Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 7 8 9 10 11 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

Phó Thường Nhân
post Jun 26 2019, 08:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #81

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện về nước Mỹ này, có thể coi như điểm khởi đầu của một chủ đề về bầu cử Mỹ sắp tới. Nhưng bây giờ có lẽ còn quá sớm.Dù sao thì cũng có thể bình luận một chút thế này. Hệ thống chính trị ở Mỹ hoàn toàn nằm trong phần ý thức hệ tư sản, là một nhà nước tư sản chuyên chính nhất trong thế giới tư bản. Điều này thể hiện rõ trong quyền lợi xã hội mà người lao động Mỹ được hưởng ít hơn rất nhiều, so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển khác ở châu Âu, vì thế cho nên không có chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, dù là chủ nghĩa xã hội kiểu tư sản, một chính khách nếu có xu hướng này, dù chỉ là ảnh hưởng rất nhỏ, không bao giờ lên nắm quyền được. Đây là trường hợp của Bernie Sanders.
Vì là cực tả của đảng Dân chủ, trong thực tế, tư tưởng của Sander có thể là tư tưởng của một đảng tư sản hoàn toàn độc lập, dạng đảng xã hội, hay đảng xã hội dân chủ ở Tây Âu. Nhưng điều đó không xẩy ra ở Mỹ . Tại sao ? vì hệ thống nhà nước Mỹ là một hệ thống chuyên chính độc tài nhất trong các hình thái đại nghị tư sản, chỉ có hai đảng tồn tại, bất chấp tư duy trong xã hội đa dạng thế nào. Nói một cách khác, hệ thống chính trị Mỹ một chiều nhất trong các nước Tư bản phát triển. điều này dẫn tới nhiều hệ luỵ.
1- Người dân Mỹ là người dân bị nhồi sọ nhất, và có nhận thức một chiều nhất trên thế giới.
2- So với các nước tư bản phát triển tương đương, nước Mỹ cũng phải trả giá đắt, với số lượng người tù chia trên dân số cao nhất trong những nước tư bản phát triển. Và người ta có thể hiểu ý nghia của chữ TỰ DO thế nào. Vì nếu là TỰ DO thật sự, thì làm sao có nhiều người tù như thế. Ngược lại ta không thể nói là, đấy không phải là xã hội kỷ cương.
3- Người Mỹ có phúc lợi xã hội tồi nhất trong các nước tư bản phát triển, có sự chênh lệnh giầu nghèo lớn nhất.
Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, khi đại chiến thế giới vừa kết thúc. Do nước Mỹ là bên thắng trận, nhưng lại không bị thiệt hại gì, do thiệt hại đã được Liên Xô lĩnh hết, vì chiến trường Liên Xô- Đức phát xít là chiến trường chủ đạo, tập trung tới hơn 70% súng đạn, vũ khí, hoả lực, số lượng người, ngược lại Mỹ do là công xưởng vũ khí của đồng mình, trở thành kẻ chủ nợ với những nước thắng trận (Anh, Pháp), là kẻ chiếm đóng những nước bại trận (Đức, Ý, Nhật). Trên toàn thế giới từ kẻ thắng người thua đều trầy vẩy, kiệt sức, kinh tế bị tàn phá. Điều đó dẫn tới một mình Mỹ chiếm tới hơn 50% thu nhập trên thế giới, hơn 50% sức sản xuất trên thế giới, tự nhiên lối sống Mỹ trở thành thời thượng. Nhưng khi kinh tế thế giới dần phục hồi, thì lối sống Mỹ, người ta chỉ có thể học, nhưng không thể bắt chiếc, vì nó có những đặc thù chỉ có nước Mỹ có. Cũng như không phải điều gì Mỹ làm cũng là hay.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 27 2019, 05:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #82

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay, ngồi ăn cơm với 1 đồng nghiệp, nhân thể nó khoe cái Apple Watch 399,99E Series 4.
Chú này cũng hay chơi sang, sau đó bàn về môi trường, nó cực lực ủng hộ môi trường, chỉ trích Mỹ và các nước khác k biết bảo vệ môi trường, tàn phá trái đấtèm, và rất không ưa tập đoàn dầu khí Total.
Vì thế, khi Total mua lại Direct Energie để trở thành Total Direct Energie thì chú k thèm mua điện của hãng này, chuyển sang bọn Planète Oui, lý do là bọn này dùng năng lượng sạch, k dùng năng lượng hóa thạch.
Mình bảo: bọn Planète Oui dùng thủy điện đến 95%, chỉ có 5% là gió, mặt trời, sinh khối, etc. và thủy điện thì tuy rẻ nhưng có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, ví dụ giảm lượng cá, ảnh hưởng đến dòng sông tuyen dưới, etc.
Sở dĩ Pháp chuộng thủy điện và hạt nhân, vì nó rẻ, k bị lệ thuộc vào nhập niên liệu, k bị tăng giá như nhiên liệu và thủy điện thì tuổi thọ cao hơn nhiệt điện, chứ môi trường chỉ là hình thức. Thế là nó chỉ trích mình theo huyêt âm mưu, và khẳng đinh, dù thế nào thì các năng lượng đó cũng k thải khí CO2, vậy là sạch rồi!!!
Hừm, cứ như khí CO2 là tiêu chí duy nhất để đánh giá sạch k bằng

Sau đó câu chuyện lan đến Nga, Ukraine. Nó kêu Nga chỉ có mỗi công nghệ trong ngành không gian, vũ khí, và 1 số ngành khác, còn lại ngành của bọn mình (Tin học), tao chả thấy nó có gì ngoài Kaspersky. À, nó cũng biết đến Yandex, nhưng chỉ biết đó là động cơ tìm kiếm như Google của Nga, chứ k biêt nó còn cung cấp vô số các dịch vụ cả gói và sản phẩm Internet, ecommerce, khác
Mình hỏi: thế mày đang lập trình bằng công cụ gì đó, chả là nó vẫn lập trình Java trong IntelliJ IDEA, chính là 1 sản phẩm IDE của công ty Jet Brains, là 1 công ty công nghệ của Nga (nhưng đăng ký ở Sec). Nó mới ngớ ra, thế Jet Brains là của Nga à? Sau đó thì search, và phát hien ra vô số sản phẩm của công ty này như PyCharm dùng để lập trình Python, GoLand dùng để lập trình Go, PhpStorm dùng để lập trình PHP, etc.
nhưng choáng nhất với nó là ngôn ngữ lập trình Kotlin, ngôn ngữ được Google quyết định là ngôn ngữ chính để lập trình cho Android, thay vì Java, và cả cái Android Studio, IDE chính của Google dùng để phát triển phần mềm trên Android cũng là sản phẩm của Jet Brains.
Trong đầu nó cứ nghĩ Kotlin và Android Studio là phát minh của Google. Thực tế thì Kotlin, Android Studio được Google hỗ trợ và lựa chọn, nhưng người làm ra nó thì là Jet Brains, và Kotlin được Jet Brains và Google tài trợ thông qua Kotlin Foundation.
Và đặc biệt, cái Web Browser nổi tiếng NgInx ai cũng dùng, mà mày đang dùng, cũng là của Nga đấy thôi.
Mình bổ sung thêm, cái xe ô tô Peugeot cũng được tạo ra 1 phần nhờ máy công cụ cơ khí tạo hình của Nga, và cái Apple Watch của mày, mặt kính Sapphire xịn của nó cũng là của hãng Monocrystal của Nga cung cấp đấy thôi

Qua đó thì thấy cái tuyên truyền lớn thế nào, dù đây là bên công nghệ, với người có chuyên môn, còn chả thèm tìm hiểu, chỉ theo tâm lý, thì với người ngoài ngành họ nghĩ thế nào? Ai cũng cho rằng, Nga ngoài công nghệ vũ khí, không gian và tài nguyên, thì hầu như k còn gì khác laugh.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jun 27 2019, 06:00 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 27 2019, 10:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #83

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tát mù theo mưa với ltbk một tí. Hãng Pegeot của Pháp sản xuất ô tô chắc cũng hơi giống cái Vinfast. Khởi điểm, vào đầu thế kỷ 20, hãng này sản xuất chai lọ để rắc hồ tiêu trên bàn ăn. Sau đó quay ra sản xuất xe đạp. Cái xe đạp Pegeot cũng nổi tiếng một thời ở VN thời thuộc địa, trước năm 1945. Từ sau đại chiến hai, thì chuyển sang sản xuất ô tô. Cơ sở đầu tiên là do mua lại hãng SIMCA (là một chi nhánh của hãng Mỹ, nếu tôi không nhầm là General Motor), y hệt như ông Vượng chắp ghép những chi nhánh sử chữa, bảo trì ô tô nước ngoài, mua lại ở VN thành VinFast. Nhưng Pegeot có được một thứ rất đặc biệt, là hệ quả của bên thắng trận trong đại chiến thế giới II. Đó là việc sản xuất ô tô với động cơ Diesel. Diesel là loại dầu nặng, lúc đầu thường bị thải đi trong quy trình lọc giầu, nhưng trong đại chiến thế giới, nước Đức phát xít đã phát triển động cơ dùng dầu Diesel, vì nước này không có dự trữ dầu lửa, mà dầu lửa là huyết mạch của nền kinh tế, cũng như của chiến tranh (xe tăng, xe tải không có dầu, thì làm sao chiến đấu được), vì thế cái gì cũng quý. Hãng phát triển loại động cơ này đầu tiên chính là Volkwagen, mà tên nghĩa của nó chính là “xe ô tô nhân dân” (Volk là dân, dân tộc, wagen là xe theo tiếng Đức). Đây cũng là hãng được Hitler và chính quyền phát xít trao nhiệm vụ sản xuất xe hơi cá nhân cho người Đức. Đức thua trận, tất cả tài liệu, bí mật sản xuất của động cơ này rơi vào tay phe chiến thắng, trong đó có Pháp, mặc dù Pháp thua ngay từ đầu, chỉ đóng góp chủ yếu trong phe đồng minh về chính trị. Loại động cơ Diesel này, Mỹ không khoái, vì nó thiếu gì xăng. Ngược lại ở Tây Âu, thời kỳ thiếu thốn thì Diesel lại là món hời. Vì thế Pháp, bao gồm cả Pegeot và Renault đều phát triển loại động cơ Diesel này dựa trên nghiên cứu sản xuất của Đức, và loại xe này bán rất chạy, vì Diesel rẻ hơn xăng thường.
Chỉ đến bây giờ loại động cơ này mới hết sức hấp dẫn, vì xả nhiều bụi tinh vi, nhưng chủ yếu là do tư duy môi trường mà giá dầu Diesel được đưa lên ngang giá xăng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 27 2019, 10:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #84

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mỹ cuối cùng cũng không dám đánh I ran, mặc dù bị mất một chiếc máy bay không người lái. Vì như tôi đã nói, có ném bom cũng chẳng có tác dụng gì, không kể việc I ran bắn hạ được máy bay cũng có nghĩa là máy bay Mỹ bay vào rất có thể bị thiệt hại. Thiệt hại mà không đạt được mục đích thì không làm là tất nhiên.
Nhưng điều tai hai hơn nữa là mặc dù mất một chiếc máy bay, nhưng Mỹ cũng không thể dùng cái cớ đó để lôi kéo đồng mình lập một mặt trận bao vây I ran. Bởi đơn giản là dù là đồng minh ông cũng “chơi” người ta thì làm sao mà lôi kéo được. Nga vẫn tiếp tục chơi với I ran, vì không chơi Mỹ cũng đã phong toả trừng phạt rồi, nghe theo Mỹ cũng chẳng được gì. TQ cũng sẽ chơi với I ran, vì dù không chơi, Mỹ cũng phát động chiến tranh thương mại rồi, nếu nghe lời Mỹ mà đình chiến thương mại được thì mới có động cơ. Chỉ còn lại EU để xem khối này tính toán thế nào. Và đây chính là phép thử để xem thế giới thay đổi ra sao. Đây cũng là phép thử để xem EU có dám độc lập với Mỹ không ?
Hiện nay, I ran đang doạ là sẽ tiếp tục chương trình hạt nhân, nhưng đồng thời cũng gửi tín hiệu tiếp tục tôn trọng thoả thuận mà Mỹ đã đơn phương rút bỏ. Đây là lời mời của I ran gửi tới EU. Tại sao lại thế ?
Bởi khác với Triều Tiên được TQ chống lưng, do vấn đề địa chính trị, sau lưng I ran không có nước nào cả. Nga là nước phối hợp với I ran giúp chính quyền Syria, nhưng cũng án binh bất động khi các lực lượng của I ran ở đây bị Israel tấn công. TQ cũng luôn đặt quan hệ với I ran cân bằng với quan hệ với Mỹ, không bao giờ ủng hộ ra mặt, vì thế I ran chỉ có thể trông vào chính mình. Trong trường hợp này, thì quan hệ với EU rất quan trọng, vì nó giúp nới rộng gọng kìm phong toả mà Mỹ đặt lên I ran.
Vấn đề là EU có dám bước đi không ? và tác động thật sự của việc này là thế nao ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 28 2019, 05:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #85

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ nhật này, VN sẽ ký hiệp định tự do thương mại với EU (gọi tắt là EVFTA). VN đã ký nhiều văn kiện kiểu này mà nổi bật là hiệp định với khối thị trường Nga, CPTPP với Nhật, Úc, Canada.. và một số nước quanh Thái bình dương (hiệp định này đáng nhẽ có cae Mỹ), hiệp định với Hàn quốc, và hiệp định chung của khối ASEAN. Nhưng trường hợp EVFTA có những đặc trưng của nó nên ta có thể phân tích ở đây.
Để ký được hiệp định này, VN có lẽ đã làm lobbying không ít với các nước trong EU, từ những nước trong phe XHCN cũ, giống như đòn bẩy, rồi trực tiếp đến những nước lớn như Ý, Đức, rồi Pháp. Như vậy hiệp định này có thể coi là thành công của VN được không ? lợi hại như thế nào ?
Đầu tiên phải nói rằng hiệp định này khác với các hiệp định khác bởi vì vị thế chính trị của đối tác, điều mà trong các hiệp định khác không có. Tất nhiên, VN đã có hiệp định với Nhật, nước đứng thứ 4 về kinh tế trên thế giới, rồi Canada, rồi Úc. Nhưng tất cả các nước này không thể có chính sách chính trị có thể tác động trực tiếp vào VN để kiếm chuyện, vì Nhật dù mạnh về kinh tế lại bị Mỹ quản lý, Canada và Úc thì độc lập hơn, nhưng khả năng quậy phá chính trị yếu. Hàn quốc thâm nhập kinh tế VN rất lớn và về mặt kinh tế có thể coi VN-Hàn như một khối, nhưng chỉ là một nước nhỏ, phụ thuộc chính trị vào Mỹ. Các đối tác khác như Đài loan, Sing, đều không thể tác động chính trị vào VN để « kiếm cháo ». Tất nhiên, nếu VN ký TPP như dự định ban đầu, thì EVFTA không chiếm vị trí này, nhưng vì Mỹ rút đi, nên EU có « vinh dự » là nước đầu tiên có vị trí chính trị lớn như thế. Tất nhiên còn có Nga, cũng là một nước lớn. Nhưng nước này, nếu không bị TQ xỏ mũi, thì điều kiện quan hệ với VN lại là nước bản chất là bạn bè, nên không có vị trí này được.
EU cũng là nơi tập hợp các nước thực dân cũ cáo già, như Pháp, Anh (giờ Anh đã rút đi), mà truyền thống của nó là chuyên gây sức ép để có lợi thế kinh tế từ chính trị. Người ta có thể dẫn ví dụ quan hệ EU-Châu Phi, nơi mà gà châu Phi, các nước nghèo mạt rệp như thế, lương rẻ như thế, mà cũng không thể cạnh tranh lại đùi gà đông lạnh EU, xuất xứ từ Pháp hay Đức, nơi mà giá nhân công đắt hơn chục lần. Về mặt công nghệ công nghiệp, tất nhiên VN không thể cạnh tranh được với EU. Nhưng nông nghiệp cũng được EU bảo hộ rất chắc. Thậm chí người ta còn nói rằng, EU thực chất là một cái Deal của Đức và Pháp giúp Pháp bảo hộ nông nghiệp, đổi lại Pháp là cái loa giúp Đức về chính trị. Tất nhiên điều này không còn đúng hoàn toàn, nhưng lịch sử vẫn còn đó.
Hiệp định này cũng là hiệp định được coi là « chất lượng cao », có nghĩa là nó kèm những điều kiện về bảo vệ vốn đầu tư, bảo vệ bí mật công nghệ, là những điều khoản rất dễ dàng bị biến thái thành can thiệp chính trị.
Rất may mắn là hiệp định này đã được chia làm hai khúc, giống như hai hiệp định độc lập do có quá trình thông qua khác nhau. Về tự do thương mại thì chỉ cần nghị viện châu Âu, ngược lại bảo vệ vốn thì mỗi nước phải thông qua. Nhưng tiềm năng nguy hiểm vẫn ở đó.
Vì thế hôm đầu tiên có tin, thì thấy báo VN đưa tin thuận lợi. Nhưng hôm sau thì tin đã có chừng mực hơn. Ví dụ, nếu EU hạ giá thuế về không, là cho những sản phẩm của VN. Nếu mang đồ Tầu dán mác lên để lấy lãi chênh lệch, thì nó sẽ bắt và cấm. Như vậy câu chuyện hoàn toàn có thể xẩy ra là đồ EU vào VN thuế bằng không, đồ VN sang EU, do sai xót 1, nó ách lại ngâm tôm, thì có nghĩa là VN chẳng được lợi gì cả. Giống như kiểu thị trường cá Ba sa ở Mỹ.
Như vậy phải hiểu rằng, hiệp định EVFTA này là một bước chuyển biến trong chính sách của phương Tây, đặc biệt là EU gỡ rào cản kinh tế đơn thuần (do các nước đã độc lập về chính trị, không còn tác động được), mà chuyển sang một loại rào cản khác, thông qua các kiểu môi trường, vêh sinh dịch tế, quy trình sản xuất.. tinh vi hơn, xảo quyệt hơn.
Đây cũng là lý do mà vì sao, ở ĐNA chỉ có Sing và VN có hiệp định kiểu này, còn các nước khác như Indo, Thái, thì không.
Vậy tại sao VN lại ký hiệp định kiểu này, Tất nhiên tôi không thể chui vào đầu các nhà kế hoạch chiến lược ở VN được, nên tôi sẽ phân tích nó từ cấu trúc kinh tế, mô hình phát triển của VN mà ra. Từ đó chỉ ra cái gì là do « số phận đưa đâỷ », cái gì là « sự tài giỏi của Đảng và chính phủ », và làm sao để hạn chế cái bất lợi trong hoàn cảnh này
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 28 2019, 08:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #86

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhưng gì tôi viết tiếp này có thể đưa vào chủ đề « tham nhũng, chính trị, dân chủ, đổi mới » mà root mới kéo nó lên lại. Tại sao ? vì những điều tôi nói tiếp đây có thể coi như ví dụ sử dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin làm công cụ phân tích cấu trúc xã hội VN và từ đó « đoán được » hướng phát triển, lý do của nó. Tất nhiên phân tích trong lĩnh vực xã hội, thì nó không thể chính xác như toán học. Nhưng nó cũng cho phép người ta nhìn nhận sự việc đỡ mơ hồ hơn. Cách thức phân tích là dựa trên cấu trúc giai cấp của xã hội, vai trò của nó, tác động của nó lên văn hoá, kinh tế, nhận thức xã hội nói chung. Tất cả những điều đó lại được xét trong một cái khung mở đó là tác động của bên ngoài lên nó, với ảnh hưởng kinh tế, văn hoá, xã hội, chiều hướng phát triển chung của thế giới, những mâu thuẫn của nó (tức là quá trình toàn cầu hoá) và VN ở đâu trong cái bàn cờ ấy. Đại khái là như thế.
Khi thống nhất đất nước vào năm 1975, giành được độc lập dân tộc thực sự, một yếu điểm của VN và cũng là của các nước đang phát triển nói chung, đó là thiếu một giai cấp tư sản dân tộc mạnh. Đây là điều khác cơ bản giữa VN so với các nước tư bản phát triển. Điều này cũng đúng cho cả TQ, Nga, mặc dù đây là những cường quốc. Có trường hợp như Nhật bản, họ đã có giai cấp tư sản này, từ sau cải cách Minh Trị 1868, nhưng giữa Nhật và các nước phát triển phương Tây khác lại khác về văn hoá.
Sau năm 1975, do là một nước XHCN, VN lại tách biệt với các nước đang phát triển khác, ví dụ như các nước ở ĐNA (ngoại trừ Lào, Cam pu chia). Từ đó VN có 4 điều đặc biệt, hội tụ tất cả sự khác bịêt có được trên thế giới
1- Khác biệt về cấu trúc xã hội không có giai cấp tư sản dân tộc. (như các nước đang phát triển so với các nước tư bản phát triển)
2- Khác biệt về văn hoá (giống như Nhật với phương Tây)
3- Khác biệt về thể chế chính trị (giữa Vn và các nước đang phát triển khác bị phương Tây khống chế).
4- VN là một nước có độc lập chính trị thật sự (giống như một nước phương Tây phát triển).
Việc VN không có một giai cấp tư sản mạnh không phải do trong thời gian xây dựng CNXH kiểu cũ, VN quốc hữu hoá, cải tạo tư sản mà ra. Vì tầng lớp tư sản bị cải tạo trong thời kỳ này chỉ là một loại tư sản manh mún, lệ thuộc, mại bản hay tiểu thương. Vì xuất phát điểm của Vn là một nước thuộc địa. Mà lại là thuộc địa của đế quốc không trọng công nghiệp, sinh hoạt theo kiểu cho vay lãi, là tư bản Pháp, đế quốc Pháp, nên tư sản VN càng yếu ớt. Đây cũng là điểm khác của hệ thống thuộc địa kiểu cũ giữa Anh và Pháp. Ở thuộc địa Anh, có tồn tại một giai cấp tư sản thuộc địa, còn ở thuộc địa Pháp, đặc biệt là VN, tầng lớp cấu kết với Pháp được Pháp sử dụng là phong kiến, địa chủ được tân trang lại, có quyền lợi đi liền với đế quốc Pháp. Từ đó mới xuất phát các dạng như Ngô Đình Diệm, và các chủ đất lớn ở Sài gòn cũ.
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, cho đến nay vẫn tồn tại trong dân gian, xã hội, đặc biệt ở những vùng quản lý của miền Nam cũ, quan niệm rằng ở đây đã tồn tại một xã hội phát triển, có công thương nghiệp, hơn hẳn miền Bắc và vùng giải phóng. Việc TP HCM hiện tại là đầu tầu kinh tế ở VN càng khiến người ta cho điều này là đúng. Nhưng thực ra sự khác biệt, và vai trò đầu tầu của TP HCM có được là do ngay từ thời thuộc địa, TP này đã là thủ phủ kinh tế của Đông Dương, đồng thời nó chưa bao giờ bị cắt đứt quan hệ với thế giới tư bản bên ngoài, chính vì thế khi VN quay về với hình thái kinh tế thị trường, thì hiển nhiên, sự quen thuộc này trở thành lợi thế. Hiện tại lợi thế này càng ngày càng giảm, và TP HCM nếu không cẩn thận còn có nguy cơ tụt hậu. Nhưng tư tưởng « miền Nam cũ cực phát triển » này vẫn được lề trái lưu truyền, thậm chí đến anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyễn Thành Chung, người đã lái F5 ném bom dinh độc lập còn nghĩ thế, thì đủ hiểu là nó phổ cập thế nào, và còn vượt qua cả nhận thức chính trị.
Trong thực tế thì dù trong Nam hay ngoài Bắc, giai cấp tư sản VN chưa bao giờ là chủ thể lãnh đạo chính trị, vì nó không tồn tại như một giai cấp sở hữu công cụ sản xuất. Ngược lại tầng lớp tiểu tư sản (tức là trí thức), hay tiểu thương thì rất đông đảo. Chính tầng lớp này sẽ phân rã ra, đi cùng với giai cấp công nhân và nông dân, tiến hành cách mạng hình thành nên nhà nước VN ngày nay, hay chỉ lo cơm áo gạo tiền cho riêng nó, có tinh thần quốc gia mồm, mà « dinh tê » về vùng Pháp chiếm đóng, trở thành nhân sự của nhà nước thực dân, rồi miền Nam cũ. Mà chủ thể của nó là địa chủ (thời Diệm) hay là một nhóm quân phiệt được Mỹ chống lưng (thời Thiệu).
Khi nhà nước VN tiến hành đổi mới năm 1986, do cơ chế kinh tế thị trường, một tầng lớp tư sản được tạo ra, mà bây giờ được gọi là doanh nhân, hay « đại gia » (nếu thành công thật ..hay ảo mà biết đánh bóng). Nhưng dù có tồn tại, họ vẫn chỉ là một tầng lớp xã hội, chứ không phải là một giai cấp. Còn nếu nhầm đó là một giai cấp, trao quyền cho nó, thì ta sẽ có được hình ảnh nước Nga thời Elsine.
Không những thế, nếu xét sự phát triển của các nước châu Á mới nổi,thường là nằm trong vùng văn hoá Nho giáo, như VN kiểu Hàn, Đài, Sing, ..và thậm chí cả Nhật, là nước đã tư bản hoá cả 100 năm trước, mặc dù có giai cấp tư sản thật sự, giai cấp này vẫn rất gắn kết với bộ máy quan liêu của nhà nước, thực hành những điều mà nhà nước yêu cầu, và không độc lập. Điều này trái với sự phát triển tự nhiên ở phương Tây, nơi mà giai cấp tư sản hình thành trong lòng xã hội phong kiến phương Tây rồi lật đổ nó. Ở châu Á, tư bản được nặn ra gắn với nhà nước, với chế độ quan liêu. Tôi giải thích điều này bằng sự sinh sau đẻ muộn của giai cấp này ở châu Á, dưới sức ép từ bên ngoài, chứ không phải là sự phát triển nội tại của xã hội tạo ra. Hiện tại, việc công nghiệp hoá thành công ở các nước Nho giáo kể trên, gắn liền với sự can thiệp tích cực của nhà nước. Ngược hoàn toàn với thuyết liberalisme mà phương Tây vẫn rao giảng.
Ở VN, những viêc này còn diễn ra muộn hơn nữa, chỉ từ năm 1986, thì khả năng trông chờ vào các « đại gia » như một giai cấp « tự nó » , « vì nó » để có thể lãnh đạo đất nước là một sự hão huyền.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 4 2019, 10:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #87

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy khi mở cửa cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài, thì tư bản nước ngoài trở thành một trong những trụ cột của kinh tế. Vì trong nước không có vốn và cũng không có tư sản. Ở đây tôi muốn nói tới tư sản cỡ lớn, chứ không phải là người làm tự do chạy gạo từng bữa, hay là mấy ông « bầu » thường xuyên được media VN đưa tin.
Cách đây khoảng một năm, đọc trên báo VN chính thống nói về thị phần của các thành phần kinh tế, bây giờ tôi chỉ còn nhớ đại khái, không hoàn toàn chính xác, nhưng nó cũng cho ta thấy cấu trúc kinh tế VN, cũng như các tầng lớp xã hội tạo ra nó. Trong đó khối quốc doanh chiếm 40% PNB, khối FDI nước ngoài chiếm 40% PNB, tư nhân 20%PNB. Trong tư nhân, 80% là các hãng nhỏ dưới 3 người, và các hảng nhỏ này đóng góp .. 1% PNB. (nhưng tư liệu này tôi không nhớ chính xác, nhưng nó không sai với sự thật, vì nếu có chính xác thì nó cũng không thay đổi bức tranh kinh tế). Dù chiếm có 40% PNB nhưng FDI chiếm tới 80% xuất khẩu. Và trong các FDI ấy, bảng vàng dành cho Samsungs.
Từ đó nó dẫn tới một điều kỳ lạ. Đó là số lượng hàng hoá từ VN sản xuất cho thị trường thế giới lên tới 200 tỉ đô, vượt cả toàn bộ châu Phi cộng lại trong thương mại quốc tế, nhưng PNB của VN chỉ là 224 tỉ. Tỉ số giữa thương mại quốc tế trên PNB, tức là độ mở (hay độ phụ thuộc vào thị trường quốc tế của VN) gần như đỉnh cao nhất thế giới. Ngay cả các nước tư bản phát triển như Pháp, độ mở của nền kinh tế, tức là sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài thấp hơn nhiều.
Khối quốc doanh, vì là kinh tế thị trường, nên ta có thể coi đó là tư bản nhà nước. Nếu tạm coi tỉ trọng PNB của từng nhóm là độ quan trọng của nhóm dân xã hội đó, thì ta dễ thấy nhóm nước ngoài cực kỳ quan trọng, thị trường trong nước rất nhỏ, tỉ số tiểu thương tiểu tư sản rất lớn. Vậy làm sao mà khối nước ngoài lớn như vậy vẫn chưa biến được Vn thành một dạng nước cộng hoà chuối (banana republic) ? cái cụm từ này là lấy theo ví dụ của các nước Trung Mỹ, khi hãng United Fruit chuyên trồng chuối để phục vụ cho thị trường nước Mỹ, lúc đầu tư vào đã khuynh đảo chính trị, biến các nước này thành bù nhìn.
Nó có mấy nguyên nhân sau.
1- Các nước đầu tư vào VN là những nước không có vai vế chính trị : Hàn, Đài loan. Và tại sao lại thế vì nhờ có Embago Mỹ. Embago của Mỹ đã ngăn cản sự thâm nhập của chính các hạng Mỹ.
2- Vẫn còn có một bộ phận tư bản nhà nước quan trọng, nhà nước vẫn khống chế được phần năng lượng, an ninh thực phẩm
3- Quân đội được trang bị thông qua các nước không có lợi ích kinh tế kiểu thực dân ở VN (Nga).
4- Hệ thống chính trị nhất thống (Đảng kiểm soát nhà nước cứng, nhà nước thâm sâu).
Nhưng điểm này đã khiến VN là ví dụ ngược của quan niệm kiến trúc hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Kinh tế quyết định chính trị.
Ảnh hưởng ngược của Embago là số phận đưa đẩy, việc Hàn, Đài thành những nhà đầu tư lớn cũng là số phận đưa đẩy, việc nước nghèo, thị trường nội địa khó nhằn, dẫn đến việc VN thành điểm sản xuất cũng là số phận đưa đẩy.
Còn việc VN làm được, đó là giữ vững hệ thống chính trị, từ đó có ổn định. Nhưng những quyết định « tự do thương mại » lại là điêù VN làm để hấp dẫn thêm FDI, giữ chân nước ngoài, chứ không phải để xây dựng một nền kinh tế dành cho tư bản trong nước, bảo hộ thị trường cho nó.
Đây có lẽ là lý do thâm sâu, để VN gần như là quán quân về các thể loại FTA trên thế giới. Và việc biến VN thành cái HUB sản xuất hoàn toàn đi theo nhu cầu mà FDI cần. Điều mà các nước như Thái, Indo, .. không làm.
Việc có một tầng lớp tiểu thương, thị dân đông đảo, đã khiến các tư tưởng dân chủ tư sản như tự do cá nhân, tự do ngôn luận, dư luận, ..hấp dẫn thu hút xã hội hơn. Nhưng những tư tưởng này không có cái đế kinh tế để hoạt động theo một thể chế đa nguyên đa đảng, do sự sở hữu công cụ sản xuất của người nước ngoài, và cũng vì thế VN không thể áp dụng thể chế đại nghị tư sản được. Thể chế đại nghị tư sản là chuyên chính tư sản, khi giai cấp này nắm quyền điều khiển nhà nước. Nhưng ở VN nó có đâu.
Nhưng không vì thế tự do cá nhân, tự do ngôn luận, dư luận cũng sẽ phát triển ở VN, bởi những điều này phụ thuộc vào cơ chế thị trường chứ không phụ thuộc vào thể chế chính trị. Chỉ có điều lề trái sẽ buôn nó coi việc tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tác động của dư luận ..chỉ là của thể chế đa nguyên đa đảng. Nhưng những điều này không phụ thuộc vào đấy, mà nó phụ thuộc vào sự phát triển của đô thị, của tâng lớp thị dân tiểu tư sản, sự phát triển của kinh tế thị trường, trên cái đế của một nhà nước pháp quyền.
Nhưng yếu điểm của tự do ngôn luận trong xã hội VN là gì ? Đó là nó là sản phẩm của thị dân, của trí thức tiểu tư sản. Kết quả là nó năm cha ba mẹ. vì tầng lớp tiểu tư sản là tầng lớp người giao động. giao động giữa nhân dân lao động và ích kỷ cá nhân. Giao động giữa người lao động và tư sản, bất kỳ nó tới từ đâu. Lấy ví dụ, một trí thức Vn đi học ở Pháp về thì sẽ bảo vệ Pháp, đi học ở Mỹ về sẽ bảo vệ Mỹ, đi Nga thì yêu Nga, vì họ không có một cái đế giai cấp rõ ràng. Ở một xã hội tư sản bình thường, phát triển, thì trí thức tiểu tư sản sẽ bị giai cấp tư sản khoá mõm lại bằng cái dạ dầy, nhưng vì ở VN giai cấp tư sản không đủ mạnh tới mức ấy, mang yếu tố mại bản, lại có vai trò quan trọng của tư bản nước ngoài, mà giai cấp tiểu tư sản sẽ phân hoá theo hai cực : những người hướng về dân tộc, chủ quyền dân tộc có khuynh hướng mác xít. Và những người còn lại học lỏm được cái gì, được ai nuôi dậy. Và tất nhiên kiểu tự do ngôn luận này sẽ có hại cho VN, vì nó là một thứ bánh vẽ, tuyên truyền nhưng lại được họ coi là tiến bộ, hợp thời, cập nhật.
Người ta có thể lấy một vài ví dụ. Trong bộ phim truyền hình của Mỹ, có thể nói là có quan điểm tiến bộ nhất, nhìn từ phía người Mỹ về cuộc chiến tranh của họ ở VN, trong phim đã đưa những lời nói của nhà văn Nguyên Ngọc, một nhà văn có một ký ức và cống hiến kháng chiến đáng nể, nhưng những lời ông ta nói về Bác Hồ thì quả là hồ đồ. Một nhân vật khác, tác giả của hai tập sách đánh giá lịch sử VN thời kháng chiến kiểu « nhìn qua lỗ khoá », cũng hoàn toàn được đào tạo chính quy.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 7 2019, 11:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #88

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ sung chút tin trước khi bác Phó post phần tiếp:

Bạn Lê TK dịch tin từ báo Ukraine:

Phản ứng trước việc nghị viện châu Âu PACE bỏ phiếu khôi phục tư cách thành viên của Nga (sau vụ bị treo từ hồi sáp nhập Crimea), bất chấp phản đối quyết liệt của Ukraine, Anh, Ba Lan, 3 nước Baltic, Ukraine đã hủy lời mời đối với Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) tới giám sát cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ở Ukraina.
Một nhóm quan sát viên đầu tiên PACE đã tới Kiev song buộc phải bỏ dở công việc và rời Ukraina.
Chủ tịch hội đồng PACE rất lấy làm tiếc vì điều này và tuyên bố rằng Ukraina có nghĩa vụ phải mời các quan sát viên của PACE để theo dõi và giám sát các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.


(@click here)




Theo Sputnik news, Tổng giám đốc Tập đoàn Roscosmos, cựu thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết rằng Nga muốn tận dụng tên lửa chiến đấu Voevoda vào mục đích dân sự

Thông tin trên được ông Rogozin đưa ra sau chuyến thăm doanh nghiệp quốc phòng Krasnmash ở Krasnoyarsk ngày 6/7.
“Có một phương pháp được gọi là xử lý thông qua việc phóng tên lửa... Chúng ta có thể dễ dàng áp dụng cho các dự án liên quan đến việc đưa tàu vũ trụ nhỏ lên quỹ đạo dân sự. Vấn đề này đang được bàn bạc”, ông Rogozin cho biết.

Tổng giám đốc Tập đoàn Roscosmos cho rằng cần áp dụng cách trên đối với các tên lửa chiến đấu đã được loại bỏ khỏi nhiệm vụ trực chiến.

Vẫn theo Tổng giám đốc Roscosmos, công nghệ tạo ra vòng đời khép kín như vậy cũng có thể được sử dụng trong các tên lửa mới nhất, như tên lửa Sarmat hiện đang được thử nghiệm.

Theo ông này, việc xử lý tên lửa phải được thực hiện với lợi ích tối đa.



Bổ sung chút là tên lửa SOuyz của Nga hiện vẫn đưa đón các nhà du hành vũ trụ Nga và quốc tế (Mỹ, etc.) lên trạm vũ trụ ISS cũng chính từ một quả tên lửa đạn đạo của Liên Xô trước đây được dân sự hóa



Một chỉ huy cấp cao của Iran, Thiếu tướng Gholamreza Jalali, người đứng đầu Phòng thủ thụ động của Iran cho biết, Mỹ đã yêu cầu Iran được tấn công hạn chế 1 khu vực nào đó k quan trọng ở Iran sau vụ máy bay không người lái bị bắn hạ để giữ mặt mũi, nhưng phía Iran từ chối



Một ngày sau khi máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ ở vùng Vịnh, các quan chức Iran nói với hãng tin Reuters hôm 21/6 rằng, thông qua Oman, Tehran đã nhận được một thông điệp từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump, với nội dung nói rằng Washington sắp tấn công Iran.

"Sau khi bắn hạ máy bay không người lái Mỹ xâm phạm không phận của chúng tôi, thông qua các phương tiện trung gian ngoại giao, Mỹ nói với chúng tôi rằng họ muốn tiến hành một chiến dịch hạn chế ở khu vực không quan trọng và vắng vẻ để giữ thể diện đồng thời yêu cầu chúng tôi không phản ứng lại. Tuy nhiên câu trả lời của Iran là chúng tôi xem mọi chiến dịch đều là sự khởi đầu của chiến tranh", Thiếu tướng Gholamreza Jalali, người đứng đầu Phòng thủ thụ động của Iran cho biết.

Mỹ vẫn tiếp tục nhập thêm các động cơ tên lửa RD-180 của Nga dùng cho các vụ phóng tên lửa Atlas-3, Atlas-5, cho đến giờ vãn chưa chế tạo được động cơ thay thế có hiệu quả tương đương

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 8 2019, 12:20 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 9 2019, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #89

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi sẽ dừng lại phân tích giai tầng tiểu tư sản này một chút, vì đây là một trong những đặc trưng của xã hội VN, cũng giống như việc tư bản nước ngoài thông qua các FDI là động cơ của nền kinh tế, đồng thời là phần lớn nhất của tư bản tư nhân, vượt hẳn tư bản tư nhân VN và tiểu thương VN. Từ đó mà xoi lại đường đi nước bước của chính sách kinh tế nhà nước, cũng như những mâu thuẫn mà nó tạo ra. Cách phân tích cấu trúc này là một phương pháp rất cổ điển của chủ nghĩa Mác, với những tác phẩm chuẩn như việc Lê nin phân tích tư bản Nga, hay Mao Trạch Đông phân tích địa chủ TQ ở Hồ Nam, hay tổng bí thu đầu tiên của Đảng Trần Phú, phân tích xã hội VN vào nhưng năm 20,30.
Giai tầng tiểu tư sản ở VN thực sự là những người nắm quyền lực hiện tại. Vì Tiểu tư sản là trí thức. Ngay một người gia đình nông dân hay công nhân, khi đi học , đi làm vận dụng kiến thức của mình để mưu sinh cũng sẽ trở thành tiểu tư sản dù có nguồn gốc nông dân, công nhân. Nếu lại sống ở đô thị, nếu trong gia đình buôn bán tiểu thương, thì mầu sắc tiểu tư sản này càng rõ rệt. Ví nó có đủ mọi cấu thành : kiến thức, thị dân, sinh sống độc lập của tầng lớp người này. Sự khác nhau về tâm lý, nhìn nhận, lối sống của một tiểu tư sản trí thức làm việc trong bộ máy nhà nước, và tiểu thương, thị dân không khác nhau.
Với kinh tế thị trường tự do hiện tại, khi mà cuộc sống của mỗi người phụ thuộc nhiều vào sự cố gắng của chính họ (cả cố gắng tốt và xấu), khi mà lợi ích cộng đồng bị đẩy xuống thứ yếu (do hình thái kinh tế tư nhân), thì tầng lớp tiểu tư sản này càng có xu hướng chuyển dịch về tâm lý cá nhân chủ nghĩa,bị đẩy dịch về phái hữu, tức là gần với giai cấp tư sản hơn là về với giai cấp công nhân và nông dân. Đây là luật bất thành văn, từ tâm lý người ta mà ra.
Nhưng vì ở VN không có giai cấp tư sản, tồn tại như một lực lượng xã hội độc lập, nên những nhận thức này của họ không có cái đế kinh tế để bám.
Không kể, hiện tại, một bộ phận nhỏ của tiểu tư sản cũng chuyển thành tư sản. Chỉ cần nhìn vào lai lịch lịch sử của các « đại gia » hiện tại ở VN, xuất xứ của họ thì đều có thể thấy điều đó. Từ người đang nổi như Phạm Nhật Vượng, đến kẻ đang ngồi tù như Bầu Kiên.
Nhưng người tiểu tư sản hiện đang nắm quyền lực trong nhà nước, do sự phát triển tư duy mà tôi nói ở trên, đều nhìn nhà nước như « một con lợn béo mà ai cũng muốn bấu một tý », chức quyền phải đổi ra tiền. Và như vậy ngoài tiểu tư sản tự do trở thành tư sản, còn có việc tiểu tư sản nắm quyền trong nhà nước, lợi dụng chức quyền để « bấu véo », trở thành tư sản, hay tạo điều kiện để con cái, gia đình trở thành tư sản « ô dù », tư sản thân hữu.
Chính vì thế mới có câu chuyện, mặc dù ông làm cho nhà nước, sống bằng vú sữa của nó, nhưng ông lại ước mơ ngược. Cái ước mơ ngược này lại không có đế, mà do bơm mớm của nước ngoài tiêm vào. Nó được tiêm bởi tuyên truyền của phương Tây, nhưng nó cũng là của lề trái, cũng như từ lợi ích cá nhân thực tiễn mà ra.
Hiện trạng xã hội của Vn như vậy, thực ra cũng là hiện trạng của cả Nga, TQ, các nước đang phát triển. Vì ở tất cả các nước này giai cấp tư sản nội địa đều không phải tự nhu cầu phát triển của xã hội tạo ra, mà do đất nước bắt buộc phải tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu theo hình thái tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường từ khi giai cấp này xuất hiện ở phương Tây, và đặc biệt trở nên sâu sắc vào đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc, tạo lập thuộc địa, và ở trong nhưng thuộc địa này một tầng lớp tư sản đã ra đời, bao gồm tư sản mại bản, và tiêủ tư sản và đặc biệt phong kiến được tư bản nước ngoài giữ lại để làm tay sai. Cấu trúc một xã hội thuộc địa như ở VN, bao gồm tư bản nước ngoài, phong kiến, tư sản mại bản, tiểu tư sản. Trong đó tiểu tư sản là lực lượng vận hành nhà nước. Tất nhiên luôn có công nhân và nông dân. Chế độ thực dân tồn tại được vì cái đế của nó là tư bản nước ngoài nắm quyền, cấu kết với phong kiến, tư sản mại bản, sử dụng tiểu tư sản để vận hành nhà nước, với một thiểu số tiểu thương ở đô thị. So với cấu trúc xã hội Vn hiện tại, ngày nay tư bản nước ngoài rất lớn, nhưng không nắm được quyền chính trị. Tiểu tư sản nắm quyền điều hành nhà nước trong một liên minh với công nhân và nông dân (bản chất liên minh này sẽ nói sau) , phong kiến hoàn toàn biến mất, tiểu thương tiểu chủ ngày càng nhiều đi đôi với phát triển đô thị, đô thị hoá. Công nhân ngày càng đông đảo, nông dân giảm dần.
Để nói cho đủ, ta cũng nên thêm vào cấu trúc của nhà nước VN cộng hoà cũ, ở trong vùng mà nó kiểm soát được. Ở đây tác động trực tiếp của tư bản nước ngoài biến mất, mà thay vào đó là phong kiến (điển hình gia đình Ngô Đình Diệm), tiểu tư sản vẫn được dùng để điều hành nhà nước, nhưng vẫn không có tư bản dân tộc, mà chỉ có tư sản mại bản, vì khi « trả độc lập », cấu trúc kinh tế vẫn được giữ nguyên. Vào thời Nguyễn văn Thiệu, lúc này ảnh hưởng của địa chủ biến mất, do chiến tranh kéo dài, nhưng quyền lực nằm trong tay quân phiệt, tức là nhóm tướng lĩnh của quân đội VN cộng hoà. Vì thế mặc dù được Pháp nặn ra từ năm 1948 (sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc 1947), có hình thái một nhà nước đại nghị đa nguyên đa đảng, chế độ VNCH chưa bao giờ hoạt động được như các « trí sĩ tiến bộ » mơ ước mà chỉ là hoặc nhà nước phong kiến trá hình (Diệm) hay là một dạng độc tài quân sự (chế độ Thiệu).
Hiện nay. Mâu thuẫn lớn nhất của xã hội VN là tham gia vào một quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nhằm phát tiển một nền kinh tế thị trường. Hệ quả của nó là những giá trị mà giai cấp tư sản thế giới mang lại như tự do cá nhân, tự do ngôn luận, nhà nước pháp quyền.. Nhưng cơ chế này, về nguyên bản cần một giai cấp tư sản mạnh thì mới phát huy được tác dụng của nó (đây là tôi đã bỏ ngoài việc sử dụng nó như một sức ép chính trị, chỉ nhìn nhận đơn thuần tính triết học, lý thuyết), trong khi VN hoàn toàn không có giai cấp này.
Nhưng không chỉ có thế, bản thân kinh tế thị trường cá thể, sẽ dẫn tới sự phân hoá xã hội sâu sắc. Tất cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đều có vấn đề này, nhưng cách giải quyết của nó là đi xâm chiếm thuộc địa (Anh, Pháp) hay mở rộng lãnh thổ, giết người da đỏ(Mỹ) để đẩy cái nghèo đói ra ngoài, bóc lột bên ngoài để bù bên trong đến cả trăm năm mới được như bây giờ. Nhưng VN không thể làm điều đó, ngoại trừ bóc lột chính người mình. Cũng chính vì sự mâu thuẫn phân hoá này, mà chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (như ước mơ cao nhất) ra đời. Hay nói cách khác chủ nghĩa xã hội chính là một biện pháp điều hoà được mâu thuẫn, để có thể công nghiệp hoá được mà tất cả đều được lợi. Ở đây ta có thể thấy được cách thức công nghiệp hoá kinh tế tập trung của Liên Xô cũ, hoặc hình thức công nghiệp hoá của TQ hiện tại.
Khi tôi nói tới đây, thì tất nhiên sẽ có câu hỏi. Hiện tại, nếu giai tầng tiểu tư sản lãnh đạo nhà nước, trong khi xu hướng của nó cứ nhao ra tư sản nước ngoài, hay muốn « cấu véo » nhà nước để làm của riêng, thì cái đế của nhà nước VN hiện tại là gì.
Câu trả lời của tôi : Cái đế của nhà nước VN hiện tại chính là Đảng. Trong quá trình công nghiệp hoá, Đảng đã thay thế giai cấp tư sản để lãnh đạo nhà nước. Chính nhờ có đảng mà nhà nước VN mới đứng vững được. Đảng chính là xi măng hàn gắn các mảng nhà nước và xã hội với nhau.
Nhưng có hai điều nữa cũng quan trọng không kém. Đó là chủ nghĩa xã hội và sở hữu quốc gia.
Sở hữu quốc gia đã thay thế vai trò kinh tế của giai cấp tư sản tư nhân, sở hữu quốc gia trong một nền kinh tế thị trường chính là một dạng tư bản nhà nước. Hiện tại, phần sở hữu quốc gia của VN vẫn còn tương đương với phần FDI. FDI ở VN hiện tại có những đặc trưng không thể « lái » nhà nước được, như đã nói. Vì thế mặc dù VN có phần FDI lớn trong nền kinh tế, nó cũng không (hay chưa) biến VN thành cộng hoà chuối (banana republic). Nhưng một ngày nào đó, khi sở hữu nhà nước giảm thiểu, hoặc biến mất (do giai tầng tiểu tư sản nắm quyền muốn tư hữu hoá thành tư sản thân hữu, lợi dụng chức quyền để phá phách nó, rồi cổ phần hoá rẻ tiền), trong khi tư sản dân tộc không hình thành được, thì câu chuyện sẽ đổi khác. Gần đây thôi, chủ BIG C, là tư sản Thái gốc Hoa, dừng đểu hợp đồng dệt may mà đã nhộn nhạo cả lên, thì việc không có tư bản dân tộc, không có tư hữu nhà nước để ổn định kinh tế là điều cực nguy hiểm.
Chủ nghĩa xã hội. Đây là một định hướng chính trị quan trọng, nó có tác dụng điều hoà mâu thuẫn trong xã hội, làm cho tiến bộ xã hội ai cũng được hưởng không ít thì nhiều, trực tiếp hay gián tiếp.
Chủ nghĩa xã hội là hình thức thứ 3 để công nghiệp hoá, từ khi có cách mạng công nghiệp và gắn với nó là sự ra đời của tư bản ở Tây Âu :
Hình thức đầu tiên là công nghiệp hoá ở phương Tây thế kỷ XVIII điển hình là Anh, Pháp, Mỹ, Hà lan, cùng với các « version » : Đức, Nhật, Ý. Bắt đầu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII
Kế đó hình thức thứ hai là cách mạng tháng mười Nga, công nghiệp hoá ở Liên Xô,đầu thế kỷ XX.
Chúng ta (VN) là hình thức thứ ba : giải phóng dân tộc, đánh đổ phong kiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội. TQ cũng ở trong hình thái này từ giữa thế kỷ XX.
Và có cả hình thức thứ 4, đó là cách mạng hồi giáo I ran. Hay là cách thức công nghiệp của các nước Hồi giáo.( 1979)

Mỗi hình thái công nghiệp hoá, đều có những giá trị nhân sinh đi kèm, phù hợp với các giá trị lịch sử, văn hoá, nhân văn, tôn giáo ở đó. Với hình thái đầu tiên đó là tự do(liberty) trong đó có cả tự do bóc lột từ đó mới dẫn tới hình thức thứ hai.

Hình thức thứ hai (cách mạng tháng 10 Nga) lại mang theo giá trị nhân bản là bình đẳng, chủ nghĩa cộng sản và những nét đặc trưng ở Nga (chủ nghĩa Lê nin)

Hình thái thứ 3 (của VN, TQ) lại mang mầu sắc dân tộc, dân chủ (không phải là dân chủ tư sản), chủ nghĩa xã hội (thực ra là chủ nghĩa cộng đồng) với nét đặc trưng ở đây. Ở TQ là chủ Nghĩa Mao. Ở VN là chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh. Nhưng cả TQ và VN đều chung nhau một cách hiểu chủ nghĩa Mác – Lê, đó là chủ nghĩa Mác – Lê nin Nho giáo, hay chủ nghĩa Mác-Lê nin Đông Á. Đảng ở VN về mặt truyền thống là kế thừa tầng lớp văn thân Nho giáo ngày xưa.

Hình thái thứ 4, là hình thái của các nước Hồi giáo, được I ran mở đầu. Đây là cách thức công nghiệp hoá phù hợp với các giá trị văn hóa Hồi giáo.

Điều đáng chú ý là cả ba hình thái hiện đại nhất để công nghiệp hoá đều được tiến hành mà không có giai cấp tư sản dân tộc, là phản ứng với sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc. Và ở cả ba cách, một tổ chức chính trị tổng thể cũng bao trùm lên thay thế vai trò giai cấp tư sản dân tộc. Ở VN, TQ, Liên Xô cũ, là ĐẢNG. Ở I ran là giai tầng tăng lữ. Ngay cả ở Nga hiện tại, dù bắt chiếc phương Tây, nhưng trong thực tế cũng là một đảng (đảng nước Nga thống nhất) dựa trên cái đế KGB cũ thì mới bình ổn mà phát triển được.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 11 2019, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #90

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bình luận nóng một chút về I ran, vì thực ra nó cũng có giá trị ví dụ, cho phần viết tiếp theo. Sau sự kiện Anh bắt một tầu chở dầu của I ran ở eo biển Gi bơ ran ta, rồi sau đó Ai cập bắt một tầu khác cũng của I ran đi qua kênh đào Xuy Ê, rồi việc I ran định dẫn độ không thành một chiếc tầu chở dầu của Anh trong vịnh Ba tư, đã cho thấy mùi vị sự việc đang chuyển từ từ « sự kiện Vịnh Bắc bộ » sang « sự kiện Trân Châu Cảng ».
Sự kiện vịnh Bắc bộ, như mọi người đều biết là việc Mỹ vu oan cho VN để có cớ ném bom miền Bắc. Còn sự kiện Trân châu cảng là việc Nhật tấn công Pearl Habor (Trân châu cảng), tuyên chiến với Mỹ, khiến Mỹ tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ II.
Nhưng ít người biết rằng, trước khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, thì hai bên đã thương lượng với nhau một thời gian rất dài, bắt đầu vào thời điểm Nhật đánh chiếm Mãn Châu (1931). Theo đó Mỹ yêu cầu Nhật rút khỏi TQ, đổi lại Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp dầu mỏ cho Nhật. Vào thời điểm Nhật tấn công Trân Châu Cảng, thì Mỹ đã quyết định cắt đứt việc cung cấp dầu cho Nhật. Và để thoát được điều đó, vì không có dầu mỏ, thì Nhật không thể tiếp tục chiến tranh, nên Nhật đã quyết tâm đánh chiếm In đô nê di a, là nước sản xuất dầu mỏ duy nhất ở châu Á vào thời điểm đó. Vì thế cho đến nay, nếu lịch sử chính thống thế giới, đều coi việc Nhật tấn công Mỹ là bất thường, Nhật là kẻ gây chiến, thì có một phần giới sử gia (thiểu số, chủ yếu ở Nhật) lại coi là Nhật bị Mỹ lừa ép vào cảnh phải đánh, người ta còn có dẫn chứng là khi Nhật đánh Pearl Harbor, thì các tầu sân bay của Mỹ đều không ở cảng, và vì thế không bị phá huỷ. Điêù này có cái gì đó như lặp lại trong quan hệ Mỹ-I ran hiện nay. Như vậy phải hiểu cái lô gíc của Mỹ như thế nào. Điều đầu tiên đập vào mắt người quan sát, đó là việc Mỹ luôn tìm cách đặt mình vào vai trò nạn nhân. Nạn nhân thật hay nạn nhân giả tạo. Thậm chí ngay trong quan hệ với Bắc Triều Tiên, một người bình thường không thể nghĩ rằng nước này có thể đe doạ Mỹ, trong khi hỏi công luận Mỹ, thì dư luận lại cho rằng Triều Tiên là kẻ thù đáng sợ nhất. Đủ hiểu sức mạnh tuyên truyền của media « tự do ngôn luận » Mỹ mạnh thế nào
Sở dĩ thế, có lẽ vì nước Mỹ có rất nhiều quyền lợi đối kháng giữa các nhóm và để quyền lợi một nhóm nổi lên thành quyền lợi nước Mỹ, thì nước Mỹ phải là « nạn nhân ». Vì thế trong một quyết định của nhà nước Mỹ nó sẽ có hai mặt.
1- Quyền lợi giới tư bản Mỹ muốn. Đây là cái đế cấu trúc, quyết định hành động cuả nhà nước Mỹ. Đây có thể gọi là bản chất.
2- Cái cớ sử dụng để biến mình thành nạn nhân. Đây là hiện tượng.
Hiện nay, trong quan hệ với I ran, có lẽ có những cấu thành này của tư bản Mỹ có quyền lợi đối kháng muốn đánh I ran.
1- Quyền lợi của tư bản dầu mỏ. Hiện nay Mỹ đã cho phép xuất khẩu khí và dầu, vì thế giết các đối thủ sản xuất dầu khác bằng các cớ chính trị, sẽ giải phóng thị trường dầu xuất khẩu cho Mỹ. Cũng chính vì điều này mà quan hệ Mỹ - Nga là đối kháng. Quyền lợi này hơi giống quyền lợi đánh Hoawei của TQ.
2- Quyền lợi của tư bản tài chính. Giới tư bản này cần giữ địa vị độc tôn của đồng đô la, như là đồng tiền dự trữ. Và điều đó chỉ có thể làm được nếu việc thanh toán mua bán dầu mỏ sử dụng đồng đô la. Điều này chỉ có thể có được nếu các nước bán dầu mỏ sử dụng đồng đô la. Như vậy ở đây cần có một sức mạnh ép những nước này nghe theo Mỹ, không đòi dẫy ra.
3- Quyền lợi của lobbying Do thái. Quyền lợi của nhóm này gắn liền với việc bảo vệ Israel. Nhưng Israel sử dĩ có giá trị, vì một phần giới tư bản tài chính Mỹ gốc Do thái và ban thân việc một nước Israel làm cảnh sát khu vực cũng giúp quyền lợi tư bản tài chính Mỹ vững chắc hơn.
Nhưng trong nội tình nước Mỹ, cũng có nhóm muốn chống TQ, và điều này cũng dễ hiểu, vì TQ là nhân vật số 2 có thể dành chỗ số một. Nhưng giới tư bản tài chính Mỹ lại không mặn mà với điều này lắm, vì khi TQ vẫn nằm trong hệ thống tài chính Mỹ, thì thị trường TQ là điều hứa hẹn khổng lồ với giới này.
Nhưng vẫn chưa hết, cũng có những nhóm mà Trump là đại diện,có thể coi là tư bản công nghiệp, thì lại muốn bảo hộ mậu dịch, và có quyền lợi ngược với tư bản tài chính. Bộ phận này được dân nghèo Mỹ ủng hộ, vì do không thể xây dựng một xã hội phúc lợi xã hội, họ chỉ còn biết bám theo “hard work” “cầy hai job” để sống.
Nếu ta trộn lẫn tất cả những điều này, thì sẽ có chính sách của chính quyền Trump. Hiện nay, việc Anh bắt tầu I ran, sẽ bắt buộc I ran tìm cách trả đũa. Và khi bị trả đũa, thì Mỹ và Anh sẽ lăn ăn vạ để có cớ đánh I ran. Cái cớ này phải đủ mạnh để ép các nhòm khác im hơi lặng tiếng. Đây chính là cơ chế “Trân Châu Cảng”.
Điều thú vị là EU sau khi lớn tiếng phản đối Mỹ, rồi thành lập một cơ chế sử dụng đồng EU để buôn bán với I ran đã cho nổ một quả ..pháo xịt. Vì cái cơ chế này chỉ là một dạng hình thức không cho phép I ran vượt khó được embago Mỹ. Cuối cùng EU đã hiện rõ là một dạng tay chân của Mỹ, không độc lập.
Chủ nghĩa tư bản đã ra đời ở Tây Âu, gắn liền với việc hình thành thị trường dân tộc, tư sản dân tộc. Nhưng ngày nay chính ngay ở EU, tư sản dân tộc cũng đang chết dần vì thị trường đã toàn cầu hoá.Quả bom “thanh toán bằng EURO” chưa ra đời đã chết yểu, vì chính các hạng EU lại sợ Mỹ trả đũa không tiếp cận được thị trường Mỹ, ngoài việc phụ thuộc tài chính.
Trong trường hợp ấy, những nước như VN, vốn dĩ đã không có tư sản dân tộc, cũng không thể chờ đợi giai cấp này bảo vệ quyền lợi dân tộc, ngay cả khi nếu nó ra đời được. Chính vì thế, VN càng không thể áp dụng mô hình chính trị phương Tây.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 7 8 9 10 11 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC