Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

9 Trang « < 5 6 7 8 9 > 

· [ ] ·

 Giới Thiệu Thiền Trí Tuệ, Thiền trong khi đang tư duy, suy nghĩ giải quyết vấn đề.

Phó Thường Nhân
post Jul 12 2017, 04:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #61

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Bác Quý,

Thiền Tào động là nằm trong ngũ gia phái của Thiền Tông, nhưng tồn tại đến ngày nay thì chỉ còn hai phái. Là Tào Động và Lâm Tế. Trong lịch sử thiền tông có hai nguồn truyền thừa, được chứng bằng hai bộ kinh: Kinh Lăng già và kinh Kim cương. Hai bộ kinh này có xu hướng khác nhau, kinh Lăng già nghiêng về duy thức, còn kinh Kim cương là Bát nhã, bởi bản thân kinh Kim cương là một chương của kinh đại bát nhã, nhưng vì nó quan trọng nên người ta tách ra thành kinh riêng. Cũng như kinh phổ hiến Hạnh nguyện là một chương của kinh Hoa nghiêm, hay kinh Phổ môn là một chương của kinh Pháp Hoa. Về tư duy, Thiền Tào động thiên về duy thức hơn, tức là có thể dùng kinh Lăng già để ấn chứng. Ngược lại thiền Lâm Tế lại thiên về tính không hơn, và điều này người ta thấy qua các công án, và có thể dùng kinh Kim cương để ấn chứng. Vì thiền Tào Động nghiêng về Duy thức, tức là như thiền tổ Đạt Ma truyền, nên nó trọng chân tâm (tức là cái thức thứ 8 mà tôi nói ở trên). Đây cũng là điều khiến Tào động tông rất tôn trọng Thần Tú, vì tâm thân con người ta cũng là cái gương sáng, chỉ vì ông lỡ tay nói là phải dụng công chùi nó, nên bị coi là không ngộ được tính không, Vì thế Thần Tú vẫn được coi là chủ phái Thiền Bắc Tông mà người ta gọi là tiệm ngộ, để đối với Thiền của ngày Huệ năng là tổ thứ 6 gọi là đốn ngộ hay Nam tông. Như vậy Thiền Tào động thuộc hệ phả đốn ngộ theo biên niên sử của nhà Thiền TQ Nhật bản nhưng nó cũng rất gần ngài Thần Tú, mà cũng có phần tiệm ngộ nếu xét về nội dung vì nó thiên về kinh Lăng già hơn. Nói cái này cũng là để trả lời luôn cái câu hỏi sao tôi lại tôn trọng ngài Thần tú, như lúc nói chuyện với NVT. Một điều nữa khiến riêng tôi để ý tới cách tu tập của ngài Thần Tú vì nó hiện thực và bắc cầu sang Nho giáo. Mà tôi cũng theo Nho giáo nên quan tâm.Thực ra Thiền Bắc tông biến mất không phải vì nó dở, vì nguồn nó từ kinh Lăng già, tổ Đạt ma chứ có ít đâu, mà là vì nó nhập vào Lý học của nho giáo từ đời nhà Tống, thường được gọi là Tống Nho. Nhưng đây là chuyện khác.

Đối với tôi thì không có đốn có tiệm, thực ra nó chỉ theo thời gian chia cắt mà nói thôi, cắt ngắn thì nó là đốn, nhìn dài hơi thì nó là tiệm. Ở trên bác có trích con đường tu tập của ngài Đạo Nguyên. Nếu chỉ tính thời gian ngài Đạo nguyên gặp tổ cuối cùng được truyền tâm ấn, thì là đốn. Nhưng nếu tính quá trình tu tập từ nhỏ, thì là tiệm. Không có cái phần tu tập kia làm sao có ngộ. Cái ngộ bao giờ chẳng là giây phút, thời điểm, chẳng là sự vụt hiện lên. Cái phần tu tập là nhân, cái ngộ là quả. Không có nhân làm sao có quả. Nếu người ta tính cả nhân quả thì là tiệm ngộ, chỉ tính quả, tức là thời điểm ngộ thì là đốn. Cũng có người ôm cái công án, như nhân vật trong cái công án thiền tôi để cho nvt cả chục năm trời, thế thì là đốn hay ngộ.

Đại tín, đại nghi, đại ngộ. Đại tín thì đúng rồi. Nhưng tin gì thì còn phải bàn. Cái câu chuyện này tôi nói sau. Còn đại nghi thì đại ngộ là có vấn đề. Bởi vì người ta có thể đại ngộ mà không cần đại nghi. Bằng chứng. Tổ Huệ Khả là tổ thứ 2, sau Bồ đề đạt ma, ngài tự chặt tay cầu đạo vì muốn an tâm cũng chính vì thế mà tôi đặt an tâm lên thành một nhu cầu học thiền và đấy cũng là điều khiến tôi đi tới Thiền, chứ tôi có nghi nghiếc gì đâu. Tổ Huệ năng, giã gạo chầy vẩy, bị « phân biệt chủng tộc », do nói tiếng líu lo không ai hiểu đươc, không được tham thiền, ngồi thiền với tăng chúng phải giã gạo tám chín tháng ở sau bếp, ngủ đầu hè, thế nhưng giã gạo tức là HÀNH mà cũng là HỌC, là CHỨNG, nên được truyền y bát, thành tổ thứ sáu. Các bác đọc kinh Pháp Bảo đàn có thấy Lục tổ nghi ngờ gì không, mà chỉ vì nhân duyên nghe được câu « nhân vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm » mà đại ngộ và được ấn chứng ? Cái đại nghi đại ngộ nếu nó có, có lẽ từ khi có Thiền Lâm Tế, do các thiền sư dòng này đề ra vì họ dùng công án làm giáo án giảng dậy. Cũng chính vì điêù này mà tôi không cảm cái nghi nghiếc này lắm, vì cái nghi kiểu này là cái nghi giả tạo, do công án đặt ra. Nếu là người ta tự nghi, do một vấn đề trong đời tự mình gặp phải, ví dụ như Đạo Nguyên đọc kinh thấy nói ai cũng có phật tính vậy tại sao phải đi tu thì hiểu được. Chứ giờ đây vác cái công án vào người do một ông thầy cho mình, tạo thành một thứ nghi hoặc giả tạo vò đầu bứt tai để làm gì. Chính vì thế để phân biệt, cái câu hỏi mà Đạo Nguyên đặt ra, hay như nhu cầu của ngài Huệ Khả tìm đạo tôi gọi đó là Nhân duyên và đã nói khá dài về khái niệm nhân duyên này lúc đầu tiên, chứ không phải là nghi. Nhưng tôi vẫn dùng công án để tìm hiểu Thiền tông, và coi đó là bài tập, điển tích do cổ nhân để lại cho mình kế thừa. Kiểu Kinh là giáo án, công án là bài tập. Như tôi từng nói với nvt. Và tôi cũng giao một công án cho nvt như dạng bài tập. Giải được nó thì hiểu thêm phật pháp chứ không ngộ.
Bác thử tìm hiểu xem cái ông Thiền sư nói ba điều đại tín, đại nghi, đại ngộ rồi lại truyền cho cái ông Tây nào đó ông ấy theo phái nào. Theo như ông ấy viết như thế thì là Thiền Lâm Tế.
Còn tại sao các tôi lại phân tích tông phái thiền theo kinh mà không phải theo biên niên, bởi vì tôi theo lịch sử truyền thừa của Thiền VN mà ra. Cái này tôi sẽ nói tiếp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 12 2017, 09:20 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #62

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Bac Quy,

"....mình cảm nhận được khi ngồi không mình đang đóng vai trò là “ông vua”, nhưng ông vua lúc đó không làm gì cả, không hành vi cũng không suy ngĩ, không ra lệnh gì cả, dù tể tướng có giật dây kiểu gì thì ông vua cũng chẳng làm gì cả cứ ngồi không như vậy và tể tướng là một người không bao giờ chịu ngồi yên, hắn làm đủ mọi cách để tác động đến ông vua, nhưng lúc đó lại là lúc mà ông vua có thể nhìn rõ nhất những hành động, động cơ của ông tể tướng."

Tôi trích cái đoạn mà cô bé cậu bé nào viết mà bác mang lên đây. Vì điều này làm tôi nhớ lại nhưng chuyện tương tự, bác đọc để tham khảo. Bởi nếu tôi viết trực tiếp thì hơi bị khó, vì không hiểu bác dậy người ta thế nào. Tôi không biết cái chu trình tổng thể, nên nếu nói sẽ vừa không chính xác, vừa ảnh hưởng đến bác, trong khi đây chỉ là nói chuyện trao đổi thiền vớ vẩn thôi.

Tôi có nói là Thiền sư Thích Thanh Từ là một trong những người thầy của tôi. Hiểu theo kiểu « thấy người sang bắt quàng làm họ », bởi vì thực tế, tôi không có liên quan gì tới Thầy, mà chỉ do nhân duyên đọc các sách thầy giảng. Trong đó đặc biệt đáng quý với tôi là những sách về Thiền Tông VN, bởi vì ngoài đời, do hoàn cảnh tôi không kiếm được để đọc và tìm hiểu. Nhưng thầy không phải là người truyền phật pháp cho tôi (dù là chỉ truyền qua sách). Bởi vì lý giải của Thầy cắt nghĩa ngữ thì ok, để tôi hiểu kinh, lục(tức là sách ghi lại hành trạng của các tổ) một phần nào, nhưng cách giải thích của Thầy nhiều lúc không ổn. Thầy cũng viết một quyển sách nhỏ, có lẽ là quyển duy nhất nói về tư duy tu của Thầy, bởi vì tôi không biết có các quyển khác không. Đó là quyển « Tu là chuyển nghiệp ». Quyển sách này tôi nhặt được lúc lên chùa đầu năm là sách công quả, chùa Trúc Lâm, thời thầy Thích Minh Châu còn sống. Cách đây ít nhất 20 năm. Tức là vào khoảng đầu những năm 90. Lúc đấy tôi đang giai đoạn đọc sách Phật bằng tiếng Pháp, và bí chưa chuyển được ngôn ngữ. Cái chuyện này tôi đã nói rồi. Quyển sách này có lẽ là quyển sách về phật giáo đầu tiên tôi đọc bằng tiếng Việt. Mặc dù nó nhỏ, nhưng nó rất hay, và trình bầy được phần nào cách tu tập theo quan niệm Thầy Thích Thanh Từ. Đấy là cuốn sách thầy khuyên người bình thường là cư sĩ nên tu tập như thế nào. Nhiều điều Thày nói tôi dùng được hiểu được, nhưng có điều Thầy nói tôi không thông, vì nó không phải là nhu cầu của tôi khi đi tìm học Phật giáo. Bởi vì thầy khuyên một đệ tử cư sĩ của Thầy, theo như thầy nói trong sách thì rất giầu, ở Sài gòn, buôn bán gì đó có tới mấy xe ô tô. Thầy khuyên người ta là nên « giảm ga giảm tốc độ » đi có thời gian tu. Lúc đó tôi mới tìm hiểu phật pháp căn bản, chứ chưa tìm được cách tu tâp hợp ý mình. Nhưng tôi đã thấy nó không ổn. Bởi vì quan niệm thế thì tu hành là một thế giới, sinh sống là một thế giới. Muốn tu hành phải hi sinh đời thường, trong khi tôi muốn tu hành giúp đời thường đẹp lên (an tâm, hộ mệnh, giải thoát) chứ ai thoát đời làm gì. Như vậy là ngược nhau.Nếu tôi là người khuyên người đệ tử kia thì tôi sẽ nói, ông hãy làm giầu nữa đi, càng giầu càng tốt, chỉ cần ông làm giầu theo tinh thần phật pháp, không lừa gạt giết người, buôn gian bán lận là được. Không kể nước VN quá nghèo để người ta không mưu sinh, vậy vấn đề là mưu sinh sao cho đúng tinh thần phật pháp, chứ sao lại trốn đời được. Nhưng lúc đó tôi chưa đọc Tào động tông. Sau đấy tình cờ kiếm được quyển « Thiền thật sự »..v..v.. Đó là điểm đầu tiên khiến thầy không phải là người truyền pháp « ảo » cho tôi. Ảo ở đây là nói không biết nhau ngoài đời thường.

Điểm thứ hai nữa, đó là trong lúc lý giải kinh lục, Thầy hay nói tới « ông chủ », tất nhiên Thầy nói hay hơn, chứ không ngây thơ như chú bé hay cô bé trên kia nhưng ý thì tương đồng. Thầy còn viện dẫn có ông thiền sư nào đó, nhiều lúc ra bờ sông bờ suối ngồi, rồi cứ tự nói « ông chủ ? » rồi tự đáp « dạ », « phải tỉnh tỉnh », « dạ ». Đại khái là cứ nói kiểu phân tâm như thế. Cái tư duy « ông chủ » này bàng bạc trải khắp các diễn giải của Thầy, dù nó không phải là tất cả. Nhưng với tôi điều này không là Thiền, còn nếu gọi đó là cách nói bóng bẩy hình tượng, như bài kệ của thiền sư Hương Hải dùng chim nhạn đầm nước để diễn đạt, thì nó lại là một cách diễn đạt quá dở.Đây là điều khiến tôi không phải là « đệ tử ảo » của Thầy Thích Thanh Từ, dù tôi vẫn coi ông là Thầy.
Đã theo Thiền là không có nhị nguyên mà phải « bất nhị », phân biệt đời thường đời tu hành, phân tâm thành ông chủ với một cái gì gì đó, thì không còn là một nữa. Thiền làm sao duoc. Cái đấy trong tâm lý nó gọi là phân tâm (schizophrènie), một hiện tượng của não bộ, và đồng thời cũng là bệnh tâm lý, nếu cái đấy tự nhiên sinh ra. Cái ông Thiền sư mà Thầy Thích Thanh Từ nói là bị bệnh tâm lý.

Mà đấy là ngay trong Tâm kinh có nói :
« Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ , Tưởng, Hành , Thức diệc mục như thị »
Chính là không để người ta sa vào đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 13 2017, 08:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #63

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi nói tiếp ở đây hai vấn đề nữa rồi dừng, thực ra thì phật giáo là vô tận, có viết hết bút hết mực cũng không đủ, đây cũng là ý của bài thơ « bất lập văn tự » của thiền sư Đạo Nguyên tôi dẫn ở trên.

Hai vấn đề đó là 1. Lịch sử thiền tông VN và từ đó mà tôi chỉ ra cho các bác điều 2 là vấn đề LÝ và SỰ trong tu tập thiền tông, đặc biệt là Tào động tông. Thực ra vấn đề một là để nói cho vui, nhưng các bác sẽ thấy nhiều khi nói cho vui nó lại ẩn chứa vấn đề tu tập, và kiến thức không bao giờ thừa dù không thể dùng kiến thức không mà tiếp cận thiền mà cần HÀNH (hành động, tu tập) và CHỨNG (trải nghiệm bằng chính mình mà điểm cao nhất là NGỘ).

Về lịch sử Thiền Tông nói chung và lịch sử thiền VN nói riêng. Về lịch sử thiền tông thế giới thì hoặc các bác biết rồi, nếu không thì có thể làm như Bác Quý vào site web, ví dụ thư viện Hoa sen đọc. Nhưng nếu nói gọn lại là bắt đầu bằng tổ Đạt Ma, rồi tới tới tổ thứ 6 là Huệ Năng, rồi từ Huệ năng đẻ ra 5 dòng thiền, mà giờ còn lại hai đó là Tào động và Lâm Tế. Vì trong lịch sử Thiền tông có luật trao ấn tín, dĩ tâm truyền tâm nên người ta cứ hiểu là tâm ý của Tổ Đạt Ma trao xuống cho tổ Huệ Năng và từ đó xuống đến Tào động và Lâm Tế. Sách Tây các bác có đọc được cũng nói thế, vì nó chỉ tiếp cận sách vở Trung Hoa và Nhật thôi.

Nhưng nếu các bác chịu khó tìm hiểu Thiền VN, vì VN cũng có Thiền như TQ, Nhật, Triều tiên, Hàn quốc. Thì sẽ thấy cái hệ phả này không đúng hoàn toàn, Và chắc chắn không đúng với Thiền VN. Vì sao ? các bác hãy đọc quyền « Thiền Uyển Tập Anh » đi. Quyển này cũng có trên mạng, các bác có thể tìm được và là bản dịch của Thầy Lê Mạnh Thát, còn tôi có quyển giấy do phân viện Phật Học, nhà xuất bản văn học in. Nhưng nội dung thì không sai lạc gì, riêng tôi thì thích cái bản của tôi có hơn vì lý do cá nhân. Mà cũng không cần đọc, chỉ xem mục lục nó cũng đập ngay vào mắt. Đó là Thiền VN có hai dòng, dòng một do ngài Tì ni đà lưu chi, là một nhà sư Ấn độ đưa vào, đây là dòng Thiền cổ nhất VN, vì nó vào từ thời Bắc Thuộc, thế kỷ thứ 6. Dòng Thiền này đi từ tổ Đạt Ma xuống nhị tổ Huệ Khả, rồi xuống tam tổ Tăng sáng, rồi tới ngài Tì ni đà lưu chi là tổ thứ 4 (tức là ngài tương đương với tổ Đạo Tín theo truyền thừa TQ, Nhật bản), và dòng này tồn tại đến hết đời nhà Lý, đến thế kỷ 12, tức là 6 thế kỷ. Dòng này không biết Lục Tổ Huệ Năng là gì (nói theo truyền thừa, chứ còn tư tưởng thì có qua lại với nhau về sau). Sau đó, có dòng thứ hai vào Việt nam từ thế kỷ thứ 9, của ngài Vô Ngôn Thông, và dòng này mới truyền thừa qua Lục tổ Huệ Năng cho đến hết đời Trần tức là đến thế kỷ XIII. Rồi từ đó mà vào Thiền Trúc Lâm.

Dòng Thiền của ngài Tì ni đà lưu chi chính là dòng Thiền đã tạo ra nhà Lý. Tiêu biểu là thiền sư Vạn Hạnh.

Như vậy hai dòng Thiền này chung sống với nhau ở đất VN 3 thế kỷ, tính từ lúc Thiền Vô Ngôn Thông bắt đầu, và lúc dòng Tì ni đà lưu chi diệt. Chúng có hệ phả truyền thừa hoàn toàn khác nhau. Và như vậy cái đế của nó phải khác nhau. Hay nói cách khác cái mà tổ Huệ Năng truyền không bảo đảm được hết những gì tổ Đạt Ma nói, và chắc chắn có sự phát triển thêm của ngày Huệ Năng. Vậy cái gì tổ Đạt Ma truyền mà Tổ Huệ Năng không truyền ?, và cái gì tổ Huệ Năng « phát triển » thêm. Tôi để chữ phát triển trong nháy nháy, bởi cái Tổ phát triển là cái « quay trở lại » chứ không phải là phát triển thêm ?

Ở đây tôi không nói tới chuyện này vì vấn đề « tự hào dân tộc » mà là để tìm phương pháp tu tập.
Để trả lời hai câu hỏi trên thực ra không khó, chỉ cần để ý một chút. Sự truyền thừa của Tổ Đạt Ma là bằng kinh Lăng Già, tổ Lục Năng là do kinh Kim cương mà ngộ. Vậy kinh Kim cương kinh Lăng già khác nhau cái gì, giống nhau cái gì thì cũng có nghĩa là tổ thứ 6 Huệ Năng và Sơ Tổ Đạt Ma khác nhau cái gì.

Và chính cái cách tìm hiểu ấy đã dẫn tôi đến việc lập hệ phả truyền thừa theo Kinh, theo dòng kinh nào, chứ không theo truyền thừa kiểu TQ mà các bác có thể đọc trên mạng hoặc qua sách vở. Cách lập hệ phả này chuẩn khớp với lịch sử truyền thừa Vn hơn, và nó cũng đúng hơn, nếu dùng để tu tập. Như vậy lịch sử truyền thừa Thiền thế giới có 2 kinh kinh Lăng già và kinh Kim cương tương tác với nhau qua lại ảnh hưởng lẫn nhau. Kinh Kim cương là dòng Bát Nhã, do Bồ tát Long Thọ sáng lập ra. Kinh Lăng già là dòng duy thức, do Bồ tát Thế thân sáng lập ra. Về mặt lịch sử, dòng Bát nhã có trước dòng Duy Thức. Như vậy cái mà Lục Tổ Huệ năng « phát triển » thêm, khi phản bác lại Thần Tú, thực ra là một sự quay trở lại. Vì tư duy Bát Nhã cổ hơn tư duy Duy thức về mặt lịch sử (cách nhau 2,3 thế kỷ). Vào VN, dòng của ngài Ti ni đà lưu chi là dòng Bồ đề đạt ma, và dòng Vô ngôn Thông là dòng Huệ Năng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 13 2017, 08:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #64

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói về tư duy đơn thuần, thì dòng Bát nhã nói về tính KHÔNG thâm thuý hơn dòng Duy Thức nói về CHÂN TÂM. Nhưng về mặt sử dụng để tu tập, thì dòng Duy thức thực tế hơn. Nói một cách khác, với dòng Bát nhã, thì người ta có thể Ngộ, gọi là LÝ. Nhưng Ngộ xong rồi làm gì thì không làm được, mà phải có SỰ, tức là dùng nó như thế nào trong đời. Muốn tu tập Thiền, dù Thiền nào cũng vậy, ngay cả Thiền của phật giáo nguyên thuỷ cũng phải có đủ hai phần LÝ và SỰ này. Lấy ví dụ phật giáo nguyên thuỷ. Cái phần ngồi thiền tứ niệm xứ chẳng hạn là phần LÝ, nhưng sống thế nào cư xử thế nào trong đời thì phải có cả giới, và tuệ, đây chính là phần SỰ.
Ai theo phật giáo Nguyên Thuỷ phải làm đủ, chứ thiền của phật giáo nguyên thuỷ không đủ. Trong thực tế ngay dòng thiền của Huệ Năng cũng vẫn phải có SỰ, nhưng nó không nói ra,mà ỉm đi, do vấn đề truyền thừa gây ra và do bị Lý học, tức là Nho giáo cạnh tranh ở đất TQ, nhưng tuỳ tông phái mà mạnh yếu khác nhau vẫn phải dùng. Ví dụ Thiền Lâm tế, trọng về LÝ mà yếu về SỰ. Đi giải công án là LÝ, nhưng giải rồi thì thực hành trong đời thế nào, có làm được không ? có khi không biết dùng lại thành dở hơi ? Thiền Tào động thì trọng SỰ, rồi từ SỰ mà thấy LÝ. Nó thực tế hơn Cũng chính vì thế mà thiền Tào động gần với Thần Tú, cũng tức là gần với Bồ đề đạt ma nhưng cũng không vì thế mà bỏ Huệ Năng, vì theo chi bậc thì nó vẫn phụ thuộc vào đây. Như vậy nhiều LÝ, ít sự thì là Thiền Lâm tế. Đủ cả SỰ, cả LÝ là thiền Tào động. ít LÝ mà nhiều SỰ thì thành Lý học của nhà Nho tức là Tống Nho. Bỏ hẳn SỰ mà chỉ giữ LÝ thì thành một dạng đạo LÃO.
Để lấy ví dụ, tôi lấy lại ngay 4 câu thơ của Thiền Sư Hương Hải, các bác sẽ thấy nó đủ cả LÝ và SỰ. Hai câu đầu « Nhạn quá trường không. Ảnh trầm hàn thuỷ » là LÝ.
Vì thế khi ltbk hỏi tôi, ngồi thiền vẫn nhận thức được có đúng không, thì tôi dẫn hai câu này để trả lời, vì nó là LÝ. Tức là thuyết KHÔNG
Ngược lại khi sử dụng trong đời thường, hành sử thế nào, thì nó là hai câu tiếp tức là SỰ , vì như tôi đã giải thích, nó chính là duy thức học.
Trong cái câu tôi trích dẫn của ngài Đạo Nguyên. Thì cái những câu nói : Thiền là học cái tôi rồi để bỏ cái tôi.. gì gì đó là LÝ. Ngược lại mấy câu cuối, nhất là câu « Ngộ liên tục không để lại dấu vết », thì nó cũng chẳng khác gì hai câu cuối của Thiền Sư Hương Hải, tức là SỰ.
Như vậy với Tào động thì LÝ SỰ SONG HÀNH và ĐỒNG THỜI. ở VN có hẳn dòng thiền thiên về SỰ, cũng có dòng thiền thiên về LÝ. Đấy cũng là đặc trưng của Thiền VN. Lúc tôi khớp được duyên với Tào động tu tập nó, tôi cũng không ngờ rằng ở VN có hẳn dòng thiền như thế này, tất nhiên không thể gọi nó là Tào động vì nó có trước Tào động và có cả yếu tố MẬT TÔNG, nhưng vì nó ấn chứng từ tổ Đạt Ma nên rất gần nhau. Tào động cũng gần gũi với Lý học, mà tôi cũng học Nho. Tất cả những chuyện này là tình cờ, do Nhân duyên mà ra. Nhưng cũng làm tôi hiểu và ưng ý Tào động hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 17 2017, 05:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #65

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong quá trình HÀNH , HỌC, CHỨNG của mình, Thiền Tào động mang lại cho tôi rất nhiều lợi ích, vì thực ra nó là một lối sống, vì là một lối sống, nên lúc nào cũng Thiền được. Thiền không phải chỉ là ngồi thiền. Nhưng nó cũng có những hạn chế, với tôi đó là « thái độ ba phải » trong khi làm việc, mà tôi đã từng nói tới. Cái hạn chế này không phải là do Thiền tạo ra mà là nhân duyên, nghiệp quả của tôi đã hạn chế tôi trong tu tập Thiền. Điều đó có nghĩa là thế nào. Sự tồn tại của con người, theo quan niệm phật giáo là do nghiệp tạo ra. Có tất cả mười thế giới từ địa ngục tới phật, bình thường sự tồn tại nằm trong sáu đường, trong đó con người là cao nhất, dù như vậy sự tồn tại của con người là do nghiệp. Chính vì thế thầy Thích Thanh Từ nói rất đúng : Tu là chuyển nghiệp. Nhưng khi tôi HÀNH, HỌC, CHỨNG tôi không thể không bị hạn chế bởi cái nghiệp của mình. Chính vì NGHIỆP khác nhau mà Phật Thích Ca mới có nhiều giáo lý khác nhau, người ta thường gọi là ba thừa, để chúng sinh ai cũng ngộ được, dùng được, nhưng về bản chất chúng là một.
Chính vì tôi gặp những hạn chế này, mà tôi phải dùng các giáo lý khác bổ xung. Ví dụ Nho giáo, hay các tông phái khác của Phật giáo, như Tịnh độ, Pháp Hoa. Tôi đã học phật bằng cửa Thiền (Thiền Môn), rồi từ cửa này mà sang tịnh độ (Tịnh độ môn), rồi từ tịnh độ mà sang cửa Pháp Hoa (Pháp Hoa môn). Mỗi lần đi tiếp như thế tâm linh mình càng giầu có hơn, chứng được hơn. Với Tịnh độ, Pháp Hoa, tôi đi gần tới HỘ MỆNH hơn, đi gần tới Tôn giáo hơn là Triết học. Nhưng đây là những thú vị khác, mà lúc nào có thời gian tôi sẽ viết. Dù sao cũng phải nói là không phải môn phái nào cao hơn môn phái nào, mà chúng như những cái vòng, lồng vào nhau, cùng nằm trên một mặt phẳng. (giống như biểu tượng ô lem píc), người ta có thể tiếp cận bằng bất cứ cửa nào cũng được, điều này chỉ là do nhân duyên mà thôi.

Thủa sinh thời, khi bố tôi còn sống, vì là người theo chủ nghĩa Mác, ông hay nói với tôi hai câu. Lý thuyết thì mầu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi. Câu nữa là. Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Sau này, khi tìm hiểu chủ nghĩa Mác để sử dụng, tôi không biết chúng ở đâu ra, vì trong các sách vở Mác xít, tôi không tìm thấy. Tất nhiên, tôi nghĩ là Mác có nói những câu đó, nhưng nó không có ý nghĩa gì đặc biệt trong tư duy của Mác, việc bố tôi hay dùng chúng như là một thứ kim chỉ nam trong cuộc đời, nói lên cái « Background », cái đế mà từ đó người VN tiếp cận chủ nghĩa Mác. Vì thế nó có chủ nghĩa Mác VN, không giống chủ nghĩa Mác ở phương Tây hay ở Liên Xô, hay ở TQ. Nhưng đó là chuyện khác. Dù sao thì cái câu đầu thực ra là một công án Thiền, mà chỉ có người VN mới có. Đáng nhẽ tôi để cái công án ấy cho mọi người tìm hiểu, nhưng thôi mỳ ăn liền, tôi sẽ giải nó luôn thay cho kết luận phần tôi viết ở đây.

Khi phật giáo còn ở trong tôi, được sử dụng, nó là HỌC, là HÀNH, là CHỨNG. Nó sống động, như trong Thiền tông vẫn nói. Ngộ thì tự biết như người ta biết nóng lạnh. Tôi không quan tâm là mình có ngộ hay không, vì tôi tìm hiểu đạo phật không mục đích, do nhân duyên đưa đẩy, nhưng đúng là khi tôi viết ra, lúc ấn vào cái nút gửi, thì những gì tôi viết chỉ là một thứ lý thuyết mầu xám.
Thiền sư Lâm Tế có dùng một hình ảnh khác để nói về cái « lý thuyết mầu xám » này, ông gọi đó là đống đậu đỗ đen. Trong một công án, khi thấy thầy của mình, Thiền sư Hoàng Bá, đọc kinh. Ông hỏi. Thầy mà cũng nhai đám đỗ đen này à (chữ nho , trên giấy bản, đúng là giống như đỗ đen thật). Chính vì thế mà Lâm Tế, để chuyển tải cây đời xanh tươi của mình đã dùng tiếng thét. Tiếng thét cuả ông, được coi như truỳ đồng, giáo bằng kim cương, ..dùng để đập tan vô minh của đệ tử. Đến cuối đời, trước khi viên tịch, Thiền sư Lâm Tế có hỏi đệ tử của mình, ai là người sẽ kế nhiệm truyền pháp. Một đệ tử đứng ra hét lên một tiếng. Thiền sư mới than rằng. Không ngờ sau này, con lừa này sẽ là kẻ truyền pháp của ta. Tiếng thét của Lâm Tế là truỳ đồng, giáo sắt, là cây đời mãi mãi xanh tươi. Tiếng hét của đệ tử ngài, chỉ là tiếng nhắc lại của con lừa. Những không có tiếng nhắc lại của con lừa này, của lý thuyêt mầu xám, thì không thể truyền thừa cây đời mãi mãi xanh tươi được. Cái éo le nó ở đó.

Thế còn cây đời mãi mãi xanh tươi là gì. Tôi chép lại ở đây bài thơ của Thiền sư Đạo Nguyên chỉ nó.

1. BẢN LAI DIỆN MỤC
Cây anh đào rộ hoa mùa xuân.
Rúc rích tiếng chim cu mùa hạ.
Vằng vặc trăng thu sáng quá.
Cứng lạnh tuyết trắng mùa đông.

Và đây nữa:
Sương trên đầu ngọn cỏ.
Sương lại càng long lanh.
Bay vút tận trời xanh.
Chiền chiện cao tiếng hót.
(Cái này là trích giảng văn học thời xưa.)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
nguyenducquyzen
post Jul 17 2017, 10:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #66

Nước từ trường - nước tốt cho tế bào.
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.332
Tham gia từ: 1-March 02
Đến từ: số 1 đường Nguyễn Thông, phường 9, quận 3, TP. HCM
Thành viên thứ: 43

Tiền mặt hiện có : 60.409$
Số tuần chưa đóng thuế : 5

Bình chọn :



Hic bác Phó tiếp cận về Thiền theo cách không chính thống, mà tiếp cận theo cách của tư duy phương tây học để áp dụng. Cho nên bác mới như vậy.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 21 2017, 04:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #67

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Theo như tôi quan sát, thì thiên Tào đôngj của bác Phó, và thiên chánh định mà tôi tâp, thì tôt cho tư duy và trí tuê hơn là thiên chủ đông, vì nó giúp làm rông đâù óc, giải phóng đâù óc khỏi lôí nghĩ quen thuôcj mà mình đang măc vào, làm cho đâù óc mình tươi moi và có thêr nhìn nhânvân đê tư góc đô khác, có cách tiêp cân moi. Nó cũng giúp cho đâù óc mình tĩnh lại, kêt hop vơí sư tuơi mơí đê nhìn nhânj vân đê toàn cảnh hơn, phát hiên ra nhưng môí liên hê lăt léo, tinh tê mà trươc đó k thâý

Còn thiên chủ đông chỉ tôt vơí nhưng viêc mình đã biêt rõ cách làm rôì, tưc là giải pháp có rôì bây giơ cân tâp trung làm sao đê thưc hiên hoăc thưc hiên tôt hơn, hiêụ quả hơn cho giải pháp đó. Ngoài ra, nó cũng giúp cho phản ưng của mình nhanh nhạy hơn trươc nhưng viêc k khó vê đâù óc nhưng đòi hỏi ưng biên nhanh.

đó là nhan xét sơ bô của tôi, không rõ các bác thâý thê nào?
Cũng chưa biêt vê thiên trí tuê


PS: Chả hiêủ sao bô gõ tiêng VN bị lôĩ trên langven

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 21 2017, 04:01 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jul 21 2017, 04:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #68

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em thì tâm đắc bài viết này (của nhóm bác Quyzen viết), xin được trích lại vào đây

QUOTE
THANG NHẬN THỨC WAPO
Thang nhận thức Wapo gồm có 6 cấp độ là:
1) Opinion of others (Quan niệm của người khác):
2) Idea (Ý tưởng)
3) Knowledge (Nhận thức)
4) Opinion (Quan niệm)
5) Mindset (Niềm tin)
6) Paradigm (Mô thức)
Trong đó:
1) Opinion of others (Quan niệm của người khác):
“Opinion of others” là nhận thức có được từ sự tiếp thu, tiếp nhận ý kiến, quan niệm của người khác mà chưa phải là của mình. Thường, nhận thức mà học viên có được khi tiếp nhận kiến thức từ người khác, từ sách vở, internet, hay từ giảng viên… thuộc về nhận thức này. Ở cấp độ này, người tiếp nhận kiến thức chưa chấp nhận đó là nhận thức của mình, chưa chấp nhận nó là đúng. Nhận thức ở cấp độ này hầu như không có nhiều ý nghĩa trong giáo dục, đào tạo. Nó không những không có khả năng làm thay đổi người học, mà thậm chí, họ còn chưa muốn ứng dụng nó trong cuộc sống.
2) Idea (Ý tưởng)
“Idea” là nhận thức có được từ sự phỏng đoán, suy đoán… của mình về một vấn đề nào đó. Ở cấp độ này, con người ta chưa chấp nhận đó là nhận thức của mình, chưa chấp nhận nó là đúng. Cũng giống như “Opinion of others”, Nhận thức ở cấp độ “Idea” cũng không có nhiều ý nghĩa trong giáo dục, đào tạo. Nó không những không có khả năng làm thay đổi người học, mà thậm chí, họ còn chưa muốn ứng dụng nó trong cuộc sống.
3) Knowledge (Nhận thức)
“Knowledge” là nhận thức thực sự được phát sinh từ bản thân, do bản thân tự khám phá ra. Nhưng cũng giống như “Opinion of others” và “Idea”, ở cấp độ “Knowledge” này, con người ta chưa chấp nhận đó là nhận thức của mình, chưa chấp nhận nó là đúng. Nhận thức ở cấp độ “Knowledge” cũng không có nhiều ý nghĩa trong giáo dục, đào tạo. Nó không có khả năng làm thay đổi người học, và họ cũng chưa muốn ứng dụng nó trong cuộc sống.
4) Opinion (Quan niệm)
“Opinion” là cách hiểu riêng của con người ta về một vấn đề. Nó có thể bắt nguồn từ “Opinion of others”, hay từ “Idea”, “Knowledge” và được bản thân mình chấp nhận là đúng, lấy đó làm quan điểm của mình. Cấp độ “Opinion” thuộc về vùng ý thức, nhưng nhận thức thuộc cấp độ này chưa đi sâu vào vùng vô thức. Nó không có tác dụng phản chiếu, không giúp cho con người ta có được sự phản tỉnh trong cuộc sống. Nhận thức ở cấp độ “Opinion” tuy có khá hơn các cấp độ “Opinion of others”, hay từ “Idea”, “Knowledge”, nhưng vẫn chưa có nhiều ý nghĩa trong giáo dục, đào tạo. Nó cũng chưa làm thay đổi được người học, và họ cũng chưa nghĩ đến việc ứng dụng nó trong cuộc sống. Nếu cần phải ứng dụng nó trong cuộc sống thì còn gặp nhiều khó khăn, chưa được tự nhiên
5) Mindset (Niềm tin)
“Mindset” là niềm tin của con người ta về một vấn đề. Nó có thể bắt nguồn từ “Opinion” hoặc bắt nguồn trực tiếp từ “Opinion of others”, “Idea”, “Knowledge” và mình tin rằng (cho rằng, nghĩ rằng) nó đúng, tin rằng nó là sự thật. Nhận thức ở cấp độ “Mindset” thuộc về vùng vô thức và vùng tư tưởng. Nó có tác dụng phản chiếu, giúp cho con người ta có được sự phản tỉnh trong cuộc sống. Nhận thức ở cấp độ “Mindset” là nhận thức có ý nghĩa trong giáo dục, đào tạo. Tuy nó chưa làm thay đổi được người học, nhưng nó giúp họ có sự ứng dụng trong cuộc sống. Việc ứng dụng nó trong cuộc sống mang tính tự nhiên và dễ dàng. Một chương trình đào tạo về thái độ làm việc chỉ gọi là có kết quả, khi ít nhất, nó có thể hỗ trợ cho người học viên có được nhận thức về nội dung cần đào tạo, đạt đến cấp độ “Mindset” này.
6) Paradigm (Mô thức)
“Paradigm” về một vấn đề nào đó, là mô thức (hay tấm bản đồ nhận thức) của mỗi người về vấn đề đó. “Paradigm” về một vấn đề chỉ xuất hiện khi ta có cảm nhận về sự thật (Lưu ý: cảm nhận về sự thật không phải là cảm nhận được sự thật) có liên quan đến vấn đề đó. Ở giai đoạn này, ta thấy rằng mình thấy được sự thật, chứ không còn là tin nữa. Nhận thức ở cấp độ “Paradigm” cũng thuộc về vùng vô thức như nhận thức ở cấp độ “Mindset”, nhưng nó thuộc về vùng cảm nhận, chứ không thuộc về vùng tư tưởng như ở cấp độ “Mindset”. Nhận thức ở cấp độ “Paradigm” có tác dụng làm thay đổi hành vi của con người một cách tự nhiên, không cần phải cố gắng, rèn luyện... Thậm chí, nó còn có thể làm cho con người ta thay đổi tính cách của bản thân. Việc giúp cho học viên đạt được nhận thức, về nội dung cần đào tạo, ở cấp độ “Paradigm”, là mục đích tối hậu, mà một chương trình đào tạo cần đạt được.


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 21 2017, 07:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #69

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Cái này là giống như những cái mà bọn Mỹ nó gọi là personal development. Mức độ của nó cũng chỉ loanh quanh ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hay thập nhị nhân duyên thôi, nếu so với phật giáo. Nvt để ý kỹ thì sẽ thấy chúng mâu thuẫn với nhau, cái này không dẫn đến cái kia được. Dù có sơ đồ

@ltbk,
Đúng vậy, thiền có thể giúp mình bình tĩnh, tỉnh táo, mềm dẻo trong sử lý các sự việc. Nó giúp giải quyết rất tốt xì trét (stress), mà bình thường không dùng thiền thì phải uống thuốc an thần. Bọn Tây nó dùng nhiều thuốc an thần là vì vậy. Khi mình bình tĩnh, tỉnh táo, thì trí huệ vốn có của mình sẽ được sử dụng ở mức độ cao hơn. Ví dụ 80% công năng vốn có, trong khi nếu bị xì trét thì hiệu quả sẽ thấp hơn. Tôi cũng nhấn mạnh thêm là “thiền là lối sống”, cái lối sống của thiền cũng giúp mình giải toả được xì trét tốt hơn, chất lượng sống tốt hơn (nhà phật gọi là thoát khổ).

@Quý Zen,
Bác có thể nói rõ hơn được không ?

Bổ xung thêm về thực hành Thiền.
Như tôi đã nói. Tôi rất ít khi ngồi Thiền (vì thiền là lối sống), nhưng thỉnh thoảng cũng ngồi. Có điều khác giữa ngồi Thiền tự do và ngồi thiền ở lớp học Thiền. Ở lớp học Thiền, vì có giảng sư (hay Thiền sư), mà trong lúc ngồi, nếu buồn ngủ, hoặc không tỉnh táo (được gọi là hôn trầm), thì người ta có thể xin giảng sư tới, đánh lên vai mấy cái bằng gậy để tỉnh táo lại. Vì thế thời gian ngồi thiền liên tục thường là 45phút-1 tiếng. Tự ngồi thì không thể có điều kiện đó. Chính vì thế, tôi ngồi ngắn hơn, khoảng 15-20 phút. Khi buồn ngủ, thì đứng ngay lên làm một bài thể dục bằng gậy khoảng 5 phút. Còn nếu khi ngồi ở trong phương tiện giao thông công cộng, thì không cần thiết, vì không mấy khi ngồi được nửa tiếng liên tục do phải chuyển đổi.
Ở trên tôi có nói tới “thân tâm buông xả”, người ta có thể làm điều này bằng thế yoga “xác chết”, dễ hơn là ngồi thiền. Cái thế này thường được dùng cuối buổi tập, nếu bác nào tập yoga. Cách thực hành đơn giản. Nằm ngửa, dang chân để mở ngang với hai vai. Hay tay để song song theo thân, lòng bàn tay ngửa lên trời, khép hờ. Đầu tiên thở nhẹ, dùng niệm để buông xả thân, lần lượt hai tay, hai chân, bụng, ngực. Thả lỏng hoàn toàn các bắp thịt, giống như “xác chết”. Sau đó cũng từ bỏ luôn niệm điều khiển, giống như lúc ngồi thiền. Thế yoga này dùng rất tốt để đi ngủ. Còn nếu không đi ngủ thì tập như ngồi thiền nói ở trên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
danhkhuyet7667
post Aug 15 2017, 05:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #70

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 3
Tham gia từ: 15-August 17
Thành viên thứ: 111.164

Tiền mặt hiện có : 515$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Đọc mấy bài các bác viết mà hoa hết cả mắt nhưng thấy rất hay và thú vị.
Tôi không am hiểu lắm về thiền cũng như ít nghiên cứu về kinh điển bởi làm biếng. Rồi 1 ngày đẹp trời tình cờ tôi vô tình rơi vào 1 lớp học ngay chính tôi cũng ko biết rằng những thứ mình đang học thực ra là đang học thiền. Học được 1 thời gian thì tôi dừng lại.v.v.v..
Tôi xin trình bày mô tả lại cái của mình lên đây để mong các bác có kinh nghiệm nhận định giúp tôi là tôi đang hành loại thiền gì? Thuộc trường phái thiền gì?.
Sáng tôi ngủ dậy cảm nhận thấy mọi thứ trong mình thật sảng khoái rồi sau đó mọi thứ lại ùa về từ những áp lực cuộc sống, những khái niệm mặc định, lo âu..v.v....> Tôi thấy rằng sự khác nhau rõ ràng giữa 2 trạng thái trong mình và hỏi tại sao nó có sự khác nhau đó? Tôi tự trả lời lúc ấy rằng: mình đang bị những đòi hỏi cuộc sống, bị chính cái thể xác này đây giật dây muốn thỏa mãn và cầu mong đạt được nên mới vậy. Từ những câu trả lời ấy của chính tôi tự trả lời. tôi bắt đầu tự nhìn nhận lại mọi thứ xác lập từng mục tiêu công việc trong ngày cần phải làm rồi tôi bắt đầu tập trung vào tự đều khiển hành vi ngay thực tại không nao núng để hoàn thành từng công việc nhỏ tiến đến mục tiêu được đặt ra trong ngày. Khi làm như vậy tôi thấy mọi thứ thật nhẹ nhàng êm ái yên bình trong tôi cùng những nụ cười tỏa ra vui vẻ trong lúc làm 1 cách tự nhiên ko ràng buộc nếu kéo hay chụp giựt.
Giống như câu chuyện này: Tôi có đôi mắt tôi nhìn xung quanh với những đều tôi thấy, tôi nhìn thẳng thì tôi thấy phía trước có gì, nhìn ngang, nhìn lại phía sau..v.v.. và khi nhìn về mọi hướng tôi chọn cho mình 1 hướng đi rồi tôi cứ thế đi về phía tôi chọn như 1 con rô bốt được lập trình sẵn mọi thứ, sự lập trình đó bao gồm: tập trung giải quyết tại vấn đề gặp phải dựa vào nguồn thông tin lưu sẵn, tiếp nhận những thông tin mới bắt gặp lưu vào thêm, gặp chuyện phải ý thì vui vẻ cười, gặp chuyện trái ý thì đón nhận vui vẻ ko oán trách, yêu thương nam nữ, yêu thương bạn bè đủ thứ.v..v.. và mọi thứ ấy được tôi lập trình sẵn hết cứ thế con rô bốt ấy tự đi đến mục tiêu theo cái hướng đôi mắt tôi thấy định hướng chọn đi từ đầu. Còn riêng tôi thì tôi cứ ngồi đó, nhìn thấy, quan sát để rô bốt tự đi, tự lưu xuất những gì tôi lập trình cho nó trước đó, tôi lập trình luôn cái tự học hỏi, lập trình luôn cái lèn ranh giới hạn với những kiến thức nó học được trong quá trình đi để tránh không phạm vào đường ranh 2 bên đường đi..v...v...cứ thế robot cứ đi và tận hưởng vui vẻ, yêu thương nồng thắm như đã lập trình sẵn còn TÔI thì cứ ở đó phía sau im lặng, im lặng mà như không im lặng, làm mà như không làm như để cùng robot TÔI tiền về mục tiêu được định hướng dưới đôi mắt thấy ngay từ đầu. Ví như tôi thấy rõ mọi thứ rồi lập trình, trao cho robot tấm bảng đồ đường đi vậy có sẵn hết mọi thứ. Lúc này tôi đóng vai trò là thầy robot, robot đóng vai trò là phương tiện chở tôi đi theo hướng mục tiêu chỉ rõ trên bảng đồ, chỉ rõ đường đi với các cột mỗc vật cản.....v.v..
Tóm lại: tôi lập trình hết từ a->z tất tần tật về nguyên tắc công thức sẵn cho robot cứ thế tôi ung dung nó chở tôi đi về như 1 ông vua cởi ngựa xông ra chiến trường rồi vào thành, về cung điện, ngồi lên ghế làm vua thực sự là đích đến.
Chia sẻ thêm: con robot chính là thân xác này đây của tôi. Và thực tế tôi đã làm vậy, đã trải qua vậy ở thực tế .
Xin hỏi mấy bác tôi sống như vậy, thực hành như vậy có phải là đang thực hành thiền ko? Nếu là thực hành thiền thì đó là trường phái thiền gì?.
Tôi làm biếng đọc nhiều loại kinh.....> tôi ko dám gọi đó là thiền vì khi nói là thiền tôi cần phải dẫn chứng trích dẫn lại nên tôi chỉ chia sẻ lại đều ấy và nếu đặt tên sự chia sẻ lại phương pháp là : "lập trình bản thân tiến đến hạnh phúc" theo ngôn ngữ hiện đại của tôi và tôi có thể chỉ rõ ra chứng minh được. Mọi thứ khác trong tôi tự ngầm hiểu.
.....> tôi làm như vậy có được ko? Và đó có được gọi là sống trong thiền mà chư vị chia sẻ ở trên ko?.
artist.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

9 Trang « < 5 6 7 8 9 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC