Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 10 11 12 13 14 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Nov 3 2017, 05:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #111

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Về cá nhân của Putine, thì không có gì phải bàn, nước Nga hiện tại may mắn có một nhân vật chính trị như vậy. Nhưng hệ thống chính trị của Nga, là một sự chạy chữa lại hệ thống « đa nguyên đa đảng » kiểu phương Tây lại là điều đáng bàn. Sự chạy chữa này, đã chứng tỏ hệ thống chính trị kiểu này không hợp với nước Nga, cũng như nó không hợp với các nước đang phát triển khác, vì nó dựa trên một cái đế văn hoá lịch sử của Tây Âu và Mỹ. Việc người Nga nhập khẩu nó vào, giống như kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia, dù có chạy chữa thì cũng chỉ là tạm thời. Cách chạy chữa này là gì, đó là gây dựng lại một hình thức quản lý kiểu Liên Xô mà không còn Liên Xô. Đảng nước Nga thống nhất của Putine độc chiếm hệ thống nhà nước, hình thành một hệ thống Đảng-Nhà nước giống như ở VN, TQ nhưng nó yếu hơn nhiều, vì nó không có đế. Tất cả chỉ dựa vào vai trò một cá nhân, là ông Putine, nó không phải là một cơ chế. Điều quan trọng của một nhà nước là cơ chế. Lắp cái cơ chế không chạy vào, nên phải dương quyền cá nhân lên để cứu. Từ khi ông Putine nắm quyền, nước Nga phát triển hơn, có tiếng nói hơn trên trường thế giới, đời sống người dân cũng thoát khỏi khủng hoảng, nhưng cái cơ chế nhà nước vẫn không dựng được, đây là điểm yếu chết người.
Về thực tế, đảng nước Nga thống nhất của ông Putine, có lẽ nhiều phần giống đảng cần lao nhân vị mà anh em ông Ngô Đình Diệm dựng lên ở VN. Tôi so sánh thế hơi mạnh tay, và có thể làm nhiều người sốc vì sự khập khiễng của nó. Chế độ Ngô đình Diệm là chế độ độc tài, là tay sai của Mỹ tất nhiên nó phải khác chính quyền Nga. Nhưng sự giống nhau ở đây là đảng nước Nga thống nhất không có tư tưởng, ngoài việc là cái máy tranh cử của cặp Putine-Medvedev. Cái đế của nó cũng là nhân sự của bộ máy nhà nước Nga, mà bắt đầu là hệ thống KGB, tức là công an Nga cũ. Như vậy yếu điểm của nó là không phải là Đảng quyết định nhân sự của nhà nước, mà là nhân sự của nhà nước, vì muốn giữ ghế ngồi mà chui vào đảng.
Như vậy xã hội nước Nga, hệ thống nhà nước Nga đứng giữ ngã ba đường. Để có hệ thống kiểu phương Tây nhập khẩu thì không được, vì làm gì có đế giai cấp tư sản. Ở nước Nga không có giai cấp tư sản, mà chỉ có tài phiệt(giống như ở VN chỉ có các loại « bầu »), như một dạng mafia thông đồng với nhau. Ngược lại để có một đảng kiểu như Đảng cộng sản Liên Xô ngày xưa, cũng không thể làm lại được.
Khi Ngô Đình Diệm bị Mỹ lật, thì đảng cần lao nhân vị cũng tan, vì nó chỉ là công cụ của anh em Ngô Đình Diệm, và chế độ Sài gòn trở thành chế độ quân phiệt, do các tướng lĩnh của nó dựng lên, và vẫn luôn là tay sai Mỹ. Vậy khi Putine không còn ở trên chính trường, vì ông ta cũng chỉ là một người, làm sao sống mãi được, thì đảng nước Nga thống nhất thành cái gì.
Như vậy nước Nga mạnh lên nhưng không vững, vì họ vẫn chưa xây dựng được cơ chế nhà nước hoàn chỉnh. Ngay cả việc hệ thống chính trị một nước do một cá nhân nắm quyền lâu dài cũng không phải là tốt, và nhất định dẫn tới lạm dụng, vì thế cái phép hạn chế nhiệm kỳ ở VN là một điều rất tốt.
Việc Putine khánh thành đài kỷ niệm « nạn nhân chính trị », vào thời điểm kỷ niệm cách mạng tháng mười cũng nói lên sự lửng lơ này của người Nga, cái này không chỉ báo Pháp đưa, mà báo VN, lấy tin từ sputnik cũng đưa. Từ khi Putine lên nắm quyền, thì giới cầm quyền Nga cũng trân trọng hơn với quá khứ trực tiếp của mình. Ví dụ, nước Nga đã dùng lại quốc ca Liên Xô, tự hào về những thành công của Liên Xô (anh Gagarin bay vào vũ trụ), để trấn an dân, nhưng nhân sự của nó lên được chính là nhờ sự cướp bóc kiểu lợi ích nhóm tài sản công cộng ngày xưa của Liên Xô mà ra, điều mà lợi ích nhóm ở Vn chưa làm được dù rất muốn, vì thế họ không thể kỷ niệm cách mạng tháng mười như một sự kỷ niệm cấp nhà nước, tự hào vì nó. Nó chỉ được đảng cộng sản Nga kỷ niệm thôi.
Nhưng một nước có thể từ chối, chối bỏ quá khứ của mình không, và điều đó có tốt không ?
Tôi là người ủng hộ quan hệ VN-Nga, nhưng cũng nên vì thế mà mù quáng không nhận thấy những yếu điểm của nó. Nước Nga không phải Liên Xô. Khi tôi nói tôi yêu quý người Liên Xô thì nó bao gồm cả Nga, UK, các nước Baltic, các nước Trung Á, có cả thẩy 15 nước cộng hoà khác nhau, mà bây giờ tan đàn xẻ nghé, dù người Nga là bộ phận quan trọng của Liên Xô cũ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 3 2017, 07:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #112

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, nói đảng nước Nga thống nhất không có tư tưởng thì có lẽ không hoàn toàn chính xác. Đây là đảng thiên về cánh hữu, thiên về chủ nghĩa dân tộc, về văn hóa có phần tương đối giống với nhóm bảo thủ của phương Tây.

Đảng này là tập hợp những người có tư tưởng giống Putin thì đúng hơn, vì các tư tưởng này đến từ một nhóm các nhà think tank từ Saint Peterbourg (ví dụ tư tưởng quốc hữu hóa những ngành kinh tế chiến lược, coi trọng những thành quả Liên Xô, nhà nước là một sự kế thừa, etc.), còn Putin và Medvedev chỉ là những nhân vật lãnh đạo trong đó thôi. Có lẽ điều đáng quan tâm là sau khi Putin đi, thì đảng này có giữ được vị thế hiện nay không? Tuy nhiên nhà nước Nga từ thời nhiệm kỳ đầu của Putin năm 2000 đến nay cũng k chỉ bao gồm những nhân sự của đảng này mà còn đảng khác, ví dụ phó thủ tướng Rogozin hiện nay, phụ trách hoàn toàn mảng quân sự và công nghệ quốc phòng, đến từ một đảng nhỏ tên Rozina hay gì đó tôi k nhớ. Bản thân Putin cũng đã thay thế hàng loạt các nhân sự nhà nước Nga, bằng các nhân vật khác hoàn toàn mới từ vài năm nay, bọn Tây đang bảo là Putin đang thí nghiệm hệ thống nhà nước, xem sự vận hành của nó sau khi ông rút lui khỏi vũ đài chính trị.

Ngoài đảng nước Nga thống nhất, còn đảng nước Nga công bằng và đảng cộng sản cũng có tư tưởng riêng đồng thời cạnh tranh với nhau. Đảng dân chủ tự do thiên hữu quá và đảng nông nghiệp Nga, những đảng này đều có tư tưởng riêng. Nhà nước Nga cũng quy tụ đầy đủ thành phần các đảng, ngoại trừ đảng cộng sản.
Có lẽ điều đáng quan tâm là sau khi Putin đi, thì các đảng này có thỏa hiệp và đoàn kết để lãnh đạo nước Nga được k? Tôi thì tin là có, hiện nay họ hòa hợp với nhau cũng k dựa trên Putin


Việc Putin chính thức ca ngợi cách mạng tháng 10, chính giới Nga xem sự sụp đổ của Liên Xô là tai họa cho nước Nga (trước đây chỉ có cá nhân Putin nói sự sụp đổ của Liên Xô là thảm họa địa chính trị), etc. chứng tỏ việc đánh giá cao Liên Xô đã được thể hiện ở cấp nhà nước đấy thôi


BỔ SUNG: DEZ EZZOR được giải phóng, có thể coi đây là thất bại của Mỹ và Israel trong việc thiết lập nhà nước Kurd để khống chế cả Iraq, Iran, Thỏ và Syria k?

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Nov 3 2017, 08:09 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 3 2017, 09:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #113

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cánh đây ít lâu,do là người sưu tập sách, tình cờ tôi kiếm được mấy quyển sách mà nước Nga hiện đại bây giờ in, để cho các trung tâm văn hoá của nó phân phát, để gia tăng ảnh hưởng văn hoá chính trị. Nhìn vào danh sách các tác phẩm văn học này, ngoài những cuốn kinh điển của văn học Nga của Đốt xơ tôi ép xơ ki, còn có nhiều tác phẩm khác của các tác giả Nga vào cuối thế kỷ XIX, đầu XX, thời Sa hoàng trước cách mạng tháng mười. Những nhà văn này là loại hạng hai hạng ba, nhưng việc nó được nước Nga hiện đại truyền bá, đã nói lên nhiều cái tâm tư của trí thức Nga hiện đại. Đó là sự phủ nhận giai đoạn Liên Xô, coi thời Sa hoàng như một dạng thời đại Hoàng kim. Nhưng làm sao một đất nước hiện đại, lại có thể lấy những giá trị cách đây 1 thế kỷ để gậm nhấm, làm phương hướng. Như vậy ở nước Nga hiện đại có điều mâu thuẫn quái đản. Một mặt ông vẫn phải tự hào về Liên Xô để trấn an dân nhưng không thực tâm tự hào, một mặt thực tâm ông lại muốn xoá nó khỏi lịch sử, làm một thứ trò rollback đến thời Sa Hoàng. Việc Putine khánh thành cái khối tượng đài ở Mạc tư khoa cũng là sự thể hiện điều này, còn nói rằng ông ta làm việc đó vì phải chăm sóc tất cả các kiểu dư luận Nga thì không phải, vì nếu thế thì sao lại phải làm đúng lúc kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng mười. Trong chính trị, người ta khó mà không lường tính tới những yếu tố biểu tượng, cho nên việc làm của Putine là cố ý, chứ không phải là tình cờ.
Điều thú vị là ở VN cũng làm kỷ niệm cách mạng tháng mười. Và ngay ở Pháp, trên truyền hình của nó, đặc biệt trên kênh Pháp-Đức (ARTE) dồn dập có những phim tài liệu về cuộc cách mạng này. Họ cũng in nhiều sách về Lê Nin.
Với tôi, ở Vn làm kỷ niệm cách mạng tháng mười là có ý nghĩa nhất. Vì cách mạng VN là đứa con chính thống của cách mạng tháng mười, chủ nghĩa Mác-Lê nin thực sự trở thành một bộ phận của tư tưởng VN, giống như Phật giáo, Nho giáo. Và cũng có một chủ nghĩa Mác- Lê nin kiểu VN, vì người Vn đi tới chủ nghĩa này qua Nho giáo và Phật giáo.
Số phận của chủ nghĩa Mác-Lê nin có lẽ giống như Phật giáo. Phật giáo đã tuyệt diệt ở nơi nẩy sinh ra nó (Ấn độ), nhưng nó lại trở thành cái đế của văn hoá VN, là bộ phận của văn hoá VN.
Còn ở Pháp, có thể ở các nước tư bản phát triển khác, thì việc kỷ niệm cách mạng tháng mười là dịp để họ tuyên truyền củng cố hệ thống chính trị của họ, coi cách mạng tháng mười là một cuộc đảo chính, Lê nin là một nhà độc tài, « toàn trị »…Điều này cũng nói lên rằng cuộc đấu tranh tư tưởng luôn luôn diễn ra, và những nước có mức độ tuyên truyền ghê gớm nhất lại là các nước phương Tây, nhưng nó lại che đậy đi, để nói là nó ..khách quan, tự do ngôn luận. Trong khi nó là một hình thức tuyên truyền có chiều , nhưng đa dạng. Khiến người ta nhầm đa dạng là tự do hay khách quan.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 3 2017, 09:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #114

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau Del-Elzor, điều quan trọng nhất là sự đối đầu giữa các lực lượng FDS và người Kurdes được Mỹ ủng hộ từ Ragka tiến lại. Và sự đối đầu này sẽ thể hiện tương quan lực lượng thực sự giữa Nga-Iran một bên và Mỹ-phương Tây một bên.
Rất có thể Mỹ đã đánh đổi ý định vẽ lại bản đồ ở Trung cận đông, để đổi lại là giữ được Thổ, Ả rập Sa u đít và các nước vùng vịnh trong vòng tay của mình. Đổi lại các nước này phải hi sinh hồi giáo cực đoan, vốn được coi là miếng võ ngầm để chống lại sự vẽ lại bản đồ, gây thiệt hại cho họ ở đây. Thái độ của Mỹ tố cáo I ran, không thi hành hiệp ước hạt nhân đã thoả thuận với nước này cũng có lý do này. Điều này cũng khiến Mỹ gần với Israel hơn, chấm dứt sự lủng củng giữa Israel với chính quyền Obama thời trước. Tất nhiên là môt sự lủng củng tương đối, vì cái đế gắn Israel với Mỹ rất lớn, không phải chính sách một đời tổng thống có thể xoay chuyển được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 6 2017, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #115

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhu toi da noi, lanh dao phe thien huu, Vladimir Zhirinovsky, Đảng Dân chủ tự do Nga, thi k thich cach mang thang 10, co le ong nay theo tu tuong Dai Nga. Phe DCS phe ta, thi di nhien ung ho.
Cac dang phai khac thi thai do khoan dung, cong nhan cach mang thang 10 la lich su k the choi bo, ho ca ngoi nhung thanh tuu dat duoc cua Lien Xo, ca ngoi chien cong danh bai phat xit, du chua hoan toan ca ngoi toan bo cuoc cach mang nay


Ông Putin: Cách mạng tháng 10 là một phần lịch sử
Lễ kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917, tôn vinh ý nghĩa lịch sử vẫn bất đồng tranh cãi.
Ngày 3/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi bức điện chào mừng tới tất cả những người tham dự loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười (1917-2017), trong đó tôn vinh ảnh hưởng đến toàn thể thế giới của cuộc cách mạng vĩ đại này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ ghi nhận sự kiện đầy kịch tính và sôi động năm 1917 là một phần không thể tách rời của lịch sử thế giới.
Cuộc cách mạng đã tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thể thế giới, cuộc cách mạng đã phần nhiều định ra bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế kỷ 20.

Văn kiện được Tổng thống Vladimir Putin công bố trên trang web của Điện Kremlin viết rõ: "Tôi hoan nghênh các thành viên tham gia những sự kiện quốc tế dành riêng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Nga. Những sự kiện bão táp và kịch tính của năm 1917 là một phần không thể thiếu trong lịch sử của chúng ta.

Cách mạng đã có tác động rất lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thế giới, ở nhiều phương diện, cuộc cách mạng này đã phân định bức tranh chính trị, kinh tế, xã hội của thế kỷ XX".

Tổng thống Putin cho rằng, sự kiện trọng đại trong năm kỷ niệm chẵn cho phép Nga ghi nhận "các nghiên cứu sâu sắc và toàn diện" của các nhà hoạt động xã hội, chuyên gia khoa học, đại diện truyền thông quan tâm.

"Tôi tin chắc là ngay cả những tranh biện gay gắt nhất cũng cần dựa trên sự kiện thực tế và tài liệu, với thái độ khách quan và tôn trọng quá khứ" - Tổng thống Nga bày tỏ.

Tuyên bố của Tổng thống Putin muốn nhắc tới các ý kiến trái chiều của giới nghiên cứu khoa học lịch sử về việc liệu có nên kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng tháng Mười hay không.

Đó là ý kiến của 2 nhà lãnh đạo đảng thuộc Duma Quốc gia Nga là ông Gennady Zyuganov (Đảng Cộng sản Liên bang Nga) và Vladimir Zhirinovsky (Đảng Dân chủ tự do Nga) phát biểu tại phiên điều trần của Hạ viện về chủ đề "100 năm cuộc Cách mạng Nga năm 1917: các dự án quốc tế".

Trái với quan điểm của ông Zhirinovsky, ông Zyuganov kêu gọi hãy "nhìn vào chủ đề này từ những góc độ khác nhau".


Ông nhắc lại rằng trong 20 năm thời đại Stalin, tiềm năng của Liên Xô đã tăng lên 70 lần, đã đánh bại chủ nghĩa phát xít, cũng như đạt được nhiều thành tựu khác.

"Hãy lấy và đặt lên bàn tất cả những thành tựu của nhà nước Nga trong ngàn năm qua. Và nếu bạn không thành kiến, bạn sẽ thấy là: trong thời kỳ Xô viết, chúng ta là những người có học vấn nhất, mạnh mẽ nhất. Dũng cảm nhất, công nghệ tiên tiến nhất…

Tôi chắc chắn rằng ngày lễ 100 năm chúng ta sẽ kỷ niệm rất xứng đáng… Nó sẽ là một sự kiện trọng đại" - vị nghị sĩ Nga nêu quan điểm.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...ich-su-3346435/


Toi nghiep Ukraine qua, hien My thong qua cuu tong thong cua Georgia Sakasvilly tien hanh bieu tinh, gay ap luc doi phai thanh lap cai goi la "Toa an chong tham nhung" thuc chat la de khong che nha nuoc, chinh truong Ukraine, bat "cai cach" de cho ho chiem huu nen kinh te Ukraine, va doi cat hoan toan quan he voi Nga

Ukraine tăng thu của dân để hưởng gói vay IMF
Nỗ lực cải cách mà IMF đòi hỏi để Ukraine thực hiện gói vay: tăng giá khí đốt, mở tòa án chống tham nhũng...
Thông tấn TASS dẫn lời Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Ukraine, ông Jost Ljungman cho biết hôm 3/11, Quỹ này sẵn sàng cấp gói hỗ trợ tài chính nếu Ukraine tăng giá xăng dầu.
4 điều kiện đã được đưa ra và Chính phủ Ukraine thông qua gồm: áp dụng pháp luật về tư nhân hóa sẽ giúp minh bạch tài sản nhà nước, cải cách lương hưu, thành lập tòa án chống tham nhũng và vấn đề định giá khí đốt.
4 điều kiện đã được đưa ra và Chính phủ Ukraine thông qua gồm: áp dụng pháp luật về tư nhân hóa sẽ giúp minh bạch tài sản nhà nước, cải cách lương hưu, thành lập tòa án chống tham nhũng và vấn đề định giá khí đốt.
"Điều kiện để IMF có thể cấp gói cứu trợ là việc áp dụng pháp luật về tư nhân hóa sẽ giúp minh bạch tài sản nhà nước và các yêu cầu đã được thông qua về cải cách lương hưu. Cùng với đó, sự cần thiết trong việc thành lập một tòa án chống tham nhũng và tăng giá khí đốt" - ông Ljungman nói.

Đại diện IMF cho biết rằng Ukraine đã hoàn thành chương trình được 2/3 mục tiêu và đã nhận được 12,5 tỷ USD.

Ông Ljungman cũng lưu ý sự cần thiết phải cải cách ruộng đất ở Ukraine. Ông nói thêm: "Chúng tôi không từ bỏ cuộc cải cách này, và quyết định hoãn mục tiêu thực hiện cuộc cải cách ruộng đất sang năm 2018 để dành thời gian cho các mục tiêu khác và tìm kiếm sự đồng thuận trong xã hội.

Các mục tiêu đã được hoàn thành là cải cách trong lĩnh vực ngân hàng, sự ra đời của một tỷ giá hối đoái được thả nổi, lạm phát đạt mục tiêu, sự ra đời của Cục Chống tham nhũng quốc gia và sự cải cách các lĩnh vực năng lượng.

Trước đó, Chính phủ Ukraine đã từ chối tăng giá khí đốt với người dân sẽ áp dụng từ ngày 1/10 và gửi Quỹ IMF một đề nghị thay đổi công thức tính giá.

Theo đó, việc tăng giá khí đốt sẽ được áp dụng vào mùa nóng năm 2017-2018 với mức tăng 17,6%.

Quỹ IMF đã từ chối sự thay đổi của Ukraine bởi trước khi có quyết định đột ngột này, việc tăng giá khí đốt đã được Ukraine thông qua.

Ngân hàng Trung ương Ukraine vẫn hy vọng sẽ nhận được 2 tỷ USD từ IMF vào cuối năm nay. Nước này đã nhận được 4 đợt hỗ trợ tài chính của Quỹ Mở rộng trị giá 17,5 tỷ USD của IMF.

Nhưng nếu Kiev không chấp nhận lời hứa của mình, họ sẽ mất khả năng tiếp cận với 9 tỷ USD còn lại.

Chủ tịch Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), ông Suma Chakrabarti, trong chuyến thăm gần đây tới Kiev đã bày tỏ sự thất vọng với sự chậm trễ về trong tư nhân hoá và cải cách các công ty nhà nước.

Trong khi đánh giá cao tiến bộ trong lĩnh vực ngân hàng và năng lượng, ông Chakrabarti nói rằng tham nhũng là "trở ngại lớn nhất cho đầu tư vào Ukraine".

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...ay-imf-3346434/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Nov 6 2017, 10:25 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 6 2017, 10:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #116

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Co bai viet nay tuong doi ky la. Y la Nga va Saudi Arap se giao dich dau mo bang Nhan Dan Te? Vi gan day TQ dang ra suc van dong de Saudi Arap chap nhan ban dau mo cho TQ bang dong NDT

Nga và Saudi Arabia liệu có rút khỏi giao dịch dầu mỏ bằng đồng USD?
Theo mạng Ria.ru, giới quan sát có thể đánh giá phản ứng của phương Tây trước sự xích lại gần nhau giữa Ryiadh và Moskva sau vài tuần trôi qua kể từ chuyến thăm tới Nga của Quốc vương Saudi Arabia.

Những động thái của Hoàng gia Saudi Arabia có thể khiến phương Tây bực tức. Trước hết là việc đưa Nga tham gia vào thỏa thuận với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), phá vỡ kế hoạch bóp nghẹt nền kinh tế Nga của Mỹ. Động thái thứ hai là việc Saudi Arabia mua tên lửa S-400 của Nga.

Qua những thông tin trên truyền thông phương Tây, rất có thể quyết định gây áp lực đối với Saudi Arabia “bằng đồng USD dầu mỏ” (đồng USD thu được từ xuất khẩu dầu mỏ) chính là thông qua việc phá hoại giao dịch trái phiếu của công ty dầu khí quốc gia Saudi Aramco, dự án kinh tế vốn tạo dựng hình ảnh của Hoàng gia Saudi Arabia.

Nếu trước kia các sàn chứng khoán New York và London tranh giành với nhau quyền được giao dịch trái phiếu của công ty có giá trị thị trường lên tới 2.000 tỷ USD này, thì giờ đây họ lại đang tích cực bàn tán về việc công ty Saudi Aramco sẽ phải hoãn vô thời hạn việc “lên sàn”.

Theo giả thuyết của tờ Financial Times, quan hệ gần gũi giữa công ty và chính quyền Saudi Arabia bỗng nhiên trở thành lực cản đối với các nhà quản lý thị trường tài chính Anh và Mỹ.

Hiện xuất hiện thông tin rằng các chuyên gia đang định giá công ty Saudi Aramco chỉ còn 1.000 tỷ USD. Vì sao giá trị của công ty trên lại giảm tới 50% trong khi giá dầu mỏ đã tăng so với thời điểm công bố kế hoạch giao dịch trái phiếu?

Nguyên nhân có thể có nhiều, song người ta không loại trừ việc Saudi Arabia đang bị “nhắc nhở” rằng chính sách đa cực và việc tìm kiếm cải thiện quan hệ với Moskva của họ có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực.

Saudi Arabia đang tiến hành những cải cách kinh tế và xã hội quan trọng với kế hoạch đầy tham vọng sẽ đưa nước này ra khỏi mô hình nền kinh tế nguyên liệu vào năm 2030.

Tuyên bố của Hoàng tử kế vị Mohammed bin Salman bin Abdul-Aziz Al Saud nhằm đưa đất nước quay trở lại “chủ nghĩa Hồi giáo ôn hòa” được xem như tuyên ngôn về cải cách hệ tư tưởng của vương quốc cũng như vai trò của Hoàng gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, chính quyền cần đưa “người khổng lồ” dầu mỏ Saudi Aramco “lên sàn” quốc tế vì lý do về tài chính và hình ảnh của Hoàng gia.

Nhìn từ bên ngoài, một số ý kiến có thể cho rằng Mỹ sẽ buộc Saudi Arabia phải chấm dứt hợp tác với Nga vì quốc gia vùng Vịnh này còn vài điểm yếu khác để Mỹ có thể nhắm vào.

Tuy nhiên, Saudi Arabia cũng có biện pháp gây thiệt hại kinh tế vô cùng to lớn cho Mỹ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dài hạn đối với cả hệ thống tài chính của Mỹ.

Saudi Arabia có thể tiêu diệt “đồng USD dầu mỏ”. Hiện nay, Trung Quốc đang tiến rất gần đến một hệ thống chứng khoán kép, trong đó các nhà xuất khẩu “vàng đen” có thể bán dầu mỏ để đổi lấy Nhân dân tệ (NDT) tại Thượng Hải và đổi ngay đồng tiền được tự do lưu hành tại nước ngoài này thành vàng ở thị trường Hong Kong.

Mô hình “dầu mỏ-NDT-vàng” sẽ hoàn toàn giải phóng các nhà xuất khẩu khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời tước đi của Mỹ dòng thu USD dầu, vốn thường được đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

Truyền thông Mỹ đánh giá mô hình này khá tiêu cực, hãng Bloomberg và CNBC cho rằng triển vọng còn xa vời nhưng khó có thể phủ nhận tính thực tiễn. Bên cạnh đó, Nga lại có biện pháp đẩy nhanh triển vọng đó và tối đa hóa thiệt hại của hệ thống tài chính Mỹ.

Ví dụ như tăng tốc giao dịch dầu mỏ trên các sàn của Nga và bằng đồng ruble tại sàn chứng khoán hàng hóa-nguyên liệu Saint Petersburg, nơi đã phát hành trái phiếu kỳ hạn cho dầu mác Urals của Nga.

Bên cạnh đó, thỏa thuận Nga+OPEC cho thấy hợp tác giữa Moskva và Ryiadh có thể tác động mạnh đến thị trường năng lượng thế giới. Khả năng hai nước này cùng rút khỏi giao dịch dầu mỏ bằng đồng USD rất có thể gây ra một cuộc cách mạng thật sự trong hệ thống tài chính toàn cầu./.

http://bnews.vn/nga-va-saudi-arabia-lieu-c...usd-/66518.html



Nga tranh thu khoe hang nong nghiep cua minh ne

Giống lúa mì của Nga đặc biệt chịu lạnh sẽ thay thế dầu mỏ
Ở nhiều vùng cách đây một thế kỷ chỉ có lúa mạch đen là gieo được vào mùa thu và ngủ qua đông nay đã trồng được cả lúa mì qua đông có chất lượng tốt.
Các nhà gây giống của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Moskva "Nemchinovka" trong những năm qua đã tạo ra giống lúa mì độc đáo không sợ mưa, tuyết, không sợ sâu hay bệnh tật, lại đảm bảo năng suất và chất lượng cao.

"Điều kiện khí hậu của chúng ta là khắc nghiệt, từ Kaliningrad đến Primorye. Chúng tôi mong tạo kiểu gen có khả năng thích nghi với từng vùng," — Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp và Viện Hàn lâm Khoa học Nga Bagrat Sanduhadze, nhà gây giống đang công tác tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp "Nemchinovka" của Moskva nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Nhờ những nỗ lực của các nhà lai tạo mà kết quả thu được vượt quá sự mong đợi. Viện Nghiên cứu trong bề dày lịch sử đã lai tạo thành công trên 130 giống chỉ riêng các loại lúa mì. "Ngày nay, ở những khu vực không phù hợp trồng lúa mì, gen của các giống được lai tạo đang chống chọi giá lạnh, mưa tuyết, thích nghi điều kiện mới," nhà khoa học giải thích. Tất cả là nhờ sự chọn lọc giống bằng phương pháp độc đáo tái tổ hợp các gen.

"Chọn lọc giống là cách rẻ nhất để nâng năng suất, chất lượng," Viện sĩ Sandukhadze nhấn mạnh.

"Hiện tại, chúng tôi là vùng tốt nhất của Nga (khu vực Trung tâm) nằm trong khu vực không phải đất đen dẫn đầu về sản xuất lương thực ngũ cốc. Chiếm 25% ở Nga. Chúng ta đã tăng 4 lần khối lượng vận chuyển ngũ cốc."

Giống lúa mì non gieo mùa thu Moskovsky 39 được khoanh vùng vào năm 1994 và ngày nay được trồng ở 12 tỉnh trong nước. Năm ngoái, Moskovsky 39 đã được gieo cấy ở tỉnh Amur. "Đó không chỉ là bởi chất lượng. Giống này có thể trồng ở mọi nơi."

Nhà gây giống khẳng định rằng "các loại ngũ cốc của Nga (ví dụ lúa mì) có chất lượng cao hơn của châu Âu."

"Trên thế giới ngày nay, kèm theo tăng năng suất là sự giảm đi của chất lượng ngũ cốc. Năng suất càng cao chất lượng sẽ càng thấp. Pháp, Anh, Đức thu hoạch vụ mùa với 8-9% protein, trong khi tiêu chuẩn là 14%. Họ không có các giống lúa mì non gieo mùa thu." Các giống lúa mì Nga được lai tạo đạt tỷ lệ protein tới 18%, nhà khoa học nhấn mạnh.

"Những giống này không đòi hỏi thuốc trừ sâu, không bị bệnh tật tấn công. Chúng ta đang tiến gần tới hoạt động gieo trồng lúa lý tưởng không có thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ."

"Gen không bị hao mòn, biến chất. Chúng ta nắm những triển vọng lớn. Sau 20-30 năm nữa, cả thế giới sẽ hỏi mua giống của Nga. Dầu khí sẽ bị lãng quên. Nhưng các giống lúa rẻ nhất và chất lượng nhất sẽ được trồng ở Nga. Lượng sử dụng thuốc trừ sâu được đưa về gần như bằng không. Các vấn đề bệnh tật cũng được giải quyết. Giá thành của chúng tôi sẽ thấp hơn hai lần so với trên thế giới, nhưng chất lượng lại cao hơn," Viện sĩ kết luận.

Các giống lúa mì châu Âu không sống được ở Nga chủ yếu là bởi không có khả năng chịu lạnh. Nhà khoa học khẳng định ở Nga không có giống lúa mì non gieo mùa thu nào của nước ngoài. "Đây là loại cây trồng duy nhất (lúa mì gieo mùa thu) không có giống nhập ngoại. Các giống nhập khẩu khó sống trong điều kiện của chúng ta." Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ cũng trồng giống lúa mì của các nhà lai tạo Viện "Nemchinovska".


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Nov 6 2017, 10:32 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 7 2017, 12:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #117

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở Ả rập Sa u đít đang có những biến động lớn, có thể nói là một dạng đảo chính (trong một cuộc nối ngôi sắp tới), nên khả năng hàn gắn Mỹ với nước này rất lớn. Và nếu như vậy, thì biên giới các nước ở vùng này sẽ không thay đổi, vì Mỹ không đủ sức, cũng như không còn lợi ích trong việc này nữa.
Quyền lực chính trị ở Ả rập Sa U đít dựa trên hai cái đế đó là Hoàng tộc và tầng lớp giáo sĩ đạo hồi (Wahabisme). Hoàng Tộc nước này đông như quân Nguyên, số lượng tính đến vạn người, nên có thể coi nó gần như một cái đảng. Tầng lớp giáo sĩ, với một số lượng nhân sự, nhà thờ, vai trò trong xã hội cũng như một cái đảng nữa. Việc Hoàng gia liên minh với tăng lữ vốn là mô hình chính trị ở các nước Hồi giáo, mà Ả rập Sa u đít có thể coi là điển hình.
Nhưng liên minh này đang ở vào thời điểm biến động. Về phía Hoàng gia, việc đưa ông thái tử 32 tuổi lên thực ra không đúng luật lệ, vì cách truyền ngôi ở cộng đồng Hồi giáo là từ Anh Trai sang Em Trai, hết rồi mới đến cháu, chứ không phải cha truyền con nối.
Việc nước này đang tìm cách thực hiện một số cải cách xã hội, ví dụ như cho chiếu phim, cho con gái lái xe..đã khiến Hoàng gia sẽ mâu thuẫn với tăng lữ.
Ngược dòng lịch sử, khi có cuộc chiến tranh vùng vịnh lần 1 (1993), Ả rập Sa u đít đã cho Mỹ đóng quân ở nước mình để đánh I rắc. Sau đó Mỹ đã không rút đi, khiến điều này được coi như một kiểm soát của Mỹ với nước này. Mâu thuẫn này có thể đã dẫn tới sự kiện World Trade Center ở Mỹ vào năm 2001, trong đó hơn một nửa số khủng bố là người Ả rập Sa u đít. Từ đó đã dẫn Mỹ tới cuộc chiến vùng vịnh thứ 2, và vì Ả rập Sa u đít không còn là chỗ dựa tin cậy, nên Mỹ muốn chia lại lãnh thổ vùng này, nhằm tạo ra những nước mà dân số « phi ả rập » (người Kurdes).
Trước sự đe doạ này của chính sách Mỹ, thì lực lượng tăng lữ như diều gặp gió, và có thể Hoàng Gia Ả rập Sa u đít cũng muốn dựa vào đó để làm phá sản chính sách Mỹ. Từ đó mà dẫn tới việc tài trợ, tạo dựng, các nhóm khủng bố Sun nít. Các nhóm này được sử dụng để lật đổ nhà nước không thân phương Tây cuối cùng ở Trung đông, đó là Syria. Và trong kế hoạch này, Mỹ và phương Tây cũng tham dự. Nhưng các lực lượng này đã tuột khỏi tay kiểm soát nhưng người dựng ra nó. Vì nó vừa đe doạ phương Tây vừa đe doạ luôn Hoàng Gia Ả rập Sa u đít.
Vào thời điểm chính quyền O ba ma, thì Mỹ vừa muốn diệt khủng bố, vừa có chính sách hạn chế Ả rập Sa u đít thông qua vũ khí dầu mỏ, vì biết nước này năm sau lưng khủng bố. Chính quyền Obama vì thế ủng hộ các nguồn năng lượng xanh.
Chính quyền TRUMP hiện tại không còn chính sách đó nữa, đồng thời Hoàng Gia Ả rập Sa u đít cũng muốn hạn chế tăng lữ để khỏi bị lật đổ bởi một cuộc cách mạng hồi giáo kiểu I ran. Dồng thời sự lớn mạnh của I ran, cũng khiến Ả rập Sa u đít hoảng sợ, khiến họ càng cần Mỹ để cân bằng.
Quan hệ Mỹ- Ả rập Sa u đít đã có truyền thống. Bây giờ với những nhu cầu của mình, Hoàng Gia Ả rập Sa u đít đã gặp lại được nhu cầu của Mỹ. Các nhóm khủng bố Sun nít, đặc biệt IS đã sắp bị diệt trừ hoàn toàn, sẽ khiến cho bàn cờ Trung đông trở thành một mặt trận chống I ran, một dạng chiến tranh lạnh trong vùng, mà Mỹ sẽ lợi nhiều hơn khi đứng backup đằng sau.
Hình thành mặt trận chống I ran, cũng là nhu cầu của Israel, vốn có một thế lực lobbying rất mạnh ở Mỹ.
Như vậy ở Trung đông sẽ hình thành hai lực lượng đối lập, với I ran, Syria (được sự hậu thuẫn của Nga) một bên với Ả rập Sa u đít, Israel, các nước nhỏ vùng vịnh (backup bởi Mỹ) một bên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 7 2017, 06:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #118

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay, Trump cũng đã tweetter ủng hộ động thái « chống tham nhũng » ở Ả rập Sa u đít. Và hệ thống chống tên lửa của Mỹ đã bắn hạ một quả tên lửa mà lực lượng dân quân Yemen bắn vào thủ đô Riad của nước này.Lực lượng dân quân Yemen được Iran ủng hộ, và Thái tử « bắt người » đang lên ngôi vốn là bộ trưởng bộ quốc phòng, và là người điều khiển cuộc chiến tranh của Ả rập Sa u đít ở Yemen. Cuộc đọ sức I ran - Ả rập Sa u đít ở Yemen đã diễn ra từ nhiều năm nay. Cuộc chiến tranh này Ả rập Sa u đít không thể tiến hành được nếu không có sự hậu thuẫn của Mỹ, vì toàn bộ vũ khí, khí tài, đạn dược của nước này là mua của Mỹ, không tự sản xuất được.
Khi phân tích tất cả tình hình nói chung, thì người ta sẽ hiểu được dễ dàng, tại sao Trump lại quyết định từ bỏ thoả thuận hạt nhân được chính quyền Obama ký với Iran. Obama ký với Iran với tư duy là Ả rập Sa u đít không phải là đối tác tin cậy mà là căn cứ ủng hộ hồi giáo cực đoan. Điều này không có sai. Ngược lại , chính quyền Trump lại có một tư duy khác, đó là ủng hộ hồi giáo cực đoan chỉ là một phái trong nhà nước và xã hội Ả rập Sa u đít, và nếu loại được cánh này thì Ả rập Sa u đít vẫn là đồng minh tin cậy của Mỹ, vì cần nhờ cậy Mỹ. Điều này cũng ..không sai.
Việc nước này hứa hẹn mua tới 100 tỉ đô vũ khí, My backup vũ khí trong cuộc chiến Ả rập Sa u đít – I ran, việc nước này bắt đầu có những cải tổ đi theo chiều hướng hồi giáo ôn hoà hơn, thoả mãn nhu cầu Israel, nước mà mối đe doạ được coi là I ran. Không kể, từ khi thoả ước hạt nhân bắt đầu khởi động, thì chỉ có các hãng EU có vẻ chiếm thế thượng phong ở I ran, còn các hãng Mỹ vẫn ở ngoài rìa.. Tất cả những điều đó đã dẫn tới sự trở cờ của Mỹ.
Mỹ còn có hai con bài đẹp ở Trung đông, đó là hai vùng người Kurdes kiểm soát ở I rắc và Bắc Syria. Khả năng quân đội Syria tìm cách giao chiến trực tiếp với lực lượng Kurdes được Mỹ ủng hộ này rất hiếm, vì tương quan lực lượng, và dẫn tới việc giao chiến trực tiếp Nga-Mỹ. Việc này chỉ có thể thực hiện bằng một giải pháp chính trị, giống như những gì đã xẩy ra ở Cam pu chia, nhưng khác với ở Cam pu chia, là đảng nhân dân cách mạng được Vn ủng hộ giữ được chính quyền, còn Son San (Mỹ ủng hộ), Pôn Pốt (TQ ủng hộ) tiêu tan, thì ở Syria chính phủ Asad không biết ra sao. Điều này không chỉ phụ thuộc vào sự ủng hộ của Nga, mà còn phụ thuộc (chủ yếu) vào I ran. Khả năng quân đội I rắc xông vào vùng tự trị của người Kurdes I rắc cũng tương đối khó, vì Mỹ có căn cứ quân sự ở đây và ở cả I rắc. Như vậy hai vùng này về mặt lý thuyết sẽ vẫn thuộc về hai nước Syria, I rắc. Nhưng thực quyền thì có lẽ không nắm được.
Ở Syria, dù quân đội nước này đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ, dân số, vẫn còn những căn cứ của hồi giáo cực đoan được Thổ, rồi Ả rập Sa u đít ủng hộ tồn tại, và để xoá bỏ nó không dễ, vì chúng có biên giới gắn với các nước ủng hộ.
Như vậy cuộc chiến tranh vùng ở Trung đông còn tiếp diễn, có thể dưới trạng thái « low intensity », giống như dạng chiến tranh bảo vệ biên giới VN-TQ thời 1983-1991.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Nov 7 2017, 06:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #119

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, tôi nghĩ vụ Arap Saudi chưa hoàn toàn tốt cho Mỹ, vì vị thái tử trẻ quyền lực Salman, người được quốc vương phong đứng đầu "Ủy ban chống tham nhũng" và là người kế vị, có tư tưởng tương đối mới. Ông ta muốn thay đổi cơ cấu kinh tế, tránh phụ thuộc dầu mỏ, đa dạng hóa đối ngoại, chủ trương mua S400 của Nga cũng là của ông ta.
Còn việc chống Iran, thì bất kỳ phe phái nào trong hoàng gia và giáo hội của Arap Saudi để làm, chỉ là phương cách khác nhau. Mỹ có thể ủng hộ phe Salman hơn các phe khác, có lẽ vì tư tưởng phá bỏ IS, nhánh Hồi giáo cực đoan thôi. Về lâu dài, Arap Saudi vẫn k phải là tin cậy, nhưng có thể Mỹ tự tin hơn vì phe Salman này sẽ dể bị kiểm soát hơn chăng?

Còn về người Kurd Iraq, chính quyền Iraq tấn công trực diện, đàn áp người Kurd thì k, nhưng họ thu hồi tất cả những vùng đất lợi thế và giàu có (như Kirkuk), bao vây bằng cách phong tỏa các biên giới (hiện chỉ có 1 cửa khẩu nối với Syria là Kurd còn giữ), như vậy thì vẫn khống chế được, Kurd tự trị cũng chả để làm gì.
Tương tự ở Syria, hiện quân chính phủ phong tỏa hết các con đường huyết mạch, thì Kurd dù có giữ các mỏ dầu cũng chả để làm gì, huống hồ mỏ dầu mỏ cũng đã mất gần hết,.
Nga lại còn bơm để cho Thổ tấn công Kurd ở Idib nữa. Hiện nay, Nga lại muốn Kurd Syria tham gia thành 1 bên trong hòa đàm, còn Thổ thì đang phản đối. Người Kurd Syria dường như có quan hệ tốt với cả Nga, còn Mỹ chỉ có quan hệ tốt với SDF, một cánh của người Kurd Syria thôi. Người Kurd Syria muốn tự trị, k muốn độc lập, đó cũng là điều Nga hướng đến, nhưng Thổ thì phản đối, còn Mỹ k thể hiện thế nào.
Như vậy có sự khác biệt Nga và Iran ở Syria, và chính quyền Syria dường như ngả theo Nga, khi tuyên bố có thể chấp nhận sự tự trị này sau khi diệt xong IS


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Nov 7 2017, 10:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #120

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói thêm một chút về Ả rập Sa U đít. Hiện tại nước này gặp phải những khó khăn, khiến cái mô hình chính trị của nó phải chuyển đổi. Khó khăn thứ nhất là về dân số. Dân số nước này tăng nhanh (có tốc độ tăng gần nhất thế giới), khiến mô hình nhập người lao động nước ngoài sẽ dần được bãi bỏ, hiện tại nước này cũng bắt đầu Ả rập hoá những công việc kỹ thuật có thu nhập cao, thường được chiếm giữ bởi người châu Âu, từ đó mà mức độ làm chủ kỹ thuật của họ cao dần lên. Dân số tăng nhanh cũng khiến nguồn thu nhập dầu mỏ không đủ để làm một mô hình trợ cấp toàn xã hội vốn có từ trước đến nay. Nguồn dầu mỏ còn dùng được bao lâu, điều này cũng là điều bí ẩn, nhưng không có gì phải nghi ngờ là chúng không phải là vô tận. Từ đó mà bắt buộc phải cải cách. Lấy vấn đề thuộc loại nhỏ, việc không cho phụ nữ lái xe, đã khiến nẩy sinh ra một thị trường lái xe nam giới nước ngoài để lái xe thuê, nó cũng ngăn cản sự tiếp cận thị trường lao động của giới này. Như vậy hình thức xã hội hiện tại là phi kinh tế. Lúc ông còn giầu có vô tận, thì không sao. Nhưng bây giờ là một vấn đề.
Như tôi đã nói ở trên, do hệ thống chính trị nước này là Hoàng Gia liên minh với tăng lữ, cho nên tăng lữ là con dấu chứng chỉ chính danh cho Hoàng Gia. Kết quả, ông càng cực đoan thì càng dễ chính danh, vì đây là vấn đề tâm lý văn hoá. Còn tăng lữ, càng cực đoan nó lại càng ăn khách. Nhưng hiện nay, giới hạn của nó đã tới hạn. Có nghĩa là, hoặc nước này trở thành một dạng I ran thứ hai tức là tăng lữ lật đổ Hoàng gia, hoặc nó phải cải cách tôn giáo, tức là Hoàng Gia nắm đầu tăng lữ. Tôi nói là I ran thứ hai có lẽ không đúng lắm, ở điểm là hồi giáo ở I ran rất hiện đại, nó là một version hiện đại hoá kiểu hồi giáo, giống như « đa nguyên đa đảng » là hiện đại hoá kiểu phương Tây. Điều mà tăng lữ ở Ả rập Sa u đít không đạt được. Ở I ran, tăng lữ vừa là truyền thống vừa hiện đại. Còn ở Ả rập Sa u đít, tăng lữ là truyền thống, Hoàng Gia là hiện đại. I ran, trước cách mạng Hồi giáo năm 1979 cũng có dạng này, có điều Hoàng Gia I ran là do Mỹ -Anh dựng lên nên tìm cách đàn áp tăng lữ, dẫn đến hiện tượng « hai lần tay sai ». Ông đã tay sai vì do Mỹ-Anh dựng lên (một lần), rồi lại lấy hiện đại « âu hoá » đè nén tăng lữ lần nữa (hai lần). Ở Ả rập Sa U đít không có vấn đề đó, bởi nhà nước Ả rập Sa U đít là do Gia tộc Sa u đít dựng lên qua một phong trào thánh chiến qua liên minh với một dòng tăng lữ (gia tộc Wahab), vì thế hồi giáo ở đây được gọi là Wahabisme, và nhà nước Ả rập được gọi Ả rập Sa u đít. Rồi để thoát khỏi Anh, mà họ đi tìm liên minh với Mỹ từ sau đại chiến II.
Như vậy Hoàng Gia nước này có đủ tư cách, chính danh để cải cách tôn giáo. Với tôi thì quan hệ Nga-Ả rập Sa U đít không thể đi xa, vì liên minh với Mỹ bền chặt hơn. Quan hệ với Nga chỉ đi lên nếu Mỹ gây mâu thuẫn với Ả rập Sa U đít, và quả thật quan hệ ngoại giao của Mỹ là « đồng bóng », nhưng hiện tại với những gì tôi nói ở trên, quan hệ hai nước này vẫn còn đi được cùng đường với nhau. Có thể coi quan hệ Nga- Ả rập Sa U đít này như quan hệ Duterte (Phi líp pin) với Nga, có điều ông Duterte này có nhiều tiền trong túi hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 10 11 12 13 14 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC