Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang  1 2 3 > 

· [ ] ·

 Hỏi Về Nhân - Quả

nguyenthilinhhoa
post Nov 17 2003, 04:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Một chuyện vừa xảy ra thế này:

Một cô gái sau hai lần chết hụt đã hỏi nhà sư cứu mình:
- Tại sao anh cứu em?
- Tôi thấy cô có tính thiện, cô có lương tri. Nhưng sau lưng cô mang nghiệp ác.
- Nếu có nghiệp ác thì tại sao anh cứu được em?
- Không phải tôi cứu cô mà là chính cô đã cứu cô. Lương tri, tính thiện của cô cứu cô.
- Em còn cố gắng được nữa không?
- Cô cố gắng song cô mang nghiệp ác nên cô sẽ bị giết một lần khác. Tôi nhìn thấy Nhân và Quả. Tôi thấy những người lính Nhật cầm súng bắn giết sau lưng cô, đó là nghiệp ác dù đó là từ thế kỷ trước.
- Em là những người lính Nhật đó?
- Không.
- Em kiếp trước đã từng giết người?
- Không!
- Thế tại sao em lại phải chịu quả báo, tại sao em sẽ bị giết? Như thế có công bằng không?
- Cô kiếp trước không phải là lính Nhật, cô chưa từng giết người. Nhưng vì lính Nhật giết người nên cô sẽ bị giết chết. Đó mới là lẽ công bằng của trời đất.

----------
Em quả thật hoang mang quá, mặt khác lại không muốn tin vào lý lẽ này. Xin ý kiến các cao thủ về Nhân và Quả, giải thích hộ em, nhất là làm sao để có thể giúp cô gái ấy không bao giờ bị giết.



Go to the top of the page
+
yuyu
post Nov 17 2003, 05:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



1. Không nên hoang mang vì những chuyện bịa laugh1.gif
2. Ý nghĩa câu chuyện không phải là lính Nhật lính nhiếc gì, cũng chả phải cô gái nào cụ thể mà là Con Người và Cái Chết. Đó là định mệnh không thể tránh khỏi của kiếp Người, chừng nào người ta chưa thóat khỏi Luân Hồi - Nghiệp Báo, theo quan niêm của Phật Giáo, hoặc chưa được Chúa cứu rỗi, theo quan niệm của Thiên Chúa Giáo...
3. Nếu Cái Chết đã là định mệnh thì hoang mang cũng vô ích. Vả lại sự Sống mãi cũng chưa hẳn là hay dù là sống bằng thể xác hay tinh thần vì còn phải hiểu thế nào là sống và còn phụ thuộc điều kiện sống thế nào đã ...
4. Vậy thì ta hãy quẳng gánh nặng lo âu đi. Hãy sống đẹp, sống xứng đáng ngày hôm nay đi. Ngày mai hãy để cho ngày mai....Đấy là Thiền....



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ho ng Đế
post Dec 15 2003, 11:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Unregistered









LinHoa thân mến, ngày xửa ngày xưa anh làm mod box Thảo luận bên tê tê vờ nờ, anh thấy thế này:
Một Nick sau hai lần bị treo đã hỏi mod sư cứu mình:
- Tại sao anh cứu em?
- Tôi thấy cô có tính thiện, cô có lương tri. Nhưng sau lưng cô mang nghiệp ác.
- Nếu có nghiệp ác thì tại sao anh cứu được em?
- Không phải tôi cứu cô mà là chính cô đã cứu cô. Lương tri, tính thiện của cô cứu cô.
- Em còn cố gắng được nữa không?
- Cô cố gắng song cô mang nghiệp ác nên cô sẽ bị giết một lần khác. Tôi nhìn thấy Nhân và Quả. Tôi thấy những moderator khác treo cô, đó là nghiệp ác dù đó là từ thế kỷ trước.
- Em là moderator đó?
- Không.
- Em kiếp trước đã từng treo nick?
- Không!
- Thế tại sao em lại phải chịu quả báo, tại sao em sẽ bị treo? Như thế có công bằng không?
- Cô kiếp trước không phải là moderator, cô chưa từng treo nick. Nhưng vì moderator treo nick nên cô sẽ bị treo. Đó mới là lẽ công bằng của trời đất.

Hiểu chưa? bangin.gif



Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Dec 16 2003, 07:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác yuyu có lời khuyên hay, câu chuyện rõ ràng không nên tin, vì nó chẳng giúp gì cho nhận thức của Linh Hoa. Nhưng nếu biết đặt câu hỏi và tìm hiểu về NHÂN QUẢ chắc cũng có thể làm sáng ra vài điều.
NH ÂN QUẢ là một trong những luật quan trọng nhất của thế giới KHÔNG THỜI GIAN (thế giới không gian 3 chiều và thời gian). Nó qui định trạng thái của không gian tại các thời điểm khác nhau. Khoa học ngày nay vẫn còn tranh cãi về vấn đề này liệu có chắc chắn là NHÂN nào QUẢ nấy hay không?
Phần lớn khoa học ứng dụng thực tiễn ngày nay coi NHÂN QUẢ là luật 1:1, tức là một nguyên nhân tương ứng với một kết quả. Theo những nhận định thông thường mà mỗi người thường thấy trong đời sống ta cũng có thể kết luận như vậy, từ đó người ta dùng nó để có thể đoán trước được tương lai ít nhiều. Nhưng chú ý là sự tiên đoán của chúng ta (vì vẫn trong thế giới này) nên vẫn bị chi phối bởi luật NHÂN QUẢ. Tức là việc tiên đoán của chúng ta nếu giúp ta tránh được một kết cục không mong muốn, tức là ta đã thực hiện một luật NHÂN QUẢ. Có thực như vậy hay không? Có thực là ta có thể đoán được tương lai, hoặc một ông thầy nào đó đoán được tương lai rồi lại có thể điều chỉnh được chính tương lai đó. Đây là một nghịch lý. Nghịch lý này có thể được cắt nghĩa bằng cách chỉ ra rằng: Chính việc tiên đoán của lý trí cũng là một QUẢ của một NHÂN trước đó.
Vậy liệu ta có thể kết luận thế giới là TIỀN ĐỊNH, tức là mọi cái đều được sắp đặt sẵn và cứ thế diễn ra, kể cả sự tư duy của chúng ta cũng không ngoài sự TIỀN ĐỊNH. Có thể hình dung ngay cả tư duy của con người cũng chỉ là những cỗ máy (có thể phức tạp), do vậy nó đã được lập trình trước rồi. Cảm giác tự do tư tưởng của chính chúng ta chỉ là ảo giác. Ngay cả cái việc tôi đang gõ các dòng này cũng chỉ là một hệ QUẢ của nguyên NHÂN do giời định.

Như trên tôi nói khoa học ngày nay còn tranh cãi là vì khám phá của thuyết Lượng Tử. Thuyết lượng tử cho rằng: trạng thái của vật chất trong phạm vi hẹp (kích cỡ electron) là không xác định. Thực ra thuyết này ra đời do người ta không thể đo được chính xác mức năng lượng của hạt electron, lúc thế này lúc thế khác. Một cách dễ hiểu hơn: với cùng một nguyên NHÂN có thể có tới 2 hay nhiều kết QUẢ. Nguyên lý này hiện nay mới chỉ hình dung vào trường hợp các hạt bé tí, nhưng ta cũng biết là thế giới tất cả đều cấu tạo từ các hạt bé như vậy, liệu thế giới của chúng ta cũng BẤT ĐỊNH như vậy không?

Ngoài ra khoa học cũng không phải là thứ hiệu nghiệm trong mọi trường hợp. phật pháp thừa nhận NHÂN QUẢ nhưng không thừa nhận TIỀN ĐỊNH, bởi theo quan điểm của PHẬT thì con người có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của NHÂN DUYÊN (gần giống NHÂN QUẢ) nhờ tu luyện.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Dec 16 2003, 09:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Theo tôi giải thích như Phật Giáo rất đáng chú ý. Gần đây có thuyết mới ( tức cũng khoảng 5-7 năm nay rồi ) , trong cuốn sách của tiến sĩ Vật lý Trịng Xuân Thuận nói về Nguồn Gốc Vũ trụ , có nói là Vũ Trụ có tính chất vừa Tất Nhiên, vừa Ngẫu Nhiên. Nghĩa là có Tiền Định( Tất nhiên ) Nhưng không phải tất cả , vì còn những yếu tố bất ngờ ( Ngẫu Nhiên ) tác động nữa vào làm cho kết quả chung cuộc khó đoán trước được, nhưng cũng không có nghĩa là nó xảy ra một cách hỗn loạn, mà có một qui luật ( nghĩa là tất nhiên - tiền định )....Đại khái thế.
Vậy thì có khác gì quan niệm của Phật đâu. Mọi sự trong vũ trụ đều có Nhân của nó, ắt phải có ngày kết Quả ( tức là có Tiền Định ) nhưng không Định được kết Quả, mà còn tuy thuộc Duyên ( Ngẫu Nhiên ) tác động vào. Như thế Duyên cũng là Nhân , nhưng phải hiểu Nhân là Nhân Tiền Định ( bất biến, tất nhiên ) còn Duyên là Nhân bất định ( thay đổi, ngẫu nhiên ). Cả hai cái Tất Nhiên và Ngẫu Nhiên ấy kết hợp với nhau mới ra kết Quả. Tu có lẽ là để diệt cái Nhân bất định này chăng ?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Dec 16 2003, 11:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đây là lần đầu tiên tôi đọc được tính vừa ngẫu nhiên vừa tất nhiên của vũ trụ. Để minh hoạ cho luận điểm này chắc các nhà vật lý và toán học chắc có sẵn một số mô hình toán cho nó. Tôi thử mô hình lại cái ý mà bác yuyu đưa ra bằng hình học.

Ta đang sống trong thế giới 3 chiều, vật lý hiện đại chỉ ra thêm một chiều nữa là thời gian. Einstein cho rằng chiều thời gian hoàn toàn tương đương các chiều còn lại. Tương đương ở đây là trên góc nhìn từ bên ngoài chứ bản thân chúng ta chỉ thấy 3,5 chiều thôi, vì không gian thì xuôi ngược được chứ thời "gian trôi đi biết bao giờ quay trở lại".

Vả lại nếu coi là có Bigbang thì đúng là thời gian chỉ có chiều dương chứ không có chiều âm (xem xét lại thuyết âm dương). Trước Bigbang không tồn tại không gian và thời gian vậy NHÂN QUẢ cũng không được phát huy. Ngay cả bây giờ đây người ta cũng nói đến các hố đen trong thiên hà, trong đó cũng không tồn tại không gian và thời gian, cũng khong thể nào thực thi được công lý NHÂN QUẢ. Ngay cả trong con người chúng ta cũng chứa các hạt electron mà luật NHÂN QUẢ cũng trở lên bối rối vì không biết chọn QUẢ nào. Vậy phải chăng thế giới này không chỉ 4 chiều mà có nhiều chiều khác thỉnh thoảng bị "LẪN" vào. Ví dụ nếu có thêm 1 chiều nữa thì kết hợp với 4 chiều kia ta có 4 cái thế giới 4 loại chiều khác nhau và lên tới 16 thế giới loại 3,5 chiều khác nhau (hoán đổi thời gian vào không gian).

Thôi khỏi phức tạp ta cứ hình dung là có nhiều thế giới tương tự như chúng ta và chúng có liên quan đến nhau, khi đó xét theo chiều thời gian nào có luật NHÂN QUẢ ấy (giả thiết vũ trụ nhiều chiều vẫn là xác định). Vậy là sự ngẫu nhiên và bất định xảy ra khi ta ngó nhầm sang chiều khác hoặc đây là tác động từ bên ngoài vào không gian 4 chiều của chúng ta mà chúng ta không lường trước được.

Các hình dung này tôi suy ra từ cuốn "A Brief History of Time" của Stephen Hawking



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
a guy
post Dec 17 2003, 12:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Unregistered









Chẳng có lý gì để thời gian không có chiều âm. Thứ nhất là bản thân trong vũ trụ tồn tại những hiện tượng chạy ngược như "trở lại quá khứ" của vật chất. Lỗ đen hình như cũng là một mô hình không gian mà trong đó thời gian có thể xoay ngược do trường tương tác của nó quá lớn, đủ để "biến" vật chất từ chỗ này sang chỗ khác (?).
Về không gian, thì bản chất không gian là cái gì cho đến nay không thể chỉ dùng một từ trung trung "không gian" để mô tả được. Theo hình dung của đa số mọi người đã học hết phổ thông- có lẽ một không gian đựơc xác định bởi một hệ trục tọa độ 3 chiều phẳng OXYZ mà trong đó một hình khối lập phương, một hình cầu có thể biểu diễn được ( tóan phổ thông, hoặc cách vẽ không gian ba chiều của vật thể trong hội họa đều dựa vào lọai "không gian" này). Tuy nhiên không gian thật sự mà chúng ta đang sống à như thế nào? Ví dụ không gian chứa quả đất, không gian chứa hệ thái dương, không gian bao quanh dải Ngân Hà của chúng ta là thế nào?.

Bernhard Riemann đã đưa ra các ý tưởng về các đa tạp (manyfolds) để chỉ ra bản chất của không gian. Ví dụ- không gian thật sự của ững người đang đứng, nằm, ngồi trên quả địa cầu là một hệ không gian cong 2 chiều (mặt phẳng trái đất là một mặt hai chiều cong). Bởi vì đơn giản là nếu coi mặt đất là mặt phẳng OXY, bạn đứng bên cạnh một cái cột cờ Z cắm xuống đất thì chúng ta có hệ trục tọa độ OXYZ- tuy nhiên thực tế là mặt phẳng OXY là một mặt phẳng cong ( tất nhiên rồi, trái đất hình cầu cơ mà read.gif )- như vậy không gian của chúng ta không phải là một hệ 3 chiều theo nghĩa phẳng bình thường. Tóm lại một không gian ba chiều theo cách hiểu cũ của chúng ta chỉ là một không gian 2 chiều. Vì một mặt phẳng chỉ là một không gian một chiều. Một mặt cong thì mới là một không gian 2 chiều (cần một hệ trục tọa độ 3chiều để biểu diễn).

Vậy không gian nào là không gian 3 chiều?
Không gian quả cầu khép kín là một không gian cong 3 chiều theo ý nghĩa này. Như vậy nếu bảo rằng không gian là không có chiều cũng sai. Một không gian 3 chiều- ví dụ quả bóng khép kín không phải là một không gian người ta có thể biểu diễn "thật sự" bằng một hệ trục tọa độ phẳng OXYZ ba chiều đơn giản ( vì hệ này chỉ là 2 chiều đối với không gian cong ) để có thể có chiều xác định. ví dụ thế bla bla... laugh1.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi a guy: Dec 17 2003, 12:17 AM



Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Dec 17 2003, 06:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cám ơn bác a guy đã nêu ý kiến về không gian cong. Tôi cũng rất quan tâm nhưng ngại người đọc sẽ thấy mình đi xa chủ đề quá. Hy vọng được bàn thêm với bác đề tài rất thú vị này ở topic khoa học kỹ thuật.

Quay lại NHÂN-QUẢ, trong câu chuyện của Linh Hoa kể, có nói đến NGHIỆP, KIẾP TRƯỚC, ... vậy là nói đến luân hồi và đầu thai. Nếu theo quan điểm của PHẬT thì con người có tâm ý không phụ thuộc nhiều vào thế giới xung quanh, sở dĩ đa số tâm ý con người ta bị thể giới xung quanh điều khiển là do chưa được giác ngộ. Như vậy những người bình thường thì tư duy của họ thực ra bị điều kiển, việc đoán trước số phận (ở kiếp sau) không phải là chủ động mà là bị động, do vậy kết quả là không nhìn thấy hay không thể nhìn thấy. Người tu hành với mức độ ít nhiều tách khỏi ràng buộc xung quanh do đó khả năng nhìn được nghiệp báo có phần chính xác hơn nhiều.

Nếu coi câu chuyện nói đến một nguyên lý đúng nào đấy trong quan điểm nhà PHẬT, thì cần phải quên đi những ý như "lính Nhật", "giết người" .... thay vào đó là NHÂN và QUẢ. Ngay cả ý "Lẽ công bằng của trời đất" cũng không thể hiểu đơn giản theo ý thông thường. Cặn kẽ hơn nữa chắc phải nhờ bác Quí, nhưng chắc bác ấy còn đang thiền.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Ubu
post Dec 20 2003, 04:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Unregistered









Nhân quả theo một cách biểu diễn đơn giản thì nó chỉ ra hiện tượng đầu dây và cuối dây. Nhưng nếu đầu dây và cuối dây là cùng một điểm thì vấn đề chuyển sang một bước ngoặt mới. Đó là bất cứ điểm nào trên tòan sợi dây cũng đồng thời là Nhân và đồng thời là Quả. Cái nhìn của tớ đối với nhân quả theo con mắt khoa học là như thế. Còn nhận định về Nhân Quả trong Phật thì tớ không có ý kiến gì, vì không thấy bản thân chịu mâu thuẫn vì vấn đề này. hypocrite.gif Tớ không coi Nhân là Nhân cũng như không coi Quả là Quả. Tất cả chỉ là một điểm trên một vòng dây (một biến cố ngẫu nhiên đồng thời có hai giá trị), không đầu không cuối. Còn lạc vào Nhân Quả còn chưa thóat khỏi luân hồi.



Go to the top of the page
+
honghoavi
post May 1 2004, 04:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Unregistered









hi!
Chúng ta đang nói đến quan hệ Nhân Quả theo quan niệm Phật giáo. Hiểu một cách đơn giản nhân quả là vì cái này có mà cái kia có. Vì ta có trồng cây nên ngày nay ta có quả ăn.
Nhìn sâu một chút ta thấy vạn vật là trùng trùng duyên khởi, trong dòng thác nhân quả ta không phân biệt được giọt nào là trước giọt nào là sau cũng như cái nào là nhân cái nào là quả.
Trong một hạt có bao nhiêu cây? Trong một hạt không có cây nào cả nhưng nếu hội đủ những yếu tố đất, nước, khí hậu thời tiết, con người chăm sóc và hàng ngàn nguyên nhân khác nữa thì ta thấy gì? Một hạt không chỉ cho một cây mà với một hạt ta có một rừng cây.
Chúng ta chưa là người có đủ trí tuệ để có thể thấy hết được đường đi của nhân quả. Nhưng nhân quả là quy luật của vũ trụ vạn hữu. Nhân quả chính là “thượng đế” tối cao của mỗi người bắt con người phải chịu trách nhiệm trực tiếp những gì mình gây ra. Dù cho có là đức Phật vẫn phải chịu sự chi phối của nhân quả, nhưng những vị chứng đắc đạt được cái gọi là: “không mơ hồ về nhân quả” vì không mơ hồ về nhân quả nên không bao giờ gây nhân ác nên không bao giờ bị đọa lạc trong luân hồi, mà không bị đọa lạc, không mơ hồ tức là giải thoát.
Luật nhân quả của Phật giáo là con đường trung đạo phá bỏ hai nhân sinh quan sai lầm là một do số mạng hay do Thượng Đế định liệu ta còn gọi là thiên mệnh, hai là mọi việc do sự ngẫu nhiên mà thành.
Cuộc sống của chúng ta do thượng đế định đoạt ư? Quan niệm đó đã lỗi thời rồi.
Cuộc sống của chúng ta do ngẫu nhiên? Dễ dãi quá! Một người thành đạt trong cuộc sống là do ngẫu nhiên chăng, một kẻ đi tù cũng do ngẫu nhiên chăng? Trong thẫm sâu tâm hồn bạn nghĩ rằng phải có một nguyên nhân gì đó chứ.
Người không hiểu đạo sẽ cho rằng nhân quả gần với số mạng. Ta đã gây nhân từ trong quá khứ và không thể nào trốn chạy được quả trong hiện tại và ta không có khả năng né tránh được quả báo? Người có số không vào được đại học thì dù cho có học tập cần cù đến đâu đi chăng nữa cũng không vào được đại học. Quan điểm này dường như đúng mà lại sai. Nhân quả không bao giờ phủ nhận nỗ lực của mỗi người. Nhân là quả cực kì linh động chứ không khô cứng. Phật nói nhân quả báo ứng nhưng còn thuộc vào một chữ “duyên” (lý duyên sinh).Để dễ hiểu ta lấy ví dụ: một người vì gieo nhân ác nào đó trong quá khứ ngày nay phải chịu quả báo ngộ độc. Vậy thì vì đã từng gieo nhân ác nên ngày nay bị trúng độc nhưng anh ta có chết hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một là anh ta trúng độc năng hay nhẹ (nhân ác gây ra nặng hay nhẹ)
Hai là anh ta có được cấp cứu kịp thời không? Ba là phương pháp điều trị có tốt hay không (làm nhiều hay ít điều thiện, có gây nhân lành với người khác hay không) Ở trên chỉ là ba yếu tố trong hàng ngàn yếu tố ảnh hưởng đến việc trả quả của anh ta. Bởi vậy mới nói nhân quả là trùng trùng duyên khởi. Một ví dụ khác, người nông dân trồng lúa chắc chắn sẽ gặt được lúa, trồng rau chắc chắn sẽ hái được rau nhưng mùa màng có tốt tươi, lúa gặt được nhiều hay không còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phân, nước, người có gia công chăm sóc cẩn thận hay không, thời tiết có thuận lợi hay không…
Có người sẽ nói làm lành được lành làm ác được ác nhưng sao ở đời này thấy có nhiều người làm lành, sao vẫn nghèo khổ, gặp điều bất hạnh; nhiều người ác sao vẫn giàu sang phú quý gặp được nhiều thuận lợi trong cuộc sống. Ấy là bởi vì nhân quả có đồng thời dị thời.
Nhân quả đồng thời là nhân quả cùng thời điểm, ví dụ như đánh trống nghe tiếng trống ngay tức khắc.
Nhân quả dị thời là nhân quả khác thời điểm ví dụ như trồng cây xoài thì 5, 10 năm sau mới có quả. Nhưng cũng có nhân quả gieo ở đời này mà đời sau mới được trả. Cũng đồng nguyên lý ấy, có nhiều người do ở một thời điểm nào đó trong quá khứ làm nhiều điều thiện gây ra lợi ích cho nhiều người nên ngày nay được giàu sang phú quý, nhưng nếu không biết lo tu dưỡng giữ gìn mà tạo ra nhiều ác nghiệp thì chắc chắn sẽ phải chịu quả báo ở tương lai không thể nào tránh khỏi.
Nhân quả là quy luật vũ trụ chi phối mọi hoạt động của vũ trụ từ cái nhỏ nhất vi tế nhất, nguyên tử phân tử cho đến cái to lớn nhất như sự vận hành của vũ trụ. Nhân quả chi phối cả nhưng cái phi vật chất như ý niệm hay tư duy. Nhân quả hiện diện khắp nơi tại mọi thời điểm dài thì một hai trăm năm, ngắn thì vài chục năm, ngắn nữa thì vài năm vài tháng vài ngày nhưng nhân quả cũng hiện diện trong từng sát na (một phần ngàn giây).
Các bạn ngẫm thử xem đúng không? Đây không phải là một bài viết đầy đủ về nhân quả, chỉ là nói và cảm nhận theo cái hiểu của tôi. Chứ thật sự nhân quả phức tạp và có nhiều cái chi li nhỏ nhặt không thể nói ra hết trên diễn đàn nhỏ hẹp này.
Theo tôi hiểu được nhân quả là bạn đã hiểu được một chân lý của cuộc sống. Nếu ứng dụng được chân lý nhân quả trong cuộc sống thường ngày bạn sẽ thấy đời mình đổi khác.

hồng hòa vi



Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang  1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC