Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Lý Thuyết Tổ Chức Nhà Nước, copy từ FB

Phó Thường Nhân
post Jan 19 2021, 11:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ nói tới hai trường hợp khác, có tác động của xã hội dân sự theo kiểu « giành chính quyền cách mạng », rồi sẽ nói tới kiểu các mạng mầu như phương Tây đang sử dụng sau.
Hai trường hợp tôi muốn nói này là Nam Phi và Zim ba bu ê (Zimbabwe). Vào cuối thập niên 80, đây là hai nước cuối cùng có thể gọi là thoát khỏi chế độ thuộc địa về chính trị ở châu Phi. Chế độ thuộc địa ở đây là dạng đặc biệt, vì từ những năm 60, chính quyền nằm trong tay thiểu số dân thuộc địa da trắng. Và ở hai nước này đã hình thành lên chế độ phân biệt chủng tộc, không khác gì ở các bang Nam Mỹ trước nội chiến Mỹ. Người da đen ở đây không có status là nô lệ, nhưng chính sách phân biệt không có khác.
Cả hai nước này người da đen đa số đều giành được chính quyền qua con đường thỏa hiệp, đàm phán. Và vì thế vào thời kỳ này, đặc biệt thông qua báo chí phương Tây, thì những nhân vật như Nelson Mandela được coi như người hùng, hình mẫu.
Nhưng đến nay, sau một thời gian dài (30 năm), người ta đã nhận thấy rằng chính quyền ở đây, đặc biệt là ở Nam Phi không hơn gì chính quyền phân biệt chủng tộc ngày trước. Chỉ có điều khác là một bộ phận thiểu số người da đen, đã được mua, còn cấu trúc kinh tế xã hội không thay đổi.
Ví dụ, trung tâm của tủ đô Johanesbourg, trước đây là của thiểu số da trắng, nơi đây cũng là nơi tập trung thị trường chứng khoán, các hãng lớn nhất, như biểu tượng của chế độ phân biệt chủng tộc. Bây giờ trung tâm thủ đô này được nhượng lại cho người da đen, còn người da trắng dạt ra ngoài ngoại vi. Thâm chí thị trường chứng khoán cũng dạt ra ngoài. Và để bảo đảm an toàn cho người da trắng, vấn nắm cái đế kinh tế ở đây, thì các hãng dịch vụ bảo vệ mọc lên như nấm, phần nhiều thuê người da đen nước ngoài, chứ không dùng người Nam Phi
Tương tự như vậy, giới chủ da trắng tập trung thuê người da đen nước ngoài, chứ không dùng người trong nước. Từ đó dẫn tới việc người Nam Phi gốc xung đột với người nhập cư da đen nước ngoài, bảo đảm được tính chất « chia để trị » muôn thủa của một chế độ thực dân.
Ở đây, như vậy là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng chính trị, chủ yếu liên quan tới việc « bầu bán đa đảng » vớ vẩn được nhượng lại cho các lực lượng chính trị da đen (ANC :African National Congress), còn kinh tế, nhà nước thâm sâu vẫn nằm trong tay thiểu số da trắng với những người đứng đàu da đen làm bù nhìn rơm.
Nguyên nhân ở đây không chỉ có vấn đề hạ tầng kinh tế nằm trong tay người da trắng, mà còn có vấn đề về trí thức.Tầng lớp người da đen, do quá khứ bị phân biệt không có kiến thức, để có thể len chân vào những vị trí quản lý, đặc biệt trong tầng lớp trung lưu. Chính vì thế vì hình thức chính trị là da đen nắm quyền, là « quyền dân », nhưng thực tế quyền lực là thiểu số.
Thậm chí ngay cả Nelson Madela cũng là anh hùng Fake, một biểu tượng được media phương Tây bôi son trát phấn cho. Chính media da trắng đã tạo ra oai danh cho ông này, và từ đó khi được trả tự do, thì Nelson Mandela đã dẫn đảng ANC đi vào con đường thỏa hiệp, dẫn tới tình trạng ngày nay.
Ở Zimbabwe, tình trạng cũng tương tự. Chỉ có điều khác là sau đó thiểu số da trắng định thông qua kiểu « xã hội dân sự » để lật đổ, nên dẫn đến việc tầng lớp người này bị tước quyền (ở Zimbabwe đã xẩy ra cải cách ruộng đất). Nhưng do không có chuẩn bị, nên việc dành chính quyền kinh tế này lại dẫn tới sụp đổ kinh tế.
Bài học Nam Phi và Zimbabwe nói lên điều gì :
Nó nói lên vấn đề cộng đồng văn hóa, nếu không có cộng đồng văn hóa gắn bó với nhau, thì không có tác dụng gì cả. Nó cũng nói tới vấn đề hạ tầng kinh tế. Không thể biến một hệ thống kinh tế thuộc địa trở thành một hệ thống kinh tế dân tộc.Nó cũng nói tới vấn đề trí thức dân tộc.
Một cộng đồng người không thể sống được nếu không có gì đó chung về văn hóa, không thể có kinh tế dân tộc mà không có trí thưc dân tộc. Qua 4 ví dụ ở trên, người ta đều thấy những điều nực cười.
Ở trong ví dụ Chi lê, Vê nê duy ê la, điều buồn cười là ở những nước có hệ thống đại nghị tư sản lâu đời nhất, nhưng ở vị thế một nước phụ thuộc vào bên ngoài (ở đây là Mỹ), cũng chính là những nước mà sự bất công đã dẫn người dân đi tới chủ nghĩa xã hội, muốn xóa bỏ kiểu chế độ đại nghị này. Và chế độ này là của một thiểu số. Không phải của đa số, dù mời được tất cả dân đi bầu nhưng không phải quyền dân.
Ở trường hợp Nam Phi, Zimbabwe, người ta thấy đa đảng không cải thiện được kinh tế, không dẫn tới thay đổi cấu trúc kinh tế. Thậm chí nó còn giúp củng cố hình thái kinh tế thuộc địa, sau khi « bôi đen » một tí bên ngoài.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 29 2021, 10:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi nói tới « xã hội dân sự » được phương Tây sử dụng để lật đổ, làm cách mạng mầu như thế nào, tôi sẽ nói trước một chút về đặc tính và bản chất của nó, từ đó sẽ tìm hiểu dễ hơn sự lợi dụng nó, cũng như những vấn đề nó đặt ra cho các nước đang phát triển.
Xã hội dân sự (société civil), chỉ tồn tại từ khi có cách mạng tư sản. Trước đó hoàn toàn không có hiện tượng xã hội này. Chính xác hơn nữa, nó cũng không ra đời ngay từ khi cách mạng tư sản thắng lợi (bắt đầu bằng cách mạng tư sản Hà lan, vào thế kỷ XVII, rồi tới cách mạng Mỹ, Anh, Pháp, trong đó cách mạng Hà lan , Mỹ là những cuộc đấu tranh thành lập, giải phóng dân tộc), mà chỉ ra đời vào thế kỷ XX, khi có quyền phổ thông đầu phiếu (có nghĩa là ai cũng có quyền bầu cử, trước đó chỉ có người có tiền, có của mới được đi bầu).
Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, tác động trong xã hội chủ yếu thông qua tôn giáo. Và tôn giáo cũng nấp bóng trong nhiều cuộc cách mạng tư sản, như cách mạng Anh, cách mạng Hà lan.
Sự xuất hiện của xã hội dân sự có ba yếu tố.
1- Yếu tố môi trường sinh tồn. Trong những nước có cách mạng tư sản, đã xuất hiện việc đô thị hóa, đi cùng với công nghiệp hóa. Con người không sống trong một cộng đồng làng xóm nữa, mối quan hệ cộng đồng lỏn lẻo đi. Từ đó dẫn tới hình thức tụ họp « tự nhiên », dựa trên chủ thể cá nhân. Có thể nói xã hội dân sự là hình thái sinh hoạt xã hội của đô thị phương Tây
2- Yếu tố « ý thức hệ tư tưởng ». Đây là tuyên truyền của xã hội tư bản, dựa trên quan niệm tự do cá nhân.
3- Xã hội dân sự cũng khẳng định tinh chất « tư hữu hóa » các tổ chức xã hội. Sự chọn lọc được thông qua yếu tố « tiền ».
Chính vì những lý do trên. Trước khi chủ nghĩa tư bản hình thành dưới dạng nhà nước. Xã hội loai nguoi không có hình thái xã hội dân sự này.
Trong 3 điều trên, thì yếu tố thứ 3 quan trọng nhất. Có thể nói như cái « chìa khóa bí mật », bản chất của xã hội dân sự. Điều thứ 2 là để nhồi sọ người dân, và điều 1 là hoàn cảnh tự nhiên sinh ra nó.
Để chứng minh điều tôi nói, ta có thể lấy ví dụ khi nước Đức thống nhất, Tây Đức nuốt Đông Đức. Trong lần bầu cử đầu tiên khi hai bên thống nhất, riêng ở phần Đông Đức có tới gần 100 đảng, hội đoàn. Thậm chí có « đảng » ra tranh cử chỉ với lý do « muốn có đường đi xe đạp riêng trong phố », hay « tự do uống bia »… Nhưng hiện tượng dân chủ thực sự này không sống qua được một mùa, và sau đó nước Đức chỉ có những đảng như nó đã có ở Tây Đức.
Cũng chính vì những điều trên, mà Gramsci đã nhận xét ở Tây Âu (Gramsci lấy ví dụ nước Ý, lịch sử Ý), nhà nước tư sản thâm sâu không đứng một mình, và có sự trợ lực của « xã hội dân sự » (tức là những hội đoàn do giai cấp tư sản dựng lên), khi nhà nước thâm sâu tan vỡ (trường hợp của Đức, Ý sau đại chiến I), thì các tổ chức dân sự của giai cấp tư sản này là trụ cột để giữ chính quyền, với sự ủng hộ của phần còn lại của nhà nước thâm sâu (quân đội). Trong trường hợp này quân đội không phải đảo chính độc tài nắm quyền, và đây là cơ sở để hình thành các nhà nước phát xít (Đức, Ý, Tây ban Nha, Bồ đào Nha) như đã xẩy ra ở châu Âu.
Sau khi hệ thống XHCN cũ tan rã, thì hình thái dân chủ phương Tây đa nguyên đa đảng, được phương Tây thổi lên thành hình thức quản lý xã hội duy nhất trên thế giới. Nhưng điều này tạo nên những bất cập khổng lồ trong lòng các nước đang phát triển bởi vì :
1- Ở những nước này không có giai cấp tư sản « tự nó », tức là giai cấp tư sản đủ lớn để có lợi ích giai cấp của mình trùng với lợi ích dân tộc. Trong nhưng nước phát triển nhất của thế giới thứ 3, chỉ có giai cấp tư sản mại bản. Đó là giai cấp tư sản gắn liền lợi ích với tư bản nước ngoài, là chân rết của nó.
2- Ở các nước đang phát triển, vai trò của tư bản nước ngoài rất lớn, có thể khuynh đảo được nhà nước. Nếu điều này được thực hiện, thì đó chính là chủ nghĩa thực dân mới.
3- Ở các nước đang phát triển, xã hội rất đa dạng, và không thuần túy như ở Tây Âu và Mỹ. Thậm chí ở nhiều nước, một con người được đánh giá bởi vị trí của họ trong một sắc tộc, một tôn giáo, một địa phương. Ở đây không tồn tại con người cá thể đầy đủ như ở đô thị phương Tây.
4- Lịch sử của các nước này cũng rất đa dạng, và ở nhiều nơi không có nhận thức dân tộc.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 22 2021, 08:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi đã nói tới một số ví dụ về tác động của xã hội dân sự trong phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa nhưng thất bại (Chi lê, Nam phi), mà nguyên nhân nằm trong cấu trúc xã hội, khi có sự cập kênh không đồng pha của nhà nước thâm sâu và xã hội dân sự.
Đáng nhẽ tôi viết tiếp về UK(Ucraine), Georgia, để minh chứng cho việc dùng xã hội dân sự để lật đổ, xâm thực, thì ở đây tôi lại viết về Miến điện, do tính thời sự của nó.
Điều đáng chú ý là câu chuyện ở Miến điện cũng như câu chuyện ở An giê ri, lại là một trường hợp nữa của ứng dụng nhầm, và điều đó khiến cả ở An giê ri lẫn Miến điện đều mất toi 20 năm phát triển.
Trường hợp của Miến điện và An giê ri có điều đặc biệt đó là chính nhà nước thâm sâu của nó đã tung ra chiêu “đa nguyên đa đảng” này, nhưng nhà nước thâm sâu của nó lại không làm chủ được quá trình, do không đánh giá chính xác được tình hình, cũng như sự can thiệp của nước ngoài. Ở An giê ri, quá tình này đã dẫn tới việc đưa hồi giáo cực đoan đến thắng cử. Từ đó dẫn tới một cuộc nội chiến kéo dài hơn 10 năm. Hiện tại, dù lực lượng hồi giáo cực đoan này đã bị loại bỏ, vấn đề lợi dung của nước ngoài vấn tiếp tục, dù việc xuất hiện hồi giáo cực đoan, đã khiến phương Tây nhẹ tay can thiệp hơn. Trong trường hợp An giê ri, Pháp còn tích cực ngấm ngầm giúp đỡ, nhưng một mặt khác cũng vẫn không từ bỏ việc tìm cách nuôi nấng các lực lượng “đa nguyên đa đảng đội quân thứ 5” của mình.
Tiếp tới tôi chỉ nói tới Miến điện. Như tôi đã nói trong chủ đề thời sự về nước này. Tôi không hiểu lý do làm sao vào thời điểm đầu thập niên 90 (cụ thể 1988) nước này lại tổ chức lại hệ thống chính trị theo hướng dân sự hóa, mà không có sự chuẩn bị. Tôi đặt giả thiết là điều này liên quan tới việc Liên Xô sụp đổ, và Miến điện chịu sức ép của các nước phương Tây, mặc dù Miến điện không thuộc hệ thống XHCN cũ. Như vậy giả thiết tôi đặt ra là, trong suốt thời gian các nước XHCN cũ tồn tại, phương Tây chấp nhận các loại chính quyền quân sự, với điều kiện phải chống cộng. Khi mối nguy cơ này không còn nữa, thì phương Tây ép các nước này phải “đa nguyên đa đảng”. Trường hợp của Miến điện như vậy cũng không khác gì các nước đang phát triển khác đúng vào thời điểm này như Indo (với sự ra đi của Suharto), hay ở các nước châu Phi khác từ thập niên 90 đến nay.
Cuộc bầu cử năm 1988 ở Miến điện đã dẫn tới việc một đảng dân sự, hoàn toàn không có chân rết trong nhà nước thâm sâu, trong một xã hội hoàn toàn không có đế giai cấp kiểu tư sản để nó có thể hoạt động. Kết quả bầu cử trở thành một cuộc lật đổ, một dạng cách mạng mầu, vì nhà nước thâm sâu mâu thuẫn với cơ chế xã hội dân sự nó đẻ ra (do bị sức ép từ bên ngoài).
Điều tương tự người ta có thể nhìn thấy ở các nước Đông Âu. Ở Đông Âu, nhà nước thâm sâu XHCN cũ tồn tại được là do Liên Xô chống lưng. Vì thế khi Liên Xô tan rã, nhà nước thâm sâu ở Đông Âu cũng tan rã, dạng “bầu cử lật đổ” này không đặt ra vấn đề gì, vì không có bầu cử, nó cũng đã tan rã rồi. Không kể, ở Đông Âu, Liên Xô đi thì Tây Âu thế chân, vì thế các cuộc “cách mạng thông qua bầu cử” này càng có cơ hội thuận lợi. Trong thực chất, đây là sự thế chân của phương Tây (chủ yếu là Đức, rồi Pháp, Mỹ) thay Liên Xô một cách hợp lý chính danh mà không cần dùng xe tăng, máy bay như ở I rắc. Cũng phải nói thêm cho nó đầy đủ và công bằng, đó là ở các nước Đông Âu, xu hướng phò phương Tây cũng là một bộ phận trong xã hội, đặc biệt nhiều khi nó hình thành ngay trong lòng ê lít nắm quyền thời XHCN cũ (Ba lan, Hung, Tiếp, ..). Ở đây vai trò văn hóa, lịch sử, tôn giáo (Đông Âu, trước thời XHCN cũ là một bộ phận của Tây Âu, nằm trong vùn văn hóa đế quốc Đức, Phổ, Áo-Hung) có tác động lớn. Không kể XHCN kiểu cũ ở đây tồn tại được do yếu tố xung đột Đông-Tây, không phải là bản chất xã hội, vốn đã là một dạng xã hội kiểu dân chủ tư sản, nhưng kém phát triển hơn Tây Âu.
Ở Miến điện, hình thái này hoàn toàn không có. Chính quyền quân quản của Miến được phương Tây ủng hộ (trong quá trình chống cộng, chống phe XHCN cũ 1948-1988), giờ nó quay mặt đi, trở mặt tìm cách lật đổ, nhưng nhà nước thâm sâu của Miến không phải do ai chống lưng, nên không có vấn đề nọ tự tan rã ở đây. Kết quả dân chủ đa nguyên đa đảng ở một nước phương Tây là một quá trình mở rộng của nhà nước thâm sâu, là sự thể hiện của nhà nước thâm sâu trong một xã hội mà giai cấp tư sản nắm quyền hoàn toàn không tồn tại trong một xã hội của thế giới thứ 3 : Á -Phi -Mỹ la tinh, cũng không tồn tại ở Miến điện.
Kết quả dẫn tới xã hội dân sự chống lại nhà nước, trong khi bình thường nó phải là một bộ mặt của nhà nước thâm sâu, là bộ phận “variable” của nhà nước giúp nhà nước thâm sâu chính danh. Tại sao đảng của bà Kỳ lại có thể chiến thắng. Rất đơn giản là nó bán bánh vẽ, do chính quyền quân quản tồn tại cả 50 năm, không thể không có thiếu sót. Kết quả bầu cử mị dân rất đơn giản. Hoặc nó chiến thắng do mị dân, hoặc nó thất bại thì đổ tại bầu cử gian dối gây nội chiến, hoặc nó thắng do bầu cử gian dối thì sẽ .. im hơi lặng tiếng để tiếm quyền và được các nước phương Tây cũng im theo luôn ủng hộ. Nhưng ở đây là một dạng bầu cử không có đáy. Kết quả bầu cử không phản ánh được thực chất quyền lực nhà nước, mà chỉ là một dạng “public relation”.
Trong mâu thuẫn này, kết quả, bầu cử không tạo nên sự đồng thuận để phát triển, mà lại khoét thêm, và tạo ra thêm mâu thuẫn trong xã hội làm tan rã nhà nước.
Ở Miến điện cũng như ở An giê ri vào năm 1988, nhà nước thâm sâu xóa kết quả bầu, dẫn tới việc Miến điện bị phong tỏa 20 năm.
Vào năm 2010, chính quyền quân quản này lại tổ chức lại lần nữa, và họ đã làm tốt hơn. Không kể bản thân bà Kỳ và đảng của bà ta cũng phát triển theo hương thỏa hiệp hơn, tọ điều kiện cho Miến điện có chính phủ dân sự vào năm 2015. Như vậy Miến điện đã mất 20(1988-2010) năm phát triển.
Hiện tại, cuộc đảo chính vừa xẩy ra đã chỉ ra một điều nữa bất cập của chính thể loại này trong một nước không có cấu trúc xã hội, lịch sử, văn hóa giúp nó có thể tồn tại lành mạnh. Đó là vấn đề độc quyền chính trị.Trong một nước “đại nghị tư sản không đáy” như kiểu ở Miến, đảng cầm quyền luôn chiến thắng, và chiến thắng với các tỉ số áp đảo. Thậm chí nó có thể thắng bằng gian lận, bởi đơn gian xã hội không phân liệt giai cấp kiểu tư sản lớn tới mức chúng có thể là một cái đế ngầm, để trên đó xã hội có thể “trồng trọt” nhiều lợi ích nhóm, kiểu “đại đồng , tiểu dị”. Đại đồng do chúng có chung cái đế ngầm, tiểu dị để bầy trò bầu bán thông qua xã hội dân sự cho vui. .
Nếu trong thời gian 5 năm qua, mà nhà nước thâm sâu của Miến dần thâm nhập và hòa đồng với đảng của bà Kỳ, như một dạng fussion, thì việc này không có vấn đề gì. Vấn đề ở đây là hai bên vẫn đối địch nhau, và cả hai đều tìm cách độc quyền chính trị.
Việc không thể thay thế chính đảng cầm quyền bằng bầu cử, mà chỉ có thể thay thế bằng đảo chính tồn tại ở ngay cạnh nước Miến. Đó là Thái lan. Ở Thái vấn đề cũng tương tự.
Hiện tại, việc đảo chính ở Miến điện thực ra không phải là “phép thử của TQ với chính quyền Binden” như báo chí phương Tây nói, hay là một chế độ độc tài thay thế dân chủ. Cuộc đảo chính này thực ra không khác gì các cuộc đảo chính ở Thái. Nó chỉ là bện trạng của một xã hội đã nhập khẩu một hệ thống chính trị không hợp lý với nó. Kết quả hạ tầng cơ sở kinh tế, nhà nước thâm sâu (ở Miến thể hiện qua quân đội), và cơ chế của xã hội dân sự mâu thuẫn với nhau, náo loạn, đánh lẫn nhau, trong khi ở một nước tư sản điển hình theo mô hình này thì hạ tầng kinh tế = nhà nước thâm sâu= xã hội dân sự.
Để các bác nếu có một chút kiến thức về chủ nghĩa Mác -Lê nin hiểu được rõ hơn, tôi nói thêm rằng. Trong học thuyết mác-lê nin, người ta chia xã hội thành hai tầng : hạ tầng cơ sở bao gồm sở hữu công cụ sản xuất và quan hệ sản xuất và thượng tầng cơ sở tức là hệ thống chính trị. Ở đây tôi chỉ cụ thể hóa hệ thống chính trị thành hai tầng : nhà nước thâm sâu và hình thái đại diện chính trị.
Hình thái đại diện chính trị trong một hệ thống dân chủ tư sản bao gồm cả cái gọi là xã hội dân sự. Thực ra xã hội dân sự, chỉ là một mẩu nhỏ của nó. Tôi gọi là phần biến số (variable), nó còn có phần bất biến (invariable) thì liên quan chặt chẽ tới nhà nước thâm sâu (quân đội, an ninh, tòa án), và có phần được điều khiển trực tiếp bằng hạ tầng cơ sở tức là hệ thống media, qua các chủ báo, chủ tivi, radio...
Ở những nước mà cách mạng không thành công như Chi lê, là bởi vì đấu tranh cách mạng chỉ luẩn quẩn trong bộ phận “xã hội dân sự” tí xíu kia. Ở Vê nê duy ê la, cuộc cách mạng bô li va, đứng đầu là Hugo Chavez không kiểm soát được hạ tầng cơ sở, cũng không kiểm soát được hết “xã hội dân sự”, chỉ kiểm soát được nhà nước thâm sâu, dẫn đến tình trạng hiện nay.
Ở Miến điện, xã hội dân sự đối địch với nhà nước dù đã có 10 năm chung sống.
Cũng nên để ý rằng. xã hội dân sự kiểu dân chủ tư sản này ở một nước đang phát triển có thể đươc nuôi dưỡng (Fueled) bằng tinh thần cách mạng, do mâu thuẫn xã hội tạo ra, nhưng cũng có thể được nuôi dưỡng bằng sự can thiệp của bên ngoài. Trong trường hợp này, ta sẽ có các cuộc “cách mạng mầu” hay là phản cách mạng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 15 2021, 09:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đáng nhẽ trong chủ đề này tôi sẽ viết đến các dạng cách mạng mầu, như là một cách sử dụng hình thức dân chủ phương Tây để can thiệp. Nhưng vì có sự kiện ở Miến điện, nên tôi tiếp tục dừng chân ở đây để phân tích nó. Sự kiện chính trị ở Miến điện có thể coi là một dạng cách mạng mầu, nhưng cũng có thể coi đó là một sự áp dụng sai của hình thức dân chủ phương Tây. Phân tích nó, khiến ta sẽ hiểu rõ bản chất của dân chủ tư sản phương Tây hơn. Điều này càng quan trọng với người VN và cả ĐNA nữa.
Tôi nói thế nghĩa là thế nào ? Ở ĐNA hiện nay có sự cạnh tranh quyết liệt của TQ và Mỹ. Với TQ, nước này có quan niệm ĐNA như một dạng châu Mỹ la tinh với họ. Họ coi vùng này là ảnh hưởng tự nhiên của TQ. Điều này đã thể hiện ra trong quan điểm khi TQ muốn thảo luận DOC/COC với các nước trong vùng. Nhưng điều kiện TQ đặt ra, về bản chất không khác chính sách Monreo của Mỹ vào cuối thế kỷ XIX và vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay, có nghĩa là bất cứ quan hệ của ĐNA với các nước ngoài khu vực, phải được TQ kiểm duyệt đồng ý. Để làm điều đó TQ vừa dùng chính sách kinh tế (củ cà rốt) và cây gậy (tức là can thiệp vũ trang với mức độ thấp, bành trướng chủ quyền thông qua chiếm đóng biển đảo). Trong chính sách cây gậy này, VN là nạn nhân lớn nhất.
Sự đấu tranh ngược lại của Mỹ nhằm vào TQ, về khách quan cũng có tác dụng cân bằng lực lượng, vì thế tôi mới nói VN và Mỹ là đồng minh khách quan. Nhưng trong cái nhìn của Mỹ cũng chuyển tải một sự hiểm nguy khác, thông qua can thiệp vào nội bộ các nước, dưới danh nghĩa « dân chủ tư sản », « dân chủ tư sản duy nhất đúng ». Như vậy điểm đến tận cùng của Mỹ cũng là một dạng để ĐNA thành một thứ châu Mỹ la tinh thứ 2. Điều này cũng đi ngược lại của lợi ích các nước trong vùng. Sức ép này của Mỹ không chỉ nhằm vào VN là một nước không cùng hệ thống chính trị với Mỹ, mà còn nhằm vào các nước đã có thể chế dân chủ tư sản. Sự việc ở Miến điện là một ví dụ. Chính sức ép của Mỹ đã khiến ngay cả một nước như Philipines, là một nước có đủ các loại hiệp định với Mỹ ngần ngại và laị tìm cách chơi với Nga và TQ. Các nước không bị TQ đe dọa trực tiếp chủ quyền như Thái, Indo ngần ngại. Có nước hưởng lợi lớn trong quan hệ với Mỹ như Singapor lại trở thành một dạng luật sư của TQ. Malaysia dù bị TQ sử dụng gậy, nhưng cũng có quan hệ kinh tế đặc biệt về tài chính với TQ.
Chính vì thế, các nước có quan hệ bền chặt nhất với Mỹ và phương Tây, luôn là bạn đồng hành của phương Tây, giờ đây lại là những nước có thái độ thiện chí nhất với TQ, ví dụ Thái lan, Singapour và ngay cả Philipines. Thái độ của họ như vậy, bởi chính do thái độ của phương Tây với các nước trong vùng. Trong thực tế, khi quan hệ với phương Tây, trong các nước này sẽ hình thành một cấu trúc chính trị kinh tế dẫn đến họ bị ấn vào cái khung mà người ta thường nói tới như « cái bẫy của các nước thu nhập trung bình », nói một cách khác giới kinh doanh ở đây bị kẹp vào xu thế « tư sản mại bản ». Nếu vùng ra khỏi nó thì phương Tây sẽ không muốn. Và vì thế các dạng sức ép chính trị sẽ được thực hiện. Ta có thể hiểu nó như một dạng thuộc địa kiểu mới.
Thái độ của phương Tây có thể nhìn thấy rõ ràng nhất trong quan hệ của họ với Miến điện. Nước này đã bị phương Tây phong tỏa vì không dân chủ từ năm 1988, thời điểm mà vấn đề TQ chưa đặt ra, trong khi nhà nước này luôn ở phía phương Tây. Họ chưa bao giờ là một nước XHCN, hay là một đồng minh của TQ.
Như tôi đã nói, chính quyền quân sự ở Miến là một bộ mặt của thể chế dân chủ đại nghị phương Tây, thể chế này có hai thái cực chính quyền quân sự là dạng mặt mộc, chính quyền dân sự thông qua bầu cử là dạng mặt bôi son trát phấn. Ở các nước tư bản phát triển. Bôi son trát phấn ở trên mặt mộc, tức là xã hội dân sự kiểu phương tây là cánh tay kéo dài của nhà nước tư sản thâm sâu, dựa trên giai cấp tư sản, tồn tại tự nó như một dạng chính đảng ngầm. Đây cũng chính là nhận xét của Gramsci về hệ thống nhà nước ở phương Tây, như ông nói, xã hội dân sự phương Tây là những pháo đài bên ngoài bảo vệ thành trì nhà nước tư sản bên trong.
Ở tất cả các nước đang phát triển, do không có một giai cấp tư sản thực sự, giai cấp tư sản ở đây chỉ yếu là tiểu tư sản (tức là trí thức), một bộ phận tư sản mại bản, trong điều kiện như vậy, xã hội dân sự như phương Tây muốn ép vào không có đế,mà lại trở thành đạo quân tiên phong cho tư bản nước ngoài xâm nhập. Nói cách khác xã hội dân sự cũng trở thành mại bản, thành những pháo đài cho tư bản nước ngoài xâm nhập chiếm lợi thế, thông qua ăn cơ chế.
Vì tầng lớp trí thức ở những nước đang phát triển chiếm vai trò chủ yếu trong giai cấp tư sản ở đây (tiểu tư sản), nên ta hay tìm hiểu tại sao tầng lớp này lại trở thành cái loa cho phương Tây. Tôi sẽ lấy một ví dụ để ta có thể nhận thấy.
Ở Paris, ngay trong trung tâm của nó có một công trình nghệ thuật đương đại nổi tiếng : trung tâm văn hóa Pom pi đu (Centre Pompidu). Pompidu là tên tổng thống Pháp đề xướng ra việc xây dựng công trình này. Xung quanh trung tâm văn hóa này có rất nhiều các tiệm bán đồ tranh anh, lưu niệm, .. đặc biệt là hội họa tranh tượng. Có một thời gian, cách đây đã lâu, tôi đi qua đó, và thấy họ bán rất nhiều các bức tượng mầu đỏ, hình một người châu Á đang uốn lưng, mặt ngẩng lên cười nịnh bợ, rồi lại có cả những bức tượng khủng long, cũng mầu đỏ… Tìm hiểu ra mới biết đó là những « tác phẩm nghệ thuật » của các họa sĩ TQ đương đại, được đánh giá theo thẩm mỹ phương Tây là tác phẩm nổi tiếng. Vấn đề là nó có thật là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật không ? đây là điều phải bàn cãi. Tại sao ? vì với tôi, nhìn nó thấy ẩn ý và định kiến rất rõ. Hình con khủng long đỏ, là ẩn ý biểu tượng của đảng CS TQ. Ngụ ý nó muốn nói chế độ TQ cổ lỗ như con khủng long, là một loại động vật đã bị diệt chủng trên thế giới từ cách đây hơn một triệu năm. ẩn ý đã rõ ràng. Còn hinh ảnh người châu Á cười nịnh bợ, cũng là một dạng định kiến mà ở phương Tây thường có. Tóm lại, sự đánh giá chúng là tác phẩm vĩ đại, người làm ra chúng là nhà tạc tượng tài năng không chỉ vì nghệ thuật, mà còn là do định kiến. Vấn đề là tại sao có những nghệ sĩ TQ làm những điều này. Thứ nhất họ có tư duy phản đối, thứ nhì là họ « sáng tạo » theo nhu cầu thị trường mà họ muốn nhắm tới. Điều này cũng giống như các loại phim, khi đi thi ở các giải liên hoan phim phương Tây được giải cao, như chiếu ra rạp cho dân xem thì lỗ, thậm chí nó còn phản cảm. Thường hai lý do trên đi liền với nhau. Họ có tư duy phản đối vì chịu ảnh hưởng của sức mạnh mềm của phương Tây, cũng như đi vào đó họ có được một thị trường. Khi bị xã hội bản địa, chính phủ phản ứng lại, thì họ lại càng cho mình là đúng, và càng đi sâu vào xu hướng này hơn, càng bất mãn hơn. Còn giả dụ họ đi ngược lại sáng tạo cho bản địa, thì có khi lại lỗ, không bán được tranh tượng, mà nếu bán được, sức mua của người bản địa cũng thấp, không lời bằng bán cho phương Tây. Không kể được media phương Tây tung hô, thì rõ ràng có PR tốt hơn, mác bị « trù dập » khiến cho tác phẩm của họ càng nổi tiếng hơn như một dạng quảng cáo Marketing với những lý do hoàn toàn ngoài nghệ thuật, nhưng núp bóng nghệ thuật, vì nó chỉ phản ánh cái nhind định kiến của khách hàng phương Tây. Ở đây tôi chỉ lấy một ví dụ hội họa nghệ thuật, nhưng cái lô gics này nó bao phủ cả môi trường sinh hoạt văn hóa nghệ thuật nhân văn (văn học, đánh giá nhận xét lịch sử, quan niệm tôn giáo, ..). Trong điều kiện này, thì xã hội dân sự, dư luận do nó tạo ra sẽ là dạng xã hội dân sự, dư luận mại bản. Điển hình như ta thấy trước mắt là ở Miến điện.
Không phải chỉ ở Miến điện, mà ở các nước đang phát triển khác cũng có vấn đề xã hội dân sự mại bản như vậy. Ở nhiều nơi, ngay cả ở Nga, nó được cấu trúc bởi các ONG của phương Tây. Như vậy « xã hội dân sự » ở Tây Âu và Mỹ thì bảo vệ nhà nước tư sản, giai cấp tư sản của nó, còn ở các nước đang phát triển, thì nó lại là công cụ để phương Tây xâm nhập với sự ủng hộ ngây thơ của các « chí sĩ tiểu tư sản ». Cũng phải nói thêm là, môi trường đô thị cũng giúp cho tư duy này phát triển, vì nó là một đặc trưng của văn hóa đô thị. Một điều nữa cũng đáng kể, đó là phương Tây tự cho mình có quyền xét điểm thế nào là dân chủ. Trong điều kiện như vậy, nồng độ mại bản của nó cang tăng, nhưng cũng đồng thời thể hiện một sự chuyển biến trong xã hội các nước đang phát triển trong một quá trình toàn cầu hóa (cũng do phương Tây tạo ra) nhưng xã hội của các nước đang phát triển không làm chủ được.
Khác với ở các nước khác, ví dụ châu Phi. Tình trạng ở Miến đặc biệt ở chỗ, hệ thống « dân chủ » này không bao khắp Miến điện, mà chỉ dính dáng tới tộc người chính ở đây là người Miến. Còn với các dân tộc thiểu số khác, thì mâu thuẫn của họ với chính quyền trung ương đã có thông qua các cuộc xung đột vũ trang. Trong xung đột quân đội – đảng bà Kỳ này, người thiểu số vẫn đứng ra ngoài. Nó cũng nói lên nhiều tính chất « dân chủ » của nó.
(còn tiếp vì ..dài quá)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 15 2021, 11:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quan sát những tin tức được media phương Tây đưa lên, vì tôi không có tin tức khác. Sau một tháng biểu tình, tôi nhận thấy người tham gia chủ yếu là thanh niên, học sinh. Hôm nay còn có tin, trong số nạn nhân có cả trẻ con khoảng độ 15, 16 tuổi. Trừ bì đi độ chính xác của chúng, thì việc tham gia biểu tình chủ yếu là tầng lớp thanh niên trẻ có lẽ là thông tin chính xác. Điều này cũng không đáng ngạc nhiên, vì trong mỗi xã hội, đây là lực lượng disponible nhất, cả về vấn đề lý tưởng, không có trách nhiệm gia đình, xã hội cá nhân. Việc lực lượng thanh niên tham gia nhiều nhất cũng không phải là điều đặc biệt của Miến Điện. Ở VN, thời chống Mỹ, thời thuộc đia Pháp, lực lượng thanh niên cũng đóng vai trò chính, và cũng từ đây mà xuất hiện các lãnh tụ cách mạng về sau. Hầu hết các lãnh tụ cách mạng VN đều ra đời từ sau phong trào đám tang cụ Phan chu Trinh, còn ở miền Nam, thì phong trào thanh niên chống Mỹ vẫn có tới tận năm 1975.
Điều đáng nói là ở VN, các phong trào này có mục đích lật đổ chế độ thực dân. Nó khác nhiều với phong trào hiện tại ở Miến, khi cả quân đội (mà thực chất là một dạng đảng phái vũ trang) lẫn người biểu tình theo đảng của bà Kỳ đều nằm cùng trong một cơ chế, một nhà nước.
Ở Miến điều mắc kẹt của nó là cuối cùng điều mà dân chủ Miến điện theo như đảng bà Kỳ muốn là gì ? và điều đó có thể là mục tiêu của toàn xã hội Miến hay không ?
Theo như cấu trúc của nó, với sự đánh giá của tôi, thì đảng NLD của bà Kỳ là một bộ phận của nhà nước Miến. Trong trường hợp này, thì vấn đề của nó là hợp tác thế nào với nhà nước thâm sâu Miến, được đại diện bởi quân đội. Nó không thể là một cuộc nổi dậy hay lật đổ nhà nước thông qua « dân chủ ».
Rõ ràng đảng NLD của bà Kỳ đã đánh mất một cơ hội quan trọng sau khi thắng cử vào tháng 12/2020, đó là khẳng định bảo vệ hiến pháp, từ vị thế thắng cử lớn (thật hay giả thì cũng không rõ) mà trấn an vai trò của quân đội, và từ đó củng cố dân chủ thực sự ở nước này, thay bằng tìm cách thay đổi hiến pháp làm một dạng lật đổ mang tên dân chủ.
Đáng tiếc là trong 10 năm kể từ khi chính quyền quân sự Miến có tiến trình dân chủ, mà hay bên còn gầm gừ nhau như vậy thì không thể nào có dân chủ được. Nhưng cũng có điều an ủi là Thái đã dân chủ kiểu này từ năm 1930, cũng không có tiến bộ gì hơn. Còn ở những nước khác ở ĐNA, nhiều nước theo chế độ này chỉ là dân chủ « một phần hai » tức là có một đảng chính còn các đảng còn lại chỉ đóng vai trò làm cảnh (1/2) ví dụ Malaysia, Singapor (tôi gọi là đa đảng giả một đảng thật). Còn lại Philipines thì muốn không dân chủ cũng không được (do quan hệ với Mỹ) dù nó có tồi tới đâu, chỉ có Indonesia là khá khẩm hơn, nhưng thời gian dân chủ của nó quá ngắn để có thể xem nó sẽ là dạng dân chủ « một phần hai » hay là « dân chủ đảo chính » chưa rõ. Ở Singapor dân chủ tư sản này còn thành một dạng « gia đình trị » của nhà Lý Quang Diệu.
Thay vì đi biểu tình, đảng của bà Kỳ nên chuyển sang thái độ hợp tác. Thay khẩu hiệu « giành chính quyền » bằng đòi sự cam đoan chính xác của quân đội về tổ chức bầu cử. Trong thời gian này thì nên củng cố đảng của mình hơn là xua trẻ con đi chết thay. Và nếu có bầu cử, thì có thể yêu cầu ASEAN giám sát, giống như lần bầu cử đầu tiên (2015) nếu hai bên còn nghi kỵ nhau chưa « đại đồng tiểu dị » được.
Từ mấy ngày nay, đã có những tiếng nói « bú mớm » cho giới biểu tình là đấu tranh vũ trang. Trong trường hợp đó, thì đây không còn là dân chủ nữa mà là lật đổ. Nhưng khả năng này rất khó thành công, vì đảng này NLD không có cánh tay vũ trang và đấu tranh vũ trang của các sắc tộc thiểu số ở đây đã kéo dài cả nửa thập kỷ mà không dẫn tới đâu. Nhân sự của đảng này cũng chủ yếu là dân thành thị bị bú mớm bởi media phương Tây, không phải là lực lượng có thể « nếm mật nằm gai » trong rừng, vận động nông thôn được. Vì nếu thế thì họ không còn là dân chủ phương Tây nữa mà thành .. Mao ít, nhưng họ có yêu TQ đâu. Vậy có làm được không ?



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 16 2021, 05:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung một chút về Miến điện, rồi tôi sẽ nói tới tiếp trường hợp UK. Nhưng điều viết dưới đây thực ra đưa vào thời sự mới phải, nhưng nó lại là ví dụ để làm rõ lý thuyết, cho nên viết luôn ở đây cho nó khỏi lạc đàn.
Hiện tại, nhìn trên màn hình TV của media phương Tây, (tôi phải nói rõ như vậy, vì thông tin có chiều, mà tôi lại không thể có hết thông tin đa dạng khách quan), tôi thấy khẩu hiệu của các nhóm biểu tình viết bằng tiếng Anh « không chấp nhận chính quyền quân sự ». Với câu khẩu hiệu kiểu này thì sẽ không đi tới đâu. Nên đổi câu khẩu hiệu thành « đảm bảo bầu cử đúng hạn, tự do » hay gì đó. Bởi vì chính chính quyền quân sự cũng tuyên bố rằng họ không nắm chính quyền lâu. Vấn đề là thời hạn bao nhiêu. Bằng cách thay đổi khẩu hiệu, để hai bên có thể hợp tác thủa thuận được, thì mới có thể giải quyết xung đột hợp lý, tìm ra giải pháp , bước đi để thoát khỏi cái bẫy cực đoan của hai bên. Nên để ý là chính quyền quân sự hiện tại không cấm và giải tán đảng bà Kỳ.
Tại sao những người biểu tình không làm thế ? ở đây nó lại có một vấn đề nữa, đó là nếu đưa khẩu hiệu như vậy, thì sẽ không động viên được người đi biểu tình. Tại sao ? hiện tại, người ta đi biểu tình vì tâm lý bị dọa là chính quyền quân sự sẽ kéo dài như thời trước, và hiển nhiên điều này người dân khó chấp nhận, mặc dù khó khăn thời đó không hoàn toàn là trách nhiệm của chính quyền quân sự mà là hệ quả của phong tỏa kinh tế phương Tây. Một phần quan trọng tâm lý người dân xuống đường là từ những trải nghiệm này. Như vậy để « động viên » người biểu tình mà những người tổ chức phải « lừa », và từ đó tạo ra cái bẫy cho chính họ.
Tôi có thể nói điều này vì có một trải nghiệm cá nhân. Đó là thời đang đi học ở Pháp, một hôm tự nhiên có mấy thằng sinh viên nằm trong tổ chức thanh niên của đảng xã hội Pháp vào lớp học kêu gọi đi biểu tình. Lúc này là thời điểm chính quyền phái hữu ở Pháp của Jacques Chirac. Đại khái nó có cái luật gì đó mà bọn nó nói là « rất nghiêm trọng », hệ quả thế này thế kia với sinh viên. Thế là cả lớp bỏ đi biểu tình (vì đây cũng là dịp trốn học hợp pháp). Tôi cũng đi theo vì tò mò muốn xem bọn nó « thể hiện dân chủ » thế nào. Kết quả lớp tôi đi biểu tình rất vui vẻ, hò hét, dương biểu ngữ, .. chắc giống như là ở VN thanh niên đi bão khi có sự kiện bóng đá.
Nhưng rất may là cuộc « biểu tình » mà tôi tham gia này kết thúc hòa bình,vì sau đó một đám biểu tình khác xung đột với cảnh sát đi xe máy, và có một sinh viên chết trong xô xát. Chính phủ Pháp lúc đó cũng bỏ cái luật này, nhưng khi tìm hiểu nó, tôi mới thấy là những gì mấy « đồng chí » sinh viên kêu gọi biểu tình là fake, là cách diễn giải quá mức, có định kiến, kích động.. chứ thực sự nó không phải thế.
Từ đấy tôi mới đặt câu hỏi, tại sao nó phải lừa mình. Nó lừa vì phải tận dụng tâm lý đám đông, còn nguyên nhân sâu sắc của nó là muốn có biểu tình để gây sức ép chính trị vì nó đang ở đối lập.
Do ở Pháp, nó là một thể chế dân chủ đại nghị điển hình, cả đối lập và nắm quyền thực ra cùng năm trong « class politique » (tức là giới cầm quyền), đại đồng, tiểu dị, .. nên biểu tình trở thành sinh hoạt văn hóa, nhiều khí không thú vị gì cho sinh hoạt thông thường. Ai ở Paris vào dịp có bãi công thì rõ, mà nhiều khi bãi công lãng nhách vì những chuyện không đâu.
Câu chuyện sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều trong trường hợp Miến điện, nhưng việc sử dụng tâm lý đám đông có lẽ không khác.
Bằng chứng, người biểu tình đã đi đập phá các công ty TQ, và điều này chỉ vì họ tin vào các thông tin trên mạng, và có lẽ họ muốn quốc tế hóa câu chuyện để kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của phương Tây, muốn phương Tây « trừng phạt » kinh tế Miến điện. Và nếu câu chuyện này xẩy ra, thì nó sẽ là dạng prophétie autoréalisatrice. Có nghĩa là điều định kiến đã dẫn người ta tới hành động để tự biến định kiến đó thành hiện thực. Ở đây vì người ta nghĩ tới giai đoạn embago mà đi biểu tình, để rồi biểu tình lại dẫn tới Embago.
Trong trường hợp Miến điện hiện tại, TQ không phải là người giật dây đảo chính, nhưng họ cũng chẳng có lợi gì ủng hộ biểu tình. Và hiện tại phương Tây cũng không muốn làm mạnh, vì không muốn đẩy Miến điện vào tay TQ. Còn vào thời điểm 1988, phương Tây Embago bởi vì sự kiêu ngạo, định kiến của nó, muốn dựng lên các chính quyền « dân chủ tư sản bảo kê » ở khắp các nơi, bất chấp thực tế lịch sử, xã hội, kinh tế, văn hóa. Nhưng thời cuộc bây giờ không giống thế nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 7 2021, 10:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong bài phát biểu nhậm chức của thủ tướng Phạm Minh Chính, có điều rất thú vị, nên tôi phân tích nó ở đây, vì nó nói tới quan hệ trong hệ thống chính trị Vn thế nào, thích hợp với chủ đề này.
Đó là ông tuyên bố chính phủ tuân lệnh Trung ương đảng, bộ chính trị, và tổng bí thư đồng thời yêu cầu Chủ tịch nước, hệ thống pháp luật, ủng hộ và hợp tác. Có nghĩa là chủ tịch nước không phải là lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng. Chủ tịch nước và Thủ tướng cùng chia nhau các mảng quyền lực khác nhau (tức là vấn đề trách nhiệm) của nhà nước, chứ ông này không thể điều khiển ông kia.
Đoạn diễn văn ngắn này đã tổng kết một cách chính xác quan hệ giữa « tứ trụ » với nhau. Đây cũng là quan hệ truyền thống chính trị ở VN từ khi Hồ chủ Tịch mất, và thậm chí còn trước khi Hồ chủ Tịch mất. Tức là tất cả truyền thống chính trị của nhà nước VN độc lập có chủ quyền thời hiện đại. Trước đó là các chế độ phong kiến. Còn các dạng chính quyền thực dân, miền Nam cũ đều là các dạng ngoại lai, là các dạng chính quyền bù nhìn, mất nước.
Hãy nhìn theo dòng lịch sử. Sau đại hội Đảng lần thứ III, vào năm 1960, khi ông Lê Duẩn được bầu làm tổng bí thư, thì Bác Hồ ngày càng lùi sau ra hậu trường, nhưng trong đảng không có vấn đề tranh dành vị trí của Bác, vì người như Bác Hồ lịch sử VN có lẽ hàng trăm năm mới tạo ra một người, nó liên quan tới vận mệnh lịch sử của đất nước. Chính xác hơn, có thể nói ông Lê Duẩn và Bác Hồ mỗi người hướng về một đối tác (lúc này là Liên Xô và TQ, mà cuộc tranh đấu giành giật của hai bên với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, gây rất nhiều khó khăn cho VN, vì VN cần cả hai bên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ).
Việc chuyển tiếp quyền lực tối cao ở VN không làm nẩy sinh ra những xung đột như ở TQ giữa Mao trạch Đông một bên và các lãnh tụ cách mạng TQ khác.
Sau khi Bác Hồ mất thì chủ tịch nước là Bác Tôn (Tôn Đức Thắng), nhưng vai trò chủ tịch nước lúc này chủ yếu có tính tượng trưng. Tiếp nữa khi bác Tôn mất, thì chủ tịch nước là bác Trường Chinh, lúc này tên chức vụ là chủ tịch hội đồng nhà nước. Còn thủ tướng thì được gọi là chủ tịch hội đồng bộ trưởng, bác Phạm văn Đồng. Nhưng ông Trường Chinh lại là người kiến tạo ra đổi mới cùng với tổng bí thư.
Cách đây cả 10 năm, cũng trong langven, tôi có nói là nếu nhập chức vụ Tổng Bí Thư và chủ tịch nước làm một thì hợp lý hơn, và nó cũng làm tăng cường vị trí của người đứng đầu đảng trong nhà nước. Đây là cấu trúc của TQ và Lào.
Lúc bác Trọng đảm nhiệm hai chức vụ, những tưởng điều này thành sự thật, nhưng với việc hồi phục lại « tứ trụ triều đình », thì rõ ràng cấu trúc này có tính truyền thống, và bền vững. Ở đây người ta có thể thấy rằng trong luật có lệ. Và lệ, tức là truyền thống sinh hoạt chính trị là cái đế của luật.
Các hiến pháp của các nước tư bản cũng vậy thôi, đó là những lệ được chuyển đổi thành luật. Còn lệ ở đây thì lại phụ thuộc vào kinh nghiệm sinh hoạt chính trị, lịch sử văn hóa, tâm lý, nguồn gốc truyền thống tôn giáo, vì thế các nước tư bản khác nhau đều có sự dị biệt trong cấu trúc chức vụ, quyền hạn, và quy trình tác động quyền lực của các chức vụ với nhau.
Không hẹn mà nên, cấu trúc chính trị của VN rất giống Liên Xô, nhưng sự giống nhau này có phần tình cờ và đồng thời cũng là hữu ý. Tình cờ là cho tới những năm 80, khi VN hoàn toàn ngả vào Liên Xô, các chức vụ của nhà nước cũng được gọi theo kiểu Liên Xô, như chủ tịch hội đồng nhà nước chính là Tổng Thống. Chủ tịch hội đồng bộ trưởng chính là thủ tướng. Việc áp dụng cấu trúc Liên Xô vào hệ thống chính trị VN lúc đó không tạo nên xáo trộn nào về chức vụ. Trong khi trước đó, tức là thời VN dân chủ cộng hóa, VN không lấy mô hình Liên Xô làm chuẩn. Tình cờ mà cấu trúc của hai bên tương đương nhau, chỉ khác cái tên gọi chức vụ.
Sở dĩ có sự tình cờ này cũng vì bởi có một sự hữu ý. Đó là ở cả Liên Xô và VN, khi làm cách mạng, thì chính quyền cách mạng vẫn lấy hình mấu nhà nước cộng hòa (republic) như các nước tư sản, mà điển hình là nước Pháp, chứ không lấy hình thức lập hiến tức là chế độ có vua. Bởi vì là hình thái cộng hòa mà có các vị trí Tổng thống, Thủ tướng. Nhưng do hình thức một đảng, cho nên Tổng bí thư mới là người có quyền lực tối cao về chính trị. Điều này đúng ở Liên Xô, đúng ở VN. Kết quả vị trí Tổng thống thực ra là vj trí thừa, có nhiều tính biểu tượng hơn thực chất. Nó là dấu vết của hình thức nhà nước cộng hòa mà cả hai bên (Liên Xô và VN) cùng chung nhận thức.
Trong trường hợp VN, thì bộ chính trị và trung ương đảng trở thành cái cầu nối hai cấu trúc Đảng và nhà nước.
Mặc dù là hình thức « thừa », nhưng ở trong trường hợp VN nó lại có thể hữu dụng, vì nó cho phép hệ thống chính trị Vn có hình thái mềm dẻo để quan hệ với các đối tác đối đầu nhau.
Trường hợp TQ lại khác nữa. Ở đây tính chất tập trung cao hơn, do Tổng bí thư là chủ tịch nước. Có thể nói đây là truyền thống tập quyền của nhà nước TQ có từ trước.
Ở trong chủ đề thời sự, tôi có bình luận là hệ thống chính trị VN hiện tại là đứa con tinh thần của Liên Xô, VN là người kế thừa Liên Xô. Nhưng phải hiểu kế thừa đây là sự giống nhau trong phân bố quyền lực, chứ không phải là sự bắt chiếc mù quáng, hay Liên Xô áp đặt vào.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 20 2021, 09:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp tục câu chuyện cấu trúc nhà nước và hiến pháp. Bây giờ sẽ nói tới những chế độ dân chủ phương Tây áp dụng chệch. Và nước đầu tiên người ta nghĩ tới là Ucraina.
Vào năm 1994 (khoảng đó tôi nhớ không chính xác), khi nước UCRAINA ra đời từ sự tan rã của Liên Xô, thì nước này cũng áp dụng thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng như ở phương Tây. Nhưng cũng như Nga, cấu trúc xã hội nước này không có giai cấp tư sản, vì trước đó Liên Xô cũng như các nước XHCN khác có hình thức sở hữu tập thể. Hiển nhiên giai cấp tư sản không tồn tại ở đây.
UK(viết tắt Ucraina) cũng là một nước mới tinh, chưa bao giờ có sự tồn tại như một nhà nước. Điều này không những đúng với UK mà còn đúng với nhiều nước cộng hòa trong Liên Xô trước. Nếu ở các nước Đông Âu, có nhiều nước đã từng có thể chế này như Tiệp, Hung, Ba lan, Bun, Ru, trong thời kỳ 1918-1945 .. mà sự hoàn thiện của nó trong quá khứ khác nhau (điển hình ở Tiệp, Hung, yếu hơn ở Ba lan, quặt quẹo ốm yếu ở Bun, Ru), UK hoàn toàn không có tý gì. Lãnh thổ hiện tại của UK là sự chắp ghép lại của những vùng đất khác nhau nằm trong các đề quốc Nga Sa hoàng, Áo-Hung, thậm chí cả Thổ nhĩ kỳ (nếu leo lên tận thế kỷ XVII, ví dụ với vùng sông Đông và Crimea).
Thời đầu độc lập, đó là thời kỳ mà nhân sự nhà nước có nguồn gốc từ đảng cộng sản UK trước. Đây là thời kỳ tương đương với chế độ Elsine ở Nga, là thời điểm hình thành các tài phiệt ở nước này.
Nếu ở Nga các nhóm tài phiệt đã bị chính quyền Putine đưa vào khuôn phép, thì ở UK điều này không xẩy ra. Vì thế ta có thể coi UK là hiện trạng nước Nga nếu Putin không nắm quyền.
Ở đây các nhóm tài phiệt (gọi là nhóm cho oai, chứ phần lớn là các cá nhân), sau khi chiếm đoạt chia xet tài sản công cộng ở đây , đã đấu đá với nhau để có thể ăn cơ chế. Như vậy cấu trúc chính trị ở đây cũng là một thứ trò hề của dân chủ tư sản, vì nó không có giai cấp tư sản, mà thay vào đó là các dạng tài phiệt kiểu mafia.
Khác với Nga thời Elsine, mặc dù tài phiệt Nga làm mưa làm gió lúc đó, nhưng Nga còn thừa hưởng của Liên Xô bộ khung cứng nhà nước vẫn còn dùng được, đó là an ninh và quân đội. Tiếng Nga gọi là silovnik (sila là sức mạnh lực lượng tiếng Nga, giống như từ Force tiếng Anh). Chính nhờ dựa vào lực lượng này mà Putin vực nhà nước Nga dậy. Điều không tồn tại ở UK. Ở đây từ quân đội đến an ninh hoàn toàn tan rã, xuy sụp.
Không những không có một cấu trúc xã hội để cõng được hình thức đa nguyên đa đảng của phương tây, mà về mặt văn hóa, dân UK cũng bị chia rẽ nghiêm trọng với các nhóm người nói tiếng Nga ở miền Đông (đến tận Kiev, Khackov, chứ không phải chỉ thu hẹp trong mẩu đất ở donnesk), và nhóm người nói tiếng UK ở phía Tây. Thực ra về mặt ngôn ngữ chúng không khác nhau. Chủ yếu là khác biệt văn hóa do lịch sử để lại. Về mặt văn hóa không có gì giống nhau giữa những người ở vùng zacatpat, nằm sát biên giới Slovakia, Hung, và những người ở miền Đông.
Sự chia rẽ này cũng tồn tại trong tôn giáo. Người UK ở cực tây theo đạo chính thống nhưng lại bị quản lý bởi giáo hoàng La mã ở Roma, ngược lại ở miền Đông, cũng là chính thống giáo những lại do nhà thờ mạc tư khoa quản lý. Hiện nay nhóm này đã thuộc vào thánh đường ở Istambul (Thổ) mà không phụ thuộc vào Nga nữa.
Tôn giáo ở UK, cũng giống như ở phương Tây, hay như đạo thiên chúa ở Vn vào thời điểm Pháp xâm lược, dưới danh nghĩa tôn giáo, niềm tin chính là đấu đá xâm thực chính trị.
Một điều ở UK đặc biệt nữa, đó là sự tham dự ồ ạt của các tổ chức NGO (tổ chức phi chính phủ phương Tây), chính chúng đã cấu tạo nên một phần « xã hội dân sự » ở nước này, nhưng không phải xã hội dân sự như ở các nước tư bản điển hình, nơi mà thể chế đa nguyên đa đảng hoạt động tốt, mà nó đã làm biến dạng dư luận nước này thành một dạng mại bản.
Một yếu tố nữa không kém phần quan trọng, đó là các tài phiệt ở UK phấn lớn đều có tài sản ở các ngân hàng phương Tây, đặc biệt là Áo, là một nước đã từng có quan hệ truyền thống với Đông Âu. Một số khác nhỏ hơn nhiều, thì có sự liên quan với nước Nga.
Như vậy với một xã hội có văn hóa lịch sử kinh tế như vậy, cái UK thiếu là sự nhất thống. Điều mà chế độ đa nguyên đa đảng không mang lại được. Chế độ này đã làm UK trở thành dạng « loạn mười hai sứ quân » như thời nhà Đinh ở VN.
Điều này đã khiến các quy luật áp dụng theo lý do của Tây Âu không hoạt động được. Lấy một ví dụ hiện tại tổng thống Zelensky đang tìm cách hạ bệ người đứng đầu hệ thống luật pháp, tức là người đứng đầu tòa án hiến pháp mà không được, trong khi tòa án này là cái ổ tham nhũng điển hình, tham nhũng bằng luật đường hoàng, bằng xử « đểu ». Ở đây tam quyền phân lập đã tạo ra cơ hội cho tham nhũng mà không phải ngược lại. Và tham nhũng lại bắt đầu chính nơi làm luật, quản lý luật, ..
Tương tự như vây, người ta cũng nói là Zelensky lên được là nhờ có một tài phiệt cùng gốc Do thái với ông ta (ông này từng là thủ tướng) chống lưng. Tại sao lại thế, bởi vì khi một nhà nước không còn các cơ sở kinh tế của nó, thì nhà nước hoàn toàn nằm trong tay những kẻ nào chi trả. Trong trường hợp không còn cơ sở kinh tế nhà nước làm cột trụ, thì phải có một nhà nước thâm sâu mạnh, để bắt các tư bản tư nhân tuân phục, nộp thuế. Điều này UK cũng không có.
Trong chủ để thời sự, tôi có bình luận là UK nên chiến đấu để chiếm lại Donnesk,vì trên cơ sở đó mà củng cố nhà nước thâm sâu, thì mới ngăn cản tài phiệt hoành hành được. Nhưng nhìn tình hình hiện tại thì điều này có vể không xẩy ra được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 21 2021, 10:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với ví dụ trên về UK, người ta cso thể thấy tác hại của hệ thống đa nguyên đa đảng với một nước ngoài văn hóa phương Tây như thế nào. Ở đây tồn tại ba sự lệch pha mà người ta có thể tìm thấy cả ở những nước khác khi áp dụng hệ thống này. Khiên nước nào áp dụng nó cũng thân tàn ma dại không ra cái gì :

1- Sự lệch pha giữa cấu trúc giai cấp của xã hội bản địa với mô hình đa nguyên đa đảng. Để mô hình đa nguyên đa đảng có thể hoạt đông, xã hội bản địa phải có một giai cấp tư sản dân tộc mạnh, có nhận thức về giai cấp mình, đồng thời có nhận thức cộng đồng, dân tộc. Điều này ngoài phương Tây và Mỹ không nơi nào có, ngay cả các nước có cơ cấu gần nhất như Nhật, Hàn, Đài cũng không có. Vì thế tùy từng nơi, mà chúng có cách sinh hoạt sai lệch khác nhau.
2- Sự lệch pha giữa truyền thống văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng. Mỗi một dân tộc thông qua truyền thống và cội nguồn văn hóa sẽ có các tâm lý ứng sử khác nhau. Tâm lý ứng sử này trong thực tế nó phải thể hiện qua luật. Khi áp dụng thể chế đa nguyên đa đảng, mặc nhiên nó mang trong mình nó quan niệm ứng sử của phương Tây, vì thế luật nó không gắn lienf với xã hội mà .. bay trên trời.
Bản thân các nước tư bản phương Tây, mặc dù cùng cội nguồn văn hóa, sự khác biệt của họ với nhau đã dẫn tới hệ thống Mỹ không giông Đức, không giống Pháp, không giông Anh..
3- Ảnh hưởng văn hóa ngoại lai. Ở điều 1 và điều 2, tôi mới chỉ đánh giá từ khía cạnh kinh tế, tức là tác động của kinh tế tạo ra sự phân biệt xã hội, đây là nội dung của điều 1. Điều 2 là nói tới khía cạnh « kiến trúc thượng tầng », vì một xã hội tồn tại không chỉ có kinh tế, mà có những giá trị văn hóa khác cấu trúc nên cách ứng sử, tư duy ứng sử. Khi những tư duy này được « khách quan hóa » (objectivation), thì nó sẽ là ứng dụng luật.
Hiện nay các nước đang phát triển chịu sức ép rất lớn của tuyền truyền văn hóa phương Tây, sức ép này rất đa dạng. Nó có thể thông qua sách báo, media, đào tạo, hoặc các tổ chức mà phương Tây lập ra. Tác động tuyên truyền này tự nhiên tạo ra những ảnh hưởng văn hóa ngoại lai, hoàn toàn tách rời với văn hóa bản địa. Với các phương tiên thông tin ngày nay như Facebook, twitter, .. thì khả năng sống ảo càng cao, riết tới sống ảo và sống thật chung nhau. Từ cơ chế này, mà nó tạo ra một xã hội dân sự rởm, một xã hội dân sự mại bản. Nói cách khác, nó thay thế vào truyền thống văn hóa có sẵn của nước sở tại.
Và hiển nhiên cái xã hội dân sự rởm này không thể sử dụng để xây dựng một cộng đồng dân tộc.

Lấy một ví dụ lệch pha này. Theo hệ thống đa nguyên đa đảng, điều đầu tiên của nó là tam quyền phân lập. Bao gồm quyền bao gồm tòa an, quốc hội và chính phủ. Xuất phát điểm của quan niệm này là từ đấu tranh giai cấp ở phương Tây mà ra. Nguyên tắc này được cách mạng tư sản Anh thực hiện trước, nhưng nó làm theo kiểu kinh nghiệm chủ nghĩa, phải đợi tới Vôn Te (Voltaire) một nhà triết học ánh sáng Pháp thì nó mới có cái đế lý thuyết. Sở dĩ nó chia làm ba như thế để cân bằng lực lượng giữa giai cấp tư sản đừng lên, Quý tộc và Vua. Trong đó Vua nắm chính quyền, nhưng quốc hội lại do Quý tộc và Tư sản nắm. Hiển nhiên ở những đất nước ngoài Tây âu, khi chẳng có quý tộc cũng chẳng có giai cấp tư sản, thì cấu trúc này có ý nghĩa gì.
Cách đây mấy năm, khi ở VN có sửa đổi hiến pháp, lề trái cũng rồ lên, đòi sáng kiến đưa tòa án hiến pháp vào VN. Họ không hiểu rằng tòa án hiến pháp là cách thức giai cấp tư sản hạn chế quyền bầu cử, bởi vì những nhân vật ở trong tòa án hiến pháp này không được bầu, không thể bị cách chức, nhưng lại có quyền phủ quyết kết quả bầu cử , nếu chúng không có lợi cho giai cấp tư sản. Điều này có tác dụng bù vào phổ thông đầu phiếu. Là cái dây bảo hiểm để phổ thông đầu phiếu không vượt khỏi giới hạn.
Như tôi đã nói ở trên về UK, hiện nay người đứng đầu tòa án hiến pháp này ở UK là đầu nậu của tham nhũng. Như vậy nó hoạt động hoàn toàn lệch với vai trò của nó khi ra đời. Điều này giải thích được do cấu trúc xã hội UK không phù hợp với cơ chế này.
Cũng ở UK, hệ thống này đã khoét sâu thêm mâu thuẫn không thể xóa mờ của xã hội, như vậy nó có tác dụng làm tan rã, băng hoại xã hội hơn là củng cố. Ở các nước phương Tây, đa đảng của nó chủ yếu là sự khác biệt của hai bộ phận giai cấp tư sản. Sự khác biệt này tạo ra vì có hai xu hướng. Một xu hướng « sống chế mặc bay » của các chủ tư sản cứng, mà người ta đặt cái tên mỹ miều là chủ nghĩa tự do (libéralisme), trong khi nó không có gì là tự do cả, mà thực chất là sống chết mặc bay. Sống chết mặc bay dịch đúng được nghĩa của nó, trong khi dịch kiểu chủ nghĩa tự do thì cũng không khác gì dịch nước Mỹ là xứ Cờ Hoa. Một xu hướng có tính chất xã hội hơn, mà người là xã hội dân chủ. Sự khác nhau của hai bên không là bao, và nó giúp cho giai cấp tư sản đổi nhiệm kỳ mà không có vấn đề.
Nhưng ở các nước đang phát triển, giai cấp tư bản đã không có, thì lấy đâu ra sự phân liệt này. Kết quả người ta phân liệt theo sắc tộc, vùng miền, tôn giáo.. Nhưng vấn để không thể giải quyết bằng đa đảng.
Khi phương Tây đem cái hình thức nhà nước này ra để áp đặt, và thực ra là một dạng xâm lược, nó đã hướng nhận thức của người ta đi vào dạng nhị nguyên (binaire/binary), có nghĩa là nếu không đồng ý với hệ thống nhà nước kiểu này thì là sai. Nhưng trong khoa học xã hội, không có kiểu phân biệt như thế này. Khi tôi không đồng ý với hệ thống này, là lúc nó được áp dụng một cách vô lý, chứ bản thân nó không xấu.
Nó sai vì đã được sử dụng như một hình thức can thiệp xâm lược, nó sai vì áp đặt bất chấp điều kiện hoàn cảnh. Nên nhớ rằng hai điều trên thường đi với nhau và xuy ra lẫn nhau. Khi đã xâm lược là áp đặt, khi đã áp đặt là xâm lược.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Apr 22 2021, 06:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, tam quyền phân lập ở Pháp là Montesquieu đưa ra, không phải Voltaire, còn nội dung thì đúng như bác nói


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thư viện bài viết · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC