Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 GiẢi CẤu TrÚc VÀ SỐng ĐÚng VỚi ChÍnh MÌnh, Bài viết của bác Quyzen trên FB

NVT2002
post Nov 20 2023, 08:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



1 - Bình thường, không sống với nhận thức đúng về mình (sống sai)
a - ta coi nhận thức là công cụ để giúp ta hiểu biết thế giới,
b - ta coi ngôn ngữ là công cụ để giúp ta hiểu biết thế giới, truyền đạt những hiểu biết thế giới của chúng ta cho người khác, và tiếp nhận những hiểu biết thế giới của người khác.
2 - Nếu sống với nhận thức đúng về mình (sống đúng)
a - ta không coi nhận thức là công cụ để giúp ta hiểu biết thế giới, mà ta coi nhận thức là công cụ để giúp ta ứng xử với thế giới.
b - ta không coi ngôn ngữ là công cụ để giúp ta hiểu biết thế giới, ta không coi ngôn ngữ là công cụ để giúp ta truyền đạt những hiểu biết thế giới của chúng ta cho người khác, và không coi ta ngôn ngữ là công cụ để giúp ta tiếp nhận những hiểu biết thế giới của người khác.
Mà ta coi ngôn ngữ là công cụ để giúp ta ứng xử với người khác.
3. Những điểm yếu của ngôn ngữ
Những điểm yếu của ngôn ngữ có thể khiến cho ta sử dụng chúng một cách sai lầm (theo giải cấu trúc)
a - Ngôn ngữ có thể chứa đựng sự mâu thuẫn và không nhất quán
b - Ngôn ngữ không có quy định tuyệt đối.
c - Ngôn ngữ có giới hạn trong việc diễn đạt một cách chính xác và đầy đủ về thế giới.
d - Ngôn ngữ không bao giờ thể hiện một ý nghĩa duy nhất và rõ ràng. Mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa và các mối quan hệ với các khái niệm khác, điều này dẫn đến sự không chắc chắn và đa dạng trong ngôn ngữ.
e - Việc sử dụng ngôn ngữ và cách ngôn ngữ tác động vào hiểu biết của chúng ta về thế giới không bao giờ hoàn toàn chắc chắn và nhất quán.
4 - Chuyện gì xảy ra khi sử dụng ngôn ngữ sai cách?
Cũng giống như khi chúng ta sử dụng một công cụ để làm việc, nếu ta sử dụng nó sai cách thì mục đích công việc sẽ không đạt được.
Với trường hợp sống với nhận thức đúng về mình thì ta sẽ luôn sử dụng ngôn ngữ đúng cách. Khi ta sử dụng ngôn ngữ sai cách thì đó là dấu hiệu cho thấy ta đang không sống với nhận thức đúng về mình. Cho nên có thể coi đây là một công cụ để phát hiện những lúc ta không sống với nhận thức đúng về mình.
5 - Sử dụng ngôn ngữ như thế nào cho đúng cách?
Bởi vì ngôn ngữ là công cụ, nên ta có thể sử dụng sai cách, hoặc đúng cách. Để giúp ta ứng xử với người khác một cách phù hợp và hiệu quả thì ta cần biết cách sử dụng công cụ này một cách đúng đắn.
a - Vậy phải sử dụng ngôn ngữ như thế nào là sử dụng đúng cách, sẽ giúp ta ứng xử với người khác một cách phù hợp và hiệu quả?
Đáp án cho câu 5a:
i - Nắm rõ các khái niệm gốc của bản thân mình (điều này giúp loại bỏ điểm yếu của ngôn ngữ ở mục 3a)
ii - Sử dụng ngôn ngữ đúng khái niệm gốc của bản thân mình (điều này giúp loại bỏ điểm yếu của ngôn ngữ ở mục 3e)
iii - Sử dụng ngôn ngữ với cấu trúc đúng (điều này giúp loại bỏ điểm yếu của ngôn ngữ ở mục 3d)
iiii - Chỉ dừng lại ở nhận thức không đi đến kết luận và làm phát sinh hiểu biết (điều này giúp loại bỏ điểm yếu của ngôn ngữ ở mục 3b, c)
b - Vậy cần phải làm gì để có được câu trả lời i, iii ở trên?
Đáp án cho câu 5b chính là cần phải phân tích và xác định cấu trúc của ngôn ngữ.
Cụ thể là cần phải phân tích một vấn đề phức tạp thành các thành phần nhỏ hơn.
Ví dụ có 1 bài viết.
- Đầu tiên ta phải phân tích một bài viết thành các thành phần (tức là phân tích cấu trúc của bài viết). Từ đây tìm ra được cấu trúc đúng của một bài viết hoàn chỉnh.
- Tiếp theo phân tích các thành phần (là các đoạn văn lớn) thành các đoạn văn nhỏ hơn (tức là phân tích cấu trúc của đoạn văn lớn). Từ đây tìm ra được cấu trúc đúng của những đoạn văn lớn, trong bối cảnh của bài viết.
- Tiếp theo phân tích các đoạn văn nhỏ hơn thành các đoạn văn nhỏ hơn nữa (tức là phân tích cấu trúc của đoạn nhỏ hơn). Từ đây tìm ra được cấu trúc đúng của những đoạn văn nhỏ hơn, trong bối cảnh của đoạn văn lớn.
....
- Tiếp theo phân tích các đoạn văn nhỏ nhất thành các đoạn văn cơ sở là đoạn văn không thế chia tách ra thành những đoạn văn nhỏ hơn (tức là phân tích cấu trúc của đoạn nhỏ nhất). Từ đây tìm ra được cấu trúc đúng của những đoạn văn nhỏ nhất, trong bối cảnh của đoạn văn lớn hơn.
- Tiếp theo phân tích các đoạn văn cơ sở thành các câu văn (tức là phân tích cấu trúc của đoạn văn cơ sở). Từ đây tìm ra được cấu trúc đúng của những đoạn văn nhỏ cơ sở, trong bối cảnh của đoạn văn nhỏ.
- Rồi phân tích ngữ pháp của các câu văn (tức là phân tích cấu trúc của câu văn). Từ đây tìm ra được cấu trúc đúng của những câu văn, trong bối cảnh của đoạn văn nhỏ cơ sở.
- Tiếp theo là phân tích các cụm từ, là các thành phần ngữ pháp trong câu văn (tức là phân tích cấu trúc của cụm từ). Từ đây tìm ra được cấu trúc đúng của những cụm từ, trong bối cảnh của câu văn.
- Cuối cùng là phân tích các khái niệm và truy nguyên ý nghĩa gốc của khái niệm (tức là phân tích cấu trúc của khái niệm). Từ đây tìm ra được định nghĩa đúng của khái niệm để sử dụng nó.


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC