Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 4 5 6 7 8 > 

· [ ] ·

 Phản đối đặt Tên đường Alexandre De Rhodes?

Phó Thường Nhân
post Apr 3 2020, 05:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #51

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Viết tiếp chủ đề này coi như hoàn thành kế hoạch đã hứa.
Ở trên tôi đã nói tới cách phân tích sắp xếp sự kiện theo từng nhóm người về phía Pháp (giáo sĩ, ngoại giao, quân sự, giáo dân) rồi về phía VN (nhà vua, tứ trụ triều đình,văn thân ), rồi để minh họa, tác giả đi vào sâu một số nhân vật như Puginier (giáo sĩ Pháp), Trương Đăng Quế, Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức, Phan Thanh Giản, ..
Phương pháp phân tích này rất tốt, nó có ưu điểm là vừa thấy được điều tiềm ẩn (khi phân tích qua các “lợi ích nhóm”, quan niệm của chúng), đồng thời thấy được điều này đã xẩy ra như một hiện tượng như thế nào. So với cách tôi vẫn dùng (tất nhiên ở đây không phải là so tài năng của tôi với tác giả, vì tôi chỉ là một người đọc thông thường) là duy vật biện chứng thì duy vật biện chứng còn nhìn sâu xa hơn nữa (vì nó có quan niệm giai cấp, quyền lợi giai cấp, đồng thời luôn gắn các hiện tượng xã hội với kinh tế, vì thế sẽ bao quát hơn), ngược lại cách tiếp cận của tác giả sẽ cho người ta thấy cả cái “mode operationel” , tức làsự tỉ mỉ của các sự việc hiện tượng, như một phương pháp khiến nó xẩy ra như thế nào. Nhân thể cũng nói luôn phương pháp sử Anglo-Saxon, mà mọi người khi đọc cách sách lịch sử phương Tây sẽ thấy. Ở đây họ rất tỉ mỉ trong hiện tượng, nhưng không chỉ ra được quy luật, và từ đó nó có thể rườm r a che đậy tuyên truyền, lấy tiểu tiết che đi lý do thật sự. Như vậy cách viết sử của Tsuboi có thể coi là một thứ Trung đạo nằm giữa hai cực viết sử Phương Tây và Mác xít.
Cũng nói thêm rằng, vì tôi là người yêu thích lịch sử (không chỉ lịch sử VN) như là hobby, mà tôi chỉ chủ yếu tiếp cận sử của sách Anh-Mỹ -Pháp (tức là phương Tây), nên cách viết sử Mác Xít được tôi sử dụng để phản biện, để phân tích sâu thêm, để vượt qua sự tuyên truyền của họ. Điều này rất quan trọng với tôi khi đọc sử các nước thế giới thứ 3, Á-Phi-Mỹ la tinh, vì với những nước này, tôi không có nguồn nào khác để tiếp cận, ngoài nguồn phương Tây. Nhưng làm sao phân biệt được cái nhìn theo quyền lợi của họ, với sự thực lịch sử mà các vùng đất này, văn hoá này phải gánh chịu, để có một cái nhìn khách quan hơn. Tất nhiên trong lịch sử, và khoa học xã hội không có một sự khách quan tuyệt đối, và vì là người VN, tôi sẽ có nhiều cảm tình với các nước Á-Phi-Mỹ la tinh hơn, như là một sự cảm nhận cùng hội cùng thuyền.. Với lịch sử VN thì thuận lợi hơn, vì tôi có thể có nguồn từ tiếng Việt.
Tiêp đây tôi sẽ nói một số điều thú vị, có được từ quyển sách này.
1- Vai trò của giáo sĩ phương Tây, giáo dân với công cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Ở đây tác giả nói rất rõ ràng. Ví dụ, tác giả đã trình bầy lý do làm sao vua Tự Đức phải cắt ba tỉnh miền Đông cho thực dân Pháp vào năm 1862. Như tôi đã nói ở trên. Vào năm 1858, Pháp đổ bộ đánh vào Đà Nẵng, và hi vọng là sẽ được giáo dân nổi dậy ủng hộ để có thể đánh ra Huế, như các giáo sĩ Pháp và phương Tây bầy kế hoạch trước. Nhưng điều này không xẩy ra. Không đánh được ở Đà Nẵng, tầu Pháp quay vào Sài gòn, và ở đây như tôi nói ở trên vẫn bị Tướng Nguyễn Tri Phương dùng cách thức bao vây chống tiếp cận, nên cũng không thắng được tuyệt đối. Đang lúc lằng nhằng như vậy, thì ở ngoài Bắc bùng nổ bạo loạn của Lê Duy Phụng. Cuộc nổi loạn này của Lê Duy Phụng, trong sử vN cũng nói, nhưng không nói (nhờ Tsuboi tôi mới biết), Lê Duy Phụng là người công giáo, trước đã nổi loạn một lần không thành, được giáo sĩ phương Tây cứu ra Hồng công, và vào năm 1860, 1861 được đưa về để tập hợp giáo dân nổi loạn lần thứ hai.
Tên thật của ông này không phải là Lê Duy Phung, mà đây là tên giả để lấy cớ phục nhà Lê chống nhà Nguyễn. Khác với VN bây giờ, miền Bắc lúc đó là trụ cột về kinh tế, đầu tầu kinh tế của nhà Nguyễn. Chính vì thế mà vua Tự Đức chịu cắt đất cho Pháp (với ý tưởng sau sẽ tìm cách thu hồi lại), để điều Nguyễn Tri Phương ra bắc dẹp loạn Lê Duy Phụng.(1862)
Trong cuộc xâm lược ra Bắc lần thế nhất, 1872, con buôn người Pháp là Jean Dupuy có được giám mục Pháp ở VN là Puginier cho vay tiền. Hay nói cách khác chính giáo hội Pháp tài trợ cho cuộc xâm lược này, nó cũng là bằng chứng đó là truyền đạo để kiếm lợi ích kinh tế, để xâm lược cướp bóc. Đây là điều Tsuboi phát hiện ra, tất nhiên, theo như giấy tờ thì tiền này là tiền riêng của giám mục, cho nên giáo hội La Ma vẫn có thể vin vào cớ là “tiền tư” , “sáng kiến cá nhân” để chối bỏ. Nhưng nó cũng nói lên khá rõ ràng thực chất công cuộc truyền đạo để làm gì.
Như tôi đã nói, tên của Puginier còn được đặt làm tên đường ở Hà nội, đến năm 1954, giải phóng thủ đô mới bị bỏ.
Tác giả cũng cho biết nhiều chi tiêt, ví dụ, lúc quân Pháp hạ được thành Hà nội lần thứ nhất rồi lần thứ hai, giáo dân tới gặp Pháp rất nhiều để ..xin chức tước trong chính quyền mà họ nghĩ là Pháp sẽ lập ra. Và sự thất vọng của thực dân pháp, vì giáo dân quá dốt nát, có muốn dùng cũng không được.
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 3 2020, 08:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #52

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



2- “Phan Lâm mãi quốc triều đình khí dân”
Tức là Phan (tức Phan Thanh Giảng), Lâm (là Lâm duy Hiệp, tên chính xác ông này tôi nhớ không rõ) bán nước (mãi là bán). Triều đình khinh dân.
Đây là câu nói trong dân thời đó được đưa vào sử học phổ thông hệ 10 năm thời tôi học. Giờ với cải cách qua lại nhiều lần, không biết nó còn được viết không. Câu này đúng hay sai. Đúng, đọc quyển sách của Tsuboi, nó nói rất rõ ràng, và cũng làm tan thắc mắc của tôi trước đó. Số là Phan Thanh Giảng sau tự tử chết, lại còn dặn con cháu không được ra làm quan cho Pháp. Điều này sử Sài gon cũ nói, coi Phan Thanh Giảng như hình mẫu người quân tử, “liệt sĩ”. Sài gòn trước cũng có đường đặt tên ông này. Giờ tôi không rõ có còn không.
Phan Thanh Giảng là người đã chủ hoà ký hiệp định cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp. Tất nhiên điều này vua Tự Đức đồng ý, và có thể nói rằng quyết định của vua là chính. Nhưng kế hoạch của nhà Nguyễn đặt ra là, ký như thế thôi nhưng không thi hành, và tổ chức kháng chiến, khiến quân Pháp không thể giữ được phải bỏ. Và một trong những hi vọng ấy, được Phan Thanh Giảng bảo vệ, vì Phan đã có “contact” với phía Pháp về vấn đề này. Nhưng cuộc đàm phán về sau này không thành công. Nhưng thế cũng không sao. Vì Phan được điều về trấn giữ ba tinh miền Tây Nam Bộ, và tất nhiên phải có nghĩa vụ tổ chức kháng chiến và phòng thủ. Nhưng Phan không làm được điều này, và khi Pháp lấy cớ có khởi nghĩa ở miền Đông Nam Bộ, đánh lấn ra chiếm nốt 3 tỉnh miền tây, tức là toàn bộ Nam Bộ, thì Phan đầu hàng ngay. Chính vì điều này, mà Phan Thanh Giảng đã tự tử, vì nếu không tự tử, thì nhà Nguyễn cũng sẽ xử tử. Như vậy những điều Phan bảo vệ, lấy cớ để hàng Pháp là fake, là hèn nhát. Cho nên mang tiếng bán nước là phải, chỉ có chinh quyền Sài gòn cũ, bản chất của nó là nhà nước thuộc địa của Phápcũ mới đánh bóng ông này thôi.
Tất nhiên, nếu kiểu tìm hiểu “kịch tính”, “xẻ sợi tóc ra làm ba”, phân tích tâm lý nội tâm, thì có thể hiểu là Phan Thanh Giảng ở thế “trên đe dưới búa”, và có thể nghi ngờ ông này là “vật tế thần” của nhà Nguyễn trong vấn đề đầu hàng Pháp, dạng “người rơm”. Nhưng không thể nói là không “mãi quốc” được.

3- “Nguyễn Anh cõng rắn cắn gà nhà”.
Đây cũng là điều được nói tới trong lịch sử phổ thông hệ mười năm ngày trước. Nó có đúng không. Đúng, chỉ có điều nó hơi hẹp hơn một tí. Trước đây khi người ta nói câu này, thì cũng có nghĩa là đánh giá Nguyễn Ánh đánh Tây sơn là phản động, vì Tây sơn là gà nhà, lại còn chính danh là đã đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh một cách rất anh hùng, “đánh nhanh thắng nhanh”, thực là một trương hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử chống ngoại xâm VN.
Nhưng hiện nay sự đánh giá với di sản nhà Nguyễn đầy đủ hơn. Và trong thực tế, vì đây là triều đại phong kiến cuối cùng ở VN, di sản văn hoá tiếp nhận được bây giờ là thông qua nhà Nguyễn. Nhưng “cõng rắn” thì chắc chắn. Cõng rắn ở đây tức là sử dụng thiên chúa giáo, để rồi nó cắn ngược lại. Nó thể hiện ở chỗ, không những thời Nguyễn giáo sĩ tung hoành ở VN, mà bản thân Nguyễn Ánh cũng trở thành “tấm gương”, “vẽ đường cho hưu chạy” bằng chính điển hình liên minh với phương Tây này của mình. Vì thế tất cả các cuộc nội loạn thời nhà Nguyễn, từ nội loạn Lê Văn Duyệt, tới Lê Duy Phụng, tới “giặc chìa vôi” là câu chuyện “đảo chính” thời Tự Đức, vào bất cứ lúc nào các giáo sĩ Thiên chúa giáo cũng tham gia, và được nội loạn tìm tới. kiểu “ngưu tầm ngưu mã tầm mã”.
(còn tiếp)



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 3 2020, 09:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #53

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy quyển sử của Tsoboi viết về thời Tự Đức đã nói ti mỉ hơn, nhưng không ngược với chính sử hiện tại (ít nhất là sử VN thời tôi học, là sử viết thời bao cấp). Có những điều, ví dụ quan hệ giữa giáo dân và thực dân Pháp, thì chính sử còn “lờ đi”. Bản thân tôi, quan hệ giữa thực dân và giáo dân này tôi cũng được biết thông qua sử Pháp viết về VN là chính, và trong trường hợp này tôi phải “lật ngược hệ quy chiếu” để hiểu. Điều mà tôi không cần làm với Tsuboi, vì ông ta là người ngoài cuộc, không phải là người Pháp.
Nhưng cũng vì Tsuboi là người Nhật, mà ông ta sẽ mang những nhận xét dựa trên hệ quy chiếu Nhật vào. Ví dụ dưới đây khi ông ta nói về Văn Thân.
ở trên, như tôi đã nói, Tsuboi không ngần ngại nói về sự liên quan của giáo dân với Pháp, thì ông ta cũng có ý phê phán Văn Thân tương tự. Theo Tsuboi, nhà Nguyễn không những dính cái dớp “cõng rắn” ở trên mà bản thân việc nhà Nguyễn dựa vào tầng lớp Văn Thân cũng là nguyên nhân khiến nhà Nguyễn sụp đổ. Điều này thì cũng dễ hiểu, vì người ta không thể nào không đối chiếu với lịch sử của người ta. Và đối chiếu ở đây là đối chiếu ngầm( tức là định kiến có sẳn của mỗi con người, chứ Tsuboi không noi gì tớ Nhật, hay so sánh với Nhật trong quyển sách cả).
Nhưng với tôi, một người VN tìm hiểu cả sử Nhật, thì tôi thấy rằng cách mạng Minh Trị của Nhật về mặt chính danh cũng là một cuộc cách mạng Nho giáo. Vì nó tước quyền của chúa (shogun) mà giao cho Vua (đúng theo lý thuyết nhà Nho). Còn tầng lớp văn thân ở Nhật thì chính là tầng lớp võ sĩ. Ở Vn thời nhà Nguyễn, đúng là nhà Nho được đánh giá theo thi cử, “tứ thư ngũ chương”, nhưng đây chỉ là một bộ phận, dù là số đông, liên quan tới hành chính. Một bộ phận quan lại khác cực kỳ quan trọng với nhà nước, tức là bên võ, thì không có liên quan. Tất cả các Võ quan quyết định số phận nhà Nguyễn từ Trương Đăng Quế , Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết không có ai đỗ khoa bảng cả. Họ biết chữ Nho, nhưng không ai là tiến sĩ , phó bảng cả. Nhưng người này rất quan trọng, vì họ chính là những người “làm ra vua”. Sĩ phu không phải chỉ là người học khoa cử, mà thực ra là trí thức. Vậy tại sao Nho sĩ VN không làm được nhiệm vụ như Võ sĩ Nhật.
Giải thích điều này thì có lẽ Tsuboi đúng (một phần), đó là ở VN thương nghiệp chủ yếu nằm trong tay Hoa kiều. (so với tình hình hiện tại, thì ta có thể gọi là khối FDI).
Còn có điều mà Tsuboi không đúng, đó là như tôi đã nói, Thái lan ở cạnh ta, thoát khỏi chế độ thuộc địa, nhưng thương nghiệp cũng nằm trong tay Hoa kiều. Nhưng có điều khác với VN, Thái lan có một tôn giáo mạnh, được tổ chức tốt, đó là Phật giáo. Phật giáo đã ngăn cản Thiên chúa giáo xâm nhập như một lực lượng xâm lược.
Thực ra điều này cũng đúng ở Nhật thời Minh Trị nữa, nhưng do người ta chỉ nhìn thấy các cải cách kinh tế nên quên nó đi. Khi chế độ quân chủ Minh Trị được thiết lập, thì nhà nước Nhật bản cho ra đời Thần đạo. Thần đạo này được coi như hạt nhân xâm lược của Nhật, nên sau năm 1945, Mỹ đã bắt Nhật giải tán.
Nhưng ở Nhật đạo Phật rất mạnh, và từ thời Shogun, họ đã có chính sách bắt dân ở nơi nào thì ghi tên vào chùa nơi đó. Việc này đã khiến dù ở Nhật là đạo Phật Đại thừa, tổ chức nó cũng chặt chẽ như ở các nước theo đạo Phật Nam tông.
Chính vì thế, cách mạng Minh Trị 1868, mở cửa với phương Tây, Nhật bản cho phép tự do tôn giáo, nhưng giáo dân nước này lại không trở thành tay sai cho nước ngoài, mà ngược lại do cạnh tranh lại đóng góp vào sự phát triển văn hoá Nhật. Hiện tại nhiều đại học Nhật là do người theo đạo Thiên chúa tạo ra. Từ vai trò phản động, nó lại thành cầu nối văn hoá.
Tại sao lại thế, bởi thiên chúa giáo (ở đây là cơ đốc giáo) có một hệ thống hành chính toàn cầu. Như vậy nó phải làm lợi cho hệ thống này, và nếu nó ở địa vị lũng đoạn, thì tất nhiên là nước đó tắc tử. Nhưng nếu nó không làm loạn được, thì lại thành cầu nối văn hoá.
Nó cũng như viên thuốc tây, uống đủ liều đúng lúc đũng chỗ thì chữa được bệnh, mà còn chữa được tốt. Ngược lại lạm dụng nó (tưc là bị nó lũng đoạn) thì tắc tử.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 6 2020, 10:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #54

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Do Thiên chúa giáo (chính xác hơn là cơ đốc giáo – Catholic) gắn bó chặt chẽ với sự xâm lược của thực dân Pháp ở VN, nên tôi sẽ mở rộng tìm hiểu về tôn giáo này, để xem những điều nhà Nguyễn vấp phải với Cơ đốc giáo, có phải là điều đặc biệt không ? và từ đó ta sẽ tìm hiểu được một điều thú vị, đó là cơ đốc giáo nói riêng, và Thiên chúa giáo nói chung, có gì khác biệt so với nhưng tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Nho. Bởi điều đập vào mắt ta ngay tức khắc, đó là mặc dù VN đã nhiều lần bị TQ xâm lược, nhưng chưa bao giờ tôn giáo được lợi dụng như công cụ để làm việc này. Ngay cả đạo Nho, là đạo chính ở TQ, gắn liền với các triều đại phong kiến TQ. Ngược lại, các đạo này (Phật, Nho) đều được người VN, Tăng lữ phật giáo, Sĩ phu Nho giáo sử dụng để bảo vệ độc lập dân tộc.
Thời bao cấp, các học giả về khoa học xã hội ở ngoài Bắc, thường nói rằng Phật giáo được “nhân dân ta” sử dụng để chống Nho giáo, vì Nho giáo là phong kiến TQ. Trong thực tế, đây là mọt sự nhầm lẫn. Nếu nghiên cứu sự phát triển của Nho giáo, Phật giáo ở VN, thì thấy chúng đồng pha với TQ. Đặc biệt là Phật giáo. Với Nho giáo, thì sự nhập khẩu tôn giáo này đã dừng ở thời nhà Lý, tức là ở VN ta chỉ có tới Tống Nho, còn không có Minh Nho, Thanh Nho.
Ở trong Nam, thì tiếp tục những gì mà thời thực dân đã nói, các trí thức miền Nam, đặc biệt là tăng lữ Phật giáo thường thổi phồng vấn đề Phật giáo vào Giao Chỉ (tức là VN ta) đồng thời với vào TQ. Và từ đó có một sự “tự hào rởm”, nhưng họ không giải thích được là, tại sao VN tiếp cận với nguồn phật giáo tới từ Ấn độ trực tiếp như thế, mà lại không theo phật giáo như con đường mà phật giáo Nam Tông ở Thái, Cam pu chia, Lào.
Gần đây nhật, đang xẩy ra trước mắt ta, đó là sự du nhập của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Cũng như đạo Phật, chủ nghĩa Mác Lê nin vào VN bằng nhiều con đường, từ Pháp, từ Liên Xô, từ TQ. Chủ nghĩa Mác – Lê nin vào VN đồng thời với vào TQ, hiện nay ta có thể thấy cách tiếp cận sử dụng chủ nghĩa Mác –Lê nin ở VN , TQ có gì đó tương đồng nhau. Nhưng điều này không ngăn cản VN là một nước độc lập, cũng như cùng có tôn giáo là Phật giáo và Nho giáo, không khiến VN thành một thuộc địa của TQ, hay bị TQ đồng hoá như người ta vẫn lo sợ, thổi vào dư luận xã hội.
Cái câu chuyện này, tôi đã từng nói, và nhận xét của tôi là bởi người VN, nhân sĩ VN đổi hệ quy chiếu. Các tăng lữ Phật giáo, Nho sĩ Nho giáo, các người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin đều có hình thức đổi hệ quy chiếu này.
Hiện nay, đạo Thiên chúa (bao gồm cơ đốc và các nhóm tin lành khác), nhưng người theo đạo này có thể đổi hệ quy chiếu được không ? họ gặp khó khăn gì ? tại sao ?
Và muốn tìm hiểu điều này, cách tốt nhất là xem Cơ đốc giáo liên quan tới lịch sử phương Tây thế nào, tác động của nó ra sao. Từ đó tìm ra đặc trưng của nó, và xem cái đặc trưng này có thể “khúc xạ” được không.
Phải nói thêm là tôi phân tích từ cái nhìn xã hội chính trị. Tôi không đánh giá niềm tin thiên chúa đúng hay sai. Điều này không quan trọng với tôi, và tôi cũng không thể bàn nó được, vì tôi không phải là người theo đạo thiên chúa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 6 2020, 10:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #55

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thiên chúa giáo nói chung trở thành một tôn giáo lớn khi Hoàng đế La Mã Công xơ tăng tanh (Constantin) biến nó thành tôn giáo nhà nước vào năm 300. Trước đó, đế quốc La Mã là một nhà nước đa thần giáo. Cách quản lý tín ngưỡng của đế quốc này trước khi có Thiên chúa giáo rât giống cách quản lý của Trung quốc từ thời phong kiến cho đến bây giờ và cũng giống quan niệm ở VN. Cái phỏm đầu tiên của Thiên chúa giáo còn tồn tại đến ngay nay trong những nước theo chính thống giáo như Nga, Hi lạp, Bun ga ri, Ru ma ni, Ucraine. Như vậy khởi đầu, Thiên chúa giáo gắn với một nhà nước (đế quốc La mã). Sau này, do Đế quốc La Mã chia ra làm đôi (Đông La Mã với thủ đô là Công xơ tăng ti nốp, tức là Ixtambul bây giờ, Tây La Mã với thổ đô là Rôm (roma, Ý), mà mối liên quan của nó với các nhà nước ra đời từ sự tan rã của đế quốc La Mã khác nhau. Và việc hình thành cơ đốc giáo, với giáo hoàng ở Rôm, khiến cho tôn giáo này có những đặc điểm mà cách nhánh thiên chúa khác không có. Đó là sự can thiệp vào chính trị như một trung tâm độc lập, giành giật quyền lợi cho tăng lữ sử dụng giáo dân.Nhà Nguyễn có vấn đề với Cơ đốc giáo không phải là một ngoại lệ so với một nước ở Tây Âu trong quan hệ với toà thánh La Mã. Cũng chính vì thế mà Thiên chúa giáo đã tạo ra nhiều cuộc chiến tranh. Lịch sử Tây Âu, quá nửa các cuộc chiến tranh là có nguồn gốc tôn giáo, có những cuộc chiến tranh kéo dài cả 100 năm, 30 năm. Mà mục tiêu của nó là sự độc lập của các triều đại phong kiến ở đây so với Thiên chúa giáo. Giơ cao ngọn cờ thần quyền để có lợi ích về kinh tế, gây ảnh hưởng chính trị, là điều bình thường với Thiên chúa giáo. Sử dụng tôn giáo như một cách can thiệp chính trị quốc tế, bắt đầu từ các nước Tây Âu với nhau, rồi lan ra thế giới là đặc điểm của Thiên chúa giáo La Mã. Điều này khiến nó khác với các nhóm thiên chúa giáo khác ở Trung Đông, ở Nga, ở Đông Nam Âu. Quan hệ của thiên chúa giáo (tức là nhóm Chính thống giáo) với các chính quyền các nước ở đây như ởNga giống như các tôn giáo ở VN với các nhà nước VN. Đó là hệ thống tôn giáo gắn với nhà nước. Nó không phải là một trung tâm chính trị cách biệt, cạnh tranh với nhà nước. Thông thường, Hoàng đế cũng là người đứng đầu tôn giáo, hoặc tôn giáo là bộ phận của nhà nước. Thời Lý, Trần ở VN cũng là hình thức này với các chức danh Tăng Thống, Tăng lục. hình thái này vẫn tồn tại ở Thái Lan đến ngày nay, bao gôm có vua và “vua Phật”, tức là người đứng đầu hệ thống phật giáo ở đây.
Sở dĩ chính thống giáo như vậy, cũng bởi vì đỉnh điểm của chính thống giáo không có quyền lực, do điều kiện lịch sử tạo ra. Ví dụ. Nhà thờ Nga phụ thuộc vào sự quản lý của Công xơ tăng ti nốp, vốn là thủ đô của đế quốc Đông La Mã. Nhưng khi Sa hoàng Vladimir cải đạo theo Thiên chúa giáo năm 830, thì giáo hội ở Nga là do vua đứng đầu, sự phụ thuộc quản lý với Công xơ tăng tin nốp chỉ là hình thức. Bởi vì đế quốc Đông La Mã sợ Nga, còn Nga thì cải đạo vì lợi ích quan hệ kinh tế. Việc Nga cải đạo theo Thiên chúa, có lý do tương tự như khi Nhật bản cải cách Minh Trị vào năm 1868. Vào thế kỷ thứ XV, khi đế quốc Đông La Mã bị đế quốc Thổ tiêu diệt, thì trung tâm tôn giáo Công xơ tăng ti nốp không còn có tác dụng gì, sức mạnh gì để can thiệp vào đời sống chính trị các nước theo đạo này, vì đế quốc Thổ theo đạo Hồi.. Phải đợi tới thế kỷ XIX, đầu XX, khi đế quốc Thổ suy sụp, các nước phương Tây đứng đầu là Anh, Pháp muốn xẻ thịt nhà nước ôm yếu này, thì ngọn cờ thiên chúa mới lại được dựng lên ở đây, trong nhưng vùng đất của đế quốc Thổ theo đạo chính thống giáo (Bun ga ri, Hi lạp, Serbia..) theo đúng nguyên tắc lợi dụng tôn giáo trong chính trị của các nước phương Tây.
Như vậy, việc lợi dụng tôn giáo để xâm lược, can thiệp,tìm lợi ích chính trị .. không phải là điều gì mới, mà là một hình thức sinh hoạt chính trị của phương Tây, phần Tây Âu, giống như một thứ gien di truyền. Trước nhà Nguyễn, các triều đại phong kiến ở Tây Âu cũng phải giải quyết vấn đề này.
Tại sao ở Tây Âu chuyện này lại xảy ra ? Bởi vì khi nhà nước Tây La Ma (có thủ đô là Rôma) tan rã, do sự xâm lược của các bộ lạc Bắc Âu, Trung Âu (trong thực tế thì nó cũng là sự tan rã của hình thức kinh tế nô lệ), thì đế quốc Tây La Mã này tan thành các mảnh nhỏ, cấu trúc xã hội duy nhất còn tồn tại trong xã hội là hệ thống tổ chức của nhà thờ cơ đốc. Từ cac mảnh vỡ của đế quốc La Mã mà hình thành lên các nước Tây Âu mà ta thấy ngày nay : Pháp, Đức, Ý, Tây ban Nha, Bồ, Anh. Nhưng có điều đặc biệt là chính quyền phong kiến ở các nước này, vẫn sử dụng tăng lữ, quyền lực của giáo hoàng để chính danh. Tức là một ông vua chỉ có thể là vua, nếu được giáo hoàng “làm dấu thánh” cho.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 6 2020, 10:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #56

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không những thế, giáo hội La Mã còn trực tiếp kiểm soát một phần đất Ý như là một quốc gia độc lập. Trong vùng đất mà bây giờ là Đức, Bắc Ý, Áo, còn có điều đặc biệt hơn nữa, đó là vùng đất này có nhiều lãnh chúa cũng là tăng lữ. Kết quả ở Tây Âu, trong mỗi nước đều có hai thứ quyền lực cạnh tranh vơi nhau, đó là Tăng lữ được giật dây bởi giáo hoàng, và nhà nước phong kiến. Cuộc đấu tranh “giành độc lập” của các nhà nước phong kiến này chính là một động lực lịch sử của sự phát triển xã hội Tây Âu (ngoài lý do giai cấp như chủ nghĩa Mác quan niệm, phân tích). Nhà nước đầu tiên là m được việc này, tức là giành độc lập với giáo hội La Mã là nước Anh, Thời vua Hăng ri VIII (thế kỷ 10,11). Chính vì thế mà ở Anh ngày nay, nhà thờ thiên chúa Anh (Anglican) đứng đầu là Hoàng đế Anh. Nhà thờ Anh không còn liên quan gì tới giáo hội La Mã cả. Cuộc vùng dậy lần thứ II giành độc lập với giáo hội La Mã là ở vùng đất Trung Âu, tức là nước Đức ngày nay, nhưng nó bao trùm cả Hà lan, Thuỵ sỹ, rồi lan lên Bắc Âu tạo ra đạo tin lành (protestant) vào thế kỷ XVI. Cuộc cải cách tôn giáo này có thể coi nó là sự ra đời của nhà nước dân tộc Đức.
Còn có các nước khác, thường được gọi chung là vùng đất la tinh (Pháp, Ý, Tây ban Nha) thì vương quyền các nước này không chọn khả năng “đấu tranh giành độc lập” với Giáo Hội La Mã như Anh, Đức, mà lại dùng nó để chính danh, để hướng tới quyền lợi của mình. Tức là dưới chính danh của giáo hoàng là quyền lợi của các nhà nước phong kiến này. Ví dụ, việc chính danh của Tây ban Nha và Bồ đào Nha khi đi xâm lược thuộc địa trên thế giới. Nhưng mặc dù thế, cuộc đấu tranh giành độc lập này vẫn bùng nổ, như một định mệnh. Đầu tiên là ở Pháp, với cuộc cách mạng tư sản 1789. Từ sau cách mạng tư sản Pháp, thì tăng lữ Pháp vẫn có ràng buộc lỏng lẻo với La Mã, nhưng giáo hội La Mã không còn khả năng sử dụng tăng lữ Pháp chống nhà nước của mình, mặc dù thế, nhà nước tư sản Pháp vẫn sử dụng tôn giáo để xâm lược. Kết quả có chuyện buồn cười à khi Pháp xâm lược VN dưới danh nghĩa bảo vệThiên chúa, thì ở chính quốc, chính quyền Pháp lại hạn chế tôn giáo này. Ví dụ. Jules Ferry, người đứng đầu nhà nước Pháp tiến hành xâm lược Bắc Kỳ lần thứ II, (1882) cũng chính là người ra luật tịch thu tài sản của giáo hội Pháp ở Pháp, đặt ra phổ cập giáo dục phổ thông, cắt đứt độc quyền giáo dục của nhà thờ Thiên chúa Pháp.
Ở hai nước còn lại là Ý và Tây Ban Nha, vì không cắt được cái sợi dây lằng nhằng này với nhà thờ La Mã mà lịch sử của nó bi kịch hơn. Với Ý, nhà nước Ý tới tận những năm 20 của thế kỷ XX, dưới chế độ phát xít của Mussolini , thì Giáo Hoàng mới phải ký hiệp ước với nhà nước Ý, thành lập ra nhà nước Va ti căng. Việc giáo hội La Mã can thiệp sâu rộng vào nước Ý, cũng chính là nguyên nhân khiến tư bản Ý phát triển chậm, và chỉ thống nhất được thị trường dân tộc, thành ra nhà nước Ý hiện tại vào giữa thế kỷ XIX.
Ở Tây Ban Nha thì giáo hội La Ma có nguồn lực hơn cả. Việc ngăn cản thần quyền tham gia vào chính trị này bùng nổ với nội chiến Tây ban Nha (1936-1939). Kêt quả là đạo thiên chúa, như chỗ dựa của nhà nước phát xít Franco tồn tại được tới năm 1975, khi Franco chết, và Tây ban Nha chuyển sang chế độ đại nghị dân chủ như các nước khác ở Tây Âu.
Như vậy, ở Tây Âu, một động lực lịch sử phát triển của nó chính là đẩy lùi sự can thiệp của thần quyền, của giáo hoàng vào xã hội. Nó mang hai hình thức, đẩy lùi sự can thiệp của thần quyền này như một sự can thiệp của nước ngoài (Đưc, Anh), bảo trợ thần quyền dân tộc (Anglican, tin lành), Hay đẩy lù sự can thiệp của thần quyền thiên chúa giáo của tăng lữ trong nước vào chính trị xã hội, rồi qua đó hạn chế sự can thiệp của thần quyền của nước ngoài của giáo hoàng (Pháp, Ý, Tây ban Nha).
Người ta còn có thể nhìn thấy một điều nữa, cũng rất thú vị. Đó là nơi nào mà ảnh hưởng thần quyền chính trị này kết thúc, thì cũng là dấu hiệu xã hội kinh tế phát triển. Hiện nay những nước như Đức, Anh, Hà Lan .. đều là những nước công nghiệp hoá đầu tiên ở Tây Âu. Pháp lưng chừng ở giữa, và vì không “cắt cầu” được với giáo hội La Mã bằng việc phát minh ra một nhành thiên chúa mới phù hợp hơn, dẫn tới cách mạng tư sản triệt để 1789.
Như vậy, nếu thần quyền, đặc biệt thần quyền thiên chúa giáo nước ngoài can thiệp nhiều vào chính trị, thì đấy là dấu hiệu của sự lạc hậu xã hội.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 6 2020, 10:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #57

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện vấn đề kiểu lịch sử châu Âu này cũng đặt ra với những nước mà Thiên chúa giáo cũng trở thành một truyền thống . Lấy ví dụ ở TQ, nhà nước TQ hiện tại có tổ chức một giáo hội thiên chúa giáo dân tộc (giống như nước Anh), và điều này dẫn đến sự phản ứng của Va ti căng. Giữa TQ và Va ti căng không có quan hệ ngoại giao.
Ở VN, hiện nay thiên chúa giáo cũng là một truyền thống (một người ngủ dậy có thể đã là giáo dân , vì bố mẹ họ theo tín ngưỡng này, tất nhiên họ phải được báp têm rửa tội thì mới là chính thức, nhưng người ta có thể là giáo dân, không phải vì cải đạo, mà là truyền thống gia đình), vấn đề này không được đặt ra, và theo như tôi hiểu thì giữa nhà nước VN và Va ti căng đã đi tới được một thoả ước, không rõ là bất thành văn hay là một hiệp định, theo đó thì Va ti căng không thể tự phong các chức sắc cao cấp trong giáo hội, như là giám mục, Hồng Y, mà không tham khảo ý kiến của nhà nước VN, nhưng không rõ VN có quyền veto (phủ quyết) không.
Mặc dù vậy, so với thế kỷ XIX, người công giáo VN có nhiều thuận lợi hơn trong vấn đề khúc xạ văn hoá so với những người VN theo tôn giáo này vào thế kỷ XIX.

1- Hiện nay lực lượng giáo dân chủ đạo của cơ đốc giáo, là ở các nước Mỹ la tinh. Ở châu Âu, nếu đạo Thiên chúa là một đặc trưng văn hoá, thì số người tự nhận mình là tín đồ ngày càng ít đi. Đặc biệt là những người muốn trở thành linh mục. Việc linh mục không được lập gia đình, không được có quan hệ tình dục ảnh hưởng rất nhiều tới việc người ta muốn thành linh mục hay không. Hiện nay ở Pháp thiếu linh mục tới mức giáo hội phải “nhập khẩu” các linh mục châu Phi. Số lượng này hiện nay không nhiều, những nó cũng nói lên khá nhiều sức hấp dẫn của đạo thiên chúa với người bình thường ra sao. So với VN thì một trời một vực. Một câu chuyện nhỏ. Một lần về VN, lúc qua Cần thơ vào buổi tối, tôi thấy trong phố có một nơi người ta xếp hàng như là đang mua bán gì. Đến gần tới nơi mới nhận thấy đấy là người ta đứng ngoài sân nhà thờ làm lễ. Điều này khó có thể thấy ở Pháp.Lễ ở nhà thờ đức bà Paris, vào đêm giáng sinh chắc cũng không đông đến thế. Việc một giáo hoàng xuất thân từ Argentina, lại là người của dòng Giê Xu lên làm giáo hoàng có lẽ đã chứng tỏ sự dịch chuyển trung tâm này. Tất nhiên, nhân sự quản lý của giáo hoàng vẫn chủ yếu là châu Âu, nhưng việc này sẽ khiến nhận thức của giáo hội La Mã gần với các nước đang phát triển hơn. Gần tới đâu thì không rõ. Có dẫn tới xung đột như Trump và Etablissement Mỹ không thì không rõ.

2- Giáo Hội bớt giáo điều đi. Từ sau Va ti căng III, thì giáo hội cơ đốc giáo không còn chủ chương
đi truyền đạo nữa. Cũng như nhiều tín ngưỡng của các văn hoá khác ngoài châu Âu được chấp nhận. Theo như tôi hiểu, thì người công giáo VN cũng có thể thờ tổ tiên. Nhưng câu chuyện có thể ngược lại. Trước đây tôi có một người láng giềng gốc Ấn độ. Anh ta theo cơ đốc giáo, vì quê hương ở Pondichery, tức là một nhượng địa của Pháp thời trước ở Ấn độ. Lúc tôi hỏi anh ta có đi nhà thờ không, thì anh ta nói vẫn đi nhà thờ, nhưng đi nhà thờ Pháp, chứ không đi nhà thờ cơ đốc của người Ấn. Tôi hỏi tại sao thì anh ta nói bởi vì trong khi làm lễ, có những nghi thức như thờ thần lửa mà anh ta thấy không đúng. Điều này làm tôi cực kỳ ngạc nhiên, bởi vì nó có nghĩa là anh ta còn bảo vệ “truyền thống châu Âu” hơn cả người châu Âu, “bảo hoàng hơn vua”.

3- Nhân sự của giáo hội VN đã được “việt nam hoá”. Điều này tôi đã từng nói. Cứ mỗi lần nhà nước VN mạnh lên, thì giáo hội La Mã lại làm một cái gì đó như là để kêu gọi “lực lượng chống đối”,(ít ra là đến thập niên 90) nhưng việc này đã khiến nhân sự trong giáo hội được việt nam hoá mạnh mẽ hơn. Tất nhiên, những người này đều được đào tạo bởi Toà Thánh La Mã, và hiện tượng “bảo hoàng hơn vua” như ông láng giềng Ấn độ tôi nói ở trên có thể xảy ra.
Nhưng muốn người công giáo “khúc xạ” được thì tât nhiên họ phải là người VN mới có thể làm được.

Ở trên, tôi đã nói là không bàn tới vấn đề đúng sai của tín ngưỡng thiên chúa, vì tôi theo đạo Phật và đạo Nho, không kể chủ nghĩa Mác.
Dù sao thì cũng nói ở đây nhận thức của tôi. Về mặt nhân sinh quan, điều khó chấp nhận với tôi là có một ông trời Creator tức là Thượng đế, mà về mọi mặt cũng giống như một con người trìu tượng hoá. Điều này khác xa với đạo Phật, vốn không có quan niệm Thượng đế này.
Với đạo Nho, có quan niệm Thượng đế (Thiên), như quan niệm tam tài : Thiên-Địa-Nhân, nhưng thiên ở đây là quy luật xã hội, không phải là quyền lực vô song của một người. Trong đạo Nho cũng nói tới Thiên Mệnh, nhưng điều này không phải là do một ông “to đùng’ nào đó làm theo ý mình, Thiên Mệnh trong chính trị của đạo Nho còn chính là “lòng dân”, và điều này có từ thời Mạnh Tử (300 năm trước công nguyên).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 7 2020, 10:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #58

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đáng nhẽ tôidừng việc tham gia vào chủ đề này ở đây, nhưng còn một ít ý kiến nữa về vấn đề tôn giáo văn hoá này, nên viết nốt cho nó khỏi lạc đàn, hoặc quên đi mất, hoặc mất hứng.
Cái câu hỏi mà tôi đặt ra là, điều gì đã khiến đạo cơ đốc khi được Pháp nhập khẩu vào VN đã trở thành chỗ dựa chính trị cho Thực dân Pháp. Nói một cách khác, đạo cơ đốc “compactible” với thực dân Pháp, ủng hộ chế độ thực dân Pháp. Tất nhiên về cá nhân con người, vẫn có người công giáo yêu nước. Điển hình là bác Trần Văn Giầu. Nhưng thường họ phải từ bỏ tôn giáo này, hoặc vẫn là công giáo về nhận thức tình cảm, nhưng là “công giáo tự do”, không phụ thuộc vào hệ thống tổ chức có nguồn gốc công giáo. Vậy cái cơ chế nào đã tạo ra điều đó ? Tại sao thực dân Pháp lại nắm được cả “con tim khối óc” của họ như vậy.Ở đây có nhiều yếu tố, nó bắt nguồn từ lý thuyết tôn giáo, từ cách tổ chức, môi trường xã hội, tác động chính trị bên ngoài. Tôi sẽ lần lượt đề cập tới những điều này, giống như một dạng nhân duyên đưa đẩy tạo ra. Để có được toàn cảnh đầy đủ, thì còn thiếu vấn đề bản thân một người theo đạo cơ đốc nghĩ thế nào, hành động ra sao , Nhưng điều này thì tôi không thể làm được, vì như đã nói, tôi không có niềm tin Thiên chúa giáo, mặc dù đã tìm hiểu nó không kém tôi tìm hiểu về đạo Nho, đạo Phật, vì như tôi đã từng nói, tìm hiểu thiên chúa giáo, giúp tôi hiểu rõ văn minh phương Tây hơn. Đặc biệt là các vấn đề mà triết học nhân văn phương Tây đặt ra. Nhưng nó chỉ là kiến thức không phải là niềm tin. Ngược lại, Nho giáo, Phật giáo với tôi không chỉ là kiến thức mà còn là niềm tin, tức là tôi có nhân sinh quan, thế giới quan của đạo Phật đạo Nho
Điều đầu tiên tôi quan tâm là vấn đề tầng lớp người nào ở VN được hấp dẫn bởi đạo Thiên chúa lúc đạo này du nhập vào VN. Và điều này ta có thể rút ra được khi nhin bản đồ phân bố đạo Thiên chúa (cơ đốc) ở VN vào thế kỷ XVIII, XIX. Một trọng điểm của nó là vùng Nam đồng bằng Bắc bộ, vùng chiêm trũng, vùng lấn biển. Đây chính là vùng Bùi Chu Phát Diệm ngày nay. Một trọng điểm nữa của nó là vùng biển Thanh Nghệ tĩnh, và thường là các làng chài.
Các loại tôn giáo ở VN như đạo Nho, đạo Phật đã tồn tại từ lâu. Nhưng cũng nhìn lên bản đồ VN thời này, thì ta sẽ thấy một điều là những vùng đạo Thiên chúa xâm nhập, cũng chính là vùng mà đạo Phật không phát triển, không có truyền thống.
Còn đạo Nho, thì các hình thức thờ cúng, tôn giáo của nó gắn với một cộng đồng nông nghiệp, gắn với làng xã, như tục thờ Thành Hoàng. Nhưng những làng xã này khép kín, cho nên dân ngụ cư không thể tham gia vào được. Dân ngụ cư, có thể coi như dân di cư vùng kinh tế mới. Để được coi là dân của một làng (đặc biệt ở Đồng Bằng Bắc Bộ), thì người ngụ cư phải ở ít nhất 5 đời. Kết quả, những vùng đất khai hoang mới, dân ngụ cư là chính, không thể có truyền thống này. Nói tóm lại, những vùng đất mà Thiên chúa xâm nhập được, chính là những cùng đất mà nhu cầu tâm linh, từ đó tạo ra cộng đồng nhân quần không được các tôn giáo có tổ chức, ở đây là đạo Phật, đạo Nho chiếm giữ do nó có “bug” trong các điều kiện tổ chức..
Một đặc điểm nữa phải nói đến, đó là, vào thế kỷ XVIII, XIX, thì đạo Nho là chủ đạo. Chứ không phải là đạo Phật. Vì thế các trí thức phật giáo ở VN hiện nay, chủ yếu bắt nguồn từ trong Nam luôn thổi phồng thời Lỹ Trần, vì thời này Phật giáo là quốc đạo, mà thường “lờ lớ lơ” lịch sử VN từ thời nhà Lê (thế kỷ XV) trở đi.
Đạo Nho, như thời thế kỷ XIX, có một đặc điểm đó là nó gắn với một mảnh đất, đó là Làng. Quan niệm gắn với làng này cũng là tâm lý nguyên thuỷ của người Vịêt Nam. Tình cảm của người Việt với quê hương, tức là làng, với mái đình, cây đa, rất quan trọng. Chính vì thế nó không mang đi theo người được. Nói một cách khác, đạo Nho thời này gắn với nông nghiệp, nhưng bất cập với các ngành nghề lang thang nay đây mai đó khác, ví dụ như thương nghiệp, ví dụ như đánh cá, ..
Đạo Thiên chúa, xuất xứ của nó vốn là thành thị cổ đại La Mã, vì thế nó không có vấn đề này. Kết quả nó đã đáp ứng đúng nhu cầu của những vùng đất mới mở, khai hoang, làng xóm lỏng lẻo, con người du cư nay đây mai đó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 7 2020, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #59

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu nhìn vào vùng đồng chua nước mặn Nam sông Hồng, thì ta còn thấy một điều thú vị nữa. Bởi đây cũng là xuất xứ của đạo Mẫu. Và đạo Mẫu trỗi dậy hình thành vào khoảng thế kỷ XVI. Tức cùng vào thời điểm mà đạo Thiên chúa do người Bồ đào Nha mang vào, trong đó có Alexandre Rhode mà chủ đề này nói tới.
Như vậy đạo Mẫu là phản ứng của dân gian với đạo Thiên chúa (với mô hình cơ đốc, thì đạo Thiên chúa cũng thờ Đức Mẹ, có thể quan niệm như một dạng thờ mẫu). Điều này rất là có thể. Nhưng nó cũng thể hiện điều mà tôi nói ở trên. Đạo Mẫu không gắn với một mảnh đất, nó gắn với con người. Người ta đi đâu mang nó theo đó. Không kể thế, nhân sự của nó phải “có duyên”, phải bị “cô hành”, “cô bắt”, chứ không phải qua kiểm tra giáo lý, trao bằng cấp (được quản lý, hay bị quản lý).. Về ưu điểm, đạo Mẫu không khác đạo Thiên chúa, và bù đắp vào được phần đạo Nho, đạo Phật không làm được.
Một điều thú vị nữa, đạo Mẫu cũng bị đàn áp, vì được coi là mê tín. Chỉ tới hiện tại bây giờ, thì nhà nước mới công nhận đạo Mẫu, trước đó nó chỉ được coi là tín ngưỡng. Và không chỉ có nhà nước XHCN mới coi nó là mê tín, mà chính quyền phong kiến VN cũng vậy.
Như vậy cùng cạnh tranh trên một vùng đất, tại sao đạo Mẫu bản địa không vượt mặt được đạo Thiên chúa. Ở đây liên quan tới vấn đề tổ chức, quản lý, quy mô. Đạo Thiên chúa vì thế không thể bị đạo Mẫu vượt mặt. Nhưng việc đạo Mẫu vẫn tồn tại song hành với đạo Thiên chúa mà không bị đè bẹp hẳn, cũng chính vì nó là bản địa.
Như vậy xuất phát điểm, đạo Thiên chúa đã nhằm vào được một tầng lớp xã hội, mà chính quyền phong kiến bỏ rơi về tâm linh. Đã bỏ rơi thì tất có tâm lý đối kháng. Và đây chính là điều mà đạo Thiên chúa lợi dụng được.
Nó cũng có một hệ quả nữa, đó là trình độ dân trí của nhóm người công giáo này thấp kém. Điều này ngược hẳn với ý đồ truyền đạo ban đầu của các giáo sĩ phương Tây. Họ vẫn có ảo tưởng là đạo Thiên chúa tuyệt vời tới mức có thể chinh phục được tầng lớp cầm quyền của nhà nước phong kiến VN, trí thức của nó, để rồi cải đạo toàn xã hội, như những gì đã xẩy ra ở thời Trung cổ Châu Âu (ví dụ, khi vua Nga cải đạo, thì cả nước Nga cải đạo). Nhưng điều này không thể xẩy ra.
Từ đó nó cũng dẫn tới một hệ quả nữa. Đó là nhà nước phong kiến VN không thể trông chờ vào một dạng trí thức mới, công giáo để cải cách giống như Nhật bản với tầng lớp võ sĩ đạo. Khi vào Vn nhận thức công giáo đã lạc hậu so với sự phát triển xã hội tư bản phương Tây, lại được truyền cho nhóm người thấp kém. Nên nó không thể là chỗ dựa phát triển (không kể sự cập kênh về văn hoá, tinh thần giáo điều của những giáo sĩ truyền đạo).
Hiện tại, lịch sử VN hay nói tới Nguyễn Trường Tộ, và những đề nghị cải cách của ông ta. Nhưng Nguyễn Trường Tộ chỉ là ngoại lệ, và cũng không có khả năng thực hiện.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 8 2020, 11:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #60

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đã phân tích về nguyên thuỷ, tầng lớp người bản địa nào bị thu hút bởi đạo Thiên chúa, bây giờ ta chuyển sang vế hai. Đó là những người truyền đạo, tức là các giáo sĩ phương Tây. Đạo Thiên chúa bắt đầu truyền vào VN từ thế kỷ XVI, tính đến thời điểm Pháp xâm lược VN vào thế kỷ XIX. Trong thời gian 300 này, bản thân các nhà nước phương Tây cũng phát triển, từ chế độ phong kiến tiền tư bản, sang chế độ tư bản. Vì thế sự xâm lược của Thiên chúa giáo cũng có hai bản chất. Thời kỳ đầu từ lúc Alexandre de Rhode sang VN (thế kỷ XVI) cho đến thế kỷ XVIII, là một dạng xâm lược phong kiến, của các triều đại phong kiến phương Tây. Từ thế kỷ XIX, là sự lợi dụng thiên chúa giáo để xâm lược, của thời đại chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
Nó khác nhau ở đâu ? nó khác ở chỗ, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, truyền đạo là chủ yếu, nhưng vì đạo Thiên chúa là một dạng đạo đòi độc tôn (monotheisme), nên bản thân sự truyền đạo đã là xâm lược. Cách thức này giống như các cuộc thánh chiến (Croisade) mà phương Tây đã làm trong suốt thế kỷ XI, XII với vùng Trung Đông và được Tây ban Nha, Bồ đào Nha thực hiện ở châu Mỹ la tinh từ thế kỷ XV. Cũng nhờ những cuộc bóc lột thuộc địa tiền tư bản này, mà Tây Âu tích luỹ tư bản phát triển cao hơn thành chủ nghĩa tư bản. Sự truyền đạo này đi liền với diệt chủng, tiêu diệt văn hoá (huỷ diệt ngươid da đỏ). Và khi người bản địa bị tiêu diệt, thì nô lệ da đen lại được mang sang. Sự tích luỹ tư bản của Tây Âu, gắn liền với các cuộc xâm lược tiền tư bản này. Ở châu Á, các triều đại phong kiến châu Á, thoát được cảnh này vì nhà nước phát triển hơn. Châu Á chỉ bị vượt mặt khi có cách mạng công nghiệp ở Tây Âu, dẫn tới chủ nghĩa đế quốc. Còn thời kỳ tiền tư bản, và tư bản (đến thế kỷ XVIII), do trình độ phát triên tương đương, nên các đế quốc như Bồ, Hà lan, Tây ban Nha chỉ lập được các thương điếm, chứ không xâm lược được. (ngoại lệ trường hợp của Philipine).
Từ thế kỷ XIX, đặc biệt sau chiến tranh thuốc phiện (1840) giữa liên quân phương Tây đứng đầu là Anh với nhà Thanh. Thì đạo Thiên chúa được lợi dụng để xâm lược. Như vậy đạo Thiên chúa từ chủ thể xâm lược, trở thành hỗ trợ xâm lược. Sự phân biệt này rất quan trọng, vì nó sẽ làm cho ta hiểu được thực chất chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam về sau, và bản chất “tinh thần dân tộc” của nhóm người này như thế nào.
Do chế độ phong kiến Pháp, và nhà nước tư sản Pháp đến tận sau năm 1840, mới quyết định xâm lược VN thực sự, vì như tôi đã nói ở trên, Pháp muốn tìm đường thâm nhập TQ, và vì nhà Thanh đã thất bại, thì khả năng đánh một nước nhỏ như VN khả thi hơn. Không kể theo quan niệm của Thực dân Pháp, VN là thuộc quốc của nhà Thanh, nên nhà Thanh suy yếu thì sẽ đánh được VN. Từ đó đi tới sự ngộ nhận của các học giả phương Tây coi VN là một bộ phận của TQ. Điều này giúp họ tuyên truyền thời thực dân, là Thực dân Pháp “cứu” VN khỏi sự bảo hộ của TQ điều mà cả Trần Trọng Kim lẫn ông Khôi Nguyễn nào đó bám vào để biện hộ cho chế độ thực dân pháp ở VN, cũng như để biện hộ sự “phò tây vô điều kiện” của họ.
Chính vì có sự nhập nhằng lâu dài từ thế kỷ thứ 16 đến 18, là thời gian mà “không thể xâm lược được”, vì điều kiện ngoại cảnh (cách trở về khoảng cách, không có sự vượt trội về kỹ thuật, các triều đại phong kiến VN đủ mạnh), đã khiến sử phương Tây thường mập mờ rằng họ chỉ truyền đạo mà không xâm lược. Nhưng điều nàylà sai khi ta xét tới các cuộc thánh chiến, rồi xâm lược ở châu Mỹ của các triều đại phong kiến Tây Âu.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 4 5 6 7 8 >
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC