Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 45 46 47 48 49 > 

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Jan 2 2019, 05:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #461

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi phân tích tiếp theo phần hai, tức là quy trình quy hoạch lãnh đạo. ở điều một còn nợ quan niệm « sự chọn lựa làm quăng quật đất nước » mà tôi sẽ phân tích sau.
Theo người viết, thì thế hệ lãnh đạo VN cho tới đời thủ tướng Dũng là 3 thế hệ. Nhưng tại sao nó là ba mà không phải là 4,5 thì không biết. Do không có một nguyên tắc để định lượng, ví dụ như tính theo các đời tổng bi thư (nếu theo cách tính này thì có nhiều hơn ba thế hệ), tính theo tư duy cải cách (nếu theo cách tính này thì chỉ có 2, lấy mốc năm 1986). Nếu nghiên cứu kỹ hơn nữa, thì có thể chia nhỏ phần cải cách ra. Cũng có thể tính theo những cột mốc lịch sử ví dụ 1989 (rút quân khỏi Cam pu chia), 1991(nối lại quan hệ bình thường với TQ), hay 1996 (đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ, Mỹ bỏ cấm vận). Do không có quy tắc rõ ràng để phân tích, đặc biệt không để ý đến cách nhiệm kỳ lãnh đạo (do ông ta nói tới các thế hệ), mà cách phân tích nó chỉ là cảm tính mơ hồ.
Trong đảng có chính sách quy hoạch nhân sự không ? có vì nó gắn liền với sự tồn tại của Đảng. Nhưng nó là một quy trình vô thức, chứ còn đưa nó trở thành một dạng cấu trúc pháp lý thì chỉ mới gần đây thôi mới có nhận thức về điều này. Trong cái quy trình vô thức này (mà nó duy lý), nó bao gồm cống hiến của nhân vật được chọn lựa trong quá trình công tác, có sự đỡ đầu của một nhân vật chính trị, hoặc một cơ quan, lý lịch, quan hệ xã hội, tính cách người đó… Tất cả những điều này đều có tính chất mập mờ, sự mập mờ này đúng với mọi tổ chức chính trị, tôn giáo, xã hội.. ở khắp mọi nơi chứ không phải là đặc trưng của Đảng ở VN. Trong thực tế, nếu so quy hoạch của VN với các đảng tư sản trên thế giới thì còn thấy nó chặt chẽ hơn rất nhiều, ngày cả từ quá trình gia nhập Đảng.
Nhưng quy hoạch này (tôi muốn nói tới cả hai kiểu quy hoạch vô thức và ý thức), không phải là điều quyết định duy nhất tới việc đạt tới chức vụ lãnh đạo, đặc biệt là chức Tổng Bí Thư. Chỉ cần điểm đầu các nguyên Tổng bí thư thì ta thấy ngay cái « lý » của nó.Ví dụ, ,nếu chỉ là quy hoạch thì ông Nông Đức Mạnh không thể là tổng bí thư, vì nếu có quy hoạch thì tại sao lại quy hoạch một ông « nghị gật » ngồi vào vị trí này. Việc một nhân vật như ông Nông Đức Mạnh có thể ngồi ghế tổng bí thư đã nói lên rằng, chức vụ này là hệ quả của các cuộc đấu tranh quyền lực giữa các phe phái trong đảng (hiểu theo cả nghĩa tốt và nghĩa xấu), chứ nó không đơn thuần là do quy hoạch lãnh đạo mà ra. Chết nỗi với ông Dũng quá trình đi lên « đạt các tầm cao mới » (câu nói cửa miệng của ông Dũng) trong các chức vụ của mình, người ta cảm tưởng ông ấy được quy hoạch thật, vì ít có nhân vật chính trị nào được chuẩn bị kỹ như ông Dũng để ngồi vào ghế thủ tướng. Ông ấy được kinh qua cả công an (xuất phát điểm), bộ nộivụ (quản lý hành chính), rồi tới ngân hàng nhà nước (kinh tê) trước khi ngồi vào ghế thủ tướng. Có lẽ khó có một nhân vật chính trị nào ở VN lại có một lý lịch công tác đa dạng như vậy, ngay cả bác Trọng cũng không có. Nhưng cũng thời ông Dũng cũng có nhiều vấn đề nhất ( mà các vụ án đương đại là những minh chứng). Với chức Tổng bí thư là hệ quả của « tương quan lực lượng » trong đảng, một thủ tướng được quy hoạch tốt.. để rồi dẫn đến những việc được lôi ra, rất dễ khiến người ta đi đến một giả định là phải chăng có một lô gíc « âm mưu chống Đảng » khi xâu chuỗi những hiện tượng này, theo thuyết âm mưu (complotisme).
Trước khi phân tích tiếp, ít ra đến đây thì tôi có thể trả lời ông oshin được rồi. Đó là với cách phân tích thổi phồng tiểu tiết, mà không có đánh giá khách quan tổng quát,vì việc ai ngồi vào ghế Tổng Bí thư nó sờ sờ ra đấy, không cần nhìn qua lỗ khoá nhà người ta , vẫn có thể thấy, ông ấy đã buộc tội được cả hệ thống chính trị. Giống như ông ấy đã thoá mạ chiến thắng của CM VN trong cuốn sách tư liệu lịch sử « nhìn qua lỗ khoá » của ông ta cũng bằng phương pháp này.
Với tôi thì giả định thuyết âm mưu này là không đúng. Nhưng nó là phần hệ quả xấu của quá trình đổi mới đi theo kinh tế thị trường mà ra, còn phần hệ quả tốt, tức là kinh tế phát triển. Muốn tìm hiểu nó thì phải lộn lại thời điểm 1986 để tìm hiểu. Để cải cách tiến đến kinh tế thị trường, có hai việc được đồng thời tiến hành, và có thể nói nó tương đương với hai phái trong Đảng (hiểu theo nghĩa rộng, tức là xu hướng). Việc thứ nhất là củng cố về mặt giải pháp chính trị vai trò lãnh đạo của Đảng, cũng vào thời điểm này, hai đảng vệ tinh ở VN được giải tán (đảng dân chủ và đảng xã hội), để về mặt pháp lý lý thuyết VN không còn là nước đa đảng nữa, tránh những sự lợi dụng có thể bất lợi về sau. Việc thứ nhì là cải cách kinh tế, « phá rào » , « cởi trói » , coi trọng quan hệ với các nước trong vùng (vào ASEAN). Quá trình này đã thống nhất được Đảng, thoả mãn được mọi nhu cầu.tư tưởng trong đảng đáp ứng được thực tế.
Sau tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đỗ Mười cũng tiếp tục con đường này. Nhưng có một sự đứt gẫy, đảo lộn sự cân bằng trong Đảng với việc Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu bị bãi chức, và ông Nông Đức Mạnh được đưa lên thay. Với sự việc này, vai trò của Đảng bị hạ thấp xuống, vì ông Nông Đức Mạnh chỉ là nghị gật, và có lẽ vì là nghị gật, mà ông ấy mới trúng chức vụ này. Cho đến nay tôi vẫn không rõ tại sao Tổng bí thư Lê Khả Phiêu bị mất chức ? nếu biết chắc chắn lý do, thì ta sẽ có cái nhìn chuẩn xác hơn. Nhưng vai trò của Đảng bị hạ thấp xuống, bị « chìm xuồng » thì rõ ràng.
Nhiệm kỳ đầu của ông Nông Đức Mạnh, trùng với nhiệm kỳ hai của thủ tướng Phan Văn Khải.Do quán tính, quan hệ giữa phần Đảng và phần chính phủ, không bị đảo lộn lắm. Những cũng không hiểu sao ông Khải từ chức sớm hơn gần một năm so với nhiệm kỳ, lý do chính xác tôi cũng không rõ. Với việc thủ tướng Dũng lên, trở thành « chúa Nguyễn », thì tôi có cảm tưởng rằng chính việc giữ quan hệ chính phủ nằm dưới Đảng mà ông Khải vẫn tôn trọng làm cho ông ấy phải từ chức (đây là giả thiết của tôi).
Nhiệm kỳ đầu của ông Dũng thì ông ấy tung hoành. Và sự tung hoành này còn có những thuận lợi khác ngoài việc có một tổng bí thư nghị gật, đó là việc ông Dung cũng đứng đầu uỷ ban chống tham nhũng, để kiểm soát những chính sách mà chính phủ của chính ông thi hành và đưa ra (tức là vừa đá bóng vừa thổi còi). Không những thế,với luận điểm « một cửa tránh trùng lập », các cơ quan kiểm soát của Đảng, như uy ban kiểm tra trung ương bị giải tán .. để tiết kiệm kinh phí. Điều đó cũng có nghĩa là nếu đảng muốn kiểm soát chính phủ, thì phải nhờ vào .. chính phủ. Câu chuyện này hết sức khôi hài.
Nhiệm kỳ hai thì những yếu điểm của chính phủ ông Dũng đã lộ ra, nên uy tín của ông ấy giảm đi. Lúc này bác Trọng đã là Tổng bí thư. Nhưng cũng không thể xoay chuyển được tình thế, vì trong thực chất Đảng đã bị tê liệt, do phần lớn những công cụ chính trị kiểm tra giám sát không còn nằm trong tay Đảng.
Nhưng như thế không đủ. Có điều may mắn là trong vòng hai nhiệm kỳ này của ông Dũng, kinh tế VN vẫn phát triển, và cũng chính vào thời kỳ này mà cái mảng kinh tế cuối cùng để hoàn thiện một nền kinh tế thị trường đã được làm, đó là việc hình thành hệ thống ngân hàng tài chính chứng khoán ..khớp với cơ chế kinh tế thị trường. Và như vậy, VN đã có một nền kinh tế thị trường đầy đủ các cấu thành của nó. VN hiện tại không còn ở giai đoạn chuyển đổi kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường nữa, mà đã có một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với các cấu thành của nó. Vì thế hiện nay báo chí chính thống cứ nói « cải cách kinh tế » là không phải. Nhưng điều VN làm hiện nay là vận hành nền kinh tế thị trường này và hoàn thiện nó, chứ không còn là cải cách. Tôi dùng từ hiện nay, nhưng cái hiện nay đó thực ra phải bắt đầu vào thời ông Dũng.
Chính vì có sự ngộ nhận này, mà người ta vẫn có tư duy phá (phá rào, cởi trói) mà không phải là tư duy xây (đặt ra cơ chế kiểm soát vận hành, có thưởng có phạt), khiến có luật cũng như không, vì vẫn quan niệm phải « phá luật » thì mới « ngon lành », tất nhiên không phải ai cũng phá luật được mà phải có chung lợi ích nhóm. Với tâm lý này thì không thể xây dựng nhà nước pháp quyền.
Với việc xuất hiện hệ thống tài chính ngân hàng kiểu thị trường với tư duy bất chấp luật pháp này, mở cửa cho các phi vụ tham nhũng khủng. Vì hệ thống ngân hàng kiểu này (là chuẩn của thế giới hiện tại) nó không chỉ có vai trò xây dụng kinh tế, mà nó còn là công cụ để cướp bóc, chiếm đoạt..
Và việc này càng đẩy tham nhũng « lên một tầng cao mới » (vẫn theo cụm từ của thủ tướng Dũng) phức tạp hơn, tinh vi hơn.
Những việc xảy ra vào thời kỳ ông Dũng, đã cho thấy vai trò của Đảng không thể thay thế được. Đối với tôi thì chuyện này không có gì mới lạ, vì bản chât nhà nước VN là một cơ chế Đảng-Nhà nước. Nếu xét cơ chế này như một cơ thể con người, thì ta có thể hiểu Đảng như hệ thống thần kinh, cơ chế tài chính như máu huyết, kinh tế như lục phủ ngũ tạng, quân đội công an như xương cốt, chính phủ như hệ thống cơ bắp. hiển nhiên khi hệ thống thần kinh tê liệt, thì dù còn bắp thịt, xương cốt đầy đủ vẫn tê liệt. Chỉ có nhưng loài sinh vật cấp thấp như con giun , con rết thì khi bị chặt ra, các phần của nó còn giấy dụa được một chút, chứ sinh vật cấp cao, cơ thể như một hệ thống máy móc tình vi, không thể thiếu hệ thần kinh.
Hiện trạng mất hẹ thần kinh này trong kinh tế xã hội chính là nạn cát cứ (trong cat cứ có tham nhũng, vì phải có lãnh địa, vùng cấm thì mới tham nhũng khủng được).. Ta có thể lấy vài ví dụ.
Vụ Vũ « nhôm », phan văn vĩnh có thể coi là một dạng cát cứ, dựa trên đặc trừng của công an là có phần bí mật nghiệp vụ không thể lộ ra.
Vụ út trọc, san bay Tân sơn Nhất , .. là dạng cát cứ dựa trên đặc quyền của quân đội mà ra (đặc quyền này liên quan tới lực lượng vũ trang nhưng bị lợi dụng).

(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 2 2019, 05:23 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #462

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy, nếu có một cái lô gíc nào đó để diễn giải nhưng sai sót trong thời kỳ ông Dũng, thì nó không phải là quy hoạch nhân sự. Quy hoạch nhân sự chỉ là một phần. Phần lớn nhất là chữ THÒI. Thời cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã kết thúc, thời kỳ mới là thòi kỳ vận hành điều chỉnh (pilotage) kinh tế. Để vận hành được nó thì bắt buộc phải có một cơ chế(hay công cụ) để kiểm tra, để thưởng phạt. Phải có nhãn quan chính trị, để đánh giá ảnh hưởng tương tác của các biện pháp kinh tế lên xã hội như thế nào (đây chính là một phần nội dung của CNXH). Và để làm được điều này ở VN nhất định phải có Đảng, với những cơ chế kiểm soát độc lập của nó so với hệ thống hành chính chính phủ.

Hôm qua đọc trong báo Viettimes có một bài hai phần của một học giả nói về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tác giả cũng « bật mí » được vài điều thú vị, nhưng đặc biệt ông ấy khẳng định « đảng ta chọn nhân sự rất cẩn thận với nhiều điều kiện mà người bên ngoài không biết được ». Cái câu này của ông ta làm tôi suy nghĩ. Bởi vì sau khi nói lấp lửng thế rồi thì ông ta không nói ra được sự chọn lọc như thế nào. Hiện nay thế giới rất đa dạng, phức tạp. Người dân VN cũng có nhận thức cao hơn rất nhiều so với quá khứ, và dù muốn hay không, thông tin người dân có được có rất nhiều nguồn,vì thế khi viết hoặc nói, thì hoặc là nói rõ ràng, đừng có úp mở kiểu bí mật quan trọng ta đây, còn nếu không nói được (ví dụ vì nguyên tắc bảo mật mà ông ấy phải tuân theo), thì đừng nói. Lề trái như kiểu oshin thì hồ đồ chụp mũ, lề phải thì nói lấp lửng. Đều là những điều không hay.

ở trên tôi có nói tới hai phái trong Đảng. Đấy là một « concept » có thể coi là « phái Đảng » và « phái Chính phủ ». Chữ phái ở đây không chỉ một nhóm người, mà để chỉ vị trí của họ trong hệ thống quyền lực, vị trí trong hệ thống quyền lực này sẽ quyết định một phần cách nhìn của họ, nhận thức của họ. Tương tự như khi phân chia giai cấp thì đặc trưng dùng để phân biệt là sở hữu hay không sở hữu công cụ sản xuất, và sản xuất này mang hình thái nào( ví dụ phong kiến hay tư bản), từ đó mà có giai cấp công nhân, nông dân, địa chủ, tư bản …Nếu hiểu như vậy thì ta có thể coi đầu nậu của phái chính phủ lên tới ông Võ văn Kiệt. Nếu tình từ thời kỳ đổi mới. Và tương đương với nó phía Đảng là ông Nguyễn văn Linh. Nhưng càng về sau, thì cái nhìn bị lệch đi. Sự lệch lạc này xuất hiện không chỉ do không đồng nhận thức, mà do lợi ích nhóm cá nhân. Lợi ích nhóm cá nhân này chỉ có thể được kiềm chế, nếu có cơ chế thưởng phạt đánh đổ hợp hiến. Về « phái Đảng », thì đã có sự việc tổng bí thư Lê Khả Phiêu phải từ chức, như vậy là quy trình hạ bệ đã có. Thế còn thủ tướng thì sao ? nếu không có quy trình hạ bệ thủ tướng hợp hiến thì rất nguy hiểm. Bộ máy nhà nước quá cứng. Câu chuyện này tôi đã nói từ năm ..2011. Nhưng đến nay ở VN vẫn không có quy trình này. Nếu muốn một nhà nước vững mạnh, thì phải có thể chế này chứ không thể trông chờ vào một quy trình quy hoạch cán bộ không. Vì không có một quy trình quy hoạch nào hiện nay trên thế giới, từ Trung quốc cho đến các nước phương Tây làm được. (hiện tượng Trump ở Mỹ là một ví dụ). Nguyên nhân của nó là việc này, đặc biệt đối với chức vụ đứng đầu như Tổng bí thư, nó đều liên quan tới tương quan lực lượng nội chính và sau đó là tương quan lực lượng bên ngoài trên thế giới. Khi nói tới tương quan lực lượng bên ngoài, không có nghĩa là họ sẽ can thiệp sai khiến (đây chỉ là trường hợp khi VN quá yếu), mà bản thân sự thách thức bên ngoài sẽ làm cho nhân vật lãnh đạo nào có câu trả lời thích hợp nhất, đối sách thích hợp nhất được chọn lựa. Điều này thì không một quy trình quy hoạch cán bộ nào làm được.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 8 2019, 12:00 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #463

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi viết tiếp ở đây điểm số 3, nói ở trên. Đó là vấn đề “dân” (dân giám sát, dân kiểm tra, ..). Đối với một người theo chủ nghĩa Mác –Lê nin, thì khái niệm dân rất quan trọng. Tương đương với khái niệm giai cấp. Trong thực tế giai cấp chính là cấu thành(cấu trúc) của dân, chứ người ta không thể nói tới dân như một thứ chung chung, hổ lốn..Nếu nói như vậy, thì thực ra chỉ là “mỵ dân”, vì trong cái hình thức dân này bản thân chúng cũng đã đối kháng với nhau. Ví dụ không thể có sự chung quyền lợi giữa tư sản mại bản hay các nhân vật trong một chính quyền thực dân với người lao động, hay tư sản dân tộc . Sự tồn tại của khái niệm dân cũng không thể tách rời quan niệm tổ chức, cũng như đặc trưng của cộng đồng. Với một người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì khái niệm dân có hai mặt. 1) vấn đề dân tộc, cộng đồng dân tộc (ở đây nó liên quan tới chủ quyền quốc gia, và đây là điểm mạnh của chủ nghĩa Lê nin, nhấn mạnh tới liên minh giai cấp đặc biệt là công nhân, nông dân, trí thức), 2) vấn đề xã hội (tức là tổ chức cái cộng đồng dân tộc như một xã hội thế nào, ví dụ kiểu tổ chức đại nghị tư sản, hay kiểu tổ chức XHCN như VN).
Nếu nói một cách chung chung, thì với dân ta có thể có những thái độ sau : mỵ dân, thân dân, vì dân, ỷ dân (dựa vào sức dân), hại dân. Chữ dân ở đây được trìu tượng để nói tới mọt dạng lợi ích chung (interet general), như CNXH quan niệm, hay như nhà triết học tư sản Pháp Rút xô (Russeau) đã chỉ ra. Tại sao lại thế, bởi vì người dân không thể tham gia chính quyền trực tiếp (90 triệu người VN không thể là 90 triệu tổng bí thư hay thủ tướng, và điều này là vô nghĩa) mà phải thông qua các đại diện (do hệ thống chính trị tạo ra). Những quan niệm về dân ở trên, là thái độ của hệ thống chính trị với quyền lợi chung, với tâm lý chung của xã hội, cách họ giải quyết các vấn đề cụ thể như thế nào. Ví dụ. Mỵ dân có thể coi như thái độ “hung hăng” của Đinh La Thăng, show diễn mầu mè để che dấu việc riêng. Hại dân như chế độ miền Nam ngày xưa. Ỷ dân (dựa vào sức dân) như chính quyền cách mạng trong hai cuộc kháng chiến. Thân dân giống như lý tưởng của các nhà Nho, cũng như các giai đoạn nho giáo, phật giáo thịnh hành đang trên cao trào tiến bộ như Lý, Trần, Lê sơ (thời Lê Thánh Tông). Hiện này nhà nước VN về nguyên tắc là vì dân, nhưng trong thực tế nó gần với thân dân. Tại sao lại thế, bởi vì chính quyền vì dân chỉ có thể có được trong một chính thể bao cấp, chỉ huy tổng thể. Còn một khi đã là kinh tế thị trường, với cấu thành kinh tế tư nhân, thì không thể đòi hỏi người ta chỉ vì dân mà không có lợi ích riêng. Người ta chỉ làm khi nó “lợi nhà, ích nước” (vì không cơ sở kinh doanh nào có thể kinh doanh lỗ vì “ích nước” được), ngay cả khi cơ sở kinh doanh ấy là chủ sở hữu nhà nước. Chính vì thế thân dân cũng không dở hơn vì dân. Nếu hai cái về này đi đều với nhau.
Giai cấp tư sản hiện tại ở những nước tư bản phát triển (chỉ có các nhà nước tư bản phát triển thôi kiểu G7) cũng có dạng “thân dân”, có nghĩa là nếu nó bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, thì nó không thể không quan tâm tới việc “điều hoà giai cấp”, theo nguyên tắc “vừa chăm con dê (giai cấp tư sản) vừa chăm vườn cải (dân lao động)”, trong đó con dê ăn cải, nhưng không để đến mức tan hoang vườn cải. Sở dĩ nó làm được như thế vì nó có thể xâm thực ở nước ngoài, lấy ngoài bù trong được. Hiện nay, có điều mới là ngay với các nước này, nó không cần lấy ngoài bù trong nữa, kết quả dẫn tới các vấn đề như áo vàng ở Pháp hay việc Trump trúng cử. Nói một cách khác, do không còn có đối trọng toàn cầu, có một thể chế kinh tế khác có thể thay thế kinh tế thị trường, mà tư bản các nước này không cần phải “chăm sóc” dân bản địa của mình nữa. Ngược lại nó lại không an tâm, vì sợ mất quyền lực toàn cầu, từ đó mất quyền lợi chính vì thế mà chủ nghĩa Sô vanh (dạng dân tộc cuồng tín) lên ngôi. Nhưng chủ nghĩa sô vanh này là một dạng mỵ dân, chứ không phải vì dân.
Về bản chất, nhà nước VN có cơ sở để thân dân, vì dân hơn, bởi vì sự phân biệt giai cấp trong xã hội không rõ ràng. Hiện nay giai cấp công nhân ở VN càng ngày càng đông, nhưng không vì thế mà giai cấp tư sản VN (tư sản dân tộc) tăng lên, vì giai cấp công nhân này chủ yếu làm cho chủ nước ngoài (Hàn, Đài loan, TQ, Nhật, ..). Vì thế cái đập vào mắt người VN nhất vẫn là dân tộc, mâu thuẫn dân tộc. Không kể VN là một nước nằm trên biên giới các “lục địa chính trị” (Mỹ, TQ) nên để bảo vệ độc lập dân tộc, không thể thiếu liên minh giai cấp. Và 3 cuộc kháng chiến của người Vn (chống Pháp, Mỹ, TQ) thể hiện điều đó.
Nhưng cấu trúc xã hội này cũng đẻ ra một cập kênh khác, đó là quyền lợi riêng trong cơ chế thị trường ở VN, thể hiện chủ yếu qua “lợi ích nhóm”. Tức là lợi ích cá thể của các nhân vật có quyền cấu kết với nhau, hơn là dựa trên một cơ cấu giai cấp, quyền lợi giai cấp. Vì thế cấu trúc một Đảng cách mạng là hợp lý nhất, vì xã hội không phân rã tới mức để nhiều đảng phái có thể có tư chất, bản chất hoạt động được mà không hại dân.
Như vậy, với tôi, việc đòi hỏi dân giám sát kiểm tra quyền lực Đảng là chuyện nực cười, vì nó chỉ là một kiểu mỵ dân. Vì cái cơ sở dân của ông là cơ sở nào. Ngược lại nếu Đảng dương cao ngọn cờ “cần kiệm liêm chính”, tăng cường giám sát kiểm tra bộ máy nhà nước, có thưởng có phạt rõ ràng, thì đây cũng chính là “dân giám sát”, vì quyền dân được tổ chức thông qua Đảng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2019, 09:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #464

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Copy from FB CHUNG NGUYEN:

Bạo loạn ở Pháp vẫn hề chưa có dấu hiệu kết thúc, người biểu tình vest vàng đã bắt đầu chiến thuật đấu tranh mới: Đồng loạt rút tiền mặt khỏi hệ thống ngân hàng - thế lực được người Pháp cho rằng đang kiểm soát chính phủ, với mục tiêu làm mất tính thanh khoản của hệ thống tài chính Pháp vốn đang mong manh cho tới khi chính phủ Macron chấp nhận yêu sách của phong trào.

Châu Âu, với ví dụ điển hình là nước Pháp, bản thân nó có rất nhiều vấn đề kinh tế không thể cứu vãn, như Phú đã nói một lần trước đây. Các ngành sản xuất, dịch vụ đều dần không thể cạnh tranh được với các quốc gia mới nổi. Lương lao động cao, bánh mì và cà phê đắt, dân lười và ngại đẻ. Những người da trắng xưa nay ảo tưởng rằng họ đi làm mấy công việc tào lao rồi nhận mức lương 10Euro/h là do họ xứng đáng, có lẽ sắp được quy luật thị trường khách quan vả cho tỉnh cơn mê, khi của cải cướp bóc suốt mấy trăm năm thực dân không còn đủ trợ cấp, chi tiêu phóng túng để tạo ra một mức thu nhập cao giả tạo dựa trên dịch vụ nội địa thêm nữa.

Một ngành truyền thống từng là niềm tự hào của Pháp và Châu Âu đang chết dần, đó là dịch vụ hàng không. Tuy vẫn là nhà sản xuất máy bay lớn của thế giới, khách hàng chính của họ giờ không phải là các hãng bay nội địa, mà là những tay chơi mới đến từ phương Đông. Chính người Châu Á đang mua máy bay cứu nền kinh tế Pháp và Châu Âu chứ không phải ai khác.

Nếu xem danh sách 10 hãng hàng không chất lượng tốt nhất thế giới, hầu hết là các hãng đến từ Châu Á. Giải thích điều này đơn giản lắm, ai hay bay nhiều thì khắc biết, về cơ bản các hãng hàng không đều sử dụng máy bay Boeing/Airbus nên không có quá nhiều khác biệt nếu cùng phân khúc vé, tuy nhiên cái quan trọng nhất để tạo ra trải nghiệm tốt cho chuyến bay, chính là đội ngũ tiếp viên.

Ai từng bay các hãng của Âu Mỹ sẽ hiểu, do thiếu nhân lực cùng chính sách bảo hộ lao động cực đoan, tiếp viên các hãng này thường già và xấu, bay một lần là không bao giờ muốn bay lại. Mà dịch vụ hàng không, thì cứ tiếp viên xinh, thơm tho, ăn mặc đẹp và lịch sự nở nụ cười suốt chuyến bay, là đã đạt 96,69% sự hài lòng mà không cần đòi hỏi thêm gì khác.

Đó là lý do các hãng bay ở Châu Á, nơi có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động và chịu khó, với nền văn hoá dựa trên lễ - nghĩa rất chú trọng thái độ giao tiếp, luôn là những nhà vô địch trên bầu trời. Đặc biệt là những hãng mới ra, với tàu bay mới tinh, thì đúng là không còn gì phải chê trách.

Ngày 8/1, Bamboo Airways đã nhận Chứng chỉ nhà khai thác bay (AOC). Đây là giấy phép cuối cùng mà hãng cần có để đủ điều kiện bay thương mại, xóa tan mọi nghi ngờ, móc mỉa của các anh chị thối mồm hay đâm chọc. Dàn máy bay mới tinh của Bamboo cùng hạ tầng kỹ thuật chuẩn bị suốt một năm cũng đã sẵn sàng cho ngày cất cánh.

Với 37 tuyến bay nội địa, tần suất 60 chuyến mỗi ngày, đặc biệt với dàn nữ tiếp viên xinh đẹp từng gây viral khi ra mắt cách đây chưa lâu, hứa hẹn đây sẽ là một thế lực hàng không mới ở khu vực Châu Á năng động và cạnh tranh.

Từ những dự án trên vùng rừng núi chập trùng sương phủ, tới ven miền duyên hải nắng vàng cát trắng nước xanh, FLC đang bắt đầu những dấu chân đầu tiên cho sự hiện diện trên bầu trời nước Việt, minh chứng cho sự lớn mạnh của một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu đất nước.

Thôi to tát khoan chưa bàn, nhưng trước mắt ngắm dàn nữ tiếp viên của Bamboo, những người ưa du lịch giờ đây, chắc đã biết phải mua thiết điểu tích kê của hãng nào cho bổ mắt.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Jan 11 2019, 04:40 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 16 2019, 06:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #465

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói chung, đọc các bài báo ở nhiều nước khác, ví dụ VN về Pháp, thì nếu mình không ở Pháp, chắc sẽ có cảm giác nước Pháp đang có loạn to, nguy lắm rồi, nhưng nếu đang ở đây thì thực tế phong trảo áo vào ít ảnh hưởng đến cuộc sống của đa số người dân, và họ cũng chỉ biểu tình vào cuối tuàn, khi người dân k đi làm, để tránh ảnh hưởng nhát có thể.

Nhưng k phải vì thế áo vàng k có y nghĩa gì, đã lâu lắm rồi Pháp mới có dạng biểu tình này, đó là nó tự diễn ra, tự tổ chức bởi người dân mà k thông qua một tổ chức công đoàn hay chính trị nào, k có thủ lĩnh, k có đại diện, và vì thế chính phủ k biết phải đàm phán với ai, k biết phải bắt ai, k biết phải kết tội ai, etc. Có chăng là chỉ điều tra và trừng phạt những kẻ dùng bạo lực mà thôi.
Điều tôi quan tâm bây giờ, đó là nhà nước Pháp sẽ "hấp thụ" cái phong trào này thế nào, và sau đó nó sẽ phản ánh, thể hiện, hoạt động ra sao trong đời sống xã hội nói chung và chính trị nói riêng của Pháp. Liệu có vì nó mà tạo ra một tư tưởng chính trị, một nhánh chính trị mới trong nhà nước Pháp k? Hay các nhánh chính trị hiện nay của Pháp sẽ tìm cách "lái" nó theo định hướng của mình?

Thêm một chút tin từ các bạn bốn phương nào:



Ngày 9/1/2019, tổng thống Nga Putin tuyên bố bắt đầu cung cấp LNG cho Kaliningrad bằng đường biển sau khi thiết bị đầu cuối nhận khí đốt tại Kaliningrad đã hoàn thành.

Hệ thống cung cấp khí đốt thông qua đường ống dẫn khí Minsk-Vilnius-Kaunas-Kaliningrad hoàn toàn bị ngắt kết nối. Thiết bị đầu cuối tại các cảng Kalinigrad có thể nhận 2,7 tỷ mét khối được cung cấp cho khu vực.


Bình và tin tức bổ sung: vậy là Nga đã dùng khí hóa lỏng của chính mình LNG cung cấp cho Kaliningrad, tạo thị trường cho LNG của mình, tiết kiệm khoản tiền phải trả cho Belarus và Litva để quá cảnh khí đốt, và đặc biệt là hạ giá vị thế và giảm hẳn sức hấp dẫn về địa chính trị của Belarus và Litva trong mắt phương Tây.

Bổ sung thêm: trước đó 3 nước Baltic dọa cắt đường ống khí đốt Minsk-Vilnius-Kaunas-Kaliningrad này đến Kaliningrad, và Nga đã cắt luôn. Litva hay gào thoát Nga, vậy là họ đã được thoát Nga rồi hehe.gif

Sự "bài Nga" đã buộc Nga phải giảm mạnh việc sử dụng các cảng của 3 nước này, dẫn đến giảm lưu lượng vận chuyển hàng hóa trên đường sắt Litva gần 10 lần. Và bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Litva đã viết thư khiếu nại cho đồng nghiệp của mình ở Moscow, yêu cầu Nga giữ ít nhất một số phương tiện, vì nếu không có nó, họ sẽ không thể duy trì tuyến đường sắt và cảng ở Litva. và Nga trả lời lảng tránh.

Ba nước Baltic, nhất là Litva vẫn còn 1 công cụ nữa, đó là vùng Kaliningrad đã được kết nối với hệ thống năng lượng thông qua lưới điện BRELL (Belarus-Nga-Estonia-Latvia-Liva) trong đó lưới điện qua Liva cấp điện cho Kalinigrad. Trước đó, chính quyền Litva đã từng tuyên bố hùng hồn là cắt cả hệ thống lưới điện BRELL này và đường ống khí đốt Minsk-Vilnius-Kaunas-Kaliningrad ở trên, đại loại như "cần phá vỡ hệ cơ sở hạ tầng của kẻ xâm lược", và nguồn cung cấp năng lượng của Kaliningrad "không phải là vấn đề của chúng ta"...

Sở dĩ có những tuyên bố này, vì 3 nước Baltic, vốn không có hệ thống năng lượng riêng, hy vọng sẽ được các nước EU tài trọ một nguồn tài chính khổng lồ (thay dây, trạm biến áp, etc.) để kết nối vào hệ thống năng lượng châu Âu, để rồi sau đó sẽ rời khỏi BRELL hoặc dùng BRELL để áp chế Nga, nhưng vấn đề là EU lại không chịu tài trợ.

Hiện Nga đã thoát được đường ống dẫn khí Minsk-Vilnius-Kaunas-Kaliningrad. Về hệ thống lưới điện BRELL, báo chí Litva cho biết Nga cũng đang tiến hành thoát khỏi nó như sau:

"Nga có một dự án vĩ đại hơn - xây dựng nhà máy điện hạt nhân Belarus. Sau năm 2020, Moscow sẽ thông báo sẽ ngắt kết nối Liva khỏi BRELL. Lúc đó Liva sẽ sụp đổ bởi vì vào thời điểm đó, kết nối năng lượng với các hệ thống châu Âu không xảy ra. Vì vậy, Moscow sẽ thiết lập một điều kiện: để có được điện - gắn liền với một nhà máy điện hạt nhân ở Belarus. Đây sẽ là một thảm họa thực sự cho các nước vùng Baltic, bởi kể từ khi trở nên gắn bó với nó (BRELLL), sẽ không thể thoát khỏi vòng BRELL mãi mãi..."

Chú thích thêm: Nga đã làm nhà máy hạt nhân di động đưa vào sử dụng rồi, mấy cái về điện này ăn nhằm gì



Các tin khác từ 4 phương

Đầu máy xe lửa General Electric TE33A hiện đại mà Ukraine mua của Mỹ bị tắc và ì ra trên đường phố vào đầu tháng 1

Than nhập khẩu từ Nga chiếm 70% tổng lượng than nhập khẩu vào Ba Lan năm 2018 . So với năm 2017 Liên bang Nga đã xuất khẩu than Ba Lan thêm gần 2,5 triệu tấn.

Các mỏ của Ba Lan không thể khai thác đủ sản lượng cho nhu cầu sử dụng trong nước. Và Nga nhanh chóng cung cấp than chất lượng cao, Ba Lan nói vì thế sự lựa chọn mua than của Nga là hiển nhiên.

Bản thân phía Ba Lan thừa nhận rằng ngoài việc mua than của Nga, không có lựa chọn nào khác.Cũng không thể áp đặt lệnh cấm vận đối với than từ Nga vì nước cộng hòa sẽ ngay lập tức thua vấn đề này trong WTO. Theo các chuyênn gia năng lượng chỉ có nguồn cung than từ Mỹ mới có thể cứu vãn tình hình thay thế than Nga nhưng chất lượng than của Mỹ thấp hơn, và giá cả lại cao hơn.

NASA đang yêu cầu công ty cổ phần không gian nhà nước Roscosmos của Nga phát triển phiên bản tàu vũ trụ Soyuz cho các chuyến bay đến mặt trăng, Ông Dmitry Rogozin giám đốc Roscosmos cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Rossiya-24 vào ngày thứ năm.

Ông Serge Omelchenko Phó TGĐ Tập đoàn Ukroboronprom nói rằng không thể lắp ráp máy bay AN 124 nếu không có sự tham gia của Nga. Trước đó Nga định chế tạo An-124 nhưng Ukraine không hợp tác, thành ra Nga quyết định thiết kế máy bay vận tải hạng nặng mới. Nga cũng chấm dứt sản xuất An-148, thay vào đó sẽ là Il-112.

Đại sứ Mỹ gửi thư cho các công ty Đức tham gia dự án Nord Stream II và dọa trừng phạt. Ngoại trưởng Đức gọi đây là sự khiêu khích và xâm phạm chủ quyền. Phía Đức đang họp xem có nên đưa ra phản ứng không.


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 18 2019, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #466

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên NVT có chép lại bài của một ai đó trên mạng nhận xét về Pháp. Chắc người này muốn quảng cáo cho hãng máy bay Bamboo là chính, chứ nhận xét về nước Pháp thế thì thực ra chỉ là nhắc lại những định kiến trên thế giới về nước này thôi.
Câu chuyện về phong trào áo vàng ở Pháp, là một ví dụ khẳng định hệ thống chính trị “đa nguyên đa đảng” thực chất chỉ là hiện tượng tuyên truyền che đi bản chất giai cấp của những xã hội này, quyền lực sâu xa trong xã hội thực ra là giai cấp. Bởi nếu thể chế này đại diện được cho toàn dân, thì làm sao có vấn đề áo vàng được (vì người dân nào cũng có đại diện chính trị để bảo vệ quyền lợi cho mình cả). Thực ra bản chất giai cấp này, người ta đã biết từ thế kỷ XVIII, sau cách mạng tư sản Pháp. Nhưng vì có sự vụ Liên Xô sụp đổ nên người ta tưởng bở, nghĩ nó là điểm đến cuối cùng của nhân loại. Trong thực tế, chính vì Liên Xô sụp đổ mà tính đại diện của hệ thống chính trị này lại giảm đi, vì thời Liên Xô còn sống,giai đoạn 1945-1980,giai cấp tư sản bắt buộc phải nhượng bộ vì sợ cách mạng, vì thế mà có sự phát triển dân chủ. Sự phát triển dân chủ này thể hiện thế nào ? bằng cách tạo ra một tầng lớp người lao động trung lưu, với một xã hội có nhiều phúc lợi. Chính tầng lớp người trung lưu này, là chỗ dựa cho hình thức dân chủ phương Tây hiện tại (từ sau đại chiến thế giới), nhưng hiện nay tầng lớp trung lưu này đang bị bần cùng hoá, dần dần bởi thực ra họ cũng chỉ là người lao động làm công ăn lương, trong khi giai cấp tư bản, chủ yếu là tư bản tài chính không cần tới sức lao động này nữa, vì nó có thể thuê ở những nước đang phát triển với giá rẻ hơn.
Như vậy muốn nghiên cứu kỹ lưỡng xã hội tư bản phương Tây nói riêng, và các hình thái xã hội hiện tại trên thế giới, thì nghiên cứu cấu trúc giai cấp, vấn đề sở hữu công cụ sản xuất.. vẫn là quyết định. Còn các cơ chế chính trị của nó, thực ra chỉ là hình thức “hợp pháp hoá”, “đúng quy trình” ..của cái cấu trúc này thôi.
Về hiện trạng thì phong trào áo vàng không thể thay đổi được cơ chế nhà nước Pháp, vì như tôi đã nói Pháp bị khoá hai lần, cổ có hai tròng. Đó là tư bản tài chính của nước Pháp, và tư bản tài chính EU. Vì sự thống nhất EU dựa trên cơ chế tài chính, có lợi cho tư bản tài chính. Khác với ở Mỹ, là nơi tư bản tài chính có đối trọng là tư bản công nghiệp. Ở EU, tư bản công nghiệp manh mún chỉ dừng lại ở mức độ một nước, không đủ đối trọng với tư bản tài chính. Chính vì thế mà để chống lại tư bản tài chính thì hoặc nó thành dân tuý (populisme), hoặc phải là CNXH. Nhưng tư duy XHCN hiện nay đang ở dạng thoái trào ở phương Tây. Chỉ còn lại dạng dân tuý là chính.

@ltbk,
Áo vàng không chỉ có biểu tình ngày thứ 7. Đây chỉ là tiêu điểm. Trong thực tế, có một hình thức khác tồn tại suốt trong tuần, từ tháng 11 đến nay,đó là việc các người biểu tình này chiếm giữ các ngã rẽ quan trọng của hệ thống giao thông trên toàn nước Pháp, ngăn cản giao thông. Nhưng báo chí Pháp ít đưa tin, vì nó không giật gân, ăn ảnh.
Kết thúc cái phong trào này ra sao ? Hiện nay nhà nước Pháp đã đi giật lùi, thoả mãn được phần lớn các đòi hỏi tức thời. Còn phong trào này muốn đi tiếp, thì phải có tổ chức. Nhưng điều này không xẩy ra, vì thế dần dần nó sẽ tàn đi, như ngọn đèn không còn dầu. Còn hệ quả lâu dài của nó ra sao ?
Nó có thể có hai hệ quả trái ngược nhau.
1- Hệ quả kiểu như phong trào bãi công của công nhân mỏ than Anh vào thời Thát chơ. Quay trở lại lịch sử. Vào thời điểm 1980, giữa chính quyền Anh của Thát chơ và công nhân mỏ than Anh kéo dài gần một năm, kết thúc bằng việc phong trào công nhân Anh thất bại. Điều đó đã dẫn nước Anh tới những cải cách xoá bỏ hoàn toàn các phúc lợi xã hội của người lao động, đưa chủ nghĩa tư bản trở lại cội nguồn của nó, với sự phân biệt giai cấp sâu sắc. Phong trào áo vàng này có thể cũng là một biểu hiện như thế. Vì sau khi nó thất bại, thì không có một lực lượng xã hội nào ngăn cản nữa. Đây là một khả năng rất lớn, mà hiện nay nó chỉ bị ngăn chặn bởi đa số xã hội Pháp ủng hộ phong trào Áo vàng, 60% dân. Điều mà người công nhân Anh vào năm 1980 không có được. Sự ủng hộ này khiến giai cấp tư sản Pháp phải chùn tay, ít nhất là tạm thời.
2- Phong trào này sẽ khiến giai cấp tư sản Pháp dừng lại, vì lợi bất cập hại. Nhưng điều này tương đối khó. Vì ở Pháp tư duy dân tộc có nó kém, nên nó không có lý do gì để thoả hiệp với nhau giữa người lao động và giai cấp tư sản, dựa trên một giá trị dân tộc chung. Không kể mô hình xã hội của Pháp hiện tại thực ra là độc nhất vô nhị, chính vì thế mà người lao động Pháp mới còn nhiều quyền lợi so với Anh, Mỹ, nên khả năng chống chọi của nó với hình thái tư bản kiểu Anh-Mỹ, vồn là đa số trên thế giới hơi bị khó. Cái vấn đề này thế nào thì tôi sẽ nói sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 21 2019, 12:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #467

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vâng, chính vì tư bản công nghiệp ở châu Âu không cân bằng lực lượng được với tư bản tài chính, vì thế nên nếu không cẩn thận thì EU sẽ bị mất gốc, vì công nghiệp, sản xuất mới là cái đế để tài chính dựa vào. Nếu trao quyền sản xuất dần vào tay TQ, Ấn Độ thì dần dần chính tư bản tài chính của những nước này sẽ mạnh lên và đè lại châu Âu


Thêm một số tin:


- Tòa án Thụy sỹ đã hủy phán quyết bắt giữ tài sản trị giá 2,56 tỷ USD của Gazprom theo quyết định của trọng tài Stockholm vào ngày 29-5-2018

- Tòa án hành chính tỉnh Lvov đã ra phán quyết dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng công khai sản phẩm văn hóa ngôn ngữ Nga trong tỉnh nhà. Đây cũng là điều khá bất ngờ, vì Lvov là quê hương của Bandera và phong trào cực hữu Right Sector hiện nay

- Tập đoàn hạt nhân Rosatom Nga dành thắng lợi hợp đồng tẩy rửa chất độc ở Fukushima. Đây là một kết quả khá bất ngờ
Russian nuclear firm wins contracts to clean up Fukushima
https://www.rt.com/business/448765-rosatom-...-fukushima-npp/


- Như vậy cuối cùng thì hãng của Mỹ cũng không vận động được nhà nước Mỹ cho phép bán vật liệu composite cho Nga để làm vỏ máy bay MC-21. Nói chung chính trị đã được dùng làm cớ để cạnh tranh, dù việc này hoàn toàn sai đối với WTO. Phía Nga đã quyết đinh giao việc này cho các hãng trong nước sản xuất. Bổ sung thêm chút là trong máy bay Sukhoi Super Jet (một máy bay khác của Nga) có đến hơn 10% linh kiện do Mỹ sản xuất, vì thế việc Nga xuất khẩu nó sang nước nào cũng phải được sự đồng ý của Mỹ. Mỹ đã k cho phép Nga xuất khẩu sang Iran, vì thế hiện Nga và Iran đang bàn để thay thế bằng các linh kiện này bằng linh kiện của Nga, nhưng chắc chắn sẽ phải mất nhiều thời gian.

Chương trình máy bay chở khách MC-21 mới sẽ được triển khai với cánh làm bằng vật liệu composite được sản xuất trong nước, chủ tịch Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất (OAK) Yuri Slyusar cho biết
rước đó hôm thứ Năm, tờ Kommersant trích dẫn các nguồn tin, cho biết rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã cắt nguồn cung vật liệu cho "cánh đen" composite của máy bay MC-21 từ Mỹ và Nhật Bản
"Từ năm 2014, ngành hàng không đã hợp tác với Rosatom, VIAM, Đại học Quốc gia Moskva, cùng một số công ty tư nhân nhằm cho ra đời công nghệ sản xuất cấu trúc composite làm từ vật liệu trong nước", ông Slyusar cho biết.
Người đứng đầu tập đoàn nhấn mạnh, "giải pháp này đang ở giai đoạn chuẩn bị chuyển sang sản xuất hàng loạt, các mẫu liên quan đang được thử nghiệm, việc đưa chúng vào chương trình MC-21 sẽ được thực hiện từng bước sau khi hoàn thành các thử nghiệm chứng nhận chính quy như một phần của chương trình thay thế nhập khẩu, bao gồm cả việc trang bị động cơ PD-14 cho MC-21".
"Lệnh của chính phủ Hoa Kỳ cấm các nhà cung cấp hợp tác với công ty công nghệ cao Aerocompozit của Nga đối với sản phẩm dân sự MC-21, đối với chúng tôi, là không thể nào hiểu được. Chúng tôi đã bắt đầu thủ tục kháng cáo quyết định này", ông Slyusar nói thêm.

https://vn.sputniknews.com/science/20190110...ng-trinh-mc-21/

- Nga đã chuyển 100 tỷ USD sang dự trữ dưới dạng nhân dân tệ, euro, yên nhật. Bloomberg cho biết hiện Nga nắm dự đễn 1/4 dự trữ nhân dân tệ trên thế giới. Tổng thống Putin nói với Mỹ rằng k phải Nga rời bỏ USD mà USD đã rời bỏ họ. Blooom Berg cho biết Nga có dự trữ 458 tỷ USD, trong top 10 thế giới. Dĩ nhiện vì việc chuyển sang đồng tiền khác mà Mỹ hạ điểm tín dụng của Nga laugh1.gif

Russia Buys Quarter of World Yuan Reserves in Shift From Dollar
https://www.bloomberg.com/news/articles/201...dollars-in-2018

Russia shifts $100bn of its reserves into yuan, yen & euro in a great dollar dump
https://www.rt.com/business/448441-russia-r...es-dollar-dump/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jan 21 2019, 12:34 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 25 2019, 12:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #468

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện tại trong media Pháp, vốn dĩ chống Trump, có không ít nhưng phóng sự, phim tài liệu nói về Mỹ. Nhưng vì nó là hệ thống media tư sản, tất nhiên nó không thể nói tới vấn đề giai cấp ở đây, vì thế phân tích của nó vẫn ở dạng một bộ phận giai cấp tư sản chống lại một bộ phận khác, dựa trên sự khác biệt văn hoá. Có thể coi nó như cái nhìn của tư bản châu Âu với tư bản Mỹ, và sở dĩ có điều đó bởi vì bộ phận tư bản Mỹ, đại diện bởi Trump cũng đang tìm cách áp đặt, lấn chiếm quyền lợi của tư bản châu Âu. Nhưng nó cũng có nhiều phân tích tương đối thú vị, mà tôi điểm ra đây.

- Trước khi Trump trúng cử, và ngay sau đó, thì media châu Âu (ở đây tôi muốn nói là Pháp-Đức, vì cái này là trên kênh truyền hình ARTE, là kênh truyền hình chung của Pháp-Đức) cho rằng chuyện này là chuyện đặc biệt. Giờ thì nó lại nói là điều này là hệ quả từ những năm 80, mà người mở đầu là Tổng thống Reagan. Nó cũng nói rằng giữa Reagan, Bush, Clinton, Obama, rồi Trump .. là không khác nhau.
- Điểm khởi đầu của quá trình này là việc “revolution conservative” thời Reagan, theo đó, giai cấp tư sản Mỹ đã bán được cho xã hội Mỹ ý tưởng “giảm tác động của nhà nước, giảm thuế”, dẫn đến một quy trình cá nhân hoá tổng thể xã hội. Đây không chỉ là ý tưởng của đảng cộng hoà Mỹ, mà ngay cả đảng dân chủ Mỹ cũng vậy. Sự khác nhau giữa hai đảng chỉ là đảng dân chủ nhấn mạnh tới vấn đề identity của các nhóm thiểu số ở Mỹ (người gốc Mễ, người da đen), còn đảng cộng hoà thì không.
- Quá trình bảo vệ “identity” này lại thấm ngược trở lại nhóm đa số, tức là người da trắng, và bảo vệ identity của nhóm người đa số, sự thể hiện của nó sẽ là phân biệt chủng tộc.
- Như vậy vào thời điểm hiện tại, nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề identity này, và dù là đảng cộng hoà hay dân chủ, thì nước Mỹ cũng không có một chính sách, một hi vọng để người ta bám theo.
Như vậy hiện tượng Trump là hệ quả tất yếu của hệ thống chính trị Mỹ (điều này thì tôi hoàn toàn đồng ý), chứ không phải là một sự tình cờ của lịch sử, hay là ăn may.

Với sự phân tích của tôi, thì Trump và những người phản đối ông ta là sự thể hiện sự đối lập giữa tư bản tài chính Mỹ và tư bản công nghiệp Mỹ. Sự lệch pha quyền lợi của nó giữa lợi ích nó thu được trong quá trình toàn cầu hoá và những điều kiện để sự toàn cầu hoá này không tuột khỏi bàn tay chi phối của tư bản Mỹ nói chung, và tư bản tài chính Mỹ nói riêng. Bởi quá trình toàn cầu hoá này, không đi cùng với việc có một hệ thống chính trị đại diện cho toàn thế giới, mà nó vẫn bị chi phối bởi nước mạnh nhất, nước khởi đầu quá trình này là nước Mỹ.

Nga và Nhật có vẻ không đạt được thoả thuận để dẫn tới một quan hệ sâu sắc hơn, tức là ký hiệp định hoà bình giữa Nga và Nhật. Cách đây vài tuần, trên kênh NHK Nhật có nói tới khả năng Nga sẽ trả lại cho Nhật 2 trong 4 hòn đảo mà Liên Xô đã sát nhập vào Nga như là hệ quả, chiến lợi phẩm của Đại chiến thế giới II, đổi lại một hiệp định hoà bình tạo đà phát triển cho quan hệ hai nước. 4 hòn đảo này thực ra không có giá trị kinh tế gì, diện tích cũng nhỏ. Chúng chỉ có lợi thế “địa chính trị” duy nhất là nằm sát với đảo Hokkaiđo của Nhật bản (giống như đảo Cồn cỏ hay đảo Lý sơn với bờ biển VN), là điểm cuối cùng của quần đảo Kurille. Mặc dù vậy, giá trị lịch sử của nó rất lớn. Bởi nếu Nga nhượng bộ nó thì không khác gì xoá bỏ thành quả của Đại chiến thế giới II. Nhưng điều lớn hơn cả, có lẽ là điều này sẽ là tiền lệ thay đổi biên giới (có thể) ở Đông Bắc Á. Điều mà trong tương lai có thể xẩy ra. Nhưng có lẽ điều này cũng không to bằng việc nếu Putin và nước Nga làm điều này (tức là đổi đất lấy quan hệ kinh tế), có vẻ gì đó giống như khi Gorbarchev đổi Đông Đức lấy 5 tỉ đô của Tây Đức. Mà hệ quả dây chuyền của nó đã rõ. Tóm lại ở đây ta có thể thấy trong lịch sử, trong chính trị không chỉ có tiền, mà nó còn có những giá trị biểu tượng cực lớn. Nếu thay đổi nó không cẩn thận thì có thể đổ vỡ cả một đất nước.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 25 2019, 06:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #469

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện tại thời sự Vê nê duy ê la đang trở thành điểm nóng, với một ông tổng thống tự xưng, được Mỹ, và một số nước Nam Mỹ công nhận. Điều này có thể là điểm chính danh để Mỹ can thiệp vũ trang vào nước này.
Ở Vn hiện tại, cũng có một số trí thức, ví dụ như nhân vật vừa bị kỷ luật đảng, do kêu gọi “tam quyền phân lập” kiểu tư sản. (Tôi nhấn mạnh kiểu tư sản, bởi thể chế ở VN hiện tại cũng đã là tam quyền phân lập).Tôi hi vọng rằng họ sẽ “ngâm cứu” trường hợp nước Vê nê duy ê la này, để thấy cái hi vọng tiến bộ của họ là ảo tưởng, nếu như họ không thích ngâm cứu chế độ “tam quyền phân lập” này ngay ở trong lịch sử VN, đó chính là chế độ miền Nam cũ thời 1954-1975, mà lợi hại thế nào đã rõ. Tất nhiên nếu các nhân vật này có liên quan tới chế độ cũ này, thì sự ủng hộ cho nó có thể coi là cảm tính, vì ngày trước dù là chính quyền bù nhìn, nhưng họ nằm trong bộ máy đó, thì tất nhiên phải có cảm tính tốt với nó. Đây là điều tự nhiên của con người có thể hiểu được về tâm lý. Nhưng nếu là người hoàn toàn không dính dáng gì đến nó, chỉ nghe hơi nồi chõ qua các tuyên truyền sách báo của phương tây, hay do tiếp xúc với sách vở học vấn của họ, rồi “trở cờ” mà không có nhận xét khách quan thì thật là một sự ngây thơ khó chấp nhận được.
Tôi sẽ phân tích sơ lược về Vê nê duy ê la, điều này có thể tôi đã viết rồi. Là người yêu thích lịch sử văn hoá, không chỉ lịch sử văn hoá VN mà cả lịch sử thế giới, đặc biệt là lịch sử các nước Á-Phi-Mỹ la tinh, từ thủa bé tôi đã biết tới nước Vê nê duy ê la. Lúc đó ở miền Bắc nước ta, có xuất bản các tập sách nhỏ, giới thiệu các nước trên thế giới về lịch sử văn hoá, làm tôi rất thích thú. Tình yêu của tôi với các nền văn hoá ngoài phương Tây có lẽ bắt đều từ đây. Nhưng nó cũng có thể là chịu ảnh hưởng của ăng ghen, là người thầy thứ hai của chủ nghĩa Mác, mà tôi rất kinh phục vì tư duy rộng lớn của ông bao trùm từ lịch sử văn hoá tới triết học, khơi dậy cho tôi tình yêu văn hoá lịch sử này,với những tác phẩm tuyệt với như “nguồn gốc của gia đình, tư hữu và nhà nước” mà tôi từng nói tới. Tôi biết tới Vê nê duy ê la vì người anh hùng dân tộc của họ là Simon Bolivar. Người đã giành độc lập cho nước này vào thế kỷ XIX. Và từ lúc đó đã có một câu hỏi, khiến tôi không trả lời được. Đó là tại sao Vê nê duy ê la đã độc lập vào giữa thế kỷ XIX mà nước họ vẫn nghèo khổ. Lúc đó là thời kháng chiến chống Mỹ, và tư duy nói chung của mọi người là nếu độc lập ta sẽ có tất cả. Hiện nay, cái tư duy có độc lập là có tất cả, đã được thực tế bổ xung là nó chỉ là điều kiện ban đầu. Sau đó phải là một quá trình phát triển xây dựng, mà độc lập dân tộc là một tiền đề bắt buộc phải có. Như “điều kiện cần” trong toán học, nhưng chưa phải là “điều kiện đủ” (trong toán học hay có câu chứng mình “điều kiện cần và đủ”). Cũng như vậy, câu hỏi “tại sao Vê nê duy ê la độc lập từ thế kỷ XIX mà vẫn nghèo” theo đuổi tôi để tìm hiểu nó.
Cuối cùng tôi đã tìm được nó khi phát hiện ra rằng, độc lập dân tộc của Vê nê duy ê la vào thế kỷ XIX, không phải là độc lập dân tộc, mà là sự độc lập của thực dân Tây ban Nha lập cư ở Nam Mỹ với chính quốc của nó. Giống như ta tưởng tượng rằng, thực dân Pháp tới VN, rồi hậu duệ của nó đòi độc lập với mẫu quốc.
Từ khi độc lập, cho tới khi tổng thống Hugo Chavez lên, thì nhà nước Vê nê duy ê la nằm trong tay một liên minh giữa đại địa chủ (latifudas) và tư sản. Đại địa chủ ở đây là những điền chủ lớn như ở Nam Bộ thời thuộc Pháp, còn tư sản ở đây là tư sản mại bản. Đây là tình trạng chung của toàn châu Mỹ la tinh. Điều đặc biệt nữa, họ là hậu duệ của của thực dân Tây ban Nha. Chính tính chất giai cấp này đã ngăn cản sự phát triển của Nam Mỹ, để nó có thể phát triển như người láng giềng phương Bắc của họ là Mỹ hay Canada. Còn tư sản mại bản ở đây mại bản với ai. Với Mỹ. Ta có thể so sánh hình thái này với chế độ Ngô đình Diệm ở VN, với điều kiện thêm là Diệm là người ..gốc Pháp.
Điều nên để ý, là thể chế ở đây là đại nghị tư sản, là tam quyền phân lập kiểu tư sản, là đa nguyên đa đảng. Đầy đủ lệ bộ như các “trí thức tiến bộ trở cờ” ở VN hiện nay muốn. Nhưng mặc dù thế, nó chỉ là quyền lực của một nhóm hậu duệ người da trắng thiểu số ở nước này.
Chính vì thế “đấu tranh giai cấp” ở đây thể hiện ngay trên bộ mặt của tổng thống Chavez, hay Maduro hiện tại. Chavez là người lai da đỏ, còn Maduro là người lai da đen (người ta gọi là mu lát).
Nhưng lộn xộn ở Vê nê duy ê la hiện tại, bắt nguồn từ một giai cấp tư sản địa chủ thiểu số không muốn mất quyền lợi của mình. Thực ra nó cũng chẳng mất gì, vì hiện tại thể chế nước này vẫn theo cơ chế thị trường, chỉ vì nó không muốn coi tất cả người Vê nê duy ê la được bình đẳng như nhau, xây dựng một xã hội bình đẳng hơn, xã hội hơn, người nghèo khổ có nhiều phúc lợi hơn.
Mâu thuẫn nội bộ này, lại được thổi bùng lên bởi liên quan tới bên ngoài. Để thực hành chính sách xã hội của mình, nước này đã liên minh với Cuba với chính sách Cuba gửi nhân sự y tế đổi lại dầu mỏ và từ đó được đưa vào « tầm ngắm » của Mỹ. Quan hệ với TQ, Nga càng tăng cái mâu thuẫn này lên.
Câu chuyện này càng khiến ta hiểu rằng, để có tiến bộ xã hội cho số đông mọi người không phải là điều đơn giản, và không phải cứ « hoà giải » là được. Không thể hoá giải giai cấp cũ với thể chế mới, chỉ có xoa bỏ nó thôi.
Khi nhin những điều này, tôi càng thấy trân trọng hơn với thành quả của hai cuộc kháng chiến của người VN ta (1945-1975), tạo tiền đề rất tốt để đất nước tiến bộ. Hiện nay, dù ở VN cơ chế thị trường đã đưa sở hữu tư nhân trở lại, nhưng tư nhân này là tư nhân của ta. Không phải là thứ tư nhân cũ, lòng đầy hận thù, chỉ muốn xoá bỏ thành quả cách mạng, để giữ lại những quyền lợi kinh tế, văn hoá, xã hội, mà chế độ thực dân cũ và mới mang đến cho nó. Bảo vệ quyền lợi một thiểu số mại bản nhân danh « dân tộc đểu », « nhân dân đểu ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 25 2019, 10:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #470

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung một chút vào cái vấn đề Vê nê duy ê la này cho nó đầy đủ. Vào đầu thế kỷ XXI này con đường của Vê nê duy ê la lại gặp VN. Đó là dưới thời tổng thống Chavez, VN (thông qua PVN) cũng đã đầu tư vào dầu khí ở đây, nhưng thất bại phải bỏ chạy, dưới thời cầm quân của ..Đinh La Thăng. Về mặt chính trị xã hội, việc VN đầu tư vào đây không sai về nguyên tắc, vì hiện tại do thế giới khan hiếm thị trường, khi hệ thống chính trị có đồng cảm với nhau, thì việc đầu tư để hai bên cùng có lợi là tất nhiên. Nhưng phải để ý tới lợi ích kinh tế, chính trị chỉ là cái mối mở đầu tạo cơ hội, chứ không phải là điều quyết định. Việc Vn đầu tư không được này, vừa nói lên sự non kém của mình, (theo như tin ngoài lề đúng sai không rõ thì do Đinh la Thăng tự động làm ẩu, tiền trảm hậu tấu) nhưng nó cũng thể hiện sự phức tạp của chính trường nước này, cũng như cách thức họ quản lý kinh tế có hiệu quả hay không.
Và ở đây một điều nữa lại lòi ra. Đó là muốn tổ chức xã hội có hiệu quả, thì phải có tầng lớp trí thức trung thành. Nhưng chính thể của Vê nê duy ê la hiện tại rất thiếu đội ngũ này, vì trí thức của nó đã gắn liền với giai cấp tư sản địa chủ cũ, nói một cách khác, chính quyền Vê nê duy ê la « cách mạng » về bộ máy nhà nước, tư duy xã hội nhưng lại không có tính « cách mạng » của hệ thống kinh tế. Ngược lại chúng đối đầu nhau, trong một cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt.
Chính sự yếu kém này, cùng với tác động của bên ngoài (đến từ phía Mỹ) mà kinh tế Vê nê duy ê la đi xuống, đẩy xã hội vào cùng khổ. Và khi đã bị đẩy vào cùng khổ, thì người dân lại phản đối lại chính phủ, để đòi một chính phủ về mặt bản chất sẽ đẩy họ vào con đường cùng khổ như từ khi họ độc lập đến này. Cái vấn đề nó lủng củng là như thế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 45 46 47 48 49 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC