Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Phạm Duy

lananhhanoi
post Feb 6 2005, 02:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Advanced Member


Nhóm: Thanh nữ làng Ven
Số bài viết: 373
Tham gia từ: 18-August 02
Thành viên thứ: 176

Tiền mặt hiện có : 876$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(netwalker @ Feb 3 2005, 02:33 AM)
Nhạc sỹ Phạm Duy hồi cố hương






Tôi gửi đến các bạn một số hình ảnh và thông tin chưa có trên mặt báo.




user posted image

Hai kẻ thù năm xưa, nay ngồi lại gần nhau Phạm Duy và Nguyễn Quang Sáng







Một phần bài phỏng vấn Phạm Duy do Nguyễn Viện thực hiện

Phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy.

Thưa ông, về quê hương lần thứ mười này, ông đã thật sự quyết định ở lại luôn không? Và điều ấy có làm ông “kẹt” hoặc “áy náy” không?

-Tôi về quê hương với mục đích duy nhất là theo con tôi. Ca sĩ Duy Quang đã được phép hát ở Việt Nam. Vì lý do gì con tôi không ở Mỹ nữa mà về Việt Nam hát thì tôi thấy không cần phải nói. Duy Quang cũng sẽ đem hết các em về. Một người già như tôi, vợ chết, tôi về theo con là điều giản dị. Nó lên trời hay xuống địa ngục, tôi cũng theo. Không có gì áy náy. Với 85 tuổi đời, tôi thấy tất cả bình thường, không có gì ghê gớm.

Quê hương trước ngày ông đi và quê hương bây giờ, với ông nó có gì khác?

-Làm gì có cái gì khác. Tình cảm cũng vậy. Thời thế làm cho tôi phải xa quê hương mấy chục năm, cá nhân tôi thấy nó cũng bình thường.

Trong tâm thức của ông lúc này, khi ở đây, ông cảm thấy mình đã được hòa giải, hay ông chấp nhận một sự thua cuộc?

-Thua cuộc là thua ai? Xưa nay tôi có đánh nhau với ai đâu. Hòa giải với ai? Tôi có gây chiến với ai đâu. Thời thế làm cho tôi phải ra đi và bây giờ tôi về. Tôi cảm thấy ở Việt Nam người ta hay làm cho sự việc trở nên bất bình thường. Cá nhân tôi cũng cho là chuyện bình thường.

Nghe nói, Công ty Văn hóa Phương Nam đã mua toàn bộ bản quyền tác phẩm của ông. Ông có thể cho biết thêm chi tiết về việc này?

-Không được. Đây là chuyện riêng của tôi.

Ông tin là nhạc của ông sẽ được chấp nhận và đón nhận trong thời điểm này?

-Tôi không biết. Chuyện bán bản quyền là chuyện của tôi. Còn chuyện bên mua có xin được phép phổ biến ca khúc của tôi hay không thì không biết. Nếu được thì càng tốt.

Với riêng công chúng, ông tin là họ vẫn nghe ông chứ?

-Tôi không biết. Tôi chưa có dịp tiếp xúc bằng xương bằng thịt với họ nên không biết là họ có yêu nhạc tôi nữa hay không.

Ông có thể cho biết cái nhìn của ông về tình hình âm nhạc trong nước hiện nay? Và nó có gì tương đồng với âm nhạc của các nhạc sĩ hải ngoại?

-Tôi lại càng không biết. Tôi chưa sống ở đây lâu để nghe nên không phát biểu được. Hy vọng là tôi sẽ có dịp nghe và nói sau.

Như vậy là ở Mỹ, ông không hề nghe nhạc trong nước?

-Tôi không có thì giờ. Tôi sáng tác rồi lăn quay ra ngủ…

Tôi nói với Chiều, đây là một công việc rất chán. Cũng chán như ông Phạm Duy tránh né không dám trả lời thẳng vào sự thật.


--------------------
Hãy - thở - đi- mình - còn - đang - sống



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Guatamela
post Feb 6 2005, 11:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 77
Tham gia từ: 5-January 03
Thành viên thứ: 673

Tiền mặt hiện có : 727$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(lananhhanoi @ Feb 6 2005, 02:40 PM)

Một phần bài phỏng vấn Phạm Duy do Nguyễn Viện thực hiện

Phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy.

Thưa ông, về quê hương lần thứ mười này, ông đã thật sự quyết định ở lại luôn không? Và điều ấy có làm ông “kẹt” hoặc “áy náy” không?

-Tôi về quê hương với mục đích duy nhất là theo con tôi. Ca sĩ Duy Quang đã được phép hát ở Việt Nam. Vì lý do gì con tôi không ở Mỹ nữa mà về Việt Nam hát thì tôi thấy không cần phải nói. Duy Quang cũng sẽ đem hết các em về. Một người già như tôi, vợ chết, tôi về theo con là điều giản dị. Nó lên trời hay xuống địa ngục, tôi cũng theo. Không có gì áy náy. Với 85 tuổi đời, tôi thấy tất cả bình thường, không có gì ghê gớm.

Quê hương trước ngày ông đi và quê hương bây giờ, với ông nó có gì khác?

-Làm gì có cái gì khác. Tình cảm cũng vậy. Thời thế làm cho tôi phải xa quê hương mấy chục năm, cá nhân tôi thấy nó cũng bình thường.

Trong tâm thức của ông lúc này, khi ở đây, ông cảm thấy mình đã được hòa giải, hay ông chấp nhận một sự thua cuộc?

-Thua cuộc là thua ai? Xưa nay tôi có đánh nhau với ai đâu. Hòa giải với ai? Tôi có gây chiến với ai đâu. Thời thế làm cho tôi phải ra đi và bây giờ tôi về. Tôi cảm thấy ở Việt Nam người ta hay làm cho sự việc trở nên bất bình thường. Cá nhân tôi cũng cho là chuyện bình thường.

Nghe nói, Công ty Văn hóa Phương Nam đã mua toàn bộ bản quyền tác phẩm của ông. Ông có thể cho biết thêm chi tiết về việc này?

-Không được. Đây là chuyện riêng của tôi.

Ông tin là nhạc của ông sẽ được chấp nhận và đón nhận trong thời điểm này?

-Tôi không biết. Chuyện bán bản quyền là chuyện của tôi. Còn chuyện bên mua có xin được phép phổ biến ca khúc của tôi hay không thì không biết. Nếu được thì càng tốt.

Với riêng công chúng, ông tin là họ vẫn nghe ông chứ?

-Tôi không biết. Tôi chưa có dịp tiếp xúc bằng xương bằng thịt với họ nên không biết là họ có yêu nhạc tôi nữa hay không.

Ông có thể cho biết cái nhìn của ông về tình hình âm nhạc trong nước hiện nay? Và nó có gì tương đồng với âm nhạc của các nhạc sĩ hải ngoại?

-Tôi lại càng không biết. Tôi chưa sống ở đây lâu để nghe nên không phát biểu được. Hy vọng là tôi sẽ có dịp nghe và nói sau.

Như vậy là ở Mỹ, ông không hề nghe nhạc trong nước?

-Tôi không có thì giờ. Tôi sáng tác rồi lăn quay ra ngủ…

Tôi nói với Chiều, đây là một công việc rất chán. Cũng chán như ông Phạm Duy tránh né không dám trả lời thẳng vào sự thật.

Cha già lựu đạn gặp cha nội điếm đàng. Cả hai đang chơi bài xì tẩy



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Cung Mi
post Apr 24 2005, 11:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Advanced Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 398
Tham gia từ: 14-August 04
Thành viên thứ: 1.604

Tiền mặt hiện có : 178.929$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :




Phạm Duy - người bạn, người anh, người thầy của tôi




Tôi vẫn luôn coi Phạm Duy là bạn, vì cùng công tác một thời - thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp; là anh, khi biết ông ấy hơn tôi 3 tuổi. Nhưng về mặt sáng tác, tôi coi ông ấy là một người thầy, vì chính ông ấy đã mở ra cho không riêng tôi mà cho các nhạc sĩ đàn em khác - con đường đưa dân ca vào ngôn ngữ âm nhạc mới. Trong thời kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy là một nhạc sĩ đi vào quần chúng trước nhất. Tính quần chúng đậm đà trong ca khúc của Phạm Duy, vì ông ấy là người đầu tiên chuyển tải dân ca vào nhạc mới một cách nhuần nhuyễn, đằm thắm. Sẽ có người bảo rằng tôi quá khiêm tốn, Phạm Duy là Phạm Duy, còn Nguyễn Văn Tý là Nguyễn Văn Tý! Nhưng tôi nói rất thật lòng. Bởi khi tôi còn là một người sáng tác trẻ mới bắt đầu viết lách với một số tác phẩm đầu tay thì ông ấy đã nổi tiếng, đã có những tác phẩm đi vào lòng người, đã có những bài hát mà lứa thanh thiếu niên thời ấy ai cũng thuộc. Ví dụ như bài Nhạc tuổi xanh, Hát về anh thương binh, Thu kháng chiến... Vì thế suốt đời tôi coi Phạm Duy là bạn, là anh, là thầy.


Trong thời kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy là một nhạc sĩ đi vào quần chúng trước nhất

Tôi xin kể một vài kỷ niệm giữa chúng tôi với nhau. Lúc ấy, chúng tôi đang ở Liên Khu 4. Đầu năm 1949, sau chuyến công tác vào Bình Trị Thiên về, Phạm Duy đã viết một loạt bài: “Về miền Trung”, “Bao giờ anh lấy được đồn Tây”, “Bà mẹ Gio Linh”… Liên Khu 4 đã tổ chức để Phạm Duy báo cáo tác phẩm. Băng - rôn quảng cáo đã cho treo khắp nơi thông báo về buổi báo cáo tác phẩm của Phạm Duy. Nhưng Phạm Duy đã ngã bệnh, ngày nào cũng có cơn sốt rét. Tôi đưa Phạm Duy về nhà mẹ tôi ở xã Kim Bảng, huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) để dưỡng bệnh. Biết tôi rất quý anh Phạm Duy, nên nuôi được một đàn gà, mẹ tôi cứ thịt dần để nấu cháo cho anh bồi dưỡng lấy lại sức. Đến sát ngày biểu diễn rồi mà bệnh tình của anh Phạm Duy chưa thuyên giảm. Nửa đêm, anh kêu tôi dậy và bảo: “Tý ơi, có lẽ Tý phải hát cho mình thôi. Mình mệt lắm, không thể hát được đâu…” Đến hẹn, chúng tôi tạm biệt mẹ lên Khu. Hôm ấy, trong sân đình làng ở xã Duy Tân, gần Đô Lương (Nghệ An) trước đông đảo khán giả, có đầy đủ các vị lãnh đạo Khu ủy, các cơ quan, đoàn thể trong Liên khu đến dự, tôi phải “báo cáo tác phẩm” thay cho Phạm Duy. Theo những “bí quyết” của Phạm Duy: buổi chiều ấy không ăn no, 2 giờ trước khi hát ăn 2 quả trứng la-coóc lòng đào thì sẽ có cảm giác no nhưng bụng không đầy, cổ lại trơn tru; trước khi hát một giờ thì ngậm một thìa muối sẽ không bị ứa nước bọt khi hát - nhờ vậy tôi thấy giọng rất đẹp và rất vang.

Anh Phạm Duy với bộ đồ bà ba đen, chiếc khăn rằn quàng cổ và cặp kính trắng quen thuộc, anh ngồi ngay ở hàng đầu cứ nhìn thẳng vào tôi. Theo chương trình, tăng (tempo) đầu tôi hát bài "Về Miền Trung" và "Bà mẹ Gio Linh", tăng sau hát bài "Ai xây chiến lũy" (của tôi) và bài "Bao giờ anh lấy được đồn Tây". Trước khi ra sân khấu tôi còn nghĩ cách làm cho chính anh Phạm Duy phải sợ một phen (vì xưa nay có bao giờ anh biết sợ là gì!). Có thể nói từ khi mở đầu bài “Về miền Trung” tôi luôn làm theo những gì anh đã dặn. Luôn luôn chứng tỏ mình là một học trò thông minh sáng dạ, hát những chỗ rất là Phạm Duy. Anh ngồi dưới nghe có vẻ hài lòng và rất đắc ý. Đến câu cuối của lần hai, trước khi kết thúc, tôi giở trò “giật gân”, cố ý đưa câu hát “yêu dấu” lên crescendo hú há kéo dài thật cao, sau đó hạ giọng xuống descrescendo thật thấp rồi mới hát nốt hai chữ “…xa xưa”. Không ngờ trò đùa của tôi làm anh sợ thật. Cái kính đeo ở trên mắt không hiểu sao anh cứ phải chỉnh lại hoài, mắt anh nhìn thẳng vào tôi không chớp. Sau tiếng vỗ tay kéo dài của khán giả, khi ban tổ chức tuyên bố giải lao 15 phút, anh Phạm Duy đã nhảy lên sân khấu, lấy khăn rằn của anh chấm từng giọt mồ hôi trên mặt trên cổ cho tôi, mồ hôi ở trán anh cũng đổ ra không ít. …Những bài hát của Phạm Duy lúc đó là những bài hát mang tính chính trị sâu sắc và gần gủi quần chúng vì chất dân ca: vừa mang tính thời sự, tính chiến đấu vừa tràn đầy tình cảm yêu quê hương, nên dân miền Trung hồi ấy không ai là không thuộc.


Trong “gia tài” của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc

Trong “gia tài” của Phạm Duy, có những tác phẩm mà qua lăng kính của mình ông đã nói lên những triết lý sâu sắc. Chẳng hạn như “Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà khóc với cười”… Công tâm mà nói, trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, Phạm Duy là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm để đời và mãi mãi còn trong lòng người Việt Nam qua nhiều thế hệ.

Riêng bản thân tôi, tôi đã học ở Phạm Duy 2 điều: Thứ nhất, là việc đưa dân ca vào trong ca khúc chính trị. Thứ hai, là việc chỉ phát triển tính nghệ thuật trong ca khúc mà không dính đến chính trị - để tác phẩm có thể vượt khỏi những cột mốc địa lý và những giới hạn về thời gian. (Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy là người đầu tiên viết các tác phẩm chỉ thuần về tính nghệ thuật mà không mang tính chính trị. Những bài tình ca của Phạm Duy da diết và lãng mạn, nhưng chỉ làm cho người ta man mác buồn mà không ủy mị. Ví dụ như “Nghìn trùng xa cách”, “Bên cầu biên giới”…)

Bài “Mẹ yêu con” của tôi sở dĩ được nhiều người ưa thích vì trong nó nói đến 2 tình mẹ: một bà mẹ đã rứt ruột sinh ta ra, và một bà mẹ tổ quốc - trong dòng chảy bất tận của thời gian đã sinh ra những đứa con, lớn lên và làm nên lịch sử. Có một thời, có người nói “về việc đưa dân ca vào trong ca khúc thì Nguyễn Văn Tý chỉ là “cái đuôi” của Phạm Duy”. Bởi thế, đi đến đâu tôi cũng tìm tòi và học thuộc dân ca của vùng đó. Từ đó tôi mới sáng tác được những tác phẩm gắn với dân ca từng vùng quê, nói lên chính tiếng nói, chính hơi thở của dân địa phương. Cho nên đã có người gọi tôi là “Nhạc sĩ của mọi miền quê”. Nhưng thật ra, đối với tôi, Phạm Duy vẫn là nhạc sĩ ưu tú nhất trong việc chuyển tải dân ca Việt Nam vào trong ca khúc.

Về tính cách của Phạm Duy, tôi thích và mê ông ấy ở cái tính nghệ sĩ. Lúc nào ông cũng coi trọng nghệ thuật. Ai hiểu nghệ thuật thì ông ấy rất yêu, rất quý. Ai mà không hiểu nghệ thuật thì ông ấy xem thường. Còn cái mà tôi không ưng lắm ở ông là ông hay nói quá lời về mình hoặc về người khác. Điều đó nó làm méo mó cách nhìn của ông, làm ông thiếu khách quan trong nhận xét. Có người bảo ông tự cao, tự đại, cứ xem mình là người tài giỏi, cái của mình là số một không ai qua được. Tất nhiên, như ông bà ta nói “người có tài thường hay có tật”. Phạm Duy là một người có tài, không thể phủ nhận điều đó. Cho nên, tôi biết người ta sẽ tha thứ cho ông ở cái tật này, và tôi, mặc dù không thích nhưng tôi cũng sẽ tha thứ cho ông về cái tật ấy.


“Tôi sống ở Mỹ bao nhiêu năm nhưng tâm hồn và trái tim vẫn ở Việt Nam"

Những năm trước đây, trong một bài viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có một đoạn kể rằng, các bà mẹ Gio Linh còn sống đã hỏi: “Thằng Duy nó đi đâu mà bao năm nay biền biệt không thấy nó đâu?!”. Có nghĩa là, các mẹ vẫn thương Phạm Duy, vẫn coi Phạm Duy là con như thuở nào. Được các bậc bề trên như là các mẹ già vẫn thương quý, vẫn âu yếm mình, đó là một hạnh phúc lớn lao của người nghệ sĩ mà không phải ai cũng có. Tôi biết, đối với cách mạng, Phạm Duy có nhiều nỗi đau, mà không phải ai cũng hiểu. Nhưng tôi nghĩ, chính sự yêu thương của quần chúng sẽ bù đắp tất cả, sẽ xoa dịu mọi vết thương.

Thật ra, với những người phải sống tha hương, mặc dù cuộc sống xứ người có tiện nghi đầy đủ đến đâu thì trong lòng vẫn nhớ thương, vẫn ray rứt. Với nghệ sĩ thì niềm ray rứt nhớ thương ấy càng thêm sâu sắc. Đối với những người đang ở tuổi bóng xế thì ai cũng mong được trở về cố lý, được có cuộc sống yên tĩnh, an vui nơi quê nhà. Các cụ phụ lão thì thường sống với kỷ niệm nhiều hơn với tương lai. Với một ông Việt kiều ở cái tuổi 84 già nua như Phạm Duy thì cuộc sống bên Mỹ nó ồn ào như thác lũ. Có lần về Việt Nam, gặp tôi ông tâm sự: “Tôi sống ở Mỹ bao nhiêu năm nhưng tâm hồn và trái tim vẫn ở Việt Nam. Bà ấy mất rồi, tôi chỉ sống với con. Trong số con tôi, có đưa nào về nước thì tôi sẽ theo về”. Và ông chỉ có ước muốn được sống những ngày cuối đời trên quê hương… Tôi nghĩ đó là tâm trạng chung của những kẻ viễn xứ, chứ không riêng gì nhạc sĩ Phạm Duy.

Nghĩ về Phạm Duy, tôi cầu mong ông ấy sớm được về với Tổ quốc, sống những năm tháng cuối đời trong sự yên tĩnh và trong sự thương yêu của quần chúng. Chỉ mong Đảng và Nhà nước đừng thành kiến, xóa bỏ những định kiến (nếu có) đối với nhạc sĩ Phạm Duy và không “tính sổ”- bởi nếu phải “tính sổ” thì có lẽ chỉ nên tính với những Khác… Nhưng, qua hệ thống truyền thông, tôi biết chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đã rất cởi mở, chỉ hướng đến công tác Đại đoàn kết toàn dân tộc và hướng đến công cuộc xây dựng đất nước. Đây là tư tưởng của Bác Hồ. Nếu không đại đoàn kết làm sao mình thắng Tây, thắng Mỹ?!


Phạm Duy là một nhạc sĩ đã từng trải qua nhiều giai đoạn sống

Trong cuộc đời, có những khái niệm mang tính “di động”. Nhạc cũng như con người. Nó sống với từng thời kỳ. Trong thời kỳ đầu chống Pháp, tuy có một số nhạc sĩ tên tuổi, nhưng Phạm Duy chiếm vị trí hàng đầu vì tác phẩm của ông có tính thực tế, tính thời sự, lời bài hát thì cũng rất hay và đậm đà chất dân ca… Mà cái thời ấy đã qua lâu rồi. Ông bà ta nói “Ăn theo thuở, ở theo thì”. Nhưng, phải biết ghi nhận công lao của người đi trước thì mới biết ghi nhận công lao của người đi sau. Nếu ai đó đem so thế hệ đi sau với thế hệ đi trước thì sự so sánh đó là điều bất cập, bởi vì không thể nào so sánh được. Thời xưa khác, thời bây giờ là khác. Hiện tại, chúng ta đang sống trong thời kỳ hòa bình và xây dựng. Mọi người đều hướng về mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cho nên, ai cùng có lòng yêu nước, cùng mục đích xây dựng quê hương thì ta bắt tay. Phạm Duy là một nhạc sĩ đã từng trải qua nhiều giai đoạn sống. Cho nên, nếu ta biết cách khai thác ở ông tình yêu quê hương đất nước thì ông hoàn toàn còn là một người rất có giá trị trong giai đoạn hiện nay, ông sẽ có ích cho cuộc đời hiện nay. Còn những tác phẩm ông đã viết ở giai đoạn trước thì cũng phải được tận dụng. Những bài ca ngợi quê hương, hòa bình, tình yêu đôi lứa thì tại sao không phổ biến? việc gì phải bỏ đi?!

Hòa bình đã 30 năm, non sông đã liền một dãy, thì lòng người sau 30 năm xin đừng nên hằn thù, chia cắt. Hãy tạo điều kiện cho những người có tài năng được trở về với đất mẹ và sớm có một đời sống ổn định, yên lành, cùng với quần chúng cách mạng được hít thở bầu không khí hòa bình và cùng hướng đến tương lai của dân tộc.

Hiện tại, lớp nhạc sĩ già nua như chúng tôi còn lại được mấy người? Và có được mấy người vẫn còn sáng tác, còn cống hiến cho đời bằng tác phẩm? Ngẫm lại, cái gì ít - là hiếm, mà đã hiếm thì phải biết quý!

Nhạc sĩ NGUYỄN VĂN TÝ

Nguon: Nguoi vien xu



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Apr 25 2005, 12:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



hình như ca sỹ hải ngoại Duy Quang là con trai của Nhạc sỹ Phạm Duy thì phải ?


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Mr. Smith
post Apr 25 2005, 12:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Duy Quang đúng là con Phạm Duy. Đợt vừa rồi Phạm Duy về VN là theo Duy Quang về biểu diễn (nhưng vẫn không được hát các bài của bố).


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Cung Mi
post Apr 25 2005, 12:38 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Advanced Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 398
Tham gia từ: 14-August 04
Thành viên thứ: 1.604

Tiền mặt hiện có : 178.929$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Nhạc sỹ Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, ông sinh ngày 05 tháng 10 năm 1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội. Cha ông là nhà văn Phạm Duy Tốn và người anh ruột là nhà văn Phạm Duy Khiêm.

Những tuyệt phẩm trong cuộc đời sáng tác của Phạm Duy hay được nhắc đến là:


Trường ca con đường cái quan
Trường ca Mẹ Việt Nam
Viễn du
Tình ca
Tình hoài hương
Bà mẹ quê
Giọt mưa trên lá
Bà mẹ Gio linh
Bên cầu biên giới
Thiên thai
Ngậm ngùi
Ngày trở về
Ngày về
Chiều về trên sông
Ðưa em tìm động hoa vàng
Áo anh sứt chỉ đường tà
Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ
Minh họa Kiều
...


langven mình có storage để post nhạc cho mọi người nghe thì hay sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
netwalker
post Apr 25 2005, 08:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Anh hùng xạ điêu


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.059
Tham gia từ: 25-July 03
Thành viên thứ: 1.160

Tiền mặt hiện có : 9.392$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tết vừa rồi tôi cũng gặp Phạm Duy mấy lần, một lần ở hội trường Thống Nhất Sài gòn, một lần tụ tập của giới văn nghệ sỹ, một lần ở ngoài bắc.

Phạm Duy nghe bà Hoàng Thị Cầu "luyến láy" mà lắc đầu bào "giá tôi gặp bà từ sớm". serenade.gif

Đúng Duy Quang là con của Phạm Duy và chú này cực kỳ yểu tướng. Tôi cũng có chụp một số ảnh của Phạm Duy và có post hồi lâu rồi trên diễn đàn.


--------------------
Been there-Done that
but still keep this......
user posted image



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
SyncMaster
post Apr 25 2005, 10:37 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Pang...


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 5.214
Tham gia từ: 21-July 04
Đến từ: Cuba
Thành viên thứ: 1.594

Bình chọn :



QUOTE(netwalker @ Apr 25 2005, 01:49 AM)
Tết vừa rồi tôi cũng gặp Phạm Duy mấy lần, một lần ở hội trường Thống Nhất Sài gòn, một lần tụ tập của giới văn nghệ sỹ, một lần ở ngoài bắc.

Phạm Duy nghe bà Hoàng Thị Cầu "luyến láy"  mà lắc đầu bào "giá tôi gặp bà từ sớm".   serenade.gif

Đúng Duy Quang là con của Phạm Duy và chú này cực kỳ yểu tướng. Tôi cũng có chụp một số ảnh của Phạm Duy và có post hồi lâu rồi trên diễn đàn.
*



đúng rồi, em vẫn nhớ bức ảnh bác Nét chụp Phạm Duy cung một nhạc sỹ nữa (quên tên).

còn Duy Quang thì đúng là hát hơi yếu, nhưng cách đây quãng hơn chục năm có một hồi cũng rất nổi đình nổi đám, đó là nhận xét của em, không hiểu bác Nét nói yểu tướng có nghĩa là gì ?


--------------------
Quan san muôn dặm một nhà
Năm châu bốn bể đều là anh em.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Cung Mi
post Apr 25 2005, 10:59 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Advanced Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 398
Tham gia từ: 14-August 04
Thành viên thứ: 1.604

Tiền mặt hiện có : 178.929$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



QUOTE(SyncMaster @ Apr 25 2005, 03:37 AM)
yểu tướng có nghĩa là gì ?
*



Đúng là Duy Quang giọng hát hơi yếu thật. Tớ thích Thái Thảo (cô này cũng là con ông Phạm Duy) Thái Thảo kết hôn với ca sĩ gạo cội Tuấn Ngọc rồi không thấy hát nữa.

Phải chăng ý bác Net là Duy Quang hơi ốm và không được cao, không ra dáng nam nhi ? sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Tiểu Vũ
post Apr 25 2005, 11:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.307
Tham gia từ: 28-March 04
Thành viên thứ: 1.415

Tiền mặt hiện có : 15.037$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Vài Nét Sơ Lược Về Phạm Duy và Sự Nghiệp Âm Nhạc


Phạm Duy xuất thân không phải là người sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Vốn liếng âm nhạc của ông phần lớn là tự học mà nên. Thời kỳ trước kháng chiến chống Pháp, Phạm Duy chơi thân với Văn Cao. Cả hai cùng nhau sáng tác một số bài hát, đáng kể như bài Bến Xuân. Hai con người tài hoa nhưng cảnh ngộ chẳng giống nhau. Văn Cao thì thuần trí thức tiểu tư sản, Phạm Duy thì quảng giao và có cái khéo của một doanh nhân. Điều ấy dẫn đến sự nghiệp hai người là hai ngả rẽ hoàn toàn khác nhau.

Nói Phạm Duy tài hoa bẩm sinh vì với vốn liếng âm nhạc tự học mà ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, chí ít là cho tới tận đầu thập kỷ 50 khi ông chính thức bỏ công học hành tu nghiệp bên Châu Âu. Âm nhạc của ông đi thẳng vào lòng người, giản dị và nhuần nhụy. Văn Cao thì bay bổng, Phạm Duy thì chân phương. Bài hát Bến Xuân có giai điệu đơn giản nhưng rất hợp lòng người nghe (sau này Văn Cao đổi lời thành bài Đàn Chim Việt) có lẽ một phần do ảnh hưởng của Phạm Duy.

Một điều đáng nói khác là Phạm Duy được thừa hưởng một nền giáo dục gia đình tương đối đầy đủ so với chúng bạn. Hai anh em ông đều có thể coi thuộc vào thành phần trí thức ưu tú của Việt Nam đương thời. Các sáng tác của Phạm Duy tuy gần gũi với dân ca nhưng không thô sơ. Lời bài hát có tầng có lớp. Tính tư tưởng tiến bộ do chất nhân văn vốn có trong văn hoá của tác giả. Chất nhân văn ấy đóng góp như một thành phần quan trọng không thể thiếu xuyên suốt tư tưởng sáng tác Phạm Duy.

Tuy nhiên, điều đáng kể hơn cả ở Phạm Duy chính là chất nghệ sỹ phóng khoáng. Chất nghệ sỹ ấy được phát huy toàn diện rồi thăng hoa trước và trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là thời kỳ người trí thức đứng lên theo tiếng gọi đồng vọng của tinh thần dân tộc. Người trí thức Việt Nam tự hào về dân tộc mình, tự hào về sự nghiệp mà chính họ cùng với nhân dân đang theo đuổi. Trong bối cảnh như thế, những nghệ sỹ được đào tạo bài bản đôi khi lại bị vướng víu bởi chính sở học quá đầy đủ chỉn chu của mình. Phạm Duy không thế. Ông vốn là tay tự học, trăm đường thành bại đều bởi sự phóng khoáng mà làm liều. Chính điều ấy đã khiến sáng tác của ông hiệu quả, độc đáo, và rất dồi dào. Bản sắc nghệ thuật của Phạm Duy bộc lộ không giống ai. Những bài hát như Bà Mẹ Gio Linh, Gánh Lúa, hay Nhớ Người Thương Binh, đậm nét thi ca và âm nhạc của dân tộc, là những hạt giống quý cho kho tàng âm nhạc cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.

Như vậy, ở Phạm Duy là sự hoà đồng giữa một vốn liếng văn hoá tiến bộ của người trí thức và sự ương ngạnh ngẫu hứng đầy chất độc hành của người nghệ sỹ. Điều đó cộng với sự bất đồng về quan điểm đã đưa ông đến con đường li khai vào Nam khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã bắt đầu đến hồi kết thúc, dù rất được bộ máy hành chính Cách mạng khi ấy lưu tâm và ưu ái.

------------------------------

Vào Nam, với đầu óc năng động, Phạm Duy nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong hoạt động sáng tác và biểu diễn. Nghĩa là ông tìm được chỗ đứng nghệ thuật trong một bầu không khí văn hoá tương đối ít ràng buộc. Từ đây, Phạm Duy trả nốt món nợ cho mối tâm tình với dân tộc, một dân tộc mà khi đó sự chia cắt còn đang trong thời kỳ hình thành chưa rõ rệt. Món nợ tâm tình ấy ông trả cho Mẹ Việt Nam bằng những bài hát nặng lòng với non sông, quê hương. Tình Ca và Người Về là những thí dụ tiêu biểu.

Sau thời kỳ này, cuộc giao tranh quân sự ở Miền Nam leo thang đã ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng sáng tác của Phạm Duy. Con đường sáng tác của ông chia làm hai nhánh. Một mặt đi sâu theo hướng bộc lộ chính kiến trước thời cuộc. Một ngả khác chuyên khám phá và thể hiện nhân sinh quan trước thân phận con người "cá nhân". Chính ngả thứ hai này là tiền đề để sau này Phạm Duy phát triển những mạch cảm xúc về Tâm Ca, Thiền Ca, Hoạ Kiều, ...

Suốt cuộc đời, Phạm Duy tự nhận là không thích dính dáng đến chính trị. Nhưng trong bối cảnh của thời cuộc, chính trị chẳng tha cho ai cả. Ngoài Bắc những người bạn tâm giao của ông như Văn Cao, Hoàng Cầm chịu sự kiềm toả của đợt thanh trừng Nhân Văn Giai Phẩm. Trong Nam tuy không chịu nhiều ràng buộc, nhưng dấu ấn tang thương của chiến tranh lên quê hương luôn ảnh hưởng đậm lên tư duy sáng tác của Phạm Duy. Một tâm tư phẫn nộ và kích động có lẽ không có lợi cho căn cốt nghệ sỹ lãng tử của ông. Điều ấy kéo dài và đeo đẳng sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy qua nhiều thập kỷ, càng ngày càng đậm nét, đặc biệt là trong giai đoạn lưu vong sau này. Chính Phạm Duy cũng thừa nhận rằng tập thơ Đường Về Kinh Bắc của người bạn Hoàng Cầm đã đưa ông trở lại với những tình cảm thanh lắng và trầm tĩnh của tâm hồn.

------------------------------------

Nhìn lại vốn liếng âm nhạc Việt Nam thế kỷ 20 có thể nêu ra được vài cá nhân có sự nghiệp sáng tác ảnh hưởng lớn lao hơn cả. Văn Cao là sự lựa chọn không bàn cãi về chất nghệ thuật trong sáng giàu tính thi ca. Trịnh Công Sơn tiêu biểu bởi chất nhân văn cũng như bề dày tư tưởng trong sáng tác. Cũng không thể không nhắc đến Đỗ Nhuận với những ca khúc đậm tính sử thi gắn liền với lịch sử đất nước. Còn Phạm Duy, có lẽ ông sẽ sống trong lòng người Việt bởi sự đậm đà một bản sắc dân tộc hài hoà. Ông có cả chất thi ca trong Văn Cao cùng chiều sâu nhân văn của họ Trịnh. Ông luôn khai thác và tô đậm con người cá thể. Tính sử thi trong ca khúc Phạm Duy không nhân danh cho cảm hứng dân tộc và cách mạng như Đỗ Nhuận. Tính sử thi của Phạm Duy đại diện cho mỗi cá nhân con người trong một thời kỳ tao loạn khốc liệt. Bởi vậy giữa Bà Mẹ Gio Linh và Giải Phóng Điện Biên, khó khẳng định được cái nào có ý nghĩa hơn cái nào. Cả hai đều là nhân chứng nghệ thuật hùng hồn cho một giai đoạn lịch sử quan trọng.


--------------------
Ngày nối ngày qua tin biền biệt
Bụi đường chen lấm ánh tà dương



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Người Việt Nam · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC