Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang < 1 2 

· [ ] ·

 Trao giải "Các phát minh vô bổ", igNobel prizes

Milou
post Oct 8 2006, 11:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Kỹ thuật chụp ảnh không nháy mắt đoạt giải Ig Nobel 2006


Công trình tính toán số bức ảnh cần chụp để đảm bảo không ai trong đám đông bị nhắm mắt đã mang lại cho hai chuyên gia người Australia giải Ig Nobel toán học năm nay.

Nic Svenson và Piers Barnes tại Viện vật lý công nghiệp CSIRO đã được trao giải Ig Nobel về toán học tại buổi lễ ở Đại học Harvard hôm qua.

"Tôi đã chụp ảnh cho rất nhiều nhóm và những người nháy mắt trong ảnh khiến tôi phát điên", Svenson, chuyên viên giao tế tại CSIRO, nói.

Vì vậy, bà cho rằng có thể có một quy luật về số bức ảnh cần chụp để đảm bảo cho ra một bức hoàn hảo nhất. Svenson đã nghiên cứu các thông tin cơ bản như một cú chớp mắt kéo dài bao lâu, mỗi phút mọi người nháy mắt bao nhiêu cái và các máy ảnh có thể chớp nhanh như thế nào.

Barnes, một nhà vật lý, đã phát hiện thấy rằng những cú nháy mắt là rất ngẫu nhiên, và cái nháy mắt của người này không ảnh hưởng tới việc chớp mắt của người khác. Ông đã tạo ra một biểu đồ về khả năng một ai đó nháy mắt trong một bức ảnh tập thể. Khi đó, có thể đảo ngược lại phương trình để tìm ra số bức ảnh cần chụp.

Cả hai người đã tìm ra rằng nếu chụp ảnh cho một tập thể không quá 20 người, bạn chia số người ra làm 3 thì sẽ có được số bức ảnh cần chụp. Nhưng khi ánh sáng kém, máy ảnh chớp chậm hơn và mọi người dễ nháy mắt hơn khi chụp. Vì vậy trong điều kiện ánh sáng không tốt, chia số người ra làm đôi sẽ có được số pô ảnh cần bấm. Khi nhóm càng đông thì số lần bấm máy càng tăng theo số mũ.

Khi nhóm lên tới 50 người, bạn nên từ bỏ hy vọng chụp được một bức ảnh không tì vết.

Tiếng móng tay cào trên mặt phẳng

Giải Ig Nobel về âm thanh thuộc về 3 nhà khoa học đã điều tra phản ứng của mọi người với âm thanh móng tay cào trên bảng đen. Nghiên cứu mang tên "Tâm lý âm học về tiếng rợn người" (Psychoacoustics of a chilling sound) đã kết luận: Tiếng móng tay cào trên mặt cứng là âm thanh gây khó chịu nhất trong số 16 âm thanh được thử nghiệm.

Nó còn ghê sợ hơn cả âm thanh của một cái ghế đẩu bị kéo lê, một ngăn kéo bằng sắt được mở ra, miếng gỗ bị đập vụn, kim loại vỡ hay 2 tấm xốp cọ vào nhau. Tuy vậy, nghiên cứu vẫn chưa trả lời được vì sao những âm thanh đó lại gây khó chịu như vậy.

Nhạc chuông chói tai và chim gõ kiến không bị đau đầu

Giải Ig Nobel hoà bình thuộc về những người phát triển ra một thiết bị tạo âm thanh khó chịu mà chỉ có thiếu niên mới nghe thấy được, còn người lớn thì không. Thiết bị tạo ra tiếng vo vo chói tai như muỗi để làm nhạc chuông mà các cô cậu học sinh có thể nghe thấy còn giáo viên thì không.

Cũng về muỗi, giải Ig Nobel sinh học lại dành cho những nhà nghiên cứu tuyên bố rằng muỗi sốt rét cái, Anopheles gambiae, bị quyến rũ bởi mùi bơ Limburger cũng giống như nó bị hấp dẫn bởi mùi chân người.

Giải Ig Nobel y học thuộc về tác giả của một bản báo cáo nghiên cứu với chủ đề: "Chấm dứt những cơn nấc khó chịu bằng cách mát xa trực tràng kỹ thuật số".(không phải kỹ thuật số mà là = ngón tay ạ. Milou)

Người đoạt giải Ig Nobel về điểu học là một giáo sư đã lý giải vì sao chim gõ kiến không hề bị đau đầu.

Giải thưởng Ig Nobel dành để tôn vinh những thành tựu khiến mọi người cười trước, nghĩ sau.

M.T. (theo ABC Online)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 8 2006, 11:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Ig Nobel winners By The Associated Press
Thu Oct 5, 7:43 PM ET



The list of the 2006 Ig Nobel winners, awarded Thursday at Harvard University by Annals of Improbable Research magazine Harvard University:

ORNITHOLOGY — The late Philip R.A. May and Ivan R. Schwab for exploring and explaining why woodpeckers don't get headaches.

NUTRITION — Wasmia Al-Houty and Faten Al-Mussalam, for showing that dung beetles are finicky about the dung.

PEACE — Howard Stapleton, for inventing a teenager repellent, an electronic device that makes annoying noise designed to be audible to teenagers but not adults. The same technology is used to make telephone ringtones audible to teens, but not teachers.

ACOUSTICS — D. Lynn Halpern, Randolph Blake and James Hillenbrand for their experiments to learn why people dislike the sound of fingernails on a chalkboard.

MATHEMATICS — Nic Svenson and Piers Barnes, for calculating the number of photographs you must take to ensure that nobody in a group photo will have their eyes closed.

LITERATURE — Daniel Oppenheimer, for his report "Consequences of Erudite Vernacular Utilized Irrespective of Necessity: Problems with Using Long Words Needlessly."

MEDICINE — Francis M. Fesmire, for his medical case report "Termination of Intractable Hiccups with Digital Rectal Massage"; and Majed Odeh, Harry Bassan, and Arie Oliven for their subsequent medical case report.

PHYSICS — Basile Audoly and Sebastien Neukirch, for their insights into why dry spaghetti often breaks into more than two pieces when bent.

CHEMISTRY — Antonio Mulet, Jose Javier Benedito, Jose Bon and Carmen Rossello, for their study "Ultrasonic Velocity in Cheddar Cheese as Affected by Temperature."

BIOLOGY — Bart Knols and Ruurd de Jong, for showing that female malaria mosquitoes are attracted equally to the smell of Limburger cheese and to the smell of human feet.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Vante_Sellenberg
post Oct 10 2006, 09:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.210
Tham gia từ: 28-October 04
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.620

Tiền mặt hiện có : 9.594$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



QUOTE(Milou @ Oct 8 2006, 11:03 AM)
The list of the 2006 Ig Nobel winners, awarded Thursday at Harvard University by Annals of Improbable Research magazine Harvard University:

ORNITHOLOGY — The late Philip R.A. May and Ivan R. Schwab for exploring and explaining why woodpeckers don't get headaches.
*



Các bác (@click here) . Gần một năm trước nhá laugh1.gif

QUOTE(Vante_Sellenberg @ May 19 2005, 04:30 PM)
Tớ thỉnh thoảng nhìn con chim gõ kiến mổ vào thân cây. Nó mổ mạnh với một tốc độ nhanh. Mà theo định luật 2 Newton thì khi con chim tác động một lực vào thân cây, thân cây sẽ tác động ngược lại một lực tương ứng. Nếu vậy thì đầu con chim phải chịu một lực tác động rất lớn và liên tục. Cơ chế nào giúp não của nó không bị tổn thương?

Tớ hỏi nhiều người nhưng chẳng một ai trả lời được thấu đáo cả. Bạn Liss biết không?
*



Nếu mình chịu khó học hành một tí, kiên nhẫn một tí, dở hơi một tí, có phải giờ này mình đã đoạt giải Ig Nobel rồi không laugh.gif laugh.gif

Tiếc ghê sad1.gif


--------------------
Cả trong những lời nói dối
Sự thật đôi khi vẫn có ít nhiều.
Quả tình em nói không yêu,
Nhưng anh tin
Có thể em vẫn yêu anh một tí.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 10 2006, 10:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



QUOTE(Vante_Sellenberg @ Oct 9 2006, 07:57 PM)
QUOTE(Milou @ Oct 8 2006, 11:03 AM)

ORNITHOLOGY — The late Philip R.A. May
*


*


"The late" tức là người nhận giải đã ngủm củ tỏi (ngoẻo) tám đời rùi á.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Vante_Sellenberg
post Oct 10 2006, 02:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Elite Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 1.210
Tham gia từ: 28-October 04
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 1.620

Tiền mặt hiện có : 9.594$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



Híc, thế là ông ấy đã nghĩ ra ý tưởng đó trước mình rồi à? furious.gif


--------------------
Cả trong những lời nói dối
Sự thật đôi khi vẫn có ít nhiều.
Quả tình em nói không yêu,
Nhưng anh tin
Có thể em vẫn yêu anh một tí.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 10 2007, 02:57 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Quả bom 'đồng tính' đoạt giải Ig Nobel 2007

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2008/10/05/1223245452.img.jpg

Nghiên cứu tiên phong trong việc chế tạo ra loại bom "gay" khiến các đội quân thù địch "không thể không yêu nhau" thay vì gây chiến đã đoạt một trong những giải thưởng Ig Nobel năm nay.


Những công trình đoạt giải khác bao gồm chiết xuất vanilla từ phân bò, tác dụng phụ của việc nuốt kiếm, chữa chứng mệt mỏi ở chuột bằng Vigara.

Giải thưởng Ig Nobel ra đời năm 1992 nhằm tôn vinh những thành tựu khiến người ta "cười trước, nghĩ sau". Lễ trao giải đã diễn ra hôm 4/10 tại Đại học Harvard, Mỹ.

Dan Meyer, Giám đốc điều hành Hiệp hội nuốt kiếm quốc tế, và là tác giả công trình đoạt giải Sword Swallowing and its Side-Effects, phát biểu: "Tôi vô cùng ngạc nhiên và vinh dự khi biết rằng mình không những được đề cử mà còn đoạt giải. Tôi không thể tin được".

Nghiên cứu của ông cho thấy khi một người nuốt kiếm chuyên nghiệp nuốt từng chiếc một cách cẩn thận, thì nó sẽ không gây hại gì, nhưng nếu nuốt nhiều kiếm, với lưỡi kiếm có hình thù khác lạ, hoặc bị mất tập trung khi đang nuốt, thì sẽ bị thương. Nghiên cứu cũng khuyên rằng người thực hiện không nên nuốt kiếm nếu đang bị viêm họng.

Không ai thuộc quân đội Mỹ thực hiện nghiên cứu chế tạo hóa chất thúc đẩy quan hệ yêu đương đồng tính giữa các đội quân thù địch tham dự buổi lễ, bởi họ không thể để ai tìm ra tung tích.

Giống như người bạn đồng hành của nó là giải Nobel, các giải thưởng Ig Nobel cũng được chia thành các hạng mục.

Y học - Brain Witcombe tại Hiệp hội hoàng gia Gloucestershire của Anh và Dan Meyer thực hiện công trình tìm hiểu hậu quả sức khỏe của việc nuốt kiếm.

Vật lý - Nhóm nghiên cứu Mỹ - Chile lý giải cơ chế vì sao ga giường bị nhăn nhúm.

Sinh học - tiến sĩ Johanna van Bronswijk tại Hà Lan thực hiện cuộc điều tra dân số về tất cả loài mối, côn trùng, nhện, nấm, dương xỉ, mà nằm chung giường với chúng ta.

Hóa học - Mayu Yamamoto đến từ Nhật Bản tìm ra phương pháp chiết xuất hương vanilla từ phân bò.

Ngôn ngữ học - Nhóm tại Đại học Barcelona, Tây Ban Nha, chứng minh chuột không thể nhận ra sự khác biệt giữa một người nói ngược tiếng Nhật Bản và một người nói ngược tiếng Hà Lan.

Văn học - Glenda Browne tại Blue Mountains, Australia, đã nghiên cứu mạo từ "the" và tìm hiểu nó đã gây lúng túng như thế nào cho những người muốn xếp theo thứ tự abc.

Hòa bình - Phòng thí nghiệm Wright của Không quân Mỹ phát triển một vũ khí hóa học thúc đẩy hành vi tình dục đồng tính giữa các quân đội thù địch.

Dinh dưỡng - Brian Wansink tại Đại học Cornell, Mỹ, điều tra giới hạn ngon miệng của con người bằng cách cho người tham gia ăn một bát súp không đáy (tự làm đầy).

Kinh tế học - Kuo Cheng Hsieh tại Đài Loan được cấp bằng sáng chế cho một thiết bị có thể bắt cướp ngân hàng bằng cách thả lưới trùm lấy chúng.

Hàng không - Nhóm tại Đại học quốc gia Quilmes của Argentina đã phát hiện ra thuốc chống bất lực có thể giúp chuột đồng thoát khỏi chứng mệt mỏi.

M.T. (theo BBC)



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 8 2008, 01:22 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



(@click here)
Coke (Coca-cola)... có thể diệt tinh trùng; bọ chét chó có thể nhảy cao hơn bọ chét mèo... là những nghiên cứu đoạt giải Ig Nobel năm nay.

Deborah Anderson và các cộng sự ở Trung tâm Y khoa Đại học Boston đã nhận được giải thưởng Ig Nobel Hóa học nhờ nghiên cứu năm 1985 được công bố trên Tạp chí y khoa New England. Nghiên cứu đã tìm ra “tác dụng” diệt tinh trùng của Coca-Cola.

Anderson nói bà hoàn toàn nghiêm túc khi nghiên cứu loại nước giải khát này bởi vì nhiều phụ nữ đã dùng nó như là hóa chất tránh thai để rửa âm đạo, và sau này là dùng nó để bảo vệ mình khỏi vi rút AIDS.

Bà Anderson nói: “Dĩ nhiên nó không có tác dụng ngừa thai bởi vì tinh trùng bơi rất nhanh. Nhưng Coke có đường sẽ nhanh chóng giết tinh trùng, bởi vì tinh trùng thẩm thấu coca có đường và tinh trùng dường như sẽ bị... nổ tung! “Nó cũng diệt cả... HIV nữa"", bà nói thêm.

Giải Ig Nolbel tôn vinh những nghiên cứu thật sự, nhưng lại có nghĩa theo cách khôi hài, trước khi giải Nobel nghiêm túc được trao vào tuần tới cho các lĩnh vực Y học, Hóa học, Vật lý, Kinh tế, Văn chương và Hòa bình.

Được trao bởi các nhà biên tập của Tạp chí Biên niên những nghiên cứu không có thật - Annals of Improbable Research (một tạp chí khoa học hài hước), Ig Nobel dựa trên những nghiên cứu đã được công bố, mặc dù một số có mục đích khôi hài nhưng thường là nghiêm túc.

Giải Sinh học được trao cho một nhóm nghiên cứu người Pháp khi nghiên cứu bọ chét chó có thể nhảy cao hơn bọ chét mèo; giải Y khoa được tặng cho nhóm nghiên cứu Đại học Duke (North Carolina, Mỹ) vì cho thấy thuốc giả dược (placebo) giá cao có tác dụng cao hơn giả dược giá thấp.


Dorian Raymer và các cộng sự ở Scripps Institution, San Diego giành giải Vật lý vì đã chứng minh rằng tại sao tóc hay một cuộn dây chắc chắn sẽ rối thành nùi.

Giải Hòa bình được trao cho Ủy ban Đạo đức liên bang Thụy Sĩ vì đã công nhận thực vật cũng có giá trị đạo đức và phẩm giá.

Một nhóm ở Đại học Sao Paolo, Braxin đã giành giải khảo cổ học, sau khi cho thấy vì sao một con tatu có thể làm lộn xộn một cuộc khai quật khảo cổ học.

Giải kinh tế dành cho các nhà nghiên cứu ở Đại học New Mexico khi nghiên cứu vũ nữ khỏa thân chuyên nghiệp có kiếm được nhiều tiền boa hơn khi phát phì.

Một giải Ig Nobel về dinh dưỡng cũng sẽ trao cho Giáo sư Massimiliano Zampini của Đại học Trento, nước Ý và Charles Spence của Đại học Oxford, nước Anh. Các giáo sư này đã đánh lừa làm người ta nghĩ mình đang ăn khoai tây chiên mới thay vì ăn khoai cũ bằng cách bật âm thanh nhai khoai tây giòn tan.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Milou
post Oct 5 2010, 01:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

ngừ dzẹp vô tình
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.152
Tham gia từ: 3-February 02
Đến từ: trên trời dưới đất
Thành viên thứ: 26

Tiền mặt hiện có : 2.264.697$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Cười với giải Ig Nobel 2010
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201...1004113226.aspx
04/10/2010 11:47

(TNO) Đến hẹn lại lên, giải Ig Nobel 2010 đã được công bố hồi đầu tháng này. Đây là giải thưởng dành cho các công trình nghiên cứu, phát minh kỳ quặc, gây ngạc nhiên và mang đậm tính hài hước, đôi khi mang tính phi thực tế.
Theo báo Guardian (Anh), một số công trình nghiên cứu đoạt giải Ig Nobel năm nay là nghiên cứu chơi tàu lượn siêu tốc giúp giảm triệu chứng hen suyễn và bằng cách nào chửi thề có thể giúp giảm đau...

Cụ thể, 10 hạng mục trao giải Ig Nobel của năm 2010 như sau:

• Ig Nobel Y học

Các chuyên gia tâm lý Simon Rietveld và Ilja van Beest tại Đại học Amsterdam (Hà Lan) đã giành được giải thưởng này nhờ công trình nghiên cứu các triệu chứng hen suyễn như khó thở có thể giảm đi đáng kể bằng cách chơi tàu lượn siêu tốc nhiều lần.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures201002/ChauYen/9-2010/28/tau%20truot.jpg
Chơi tàu lượn siêu tốc giúp chữa hen - Ảnh: AFP

• Ig Nobel Vật lý

Nhà nghiên cứu Lianne Parkin cùng đồng nghiệp của bà thuộc Đại học Otago (New Zealand) chỉ ra rằng nếu mang vớ (tất) bên ngoài giày thì ít có nguy cơ trượt ngã trên bề mặt băng tuyết.

• Ig Nobel Sinh học

Giải này thuộc về công trình của các chuyên gia Anh và Trung Quốc, vốn cho rằng loài dơi cái giao phối qua đường miệng với bạn tình sẽ kéo dài được quá trình ân ái.

“Tình huống này có thể giúp tăng cơ hội thụ thai thành công”, Trưởng nhóm nghiên cứu Gareth Jones tại Đại học Bristol (Anh) cho biết.

• Ig Nobel Hòa bình

Nhà tâm lý học Richard Stephens và các đồng nghiệp tại Đại học Keele (Anh) đã chứng minh rằng chửi thề sẽ giúp giảm đau.

Theo đó, chuyên gia Stephens đã bắt đầu tiến hành cuộc nghiên cứu của mình sau khi bị cây búa bổ trúng vào ngón tay cái và ông đã buột miệng tuôn một tràng từ ngữ chửi thề. Kết quả trước sự ngạc nhiên của ông là cơn đau nhanh chóng tan biến đi.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures201002/ChauYen/9-2010/28/tructhan.jpg
Một chiếc máy bay trực thăng điều khiển từ xa lấy nước dãi của cá voi - công trình đoạt giải Ig Nobel Cơ khí 2010 - Ảnh: Reuters

• Ig Nobel Cơ khí

Phương pháp dùng máy bay trực thăng điều khiển từ xa lấy nước dãi của cá voi phục vụ nghiên cứu khoa học của chuyên gia Karina Acevedo-Whitehouse và đồng nghiệp tại Viện nghiên cứu động vật học ở London (Anh) đã nhận giải này.

• Ig Nobel Giao thông vận tải

Hai nhà khoa học Mark Fricker và Dan Bebber tại Đại học Oxford (Anh) đã dùng đất dẻo để tạo ra một mạng lưới đường sắt hữu hiệu.

• Ig Nobel Quản lý

Nhóm nghiên cứu của Alessandro Pluchino tại Đại học Catania (Ý) đã chứng minh rằng các công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu thăng chức cho nhân viên một cách tùy hứng.

• Ig Nobel Sức khỏe Cộng đồng

Manuel Barbeito thuộc Cơ quan an toàn và sức khỏe công nghiệp ở Maryland (Mỹ) nhận giải nhờ chứng minh rằng vi trùng có khuynh hướng bám vào nam giới để râu.

• Ig Nobel Hóa học

Giải này thuộc về công trình nghiên cứu cho rằng dầu và nước trộn lẫn vào nhau, của Eric Adams và các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ).

• Ig Nobel Kinh tế

Được trao cho ban giám đốc điều hành của các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Lehman Brothers, Bear Stearns, Merrill Lynch, AIG và Magnetar vì đã phát minh và thúc đẩy cách thức đầu tư tiền mới dẫn tới khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Theo hãng tin AFP, những người chiến thắng năm nay đã được công bố tại buổi lễ do Tạp chí Annals of Improbable Research tổ chức tại Đại học Harvard (Mỹ).

Giải Ig Nobel không đem lại nhiều ích lợi cho người nhận giải như giải Nobel danh giá nhưng một số chủ nhân giải này đã biến phát minh của mình thành những “cổ máy in tiền”.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures201002/ChauYen/9-2010/28/phat-to.jpg
Tiến sĩ Bodnar giới thiệu “áo ngực khẩn cấp” tại Bảo tàng MIT ở Cambridge (Mỹ) hôm 28.9 - Ảnh: Reuters

Chẳng hạn như hồi tháng trước, nhà khoa học Elena Bodnar (Ukraine) - người đoạt giải Ig Nobel 2009 ở hạng mục Sức khỏe cộng đồng cho phát minh “áo ngực khẩn cấp” vốn có thể nhanh chóng biến thành hai chiếc mặt nạ phòng độc chỉ sau một vài thao tác đơn giản - đã trình làng chiếc áo ngực này trên thị trường với giá 29,95 USD/chiếc.

Huỳnh Thiềm



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Thinkytail · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang < 1 2
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC