Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

37 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Tiếp Cận Nhạc Cổ điển

Hưng
post Oct 28 2002, 11:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Unregistered









Đến với nhạc cổ điển như thế nào là tuỳ vào mỗi người. Nó cũng là một thứ phải học nhưng bao nhiêu những thứ phải học khác. Âm nhạc cũng như toán học, vật lý hay thi ca, hội họa. Nó không phải là một thứ dễ dãi có thể nắm bắt và hưởng thụ.
Ngày trước cách đến với nhạc cổ điển của tớ là mua 5 cái băng casette thế này về nghe này. 4 cái là serie "the best of Bach, Mozart, Beethoven, Tchaikovski" và cái còn lại là 3 cái Sonaten của Beethoven là Moonlight, Pathetique, Appassionáta do Serkin chơi. Hồi đó đĩa CD về nhạc cổ điển cực kỳ hiếm.
Nghe lâu dần và mò mẫn thì tớ thấy rằng cách nghe so sánh là một cách khá hiệu quả. Cách này đơn giản thôi. Bạn hãy bắt đầu nghe- ví dụ đĩa Piano Sonaten "Moonlight-Pathetique-Appasionata" của Beethoven do một nghệ sĩ chơi. Hãy nghe thật nhiều lần chỉ đĩa đó, bật liên tục nhiều ngày cho dù bắt đầu có thể bạn rất chán và không tập trung nghe được. Ví dụ, cứ nghe vào lúc đang nấu cơm, tắm, quét nhà nhưng nhớ đừng nghe khi ăn vì theo kinh nghiệm của tớ, khi ăn mà nghe nhạc cổ điển, nhất là mấy cái hơi khó khó nghe một chút rất dễ nôn ;D.
Sau khi đã nghe đến mức nhơ nhớ giai điệu và tiết tấu của bản nhạc trên. Bạn hãy thử nghe cùng những tác phẩm đó nhưng do một nghệ sĩ biểu diễn khác. Hãy chú ý xem người nghệ sĩ thứ 2 này chơi khác gì người nghệ sĩ thứ 1. Nếu như bạn đã rất nhớ giai điệu của bản nhạc này ( do nghe người thứ nhất chơi nhiều rồi ) thì bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra sự khác biệt. Quan trọng, hãy để ý xem bạn thích nghe ai chơi hơn, mặc dù một cách tự nhiên- do đã quen nghe người cũ chơi, bạn có thể thấy người nghệ sĩ thứ 2 chơi không hay bằng người thứ nhất.
Hãy nghe tiếp người thứ 3, thứ 4.. và đọc thêm các Reviews về các nghệ sĩ đó, về tác giả Beethoven, về các bản Sonaten kia..
Đến khi bạn cảm thấy có thể đánh giá được ai chơi hay nhất, hợp với ý đồ tác giả, tác phẩm nhất, hay là hợp với mình thích nhất, là khi bạn đã bước được vào ngôi nhà nhạc cổ điển. :-*

Các bạn khác có cách tiếp cận khác thì gửi lên cho mọi người cùng tham khảo nhé. :-X



Go to the top of the page
+
Hưng
post Oct 29 2002, 01:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Unregistered









http://www.naxos.com/naxos/naxos_marco_polo.htm

Chị vào đăng ký nick ở đó, vào tiếp Labels-Naxos Historical và vào tiếp -Great Pianists rồi chọn lấy 3 ông trong số đó chơi bản Tchaikovski Piano Concerto mà nghe. Lúc đầu nghe một ông thôi, sau khi đã quen rồi chuyển sang nghe 2 ông kia.



Go to the top of the page
+
Hoarkis
post Oct 29 2002, 01:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 225
Tham gia từ: 24-August 02
Thành viên thứ: 243

Tiền mặt hiện có : 726$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Để có được cảm nhận thì điều tiên quyết là phải thuộc tác phẩm trước đã .....đừng ham nghe nhiều người ..khi nào đã thuộc thì nghe nhiều người chưa muộn ............ ;D


--------------------
Em .....như giọt cà phê
Nhiễu vào hồn ta mỗi tối
Thức trắng một đời ...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
krazemouse
post Oct 29 2002, 05:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Unregistered









Trong quyển How to listen to music có một cái so sánh rất hay : Nghe nhạc cũng giống như việc đi tàu vậy. Nếu đi lần đầu, bạn chỉ thấy cảnh vật chạy qua vun vút. Nhưng sau khi đi khoảng chục lần (cùng chuyến đó-ND) thì mới cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật xung quanh



Go to the top of the page
+
Hưng
post Oct 29 2002, 03:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Unregistered









Mọi người muốn nghe đĩa chất lượng tốt thì vào đây:

http://sonyclassical.com/vip



Go to the top of the page
+
Hưng
post Oct 30 2002, 01:20 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Unregistered









Định viết vài dòng nhưng nhìn lại thấy chẳng có gì để viết. Thôi em giới thiệu sơ qua lịch sử hai cái Violine Romanzen của Beethoven cho chị biết vậy.
Số 1 là op.40 in G-dur ( Son trưởng ) được viết vào năm 1802 còn số 2 là op.50 in F-dur ( Fa trưởng ) được viết chính xác là từ năm 1798, cho dù Beethoven cho ra mắt cả hai bản cùng vào năm 1802. Bản số 1 là bản phức tạp hơn nhưng bản số 2 với chủ đề chính nhấn mạnh hơn và trực tiếp hơn là bản được nhiều người yêu thích hơn.
Hai bản này em mới được nghe Oistrakh và Gil Saham chơi nên không thể đưa ra đánh giá ai là người chơi hay nhất hai bản này. Nhưng Oistrakh được coi là tay Violinist lãng mạn lớn nhất của nửa sau thế kỷ 20 cho nên lão ấy chơi thì hay tuyệt vời rồi. :P



Go to the top of the page
+
yuyu
post Oct 30 2002, 06:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Mình nghĩ âm nhạc ( hay các loại hình nghệ thuật khác ) cũng như món ăn ( món ăn tinh thần ) , tuỳ thuộc vào thể tạng của mỗi người mà thích món này hay món kia . Món ăn nào cũng có cái ngon của nó, nên có thích thì hãy ăn, đừng cố gượng ép.
Riêng đối với mình thì thể tạng có lẽ hợp với âm nhạc cổ điển . Không biết có ai có cảm giác này không , chẳng hạn khi còn rất nhỏ mình đã dễ cảm với nhạc cổ điển, khi bỗng tình cờ nghe một điệu nhạc classic, mình thường cố tìm hiểu xem đấy là bản nào của nhạc sĩ nào mà nghe thích thế ? Tất nhiên lúc đó chưa có đủ điều kiện để tiếp xúc với loại nhạc này một cách bài bản, nhưng cái cảm lúc đầu là rất cần thiết . Nói theo kiểu chuyên môn một chút là đi từ cảm tính đến lý tính .
Mặc dù, hình như đối với công chúng bình dân ở Việt Nam âm nhạc cổ điển phương Tây đã du nhập khá lâu với những bản " easy listening " hơn như " Triteste " , " Polonaise " của Chopin, " Lettre à Élie " của Beethoven hay " Le beau Danube bleu " của Johann Trauss ... ngoài ra còn vô số những đoản khúc, mẩu giai thoại về mấy ông thánh nhạc này v.v...Những bản này thậm chí đã được phổ lời Việt , hoặc bị thuổng hẳn để chế biến thành các bài hát Việt Nam hoặc ảnh hưởng sâu đậm đến nhiều nhạc sĩ Việt Nam, nhất là các điệu valses của Trauss , nhưng riêng đối với mình thì cú choc đầu tiên đối với nhạc cổ điển là khi nghe bản Symphonie N°40 của Mozart được trình bày theo kiểu Paul Mauriat . Sau đó ấn tượng mạnh nữa là bản Danses Hongroises của Johannes Brahms được trình bày một cách rất tài tình trong cuốn phim hài nổi tiếng " La Dictature " ( Nhà độc tài ) của Charlot, ở đoạn vua hề đóng vai anh thợ cắt tóc, cắt theo điệu nhạc của bản Vũ Khúc Hungarie tuyệt vời này ....Từ đó mình bắt đầu bị quyến rũ bởi nhạc cổ điển . Nhưng phải đến khi sang châu Âu thì mới thực sự có điều kiện nghe và sưu tầm một cách có bài bản . Quá trình này lại bắt đầu từ việc say mê một kiệt tác baroc italien bất hủ là bản concerto cho Violon và dàn nhạc " Les Quatre saisons " của Vivaldi, được trình bày dưới đủ hình thức kể cả nhũng nhóm nhạc sĩ rong hay chơi hoà tấu violon ở Place des Voges gần nơi mình ở . Dần dần bỗng dưng mình hay đi nhà thờ tuy không phải là dân Chúa, chỉ vì ở ngôi nhà thờ cổ kiểu gothic này tuần nào cũng có hoà nhạc classique với các bản concertos của Bach, Mozart hay Vivaldi ...thế là từ đó bắt đầu việc sưu tầm CD theo từng compositeur và từng orcheste hoặc các tay violoniste hay pianiste . Rất may là sau đó mình bắt đầu được các đàn anh hướng dẫn để không đến nỗi bỡ ngỡ khi lạc vào cánh rừng classique .
Mặc dù muốn nghe nhạc cổ điển cho thật thấm, cũng cần phải có một culture nhất định về musique classique, nhưng đối với mình, vốn được đào tạo trong môi trường thẩm mỹ tạo hình nên vẫn chủ trương đến với âm nhạc bằng trực giác và vô thức là chủ yếu . Nói nôm na nghĩa là " Cảm " chứ không cần " Hiểu " . Khi nghe nhạc hay xem tranh , cần nhất là phải có sự say mê, yêu thích, còn sự hiểu biết nếu có thì cũng tốt nhưng không quan trọng. Nghĩa là ta đến với âm nhạc và hội hoạ bằng trái tim chứ không cần bằng khối óc và trong nhiều trường hợp sự ngây thơ , hồn nhiên như trẻ nhỏ là thực sự cần thiết . Vậy bạn nên nghe nhạc cổ điển trong một môi trường thật tĩnh lặng cả từ ngoại cảnh đến tâm hồn , dù bạn nghe trong lúc nằm nghỉ thoải mái để ngủ hay trong lúc làm việc căng thẳng đều thú vị cả . Khi nghe nhạc cổ điển , ngoài cái thú vị thông thường của việc thưởng thức nghệ thuật, hình như nó còn làm ta cảm thấy cuộc đời đẹp hơn, cao thượng hơn, thánh thiện hơn, huyền bí hơn và thực sự rất " noble " . Nhiều lúc mình hay nghĩ vẩn vơ , có thể là bệnh nghề nghiệp, rằng nếu như ngày xưa Victor Hugo bị cho là có tình cảm lãng mạn phi thực tế khi cho rằng có thể cải hoá cuộc đời bằng cái " Thiện " ( bằng sự " Cao thượng " như trong tiểu thuyết Les Misérables ) thì riêng mình lại nghĩ rằng có thể cảm hoá con người bằng cái " Đẹp " . Không biết có phải là lãng mạn, không tưởng không, nhưng mình nghĩ cái " Mỹ " còn là gốc của cái " Chân " và " Thiện " . trong cái " Mỹ " đã có đủ cả " Chân " và " Thiện " rồi . Khi ta biết yêu cái Đẹp thì thường ta cũng thích cái Tốt và cái Thực . Mình tin là những kẻ cam tâm làm điều ác sẽ không biết thưởng thức cái đẹp. Vì vậy có lúc mình nghĩ hơi ngây thơ là nếu như mọi người đều được giáo dục và biết rung cảm về thẩm mỹ thì chắc thế gian đã ít điều ác . Điều này ít ra có lẽ đúng đối với âm nhạc cổ điển .



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hưng
post Oct 30 2002, 07:13 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Unregistered









Bác Yuyu theo trường phái Mỹ học á? Tuyệt vời sp_ike.gif. Chúng em là thanh niên lang thang bơ vơ mê c(g)ái đẹp Zimbabwe, tức là ít nhiều cũng là đồng môn với bác rùi nhỉ :P. Đùa chút thôi..
Hồi còn bé thì em đặc biệt không chú ý đến bất kỳ một hình thức nghệ thuật nào. Không thơ, không âm nhạc ( kể cả nhạc nhẹ cũng không ), không hội họa, không văn học ( trừ tiểu thuyết dã sử Trung Quốc và truyện chưởng ), không điêu khắc tạo hình hay bất cứ thứ gì hết. Học ở trường chưa bao giờ em để ý đọc hết một đoạn trích hay truyện ngắn nào, không hề đọc một bài thơ nào, kể cả những bài thơ phải học thuộc lòng trong SGK em cũng chỉ đọc qua qua. Kể lại thật xấu hổ ???
Đến lớp 7 em học cùng lớp một thằng học guitar trong nhạc viện. Hai thằng thân nhau phết, nhưng cả hai tính đều quái. Em thì.. các bác biết rồi ??? còn thằng bạn em thì tính nó đến giờ quái đản quá chả ai chơi được. Nó là thằng đầu tiên dẫn em vào con đường nhạc nhẽo đấy ạ. Thấy nó chơi Guitar cổ điển hay quá, em cũng xin papa cho tiền đi học trong nhạc viện. Thửa quả đàn 140 ngàn, vào năm 1993, thế là em đi học guitar. Ặc, kể mà phát ngượng, em lười với lại sợ đau tay ác, thế nên, sau nửa năm, em vẫn chưa học được cái gì cả, và, bỏ. ??? Thế là cũng giã từ luôn tí mơ ước guitar cổ điển và chấm dứt việc nghe thêm một tí nào về âm nhạc, cho dù từ đó trở đi em suốt ngày chơi bố lếu bố láo cái đoạn sau của bài Prelude no.1 của Villa-Lobos mà thằng bạn em dạy em thế tay. Em là em cứ thích bài này lạ lùng nên sau đó thỉnh thoảng vẫn cứ chơi bát nháo.
Mãi đến cấp 3, vào trường, học cùng lớp rồi chơi với mấy thằng ngồi gần bàn. Trong đó có một thằng tóc dài quần bò đen có vẽ hình vẽ chữ, áo phông đen, đeo kính tròn tròn đổi màu nhìn cực phủi. Lúc đầu nó còn ghét em các bác ạ, về sau này chơi với nhau mấy năm rồi, trở thành bạn nối khố cho đến tận giờ, hai thằng nằm tâm sự nó mới bảo là :"Lúc đầu gặp mày trong lớp tao hỏi mày có phải lớp A4 không mà mặt mày cứ vênh lên chẳng trả lời gì, thế là ghét.." Cái thằng này nhìn đẹp lắm. Có lần thằng bạn khác của em lấy đâu cái ảnh post hình John Lennon ra so với mặt nó thì thấy giống y chang, từ tóc, khuôn mặt, mũi, kiểu kính. Nhưng thật ra chả phải nó mê John mà là mê Kurt Cobain, định bắt chước hắn, nhưng chả may lại ra đúng mặt John Lennon. Các bác cứ để ý mấy cái chú "Fanh" của Elwis Presley trong cuộc thi "Ai giống Elwis nhất" bắt chước giống Elwis thế nào thì nhìn mặt, tóc, đầu thằng bạn em cũng giống hệt John Lênnon như thế. Thằng này lại được hâm mộ ghê lắm. Các bạn gái cứ gọi là tít thò lò, chúng nó hồi đó toàn bàn tán nhau rằng trong cái khối của bọn em có đến 1/2 số chị em là mê thằng bạn em này. Mà từ đó em cũng được biết rằng chị em.. lắm chuyện, vì được nghe chị em bàn tán thế này : thằng bạn em thay bồ như thay áo .v.v. trong khi em biết rõ nó, nhát như cáy chả bao giờ có bồ hay "thay áo thay eo" gì cho dù quen toàn em xinh ngất ngưởng, hoa hậu trường này trường kia. >:(
Ờ đấy chỉ là chi tiết phụ, quan trọng là thằng này con nhà hội họa, lại chuyên nghe nhạc Rock các bác ạ. Nhà em trước đó vẫn sài cái Radio hỏng, không chạy được băng Casette mà nghe các sóng phát thanh cũng khó nên cuộc sống của em coi như "mịt mù về mặt âm nhạc, ca nhạc". Quen thằng đấy, đến nhà nó chơi, rồi đi cùng cả hội lóc cóc 7 thằng mãi rồi lại thành bắt chước nghe Rock. Đầu tiên chả phải là em bắt chước, mà là một thằng khác, biết chơi Piano và đã từng hâm mộ Elton John. Thế rồi thằng kia nó đưa cho em cái băng Guns n' Roses về và thu cho em một cái băng có mấy bài của Metalica, mấy bài của Nirvana, mấy bài của GnR. Toàn các bài dạng có giai điệu dễ nghe, nổi tiếng của mấy băng này thôi các bác ạ.
Thôi thế là em lao vào Rock. Bao nhiêu tiền vừa ra khỏi túi papa là vào Rock đến đấy luôn. Thế là băng Casette, áo phông đen, quần bò đen, ặc ặc. 8)
Đến lớp 12 em đi học Guitar lại vì ấp ủ ý định lập băng chơi Rock ;D. Thế là đi cày guitar cổ điển lại. Em tập chăm lắm, cứ rỗi là ngồi tập chơi nên chả bao lâu đánh cũng tạm tạm. Mấy thằng bạn cũ chơi khá khá rồi gặp em cũng ngạc nhiên bảo sao mày tiến bộ nhanh xế làm em cứ gọi là lên mây. Mãi giờ mới biết là vì chúng nó cũng học sai, tức là dốt như mình nên mới không hiểu là cái kiểu học nhanh ở VN giúp cho con người ta dậm chân tại chỗ sau khi đi được một đoạn đầu. Rồi nghe thằng bạn cũ đã đưa em đi học guitar quảng cáo nhạc Beethoven hay lắm hay lắm em cũng hăng máu ra 49 Quang Trung thửa về cái Piano Sonaten op.8, 14, 23 của Beethoven do Serkin chơi. Lúc đầu nghe khó khó nhưng mà Piano vốn là thứ em thèm rỏ dãi từ khi còn bé- hồi vẫn hay đến chơi nhà ông bác họ học ở Nga về, tậu cho mấy anh chị con bác ấy cái Piano đen đen nhìn sang sang âm thanh chói lọi..cho nên em vẫn thấy nhạc Beethoven hay hay. ??? Sau đó em thửa thêm 4 cái băng best of mà em viết ở bài đầu, phía trên kia kìa..
Hết năm thứ nhất ở nhà, em vẫn nghe Rock tích cực, đồng thời chối bỏ nhạc Pop và các loại nhạc Việt cho xứng danh đệ tử Rock ;D. Nhưng dường như cổ điển bắt đầu lách được vào người em nhiều hơn, vì em thấy mê cái băng Sonaten của Beethoven và cũng hay nghe guitar cổ điển do bọn Williams, Sergovia, Romero chơi. Nói thêm, hồi đấy nhìn cũng phủi, vào trường BK ngồi giảng đường mà cứ phải ngoảnh mặt đi tránh mấy chục con mắt các bạn gái BK chuyên ngồi bàn đầu vừa nhìn em vừa xì xào bàn tán với giọng đùa đùa kiểu.. hâm mộ ???
Thế rồi vào năm thứ 2 thì em nhảy sang Đức, chia tay với ý định lập băng Rock. Hồi đầu mới sang á, cô đơn, lạnh lẽo, ghét Đức, ghét Việt, nên em cứ lọ mọ đi tìm đàn tìm đĩa nghe Rock tiếp và đi học guitar tiếp. Miệt mà miệt mài hơn một năm trời mới biết đến mấy cái forum trên Internet, vào tham gia cái ở Đức, quen mấy bác lớn, đến gặp nhau, về nhà chơi, ngủ lại nhà, nghe nói chuyện cổ điển .v.v mới giật mình tỉnh ra mình u mê mất bấy nhiêu năm. Báo cáo thêm, tới thời điểm đó thì em đã mê Chopin tương đối ghê rồi và đã nghe Bach khá khá, cộng thêm tìm hiểu cả Modern Classic của bọn Glass, John Cage, Stockhausen rồi. Thế rồi, nghe lời đại ca khuyên, cộng với sự thất vọng về bản thân, nghe đĩa Sarah Chang.. em quyết định "giã từ vũ khí" ( guitar ), giã từ nhạc Rock ;D. Lại thời kỳ mới, cổ điển và một chút Jazz, hì hì, sau đó chỉ có cổ điển và liên tục cho đến bây giờ, thoáng chốc đã gần 2 năm trời.
Còn kinh nghiệm của em để đi tiếp vào cổ điển em kể rồi nhỉ, ở trên ấy, Nhưng dịp đặc biệt làm em dấn thân vào sâu có lẽ bắt đầu từ cách đây khoảng 1,5 năm, sau khi em xem Yo Yo Ma trên tivi của bọn Đức ( kênh rất hay về nghệ thuật- Arte- hình như cũng là của Pháp ). Ấn tượng đặc biệt lắm. Để em copy cái bài em viết về lần đó cho các bác đọc sau, nếu các bác chưa đọc.
Con đường của em nó gập gềnh thế đấy các bác ạ. Có lẽ còn do hoàn cảnh gia đình em ai cũng "từ chối nghệ thuật" nên mặc dù khi 5, 6 tuổi mỗi khi nghe mấy giai điệu kiểu "Eine kleine Nachtmusik" , Turkische Rondo" của Mozart,"fuer Elise" của Beethoven, "an der schoenen, blauen Donau" của Strauss [ tất cả các bản này đều là bản tiếng Đức nhé ] là em cũng nhại lại được giai điệu chả sai gì. Nói chung em chả đồng ý rằng cần nghe từ bé. Để trở thành nhạc sĩ hay nhạc công thì chắc là cần ( nghĩa là em vứt rồi :'( ) chứ còn chỉ để nghe thì đến lúc nào đó có thời cơ là nghe được ấy mà.



Go to the top of the page
+
Milly
post Oct 30 2002, 08:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Unregistered









Các bác viết hay quá. Em thích sự cảm thụ hồn nhiên, tuy nhiên mình cũng không thể phủ nhận các nhà phê bình và sách vở lý luận được. Biết thế nhưng mà em cũng chưa có thời gian đọc tử tế nữa :laugh.gif

Con đường đến với nhạc cổ điển của em cũng đơn giản thôi ạ : đến một cách vô ý thức. Em bắt đầu nghe nhạc cổ điển là từ cái máy quay đĩa cổ lỗ sĩ và mấy cái đĩa nhựa to sù của papa em. Hì hì, dạ, người yêu đầu đời cũng là Beethoven ạ ???

Sau đó thì đến những năm tháng đói kém nên chỉ dám thưởng thức thứ âm nhạc tinh hoa này qua đài FM thôi ạ. Em còn nhớ thỉnh thoảng được nghe các chương trình hướng dẫn nghe nhạc cổ điển của Đài TNVN (hình như là bác Sinh dẫn). Đến giờ em vẫn còn nhớ giọng dẫn giải rất hấp dẫn của bác ấy trong buổi giới thiểu tác phẩm Peter and the Wolf của S. Prokofiev... À quên, không thể phủ nhận công ơn của papa em được, ông cụ là fan của nhạc cổ điển, các loại băng đĩa về sau này là từ tiền túi của cụ mà ra đấy ạ :laugh.gif

Sau đó thì em bị cuốn sang các hình thức nghệ thuật khác và ngày càng yêu nhạc cổ điển hơn. Em cảm thấy nó hỗ trợ cho nhau nhiều lắm.

Bây giờ thì em vẫn nghe thường xuyên qua FM và khi rỗi thì tìm đĩa. Hì hì, nó cũng ngắn gọn thế thôi ạ ;D



Go to the top of the page
+
post Oct 30 2002, 10:45 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10




Nhóm:
Số bài viết: 0
Tham gia từ: --
Thành viên thứ: 0

Nói bậy: (0%) -----


Tớ đến với âm nhạc thế nào nhỉ ? Khác với bạn Bu, tớ làm quen với âm nhạc từ khá sớm, khoảng lớp 3, lớp 4 gì đó. Hồi đó nhà tớ có quán bán Café. Tất nhiên một trong những điều kiện cần của quán là phải có một dàn máy nghe nhạc. Với nhà tớ thì đó là một dàn Akai (loại thường thôi) và hàng chục, có khi cả trăm đĩa to tướng (đến bây giờ vẫn còn vứt lăn lóc vì chả thể nghe được, nhưng bỏ thì tiếc). Âm nhạc thời những năm 80, các bác cũng biết, nhạc vàng chiếm ưu thế khá lớn. Hồi ấy tớ được nghe Khánh Ly, Thái Thanh, Sĩ Phú ... suốt nhưng không để ý lắm, nhưng không ngờ nó lại đi vào tiềm thức của mình. (Mãi về sau tớ mới biết điều ấy, khi nghe một bản nhạc của Phạm Duy, Ngô Thuỵ Miên mà trong tim cứ cảm thấy xao xuyến như gặp lại một kỷ niệm thời thơ ấu, người ta hay bảo tớ là "cụ non"). Trái lại, tớ bị thu hút khá rõ bởi loại nhạc hoà tấu không lời, có khi là những bản cổ điển được "bình dân hoá" cho phổ biến hơn. Sự thu hút ấy đến một cách tự nhiên, không phải cố gắng hay được ai chỉ dẫn gì. Còn nhớ hồi bé, cứ vào tầm 10 giờ đêm, trước khi lên giường là tớ thay một đĩa hoà tấu vào để vừa nghe vừa để âm nhạc đưa mình vào giấc mộng, một cảm giác thật dễ chịu. Mà kể ra khách ở quán cũng ..."hiền", cho nghe nhạc gì là nghe thứ ấy, chả phàn nàn chi cả (Thật khác hẳn với những quán cafe bây giờ).

Lớn hơn một tí, lên Sài Gòn học, bắt đầu để ý đến nhạc cổ điển nhiều hơn, nhưng tiếc là không có điều kiện thoả mãn sở thích bởi nhà Nội tớ không ai "khuyến khích" cả. Trong nhà chỉ có một cái máy cassette cũ kỹ (may mà có thể nghe băng được !). Khoảng lớp 7, lớp 8 tớ đã thực sự chú ý đến nhạc cổ điển rồi, nhưng vẫn rất amateur. Nhiều khi tớ cảm thấy tiếc các bác ạ. Nhiều thằng may mắn được người lớn trong nhà hướng dẫn cho những cách thưởng thức và tập luyện những thứ bổ ích như thể thao, võ thuật, âm nhạc, hội hoạ, đọc sách ...Tớ vẫn thường tự nhủ giá hồi bé mình được học hành tử tế chắc chả đến nỗi "bèo nhèo" như bây giờ.
Trở lại với nhạc cổ điển. Tớ còn nhớ lần đầu tiên nghe bản "Le Danube Bleu" của J. Strauss là lúc đang xem bộ phim "Tống Khánh Linh và các chị em gái" trên TV. Các bác ạ, với tớ, nhạc cổ điển có nhiều bản phải nghe nhiều lần mới thấy "thấm", nhưng có những bản chỉ ngay lần đầu tiên là "cảm" ngay. Danube Blue thuộc dạng đó. Tớ vừa nghe vừa tự hỏi, "quái, cái bài nào nghe mà hay thế nhỉ ?", cũng may mà có ông chú đứng ở ngoài phòng nói vọng vào, "đó là bản "Dòng sông xanh" đấy". Cái tên DSX từ ấy ăn sâu vào óc tớ, và mỗi khi nghe lại bản này là trong đầu tớ lại hiện lên khung cảnh một sàn nhảy bóng loáng, các mệnh phụ xinh đẹp, "main dans la mains" với những quý ngài, dìu nhau đi trong điệu Valse lả lướt.

Có một lần mua ở nhà sách được một cuộn băng ghi từ đĩa "Classic in the Air" của Paul, ngồi nghe đi nghe lại bản Toccata in Fugue mà cứ mê mẩn, nghe mãi đến nhão cả băng mà chưa chán. Nhưng tất cả chỉ có thế. Ở SG số lượng băng nhạc về cổ điển khá hạn chế, chỉ độc những loại hoà tấu chơi từ những bản nhạc có lời tiếng Anh hay tiếng Việt là phổ biến, mà tớ thì lại không mặn mà mấy với loại này. Đĩa thì cũng hiếm như thế, vả lại quá xa xỉ với những người như tớ. Do đó "nguồn cung" nhạc cổ điển hầu như duy nhất của tớ là đài FM TP HCM. Cứ đều đặn 9h sáng hàng ngày là mở lên nghe. Tuy nhiên, do không phải lúc nào cũng được giới thiệu cẩn thận và trí nhớ cũng khá tồi nên tớ nghe nhiều bản rất hay mà không biết nó tên là gì, của ai, để sau này còn biết đường đi kiếm. Còn nhớ có lần nghe một chương trình đặc biệt dành cho Paganini, chỉ có một cây violon chơi, thỉnh thoảng là một cây khác đệm vào, mà nghe thật nỉ non, da diết, xúc động lắm các bác ạ. (Sau này đi kiếm chẳng thấy ông Paganini nào cả, mà cũng chẳng nhớ tựa đề mà kiếm).

Lên cấp 3 rồi Đại học, cho đến bây giờ, sự nghiệp nghe nhạc của tớ chững lại, vẫn amateur như thuở nào. Phần vì bận rộn nhiều chuyện, phần chán vì tìm kiếm mãi mà chẳng thấy, mấy lão bán đĩa thì chán phèo, hỏi gì cũng chả biết, nên tớ vẫn tiếp tục nghe cái kiểu thụ động từ đài, cho gì nghe nấy, lâu lâu kiếm được một đĩa CD thì mới biết đó là bài đấy bài đấy ...Nhiều lúc thấy "hơi bị ghen" với các bác ở nước ngoài, nhưng cũng đành chịu. Ước mơ của tớ là sau này, có điều kiện tài chính "rủng rỉnh" một tí, sẽ cố gắng sưu tầm một cách hệ thống như bác Yuyu, bạn Bu, em Ếch,... để không chỉ có mình mà cả ...con mình nó cũng đỡ vất vả trên con đường tìm kiếm nghệ thuật.

À, mà các bác thích nghe nhạc cổ điển khi nào nhỉ? Tớ, ngoài những lúc cần thư giãn, còn rất thích nghe lúc đang làm bài tập, nó có cái gì đó rất "hưng phấn" và giúp tớ tìm ra hướng đi nhanh hơn. Thế mà nhà tớ cứ bảo, "mày học hành kiểu gì mà (tao) cứ thấy mày nghe nhạc suốt, thế có "oan" không cơ chứ". May mà hồi ấy kết quả học hành không đến nỗi lẹt đẹt chứ không thì cái sở thích của mình cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

Vài dòng lan man với các bác.



User is offline
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Âm nhạc - Hội họa · Bài mới tiếp theo »
 

37 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC