Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 38 39 40 41 42 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

langtubachkhoa
post Oct 21 2018, 08:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #391

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Arap Saudi có vẻ đã tìm được thời điểm tốt để trừ khử nhân vật đối lập, nhưng nhà báo này có tầm quan trọng thế nào mà phải giết một cách thô lỗ vậy? Arap Saudi muốn thử Washington chăng?



Vụ nhà báo Khashoggi: Mỹ sẽ nhẹ tay với Ả Rập Saudi vì đã có "dê tế thần" hy sinh chịu báng

Nếu Mỹ quyết định trừng phạt Ả Rập Saudi, thì ông Trump chẳng khác nào tự lấy súng bắn vào chân mình. Thậm chí Riyadh còn tuyên bố là đang "thủ" sẵn 30 đòn đáp trả dành cho Mỹ.


Chính sách "tiêu chuẩn kép" của Mỹ và phương Tây

Mặc dù kết quả điều tra vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại ngày 2/10 bên trong tòa lãnh sự Ả rập Saudi tại Istanbul chưa được công bố chính thức, nhưng theo nhiều nguồn tin cho biết, tất cả các bằng chứng các cơ quan an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ thu thập được cho thấy nhiều khả năng các giới thân cận với Thái tử Mohammed Bin Salman đã dính líu trực tiếp vào việc thủ tiêu nhà báo Khashoggi.

Nhà báo Khashoggi bị giết là một tội ác rùng rợn, đang thử nghiệm lập trường của Mỹ và phương Tây đối với các vấn đề quyền con người, tự do ngôn luận và tôn trọng luật pháp quốc tế

Phản ứng của Mỹ và phương Tây đối với tội ác giết hại dã man nhà báo Khashoggi thể hiện rõ chính sách "lá mặt lá trái" hay còn gọi là "tiêu chuẩn kép" của các nước này trong quan hệ quốc tế.

Đến nay, dưới sức ép của quốc tế, chính quyền Saudi đã chính thức thừa nhận các "nhân viên an ninh" của họ đã giết Khashoggi, nhưng phản ứng của Mỹ và các nước phương Tây tỏ ra khá mềm mỏng.

Tổng thống Donald Trump còn có những phát biểu tỏ ra bênh vực cho Ả rập Saudi. Mới đây nhất, ngày 20/10 vừa qua, ông Trump tuyên bố "những lời giải thích của Ả rập Saudi là đáng tin cậy".

Trong khi đó, đối với vụ điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal bị đầu độc, mặc dù chưa điều tra để tìm ra thủ phạm thì Mỹ và các nước phương Tây, đứng đầu là Anh đã phản ứng gay gắt như trục xuất các nhà ngoại giao Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt nước Nga.

Các đòn trừng phạt Ả rập Saudi liệu có đem lại hiệu quả hay không?

Các đại biểu Quốc hội Mỹ đang gây sức ép mạnh mẽ đối với Tổng thống Trump để có các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Ả rập Saudi.

Câu hỏi đặt ra là liệu Nhà Trắng có thực sự quyết tâm trừng phạt Ả rập Saudi, và các biện pháp trừng phạt này có đem lại kết quả hay không?

Nhiều nhà quan sát chính trị cho rằng, những lời đe dọa của ông Trump trừng phạt Ả rập Saudi chủ yếu là để đáp lại sức ép trong nước và quốc tế. Ông Trump là một người có tư duy thương mại, nên sẽ không muốn làm gì phương hại tới lợi ích của Mỹ lên tới hàng trăm tỷ USD trong quan hệ với Riyadh.

Điều này đã được ông nói rõ hôm 20/10 vừa qua rằng, hợp đồng bán vũ khí cho Ả rập Saudi sẽ không nằm trong các biện pháp trừng phạt và chắc chắn lĩnh vực dầu mỏ cũng sẽ được loại trừ - do tầm quan trọng của nó không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn trên cấp độ toàn cầu.

Washington không nên đánh giá thấp khả năng đáp trả của Riyadh. Năm 1973, trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ Ba, Ả rập Saudi đã không ngần ngại cấm vận dầu mỏ đối với Mỹ làm cho kinh tế Mỹ lao đao.

Bây giờ, nếu Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Ả rập Saudi, thì họ cũng có thể ngừng cung cấp dầu cho Mỹ hoặc chí ít là giảm sản lượng hoặc từ chối bù đắp số dầu thiếu hụt do chính quyền ông Trump cấm Iran xuất dầu kể từ ngày 4/11 tới.

Với sản lượng 11 triệu thùng/ngày, Ả rập Saudi là nhân tố hết sức quan trọng của thị trường dầu mỏ thế giới. Bởi vậy, bất cứ sự xáo trộn nào ở Vương quốc này đều sẽ ảnh hưởng đến giá dầu. Giá dầu tăng vào lúc này sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Mỹ, và đảng Cộng hòa sẽ mất điểm trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 11 tới.

Theo kênh truyền hình "Arabia" của chính phủ Ả rập Saudi, Thái tử Mohammad Bin Salman đã lên kế hoạch gồm 30 biện pháp đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ, trong đó có việc ngừng cung cấp dầu cho Mỹ, xích lại gần Nga, cho Nga sử dụng căn cứ quân sự Tabuk, dùng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong việc định giá dầu mỏ thay đồng USD, hòa giải với Iran, coi Hamas và Hezbollah là bạn thay vì trước đây coi là khủng bố, và rút các cổ phiếu trị giá trên dưới 800 tỷ USD từ các ngân hàng Mỹ...

Như vậy, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ đem lại kết quả trái ngược. Tổng thống Trump chẳng khác nào tự lấy súng bắn vào chân mình!

Kịch bản nào sẽ diễn ra sắp tới do hậu quả vụ giết hại nhà báo Khashoggi?

Nếu Thái tử bin Salman thực hiện các hành động đáp trả Mỹ như trên, thì có khả năng Mỹ sẽ rút sự ủng hộ Thái tử làm người thừa kế ngôi Vua.

Điều này sẽ thổi bùng ngọn lửa của cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Hoàng gia, đặc biệt trong bối cảnh nhiều thành viên của các bộ tộc khác không ưa gì Thái tử bin Salman sau chiến dịch bắt bớ 11 hoàng tử trong chiến dịch chống tham nhũng mang tên "Ritz Carlton".

Kịch bản này không những sẽ gây rối trong Vương quốc giàu dầu mỏ, này mà còn có nguy cơ đẩy khu vực Trung Đông vào tình trạng hỗn loạn mới.

Nếu Ả rập Saudi kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc, thì cuối cùng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đưa ra ánh sáng các bằng chứng về sự tham gia của Thái tử bin Salman trong vụ giết hại nhà báo Khashoggi. Điều này sẽ không dễ dàng khép lại hồ sơ của vụ này ở Ả rập Saudi cũng như trên thế giới.

Nếu Riyadh chứng minh được và đưa ra được những lời giải thích có tính thuyết phục về việc Thái tử bin Salman không dính líu gì vào vụ giết nhà báo Khashoggi và gán được trách nhiệm cho các nhân vật khác như nhân viên Lãnh sự, một Bộ trưởng nào đó hoặc các quan chức trong văn phòng Hoàng cung.... thì chắc chắn các các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây sẽ có mức độ và sẽ chỉ mang tính chất tượng trưng hơn là thực chất, chủ yếu nhằm vào các cá nhân hoặc một số cơ quan dính líu trực tiếp vào vụ giết nhà báo Khashoggi.

Ngày 20/10 vừa qua, Ả rập Saudi đã thừa nhận nhà báo Khashoggi bị giết hại và bắt giữ 18 nhân viên an ninh nghi là dính líu vào vụ này. Điều này có nghĩa là nhà vua Salman Bin Abdulaziz và Thái tử bin Salman không có trách nhiệm về vụ này. Đây là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Ả rập Saudi đang chèo lái vụ việc theo kịch bản trên.

Đó là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra nhất bởi tất cả các bên đều không muốn làm tình hình leo thang căng thẳng do các lý do chính trị cũng như kinh tế. Những "con dê tế thần" sẽ là 18 nhân viên an ninh và có thể thêm một vài quan chức khác.

http://soha.vn/vu-nha-bao-khashoggi-my-se-...21111919987.htm


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 22 2018, 05:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #392

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bao My dang tin Nga va Exxon Mobile cua My dang dam phan ve mot du an moi, lien quan den khi ga tu nhien va tinh che hoa hoc


Russia Offers Exxon New Projects as U.S. Sanctions Loom
Bloomberg: Russia offers Exxon new projects amid U.S. sanctions


https://www.bloomberg.com/news/articles/201...-sanctions-loom
https://seekingalpha.com/news/3398928-bloom...d-u-s-sanctions

Nga xuất khẩu tấn dầu thứ 20 triệu từ mỏ dầu vùng Bắc Cực...

RT cho hay, tổng sản lượng xuất khẩu dầu thô thương hiệu ARCO và Novy Port của Tập đoàn năng lượng khổng lồ Nga - Gazprom Neft - đã đạt 20 triệu tấn vào ngày 20/10/2018.

Được biết, hai thương hiệu dầu ARCO và Novy Port mà Gazprom Neft khai thác từ các mỏ Prirazlomnoye và Novoportovskoye ở vùng Bắc Cực, luôn đáp ứng ổn định nhu cầu của thị trường châu Âu.

Gazprom Neft đã xây dựng hệ thống hậu cần thống nhất, từ giàn khai thác kháng băng cố định ngoài khơi Prirazlomnaya đến cảng vận chuyển kháng băng ngoài khơi Vorota Arktiky, đội tàu chở dầu và khu phức hợp trung chuyển tại cảng Murmansk.

Phó Tổng giám đốc Gazprom Neft Anatoly Cherner cho biết, kinh nghiệm tích lũy của hãng trong vận hành một hệ thống vận chuyển dầu mỏ quanh năm ở vùng Bắc Cực sẽ giúp tăng cường xuất khẩu các loại dầu được khai thác ở khu vực này.

Hiện nay, Gazprom Neft được cho là đang xem xét mở rộng việc cung cấp dầu thô thương hiệu ARCO và Novy Port cho các khu vực mới và phát triển các tuyến mới cho việc vận chuyển dầu Bắc Cực.

Năm 2017, sản lượng xuất khẩu các loại dầu Bắc Cực đạt đến 8,5 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu dầu ARCO từ mỏ Prirazlomnoye bình ổn ở mức 2,6 triệu tấn, lượng dầu xuất khẩu dầu Novy Port từ mỏ Novoportovskoye tăng lên tới 5,9 triệu tấn.

Trong những năm gần đây, Gazprom Neft đã tích cực đầu tư vào các dự án vùng Bắc Cực, và bây giờ đã có được kết quả. Trong 8 tháng đầu năm 2018, khai thác ở vùng Bắc Cực đã mang đến 27% tổng sản lượng dầu của tập đoàn.

Bắc Cực, nơi có khoảng 41% tổng trữ lượng dầu chưa được khai thác của Nga, là động lực chính cho sự phát triển của Gazprom Neft. Theo dự báo của tập đoàn này, Nga sẽ có thể sản xuất 85 triệu tấn dầu ở Bắc Cực vào năm 2020.

Còn vào năm 2019 tới đây, các dự án Bắc Cực của Gazprom Neft có thể tăng sản lượng dầu lên thêm 50 nghìn thùng mỗi ngày, để gia tăng thêm lợi ích trong bối cảnh giá dầu thô đang ở điểm cực thịnh

Đồng thời tăng cường khám phá và khai thác túi khí khổng lồ tại vùng Bắc Cực

Trong bối cảnh Gazprom Neft xuất khẩu tấn dầu thứ 20 triệu, thì Tập đoàn khí đốt lớn thứ hai nước Nga, Novatek, cũng có niềm vui không kém, khi đã khám phá ra một mỏ khí "khổng lồ" mới ở Bắc Cực.

Theo đó, vào ngày 10/10 vừa qua, nhóm nghiên cứu của Arctic LNG 3, một công ty con của Novatek ở khu vực Bắc Obskoie, đã phát hiện một mỏ khí thiên nhiên và khí ngưng tụ mới.

Thông báo của Novatek cho hay, mỏ này có "trữ lượng ước đạt trên 320 tỷ m3 khí đốt tự nhiên" trong một khu vực có thể chứa hơn 900 tỷ m3. Dự kiến ước tính này sẽ được đệ trình lên cấp có thẩm quyền để xác nhận vào tháng 11/2018.

Mỏ khí khổng lổ mà Arctic LNG 3-Novatek mới khám phá ra nằm ở vùng nước cạn của Vịnh Obskoie, chia tách bán đảo Yamal với bán đảo Gydan ở Bắc Cực, đều thuộc chủ quyền của Liên bang Nga.

Bắc Cực là nơi Tập đoàn khí đốt Novatek đã có nhiều dự án khí lớn và đang muốn khởi động thêm một dự án mới, nên việc khám phá ra mỏ khí khổng lồ mới tại khu vực này là một động lực lớn cho sự phát triển của tập đoàn.

Tháng 12/2017, Novatek đã khánh thành dự án Yamal LNG trên bán đảo Yamal và đang lên kế hoạch xây dựng một dự án khổng lồ mới, Arctic-2, vào năm 2022-2023 trên bán đảo Gydan.

Vì vậy, "việc phát hiện ra trữ lượng dầu khí lớn ở mỏ Bắc Obskoie là một điểm khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án lớn trong tương lai của chúng tôi ở Bắc Cực", ông Leonid Mikhelson, Chủ tịch Novatek hồ hởi.

Theo Chủ tịch Novatek thì "vị trí địa lý thuận lợi của mỏ khí mới, trữ lượng to lớn của nó cộng thêm kinh nghiệm tích lũy của chúng tôi trong lĩnh vực LNG là những điều kiện tiên quyết quan trọng để thực hiện thành công dự án mới này".

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/ng...oi-suc-3367708/
[I]


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 22 2018, 07:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #393

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



De dap ung yeu cau duoc "vay no" 3,9 ty USD cua IMF, chinh phu Ukraine da quyet dinh tang gia gas len 25% tu ngay 1/11/2018, theo Reuters. Chu tich quoc hoi Andrei Paruby noi do la dieu khong the tranh khoi neu muon vay duoc tien cua IMF. Ba Yulia Tymoshenko goi do la su huy diet (genocide) doi voi nguoi dan Ukraine. Trong cuoc hop voi cong dong thanh pho Krivoy Rog, ba keu goi dai bieu cac cap phai "dung len" chong lai quyet dinh tang khi dot nay.

Ngoai ra, theo so lieu cua tong cuc thong ke Ukraine, tu thang 1=>8/2018, dan so Ukraine giam 152,4 nghin nguoi


Ukraine secures new $3.9 billion IMF deal after gas price hike

The IMF announced the deal hours after the government decided to raise household gas prices by nearly a quarter, an outstanding IMF requirement.

Former Prime Minister Yulia Tymoshenko, who hopes to unseat President Petro Poroshenko in next year’s election, called the price hike a “genocide against the Ukrainian people” and asked for an emergency parliamentary debate.


https://uk.reuters.com/article/uk-ukraine-i...e-idUKKCN1MT2GI
https://www.rt.com/business/441798-ukraine-hikes-gas-prices/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 23 2018, 07:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #394

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện của nhà báo Kha sô gi vừa bị giết thì chỉ mấy hôm nữa nó sẽ “chìm xuồng” như cách nói hiện tại ở VN. Còn sở dĩ nó được thổi lên trên báo chí phương Tây, rồi từ đó lan truyền ra thế giới là vì nó vừa là câu chuyện “sốc”, vừa là tiếp tục thái độ của media phương Tây “chống đối” chính quyền Trump. Nhưng nó không thay đổi được mối quan hệ hiện tại của Mỹ với Ả rập Sa u đít.
Câu chuyện này xẩy ra, không phải là do Thái Tử kế nghiệp ở nước này muốn chống Mỹ, mà nó chỉ là sự nối tiếp những điều ngu ngốc của chàng thanh niên 33 tuổi này mà thôi. Chàng thanh niên này đã làm khá nhiều điều tương tự như chuyện này. Ví dụ, việc bắt giữ thủ tướng Li băng, để ép buộc ông này từ chức, khiến Pháp phải can thiệp khéo bằng cách mời ông này sang Paris, khiến Ả rập Sa u đít phải thả ra. Thủ tướng Li băng là bè phái thân cận với Pháp và cả Ả rập Sa u đít. Thủ tướng Li băng có gia đình ở Ả rập Sa u đít, nhưng cũng không thể thay đổi chính trường Li băng vốn bị Hezbollah( theo I ran) chi phối. Rồi việc Ả rập Sa u đít phong toả Qatar. Tóm lại, nhân vật này đã làm nhiều điều không thành công, nhưng ngược lại cũng làm được một số điều quan trọng, và có thể vì chúng mà đã được đưa vào vị trí kế vị. Có thể kể ra.

1- Nối lại quan hệ với chính quyền Trump. Vào thời Obama, Ả rập Sa u đít là nước mà Mỹ muốn nhằm vào, vì muốn vẽ lại bản đồ Trung đông. Chính quyền Obama cũng muốn chơi với I ran, để dằn mặt Ả rập Sa u đít. Nhưng Ả rập Sa u đít đã nối lại được quan hệ không mặn mà với chính quyền Obama thông qua chính quyền Trump, bằng cách đi đầu chống I ran. Chàng Thái tử này đã là bộ trưởng bộ quốc phòng, điều khiển quân đội nước này cùng với một liên minh Ả rập đánh Yemen. Cuộc chiến này không đi tới đâu, và đang sa lầy. Nhưng nước Mỹ hiện tại và Ả rập Sa u đít đều chung mục đích chống I ran. Cũng phải nói thêm là, thời chính quyền Obama, thì Ả rập Sa u dít cũng thực thi chính sách của chính quyền Mỹ, tiếp tay, tổ chức bạo loạn ở Syria. Nhưng lực lượng Ả rập Sa u đít dựng lên sau dần dần đều trở thành cực đoan hồi giáo, cắn lại phương Tây, nên mới tạo ra mâu thuẫn hai bên. Việc hợp tác Mỹ-Ả rập Sa u đít kiểu này đã có từ năm 1979, khi hai bên đều bỏ chung tiền và dựng hồi giáo cực đoan lên để đánh Liên Xô ở Apganistan.
2- Do cùng chung mục đích đánh I ran, mà Ả rập Sa u đít lại trở thành đồng minh của Israel. Và trong việc này, thái tử Salman cũng đóng vai trò quan trọng. Cũng phải hiểu rằng, ở Trung Đông, các nước Ả rập bao giờ cũng chống lại Israel, do các lý do chính trị lẫn tôn giáo. Đặc biệt là ở một nước lấy tôn giáo Hồi giáo làm chính thống. Vì thế vị thái tử này cũng đặc biệt.
3- Vị Thái tử này cũng là người đặt ra kế hoạch phát triển mới cho Ả rập Sa u đít, nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Kế hoạch này không biết sẽ thành công hay không, nhưng nó là một món béo bở cho Mỹ, EU bán hàng. Chiến tranh ở Yemen cũng là một món hàng béo bở cho phương tây để cung cấp vũ khí.
4- Để “mua Mỹ”, Ả rập Sa u đít cũng chi tới 400 tỉ đô mua vũ khí Mỹ. Món lợi này cả về kinh tế (bán hàng) lẫn chính trị (kiểm soát thông qua hậu cần, bảo dưỡng vũ khí) không thể bỏ qua.
Hiện tại, toàn bộ kế hoạch của chính quyền Trump nói riêng và Mỹ đều dựa trên quan hệ này. Cho nên việc ám sát Kha sô gi chỉ là hạt cát, không là gì cả.

Cũng nên để ý một điều là nước thổi gió nóng/lạnh vào phi vụ này là Thổ. Quan hệ nước này với Mỹ đã không tốt, cho nên Thổ muốn dùng nó như đòn bẩy để trao đổi với Mỹ. Theo kiểu. Nếu tôi không tố, thì ông phải lại quả cho tôi cái gì đó. Vì thế tin tức được Thổ đưa ra rất nhỏ giọt, mục đích là để nâng giá. Còn thực tế, vụ việc chính xác thế nào không rõ. Chính vì Thổ cũng sợ phi vụ bị chìm xuồng, nếu công bố hết, nên cứ úp úp mở mở, và muốn đòi ONU làm người đứng ra điều khiển điều tra.
Còn EU thì cũng nhân chuyện này, khẳng định vị thế ngoại giao của mình, như một đối trọng với Mỹ (ở mức độ tương đối). Ví dụ, Đức tuyên bố không bán vũ khí cho Ả rập Sa u đít, nhưng bình thường thị trường này Đức có thâm nhập được đâu. Tuyên bố cho nó hùng hồn lấy tiếng thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 24 2018, 10:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #395

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Trọng đã được bầu làm chủ tịch nước, và như vậy việc thể chế hoá bộ máy nhà nước ở VN lại tiến thêm một bước nữa, để nhà nước pháp quyền có thể hoàn thiện hơn, khả dĩ đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của hiện tại cả trong và ngoài nước. Tôi sẽ phân tích mấy điểm ở bên ngoài trước, rồi tới bên trong sau.
Về vị trí của VN trong đối ngoại có mấy điểm sau.
1- Từ khoảng 7,8 năm nay. VN được giới tài phiệt quốc tế đưa vào nhóm CIVET (là tên gọi tắt của các nước Colombia, Indonesia, Vietnam, Egypte (Ai cập), Turquie (Thổ Nhĩ kỳ)). Đây là nhóm các nước trung bình có tiềm năng phát triển cao, có một sự độc lập chính trị cao, có một sinh hoạt chính trị xã hội sôi nổi, có tiềm năng kinh tế, có dân số cao vào độ tuổi vàng, có bộ máy nhà nước dù chưa hiệu quả bằng các nước tư bản phát triển, nhưng về cơ bản đảm bảo được vai trò của nhà nước. Cũng như thuật ngữ BRICS, CIVET không phải là một liên minh, mà chỉ là thuật ngữ chỉ một nhóm nước có tiềm năng phát triển. Việc tài phiệt quốc tế để ý tới VN như thế có thể dùng “khẩu ngữ” của bác Trọng để nói đó là điều “vừa mừng vừa lo”. Mừng là điều này chứng tỏ VN thực sự phát triển, lo là nó đã để ý tới là để kiếm tiền cho nó, chứ không phải là giúp đỡ ủng hộ. Vì thế sóng gió đối ngoại sẽ lớn hơn, giống như ngồi chiếu cao hơn trong sân đình, thì “việc làng” phức tạp hơn.
2- Về địa chính trị, VN nằm ở ngã ba lục địa. Không những là ranh giới giữa lục địa chính trị Mỹ-TQ mà còn nằm cả giữa lục địa Mỹ-Nga, và tất nhiên là cả Nga-TQ. Điều này càng khiến cho chính sách đối ngoại phải cực kỳ tỉnh táo. Vì tất cả các đối tác kia cũng sẽ tìm cách để quan hệ của họ có lợi nhất sử dụng VN, cũng như VN cũng sẽ chịu ảnh hưởng của chính sách của họ với nhau. Tất cả các đối tác này Nga, TQ, Mỹ đều có điểm mạnh yếu, mức độ quan trọng với VN. Về tiềm năng xung khắc với VN trong quan hệ tay đôi thì có lẽ Nga là ít nhất,nhưng lại chịu ảnh hưởng của các đối tác kia. TQ và Mỹ đều có điểm lợi hại khác nhau, nhưng không nước nào có lợi cho VN 100%.
3- VN về địa lý đơn thuần cũng nằm trên con đường hàng hải chiến lược của thế giới đi qua biển Đông. Đây cũng là điểm chung của VN với các nước trong nhóm CIVET. Ai cập là cầu nối giữa châu Phi và Trung đông và có kênh đào Xuy ê. Thổ là cầu nối EU với thế giới đạo Hồi. Inđô là nối Thái bình dương, ấn độ dương.. Điều này cũng dẫn tới các yếu tố quốc phòng phức tạp hơn. Nguy cơ chiến tranh lớn hơn.
Tất cả những điều này đều đòi hỏi đất nước cần phải có kỷ cương. Có tính nhất thống cao. Vì các yếu tố chính trị, địa chính trị kia ..có lực ly tâm rất lớn, và chủ yếu là lực ly tâm, thống nhất nhưng đồng thời cũng phải cởi mở đa dạng để phát triển, mà lại không sa vào vị thế tay sai cho bất kỳ thế lực nào.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 26 2018, 05:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #396

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bo sung mot chut tin. Ve tinh hinh dau mo khi dot. Co ve Nga nham den thi truong chau A de ban LNG. Nhung khong ro Nga xay LNG o Duc lam gi? Co le day la mot su nhuong bo cua Duc doi voi My de tranh bi phat Nord Stream 2. LNG xay o Duc cung co the dung nhap khau LNG cua Qatar, Uc chu khong chi My

Novatek và Cosco Shipping mở rộng hợp tác về vận chuyển LNG ở Bắc Cực
Công ty Novatek của Nga, đơn vị điều hành dự án LNG Yamal khổng lồ ở khu vực Bắc Cực và Cosco Shipping Corp của Trung Quốc cho biết có kế hoạch mở rộng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển tại Bắc Cực.

Dự án Yamal có công suất 16,5 triệu tấn LNG mỗi năm và Novatek đã bắt đầu khai thác LNG tại dự án này từ tháng 12/2017 bằng các tàu vận chuyển xuyên băng được thiết kế đặc biệt cho dự án.

Ngoài dự án này, Novatek cũng đang xây dựng dự án LNG thứ hai tại bán đảo Gydan, dự kiến có cùng công suất với dự án Yamal.

https://petrotimes.vn/novatek-va-cosco-ship...cuc-503201.html


Nga và Bỉ sẽ xây dựng trạm trung chuyển LNG ở Đức
Tập đoàn khí đốt lớn thứ hai của Nga, Novatek, ngày 18/10 công bố thành lập một liên doanh với Tập đoàn Fluxys của Bỉ để xây dựng một trạm trung chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Rostock, Đức.
Liên doanh giữa Novatek và Fluxys (chuyên về hạ tầng LNG), sẽ phụ trách thiết kế, xây dựng, đầu tư tài chính, sở hữu và vận hành một trạm trung chuyển LNG cỡ vừa với công suất khoảng 300.000 tấn/năm tại cảng Rostock, theo tuyên bố của Novatek.

Trạm này sẽ nhận LNG từ một nhà máy hóa lỏng khí mà Novatek đang xây dựng tại cảng Vyssotsk, trong vùng Saint Petersburg.

Từ trạm này, "khí sẽ được chuyển tới người tiêu dùng sẽ bằng xe tải", thông báo của Novatek cho biết nhưng không tiết lộ chi phí và tiến độ của dự án mới này.

"Một trong những sáng kiến chiến lược của chúng tôi về LNG là phát triển các dự án vừa và nhỏ để nhắm tới các thị trường thích hợp", Leonid Mikhelson, Giám đốc điều hành Novatek cho biết.

"Cách tiếp cận này cho phép chúng tôi tạo ra các kênh tiếp thị hiệu quả ở các thị trường khác nhau", ông Mikhelson nói thêm.

Novatek là một tập đoán lớn về LNG ở Nga, có nhiều dự án lớn ở Bắc Cực như nhà máy Yamal, khai trương vào tháng 12/2018.
https://petrotimes.vn/nga-va-bi-se-xay-dung...duc-518450.html

Nga bắt đầu loại USD ra khỏi hợp đồng vũ khí
Theo Tổng Giám đốc công ty Rosoboronexport, Alexandr Mikheev, thương vụ S-400 Nga-Ấn không thanh toán bằng USD mà được thanh toán bằng rúp hoặc rupi.


"Chúng tôi đã quyết định chuyển sang thanh toán bằng nội tệ: đồng rupee của Ấn Độ hoặc đồng rúp của Nga thay vì dùng USD như thỏa thuận ban đầu. Hiện chúng tôi đang xem xét sự tham gia của các ngân hàng Nga và Ấn Độ", lãnh đạo của Rosoboronexport tuyên bố.

Chính phủ Ấn Độ đã ký với Nga bản hợp đồng mua 5 tiểu đoàn hệ thống tên lửa phòng thủ S-400. Thương vụ này có trị giá 5,43 tỷ USD bất chấp việc Mỹ đe dọa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Ấn Độ.

Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng cảnh báo, nhiều khả năng Washington sẽ không đưa Ấn Độ vào danh sách miễn trừ trừng phạt.

"Động thái nâng cấp hệ thống vũ khí, bao gồm việc mua sắm tổ hợp tên lửa phòng không S-400, sẽ nằm trong diện chú ý đặc biệt của CAATSA", Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.

Phản ứng với tuyên bố của Mỹ, cả Nga và khách hàng Ấn Độ đã quyết định loại bỏ đồng USD ra khỏi thương vụ và dùng đồng nội tệ của mình.

Đặc biệt, quyết định này được đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết, Moscow sẽ không còn sử dụng đồng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự được ký kết giữa Nga với đối tác, mà sẽ sử dụng đồng rúp.

"Nga không cần đồng USD. Nga cần đồng rúp. Đồng rúp là đồng tiền ổn định dù tỷ giá hối đoái có tăng giảm. Tại sao Nga lại phải dùng đồng USD để thực hiện các thương vụ ký kết với đối tác? Điều này không còn cần thiết".

Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, Tổng thống Putin cũng đề cập đến việc đang hình thành một xu hướng giảm tỷ trọng đồng USD sử dụng trong các giao dịch quốc tế.

"Với những gì phải đối mặt khi thanh toán bằng đồng USD, ngày càng nhiều quốc gia muốn giao dịch bằng đồng nội tệ. Hơn nữa, việc sử dụng đồng tiền quốc gia là phù hợp cho việc xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho phát triển thương mại", Tổng thống Nga cho biết.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ đi dần theo hướng này. Nợ nước ngoài của Mỹ đã lên đến 20 nghìn tỷ USD. Những điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Có ai biết được không?".

Theo Tổng thống Nga, Mỹ như một "con nợ của thế giới", còn theo các quan chức tài chính Nga thì đồng USD chuẩn bị đối mặt một cuộc khủng hoảng lớn. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây Nga đã có những phép thử để dần rời bỏ đồng USD.


Cai vu General Electricy canh tranh voi Siemens trong viec tai thiet co so ha tang cua Iraq, cung da nghe tu lau, bay gio thi den ca bao VN cung dang roi

Cá mập Mỹ cướp lợi ích của đồng minh Đức ra sao?
Mỹ đã sử dụng đòn bẩy chính trị thông qua đạo luật trừng phạt CAATSA để cướp mối lợi hàng chục tỷ euro của đồng minh Đức ở Iraq.
Iraq xin Mỹ không áp đặt CAATSA

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq Ahmed Mahjoub mới đây đã cho biết, Iraq đang chuẩn bị yêu cầu Washington miễn trừ cho Baghdad khỏi các lệnh cấm vận của Mỹ vì làm ăn với Iraq, theo Đạo luật “Chống những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt” (gọi tắt là CAATSA).

Vị phát ngôn viên này tiết lộ rằng, Iraq có thể yêu cầu Washington loại trừ hoàn toàn khỏi các lệnh trừng phạt, như Jordan đã được hưởng quy chế này vào đầu những năm 90, khi lệnh cấm vận đã được áp đặt lên Iraq.

Mahjoub cũng nhấn mạnh rằng, chính phủ Iraq có các khoản nợ đáng kể trong quan hệ thương mại và kinh tế với Iran; do đó, Baghdad hy vọng rằng Washington sẽ thể hiện sự cảm thông trong tình huống này.

Đồng thời, nhà ngoại giao nói thêm rằng chính quyền Iraq chống lại ý tưởng cô lập bất kỳ quốc gia nào, bởi tin rằng điều này là hoàn toàn không hiệu quả. Ngay cả Iraq cũng đã trải qua điều tương tự khi Mỹ đã có những nỗ lực để cô lập chế độ Iraq trong quá khứ, nhưng cuối cùng nó không ảnh hưởng đến chế độ Saddam Hussein, mà là dân thường Iraq.

Vào tháng 9, chủ tịch Phòng Thương mại Iraq-Iran Yahya Eshaq nói rằng, hai nước đã cam kết giao dịch thương mại bằng đồng euro và các đồng tiền quốc gia của hai bên, để tránh lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran trong lĩnh vực giao dịch tiền tệ bằng đồng USD.

Vào tháng 5, Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran (IND - Iran Nuclear Deal), còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA) và tái khôi phục các biện pháp trừng phạt chống lại Tehran. Hàng loạt các hạn chế kinh tế đầu tiên có hiệu lực vào tháng 8 và giai đoạn 2 đánh vào lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ Iran ​​sẽ có hiệu lực vào tháng 11.

Ngoài ra, Mỹ còn đồng thời áp đặt sự trừng phạt đối với bất kỳ nước nào làm ăn với các công ty Iran, thông qua đạo luật CAATSA và Baghdad hoàn toàn có thể nằm trong danh sách trừng phạt của Washington nếu tiếp tục giao dịch dầu mỏ và các mặt hàng khác với Tehran.

Vậy việc Iraq tự tin “xin” Mỹ loại bỏ các biện pháp trừng phạt của CAATSA đối với mình dựa trên cơ sở nào, trong bối cảnh hàng loạt các công ty lớn của châu Âu đã phải giảm khối lượng, thậm chí dừng hẳn giao dịch thương mại và dầu mỏ đối với Iran?

Điều này xuất phát từ những mối lợi mà Iraq đã phải cắn răng trao lại cho Mỹ, nó cũng đồng nghĩa với việc Baghdad phải hủy bỏ những giao dịch với các đối tác khác và trong đó, một số đồng minh của Washington, điển hình là Đức cũng đã trở thành nạn nhân của con cá mập Mỹ.

Iraq hủy thầu với Đức, trao cho công ty Mỹ
Hồi tháng 9, Hãng tin Welt của Đức dẫn tuyên bố của Siemens cho biết, tập đoàn Đức đã đề xuất một chương trình khung tái thiết toàn diện cho Iraq, với phạm vi kinh tế rất lớn, mang lại nhiều lợi ích lớn cho Baghdad.

Công ty khổng lồ Siemens của Đức đã dành nhiều thời gian và tâm sức thuyết phục chính phủ Iraq để giành được hợp đồng trị giá 15 tỉ dollars khôi phục và xây dựng cơ sở hạ tầng điện ở nước bị chiến tranh tàn phá này.

Thương vụ này lẽ ra đã thành công mỹ mãn cho cả 2 bên cho đến khi Washington can thiệp và buộc Baghdad phải chọn General Electric của Mỹ.

Trước đó, trong một nỗ lực để đảm bảo vị trí chắc chắn của Siemens tại Iraq, Giám đốc điều hành Joe Kaeser đã ký một biên bản ghi nhớ với Bộ trưởng Bộ điện của quốc gia Iraq Kasim al-Fahdawi trong chuyến đi không được tiết lộ chi tiết của ông tới Baghdad vào cuối tháng 9.

Theo Hãng tin Đức Handelsblatt, vào cuối tháng 9, CEO của Siemens là ông Joe Kaeser đã đến Baghdad cùng với Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Năng lượng Đức Thomas Bareiss để gặp Thủ tướng Iraq Haider Al-Abadi.

Kaeser và người đứng đầu chính phủ Iraq đã thảo luận kế hoạch 4 năm để lắp đặt các nhà máy điện với công suất phát điện là 11 GW, với thỏa thuận trị giá 15 tỷ USD và hai bên cơ bản đã thống nhất với những điều khoản này.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi đột ngột chỉ sau đó nửa tháng, Siemens đã mất lợi ích vào tay đối thủ cạnh tranh General Electric của Mỹ.

Vào ngày 15 tháng 10, Iraq đã bất ngờ ký một biên bản ghi nhớ mới với General Electric, tập đoàn có trụ sở tại Boston-Mỹ để xây dựng cơ sở hạ tầng điện ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này, mặc dù Siemens đã được coi là người đầu tiên ký kết biên bản ghi nhớ.

Theo Thời báo Tài chính, chính quyền Donald Trump đã buộc Baghdad phải loại Siemens để chọn General Electric, bằng cách tuyên bố rằng, “thỏa thuận với công ty Đức có thể khiến các mối quan hệ Mỹ-Iraq gặp rủi ro”.

Hãng tin trích dẫn một nguồn tin quen thuộc với tình hình tiết lộ rằng, một cố vấn cho Al-Abadi nói rằng: "Chính phủ Hoa Kỳ đã cầm một khẩu súng dí vào đầu của chúng tôi" và buộc chính quyền Baghdad phải từ bỏ hợp đồng hai tuần trước đây với Siemens.

Blomberg còn tiết lộ chi tiết rằng, các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã cảnh báo Thủ tướng Haider Al-Abadi phải chống lại người khổng lồ Đức để chọn công ty Mỹ và bắn tín hiệu rằng, Nhà Trắng nghi ngờ rằng, Iran đã thúc đẩy Iraq tiến tới một thỏa thuận với Siemens “như một cách để cắt giảm quan hệ với Mỹ”, nhằm chống lại kế hoạch của chính quyền Trump áp đặt một gói trừng phạt mới với dầu mỏ Iran vào tháng 11.

Mặc dù cả chính phủ Mỹ, Đức, Iran và Iraq đều không bình luận gì về cáo buộc của giới truyền thông Mỹ-Đức, nhưng không ai có thể nghi ngờ gì về việc Mỹ dã sử dụng con bài chính trị thông qua CAATSA để giúp công ty Mỹ đánh bại công ty Đức.

Người đứng đầu Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) Joachim Lang cáo buộc, hợp đồng cuối cùng lọt vào tay công ty Mỹ vì sự can thiệp của chính quyền Washington vào lĩnh vực cạnh tranh kinh doanh ở Iraq, chính quyền Donald Trump đã sử dụng đòn bẩy chính trị để thúc đẩy lợi ích của doanh nghiệp lớn của Mỹ.

"Để thực hiện học thuyết nước Mỹ vĩ đại, Washington đã áp dụng theo cách này trong cuộc cạnh tranh toàn cầu của các công ty đa quốc gia nhằm đánh bại các đối thủ kinh tế của mình, đây là điều không thể chấp nhận được trong nền kinh tế tự do cạnh tranh" - ông Joachim Lang nói với hãng tin tức Welt.

Theo ông, các quốc gia có chủ quyền và các công ty phải có quyền tự do đàm phán các giải pháp kinh tế tốt nhất, phù hợp với nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh. Liên bang Đức yêu cầu Mỹ tôn trọng một "sân chơi bình đẳng" cho các đối thủ cạnh tranh trên toàn thế giới.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ra-sao-3367872/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 26 2018, 05:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #397

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Met qua, cac bac lai dua duong sat cao toc len roi.
Ma cha hieu nghi gi lai chon cong nghe dem tu truong cua Nhat Ban, no qua xa xi va dac thu.
Cong nghe cua Phap, Duc thi hoi dat do (du van re hon Nhat)
Cong nghe cua Tau thi k yen tam
Tom lai VN chua phu hop voi duong cao toc




Pháp giúp đường sắt cao tốc: Bài học thảm họa Trung Quốc
Chọn công nghệ Nhật hay Pháp cũng phải phù hợp với khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

Công nghệ Pháp hay Nhật?


Thông tin Tập đoàn Engie (Pháp) ngỏ ý muốn tìm kiếm cơ hội, hợp tác phát triển công nghệ đường sắt cao tốc tại Việt Nam được cho là mở ra cơ hội lựa chọn mới cho ngành đường sắt trong nước.

Trước đó, vấn đề lựa chọn công nghệ của Nhật hay Pháp cũng khiến Bộ GTVT khá bối rối, theo đó, bộ này đã tổ chức tọa đàm mời các chuyên gia đầu ngành để xin thêm ý kiến góp ý.

Góp ý cho việc này, TS Trần Đình Bá đánh giá, nếu so sánh về công nghệ đường sắt thì Pháp là nước châu Âu có nền văn minh đường sắt sớm, về kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật đường sắt của Pháp hơn hẳn Nhật.

Vị TS cho biết, Pháp có khoảng 100.000km đường sắt quốc gia, 100% khổ 1.435 m tiên tiến hiện đại cho cả đường sắt quốc gia kết nối mạng quốc tế và đường sắt cao tốc siêu tốc 300- 350km/h công nghệ TGV.

Còn Nhật Bản là quốc gia có nền công nghệ đường sắt lạc hậu với khoảng 20.000km đường sắt Quốc gia khổ hẹp 1.067 – chiếm 93% tổng chiều dài đường sắt quốc nội.

Chỉ có khoảng 1.600km đường sắt cao tốc công nghệ Shikansen tốc độ 300km/h, không kết nối mạng quốc tế.

Tuy nhiên, TS Trần Đình Bá cho rằng, vấn đề lựa chọn công nghệ của nước nào lại tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan trọng nhất là công nghệ lựa chọn phải phù hợp với khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội nước ta.

Do đó, vị chuyên gia cảnh báo, việc lựa chọn công nghệ cho đường sắt tốc độ cao phải cần đến kiến thức công nghệ và sự sáng suốt để không rơi vào “Ma trận đường sắt”.

"Tham vọng đường sắt cao tốc ở VN có từ năm 2004 song cho đến nay trắng tay vì chưa lựa chọn đúng công nghệ đường sắt mà Việt Nam cần có.

Sai lầm nghiêm trọng của bộ GTVT là nghe theo tư vấn JICA, kiên cố hóa toàn bộ hệ thống đường sắt quốc gia lạc hậu khổ 1m để chạy theo công nghệ Shikansen, nên hoàn toàn thất bại", TS Trần Đình Bá chỉ rõ.

Cũng theo vị chuyên gia, sự thất bại trong triển khai thực hiện dự án đường sắt cao tốc thời gian qua còn có tác động của nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất là do, khí hậu Nhiệt đới gió mùa Việt Nam không đảm bảo an toàn cho tốc độ tử thần 300km/h .

Thứ hai, Việt Nam chưa có điện hạt nhân.

Thứ ba, nền tài chính Việt Nam chưa đáp ứng vì 1.500km đường sắt cao tốc phải cần tới 100 tỷ USD. Đây là vấn đề khó khăn, khi JICA dự báo chỉ chi khoảng 58 tỷ USD.

Thứ tư, 98% hoạt động của đường sắt cao tốc được điều hành bằng tự động hóa, trong khi nền công nghệ của Việt Nam chưa thể đáp ứng được.

Thứ năm, đường sắt cao tốc chỉ chở được hành khách, không chở được hàng hóa nên không kinh tế, trong khi Việt Nam cần có đường sắt hiện đại, chiến lược chở được hành khách và hàng hóa.

Do đó, TS Trần Đình Bá cho rằng, khi quyết định lựa chọn công nghệ của nước nào để phát triển đường sắt cao tốc tại Việt Nam thì Bộ GTVT cần phải đặc biệt lưu ý tới những tồn tại nói trên.

Điều cốt tử là...

Bên cạnh đó, việc thực hiện ký kết hợp đồng cũng phải giao cho người rất am hiểu về công nghệ đường sắt để xác định được công nghệ đường sắt cần mua là công nghệ nào?

Dẫn chứng từ sự cố xảy ra tại Trung Quốc, đó là cái giá nước này phải trả cho thảm họa Ôn Châu 2010, tương tự Đài Loan cũng vậy, do đó, ông cảnh báo Việt Nam phải thận trọng khi chạy theo một giấc mơ quá xa rời thực tế.

"Đừng rơi vào hội chứng choáng ngợp mà sắm thứ “đồ chơi quý tộc” vừa tốn kém vừa lãng phí.

Phải hiểu rằng đường sắt cao tốc hay đường sắt tốc độ cao là “Cỗ xe ngựa dành cho quý tộc“. Nó chỉ phù hợp với các nước giàu có như Pháp, Nhật, Đức, vì thế, không nên cố đấm ăn xôi, cố chạy theo tham vọng nếu biết trước không có hiệu quả", TS Trần Đình Bá nhấn mạnh.

Theo vị TS, điều cốt tử hiện nay là phải nhận thức rõ ràng hơn vai trò của đường sắt quốc gia, nỗ lực tự lực, tự cường, mở rộng, hiện đại đường sắt quốc gia khổ 1m tốc độ thấp sang đường sắt quốc gia khổ 1.435m tốc độ cao 150-200 km/h, kết hợp vừa hàng vừa chở khách.

TS Trần Đình Bá cho rằng, với hướng như vậy, Việt Nam sẽ thủ tiêu được hệ thống đường sắt khổ hẹp 1m lạc hậu để có 100% đường sắt quốc gia khổ 1.435m hiện đại, có thể hòa mạng quốc tế, sánh vai với các cường quốc đường sắt trên thế giới.
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/...g-quoc-3367968/


Nga nói Mỹ điều khiển 13 UAV tấn công căn cứ Hmeymim hồi tháng 1
Quan chức Nga cáo buộc binh sĩ Mỹ trên máy bay P-8 Poseidon đã điều khiển nhóm UAV tự sát nhằm vào căn cứ Hmeymim.


"13 máy bay không người lái (UAV) di chuyển theo đội hình tác chiến thông thường, được chỉ huy bởi một kíp vận hành duy nhất. Cùng thời điểm đó, một máy bay trinh sát P-8A Poseidon Mỹ liên tục hoạt động trên không phận Địa Trung Hải trong 8 tiếng liền", TASS dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin hôm nay phát biểu tại Diễn đàn An ninh Hương Sơn (BXF) tại thủ đô Bắc Kinh.

Bộ Quốc phòng Nga trước đó cho biết 13 UAV phiến quân đã tấn công căn cứ không quân Hmeymim của Nga ở Syria vào đêm 6/1, tất cả đều bị phát hiện và vô hiệu hóa từ khoảng cách xa.

"Khi tiến vào khu vực tác chiến điện tử của quân đội Nga, chúng được chuyển sang chế độ dẫn đường bằng tay. Quá trình điều khiển diễn ra trên chiến P-8 Poseidon được lắp nhiều thiết bị hiện đại, chứ không phải bởi những phiến quân Syria thông thường", Fomin khẳng định.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho biết 13 UAV này đã di chuyển ra xa một chút, nhận lệnh từ trung tâm điều khiển và được hỗ trợ tìm các "lỗ hổng" trong hệ thống tác chiến điện tử của Nga để xâm nhập, nhưng lập tức bị tiêu diệt.

7 UAV bị hệ thống phòng không Pantsir-S1 bắn hạ, 6 chiếc còn lại bị lực lượng tác chiến điện tử Nga chiếm quyền điều khiển, trong đó ba phi cơ bị phá hủy khi lao xuống đất, số khác hạ cánh bên ngoài căn cứ Hmeymim và bị Nga thu giữ.

Quan chức quốc phòng Nga cho biết tất cả UAV này đều được chế tạo bằng công nghệ cao, được trang bị hệ thống điều khiển và thả bom hiện đại. Mỗi chiếc có sải cánh 3,5 m, trần bay 3,5 km, mang được 10 thiết bị nổ và tầm hoạt động lên đến 100 km.

P-8A là mẫu phi cơ được hải quân Mỹ lựa chọn để thay thế cho máy bay tuần thám săn ngầm P-3 Orion được biên chế cách đây 56 năm. Ngoài hàng loạt công nghệ giúp phát hiện tàu ngầm, P-8A cũng được trang bị các hệ thống điện tử hiện đại, cho phép nó thực hiện nhiệm vụ trinh sát và gây nhiễu.
https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan...-1-3829251.html



Sao giao dich thuong mai giua Nga va My lai tang nhi?



Phát ngôn ẩn ý của ông Putin khi gặp cố vấn an ninh Mỹ

Dân trí Tổng thống Vladimir Putin đã dùng chính hình ảnh trên quốc huy Mỹ để gửi thông điệp ẩn ý tới Washington trong cuộc gặp với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ tại Moscow.


Tổng thống Putin ngày 23/10 đã có cuộc gặp với Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Moscow. Ngay khi bắt đầu cuộc họp, nhà lãnh đạo Nga đã nói đùa với ông Bolton về cách ông giải nghĩa quốc huy của Mỹ.

“Như những gì tôi biết, quốc huy của Mỹ có hình một con đại bàng. Móng vuốt bên trái của nó quắp 13 mũi tên, còn móng vuốt bên phải quắp một cành ô liu với 13 chiếc lá và 13 quả ô liu. Đây là biểu tượng của chính sách hòa bình. Câu hỏi của tôi là: Liệu có phải con đại bàng đã mổ hết ô liu và chỉ còn chừa lại mũi tên hay không?”, Tổng thống Putin hỏi.

Câu nói ẩn ý trên của Tổng thống Putin được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) mà Moscow và Washington đã ký kết từ cách đây hơn 30 năm. Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton được cho là người đã thuyết phục Tổng thống Trump đưa ra quyết định rút Mỹ khỏi INF.
...........
...........

Tuy vậy theo ông Putin, hoạt động thương mại Nga - Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt của Washington đối với Moscow.

“Bất chấp tất cả những “nỗ lực” của các ông, kim ngạch thương mại giữa hai nước tiếp tục tăng lên và đó là điều kỳ lạ. Năm ngoái tăng 16% và năm nay là 8%. Đầu tư của Nga vào kinh tế Mỹ gấp đôi đầu tư của Mỹ vào Nga”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.


https://dantri.com.vn/su-kien/phat-ngon-an-...24075237582.htm


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 26 2018, 10:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #398

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói tiếp một chút về CIVET, trước khi nói về nội chính cũng cần phải tập trung quyền lực. Các nước trong nhóm này không phải là những nước đã có PNB cao. Ví dụ, VN hiện tại còn thua Thái Lan, và chỉ nhấp nhỉnh Philipine. Thế tại sao hai nước kia không được đưa vào mà lại là VN. Vì VN còn nhiều tiềm năng phát triển và đang phát triển hơn. Philipine thì từ khi độc lập 1948, kinh tế hoàn toàn bị Mỹ khống chế, vậy với tư bản Mỹ thì nó còn có gì để ăn nữa. Muốn ăn muốn phát triển thì phải chơi với ..TQ vì ở đây còn tiềm năng hợp tác, nhưng lại bị nó cấm. Thái lan cũng gần ở tình trạng như vậy, so với VN là nước đã từng chịu cảnh chiến tranh tàn khốc, đến tận năm 1991, Thái lan phát triển như vậy là chậm, do nước này luôn khôn khéo giữ được hoà bình (bằng cách mất đất) nên không bị chiến tranh tàn phá, và đã gần như lấy hết tiềm năng chơi với Mỹ - Nhật. Muốn phát triển tiếp thì phải nâng cấp công nghệ, tức là phải tự lực tự cường nhiều hơn. Điều mà Thái chưa làm được, không kể sự lủng củng trong hệ thống “đa nguyên đa đảng” ở nước này, dù đã nhập khẩu nó từ năm 1930 (cùng thời gian với sự ra đời của ĐCS VN) vẫn không giải quyết được.
Việc phát triển cũng có hệ quả là xã hội phân hoá sâu sắc, do sự cập kênh giữa nhu cầu, đòi hỏi của phát triển kinh tế, và cấu trúc xã hội. Điều đáng chú ý là trong 5 nước, bỏ ngoài VN, thì đã có 3 nước là có mâu thuẫn với Mỹ, không kiểu này thì kiểu khác. Ví dụ như Thổ, hiện này gần như ở trạng thái đối đầu với Mỹ, trong khi nước này có đủ tất cả các quan hệ của một đồng minh với Mỹ, thậm chí ở trong NATO. Giới cầm quyền quân sự ở Ai cập cũng vậy, mặc dù Mỹ là nước tài trợ cho Ai cập, nhưng đây cũng là cách Mỹ khoá mõm. Mỹ ủng hộ Ai cập, để “đỡ đòn” cho Israel, tức là ủng hộ để khống chế. Từ năm 1973, sau khi đuổi Liên Xô đi, nước này muốn tìm sự ủng hộ giúp đỡ của Mỹ để phát triển. Nhưng sự giúp đỡ đó không có. Với Indonesia, nếu chính phủ nước này có quan hệ bình thường với Mỹ, thì làn sóng ngầm Hồi giáo lại coi Mỹ là kẻ thù.
Nếu tính mâu thuẫn xã hội theo hình thái “chính thống/lề trái”, thì Vn là nước nổi bật nhất, vì có lẽ là nước duy nhất trong CIVET mà lề trái yêu Mỹ, và một bộ phận thâm sâu của nó có thể sẵn sàng làm tay sai. Ngược lại trong những nước kia, thì lề trái có xu hướng chống Mỹ.
Tại sao lại như thế bởi nhà nước VN là một nhà nước đi theo truyền thống độc lập dân tộc. Nhưng do trình độ phát triển, mà nhiều mâu thuẫn trong xã hội tồn tại. Những yếu kém này lại được quy cho thể chế. Và lề trái, cốt lõi của nó về lịch sử vốn là các thế lực được Mỹ dựng lên, xông ra bán cái bánh vẽ “theo Mỹ”, gán cho thể chế đại nghị tư sản này những ưu điểm mà nó không có về công bằng xã hội, về tự do, về chống tham nhũng. Còn ở nhưng nước kia, nó đã có một quá trình theo Mỹ rồi, thì xã hội của nó lại muốn chống Mỹ, vì tất cả những gì ở VN bị quy vào thể chế, nó cũng có cả, và nhiều khi còn gay gắt hơn.
Về mặt “chính thống”, các nước kia muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, tăng cường các quan hệ đa phương khác để tạo đà phát triển. Còn VN thì vẫn trong quá trinh làm sâu sắc hơn quan hệ với nước này.
Nhưng tất cả đều chung một điểm, đó là mâu thuẫn xã hội sẽ gay gắt, dù chiều hướng trong từng nước khác nhau, do các yếu tố bên ngoài lôi kéo tác động khác nhau, cũng như những bất cập trong quản lý xã hội chưa giai quyết được. Mối nguy hiểm nhất với các nước này (CIVET), là nghe theo cái bánh vẽ của lề trái (bất kỳ lề trái ở đâu). Đi vào đó thì chắc chắn sẽ tắc tử. Bye Bye giấc mơ (và hiện thực) phát triển. Chính vì thế mà cần phải có một chính thể mạnh, để nhất thống, thưởng phạt rõ ràng, từ đó mà giải quyết các bất cập trong xã hội, thông qua hoàn thiện nhà nước Pháp quyền.
(còn tiếp)

@ltbk,
Làm gì có việc chọn công nghệ đường sắt kiểu này. Chấp nhận công nghệ nào là phụ thuộc vào gói cho vay của nước đó. Nếu Nhật cho VN vay tiền để làm đường sắt cao tốc, thì công nghệ sẽ là công nghệ Nhật. Cho vay tiền cũng là một hình thức bảo đảm thị trường, lấy đâu ra chuyện mình muốn chọn gì thì chọn. Chỉ có điều hình thế của VN hơi đặc biệt, đó là hai cái trung tâm của nó quá xa nhau (giữa Hà nội và TP HCM), nên tác dụng của kiểu giao thông này khó cạnh tranh được với máy bay. Ngược lại như ở Nhật, tuyến của nó là Tokyo-Kyoto (thông qua Nagoya) thì gần hơn nhiều, máy bay không thể cạnh tranh được. Tuyến Tokyo-Nagoya-Kyoto thì cũng giống như Hà nội – Đà nẵng – TP HCM, nhưng khoảng cách xa quá.
Về mặt cơ bản lâu dài, thì việc có một tuyến đường sắt nhanh xuyên Việt cũng có tác động phát triển kinh tế. Vì thế có thể nó sẽ hiệu quả nếu làm các đoạn ngắn trước, kiểu Hà nội-Vinh (để cấu trúc giải đô thị miền Bắc, Bắc Trung bộ), rồi Sài gòn – Nha Trang (để cấu trúc giải đôi thị Nam-Nam Trung bộ). Nhưng nan giải của nó là trong mỗi đoạn chỉ có một thành phố lớn là Trung tâm kinh tế, chứ nó không có ở cả hai đầu.
Vì thế hiệu quả nhất là tạo ra một hệ thống đường sắt khổ to, điện khí hoá, vừa để chở hàng hoá và để cho tầu chạy nhanh tương đối (120Km/h so với 60Km/h hiện tại) có lẽ hiệu quả hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 26 2018, 10:57 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #399

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân câu chuyện đường sắt, lại thấy ông chuyên gia nói về đường sắt Pháp, thì “bàn loạn” một tí nữa. Ở Pháp đúng là nó có 10000 đường sắt, trong đó khoảng trên 1000Km TGV, tức là đường cao tốc, và một phần nhỏ trong đó là tầu hoả xóm, tức là là đường sắt đô thị đặc biệt cho vùng Paris, và các đô thị lớn kiểu Mác Xây, Li ông (lyon). Trong tất cả cái đống đó. Đường sắt đô thị ở Paris, chiếm tới 80 thị phần đường sắt với số lượng người trung chuyển, nhưng lại không được đầu tư. Còn trong đống đường sắt còn lại, chi có TGV là có lãi, và được đầu tư nhiều nhất. Còn lại là lỗ. Điều này đã khiến Pháp muốn đóng cửa rất nhiều tuyến đường sắt. Ngay cả TGV bây giờ cũng bị các hãng máy bay giá rẻ cạnh tranh. Vì thế cái mô hình Pháp này chưa chắc đã hay đâu. Ai mà ở ngoại ô Paris, phải dùng phương tiện này thì đều biết cả, đi tầu ở “thủ đô ánh sáng”, như Pháp tự hào mà cứ tưởng như đang ở một nước đang phát triển.
Còn ở Nhật, thì nó tính toán rất kinh tế, và không bỏ không cái gì cả. Nó cũng rất trọng tầu hoả xóm, vì nó có một hệ thống đường dầy đặc, với tầu hoả xóm, thì đường cỡ nhỏ hay to đâu có quan trọng. Và thường tầu cuả nó ngắn, chỉ khoảng ba toa, bốn toa.
Cách sử dụng đường sắt Nhật hiệu quả hơn, hợp lý hơn. Còn đường sắt ở Pháp đã cho thấy là đường sắt không có lãi, và đặc biệt khúc quan trọng nhất không phải là tầu nhanh, mà là tầu hoả xóm ở cận đô thị.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 27 2018, 06:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #400

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.279
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.587$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





Bác Phó, tương lai thì TGV ở Pháp có thể lại càng tăng được lợi nhuận, thị phần và nhiều người dùng đấy. Hiện đang có một xu hướng, đó là ngày càng nhiều người mua nhà, căn hộ ở các thành phố xa Paris, nhưng lại đi làm ở Pairs, và phải dùng TGV. Nhiều người mua nhà ở Bourgogne, hoặc thậm chí gần Lille, etc. và đi làm hàng ngày bằng TGV đến Paris, họ dùng thuê bao, và sử dụng các tuyến TGV giá rẻ, mua vé PREMS giá rẻ, etc. Đồng nghiệp tôi cũng vậy

Có vẻ nhiều nước lấy cớ vấn đề Iran để tìm cách độc lập hơn với hệ thống tài chính Mỹ. Phiên bản gốc tiếng Anh ở đây, bản dịch tiếng VN ở duói. Xem ra thì tổng thống Putin nói đúng, việc lạm dụng trừng phạt khiến ngay cả đồng minh và các nước không liên quan gì đến lệnh trừng phạt của Mỹ cũng cảm thấy bất an và lo lắng

Europe Finally Has an Excuse to Challenge the Dollar
The plan for a “special purpose vehicle” to bypass U.S. sanctions on Iran could test American dominance of the global financial system.
Europe Unveils "Special Purpose Vehicle" To Bypass SWIFT, Jeopardizing Dollar's Reserve Status
https://www.bloomberg.com/opinion/articles/...enge-the-dollar
https://www.zerohedge.com/news/2018-09-25/e...dollars-reserve

Đồng USD bị thách thức


Niềm tin của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng sử dụng đồng USD như một vũ khí chống lại các quốc gia đối thủ và đồng minh cứng đầu có nguy cơ phản tác dụng
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều công ty châu Âu "tháo chạy khỏi Iran" sau khi quốc gia này bị Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt, Washington có thể bị cám dỗ bởi chuyện phớt lờ những nỗ lực cứu thỏa thuận hạt nhân Iran của châu Âu. Tuy nhiên, sẽ khôn ngoan hơn nếu họ chống lại cám dỗ này.

Một kế hoạch mới của Đức, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nga về việc tạo ra hạ tầng tài chính đặc biệt để giao dịch với Iran có thể là thách thức đáng kể đối với sự thống trị toàn cầu lâu nay của đồng USD. Bà Federica Mogherini, quan chức cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), vào tháng rồi nói về kế hoạch tạo ra "một phương tiện đặc biệt" để giao thương với Iran. Cụ thể, các nước thành viên EU sẽ thành lập một thực thể pháp lý để tạo điều kiện cho những giao dịch tài chính hợp pháp với Iran. Điều này sẽ cho phép các công ty châu Âu tiếp tục làm ăn với Tehran. Các chi tiết của kế hoạch vẫn đang được bàn thảo nhưng những phát biểu này phần nào cho thấy nó được tiến hành ra sao.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ được tái áp đặt sau khi Tổng thống Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Chúng khiến cho việc giao thương giữa bất kỳ thực thể nào liên quan đến Mỹ và Iran gần như là bất khả thi. Cái giá phải trả cho việc vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ là rất cao. Hồi năm 2015, Ngân hàng BNP Paribas SA của Pháp phải nộp phạt gần 9 tỉ USD vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran, Cuba và Sudan. Washington cũng phớt lờ phản ứng mạnh mẽ của chính phủ Pháp đối với mức phạt mạnh tay này.

Các biện pháp trừng phạt Iran đã trở lại, khiến các giao dịch trong tương lai giữa Tehran với châu Âu (cũng như Trung Quốc và Nga) đều phải được thực hiện thông qua các thực thể không liên quan gì đến hệ thống tài chính Mỹ. Trong một báo cáo hồi tháng 7-2018, ông Axel Hellman - thuộc tổ chức Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu (ELN) và Esfandyar Batmanghelidj, nhà sáng lập Công ty Truyền thông Bourse & Bazaar (Anh), đã đề xuất thành lập "một kiến trúc ngân hàng mới" để đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ. Kiến trúc này dựa vào hệ thống hiện hữu của các ngân hàng không hoạt động ở Mỹ và chỉ tập trung làm ăn với Iran, như Ngân hàng Iran - châu Âu (trụ sở TP Hamburg - Đức) và chi nhánh tại châu Âu của các ngân hàng tư nhân Iran.

Kế hoạch mới của châu Âu dường như tập trung vào phương án này. Bà Mogherini cho biết Đức, Pháp, Anh sẽ thiết lập một hệ thống tài chính trung gian đa quốc gia được nhà nước hậu thuẫn để hỗ trợ các công ty châu Âu muốn làm ăn với Tehran và cả những đối tác ở Iran. Những giao dịch này, nhiều khả năng sẽ được thực hiện bằng đồng euro và bảng Anh, sẽ không được công khai với giới chức Mỹ. Về mặt kỹ thuật, các công ty châu Âu giao dịch với hệ thống tài chính trung gian này thậm chí không vi phạm các biện pháp trừng phạt hiện hữu của Mỹ. Hệ thống này nhiều khả năng sẽ để mở với cả Nga và Trung Quốc. Điều châu Âu cần làm là cung cấp một hạ tầng hợp pháp, an toàn và bảo đảm những giao dịch không được trình báo cho Mỹ.

Khi đó, việc trừng phạt hệ thống đặc biệt nêu trên là vô ích bởi Mỹ không thể biết được ai giao dịch với nó và vì sao. Tất cả những gì Washington có thể làm là trừng phạt ngân hàng trung ương của các nước tham gia hoặc Hiệp hội Viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) với cáo buộc hỗ trợ các giao dịch (nếu hệ thống tài chính trung gian đặc biệt sử dụng SWIFT). Một động thái như thế sẽ chỉ khiến Mỹ tự chuốc lấy thất bại bởi nó không những để lại hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động và sự toàn vẹn của hệ thống tài chính Mỹ mà còn khiến châu Âu đẩy nhanh "nỗ lực" tạo ra một kiến trúc ngân hàng có khả năng chống chọi các biện pháp trừng phạt nói chung của Mỹ.

Việc tạo ra một "kiến trúc ngân hàng có thể bảo vệ được" cũng có thể là mục tiêu cuối cùng của châu Âu lẫn Nga và Trung Quốc. Iran chính là cái cớ thuận tiện để châu Âu, Nga và Trung Quốc hợp tác thực hiện mục tiêu: Thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong số ít vấn đề khiến EU, Trung Quốc và Nga bắt tay đối đầu Mỹ. Dù vậy, nỗ lực xóa bỏ sự thống trị toàn cầu của USD rốt cuộc không phải chỉ vì Iran.

Trong bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu hồi tháng rồi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã kêu gọi biến euro thành đồng tiền toàn cầu để thách thức đồng USD. Trung Quốc và Nga từ lâu cũng mong muốn thực hiện điều tương tự. Tuy nhiên, chỉ khi hợp tác với châu Âu - nơi hiện có lượng dự trữ tiền tệ nhiều thứ hai thế giới, Bắc Kinh và Moscow mới có cơ hội thách thức sự thống trị của Mỹ.

Lịch sử cho thấy không đồng tiền nào thống trị toàn cầu mãi và không có lý do gì để đồng USD là trường hợp ngoại lệ. Niềm tin của Tổng thống Donald Trump về khả năng sử dụng USD như một vũ khí chống lại các quốc gia đối thủ và đồng minh cứng đầu có nguy cơ phản tác dụng bởi đang có những nỗ lực ngày một nghiêm túc nhằm lật đổ vị thế của đồng tiền này.

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/dong-usd...26214138507.htm


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 38 39 40 41 42 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC