Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > »  

· [ ] ·

 Cầu Sao Giải Hạn Thiếu 50k Có được Không ?

Phó Thường Nhân
post Oct 25 2021, 09:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hòa thượng Thích Phổ Tuệ và phật giáo Việt nam

Từ khi tôi bắt đầu học phật một cách có ý thức, trong trường hợp của tôi là tự học, thì có một điều đến nay tôi vẫn chưa thỏa mãn được trong việc tìm hiểu học phật của mình.
Trước khi nói tới điều ấy là điều gì, tôi cũng tóm tắt sơ qua quá trình học của mình. Những điều này tôi đã từng nói, nên ở đây chỉ tập trung viết đại ý thôi. Do thiếu sách vở tiếng việt, vì đó là thời chưa thịnh hành mạng internet để có thể tìm tài liệu sách vở dễ dàng như bây giờ, tôi đã tìm hiểu qua sách tiếng pháp, của các nhà sư Tây tạng. Quyển đầu tiên tôi đọc, để nhập môn phật giáo là của nhà sư Kalou rinpoché (đọc ca lu rin po trê). Đó là một quyển sách sau khi giới thiệu phật giáo nguyên thủy, đại thừa, có cả phần mật tông, nhưng lúc đó tôi không biết.
Điều phiền phức với tôi khi học phật giáo là vấn đề từ vựng, vì khi dịch ra tiếng Pháp, người ta sẽ phải dùng các vốn từ có sẵn, từ truyền thống phương Tây, đó là thiên chúa giáo. Tôi đã cố tình chọn một tác giả không phải là người phương Tây, nhưng không thể tránh khỏi điều đó.
Tiếp sau đó, nhờ có các tác phẩm của thầy Thích Thanh Từ, mà tôi có thể tiếp cận đạo phật bằng tiếng việt. Quyển đầu tiên của thầy Thích Thanh Từ mà tôi có được, là một cuốn sách biếu trên chùa, có tên « tu là chuyển nghiệp ». Sau đó là cuốn sáu cửa vào động thiếu thất, được tương truyền là của Bồ đề đạt ma, cũng do thầy Thích thanh Từ giảng.
Sau đó khi về VN và ngay ở Pháp, tôi có tìm được một ít kinh sách phật giáo. Như kinh A di đà chú giải, kinh Pháp Cú, kinh lăng nghiêm, kinh Lăng già, kinh Viên giác, .. Tôi cũng mua được một số cuốn sách về lịch sử phật giáo, như của Nguyễn Lang (Thích Nhất Hạnh), của nhà xuất bản xã hội, ..tôi cũng làm copie quyển văn thơ thời lý trần để sử dụng, vì thực ra nó là các tác phẩm phật giáo. Rồi sau đó kiếm được Thiền uyển tập Anh, Khóa đăng lục, ..
Về mặt tiếng việt, sách vở của Thầy Thích Thanh Từ chiếm một vị trí lớn trong việc học phật của tôi. Đặc biệt để tiếp cận các kinh lục phật giáo cổ VN.
Sách của học giả Nguyễn Đăng Thục cũng giúp tôi tìm hiểu phật giáo VN.
Nhờ có sách tiếng việt, tôi có thể đọc sách phật giáo tiếng Pháp « an toàn hơn », không bị lầm lẫn khái niệm thiên chúa vào phật giáo. Đồng thời với việc tôi tìm hiểu triết học phương Tây, sự phân biệt được khái niệm giữa thiên chúa và phật giáo giúp tôi hiểu chúng dễ dàng hơn, thông qua trải nghiệm cá nhân.
Hiện nay thì sách vở trên mạng về phật giáo không thiếu. Điều quan trọng bây giờ là sắp xếp nó như thế nào, định học gì, thực hành thế nào. Từ chỗ thiếu nó lại trở thành .. loạn nếu người ta không cẩn thận.
Mặc dù thế, giống như mọi người Việt nam bình thường khác, tìm hiểu đạo phật với tôi không phải là đi tìm một thứ gì mới, mà thực ra là tìm lại, làm thể hiện một tiềm năng mà người Việt nam nào cũng có với đạo Phật. Ngôi chùa làng, không phải là cái gì xa lạ với tôi, nó còn gắn với kỷ niệm tuổi thơ. Vấn đề là hình ảnh ghi nhận với tôi về phật giáo ấy không hoàn toàn khớp với phật giáo mà tôi học và tìm cách thực hành.
Ví dụ khi học sách của thầy Thích Thanh Từ, ở đằng sau nó vẫn thiếu một cái gì đó như truyền thống, ngay cả tông phái Yên Tử - Trúc Lâm mà thầy có công dựng lại, rất là hoành tráng hiện nay, với tôi, nó không phải là Trúc Lâm – Yên Tử của nhà Trần. Nó chỉ là có cùng Trademark mà thôi.
Điều đó không có gì là ngạc nhiên, và cũng không vì thế những gì thầy lập ra là không chuẩn. Nó chỉ tạo cho tôi một cảm giác phải có một cái gì đó nữa sâu thẳm hơn.
Từ sao năm 1975 thống nhất đất nước, đặc biệt sau năm 1986, thì có thể nói phật giáo VN như đi vào thời kỳ phục hưng. Tôi gọi nó là thời 4.0, nhưng tôi vẫn muốn tìm hiểu một thứ phật giáo khác sâu hơn về văn hóa.
Chính vì thế, mỗi khi về VN, tôi đều đi thăm và lễ ở những ngôi chùa cổ mà tôi yêu thích. Rất may mắn là ở ngoài Bắc, điều đó không khó. Ví dụ tôi lên chùa Hoe Nhai, vì nó là tổ đình của Tào động tông, là phép thiền tôi tập. Tôi lên chùa Láng, vì đây là nơi thờ Từ đạo Hạnh, tức là mật tông VN. Tôi lên chùa Liên Phái, vì nó là tổ đình của tịnh độ VN, bạch liên phái. Tôi lên chùa Bộc, vì ở đây có thờ vua Quang Trung.
Nếu đi xa hơn, thì có thể lân chùa Vĩnh Nghiêm, là tổ đình thực sự của Trúc Lâm Yên tử thời Trần. Nếu vào Nam thì tôi lên chùa Tây An, vì có phật thầy Tây An, Bảo sơn Kỳ hương.
Với tin hòa thượng Thích Phổ Tuệ ra đi, ngoài việc hòa thượng tuổi cực cao, một điều làm tôi cảm động, đó là mô hình phật giáo cổ của Vn vẫn còn đó. Đó là những ngôi chùa làng thầm lặng, bền bỉ gắn bó với văn hóa nông nghiệp VN bất chấp mọi thăng trầm của lịch sử. Hòa thượng Thích Phổ Tuệ trụ trì chùa làng từ năm 1961, vào thời điểm phật giáo ngoài bắc không phải là vấn đề thời sự. Ở ngoài bắc không có vấn đề tung hô đạo Phật như ở miền Nam, đặc biệt là sau năm 1963, lúc đó ở ngoài Bắc chỉ có vấn đề bảo tồn. Bảo tồn một truyền thống.
Nhưng hiện tại, đây có thể là cái vốn rất quý, để đạo Phật VN khỏi mất gốc. Và đây chính là cái điều tôi thấy thiếu thiếu nói ở trên.
Sự khác biệt của nó là gì với phật giáo hiện tại. Đó là sự đề cao tu tập cá nhân, đó là sự tự lực, đó là việc gắn với một truyền thống nông nghiệp (nông tăng), và về truyền thống môn phái. Một môn phái gắn liền với một tổ đình, một tổ đình gắn liền với truyền thừa, việc truyền thừa gắn liền với tu tập cá nhân, đức hạnh của tổ, vì không phải trường hợp nào nhà tu hành cũng tạo được môn phái mới về lý thuyết. Ở đây không phải lúc nào cũng đòi .. sáng tạo, mà là sự bảo tồn truyền thống, cập nhật truyền thống, « dĩ bất biến ứng vạn biến ».
Hiện nay với việc tổ chức giáo hội cả nước, đào tạo cơ bản qua đại học, có thể sẽ dần dần dẫn đến việc « tầm thường hóa » đạo phật, tức là không còn môn phái, chùa nào cũng như chùa nào, khác nhau chỉ còn vấn đề ..kinh doanh. Điều này sẽ làm hương vị phật giáo mất đi rất nhiều, trong khi điều quan trọng nhất của phật giáo, chính là đức hạnh của tổ.
Còn vấn đề chùa nông nghiệp. Khả năng này có lẽ về tương lai không phát triển được, bởi vì đạo phật, đầu tiên là ở trong Nam đối mặt đầu tiên, và từ sau khi thống nhất ở ngoài Bắc gặp phải đó là đối mặt với vấn đề đô thị hóa. Nếu đã đô thị hóa, thì không còn có thể có « nông tăng », vì làm gì còn có đất nông nghiệp. Trong môi trường thành thị, bắt buộc phải có dịch vụ, có kinh tế tâm linh. Chùa nông tăng có thể giảm dần và không còn, hoặc trở thành thiểu số, nhưng cái chuẩn đức hạnh, đạo đức của nó thì phải giữ. Vì đấy là cái sợi chỉ đỏ nối phật giáo ngàn xưa của Việt nam với phật giáo hiện tại.
Nhờ có tin trên báo nói về hành trạng của thầy Thích Phổ Tuệ, mà tôi mới biết thầy có chú dịch một tác phẩm về tu tập tịnh độ, « kinh di đà lược giải viên trung sao ». Tôi sẽ ngâm cứu nó để ứng dụng, như một nén hương dâng lên người đã khuất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 26 2022, 06:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện buồn cười nhất hôm nay có lẽ là câu chuyện ông Thích Nhật Từ bị kiện tội vu cáo, và buồn cười hơn nữa đó là người đưa kiện là bà Hoàng Yến, nhân vật nổi danh với việc gọi hồn, cầu an trong phi vụ chùa Ba vàng mà tôi đã từng bình luận ở đây. Còn ông Thích Nhật Từ thì tôi không biết là ai, nhưng nhờ chú gúc, đã hiểu rằng ông này là một nhà sư « nổi tiếng media » ; « bằng cấp nước ngoài đầy mình » và cũng đă từng bị tố cáo là xúc phạm tới người công giáo VN. Việc ông bị kiện lần này liên quan tới việc ông khẳng định là bà Yến bị phạt tiền 5 triệu du ủy ban hành chính phưởng Quang Trung (Quảng ninh) phạt. Tin này có ở trên báo vào thời điểm năm 2021, nhưng theo như tin hôm nay thì bà Yến đã kiện việc này và không bị phạt, dẫn tới việc ông Thích Nhật Từ nói điều đó thành .. vu cáo.
Câu chuyện này làm tôi chú ý vì nó có nhiều điều thú vị liên quan tới quan niệm nhận thức phật giáo của cả hai người, cũng như những chuyện « lằng nhằng dây điện » có thể có trong tổ chức phật giáo VN, cũng như vấn để pháp luật với các vấn đề liên quan tới quan niệm tôn giáo.
Điều đầu tiên là với bà Yến. Điều này tôi đã từng nói trong phi vụ chùa Ba Vàng, nhưng vẫn nói lại ở đây, đó là việc cầu hồn, giải oan, cũng như quan niệm nghiệp báo. Đặc biệt có những điều nhạy cảm. Ví dụ việc cô bé thay mẹ đi thu tiền bán gà, rồi bị bắt cóc cưỡng hiếp giết chết có thẻ coi là « nghiệp báo » phải giải oan, hay là việc chiến sĩ , bộ đội đi chiến đấu hi sinh vì nước, sự hi sinh này có thể coi là .. nghiệp báo kiếp trước được không ?? Nếu sử dụng nhứng khái niệm về nghiệp báo trong đạo phật thế này thì nó là một dạng lung tung đạo, không còn có cái đế luân lý, đạo đức gì nữa. Nhưng những vấn đề tâm linh liên quan tới những việc này, trong thực tế lại là một nhu cầu tâm linh đại chúng, và là nguồn thu nhập lớn của chùa chiền VN hiện tại.
Với ông Thích Nhật Từ thì vấn đề hơi khác, do « bằng cấp nước ngoài đầy mình », ông có nhiều lý do để truyền giang đạo phật như một hệ thống luân lý đạo đức, và sử dụng nó để công kích người khác, theo tinh thần độc tôn tôn giáo kiểu phương Tây, vốn được phát triển từ trong phong trào cải cách phật giáo từ những năm 20. Xu hướng này cũng rất gần với việc chính trị hóa phật giáo, tạo thành một lực lượng chính trị. Cách hiểu phật giáo của ông này, thực ra rất gần với phật giáo được phương Tây truyền giảng, cũng nhu là cách họ sử dụng tôn giáo để đầu cơ chính trị, can thiệp.
Như vậy bà Yến và ông Từ là hai thái cực đối ngược nhau trong phật giáo VN. Một bên (bà Yến) có thể gọi có mầu sắc mê tín. Còn về phía ông Từ, thì phật giáo của ông có mùi vị cuồng tín. Trong thực tế, cả hai điều này đều đe dọa phật giáo VN, và nó không phai là phật giáo truyền thống.
Câu chuyện này lại nổi trên một cái phông pháp luật đời thường, chịu ảnh hưởng của phương Tây với xu hướng bảo vệ quyền lợi tự do cho cá nhân. Có nghĩa là nó không dựa trên luân lý đạo đức, mà nhân danh nó, hai nhân vật này kiếm tiền hay nổi tiếng muốn dùng pháp luật giải vây cho tiếng tă mình.
Nhưng vẫn chưa đủ, pháp luật VN lại chịu ảnh hưởng của các qua hệ qua lại, trong một xã hội dựa trên các mối quan hệ « ông nọ bà kia », «ô dù bè phái » nên càng làm cho nó trở nên « lung tung đạo » hơn. Lấy ngay ví dụ ở đây. Tại sao bà Yến lại không bị sử phạt ? và nếu không bị sử phạt thì điều đó có nghĩa là bà ta « trong như ngọc, trắng như ngà » và nó đồng nghĩa với việc sử dụng hiêu phật giáo như thế là đúng ?.
Tương tự như vậy, khi đọc theo chú gúc, thì thấy có tin ông Từ bi tố cáo « bôi nhọ công giáo » (trước khi bị bà Yến kiện) vì nói rằng đạo này là tay sai của thực dân. Điều này về mặt lịch sử không sai, nhưng hiện tại, công giáo là một bộ phận của đời sống tâm linh VN, và mặc dù tổ chức của nó vẫn tiềm ẩn vấn đề này, người ta không thể dưng nó lên để « độc tôn » đạo phật như một thứ đạo duy nhât của người việt, trong khi ở VN theo truyền thống là tam giáo đồng nguyên.
Nếu để ý tiếp, răng ông sư chùa Ba Vàng, sau phi vụ um xùm ở đây, hiện tại được thuyên chuyển dể giữ chức đối ngoại của hành chính phật giáo Quảng Bình , thì điều đó có nghĩa là « tài làm kinh tế » của ông rất được coi trọng, bât chấp nó . lạc đường với phật giáo.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 26 2022, 10:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao lại có vấn đề như vậy, nguyên do là sự phát triển không đồng đều của phật giáo VN từ thời thực dân Pháp xâm lược VN, những vấn đề điều này đặt ra do sự thâm nhập của thiên chúa giáo, đồng thời độ dầy lịch sử tâm linh giữa miền Bắc và miền Nam, cũng như sự phát triển khác nhau của đạo Phật thời kháng chiến chống Mỹ ở hai miền.
Như có lần tôi đã nói lịch sử đạo Phật VN có thể chia làm 4 thời kỳ : thời kỳ Lý Trần, thời kỳ Hậu Lê, thời kỳ cải cách tôn giáo những năm 20, và thời kỳ hiện tại. Thời kỳ Lý-Trần là thời kỳ phật giáo đóng vai trò quan trọng không những trong xã hội mà còn trong triều đình, là quốc đạo. Nhưng đừng vội nhầm quốc đạo có nghĩa là độc tôn, duy nhất kiểu như thiên chúa giáo ở phương Tây, mà trong thời kỳ này đạo Nho vẫn đóng vai trò chủ chốt trong cấu trúc nhà nước. Đạo Phật chưa bao giờ độc tôn ở VN mà nó luôn kết hợp với đạo Nho. Thời kỳ Hâu Lê, sau khi đánh đuổi quân Minh, thì đạo Phật lui về làng xóm, không đóng vai trò xã hội quan trọng nữa vì thế có câu « đất vua chùa làng », thậm chí nó còn được gây dựng lại thông qua đạo Phật ở TQ du nhập lần 2, đủ hiểu nó đã tàn tạ thế nào. Còn đạo Nho thì đóng vai trò chủ đạo trong nhà nước, xã hội. Khi Pháp xâm lược VN, đạo Nho đối với Pháp trở thành kẻ thù tư tưởng lớn nhất trước khi chủ nghĩa Mác-Lê nin du nhập vào VN, và quả thật các lực lượng yêu nước người Việt chống Pháp đều có gì đó liên quan tới đạo Nho. Trong hoàn cảnh ấy, thực dân Pháp nâng đỡ đạo Phật hơn, chính xác hơn là nó không coi đạo Phật (được coi như một đạo trốn đời) có thể đe dọa nó nên không tìm cách « hạn chế quyết liệt ». Đạo Phật cũng trở mình vùng dậy như một tư duy truyền thống bị đạo Thiên chúa được Pháp nâng đỡ đe dọa. Từ đó mà có cải cách phật giáo từ những năm 1920. Cải cách ở đây phải hiểu là bắt chiếc đạo Thiên chúa, thể hiện sự độc tôn (điều mà phật giáo truyền thống không có). Phật giáo kiểu này độc tôn thờ Phật Thích Ca (hay Phật A di đà) trong điện, đưa phật bà Quan Âm ra ngoài tời chịu sương gió kiểu như tượng đức mẹ bên Thiên chúa. Nó cũng để cao luân giải đạo đức theo các kinh phật nguyên thủy. Đối với tôi, nếu hình thức cải cách này có điều tốt là để cao đạo đức, thì nó cũng làm nghèo nàn đi tâm linh của người Việt, đồng thời lại là một bản sao fake của đạo Thiên chúa, chứ nó không phải là truyền thống như ta tưởng.
Tác động của kiểu « phật giáo mới » này khác nhau ở hai miền. Ở miền Bắc, nó đã chấm dứt sau năm 1954. Ngược lại ở miền Nam nó vẫn phát triển và sau đảo chính Ngô Đình diệm 1963, thì đạo Phật được coi như một thứ thành trì tư tưởng bổ xung, trong khi cái lõi của chính quyền miền Nam vẫn là nhân sự Thiên chúa giáo.
Sau thời kỳ đổi mới, chính hình tức phật giáo này đã tràn ra Bắc (sau khi bộ phận « chính trị chính em » của nó bị vô hiệu hóa), nhưng ở đây nó vấp phải một điều mà trong Nam không có, đó là độ dầy của văn hóa lịch sử truyền thống. Ơ miền Bắc đạo Phật đồng tồn tại với Thần đạo (đạo Mẫu, đạo Lão,thờ Thần hoàng..) là một sự kết hợp như ta thường thấy là « tiền phật, hậu mẫu » (điện trước thờ Phật, điện sau thờ Mẫu). Chính sự kết hợp này mà có việc xem ngày giờ xấu tốt, cầu hồn, .. v.. v ..
Chính vì thế ông Từ mới ở miền Nam và bà Yến ở miền Bắc. Việc ông Từ có một đống bằng cấp phương Tây, dù là về chuyên môn phật giáo, không làm cho ông ta gần phật giáo VN truyền thống hơn, mà càng làm cho ông ta xa lạ hơn. Đây là bi kịch của phật giáo mới mà người ta cố gắng trình bầy nó, lập lờ coi là phật giáo truyền thống.
Vậy trong thực tế, Phật giáo VN là thế nào ? đó là một hệ thống phật giáo mang theo nó những tập tục của thần đạo. Người ta vào chùa không chỉ mong tu thành phật mà muốn được sự che chở, giúp đỡ ngay trong đời thường, trong thực tế là một dạng thờ thần, với một nhân sinh quan ứng sử phật giáo. Cũng chính vì thế tông tịnh độ phát triển nhất, vì ở đây muốn thành phật người ta cần niềm tin, và chỉ cần niệm « Nam mô A di đà phật » là đủ, tất nhiên khi đã có niềm tin, đã niệm Phật thi sẽ có một sự chuyển đổi tâm lý, nhân sinh quan phù hợp như một hệ quả. Điều mà theo phật giáo mới kiểu đạo đức, đây là điểm khởi đầu là nguyen nhân chứ không phải hệ quả.
Cũng chính vì thế, khi phân tích phi vụ chùa Ba Vàng, tôi không coi bản chất của các hoạt động tâm linh này là xấu, nó xấu bởi vì họ đã lạm dụng nó như một phương pháp kinh doanh tâm linh. Tôi cũng nhấn mạnh, nếu không có những hoạt động này thì chùa chiền không thể tồn tại. Điều quan trọng nhất là những hoạt động phải đảm bảo được CHÂN, THIỆN, MỸ…
Còn tư duy kiểu phật giáo mới độc tôn cũng rất đáng ngại, vì chính cái lô gic này đã dẫn tới chiến tranh tôn giáo ở phương Tây. Lịch sử của họ là một dạng chiến tranh tôn giáo trá hình.
Hiện tại ở phương Tây, khi phân tích hiện tượng cực đoan hồi giáo ở những nước này, họ đã nhận thấy rằng hồi giáo cực đoan của những người nhập cư gốc Hồi giáo không phải là Hồi giáo truyền thống ở những nước mà người nhập cư sinh ra. Nguyên nhân, trong một xã hội xa lạ, người ta mặc nhiên nhập cư hồi giáo lý thuyết, cực đoan coi nó là đại diện cho truyền thống với những người nhập cư thé hệ 2 này, bởi vì họ đã bị cắt rời khỏi tập tục môi trường truyền thống thật sự.
Nếu xem những site WEB phật giáo hải ngoại cũng vậy, bị cắt rời khỏi môi trường VN, phật giáo mới là điều duy nhất được coi là truyền thống, nhưng nó không phải là vậy.
Tóm lại, nếu vụ kiện bà Yến ông Từ có bên thắng bên thua, thi phải hiểu rằng theo luật pháp công dân Yến hay công dân Từ đã thắng hay thua do quyền lợi cá nhân của bên này hy bên kia bị động chạm, và điều này không phải là phật pháp của thượng tọa Từ hay của phật tử Yến đã đúng. Mà ở trong phật pháp của cả hai đều có những điều dở hơi dở hồn lạm dụng , nên loại bỏ


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 28 2022, 05:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Một điều thú vị nữa đó là phật giáo mới 4.0 này đă xây dựng lên những công trình khủng (nói về độ to lớn) nhưng nếu nói về đẹp thì phải bàn, ở đây người ta lầm lẫn khái niệm to và đẹp, cứ to có nghĩa là đẹp. Một điều nữa là những công trình này được dựng lên có tính khiên cưỡng về văn hóa, vì trong thực tế có lẽ không phải phật giáo là động lực để tạo ra nó, mà là một hình thức kinh doanh tâm linh, gắn với phong trào du lịch « check-in » thịnh hành ở VN hiện tại. Một cái chùa to khủng sẽ trở thành một địa điểm check-in du lịch, nhưng muốn là du lịch thì nó phải đẹp và có ý nghĩa (đây chính là khái niệm CHÂN THIỆN MỸ), điều mà không phải lúc nào các công trình này đảm bảo được đặc biệt khái niệm MỸ, tức là cái đẹp. Đẹp của công trình kiến trúc, đẹp của sự hài hòa, đẹp của ý nghĩa, đẹp của hành lễ…
Như vậy dựng chùa đã thành một phong trào, và các chùa 4.0 này rất đa dạng, lẫn lộn các tông phái, các kiến trúc, và trong nhiều trường hợp rất phản cảm về thẩm mỹ, hay thể hiện một nhận thức về cái đẹp rất hàng chợ, rất xấu.
Khi tới Đà nẵng, một trong những điểm tham quan tâm linh của thành phố này là ngũ hành sơn. Nếu ngọn Thủy Sơn, ngọn núi lớn nhất còn giữ được các ngôi chùa cổ, ẩn mình trên núi, giống như những gì ta thấy ở chùa Hương, chùa Thầy ngoài Bắc, với một vẻ đẹp hòa đồng cùng thiên nhiên, khiến lòng người lâng lâng. Nhưng khi tới ngọn Kim Sơn, thì ôi thôi dưới chân ngọn núi, một ngôi chùa .. khủng đang được dựng lên. Cho đến giờ nó vẫn chưa hoàn thành, nhưng phải nói nó rất phản cảm, kiến trúc xấu xí, mặc dù vị trí của nó cực đẹp, vì ngọn núi này trông ra sông một bên là núi một bên là sông, cảm nhận phong thủy thật tuyệt vời. Nhưng ngôi chùa đã làm xấu đi cảnh quan thiên nhiên chứ không phải là nâng cấp nó lên.Trong ruột của nó, thì còn .. khủng hơn. Không rõ người ta muốn thờ cái gì. Tất nhiên ta có thể tự an ủi rằng có thể .. trang trí nội thất của nó chưa xong, nên .. tín ngưỡng chưa định hình. Nhưng ngôi chùa này có thể coi là một ví dụ điển hình về sự phản cảm thẩm mỹ.
Trong quá khứ ở VN không xây được chùa to, do kỹ thuật xây dựng, giờ đây điều này không còn là vật cản, và không ai cấm xây một cái chùa to. Một cái chùa to có thể phục vụ một số lượng người đông đảo hơn, đáp ứng yêu cầu tâm linh đại chúng, đánh dấu một thời kỳ mới hung thịnh của phật giáo. Nhưng đặt nó chình ình giữa thiên nhiên, hình thù .. không giống ai, mái ngói đỏ chót đối lập chan chát với mầu xanh ngọn núi, một ngọn núi còn .. nhỏ hơn cái mái chùa (tôi nói hơi thậm xưng một tí) thì thật là quái đản. Ngôi chùa này, chí ít nếu làm mái ngói màu xanh, thì chắc nó sẽ hòa dồng với thiên nhiên hơn, ngay cả khi nó có một kiến trúc phản cảm. Nhưng có lẽ không ai để ý đến điều này, mà họ chỉ bận tâm tìm cách gây kỷ lục kiểu chùa to nhất ĐNA, hay các kiểu kỷ lục .. tham sân si tương tự.
Biến một điểm du lịch tâm linh thành một dạng du lịch check-in không phải là điều dở, và gây kỷ lục có thể là một biện pháp marketing hợp lý để thu hút khach thập phương tò mò, nhưng làm nó bất chấp cảm nhận văn hóa thẩm mỹ thì có lẽ là không nên. Một ví dụ khác. Núi Bà đen.
Khi xe chạy tới Tây ninh, thì từ xa người ta có thể nhìn thấy ngọn núi. Khác với các ngọn núi khác như Thất sơn (An Giang) hay chùa Thầy (ngoài Bắc), Ngọn núi này như cái bát úp, rất cân đối nổi bật trên đồng bằng bằng phẳng. Tự thân quả núi đã là một sự linh thiêng với người Việt, bản thân nó đã là một thứ thần linh. Trong thực tế, nó không liên quan gì tới đạo Phật.
Thiết kế dưới chân núi, nơi đón khác, bãi để xe, nhà ga cáp treo có thể nói là ổn. Nhưng lên đỉnh núi thì thấy nó đang được biến thành một cái .. sân tượng phật khổng lồ. Hiện tại công trình này chưa xong, và mặc dù chất lượng công trình khá đẹp, một người như tôi, vốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa, dù là tìm hiểu nghiệp dư cũng băn khoăn tự hỏi, nhưng thứ khổng lồ kia có thật phù hợp với ngọn núi này hay không.
Mặc dù là một địa điểm tâm linh truyền thống, tôi cũng hơi bị bất ngờ vì quy mô của địa điểm tâm linh truyền thống khá nhỏ. Nó vẻn vẹn chỉ là hai đền thờ trong hốc núi nhỏ thờ linh sơn thánh mẫu và bà chúa xứ. Trong thực tế có thể chỉ là một thần linh.Linh sơn Thánh Mẫu và bà chúa Xứ là một thần Nếu không có người ở đó nói với tôi đây chính là đền thờ có từ trước, thì người ta có thể nhầm nó là ngôi chùa được dựng ngay cạnh mới có từ năm 1997. Việc dựng lên ngôi chùa này, đã khiến cho điện thờ linh sơn thánh mẫu trở thành một dạng hộ pháp cho chùa. Quá trình chuyển đổi ngôi vị này thực ra đã có trong lịch sử từ thời Lý Trần, Theo quy trình này, thì chùa sẽ dựng lên ở những nơi có giá trị tâm linh truyền thống trước đạo Phật, biến các thần linh này thành hộ pháp, tạo ra chuyển đổi văn hóa. Quả thực tôi không ngờ rằng điều này vẫn xẩy ra vào thời hiện đại. Vào thời Lý Trần, nhờ có các nhà Nho ghi lại, ví dụ như Lý Tế Xuyên, người viết cuốn Việt điện u linh (điện thờ các thần linh huyền bí linh thiêng của người Việt), mà ta còn có truyền thống con Lạc cháu Hồng, sự tích Thánh Gióng, .. v..v.. còn tới ngày nay.
Nhưng ở đây không chỉ có sự chuyển đổi này, mà còn có một chuyển đổi khác, sự chuyển đổi này lại là sự .. lợi dụng Phật giáo để kinh doanh. Đó chính là cái sân tượng phật khủng được xây trên đỉnh núi nhằm biến nơi này thành một dạng .. Bà nà Hills, trong đó tâm linh thành cái cớ để check-in, check-in để tạo ra .. cái máy in tiền lấy lãi.
Không phải vô cớ mà tôi so sánh nó với Bà nà Hills, bởi vì chúng cùng chung một lô gic thương mại. Ở Bà nà Hills đó là check-in một cảnh quan châu Âu fake, còn ở núi Bà đen, người ta muốn lợi dụng du lịch tâm linh. Cả hai công trình này đều dựa trên một công nghệ kỹ thuật đó là xây dựng cáp treo.
Khi tới Bà nà Hills, điều làm tôi kinh ngạc đó là độ Fake của nó. Nhưng sau .. mấy phút định thần, hiểu rằng đây không khác gì cái trường quay phim dựng lại cảnh, hay là một dạng DisneyLand VN, thì tôi thấy nó cũng thú vị. Điều thú bị với tôi là được nhìn tận mắt cảm nhận châu Âu qua con mắt, sự tưởng tượng của người VN. Còn đối với khách check-in, thì đây là một địa điểm vui chơi khiến họ có thể cảm nhận châu Âu, có cảm giác lạc vào một thế giới khác không giống môi trường sống bình thường, và có những tấm hình để poste lên mạng.
Nhưng ở núi Bà đen thì lại khác. Địa điểm này đã bị biến đổi hai lần. Lần đầu tiên là phật giáo hóa, và lần thứ hai là phật giáo lại bị biến đổi thành kinh doanh hóa. Phải chăng đây là con đường phát triển tâm linh của người VN, của một sự độc tôn phật giáo phi truyền thống bắt chiếc thiên chúa giáo từ trên trời rơi xuống để rồi chuyển đổi thành kinh doanh thương mại vô hồn, .. nếu mà thế thì quá buồn.
Nhưng thế chưa đủ. Nếu ở Bà nà Hills, người ta có thể xây dựng vô tận các công trình Fake bắt chiếc châu Âu, và từ đó có phương án kinh doanh ăn theo như nhà hàng, khách sạn, phố đi bộ buôn bán, .. thì khả năng làm tương tự như thế với núi Bà đen có lẽ khó hơn. Như vạy ở đây không nhưng ta phải đối mặt với tan rã làm hỏng truyền thống tâm linh, thương mại hóa vô hồn phật giáo, mà có thể nó sẽ là một sự thất bại kinh doanh. Nếu mà câu chuyện này xẩy ra, điều mà tôi không muốn, người ta sẽ chứng kiến một sự đổ vỡ tất cả.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 28 2022, 10:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đi trên đường phố Hà nội, TP Hồ Chí Minh trong mùa Giáng sinh Thiên chúa giáo, đặc biệt ở trong các trung tâm thương mại, hay gần các nhà thờ, người ta có cảm giác một không khí lễ hội Thiên chúa giáo, mà ngay ở một nước châu Âu cũng không có. Tôi muốn lấy ví dụ như Pháp, còn các nước khác thì không rõ. Điều này không thể không khiến tôi nở một nụ cười ruồi.
Cái điều mà tôn giáo không làm được, thì thương mại làm được, thậm chí trong các máy bay của Vn airline, chúng cũng được trang trí một vòng lá thông của lễ Giáng sinh. Không hiểu ngày phật đản, và các ngày lễ khác chúng có được trang trí gì không để đập vào nhận thức của du khách.
Hình thức thiên chúa giáo thương mại hóa này không chỉ tồn tại ở VN, mà ngay cả ở các nước ĐNA khác cũng có. Tại sao chuyện đó lại xẩy ra ? có lẽ bởi với « Elite » ở các nước này (trong đó có VN) thì các biểu tượng Thiên chúa giáo này được đánh đồng với hiện đại hóa, là một bộ phận của hiện đại hóa, trong khi nó không có gì liên quan cả. Tầng lớp « Elite » này, sau khi đã đạt tới mức sống « chuẩn châu Âu », thì tất nhiên muốn có một cái gì đó khác đời, khác người thường, để chứng tỏ mình « tiến hóa » và có thể điều đó đã tạo ra cái mốt Giáng Sinh thương mại ở đây.(Ngoài những yếu tố marketing khác)
Nhưng cũng rất may mắn, đó là cái mốt này chỉ là một sự hời hợt bên ngoài, một sự bắt chiếc vô thức, hợm hĩnh. Có thể nó cũng thể hiện sự du nhập văn hóa, tác động thông qua phim ảnh, nghệ thuật. Bằng chứng, khi đến nhà một người họ hàng, tôi thấy trong góc nhà có cây thông Nô en, trong khi gia đình không có gì liên quan tới Thiên chúa cả. Nói chuyện một lúc, thì phải ra về, vì người trong họ này phải đi ăn giỗ đúng vào ngày 24/12. Như vậy cây thông Nô en có tác dụng gì, ý nghĩa gì, nó chỉ phản ánh một sự bắt chiếc hời hợt theo mốt.
Sau khi lễ xong ở trong đền núi Bà đen, khi tôi quay ra, bất ngờ tôi được bà vãi gọi lại phát lộc. Lộc là một cái phong bì đỏ con con, trong đó có 2000 VND, cộng với một gói gạo nhỏ. Đây có lẽ là điểm son trong cuộc hành hương của tôi tới ngọn núi này, bởi bất chấp mọi đổi thay, tâm linh của người Việt vẫn còn đó như một thứ thường tồn bất biến.
Cũng lần này, tôi đi qua đền Sòng, cảnh quan của đền không thay đổi là mấy so với lần cuối cùng tôi qua. Có lẽ nó được thêm vào một đền thờ Trần Triều, thờ Trần hưng Đạo, và một khu nhà nghỉ cho khách hành hương được xây dựng thêm. Khác với lần cuối tôi tới viếng thăm, lần này ở trong các điện có cung văn hát các bài hát chầu, điều mà trước đó người ta chỉ có thể nghe khi có lễ lên đồng. Điều « đổi mới » này càng khiến cho không khí, không gian đền thờ thêm trang nghiêm và linh thiêng.
Trong sân đền, bên cạnh điện thờ cô chín đền Sòng, còn có một điện thờ phật Quan Âm, trong trí nhớ của mình tôi không rõ lần cuối tôi tới đây, nó đã có chưa. Nhưng sự thâm nhập của phật giáo vào đây không tạo ra một cảm giác phản cảm, rất hòa hợp với tâm linh của ngôi đền. Trong thực tế tâm linh người Việt, nếu người ta cầu xin thần linh che chở phù hộ, thì ngược lại họ cũng phải có một sự đền đáp. Đền đáp đấy có thể là lễ tạ ơn theo một lời hứa, có thể là một cách thức đổi thay ứng sử. Và có ứng sử nào hay hơn là sự từ bi. Chính vì thế mà thần đạo và Phật giáo ở VN theo truyền thống đan xen nhau tạo nên một cảm nhận và ứng sử tâm linh duy nhất không tồn tại trong các thể loại phật giáo lý thuyết mà ta thấy nhan nhản trên mạng, tạo nên vinh quang cho những sư tăng « bằng cấp nước ngoài đầy mình ».
Như vậy tâm linh của người Việt là gì, cái gì là gốc để người Việt có thể dung hòa nhiều thể loại tôn giáo, kết hợp chúng với nhau tạo ra thế giới quan nhân sinh quan của mình. Nguyên lý đầu tiên của nó có lẽ là « vạn vật hữu linh », tất cả mọi sự vật đều có sự linh thiêng. Từ sự linh thiêng này mà có sự tôn trọng, thờ cúng. Từ hương hồn người đã mất trở thành tổ tiên, từ sự linh thiêng của thiên nhiên, từ những người có công với đất nước, với cộng đồng, .. và phật chỉ là sự thể hiện cao nhất của những sự linh thiêng này, như một nguyên lý cuộc sống.
Sự kết hợp này đã có từ lâu, và chúng cũng đã được thể hiện qua các kiến trúc tôn giáo. Một trong những tụ điểm ấy là đền Bà ở Hà Đông (Hà nội). Ở đây trong một quần thể rất hài hòa, cùng chung một cái sân tồn tại đủ các loại hình tín ngưỡng VN. Nó có Đình, có Đền, có Chùa…thậm chí đền còn được phát triển từ sau thời kỳ đổi mới, vì thế nó là một quần thể tâm linh sống động, không phải là một dạng bảo tàng. Đối với tôi, kiến trúc tôn giáo thờ phụng này phản ánh chính xác tâm hồn người VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jan 5 2023, 11:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



hehe... Đọc bài này mới biết, hóa ra tháng trước bác Phó ít vào langven là bởi vì bác về VN cheers.gif


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2023, 05:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Đúng là gần đây tôi có về VN, và lúc về có định vào Thiền viện Vạn Hạnh thăm quan (như một người du lịch thích tìm hiểu văn hóa), nhưng cuối cùng tôi cũng không tới được. Thiền Viện Vạn Hạnh là phần còn lại của Đại Học Vạn Hạnh thời chính quyền miền nam cũ. Khởi thủy đây là một đại học tư nhân phật giáo. Tự nhiên gần đây (tức là gần hơn thời điểm tôi có ý định thăm quan thiền viện này), tôi được đọc một bài viết trên mạng nói về đại học này, ca ngợi nó tùm lum như một đỉnh cao của phật giáo VN, mà theo người viết thì đỉnh cao này đã bị nhà nước VN hiện tại đánh sập, còn phật giáo Vn ngày nay thì “không có gì”. Câu chuyện đúng là hơi tiếu lâm, như chuyện cười Trạng Quỳnh nên tôi bình luận phân tích ở đây một chút.
Như tôi đã từng nói. Phật giáo hiện tại ở VN là giai đoạn 4.0 (có thể nói giai đoạn phật giáo từ thời nguyên thủy tới hết đời Lý – Trần là 1.0, thời Lê đến hết triều đại nhà Nguyễn độc lập là 2.0, Phật giáo từ thời cải cách phật giáo 1920 tới năm 1975 là 3.0, và phật giáo của ta ngày nay la 4.0)
Cách phân loại thời kỳ này của tôi, dựa trên sự tìm hiểu của cá nhân, vì tôi nhận thấy rằng phật giáo VN chìm nổi theo từng đợt du nhập theo lịch sử thế giới, và lịch sử VN. Nó chỉ rõ ra những đứt gẫy khi chuyển giai đoạn. Phật giáo VN không có được một sự kế thừa liên tục từ khởi thủy. Cái duy nhất liên tục bền bỉ luôn tồn tại là .. dân tộc VN. Và mỗi khi sau một lần đứt gẫy (thường trùng với một cuộc xâm lược TQ, Pháp, Mỹ), thì cha ông ta rồi chúng ta lại quay về với cội nguồn, nối lại sợi dây truyền thống với tổ tiên, hồi phục lại truyền thống, cập nhật nó. Tất nhiên trong mỗi một thời kì chia ở trên, ta lại có thể chia tiếp thành các công đoạn nhỏ hơn, vì dụ thời kỳ 1.0 thành: mầm mống phật giáo trực tiếp từ Ấn độ, phật giáo thời Bắc thuộc, rồi phật giáo thời Lý, thời Trần. Thời 2.0 thì có thể chia thành thời Lê Sơ, thời Mạc, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, thời nhà Nguyễn. Thời 3.0 có thể chia nhỏ thành thời pháp thuộc : 1920-1954, thời thuộc địa kiểu mới 1954-1975 ở trong Nam, cùng thời kỳ này là thời kỳ XHCN ở miền bắc, để rồi ta có phật giáo 4.0 như hôm nay.
Về mặt quy mô, tầm vóc, số lượng chùa chiền, sư sãi, các học viện đào tạo, sự đa dạng của nó thì phật giáo 4.0 hơn hẳn 3 thời kỳ trước, nên chắc chắn lịch sử về sau sẽ ghi nhận thời bây giờ như một sự phục hưng phật giáo ở VN. Vì thế việc làm ầm ỹ “công lao” của Đại học Vạn Hạnh thời 3.0 như một sự huy hoàng của phật giáo hiện đại bị nhà nước VN hiện nay trù dập là sai, nhưng đám lề trái tính nó vốn thế nên không có gì là đặc biệt trong thái độ “đổi trắng thay đen” này.
Tác giả của bài viết quy sự huy hoàng của “phật giáo Vạn Hạnh” này bằng những chứng cứ sau:
1- Đó là đại học phật giáo tư VN đầu tiên, nó không chỉ giảng dậy phật giáo mà có nhiều các khoa ban khác về nhân văn xã hội. Theo tác giả thì số lượng sinh viên ra trường tổng cộng trên 14.700 trong vòng 10 năm tồn tại 1964-1975
2- Trong nhà trường này sinh viên được tự do tranh luận theo như lời tác giả : “phản đối chính quyền miền Nam, phản đối chủ nghĩa cộng sản, ủng hộ miền Bắc, ủng hộ miền Nam” như một “xã hội dân sự” (cũng là từ của tác giả). Theo tác giả có được điều đó vì là có chế độ Đại học tự trị, một “thành quả” của chế độ miền Nam cũ.
3- Nhà trường có một kho sách đồ sộ, khoang 20 ngàn cuốn, trong đó theo tác giả có ccar đại tạng kinh Miến điện, Thái lan, TQ, và suýt định mua đại tạng Hàn quốc
4- Có một đội ngũ học giả có tên tuổi: Thích Minh Châu, Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Siêu (tức Lê Mạnh Thát), Thích Tuệ Sỹ, Đoàn viết Hoat, Phạm công Thiện. (Tôi kể hết tên mấy ông này, vì cũng có người tôi đã đọc, nên sẽ có nhận xét như một người thích đọc sách)

Tôi sẽ dần dần phản biện 4 điều trên,


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2023, 05:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về điều 1, nếu số lượng đưa ra là đúng tức là có 14700 được đào tạo, trung bình mỗi năm như vậy là 1470 người, tất nhiên ta có thể hiểu là lúc đầu chắc ít hơn, và về sau nhiều hơn. Quy mô như thế thực ra là trung bình, không có gì là khủng khiếp, số lượng sinh viên tương đương với trường phổ thông trung học tôi học ở VN thời bao cấp. Nếu chia ra các ban bệ, ngành thì số lượng của nó còn nhỏ hơn. Điều thú vị hơn là xem những cựu học sinh này ra trường làm gì, trong số đó có bao nhiêu sư, thành sư. Hiện tại, theo như tôi đọc trên Wiki, thì sau năm 1975, những phân khoa không thuộc tu tập phật giáo để thành sư, được đưa trở lại đại học TP HCM. Tôi chắc chắn rằng hiện tại, số lượng sinh viên học ở các phân khoa này không thể ít hơn số lượng người học ở ĐH Vạn Hạnh cũ. Vậy thì phải nói đây là một sự tiến bộ, chứ sao lại nói ĐH này là đỉnh cao, nếu xét về đào tạo.
Cũng theo bài báo, chương trình phật giáo ở ĐH này được đưa ra bởi ông Phạm Công Thiện, một ông không có học hành gì, nhưng lại được tiếng là triết gia, thần đồng và lúc đó có 23 tuổi. Tôi không được học ĐH Vạn Hạnh, và cũng không có thông tin gì về chương trình học của nó vào lúc này, nên tôi không thể nói gì được, ngoại trừ một điều, đó là tôi đã đọc Phạm Công Thiện viết về Nietzsch, một triết gia Đức trong tác phẩm khá nổi tiếng của ông đó là “Hố sâu thẳm” gì đó, tôi không nhớ tên chính xác, tôi cũng có đọc mấy bài viết ngắn của ông về phật giáo khi đã qua Mỹ lúc cuối đời. Về phật giáo thì không có gì khủng khiếp, còn về Nietzsch thì ông ấy nhầm lẫn lung tung giữa khái niệm nihilisme của triết gia với khái niệm KHÔNG của Thiền rồi tán phét linh tinh, bản thân ông ấy cũng không lập ra được một nhóm từ vựng tiếng việt tương đương với những khái niệm Nietzsch tạo lập ra để chuyển tải Nietzsh ra tiếng việt đã chứng tỏ tình trạng học vấn “triết học” của ông ấy ra sao. Tất nhiên ông ấy có thể không hiểu Nietzsch nhưng lập chương trình phật giáo tốt. Dù sao với tôi, ông này cũng chỉ là trí thức bịp thôi (đây là ý kiến cá nhân). Điều duy nhất có thể làm tôi thích thú, đó là cách viết văn của ông ta cố gắng làm rắc rối câu chuyện theo kiểu viết của các tác phẩm triết học phương Tây, bằng tiếng Việt cho nó .. triết học. Có thể ông ấy là “thần đồng” ở chỗ này.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2023, 05:10 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #49

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về điều 2, trước hết tôi trích nguyên đoạn của bài viết rồi sé phân tích

« Trong số sách Thư viện Vạn Hạnh còn sót lại, có một loại sách đặc biệt, do trường xuất bản, in những bài phát biểu của các diễn giả được mời đến nói chuyện và tranh luận với giảng viên, sinh viên của trường. Đọc những cuốn sách đó, bạn sẽ nhận ra Đại học Vạn Hạnh đương thời giống như một diễn đàn khổng lồ của xã hội dân sự, nơi tất cả các xu hướng tư tưởng khác nhau đều được cất lên tiếng nói của mình, từ chống cộng sản đến chống Hoa Kỳ, ủng hộ miền Bắc đến ủng hộ Việt Nam Cộng hòa... Tất cả đều có một không gian bình đẳng để giải thích vì sao họ suy nghĩ và hành động như vậy. Lúc đó tôi đã tự hỏi, giữa Sài Gòn thời đó thì có những tiếng nói chống lại hệ thống cộng sản là đương nhiên, nhưng tại sao chế độ Việt Nam Cộng hòa lại để cho Đại học Vạn Hạnh (và đương nhiên không chỉ Vạn Hạnh) trở thành nơi những người chống lại mình có thể phát biểu tư tưởng? Câu trả lời nằm ở Hiến pháp 1967 của họ: Đại học là tự trị”… »

Cái bí ẩn của điều tác giả ngây thơ thật (hay ngây thơ giả) tự hỏi nó ở đây. Đại học Vạn Hạnh được thành lập vào năm 1964, sau khi đảo chính Ngô Đình Diệm, và lúc này chế độ miền Nam quay cuồng trong đảo chính của các ông tướng. Phải đến khi Mỹ chọn được cặp bài trùng “Thiệu-Kỳ” 1965 thì chế độ miền Nam mới tạm ổn định. Đặc trưng thời kỳ này ở vùng tạm chiếm miền Nam, đó là sự bùng lên và được khuyến khích vùng lên của các lực lương Phật giáo, giống như những gì đã xẩy ra ở UK trong giai đoạn gần đây. Điều này có 2 lợi ích cho Mỹ. Một là nó phản ảnh thực chất hơn xã hội VN, sau một thời kỳ mà đạo Thiên Chúa, vốn là một tôn giáo thiểu số, và về mặt chính trị được coi là tay chân của thực dân độc chiếm xã hội với chính quyền Ngô Đình Diệm. Hai là nó kéo người ta ra khỏi ảnh hưởng của cách mạng, vì nó tạo cho người ta ảo tưởng có một con đường thứ 3, đó là độc lập dân tộc không phải là thực dân, không phải là “cộng sản”. Điều buồn cười là cộng sản chính là dân tộc chủ nghĩa thật sự (trong trường hợp cách mạng VN), như vậy độc lập dân tộc không cộng sản trong hoàn cảnh VN có tồn tại được không ? hiển nhiên là không, nó sẽ chỉ là chủ nghĩa thực dân mới. Đã núp bóng chống cộng, có nghĩa là chấp nhận chế độ thực dân mới(hoặc cũ). Nhưng điều này đã câu được không ít “tầng lớp tinh hoa” ở Sài gòn (tôi nói Sài gòn mà không nói miền Nam, vì đi ra ngoài 10km tính từ trung tâm SG ra, thì nó đã khác rồi, đã là Củ Chi đất thép thành đồng). Như vậy khi ngồi trong ĐH Vạn Hạnh tán phét dù là ủng hộ ai thì nó cũng là một sự bất lực, và thực ra không phải là ủng hộ gì cả. Nếu ủng hộ thực thì họ đã ra vùng kháng chiến.
Tôi có một quyển sách, là hồi ký một trí thức SG đi theo kháng chiến. Sau năm 1975, ông làm ở ĐH Huế. Tên nó là “sống với nhưng người cộng sản”. Đây là một cuốn hồi ký kể lại thời kỳ ông ấy từ SG vượt ra vùng tự do sống trong kháng chiến cho tới năm giải phóng. Đầu tiên bản thân ông ấy chỉ là một người yêu nước, yêu nước thật sự, vì thế bị chính quyền SG truy quét, con cái bị chính quyền miền Nam bắt bớ tra tấn, bản thân ông ấy cũng ở vào tình trạng như thế nếu ở lại. Như vậy nếu yêu nước thật thì chính quyền miền Nam đã bắt đi tù rồi, cho nên đã vào ĐH Vạn Hạnh là loại bình thường tán phét cho vui, vô thưởng vô phạt. Họ có thể không thích chiến tranh, cũng có thể thấy rằng chính quyền miền Nam lúc đó là tay sai, nhưng cũng chỉ biết .. cho vui thôi.
Nhân đây cũng nói thêm rằng, chính chính quyền Sài gòn cũ đã góp phần tạo ra .. cộng sản, bởi tất cả những người yêu nước thực đều bị vu cáo là cộng sản, trường hợp nhân vật trí thức tôi nói ở quyển sách trên là thế.
Tác giả cũng nói tới vấn đề Đại học tự trị, cái này thì mùi vị nó cũng giống như “quân đội trung lập” do họ bắt chiếc vô ý thức phương Tây mà ra.
Đại học ở phương Tây khởi nguồn là các trường về thần học thiên chúa đào tạo tu sĩ. Trong những trường như thế là do giáo hội La Mã hay nhà thờ tổ chức. Từ thời trung cổ, quyền lực chính trị nhà nước là do quý tộc phong kiến liên minh với tăng lữ mà ra, vì thế đại học mới tự trị, vì nó không phụ thuộc vào nhà nước mà phụ thuộc vào tăng lữ. Từ thời tư sản, quyền lực của tăng lữ bị loại, thì vấn đề này chỉ là dấu vết, có tính chất hình thức (vì nhà nước vẫn có thể vì lý do an ninh, hay một vấn đề gì khác can thiệp vào, nhưng nó vẫn để chữ tự trị cho oai, nhưng nội dung thì bị rút ruột hết). Hiện tại, ví dụ ở Pháp, ngoại trừ trường đại học Sorbonne, vốn có từ thời trung cổ, nên vẫn còn (nếu tôi không nhầm) cái status này, nhưng các trường đại học khác thì không.
Cũng vào giai đoạn, 1963-1970, trong vùng kiểm soát của miền Nam, giới tinh hoa ở đây có hi vọng là sẽ có được một chính phủ “không cộng sản trung lập”. Vì thế có một liên minh giữa đảng Đại Việt cũ (của Vũ Hồng Khanh) liên danh với các lực lượng Cao đài ra tranh cử, và có một ông tổng thống Cao đài, tôi không nhớ tên, thắng cử . Nhưng chính quyền này cũng chỉ tồn tại được mấy tháng thì bị đảo chính, hay không lập được chính phủ thì tôi không rõ.
Trên một diện tích đất đai kiểm soát kiểu da báo, rộng khoảng độ 1/3 diện tích miền Nam, với nửa triệu quân Mỹ và 1 triệu quân đội miền Nam, kinh tế hoàn toàn sống bằng viện trợ Mỹ (từ kinh tế tới quân sự), nhân sự chính phủ nó gật đầu mới có chức, thì hiến pháp của ông cứ tự trị thoải mái cho vui, với Mỹ thì .. mất cái gì lại được tiếng dân chủ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2023, 05:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #50

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về điều thứ 3, tôi cũng trích đoạn nó luôn cho đỡ phải tường thuật rồi sẽ phân tích

« Thư viện Đại học chiếm gần trọn lầu 3 và 4 của tòa nhà. Đó là một trong số những thư viện lớn và tối tân nhất ở Việt Nam… Phòng tham khảo rất hãnh diện có nhiều bộ sách bách khoa và tự điển của nhiều ngôn ngữ, gồm cả Sanskrit, Pali, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Hoa… Tất cả Tam Tạng Kinh điển quan trọng của Phật giáo đều có ở đây: Sanskrit, Pali, Trung Hoa, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan (thư viện mới thỉnh thêm bộ Tam Tạng Đại Hàn). Sách phân loại theo hai phân bộ. Phân bộ Phật Học và Phân Bộ Thế Học. Toàn bộ sách của Thư viện bây giờ có khoảng trên 20.000 cuốn...” (dẫn theo tài liệu lưu trữ của Ban tu thư Vạn Hạnh). »

Ấy thế, trong bài viết trên trang cá nhân ngày 16-12-2018, nhà nghiên cứu Nguyễn Lương Hải Khôi (học triết tại Nhật) thuật: “Thư viện Đại học Vạn Hạnh có hàng vạn cuốn phim quay lại bản gốc các cuốn sách cổ của các nền văn minh trong lịch sử… Những cuốn phim đó được lưu trữ trong các thùng bằng nhựa tốt, rất dày. Sau 1975, chiến sỹ ta thực hiện chủ trương vô sản hóa trí thức, tích cực tăng gia sản xuất trong trường đại học, bèn dồn tất cả phim vào một số ít thùng nhựa, số thùng còn lại thì đổ nước vào... nuôi cá. Những thùng nuôi cá vẫn đặt cạnh thùng chứa phim trong thư viện nên chỉ sau vài tháng, tất cả các cuộn phim đều bị mốc, đành phải vứt bỏ”... "

Với những điều tường thuật này, thì mặc dù tôi là người sưu tập sách, tôi cũng nói luôn là nó chỉ là một dạng thư viện trường học, chứ không có gì là giá trị đặc biệt cả. Một thư viện thật sự có giá trị, đó là thư viện có những bản sách gốc quý hiếm về cả nội dung, cũng như là có giá trị đồ cổ. Với VN chẳng hạn, có thể đấy là sách Hán-Nôm.
Trong hồi ký của ông học giả Đào Duy Anh, ông ấy có nói là lúc ở Huế có sưu tập được rất nhiều sách cổ sử VN, nhưng thời chống Pháp, rồi bị lũ lụt nên thư viện sách này của ông bị mất hết. Đọc đến đấy tôi tiếc hùi hụi, vì như vậy là VN mất đi biết bao nhiêu là nhận thức của ông cha, quý hiếm thật sự. Còn trong những gì người viết nói về thư viện Vạn Hạnh, tôi chẳng thấy nó có gì là quý giá cả. Hoặc nó là sách của phương Tây, hoặc là Đại tạng Kinh. Đại tạng kinh giờ muốn có kiểu gì : TQ, Hàn, Nhật, có gì khó kiếm, thậm chí có thể lên mạng tài về miến phí. Hiện tại các site trên mạng về phật giáo từ trong nước tới hải ngoại có rất nhiều, chắc chắn nó còn nhiều đầu sách về phật giáo hơn số lượng sách trường này có lúc đó.
Một điều thú vị nữa trong điều người viết thổ lộ, đó là trường này có rất nhiều các tác phẩm về phương Đông, về phật giáo của các nước phương Tây. Điều đó có nghĩa là nhận thức phật giáo của nó có trong thư viện không phải là VN, nó chỉ là nhận thức phật giáo phương Tây mà Sài gòn lúc bấy giờ là « cái đuôi văn hóa thuộc địa » của nó nhập vào thôi. Phật giáo Vạn Hạnh như vậy là không có đặc trưng, nó chỉ đi cùng nhịp với phật giáo mà phương Tây truyền bá thôi.
Đoạn nói về các thùng phim nhựa cũng đáng chú ý. Điều chú ý thứ nhất là, đây cũng chỉ là đồ đi cóp pi về thôi. Nếu có tiếc là tiếc công sức đã cóp pi, chứ còn giá trị đặc sắc thì có cái gì. Những lời thóa mạ của người viết về việc các thùng đựng phim này được mang ra dùng làm dụng cụ tăng gia sản xuất đã nói lên rất nhiều định kiến về VN, đặc biệt là VN vào thời điểm đó. Ông ta chắc không hiểu rằng, ở VN lúc đó do phải chống lại « liên minh ma quỷ Mỹ-TQ » người Việt nam khổ thế nào trong tình trạng chiến tranh giai dẳng, Mỹ phong tỏa cấm vận. Tôi nói hơi thậm sưng một tí, nếu lúc đó người ta mang hết các thùng này ra nuôi cá cũng đâu có sao. Nó chỉ là đồ đi cóp pi thôi mà, ôm nó để mà chết đói à. Cũng như là người dân Leningrad, khi bị Đức bao vây thì phải chẻ cả cửa nhà ra để lấy gỗ đốt sưởi. Ai muốn làm thế nếu sung túc, có điều kiện vênh mặt lên tán phét.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC