Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Vn Và Những Ngộ Nhận, nhân đọc cuốn có 500 năm như thế, Hồ Trung Tú

Phó Thường Nhân
post Jan 23 2023, 09:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi đặt tên chủ đề này là “Cuộc Nam Tiến của dân tộc VN và những ngộ nhận”, vì như tôi đã từng nói hiện tại ta phải nhìn lịch sử VN theo con mắt người Việt nam, và điều rất may mắn là khoa học ngày càng phát triển hơn trong các lĩnh vực nghiêm cứu nhân văn, như khảo cổ, pháp y, di truyền, ngôn ngữ, .. càng ngày ta càng có nhiều công cụ để có thể nhìn và nhận thức lịch sử dân tộc một cách tổng quát hơn.
Do là một người tìm hiểu văn hóa, đây là hobby của tôi, cho nên tôi rất quan tâm tới các không gian văn hóa khác nhau trên thế giới, không chỉ ở VN. Đặc biệt ở những nơi mà có sự giao thoa văn hóa với nhau. Chính vì thế, tôi có cảm nhận văn hóa VN và lịch sử Vn là một quá trình giao thoa văn hóa khổng lồ, mà tổ tiên ta không bao giờ bị mất chất, hay bị đồng hóa. Sự tiếp thu văn hóa này có hai chiều đó là quan hệ giữa vùng văn minh sông Hồng với văn minh Trung Hoa, đồng thời có một chiều khác là giữa văn minh sông Hồng và văn minh Cham pa, rồi văn minh Phù Nam.
Từ thế kỷ XIX trở đi, văn minh phương Tây bao phủ hết thế giới, và một phần lớn các nước trên thế giới ngay cả VN một lúc nào đó đã là thuộc địa của họ. Chính vì thế nhận thức lịch sử thế giới hiện nay có một cái đế phương Tây. Nhưng nhận thức đó là của phương Tây, với hệ quy chiếu phương Tây, hệ quy chiếu này do quyền lợi, do định kiến, do chính trị .. có chiều và không thể dùng nó như một nhận thức lịch sử văn hóa của mình, dù họ đã mang tới cho hững lĩnh vực này rất nhiều công cụ khoa học, làm giầu thêm nhận thức chuyên môn, những những nhận thức nó đưa ra, kết luận của nó là nhằm phục vụ cho lợi ích của họ (nếu nói về hệ thống), có định kiến của họ (nếu nói về học giả nghiên cứu, vì người nào cũng là người con của nền văn hóa sinh ra nó, đặc biệt khi họ có nhận thức phải đi “truyền thụ văn minh” cho người khác). VN may mắn hơn nhiều các nước đang phát triển khác đó là ta có một ngôn ngữ dân tộc, có các học giả VN, chỉ cần các học giả này “phi phương Tây hóa nhận thức” (tức là tiếp cận nhận thức phương Tây với hệ quy chiếu VN và có phân tích, chứ không phải xổ toẹt hay đối kháng văn hóa phương Tây) thì ta có thể có một nhận thức nhân văn “dân tộc, hiện đại, đại chúng” (tôi dùng lại thuật ngữ hay được sử dụng ở VN). Lợi thế này của VN nhiều nước trên thế giới trong thế giới thứ 3 không có, và đây là vấn nạn của họ.
Nhận thức về lịch sử VN của phương Tây, tôi nói hơi cụt lủn là nhằm vào hai điều:
1- VN là một nước bị TQ xâm lược, TQ là kẻ thù truyền kiếp của VN, lịch sử VN là một lịch sử chống TQ để tồn tại.
2- Lịch sử VN cũng là một lịch sử xâm lược. Ta xâm lược Cham pa, tiêu diệt nhà nước này, rồi tiếp tục tiêu diệt Phù Nam, xâm chiếm đất đai mà đáng lẽ là của nước Cam pu chia
Khi VN đã ở trong một quan hệ Nghêu / Sò với TQ, rồi lại ở trong một quan hệ Nghêu / Sò với Cam pu chia. Thì hệ quả của nó là VN cần một thứ “Ngư ông”, một nước chống lưng để đánh TQ, đồng thời Cam pu chia cũng cần một nước chống lưng để đánh VN, và từ đó vai trò của thực dân Pháp ở đông dương được vững bền.
Vấn đề này trở nên rất nghiêm trong, khi ta hiểu rằng cuộc chiến bảo vệ biên giới/ tiêu diệt chế độ diệt chủng Pôn pốt chìm ẩn đằng sau nó như một nhận thức là thứ nọc độc này.
Trong chủ đề “VN hôm nay và ngày mai”, tôi đã nói tới những vấn đề này, vì tôi đang phân tích các học giả bị nhiễm độc phương Tây. Có nhiều thể loại nhiễm độc, mà buồn cười là trong quyển sách mang tên chủ đề này có gần đủ các típ nhiễm độc, vì thế khi đọc nó tôi thấy quá thú vị để phân tích. Tất nhiên không phải tất cả các học giả có bài trong đó là như vậy, mà chỉ có một bộ phận thôi. Tôi cũng nói thêm là đây là những phân tích chủ quan của cá nhân.
Còn trong chủ đề này, tôi muốn nói tới một cuốn sách cũng rất thú vị, của một học giả tên là Hồ Trung Tú, tên cuốn sách là “Có 500 năm như thế” (tựa đề phụ của nó là “bản sắc Quảng Nam và Đàng Trong từ góc nhìn phân kỳ lịch sử”), nhà xuất bản Đà Nẵng. Cuốn sách này chắc được nhiều người đọc yêu thích vì cuốn tôi mua là lần tài bản thứ năm (năm 2017), vậy không rõ từ đó tới nay (2023) nó có được tài bản tiếp không.
Cuốn sách làm tôi thích thú bởi hai điều :
1- Nó đã trình bầy công cuộc Nam tiến này như một sự hợp lưu văn hóa, mà trong đó người Quảng Nam là người Chàm hợp lưu văn hóa với người Việt trở thành người Việt.
2- Nhưng công cụ mà tác giả sử dụng để phân tích, như qua Gia phả, và qua ngôn ngữ là cách tiếp cận mới và thú vị. Tác giả có quan niệm, mà tôi công nhận là chuẩn, đó là các tiếng địa phương ở Quảng Nam nói riếng, nói rộng ra tới Quảng bình và vao Nam Trung bộ là hệ quả của việc cư dân địa phương hợp lưu với người việt di cư vào thời điểm đó tạo ra. Từ cái bản đồ tiếng địa phương này, tác giả đi xa hơn là tìm ra các địa phương (đơn vị là làng) “thuần Chàm” dựa theo dị biệt phát âm tiếng việt, để có thể vẽ lên bản đồ cư trú đan xen nhau của người Việt và người Chàm cho tới tận thế kỷ XVIII, tức là khi có triều đại nhà Nguyễn.
3- Tác giả đánh giá người Chàm hoàn toàn trở thành người Việt chỉ vào thời nhà Nguyễn (cụ thể là thời Minh Mạng). Nhận định này của tác giả với tôi là chưa hoàn toàn chính xác, dù tôi có thể đồng ý trên 50%
Việc hợp lưu văn hóa này với tôi cũng chính là điều tôi muốn nói về vấn đề Nam Tiến, và điều này không những đúng cho phần đất miền Trung, nơi đã có những tiểu quốc Cham pa cũ, mà cũng đúng cho cả miền Nam.
Tiếp tới, tôi giới thiệu đại ý cuốn sách, sau đó sẽ phân tích những điều mà theo tôi tác giả có hạn chế, hay quá lạm dụng khi phân tích. Nhưng để làm rõ thêm, đa chiều thêm, quá trình di dân của người Việt này, cũng như hệ quả của nó với chúng ta ngày nay, chứ không phải là phản bác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 26 2023, 08:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Theo các nhận thức truyền thống, thì quá trình Nam Tiến của người Kinh (tôi không dùng từ Việt, vì không phải chỉ có người Kinh mới là người Việt, dù hai khái niệm này thường được dùng hoán đổi cho nhau, do người Kinh có dân số đa số và lịch sử người Kinh trùng với lịch sử Việt nam theo thông lệ) là đi khẩn hoang những vùng mà người Chàm đã rút đi sau khi có các cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Cham Pa, và sau đó là giữa chúa Nguyễn và quốc gia Chàm còn lại ở Phan rang Phan thiết. Nhận thức của nó là, sau mỗi cuộc chiến tranh, thì vùng đất được cắt về với Đại Việt hay Đàng Trong không còn có người Chàm sinh sống nữa, vì họ đã bỏ đi. Bằng chứng là hiện nay có người Chàm ở tỉnh Công pông Chàm (giáp Tây ninh) bên Cam pu chia, và người Chàm ở An giang. Trong sử VN của các cụ viết cũng ghi như nhận việc người Chàm bỏ đi như vậy.
Tác giả Hồ Trung Tú đã dựa trên vấn đề phân bố địa lý của các giọng địa phương ở Quảng Nam theo sự nghiên cứu của tác giả, cũng như dựa vào các công trình ngôn ngữ học hiện đại ở VN của các học giả Cao Xuân Hạo, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Tài Cẩn .. chỉ ra điều thú vị đó là ở Đà Nẵng, các vùng dân cư phía Bắc sông Thu Bồn không nói cùng giọng địa phương với miền Nam sông Thu Bồn. Trong lịch sử, dòng sông này là biên giới giữa Đại Việt và Cham Pa sau cuộc viễn chinh của Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) vào năm 1401. Ông cũng nhận thấy giọng Hóa Châu (tức là vùng Thừa Thiên Huế, Quảng Trị) khác giọng Quảng Nam. Cũng theo lịch sử Vùng Hóa Châu đã là vùng thuộc Đại Việt vào thời nhà Trần. (Sau sự kiện nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Cham pa).
Với việc khảo cứu gia phả, đặc biệt là gia phả họ Phan, do học giả Võ Văn Thắng sưu tập được, đã cho thấy rõ đây là người Chàm trở thành Kinh do lấy vợ người Kinh từ thời nhà Trần. Nhưng tác giả cũng chỉ ra một điều mâu thuẫn trong các tộc phả, đó là các tộc phả đều lấy năm Lê Lợi viễn chinh (1401) làm gốc, nhưng nếu tính mỗi thế hệ trung bình là 24 năm, thì các gia phả chỉ có thể leo tới thế kỷ 17, tức là năm 16xx khi Nguyễn Hoàng vào Nam, bởi vì các gia phả này thường có 16 thế hệ, trong khi muốn leo tới năm 1401, thì cần phải 21 thế hệ. Điều mà rất ít gia phả có.
Với việc nghiên cứu các bức tranh trong các sách của người châu Âu sang buôn bán ở Đàng trong vào thế kỷ XVII, ông cũng chỉ ra cách ăn mặc khác nhau. Trong đó đặc biệt có cái váy nhiều tầng của phụ nữ Chàm, cũng như cái quần ống rộng thụng của đàn ông (sách của John Barow)
Từ những chứng cứ đó, tác giả đã chỉ ra rằng người Chàm còn tồn tại ở đàng Trong tới thế kỷ XVII, không có việc người Chàm bỏ đi, .. từ đó đi tới kết luận người Chàm đã thành người Kinh, và các giọng địa phương là dấu ấn còn lại của các thời điểm “nhập Kinh” của họ.
Tác giả cũng nói rằng, các tập tục truyền thống Chàm đã mất hết khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, đặc biệt vào thời Minh Mạng, khi vị vua này đưa ra đạo luật thay đổi cách ăn mặc trên toàn quốc.
Do người Chàm đã không biến mất cho tới thế kỷ 18, như vậy đã có 500 năm người Chàm tồn tại trong lòng nước Đại Việt (tính từ thế kỷ XIII, khi nhà Trần gả công chúa) nên tác giả mới đặt tên cuốn sách “có 500 như thế”, và tác giả cũng rất tự hào cho việc bảo tồn yếu tố Chàm trên dất Quảng Nam để hình thành nên tính chất người Quảng nói riêng, và nói rộng ra là tính chất miền Nam
Những phân tích mà tác giả đưa ra, tôi nói đại ý như trên, có thể chấp nhận đươc. Với tôi, đây là lần đầu tôi được đọc một tác phẩm đã chỉ ra được mối liên quan giữa những sự kiện lịch sử được ghi lại trong cổ sử về quan hệ và xung đột giữa Đại Việt và Cham Pa, thông qua những hệ quả, dấu ấn mà ta còn thấy trong xã hội (ngôn ngữ, tính chất văn hóa địa phương).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 26 2023, 08:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mặc dù vậy, trong lô gic lập luận của tác giả tôi thấy có những vấn đề sau :
1- Đã quy chụp những nhận thức hiện đại, tâm lý của nó ngày hôm nay để áp dụng vào quá khứ trong lĩnh vực dân tộc học. Tác giả nói về người Kinh, người Chàm cách đây mấy thế kỷ mà như nói đến người Kinh người Chàm với quan niệm dân tộc của tác giả hiện nay.
2- Hệ quả của điều trên là tác giả đã không hiểu quan niệm dân tộc, sắc tộc của các triều đại phong kiến VN, từ đó không hiểu cách quản lý của nó. Tương tự như vậy, tác giả không biết bản chất nhà nước Cham pa là thế nào, quan niệm của nó về dân tộc sắc tộc ra sao. Với tôi điều này cho tới nay vẫn không có nhận thức chính xác được, vì không có tài liệu.
3- Trong các phân tích về ngôn ngữ học, tác giả nhiều khi khiên cưỡng, ví dụ nói người Quảng có vốn từ ít hơn người miền Bắc, vì họ là “dân ngoại quốc học tiếng việt”. Lô gic này chỉ đúng cho một cá nhân học tiếng nước ngoài, mà cũng chưa chắc đúng, làm sao áp dụng điều đó cho một địa bàn mà dân đã nói tiếng việt từ cách đây .. 500 năm.
4- Tác giả suy diễn quá đà sức kháng cự của văn hóa Chàm, do tác giả không có điều 1 và 2, nên đã suy diễn từ quan niệm cá nhân hiện tại ra kiểu dân tộc chủ nghĩa. Có thể vì tác giả vì là người Quảng Nam, nên tác giả đã cường điệu hóa sức kháng cự của văn hóa Chàm để chứng tỏ sự độc đáo của người Quảng Nam hiện tại.
Để bổ xung những lỗ hổng trên, điều tác giả thiếu có lẽ là không có một cái backgound về giao thoa văn hóa trên thế giới, và từ đó ta có thể sử dụng nó như một dạng “phòng thí nghiệm” để xem những lập luận của ta trong trường hợp VN có đúng không. Ví dụ các nền văn hóa ở Mỹ la tinh, ở vùng Ca ra íp (Cuba, Haiti, ..), rồi ở Châu Phi . Thậm chí tác giả có thể tìm hiểu ngay ở trong văn hóa VN, nhưng phải “vượt vĩ tuyến 17” đi ra Bắc cũng có thể thấy được.
Ví dụ. Hiện tại ở ngoài Bắc, lấy vùng Việt Bắc làm ví dụ, đây là vùng có lịch sử gắn bó với lịch sử VN từ thời Âu Lạc, tức là còn trước thời Bắc Thuộc, có tới ngàn năm chứ không phải chỉ có 500 năm, vậy tại sao các dân tộc Tày, Nùng vẫn sinh sông bình thường và có văn hóa của họ cùng với người Kinh. Điều đặc biệt nữa, lịch sử của họ gắn với lịch sử Đại Việt, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, dù tới từ phía TQ hay Pháp Mỹ về sau không phụ thuộc vào sắc tộc. Như vậy nếu là tôi, thì cái câu hỏi của tôi đặt ra là:
Tại sao người Chàm lại trở thành người Kinh, trong khi ở các tộc người khác không thấy có điều này.
Để trả lời nó, thì phải tìm hiểu 3 điều :
1- Chính sách nhà nước phong kiến VN về cai quản lãnh thổ.
2- Bản chất văn hóa Chàm
3- Quan hệ và hình thái kinh tế dẫn tới sự hợp lưu Chàm – Kinh này.
Trước khi nói tiếp câu chuyện thì tôi cũng có một điều phản bác với tác giả vì nó được in ở trang cuối bìa quyển sách, theo đó có trích dẫn nhận định của tác giả đó là sự giao thoa văn hóa Chàm – Kinh này là sự xung đột giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và Ấn độ. Với tôi, đây là một sự đại ngôn, có thể dùng để câu khách mua sách, nhưng trong thực tế nó không phải. Giao thoa văn hóa Chàm – Kinh là giao thoa giữa văn hóa người Kinh và người Chàm. Tại sao lại thế ? bởi vì văn hóa Trung Hoa và Ấn độ chỉ ảnh hưởng lớn nhất tới tầng lớp tinh hoa của xã hội hai bên. Khi người Kinh di cư vào đây, họ là dân lao động. Tương tự như vậy, người Chàm ở lại cũng là dân lao động. Đây là những tầng lớp người ít chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn độ, Trung Hoa nhất. Vậy làm sao quan hệ của họ lại là xung đột văn hóa của Ấn độ và Trung Hoa. Tác động lớn nhất về dạng văn hóa tinh hoa này có lẽ phải đợi tới khi Nguyễn Hoàng vào Nam mới có, khi ông mang cả một bộ sậu quản lý hành chính vào, đồng thời càng ngày càng củng cố nó để cát cứ. Nhưng cùng lúc đó, ở vùng còn lại của người Chàm (tức là vùng phan rang phan thiết chưa thuộc vào chúa Nguyễn) người Chàm cũng chuyển qua Hồi giáo, và những người Hồi giáo này di sang Phù Nam (An giang, Công pông chàm). Như vậy lấy đâu ra xung đột văn hóa Trung Hoa - Ấn độ. Ngược lại điều mà ta có thể khẳng định, đó là phương pháp hành chính của chúa Nguyễn, theo kiểu Trung Hoa, hiệu quả hơn cách thức hành chính của các vương quốc Chàm chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ, nhưng mức độ Ấn độ giáo của nó ra sao, thì ta cũng không biết.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 31 2023, 09:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi khảo cứu các gia phả, tác giả đã đưa ra nhận xét thú vị, đó là các gia phả vùng Quảng Nam Đà nẵng đều bắt đầu vào năm 1401, tức là năm viễn chinh của Lê Thánh Tông (Lê lợi), từ đó tác giả mới đặt câu hỏi và đưa ra quan niệm là từ thời điểm này, ngược lên trước khi vùng Thừa Thiên – Huế được cắt cho nhà Trần, trong khoảng 200 năm, nhà Lý , Nhà Trần không quản lý vùng đất Thừa Thiên – Huế này hay sao. Tác giả cũng đưa ra một mâu thuẫn, đó là câu chuyện Vua Chàm Chế Bồng Nga đã từng đánh ra Thăng Long, vào đây cướp phá khiến vua quan nhà Trần phải chạy mất, nhưng khi Chế Bồng Nga bị quân nhà Trần bắn chết, nhà Trần phản công đánh vào đất Chàm (Quảng Nam bây giờ), đưa Chế Mân là con Chế Bồng Nga lên ngôi, thì ông vua này lại bảo vệ chế độ nhà Trần ở đó, khi nhà Trần bị nhà Hồ, rồi nhà Minh tiêu diệt. Với tác giả thì đây là mâu thuẫn không thể giải thích được (ngoại trừ nếu giải thích Chế Mân là tay sai, tất nhiên lý do này là tôi nói ở đây chứ không phải ý tác giả).
Thực ra điều này không khó hiểu, vì quan hệ giữa Cham pa và Đại Việt qua các thời kỳ khác nhau, có thể chia ra làm 3 thời kỳ : thời Lý trần, thời nhà Lê, thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Sự phân chia này của tôi dựa trên bản chất nhà nước Đại Việt trong các thời gian này, cấu trúc kinh tế của nó, và từ đó tác động tới hình thái Đại Việt quản lý đất đai ra sao.
Vào thời Lý – Trần, nhà nước phong kiến VN là một nhà nước nông nô. Tức là một dạng nhà nước sở hữu nô lệ, nhưng là nô lệ nông dân (nông nô). Đây là một nhà nước phong kiến phân quyền, mà quý tộc sở hữu nô lệ là người cùng dòng họ với nhà vua. Cơ sở kinh tế của nó là điền trang, thái ấp. Do dân số không đông (hiện tại tôi không có cách nào để ước tính số dân), nên ngay ở đồng bằng sông Hồng đất khẩn hoang còn chưa hết, đặc biệt là vùng Nam Sông Hồng là vùng phát tích của nhà Trần. Từ hiện trạng kinh tế này, “chiến lợi phẩm” của một cuộc chiến tranh không phải là chiếm đất, mà là bắt dân về. Tức là bắt nô lệ. Điều này cực kỳ rõ ràng với nhà Lý, với nhà Trần vẫn có, và đây là điều làm cho nhà Trần xụp đổ. Thời nhà Lý, mỗi lần đi viễn chính đánh Cham Pa, thì lúc về đều mang theo nô lệ là người Chàm. Nô lệ ở đây không chỉ là nông dân mà còn là quý tộc Chàm, thợ thủ công, .. số nô lệ này là của vua, tức là của triều đình là “của công” (xí nghiệp quốc doanh, sở hữu nhà nước nhu từ dùng ngày nay). Ngay ở Hà nội, có nhiều địa điểm cũng là các trại (tức là điền trang của vua Lý, do nông nô tạo ra) ví dụ vùng thập tam trại (13 trại) tức là vùng Nam Hà nội phía Ngã tư Sở, Láng ngày nay. Một phía trại nữa là phần dọc theo Hồ Tây, phía đường thanh niên đi lên phía Quảng Bá.
Những người Chàm này cũng là những thợ thủ công, có tay nghề đóng góp nên việc dựng hoàng thành Thăng Long. Hiện tại trong khu di tích Hoàng Thành Thăng Long còn có những viên gạch có chữ Chàm, và các hình thức chạm khắc ở đây (rồng, phượng) đều có dấu ấn của văn hóa Cham pa.
Phần ngược lại cũng có, đó là khi Cham pa vào đánh đại việt, khi cướp phá cũng mang người đi làm nô lệ. Trong quyển sách, tác giả cũng nói tới phát hiện mới đây, khi trùng tu khu vực tháp Mỹ sơn, có phát hiện ra viên gạch có khắc chữ TRẦN (theo hán tự). Có thể hiểu rằng đây là dấu ấn để lại của một nô lệ người Kinh bị bắt, và phải là người có văn hóa có học, có thể là con cháu quý tộc Trần thì mới viết được chữ Nho như thế.
Khi nói tới chế độ nô lệ, người ta thường nghĩ ngay tới các chế độ nô lệ ở châu Mỹ do người châu Âu tạo ra, và tất nhiên là sự man rợ của nó. Nhưng những chế độ này man rợ là do nó được tạo ra dưới chế độ tư bản, dựa theo sự phân biệt chủng tộc sâu sắc (một trong những ADN của văn hóa phương Tây cho đến bây giờ), coi nô lệ da đen như một thứ hàng hóa, như trâu bò lợn gà, vì văn minh châu Âu là văn minh dã man từ thời Hi lạp,La Mã đã thế, nó càng dã man hơn vì có các cộng cụ kỹ thuật hiện đại của chế độ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chế độ nông nô ngày trước ở các nước ngoài phương Tây không như thế, và nhiều khi nó là một thứ cộng sinh. Chế độ nô lệ kiểu này vẫn tồn tại ở Thái lan tới thế kỷ XVIII, ở Moritania (châu Phi) đến ngày nay vẫn còn trong các vùng du mục người Toa rếc (Touareg). Hình thái nông nô ở Đại Việt, Cham Pa cũng vậy. Lấy một ví dụ Yết Kiêu, Dã Tượng là hai tướng của Trần Hưng Đạo, nhưng về “quy chế” thì họ là gia nô của ông. Khó có thể nghĩ một người nô lệ da đen có thể trở thành .. giám đốc sở công an, hay chỉ huy quân đội để bảo đảm an ninh cho chủ nô da trắng trong chế độ nô lệ phương Tây. Chính vì thế phải hiểu chế độ nông nô vào thời điểm đó như là một sự cộng sinh của hai bên tức là quý tộc và nông nô. Trần Quốc Toản, khi nổi giận bóp nát quả cam, quyết tâm chiến đấu thì binh lính của ông cũng là gia nô, nông nô của điền trang thái ấp nhà ông.
Một hình thái khác của dạng gia nô là hình thái Mạnh Thường Quân, ví dụ, Trần Hưng Đạo đã cưu mang tướng nhà Tống không chịu hàng phục nhà Nguyên là Triệu Trung, vào quân đội của trang trại mình. Thời nhà Trần, có nhiều người Trung Hoa trung thành với nhà Tống chạy sang Đại Việt. Họ cũng mang theo các nhận thức về Thiền, về làm đồ gốm. Ví dụ đồ gốm Chu Đậu, ở Hải Dương. Dòng gốm này đã thất truyền khi quân Minh xâm lược VN, nhưng giờ đây nó lại được biết lại qua khảo cổ, và qua các sản phẩm của nó còn giữ lại được ở .. Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, ..
Cũng chính vì thế, trong Hịch Tướng Sĩ, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chỉ nói tới lòng trung thành như là động cơ chiến đấu. Và đây là lòng trung thành với chủ (không phải là khái niệm TRUNG trong Nho giáo về sau), còn Lý Thường Kiệt, cũng nói tới chủ quyền qua “quyền sở hữu” (sông núi nước Nam vua Nam ở), mà không đề cấp tới vấn đề được coi là dân tộc như ta quan niệm ngày nay như tiếng nói, phong tục tập quán, ..điều này chỉ được nói tới từ thế kỷ XV, trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Mặc dù thế, tất nhiên vấn có một nhận thức cội nguồn, cộng đồng, điều đó thể hiện qua truyền thuyết vua Hùng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, .. nhưng nó không phải là quan niệm như ta ngày nay, và cũng không(chưa được) đưa vào sử, cũng như trở thành một tín ngưỡng (thờ vua Hùng).
Thời Lý, Trần không phải người dân nào cũng có họ, chắc chắn chỉ có quý tộc có họ (họ Trần, họ Lý) và các nông dân tự do. Còn nông nô không có họ. Có ai biết họ của Yết Kiêu Dã Tượng đâu. Học giả Hoàng Xuân Hãn cũng đã phát hiện rằng trên các văn bia đời Lý, còn lại ở Thanh Hóa, nơi ông tản cư về có những văn bia nói về việc cúng tiến, công đức cho chùa mà người cúng tiến không có họ (cuốn Lý thường Kiệt của ông viết) tức là họ là nông nô giầu.
Người Việt tất cả có họ chỉ có từ đời Lê, sau kháng chiến chống quân Minh, khi chế độ nông nô không còn, và có vấn đề sổ sách để tính tiền thuế đinh, thuế ruộng, ..v..v…
Cũng dưới hai triều đại này, mà việc bảo vệ lãnh thổ biên giới được giao cho người bản địa ở đó (vì không có người Kinh di cư tới, cũng như không có khái niệm dân tộc kiểu như ta ngày nay). Và người bản địa sẽ thành người nhà Lý nhà Trần theo quan hệ dòng họ. Chính vì thế mới có chính sách kén phò mã và gả công chúa cho các lãnh chúa địa phương ở đây.
Như vậy hai câu hỏi mà tác giả Hồ Trung Tú đặt ra đã được giải đáp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 3 2023, 08:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, Triệu Trung và em gái (nếu nhớ không nhầm thì là Triệu gì đó Hoa) đều là hoàng tộc nhà Tống, được Trần Nhật Duật (không phải Trần Hưng Đạo) cưu mang. Sau này Triệu Trung có tham gia trận Hàm Tử với Trần Nhật Duật.
Bổ sung chút thông tin:
Em gái Triệu Trung lấy Trần Quốc Toản - người sinh ra ở Trung Quốc khi cha ông sang đó để giúp nhà Tống đối phó quân Nguyên Mông, nên Trần Quốc Toản nói tiếng TQ rất thạo. Trần Quốc Toản cũng sổng rất thọ chứ không chết sớm, người chết là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiệt, hy sinh ở trận sông Như Nguyệt, chứ không phải Trần Quốc Toản,

Một số nghiên cứu gia về sau cũng bị nhầm như vậy, do đều căn cứ theo cuốn Kinh thế đại điển tư lục. Đặc biệt vì Trần Quốc Kiện tuổi xấp xỉ Trần Quốc Toản, và ở hội nghị Bình Than cả 2 đều đến dự nhưng đều bị từ chối không cho vào, họ cũng là đôi bạn, nên nhiều người càng dễ nhầm.

Trần Quốc Kiện bị Trần Ích Tắc, chú của mình nhưng trong hàng ngũ quân Nguyên, sát hại ở trận Như Nguyệt. Trong gia phả của dòng họ Trần Ích Tắc, chính tay Ích Tắc cũng tự viết ra điều này

Dòng họ nhà Trần nêu ngày giỗ của Quốc Kiện là 6/5, chính là ngày ông tử trận trong trận Như Nguyệt, còn ngày giỗ của Quốc Toản là 18/9, ông sống đến 92 tuổi, phong là Hoài Văn Vương

Các gia phả của các vị vương gia nhà Trần, hay của chính Trần Ích Tắc, đều khẳng định Trần Quốc Toản lập công rất to lớn, giết Toa Đô ở trận Hàm Tử, bắt sống Ô Mã Nhi ở trận Bạch Đằng, etc.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Feb 3 2023, 08:40 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 3 2023, 11:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Câu chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, tôi được biết từ hồi nhỏ khi đọc truyện lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng “lá cờ thêu sáu chữ vàng”, rồi sau đó mới đọc thấy trong Đại Việt sử ký, mà nó cũng chỉ ghi có một dòng. Lúc đọc truyện cứ thắc mắc sau này Trần Quốc Toản thế nào vì câu chuyện kết thúc khi Trần Quốc toản và đội quân của ông lên đường.
Còn phần tranh cãi lịch sử mà ltbk nói, tôi không biết.
Nói tiếp về chế độ Lý-Trần và chế độ Cham pa. Do có vấn đề kinh tế là “trao đổi sức lao động” qua chế độ nô lệ nông nô, ta có thể rút ra một số kết luận thú vị về nhà Lý và nhà Trần:
1- Thủ đô Thăng long cũng là nơi mà người Chàm tập trung đông nhất trong các điền trang thái ấp của Triều đinh xung quanh Thăng Long. Nhưng vùng đất đó bây giờ là Hà nội. Như vậy người Hà nội gốc có một bộ phận người Chàm.
2- Một bộ phận kinh tế kỹ thuật có đóng góp của người Chàm, tạo ra một loại hình nghệ thuật Đại Việt khác biệt với Trung quốc, mà hiện tại ta còn thấy dấu vết trong Hoàng Thành Thăng Long.
Nhưng không chỉ có thế mà tôn giáo đặc biệt đời Lý cũng chịu ảnh hưởng từ Cham pa. Nó thể hiện trong 2 điều:
1- Phái thiền Thảo Đường. Trong Thiền Uyển tập anh, có một phái thiền đời Lý mà người ta chỉ còn ghi lại được tên nhưng thế hệ, trong đó có rất nhiều người là hòang tộc nhà Lý, hay là quan lại trong triều đình. Vì thế vai trò của nó trong đời nhà Lý có lẽ cũng tương đương với phái thiền Trúc Lâm với nhà Trần. Phái thiền này được thành lập bởi một nhà sư gốc Trung Hoa, tên hiệu la Thảo Đường, bị vua nhà Lý bắt về trong một cuộc viễn chính đánh Cham pa. Có một số học giả phật giáo Vn hiện đại, ví dụ Thích Nhất Hạnh, mường tượng gắn nhà sư này với một nhà sư Trung Hoa được ghi tên tuổi trong niên giám của phật giáo TQ, nhưng điều này chưa có gì là chắc chắn cả. Với tôi, điều này chỉ khẳng định là người Chàm không chỉ tấn công Đại Việt mà còn cướp bóc bắt nô lệ dọc cả theo bờ biển Trung quốc, vì nếu không làm sao có việc sư TQ lại ở Cham pa.
Còn các học giả phật giáo VN ngày nay, thì lại coi việc nhà sư Trung quốc này có ở Cham pa là do đi hành hương thỉnh kinh sang Ấn độ lạc vào. Nhưng điều này mâu thuẫn với việc ông ấy được phát hiện là sư. Trong thiền uyển tập anh ghi lại là một hôm tôn thất nhà Lý thấy cuốn kinh của minh bị sửa mấy chữ viết sai (chữ Nho), trả hỏi mới biết gia nô của mình sửa, và từ đó mới biết đây là một nhà sư. Nếu nhà sư ấy đã có tên tuổi từ Cham pa đi thỉnh kinh hay truyền đạo, thì khả năng bị biến thành nông nô là không thể. Câu chuyện này chỉ là bằng chứng nói rằng người Cham pa không chỉ tấn công vào Đại Việt mà còn cướp bọc dọc ven biển TQ nữa.
Như vậy ngay cả phật giáo thời Lý, dù là Thiền, cũng nhập từ Cham pa, chứ không phải nhất thiết từ TQ.
2- Việc thờ mẫu. Khi đi viễn chinh về vua nhà Lý cũng mang nữ thần của Cham pa về thờ, rồi một hoàng hậu của Cham pa quyên sinh cũng được thờ. Việc thờ nữ thần của Cham pa là điều rất thú vị, nó nói lên quan niệm tôn giáo thời đó. Một vị thần được coi là linh thiêng nếu bảo hộ được một cộng đồng người. Nếu cộng đồng người đó bị thất bại, thì có nghĩa là vị thần đó mất linh thiêng, người ta không thờ nữa. Nhưng cũng có trường hợp người chiến thắng sẽ mang về thờ, để chứng tỏ sự thần phục của cộng đồng người kia với mình. Gần đây, hoàng gia Anh đã trả lại cho quốc hội scotland một tảng đá thờ của người Scotland, mà người Anh đã lấy đi từ thế kỷ XV. Tẳng đá này được đặt dưới ngai vàng của Anh, để chứng tỏ sự thống trị của người Anh với người Scotland. Việc mang thần linh của cộng đồng khác về thờ cũng có ý nghĩa như vậy. Việc thờ Mẫu ngày nay ở Vn rất phổ cập, và được coi là tôn giáo, nó bao phủ từ miền Nam đồng bằng bắc bộ vào miền Trung, rồi theo chân người ở đây vào Nam (mới nhất) và lên Việt Bắc (theo chân nhà Mạc lên Lạng Sơn), vùng đất này chính là lãnh thổ của các vương quốc Chàm ngày trước, hay là vùng có quan hệ giao lưu với chúng nhiều nhất (Nam sông Hồng)
Từ đó ta có thể suy ra mà không sợ sai là, trong văn hóa Đại việt có phần đóng góp của văn hóa Chăm pa, và sự đóng góp của nó góp phần tạo ra bản sắc Đại Việt hơn nữa, củng cố thêm sức mạnh của nó. Văn hóa VN là một nền văn hóa ĐNA, được bảo phủ cấu trúc lại bởi văn hóa Đông Á. Văn hóa Chăm pa góp phần củng cố cái đế ĐNA này.
Thế còn chế độ nhà nước Cham pa thi sao ?? Tôi sẽ viết tiếp dưới đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 6 2023, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu bỏ ra ngoài nhà nước tiền sử Văn Lang, và nhà nước Âu Lạc, thì các nhà nước Chăm pa là những nhà nước đầu tiên hình thành trên mảnh đất chữ S. Nhà nước đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ 4 ở Quảng Bình, nhà nước cuối cùng là vào thế kỷ XV ở Nhà Trang. Thực ra nhà nước Chăm pa còn tồn tại tới thế kỷ XVII ở Phan rang phan thiết (vốn là từ việt hóa từ cụm từ pandungara ra), nhưng thực ra nó không còn là một thực thể độc lập. Nhà nước Chăm pa như vậy đã tồn tại cả ngàn năm, và là nhà nước độc lập đầu tiên ở VN trong thời kỳ Bắc Thuộc.
Nhà nước đầu tiên được coi là tồn tại ở Quảng Bình, “thủ đô” là Khâu Túc, địa điểm của nó chưa được xác định. Có người cho là ở Quảng Bình (như trong quyển sách này), nhưng cũng có người đẩy nó vào Huế, vì chùa Thiên Mụ ở Huế được coi là xây trên một di tích Chàm.
Mặc dù tồn tại cả ngàn năm, nhưng ta hoàn toàn không biết nhà nước này được tổ chức thế nào, quy mô ra sao. Nó là một nhà nước (như quan niệm thông thường trong sử của các nhà Nho VN), hay nó là các nhà nước khác nhau. Hiện tại còn có cả vấn đề, nhà nước Chăm pa này có phải là của một sắc tộc Chàm hay không. Nguyên do là trong khai quật khảo cổ ở Sa huỳnh (Quảng Nam), chủ nhân văn hóa này không phải là tổ tiên người Chàm hiện nay. Vậy vương quốc Chăm pa có thể là tên gọi chung của nhiều vương quốc khác nhau tồn tại từ thế kỷ thứ IV tới thế kỷ XV ??
Nếu ta liên tưởng tới lịch sử VN thời Bắc Thuộc, thì ta có thể đặt giả thiết là nhà nước Vạn Xuân của Mai Hắc Đế (tức là Lý Bí) có thể là một dạng vương quốc Chàm. Có nhiều điều khiến ta có thể coi giả thiết này là đúng, vì tên vua (Hắc Đế, tức là vua đen, mà người Chàm, nếu lại là tầng lớp liên quan tới giáo sĩ, tức là người từ bán đảo Ấn độ sang thì chắc .. da đen hơn ta), vì vị trí của nó là ở vùng Nghệ An, tiếp giáp với các vương quốc Chàm độc lập với đế quốc Trung Hoa.
Như vậy nhà nước Chàm, xã hội Chàm là một đất nước, xã hội thế nào ? hiện tại chịu không thể biết được, đây cũng là yếu điểm của các vương quốc được lập lên theo ảnh hưởng Ấn độ giáo, đó là họ coi trọng tôn giáo, tâm linh, nhưng không coi trọng sử. Chính vì thế, ngay cả hiện tại khi muốn tìm hiểu lịch sử Ấn độ cũng rất khó vì chỉ có các tư liệu ở đền chùa, được khăc vào đá, và tất nhiên nó chỉ liên quan nhiều tới chùa chiền tâm linh mà thôi.
Tôi là người tìm hiểu Ấn độ giáo (vì nó liên quan tới phật giáo), cũng như tôi có một chút ít kiến thức về lịch sử văn hóa ĐNA và Ấn độ, cho nên cách thức duy nhất để tìm hiểu nhà nước Chăm pa thế nào là tìm hiểu sự dị biệt của Ấn độ giáo khi truyền vào ĐNA, cũng như hình thức nhà nước nó dựng lên ở đây.
Nếu tìm hiểu theo cách này, thì ta có thể modelisation nhà nước Chàm (Chăm pa) theo một vùng văn hóa Ấn độ giáo duy nhất còn tồn tại ở ĐNA đó là Ba li, rồi sau đó kết hợp với tư liệu của các vương quốc Ấn độ giáo tồn tại ở ĐNA mà rút ra kết luận.
Những ai đã từng qua Ba li chơi, nếu chịu khó quan sát văn hóa thì thấy họ có cái gì đó rất giống VN, đặc biệt việc thờ thần cây cối. Điều này khiến ta không thể không liên tưởng tới việc thờ cây đa cây đề ở VN. Vậy Ấn độ giáo của họ còn có gì.
Điều đầu tiên nếu ta tìm hiểu văn hóa, thì thấy hòn đảo dù nhỏ, cũng có rất nhiều tiểu quốc Ấn độ giáo tồn tại. Ta có thể nói mỗi thung lũng, mỗi lưu vực một con sông có thể là một quốc gia. Chúng không phải là một nhà nước thống nhất trên tòa hòn đảo, dù đảo này rất nhỏ.
Một điều nữa có thể thấy, đó là sự phân liệt đẳng cấp ở đây không lớn. Không có một đẳng cấp Brahman, mà thực ra chỉ có hai đẳng cấp lớn đó là quý tộc và dân thường.
Nhưng điều này nếu ta tìm hiểu các nhà nước Ấn độ giáo tồn tại ở ĐNA, thì cũng đúng với chúng.
Một nhà nước Ấn độ giáo ở ĐNA, thường liên quan tới một người Brahman duy nhất, khi tới đây lấy một người trong một dòng họ quý tộc bản địa, lập ra một triều đại. Sự đóng góp của Ấn độ giáo đó là cách thức tổ chức nhà nước kiểu thần đạo (theocratie), trong đó Vua là người đứng ra thờ thần để chính danh. Như vậy đảng cấp tăng sĩ được giảm tới mức thấp nhất, còn xã hội chủ yếu là quý tộc sau đó là dân thường, và cuối cùng sẽ có nô lệ (nông nô). Nhưng tầng lớp nô lệ cũng không phải là số đông.
Do tôn giáo Ấn độ giáo, gắn liền với vương quyền, cho nên nó chỉ là một lớp véc ni phủ lên trên một cộng đồng người, chứ không phải là tôn giáo tín ngưỡng sâu xa của họ. Nó gắn liền với tổ chức nhà nước.
Ấn độ giáo cũng không tồn tại biệt lập, mà đi kèm với phật giáo Đại thừa, được tổ chức thành tu viện. Ví dụ như ta thấy tu viện ở Trà kiệu (theo dấu vết khảo cổ). Không thấy có dấu hiệu các quốc gia Chăm pa dùng Phật giáo Đại thừa làm quốc đạo (giống như ở Phù Nam), và dấu vết Ấn độ giáo rõ rệt nhất là Si va giáo (Sivaisme) còn thấy ở Mỹ sơn , hay ở Nhà Trang, mặc dù trong bảo tàng Chàm ở Đà năng, ta thấy có cả tượng Visnu, tượng Brahman, .. nhưng không thấy (hoặc chưa tìm thấy) di tích thờ Vít xơ nu giáo.
Dấu tích thờ Siva cũng rất cổ. Ví dụ đó là các linh ga ở Mỹ Sơn, hay trên nóc tháp Bà ở Nha Trang có tượng Si va được làm theo hình thức Âm-Dương (tức là nửa người là Nam , nửa là nữ tính theo chiều dọc). Hình thức Si va này có ở Ấn độ từ trước công nguyên. Nhưng cũng ở Nha Trang, có tượng Thiên Yana, trong thực tế là vợ của Si va, nhưng được cả người Chàm và người Việt hiện tại coi là Mẫu (mẹ xứ sở), thì hình thức thờ Si va “Âm” này có muộn hơn rất nhiều. Đây cũng là hình thức thờ Si va ở Ấn độ ngày nay.
Từ đó ta cso thể suy ra một số nhận xét như sau
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 13 2023, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Điều nhận xét thứ nhất là, nếu văn hóa Ấn độ là văn hóa đặc trưng của các vương quốc Chăm pa, thì văn hóa này gắn bó với quyền lực nhà nước, không phải là dạng văn hóa dân gian, nhân dân. Việc thờ thần Si va đã khiến quyền lực ở các vương quốc này là một dạng thần quyền (Theocratie), nếu có thể so sánh thì Si va giáo tương đương với Nho giáo ở Đại Việt về vai trò trong xã hội ở thờ kỳ nhà Lý, Trần. Đó là nó gắn bó với nhà nước, nhưng không (chưa phải) là văn hóa dân gian. Ở Vn cũng vậy, Nho giáo chỉ thực sự trở thành một bộ phận văn hóa dân gian từ thế kỷ XV (tức là từ thời nhà Lê), và đặc biệt thấm sâu vào xã hội từ thời nhà Nguyễn (Thế kỷ XVIII).
Điều nhận xét thứ nhì là , Ấn độ giáo, do quan niệm xã hội theo đẳng cấp, nên không có vấn đề xung đột về sắc tộc (như quan niệm của ta ngày nay), vì một xã hội chỉ cần chấp nhận Ấn độ giáo (ở đây là Si va giáo) thì đã chung sống được, còn lại sắc tộc sẽ được tổ chức dưới dạng đẳng cấp, hay theo nghề nghiệp (nghề nghiệp cũng là một yếu tố phân biệt đẳng cấp). Như vậy đều được gọi là người Chàm nếu họ chấp nhận Ấn độ giáo, trong khi về mặt sắc tộc có thể khác nhau. Vì thế với tôi, không có gì đáng ngạc nhiên là về mặt sắc tộc người Chàm ở Quảng Nam Đà nẵng có thể là hậu duệ của người cổ Sa huỳnh, trong khi người Chàm ở Bình định, Nha trang, Phú Yên, Phan rang phan thiết lại không phải, và về mặt sắc tộc hoàn toàn khác.
Sự xâm nhập của Ấn độ giáo còn có thể có tác dụng phân hóa một sắc tộc. Khi vào Nha Trang chơi, tôi có xuống làng gốm Bầu Trúc của người chăm hiện đại. Khi nói chuyện với họ, tôi có hỏi họ có nói chuyện được với người Gia rai hay không, thì họ bảo họ không nói được, và đối với họ, người Gia rai không đô thị bằng người Chàm. Còn tại sao tôi lại tò mò hỏi chuyện này, bởi vì về mặt nguồn gốc sắc tộc, người Chăm hiện tại và người Gia rai có cùng một nguồn gốc , giống như người Kinh với người Mường vậy. Sự khác biệt của người Chăm so với người Gia rai, là họ chịu ảnh hưởng của Ấn độ giáo, rồi Hồi giáo. Ngược lại người Gia rai sống biệt lập không chịu ảnh hưởng yếu tố văn hóa này, cũng như môi trường sống là rừng núi cao nguyên trong khi người Chăm là ở đồng bằng ven biển.
Hiện nay, cũng đã phát hiện được những tháp chàm trên Tây Nguyên, điều đó khiến câu chuyện càng khó tìm hiểu hơn. Đó là như vậy Tây Nguyên (vùng có tháp Chàm) đã từng là một bộ phận của Chăm pa, vương quốc nào thì ta không rõ. Nhưng việc không thể tìm được những dấu vết văn hóa Ấn độ giáo ở người Gia rai, và xung quanh vùng tháp chàm Tây nguyên, càng giúp ta khẳng định văn hóa Ấn độ giáo của Chăm pa là văn hóa quý tộc, gắn liền với tổ chức nhà nước. Còn về mặt dân gian, người Chàm có yếu tố tín ngưỡng như người Việt.
Bây giờ ta hãy thử tìm hiểu xem về hình thức kinh tế, các vương quốc Chàm sinh hoạt thế nào. Để làm điều này ta hãy đi tìm một dạng modelisation tương đồng. Cái hình thức kinh tế này, tôi tìm thấy ở Người .. Vikings. Cũng như người Vikings, và buồn cười là gần như đồng thời cùng một thời kỳ, người Chàm sinh sống không chỉ bằng nông nghiệp lúa nước mà còn có đánh bắt cá và cướp biển. Nguyên do là người Chàm sinh sống trên một vùng biển kín là nơi có các hoạt động thương mại quan trọng giữa Ấn độ và TQ. Đây chính là phần con đường tơ lụa trên biển, khác với con đường tơ lụa trên đất liền đi qua Trung Á vào TQ. Người Viking cũng vậy, họ cũng dựa vào các con đường biển thương mại giữa Biển Baltic, Biển đen, Địa Trung Hải, .. để sinh sống và .. cướp bóc.
Cho đến nay, người ta cũng công nhận là người Vikings không phải là một sắc tộc, mà là tên gọi chung cho tất cả các tiểu vương quốc bé tí nằm rải rác ở các thung lũng trên bán đảo Scandinavie. Chúng không phải là một nhà nước thống nhất.
Người Viking cũng như lối sống của họ không còn tồn tại, khi các nhà nước phong kiến ở Tây Âu lớn mạnh lên, và các quan hệ kinh tế của chúng được thực hiện qua đừơng bộ. Tương tự như vậy, Chăm pa tồn tại từ thế kỷ thứ IV, cho tới thế kỷ XV. Đây là thời kỳ hoạt động trao đổi thương mại giữa tiểu lục địa Ấn độ và TQ rất lớn. Nhưng từ thế kỷ XIV, khi nhà Minh lên, đồng thời ở Ấn độ xuất hiện các đế quốc Hồi giáo Mông gôn, thì quan hệ giữa hai vùng này bị cắt đứt, dẫn đến sự xuy sụp của các vương quốc Ấn độ giáo ở ĐNA, trong đó có cả các vương quốc Chăm pa. Điều này cũng thể hiện qua sự đứt gẫy về tôn giáo của người Chàm, họ chuyển từ Ấn độ giáo sang Hồi giáo (thế kỷ XV), nhưng không còn đủ sức để lập ra quốc gia nữa. Tương tự như người Viking bản địa hóa với các dân ở Tây Âu (như ở Anh, ở vùng Normandie Pháp) hay vùng đảo Sicile (Ý), người Chàm cũng hòa nhập với người Kinh ở miền Trung. Sự khác nhau chỉ là quy trình từng nơi khác nhau thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 13 2023, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu ta đã lấy người Viking như là mô hình, và sự tương đồng này rất lớn, ta có thể hiểu được tổ chức quân đội, xã hội của người Chàm thế nào. Tổ chức quân đội của người Chàm không phải là một dạng quân đội chuyên nghiệp đi lính như ở Đại Việt, mà có thể coi là toàn dân, đặc biệt là nam giới có thể là lính. Vũ khí của họ, rất đơn giản là các dụng cụ vẫn dùng để sinh sống hàng ngày. Để tìm hiểu “đặc tính quân sự” này, ta lại có thể lấy modelisation ở vương quốc Khơ me kế cạnh.
Hiện tại khi vào trong đền Ăng co Vát, người ta có thể chiêm ngưỡng những bức tường khắc phù điêu tuyệt đẹp ở đây. Trên những tấm phù điêu này, ta có thể nhìn thấy các trận chiến được mô tả lại, và ta có thể thấy vũ khí ở đây chính là những dụng cụ nông nghiệp thường ngày. Những “vũ khí” này, hiện tại ta có thể chiêm ngưỡng ở bảo tàng Cà phê Buôn Mê Thuột, trong bộ sưu tập các dụng cụ nông nghiệp của người Tây nguyên. Như vậy người Chàm cũng trang bị những vũ khí ấy.
Vào thời trung cổ, tuổi thọ của người ta không cao. Tuổi thọ trung bình chỉ khoảng độ 50. Cũng không có sự phân biệt lớn giữa trẻ con và thanh niên (vì không có phổ cập giáo dục), vì thế tất cả đàn ông (có thể cả phụ nữ như trong trường hợp người Viking, với người Chàm thì không thấy có bằng chứng) tuổi từ 16 đến 40 đều có thể là lính (đây là ước tính, chứ ta không có bằng chứng, ngoại trừ tìm được các hài cốt lính và xác định được niên đại cũng như tuổi thọ)
Nói những điều trên, bởi vì tác giả đã ước lượng dân số Chàm ở Quảng Nam khoảng 1 triệu, một con số với tôi là khổng lồ. Tác giả đã tính dựa trên giả định như sau:
- Trong lịch sử có nói tới việc vua nhà Trần (hay Lý) đã bắt được 3 vạn tù binh Chàm. Tác giả coi số tù binh là 1/3 số lính với quan niệm 1 bị bắt, 1 chết, 1 bị thương. Như vậy với 3 vạn tù binh Chàm ta có 9 vạn (90000) quân. Tác giả lại tính cứ 10 người dân có một người lính, suy ra số dân là 900000 tức là gần một triệu.
Trong thực tế, người Chàm có thể huy động một số quân rất lớn so với dân số, do kiểu quân đội “toàn dân đi cướp” kia (giống như người Viking). Trong hình thức này, thì không thể có 10 người dân lấy một lính. Tương tự như vậy, việc coi tù binh là 1/3 số lượng lính cũng rất khiên cưỡng. Không có điều gì chứng tỏ nó thật như vậy. Trong một cuộc chiến kiểu trung cổ chỉ cần tướng chết là quân đã tan rã (giống như cách đánh nhau trong Tam Quốc diễn nghĩa) đầu hàng, có nghĩa là số thương vong và bị chết rất ít, số bị bắt là đa số.
Vì thế quốc gia Chàm ở Quảng Nam nếu có được một số dân khoảng 300.000 đến 400000 người thì đã là khổng lồ, với tôi đây là con số maximum, còn số thực tế hơn có lẽ là 1 /2 số đó tức là khoảng 200000. Một đặc điểm của các vương quốc Chàm là đồng bằng ở miền Trung rất nhỏ và chật hẹp. Nó không thể có đủ sức nuôi nhiều dân đến thế, trong khi nông nghiệp không có năng xuất như hiện nay, nên không thể có nhiều dân được. Ở Bali, dân số ở đây rất lớn so với diện tích đất, nhưng đảo này là đất núi lửa, mầu mỡ. Ở miền Trung VN, ta không có những điều kiện ấy.
Như vậy ta có thể hiểu rằng sau mỗi lần giao tranh, thì bộ phận quý tộc thượng lưu Chàm rút đi, đi xuống đồng bằng sông tiếp theo,nhưng đây là bộ phận nhỏ, có thể coi là Ê lít. Họ sẽ hòa nhập với vương quốc Chàm tồn tại sẵn có, trên cơ sở văn hóa Ấn độ giáo, vì khi ra đi như vậy, họ mang theo toàn bộ các tín ngưỡng, phong cách thờ cúng Ấn độ giáo. Những người ở lại, là dân thường, mang đậm tính chất ĐNA. Và số lượng người này cũng nhỏ so với diện tích đất đai, dù là số đông của xã hội. Những người Kinh vào đây, họ cũng không phải là giới thượng lưu quý tộc gì, mà cũng giống như người Chàm ở lại. Họ cũng không phải đánh đuổi người Chàm, kiểu như dân da trắng chiếm đất người Da đỏ ở Mỹ, vì quy mô quan hệ sản xuất, cách thức canh tác không phải như thế. Và từ đó có sự hội nhập với nhau
Sự hội nhập này có thể coi bắt đầu từ thời nhà Hồ (chính xác hơn là 20 năm cuối triều Mạt Trần và Hồ), rồi rõ rệt hơn sau kháng chiến chống quân Minh (XV), nhưng quyết định vào thế kỷ XVII, lúc Nguyễn hoàng vào đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 16 2023, 06:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi nói thêm một chút về vấn đề địa lý tôn giáo, trước khi nói tới nhà Hồ, nhà Lê, chúa Nguyễn là những chế độ vương triều có tác động rất lớn vào Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung.
Hiện tại ở Quảng Nam, ta còn có dấu tích thánh địa Mỹ sơn. Nếu nhìn vào địa lý hiện tại, thì ta nhận thấy thánh địa Mỹ Sơn nằm rất sâu trong vùng núi, cách xa các vùng đô thị hiện tại (ví dụ thành phố Đà nẵng), vì thế không có ít người quan niệm rằng, vương quốc Chàm ở Quảng Nam có một vùng thánh địa cách biệt với trung tâm sinh sống của họ. Thực ra đây là cảm nhận hiện tại dựa theo địa lý hiện tại, và nó sai. Vào thời điểm có vương quốc Chàm ở đây, thì gần như chắc chắn trung tâm của nó cũng ở đó. Hiện tại nhờ có drone, trong khảo cổ học người ta có thể sử dụng nó để chụp ảnh địa hình bằng quang học hay bằng ra đa điện từ và từ đó có thể tìm được dấu tích cổ xưa bị cây cỏ, nhà cửa hiện tại che mất. Tôi đã xem các phim tài liệu, thấy người ta làm như thế ở châu âu (để tìm di chỉ người Vikings, La mã), họ cũng dùng ở Ăng co để tìm hiểu vùng đô thị Phù Nam này. Vì thế nếu cũng làm như thế ở Mỹ sơn, thì khả năng phát hiện ra các khu vực thành thị bao quanh nó gần như là chắc chắn, và có thể còn tìm thấy các di chỉ tháp khác nữa. Bằng cách đó ta sẽ xác định được chính xác hơn quy mô của nhà nước Chàm tồn tại ở đây.
Còn thành phố Đà nẵng, mặc dù là đô thị lớn hiện tại ở VN, vào thời thực dân Pháp xâm lược (nếu lấy mốc là 1858 tức là cách đây 150 năm) thì nó mới chỉ là làng chài. Trong tác phẩm tôi đang phân tích này, tác giả Hồ Trung Tú có vẻ khảo sát thực địa, đặc biệt ở vùng thành phố Đà Nẵng ngày nay, rất tỉ mỉ. Nhưng có lẽ ông cũng nên để ý cách đây 500 trước, địa hình ở đây không như thế ( biển có thể vào rất sâu ở trong đất liền, tính bằng Km, vì phù sa sông Thu bồn chưa bồi đắp ra), và như thế nó cũng sẽ có tác động tới sự phân bố dân số, mà điều này rất quan trọng, vì tác giả sử dụng phương pháp dùng tiếng địa phương để xác định nguồn gốc dân, cũng như các đợt di dân vào đây.
Một điều đặc biệt nữa của vương quốc Chàm ở Quảng Nam, đó là sự tồn tại song hành của Ấn độ giáo và Phật giáo. Điều mà ta không thấy ở các vương quốc chàm khác ở Bình định, Nha Trang, Phan rang, Phan Thiết, khiến vương quốc này về mặt tôn giáo nhà nước có gì đó tương đồng với Phù Nam hơn.
Ở Nha Trang, Ấn độ giáo ở đây thờ Thiên YANA thực tế là thờ vợ của thần Siva (Lachmi), nhưng được bản địa hóa thành mẹ xứ sở, và được người Việt chuyển thành Mẫu (Mẫu Thiên, tức là Mẫu nhà Trời). Việc thờ vợ thần Siva có muộn hơn trong Ấn độ giáo, trong khi Ấn độ giáo còn lại ở Quảng Nam thì chỉ thấy linga, tức là nó cổ hơn. Như vậy có thể nói vương triều Chăm Pa ở Quảng Nam, xuất hiện sớm hơn ở Nha Trang, .. không rõ, nhưng đây có thể là một hướng nghiên cứu, tìm hiểu.
Cũng nên để ý, phật giáo ở vương quốc Chàm Quảng Nam là phật giáo đại thừa, và là mật tông, chứ không phải là phật giáo nguyên thủy (tiểu thừa) như học giả Hồ Trung Tú viết trong bài viết phụ về vua Trần Nhân Tông, cũng ở trong quyển sách này.
Khi vua Trần Nhân Tông thoái ngôi, nhường ngôi cho con, ông đã vân du vào vương quốc Chàm 6 tháng để tìm hiểu phật giáo. Phật giáo ở đây cũng là đại thừa, như ở Đại Việt, và xu hướng của nó là mật tông, giống như phật giáo đời nhà Đinh và Lý. Hiện tại, khảo cổ học đã khai quật được các cột kinh mật tông ở kinh đô Hoa Lư, và đây là kinh mật tông. Thiền Sư Từ Đạo Hạnh (được gọi là Thiền Sư) nhưng cách tu tập và cốt chuyện nói về ông khiến người ta thấy đây là mật tông, và câu truyện trả thù sư Đại Diên của ông, không khác gì sự tích của Marpa (hay Milarepa, tôi nhớ không rõ) của Mật tông Tây Tạng. Hiện tại dấu tích của Mật Tông trong phật giáo VN vẫn còn tồn tại trong lá cờ mà ta vẫn treo trong chùa, đền, miếu ngày nay. Đó là lá cờ ngũ sắc bao gồm 5 mầu (trắng, xanh lá cây, xanh nước biển, vàng, đỏ) hình vuông có tua rua xung quang hình tam giác. Nếu làm chỉ bằng năm mầu này, ta sẽ có .. chỉ ngũ sắc mà Sư Từ Đạo Hạnh buộc vào các cửa làm bùa để ngăn Sư Đại Diên đầu thai làm vua.
Như vậy có một sự tương đồng rất lớn của người Chăm và người Kinh về phật giáo, về tôn giáo bản địa thờ thần kiểu ĐNA.
Tại sao phật giáo truyền vào Đại Việt và Chăm pa lại là Mật tông đầu tiên ? bởi vì nó là tông phái đương đại của phật giáo Ấn độ khi nó bắt đầu truyền vào ĐNA, TQ. Sự truyền vào này của nó cũng rất tự nhiên và dễ chấp nhận, vì nó thực ra là một tín ngưỡng thờ thần, nhưng thần được coi là Bồ tát phật giáo. Chính Mật Tông đã góp phần tạo nên các nhà nước, bởi vì nó đã giúp thống nhất nghi lễ, niềm tin của các cộng đồng người vẫn đang ở dạng thị tộc. Phật trở thần vị thần chung của cộng đồng, vượt qua khái niệm tổ tiên, dòng họ. Điều này đúng với Nhật, VN, Chăm pa. Chỉ có điều khác là ở Chăm pa, nghi lễ còn tới từ Ấn độ giáo. Ở Nhật Mật tông là tông phái mà quý tộc Nhật đi theo cho đến giờ. Còn ở VN, triều đại Lý, Trần, các “thần phật giáo” này cũng là ý thức hệ nhà nước (bên cạnh Nho giáo). Ở đây có sự phân công. Đạo Phật là nhằm vào thống nhất xã hội, còn đạo Nho là thống nhất tổ chức nhà nước. Ở Chăm Pa, thống nhất nhà nước là Ấn độ giáo. Còn thống nhất xã hội bằng Phật giáo không thì không rõ, vì hiện tại ta không tìm thấy dấu tích sâu rộng của Phật giáo ở đây. Có thể Mật tông ở Chăm pa chỉ đóng góp thêm vào nghi lễ nhà nước, tức là bổ xung cho Ấn độ giáo thôi. Đây là một khả năng lớn có thể xẩy ra, bởi vì Ấn độ giáo cấm sư sãi của đạo này đi biển. Vì thế rất có thể các sư sãi Phật giáo Ấn độ đã góp phần tạo ra các nhà nước Chăm pa, với vai trò như tăng lữ Ấn độ giáo ở Ấn độ, và cũng được coi như tầng lớp tăng lữ này ở ĐNA


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC