Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

3 Trang < 1 2 3 > 

· [ ] ·

 Chiến Tranh Biên Giới Bảo Vệ Tổ Quốc 1979-1991

Phó Thường Nhân
post Mar 17 2016, 09:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Thế root có muốn biết một phiên bản của sự thật không. Thực ra nó là sự thật, nhưng vì là tôi phân tích, một phân tích hoàn toàn cá nhân, không phải là của chính phủ VN, cũng không phải của lề trái, nên tôi gọi nó là phiên bản (one version of truth). Nhưng điều này tôi đã đả động đến trong một chủ đề biển đảo ở trong diễn đàn này, khi có việc VN chấp nhận luật biển thế giới UNCLOS (Quốc hội VN đã biểu quyết thực thi nó vào đầu nhiệm kỳ của ông Trương Tấn Sang).
Trong hai quần đảo Hoàng Sa (HS) và Trường Sa (TS) thì mỗi quần đảo có một số phận riêng rất khác nhau. Ở quần đảo HS thì chỉ có mâu thuẫn VN-TQ, còn ở quần đảo TS thì đa bên. Ở tất cả các quần đảo này, trong lịch sử không có dân cư trú, mà chỉ có quản lý kiểu khai thác. VN có giấy tờ, tài liệu lịch sử chứng tỏ tổ tiên ta có ra khai thác. Nên có thể coi về mặt lịch sử, thì lẽ phải về VN. Nhưng theo tôi hiểu thì nó không có bản đồ chính xác đảo nào, dải đất nào. Không kể có nhiều đảo là đảo lúc chìm lúc nổi, có đảo mới nổi, có đảo mất đi. Vậy để xác định được chính xác kiểu phân giải địa lý rất khó.
VN có một lợi thế về lịch sử nữa, đó là do thực dân Pháp tạo ra. Khi Pháp biến toàn bộ Đông Dương thành thuộc địa, thì Pháp cũng đã tuyên bố chủ quyền của Đông Dương trên toàn bộ hai quần đảo. Lúc này thì cả TQ (nhà Thanh), Tây ban Nha (Philipine), rồi Indo (Hà lan), Malaysia (Anh) không ai phản đối gì. Lúc này thì bản đồ HS, TS mới thật rõ ràng, vì Pháp có đưa các đoàn nghiên cứu ra để khảo sát, vẽ bản đồ, xác lập chủ quyền. Khi đất nước VN chia làm hai miền, vì chính quyền miền Nam là do Pháp trao lại (từ năm 1948) thì mặc nhiên hai quần đảo này là của chính quyền miền Nam quản lý, và khi thống nhất thì nó phải là của VN. Đây là nói về lý. Nhưng thực tế trên hiện trường nó lại hơi khác.
Ở quần đảo Hoàng Sa, chính quyền miền Nam đã tiếp quản tổ đài khí tượng của Pháp lập ra trên đảo Phú Lâm, là hòn đảo to nhất ở quần đảo này và có cả nước ngọt (nếu tôi không nhầm). Và cùng với hòn đảo này là những hòn đảo, bãi đá phía Nam của quần đảo. Còn TQ, từ khi cách mạng TQ thành công, thì họ cũng chiếm đóng các hòn đảo bãi đã phía bắc, từ năm 1956 thì phải. Đến năm 1974, thì TQ chiếm nốt.
Ở quần đảo TS, trong đại chiến thế giới thứ II, Nhật chiếm Đông Dương, và đã xây dựng một căn cứ tầu ngầm ở đảo Ba Bình. Đây là hòn đảo lớn nhất ở Trường Sa, có nước ngọt. Khi Nhật bại trận, đã từ bỏ tất cả quyền kiểm soát các đảo ở biển Đông. Và chính quyền Tưởng ở Đài loan đã tiếp quản hòn đảo này cho đến nay.
Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thì chỉ có chính quyền miền Nam có sự công nhận của “cộng đồng quốc tế” (tức là phe tư bản chủ nghĩa), cho nên những hiệp định quốc tế là do chính quyền miền Nam cả. Mặc dù luôn khẳng định HS, TS là của VN, chính quyền miền Nam cũng không chiếm lại được phần bắc quần đảo HS, cũng như đảo Ba Bình, mà chỉ đưa quân ra kiểm soát một phần các quần đảo này.
Trước khi VN chấp nhận UNCLOS, theo tôi hiểu, thì chủ trương của VN là sử dụng lý lẽ lịch sử. Vì lý lẽ lịch sử có phần lợi cho VN. Trong khi UNCLOS không chấp nhận lý lẽ lịch sử mà chỉ chấp nhận lý lẽ về địa lý, dựa trên thềm lục địa. Nếu chỉ dùng lý lẽ lịch sử, thì gần như toàn bộ biển Đông là của VN. Bởi quần đảo TS gần Philipine , Malaysia hơn về mặt địa lý. Khi Philipine kiện TQ, là dựa theo tài phán kiểu UNCLOS. Nếu VN tham gia kiện, thì có nghĩa là tự cầm dao chém tay mình, để Philipine thắng, vì những hòn đảo này ở TS đều nằm gần như hầu hết trong vòng 200 hải lý đặc quyền kinh tế tính từ bờ biển Philipine. Đây có lẽ là lý do chính khiến VN không tham gia. Bây giờ giả dụ trọng tài quốc tế bảo Phi thắng, thì nó sẽ khẳng định về pháp lý là đường lưỡi bò của TQ không có cơ sở, nhưng phần VN vẫn mập mờ. Còn nếu tham gia. Thì ông tự công nhận là ông mất chứ còn gì.
Tại sao VN lại chấp nhận UNCLOS. Bởi vì không chấp nhận thì sẽ phải một mình chống lại mafia. Bao gồm cả TQ, và các nước ASEAN liên quan. Nếu VN thực sự mạnh về quân sự kinh tế, thì mình làm bay. Nhưng mình không đủ sức, phải cần sự trợ giúp về ngoại giao, đối ngoại quốc tế. VN cần ASEAN làm chỗ dựa chính trị, cũng cần chơi với Mỹ. Không vào UNCLOS thì không chơi được. Tương tự như vậy với vấn đề hạt nhân. Trước đây chính quyền miền Nam có một lò làm giầu Uranium nhỏ thí nghiệm ở Đà lạt do chính quyền miền Nam để lại, rồi Liên Xô giúp tân trang. Túc tắc mấy chục năm, VN cũng có được một ít uranium có thể dùng vào công nghệ hạt nhân, và có thể dùng làm bom. Nhưng Mỹ ngăn cản, và cái lề trái “yêu nước” đòi đánh TQ mà các bác thấy đầy rẫy trên mạng là một thủ phạm của cái chuyện này. Vì để sát hại VN, nó kêu gào là VN có thể thành Bắc Triều Tiên, tạo cớ cho Mỹ ép. Nó “yêu Vn” như thế, sao lại không là phản động được. Nếu VN có thể làm bom, thì sức mạnh VN sẽ tăng lên nhiều lần. Hiện tại, thì chính sách của VN là một vùng ĐNA phi hạt nhân. Và điều đó phù hợp với Mỹ, nhưng điều đó có ngăn cản được căn cứ tầu ngầm hạt nhân lớn nhất của TQ là ở đảo Hải Nam đâu.
Vì chấp nhận UNCLOS, nên thực tế các đảo ở TS hầu như hoàn toàn nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế VN. Còn với quần đảo Hoàng Sa , thì nó vô hiệu hoá việc sở hữu các đảo trên pháp lý quốc tế. Vì có đảo, cũng không khẳng định được chủ quyền biển, do nó phải được tính từ bờ biển VN. Chính vì cái điều này, mà trong chủ để chủ quyền biển đảo mấy năm trước, tôi hoan nghênh.
Để chống điều này, thì TQ đã viện lý là các hòn đảo này, ví dụ như Phú lâm, phải được tính như đất liền. Đây là một điều ngang ngược. Và để thực chứng điều đó, họ đã đưa cái dàn khoan ra vào năm ngoái. Nhưng VN đã phản đối thành công. Mỹ hiện nay cũng đưa tầu chiến vào dưới 12 hải lý ở các hòn đảo ở Hoàng Sa. Đây là sự không công nhận lý lẽ của TQ.
Nhưng ngay để bảo đảm được sự thực thi của UNCLOS, thì cũng phải có sức mạnh thực tế. UNCLOS đã giúp VN có lý, để có thể lợi dụng được sự ủng hộ của các nước. Sự ủng hộ này sẽ giúp VN có điều kiện để hợp tác, tân trang quân đội, cảnh sát biển.. để biến cái pháp lý này thành thực thi. Muốn thực thi phải có tiền, muốn có tiền phải phát triển được kinh tế. sự ủng hộ của người ta thì chỉ có tác dụng người ta bán vũ khi cho thôi. Đây là chưa kể tới điều kiện bán (chính trị, kỹ thuật,..).
Về thực lực quân sự, tổ chức nhà nước. VN là nước mạnh nhất ở biển Đông (ngoại trừ TQ). Chính vì thế mà VN mới “lên giá” trong mắt Mỹ. Quân đội VN đã từng đánh nhau với quân đội TQ hiện tại, trong quá khứ VN luôn đánh được những kẻ mạnh hơn, mà theo lô gíc thông thường không thể thắng. Cái hình ảnh “marketing” ấy cũng có tác động rất lớn với tâm lý đối thủ. Cái sức mạnh vô hình ấy nằm trong lòng yêu nước của người Việt, nhưng cũng là sự chỉ huy nhất thống, hệ thống tư tưởng mạnh. Đây cũng là điều mà VN nên để ý, vì mất đi sự chỉ huy nhất thống, mất hệ thống tư tưởng, thì sẽ rối loạn, và không thể huy động được lòng yêu nước của nhân dân. Ngược lại, lề trái, nó chỉ muốn phá đi sự nhất thống, đánh đổ hệ thống tư tưởng dưới cái vỏ bọc yêu nước quá khích mà thực ra là bán nước.
Khi nhìn thấy tất cả sự phát triển của vấn đề biển đảo như thế, thì người ta có thể nhận thấy là nước VN hiện tại không bao giờ ngừng bảo vệ chủ quyền của mình. Thậm chí nhiều lúc còn là duy ý chí.
Tóm lại với tôi, vấn đề bây giờ là bảo đảm được chủ quyền trong phạm vi UNCLOS cho mình có lý. Những hòn đảo đã có thì giữ vững, vì đó là chủ quyền lịch sử, dù nó nằm trong vùng UNCLOS của Phi hay Mã. Tạo sự quân bình với TQ ở Hoàng Sa, không ngừng đòi chủ quyền ở các đảo bị chiếm, nhưng trước khi lấy lại được đảo, thì không để chủ quyền biển bị mất. Đây cũng là vấn đề phân định cửa vịnh Bắc Bộ nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 17 2016, 09:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vấn đề đảo này không chỉ có đảo, mà nó còn có những vẫn đề khác liên quan cũng quan trọng không kém. Nó có mấy vấn để sau:
1- Vấn đề quan niệm lịch sử về vai trò của VNCH.
2- Vấn đề vị thế trong quan hệ với TQ.
3- Vấn đề quốc phòng an ninh lâu dài.
4- Vấn để quan hệ với Mỹ.
Tôi nói vấn đề 2 trước, vì nó là cái cửa để nhìn những vấn đề còn lại (ngoại trừ điểm 1). Từ khi hệ thống XHCN cũ tan rã, thì cả thế giới chỉ còn có một hệ thống chung. Chính vì thế quan hệ ngoại giao TQ-VN trở về lại với những vấn đề địa chính trị từ ngàn xưa. Cũng chính vì thế mà TQ cũng không coi họ như một nước XHCN, có một hệ thống giá trị phải bảo vệ, có một khối liên minh phải bảo vệ, không giống như Liên Xô ngày xưa. Điều này cũng là một bằng chứng nữa để nói rằng CNXH cũng là một cách thức để công nghiệp hoá (như tôi nói khía cạnh này của Liên Xô, trong một chủ đề khác). Như vậy có thể nói, chủ nghĩa dân tộc là mục đích, CNXH là phương pháp công nghiệp hoá. Điều tương tự như thế cũng có ở VN. Việc hi vọng TQ là đồng minh do cùng ý thức hệ là không có, nhưng mình có thể học nó nhiều điều vì điều kiện văn hoá xã hội truyền thống tương đồng nhau. Và những điều họ gặp phải trong quan hệ với phương Tây, có thể nhìn vào đó như một thứ kinh nghiệm, vì bài bản phương Tây áp dụng vào TQ để nhằm thay đổi TQ có lợi cho nó, cũng là bài bản nó áp vào VN. Vì quan hệ ngoại giao tQ-VN có mùi vị truyền thống, TQ có xu hướng coi VN như một thứ chư hầu để sai bảo, đây chính là tâm lý nước lớn. Nhưng có điều khác, là TQ hay VN cũng nằm trong thế giới, và quan hệ thế giới hiện tại là “ông có con gà, bà ra chai rượu”. Tức là một quan hệ dạng thương mại. Nếu không “quậy” mà im ỉm nghe lời thì nó lấn tới nữa. Nhưng muốn “quậy”, thì phải có thế, mới có cái trao đổi. Cái thế này là thế tổng hợp. Bao gồm sức mạnh quân sự, ngoại giao, quan hệ quốc tế, kinh tế nội địa, tài chính..Và vấn đề biển đảo, vừa là quyền lợi lãnh thổ chủ quyền của VN, vừa là cái đòn bẩy rất quan trọng để phát huy các thế ngoại giao, quan hệ quốc tế, phản triển sản xuất trong nước..v..v..tạo thế quậy. Không quậy, thì đừng hòng đòi được cái gì.
Vấn đề 3, an ninh quốc phòng. Với cái “lưỡi bò” ấy, thì TQ vươn khắp biển Đông, khống chế tất cả các nước trong khu vực. Trong đó có VN. Không kể, vùng đặc quyền kinh tế biển rất quan trọng với VN, nó là biên giới cuối cùng để khai thác tài nguyên khoáng sản. Nếu TQ bao hết, thì họ cũng là người cầm trịnh khống chế hết. Rất may mắn là vị trí địa lý với bờ biển dài của VN, khiến VN có “địa lợi” trong việc bảo vệ vùng biển của mình. Và trong thực tế có thể khống chế hoàn toàn vùng biển này, nếu chiến tranh xẩy ra. Như vậy dù có chơi với TQ, cũng không thể không tăng cường năng lực quốc phòng để cho TQ không thể yên tâm nghĩ rằng mình khống chế được. trong cuộc đấu này, VN không thua là thắng, nếu không có giải pháp chính trị. Còn TQ dù có thắng vẫn có thể ở vào thế thua. Vì cái tương quan lực lượng là bao gồm cả quân sự và ngoại giao. Phải đặt TQ vào vị thế, nếu ông dây vơi tôi, thì phần thiệt nhiều hơnphần lợi. Còn lại nếu ông không dây với tôi, thì cả tôi và ông cùng lợi. Như vâỵ là ngoại giao mở cửa chơi, với sự yểm trợ của quân sự, quan hệ đối ngoại tạo thế. Cái thế này tức khắc liên quan tới Mỹ, nhưng cũng có cả các nước khác nữa như Nga, Ấn, EU, Nhật,.. từ đó mà tới điều 4.
Vấn đề 4, quan hệ với Mỹ. Hiện tại, trong quan hệ quốc tế, không chơi được với Mỹ thì không phát triển được (hoặc là rất khó khăn). Nhưng làm tay sai cho nó thì lại là điều bất lợi. Bài học của VNCH ở miền Nam còn nguyên đó. Hiện tại Mỹ và VN là đồng minh khách quan. Họ có quyền lợi bảo vệ tự do hàng hải (thực chất là sự hiện diện) ở biển Đông. VN có vùng đặc quyền kinh tế phải bảo vệ. Nhưng ý đồ hai bên không giống nhau. Đối với VN đó là vấn đề an ninh sống còn, là độc lập dân tộc, là phát triển, là công nghiệp hoá, với Mỹ nó là một con bài. Tầm quan trọng không giống nhau. Nếu VN là anh lính uỷ nhiệm thì có lợi cho Mỹ nhất, nhưng đó là điều không lợi cho VN. Từ đó dẫn tới việc, Mỹ có thể vừa ve vãn VN vừa xúi quân xanh quân đỏ của nó để làm thay đổi hệ thống chính trị VN, mở đường cho việc dùng VN làm lính uỷ nhiệm chống TQ. Một kịch bản kiểu UK là điều vẫn phải để ý.
Để giải quyết vấn đề đó thì phải dùng hai biện pháp. Một bên thì tăng cường quan hệ hợp tác với Mỹ, lấy cái quyền lợi tương đồng khách quan giữa Mỹ và VN để phát triển kinh tế, vì một VN mạnh là có lợi cho Mỹ. Một bên thì phải cương quyết nhất thống, chặt hết quân xanh quân đỏ của nó cài cắm. Nhưng nhất thống không phải là cường quyền, mà dựa trên đó phát triển dân chủ. Cái dân chủ này có tác dụng phê phán xây dựng như dạng feetback của xã hội, để chỉnh lý chính sách, điều chỉnh. Cái dân chủ này phải dừng, khi nó động tới nguyên tắc nhất thống.
Còn chuyện số 1, “đánh giá vai trò của chế độ VNCH” thì tôi nói sau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 21 2016, 08:48 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó viết tiếp đi chứ, xong em mới bàn luận thêm được... cheers.gif


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 24 2016, 11:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Còn vấn đề VNCH là vấn đề lịch sử. Và nó có điều có thể khiến người ta khó hiểu, đó là VNCH là một chế độ “nguỵ quyền” vậy sao nhà nước VN bây giờ lại kế thừa những gì để lại của VNCH về chủ quyền biển đảo, vậy VNCH cũng có cái gì đó đúng, có thể nó không “nguỵ” như thế. Hay nói rõ hơn, chế độ này cũng “yêu nước”. Vậy làm sao giải quyết được cái mâu thuẫn này.
Thực ra nó không phải là vấn đề, mà chỉ là sự áp dụng luật pháp quốc tế theo tính kế thừa đối với các nhà nước xuất hiện trên cùng một lãnh thổ, bất chấp bản chất nó thế nào. Cũng chính vì thế mà khi Liên Xô ra đời, dù tự mình tuyên bố là một chế độ hoàn toàn mới, vẫn phải chấp nhận cái cục nợ mà nhà nước Sa hoàng để lại. Tính kế thừa này không liên quan gì tới bản chất chế độ cả. Sau năm 75, khi chế độ miền Nam sụp đổ, thì tất cả tài sản của nhà nước này đều được trao lại cho nhà nước VN hiện tại (cả tài sản lẫn nợ nần), với điều kiện là nhà nước VN được chấp nhận là chính danh, là đại diện.
Từ năm 1945, lúc nhà nước VN dân chủ cộng hoà ra đời, cho đến tận năm 1975, ngoại trừ Pháp, không một nước phương Tây nào công nhận nhà nước VNDCCH cả. Chính vì thế mà trong tất cả các tổ chức quốc tế (vì do phương Tây khống chế), cái ghế đại diện của Vn là do VNCH giữ, vì chế độ này là do họ nặn ra. Tương tự như vậy, nhà nước VN hiện tại cũng kế thừa về mặt lãnh thổ, những gì mà thực dân Pháp để lại. Đường biên giới với Lào, Cam pu chia, trước khi chính phủ VN bây giờ ký với chính phủ Lào, Cam pu chia chỉ là biên giới hành chính trong một lãnh thổ là Đông Dương.
Thế tại sao chính phủ VNCH là “bù nhìn” mà vẫn có chủ quyền. Bởi vì chính sách thực dân mới kiểu Mỹ, nó không trực trị, cai trị trực tiếp. Nó công nhận chủ quyền, nhưng rút ruột, điều khiển nhà nước tay sai. Mỹ, và phương Tây nói chung, hiện tại không còn chính sách chiếm đất , giành đất, mà thay vào đó là khống chế nhà nước tay sai thông qua chính trị, kinh tế và quân sự. Ví dụ Mỹ vào VN, nó nhằm vào cả nước, chứ không thèm tranh chấp vài hòn đảo, mấy bãi biển. TQ chơi trò lấn sân, Mỹ chơi trò cướp nguyên nhà.
Trong lịch sử VN , cách tiếp cận lịch sử phổ thông có nhiều điều bất cập, như việc chế độ VNCH, chiến tranh bảo vệ biên giới, với lịch sử gần. Về lịch sử xa, như nhà Trịnh, nhà Nguyễn.. cũng không được đánh giá thoả đáng. Vì thế cũng phải có cách tiếp cận lịch sử đầy đủ hơn. Nếu không làm thế, thì lịch sử vẫn tồn tại, nhưng dưới phiên bản chợ đen, và khi nó đã là chợ đen thì bị méo mó bởi đủ các dạng tâm lý, nhìn nhận chủ yếu qua mặc cảm tâm lý, có hại nhiều hơn có lợi. Đây là điều không tốt.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Mar 29 2016, 04:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp ý kiến của bác Phó, em lại có một số suy nghĩ về lịch sử theo cách nhìn cá nhân, chứ không phải là cách nhìn của SGK chính thống. Đó là những suy nghĩ về cuộc chiến tranh thống nhất đất nước, về chế độ VNCN... Nếu như cuộc chiến chống Pháp được đa số người VN ủng hộ, vì là cuộc chiến ngoại xâm, thì chiến tranh chống Mỹ lại khiến người VN gần như là bị chia rẽ thành 2 phe, 2 ý thức hệ khá là sâu sắc.

Theo những gì mà em được biết thì năm 1954, lúc đó chúng ta vừa đánh thắng trận DBP và ngồi vào bàn đàm phán tại Genevo. Khi đó có 2 phe “đại ca” là Pháp-Mỹ, với bên kia là Nga-Trung đứng đằng sau chính phủ HCM. Theo em thì cả 2 phe này đều muốn chia đôi nước VN, muốn VN tiếp tục phải đánh nhau tiếp, vì những lợi ích riêng của mỗi “đại ca”. Lúc đó chính phủ HCM rất khó không nghe các đại ca của mình để chấp nhận đường biên giới tạm thời. Nếu tiếp tục đánh Pháp đến ngày thống nhất đất nước mà không có sự ủng hộ của các đại ca là một điều khá nan giải.

OK, vậy là chấp nhận tạm chia cắt 2 miền và chờ tổng tuyển cử. Cuối cùng thì cũng chả có một cuộc bầu cử nào diễn ra cả, và điều khiến em thắc mắc là phe nào không muốn tổng tuyển cử và muốn tiếp tục chia cắt 2 miền? Em thì suy đoán đúng như SGK, tức là phe miền Nam không muốn, vì lòng dân đa số hướng về chính quyền miền Bắc. Các cán bộ CS tuy ra tập kết nhiều, nhưng các cơ sở CM vẫn được cài cắm rất vững chắc trong Nam. Trong khi đó, chính quyền miền Nam thì lại chả có cơ sở nào sống trong lòng dân được như phe miền Bắc.

Nếu nhìn vào các tấm gương trên thế giới như Đông – Tây Đức hay Nam - Bắc Hàn, thì thấy họ không thể thống nhất được đất nước bằng con đường chiến tranh. Với nước Đức thì cả 2 miền đều tập trung phát triển kinh tế và miền nào có đường lối kinh tế tốt hơn đã phát triển hơn, rồi “sáp nhập” miền còn lại vào mình theo con đường chính trị. Nam Bắc Hàn thì vẫn chia cắt tới tận bây giờ, và khó có khả năng thống nhất được, ít nhất là trong tương lai gần. Và một điều đáng chú ý ở cả 2 điển hình này là không có miền nào cài cắm được các cơ sở cán bộ vững chắc trong dân của miền kia.

Em nghĩ rằng việc cài cắm các cơ sở CM ở miền Nam VN là một mầm mống quan trọng dẫn tới cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa 2 miền. Bởi vì các cán bộ được cài cắm sẽ có những hoạt động chính trị (kiểu như diễn biến hòa bình) để chống lại chính quyền VNCH. Và đáp lại, chính quyền này cũng là một kiểu độc tài, nên sẽ thẳng tay đàn áp những chính kiến đối lập. Thế là “phe đối lập” lại phải phản kháng “đồng khởi”... Chiến tranh là tất yếu xảy ra.

Nếu ngày đó chính quyền VNCH là một chính quyền ôn hòa và dân chủ hơn thì liệu nước VN có thể tránh được một cuộc chiến đẫm máu chăng?


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 29 2016, 08:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp là hoàn toàn giống nhau. Chỉ có điều kiện khác nhau. Bây giờ người ta hay nhấn mạnh vấn đề “đại ca” với cố xoay nó ra là nội chiến, nhưng thực ra không phải. Nó có mầu sắc nội chiến (tức là nhìn bề ngoài giống như một cuộc nội chiến) là vào giai đoạn tàn cuộc, 1973-1975. Nhưng sở dĩ như thế vì Mỹ đã bỏ đi, bỏ chính quyền miền Nam “bơ vơ”. Bản chất của nó là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đánh đổ phong kiến kéo dài do bị nước ngoài can thiệp (Pháp, Mỹ), chứ không nội chiến gì cả. Muốn hiểu nội chiến trong lịch sử VN thì phải xem thời Mạc-Trịnh-Nguyễn, hay thời Tây sơn-Nguyễn.
Tại sao lại thế, bởi vì chính quyền miền Nam không phải sau năm 1954 mới có. Mà nó được thành lập năm 1948, do Pháp lập ra. Tại sao lại năm 1948, bởi vì sau chiến dịch đánh lên Việt Bắc, vào mùa đông năm 1947 thất bại, Pháp biết là không thể đánh nhanh thắng nhanh, lại cần sự hỗ trợ của Mỹ, nên phải nặn ra cái chính phủ VN này, do Bảo đại cầm đầu để chính danh tiếp tục chiến tranh. Nhưng nhân vật sau này trong chính quyền VNCH, ngoại trừ gia đình Ngô Đình Diệm, thì đều ở trong quân đội Nguỵ do Pháp lập ra cả. Nguyễn văn Thiệu là tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn nguỵ binh, đã từng càn quét ở đồng bằng Bắc bộ. Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Khánh, Đỗ Mậu, ..toàn bộ bộ sậu VNCH là ở đây ra. Đánh Pháp là chống xâm lựơc thì tại sao đánh Mỹ lại không,vì nó vẫn là sự tiếp nối của cái chính quyền ấy. Nếu đã coi đánh Mỹ là nội chiến, thì đánh Pháp cũng là nội chiến chứ. Nhưng điều đó đâu có phải.
Còn vấn đề đại ca thì thế này. Kháng chiến chống Pháp 9 năm, thì 4 năm tự lực (1946-1950). Không có đại ca vẫn đánh. Như vậy sao có thể coi đại ca là quyết định. Kháng chiến chống Mỹ, bắt đầu bằng sự nổi dậy của người dân miền Nam (mà văn hoá phẩm lề trái cố gắng quên đi) không liên quan gì tới các đại ca cả. VN còn khôn khéo lợi dụng thực trạng của từng Đại ca. Thời gian đầu, do Liên Xô muốn chung sống hoà bình, ngần ngại thì nhờ TQ (giai đoạn này kéo tới 1965). Rồi sau đó khi TQ ngãng ra thì VN lại nhờ Liên Xô đến năm 1975. Phải có đường lối chính trị độc lập thì mới làm thế được.
Thời VN phụ thuộc nhất là giai đoạn 1979-1991, vì bị bao vây tứ phía, không có cửa thứ 2. Nhưng khi Liên Xô đổ, VN có đổ đâu. Một chính quyền độc lập như vậy mà lại bảo là sống được nhờ Đại ca thì không phải.
Thế còn chính quyền Sài gòn. Mỹ rút ra năm trước năm sau, thì ông đổ. Nếu ông thực sự có thực lực thì đâu có thế. Đại ca (Pháp, Mỹ) nặn ra ông , thì lúc nó rút ông xỉu luôn, đấy là bằng chứng rõ rệt nhất nói lên bản chất của chế độ ông.
Nhưng điều mà root nói, thực ra không mới. Mà nó chính là đường lối tuyên truyền của chế độ miền Nam ngày xưa, nó gồm những điểm này:
1- Cố gắng chứng minh mình là dân tộc bằng cách tôn vinh các vị anh hùng dân tộc kiểu Nguyễn Xí là tổ của ngành thông tin liên lạc (vì có tích Nguyễn Xí dùng chim bồ câu báo tin), Trần Hưng Đạo là thuỷ tổ Hải quân.. Nhưng ngày trước, thời Pháp nó cũng thế. Chế độ thực dân vẫn có chính quyền nhà Nguyễn, vẫn áo dài khăn đóng.. nhưng thuộc địa vẫn là thuộc địa. Mặc dù mồm cứ rai rải quốc gia quốc gia.
2- Xoá nhoà chính nghĩa bằng quan niệm nội chiến, tôi ông như nhau. Và vì thế mới có việc Bắc Việt xâm lược Nam Việt, giống như là hai nước khác nhau. Nhưng đâu có phải. Bản thân ở miền Nam, chính quyền Sài gòn có kiểm soát được hết lãnh thổ, được toàn dân ủng hộ đâu. Đi khỏi Sài gòn 30km là ra Củ chi. Xuống Bến Tre đã là vùng giải phóng.
3- Coi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là do nước ngoài xúi dục, điều khiển. Điều ấy đúng với chính quyền Sài gòn, chứ có đúng với chính quyền VN đâu.
Từ khi thống nhất đất nước, thì có sự hoà trộn văn hoá, và người ta có xu hướng tin vào cái không chính danh hơn, do mất niềm tin. Giống như kiểu nhạc vàng đánh bại nhạc đỏ. Nó cũng do thái độ tâm lý nữa. Một người có liên quan tới chính quyền Sài gòn cũ, bằng cách này hay cách khác, đều có thể lấy những điều tôi nói trên kia để biện minh cho mình. Ngược lại những người tham gia kháng chiến người ta lại không có cái tâm lý ấy, vì họ cần gì biện minh cho họ. Không những thế, cuộc sống sau chiến tranh vất vả, họ có khi còn không được đối đãi xứng đáng nữa. Nhiều khi họ còn không muốn nói tới.
Gần đây, thời ông Trương Tấn Sang làm chủ tịch nước, ông ấy có làm việc tốt là vinh danh những người kháng chiến cũ: thanh niên xung phong, bộ đội, những người bị tù đầy trong hoạt động cách mạng cũ. Điều đấy là tốt. Đấy là điều nên liên tục làm. Vì nếu không tôn trọng những điều đó, thì lúc đất nước lâm nguy không còn kiếm được ai nữa. vì trái cũng như phải. Ai người ta hi sinh làm gì.
Điều đáng ngạc nhiên là cái tư duy nhất định phải nhờ cậy một ông lớn nào đó rất thịnh hành ở VN hiện tại. Ví dụ khi nhìn quan hệ VN-TQ. Có lẽ bởi vì họ đánh giá các cuộc kháng chiến chỉ là dạng ..nhờ ông lớn, nhờ đại ca.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 29 2016, 10:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc chính quyền Sài gon tại sao sụp đổ, tôi đã từng nói rồi. Bắt đầu chính là do chính sách cải cách điền địa phản động của chính quyền Ngô đình Diệm. Đó chính là đầu mối dẫn tới Đồng Khởi.Một vấn đề lớn nữa là vấn đề tôn giáo. Chính quyền Ngô đình Diệm dựa chủ yếu vào giáo dân, trong đó nòng cốt là giáo dân di cư. Ngay cả trong quân đội miền Nam cũng vậy, sĩ quan nòng cốt là giáo dân, và cái này không thay đổi tới tận năm 1975. Nhưng Thiên chúa giáo ở VN là thiểu số. Không kể Thiên chúa giáo vẫn có cái tiếng là “phò Tây”. Trong thời kỳ Pháp xâm lược VN, giáo dân đóng vai trò rất quan trọng trong việc chỉ điểm, làm thông dịch viên, đến đi lính cho Pháp. Sự nâng đỡ giáo dân của chính quyền Ngô đình Diệm cũng là mâu thuẫn bức xúc. Còn một điểm thứ 3 nữa, là chế độ này được quản lý kép bằng chính anh em nhà Ngô. Mỗi người trấn một vùng. Ở VN, ngay thời phong kiến, cũng không có cái kiểu ấy. Ba điều trên (kinh tế, tâm lý, hành chính) dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền miền Nam. Đệ nhị cộng hoà, sau khi lật Ngô Đình Diệm 1963,đã dỡ bỏ được 1 điều, đó là “cưng giáo dân”. Ngược lại thay vào gia đình trị của nhà Ngô, là một chính quyền quân sự. tức là độc tài. Lần bầu cử tổng thống duy nhất chỉ có một ứng cử đó là Nguyễn Văn Thiệu. Những người bây giờ cứ ba la bô lô về đa nguyên đa đảng, họ đã phải lờ đi rằng, chế độ ở miền Nam là chế độ đại nghị đa nguyên đa đảng. Nhưng nó có chạy đâu. Vì thế không phải vì cách mạng nằm vùng mà chế độ miền Nam đổ, mà bởi vì chính ông đã tạo điều kiện thuận lợi để người ta nằm vùng. Tức là chính sách của ông sai.
Tại sao chính quyền miền Nam được Mỹ ủng hộ như là họ đã làm cho Nam Triều tiên, lại không làm được như Nam triều tiên. Bởi vì bản chất giai cấp. Chế độ miền Nam là chế độ phong kiến quan lại còn rớt từ thời thực dân Pháp. Nếu không có sự can thiệp của Pháp, rồi Mỹ, thì giai cấp phong kiến này đã bị đánh đổ ngay từ năm 1945. Vì thế tôi mới nói không có vấn đề nội chiến ở đây, nó chỉ là một cuộc cách mạng kéo dài bởi sự can thiệp của nước ngoài.
Hiện nay ở VN, cái vấn đề VNCH này cũng như vấn đề tôn giáo vẫn là những vấn đề tiềm ẩn. Nhưng để giải quyết nó thì không thể dùng hình thức mập mờ, mà phải rõ ràng.
Về VNCH, nó là một chế độ đã đi vào lịch sử, nghiên cứu nó, người ta sẽ rút ra được rất nhiều bài học. Đặc biệt nó chính là chế độ kiểu đa nguyên đa đảng mà nhiều “chí sĩ” đang mơ ước. Nhưng cũng phải tách biệt rõ ràng là, những ai hiện nay là công dân VN, hoàn toàn có quyền tự hào về lịch sử kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp, chống TQ. Điều quan trọng là hịên tại và tương lai ra sao, chứ còn lịch sử chỉ là bài học.
Về tôn giáo, không phải ai theo Thiên chúa cũng là tay sai của thực dân. Nếu tôi không nhầm thì ông Lê Khả Phiêu, rồi ông Trần Văn giầu cũng là người công giáo. Nhưng điều đó đâu có ngăn cản họ theo cách mạng.
Trong những vấn đề kiểu tiềm ẩn này, thì một chính sách rộng rãi, công minh sẽ giúp giải toả nó, không tạo mặc cảm tâm lý. Nhưng ngược lại cũng phải rõ ràng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 29 2016, 11:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Còn về vấn đề chia cắt đất nước như ở Triều Tiên hay nước Đức, thì thực ra nó là thế này. Chính quyền Đông Đức, mặc dù là chính quyền XHCN nhưng là do ngoại nhập. Vì đấy là vùng chiếm đóng của Liên Xô ở Đức sau thế chiến thứ II. Về bản chất, nó cũng bù nhìn như chính quyền miền Nam. Vậy khi Liên Xô rút đi thì nó đổ.
Ở Triều tiên thì phức tạp hơn. Bởi nói về chính danh, thì Kim Nhật Thành, người tạo lập ra cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên (Bắc Triều tiên) là lãnh tụ thực sự chống Nhật. Vào thời điểm chia cắt đất nước, nếu có bầu cử, thì chính quyền Nam triều tiên (Đại Hàn) bay. Nhưng không thể có bầu cử, vì tương quan lực lượng đôi bên. Chính quyền Nam Triều Tiên, cũng đã trải qua một thời gian “phập phùng” (thời Lý Thừa Vãn) như ở nam VN. Để củng cố nó, Mỹ đã giành rất nhiều ưu ái về kinh tế cho Đại Hàn, vì ở đây quyền lợi chính trị của Mỹ là chính, quyền lợi kinh tế là phụ. Tầng lớp lãnh đạo Đại Hàn, đặc biệt từ Pak chung Hi (tức là tương đương với Tổng Thiệu) đã biết lợi dụng điều đó để phát triển. Và nó đã bê nguyên hình thức phát triển của Bắc Triều Tiên vào: kế hoạch hoá, phát triển công nghiệp nặng, nhưng áp dụng trong cơ chế thị trường nhằm vào xuất khâủ, tận dụng thị trường Mỹ. Hàn quốc không phải là nước duy nhất làm thế mà Đài loan cũng làm thế. Chế độ ở Hàn quốc, cũng tiêu diệt phong kiến (điều ở nam VN, Ngô Đình Diệm làm ngược lại). từ đó nó nẩy sinh ra cái điều là Hàn quốc bị dính chặt vào cỗ xe chính trị Mỹ (không có độc lập chính trị) nhưng phát triển kinh tế. hiện nay thì người ta chỉ nhìn thấy cái phần phát triển kinh tế thôi, nhưng nếu đánh nhau, thì đó sẽ là chiến trường. Và ông Hàn quốc không có quyền quyết định gì cả.
Hai nước Triều tiên có thống nhất được không ? Không, phải đợi đến tết Công gô (tức là không bao giờ). Ngoại trừ có một cuộc chiến tranh làm thay bậc đổi ngôi điều kiện chính trị châu Á hiện tại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 11 2016, 07:15 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Xem trên video này, thì họ đưa ra một số mốc lịch sử về quần đảo Trường Sa (TS) như sau:
- Năm 1954, sau hiệp định Geneve, Pháp đã bàn giao TS và Hoàng Sa (HS) cho VNCH
- Đài Loan chiếm đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong quần đảo TS) từ tay VNCH năm 1956, và VNCH k có hành động gì phản đối khi Đài Loan điều tàu đến. Ngày 10/10, nhân ngày lễ song thập của Đài Loan, Ngô đình diệm ra lệnh cho quân đội rút khỏi Ba Bình và ĐL đã chiếm đảo dễ dàng
- Năm 1963, hải quân VNCH đưa tàu ra dựng bia ở 1 số đảo nhưng sau đó rút đi, k trú đóng
- Năm 1970, Phi ra chiếm đảo Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta và 4 đảo khác. Theo đại tá của Phi thì các đảo hoàn toàn vắng bóng, chỉ đến đải Song Tử Tây mới có quân đội VNCH và quân dội VNCH để tùy ý quân Phi hành động. Tổng cộng Phi chiếm được 6 đảo nổi và bãi đá mà k phải nổ súng. CHính phủ VNCH k lên tiếng về việc này

- Tháng 4/1975, quân đội VNDCCH tiếp quản 1 số đảo mà quân đội VNCH đang đồn trú và ra 1 số vị trí khác k có quân VNCH trú đóng

- Cuối năm 1987, hải quân VN mở chiến dịch "chủ quyền 88" nhằm đưa người và phương tiện ra trú đóng trên các đảo thuocj quẩn đảo TS. Đến cuối năm 87 thì trú đóng được trên 9 đảo nổi + 1 bãi đá
- Từ tháng 10/87 đến tháng 14/3/88, VN đóng giữ thêm được 7 đảo nữa: Đa Tây, Tiên Nữ, Đá Lát, Đá Đông, Đá Lớn, Tốc Tan, Núi Le
- Trong trận đánh 14/3/88, TQ chiếm được đảo Gac Ma, Len Dao, VN giữ được đá Co Lin.
- 15,16/3/88, VN giữ thêm được Đá Thị và lấy thêm được Đá Nam
- Sau 1 thời gian, tháng 5/88, VN nhờ không quân yểm trợ đã dành lại được Len Dao từ TQ, nhưng k lấy lại được Gac Ma vì TQ đã chăng điện ra khắp nơi và xây nhà cấp tốc nên quân đội k thâm nhập được

- Sau chiến dịch "chủ quyền 88", VN đóng giữ được 21 đảo trong đó có 9 đảo nổi. TQ chiêm được 1 số đảo do phương tiện của VN mỏng. Theo video này thì VN chỉ sử dụng chủ yếu là công binh + vân tải nhằm bảo vệ chủ quyền ,k sử dungj lực lượng vũ lực không quân quá mạnh, vì như thế sẽ tạo cớ để TQ tấn công lấy toàn bộ đảo TS khi mà lực lượng VN vẫn còn mỏng do phải căng sức trên toàn bộ tuyến biên giới phía bắc và Tây Nam

- Từ tháng 6/89, quân đội VN đóng thêm được 1 số bãi ngầm nữa như: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè

Tổng kết:

- Hiên có 5 nước kiểm soát các đảo và đá ngầm trong quần đảo TS: VN kiểm soat 21 đảo và bãi đá, Phi kiểm soát 10 đảo và bãi đá rặng san hộ, Malaysia kiểm soát 7 rặng san hô, Đài Loan 1 đảo và 1 rặng san hô, TQ kiểm soat 7 đảo san hô và 3 rặng san hô

Sao VN mình chẳng kiểm soát được đảo hay rặng san hô nào thế này? cry1.gif




(@click here)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jun 11 2016, 07:29 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 30 2016, 09:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



QUOTE(langtubachkhoa @ Jun 11 2016, 07:15 AM)

Sao VN mình chẳng kiểm soát được đảo hay rặng san hô nào thế này?  cry1.gif

[/b]


(@click here)
*




Đảo đất mới quan trọng, chứ đảo san hô với chả rặng san hô thì rất khó sống, vì trồng cây không được, nước ngọt chả có.
Đài Loan kiểm soát mỗi 1 đảo, nhưng là cái đảo quan trọng nhất, vì nó có nước ngọt vào mùa khô.


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

3 Trang < 1 2 3 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC