Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Thảo Luận Về Tôn Giáo,, Thiên chúa giáo và Phật học

Thiên Lang
post Jun 11 2003, 07:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cám ơn bác Phó nhắc, tôi mới đọc lại bài của ông TS. Lê Anh Huy. Thật là bổ ích khi biết thêm được có ông Tiến Sĩ quan niệm như vậy.
Về cá nhân tôi cũng là người thiên Phật tử, vì vậy quyết tâm ở lại đây học tập bác Phó.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 11 2003, 08:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.032
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.061$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



To Thiên Lang,
Thế à, vậy mà tôi lại nghĩ Bác theo Thiên Chúa giáo, nên định đề nghị với bác làm một cuộc đối thoại triết học giữa hai bên cho vui.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 11 2003, 11:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hơ, em viết rồi sao lại ko hiện lên nhỉ.
Các bác cho em tham gia vào vụ thảo luận về thiên chúa với. Em chịu ảnh hưởng của Phật giáo nhiều, thiên chúa biết ít quá.
Mà em hỏi khí ko phải, bác Phó làm ngành gì mà bác rành về văn hoá thế hả bác.


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 12 2003, 05:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.032
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.061$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không đọc được bài cuối, nên phải vào viết thì nó mới hiện ra.
To SGVB,
Tôi làm về tin học. Về Thiên chúa tôi không biết nhiều lắm, mà lại biết ngược. Tức là tôi biết Thiên chúa thông qua triết học. Người ta dùng triết học hoặc để phê phán nó huặc để bảo vệ nó. Nhưng trong Thiên chúa thì triết học là phụ, thần học mới là chính. Chỉ từ thời phục hưng trở lại đây, người ta mới dùng Triết học để làm việc đó. Như vậy so với Phật giáo thì Thiên chúa giáo đi từ Thần học, tức tôn giáo mà tiến đến Triết học. Còn Phật giáo thì lại đi từ Triết học tới tôn giáo.
Thần học nghiên cứu cái gì ? Nó xuất phát từ nghiên cứu kinh thánh, vì Kinh thánh được coi là lời của Đức chúa Trời. Đấy chính là "thiên cơ" của Chúa giành cho loài người thông qua thông điệp, do con của Ngài, tức là chúa Giê Xu truyền giảng. Theo đó, Chúa đã đưa con của Ngài xuống để chịu tội thay cho Nhân loại. Đây là nội dung của kinh Tân ước, ghi lại các lời giảng cũng như hành sử của chúa Giê Xu. Trước chúa Giê xu, đã có những thiên sứ khác truyền giảng, người ta thường gọi là nhà tiên tri. Ví dụ như Moise, Ekiziel, .. Những chuyện này được ghi chép lại trong kinh Cựu ước. Kinh Cựu ước là kinh chung cho cả những người theo Thiên chúa giáo và Do Thái giáo. Điều khác nhau là người Do thái không công nhận kinh Tân ước. Họ cũng không công nhận chúa Giê Xu là con của Chúa Trời. Còn người theo Thiên chúa giáo thì chỉ công nhận chúa Giê Xu là con của Chúa thôi và họ cũng khép cửa lại. Có nghĩa là sau chúa Giê xu, thì không còn ai có thể tự xưng mình là con trời nữa. Một ví dụ của nghiên cứu thần học là vấn đề tính chất của chúa Giê Xu. Có người thì cho chúa Giê Xu và Chúa trời là một. Có người thì cho chúa Giê Xu là con người (tức là chúa có cả tính người lẫn tính Thánh). Có người chỉ coi chúa Giê Xu chỉ là con của Chúa thôi. Một ví dụ khác là người ta đoán "động cơ" của Chúa, khi đưa chúa Giê Xu xuống chịu tội thay cho nhân loại. Ở đây liên quan tới tính "toàn năng" của chúa Trời. Bởi vì nếu chúa Trời toàn năng, có đầy đủ mọi quyền lực, là tạo hóa tạo ra mọi thứ thì lại không cứu được con mình, hay là ra tay trừng trị cái ác, chỉ giữ cái Thiện ? Rồi tại sao có Chúa còn có quỷ ?. Nhưng chuyện này đối với ta xem như vô bổ, nhưng nó là nguyên nhân tạo ra nhiều tông phái thiên chúa, gây thánh chiến, rồi inquisition..v..v.. Xem nó cũng rất thú vị, vì nó cho ta thấy được quan niệm thẩm mỹ cũng như sự thể hiện qua hành xử của người phương Tây thế nào. Không kể nó là những phương pháp lập luận, suy diễn rất đặc sắc.
Những nguyên lý chung của đạo thiên chúa là gì ? Hãy để ý họ gọi Kinh thánh là Cựu ước hay Tân ước. Cựu hay Tân tôi đã nói ở trên. Còn ước đây không phải là ước mong, mà là ràng buộc. Theo đó con người phải "ước nguyện" hứa với chúa Trời làm theo lời dậy của chúa trong kinh thánh, nếu trái ngược sẽ bị Chúa Trời trừng phạt. Vì bất cứ người nào cũng sẽ phải ra trước Chúa chịu sự phán sử vào ngày tận thế của thế giới. Người nào có công, thì linh hồn sẽ được Chúa đưa lên Thiên đàng, hưởng cuộc sống Thiên đàng vĩnh viễn. Ngược lại có tội thì linh hồn sẽ bị sẽ bị đầy xuống xuống địa ngục vĩnh viễn. Cũng phải nói thêm rằng, Thiên chúa coi linh hồn con người là bất tử. Vận động của thế giới là một đường thẳng Có điểm bắt đầu và có điểm kết thúc. Thế giới không tuần hoàn quay vòng như quan niệm thường có ở châu Á. Vì con người phải "ước nguyện" giữ lời hứa với Chúa, cho nên Kinh Thánh không những có tính chất giáo lý, giáo dục, mà có cả tính chất pháp luật bắt buộc. Tích chất pháp luật này được thể hiện rõ nhất trong tông tin lành, thịnh hành ở Đức, Anh, Mỹ. Tính chất pháp luật khiến cho trong thiên chúa, người ta trọng đức "tuân lệnh" chứ không trọng sự hiểu, giác ngộ. Hình ảnh được đề cao trong Thiên chúa là "con chiên". Con người được ví như con cừu. Nếu ai đã từng ở châu Âu, thì sẽ thấy con cừu rất hiền, người ta làm gì nó cũng được. Tăng lữ lúc này được ví như Mục đồng, là kẻ chăn chiên. Vì thế cho nên mới có từ "Mục sư". Chính do có tính chất pháp luật nên người ta có thể bị cưỡng bức vào đạo. Đây chính là cửa mở dẫn đến chiến tranh tôn giáo. Như vậy Thần học có thể coi như một cách phân tích, suy luận lấy Kinh thánh làm chân lý duy nhất, từ đó mà dẫn đến quyền con người được làm gì, và người ta có quyền dùng bạo lực để ép buộc con người làm theo, do đấy là chân lý. Chính vì thế mà thiên chúa liên quan rất nhiều tới chính trị. Vì người ta có thể dùng nó để "chính danh", biện hộ cho những cuộc đấu tranh giành quyền lực. Ở nước Anh, thời cách mạng tư sản, cũng là thời có nhiều giáo phái thiên chúa nhất và mỗi giáo phái của nó, đều gắn với một xu hương chính trị. Nhưng ngoài điều đó, nó cũng thể hiện một sự giầu có về quan niệm thẩm mỹ, úng xử, có rất nhiều điều tiến bộ, ảnh hưởng lâu dài tới xã hội về sau. Đơn cử vài ví dụ. Quan niệm bình đẳng, dẫn đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ. Quan niệm tự do tín ngưỡng, tự do nhận thức. Thậm chí việc bán hàng đồng một giá, không có chuyện mặc cả cũng phát xuất từ đây. Chính tông phái Queker (hình như tôi viết nhầm tiếng Anh) đã đưa ra điều này.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 12 2003, 06:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(songduvobo @ Jun 11 2003, 09:11 AM)
QUOTE(yuyu @ Jun 11 2003, 04:10 AM)
Đúng, hầu hết các tôn giáo nhất là Phật Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo ....khởi đầu chỉ là các một môn triết học hoặc một tư tưởng, một cái nhìn về Nhân Sinh và Vũ Trụ. Nó là sản phẩm của Tư Duy Con Người. Các Tôn Giáo này  không có tính thiêng liêng và thọat đầu nó không có tính mê tín dị đoan
Nhưng Thiên Chúa Giáo ( bao gồm Công Giáo, Anh Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo v.v... ) thì khác. Nó được thiết lập trên cơ sở Kinh Thánh, được cho là có nguồn gốc thiêng liêng, thông điệp của đấng Tạo Hóa gửi cho Lòai Người . Kinh Thánh không phải là sản phẩm Tư Duy của Con Người càng không phải là Triết Học.
Kinh Thánh không giải thích thế giới mà chỉ thuật lại sự sáng tạo Thế Giới của Đức Chúa Trời cùng các Tín Điều mà Lòai người phải theo.
Đấy là điều khác nhau cơ bản cần phân biệt giữa Thiên Chúa Giáo với  các tôn giáo khác trên thế giới.
Nếu có một tôn giáo lớn nào đúng nghĩa của nó thì đó là Hồi Giáo. Hồi Giáo cũng là một dạng Thiên Chúa Giáo vì tôn thờ một Thượng Đế duy nhất
Kinh Coran cũng được coi là thông điệp của Thượng Đế gửi đến lòai Người. Kinh Coran có nhiều điểm giống và khác với Kinh Thánh nhưng không mâu thuẫn với Kinh thánh và đều được coi là những cuốn sách kỳ lạ nhất của Con Người vì được tin là có nguồn gốc thiêng liêng, không phải là trước tác của con người...

Tôi khó có thể chấp nhận ý kiến của bạn rằng Kinh Thánh là của đấng tạo hoá. Người đạo Hồi coi mọi tôn giáo khác họ là dị giáo thì sao? --> Thiên chúa giáo là sai?
Nếu như Kinh Thánh là của Đấng tạo hoá? Ok, vậy theo Chúa, trái đất vẫn phải là tâm vũ trụ cơ mà. Tiếc thay tiếc thay, trái đất cứ thích quay mới khổ.
Bạn có thể lý giải cho mình điều đó ko?
Tớ chẳng tinh Kinh Thánh hay Kinh Coran là trước tác của tôn giáo(Tớ ko có ý định đả kích tôn giáo hay gì cả). Theo tớ tất cả đều là sự chiêm nghiệm của người sáng lập ra tôn giáo đó, cộng thêm sự tổng kết tư duy của người đời trước. Từ đó đưa ra hệ thống tư duy tôn giáo.

Chuyện tín đồ của tôn giáo nào thì cho tôn giáo của mình là duy nhất đúng thì là lẽ thường của lòai người hạn hẹp .....Nhưng sau này đến cuối thế kỷ 19 đã hình thành một dạng tạm gọi là tôn giáo mới, nhưng không hpari thực sự là tôn giáo mà chỉ làm ột tổ chức tập hợp các tăng lữ, tu sĩ của một số tôn giáo thờ Thiên Chúa dưới tên gọi " Hội Thánh Thông Thiên Học" nhằm đưa ra một lời giải thích chung, hóa giải những mâu thuẫn của của các Tôn Giáo. Đó là quan điểm : Chỉ có một Thượng Đế duy nhất, nhưng tùy từng thời kỳ lịch sử, tùy vị trí địa lý và đặc điểm văn hóa dân tộc mà Thượng Đế hoặc điểm hóa, hoặc cử sứ giả hoặc đích thân Ngài xuống lập Đạo tại nhưng nơi và thời điểm đó. Vì thế tuy khác nhau về giáo lý, để thích ứng với đặc điểm riêng nhằm giáo hóa con người ...Tôn giáo nào cũng có điểm chung là khuyên con người làm lành, lánh dữ, thương yêu đồng lọai, không trộm cắp, sát sinh, vọng ngữ, tà dâm v.v...Đặc biệt không một tôn giáo nào phủ nhận Thượng Đế, kể cả Phật Giáo .

Coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ và Mặt trời quay xung quanh Trái Đất chỉ là một sự hiểu sai ngôn ngữ tối cổ trong Kinh Thánh - Theo cách giải thích của các linh mục thần học Công Giáo - Trung Tâm Vũ Trụ trong ngôn ngữ Hebreu và hậu Hy Lạp không có nghĩa về mặt phisique mà có nghĩa về mặt qualité : Trái Đất là nơi duy nhất Thượng Đế thử nghiệm công trình sáng tạo độc nhất vô nhị của Ngài : Con Người thông minh. Chừng nào khoa học chưa tìm được một hành tinh nào có sinh vật thông minh như lòai người thì điều được viết trong Kinh Thánh vẫn đúng.
Không những thế, Trái Đất đã được mô tả có dạng hình cầu từ 3500 trước. Cũng theo các linh mục , trong Thi Thiên có câu thơ tả Trái Đất như một " giọt nước treo lơ lửng giữa không gian " . Về sau hình như Aragon đã mượn ý này trong Kinh Thánh để viết " Một giọt nước mắt vĩ đại trôi giữa Sông Trời " để mô tả Trái Đất.
Về sự sáng tạo Thế Giới trong 6 ngày của Thượng Đế được giải thích ở đây là 6 thời kỳ. Điều này chẳng những hợp lý ở thời kỳ sơ khai của Vũ Trụ khi khái niệm "Ngày" chỉ là một ngôn từ để con ngừoi hiểu được về một đơn vị thời gian, hòan tòan không có nghĩa là chỉ gồm 24h mà có thể là một thời kỳ hàng triệu năm . Ngòai ra nó hòan tòan phù hợp với những khám phá khảo cổ và địa chất về sự hình thành Trái Đất qua 6 thời kỳ địa lý, trong đó thời kỳ thứ 6 là thời kỳ hình thành lòai người .
Những khám phá mới về bản đồ gene của lòai người cho thấy kết quả đáng kinh ngạc , ngòai sự phức tạp và tinh vi kinh khủng của hệ thống genne lòai người. Hầu như không có sự khác biệt nào về bộ nhiễm sắc thể giữa các chủng tộc. Trái lại có sự khác biệt hòan tòan về nhiễm sắc thể giữa lòai người và bất cứ lòai vượn nào. Khiến người ta đi đến kết luận là giả thuyết về sự tiến hóa của Darwin chỉ đúng trong sự biến dị nhiễm sắc thể của từng lòai, nghĩa là các lòai chỉ có thể, biến dị , tiến hóa trong phạm vi đặc thù của lòai mình, chứ không thể tiến hóa để biến từ lòai này thành lòai khác. Như thế cũng có nghĩa là không có chuyện òai vượn đã tiến hóa để biến thành lòai người. Chúng có tiến hóa qua hàng triệu năm, nhưng vượn mãi mãi vẫn chỉ là vượn. Còn người thì xưa nay vẫn là người.
Chính vì thế mà ở Mỹ , trong các trường phổ thông, học sinh được học cùng lúc cả thuyết Sáng Tạo của Kinh Thánh và thuyết Tiến Hóa của Darwin.
Tóm lại, ít nhất cho đến nay, khoa học càng phát triển, chẳng những không bác bỏ Kinh Thánh mà trái lại càng củng cố Kinh Thánh....



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Sóng
post Jun 12 2003, 06:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Đến chết cũng chỉ vì vợ ỉn!!!!!!!!!!
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.778
Tham gia từ: 16-May 03
Thành viên thứ: 1.070

Tiền mặt hiện có : 87.688$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chúa ơi quả là danh bất hư truyền, tài năng của bác Phó cao thật.
Bác Phó này, theo bác bản chất thực sự của các cuộc chiến tranh tôn giáo là gì hả bác, bác có thể giải thích cho em biết được ko?


--------------------
Sóng dữ vô bờ



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Jun 12 2003, 07:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(yuyu @ Jun 11 003, 09:11 AM)

Chỉ  có một Thượng Đế duy nhất, ..
Coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ và Mặt trời quay xung quanh Trái Đất chỉ là một sự hiểu sai ngôn ngữ tối cổ trong Kinh Thánh .... Kinh Thánh vẫn đúng.


Bác yuyu,
Tôi lại nghĩ chuyện đúng sai chưa quyêt định được tất cả. Trong bài viết Bác chẳng lấy khoa học làm chuẩn để chứng minh sự đúng đắn của kinh thánh, chi bằng ta tin luôn vào khoa học rồi không cần tôn giáo nào cả. Thực ra những lý giải kiểu như vậy chỉ là phương pháp dựa vào nhau để tồn tại thôi. Những người làm khoa học thuần tuý ít người dám báng bổ thượng đế, và những nhà truyền giáo cũng lợi dụng thành công của họ để củng cố niềm tin.

Quan điểm về Thượng Đế tôi lại thích gọi theo cách gọi dân gian của người Việt hơn „ Ông Trời“. Triết lý về sự tồn tại của Ông Trời th theo tôi cũng rất đáng được xem xét nghiêm túc, xem ra dân Việt ta cũng có quan điểm triết học về vũ trụ rất rõ dàng. Dân ta cứ hế cái gì huyền bí không giải thích được lại đổ tại ông Trời, đau khổ quá, hay sướng quá cũng là do ông trời mà ra. Vậy ông Trời ở đâu? Đơn giản cứ ngửa mặt lên là thấy ngay, đó là vũ trụ bao la chứa tất cả sự vật trên thế gian này. Theo tôi cách mô tả đơn giản như vậy lại chính xác hơn cách mô tả Thượng đế có ý chí như tôn giáo.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Thiên Lang: Jun 12 2003, 07:10 PM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 12 2003, 07:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Thiên Lang @ Jun 12 2003, 01:06 PM)
QUOTE(yuyu @ Jun 11 003, 09:11 AM)

Chỉ  có một Thượng Đế duy nhất, ..
Coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ và Mặt trời quay xung quanh Trái Đất chỉ là một sự hiểu sai ngôn ngữ tối cổ trong Kinh Thánh .... Kinh Thánh vẫn đúng.


Bác yuyu,
Tôi lại nghĩ chuyện đúng sai chưa quyêt định được tất cả. Trong bài viết Bác chẳng lấy khoa học làm chuẩn để chứng minh sự đúng đắn của kinh thánh, chi bằng ta tin luôn vào khoa học rồi không cần tôn giáo nào cả. Thực ra những lý giải kiểu như vậy chỉ là phương pháp dựa vào nhau để tồn tại thôi. Những người làm khoa học thuần tuý ít người dám báng bổ thượng đế, và những nhà truyền giáo cũng lợi dụng thành công của họ để củng cố niềm tin.

Quan điểm về Thượng Đế tôi lại thích gọi theo cách gọi dân gian của người Việt hơn „ Ông Trời“. Triết lý về sự tồn tại của Ông Trời th theo tôi cũng rất đáng được xem xét nghiêm túc, xem ra dân Việt ta cũng có quan điểm triết học về vũ trụ rất rõ dàng. Dân ta cứ hế cái gì huyền bí không giải thích được lại đổ tại ông Trời, đau khổ quá, hay sướng quá cũng là do ông trời mà ra. Vậy ông Trời ở đâu? Đơn giản cứ ngửa mặt lên là thấy ngay, đó là vũ trụ bao la chứa tất cả sự vật trên thế gian này. Theo tôi cách mô tả đơn giản như vậy lại chính xác hơn cách mô tả Thượng đế có ý chí như tôn giáo.

Đúng thế đây !
Bác là người hiếm hoi vạch ra tính chất ngụy biện của những người hay chế diễu người khác khi mọi thứ cứ đổ cho Trời . Họ bảo nếu cái gì khó qua không giải thích đuợc thì đổ cho " Trời sinh ra thế " thì null ! Nhưng khổ cái thiên hạ cứ thích phức tạp hóa chân lý , trong khi thực ra nếu có, nó rất giản dị. Bằng tu duy và các thể nghiệm, phát minh khoa học kinh thiên ,động địa, bằng sự khổ công, nát óc ....các nhà khoa học và triết học duy tâm cũng đi đến kết luận rằng hpari có Thượng Đế thì mọi việc mới ổn, nhưng một bà già mù chữ và một cô bé mới lớn,bằng một Đức Tin ngây thơ họ cũng đến cùng một đích ấy. Tất nhiên ngừoi đời tin nhà khoa học hơn. Vì thế chúng ta mới tốn giấy mực để giải thích vòng vèo về một vấn đề quá vĩ đại và đơn giản : Có Thượng Đế !



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 12 2003, 10:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.032
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.061$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chiến tranh tôn giáo có một phần nguồn gốc là quyền lợi. Văn hóa phương Tây có yếu tố cướp bóc rất rõ rệt. Người ta tiến hành chiến tranh để cướp bóc của cải, nô lệ. Từ nhà nước La Mã cổ đại, đến tận thời cận đại, văn minh phương tây đều có dấu vết đó. Việc phân chia tôn giáo giúp cho người ta có thể biện hộ là chỉ có mình là duy nhất đúng, từ đó tự cho mình quyền sinh quyền sát trên đầu người khác. Cũng có thể nó có nguồn gốc xã hội, dân tộc. Ví dụ cuộc cải cách tôn giáo của tông Tin lành do Lu thơ, Canvin, ... khởi xướng vừa là phản ứng của người dân đối với tăng lữ Thiên chúa, vừa phản ảnh tinh thần dân tộc của người Đức. Lu thơ vừa là nhà cải cách tôn giáo, vừa là người cha của văn hóa Đức nữa. Ông là người đầu tiên đã dịch kinh thánh ra tiếng Đức. Người đầu tiên dùng tiếng Đức viết văn. Quan niệm về Thiên chúa của người Tin lành còn chịu ảnh hưởng của cách nhìn người Đức đối với tôn giáo.
Và cái không thể thiếu được là niềm tin tuyệt đối vào tôn giáo của mình, cho nó là duy nhất đúng. Ở đây cũng nên để ý một điều khác nữa của văn hóa phương Tây. Nó tuyên truyền cho tự do bình đẳng, nhưng không có nghĩa là người nào cũng có quyền đó. Nó chỉ công nhận cho một nhóm người thôi. Lịch sử phương tây cũng là sự mở rộng liên tục những quyền đó cho những nhóm người khác. ví dụ đầu tiên nó phân biệt theo Nam nữ (Nam có quyền, nữ không có quyền), phân biệt theo chủng tộc (Trắng, đen), rồi phân biệt theo tôn giáo (Thiên chúa và những đạo khác).
Như vậy, tôi cảm thấy tôn giáo với phương Tây có hai tác dụng. Tác dụng thứ nhất là nó được dùng như Pháp luật. Tác dụng thứ hai là viện cớ để cướp bóc, dùng với nghĩa phân biệt đối xử.
Nhưng cũng không nên hiểu đơn giản là khi người phương tây đi truyền đạo, họ đã có dã tâm xâm lược. Khởi đầu nó hoàn toàn là vì lý tưởng tôn giáo. Người ta cuồng tín về tôn giáo, không phải vì quyền lợi.
Lấy đơn giản sự truyền đạo của phương tây vào VN có tất cả yếu tố đó. Khởi đầu nó là lý tưởng tôn giáo, rồi sau đó mới bị biến thái thành công cụ xâm lược.
Nhưng có một điều đặc biệt là những người Thiên chúa giáo không ghét người phương Tây. Như vậy nhiều khi sự đối kháng có nguồn gốc từ văn hóa, chứ không đơn giản chỉ là quyền lợi. Chính vì điều đó mà người Pháp chẳng hạn rất chú trọng truyền đạo ở các thuộc địa của họ. Trong khi tại chính quốc, thì họ lại thi hành chính sách chống tôn giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Jun 13 2003, 05:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Không rảnh lắm, nhưng thấy có vài chỗ bác Phó nói không được chỉnh lắm về Thiên Chúa Giáo nên lại viết mấy dòng. Thứ nhất trong Kinh Thánh không có tiên tri nào là Ekiziel. Thời Cựu Ước có Moïse và thời Tân Ước có Joan Baptip tức Joan “ tẩy giả” được coi là 2 Tiên Tri quan trọng nhât, mặc dù Joan không ghi chép gì, nhưng được coi là tiên tri đã dọn đường trước để "lăng xê" chúa Jesus. Chức Tiên Tri ( Prophète ) là một thiên chức thiêng liêng, là sứ giả của Thượng Đế chứ không phải là một tên gọi thông thường mà loài ngườI phong cho những ngườI như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nostradamus.
Thứ hai Chiến tranh tôn giáo thời Trung Cổ không phải bắt nguồn từ những mâu thuẫn khác biệt về tông phái của Thiên Chúa giáo mà là những cuộc Thập Tự Chinh ( có đến 10 cuộc và kéo dài trong 250 năm cả thảy từ 1095- 1453 ) của những người Thiên Chúa Giáo, phản công lại người Hồi Giáo để tranh giành vùng đất Thánh ở Trung Đông. Trước đấy thì chính người HồI Giáo , từ sau khi khai đạo, đã bành trướng ra khắp vùng Bắc Phi và Tiểu Á và chinh phục cả một phần châu Âu trong suốt các thế kỷ 9,10.11.
Thiên Chúa Giáo bắt nguồn tù Do Thái Giáo hay Judaisme là một tôn giáo tối cổ của của người Do Thái và cũng là tôn giáo cổ nhất của loài người, bắt nguồn từ 3500 năm trước, thời các Pharaon Ai Cập. Đấy cũng chính là một lý do mà ngườI ta tin là có bàn tay Thượng Đế. Theo những ngườI Do Thái thì họ là dân tộc được Chúa lựa chọn. Tất nhiên dân tộc nào cũng tự tôn cho mình có nguồn gốc thượng đẳng hay thiêng liêng v.v…nhưng riêng trường hợp dân Do Thái thì có những điều đặc biệt vì đây tuy là một dân tộc nhỏ nhưng có một nền văn hoá lớn rất lâu đời và đặc biệt là một dân tộc rất thông minh , với tỉ lệ các nhân tài cao hơn hẳn các dân tộc khác trên thế giới về đủ mọi lĩnh vực. Ngay cả chuyện họ bị Chúa phạt phải lưu đầy và bức hạI khắp nơi trên thế giới cũng đã được tiên tri trong Kinh Thánh.
Kinh Thánh tên gọi chính thức là Bible, bắt nguồn từ chữ Biblia trong tiếng Hy Lạp cổ nghĩa là những cuốn sách ( Về sau từ này biến thể thành Bibliothèque nghĩa là Thư Viện. ). Kinh Thánh ngày nay đã được dịch ra hơn 1500 thứ tiếng trên thế giới và là cuốn sách có số lượng phát hành cao nhất ( khoảng 6 tỷ bản ). Thoạt kỳ thủy, Kinh Thánh được chép bằng tiếng Hebreu và tiếng Hy Lạp trên giấy papirus và giấy da. Kinh Thánh toàn bộ hiện nay gồm 2 phần lớn Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước(New Testament). Tất nhiên trước khi chúa Jesus giáng sinh thì chỉ có phần Cựu Ước.
Testament trong ngôn ngữ pháp luật hiện nay có nghĩa là Di Chúc, nhưng nó bắt nguồn từ tiếng Latin Testamentum có nghĩa như là Lời Chứng, Lời Hứa. Kinh Thánh đúng là có một lời Hứa của Thượng Đế. Trong Cựu Uớc là lời hứa đưa dân Do Thái về miền “ Đất Hứa” và đưa đấng “Mesia” xuống cứu chuộc nhân loại . Trong Tân Ước là lời Hứa Cứu Rỗi và ngày Cuối Cùng.
Tên gọi Cựu Ước, Tân Ước bắt đầu từ Thánh Paul ( 5-67 sau CN) đặt ra.
Cựu Ước khởi thuỷ chỉ gồm 5 cuốn thường gọi là “ ngũ kinh” do chính Moise được Thiên Chúa “mặc khảI” viết ra, gồm :
1/Sáng Thế Ký ( La Genèse )
2/ Xuất Édipto ký ( L’Exode)
3/Lê Vi Ký ( Le Lévitique)
4/ Dân Số Ký ( Les Nombrres)
4/Phục Truyền Luật Lệ Ký ( Le Deutéronome )
Trong đó quan trong nhất là cuốn Sáng Thế Ký, thuật lạI công cuộc Sáng tạo Thế Giới và Loài người của Thiên Chúa.
Cựu Ước chia làm 3 phần chính : :
- Torah ( hoặc Pentateuque) : Luật
- Nebiim : Tiên Tri
- Kétoubim : Văn và chú giải
Về sau thêm vào khoảng 9 sách nữa gồm chủ yếu là ghi chép về lịch sử, gia phả dân Do Thái kể từ tổ phụ Abraham và các Vua Do Thái kể từ David, Salomon …và 2 cuốn về Thơ và Châm ngôn.

Cựu Uớc được Moïse chép vào khoảng thế kỷ 13 trước công nguyên tại vùng núi thuộc bán đảo Sinaï. Theo các nhà thần học thì tại đây Thiên Chúa đã cho biết danh xưng của Ngài là YHWH, người Do Thái phát âm là « Jéhovah ».
Tân Ước gồm 27 cuốn được được chép ngay sau khi Chúa Jesus qua đời và trong suốt thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên.
Quan Trong nhất là 4 cuốn sách mở đầu thường được gọi là sách Tin Mừng hay gọi theo tiếng Hán là sách Phúc Âm ( Évangile ) của 4 thánh tông đồ : Mathieu, Marco, Luca và Jean . Sống cùng thời và sau Chúa Jesus chừng vài chục năm, thuật lại cuộc đời và hoạt động của Jesus từ khi được Thiên Chúa báo tin đến khi hy sinh trên thập giá, sống lại và về Trời …
Ngoài ra còn một số sách chép về lịch sử, các bức thư của các tông đồ và sách sau cùng, sách Khải Huyền ( Apocalypse ) của thánh Jean, ghi chép những tiết lộ của THiên Chúa về Ngày Tận Thế….
Tuy gọi là cuốn nhưng có khi chỉ vài trang như thư của các tông đồ. Các giáo phái chỉ nhất trí ở Tân Ước gồm 27 cuốn, còn lại là tùy vào cách tính.Vì vậy số cuốn trong trọn bộ Kinh Thánh thay đổi tuỳ theo từng cách sắp xếp. Người Do Thái, gom tất cả các thư vào một cuốn nên toàn bộ Kinh Thánh chỉ gồm 34 cuốn. Người Tin Lành tính thành 66 cuốn còn người Catholique có lúc tính thành 73 cuốn. Hiện nay, thống nhất Cựu Uớc có 39 cuốn và Tân Ước có 27 cuốn, tức là tổng cộng Kinh Thánh gồm 66 cuốn.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi yuyu: Jun 16 2003, 01:58 AM



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC