Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

50 Trang « < 47 48 49 50 > 

· [ ] ·

 Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2016, Clinton vs Trump

Ai sẽ thành TT Mỹ ?
 
Hillary Clinton [ 1 ] ** [25.00%]
Donald J. Trump [ 3 ] ** [75.00%]
Kết quả bình chọn: 4
  
langtubachkhoa
post Dec 11 2016, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #481

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng 2.000 tỷ USD sau khi tỷ phú New York giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng trước.

Theo số liệu của Bloomberg, kể từ khi ông Trump đắc cử hôm 8/11, vốn hóa của thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng 2.000 tỷ USD, chủ yếu nhờ đà tăng của thị trường phát triển. Hơn 2/3 trong số 94 mã chứng khoán được Bloomberg theo dõi tăng với mức độ trung bình 2%.

Tại Mỹ, 3 chỉ số chứng khoán đồng loạt lên kỷ lục trong một ngày, hiện tượng lần đầu tiên trong hơn 20 năm. Đồng USD cũng lên cao nhất 1 thập kỷ so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới.

Ngược lại, giá trị của thị trường trái phiếu bốc hơi 2.000 tỷ USD, đánh dấu tháng tồi tệ nhất từ trước đến nay của thị trường này. Trong số 20 thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới thì có 7 thị trường giảm, giảm mạnh nhất là thị trường Nhật Bản và Mexico với mức giảm hơn 8%.

Chiến thắng của ông Trump cũng khiến đồng Yên giảm mạnh nhất trong vòng 21 năm qua so với USD.

Diễn biến này trái ngược hoàn toàn với dự báo của giới chuyên gia khi cho rằng trái phiếu sẽ là tài sản trú ẩn an toàn nếu ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Câu hỏi đặt ra là xu thế này sẽ kéo dài trong bao lâu khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa ông Trump chính thức nhậm chức và phải đối mặt với không ít thách thức tại Quốc hội khi muốn thông qua các đề xuất chính sách tài khóa. Trước mắt, thị trường đổ dồn sự quan tâm vào cuộc họp sắp tới của Cục dự trữ liên bang Mỹ vào tuần tới.


http://cafef.vn/ong-trump-mang-lai-2000-ty...08152532592.chn

Báo chí Mỹ bắt đầu nói nhiều về đại tướng James Mattis, người được đề cử tân bộ trưởng quốc phỏng. Xem ra ở góc độ quân sự (không tính đến góc độ chính trị với tư tưởng đối địch với Iran), thì đây cũng là 1 nhà quân sự học chứ không phải là vị tướng đơn thuần

Lá thư cũ của Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi những ai ‘không có thời gian đọc sách’

Sau đây chúng ta cùng xem lại lá thư khá nổi tiếng của vị Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ gửi những ai “quá bận rộn không có thời gian đọc sách” vào năm 2004.


Ngày 1/12/2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố: “Chúng tôi chuẩn bị đề cử “Chó điên” Mattis làm bộ trưởng quốc phòng”. “Chó điên” (Mad Dog) không phải là cách gọi miệt thị, mà trái lại là biệt danh thể hiện sự nể trọng trong giới quân nhân dưới quyền James Mattis.

Ngay trước khi James Mattis chuẩn bị triển khai lực lượng thủy quân lục chiến số 1 đến Iraq đầu năm 2004, một trong những đồng nghiệp hỏi ông về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với các sĩ quan quân đội, những người đôi khi thấy mình “quá bận rộn không thể đọc sách.”

Là một người thường mang theo mình thư viện cá nhân khoảng 6.000 đầu sách đi khắp nơi, vị tướng huyền thoại đôi khi được gọi là “tu sĩ chiến binh” này có rất nhiều chuyện để nói về chủ đề này. Bức thư trả lời của ông đã được lan truyền rộng rãi qua email vào thời kỳ mà Facebook và Twitter chưa xuất hiện.

Nhà nghiên cứu sử học quân sự Mỹ Jill R. Russell đã tìm lại được email đó và gửi nó đến blog “Strife” của Đại học King, London vào năm 2013. Khi Mattis vừa mới được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, có lẽ việc đọc lại bức thư này cũng là điều thú vị, nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư duy của vị tướng này.

Dưới đây là những gì ông đã viết, vào ngày 20/11/2003:

“… Quá bận rộn để đọc sách có nghĩa là bạn đang học bằng kinh nghiệm (hoặc bằng kinh nghiệm của những quân nhân cấp dưới của mình), đây là cách học khó khăn. Nhờ đọc sách, bạn sẽ học thông qua kinh nghiệm của người khác, nói chung là cách tốt hơn để xử lý sự vụ, đặc biệt là đối với công việc của chúng ta nơi hậu quả của sự kém cỏi sẽ là tính mạng của các thanh niên trẻ tuổi.

Nhờ việc đọc sách, tôi đã không bao giờ bị lúng túng bất ngờ trong bất kỳ tình huống nào, cũng không bao giờ thiếu hiểu biết về lịch sử các cách giải quyết trước đó (dù là thành công hay thất bại). Đọc sách không mang đến cho tôi mọi câu trả lời, nhưng nó chiếu sáng trên con đường tối tăm phía trước.

Khi làm việc với lực lượng đặc nhiệm 58 (Task Force TF-58), tôi mang theo mình cuốn sách của Slim, các cuốn sách kể về kinh nghiệm của Nga và Anh trong chiến tranh Afghanistan và một số cuốn sách khác.

Đến Iraq, tôi đã đọc cuốn “The Siege” (kể về thất bại của người Anh tại thị trấn Al Ku Amara [Ấn Độ] thời thế chiến thứ I) cho các sĩ quan cấp tá. Tôi cũng có cuốn sách của Slim đánh giá về cuốn Bảy chiếc cột của nhà thông thái (Seven Pillars of Wisdom) của T.E. Lawrence; một cuốn sách hay về cuộc đời của Gertrude Bell (nhà khảo cổ học người Anh, người có thể xem là đã thành lập lên nhà nước Iraq hiện đại sau hậu quả của thế chiến I và sự sụp đổ của đế chế Ottoman); và cuốn “Từ Beirut đến Jerusalem”. Tôi cũng đọc rất kỹ cuốn “Sherman” (một tướng của quân đội Liên bang miền Bắc thời Nội chiến Hoa Kỳ) của Liddell Hart, và cuốn Alexander Đại đế của Fuller đã rất thu hút tôi (mặc dù tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng đại bản doanh của tôi chỉ cách chỗ ông nằm xuống có 500m ở Babylon).

Xét cho cùng, hiểu biết sâu về lịch sử cho thấy ngày nay chúng ta CHẲNG ĐỐI MẶT với việc gì mới lạ dưới ánh Mặt Trời. Các nhà trí thức hô hào “chiến tranh thế hệ thứ 4″ ngày nay đang chạy quanh và nói rằng bản chất của chiến tranh đã thay đổi, chiến thuật là hoàn toàn mới… Tôi phải trân trọng nói rằng … “Không thực sự là như thế”: Alexander Đại đế sẽ chẳng hề lúng túng chút nào trước những kẻ thù mà chúng ta đang đối mặt hiện nay ở Iraq, và các nhà lãnh đạo của chúng ta đang lún sâu vào cuộc chiến này mà không học hỏi (nghiên cứu, chứ không chỉ đọc sách) từ những người đi trước, khiến cho những người lính gặp khó khăn.

Chúng ta đã chiến đấu trên hành tinh này 5.000 năm qua và chúng ta nên tận dụng kinh nghiệm của họ. Nếu làm kiểu “tùy cơ ứng biến” thì những túi đựng thi thể sẽ nhắc nhở chúng ta về đạo đức và cái giá phải trả cho sự kém cỏi trong nghề nghiệp này.

Là chỉ huy và sĩ quan tham mưu, chúng ta là huấn luyện viên và người đảm bảo an toàn cho đơn vị của mình: liệu chúng ta có thể huấn luyện điều gì nếu chúng ta không biết thứ quái nào ngoài mấy khái niệm cơ bản TTP? (LTS: Tactics, Techniques and Procedures – chiến thuật, kỹ thuật và các quy trình)

Khi bạn đang ở trên một chiến trường đầy biến động và tình hình thay đổi còn nhanh hơn cả khả năng nắm bắt của đại bản doanh, điều gì sẽ xảy ra? Bạn không thể thích nghi bởi vì bạn không thể tư duy nhanh hơn sự thích nghi của đối phương? (có một lý thuyết khá hay về hậu quả cho những người không thể thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh – trong thời đại thông tin, mọi thứ có thể thay đổi khá đột ngột và với vận tốc ánh sáng, đặc biệt là khi các nhà tư tưởng đức cao vọng trọng của chúng ta đã nhường lại chiến trường quá nhanh chóng trong các cuộc chiến gần đây).

Và làm sao bạn có thể là người canh gác và giúp cho đơn vị mình tránh gặp nguy hiểm, nếu như bạn không biết gì về các dấu hiệu nguy hiểm, khi mà đơn vị bạn chưa chuẩn bị đầy đủ các cho tình huống không biết trước.

Có lẽ nếu bạn đang ở trong các bộ phận hỗ trợ chức năng, chờ đợi trên chiến xa để đánh vần những gì đang làm, bạn có thể tránh được những hậu quả của việc không đọc sách. Nhưng những người phải thích ứng để chiến thắng kẻ thù khôn ngoan sẽ không có được sự xa xỉ đó.

Đây không phải là cách mới mà thủy quân lục chiến Mỹ tiếp cận cuộc chiến. Khi đến Kuwait cách đây 12 năm, tôi đọc (và đọc lại) cuốn nhật ký chiến tranh của Rommel (các bạn có nhớ quyển “Kampstaffel”?) (LTS: Kampstaffel – một cách tổ chức đại bản doanh tiền phương của vị thống chế Đức quốc xã Rommel), sách của Montgomery (“Eyes Office”- tạm dịch: Cặp mắt sĩ quan), “Grant Takes Command” (các chỉ huy cũng nên đọc nó, mối quan hệ giữa các chỉ huy quan trọng hơn các mối quan hệ mệnh lệnh) và một số cuốn khác.

Kết quả là, kẻ thù đã phải trả giá khi tôi có cơ hội chiến đấu với họ, và tôi tin rằng rất nhiều quân nhân trẻ của chúng ta đã sống sót vì tôi đã không lãng phí sinh mạng của họ, bởi vì tôi đã không suy nghĩ làm thế nào để tiêu diệt kẻ thù bằng cách hi sinh mạng sống của quân nhân chúng ta và những người vô tội trên chiến trường.

Hy vọng lá thư này trả lời được câu hỏi của ông…. Tôi sẽ copy lá thư này cho ADC (LTS: Aide-de-camp, sĩ quan phụ tá) của tôi xem anh ta có thể bổ sung ý kiến nào không. Anh ta là sĩ quan duy nhất đọc nhiều hơn tôi mà tôi biết.

Semper Fi, Mattis “

Theo Business Insider,


(@click here)

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 11 2016, 10:49 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 11 2016, 10:45 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #482

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



7 bài học lãnh đạo từ tướng James Mattis, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Mang biệt danh “Chó điên”, nhưng tướng Mattis lại là vị tướng thuộc hàng trí thức nhất nước Mỹ với thư viện cá nhân hơn 7.000 đầu sách.


Hôm 1-12 vừa qua, tân Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết ông đã quyết định sẽ bổ nhiệm cựu đại tướng James Mattis làm tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Được xem là “huyền thoại sống” của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ, tướng Mattis từng có khá nhiều phát ngôn gây sốc như “thật là vui khi được bắn một số loại người”. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Mattis có biệt danh là “Chó điên” (Mad Dog), và ông Trump cũng gọi ông bằng biệt danh này.

Tuy nhiên, đằng sau những câu nói có vẻ thuần chất võ biền như vậy lại là một con người với học thức uyên sâu về các vấn đề lịch sử, văn hóa và triết lý lãnh đạo. Mattis có thể thoải mái trích dẫn kịch Shakespeare lẫn binh pháp Tôn Tử, và thường xuyên mang theo bên mình cuốn “Thiền định” (Meditations) của hoàng đế La Mã Marcus Aurelius. Vì vậy, một biệt danh khác được các binh sĩ của Mattis ưu ái dành tặng cho ông là “Thầy tu Chiến binh” (Warrior Monk).

Dưới đây là 7 bài học lãnh đạo đáng nhớ nhất từ James Mattis:

1. Đọc, đọc nữa, đọc mãi

Khi được một đồng nghiệp hỏi về việc liệu các sĩ quan có nên đọc sách hay không, nhất là khi họ quá bận rộn không tìm ra được thời gian, Mattis đã gửi email trả lời: “Nếu quá bận rộn để đọc sách, bạn sẽ phải tự thu thập kinh nghiệm theo cách khó khăn nhất. Bằng cách đọc sách, bạn sẽ học được kinh nghiệm từ người khác, và đây là điều đặc biệt quan trọng khi mà hậu quả của việc thiếu kinh nghiệm thường là sinh mạng của những người trẻ tuổi”.

“Đọc sách không mang lại cho tôi tất cả các câu trả lời, nhưng nó mang lại ánh sáng để tiến vào con đường tối tăm phía trước… Khi đã thực sự hiểu được lịch sử thì bạn sẽ thấy những gì bạn đối mặt không có gì mới mẻ cả”.

Gia nhập quân ngũ với tấm bằng cử nhân sử học, Mattis chưa bao giờ chấm dứt niềm đam mê của mình đối với việc thu thập kiến thức mới. Thư viện cá nhân của ông từng có lúc có tới hơn 7.000 đầu sách, tới nỗi về sau này ông phải đem tặng lại sách cho các thư viện, để giảm xuống còn 1.000 cuốn. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì theo các vị tướng khác cho biết thì mỗi lần Mattis chuyển sang một vị trí mới thì ông lại mang cả kho sách khổng lồ này theo bên mình.

Một người bạn của Mattis là tướng Michael Ennis kể lại rằng có lần ông tới nhà Mattis chơi và muốn tìm một ít ngũ cốc để ăn sáng. Khi mở tủ bếp ra, Ennis đã sửng sốt khi thấy trong tủ chất đầy sách, và khi ông thử giở sách ra thì thấy cuốn nào cũng đầy các ghi chú bên lề và những đoạn văn được đánh dấu lại cẩn thận.

Mattis không bao giờ quên nhắc nhở cấp dưới về tầm quan trọng của việc đọc sách. Ông có hẳn một danh sách các cuốn sách và bài luận mà cấp dưới nên đọc, được phân chia rõ ràng theo từng cấp bậc từ binh nhì cho tới hàng đại tá. Bất kể một người lính được điều động tới Iraq, Afghanistan hay châu Phi, ông cũng đều có thể giới thiệu cho họ một cuốn sách phải đọc để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của nơi họ đóng quân.

Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi tướng Mattis đã được Đại học Stanford chọn vào một nhóm những chuyên gia (fellow) hàng đầu về lịch sử quân sự của trường đại học này.



2. “Dùng não trước khi dùng súng”

Một câu nói khác của Mattis cũng mang ý này: “15cm quan trọng nhất trên chiến trường chính là nằm giữa 2 lỗ tai của bạn”. Dù trong môi trường doanh nghiệp hay quân đội, con người luôn có rủi ro rơi vào lối tư duy kiểu "khi trong tay ta có búa, thì mọi thứ khác đều là đinh", nói cách khác là bị đi vào lối mòn về mặt giải pháp. Đây là nguyên nhân phát sinh ra những màn biểu diễn hỏa lực tốn kém đạn dược, hay những chiến dịch marketing đầy hào nhoáng nhưng lại chẳng mang tới kết quả gì, vì đơn giản là nhà lãnh đạo cũng như các cấp dưới chẳng buồn suy nghĩ xem mình làm điều đó để làm gì.

Mattis hiểu rằng những thanh niên trẻ tuổi với rất nhiều súng ống đạn dược trong tay nhưng lại thiếu kinh nghiệm xã hội thì có thể gây ra tác hại như thế nào. Là một vị tướng cực kỳ quyết liệt khi xông pha tuyến đầu, nhưng khi trở thành lãnh đạo lực lượng đồn trú tại Iraq thì Mattis luôn bắt các binh sĩ của mình phải học cách gần gũi và tôn trọng văn hóa của người dân địa phương. Ông căn dặn: “Khi bạn thể hiện sự giận dữ hay khinh bỉ với dân địa phương, đó là chiến thắng của al-Qaeda và các lực lượng phiến quân”, và “Điều đầu tiên phải làm là không được gây hại”.

Trước khi sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 do Mattis chỉ huy được điều động tới Iraq vào năm 2003, ông đã cho mời các chuyên gia văn hóa Ả Rập tới huấn luyện cho binh sĩ của mình. Họ được dạy phải biết bỏ kính mát ra khi nói chuyện với dân địa phương, và nếu có phải lục soát nhà thì hãy thể hiện sự tôn trọng bằng cách xin phép chủ nhà. Ban đầu Mattis yêu cầu binh sĩ phải cạo râu đầy đủ để bảo đảm hình ảnh kỷ luật, nhưng sau vài tháng đồn trú ở Iraq thì họ được ông yêu cầu nên để râu mép để giống với người Iraq hơn.

Ông cũng kể cho họ nghe những câu chuyện về một nhóm binh sĩ đã dám ngả mũ khi có một đoàn xe tang đi ngang qua, dù biết rằng họ đang chấp nhận rủi ro tính mạng khi làm việc đó, hay một nhóm binh sĩ khác giải tán đám đông giận dữ bằng những bình nước mát thay vì giơ súng lên.

3. Xắn tay vào làm nếu muốn chinh phục niềm tin của cấp dưới

Để thuyết phục các binh sĩ chấp nhận gần gũi với dân địa phương trong khi luôn có rủi ro là họ sẽ bị lực lượng phiến quân phục kích không phải là điều đơn giản. Theo Mattis, để làm được điều này nhà lãnh đạo phải biết giành được sự trung thành và lòng ngưỡng mộ từ cấp dưới. Chỉ khi đó, cấp dưới mới có đủ sự tin tưởng và cảm giác kết nối với chỉ huy để sẵn sàng tuân lệnh.

Để làm được điều này, Mattis không ngần ngại tự đặt bản thân vào vòng nguy hiểm bên cạnh các binh sĩ của mình. Khi lực lượng tự vệ Iraq tại thành phố Fallujah được thành lập, Mattis đã “kiểm tra” khả năng giữ an ninh của họ bằng cách cho một đoàn xe của lực lượng thủy quân lục chiến chạy xuyên qua thành phố, và đích thân ông cũng ngồi trong đoàn xe đó.

Trong một trường hợp khác, khi đang trên đường trở về sở chỉ huy và đi ngang qua một đại đội vừa bị phục kích, Mattis đã cho gửi các binh sĩ bị thương về, và đích thân chỉ huy những người còn lại tiếp tục chiến đấu. Dù rủi ro phục kích luôn thường trực, Mattis thường xuyên nhắc nhở các tài xế của mình “hãy lái xe chậm lại” để cho dân địa phương thấy người Mỹ không sợ sệt họ, cũng như thể hiện sự tôn trọng.

Và mỗi khi có một binh sĩ dưới quyền của ông không may thiệt mạng, Mattis luôn gửi một lá thư do chính tay ông viết tới bố mẹ của người đó, theo lời kể của tướng Ennis.

4. “Đừng lẩn tránh những sự thật phũ phàng”

Làm nhà lãnh đạo đồng nghĩa với việc phải trung thực với cấp dưới và giúp họ ý thức về các rủi ro sắp tới. Dù trong môi trường quân ngũ hay doanh nghiệp, đây là điều làm nên điểm khác biệt giữa thành công và thất bại. Mattis nói: “Bạn không thể cho phép bất kỳ người nào dưới quyền bạn lẩn tránh những sự thật phũ phàng. Nếu họ cứ sống trong một thế giới mộng mơ, mọi thứ rồi sẽ trở nên tồi tệ mà thôi”.

Từ đó, Mattis khuyên: “Hãy trở thành người thợ săn chứ không phải con mồi. Đừng bao giờ để cho đơn vị của bạn lâm trận trong tình trạng mất cảnh giác”. Một cách diễn đạt khác mà ông cũng dùng là: “Thế giới có những thợ săn và có những con mồi. Bằng sự kỷ luật, khôn ngoan và cảnh giác, chính bạn sẽ quyết định xem mình là thợ săn hay là con mồi”.

Việc chuẩn bị trước không bao giờ là thừa. Mattis khuyên: “Luôn luôn lịch sự, luôn luôn chuyên nghiệp, nhưng hãy luôn có kế hoạch đánh bại tất cả những người bạn gặp”.

5. “Hãy sống thoải mái với sự bất định”

Mattis khuyên: “Một vài người cảm thấy phẫn nộ khi có chuyện gì đó mà họ nghĩ chắc chắn sẽ xảy ra lại không trở thành sự thật. Trong trường hợp đó, cảm nhận về rủi ro của bạn là quá cao, và bạn dễ sinh ra né tránh rủi ro. Bạn cần phải học cách sống thoải mái với sự bất định”. Ông cũng từng nói “Tôi chưa bao giờ mất ngủ vì nỗi lo thất bại. Tôi thậm chí còn không biết cách đánh vần từ đó”.

Là người tin rằng chiến trường là nơi luôn diễn ra sự thay đổi từng phút một và không có chỗ cho những dự đoán chắc chắn 100%, Mattis thường xuyên phản đối việc sử dụng PowerPoint để thuyết trình kế hoạch, vì ông cho rằng nó làm cho công tác lãnh đạo có vẻ dễ dàng hơn sự thật. Khi đã ý thức được rằng chiến trường là nơi có nhiều sự bất định và đối thủ luôn luôn có khả năng thích ứng cao độ, bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn rất nhiều so với việc cứ cho rằng mọi thứ sẽ tuân theo một vài quy luật sách vở nào đó.

6. “Hãy nuôi dưỡng những kẻ nổi loạn”

Dù là trong môi trường quân ngũ hay doanh nghiệp, những ý tưởng sáng tạo và đi ra ngoài khuôn khổ không phải bao giờ cũng được chấp nhận ngay, và đôi lúc có thể bị triệt tiêu bởi các lực cản bảo thủ. Để mang lại sự đổi mới, nhà lãnh đạo không thể chỉ biết ngồi đợi các ý tưởng mới xuất hiện, mà còn phải biết tạo điều kiện cho những cá nhân sáng tạo.

Phát biểu với các sĩ quan vừa được thăng hàm chuẩn tướng, Mattis nói: “Hãy đón nhận những kẻ nổi loạn (maverick) dưới quyền của bạn, những người mặc đồng phục nhàu nhĩ và nhìn như một đống bùn, nhưng lại có các ý tưởng nổi loạn làm cho các quan chức phải nổi giận. Một trong những công việc chính của bạn là hãy chấp nhận rủi ro và nuôi dưỡng những người như vậy, vì nếu không thì sẽ tới lượt kẻ thù mang những ý tưởng đột phá của bên họ đến với bạn”.

Chính bản thân Mattis cũng là người đã mang “ý tưởng đột phá” tới quân đội của Saddam Hussein trong cuộc chiến Iraq năm 2003. Trong khi quân Iraq cho rằng người Mỹ sẽ lặp lại chiến lược cũ của cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 là tấn công dọc theo dòng sông Tigris, Mattis đã làm điều mà họ không thể ngờ tới. Xông thẳng vào tuyến đường quốc lộ nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrates, nơi được cho là đất quá mềm để xe bọc thép di chuyển, đoàn quân hàng ngàn xe của Mattis đã di chuyển một mạch 110km trong vòng 2 ngày, qua mặt 6 sư đoàn Iraq. Trong vòng 17 ngày của chiến dịch kỳ đó, sư đoàn thủy quân lục chiến số 1 do Mattis chỉ huy đã tiến được 808km, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử binh chủng này.

7. Đừng ngủ quên trên chiến thắng ban đầu

Ít có điều gì nguy hiểm với nhà lãnh đạo hơn là sự chủ quan và tự mãn từ chính bản thân mình. Những chiến thắng dễ dàng ban đầu có thể làm bạn đánh mất sự cảnh giác và chuẩn bị, từ đó đặt cả tổ chức của bạn vào vòng rủi ro, và đó cũng thường chính là lúc đối thủ “trở lại lợi hại hơn xưa”.

Ý thức được điều này, Mattis khuyên: “Chẳng có cuộc chiến nào là thực sự chấm dứt cho tới khi chính kẻ thù phải nói rằng nó đã chấm dứt. Chúng ta có thể nghĩ rằng cuộc chiến đã chấm dứt, chúng ta có thể hùng hồn tuyên bố nó đã chấm dứt, nhưng thực ra kẻ thù cũng có quyền quyết định xem nó đã chấm dứt thật hay chưa”.


http://nhipcaudautu.vn/lanh-dao/7-bai-hoc-...ong-my-3317169/


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 11 2016, 10:46 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 12 2016, 06:18 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #483

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





Tin và bài dịch do các bạn đưa lên:

TRUMP SẼ LÀ 'ÁC MỘNG' VỚI CÁC NHÀ THẦU QUỐC PHÒNG MỸ?
Nếu có 1 điều ước thì lúc này Nhà thầu quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin sẽ ước được... thổi bay Donald Trump. Chỉ với 1 dòng ngắn ngủi trên MXH, Trump được cho là có thể khiến Lockheed Martin mất đi 3.5 tỉ đô la (vì cổ phiếu lao dốc).
Cụ thể, Trump bình luận rằng Chương trình chiến đấu cơ tàng hình F-35 (của Lockheed Martin) có chi phí 'ngoài tầm kiểm soát' và tuyên bố nước Mỹ sẽ tiết kiệm hàng tỉ đô la mua sắm thiết bị quân sự dưới kỉ nguyên của mình.
Một loạt công ty sừng sỏ tham gia dự án trị giá 400 tỉ đô la như Northrop Gumman hay BAE Systems (Anh) cũng bị vạ lây bởi phát biểu của Trump.
Để 'chống đỡ', Lockheed Martin tuyên bố đam tìm cách... cắt giảm chi phí cho Chương trình quốc phòng tốn kém nhất lịch sử nhưng gặp phải vô vàn trục trặc của mình. Trên mặt trận tuyên truyền, hiện đã có những lời vận động cho F-35, cho rằng 'không thể ngừng chương trình vì những lý do... chính trị'.
Trump đã chỉa mũi dùi vào Lockheed Martin không lâu sau khi 'đá' Hãng chế tạo máy bay Boeing rằng hãng này 'lạm dụng chính phủ' để đẩy chi phí hợp đồng lên mức giá 'lố bịch' không thể chịu nổi.
Và với đà này, không biết 'ông lớn quốc phòng' nào sẽ là nạn nhân tiếp theo. Hiện 1 chương trình vũ khí bên hải quân là Tàu chiến tàng hình Zumwalt cũng bị cho là 'thảm họa' ngốn tiền ngân sách cho những ý tưởng 'hão huyền'. Trump có lẽ sẽ... không tha cho Zumwalt.
Như vậy, đúng như tuyên bố tranh cử của mình,Trump đang khiến ngành công nghiệp vũ khí Mỹ đứng ngồi không yên. Thấy bảo các hãng đang phải huy động bộ máy lobby sừng sỏ nhất nhằm vận động chính phủ để bảo vệ lợi ích của mình.


THỦ TƯỚNG ĐỨC MERKEL VÀ 'DẤU HIỆU' CỦA SỰ TUYỆT VỌNG?
Trong cuộc bầu cử Mỹ, phe Clinton đã xài chiến thuật 'trút hết mọi trách nhiệm lên đầu Nga' nhưng thất bại thảm hại. Không rõ có rút ra bài học nào không mà TTg Đức Merkel lại 'bổn cũ soạn lại'. Liệu đây có phải là dấu hiệu của sự thất bại?
Khi nước Mỹ thừa nhận đã do thám nước Đức thì Merkel 'tha thứ' và không cho đó là vấn đề. Thế nhưng Đức lại tỏ vẻ lo sợ cái gọi là 'đội quân điện tử' của Nga sẽ can thiệp vào... bầu cử Đức.
Điều buồn cười là sự lo sợ của Đức không đến từ chính bản thân họ, mà là từ... Mỹ- nơi chính quyền Obama (thông qua cơ quan tình báo CIA) tiếp tục cáo buộc Nga 'thao túng bầu cử'. Rõ ràng, Mỹ có dụng ý khi đưa ra tin mà có trời mới kiểm chứng được thế này. Nhưng tại sao Đức lại phải gắn mình vào mục tiêu của Mỹ?
Hồi tháng trước, Merkel cũng đã lên tiếng bình luận rằng 'không loại trừ Nga có thể hack mạng và tuyên truyền sai lệch làm ảnh hưởng tới cử tri Đức'. Một lo ngại rất... kỳ lạ, bởi không lẽ cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của Đức và phương Tây lại chịu thua Nga?
Nhiều bình luận cho rằng, khả năng Nga thao túng bầu cử ở các nền dân chủ lâu đời như Mỹ hay Đức là... khá viễn tưởng. Việc phương Tây tung ra những tin tức mờ mờ ảo ảo (về việc Nga can thiệp bầu cử) chẳng qua là để che mắt cử tri.
Chính sách (đối ngoại) của bà Merkel thời gian qua rõ ràng là thất bại. Nhưng Merkel không có đường lùi. Merkel chỉ có thể đi tiếp con đường đang đi và... không biết đi tới đâu về đâu. Thế nên, để xua tan nghi ngại của cử tri, tốt hơn hết là cứ hô hào lên về mối đe dọa từ người Nga, y như cách... Clinton bên Mỹ đã làm.

http://theduran.com/angela-merkel-desperat...2017-elections/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 13 2016, 04:47 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 13 2016, 06:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #484

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vừa nói tới cái chương trình F35 của Mỹ, thì hôm nay đã thấy TRUMP tố nó ở trên Tweeter rồi.
Chẳng nhẽ mình lại có “thần giao cách cảm”, trong khi thực ra chỉ là một phân tích khách quan.
Chỉnh một tí về cái “Thiền học” của ông bộ trưởng bộ chiến tranh tương lai của Mỹ mà LTBK viết ở trên. Mediation không thể dịch là Thiền, nếu meditation là nguyên bản phải dịch ra tiếng Việt, vì trong văn hoá phương Tây không có Thiền, dù là văn hoá Hi lạp. Còn sở dĩ người ta dịch Thiền là meditation (với Thiền là nguyên bản phải dịch ra tiếng phương Tây), thì như tôi nói trong chủ đề tôn giáo, do người ta tìm từ tương đương. Cái Mediation trong tác phẩm của Marc Aurel, vốn vừa là Hoàng đế La mã, vừa là một nhà triết học, thì phải dịch là suy ngẫm, hay tư duy. Thuyết của Marc Aurel được gọi là stoicism. Nguyên tắc của nó là khách quan hoá cảm giác chủ quan, vì thế nó là một triết học khổ hạnh. Người ta thường lấy ví dụ như Epitète, là một hiền triết Hi lạp, khi bị đánh gẫy chân, thì bình thản nói với người đánh mình (là chủ nô) rằng “ông thấy không, cái chân gâỹ rồi”. Ở đây cái chân gẫy đã được nhìn một cách khách quan, không có cảm giác cuả người chịu, là epitète. Vì thế nó là một dạng học thuyết khổ hạnh. Cái tư duy của họ, là nhằm khách quan hoá, chứ không phải là hoà nhập mình với đại đạo (vô ngã). Tưởng là giống nhau mà hoàn toàn khác nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 14 2016, 06:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #485

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Năm chi tiết về quan hệ của ông Tillerson với Nga
Tổng thống Hoa Kỳ mới đắc cử Donald Trump hôm thứ Ba đã chọn người đứng đầu ExxonMobil - tập đoàn dầu mỏ lớn nhất của đất nước – là Rex Tillerson vào chức vụ Ngoại trưởng, - theo thông báo của kênh truyền hình CNBC.
1. ExxonMobil là tập đoàn dầu mỏ tư nhân hạng lớn nhất thế giới và là một trong những tập đoàn lớn nhất về vốn tư bản hóa, hiện đang tham gia một số dự án tại Nga. Do đó, Rex Tillerson từng nhiều lần đến Nga.
2. Chủ tịch tập đoàn cũng đã nhiều lần gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin trong những cuộc họp và diễn đàn kinh tế khác nhau.
3. Rex Tillerson đã được Nga trao tặng Huân chương Hữu nghị. Ông Putin đích thân trao phần thưởng này cho người đứng đầu ExxonMobil tại cuộc họp với lãnh đạo các công ty năng lượng hồi tháng Sáu 2013 trong khuôn khổ SPIEF.
4. Công ty ExxonMobil phải chịu thua lỗ lớn từ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga, trong tương quan đó Tillerson nhiều lần nói với các nhà báo rằng tập đoàn mong muốn được trở lại làm việc tại Nga, — như tin đưa của Bloomberg.
5. Cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ vừa đắc cử Donald Trump Kellienn Conway tuyên bố rằng quan hệ của Tillerson với Trump xây dựng trên lợi ích kinh doanh chứ không phải là để "rót cả suối vodka" tại quán bar địa phương.


Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/politics/2016121...lerson-voi-nga/


Sau tái kiểm phiếu, ông Trump còn giành thắng lợi lớn hơn
Kết quả của việc tái kiểm phiếu tại bang Wisconsin đã kết thúc và bất ngờ, ông Trump còn giành được nhiều phiếu bầu hơn so với lần thống kê ban đầu.
Wisconsin được cho là bang chiến trường trong cuộc bầu cử Mỹ với 10 phiếu đại cử tri. Gần 3 triệu phiếu đã được kiểm lại bằng tay tại đây với kết quả ông Trump có thêm được 131 phiếu, hơn bà Clinton hơn 22.000 phiếu.
Việc kiểm phiếu lại cũng không phát hiện ra bất kì vấn đề làm sai lệch thông tin nào, bất chấp việc ứng viên Đảng Xanh Jill Stein nghi ngờ có lỗi trong các máy kiểm phiếu.

Wisconsin recount confirms Trump's win
The results of the Wisconsin recount were finalized Monday, reaffirming Donald Trump's victory in the traditionally blue state.
The Associated Press reported Monday afternoon that Trump actually picked up 162 additional votes, keeping his margin of victory around 22,000 over Democrat Hillary Clinton.

Trump touts Wisconsin recount victory
"The final Wisconsin vote is in and guess what - we just picked up an additional 131 votes. The Dems and Green Party can now rest. Scam!" Trump tweeted.

http://thehill.com/blogs/blog-briefing-roo...sconsin-recount
http://thehill.com/blogs/blog-briefing-roo...lebratory-tweet
http://anninhthudo.vn/the-gioi/sau-tai-kie...hon/712047.antd
http://dantri.com.vn/the-gioi/kiem-lai-phi...13082026571.htm


Thông tin được lan truyền rầm rộ thời gian qua rằng cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton chỉ giành chiến thắng tại 57 hạt bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ hôm 8/11, theo AP là không chính xác.
Hãng thông tấn AP đã điều tra và kết luận ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton được xướng tên chiến thắng ở 487 hạt trên toàn quốc còn con số này của ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump là 2.626 hạt.

http://baotintuc.vn/the-gioi/ap-tin-sot-nh...08072609138.htm

ODNI cho rằng không có chuyện Nga giúp ông Trump thắng cử
Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia (ODNI) đã không chấp nhận đánh giá của CIA rằng Nga đã thực hiện tấn công mạng để giúp ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump thắng cử, ba quan chức Mỹ ngày 12.12 cho biết.
Cơ quan ODNI được thành lập vào năm 2005 để đáp ứng vụ khủng bố ngày 11.9.2001 như một phương tiện để che giấu những thiếu sót trong cộng đồng tình báo vốn góp phần vào thảm kịch. Đứng đầu trong những thiếu sót này chính là việc thiếu sự chia sẻ thông tin giữa 17 cơ quan liên bang trong cộng đồng tình báo.

Dù ODNI thừa nhận là có thể Nga đã thực hiện các cuộc tấn công mạng chống lại Mỹ, nhưng không đồng ý kết luận của CIA là hành động này để giúp ông Trump thắng cử vì không có bằng chứng liên hệ trực tiếp nào cho thấy điều đó, 3 quan chức giấu tên cho biết.

Với quan điểm của ODNI, có thể gia tăng thêm những chỉ trích của Tổng thống mới đắc cử dành cho CIA vì đã đưa ra một cáo buộc "vô lý" chống lại Nga.

Bác bỏ nhận xét của CIA cũng là cách "tốt nhất" để kết thúc chuỗi tranh cãi giữa cộng đồng tình báo Mỹ, đặc biệt là CIA, với ông chủ mới của Nhà Trắng.

Phát ngôn viên của ODNI từ chối bình luận về thông tin mới có thể kết thúc chuỗi tranh cãi liên quan đến cuộc bầu cử ở Mỹ.

"ODNI không cho rằng CIA đưa ra kết luận sai, họ chỉ đơn giản là không thể chứng minh kết luận của mình", một quan chức Mỹ cho biết. "Tất nhiên họ không thể có mặt tại thời điểm mà Moscow ra quyết định (tấn công mạng hay không)".

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), cơ quan có quyền truy tố hoặc tiến hành một phiên tòa về gian lận bầu cử cũng đưa ra nhận định giống ODNI và cùng một lý do bác kết luận của CIA.

Hồi tháng 10, chính phủ Mỹ chính thức cáo buộc Nga thực hiện một chiến dịch tấn công mạng nhằm thay đổi kết quả bầu cử tổng thống ngày 8.11. Tổng thống Barack Obama thậm chí còn nói rằng ông đã cảnh báo Tổng thống Nga Putin về "hậu quả của những vụ tấn công mạng".

Báo cáo đánh giá của CIA hiện không được công khai, nhưng đã khiến nhiều lãnh đạo Quốc hội Mỹ đòi tổ chức một cuộc điều tra.

http://ytn.news/thoi-su/thoi-su-the-gioi/o...-cu-613029.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 16 2016, 04:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #486

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuộc bầu cử vừa rồi là đòn giáng mạnh vào truyền thống chính thống (MSM - Mainstream Media) Mỹ, vốn vẫn được coi là quyền lực thứ 4. Với sự bùng nổ của mạng xã hôi, các kênh thông tin miễn phí, smart phone, người dân có thể nhanh chóng tiếp cận thông tin đa chiều mà không còn bị lệ thuộc vào MSM như trước, đã dẫn đến nhiều MSM như CNN, New York Times, Washington Post gặp khó khăn. Tuy nhiên, địa hạt chính trị cấp cao thì MSM trước nay vẫn giữ được vị thế, các chính trị gia nào muốn phất lên đều phải chi nhiều tiền và phải cầu cạnh nhiều đến MSM. Tuy nhiên, Trump đã tận dụng được tối đa các kênh tin tức miễn phí, underground media, smart phone, mạng xã hội để chi tiền chỉ bằng 1 nửa so với đối thủ (600 triệu so với gần 1,2 tỷ USD) nhưng vẫn thắng đậm với số phiếu chênh lệch đại cử tri cực lớn trong lịch sử.

Sau thắng cử, Trump vẫn dùng mạng xã hội, tự quay video để thông tin đến người dân mà không cần qua MSM đã khiến cho các MSM vẫn tiếp tục ra rả chỉ trích. Hiện nay, MSM vẫn lải nhải việc Trump thua đến trên 2.5 triệu phiếu phổ thông nhưng quên mất rằng bà Clinton chỉ thắng Trump đến 3.5 triệu phiếu ở California và thua đến gần 1 triệu phiếu ở 49 bang còn lại.

Xem ra bà Clinton đi tranh cử thống đốc bang California thì hợp đó, mà cũng chưa chắc đã thắng được

Báo Detroit đưa tin, việc recount ở Michigan dù bị đình lại, nhưng việc kiểm phiếu ở Detroit đang dở chừng đã phát hiện ra số người đi bầu ít hơn số lượng phiếu thực, và phát hiện ra cực nhiều phiếu giả đã bầu cho Clinton. hehe.gif
Đừng quên là Detroit và Wayne là hai County mà bà Clinton thắng đậm ở bang này hehe.gif


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 20 2016, 06:01 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #487

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đại cử tri đoàn đã bỏ phiếu xong, TRump đã nhận được 304 votes, có 2 votes của ông chuyển sang bỏ phiếu cho thống đốc Ohio John Kasich và cựu hạ nghị sỹ bang Texas là Ron Paul, cha của thượng nghị sỹ Rand Paul hiện nay.

Có 4 đại cử tri của Washington đã từ chối k bỏ phiếu cho Clinton mà chuyển sang bỏ cho cựu ngoại trưởng Colin Powell và 1 số lãnh đạo khác, một đại cử tri ở Minnesota định bỏ cho Bernie Sanders nhưng bang của người này đã invalidate vote này của anh ta. Tương tự với ở Maine và Colorado, nếu không thì chắc còn nhiều người không chịu bỏ cho Clinton.
Số đại cử tri từ chố bỏ cho Clinton còn cao hơn Trump.

http://thehill.com/homenews/campaign/31103...the-vote-stands

http://thehill.com/blogs/blog-briefing-roo...lectors-in-vote

http://thehill.com/blogs/blog-briefing-roo...ote-for-clinton

Hiện CNN nói Clinton hơn Trump 2.8 triệu phiếu phổ thông, nhưng riêng ở bang California thì bà Clinton thắng Trump gần 3.5 triệu phiếu, như thế có nghĩa là nếu không có bang California thì bà Clinton sẽ thua hết cả đại cử tri lẫn phiếu phổ thông


Thượng nghị sỹ Rand Paul là người quyết liệt chống việc Rudy Giulliani và John Boltons (cựu đại sứ Mỹ tại liên hợp quốc thời Bush con) làm ngoại trưởng, thậm chí còn phản đối cả việc đề cử Boltons làm thứ trưởng ngoại giao như dụ định hiện nay, nói rằng Boltons là 1 kẻ vẫn tin vào việc thay đổi chế độ ở nước ngoài (regime change) và k phù hợp với quan điểm đối ngoại của Trump.

Hiện cựu tổng thống Bush con và gia đình Bush, cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates, cựu ngoại trưởng Condoleezza Rice và James Baker, chủ tịch ủy ban đối ngoại thượng viện Bob Corker đều thúc giục các thượng nghị sỹ ủng hộ người đứng đầu Exon Mobile Tillerson, cũng là đề cử của Trump làm ngoại trưởng Mỹ, bất chấp mối quan hệ chặt chẽ của ông này với Nga.
Đây là 1 điều vừa dễ hiểu vừa khó hiểu

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Dec 20 2016, 06:02 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 20 2016, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #488

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không có gì khó hiểu cả. Bởi vì tất cả những người này đều liên quan tới lĩnh vực dầu mỏ. Mà thời Obama vừa rồi lĩnh vực dầu mỏ không phải là lĩnh vực được chính quyền này coi trọng. Cái mắc mớ của nó là ở đây.
Thời chính quyền Bush (cả con lẫn bố), là thời chính sách chính trị Mỹ phục vụ trực tiếp cho công nghiệp dầu mỏ. Vì thế mới có cuộc chiến tranh với I rắc. Cái mô hình bá quyền của Mỹ lúc đó là nếu kiểm soát được các nguồn dầu mỏ, thì có thể giữ được sự thống trị toàn cầu. Để làm như vậy thì phải xâm lược, và từ đó phải có cái thuyết nào khả dĩ justify cho sự can thiệp ấy. Từ đó mà có học thuyết “xuất khẩu dân chủ” bằng sức mạnh của các học giả Mỹ được gọi là tân bảo thủ (neocons). Học thuyết kinh tế Mỹ lúc đó là học thuyết kiểu Ricardo (một nhà kinh tế chính trị học cổ điển), lấy tài nguyên thiên nhiên là nguồn gốc của sự giầu có. Từ đó mà có việc Mỹ muốn vẽ lại biên giới các nước ở Trung Đông.
Bên cạnh đó thì có một chính sách khác chủ yếu dựa vào sức mạnh tài chính Mỹ, lấy lợi thế Mỹ là chủ thể của hệ thống tài chính thế giới hiện tại. Với chính sách này, thì Mỹ không cần chiến tranh xâm lược, nhưng phải có những giá trị ràng buộc thế giới thông qua các tổ chức, hiệp ước.
Hệ thống chính trị Mỹ chao đảo giữa hai cái cực này. Người ta có thể thấy sau dầu mỏ (thời Bush bố) là tài chính (thời Clinton), rồi lại dầu mỏ (Bush con), rồi lại tài chính (Obama). Sở dĩ thế bởi không có chính sách nào được hoàn toàn. Vì chính sách dầu mỏ, với các cuộc xâm lược, khiến Mỹ bị thâm hụt ngân sách (mặc dù ngân sách ấy là bầu vú sữa cho công nghiệp quân sự Mỹ), khiến phải dùng sức mạnh tài chính để đá cái món nợ này cho thế giới thông qua các hình thức lạm phát, đầu tư…
Thời Bush con cũng để lại một gánh nặng cho nước Mỹ, có thể nói là nặng nhất từ sau chiến tranh của Mỹ ở VN. Và để đá cái quả nợ này cho Mỹ, chính quyền Obama lại phải nhờ đến sức mạnh tài chính để đá nó ra cho thế giới chịu.
Cái mới dẫn đến việc Trump là, cả hai chính sách trên đều không tránh khỏi sự lụn bại của công nghiệp nội địa Mỹ. Cái này thì tôi đã nói rồi nên không nói lại, vì thế chính sách của Trump sẽ phải để ý tới công nghiệp nội địa hơn , nhưng vì là trọng công nghiệp, nó vẫn gần công nghiệp dầu mỏ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Dec 21 2016, 07:07 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #489

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.341
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.862$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vậy là có đến 5 đại cử tri k chịu bỏ phiếu cho Clinton và 3 trong số đó ủng hộ Colin Powel, lẽ ra còn nhiều hơn nữa nếu như những bang như Colorado, Minesota từ chối và bắt đại cử tri của họ bỏ phiếu cho Clinton.

Vâng, k ngạc nhiên và cũng ngạc nhiên, cả nhà Bush, Dick Cheney, Rice hồi đầu phản đối Trump, lo ngại thái độ "thân Nga" (từ của phe DC) của Trump, cả Robert Gates, Baker cũng lo ngại, nhưng lại ủng hộ ngoại trưởng có quan hệ tốt với Nga và Putin. Vậy thì họ phản đối Nga vì cái gì, và ủng hộ Nga về cái gì khác?

Donald Trump: Vị tổng thống “chẳng giống ai”
Donald Trump đã cho thấy là ông không coi các tập quán trong chính giới Mỹ vào đâu, từ ngôn từ, hành động, cho đến việc tuân thủ những «cấm kỵ». Ông Trump vẫn tiếp tục làm điều có thể gọi là một cuộc «cách mạng tập quán» trong chính trường Mỹ, phá vỡ mọi thông lệ mà những người tiền nhiệm luôn tôn trọng, AFP đánh giá.
Hãng tin Pháp AFP vừa điểm qua một số động thái phá cách của ông Donald Trump trong tư cách tổng thống đắc cử để dự báo một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ rất mới lạ.

Vòng quanh nước Mỹ mừng thắng lợi


Động thái đầu tiên của tổng thống vừa đắc cử là tổ chức chuyến đi chào mừng thắng lợi vòng quanh nước Mỹ. Đây là một điều chưa từng thấy.

Peter Kastor, giáo sư bộ môn lịch sử tại Đại học Washington St Louis, ghi nhận: «Tất cả các tổng thống Mỹ cho đến nay đều xem việc tiến về Washington như là một thời khắc mang tính biểu tượng, nhưng Donald Trump thì không làm như bất kỳ người tiền nhiệm nào».

Ông Donald Trump đã đi một vòng nước Mỹ để cảm ơn những người ủng hộ ông với những cuộc mít tinh không khác gì lúc vận động tranh cử, với cả nón mũ và các tấm biển ủng hộ Trump. Giáo sư Kastor cho rằng động thái đó của ông Trump tuy rất khác thường, nhưng lại rất phù hợp với phong cách vận động của ông Trump.


Vấn đề bình đẳng nam nữ rất được ông Obama quan tâm. Cho dù chỉ có 6 phụ nữ trên tổng số 22 thành viên ê kíp của Obama, nhưng họ đều ở vị trí đáng kể, nhân vật số hai của chính quyền từng là bà Hillary Clinton.

Còn Donald Trump cho đến nay đã chọn được 4 phụ nữ vào chức bộ trưởng, nhưng chỉ là các bộ thứ yếu. Trong nội các dự kiến của ông Trump, 11 vị trí đầu trong thứ tự kế nhiệm tổng thống toàn là đàn ông da trắng. Nội các dự kiến trên chỉ có một người da đen và hoàn toàn không có người châu Mỹ La tinh nào.

Ngày 16/12, tại Mobile (bang Alabama ở miền nam nước Mỹ), chặng cuối cùng trong vòng cảm tạ, ông Trump đã phát biểu với đám đông: «Họ nói rằng với tư cách là tổng thống, tôi không nên tổ chức mít tinh, nhưng tôi nghĩ ngược lại là cần phải làm». Và ông nói thêm với một nụ cười tươi, trong tiếng vỗ tay nhiệt liệt của cử tọa: «Chúng ta hoàn toàn làm khác họ!»

Không họp báo

Điểm khác lạ thứ hai là tổng thống tân cử Donald Trump không hề tổ chức họp báo. Cách đây 8 năm, khi tổng thống Obama mới đắc cử, ông đã tổ chức không dưới 11 cuộc họp báo.

Còn ông Donald Trump, cho đến giờ vẫn chưa thấy một cuộc họp báo nào, mà chỉ có vài cuộc phỏng vấn, trong đó ba cuộc phỏng vấn dài dành cho hai hãng truyền thông CBS và Fox News và nhật báo New York Times.

Các tổng thống Clinton, Bush, Obama đều giới thiệu từng người trong ê kíp chính phủ mà mình thành lập với báo chí. Trong khi ông Trump lại chỉ công bố những thông báo, hay đưa ra những thông tin ngắn trên mạng Twitter vào lúc sáng sớm hay vào buổi tối rất khuya.

Thậm chí, theo giới báo chí ở Nhà Trắng, ê kíp của tân tổng thống Trump còn nghĩ đến việc bãi bỏ truyền thống tiếp xúc với báo chí hàng ngày của người phát ngôn ngành hành pháp Mỹ.

Chọn nội các như chọn diễn viên

Điểm mới lạ thứ ba là ông Donald Trump đã dàn dựng việc tuyển chọn thành viên chính phủ thành một sự kiện chẳng khác gì một cuộc tuyển chọn diễn viên.

Việc chọn 15 thành viên nội các dự kiến diễn ra hầu như trước dân chúng: Các ứng viên đi đến chỗ hẹn như thể họ đến tham gia những buổi diễn thử trong các cuộc tuyển chọn diễn viên. Nơi hẹn là Trump Tower hay tại một trong những cơ sở của nhà tỷ phú ở New Jersey hoặc Florida.

Mitt Romney, cựu ứng viên đối thủ của ông Trump đã phải đi thử vận mệnh vào chiếc ghế ngoại trưởng đến hai lần, nhưng rốt cuộc đã không được chọn và phải nhường chỗ cho chủ tịch ExxonMobil, Rex Tillerson… mà ông Donald Trump chỉ gặp lần đầu tiên vào ngày 6/12.

Nhiều tỷ phú, lắm tướng lĩnh, không xem trọng chuyên nghiệp

Một kiểu phá lệ khác của tổng thống đắc cử Donald Trump là ông không ưu tiên chọn cộng sự viên trong giới chính khách được xem là “chuyên nghiêp”

Thông thường, các thống đốc, thượng nghị sĩ, những người lão luyện với chính trường, quen thuộc với việc điều hành công việc nhà nước, là thành phần trọng yếu trong các ê kíp chính phủ. Nhưng năm nay thì không.

Ông Donald Trump như đã áp dụng cách riêng của mình và đã chọn những người giống ông: Ưu tiên cho giới đại doanh nhân và các nhà đầu tư lớn.

Nếu trong ê kíp của ông Obama có một giải Nobel vật lý, thì trong nội các Donald Trump có nhiều nhà tỷ phú... và đến 3 vị tướng hồi hưu.

Đệ nhất phu nhân không vào Nhà Trắng

Bà Melania Trump và đứa con trai 10 tuổi sẽ không chuyển đến ở Nhà Trắng vào ngày 20/1 tới, mà tiếp tục ở lại New York. Theo giáo sư Kastor, đây là một điều chưa từng xảy ra đối với một gia đình tổng thống Mỹ.

Chuyên gia này ghi nhận: «Tiến trình chuyển giao quyền hành tổng thống ở Mỹ thường là một thời khắc quan trong của quốc gia, và thường khi là câu chuyện của một gia đình chuyển đến Washington… Từ một thế hệ nay, người ta thường cho thấy cảnh những gia đình Mỹ trung lưu dời đến nhà mới, người ta thường nói về những cái thùng các tông đựng vật dụng của họ, người ta thường nói đến những cảm tưởng khi chuyển từ một ngôi nhà ở bình thường của cá nhân đến dinh thự nhà nước to lớn này».

Nhưng theo giáo sư Kastor: «Lần này thì quả là chuyện chưa từng thấy!».

http://viettimes.net.vn/donald-trump-vi-to...g-ai-96754.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 5 2017, 06:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #490

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.027
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 49.034$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Những điều kỳ lạ kể trên với chính quyền tương lai của TRUMP chỉ có thể xẩy ra được với một nhà nước mà cơ cấu tổ chức của nó vững. Chính vì thế mà TRUMP có thể chọn các nhân vật ngoài luồng mà sẽ không có chuyện gì xẩy ra cả, vì những nhân vật này sẽ được bộ máy nhà nước, cơ cấu của nó “formatted”.
Ở thể chế dân chủ tư sản điển hình như ở Mỹ, thì vai trò của các Đảng không quan trọng. Vì các đảng chỉ là một dạng tập hợp lợi ích nhóm. Nhìn vào lịch sử, thì người ta sẽ thấy vào khởi điểm, không có nhà nước dân chủ tư sản nào có đảng cả. Hiện tượng đảng chỉ ra đời sau khi nhà nước tư sản đã vào nề nếp. Như vậy chính quyền của TRUMP thực tế đã trở lại nguyên bản của một nhà nước tư sản, khi mà giai cấp tư sản nắm quyền trực tiếp, không cần thông qua một giới “manager” ở giữa là các đảng phái. Vì đảng phái chỉ là phụ, nên nó mới đa nguyên đa đảng được, vì cái đế của nhà nước là giai cấp tư sản.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

50 Trang « < 47 48 49 50 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC