai viện được bầu cử, đại diện cho nhân dân trước quyền lực trung ương và tham gia vào chính phủ, đầu tiên là bỏ phiếu cho các loại thuế, và sau đó là bỏ phiểu cho các dự thảo luật.
Ở Anh, cho đến thế kỉ XIII, vẫn là Vua nắm giữ quyền lập pháp và chỉ yêu cầu sự giúp đỡ của Nghị viện khi cần. Tuy vây, Viện Thứ dân đã đi tiên phong trong việc thỏa thuận với nhà vua về các điều luật, đổi lại sự ủng hộ trong các vấn đề về thuế. Nghị viện bỏphiếu cho các dự thảo luật và yêu cầu nhà vua chấp nhận nó. Tình hình này đã biến thành mâu thuẫn, bởi nhà vua chỉ muốn bảo vệ quyền lực của mình. Tuy vậy, từ Thế kỉXVII trở đi, chế độ chính trị ở Anh quốc đã hoàn toàn là chế độ đại diện. Luật về các Quyền 1689 (Bill of Rights) tái khẳng định vị thế tuyệt đối của Nghị viện trong việc lập
thuế. Ngoài ra còn thiết lập nhà vua không được đưa ra bất kì quyết định nào mà không
thông qua Nghị viện. Về phần mình, Nhà vua chỉ còn duy nhất quyền phản đối các
quyết định của Nghị viện, bởi cho đến lúc này vẫn còn quyền phủ quyết (veto). Đầu thế
kỉ XVIII, Nhà vua từ bỏ quyền lợi này của mình.
Từ những năm đầu của thế kỉ XVIII, sự phân chia quyền lực diễn ra rất rõ ràng: Nghịviện giữ quyền lập pháp và bỏ phiếu về thuế, Nhà vua giữ quyền hành pháp, gồm quản lí dân sự và quân sự cũng như ngoại giao. Mặc dù quyền tư pháp vẫn được chia sẻ với Nhà vua, sự tự do chính trị được đảm bảo thông qua luật bảo thân 1679 (Habeas Corpus). Với luật này, bắt buộc phải đem người bị bắt ra tòa để xem nhà nước có quyền giam giữ người đó hay không.
Đến thế kỉ XIX, Thủ tướng trở thành người nắm giữ quyền hành pháp thay cho Nhà vua, lúc này rút lui, chỉ còn mang ý nghĩa biểu tượng. Từ đó, phát sinh ra nguyên tắc Trách nhiệm chính trị (Political responsability). Mới đầu các bộ trưởng (Minister) là những người được vua tin tưởng, được chọn hoặc bãi nhiệm bởi nhà vua bất kì lúc nào. Vì thế, họ chịu trách nhiệm trước Nhà vua. Từ thế kỉ XVII, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm hình sự và cá nhân trước Nghị viện. Với cơ chế này, Viện Thứ dân đã có quyền lựa chọn bộ trưởng.Cũng với cơ chế này, Viện Thứ dân có thể đe dọa và khởi tố bất kì bộ trưởng nào họkhông chiếm được niềm tin của Viện. Đến thế kỉ XIX, trách nhiệm của các bộ trưởng đã trở thành trách nhiệm chính trị và trách nhiệm chung: Thủ tướng mất tín nhiệm từViện phải trình bày lên nhà vua nguyện vọng từ chức cùng toàn bộ Nội các của mình. Từ đó, hình thành một vũ khí hữu hiệu trong tay Viện Thứ dân: bỏ phiếu bất tín nhiệm
(Motion of censure) – khi các nghị sĩ không hài lòng với chính sách của Chính phủ, không còn tín nhiệm Chính phủ nữa có thể yêu cầu sự từ chức của họ. Một Chính phủmới sẽ được lập.
Ngược lại, trong tay Chính phủ cũng có một công cụ: bỏ phiếu không tín nhiệm (Motion
of no confidence). Xuất hiện vào thế kỉ XIX, khác với Bỏ phiếu bất tín nhiệm, Bỏ phiếu không tin nhiệm là một cơ chế trong tay Chính phủ. Chính phủ tự đưa ra vấn đề tín nhiệm liên quan đến một động thái nào đó mà Chính phủ muốn đạt được từ Nghị viện (một chính sách, đường lối hoặc dự luật). Nếu không được thông qua, Chính phủ có thể sẽ từ chức tập thể mà không cần đợi thủ tục Bỏ phiếu bất tín nhiệm. Đây là một vũ khí hiệu quả để gây sức ép với Nghị Viện, kêu gọi sự ủng hộ của họ, bởi sự từ chức của Chính phủ có thể kéo theo sự giải tán Nghị viện và cuộc bầu cử Nghị viện mới sẽ
được ấn định.
Hai khái niệm về bỏ phiếu bất tín nhiệm và không tín nhiệm là hai khái niệm hết sức
quan trọng để hiểu về Đại nghị chế, là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn, bạn đọc chú ý.
Nhưng đó không phải là công cụ duy nhất của Chính phủ để đối đầu với Nghị viện. Có một công cụ hiểu quả hơn: Quyền giải tán Nghị viện (Dissolution of Parliament). Chúng ta cần ghi nhớ rằng Nghị viện được ra đời từ Đại Hội đồng của Nhà vua (King´s GrandCouncil), vì vậy Nhà vua có quyền thay đổi các thành viên trong đó khi muốn. Theo thời gian, quyền lực bãi nhiệm các Nghị sĩ được chuyển sang tay Thủ tướng. Thực tế, từgiữa thế kỉ XVII, Nghị viện đã hạn chế quyền giải tán Hạ viện của Nhà vua mà không thông qua tất cả Nghị viện. Sau đó quyền lực này biến mất hoàn toàn. Việc khôi phục lại nó có hai mục tiêu: Thứ nhất, cho phép, ở một khía cạnh, yêu cầu người dân phân xử mâu thuẫn giữa Viện Quý tộc và Viện Thứ dân khi mâu thuẫn ấy không thể giải quyết. Viện Thứ dân sẽ bị giải tán, còn Viện Quý tộc phải tôn trọng ý kiến của Viện Thứdân mới. Ở một khía cạnh khác, cho phép Thủ tướng và nội các của mình gây sức ép với phe đa số, không chỉ trong trường hợp này, mà trên hết, đe dọa sẽ sử dụng khi không còn tín nhiệm hoặc từ chối tín nhiệm. Khi mà các đảng phái ở Anh quốc hơi mất kỉ luật thì lời đe dọa giải tán sẽ đoàn kết nhóm đa số, bởi các Nghị sĩ sợ rủi ro và chi phí lớn cho một chiến dịch tranh cử.
Tính kỷ luật của đảng phái (Party discipline) ở đây không phải chỉ việc mất trật tự trên nghị trường mà là nói về khả năng các đảng phái chính trị dành được sự ủng hộ của các thành viên trong đảng đối với các chính sách của người đứng đầu đảng. Ở Anh, người đứng đầu đảng của phe đa số trong Nghị viện sẽ được bầu làm thủ tướng. Tính mất kỷ luật đảng phái thể hiện thông qua việc các đảng viên không ủng hộ đường lối của chính đảng)
(Còn tiếp)
Tài liệu tham khảo
Espinoza Toledo, Ricardo. Sistemas Parlamentario, Presidencial Y Semipresidencial.México, 2000
Minh Thy, trong www.daibieunhandan.vn/bo-phieu-bat-tin-nhiem-va-bo-phieu-tin-nhiem-
262056
Chú thích ảnh:
Trước khi làm Thủ tướng Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Nghị sĩ Boris Johnson có bài phát biểu trước Nghị viện nhắm vào quyết định Brexit của chính phủ bà Theresa May

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 9 2020, 01:06 PM

TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (P2-b)
Phần này nói về mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực. Nếu các bạn hiểu rõ phần trước thì phần này không có gì mới và khó hiểu. Nhưng sang các phần tổng thống chế và bán tổng thống chế sẽ quan trọng hơn.
P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị.
Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài
``Sistemas Parlamentario Presidencial Y Semipresidencial``, México, 2000
Chúng ta cùng đi đến phần sau của phần 2 nhé!
Phần 2: Đại nghị chế ở Anh Quốc (tiếp)
Những cơ chế của chế độ Đại nghị không quy tụ những đặc điểm cần thiết của một nền dân chủ. Ta chỉ có thể nói rằng chế độ chính trị Anh quốc có đặc tính dân chủ bắt đầu từ thời điểm Quyền bầu cử (Voting right) được mở rộng cho tất cả dân chúng. Ở một khía cạnh khác, Đại nghị chế dân chủ cũng bắt đầu từ khi quyền lực của Viện Quý tộc hay Thượng viện suy giảm. Viện Quý tộc chia sẻ quyền lập pháp với Viện Thứ dân, nhưng không thể giải tán Nội các, bởi Nội các chỉ chịu trách nhiệm trước Viện Thứ dân, nơi được bầu cử. Với Đạo luật Nghị viện năm 1911 và 1949, (Parliament Act), quyền lực của Viện Quý tộc giảm một cách đáng kể. Viện Quý tộc giờ đây mất quyền phủ quyết (veto) đa số các đạo luật. Thay vào đó, Viện có thể kéo dài thời gian thông qua một đạo luật trong 1 năm (delay). Tuy vậy, Viện vẫn có quyền sửa đổi (Amend) các đạo luật, trừ các luật liên quan đến tài chính.
3. Mối quan hệ giữa Chính phủ và Nghị viện
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện (thực chất là Hạ viện) bởi Chính phủ được
hình thành từ Nghị viện (Hạ viện). Người đứng đầu nhà nước, về mặt hình thức và người đứng đầu chính phủ, trên thực tế, có quyền giải tán Nghị viện. Chính phủ trong Đại nghị chế thường được gọi là Nội các (Cabinet), tên này bắt nguồn từ căn phòng mà các Bộ trưởng của Nhà vua nhóm họp để tranh luận. Chính phủ có trong tay quyền hành pháp, thi hành các chính sách của mình, tuyên bố một vấn đề là vi hiến (unconstitutionality), quản lí các vấn đề dân sự và quân sự, khởi thảo luật, và có trách nhiệm thi hành các bộ luật.
Thông thường mỗi Viện trong Nghị viện có từ 400 đến 700 thành viên. Viện Thứ dân ở Anh có 650 thành viên, với nhiệm kì là 5 năm và có thể bị giải tán giữa chừng. Nghị viện có chức năng chính là bỏ phiếu thông qua luật, hình thành chính phủ và kiểm soát hoạt động của nó.
Ở Anh Quốc, hệ thống bầu cử là hệ thống đa số - người về đích đầu tiên (First Past the Post – FPTP) với chỉ một vòng bầu cử. Trong thời gian bầu cử, Vương quốc Anh sẽđược chia thành nhiều đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị bầu cử bầu cho một Nghị sĩ trong Hạ Viện theo tiêu chí lấy từ trên xuống. Điều này có nghĩa là ứng cử viên nào có số phiều cao bầu cao nhất ở mỗi đơn vị thì trúng cử.
Ở Ý, hệ thống bầu cử lại là Đại diện tỉ lệ theo danh sách (List proportional representative – List PR) theo 2 vòng. Các đảng phái chính trị đưa ra một danh sách các ứng cử viên cho các cuộc bầu cử ở mỗi đơn vị bầu cử đa danh. Cử tri bỏ phiếu cho đảng phái chính trị và các đảng nhận được số ghế đại diện tương ứng với tỉ lệ với sốphiếu bầu của mà họ nhận được. Ứng cử viên thắng cử được chọn ra từ danh sách của đảng theo thứ tự của họ trong danh sách đó. Đảng nào dành được 40% sẽ dành được đa số ghế trong Hạ viện. Nếu không có đảng nào được 40%, sẽ diễn ra vòng 2 với sự tham gia của hai đảng có số phần trăm cao nhất ở vòng một. Đảng chiến thắng vòng này sẽ được đa số. Các đảng thất bại (phải đạt ít nhất 3%) chia nhau số ghế còn lại theo tỉ lệ phiếu dành được. Sau cuộc cải tổ năm 2017, Ý áp dụng hệ thống hỗn hợp.
Ở Đức cũng áp dụng hệ thống này, Đại diện tỉ lệ hỗn hợp (Mixed Member Proportional
– MMP). Với lá phiếu “đầu tiên” (“Erststimme”) cử tri chọn ứng cử viên mà anh ta ưng ý nhất. Nước Đức được chia thành 299 khu vực bầu cử – mỗi khu vực tương ứng với 250,000 cư dân. Mỗi đảng có thể đưa một ứng cử viên vào một khu vực bầu cử. Và ứng viên độc lập cũng có thể tham gia, nếu họ thu thập được ít nhất 200 chữ ký từnhững người ủng hộ. Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ chiến thắng (đầu phiếu đa số tương đối). Có 589 ghế ở Quốc hội liên bang Đức, và “lá phiếu đầu
tiên” nhằm làm đầy một nửa số ghế này, đảm bảo mỗi quận đều có đại diện. “Lá phiếu
thứ 2” (“Zweitstimme”) là để bầu cho một đảng phái chính trị. Lần này là để xác định mặt bằng chung tổng thể của hạ viện: phần trăm số ghế mà mỗi đảng có được (đại diện tỉ lệ) Trong đại hội đảng, các đảng phái sẽ lập danh sách ứng cử viên cho mỗi bang của liên bang. Bang nào có dân số đông hơn sẽ được gửi nhiều đại biểu quốc hội tới hạviện hơn các bang khác.
Viện Quý tộc Anh bao gồm các Nghị viên thừa kế (Hereditary peers), Nghị viên tâm linh(Lords Spiritual), Nghị viên thế tục (Life peers) và các Nghị viên độc lập (Independent Peers). Viện Quý tộc không thể bị giải tán. Quyền lực của Viện bao gồm việc tham gia quá trình phê chuẩn pháp luật, mặc dù quá trình này viện Thứ dân có quyền lực cao hơn hẳn, hay nói cách khác, Viện Quý tộc không có chức năng ngang hàng với Viện Thứ dân trong vấn đề phê chuẩn pháp luật. Ngoài ra Viện Quý tộc cũng có quyền kiểm soát các hoạt động của Chính phủ, nhưng không có quyền hình thành Chính phủ.

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 9 2020, 01:10 PM

Trong hệ thống Đại nghị chế có một sự phụ thuộc qua lại giữa Người đứng đầu nhà nước và Nghị viện, thông qua Nội các, và giữa nhánh hành pháp và tư pháp, thông qua Thủ tướng. Thủ tướng là người vô cùng quyền lực, nhưng bị giới hạn và kiểm soát bởi Nghị viện, đặc biệt là các đảng đối lập. Thủ tướng thường là người đứng đầu đảng cầm quyền (đảng chiếm đa số) hoặc một liên minh chiếm đa số. Sự kỉ luật của các đảng phái cũng là một nguyên tắc (sự kỉ luật của đảng phái đã giải thích ở phần 2-a). Thông thường, thủ tướng sẽ trình diện trước Nghị viện, trước đảng cầm quyền và đảng đối lập để trả lời các câu hỏi của các nhà lập pháp, nhưng không có quyền điều khiển nhánh
này.
Khác với Ý và Đức, Anh và Tây Ban nha là quân chủ đại nghị (quân chủ lập hiến), ởđây có sự kết hợp giữa đa đảng chính trị với bản chất Nghị viện của nền quân chủ. Người đứng đầu nhà nước là Vua, biểu tưởng của sự thông nhất và trường tồn của quốc gia
Sự giám sát qua lại giữa các nhán quyền lực cho phép kiểm soát Chính phủ và quản lý. Sự kiểm soát đối với Chính phủ là sự kiểm soát chính trị (Political control), nói cách khác, Chính phủ phải dựa vào sự tín nhiệm của Nghị viện trong các hoạt động chính trịcủa mình. Việc thiếu tín nhiệm hoặc yêu cầu trách nhiệm của Chính phủ có thể thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Các cách thức kiểm soát Chính phủ có thể nhắc đến các phương tiện truyền thông, quyền bắt buộc chính phủ cung cấp thông tin, quyền lập ủy ban điều tra,…
Ở Anh quốc, tồn tại một ´´Nội các bóng đêm´´ (shadow cabinet). Mặc dù nó là một Nội các song song, nhưng không thi hành các công việc của Chính phủ. Nội các bóng đêm tạo ra một Nội các đối lập, thường được biết tới như Phe đối lập trung thành của Nhà vua (Majesty´s loyal opposition), tập hợp bởi những người đứng đầu của các đảng đối lập. Tuân theo nguyên tắc Lưỡng viện truyền thống và được hình thành từ thế kỉ trước, nhưng mãi đến Đạo luật của các Bộ trưởng Hoàng gia 1937 (Ministers of the Crown Act), Nội các bóng đêm mới mang tính chất pháp lý. Thông thường, khi một chính phủthua trong cuộc bầu cử, nó sẽ giữ Nội các cũ cho đến khi có thay đổi bên trong cơ cấu của Đảng. Khi Chính phủ mới lên nắm quyền, mỗi bộ trưởng mới sẽ bị kiểm soát trực tiếp bởi một bộ trưởng cũ (bộ trưởng bóng đêm). Nên nhớ rằng Chính phủ được tạo ra bởi Đảng chiếm đa số. Nếu Đảng đó thua nghĩa là Đảng đối lập lên thay, và chiếm đa số lại, Chính phủ mới sẽ thuộc Đảng đối lập. Chức năng của Nội các bóng đêm này, ngoài đối lập công khai với Chính phủ, mà còn là một kênh thông tin cho các cử tri, cung cấp
một cách hệ thống thông tin về các vấn đề, hoạt động của Chính phủ, chuẩn bị cho các
tình huống xảy ra liên quan đến hoạt động của Chính phủ. Nếu đảng thiểu số thắng cuộc bầu cử mới, thông tin thành viên Nội các mới thường không có gì bất ngờ. Người
đứng đầu Nội các bóng đêm sẽ là Thủ tướng, các thành viên trong Nội các bóng đêm
sẽ là các Bộ trưởng. Chức năng khác của Nội các này là đảm bảo sự hữu hiệu cho tính
chất Đa đảng (Pluralism) và đối lập chính trị (Political opposition), cũng như trong các
cuộc khủng hoảng hoặc đối đầu quân sự, lúc cần sự đoàn kết quốc gia, cung cấp ngay
lập tức lời khuyên cho Chính phủ hiện tại.
(Hết phần 2)
Tài liệu tham khảo
Espinoza Toledo, Ricardo. Sistemas Parlamentario, Presidencial Y Semipresidencial. México, 2000
Hoàng Thu Trang, ´´Hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam
hiện nay´´, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2015
Dạ Lãm, trong www.google.com/amp/s/www.luatkhoa.org/2016/02/3701/amp/
Chú thích ảnh
Thủ tướng Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Boris Johnson trong cuộc họp Nội các về vấn đề Brexit


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 14 2020, 11:05 AM

TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (P3-a)
Chúng ta cùng đi vào phần được mong chờ nhất, Tổng thống chế ở Hoa Kỳ. Bài viết được chia thành hai phần, để bạn đọc dễ hình dung và tiếp nhận kiến thức. Phần đầu tập trung vào việc giới thiệu các đặc điểm chung của thể chế và đặc biệt là lịch sử lập hiến và cấu trúc Tổng thống chế của Hoa Kỳ. Phần sau tiếp tục phần cấu trúc, nói vềcác vấn đề liên quan đến Tổng thống, Quốc hội và mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực. Đây sẽ là phần quan trọng nhất
P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị. KHÔNG mang yếu tố CHÍNH TRỊ.
Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài
``Sistemas Parlamentario Presidencial Y Semipresidencial``, México, 2000
Chúng ta cùng đi đến phần đầu tiên của phần 3 nhé!
Phần 3: Tổng thống chế ở Hoa Kỳ
Ngày 17 tháng 9 năm 1787 đã diễn ra một sự kiện lịch sử: Bản Hiến pháp chính thức đầu tiên của loài người được ký kết. Tại Hội nghị Philadelphia (Constitutional Convention in Philadelphia), 38 trong tống số 41 đại biểu đã đồng ý ký vào bản Hiến pháp Hoa Kỳ, khai sinh ra Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ. Từ đó cho đến nay, trải qua 27 tu chính án (Amendment), Hiến pháp Hoa Kỳ là bản Hiến pháp lâu đời và được nghiên cứu kỹ nhất bởi nội dung và giá trị của nó. Một trong đó chính là Tổng thống chế
(Presidentialism)
1. Đặc điểm chung
Tổng thống chế, cũng giống như Đại nghị chế, nền tảng chính là hai học thuyết kinh điển: Phân chia quyền lực – Tam quyền phân lập (Separation of Powers – trias política). Ở đây có ba nhánh cơ quan chính: Hành pháp (Executive), Lập pháp (Legislative) và Tư pháp (Judicial). Sự phân chia các nhánh này dẫn đến sự phân chia quyền lực, chức năng riêng biệt, tuy nhiên, vẫn đòi hỏi sự phối hợp với nhau của cả ba. Sự phụ thuộc lẫn nhau (Interdependency) là một điều kiện kiên quyết cho sự hiệu quảcủa thể chế.
Nhánh Hành pháp (do một người nắm) và nhánh Lập pháp (thường chia làm hai viện)
có cách thức bầu cử khác nhau, đảm bảo sự độc lập và tự điều chỉnh của mỗi nhánh: không nhánh nào có thể vượt quyền hoặc dưới quyền nhánh còn lại, không những thếcòn hỗ trợ hoặc can thiệp vào các hoạt động trong phạm vi của nhánh còn lại. Nhánh Tư pháp, về phần mình, có cách thức hoạt động khác, đảm bảo sự độc lập của mình.
Nguyên tắc liên bang (federative) cũng là một yếu tố quan trọng để hoàn thành thể chế.
Nó cho phép sự tham gia của các tiểu bang trên tinh thần bình đẳng (equality) trong các
vấn đề chính trị, đồng thời cũng là một cách thức để đối trọng và cân bằng giữa các nhánh quyền lực (Lưu ý không phải các nước thuộc Tổng thống chế nào cũng là Liên bang, ví dụ Hàn Quốc,…)
Một trong các đặc tính nổi bật của thể chế là tính ´´Đơn đầu´´ (monocephalous): Tổng
thống vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Nhưng điều này không có nghĩa là Tổng thống có quyền lực vô hạn. Bởi một Tổng thống phải đối mặt với vô số cách thức kiểm soát trong tay của Quốc hội (Congress), của Tối cao pháp viên (Supreme Court), của các tiêu bang (States) và của các đảng phái (Parties). Vì vậy, các hành động của Tổng thống không có đồng nghĩa với toàn trị hay độc đoán(authoritarianism), ngược lại, phải tuân thủ các điều kiện thể chế và văn hóa, và trên tất cả, tuân thủ Hiến pháp. (Constitution)
Tổng quan, đặc điểm cơ bản của Tổng thống chế là sự kết hợp giữa một Tổng thống được bầu cử phổ thông, với một Quốc hội được chia làm hai viện, cũng được bầu cửnhưng không có quyền điều hành chính phủ. Hơn hết, Tổng thống không phải chịutrách nhiệm trước Quốc hội và không thể bị phế truất (trừ một số trường hợp ngoại lệ), vừa là người đứng đầu quốc gia và chính phủ. Các nhánh quyền lực độc lập và hỗ trợ, kiểm soát lẫn nhau.
Bài viết tập trung nghiên cứu thể chế Tổng thống của Hoa Kỳ, ví dụ mẫu của thể chế
này để thấy rõ hơn về tính đối trọng và cân bằng quyền lực của ba nhánh quyền lực, đặc tính quan trọng nhất của thể chế. Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng tuy thể chếgiống nhau nhưng ở mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng biệt, phụ thuộc lịch sử, văn hóa và sự phát triển chính trị của từng quốc gia dân tộc
2. Lịch sử phát triển và cấu trúc của Tổng thống chế Hoa Kỳ
Thể chế Tổng thống, ra đời ở Hoa Kỳ, được lấy cảm hứng từ mô hình Anh quốc, giữ lại một số yếu tố cơ bản của mô hình này và thay đổi một số yếu tố khác. Nền dân chủ Mỹgiữ lại các yếu tố: quyền tự do cá nhân (individual liberty), phân chia quyền lực (Separation of Powers) và bầu cử người nắm quyền (Election of Governor); tuy nhiên, thay đổi một số yếu tố quan trọng: về cơ bản, thay thế Nhà vua bằng một Tổng thống Cộng hòa được lựa chọn thông qua bầu cử phổ thông, và giới thiệu các nguyên tắc Liên bang. Nhà nước Hoa Kỳ được hình thành dựa trên ba nhánh quyền lực riêng biệt, tách biệt nhau và cân bằng lẫn nhau: Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp.
Những tác động quan trọng của các học thuyết và của lịch sử ảnh hưởng đến việc thiết kế Thể chế, với sự quan tâm trọng tâm vào việc tránh bằng mọi giá sự sự chuyên chế, chuyên quyền, độc tài (Tyrannia) của một cá nhân – trong nhánh Hành pháp, và của sốđông, thông qua Quốc hội. Sau khi nghiên cứu các trường hợp trong lịch sử, những nhà lập hiến ở Philadelphia quyết định không bao giờ thiết lập một nhà nước với nhánh Hành pháp mạnh; ngược lại, sự thuyết phục chống chủ nghĩa toàn trị (anti-authoritarianism) và chống chủ nghĩa chuyên chế (anti-absolutism) đã dẫn đến quyết định xây dựng một hình mẫu hợp lý mà ở đó có thể kiếm soát được nhánh Hành pháp. Với mục đích không gây tổn hại tới tầng lớp giàu có, cũng như không muốn có một Quốc hội chuyên chế, chuyên quyền, các nhà lập hiến đã đưa đến ý tưởng một Thượng viện kiểm soát việc vượt quá giới hạn của đa số (Excess of majority), và được bầu chọn bởi Quốc hội của các Tiểu bang.
Hiến pháp Mỹ là thành quả của hàng loạt thỏa thuận giữa các Tiểu bang độc lập, muốn
giữ cho mình những lợi ích riêng và sự độc lập. Để điều hòa các lợi ích của các Tiểubang, từ bé đến lớn, từ Bắc xuống Nam, dẫn đến quyết định thiết lập một Quốc hội gồm hai viện, nhưng tính chất khác biệt hoàn toàn so với ở Anh quốc: một viện, đại diện cho các Tiểu bang, cả lớn và nhỏ, trên cơ sở bình đẳng và một viện đại diện cho nhân dân. Chính xác hơn, Thượng Viện (Senate) đại diện cho chính quyền các Tiểu bang trong khi Viện dân biểu hay Hạ viện (House of Representatives) đại diện cho ý chí nhân dân.
Hình thái Liên bang được ra đời, như một cách thức để phân bổ quyền lực giữa chính quyền Liên bang và chính quyền các Tiểu bang. Chính quyền các Tiểu bang sở hữu một phần quyền lực quan trọng. Hơn hết cả, Chính quyền được chọn bởi bầu cử, trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nhánh Hành pháp được lựa chọn dựa trên cuộc bầu cử phổ thông gián tiếp (indirect universal suffrage). Các nhà lập hiến đã nhận ra rất nhiều nguy cơ cho nền dân chủtrong cuộc bầu cử trực tiếp Tổng thống, bởi nó cho phép nhánh Hành pháp có khảnăng gây ảnh hưởng trực tiếp tới dân chúng và thiết lập quyền lực cá nhân. Để ngăn chặn tối đa khả năng chệch hướng sang chủ nghịa mị dân (demagogism), các nhà lập hiến đã loại bỏ việc bầu cử trực tiếp Tổng thống, mà thay vào đó là bầu cử gián tiếp qua các Đại cử tri, được lựa chọn bởi các Tiểu bang tương ứng với phần trăm dân
chúng. Nền Cộng hòa được ra đời như thế đó!
Các cơ quan Liên bang sở hữu chức năng chính, trong cả vấn đề kinh tế lẫn chính trị,
mặc dù nó không thể không nhìn nhận tầm quan trọng căn bản của chính quyền địa phương. Về phương diện pháp lý, chính quyền địa phương tự tạo ra luật dân sự, hình sự và thương mai riêng của mình. Vì vậy, luật của các Tiểu bang là khác nhau. Sự độc lập của chính quyền địa phương thể hiện rõ nhất ở khía cạnh trên thực tế, mỗi Tiểu bang có cho mình một Hiến pháp riêng, nhưng với điều kiện, phải tôn trọng các nguyên tắc Liên bang, tôn trọng Hiến pháp chung của Hợp chúng quốc. Ở mỗi Tiểu
bang trong Liên bang tồn tại một chính quyền đúng nghĩa: một Thống đốc (Governor),
đứng đầu Hành pháp, được lựa chọn bởi bầu cử phổ thông; một Quốc hội địa phương,
có quyền Lập pháp và các Thẩm phán tiểu bang và địa phương, 82% trong số các
Thẩm phán được chọn thông qua cuộc bầu cử mở. Hệ thống chính trị Hoa Kì hoạt động ổn định nhờ vào khả năng giải quyết các vấn đề
công nằm trong tay các Tiểu bang. Chính quyền các Tiểu bang đáp lại sự chỉ đạo của
chính quyền trung ương và áp dụng nó theo cách của mình, nhanh chóng và hiểu quả. Điều này làm giảm áp lực lên Chính quyền trung ương và giảm các mâu thuẫn giữa các cấp chính quyền. Chúng ta cần nhắc đến sự thật lịch sử rằng ở Mỹ, luôn luôn tồn tại một khía cạnh quan trọng của nền kinh tế – khu vực Tư nhân (private sector), ở khu vực này sức nặng và trách nhiệm của Nhà nước là thứ yếu. Vì vậy, có một sự độc lập mạnh mẽ của xã hội dân sự trong mối quan hệ với chính quyền.
Sự phân chia quyền lực (Separation of Powers) là một trong những yếu tố cơ bản của hệ thống Hoa Kỳ. Các nhà lập hiến ở Philadelphia đã áp dụng nó trong tất cả các cấp của đời sống chính trị và xã hội.
Nhánh Tư pháp, đứng đầu là Tối cao Pháp viện (Supreme Court of Justice), các Tòa án tối cao các bang, và các Tòa án địa phương. Hầu hết các Tòa án đều được tạo ra dựa trên bầu cử, cũng như ở Hành pháp và Lập pháp. Nhưng ở trong Tối cao Pháp viện (Supreme Court), nguyên tắc lại khác. Có 9 thẩm phán tất cả, nhưng không được chọn thông qua bầu cử mà được chính Tổng thống chọn và được thông qua bởi Thương viện (có thể từ chối). Tối cao Pháp viện có đặc quyền tuyên bố một đạo luật được thông qua bởi Quốc hội hoặc đề xuất của Tổng thống là vi hiến (Unconstitutional). Trong lịch sử, Tòa án Tối cao thường không can thiệp vào các hành động của Quốc hội, tuy nhiên, trong các trường hợp xung đột giữa các nhánh quyền lực, giữa Quốc hội và Tổng thống, Tối cao Pháp viện có quyền tài phán chung thẩm. Đối với hệ thống Hoa Kì, Tối cao pháp viện nắm giữ một vai trò tối quan trọng: là nhân tố kiểm soát sự cân bằng trong hệ thống Liên bang và giữa các nhánh quyền lực nói chung.
Sự kiểm soát quân sự bởi quyền lực dân sự cũng là một vấn đề đáng để bàn tới. ỞHoa Kỳ, trong suốt Thế chiến Thứ hai, đã có tranh luận liên quan tới khái niệm một quyền lực quân sự được chuyên nghiệp hóa, nhưng cuối cùng đã bị bác bỏ. Từ đó cho tới nay, chỉ tồn tại các khái niệm như công dân có vũ trang, dân quân tự vệ, được hình thành bởi các công dân bình thường đã được huấn luyên quân sự trong đời. Vệ binh quốc gia, bị phân tán và phân quyền, thể hiện uy quyền mạnh mẽ của quyền lực dân sự đối với quân sự, tránh sự can thiệp trực tiếp của giới quân sự vào chính trị.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 17 2020, 04:50 AM

Trước khi tán phét về cái chủ đề này, tôi sẽ thêm tít phụ vào cho chủ đề , để cho nó rõ ràng hơn đó là « Lý thuyết tổ chức nhà nước của các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây ». Bởi vì cái tên chủ đề cụt lủn như thế khiến người ta cảm nhận đó là phương thức tổng quát đâu cũng đúng, trong khi hai cái điều kiện quan trọng nhất của nó khiến cho lý thuyết tổ chức nhà nước này ra đời đó là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và văn hoá phương Tây lại không được đề cập tới.
Cái yếu tố đầu , phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa rất quan trọng, vì ngay ở phương Tây trước thế kỷ XVII, tức là trước cách mạng công nghiệp Anh, thì hình thái tổ chức nhà nước này cũng không tồn tại ở phương Tây, đừng nói tới ở nơi khác.
Điều thứ hai cũng quan trọng không kém, đó là vấn đề truyền thống văn hoá. Mà ở đây sự đóng góp của thiên chúa giáo, đặc biệt là đạo tin lành giúp cho hình thái quan lý nhà nước này ra đời cũng không được nói tới.
Tóm lại, nếu hiểu kiểu lô gíc phật giáo, theo nhân duyên, thì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, văn hoá phương Tây là nhân duyên để cho kiểu quản lý nhà nước này ra đời.
Khi có nhận thức như thế, thì ta có thể nâng cao tầm nhìn lên, để xem nhưng nền văn hoá khác có thể áp dụng được gì, nó mới thú vị. Còn ngược lại, thì chỉ là « con vẹt » học thuộc bài tuyên truyền lý thuyết của giáo dục nhân văn phương Tây.
Nếu là một người phương Tây, thì những đoạn viết trển là đủ, nhưng với người VN, thì điều quan trọng là những nguyên lý ấy được đưa vào các nước khác không có hai điều kiện trên nó sẽ tạo ra cái gì ? có còn khớp với cái lý thuyết kia không ? nếu khớp thì tại sao ? nếu không khớp thì tại sao ?
Ta có thể lấy ngay ví dụ thời sự ở Bạch Nga. Tại sao hình thái quản lý này đưa vào lại tạo ra một dạng độc tài cá nhân ? Tại sao những người biểu tình lại có thể ước mơ một chế độ mà nó sẽ đánh thẳng vào lợi ích xã hội của số đông ?
Như vậy nghiên cứu hình thái quan lý này là để trả lời cho những câu hỏi ấy thì nó mới thú vị.
Một điều nữa quan trọng không kém, đó là hình thái quản lý nhà nước đó có thực sự là dân làm chủ 100% không. Phần nào là phần variable (tức là biến số thay đổi theo bầu bán, đa đảng), phần nào là phần cứng hoàn toàn cưỡng chế mang tính giai cấp bất biến, mà ta có thể gọi là nhà nước thâm sâu.
Tạm thời như vậy, rồi tôi sẽ viết tiếp.

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 17 2020, 03:52 PM

TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (P3-b)
Phần này tiếp nối phần trước, tập trung vào các phương diện quan trọng nhất của thểchế: Tổng thống, Quốc hội và mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực.
P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị. KHÔNG mang yếu tố CHÍNH TRỊ.
Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài
``Sistemas Parlamentario Presidencial Y Semipresidencial``, México, 2000
Chúng ta cùng đi đến phần sau của phần 3 nhé!
Phần 3: Tổng thống chế ở Hoa Kỳ
Chế độ Lưỡng đảng (Bipartisan) là một khái niệm quan trọng trong hệ thống chính trịHoa Kỳ. Dù ở Mỹ cho phép sự tồn tại của nhiều đảng phái, nhưng trong suốt chiều dài lịch sử của mình, chỉ có hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau nắm quyền lực. Cơ chế pháp lý và chính trị của Hoa Kỳ có những cách thức hiệu quả trong việc duy trì ưu thế của hai đảng này. Về cơ bản, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có những nét đặc trưng giống nhau. Thứ nhất, hai đảng này không phải là những tổ chức có cơ cấu chặt chẽ mà là những liên minh lỏng lẻo, rộng lớn và không có chương trình nhất quán. Lí do bởi Hoa Kỳ là một Hợp chúng quốc, theo nghĩa một quốc gia rộng lớn, đa dạng vì thế để giành được sự ủng hộ của đa số cử tri đòi hỏi sự gắn kết của liên minh gồm nhiều người khác nhau về tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo, sắc tộc và khu vực. Điều này dẫn đến một đặc điểm thứ hai, tính phi tập trung và tính mất kỉ luật của đảng phái (đã giải thích trong phần 2), đa số các thành viên không trung thành sâu sắc với Đảng. Vì vậy Chính phủ Hoa Kỳ luôn tồn tại sự chia rẽ, nhiều khi Tông thống là người của một đảng còn Quốc hội lại do đảng kia chiếm ưu thế, hoặc thậm chí nhiều lúc các chính sách của Tổng thống không được đảng mình ủng hộ. Nhưng điều này cũng là một nhân tố quan trọng, cho phép sự hệ thống chính trị dựa trên nền tảng học thuyết Phân chia quyền lực (Separation of Powers) hoạt động hiểu quả - nói cách khác, của chế độ Tổng thống.
Tổng thống nắm giữ vai trò thiết yếu trong hệ thống chính trị, tuy vậy, Lưỡng viện Quốc hội không yếu hơn hay ở dưới quyền Tổng thống. Tổng thống được chọn từ cuộc bầu cử phổ thông, vừa là Người đứng đầu nhà nước và người đứng đầu Chính phủ; không thể bị phế truất bởi Quốc hội; có thể tự bổ nhiệm hoặc thay đổi nội các của mình (nhưng phải được
Thượng viện thông qua). Quyền lực của Tổng thống bị giới hạn bởi nhiều yếu tố, trên tất cả, bởi sự liên kết chặt chẽ giữa nhánh Hành pháp và Lập pháp, bởi các Tiểu bang, bởi các nhóm lợi ích kinh tế và bởi cuộc tranh đấu giữa các đảng phái. Hơn nữa, các hành động của Tổng thống phải tuân theo Hiến pháp, dưới sự kiểm tra gắt gao của Tối cao Pháp viện (Supreme Court of Justice).
Hiến pháp Hoa Kỳ gửi gắm vào Tổng thống một định nghĩa cho quyền lực của người đứng đầu Hành pháp: đảm bảo việc tuân thủ luật pháp một cách trung thành. Tổng thống là Tổng tư lệnh của lực lượng vũ trang Hoa kỳ và của Vệ binh quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có Quốc hội mới có quyền tuyên chiến (Declaration of war). Dù vậy, sự phát triển chính trị ở Hoa Kỳ dần dần đưa cho Tổng thống quyền lực to lớn trong việc chuẩn bị và điều hành chiến tranh.
Hiến pháp Hoa Kỳ không nói rõ về việc một Tổng thống có quyền trình trước Quốc hội một dự thảo luật hay không, tuy nhiên trên thực tế, Tổng thống thường nhờ một Nghị sĩ giới thiệu dự thảo luật thay cho mình. Điều này tạo ra quyền lực Lập pháp của Tổng thống: Tổng thống trình bày trước Quốc hội các thông tin về Liên bang và đưa ra các nhận định, giải pháp mà ông ta thấy cần thiết. Thông qua điều này, thường là vào đầu năm, Tổng thống ´´trình bày´´ các dự án luật của mình trước Quốc hội. Sự thiếu vắng kỉ luật đảng phái bắt buộc Tổng thống phải thương thuyết, đàm phán, thuyết phục, thậm chí đe dọa để có thể đạt được số phiếu cần thiết. Tuy vậy, điều này không có
nghĩa là Tổng thống có quyền lực hoàn toàn trong việc Lập pháp. Ông ta không thể điều khiển quyền Lập pháp, mà chỉ ảnh hưởng đến nó. Quyền lập pháp vẫn trong tay Quốc hội.
Một trong những quyền quan trọng nhất của Tổng thống chính là Quyền phủ quyết một đạo luật (Veto). Tuy vậy, các nhà lập hiến đã từ chối giao cho Tổng thống Quyền phủquyết một cách đầy đủ. Tổng thống chỉ có quyền phủ quyết một cách giới hạn ở việc gửi trả lại Quốc hội dự thảo luật để xem xét và bỏ phiếu lại. Nếu cả hai viện, với trên hai phần ba phiếu thuận, sẽ vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống. Nếu sử dụng tốt, Quyền phủ quyết sẽ là một vũ khí quan trọng. Bởi chỉ cần 34 trên 100 Thượng nghị sĩ không thông qua, đạo luật sẽ bị phủ quyết. Bởi vậy, Tổng thống phải chọn cho mình chiến thuật để có thể thắng. Thông thường, khi một Tổng thống biết mình sẽ thua, ông ta sẽ kí thông qua luật luôn để giữ quy tắc thay vì thất bại. Cần phải ghi nhớ rằng, vềbản chất, việc sử dụng Quyền phủ quyết là một động thái thể hiện sự yếu thế, bởi đây là tình huống thiếu sự ủng hộ của đa số và là một vũ khí tự vệ: khi không muốn thông qua một đạo luật của Quốc hội, đơn giản là ngăn chặn nó.
Lưỡng viện Quốc hội được tạo nên bởi Viện dân biểu (House of Representatives) và Thượng viện (Senate). Hạ viện có 435 thành viên, nhiệm kỳ 2 năm và được lựa chọn dựa trên phổ thông đầu phiếu đa số một vòng. Với nhiệm kì ngắn ngủi và khả năng được tái cử khiến các thành viên Hạ viện luôn ở trong các chiến dịch tranh cử, trởthành một nghề nghiệp – chính trị gia. Còn ở Thượng viện, mỗi bang có 2 Thượng nghịsĩ, tổng cộng có 100 thành viên tất cả. Nhiệm kì là 6 năm, sau mỗi 2 năm, một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ được chọn lại trong một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu đa số. Thượng viện chia sẻ với Hạ viện chức năng lập pháp trên tinh thần bình đẳng tuyệt đối.
Quyền lực quan trọng mà Hiến pháp Hoa Kỳ gửi gắm Quốc hội là quyền dự thảo các đạo luật tài chính, đặc biệt là đánh thuế và thu thuế. Ở chiều ngược lại, Tổng thống không có quyền hạn nào xung quanh vấn đề này. Quốc hội sẽ không ủy quyền cho Tổng thống trong vấn đề thuế, mặc dù vậy, cho phép Tổng thống có thể thay đổi tùy theo nhu cầu kinh tế và tài chính quốc gia.
3. Mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực
Hiến pháp Hoa kỳ đảm bảo sự độc lập giữa Hành pháp và Lập pháp. Hơn nữa, các nhánh quyền lực hỗ trợ và kiểm soát lẫn nhau. Khác với ở Anh quốc, các bộ trưởng và cố vấn Hoa Kỳ không phải chịu trách nhiệm chính trị trước Quốc hội cũng như Tổng thống không thể giải tán Quốc hội. Điều này thể hiện sự chuẩn mực và rõ ràng nhất của học thuyết Phân chia quyền lực.
Ngay từ thời điểm khai quốc, trong Hiến pháp, sự đối trọng và kiểm soát quyền lực đã được thiết lập để giới hạn và tạo dựng mối quan hệ cân bằng giữa Hành pháp và Lập pháp. Quốc hội không thể phế truất Tổng thống, nhưng có khả năng buộc tội ông ta (Impeachment), cũng như phó Tổng thống và các nhân viên Liên bang khác nếu nghi ngờ phản quốc, hối lộ, tham nhũng hoặc các tội khác. Tổng thống không thể giải tán Quốc hội, nhưng có quyền phủ quyết. Quốc hội bỏ phiếu thông qua các dự thảo luật, nhưng phải được Tổng thống ký thì mới trở thành một đạo luật chính thức. Tổng thống có trách nhiệm thi hành các đạo luật.
Các nhà lập hiến đã thiết lập khả năng Quốc hội kiểm soát sự hình thành Chính phủ. Họ cho phép Quốc hội đóng vai trò trong quá trình bầu cử Tổng thống và chỉ định các viên chức cũng như điều hành phiên tòa luận tội. Tuy vậy, trên thực tế, Quốc hội gần như không thể chỉ định các Đại cử tri trong cuộc bầu cử Tổng thống. Chỉ có Thượng viện có khả năng tham gia việc hình thành Chính phủ. Tổng thống chỉ định các thành viên trong Nội các của mình và phải được Thượng viện thông qua. Cần lưu ý một điều rằng, một khi được chỉ định làm thành viên của Chính phủ, các viên chức Hành pháp sẽ
không còn chịu trách nhiệm trước Quốc hội, cũng như Tổng thống và Phó Tổng thống.
Những điều này tạo nên một cơ chế cơ bản của Tổng thống chế, với bản chất của sựPhân chia quyền lực: Quốc hội không thể bị giải tán, nhưng Tổng thống và các bộtrưởng không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Quá trình luận tội là một công cụ cho phép kiểm soát trách nhiệm của Chính phủ, tuy nhiên, không phải là công cụ cho phép nhánh Lập pháp chiếm ưu thế trước Hành pháp. Vì vậy, việc này yêu cầu các thủ tục hết sức phức tạp để tránh việc sử dụng dễ dàng. Chỉ có Hạ viện có khả năng bỏ phiếu luận tội. Và chỉ có Thượng viện có trọng trách xét xử, cùng với Thẩm phán tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và sẽ tuyên bố có tội khi hai phần ba thành viên bỏ phiếu thông qua.
Mối quan hệ giữa nhánh Lập pháp và Hành pháp là mối quan hệ tuy độc lập nhưng vẫn
phụ thuộc lẫn nhau (interdependency). Quốc hội có thể hoãn, thay đổi hoặc từ chối các
dự thảo luật của Tổng thống. Mặc dù Tổng thống trong nhiều trường hợp trình bày các
dự thảo luật quan trọng nhưng Quốc hội có quyền phủ quyết. Quốc hội cũng có quyền
phản đối các chính sách của Tổng thống. Vì vậy để được thi hành một cách hiệu quả các chính sách của mình, Tổng thống phải thỏa hiệp, nhượng bộ hoặc chấp nhận các
yêu sách. Sự cân bằng giữa các nhánh được đảm bảo.
Tương tự như vây, Quốc hội không bị kiểm soát bởi Tổng thống. Không phải là chỉtrong trường hợp nhánh Hành pháp và Lập pháp được nắm giữ bởi hai đảng phái khác nhau làm chính sách của Tổng thống bị gây trở ngại. Rất nhiều Tổng thống đã trải qua việc chính đảng của mình gây khó dễ trong việc thi hành chính sách, trong khi Hạ viện được kiểm soát bởi đảng đối lập lại ủng hộ. Ở Quốc hội Mỹ không có tính kỷ luật đảng phái, cũng như không có việc số đông chống lại số ít và ngược lại. Văn hóa số đông phải kiểm soát số ít không tồn tại. Sự tự do bỏ phiếu là của tất cả. Điều này tạo ra một nét rất riêng trong hệ thống Lưỡng đảng của Hoa Kỳ.
Quốc hội kiểm soát Chính phủ thông qua những Ủy ban (Commission), có nhiệm vụ
kiểm tra việc áp dụng luật pháp và điều hành. Khi các thông tin cung cấp bởi Chính phủ không đầy đủ hoặc yêu cầu một cuộc điều tra, Quốc hội sẽ hình thành các Ủy ban đặc biệt. Với cách thức này, việc tổ chức và thi hành của Chính phủ được kiểm tra lại. Vềcơ bản, đối diện trước Tổng thống và Nội các của ông ta, Quốc hội có thẩm quyền đòi hỏi các thông tin đầy đủ và các số liệu chuyên môn cần thiết. Không thể không nhắc đến việc Quốc hội còn sử dụng hai vũ khí hiệu quả để ra tăng sức ép và đòi hỏi sựminh bạch của Chính phủ - báo chí và ý kiến công chúng.
Tổng quan lại, mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực phản ảnh thực tiễn của học thuyết phân quyền ở Hoa Kỳ. Cho dù Hiến pháp quy định sự phân quyền cứng rắn nhưng trên thực tế, cơ chế đó đã được linh hoạt dựa trên thực tiễn. Tất cả đã tạo nên một guồng máy Nhà nước Pháp quyền tư sản vận hành một cách hiệu quả ở Hoa Kỳ.
(Hết phần 3)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 22 2020, 05:01 PM

@nvt,
Cái bài viết Facebook này đã hết chưa. Nếu chưa hết thì nvt poste hết lên đi, như vậy tôi có thể có cái nhìn tổng quan đầy đủ nội dung hơn.
Trong phần viết trước, tôi nói muốn để phụ đề vào cái tít cho nó đầy đủ, nhưng lúc vào thấy không có option nào cho thêm tên chủ đề cả, (hay có thể tôi không biết), nên không làm được. Cũng phải nói thêm rằng tác giả bài viết cũng nói tới vấn đề giai cấp của nhà nước, nhưng không nói nó thể hiện thế nào, cho nên bài viết vẫn coi như là chế đố tư sản, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là cái đế của tổ chức nhà nước.
Tác giả bài viết cũng nói tới những nguồn tư liệu học giả, nhưng nó cũng hơi sơ sài. Để hiểu cái đế lý thuyết của hình thái tổ chức nhà nước kiểu tư sản, thì không có gì tốt hơn là đọc các tác phẩm của các nhà triết học Anh, Pháp. Tôi kể ra đây một số để ai thích thì nên tìm hiểu, vì chúng là kinh điển. Nếu không tìm đọc được chính họ viết thì có thể đọc các dẫn giải tóm tắt tư tưởng của họ cũng được. Trong đó có thể kể : Vôn te (Voltaire), Montesquieu (Mông tét xơ ki ơ), Rouseau (Rút xô) là người Pháp, Nếu không đọc được hai ông đầu thì cũng nên đọc Roussseau, vì ông ta tóm tắt và phát triển khá rõ ràng quan niệm nhà nước tư sản, và vì ông ta là thị dân, tư duy có lẽ gần với ta hơn cả.
Các nhà triết học Anh thì có : Locke, Hume, Bentham, Stuart Mill, Adam Smith. Thực ra các nhà triết học Anh có nhiều hơn, và tôi cũng để lẫn lộn họ trong một thời gian dài từ thế kỷ XVII đến XIX. Nhưng với tôi nó là đặc trưng của người Anh-Mỹ.
Ở đây tôi không kể tới các nhà triết học Đức, vì họ không tham gia vào việc tạo ra cái đế của hình thái dân chủ phương Tây hiện nay. Triết học Đức, thực ra là phản biện lại nó. Và đại diện nổi tiếng nhất có lẽ là Niét (Nietzsche), Kant, Hegel. Hegel bản thân tôi cũng không đọc nổi vì phức tạp, nên tôi chỉ biết Hegel qua Marx.
Để mở rộng tầm nhìn vượt lên trên hình thái nhận thức của các học giả tư sản này, thì công cụ tuyệt với nhất chính là chủ nghĩa Mác. Ở đây ta có Mác (Marx), Ăng ghen, Lê nin, Mao trạch Đông, Gramsci. Ngoài ra có thể nói tới Max Weber . Đóng góp của Max Weber cũng rất quan trọng khi ta muốn tìm hiểu cái nhân duyên “tôn giáo” làm hình thành nên thể chế tư bản này.
Nói về tổng quan, theo quan niệm của tôi, thì ta có thể coi dân chủ tư sản theo ý tưởng người Pháp, là ý chí của một cộng đồng. Ý chí cộng đồng vượt lên trên một cá nhân, nhưng cá nhân này không mất đi, mà tự đồng ý chuyển nhượng lại một phần tự do cá nhân của mình vì quyền lợi chung của cộng đồng, thông qua một khế ước hợp đồng. Sự thể hiện này rõ rệt đặc biệt thông qua Rouseau (Rút Xô).
Với tư duy Anh-Mỹ thì nó là một thứ tự do cá nhân tổng thể. Theo quan niệm cá nhân tổng thể, bằng lợi ích riêng tư của mình sẽ đưa đến quyền lợi chung của xã hội, qua một “bàn tay vô hình” tạo ra (đây là khái niệm của Adam Smith) vì thế nó đề cao tự do cá nhân ( Stuart Mill), và quyền lợi của một cá nhân được thể hiện qua “hạnh phúc”, là thước đo giá trị trong chủ nghĩa thực dụng (Bentham) của mỗi con người.
Còn tại sao triết học Đức phản biện, vì quan niệm của Niết là quan niệm “người hùng”, người hùng cao hơn đám đông, chuẩn hơn đám đông, và điều này cũng không phải là sai, và ta có thể thấy điều này trong nghiên cứu khoa học, trong đó ý kiến của số đông tập hợp lại không có ý nghĩa gì cả. Nó cũng thể hiện qua các khái niệm đạo đức của Kant, mà ta có thể thấy nó có mùi vị gì đó như đạo Nho. Còn Hegel thì quy ra rằng nhà nước là một ý niệm như thiên chúa giáng xuống, không phải là một sự đồng thuận của một nhóm cá nhân. Chính vì thế, triết học Đức không phải là cái đế dẫn tới hình thái quản lý xã hội kiểu dân chủ tư sản này.
Tại sao lại thế, vì sự hình thành của giai cấp tư sản các nơi này khác nhau, có quan hệ với văn hoá của họ (tức là thiên chúa giáo ở những nơi này). Sở dĩ ở Anh giới tư bản thể hiện tư duy của mình qua cải cách tôn giáo, vì thế thần quyền và vương quyền vẫn có mặt trọng hệ thống chính trị, tạo nên cái khung cộng đồng. Vì cái khung cộng đồng này chỉ bị chuyển hoá mà không mất dẫn đến coi trọng tự do cá nhân.
Ở nước Pháp, vương quyền và thần quyền cơ đốc liên minh với nhau, nên để làm cách mạng tư sản, tư sản pháp phải lật đổ cả hai. Nhưng lật đổ rồi thì lấy nguyên tắc gì để thống nhất xã hội, vì thế nẩy sinh quan niêm hợp đồng giữa các cá nhân. Và cũng vì thế cách mạng tư sản Pháp là cấp tiến nhất, quyết liệt nhất. Hiện tại ở Pháp , người ta diễn giải cách mạng Pháp trong một giai đoạn dài hơn (hơn một thế kỷ), để chỉ rõ ra rằng mặc dù cuộc cách mạng Pháp quyết liệt như thế, thế lực xã hội cũ của Pháp phải đến 1 thế kỷ sau mới biến mất hoàn toàn. Nhưng đặc trưng của Pháp đó là sự lật đổ hoàn toàn, kiểu xoá đi làm lại từ đầu, vì thế giai cấp tư sản Pháp không thể không đề cao ý tưởng cộng đồng thông qua khế ước xã hội, như Rousseau đề ra.
Ngược lại ở Đức, giai cấp tư sản phát triển muộn, núp bóng quý tộc và vương quyền, thì nó không cần tới các giá trị hợp đồng, hay rao giảng tự do kia, do cộng đồng đã được gắn kết bằng cấu trúc quý tộc phong kiến cũ.
Trong thực tế, quan niệm khởi điểm xuất phát từ các cá nhân này mà các học giả Anh Pháp đưa ra là FAKE NEWS, vì ngay ở trong trạng thái tự nhiên, khi không có nhà nước, như xã hội nguyên thuỷ, thì con người vẫn sống theo cộng đồng. Thậm chí yếu tố cộng đồng còn lớn hơn yếu tố cá nhân. Nhưng để biện hộ cho tư hữu cá thể, vốn là cái đế xuất phát điểm của hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì nó được thổi lên thành tiên đề, cho nó có tính .. khoa học như là khởi điểm của xã hội loài người.
Một điều nữa tôi phải nói ngay là trong phần đầu tiên, khi phân loại chế độ chính trị, tác giả bài viết đã chia ra làm hai (không phải là ý của tác giả mà là ý quyển sách mà tác giả sử dụng) đó là coi một chế độ “dân chủ”(democracy) hay “phi dân chủ” (Anti-democracy), cái này cũng là FAKE và nặng về tuyên truyền của học thuật tư sản phương tây. Cài cái khái niệm này vào, nó đã dẫn tới việc họ tự cho quyền muốn đánh ai, muốn xâm lược, muốn làm gì cũng được, vì họ là “dân chủ”, ngược lại các nạn nhân của họ không có gì là chính nghĩa cả, vì là Anti-democracy.
Trong thực tế ở các nước dân chủ tư sản phương Tây ngay ở giờ phút này, chúng chỉ là các oligachie, tức là một sự thoả hiệp của các thế lực của giai cấp tư sản, thông qua lấy người dân làm chứng băng phiếu bầu, để khỏi đánh nhau tranh giành quyền lực bằng vũ trang, đổ máu (điều mà ở các nước không có giai cấp tư sản đầy đủ, nhưng lại có chế độ này, luôn xẩy ra khi tới kỳ bầu cử). Và không phải bất cứ hình thức xã hội đương đại nào không theo chế độ “democracy” kiểu này cũng là Anti-democracy cả. Điều quan trọng nếu muốn so sánh thì phải xem một cá nhân trong một xã hội được bảo vệ bằng luật pháp như thế nào, tính cưỡng chế của nhà nước đến đâu.
Một khái niệm nữa cũng FAKE như vậy, đó là khái niệm toàn trị (totalitarian), mà phương Tây dùng để đặt tên cho chế độ XHCN cũ, từ sau năm 1945
Tóm lại, khi giảng dậy khoa học nhân vân về thể chế chính trị, thì phương Tây đã cài đặt nhiều khái niệm Fakes vào đó, để từ đó có thể sử dụng nó để can thiệp, lật đổ, chiếm thuộc địa,.. và đồng thời cũng là tuyên truyền cho người dân của họ để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Vì thế, nếu ta là người Tây, thì những điều giảng dậy này không có vấn đề. Ngược lại nếu là ta đi Tây học thì lại thành vấn đề. Chính vì thế mà tôi mới nói, VN muốn phát triển phải có đại học “đủ cao cấp” của mình, đặc biệt trong khoa học xã hội nhân văn.Còn nếu không thì mỗi người phải tự khúc xạ, “thay hệ quy chiếu” như tôi thường nói, nếu không muốn mình chỉ là “con vẹt”. Cho đến nay, thì may mắn là trong lịch sử VN, phần lớn trí thức Vn vẫn khúc xạ được như vậy, ví dụ khi các nhà Nho Vn sử dụng Nho giáo mà không thành người “bảo vệ TQ”, Các nhà cách mạng VN khi kháng chiến chống Pháp, Mỹ cũng như vậy, dù vốn Tây học của họ cũng lớn. Nhưng cũng có dạng không khúc xạ được.

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 23 2020, 10:12 AM

Còn phần 4 nữa bác Phó ạ.
Người dịch chưa dịch xong, nên em vẫn chờ tiếp.

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 23 2020, 04:13 PM

TỔNG THỐNG CHẾ, ĐẠI NGHỊ CHẾ VÀ BÁN TỔNG THỐNG CHẾ (Phần cuối)
Trong phần cuối, chúng ta cùng đi vào phân tích Bán tổng thống chế ở Pháp, thông qua các đặc điểm, quá trình phát triển và mối liên hệ giữa các nhánh quyền lực. Để không làm đứt mạch người đọc, bài này sẽ không chia làm hai phần nhỏ như các bài trước. Vì vậy bài sẽ hơi dài, cộng thêm một số ý đã nói ở các phần trước không được nhắc lại, người đọc lưu ý theo dõi.
P/S: Do mình là người học luật bằng tiếng Tây Ban Nha, nên sẽ có một số chỗ mình dịch ra tiếng Việt không hay hoặc thậm chí không đúng. Mong các bạn góp ý. Bài viết đơn thuần là lý thuyết pháp lý (lý thuyết về nhà nước và pháp luật, luật hành chính và luật hiến pháp), không mang yếu tố chính trị.
Bài viết được biên dịch dựa trên bài gốc của TS. Ricardo Espinoza Toledo trong bài
``Sistemas Parlamentario Presidencial Y Semipresidencial``, México, 2000
Chúng ta cùng đi đến phần 4, phần cuối cùng trong series nhé !
Phần 4: Bán tổng thống chế ở Pháp
Tổng thống chế và Đại nghị chế là hai thể chế cơ bản, bởi chiều dài lịch sử phát triển của nó. Đây là hai hệ thống được nghiên cứu kĩ trong khoa học chính trị. Tuy vậy, trong thế kỉ XX, đã xuất hiện một thể chế thứ ba, được tích hợp các nguyên tắc của cả hai thể chế đi trước. Thể chế Bán tổng thống hay hỗn hợp, được xây dựng và phát triển theo một cách khác hoàn toàn so với Tổng thống chế và Đại nghị chế. Trong hệ thống này, sự phân chia quyền lực (Division of Powers) phức tạp hơn nhiều hai hệ thống còn lại, bởi nhánh Hành pháp (Executive) và Lập pháp (legislative) đồng thời vừa tách biệt và vừa thống nhất.
1. Đặc điểm cơ bản
Trong hệ thống này, Tổng thống (President) có vai trò độc lập, nhưng chia sẻ quyền lực với một thủ tướng (Prime minister). Vì vậy, quyền Hành pháp được chia ra thành Người đứng đầu quốc gia – Tổng thống Cộng hòa, và một Người đứng đầu Chính phủ - Thủtướng. Mỗi một người được nhà nước lựa chọn theo cách khác nhau: trong khi Tổng thống đến từ một cuộc bầu cử phổ thông, thì Thủ tướng được số đông Nghị viện chọn. Thủ tướng phải người được chỉ định phải tuân theo đảng phái đa số hoặc liên minh đa số trong Nghị viện. Vì vậy, có thể nói, Thủ tướng phải đối mặt với các thách thức chính trị hàng ngày, còn Tổng thống thì ít hơn. Tổng thống giữmột mối quan hệ khá là yên bình với những người đứng đầu các đảng phái đối lập, và thường có xu hướng thỏa hiệp hoặc thương lượng với lực lượng đối lập.
Tổng thống có chức năng chính là đảm bảo các hoạt động bình thường của các cơ quan tổ chức, điều chỉnh chính sách đối ngoại, ngoại giao và quốc phòng. Thủ tướng có nhiệm vụ điều chỉnh các chính sách trong nước và kinh tế. Ở chiều ngược lại, Nghị viện được chia làm hai Viện. Cả Tổng thống và Nghị viện đều được lựa chọn từ cuộc bầu cử phổ thông: Nghị viện không phụ thuộc vào Tổng thống cũng như Tổng thống cũng không phụ thuộc vào Nghị viện. Chính phủ được thành lập từ Nghị viện và Nghị viện có thể bị giải tán bởi Tổng thống.
Có thể nói rằng, Bán tổng thống chế áp dụng cùng lúc các nguyên tắc của Tổng thống chế và Đại nghị chế sau: a) Người đứng đầu Nhà nước – Tổng thống được bầu cử phổthông trực tiếp hay gián tiếp, với một nhiệm kì nhất định và b) Tổng thống chia sẻquyền Hành pháp với một Thủ tướng, thiết lập một cấu trúc chính quyền song song (dual authority) với các đặc điểm sau:
1) Tổng thống độc lập với Nghị viện, nhưng không thể điều hành một mình trực tiếp, kết quả là Tổng thống phải phối hợp với Chính phủ của mình để đưa ra các quyết định
2) Ở khía cạnh khác, Thủ tướng và nội các của mình độc lập với Tổng thống bởi họphụ thuộc vào số đông Nghị viện, và phải đối mặt với các cuộc bỏ phiếu không tín nhiệm (Motion of no confidence) và bỏ phiểu bất tín nhiệm (Motion of censure)
3) Cấu trúc chính quyền song song cho phép Bán tổng thống chế cân bằng quyền lực các nhánh, cũng như cho phép sự phân chia quyền lực diễn ra trong chính nhánh Hành pháp.
Trong hệ thống này, việc giải tán Nghị viện (Dissolution) là một vũ khí trong tay Tổng
thống. Tổng thống giải tán Nghị viện trên cơ sở những tính toán chính trị bởi, mặc dù không có các điều kiện hay hạn chế để giải tán, Tổng thống chỉ sử dụng quyền này trong các tình huống chính trị để tìm kiếm sự ủng hộ số đông cho các chính sách của mình.
Bài viết tập trung nghiên cứu thể chế bán Tổng thống của Pháp, nơi sản sinh ra thể chế
này.Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng tuy thể chế giống nhau nhưng ở mỗi quốc gia lại
có những đặc điểm riêng biệt, phụ thuộc lịch sử, văn hóa và sự phát triển chính trị của
từng quốc gia dân tộc.

Gửi bởi: NVT2002 vào hồi Sep 23 2020, 04:14 PM

2. Lịch sử phát triển và cấu trúc
Tất cả các kinh nghiệm lịch sử trước kia của Pháp, đã được tổng hợp lại để xây dựng nên một nguyên tắc mới trong việc tổ chức các quyền lực chính trị. Và kết quả là sự ra đời của Đệ ngũ Cộng hòa Pháp (French Fifth Republic), cũng như của thể chế hỗn hợp, vào năm 1958.
Vấn đề mà người Pháp phải đối mặt sau Thế chiến thứ hai chính là việc nghiên cứumột thiết kế chính quyền mà cho phép tìm kiếm sự đồng thuận và tránh việc phân cực không chỉ trong chính trị mà còn trong xã hội. Kết luận quan trọng nhất dọc sự tồn tại của Đệ Tứ Cộng hòa chính là việc cấu trúc quyền lực hiện tại cho phép phân cực trong Nghị viện, hay nói cách khác, sự chuyên chế của các đảng phái (Particracy). Người Pháp không phải đang tìm kiếm một nền dân chủ vô chính phủ, mà là một thể chế mà không cho phép chính phủ áp đặt lên xã hội. Đệ tứ Cộng hòa Pháp được hình thành sau Thế chiến, nhưng không đạt được sự ổn định chính trị.
Charles De Gaulle, anh hùng dân tộc trong Thế chiến thứ hai, một mình nghĩ ra ý tưởng. Từ những giây phút đầu của Đệ tứ Cộng hòa, đã xuất hiện những chỉ trích gay gắt dành cho hệ thống Nghị viện mà ở đó, có sự thống trị tuyệt đối của các đảng phái. Hơn nữa, tồn tại thêm một vấn đề: các đảng phải dần dần quên đi nhiệm vụ của họ, đại diện cho dân chúng, điều này đã dẫn đến các câu hỏi xung quanh chất lượng của nền dân chủ đại diện, khi mà tồn tại một lỗ hổng lớn trong xã hội.
Vấn đề nằm ở việc là việc cai trị. Đệ tứ Cộng hòa là một Đại nghị chế cực đoan, khi mà
Chính phủ phải tuân theo các đảng phái. Một trong các khía cạnh mà De Gaulle đã chỉ ra chính là việc thiếu đi một cơ chế cho phép đảm bảo việc hoạt động binh thường của các cơ quan tổ chức, với khả năng kiểm soát, thiết lập lại trật tự, nhưng cũng cần thiết phải tuân theo quyết định và ý kiến của các tổ chức chính trị. Một cơ chế mới được hình thành cho phép Đệ ngũ Cộng hòa cân bằng được sức mạnh của Nghị viện bằng một Nguyên thủ Quốc gia độc lập hoàn toàn với nó. Khác với các hệ thống Nghị viện, Tổng thống được bầu cử phổ thông, song song với một Thủ tướng được Nghị viện
chọn.Một trong các đặc điểm của Đệ ngũ Cộng hòa chính là việc Nguyên thủ quốc gia có tính chính danh (Legitimacy). Đó không phải là một chức vụ được thừa kế hay mang tính
biểu tượng như ở Anh quốc, mà được lụa chọn trong cuộc bầu cử phổ thông. Với điều này, thiết kế thể chế của Đệ ngũ Cộng hòa đã sử dụng các nguyên tắc riêng của thểchế Tổng thống.
Cũng như tất cả các chế độ dân chủ khác, trong thể chế hỗn hợp Pháp tồn tại hệ thống Lưỡng viện (bicameralism): một Thượng viện (Senate) và một Hạviện – gọi là Quốc hội (National Assembly), hình thành nên Nghị viện Pháp, nơi nắm quyền Lập pháp. Hai viện được hình thành dựa trên bầu cử phổ thông. Điều này giống với các đặc điểm của Đại nghị chế (trừ Anh quốc)
Dưới góc nhìn chức năng hoạt động, người Pháp muốn thiết kế một chế độ Tổng thống
hơn là Đại nghị. Về cơ bản, Đệ ngũ Cộng hòa thừa hưởng thiết kế thể chế của một nhánh Hành pháp mạnh, nhưng không Đơn đầu như ở Mỹ (monocephalous) Với một Tổng thống được bầu cử phổ thông trực tiếp, Nghị viện không có khả năng kiểm soát các hoạt động của Tổng thống cũng như không thể phế truất. Mặc dù vậy, Tổng thống lại có quyền giải tán Nghị viện. Đây chính là phương thức mà qua đó ngăn cản sự thống trị của các đảng phái, cũng như cho phép xây dựng một số đông gắn kết.
Tổng thống có khá nhiều uy quyền bởi, trên tất cả, Hiến pháp gửi gắm vào ông ta chức năng cơ bản, chính là theo dõi, đảm bảo các cơ quan tổ chức hoạt động bình thường. Khả năng giải tán Nghị viện cho phép Tổng thống được hoạt động đúng vai trò của nó. Hiến pháp Pháp cũng thiết lập một số cơ chế cho phép Tổng thống kiểm soát Nghịviện. Chúng ta có thể thấy qua trường hợp kinh điển xảy ra trong lịch sử Đệ ngũ Cộng hòa: vào năm 1981 và 1988, Francois Mitlerrand trở thành Tổng thống Pháp, ông ta đã giải tán Quốc hội và tiến hành cuộc bầu cử mới, với lí do đơn giản là trong các cuộc bầu cử trung gian đã diễn ra, số đông Nghị viện đã được hình thành bởi sự liên minh của các đảng phái trung hữu, đối lập với đảng Xã hội thiên tả của chính ông.
Nghị viện chỉ định Chính phủ, trừ Tổng thống. Nghị viện cũng có quyền giải tán Chính phủ, hay nói cách khác, bất tín nhiệm. Chính phủ luôn bị kiểm soát bởi số đông Nghịviện. Số đông này có thể được hình thành bởi một đảng phải hay liên minh của nhiều đảng. Ở Pháp, số đông Nghị viện thường là kết quả của một liên minh các đảng phái, cánh tả hoặc cánh hữu.
Quốc hội Pháp (Hạ viện) có 577 thành viên, nhiệm kì 5 năm và có thể được tái nhiệm.
Ở Pháp, hệ thống bầu cử cũng là hệ thống đa số, nhưng hai vòng. Ở vòng đầu, nếu không có đảng phái nào dành được hơn 50% số phiếu thì sẽ diễn ra vòng hai với hai đảng phái dành được nhiều phiếu nhất. Điều này cũng áp dụng tương tự cho bầu cửTổng thống. Hệ thống đa số hai vòng khiến ứng viên dành chiến thắng luôn nhận được nhiều hơn 50% số phiếu ủng hộ. Quốc hội Pháp có chức năng bỏ phiếu các dự luật, hình thành và giám sát Chính phủ.
Thượng viện Pháp có 348 thành viên, nhiệm kì 6 năm, nhưng sau mỗi 3 năm sẽ bầu lại một nửa theo hình thức gián tiếp (thông qua các đại cử tri). Thượng viện, khác với Quốc hội, không thể bị giải tán bởi Tổng thống. Các thượng nghị sĩ được lựa chọn thông qua một đại cử tri đoàn (Electoral College). Thượng viện Pháp thường khá là bảo thủ, bởi trên thực tế họ đại diện cho tầng lớp giàu có ở các địa phương. Mặc dù là bầu gián tiếp, nhưng vẫn thông qua hai vòng, với một danh sách được trình lên bởi mỗi
đảng phái. Thượng VIện Pháp, cũng giống ở Anh, tham gia vào quá trình bỏ phiếu các
dự luật, nhưng với chức năng thứ yếu – chức năng chính thuộc về Quốc hội hay Hạviện. Mặc dù có khả năng kiểm soát các hoạt động của Chính phủ, nhưng Thượng viện không tham gia vào quá trình hình thành cũng như có khả năng giải tán Chính phủ.
Ở Pháp tồn tại một cơ quan giống như Tối cao Pháp viện ở Hoa Kỳ: Hội đồng Bảo Hiến
(Constitutional Council). Là một cơ quan với 9 thành viên, nhiệm kì 9 năm và không được tái nhiệm. 3 người được chỉ định bởi Tổng thống, 3 người bởi Chủ tịch Quốc hội, và 3 người còn lại bởi Chủ tịch Thượng viện. Các cựu Tổng thống là thành viên suốt đời của Hội đồng, mặc dù chẳng bao giờ tham gia.
Chủ tịch Hội đồng Bảo Hiến được chỉ định trong 9 người bởi Tổng thống. Một trong các
nhiệm vụ của Hội đồng là giám sát bầu cử. Ngoài ra còn tiến hành và giám sát một cuộc trưng cầu dân ý (referendum) về một đạo luật, đề án cải cách chính quyền, các vấn đề liên quan đến Liên minh Châu Âu, v.v. Cuộc trưng cầu dân ý được quyết định bởi Tổng thống,
thông qua đề nghị của Thủ tướng hoặc Lưỡng viện. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Hội đồng chính là bảo vệ Hiến pháp, nói cách khác, phát hiện và ngăn chặn các vấn đề vi hiến (Unconstitutionality). Trong trường hợp phát hiện một dự luật vi hiến, Hội đồng sẽngăn không cho dự luật đó đến tay Chính phủ, vì vậy dự luật sẽ không được thông qua. Cần lưu ý rằng, các dự luật được thông qua bởi Nghị viện, phải được Tổng thống kí mới trở thành đạo luật chính thức.
3. Mối liên hệ giữa các nhánh quyền lực
Sự phân chia quyền lực là tổ hợp các cơ chế tìm kiếm sự cân bằng giữa các nhánh
quyền lực. Theo Monstequieu, nguyên tắc cần thiết để đạt được điều trên chính là việc
quyền lực kiểm soát quyền lực (Power moderates Power). Ở thể chế hỗn hợp, chúng ta có thể thấy sự phân chia quyền lực dưới hình thức một Lưỡng viện kết hợp với một
nhánh Hành pháp ´´đôi đầu´´ (bicephalous): nhánh Hành pháp được chia thành Tổng
thống – Nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng – người đứng đầu Chính phủ. Thượng viện chỉ nắm giữ vai trò thứ yếu, không có sự ngang hàng với Quốc hội, và không tham gia vào việc thành lập Chính phủ. Việc này chỉ có Quốc hội mới có quyền. Nghị viện không thể gây ảnh hưởng đến các chức năng chính của Tổng thống. Lý giải điều này ở chỗ: trong thiết kế chính quyền của Đệ ngũ Cộng hòa, người Pháp muốn có một nhánh Hành pháp được tự do hơn bởi ở Đệ tứ Cộng hòa, Chính phủ bị kiểm soát bởi Nghị viện.
Một vấn đề khác cần được nhắc đến chính là các đảng phái chính trị. Theo Charles De Gaulle, nguyên nhân sự sụp đổ của nền Cộng hòa thứ tư chính là việc các đảng phái chính trị nắm giữ quá nhiều quyền lực. Điều người Pháp tìm kiếm không phải là hạn chế các chức năng của Nghị viện, mà là vô hiệu hóa tính ưu thế của các đảng phái. Đểphục vụ điều này, cần có một Tổng thống có thể giới hạn quyền lực của các nhóm chính trị. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một số hậu quả.
Điều mà De Gaulle không lường trước, nhưng cuối cùng Francois Mitterrand chỉ ra, chính là tầm quan trọng của các đảng phái chính trị trong việc vận hành thể chế. Thiết kế của Đệ ngũ Cộng hòa đã tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến đời sống chính trị, khiến các đảng phái phải phát triển và hiện đại hóa sao cho phù hợp với thực tại. Hai cực chính của chính trị Pháp, cánh tả (left wing) và cánh hữu (right wing), đã tái cơ cấu bên trong và tái cơ cấu các mối quan hệ với các đảng phái khác cũng như với xã hội Pháp. Có thểkhẳng định, chiến thắng của Mitterrand vào năm 1981 chính là kết quả của Đệ ngũ Cộng hòa, bởi từ năm 1971 ông ta trở thành người lãnh đạo của quá trình đổi mới Đảng Xã hội. Điều tương tự cũng xảy ra với các đảng trung hữu. Nền Cộng hòa thứnăm là một chất xúc tác quan trọng cho việc phát triển các đảng phái chính trị hiện đại.
Đồng thời, các tổ chức chính trị và đảng phái bắt đầu liên kết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Nghị viện không thể hình thành và hoạt động thiếu các đảng phái cũng như Tổng thống không thể thi hành các chính sách nếu không có sự ủng hộ của các tổ chức chính trị. Vì vậy, nền Đệ ngũ Cộng hòa không chỉ dừng lại ở việc thiết kế thể chế, nó còn xây dựng và phát triển các lực lượng xã hội và chính trị, biến những lực lượng nàytrở thành các nhân tố chính để hoàn thiện chính quyền.
Hệ thống chính trị không chỉ là các chuẩn mực hoặc thể chế của nhà nước, mà còn là các giá trị đi kèm. Vì lí do này, một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của Đệ ngũ Cộng hòa chính là sự cam kết của các lực lượng chính trị xung quanh việc bảo vệ các hệ thống của chính họ và của đất nước. Các lực lượng chính trị chính của xã hội Pháp, cánh tả và trung hữu, tuy khác nhau về mặt tư tưởng, nhưng đều có những nguyên tắc chung để bảo vệ đất nước. Điều này làm cho văn hóa chính trị Pháp trở thành chỗ dựa vững chắc của bộ máy thể chế hỗn hợp.
(Hết phần 4)

Tài liệu tham khảo:
Espinoza Toledo, Ricardo. Sistemas Parlamentario, Presidencial y Semipresidencial.
México, 2000

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 24 2020, 11:59 PM

@nvt,
Tác giả bài viét bài dịch này cũng tốt, vì mọi người sẽ hiểu được cơ chế của thể chế đại nghị tư san phương Tây này ra sao (đây cũng là tên gọi khác của nó). Thực ra phần tôi định viết và chủ đề không đối nghịch nhau mà bổ trợ cho nhau. Bài viết trình bầy cơ chế ấy hoạt động thế nào, còn tôi phân tích điều kiện nào khiến thể chế đó hoạt động được.
Như vậy những gì tôi viết sẽ là cái gương chiếu hậu, nếu như ta quan niệm ví dụ hệ thống này giống như cái đầu người, không ai có thể nhìn trực tiếp cái gáy mình mà phải cần có gương.
Chế độ đại nghị tư sản hình thành dần dần theo kinh nghiệm và quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây, mầm mống của nó có từ thế kỷ XVI (bắt đầu bằng cách mạng công nghiệp Hà lan), vì thế bản thân trong sách vở phương Tây nó cũng có phần phản biện. Nhưng nó có điều dở là hoặc nó tản mát, không thành hệ thống, hoặc nó là những thuyết lý không tưởng (ví dụ thuyết vô chính phủ). Vì thế trong thực tế chỉ có chủ nghĩa Mác Lê nin là có một cái nhìn hệ thống, và đặc biệt có thành quả ứng dụng thực tế như ở VN, TQ, không phải là một học thuyết lý thuyết ảo tưởng.
Một điều quan trọng nữa là ngay cả dù là phản biện, những học giả này cũng là người phương Tây, cho nên không thể thoát ra khỏi cái nôi văn hoá mà họ bú mớm từ bé.
Vì thế muốn phản biện nó phải là người của một văn hoá khác, thì mới đầy đủ.
Một người VN bình thường, được học ở VN hiện tại (không phải thời VN cộng hoà miền Nam) , hoàn toàn có khả năng này, chỉ có điều rất đáng tiếc là do chịu ảnh hưởng của “sức mạnh mềm” của văn hoá phương Tây mà họ quên đi, hay bị loá mắt.
Cũng phải nói thêm nữa là khi phản biện nó không phải là để đi tìm một kiểu đối kháng, vì mặc dù thể chế khác nhau, VN vẫn có quan hệ với các nước phương Tây, hiểu họ, phản biện họ có nghĩa là sẽ tìm được cách quan hệ thực tế có lợi, không bị viễn cảnh xâm thực, “diễn biến hoà bình” (như ngôn ngữ ở VN hiện đại dùng).
Phản biện tốt thì học được tốt hơn,vì biết cái gì nên học cái gì không, nó cũng cho mình có nhận xét chính xác hơn chuẩn hơn chính mình. Tóm lại là “hiểu mình hiểu người”, không bị lừa bịp.
Cũng tương tự như vậy, muốn hiểu đầy đủ thể chế này, để tìm nhân duyên, điều kiện hoạt động có lợi của nó người ta không thể dừng ở mức độ xem nó hoạt động trên lý thuyết như thế nào (tức là nội dung của người dịch chủ đề này) mà phải tiếp cận theo hai hướng :
1- Khởi thuỷ nó hoạt động ra sao, từ đó tìm được bản chất của nó.
2- Nó được đưa vào các nước ngoài văn hoá phương Tây thế nào, đặt ra vấn đề gì. Trong cái phần này lại có hai mục nhỏ,
2.1 đó là các nước nghiền được nó, và ứng dụng tương đương (ví dụ Nhật bản)
2.2 Các nước ứng dụng nó có vấn đề (Nga, các nước Đông Âu, các nước thế giới thứ 3)
Với điều 2 này ta sẽ thấy lộ ra vấn đê thích ứng văn hoá.
Như tôi đã nói, phản biện nó tốt nhất là chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng tôi cũng bổ xung thêm các nguồn nhận thức khác của chính phương Tây : vị dụ thuyết cấu trúc (structuralisme), thuyết tâm lý (Freud), các học giả tư sản ảnh hưởng Mác ( ví dụ Pierre Bourdieu, Pháp), eurrocommunisme, v..v.. các học giả kinh tế tư sản Keynes, Hayek, ..Đây chính là phần phản biện rải rác mà tôi nói ở trên. Và cả các nhận thức tư tưởng văn hoá của thế giới ngoài phương Tây mà vì tôi rất yêu thích chúng nên cũnng sử dụng (như cách mạng hồi giao I ran, văn hoá châu Phi), những nhận thức này sẽ giúp tìm hiểu sự thâm nhập và tương tác với phương Tây ra sao.
Tất nhiên khi viết tôi sẽ trộn lẫn chúng, chứ tôi không thể chỉ ra rõ ràng cái này lấy từ đâu từ đâu, vì tôi cũng đã nghiền nó ra biến thành của mình để sử dụng. Nhưng với những điều nói ở trên, ai muốn tìm hiểu thêm thì có cửa để tìm hiểu tiếp dễ dàng hơn, và không bắt buộc phải cho rằng tôi đúng hay sai.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 15 2020, 12:02 AM

Người định dịch tiếp tài liệu về nhà nước pháp quyền kiểu đại nghị tư sản chắc không muốn viết nốt, nhưng chắc có nhiều người quan tâm tới hình dạng của loại hình nhà nước này. Nói theo chiều xuôi, tức là quảng cáo, nhồi sọ, tuyên truyền cho hình thức nhà nước này trên thế giới không thiếu, trên mạng cũng không thiếu, cho nên nhân thể có bài viết trên, tôi « bật mí » cho những ai muốn tìm hiểu thêm nó, nhưng dưới dạng phê phán, thì mới hiểu bản chất của nó được.
Để tìm hiểu dưới dạng phê phán (critique) bộ máy nhà nước kiểu này, có một tác giả rất là tốt, đó là Antonio Gramsci. Ông là một trong những nhà lãnh đạo của đảng cộng sản Ý vào thập niên 20, đúng vào lúc cách mạng tháng mười. Nhưng khác với ở Nga, cách mạng ở cả Ý và Đức đều không thành công. Từ sự thất bại này, mà Antonio Gramsci phân tích nó, và để tìm hiểu nó, tất nhiên ông ấy phải phân tích xã hội tư sản Ý đương thời. Vì nước Ý là nước phát triển tư bản muộn, và nó cũng có nhiều tàn tích phong kiến, quý tộc, cũng như tôn giáo (đạo cơ đốc , với Vatican, là ở Ý), nên ông rất quan tâm tới việc phân tích kiến trúc thượng tầng của xã hội tư bản. Những điều Antonio nói là chuẩn cho nước Ý, nhưng thông qua đó nó cũng bổ xung cho những gì Mác viết về Tây Âu, có điều từ thời Các Mác còn sống (thế kỷ XIX) tư bản đã phát triển hơn, và Antonio đã nắm bắt được điều này.
Như vậy, nếu kết hợp những gì Mác viết về Tây Âu (như về Pháp, Đức), kết hợp với những gì Antonio Gramsci viết, thì ta có thể thấy xã hội tư bản phương Tây phát triển thế nào. Ở đây tôi nhấn mạnh là Tây Âu, chứ không phải là cho toàn thế giới. Vì với tôi không có một thứ chủ nghĩa Mác chung chung, mà tùy theo từng nơi, tường điều kiện văn hóa mà ta có những chủ nghĩa Mác khác nhau, giống như các tông phái của đạo Phật.
Bởi vì tư bản phương Tây thích áp chế hình thức nhà nước của nó (đại nghị tư sản) để xâm thực giống như sử dụng Thiên chúa giáo vào thế kỷ XIX, nên tìm hiểu cơ chế gan ruột của nó (điều mà Gramsci làm cho nước Ý, một nước phương Tây) là rất thú vị, vì ở đây ta sẽ hiểu được định kến của nó, cách nó định xâm thực.
Công lao lớn nhất của Gramsci là đã phân tích rõ hơn phần kiến trúc thượng tầng của một xã hội tư bản phương Tây là gì. Theo ông nó có hai phần liên quan chặt chẽ đến nhau đó là xã hội dân sự (société civile) và cơ chế nhà nước (société politique). Trong sự liên hệ này, nếu là một nước tư bản phát triển hòa bình, không phải sử dụng cơ chế trấn áp trực tiếp, thì xã hội dân sự sẽ phát triển. Xã hội dân sự này là « bàn tay nhung » của cấu trúc thượng tầng. Trong trường hợp không phát triển hòa bình được, thì nhà nước chỉ còn cơ chế trần trụi, tức là độc tài. Đặc biệt, có cả trường hợp khi cơ chế nhà nước xụp đổ, (đây là tình trạng nước Ý sau đại chiến I), thì xã hội dân sự đã tự nó đẻ ra các dạng nhóm vũ trang , để trấn áp dựng lại nhà nước, như là trường hợp các tổ chức phát xít ở Ý với Mussolini.
Trong trường hợp bình thường, thì từ cơ chế xã hội dân sự này, nó có các thể loại bầu bán, đa đảng, .. mà như người trong chủ để này đang viết.
Một điều thú vị nữa của Gramsci, là ông đã phân tích tư sản cấu kết với phong kiến thế nào, và sự chuyển giao quyền lực giữa hai giai cấp này ra sao. Ví dụ trong trường hợp nước Ý, giai cấp tư sản vẫn để cho giai cấp phong kiến nắm quyền lực nhà nước, nhưng quyền lực kinh tế là của giai cấp tư sản, và giai cấp tư sản thực hiện nó bằng cách ..mua các người đứng đầu của phe đối lập kia.
Ở Ý còn có vấn đề nữa, đó là kiến trúc thượng tầng ở đây gần như bị lũng đoạn bởi nhà thờ cơ đốc giáo, và nhà thờ cơ đốc giáo về mặt lịch sử đi với giai cấp phong kiến quý tộc. Vậy ở Ý giai cấp tư sản đã làm thế nào để trung hòa được vấn đề này.
Như vậy những phân tích của Gramsci rất là thú vị, vì nó gần với tình trạng một nước ở thế giới thứ 3 hơn, ví dụ tàn dư phong kiến còn nhiều, giai cấp tư sản yếu ớt, .. tất nhiên ở đây ta phải trừ bì đi phần tư sản mại bản, chế độ thuộc địa. Nhưng cái nhìn, phân tích của Gramsci có thể áp dụng để nhìn vào nhiều nước khác như Brazil, Mexico, thậm chí Philippines..
Đối với những nước như VN, thì điều thú vị là phần nói về xã hội dân sự, và quan hệ của nó với nhà nước. Và vì hiện tại, phương Tây chủ yếu tìm cách xâm thực bằng cách kích động bạo loạn qua hình thức một xã hội dân sự đểu, dựng lên một xã hội dân sự ngoại lai, được sự ủng hộ của bên ngoài, thì cái nhìn của Gramsci càng có giá trị, vì nó giúp người ta tìm đường hướng bảo vệ tổ quốc không chỉ thông qua phát triển kinh tế, mà còn là sự tổ chức, hướng dẫn một xã hội dân sự gắn bó với nhà nước XHCN, với độc lập dân tộc, bởi vì xã hội dân sự đi liền với kinh tế thị trường.
Mặc dù Gramsci thú vị như vậy, nhưng phần kết luận ông ấy rút ra cho nước Ý và Tây Âu thì lại dở, và là sai lầm lớn. Vì chỉ quan tâm tới xã hội dân sự, tác động của nó vào xã hội, ông ấy lại đánh giá nhẹ phần nhà nước thâm sâu, phần quyền lực của nhà nước thực sự. Vì thế eurocommunisme (chủ nghĩa cộng sản châu âu), xuất phát điểm từ phân tích của Gramsci lại đi vào ngõ cụt.
Mặc dù có những yếu điểm ấy, những phân tích của ông về kiến trúc thượng tầng cũng soi sáng nhiều điều, ta không thể nhân nó lên thành dạng tổng quát hóa, mà phải luôn gắn bó nó với nước Ý, rồi sau đó mới rút ra những bài học mà mình muốn. Và điều đầu tiên người ta phải hiểu là xã hội dân sự, mà ở Tây Âu Mỹ nó gọi là dân chủ (démocratie), có tinh chất giai cấp rõ rệt, chứ không phải là « chính quyền toàn dân của nhân dân », nhưng nó tạo dựng rất khéo, che đi phần giai cấp kia.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 15 2020, 10:59 PM

Như vậy, Gramsci đã cụ thể hóa được, trong trường hợp một chế độ tư sản điển hình phương Tây (bao gồm Tây Âu, Mỹ, và một phần Nhật bản) thế nào là kiến trúc thượng tầng, thế nào là hạ tầng cơ sở của các chế độ này. Ở trên tôi nói một phần Nhật bản, vì do văn hóa khác biệt, nên cách Nhật bản áp dụng nó cũng không hoàn toàn giống ở phương Tây. Và như vậy, ta có thể dễ dàng suy ra rằng, hiến pháp, các quy luật pháp quyền, mà người dịch trình bầy ở đây (tam quyền phân lập, đa nguyên đa đảng, ..), về thực chất là giao diện (interface) giữa hai cơ cấu kiến trúc thượng tầng, giữa xã hội dân sự và cơ chế nhà nước. Nó là bản cam kết hiệp ước giữa hai bên.
Chuyện gì xẩy ra nếu một cái chân của nó, ví dụ xã hội dân sự quá ọp ẹp, tức là trong xã hội không có sự đồng thuận về tư tưởng. Khi xẩy ra chuyện này, thì lập tức chế độ độc tài (dictature) được lập ra. Ta có thể lấy ví dụ ngay bằng chế độ Ngô Đình Diệm ở VN. Do sức ép bên ngoài, hiệp định Giơ ne vơ đã được ký với rất nhiều bất lợi cho cách mạng VN. Thỏa thuận trong hiệp định này không phản ánh thực tế chiến trường trong kháng chiến chống Pháp lúc đó. Kết quả chế độ Ngô Đình Diệm không thể tạo ra một xã hội dân sự ủng hộ mình, vì người dân ủng hộ kháng chiến, Việt Minh, cho nên nó là một chế độ độc tài. Tất nhiên đây không phải là điểm yếu duy nhất, mà nó còn có một điểm yếu nữa, khi nào tôi giới thiệu thuyết cấu trúc (structuralisme) thì tôi sẽ chỉ ra.
Chuyện gì xẩy ra nếu cơ chế chính trị tan vỡ, nhưng xã hội dân sự của nó mạnh. Đây chính là điều xẩy ra ở Ý, Đức vào thời điểm 1917-1922. Lúc này, dưới tác động của đại chiến I, nước Đức thua trận, nước Ý đứng về phe chiến thắng, nhưng cũng thiệt hại nặng nề, .. từ đó dẫn tới sự tan ra của hai nhà nước tư sản ở đây. Vào năm 1919 (tức là muộn sau 2 năm so với cách mạng tháng mười), đã bùng nổ cách mạng Đức, và công nhân cũng lập ra các Xô Viết. Nhưng chuyện tương tự cũng xẩy ra ở Ý. Nhưng khác với ở Nga, giai cấp tư sản Đức, Ý mạnh hơn, nên tự nó đã lập ra các tổ chức vũ trang tư nhân, ở Ý chính là các nhóm phát xít. Các tổ chức vũ trang tư nhân này đã đàn áp phong trào công nhân, khôi phục lại nhà nước tư sản dưới dạng nhà nước phát xít. Đây là ví dụ điển hình của của việc chuyển đổi qua lại giữa hai cực của một thượng tầng kiến trúc.
Nói một cách khác nữa, khi nhà nước tư sản tìm được một sự đồng thuận trong xã hội, thì xã hội dân sự tồn tại, và điều này được thể hiện qua hình thức « dân chủ », trong trường hợp ngược lại, nhà nước tư sản không tạo ra được một sự đồng thuận, thì nó thành độc tài.
Lấy một ví dụ nữa của lịch sử VN để chứng minh. Thời thực dân Pháp, nước Pháp là một nhà nước đại nghị dân chủ phương Tây điển hình, vậy tại sao ở thuộc địa của nó là Đông Dương, nó lại gần như hoàn toàn là bạo lực, với một chế độ thuộc địa man rợ. Đơn giản là dù bằng cách nào đi nữa, Pháp cũng không thể tạo ra một xã hội dân sự mà sự đồng thuận là một chế độ nô lệ, bất bình đẳng giữa người Pháp và người VN. Ngoại trừ vài dạng như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Ngô Đình Diệm, Bùi Quang Chiêu, những loại được lề trái tung hô ầm ỷ, cố gắng tạo buzz trên mạng xã hội .. và một số tay sai khác, không ai người ta chấp nhận điều này. Trong trường hợp này thì chỉ có đàn áp
Hiện nay, theo tuyên truyền của phương Tây, nó cố gán ghép chế độ phát xít và chế độ XHCN cũ như một dạng độc tài, và tìm mọi cách xóa mờ mối liên quan qua lại giữa một thể chế dân chủ đại nghị phương Tây và dạng nhà nước phát xít, coi chúng có bản chất khác nhau, nhưng điều này là fake. Thực tế lịch sử chứng tỏ, để chuyển một chế độ dân chủ đại nghị phương Tây sang phát xít, nó không cần một cuộc cách mạng nào cả, đây chính là bằng chứng của việc « đồng hội đồng thuyền », mà việc hình thành nhà nước phát xít Ý, rồi nhà nước Quốc Xã Đức là ví dụ điển hình. Gramsci, khi phân tích lịch sử Ý cận đại và hiện đại đã chỉ ra điều này, và đây là đóng góp lớn của ông với chủ nghĩa Mác.
Vậy nhà nước tư sản làm sao tìm được một đồng thuận xã hội, để giữ quyền như ở Tây Âu và Mỹ. Đây là điều mà nhiều học giả tư sản, nhưng ít nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, tìm hiểu và chỉ ra được. Ở đây tôi chỉ nói tới hai học giả Pháp đó là Michel Faucault (Mi xen phu cô) và Piere Bourdieu ( Pi ê buốc điêu). Có thể có những học giả khác nữa, nhưng tôi không biết, vì ít nhiều tôi đọc bằng tiếng Pháp là chính. Nhưng dù sao đi nữa, hai học giả này cũng đặc trưng cỡ thế giới.
Họ giải thích điều này bằng khái niệm « thống trị » trong khoa học xã hội và ứng dụng xã hội. Ở đây các tác giả đã không sử dụng khái niệm bóc lột (exploitation) vì nó có tính chất kinh tế, tức là phần hạ tầng cơ sở, mà sử dụng khái niệm thống trị (domination) để thay thế vì nó nằm trong phạm trù kiến trúc thượng tầng. Lịch sử loài người như vậy là các dạng thống trị khác nhau. Nhưng muốn thống trị phải tìm sự đồng thuận, của cả hai bên tức là bên thống trị và bên bị trị. Cả hai cùng chấp nhận được.
Với Pi ê Buốc điêu, thì sự đồng thuận này thông qua các habitus (tức là các thói quen). Các thói quan này được tạo ra trong các « trường tranh đấu » (champs de lutte), trong từng lĩnh vực của xã hội(lịch sử, văn hóa, nhân sinh quan, ..), và mỗi « đấu thủ » (tức là một cá nhân, vì triết học Pháp và phương Tây nói chung đều lấy gốc là cá nhân con người) đều có một dạng « tích lũy tư bản » để có lợi thế. Tích lũy này không phải là tiền mà là văn hóa, là nhận thức ứng sử,có cả tính kế thừa theo gia đình, môi trường sinh sống .. nó có cái gì đó từa tựa như truyền thống, hay « nghiệp » trong đạo Phật.
Còn với Mi xen phu cô, thì ông ta nghiên cứu sự liên quan giữa nhận thức của một xã hội với quyền lực trong xã hội ấy, cũng như nhưng cơ chế tạo ra nó (savoir, pouvoir, dispositifs). Với phu cô, thì nhận thức của một cá nhân không phải là độc lập, mà phụ thuộc vào quyền lực và cơ chế quyền lực đóng khung cái xã hội mà con người đó sống.
Ở đây tôi không có thời gian để phân tích từng học giả, vì nó rất thú vị, chỉ lấy nó làm dẫn chứng là để tạo ra một xã hội dân sự, thì xã hội ấy phải tạo dựng được các habitus, có cơ chế hợp lý , để tạo ra nó. Như vậy xã hội dân sự gắn liền với nhà nước, với xã hội, ..không phải là một thứ được nặn ra điều khiển từ nước ngoài, mà tôi gọi là xã hội dân sự đểu.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 17 2020, 12:14 AM

Vấn đề kiến trúc thượng tầng bao gồm xã hội dân sự và cơ chế nhà nước, có được chủ nghĩa xã hội hiện thực nói tới không. Thời hệ thống XHCN cũ còn, thì kiến trúc thượng tầng (tức là hệ thống chính trị) của nó cũng có hai típ. Một típ kiểu Liên Xô, Đông Âu. Một Típ kiểu châu Á, mà điển hình là TQ , VN.
Nếu trong típ kiểu Đông Âu, vấn đề xã hội dân sự này không được coi trọng, thì ở típ châu Á, mà tôi gọi là Mác xít Nho giáo, xã hội dân sự có mặt trong kiến trúc thượng tầng của nhà nước, và người đầu tiên đặt cơ sở cho nó chính là Mao Trạch Đông. Mao trạch Đông có rất nhiều tác phẩm lý luận Mác xít có giá trị, đặc biệt đối với các nước thuộc địa, thế giới thứ 3, vì thế không phải ngẫu nhiên mà có rất nhiều đảng Mao ít (tức là theo chủ nghĩa Mao) mà không phải do TQ lập ra, chỉ vì ảnh hưởng tư tưởng. Mao trạch Đông có nói tới vấn đề xã hội dân sự này, trong tác phẩm nổi tiếng của ông « Bàn về dân chủ nhân dân mới » viết vào thời điểm nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
Cơ chế « dân chủ nhân dân mới » này vẫn là cái đế cấu trúc lên kiến trúc thượng tầng chính trị ở TQ ngày nay, dù về sau, mỗi một thời kỳ, Đảng CS Trung quốc lại thêm thắt, phát triển nhiều điều mới vào. Trong cơ chế « dân chủ nhân dân mới », các tổ chức dạng xã hội dân sự, được nằm dưới sự chỉ đạo của mặt trận tổ quốc. Hiện tại ở TQ vẫn có đa đảng, trong quốc hội TQ có tới 8 đảng, nhưng là những đảng nhỏ, và người ta có thể « thối mồm » gọi nó là bù nhìn. Nhà nước TQ hiện tại như vậy vẫn có xã hội dân sự.
Ở VN cũng như vậy, mặc dù thời 1979-1991, « nhất biên đảo »(quay về một phía) theo Liên Xô, dù đã đổi tên cả chức thủ tướng thành « chủ tịch hội đồng bộ trưởng », rồi định bỏ vai trò chính trị viên trong quân đội, .. cho giống Liên Xô (may mà ông Lê Đức Anh cản được), cơ cấu tổ chức nhà nước ở VN cũng theo hình thức dân chủ nhân dân mới này. Thậm chí cho tới năm 1989, tức là khi Liên Xô tan rã, thì VN vẫn có hai đảng nhỏ là đảng dân chủ và đảng xã hội.
Và mặc dù không theo TQ, khi Liên Xô tan rã, thì chức hội đồng bộ trưởng lại trở thành thủ tướng như ta thấy bây giờ một cách tự nhiên. (Giống như có thời đòi đổi ngày nhà giáo 20/11, hay đòi đổi quốc ca, nhưng rồi không thể làm được, vì nó không tự nhiên)
Tại sao lại có sự khác biệt này giữa các nước XHCN Đông Âu và VN, TQ ở châu Á. Đơn giản là ở VN, TQ CNXH gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc. Điều này cực kỳ rõ ràng ở VN, do kháng chiến chống ngoại xâm, ở TQ do là nội chiến với Quốc Dân Đảng, vấn đề này nhạt hơn một chút, tính chất đảng rõ rệt hơn. Ví dụ, rất gần đây, khi Tổng Bí thư, chủ tịch nước Tập cận Bình của TQ đi duyệt binh, điều tôi ngạc nhiên là quân đội hô to « Trung với đảng » mà không phải là « Trung với nước ».
Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thì phải đoàn kết dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà ở VN, TQ nhà nước dựa trên liên minh giai cấp. Như ở VN, không chỉ là công nhân, nông dân mà là công nhân, nông dân, trí thức. Ở TQ cũng tương tự như vậy với điều khác biệt là : công nhân, nông dân, trí thức, binh lính. Liên minh này được thể hiện ngay trên quốc kỳ TQ. Quốc kỳ nước này mầu đỏ, có 5 ngôi sao, nằm vào phía Tây Bắc lá cờ. Trong đó có một ngôi sao to, biểu tượng cho đảng CS TQ, và 4 ngôi sao nhỏ vây quanh, biểu tượng cho 4 « giai cấp » tôi nói ở trên. Bản thân vấn đề liên minh công nông và trí thức này đã cho thấy chủ nghĩa Mác lê nin Nho giáo khác với XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, vì họ không có trí thức, và cũng không có binh lính, cũng như nếu xét theo chủ nghĩa Mác cổ điển, do Mác nói ra thì trí thức và binh linh không phải là giai cấp.
Sự khác biệt giữa Mác xít Nho giáo và Mác xít châu Âu kia, đã khiến cho trong kiến trúc thượng tầng của VN, TQ có xã hội dân sự. Và nó cũng là bộ phận của hệ thống chính trị, giống như nhận xét của Gramsci.
Điều đặc biệt nữa. Bản thân Gramsci cũng quan niệm, trong một thể chế mới, không phải là dạng đại nghị tư sản, thì đảng cộng sản phải nắm vai trò lãnh đạo. Đây cũng là điều hiện thực ở VN, TQ ngày nay.
Gramsci chủ yếu viết các tác phẩm của ông trong tù, giai đoạn 20-30. Mao trạch Đông viết tác phẩm của ông vào cuối những năm 40, như vậy Mao trạch Đông đã chịu ảnh hưởng của Gramsci. Hoàn toàn không ? chắc chắn Mao trạch Đông không đọc Gramsci bao giờ, vì ngay ở châu Âu, người ta chỉ nói tới Gramsci từ những năm 60. Nhưng do phân tích hiện thực xã hội ở TQ mà ông viết ra, cũng như Gramsci phân tích xã hội, lịch sử Ý.
Nếu có một cái gì đó có thể ảnh hưởng tới tư duy của Mao trạch Đông, thì có lẽ đó là sách lược của Quốc Tế cộng sản với các nước thuộc địa, thế giới thứ 3 tạo ra. Theo dấu chân của luận cương về các vấn đề thuộc địa của Lê nin (luận cương đã giúp bác Hồ trở thành người Mác xít), Quốc tế cộng sản yêu cầu các Đang CS ở các thuộc địa liên minh với giai cấp tư sản, ngay cả khi lực lượng cách mạng không phải do giai cấp công nhân liên minh với nông dân lãnh đạo. Đây chính là giai đoạn cách mạng 1920-1935 ở TQ, và hệ quả của nó là ĐCS TQ bị Quốc dân đảng tàn sát, đàn áp. Liên minh giai cấp kiểu này không thể làm được. Chính vì thế trong « dân chủ nhân dân mới », Mao trạch Đông nói tới vai trò lãnh đạo của ĐCS.
Ở VN, ngay từ năm 1930, khi ĐCS Đông Dương ra đời đã có các tổ chức phụ trợ, các hội đoàn phụ nữ, nông hội đỏ, .. Khi Việt Minh ra đời, thì đây cũng là một liên minh các lực lượng yêu nước, và khi kháng chiến bùng nổ, thì các lực lượng yêu nước giả cầy khác cũng bán sống bán chết về hàng thực dân Pháp, để cho Pháp dựng lên chế độ bù nhìn năm 1948, tiền thân của các chế độ miền Nam từ năm 1954 đến 1975.
Như vậy trong truyền thống Mác-Lê nin Nho giáo, có xã hội dân sự, có cơ chế cho xã hội dân sự thông qua mặt trận tổ quốc. Xã hội dân sự không chỉ ở các nước Đại nghị tư sản mới có.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 18 2020, 10:52 PM

Tiếp tới đây, tôi sẽ điểm mặt xã hội dân sự này được sử dụng như thế nào từ khi nó được « phát hiện ra » bởi Gramsci vào đầu thế kỷ XX. Nó có hai giai đoạn :
- Giai đoạn một, thuyết lý này được sử dụng như một trào lưu cách mạng, giai đoạn 1960-1988 của các phong trào công nhân, cánh tả.
- Giai đoạn hai là lý thuyết này được sử dụng như một trào lưu phản cách mạng, trong các dạng cách mạng nhung, cách mạng mầu từ sau khi Liên Xô và phe XHCN kiểu cũ tan rã đến nay như phương Tây sử dụng, mà những gì đang xẩy ra ở Bạch Nga là một ví dụ.
Và từ đó người ta có thể thấy khiếm khuyết của Gramsci khi đưa ra vấn đề này, cũng như tìm thấy cấu trúc mà nó được dùng trong các trào lưu phản cách mạng để khiến nó thành công hay thất bại.

Rồi từ đó nhìn vào VN, bởi vì VN cũng có cơ cấu chính trị để xã hội dân sự này hoạt động tốt mà lại ngăn chặn được sự lợi dụng của các dạng phản cách mạng.

Như vậy, các bác sẽ hiểu rõ hơn, cụ thể những quy luật vận hành của kiến trúc thượng tầng (tức là luật chơi của các tổ chức nhà nước xã hội : đảng, quốc hội, chính phủ, hiệp hội, ..) chính là hiến pháp và hệ thống pháp luật. Nhưng chúng chỉ là giao diện, hình thức hóa quan hệ giữa các cấu thành của kiến trúc thượng tầng bao gồm xã hội dân sự và cơ chế nhà nước. Và cả cái kiến trúc thượng tầng này lại đặt lên trên hạ tầng cơ sở (infrastructure), đó chính là các quan hệ sản xuất, sở hữu công cụ sản xuất, mà từ đó dẫn tới hình thái giai cấp của một xã hội.

Chính vì các dạng hiến pháp, luật pháp này chỉ là giao diện, cho nên hãy tưởng tượng mang nó vào rừng châu Phi ép cho người píc mê dùng, thì không vì thế mà xã hội của họ thành nước Mỹ, nước Pháp, hay nước VN, TQ. Nó không phải là cái đế, không phải bản chất, mà chỉ là sự thể hiện hiện hình một cấu trúc kinh tế xã hội của một nước (trong trường hợp nước đó độc lập thật sự, ví dụ như nước VN hiện tại), hay là sự cướp bóc chiếm đoạt xâm lược của nước ngoài (nếu bị nước ngoài ép vào, như thời thuộc địa ở VN hay thời chế độ miền Nam cũ)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 22 2020, 11:44 PM

Bắt đầu câu chuyện này với xã hội dân sự Ý, quê hương của Antonio Gramsci. Nhờ đảng cộng sản Ý, dưới sự lãnh đạo của Togliati mà các tác phẩm cũng như tư tưởng của Gramsci được tuyên truyền rộng rãi từ những năm 60.
Trong thực tế thì lý thuyết của Gramsci đã tạo cái đế lý thuyết để đảng cộng sản Ý, với một số lượng đảng viên tới 2 triệu người, là đảng lớn nhất nước Ý, có thể tham gia vào hệ thống bầu cử Ý, với lý do giành chính quyền qua bầu cử, thông qua xã hội dân sự ở đây.
Nhưng lý thuyết của Gramsci cũng được giới học thuật tư sản ý và Tây Âu chấp nhận, vì nó có một nhận định rằng hệ thống chính trị của Liên Xô là lạc hậu, trong khi trong thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực chỉ tồn tại ở Liên Xô, như vậy cái mà ông định tìm là một thứ ảo tưởng. Cũng chính vì thế mà Gramsci được phong là nhân vật vĩ đại nhất có đóng góp cho chủ nghĩa Mác chỉ sau Các Mác. Từ đó chủ nghĩa Mác ở Tây Âu có thể đi trực tiếp từ Mác tới Gramsci mà bỏ qua Lê nin, từ đó mà có thuyết eurocommunisme (tức là chủ nghĩa cộng sản châu Âu, con đường của Tây Âu đi lên chủ nghĩa cộng sản)
Hệ thống chính trị Ý đã làm thế nào để khiến một đảng lớn nhất không thể tham gia chính quyền.
Chắc cũng có nhiều người đã xem bộ phim truyền hình nói về thẩm phán falcon ở Ý, điều tra về Mafia. Với một người nước ngoài, thì Mafia, pizza, design có thể được coi là những điển hình khi nói tới nước Ý, nhưng ít người biết rằng Mafia là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng chính trị Ý từ sau đại chiến thế giới, tức là năm 1945, cho tới cuối thập niên 90, khi hệ thống XHCN cũ sụp đổ.
Hiện nay, việc liên minh giữa Mafia Ý và đảng dân chủ thiên chúa giáo, là đảng cầm quyền ở Ý suốt thời gian từ năm 45 tới những năm 90 không còn là điều xa lạ, và bí mật. Chỉ sau những năm 90, thì Mafia mới bị nhà nước Ý tìm cách khống chế, tiêu diệt. Chính vì thế mới có những chuyện đặc biệt, như trùm Mafia bị truy nã vẫn sống nhởn nhơ ngày trên đất Ý, trong một vùng đất mà diện tích chỉ cỡ bằng hai tỉnh của VN, nhưng suốt 30 năm mà cảnh sát Ý tìm không ra.
Câu chuyện bắt đầu thế nào. Mafia thực ra đã tồn tại từ giữa thế kỷ XIX ở miền nam nước Ý(tính từ dưới thủ đô Roma xuống dưới, với thủ phủ là đảo Si-xin-li-a). Việc hình thành Mafia thực ra là hệ quả của việc thống nhất nước Ý mà ra, bởi nước Y thống nhất, thì chỉ có miền bắc Ý là phát triển, có một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thực sự, còn miền Nam Ý hình thái nông nghiệp phong kiến vẫn là chủ yếu. Chính vì thế mà luật lệ tư bản với các hình thái quan hệ sản xuất tư bản cập kênh với quan hệ xã hội ở miền Nam ý, nơi quan hệ kiểu phong kiến là chính. Nhưng giai cấp tư sản Ý liên minh với phong kiến Ý, cho nên sự áp dụng luật pháp Ý ở miền Nam Ý chỉ có tính chất tượng trưng. Còn luật ngầm thực tế thì không phải. Và lực lượng giữ cái luật ngầm này chính là các tổ chức Mafia.
Nói theo lý thuyết Mác xít, thì đây chính là hiện tượng cấu trúc thượng tầng lệch pha phát triển với hạ tầng cơ sở. Một điều tương tự cũng xẩy ra ở miền Nam Mỹ, sau nội chiến, thì ở vùng này đã phát sinh ra KuKluKlan để nhằm đàn áp người da đen, khiến cho họ không thể sinh hoạt theo những luật « formal » mà chính quyền liên bang Mỹ đưa ra. Hiện tượng KuKluKlan và Mafia là giống nhau về bản chất.
Nhưng khi chính quyền phát xít Ý lên vào năm 1922, thì chính quyền này đã tận diệt Mafia. Thời phát xít (1922-1944) Mafia ở Ý không còn tồn tại. Cũng vào thời kỳ này mà chính quyền phát xít đã đoạn tuyệt với nhà thờ Cơ đốc giáo, khiến cho nhà thờ này trở thành một nước (Va ti căng). Nếu chính quyền phát xít Ý có những phần đen tối khác, thì chính quyền này đã thực sự hoàn thành việc thống nhất nước Ý về mặt xã hội.
Nhưng Mafia Ý vẫn tồn tại ở trong tầng lớp người Ý di cư sang Mỹ. Trong đại chiến thế giới II, Mỹ cần phải có một lực lượng tay trong ở Ý, và Mafia Ý ở Mỹ được vời tới. Khi Mỹ quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam Ý, thì các nhóm mafia xông ra chiếm giữ các chính quyền địa phương ở đây. Và từ đó Mafia xâm nhập vào hệ thống chính trị Ý sau đại chiến II, trở thành trụ cột của đảng dân chủ thiên chúa giáo.
Tại sao lại thế ? bởi vì phát xít Ý thực ra là các lực lượng của giai cấp tư sản Ý. Và thời phát xít, lực lượng chống lại chủ nghĩa phát xít chủ yếu là đảng cộng sản Ý, chính vì thế sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, thì đảng cộng sản Ý là đảng lớn nhất ở nước này. Nhưng Mỹ không thể để cho đảng cộng sản Ý nắm quyền, và cũng không thể sử dụng tàn dư phát xít Ý như một lực lượng chính trị. Còn lại Mafia.
Nói một cách khác, Mafia đã được sử dụng như là một lực lượng ngầm, một thứ bạo lực ngầm về chính trị để khiến cho xã hội dân sự Ý không thể đổi chiều. Mafia ở Ý không chỉ có buôn thuốc phiện, sòng bạc, mà còn lây lan tới các cơ sở sản xuất, xây dựng. Là một nhà nước ngầm ở Ý, được nhà nước này nuôi dưỡng thông qua mối dây liên hệ giữa đảng dân chủ thiên chúa giáo nắm quyền và Mafia.
Chỉ tới khi Liên Xô và phe XHC tan rã, thì mối liên hệ giữa Mafia và đảng dân chủ thiên chúa giáo cầm quyền này mới bị cắt đứt, và đảng dân chủ thiên chúa giáo cũng tan rã sau đó.
Không chỉ sử dụng Mafia mà nhà nước Ý còn sử dụng các nhóm vũ trang cực đoan ngầm, ví dụ như vụ nổ bom ở nhà ga ở Bo lôn (Bologne) là do các nhóm cực hữu, kiểu phát xít tạo ra, nhưng được đổ tội cho phái tả. Hoặc lợi dụng phái tả cực đoan (như vụ bắt cóc thủ tướng Ý) để tạo dư luận, tất cả những vụ việc trên đều xẩy ra vào thập niên 70, đầu 80.
Trong thực tế, thì đảng cộng sản Ý không thể nào nắm quyền được, dù bầu cử được mang tiếng là tự do, vì quân đội Mỹ đóng ở Ý, và Ý ở trong NATO. Nhưng bằng cách sử dụng Mafia để lũng đoạn xã hội dân sự Ý, giai cấp tư sản Ý không cần sử dụng tới biện pháp độc tài như ở các nước mà đảng cộng sản có ưu thế lớn trong xã hội dân sự, có thể thắng cử.
Hiện tại hiện tượng Mafia này ở Ý ngày càng yếu đi, nhưng vẫn tồn tại. Vì ngoài những yếu tố chính trị, xã hội ở trên, nó còn có một yếu tố nữa mà miền Nam Ý có thể chung với đảo Cóc (ở Pháp). Đó là yếu tố văn hóa, đó là hiện tượng các cộng đồng họ tộc, đó là quan niệm họ tộc cao hơn nhà nước.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 24 2020, 08:25 PM

Như vậy những kết luận của Gramsci về xã hội dân sự, không nói hết được bản chất của kiến trúc thượng tầng, và việc chỉ tác động vào xã hội dân sự, mà không tác động được vào nhà nước thâm sâu, thì vô ích. Chính vì thế mà hình thức eurocommunisme ở Tây Âu đi vào ngõ cụt, như tôi nói ngay lúc đầu, khi giới thiệu Gramsci.
Với ví dụ của chính phủ Alende ở Chi lê vào năm 1970-1973, thì vấn đề này càng rõ hơn. Vào năm 1970, liên minh cánh tả ở Chi lê đã thắng cử đưa Alende lên thành tổng thống. Liên minh cánh tả này không phải là cộng sản, mà đảng cộng sản chỉ là một thành viên, trong liên minh còn có cả phe tả thiên chúa giáo. Bản thân Alende cũng là người của đảng xã hội, chứ không phải là người cộng sản. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, chính phủ Alende lập tức bị Mỹ kiếm chuyện. Bởi vì chính phủ Alende định quốc hữu hóa công nghiệp khai thác đồng ở nước này, ngành công nghiệp này hoàn toàn năm trong tay Mỹ. Vì thế lúc đó Chi lê ở vào tình trạng như Cu ba hồi đầu cách mạng 1959 (ở Cuba là công nghiệp mía đường).
Hiện nay tin tức về cuộc đảo chính của Pi nô chê vào tháng 9/1973 cũng như những gì xẩy ra ở Chi lê trong thời gian này (1970-1973) có rất nhiều trong sách vở và trên mạng. Và việc can thiệp của Mỹ thông qua CIA cũng không phải là điều gì bí mật. Điều đáng nói ở Chi lê, là không chỉ có Mỹ chống phá, mà các lực lượng phái hữu của giai cấp tư sản Chi lê cũng chống phá. Cũng phải nói thêm rằng, chính sách của chính quyền Allende (A len đê) không phải là chính sách của một nhà nước XHCN kiểu như Liên Xô, nó gần với chính sách của các đảng xã hội ở Tây Âu hơn, mà ta có thể lấy ví như ở Bắc Âu (Thụy điển, Phần lan, Đan mạch).
CIA đã can thiệp ngay từ đầu, trong quá trình bầu cử, và sau đó, với các chính sách bóp nghẹt thương mại, đã khiến cho đời sống xã hội ở nước này rất là khó khăn. Nhưng điều này cũng không đánh đổ được chính phủ A len đê. Chính phủ A len đê bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính quân sự, do Pi nô chê đứng đầu, và sau đó chế độ độc tài được thiết lập. Chế độ này kéo dài tới những năm 90 mới chấm dứt (sau khi hệ thống XHCN kiểu cũ tan rã)
Từ thập niên 90 đến nay, Chi lê đã trở lại với hình thức đa nguyên đa đảng. Nhưng những vấn đề xã hội ở đây cũng không được giải quyết, mặc dù Chi lê được xếp vào hạng « con hổ kinh tế », là điển hình về chính sách tư hữu hóa do nhóm kinh tế Mỹ vẫn được gọi là Chicago Boys cố vấn.
Cách đây chưa tới một tháng, ở Chi lê đã có biểu tình bãi công rộng rãi của người lao động kéo dài hàng tháng trời, khiến cho nước này không thể tổ chức được APEC (trước khi có dịch Cô vi). Kết quả, nước này phải viết lại hiến pháp, để người dân lao động có thể có phúc lợi xã hội trong nhưng nhu cầu rất cơ bản như giáo dục, y tế, giao thông.. Nguyên nhân là khi Pi nô chê nhường bước từ chức, thì một hiến pháp « cực hữu » đã được đưa ra như điều kiện để chế độ độc tài này « tự giải tán ». Hiện nay hiến pháp mới của Chi lê chưa có, nên không biết mọi chuyện sẽ đi về đâu. Nhưng qua câu chuyện lịch sử của Chi lê này, ta có thể bổ xung đánh giá những yếu điểm của lý thuyết Gramsci.
Điều đầu tiên là, không phải là phiếu bầu quyết định tính chất nhà nước, mà là nhà nước thâm sâu, nhà nước cứng ở bên trong. Nó bao gồm quân đội, an ninh, tòa án, nhân sự nhà nước.. vì thế thắng cử không có nghĩa là có chính quyền, vì bầu cử chỉ thay đổi một bộ phận nhỏ của nhà nước. Khi bầu cử này lệch pha với nhà nước thâm sâu, thì nó sẽ chuyển sang độc tài quân sự.
Điều thứ 2 là, trong thế giới hiện tại, đặc biệt trong các nước đang phát triển, can thiệp của nước ngoài (ở đây là Mỹ )rất lớn. Khi người ta nghiên cứu, thì phải để ý tất cả những điều này, vì xã hội không khép kín, kinh tế không khép kín.
Điều thứ 3 là, nếu ai tìm hiểu lịch sử kinh tế xã hội ở châu Mỹ la tinh, thì sẽ thấy rằng hệ thống chính trị ở Chi lê , từ khi giành độc lập giữa thế kỷ XIX, luôn luôn là chế độ dân sự, đa nguyên đa đảng, đại nghị tư sản. Nhưng chế độ này không mang lại bình đẳng phát triển cho toàn dân (vì nếu nó làm được, thì làm gì có hiện tượng A len đê, và các lực lượng ủng hộ ông). Và chế độ đại nghị tư sản này cũng không thể vươn tới sự tiến bộ mà nó có thể làm được như ở Tây Âu (tức là vẫn ở trong thể chế tư bản), do ở vào vị thế thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Bất cứ cải cách xã hội tiến bộ nào, dù vẫn nằm trong khuôn khổ một xã hội tư sản, vẫn bị Mỹ chụp mũ « cộng sản » để can thiệp, lật đổ, bảo vệ quyền lợi của Mỹ.
Điều thứ 4 là, ở đây không có vấn đề một bên là Mỹ một bên là dân tộc Chi lê, mà bản thân một bộ phận tư sản Chi lê là chân rết của tư bản Mỹ. Tức là một dạng tư sản mại bản. Và chính lực lượng này là nhà nước thâm sâu ở Chi lê.Lực lượng ủng hộ Pi nô chê đảo chính.
A len đê không phải là một người cộng sản, thậm chí gia đình ông ta còn là một trong những gia đình quý tộc tư sản lon ở nước này. Ông và một bộ phận lớn lực lượng phái tả Chi lê lúc đó chỉ là những người theo chủ nghĩa xã hội, muốn có những biện pháp xã hội để xã hội nước này công bằng hơn, bình đẳng hơn.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 15 2021, 11:49 PM

Tiếp đây tôi sẽ viết về ví dụ thứ 2 cũng ở châu Mỹ La tinh, đó là cuộc cách mạng Bô li va, đang xẩy ra hiện tại ở Vê nê duy ê la (Venesuela). Để từ đây ta hiểu rõ hơn quan hệ giữa nhà nước thâm sâu và xã hội dân sự. Tôi viết những điều này trong điều kiện thiếu tư liệu tài liệu, vì đây là một cuộc cách mạng đang diễn ra, và tôi chỉ tiếp xúc được với các tài liệu tuyên truyền của phương Tây, vì thế khó có thể đánh giá nó một cách chuẩn. Gần đây, tôi có kiếm được một quyển sách do một tác giả là đồng chí của Hugo Chavez viết ra, nó sẽ giúp tôi cân bằng được nhận thức (tất nhiên là còn phải tùy xem là dạng đồng chí nào, phản bội hay trung thành), đáng tiếc là tôi chưa đọc, vì tôi bận và vì cũng đang để ý các chuyện khác. Như tôi đã nói, khi tôi viết trong một chủ đề, thì điều đó không có nghĩa là tôi đang tìm hiểu, mà chỉ là những gì tôi đã thu nhập từ trước.
Cuộc cách mạng Bô li va này bắt đầu bằng việc ông Hugo Chavez trúng cử tổng thống Vê nê duy ê la vào cuối thập niên 90, cũng tương tự như tổng thống A len đê vào năm 1970 ở Chi lê. Điều đầu tiên đập vào mắt ta, đó là thời điểm thắng cử. Vào thời điểm này, các chế độ XHCN cũ ở Đông Âu, rồi Liên Xô vừa sụp đổ, trên toàn thế giới, tất cả media phương Tây dồn dập báo tin thắng trận của hệ thống « đa nguyên đa đảng », và phương Tây cũng không còn sợ một lãnh tụ cánh tả lên cầm quyền ở một nước đang phát triển, vì không còn có hình thái hai khối đối lập. Vì thế việc Hugo Chavez thắng cử, được coi như một sự thắng lợi của dân chủ, hay ít ra là « vô hại ».
Nhưng ngay lập tức, cách chính sách mang tính chất xã hội của chính quyền Chavez bị chống đối, trong khi nó không vượt qua cách hình thái mà các chính quyền tư sản dân chủ xã hội ở Tây Âu. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, (cỡ đầu năm 2000), thì Vê nê duy ê la đã đạt được nhiều thắng lợi, tầng lớp người nghèo được trợ giúp, bắt đầu phát triển các dịch vụ y tế công công cộng, nhờ vào bác sĩ Cu ba, .. nhưng cuộc chống phá diễn ra ngày càng quyết liệt hơn vào nhiệm kỳ II của ông Chavez, và đặc biệt có cả đảo chính hụt. Lực lượng phản đối cũng có cấu thành gần như tương tự trong trường hợp của Chi lê hồi trước, và đặc biệt có sự chống đối quyết liệt của giới kinh doanh, thâm chí cả kinh doanh nhà nước trong hãng dầu quốc gia của nước này. Vấn đề là tại sao ? làm sao có thể giải thích được điều này ?
Theo như lý thuyết mà các chí sĩ dân chủ được nhồi sọ theo lý thuyết, thì không thể có chuyện phản đối được, vì chính phủ được bầu theo đúng ý nguyện của dân. Các cuộc bầu cử Hugo Chavez và đảng xã hội luôn thắng. Vấn đề nó là ở chỗ này. Nhà nước Vê nê duy ê la dù là một trong những nước độc lập đầu tiên ở châu Mỹ la tinh, và là một chế độ đại nghị điển hình ở châu lục này, giới tinh hoa nắm quyền thực ra là một thiểu số gốc da trắng. Tôi đã có lần nói về chuyện này trong một bài viết trước về Vê nê duy ê la, hãy tưởng tượng thực dân Pháp ở VN đòi độc lập với Pháp, và chính quyền rơi vào tay nhóm người này, thì dù nó có dân chủ thế nào, cũng không phải là chính quyền toàn dân. Suốt từ thời độc lập tới này tức là trên 100 năm, chế độ đại nghị tư sản ở đây chỉ khẳng định quyền lực của nhóm người này, còn dân thường, hay người lai da đỏ như ông Hu go, hay lai da đen như ông Nicolas hiện tại ở ngoài rìa.
Kinh tế Vê nê duy ê la từ thế kỷ XIX đã là một bộ phận của phân công lao động quốc tế, do Mỹ cầm chịnh, và đã vào tròng, vì thế nó không phát triển được, và trở thành một dạng chân rết cho Mỹ. Lúc này quyền lợi của nhóm thiểu số « đa nguyên đa đảng » này là quyền lợi của một nhóm mại bản, có cơ chế gắn với Mỹ. Việc vào tròng bây giờ có từ hợp thời hơn đó là « cái bẫy thu nhập trung bình », nhưng khái niệm này không nói lên được sự bất bình đẳng ở trong những xã hội này, và nó cũng chỉ phản ánh một khía cạnh, không nói hết lên được sự phụ thuộc chính trị.
Vì thế có điều buồn cười là, dù là một nước độc lập đã lâu, là một trong hai nước có truyền thống đại nghị đa nguyên đa đảng nhất ở châu Mỹ la tinh (cùng với Chi lê), lại là một nước giầu có về tài nguyên, về dầu mỏ, về nông nghiệp, người dân Vê nê duy ê la còn không được hưởng bằng dân các nước Ả rập giầu có về dầu mỏ tương đương, mặc dù ở những xứ này, chế độ của họ luôn bị phương Tây đả kích.
Nhưng khác với Chi lê, nhà nước thâm sâu ở Vê nê duy ê la, trong đó đặc biệt là quân đội lại không ủng hộ nhóm thiểu số « dân chủ đa nguyên đa đảng » này. Tại sao ? bởi vì trong một xã hội mà tất cả quyền lực « đa đảng đa nguyên » nằm trong tay một thiểu số, thì người dân không có cửa để đi lên. Cái cửa còn lại duy nhất là quân đội. Chính vì thế mà trong nhưng nước có cấu trúc « dân chủ » kiểu này quân đội đóng vai trò rất quan trọng trong chính trị, vì chỉ có nó mới như là đại diện như một đất nước thu nhỏ, điều mà xã hội dân sự đểu, mại bản của nó không đại diện được. Hugo Chavez vốn là một tướng trong quân đội.
Như vậy vấn đề ở Vê nê duy ê la đã chỉ ra rằng
1- Chế độ « đa nguyên đa đảng » không phải là một chế độ bình đẳng, mà là chế độ của một thiểu số. Bất chấp nó tiến hành bầu cử kiểu gì, ngay cả khi toàn dân đi bầu.
2- Chế độ đa nguyên đa đảng ở một nước thuộc thế giới thứ 3 còn là một chế độ kiểu « tư sản mại bản ». TRong trường hợp này thì càng khó có khả năng nó mang lại phúc lợi cho người dân, mà luôn chống lại.
3- Khi nó chống lại này, thì nó lại được sự ủng hộ từ bên ngoài, vì bản chất mại bản của nó.
Đây cũng chính là khía cạnh của cái bẫy « thu nhập trung bình ».
Vì có một tầng lớp mại bản thâm sâu như thế, cho nên xã hội dân sự của nó cũng phản ánh cấu trúc này, thông qua media, tòa án, kẻ cầm trịch kinh tế..
Tất cả những khó khăn mà nhà nước Vê nê duy ê la hiện đang gánh chịu chính là hậu quả của toàn bộ hệ thống kinh tế mại bản này. Vì thế một nhà nước muốn độc lập vững chắc, người dân có phúc lợi xã hội, bình đẳng thì cả hệ thống chính trị và cái đế kinh tế của nó không được khập khiễng nhau.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 19 2021, 11:38 PM

Bây giờ tôi sẽ nói tới hai trường hợp khác, có tác động của xã hội dân sự theo kiểu « giành chính quyền cách mạng », rồi sẽ nói tới kiểu các mạng mầu như phương Tây đang sử dụng sau.
Hai trường hợp tôi muốn nói này là Nam Phi và Zim ba bu ê (Zimbabwe). Vào cuối thập niên 80, đây là hai nước cuối cùng có thể gọi là thoát khỏi chế độ thuộc địa về chính trị ở châu Phi. Chế độ thuộc địa ở đây là dạng đặc biệt, vì từ những năm 60, chính quyền nằm trong tay thiểu số dân thuộc địa da trắng. Và ở hai nước này đã hình thành lên chế độ phân biệt chủng tộc, không khác gì ở các bang Nam Mỹ trước nội chiến Mỹ. Người da đen ở đây không có status là nô lệ, nhưng chính sách phân biệt không có khác.
Cả hai nước này người da đen đa số đều giành được chính quyền qua con đường thỏa hiệp, đàm phán. Và vì thế vào thời kỳ này, đặc biệt thông qua báo chí phương Tây, thì những nhân vật như Nelson Mandela được coi như người hùng, hình mẫu.
Nhưng đến nay, sau một thời gian dài (30 năm), người ta đã nhận thấy rằng chính quyền ở đây, đặc biệt là ở Nam Phi không hơn gì chính quyền phân biệt chủng tộc ngày trước. Chỉ có điều khác là một bộ phận thiểu số người da đen, đã được mua, còn cấu trúc kinh tế xã hội không thay đổi.
Ví dụ, trung tâm của tủ đô Johanesbourg, trước đây là của thiểu số da trắng, nơi đây cũng là nơi tập trung thị trường chứng khoán, các hãng lớn nhất, như biểu tượng của chế độ phân biệt chủng tộc. Bây giờ trung tâm thủ đô này được nhượng lại cho người da đen, còn người da trắng dạt ra ngoài ngoại vi. Thâm chí thị trường chứng khoán cũng dạt ra ngoài. Và để bảo đảm an toàn cho người da trắng, vấn nắm cái đế kinh tế ở đây, thì các hãng dịch vụ bảo vệ mọc lên như nấm, phần nhiều thuê người da đen nước ngoài, chứ không dùng người Nam Phi
Tương tự như vậy, giới chủ da trắng tập trung thuê người da đen nước ngoài, chứ không dùng người trong nước. Từ đó dẫn tới việc người Nam Phi gốc xung đột với người nhập cư da đen nước ngoài, bảo đảm được tính chất « chia để trị » muôn thủa của một chế độ thực dân.
Ở đây, như vậy là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng chính trị, chủ yếu liên quan tới việc « bầu bán đa đảng » vớ vẩn được nhượng lại cho các lực lượng chính trị da đen (ANC :African National Congress), còn kinh tế, nhà nước thâm sâu vẫn nằm trong tay thiểu số da trắng với những người đứng đàu da đen làm bù nhìn rơm.
Nguyên nhân ở đây không chỉ có vấn đề hạ tầng kinh tế nằm trong tay người da trắng, mà còn có vấn đề về trí thức.Tầng lớp người da đen, do quá khứ bị phân biệt không có kiến thức, để có thể len chân vào những vị trí quản lý, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu. Chính vì thế vì hình thức chính trị là da đen nắm quyền, là « quyền dân », nhưng thực tế quyền lực là thiểu số.
Thậm chí ngay cả Nelson Madela cũng là anh hùng Fake, một biểu tượng được media phương Tây bôi son trát phấn cho. Chính media da trắng đã tạo ra oai danh cho ông này, và từ đó khi được trả tự do, thì Nelson Mandela đã dẫn đảng ANC đi vào con đường thỏa hiệp, dẫn tới tình trạng ngày nay.
Ở Zimbabwe, tình trạng cũng tương tự. Chỉ có điều khác là sau đó thiểu số da trắng định thông qua kiểu « xã hội dân sự » để lật đổ, nên dẫn đến việc tầng lớp người này bị tước quyền (ở Zimbabwe đã xẩy ra cải cách ruộng đất). Nhưng do không có chuẩn bị, nên việc dành chính quyền kinh tế này lại dẫn tới sụp đổ kinh tế.
Bài học Nam Phi và Zimbabwe nói lên điều gì :
Nó nói lên vấn đề cộng đồng văn hóa, nếu không có cộng đồng văn hóa gắn bó với nhau, thì không có tác dụng gì cả. Nó cũng nói tới vấn đề hạ tầng kinh tế. Không thể biến một hệ thống kinh tế thuộc địa trở thành một hệ thống kinh tế dân tộc.Nó cũng nói tới vấn đề trí thức dân tộc.
Một cộng đồng người không thể sống được nếu không có gì đó chung về văn hóa, không thể có kinh tế dân tộc mà không có trí thưc dân tộc. Qua 4 ví dụ ở trên, người ta đều thấy những điều nực cười.
Ở trong ví dụ Chi lê, Vê nê duy ê la, điều buồn cười là ở những nước có hệ thống đại nghị tư sản lâu đời nhất, nhưng ở vị thế một nước phụ thuộc vào bên ngoài (ở đây là Mỹ), cũng chính là những nước mà sự bất công đã dẫn người dân đi tới chủ nghĩa xã hội, muốn xóa bỏ kiểu chế độ đại nghị này. Và chế độ này là của một thiểu số. Không phải của đa số, dù mời được tất cả dân đi bầu nhưng không phải quyền dân.
Ở trường hợp Nam Phi, Zimbabwe, người ta thấy đa đảng không cải thiện được kinh tế, không dẫn tới thay đổi cấu trúc kinh tế. Thậm chí nó còn giúp củng cố hình thái kinh tế thuộc địa, sau khi « bôi đen » một tí bên ngoài.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 29 2021, 10:36 PM

Trước khi nói tới « xã hội dân sự » được phương Tây sử dụng để lật đổ, làm cách mạng mầu như thế nào, tôi sẽ nói trước một chút về đặc tính và bản chất của nó, từ đó sẽ tìm hiểu dễ hơn sự lợi dụng nó, cũng như những vấn đề nó đặt ra cho các nước đang phát triển.
Xã hội dân sự (société civil), chỉ tồn tại từ khi có cách mạng tư sản. Trước đó hoàn toàn không có hiện tượng xã hội này. Chính xác hơn nữa, nó cũng không ra đời ngay từ khi cách mạng tư sản thắng lợi (bắt đầu bằng cách mạng tư sản Hà lan, vào thế kỷ XVII, rồi tới cách mạng Mỹ, Anh, Pháp, trong đó cách mạng Hà lan , Mỹ là những cuộc đấu tranh thành lập, giải phóng dân tộc), mà chỉ ra đời vào thế kỷ XX, khi có quyền phổ thông đầu phiếu (có nghĩa là ai cũng có quyền bầu cử, trước đó chỉ có người có tiền, có của mới được đi bầu).
Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, tác động trong xã hội chủ yếu thông qua tôn giáo. Và tôn giáo cũng nấp bóng trong nhiều cuộc cách mạng tư sản, như cách mạng Anh, cách mạng Hà lan.
Sự xuất hiện của xã hội dân sự có ba yếu tố.
1- Yếu tố môi trường sinh tồn. Trong những nước có cách mạng tư sản, đã xuất hiện việc đô thị hóa, đi cùng với công nghiệp hóa. Con người không sống trong một cộng đồng làng xóm nữa, mối quan hệ cộng đồng lỏn lẻo đi. Từ đó dẫn tới hình thức tụ họp « tự nhiên », dựa trên chủ thể cá nhân. Có thể nói xã hội dân sự là hình thái sinh hoạt xã hội của đô thị phương Tây
2- Yếu tố « ý thức hệ tư tưởng ». Đây là tuyên truyền của xã hội tư bản, dựa trên quan niệm tự do cá nhân.
3- Xã hội dân sự cũng khẳng định tinh chất « tư hữu hóa » các tổ chức xã hội. Sự chọn lọc được thông qua yếu tố « tiền ».
Chính vì những lý do trên. Trước khi chủ nghĩa tư bản hình thành dưới dạng nhà nước. Xã hội loai nguoi không có hình thái xã hội dân sự này.
Trong 3 điều trên, thì yếu tố thứ 3 quan trọng nhất. Có thể nói như cái « chìa khóa bí mật », bản chất của xã hội dân sự. Điều thứ 2 là để nhồi sọ người dân, và điều 1 là hoàn cảnh tự nhiên sinh ra nó.
Để chứng minh điều tôi nói, ta có thể lấy ví dụ khi nước Đức thống nhất, Tây Đức nuốt Đông Đức. Trong lần bầu cử đầu tiên khi hai bên thống nhất, riêng ở phần Đông Đức có tới gần 100 đảng, hội đoàn. Thậm chí có « đảng » ra tranh cử chỉ với lý do « muốn có đường đi xe đạp riêng trong phố », hay « tự do uống bia »… Nhưng hiện tượng dân chủ thực sự này không sống qua được một mùa, và sau đó nước Đức chỉ có những đảng như nó đã có ở Tây Đức.
Cũng chính vì những điều trên, mà Gramsci đã nhận xét ở Tây Âu (Gramsci lấy ví dụ nước Ý, lịch sử Ý), nhà nước tư sản thâm sâu không đứng một mình, và có sự trợ lực của « xã hội dân sự » (tức là những hội đoàn do giai cấp tư sản dựng lên), khi nhà nước thâm sâu tan vỡ (trường hợp của Đức, Ý sau đại chiến I), thì các tổ chức dân sự của giai cấp tư sản này là trụ cột để giữ chính quyền, với sự ủng hộ của phần còn lại của nhà nước thâm sâu (quân đội). Trong trường hợp này quân đội không phải đảo chính độc tài nắm quyền, và đây là cơ sở để hình thành các nhà nước phát xít (Đức, Ý, Tây ban Nha, Bồ đào Nha) như đã xẩy ra ở châu Âu.
Sau khi hệ thống XHCN cũ tan rã, thì hình thái dân chủ phương Tây đa nguyên đa đảng, được phương Tây thổi lên thành hình thức quản lý xã hội duy nhất trên thế giới. Nhưng điều này tạo nên những bất cập khổng lồ trong lòng các nước đang phát triển bởi vì :
1- Ở những nước này không có giai cấp tư sản « tự nó », tức là giai cấp tư sản đủ lớn để có lợi ích giai cấp của mình trùng với lợi ích dân tộc. Trong nhưng nước phát triển nhất của thế giới thứ 3, chỉ có giai cấp tư sản mại bản. Đó là giai cấp tư sản gắn liền lợi ích với tư bản nước ngoài, là chân rết của nó.
2- Ở các nước đang phát triển, vai trò của tư bản nước ngoài rất lớn, có thể khuynh đảo được nhà nước. Nếu điều này được thực hiện, thì đó chính là chủ nghĩa thực dân mới.
3- Ở các nước đang phát triển, xã hội rất đa dạng, và không thuần túy như ở Tây Âu và Mỹ. Thậm chí ở nhiều nước, một con người được đánh giá bởi vị trí của họ trong một sắc tộc, một tôn giáo, một địa phương. Ở đây không tồn tại con người cá thể đầy đủ như ở đô thị phương Tây.
4- Lịch sử của các nước này cũng rất đa dạng, và ở nhiều nơi không có nhận thức dân tộc.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 22 2021, 08:47 PM

Ở trên tôi đã nói tới một số ví dụ về tác động của xã hội dân sự trong phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa nhưng thất bại (Chi lê, Nam phi), mà nguyên nhân nằm trong cấu trúc xã hội, khi có sự cập kênh không đồng pha của nhà nước thâm sâu và xã hội dân sự.
Đáng nhẽ tôi viết tiếp về UK(Ucraine), Georgia, để minh chứng cho việc dùng xã hội dân sự để lật đổ, xâm thực, thì ở đây tôi lại viết về Miến điện, do tính thời sự của nó.
Điều đáng chú ý là câu chuyện ở Miến điện cũng như câu chuyện ở An giê ri, lại là một trường hợp nữa của ứng dụng nhầm, và điều đó khiến cả ở An giê ri lẫn Miến điện đều mất toi 20 năm phát triển.
Trường hợp của Miến điện và An giê ri có điều đặc biệt đó là chính nhà nước thâm sâu của nó đã tung ra chiêu “đa nguyên đa đảng” này, nhưng nhà nước thâm sâu của nó lại không làm chủ được quá trình, do không đánh giá chính xác được tình hình, cũng như sự can thiệp của nước ngoài. Ở An giê ri, quá tình này đã dẫn tới việc đưa hồi giáo cực đoan đến thắng cử. Từ đó dẫn tới một cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm. Hiện tại, dù lực lượng hồi giáo cực đoan này đã bị loại bỏ, vấn đề lợi dung của nước ngoài vấn tiếp tục, dù việc xuất hiện hồi giáo cực đoan, đã khiến phương Tây nhẹ tay can thiệp hơn. Trong trường hợp An giê ri, Pháp còn tích cực ngấm ngầm giúp đỡ, nhưng một mặt khác cũng vẫn không từ bỏ việc tìm cách nuôi nấng các lực lượng “đa nguyên đa đảng đội quân thứ 5” của mình.
Tiếp tới tôi chỉ nói tới Miến điện. Như tôi đã nói trong chủ đề thời sự về nước này. Tôi không hiểu lý do làm sao vào thời điểm đầu thập niên 90 (cụ thể 1988) nước này lại tổ chức lại hệ thống chính trị theo hướng dân sự hóa, mà không có sự chuẩn bị. Tôi đặt giả thiết là điều này liên quan tới việc Liên Xô sụp đổ, và Miến điện chịu sức ép của các nước phương Tây, mặc dù Miến điện không thuộc hệ thống XHCN cũ. Như vậy giả thiết tôi đặt ra là, trong suốt thời gian các nước XHCN cũ tồn tại, phương Tây chấp nhận các loại chính quyền quân sự, với điều kiện phải chống cộng. Khi mối nguy cơ này không còn nữa, thì phương Tây ép các nước này phải “đa nguyên đa đảng”. Trường hợp của Miến điện như vậy cũng không khác gì các nước đang phát triển khác đúng vào thời điểm này như Indo (với sự ra đi của Suharto), hay ở các nước châu Phi khác từ thập niên 90 đến nay.
Cuộc bầu cử năm 1988 ở Miến điện đã dẫn tới việc một đảng dân sự, hoàn toàn không có chân rết trong nhà nước thâm sâu, trong một xã hội hoàn toàn không có đế giai cấp kiểu tư sản để nó có thể hoạt động. Kết quả bầu cử trở thành một cuộc lật đổ, một dạng cách mạng mầu, vì nhà nước thâm sâu mâu thuẫn với cơ chế xã hội dân sự nó đẻ ra (do bị sức ép từ bên ngoài).
Điều tương tự người ta có thể nhìn thấy ở các nước Đông Âu. Ở Đông Âu, nhà nước thâm sâu XHCN cũ tồn tại được là do Liên Xô chống lưng. Vì thế khi Liên Xô tan rã, nhà nước thâm sâu ở Đông Âu cũng tan rã, dạng “bầu cử lật đổ” này không đặt ra vấn đề gì, vì không có bầu cử, nó cũng đã tan rã rồi. Không kể, ở Đông Âu, Liên Xô đi thì Tây Âu thế chân, vì thế các cuộc “cách mạng thông qua bầu cử” này càng có cơ hội thuận lợi. Trong thực chất, đây là sự thế chân của phương Tây (chủ yếu là Đức, rồi Pháp, Mỹ) thay Liên Xô một cách hợp lý chính danh mà không cần dùng xe tăng, máy bay như ở I rắc. Cũng phải nói thêm cho nó đầy đủ và công bằng, đó là ở các nước Đông Âu, xu hướng phò phương Tây cũng là một bộ phận trong xã hội, đặc biệt nhiều khi nó hình thành ngay trong lòng ê lít nắm quyền thời XHCN cũ (Ba lan, Hung, Tiếp, ..). Ở đây vai trò văn hóa, lịch sử, tôn giáo (Đông Âu, trước thời XHCN cũ là một bộ phận của Tây Âu, nằm trong vùn văn hóa đế quốc Đức, Phổ, Áo-Hung) có tác động lớn. Không kể XHCN kiểu cũ ở đây tồn tại được do yếu tố xung đột Đông-Tây, không phải là bản chất xã hội, vốn đã là một dạng xã hội kiểu dân chủ tư sản, nhưng kém phát triển hơn Tây Âu.
Ở Miến điện, hình thái này hoàn toàn không có. Chính quyền quân quản của Miến được phương Tây ủng hộ (trong quá trình chống cộng, chống phe XHCN cũ 1948-1988), giờ nó quay mặt đi, trở mặt tìm cách lật đổ, nhưng nhà nước thâm sâu của Miến không phải do ai chống lưng, nên không có vấn đề nọ tự tan rã ở đây. Kết quả dân chủ đa nguyên đa đảng ở một nước phương Tây là một quá trình mở rộng của nhà nước thâm sâu, là sự thể hiện của nhà nước thâm sâu trong một xã hội mà giai cấp tư sản nắm quyền hoàn toàn không tồn tại trong một xã hội của thế giới thứ 3 : Á -Phi -Mỹ la tinh, cũng không tồn tại ở Miến điện.
Kết quả dẫn tới xã hội dân sự chống lại nhà nước, trong khi bình thường nó phải là một bộ mặt của nhà nước thâm sâu, là bộ phận “variable” của nhà nước giúp nhà nước thâm sâu chính danh. Tại sao đảng của bà Kỳ lại có thể chiến thắng. Rất đơn giản là nó bán bánh vẽ, do chính quyền quân quản tồn tại cả 50 năm, không thể không có thiếu sót. Kết quả bầu cử mị dân rất đơn giản. Hoặc nó chiến thắng do mị dân, hoặc nó thất bại thì đổ tại bầu cử gian dối gây nội chiến, hoặc nó thắng do bầu cử gian dối thì sẽ .. im hơi lặng tiếng để tiếm quyền và được các nước phương Tây cũng im theo luôn ủng hộ. Nhưng ở đây là một dạng bầu cử không có đáy. Kết quả bầu cử không phản ánh được thực chất quyền lực nhà nước, mà chỉ là một dạng “public relation”.
Trong mâu thuẫn này, kết quả, bầu cử không tạo nên sự đồng thuận để phát triển, mà lại khoét thêm, và tạo ra thêm mâu thuẫn trong xã hội làm tan rã nhà nước.
Ở Miến điện cũng như ở An giê ri vào năm 1988, nhà nước thâm sâu xóa kết quả bầu, dẫn tới việc Miến điện bị phong tỏa 20 năm.
Vào năm 2010, chính quyền quân quản này lại tổ chức lại lần nữa, và họ đã làm tốt hơn. Không kể bản thân bà Kỳ và đảng của bà ta cũng phát triển theo hương thỏa hiệp hơn, tọ điều kiện cho Miến điện có chính phủ dân sự vào năm 2015. Như vậy Miến điện đã mất 20(1988-2010) năm phát triển.
Hiện tại, cuộc đảo chính vừa xẩy ra đã chỉ ra một điều nữa bất cập của chính thể loại này trong một nước không có cấu trúc xã hội, lịch sử, văn hóa giúp nó có thể tồn tại lành mạnh. Đó là vấn đề độc quyền chính trị.Trong một nước “đại nghị tư sản không đáy” như kiểu ở Miến, đảng cầm quyền luôn chiến thắng, và chiến thắng với các tỉ số áp đảo. Thậm chí nó có thể thắng bằng gian lận, bởi đơn gian xã hội không phân liệt giai cấp kiểu tư sản lớn tới mức chúng có thể là một cái đế ngầm, để trên đó xã hội có thể “trồng trọt” nhiều lợi ích nhóm, kiểu “đại đồng , tiểu dị”. Đại đồng do chúng có chung cái đế ngầm, tiểu dị để bầy trò bầu bán thông qua xã hội dân sự cho vui. .
Nếu trong thời gian 5 năm qua, mà nhà nước thâm sâu của Miến dần thâm nhập và hòa đồng với đảng của bà Kỳ, như một dạng fussion, thì việc này không có vấn đề gì. Vấn đề ở đây là hai bên vẫn đối địch nhau, và cả hai đều tìm cách độc quyền chính trị.
Việc không thể thay thế chính đảng cầm quyền bằng bầu cử, mà chỉ có thể thay thế bằng đảo chính tồn tại ở ngay cạnh nước Miến. Đó là Thái lan. Ở Thái vấn đề cũng tương tự.
Hiện tại, việc đảo chính ở Miến điện thực ra không phải là “phép thử của TQ với chính quyền Binden” như báo chí phương Tây nói, hay là một chế độ độc tài thay thế dân chủ. Cuộc đảo chính này thực ra không khác gì các cuộc đảo chính ở Thái. Nó chỉ là bện trạng của một xã hội đã nhập khẩu một hệ thống chính trị không hợp lý với nó. Kết quả hạ tầng cơ sở kinh tế, nhà nước thâm sâu (ở Miến thể hiện qua quân đội), và cơ chế của xã hội dân sự mâu thuẫn với nhau, náo loạn, đánh lẫn nhau, trong khi ở một nước tư sản điển hình theo mô hình này thì hạ tầng kinh tế = nhà nước thâm sâu= xã hội dân sự.
Để các bác nếu có một chút kiến thức về chủ nghĩa Mác -Lê nin hiểu được rõ hơn, tôi nói thêm rằng. Trong học thuyết mác-lê nin, người ta chia xã hội thành hai tầng : hạ tầng cơ sở bao gồm sở hữu công cụ sản xuất và quan hệ sản xuất và thượng tầng cơ sở tức là hệ thống chính trị. Ở đây tôi chỉ cụ thể hóa hệ thống chính trị thành hai tầng : nhà nước thâm sâu và hình thái đại diện chính trị.
Hình thái đại diện chính trị trong một hệ thống dân chủ tư sản bao gồm cả cái gọi là xã hội dân sự. Thực ra xã hội dân sự, chỉ là một mẩu nhỏ của nó. Tôi gọi là phần biến số (variable), nó còn có phần bất biến (invariable) thì liên quan chặt chẽ tới nhà nước thâm sâu (quân đội, an ninh, tòa án), và có phần được điều khiển trực tiếp bằng hạ tầng cơ sở tức là hệ thống media, qua các chủ báo, chủ tivi, radio...
Ở những nước mà cách mạng không thành công như Chi lê, là bởi vì đấu tranh cách mạng chỉ luẩn quẩn trong bộ phận “xã hội dân sự” tí xíu kia. Ở Vê nê duy ê la, cuộc cách mạng bô li va, đứng đầu là Hugo Chavez không kiểm soát được hạ tầng cơ sở, cũng không kiểm soát được hết “xã hội dân sự”, chỉ kiểm soát được nhà nước thâm sâu, dẫn đến tình trạng hiện nay.
Ở Miến điện, xã hội dân sự đối địch với nhà nước dù đã có 10 năm chung sống.
Cũng nên để ý rằng. xã hội dân sự kiểu dân chủ tư sản này ở một nước đang phát triển có thể đươc nuôi dưỡng (Fueled) bằng tinh thần cách mạng, do mâu thuẫn xã hội tạo ra, nhưng cũng có thể được nuôi dưỡng bằng sự can thiệp của bên ngoài. Trong trường hợp này, ta sẽ có các cuộc “cách mạng mầu” hay là phản cách mạng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 15 2021, 09:12 PM

Đáng nhẽ trong chủ đề này tôi sẽ viết đến các dạng cách mạng mầu, như là một cách sử dụng hình thức dân chủ phương Tây để can thiệp. Nhưng vì có sự kiện ở Miến điện, nên tôi tiếp tục dừng chân ở đây để phân tích nó. Sự kiện chính trị ở Miến điện có thể coi là một dạng cách mạng mầu, nhưng cũng có thể coi đó là một sự áp dụng sai của hình thức dân chủ phương Tây. Phân tích nó, khiến ta sẽ hiểu rõ bản chất của dân chủ tư sản phương Tây hơn. Điều này càng quan trọng với người VN và cả ĐNA nữa.
Tôi nói thế nghĩa là thế nào ? Ở ĐNA hiện nay có sự cạnh tranh quyết liệt của TQ và Mỹ. Với TQ, nước này có quan niệm ĐNA như một dạng châu Mỹ la tinh với họ. Họ coi vùng này là ảnh hưởng tự nhiên của TQ. Điều này đã thể hiện ra trong quan điểm khi TQ muốn thảo luận DOC/COC với các nước trong vùng. Nhưng điều kiện TQ đặt ra, về bản chất không khác chính sách Monreo của Mỹ vào cuối thế kỷ XIX và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, có nghĩa là bất cứ quan hệ của ĐNA với các nước ngoài khu vực, phải được TQ kiểm duyệt đồng ý. Để làm điều đó TQ vừa dùng chính sách kinh tế (củ cà rốt) và cây gậy (tức là can thiệp vũ trang với mức độ thấp, bành trướng chủ quyền thông qua chiếm đóng biển đảo). Trong chính sách cây gậy này, VN là nạn nhân lớn nhất.
Sự đấu tranh ngược lại của Mỹ nhằm vào TQ, về khách quan cũng có tác dụng cân bằng lực lượng, vì thế tôi mới nói VN và Mỹ là đồng minh khách quan. Nhưng trong cái nhìn của Mỹ cũng chuyển tải một sự hiểm nguy khác, thông qua can thiệp vào nội bộ các nước, dưới danh nghĩa « dân chủ tư sản », « dân chủ tư sản duy nhất đúng ». Như vậy điểm đến tận cùng của Mỹ cũng là một dạng để ĐNA thành một thứ châu Mỹ la tinh thứ 2. Điều này cũng đi ngược lại của lợi ích các nước trong vùng. Sức ép này của Mỹ không chỉ nhằm vào VN là một nước không cùng hệ thống chính trị với Mỹ, mà còn nhằm vào các nước đã có thể chế dân chủ tư sản. Sự việc ở Miến điện là một ví dụ. Chính sức ép của Mỹ đã khiến ngay cả một nước như Philipines, là một nước có đủ các loại hiệp định với Mỹ ngần ngại và laị tìm cách chơi với Nga và TQ. Các nước không bị TQ đe dọa trực tiếp chủ quyền như Thái, Indo ngần ngại. Có nước hưởng lợi lớn trong quan hệ với Mỹ như Singapor lại trở thành một dạng luật sư của TQ. Malaysia dù bị TQ sử dụng gậy, nhưng cũng có quan hệ kinh tế đặc biệt về tài chính với TQ.
Chính vì thế, các nước có quan hệ bền chặt nhất với Mỹ và phương Tây, luôn là bạn đồng hành của phương Tây, giờ đây lại là những nước có thái độ thiện chí nhất với TQ, ví dụ Thái lan, Singapour và ngay cả Philipines. Thái độ của họ như vậy, bởi chính do thái độ của phương Tây với các nước trong vùng. Trong thực tế, khi quan hệ với phương Tây, trong các nước này sẽ hình thành một cấu trúc chính trị kinh tế dẫn đến họ bị ấn vào cái khung mà người ta thường nói tới như « cái bẫy của các nước thu nhập trung bình », nói một cách khác giới kinh doanh ở đây bị kẹp vào xu thế « tư sản mại bản ». Nếu vùng ra khỏi nó thì phương Tây sẽ không muốn. Và vì thế các dạng sức ép chính trị sẽ được thực hiện. Ta có thể hiểu nó như một dạng thuộc địa kiểu mới.
Thái độ của phương Tây có thể nhìn thấy rõ ràng nhất trong quan hệ của họ với Miến điện. Nước này đã bị phương Tây phong tỏa vì không dân chủ từ năm 1988, thời điểm mà vấn đề TQ chưa đặt ra, trong khi nhà nước này luôn ở phía phương Tây. Họ chưa bao giờ là một nước XHCN, hay là một đồng minh của TQ.
Như tôi đã nói, chính quyền quân sự ở Miến là một bộ mặt của thể chế dân chủ đại nghị phương Tây, thể chế này có hai thái cực chính quyền quân sự là dạng mặt mộc, chính quyền dân sự thông qua bầu cử là dạng mặt bôi son trát phấn. Ở các nước tư bản phát triển. Bôi son trát phấn ở trên mặt mộc, tức là xã hội dân sự kiểu phương tây là cánh tay kéo dài của nhà nước tư sản thâm sâu, dựa trên giai cấp tư sản, tồn tại tự nó như một dạng chính đảng ngầm. Đây cũng chính là nhận xét của Gramsci về hệ thống nhà nước ở phương Tây, như ông nói, xã hội dân sự phương Tây là những pháo đài bên ngoài bảo vệ thành trì nhà nước tư sản bên trong.
Ở tất cả các nước đang phát triển, do không có một giai cấp tư sản thực sự, giai cấp tư sản ở đây chỉ yếu là tiểu tư sản (tức là trí thức), một bộ phận tư sản mại bản, trong điều kiện như vậy, xã hội dân sự như phương Tây muốn ép vào không có đế,mà lại trở thành đạo quân tiên phong cho tư bản nước ngoài xâm nhập. Nói cách khác xã hội dân sự cũng trở thành mại bản, thành những pháo đài cho tư bản nước ngoài xâm nhập chiếm lợi thế, thông qua ăn cơ chế.
Vì tầng lớp trí thức ở những nước đang phát triển chiếm vai trò chủ yếu trong giai cấp tư sản ở đây (tiểu tư sản), nên ta hay tìm hiểu tại sao tầng lớp này lại trở thành cái loa cho phương Tây. Tôi sẽ lấy một ví dụ để ta có thể nhận thấy.
Ở Paris, ngay trong trung tâm của nó có một công trình nghệ thuật đương đại nổi tiếng : trung tâm văn hóa Pom pi đu (Centre Pompidu). Pompidu là tên tổng thống Pháp đề xướng ra việc xây dựng công trình này. Xung quanh trung tâm văn hóa này có rất nhiều các tiệm bán đồ tranh anh, lưu niệm, .. đặc biệt là hội họa tranh tượng. Có một thời gian, cách đây đã lâu, tôi đi qua đó, và thấy họ bán rất nhiều các bức tượng mầu đỏ, hình một người châu Á đang uốn lưng, mặt ngẩng lên cười nịnh bợ, rồi lại có cả những bức tượng khủng long, cũng mầu đỏ… Tìm hiểu ra mới biết đó là những « tác phẩm nghệ thuật » của các họa sĩ TQ đương đại, được đánh giá theo thẩm mỹ phương Tây là tác phẩm nổi tiếng. Vấn đề là nó có thật là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật không ? đây là điều phải bàn cãi. Tại sao ? vì với tôi, nhìn nó thấy ẩn ý và định kiến rất rõ. Hình con khủng long đỏ, là ẩn ý biểu tượng của đảng CS TQ. Ngụ ý nó muốn nói chế độ TQ cổ lỗ như con khủng long, là một loại động vật đã bị diệt chủng trên thế giới từ cách đây hơn một triệu năm. ẩn ý đã rõ ràng. Còn hinh ảnh người châu Á cười nịnh bợ, cũng là một dạng định kiến mà ở phương Tây thường có. Tóm lại, sự đánh giá chúng là tác phẩm vĩ đại, người làm ra chúng là nhà tạc tượng tài năng không chỉ vì nghệ thuật, mà còn là do định kiến. Vấn đề là tại sao có những nghệ sĩ TQ làm những điều này. Thứ nhất họ có tư duy phản đối, thứ nhì là họ « sáng tạo » theo nhu cầu thị trường mà họ muốn nhắm tới. Điều này cũng giống như các loại phim, khi đi thi ở các giải liên hoan phim phương Tây được giải cao, như chiếu ra rạp cho dân xem thì lỗ, thậm chí nó còn phản cảm. Thường hai lý do trên đi liền với nhau. Họ có tư duy phản đối vì chịu ảnh hưởng của sức mạnh mềm của phương Tây, cũng như đi vào đó họ có được một thị trường. Khi bị xã hội bản địa, chính phủ phản ứng lại, thì họ lại càng cho mình là đúng, và càng đi sâu vào xu hướng này hơn, càng bất mãn hơn. Còn giả dụ họ đi ngược lại sáng tạo cho bản địa, thì có khi lại lỗ, không bán được tranh tượng, mà nếu bán được, sức mua của người bản địa cũng thấp, không lời bằng bán cho phương Tây. Không kể được media phương Tây tung hô, thì rõ ràng có PR tốt hơn, mác bị « trù dập » khiến cho tác phẩm của họ càng nổi tiếng hơn như một dạng quảng cáo Marketing với những lý do hoàn toàn ngoài nghệ thuật, nhưng núp bóng nghệ thuật, vì nó chỉ phản ánh cái nhind định kiến của khách hàng phương Tây. Ở đây tôi chỉ lấy một ví dụ hội họa nghệ thuật, nhưng cái lô gics này nó bao phủ cả môi trường sinh hoạt văn hóa nghệ thuật nhân văn (văn học, đánh giá nhận xét lịch sử, quan niệm tôn giáo, ..). Trong điều kiện này, thì xã hội dân sự, dư luận do nó tạo ra sẽ là dạng xã hội dân sự, dư luận mại bản. Điển hình như ta thấy trước mắt là ở Miến điện.
Không phải chỉ ở Miến điện, mà ở các nước đang phát triển khác cũng có vấn đề xã hội dân sự mại bản như vậy. Ở nhiều nơi, ngay cả ở Nga, nó được cấu trúc bởi các ONG của phương Tây. Như vậy « xã hội dân sự » ở Tây Âu và Mỹ thì bảo vệ nhà nước tư sản, giai cấp tư sản của nó, còn ở các nước đang phát triển, thì nó lại là công cụ để phương Tây xâm nhập với sự ủng hộ ngây thơ của các « chí sĩ tiểu tư sản ». Cũng phải nói thêm là, môi trường đô thị cũng giúp cho tư duy này phát triển, vì nó là một đặc trưng của văn hóa đô thị. Một điều nữa cũng đáng kể, đó là phương Tây tự cho mình có quyền xét điểm thế nào là dân chủ. Trong điều kiện như vậy, nồng độ mại bản của nó cang tăng, nhưng cũng đồng thời thể hiện một sự chuyển biến trong xã hội các nước đang phát triển trong một quá trình toàn cầu hóa (cũng do phương Tây tạo ra) nhưng xã hội của các nước đang phát triển không làm chủ được.
Khác với ở các nước khác, ví dụ châu Phi. Tình trạng ở Miến đặc biệt ở chỗ, hệ thống « dân chủ » này không bao khắp Miến điện, mà chỉ dính dáng tới tộc người chính ở đây là người Miến. Còn với các dân tộc thiểu số khác, thì mâu thuẫn của họ với chính quyền trung ương đã có thông qua các cuộc xung đột vũ trang. Trong xung đột quân đội – đảng bà Kỳ này, người thiểu số vẫn đứng ra ngoài. Nó cũng nói lên nhiều tính chất « dân chủ » của nó.
(còn tiếp vì ..dài quá)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 15 2021, 11:24 PM

Quan sát những tin tức được media phương Tây đưa lên, vì tôi không có tin tức khác. Sau một tháng biểu tình, tôi nhận thấy người tham gia chủ yếu là thanh niên, học sinh. Hôm nay còn có tin, trong số nạn nhân có cả trẻ con khoảng độ 15, 16 tuổi. Trừ bì đi độ chính xác của chúng, thì việc tham gia biểu tình chủ yếu là tầng lớp thanh niên trẻ có lẽ là thông tin chính xác. Điều này cũng không đáng ngạc nhiên, vì trong mỗi xã hội, đây là lực lượng disponible nhất, cả về vấn đề lý tưởng, không có trách nhiệm gia đình, xã hội cá nhân. Việc lực lượng thanh niên tham gia nhiều nhất cũng không phải là điều đặc biệt của Miến Điện. Ở VN, thời chống Mỹ, thời thuộc đia Pháp, lực lượng thanh niên cũng đóng vai trò chính, và cũng từ đây mà xuất hiện các lãnh tụ cách mạng về sau. Hầu hết các lãnh tụ cách mạng VN đều ra đời từ sau phong trào đám tang cụ Phan chu Trinh, còn ở miền Nam, thì phong trào thanh niên chống Mỹ vẫn có tới tận năm 1975.
Điều đáng nói là ở VN, các phong trào này có mục đích lật đổ chế độ thực dân. Nó khác nhiều với phong trào hiện tại ở Miến, khi cả quân đội (mà thực chất là một dạng đảng phái vũ trang) lẫn người biểu tình theo đảng của bà Kỳ đều nằm cùng trong một cơ chế, một nhà nước.
Ở Miến điều mắc kẹt của nó là cuối cùng điều mà dân chủ Miến điện theo như đảng bà Kỳ muốn là gì ? và điều đó có thể là mục tiêu của toàn xã hội Miến hay không ?
Theo như cấu trúc của nó, với sự đánh giá của tôi, thì đảng NLD của bà Kỳ là một bộ phận của nhà nước Miến. Trong trường hợp này, thì vấn đề của nó là hợp tác thế nào với nhà nước thâm sâu Miến, được đại diện bởi quân đội. Nó không thể là một cuộc nổi dậy hay lật đổ nhà nước thông qua « dân chủ ».
Rõ ràng đảng NLD của bà Kỳ đã đánh mất một cơ hội quan trọng sau khi thắng cử vào tháng 12/2020, đó là khẳng định bảo vệ hiến pháp, từ vị thế thắng cử lớn (thật hay giả thì cũng không rõ) mà trấn an vai trò của quân đội, và từ đó củng cố dân chủ thực sự ở nước này, thay bằng tìm cách thay đổi hiến pháp làm một dạng lật đổ mang tên dân chủ.
Đáng tiếc là trong 10 năm kể từ khi chính quyền quân sự Miến có tiến trình dân chủ, mà hay bên còn gầm gừ nhau như vậy thì không thể nào có dân chủ được. Nhưng cũng có điều an ủi là Thái đã dân chủ kiểu này từ năm 1930, cũng không có tiến bộ gì hơn. Còn ở những nước khác ở ĐNA, nhiều nước theo chế độ này chỉ là dân chủ « một phần hai » tức là có một đảng chính còn các đảng còn lại chỉ đóng vai trò làm cảnh (1/2) ví dụ Malaysia, Singapor (tôi gọi là đa đảng giả một đảng thật). Còn lại Philipines thì muốn không dân chủ cũng không được (do quan hệ với Mỹ) dù nó có tồi tới đâu, chỉ có Indonesia là khá khẩm hơn, nhưng thời gian dân chủ của nó quá ngắn để có thể xem nó sẽ là dạng dân chủ « một phần hai » hay là « dân chủ đảo chính » chưa rõ. Ở Singapor dân chủ tư sản này còn thành một dạng « gia đình trị » của nhà Lý Quang Diệu.
Thay vì đi biểu tình, đảng của bà Kỳ nên chuyển sang thái độ hợp tác. Thay khẩu hiệu « giành chính quyền » bằng đòi sự cam đoan chính xác của quân đội về tổ chức bầu cử. Trong thời gian này thì nên củng cố đảng của mình hơn là xua trẻ con đi chết thay. Và nếu có bầu cử, thì có thể yêu cầu ASEAN giám sát, giống như lần bầu cử đầu tiên (2015) nếu hai bên còn nghi kỵ nhau chưa « đại đồng tiểu dị » được.
Từ mấy ngày nay, đã có những tiếng nói « bú mớm » cho giới biểu tình là đấu tranh vũ trang. Trong trường hợp đó, thì đây không còn là dân chủ nữa mà là lật đổ. Nhưng khả năng này rất khó thành công, vì đảng này NLD không có cánh tay vũ trang và đấu tranh vũ trang của các sắc tộc thiểu số ở đây đã kéo dài cả nửa thập kỷ mà không dẫn tới đâu. Nhân sự của đảng này cũng chủ yếu là dân thành thị bị bú mớm bởi media phương Tây, không phải là lực lượng có thể « nếm mật nằm gai » trong rừng, vận động nông thôn được. Vì nếu thế thì họ không còn là dân chủ phương Tây nữa mà thành .. Mao ít, nhưng họ có yêu TQ đâu. Vậy có làm được không ?


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 16 2021, 05:36 PM

Bổ xung một chút về Miến điện, rồi tôi sẽ nói tới tiếp trường hợp UK. Nhưng điều viết dưới đây thực ra đưa vào thời sự mới phải, nhưng nó lại là ví dụ để làm rõ lý thuyết, cho nên viết luôn ở đây cho nó khỏi lạc đàn.
Hiện tại, nhìn trên màn hình TV của media phương Tây, (tôi phải nói rõ như vậy, vì thông tin có chiều, mà tôi lại không thể có hết thông tin đa dạng khách quan), tôi thấy khẩu hiệu của các nhóm biểu tình viết bằng tiếng Anh « không chấp nhận chính quyền quân sự ». Với câu khẩu hiệu kiểu này thì sẽ không đi tới đâu. Nên đổi câu khẩu hiệu thành « đảm bảo bầu cử đúng hạn, tự do » hay gì đó. Bởi vì chính chính quyền quân sự cũng tuyên bố rằng họ không nắm chính quyền lâu. Vấn đề là thời hạn bao nhiêu. Bằng cách thay đổi khẩu hiệu, để hai bên có thể hợp tác thủa thuận được, thì mới có thể giải quyết xung đột hợp lý, tìm ra giải pháp , bước đi để thoát khỏi cái bẫy cực đoan của hai bên. Nên để ý là chính quyền quân sự hiện tại không cấm và giải tán đảng bà Kỳ.
Tại sao những người biểu tình không làm thế ? ở đây nó lại có một vấn đề nữa, đó là nếu đưa khẩu hiệu như vậy, thì sẽ không động viên được người đi biểu tình. Tại sao ? hiện tại, người ta đi biểu tình vì tâm lý bị dọa là chính quyền quân sự sẽ kéo dài như thời trước, và hiển nhiên điều này người dân khó chấp nhận, mặc dù khó khăn thời đó không hoàn toàn là trách nhiệm của chính quyền quân sự mà là hệ quả của phong tỏa kinh tế phương Tây. Một phần quan trọng tâm lý người dân xuống đường là từ những trải nghiệm này. Như vậy để « động viên » người biểu tình mà những người tổ chức phải « lừa », và từ đó tạo ra cái bẫy cho chính họ.
Tôi có thể nói điều này vì có một trải nghiệm cá nhân. Đó là thời đang đi học ở Pháp, một hôm tự nhiên có mấy thằng sinh viên nằm trong tổ chức thanh niên của đảng xã hội Pháp vào lớp học kêu gọi đi biểu tình. Lúc này là thời điểm chính quyền phái hữu ở Pháp của Jacques Chirac. Đại khái nó có cái luật gì đó mà bọn nó nói là « rất nghiêm trọng », hệ quả thế này thế kia với sinh viên. Thế là cả lớp bỏ đi biểu tình (vì đây cũng là dịp trốn học hợp pháp). Tôi cũng đi theo vì tò mò muốn xem bọn nó « thể hiện dân chủ » thế nào. Kết quả lớp tôi đi biểu tình rất vui vẻ, hò hét, dương biểu ngữ, .. chắc giống như là ở VN thanh niên đi bão khi có sự kiện bóng đá.
Nhưng rất may là cuộc « biểu tình » mà tôi tham gia này kết thúc hòa bình,vì sau đó một đám biểu tình khác xung đột với cảnh sát đi xe máy, và có một sinh viên chết trong xô xát. Chính phủ Pháp lúc đó cũng bỏ cái luật này, nhưng khi tìm hiểu nó, tôi mới thấy là những gì mấy « đồng chí » sinh viên kêu gọi biểu tình là fake, là cách diễn giải quá mức, có định kiến, kích động.. chứ thực sự nó không phải thế.
Từ đấy tôi mới đặt câu hỏi, tại sao nó phải lừa mình. Nó lừa vì phải tận dụng tâm lý đám đông, còn nguyên nhân sâu sắc của nó là muốn có biểu tình để gây sức ép chính trị vì nó đang ở đối lập.
Do ở Pháp, nó là một thể chế dân chủ đại nghị điển hình, cả đối lập và nắm quyền thực ra cùng năm trong « class politique » (tức là giới cầm quyền), đại đồng, tiểu dị, .. nên biểu tình trở thành sinh hoạt văn hóa, nhiều khí không thú vị gì cho sinh hoạt thông thường. Ai ở Paris vào dịp có bãi công thì rõ, mà nhiều khi bãi công lãng nhách vì những chuyện không đâu.
Câu chuyện sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều trong trường hợp Miến điện, nhưng việc sử dụng tâm lý đám đông có lẽ không khác.
Bằng chứng, người biểu tình đã đi đập phá các công ty TQ, và điều này chỉ vì họ tin vào các thông tin trên mạng, và có lẽ họ muốn quốc tế hóa câu chuyện để kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của phương Tây, muốn phương Tây « trừng phạt » kinh tế Miến điện. Và nếu câu chuyện này xẩy ra, thì nó sẽ là dạng prophétie autoréalisatrice. Có nghĩa là điều định kiến đã dẫn người ta tới hành động để tự biến định kiến đó thành hiện thực. Ở đây vì người ta nghĩ tới giai đoạn embago mà đi biểu tình, để rồi biểu tình lại dẫn tới Embago.
Trong trường hợp Miến điện hiện tại, TQ không phải là người giật dây đảo chính, nhưng họ cũng chẳng có lợi gì ủng hộ biểu tình. Và hiện tại phương Tây cũng không muốn làm mạnh, vì không muốn đẩy Miến điện vào tay TQ. Còn vào thời điểm 1988, phương Tây Embago bởi vì sự kiêu ngạo, định kiến của nó, muốn dựng lên các chính quyền « dân chủ tư sản bảo kê » ở khắp các nơi, bất chấp thực tế lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa. Nhưng thời cuộc bây giờ không giống thế nữa.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 7 2021, 10:22 PM

Trong bài phát biểu nhậm chức của thủ tướng Phạm Minh Chính, có điều rất thú vị, nên tôi phân tích nó ở đây, vì nó nói tới quan hệ trong hệ thống chính trị Vn thế nào, thích hợp với chủ đề này.
Đó là ông tuyên bố chính phủ tuân lệnh Trung ương đảng, bộ chính trị, và tổng bí thư đồng thời yêu cầu Chủ tịch nước, hệ thống pháp luật, ủng hộ và hợp tác. Có nghĩa là chủ tịch nước không phải là lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng. Chủ tịch nước và Thủ tướng cùng chia nhau các mảng quyền lực khác nhau (tức là vấn đề trách nhiệm) của nhà nước, chứ ông này không thể điều khiển ông kia.
Đoạn diễn văn ngắn này đã tổng kết một cách chính xác quan hệ giữa « tứ trụ » với nhau. Đây cũng là quan hệ truyền thống chính trị ở VN từ khi Hồ chủ Tịch mất, và thậm chí còn trước khi Hồ chủ Tịch mất. Tức là tất cả truyền thống chính trị của nhà nước VN độc lập có chủ quyền thời hiện đại. Trước đó là các chế độ phong kiến. Còn các dạng chính quyền thực dân, miền Nam cũ đều là các dạng ngoại lai, là các dạng chính quyền bù nhìn, mất nước.
Hãy nhìn theo dòng lịch sử. Sau đại hội Đảng lần thứ III, vào năm 1960, khi ông Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư, thì Bác Hồ ngày càng lùi sau ra hậu trường, nhưng trong đảng không có vấn đề tranh dành vị trí của Bác, vì người như Bác Hồ lịch sử VN có lẽ hàng trăm năm mới tạo ra một người, nó liên quan tới vận mệnh lịch sử của đất nước. Chính xác hơn, có thể nói ông Lê Duẩn và Bác Hồ mỗi người hướng về một đối tác (lúc này là Liên Xô và TQ, mà cuộc tranh đấu giành giật của hai bên với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, gây rất nhiều khó khăn cho VN, vì VN cần cả hai bên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ).
Việc chuyển tiếp quyền lực tối cao ở VN không làm nẩy sinh ra những xung đột như ở TQ giữa Mao trạch Đông một bên và các lãnh tụ cách mạng TQ khác.
Sau khi Bác Hồ mất thì chủ tịch nước là Bác Tôn (Tôn Đức Thắng), nhưng vai trò chủ tịch nước lúc này chủ yếu có tính tượng trưng. Tiếp nữa khi bác Tôn mất, thì chủ tịch nước là bác Trường Chinh, lúc này tên chức vụ là chủ tịch hội đồng nhà nước. Còn thủ tướng thì được gọi là chủ tịch hội đồng bộ trưởng, bác Phạm văn Đồng. Nhưng ông Trường Chinh lại là người kiến tạo ra đổi mới cùng với tổng bí thư.
Cách đây cả 10 năm, cũng trong langven, tôi có nói là nếu nhập chức vụ Tổng Bí Thư và chủ tịch nước làm một thì hợp lý hơn, và nó cũng làm tăng cường vị trí của người đứng đầu đảng trong nhà nước. Đây là cấu trúc của TQ và Lào.
Lúc bác Trọng đảm nhiệm hai chức vụ, những tưởng điều này thành sự thật, nhưng với việc hồi phục lại « tứ trụ triều đình », thì rõ ràng cấu trúc này có tính truyền thống, và bền vững. Ở đây người ta có thể thấy rằng trong luật có lệ. Và lệ, tức là truyền thống sinh hoạt chính trị là cái đế của luật.
Các hiến pháp của các nước tư bản cũng vậy thôi, đó là những lệ được chuyển đổi thành luật. Còn lệ ở đây thì lại phụ thuộc vào kinh nghiệm sinh hoạt chính trị, lịch sử văn hóa, tâm lý, nguồn gốc truyền thống tôn giáo, vì thế các nước tư bản khác nhau đều có sự dị biệt trong cấu trúc chức vụ, quyền hạn, và quy trình tác động quyền lực của các chức vụ với nhau.
Không hẹn mà nên, cấu trúc chính trị của VN rất giống Liên Xô, nhưng sự giống nhau này có phần tình cờ và đồng thời cũng là hữu ý. Tình cờ là cho tới những năm 80, khi VN hoàn toàn ngả vào Liên Xô, các chức vụ của nhà nước cũng được gọi theo kiểu Liên Xô, như chủ tịch hội đồng nhà nước chính là Tổng Thống. Chủ tịch hội đồng bộ trưởng chính là thủ tướng. Việc áp dụng cấu trúc Liên Xô vào hệ thống chính trị VN lúc đó không tạo nên xáo trộn nào về chức vụ. Trong khi trước đó, tức là thời VN dân chủ cộng hóa, VN không lấy mô hình Liên Xô làm chuẩn. Tình cờ mà cấu trúc của hai bên tương đương nhau, chỉ khác cái tên gọi chức vụ.
Sở dĩ có sự tình cờ này cũng vì bởi có một sự hữu ý. Đó là ở cả Liên Xô và VN, khi làm cách mạng, thì chính quyền cách mạng vẫn lấy hình mấu nhà nước cộng hòa (republic) như các nước tư sản, mà điển hình là nước Pháp, chứ không lấy hình thức lập hiến tức là chế độ có vua. Bởi vì là hình thái cộng hòa mà có các vị trí Tổng thống, Thủ tướng. Nhưng do hình thức một đảng, cho nên Tổng bí thư mới là người có quyền lực tối cao về chính trị. Điều này đúng ở Liên Xô, đúng ở VN. Kết quả vị trí Tổng thống thực ra là vj trí thừa, có nhiều tính biểu tượng hơn thực chất. Nó là dấu vết của hình thức nhà nước cộng hòa mà cả hai bên (Liên Xô và VN) cùng chung nhận thức.
Trong trường hợp VN, thì bộ chính trị và trung ương đảng trở thành cái cầu nối hai cấu trúc Đảng và nhà nước.
Mặc dù là hình thức « thừa », nhưng ở trong trường hợp VN nó lại có thể hữu dụng, vì nó cho phép hệ thống chính trị Vn có hình thái mềm dẻo để quan hệ với các đối tác đối đầu nhau.
Trường hợp TQ lại khác nữa. Ở đây tính chất tập trung cao hơn, do Tổng bí thư là chủ tịch nước. Có thể nói đây là truyền thống tập quyền của nhà nước TQ có từ trước.
Ở trong chủ đề thời sự, tôi có bình luận là hệ thống chính trị VN hiện tại là đứa con tinh thần của Liên Xô, VN là người kế thừa Liên Xô. Nhưng phải hiểu kế thừa đây là sự giống nhau trong phân bố quyền lực, chứ không phải là sự bắt chiếc mù quáng, hay Liên Xô áp đặt vào.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 20 2021, 09:43 PM

Tiếp tục câu chuyện cấu trúc nhà nước và hiến pháp. Bây giờ sẽ nói tới những chế độ dân chủ phương Tây áp dụng chệch. Và nước đầu tiên người ta nghĩ tới là Ucraina.
Vào năm 1994 (khoảng đó tôi nhớ không chính xác), khi nước UCRAINA ra đời từ sự tan rã của Liên Xô, thì nước này cũng áp dụng thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng như ở phương Tây. Nhưng cũng như Nga, cấu trúc xã hội nước này không có giai cấp tư sản, vì trước đó Liên Xô cũng như các nước XHCN khác có hình thức sở hữu tập thể. Hiển nhiên giai cấp tư sản không tồn tại ở đây.
UK(viết tắt Ucraina) cũng là một nước mới tinh, chưa bao giờ có sự tồn tại như một nhà nước. Điều này không những đúng với UK mà còn đúng với nhiều nước cộng hòa trong Liên Xô trước. Nếu ở các nước Đông Âu, có nhiều nước đã từng có thể chế này như Tiệp, Hung, Ba lan, Bun, Ru, trong thời kỳ 1918-1945 .. mà sự hoàn thiện của nó trong quá khứ khác nhau (điển hình ở Tiệp, Hung, yếu hơn ở Ba lan, quặt quẹo ốm yếu ở Bun, Ru), UK hoàn toàn không có tý gì. Lãnh thổ hiện tại của UK là sự chắp ghép lại của những vùng đất khác nhau nằm trong các đề quốc Nga Sa hoàng, Áo-Hung, thậm chí cả Thổ nhĩ kỳ (nếu leo lên tận thế kỷ XVII, ví dụ với vùng sông Đông và Crimea).
Thời đầu độc lập, đó là thời kỳ mà nhân sự nhà nước có nguồn gốc từ đảng cộng sản UK trước. Đây là thời kỳ tương đương với chế độ Elsine ở Nga, là thời điểm hình thành các tài phiệt ở nước này.
Nếu ở Nga các nhóm tài phiệt đã bị chính quyền Putine đưa vào khuôn phép, thì ở UK điều này không xẩy ra. Vì thế ta có thể coi UK là hiện trạng nước Nga nếu Putin không nắm quyền.
Ở đây các nhóm tài phiệt (gọi là nhóm cho oai, chứ phần lớn là các cá nhân), sau khi chiếm đoạt chia xet tài sản công cộng ở đây , đã đấu đá với nhau để có thể ăn cơ chế. Như vậy cấu trúc chính trị ở đây cũng là một thứ trò hề của dân chủ tư sản, vì nó không có giai cấp tư sản, mà thay vào đó là các dạng tài phiệt kiểu mafia.
Khác với Nga thời Elsine, mặc dù tài phiệt Nga làm mưa làm gió lúc đó, nhưng Nga còn thừa hưởng của Liên Xô bộ khung cứng nhà nước vẫn còn dùng được, đó là an ninh và quân đội. Tiếng Nga gọi là silovnik (sila là sức mạnh lực lượng tiếng Nga, giống như từ Force tiếng Anh). Chính nhờ dựa vào lực lượng này mà Putin vực nhà nước Nga dậy. Điều không tồn tại ở UK. Ở đây từ quân đội đến an ninh hoàn toàn tan rã, xuy sụp.
Không những không có một cấu trúc xã hội để cõng được hình thức đa nguyên đa đảng của phương tây, mà về mặt văn hóa, dân UK cũng bị chia rẽ nghiêm trọng với các nhóm người nói tiếng Nga ở miền Đông (đến tận Kiev, Khackov, chứ không phải chỉ thu hẹp trong mẩu đất ở donnesk), và nhóm người nói tiếng UK ở phía Tây. Thực ra về mặt ngôn ngữ chúng không khác nhau. Chủ yếu là khác biệt văn hóa do lịch sử để lại. Về mặt văn hóa không có gì giống nhau giữa những người ở vùng zacatpat, nằm sát biên giới Slovakia, Hung, và những người ở miền Đông.
Sự chia rẽ này cũng tồn tại trong tôn giáo. Người UK ở cực tây theo đạo chính thống nhưng lại bị quản lý bởi giáo hoàng La mã ở Roma, ngược lại ở miền Đông, cũng là chính thống giáo những lại do nhà thờ mạc tư khoa quản lý. Hiện nay nhóm này đã thuộc vào thánh đường ở Istambul (Thổ) mà không phụ thuộc vào Nga nữa.
Tôn giáo ở UK, cũng giống như ở phương Tây, hay như đạo thiên chúa ở Vn vào thời điểm Pháp xâm lược, dưới danh nghĩa tôn giáo, niềm tin chính là đấu đá xâm thực chính trị.
Một điều ở UK đặc biệt nữa, đó là sự tham dự ồ ạt của các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ phương Tây), chính chúng đã cấu tạo nên một phần « xã hội dân sự » ở nước này, nhưng không phải xã hội dân sự như ở các nước tư bản điển hình, nơi mà thể chế đa nguyên đa đảng hoạt động tốt, mà nó đã làm biến dạng dư luận nước này thành một dạng mại bản.
Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng, đó là các tài phiệt ở UK phấn lớn đều có tài sản ở các ngân hàng phương Tây, đặc biệt là Áo, là một nước đã từng có quan hệ truyền thống với Đông Âu. Một số khác nhỏ hơn nhiều, thì có sự liên quan với nước Nga.
Như vậy với một xã hội có văn hóa lịch sử kinh tế như vậy, cái UK thiếu là sự nhất thống. Điều mà chế độ đa nguyên đa đảng không mang lại được. Chế độ này đã làm UK trở thành dạng « loạn mười hai sứ quân » như thời nhà Đinh ở VN.
Điều này đã khiến các quy luật áp dụng theo lý do của Tây Âu không hoạt động được. Lấy một ví dụ hiện tại tổng thống Zelensky đang tìm cách hạ bệ người đứng đầu hệ thống luật pháp, tức là người đứng đầu tòa án hiến pháp mà không được, trong khi tòa án này là cái ổ tham nhũng điển hình, tham nhũng bằng luật đường hoàng, bằng xử « đểu ». Ở đây tam quyền phân lập đã tạo ra cơ hội cho tham nhũng mà không phải ngược lại. Và tham nhũng lại bắt đầu chính nơi làm luật, quản lý luật, ..
Tương tự như vây, người ta cũng nói là Zelensky lên được là nhờ có một tài phiệt cùng gốc Do thái với ông ta (ông này từng là thủ tướng) chống lưng. Tại sao lại thế, bởi vì khi một nhà nước không còn các cơ sở kinh tế của nó, thì nhà nước hoàn toàn nằm trong tay những kẻ nào chi trả. Trong trường hợp không còn cơ sở kinh tế nhà nước làm cột trụ, thì phải có một nhà nước thâm sâu mạnh, để bắt các tư bản tư nhân tuân phục, nộp thuế. Điều này UK cũng không có.
Trong chủ để thời sự, tôi có bình luận là UK nên chiến đấu để chiếm lại Donnesk,vì trên cơ sở đó mà củng cố nhà nước thâm sâu, thì mới ngăn cản tài phiệt hoành hành được. Nhưng nhìn tình hình hiện tại thì điều này có vể không xẩy ra được.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 21 2021, 10:02 PM

Với ví dụ trên về UK, người ta cso thể thấy tác hại của hệ thống đa nguyên đa đảng với một nước ngoài văn hóa phương Tây như thế nào. Ở đây tồn tại ba sự lệch pha mà người ta có thể tìm thấy cả ở những nước khác khi áp dụng hệ thống này. Khiên nước nào áp dụng nó cũng thân tàn ma dại không ra cái gì :

1- Sự lệch pha giữa cấu trúc giai cấp của xã hội bản địa với mô hình đa nguyên đa đảng. Để mô hình đa nguyên đa đảng có thể hoạt đông, xã hội bản địa phải có một giai cấp tư sản dân tộc mạnh, có nhận thức về giai cấp mình, đồng thời có nhận thức cộng đồng, dân tộc. Điều này ngoài phương Tây và Mỹ không nơi nào có, ngay cả các nước có cơ cấu gần nhất như Nhật, Hàn, Đài cũng không có. Vì thế tùy từng nơi, mà chúng có cách sinh hoạt sai lệch khác nhau.
2- Sự lệch pha giữa truyền thống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng. Mỗi một dân tộc thông qua truyền thống và cội nguồn văn hóa sẽ có các tâm lý ứng sử khác nhau. Tâm lý ứng sử này trong thực tế nó phải thể hiện qua luật. Khi áp dụng thể chế đa nguyên đa đảng, mặc nhiên nó mang trong mình nó quan niệm ứng sử của phương Tây, vì thế luật nó không gắn lienf với xã hội mà .. bay trên trời.
Bản thân các nước tư bản phương Tây, mặc dù cùng cội nguồn văn hóa, sự khác biệt của họ với nhau đã dẫn tới hệ thống Mỹ không giông Đức, không giống Pháp, không giông Anh..
3- Ảnh hưởng văn hóa ngoại lai. Ở điều 1 và điều 2, tôi mới chỉ đánh giá từ khía cạnh kinh tế, tức là tác động của kinh tế tạo ra sự phân biệt xã hội, đây là nội dung của điều 1. Điều 2 là nói tới khía cạnh « kiến trúc thượng tầng », vì một xã hội tồn tại không chỉ có kinh tế, mà có những giá trị văn hóa khác cấu trúc nên cách ứng sử, tư duy ứng sử. Khi những tư duy này được « khách quan hóa » (objectivation), thì nó sẽ là ứng dụng luật.
Hiện nay các nước đang phát triển chịu sức ép rất lớn của tuyền truyền văn hóa phương Tây, sức ép này rất đa dạng. Nó có thể thông qua sách báo, media, đào tạo, hoặc các tổ chức mà phương Tây lập ra. Tác động tuyên truyền này tự nhiên tạo ra những ảnh hưởng văn hóa ngoại lai, hoàn toàn tách rời với văn hóa bản địa. Với các phương tiên thông tin ngày nay như Facebook, twitter, .. thì khả năng sống ảo càng cao, riết tới sống ảo và sống thật chung nhau. Từ cơ chế này, mà nó tạo ra một xã hội dân sự rởm, một xã hội dân sự mại bản. Nói cách khác, nó thay thế vào truyền thống văn hóa có sẵn của nước sở tại.
Và hiển nhiên cái xã hội dân sự rởm này không thể sử dụng để xây dựng một cộng đồng dân tộc.

Lấy một ví dụ lệch pha này. Theo hệ thống đa nguyên đa đảng, điều đầu tiên của nó là tam quyền phân lập. Bao gồm quyền bao gồm tòa an, quốc hội và chính phủ. Xuất phát điểm của quan niệm này là từ đấu tranh giai cấp ở phương Tây mà ra. Nguyên tắc này được cách mạng tư sản Anh thực hiện trước, nhưng nó làm theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa, phải đợi tới Vôn Te (Voltaire) một nhà triết học ánh sáng Pháp thì nó mới có cái đế lý thuyết. Sở dĩ nó chia làm ba như thế để cân bằng lực lượng giữa giai cấp tư sản đừng lên, Quý tộc và Vua. Trong đó Vua nắm chính quyền, nhưng quốc hội lại do Quý tộc và Tư sản nắm. Hiển nhiên ở những đất nước ngoài Tây âu, khi chẳng có quý tộc cũng chẳng có giai cấp tư sản, thì cấu trúc này có ý nghĩa gì.
Cách đây mấy năm, khi ở VN có sửa đổi hiến pháp, lề trái cũng rồ lên, đòi sáng kiến đưa tòa án hiến pháp vào VN. Họ không hiểu rằng tòa án hiến pháp là cách thức giai cấp tư sản hạn chế quyền bầu cử, bởi vì những nhân vật ở trong tòa án hiến pháp này không được bầu, không thể bị cách chức, nhưng lại có quyền phủ quyết kết quả bầu cử , nếu chúng không có lợi cho giai cấp tư sản. Điều này có tác dụng bù vào phổ thông đầu phiếu. Là cái dây bảo hiểm để phổ thông đầu phiếu không vượt khỏi giới hạn.
Như tôi đã nói ở trên về UK, hiện nay người đứng đầu tòa án hiến pháp này ở UK là đầu nậu của tham nhũng. Như vậy nó hoạt động hoàn toàn lệch với vai trò của nó khi ra đời. Điều này giải thích được do cấu trúc xã hội UK không phù hợp với cơ chế này.
Cũng ở UK, hệ thống này đã khoét sâu thêm mâu thuẫn không thể xóa mờ của xã hội, như vậy nó có tác dụng làm tan rã, băng hoại xã hội hơn là củng cố. Ở các nước phương Tây, đa đảng của nó chủ yếu là sự khác biệt của hai bộ phận giai cấp tư sản. Sự khác biệt này tạo ra vì có hai xu hướng. Một xu hướng « sống chế mặc bay » của các chủ tư sản cứng, mà người ta đặt cái tên mỹ miều là chủ nghĩa tự do (libéralisme), trong khi nó không có gì là tự do cả, mà thực chất là sống chết mặc bay. Sống chết mặc bay dịch đúng được nghĩa của nó, trong khi dịch kiểu chủ nghĩa tự do thì cũng không khác gì dịch nước Mỹ là xứ Cờ Hoa. Một xu hướng có tính chất xã hội hơn, mà người là xã hội dân chủ. Sự khác nhau của hai bên không là bao, và nó giúp cho giai cấp tư sản đổi nhiệm kỳ mà không có vấn đề.
Nhưng ở các nước đang phát triển, giai cấp tư bản đã không có, thì lấy đâu ra sự phân liệt này. Kết quả người ta phân liệt theo sắc tộc, vùng miền, tôn giáo.. Nhưng vấn để không thể giải quyết bằng đa đảng.
Khi phương Tây đem cái hình thức nhà nước này ra để áp đặt, và thực ra là một dạng xâm lược, nó đã hướng nhận thức của người ta đi vào dạng nhị nguyên (binaire/binary), có nghĩa là nếu không đồng ý với hệ thống nhà nước kiểu này thì là sai. Nhưng trong khoa học xã hội, không có kiểu phân biệt như thế này. Khi tôi không đồng ý với hệ thống này, là lúc nó được áp dụng một cách vô lý, chứ bản thân nó không xấu.
Nó sai vì đã được sử dụng như một hình thức can thiệp xâm lược, nó sai vì áp đặt bất chấp điều kiện hoàn cảnh. Nên nhớ rằng hai điều trên thường đi với nhau và xuy ra lẫn nhau. Khi đã xâm lược là áp đặt, khi đã áp đặt là xâm lược.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 22 2021, 06:03 PM

Bác Phó, tam quyền phân lập ở Pháp là Montesquieu đưa ra, không phải Voltaire, còn nội dung thì đúng như bác nói

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 22 2021, 09:04 PM

Bây giờ ta hãy đi sâu vào giải quyết bản chất của luât pháp là gì ? và bản chất của ứng dụng luật pháp là gì ?
Bản chất của luật pháp là quy luật được đưa ra để một giai cấp thống trị một xã hội. Đây là định nghĩa của chủ nghĩa Mác, và nó hoàn toàn đúng. Khi người ta nói « một giai cấp thống trị » có nghĩa là nói tới sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất. Chính vì thế thời phong kiến có luật thời phong kiến, thời tư bản có luật thời tư bản. Vì ở đây sở hữu và quan hệ sản xuất là kiểu tư bản hay phong kiến
Nhưng ở đây nó đẻ ra một vấn đề là, như ở Vn, TQ và các nước đang phát triển khác trên thế giới thì giai cấp nào thống trị, và luật pháp ở đây có cơ sở từ đâu khi ở những nước này không có sự phát triển của giai cấp tư sản như ở Tây Âu và Mỹ.
Ở đây tôi trở lại một luận điểm mà tôi đã trình bầy trong nhiều chủ đề, đó là đánh giá cách mạng tháng mười thế nào, và từ đó xuy ra là Liên Xô xụp đổ, điều đó có ý nghĩa gì. Như tôi đã nói, cách mạng tháng mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một hình thức công nghiệp hóa, bởi vì giai cấp tư sản Nga không đủ mạnh để làm điều này, và giới quý tộc Nga thì quá man rợ, lạc hậu để tiến hành cải cách như Nhật Bản làm thời Minh Trị.
Cách công nghiệp hóa của Liên Xô hợp lý hơn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Trong thời đại này, nếu không công nghiệp hóa được thì sẽ rơi vào cảnh thuộc địa nô lệ (trường hợp của VN,TQ), và cũng không thể công nghiệp hóa kiểu Tây Âu và Mỹ, vì thế giới đã tiến bộ hơn, và cũng không thể áp dụng hình thức bóc lột mà giai cấp tư sản Âu-Mỹ áp dụng ở nước họ vào thời điểm họ công nghiệp hóa, cũng như trái đất không còn thuộc địa thừa để người ta có thể làm được điều này nữa.
Khi đã công nghiệp hóa thì bản chất của luật pháp sẽ là của cả một cộng đồng, cộng đồng ở đây là dân tộc. Ỏ VN cũng như ở các nước đang phát triển, không có một giai cấp nào đủ trấn cửa, do mâu thuẫn giai cấp nhỏ hơn rất nhiều mâu thuẫn dân tộc trước sức ép của tư bản quốc tế.
Do chỉ là một cộng đồng, mâu thuẫn giai cấp nhỏ, thì tất nhiên hình thức 1 đảng là hợp lý nhất. Cả nước như một con thuyền để đi ra biển cả, vì thế cần có một ê kíp mạnh để chèo lái. Điều này ngược với một nước tư bản phát triển, chúng có nhiều ê kíp (do sự phân liệt của giai cấp tư sản tạo ra), những ê kíp này, ê kíp nào cũng đủ sức lái thuyền và chúng thỏa hiệp được với nhau do đại đồng tiểu dị.
Như vậy luật pháp ở VN có gốc ở cộng đồng dân tộc VN chứ nó không nằm trong tay giai cấp tư sản VN. Vì giai cấp tư sản VN không tồn tại.
Nhưng không chỉ có thế. Do tác động ở bên ngoài rất lớn, nên trong luật pháp của VN cũng có những yếu tố nhập khẩu vào. Do quá trình toàn cầu hóa, do các hiệp ước hiệp định nhà nước tạo ra, vì nhà nước là lực lượng bảo đảm thi hành những luật lệ ấy. Một phần rất lớn của luật Vn hiện tại, tôi ước tính tới 60% là nhập khẩu. Điều này sẽ tạo ra nhiều điều tức cười mà tôi sẽ nói sau trong phần ứng dụng luật. Và cũng phải nói thêm là VN không phải là nước duy nhất có vấn đề này, mà ngay cả Nhật cũng có.
Một cách định nghĩa thứ 2 bản chất của luật pháp là coi chúng như quy luật chung của một cộng đồng, mà ai cũng phải tuân theo. Đây là cách hiểu và định nghĩa của các học giả tư sản, vì cách định nghĩa này mặc nhiên coi luật hiện tại của chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao, là một cái gì đó bất biến. Đồng thời nó cũng lờ đi việc đấu tranh giai cấp, vì luật được áp dụng chung. Cách định nghĩa này là cơ sở để cho nhà nước Pháp quyền hoạt động.
Như vậy ưu điểm của nó là coi luật pháp là tối thượng, ai cũng phải tuân theo.
Với tôi hai cách định nghĩa trên đều không sai. Mà chúng bổ xung cho nhau. Cách hiểu của chủ nghĩa Mác là bản chất, còn cách hiểu của các học giả tư sản có lợi thế về áp dụng, mị dân. Ở VN ai cũng hiểu khái niệm « ăn cơ chế », Nếu là luật pháp tư sản, thì lợi thế của giai cấp tư sản đã nằm ngay trong luật, được luật bảo vệ. Vì thế Ai cũng phải tuân theo không phải là điều gì khủng khiếp, và nó cũng không bảo đảm điều đó là công bằng. Chính vì thế khi phân tích luật pháp của các nước tư bản, người ta hay chia nó ra theo hướng hình thức (formal) hay thực chất. Vì thế cách nhìn nhận của chủ nghĩa Mác thực ra rất sâu sắc.
Trong hình thức một nền kinh tế thị trường, khi nhà nước không còn quản lý kiểu hành chính, khi mà mỗi một cá nhân, pháp nhân phải tự thân vận động, rồi gặp nhau , hợp tác với nhau, cạnh tranh với nhau thông qua thị trường, thì việc coi luật pháp là tối thượng, là luật chơi chung là điều bắt buộc. Cũng chính vì thế mà tôi mới nói hai cách hiểu luật bổ xung cho nhau. Với cách hiểu của chủ nghĩa Mác, sẽ giúp người ta ra luật có lợi cho cộng đồng, có lợi ích thực chất, nó là điều kiện ĐỦ. Với cách hiểu của các học giả tư sản, nó là điều kiện CẦN. Giống như khái niệm CẦN và ĐỦ trong toán học. Trong đó CẦN là điều kiện minimal, ĐỦ là điều kiện phải hướng tới maximal.
Nhưng có luật không ăn thua. Vấn đề là chúng được áp dụng như thế nào, người ta dùng nó trong thực tế thế nào. Vì thế một vấn đề cực kỳ quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả luật, đó là tinh thần ứng dụng luật pháp đến từ đâu.
(còn tiếp).

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 23 2021, 09:44 PM

@ltbk, Tôi không nghĩ là tôi nhớ nhầm, nhưng cứ bảo lưu điều ltbk nói ở trên, để khi nào lôi sách ra tìm hiểu. (lạc đề một chút trước khi quay trở lại)
Cách mạng tư sản Pháp, một trong những cuộc các mạng tư sản điển hình và có tính lý thuyết nhất cao nhất so với cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giải phóng dân tộc Mỹ (mà thực ra nó cũng là một cuộc cách mạng tư sản). Có 3 người cha tinh thần của cách mạng Pháp đó là ba triết gia : Rousseau, Montesquieu, Voltaire. Họ sống trước thời kỳ cách mạng, và không ai tham gia trực tiếp, nhưng ý thức hệ tư tưởng của họ soi sáng cách mạng Pháp.
Mỗi người đại diện cho một tầng lớp tạo ra ý tưởng cho cuộc cách mạng này. Vôn te (Voltaire) là đại diện cho quý tộc. Montesquieu (đọc là Mông tét xơ ki ơ, còn các cụ nhà Nho thì đọc là Mạnh đức thư kiu, do phiên âm theo chữ Nho) là đại diện cho tư sản, còn Rousseau (đọc là rút xô) thì đại diện cho tiểu tư sản. Ngoài Montesquieu sống ở Pháp, ông này làm thẩm phán ở Bóc đô (Bordeau), cả hai triết gia còn lại đều đã từng sống, lưu vong ở nước ngoài đó là Rousseau ở Thụy sĩ và Voltaire ở Anh.
Do Voltaire ở Anh, và ở đây ông đã tận mắt chứng kiến chế độ tư sản Anh hoạt động thế nào (vì cách mạng tư sản Anh đã xẩy ra vào thế kỷ XVII trước đó), thấy sự kết hợp giữa quý tộc và tư sản Anh, nên ông ta mới đề ra tam quyền phân lập, mỗi quyền ứng với một giai cấp, quý tộc là quốc hội, tư sản là chính phủ, người trên đỉnh, ngồi chơi xơi nước đại diện là Vua. Trong thực tế thì quý tộc là thượng viện, tư sản là hạ viện, chính phủ là tư sản, Vua là đại diện tối cao nhưng không nắm quyền. Sau này, các nước theo thể chế tư sản cũng làm như vậy, nhưng thượng viện lại trở thành bầu cử theo địa phương (senat), và quả thực điều này đúng với bản chất của quý tộc là lãnh chúa của các địa phương. Hạ viện là nơi làm ra luật, thượng viện là giám sát luật, (nếu thượng viện phủ quyết thì luật hạ viện không qua được) còn vai trò vua thì có thể là tổng thống, nhưng cũng có thể là dạng tòa án hiến pháp (suprême court) như ở Mỹ, vì ở Mỹ vai trò tổng thống thật ra là vai trò thủ tướng ở những nước khác.
Ngay cả Liên Xô, dù là theo một thể chế XHCN, cấu trúc chính trị ở Liên Xô cũng vẫn có cái đuôi hai viện này : vì thế quốc hội Liên Xô cũng có hai viện, và một viện là đại diện của các điạ phương tương đương với thượng viện của thể chế tư sản. Điều đáng buồn cười là trong cơ chế kiểu Liên Xô, thì cái viện này không có ý nghĩa gì, vì vai trò của nó trong thể chế XHCN đã được đảm nhiệm bằng trung ương đảng, vì thế cả VN và TQ cũng như các nước như Lào, Cuba, Triều Tiên..không có cái viện này. Cũng như vai trò chủ tịch nước không quan trọng bằng Tổng bí thư. VN là một trường hợp đặc biệt mà hai chức danh này tách biệt nhau.
Còn tư tưởng của Montesquieu là tư tưởng pháp quyền, và tôi sẽ nói tới điều này trong phần tiếp theo khi tìm hiểu cái đế của tinh thần áp dụng luật là ở đâu.
Tư tưởng của Rousseau là đặc biệt nhất, và có thể nói là có ảnh hưởng lớn tới cách mạng Pháp. Tại sao ? vì là đại diện của tầng lớp tiểu tư sản có tính chất cấp tiến nhất.
Khác với cách mạng tư sản Anh, là cuộc cách mạng mà quý tộc liên kết với tư sản để làm chuyển đổi chế độ phong kiến, cách thức sản xuất kiểu phong kiến thành tư bản, từ đó dẫn tới hạn chế quyền vua, tạo nên nhà nước quân chủ lập hiến. Ở Pháp, giai cấp tư sản Pháp đã liên minh với tầng lớp người nghèo, tiểu tư sản để đánh bại quý tộc và vua. Vì thế chế độ ở Pháp là cộng hòa. Có lý do như vây nên cách mạng pháp có những khẩu hiệu mà cách mạng Anh, Mỹ, Hà lan hoàn toàn không có đó là tự do, bình đẳng, bác ái. Nhưng khi cách mạng thành công, thì giai cấp tư sản Pháp đã « phản bội » lại những giá trị này, chính vì thế khi cách mạng Pháp thành công, chế độ tư sản được xác lập, thì ở Pháp những người nghèo khổ lại muốn tiếp tục cuộc cách mạng này, có thể coi là giai đoạn 2, đó là cách mạng xã hội (revolution socialiste), chính vì thế tư tưởng XHCN xuất phát đầu tiên ở Pháp.
Cách đây mấy năm, vào thời mà Sarkozy làm tổng thống, tôi có đi xem một vở nhạc kịch tên là 1789, tức là năm cách mạng tư sản Pháp, cảnh cuối của buổi diễn là hình ảnh người dân Paris nổi dậy, và người ta đọc tuyên ngôn nhân quyền, một sản phẩm của cách mạng tư sản Pháp.
Khi nghe những lời tuyên bố này, tôi cảm thấy gai hết cả người vì cảm động, nhưng cùng một lúc so nó với những gì mà chính phủ Sarkozy tuyên bố, thái độ của xã hội Pháp với người nhập cư đương thời, .. thấy nó quá trái ngược, tôi chỉ còn biết chặc lưỡi mà nghĩ rằng. « Trời nếu những điều này là sự thật, trở thành hiện thực, thì trên thế giới cần gì phải làm cách mạng tháng mười, phải kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ..và làm sao xã hội Pháp đương đại lại thế này ».
Những tư duy bình đẳng, bác ái, tự do chính là của Rousseau. Vì thế ông có thể được coi là « triết gia của cách mạng Pháp » trong giai đoạn cao trào, tức là tới lúc Robespierre là người đứng đầu phái Giắc cô banh (Jacobin) bị giết (cỡ năm 1792, 1793).
Hiện tại, các triết gia Anh-Mỹ lại quay ra buộc tội Rousseau coi ông là người đẻ ra chế độ độc tài, vì ông nói tới khái niệm « lợi ich chung », « lợi ích toàn xã hội » (intérêt général), điều này cũng dễ hiểu vì triết học Anh Mỹ dựa trên chủ nghĩa cá nhân tổng thể (individualisme intégral), phủ nhận quyền lợi chung.
Vì cách mạng tư sản Pháp có cái vế bình dân, dân nghèo lớn nhất trong các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Mỹ, đồng thời cách mạng Pháp bằng các bộ luật về dân sự, thương mại, hành chính.. đã hoàn thiện về lý thuyết cho một cuộc cách mạng tư sản điển hình, cho nên cách mạng Pháp rất được các nhà Mác xít quan tâm, coi nó là giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng lớn hơn. Đó là cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và cũng chính vì thế ở Liên Xô, ở Vn, ở TQ, .. các cuộc cách mạng ở đây đều được cấu trúc quan niệm theo hai thời kỳ : dân tộc dân chủ và CNXH. Nhưng ở đây, cách mạng dân tộc dân chủ lại không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo, vì nó không tồn tại hoặc mại bản (TQ, VN), hoặc có tồn tại thì quá yếu ốm (Nga Sa hoàng)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 24 2021, 06:55 AM

Bác Phó, theo link này

https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1DBDD-hd-thuyet-tam-quyen-phan-lap-la-gi.html
Thuyết tam quyền phân lập là học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản do Lôckơ, Môngtexkiơ, Ruxô sáng lập dựa trên quan điểm cho rằng phải hạn chế sự độc quyền bằng việc không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nước vào tay một cơ quan nhất định, bằng sự kiểm soát và khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nước khác nhau.

Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp được giao cho các cơ quan khác nhau trongnhà nước: quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án.

Tam quyền phân lập là nhằm dùng quyền lực kiểm soát và kiềm chế quyền lực. Theo mô hình phân quyền của Môngtexkiơ không chấp nhận việc một cơ quan nhà nước đứng trên hoặc nắm trọn vẹn cả 3 quyền.

Mặt tích cực của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên trong xã hội. Tư tưởng tam quyền phân lập đã trở thành một trong những nội dung cơ bản của học thuyết nhà nước pháp quyền tư sản.

-------------------

Tôi bổ sung thêm chút:

Nam tước de Montesquieu trong tác phẩm nghiên cứu về lý thuyết nhà nước Tinh thần pháp luật (1748) của mình, đã đưa ra luận điểm rằng để đảm bảo sự tự do thì 3 quyền của nhà nước là lập pháp, hành pháp, và tư pháp được phân chia cho 3 cơ quan độc lập nắm giữ, nghĩa là 3 cơ quan này phải hoạt động độc lập.

Còn cái mà Voltaire nói, có lẽ là luận điểm sơ khởi ban đầu, phân chia quyền lực giữa tư bản và quý tộc. Cái đó cũng có thể coi là ban sơ của tam quyền phân lập cũng được, dù không phải ai cũng đồng ý với điều đó.
Quan điểm của Voltaire về nhà nước, đó là ông cho rằng cần phân tách nhà thờ ra khỏi nhà nước thì đúng hơn

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 27 2021, 08:42 PM

@ltbk,
Cám ơn ltbk, đúng rồi. Ở đây tôi không nói tới « giải pháp kỹ thuât » của tam quyền phân lập, , tức là ý kiến tách biệt hành pháp, lập pháp, tư pháp, mà nói gốc gác của nó, tại sao các triết gia phương Tây đề xuất nó. Xuất phát điểm của nó là « đấu tranh giai cấp » ở giai đoạn cuối phong kiến ở Tây Âu, khi hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong lòng quan hệ chính trị của xã hội phong kiến. Nó là sự thỏa hiệp lẫn đấu tranh giữa nhà thờ, quý tộc phong kiến, và giai cấp tư sản đang lên.
Hình thức tam quyền phân lập này, như tôi đã nói, được hình thành ở Anh trước, nhưng dưới hình thức kinh nghiệm, chứ không nâng cấp thành lý thuyết. Người đầu tiên nói tới nó, coi như một hình thức thỏa hiệp giữa quy tộc và tư sản là Vôn Te, vì Vôn te lưu vong ở Anh, và nhìn thấy chế độ ở Anh như thế, ông ta đã đề xuất cho Pháp, như một giải pháp tương lai.
Cuộc đấu tranh giữa giai cấp quý tộc và tư sản Anh đã làm nẩy sinh ra quốc hội hai viện, với Thượng viện do Quý tộc nắm, và Hạ viện do tư sản nắm. Thượng viện có quyền phủ quyết hạ viện. Còn về mặt tư pháp, thì luật nhà thờ vốn đồng tồn tại với luật nhà nước thời phong kiến bị xóa bỏ. Chính vì thế cách mạng tư sản Anh mang hình thức cải cách tôn giáo, cách mạng tôn giáo.
Mặc dù Vôn Te đề xuất như thế, nhưng ở Pháp, cách mạng Pháp lại không đi theo nguyên tắc này được (tức là nghị viện có 2 viện, và mỗi một giai cấp nắm một viện như ở Anh), bởi vì ở Pháp chế độ phong kiến tập quyền đã gắn chặt quý tộc với vương quyền, khiên giai cấp tư sản Pháp phải liên minh với tầng lớp người nghèo, bình dân để lật đổ cả quý tộc lẫn vương quyền. Vì thế cách mạng tư sản Pháp có mùi vị một cuộc cách mạng xã hội, vì thế nó mới có những khẩu hiệu xu hướng này như : tự do, bình đẳng, bác ái. Điều mà ở cách mạng Anh không có.
Sau cách mạng tư sản Pháp, thì giai cấp tư sản Pháp cũng không tiến hành cách mạng xã hội, theo những khẩu hiệu trên. Vì thế trong thời gian 100 năm, sau cách mạng tư sản Pháp, ở Pháp cứ khoảng mấy chục năm lại có một cuộc cách mạng : 1836, 1848, 1870. Chỉ vào cuối thế kỷ XĨ, khi Pháp trở thành một đế quốc thuộc địa, nguồn lợi do bóc lột thuộc địa đưa lại, được « lại quả » một phần trong các chính sách xã hội ở Mẫu Quốc, thì ở Pháp mới không còn có cách mạng nữa. Các cuộc cách mạng về sau này, có thể coi như giai đoạn 2 của cách mạng Pháp, cách mạng xã hội (revolution socialiste)
Cũng chính vì thế, tư tưởng xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa có ở Pháp trước. Và người ta mới nói chủ nghĩa Mác là kết tinh của 3 thành quả : kinh tế học Anh, Triết học Đức, và tư tưởng chủ nghĩa xã hội Pháp. Các Mác, cũng như Ăng ghen luôn phân tích tình hình chính trị Pháp, như một dạng điển hình, là bài học để làm cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như ở Pháp là nơi có hình thái nhà nước công nhân đầu tiên (công xã Paris)
Ở trên vì tôi muốn nói về vấn đề luật ở đâu mà ra, cái đế của nó (fondation) là ở đâu, qua phần tôi viết trên , cũng như trả lời ltbk (do nó không bị lạc đề lắm) đã chỉ ra rằng đế của luật pháp là tương quan lực lượng giai cấp, là hệ quả của đấu tranh giai cấp trong một xã hội. Ví dụ thực tế, tam quyền phân lập là hệ quả của cuộc đấu tranh giai cấp giữa tư sản và quý tộc.
Cũng phải bổ xung thêm. Hiện nay theo quan niêm của các sử gia tư sản Pháp ở Pháp đánh giá cách mạng Pháp, ví dụ như nhà sử học François Furet, thì nó lại có cái thuyết là cách mạng Pháp thực ra không kết thúc vào năm 1815 (tức là khi Na pô lê ôn thua trận, quý tộc lưu vong Pháp trở về Pháp) mà kéo dài .. 100 năm. Có nghĩa là tất cả các cuộc cách mạng tôi nói ở trên : 1836,1848, 1870, .. chỉ là những pha (phase) khác nhau của cuộc cách mạng Pháp 1789. Theo ông ta, thì giai cấp quý tộc Pháp vẫn tiếp tục tranh giành quyền lợi chính trị với giai cấp tư sản Pháp, cho tới 100 năm sau, khi chế độ cộng hòa được khẳng định thì điều này mới kết thúc. Nếu chấp nhận như vậy, thì có thể nói cơ chế nhà nước Pháp giai đoạn này cũng là hệ quả của đấu tranh giai cấp giữa quý tộc và tư sản mà ra, ngay cả khi giai cấp tư sản đã nắm toàn quyền kinh tế sau năm 1789.
Hiện nay hình thái nhà nước tam quyền phân lập trở thành phổ cập, ngay cả nhà nước VN hiện tại cũng vậy, khiến người ta hay lầm lẫn là phải có sinh hoạt chính trị như ở phương Tây mới là tam quyền phân lập là sai (điều này cả lề trái, lẫn lề phải đều nhầm). Còn sự khác nhau của sinh hoạt tam quyền phân lập (tức là tương tác, quy thức tương tác của ba thành phần tư pháp, lập pháp, hành pháp này ra sao), thì nó phụ thuộc vào cấu trúc xã hội của từng nơi.
Ví dụ, cái đế của tam quyền phân lập ở phương Tây là giai cấp tư sản ở những nước này. Có thể coi chúng là những « đảng ngầm », còn các đảng phái của nó, thực ra chỉ là lợi ích nhóm.
Ở VN, TQ, cái đế của nhà nước tam quyền phân lập này là Đảng cộng sản. Ở I ran, cái đế của nhà nước tam quyền phân lập ở đây là tăng lữ hồi giáo.
Thế còn ở những nước khác, thì tùy cấu trúc xã hội của họ ra sao mà nhà nước tam quyền phân lập hoạt động trục trặc hay không. Ví dụ ở châu Mỹ la tinh tư sản mại bản và phong kiến là cái đế. Ở ĐNA cũng gần tương tự như vậy. Ở những nơi này, do cấu trúc xã hội ọp ẹp khác nhau ra sau, mà cái khung cứng của nhà nước là quân đội hiện hình ra nhiều hay ít. Có nơi là hệ quả của sự đóng quân của Mỹ : Hàn quốc. Có nơi là cái vỏ, là lớp véc ni nằm ở bên trên như Nhật.
Bây giờ tôi sẽ nói tiếp về cái đế của ứng dụng luật ở đâu.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 28 2021, 05:17 PM

Nếu cái đế của sự hình thành pháp luật là đấu tranh giai cấp tương tác nhau trong một xã hội, mà luật pháp là sự thể hiện của nó trong một thời điểm (thời điểm ở đây là một thời gian dài, chừng nào quan hệ sản xuất cũng như lực lượng sản xuất không thay đổi, chứ không phải là một khoảng khắc), thì việc chấp nhận luật ra sao, sự dụng chúng thế nào lại phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân và xã hội ấy trong thời điểm đó.
Phần này cũng có thể nói là sự phát triển hơn của quan niệm « luật là quy luật chơi chung, ai cũng phải chấp hành ». Từ đó nó dẫn tới việc tìm hiểu, nguồn gốc khiến mỗi cá thể, mỗi pháp nhân chấp nhận, thi hành luật đến từ đâu.
Ở đây ta có thể trở lại với Montesquieu (Mạnh đức thư cưu). Triết gia này ngoài cuốn « Tinh thần pháp luật » (Esprit des lois), còn có một tác phẩm nữa nổi tiếng không kém, cũng được coi là một dạng kinh điển của triết học tư sản, đó là cuốn « những bức thư Ba tư » (les lettres persanes).
Quyển này viết dưới dạng các bức thư của một người Ba tư ( I ran ngày nay) viết về nước Pháp lúc đó, tất nhiên là người Ba tư Fake, từ đó đả kích vường triều Pháp. Tại sao Montesquieu lại chọn lựa kiểu viết này, đóng vai này (không chỉ có ông mà Vôn te cũng hay làm như vậy), bởi vì theo quan niệm phong kiến lúc bấy giờ, đạo Thiên chúa, thông qua vương quyền là cái đế của luật pháp. Có một câu mà người ta hay gán cho Dostoievsky, nhà văn Nga trong quyển Anh em nhà Ka ma dốp (les Frères de Kamazov) thể hiện chính xác tư duy này : nếu chúa không tồn tại, thì không còn phép tắc ( Si dieu n’existe pas, tout est permis). Nói cách khác, đạo Thiên chúa là cái gốc của pháp luật phong kiến ở Tây Âu. Nhưng ở những nước khác, không theo đạo thiên chúa, thì pháp luật, gốc của pháp luật đến từ đâu. Chính vì thế khi nhập vai người các nước này (ở đây là Hồi giáo), thì Montesquieu có thể chỉ ra rằng, pháp luật không phải từ chúa, theo quan niệm ở Tây Âu mà ra, và ông coi nó là từ khí hậu, địa lý, phong tục, ..(thông qua cảm nhận về nước Pháp của một người Ba tư fake)
Tương tự như vậy, Vôn Te, ở trong nhà mình cũng treo một bức ảnh của Khổng Tử, và mỗi ngày đi qua lại cúi chào một cái. Tại sao ? bởi vì ở TQ không tồn tại một ông chúa trời, nhưng tại sao TQ vẫn phát triển, vẫn có luật lệ.
Thời Montesquieu, Vôn te, Tây Âu chưa phat triển tới mức đi xâm lược thuộc địa, cho nên thái độ của họ với các nền văn hóa khác có sự tôn trọng hơn. Chinh vì so sánh như vậy, mà các triết gia ánh sáng đã chỉ ra rằng, điều tồn tại ở Tây Âu phong kiến không phải bất biến.
Tác phẩm của Montesquieu như vậy có nhiều điều thú vị, với tôi đó là cách tiếp cận tổng thể thông qua văn hóa. Và điều Montesquieu nói, với tôi nó vẫn đúng cho đến ngày nay. Nói cách khác sự áp dụng pháp luật thế nào ở từng nước, phụ thuộc vào các nhận thức văn hóa của người dân ở đó.
Phải nói thêm cho đầy đủ là, ngoài việc sử dụng các nền văn hóa khác, phần lớn các triết gia phương Tây trở về nguồn, tìm hiểu thời đại Hi lạp-La mã (trước thế kỷ thứ 3, tức là lúc đạo Thiên chúa trở thành quốc đạo của đế quốc La mã, thời Hoàng đế Constantin), chính vì thế mà các học giả tư sản ngày nay vẫn tiếp tục coi dân chủ có nguồn gốc từ Hi lạp, viện dẫn dân chủ từ chế độ nô lệ thời này. Nhưng đây chỉ là một sự tuyên truyền. Thời Hi lạp, chỉ có khoảng 10% dân số, tức là chủ nô mới sinh hoạt như vậy, tức là có quyền bầu cử, còn 90% dân là dạng nô lệ hay nông nô, lấy đâu ra dân chủ. Đến ngày nay, dân chủ phương Tây cũng chỉ là một chế độ quyền lực của giai cấp tư sản, thì lấy đâu ra vấn đề dân làm chủ ở đây.
Vậy ta có thể tìm một công thức để thể hiện tác đông của văn hóa như là cái đế của tinh thần pháp luật, ứng dụng pháp luật trong một xã hội không ?
Tất nhiên, và điều đó ta có thể làm với một triết gia khác, nổi tiếng không kém các triết gia ánh sáng Pháp, đó là Hê ghen (Hegel). Triết gia người Đức, người đã tìm ra phương pháp lô gics biện chứng, để từ đó Các Mác và Ăng ghen đổi cái đầu duy tâm của nó để trở thành duy vật biện chứng
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 3 2021, 09:24 PM

Tiếp đây tôi sẽ đưa ra hai công thức nói về nhận thức cá nhân, và nhận thức toàn xã hội. Cái công thức này không phải là tôi nghĩ ra mà lấy của một học giả Pháp, khi ông ấy dùng công thức này( tạo ra công thức này) để nghiên cứu văn hóa Nhật bản. Tên ông ta là Jonathan Jay Morton. Nhưng công thức này là suy ra từ Hê Ghen (Hegel), còn nó Hê ghen ở chỗ nào, thì tôi sẽ trình bầy sau. Và điều này sẽ rất thú vị cho những ai tìm hiểu chủ nghĩa Mác, vì chủ nghĩa Mác cũng dùng biện chứng luận của Hê Ghen, do Hê ghen phát minh, nhưng gắn nó với « vật chất », từ đó thành duy vật biện chứng. Vật chất ở đây có thể hiểu là kinh tế, quan hệ kinh tế, hình thái kinh tế.
Nhận thức một con người cá nhân khi hành đông sẽ có công thức này :

Nhận thức cá nhân viết tắt là NI= giáo dục (x,y,z) + Ký ức(x,y,z) + Tín ngưỡng (x,y,z) + ý chí hành đông (x,y,z)

Đây là cách biểu diễn dưới dạng toán học, nhưng phải diễn giải nó như sau
Cái dấu cộng (+) tôi sử dụng ở đây là để thay nghĩa union (tích hợp)
Giáo dục ở đây bao gồm giáo dục nhà trường, những cũng có cả tự học.
Ký ức là những trải nghiệm cá nhân, là vốn sống
Tín ngưỡng bao gồm cả niềm tin
Ý chí hành động thì rõ rồi.
X ở đây là biểu tựơng của không gian. Trong khoa học xã hội thì không gian chính là môi trường sống, nơi mà giáo dục, ký ức, tín ngưỡng ý chí tồn tại.
Y ở đây là thời gian, Trong khoa học xã hội nó đồng nghĩa với lịch sử, với quá trình.
Z ở đây điều kiện khách quan.
Nếu diễn giả theo ngôn ngữ thông thường thì có thể nói nhận thức cá nhân khiến một con người hành động phụ thuộc vào giáo dục, vào trải nghiệm cuộc sống, vào niềm tin và vào ý chí hành động trong một môi trường và không gian thời gian nhất định với các yếu tố khách quan bên ngoài của môi trường , không gian, thời gian đó.

Nhận thức xã hội viết tắt là NX=truyền thống(x,y,z)+lịch sử (x,y,z)+tín ngưỡng(x,y,z)+Hệ thống chính trị(x,y,z)+Nguyên tắc chỉ đạo(x,y,z)+sự gắn kết(x,y,z)+Ý chí biểu hiện (x,y,z).

Những khái niệm Truyền Thông, Lịch sử, Tín ngưỡng, Hệ thống chính trị thì không cần phải nói thêm, vì nguyên từ ngữ của nó đã làm người ta hiểu. Ở đây các thông số x : môi trường, y lịch sử, còn là điều kiện khác quan tác đông bên ngoài, mà người ta có thể tạm coi như quan hệ quốc tế, tác động quốc tế ngoại cảnh vào một xã hội cộng đồng
Nguyên tác chỉ đạo ở đây là tôi dịch thoáng cụm từ principes trancendantaux, khái niệm này là một sự trìu tượng hóa vai trò của chúa Trời, một trong những khái niệm chủ đạo của triết học Hê ghen. Để sử dụng công thức này thì ta không cần, những nó sẽ giúp tôi nói về triết học Hê ghen dễ hơn ở phần sau, tức là phần mở rộng cho ai muốn tìm hiểu quan hệ giữa chủ nghĩa Mác và triết học này.
Sự gắn kết tôi dịch từ Cohesion. Trong khoa học xã hội, có thể coi nó là mức độ đa dạng của xã hội. Xã hội càng nhiều sắc tộc, tôn giáo, phân liệt giầu nghèo, .. thì yếu tố gắn kết này càng ít hơn.
Ý chí biểu hiện là tôi dịch cụm từ la volonté d’incarnation. Đây cũng là một khái niệm liên quan chặt chẽ tới triết học của Hê ghen, nó đi đôi với nguyên tắc chỉ đạo. (principes trancendantaux/la volonté d’incarnation). Ở đây ta có thể hiểu là luật pháp.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 3 2021, 09:24 PM

Bây giờ ta hãy đi vào tìm hiểu để rút ra một vài kết luận ứng dụng từ hai cái công thức này.
Hiển nhiên, nếu nhận thức mỗi cá nhân con người (công thức NI) càng gần khớp với công thức nhận thức xã hội (công thức NX) thì xã hội đó càng vững mạnh. Nó càng gần khớp nếu các yếu tố tạo thành nó càng gần nhau. Nói một cách khác, nếu sự giáo dục, ký ức, tín ngưỡng của mỗi người càng gần với truyền thống, lịch sử, hệ thống chính trị, .. thì xã hội ấy càng vững chắc.
Nhưng hiện tại, không một xã hội nào là một xã hội kín, mà nó đều là xã hội mở, có quan hệ chặt chẽ với bên ngoài. Xã hội thị bị tác động bởi tình hình quốc tế, còn mỗi con người lại chịu tác động ngoại lai từ bên ngoài. Trong trường hợp ấy xã hội sẽ rối loạn. Ở đây tôi sử dụng luôn biến số z để biểu hiện điều này.
Ví dụ khác, nếu ý chí hành động của mỗi một người càng gần với ý chí biểu hiện bởi pháp luật, thì tính chất pháp quyền của xã hội sẽ tăng lên.
Cũng nên để ý các yếu tố này đều có tác động tương tác với nhau, trong cùng một nhận thức. Ví dụ với một người thì yếu tố giáo dục, yếu tố trải nghiệm, yếu tố niềm tin cũng tác động qua lại với nhau, tùy theo trải nghiệm ấy đi theo chiều âm (triệt tiêu) hay dương (cộng hưởng). Ví dụ một đứa trẻ khi học trong trường với nhận thức từ nhà trường mang ra ngoài đời nó gặp những trải nghiệm xấu, thì lập tức tác động tích cực của giáo dục sẽ giảm, và nó tác động tới cả niềm tin, từ đó tác động tiêu cực tới ý chí hành động.
Trong cả hai công thức NI và NX, chuyện gì sẽ xẩy ra khi lịch sử của một cộng đồng người bị diễn giải theo chiều xấu (như lề trái hay rêu rao), và từ đó ta cũng hiểu là tại sao lịch sử không khách quan, mà mỗi cộng đồng người là một hệ quy chiếu lịch sử. Người Vn không thể hiểu cảm nhận lịch sử VN như người Pháp, người Mỹ về cùng một vấn đề.
Tóm lại yếu tố z rất thú vị. Tôi gọi nó là yếu tố mại bản. Bởi khi nó đạt tới độ maximal (cực đoan), thì nhận thức mỗi con người không còn trùng với nhận thức xã hội nữa. Từ đó nó tạo ra xã hội dân sự mại bản. Điều đang xẩy ra ở Miến điện.
Tóm lại hai cái công thức này rất là thú vị. Nó giúp cho người ta hiểu rằng qua yếu tố nào mà trong một quá trình toàn cầu hóa như hiện nay, nó chỉ ra cho người ta một xã hội mại bản sẽ phát sinh thế nào.
Vào thời chủ nghĩa thực dân cũ, vid dụ khi Pháp xâm lược Vn, thì trong xã hội VN sẽ có một tầng lớp tư sản mại bản.
Hiện nay với quá trình toàn cầu hóa, nó sẽ tạo ra một xã hội mại bản. Một xã hội mại bản không phải là một xã hội của ta. Nó là một xã hội bị tha hóa. Như một con người không biết chính mình là ai, mà nhập vai một cách giả tạo.
Với hai cái công thức này, người ta cũng có thể suy ra rằng, tất cả các quy tắc của một hiến pháp, là sự thể hiện các quy luật ứng sử xã hội của xã hội đó nói chung, và từng cá nhân nói riêng, chỉ là sự ghi lại thành văn tất cả những nhận thức mà xã hội đó cảm nhận được thông qua giáo dục, lịch sử, truyền thống, .. Hai xã hội khác nhau không thể có kiểu cách ứng sử giống nhau, kết quả, người ta không thể cóp pi vào được. Chuyện gì xẩy ra nếu xây dựng những bộ luật hoàn toàn mại bản, không khớp với nhận thức của xã hội ấy.

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)