Tạp bản in cho chủ đề

Nhấn chuột vào đây để xem chủ đề ở dạng nguyên thủy

Quán nước đầu làng Ven _ Thời Sự _ Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 8 2019, 11:46 PM

Có vẻ máy bay MIG Ấn độ bị máy bay JF-17 do Pakistan và TQ hợp tác làm thịt thật, vì có thêm một chiếc nữa bị tai nạn có vể bí hiểm. Thường thì người ta vẫn coi đồ TQ là hàng chợ, không có chất lượng. Nhưng điều này thực ra là tuyên truyền mà ra. Chắc chắn TQ có hàng chợ, đặc biệt nếu cứ đòi mua cực rẻ. Nhưng không phải họ không có đồ tốt.
Việc cái máy bay JF-17 có thể làm thịt MIG-21 rất có thể là thật, vì nó chính là chiếc máy bay được sản xuất từ những kinh nghiệm MIG-21 mà ra, tức là nó là bản sao cải tiến của MIG-21, tức là nó đã khắc phục được những nhược điểm mà trong khi sử dụng MIG-21 người ta thấy. TQ cũng như VN là nước đã sử dụng MIG. Điểm yếu của máy bay TQ mà người ta hay nói tới là động cơ. Nhưng cái máy bay này dùng động cơ Nga, nên điều này không đặt ra. Ngược lại nó lại được tổng hợp ra đa(của Ý), vũ khí hoàn bị hơn. Kết quả nếu so sánh trên giấy thì nó rõ ràng hơn MIG-21.
Cùng với việc Huawei bị Mỹ ngăn cản triển khai thế hệ thứ 5 của mobile, thế hệ mà người ta có thể sử dụng để dùng cho ô tô cá nhân không người lái. Lại cùng với sự việc này, đã làm lộ rõ ra một nước TQ khác, không phải là TQ mà báo chí phương Tây mô tả. Vì công nghệ 5G này, hiện nay phương Tây cũng chưa ready.
VN là nước ở cạnh TQ. Điều người VN cần là hiểu rõ thực sự người láng giềng của mình, đánh giá chuẩn xác được họ. Chứ không phải là sa vào tuyên truyền phương Tây, đánh giá nhầm thì cực nguy hiểm. Người ta có câu « biết mình biết người trăm trận trăm thắng », tôi sửa nó lại là « biết mình biết người để không bao giờ bị lừa gây thiệt hại ».

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 10 2019, 07:10 PM

Ngay lần đầu tiên, tôi đã nghĩ 90%là Mig-21 của Ấn bị JF-17 thịt, chứ không phải bị phòng không Pakistan thịt, và tôi cũng tin rằng F-16 của Pakistan thực sự đã bị Ấn thịt, chỉ không biết là bị cái gì của Ấn thịt, Mig-21 hay Su-30 MKI. Ngay các báo Tây và Mỹ cũng xác định F-16 bị thịt, thái độ im lặng của Mỹ sau đó cũng khiến cho tôi tin rằng F-16 thực sự bị hạ.

Vừa rồi, Ấn đã phải dùng Su-30 MKI để bắn hạ máy bay trinh sát và k người lái của Pakistan, trong khi Iran hay Syria chỉ cần sử dụng pháo hoặc tên lửa. Chả hiểu phòng không Ấn kiểu gì.

JF-17 được phát triển từ nguyên mẫu của Mig-29, không phải từ Mig-21, phiên bản mới còn bắt chước kiểu dáng đầu hút không khí (DSIs) của F-35
Máy bay JF-17 không chỉ trang bị động cơ RD-93 của Nga, trong quá trình phát triển, Nga cũng trợ giúp cho việc thiết kế.
Radar của JF-17 có trang bị không chỉ FIAR Grifo-S7 của Italy, mà còn Phazotron Super Komar của Nga, GEC-Marconi Blue Hawk của Anh, Radar Thomson-CSF RC-400 của Pháp

Nói chung, vì JF-17 được trang bị động cơ RD-93 của Nga nên các nước mua loại máy bay này sẽ phải lo về quan hệ không chỉ với Trung Quốc mà còn phải lo quan hệ với cả Nga để có thể bảo trì và phụ tùng thay thế khi cần. Đây có lẽ là một trong những lý do mà JF-17 chưa được phổ biến. Nhưng nếu việc mua RD-93 được thực hiện thông qua TQ thì có lẽ ok, Nga cũng là một đối tác tương đối tin cậy và ổn định hơn phương Tây.


Ngoài ra, còn đang có tin: Ấn Độ dùng bom chính xác của Israel không kích trại huấn luyện của Pakistan đã bị lệch đến 200m chứ k chính xác như Ấn nói, không rõ bom của Israel k phải như quảng cáo hay đã bị gây nhiễu, tác động

Thêm một chút tin: liên doanh dầu Việt Nga Vietsovpetro đã thành công và đón dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm. Lễ đón mừng dòng dầu đầu tiên từ mỏ Cá Tầm Lô 09-3/12 thuộc Liên doanh Việt – Nga (Vietsovpetro) đã được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu


Quốc hội Ukraine vừa từ chối 2 đạo luật quan trọng vào ngày 26/2: Một dự luật về hệ thống cấp bậc theo chuẩn NATO (NCU, được bộ quốc phòng tiến hàng từ 4/2017) và một dự luật về sửa đổi quy chế hoạt động quân sự từ thời Liên Xô.
Đây được xem là nền tảng căn bản cho việc tái cấu trúc mạnh mẽ quân đội Ukraine theo mô hình quân đội NATO, để chuẩn bị gia nhập NATO, như trước đó hiến pháp của Ukraine đã viết là sẽ hướng đến việc này.
Thế nhưng quốc hội đã từ chối 2 đạo luật này, với số phiếu ủng hộ cực kỳ ít (43 và 171) dù hầu hết quốc hội là phe Maidan chống Nga và ủng hộ vào EU và NATO. Phe của tổng thống Porosenko ủng hộ đạo luật chỉ trích các nghị sỹ thậm chí còn không quan tâm đến việc có mặt để bỏ phiếu về đạo luật, và công sức 2 năm của bộ quốc phòng đã bị quốc hội phá bỏ trong 1 ngày.

Nếu quân đội của Ukraine k tương thích với NATO thì có thể NATO sẽ cắt giảm hợp tác và tài trợ.

Bình: Thực tế thì nếu 2 đạo luật này được thực hiện, thì Ukraine sẽ phải tốn 1 khoản tiền khổng lồ, và quân đội Ukraine về căn bản đã k còn khả năng độc lập, mà có nguy cơ bị biến thành quân đội như của các nước EU (trừ Pháp), tức là thành 1 bộ phận nhỏ của NATO chứ k tự chủ được nữa, cũng đồng nghĩa với việc Ukraine k còn tự chủ gì được nữa trong các chiến lược an ninh đối ngoại và quốc phòng.
Có lẽ đây là lý do mà quốc hội Ukraine từ chối, vì họ muốn vào EU và NATO để kiếm lợi, chống Nga, và vẫn giữ dược sự tự chủ, trở thành 1 cực quyền lực trong thế giới phương Tây, nhưng đây là điều mà k nước phương Tây nào muốn cả, nên họ dĩ nhiên ép Ukraine theo hướng của họ, dưới chiêu bài :" chuẩn EU", "chuẩn NATO", "chống tham nhũng", "minh bạch", etc.


Thêm chút về bầu cử Ukraine:
Hiện nay trong 3 ứng viên tổng thống thì đương kim tổng thống muốn đi theo Tây nhất, hoàn toàn tuân phục, bà Tymoshenko thì muốn lấy cớ việc phương Tây k bảo vệ được thỏa thuận Budapest để chế vũ khí hạt nhân, còn ứng viên dẫn đầu hiện nay, diễn viên hài Vladimir Zelensky thì mới chỉ đưa ra quan điểm về cải cách đối nội, chưa nói gì nhiều về an ninh đối ngoại




QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 8 2019, 04:46 PM)
Có vẻ máy bay  MIG Ấn độ bị máy bay JF-17 do Pakistan và TQ hợp tác làm thịt thật, vì có thêm một chiếc nữa bị tai nạn có vể bí hiểm. Thường thì người ta vẫn coi đồ TQ là hàng chợ, không có chất lượng. Nhưng điều này thực ra là tuyên truyền mà ra. Chắc chắn TQ có hàng chợ, đặc biệt nếu cứ đòi mua cực rẻ. Nhưng không phải họ không có đồ tốt.
Việc cái máy bay JF-17 có thể làm thịt MIG-21 rất có thể là thật, vì nó chính là chiếc máy bay được sản xuất từ những kinh nghiệm MIG-21 mà ra, tức là nó là bản sao cải tiến của MIG-21, tức là nó đã khắc phục được những nhược điểm mà trong khi sử dụng MIG-21 người ta thấy. TQ cũng như VN là nước đã sử dụng MIG. Điểm yếu của máy bay TQ mà người ta hay nói tới là động cơ. Nhưng cái máy bay này dùng động cơ Nga, nên điều này không đặt ra. Ngược lại nó lại được tổng hợp ra đa(của Ý), vũ khí hoàn bị hơn. Kết quả nếu so sánh trên giấy thì nó rõ ràng hơn MIG-21.
Cùng với việc Huawei bị Mỹ ngăn cản triển khai thế hệ thứ 5 của mobile, thế hệ mà người ta có thể sử dụng để dùng cho ô tô cá nhân không người lái. Lại cùng với sự việc này, đã làm lộ rõ ra một nước TQ khác, không phải là TQ mà báo chí phương Tây mô tả. Vì công nghệ 5G này, hiện nay phương Tây cũng chưa ready.
VN là nước ở cạnh TQ. Điều người VN cần là hiểu rõ thực sự người láng giềng của mình, đánh giá chuẩn xác được họ. Chứ không phải là sa vào tuyên truyền phương Tây, đánh giá nhầm thì cực nguy hiểm. Người ta có câu « biết mình biết người trăm trận trăm thắng », tôi sửa nó lại là « biết mình biết người để không bao giờ bị lừa gây thiệt hại ».
*


Gửi bởi: root vào hồi Mar 11 2019, 10:03 AM

VN đã rất khôn ngoan khi cho toàn bộ MIG21 nghỉ hưu, dù Ấn Độ chào mời nhiều gói nâng cấp vũ khí + radar hấp dẫn. Số lượng MIG21 của VN là rất nhiều, nhưng bắt buộc phải cho thanh lý, vì nó đã lạc hậu về kỹ thuật và quan trọng hơn là lạc hậu về chiến thuật. Mấy chục năm trước, khi công nghệ tên lửa chưa phát triển, thì người ta phải dùng một loại máy bay phòng ngự, hay còn gọi là máy bay đánh chặn, để tiêu diệt không quân của phía tấn công. Loại máy bay này nhỏ nhẹ, cất cánh nhanh, bay nhanh và tầm hoạt động ngắn, nhưng vũ khí rất hạn chế. Khi công nghệ tên lửa phát triển, thì người ta thay máy bay đánh chặn bằng các tổ hợp tên lửa phòng ngự (thí dụ S300-400 của Nga) dễ triển khai, dễ bảo trì và rẻ hơn hẳn máy bay đánh chặn. Vì thế các nước tiên tiến không còn phát triển dòng máy bay này, thay vào đó sẽ dùng tiêm kích đa năng hạng nặng để làm nòng cốt của lực lượng không quân!

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 15 2019, 12:17 AM

Root nói đúng. Từ sau cuộc không chiến giữa không quân Vn và Mỹ cách đây 40 năm, vào thập niên 60,70 của thế kỷ trước thì công nghệ đã làm thay đổi chiến thuật chiến lược, dẫn đến thay đổi quan niệm về máy bay. Từ đó đến nay, sự thay đổi lớn nhất là chiến tranh điện tử (các loại ra đa điều khiển, đồng thời với sự thu nhỏ khối lượng, kích cỡ của các loại khí tài này), và các loại vũ khí chính xác cao, tầm bắn xa hơn (kỹ thuật tên lửa siêu âm và cận âm). Từ đó dẫn tới việc phát triển máy bay đa năng, vừa cường kích (tấn công được theo hướng không-đất, không-biển), vừa tiềm kích (phòng ngự tấn công theo hương không-không). Tầm hoạt động của máy bay cũng xa hơn, và vì tác chiến điện tử, nên người ta chú trọng « tàng hình » (không bị ra đa phát hiện) hơn là độ cơ động cơ học.
Thế hệ cuối cùng (kiểu như F-35 Mỹ) thì nó chú trọng điều này hơn cả, chứ không chú trọng không chiến.
Máy bay MIG-21 là máy bay tiêm kích, vì thế điều này giải thích tại sao chiến công ném bom « duy nhất » của không quân VN trong kháng chiến chống Mỹ là của Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thành Chung, là điệp viên ở trong quân đội miền Nam cũ, và lái chiếc F-5 Tiger. MIG-21 không thể sử dụng để tấn công mặt đất được. Thực ra hình như cũng có một lần, đó là việc ném bom vào tầu sân bay Mỹ ở cửa vịnh Bắc bộ, nhưng nghe nói đấy là Cuba giúp chứ Liên Xô không cho (đây là tin đồn tôi không rõ thực hư).
Trong tiêm kích đánh chặn, MIG-21 phải có sự chỉ đạo của ra đa mặt đất, chứ không thể độc lập tác chiến. Vì thế trong kháng chiến chống Mỹ, MIG-21 chỉ hoạt động trên đất liền, nằm trong vùng phủ sóng của ra đa mặt đất lúc đó, cũng như được bảo vệ bằng hệ thống phòng không mặt đất, chứ không thể lao ra biển Đông, đánh chặn máy bay Mỹ trước lúc chúng vào đất liền.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 17 2019, 04:39 PM

Độ cơ động hay tàng hình? Đây là 1 vấn đề gây ra nhiều cuộc tranh luận.
Trong cuộc chiến VN, không chiến máy bay Mỹ bị thua dù áp đảo về số lượng, bởi vì kém ở độ cơ động. Điểm mạnh của máy bay Liên Xô chính là ở chỗ này, vì thế Mỹ mới phát triển máy bay theo hướng "tàng hình", chấp nhận độ cơ động kém, với lý do nếu đối phương k phát hiện ra mình, thì mình sẽ thắng dù kém cơ động. Tàng hình còn rất quan trọng với học thuyết quân sự Mỹ, vì họ thường cho máy bay vào sâu lãnh thổ ném bom hủy diệt, nên cần phải vượt qua hệ thống phòng không của đối phương.

Nhưng ở đây lại cũng có 1 khía cạnh khác, đó là nếu cái "tàng hình" đó mà không hiệu nghiệm, thì cái máy bay đó coi như chỉ còn đường "chết", giống như F-35, nếu cái "tàng hình" đó bị radar của tên lửa hay máy bay "học" được, thì F-35 sẽ thành 1 cái quan tài bay đúng nghĩa, dù muốn chạy trốn cũng không nổi, trừ khi chiếm ưu thế về số lượng. Phía Mỹ ngả hoàn toàn về hướng "tàng hình", còn Nga lại có vẻ muốn cân bằng cả 2, và tuyên bố với hệ thống của Nga thì không tồn tại cái gọi là máy bay "tàng hình".

Tóm lai, đã là công nghệ thì không có gì hoàn hảo, ra được cái này thì sẽ có cái khác chế ngự. Mig-21 không nên dùng nữa, nhưng về tiêm kích đánh chặn, với Mỹ có thể k cần, nhưng với VN có khi vẫn cần, vì hệ thống phòng không, tên lửa phòng thủ bờ biển của VN k thể đảm bảo 100% máy bay k thể xâm nhập vào đất liền, và lực lượng máy bay đánh biển của VN k đủ lớn để làm điều đó

Gửi bởi: root vào hồi Mar 18 2019, 10:04 AM

QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 17 2019, 04:39 PM)


Tóm lai, đã là công nghệ thì không có gì hoàn hảo, ra được cái này thì sẽ có cái khác chế ngự. Mig-21 không nên dùng nữa, nhưng về tiêm kích đánh chặn, với Mỹ có thể k cần, nhưng với VN có khi vẫn cần, vì hệ thống phòng không, tên lửa phòng thủ bờ biển của VN k thể đảm bảo 100% máy bay k thể xâm nhập vào đất liền, và lực lượng máy bay đánh biển của VN k đủ lớn để làm điều đó
*



VN bỏ MIG 21 rồi bác ơi, chi phí duy trì cả đội MIG21 với phi công nữa còn quá cả tiền đi mua S300.
Chắc bác không cập nhật hệ thống phòng thủ tên lửa của VN từ lâu rồi sp_ike.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 18 2019, 07:25 PM

Đọc trong báo VN, thì thấy nói MIG-21 ở VN vẫn còn mấy trăm chiếc, và sự thay thế nó chắc chắn sẽ là sự giành giật giữa các đối tác truyền thống của VN (NGA) hay là Mỹ hay là một nước châu Âu nào đó. Có thể là Pháp, hay Thuỵ điển. Ứng cử viên thì có nhiều : như Rafale(Pháp), Sab (Thuỵ điển), có hồi còn nghe tin VN mua Mirage (Pháp), là thế hệ trước Rafale. Hiện tại Thái Lan cũng mua máy bay của Thuỵ điển. Mỗi một nước đều có vấn đề của nó.
-Với Mỹ, ứng cử viên sáng giá là F16, nhưng vấn đề ở đây là sự kiểm soát của Mỹ. Mua đấy mà muốn dùng không thể được nếu Mỹ không gật đầu. Đây là trường hợp mà Indonesia, Thái, Ai cập gặp phải. Ví dụ với Thái, dù là đồng minh thân cận nhất với Mỹ ở ĐNA (chỉ sau Singapure), nhưng khi có chính quyền quân sự thì Mỹ làm mình làm mẩy, khiến F-16 của Thái không có phụ tùng, bảo dưỡng, để làm cảnh cho vui. Vì thế nước này chuyển sang mua SAAB. Nhưng Thuỵ điển không thể sản xuất được nhiều trong một lúc, nên cứ phải chờ nhỏ rọt.
Với Indonesia, thì F-16 mua được của Mỹ với giá hời, vì là đồ thanh lý. Nhưng ở đây Indo cũng vấp phải vấn đề bảo trì, bảo dưỡng, quyền sử dụng. Kết quả Indo phải mua thêm SU-30.
Với Ai cập, F-16 cuả Ai cập nằm trong gói tài trợ quân sự 1 tỉ đô đều đều mà nước này nhận được từ khi ký hiệp định hoà bình với Israel năm 1973, khiến tổng thống Sa đát nước này mất mạng vì bị Hồi giáo cực đoan Ai cập ám sát. Nhưng máy bay này cũng không thể sử dụng. vì thế lúc Ai cập ném bom ở Lybia, thì phải dùng Mirage 2000 mua của Pháp.
Gần đây, trong trận không chiến Pakistan-Ấn độ ta đang nói, Pakistan cũng không dám nói là có dùng F-16 không. Không kể khả năng F-16 của nước này bị MIG-21 Bison bắn hạ có thể có thật. Tại sao ? Bởi vì đội F-16 của Pakistan là Mỹ bán cho lúc Mỹ và Pakistan còn nồng ấm, khi Mỹ cần Pakistan để đánh nhau ở Apganistan, thời những năm 80,90. Nhưng đây là thế hệ cũ, vì sau đó, để trừng phạt Pakistan dám có vũ khí hạt nhân, Mỹ đã không làm gì để nâng cấp chúng. Và cũng có thể vì thế, chúng không bị Mỹ khoá mõm bằng kỹ thuật như trong các phiên bản sau, khiến Pakistan vẫn có thể dùng được. Nhưng để đối đầu với MIG-21 Bison, với gói nâng cấp nhằm vào F-16 thì rõ ràng là bị bắt vở, vì quá cũ.
Câu chuyện với Mỹ còn lằng nhằng là ngay cả khi mua F-16 qua nước khác cũng không được. Thương vụ Israel định bán F-16 cũ cho Croatie bị Mỹ phá là như thế.
Như vậy ngoại trừ những người coi « Mỹ là nhà, USA là quê hương », thì vũ khí Mỹ rõ ràng có quá nhiều vấn đề. Không chỉ kỹ thuật mà còn ngoại giao , chính trị. Mỹ sướng lúc nào thì nó khoá mõm lúc ấy. Vừa mất tiền vừa không an toàn.
Câu chuyện « vũ khí Mỹ » này, có nhiều chuyện rất nực cười. Trong cuộc chiến tranh I ran – I rắc (1980-1989), lúc đầu I ran có đầy vũ khí Mỹ mà không dùng được, phải mua vũ khí Liên Xô. Bởi hệ thống phân loại, xếp sắp kho vũ khí của I ran là một cái Sofware của Mỹ, (giống như việc quản lý vũ khí Mỹ ở Tổng Kho Long Bình – Biên Hoà, mà ta tíêp quản vốn dùng máy IBM 370 cũ). Nhưng cái Sofware này, người I ran không có mật khẩu. Kết quả không biết phụ tùng nó để ở đâu, tên là gì để thay thế. Không quân có F-14 mà nằm im chịu trận. Phải mất 3,4 năm sau (quãng giữa cuộc chiến) thì Kỹ sư I ran mới « hacker » cái mật khẩu được, mới lôi đồ phụ tùng ra dùng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 18 2019, 07:30 PM

-Với Pháp thì là vấn đề giá tiền. Cái Rafale hay thì hay thật do nó đa năng, nhưng giá quá đắt. Và nhiều vũ khí nó mang theo lại nằm dưới tầm kiểm soát của Mỹ. Ví dụ, lúc Ai cập mua, muốn được trang bị tên lửa SCALP, một loại tên lửa hành trình của Pháp, thì do trong ruột của nó có phụ tùng Mỹ, nên Mỹ cấm để « chiều lòng Israel », và cũng đồng thời « chơi sỏ » đồng minh.

-Với Thuỵ điển thì sản suất của nó nhỏ giọt. Có mấy cái SAAB cho Thái mà thời gian sắp hàng chờ cả gần 10 năm.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 19 2019, 05:40 AM

Thụy Điển thì đâu phải chỉ có nhỏ giọt. Các SAAB của nó là 1 thứ hổ lốn, nhập linh kiện từ khắp nơi, từ Mỹ, EU (trong đó có cả Anh), vì thế trong đấu thầu Ấn Độ MiRCA, nó bị loại đầu tiên. KHi Argentina muốn mua SAAB của Thụy Điển, Anh đã dọa sẽ không cung cấp linh kiện vì sợ nó sẽ được dùng cho vấn đề xung đột đảo Fakland giữa Anh và Argentina.

Mua cái của nợ này về thì chỉ cần một trong những nhà cung cấp linh kiện có vấn đề là mình cũng có chuyện luôn

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 18 2019, 12:30 PM)
-Với Pháp thì là vấn đề giá tiền. Cái Rafale hay thì hay thật do nó đa năng, nhưng giá quá đắt. Và nhiều vũ khí nó mang theo lại nằm dưới tầm kiểm soát của Mỹ. Ví dụ, lúc Ai cập mua, muốn được trang bị tên lửa SCALP, một loại tên lửa hành trình của Pháp, thì do trong ruột của nó có phụ tùng Mỹ, nên Mỹ cấm để « chiều lòng Israel », và cũng đồng thời « chơi sỏ » đồng minh.

-Với Thuỵ điển thì sản suất của nó nhỏ giọt. Có mấy cái SAAB cho Thái mà thời gian sắp hàng chờ cả gần 10 năm.
*



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 19 2019, 07:02 PM

Hiện nay hầu như tất cả các loại vũ khí hiện đại đều có nội tạng « liên hiệp quốc », chỉ có điều ít hay nhiều và độ quan trọng của nó trong khí tài mà thôi. Tất nhiên có những nước mà độ tự chủ của nó cao hơn. Như Mỹ, Nga, Pháp, TQ. Chính vì tính chất liên hợp quốc của khí tài, mà nó đặt ra những vấn đề lớn về an ninh trong lĩnh vực hậu cần, và trong chiến lược chiến thuật sử dụng. Có thể tạm nói. Nếu là chiến tranh ngắn ngày, thì phải có dự trữ. Nếu là chiến tranh dài ngày, kiểu kháng chiến thì phải có đồng minh chiến lược. Điểm khó của thế giới hiện tại là một thế giới kiểu Xuân Thu – Chiến quốc, trong đó vấn đề ý thức hệ giảm đi rất nhiều, mà quyền lợi của các nước lại đan xen nhau, dẫn tới việc liên minh không vững vàng. Không kể tình trạng liên minh là một dạng trói cổ, mà điển hình là các đồng minh Mỹ. Tất nhiên trói cổ đến mức độ nào, lại phụ thuộc vào tương quan lực lượng hai bên, và quyền lợi hai bên thu được.
Quan hệ của lĩnh vực hậu cần này rất quan trọng, và hai vấn đề hậu cần ngắn ngày và dài ngay liên quan tới nhau. Lấy ví dụ chiến dịch « Điện Biên Phủ trên không » vào năm 1972, lúc đó nếu cuộc chiến kéo dài thêm khoảng 2,3 tuần nữa, thì VN sẽ không còn tên lửa dự trữ. Nhưng Mỹ cũng không thể làm thế, kéo dài thêm, vì thiệt hại quá nặng. Nếu kéo dài nữa, thì lực lượng không quân chiến lược của Mỹ, vì B52 không chỉ mang bom thường mà nhiệm vụ chủ yếu là mang bom hạt nhân, sẽ bị tổn thất quá lớn. Tất nhiên Mỹ có thể sản xuất B52 thay thế (các hãng Mỹ mừng hú), nhưng nó phải có thời gian. Không phải vẩy cái tay là xong.
Chiến dịch mùa xuân 1975 cũng vậy. Để tiến hành được chiến dịch này, VN đã phải tích luỹ lương thực đạn dược từ năm 1973. Phía chính quyền miền Nam cũng vậy, vì khi Mỹ rút, họ đã để lại một khối lượng vũ khí khổng lồ. Thậm chí nhiều chiếc F-5 tiger còn mới nguyên chưa đập hộp. Nhưng khi tác chiến quân đội Sài gòn vẫn kêu thiếu đạn, bởi chiến thuật chiến lược của nó là kiểu con nhà giầu vãi đạn, và đặc biệt phải có hoả lực không quân, như quân đội Mỹ. Nhưng quân đội Sài gòn làm sao có tiềm lực tiêu sài như quân đội Mỹ, hay nói cách khác chiến lược chiến thuật của nó không phù hợp (ngoài các vấn đề tinh thần, chính nghĩa .. v..v..)
Hiện nay chính một nước như Israel cũng vấp phải điều này. Từ sau cuộc chiến 1973, quân đội nước này không còn tác chiến với các đối thủ tương xứng nữa, mà chỉ là đàn áp các cuộc chiến tranh du kích. Nước này cũng tăng cường không quân, theo như mô hình của Mỹ. Kết quả nếu bây giờ Israel đụng trận với Syria, chưa chắc đã thắng, và cái huyền thoại lục quân nổi tiếng với các cuộc chiến 1948, 1956, 1967 hoàn toàn đi vào « dzĩ vãng ».
Như vậy phải luôn luôn cập nhật hậu cần và có chính sách thích hợp, và điều này lại nằm trong một cái khung ngoại giao quan hệ ngày càng phức tạp. Vì thế cách an toàn nhất, chính là tự sản xuất. Và phải hiểu đây là sản xuất kiểu « VINFAST », tức là lắp ráp thiết kế. Nhưng điều này an toàn hơn nhiều mua cả bộ để nhà cầu trói cổ. Pakistan có thể chế máy bay JF-17, Triều Tiên có thể chế bom nguyên tử, I ran có thể chế tạo tên lửa, vũ khí.. tại sao VN không làm được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 25 2019, 05:57 AM

Hiện đang tồn tại tin tức, hệ thống tên lửa tầm ngắn Spyder của Israel mà VN mua về không hiệu quả như quảng cáo. Chẳng những thường xuyên thất bại khi bắn thử, hệ thống này còn liên tục trục trặc và hỏng hóc trong điều kiện nhiệt đới gió mùa ẩm như VN, và phối hợp k tốt với hệ thống phòng không của Nga hiện có tại VN. NGoài ra còn có tin trong xung đột Ấn-Pakistan vừa rồi, chính Spyder mà ẤN mua về từ Israel đã bắn nhầm vào trực thăng Mi-17 của Ấn nữa.

Tin bổ sung: năm 2018 Ukraine đã mua 1 lượng khổng lồ xăng, dầu của Nga (chứ k mua từ Mỹ, EU hay nơi khác), và đặc biệt là nhập khẩu lượng lớn than từ Nga (chắc mua than vùng Donesk thông qua Nga). Ngoài ra, có tin Nga đã cấp 500000 hộ chiếu cho dân cư vùng Donbass (đây là chiêu sát nhập bằng dân số rồi laugh1.gif ), và phía Nga cũng đã chuẩn bị đơn giản hóa thủ tục nhập tịch cho những cư dân vùng này sp_ike.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 29 2019, 05:11 PM

Hôm nay đọc tin, thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bác Trọng gặp mặt tất cả các cán bộ cao cấp về hưu. Nhìn các hình ảnh được đưa lên, chỉ còn biết nói là « đáng khâm phục ». Nói bây giờ thì quá sớm, vì lịch sử sẽ nhìn kỹ hơn, đánh giá nhiều chiều hơn, nhưng quả thật trong chính trường đương đại, bác đúng là người lão luyện nhất của chính trị VN vào thời điểm này.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 30 2019, 03:19 AM

Bạn Lê Thái Kỳ có trích các báo của Ukraine, dẫn lại khảo sát của các hãng điều tra của Ukraine, và cả của Mỹ, thấy 70-80% dân số Ukraine cho rằng đất nước đang đi sai đường. Nhưng dân thì cứ dân, có làm gì được đâu, vì quyết định không phải là do họ, dù mang danh "dân chủ"

https://strana.ua/news/183338-po-mneniju-80-zhitelej-ukraina-dvizhetsja-v-nehativnom-napravlenii-sotsopros.html?fbclid=IwAR2s-MH_PNDKov3Wqrb9LelYq5q0kuT4gVW7kyxQeypoGRboi4lr_6p3Rj4

https://antikor.com.ua/articles/269586-pochti_80_grahdan_schitajut_chto_ukraina_dvihetsja_v_nepraviljnom_napravlenii_-_opros

https://times.com.ua/News/84123/ukraina-dvizhetsya-v-nepravilnom-napravlenii-mezhdunarodnyy-respublikanskiy-institut-ssha?fbclid=IwAR3zKNxAzI2Ac6D-Mf3A6n8NoYkX6dLKSR0X0A9bQSzPvmiiNVP1KpD9s4w

https://zn.ua/UKRAINE/74-zhiteley-ukrainy-schitayut-chto-strana-dvizhetsya-v-nepravilnom-napravlenii-292566_.html?fbclid=IwAR3ljv8eT7KfBL0P9t7Q78QdtEzXZwHA0WWvgLDBb58Ol_NepSdGr3YLXHk

https://www.rbc.ua/rus/news/70-ukraintsev-schitayut-strana-dvizhetsya-1537877213.html?fbclid=IwAR1K0eUKt2jhi6RfgRDDmx3mLbXgwfEt8RZffvw8aMA0nxtpI4eo-88UH6A

Gửi bởi: root vào hồi Apr 1 2019, 01:37 PM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 29 2019, 05:11 PM)
Hôm nay đọc tin, thấy Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bác Trọng gặp mặt tất cả các cán bộ cao cấp về hưu.  Nhìn các hình ảnh được đưa lên, chỉ còn biết nói là « đáng khâm phục ». Nói bây giờ thì quá sớm,  vì lịch sử sẽ nhìn kỹ hơn, đánh giá nhiều chiều hơn, nhưng quả thật trong chính trường đương đại, bác đúng là người lão luyện nhất của chính trị VN vào thời điểm này.
*



Hội nghị này của VN có phần giống với TQ https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_%C4%90%E1%BB%9Bi_H%C3%A0

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 3 2019, 05:12 PM

@root,
Tôi không biết là ở TQ, họ cũng có một dạng hội nghị như vậy. Khi đọc tin này, tức là tổ chức gặp gỡ các « nguyên lãnh đạo », về mặt văn hoá khiến tôi cảm tưởng như hội nghị các bô lão, hay các « tiên chỉ » vẫn có trong các làng VN từ trước.
Còn về mặt chính trị đơn thuần, đó cũng là một hành động khôn ngoan, phù hợp với chính trường VN. Làm chính trị, khi về vườn không có nghĩa là hết, vì họ vẫn có uy tín, bè cách, phe phái..Hiện tại, đánh tham nhũng, một nửa là đương chức, nhưng một nửa là các « nguyên ». Vì thế ý kiến các « nguyên » cũng quan trọng không kém, và nó cũng là bộ phận của cân bằng quyền lực ở VN.
Còn nói về « điều tốt » đơn thuần, thì những « nguyên » này đều là những người có kinh nghiệm, ý kiến của họ cũng cần phải coi trọng.
Vấn đề « tham vấn » các « bô lão », « tiên chỉ » kiểu này là phù hợp với một xã hội có tính chất Nho giáo như VN. Và điều này không phải chỉ đúng với VN, TQ mà ngay cả Nhật bản cũng có. Sau thời Minh trị ở Nhật, thời tiếp sau, đầu thế kỷ XX, các chính trị gia thời cũ vẫn được gọi là « cổ nhân », ý kiến của họ vẫn là cố vấn.
Hiện tại hệ thống chính trị Nhật vẫn có hiện tượng « đỡ đầu », người giật dây đằng sau không giữ chức, còn người giữ chức, nhiều khi là « người rơm ».
Còn ở các nước tư bản phát triển, có chế độ đại nghị điển hình, thì người đỡ đầu giật dây chính là các ông chủ, các tập đoàn kinh tế lớn rồi, cho nên vấn đề « bô lão », « tiên chỉ », hay « người rơm » không đặt ra.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 4 2019, 05:45 PM

@ltbk,
Mấy hôm trước, ltbk có nói chuyện tên lửa Spyder của Israel bán cho Ấn độ bắn nhầm trực thăng Ấn độ. Sau đó thì có tin trên báo nói lý do « thì là mà » rằng cái máy bay trực thăng của Ấn độ không kích hoạt cơ chế điện tử nhận dạng « « địch ta ». Câu chuyện này làm cho tôi nhớ tới việc tầu chiến Mỹ bắn nhầm một chiếc máy bay Airbus 320 chở khách bay từ Tê Hê ran (thủ đô I ran) bay sang Emirat Arab, trong thập niên 80, tức là đã cách đây cả 30 năm. Lúc đó hệ thống phòng thủ của tầu chiến Mỹ trong vùng vịnh, đã nhìn nhầm cái Airbus 320 thành F4 con ma của không quân I ran, bởi hai cái máy bay này không biết làm sao có « signature » nhận dạng trên màn hình ra đa giống nhau. Sau đó Airbus đã lắp đặt một hệ thống để cho tín hiệu máy bay được nhận dạng dễ dàng hơn.
Cách đây ít lâu, phòng không Syria cũng hạ nhầm một cái máy bay Nga, do máy bay Israel núp bóng nó để không kích.
Như vậy có lẽ kỹ thuật này cả 30 năm không thay đổi, không có tiến bộ kỹ thuật. Bình thường mỗi loại máy bay, do diện tích thân, mầu sắc sơn, sẽ xuất hiện trên màn hình ra đa với những đặc trưng khác nhau, khiến người ta nhận dạng được nó. Và để nhận dạng lẫn nhau « quân ta », mỗi máy bay « quân ta » phải phát ra một tín hiệu sóng để nhận dạng lẫn nhau. Nếu nó không bật lên, thì ta địch giống nhau. Nhưng bật lên, cũng có nghĩa là khai « ông ơi tôi ở bụi này », thành ra luẩn quẩn.
Thế còn cái quả tên lửa « tự động » tìm mục tiêu, nghe thì oai, nhưng có khi cái nguyên lý của nó cực kỳ đơn giản. Trong cái đầu điện tử dẫn đường của nó, nó sẽ có một thư viện các tín hiệu (signature) để nhận dạng như một loại ảnh chứng minh thư. Tất nhiên nó không phải là ảnh nhìn mắt thường, mà là tín hiệu điện tử.
Đây là giả thiết của tôi. Tên lửa Spyder là của Israel, rất có thể nó đã có một thư viện mục tiêu standard, vốn là tín hiệu của các đối thủ tiềm năng của nó là ..vũ khí Nga (hay Liên Xô). Như vậy khi quả tên lửa nó không được nạp, (không nạp được, hay quên nạp) thư viện phụ trợ, hoặc cái thư viện phụ trợ này có priority thấp hơn cái thư viện standard, thì việc bắn nhầm là bình thường.
Hiện nay, điều rất thú vị là các đối thủ tiềm năng trên chiến trường hay mời nhau tập trận cùng ? để làm gì ? để phát hiện ra các tín hiệu này (tín hiệu điện tử hay âm thanh),làm giầu cho các thư viện tín hiệu. Điều này còn cực đúng với các loại tầu chiến, vì tầu ngầm không nhìn được , nếu không nổi lên bề mặt, chỉ có nghe bằng sonar (tức là một loại ra đa phát hiện âm thanh), nên muốn tiêu diệt tầu chiến đối thủ thì phải biết tín hiệu âm thanh của nó là gì.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 4 2019, 10:35 PM

Ở trong chủ đề này, đoạn trước đã bị khoá vì đạt tới maxi thông số kỹ thuật, tôi đang viết về Triều tiên. Nên viết nốt ở đây. Cách đây mấy ngày (30/3) báo Pháp có đưa tin, khi gặp nhau tại Hà nội, tổng thống Mỹ có đưa cho ông Kim một cái thư yêu cầu Triều Tiên giải giáp tất cả vũ khí hạt nhân và đem nộp cho Mỹ, như Lybia đã làm trước đây. Và mọi chuyện sau đó xẩy ra thế nào với Lybia thì ai cũng biết. Điều này chứng tỏ, tổng thống Mỹ đã tới Hà nội để làm một quả lừa có định sẵn, sau khi đã đưa ra những lời có cánh với Triều Tiên.
Điều này có thể phân tích theo hai cách, mà sự thành công của nó là 50%-50%. Nói theo xu hướng tích cực, thì đây là chiêu bài « giả cứng », để sau đó đi giật lùi tới một giải pháp hai bên cùng chấp nhận được. Nhưng người ta cũng có thể phân tích theo hướng tiêu cực, là Mỹ không có lợi ích gì khi đạt thoả thuận với Triều Tiên, nên nó càng « ngâm tôm » càng tốt.
Nhưng bất cứ trường hợp nào, thì Triều tiên cũng phải « lờ Mỹ » đi mà phát triển, chứ trông cậy vào Mỹ để phát triển là ngây thơ.

Nhân tiện đây cũng nói mấy điều, có tính chất lịch sử văn hoá, về bán đảo Triều Tiên và quan hệ của nó với TQ. Mặc dù cùng là láng giềng với TQ, và đều có văn hoá Nho giáo. Quan hệ các triều đại của Triều Tiên với các Triều đại TQ ngược với quan hệ VN-TQ. Với VN, TQ luôn là một mối đe doạ tiềm năng, thì với Triều Tiên, các triều đại TQ luôn là đồng minh nghĩa hiệp, ngoại trừ cuộc xâm lược của nhà Minh vào đầu thế kỷ XV. Tại sao lại thế ? bởi đây là do điều kiện Địa Chính trị gây ra.

Bán đảo Triều Tiên trong suốt chiều dài lịch sử với TQ, luôn bị cắt đứt liên lạc đất liền với TQ bởi các triều đại « ngoại đạo » của các bộ lạc phía bắc TQ (người Liêu, người Kim, người Mãn).Vì thế TQ không với tới Triều Tiên được. Không kể họ còn là họ hàng bà con thân thuộc với các bộ tộc thống trị TQ này. Phải tới triều đại nhà Thanh (thế kỷ XVI), thì hai nước này mới « núi liền núi, sông liền sông », nhưng nhà Mãn Thanh về mặt văn hoá gần với người Triều Tiên, vì thế mà các vương triều ở đây không bao giờ phải chịu cái khổ nạn do tư tưởng Đại Hán gây ra.

Khi hai nước đã tiếp giáp nhau, thì cũng là lúc Nhật bản bành trướng mạnh (sau thời đại xuân thu-chiến quốc ở Nhật, kết thúc vào thế kỷ XV), kết quả để cân bằng lực lượng, TQ lại giúp Triều Tiên.
Mấy điều thú vị nữa. Nếu Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên, thì Triều Tiên lúc đó lại là một bộ phận của đế quốc Mông Cổ. Và khi nhà Nguyên quyết định đánh Nhật, thì Triều Tiên là nước đóng tầu thuyền cho nhà Nguyên và tham gia vao cuộc viễn chinh này. Cuộc viễn chinh đánh Nhật này bị thất bại, vì đội tầu của nhà Nguyên bị bão chìm gần hết (Gió Thần Phong của Nhật). Khi nhà Minh đánh đổ nhà Nguyên, thì Triều Tiên mới độc lập.

Nếu ở Vn, miền Bắc là cái nôi văn hoá của người Việt, thì ở bán đảo Triều tiên, vùng phát triển nhất lại là vùng đất Hàn quốc bây giờ, ngược lại vùng phía Bắc là Bắc Triều tiên ngày nay thì lại là vùng đất mới mở mang, mặc dù các bộ tộc Triều Tiên sống ở đây đã lâu (giống như người Thái không chỉ sống ở Thái lan, mà còn ở nhiều vùng đất khác từ Bắc VN qua Lào, Miến điện).

Thế kỷ XV khi Nhật xâm lược Triều Tiên, thì nhà Minh lại giúp vương triều Choson ở đây để chống Nhật. Mặc dù Nhật xâm lược thất bại, họ lại mang về nước nghệ thuật làm đồ gốm của Triều Tiên để tạo nên « trà đạo » của họ. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, đồ gốm nghệ thuật lại là « của để giành », đóng vai trò giống như vàng, hay bạc ở Nhật bản, có tác dụng « làm tiền tiết kiệm ».
Mặc dù được coi là một nước, nhưng Triều Tiên chỉ thống nhất dưới vương triều Choson, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, khi bị Nhật xâm lược. Trong khi thời kỳ này ở VN là Trịnh- Nguyễn phân tranh, thế kỷ XVI, XVII trước khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước vào thế kỷ XVIII.

Vì chỉ có một giai đoạn chung là Choson, và một giai đoạn ngắn trước đó với vương triều Koryo (tức là Triều tiên dịch theo tiếng Hán Việt), Hàn quốc ngày nay là mang tên một triều đại chỉ tồn tại từ Hán Thành (Seoul) trở xuống, nhưng là triều đại cổ nhất văn minh nhất. Ngược lại Triều Tiên thì lại lấy tên Triều tiên. Hai nước hiện nay cũng không dùng cùng một bộ chữ như nhau.

Hiện tại, Hàn quốc cũng đề cao văn hoá Choson, và khi đón ông Kim ở biên giới vừa rồi, họ cũng mang nghi lễ của vương triều Choson ra, để thể hiện tinh thần thống nhất.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 8 2019, 03:10 AM

10 SỰ THẬT ÍT BIẾT VỀ LÃNH ĐẠO GADDAFI CỦA LIBYA MÀ PHƯƠNG TÂY THƯỜNG LỜ ĐI
Lãnh đạo Gaddafi của Libya bị phương Tây tô vẽ như một nhà lãnh đạo độc ác độc tài. Đâu là sự thật về Libya dưới cái gọi là “chế độ độc tài” đó?

Năm 2011 lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và chết một cách khổ cực. Sau đó đất nước này tiếp tục rơi vào cảnh loạn lạc và bị bom đạn của Mỹ và NATO tàn phá. Lực lượng khủng bố Hồi giáo khét tiếng IS cũng đã và đang nhen nhóm ở đây.
Trong mắt phương Tây, Gaddafi chỉ là một kẻ độc tài tàn bạo, thậm chí là một gã khủng bố. Nhưng sự thực là như thế nào?
Trong khoảng thời gian 41 năm cho tới thời điểm Muammar Gaddafi chết vào tháng 10/2011, ông đã làm được một số điều thực sự đáng kinh ngạc cho đất nước mình. Trong thời gian đó, ông cũng liên tục cố gắng đoàn kết và đem lại quyền lực cho toàn bộ châu Phi.

Vì vậy cho dù bạn nghe thấy gì trên radio, nhìn thấy gì trên tivi thì trên thực tế Gaddafi vẫn làm được nhiều điều tuyệt vời mà chẳng dính dáng gì đến cái gọi là “tên độc tài xấu xa” như truyền thông phương Tây thường mô tả về Gaddafi.

Dưới đây là 10 điều mà Gaddafi đã làm cho Libya mà quý vị có thể chưa biết:

1. Ở Libya, chỗ ở được coi là một quyền tự nhiên của con người
Cuốn Sách Xanh của Gaddafi nêu rõ: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình”. Sách Xanh là triết lý chính trị của nhà lãnh đạo Gaddafi. Cuốn sách xuất bản lần đầu vào năm 1975 và được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia, để cho mọi công dân Libya đọc.

2. Giáo dục và chữa trị y tế hoàn toàn miễn phí
Dưới thời Gaddafi, Libya tự hào sở hữu một trong những dịch vụ y tế tốt nhất ở Trung Đông và châu Phi. Và trong trường hợp một công dân Libya không được tiếp cận chương trình giáo dục mong muốn hoặc chữa trị y tế đúng cách ở Libya thì họ sẽ được đài thọ kinh phí để ra nước ngoài học hoặc chữa bệnh.

3. Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới
Hệ thống tưới tiêu lớn nhất thế giới chính là con sông nhân tạo được thiết kế để cung cấp nước cho tất cả người dân Libya sống trên toàn lãnh thổ nước này. Dự án được chính phủ Gaddafi cung cấp kinh phí. Người ta nói rằng chính bản thân Gaddafi đã gọi dự án này là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”.

4. Được cung cấp vốn miễn phí nếu khởi nghiệp trong nghề nông
Nếu bất cứ người Libya nào muốn mở một nông trại, họ sẽ được cấp một ngôi nhà, đất trang trại cùng gia súc và hạt giống hoàn toàn miễn phí.

5. Tiền trợ cấp dành cho các bà mẹ mới sinh con
Khi một phụ nữ Libya sinh con, chị sẽ được cấp 5.000 USD cho bản thân chị và đứa con.

6. Điện hoàn toàn miễn phí
Nói cách khác, hoàn toàn không có hóa đơn tiền điện dưới thời Gaddafi.

7. Giá xăng rẻ
Thời ông Gaddafi cầm quyền, giá xăng ở Libya thấp ở mức chỉ 0,14 USD một lít.

8. Gaddafi nâng trình độ giáo dục của người dân
Trước khi Gaddafi lên nắm quyền, chỉ có 25% người dân Libya biết chữ. Con số này được nâng lên tới 87%, với 25% có bằng đại học.

9. Libya có ngân hàng nhà nước riêng
Libya có một ngân hàng Quốc gia riêng, chuyên cung cấp các khoản vay với lãi suất bằng 0 cho công dân. Và Ngân hàng này không có khoản nợ nước ngoài.

10. Đồng dinar vàng
Trước khi chế độ Gaddafi sụp đổ, ông này đã nỗ lực giới thiệu một đồng tiền châu Phi duy nhất và có liên quan đến vàng. Đây là những bước đi tiếp theo của nhà tiên phong vĩ đại Marcus Garvey – người lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Hợp chủng quốc châu Phi”.

Gaddafi đã muốn giới thiệu đồng dinar vàng và chỉ giao thương bằng đồng tiền này – một động thái có thể làm đảo lộn nền kinh tế thế giới.

Đồng dinar bị “giới tinh hoa” trong xã hội Libya hiện nay phản đối và lên án. Một ngày nào đó các nước châu Phi có thể có đủ sức mạnh để thoát khỏi các khoản nợ và chỉ trao đổi bằng đồng tiền có giá này. Họ khi ấy có thể nói “Không” với các hình thức bóc lột từ bên ngoài. Người ta cho rằng chính tư tưởng về đồng dinar vàng là lý do thực sự dẫn tới cuộc nổi loạn được NATO dẫn dắt nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi hay nói thẳng./.



https://www.vietnamembassy-libya.org/giao-duc/10-su-that-it-biet-ve-lanh-dao-gaddafi-cua-libya-ma-phuong-tay-thuong-lo-di/
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/10-su-that-it-biet-ve-lanh-dao-gaddafi-ma-phuong-tay-thuong-lo-di-588694.vov

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 8 2019, 06:42 PM

Hiện nay đang đánh nhau quyết liệt ở Lybia, và lực lượng do tướng Khalifa Haftar cầm đầu, lực lượng này gần như kiểm soát được hết lãnh thổ, ngoại trừ thủ đô tripoli, và vùng ven biển quanh thành phố Syrte, nơi mà tổng thống Kadafi đã bị máy bay Pháp bắn chết.
Cuộc chiến ở Lybia có thể coi là một dạng Syria, nếu « đi đúng quy trình », dù ở giai đoạn này thì nó đã lệch pha ít nhiều so với kịch bản đầu tiên.
Hiện nay đứng sau lưng tướng Haftar, là Ả rập Sa u đít, rồi Emirat Arab uni, rồi Nga, Ai cập, và cả Nga nữa. Còn đằng sau chính phủ ONU thừa nhận, là Quatar, Thổ, và ..Ý. Về mặt hợp pháp, các nước phương Tây đều công nhận chính phủ ở Tripoli, nhưng trong thực tế thì không phải vậy, ví dụ Pháp hiện tại ngấm ngầm ủng hộ tướng Haftar.
Tại sao lại thế ? bởi lúc ban đầu, các lực lượng ở Tripoli gần gũi phương Tây nói chung và Pháp nói riêng hơn, nhưng những lực lượng này không kiểm soát được thực địa. Tại sao Pháp lại chọn nhóm này ? điều này đúng cho mọi cách lựa chọn « ngựa chính trị » của phương Tây nói chung, và Pháp không là ngoại lệ. Cái lô gíc của nó là, khi ủng hộ một phe nhóm nào đó, thì mục đích của Pháp không phải là giúp nước đó giữ độc lập, hay phát triển, mà là nhóm có khả năng phục vụ lợi ích của Pháp nhất. Một nhóm như thế chỉ có thể là nhóm yếu, là thiểu số, bị cô lập trong nước không có đế ủng hộ, vì càng yếu thì càng không có thực lực để chống lại ông chủ. Đây cũng là lô gíc mà Pháp hay Mỹ đã dùng ở VN. Ví dụ việc dựng Ngô đình Diệm dựa vào Thiên chúa giáo chẳng hạn. Thế tại sao giờ Pháp lại quya sang ủng hộ ngầm Haftar, đơn giản là sau khi Lybia bị đánh cho tan nát, thì các lực lượng vũ trang hồi giáo cực đoan ở đây mở rộng chiến trường ra các thuộc địa Pháp cũ, có biên giới với Lybia, ví dụ Ma li, lan xuống vùng Sa mạc Sa ha ra của châu Phi da đen. Đây là điều cả Pháp và phương Tây không tính tới, vì thời Kadafi thì chuyện đó không xẩy ra, do nhà nước Lybia mạnh, ngăn chặn được. Tiếp tới tôi sẽ nói kịch bản nó lệch về cái gì.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 8 2019, 10:00 PM

Sau cách mạng hồi giáo ở I ran 1979, tôi đã tò mò tìm hiểu cuộc cách mạng này, vì nó rất lệch pha với quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, vì ở đây lực lượng lãnh đạo cách mạng là tăng lữ hồi giáo, lãnh tụ của họ là giáo chủ Khô mê ni, lúc đó đã gần 80 tuổi. Vậy nó là cuộc cách mạng của ai, tác động của nó thế nào. Từ đó tôi mới thấy ra thế giới Hồi giáo là một thế giới hoàn toàn khác, và cái nhìn ít nhiều bị phương Tây « formatted » không phù hợp.
Thế giới Hồi giáo mà Lybia là một bộ phận có cách tổ chức khác các xã hội khác (Phương tây, Ấn độ, Đông Á, Nga, ..). Ở thế giới Hồi giáo, sự thống nhất và tổ chức thông qua đạo Hồi. Nhưng ở dưới đế của xã hội đó là những bộ lạc. Tương đương với các họ của VN. Nhưng bộ lạc của họ rất lớn, có thể có tới triệu người, và có sự thống nhất ủng hộ nhau mạnh mẽ hơn nhiều ở VN. Đặc biệt là ở những vùng lãnh thổ mà ảnh hưởng trực tiếp của phương Tây không lớn, như là ở Lybia hay Ả rập Sa u đít.
Ở Lybia, cho tới tận cuối những năm 20 của thế kỷ trước, nước Ý phát xít mới chiếm Lybia hiện tại, và công cuộc chiếm đóng thuộc địa trực tiếp này chỉ kéo dài hơn 10 năm, đến năm 1945, khi chế độ phát xit Ý đổ, thì Lybia được « độc lập », với một ông vua (xuất xứ từ miền Đông) theo mô hình mà nước Anh đã để lại ở vùng vịnh Ả rập. Trước khi « độc lập », thì vùng này thuộc đế quốc Thổ từ thế kỷ XV. Nhưng đế quốc Thổ cũng là một dạng đế quốc Hồi giáo, mà các vùng đất của nó có quyền tự trị khá lớn. Thường thì có một sultan (tương đương với vua) cầm đầu ở mỗi vùng dựa trên một liên minh bộ lạc, nhưng ông sultan này thần phục và nộp thuế cho đế quốc Thổ, được Thổ bảo vệ vầ quân sự, ngoại giao, pháp lý. Sự thần phục này là tự nguyện, chứ không phải là thuộc địa. Vì Thổ là vương triều Hồi giáo, thống nhất trên cơ sở tôn giáo.
Hiện tại, các phong trào hồi giáo cực đoan, bất kể là người Ả rập, hay một giống người nào khác, đều coi năm 1922, khi đế quốc Ottoman sụp đổ, sự thống nhất hồi giáo không còn nữa, là một tai hoạ. Bất chấp người Ả rập, người Thổ, ..khác nhau. Hồi giáo đã thống nhất các sắc dân này lại, tạo ra một cái đế văn hoá tập tục giống nhau, niềm tin giống nhau.. thay thế vào đặc trưng dân tộc. Vì thế thế giới hồi giáo thống nhất bằng tôn giáo. Nếu Hồi giáo là hệ tư tưởng thống nhất lãnh thổ về mặt vĩ mô, thì ở phía dưới xã hội ổn định là sự cân bằng giữa các bộ lạc.
Chế độ vua bù nhìn này ở Lybia không được củng cố dần dần bằng tiền bán dầu mỏ thu được, khiến nhà nước mạnh dần lên, như ta có thể thấy ở bán đảo Ả rập, dù họ vẫn phụ thuộc vào phương Tây. Ngược lại nó bị lật đổ vào cuối thập niên 50, dưới sự chỉ huy của một nhóm sĩ quan quân đội có tư tưởng cấp tiến. Giống như những gì xẩy ra ở Ai cập với tướng Naser năm 1956. Tư tưởng của họ là chủ nghĩa dân tộc Ả rập. Đây là mô hình ở Ai cập, Syria, Lybia..
Ở Lybia, ông Kadafi đã xây dựng lên một nhà nước mà phía dưới là « dân chủ bộ lạc ». Trong chế độ kiểu này thì phải có một người hùng, và một hệ tư tưởng (giống như Hồi giáo) bao trùm lên trên để nhất thống. Và người hùng này, trong một xã hội không có các giai cấp hiện đại, thì chỉ có thể xuất thân trong một đẳng cấp nắm vũ lực. tức là quân đội.
Tất cả các nước Hồi giáo đều có cái cấu trúc xã hội kiểu này, sự khác nhau là nếu là những nước cộng hoà, phương Tây không chống lưng đằng sau, thì người đứng đầu xuất thân từ quân đội. Ngược lại những nước được Mỹ, phương Tây chống lưng thì nó là các triều đại vua chúa , chứ không phải là « dân chủ » gì cả, vì nó không có cái đế để dân chủ phương Tây hoạt động được.
Có hai nước mà mô hình gần với dân chủ phương Tây nhất đó là Thổ và Ai cập. Nhưng không phải vì thế mà phương Tây quý hai nước này, mà ngược lại dân chủ của Thổ bị coi là mối đe doạ. Tóm lại ngay cả khi mầm mống « dân chủ » kiểu phương Tây có hoạt động, thì điều đó cũng không có nghĩa là OK.
Như vậy hình thức nhà nước mà ông Kadafi lập ra, thực ra là phù hợp với điều kiện văn hoá xã hội ở Lybia. Nhưng vào thập niên 90, thì nó bị đe doạ bởi hai điều :
1- Về đối ngoại, việc sụp đổ của phe XHCN đã khiến Lybia không còn có chỗ dựa bên ngoài, mặc dù về kinh tế thì không phải lo, vì nước này chuyên xuất khẩu dầu mỏ sang phương Tây. Nhưng họ không còn sự ủng hộ chính trị. Quan hệ Lybia với Nga không giống quan hệ Syria với Nga. Không kể Syria còn có quan hệ chặt chẽ với I ran.
2- Tư duy hồi giáo chính trị cạnh tranh với tư duy « chủ nghĩa dân tộc Ả rập ». từ đó xuất hiện các nhóm hồi giáo cực đoan.
Để thoát khỏi hai cái điều đe doạ này, thì chính quyền Kadafi đã làm hai điều. Đó là nối lại quan hệ với các nước phương Tây, trong đó đặc biệt là Ý (nước chủ thực dân cũ) và Pháp dựa trên cái deal là Kadafi sẽ hợp tác để chống khủng bố hồi giáo, giữ người di cư bất hợp pháp vào EU đổi lạ để giữ chính quyền. Nhưng chính quyền Kadafi không biết là phương Tây lá mặt lá trái. Chơi với Kadafi không có nghĩa là không tìm cách lật đổ (vì sự báu bở của dầu mỏ), đồng thời ghét (chống) hồi giáo cực đoan, không có nghĩa là không liên minh với nó để phá. Chính vì thế mà đã có sự liên minh giữa Pháp, Anh với các nhòm hồi giáo cực đoan (có sự ủng hộ của các nước Ả rập vùng vịnh) để lật đổ Kadafi với cái tư duy rất đơn giản là « đục nước mới béo được cò ». cứ lật đổ Kadafi đi rồi tính sau.
Nhưng khi nước đã « « đục » rồi, thì lại xẩy ra vấn đề mới. Đó là các nhóm hồi giáo này do sự ủng hộ khác nhau từ bên ngoài (Quatar, hay Ả rập Sa u đít, hay Emirat) mà lại quay ra đánh lẫn nhau, không ai chịu ai (giống như nội chiến Li băng 1975-1990). Đồng thời Lybia lộn xộn, lại trở thành căn cứ để Hồi giáo cực đoan sử dụng như căn cứ để thâm nhập vào các nước khác, đe doa ngay quyền lợi của Pháp trong các thuộc địa cũ da đen của mình ở châu Phi.
Và từ đó nó đưa tới tình trạng hiện tại. Đó là Mỹ, Pháp và phương Tây sẽ bỏ rơi các nhóm hồi giáo mà họ ủng hộ, vì nó không đáp ứng được nhu cầu của các nước này. Nhưng nước Lybia tan hoang thì chỉ có người Lybia hứng chịu.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 9 2019, 09:01 PM

Báo mạng Vietimes có bài viết khá chuẩn về tướng Haftar.
https://viettimes.vn/libya-se-thuc-hien-tai-thong-nhat-duoi-anh-huong-cua-nga-350087.html

Còn ở trên ltbk đã nói đến những thành tựu mà nhà nước Lybia thời Kadafi đạt được. Tôi chỉ bổ xung thêm một chút. Hiện tại báo VN chính thống đưa tin rất trung thực tình hình thế giới, do có nhiều nguồn được dịch ra khác nhau, không chỉ có từ phương Tây. Điều tôi bổ xung chỉ là cách phân tích dài hơi hơn, theo truyền thống của chủ nghĩa Mác, đó là dùng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Duy vật lịch sử sẽ giúp ta đặt được sự kiện vào một « dòng chẩy lịch sử », để tìm ra lô gíc của nó. Lịch sử hoá sự kiện.Còn duy vật biện chứng là nghiên cứu cấu trúc của xã hội đó(các giai cấp, các ý thức tư tưởng, quyền lợi kinh tế..), đó là xã hội hoá sự kiện. Hai cách này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề vĩ mô, từ đó có thể dự đoán chuẩn hơn. Ngược lại, ta cũng không nên quên những yếu tô vi mô (tính cách con người, ảnh hưởng tâm lý, tôn giáo..), điều mà tin tức phương Tây thường khai thác rất tỉ mỉ, nhưng méo mó, kiểu tuyên truyền , theo quyền lợi của nó, mà chỉ có một phân tích vĩ mô người ta mới phát hiện được.
Kadafi lên nắm quyền rất trẻ, ở độ tuổi 30, sau một cuộc đảo chính quân sự, vào thập niên 60. Mô hình của nó chính là phong trào « sĩ quan trẻ » ở Ai câp với tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Ả rập, nước láng giềng của Lybia, cũng như ảnh hưởng của Naser, người đã quốc hữu hoá thành công kêng đào Xuy ê, và là người đứng đầu nhà nước Ai cập từ năm 1956 đến 1970 (thời gian chính xác tôi không nhớ, nhưng với chú gúc thì các bác có thể tìm được dễ dàng, quan trọng là ý nghĩa của nó). Kadafi có thể coi như Phi đen Castro của Cuba. Nhưng nếu Phi đen đi theo chủ nghĩa xã hội, thì Kadafi đi theo chủ nghĩa dân tộc Ả rập có xu hướng XHCN. Đấy chính là lý do vì sao ở nước này có những phúc lợi xã hội như thế, nếu ta so sánh Lybia với Vê nê duy ê la, một nước cũng có tài nguyên dầu mỏ như vậy, nhưng bị bộ phận tư sản mại bản chiếm đoạt hết để mang con cái đi « trưng bầy ở Mỹ », thì sự khác nhau là một trời một vực. Tất nhiên, nếu ta so sánh với một nước nhiều giầu mỏ khác, không cùng hệ tư tưởng, ví dụ Ả rập Sa u đít, Quatar, ..thì ta cũng có thể thấy những nước này có những chế độ phúc lợi tương tự, nhưng có mấy điểm khác.
1- ở Lybia có sự bình đẳng nam nữ,đúng theo truyền thống XCHCN, ngược lại ở nhưng nước vùng vịnh thì không, vì ở đây họ theo đạo Hồi.
2- Ở các nước vùng vịnh, phương Tây đã áp đặt nhập khẩu lao động cỡ lớn, vì thế dân sở tại trở thành thiểu số. Sự phát triển này nhằm vào việc « tiêu thụ petro đô la » như một dạng tiền chùa, từ sau khủng hoảng dầu lửa 1973, vốn là hệ quả trực tiếp của chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở VN.Điều mà ở Lybia không có, dù số dân của nước này cũng nhỏ.
Vào thập niên 80, khi Sadat lên thay Naser, thì chủ nghĩa dân tộc Ả rập đi xuống. Vì trước đó, các nước Ả rập muốn thống nhất lại thành một nước, giống như các vương triều Ô may át (Omayade), A bát sít (Abassid) vào thời cực thịnh của Hồi giáo. Điều này bắt đầu bằng việc Ai cập thống nhất với Syria, ..nhưng do mâu thuẫn nội tại đã tan rã. Sadat đã kết thúc ước mơ này bằng việc hoà giải với Israel, đuổi các chuyên gia Liên Xô đi (1973), bắt tay với Mỹ. Cũng từ lúc đó mà mỗi năm Mỹ đều tài trợ cho Ai cập 1 tỉ đô, cho Israel từ 3 đến 5 tỉ đô. Việc viện trợ cho Ai cập cũng là cách kiểm soát, vì nước nhận hay mua vũ khí Mỹ không thể sử dụng nếu Mỹ không đồng ý (nó vừa có rào cản luật pháp do Mỹ đưa ra, vừa có rào cản kỹ thuật, hậu cần do Mỹ cài cắm trong vũ khí của mình), từ đó mà bảo đảm an ninh cho Israel.
Sự quay lưng đi của Ai cập không làm thay đổi Syria, I rắc, Lybia. Ở Syria, ở I rắc họ vẫn theo một dạng chủ nghĩa xã hội đó là chủ nghĩa phục hưng Ả rập, mà đại diện là đảng BAAS. Còn ở Lybia, thì từ thuyết chủ nghĩa dân tộc Ả rập (Pan-Arabe), Lybia cổ xướng cho chủ nghĩa Pan-Africa.
Từ đó mà có xung đột trực tiếp với Pháp, hiện diện ở Tchad, và các nước châu Phi da đen là thuộc địa pháp cũ. Ở những nước này khi Pháp trao trả độc lập, thì đều phải dùng chung một đồng tiền là Franc CFA, do Kho bạc của Pháp quản lý. Tất cả các nước này đều dùng chung một đồng tiền. Vì thế thực ra nó là một chính sách thực dân mới trá hình.
Ở VN, do giữa ta và Pháp đã có trận Điện Biên Phủ, Pháp không thể chi phối chính trị VN, nên quan hệ Pháp – Việt không còn mặc cảm tâm lý. Và với thời gian, nước Pháp trở thành người bạn, thậm chí hiện tại, người ta « bỏ quên » không còn đo lường hiểm nguy trong quan hệ với Pháp nữa (ít ra là trong tâm lý nhân dân), nên ta không thể hiểu được cảm nhận của châu Phi thuộc Pháp này. Nhưng nước Pháp vẫn là nước Pháp. Chính sách của nó đã khiến nếu mình mạnh, thì chơi với Pháp rất tốt. Nếu mà yếu thì nó sẽ gặm. Nó chơi nhưng vẫn cài cắm con bài riêng để lật. Nhưng đây là thái độ chung của tất cả các nước phương Tây có vai vế, đặc biệt là những nước có truyền thống thực dân cáo già. Không có gì là lạ cả. Trên thế giới không chỉ có TQ là « cáo già ».
Chủ nghĩa Pan-Africa đã khiến Lybia đối đầu với Pháp trong một cuộc chiến không tuyên bố, trong suốt thập niên 70,80. Chiến trường là nước Tchad. Trong cuộc chiến này Pháp đã giành phần thắng, bảo vệ được những chế độ mà Pháp bảo trợ ở đây. Cũng ở trên địa bàn này, mà Pháp đã thử nghiệm các chiến thuật ngăn chặn chiến tranh du kích trên sa mạc, ví dụ như các kiểu đột kích di động bằng xe 4x4 Toyota, được đặt súng máy lên trên. Đây là cách đánh nhau trên sa mạc cổ điển, chỉ có con lạc đà được thay bằng ô tô Nhật, súng trường thay bằng đại liên. Cũng ở đây, Pháp đã thử các loại vũ khí như tên lửa chống tăng Milan, xe bọc thép hạng nhẹ bánh cao su đặc (để chống lún trên sa mạc cát), các biện pháp cảnh giới bằng máy bay, ra đa..v..v.. Còn ai là người gây sự đầu tiên, thì không rõ. Tất nhiên đối với Pháp thì là Kadafi. Nhưng thực chất câu chuyện thế nào thì không rõ.
Về tính cách chính trị, thì ông này cũng là một người đặc biệt. Không ngần ngại thể hiện tính chất dân tộc trong các biểu tượng ngoại giao. Ví du, khi Kadafi sang Pháp, thì mang cả lều du mục sang, không ngủ trong khách sạn, mà cắm lều trên sân cỏ trong toà nhà của tổng thống Pháp. Hay đeo một cái huy hiệu hình châu Phi to tướng trên ngực. Và tất nhiên quần áo ông ấy mặc không phải làm « côm lê ca ra vát » mà là áo dài thụng của người du mục Beduin ở Bắc Phi… Đấy là không kể đội bảo vệ toàn vệ binh nữ, trong một vùng văn hoá hồi giáo mà phụ nữ thường được giữ trong nhà..v..v.. Những điêù đó tất nhiên là gai mắt phương Tây, vốn quen văn hoá của họ là văn hoá chuẩn, nhưng nó cũng gai mắt các chế độ Ả rập hồi giáo truyền thống.
Đến thập niên 90, khi phe XHCN cũ sụp đổ. Thì như tôi đã nói ở trên. Kadafi làm hoà với phương Tây về mặt chính trị (còn về kinh tế thì Lybia luôn là bạn hàng tin cậy trên thị trường dầu mỏ, cũng như Hugo Chavez ở Venezuela) dựa trên cái deal là chống khủng bố và ngăn chặn di cư lậu vào EU. Nhưng chính Pháp , Anh lại ngầm bắt tay với các nhóm khủng bố này để lật Kadafi với sự trợ giúp của Ả rập Sa u đít. Giống y hệt những gì xẩy ra ở Syria. Và Pháp làm điều đó dưới thời tổng thống Sakozy, bản thân ông này còn bị buộc tội (chưa chứng minh được), là đã nhận tiền của Kadafi để tranh cử, tất nhiên cũng phải dè dặt vì người tố cáo là liên quan tới Kadafi, nhưng nếu không liên quan tới Kadafi thì làm sao biết được chuyện. Hôm trước Kadafi còn được mời như thượng khách ở phủ tổng thống, mấy tháng sau đã bị máy bay của chính nước này bắn chết. Vì thế người ta không thể sử dụng những thông tin bề ngoài để đánh giá, mà phải đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc quan hệ, quyền lợi khách quan tương đồng, vị thế, tương quan lực lượng.. những điều là thế mạnh của phân tích Mác xít.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 10 2019, 12:49 AM

Chuyen ve Lybia co nhieu diem thu vi, nhung de ban sau, ban chuyen Ukraine truoc.

CO mot dieu la My rut nguoi cua minh ve, chu khong o lai bao ve chinh quyen do ho dung len. Neu ho o lai, thi phia tuong Halfar se phai than trong de chung vi k the de mot nguoi My nao bi chet.


Vay sao My lam the? Co phai My thay neu nguoi minh chet thi khong the im lang, nhung lai khong the can thiep vao luc nay

Tuong Halfar da chon dung thoi co, khi ma My con dang ban gay chien o ca Venezuela va Iran, khi coi luc luong IRC cua Iran la khung bo, va Iran cung coi quan doi My o Trung Dong la khung bo


Ban Le Thai Ky dich thong tin tu bao Ukraine


Ukraina lần thứ ba thua Nga khi kiện cáo ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): lần này là một tranh chấp có tính then chốt về quá cảnh hàng hóa.
Trong khi mọi người tập trung chú ý vào cuộc đối mặt sắp tới giữa 2 ứng cử viên tổng thống thì xảy ra một sự kiện khá tồi tệ cho Ukraina: WTO đã đứng về phía Nga khi Ukraina kiện cáo về vấn đề hạn chế quá cảnh hàng hóa của mình sang các nước Trung Á.
Năm 2016 TT Putin đã ký sắc lệnh này và năm 2018 lại gia hạn tiếp thêm 1 năm.

Việc Ukraina thua kiện là một điều rất tệ hại. Thứ nhất, làm giảm mạnh xuất khẩu của Ukraina sang các thị trường châu Á. Các nỗ lực của chính phủ Ukraine nhằm khởi động một tuyến đường thay thế xuyên qua Biển Đen và Nam Kavkaz đã thất bại. Đồng thời triển vọng khôi phục quá cảnh hàng hóa Ukraina qua Nga là rất xa vời.
Thứ hai, việc công nhận Nga đã hành động hợp pháp là một cú đánh vào uy tín Ukraina trên thế gới. Đây cũng là một món quà tuyệt vời cho truyền thông Nga.
Các cơ quan trung ương Ukraina đã đổ lỗi lẫn nhau khi bị thua kiện. Bộ trưởng Ngoại giao Klimkin tuyên bố rằng tại vì "không chịu nghe lời Bộ Ngoại giao'' cả về chiến lược lẫn chiến thuật.


https://24tv.ua/ru/ ukraina_v_tretij_raz_proigrala_rossii_v_vto_na_jetot_raz_kljuchevoj_spor_po_tran
zitu_n1137393?fbclid=IwAR2CsAkYL4lSFmcl7Z0letfRsOH6q85_TwukjB3625qrwe6dHPgosJCiGtY

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 10 2019, 05:30 PM

@ltbk,

Người Mỹ đâu có phải ông thần ông thánh, ngay tại nước nó, ma tuy, trộm cắp, sở hữu súng đạn.. tự giết lẫn nhau còn nhiều hơn người Mỹ chết ở nước ngoài. Còn nếu nói rằng người Mỹ chết ở nước ngoài là cái cớ để Mỹ can thiệp, thì phải hiểu nó là cái cớ, không phải là nguyên nhân. Can thiệp hay không phụ thuộc vào Mỹ tính toán lợi ích thế nào.
Ở Triều Tiên, Mỹ hay không Mỹ, vào kiếm chuyện thì đi tù mọt gông, Mỹ muốn can thiệp cũng không được. Ở VN, số lượng người Việt nhập tịch Mỹ, hay sinh đẻ ở Mỹ cũng không ít. Không phải người nào cũng tốt, là trí thức, đại gia, ..nhiều khi chỉ là cặn bã của xã hội Mỹ. Những kẻ này khi về VN có thể trở thành tội phạm. Như vậy điều quan trọng là phải tuân theo pháp luật, không phải cứ giơ cái quốc tịch Mỹ ra doạ.

Ở Lybia, cách đây mấy năm, hồi giáo cực đoan tấn công cả vào trụ sở của CIA Mỹ, Mỹ chết cũng có, nhưng Mỹ có phản ứng gì đâu. Như vậy phản ứng hay không phụ thuộc vào quyền lợi của Mỹ thế nào, và Mỹ có vị thế để can thiệp không.
Ở Lybia hiện tại, thì Mỹ không có nhiều lý do để can thiệp, ngược lại sự hỗn loạn (do Mỹ gây ra) lại gây hại cho Mỹ, theo kiểu « gậy ông lại đập lưng ông », vì Lybia đang trở thành căn cứ để hồi giáo cực đoan lan khắp vùng Sa ha ra, cho nên nếu một chính phủ ổn định ở Lybia cũng là điều có lợi cho Mỹ, với điều kiện là chính phủ này có quan hệ tốt với Mỹ. Nhưng vấn đề là , chính các nhóm hồi giáo được Mỹ chống lưng lại là kẻ gây ra tai hoạ, như vậy lực lượng có thể ổn định, khả năng là tay sai Mỹ hơi ít..vậy làm thế nào ?

Để đánh giá tình hình Lybia, cũng nên xét các tác nhân khác nữa ngoài Mỹ. Vì ảnh hưởng của chính trị trong vùng cũng quan trọng không kém.
Ví dụ Ai cập, mặc dù nước này có thể coi là đồng minh của Mỹ, nhưng theo đuôi Mỹ thì không phải. Quan hệ của họ với Mỹ gần gũi hơn quan hệ VN-Mỹ, nhưng không phải là mức độ đồng minh kiểu Israel. Nước này không muốn một nhà nước Lybia hồi giáo cực đoan, vì nó sẽ là sự đe doạ với chính Ai cập. Vì thế nước này ủng hộ tướng Haftar.
Ả rập Sa u đít là một nước theo hồi giáo cực đoan, nhưng hồi giáo cực đoan của họ lại ngược với hồi giáo cực đoan của Quatar. Ngay cả giữa các lực lượng hồi giáo cực đoan, không phải ai cũng giống ai. Ở Trung đông, thì Ả rập Sa u đít lại ủng hộ Ai cập, vì Ai cập là một nước quan trọng trong bàn cờ Trung Đông, nếu Ai cập mà bị Mỹ xiết cổ hoàn toàn, thì Ả rập Sa u đít cũng không thể cân bằng với Israel, và cái thòng lọng của Mỹ vào cổ nước này sẽ còn xiết chặt hơn. Chính vì thế mà nước này cũng ủng hộ tướng Haftar.
Nga là nước tham dự sau cùng. Quan hệ của tướng Haftar với Nga dựa trên truyền thống quan hệ của Lybia với Liên Xô cũ. Phong trào của tướng Haftar có thể hiểu là của những người Lybia đã là nhân sự trước đây của nhà nước Lybia, họ không phải là hồi giáo cực đoan, và phản ứng của họ là phản ứng của người Lybia với sự hỗn loạn mà phương Tây kết hợp với hồi giáo cực đoan gây ra. Tác động của Nga vừa có yếu tố thuận lợi vừa có yếu tố bất lợi cho tướng Haftar. Thuận lợi là Nga có thể cung cấp vũ khí hiện đại, ủng hộ chính trị, nhưng vào thời điểm bây giờ, Nga không có đủ sức để làm như ở Syria. Bất lợi là việc của Lybia sẽ bị biến thái thành một vấn đề xung đột Nga-Phương tây. Ở Syria, ngoài Nga còn có I ran. Và vai trò của I ran cực quan trọng. Ngược lại, cả Ai cập lẫn Ả rập Sa u đít không thể làm như thế ở Lybia.

Pháp là kẻ chủ mưu lớn nhất trong mọi sự lộn xộn ở Lybia. Mỹ đã can thiệp ở đây thông qua Pháp và Anh. Hiện nay, Pháp cũng thất vọng vì không sai khiến được các phe nhóm cực đoan mà mình đã ủng hộ. Còn Anh thì đang dính vào Brexit, cũng như tư duy của nó là global britania, gắn với Mỹ, nhằm vào châu Á là chính nên nó cũng đi giật lùi ở đây.
Pháp rất cần một nước Lybia ổn định, để có môt rào chắn hồi giáo cực đoan thâm nhập vào vùng ảnh hưởng của mình ở Nam Sa ha ra (Mali, Tchad, Trung Phi ..). Phong trào của tướng Haftar đảm bảo được những điều này. Việc Nga ủng hộ ở đây không phải là vấn đề với Pháp, vì trong quá khứ sự hợp tác Liên Xô-Pháp cũng đã từng tồn tại. Đó chính là I rắc. Chính phủ Saddam Hussein (1970-1993) là chính phủ vừa được Pháp và Liên Xô ủng hộ. I rắc trong quá khứ là nước cung cấp dầu chủ yếu cho Pháp, trước khi bị Mỹ chơi cho quả lừa thế kỷ (xúi bẩy đánh I ran, rồi để Mỹ đánh). Như vậy một nước Lybia cung cấp dầu mỏ chính cho Pháp, cộng hưởng ảnh hưởng Nga-Pháp, cũng là một mô hình hấp dẫn với Pháp. Không kể hiện tại, mâu thuẫn Eu-Mỹ cũng căng lên, dù nó không được nói rộng rãi như vấn đề TQ-Mỹ, càng khiến Pháp phải chủ động hơn.

Ý, vốn là nước mẫu quốc thuộc địa cũ ở Lybia. Nhưng Ý luôn bị Pháp nẫng tay trên. Hiện tại Pháp-Ý cũng mâu thuẫn trầm trọng, mặc dù quan hệ hai nước này về truyền thống là rất tốt, như kiểu quan hệ VN-Lào (tất nhiên Ý không phải là Lào, cũng như Pháp không phải là VN). Chính vì thế mà Ý trở thành người ủng hộ phái đối nghịch tướng Haftar kiểu « kẻ thù của kẻ thù là bạn của mình ».
Quatar cũng ủng hộ lực lượng đối lập với tướng Haftar, nhưng đây là vì lý do « đối nghịch với người bạn láng giềng Ả rập Sa u đít ».

Lực lượng ở Tripoli có lợi thế là chính danh, do trước đây được phương Tây ủng hộ. Giống như họ đã ủng hộ nhà nước Cam pu chia dân chủ của Khơ me đỏ ở ONU thời trước . Còn bất lợi vì nó vừa là tay sai vừa vô chính phủ
Lực lượng của tướng Haftar có lợi thế là có kinh nghiệm chính trị, có đế kinh tế, có nhân sự..nhưng nhược điểm của nó .. là do vị trí địa lý của Lybia gây ra. Nước này có vai trò địa chính trị rất quan trọng với EU, vì nó đe doạ sườn phía Nam của NATO, và cũng là sườn Nam của EU. Khoảng cách của nó tới EU cực gần, vũ khí ở đây (ví dụ tên lửa tầm trung) có thể đe doạ trực tiếp trung tâm của EU là Bắc Pháp, Tây Đức, Bắc Ý..
Như vậy nếu tướng Haftar làm sao vừa nhận được viện trợ của Nga, nhưng không biến mình thành con tin chính trị của các bên Nga-EU, Nga-Mỹ ..thì sẽ thành công.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 15 2019, 05:35 PM

Hãy phân tích một chút tình hình xuân thu chiến quốc ở Lybia. Khi Nga đứng về phía tướng Haftar thì Nga sẽ có lợi gì. Điều đầu tiên có thể khẳng định đó là không phải hoàn toàn vì lợi ích kinh tế, vì Lybia là nước xuất khẩu dầu mỏ. Thứ này Nga cũng không thiếu. Tất nhiên một mô hình như với VN về khai thác dầu mỏ cũng là một điều lợi, nhưng riêng nó không thể quyết định hoàn toàn cho việc này. Với tôi thì nó có mấy yếu tố sau.

1- Yếu tố địa chính trị. Lybia nằm về phía Nam Địa Trung Hải, nhưng cũng thuộc về phía Tây của biển này, tức là láng giềng của Tây Âu. Phần này trong thời kỳ chiến tranh lạnh, vẫn được coi là cái bụng mềm của NATO. Bởi khối này chủ yếu tập trung quân đội , hoả lực về phía Tây Đức, theo trục đông tây. Cho đến nay, phần Tây Địa Trung Hải chủ yếu là do hạm đội 6 của Mỹ, và Hải quân Pháp, Ý, Anh thống trị. Anh có căn cứ quân sự ở tiền đồn là đảo Síp, khoá eo biển từ Địa Trung Hải vào Đại tây dương (Gibraltar). Hạm đội 6 của Mỹ đóng ở Ý.Pháp thì có biển địa trung hải. Ý cũng tương tự như vậy, với đảo Sicilia, ngăn Đại trung Hải thành hai khu vực. Đông địa trung hải và Tây Địa trung hải. Lybia nằm chính ở cái bản lề này. Tất nhiên nước có vị thế quan trọng hơn là Tunisia. Nhưng nước này luôn gần cận với Pháp. Như vậy nếu hiện diện được ở Lybia, thì rất có lợi thế đe doạ toàn bộ Tây Âu từ phía Nam.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các hiệp định kiểm soát vũ khí tên lửa tầm trung đã bị Mỹ bỏ, sẽ dẫn tới sự chạy đua vũ trang loại vũ khí này. Tên lửa tâm trung thật ra rất nguy hiểm, vì nó rút ngắn giai đoạn bay tới mục tiêu (từ tính bằng giờ cho các tên lửa tầm xa, trở thành tính bằng phút), khiến đối thủ khó có thời gian chuẩn bị để đánh chặn.

2- Yếu tố « con bài trao đổi ». Quan hệ Nga – phương Tây luôn luôn là quan hệ đối đầu, ngay cả khi nó được che đậy với các mỹ từ lớn nhất. Quan hệ đối đầu này chỉ có thể quyết liệt hay trùng xuống, nhưng bao giờ cũng có. Lúc Liên Xô sụp đổ, những kẻ chủ mưu ở Nga là Elsine và các đại gia « một ngày trở nên giầu », đã hi vọng rằng, khi không còn là chủ nghĩa xã hội nữa, thì phương Tây (Mỹ, EU) sẽ là bạn bè của Nga, và cuộc đối đầu sẽ không còn nữa. Đây là một hi vọng hão, những họ cố bám vào, bởi vì hai điều :
2.1- Họ bị nhiễm quá nặng ảnh hưởng « sức mạnh mềm » của văn hoá Âu-Mỹ, bị loá mắt bởi các giá trị « dân chủ » mà phương Tây đưa ra. Giống như các « chí sĩ » VN hiện tại, tôi muốn nói là những người bản thân là tốt, chứ còn loại « chí sĩ giả cầy » vốn có gốc làm tay sai, thì không nói làm gì.
2.2- Nhưng cái « sức mạnh mềm » của phương Tây nhiều khi cũng chỉ là cái cớ để che mắt thiên hạ thôi, còn bản chất của nó là dựa vào đó, những nhân vật này có thể « xẻ thịt » nền kinh tế Xô Viết, thông qua các thủ thuật tài chính của thị trường tự do được đưa vào Liên Xô, để chiếm đoạt tài sản nhà nước. Trở thành các đại gia « một ngày trở nên giầu » mà thực chất là cướp bóc công sức của hàng triệu triệu người Xô Viết tạo ra từ năm 1917 đến lúc đó. Để « xẻ thịt » thì họ chỉ cần đứng ra làm môi giới, thông qua các tư duy kiểu «tự do », « dân chủ », « kinh tế tư nhân » bán nước bọt đổi lấy chính sách có lợi tư, ..nhưng đằng sau là các giới tài phiệt Anh-Mỹ, Họ đứng tên mua giả mạo, rồi sau đá lại lấy hoa hồng.
Nhưng ngay cả thời điểm đó, thì phương Tây cũng liên tục xâm thực, tạo dựng lực lượng. Thực ra nó rất đúng với tư duy thương mại. Muốn buôn bán trao đổi thì thế lực hai bên phải cân nhau. Không cân, thì thương mại trở thành cướp. Vì cướp là hình thức thương mại đặc biệt mang lại lãi xuất cao nhất.
Sự « vùng lên » của nước Nga hiện tại là vì chính điều này, chứ không phải là đằng sau có một ý thức hệ gì. Bằng cách ủng hộ các lực lượng bị phương Tây kiềm chế, tìm cách tiêu diệt, trong thực tế là để dựng lên những lá chắn cho chính mình, tạo lợi thế trao đổi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 15 2019, 09:47 PM

Hien tren mang dang dua tin la TBT NPT da qua doi do dot quy, chua thay bao chinh thong trong nuoc hay nuoc ngoai cong bo, khong ro the nao. Neu la su thuc thi rat dang tiec

Hien nay, tuong Haftar o Lybia khong phai la nguoi cua Nga, ban than ong ta va My cung da tung loi dung nhau de lat do Gadafi, nhung bay gio thi tuong Haftar tim cach tach ra khoi My, va muon xay dung lai 1 dat nuoc Lybia. Nhung khong ro co che the nao, neu chi dua vao 1 minh ong ta nhu Gaddafi thi khong lau ben duoc

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 15 2019, 10:29 PM

Ở An giê ri và ở Su đăng vừa có biến đổi chính trị. Ở cả hai nơi, tổng thống đương chức phải từ chức. Nhưng sự việc ở hai nơi này, bản chất vừa khác nhau vừa giống nhau. Khác nhau là chính.
Ở An giê ri, tổng thống Butefika phải từ chức, nhưng ông này thực ra chỉ còn là bù nhìn. Vì từ khi bị tai biến mạch máu não, từ năm 2012, hay 2013 gì đó, thì ông chỉ còn là con bù nhìn rơm cho một nhóm chính trị gia khác thao túng. Nhóm chính trị gia này là ai, tôi không biết được, vì quan hệ Pháp-An Giê ri rất là kịch tính, « passionable », cho nên thông tin không thể chuẩn được. Khi sự việc xẩy ra, thì media Pháp đã lập tức mời một đống « chuyên gia » về An giê ri, « trí sĩ » An giê ri lên sân khấu (tức là trên đài truyền hình hay radio), nên thông tin càng hỗn loạn, chủ yếu là nói theo chiều tuyên truyền của Pháp.
Nhưng người ta có thể hiểu là sau sự việc này có quân đội An giê ri. Quân đội An giê ri luôn giữ vai trò quan trọng trong chính trị An giê ri đương đại. Tại sao lại thế ? bởi cuộc chiến tranh giành độc lập của người An giê ri là một cuộc đấu tranh vũ trang khốc liệt chống Pháp vào thập niên 60. Sự khốc liệt này vượt những gì xẩy ra trong kháng chiến chống Pháp ở VN. Có tới 3 triệu người An giê ri bị chết (trên tổng số khoảng 20 triệu dân lúc đó), và ngược lại cũng có tới 1 triệu người Pháp sống ở An giê ri bị đuổi đi. Bởi vì An giê ri là thuộc địa di cư của người Pháp. Cuộc kháng chiến này là do những lực lượng dân tộc chủ nghĩa tiến hành, vì thế cũng như ở Ai cập hay Lybia, về mặt ý thức hệ nó giao động từ tả qua hữu, tuỳ theo thời điểm. Điều này rất rõ rệt ở Ai cập, ở An giê ri thì mờ nhạt hơn. Cũng như mọi nước đang phát triển khác, ở An giê ri cũng như VN không có một giai cấp tư sản rõ rệt, giai cấp tư sản rõ nhất thì là thực dân đã bị đuổi đi rồi. Vì thế quân đội trở thành lực lượng chính trị chính, nhưng quân đội cũng không thể là một đảng chính trị được, nên nó lại có một ảo ảnh « đa nguyên đa đảng » để quân đội giật dây. Nhưng sau các đảng là ai ?
Vì không có cái đế kinh tế như một nước tư bản phát triển, nên cái ảo ảnh đa đảng này được phân chia theo ..tôn giáo. Vì lực lượng kháng chiến chống Pháp cũ, là cái gốc của chính trường An giê ri hiện tại, có xu hướng xã hội chủ nghĩa, tức là « Âu hoá », nó bị cạnh tranh bởi hồi giáo chính trị. Ở An giê ri, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, An giê ri lập tức chuyển thành đa đảng (hơi giống bối cảnh của Miến Điện ở ĐNA cùng thời), lý do tại sao thì cho tới nay tôi cũng không hiểu. Và ngay trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên của cái hệ « đa đảng » này, thì hồi giáo cực đoan đã chiến thắng. Và từ đó đã dẫn tới cuộc chiến tranh kéo dài hơn 10 năm ở đây, giữa Hồi giáo chính trị một bên, và bên kia là quân đội (tức là cả hệ thống chính trị đương đại).
Chính ông Butefika, là một người đã tham gia kháng chiến, đã từng làm bộ trưởng ngoại giao thời đầu thành lập nhà nước, nhưng sau đó « thất sủng » vì không cùng cánh với ông Bô mê điêng, người nắm quyền thời kỳ 70,80, nên không tham gia vào chính trường nước này trong suốt hai thập niên này, đã có công là giải quyết được cuộc chiến tương tàn này bằng một giải pháp chính trị (giống như ông Hun Sen với Khơ me đỏ). Và cũng chính vì thế mà ông ta liên tục nắm quyền, dù vào giai đoạn cuối thì lý do có nhiều phần là hệ thống chính trị ở nước này không thoả thuận được với nhau, và quân đội cũng không thể xông ra nắm quyền trực tiếp được ..vì là quân đội.
Như vậy do không có một hệ thống chính trị (bởi đa nguyên đa đảng ở tình trạng này thì không khác gì một hệ thống chính trị ảo, do không có đế kinh tế tương đồng) để khoác lên cái nhà nước thâm sâu, tức là các hệ thống vũ trang, an ninh.. của nhà nước. An giê ri như vậy « trần trụi ».
Báo Pháp hiện nay đang reo mừng, nhưng lại lo sợ. Bởi vì đây là cơ hội cho các « trí sĩ » của Pháp đục nước béo cò, với những lời « có cánh », nhưng cái bóng đen của Hồi giáo phủ lên còn to hơn, mà nếu là Hồi giáo ..nó đang lừa thì sao. Bời vì như thế thì khác gì « tránh vỏ dưa hặp vỏ dừa » (vỏ dưa còn mềm hơn vỏ dừa).
.
@ltbk,
Ít khi tôi tin vào tin mạng. Mà một đất nước không bao giờ chỉ trông vào một người. Nó luôn là một hệ thống.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 15 2019, 11:18 PM

@LTBK,
Một nhà nước không bao giờ chỉ trông chờ vào một người, nó luôn là một hệ thống. Thấy LTBK viết thế, tôi cũng tò mò tra trên mạng thử. Thì thấy toàn là site của lề trái, nên cũng chỉ nhìn cái title của nó trên chú gúc rồi đi, vì khả năng trung thực của nó rất yếu. Trước đây cũng có lúc rộ lên tin ông bộ trưởng quốc phòng cũ Phùng Quang Thanh bị bắn chết ở Pháp, lại dẫn cả tin là hãng tin Đức đưa đường hoàng, sự việc như thế nào thì đã rõ. Ngược lại đúng là tin chủ tịch nước bị bệnh, thì mạng đã nói từ trước.
Chính vì thế mà tôi rất thích sự tiếp cận theo lịch sử, duy vật lịch sử, vì cách tiếp cận này giúp người ta loại bỏ gần hết tin đồn, tin giả vớ vẩn. Bởi nói dối lịch sử khó hơn.

Nói về Su đăng. Việc tổng thống Su đăng bị lật đổ, thì tôi lại ngạc nhiên là tại sao câu chuyện không xẩy ra sớm hơn. Bởi chính sách của ông đã thất bại từ lâu. Phải ngược lại lịch sử một chút. Su đăng là nước đầu tiên trên thế giới có chính phủ Hồi giáo độc lập sau I ran. Nhưng vì nước châu Phi này khá kín tiếng, nên nó không lên trang nhất của báo chí « cộng đồng quốc tế » (tức là phương Tây).
Nước này có chính quyền Hồi giáo không phải không có lý do, vì Su đăng là một nước rất rộng lớn đa dạng. Đa dạng cả về địa lý, lẫn con người. Về truyền thống nó là một nước Hồi giáo, nhưng ở phái Nam, có cả một vùng rộng lớn (còn lớn hơn diện tích VN) lại theo đạo Thiên chúa, và là người da đen. Nhưng người da đen cũng có rất nhiều bộ lạc khác nhau. Chính vì thế mà đã có một cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam nước này bắt đầu từ những năm 1950. Sở dĩ có điều đó, vì nếu Su đăng là một nước đã tồn tại trong lịch sử, thì biên giới Su đăng hiện tại là hệ quả của hệ thống thuộc địa thực dân Anh. Mà biên giới thuộc địa, bao giờ cũng tiềm ẩn những xung đột tiềm năng, do chính sách chia để trị để lại.
Tổng thống Su đăng lên năm quyền vào thập niên 80, được cả quân đội và hồi giáo ủng hộ (ngược với những gì xẩy ra ở An giê ri), vì họ đã thấy hồi giáo là cách tốt nhất để nhất thống. Nhưng điều này đã không xẩy ra. Ngược lại chiến tranh ở miền Nam Su đăng kéo dài. Nhưng nhóm du kích da đen ở đây được sự ủng hộ cuả các nhà thờ tin lành Mỹ. Vấn đề càng lớn hơn, khi Su đăng là bạn hàng của TQ, và được TQ đỡ đầu về chính trị. Nước này cũng xuất khẩu dầu mỏ, và TQ cũng là bạn hàng lớn. Chẳng những có cuộc chiến miền Nam này mà còn có cả cuộc chiến ở miền Tây, tức là vùng Đác phua. Ở đây cũng là xung đột sắc tộc, nhưng lại là giữa người Su đăng gốc Ả rập, du canh du cư, với người da đen, sinh sống bằng nông nghiệp.

Nếu Su đăng giải quyết được vấn đề Đắc phua, thì không ngăn cản được Nam Su đăng độc lập. Nhưng nước này từ khi độc lập không khi nào ngừng đánh lẫn nhau. Như vậy thực ra ngôi sao chính trị của tổng thống Su đăng đã đi xuống từ trước. Vì ông ta không ngăn cản được, không giải quyết được vấn đề chính trị đặt ra.

Ông này cũng bị phương Tây ra trát truy nã, nếu ra nước ngoài có thể bị bắt, do bị buộc tội thảm sát ở Đác Phua.
Như vậy câu chuyện ở Su đăng khác hoàn toàn vấn đề An giê ri. Sự giống nhau có lẽ chỉ là về vai trò của quân đội mà thôi. Ở An giê ri, chuyện lằn nhằng là do hệ thống chính trị nhập cảng gây ra. Ở Su đăng thì lại ngược lại, đó là tác động bên ngoài kích kéo, khai thác mâu thuẫn sắc tộc, mầu da, tôn giáo mà ra, rồi tác động vào

Gửi bởi: root vào hồi Apr 16 2019, 11:59 AM

Nhân tiện các bác ở Pháp bàn chuyện nhà thờ cháy đi. Nếu sau này khôi phục thì liệu có còn được như xưa?


Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 16 2019, 05:42 PM

@root,
Thì cũng như mọi người, lúc đi làm về, bật tivi lên thì thấy tin nhà thờ Đức Bà cháy. Nhưng không phải ngày nào tôi cung qua khu này, vì nó không nằm trên đường đi làm, nên cũng chỉ biết qua tivi vậy thôi.
Thật là một chuyện lãng nhách. Nhà thờ Đức Bà trải qua hai cuộc đại chiến thế giới, tồn tại từ thế kỷ XIV không sao cả, thì giờ, theo tin chính thức do sơ ý trong lúc tu sửa mái nhà mà để xẩy ra hoả hoạn.
Đám cháy bắt đầu lúc 19h30 và kết thúc vào lúc nửa đêm, toàn bộ mái nhà thờ sụp. Nhưng may không có người nào bị tai nạn, cũng như không có sự cháy lây lan. Điều đáng ngạc nhiên là lính cứu hoả không có dụng cụ đặc biệt gì cả, ví dụ cần cẩu thật cao. Nhìn trên truyền hình, thấy vòi nước chĩa ngang tầm, còn thấp hơn tháp chuông.. khiến tự mình cảm thấy sự bất lực của con người.
Do nằm trong khu vực đông dân cư, trung tâm thành phố, nên người ta không thể dùng kỹ thuật dập lưả kiểu cháy rừng được (ví dụ dùng máy bay dội nước).
Cũng không biết người ta có cứu được hết các tác phẩm nghệ thuật trong nhà thờ không. Chủ yếu là những tranh sơn dầu.
Để xây lại như nguyên bản nhà thờ thì không khó, vì Pháp cũng như các nước phương Tây khác lưu trữ tài liệu rất đầy đủ, có điều cái người ta muốn là giữ được original. Điều này ngược hoàn toàn với tư duy phục cổ ở VN. Trước đây, khi đi qua Bến Tre, vào thăm ngôi chùa Khơ Me bị ông Trầm Bê tìm cách chiếm đoạt, đúng lúc đang sửa, thấy sửa chữa gì mà vứt hết những tấm phù điêu hàng trăm năm tuổi đi bằng gỗ, để đổ bê tông, rồi ghi tên tuổi gia đình nhà mình lên, biến nhà chùa thành hầm mộ, thấy cực xót.. Nhưng hiện tượng này là phổ biến.
Nhà thờ Đức Bà được sửa lần cuối cùng là vào thế kỷ 18, do một kiến trúc sư nổi tiếng lúc đó Violette le Duc thực hiện, tên ông này còn được đưa vào làm tên phố của các phố hình thành vào thế kỷ XIX ở Pháp ở một số thành phố ngoại vi Paris. Lần sửa chữa ấy, ông ấy đã phục chế cái tháp gỗ vốn có trong nguyên bản của nhà thờ này. Như vậy vấn đề xây lại cái mái nhà thờ không khó, nhưng xây theo phiên bản nào có thể là sự tranh cãi, vì tồn tại cả 700 năm, nhà thờ đã được thêm thắt nhiều lần.
Nếu ai đã tới thăm nhà thờ này, thì thấy bên ngoài nó có rất nhiều bức tường ghép vào, chứ không có hình khối vuông vắn như các nhà thờ khác. Nguyên nhân là vào khởi điểm, xây tường cao thế sẽ bị đổ, và cách giải quyết duy nhất là áp các bức tường chống vào bên ngoài.
Việc cháy này tất nhiên là làm cả nước Pháp bàng hoàng, và tất nhiên sẽ có không ít tin đồn trên mạng, giống như khi con rùa vàng ở Hồ gươm chết (hay chuyện bác Trọng), vì Nhà thờ Đức bà có một biểu tượng rất lớn với người Pháp, nước Pháp. Nếu họ là người theo đạo cơ đốc, thì việc này càng có tác động tâm lý, tâm linh mạnh.
Ví dụ, đám cháy này xẩy ra vào tuần lễ thánh, theo đạo Cơ đốc là tuần lễ « renouveau » (renew) của năm, giống như là cảm nhận năm mới ở VN, tất nhiên không thể mang tới điều lành. Ở một nước mà ám ảnh hồi giáo cực đoan rất lớn, sự lo sợ mất nguồn gốc rất lớn, thì việc coi đám cháy này là có nguyên nhân tội phạm.. từ đó dẫn tới tâm lý « âm mưu » cũng rất lớn, mặc dù người Pháp bình thường là duy lý (cartesian).

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 17 2019, 06:02 PM

@root,
Hôm qua tôi có nói là đồ quý trong nhà thờ là những tranh sơn dầu, nhưng hoá ra nó còn có những thứ khác nữa, báo nói mới biết, vì có khi họ cất đi, mình không nhìn thấy. Hay là không để ý. Có mấy thứ buồn cười nên tán phét thêm ở đây. Đó là vòng dây gai quấn đầu của vua LUIS, một ông vua đã tham gia thập tự chinh. Một thứ thú vị nữa là cái đinh được dùng để đóng vào chân Chúa Giê Xu khi ngài bị treo lên thánh giá. Tất nhiên không nói thì ta cũng biết đây là đồ Fake. Vì lấy đâu ra cái đinh bằng vàng thật như thế. Từ đây có một vấn đề rất thú vị là các « relique » thường được để trong các nhà thờ cơ đốc giáo. Relique có cái gì đó giống như Xá lợi của chùa phật. Thường là một phần xương thịt của một vị thánh nào đó, hay một thầy tu nổi tiếng, được để khô, rồi bọc bằng vàng, gắn đá quý.. trở thành bảo bối của một nhà thờ. Cũng có thể là cái đính đóng lên chân chúa (như ở nhà thờ Đức Bà), hay giọt máu của chúa để trong cái lọ cứ đến đúng ngày thì tự nhiên lại hoá lỏng (cái này là ở Ý), hay cái khăn vải được tương truyền là vải liệm thân chúa Giê Xu lúc mang từ trên thánh giá xuống.
Hiện nay, các nhà sử học đều đánh giá rằng tục này, đạo cơ đốc học từ Phật giáo. Ở trong phật giáo chính là xã lợi (tức là phần xương thịt còn, sau khi hoả thiêu của nhà sư, thường thì là cái răng, vì đây là phần cứng nhất của bộ xương. Nếu thiêu bằng gỗ củi thì còn, còn tất nhiên nếu thiêu bằng lò điện như bây giờ, thì chỉ có tro, mà không còn xá lợi, vì nhiệt độ cao hơn). Xá lợi, hoặc một thứ gì đó tương truyền của Phật Thích Ca (thường là cái răng, hay sợi tóc) cũng được dùng để « đánh dấu nơi linh thiêng » trong đạo Phật nguyên thuỷ, vì dụ các bảo tháp ở Miến Điện, Thái lan,..thường nơi nào cũng có. Nhưng ở trong đạo Phật Đại thừa như ở VN thì không có, vì sự linh thiêng đã nằm ở địa điểm đất, cũng như Đại Thừa thờ Bồ tát, và các phật mà độ trìu tượng cao hơn, không phải là hoá thân như phật Thích Ca, ví dụ Phật A di đà, nên không cần. Các nhà sư cũng được chôn ngay trong vườn chùa, đấy cũng là một sự linh thiêng. Chùa Trấn Quốc chẳng hạn, Vườn chùa chật đầy các tháp mộ này, nhưng khách du lịch Tây lại tưởng đó là kiến trúc của chùa. Thật ra không phải.
Vấn đề là cái « relique » kiểu như « cái đinh đóng chân chúa » của nhà thờ Đức Bà có ý nghiã gì ? tại sao người ta lại cần nó như bảo bối ?
Vào thời điểm xây dựng nó, tức là cách đây 8 thế kỷ, thì người ta tin rằng đấy là đồ thật, nhưng ngay cả về sau, khi điều này không còn đúng về khoa học nữa, thì sao nó vẫn được coi là « bảo bối ». Không phải vì nó chỉ là cục vàng (nếu đổi ra tiền thì giỏi lắm được mấy ngà euro tính giá vàng ròng), nhưng quan trọng nó là cái « chứng chỉ của sự linh thiêng ». Nó là cái garantie cho sự linh thiêng của nhà thờ. Giống như một dạng bằng cấp về tâm linh vậy. Như vậy nó là một dạng Marketting « mê tín » ..
Còn tất nhiên đối với một người như tôi, thì sự linh thiêng của nó ở chỗ cổ kính, có giá trị lịch sử. Vào thời điểm xây dựng, Nhà thờ Đức Bà, và hàng loạt các nhà thờ nữa được xây ở Tây Bắc Pháp (Amiens, Bouvais, Rouen, Reims..) tức là trong vực địa lý từ Paris lên tới biên giới Bỉ.. đều là đỉnh cao của kỹ thuật, có thể coi là dạng Building đương thời. Và có lẽ chính nhờ những công trình này, mà kỹ thuật xây dựng Gô tích ở Pháp được nâng cấp, tạo ra công ăn việc làm cho các phường hội : đẽo đá, rèn, làm thuỷ tinh..
Sự phát triển của các nhà thờ lớn này, mà nhà thờ Đức Bà là một ví dụ, đã làm cho nước Pháp tiến bộ về kỹ thuật, văn hoá, phát triển kinh tế.. Đây có lẽ là điều các « chí sĩ » VN nên suy nghĩ trước nhưng công trình phật giáo đang được xây dựng ở VN, hay đã được xây, như Bái Đính, Ba Vàng, hay ngôi chùa mới ở Hà Nam..trước khi tuôn ra những lời có cánh đạo đức kiểu « phật chỉ cần tại Tâm » (đây thức ra chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ), hay « kinh doanh Tâm linh là không được », « tiêu phí tiền của của dân ».. Tất nhiên câu chuyện này tôi sẽ phân tích tiếp ở phần chủ đề « 50K », nhưng tiện tay thì cũng viết ở đây.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 17 2019, 10:23 PM

Trong cái rủi lại có cái may. Điều đó có thể đúng với tổng thống Pháp Macron. Bằng việc hứa sẽ xây lại nhà thờ đức Bà trong vòng 5 năm, ông có khả năng giữ được lời hứa này, trong khi nhiều lời hứa lúc tranh cử khác sẽ bị lãng quên.
Càng may hơn, là việc chi trả cho nó có thể nói là tạm hoàn thành, do việc đóng góp của các thiện nguyện viên. Tất nhiên giữa việc tuyên bố tài trợ, với rút tiền trong túi ra trả thật có một khoảng cách rất lớn, nhất là trong một xã hội, một thế giới sống theo cái Buzz trên mạng như hiện nay. Họ chỉ cần giật được sự chú ý phút chốc, như một dạng quảng cáo marketing trá hình lợi dụng tâm trạng xã hội. Khi cái giây phút ấy qua, thì mọi chuyện sẽ khác. Nhưng rất có thể sự nổi tiếng của nhà thờ Đức Bà Pháp, sẽ gây khó khăn cho việc rút lời hứa lại. Vì trong trường hợp ấy, thì hiệu ứng Marketing ngược cũng lớn không kém.
Tại sao tôi lại nói là gặp may. Bởi vì từ sau đại chiến thế giới, có một thứ luật bất thành văn cho mỗi đời tổng thống Pháp, là trong nhiệm kỳ của mình phải để lại một dấu ấn gì đó, công trình gì đó cho Thủ đô. Người ta có câu “trăm năm bia đá chẳng còn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, nhưng có thể điều đó đúng cho châu Á. Ở châu Âu thì ngược lại. Bia miệng tàn rất nhanh, ngay sau nhiệm kỳ, nhưng bia đá thì có thể tồn tại mãi. Ví dụ tên tuổi của Francois Mitterand thì mãi gắn liền với kim tự tháp ở Bảo tàng Louvre, Opera Bastille. Tên tuổi của Jacques Chirac thì gắn với bảo tàng văn hoá nhân chủng ở Bờ sông Branly, ngay cả Sarkozy, chỉ có một nhiệm kỳ ngắn ngủi, cũng đã có hệ thống Metro mới đang xây dựng. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Macron không có ý định này, thì tự nhiên lại có cơ hội. Và có mấy ai có thể có cơ hội làm lại nhà thờ Đức Bà, vì nó đã không thay đổi từ 800 năm (tức là từ thời nhà Lý ở VN). Đúng là buồn ngủ lại gặp chiếu manh. Đúng hơn là tỉnh ngủ (không định làm) mà vẫn gặp chiếu manh(được làm).
Với lời hứa 5 năm, thì chỉ có cách là xây mới, chứ không thể lập lại cách xây cũ. Và rất có thể nhà thờ Đức Bà sẽ có dạng như nhà quốc hội Đức ở Berlin. Nhà quốc hội này khi sửa lại, đã được làm với một cái mái nhà kính, với ý tưởng “công minh, minh bạch”. Nhà thờ Đức Bà cũng có thể như thế, và điều đó có thể là rất thú vị. Hiện tại thế giới thích những công trình có nhiều ánh sáng ngoài trời hơn là vẻ âm u thần bí. Bản thân tôi lúc vào thăm các nhà thờ luôn cảm giác bị cái gì đó đè nén, vì nó không sáng mà tối âm u. Tất nhiên cảm giác này sẽ không có, nếu dự một buổi lễ thánh, khi người ta bật đèn. Nhưng tôi lại không bao giờ tham gia vì có phải theo đạo này đâu. Kết quả tôi chỉ được chiêm ngưỡng nó lúc âm u thôi.
Vậy ta hãy chờ xem.

Gửi bởi: root vào hồi Apr 18 2019, 04:05 PM

Dấu ấn phải là thế này mới máu chứ

QUOTE
Dấu ấn của Kiến trúc sư trưởng

Nếu đến cả những người thợ góp công xây dựng lên nhà thờ Đức Bà cũng để lại dấu ấn riêng trên từng thước đá ở nơi đây, thì vị kiến trúc sư trưởng Eugène Viollet-le-Duc, người phụ trách cuộc trùng tu vĩ đại của thánh đường này ở thế kỉ 19, chắc chắn cũng phải để lại chữ kí của mình một cách ấn tượng nhất.

Ở chân của đỉnh tháp đã đổ sập dưới ngọn lửa vào rạng sáng ngày 16/4 là 12 bức tượng màu xanh, khắc họa hình ảnh của 12 vị Thánh tông đồ của Chúa Giê-Su. Khi thực hiện cuộc trùng tu nhà thờ, Viollet-le-Duc đã thay thế bức tượng của Thánh Thomas – thánh bảo hộ cho ngành kiến trúc, bằng một bức tượng của… chính mình.

Rất dễ để nhận ra bức tượng của vị kiến trúc sư này, khi các vị thánh khác đều quay lưng lại với nhà thờ và nhìn ra ngoài, thì duy nhất bức tượng của ông quay lại nhìn lên tác phẩm kiến trúc vĩ đại – di sản lớn nhất trong sự nghiệp của ông.


https://baomoi.com/nhung-bi-mat-it-ai-biet-trong-nha-tho-duc-ba-paris/c/30377148.epi

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 18 2019, 08:42 PM

@root,
Không điều này không có gì là đặc biệt cả. Các nghệ sĩ châu Âu (đặc biệt là hoạ sĩ) vẫn làm thế. Tức là trong một nhân vật trong tranh, họ sẽ để chân dung mình vào (vì có ai vẽ mình chuẩn hơn mình, hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Các thánh tông đồ làm sao có ai biết mặt họ thế nào. Với nhà thờ chính thống giáo (Orthodox) như ở Nga và UK, Hi lạp.. vì các ảnh thánh đã được chuẩn hoá, với các biểu tượng có ý nghĩa về tôn giáo, giống như kiểu Phật Thích Ca phải có 32 tướng tốt, ví dự như tóc phải xuăn, thân phải vàng, đùi giống như giò con nai thì hoạ sĩ, nhà tạc tượng không thể tuỳ ý làm được, và vì thế ta có thể thấy mặt các thánh giống nhau, lúc nào cũng có một khuôn. Với Tây Âu từ thời phục hưng thế kỷ XV, thì ngay cả tranh tượng thánh cũng không còn có chuẩn nữa, chỉ theo thẩm mỹ của các tượng Hi lạp thời cổ đại, đồng thời với chủ nghĩa nhân đạo (humanisme) thì họ lấy chuẩn là thẩm mỹ đời thường nhưng nâng cấp lên về mặt mỹ thuật (tức là các Archetype như quan niệm của nhà triết học Hi lạp Platon). Archetype ở ta được gọi là hình mẫu điển hình, giống như hình mẫu của các nhân vật trong văn học cách mạng thời 1945-1986 (tôi lấy mốc là đổi mới) của văn học hiện thực XHCN lúc đó.
Do nghệ sĩ tự do tạo tác, chỉ cần làm sao đạt được vẻ đẹp và tất nhiên phải được chủ trả tiền đồng thuận, nên các nghệ sĩ Tây Âu từ thời phục hưng không ngần ngại sử dụng chính mình, hay người trong gia đình mình làm mẫu, thậm chí có chuyện còn buồn cười hơn. Ví dụ các bức ảnh đức mẹ thời phục hưng của các hoạ sĩ nổi tiếng lúc đó, hình ảnh mặt đức mẹ được chép ..từ ảnh các cô gái làng chơi mà các ông hoạ sĩ này đã cùng chung chăn gối. Tât nhiên là phải đẹp chứ không phải là mặt Thị Nở.
Bản thân tôi cũng sưu tập các bức tranh đức mẹ nhỏ này (tất nhiên là tranh hàng chợ, qua các thời kỳ, dùng để thờ, việc này không khó vì ở Pháp đạo Cơ đốc xuống dốc, nhưng thứ này người ta không chuộng, bố mẹ mất thì con cái đem đi bán ở hàng đồ cũ ngay) của cả hai bên đông tây, và ta có thể nhìn rất rõ là tranh Tây Âu rất sống động, rất người. Còn các Icon của Nga chẳng hạn (ví dụ tranh Đức Mẹ nhà thờ Kazan) thì nó có norme hơn.
Violette le Duc cũng tiếp truyền thống đó, và nếu đúng như root nói, thì ông ấy chắc muốn ví mình có lòng thành như 12 tông đồ của chúa.
Công ông ấy rất lớn. Vì cái nhà thờ Đức Bà mà ta thấy hiện nay, là theo thiết kế đã sửa lại của ông ấy.Đây là lần sửa lại lớn cuối cùng, trước khi bị cháy. Ví dụ cái tháp gỗ ở giữa mái nhà thờ, trên đỉnh có con gà bằng đồng, trong con gà ấy lại có xá lợi của vua Saint Luis, Thánh Saint Denis, rồi Saint Genvière, là do ông ấy nghĩ ra. Những hình các con thú cổ quái ở đầu các máng nước cũng vậy. Và ông ấy có được điều đó là làm theo VicTor Hugo mà ra, theo như trong chuyện « Thằng Gù nhà thờ Đức Bà ». Như vậy có thể nói là chính văn chương (Victor Hugo) và kiến trúc (Violette le Duc) đã làm cho cái nhà thờ này nổi tiếng bây giờ.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 19 2019, 06:30 PM

Để bổ xung cho đầy đủ, thì phải nói là không chỉ có Violette le Duc mới « ký gửi » lại dấu vết của mình cho công trình, mà ở mỗi miếng đá, người ta cũng thấy có những ký hiệu của các người thợ đục đá để lại. Tất nhiên họ làm như thế, không phải có dụng ý để lại danh tiếng, mà để từ đó mà tính tiền công. Mỗi cái ký hiệu ấy, như là chữ ký hay con dấu của một phường hội. Giúp « chủ đầu tư » (ở đây là giáo hội) có thể thanh toán theo kiểu khoán việc.
Không chỉ có Violette le Duc, mà ngay trong các tấm tranh kính mầu nổi tiếng của nhà thờ, chắc chắn cũng có mặt người nghệ sĩ đã vẽ những bức tranh này ở trong một nhân vật nào đó.
Còn nếu bác nào tò mò muốn biết mặt ảnh đức mẹ được « tả thực nâng cấp» như thế nào, thì có thể tìm tranh của Philippo Lippi mà xem, một hoạ sĩ nổi tiếng thời Phục Hưng. Một tác phẩm nổi tiếng của ông ấy (« Đức Mẹ và chúa Hài đồng ») còn được để ở bảo tàng thành phố Florences (Ý). Qua chú gúc các bác cũng có thể xem được.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 24 2019, 06:13 PM

Chủ đề về UK thì phải nói chuyện ..UK. Diễn viên hài đã trúng cử tổng thống nước này, nên nhiều khi bầu cử thực ra chỉ là trò hề.
Mặc dù ông Poroschenko không trúng cử, nhưng phương Tây vẫn bình chân như vại, ngược lại Nga thì lại thận trọng chưa biết làm sao.
Tại sao vậy, bởi vì ông hề này, dù nói tiếng Nga, không phải là sắc tộc U cơ ren, nhưng cũng không phải là người Nga mà lại có gốc Do Thái. Việc một anh Hề gốc Do thái nói tiếng Nga, hoàn toàn không có đảng phái nào đứng đằng sau, lại trúng cử đã cho người ta thấy là bầu cử kiểu dân chủ này thực ra là một trò hề, người trúng cử là dạng « người rơm », vậy quan trọng phải xem đằng sau ai là người chỉ huy. Gốc gác ông này đã chứng tỏ phần nào các lực lượng đứng đằng sau. Có lẽ cũng giống như các lực lượng đứng sau Macron ở Pháp, có điểu với Macron là tài phiệt pháp, thế còn sau lưng ông hề UK là ai, tài phiệt nào ? Để trúng cử, người ta chỉ cần chọn một nhân vật nào bắt mắt « xinh xắn », ăn nói được (kiểu diễn viên sân khấu), và đặc biệt đằng sau hậu cần phải có rất nhiều tiền, để đánh bóng mạ kền, để tung hô, .. Tuỳ cái hậu cần này là ai, và tất nhiên khi đã làm thế thì các lực lượng hậu cần này phải đòi lại quả bằng cách « ăn cơ chế », ..chứ không thể có chuyện cho không.
Như vậy phương Tây đã quá giỏi trong quả bầu cử lần này, vì đã đưa ra một sự chọn lựa ..kiểu nào cũng thắng. Và cái câu hỏi được đặt ra là UK thực sự là một đất nước một quốc gia, hay chỉ là một vùng lãnh thổ địa lý, nơi giao tranh của các lực lượng bên ngoài

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 25 2019, 10:58 PM

Hôm nay báo chí chính thống VN đã đưa tin về sức khoẻ của bác Trọng. Mặc dù thông tin có tính mập mờ, nhưng rõ ràng là trong thế giới hiện tại, người ta không thể giữ tin lâu. Và cách thông tin cập nhật là điều rất quan trọng, nhất là trong một thế giới mạng xã hội, mà tin đồn có thể có tác động rất lớn. Trong nhiều trường hợp, có thể coi là chiến tranh tâm lý có chủ đích.
Ngay ở các nước tư bản phát triển, các chính phủ của họ cũng rất quan tâm tới lá phiếu sức khoẻ của những người đứng đầu nhà nước. Và không phải vì nó là nước tự xưng là tự do dân chủ, mà thông tin về giới lãnh đạo thả dàn. Lấy ví dụ ở Pháp, tổng thống Mitterrand bị ung thư tiền liệt tuyến nhưng tin tức vẫn được giữ kín tới hơn 10 năm, tới lúc trị liệu ..rụng gần hết tóc, thì mới có thông tin.
Với một nhà nước thực sự là nhà nước, thì vai trò của một cá nhân rất quan trọng, nhưng không phải quyết định. Tương tự như vậy với một phong trào cách mạng thực sự. Ví dụ, vào năm 1945, trong lúc nước xôi lửa bỏng, nhưng Bác Hồ vẫn vắng mặt ở VN tới hơn tháng trời, vì đi Pháp điều đình hiệp định (hiệp định phông ten nơ bơ lô). Mặc dù thế Việt Minh vẫn hoạt động bình thường.
Tôi là tín đồ của 4 đạo (Nho, Phật, Thần, chủ nghĩa Mác), chúng giống nhau một điểm là quan niệm vô ngã (không có cái tôi), nhưng mỗi đạo quan niệm khác nhau bổ xung cho nhau. Với chủ nghĩa Mác đó là quan niệm điều kiện hoàn cảnh là quyết định, cái tôi chỉ là báo hiệu. Người ta vẫn dùng một cách hình ảnh là « cánh én báo hiệu mùa xuân ». Trong đó ta có thể hiểu ẩn dụ cánh én như cá nhân con người, mùa xuân như điều kiện hoàn cảnh, như tập thể. Cánh én BÁO HIỆU mùa xuân, chứ không phải LÀM RA mùa xuân. Chính vì thế vai trò cá nhân quan trọng nhưng không quyết định.
Ở VN hiện tại có định hướng chống tham nhũng. Đây là điều cực kỳ quan trọng để VN có thể trở thành một nước phát triển, và từ đó ai cũng được hưởng lợi, không nhiều thì ít (đây cũng chính là nội dung của CNXH), chứ không phải là rơi vào cái bẫy cuả các nước thế giới thứ 3, đó là tài nguyên, quyền lực rơi vào một nhóm người để con cháu họ hưởng còn dân thì cùng khổ , và sao đó bị khoá lại trong cái vòng ma trận của sự định hướng phát triển của phương Tây vốn dành cho các nước thế giới thứ 3, vẫn được mô ta tô vẽ như « tự do, dân chủ », mà thực tế là sự lũng đoạn chính trị từ bên ngoài. Định hướng này phải là của Đảng và của toàn xã hội, chứ không chỉ là ý chí một con người.
Bác Trọng dù có khoẻ như voi, cũng không thể đứng mũi chịu sào được mãi, và nếu chuyện như thế xẩy ra thì lại là một điều nguy hiểm. Một trong những thành quả của cách mạng VN so với chính trường của các nước đang phát triển Á –Phi – Mỹ la tinh là biết hạn chế nhiệm kỳ, và điều này trong thực tế làm cho chính trường VN rất gần với các nước phát triển phương Tây, dù không phải là mô hình « đại nghị tư sản, đa nhóm », nhưng nó tương đương. Điều quan trọng là sức mạnh của hệ thống và cách thức chuyển giao quyền lực. Cá nhân phải chịu trách nhiệm nhưng trong một cái khung mà hệ thống quyết định, không phải là độc tài.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 26 2019, 03:48 AM

Bác Phó nghĩ sao về bài phát biểu của Macron hôm qua?
- Đại khái nói giảm thuế thu nhập, nhưng cũng k rõ giảm thế nào? Và giảm thế chắc các dịch vụ công ích cũng bị giảm? Chất lượng trường học và bệnh viện có bị ảnh hưởng k?

- Thay đổi cơ cấu lương hưu, réindexation, nhưng tôi cũng k rõ chi tiết

- Tạo ra maison de france để tập trung tát cả các dịch vụ nhà nước và địa phương vào 1 chỗ

- Xóa bỏ grands corps de l'ETAT, để bỏ đi đặc quyền cũng như cơ chế thăng tiến và bảo vệ cả đời của những chú tốt nghiệp ENA, X, ENS, etc. nói chung là các chú tốt nghiệp grandes écoles

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 26 2019, 09:35 PM

@ltbk,
Đã lâu lắm rồi, tôi không còn quan tâm tới các biện pháp mà các chính phủ ở Pháp đưa ra, vì nó không có tác dụng trực tiếp tới đời sống, đặc biệt là trong trường hợp của tôi, và cũng là của rất nhiều người Việt ở Pháp, đó là nằm trong giai tầng xã hội bị « vặt lông, đánh thuế » chứ không phải là tầng lớp người được hưởng các dạng chính sách này. Hệ thống Xã hội dân chủ kiểu như ở Pháp hay Tây Âu khác với ở Mỹ đó là nó vặt lông tầng lớp trung lưu (không phải là giầu khủng để có thể trốn thuế, hay có những biện pháp tương tự, nhưng cũng không nghèo mạt rệp để được ăn trợ cấp), để nuôi người nghèo. Còn ở Mỹ thì chuyện này càng không có, sống chết mặc bay và điều này được tuyên truyền với mỹ từ « TỰ DO ». Như vậy hình thức xã hội dân chủ như ở EU dựa trên một tầng lớp trung lưu đông đảo, đánh thuế người bình thường để chi cho người nghèo, ngược lại người giầu thì không bị ảnh hưởng.
Nhưng từ sau khi phe XHCN sụp đổ, thì cái mô hình này đang bị xoá bỏ, để tiến dần tới một dạng mô hình như Mỹ. Nhưng hiện tại nó đang vấp phải rất nhiều trở ngại, khiến nó chưa tiến tới được, và có thể sẽ không bao giờ tiến tới được, do bản chất tư bản châu Âu và Mỹ khác nhau.
Tại sao ? ví dụ như ở Pháp, khoảng hơn 50% PNB là do chính phủ chi dùng thông qua các hoạt động xã hội : trợ cấp, hưu chí, bảo hiểm sức khoẻ, thất nghiệp ..Nhưng do là kinh tế thị trường, cái tiền đó lại được bơm lại cho các công ty tư nhân hoạt động. Lấy ví dụ, các hãng chế tạo thuốc của Pháp tại sao nó phát triển được thế là nhờ chi trả của hệ thống bảo hiểm xã hội mang lại. Nguồn cầu này rất ổn định, và đây là cái đế giúp nó phát triển. Như vậy nhà nước là con lợn béo mà ai cũng muốn bấu một tí, tất nhiên sự « bấu » này là minh bạch, không phải là tham nhũng mà là cấu tạo thị trường. Như vậy khi giảm các chính sách này, không chỉ là giảm phúc lợi của người dân, mà còn thu hẹp thị trường của các hãng vốn sống bằng nó.
Như vậy khi mang cái mô hình Mỹ vào, thì cũng có nghĩa là các hãng này phải tự bơi, trong thực tế, đây là mô hình giúp tư bản Mỹ thâm nhập tốt hơn, và tư bản Tây Âu không có cái văn hoá này. Vì tư bản châu Âu luôn gắn với nhà nước bằng cách này hay cách khác.
Mô hình Mỹ cũng không phải là mô hình ưu thế nhất như người ta vẫn mang Adam Smith ra rao giảng, kiểu ban tay vô hình của thị trường. Trong thực tế nó rất tốn kém, và không phải là có hiệu quả.
Gần đây có chuyện ầm ỹ của hãng viễn thông Hoa Vĩ đã nói lên điều này. Hảng TQ này vượt lên trên cả hãng Mỹ CISCO đơn giản vì luật chơi ở TQ nhà nước đã quyết định (tức là các norme telecom), nhưng ở Mỹ thì nhà nước đứng ngoài, kết quả các hãng Mỹ phải đánh lẫn nhau để làm nổi một cái norme lên. Nhưng đã « xuân thu chiến quốc » với nhau, thì đâu còn lực, và trở nên manh mún. Như vậy về lý thuyết thì Mỹ nghe thì hay, nhưng chỉ áp dụng được trong một môi trường kinh tế khép kín, điều mà hiện tại với toàn cầu hoá không có nữa.
Việc áp dụng mô hình kiểu Mỹ, chính là một trong những nguyên nhân sâu xa để làm xuất hiện phong trào áo vàng ở Pháp. Vì Xã hội ngày càng phân cực rõ rệt. Vì thế cho nên, đã là nước nghèo mà muốn phát triển, thì chỉ có chủ nghĩa xã hội là hợp lý nhất. Vì nó làm giảm sự phân cực trong xã hội, giúp xã hội ổn định, và trong thực tế, các biện pháp xã hội cũng tạo ra một dạng thị trường ổn định để phát triển.
Nhìn vào những biện pháp của Marcron, người ta thấy có 3 điều :
1- Rút lửa phong trào áo vàng. Ví dụ chính sách tăng lương hưu của những người thu nhập thấp tương đương với lạm phát (tiếng pháp indexer la retraite à l’inflation). Đây là những người có tiềm năng đi chặn các ngả đường nhất, vì họ đâu còn phải đi làm, và việc đánh thuế vào lương hưu động chạm tới họ.
2- Thoả mãn giới tài phiệt, nhưng ru ngủ người đi làm. Đây là biện pháp tăng tuổi về hưu, nhưng trước đây, tuổi về hưu tăng đồng loạt. Giờ Macron nói rằng đến tuổi 62 vẫn có thể về hưu, nhưng có thể làm thêm. Trong thực chất, nếu về hưu ở độ tuổi này, thì lương hưu rất ít, bắt buộc người ta phải đi làm. Như vậy là một dạng tăng tuổi về hưu « mềm » không nói ra.
3- Thoả mãn ý thức hệ tư tưởng và giai cấp tư sản. Đó là các biện pháp tăng giờ làm và giảm thuế.
Thực sự mà nói, những chính sách này không thay đổi được hiện trạng nước Pháp, vì vấn đề không phải là bắt người ta đi làm nhiều hơn là xong, mà cái chính là đổi mới được công nghệ, chứ còn dù có tăng giờ làm, tăng tuổi về hưu, thì nước Pháp không thể nào đuổi kịp các nước nghèo về chi trả lương cả. Ví dụ làm sao mà lương của nước Pháp có thể đạt mức của Haiti để cạnh tranh. Cho nên nhưng chính sách này chỉ thoả mãn nhu cầu tư bản tài chính là chính.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 27 2019, 05:33 AM

Bạn Lê Thái Kỳ dich báo Ukraine để đưa tin:

Ukraina:
Hôm nay Quốc hội họp để thông qua hàng loạt các dự luật "bê bối'' nhất từ trước đến nay trước khi kết thúc thời Poroshenko
-Hiện với 278 phiếu thuận QH đã thông bộ luật về ngôn ngữ mà các báo đài vẫn gọi là "Bộ luật về Ukraina hóa toàn phần''. Đây là bộ luật rất bê bối, gây nhiều tranh cãi và phản ứng.
-Bộ luật thứ 2 là bộ luật về cắt xén hầu hết các quyền lực chính của Tổng thống, chuyển cho Quốc hội, Hội đồng bộ trưởng, biến Tổng thống thành ''nữ hoàng Anh'', thậm chí còn ít quyền lực hơn. Một số điều khoản trong bộ luật này trái với Hiến pháp Ukraina.
Ngoài ra, bộ luật còn đơn giản hóa thủ tục phế truất Tổng thống.
Nếu bộ luật này được thông qua thì Poroshenko sẽ kịp ký trước khi rời bỏ nghế TT.
Như vậy Zelensky sẽ bị cắt hết các quyền lực chính trước lễ tuyên thệ nhậm chức.


(Viết thêm "Bộ luật về Ukraina hóa toàn phần'': các đại biểu QH Ukraina đã đưa vào các chỉnh sửa. một trong số đó là họ tự gạch mình khỏi danh sách các cơ quan nhà nước bắt buộc sử dụng tiếng Ukraina! thật nực cười)


https://strana.ua/news/198279-verkhovnaja-rada-prinimaet-zakony-ob-ukrainizatsii-i-zelenskom-onlajn-transljatsija.html?fbclid=IwAR0ANwQvNvBGe8Kf56e_bQ4DoGMw_Ru8AlmTKvJPyrj93npeM9sv66pT_T8



"Ai đó đang ngấm ngầm chơi đểu tôi" - Zelensky tuyên bố rằng chính quyền đang cố trì hoãn lễ nhậm chức của ông để ngăn chặn giải tán Quốc hội.
Zelensky nói rằng hiện đang xảy ra những "điều nực cười" : Ủy ban bầu cử trung ương cố tình trì hoãn việc công bố kết quả chính thức để tạo điều kiện cho QH chậm trẽ ấn định ngày lễ nhậm chức sau 27/05 và Zelensky sẽ không có cơ hội giải tán Quốc hội.
(Chú thích: thời hạn giải tán QH Ukraina sẽ chỉ đến hết 27/05 vì theo Hiến pháp không thể giải tán QH nếu như quyền hạn của nó còn ít hơn 6 tháng).
Trong một diễn biến khác, theo một số nguồn tin thì từ 13 đến 18/05 QH sẽ xem xét dự luật về "vô hiệu hóa Zelensky" tức là cắt các quyền lực cơ bản và đơn giản hóa thủ tục phế truất Tổng thống.
Nhiều khả năng là vào ngày 16/05 QH sẽ thông qua dự luật này theo thủ tục ngắn gọn.
Lễ tuyên thệ sẽ được ấn định vào 28 hoặc 30/05, tức là sau ngày 27/05.
Trước đó ở bầu cử vòng 1 có tới 39 ứng cử viên mà UB bầu cử TƯ đã công bố kết quả rất nhanh. Lần này chỉ có 2 ứng cử viên mà tới nay vẫn chưa công bố chính thức kết quả.
Ngoài ra người ta đang nỗ lực tìm biện pháp cách chức Chánh án Tòa án Hiến pháp. Để làm gì? Theo Hiến pháp chính Chánh án Tòa án Hiến pháp là người nhận tuyên thệ của TT mới. Khi chưa có ông này thì lễ tuyên thệ cũng sẽ bị hoãn.


https://www.rbc.ua/rus/news/zelenskiy-obvinil-tsik-zatyagivanii-oglasheniya-1556205451.html?fbclid=IwAR0XrwInrjhYt8b5HO2tXIUjqZ43tc2MGmfvHYd9t8HfJ_1BcJPpPjgF4UY

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 28 2019, 04:38 AM

Các bạn dịch từ báo Ukraine

https://www.unian.net/economics/transport/10531239-prezident-gp-antonov-aleksandr-donec-my-dolzhny-vernutsya-k-tomu-chto-umeem-delat-ochen-horosho-k-gruzovym-voennym-samoletam-eto-u-nas-vsegda-poluchalos.html


ANTONOV CHÌM SÂU VÀO KHỦNG HOẢNG - CÁI CHẾT CỦA GÃ KHỔNG LỒ HÀNG KHÔNG SOVIET

Lá cờ đầu của ngành hàng không Ukraine , Antonov cũng là con cưng của cơ quan xuất khẩu quốc phòng Ukraine , Ukroboronprom đang chết chìm hàng ngày .

1. Khách hàng duy nhất là Bộ quốc phòng Ukraine cho đến nay
Sau khi mất khách hàng lớn nhất là Nga thì Antonov đã mở rộng kế hoạch khi nhắm vào các thị trường mới , vào 2015 họ đã ký kết thỏa thuận phát triển dòng máy bay vận tải An-132D với hãng hàng không Taqnia Aeronautics ( Arab Saudi ) với bước đầu tiên là công ty KACST (King Abdulaziz City Science and Technology) sẽ hỗ trợ chi phí phát triển và sản xuất An-132 và Antonov hy vọng Arab Saudi sẽ mua khoảng 50 máy bay , tuy nhiên không hiểu lý do vì sao Arab Saudi đã thay đổi đối tác chương trình máy bay vận tải và Antonov mất con cá lớn này
Không chịu thất bại Antonov đã mang An-132D sang triển lãm quân sự của Ấn Độ và biểu diễn với hứa hẹn chấp nhận cả việc sản xuất nội địa trong chương trình Made In India vả kể cả lui bước bằng 1 option là trang bị động cơ phương Tây cho phù hợp nhưng Ấn Độ vẫn nói " đang xem xét " và khả năng lớn là Ấn Độ không quan tâm nữa
Vào tháng 6/2016 thì Antonov ký hợp đồng cung cấp 10 chiếc An-178 cho Azerbaijan , nhưng chi tiết trong hợp đồng là phụ tùng sẽ cung cấp từ Nga , và chính phủ Ukraine của Poroshenko đã cấm vận Nga và Nga phản ứng lại bằng cách dừng hợp tác với Antonov , điều này khiến Azerbaijan đã tạm ngưng hợp đồng đợi Antonov thay thế các linh kiện nguồn gốc từ Nga và biết bao giờ quốc gia này đồng ý mua lại
Gần đây rộ lên tin đồn là Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine tuyên bố triển khai dự án chung để tạo ra máy bay vận tải An-188 dựa trên An-70 nhưng sau đó dự án chết chìm ở hành lang quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ do quan chức quân sự nước này không còn quan tâm đến An-188

Trong khi đó ở thị trường vận tải siêu trọng ( super-heavy cargo ) với An-225 Mriya và An-124 Ruslan thì Antonov đang mắc vào 1 mớ bòng bong bởi chính sách thù địch của chính phủ . Nga đã từng hy vọng cùng hợp tác với Antonov sản xuất chiếc An-225 thứ 2 nhằm vào phân khúc vận tải trên 150 tấn , Antonov sẽ thiết kế lại 80% cấu trúc của gã siêu trọng này và hy vọng đối tác Nga sẽ bỏ ra khoảng 500 triệu $ để mua nó , nhưng giờ là dĩ vãng
An-124 hiện nay phân bổ với 7 máy bay của hãng Antonov Airlines và 11 chiếc từ Volga-Dnepr của Nga và thị trường đã bão hòa nên An-124 Ruslan không thể sản xuất mới mà chỉ có thể nâng cấp mà Nga cũng tự mình bảo trì và nâng cấp không cần đến "gã rắc rối " Antonov
Các quốc gia châu Phi cũng ngoảnh mặt với Antonov khi Somali cấm máy bay Antonov cũ bay trên không phận mình , trung tâm bảo dưỡng ( mantain centre ) của Nga ở Đông Phi từ chối bảo trì Antonov

Do đó Antonov vẫn chỉ có 2 dòng máy bay có thể sản xuất là An-132 và An-178 mảng quân sự và 2 dự án dân dụng là An-148 và An-158
Antonov đã kỳ vọng 2 hãng hàng không giá rẻ nội địa FANair và SkyUp có thể mua An-158 cho phục vụ bay quãng ngắn trong nước , nhưng 2 hãng này không có tiền để mua . Trong khi đó Ukraine không có các công ty cho thuê hàng không ( leasing-company ) hỗ trợ cho nhà sản xuất máy bay và nếu đi vay ngân hàng thì lãi suất rất cao , Antonov cần ít nhất 500 triệu hryvnia để sản xuất và họ tất nhiên bói ra cũng chả có xu nào
Thực ra các hãng hàng không Ukraine đánh giá An-158 đã quá lỗi thời và giá thành đắt còn Antonov cho rằng nếu mass-product trên 60 chiếc giá sẽ giảm và họ sẽ nâng cấp hiện đại , lại một câu chuyện phức tạp khác

2. Khủng hoảng nhân sự và năng lực sản xuất

Vào thời kì vỹ nhất của Antonov thì gã khổng lồ này từng sản xuất 18-24 máy bay mỗi tháng với 21.000 nhân viên với 3 nhà máy khác nhau , mất 3 ngày thì 1 chiếc An-24 hoặc An-26 ra đời và bây giờ là một đống đổ nát khi mà 2009 Antonov còn không có cả dây chuyền lắp ráp để sản xuất máy bay , sau 10 năm thì chỉ có 4 chiếc An-148 , 6 chiếc An-158 và 10 chiếc An-32 được sản xuất , so sánh với Sukhoi Civil Aircraft ( SAC ) có nhà máy ở Irkurt Nga thì mỗi năm ra đời 30-35 chiếc SSJ-100

Trong 3 năm gần đây thì Antonov càng ngày càng thu hẹp về nhân sự khi chỉ trong 3 năm khoảng 1.500 kỹ sư và công nhân bỏ việc , họ phải tăng lương lên 50% để chặn đứng brain-flow này , lương trung bình của nhân viên Antonov hiện nay là 15.000 hryvnia ~ 500 $ , kỹ sư khoảng 20.000 hryvnia ~ 700$
Antonov còn gặp rắc rối với việc Nga ngừng cung cấp linh kiện hàng không , khoảng 5-10% trên máy bay của Antonov xuất xứ từ Nga , ngược lại với việc VASO ( Nga ) có trụ sở ở Voronezh đã kết thúc sản xuất An-148 tại Nga và họ không cần mua linh kiện Antonov khi mà đang bận rộn phát triển Il-112V



Nhân tiện nói Nga đang bân phát triển IL-112V mới để thay thế An của Ukraine, đưa thêm tin và video về nó
https://www.youtube.com/watch?v=oVqY0g71BLc
https://www.youtube.com/watch?v=zPZaAa3lZIg


Máy bay vận tải quân sự Il-112V của Nga lần đầu cất cánh
Tập đoàn Ilyushin Aviation Complex của Nga cho biết máy bay quân sự hạng nhẹ Ilyushin Il-112V hoàn toàn do Nga chế tạo đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.


Ngày 30/3, tập đoàn Ilyushin Aviation Complex của Nga cho biết máy bay quân sự hạng nhẹ Ilyushin Il-112V hoàn toàn do Nga chế tạo đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên.

Theo Ilyushin Aviation Complex, chiếc Il-112V đã cất cánh từ một đường băng trên bãi tập thử nghiệm tại thành phố Voronezh, miền Tây nước Nga.

Trong chuyến bay kéo dài 45 phút, toàn bộ các hệ thống của chiếc Il-112V đã được kiểm tra, đồng thời chiếc máy bay mới cũng đã thực hiện các bài lăn bánh trong quãng ngắn tại sân bay và rời một phần khỏi mặt đất.

Dựa trên kết quả thử nghiệm, chiếc Il-112V đã sẵn sàng thực hiện những bài kiểm tra tiếp theo.

Ông Alexey Rogozin, Giám đốc Ilyushin Aviation Complex, cho hay Il-112V là chiếc máy bay vận tải quân sự đầu tiên hoàn toàn do Nga thiết kế trong kỷ nguyên "hậu Xô viết."

Còn theo tuyên bố của Ilyushin Aviation Complex, chiếc máy bay mới được chế tạo bằng cách sử dụng công nghệ kỹ thuật số tiên tiến và được trang bị các hệ thống tối tân, hoàn toàn được sản xuất ở trong nước.

Dự án chế tạo Il-112V được khởi động từ năm 2014. Máy bay được thiết kế để chuyên chở các loại vũ khí, thiết bị quân sự, hàng hóa và binh lính với tải trọng tối đa 5 tấn./.


https://www.vietnamplus.vn/may-bay-van-tai-quan-su-il112v-cua-nga-lan-dau-cat-canh/560537.vnp


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 30 2019, 05:10 PM

Như tuyên bố từ đầu, Nga k chạy đua vũ trang, và ngân sách quốc phòng của Nga đã giảm xuống thứ 6 thế giới trong năm 2018, cả ở khía cạnh tuyệt đối và tương đối, theo tính toán của SIPRI.

Hoa Kỳ, với chi phí quốc phòng 649 tỷ dollars, trở thành người dẫn đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia có chi phí quân sự lớn nhất thế giới. Lọt tốp 5 còn có Trung Quốc (250 tỷ dollars), Ả Rập Saudi (67,6 tỷ dollars), Ấn Độ (66,5 tỷ dollars) và Pháp (63,8 tỷ dollars).

Trong tương lai, Nga sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí quốc phòng, lý do Nga đưa ra là các vũ khí răn đe đã tương đối đầy đủ

Bạn Lê Thái Kỳ dịch thông tin trên báo Ukraine

https://fakty.com.ua/ru/ukraine/20190429-spilne-gromadyanstvo-dlya-ukrayintsiv-i-rosiyan-nova-ideya-putina/?fbclid=IwAR3XW9T2lAMXee1gbJy0EzHd7pDyvKp80fAnj0fF9PO284cLG7ClfJuWpNo


TT Nga Putin có ý tưởng mới: áp dụng chế độ một công dân chung cho người dân Nga và Ukraina.
TT Putin cho rằng điều này chỉ có lợi cho nhân dân cả hai nước và làm cho cả hai nước mạnh hơn và thành công hơn.
Ông Putin tuyên bố như vậy khi được nghe tin về việc TT mới đắc cử Zelensky nói sẽ cấp hộ chiếu Ukraine cho một số công dân LB Nga.
"Thật à? Ông ta nói như vậy? Ồ, rất tốt! Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ thỏa thuận được với nhau, có lẽ vậy. Nếu họ cấp công dân cho người Nga ở Ukraina và chúng tôi - cho người Ukraina ở Nga thì chúng ta sẽ nhanh chóng đi đến một mẫu số chung và kết quả mong muốn. Chúng ta sẽ có quốc tịch chung''.
"Tôi đã nói nhiều lần rằng người dân Ukrain và người Nga là những người anh em và thậm chí còn hơn thế nữa. Nói chung tôi cho rằng đây là một dân tộc. Và nếu chúng ta có một quốc tịch chung thì điều đó chỉ có lợi cho cả người Nga và người Ukraina''.
''Quyền công dân chung sẽ làm cho cả hai nước mạnh hơn và thành công hơn''.



(Bình luận: tất nhiên Putin nói như vậy chỉ là để đáp lại lời của Zelensky nói sẽ cấp hộ chiếu Ukraine cho một số công dân LB Nga. Tuy vậy Putin lại một lần nữa nhấn mạnh rằng người dân Ukrain và người Nga là những người anh em. Ngược lại, Poroshenko thì nói rằng "chẳng có anh em gì hết")

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 2 2019, 10:21 PM

Tình hình bây giờ ở Venezuela đang lộn xộn, k rõ thực hư thế nào, nhưng chí ít có thể tạm đánh giá là đến ngày 2/5 thì phe đối lập được Mỹ hậu thuẫn đã không lật được phe chính phủ trong ngày này, như họ lúc đầu mong muốn.

Tổng thống Maduro thì "chúc mừng quân đội Venezuela vì đánh bại âm mưu đảo chính"

Thủ lĩnh phe đối lập Leopoldo Lopez cùng tổng thống tự phong được Mỹ công nhận Juan Guaido đang kêu gọi biểu tình tiếp, nhưng hiện đang có tin Leopoldo Lopez đã phải trốn trong đại sứ quán Brazil vì sợ bị bắt giữ và 1 số khác dường như trốn trong đại sứ quán Tây Ban Nha.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton thì lên tiếng đe dọa Maduro, và cho rằng Maduro trốn trong boong ke quân sự khi đảo chính nổ ra, nhưng có người đã phát trực tiếp cảnh Maduro đang phát biểu trước đám đông lúc có bạo loạn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump twit rằng sẽ có sự kiện lớn ở Venezuela tuần tới

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với CNN rằng
"Tổng thống đương nhiệm của Venezuela, Nicolas Maduro, đã sẵn sàng rời khỏi đất nước sáng nay, máy bay của ông đã ở trên đường băng, nhưng người Nga đề nghị ông ở lại.
Một lần nữa, những người Nga này làm hỏng mọi thứ của chúng tôi ..."

Thực ra thì Maduro sang thăm Cuba, thông tin này được giữ kín nhưng tình báo Mỹ biết được và báo cho phe đối lập định làm đảo chính hôm đó, nhưng tình báo Nga biết được việc đảo chính nên yêu cầu Maduro ở lại xử lý.






Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 3 2019, 05:58 PM

Những sự việc xẩy ra ở Venesuela, Syria, Thổ, Iran.. đã cho thấy trong thế giới hiện tại, cách thức can thiệp vào một nước khác giai đoạn thế kỷ XX. Do hiện tại, thế giới ở trong hình thức toàn cầu hoá, có các mối liên hệ ảnh hưởng về tài chính, sản xuất, xuất nhập khẩu. Không kể do ý thức hệ không còn là yếu tố quan trọng nhất, thì vấn đề « động cơ tiền » được đẩy lên hàng đầu. Tất nhiên hiện tại cũng có ý thức hệ dân tộc, nhưng quyền lợi riêng, quyền lợi nhóm nhiều khi vượt lên trên nó.
Lấy ví dụ ở Syria. Sự loạn lạc của nước này bắt đầu bằng hệ tư tưởng, tức là tư tưởng Hồi giáo cực đoan, được tiêm ngấm ngầm vào xã hội Siria, trở thành ngọn cờ đối kháng với tư tưởng phục hưng Ả râp, xã hội chủ nghĩa.. của đảng BAAS, là tư tưởng chính thống. Sự đối kháng này càng được thổi lên, do bộ máy chính trị ở đây cứng, không có nhiệm kỳ, không có cơ chế, đồng thời cái cửa tôn giáo lại bị bịt, bị ngăn cấm. Nhưng thế không đủ, mà nó chỉ là cái mầm. Động lực của nó là tiền, và yếu điểm của nó cũng ..là tiền. Tại sao ? vì có cái cớ đối kháng kia rồi, thì nổi dậy, đánh nhau vì tiền, do được thuê và chi trả từ bên ngoài. Nhưng yếu điểm của nó cũng là tiền, vì đã vì tiền đánh nhau thì vì tư lợi sẽ manh mún, không ai chịu ai. Vì thế các lực lượng hồi giáo này cũng cập kênh với nhau.
Trường hợp Venesuela cũng có cái gì đó tương tự. Nó cũng bắt đầu bằng ý thức hệ tư tưởng. Như tôi đã từng phân tích, nước này độc lập từ thế kỷ XIX, nhưng chỉ có một bộ phận dân của nó là hậu duệ của thực dân Tây ban Nha là tiếm quyền thôi. Giống như kiểu thực dân Pháp ở lại VN lập nước, giành độc lập với Pháp, chứ người Việt vẫn là nô lệ. Vì thế khi có cải cách nhằm làm cho nhiều người được hưởng quyền lợi hơn, thì lập tức xã hội phân rã. Trong thực tế, ông Maduro vẫn được đại đa số dân ủng hộ, và lực lượng chống đối là thiểu số. Chính vì thế, cách can thiệp bên ngoài là tác động phá hoại kinh tế, để xã hội khổ, (ví dụ như phá huỷ điện nước vừa rồi), dân khổ sẽ không ủng hộ chính quyền của họ, bất cứ vì lý do gì, từ đó tiến tới lật đổ. Đối với quân đội thì mua chuộc cá nhân bằng tiền. Và sau đó là chiến tranh tâm lý.
Hiện tại điều thú vị nhất ở đây, đó là sự đe doạ can thiệp của Mỹ đã đẩy người dân ủng hộ chính phủ hơn, vì tiếng tăm của Mỹ ở châu Mỹ la tinh thì không ai lạ gì. Nhưng một chính phủ đối nghịch với chính phủ Maduro lên cầm quyền, thì có nghĩa là nghèo khổ mãi mãi.
Như vậy cái khó của một nước đang phát triển là làm sao bảo vệ được chủ quyền, mà lại chơi được với phương Tây với Mỹ, thì mới phát triển được. Ở VN lại thêm một điều nữa là phải chơi được cả với TQ nữa, và tất nhiên vẫn phải bảo vệ chủ quyền. Chủ quyền không chỉ là mục đích mà còn là phương tiện để phát triển. Nước càng mạnh thì càng dễ bảo vệ chủ quyền. Chủ quyền giữ được thì lại tác động tích cực vào phát triển.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 3 2019, 08:18 PM

(tiếp)
Trong trường hợp I ran, Thổ, ngay cả Nga vì xã hội và hệ thống chính trị của nó vững chắc hơn, đặc biệt là nhà nước thâm sâu , nên không có lộn xộn chính trị nội tại, do phương Tây không mua « bù nhìn rơm », « nhân sĩ trí thức đểu » được. Có được điều này cũng một phần về văn hoá, đã thay thế ý thức hệ tư tưởng. Đây là trường hợp rõ rệt với Thổ, và I ran (hồi giáo chính trị). Với Nga thì còn đặc biệt hơn. Mặc dù về mặt truyền thống Nga khác với phương Tây, là một nền văn hoá riêng, nhưng giới chính trị Nga thì rất thích mình như phương Tây, điều này bắt đầu từ thế kỷ XV, dưới thời Pi ê đại đế (Pierre le Grand), nhưng việc phương Tây lấy ảnh hưởng mềm ấy làm lợi thế để chiếm đoạt quyền lợi Nga, khiến giới chính trị Nga bắt buộc phải « xửng cồ » lại, như là dạng theo đuổi một lý tưởng bị thất vọng, do bị lừa.
Nói tóm lại, dù bất cứ trường hợp nào. Ý thức hệ, tư tưởng cũng cực kỳ quan trọng. Nó là xi măng gắn kết xã hội, nhà nước. Ở VN điều đó chỉ có thể là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội.
Hôm nay là quốc tang của Đại Tướng Lê Đức Anh, chú tịch nước tổng bí thư, Bác Trọng là chủ tang, mà không thấy xuất hiện. Điều này chứng tỏ có lẽ bệnh tình của bác ấy cũng nặng.
Việc các nhân vật đứng đầu nhà nước, mới quãng độ trên dưới 70 mà đã lăn ra ốm, hay mất vì bệnh. Trong khi các nguyên lãnh đạo đều thọ tới gần trăm tuổi (ông Đỗ Mười, Võ nguyên Giáp, Lê Đức Anh, ..) trong khi họ lãnh đạo, sinh hoạt trong hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều, dù họ có được chế độ « tem phiếu Tôn đản » đãi ngộ đặc biệt. Điều đó càng dễ khiến xã hội dễ dị nghị hơn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 4 2019, 10:53 PM

Hồi đầu những năm 2000, hình như 2002, Microsoft tuyên bố đã chuyển mã nguồn windows cho các nước NATO và Nga, sau khi các nước này ký kết với họ giữ bí mật, để các nước này chấp nhận dùng Windows và phát triển các ứng dụng Windows trong các cơ quan nhà nước và cả những lĩnh vực kinh tế quan trọng.

Năm 2017, báo Nga đã đưa tin này, rằng các nhà khóa học của trường đại học Tomsk và công ty EleSy đang phát triển phần mềm nội địa Nga, thay thế giải pháp Windows trong các phần mềm giám sát điều khiển công nghiệp. Sản phẩm của Nga chạy dưới hệ điều hành Unix


Tomsk developers will try to challenge Windows
https://www.riatomsk.ru/article/20170515/tomsk-developers-will-try-to-challenge-windows/

Các đây mấy hôm thì đã thấy đưa tin hoàn thành rồi
https://vn.sputniknews.com/russia/201905047454598-nga-da-tao-duoc-phan-mem-dau-tien-hoan-toan-doc-lap-voi-windows/
https://tr.sputniknews.com/rusya/201905021038936142-rusya-yazilim-windows-uretim/

Các chuyên gia của ĐHTH Quốc gia Tomsk cùng với công ty "EleSi" đã tạo ra phần mềm nội địa đầu tiên, hoàn toàn độc lập với Windows, - ĐHTH Quốc gia Tomsk (TSU) thông báo.

Có nhấn mạnh rằng trong quá trình sáng tạo phần mềm này hoàn toàn không sử dụng thành tố nước ngoài.

"Phần mềm mới dành trước hết cho khối công nghiệp mà an toàn là yêu cầu cực kỳ quan trọng - các xí nghiệp công nghiệp hạt nhân và hóa chất, tổ hợp nhiệt điện và các nhà máy chuyên về lọc dầu khí", - thông báo cho biết.

Nhà lãnh đạo đề án từ phía ĐHTH, Giám đốc Viện Toán học ứng dụng và Khoa học máy tính tại TSU, ông Alexandr Zamyatin lưu ý rằng gói phần mềm dành để tạo hệ thống điều khiển tự động cho các ngành công nghệ cao hiện đang dùng hệ điều hành tương tự như Unix.

"Đây là sản phẩm IT thay thế nhập khẩu hoàn toàn nội địa, cho phép thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu sản xuất và công nghệ, giải quyết các bài toán về kế hoạch hóa, phân định và kiểm soát tiến trình sản xuất trong chế độ thời gian hiện thực, hoàn thành những chức năng công nghệ khác", - thông báo của TSU trích dẫn tuyên bố của ông Zamyatin..

Theo lời chuyên gia, trong công trình đã sử dụng những thành tựu nghiên cứu tiên tiến, cho phép phần mềm mới vượt mặt các đối thủ cạnh tranh về vận tốc và độ tin cậy. Ngoài ra, nó có thể được phát triển mà không có bất kỳ hạn chế nào của phía nhà sản xuất.

“Dự án, mà công ty “EleSi” và TSU thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước, trù tính việc tạo ra một sản phẩm thương mại hoàn chỉnh. Nhiệm vụ này đã được thực hiện tốt, thời gian tới sẽ tiến hành hàng loạt buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm dành cho những khách hàng tiềm năng, kể cả những sự kiện trong khuôn khổ các Triển lãm lớn nhất ở Nga sẽ được tổ chức”, - ông Maksim Kostarev Giám đốc Phát triển Ứng nghiệm Sáng tạo của "EleSi" thông báo.



Cách đây mấy hôm thì báo cũng đưa tin, rằng Nga đã thông qua đạo luật về ngắt Internet, cho phép ngắt Internet thử nghiệm, để đảm bảo rằng, các công ty và nước Nga vẫn truy cập được bình thường, trong trường hợp Mỹ áp dụng trừng phạt Nga bằng các yêu cầu các hệ thống máy chủ tên miền DNS k hỗ trợ các máy tính từ Nga

Có vẻ như Nga đang đề phòng mọi thứ xấu nhất. Cả thuốc men cũng được chỉ thị tăng cường dự trữ, đồng thời đẩy mạnh sản xuất nội địa thay thế nhập khẩu.



Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Nga Gazprom hôm 29/4 công bố lợi nhuận ròng trong năm 2018 tăng gấp đôi so với năm trước, đặc biệt là do sự gia tăng kỷ lục về khối lượng và giá khí bán cho châu Âu.


Theo kết quả được công bố hôm 29/4, tập đoàn do nhà nước Nga kiểm soát có lợi nhuận ròng 1.456 tỷ rúp (20,2 tỷ euro theo tỷ giá hiện tại) trong năm 2018 so với 714 tỷ rúp năm 2017. Lợi nhuận khai thác của Gazprom cũng tăng hơn gấp đôi sau một năm lên 1.903 tỷ rúp (26,4 tỷ euro) và doanh thu tăng 26% so với năm trước lên 8.224 tỷ rúp (113,9 tỷ euro).

Năm 2018, sự cải thiện kết quả của Gazprom chủ yếu là từ sự gia tăng đáng kể khối lượng và giá khí bán ra. Doanh số bán khí đốt của Gazprom cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, vốn luôn mang lại phần lớn lợi nhuận, đạt mức kỷ lục 201 tỷ m3 (tăng từ 194,4 tỷ trong năm 2017), mặc dù căng thẳng địa chính trị và lời kêu gọi đa dạng hóa nguồn cung của Liên minh châu Âu. Giá gas bằng đồng rúp đã tăng 33% trong năm 2018, trong khi giá bằng đô la tăng 23%.

Thị phần của Gazprom có ​​xu hướng tăng trong những năm gần đây tại châu Âu, đạt khoảng 1/3 tổng lượng tiêu thụ, bất chấp việc Liên minh châu Âu luôn nói rằng họ muốn giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tổng cộng, doanh số bán khí đốt của Gazprom tăng 2,7% so với năm 2017 lên 521,1 tỷ m3 khí đốt. Xuất khẩu của Gazprom sang các nước thuộc Liên Xô cũ tăng 8,9% và lượng khí bán ra ở thị trường nội địa tăng 4,3%.

https://petrotimes.vn/nga-kiem-bon-tien-nho-ban-khi-dot-sang-chau-au-534917.html


Có lẽ để chuẩn bị cho đàm phán khí đốt sắp tới với Ukraine, các ông Nga bơm khí đầy vào các kho dự trữ của châu Âu

Gazprom luôn có kế hoạch dự phòng
Gazprom có ​​kế hoạch giao hàng khí đốt đến châu Âu theo tất cả các kịch bản có thể xảy ra, bao gồm cả những trường hợp bất lợi nhất, Quyền Giám đốc xuất khẩu của Gazprom, ông Mikhail Malgin cho biết.
Trong cuộc hội nghị qua điện đàm, vị đại diện công ty này đã được hỏi liệu có thể tăng trữ lượng khí đốt trong các cơ sở lưu trữ ở châu Âu hay không trong trường hợp Nord Stream-2 không kịp ra mắt đúng hạn, đồng thời không thể thỏa thuận về việc gia hạn hoạt động trung chuyển quá cảnh khí đốt qua Ukraine.

“Chúng tôi có một nguyên tắc luôn luôn được áp dụng trong các hợp đồng: “phải là một nhà điều hành hợp lý và thận trọng”. Là một nhà điều hành hợp lý và thận trọng, chúng tôi làm việc theo tất cả các kịch bản có thể xảy ra, vì thế tất nhiên chúng tôi đã dự tính một tình huống dự phòng khi thực sự cần phải có một nguồn dự trữ”, ông Mikhail Malgin nói.

Ông Malgin nhấn mạnh rằng hoạt động bơm khí cho các kho lưu trữ của châu Âu đang được tăng cường thực hiện, và công ty có tất cả các khả năng để tạo nguồn dự trữ.

Ông Dmitry Khandoga, phó trưởng phòng kinh tế đối ngoại Gazprom, nhấn mạnh trong hội nghị rằng công ty vẫn đang lên kế hoạch hoàn thành việc xây dựng Nord Stream-2 trong năm nay.

“Khoảng 1.250 km đường ống đã được lắp đặt dưới đáy biển Baltic. Chúng tôi đang phân tích về việc Đan Mạch có thể sẽ cấp giấy phép vào lúc nào và chúng tôi cũng đang nghiên cứu phát triển các biện pháp để bảo đảm dự án được hoàn thành đúng tiến độ”, vị này cho biết.

Ông lưu ý rằng tất cả các giấy phép dọc theo tuyến đường đã được cấp, ngoại trừ Đan Mạch. Đoạn ống đi qua lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch này sẽ được lắp đặt sau, khi có được giấy phép, còn hiện tại thì vẫn tiếp tục xây dựng những phần khác.

Nhà điều hành dự án đường ống này, công ty Nord Stream 2 AG vào ngày 15/4 đã báo cáo rằng họ đã nộp đơn lần thứ ba cho cơ quan quản lý của Đan Mạch để xây dựng "Nord Stream-2" trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia này, nằm ở phía nam đảo Bornholm.

Đó chính là phương án mà chính quyền Đan Mạch hồi tháng 3 đã yêu cầu công ty xem xét.

https://petrotimes.vn/gazprom-luon-co-ke-hoach-du-phong-534899.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 4 2019, 10:57 PM

Thời buổi ngày nay, ai cũng tìm cách hợp tác để tăng sức mạnh, nhưng ai cũng tìm cách k để mình lệ thuộc vào đối tác, trong khi Ukraine thì lại làm ngược lại. Cuộc bàu cử vừa rồi, dân số đã bầu cho diễn viên hài với tỷ lệ kỷ lục, đủ cho thấy, k phải họ ủng hộ gì anh này, mà là vì phản đối đường lối hiện nay của chính quyền Ukraine, tuy chính danh là Poroshenko, mà thực ra là phe thân phương Tây và dân tộc cực đoan, thế nhưng có điều ý dân cứ là ý dân, còn lại thì lực lương nắm quyền hiện nay vẫn là phe này, phe của anh diễn viên hài k rõ có làm được gì k, để có thể thay đổi cái gì đó


Nhân tiện hỏi bác Phó chút:
Ở Pháp các hãng opérateur mobile tư nhân hoạt động có giống các hãng phân phối điện tư nhân k (Total, Direct Energie, etc.)? Tức là các hãng phân phối điện thuê bao hạ tầng của Enedis ấy?

Vì tôi thấy số lượng các opérateur của Pháp thực ra chỉ có 4 là Orange, SFR, Bouygues Telecom, Free Mobile. Dĩ nhiên họ có reseau mobile vật lý của riêng mình, có đường dây và các trạm antenne-relais (cell site) của riêng mình, và đóng vai trò như của Enedis trong ngành điện, nhưng Pháp có khá nhiều các Opérateur de réseau mobile virtuel (MVNO) sử dụng cơ sở hạ tầng mạng của 4 opérateur kia (thực chất chỉ thuê cơ sở mạng của 3 cái đầu) và đóng vai trò như các nhà phân phối điện vậy (dĩ nhiên cả 4 hãng kia cũng tham gia để đóng vai trò phân phối điện).


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 10 2019, 10:23 PM

TQ và Mỹ chưa đạt được thoả thuận thương mại, và Mỹ đang tìm cách đổ tội cho TQ làm đổ vỡ vụ việc. Ngược lại TQ cũng vừa thể hiện mềm mỏng, nhưng cũng không nhượng bộ. Ở đây người ta có thể thấy hai kiểu tiếp cận đàm phán khác nhau. TQ có vẻ chờ đợi Mỹ ra đòn, rồi tuỳ hiệu quả của nó, tức là tương quan lực lượng đôi bên thế nào mà đáp trả. Sự chủ động của Mỹ sẽ có lợi thế trong thương lượng, nếu làm đối phương hoảng sợ, kiểu như đánh nhanh thắng nhanh. Nhưng nếu kéo dài ngày, thì lại bất lợi, vì do không còn đòn đánh sẽ dần dần mất tính chủ động chiến lược. Nói các khác, nếu thương thuyết diễn ra ngày càng dài, như một kiểu trường kỳ kháng chiến, thì Mỹ sẽ mất lợi thế. Nhưng khả năng Mỹ bị rơi vào tình thế bị động thì lại không, vì Mỹ không phụ thuộc vào thị trường TQ như TQ phụ thuộc vào Mỹ. Ngược lại sự phụ thuộc của TQ vào thị trường Mỹ cũng không lớn đến mức không có Mỹ thì TQ chết như Mỹ kỳ vọng. Nếu mà như vậy, thì TQ sẽ lớn mạnh thêm sau cuộc đấu này, chứ không yếu đi như Mỹ mong muốn.
Có hai điều thú vị trong việc đàm phán song phương này mà tôi muốn nói đến.
Điều một. Cách tiếp cận của Mỹ. Cách tiếp cận này thực ra không khác cách .. thực dân Pháp xâm lược Vn thời Nguyễn ngày trước vào thế kỷ XIX. Trong đó Mỹ tìm cách buộc đối thủ vào những thoả thuận có tính « ăn cơ chế » lợi cho mình, giống như những hiệp định mà Pháp ép nhà Nguyễn ký được. Theo như báo chí VN và nước ngoài nói thì Mỹ muốn ép TQ phải chịu những ràng buộc về kỹ thuật, về tài chính.. điều này khó có thể ép buộc nếu đối thủ không phải là một dạng thuộc địa. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, Mỹ đã ép được Nhật, đẩy Nhật từ chỗ đang phát triển vùn vụt, thặng dư với Mỹ bị sa vào suy thoái hơn 10 năm trời, chỉ bằng cách ép đặt tài chính, bắt đồng Yên tăng tỉ giá, và tự hạn chế xuất khẩu. Nhưng Mỹ làm được thế, bởi căn cứ Mỹ đóng ngay ở đầu vịnh Tokyo, trấn thủ đô của Nhật. Chứ vị thế của Mỹ với TQ không như thế được.
Điều hai. Sự hoảng loạn của tư nhân TQ. TQ là một nước phát triển, mới đụng nhau một tí mà tư nhân TQ đã hoảng loạn muốn ôm tiền chạy, điều đó có nghĩa là trong toàn cầu hoá hiện đại, tư sản ở các nước mới nổi, ngay cả TQ, cũng là một dạng tư sản mại bản. Không phải là tư bản sống chết với dân tộc. Tất cả nhưng việc như họ mê lối sống phương Tây, mê xa hoa phù phiếm phương Tây, đưa con cái đi học ở phương Tây, cất giữ tiền ở phương Tây.. đã nói lên điều này. Và từ đó nó dẫn tới hai hệ luỵ.
1- Không thể trông chờ vào tư nhân để bảo vệ độc lập dân tộc, vì bản chất của nó đã mại bản.
2- Không thể đa nguyên đa đảng đại nghị, tại sao ? vì chế độ kiểu này có được vì có tư sản dân tộc, bảo vệ quyền lợi của nó cũng là bảo vệ quyền lợi dân tộc, bây giờ tư sản đã mại bản thì làm sao có thể tổ chức một nhà nước độc lập được.
Từ hai cái điều trên, người ta lại có thể rút ra hai kết luận.
1- Đó là hệ thống chính trị trong các nước đang phát triển chỉ có thể là nhà nước toàn dân một đảng.
2- Trong kinh tế không thể thiếu các hãng nhà nước lớn mạnh, chủ là nhà nước, được quản lý hiện đại, giống như những hãng tư bản lớn xuyên quốc gia, nhưng chủ tư bản lớn nhất là nhà nước nắm cổ phần.
3- Đó là xã hội phải hướng tới XHCN, vì là nhà nước của toàn dân.
Những nhà tư bản mới nổi kia, khi họ vác tiền đi cất giấu ở phương Tây, thực ra chỉ là gửi trứng cho ác. Không khác gì thời phong kiến phân quyền phải gửi con cái về kinh đô để làm con tin, như chế độ Mạc Phủ (Shogun) ở Nhật. Nhưng mà họ không hiểu điều ấy.
Người đầu tiên đề cập tới vấn đề tư sản mại bản ở Vn chính là tổng bí thư đầu tiên của Đảng, bác Trần Phú. Và vấn đề này đến bây giờ vẫn cập nhật với các nước đang phát triển như Vn trong quá trình toàn cầu hoá. Tại sao lại thế, bởi vì thế giới hiện tại rất giống thế giới vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 10 2019, 11:55 PM

@ltbk,
Trả lời cái câu hỏi trên của ltbk,xin lỗi là tôi bận không vào xem thường xuyên được, nên trả lời muộn. Những hãng mobile của Pháp không phải hãng nào cũng có « hạ tầng cơ sở » riêng của mình, Hiện tại chỉ có Orange (France Telecom ngày xưa), SFR, FREE, và Bought telecom là có hạ tầng cơ sở. Nếu tính theo thời gian kiểu « duy vật lịch sử », thì Orange là hãng đầu tiên có hạ tầng cơ sở vì nó là hãng nhà nước. Vào thời buổi khởi đầu của công nghiệp điện thoại, thì không phải tư nhân có đủ lực để đầu tư làm mà là nhà nước. SFR là vìmua lại hệ thống hạ tầng cơ sở của SNCF (tức là hãng đường sắt nhà nước), vì để điều khiển, quản lý tầu thì nó cũng cần có mạng. Mạng này được chôn (hay treo) theo hệ thống đường ray. Tiếp đó là FREE, đã phát triển từ mạng Minitel Rose (tức là dịch vụ sex online thời thập niên 80 trước khi có internet mà ra), rồi thứ đó là Bought telecom lấy tiền từ đầu tư nhà đất ra làm (kiểu VinCom).
Trong các hạng năng lượng cũng thế. Direct Enegie thực ra là Suez, Suez lại từ hãng kinh doanh khí đốt nhà nước mà ra, nếu tôi nhớ không nhầm.
Trong thực tế, ngoại trừ Mỹ, thì ngay cả ở những nước tư bản kỳ cựu tây Âu, rất nhiều hãng khởi đầu là hãng nhà nước, rồi sau đó nó bị (hay được) cổ phần hoá mà ra. Nguyên nhân là do đầu tư rất lớn, chỉ có nhà nước mới đủ sức vay, và tổ chức để làm. Từ thập niên 80, do các nền kinh tế tư bản lớn theo ý thức hệ liberal, do sức ép của tư bản tài chính nhằm « tài chính hoá tổng thể » kinh tế, do sự phát triển của tin học giúp có công nghệ tạo thị trường ảo (dính liền với tài chính hoá kinh tế) mà các hãng này bị tư hữu hoá. Điêù này ngược hẳn với sự tuyên truyền là « cá nhân, tư hữu sáng tạo ».
Do nhiều khi hạ tầng cơ sở chỉ có một, lấy ví dụ đường sắt.. thì để tạo thị trường, nó ra luật bắt để hạ tầng cơ sở là một hạng riêng, rồi các hãng khác sẽ thuê dịch vụ trên đó. Vì thế hãng ảo dịch vụ rất nhiều, nhưng hãng có xương sống thật sự thì ít. Đây là sự phát triển do nhu cầu của tư bản tài chính mà ra, nhưng nó thường được bao bọc bởi các tuyên truyền như tư nhân hơn nhà nước, tư nhân giúp giảm giá thành, ..thực ra là bốc phét cả.
Người ta có thể công nhận tư nhân là năng động, nhưng không phải trong ngành nghề nào cũng thế. Và không phải tư nhân là đầu mối tất cả các sáng tạo, mở mang trong công nghệ.
Hiện tại, như tôi đã nói. Tư nhân tổng thể kiểu Mỹ với CISCO còn thua tư nhân nửa với như Hoa Vĩ Trung quốc trong cạnh tranh công nghệ và phát triển. Như vậy phải phân biệt được lợi thế của các loại hình kinh tế, tư nhân không phải lúc nào cũng là nhất, và tư nhân cũng cần nhà nước ủng hộ, giúp đỡ, định hướng trong tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường ..

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 17 2019, 07:38 PM

Lâu rồi k đưa tin, thêm một chút

Không có “Dòng chảy phương Bắc-2”, Nga vẫn xoay sở được mà không cần Ukraina
Năm 2020 Nga có thể dừng sử dụng hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraina mà vẫn cung cấp nhiên liệu được cho châu Âu, ngay cả khi “Dòng chảy phương Bắc-2” không được hoàn thành đúng hạn, ấn phẩm “Sự thật châu Âu” dẫn lời ông Andrey Kobolev, người đứng đầu Naftogaz.
Theo ông, điều này được chứng minh bằng việc Gazprom đang tích cực tăng cường dự trữ nhiên liệu ở châu Âu nhằm bù đắp thâm hụt có thể xảy ra sau khi chấm dứt quá cảnh khí đốt qua Ukraina.
Ông nói thêm rằng đối với Kiev, điều này sẽ đồng nghĩa với việc mất đi ba tỷ đô la doanh thu hàng năm, tức là khoảng ba phần trăm GDP của Ukraina.
“Nghĩa là về mặt thực tế trong vòng một năm chúng ta có thể đánh mất toàn bộ tăng trưởng của năm trước”, - ông Kobolev lưu ý.

Hợp đồng hiện tại về vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraina sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Vấn đề ký kết thỏa thuận mới đang được thảo luận tại các cuộc họp ba bên giữa Nga, Ukraina và Ủy ban châu Âu, phiên họp cuối cùng diễn ra tại Brussels vào hồi tháng 1.

https://vn.sputniknews.com/world/201905177505381-khong-co-dong-chay-phuong-bac-2-nga-van-xoay-so-duoc-ma-khong-can-ukraina/


Nga mua mã nguồn hệ điều hành Sailfish, rồi cải tiến cho nó trở thành hệ điều hành riêng cho các máy di động của mình, đổi tên nó thành Aurora, trước tiên dùng cho cơ quan nhà nước


After Jolla decided to exit the hardware business, more attention was given to the development of its Sailfish OS. This OS was welcomed in the BRICS countries as an alternative to Android and iOS because of numerous reasons, among which the secureness of the phones was number one. Russian Federation is one of those BRICS countries that is massively using Sailfish OS for its government and government-owned companies. Russian Rostelecom, one of the largest government-owned companies, recently acquired 75% of the open mobile platform on which the Jolla’s Sailfish OS was developed. They announced that the Sailfish Mobile OS RUS will be further developed and rebranded as Aurora OS. The new OS is still going to be based on Jolla’s Sailfish OS, but the only difference will be the lack of support for Android apps. The Russian government is planning to transfer around 8 million users to Aurora OS run devices, and the process should be done by 2021. The whole transition process should cost the Russians around 160.2 billion rubles.

một ngân sách khủng đã được lập ra để thực hiện kế hoạch chuyển đổi này. Cụ thể, chính phủ Moscow sẽ chi khoảng 160.2 tỷ Ruble (tương đương hơn 58 nghìn tỷ đồng) cho dự án trên.

Hệ điều hành (OS) điện thoại được quy định sử dụng trong nội bộ Nga là Sailfish - một nền tảng di động của Phần Lan, được phát triển bởi công ty Jolla (tách ra từ Nokia).

Sau vài năm ra đời, Sailfish nhanh chóng xây dựng được phong cách riêng, trở thành một OS (Operating System) có tốc độ và hiệu suất cao. Tuy còn ít tiếng tăm nhưng Sailfish cũng góp mặt cạnh tranh vị trí hệ điều hành thứ 3 thế giới sau Android và iOS.

Năm 2016, công ty của Nga đã thu mua Sailfish sau khi chính phủ nước này bị Apple và hãng phần mềm SAP (của Đức) từ chối chia sẻ mã nguồn nền tảng di động.

Sailfish nhanh chóng được biến thành "hệ điều hành nội địa" sau khi về tay Nga.

Thậm chí, chính phủ Moscow còn lên kế hoạch đưa OS này trở thành nền tảng sử dụng trong nội bộ cơ quan hành chính của quốc gia này, thay thế cho các OS của Mỹ và phương Tây đang tồn tại ở đây.

Lựa chọn này giúp Nga sẽ giảm phụ thuộc vào các hệ điều hành do nước ngoài kiểm soát, đặc biệt là những ông lớn công nghệ của Mỹ như Google, Apple, Microsoft.

Thời gian qua, số lượng thiết bị di động tại Nga phần lớn đều sử dụng các OS của Mỹ và phương Tây, với con số từng lên đến 95%.

Kể từ khi bắt đầu xây dựng một nền tảng di động riêng từ Sailfish, chính phủ Moscow mong muốn sẽ giảm con số 95% này xuống dưới 50% trong vòng 10 năm.

Kể từ tháng 3 năm nay, hệ điều hành mở Sailfish chính thức có chủ sở hữu là Tập đoàn Viễn thông Nga Rostelecom.

Vì để đảm bảo an toàn và tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế, Nga đã công bố Sailfish là nền tảng điện thoại duy nhất được sử dụng trong các dự án thiết bị di động sắp tới của chính phủ và các tập đoàn nhà nước, là hệ điều hành dành riêng cho giới chức trách Nga.

Từ 2019 - 2021, toàn bộ công chức, nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước Nga, cơ quan hưởng ngân sách và công ty có vốn nhà nước Nga sẽ thực hiện chuyển sang sử dụng smartphone chạy Sailfish.

Quá trình này sẽ được chia thành các đợt khác nhau với tổng số gần 8 triệu công chức, nhân viên. Không chỉ các giới chức cấp cao mà những quan chức địa phương ở Nga cũng đều được khuyến cáo chuyển đổi hệ điều hành di động.

Quan chức dùng 'cục gạch' đắt hơn iPhone X

Nga có vẻ đang quyết tâm xây dựng bức tường thành bảo mật một cách toàn diện. Không chỉ toàn bộ công chức phải sử dụng hệ điều hành di động nội địa, mà Bộ Quốc phòng nước này còn trang bị cho các tướng lĩnh, giới chức cao cấp những thiết bị di động siêu khủng.

Thiết bị này có tên SMP-ATLAS/2 mang mã hiệu M-663S, do Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Atlas (trụ sở ở Moscow) chế tạo, phát triển.

Bề ngoài, sản phẩm này chỉ giống như một điện thoại bàn phím nhỏ gọn, bình thường. Tuy nhiên, nó lại có giá thành cực kỳ đắt đỏ và chế độ làm việc siêu bảo mật.
Phải mất 115.000 Ruble (tương đương khoảng 46,4 triệu đồng) thì mới có một chiếc M-663S xuất xưởng. Toàn bộ quá trình lắp ráp máy đều được làm thủ công bằng tay và phải mất 4 tháng để hoàn thành 1 sản phẩm.

Chỉ giới chức cấp cao và sĩ quan chỉ huy cấp lữ đoàn trở lên mới được trang bị chiếc di động này.

Nhờ khả năng bảo mật mà chiếc điện thoại này đặc biệt được phép tiếp cận với các tài liệu tối mật nhất của quốc gia. Nó giúp các nhà chức trách Nga làm việc và chỉ huy hiệu quả từ xa, ngay cả khi đang đi công tác tại nước ngoài.

https://www.osnews.com/story/129421/sailfish-os-becomes-aurora-os-in-russia/
https://nokiamob.net/2019/02/09/sailfish-os-is-now-aurora-os-in-russia/
http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/nga-bo-my-lam-he-dieu-hanh-noi-bo-58-nghin-ty-3363325/



Thủ tướng Đức Merkel tuyên bố EU không thể ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2
Ủy ban châu Âu sẽ không thể dừng việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), mặc dù đã thông qua Chỉ thị khí đốt mới của Liên minh châu Âu (EU).
Tuyên bố trên được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Handelsblatt

"EU sẽ không thể dừng việc xây dựng Nord Stream-2, kể cả sau khi áp dụng Chỉ thị khí đốt sửa đổi. Dự án gần như đã được phê duyệt hoàn toàn. Chỉ thị khí đốt mới cho phép Ủy ban châu Âu có nhiều cơ hội hơn để thử nghiệm việc thực hiện Nord Stream-2 để nhanh chóng hoàn thành hơn mà thôi. Chỉ thị này sẽ không thể cản trở dự án" - Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố.

Vào tháng Tư vừa qua EU đã phê chuẩn các sửa đổi đối với Chỉ thị khí đốt. Luật sẽ có hiệu lực vào ngày 23/5 tới. Đồng thời, các nước EU có thời gian 9 tháng để áp dụng các quy tắc mới vào luật pháp quốc gia mình.

Cụ thể, ngày 4/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã phê chuẩn dự thảo sửa đổi chỉ thị khí đốt của EU, cho phép Brussels mở rộng khả năng kiểm soát các đường ống khí đốt ngoài khơi, đặc biệt là Dòng chảy phương Bắc 2. Các đại biểu đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ dự thảo tại phiên họp toàn thể EP.

Bà Merkel cho rằng, Ukraine là vấn đề chủ chốt trong việc Nord Stream-2 đối mặt với nhiều phản đối. Cách tốt nhất và hiệu quả nhất là EU vẫn tiếp tục mua khí đốt của Nga thông qua giải pháp quá cảnh là Ukraine.

Hiện Ukraine đang tìm cách để có được hợp đồng quá cảnh khí đốt với Nga có lợi nhất, sao cho lượng khí quá cảnh vẫn giữ nguyên so với trước đây với giá cực kỳ ưu đãi, bất chấp khoản thuế đã tăng vọt so với thời điểm 10 năm trước, khi hai nước tiến hành ký kết hợp đồng vận chuyển khí đốt.

Người đứng đầu ủy ban kinh tế và năng lượng của Quốc hội Đức (Bundestag) - ông Klaus Ernst nhận định rằng, dự luật trừng phạt nhằm vào Nord Stream-2 của các nghị sĩ Mỹ dù tuyên bố gây áp áp lực lên Nga nhưng thực tế lại nhắm vào châu Âu.

"Những dự luật trừng phạt đó không chỉ nhằm vào người Nga mà cố tình nhắm vào người châu Âu. Ví dụ các con ty năng lượng của Đức có liên quan đến dự án Nord Stream-2" - ông Klaus Ernst nói trong một diễn đàn về khí đốt Nga.

Nghị sĩ Đức cáo buộc Mỹ đang hành xử như thể Đức là chư hầu của mình, "bắt nạt" những quốc gia châu Âu vì mua khí đốt của Nga nhiều hơn mua LNG của Mỹ.

"Những hành động của Mỹ chỉ đơn giản là không thể chấp nhận được. Cứ như thể Đức là chư hầu của Mỹ. Người Mỹ đang sử dụng chính trị để có lợi ích trong lĩnh vực này" - ông Ernst nói.

Theo nghị sĩ Đức, các biện pháp trừng phạt Mỹ đang thúc đẩy không cản trở gì nhiều đến tiến độ lắp đặt đường ống.

Nhà điều hành Nord Stream-2 AG mới đây đã khẳng định, dù các đe dọa của Washington đã được truyền thông đề cập, các đối tác của Gazprom trong dự án gồm các Tập đoàn lớn của châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan và Áo đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào dự án.

Ông Ernst nhấn mạnh rằng, chỉ có Mỹ là quan tâm đến các lệnh trừng phạt. Người châu Âu đã bỏ ngoài tai những hăm dọa đó từ rất lâu rồi.

"Ở Quốc hội Đức đang thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp để gỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga liên quan đến tình hình ở Ukraine. Các lệnh trừng phạt chống Nga không mang lại lợi ích cho Đức hay EU. Đó chỉ là mối quan tâm của Mỹ" - Nghị sĩ Ernst nhận định.

Châu Âu cần phải “tự tái định vị” mình để sẵn sàng đối mặt với những thách thức đến từ Trung Quốc, Nga và Mỹ, Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã phát biểu như vậy.
Phát biểu với nhật báo Seuddeutsche Zeitung của Đức, bà Merkel nói rằng, “chỉ đơn giản nhắc đến 7 thập kỷ hòa bình là không đủ cho dự án Châu Âu”.
Trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu dự kiến diễn ra từ ngày 23-26/5, nữ Thủ tướng Đức Merkel nói rằng, “chắc chắn Châu Âu cần lại định vị lại liên minh của mình trong một thế giới đã thay đổi” – một thế giới mà ở đó một số sự ổn định, chắc chắn thời hậu Thế chiến thứ II đã không còn.
“Họ (Trung Quốc, Nga và Mỹ) đang ép buộc chúng ta, liên tục, để bắt chúng ta phải tìm kiếm một lập trường chung với họ”, bà Merkel nhấn mạnh. “Điều này thường khó khăn khi mà chúng ta có những lợi ích khác nhau. Những chúng ta đã làm được, ví dụ như trong chính sách của chúng ta liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.”
Châu Âu dường như là yếu trong cuộc đối đầu về vấn đề Iran bởi Châu Âu đang phải vật lộn chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ khi Mỹ tìm cách phá hoại thỏa thuận hạt nhân với Tehran, bà Merkel thừa nhận.


https://infonet.vn/thu-tuong-duc-merkel-tuyen-bo-eu-khong-the-ngan-can-dong-chay-phuong-bac-2-post299684.info
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/my-tang-trung-phat-nord-stream-2-doa-nga-nhung-duc-linh-don-3380201/
http://soha.vn/nu-thu-tuong-duc-gay-soc-khi-muon-chau-au-manh-len-de-chong-my-nga-trung-20190517101413031.htm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 17 2019, 11:42 PM

Nhan tien cu lac truoc:

Chỉ cán bộ việc nhàn, lương cao muốn tăng tuổi hưu?
Những người muốn tăng tuổi nghỉ hưu đa số là những người có công việc nhẹ và lương bổng cao, công nhân, lao động không ai muốn cả.


Mới đây, góp ý cho Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam và giáo viên đều cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu là xu hướng thế giới, nhưng chưa phù hợp với Việt Nam.

Những lý do được đưa ra như, ngành sản xuất Việt Nam chủ yếu gia công, sử dụng lao động chân tay, cơ bắp, dựa vào sức khỏe, nếu bắt lao động kéo dài thời gian làm việc sẽ không bảo đảm cả về sức khỏe cũng như hiệu quả công việc. Trong khi, lao động trong bộ phận hành chính đang quá đông và kém hiệu quả, do đó, các doanh nghiệp kiến nghị phải tinh giảm bộ phận này trước, giữ nguyên tuổi hưu, tạo điều kiện cho lao động trẻ.

Chia sẻ với lo lắng trên của người lao động, PGS.TS Mạc Văn Tiến- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề cho rằng, người lao động có lý khi đưa ra quan điểm của mình.

Theo ông Tiến, việc tăng tuổi nghỉ hưu cần phải tính đến tác động kinh tế-xã hội đất nước, không thể so sánh nước ngoài với Việt Nam.

"Ở nước ngoài, người lao động làm việc bằng tự động hóa, hoạt động cơ bắp ít. Trong khi lao động Việt Nam ở một số lĩnh vực, ngành nghề như dệt may, da giày chủ yếu là gia công, sử dụng lao động chân tay, lao động bằng sức thì làm sao có thể kéo dài tới 55 - 60 tuổi được", ông Tiến nói.

Hơn nữa, Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng thất nghiệp gia tăng, theo thống kê hiện có tới 300.000 người lao động có trình độ đại học, trên đại học thất nghiệp, nếu tăng tuổi hưu cũng có nghĩa là lấy đi cơ hội làm việc của người trẻ.

Đáng nói, nếu tăng đồng loạt tuổi nghỉ hưu, rất nhiều người lao động sản xuất nặng nhọc, độc hại không đủ sức khỏe để làm việc tiếp, phải về nghỉ sớm. Hưởng phần trăm lương hưu thấp, họ phải sống trong cảnh nghèo khó, buộc Nhà nước lại phải thực hiện chính sách xã hội.

Nếu vậy, chi phí Nhà nước phải bỏ ra hỗ trợ xã hội thậm chí còn nhiều hơn so với quỹ bảo hiểm thu được từ những đối tượng tăng tuổi nghỉ hưu. Trong trường hợp này, vị PGS cho rằng cần phải cân nhắc được - mất khi quyết định tăng tuổi hưu.

PGS Mạc Văn Tiến cho rằng, đề xuất trên chỉ nên tính toán áp dụng với khu vực hành chính sự nghiệp, cán bộ, công chức nhà nước... tuy nhiên, với điều kiện, nhân sự khu vực này cũng phải tinh giảm, tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực.

Thực tế, những người muốn tăng tuổi nghỉ hưu đa số là những người có công việc nhẹ và lương bổng cao. Tăng tuổi hưu đồng nghĩa với việc kéo dài thêm thời gian làm việc, kéo dài thời gian lĩnh lương, hưởng bổng lộc... chứ công nhân thì không ai muốn.

Từ những phân tích nêu trên, PGS Mạc Văn Tiến nhận định, tăng tuổi thọ, tăng tuổi hưu là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, Việt Nam kéo dài tuổi làm việc cũng là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tuổi thọ tăng lên nhưng tuổi thọ sống khỏe sau nghỉ hưu lại rất ngắn, lao động già nhưng không khỏe.

Vì thế, tăng tuổi hưu thời điểm này chưa thật sự phù hợp, cũng chưa phải là vấn đề quá bức bách, cần phải làm ngay.

Vị PGS cho rằng, cần đưa ra lộ trình thích hợp, đặc biệt, nên mở rộng khoảng cách tuổi về hưu, thay vì quy định cứng với tất cả.

Ví dụ, có thể đưa ra quy định mềm về tuổi nghỉ hưu như, kéo dài trong khoảng từ 55-65 tuổi. Trong suốt dải tuổi đó, người lao động có quyền được lựa chọn thời điểm nghỉ hưu cho phù hợp và có thông báo trước với người sử dụng lao động để tránh sốc cho cả hai bên.

Đặc biệt, vấn đề quản lý quỹ bảo hiểm cũng phải được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ, hiệu quả.

Vị PGS cho rằng, một trong những mục tiêu của việc nâng tuổi nghỉ hưu là nhằm giảm áp lực lên quỹ BHXH hiện do nhà nước kiểm soát là chưa thỏa đáng.

"Nếu không quản lý quỹ BHXH tốt, để xảy ra tình trạng tiêu cực, thất thoát, tham nhũng thì tăng tuổi hưu chỉ là cách “đẽo chân cho vừa giày”, chuyển gánh nặng từ BHXH sang ngân sách nhà nước và xã hội chứ không đạt được mục tiêu là ổn định quỹ", PGS Mạc Văn Tiến nói.

Lam Nguyễn
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/chi-can-bo-viec-nhan-luong-cao-muon-tang-tuoi-huu-3380202/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2019, 04:18 AM

Toàn bộ 47 quốc gia thành viên nhất trí đồng ý duy trì tư cách thành viên của Nga trong hội đồng châu Âu, sau 5 năm Nga bị đẩy khỏi tổ chức này vì vụ sát nhập Crimea, bất chấp sự phản đối của Ukraine. Ukraine gọi việc này k phải là ngoại giao mà là đầu hàng. Hiện Ukraine đang đặt quyết tâm cao k để Nga quay lại quốc hội châu Âu PACE
https://www.theguardian.com/world/2019/may/17/council-of-europe-votes-to-maintain-russia-membership-crimea


Sau khi Liên Xô tan rã, Nga vẫn chỉ chế tạo các tuabin khí công suất vừa và nhỏ, loại công suất lớn thì đi mua, chủ yếu của Siemens hoặc General Electricity. Bây giờ mới bắt đầu chế tạo loại công suất lớn trở lại. Áp lực trừng phạt như thế lại hay, vì nếu cứ đi mua thì k bền được trong những ngành kiểu này

Nga quyết định vận hành thử tuabin khí nội địa trong các nhà máy nhiệt điện

Chính phủ tiếp tục thúc đẩy dự án để tạo ra tuabin khí công suất cao trong nước. Phó Thủ tướng D. Kozak yêu cầu các bộ chuẩn bị tài liệu vào ngày 30/5 để tổ chức đấu thầu xây dựng một nhà máy nhiệt điện sử dụng các tuabin khí của Nga vào ngày 1/9/2019.

Bộ Năng lượng, Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Công Thương Nga phải có tờ trình phương án lên chính phủ Nga dự thảo về việc cung cấp năng lượng cạnh tranh dài hạn cho các nhà máy nhiệt điện mới ứng dụng các tuabin khí mới công suất từ 60-80 MW và 150-180 MW với tổng công suất lắp đặt lên tới 1,4 GW. Các nhà đầu tư dự kiến ​​sẽ được cơ chế “thu phí cao” nhằm thu hồi vốn trong vòng 15 năm kể từ ngày phát điện. Như vậy, các nhà đầu tư sẽ không bị phạt do chậm tiến độ thi công.

Chương trình hỗ trợ sản xuất tuabin khí công suất cao đã được Chính phủ phê duyệt trong 3 năm 2019-2021 với ngân sách lên tới hơn 200 triệu USD. Chính phủ cũng phê duyệt các quy tắc cấp trợ cấp cho các công ty Nga từ ngân sách liên bang để thực hiện nghiên cứu, phát triển và công nghệ như là một phần của việc tạo ra một tuabin khí công suất cao. Sản lượng tối thiểu ước tính vào cuối năm 2032 là 22 đơn vị.

https://petrotimes.vn/nga-quyet-dinh-van-hanh-thu-tuabin-khi-noi-dia-trong-cac-nha-may-nhiet-dien-537175.html



Lần đầu tiên trên thế giới vệ tinh Nga chế tạo quay được hình ảnh Trái đất ở định dạng 4K
For the first time in history: a satellite captured the Earth as 4K




Lần đầu tiên trên thế giới, vệ tinh viễn thám Ai Cập EgyptSat-A do Nga sản xuất quay được hình ảnh bề mặt trái đất trong dịnh dạng 4K độ phân giải cực cao, công ty sản xuất video Sen của Anh đưa tin.

“Sen cho biết đã trình diễn thành công hệ thống truyền phát video quỹ đạo độ phân giải cực cao 4K trên vệ tinh RSC Energia. Đây là lần đầu tiên trên thế giới truyền phát video 4K từ tàu vũ trụ” – thông báo trên trang web Sen cho biết.

Cần lưu ý rằng hệ thống này bao gồm sáu máy quay video, hai trong số đó là thiết bị di động và một máy tính điều khiển máy ảnh và xử lý video. Trước đó, nguồn tin trong ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ nói với Sputnik rằng ngoài thiết bị mục tiêu, vệ tinh Ai Cập được trang bị sáu máy ảnh, trong đó có hai máy ảnh di động.

Video được công bố trên trang web của công ty Sen có thể quan sát Địa Trung Hải và Biển Đỏ với độ phân giải cực cao.

"Các chuyên gia của RSC Energia cảm ơn Sen vì đã cung cấp cho vệ tinh một hệ thống truyền phát video 4K, bao gồm cả camera di động, và rất vui được là công ty đầu tiên giới thiệu hệ thống của Sen để nhận thông tin về trạng thái và hoạt động của vệ tinh. RSC Energia có kế hoạch sử dụng hệ thống truyền phát video 4Kcủa công ty Sen trên vệ tinh tương lai đang được phát triển” – thông cáo của Sen cho biết.


https://www.tellerreport.com/life/2019-05-21---for-the-first-time-in-history--a-satellite-captured-the-earth-as-4k-.SJZzXAV-T4.html
https://vn.sputniknews.com/science/201905207518646-lan-dau-tien-tren-the-gioi-ve-tinh-nga-che-tao-quay-duoc-hinh-anh-trai-dat-o-dinh-dang-4k/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2019, 10:06 PM

Các báo Mỹ đang đưa tin, Mỹ đã tăng cường nhập khẩu dầu từ Nga (gấp 3 lần) sau khi đã trừng phạt Venezuela, Iran. Còn Nga đang mua dầu của cả Iran và Vene rồi bán ra thị trưòng ăn chênh lệch


Monthly Russian crude oil deliveries to U.S. may triple soon
Petroleum exports from Russia to the U.S. are growing rapidly as the supplier takes advantage of lost deliveries from sanctions-hit Venezuela and supply cuts by OPEC members.

Thông tin từ Bloomberg trích dẫn báo cáo từ Russ Dallen cho biết, Mỹ đang đẩy mạnh việc nhập khẩu dầu thô từ Nga, với tổng số 13 tàu chở dầu tương đương khoảng 5 triệu thùng dầu thô tính từ đầu năm 2019 đến giữa tháng 5/2019.

Theo Bloomberg, các nhà máy lọc dầu của Mỹ được dự báo sẽ phải tăng gấp 3 lần lượng dầu thô nhập khẩu từ Nga mới đủ đáp ứng cho nhu cầu của ngành công nghiệp lọc dầu của Mỹ.

Hãng tin lưu ý thêm, tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ trong tháng 2/2019 từ tất cả các nguồn cung ước tính đạt hơn 16 triệu thùng, trong khi con số này chỉ là 20 triệu thùng trong cả năm 2018 trước đó.

Trong năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu 1,5 triệu thùng dầu từ Nga, tuy nhiên sang năm 2018, số lượng tăng mạnh lên tới 7,5 triệu thùng. Và ước tính trong năm 2019, số lượng này sẽ tiếp tục tăng thêm đến hơn 3 lần.

Bloomberg đánh giá đây là con số thể hiện sự gia tăng phi mã và không có kế hoạch của ngành nặng lượng Mỹ. Sở dĩ có sự khan hiếm nguồn cung này do Washington theo đuổi các biện pháp trừng phạt Venezuela, khiến cho các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu trong nước thiếu nguồn dầu thô.

Đáng chú ý, các biện pháp trừng phạt của Washington đã ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu dầu thô của Venezuela, nhưng không làm tê liệt hoàn toàn ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới này. Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn cam kết nhập dầu của Venezuela, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc và thậm chí cả Nga.

Một chi tiết rất đáng chú ý, Rosneft - tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga hồi tháng 3/2019 đã bí mật cung cấp cho tập đoàn năng lượng quốc gia Venezuela PDVSA một khoản hỗ trợ tài chính tương đương khoảng 5 tỉ USD. Đổi lại, Rosneft được quyền nhập khẩu dầu thô giá rẻ từ PDVSA như một hình thức trả nợ và lãi.

Như vậy, song song với việc bán tài nguyên của mình, Nga tiếp tục nhập tài nguyên của Venezuela và bán ngược ra thị trường để ăn chênh lệch. Và với các chính sách trừng phạt, siết chặt Venezuela của mình, Washington rất có thể sẽ phải ngậm ngùi mua dầu với giá cao hơn từ phía Nga.

Ngoài ra, giá dầu thế giới đang ngày càng tăng từ tác dụng của việc Mỹ trừng phạt Venezuela, trừng phạt Iran, và OPEC cùng với Nga phối hợp để cắt giảm sản lượng.

Do đó, giá dầu tăng và các hợp đồng nhập khẩu cũng tăng nhanh khiến nền kinh tế Nga, với việc lấy xuất khẩu năng lượng là ngành kinh tế chủ đạo đã ngày càng thu về lợi nhuận khổng lồ.

Điều mâu thuẫn nhất vào thời điểm này, Nhà Trắng cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các nhà sản xuất dầu mỏ của Nga với lý do rằng Moscow đứng sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng có kế hoạch thực thi các biện pháp trừng phạt đối với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga ở châu Âu nhằm thuyết phục các nước thuộc Liên minh châu Âu chuyển sang các nguồn năng lượng khác, như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.

Tuy nhiên, người Mỹ đang phải tăng lượng nhập khẩu dầu từ chính người Nga.



https://www.bloomberg.com/news/articles/2019-05-20/russian-oil-sales-to-u-s-on-steroids-amid-venezuela-sanctions
https://www.houstonchronicle.com/business/energy/amp/Russian-Oil-Sales-to-U-S-on-Steroids-Amid-13866056.php
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/siet-dau-venezuela-my-tang-3-lan-dau-nhap-tu-nga-3380528/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 5 2019, 05:15 PM

Không hiểu sao thủ tướng Singapor lại nói tới việc “VN xâm lược chiếm đóng Cam pu chia”, giống như luận điệu của phương Tây thời kỳ bao vây phong toả VN (1979-1996) bất chấp sự thật lịch sử là chính quyền Pôn Pốt đã bị kết tội diệt chủng, cũng như hiện tại Cam pu chia không phụ thuộc vào VN.
Điều này càng khó hiểu hơn, vì Singapor là một nước trong ASEAN, ở Đông Nam Á, và tất nhiên phải hiểu lịch sử trong vùng hơn nữa. Lại càng khó hiểu hơn, là từ thời kỳ mở cửa (1986), nước này luôn là một láng giềng khu vực đáng tin cậy. Từ thời bố của ông này, tức là Lý Quang Diệu, Singapor đã có những quan hệ gần gũi với VN, bản thân Lý Quang Diệu cũng là cố vấn cho chính phủ VN trong việc hội nhập vào ASEAN, định hướng phát triển, rồi chung nhau giá trị châu Á (Asian value) mà nước này cổ suý.
Trong quan hệ khu vực, do vấn đề địa chính trị, Singapor chỉ là một thành phố phụ thuộc nhiều vào hai nước láng giếng là Indonesia và Malaysia. Nên việc gắn kết với VN cũng là một cách tăng đối trọng với hai láng giềng này để bảo đảm an ninh quân sự, ngoại giao, chính trị. Ví dụ, VN đảm bảo an ninh thực phẩm (nhập gạo) của Sing.
Không kể về mặt văn hoá, mặc dù Singapor có các cấu thành văn hoá Mã lai, Ấn độ, .. nhưng do đa số là gốc TQ, nên sự gần gũi về văn hoá với VN là đáng kể.
Cả Singapor và VN cũng nằm trong khối CPTPP ngoài việc cùng trong hiệp hội ASEAN. Nếu không nói là tiền thân đầu tiên của CPTPP, chính là hiệp định hợp tác VN, Sing, Chi lê..
Xét từ mọi khía cạnh trên, lời nói của thủ tướng Sing có điều gì đó rất không bình thường, và có thể là sự thể hiện mâu thuẫn của nước này với VN ? tại sao ?
Chẳng nhẽ nó lại liên quan tới hội nghị thượng đỉnh của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN, Mỹ, TQ vừa được tổ chức ở nước này. Điêù đặc biệt là trước hội nghị, bộ trưởng bộ quốc phòng TQ thăm vN, và đây cũng là lần đầu sau 8 năm, TQ cử hàm bộ trưởng đi dự hội nghị này. Chẳng nhẽ sự khác biệt về cách tiếp cận vấn để biển Đông và TQ của hai nước (nếu có) đã khiến ông Lý Hiển Long bực tức vì không đạt được mục đích mà nói ra không.
Buộc tội VN “xâm lược Cam pu chia”, có phải ông thủ tướng này muốn ám chỉ VN là mối đe doạ trong khu vực, do vị thế của VN trên trường quốc tế lớn hơn chăng ? Và Singapor bực bội vì bị phủ bóng ??
Vào thời Lý Quang Diệu, chính ông này cũng nói rằng điều gì Singapor làm được thì VN cũng làm được, vì nguồn nhân lực và văn hoá (Asian value) giống nhau, trong khi tiềm lực của VN lớn hơn Sing nhiều lần, cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ đã chứng tỏ sức mạnh của người VN thế nào, dù Lý Quang Diệu ở bên kia giới tuyến với ta.
Hi vọng rằng câu chuyện của ông Lý Hiển Long này chỉ là một lời buột mồm nói dại. Vì VN và Sing về tiềm lực hoàn toàn bổ trợ lẫn nhau. Trong tương lai, Sing vẫn cần tới VN như một “hậu phương lớn”, để khỏi chết kẹp giữa hai gọng kìm Indo-Mã lai, chứ không phải lúc nào cũng có thể đánh đu với các ông lớn Mỹ, TQ hay mẫu quốc Anh.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 5 2019, 11:42 PM

Tiếp bài viết trên của Bloomberg: việc Mỹ cấm dầu nặng (lưu huỳnh cao) từ Venezuela và k mua từ Ira, đã khiến cho các nhà máy lọc dầu nặng của Mỹ đói dầu và phải tăng cưòng nhập dầu Urals từ Nga. Điều này khiến cho giá dầu nặng ngày càng gần đuổi kịp giá dầu nhẹ. Hiện có tin đồn Nga đã lấy dầu nhẹ Iran pha với dầu nặng được khai thác tại vùng Volga của Nga, rồi đóng mác Made in Russia bán ra thị trưòng, và cũng làm tưong tự với Venezuela.

Reuters ngày 19/4 đăng tin độc quyền rằng Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga đang tìm cách giúp đương kim Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bằng cách mua số dầu lớn của Tập đoàn dầu mỏ Venezuela PDVSA. Cụ thể là báo cáo này nói rằng
PDVSA đã chuyển dầu cho Rosneft và được Tập đoàn Nga thanh toán thông qua công ty Reliance Industries Ltd của Ấn Độ. Đây là khách hàng thanh toán tiền mặt lớn nhất của PDVSA. Các giao dịch thông thường của hoạt động mua bán dầu diễn ra trong khoảng 30-90 ngày nhưng Rosneft đã trả tiền ngay lập tức đồng thời PDVSA sẽ giảm giá bán.

Và Rosneft đang doạ sẽ cấm Reuters hoạt động ở Nga vì bản báo cáo này.

https://www.reuters.com/article/us-venezuela-politics-rosneft-exclusive/exclusive-after-us-sanctions-venezuela-seeks-to-collect-some-oil-payments-via-rosneft-idUSKCN1RU2A4
https://www.reuters.com/investigates/special-report/venezuela-russia-rosneft/
https://www.themoscowtimes.com/2019/04/19/rosneft-threatens-to-ban-reuters-in-russia-over-venezuela-report-a65318

Cuộc chiến thưong mại TQ Mỹ chưa rõ ai thắng ai, nhưng việc Mỹ chọn lối tiếp cận công nghệ (bổ sung cho lối tiếp cận tài nguyên), đã cho thấy điểm yếu của TQ, đó là họ chưa nắm đưọc công nghệ lõi, vì thế nên TQ mới tung ra cái kế hoạch made in china 2025 và bị Mỹ phản đối dữ dội (cùng với chiến lưọc vành đai con đường). Hiện TQ đã bắt đầu quay sang mua công nghệ Nga, báo RT đưa tin rằng tập đoàn Huawei TQ đã mua công nghệ nhận dạng khuôn mặt của công ty Nga Vokord

Một trong những công ty viễn thông lớn nhất thế giới, tập đoàn Huawei của Trung Quốc đã mua công nghệ nhận dạng khuôn mặt từ nhà phát triển Vokord của Nga.

Đây là báo cáo trên tờ Vedomosti được trang Sputnik trích dẫn.

Theo Vedomosti, việc mua bán được thực hiện vào tháng 5 thông qua công ty Igl Softlab của Nga, với các đồng sở hữu là công ty con ở Nga của công ty công nghệ Trung Quốc Huawei và công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ kỹ thuật số Huawei có trụ sở tại Hồng Kông.

Các nguồn tin được viện dẫn cho hay, Vokord không chỉ bán bằng sáng chế và thiết bị của mình cho Igl Softlab, mà còn chuyển hầu hết nhân viên của mình sang địa bàn của đối tác.

Một đại diện của Huawei đã xác nhận với Vedomosti rằng các công ty con ở Nga và Hồng Kông của Huawei thực sự trở thành các chủ sở hữu của Igl Softlab, nhưng không tiết lộ chi tiết về thỏa thuận này.


https://www.telecompaper.com/news/huawei-acquires-assets-of-vokord--1295368
https://www.rt.com/business/460945-huawei-purchase-russia-face-id/
https://www.baogiaothong.vn/huawei-mua-cong-nghe-nhan-dang-khuon-mat-cua-nga-d423081.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 6 2019, 10:39 PM

Thủ tướng Ý sang thăm VN, nhưng trái ngược với tiền lệ ngoại giao VN trước đó, ông này không thăm xã giao toàn bộ lãnh đạo cao cấp VN bao gồm Tổng Bí Thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội mà chỉ gặp chủ tịch quốc hội.
Cách đấy ít lâu, một đề nghị của chủ tịch nước ở Quốc Hội cũng được trình bầy bởi ..phó chủ tịch nước.
Những cũng khoảng từ giữa tháng năm, có hình ảnh chủ tịch nước tham gia họp bộ chính trị. Vậy phải hiểu điều này như thế nào.
1- Hoặc là Tổng bí thư/Chủ tịch nước vẫn còn ốm chưa khỏi. Vì nếu đã khoẻ mạnh bình thường thì sao không thể xuất hiện.
2- Hoặc có thể có sự phân công công việc. Do hệ thống quyền lực nhà nước VN hiện tại đã có tính “chiều dọc” (verticality)phân cấp cao hơn, do việc hợp nhất tổng bí thư – chủ tịch nước, không còn hiện tượng “vua Lê Chúa Trịnh” nữa, nên việc một khách ngoại giao quan trọng không bắt buộc phải gặp tất cả các lãnh đạo để thể hiện sự “nhất thống” của hệ thống chính trị.
3- Hoặc có thể vấn đề chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội đảng sắp tới đã cuốn hút Tổng Bí thư/ chủ tịch nước nhiều năng lượng hơn không thể dàn trải vào các công việc khác. Trở thành "vua ẩn".

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 6 2019, 11:14 PM

Cuộc chiến tranh thương mại giữa TQ và Mỹ nói lên nhiều điều. Điều đầu tiên đập vào mắt ta đó là hình ảnh một nước TQ lạc hậu, sản xuất đồ rẻ như phương Tây vẫn nói và báo chí VN “cấp tiến”, cũng như các “nhân sĩ VN thức thời” tin theo không đúng với thực tế. Ngược lại TQ có trình độ ngang ngửa Mỹ. Còn tất nhiên, nếu sang TQ mua đồ rẻ, rồi chê chất lượng thì điều này ở đâu cũng đúng.
Với người Vn, nhân xét chính xác TQ rất quan trọng, vì TQ là nước láng giềng, không thể hồ đồ nghe theo “media quốc tế” (tức là media phương Tây) xui dại để rồi đánh giá nhầm TQ. Người ta vẫn nói. Biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Tôi thì sửa lại rằng, biết mình biết người, họ lợi thì mình cũng không bị thiệt.
Cuộc không chiến Pakistan-Ấn độ, bất chấp mọi sự nhập nhằng mập mờ trong thông tin, cũng cho thấy sự lên hương của vũ khí TQ. Và vì thế, chiến lược của VN cũng vẫn phải như thời kỳ chống Mỹ, đánh Pháp.. đó là có cách thức hợp lý chứ đừng nghĩ rằng mua được vài món đồ vũ khí ở đâu đó thì sẽ chiến thắng vì mình hiện đại hơn cũng như không thể chạy đua vũ trang, mà vẫn phải là cách “ba mũi giáp công”: quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế để bảo vệ quyền lợi của mình bằng nhưng biện pháp tổng hợp.
Hiện nay Hoa Vĩ đang bị Mỹ đánh, và nó thể hiện điểm yếu của TQ. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là TQ không thể phát triển được các công nghệ kia mà Mỹ đang nắm giữ. Thực ra nó chỉ là vấn đề thời gian. Trong thực tế, TQ đã phát triển bằng cách kết hợp thế mạnh sản xuất, tổ chức sản xuất với công nghệ phương Tây,rồi phát triển công nghệ của mình trên cái đế đó, cũng như trước đây Mỹ phát triển dựa vào công nghệ châu Âu, kết hợp với tổ chức sản xuất lớn hơn . Những nước phương Tây bán cho TQ cũng được lợi, vì bản thân họ cũng không có thể có thế mạnh sản xuất tổ chức như thế. Vì thế các biện pháp hiện tại có thể làm chậm bước tiến của TQ, nhưng không thể ngăn cản.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng chỉ ra cho ta thấy một điều nữa, đó là sự lạc hậu của thế giới thứ ba, của các nước Á-Phi-Mỹ la tinh, không phải vì họ không có chế độ “dân chủ đại nghị tư sản đa nguyên đa đảng”, mà một phần là do vị thế quốc tế bị mắc kẹt vào vị trí nô lệ trong quan hệ quốc tế. Việc Mỹ tìm cách hạn chế Hoa Vĩ đã nói lên rằng, công nghệ không chỉ là tài năng, cạnh tranh tự do như được rao giảng, mà đằng sau đó vẫn có những ý đồ chính trị.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 7 2019, 04:43 PM

Bổ sung chút về hiện tưọng thủ tưóng Sin thể hiện tình cảm với Thái và hằn học với VN
Hiện Thái đang hợp tác với TQ để đào kênh Kra nhằm thay thế cho eo biển Malaca kết nối giữa Thái Bình Dương và Ân Độ Dương, và điều này gây thiệt hại nặng cho Singapore, và điều này làm tăng vị thế VN, Thái, vì hàng hoá sẽ đi qua 2 nưóc này, qua eo biển này, tiết kiệm hơn 1.200 km(2-3 ngày trên biển), tránh phải chen chúc qua cái eo biển Malacca bé nhỏ và cướp biển, tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm, không có ai mượn Sin chỗ giao thương thì Singapore vị thế chính trị cũng như thiệt hại kinh tế nặng. Coi chừng rơi vào tình cảnh của Venice


Đây là bài viết của một bạn:
Tàu cướp biển thường là tàu nhỏ, khó di chuyển quá xa bờ, nên sẽ tránh đụng độ với hải quân Việt Nam, Thái Lan ở eo Kra, mà chỉ quậy ở Malaca
Khu vực hiện nay xuất khẩu hàng container từ biển Ấn và các khu vực châu Phi qua các nước phát triển đang phải đi thông qua rất nhiều các hải phận, quan trọng nhất là phải đi xuống cảng Sing, để từ cảng Sing xuất đi (lên).
200 năm nay, Singapore đã hưởng lợi từ vị trí chiến lược của eo Malacca. Nằm trên 1 trong các tuyến trung chuyển hàng hóa nhộn nhịp nhất thế giới giúp đảo quốc này luôn có nguồn thu từ tàu bè qua lại. Nhưng khi kênh Kra hoàn thành thì Thái Lan, Việt Nam sẽ tiếp quản cái vị trí thơm tho đấy.
Nếu kênh đào Kra xuất hiện thì hàng hải sẽ chỉ đi tắt qua Thailand chứ k xuống Sing đi lên làm gì.


Điều đó chả khác gì cắt đứt nguồn sống của Sing. Các bạn nghĩ coi cái gì làm nên cú hích để nền kinh tế Sing nhảy lên vượt bậc? Cái gì làm nên cú hích cho các khu vực cảng Manila, Thượng Hải phát triển lên vượt bậc?!.. Đó là "Cảng trung chuyển, cảng thương mại hàng hóa đường biển đó"!... và năm ngoái cũng thời điểm này Việt Nam đang chuẩn bị thông qua Dự thảo Luật đơn vị hành chinh - kinh tế đặc biệt, nếu thông qua thì giờ Việt nam đã và đang xây dựng Vân Phong thành "Cảng Trung Chuyển Quốc tế Vịnh Vân Phong", các bạn biết cái cảng này lớn cỡ nào không ? Cảng trung chuyển, nó giống như nói theo kiểu dễ hiểu: "CHỢ ĐẦU MỐI trên biển".
Quan trọng là từ Việt Nam, hàng hóa sẽ xuất đi trực tiếp ra biển lớn, ra đường thông thương quốc tế, mà không phải đi qua một nước thứ 3 nào đó, từ đó chi phí về thuế quan sẽ là rẻ nhất quả đất đúng không ? Đồng nghĩa với việc lượng hàng hóa nhập vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam xuất đi đều sẽ giảm nhiều thứ thuế, các giao dịch thương mại tại Việt Nam ở khu cảng biển cũng sẽ thúc đẩy nguồn "ngoại tệ" lưu chuyển vào Việt Nam, điều đó càng kích phát hoạt động thương mại trong nước được phát huy. Đồng thời, cũng từ đây các nhà đầu tư khác cũng sẽ kéo vào Việt Nam để đầu tư, đặt văn phòng đại diện và thậm chí là chuyển hệ thống kinh doanh để bù trừ cho chi phí thuế ở các khu vực đắt đỏ trước đây!

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 7 2019, 07:41 PM

@ltbk,
Lý do nói trên có thể đúng một phần, vì Lý Hiển Long nói những điều trên trong một bài ca ngợi nguyên thủ tướng Thái lan vừa qua đời. Ông này lại làm thủ tướng đúng thời điểm 1979. Như vậy có thể nói đây là lời Sing nhắc nhở khéo Thái lan về việc Thái và Sing cùng hội cùng thuyền ủng hộ Khơ me đỏ vào thời điểm đó như một biểu tượng “đoàn kết”, và nhân đó “đá xéo” chính phủ Thái hiện tại.
Còn với VN thì đúng là có chuyện phủ bóng như tôi đã đề cập ở trên. Do vị trí địa lý thuận lợi của miền Trung, do chính sách nhà nước, VN đã bắt đầu có nhiều cảng biển khả dĩ có thể thay thế vai trò cảng chuyển giao, tiếp dầu của Sing, mà Vân Phong là một. Nhưng cảng này không phải là cảng duy nhất, mà cảng Sài gòn mở rộng (thị vải, cái mép ??), vũng Tầu .. cũng có thể đóng vai trò này. Điều này cũng khiến ta có thể hiểu rõ hơn ý định của chính phủ VN khi định lập đặc khu Vân đồn, Vân phong, Phú quốc.. Nhưng ngay cả khi những địa điểm này (không tính Vân đồn) không phải là đặc khu, thì nó vẫn cạnh tranh được với Sing về giá cả dịch vụ. Tất nhiên nếu là đặc khu thì điều kiện càng thuận lợi hơn về pháp lý để làm “chợ mở trong vùng”.
Cũng phải nói thêm rằng, VN dù không chống lại chính sách một vành đai, hai con đường của TQ, thì các cảng của VN cũng không hoàn toàn nằm trong quy hoạch này. Cảng được TQ lựa chọn thực ra là cảng Si ha núc vin (Cam puchia). Điều này làm dấy lên nghi ngại “TQ bao vây VN”, nhưng gần đây Cam pu chia đã cam đoan không để đất nước mình thành căn cứ quân sự chống nước khác (tất nhiên cái thông điệp này là dành cho VN). Có một cảng biển của VN có tác động rất lớn với TQ, vì là cửa ra tự nhiên của Vân Nam và Quảng Tây (TQ) đó là cảng Hải phòng. Nhưng dù thế nó cũng không nằm trong quy hoạch của TQ nói trên. Tóm lại. VN có lợi ích với chính sách này của TQ, mà không cần phải trực tiếp tham gia, nhưng nếu mình có kế hoạch thì lại tận dụng nó tốt.
Còn việc đào kênh qua đất Thái, thì tôi không rõ nó đã bắt đầu chưa, làm tới đâu. Kênh đào này nếu tồn tại, cũng như kênh đào ở Ni ca ra goa đang được xây dựng, sẽ giúp cho TQ (vì TQ là một bên đầu tư) thoát khỏi sự kiểm soát của hải quân Mỹ ở Nam biển đông, và ở kênh đào Panama ngoài việc giảm chi phí vận tải.
Điều đáng nói thêm là chính phủ mới của Malaysia vừa bỏ công trình xây đường sắt nối Sing với Mã. Đường sắt này nếu tồn tại, thì sẽ giúp giảm ảnh hưởng xấu của kênh đào mới, do có sự liên hệ đường sắt từ nam Thái lan (nơi có kênh đào) và Singapor. Nhưng nó đã bị bỏ rồi.
Mặc dù thế, Sing vẫn có thế mạnh. Đó là nước này nằm trong hệ thống Shadown banking của Anh,là trung tâm tài chính ASEAN, đó là căn cứ quân sự của Mỹ (điều này là tốt hay xấu thì tuỳ quan niệm).
Như vậy phản ứng “tiêu cực” của Lý Hiển Long rất có thể là từ những vẫn đề thay đổi về địa chính trị trong vùng mà ra. Nhưng Sing cũng nên để ý là VN có thể đống vai trò “bảo trợ” cho Sing để cân bằng sinh thái với Indo và Malaysia. Tất nhiên Sing cũng có thể chọn Thái làm vai trò này, vì về mặt văn hoá ,cộng đồng người Thái gốc Hoa cũng rất lớn ở Thái và đóng vai trò rất lớn trong “elite” Thái, lợi dụng quan hệ “đối đầu tự nhiên” của Thái lan và VN trong địa chính trị. Và có thể vì thế “tình đoàn kết chống VN” lại được dương lên như ngọn cờ tập hợp với việc “ôn khổ kể nghèo” của họ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 7 2019, 10:37 PM

Để bổ xung nốt về câu chuyện Singapor này, thì tôi cũng phải nói tới những điểm đáng học tập của Sing và điều này liên quan tới Lý Quang Diệu, bố của Lý Hiển Long. Về mặt học thuật, ý tưởng của Lý Quang Diệu với “nhà nước kiến tạo”, với những nhận thức về giá trị châu Á (Asian value) xuất phát từ đạo Nho, nhưng đã matching với tư tưởng xã hội chủ nghĩa kiểu công đảng Anh (labor parti, mẫu quốc của Sing ngày trước) là điều rất thú vị. Với tôi, người chịu ảnh hưởng của cả Phật, Nho, chủ nghĩa Mác thì điều này lại càng thú vị. Bởi cách nhìn của Lý Quang Diệu vừa kế thừa truyền thông văn hoá Đông Á (trong đó có VN, TQ, Hàn, Nhật, Triều Tiên, Đài loan) vừa hiện đại. ví dụ, làm thế nào để đảm bảo chữ Hiếu trong quan niệm châu Á, với một xã hội hiện đại có tính cá nhân nhiều hơn. Sự kết hợp này làm nẩy sinh ra những giải pháp ví dụ việc khuyến khích xây nhà chung cư với gói trợ giúp để bố mẹ có thể ở gần con cái mà không phải sống chung trong một nhà… Lý Quang Diệu như vậy đã kết hợp được (phần nào) nhu cầu tự do phát triển kinh tế, nhưng vẫn có nhân đạo cộng đồng, với những truyền thống nhân bản : nhân, nghĩa, lễ, trí tín xuất phát từ đạo Nho.
Những điều đó rất là thú vị.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 8 2019, 04:46 AM

Có bài báo này nói về Singapore


Bài phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 hôm 31/5 đã gây nên những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận quốc tế và khu vực. Trang tin Hoa ngữ độc lập Đa Chiều hôm 4/6 đã đăng bài của tác giả Trữ Ân nhan đề “Phát biểu của ông Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-La rốt cục nói thay cho ai?” giúp hiểu được phần nào nguyên nhân ông ta lại phát biểu như thế. VietTimes xin chuyển ngữ nguyên văn để bạn đọc tham khảo.

Trữ Ân là Giáo sư Khoa Quản lý Công cộng, Học viện Quan hệ Quốc tế Trung Quốc. GS Ân viết:

“Gần đây, bài phát biểu khai mạc của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong) tại Hội nghị thượng đỉnh Shangri-La năm nay đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trên các mạng xã hội tiếng Trung. Điều đáng nói là khi ông Lý Hiển Long thực hiện bài phát biểu này, thì tiếng Anh, ngôn ngữ chính thức của Singapore đã được ông sử dụng theo tập quán. Tuy nhiên, khi trang web của Văn phòng Thủ tướng Singapore đăng tải bài phát biểu, bản dịch chính thức tiếng Trung cũng được công bố với dụng ý không cần nói mọi người cũng rõ.

Trên thực tế, nếu chỉ đơn thuần bàn về bài phát biểu thì phát biểu của Lý Hiển Long không phải là mới. Nó phù hợp với mạch quan điểm của các quan chức chính phủ Singapore trong suốt 1 năm qua. Lập luận cốt lõi vẫn là hai bên Trung Quốc và Mỹ tốt nhất là nhượng bộ lẫn nhau và hai bên Trung – Mỹ không nên ép buộc các nước thành viên ASEAN phải lựa chọn đứng về bên nào.

Điều thực sự hấp dẫn là có hai điểm: tại sao trong số các nước ASEAN, Singapore luôn liên tiếp phát biểu thúc đẩy hai nước Trung – Mỹ giảng hòa? Và tại sao lần này Lý Hiển Long ngay khi bắt đầu bài phát biểu lại bất chấp nguy cơ gây tổn thương các nước thành viên khác khi nói về lịch sử phát triển của ASEAN?

Trên thực tế, hai vấn đề này có liên quan đến nhau.

Trước tiên chúng ta hãy xem xét câu hỏi thứ hai. Nếu không phải Lý Hiển Long dành thời lượng lớn để đề cập đến, e rằng sẽ không có nhiều người nhớ rằng ý định ban đầu của ASEAN là nhằm lập “liên minh quân sự chống Cộng”, để chống lại xu thế lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á trong những năm đầu Chiến tranh Lạnh; càng không ai có thể nghĩ rằng vào năm 2019 mà vẫn còn nghe nhắc đến lịch sử “Việt Nam xâm lược Campuchia” tại một diễn đàn quốc tế lớn.

Lý Hiển Long đương nhiên biết rằng hiện có hai quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa trong số các thành viên ASEAN; hẳn ông cũng biết rằng Việt Nam ngày nay vẫn coi việc họ đưa quân vào Campuchia là một cuộc chiến chính nghĩa. Nhưng ông cũng biết rõ những điều trên là cơ sở lịch sử để đặt cha ông và Singapore trở thành ngọn cờ ngoại giao của ASEAN. Chính vì những nỗ lực ngoại giao của ông Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew) trong giai đoạn lịch sử quan trọng nói trên mà ông và Singapore hôm nay mới có được quyền thay mặt ASEAN phát ngôn tại diễn đàn quốc tế.

Lần này, những chuyện cũ lại được nhắc lại. Thứ nhất là sử dụng bài học lịch sử để nhấn mạnh “dĩ hòa vi quý, hợp tác cùng thắng”, thứ hai là lợi dụng diễn đàn quốc tế để tập hợp sự đồng thuận của ASEAN về cuộc va chạm thương mại Trung - Mỹ.

Về vấn đề va chạm thương mại Trung - Mỹ, hiện nay thái độ của các nước ASEAN thực sự khá tinh tế. Một mặt, các quốc gia như Singapore và Malaysia đã cảm thấy bị ảnh hưởng bởi va chạm thương mại Trung – Mỹ và họ đều có ý khuyên (Trung – Mỹ) giảng hòa; mặt khác, các quốc gia như Việt Nam và Indonesia cũng “im lặng phát tài”, ra sức tiếp nhận các công ty chế tạo của nước ngoài từ Trung Quốc Đại lục chuyển sang do va chạm thương mại.

Trong chuyện này Việt Nam đã hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm nay, quy mô đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng 81% so với cùng kỳ năm trước. Vàng và bạc thật như vậy đương nhiên khiến các nước như Việt Nam có thái độ "đầu cơ" đối với va chạm thương mại. Cùng ngày mà Lý Hiển Long phát biểu, truyền thông Singapore đã đăng một tin: “Được lợi từ va chạm thương mại Trung – Mỹ, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Singapore sau 10 năm nữa”.

Xét riêng từ góc độ kinh tế, nói riêng, Singapore có diện tích rất nhỏ, khó có thể hưởng lợi trực tiếp từ chuyển giao chuỗi công nghiệp. Tổng lượng kinh tế của Việt Nam và Indonesia tăng lên, chỉ có thể đem lại cho Singapore tăng một phần nguồn khách du lịch và các ngành dịch vụ khác, hiệu ứng lan tỏa tích cực không rõ ràng. Về chung, mặc dù một số nước ASEAN có thể hưởng lợi từ va chạm thương mại, tăng cơ hội việc làm và xuất khẩu ngoại thương, nhưng một khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái do va chạm thương mại, thì môi trường ngoại thương nói chung của ASEAN cũng sẽ xấu đi, được không bằng mất.

Vì vậy, quay trở lại câu hỏi đầu tiên: tại sao Singapore thường xuyên “thúc đẩy (Trung – Mỹ) hòa giải”? Có điều, những cân nhắc về kinh tế chỉ là những yếu tố bề ngoài. Như ông Lý Hiển Long nhiều lần nhấn mạnh, điều Singapore lo lắng hơn là cuộc đối đầu chiến lược Trung – Mỹ theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Nguyên nhân không có gì khác, tác động chính trị của cuộc đối đầu Trung - Mỹ sẽ làm suy yếu đáng kể vị thế quốc tế đặc biệt mà Singapore nhờ những nỗ lực miệt mài qua nhiều thập kỷ mới có được.

Kể từ khi thành lập đất nước, ông Lý Quang Diệu đã ý thức rõ ràng, là quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nền tảng lập quốc của Singapore quyết không phải là thiện chí của các cường quốc láng giềng, mà cũng không thể nhờ sức mạnh cứng của trần nhà (thực lực của bản thân), mà là quan hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và an ninh do quan hệ đó mang lại.

Nếu không thể đại diện cho ASEAN, thì Singapore không là gì cả; nếu chỉ có ASEAN, thì Singapore cũng không là gì trong ASEAN – Lý Quang Diệu đã quán triệt nguyên tắc ngoại giao này đến cực độ; cuối cùng, ông đã trở thành trung gian và người đảm bảo giữa các cường quốc bên ngoài và ASEAN, là đồng minh an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực, là người đặt cược kinh tế của Trung Quốc và người phát ngôn ngoại giao của ASEAN, nhờ đó đã mang lại cho Singapore một vị thế ngoại giao và uy tín quốc tế vượt xa thực lực của chính mình.

Thế nhưng, với sự ra đi của ông Lý Quang Diệu, mặc dù Lý Hiển Long có ý tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát do người cha để lại, nhưng ông thiếu uy tín lịch sử và các mối liên hệ quốc tế của người cha, lại phải đối mặt với ảnh hưởng do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các đối tác trong ASEAN mang lại. Đó là chưa kể áp lực của việc đối thủ Mahathir Mohamad quay lại trường đua.

Điều không may trùng hợp là Lý Hiển Long cũng phải bắt đầu trao một bộ phận quyền lực cho cái gọi là “cốt lõi lãnh đạo thế hệ thứ tư” và bắt đầu một giai đoạn chuyển tiếp mới của chính thể đặc biệt Singapore.

Nếu Trung Quốc và Mỹ đi đến một cuộc đối đầu toàn diện vào thời điểm này, không chỉ không gian xung quanh Singapore sẽ biến mất, mà đối với một nước theo chủ nghĩa thực dụng như Mỹ, thì vị trí chiến lược của Indonesia và Việt Nam cao hơn nhiều so với Singapore. E rằng Singapore sẽ từ vai trò ngọn cờ biến thành khán giả, thậm chí có nguy cơ trở thành quân cờ. Viễn cảnh đó rõ ràng không phải là điều Lý Hiển Long muốn thấy. Vì vậy, Singapore mới liên tiếp kêu gọi một mức độ nhiều chưa từng thấy để xoay chuyển sự thù địch giữa các nước lớn trong khu vực Đông Á; thậm chí không ngần ngại sử dụng giọng điệu tâng bốc, lấy lòng để giành được sự công nhận và hiểu biết của các nước lớn.

Những người khôn ngoan thì có thể làm cho những điều nhỏ bé trở nên lớn lao và bài phát biểu của ông Lý Hiển Long là một biểu hiện của cuộc đấu tranh của Singapore, một quốc gia nhỏ vì lợi ích của chính mình trong tình hình quốc tế biến đổi liên tục. Thuật lại chuyện của ASEAN ở trung tâm Singapore dường như muốn làm rõ bộ mặt lịch sử của ông Lý Quang Diệu, nhưng nó cũng là một canh bạc trong chăn đối với Singapore và chính quyền họ Lý. Một khi sóng gió ập đến thì Lý Hiển Long và Singapore sẽ tích lũy một uy tín lịch sử mới và tiếp tục đóng vai trò điều phối viên Đông Á với tư thế siêu việt.

Bất kể thành công hay thất bại, những suy nghĩ này liệu có thể mang lại cho chúng ta những khơi gợi mới?./.
https://viettimes.vn/ong-ly-hien-long-rot-cuc-noi-thay-cho-ai-tai-doi-thoai-shangri-la-356272.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 12 2019, 06:54 PM

Nếu tôi không nhầm thì Đa chiều là một tờ báo mạng ở Mỹ, kiểu lề trái với TQ. Nhưng nhiều khi nó cũng đăng tải các bài của các học giả TQ. Không rõ nó có phải là cái chỗ để nhiều khi TQ sử dụng để “xì tin”, để chuẩn bị dư luận theo nguyên lý “rò rỉ tin” hay không ?
Đúng thực là ở ĐNA có hai nước có vị trí nổi bật trong quan hệ chiến lược Mỹ-TQ. Đó là VN và Indonesia. Tại sao lại thế là do vị thế địa lý với biển Đông, và cũng do yếu tố lịch sử kinh tế. Về mặt địa lý, VN giống như một cái bao lơn bao bọc biển Đông từ Bắc xuống Nam, lại có biên giới đất liền, là cửa ngõ vào Nam TQ. Điều đó khiến VN có vị thế hơn hẳn Philipine, vì nước này cũng nằm trải dài từ Bắc tới Nam biển Đông đối diện với VN.
Còn Indonesia thì như cái đáy của biển Đông, trấn giữ tất cả các cửa biển vào Ấn độ dương, từ eo biển Malacca (với Singapor) hay các eo biển khác giữa các đảo của Indo với nhau. Vì thế trong chính sách Thái bình dương-Ấn độ Dương mở của Mỹ vai trò của Indo về địa lý cũng rất quan trọng.
Nhưng cũng có những điều khác nữa do văn hoá lịch sử tạo ra, khiến VN và Indo có nhiều dư địa (tức là tiềm năng) để bật lên, so với các nước khác ở ĐNA.
Thứ nhất là về chính trị. Khác với các nước khác như Philipine, Thái là những đồng minh lâu đời, thậm chí là thuộc điạ của Mỹ ví dụ như Phi. Dư địa để hợp tác chính trị quân sự không còn. Nó chỉ có thể giảm đi mà không thể tăng lên. Nhưng gì chơi với Mỹ mà lợi, thì hai nước này đã vắt kiệt rồi, đi nữa thì chỉ càng là tay sai, quân hầu. Mỹ thừa hiểu hệ thống chính trị Thái, Phi. Quân đội Phi cũng bị cột chặt vào Mỹ. Còn với Thái thì sự tác động của Mỹ vào có tính negative. Trong điều kiện đó dư địa để hợp tác không còn. Đây chính là điều giải thích tại sao Phi có vị thế địa lý không kém VN nhưng bớt hấp dẫn hơn. Còn Thái thì nằm sâu trong vịnh Thái lan, khó so sánh hơn.
Về kinh tế cũng vậy. Các nước khác ở ĐNA (ngoại trừ Miến Điện) có máu mặt: Thái, Phi, Malaysia đều có quan hệ lâu dài với Mỹ, kinh tế của nó đã gắn với kinh tế Mỹ với vị thế mà họ có. Tức là như các nước Á-Phi-Mỹ la tinh, được “trao trả độc lập” vào thập niên 60, tức là có một dạng kinh tế thuộc địa. Trong trường hợp này, dư địa để hợp tác cũng không còn. Kinh tế của họ đã bị đẩy vào vị thế mà phương Tây muốn
Về quân sự. Mặc dù câu chuyện đã trở thành lịch sử, và vào thời điểm hiện tại, khó đánh giá thực lực Quân đội nhân dân VN. Nhưng trong lịch sử, quân đội VN là quân đội duy nhất có khả năng chiến đấu cao, tương đương với phương Tây ở ĐNA và ngay cả thế giới. Nhưng hiện tại, bỏ ngoài truyền thống, thì QĐND VN vẫn là một quân đội mạnh ở ĐNA, nếu xét theo tổ chức, trang bị, quân số…và đặc biệt là một quân đội nhà nghề, không phải là một dạng “đảng cầm quyền trá hình” như ở Thái, Phi, Miến, Indo.. Mặc dù các nước kia là đại nghị tư sản, “đa nguyên đa đảng”, nhưng cấu trúc chính trị thâm sâu của nhà nước VN, thể hiện trong vai trò chuyên nghiệp của quân đội, lại gần chuẩn nhà nước phương Tây nhất.
Dân số. Các nước ở ĐNA đều có dân số đông. Nhưng về mặt dân số, Indo và VN cũng nổi trội hơn. Nếu nói về “cường quốc dân số”, thì Indo là số một, VN là số hai. Yếu tố dân số rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, cũng như quốc phòng, vì từ đó người ta có thể định vị được số lượng nhân sự tổng động viên. Nếu nói về chất, thì VN còn hơn indo. Vì ở VN, dân số phần lớn là người Kinh, nên khả năng kết dính, tổ chức dễ dàng hơn so với một nước Indo đa sắc tộc (đơn giản ngay cả về tiếng nói). Ở VN cũng có các tộc người khác nhau, có 54 sắc tộc, nhưng thực ra có thể coi như đơn sắc tộc.
Ở đây, tôi không đi sâu vào phân tích Indo, lúc khác sẽ làm, nhưng không có gì nghi ngờ, dư địa của VN chính là từ cuộc kháng chiến vĩ đại dành, giữ độc lập dân tộc (1945-1991) mà ra, là hệ quả của nó. Độc lập chính trị chính là yếu tố tạo ra dư địa lớn, tạo ra tiềm năng phát triển lớn của VN.
Không phải bây giờ những tiềm năng này của VN và Indo mới lộ ra, mà nó đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước. Và có lẽ chính vì thế hai nước mới được cả TQ và Mỹ để ý.
Singapor không bao giờ có được những điều này, nhưng cũng không nên coi thường họ như bài báo viết. Vì sức mạnh của Singapor là nằm trong hệ thống Shadown banking của Anh-Mỹ, là một cảng biển chiến lược quan trọng. Cảng biển chiến lược có thể giảm vai trò, nhưng VN và Inđo không thể nào chiếm được vai trò Shadown banking của Sing, vì luật lệ kiểu hệ thống này chỉ thích hợp cho kiểu quốc đảo nhỏ, để rửa tiền, không thích hợp cho một đất nước thật sự kiểu Indo, VN. Tất nhiên VN có thể làm được nếu tạo ..đặc khu. Nhưng lợi hại thế nào thì chưa rõ ràng. Vấn đề đặc khu này cũng đã đặt ra, và bị phản đối trên mạng vì ..TQ. Điều này tôi đã nói tới rồi.
Singapor cũng không phải là nước duy nhất không muốn quan hệ Mỹ-TQ tồi tệ đi, và bài báo cũng quá nhấn mạnh lợi thế VN thu được khi Mỹ-TQ đối đầu. Trong thực tế, nếu sự đối đầu này vẫn nằm trong vòng kiểm soát, thì VN, Indo mới lợi, bởi vì cả VN và Indo, đặc biệt là VN, vì VN chính là cái cầu nối TQ với thế giới. Vai trò của VN là cái HUB network (thông qua các FTA các hiệp định thương mại tự do), nối các mảng lục địa xung khắc chính trị lại với nhau: TQ, Nga, Mỹ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 12 2019, 11:07 PM

Việt Nam có thể trở thành một điểm thu hút tài chính toàn cầu, nhưng không thể và cũng không nên thành một phần của một đế chế shadow banking nào đó như Singapore, vì mục tiêu của VN là trở thành 1 nước trung lập, k phải về phe nào cả

Như vậy là Huawei đã tìm đến hệ điều hành nguồn mở Aurora của Nga để cài trên Huawei nhằm cân nhắc thay thế cho Android. Bọn Nga cũng đang triển khai hệ điều hành này cho tất cả các smart phone dùng trong cơ quan nhà nưóc trưóc, bên cạnh việc triển khai hệ điều hành mới thay cho Windows trên máy PC và laptop của các cơ quan nhà nước


The Bell: Huawei has discussed with the Ministry of Communications and Telecommunications the transfer of smartphones for the Russian market from Android to OS Aurora

Chủ tịch luân phiên Guo Ping gần đây đã có thảo luận với ông Konstantin Noskov, Bộ trưởng phát triển và truyền thông kỹ thuật số của Nga và thảo luận các vấn đề khả năng thay thế hệ điều hành Android hiện tại trong các dòng smartphone Huawei bằng nền tảng của Nga có tên Aurora.
Theo nguồn tin, ngoài hệ điều hành Aurora, các hạng mục khác cũng đã được thảo luận, bao gồm mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và phần mềm diệt virus.
"Aurora không phải là chủ đề thảo luận duy nhất. Một hệ sinh thái phần mềm của Nga đã được đề xuất cung cấp cho Huawei, bao gồm mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, phần mềm diệt virus và nhiều thứ khác" - nguồn tin cho hay.
Bộ Viễn thông Nga không xác nhận cũng không phủ nhận thông tin trên, nhưng lưu ý rằng Bộ đang làm việc để thúc đẩy các nhà sản xuất Nga trên thị trường quốc tế. Huawei cũng không đưa ra bình luận nào.
Giới quan sát nhận định, Aurora là lựa chọn không tồi của Huawei bên cạnh nền tảng HongMeng OS do hãng tự phát triển. Cả hai có thể là sự lựa chọn hợp lý nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ Mỹ trong tương lai.

Mới đây, hãng nghiên cứu thị trường Rosenblatt Securities trích dẫn nguồn tin trong chuỗi cung ứng cho biết, Huawei đang đẩy nhanh sự có mặt của HongMeng OS khi bắt đầu thử nghiệm nền tảng riêng trên một triệu smartphone mới.
Theo báo cáo, hệ điều hành Hongmeng OS được Huawei chuẩn bị tương thích với mọi ứng dụng Android và được gia cố thêm tính năng bảo mật để bảo vệ dữ liệu của người dùng.
Hongmeng OS được cho là nền tảng cho điện thoại thông minh phục vụ thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, hãng này cũng chuẩn bị cho thị trường toàn cầu nền tảng "Huawei Oak OS".
Huawei Central, trang web tin tức của hãng công nghệ Trung Quốc cho biết, nhãn hiệu của Hongngeng OS đã được đăng ký sở hữu trí tại nhiều thị trường như Canada, Mexico, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippine và các quốc gia châu Âu khác. Mô tả tên gọi “HongMeng” tại các thị trường này sẽ là “một phiên bản hệ điều hành”, tương tự như bản đăng ký tại Trung Quốc.
Nhà sản xuất Trung Quốc đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “HongMeng” tại Văn phòng nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc vào thời điểm tháng 8 năm ngoái. Thương hiệu này sau đó được phê duyệt vào ngày 14/5/2019.
Còn Huawei Oak OS được cho có khả năng thay thế Google trên các điện thoại thông minh không phải của Huawei cũng như nó sẽ tương thích với tất cả các ứng dụng Android.


_____________________________________


Bổ sung thêm là thưong mại Nga Mỹ ngày càng tăng, bất chấp cấm vận, trừng phạt

RT đưa tin, bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho biết thương mại giữa Nga và Mỹ tăng vọt, bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế của Washington đối với Moscow được gia tăng liên tục.

Trong năm 2018, "mặc dù Tổng thống Trump đã phá vỡ mọi kỷ lục trong việc đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Nga đã tăng trưởng mạnh", ông Putin nhấn mạnh.

Năm ngoái, kim ngạch thương mại Nga-Mỹ tăng 7,86% so với năm 2017.

Tuy nhiên trong những tháng đầu của quý 2/2019, thương mại song phương bất ngờ tăng đột biến với mức tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngạc nhiên hơn nữa, theo khảo sát của Công ty Ernst & Young, Mỹ đã vượt qua Đức và Trung Quốc để trở thành nước có tốc độ tăng trưởng đầu tư vào Nga mạnh nhất năm 2018, với mức tăng trưởng 74% so với năm 2017.

Trước đó, ngày 13/2, Ngân hàng Trung ương Nga công bố Báo cáo tài chính tháng 1/2019, cho thấy thị trường chứng khoán Nga đã thu hút đầu tư nước ngoài - trong đó có Mỹ - đạt kỷ lục trong 5 năm trở lại đây.

Như vậy, thương mại Nga-Mỹ và đầu tư của Mỹ vào Nga - cả dài hạn và ngắn hạn - đã tăng mạnh và tăng liên tục, song hành với việc tăng cường các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga - kéo dài cả trong năm 2018 đến đầu năm 2019.


https://hybridtechcar.com/2019/06/10/the-bell-huawei-has-discussed-with-the-ministry-of-communications-and-telecommunications-the-transfer-of-smartphones-for-the-russian-market-from-android-to-os-aurora/

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/huawei-dung-ca-he-dieu-hanh-va-ung-dung-dien-thoai-nga-3381793/

http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/thuong-mai-dau-tu-my-nga-bung-no-trung-phat-tu-vo-hieu-3381608/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 13 2019, 04:33 PM

Hai tầu chở dầu bị “tấn công” ở vịnh Ba tư, rất có thể một kịch bản “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” sẽ được tái diễn dẫn tới chiến tranh giữa Mỹ và I ran. Vào cuối thập niên 80, vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh I ran – I rắc, những sự kiện tương tự cũng xẩy ra. Lúc này mặc dù I ran đang chiếm ưu thế sau 8 năm chiến tranh, nước này đã đồng ý ký hiệp định đình chiến với I rắc (Sadam Husein) trước nguy cơ can thiệp trực tiếp của Mỹ, và giáo chủ Khô mê ni, lúc đó còn sống, đã nói hiệp định này với I ran như phải uống một liều thuốc độc. Giáo chủ I ran ngụ ý nói tới việc giải phóng những người đồng đạo Chi ít với mình ở miền nam I rắc không làm được. Khô mê ni đã mất sau đó, để không nhìn được chuyện Mỹ đã đánh bẫy “đồng minh I rắc” để xâm lược nước này sau đó, và cuộc xâm lược này đã .. hiến dâng I rắc cho I ran.
Nếu một sự kiện vịnh Bắc Bộ mới xẩy ra, thì điều này có nghĩa là giới tài phiệt dầu lửa ở Mỹ và lobbying Do thái có quyền lực vô song, vì với nhận thức thông thường, Mỹ khó có thể vừa tiến hành chiến tranh thương mại với TQ, để ngỏ một khả năng can thiệp ở biển Đông, đồng thời tiến hành một cuộc chiến tranh nóng ở Trung Đông

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 13 2019, 06:27 PM

bác Phó, tôi chưa nghĩ đây là vịnh Bắc Bộ, vì đến giờ Mỹ vẫn chưa buộc tội Iran, và dù sau có buộc tội Iran thì tôi nghĩ có thể là 1 đòn trả đũa quân sự nào đó, chứ chiến tranh chỉ khoảng 5% xảy ra.
Còn tàu này là cho Nhật Bản, xảy ra lúc thủ tưóng Nhật thăm Iran với mục đích làm trung gian hoà giải. Tôi nghĩ có những thế lực trong nội bộ Mỹ, Israel k muốn điều này xảy ra, k muốn hoà giải, và k muốn Nhật tham gia vào, nên vụ bắn này có lẽ là để phá hoại và gủi thông điệp cho Nhật Bản, đồng thời nó cũng để hờm sẵn làm cớ, khi nào Mỹ muốn đánh thì sẽ lôi cái cớ này ra, kiểu như vụ bắn máy bay MH17, khi nào cần gây sự với Nga thì lại lôi cái này ra làm cớ

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 13 2019, 07:41 PM

@ltbk,
Bình thường xét về tương quan lực lượng, thì sự đối kháng với TQ là chính và sẽ chi phối Mỹ trong một thời gian dài, nằm ngoài cả nhiệm kỳ của Trump. Và hệ quả của cuộc đấu này là Mỹ có còn giữ vai trò đầu tầu không. Nhưng Mỹ cũng có nhiều lợi ích nhóm khác, có thể chi phối đường lối đối ngoại. Ví dụ thời kỳ Obama, mặc dù Obama cũng xác định TQ là chính, sau khi đi sang TQ định thiết lập mối quan hệ đặc biệt để chung nhau chi phối thế giới mà không được. Cũng thời gian này mà TQ xông ra đắp đảo, rồi mù mờ tuyên bố một thứ lưỡi bò không xác định được ở biển Đông. Nhưng cũng thời kỳ này mà Mỹ lại xa vào đấu đá với Nga (thông qua Ucraine) do bị Đức lôi kéo, để đổi lại một thứ FTA với EU nhưng cũng không được. Đây cũng là lúc Mỹ đối đầu với I ran thông qua cuộc chiến uỷ nhiệm ở Syria, do bị Ả rập Sa u đít lôi kéo. Tất cả những điều này kéo Mỹ xa khỏi sự đối đầu với TQ dù đã tuyên bố “xoay trục”.
Bây giờ chính quyền Trump có xa vào đây một lần nữa không, trong khi con rể (được phong làm cố vấn đặc biệt về Trung đông) là một nhân vật do thái đặc trưng. Cho đến nay, Trump không ngừng đem lại lợi thế cho Israel, nhưng chưa chắc đã đẩy được Israel đối đầu với I ran cho mình, mà rất dễ đánh hộ nước này. Trong trường hợp đó thì đối kháng chiến lược với TQ lại bị đẩy lùi ra sau.
Tương tự như vậy, Ba lan đang câu Mỹ bằng việc sẵn sàng xây dựng căn cứ chùa cho Mỹ ở đất nước mình, sử dụng Mỹ như con bài để chống Nga, đồng thời lợi dụng quan hệ với Mỹ để chống lại Đức-Pháp trong EU. Chính quyền Mỹ hiện tại đã chấp nhận “một nửa” điều kiện của Ba lan, tức là có hiện diện nhưng không đóng quân thường trực. Mỹ đúng là có nhu cầu chống Nga và kiểm soát EU, nhưng Mỹ không thể làm tất cả mọi thứ, và những điều này cũng đối kháng nhau. Ví dụ, nếu chống Nga thì không thể chia rẽ Nga-TQ. Không chia rẽ được Nga với TQ thì khả năng “thắng” TQ hơi khó, nếu nói là không thể.
Tóm lại Mỹ có nhiều quyền lợi nhóm quá, và chúng đối kháng nhau, trong khi lực không phải là vô cùng “in li mi tít” (unlimited).

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 14 2019, 10:48 PM

Chẳng hiểu sao tai nạn máy bay quân sự của VN nhiều như vậy. Hôm nay lại rơi một cái máy bay huấn luyện. Nguyên nhân từ đâu.
- Sai lầm của phi công
- Bảo dưỡng lơ là
- Hay đồ dùng quá cũ.
Kiểm lại những tai nạn máy bay quân sự của VN từ khoảng 3,4 năm trở lại đây thì tần xuất có vẻ hơi nhiều (tất nhiên là đang bình luận bằng “mắt thường”, chứ không có số liệu so sánh). Trong đó có đồ mới : 1 chiếc Su30, có đồ cũ : hai chiếc SU 23 cường kích có từ hồi chiến tranh biên giới, và lần nay là may bay huấn luyện YAK30 đồ cũ hay mới thì không rõ.
Trong phi vụ rơi Su30, điều đáng để ý là mặc dù VN mua Su của Nga, nhưng huấn luyện cho phi công lại là Ấn độ, tương tự như vậy với các tầu ngầm Kilo. Như vậy câu chuyện nằm ở đâu. Nga bán đồ nhưng không huấn luyện, vì lý do chính trị, vì vấn đề kinh phí (huấn luyện ở Ấn rẻ hơn), vì lý do kỹ thuật, Su 30 của VN gần với Su 30MI của Ấn. Không rõ vấn đề nằm ở đâu.
Còn việc rơi Su 23 thì có lẽ phần nhiều là do đồ cũ quá. Và ở đây đặt ra vấn đề bảo dưỡng, phụ tùng, và cũng có thể chất lượng huấn luyện, bởi không rõ số giờ bay của các phi công là bao nhiêu. Và điêù này cũng nan giải, vì số lượng giờ bay cũng là ..tiền cả.
Trong một cuộc chiến tranh hiện đại trong tương lai, vũ khí hiện đại nào sẽ là chủ. Điều này rất quan trọng và phải xác định. Trong chiến tranh cách mạng thời trước ở VN, khẩu B40, khẩu AK47 là chủ. Trong chiến tranh hiện đại có áp chế điện tử, có công nghệ, vũ khí nào sẽ là chủ và phù hợp với VN. Có lẽ nó sẽ là các loại tên lửa đất đối không, đất đối đất, đất đối biển, rồi các loại máy bay không người lái mà Vn tự chế được. Chứ không quân kiểu này, đánh nhau với nước bé hơn kiểu Cam pu chia, Lào thì được, chứ làm sao mà tác chiến với đối thủ mạnh hơn nhiều lần, khả năng sản xuất lớn hơn nhiều lần.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 17 2019, 07:11 PM

Nhân câu chuyện máy bay tầu bò này, tán phét thêm một tí. Hiện tại VN có một dàn máy bay Su-30 cỡ lớn nhất ĐNA. Nhưng đó là trên giấy, khi ngồi đếm số máy bay mua. Trong thực tế, khả năng chiến đấu phụ thuộc vào huấn luyện, tức là số giờ bay của phi công, cũng như số lượng máy bay ở trong tình trạng tác chiến được. Đây là điều đúng với tất cả các nước, lấy ví dụ Pháp, khi tầu sân bay của nó mang máy bay đi chiến đấu, thì số lượng máy bay tác chiến được chỉ khoảng trên 50% mà thôi. Với việc không có tài chính, khả năng tài chính ít, thhì việc chắp vá lấy phụ tùng máy bay này đập vào máy bay kia, còn làm cho khả năng trực chiến chiến đấu này ít hơn nữa. Điều này đúng với Pháp, thì cũng chắc chắn đúng cho VN. Tất nhiên những số liệu này là bảo mật, không thể biết, và tất nhiên là tôi cũng không biết, nhưng đây là vấn đề kỹ thuật mà bất cứ quân đội nào cũng gặp phải. Nói chung, không quân là quân đội kiểu con nhà giầu, nướng tiền, và nó thực sự có hiệu quả nếu
1- Đánh nhau với đối phương yếu hơn.
2- Có thể sản xuất được
Ngay cả trong trường hợp này thì cũng mắc phải vấn đề nhân sự, tức là phi công. Đào tạo một phi công rất đắt, và không thể đào tạo ồ ạt, do phi công phải được bay. Mất máy bay chưa chắc đã sợ bằng mất phi công. Như vậy thể loại vũ khí này có những đặc trưng, mà một nước nghèo, kỹ thuật hỗ trợ yếu, đối thủ có tiềm lực lớn hơn, tức là luôn phải đối diện với một cuộc chiến không cân đối, thì những yếu điểm của nó càng thể hiện rõ. Không phải ngẫu nhiên mà không quân VN làm mưa làm gió trong giai đoạn chiến tranh biên giới Tây Nam đánh Khơ me đỏ, ngay trong trường hợp này, cũng đã có sự cải tiến, đó là dùng trực thăng đi ném bom. Trong kháng chiến chống Mỹ, không quân lập được kỳ tích nhưng là một bộ phận của phòng thủ đường không, và cũng không phải là bộ phận quyết định.
Như vậy trong chiến lược hiện đại để phòng thủ, bảo vệ vùng trời vùng biển của VN vai trò của không quân có người lái thế nào là một vấn đề phải bàn.
Tất nhiên không quân có người lái cũng có những điểm lợi của nó. Đó là nối dài tầm hoả lực và đặc biệt có thể sử dụng như một dạng vũ khí đe doạ chính trị, khi có thể mang máy bay đi dí sát sườn nước mình định doạ. Nhưng điều này trong trường hợp của Vn không thực sự thuyết phục, vì VN không có nhu cầu mang máy bay đi xa (ví dụ sang châu Phi để doạ), muốn doạ Lào Cam pu chia, thì họ ở cạnh rồi. Sự phát triển của tên lửa tầm trung cũng làm nhu cầu “nối dài tầm hoả lực” giảm yếu tố quan trọng đi. Ví dụ. bán kinh tác chiến của chiếc Su-30 là khoảng 1000Km, khi mang tên lửa hiện nay máy bay của VN chỉ có loại bán kinh khoảng 100km, nếu vác được con “Bramos” của ẤN (nếu Nga - Ấn chịu bán, và cài nó được lên máy bay), thì sẽ có thể bắn tới 300km. Như vậy độ xa khủng nhất là 1300Km, tương đương với một loại tên lửa tầm trung. Không kể, chiếc Su-30 kia, không thể tác chiến một mình, mà phải nằm trong vòm bảo vệ của phòng không mặt đất. (Giống như trong kháng chiến chống Mỹ), trong điều kiện này thì nó không thể tác chiến xa bờ quá 300Km (khoảng dài nhất trong lý thuyết mà phòng ngự trên bờ “bao” được).
Đây cũng chính là lý do, tại sao các nước phải đối đầu với hình thái chiến tranh không cân sức này, ví dụ Triều Tiên, I ran đều có chương trình phát triển tên lửa là chính.
Phát triển tên lửa (chế tạo, tự sản xuất) tất nhiên không hấp dẫn với các nước có nhu cầu bán vũ khí cho VN, vì các hợp đồng kiểu bán máy bay vẫn béo bở hơn, và đặc biệt có tác dụng “mồi mua hàng”, mua dịch vụ, thúc đẩy phụ thuộc. giống kiểu trong công nghệ thông tin, cái máy in cá nhân bán rẻ như bèo, chỉ bằng tiền mua cục mực. Nó chỉ có tác dụng câu mua hàng. Người ta cũng có thể thấy điều tương tự với cái máy pha cà phê.
Hôm nay, ở Pháp cũng bắt đầu có hội chợ hàng không quân sự. Như báo Pháp đưa tin, máy bay nổi nhất là “chương trình phát triển máy bay thế hệ 5” do Pháp- Đức cùng nhau sản xuất. Hiện tại nó đang ở dạng chiến đấu với ..truyền thông để quảng cáo bán bánh vẽ, chứ chưa có gì, nhưng xem giới thiệu tính năng có thể thì nó giống như phiên bản một chiếc F-35, với chức năng chiến đấu giống như thế, mà tôi đã có lần đề cập. Vai trò đó giống như một dạng dịch vụ do thám trên không, thâm nhập đối phương nhờ kỹ thuật tàng hình, và từ đó tổ chức báo hiệu,dẫn đường cho các hệ thống tên lửa tấn công. Đây cũng là ví dụ nữa nói lên vai trò của máy bay có phi công trong tương lai trong hệ thống vũ khí phương Tây. Tất nhiên người ta có thể “bàn loạn” là chức năng này đúng hay sai, thích hợp hay không thích hợp với không chiến trong tương lai, nhưng một lần nữa nó chứng tỏ tầm quan trọng của tên lửa mà máy bay chỉ là một bộ phận.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 18 2019, 05:25 AM

Thực ra, nên đầu tư vào tên lửa, đặc biệt là tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất, vì chi phí của nó rẻ hơn đầu tư không quân hải quân, mà sức răn đe lại lớn hơn.
Nếu phát triển được loại tên lửa tốc độ cao, tầm bắn xa, độ chính xác đủ tốt thì sức răn đe rất lớn. Hiện nay, Mỹ đang đòi Iran đàm phán để thay đổi nội dung thỏa thuận hạt nhân, vì Mỹ muốn Iran tiêu hủy cả chương trình tên lửa đạn đạo của mình, chứ k chỉ là chấm dứt chương trình hạt nhân, tức là chỉ dừng không chế tạo đầu đạn hạt nhân.

Sau khi hoàn thành được tên lửa đạn đạo từ mặt đất, thì có thể chuyển sang tên lửa hành trình từ mặt đất. Tên lửa này tốc độ chậm hơn đạn đạo, nhưng lại có quỹ đạo bay lắt léo hơn

Sau khi hoàn thành được 2 cái đối đất thì chuyển sang loại phóng từ mặt biển và máy bay.
Trước đây tên lửa không đối đất thường rẻ hơn không đối hải, vì đầu tư hải quân tốn kém hơn nhiều không quân.
Tuy nhiên, chiến sự Syria nổ ra, Nga đã cho thấy khả năng phóng các tên lửa hành trình từ các tàu nhỏ, linh hoạt, mà k cần phải tàu lớn như Mỹ và các nước phương Tây.
Vì thế việc xây dựng các đội thuyền nhỏ, linh hoạt và hỏa lực cao là hoàn toàn khả thi.

Ngoài ra, hệ thống tên lửa phòng không cũng là sống còn trong một cuộc chiến phi đối xứng. Không quân tuy số lượng ít, nhưng cũng quan trọng. Trong cuộc chiến tranh VN, không quân chỉ bắn được 2 chiếc B52 trong cuộc không chiến năm 1972, nhưng sự xuất hiện của nó rất quan trọng, vì nó làm cho chiến thuật bay của không quan Mỹ phải thay đổi nhằm đề phòng Mig => giảm hiệu quả của việc gây nhiễu => tạo thuận lợi cho tên lửa.

Tóm lại, xương sống hiện nay là tên lửa đạn đạo (và hành trình) từ mặt đất + tên lửa phòng không, với sự hỗ trợ của không quân và nếu có thể là 1 đội tàu nhỏ linh hoạt với hỏa lực đánh đất mạnh

Tuy nhiên, những điều trên là nói ở góc độ quân sự thuần túy, nhưng để làm được thì rất khó khăn về mặt chính trị, vì các cường quốc phương Tây sẽ ngăn cản. VN hình như cũng có tên lửa đạn đạo SCUD nhưng k có thông tin chính thức về chuyện này

-------------------------------------------------------------

Thêm chút tin tức, báo New York Times đưa tin Mỹ tìm cách cài phần mềm độc hại vào hệ thống lưới điện Nga. Đây có lẽ là âm mưu cản trở việc xích lại với Nga của chính quyền Trump, đồng thời cũng có thể phản đối việc đánh nhau với TQ của Trump, vì Trump muốn ve vãn Nga để tập trung đánh TQ.
Phía Nga cảnh báo chuyện này, còn chính quyền Trump phủ nhận tin này, và gọi việc đưa tin này là "sự phản bội", và tiếp tục lên án New York Times là "fake news"


U.S. Escalates Online Attacks on Russia’s Power Grid
Kremlin Warns of Cyberwar After Report of U.S. Hacking Into Russian Power Grid

https://www.nytimes.com/2019/06/15/us/politics/trump-cyber-russia-grid.html
https://www.nytimes.com/2019/06/17/world/europe/russia-us-cyberwar-grid.html
https://edition.cnn.com/2019/06/15/politics/us-ramping-up-cyberattacks-russia/index.html




Châu Âu cấp giấy phép cho công nghệ VVER-TOI của Nga
Bản gốc tiếng Anh ở dưới, bản dịch tiếng VN được trích ở đây






Russia's VVER-TOI reactor certified by European utilities
The Russian-designed VVER-TOI nuclear power reactor design - developed from the VVER-1200 - has been formally certified as compliant by the European Utility Requirements (EUR) organisation.


Châu Âu cấp giấy phép cho công nghệ VVER-TOI của Nga
Công nghệ lò phản ứng năng lượng VVER-TOI do Nga thiết kế - phát triển từ công nghệ VVER-1200, đã được Tổ chức Các yêu cầu hạ tầng kỹ thuật châu Âu (EUR) cấp giấy chứng nhận. Điều đó đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội vươn ra thị trường thế giới của loại lò phản ứng này.


Atomenergoproekt, một công ty con của tập đoàn hạt nhân quốc gia Nga Rosatom, đã thông báo: lò phản ứng VVER-TOI (tối ưu hóa đặc thù với thông tin được tăng cường - typical optimised, with enhanced information) thiết kế năm 2010, được phát triển trên cơ sở các kết quả kỹ thuật của dự án VVER-1200. Thiết kế này đã được nâng cấp với thùng lò áp lực, gia tăng năng lực phát điện lên 3300 MWt và 1255 đến 1300 MWe (về danh nghĩa là 1300 MWe), có phần lõi lò phản ứng được cải thiện để tăng cường độ tin cậy trong việc làm mát với hệ thống an toàn thụ động có khả năng hoạt động tới 72 giờ mà không cần sự can thiệp của người vận hành sau khi dừng hoạt động, đồng thời có ưu điểm là các chi phí đầu tư xây dựng và vận hành thấp. Loại lò phản ứng này sẽ dử dụng một turbine phát điện với tốc độ thấp. Nó được xây dựng trong vòng 40 tháng.

Rosatom đã miêu tả công nghệ VVER-TOI như “sự phát triển mang tính logic” của công nghệ thế hệ 3+ và “một bước cách mạng” trong cải thiện thiết kế thùng lò của các nhà máy công suất lớn. Thiết kề này đem lại lớp vỏ nhiều chiều cho thùng lò, sử dụng các vật liệu hợp kim tiên tiến và sự tối ưu trong thiết kế các thiết bị sinh hơi. Nhìn chung, thiết kế này “đảm bảo tính hiệu quả trog đầu tư kinh phí với mức độ an toàn cao nhất của lò phản ứng”, Rosatom cho biết thêm.

Các chuyên gia châu Âu đã đưa ra một hồ sơ đánh giá chi tiết về thiết kế VVER-TOI và thông tin về dự án liên quan, dự án nhà máy điện hạt nhân Kursk II tại miền Tây Nga. Phân tích này bao gồm cả nghiên cứu về phần trả lời của Atomenergoproekt cho 4332 câu hỏi cơ bản về an toàn từ EUR, vốn bao trùm toàn bộ thông tin về nhà máy điện hạt nhân này. Và kết quả là, các chuyên gia châu Âu đã kết luận VVER-TOI đáp ứng được các quy chuẩn an toàn và hiệu quả về nhà máy điện hạt nhân của của châu Âu.

“Tôi có thể tuyên bố một cách chính xác là VVER-TOI đã vượt qua kỳ kiểm tra chuyên sâu và kỹ lưỡng bậc nhất, với đầy đủ yêu cầu đề ra của EUR," Chủ tịch danh dự của EURG, ông uillaume Jacquard cho biết trong lễ công bố cấp phép tại St Petersburg ngày 15/6.

Các yêu cầu của EUR bao trùm một dải rất rộng các điều kiện hoạt động của một nhà máy điện hạt nhân để có thể vận hành nó một cách hiệu quả và an toàn. Chúng bao gồm rất nhiều lĩnh vực như thiết kế nhà máy, các hệ thống vận hành, các vật liệu liên quan đến nguyên liệu hạt nhân, thùng lò…, các hợp phần, phương pháp đánh giá an toàn sác xuất... Dẫu vẫn còn cần có sự phê duyệt về thiết kế theo quy định ở từng quốc gia nhưng sự chấp thuận của EUR chỉ dấu là thiết kế của lò phản ứng theo công nghệ này đã đạt các tiêu chuẩn cho thế hệ tiếp theo của các lò phản ứng nước nhẹ (LWRs).

Việc kiểm tra và phê duyệt này của EUR đã được bắt đầu từ tháng 12/1991 với sự đồng thuận của các tổ chức châu Âu khi đưa ra một bộ chung về tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng châu Âu cho thế hệ tiếp theo của các nhà máy điện hạt nhân sử dụng lò phản ứng LWR. Nó được soạn theo tài liệu về tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng cho các lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến cuar Viện nghiên cứu điện lực Mỹ. EUR hiện có 15 thành viên, trong đó có EDF của Pháp, Iberdrola của Tây Ban Nha, Rosenergoatom của Nga và TVO của Phần Lan.

Lò phản ứng đầu tiên của Nga được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các quy định của EU là thiết kế VVER-1000 hệ an toàn bán thụ động tiên tiến AES-92, vào tháng 4/2007.

Ông Alexander Lokshin, Phó tổng giám đốc thường trực bộ phận quản lý điều hành Rosatom, đánh giá: “Chúng tôi đã tạo ra VVER-TOI, nơi ứng dụng các giải pháp công nghệ mới làm gia tăng mức độ an toàn và tin cậy trong vận hành nhà máy điện hạt nhân. Chứng nhận của EUR ngày hôm nay là một xác nhận của việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế của công nghệ này”.

Rosatom cho rằng, việc nhận được chứng nhận của EUR cho thiết kế VVER-TOI sẽ “góp phần quảng bá các công nghệ hạt nhân Nga trên thị trường quốc tế”.

Lớp vỏ bê tông cho lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Kursk !! đã được đúc vào tháng 4/2018 và lớp vỏ cho lò phản ứng số 2 vào tháng 4 năm nay. Các lò phản ứng ở Kursk II sẽ thay thế cho 4 lò phản ứng kiểu kênh công suất lớn (RBMK) do Nga thiết kế và xây dựng từ năm 1972 hiện vẫn còn được vận hành. Việc đưa chúng vào khai thác, vận hành sẽ được đồng bộ hóa với việc đóng cửa các lò phản ứng cũ Kursk 1 và 2, dự kiến sẽ bắt đầu từ năm 2022.




http://www.world-nuclear-news.org/Articles/Russia-s-VVER-VOI-reactor-certified-by-European-ut
http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Chau-Au-cap-giay-phep-cho-cong-nghe-VVERTOI-cua-Nga-16424

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 18 2019, 06:45 PM

Những điều mà LTBK nói là chuẩn. Tôi chỉ bổ xung chút ít thông tin. Về tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hai loại này có cái dễ và cái khó riêng của chúng.Để chế tạo được một quả tên lửa, thì tạm nói có ba điều phải làm được. Đó là 1-Động cơ, 2-Hệ điều khiển, 3-vật liệu chế nó và khí động học. Với tên lửa đạn đạo, nguyên tắc của nó là về động cơ chủ yếu là thuốc nổ (lỏng hoặc rắn) có đủ sức đẩy nó lên quỹ đạo không ?, cũng như vỏ kim loại của tên lửa có bị huỷ hoại khi cọ xát vào khí quyển không ?(đây chính là công nghiệp vũ trụ như tên lửa phóng vệ tinh. Chỉ cần thay cái vệ tinh bằng đầu đạn, ta sẽ có tên lửa đạn đạo). còn tên lửa hành trình, thực chất là cái máy bay không người lái, và vì tốc độ của nó thấp, bay trong tầng khí quyển (giống như cái máy bay chở khách), nên điểm khó chính là động cơ về mặt cơ khí. Chế tạo loại tên lửa này thì không khác gì chế tạo cái drone.
Với trình độ của VN, hoàn toàn có thể tiếp cận và phát triển được loại hình vũ khí này. Vì sao ?
1- Bỏ ngoài Mỹ và phương Tây, hầu như tất cả các nước khác, ngay cả Ấn, TQ, Triều Tiên, I ran.. đều chế tạo tên lửa đạn đạo từ quả tên lửa SAM II mà VN đã dùng trong kháng chiến chống Mỹ, chỉ cần cải tiến ..động cơ tên lửa, tức là tìm được loại thuốc nổ có sức đẩy xa hơn, hay đặt thêm tầng cho nó. Điều khó ở đây là làm được thuốc nổ rắn.
2- Kỹ thuật tên lửa này VN có thể mua được ở rất nhiều nước, do quan hệ VN với họ tốt, như I ran, Triều Tiên. Trong thực tế, Kỹ thuật I ran cũng bắt nguồn từ Triều tiên, không kể VN còn có quan hệ với các nước XHCN cũ hay nằm trong Liên Xô cũ có công nghệ này : UK, Belarus
3- Bản thân công nghiệp quân sự của VN cũng đã phải bảo hành đại tu, hay cải tiến các loại tên lửa Nga.
4- Từ ngày mở cửa, công nghệ điện tử của VN cũng phát triển hơn. Và người Việt không hề dốt trong IT
Tất nhiên VN cũng phải cần không quân, như một loại vecteur (tức là phương tiện mang vác tên lửa để bắn). Nhưng tên lửa cũng có thể có những vecteur khác rẻ hơn nhiều : ví dụ tầu thuỷ cỡ nhỏ, xe vận tải…
Điều khó trong việc phát triển công nghiệp này thực ra là chính trị. Tất cả các cương quốc bắt đầu (và đặc biệt) là Mỹ đều không muốn các nước khác tiếp cận công nghệ này. Nhưng VN có thể làm họ yên tâm vì quan hệ ngoại giao tốt, và vì loại tên lửa VN cần thực ra là tên lửa tầm ngắn và tầm trung ngắn (cỡ 1000km trở lại) không thể đụng tới lãnh thổ của họ.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 19 2019, 10:12 PM

Tổng bí thư, chủ tịch nước lại lỡ hẹn lần gặp mặt cử tri, mà báo chí đã đưa tin từ hôm qua, càng khiến những nghi vấn về vấn đề sức khoẻ càng rõ rệt. Trước đó đã có những vụ lỡ hẹn gặp mặt với các quan chức nước ngoài quan trọng, như thủ tướng Ý, mà tôi đã nói. Mặc dù trên báo chí chính thống luôn có những tin tức về hoạt động của bác Trọng, kiểu gửi điện mừng này nọ, nhưng nhưng việc ấy thực ra là việc của thư ký, ban bệ. Chỉ có sự xuất hiện của bác Trọng trước công chúng, mới có thể cho người ta thấy sự thực thế nào. Báo chí lề phải như thế, còn báo chí lề trái thì cũng không có thông tin gì hơn ngoài bốc phét và đưa tin thất thiệt theo định kiến từ thiên cổ. Vì thế mới buồn cười là hôm nay là ngày nhà báo VN, nhưng lại phải tìm thông tin theo kiểu như ngày xưa của phương Tây nhòm ngó, chỉ trỏ trên khán đài ở quảng trường đỏ, xem nhưng nhân vật nào của Liên Xô được đứng ở đó, để rồi phét lác xem đấu đá chính trị ở Liên Xô như thế nào (cái nghề đó được gọi là Sovietologie). Cũng phương pháp như vậy được dùng để sử lý thông tin Bắc Triều Tiên.
Như vậy việc bác Trọng không xuất hiện, khiến người ta đặt nhiều câu hỏi.

Mỹ tăng cường quân đội cỡ 1000 người để chuẩn bị đánh I ran ? Chỉ với thông tin đó, người ta cũng có thể hiểu là không thể có chiến tranh được. Tại sao ? vì để đánh I rắc, một nước yếu và nhỏ hơn I ran nhiều lần cả về dân số, diện tích, sức mạnh quân sự, khả năng tổ chức mà Mỹ phải cần tới một đội quân 150000 người. Tất nhiên đây cũng là một tiến bộ rất lớn so với hồi Mỹ tiến hành chiến tranh ở VN. Lúc này Mỹ dùng tới nửa triệu quân, công với quân đội Sài gòn cỡ 1 triệu nữa. Sự tiến bộ trong việc “tiết kiệm người” này là do sự phát triển của trang bị khí tài, cũng như địa hình ở I rắc thuận lợi hơn ở VN, sa mạc, trống trải. Nhưng từ 150000 người giảm xuống 1000 thì là điều không thể.
Tất nhiên Mỹ có thể ném bom không kích các cơ sở sản xuất làm giầu Uranium của I ran, giống như Israel đã ném bom cơ sở sản xuất của I rắc ở thành phố Osirak, thời còn chế độ Sađam husein vào thập niên 80. Nhưng ở đây có điều khác là cơ sở Osirak là do Pháp làm, và ta có thể hiểu là Israel có thể có được thông tin chính xác về cơ sở này, do Pháp là đồng minh ngầm của Israel, cũng như nó không được xây dựng bí mật. Ngược lại các cơ sở của I ran là của người I ran xây, có nổi có chìm, tản mát khắp nơi. Cho nên hi vọng bằng ném bom sẽ huỷ diệt được khả năng I ran chế tạo bom tương đối ít.
Hiện nay, tiến bộ kỹ thuật đã cho phép Mỹ có thể ném bom chính xác hơn nhiều thời chiến tranh VN, nhưng hiện tại, chưa có cuộc chiến nào mà chỉ ném bom không mà chiến thắng.
Không kể bộ trưởng bộ quốc phòng Mỹ lại từ chức, vì lý do gia đình, nhưng điều này cũng nói lên một sự bất đồng nào đó có thể.
Điều thú vị là trong các sự kiện vừa xẩy ra ở vịnh Ba tư, không thấy media phương tây nghi ngờ hai nước, mà khả năng muốn có chiến tranh giữa Mỹ và I ran rất lớn đó là Israel và Ả rập Sa u đít.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 20 2019, 10:49 PM

Đức vừa cáo buộc I ran là thủ phạm trong việc đánh bom tầu chở dầu ở vịnh Ba tư. Nhưng trước đó, nước này lại tỏ ý nghi ngờ bằng chứng của Mỹ. Vậy việc gì đã xẩy ra, Đức đã có bằng chứng mới về tội lỗi của I ran ? khác với các cường quốc khác như Anh, Pháp có chân rết căn cứ quân sự ở vùng này nên có thể có thông tin độc lập, Đức không có những công cụ đó. Vậy nước này xem bói hay sao ?
Câu trả lời có lẽ cũng đơn giản, bởi trước đó mấy giờ I ran đã thông báo là sẽ không tuân theo hiệp ước đã kỹ với các nước phương tây và Mỹ trong đó có Đức. Và chắc để trả đũa và đe doạ mà thủ tướng Đức đã thấy .. I ran là thủ phạm.
Hãy trở lại với lịch sử. Thời Obama còn là tổng thống, Mỹ và một số nước trong EU (Anh, Pháp, Đức) đã ký một thoả thuận trong đó I ran sẽ chỉ làm giầu hạt Uranium tới 3% (để dùng cho nhà máy điện nguyên tử), và không được giữ quá 350Kg, đổi lại phong toả kinh tế I ran được dỡ bỏ. Nhưng sau khi Trump lên làm tổng thống. Mỹ đã đơn phương rút khỏi thoả thuận, tăng cường phong toả I ran. Ngược lại các nước khác vẫn tiếp tục công nhận thoả thuận này. Mặc dù embago chỉ của Mỹ, nhưng các hãng EU cũng tuân theo, còn EU về mặt chính trị, dù tố cáo Mỹ và bất đồng với Mỹ, nhưng cũng lần chần không bước qua lằn vạch đỏ là tiếp tục quan hệ kinh tế với I ran. Kết quả I ran vừa phải chấp thuận thoả thuận đã ký, đồng thời tiếp tục bị bao vây kinh tế không được hưởng gì cả. Hệ quả của mâu thuẫn EU-Mỹ trút hết lên đầu nước này.
Hiện nay EU vẫn lần chần chưa đặt ra được một cơ chế để buôn bán với I ran tranh được Embago với Mỹ. Điều này vừa thể hiện sự phụ thuộc của EU vào Mỹ, nhưng cũng có thể hiểu như một sự hợp đồng với Mỹ để bóp I ran. Chính vì thế mà I ran mới có động thái là sẽ không tôn trọng hiệp định này nữa, nếu EU không chịu thực hiện thoả thuận. Và để trả đũa lại. Đức về hùa với Mỹ để buộc tội I ran. Như vậy thủ phạm hay không thủ phạm không phải là sự thật mà chỉ là một con tính về quyền lợi và tương quan lực lượng tạo ra. Và trong vấn đề này, người ta thấy rõ EU là cái đuôi của Mỹ, cũng như trong mọi vấn đề, EU vào thời điểm cuối cùng luôn đứng về phía Mỹ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 21 2019, 05:10 AM

Cái này có gì lạ đâu bác Phó. Sự thật trong chính trị khác với sự thật trong khoa học. Sự thật trong chính trị là: cái mà đa số mọi người tin vào (hoặc bị buộc phải tin vào). Có lẽ nên cụ thể hơn, đó là, đó là cái mà các ông lớn (nước lớn, nhân vật lớn) muốn mọi người tin vào. Như cái này chẳng hạn



Malaysian PM says Russia being made a scapegoat for downing of flight MH17
Thủ tướng Malaysia nói Nga chỉ là con dê tế thần trong vụ MH17
Ông Mahathir khẳng định Malaysia không chấp nhận kết quả điều tra mới được công bố và cho rằng người Nga không liên quan đến thảm kịch này.

"Chúng tôi rất không hài lòng vì ngay từ lúc bắt đầu, đó đã là vấn đề mang tính chính trị về việc họ sẽ buộc tội Nga đã làm sai như thế nào", Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm nay nói với các phóng viên. "Ngay trước khi điều tra, họ đã nói đó là Nga. Và bây giờ họ cho biết họ có bằng chứng. Thật khó để chúng tôi chấp nhận điều đó".


https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-malaysia-noi-nga-chi-la-con-de-te-than-trong-vu-mh17-3941414.html
https://www.reuters.com/article/us-ukraine-crisis-mh17-malaysia/malaysias-mahathir-says-russia-being-made-a-scapegoat-for-downing-of-mh17-idUSKCN1TL0OW


Tiếng là có 1 công tố Malaysia trong nhóm điều tra, nhưng thực tế chính quyền Malaysia k được quyền tiếp cận hộp đen hay được lắng nghe ghi âm hộp đen, mà kỳ lạ là điều tra vụ án hàng không nhưng lại k điều tra gì về bên không lưu, k thẩm vấn cán bộ điều phối không lưu hay nghe băng ghi âm điều phối không lưu vậy

Thượng nghị sỹ Linsey Graham (ông này phe diều hâu, bạn của McCain ngày xưa, diều hâu với Nga và Iran) nhắc đến việc trả đũa Iran vì bắn rơi máy bay do thám tối tân nhất của Mỹ (Iran nói rằng đó là loại RQ-4 Global Hawk bay vào lãnh thổ Iran, còn Mỹ nói rằng đó là loại MQ-4C Triton, tức còn tối tân hơn, bay trên vùng biển quốc tế), nói rằng tổng thống Trump k muốn gây chiến, nhưng sớm muộn gì thì Trump cũng "hết sự lựa chọn".

Hồi xưa, khi lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn ở Iran dùng tên lửa chống hạm bắn cháy tàu chiến của Arap Saudi (nhưng là tàu chiến công nghệ cao Mỹ), ông ta cũng đòi Obama phải trả đũa, và sau đó thì Mỹ đã phải cho ném bom 1 số vị trí của Houthi. Không rõ lần này Mỹ sẽ thế nào

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 21 2019, 05:38 PM

@ltbk,
Hì hì, không tôi không ngạc nhiên gì cả với thái độ của chính quyền Đức, mà chỉ nếu nó ra như một dẫn chứng, để dẫn tới những kết luận tương tự như ltbk nói ở trên. Từ đó mới đặt ra một câu hỏi là:
Làm sao để có thể theo dõi, phân tích, phán đoán tình hình trong khi thông tin không là sự thực, thật giả lẫn lộn. Nói theo kiểu đạo Phật là tất cả đều không thật chỉ là ảo giác (Maya). Với tôi công cụ để giải quyết vấn đề đó chính là ..chủ nghĩa Mác – Lê nin, vì sao ? vì nó có hai công cụ rất lớn để phân tích một cách dài hơi rất khoa học: đó là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là vì nó quan tâm tới cấu trúc của xã hội, quyền lợi của các phe nhóm (trong chủ nghĩa Mác gọi là giai cấp), các giai cấp này, ta có thể mở rộng ra là giai tầng, vì nó phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất, nhưng cũng phụ thuộc vào nguồn gốc, cộng đồng văn hoá lịch sử. Từ đó dẫn tới phân tích bằng tương quan lực lượng, và bằng cách đó người ta có thể tiến gần tới sự thật và tiên đoán mọi chuyện chính xác hơn.
Hôm nay báo chí đưa tin là Trump đã rút lệnh đánh I ran vào phút cuối cùng ? Nhưng trước đó tôi đã nói là không thể đánh. Hai điều này không trái ngược nhau, và tôi cũng không phải là tiên tri, bởi vì xét về tương quan lực lượng nó là như thế. Chuyện này cũng không có nghĩa là Trump không rút lệnh đánh vào phút cuối cùng. Điều này hoàn toàn có thể xẩy ra, nhưng ta không thể quy lịch sử quan hệ Mỹ- I ran , bẳng tính “đồng bóng” của tổng thống Mỹ được mà nó có cơ sở trên tương quan lực lượng và lợi ích đôi bên.
Hiện nay, xã hội Vn thích nghe tin lề trái, trong khi nó bốc phét giật gân, và nhiều khi nhưng người tung những tin ấy chỉ là những loại mạt hạng trong xã hội, tin của nó cũng chỉ là định kiến. Báo chí phương Tây thì đa dạng nhưng phiến diện một chiều, vì nó phản ánh quyền lợi của nó. Báo chính thống không sai, khá đa dạng, nhưng nhiều khi nhai lại, chậm chạp.. thì cách phân tích theo chủ nghĩa Mác, sẽ giúp ta nhìn sự việc rõ ràng hơn, ít sai hơn.
Có một chuyện tương đối khó hiểu với tôi, đó là phi vụ “ông Đoàn Ngọc Hải” hung thần vỉa hè ở TP HCM. Với cảm nhận của tôi thì đây là một dạng Bây bì (Baby) Đinh La Thăng, vậy mà không hiểu tại sao câu chuyện vẫn tùm lum như vậy.
Việc dẹp vỉa hè như kiểu làm của ông này, là một thứ trò dở hơi, kiểu mị dân. Và tôi vẫn nghĩ rằng đằng sau có một khuất tất gì đó, giống như kiểu hành xử của Đinh La Thăng vậy. Lấy “hung hăng như Đinh la Thăng” làm thước đo hiệu quả công việc, “tạo thế” qua ngôn luận báo chí.
Tôi cũng đã tỏ thái độ với kiểu dẹp vỉa hè này. Nếu muốn dẹp vỉa hè thực sự, thì cách tốt nhất không phải là dẹp, mà tổ chức buôn bán trên vỉa hè lại cho nó hiệu quả, nếu không tìm được chợ cho những người buôn bán vỉa hè này sinh hoạt.
Cái tư duy vỉa hè trống trơn, kiểu như trong các phố Tây, đối với tôi cũng có cái gì đó quái đản. Trong thực tế, ngay ở Paris, trên vỉa hè của nó vẫn có họp chợ. Nhưng nó tổ chức theo ngày,và đây là một nguồn thu nhập thêm cho thành phố, không kể thành phố cũng có dịch vụ cứ đến ngày chợ phiên, thì nhân viên thành phố ra dựng rạp, quầy để họp chợ, rồi sau khi chợ tan (thường chợ họp buổi chiều hay buổi sáng), thì họ lại là người dọn dẹp. Chợ họp vỉa hè này chính là một đặc trưng của Paris.
Với các thành phố châu Á, thì việc họp chợ vỉa hè này cũng là truyền thống. Đặc biệt các chợ đồ ăn ban ngày và ban đêm. Và điều này giờ lại được các thành phố phương Tây học. Đó là việc tổ chức các food truck, tức là xe bán hàng rong. Nhưng tất nhiên xe họ tiện nghi vệ sinh hơn là các gành hàng ở chợ VN. Ngay ở New York, ngay đầu phố ở Manhattan, người ta cũng có thể thấy những xe hàng kiểu này bán hot dog, đồ ăn Pakistan, Ấn độ, ..
Kiểu vỉa hè không người, có lẽ chỉ có thể tồn tại ở những nước đất rộng, người thưa, theo văn hoá Anglo-Saxon (tức là văn hoá Anh-Mỹ). Cách đây cực lâu, khoảng 20 năm, tôi có việc phải dẫn một người quen gốc VN từ Úc sáng Paris chơi, và ông ta cứ ngạc nhiên không hiểu tại sao các quán cà phê Pháp cứ lấn vỉa hè ra đường. Theo ông ấy là do luật pháp không nghiêm. Ông ta không biết rằng, uống cà phê vỉa hè trong nhưng nhà kính(veranda) là đặc trưng của Paris.
Với một thành phố VN, đất chật, người đông, tấc đất tấc vàng. Với truyền thống thành phố là Thành thị, tức là cái chợ (thị), với số lượng người nghèo còn đông đảo bám vỉa hè kiếm sống.. thì việc biến cái vỉa hè thành chỗ trống có cái gì đó rất phản cảm cả về truyền thống văn hoá, tình cảm, lấn sự dửng dưng với số phận con người. Vậy mà không hiểu sao việc làm của ông này, không có ai phản đối cả.
Hiện nay ông này đòi từ chức, thì cho về nghỉ đi. Tài năng gì cái giống này mà phải tiếc.

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi Jun 22 2019, 12:46 AM

QUOTE(langtubachkhoa @ Jun 21 2019, 05:10 AM)
Cái này có gì lạ đâu bác Phó. Sự thật trong chính trị khác với sự thật trong khoa học. Sự thật trong chính trị là: cái mà đa số mọi người tin vào (hoặc bị buộc phải tin vào). Có lẽ nên cụ thể hơn, đó là, đó là cái mà các ông lớn (nước lớn, nhân vật lớn) muốn mọi người tin vào. Như cái này chẳng hạn



Malaysian PM says Russia being made a scapegoat for downing of flight MH17
Thủ tướng Malaysia nói Nga chỉ là con dê tế thần trong vụ MH17
Ông Mahathir khẳng định Malaysia không chấp nhận kết quả điều tra mới được công bố và cho rằng người Nga không liên quan đến thảm kịch này.

"Chúng tôi rất không hài lòng vì ngay từ lúc bắt đầu, đó đã là vấn đề mang tính chính trị về việc họ sẽ buộc tội Nga đã làm sai như thế nào", Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm nay nói với các phóng viên. "Ngay trước khi điều tra, họ đã nói đó là Nga. Và bây giờ họ cho biết họ có bằng chứng. Thật khó để chúng tôi chấp nhận điều đó".


https://vnexpress.net/the-gioi/thu-tuong-malaysia-noi-nga-chi-la-con-de-te-than-trong-vu-mh17-3941414.html
https://www.reuters.com/article/us-ukraine-crisis-mh17-malaysia/malaysias-mahathir-says-russia-being-made-a-scapegoat-for-downing-of-mh17-idUSKCN1TL0OW


Tiếng là có 1 công tố Malaysia trong nhóm điều tra, nhưng thực tế chính quyền Malaysia k được quyền tiếp cận hộp đen hay được lắng nghe ghi âm hộp đen, mà kỳ lạ là điều tra vụ án hàng không nhưng lại k điều tra gì về bên không lưu, k thẩm vấn cán bộ điều phối không lưu hay nghe băng ghi âm điều phối không lưu vậy



Một bản báo cáo sơ bộ về dữ liệu của hai hộp đen máy bay MH17 thuộc hãng hàng không Malaysia (Malaysia Airlines), bị rơi tại miền đông Ucraina, đã được gửi tới các chính phủ có liên quan, Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia Liow Tiong Lai ngày 15-8 cho biết.

Phát biểu trước báo giới, ông Liow Tiong Lai khẳng định, Malaysia đã nhận được bản báo cáo này và các quốc gia có công dân liên quan trong tai nạn này đều được nhận bản báo cáo.

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Malaysia, nhóm điều tra đã thu được phần ghi âm âm thanh trong buồng lái và nội dung dữ liệu chuyến bay, đồng thời tổ chức một cuộc họp về bản báo cáo sơ bộ các dữ liệu của hai hộp đen máy bay MH17.

“Tất cả mọi dữ liệu từ hộp đen máy bay còn nguyên vẹn, không bị phá hoại và có thể đọc được một cách rõ ràng”, ông Liow Tiong Lai khẳng định.

https://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/24058402-hop-tac-viet-nam-hoa-ky.html

Gửi bởi: Vante_Sellenberg vào hồi Jun 22 2019, 12:56 AM

Còn đây là phản ứng chính thức của Bộ Ngoại giao Malaysia sau khi JIT phát lệnh truy tố 3 công dân Nga và 1 công dân Ukraine vì liên quan đến chiếc MH17 bị rơi

Malaysia appreciates the presentation by the Joint Investigation Team (JIT) on 19 June 2019 on the latest report based on its investigation and legal research.

http://www.kln.gov.my/web/guest/-/press-statement-on-the-latest-report-by-the-mh17-joint-investigation-team-jit-

P/S: Còn tại sao PM Malaysia lại phát biểu trớt quớt như vậy thì đó là vấn đề sự thật trong chính trị chứ không phải sự thật trong khoa học, hihi. Nguyên do là EU sắp sửa cấm sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu dùng cho xe hơi vì người ta phá rừng kinh khủng để trồng cây cọ, việc này sẽ khiến Malay mất khoảng 13-14 tỉ USD/năm. Và thế là hơn một năm nay Indo và Malay tìm đủ mọi cách gây sức ép với EU để hoãn ban hành bill này. Nếu bác quan tâm thì tìm hiểu thêm đi. Nhiều thứ hay ho lắm. Ví dụ như Malay mua Su30MK2 mà Nga bán cho Malay được thanh toán dần từ dầu cọ ... và ....

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 22 2019, 05:19 AM

@Vante
Dĩ nhiên thủ tướng malaysia nói vậy vì đang có mâu thuẫn với EU rồi. Nếu không thì dù có nghĩ thế cũng k ai nói ra cả. Nó cũng cho thấy ai bắn thật sự, hay chính xác hơn, ai là kẻ chủ mưu dàn dựng nên vụ này từ đâu (từ việc dụ chiếc máy bay vào bẫy, cho đến khi bị bắn hạ, etc.) k hề quan trọng. Ngay cả việc tội danh họ buộc cho 4 người kia (tổ chức đưa tên lửa vào Ukraine), đã cho thấy nhằm vào Nga, chứ k phải nhằm vào việc người bắn cái máy bay bị rơi. Đơn giản là trừng phạt người nhấn nút bắn tên lửa chả để làm gì, vì khi xảy ra vụ đó năm 2014 họ (ví dụ Obama) đã tuyên bố dân quân bắn nhầm vào máy bay dân sự. Buộc tội vô ý giết người hay nặng hơn nữa với cái tổ bắn tên lửa chẳng đem lại lợi ích chính trị gì mấy, buộc tội danh kia lợi hại hơn vì nó có tính bao quát hơn.

Lúc xảy ra vụ đó, phía Malaysia có được tiếp cận hộp đen, nhưng khi các chuyên gia giải mã và nghe trực tiếp, thì Malaysia k có, sau đó chỉ nhận được báo cáo và 1 phần ghi âm thôi. Lúc xảy ra vụ này, chính phủ Malaysia đòi được tiếp cận hiện trường điều tra nhưng cũng bị từ chối. Thủ tướng Najib của Malaysia lúc đó đã không hề chỉ trích Nga hay phe li khai, chứ k chỉ bây giờ mới thế.

Cá nhân tôi, tin là vụ này do dân quân bắn nhầm, như lời Obama nói (dĩ nhiên là bắn nhầm, chứ k ai lại cố ý cả), nhưng nhiều khả năng vụ "bắn nhầm" này là việc "gài bẫy", một cái bẫy về công nghệ. Dù sao thì đây là "sự thật chính trị", nên chúng ta cần xem phương Tây khai thác việc này thế nào, và Nga sẽ xử lý thế nào, k phải là bàn xem ai là kẻ bắn thực sự (điều mà cơ quan an ninh của cả Mỹ và Nga chắc chắn đều đã biết rõ)

Vụ Malaysia mua máy bay Nga đổi bằng dầu cọ và 1 số nông sản khác, tôi đã đưa tin khá lâu ở đây rồi. Cả Indo mua Su-35 cũng trả hàng đổi hàng. Chính Nga bây giờ cũng thúc đẩy việc này. Thực ra, từ trước khi có khủng hoảng Ukraine, Nga đã cố tránh dùng hệ thống USD rồi, vì thế hay có hiện tượng doanh nhân EU đến Nga mang về những vali tiền mặt, hay Nga bán hàng công nghiệp cho ẤN độ để nhận 1 phần USD và 1 phần là hàng hóa (ví dụ thịt trâu, etc.). Sau khủng hoảng thì Nga càng tăng cường việc này


Tin tức thêm:
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã hủy không kích Iran trước 10 phút, 'để cứu mạng 150 người'
“10 phút trước cuộc tấn công, tôi đã ngăn lại vì nó không cân xứng với việc bắn rơi một máy bay không người lái. Tôi không vội. Quân đội của chúng tôi đang được tái xây dựng, mới hơn và sẵn sàng chiến đấu, cho đến nay là tốt nhất trên thế giới”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter tối 21.6.
Trước đó, tờ The New York Times dẫn lời giới chức Mỹ đưa tin Tổng thống Trump đã bật đèn xanh để tấn công đáp trả Iran nhưng đến phút chót lại bất ngờ hủy bỏ.
Theo lời các quan chức Mỹ, ban đầu Tổng thống Trump phê chuẩn cuộc tấn công nhắm vào một số mục tiêu ở Iran như hệ thống radar và các khẩu đội tên lửa. Cuộc tấn công dự kiến sẽ được tiến hành trước bình minh ngày 21.6 (giờ Iran) nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong.
Các máy bay chiến đấu đã xuất kích, chiến hạm vào vị trí nhưng không có tên lửa nào được phóng đi.


Chủ để về Ukraine, Nga nên đưa thêm ưu tiên đưa tin nhiều chút về Nga:
trong cuộc giao lưu trực tuyến với tổng thống Nga Putin ngày 20/6, ông Putin cho rằng Nga chịu thiệt hại 50 tỷ USD thì châu Âu còn chịu thiệt hại 240 tỷ USD, còn Mỹ cũng mất 17 tỷ USD (dù không phải là nước có kim ngạch thương mại lớn với Nga) vì các lệnh trừng phạt kinh tế, trong khi Nhật Bản mất 27 tỷ USD.

Tổng thống Nga nói rằng, trừng phạt tuy gây thiệt hại nhưng cũng tạo ra cơ hội, khi trả lời câu hỏi của một người:
"Nhiều người cho rằng khó khăn kinh tế là do những biện pháp trừng phạt, cấm vận. Nhiều người kêu gọi nên hòa giải với người ta. Tổng thống có cho rằng, nếu nước Nga thực hiện tất cả mọi đòi hỏi thì sẽ có lợi hơn?"

Ông Putin đã trả lời rõ ràng về việc không thể chấp nhận nhún nhường các nước đã áp đặt trừng phạt vào Nga.
Ông cũng đồng thời cho rằng, lệnh trừng phạt đã giúp Nga phát triển nội lực.
“"Hòa giải" nghĩa là gì? Chúng ta có tranh cãi với ai đâu. Những nước thực hiện cấm vận tự đánh mất thị trường nước ta.
Đúng là chúng ta không thu được cho ngân sách những khoản tiền nhất định. Nhưng chúng ta cũng được hưởng lợi những gì đó. Chúng ta sản xuất thay thế nhập khẩu.
Chúng ta đã bắt đầu phát triển những lĩnh vực mà trước đây chúng ta không có. Chẳng hạn, chế tạo động cơ tàu biển.
Chỉ trong mấy năm chúng ta đã tổ chức được hoạt động này. Một số ngành khác cũng có bước phát triển. Chế tạo máy vận tải, máy năng lượng chẳng hạn. Đó là chưa kể đến nông nghiệp. Hoàn cảnh thực tế đã có tác dụng động viên, tập hợp chúng ta."


Trước đó, hồi đầu năm nay, Phòng Thương mại Nga - Đức cho biết kim ngạch thương mại song phương trong năm 2018 đạt gần 62 tỷ euro, tăng 8,4% so với năm trước đó. Kim ngạch thương mại giữa Nga và Đức tiếp tục tăng trưởng bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow và việc Mỹ cảnh báo trừng phạt các công ty Đức tham gia dự án Nord Stream-2 của Nga.

Trong khi đó, Mỹ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga nhưng mức đầu tư của nước này vào Moscow thậm chí còn đạt mức kỷ lục trong năm qua.

Tính từ ngày 1/5 đến ngày 1/6, Nga đã tăng dự trữ vàng thêm 0,3% . Trước đó, vào cuối tháng 5, Vào tháng Năm, Ngân hàng Trung ương Nga đã nắm giữ khoảng 2.183 tấn kim loại quý. Trong 5 tháng đầu năm nay, Nga đã bổ sung 78 tấn vàng vào kho bạc của mình, tăng tỷ lệ kim loại quý trong dự trữ quốc tế lên 3,7%. Năm ngoái, CBR đã mua khoảng 274 tấn vàng. Sự tích trữ vàng chưa có điểm dừng của Ngân hàng Trung ương Nga được cho là để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng đồng USD có thể xảy ra trong tương lai gần, theo tính toán của các nhà quan sát.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 22 2019, 07:45 PM

Bổ sung chút tin:

biểu tình bạo lực ở Gruzia bùng phát khiến chủ tịch quốc hội phải từ chức, khi ông mời nghị sĩ Nga Sergei Gavrilov sang phát biểu. Bộ y tế Gruzia ước tính 240 người bị thương nặng, phía Nga chỉ trích các chính trị gia cực đoan tổ chức biểu tình. Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh cấm vận chuyển công dân Nga đến Gruzia. Điều này sẽ đánh mạnh vào ngành du lịch của Gruzia (khoảng 7,5-7,6%GDP nước này, và phần lớn khách du lịch là người Nga, với hơn 1,4 triệu người Nga đến Gruzia năm ngoái)

____________________________

Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo Ukrain

Giáo hội Chính thống Ukraina từ chối Tomos (sắc lệnh về nhà thờ độc lập).
Giáo chủ Filaret tuyên bố rằng Tomos là trò của Poroshenko trước khi bầu cử.

Nhớ lại trước khi bầu cử Poroshenko hân hoan tuyên bố rằng cuối cùng thì nhà thờ Ukraina đã nhận được Tomos (tạm dịch là sắc lệnh về nhà thờ độc lập)
Khi bầu cử qua đi, chính Giáo chủ Filaret tuyên bố rằng Tomos là trò của Poroshenko trước khi bầu cử và tuyên bố từ chối Tomos vì nó làm nhà thờ Ukraina phụ thuộc hoàn toàn vào Constantinople.
Cũng trong cuộc họp này Giáo chủ Filaret tuyên bố khôi phục lại Nhà thờ Chính thống Ukraina như trước đây.



https://strana.ua/articles/analysis/207415-chto-oznachaet-vosstanovlenie-kievskoho-patriarkhata-.html?fbclid=IwAR02Wy3b8g3LdPjWxlv0P_Lpq_UBTS1jrgKAjuuu7exnNdfD3MAISITRmM4

Bạn Lê Thái Kỳ bình thêm: Tomos này thực tế chẳng mang lại một sự độc lập nào mà ngược lại, làm cho nhà thờ Ukraina phụ thuộc rất nhiều vào Constantinople. mặt khác gây chia rẽ tôn giáo ở Ukraina.

_____________________________

Khi được hỏi về việc thủ tướng mới ở Anh đang được bầu, và việc phương tây hay chỉ trích Nga về bầu cử, Putin nói rằng thủ tướng Anh lên nắm quyền nhờ "phe đảng"

"Điều duy nhất tôi muốn lưu ý là lúc nào người ta cũng chỉ tay lệnh cho chúng tôi phải thế này với quá trình dân chủ ở Nga, thế kia với quyền bầu cử và v.v… Trong khi đó, như chúng ta biết, Nữ hoàng Anh không giải quyết bất kỳ vấn đề nào và là nguyên thủ quốc gia một cách hình thức còn Thủ tướng có mọi quyền hành. Một Thủ tướng đã phải từ chức. Đó là bà Theresa May. Người mới sẽ thay thế bằng cách nào? Thông qua bầu cử toàn dân chăng? Không. Mà với sự giúp đỡ của “phe đảng”, - ông Putin nhận xét trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình “Nước Nga 1”.
“Nói thật, đối với tôi chuyện này thật kỳ quặc. Nhưng đó là hệ thống của Anh quốc. Chúng tôi sẽ tôn trọng điều đó và làm việc với tất cả những ai muốn làm việc với chúng tôi”

__________________________________

Đọc cái tin này tôi thắc mắc, VN sẽ khai thác khí ở biển chăng? Vì dường như các mỏ khí đất liền của VN sắp hết, mà trên biển thì đang tranh chấp. Mua khí hóa lỏng thì cơ sở hạ tầng, chi phí vận chuyển k rẻ, được mỗi cái là "sạch", chả hiểu sao ông tiến sỹ phía dưới lại nói vận chuyển khí dễ hơn vận chuyển than?


Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý về nguyên tắc giao Công ty Gazprom EP Internatiional B.V (là công ty con của Tập đoàn Gazprom - Liên Bang Nga) làm chủ đầu tư Dự án nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Quảng trị với công suất 340 MW, sử dụng từ mỏ Báo Vàng như đề nghị của Bộ Công thương và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với đại diện Công ty Gazprom International tại Việt Nam, thuộc Tập đoàn Gazprom (Nga) về việc triển khai đầu tư dự án nhà máy điện khí tại địa phương này.
Trước đó, năm 2017 hai bên đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về việc thực hiện dự án xây dựng trạm xử lý khí từ mỏ Báo Vàng và nhà máy điện khí tại Khu kinh tế Đông Nam của tỉnh Quảng Trị.


Hoan nghênh dự án điện khí tại Quảng Trị, chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm (Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam) thấy yên tâm khi dự án do công ty con của Tập đoàn Gazprom (Nga) làm chủ đầu tư.

Đồng thời, ông khẳng định, chủ trương dùng khí và khí hóa lỏng rất quan trọng và nên làm bởi những lý do sau:

Thứ nhất, theo Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, đến năm 2030, nhiệt điện than vẫn chiếm hơn 50% sản lượng điện của Việt Nam. Tuy nhiên, theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mục tiêu trên rất khó thực hiện được vì rất nhiều nhà máy đang bị chậm hoặc lùi tiến độ, có khả năng không hoàn thành.

Thứ hai, hiện có 15 dự án BOT, trong đó 12 dự án chậm tiến độ hoặc chưa thể xác định tiến độ do còn vướng mắc trong đàm phán.

Vậy nên, trong khoảng 10 năm tới, khả năng thực hiện được các dự án trên hay không chưa chắc, có nguy cơ thiếu điện.

Thứ ba, vốn để làm nhiệt điện than cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện các quốc gia hay định chế tài chính (như WB, ADB) khi cho vay tiền để làm nhiệt điện than thường có những ràng buộc kỹ thuật và đây chính là rào cản khiến việc vay vốn trở nên khó khăn.

Thứ tư, nguồn than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn, khi từ nay trở đi, nguồn than nhập khẩu là nguồn nhiên liệu chính cung cấp cho các nhà máy. Hợp đồng lâu dài để nhập than hiện nay chưa xác định được rõ, một số nhà máy chỉ nhập khẩu ngắn hạn trong khoảng 5-10 năm, trong khi đời một dự án nhiệt điện than khoảng 20-30 năm. Giá than lại diễn biến theo thị trường quốc tế và có xu hướng tăng lên, do đó giá điện cũng sẽ tăng.

Thứ năm, Việt Nam đã cùng hơn 170 quốc gia ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, trong đó cam kết phải giảm tỷ lệ phát thải khí CO2, khí nhà kính. Điều đó có nghĩa Việt Nam phải giảm nhiệt điện than và tìm nguồn khác để thay thế.

Đó là chưa nói đến vấn đề nhiệt điện than gây ô nhiễm môi trường. Cho tới nay, nhiều địa phương, đặc biệt ở miền Nam, không muốn xây dựng nhà máy nhiệt điện than. Đây cũng là lý do khiến việc giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy nhiệt điện than bị kéo dài và thúc đẩy tìm kiếm nguồn điện khác thay thế.

Trong khi nhiệt điện than không còn là xu hướng phát triển được ưu tiên lựa chọn thì một trong những nguồn có thể thay thế là năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

Khẳng định đây là xu hướng tốt nhưng TS Ngô Đức Lâm cho rằng phát triển điện gió, điện mặt trời không đơn giản. Thời gian xây dựng các nhà máy điện gió, điện mặt trời rất ngắn, các nhà đầu tư ngoại cũng rất quan tâm và đăng ký đầu tư lĩnh vực này ở Việt Nam nhiều, tuy nhiên khi thực hiện lại có khó khăn.

Cụ thể, phần lớn nhà máy điện gió, điện mặt trời xây dựng xa đất liền, hoặc nếu ở đất liền thì nằm ở vùng ven biển, vì thế việc xây dựng đường ống để chuyển điện vào trong đất liền không dễ.

"Chúng ta có khả năng làm điện gió, điện mặt trời nhưng để vận hành ổn định, tin cậy đối với hệ thống điện, không gây nên sự cố thì cần có thời gian kiểm nghiệm. Vì lẽ đó, làm điện gió, điện mặt trời ngày nay là thực hiện theo kiểu vừa xây dựng, vừa kiểm nghiệm, theo dõi, đến khi nào ổn định thì phát triển nhiều hơn", chuyên gia năng lượng Ngô Đức Lâm cho biết.

Từ những phân tích trên, vị chuyên gia khẳng định khí và khí hỏa lỏng là lựa chọn tốt hơn cả. Điện khí và khí hóa lỏng có nhiều ưu điểm: xây dựng nhà máy nhanh hơn, ít tốn đất hơn, không ô nhiễm nhiều, nguồn cung khí, khí hóa lỏng ngày càng phong phú hơn, dù giá thành có thể cao hơn.

Đối với những dự án sử dụng nguồn khí ở vùng biển Việt Nam, trong đó có dự án điện khí ở Quảng Trị do Gazprom làm chủ đầu tư, TS Ngô Đức Lâm cho biết, nước nào đầu tư đều phải xây dựng giàn khoan để hút khí lên, truyền qua đường ống vào bờ. Ở trong bờ cũng phải tìm vốn để xây dựng nhà máy chuyển khí vào.

Việc vận chuyển khí có thể thực hiện qua đường ống hoặc ép lại, nhưng dù làm cách nào thì việc vận chuyển khí và khí hóa lỏng cũng thuận tiện hơn nhiều so với vận chuyển than.

"Việc này, nhiều nhà máy phía Nam đã có kinh nghiệm. Thậm chí, nếu phải nhập khẩu khí và khí hóa lỏng thì cũng rất tiện bởi đã có những đoàn tàu chuyên dụng. Bây giờ việc cần làm là phải tính hiệu quả kinh tế của nó đến mức độ nào", ông Lâm nói.



https://baodautu.vn/dong-y-giao-gazprom-lam-chu-dau-tu-du-an-nha-may-dien-tuabin-khi-hon-hop-quang-tri-d102278.html
https://nhadautu.vn/tap-doan-gazprom-nga-se-dau-tu-du-an-dien-khi-tai-quang-tri-d6593.html
http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/gazprom-dau-tu-du-an-dien-khi-quang-tri-nhieu-ky-vong-3382314/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 24 2019, 11:09 PM

Việc hai chiếc máy bay của Malaysia Airline bị rơi ở châu Á và ở UK có nhiều bí ẩn, và người ta vẫn không hiểu lý do từ đâu. Nhưng hai hoàn cảnh của nó khác nhau. Chiếc bị rơi ở UK, thì đúng là khả năng bắn nhầm rất lớn, nhưng nếu nói về động cơ để gây ra sự việc thì không rõ từ đâu. Vậy có vấn đề gì mà phía dân quân, nếu có bắn nhầm lại không dám nhận. Đó là bởi câu chuyện này là cái lý do tuyệt vời để ngăn cản Nga có thể hoà được với EU trong tương lại, vì đặt ra ở đây vấn đề bồi thường nạn nhân, vấn đề “cái cớ” để bao vây, phong toả lâu dài Nga.
Cũng chính vì cái cớ này, mà chính quyền UK là người nằm ở trọng tầm ngắm, vì là phía có động cơ để thủ lợi lớn nhất trong sự kiện này. Và cũng như nhưng câu chuyện tương tự như vậy, từ việc có lợi nhất, đến việc cố ý tạo ra câu chuyện đó không xa.
Trong tương lai, khi câu chuyện này không còn tính thời sự, không còn được sử dụng như một cớ chính trị, thì rất có thể người ta sẽ biết được lý do chính xác tại sao, tất nhiên là trong điều kiện khi thu thập tang chứng, chúng không bị thủ tiêu mất.
Câu chuyện chiếc máy bay cũng của Malay rơi ở châu Á, càng có nhiều bí ẩn hơn. Vì cuộc truy tìm xác máy bay, với tôi nó có cái gì đó như là do tìm thử nghiệm sức mạnh TQ trên biển, để xem về kỹ thuật TQ có thể tìm kiếm theo dõi trên biển chính xác tới mức độ nào, vì đây cũng là điều kiện quyết định trong hải chiến trên biển về sau. Nó có lẽ không khác gì các tin đồn về vật thể hành tinh ngoài trái đất xuất hiện ở bầu trời châu Âu vào cuối thập niên 70, và được báo chí nói ầm ỹ như là một vật thể lạ thông minh từ hành tinh khác tới trái đất. Mãi đến đầu những năm 2000, thì người ta mới biết những vật thể lạ ấy, chính là máy bay quân sự tàng hình My, đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, nghiên cứu, mà Mỹ cho cất cánh bí mật từ căn cứ quân sự cua mình ở Bỉ..
Một điều đáng để ý nữa là quân đội Malaysia rất gần với quân đội Anh, là mấu quốc cũ. Đặc biệt về không quân, vẫn có căn cứ quân đội Anh ở Malysia.Sự hiện diện của quân đội Anh này cũng có nghĩa là Malaysia không quản lý được hết các lực lượng quân sự trên chính nước mình, và có thể có nhiều thông tin, nước này cũng không được tiếp cận.
Về vấn đề dầu cọ, thì tôi hiểu thế này.Từ lâu rồi EU đã có ý định không nhập dầu cọ, với cái cớ tác động vào môi trường. Việc bảo vệ môi trường ở châu Âu đang được thổi lên thành một ý thức hệ. Người ta đã tính rằng hệ thống chính trị của EU có thể dùng nó để cấu trúc lại cái hệ thống chính trị đa nguyên của nó theo hướng bảo vệ môi trường/không bảo vệ môi trường thay vì tư duy xã hội dân chủ/không xã hội dân chủ hiện tại. Vấn đề là làm sao để đằng sau những nhận thức này có thể gắn nó với một lợi thế kinh tế nào đó. Ví dụ sử dụng bảo vệ môi trường như hình thức một hàng rào thuế quan mới, trong một quá trình toàn cầu hoá, mà thuế bị giật về số không, giống như lý do an toàn vệ sinh thực phẩm.
Như vậy, việc EU muốn ép Malaysia giảm sản xuất dầu cọ không phải là sự trả đũa cho việc Malaysia mua máy bay của Nga trả bằng dầu cọ. Với tôi việc Malaysia mua máy bay Nga và trả bằng dầu cọ là hình thức trả đũa EU thì đúng hơn. Ở đây có sự cảnh báo của Malaysia cho EU (chủ yếu là mẫu quốc cũ là Anh, vì Anh vẫn buộc Malaysia bằng một hiệp ước quân sự) rằng nếu ông tiếp tục chơi xấu tôi thì tôi sẽ doãi ông ra (chơi với Nga), và Nga sẵn sàng nhận dầu cọ thay tiền (tức là sự ủng hộ việc Malaysia sản xuất dầu cọ).
Điều đáng nói ở đây là thế này. Malaysia được Anh trao trả độc lập vào năm 65, sau khi tách Singapor ra thành nước riêng. Và mặc dù độc lập, nước này vẫn có liên minh quân sự với Anh, quân đội Anh, đặc biệt là không quân vẫn có căn cứ ở nước này (ở đảo Pê nang). Khi trả độc lập như thế, thì cấu trúc kinh tế Mã lai vẫn như thời thực dân. Miếng ngon Anh đã giữ rồi. Và điều này giải thích tại sao đã độc lập hơn nửa thế kỷ, mà Malaysia vẫn không thể công nghiệp hoá được, vẫn nằm trong vòng vây quan hệ kinh tế thuộc địa ngày xưa, chỉ có cách khai hoang sản xuất dầu cọ để phát triển.
Đây cũng chính là điều tôi muốn nói đến khi phân tích Vn và Indonesia như là hay nước nổi trội ở ĐNA, do cơ địa tiềm năng phát triển còn nhiều, do không bị khoá sẵn vào phân công lao động quốc tế từ thời thực dân. Cái này chỉ có độc lập chính trị thật sự mới có được.
Hiện nay ngay ở VN, dù giá trị nông nghiệp đóng góp cho GNB vẫn còn nhiều, nhưng chúng đa dạng, và đặc biệt tỉ trọng dù tăng lên vẫn giảm so với công nghiệp.
Lần cuối cùng tôi về VN, lúc về quê, có một hiện tượng rất đặc biệt. Đó là nhiều khu ruộng trũng, người dân chỉ làm một vụ thôi, mà lại là vụ chiêm, chứ không phải vụ mùa, có hiện tượng bỏ đất nông nghiệp. Bởi vì làm nông nghiệp không kinh tế bằng ra thành thị làm dịch vụ, công nhân, ..mặc dù hiện tại ở VN đã bỏ thuế nông nghiệp. (tất nhiên lại có nhưng nhu cầu chi khác đòi hỏi, như phân bón, thuê máy gặt, máy bừa, dịch vụ thú ý ..). Điều này là bằng chứng rất rõ của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang xẩy ra ở VN..Và đó là điều rất tốt. Có lẽ trong cả 4000 năm lịch sử của Vn, đây là lần đầu tiên có hiện tượng “không trọng nông” như vậy.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 25 2019, 06:23 PM

“Chủ nghĩa xã hội đang làm nóng lên cuộc đua vào nhà trắng” là tiêu đề một bài báo trên từ báo mạng thanh niên, nói về những đề nghị của một ứng cử viên đảng dân chủ, thuộc loại nặng ký, ông Bernie Sanders khi ông ta đề nghị xu hướng “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Đây là một câu chuyện rất thú vị, và vừa để đánh tan mọi sự nhầm lẫn, cũng như là một cách thú vị tìm hiểu hệ thống chính trị Mỹ và EU nên tôi sẽ phân tích vài dòng ở đây.
Ở Mỹ mặc dù dân số rất lớn, 300 triệu người, lại đa dạng đến từ khắp các châu lục, mặc dù cấu trúc văn hoá của nó có gốc Anglo-Saxon, nhưng nó chỉ có 2 đảng thôi, và mỗi đảng là tụ tập của các lợi ích nhóm, tương đối gần nhau nhưng không trùng nhau. Nguyên nhân của nó là ở trong hệ thống bầu cử. Điều này đã dẫn tới việc mặc dù dân số, xã hội đa dạng, tất cả những điều này không được phản ánh trong quốc hội Mỹ. Trong các hệ thống đa đảng phương Tây, thì hệ thống của Mỹ kém đa dạng nhất, và hệ thống đa dạng nhất có lẽ là Đức. Nhưng không chỉ có thế. Ở Mỹ có hai đảng Dân chủ và Cộng hoà. Nếu so sánh nó với EU, ví dụ như nước Pháp, thì người ta có xu hướng coi đảng cộng hoà giống như phái hữu(đảng republicain), và đảng dân chủ như phái tả (đảng xã hội Pháp). Nếu so với Anh, thì đảng dân chủ như là đảng Labor, và đảng cộng hoà như là đảng tory. Nhưng đấy là so kiểu trực quan. Kiểu đánh đồng đảng cộng sản ở VN như một đảng phái phuơng Tây, giống như lề trái hay mập mờ đánh lận con đen mà nói. Trong thực tế. Nếu xét theo nội dung, xu hướng thì đảng dân chủ Mỹ tương đương với đảng phái hữu ở Pháp (đảng republicain), còn đảng cộng hoà thì không có trong chính trường Pháp. Nói một cách khác, xu hướng xã hội chủ nghĩa nhất trong bàn cờ chính trị Mỹ, chỉ bằng phái hữu .. phản xã hội chủ nghĩa nhất ở Pháp. Để có một bảng so sánh, giống như một giải quang phổ tôi sẽ xếp ở đây tất cả các loại hình tư tưởng tồn tại ở Âu-Mỹ. Bắt đầu từ bên trái là cực tả đến bên phải là cực hữu.
Vô chính phủ -Troskiste – Đảng cộng sản – Đảng xã hội – Đảng Xanh – Đảng trung lập tả - Đảng trung lập hữu- đảng phái hữu tự do- đảng phái hữu dân tộc - ĐẢng phát xít.
Cái ranh giới giữa tả và hữu là nằm giữa đảng Xanh và Đảng Trung lập tả. Không phải ở nơi nào cũng có đảng cộng sản. Nó chỉ có ở những nước mà về mặt lịch sử , phong trào công nhân cực mạnh, là nơi xuất phát điểm của chủ nghĩa Mác như Pháp, Đức, Ý. Các đảng cộng sản này cũng không giống Đảng Cộng sản VN cả về tổ chức lẫn nhiệm vụ.
Vậy hai đảng cộng hoà và dân chủ Mỹ nằm ở chỗ nào trên cái thang điểm ở trên.
Đảng dân chủ là nằm vào khoảng (Đảng trung lập hữu- Đảng phái hữu tự do). Đảng cộng hoà nằm trong khoảng (Đảng phái hữu tự do-Đảng phái hữu dân tộc-Đảng phát xít). Nói một cách khác, các đảng phái Mỹ là 100% tư sản “hard Worrk”. Chuyên chính tư sản ở Mỹ như vậy là khắc nghiệt nhất so với các nước ở Tây Âu trong cùng một điêù kiện phát triển, và điều này thể hiện trọng việc phúc lợi xã hội ở Mỹ : bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm sức khoẻ, quyền lợi người lao động.. kém nhất trong các nước tư bản phát triển. Bây giờ tôi sẽ điểm danh nội dung các xu hương tương đương với chính trường Mỹ.
Đảng trung lập hữu là xu hướng tư sản, quyền lực nằm trong tay tư sản nắm lực lượng sản xuất nhưng công nhận không thể ép giai cấp công nhân đến chết, mà phải đảm bảo một số quyền lợi nhất định về xã hội. Tức là nó có chút điều hoà giai cấp, nhưng nó đòi hỏi sở hữu cá nhân, tự do thị trường.
Đảng phái hữu tự do cũng là xu hướng tư sản, quyền lực nằm trong tay tư sản nắm lực lượng sản xuất, nhưng nó công nhận thị trường tự do, phản đối bảo hộ mậu dịch, nhưng không chấp nhận phúc lợi xã hội, điều hoà giai cấp.
Đảng phái hữu dân tộc, cũng là xu hướng tư sản, nhưng đòi hỏi bảo hộ mậu dịch, không điều hoà giai cấp
Đảng phát xít, cũng là xu hướng tư sản, nhưng không những bảo hộ mậu dịch, mà còn gắn nó với phân biệt chủng tộc.
Bernie Sanders nằm ở đâu trong cái giải quang phổ này. Ông này nằm ở phía cực tả cuả đảng dân chủ Mỹ. Nếu so sánh với Tây Âu, thì ông này nằm ở phần hữu của đảng xã hội. Và đây cũng chính là nội dụng của cụm từ “chủ nghĩa xã hội dân chủ”. Và như vậy có thể xếp Bernie và Obama vào cùng một nhóm với nhau.
“chủ nghĩa xã hội dân chủ” này, tức là xu hướng kiểu đảng xã hội Pháp, ở đâu mà ra. Thực ra nó là một xu hướng xuất phát điểm từ chủ nghĩa Mác, nhưng trong một môi trường chủ nghĩa tư bản phát triển, đi theo xu hướng cải lương từ sau quốc tế I, thời Mác còn sống ở Tây Âu. Chính Bác Hồ cũng đã tham gia vào sự kiện lịch sử phân rã chủ nghĩa Mác ra hai đường thế này vào năm 1920 ở đại hội Tours (đây là tên một thành phố), để hình thành nên đảng cộng sản Pháp và đảng xã hội Pháp. Chỉ sau đại chiến thế giới, thì đảng xã hội mới nắm quyền (ở Pháp là thời Mitterand, 1981)
Như vậy trong bài báo, có nói rằng, các chính khách Mỹ không biết khái niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ” là gì, đã chứng tỏ tính giai cấp cực đoan của nhà nước Mỹ. Vì những gì Bernie Sanders nói đã được áp dụng bằng cách này hay cách khác ở Tây Âu, đặc biệt ở Đức, Pháp, và các nước Bắc Âu ..từ sau đại chiến thế giới II, và không vì thế mà những nước này không phải là nhà nước đại nghị tư sản.
Ở trên, khi lập ra cái giải quang phổ ý thức hệ để so sánh cho tiện, tôi đã đơn giản hoá nó đi, chỉ nói tới những đặc trưng, để dễ phân biệt. Trong thực tế chúng xâm nhập lẫn nhau. Ví dụ, một nhân vật tư sản theo chủ nghĩa tự do(đảng phái hữu tự do) cũng có thể chấp nhận bảo hộ mậu dịch ở một mức nào đó. Tương tự như vậy với đảng phái hữu dân tộc đã có cái gì đó phát xít, và vẫn có thể chấp nhận “thị trường tự do” nếu mang lợi cho nó…v..v.. Ta có thể tìm thấy những điều tương tự với các xu hướng khác như Đảng Xanh- Đảng Xã hội, ..
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 25 2019, 11:14 PM

Bernie Sanders có thể trở thành tổng thống Mỹ mới ?. Điều này gần như không thể. Để trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ cũng đã khó, vì Sanders nằm ở phía cực tả của đảng này. Nên tìm được sự đồng thuận trong đảng của mình đã không được. Đề nghị của Sanders đòi hỏi tư bản tài chính “công hiến” trong một thể chế mà tư bản tài chính cầm trịch là điều không thể. Người dân lao động phải cứu tư bản tài chính thì có, chứ tư bản tài chính cứu dân thì không có.
Lời đề nghị của Sander chỉ có tác dụng, khi cái quả bom “nợ tiền học của sinh viên” bị nổ, khi tư bản tài chính biết chắc chắn không thể thu nó về được. Muốn như vậy, thì kinh tế Mỹ phải rơi vào khủng hoảng, để sinh viên ra trường không thể tìm được việc, dẫn đến không còn khả năng chi trả. Nhưng vào thời điểm hiện tại, còn khoảng hơn 1 năm nữa là bầu cử tổng thống Mỹ, kinh tế Mỹ không ở trong tình trạng này. Còn việc sinh viên nợ đến cuối đời không trả được kiểu chị Dậu-Nghị Quế,thì không phải là vấn đề, bởi xã hội Mỹ chưa bao giờ là xã hội có tính chất xã hội (social).
Ở trên tôi có nói là có thể để Sander và Obama vào một rọ, vậy nếu Obama trúng cử được thì sao Sander lại không được. Vì sao ? bởi vì việc Obama trúng cử tổng thống Mỹ là một điều đặc biệt, do nhiều nguyên nhân tạo thành. Điều thứ nhất là vào thời điểm đó, kinh tế Mỹ khủng hoảng, khiến tổng thống đương thời mất tín nhiệm, Mỹ đang đánh nhau ở nước ngoài muốn rút ra, Obama lại được tài trợ bằng các quỹ nhỏ của dân thường, ít phụ thuộc vào tài phiệt hơn. Việc Obama muốn làm (bảo hiểm xã hội) tác động đến nhiều người dân tạo hi vọng.
Nhưng bản thân chính phủ Obama là chính phủ yếu, và để trấn an các ông chủ thực của Mỹ, Obama bắt buộc phải dùng người của đảng cộng hoà tin cậy vào những vị trí chủ chốt như bộ quốc phòng. Mặc dù vậy Obama cũng không thể làm được bảo hiểm y tế. Bởi sao khi phải sửa đổi để chiều lòng tất cả những lợi ích nhóm liên quan tới công nghiệp y tế, dược.. thì chính sách bảo hiểm xã hội trở nên quá phức tạp, khiến chính quyền Trump lên có thể xoá bỏ được nó dễ dàng.
Do không thể có được một chính sách nhà nước có lợi cho toàn dân. Điều duy nhất mà người dân Mỹ có thể làm là bầu cho một nhân vật hứa hẹn “hard work” như Trump.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 26 2019, 08:21 PM

Câu chuyện về nước Mỹ này, có thể coi như điểm khởi đầu của một chủ đề về bầu cử Mỹ sắp tới. Nhưng bây giờ có lẽ còn quá sớm.Dù sao thì cũng có thể bình luận một chút thế này. Hệ thống chính trị ở Mỹ hoàn toàn nằm trong phần ý thức hệ tư sản, là một nhà nước tư sản chuyên chính nhất trong thế giới tư bản. Điều này thể hiện rõ trong quyền lợi xã hội mà người lao động Mỹ được hưởng ít hơn rất nhiều, so với các nước tư bản chủ nghĩa phát triển khác ở châu Âu, vì thế cho nên không có chủ nghĩa xã hội ở Mỹ, dù là chủ nghĩa xã hội kiểu tư sản, một chính khách nếu có xu hướng này, dù chỉ là ảnh hưởng rất nhỏ, không bao giờ lên nắm quyền được. Đây là trường hợp của Bernie Sanders.
Vì là cực tả của đảng Dân chủ, trong thực tế, tư tưởng của Sander có thể là tư tưởng của một đảng tư sản hoàn toàn độc lập, dạng đảng xã hội, hay đảng xã hội dân chủ ở Tây Âu. Nhưng điều đó không xẩy ra ở Mỹ . Tại sao ? vì hệ thống nhà nước Mỹ là một hệ thống chuyên chính độc tài nhất trong các hình thái đại nghị tư sản, chỉ có hai đảng tồn tại, bất chấp tư duy trong xã hội đa dạng thế nào. Nói một cách khác, hệ thống chính trị Mỹ một chiều nhất trong các nước Tư bản phát triển. điều này dẫn tới nhiều hệ luỵ.
1- Người dân Mỹ là người dân bị nhồi sọ nhất, và có nhận thức một chiều nhất trên thế giới.
2- So với các nước tư bản phát triển tương đương, nước Mỹ cũng phải trả giá đắt, với số lượng người tù chia trên dân số cao nhất trong những nước tư bản phát triển. Và người ta có thể hiểu ý nghia của chữ TỰ DO thế nào. Vì nếu là TỰ DO thật sự, thì làm sao có nhiều người tù như thế. Ngược lại ta không thể nói là, đấy không phải là xã hội kỷ cương.
3- Người Mỹ có phúc lợi xã hội tồi nhất trong các nước tư bản phát triển, có sự chênh lệnh giầu nghèo lớn nhất.
Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, khi đại chiến thế giới vừa kết thúc. Do nước Mỹ là bên thắng trận, nhưng lại không bị thiệt hại gì, do thiệt hại đã được Liên Xô lĩnh hết, vì chiến trường Liên Xô- Đức phát xít là chiến trường chủ đạo, tập trung tới hơn 70% súng đạn, vũ khí, hoả lực, số lượng người, ngược lại Mỹ do là công xưởng vũ khí của đồng mình, trở thành kẻ chủ nợ với những nước thắng trận (Anh, Pháp), là kẻ chiếm đóng những nước bại trận (Đức, Ý, Nhật). Trên toàn thế giới từ kẻ thắng người thua đều trầy vẩy, kiệt sức, kinh tế bị tàn phá. Điều đó dẫn tới một mình Mỹ chiếm tới hơn 50% thu nhập trên thế giới, hơn 50% sức sản xuất trên thế giới, tự nhiên lối sống Mỹ trở thành thời thượng. Nhưng khi kinh tế thế giới dần phục hồi, thì lối sống Mỹ, người ta chỉ có thể học, nhưng không thể bắt chiếc, vì nó có những đặc thù chỉ có nước Mỹ có. Cũng như không phải điều gì Mỹ làm cũng là hay.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 27 2019, 05:44 AM

Hôm nay, ngồi ăn cơm với 1 đồng nghiệp, nhân thể nó khoe cái Apple Watch 399,99E Series 4.
Chú này cũng hay chơi sang, sau đó bàn về môi trường, nó cực lực ủng hộ môi trường, chỉ trích Mỹ và các nước khác k biết bảo vệ môi trường, tàn phá trái đấtèm, và rất không ưa tập đoàn dầu khí Total.
Vì thế, khi Total mua lại Direct Energie để trở thành Total Direct Energie thì chú k thèm mua điện của hãng này, chuyển sang bọn Planète Oui, lý do là bọn này dùng năng lượng sạch, k dùng năng lượng hóa thạch.
Mình bảo: bọn Planète Oui dùng thủy điện đến 95%, chỉ có 5% là gió, mặt trời, sinh khối, etc. và thủy điện thì tuy rẻ nhưng có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, ví dụ giảm lượng cá, ảnh hưởng đến dòng sông tuyen dưới, etc.
Sở dĩ Pháp chuộng thủy điện và hạt nhân, vì nó rẻ, k bị lệ thuộc vào nhập niên liệu, k bị tăng giá như nhiên liệu và thủy điện thì tuổi thọ cao hơn nhiệt điện, chứ môi trường chỉ là hình thức. Thế là nó chỉ trích mình theo huyêt âm mưu, và khẳng đinh, dù thế nào thì các năng lượng đó cũng k thải khí CO2, vậy là sạch rồi!!!
Hừm, cứ như khí CO2 là tiêu chí duy nhất để đánh giá sạch k bằng

Sau đó câu chuyện lan đến Nga, Ukraine. Nó kêu Nga chỉ có mỗi công nghệ trong ngành không gian, vũ khí, và 1 số ngành khác, còn lại ngành của bọn mình (Tin học), tao chả thấy nó có gì ngoài Kaspersky. À, nó cũng biết đến Yandex, nhưng chỉ biết đó là động cơ tìm kiếm như Google của Nga, chứ k biêt nó còn cung cấp vô số các dịch vụ cả gói và sản phẩm Internet, ecommerce, khác
Mình hỏi: thế mày đang lập trình bằng công cụ gì đó, chả là nó vẫn lập trình Java trong IntelliJ IDEA, chính là 1 sản phẩm IDE của công ty Jet Brains, là 1 công ty công nghệ của Nga (nhưng đăng ký ở Sec). Nó mới ngớ ra, thế Jet Brains là của Nga à? Sau đó thì search, và phát hien ra vô số sản phẩm của công ty này như PyCharm dùng để lập trình Python, GoLand dùng để lập trình Go, PhpStorm dùng để lập trình PHP, etc.
nhưng choáng nhất với nó là ngôn ngữ lập trình Kotlin, ngôn ngữ được Google quyết định là ngôn ngữ chính để lập trình cho Android, thay vì Java, và cả cái Android Studio, IDE chính của Google dùng để phát triển phần mềm trên Android cũng là sản phẩm của Jet Brains.
Trong đầu nó cứ nghĩ Kotlin và Android Studio là phát minh của Google. Thực tế thì Kotlin, Android Studio được Google hỗ trợ và lựa chọn, nhưng người làm ra nó thì là Jet Brains, và Kotlin được Jet Brains và Google tài trợ thông qua Kotlin Foundation.
Và đặc biệt, cái Web Browser nổi tiếng NgInx ai cũng dùng, mà mày đang dùng, cũng là của Nga đấy thôi.
Mình bổ sung thêm, cái xe ô tô Peugeot cũng được tạo ra 1 phần nhờ máy công cụ cơ khí tạo hình của Nga, và cái Apple Watch của mày, mặt kính Sapphire xịn của nó cũng là của hãng Monocrystal của Nga cung cấp đấy thôi

Qua đó thì thấy cái tuyên truyền lớn thế nào, dù đây là bên công nghệ, với người có chuyên môn, còn chả thèm tìm hiểu, chỉ theo tâm lý, thì với người ngoài ngành họ nghĩ thế nào? Ai cũng cho rằng, Nga ngoài công nghệ vũ khí, không gian và tài nguyên, thì hầu như k còn gì khác laugh.gif

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 27 2019, 10:09 PM

Tát mù theo mưa với ltbk một tí. Hãng Pegeot của Pháp sản xuất ô tô chắc cũng hơi giống cái Vinfast. Khởi điểm, vào đầu thế kỷ 20, hãng này sản xuất chai lọ để rắc hồ tiêu trên bàn ăn. Sau đó quay ra sản xuất xe đạp. Cái xe đạp Pegeot cũng nổi tiếng một thời ở VN thời thuộc địa, trước năm 1945. Từ sau đại chiến hai, thì chuyển sang sản xuất ô tô. Cơ sở đầu tiên là do mua lại hãng SIMCA (là một chi nhánh của hãng Mỹ, nếu tôi không nhầm là General Motor), y hệt như ông Vượng chắp ghép những chi nhánh sử chữa, bảo trì ô tô nước ngoài, mua lại ở VN thành VinFast. Nhưng Pegeot có được một thứ rất đặc biệt, là hệ quả của bên thắng trận trong đại chiến thế giới II. Đó là việc sản xuất ô tô với động cơ Diesel. Diesel là loại dầu nặng, lúc đầu thường bị thải đi trong quy trình lọc giầu, nhưng trong đại chiến thế giới, nước Đức phát xít đã phát triển động cơ dùng dầu Diesel, vì nước này không có dự trữ dầu lửa, mà dầu lửa là huyết mạch của nền kinh tế, cũng như của chiến tranh (xe tăng, xe tải không có dầu, thì làm sao chiến đấu được), vì thế cái gì cũng quý. Hãng phát triển loại động cơ này đầu tiên chính là Volkwagen, mà tên nghĩa của nó chính là “xe ô tô nhân dân” (Volk là dân, dân tộc, wagen là xe theo tiếng Đức). Đây cũng là hãng được Hitler và chính quyền phát xít trao nhiệm vụ sản xuất xe hơi cá nhân cho người Đức. Đức thua trận, tất cả tài liệu, bí mật sản xuất của động cơ này rơi vào tay phe chiến thắng, trong đó có Pháp, mặc dù Pháp thua ngay từ đầu, chỉ đóng góp chủ yếu trong phe đồng minh về chính trị. Loại động cơ Diesel này, Mỹ không khoái, vì nó thiếu gì xăng. Ngược lại ở Tây Âu, thời kỳ thiếu thốn thì Diesel lại là món hời. Vì thế Pháp, bao gồm cả Pegeot và Renault đều phát triển loại động cơ Diesel này dựa trên nghiên cứu sản xuất của Đức, và loại xe này bán rất chạy, vì Diesel rẻ hơn xăng thường.
Chỉ đến bây giờ loại động cơ này mới hết sức hấp dẫn, vì xả nhiều bụi tinh vi, nhưng chủ yếu là do tư duy môi trường mà giá dầu Diesel được đưa lên ngang giá xăng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 27 2019, 10:59 PM

Mỹ cuối cùng cũng không dám đánh I ran, mặc dù bị mất một chiếc máy bay không người lái. Vì như tôi đã nói, có ném bom cũng chẳng có tác dụng gì, không kể việc I ran bắn hạ được máy bay cũng có nghĩa là máy bay Mỹ bay vào rất có thể bị thiệt hại. Thiệt hại mà không đạt được mục đích thì không làm là tất nhiên.
Nhưng điều tai hai hơn nữa là mặc dù mất một chiếc máy bay, nhưng Mỹ cũng không thể dùng cái cớ đó để lôi kéo đồng mình lập một mặt trận bao vây I ran. Bởi đơn giản là dù là đồng minh ông cũng “chơi” người ta thì làm sao mà lôi kéo được. Nga vẫn tiếp tục chơi với I ran, vì không chơi Mỹ cũng đã phong toả trừng phạt rồi, nghe theo Mỹ cũng chẳng được gì. TQ cũng sẽ chơi với I ran, vì dù không chơi, Mỹ cũng phát động chiến tranh thương mại rồi, nếu nghe lời Mỹ mà đình chiến thương mại được thì mới có động cơ. Chỉ còn lại EU để xem khối này tính toán thế nào. Và đây chính là phép thử để xem thế giới thay đổi ra sao. Đây cũng là phép thử để xem EU có dám độc lập với Mỹ không ?
Hiện nay, I ran đang doạ là sẽ tiếp tục chương trình hạt nhân, nhưng đồng thời cũng gửi tín hiệu tiếp tục tôn trọng thoả thuận mà Mỹ đã đơn phương rút bỏ. Đây là lời mời của I ran gửi tới EU. Tại sao lại thế ?
Bởi khác với Triều Tiên được TQ chống lưng, do vấn đề địa chính trị, sau lưng I ran không có nước nào cả. Nga là nước phối hợp với I ran giúp chính quyền Syria, nhưng cũng án binh bất động khi các lực lượng của I ran ở đây bị Israel tấn công. TQ cũng luôn đặt quan hệ với I ran cân bằng với quan hệ với Mỹ, không bao giờ ủng hộ ra mặt, vì thế I ran chỉ có thể trông vào chính mình. Trong trường hợp này, thì quan hệ với EU rất quan trọng, vì nó giúp nới rộng gọng kìm phong toả mà Mỹ đặt lên I ran.
Vấn đề là EU có dám bước đi không ? và tác động thật sự của việc này là thế nao ?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 28 2019, 05:26 PM

Chủ nhật này, VN sẽ ký hiệp định tự do thương mại với EU (gọi tắt là EVFTA). VN đã ký nhiều văn kiện kiểu này mà nổi bật là hiệp định với khối thị trường Nga, CPTPP với Nhật, Úc, Canada.. và một số nước quanh Thái bình dương (hiệp định này đáng nhẽ có cae Mỹ), hiệp định với Hàn quốc, và hiệp định chung của khối ASEAN. Nhưng trường hợp EVFTA có những đặc trưng của nó nên ta có thể phân tích ở đây.
Để ký được hiệp định này, VN có lẽ đã làm lobbying không ít với các nước trong EU, từ những nước trong phe XHCN cũ, giống như đòn bẩy, rồi trực tiếp đến những nước lớn như Ý, Đức, rồi Pháp. Như vậy hiệp định này có thể coi là thành công của VN được không ? lợi hại như thế nào ?
Đầu tiên phải nói rằng hiệp định này khác với các hiệp định khác bởi vì vị thế chính trị của đối tác, điều mà trong các hiệp định khác không có. Tất nhiên, VN đã có hiệp định với Nhật, nước đứng thứ 4 về kinh tế trên thế giới, rồi Canada, rồi Úc. Nhưng tất cả các nước này không thể có chính sách chính trị có thể tác động trực tiếp vào VN để kiếm chuyện, vì Nhật dù mạnh về kinh tế lại bị Mỹ quản lý, Canada và Úc thì độc lập hơn, nhưng khả năng quậy phá chính trị yếu. Hàn quốc thâm nhập kinh tế VN rất lớn và về mặt kinh tế có thể coi VN-Hàn như một khối, nhưng chỉ là một nước nhỏ, phụ thuộc chính trị vào Mỹ. Các đối tác khác như Đài loan, Sing, đều không thể tác động chính trị vào VN để « kiếm cháo ». Tất nhiên, nếu VN ký TPP như dự định ban đầu, thì EVFTA không chiếm vị trí này, nhưng vì Mỹ rút đi, nên EU có « vinh dự » là nước đầu tiên có vị trí chính trị lớn như thế. Tất nhiên còn có Nga, cũng là một nước lớn. Nhưng nước này, nếu không bị TQ xỏ mũi, thì điều kiện quan hệ với VN lại là nước bản chất là bạn bè, nên không có vị trí này được.
EU cũng là nơi tập hợp các nước thực dân cũ cáo già, như Pháp, Anh (giờ Anh đã rút đi), mà truyền thống của nó là chuyên gây sức ép để có lợi thế kinh tế từ chính trị. Người ta có thể dẫn ví dụ quan hệ EU-Châu Phi, nơi mà gà châu Phi, các nước nghèo mạt rệp như thế, lương rẻ như thế, mà cũng không thể cạnh tranh lại đùi gà đông lạnh EU, xuất xứ từ Pháp hay Đức, nơi mà giá nhân công đắt hơn chục lần. Về mặt công nghệ công nghiệp, tất nhiên VN không thể cạnh tranh được với EU. Nhưng nông nghiệp cũng được EU bảo hộ rất chắc. Thậm chí người ta còn nói rằng, EU thực chất là một cái Deal của Đức và Pháp giúp Pháp bảo hộ nông nghiệp, đổi lại Pháp là cái loa giúp Đức về chính trị. Tất nhiên điều này không còn đúng hoàn toàn, nhưng lịch sử vẫn còn đó.
Hiệp định này cũng là hiệp định được coi là « chất lượng cao », có nghĩa là nó kèm những điều kiện về bảo vệ vốn đầu tư, bảo vệ bí mật công nghệ, là những điều khoản rất dễ dàng bị biến thái thành can thiệp chính trị.
Rất may mắn là hiệp định này đã được chia làm hai khúc, giống như hai hiệp định độc lập do có quá trình thông qua khác nhau. Về tự do thương mại thì chỉ cần nghị viện châu Âu, ngược lại bảo vệ vốn thì mỗi nước phải thông qua. Nhưng tiềm năng nguy hiểm vẫn ở đó.
Vì thế hôm đầu tiên có tin, thì thấy báo VN đưa tin thuận lợi. Nhưng hôm sau thì tin đã có chừng mực hơn. Ví dụ, nếu EU hạ giá thuế về không, là cho những sản phẩm của VN. Nếu mang đồ Tầu dán mác lên để lấy lãi chênh lệch, thì nó sẽ bắt và cấm. Như vậy câu chuyện hoàn toàn có thể xẩy ra là đồ EU vào VN thuế bằng không, đồ VN sang EU, do sai xót 1, nó ách lại ngâm tôm, thì có nghĩa là VN chẳng được lợi gì cả. Giống như kiểu thị trường cá Ba sa ở Mỹ.
Như vậy phải hiểu rằng, hiệp định EVFTA này là một bước chuyển biến trong chính sách của phương Tây, đặc biệt là EU gỡ rào cản kinh tế đơn thuần (do các nước đã độc lập về chính trị, không còn tác động được), mà chuyển sang một loại rào cản khác, thông qua các kiểu môi trường, vêh sinh dịch tế, quy trình sản xuất.. tinh vi hơn, xảo quyệt hơn.
Đây cũng là lý do mà vì sao, ở ĐNA chỉ có Sing và VN có hiệp định kiểu này, còn các nước khác như Indo, Thái, thì không.
Vậy tại sao VN lại ký hiệp định kiểu này, Tất nhiên tôi không thể chui vào đầu các nhà kế hoạch chiến lược ở VN được, nên tôi sẽ phân tích nó từ cấu trúc kinh tế, mô hình phát triển của VN mà ra. Từ đó chỉ ra cái gì là do « số phận đưa đâỷ », cái gì là « sự tài giỏi của Đảng và chính phủ », và làm sao để hạn chế cái bất lợi trong hoàn cảnh này
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jun 28 2019, 08:42 PM

Nhưng gì tôi viết tiếp này có thể đưa vào chủ đề « tham nhũng, chính trị, dân chủ, đổi mới » mà root mới kéo nó lên lại. Tại sao ? vì những điều tôi nói tiếp đây có thể coi như ví dụ sử dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin làm công cụ phân tích cấu trúc xã hội VN và từ đó « đoán được » hướng phát triển, lý do của nó. Tất nhiên phân tích trong lĩnh vực xã hội, thì nó không thể chính xác như toán học. Nhưng nó cũng cho phép người ta nhìn nhận sự việc đỡ mơ hồ hơn. Cách thức phân tích là dựa trên cấu trúc giai cấp của xã hội, vai trò của nó, tác động của nó lên văn hoá, kinh tế, nhận thức xã hội nói chung. Tất cả những điều đó lại được xét trong một cái khung mở đó là tác động của bên ngoài lên nó, với ảnh hưởng kinh tế, văn hoá, xã hội, chiều hướng phát triển chung của thế giới, những mâu thuẫn của nó (tức là quá trình toàn cầu hoá) và VN ở đâu trong cái bàn cờ ấy. Đại khái là như thế.
Khi thống nhất đất nước vào năm 1975, giành được độc lập dân tộc thực sự, một yếu điểm của VN và cũng là của các nước đang phát triển nói chung, đó là thiếu một giai cấp tư sản dân tộc mạnh. Đây là điều khác cơ bản giữa VN so với các nước tư bản phát triển. Điều này cũng đúng cho cả TQ, Nga, mặc dù đây là những cường quốc. Có trường hợp như Nhật bản, họ đã có giai cấp tư sản này, từ sau cải cách Minh Trị 1868, nhưng giữa Nhật và các nước phát triển phương Tây khác lại khác về văn hoá.
Sau năm 1975, do là một nước XHCN, VN lại tách biệt với các nước đang phát triển khác, ví dụ như các nước ở ĐNA (ngoại trừ Lào, Cam pu chia). Từ đó VN có 4 điều đặc biệt, hội tụ tất cả sự khác bịêt có được trên thế giới
1- Khác biệt về cấu trúc xã hội không có giai cấp tư sản dân tộc. (như các nước đang phát triển so với các nước tư bản phát triển)
2- Khác biệt về văn hoá (giống như Nhật với phương Tây)
3- Khác biệt về thể chế chính trị (giữa Vn và các nước đang phát triển khác bị phương Tây khống chế).
4- VN là một nước có độc lập chính trị thật sự (giống như một nước phương Tây phát triển).
Việc VN không có một giai cấp tư sản mạnh không phải do trong thời gian xây dựng CNXH kiểu cũ, VN quốc hữu hoá, cải tạo tư sản mà ra. Vì tầng lớp tư sản bị cải tạo trong thời kỳ này chỉ là một loại tư sản manh mún, lệ thuộc, mại bản hay tiểu thương. Vì xuất phát điểm của Vn là một nước thuộc địa. Mà lại là thuộc địa của đế quốc không trọng công nghiệp, sinh hoạt theo kiểu cho vay lãi, là tư bản Pháp, đế quốc Pháp, nên tư sản VN càng yếu ớt. Đây cũng là điểm khác của hệ thống thuộc địa kiểu cũ giữa Anh và Pháp. Ở thuộc địa Anh, có tồn tại một giai cấp tư sản thuộc địa, còn ở thuộc địa Pháp, đặc biệt là VN, tầng lớp cấu kết với Pháp được Pháp sử dụng là phong kiến, địa chủ được tân trang lại, có quyền lợi đi liền với đế quốc Pháp. Từ đó mới xuất phát các dạng như Ngô Đình Diệm, và các chủ đất lớn ở Sài gòn cũ.
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, cho đến nay vẫn tồn tại trong dân gian, xã hội, đặc biệt ở những vùng quản lý của miền Nam cũ, quan niệm rằng ở đây đã tồn tại một xã hội phát triển, có công thương nghiệp, hơn hẳn miền Bắc và vùng giải phóng. Việc TP HCM hiện tại là đầu tầu kinh tế ở VN càng khiến người ta cho điều này là đúng. Nhưng thực ra sự khác biệt, và vai trò đầu tầu của TP HCM có được là do ngay từ thời thuộc địa, TP này đã là thủ phủ kinh tế của Đông Dương, đồng thời nó chưa bao giờ bị cắt đứt quan hệ với thế giới tư bản bên ngoài, chính vì thế khi VN quay về với hình thái kinh tế thị trường, thì hiển nhiên, sự quen thuộc này trở thành lợi thế. Hiện tại lợi thế này càng ngày càng giảm, và TP HCM nếu không cẩn thận còn có nguy cơ tụt hậu. Nhưng tư tưởng « miền Nam cũ cực phát triển » này vẫn được lề trái lưu truyền, thậm chí đến anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyễn Thành Chung, người đã lái F5 ném bom dinh độc lập còn nghĩ thế, thì đủ hiểu là nó phổ cập thế nào, và còn vượt qua cả nhận thức chính trị.
Trong thực tế thì dù trong Nam hay ngoài Bắc, giai cấp tư sản VN chưa bao giờ là chủ thể lãnh đạo chính trị, vì nó không tồn tại như một giai cấp sở hữu công cụ sản xuất. Ngược lại tầng lớp tiểu tư sản (tức là trí thức), hay tiểu thương thì rất đông đảo. Chính tầng lớp này sẽ phân rã ra, đi cùng với giai cấp công nhân và nông dân, tiến hành cách mạng hình thành nên nhà nước VN ngày nay, hay chỉ lo cơm áo gạo tiền cho riêng nó, có tinh thần quốc gia mồm, mà « dinh tê » về vùng Pháp chiếm đóng, trở thành nhân sự của nhà nước thực dân, rồi miền Nam cũ. Mà chủ thể của nó là địa chủ (thời Diệm) hay là một nhóm quân phiệt được Mỹ chống lưng (thời Thiệu).
Khi nhà nước VN tiến hành đổi mới năm 1986, do cơ chế kinh tế thị trường, một tầng lớp tư sản được tạo ra, mà bây giờ được gọi là doanh nhân, hay « đại gia » (nếu thành công thật ..hay ảo mà biết đánh bóng). Nhưng dù có tồn tại, họ vẫn chỉ là một tầng lớp xã hội, chứ không phải là một giai cấp. Còn nếu nhầm đó là một giai cấp, trao quyền cho nó, thì ta sẽ có được hình ảnh nước Nga thời Elsine.
Không những thế, nếu xét sự phát triển của các nước châu Á mới nổi,thường là nằm trong vùng văn hoá Nho giáo, như VN kiểu Hàn, Đài, Sing, ..và thậm chí cả Nhật, là nước đã tư bản hoá cả 100 năm trước, mặc dù có giai cấp tư sản thật sự, giai cấp này vẫn rất gắn kết với bộ máy quan liêu của nhà nước, thực hành những điều mà nhà nước yêu cầu, và không độc lập. Điều này trái với sự phát triển tự nhiên ở phương Tây, nơi mà giai cấp tư sản hình thành trong lòng xã hội phong kiến phương Tây rồi lật đổ nó. Ở châu Á, tư bản được nặn ra gắn với nhà nước, với chế độ quan liêu. Tôi giải thích điều này bằng sự sinh sau đẻ muộn của giai cấp này ở châu Á, dưới sức ép từ bên ngoài, chứ không phải là sự phát triển nội tại của xã hội tạo ra. Hiện tại, việc công nghiệp hoá thành công ở các nước Nho giáo kể trên, gắn liền với sự can thiệp tích cực của nhà nước. Ngược hoàn toàn với thuyết liberalisme mà phương Tây vẫn rao giảng.
Ở VN, những viêc này còn diễn ra muộn hơn nữa, chỉ từ năm 1986, thì khả năng trông chờ vào các « đại gia » như một giai cấp « tự nó » , « vì nó » để có thể lãnh đạo đất nước là một sự hão huyền.
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 4 2019, 10:33 PM

Như vậy khi mở cửa cải cách, thu hút đầu tư nước ngoài, thì tư bản nước ngoài trở thành một trong những trụ cột của kinh tế. Vì trong nước không có vốn và cũng không có tư sản. Ở đây tôi muốn nói tới tư sản cỡ lớn, chứ không phải là người làm tự do chạy gạo từng bữa, hay là mấy ông « bầu » thường xuyên được media VN đưa tin.
Cách đây khoảng một năm, đọc trên báo VN chính thống nói về thị phần của các thành phần kinh tế, bây giờ tôi chỉ còn nhớ đại khái, không hoàn toàn chính xác, nhưng nó cũng cho ta thấy cấu trúc kinh tế VN, cũng như các tầng lớp xã hội tạo ra nó. Trong đó khối quốc doanh chiếm 40% PNB, khối FDI nước ngoài chiếm 40% PNB, tư nhân 20%PNB. Trong tư nhân, 80% là các hãng nhỏ dưới 3 người, và các hảng nhỏ này đóng góp .. 1% PNB. (nhưng tư liệu này tôi không nhớ chính xác, nhưng nó không sai với sự thật, vì nếu có chính xác thì nó cũng không thay đổi bức tranh kinh tế). Dù chiếm có 40% PNB nhưng FDI chiếm tới 80% xuất khẩu. Và trong các FDI ấy, bảng vàng dành cho Samsungs.
Từ đó nó dẫn tới một điều kỳ lạ. Đó là số lượng hàng hoá từ VN sản xuất cho thị trường thế giới lên tới 200 tỉ đô, vượt cả toàn bộ châu Phi cộng lại trong thương mại quốc tế, nhưng PNB của VN chỉ là 224 tỉ. Tỉ số giữa thương mại quốc tế trên PNB, tức là độ mở (hay độ phụ thuộc vào thị trường quốc tế của VN) gần như đỉnh cao nhất thế giới. Ngay cả các nước tư bản phát triển như Pháp, độ mở của nền kinh tế, tức là sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài thấp hơn nhiều.
Khối quốc doanh, vì là kinh tế thị trường, nên ta có thể coi đó là tư bản nhà nước. Nếu tạm coi tỉ trọng PNB của từng nhóm là độ quan trọng của nhóm dân xã hội đó, thì ta dễ thấy nhóm nước ngoài cực kỳ quan trọng, thị trường trong nước rất nhỏ, tỉ số tiểu thương tiểu tư sản rất lớn. Vậy làm sao mà khối nước ngoài lớn như vậy vẫn chưa biến được Vn thành một dạng nước cộng hoà chuối (banana republic) ? cái cụm từ này là lấy theo ví dụ của các nước Trung Mỹ, khi hãng United Fruit chuyên trồng chuối để phục vụ cho thị trường nước Mỹ, lúc đầu tư vào đã khuynh đảo chính trị, biến các nước này thành bù nhìn.
Nó có mấy nguyên nhân sau.
1- Các nước đầu tư vào VN là những nước không có vai vế chính trị : Hàn, Đài loan. Và tại sao lại thế vì nhờ có Embago Mỹ. Embago của Mỹ đã ngăn cản sự thâm nhập của chính các hạng Mỹ.
2- Vẫn còn có một bộ phận tư bản nhà nước quan trọng, nhà nước vẫn khống chế được phần năng lượng, an ninh thực phẩm
3- Quân đội được trang bị thông qua các nước không có lợi ích kinh tế kiểu thực dân ở VN (Nga).
4- Hệ thống chính trị nhất thống (Đảng kiểm soát nhà nước cứng, nhà nước thâm sâu).
Nhưng điểm này đã khiến VN là ví dụ ngược của quan niệm kiến trúc hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Kinh tế quyết định chính trị.
Ảnh hưởng ngược của Embago là số phận đưa đẩy, việc Hàn, Đài thành những nhà đầu tư lớn cũng là số phận đưa đẩy, việc nước nghèo, thị trường nội địa khó nhằn, dẫn đến việc VN thành điểm sản xuất cũng là số phận đưa đẩy.
Còn việc VN làm được, đó là giữ vững hệ thống chính trị, từ đó có ổn định. Nhưng những quyết định « tự do thương mại » lại là điêù VN làm để hấp dẫn thêm FDI, giữ chân nước ngoài, chứ không phải để xây dựng một nền kinh tế dành cho tư bản trong nước, bảo hộ thị trường cho nó.
Đây có lẽ là lý do thâm sâu, để VN gần như là quán quân về các thể loại FTA trên thế giới. Và việc biến VN thành cái HUB sản xuất hoàn toàn đi theo nhu cầu mà FDI cần. Điều mà các nước như Thái, Indo, .. không làm.
Việc có một tầng lớp tiểu thương, thị dân đông đảo, đã khiến các tư tưởng dân chủ tư sản như tự do cá nhân, tự do ngôn luận, dư luận, ..hấp dẫn thu hút xã hội hơn. Nhưng những tư tưởng này không có cái đế kinh tế để hoạt động theo một thể chế đa nguyên đa đảng, do sự sở hữu công cụ sản xuất của người nước ngoài, và cũng vì thế VN không thể áp dụng thể chế đại nghị tư sản được. Thể chế đại nghị tư sản là chuyên chính tư sản, khi giai cấp này nắm quyền điều khiển nhà nước. Nhưng ở VN nó có đâu.
Nhưng không vì thế tự do cá nhân, tự do ngôn luận, dư luận cũng sẽ phát triển ở VN, bởi những điều này phụ thuộc vào cơ chế thị trường chứ không phụ thuộc vào thể chế chính trị. Chỉ có điều lề trái sẽ buôn nó coi việc tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tác động của dư luận ..chỉ là của thể chế đa nguyên đa đảng. Nhưng những điều này không phụ thuộc vào đấy, mà nó phụ thuộc vào sự phát triển của đô thị, của tâng lớp thị dân tiểu tư sản, sự phát triển của kinh tế thị trường, trên cái đế của một nhà nước pháp quyền.
Nhưng yếu điểm của tự do ngôn luận trong xã hội VN là gì ? Đó là nó là sản phẩm của thị dân, của trí thức tiểu tư sản. Kết quả là nó năm cha ba mẹ. vì tầng lớp tiểu tư sản là tầng lớp người giao động. giao động giữa nhân dân lao động và ích kỷ cá nhân. Giao động giữa người lao động và tư sản, bất kỳ nó tới từ đâu. Lấy ví dụ, một trí thức Vn đi học ở Pháp về thì sẽ bảo vệ Pháp, đi học ở Mỹ về sẽ bảo vệ Mỹ, đi Nga thì yêu Nga, vì họ không có một cái đế giai cấp rõ ràng. Ở một xã hội tư sản bình thường, phát triển, thì trí thức tiểu tư sản sẽ bị giai cấp tư sản khoá mõm lại bằng cái dạ dầy, nhưng vì ở VN giai cấp tư sản không đủ mạnh tới mức ấy, mang yếu tố mại bản, lại có vai trò quan trọng của tư bản nước ngoài, mà giai cấp tiểu tư sản sẽ phân hoá theo hai cực : những người hướng về dân tộc, chủ quyền dân tộc có khuynh hướng mác xít. Và những người còn lại học lỏm được cái gì, được ai nuôi dậy. Và tất nhiên kiểu tự do ngôn luận này sẽ có hại cho VN, vì nó là một thứ bánh vẽ, tuyên truyền nhưng lại được họ coi là tiến bộ, hợp thời, cập nhật.
Người ta có thể lấy một vài ví dụ. Trong bộ phim truyền hình của Mỹ, có thể nói là có quan điểm tiến bộ nhất, nhìn từ phía người Mỹ về cuộc chiến tranh của họ ở VN, trong phim đã đưa những lời nói của nhà văn Nguyên Ngọc, một nhà văn có một ký ức và cống hiến kháng chiến đáng nể, nhưng những lời ông ta nói về Bác Hồ thì quả là hồ đồ. Một nhân vật khác, tác giả của hai tập sách đánh giá lịch sử VN thời kháng chiến kiểu « nhìn qua lỗ khoá », cũng hoàn toàn được đào tạo chính quy.
(còn tiếp)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 7 2019, 11:52 PM

Bổ sung chút tin trước khi bác Phó post phần tiếp:

Bạn Lê TK dịch tin từ báo Ukraine:

Phản ứng trước việc nghị viện châu Âu PACE bỏ phiếu khôi phục tư cách thành viên của Nga (sau vụ bị treo từ hồi sáp nhập Crimea), bất chấp phản đối quyết liệt của Ukraine, Anh, Ba Lan, 3 nước Baltic, Ukraine đã hủy lời mời đối với Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) tới giám sát cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ở Ukraina.
Một nhóm quan sát viên đầu tiên PACE đã tới Kiev song buộc phải bỏ dở công việc và rời Ukraina.
Chủ tịch hội đồng PACE rất lấy làm tiếc vì điều này và tuyên bố rằng Ukraina có nghĩa vụ phải mời các quan sát viên của PACE để theo dõi và giám sát các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội.


https://korrespondent.net/ukraine/politics/4114141-pase-otreahyrovala-na-otkaz-nabluidateliam-ukraynoi?fbclid=IwAR01K4-nRS_8yaaqiElJsoSptg2kDUkNbOOyrK7l5xlbBNFgMBHIHrD_wOU




Theo Sputnik news, Tổng giám đốc Tập đoàn Roscosmos, cựu thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết rằng Nga muốn tận dụng tên lửa chiến đấu Voevoda vào mục đích dân sự

Thông tin trên được ông Rogozin đưa ra sau chuyến thăm doanh nghiệp quốc phòng Krasnmash ở Krasnoyarsk ngày 6/7.
“Có một phương pháp được gọi là xử lý thông qua việc phóng tên lửa... Chúng ta có thể dễ dàng áp dụng cho các dự án liên quan đến việc đưa tàu vũ trụ nhỏ lên quỹ đạo dân sự. Vấn đề này đang được bàn bạc”, ông Rogozin cho biết.

Tổng giám đốc Tập đoàn Roscosmos cho rằng cần áp dụng cách trên đối với các tên lửa chiến đấu đã được loại bỏ khỏi nhiệm vụ trực chiến.

Vẫn theo Tổng giám đốc Roscosmos, công nghệ tạo ra vòng đời khép kín như vậy cũng có thể được sử dụng trong các tên lửa mới nhất, như tên lửa Sarmat hiện đang được thử nghiệm.

Theo ông này, việc xử lý tên lửa phải được thực hiện với lợi ích tối đa.



Bổ sung chút là tên lửa SOuyz của Nga hiện vẫn đưa đón các nhà du hành vũ trụ Nga và quốc tế (Mỹ, etc.) lên trạm vũ trụ ISS cũng chính từ một quả tên lửa đạn đạo của Liên Xô trước đây được dân sự hóa



Một chỉ huy cấp cao của Iran, Thiếu tướng Gholamreza Jalali, người đứng đầu Phòng thủ thụ động của Iran cho biết, Mỹ đã yêu cầu Iran được tấn công hạn chế 1 khu vực nào đó k quan trọng ở Iran sau vụ máy bay không người lái bị bắn hạ để giữ mặt mũi, nhưng phía Iran từ chối



Một ngày sau khi máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ ở vùng Vịnh, các quan chức Iran nói với hãng tin Reuters hôm 21/6 rằng, thông qua Oman, Tehran đã nhận được một thông điệp từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump, với nội dung nói rằng Washington sắp tấn công Iran.

"Sau khi bắn hạ máy bay không người lái Mỹ xâm phạm không phận của chúng tôi, thông qua các phương tiện trung gian ngoại giao, Mỹ nói với chúng tôi rằng họ muốn tiến hành một chiến dịch hạn chế ở khu vực không quan trọng và vắng vẻ để giữ thể diện đồng thời yêu cầu chúng tôi không phản ứng lại. Tuy nhiên câu trả lời của Iran là chúng tôi xem mọi chiến dịch đều là sự khởi đầu của chiến tranh", Thiếu tướng Gholamreza Jalali, người đứng đầu Phòng thủ thụ động của Iran cho biết.

Mỹ vẫn tiếp tục nhập thêm các động cơ tên lửa RD-180 của Nga dùng cho các vụ phóng tên lửa Atlas-3, Atlas-5, cho đến giờ vãn chưa chế tạo được động cơ thay thế có hiệu quả tương đương

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 9 2019, 10:47 PM

Tôi sẽ dừng lại phân tích giai tầng tiểu tư sản này một chút, vì đây là một trong những đặc trưng của xã hội VN, cũng giống như việc tư bản nước ngoài thông qua các FDI là động cơ của nền kinh tế, đồng thời là phần lớn nhất của tư bản tư nhân, vượt hẳn tư bản tư nhân VN và tiểu thương VN. Từ đó mà xoi lại đường đi nước bước của chính sách kinh tế nhà nước, cũng như những mâu thuẫn mà nó tạo ra. Cách phân tích cấu trúc này là một phương pháp rất cổ điển của chủ nghĩa Mác, với những tác phẩm chuẩn như việc Lê nin phân tích tư bản Nga, hay Mao Trạch Đông phân tích địa chủ TQ ở Hồ Nam, hay tổng bí thu đầu tiên của Đảng Trần Phú, phân tích xã hội VN vào nhưng năm 20,30.
Giai tầng tiểu tư sản ở VN thực sự là những người nắm quyền lực hiện tại. Vì Tiểu tư sản là trí thức. Ngay một người gia đình nông dân hay công nhân, khi đi học , đi làm vận dụng kiến thức của mình để mưu sinh cũng sẽ trở thành tiểu tư sản dù có nguồn gốc nông dân, công nhân. Nếu lại sống ở đô thị, nếu trong gia đình buôn bán tiểu thương, thì mầu sắc tiểu tư sản này càng rõ rệt. Ví nó có đủ mọi cấu thành : kiến thức, thị dân, sinh sống độc lập của tầng lớp người này. Sự khác nhau về tâm lý, nhìn nhận, lối sống của một tiểu tư sản trí thức làm việc trong bộ máy nhà nước, và tiểu thương, thị dân không khác nhau.
Với kinh tế thị trường tự do hiện tại, khi mà cuộc sống của mỗi người phụ thuộc nhiều vào sự cố gắng của chính họ (cả cố gắng tốt và xấu), khi mà lợi ích cộng đồng bị đẩy xuống thứ yếu (do hình thái kinh tế tư nhân), thì tầng lớp tiểu tư sản này càng có xu hướng chuyển dịch về tâm lý cá nhân chủ nghĩa,bị đẩy dịch về phái hữu, tức là gần với giai cấp tư sản hơn là về với giai cấp công nhân và nông dân. Đây là luật bất thành văn, từ tâm lý người ta mà ra.
Nhưng vì ở VN không có giai cấp tư sản, tồn tại như một lực lượng xã hội độc lập, nên những nhận thức này của họ không có cái đế kinh tế để bám.
Không kể, hiện tại, một bộ phận nhỏ của tiểu tư sản cũng chuyển thành tư sản. Chỉ cần nhìn vào lai lịch lịch sử của các « đại gia » hiện tại ở VN, xuất xứ của họ thì đều có thể thấy điều đó. Từ người đang nổi như Phạm Nhật Vượng, đến kẻ đang ngồi tù như Bầu Kiên.
Nhưng người tiểu tư sản hiện đang nắm quyền lực trong nhà nước, do sự phát triển tư duy mà tôi nói ở trên, đều nhìn nhà nước như « một con lợn béo mà ai cũng muốn bấu một tý », chức quyền phải đổi ra tiền. Và như vậy ngoài tiểu tư sản tự do trở thành tư sản, còn có việc tiểu tư sản nắm quyền trong nhà nước, lợi dụng chức quyền để « bấu véo », trở thành tư sản, hay tạo điều kiện để con cái, gia đình trở thành tư sản « ô dù », tư sản thân hữu.
Chính vì thế mới có câu chuyện, mặc dù ông làm cho nhà nước, sống bằng vú sữa của nó, nhưng ông lại ước mơ ngược. Cái ước mơ ngược này lại không có đế, mà do bơm mớm của nước ngoài tiêm vào. Nó được tiêm bởi tuyên truyền của phương Tây, nhưng nó cũng là của lề trái, cũng như từ lợi ích cá nhân thực tiễn mà ra.
Hiện trạng xã hội của Vn như vậy, thực ra cũng là hiện trạng của cả Nga, TQ, các nước đang phát triển. Vì ở tất cả các nước này giai cấp tư sản nội địa đều không phải tự nhu cầu phát triển của xã hội tạo ra, mà do đất nước bắt buộc phải tham gia vào sự phân công lao động toàn cầu theo hình thái tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường từ khi giai cấp này xuất hiện ở phương Tây, và đặc biệt trở nên sâu sắc vào đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc, tạo lập thuộc địa, và ở trong nhưng thuộc địa này một tầng lớp tư sản đã ra đời, bao gồm tư sản mại bản, và tiêủ tư sản và đặc biệt phong kiến được tư bản nước ngoài giữ lại để làm tay sai. Cấu trúc một xã hội thuộc địa như ở VN, bao gồm tư bản nước ngoài, phong kiến, tư sản mại bản, tiểu tư sản. Trong đó tiểu tư sản là lực lượng vận hành nhà nước. Tất nhiên luôn có công nhân và nông dân. Chế độ thực dân tồn tại được vì cái đế của nó là tư bản nước ngoài nắm quyền, cấu kết với phong kiến, tư sản mại bản, sử dụng tiểu tư sản để vận hành nhà nước, với một thiểu số tiểu thương ở đô thị. So với cấu trúc xã hội Vn hiện tại, ngày nay tư bản nước ngoài rất lớn, nhưng không nắm được quyền chính trị. Tiểu tư sản nắm quyền điều hành nhà nước trong một liên minh với công nhân và nông dân (bản chất liên minh này sẽ nói sau) , phong kiến hoàn toàn biến mất, tiểu thương tiểu chủ ngày càng nhiều đi đôi với phát triển đô thị, đô thị hoá. Công nhân ngày càng đông đảo, nông dân giảm dần.
Để nói cho đủ, ta cũng nên thêm vào cấu trúc của nhà nước VN cộng hoà cũ, ở trong vùng mà nó kiểm soát được. Ở đây tác động trực tiếp của tư bản nước ngoài biến mất, mà thay vào đó là phong kiến (điển hình gia đình Ngô Đình Diệm), tiểu tư sản vẫn được dùng để điều hành nhà nước, nhưng vẫn không có tư bản dân tộc, mà chỉ có tư sản mại bản, vì khi « trả độc lập », cấu trúc kinh tế vẫn được giữ nguyên. Vào thời Nguyễn văn Thiệu, lúc này ảnh hưởng của địa chủ biến mất, do chiến tranh kéo dài, nhưng quyền lực nằm trong tay quân phiệt, tức là nhóm tướng lĩnh của quân đội VN cộng hoà. Vì thế mặc dù được Pháp nặn ra từ năm 1948 (sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc 1947), có hình thái một nhà nước đại nghị đa nguyên đa đảng, chế độ VNCH chưa bao giờ hoạt động được như các « trí sĩ tiến bộ » mơ ước mà chỉ là hoặc nhà nước phong kiến trá hình (Diệm) hay là một dạng độc tài quân sự (chế độ Thiệu).
Hiện nay. Mâu thuẫn lớn nhất của xã hội VN là tham gia vào một quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, nhằm phát tiển một nền kinh tế thị trường. Hệ quả của nó là những giá trị mà giai cấp tư sản thế giới mang lại như tự do cá nhân, tự do ngôn luận, nhà nước pháp quyền.. Nhưng cơ chế này, về nguyên bản cần một giai cấp tư sản mạnh thì mới phát huy được tác dụng của nó (đây là tôi đã bỏ ngoài việc sử dụng nó như một sức ép chính trị, chỉ nhìn nhận đơn thuần tính triết học, lý thuyết), trong khi VN hoàn toàn không có giai cấp này.
Nhưng không chỉ có thế, bản thân kinh tế thị trường cá thể, sẽ dẫn tới sự phân hoá xã hội sâu sắc. Tất cả các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đều có vấn đề này, nhưng cách giải quyết của nó là đi xâm chiếm thuộc địa (Anh, Pháp) hay mở rộng lãnh thổ, giết người da đỏ(Mỹ) để đẩy cái nghèo đói ra ngoài, bóc lột bên ngoài để bù bên trong đến cả trăm năm mới được như bây giờ. Nhưng VN không thể làm điều đó, ngoại trừ bóc lột chính người mình. Cũng chính vì sự mâu thuẫn phân hoá này, mà chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (như ước mơ cao nhất) ra đời. Hay nói cách khác chủ nghĩa xã hội chính là một biện pháp điều hoà được mâu thuẫn, để có thể công nghiệp hoá được mà tất cả đều được lợi. Ở đây ta có thể thấy được cách thức công nghiệp hoá kinh tế tập trung của Liên Xô cũ, hoặc hình thức công nghiệp hoá của TQ hiện tại.
Khi tôi nói tới đây, thì tất nhiên sẽ có câu hỏi. Hiện tại, nếu giai tầng tiểu tư sản lãnh đạo nhà nước, trong khi xu hướng của nó cứ nhao ra tư sản nước ngoài, hay muốn « cấu véo » nhà nước để làm của riêng, thì cái đế của nhà nước VN hiện tại là gì.
Câu trả lời của tôi : Cái đế của nhà nước VN hiện tại chính là Đảng. Trong quá trình công nghiệp hoá, Đảng đã thay thế giai cấp tư sản để lãnh đạo nhà nước. Chính nhờ có đảng mà nhà nước VN mới đứng vững được. Đảng chính là xi măng hàn gắn các mảng nhà nước và xã hội với nhau.
Nhưng có hai điều nữa cũng quan trọng không kém. Đó là chủ nghĩa xã hội và sở hữu quốc gia.
Sở hữu quốc gia đã thay thế vai trò kinh tế của giai cấp tư sản tư nhân, sở hữu quốc gia trong một nền kinh tế thị trường chính là một dạng tư bản nhà nước. Hiện tại, phần sở hữu quốc gia của VN vẫn còn tương đương với phần FDI. FDI ở VN hiện tại có những đặc trưng không thể « lái » nhà nước được, như đã nói. Vì thế mặc dù VN có phần FDI lớn trong nền kinh tế, nó cũng không (hay chưa) biến VN thành cộng hoà chuối (banana republic). Nhưng một ngày nào đó, khi sở hữu nhà nước giảm thiểu, hoặc biến mất (do giai tầng tiểu tư sản nắm quyền muốn tư hữu hoá thành tư sản thân hữu, lợi dụng chức quyền để phá phách nó, rồi cổ phần hoá rẻ tiền), trong khi tư sản dân tộc không hình thành được, thì câu chuyện sẽ đổi khác. Gần đây thôi, chủ BIG C, là tư sản Thái gốc Hoa, dừng đểu hợp đồng dệt may mà đã nhộn nhạo cả lên, thì việc không có tư bản dân tộc, không có tư hữu nhà nước để ổn định kinh tế là điều cực nguy hiểm.
Chủ nghĩa xã hội. Đây là một định hướng chính trị quan trọng, nó có tác dụng điều hoà mâu thuẫn trong xã hội, làm cho tiến bộ xã hội ai cũng được hưởng không ít thì nhiều, trực tiếp hay gián tiếp.
Chủ nghĩa xã hội là hình thức thứ 3 để công nghiệp hoá, từ khi có cách mạng công nghiệp và gắn với nó là sự ra đời của tư bản ở Tây Âu :
Hình thức đầu tiên là công nghiệp hoá ở phương Tây thế kỷ XVIII điển hình là Anh, Pháp, Mỹ, Hà lan, cùng với các « version » : Đức, Nhật, Ý. Bắt đầu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII
Kế đó hình thức thứ hai là cách mạng tháng mười Nga, công nghiệp hoá ở Liên Xô,đầu thế kỷ XX.
Chúng ta (VN) là hình thức thứ ba : giải phóng dân tộc, đánh đổ phong kiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội. TQ cũng ở trong hình thái này từ giữa thế kỷ XX.
Và có cả hình thức thứ 4, đó là cách mạng hồi giáo I ran. Hay là cách thức công nghiệp của các nước Hồi giáo.( 1979)

Mỗi hình thái công nghiệp hoá, đều có những giá trị nhân sinh đi kèm, phù hợp với các giá trị lịch sử, văn hoá, nhân văn, tôn giáo ở đó. Với hình thái đầu tiên đó là tự do(liberty) trong đó có cả tự do bóc lột từ đó mới dẫn tới hình thức thứ hai.

Hình thức thứ hai (cách mạng tháng 10 Nga) lại mang theo giá trị nhân bản là bình đẳng, chủ nghĩa cộng sản và những nét đặc trưng ở Nga (chủ nghĩa Lê nin)

Hình thái thứ 3 (của VN, TQ) lại mang mầu sắc dân tộc, dân chủ (không phải là dân chủ tư sản), chủ nghĩa xã hội (thực ra là chủ nghĩa cộng đồng) với nét đặc trưng ở đây. Ở TQ là chủ Nghĩa Mao. Ở VN là chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh. Nhưng cả TQ và VN đều chung nhau một cách hiểu chủ nghĩa Mác – Lê, đó là chủ nghĩa Mác – Lê nin Nho giáo, hay chủ nghĩa Mác-Lê nin Đông Á. Đảng ở VN về mặt truyền thống là kế thừa tầng lớp văn thân Nho giáo ngày xưa.

Hình thái thứ 4, là hình thái của các nước Hồi giáo, được I ran mở đầu. Đây là cách thức công nghiệp hoá phù hợp với các giá trị văn hóa Hồi giáo.

Điều đáng chú ý là cả ba hình thái hiện đại nhất để công nghiệp hoá đều được tiến hành mà không có giai cấp tư sản dân tộc, là phản ứng với sự bành trướng của chủ nghĩa đế quốc. Và ở cả ba cách, một tổ chức chính trị tổng thể cũng bao trùm lên thay thế vai trò giai cấp tư sản dân tộc. Ở VN, TQ, Liên Xô cũ, là ĐẢNG. Ở I ran là giai tầng tăng lữ. Ngay cả ở Nga hiện tại, dù bắt chiếc phương Tây, nhưng trong thực tế cũng là một đảng (đảng nước Nga thống nhất) dựa trên cái đế KGB cũ thì mới bình ổn mà phát triển được.
(còn tiếp).

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 11 2019, 10:23 PM

Bình luận nóng một chút về I ran, vì thực ra nó cũng có giá trị ví dụ, cho phần viết tiếp theo. Sau sự kiện Anh bắt một tầu chở dầu của I ran ở eo biển Gi bơ ran ta, rồi sau đó Ai cập bắt một tầu khác cũng của I ran đi qua kênh đào Xuy Ê, rồi việc I ran định dẫn độ không thành một chiếc tầu chở dầu của Anh trong vịnh Ba tư, đã cho thấy mùi vị sự việc đang chuyển từ từ « sự kiện Vịnh Bắc bộ » sang « sự kiện Trân Châu Cảng ».
Sự kiện vịnh Bắc bộ, như mọi người đều biết là việc Mỹ vu oan cho VN để có cớ ném bom miền Bắc. Còn sự kiện Trân châu cảng là việc Nhật tấn công Pearl Habor (Trân châu cảng), tuyên chiến với Mỹ, khiến Mỹ tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ II.
Nhưng ít người biết rằng, trước khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, thì hai bên đã thương lượng với nhau một thời gian rất dài, bắt đầu vào thời điểm Nhật đánh chiếm Mãn Châu (1931). Theo đó Mỹ yêu cầu Nhật rút khỏi TQ, đổi lại Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp dầu mỏ cho Nhật. Vào thời điểm Nhật tấn công Trân Châu Cảng, thì Mỹ đã quyết định cắt đứt việc cung cấp dầu cho Nhật. Và để thoát được điều đó, vì không có dầu mỏ, thì Nhật không thể tiếp tục chiến tranh, nên Nhật đã quyết tâm đánh chiếm In đô nê di a, là nước sản xuất dầu mỏ duy nhất ở châu Á vào thời điểm đó. Vì thế cho đến nay, nếu lịch sử chính thống thế giới, đều coi việc Nhật tấn công Mỹ là bất thường, Nhật là kẻ gây chiến, thì có một phần giới sử gia (thiểu số, chủ yếu ở Nhật) lại coi là Nhật bị Mỹ lừa ép vào cảnh phải đánh, người ta còn có dẫn chứng là khi Nhật đánh Pearl Harbor, thì các tầu sân bay của Mỹ đều không ở cảng, và vì thế không bị phá huỷ. Điêù này có cái gì đó như lặp lại trong quan hệ Mỹ-I ran hiện nay. Như vậy phải hiểu cái lô gíc của Mỹ như thế nào. Điều đầu tiên đập vào mắt người quan sát, đó là việc Mỹ luôn tìm cách đặt mình vào vai trò nạn nhân. Nạn nhân thật hay nạn nhân giả tạo. Thậm chí ngay trong quan hệ với Bắc Triều Tiên, một người bình thường không thể nghĩ rằng nước này có thể đe doạ Mỹ, trong khi hỏi công luận Mỹ, thì dư luận lại cho rằng Triều Tiên là kẻ thù đáng sợ nhất. Đủ hiểu sức mạnh tuyên truyền của media « tự do ngôn luận » Mỹ mạnh thế nào
Sở dĩ thế, có lẽ vì nước Mỹ có rất nhiều quyền lợi đối kháng giữa các nhóm và để quyền lợi một nhóm nổi lên thành quyền lợi nước Mỹ, thì nước Mỹ phải là « nạn nhân ». Vì thế trong một quyết định của nhà nước Mỹ nó sẽ có hai mặt.
1- Quyền lợi giới tư bản Mỹ muốn. Đây là cái đế cấu trúc, quyết định hành động cuả nhà nước Mỹ. Đây có thể gọi là bản chất.
2- Cái cớ sử dụng để biến mình thành nạn nhân. Đây là hiện tượng.
Hiện nay, trong quan hệ với I ran, có lẽ có những cấu thành này của tư bản Mỹ có quyền lợi đối kháng muốn đánh I ran.
1- Quyền lợi của tư bản dầu mỏ. Hiện nay Mỹ đã cho phép xuất khẩu khí và dầu, vì thế giết các đối thủ sản xuất dầu khác bằng các cớ chính trị, sẽ giải phóng thị trường dầu xuất khẩu cho Mỹ. Cũng chính vì điều này mà quan hệ Mỹ - Nga là đối kháng. Quyền lợi này hơi giống quyền lợi đánh Hoawei của TQ.
2- Quyền lợi của tư bản tài chính. Giới tư bản này cần giữ địa vị độc tôn của đồng đô la, như là đồng tiền dự trữ. Và điều đó chỉ có thể làm được nếu việc thanh toán mua bán dầu mỏ sử dụng đồng đô la. Điều này chỉ có thể có được nếu các nước bán dầu mỏ sử dụng đồng đô la. Như vậy ở đây cần có một sức mạnh ép những nước này nghe theo Mỹ, không đòi dẫy ra.
3- Quyền lợi của lobbying Do thái. Quyền lợi của nhóm này gắn liền với việc bảo vệ Israel. Nhưng Israel sử dĩ có giá trị, vì một phần giới tư bản tài chính Mỹ gốc Do thái và ban thân việc một nước Israel làm cảnh sát khu vực cũng giúp quyền lợi tư bản tài chính Mỹ vững chắc hơn.
Nhưng trong nội tình nước Mỹ, cũng có nhóm muốn chống TQ, và điều này cũng dễ hiểu, vì TQ là nhân vật số 2 có thể dành chỗ số một. Nhưng giới tư bản tài chính Mỹ lại không mặn mà với điều này lắm, vì khi TQ vẫn nằm trong hệ thống tài chính Mỹ, thì thị trường TQ là điều hứa hẹn khổng lồ với giới này.
Nhưng vẫn chưa hết, cũng có những nhóm mà Trump là đại diện,có thể coi là tư bản công nghiệp, thì lại muốn bảo hộ mậu dịch, và có quyền lợi ngược với tư bản tài chính. Bộ phận này được dân nghèo Mỹ ủng hộ, vì do không thể xây dựng một xã hội phúc lợi xã hội, họ chỉ còn biết bám theo “hard work” “cầy hai job” để sống.
Nếu ta trộn lẫn tất cả những điều này, thì sẽ có chính sách của chính quyền Trump. Hiện nay, việc Anh bắt tầu I ran, sẽ bắt buộc I ran tìm cách trả đũa. Và khi bị trả đũa, thì Mỹ và Anh sẽ lăn ăn vạ để có cớ đánh I ran. Cái cớ này phải đủ mạnh để ép các nhòm khác im hơi lặng tiếng. Đây chính là cơ chế “Trân Châu Cảng”.
Điều thú vị là EU sau khi lớn tiếng phản đối Mỹ, rồi thành lập một cơ chế sử dụng đồng EU để buôn bán với I ran đã cho nổ một quả ..pháo xịt. Vì cái cơ chế này chỉ là một dạng hình thức không cho phép I ran vượt khó được embago Mỹ. Cuối cùng EU đã hiện rõ là một dạng tay chân của Mỹ, không độc lập.
Chủ nghĩa tư bản đã ra đời ở Tây Âu, gắn liền với việc hình thành thị trường dân tộc, tư sản dân tộc. Nhưng ngày nay chính ngay ở EU, tư sản dân tộc cũng đang chết dần vì thị trường đã toàn cầu hoá.Quả bom “thanh toán bằng EURO” chưa ra đời đã chết yểu, vì chính các hạng EU lại sợ Mỹ trả đũa không tiếp cận được thị trường Mỹ, ngoài việc phụ thuộc tài chính.
Trong trường hợp ấy, những nước như VN, vốn dĩ đã không có tư sản dân tộc, cũng không thể chờ đợi giai cấp này bảo vệ quyền lợi dân tộc, ngay cả khi nếu nó ra đời được. Chính vì thế, VN càng không thể áp dụng mô hình chính trị phương Tây.
(còn tiếp)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 12 2019, 09:55 PM

Với Iran, nếu trả đũa thì sẽ bắt tàu Anh, từ đó làm cớ để Mỹ kéo Anh về phía mình. Hiện nay, do Brexit, thì Anh buộc phải ngả về Mỹ, do bị thất thế trong đàm phán Brexit thời bà Theresa May làm thủ tưóng, nhưng k rõ Mỹ có vì việc này mà chịu ủng hộ Anh k, dường như chính quyền Trump muốn Anh phải rắn với EU (kiểu như ứng cử viên số 1 hiện nay cho thủ tưóng là Boris Thomson) nhưng cũng muốn EU k nhượng bộ, để dẫn đến 1 Brexit không thoả thuận, khi đó trong đàm phán song phương với Anh thì Mỹ sẽ có lợi hơn

Nhân bác Phó nói đến Huawei, khi bầu cho Trump, hầu hết giới công nghệ cao đều chống lại, chỉ có duy nhất 1 nhân vật máu mặt, cũng là ngưòi sáng lập cho Paypal là ủng hộ Trump. Vậy rốt cuộc việc Trump đánh TQ, thông qua cách tiếp cận công nghệ, có đuợc sự ủng hộ của tư bản công nghệ Mỹ k? Theo tôi có lẽ là phân chia 2 nhóm: 1 nhóm muốn cản TQ đà phát triển mạng 5G, 1 nhóm muốn tiếp tục làm ăn đóng vai trò nhà cung cấp cho TQ. Báo chí Nga và TQ có đưa tin rằng, TQ đang liên hệ với các công ty công nghệ Nga và ngỏ ý muốn sử dụng công nghệ Nga, tìm cách hợp tác để tránh lệ thuộc Mỹ, cụ thể như sau


Huawei Talking To Russian Information Security Firms For Hardware, OS Cooperation
Huawei Began Negotiations on the Purchase of Russian Technology from Some Companies
Huawei looking to Russia for technology to cut reliance on US tech

https://www.defenseworld.net/news/25124/ Huawei_talking_to_Russian_Information_Security_Firms_For_Hardware__OS_Cooperatio
n#.XSidQnUzZhE
https://www.oreanda.ru/en/nauka_i_tehnika/huawei-began-negotiations-on-the-purchase-of-russian-technology-from-some-/article1270270/
https://www.rbc.ru/technology_and_media/10/07/2019/5d249e599a79470e7d50fe83?from=from_main
https://www.rt.com/business/463835-huawei-russian-technologies-cooperation/
https://baotintuc.vn/dien-tu-vien-thong/huawei-chuyen-huong-sang-nga-giam-phu-thuoc-cong-nghe-my-20190711080045301.htm
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/huawei-hop-tac-voi-nga-giam-dan-phu-thuoc-my-3383569/

Huawei còn lên kế hoạch tăng mạnh doanh số tại Nga. Trong vài tháng qua, Huawei đã trao đổi cùng một số doanh nghiệp Nga như nhà sản xuất bộ xử lý Elbrus và hệ điều hành Alt cùng các thiết bị an ninh phần mềm, thông tin.
Nguồn tin của RT cho biết Huawei đang hướng đến sử dụng bộ xử lý Elbrus trong phần cứng máy tính.
Ngoài ra, Huawei còn tiếp cận Basalt SPO – doanh nghiệp chuyên phát triển nền tảng phần mềm và là chủ sở hữu của hệ điều hành Alt.
Nếu việc cấp phép sử dụng Alt hoàn tất, máy tính của Huawei có thể được bán tại cả thị trường Nga và châu Á.
Giám đốc điều hành Basalt SPO - ông Aleksey Smirnov - cho biết công ty này mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế lớn nhưng từ chối cung cấp thêm bất cứ chi tiết nào.
Huawei đã tăng mạnh hiện diện tại thị trường Nga sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump trong tháng 5 cấm các tập đoàn trong nước kinh doanh với tập đoàn Trung Quốc này.
Trong tháng 6, có thông tin Huawei đàm phán để thay thế hệ điều hành Android OS bằng Aurora OS do công ty Nga phát triển. Thậm chí trong cuộc gặp của lãnh đạo Nga và Trung Quốc, vấn đề sử dụng hệ điều hành Aurora OS trong điện thoại thông minh Huawei cũng được đem ra bàn luận.
Bên cạnh đó các nhà lãnh đạo còn trao đổi về khả năng chuyển một số cơ sở sản xuất của Huawei đến Nga. Ngoài ra, Huawei còn khởi động dự án thử nghiệm 5G với hãng viễn thông MTS (Nga).



Thêm 1 số tin:
Sau khi Nga phê chuẩn việc xây đường sắt cao tốc Meridian nối liền Nga, Belarus, Kazasktan, Trung Quốc đến châu Âu, báo Đức Telepolis gọi đây là thảm hoạ cho Mỹ, vì cho phép TQ-Châu Âu trao đổi hàng hoá trên bộ, thoát khỏi tuyến đuờng biển do Mỹ kiểm soát


Moskva đã phê duyệt việc xây dựng đường cao tốc từ Kazakhstan đến Belarus để nối Trung Quốc với châu Âu - và điều này có khả năng trở thành cơn ác mộng đối với các lợi ích địa chính trị và kinh tế của Mỹ, nhà báo người Đức, ông Florian Rotzer viết trên Telepolis.

Tuyến đường “Meridian” là dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất. Người đứng đầu chính phủ Nga, ông Dmitry Medvedev, đã ra chỉ thị khởi công xây dựng tuyến đường bộ ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Trung Quốc.

Theo bài báo, việc xây dựng đường cao tốc sẽ có giá khoảng 9,5 tỷ USD và tất cả chi phí đều do các nhà đầu tư tư nhân gánh chịu. Dự kiến ​​con đường sẽ hồi vốn sau 12 năm. Quá trình xây dựng đã bắt đầu. Với sự ra đời của đường cao tốc tư nhân, một phần lưu lượng vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Trung Quốc có thể được chuyển từ giao thông hàng hải lên giao thông đất liền.


Căng thẳng Hàn Nhật đã khiến Nhật cấm vận Hàn Quốc, cấm bán cho Hàn Quốc hydrogen fluoride, nguyên liệu dùng cho sản xuất Chip, Nga đã chào hàng cho Nhật loại này, và cho rằng sản phẩm hydrogen fluoride của mình tốt không kém, thậm chí còn hơn Nhật. Tuy nhiên, vấn đề là sự thích ứng, Hàn Quốc đã quen với sản phẩm của Nhật, dùng sản phẩm khác không rõ có phải thay đổi sản xuất ở cấp hệ thống k?


Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức chính phủ giấu tên cho biết, thông qua các kênh ngoại giao, Nga đã đề nghị được cung cấp cho Hàn Quốc hydro florua có độ tinh khiết cao (HF) - một nguyên liệu cần thiết để sản xuất linh kiện bán dẫn.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản vừa siết chặt các quy định xuất khẩu nguyên liệu để sản xuất linh kiện công nghệ cao cho Hàn Quốc. Các nguyên liệu này gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu và hydro florua có độ tinh khiết cao.

Theo quan chức nói trên, đề xuất của Nga sẽ giúp Hàn Quốc giảm được phần nào thiệt hại từ việc Nhật Bản siết chặt quy định về xuất khẩu. Quan chức này cũng khẳng định, nguyên liệu của Nga có chất lượng tương đương và thậm chí nhỉnh hơn sản phẩm từ Nhật Bản.

Hiện chính phủ Hàn Quốc cũng như Đại sứ quán Nga tại Seoul vẫn chưa đưa ra bình luận gì.

Nhật Bản tuyên bố nước này đã sẵn sàng lại bỏ Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng" các nước được coi là thị trường xuất khẩu đáng tin cậy.

Tokyo cho rằng một số lượng HF xuất khẩu sang Hàn Quốc đã được chuyển đến Triều Tiên, vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế. Động thái của Nhật Bản đã khiến quan hệ giữa nước này trở nên căng thẳng./.


https://www.msn.com/vi-vn/news/world/nga-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-gi%C3%BAp-%C4%91%E1%BB%A1-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-nh%E1%BB%AFng-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-v%E1%BB%9Bi-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n/ar-AAEd70k?srcref=rss


Cộng hoà Séc: 80% người lao động bất hợp pháp là công dân Ukraine

Trong một năm, số người nước ngoài lao động bất hợp pháp tại Séc từ các nước không thuộc EU tăng gần gấp đôi, trong đó 80% là người Ukraine- theo Radio Praha.

Theo số liệu chính thức của Bộ lao động Séc, số người lao động nước ngoài làm việc bất hợp tác tại nước này là 3800 người.

Bộ lao động Séc nêu rõ, việc thu hút trái phép người nước ngoài làm việc tại Séc do các nhà tuyển dụng không kịp thực hiện các hợp đồng sản xuất , vì thế sẵn sàng chấp nhận rủi do bị phạt.

Năm ngoái, tại nước này 500 công ty bị phạt với tổng số tiền 150 triệu Kron. Các vi phạm bị phát hiện trong quá trình kiểm tra 7200 công ty.


http://nguoivietodessa.com/tin-ucraina/cong-hoa-sec-80-nguoi-lao-dong-bat-hop-phap-la-cong-dan-ukraine.html?fbclid=IwAR2__qPp55EJLpUFukUPY4icWS_Thy1q1MMHc_4Jtzm6DvzdU9rLBqa0BBY

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 16 2019, 05:32 PM

@ltbk,
Ở trên, tôi có nói tới tư sản dân tộc như một cấu trúc của xã hội hiện đại trong những nước mà sự phát triển kinh tế thuận chiều, do nội tại mà ra, không phải như VN hay các nước thế giới thứ 3 bị ép vào từ bên ngoài trong một chu trình bành trướng kinh tế tìm thị trường của tư bản quốc tế. Nhưng so với thời Các Mác, khi tư bản tạo ra thị trường dân tộc, rồi đến thời Lê Nin, khi chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc, thì thời bây giờ, thời kỳ toàn cầu hoá lại khác nữa. Thời chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản nắm quyền cả về chính trị và kinh tế ở các nước phụ thuộc, như kiểu thuộc địa ở VN. Nhưng với phong trào giải phóng dân tộc, mà VN là nước đóng góp cực lớn, đã khiến cho điều này không làm được nữa. Kết quả là toàn cầu hoá, tức là nắm quyền kinh tế để vô hiệu hoá chủ quyền chính trị. Trong toàn cầu hoá, điều quan trọng là hệ thống tài chính, và sức ép quân sự, rồi tới sản xuất.
Trong trường hợp Mỹ-TQ thì câu chuyện như sau: TQ chấp nhận hệ thống tài chính Mỹ, để phát triển sản xuất và qua đó nâng cấp trình độ kỹ thuật, nâng cấp trình độ kỹ thuật lại củng cố quốc phòng. Ngược lại về chính trị thì TQ độc lập thực sự.
Quan hệ Mỹ - TQ hiện tại rất giống quan hệ Anh-Nhà Thanh trước chiến tranh thuốc phiện vào giữa thế kỷ XIX. Vào thời điểm đó Đế quốc Anh cũng nhập trà, đồ xứ.. dẫn đến nhập siêu với nhà Thanh. Vì Nhà Thanh không mua gì đồ của Anh, mà chỉ nhận vàng và Bạc. Để tránh bị chẩy máu vàng, Anh đã tìm ra được một sản phẩm mà TQ bắt buộc phải tiêu thụ, đó là thuốc phiện, được sản xuất ở Ấn độ, mang bán vào TQ. Thuốc phiện có điều đặc biệt là một khi đã dùng thì không thể bỏ (vì nghiện), vì thế mà TQ lại bị chẩy máu bạc. Khi nhà Thanh cấm thuốc phiện, thì Anh gây chiến với lý do “tự do thương mại”.
Quan hệ thương mại TQ-Mỹ bây giờ gần giống dạng này. Nhưng bây giờ Mỹ không cần tìm thuốc phiện để bán vào TQ nữa, mà TQ sẵn sàng sản xuất cho Mỹ tiêu dùng, đổi lại là giấy ghi nợ bằng đô la, mà Mỹ cũng in ra được. Vị thế của Mỹ và TQ giống như Địa chủ và Tá điền. Chỉ có điều khác là TQ từ tá điền vươn lên thành trung lưu có tý ruộng vườn, và vì thế Mỹ cảm thấy bị đe doạ. Và điều đáng buồn là ông lại có thái độ “địa chủ” với các tá điền khác như VN (trong một số quan hệ, không phải tất cả).
Như vậy nẩy ra một vấn đề là tư bản Mỹ, khi vào TQ tất nhiên phải tuân theo luật lệ TQ, nhưng trong trường hợp đó, thì nó có còn là tư bản dân tộc Mỹ nữa không ? Bởi một lúc nào đó, thì quyền lợi của nó có ở TQ có thể đi ngược lại quyền lợi nó có ở Mỹ. Như vậy đặt ra vấn đề kiểm soát chính trị nước ngoài. Vì thế, từ khoảng đầu năm 2000, Mỹ liên tục tìm cách “xuất khẩu luật nội địa Mỹ”, biến luật nội địa Mỹ thành luật pháp thế giới, như việc Mỹ biến đồng đô la thành đồng tiền thế giới trong thập niên 70 vậy. Cũng chính vì thế mà Mỹ không muốn tham gia vào các hiệp ước thoả thuận chung, vì như vậy không thể dùng luật của mình để ép.
Việc Canada có sự chống lưng của Mỹ bắt giám đốc tài chính Hoawei là như vậy. Nhưng Mỹ đã từng bắt người của Pháp rồi, chứ Hoawei không phải là trường hợp đầu tiên hay duy nhất.
Một điều nữa là Mỹ không thể ép TQ về quân sự, đánh nhau như thời chiến tranh thuốc phiện. vì thế chỉ có cách duy nhất là tìm cách lật đổ, can thiệp..
Bây giờ hãy xoi những điều trên vào trường hợp Hoawei. Trong trường hợp Hoawei, Mỹ đã chứng tỏ là Mỹ là ông chủ, Hoawei phải nghe lời chứ không phải là chính quyền TQ. Và Mỹ làm điều đó thông qua ngăn cản kỹ thuật, cũng như là dùng luật pháp Mỹ (bắt người). Hoawei, cũng giống như hầu hết các hãng hiện tại, không có thể sản xuất hết được, mà thực ra là lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Chỉ cần 1 trong cấu thành của nó không có là không làm được. Tất nhiên, Hoawei cũng có những công nghệ riêng, vượt được một hãng Mỹ tương đương (ví dụ Cisco) khoảng 5 năm với kỹ thuật 5G.
Để có công nghệ này, TQ cũng đã “mua lại” của Mỹ. Tôi để chữ “mua lại” trong ngoặc, không phải là nói TQ ăn cắp, như tuyên truyền mà là họ đã đầu tư cho ý tưởng ban đầu ở Mỹ. Lấy vụ kiện Hoawei với hãng Mỹ ở Silicon valley thì rõ. Hãng này tố cáo Hoawei ăn cắp, nhưng tôi thì nghĩ rằng thực ra Hoawei đã bơm tiền cho nó để phát triển công nghệ, như là một cái Start-up. Nhưng bây giờ thì nó quỵt tiền bỏ đi để có thể bán công nghệ đó với giá hời hơn cho các bọn khác thôi.
Cũng chính vì thế, mà coi Hoawei như một tên khổng lồ có thể khuynh đảo thế giới thì không phải. Ngược lại nó lại chính là đầu ra cho các hãng sản xuất công nghệ Mỹ. Ở đâu có hai cách tiếp cận vấn đề.
1- Hoặc là bán đồ cho Hoawei, từ đó mà có lợi nhuận, đồng thời cũng là cách ngăn cản Hoawei, hoặc một hãng khác phát triển công nghệ riêng, do có giá thành cạnh tranh.
2- Hoặc cấm qua các thủ thuật chính trị, nhưng cách làm này cũng đồng nghĩa khuyến khích đối thủ tự sản xuất.
Cái cách đầu tiên có hiệu quả, nếu trình độ người mua (hoawei) thấp không thể làm được. Nhưng ở đây nó sẽ có vấn đề giá cả. Sở dĩ các hãng Mỹ không sản xuất điện thoại mobile chẳng hạn, vì nhân công của nó quá phức tạp, nếu sản xuất ở Mỹ thì giá sẽ không ai mua. Ngược lại, nhưng thứ mà Mỹ bán, nếu sản xuất ở TQ thì nó sẽ rẻ hơn nhiều lần. Con tính kinh tế rất rõ ràng.
Cái cách thứ hai có hiệu quả, nếu ông kiểm soát được chính trị, bắt đối thủ từ bỏ miếng ngon cho ông độc quyền.
Chuyện buồn cười. Hiện tại tôi vừa có cái projet thay mạng trong công ty làm việc, để sử dụng điện thoại số (telephone IP). Và cái switch tôi dùng là Hoawei. Vì làm với Orange, và trong 3 ông cung cấp switch của Orange bao gồm Cisco, Alcatel, Hoawei.. thì giá của Hoawei rẻ hơn từ 30 đến 40% so với Cisco. Alcatel thì bản thân ngoài chuyện giá, concept của nó cũng có vấn đề không tiện lợi rồi, mặc dù là gốc Pháp.
Câu chuyện công nghệ này có lẽ được thổi bùng lên do việc TQ có kế hoạch 20 năm phát triển công nghệ. Điều này thổi bùng lên nỗi lo sợ của Mỹ, vì hiển nhiên nếu như thế thì cái cách đầu không thể là giải pháp lâu dài. Đặc biệt trong trường hợp Mỹ và TQ suýt soát nhau về công nghệ, và TQ có lợi thế về sản xuất.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 22 2019, 10:48 PM

Trở lại với hiệp định thương mại tự do EU-VN. Điêù không nghi ngờ gì là hiệp định này có lợi cho EU. Có thể nói là có lợi nhất. Nó cũng thể hiện tư duy của “sức mạnh mềm EU”, vì EU là một khối kinh tế, sức mạnh chính trị quân sự không thể sử dụng như một nước thống nhất kiểu Mỹ, Nga, TQ. Cách làm của EU là lấy ràng buộc về luật pháp, về chuẩn ..để nặn đối phương theo chiều hướng có lợi cho mình nhất. Các tiếp cận là “đa phương giả”. Đa phương vì là cả hai đều là đối tác. Đa phương giả, bởi bằng thủ thuật của mình EU ép đơn phương dưới hình thức đa phương. Thủ thuật của nó là bắt đối phương phải thi hành trước ràng buộc, còn ràng buộc của chính họ thì lần chần, lần lữa, tạo ra các rào cản đặc biệt không thi hành. Đến lúc thi hành thì đối phương đã bị xâm thực, yếu thế, ..nên những điều thoả thuận mà EU thi hành không còn mang lại lợi ích gì nữa. Vì thế phải hiểu một hiệp định tự do thương mại với EU cũng có nghĩa là EU bỏ những rào cản truyền thống, để đặt ra những rào cản hiện đại hơn, nghe có lý hơn, và đặc biệt đòi hỏi trình độ quản lý, kỹ thuật cao hơn.. khiến đối phương bị đặt vào thế bất lợi.
Nếu như vậy thì tại sao VN lại đâm đầu vào đây. Câu trả lời chính là trong cấu trúc xã hội của Vn mà tôi dài dòng nói ở trên. Bởi không có giai cấp tư sản dân tộc, ở Vn không đặt ra vấn đề bảo vệ thị trường cho giai cấp này (theo hình thức phát triển cổ điển của kinh tế thị trường), ngược lại lại đáp ứng đòi hỏi của các hãng FDI ở VN đòi hỏi mở cửa. Trong hoàn cảnh Nhật, Hàn, Sing là những đối tác đầu tư lớn nhất ở VN đã có FTA với EU, thì việc VN là “sân chơi lao động” của họ ký FTA với EU là bình thường.
Cũng phải nói thêm là, nếu VN có ý định bảo vệ thị trường, thì sự èo uột của tư sản dân tộc cũng khiến biện pháp này vô tác dụng, cũng như thị trường trong nước quá nhỏ, để giúp nó phát triển. Nhưng trong hoàn cảnh VN, cái vốn lớn nhất khiến VN không giống các nước thế giới thứ 3 khác đã bị phương Tây trói cổ, đó là sự độc lập chính trị (nhờ có đảng), Khả năng của người Việt nắm bắt nhanh nhậy, có tổ chức (truyền thống văn hoá còn lại của đạo Nho đạo Phật), quan hệ với các nước ngoài phương Tây truyền thống (Nga,Ấn, TQ), sự tồn tại của một khối doanh nghiệp quốc gia, sở hữu nhà nước làm cái đế ổn định xã hội (truyền thống XHCN còn sót lại).
Không phải ngẫu nhiên mà các chân kiềng này bị lề trái tấn công dữ dội. Ví dụ để gạt bỏ đảng thì đưa ra bài “đa nguyên đa đảng”, để gạt bỏ sở hữu quốc gia thì thổi phồng tư nhân, đánh đồng tư nhân trong nước và nước ngoài. Thổi phồng vai trò của Mỹ, EU trong bàn cờ chính trị thế giới, thổi phồng đối đầu TQ, dựa trên hiệu ứng tâm lý tự ái dân tộc… Trong khi đó, những điều trên là lợi thế của VN trong quá trình hội nhập thế giới.
Trong thực tế, nếu những chân đế trên càng được củng cố, thì lợi thế chơi với phương Tây mới có tác dụng. Ngược lại thì không.
Trong một quá trình như thế, làm sao phát triển được kinh tế trong nước,phát triển, củng cố thị trường nội địa. đó chính là bài toán TÂY Đức. Cái bài toán ấy thế này. Vào thời điểm Đức thống nhất, tất cả các nước Tây Âu, đứng đầu là Pháp đều sợ Đức trỗi dậy. Và từ đó chỉ đồng ý cho Đức thống nhất với điều kiện dùng chung đồng EURO. Tây Đức đã chấp nhận điều này, và kết quả của nó vượt ngoài ý định ban đầu của những người tạo ra nó. Đó là do cùng chung đồng tiền, giữa các nước Eu cạnh tranh chỉ còn dựa vào kỹ thuật, trình độ sản xuất.. không thể dùng đồng tiền phá giá để điều chỉnh sản xuất được nữa. Kết quả Đức vượt trội, khiến dẫn tới xuất siêu vào các nước khác, vì các nước này không thể đấu lại với Đức về kỹ thuật.
Hiện nay VN với EU cũng có điểm tương đồng này. Đó là sức lao động của VN vẫn rất rẻ so với EU, ngay cả khi năng suất lao động EU vượt trội, trong khi thị trường VN quá nhỏ, khiến đánh hàng từ EU vào VN không thể bù lại sự chênh lệnh về giá cả lao động, sản xuất trong nước vẫn lợi hơn. Nói cách khác, VN có thể trở thành nơi sản xuất lý tưởng cho EU, ngay cả khi đã nhập phụ kiện EU, vì về mặt tự nhiên đã có lợi thế này. Chính vì thế, để biết lợi hại của cái hiệp định này, thì ta có thể lấy chuẩn là khi nào VinFast có thể xuất xe ô tô vào EU được thì sẽ rõ. Xe VinFast thực ra là lắp ráp đồ phụ tùng Đức. Một trong nhưng hình mẫu như thế chính là cái xe Skoda của Tiệp, chỉ có điều hãng này đã bị Đức mua. Như vậy VN có thể công nghiệp hoá thông qua gia công, qua dịch vụ để lấy lãi. Tất nhiên điều này chỉ làm được khi nhà nước được giữ vững qua các chân kiềng nói ở trên.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 22 2019, 11:10 PM

Ở trên, khi nói tới các đối tác truyền thống, tôi có nói tới ..TQ. Vì thế phải bổ sung thêm cho phân tích đầy đủ. Không nghi ngờ gì nữa, TQ là một vấn đề với VN, vì đáng tiếc là sự trỗi dậy của TQ, như một anh tá điền thành trung lưu, đã khiến trong nước này có một bộ phận không nhỏ của dư luận xã hội, của nhà nước có thái độ bành trướng , dương vây diễu võ tưởng mình như là ..Địa chủ đến nơi. Nhưng không phải vì thế mà toàn bộ TQ trở thành kẻ thù. Thực tế hiện tại, trên thế giới rất ít kẻ thù toàn phần, mà yếu tố lợi hại đan xen nhau. Giống như cái quả cầu đạo Lão, Âm-Dương đan xen nhau, mạnh yếu của bên này hay bên kia là theo THỜI. Thậm chí hiện tại rất khó định nghĩa một đối tác hoàn toàn có lợi, nên không thể làm đàn em của một ai. Trong các đối tác của VN, có lẽ chỉ có Ấn độ, Nga là đáp ứng được yêu cầu này nhiều nhất, kế đó có thể là Hàn, Nhật, Sing, Đài loan.. Về mặt khách quan thực tế, VN có giá trị với bên ngoài cũng một phần là cửa ngõ vào TQ. Kinh tế VN – TQ có nhiều mặt liên quan tới nhau, nằm ngoài cả quan hệ chính trị, do tác động của vị trí láng giềng kinh tế giao lưu với nhau. TQ mà xuống dốc, thì dù về mặt chính trị, VN có là kẻ thù cũng vẫn bị ảnh hưởng. Còn tất nhiên nếu TQ vươn lên vù vù nhưng dẫm đạp lên người khác, thì VN cũng bị ảnh hưởng. Chính vì thế, biết cái gì phải chống, cái gì có thể hợp tác, chống bằng cách nào, hợp tác bằng cách nào..cũng rất quan trọng. Về mặt tự nhiên, nên dương cao sự hợp tác, để tỏ rõ thiện chí, và để cho TQ thấy rõ nếu VN là kẻ thù họ sẽ bị bất lợi thế nào. Nhưng đồng thời cũng kiên quyết đáp trả, không cho họ dẫm lên chân mình. Để họ thấy rằng riêng VN cũng là miếng mồi khó nhằn, chứ không phải cần có ai chống lưng cả.Hiện nay thế giới có khá nhiều trường hợp đối đầu/hợp tác không đối xứng này ví dụ Triều Tiên hay I ran. VN cũng có một quá khứ như thế, còn đi trước họ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 23 2019, 10:21 PM

Từ ngày 16, họp báo báo chí của bộ ngoại giao VN đã nói tới chuyện này (tức là chuyện tầu địa chất TQ khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế VN), nhưng sự việc được nói mơ hồ. Chỉ đến hôm nay, khi câu chuyện đã qua, thì báo chí mới đăng tải rõ ràng hơn vụ việc. Điều này khiến sự việc này khác với câu chuyện giàn khoan Hải Dương của TQ vào năm 2014.
Người ta có thế nói nhiều tới việc đăng sau hay đăng trước, cập nhật hay đăng nội dung kết quả. Về mặt xã hội, việc đăng cập cập nhật chắc chắn sẽ được xã hội ủng hộ hơn, nhưng nó cũng dễ dàng biến sự kiện thành một thứ Buzz trên mạng, từ đó có thể dẫn tới nhiều sự cố, khiến ngoài việc đối phó với sự việc thật, còn phải tăng cường an ninh nội chính, nên có khi lợi bất cập hại. Giống như việc đang diễn ra ở Pháp. An giê ri đá chung kết với Sê nê gan, chẳng biết thắng thua đến đâu, chẳng liên quan gì, “phan cuồng” của nó đã xuống đường lấy cớ cướp phá, vì thế đêm chung kết giải bóng đá châu Phi ở cách Paris tới 2000km, mà Pháp phải huy động tới hơn 1000 cảnh sát để bảo vệ Đại lộ Xăng đê lít dê để các cửa hàng khỏi bị cướp phá. Tất nhiên nếu đăng tin cập nhật, thì báo chí chính thống sẽ dẫn điểm. Nhưng trong những sự việc mà việc thịnh nộ của nhân dân có thể bị lợi dụng, cũng như sự thịnh nộ này ngoài việc “nuôi béo” mạng xã hội, để yêu nước ảo, tác dụng thực tế không lớn, thì việc tường thuật sau lại có lợi ích hơn.
Còn nếu việc nghiêm trọng, thì dù sau hay trước xã hội cũng sẽ biết. Giống như chiến tranh biên giới 1979, sự việc của nó đã có từ năm 1978, thậm chí có cả 10 năm (1979-1991) để nói sự thật.
Bỏ ngoài việc báo chí đăng tải cập nhật hay không ? việc năm 2014 tin tức rầm rộ, còn gắn liền với thể trạng nội tại của xã hội VN. Vào thời điểm đó, chưa có chống tham nhũng triệt để như bây giờ, nên khả năng “ thể hiện lòngyêu nước” như lá chắn bảo vệ tham nhũng để “đứng thế”, “lấy tiếng” còn có tác dụng. cũng vào thời điểm đó, lòng tin vào “sức mạnh nước Mỹ” còn lớn, khiến cho dư luận ngoài luồng còn là việc chọn bên để theo. Nhưng hiện nay, sự việc xẩy ra đúng lúc chiến tranh thương mại Mỹ - TQ căng thẳng, tầu chiến Mỹ quần thảo ngoài biển Đông, nhưng có tác dụng gì đâu.
So với sự kiện năm 2014, thì sự kiện lần này nghiêm trọng hơn. Vì nó được thực hiện ở xa biên giới TQ hơn, cũng như có sự hỗ trợ vũ trang của TQ. Và cũng như lần trước, nó được thực hiện cách đất liền VN khoảng 120Km. Nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nhưng khác với lần trước, lần này TQ không đóng dàn khoan, cố định ở một chỗ, điều nguy hiểm hơn mà di chuyển.
Nếu tính cả đến lần TQ gây sức ép, khiến cho công ty Tây ban Nha Epsol không khoan được cách đây hơn một năm, thì có thể hiểu đây là cách TQ không muốn VN có quyền sử dụng vùng đặc quyền kinh tế của mình. Và điều này nằm ngoài những “ảnh hưởng chính trị” bên ngoài. Vì việc một hãng Tây ban Nha, là nước không có tham vọng chính trị gì ở biển Đông cũng bị ngăn cản, đã cho thấy rõ điều này.
Vào những năm gần đây, quan hệ VN – TQ phát triển, sử lý của VN mềm dẻo. Như vậy không thể nói là do mâu thuẫn chính trị dẫn tới mâu thuẫn kinh tế. Ngược lại với chiến tranh thương mại Mỹ-TQ, VN còn là cửa ra của hàng hoá TQ, và điểm tới của đầu tư TQ.
Nếu căng thẳng Mỹ-TQ không tác động được, thì mối quan hệ VN-Nga cũng không phát huy tác dụng được (xét theo những gì nhìn thấy bình thường, chứ tôi không có “tin mật”), ngược lại quan hệ Nga-TQ lại được mở thêm vào nhiều lĩnh vực mới, như không gian vũ trụ, Nga như người thầy giúp TQ thâm nhập vào những lĩnh vực này.
Về mặt chính trị “tình cảm” đơn thuần, quan hệ VN-Nga là tốt, nhưng do cấu trúc kinh tế VN chủ yếu dựa vào FDI như tôi phân tích ở trên, VN không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của Nga. Chính vì thế, dù đã có FTA với liên minh kinh tế Á-Âu, quan hệ kinh tế VN-Nga không phát triển được. Trong điều kiện như thế TQ quan trọng với Nga hơn nhiều lần VN.
Quan hệ VN-Mỹ, mặc dù là chính quyền Trump, cũng không bị xấu đi. Nhưng cũng không tốt hơn, do tính bốc đồng của Mỹ, và những hạn chế của đối tác này.
Xét tất cả những mặt ở trên, khả năng đối đầu của Vn với TQ rất lớn. Và sự đối đầu này là do chính sách bành trướng của TQ gây ra. Sự đối đầu này có thể dẫn đến cả xung đột vũ trang. Trong xung đột ấy, do có chính nghĩa, khả năng VN được hưởng “ủng hộ mồm, ngoại giao” rất lớn, TQ sẽ bị cô lập. Nhưng thực tế chiến trường vẫn do thực lực của mình tạo ra, bằng chiến lược chiến thuật cách sử dụng vũ khí đúng đắn, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, chính trị, chứ khó có thể chờ mong có lực lượng chống lưng, dù đó là Nga, Ấn độ, Nhật, Mỹ hay Hàn, Úc.
Như vậy phải có chính sách để bản thân VN là miếng mồi khó nhằn với TQ như tôi đã nói ở trên.
Gần đây lúc về VN, điều thú vị với tôi là nhao ra tiệm sách tìm sách viết về TQ. Vì chỉ có ở Vn mới có sách TQ nghĩ về họ như thế nào, chứ còn ở phương Tây chỉ có sách phương Tây viết về TQ. Tôi tìm được hai quyển, nếu nói về tên và chủ đề thì không liên quan gì tới quan hệ VN-TQ này. Đó là hai cuốn “đối thoại với Khổng Tử” và “đối thoại với Lão tử”. Điều thú vị với tôi là xem người TQ hiện tại đánh giá sử dụng Nho giáo, Lão giáo như thế nào, trong một xã hội mà chủ nghĩa Mao và chủ nghĩa Mác-Lê nin được coi như tư tưởng chủ đạo của xã hội, nhà nước TQ ,chứ không phải Khổng tử nói gì, Lão tử nói gì. Và từ đó tìm hiểu xem người TQ hiện đại quan niệm họ thế nào. Điều đặc biệt với tôi là họ đã nhìn Nho giáo, Lão giáo qua lăng kính của chủ nghĩa Mác (tất nhiên là chủ nghĩa Mác phổ thông) nhưng qua đó cũng nói tới quan niệm của họ với thế giới (vì con người TQ luôn luôn gắn mình với Quốc gia theo truyền thống bách gia chư tử), trong đó đặc biệt chú ý là họ coi họ là nước lớn, quan niệm rằng thế giới tồn tại là do tác động của các nước lớn với nhau, các nước nhỏ không có tác động gì, chỉ là con rối cho các nước lớn. (theo như tác giả đối thoại viết, và có thể hiểu đây là cảm nhận chung của xã hội TQ, vì sách tôi xem là loại sách phổ thông).
Nhưng trong thực tế, các nước lớn cũng không thể làm những gì họ muốn, và thế giới hiện đại đang chứng kiến sự lên hương của các nước trung bình. Ta có thể nhìn rõ điều này như quan sát I ran, Triều tiên, Cu ba. Liên minh các nước trung bình có thể làm thất bại chính sách một nước lớn. VN là một nước trung bình lớn, vì dân số lên tới gần 100 triệu, tất cả các công cụ chính trị, nhà nước đều độc lập.
Chỉ cần Vn có chính sách phát triển tự lực tự cường đúng đắn, thì sẽ làm thất bại các chính sách bành trướng khác. Ví dụ trong hải chiến, VN luôn có lợi thế địa hình, khoảng cách. Dù chiến tranh nổ ra ở cực nam hay cực bắc đất nước, thì khoảng cách không bao giờ quá 300-400Km vào tới bờ. Chẳng nhẽ từ I ran đến Bắc Triều Tiên đều có thể chế được tên lửa mà VN thì không. Họ còn bị bao vây phong toả kinh tế, còn VN có tới vài chục đối tác chiến lược. Chẳng nhẽ càng nhiều đối tác thì càng hèn, càng ngồi chờ sung rụn, không đủ sức có chiến lược phát triển sức mạnh của chính mình.
Thời điểm TQ gây chuyện với VN cũng đúng lúc thời điểm căng thẳng Mỹ- I ran, và dường như Trump đang phải chống chọi với chính các lobbying Trung đông ở trong chính trường Mỹ này. TQ bao giờ cũng là bậc thầy về thời thế, lợi dụng cơ hội.. vì thế VN càng cần phải tự lực, chứ đừng trông mong gì vào nước ngoài. Nước ngoài chỉ có tác dụng làm cho mình có cửa phát triển, chứ họ không thể cứu được mình.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jul 26 2019, 05:29 PM

Hồi này có vẻ có nhiều tin hot.
- Thủ tướng mới của Anh lên, muốn đàm phán lại điều khoản chốt chặn và tuyên bố sẵn sàng cho Brexit không thoả thuận. Trưởng đoàn đàm phán EU từ chối đàm phán lại thoả thuận đã ký với thủ tướng cũ May của Anh

- Triều Tin bắt tàu cá của Nga, Nga tuyên bố tạm dừng đàm phán về hợp tác ngư nghiệp. Tại sao Triều Tiên làm vậy?

- Hàn Quốc quốc hữu hoá công ty Nhật. Nhật tuyên bố tạm dừng xuất khẩu 1 số nguyên liệu để làm chip (như HF) cho Hàn, và xem xét đưa Hàn ra khỏi sách trắng gồm những nước được phép xuất khẩu an toàn các công nghệ và vật liệu bán dẫn nhạy cảm. Chà, k có cái này ngành công nghiệp chip Hàn sụp như chơi.

- Tàu chở khí hoá lỏng hạng nặng Vladimir Rusanov của Nga lập kỉ lục mới đi trên Bắc Băng Dương từ cảng Sabetta đến eo biển Bering trong chỉ 6 ngày, dự kiến mất thêm 10 ngày để đến Thiên Tân. Như vậy tuyến đường vận tải mới mất chưa tới một nửa thời gian so với đi theo tuyến đường biển truyền thống qua kênh Suez và eo Malacca. Nếu Nga vận hành quy mô lớn đường biển này (dĩ nhiên sau khi xây xong các dịch vụ hỗ trợ) và cho các nước khác thuê thì Mỹ lo ngay ngáy, cả về kinh tế (vì các tàu của Mỹ lớn k đi vào đường này đưọc để tận dụng giá rẻ), vừa về chính trị (vì lọt ra ngoài tầm kiểm soát của hải quân Mỹ). Vừa rồi Mỹ đã tuyên bố lo ngại về sự kiểm soát của Nga với tuyến đường này, dù các công ty Mỹ k tận dụng được
https://www.lngworldnews.com/vladimir-rusanov-lng-carrier-starts-nsr-2019-season-with-record-passage/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jul 30 2019, 03:16 PM

Thủ tướng mới của Anh sẽ chuẩn bị cho một cuộc ra đi cứng không có thoả thuận, nhưng vấn đề phải tìm được cớ. Chính vì thế mà Boris Johson mới được bầu. Hiện nay EU đang cố thổi phồng lên việc “ra đi không có thoả thuận” như một sự đe doạ lớn, nhưng thực tế thế nào thì không rõ. Theo truyền thống văn hoá Anglo-Saxon (tức là Anh-Mỹ), vì nó tư duy theo “law”, nên cái gì cũng phải biến thành một vấn đề luật, hay biến mình thành nạn nhân (như tôi đã nói trong trường hợp Mỹ), trong thực tế nó chỉ là một dạng tương quan lực lượng (nếu hiểu theo chủ nghĩa Mác) mà thôi. Boris Johson sẽ biến Anh thành nạn nhân, đổ lỗi cho EU, để ra đi, còn sau đó mọi việc thế nào thì do tương quan lực lượng đôi bên mà ra.
Anh cũng có truyền thống “ra đi không kèn không trống” kiểu này. Gần đây nhất là lúc Anh rời Ấn độ (1948), mục đích là để cho đối thủ bất ngờ, bị động, gặp khó khăn. Xa nhất là lúc Anh rời Bắc Mỹ (1776) khi nước Mỹ độc lập cũng vậy.
Quả thật, khi đã cắt đứt quan hệ, thì việc có một thoả thuận có điều gì nghịch lý. Bởi khác với quan hệ cá nhân trong một xã hội, có toà án, hiện tại trên thế giới không có một cơ cấu nào cao hơn để giám sát việc cắt đứt quan hệ hai quốc gia.
Triều tiên tóm cổ tầu cá Nga để khẳng định quan hệ Triều-Nga không phải là quan hệ xin cho, mà là tương quan lực lượng. Nga cần có Triều Tiên, cũng như Triều Tiên cần Nga, nhưng là vấn đề “tiền trao cháo múc”, không phải là ân huệ.
Triều Tiên đã từng làm thế với ông chú của ông Kim Jung Il, vốn được coi là thân TQ. Ảnh hưởng của TQ với Triều lớn hơn nhiều Nga mà còn làm thì Nga là cái thớ gì. Một điều nữa nên để ý là Triều Tiên đã bị phong toả, không thể phong toả hơn được. Ví dụ, khi Triều phản ứng TQ, thì TQ cũng không thể hạ thấp mức quan hệ được nữa, vì nó sẽ đánh trực tiếp vào lợi ích của ..TQ.
Quan hệ Hàn Quốc – Nhật tự nhiên căng thẳng là do quan hệ tay ba (Nhật-Hàn-Mỹ) và quan hệ tay tư (Nhật-Hàn-Mỹ-Triều) và quan hệ tay năm (Nhật-Hàn-Mỹ-Triều-TQ) mà ra. Mỗi một mối quan hệ này vì có những vấn đề không khớp nhau mà tạo ra mâu thuẫn. Kiểu đồng trong 3 nhưng đưa vào 4 không được, đồng vào 4 nhưng đưa vào 5 không được và ngược lại.
Quan hệ Hàn- Nhật căng thẳng đầu tiên là do Hàn muốn độc quyền quan hệ với Triều Tiên, gạt Nhật ra. Đáp lại Nhật cương quyết đòi áp lệnh trừng phạt, gây khó cho quan hệ Triều-Hàn. Mặc dù theo báo Mỹ xì tin, Nhật có gặp kín Triều Tiên ở Hà nội, nhưng không có kết quả.
Tương tự như vậy, Mỹ cũng không để cho Nhật tham gia vào cuộc chơi.
Mỹ muốn độc quyền kiểm soát quan hệ Triều tiên, nhưng không thể gạt ra ngoài hoàn toàn Hàn quốc. Nhưng đồng thời Mỹ lại muốn dựng một liên minh Hàn-Nhật-Mỹ, trong đó Hàn và Nhật phải mâu thuẫn với nhau thì mới có lợi.
Biết thóp điều đó nên Hàn gây sự với Nhật, để đổi lại sự ban ơn của Mỹ. Ngược lại Mỹ lại đe doạ trừng phạt cả Nhật và Hàn về kinh tế, khiến các mối quan hệ đặc biệt Nhật-Mỹ , Hàn –Mỹ chỉ có tiếng mà không có miếng.
Do Triều tiên gắn bó với TQ (do vị trí địa chiến lược) mà Hàn cũng gần với TQ hơn, nhưng vẫn bị Mỹ trói tay, để cho Mỹ đặt tên lửa trên đất mình .. nhằm vào TQ. Bài toán của Hàn là cố gắng thành chư hầu gần Mỹ nhất để từ đó có vị thế với Nhật, cũng như về lâu dài, nếu cắt Mỹ thì Hàn sẽ theo TQ và nếu Hàn Triều quan hệ tốt hơn, thì chắc chắn quan hệ với Nhật sẽ dở đi. Không kể, hiện tại, Mỹ gần như đồng tình để Triều có bom nguyên tử. Và trong trường hợp như vậy, thì liên minh Hàn-Triều hoàn toàn không cần Nhật.
Nhưng việc công nghiệp hoá ở Hàn, có một phần rất lớn tác động ngầm của Nhật. Nó giống như con búp bê Nga. Nhật là hạt nhân của Hàn, Hàn là hạt nhân của .. VN để cùng chung thị trường ..Mỹ.
Còn tại sao Nhật ra tay vì Hàn đã chơi đểu Nhật, đó chính là phi vụ “nô lệ tình dục Hàn cho quân đội Nhật”. Việc này đã được chính quyền trước của Hàn giải quyết với Nhật, và hai bên đã có thoả thuận. Hiện tại Hàn lật lại, lôi nó ra cộng với tâm lý “chống Nhật tự nhiên” của dân kiểu như tâm lý VN với TQ hay Cam pu chia với VN. Nên sự vụ mới như thế, và đáng nhẽ giải quyết với nhau thì Hàn lại quay ra bám vào Mỹ, yêu cầu Mỹ gây sức ép với Nhật. Kiểu như Mỹ là ông bố. Làm thế Hàn hi vọng vừa ép được Nhật, vừa tỏ lòng trung thành với Mỹ, trong điều kiện Mỹ ngày càng gây khó khăn, đòi “lại quả” lớn hơn.
Nga sẵn sàng cung cấp cho Hàn thay Nhật, nhưng khả năng Hàn dám bước qua rất ít, bởi vì nếu Nhật cung cấp thì Hàn có thể tiếp cận thị trường Mỹ dễ dàng. Ngược lại, nếu là Nga, là nước đối kháng với Mỹ hiện tại, thì làm điều này khác nào đưa gậy cho Mỹ đánh.
Trong thực tế, khả năng Hàn, Nhật tách được khỏi Mỹ rất khó, nó chỉ có thể được nếu Mỹ cực kỳ xuy yếu, sụp đổ, kiểu như Liên Xô cũ hay thua trận trong chiến tranh.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 11 2019, 05:21 PM

Tin tức:

Mỹ đang thúc đẩy thông qua Đạo luật An ninh Đông Địa Trung Hải và Quan hệ Đối tác Năng lượng 2019 (sáng kiến hợp tác 3+1, gồm Cộng hòa Síp, Israel, Hy Lạp và Mỹ). Đây là dự luật được lưỡng đảng ủng hộ, theo đó hỗ trợ toàn phần cho tuyến đường ống vận chuyển năng lượng và tăng cường hợp tác an ninh với 3 nước tại khu vực này.

Bình: có vẻ Mỹ đang cố hết sức lôi khéo 2 nước Sip, Hy Lạp (thông qua viêc hứa hẹn giảm bớt các lệnh cấm vận vũ khí với Sip + các khoản viện trợ quân sự (để mua các vũ khí này của Mỹ)) vốn có quan hệ gần gũi với Nga, để thúc đẩy việc xây dựng "Tuyến đường ống Đông Địa Trung Hải" nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Nga, dù tuyến đường ống này rất phi kinh tế và kém hiệu quả hơn hẳn so với khí đốt từ Nga. Ngoài ra, xung đột giữa Sip và Thổ cũng đang khiến nhiều nhà đầu tư ngần ngại tham gia vào.

Hiện Nga cũng đang tăng cường sự hợp tác với Thổ ở Đông Địa Trung Hải và Thổ cũng đang tự mình thăm dò dầu khí bất chấp sự đe dọa trừng phạt của EU (ủng hộ ngầm của Nga). Ngoải ra, chính phủ Lebanon cũng đã ký hợp đồng thăm dò và hợp tác dầu khí với Eni (Italy), Total (Pháp) và Novatek (Nga), và để ngỏ mời Mỹ tham gia vào. Ngoài ra công ty Nga Rosneft cũng đang hoạt động tại Zohr (mỏ khí đốt ở Ai Cập).

Xem ra, trong cuộc chơi năng lượng kiểu này, Ukraine bỗng dưng thành kẻ thiệt nhất và ra rìa. Xung đột với Nga khiến cho đường ống của họ trở nên rất kém tin cậy. Bây giờ dù đường ống Nord Stream 2 có thành hay không, thì EU vẫn cứ mua khí đốt Nga qua Nord Stream 1 (qua Đức) và Yamal Europe (qua Belarus và Ba Lan), và sẽ đưa tương lai của mình hướng về khí đốt Địa Trung Hải (dù có thể k phải là tuyến đường ống của Sip, Hy Lạp, Israel), bản thân EU cũng đang mua khí đốt hóa lỏng nhiều từ Algerie, Qatar, và tương lai có thể là cả Nga nữa. Trong mọi trường hợp đều k cần Ukraine

Với Ukraine bây giờ chỉ có thể là thiệt hại ít hay nhiều mà thôi, khá nực cười là 1 nước có chung quyền lợi (chiến lược, kinh tế) và lịch sử gần gũi với Nga lại cứ tìm cách bài xích gây mâu thuẫn với Nga, làm thiệt hại cho cả chính mình (nhưng đem lại lợi ích cho 1 nhóm nhỏ tài phiệt cầm quyền)

Tin khác
Hiện đang có tin đồn Iran đang cân nhắc cho phép hải quân Nga sử dụng cơ sở vật chất và tuần tiểu ở hai cảng quân sự Bandar-e-Bushehr và Chabahar, và không quân Nga sử dụng một căn cứ không quân gần Bandar-e-Bushehr
Nếu quả thực vậy thì sức ép của phương Tây với Iran đang đem lại lợi ích k ngờ đến cho Nga


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 12 2019, 06:38 PM

Ở phía Đông Địa Trung Hải, thì không chỉ có vấn đề đường ống dẫn dầu, mà có cả khai thác dầu. Về vấn đề đường ống dẫn dầu, thì sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, muốn kiếm một đường vận chuyển dầu từ Trung Á (Liên Xô cũ) không cần qua Nga. Đường ống này vì thế sẽ đi qua Georgie, Azerbaizan để vận chuyển dầu từ Kazacstan và Azerbaizan, rồi biển Caspien ra. Đường ống này như thế phải đi qua Thổ.
Nhưng đồng thời Mỹ cũng có những ý định khác với vùng Trung Đông ( I ran, I rắc, ..), và những ý định này được tiến hành bắt đầu bằng cuộc xâm lược I rắc, rồi nội chiến (được điều khiển từ bên ngoài) ở Syria, và điều này đặt Thổ vào tầm ngắm của Mỹ. Tức là có thể mất vùng đất Tây Nam, để một nhà nước người Kurdes được dựng lên. Hạt nhân của nó chính là vùng tự trị người Kurdes ở I rắc, có từ thời Mỹ xâm lược I rắc (2003).
Do Thổ bị đặt vào tầm ngắm, mà khả năng thiết lập đường ống dẫn dầu không thể thành công, cũng như Georgie thì bị Nga phá đám. Nhưng mặc dù thế, vẫn có một đường ống dẫn dầu chạy qua Georgie, và mang lại cho nước này khoảng 300 triệu đô năm, dẫn ra biển Đen. Nhưng vấn đề còn ở chỗ, nguồn cung cấp dầu là Kazacstan và Azerbaizan vẫn có quan hệ tốt với Nga, và ống dẫn dầu lớn nhất từ Kazacstan đi qua Nga, mặc dù có những dự án kéo ống dẫn dầu từ kazacstan chui qua biển Caspien sang Azerbaizan, để từ đó vào Georgie.
Tóm lại, vấn đề Thổ (Mỹ gây sự), vấn đề Georgia (Nga gây sự), quan hệ Kazacstan, Azerbaizan với Nga tốt đã khiến những dự định này không thành công.
Nhưng vùng Đông Địa Trung Hải mới đây cũng phát hiện được nhiều mỏ khí đốt. Khiến các quốc gia có chung biển này (Ai cập, Israel, Liban, Thổ, đảo Síp) lao vào một cuộc cạnh tranh. Và dĩ nhiên những nước có tiềm năng súng đạn (Israel, Ai cập, Thổ) sẽ có tiếng nói to hơn để tranh ăn, ép hai nước bé hơn là đảo Síp và Liban. Cuộc chạy đua vũ trang ở đây còn có vấn đề này nữa.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 12 2019, 10:49 PM

Bổ xung một chút về vấn đề Đông Địa trung Hải. Khoảng từ 10 năm trở lại đây, người ta bắt đầu phát hiện ra các mỏ khí đốt ở ngoài khơi Ai cập, Israel, Li băng, .. khác với các nước Ả rập xuất khẩu dầu mỏ, với các nước giáp biển này, họ luôn bị đói năng lượng, do dân số đông : Ai cập, Thổ , hay cần năng lượng để độc lập hơn (Israel). Nhưng ở đây do biển như hình chữ U, nên khó có nước nào có thể có được vùng đặc quyền kinh tế, mà không bị láng giềng tranh chấp, vì góc cạnh của đường bờ biển, khiến kéo 200 hải lý thì sẽ va nhau, trước khi được 200 hải lý. Trong các nước này thì Li băng và Síp bị thiệt hại nhất. L băng vì là nước nhỏ. Còn Síp vừa nhỏ thì bị chia cắt, dù đảo này có hiệp ước an ninh và căn cứ quân sự Anh, cũng như nằm trong EU.
Hiệp ước hạn chế tên lửa Nga-Mỹ (thực tế là kế thừa hiệp ước Liên Xô –Mỹ) kết thúc là biểu tượng của việc thế giới đi vào giai đoạn Tam quốc (Mỹ- TQ –Nga), bất chấp các cố gắng của Nga để là đối tác duy nhất với Mỹ. Hình thái Tam quốc này thể hiện chính xác tương quan lực lượng trên thế giới hơn. Nó cũng khẳng định sự trỗi dậy của TQ trong vòng 30 năm qua, và cũng khẳng định rằng quan hệ Mỹ-TQ không thể nào hoà bình được. Bên cạnh Tam quốc này, còn có các lực lượng khác nữa ở vòng hai: đó là EU, Ấn độ, Nhật. Nói là vòng hai vì các nước (hay khối) này vẫn chịu sự kiểm soát của Mỹ, dù mức độ kiểm soát khác nhau. Độ kiểm soát lớn nhất là với Nhật, rồi tới EU, và cuối cùng là Ấn độ. Với Ấn độ, chủ yếu vì nước này không độc lập công nghệ, chứ không phải chịu kiểm soát chính trị. Nhưng xu hướng là tách ra khỏi Mỹ. Thứ đó là các nước trung bình, nhưng có độ độc lập cao về chính trị, VN là nằm trong số này. Bao gồm : Indonesia, I ran, Nigeria, Triều Tiên, Cu ba, Mexique, Brazil, Pakistan, Ai cập, Thổ..

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 13 2019, 09:58 PM

Nhân hôm nay nói chuyện với đồng nghiệp về cái gọi là môi trường, thời đại số, năng lượng sạch, làm mình nhớ đến cuốn sách và video này

Cuộc chiến kim loại quý: mặt trái của việc chuyển đổi số và năng lượng.
La guerre des métaux rares : La face cachée de la transition énergétique et numérique

Để có cái gọi là "năng lượng sạch" và "xã hội số, không biết bao nhiêu tài nguyên, nhất là kim loại hiếm, bị tiêu thụ, và gây bẩn cho môi trường thế nào.


https://www.youtube.com/watch?v=znvquPhkmvw

https://www.amazon.fr/guerre-m%C3%A9taux-rares-transition-%C3%A9nerg%C3%A9tique/dp/B07577TH97/ref=asc_df_B07577TH97/?tag=googshopfr-21&linkCode=df0&hvadid=228737375956&hvpos=1o1&hvnetw=g&hvrand=10113079242980890480&hvpone&hvptwo&hvqmt&hvdev=c&hvdvcmdl&hvlocint&hvlocphy=1006094&hvtargid=pla-422463986813&psc=1&fbclid=IwAR2HnmqbiwBksB7-Nxkmwe71JgETkqZ3S5VIIlVZesNqTnPn1euqTVxUs7U


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 20 2019, 08:55 PM

Mấy điều mà ltbk nói ở trên về “bảo vệ môi trường”, tôi cũng đã từng nói là cách đặt vấn đề của nó “FAKE”, nhưng để nói chuyện đó sau.
Cách đây mấy hôm, báo chí VN có đưa tin tầu Hải dương TQ đã ra khỏi EEZ Việt nam, cỡ khoảng mồng 7, mồng 8. Nhưng từ hôm chủ nhật, nó lại vào, bất chấp các phản ứng ngoại giao chính trị của VN, cũng như các tuyên bố của các nước khác, hay ASEAN về vấn đề này. Như vậy, câu chuyện ngày càng trở nên trầm trọng, mà phản ứng ngoại giao có thể không đủ.
Báo chí VN hôm nay (báo mạng) cũng đưa tin về việc ý định của TQ trong đàm phán COC với ASEAN. Nếu đọc những điều đó, thì người ta có cảm tưởng là COC với TQ không phải là một thoả thuận, mà là một dạng hiệp định, ép toàn bộ ASEAN phụ thuộc vào TQ, giống như tư duy của học thuyết Môn Rô (Monroe) của Mỹ vào thế kỷ XIX đòi hỏi châu Mỹ của nước Mỹ, để từ đó đặt tất cả châu Mỹ la tinh dưới quyền điều khiển của Mỹ. Chỉ cần thay ASEAN vào châu Mỹ la tinh, TQ vào Mỹ là người ta thấy hiện nguyên hình học thuyết này.
Đây là một điều đáng buồn với sự vươn lên của TQ. Và là một sự đi lùi của thế giới. Sau 500 năm thống trị của châu Âu với không ít bi kịch, thảm kịch, thảm hoạ cho thế giới, đặc biết là các nước thế giới thứ 3. Việc một nước ngoài văn hoá châu Âu vươn lên điểm đỉnh về phát triển là điều đáng mừng, nhưng đáng buồn là nó lại cóp pi lại con đường của Mỹ, vì cách làm của TQ không khác gì Mỹ ,là một sự sao chép lại. Kiểu Mỹ làm thế nào TQ làm thế ấy. Mỹ bắt châu Mỹ la tinh làm thuộc địa, thì TQ cũng làm điều đó với ĐNA.
Như vậy một cuộc chiến với TQ là một khả năng hoàn toàn có thể xẩy ra, vì TQ chỉ dừng khi bị nếm đòn và tương quan lực lượng không cho phép TQ thắng được. Tóm lại chính quyền TQ, cũng như các chính quyền phong kiến Trung Hoa trước đây, không gặm được thì mới phải nhân đức.
Hiện tại VN không có cách nào khác là liên tục theo dõi giám sát các hoạt động này (như của con tầu Hải dương 8), luôn đặt nó trong kính ngắm, không để cho nó có cảm giác an toàn. Đừng để việc chính sách “sử dụng ngoại giao phản đối” khiến cho TQ (ít nhất là thuỷ thủ đoàn của con tầu này), coi đó như là cái hợp đồng bảo hiểm, để có thể làm bất cứ điều gì mà không sợ bị trừng phạt.
Nói điều này thì dễ, nhưng làm không phải là dễ. Vì nó là một sự hợp đồng từ đất liền ra hải đảo, là sự chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, từ cả tinh thần và vật chất. Và vì TQ là một nước láng giềng, có tính cù nhầy, không thể làm như kiểu phong trào, kiểu như chống văn hoá đồi truỵ , lên rồi sụt, mà là một hành động lâu dài, bền bỉ.
Hãy lợi dụng sự hiện diện này của TQ mà kiện toàn, tối ưu hoá chính sách quốc phòng, chiến thuật chiến lược tác chiến, qua việc theo dõi, giám sát, đặt kế hoạch trừng phạt, tiêu diệt. Đừng có hành động kiểu không có kế hoạch , chính sách, mua bán vũ khí lởm khởm, tuỳ theo mùa, hứng lên thì làm, hay tuỳ theo sự trợ giúp từ bên ngoài, kiểu họ cho kiểu gì, bán cho đồ gì thì làm chính sách như thế. Mà ngược lại phải có tư duy tác chiến kiểu VN, rồi từ đó mà mua sắm, phát triển vũ khí. Chính sách chủ yếu của VN chắc chắn vẫn là chống tiếp cận, hiệp đồng tác chiến đất liền, hải đảo, kết hợp hiện đại (tên lửa, không quân, hải quân) với chiến tranh du kích trên biển, với các loại vũ khí rẻ tiền (mìn, ngư lôi, xuồng nhẹ tốc độ cao, người nhái, đặc công biển). Bên cạnh đó, cũng đừng có ngần ngại về lâu dài đe doạ ngay chính lục địa TQ, chứ đừng có tự hạn chế.
Nhưng bên cạnh đó cũng đừng sa vào tâm lý chống TQ cực đoan, mà thể hiện rõ VN là một láng giềng tốt với TQ, với điều kiện TQ phải tốt lại, chứ không thể ép buộc bằng đe doạ. Điều này làm cũng khó chứ không phải dễ, vì bị kích động dễ hơn là tỉnh táo, vì theo tâm lý thông thường, đã đánh nhau, chuẩn bị đánh nhau là phải “thú vật hoá đối thủ” cũng như quan hệ tốt cũng dễ trùng với thủ hoà, đầu hàng.
Hiện nay về nội chính, VN cũng đang tăng cường chống tham nhũng, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm. Điều này cũng là điều sẽ giúp đất nước tăng cường kháng thể. Điều đáng sợ nhất với VN là liên minh giữa Tham nhũng và chống TQ rởm, yêu nước rởm. Yêu nước để tạo điều kiện che dấu tham nhũng, đồng thời tạo nhu cầu cho tham nhũng nẩy nở. Càng tham nhũng càng phải tỏ ra yêu nước để che dấu. Trước đây chính quyền Sài gòn cũ đã chết vì cái liên minh này (lúc đó với họ là tham nhũng và chống cộng để che dấu đi bán nước). Đây là bài học lớn.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 20 2019, 09:47 PM

Nói thêm một chút về COC. COC là một bộ quy định ứng sử giữa TQ và các nước ASEAN. Ý tưởng này lúc đầu là do phương Tây mớm cho các nước ASEAN, với tư duy có thoả hiệp do tất cả các bên đồng ý, thì tình hình sẽ kiểm soát được, và cuộc tranh giành quyền lợi sẽ là đấu khẩu văn minh trên giấy tờ, toà án.
Trong thực tế lịch sử, các hiệp định, hiệp ước thực ra chỉ là một quan hệ tương quan lực lượng. Tự thân nó không có giá trị, nếu các bên tham gia không có sức mạnh bắt buộc đối tác phải chấp nhận ứng sử như trong hiệp định. Ta có thể lấy ngay các sự kiện trong lịch sử VN để dẫn chứng. Ví dụ hiệp định Giơ ne vơ (1954) và hiệp định Paris (1973).
Vào thời điểm hiệp định Giơ ne vơ,chính quyền Ngô đình Diệm, được sự ủng hộ của Mỹ đã xoá bỏ nó. Bởi nếu hiệp định được thực hiện, thì chính quyền miền Nam không thể tồn tại. Hiệp định Giơ ne vơ trong thực tế đã giúp Pháp và Mỹ có thời gian củng cố lại lực lượng. Với các lực lượng kháng chiến chống Pháp, Việt Minh, hiệp định này đã nói lên tác động bên ngoài vào VN, tương quan lực lượng trên thế giới áp vào VN, vì lúc đó cả TQ và Liên Xô đều không muốn tiếp tục ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp tiếp tục, do họ có những mối quan tâm và quyền lợi khác nhau.
Vào thời điểm hiệp định Paris, cả chính quyền miền Nam cũ và chính phủ VN Dân chủ cộng hoà đều không thực sự bằng lòng với hiệp định này. Nó chỉ thoả mãn được Mỹ, và vì thế cả hai bên đều không có ý định tôn trọng hiệp định. Chính quyền miền Nam cũng là bên phá trước, với các cuộc càn quét lấn đất ngay từ đầu năm 1974, và sau đó đến lượt chính phủ VN dân chủ cộng hoà.
Thời sự hiện tại cũng nói tới hiệp ước INF về thoả thuận tên lửa tâm trung giữa Mỹ và Nga bi xoá bỏ.
Lịch sử Mỹ cũng đầy rẫy các hiệp định là chính quyền liên bang Mỹ ký với các bộ tộc da đỏ, rồi xoá bỏ nó.
Như vậy số phận của COC cũng sẽ như vậy thôi. Đó chỉ là một tương quan lực lượng. Muốn tương quan lực lượng không thay đổi, thì phải phát triển, tự bảo vệ. Nói một cách khác hiệp định này không thể thay thế chính sách quốc phòng, củng cố an ninh, tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ tổ quốc.
COC là một hiệp ước giữa ASEAN và TQ. Nhưng bản thân từng nước ASEAN cũng có cách tiếp cận và quan hệ với vấn đề biển Đông khác nhau, và thông qua đó quan hệ với Mỹ, TQ khác nhau. Có nước như Cam pu chia, ủng hộ TQ quyết liệt, vì TQ là đồng minh chiến lược của họ, và Cam pu chia cũng không có quyền lợi gì ở biển Đông. Điều này bất chấp chính quyền hiện tại là do VN lập nên lúc đầu.
Lào là một nước lục địa, nên vấn đề biển Đông là xa vời. Nếu Lào lo ngại TQ lấn đất và cần tới VN để bảo vệ, thì họ cũng không vì thế mà hi sinh lợi ích kinh tế của họ mà không chơi với TQ.
Thái lan là đồng minh lâu đời của Mỹ, nhưng dư địa chơi với Mỹ đã hết, ngược lại dư địa với TQ còn nhiều. Không kể Thái nằm ở sâu trong vịnh Thái lan, “lưỡi bò TQ” không liếm tới.
Philipine là nước bị TQ động tới như VN, nhưng họ lại không có ảo tưởng về Mỹ như một bộ phận xã hội VN hiện tại, và dư địa để chơi với Mỹ cũng hết.
Indonesia là nước lớn nhất ĐNA, nhưng cũng không nằm trong vùng “lưỡi bò” liếm tới.
Miến điện thì hoàn toàn nằm ngoài vấn đề này, và TQ lại là bạn hàng lâu đời.Miến đã dựa vào TQ để chống embago Mỹ mới bỏ cách đây mấy năm.
Singappor thì chỉ là quốc đảo. Malaysia thì sức mạnh cũng không đáng kể, không kể đối thủ đáng ngại nhất lại là Indo láng giềng.
Như vậy nếu COC thành công, thì nó cũng chỉ là cái minimum tối thiểu mà thôi.
Như vậy COC hay không COC thì điều đó cũng không thể có tác động lớn tới tương quan lực lượng trên biển Đông về lâu dài. Vì thế VN nên học theo I ran, Bắc Triều Tiên tự lực cánh sinh mà hành động

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 21 2019, 05:09 PM

Bổ xung thêm một chút phân tích những gì tôi đã nói ở trên.
Về sự vươn lên cuả TQ. Với tôi sự phát triển của TQ trở thành một cường quốc phát triển mang lại ấm no cho người dân TQ không phải là điều xấu, mà là một tiến bộ xã hội có tính toàn cầu. Nó cũng đánh dấu một sự biến chuyển lớn trên thế giới, biến chuyển lớn nhất kể từ 500 năm lịch sử thế giới, từ sau khi châu Âu vươn lên thống trị toàn thế giới.
Về mặt triết học, nó là bằng chứng khoa học hiện đại, kinh tế phát triển..không phải chỉ gắn liền với văn hoá phương Tây. Tất nhiên trước TQ, Nhật bản đã là một ví dụ, nhưng tác động của TQ lớn hơn nhiều, do diện tích, dân số, vai trò của văn hoá Trung Hoa. Với Nhật, người ta có thể cho đó là một trường hợp ngoại lệ. Nhưng với TQ rồi Ấn độ, rồi các nước Hồi giáo.. phát triển sẽ làm cho người ta hiểu và cảm nhận hiện đại hoá chính xác hơn. Vì nó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật được chuyển hoá một cách cụ thể vào từng truyền thống văn hoá khác nhau.
Nhưng điều đáng buồn mà tôi nói ở trên, đó là TQ lại đi vào vết xe của Mỹ. Ứng dụng chính sách bành trướng của Mỹ, mà VN do ở cạnh TQ trở thành một nạn nhân tự nhiên. VN đã là nạn nhân của chủ nghĩa thực dân cũ (Pháp), chủ nghĩa thực dân mới (kháng chiến chống Mỹ), và giờ lại phải đối đầu với sự bành trướng nước lớn của TQ, khi ông vừa mới ngo ngue phát triển.
Cách hành sử kiểu hăm doạ, ức hiếp này không phải là cách ứng sử duy nhất trong sự chọn lựa của TQ. Vì họ hoàn toàn có thể ứng sử mềm dẻo, tạo sự tin cậy, hợp tác, giống như 16 chữ mà họ đã đưa ra làm phương châm quan hệ với VN “láng giềng tốt, đồng chí tốt, bạn bè tốt, ..” gì gì đó từ sau năm 1991. Bản thân nguồn gốc văn hoá “đồng chủng đồng văn”, càng giúp TQ làm việc này dễ dàng hơn, vì quan hệ với phương Tây của VN bắt buộc phải vượt qua vấn đề chủng tộc, văn hoá phức tạp hơn. Chỉ vì tự nhận mình nước lớn,hống hách hách dịch, bắt chiếc .. họ mới hành sử như vậy, khiến những điều có thể coi là lợi thế tự nhiên trong quan hệ hai nước VN-TQ lại trở thành kiểu tục ngữ “càng quen càng lèn cho đau”
Do lợi thế về địa lý cận kề, do điều kiện tổ chức sản xuất, trong thực tế, nếu mọi vấn đề là đấu thầu khách quan, thì khả năng TQ thắng thầu gần như tuyệt đối. Như vậy không cần hăm doạ, chỉ cần chứng tỏ sự tin cậy, “đàn anh”, không có thái độ “ăn dầy, ăn cả vỏ, ăn bẩn” thì TQ đã có thể thu phục được lòng người, và trong trường hợp đó sự phát triển của TQ không những là may mắn cho người dân TQ mà cả các nước láng giềng nữa. Chính thái độ hống hách bắt nạt, lối hành sử bắt chiếc phương Tây ..thế kỷ XIX đã làm hại TQ. Và ở thế giới thế kỷ XXI này làm sao người ta chấp nhận được.
Sự đáng buồn của quan hệ VN-TQ với tôi là ở đây.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 23 2019, 05:41 PM

Trước viễn cảnh một cuộc xung đột với TQ có thể không thể tránh khỏi, dù VN đã làm đủ mọi cách để giữ hoà hiếu mà không được. Nói như bác Hồ như trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 về thực dân Pháp “Ta càng nhẫn nhịn chúng càng lấn tới”, thì bản thân người VN chúng ta cũng phải có nhận thức đầy đủ mới được. Có những nhận thức trong xã hội VN phải coi lại.
1- Đánh giá đúng sự chính nghĩa, không bị sa vào một thứ nhân đạo chung chung vớ vẩn, đánh đồng nạn nhân với kẻ xâm lược. Từ khi đổi mới đến nay, do quá trình gia nhập cộng đồng quốc tế, trong đó có nhiều nước vốn dĩ trước là kẻ xâm lược nay thành bạn bè đối tác (Pháp, Mỹ), được lề trái thổi vào dưới danh nghĩa “đổi mới tư duy” biện luận cho sự bán nước của họ trước đây, sự thất vọng của một số tầng lớp “lão thành cách mạng” về vườn hút thuốc lào vặt bất mãn, đã khiến cho lịch sử kháng chiến VN thời hiện đại được bóp méo, đánh đồng kẻ xâm lược với nạn nhân. Hiểu cuộc kháng chiến như một thứ chiến tranh tỉ thí hai bên chung chung. Với nhận thức đó mà ra trận thì chỉ có thất bại.
2- Đã là chiến tranh thì tất nhiên phải ác liệt, có lúc thắng thua. Nhưng bản chất của cuộc chiến sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý, nhận thức từng người. Không thể lấy một thứ nhân đạo chung chung, lên án chiến tranh tàn bạo kiểu dạng “nỗi buồn chiến tranh” mà rao giảng.
3- Khi đã quan hệ với các nước phương Tây bình thường và họ trở thành đối tác quan trọng,thì rất dễ sa vào “ảnh hưởng mềm”, tôn vinh đa nguyên đa đảng, bất chấp điều khiện áp dụng của nó không tồn tại ở VN. Ảnh hưởng mềm này, tất nhiên phải được các đối tác kia khoếch trương, vì nó vừa là nhận thức tự nhiên của họ, vừa là cách được sử dụng để kiểm soát đối tác, theo đúng bài bản mà họ đã làm ở trên thế giới từ thế kỷ XX lại đây, là một cách thay thế chủ nghĩa thực dân mới, và chủ nghĩa thực dân cũ đã bị phá sản ở VN trong điều kiện toàn cầu hoá.
Ba điều trên kết hợp với nhau, sẽ tạo cho người ta một cái nhìn ngược, đổi trắng thay đen, và hiển nhiên cái nhìn đổi trắng thay đen này sẽ không thể tạo cho VN sức mạnh. Tại sao ? vì ai hi sinh đấu tranh gian khổ làm gì khi không được công nhận. Cũng phải nói thêm rằng, hai cái điều 1,2 thịnh hành ở phương Tây hiện này họ cũng chỉ áp dụng cho các cuộc chiến tranh xâm lược của chính họ gây ra, còn những cuộc chiến tranh họ là nạn nhân, ví dụ như chiến tranh giành độc lập Mỹ, nội chiến (Civile war), chiến tranh thế giới thứ II nhìn từ Pháp, Anh, thì nhận thức của họ không khác nhận thức chính thống của VN về lịch sử mình. Nên ta có thể hiểu rằng hai cái điều 1,2 kia nếu có trong nhận thức lịch sử phương Tây là để họ biện hộ cho hành vi xâm lược, bây giờ nó bán cho các “nhân sĩ tiến bộ”, rồi lại được lề trái thổi lên để biện hộ cho quá khứ, để phỉ nhổ lịch sử của chính mình mà lại tưởng là hay, là hợp thời.
Lịch sử của VN là lịch sử của một dân tộc nhỏ, luôn chiến thắng các cường quốc lớn. Nhưng nó có hai xu hướng khác nhau.
1- Hoặc là nhà nước VN đủ mạnh, đoàn kết được nhân dân, kháng chiến thắng lợi. Đó là trường hợp của nhà Lý, nhà Trần
2- Hoặc là VN bị đô hộ nhưng vùng lên, đó là kháng chiến chống quân Minh và hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở VN.
Trong trường hợp số 2, lúc đó bởi xã hội rối loạn, mục nát, nhân dân không có phương hướng mà tạo ra. Ví dụ nhà Hồ thất bại, vì không chính danh (lật đổ nhà Trần), vì hệ thống kinh tế không chuyển đổi được từ kinh tế kiểu quý tộc điền trang thái ấp sang hình thức phong kiến địa chủ. Hay nhà Nguyễn thất bại, bởi xã hội VN lúc đó vừa yếu kém về kinh tế, vừa bị đạo thiên chúa phá hoại tàn phá, y hệt như dạng chí sĩ đa nguyên đa đảng hiện tại. Khi người dân đã không có niềm tin, thì dù có chính nghĩa cũng không thể tổ chức lại được. Kết quả là tan rã, đi làm tay sai cho thực dân mà lại tưởng là vinh quang.
Trong trường hợp VN bắt buộc phải đánh TQ để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, thì xã hội VN phải có nhận thức sâu sắc về sự khó khăn gian khổ của nó, có niềm tin vững chắc. Chỉ có niềm tin vững chắc nếu có sự hiểu biết lịch sử sâu sắc, có sự hiểu biết lịch sử sâu sắc vì phân biệt rõ ràng chính nghĩa phi nghĩa, không mơ hồ.
Khi đã có niềm tin thì mới có thể tổ chức. Chỉ có tổ chức nghiêm minh, có kỷ luật kỷ cương thì mới có thể chiến thắng.
Trong nhận thức của các loại “nhân sĩ tiến bộ” hiện tại, ví dụ anh chàng “Điếu Cầy điếu cối”, thì họ cho rằng có kỷ luật kỷ cương bởi bị lừa bịp. Đây là một sự nhận thức lố bịch, do ăn phải bả của thứ nhân nghĩa nhân đạo chung chung mà ra. Kẻ thù lớn hơn mình nhiều lần, nếu ra trận không có niềm tin thì chỉ có phất cờ ngược (tức là đi giật lùi), chứ lừa bịp thế nào ở đây. Người ta chỉ có thể chịu đựng gian khổ, nếu người ta thấy có niềm tin và chính nghĩa. Không có sự lừa bịp nào làm được điều đó
Một dạng nữa, như nhà văn Nguyên Ngọc, thì lại lại nói về kháng chiến là “Họ”, như là một thực thể khác, như một câu chuyện ở ngoài cuộc đời. Ông đã từng tham gia kháng chiến, thành công thất bại của kháng chiến cũng chính là cuộc đời của ông. Tại sao có thể coi đó là “Họ”
Trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền, vì chính nghĩa, lực lượng chính vẫn là giai cấp công nhân, nông dân VN. Nhưng đóng góp của trí thức cũng rất quan trọng. Chỉ có điều trí thức là một đám người ô hợp,một dạng tiểu tư sản dễ gió chiều nào theo chiều ấy. Nhưng người ta không thể hành động, nếu nhận thức ô hợp như thế.
Hiện nay, VN đã có quan hệ sâu rộng với phương Tây, nhiều nước phương Tây sẽ trở thành đối tác dài hạn, chiến lược với VN. Trong mối quan hệ này, học tập phương Tây là chính đáng và nên làm. Nhưng nên học đến đầu đến đũa, đồng thời hiểu mình là ai, đừng có để nó bơm mớm cho mấy cái bả tuyên truyền rồi lại tưởng là có học thức, ngộ nhận. Chỉ có như thế thì đóng góp của trí thức với VN mới đầy đủ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 26 2019, 05:19 PM

Chủ nhật, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gắn danh hiệu 70 năm tuổi đảng. Trong thực tế những bằng cấp huy hiểu 40, 50,60..tuổi đảng đều được trao tặng automatic cho tất cả mọi đảng viên từ cơ sở, nên chuyện này không phải là đặc biệt. Nhưng trong trường hợp bác Phiêu,với tôi, thì có lẽ nó có một hương vị đặc biệt, bởi số phận cuộc đời ông. Ông là Tổng bí thư không làm hết được nhiệm kỳ phải từ chức. Và theo như “tin đồn” , thì bởi lúc đó ông định lập ban bệ chống tham nhũng mà không được, vì có thể tư duy đó còn quá sớm, cho thời điểm đó. Lúc ấy, VN đã vào công cuộc đổi mới, và thực ra những bất cập, tham nhũng đã hiện ra. Nhưng cơ chế chống nó không có, và lực lượng có thể chống nó là Đảng thì không thổi bạt được tư duy chính trị tới từ phương Tây trong xã hội và trên thế giới thịnh hànhvào thời điểm đó. Sự giảm sút uy tín của Đảng (do sự sụp đổ của Liên Xô và phe XHCN cũ), đã khiến người ta tin rằng tương lai là một thể chế đa nguyên đa đảng, và tham nhũng sẽ được giải quyết bằng thể chế này bất chấp sự thật ngược lại ở trên thế giới ngoại trừ ở những nước tư bản đế quốc cực kỳ phát triển, có truyền thống tư sản lâu dài, có một quá trình phát triển tự nó (endogene) không phải nhập khẩu mà ra.
Từ niềm tin ngây thơ đó (hay dao động tiểu tư sản) mà người ta muốn dồn sức mạnh cho nhà nước, từ đó có chuyện sát nhập huặc giải tán các tổ chức quản lý của Đảng “trùng vai” với nhà nước. Người ta đã quên rằng nhà nước có tính giai cấp, không có nhà nước trung lập. Ở VN còn nguy hại hơn nữa, đó là cái đế giai cấp để cho đa nguyên đa đảng hoạt động theo hương tích cực (như ở những nước tư bản phát triển nhất) không có. Bỏ sự kiểm soát của đảng thì nhà nước như con ngựa không có cương, rơi vào hư vô, nhân sự nhà nước chỉ còn có cách cậy quyền thế, vì lợi ích cá nhân của chính nó, của gia đình, con cái họ mà đục khoét, rồi lại “dẩu mỏ” ra đổ lỗi cho Đảng, nằm ngoài kiểm soát. Trong khi chính họ tìm cách hạn chế sự kiểm soát của Đảng, mà bác Phiêu có thể là nạn nhân.
Kết quả hình thành một dạng chế độ “Vua Lê Chúa Trịnh”. Trên bảo dưới không nghe, “trên nóng dưới lạnh” như người bị liệt dương.
Hiện nay, công cuộc chống tham nhũng đã có tiến bộ, do có sự hợp lực của Đảng nhà nước. Do cơ chế quản lý của Đảng được phục hồi lại (ban bí thư trung ương), do tổng bí thư thực sự làm vua (kiêm nhiệm cả chức vụ chủ tịch nước, đồng thời là thống lĩnh các lực lượng vũ trang). Cấu trúc nhà nước VN như vậy đã có kỷ cương hơn, bớt mập mờ, ít nhiều bịt được khe hở “hỗn quân hỗn quan” để “thủ kho to hơn thủ trưởng”.
Nhưng câu chuyện còn dài. Dù sao đi nữa, bác Phiêu nhận huy hiểu tuổi đảng, cũng là cách nhà nước công nhận sự đóng góp của ông, con đường cuả ông vẫn có người đi tiếp để cho VN trở thành một nước văn minh, hùng mạnh, vì chỉ có thể văn minh hùng mạnh khi xã hội có kỷ cương, có nhân nghĩa.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 27 2019, 06:23 PM

Thủ tướng Malaysia sang thăm VN, và một trong những thoả thuận là hợp tác khai thác dầu khí Petronas (Malaysia) với dầu khí VN. Động thái này có thể coi như là câu trả lời với cách tiếp cận của tổng thống Philipine trong chuyến thăm TQ sắp tới, theo đó Philipine sẵn sàng hợp tác khai thác dầu với TQ ở trong vùng biển của mình, với thoả thuận ăn chia 60% Phi, 40% TQ. Theo như tuyên bố báo chí của Phi, điều kiện để Phi chấp nhận làm ăn chung với TQ là TQ công nhận phán xét của toà án quốc tế. Nhưng Bộ ngoại giao TQ đã tuyên bố không công nhận, nên không có cửa để Tổng bí thư TQ Tập Cận Bình nói có. Để xem Phi sẽ có thái độ thế nào.
Sự hợp tác của Malaysia và VN sẽ đáp ứng được đầy đủ những điều mà TQ hạch sách, vì TQ muốn ngăn cản các nước khác ngoài ĐNA tham gia khai thác ở Biển Đông. VN đã hợp tác với Repsol (Tây ban Nha) , rồi hiện tại là Rosneft (Nga) mà TQ đang tìm cách ngăn cản. Nhưng hợp tác Malaysia – VN thì TQ không thể nói gì được. Và đây có thể là một cái khung để các nước ASEAN hợp tác với nhau. Vì không hợp tác với nước ngoài khu vực, không có nghĩa là bắt buộc phải hợp tác với TQ.
Trong thực tế, TQ có thể tham gia, nhưng với điều kiện phải chứng tỏ TQ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế của đối tác, chứ không thể đòi hợp tác khai thác, nhưng đồng thời kiên quyết phủ nhận luật pháp quốc tế đòi chơi riêng theo lối TQ, trắng trợn vẽ lại bản đồ để chiếm đoạt thì không được.
Thái độ và đường hướng của Malaysia về nhiều phần rất phù hợp với quan điểm của VN, vì thế sự hợp tác hai bên có thể đẩy lên cao. Đặc biệt về mặt quốc phòng, vũ khí của Malaysia là lưỡng nguyên, có cả vũ khí Nga và phương Tây nên có thể trợ giúp lẫn nhau.
Thái độ của Malaysia mong muốn tất cả các nước “lớn” cả TQ và Mỹ đều rút khỏi biển Đông là lý tưởng. Vì rõ ràng biển này nằm trong khu vực ĐNA, cho nên các nước ĐNA có quyền và có nghĩa vụ bảo đảm an ninh hàng hải ở đây. Nhưng điều này thực tế là ảo tưởng trong hiện thực. Vì
1- Khối ASEAN không phải là một liên minh quân sự kiểu NATO, và cũng không có nước nào có thể là trụ cột về quân sự. Tất cả các nước, không ngoại trừ nước nào đều phụ thuộc vào vũ khí bên ngoài cung ứng, cũng như không có vũ khí răn đe (vũ khí hạt nhân).
2- TQ đã xâm lấn khá sâu, khả năng bắt nước này rút lui khỏi ĐNA chỉ có thể trải qua bằng một cuộc chiến tranh, hoặc bản thân trong nội địa TQ có rối loạn, khiến TQ phải rút lui. Trong thực tế, ý tưởng này dễ là hiện thực với Mỹ hơn. Tức là khi xung đột TQ-Mỹ lên cao, Mỹ không làm gì được thì sẽ rút. Tóm lại khả năng Mỹ rút đi nhiều hơn khả năng TQ rút đi. Ý tưởng trung lập này lợi cho TQ hơn là Mỹ.
Câu chuyện hiện tại, và thái độ im lìm của Nga, đã nói lên rất nhiều hạn chế của nước này. TQ quấy rối đúng trong lô mà Nga và VN đang hợp tác, thì có nghĩa là Nga chẳng là cái đinh gì với TQ. Điều duy nhất mà Nga làm mà báo VN đăng lên, đó là chuyên gia Nga (không phải là tiếng nói nhà nước) phân tích VN “khôn ngoan” sử dụng kênh Đảng để đối thoại với TQ.
Những gì đang xẩy ra ở Syria cũng nói lên nhiều điều. Tại đây, bất chấp Nga cung cấp S-300 cho Syria, máy bay Israel vẫn có thể xông vào đánh mà không gặp vấn đề gì. Từ đây nó nẩy ra mấy vấn đề:
1- Hoặc hệ thống S-300 này bị Israel bắt vở, nên có thể thâm nhập không có vấn đề gì. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi trong công nghiệp quốc phòng Nga cũng không sản xuất được tất cả và có mua chip nước ngoài. Không kể kỹ thuật của nó có thể bị bắt vở thông qua Ucraine.
2- Hoặc binh sĩ Syria quá tồi không làm chủ được kỹ thuật. Điều này cũng có cơ sở, bởi trong quá khứ, trong các cuộc chiến tranh với Israel, dù được Liên Xô trợ giúp nhiều vũ khí hiện đại hơn VN, quân đội nước này cũng không giành được chiến thắng.
3- Hoặc Nga có thoả thuận ngầm với Israel, buộc tay Syria để Israel tấn công gây sức ép lên đối tác chiến lược thứ hai, không kém phần quan trọng là I ran.
Tuỳ các bác yêu nước Nga thế nào có thể gán cho nó lý lẽ nào cao hơn để biện luận, nhưng nếu lòng tự hào dân tộc khiến VN có thể bỏ lý do thứ 2, thì hai lý do còn lại vẫn cực kỳ nguy hiểm.
Tất nhiên, có thể Nga ngầm giúp VN cái gì đó. Nhưng đây cũng chỉ là một giả thiết. Vì thế điều quan trong nhất trong hợp tác hiện tại, không phải là mua vũ khí bằng được, hay tìm cách có một nước chống lưng, mà là hợp tác để có thể tự sản xuất, tự phòng vệ, có đường lối phát triển kiểu VN. Nước nào có khả năng hợp tác, chuyển giao kỹ thuật để sản xuất, thì nước đó là đối tác tích cực. Ngươc lại thì không. Đồng thời cũng phải tự thân vận động mà phát triển kỹ thuật quân sự của mình. Vì thế Triều Tiên, I ran vẫn là tấm gương lớn về mặt này.
Điều buồn cười là cũng theo báo VN, VN có thể sản xuất thêm được hai chiếc tầu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ nữa, theo thoả thuận với Nga (câu trả lời của Nga khi bị TQ qua mặt để vuốt ve VN ??, vì cũng theo báo VN thì thoả thuận này cũng bị ngâm tôm từ lâu). Và động cơ của nó , VN lại mua ở UK. Vì nguyên bản, tầu Nga dùng động cơ này. Cũng chính vì thế, mà trong suốt cái chủ đề này, nếu tôi phân tích sự dại dột của Uk, bi lợi ích nhóm của tài phiệt nước này làm hại, âm mưu của phương Tây dùng UK đánh nhau với Nga, sự rối loạn của đa nguyên đa đảng, để VN biết mà tránh, nhưng tôi không bênh Nga bao giờ, như tôi đã nói Nga không phải là Liên Xô, và cũng đừng đưa hết công lao của Liên Xô cho Nga.
Vì thế không thể Mỹ, Không thể TQ, không thể Nga mà chỉ là VN.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 28 2019, 07:52 PM

Nói thêm một chút về Nga. Nếu tôi rất khâm phục dân tộc Nga vì trong các cường quốc trên thế giới hiện nay, Nga là nước có số dân ít nhất, nhưng độ tự chủ về công nghệ lại rất cao, thì tôi không bao giờ nghĩ rằng VN có thể trông chờ ở Nga. Tương tự như vậy, quá trình quan hệ VN – Nga rất là lâu dài, nhưng tôi luôn nghĩ rằng dù Nga là nước có ít “tiền án tiền sự” nhất trong các đối tác của VN, sự vùng lên của nước Nga nếu được thì chỉ có lợi, chí ít không có hại cho VN, tóm lại là một đối tác tương đối hoàn hảo, thì ngược lại Nga lại không đủ sức mạnh trên thế giới ngày nay để có thể là một đối tác kiểu đồng minh bảo vệ lẫn nhau.

Điều rõ ràng là ở ĐNA, Nga hoàn toàn mất điện trước TQ. Ở châu Á nói chung, mối quan tâm sát sườn của Nga là Đông bắc Á. Và ngay ở đây Nga cũng cần liên minh với TQ. Kết quả TQ-Nga không thiếu lần tập trận chung. Quan hệ gần như đồng minh. Mặc dù cả TQ và Nga luôn từ chối nói không.

Quan hệ Nga-VN sẽ thuận lợi hơn, nếu VN có khả năng lớn hơn. Vào thời điểm VN ký FTA với liên minh Á-Âu do Nga dẫn đầu, tôi đã nghĩ rằng điều này sẽ làm thúc đẩy quan hệ kinh tế hai bên lớn hơn. Nhưng sau hơn cả 2,3 năm đến giờ, thì phải thất vọng nói rằng quan hệ kinh tế này không lớn như kỳ vọng. Nguyên nhân là ở phía VN, do phát triển theo kiểu “ăn xổi”, sự hào nhoáng của kinh tế VN chủ yếu là do FDI tạo ra. Nhưng FDI này gắn kết kinh tế VN với Mỹ, phương Tây trong một chuỗi sản xuất mà VN chỉ làm gia công, bán sức lao động. Vì thế khi hợp tác với Nga thì không thể được, vì VN có hãng riêng của mình đâu, có vốn , có kỹ thuật đâu cũng như không có quyền điều khiển quyết định.

Ở vào thế bị phương Tây và Mỹ “trừng phạt”, Nga cũng cần có đối tác có thể cung cấp vốn, kỹ thuật, .. để phát triển. Điều mà VN không đáp ứng được mà lại .. kỳ vọng từ Nga. Chính vì thế vai trò của quan hệ TQ-Nga lớn hơn nhiều, quan trọng hơn nhiều quan hệ Vn-Nga, do TQ có thể đáp ứng được nhưng nhu cầu này.
Về so sánh tổng thể, TQ vẫn còn thua kém Mỹ trên toàn cầu. Nhưng giới hạn ở Đông Á, thì TQ thực sự là một siêu cường.

Đối kháng Mỹ, cần TQ, và đồng thời TQ đã là siêu cường ở Đông Á, nên Nga chỉ là hiệu ứng phụ ở ĐNA, và khả năng TQ có thể ép Nga là hoàn toàn có thể.

Khi tôi xem trong báo sputnik của Nga chẳng hạn, bản tiếng Pháp, thì cảm nhận có thể thấy rõ ràng là bất cứ điều gì có tác động đối kháng với Mỹ, thì Nga ủng hộ. Vì thế vấn đề biển Đông chỉ được Nga nhìn nhận như một sự đối kháng TQ-Mỹ, và Nga đứng về phía TQ.

Hiện tại chính phủ Mỹ hiện thời chưa cải thiện được quan hệ với Nga, mặc dù xu hướng của chính phủ Mỹ hiện tại có ý này, nhưng toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ thì không. Trong thực tế, VN có thể là điểm Nga-Mỹ hợp tác, nếu cả hai cùng ủng hộ VN, và điều này trở thành điểm nối. Nhưng điểm này chưa tới được, và có thể sẽ không bao giờ tới. Vả lại, khi đã nối lại, thì quan hệ khó được như trước. Không kể Mỹ Nga có nhiều lĩnh vực đối đầu hơn hợp tác, do cấu trúc công nghiệp giống nhau.

Những hành sử “có thể” của Nga ở Syria, đã cho thấy cách “hợp tác” của Nga. Một mặt Nga giúp chính phủ Syria chống khủng bố, để đổi lại căn cứ quân sự. Nhưng cũng không ngần ngại thoả thuận trên lưng chính phủ này với nước khác, ví dụ Israel để nước này tấn công các lực lượng I ran trên đất Syria. Tất nhiên những điều này là dự đoán với giả thiết vũ khí của Nga đúng là tốt thật (S-300) và không bị qua mặt, nên việc án binh bất động của vũ khí Nga trong tay Syria không có cách giải thích khác.
Với Vn, theo quan niệm của tôi, Nga có những điểm tốt sau, mà VN có thể phát huy. Đó là
1- Đó là đối tác dài hơi nhất của VN, đã kế thừa Liên Xô cung cấp vũ khí cho VN.
2- Đó là đối tác có hợp tác chuyển giao công nghệ quân sự. Tất nhiên phải đi sâu vào từng hợp đồng (điều tôi không thể làm) để xem điều kiện của chúng ra sao. Nhưng về tổng thể, điều này tăng cường trình độ kỹ thuật cho VN.
Điều 1, hệ quả của nó là do là đối tác truyền thống, về ngắn hạn và trung hạn, VN không thể bỏ Nga mà đi. Điều này khiến Nga có một đòn bẩy lớn để tác động.Điều 2, với tôi đây là điểm sáng quan trọng nhất, khiến Nga khác biệt. Nhưng cũng phải nói thêm rằng trong chuyển giao công nghệ, Hà lan với hãng Damen cũng làm không kém. Như vậy hi vọng trong tương lai, VN sẽ tìm được nhiều đối tác làm việc này, đặc biệt trong các nước trung bình, nhỏ, chứ không cần phải dứt khoát là các nước như Anh,Pháp, Mỹ ..có tham vọng chính trị toàn cầu lớn.
Tóm lại muốn quan hệ Nga-VN phát triển hơn, thì VN phải tự chủ vươn lên, để có nhiều con bài hơn. Trong quan hệ với Nga nên tập trung vào hợp tác cùng sản xuất, nội địa hoá vũ khí, hơn là chỉ mua vũ khí không. Việc này đến được mức nào thì đến, đừng để phụ thuộc vào Nga. Ví dụ, trong chiến lược chiến thuật của VN, cần vũ khí nào thì mua, phát triển. Nếu không hợp tác được thì tự phát triển. Ví dụ. Hiện tại trên thế giới xuất khẩu tên lửa bị giới hạn ở mức dưới 200Km (tôi nhớ tương đối), nhưng VN cần loại có thể đạt tới 500Km (theo sự đánh giá của tôi) để phòng ngự. Không thể mua được thì phải tự phát triển, chứ không thể trông vào ai.
Cũng nên nhớ rằng, Nga bán cho Vn thứ gì, thì TQ cũng có thứ đó. Thậm chí còn hiện đại hơn (TQ đã có S-400, SU-35), chỉ có tự phát triển thì đối thủ mới không biết đường nào mà lần.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 29 2019, 10:08 PM

Bổ xung thêm một chút về Nga trước khi nói tiếp về Mỹ. Hiện tại VN cũng đã có một số lượng hạn chế tên lửa của Nga (Redut-M) có thể bắn tới 400Km sau khi cải tạo, đây là dấu ấn còn lại của Liên Xô từ thập niên 80, chứ không phải đến từ Nga. Số lượng nhỏ, cũng như tuổi thọ cao, dẫn đến việc lạc hậu và thô sơ về hành trình bay, điều khiển là điêù có thể. Nhưng nó là cái vốn rất tốt để từ đó VN phát triển tên lửa của mình.
Cũng trong khoảng đầu năm nay, VN có phản đối việc TQ đặt hệ thống gây nhiễu ở Trường Sa. Nói thế để thấy rằng, nếu hệ thống dẫn đường của tên lửa lạc hậu, thì tầm bắn không không đủ, nếu hệ thống dẫn đường không thể vượt màn nhiễu. Cũng có thể vượt nếu có rất nhiều tên lửa để dùng số lượng đổi chất lượng tạo hiệu quả. Hiển nhiên số tên lửa Redut-M như vậy chưa đủ. Trong thực tế loại vũ khí này(tên lửa) là một tổ hợp(combinaison) giữa tấm bắn, chế độ điều khiển bay (tự động hay phải có hướng dẫn, hướng dẫn ra sao), hiệu quả, tầm xa của ra đa tìm mục tiêu, sức công phá ..
Hiện nay có tên lửa Bramos là hợp tác sản xuất giữa Ấn và Nga có thể là ứng cử viên sáng giá. Báo chí VN cũng rập rình nói về việc mua bán loại tên lửa này, nhưng gần đây nhất thì nước có khả năng mua được nó nhất lại là ..Thái lan(vẫn theo báo chí VN). Việc gì đã ngăn cản VN mua ? do tài chính, do hai bên bán chưa đồng thuận, hay lý do gì khác thì không rõ. Tất nhiên, điều đập vào mắt tôi đầu tiên, là so với VN, Thái lan không có quan hệ phức tạp với TQ, thậm chí từ sau khi đảo chính quân sự 2014, thì nước này còn mua vũ khí TQ và có cả kế hoạch chuyển giao kỹ thuật bảo trì với nước này để tránh cấm vận Mỹ. Tóm lại Thái là nước ít cần tới loại tên lửa này nhất, do vị trí nằm sâu ở trong đất liền, nhưng nếu mua thì sẽ không bị TQ cản mũi.
Viết đến đây thì thấy, trên báo VN hôm nay lại đề cập tới vấn đề “xuất khẩu Bramos tầm bắn 800Km”, quả thật trong sự vụ tầu Hải dương TQ vẫn chưa kết thúc thì chỉ có 4 nước có phản ứng ngoại giao chính thống với TQ đó là EU, Ấn độ, Nhật, Mỹ. Tác động của EU tương đối nhỏ, và không có hiệu ứng tức thời, dù về lâu dài sự ủng hộ này có thể giúp VN tiếp cận công nghệ quân sự EU dễ dàng hơn. Mỹ lần đầu tiên vượt khỏi giới hạn “bảo vệ tự do hàng hải” mà đề cập tới chủ quyền kinh tế của VN trên biển. Tác động của hai nước này lớn hơn. Sự ủng hộ của Ấn độ sẽ dẫn tới việc ưu tiên bán vũ khí cho VN ?? điều này hồi sau sẽ rõ.
Chỉ có thể nói thêm rằng, do tốc độ của loại tên lửa này cực lớn, nó sẽ vượt được nhiễu áp chế điện tử nhờ vận tốc lớn và chế độ bay phức tạp. Đặc biệt khi toạ độ của những mục tiêu này lại cứng, không di chuyển, kiểu đảo nhân tạo.
Nhưng tất cả những điều nói trên, không thể thay thế được việc tự sản xuất. Có như vậy thì mới có sự chủ động chiến lược, và đồng thời lại nâng cấp kỹ thuật được nền kinh tế của chính mình.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 30 2019, 12:37 AM

Tầm bắn tối đa tên lửa xuất khẩu là 300km bác Phó ạ

Bác Phó, Nga không đuợc phép mua chip của nứoc ngoài cho ngành quân sự, chip quân sự có quá nửa do Elbrus cung cấp, còn lại đên từ 1 số hãng khác của Nga

Các ngành dân sự quan trong và quân sự đều dùng chip nội địa, ngoài Elbrus ra thì còn có các dòng chip ELVEES Multicore của hãng ELVEES, hay dòng chip KOMDIV-64 của NIISI chủ yếu dùng cho các ngành công nghiệp và tính tóan hiệu năng cao. Chip này dùng nhiều ở các cơ quan nghiên cứu khoa học Nga

Ngoài ra còn có chip NeuroMatrix của NTC Module đựoc tối ưu để chạy mang Neuron
Còn các chip MultiClet đựoc coi là thuộc thế hệ hậu Von Newman, nó dùng khá nhiều ở trung tâm công nghệ cao Skolkovo
Mới nhất là Baikal CPU của của h Baikal Electronics, thuộc hãng T-Platforms, tập trung nhiều vào các chức năng ảo hóa và tối ưu trong lĩnh vực tự động hóa

Hai siêu máy tính dân sự của Nga cũng dùng chip của Elbrus. Hiện hãng Rostec cũng đang muốn phát triển siêu máy tính đầu tiên của mình nhưng cũng lại dùng chip của Elbus, loại 8-core Elbrus-8S microprocessors. Ngoài ra siêu máy tính quân sự Nga, ví dụ NDMC cũng dùng chip Elbrus-8S Komdiv128-RIO,Floating-point arithmetic accelerator / Coprocessor chứ cũng không dùng chip nứoc ngoài, hệ điều hành là Astra Linux, mã nguồn mở và do Nga chủ yếu phát triển. Hiện phiên bản dân sư của Astra Linux đang dùng cho nhiều cơ quan nhà nứoc Nga, và đang cân nhắc triển khai lớn ở Crimea, do vùng này vẫn còn dùng khá nhiều hệ điều hành Windows của Microsoft.
Trung Quốc cũng đã liên lạc với Nga, và vừa năm 2019 này, đã triển khai hệ điều hành này tại nhà máy hạt nhân Tianwan (Tianwan Nuclear Power Station)

Nói chung các chip quân sự hoặc dân sự của Nga đến nay , nếu dùng Elbrus thì mới dùng đến Elbrus-8S nhưng dòng mới nhất là Elbrus Elbrus-8SV, nhanh hơn nhiều lần, nó vẫn đang trong quá trình triển khai bên quân sự, không rõ diên biến thế nào.


Nga chủ yếu mua của nuớc ngoài 1 số thiết bị điện tử, kính ngắm (bây giờ đã dung đồ nội địa rồi), và phần mềm mô phỏng huấn luyện. Một số phần mềm thiết kế cũng từng định mua nhưng sau đó hủy bỏ sau vụ Ukraine, hiện hãng của Nga đang xây dựng các dạng phần mềm này (thực ra là phát triển tiếp)

Nhân nói đến Nga thì bổ sung tin:Tàu Soyuz MS-14 không người lái, hay đúng ra là do robot Fedor (robot hình người và có cử động của người) của Nga lái, đã lắp ghép thành công với ISS sau nỗ lực lần đầu không thành. Robot hình ngưòi này sẽ thực hiện 1 số nhiệm vụ đến ngày 6/9

Tại triển lãm hãng không MAKS-2019, Nga đã giới thiệu dự án máy bay CR929 liên doanh Nga-Trung Quốc. Nga và Trung Quốc dự định thực hiện kế hoạch chế tạo CR929 vào năm 2025-2027. Theo kế hoạch của các bên, máy bay được chế tạo với sức chứa 250-300 hành khách sẽ cạnh tranh với máy bay của các nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới khác – Airbus của châu Âu và Boeing của Mỹ - và sẽ chiếm thị phần đáng kể không chỉ ở Nga và Trung Quốc, mà còn ở các quốc gia khác.


Nga vừa ký hợp đồng cung cấp trực thăng đa năng VRT50 cho Malaysia. Đồng thời, Theo phóng viên TTXVN Bắc Kinh, Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Miêu Vu ngày 28/8 cho biết, Bắc Kinh và Moskva đã hoàn toàn nhất trí và ký hợp đồng thương mại trong một dự án phát triển máy bay trực thăng hạng nặng chung. Đây là loại "Máy nâng hạng nặng tiên tiến", dự kiến 40 tấn, có sức nâng 15 tấn, với tầm hoạt động 630 km và tốc độ tối đa 300km/h. Theo hợp đồng này, sẽ có ít nhất 200 máy bay trực thăng hạng nặng được chế tạo tại Trung Quốc. Nga sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp kỹ thuật, công nghệ, phía Trung Quốc sử dụng để thực hiện thiết kế và sản xuất,.




Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Aug 30 2019, 12:41 AM

Qua tin tức trên, cũng nhận tháy, những nước lợi nhất khi chơi được với Nga có đặc điểm sau:
1) Trình độ đủ cao, và đặc biệt là muốn phát triển bền vững chứ khôn ăn xổi, chạy theo hào nhóang bên ngoài. Ví dụ TQ, họ cần Nga cung cấp công nghệ, giúp họ bớt phụ thuộc Mỹ. Họ sử dụng nó để nâng trình độ, thiết kế và chế tạo sản phẩm và họ cũng có thị trừong tiêu thụ

2) Những nứoc ít mâu thuẫn với TQ ví dụ Thái Lan, Malaysia hoạc có nhưng đủ sức đề kháng như ẤN độ,

VN không đến nỗi hoàn toàn nằm ngoài 2 cái đó nhưng cũng chưa đạt đựoc đầy đủ 2 cái đó. Bản thân xã hội cũng chỉ mong giàu nhanh, đánh quả rồi chuồn nứoc ngoài. Dân thừong thế thì đã đành, ngay cả tinh hoa xã hội cũng chỉ muốn ăn xổi, suốt ngày làm những công nghệ bề nổi bên trên hoặc gia công, đồng thời lặp lại luận điều tuyên truyền của Mỹ, etc. thì thực sự "rất đáng quan ngại" cho nước nhà

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Aug 30 2019, 06:12 PM

@ltbk,
Những nhận xét của ltbk ở trên là chuẩn. vì thế theo “đúng quy trình” tự mình đặt ra, tôi định viết tiếp về quan hệ VN-Mỹ, nhưng lại viết tiếp ở đây một chút về Nga. Nga hiện tại là một nước tư bản, đi theo đường lối “thương mại là quốc sách” (mecantilisme). Dùng thương mại để tiếp cận vốn phát triển kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật quân sự, điều mà Nga có thế mạnh là dấu ấn để lại từ thời Liên Xô. Kỹ thuật quân sự, giúp Nga chủ động về quốc phòng, giữ được tài nguyên phong phú trên đất nước rộng lớn của mình mà không bị nước ngoài tìm cách chia xẻ ra nhiều nước. Phản ứng của Nga trước phương Tây không phải là đối kháng ý thức hệ, mà là do bị phương Tây ép cạnh tranh tạo ra. Từ khi Liên Xô tan ra, bắt đầu từ Gorbarchev tới nửa chừng thời kỳ nắm quyền đầu tiên của Putin (có thể tính tới thời điểm có vụ tầu ngầm Kursk bị chìm), thì chính sách của Nga là tìm một chỗ trong hàng ngũ các nước phương Tây, giống như VN tham gia ASEAN. Nhưng liên tục Nga phải nhượng bộ và bị lấn sân. Từ đó dẫn tới phản ứng. Hiện nay, Nga muốn thay đổi trật tự thế giới, về tiền tệ, về quan hệ quốc tế.. Hiển nhiên để làm điều này, Nga không thể làm một mình và vì thế cần TQ. Cả TQ và Nga đều muốn thay đổi trật tự thế giới, vì sự phát triển của cả Nga và TQ đã đạt tới độ mà cái khung quốc tế do Mỹ làm chủ đạo không đủ nữa. Mặc dù đạt tới điểm giới hạn này, quá trình tác động của cái khung phương Tây lên TQ và Nga khác nhau. Với Nga là thiệt đơn thiệt kép, vì cấu trúc kinh tế của Nga là một phiên bản đối đầu với Mỹ, vì thế tiềm năng cạnh tranh lớn hơn hợp tác. Với TQ, cái khung của phương Tây giúp TQ mạnh lên, giống như kiểu ô xi hoá ăn mòn cái khung của phương Tây.
Vào thời điểm này thì Nga và TQ không thể có xung đột, vì cả hai bên đều cần nhau, nhưng trong quan hệ này TQ nắm phần thượng phong. Tất cả những chính sách lớn của Nga, ví dụ như mở đường ở Bắc cực, xây dựng hạ tầng cơ sở “một vành đai, hai con đường” qua các nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ, nhất nhất Nga đều cần TQ. Tất nhiên về lâu dài, có thể đây là một hiểm hoạ. Điều mà báo chí phương Tây “có chiều, giả đa chiều” đều ra sức tố cáo, vì lý do gì thì chắc không cần phải nói tìm cách thổi nó lên. Nhưng hiện tại thì điều này chưa có. Cho nên quan hệ với TQ có tính chiến lược với Nga.
Hiện tại phía Mỹ cũng muốn chơi lại với Nga. Nhưng khả năng có Nga như thời Gorbarchev, Elsine, thời đầu Putin không thể có mà hai bên phải tìm được một hình thức mới. Nhưng điều này chưa xẩy ra.
Tại sao Mỹ lại muốn chơi với Nga (chính xác hơn một phần etablisment Mỹ), bởi vì trong thế giới đa cực mới, đối thủ lớn nhất của Mỹ không chỉ là TQ mà còn là EU. Hiện nay cạnh tranh và chiến tranh thương mại TQ được nói nhiều, nhưng cuộc cạnh tranh EU với Mỹ cũng không kém. Có điều nó ít được nói tới. Giống như kiểu quan hệ Liên Xô – TQ thời 1950-1969. Trong cuộc đấu này, Mỹ cần Nga. Và người ta có thể thấy Brexit theo cái nhìn này. Nói một cách khác (như tôi đã từng ví von trong chủ đề Brexit), EU hiện tại giống như thời Đức Hít Le chiếm đóng (1940-1944).
Nhưng hiện tại EU tất nhiên không phải là nước Đức Hít Le, vì thế nó đã đánh đổi với Mỹ bằng một dạng thoả thuận chiến lược. Đó là Mỹ-EU liên minh chống Nga. Điều này có lợi cho Đức nhất, và ta có thể đánh giá xung đột UK-Nga theo cái nhìn này. Còn tại sao Mỹ lại đồng thuận tham gia (thời Obama) , vì đây cũng là cách buộc EU vào Mỹ chặt hơn. Nhưng Trump đã phá điều này đi.
Như vậy khi nào xung đột EU-Mỹ tới đỉnh điểm, thì quan hệ với Nga mới có thể khai thông. Hiện nay điều này chưa xẩy ra và có thể không bao giờ xẩy ra, vì sự gần gũi về văn hoá lịch sử giữa hai vùng, và Pháp-Đức (lực lượng chủ chốt của EU) cũng có những bài học lịch sử phải thận trọng.
Hiện tại ĐNA hoàn toàn nằm ngoài vùng ảnh hưởng của Nga. Tất nhiên Nga có thể tác động kiểu “giọt nước cuối cùng đổ để tràn ly” trong cuộc cạnh tranh Mỹ-TQ, nếu Nga đổ nước vào để chơi lại với Mỹ, thì VN được lợi. Nhưng không thể hi vọng vào điều đó vì nó chỉ là một giả thiết như muôn vàn giả thiết khác.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 7 2019, 03:38 AM

Thêm chút tin tức:




Bạn LTK dịch từ báo Ukr
Trong nhiệm kỳ làm tổng thống, Poroshenko đã tuồn ra nước ngoài ít nhất 8 tỷ USD - Tỷ phú người Mỹ và cố vấn kinh tế cho cựu Thị trưởng New York Rudolph Giuliani Sam Kislin.

https://strana.ua/news/217559-sem-kislin-zajavil-chto-poroshenko-za-vremja-prezidentstva-vyvel-iz-ukrainy-neskolko-milliardov-dollarov.html?fbclid=IwAR1-ADXssZtymuXX37i3j2LiDR6_pxnGfOikY2rQd6TLAwY2jVEypfnUm8s


Ấn độ chi 14.5 tỷ USD mua vũ khí của Nga, bất chấp sức ép từ phía Mỹ và cho Nga vay 1 tỷ USD.

Trong bài phát biểu tại EEF-diễn đàn kinh tế phương Đông Nga, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết New Delhi sẽ cung cấp khoản vay trị giá 1 tỷ USD để phát triển vùng Viễn Đông của Nga. Động thái đánh dấu lần đầu tiên Ấn Độ cung cấp các khoản vay tín dụng cho một khu vực cụ thể nào của một quốc gia


Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 4/9, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugaev cho biết Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga cung cấp vũ khí và kỹ thuật quân sự trị giá 14,5 tỷ USD.

Ngoài ra, trong khuôn khổ chuyến thăm Nga và dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 5 (EEF) của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, hai bên đã ký thỏa thuận sản xuất tại Ấn Độ phụ tùng cho kỹ thuật quân sự và vũ khí. Ông Dmitry Shugaev cũng nhấn mạnh rằng năm ngoái, bất chấp sức ép nặng nề từ phía Mỹ, Ấn Độ đã đặt hàng Nga hệ thống tên lửa phòng không S-400, các chiến hạm thuộc Dự án 11356, cũng như lô hàng lớn đạn được trang bị cho lực lượng không quân, hải quân và bộ binh.

Đề cập đến vấn đề thanh toán trong bối cảnh Nga đang bị Mỹ và phương Tây siết chặt vòng vây cấm vận, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự LB Nga khẳng định: “Trong bối cảnh Nga bị trừng phạt, việc thanh toán trong thương mại song phương với Ấn Độ gặp phải một số vấn đề nhất định. Tuy nhiên, đến nay hai bên đã giải quyết ổn thỏa và vấn đề này không còn ý nghĩa nữa trong hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.

Nga coi Malaysia là đối tác ưu tiên

Tại Diễn đàn kinh tế Vladivostok lần thứ Năm, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã đến tham dự. Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Malaysia tham gia ở diễn đàn này, theo chuyên gia phân tích của Sputnik, ông Piotr Tsvetov.

Ông Mahathir Mohamad đã được đón tiếp bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã tuyên bố Malaysia là đối tác ưu tiên của Nga.


Tổng thống Pháp Macron tuyên bố thời thống trị của phương Tây không còn, và EU cần Nga cho cấu trúc an ninh mới ở châu Âu
Thời đại thống trị của phương Tây sắp kết thúc do những thay đổi địa chính trị toàn cầu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố trong cuộc họp với các đại sứ của Cộng hòa Pháp. Thông tin này được phát trên trang Champs Elysees trên Twitter.
“Chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc quyền bá chủ của phương Tây trên thế giới. Tình hình đang đổi thay nhanh chóng” - nhà lãnh đạo Pháp phát biểu.

Theo ông, ngày nay một "sức mạnh mới" đang trỗi dậy trên trường quốc tế.

"Trung Quốc đã tiến lên hàng ngũ các cường quốc đi đầu và Nga đang đạt được những kết quả tốt hơn trong việc thực hiện chiến lược của mình", ông Macron nói.

Tổng thống Pháp chỉ ra tầm quan trọng của việc "cần thay đổi triệt để tư duy" trong mối quan hệ với Moscow, vì không có sự tham gia của Nga thì không thể xây dựng một cấu trúc an ninh mới ở châu Âu.

"Lục địa châu Âu sẽ không bao giờ ổn định, chúng ta sẽ không bao giờ an toàn nếu không tạo dựng một mối quan hệ hòa bình hơn, thân thiện hơn với nước Nga", ông Macron nói.

Người đứng đầu nhà nước Pháp nói thêm rằng Paris và Moscow nên cùng nhau làm một điều gì đó hữu ích cho thế giới, nếu không châu Âu sẽ vẫn là một sân khấu dành cho cuộc đấu tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Nga.

Đẩy Moscow ra khỏi các cường quốc châu Âu là một sai lầm lớn, nhà lãnh đạo Pháp nói. Đó là một hành động đầy rủi ro vì sẽ dẫn tới việc Nga sẽ liên minh với Trung Quốc, và điều này hoàn toàn không có lợi cho châu Âu, ông Macron kết luận.


Trung Quốc sẽ tăng mạnh nhập khẩu đậu nành Nga do căng thẳng thương mại với Mỹ
Bộ Nông nghiệp Nga cho biết, kim ngach xuất khẩu đậu nành của Nga sang Trung Quốc ước tính đạt ít nhất 600 triệu USD vào năm 2024.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở TP biển Vladivostok, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Serge Levitin hôm 5/9 nói rằng đậu nành và các sản phẩm khác được chế biến từ nông sản này là mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 2 tại vùng Viễn Đông của Nga.
“Trong năm ngoái, sản lượng xuất khẩu đậu nành đã tăng gấp đôi và chiếm tới 6,5% tổng khối lượng hàng xuất khẩu tại khu vực Viễn Đông. Mức tăng trưởng kỷ lục này là do sự gia tăng đáng kể nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc trong bối cảnh leo thang xung đột thương mại với Mỹ”, ông Levitin cho hay.
Thứ trưởng Levitin cũng lưu ý thêm điều này đạt được một phần cũng nhờ chính sách khuyến khích trồng cây đậu nành trên khắp nước Nga, đặc biệt ở vùng Viễn Đông.
Sản lượng đậu nành của Nga liên tục tăng trưởng trong vòng 10 năm qua. Dự kiến, nông dân nước này ​​sẽ thu hoạch kỷ lục 3,9 triệu tấn đậu nành trong vụ mùa năm nay. Nga dự kiến ​​sẽ xuất khẩu khoảng 700.000 tấn đậu nành trong năm 2019.
Trong năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ tăng sản lượng đậu nành và đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng nông sản này sang Trung Quốc để bù đắp khoảng trống trên thị trường khi xung đột thương mại giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.
Trung Quốc đã tạm dừng nhập khẩu đậu nành từ Mỹ - nhà cung cấp lớn nhất của nước này, sau khi chính thức áp thuế 25% đối với đậu nành nhập khẩu để trả đũa gói thuế quan của chính quyền Washington đối với hàng hóa Trung Quốc.

http://kinhtedothi.vn/trung-quoc-se-tang-manh-nhap-khau-dau-nanh-nga-do-cang-thang-thuong-mai-voi-my-351877.html
https://baotintuc.vn/the-gioi/an-do-bo-145-ty-usd-mua-vu-khi-ky-thuat-quan-su-cua-nga-20190904224656569.htm
https://vn.sputniknews.com/opinion/201909068005689-malaysia-tro-thanh-doi-tac-uu-tien-cua-nga/



Qua những tin tức vừa rồi và nhiều tin tức khác, có thể thấy mâu thuẫn giữa Nga với phương Tây, đặc biệt là Nga với Mỹ và Nga với EU (chủ yếu trong đó là Đức), đã khiến cho Nga và TQ xích lại gần nhau. Điều này khiến cho cả Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Tây Âu không phải là Đức lo lắng, và bọn họ đang tìm cách xích lại gần với Nga. Ngay cả một bộ phận quyền lực của nước Mỹ cũng muốn điều này, nhưng nhìn chung thì hệ thống chính trị của họ vẫn chưa chịu.

Câu hỏi đặt ra: tại sao Pháp, Italy lại nhiệt liệt đòi nối lại quan hệ với Nga, đòi đưa Nga lại G7, đòi giảm trừng phạt, nhưng các nước phương Tây khác chưa chịu. Anh chưa chịu thì đã rõ, nhưng Đức cũng không chịu, dù đây là nước có mối quan hệ kinh tế khăng khít nhất với Nga?

Còn các tài phiệt Ukraine, ví dụ cựu tổng thống Poroshenko, sẽ tiếp tục nêu ngọn cờ chống Nga, vào phương Tây, như là cách để bảo vệ vị thế và vị trí chính trị của mình tại Ukraine, cũng là để bảo vệ cả tài sản và an toàn của bản thân mình nữa, đồng thời cũng nhờ cả phương Tây tạo dựng vị thế cho mình


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 12 2019, 05:25 PM

Một số tin tức


Trump nói rằng cố vấn Bolton đã phạm một số sai lầm trong đó có việc xúc phạm ông Kim Jong Un.
Phát biểu với phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nói rằng cố vấn Bolton, người bị ông cách chức ngày 10/9, đã phạm một số sai lầm trong đó có việc xúc phạm nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bằng cách yêu cầu ông Kim theo “mẫu hình của Libya” và giao nộp tất cả vũ khí hạt nhân.
Trump cũng nói thêm là cựu cố vấn an ninh quốc gia đã đi chệch hướng về vấn đề Venezuela, vốn là một trong những thách thức hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ.


https://www.voanews.com/usa/trump-bolton-disaster-north-korea-out-line-venezuela
https://www.baogiaothong.vn/trump-co-van-john-bolton-da-xuc-pham-ong-kim-jong-un-d434444.html


‘Mỹ không còn tự động giữ vai trò bảo vệ châu Âu’
Đó là tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong phiên họp với Hạ viện ở Berlin ngày 11/9.

“Châu Âu có mối liên hệ mật thiết với Mỹ, vốn là cường quốc về kinh tế lẫn quân sự, bởi những giá trị chung bất chấp nhiều khác biệt về quan điểm… Tuy nhiên, Mỹ không còn tự động giữ vai trò bảo vệ châu Âu như thời Chiến tranh Lạnh nữa", bà Merkel nói.

Theo nhà lãnh đạo Đức, “Châu Âu giờ đây cần phải nỗ lực nhiều hơn để đảm bảo an ninh của chính mình”.

Đề cập tới căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc đang leo thang gần đây, Thủ tướng Đức cho biết điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới Đức.

“Chúng ta đang chứng kiến sự bấp bênh trên quốc tế do xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc và tất nhiên điều này đang tác động đến một quốc gia xuất khẩu như Đức”, bà Merkel phát biểu.



Thêm chút tin về năng lượng, chính quyền Mỹ hiện nay chọn lối tiếp cận về ăng lượng, tài nguyên để kiểm soát thế giới và lối tiếp cận công nghệ để đánh Trung Quốc


Bulgaria chỉ định nhà thầu xây dựng đường ống đón đầu dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ
Bulgaria cuối cùng đã chỉ định một liên danh các nhà thầu Ý-Luxembourg để xây dựng đường ống chuẩn bị đón đầu dự án TurkStream của Nga mở rộng sang phía tây châu Âu, nhà điều hành Bulgartransgaz cho biết ngày 28/5.
Liên danh các nhà thầu này, gồm tập đoàn Bonatti của Ý, Max Streicher của Đức, Completion Development của Luxembourg và TMK của Nga, đã được chọn để xây dựng đoạn đường ống dài 474 km, Vladimir Malinov, giám đốc điều hành Bulgartransgaz cho biết.

Đoạn đường ống ở Bulgaria là nhằm đón đầu đoạn kết nối từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với biên giới Serbia của đường ống TurkStream.

Năm 2014, Bulgaria đã thất bại trong việc tham gia dự án đường ống SouthStream truyền khí đốt từ Nga tới châu Âu đi qua Biển Đen và lãnh thổ của Bulgaria. Nước này giờ đây đặt nhiều kỳ vọng vào phần mở rộng về phía tây của đường ống TurkStream, kết nối từ Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nga cho biết họ đang chờ sự "bảo lãnh" từ EU trước khi chính thức xác nhận có nên xây dựng đoạn mở rộng trên hay không. Tuy nhiên, công việc xây dựng ở Serbia đã bắt đầu. Theo Sofia, công ty khổng lồ Gazprom của Nga vào tháng 1/2019 dự tính sẽ dành phần lớn khí đốt để vận chuyển qua đường ống dẫn khí của Bulgaria trong tương lai.

Bulgaria hy vọng có thể trung chuyển tới 16 tỷ mét khối khí đốt Nga mỗi năm thông qua cơ sở hạ tầng này, dự kiến ​​sẽ đưa vào vận hành vào năm 2021.

Nga khởi động dự án khí đốt khổng lồ Bắc Cực LNG 2
Tập đoàn khí đốt Novatek của Nga hôm 5/9 tuyên bố đã hoàn tất kế hoạch tài chính cho dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khổng lồ Bắc Cực LNG 2. Các nhà đầu tư ngoài Novatek là chính còn có các nhóm của Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.
Những đối tác tham gia dự án đã "phê duyệt quyết định đầu tư cuối cùng" với giá 21,3 tỷ đô la cho dự án này ở phía bắc Siberia, dự kiến ​​sẽ sản xuất lô hàng LNG đầu tiên vào năm 2023, Novatek cho biết trong một tuyên bố. Bắc Cực LNG 2 do Novatek sở hữu 60%, cùng với Total (10%), CNOOC (10%), CNPC (10%) và tập đoàn Nhật Bản Mitsui-Jogmec (10%).

Dự án này liên quan đến việc xây dựng một nhà máy hóa lỏng khí đốt tự nhiên trên bán đảo Gydan ở khu vực Bắc Cực của Nga. Nhà máy sẽ bao gồm 3 dây chuyền sản xuất LNG. Dây chuyền đầu tiên được lên kế hoạch vận hành vào năm 2023 và hai dây chuyền còn lại vào năm 2024 và 2026.
Bắc Cực LNG 2 dự kiến ​​sẽ đạt công suất 19,8 triệu tấn mỗi năm, tương đương 535.000 thùng dầu tương đương mỗi ngày, từ nguồn dự trữ hơn 7 tỷ thùng dầu tương đương ở bán đảo Gydan. Phụ trách kỹ thuật của dự án sẽ được quản lý bởi một liên danh bao gồm TechnipFMC của Pháp - Mỹ, Saipem của Ý và NIPIGAS của Nga.

Bắc Cực LNG 2 nằm cách dự án Yamal LNG khoảng 30 km. Đây là dự án lớn đã đi vào hoạt động từ tháng 12/2017. Vị trí gần gũi này sẽ cho phép dự án mới "được hưởng lợi từ sự phối hợp với cơ sở hạ tầng hiện tại của Yamal LNG", Total nói trong một tuyên bố.


Nhà điều hành Nord Stream 2 khởi kiện châu Âu
Nord Stream 2 AG , nhà điều hành dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối Nga với Đức thông qua Biển Baltic, do tập đoàn Gazprom của Nga dẫn đầu, ngày 26/7 tuyên bố rằng họ đã kháng cáo lên tòa án châu Âu để hủy bỏ các quy tắc mới của EU về vận chuyển khí đốt.


Sự thay đổi trong luật khí đốt của EU "rõ ràng được soạn thảo ra và thông qua với mục đích gây bất lợi và làm nản lòng những người làm đường ống dẫn khí Nord Stream 2", nhà điều hành đường ống cho biết trong một tuyên bố.

"Sự phân biệt đối xử rõ ràng như vậy đối với đầu tư kinh doanh cũng làm suy yếu khả năng thu hút đầu tư của EU vào thị trường để biến quá trình chuyển đổi năng lượng thành hiện thực", Matthias Warnig, CEO của Nord Stream 2 AG, cho biết.

Nhà điều hành đường ống này đã quyết định thực hiện hành động pháp lý sau nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận hòa giải với Ủy ban châu Âu thất bại.

Trong một bức thư gửi tới chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào tháng 4/2019, ông Matthias Warnig yêu cầu một sự đặc cách cho Nord Stream 2. Một cuộc họp giữa Nord Stream 2 AG với Ủy ban châu Âu được tổ chức vào ngày 25/6, nhưng không có thỏa thuận nào được đưa ra, nhà điều hành Nord Stream 2 nói trong một tuyên bố.

Theo ông Matthias Warnig, dự án Nord Stream 2 thuộc luật pháp châu Âu, cụ thể là phần nằm ở Đức, sẽ được hoàn thành vào ngày luật khí đốt của EU có hiệu lực, tức mùa hè năm nay, nhưng đường ống sẽ không hoạt động trước cuối năm nay.

Luật sửa đổi khí đốt của EU áp đặt các quy tắc của nội khối châu Âu về giá, cách tiếp cận cơ sở hạ tầng của bên thứ ba và sự tách biệt các hoạt động giữa nhà cung cấp và nhà mạng cho cả các đường ống dẫn khí từ một quốc gia bên ngoài (cụ thể từ Nga).


Nga khánh thành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới
Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới mang tên Akademik Lomonosov đã được bàn giao cho chủ đầu tư.
Akademik Lomonosov là nhà máy nhiệt điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới (FNPP) có công suất 70 MW bao gồm 2 lò phản ứng KLT-40S do Rosenergoatom thiết kế vào năm 2012. Đáng chú ý, ngoài việc phát điện, FNPP có thể giúp giải quyết vấn đề khử mặn nước và đây sẽ một nguồn tài nguyên mới. Tổng chi phí đầu tư dự án lên tới hơn 500 triệu USD.

Đây được coi là dự án phát điện nổi tiên phong, các nhà khoa học Nga đang tập trung phát triển và sẵn sàng thực hiện dự án nhà máy điện dưới nước mang tên “Iceberg” với một lò phản ứng hạt nhân. Iceberg dự kiến sẽ phục vụ trong lĩnh vuẹc phát triển các mỏ dầu khí trên thềm lục địa Bắc cực hoặc cung cấp năng lượng cho các cơ sở quốc phòng và dân sự nằm ngoài Vòng Bắc Cực.


Nga đã hoàn thành sửa chữa máy bay An-124 Ruslan mà không thông qua công ty Antonov của Ukraine

Nga chuẩn bị đóng 2 tàu đổ bộ chở trực thăng (mà Nga k mua được từ Pháp) tại nhà máy ở Crimea, nơi có cái ụ lớn để đóng được tàu lớn


Ngày 15/9, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết nước này sẽ sử dụng dầu dự trữ để bù đắp cho hoạt động sản xuất bị gián đoạn do vụ tấn công vào 2 nhà máy lọc dầu ở nước này khiến sản lượng dầu sụt giảm 50%.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Abdulaziz bin Salman cho biết: "Một phần dầu sụt giảm sẽ được đền bù cho khách hàng bằng dầu dự trữ".


Trước đó, ngày 14/9, nhà máy lọc dầu ở thành phố Abqaia và Khurais của Saudi Arabia đã bị tấn công, khiến sản lượng dầu của nước này giảm 5,7 triệu thùng/ngày, chiếm gần 6% nguồn cung dầu thô thế giới.

Mặc dù lực lượng Houthi tại Yemen thừa nhận thực hiện vụ tấn công trên, song Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc Iran tấn công vào các nhà máy này lọc dầu của Saudi Arabia. đồng thời cho rằng không có bằng chứng cho thấy những cuộc tấn công trên xuất phát từ Yemen.


Bổ sung chút: vụ tấn công vào nhà máy lọc dầu của Saudi Arabia, làm nước này mất một nửa nguồn cung dầu ra thế giới và buộc phải mở kho dự trữ chiến lược đền bù cho khách hàng. Cả Mỹ cũng cân nhắc sẵn sàng mở kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) để ổn định nguồn cung năng lượng toàn cầu. Chả biết Mỹ đã giúp Arap Saudi phòng thủ kiểu gì, cứ cho cái tên lửa Patriot PAC3 mà Mỹ đặt ở Saudi Arap k được dùng để bắn UAV đi, chả nhẽ Arap Saudi lại k có hệ thống phòng thủ tên lửa tầng thấp hay pháo à?

Thế mới thấy cứ hàng ngày, căn cứ quân sự Nga ở Syria (Tartus và Latakia) cứ phải thường xuyên bắn hạ các đợt tấn công UAV của phiến quân (với sự trợ giúp của phương Tây) thật không phải là công việc đơn giản. Các hệ thống tên lửa TOR và pháo-tên lửa Pastir S1 phải hoạt động thường xuyên, và điều mà Nga lo nhất là...hết đạn, vì dù sao thì không thể có nguồn đạn vô hạn được, mà phải vận chuyển từ Nga sang.

Rốt cuộc thì không rõ Iran tấn công trực tiếp hay gián tiếp (qua Houthi) vào hệ thống lọc dầu của Arap Saudi ?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Sep 16 2019, 09:58 PM

Vụ tấn công thành công của Houthi hay Iran vào cơ sở lọc dầu trọng yếu của Arap Saudi

https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=OCLxJopV44E

nói lên được rất nhiều điều. Hãy cùng điểm lại hoàn cảnh:
- Israel tuyên bố sắp có chiến tranh Trung Đông
- Arap Saudi tuyên bố có vũ khí đủ để hủy diêt Iran trong 8 ngày
- Mỹ đe dọa tấn công, nhưng cũng gợi ý đến cuộc gặp giữa Trump và tổng thống Iran, khi gợi ý đến việc có thể nới lỏng biện pháp trừng phạt
- 2 cơ sở lọc dầu trọng yếu của Arap Saudi, khiến nước này mất môt nửa sản lượng dầu mỏ và 6% nguồn cung thế giới, phải mở kho dự trữ chiến lược để đền bù khách hàng.
Mỹ cũng tuyên bố sẵn sàng mở kho dự trữ chiến lược của mình
- Houthi tuyên bố nhận trách nhiệm, ngoại trưởng Pompeo của Mỹ cho rằng Iran là hung thủ. Iran phủ nhận.
Thái độ của tổng thống Mỹ Trump thì lấp lửng, nói rằng biết thủ phạm thực sự là ai, nhưng muốn Arap Saudi chính thức lên tiếng buộc tội Iran trước khi Mỹ trợ giúp
- Thượng nghĩ sỹ Linsey Graham của Mỹ cho rằng Mỹ nên cân nhắc tấn công các cơ sở lọc dầu của Iran nếu chuyện này tiếp diễn.
- Phía Iran cho biết sẵn sàng chiến tranh toàn diện, và nói rằng toàn bộ căn cứ và tàu chiến Mỹ đều nằm trong tầm ngắm của tên lửa Iran.


Về mặt quân sự, khỏi phải nói nữa, trên lý thuyết Arap Saudi có hệ thống vũ khí phòng không và không quân vô cùng hùng mạnh được Mỹ trang bị + căn cứ Mỹ đóng gần đó bảo vệ như sau:
- Hai nhà máy Abqaiq và Khurais bị tấn công nằm cách Bahrain, nơi đồn trú của Hạm đội 5 hải quân Mỹ, khoảng 50 km và cũng ở rất gần hàng loạt căn cứ không quân của Washington tại Trung Đông.
- Các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực đều sở hữu hệ thống radar có khả năng phát hiện UAV từ khoảng cách trên 150 km. Các đồng minh của Mỹ cũng biên chế nhiều khí tài hiện đại có thể đánh chặn UAV ngay khi phát hiện mối đe dọa.
- Lưới phòng không "hùng hậu" của Arab Saudi được coi là thuộc hàng mạnh nhất tại Trung Đông với 17 radar cảnh giới tầm xa AN/FPS-117, 6 radar cảnh giới chiến thuật AN/TPS-43, cùng nhiều hệ thống phòng không tầm xa Patriot, tên lửa tầm ngắn HAWK cải tiến và pháo Oerlikon Contraves.
Các tổ hợp này được kết nối vào mạng lưới quản lý không phận thống nhất mang tên "Peace Shield" (Lá chắn hòa bình), cho phép chia sẻ dữ liệu mục tiêu và điều phối tác chiến.
- Không quân Arab Saudi cũng sở hữu phi đội tiêm kích hùng hậu với 167 chiến đấu cơ đa năng F-15SA, 61 tiêm kích hạng nặng F-15C và 53 máy Eurofighter Typhoon.
Những chiếc F-15 này từng được sử dụng để đánh chặn UAV của phiến quân Houthi trước đây, cũng như làm nhiệm vụ không kích mục tiêu trên lãnh thổ Yemen.

Và bây giờ thì, "Peace Shield" lẫn các biên đội tiêm kích đều "im hơi lặng tiếng" khi vụ tấn công xảy ra. Không một tín hiệu báo động nào được phát đi, cũng không có quả tên lửa phòng không nào được khai hỏa.

Hiện có tin rằng, các tổ hợp Patriot của Mỹ đều đã được phóng ra, nhưng không chặn được UAV. Nếu quả vậy thì lại là kỷ lục bắn trượt nữa của Patriot.
Đã rất nhiều lần tổ hợp này không chặn được các đợt tấn công của Houthi thông qua các biến thể của tên lửa Scud, và có lần còn lao lên rồi tự bay về mặt đất.

Không hiểu sao, vào thời điểm này, Lực lượng phòng thủ Nga tại Syria vừa công bố video đánh chặn loạt UAV phiến quân tấn công vào căn cứ Hmeymim hôm 15/9.
Chuyện Nga phải đương đầu và bắn hạ các UAV thường xuyên tấn công căn cứ Hmeymin ở Syria là không lạ, nhưng không hiểu sao lần này Nga lại công bố video đánh chặn chính thức thời điểm này?
Dụ dỗ Arap Saudi mua Panstir S1 của mình chăng? Nhìn quả video của Nga bắn hạ UAV ác quá. Dùng pháo Panstir bắn UAV vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả. Chứ k chơi phóng cả quả tên lửa hàng triệu USD để diệt (không được) 1 cái UAV ruồi như Mỹ. Nhỡ nó phòng cả 100 quả UAV thì k lẽ phòng cả 100 quả tên lửa lên?
Báo Wall Street Journal đang cố biện minh cho sự thất bại của Patriot nè

https://www.wsj.com/articles/iran-allied-houthis-expose-holes-in-saudi-arabias-missile-defense-11561455002

Về chính trị, nhìn sơ bộ thì đây là thông điệp mà Iran gửi cho Mỹ, và cả Israel và Arap Saudi, cho thấy Iran k muốn bị đàm phán trong thế yếu, k muốn Mỹ sử dụng đòn bẩy quân sự trong đàm phán.
Đặc biệt là với tin này

Iran bắt thêm tàu ở Vùng Vịnh vì buôn lậu 250.000 lít dầu
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) bắt giữ một tàu ở Vùng Vịnh vì cáo buộc buôn lậu 250.000 lít dầu diesel đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).


sau khi mà UAE tuyên bố đứng cạnh Arap Saudi, thì có vẻ cho thấy, Iran đã bắt đầu không ngại dùng đến sức mạnh rồi, và dụng ý rõ ràng muốn Mỹ và Arap Saudi phải chịu thiệt hại nếu k chịu đàm phán 1 cách "bằng vai phải lứa" hơn với Iran


Tin thêm
Ukraine đã thua Nga trong vụ tranh chấp về biện pháp chống bán phá giá liên quan đến ammoni nitrat tại ở WTO.
Trước đó, tháng 7/2014, Ukraine đã tăng gấp ba lần thuế nhập khẩu ammoni nitrat từ Nga (từ 11,91% lên 36,03%). Điều này đã được thực hiện trên cơ sở tuyên bố rằng giá khí gas cho các nhà máy phân đạm của Ukraine và nhà sản xuất Nga là khác nhau đáng kể.


Tháng 5/2015, Nga đã đệ đơn kiện lên WTO. Khiếu nại nhấn mạnh việc Kiev đã sử dụng phương pháp điều chỉnh năng lượng không công bằng để tính giá thành sản phẩm của Nga, trong đó giá ở các nước thứ ba được áp dụng thay cho giá năng lượng trên thị trường Nga.
Một lần nữa, Moscow giành ưu thế trước Kiev trong những vụ kiện thương mại. Hồi tháng 4/2019, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết ủng hộ Nga trong tranh cãi với Ukraine về tuyến trung chuyển hàng hóa.

Theo phán quyết, ban giải quyết tranh chấp WTO cho rằng, Nga có quyền viện dẫn lý do quan ngại về an ninh quốc gia để áp đặt các hạn chế đối với hoạt động trung chuyển hàng hóa của Ukraine qua đường bộ hoặc đường sắt.

Ukraine đã khiếu nại Nga tại WTO sau khi Moscow cấm đường bộ và đường sắt từ Ukraine nếu không đi qua Belarus, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước gia tăng liên quan vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea và xung đột ở miền Đông Ukraine. Kiev cho rằng những hạn chế này làm suy giảm mạnh thương mại của Ukraine với châu Á và khu vực Kavkaz.

Sau khi WTO ra phán quyết trên, Bộ Kinh tế Nga tuyên bố phán quyết này cho thấy các lập luận của Kiev là vô căn cứ và vấn đề này có tầm quan trọng mang tính hệ thống đối với tổ chức thương mại thế giới.


Như vậy đây là lần thứ 2 Ukraine thua kiện Nga tại WTO

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 17 2019, 11:16 PM

Việc nhà máy lọc dầu Aramco bị tấn công nói lên nhiều điều về quan hệ quốc tế hiện tại. Trước khi nói chung chung, hãy thử xem nếu nhìn từ VN thì câu chuyện này nói lên điều gì.

Điều đầu tiên, v à quan trọng nhất là dù muốn hay không muốn, Mỹ cũng có rất nhiều dính líu ở Trung Đông. Cho nên dù tuyên bố “xoay trục” sang Đông Á-Thái bình Dương, một bộ phận quan trọng của “năng lượng, sức lực” Mỹ vẫn tập trung cho vùng này. Nó vừa liên quan tới vai trò của đồng đô la trong buôn bán dầu mỏ, vừa do tác động của lobbying Do thái (Israel). Hai điều này lại liên quan tới nhau, tác động lẫn nhau. Trong bối cảnh đó, không thể trông chờ Mỹ tác động ở những nơi khác, ví dụ biển Đông. Kết quả, chỉ có các tự lực tự cường là chuẩn xác nhất. Và bản thân hình ảnh I ran, Bắc Triều Tiên tự lực tự cường thế nào cũng là bài học cho VN.

Điều thứ hai có thể rút ra là, có lẽ trên thế giới, trong các nước thuộc thế giới thứ 3, thì không có nước nào nhiều vũ khí hiện đại của Mỹ như Ả rập Sa u đít, nhưng tại sao nước này không thể hành động được, sự phụ thuộc vào vũ khí Mỹ lại trở thành yếu điểm của nước này. Về tiềm lực kinh tế, dân số, diện tích, .. nước này hơi nhỏ một chút so với I ran (chủ yếu là dân số, và sự đa dạng về nông nghiệp), nhưng trái với I ran bị phong toả như VN trước năm 1996, Ả rập Sa u đít hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với công nghệ phương Tây. Dù thuận lợi như thế mà không thể vượt I ran. Tại sao lại như vậy. Có thể nó có những lý do sau:
- Mặc dù được mua thả dàn vũ khí Mỹ, cũng như có đủ tiền để thích mua gì thì mua, việc mua vũ khí Mỹ không tạo nên sức mạnh cho Ả rập Sa u đít, mà trong thực tế chỉ là cách làm sao tiêu cho hết “đô la dầu lửa” (petro dolar). Trong một cách thức mua bán bừa bãi, không xác định được nhu cầu, không có chiến lược sách lược, khiến quân đội nước này chỉ là một đống hổ lốn vũ khí hiện đại để bầy chơi. Một chế độ trước đó cũng ở trong tình cảnh này, dù không phải mua mà được cho, đó chính là quân đội miền Nam trước đây.
- Không những không có chiến lược sách lược, mà bản thân quân đội nước này lại trở thành một dạng sao chép quân đội Mỹ. Người ta có thể nhìn thấy rõ cách thức họ tham chiến ở Ye men. Chủ yếu là dùng không quân, cậy hoả lực dội bom bừa bãi.
- Chính sách thuê người nước ngoài làm việc là chính, còn người Ả rập Sa u đít chỉ ngồi chơi không, chỉ tay năm ngón, đã khiến nước này không thể có một quân đội đúng nghĩa quân đội. Bắt nạt dân có thể được, nhưng chiến đấu không được.
- Việc mua vũ khí đã khiến quân đội phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, càng nhiều vũ khí hiện đại nước ngoài, dây tự trói như kiểu bondage Nhật bản càng nhiều. Không có gì là báu bổ cả.

Những bài học trên đều có thể rất đúng cho VN hiện tại. Chỉ có điều may mắn là VN không có nhiều tiền để tiêu bừa bãi như thế. Tóm lại, chỉ ăn xổi, lúc nào cũng nghĩ tới nhờ cậy, có công trình gì thì việc đầu tiên chỉ nghĩ tới rút ruột, không có tư duy tự chủ, chỉ có tư duy khoa khoang “sành điệu” sẽ dẫn tới những điều trên.
Quan hệ VN với các nước phương Tây càng ngày càng rộng mở, thì nỗi hiểm nguy này càng ngày càng lớn.
Ngược lại với những điều trên là phải có tinh thần kỷ luật, có sự tự chủ về tinh thần, tâm lý, có chiến lược, sách lược, từ đó xoi ra nhu cầu, từ nhu cầu xoi ra phát triển chiếm lĩnh kỹ thuật, cái gì chưa làm được thì mua, nhưng mua để làm, để học, để tự sản xuất, chứ không phải là chất đống để khoe, như một đống sắt gỉ vô dụng.
Bài học I ran, Triều Tiên to vật ở đấy, nên theo đấy mà tiếp cận, nhất là trong điều kiện VN còn có thuận lợi hơn, vì hiện nay VN không bị bao vây phong toả gì cả.
Trong cuộc đấu Mỹ- I ran hiện tại, nếu về tiềm lực Mỹ lớn hơn nhiều, thì về chiến thuật Mỹ lại yếu hơn I ran, vì đã đặt định mức “gây sức ép nhưng không đánh”. Khi đã định mức thì có nghĩa là mình tự giới hạn, đã tự giới hạn, thì có nghĩa là có kẽ hở, bị hạn chế, tự hạn chế. Ở đây tôi nói thế không phải là để bênh Mỹ. Vì rõ ràng Mỹ muốn dùng chiến thuật xiết chặt về kinh tế, đánh bằng kinh tế, nhưng đổi lại đối thủ biết thóp có thể quậy phá thế cờ này.
Khi nói tới điều này, tôi muốn nói tới VN. Ở trên biển Đông, VN đã tự hạn chế là “không dùng các biện pháp quân sự”, như vậy đã tự hạn chế mình để “nước lạ” quậy phá, trong khi chính sách phải là “kiềm chế vì hoà bình chứ không phải không dám đánh”. Nhưng muốn đánh phải có bài. Bài ở đâu ?
Đừng để “đối tác” nhận thức kiềm chế vì hoà bình là vì yếu thế không đánh được, là một sự hèn nhát được che giấu. Mà phải chứng tỏ được rằng thiện chí vì hoà bình là bản chất, là quan hệ quốc tế, láng giềng. Nhưng nếu cần thì cũng có bài đánh, có vũ khí để đánh, có chiến thuật để đánh..

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 30 2019, 05:32 PM

Đang định viết tiếp một chút về hiệu quả vũ khí Mỹ, Nga, TQ tiếp theo cái phần trên, nhưng vì có phi vụ Pharma buồn cười quá nên bình luận nóng “ kiểu hàng nước” ở đây.
Theo như diễn biến cuối cùng, thì kịch bản xoay quanh việc đây là thuốc giả hay là thuốc thiếu chất lượng. Khảng định điều này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định tội trạng cao hay thấp. Vì thuốc giả thì là lừa, còn thuốc kém chất lượng thì vẫn có cửa chạy. Đặc biệt, là việc loại thuốc này lại được Ấn độ sản xuất. Thuốc ngoại có bao giờ sai (kiểu như Nghị quế nói “đồng hồ tây có bao giờ sai”).
Vấn đề là tại sao tên hãng nhập lại là hãng ma ở Canada. Việc sản xuất thuốc ở Ấn độ không nói lên cái gì cả. Ấn độ thật ra là một nước gia công lớn về thuốc trên thế giới, đặt gì thì nó làm đấy. Đặt giả thì nó làm giả, đặt thật thì nó làm thật. Nếu mà thuốc thật sao lại cần đặt hàng bằng hãng ma.
Còn nói hiệu quả của thuốc chữa ung thư. Cho tới nay, phần lớn bị ung thư là chết. Cho nên làm thuốc chống ung thư bằng ..cám lợn cũng đâu có sao. Ở đây nó chỉ đánh vào tâm lý người bệnh và gia đình người ta thôi. Đằng nào cũng chết, nhưng kiếm tiền trên hi vọng cái sống của người ta. Vấn đề có lẽ nó ở đây.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Sep 30 2019, 11:12 PM

Hiện nay trên báo mạng vì có phần phản hồi của người đọc, nên có nhiều tờ báo bằng tiếng việt, người đọc chia làm hai phe. Bên ủng hộ vũ khí Nga, bên yêu vũ khí Mỹ. Việc Ả rập Sa u đít không đánh trả được, được coi là sự thất bại của vũ khí Mỹ. Tương tự như vậy, lúc Syria bị Israel tấn công, thì vũ khí Nga, S-300 lại bị chê.
Trong thực tế, nếu để rút ra một bài học để tiến hành chiến tranh, thì điều này là nực cười. Vì vũ khí chỉ là một yếu tố, không thể thiếu được, nhưng không phải là tất cả. Nó là điêù kiện cần, không phải điều kiện đủ. Và đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, khả năng một bên chiếm phần thượng phong tuyệt đối nhờ vũ khí không có. Lấy một số ví dụ. Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ binh VN chủ yếu có AK-47, B-40,41. Nhưng sau năm 1975, bộ binh có cả khẩu phóng lựu M79 của Mỹ, trước trang bị cho quân đội miền Nam cũ. Và bộ binh ta rất khoái loại vũ khí này, nhưng sao lúc nó nằm trong tay quân đội miền Nam thì lại không như thế. Tương tự như vậy, trong cuộc chiến tranh tiêu diệt khơ me đỏ, máy bay trực thăng của Mỹ cũng được sử dụng để ném bom, chở quân, tấn công mặt đất .. rất lợi hại. Một trong hai chiếc xe tăng húc đổ cửa dinh độc lâp vào ngày 30/04/1975 là xe tăng T59 (phiên bản xe tăng T54 của Liên Xô), vốn được coi là đồ tồi, “hàng nhái”. Như vậy nhờ có vũ khí không mà chiến thắng là hoàn toàn không có, và một nước như vN điều quan trọng không phải là đi tìm một thứ vũ khí khủng răn đe, vũ khí khủng thực ra chỉ có bom hạt nhân, điều mà VN chưa thể có trong thời điểm hiện tại, mà là tìm được loại vũ khí thích hợp có thể tự chủ, tự sản xuất được ở mức cao nhất, phù hợp với chiến thuật chiến lược bảo vệ tổ quốc.
Vào thời điểm hiện tại, ngoài I ran, Triều Tiên, tham khảo cách thức của Đài loan không phải là dở. Nước này, do bị phong toả về ngoại giao, mặc dù được Mỹ ủng hộ, nhưng đã vươn lên tự chủ về sản xuất tên lửa (tầm bắn 2000Km theo báo VN), máy bay, sắp tới là tầu ngầm… Tóm lại điều quan trọng với VN không chỉ là mua được vũ khí của ai, mà điều quan trọng là mức độ nội địa hoá để chủ động đến đâu. Sự chủ động này không cần tuyệt đối đầy đủ, mà chỉ một phần đã là thắng lợi lớn.
Hiện nay, có nhiều khả năng là Nga, đối tác truyền thống của VN đã bị xỏ mũi. Tác động của “sự giúp đỡ của Mỹ”, theo những gì có thể tai nghe mắt thấy không hiệu quả, và thái độ của Mỹ là tương đối đồng bóng, thất thường theo nhiệm kỳ tổng thống, Ấn độ thì có con bài chiến lược của họ, Nhật thì phải theo Mỹ, ..TQ thì nói một đằng làm một nẻo, trong khi tất cả những nước này VN đều có thể hợp tác và ..không hợp tác. Nhưng sự hợp tác này lại nằm trong một cái khuôn, và cái khuôn này được tạo ra bởi tác động của họ với nhau. Vì thế chỉ có tự chủ là hợp lý nhất.
Trên báo VN hiện nay, cũng có những thông tin về sự sắp hạng quân sự của VN trên thế giới. Nhưng phải hiểu rằng sự sắp hạng này là tương đối, có tính lý thuyết. Có thể đem doạ người, nhưng vào thực tiễn chiến đấu thì không. Có nhiều ví dụ như thế này. Vào thời điểm Mỹ đánh I rắc lần thứ nhất, quân đội I rắc được coi là đứng thứ 3 trên thế giới (tính tổng số vũ khí), nhưng đụng trận với Mỹ thì bị diệt vong tức thì. Ngược lại Mỹ chưa chắc dám động tới Triều Tiên, mặc dù luôn xếp Triều tiên “lạc hậu”. Khi Mỹ đưa quân đội tham chiến trực tiếp ở miền Nam (1965), nếu tính về sắp hạng về vũ khí, thì VN chắc chắn chỉ có thua.
Tóm lại không ai có thể dự đoán được chính xác thua thắng, dù sự chênh lệch lực lượng hai bên. Thua hay thắng còn phụ thuộc vào ý chí, mức độ tổ chức kỷ luật, chiến thuật chiến lược hợp lý, mức độ tự chủ về vũ khí.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 9 2019, 08:28 PM

Thêm chút tin:

Khí ga Nga đã đựoc nhập khẩu trở lại, nhưng thông qua công ty tư nhân của tài phiệt Do Thái Kolomoisky, ngưòi đã tài trợ cho chiến dịch tranh cử của tổng thống Ukraine Zelensky hiện nay. Như vậy, tiền và quyền từ túi nhà nứoc chuyển sang tư nhân, và họ đem tiền này đi ra nứoc ngoài.
Cái kiểu kinh tế ăn cơ chế trong những ngành này đem lại vô số lợi cả tiền và quyền cho Kolomoisky


Thêm một chút tin mà bạn LTKỳ dịch từ báo Ukraine:


Người dân Ukraina chuẩn bị đón nhận các "đơn giá trên trời" của các dịch vụ tiện ích, trong đó có giá nước nóng và lò sưởi.
Sau khi trúng cử đích thân Tổng thống Zelensky hứa chính phủ sẽ từ chức nếu không thể hạ giá các dịch vụ tiện ích.
Bây giờ không thấy ai đả động gì tới việc giảm giá. Ngược lại giá sẽ tăng nhiều.
Tăng bao nhiêu phụ thuộc vào từng địa phương, trung bình ít nhất 15-20%.
Một số nơi sẽ tăng kỷ lục, ví dụ ở tỉnh Kiev giá lò sưởi sẽ tăng gần 100%.
Trước đây khi tăng giá người ta vin vào cớ giá mua khí đốt cao (tại sao cao đó là một câu chuyện khác).
Ngày nay giá khí đốt ở châu Âu giảm và giá cung cấp cho các công ty dịch vụ cũng giảm, nhưng không hiểu sao điều đó không ai tính đến.
Một số nơi người ta còn dự định hoãn lại việc bắt đầu sưởi ấm, nói đây là "ý nguyện của người dân".
Từ thời TT Poroshenko tại Ukraina đã tạo ra một tiền lệ: cứ hứa hẹn thoải mái, rồi không làm gì hoặc làm ngược lại.

https://strana.ua/articles/analysis/226576-kak-izmenjatsja-tarify-zhkkh-na-teplo-i-horjachuju-vodu-v-novom-otopitelnom-sezone.html?fbclid=IwAR3CaXtgwGhk0RMhtIqtWlPl4GRvjNERdQLWKbM2bCES0-_GAxSvHFVOowE

Quốc hội Hà Lan bỏ phiếu nhất trí cho việc điều tra "vai trò của Ukraine" trong thảm họa MH17 năm 2017.
Theo Ngoại trưởng Stefan Blok, cuộc điều tra này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, và sẽ cần thiết sự hợp tác của Nga.

https://lb.ua/news/2019/10/08/439293_parlament_niderlandov_progolosoval.html?fbclid=IwAR0zuLXyJNKDqDnPdjWAP0FebcqK2lYa7OnM_S1kO_VIW6mjnlM72_2PlZk


Lật ngược 180°: Tòa án ra lệnh bắt giam Sergei Pashinsky - một trong những cựu đại biểu Quốc hội có thế lực nhất và cũng nhiều bê bối nhất.
Sergei Pashinsky- cựu chủ tịch ủy ban QH về quốc phòng và an ninh quốc gia, cựu chánh văn phòng Tổng thống.
Ông ta bị buộc tội bắn vào chân Vyacheslav Khimychuc. một người dân thường.
Lúc đó Viện kiểm sát kết luận là Pashinsky hành động đúng luật, là ''tự vệ bắt buộc'', còn Khimychuc bị coi là có hành động tấn công và có tính chất ''nguy hiểm cho xã hội''.
Nhưng chính quyền thay đổi, người ta lật lại vụ án cũ và nay theo yêu cầu của Cục điều tra quốc gia toad án Kiev đã ra lệnh bắt giam Pashinsky mà không có quyền thế chấp.
Việc này lại một lần nữa cho thấy nếu cần các cơ quan công quyền có thể đổi trắng thay đen, biến người có tội thành nạn nhân và ngược lại.
Sergei Pashinsky - một trong những nhân vật có thế lực và cũng nhiều bê bối.
Trong các thời kỳ khác nhau ông ta đã từng dính nhiều vụ bê bối, nhiều lần bị khởi tố hình sự : biển thủ tiền nhà băng, cướp nhà máy, tham ô tiền mua trang thiết bị quân đội, ẩu đả, vv.
Có thông tin rằng Pashinsky còn dính dáng đến các "xạ thủ'' trong vụ bắn giết người biểu tình và lực lượng đặc nhiệm trong thời gian Maidan năm 2014.

https://korrespondent.net/ukraine/4147601-pervyi-poshel-pashynskyi-v-tuirme?fbclid=IwAR36wd8Ghk4inB9yJifmylwaiCJ3eUfB1viMwUudtarulJmrcCc-VCeLo-U


"Công thức Steinmeier" - cũng sẽ đi vào bế tắc giống như các thỏa thuận Minsk?
-Tại nhiều thành phố Ukraina tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình "Không đầu hàng'' chống lại việc ký kết "Công thức Steinmeier". Ví dụ ở thủ đô Kiev hôm qua theo các thống kê khác nhau đã có khoảng 5 ngàn người đi biểu tình (Bộ nội vụ đưa con số 10 ngàn). Các báo chi đưa tin về việc cựu TT Poroshenko là người tổ chức các cuộc biểu tình. Đảng của Zelensky tuyên bố rằng những người biểu tình được trả tiền để xuống đường. Một số Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố (chủ yếu ở miền Tây) đã ký lời kêu gọi tổng thống không thực hiện "Công thức Steinmeier".
-Bế tắc về cơ chế. Thủ lĩnh DPR và LPR đã coi công thức là cơ hội để quyết định vận mệnh của họ, đòi bầu cử và chế độ đặc biệt. Phía Ukraina thì nói "Từ đầu chúng tôi kiểm soát biên giới, sau đó mới có chế độ đặc biệt.
-Việc rút quân khỏi ranh giới ở Petrovsky và Zolotoe mà đáng lẽ sẽ được thực hiện ngày hôm nay,07/09, sẽ không được tiến hành. Phía Ukraina nói rằng vì phía ly khai đã vi phạm thảo thuận.
-Các lực lượng dân tộc chủ nghĩa tuyên bố sẽ chiếm các vị trí tại những nơi mà quân đội Ukraina rút đi. Quân đoàn AZOV đã lập một trạm kiểm soát mới ở Zolotoe ở tỉnh Luhansk, nói theo kế hoạnh quân đội Ukraina sẽ rút đi.


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 9 2019, 11:25 PM

Bình luận nóng về việc Thổ tấn công Syria, trước khi “bàn loạn” về biển Đông.
Thổ đã bắt đầu (hay đã chuẩn bị xong) để tấn công Syria. Mỹ đã rút khỏi những chốt quan sát ở biên giới Thổ, và sự rút lui này được “media thế giới” đánh giá là một sự phản bội của Mỹ với người Kurdes, những lực lượng đã giúp Mỹ dự phần tiêu diệt IS. Nói là dự phần vì một phần cuộc chiến này là do quân đội Syria với sự yểm trợ của Nga tiến hành.
Bây giờ ta hãy vượt qua tuyên truyền của media thế giới, chịu khó tìm hiểu một chút vấn đề này. Khi Mỹ lập ra các trạm quan sát biên giới với Thổ, thì bản thân việc này không có nghĩa là một sự bảo đảm an toàn cho người Kurdes. Sự hiện diện này, không ngăn cản Thổ vẫn tiến đánh Afrin, một thành phố biên giới của Syria trước đây.
Hiện nay, Thổ tiến đánh vào miền Bắc Syria nhằm vào nhiều tác dụng. Tác dụng đầu tiên là tạo ra một khu vực an toàn, để ngăn chặn người Kurdes ở Syria tiếp giáp với người Kurdes ở Tây Nam Thổ, khiến việc thành lập một nhà nước Kurdes không thể thành công. Thổ cũng có ý định đưa tất cả người Syria tị nạn (khoảng 3 triệu người) trên đất Thổ về đây. Việc đưa người Syria (tức là gốc Ả rập) về đây, cũng là cách chia cắt lãnh thổ người Kurdes sinh sống. Điều quan trọng nữa là giúp cho Thổ có được một căn cứ địa ngay trên đất Syria để tiếp tục một cuộc chiến tranh lâu dài với Syria được Nga và I ran ủng hộ. Như vậy việc Mỹ rút lui, chính là để cho Thổ một bên , Nga và I ran một bên có cơ hội đánh nhau, dù việc đó dẫn tới việc từ bỏ đồng minh của mình là người Kurdes. Vì thế những lời tuyên bố ủng hộ người Kurdes, chỉ là chuyện nói cho vui thôi.
Tóm lại, việc Mỹ rút lui, là để tạo cơ hội cho một cuộc chiến tay đôi hay tay ba có cơ hội bùng nổ tốt hơn. Cũng chính vì thế mà phản ứng của Nga rất là “ôn hoà”, vì bùng nổ một cuộc xung đột trực tiếp với Thổ không phải là điều hay ho gì với Nga. Sự bùng nổ này rất dễ xẩy ra vì sự đối kháng của I ran và Thổ nữa. Ở đây, xung đột lại có thể mang thêm mùi vị tôn giáo, vì mặc dù cùng là hồi giáo, I ran và Thổ thuộc hai nhánh khác nhau.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 10 2019, 08:49 PM

Trước khi bình loạn tiếp về Thổ, biển Đông. Tự nhiên có chuyện buồn cười trên báo VN nên bình luận nóng ở đây. Đúng là người ta không thể ngăn cản sự tiến bộ của thế giới, và hình thái tuyên truyền thể hiện càng ngày càng gần nhau hơn. Hôm nay, lần đầu tiên có được ví dụ VN tuyên truyền kiểu phương Tây. Trong thế giới phương Tây, các chính khách thường mang gia đình vợ con ra khoe,vì đó có thể là một lợi thế chính trị trong dư luận, đánh bóng được hình ảnh. Và vì thế khi công du nước ngoài, các chính khách bao giờ cũng mang vợ theo. Đã từ lâu, VN cũng đã theo thông lệ này, nhưng dùng vợ để đánh bóng thì chưa có. Và bây giờ đã có. Hôm nay báo VN có đăng tin về Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang và vợ, và đặc biệt có bài nói về áo dài của vợ nguyên chủ tịch nước. sự xuất hiện của nguyên chủ tịch nước và vợ là nhân dịp ra mắt tập ảnh phóng sự các chuyến đi thăm của ông, trong thời gian tại chức. Một cách nhắc nhở khéo công lao của mình, dù tập ảnh nói tới “vị thế ngoại giao của VN”.
Công lao của nguyên chủ tịch nước đến đâu, thì bây giờ còn sớm quá để đánh giá. Dù sao tôi cũng nói những cảm nhận nóng của cá nhân mình về ông, chỉ thông qua nhưng thông tin báo chí thông thường, chứ tôi không có tin mật, hay tin nhìn qua lỗ khoá.
Điều tôi cảm nhất với ông là việc ông lên nghĩa trang Vị Xuyên thăm mộ các chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979-1991. Ông lên lúc này là lúc sắp về vườn, “nghỉ chế độ”, hết nhiệm kỳ. Việc làm này rất là hợp lý. Vì từ trước tới đó, cuộc chiến tranh này không được nói tới một cách đúng mức, đặc biệt là từ phía nhà nước, do những quan hệ nhậy cảm với TQ, có tính chất gì đó như một dạng phong kiến, sợ bị phạm huý. Trong khi đó, kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp có thể nói bình thường. Hiện nay, cuộc chiến tranh này đã được đề cập tới trên báo chí, như trong đợt kỷ niệm 1979-2019.
Điều thứ nhì là khi ông lên tiếng lúc dàn khoan dầu TQ vào biển Đà nẵng. Dù chức vụ chủ tịch nước ở VN tương đối hình thức, và ở VN là quyết định tập thể, nhưng với cương vị chủ tịch nước, thống lĩnh quân đội, tiếng nói của ông, dù đã có đồng thuận của bộ chính trị, vẫn có tác dụng nhất định.
Tất nhiên cũng có điều ông không làm được. ví dụ chống tham nhũng.Nhưng điều này có thể thông cảm được, vì cùng lúc đó bác Trọng cũng đã là tổng bí thư, nhưng cũng không thể hành động quyết liệt như trong nhiệm kỳ sau, tức là nhiệm kỳ hiện tại bây giờ.
Một điều nữa cũng không thú vị lắm, là vào nhiệm kỳ của ông, tướng lên chức nhan nhản, dường như cứ đúng hạn, “đến hẹn lại lên”, trở thành tướng. Kháng chiến chống Pháp chống Mỹ VN chỉ có hai đại tướng (Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp) mà quân đội VN vẫn mạnh. Hiện tại không thể khảng định được là số lượng tướng nhiều bao nhiêu, quân đội sẽ mạnh bấy nhiêu.
Trong quyển ảnh, có rất nhiều ảnh của nguyên chủ tịch nước với các thủ tướng, tổng thống nước ngoài đồng cấp dương thời. Với con mắt xoi mói trào phúng vốn có của người VN, tôi không thể không nhận xét rằng. Trong các nguyên thủ được nguyên chủ tịch nước bắt tay , gặp gỡ làm việc đã có hai người phải đi tù vì tham nhũng. Đó là cựu thủ tướng Malaysia, và cựu tổng thống Hàn quốc. Vậy trong những người còn lại, có ai sẽ tiếp nối thế nữa ??
Kết thúc câu chuyện này, tôi cũng muốn bàn thêm rằng.Mang bà vợ ra đánh bóng, thì cũng chẳng sao, mặc dù nó hơi hình thức. Đáng sợ hơn cả là vợ con “im ỉm” thành cái cửa sau, để tham nhũng, để làm tư bản đểu (chứ không phải tư bản đỏ) mới là đáng sợ.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 10 2019, 11:15 PM

Thổ đã bắt đầu tấn công lực lượng người Kurdes ở Đông Bắc Syria. Hiện tại khó có thể nói thế trận hai bên ra sao.
Về mặt quân sự, điều đáng chú ý là, nếu lực lượng người Kurdes có tinh thần chiến đấu cao, và đã có kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường, điều thiếu của họ là hoả lực. Không nói tới không quân, điều mà một lực lượng như người Kurdes, vốn là một phong trào vũ trang du kích không thể có, ngay cả hoả lực mặt đất, như pháo binh cũng không có. Trong một thời gian dài mặc dù là đồng minh của Mỹ và phương Tây (trong đó có Pháp), ít nhất là 5 năm từ năm 2014, vũ khí của người Kurdes cho đến nay vẫn chỉ là khẩu súng AK. Trong khi hợp tác với người Kurdes, Mỹ và phương tây chỉ sử dụng họ như con vật sống trên thực địa. Họ được trao cho những dụng cụ kiểu End-user, ví dụ như ống nhòm quan sát, hệ thống thông tin để báo địa điểm, toạ độ. Trong một phóng sự mà người Pháp làm, tôi còn thấy họ sử dụng cả appliance trên I-pad, để làm việc này. Như vậy tác chiến mà người Kurdes hợp tác với Mỹ, chủ yếu là trinh sát mặt đất. Khi phát hiện ra đối thủ thì báo cho Mỹ và đồng minh ném bom, bắn phá. Khi đối thủ bị hoả lực tiêu diệt thì người Kurdes tiến lên chiếm đóng địa hình. Với một đối thủ là IS, tức là cũng là một phong trào du kích, chiến tranh đường phố,thì điều này hoàn toàn khả thi. Nhưng nếu để tác chiến độc lập, với một lực lượng quân sự cổ điển có ranh giới chiến trường, thì không thể tiến hành phòng thủ được. Sau khi Mỹ rút các trạm quan sát và lính Mỹ ở biên giới, và tổng thống Mỹ tuyên bố những lời có cánh ủng hộ người Kurdes, nếu những lời nói đó được đưa vào hiện thực, thì Mỹ sẽ phải dùng không quân hoả lực tấn công vào các vị trí của quân đội Thổ. Điều hiện tại không xẩy ra. Trong hoàn cảnh hiện tại, cái điều mà người ta chờ đợi là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân đội Thổ sẽ thắng tương đối dễ dàng. Nhưng trong giai đoạn chiếm đóng tiếp theo, nếu người Kurdes có khả năng tổ chức tốt, vận động được nhân dân, tác chiến du kích bằng tập kích, gài bom mìn, đánh tỉa, thì quân đội Thổ có khi lại bị sa lầy. Một điều đặc biệt nữa, nếu Thổ nói rằng chỉ giữ một khu đệm, với độ sâu khoảng 20-30Km trong đất Syria, thì mặc nhiên phần còn lại của lãnh thổ do người Kurdes kiểm soát sẽ là căn cứ địa.
Tất nhiên Thổ có tính tới điều này,và vì thế đi cùng quân đội Thổ là một lực lượng của người Syria được Thổ chiêu tập trong số người tị nạn Syria sang đất mình (số lượng lên tới 3 triệu), và có ý định đưa họ trở lại định cư trên vùng đất đệm này. Những người Syria này là gốc Ả rập, không phải là người Kurdes, nên khả năng họ tham gia vào các lực lượng người Kurdes hơi bị khó.
Quân đội Thổ tác chiến bằng súng đạn nào ? một nguồn súng đạn của Thổ là được Đức cung cấp. Tất nhiên trong trường hợp này Đức chỉ là người bán vũ khí kiếm lợi. Điều này cũng nói lên rằng sự phản đối của EU là mềm mỏng, chỉ có Pháp là giẫy nẩy lên, nhưng khả năng không quá phản ứng mồm. Một điều nữa khiến Đức hợp tác với Thổ, là bởi hai nước (thông qua EU) đã có thoả thuận về người tị nạn Syria. Cách đây hơn một năm, Thổ đã thả người tị nạn Syria tiến vào nhập cư ở châu Âu, gây nên bất đồng lớn trong khối. Và Đức đã ký được một thoả thuận với Thổ, nếu Thổ kiềm chế giữ người tị nạn Syria không để nhập cư vào châu Âu, thì EU sẽ tài trợ lại 3 tỉ euros. Giờ đây, không thể ép buộc Thổ giữ người tị nạn Syria trên đất mình.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 11 2019, 11:00 PM

Bình luận tiếp một chút về Thổ. Để tác chiến chống lại quân đội Thổ, thì người Kurdes chỉ có cách là làm công sự kiên cố, nếu là chiến tranh trận địa, giống như trong kháng chiến chống Mỹ, VN đã làm ở Củ chi, Vĩnh linh. Địa đạo Củ Chi thì tôi chưa đến được, những địa đạo ở Vĩnh Linh thì đã tới. Hiện tại Thổ có thể bắn phá tơi bời, nhưng không thể nào bằng Mỹ ném bom ở Vĩnh linh được. Để làm điều này được thì phải có tổ chức cực tốt, có thể hoạt động độc lập, khi bị gián đoạn chỉ huy. Điều này đòi hỏi một lý tưởng và niềm tin cao độ. Nếu trận địa chiến bất lợi thì áp dụng chính sách vận động chiến “địch tiến, ta lùi, địch lùi ta tiến, đánh vào phần mềm của nó, không giao chiến khi thấy bất lợi, nhưng chủ động tiếp cận”.
Hiện tại người Kurdes có đứng được là do chính họ, không thể nhờ vào ai. Nhìn cuộc chiến tranh này ta không thể không không liên tưởng tới 3 cuộc kháng chiến của VN (chống Pháp, chống Mỹ, chống TQ), và càng hiểu rõ sự hi sinh của cha anh mình ra sao. Đối với VN, tinh thần này vẫn luôn phải cập nhật, vì với VN tác chiến bất đối xứng “lấy yêu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” luôn là điều thời sự trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
Muốn chiến thắng trong một cuộc chiến không cân đối, thì yếu tố tự chủ, không ỷ lại, không nhờ cậy, sáng tạo, kỷ luật.. là điều quan trọng nhất. Vì thế tôi cười khẩy vào mặt những kẻ chỉ nghĩ phải nhờ cậy vào nước này hay nước khác, hay thay đen đổi trắng biến những thứ nhơ nhuốc thành anh hùng, cũng cười khẩy vào những kẻ nghĩ rằng niềm tin là một sự cuồng tín, bôi nhọ vào lịch sử dân tộc mình mà lại tưởng là thông minh, là kẻ sĩ.
Nếu nói về cảm nhận, thì về mặt chủ quan, tôi gần gũi với người Kurdes hơn. Đặc biệt là đảng PKK. Gần chỗ tôi làm việc, có một tiệm ăn Thổ mà thỉnh thoảng tôi hay qua ăn trưa. Gọi là tiệm ăn Thổ, nhưng người chủ và người làm ở đó lại là người Kurdes. Khi biết tôi là người VN, thì họ nói với tôi rằng, họ cũng biết rất nhiều về VN. Tôi hỏi tại sao, thì người đó nói với tôi. Lúc còn bé, khi còn ở trong làng bên Thổ, các chiến binh PKK vẫn vào làng lấy tấm gương của người Vn kháng chiến chống Mỹ để giáo dục. Như họ nói chính quyền Thổ không thể mạnh bằng Mỹ, mà người VN có thể thắng Mỹ, thì làm sao người Kurdes không thể thắng được Thổ. Đảng PKK, là đảng công nhân Kurdes, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin. Điều cực lỳ kỳ lạ, đó là chủ nghĩa Mác –Lê nin vốn bắt đầu là một lý tưởng của người lao động, trong xã hội tư bản do Mác sáng lập vào thế kỷ 19, dựa trên các điều tai nghe mắt thấy của người lao động trong xã hội tư sản phương Tây, nhưng vào thế kỷ XX lại trở thành lý luận cho chủ nghĩa dân tộc. Một thứ chủ nghĩa dân tộc khai sáng,giải phóng, chứ không phải là chủ nghĩa dân tộc sô vanh, bởi vì ở đây có lý tưởng của cả CNXH. Nó là hợp chất của chủ nghĩa yêu nước chân chính và CNXH.
Nhờ những người Kurdes này mà tôi mới biết là thực ra người Kurdes và người Ba tư (Perse) là sắc tộc chủ yếu ở I ran thực ra là một, chỉ khác nhau về chi nhánh đạo Hồi, người Kurdes theo hồi giáo Sun nít (sunnit), ngược lại người Ba tư theo hồi giáo si ít (Chi it). Người Thổ và người Kurdes rất khác nhau, nhưng lại cùng tôn giáo. Có thể nói người Kurdes thật ra là con rơi của đế quốc Ba tư cổ đại ngày trước. Do đạo hồi thống nhất dân theo tôn giáo lạp nước theo tôn giáo, cho nên người Kurdes mới nằm trong thế giới Ả rập và Thổ.
Tất nhiên sau khi viết vài dòng tâm sự như trên, việc phân tích của tôi không bị ảnh hưởng. Vì điều tôi muốn hướng tới là dùng nó như một cái case study, để VN có thể ứng sử, phản ứng trong quan hệ quốc tế hiện tại. Hiểu rõ bản chất quan hệ quốc tế hiện tại, mà biển Đông là một vấn đề.
(còn tiếp).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 13 2019, 07:07 PM

Để chống lại Thổ, thì tin tức là Kurd đang muốn xoay sang Nga, ký thỏa thuận với chính quyền Damacus và Nga, nhưng Mỹ lại không chịu

"Các bạn đã từ bỏ chúng tôi. Các bạn bỏ mặc chúng tôi bị tàn sát" - Tướng Mazloum Kobani Abdi nói với Phó Đặc phái viên “Liên minh toàn cầu đánh bại IS” William Roebuck trong một cuộc họp mới đây - "Các bạn không sẵn lòng bảo vệ mọi người, nhưng các bạn lại không muốn lực lượng khác đến để bảo vệ chúng tôi. Các bạn đã bán đứng chúng tôi. Thật phi nhân đạo".

Vị tướng lĩnh trên khẳng định rằng Mỹ phải ra lựa chọn, một là giúp ngăn chặn cuộc tấn công của người Thổ, hai là cho phép SDF ký thỏa thuận với chính quyền Damascus và bên hậu thuẫn là Nga, cho phép phi cơ chiến đấu Nga thực thi vùng cấm bay ở Đông Bắc Syria để chặn các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Mỹ không muốn người Kurd quay sang phía Nga - CNN dẫn lời một số quan chức chính quyền Mỹ cho hay.

"Chúng tôi cần phải biết liệu các bạn có đủ khả năng bảo vệ người của chúng tôi, chặn những trái bom rơi xuống đầu chúng tôi hay không. Tôi cần phải biết bởi nếu các bạn không làm vậy, tôi cần phải thỏa thuận với Nga và chính quyền (Syria) và mời phi cơ chiến đấu của họ tới bảo vệ khu vực" - ông Mazloum nói.


Pháp, Đức, Hà Lan và Na Uy đều đình chỉ việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quân đội nước này tấn công lực lượng người Kurd ở Syria.

Tin từ bạn Lê Thái Kỳ dịch từ báo Ukraine, và các tin khác cũng do các bạn đưa lên:

Đại đa số người dân Ukraina không tin tưởng vào chính quyền hậu Maidan.
Theo một khảo sát xã hội mới nhất, các chính trị gia thuộc chính quyền hậu Maidan có chỉ số bất tín nhiệm rất cao:
- Đứng đầu danh sách là cựu Viện trưởng VKS Yuriy Lutsenko (88% bất tín nhiệm)
-Cựu Tổng thống Poroshenko (80%)
-Thủ lĩnh đảng "Tổ Quốc'' Yulia Tymoshenko (74%).
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Arsen Avakov (72%).
- Cựu Thủ tướng Vladimir Groysman (70,5%).
Đối với các cơ quan chính quyền thì tỷ lệ bất tín nhiệm cũng khá cao:
-Toàn bộ nhành tư pháp (70% bất tín nhiệm)
-Các đảng phái chính trị (66%)
-Các tòa án địa phương (65%)
-Các ngân hàng thương mại (64%).
-Viện kiểm sát (64%)
-Tòa án tối cao (59%),
-Hiến pháp tòa án (57%)
-Cục chống tham nhũng quốc gia (54%)
- Ngân hàng quốc gia (51%),
- Công đoàn (49%)
Ngược lại, chính quyền mới được chỉ số tín nhiệm cao, ví dụ TT Zelensky được 70,5% tín nhiệm.
So với 1 tháng trước đây số người dân cho rằng các sự kiện ở Ukraina đang đi đúng hướng giảm xuống. Nếu trong tháng 9 số người này là 57% thì nay giảm xuống 45%. (Thời TT Poroshenko có tới gần 80% người dân cho rằng các sự kiện ở trong nước đang đi không đúng hướng.
Đối với chính quyền mới của TT Zelensky thì mọi việc chỉ mới bắt đầu.


https://www.unian.net/politics/10717041-poyavilsya-svezhiy-reyting-ukrainskih-politikov-zelenskiy-na-pervom-meste-bolshe-vsego-nedoveriya-u-lucenko.html?fbclid=IwAR2FPMKQbJ7ebpovjucWB4psU8hNBSrCf0qJrbF2wyTo7U9tdBbO9yd3iRM



Chuyến bay thương mại cuối cùng của Proton-M đưa 2 vệ tinh của Mỹ là Eutelsat-B-West-5 ( nhà thầu Northgroup Grumman ) và MEV-1 ( vệ tinh thử nghiệm cho việc tiếp liệu không gian của NASA ) vào không gian đã diễn ra vào ngày 9/10/2019.
https://spaceflightnow.com/2019/10/09/proton-eutelsat-5wb-mev-1-mission-status-center/
https://www.youtube.com/watch?v=mlfGtppyB_g

Từ nay về sau Proton-M sẽ không còn lịch bay nào nữa cho đối tác thương mại. Chuyến bay cuối sẽ diễn ra vào 2020 để phóng ExoMars-2020 ( bao gồm 1 rover đổ bộ sao Hỏa ) là kết thúc vòng đời, Nga dự kiến thay thế Proton-M bằng Angara-5, Soyuz-FG bằng Soyuz 2.1a ( vừa nhận certification từ NASA )

Tổng cục hàng không dân dụng Ấn Độ ( General Directorate of Civil Aviation of India ) đã thông qua chứng chỉ an toàn cho động cơ VK-2500PS-03 do Klimov ( Nga ) sản xuất , phiên bản này là phiên bản dân dụng của VK-2500 vốn dĩ trang bị trên trực thăng chiến đấu Mi-28
VK-2500PS-03 được nâng cấp thêm hệ thống kiểm soát điện tử FADEC và có khả năng hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao , Vectra Group ( Ấn Độ ) đã mua một lô Mi-171-A2 ở triển lãm hàng không Dubai Airshow 2017 , hợp đồng chuyển giao kết thúc vào cuối 2020

5 động cơ PD-14 sẽ đc Perm chuyển cho Irkut để test trên máy bay dân dụng Ms-21

https://tvzvezda.ru/news/opk/content/20191091216-q6DoJ.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 14 2019, 06:55 PM

Bac Phó:
Ngưoì Kurd khó có thể làm trận địa kháng chiến gì gì đuợc, vì tất cả công trình phòng thủ do họ dày công xây dựng, đã bị chính họ phá đi, sau lời "khuyên bảo" của Mỹ, với niềm tin vào lời hứa rằng Mỹ sẽ ngăn được Thổ về mặt ngoại giao laugh1.gif
Có bài viết này nói về 8 lần Mỹ phản bội Kurd



Lịch sử tám lần Mỹ 'phản bội' người Kurd
Nhìn lại lịch sử thì việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi miền Bắc Syria, bỏ mặc người Kurd chống đỡ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, không phải là lần đầu tiên Mỹ phản bội dân tộc không có tổ quốc này.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi miền Bắc Syria bị chỉ trích là động thái “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ hành động quân sự tại khu vực này. Chỉ vài ngày sau đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố bắt đầu chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” tấn công vào các lực lượng vũ trang người Kurd ở miền Bắc Syria.

Như vậy là kịch bản mà người Kurd Syria lâu nay lo sợ đã xảy ra: Người Mỹ, đồng minh mà họ từng kề vai sát cánh trong cuộc chiến chống khủng bố IS trước đây, cuối cùng đã bỏ rơi họ.

Nhưng nhìn lại lịch sử thì đây không phải là lần đầu tiên người Kurd bị Mỹ "phản bội". Theo tờ Intercept, trong vòng 100 năm qua, Mỹ đã có tới tám lần "phản bội" người Kurd, và những lý do cho điều này khá rõ ràng.

Với khoảng 40 triệu dân, người Kurd là nhóm sắc tộc lớn thứ 4 ở Trung Đông. Dù số lượng lớn, họ không có quốc tịch và sống trên những vùng lãnh thổ trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Iran tới Armenia. Sau khi Thế chiến I kết thúc với sự sụp đổ của Đế chế Ottoman, người Kurd đã nỗ lực đấu tranh cho một nhà nước Kurd độc lập. Những lời hứa hẹn được đưa ra trong những hiệp ước đầu tiên hướng tới một quốc gia cho người Kurd. Nhưng khi khu vực bị chia rẽ, ước mơ của người Kurd không thể trở thành hiện thực. Từ đó tới nay, họ vẫn theo đuổi nỗ lực lập quốc và tất cả đều bị dập tắt.

Với Mỹ, người Kurd một mặt là một công cụ hoàn hảo cho chính sách đối ngoại của Washington. Họ có thể vũ trang cho người Kurd ở bất kỳ quốc gia nào trong số những nước đang là kẻ thù của mình. Nhưng mặt khác, Mỹ cũng không muốn người Kurd mà họ sử dụng trở nên quá mạnh. Nếu điều đó xảy ra, những người Kurd ở những nơi khác cũng có thể được cổ vũ đòi tự do và độc lập.

Vì thế việc sử dụng người Kurd, khi thì liên minh với họ, khi lại cho phép tước bớt sức mạnh của họ, là chính sách mà Mỹ đã áp dụng hết lần này đến lần khác kể từ Thế chiến thứ nhất đến nay.

Lần thứ nhất: Chủ nghĩa dân tộc của người Kurd đã phát triển mạnh vào cuối những năm 1800. Thời điểm này, tất cả các quê hương của người Kurd đều được cai trị bởi Đế chế Ottoman, tập trung chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nhưng rồi Đế quốc Ottoman sụp đổ sau thất bại trong Thế chiến thứ nhất, và người Kurd tin tưởng đây sẽ là cơ hội của họ.

Hiệp ước Sèvres năm 1920 cho phép chia tách hoàn toàn Đế chế Ottoman, bao gồm hầu hết những gì tạo nên Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, và phân bổ một phần cho người Kurd. Nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ đã chiến đấu trở lại, gây ra nhiều rắc rối khiến Mỹ phải ủng hộ một hiệp ước mới, ký năm 1923 - Hiệp ước Lausanne. Hiệp ước này cho phép người Anh và Pháp lần lượt kiểm soát Iraq và Syria ngày nay (xem bản đồ dưới), nhưng lại không có điều khoản nào cho người Kurd.

Đây là lần đầu tiên, và nhỏ nhất, Mỹ phản bội người Kurd. Thời điểm đó, sự phản bội lớn nhất là từ Anh khi họ “nghiền nát” vương quốc Kurdistan vốn đã tồn tại trong một thời gian ngắn ở Iraq vào đầu những năm 1920. Vài năm sau, người Anh rất vui khi chứng kiến sự ra đời nước "Cộng hòa Ararat” của người Kurd, vì nó nằm trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng hóa ra người Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng đối với Anh hơn người Kurd, nên cuối cùng London đã để Thổ Nhĩ Kỳ tự do hành động và dập tắt đất nước mới thành lập.

Lần thứ hai: Sau Thế chiến II, Mỹ dần thay thế vị trí của Anh trở thành cường quốc thực dân chính ở Trung Đông. Họ vũ trang cho người Kurd ở Iraq để chống lại chính quyền Abdel Karim Kassem, người cai trị Iraq từ năm 1958 -1963, vì Kassem đã không nghe theo Mỹ.

Sau đó, Washington hậu thuẫn một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1963 - bao gồm cả vai trò hỗ trợ của một nhân vật trẻ tuổi tên là Saddam Hussein - để loại Kassem khỏi ghế quyền lực. Mỹ lập tức cắt viện trợ cho người Kurd và trên thực tế, đã cung cấp cho chính phủ mới ở Iraq cả bom napalm để chống người Kurd.

Lần thứ ba: Đến thập niên 1970, Iraq bắt đầu đi vào quỹ đạo của Liên Xô. Chính quyền Tổng thống Nixon, với “quân sư” Henry Kissinger, đã ấp ủ một kế hoạch với Iran (lúc đó do Shah cai trị và là đồng minh của Mỹ) để vũ trang người Kurd tại Iraq.

Kế hoạch này không phải để giúp người Kurd Iraq giành chiến thắng, vì điều đó có thể cổ vũ cả người Kurd tại Iran trỗi dậy. Nó chỉ nhằm khiến chính phủ Saddam Hussein ở Iraq phải tiêu hao lực lượng.

Sau đó, Mỹ ký các thỏa thuận với Shah (ở Iran) và Saddam (Iraq), đi đến cắt viện trợ cho người Kurd. Quân đội Iraq đã di chuyển lên phía Bắc và tiến hành những cuộc tàn sát trong khi Mỹ làm ngơ trước những lời cầu xin từ đồng minh người Kurd.

Lần thứ tư: Trong thập niên 1980, chính quyền Saddam bắt đầu tiến hành một cuộc diệt chủng thực sự với người Kurd, được cho là sử dụng cả vũ khí hóa học. Chính quyền Tổng thống Mỹ Reagan nhận thức rõ việc Baghdad sử dụng chất độc thần kinh, nhưng do muốn duy trì sức mạnh của Iraq để kiềm chế Iran, nên đã phản đối những nỗ lực của Quốc hội Mỹ nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt Iraq.

Lần thứ năm: Khi Mỹ ném bom Iraq trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, Tổng thống George H.W. Bush kêu gọi “quân đội và người dân Iraq tự xử lý vấn đề của mình, buộc nhà độc tài Saddam Hussein phải ra đi”.

Cả người Hồi giáo Shi'ite ở miền Nam Iraq và người Kurd ở miền Bắc đều nghe theo lời kêu gọi này và cố gắng thực hiện đúng như vậy.

Nhưng hóa ra ông Bush đã không thành thật 100% về quan điểm của mình. Quân đội Mỹ đã ngồi yên khi quân đội chính phủ Iraq tiến hành các cuộc tàn sát phiến quân trên khắp đất nước. Lý do theo nhà báo nổi tiếng Thomas Friedman của tờ New York Times là “ông Bush không bao giờ ủng hộ phiến quân người Kurd và Shi'ite chống Hussein, hoặc bất cứ phong trào dân chủ nào ở Iraq” bởi chính sách bàn tay sắt của Saddam Hussein lại đem đến sự hài lòng cho các đồng minh Mỹ trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Những gì mà Mỹ muốn là chính quân đội Iraq phải làm nhiệm vụ lật đổ ông Saddam.

Lần thứ sáu: Tuy nhiên hình ảnh người Kurd đang “hấp hối” ở Iraq xuất hiện quá thảm trên truyền hình quốc tế đến nỗi chính quyền Tổng thống Bush buộc phải làm gì đó. Mỹ cuối cùng đã ủng hộ nỗ lực của Anh để bảo vệ người Kurd ở miền Bắc Iraq.

Sau đó, dưới thời chính quyền Tổng thống Clinton vào thập niên 1990, những người Kurd Iraq này được Mỹ đánh giá là những “người Kurd tốt”. Bởi họ đã bị Iraq, kẻ thù của Mỹ, bức hại, và họ xứng đáng với sự cảm thông từ Washington.

Tuy nhiên, cộng đồng người Kurd ở phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ lại bắt đầu trở nên kiêu ngạo quá, gây phiền nhiễu đến đồng minh của Mỹ, và họ trở thành những “người Kurd xấu”. Vì thế Mỹ đã cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một lượng vũ khí cũ khổng lồ để tiến hành các chiến dịch tấn công làm hàng ngàn người Kurd thiệt mạng.

Lần thứ bảy: Trước cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003, các học giả như Christopher Hitchens cho rằng nước Mỹ cần làm gì đó để giúp người Kurd. Nhưng nền độc lập thời hậu chiến của người Kurd ở Iraq đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ cực kỳ lo ngại. Năm 2007, Mỹ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một chiến dịch ném bom hạng nặng xuống các mục tiêu Kurd bên trong lãnh thổ Iraq.

Và lần thứ tám người Mỹ phản bội người Kurd được cho là từ quyết định rút quân của Tổng thống Donald Trump và thái độ làm ngơ của Washington trước chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.



https://baotintuc.vn/ho-so/lich-su-tam-lan-my-phan-boi-nguoi-kurd-20191010173450279.htm
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhung-lan-my-phan-boi-nguoi-kurd-ke-tu-the-chien-1-965861.vov

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 15 2019, 04:43 PM

Quân đội Mỹ là quân đội dựa chủ yếu vào hoả lực và cơ động, cho nên nó ít quan tâm tới công sự, chiến hào, che chắn, bởi hoả lực thực ra đã là một cách phòng ngự active rổi, lại có cơ hội tiêu súng đạn để cho công nghiệp quân sự ăn đẫy. Nhưng chỉ có những quân đội con nhà giầu thì mới thế được.
Từ rất lâu rồi, khi đọc tìm hiểu các sách báo của Mỹ về cuộc chiến tranh của họ ở VN (với VN là kháng chiến, còn Mỹ xoá nhoà phải trái thì gọi là Vietnam War cho nó .. trung lập), nhìn những tranh ảnh của họ, tôi rất ngạc nhiên về độ sơ sài của công sự. Sự cơ động này cũng giúp Mỹ nhiều khi thoát chết. Ví dụ ở trận Khe Sanh (1968), nếu không có cơ động bằng trực thăng thì Mỹ đã có được một trận Điện Biên Phủ thứ 2, vì căn cứ này đã hoàn toàn bị bao vây, không thể tiếp cận bằng đường bộ.
Do truyền thống như thế, cũng như đồng minh của Mỹ phải phụ thuộc vào Mỹ (phụ thuộc vào hoả lực, phụ thuộc vào vận động), nên việc Mỹ khuyên đồng minh không đào công sự là điều dễ hiểu.
Thời Obama, khi TQ bắt đầu xây các đảo nhân tạo, thì VN cũng củng cố, kè lại các đảo của mình, và đưa tên lửa Spyder ra đảo (đây là trên báo chính thống của VN nói, chứ không phải tin mật gì), thì Mỹ cũng ngăn cản.
Hiện tại người Kurdes có thể dựa vào các thành phố, như một dạng chiến hào, công sự tự nhiên. Khác với chiến tranh ở VN, chiến tranh ở Trung đông chủ yếu là chiến tranh đô thị, du kích chiến trong đô thị. Cấu trúc thành phố bản thân nó đã như một dạng chiến hào tự nhiên, ngăn cản các công cụ cơ giới như xe tăng. Để chiến thắng trong tình trạng này, thì các đơn giản nhất là san phẳng thành phố. Đây là điều Nga đã làm ở Chechenie, Mỹ đã làm ở Thành cổ Quảng trị, và Syria-Nga đã làm ở A lép. Khi Mỹ đánh I rắc lần thứ II, quân đội I rắc đã không thể chống đỡ nổi trên địa hình bằng phẳng ngoài thành phố. Nhưng sau này, khi chiếm đóng được I rắc rồi, thì quân đội Mỹ mất tới 3 tháng mà không vào được Falujia, khi dân ở đây nổi dậy.
Ngay cả trong trường hợp, khi thành phố bị phá nát, thì nó vẫn như một chiến hào tự nhiên, nhưng phải rút lui, vì không có lương thực, đạn dược, dự trữ.
Mỹ chưa bao giờ ủng hộ người Kurdes để giải phóng dân tộc. Nói chung các nước phương Tây không bao giờ ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, vì nó đi ngược lại sự bành trướng của tư bản quốc tế đi tìm thuộc địa, thị trường tiêu thụ, ai dở hơi đi giúp thành lập các nước độc lập để gây khó khăn cho nó về sau. Chỉ có một ngoại lệ, đó là trong thời gian còn các nước XHCN cũ và Liên Xô, để chống cộng sản, thì Mỹ chấp nhận, nhân nhượng chủ nghĩa dân tộc như một thành trì chống CNXH. Nhưng bây giờ điều đó đâu còn nữa.
Quan hệ Mỹ và người Kurdes chỉ là quan hệ lợi dụng lẫn nhau. Mỹ cần có một lực lượng ở dưới mặt đất chỉ điểm, làm bia sống cho Mỹ để chiến đấu chống IS. Có vậy thôi. Bây giờ Mỹ chơi con bài to hơn, tức là mở cửa để Thổ có thể xung đột với I ran, và Nga thì người Kurdes là gì ?? chỉ là cái đinh. Ngay cả IS, không phải là Mỹ ghét muốn tiêu diệt, nếu lực lượng đó mà đánh Nga, đánh chính phủ Syria ..thì Mỹ mừng hú.
Những điều tôi nói trên đây, có thể làm người ta nghĩ rằng tôi ghét Mỹ nên nói thế. Điều đó hoàn toàn không phải. Một ngày nào đó, chẳng may mà quan hệ Mỹ-VN không tốt, thì tôi là người buồn đầu tiên. Nhưng nhìn rõ bản chất của nó, thì ứng sử dễ hơn. Ví dụ nuôi con hổ, mà biết bản chất nó ăn thịt, thì mình biết dùng xương nó để nấu cao, đem lại lợi ích. Ngược lại, tưởng tượng nó là con trâu, con bò ăn cỏ, sử sự như với con trâu con bò, thì lúc nó thèm thịt lại phải ăn cỏ, nó sẽ .. tát mình chết để ăn thịt. Giả dụ mổ thịt được nó, thì thịt nó cũng đâu có ăn được, trong khi cái xương là của quý hiếm thì lại ..vứt đi, không biết dùng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 17 2019, 10:41 PM

Cuộc chiến đã bắt đầu được một tuần. Sau tuần đầu tiên, thu nhập của quân đội Thổ khá khiêm tốn, và không có vấn đề “vỡ mặt trận” với người Kurdes, mặc dù Thổ chiếm ưu thế về hoả lực pháo binh, do độ thâm nhập không sâu, nên pháo binh Thổ vẫn có thể từ bên kia biên giới, từ đất Thổ bắn qua. Thổ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng mặc dù thế, cũng không tiến được sâu. Thậm chí có thị trấn sát biên giới Ras-Al-Ain vẫn chưa chiếm được
Điều đáng để ý là cùng đồng hành với quân đội Thổ, nắm nhiệm vụ triển khai mặt đất, là các lực lượng mà người Thổ gọi là “quân đội quốc gia Syria”, theo báo figaro cuả Pháp, thì đây chính là các lực lượng phiến quân đang trụ giữ ở Afrin, Idlib. Số lượng khoảng 8 vạn. Cũng theo báo này thì lương của mỗi người lính được trả là 400 đô/tháng. So với 200 đô của YPG Kurdes, và 100 đô nếu là quân đội Syria.
Kế hoạch của Thổ là tạo ra một vùng đệm ở biên giới và đưa người Syria tị nạn ở Thổ về. Số lượng này khoảng 3 triệu, đủ tạo thành “một nước Syria nhỏ”, giống như Thổ đã tạo ra một vùng như thế ở đảo Síp từ những năm 70 đến nay. Nhưng do tốc độ tiến quân khá chậm, nên nếu muốn đạt được mục tiêu thì phải giao chiến với quân đội Syria, tức là với Nga thì mới có đủ đất.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 18 2019, 04:42 AM

Bác Phó, Mỹ xưa nay toàn xúi các đồng minh đánh theo lối của Mỹ, để tạo ra sự lệ thuộc.
Việc Mỹ xúi Kurd bỏ công sự đi cũng nằm trong cái trò này, và cũng là để dụ khị Thổ.
Mỹ xưa nay không ủng hộ các nước giành độc lập, nhưng với Kurd thì khác. Một nước nhỏ bé Kurd nằm lọt thỏm giữa các nước Arap to lớn thù địch cho càng tạo nên sự phụ thuộc vào Mỹ, đồng thời củng cố thêm chỗ đứng của Mỹ ở Trung Đông, nên nếu họ có ủng hộ Kurd độc lập cũng chả có gì lạ


Vừa rồi Putin thăm Arap Saudi, dàn quân nhạc của Arap Saudi chơi quốc ca Nga lạc tông khiến Putin nhăn mặt. Trước đó cũng chơi sai cả quốc ca Mỹ khi đón Trump. Vẫn biết lính Arap Saudi đánh đấm dở, nhưng chơi nhạc cũng dở nữa thì k hiểu ra kiểu gì

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 18 2019, 06:10 PM

@ltbk,
Hiểu về Mỹ như vậy thì có lẽ hơi đơn giản. Mỗi một đất nước, tuỳ theo truyền thống, sức mạnh, trình độ công nghiệp, văn hoá mà nhãn quan quân sự khác nhau. Nhãn quan quân sự của Mỹ nhiều khi không phải là nó cố ý, mà là bản chất, thói quen khi nó mang ra nước ngoài thì trở thành không hợp, vì thế muốn có quan hệ tốt với Mỹ thì phải có bản lĩnh, phải tuỳ theo mình muốn gì, cần gì, rồi tìm cách tiếp cận, đồng thời vẫn phải luôn tự chủ. Không tự chủ, không thể có quan hệ tốt với Mỹ.
Cũng phải nói thêm rằng, Mỹ không bao giờ trang bị cho đồng minh những vũ khí của chính họ sự dụng, mà thường là cấp thấp hơn. Có lẽ chỉ có đồng minh của Mỹ ở Tây Âu và Nhật bản, Israel được Mỹ bán đồ tương đương, vì bản thân những nước này cũng có thể tự phát triển được vũ khí tương tự, nếu Mỹ không chịu bán, thì họ sẽ tự làm. Vì thế Mỹ mới bán vừa để có khách hàng, kiếm tiền, đồng thời kiểm soát.
Nhưng Mỹ cũng không phải là nước duy nhất làm điều đó, mà tất cả các nước xuất khẩu vũ khí đều có chính sách như vậy, chỉ có mức độ là khác nhau. Nhưng tựu chung, với một nước ở thế giới thứ 3, như VN thì việc có thể mua được đồ của Nga để trang bị hiện đại dễ hơn mua của Mỹ, không phải chỉ vì giá cả. Lấy ví dụ, ở châu Mỹ la tinh, quân đội có trang bị thành phần đầy đủ nhất chính là quân đội Vê nê duy ê la, chứ còn quân đội các nước khác ngay cả Brazil, Ác hen tin a cũng không bằng. Ở châu Á, Ấn độ, mặc dù vẫn được coi là nước có chế độ đại nghị tư sản lớn nhất thế giới, đồng đẳng cấp với các chế độ chính trị ở Mỹ, Tây Âu.. để trang bị hiện đại khi chưa sản xuất được vẫn phải mua của Nga, hay Liên Xô cũ. Bản thân Thổ ở trong NATO, nhưng hải quân, không quân, tên lửa .. không có. Mỹ sẵn sàng điều quân mang tên lửa Patriot tới bảo vệ, để nắm đằng chuôi, nhưng bán cho Thổ thì không.(Không kể điều kiện bán nữa)
Điều khó với một nước như VN là không thể sử dụng vũ khí như Mỹ, như vậy ngay cả khi mua vũ khí của Mỹ được, cũng phải có cách thức áp dụng, chiến thuật, chiến lược của mình.
Nhưng điều này vẫn có thể vượt qua được. Điều khó nhất là chính sách đồng bóng, không nhất quán của Mỹ và quy trinh mua bán phức tạp. Chiều được cả hệ thống chính trị của nó thì hoặc mình đã thành tay sai, hay là giở được mạ thì má đã xưng, không linh hoạt được.
Rất gần đây thôi, VN có tham gia tập trận với Mỹ và các nước ASEAN khác trong vịnh Thái lan ra tới mũi Cà mâu. Và tầu của VN tham gia là tầu nào ? đó là tầu số 18, là một trong hai con tầu mà Hàn quốc tặng VN. Tại sao không phải là tầu Kilo, hay các chiến hạm kiểu Trần hưng đạo.. Ngoài vấn đề bảo mật, có thể còn có vấn đề interoperability nữa. Tức là khả năng các tầu liên lạc quan hệ được với nhau để phối hợp tác chiến. Hiển nhiên, con tầu mà Hàn quốc tặng thì khả năng này là khả năng tự nhiên với tàu Mỹ(tất nhiên nếu Hàn quốc không dỡ trang bị đi, chỉ bán cho cái vỏ).
Như vậy hiện này, cách tiếp cận vũ khí của Mỹ tốt nhất có lẽ là thông qua các đồng minh của Mỹ (Hàn, Nhật, ..) bán lại. Việc quân đội VN có thể sử dụng được vũ khí Mỹ, hệ thống của Mỹ(bao gồm cuả cả phương Tây) rất quan trọng. Vì nếu khi Nga bị TQ làm cho “mất điện” (điều tất nhiên tôi không muốn), thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới ta. Chỉ có hai cách khắc chế, đó là sự dụng hệ thống khác, và tự chế tạo làm chủ. Trong đó tự chế tạo làm chủ là con đường tốt nhất, nhưng cũng đòi hỏi bản lĩnh, mồ hôi nước mắt nhất, nhưng nó là thực chất.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 18 2019, 11:04 PM

Phó tổng thống Mỹ công du sang Thổ, và đã đạt được một thoả thuận ngừng bắn 120 tiếng, theo lời hứa hẹn của Thổ. Xem trên cả báo chính thống VN và báo Pháp, người ta có thể thấy cùng một sự kiện, nhưng cách trình bầy đã khiến tin của VN, tỉ mỉ hơn nhưng lại mơ hồ hơn. Trong khi nội dung chính là việc Thổ ngừng bắn 120 tiếng (5 ngày), nhưng đồng thời lực lượng du kích người Kurdes phải rút khỏi cách biên giới 30Km, đổi lại Mỹ không trừng phạt Thổ nữa như tổng thống Mỹ đã hứa. Báo VN có nói thêm rằng lực lượng người Kurdes đã đồng ý với điều này, nhưng nói rõ hơn là chỉ rút quân vùng đang có xung đột, tức là một khoảng biên giới dài khoảng 100Km, trên toàn bộ tuyến biên giới mà Thổ đòi hỏi là 400 km. Tuyên bố này để ngỏ vấn đề nếu người Kurdes rút đi, thì quân đội Thổ có được tiến vào không, cái gì ngăn cản quân đội Thổ tiến vào. Tương tự như vậy, nếu quân đội Syria tiến vào “lấp chỗ trống” thì sao.
Nếu theo như tinh thần của báo chí Pháp đưa, thì người ta có thể thấy thực ra lệnh ngừng bắn này thực ra là bắt người Kurdes đầu hàng, để Thổ có thể đạt được mục đích mà không phải đánh. Và điều này thực sự là một sự phản bội với người Kurdes.
Điều đáng để ý là cùng đồng hành với quân đội Thổ, nắm nhiệm vụ triển khai mặt đất, là các lực lượng mà người Thổ gọi là “quân đội quốc gia Syria”, theo báo figaro cuả Pháp, thì đây chính là các lực lượng phiến quân đang trụ giữ ở Afrin, Idlib. Số lượng khoảng 8 vạn. Cũng theo báo này thì lương của mỗi người lính được trả là 400 đô/tháng. So với 200 đô của YPG Kurdes, và 100 đô nếu là quân đội Syria. Như vậy, Thổ có thể giữ được “lời hứa”, nếu lực lượng kiểm soát vùng đệm này là “quân đội quốc gia Syria”
Kế hoạch của Thổ là tạo ra một vùng đệm ở biên giới và đưa người Syria tị nạn ở Thổ về. Số lượng này khoảng 3 triệu, đủ tạo thành “một nước Syria nhỏ”, giống như Thổ đã tạo ra một vùng như thế ở đảo Síp từ những năm 70 đến nay. Nhưng do tốc độ tiến quân khá chậm, nên nếu muốn đạt được mục tiêu thì phải giao chiến với quân đội Syria, tức là với Nga thì mới có đủ đất. điều kiện ngưng bắn mà Mỹ nói đòi hỏi được ở Thổ, thực ra là một sự ủng hộ, giúp Thổ đạt mục tiêu dễ dàng hơn.
Hiển nhiên, quân đội Syria có thể tiến vào lấp chỗ trống, nếu người Kurdes rút, và như vậy sự đối đầu giữa Syria và Thổ đã có điều kiện đầy đủ để bùng nổ, nếu Thổ kiên quyết thực hiện điều đã nói. Và trong điều kiện ấy, thì rõ ràng Mỹ ủng hộ Thổ, bởi vì Mỹ không ép trừng phạt lên Thổ nữa.
Như vậy con tính của Mỹ có lẽ như sau. Bằng cách rút lui, Mỹ đã mở cửa để Syria và Thổ đối đầu trực tiếp. Và nếu có đối đầu trực tiếp, thì Mỹ ủng hộ Thổ. Việc có một hành lang dọc biên giới Thổ cũng có nghĩa là tạo ra một chiến khu bất khả xâm phạm cho phiến quân chống chính phủ Syria hoạt động. Cũng nên nhớ rằng, lực lượng phiến quân này cũng chính là do Thổ Mỹ và phương Tây dựng lên trang bị, trước khi bị hồi giáo cực đoan vượt mặt.
Tại sao quan hệ của Thổ và Mỹ lại đạt tới điểm này, trong khi trước đó Thổ-Mỹ như là hai cực đối nhau, mà đỉnh cao của nó là cuộc đảo chính của một bộ phận quân đội Thổ nhằm lặt đổ Erdogan, xuất phát từ một căn cứ của Thổ cho Mỹ thuê sử dụng do cùng trong NATO. Tất cả đều xuất phát từ quyền lợi của Mỹ. Và việc “quay nguắt” này rất nhanh chóng.
Tất nhiên, nếu Thổ dừng lại, chấp nhận quân đội Syria, thì kế hoạch này sụp đổ, và có thể coi như Mỹ thất bại ở Syria. Nhưng cho đến hiện nay, vấn đề này sẽ dẫn tới một cuộc xung đột lớn hơn, hay ngược lại sẽ giảm đi đều là khả năng có thể xẩy ra.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 19 2019, 07:30 PM

Phía Thổ đưa tin đã vứt bức thư của tổng thống Trump gửi Erdogan vào sọt rác.

Không rõ việc ngừng tấn công của Thổ là do Mỹ hay Nga, vì trước đó tổng thống Putin khi ông cảnh báo với Thổ là các trận đối đầu như vậy là điều « không chấp nhận được », khi thăm Abou Dhabi ngày 15/10. Ngay sau đó, Thổ đã phải từ bỏ việc tấn công Manbij, thành phố chiến lược do lực lượng Kurdistan Các Đơn Vị Bảo Vệ Nhân Dân (YPG) kiểm soát, và để cho lực lượng chính phủ Syria tiến vào thành phố. Ngay sau khi chiếm được Manbij thì quân đội Syria đã chiếm lại nhiều khu vực ở đông bắc. Hiện nay quân chính phủ đang tiến đến Kobané, thành phố biểu tượng cho phong trào chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo của lực lượng Ả Rập-Kurdistan FDS, được YPG huấn luyện. Hiện nay, Mỹ đang rút khỏi khu vực này.

Hiện Nga còn cần Thổ giúp để chiếm lại Idib nữa. Rất có thể, Nga đã và sẽ thuyết phục người Kurdistan chịu nằm dưới sự bảo trợ của chính quyền Syria, đổi lại một vài cam kết. Nga cũng có thể đồng ý để Thổ đưa người tị nạn Syria vào vùng đệm nhằm chia tách Kurdistan Syria và Kurdistan ở Thổ.

Tóm lại, Nếu phía Syria và Thổ thỏa hiệp được với nhau thì Mỹ sẽ thất bại, cho dù có thể biện hộ rằng việc người tị nạn Syria nằm ở vùng đệm cũng là một ngòi nổ mà Mỹ có thể khơi lên, thì cũng vẫn là không thành công với Mỹ.

Tóm lại, trong vụ này, Nga chắc chắn có lợi, Thổ cũng tiêu giảm được nguy cơ từ Kurdistan, chỉ có người Kurdistan là thiệt thòi, còn Mỹ thì chưa nói được gì

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 23 2019, 04:53 PM

Sáng hôm qua đọc thấy một bài báo trên báo tiền phong (mạng) điểm lại những hành động của TQ trên biển Đông đụng chạm tới VN từ năm 2007, khi TQ tuyên bố thành lập Tam Sa, như một đơn vị hành chính bao trùm biển đông. Lúc đó, trong làng ven đã có bàn luận về chuyện này, và tôi có nói (nhớ lõm bõm) là VN phải mở rộng quan hệ với các nước như Mỹ, Nhật.. Câu chuyện đó giờ trở thành sự thật. Trong đó quan hệ Việt-Nhật trở nên rất tốt. Quan hệ với Mỹ cũng được cải thiện, tiến bộ rõ rệt, dẫn tới Mỹ xoá bỏ cấm vận bán vũ khí,..
Đáng chú ý là trong bài báo có nói tời việc tầu TQ đã từng nổ súng vào tầu cá VN (khoảng năm 2010). Lúc viết ở đây, tôi muốn vào xem lại bài báo, thì thấy nó đã ..mất tích, vì thế đành phải dựa theo trí nhớ mà bình luận nó vậy.
Trong bài báo, chủ yếu vào đoạn cuối, tức là lúc bình luận, nhận xét, so với đoạn đầu là đưa sự kiện, đã nhận xét hành sử của TQ ở biển Đông còn nằm trong khuôn khổ cạnh tranh Mỹ-TQ. Và chính điều này làm tôi thấy phân tích như vậy bất ổn.
Báo chí VN nên phân tích cho người đọc thấy rằng thái độ của TQ xâm phạm vào chủ quyền của VN không thể đặt nó trong chiến lược hay vấn đề cạnh tranh Mỹ- TQ. Hiểu như vậy là sai, và đây là hình thức đánh lạc hướng trong vấn đề này về quan hệ VN-TQ, giúp TQ biện hộ hành vi sai trái của họ.
TQ có thể đấu đá với Mỹ thoải mái, ai bá quyền hay muốn giữ bá quyền ta không cần biết. Nhưng điều quan trọng là TQ không thể xâm chiếm vi phạm chủ quyền VN với cớ là để cạnh tranh với Mỹ. Tại sao ? Vì VN không làm gì TQ cả. VN không liên minh với Mỹ để đánh TQ, ngược lại VN từ năm 1991 luôn luôn tìm cách quan hệ tốt với TQ. Nói từ năm 1991 thực ra cũng không phải, vì ngay cả từ trước, VN luôn muốn quan hệ tốt với TQ. TQ xúi giục Khơ me đỏ gây chiến tranh ở biên giới tây nam từ năm 1975, đến tận năm 1979, khi không còn có thể làm khác VN mới phải tiến hành chiến tranh vừa giải phóng cho người vừa tự bảo vệ mình. Trong thời gian từ năm 1979 -1991, dù có chiến tranh bảo vệ biên giới, VN đã nhiều lần đề nghị đàm phán với TQ, nhưng TQ đều từ chối. Quan hệ hai nước chỉ trở lại bình thường khi TQ bị Mỹ và phương Tây phong toả vào năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn. Bị cô lập, lúc đó TQ mới chấp thuận hoà đàm với VN.
Như vậy, phải hiểu thái độ của TQ với VN là một thái độ của một đất nước muốn bành trướng, nói cách khác, không có Mỹ hay có Mỹ thì TQ cũng làm thế. Việc đưa điều này vào trong chiến lược cạnh tranh của TQ với Mỹ là không phải.
Chính sách bành trướng này là của toàn bộ hệ thống chính trị TQ, hay là một bộ phận của nó. Tôi không rõ. Nhưng thường trong một nhà nước rộng lớn như TQ, thì điều này thường là của một bộ phận, nhưng nó đẩy điều này lên thành của cả nước. Và để đẩy lên thành của một nước, lý do biện hộ là một bộ phận của cạnh tranh Mỹ-TQ là điều nguỵ biện đắt giá.
Như vậy VN không thể, và không thể chấp nhận lý do biện hộ kiểu này.
Từ khoảng thời gian 2007 tới nay, trong dư luận VN, đặc biệt là các dư luận “yêu nước” được tạo ra bởi lề trái, thì lại cố tình có những điều sau đây:
1- Đánh vào tâm lý người dân, tìm cách biến TQ thành một dạng kẻ thù truyền kiếp, đánh vào tự ái của dân tộc, coi “văn hoá VN là một nền văn hoá bị TQ cưỡng hiếp” tạo ra.
2- Đánh vào tâm lý người dân, coi nhờ cậy vào Mỹ là cứu cánh. Không có Mỹ thì không làm được gì cả. Cái gì cũng trông chờ vào Mỹ. Nếu lề trái mù quáng có tâm lý nhờ cậy vào Mỹ, thì một bộ phận của lề phải lại có tâm lý tương tự, nhưng chỉ có thay đổi đối tác, đó là nhờ cậy vào Nga.
3- Nhân danh “đổi mới tư duy”, đổi trắng thay đen, coi tất cả di sản, truyền thống thời kháng chiến 1945-1975 phải nhìn lại. Dở hơi dở hồn, bán nước thì thành anh hùng.
Ba điều trên góp phần củng cố để đẩy VN vào trong vòng cạnh tranh TQ-Mỹ, đặt quan hệ VN-TQ vào cái khuôn khổ này. Tại sao ?
Nếu TQ đã là kẻ thù truyền kiếp, thì chỉ có đánh nhau đến chết, vì không thể chung sống được. vì chung sống thì khác gì đầu hàng. Lịch sử quan hệ VN-TQ trong thực tế vừa có đối kháng vừa có hợp tác, vì TQ là một nước láng giềng, làm sao có thể đánh nhau tới chết. Khi đã đặt niềm tin vào Mỹ, thì thực ra đã là một tâm lý nô lệ , tay sai. Nếu cộng thêm “đổi mới tư duy”, lấy gương tay sai, hèn hạ làm mẫu mực, thì còn ..đánh đấm cái gì.
Chính vì thế tôi mới gọi “yêu nước” kiểu này là yêu nước đểu. Kiểu yêu nước đểu này cũng đặt quan hệ TQ-VN vào khuôn khổ cạnh tranh TQ-Mỹ (bời vì chỉ có niềm tin nhờ cậy Mỹ).
Như vậy không thể đặt quan hệ VN-TQ trong quan hệ TQ-Mỹ. Từ đó phải nêu cao những điều sau đây:
1- VN-TQ không có quan hệ đối kháng, mà là quan hệ láng giềng. Nếu TQ không xâm phạm chủ quyền VN, thì quan hệ VN-TQ .. không có gì để nói.
2- VN bảo vệ chủ quyền, là chủ quyền chính đáng. Không phải vì theo đuôi ai, được ai chống lưng. Vì thế đặt chủ quyền VN vào một mối quan hệ với Mỹ, với Nga, hay bất cứ một nước nào khác đều không đúng.
3- Khi TQ hành sử vô lý, thì tất nhiên sẽ bị “đánh hội đồng”, vì các nước trong vị thế cạnh tranh với TQ như Mỹ, tất nhiên không dại gì bỏ qua cơ hội. Như vậy không thể đổ tội chuyện này cho VN, mà là “ngu thì chết chứ bệnh tật gì”, như ở Vn bây giờ hay nói.
4- Khi TQ xâm phạm chủ quyền VN, thì không thể đòi hỏi VN khong có những hành động chính đáng để bảo vệ quyền lợi của mình, và không thể hiểu điều này là liên minh với ai.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 23 2019, 11:06 PM

Hôm nay trên báo chí VN có đăng một điều rất thú vị về tranh cãi ở quốc hội về luật lao động. Hình thức tranh cãi, nội dung của nó đã nói lên rằng có sự phân hoá xã hội lớn ở VN, ngay ở trong một đảng (vì tất cả các “ông nghị” đều là Đảng viên), mà sự phân hoá này kéo thành một vạch quang phổ, từ hữu sang tả, nếu lấy chuẩn chính trị của Tây Âu. Có nghĩa là có những ông nghị có tư duy như các đảng phái hữu, phái thường là của tầng lớp chủ tư sản, cho tới phái tả, như truyền thống của các đảng xã hội, cộng sản.
Tóm lại thì thế này, nếu nói ngắn gọn, những ông nghị ủng hộ việc làm 48giờ/tuần bất cứ vì lý do gì, có thể coi là phe hữu. Với những người ủng hộ việc giảm giờ làm cho người lao động, đó là phe tả. Phải nói thêm rằng, bình thường đã là đảng viên cộng sản thì là phe tả, dù ở VN người ta có thể thành cộng sản từ lý do yêu nước. Nhưng giữa phúc lợi xã hội và yêu nước thực ra không đối kháng nhau.
Tất nhiên trong những phát biểu của phái hữu, cũng có điều cần phải lưu ý, đó là việc giảm giờ làm này phải tương đương với sự tăng trưởng của hiệu quả sản xuất (productivity) vì vấn đề cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với các đề nghị của phái tả, thì phải tránh việc mị dân, vì hiển nhiên, nếu nói tới phúc lợi xã hội, thì khó có ai là không đồng tình.
Nhân câu chuyện này, tôi cũng muốn nói tới bản chất nhà nước. Nhà nước ở VN về chính danh vẫn là một nhà nước XHCN, và chính sự quan tâm tới phúc lợi xã hội, như là bản chất của nhà nước, khiến nhà nước VN khác với một nhà nước tư sản, ví dụ ngay như Anh, hay Pháp mà tôi đang sống.
Ở Pháp quyền lợi người lao động không bao giờ là của nhà nước trao cho, mà là hệ quả của đấu tranh giai cấp, của tổ chức công đoàn, của người công nhân, vì nhà nước của nó bản chất là của giai cấp tư sản. Tất nhiên về mặt đời sống, quyền lợi chung, ở Pháp tốt hơn VN. Nhưng đây là hệ quả của một cuộc đấu tranh lâu dài của người công nhân, của giai cấp công nhân, từ mấy trăm năm. Không phải là của nhà nước ban cho, đồng thời do trinh độ phát triển chênh lệch hai bên. Nước Pháp là một nước tư bản phát triển, VN là nước đang phát triển. Mặc dù thế, ở Pháp quyền lợi của người lao động cứ dần dần bị bào mòn, gậm nhấm .. từ mấy chục năm nay. Vì thế có cuộc tranh luận như vậy ở VN, khiến người ta thấy rõ bản chất nhà nước hơn. Điều mà một người ở VN có lẽ không để ý vì cảm thấy điều này là tự nhiên, tự nhiên phải thế.
Nhưng từ câu chuyện này, tôi muốn nói tới một chuyện xa hơn nữa. Đó là cách mạng tháng 10, Liên Xô, phe XHCN cũ.. Những câu chuyện này tôi đã nói rồi. Nhưng ở đây sẽ nói lại cho nó liền mạch, để có thể có được một thế giới quan, nhân sinh quan thống nhất.
Từ khi Liên Xô sụp đổ, thì những người vốn tin vào CNXH bị rối loạn, nghĩ rằng sự thất bại của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, điển hình là Liên Xô, thì đây là một sự toàn thắng của giai cấp tư sản, và những tiến bộ xã hội không còn là khoa học, vì cái mô hình chế độ nô lệ-chế độ phong kiến- chế độ tư sản- chế độ XHCN-chế độ cộng sản không đúng nữa. Nhưng nếu nhìn kỹ thì người ta sẽ thấy rằng:
Giữa chế độ tư sản và chế độ XHCN cả hai đều đừng trên cùng một trình độ khoa học kỹ thuật giống nhau. Nói cách khác cả hai hiện trạng xã hội này đều là xã hội công nghiệp hoá, nếu không muốn nói tới công nghiệp hoá cao độ. Bản thân suốt thời gian tồn tại, một trong những vấn đề cơ bản của Liên Xô là công nghiệp hoá. Chính Lê Nin cũng nói rằng chủ nghĩa xã hội là chính quyền Xô viết cộng với Điện Khí Hoá. Điện khí hoá là một cách nói cụ thể về vấn đề công nghiệp hoá. Như vậy cách mạng tháng mười đã làm điều gì. Đó là lật đổ chế độ phong kiến Sa Hoàng và công nghiệp hoá dưới hình thức CNXH. Vấn đề thú vị cần tìm hiểu ở đây là : tại sao chính quyền Sa hoàng không thể công nghiệp hoá, mà chỉ có chính quyền Xô viết làm được.
Câu trả lời : đó là bởi vì ở Nga không có giai cấp tư sản, và giai cấp nắm quyền là phong kiến. Trong thực tế chính quyền Sa hoàng đã tìm cách công nghiệp hoá, bằng cách xoá bỏ chế độ ruộng đất phong kiến từ năm 1861, nhưng biện pháp này không đẩy giai cấp quý tộc Nga trở thành tư sản, mà chỉ có tư sản nước ngoài vào đầu tư, lúc đó chủ yếu là Anh, Pháp. Nước Nga Sa hoàng là một nước phong kiến cấu kết với tư bản nước ngoài.
Giai cấp công nhân Nga vì thế một cổ hai tròng. Vừa bị áp bức phong kiến, vừa áp bức tư sản nước ngoài. Và từ đó dẫn đến mâu thuẫn gay gắt trong xã hội.
Cách mạng tháng mười bùng nổ, đã đưa tới một giải pháp. Đó là công nghiệp hoá dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, và từ đó có CNXH. Nói một cách khác, ngoài những giá trị nhân văn của CNXH, điều mà tôi không nói ở đây, người ta có thể hiểu CNXH là một cách công nghiệp hoá của những nước lạc hậu, không có giai cấp tư sản dân tộc bắt buộc phải đuổi kịp thế giới nếu không muốn bị biến làm thuộc địa .
Vậy tại sao công nghiệp hoá ở những nước lạc hậu lại cần tới CNXH ? Đơn giản đây là cách thức duy nhất để có một xã hội phát triển lành mạnh, phúc lợi xã hội công bằng. Nếu không, chỉ có một tầng lớp thiểu số hưởng thụ tất cả, đẩy đại bộ phân dân vào con đường cùng khổ, vì đây là bản chất của sở hữu tư nhân về công cụ sản xuất.
Vậy tại sao các nước phát triển Anh, Pháp, Mỹ .. lại không đi theo con đường này ? Bởi vì công nghiệp hoá ở những nước này là hệ quả của sự ra đời của giai cấp tư sản trong lòng một xã hội phong kiến. Thời buổi đầu công nghiệp hoá vào thế kỷ XIX, giai cấp công nhân ở đây cũng bị bần cùng hoá, nhưng nhờ có bóc lột thuộc địa, sự phát triển của công nghệ, đồng thời với sự đấu tranh của công nhân, mà phương Tây có bộ mặt xã hội tiến bộ như ngày nay. Điều mà một nước bắt đầu công nghiệp hoá khi chủ nghĩa đế quốc đã xuất hiện (đầu thế kỷ XX), hay hiện tại trong toàn cầu hoá (đầu thế kỷ XXI), không thể có được.
Vì thế muốn công nghiệp hoá một cách hài hoà, để toàn xã hội được hưởng, thực ra chỉ có tư duy CNXH.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 24 2019, 11:27 PM

Tôi sẽ nói tiếp câu chuyện ở trên một chút nữa rồi sẽ bình loạn về Syria, về Brexit sau, vì những câu chuyện thời sự này rất thú vị, giúp ta có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về thế giới hiện tại.
Tình hình xã hội ở VN thời thuộc điạ Pháp rất giống tình hình ở nước Nga Sa Hoàng vào đầu thế kỷ XX, khi có cách mạng tháng mười, và cũng rất giống tình hình ở TQ trước khi đảng cộng sản TQ nắm quyền. Chỉ có điều bản chất của giai cấp phong kiến ở nước ta, ở TQ, ở Nga khác nhau mà thôi.
Ở VN, khi thực dân Pháp thiết lập quyền thống trị, thì nó đã nham hiểm giữ lại giai cấp phong kiến địa chủ để làm tay sai cho nó. Không kể việc chia VN thành 3 miền như ba nước khác nhau. Phong kiến ở VN này vừa là tàn dư của nhà Nguyễn, đồng thời cũng có một bộ phận được Pháp tin tưởng nhất, đó là những thứ dân mạt hạng, nhưng được Pháp cải đạo theo đạo Thiên chúa, rồi từ đó đặc cách làm quan, trở thành quan lại. Điều nham hiểm của Pháp là đống tay sai này, không phải là nhà Nho đích thực nhưng do được Pháp cho làm quan mà trở thành nhà Nho. Nhưng là thứ Nho đểu, Nho giả cầy. Một trong những điển hình là gia đình Ngô Đình Diệm, và gia đình vợ Bảo Đại, mà người ta vẫn biết tên như là Hoàng Hậu Nam Phương.
Tất nhiên, do thực dân Pháp đưa vào cơ chế thị trường, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà ở VN thời thuộc địa cũng bắt đầu có các tầng lớp tiểu thư sản (thực ra là thị dân), trí thức học theo chương trình phương Tây. Chính lực lượng này đã phân rã ra làm hai. Một bộ phận bám theo thực dân Pháp, là một bộ phận của bộ máy hành chính của nó. Một bộ phận khác trở thành lực lượng cách mạng đi cùng với nông dân, công nhân. Vì thế cách mạng VN là một liên minh công, nông và trí thức. Trí thức ở đây vừa là trí thức đào tạo theo phương Tây, nhưng cũng có các nhà Nho, ví dụ cụ Huỳnh Thúc Kháng. Vì thế với thực dân Pháp, Nho giáo thực ra là một tôn giáo nguy hiểm, vì ở đây là cái mỏ của tinh thần yêu nước VN. Tất nhiên ta không thể bỏ qua các tầng lớp dân khác, các đạo khác, ngay cả người theo đạo Thiên chúa. Nhưng về bản chất tôn giáo, thì đạo Nho là đạo đối kháng với chế độ thực dân Pháp, giống như Hồi giáo ở châu Phi, ở Trung đông.
Như vậy tình trạng xã hội ở VN vào năm 1945, rất tương đồng với Nga vào năm 1917. Chỉ có điều ở Nga giai cấp phong kiến nắm quyền thực thụ, còn ở VN nó là tay sai của thực dân. Ở Nga, tư bản nước ngoài cấu kết với phong kiến Nga, ở VN, tàn dư phong kiến bị tư bản nước ngoài (Pháp) sử dụng như là tay sai.
Nếu xét cả tình hình TQ thì điều này cũng giống. Sau khi nhà Thanh sụp đổ (cách mạng 1911), Quốc dân đảng ở lục địa TQ thực ra là giai cấp địa chủ liên minh với một bộ phận tư sản TQ mới ra đời (ví dụ gia đình vợ của Tưởng Giới Thạch hay Tôn Trung sơn). Nhưng cuộc cách mạng ở TQ, mạng nặng mầu sắc giai cấp hơn ở VN, vì TQ chỉ là nước nửa thuộc địa, thực dân không lộ mặt. Nhưng ta có thể so sánh chính quyền Tượng giới Thạch ở TQ như chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam về sau. Cũng chính vì ở TQ, sự đối kháng giai cấp giữa địa chủ tư sản mại bản một bên và công nhân nông dân trí thức một bên quyết liệt hơn, mà đã xẩy ra những chuyện buồn cười, ví dụ, trong hồi ký của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp “con đường tới Điện Biên Phủ”, ông có nói sau năm 1950, khi TQ bắt đầu chi viện cho cách mạng VN, khi họp các cố vấn TQ khi thấy sĩ quan VN ghi chép thuăn thuắt có trình độ trí thức cao (vì họ là sinh viên đi theo cách mạng), đã nghi ngại rằng bản chất giai cấp không vững. Nhưng điều này không có gì khó hiểu vì ở VN cách mạng là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong khi ở TQ nó là nội chiến với giai cấp địa chủ.
Điều đặc biệt là khi Tưởng phải dạt ra Đài loan (1949), thì chính quyền Tưởng lại thực hiện những cải cách về ruộng đất mà chính nó không làm ở lục địa TQ. Tại sao ? bởi khi Tưởng dạt ra Đài loan, với gần một triệu người, nhân sự của nó đúng là địa chủ thật, nhưng đã bị mất đất. Nó không phải là địa chủ ở Đài loan. Kết quả Tưởng có thể thi hành chính sách tiến bộ hơn ở lục địa, vì quyền lợi của bản thân nhóm địa chủ theo Tưởng ra Đài loan không bị đụng chạm.
Nếu so với chính quyền Ngô Đình Diệm, thì sự tương phản của nó rất rõ rệt. Vào thời điểm có hiệp định Giơ ne vơ, chia đôi đất nước. Miền Nam đã có những vùng giải phóng rất lớn ở Tây Nguyên, ở khu năm. Trong những vùng này, địa chủ đã phải giảm tô thuế từ năm 1945, nhưng khi chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp quản lại, thì đã xoá bỏ nó, và còn bắt nông dân phải trả lại phần lợi ích mà cách mạng tháng 8 mang lại. Đổi lại, chính quyền này tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất, (được gọi là cải cách điền địa), mà mô hình của nó ..giống như cải cách của Nga Hoàng cách đó 1 thế kỷ. Đó là người nông dân có thể mua lại ruộng đất, chứ không được chia. Khi người nông dân phản đối, thì họ được quy là ..cộng sản. Đây chính là điều dẫn tới đồng khởi vào năm 1960, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng miền Nam. Chính sách phản động của nhà Ngô, rất tương đồng với chính sách chính quyền Tưởng ở lục địa TQ giai đoạn 1911-1949.
Phải tới năm 1972, thì chính quyền miền Nam, đứng đầu là Nguyễn văn Thiệu mới tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất tiến bộ hơn. Nguyên nhân ? bởi vì lúc này quyền lực trong chính quyền miền Nam đã rơi vào tay một nhóm quân phiệt, tướng lĩnh, chứ sau đảo chính 1963, thì giai cấp địa chủ trong Nam mất dần quyền lợi. Không kể, tầng lớp địa chủ này không còn có khả năng thu thuế, thu tô, làm mưa làm gió ở nông thôn, do chiến tranh, do nông thôn là vùng giải phóng,, chiếm giữ đất đai chỉ còn là hình thức.
Cách đây mấy năm, khi về VN chơi, tôi có xuống Bạc Liêu, và ghé qua ngôi nhà của điền chủ (địa chủ) Bạc liêu cũ. Nơi này đã được biến thành một quán ăn du lịch. Theo như mọi người nói, thì thỉnh thoảng vẫn có hậu duệ của đia chủ cũ ghé qua, nhưng họ đã là người thường, không còn là giai cấp nắm đầu nông dân nữa.
Chính vì có cấu trúc xã hội tương đồng, mà cả ở Nga, ở TQ, ở VN.. chủ nghĩa Mác thâm nhập dưới dạng chủ nghĩa Mác-Lê nin. Bởi vì cách mạng của nó đều làm một nhiệm vụ đó là lật đổ tàn dư phong kiến (là tay sai hay không là tay sai), công nghiệp hoá đất nước. Ở VN và TQ nó còn là một vế của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc nữa. Ngược lại ở các nước tư bản phát triển, chủ nghĩa Mác chỉ giữ vai trò phản biện (vì công nghiệp hoá đã được giai cấp tư sản ở đây thực hiện qua cách mạng tư sản), nó cũng không có liên minh công nông (vì nông dân đã được giai cấp tư sản xoá bỏ địa chủ rồi), chỉ còn là tư tưởng đấu tranh đòi quyền lợi cho công nhân. Và giai cấp tư sản, thông qua bóc lột thuộc địa, cũng như tiến bộ trong công nghiệp sản xuất, đã lại quả một phần cho giai cấp công nhân ở chính quốc (chỉ ở chính quốc thôi) dẫn tới những phúc lợi xã hội mà ta nhìn thấy ở đây.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 25 2019, 10:43 PM

Tiếp tục cái câu chuyện này, mặc dù nó không có tính thời sự trực tiếp, nhưng nó sẽ giúp người ta có Background nhìn nhận thời sự, thế giới rõ ràng hơn.
Cũng khoảng cách đây vài năm, cũng trong một lần về VN, tôi định ghé qua bảo tàng lịch sử ở Hà nội để tham quan và cũng là để .. nhớ lại quá khứ. Vì hồi nhỏ, tôi có được bố thưởng quà bằng cách cho lên thăm bảo tàng lịch sử. Đâù óc trẻ thơ của tôi vẫn còn nhớ tượng vua Quang Trung, sa bàn Quang Trung đại phá quân Thanh. Hiện nay tượng vua Quang Trung , người ta có thể chiêm ngương ở chùa Bộc, gần gò Đống đa. Để thể hiện vua là “người nông dân nổi dậy”, người tạc tượng đã để một chân vua đi đất, mà không đi hài. Trở lại với bảo tàng lịch sử. Lần đó, viện bảo tàng đóng cửa đặc biệt, vì có một triển lãm về cải cách ruộng đất bị ..huỷ. Có nghĩa là hơn 50 sau, ở VN cũng không có được một cái nhìn chuẩn xác về câu chuyện này, và nó vẫn thuộc vấn đề .. nhậy cảm.
Vào năm 1954, ở miền Bắc có tiến hành cải cách ruộng đất. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, VN áp dụng không phê phán biện pháp của cách mạng TQ. Trong cuộc cải cách này, VN đã áp dụng chính sách quota. Mỗi địa phương, mỗi đội phát động về làng tiến hành cải cách ruộng đất đều phải truy tìm được một số lượng địa chủ nhất định, tỉ lệ với số dân. Điều này đã khiến nhiều nông dân chỉ là trung nông nhưng lại bị quy là địa chủ.
Sai lầm này đã được đảng công nhận sau đó. Và có thể vì thế mà ông Trường Chinh mất chức tổng bí thư Đảng. Nếu để ý, thì người ta sẽ thấy cuộc kháng chiến chống Pháp được trình bầy rất giống theo tư duy cách mạng TQ. Cuộc kháng chiến được chia thành các giai đoạn : phòng ngự, cầm cự, phản công.. với tư duy lấy nông thôn bao vây thành thị, vận động chiến, đánh điểm diệt viện (mà điển hình là chiến dịch biên giới 1950). Những bài học của cách mạng TQ này là không nhỏ với cách mạng VN. Sau này, thời chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc, báo chí VN chính thống phê phán chủ nghĩa Mao (mao ít) nhưng buồn cười là chúng ta cũng là mao ít ít nhiều mà ..không biết.
Ở TQ do giai cấp địa chủ thâm căn cố đế có một truyền thống tới 2000 năm, nên mâu thuẫn giai cấp giữa địa chủ và nông dân rất gay gắt, vì thế cải cách ruộng đất ở TQ cũng rất quyết liệt. VN mặc dù cấu trúc xã hội giống TQ, nhưng xã hội nhỏ hơn, ít phức tạp hơn. Không kể, VN lúc này đã là một thuộc địa. Giai cấp địa chủ cũng đã bị phân rã, suy yếu. Chỉ có nhóm địa chủ theo Pháp, thường đồng thời là theo đạo Thiên chúa ( ví dụ đốc phủ Tâm ở Bến Tre) mới là lực lượng cực kỳ phản động. Ép cái mô hình của TQ vào một cách cứng nhắc dẫn tới sai lầm này.
Là người yêu thích duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nên tôi hay cóp nhặt sưu tầm những tài liệu (trong điều kiện có thể của cá nhân mình), như những nhân chứng lịch sử. Bời vì chính quyền Ngô Đình Diệm là phong kiến địa chủ phản động, nên nó rất dị ứng với cải cách ruộng đất. Và những sai lầm của cuộc cải cách này được chính quyền miền Nam sử dụng triệt để trong tuyên truyền “vật hoá” đối thủ, tức là cách mạng VN. Vì thế hình tượng một anh cán bộ thường được tô vẽ như những kẻ răng hô, vàng khè, nói ngọng, dốt nát ..thể hiện rõ cái nhìn của giai cấp địa chủ VN với người lao động.
Từ sao cải cách ruộng đất, thì không còn có việc áp dụng cứng nhắc kinh nghiệm của cách mạng TQ nữa. Từ kháng chiến chống Mỹ, với hình thức kết hợp “vừa đánh vừa đàm quân sự kết hợp với ngoại giao”, “ba mũi giáp công” (quân sự, chính trị, ngoại giao).. chủ nghĩa Mác- Lê nin ở VN đã khẳng định được đặc trưng riêng, và nó vẫn có thể dùng rất hiệu quả ngay trong thời đại ngày nay.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 28 2019, 11:00 PM

Theo như tin họp báo của bộ ngoại giao VN đưa trên các báo VN, tầu Hải Dương Trung Quốc lại một lần nữa rút khỏi vùng thềm lục địa VN. Nói là “lại”, vì tầu này đã từng rút rồi và rồi lại quay lại vi phạm. Như vậy điều quan trọng là làm sao để nó không quay lại được nữa.
Như ở trên tôi đã nói,kinh nghiệm của cách mạng VN là vừa đánh vừa đàm, ba mũi giáp công. Trong đó tất cả các biện pháp chính trị, ngoại giao, quân sự đều phát huy tác dụng. Đây là “phát minh” của Tổng Bí Thư Lê Duẩn. Trong các biện pháp về chính trị, ngoại giao vừa qua, với tôi như vậy là chuẩn. Nhưng cũng như trong kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới, chính trị ngoại giao chỉ phát huy tác dụng khi đối thủ không thể thay đổi thực lực trên chiến trường. Nói cách khác, chính trị ngoại giao có tác dụng kết hợp khiến đối thủ không thể thắng, mà không thắng sẽ là thất bại. Vì cuộc chiến đấu ở đây là một cuộc chiến không cân đối (asymetric).
Trong thực tế đấu tranh với TQ này, hiện tại có hai điều dở, theo nhận xét của tôi.
1- Đó là VN không chủ động, và chủ động chiến lược nằm về phía TQ. Nó muốn vào lúc nào thì vào, muốn ra lúc nào thì ra. Mình chỉ có đối phó. Như vậy vẫn là dở.Tất nhiên có thể coi là nếu dự đoán được đúng hành động của đối phương chuẩn bị sẵn thì cũng có thể coi là chủ động, nếu hiểu như thế thì VN cũng thực hiện được một phần.
2- Quan niệm của TQ coi quan hệ VN-TQ như một thứ đòn bẩy trong quan hệ Mỹ-TQ.
Tôi sẽ bình luận điều thứ 2 trước. Từ khi TQ và Mỹ bắt tay với nhau vào năm 1976, thì VN chuyên là một con bài của quan hệ này. Nếu mở rộng cho cả Liên Xô, thì có thể thấy rằng, từ năm 1954, VN luôn là con bài trong quan hệ chiến lược ngoại giao của TQ với Liên Xô, rồi với Mỹ.
Hãy điểm lại một số sự kiện lịch sử. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, sự giúp đỡ của TQ với VN từ năm 1950 đến 1954 là vô tư, đúng theo tinh thần quốc tế cộng sản. Tất nhiên sự giúp đỡ này cũng có lợi cho TQ, để TQ có một khu đệm. Đây là điều về mặt địa chính trị là bình thường. Bất cứ nước nào cũng vậy. Ngay VN, khi có chuyện bất ổn ở Cam pu chia hay Lào, hay TQ thì đều có tác động tới VN. Nhưng năm 1954, với việc ký hiệp định Giơ ne vơ, thì hiệp định này thực ra không đúng cho thực tế chiến trường ở Đông Dương, nhưng cả TQ và Liên Xô đều không muốn chi viện tiếp. Do TQ là nước ủng hộ thực tế cách mạng VN, còn Liên Xô đứng vòng hai, nên sự thiệt thòi của cách mạng VN được đổ vào đầu TQ. Nhưng không phải chỉ có thế, mà các lực lượng cách mạng Cam pu chia cũng “oán” VN, bởi vì họ bắt buộc phải chung sống với chính quyền Si ha núc, không có đất riêng. Cách mạng Lào cũng vậy, khi lực lượng Pathét Lào chỉ được giữ hai tỉnh là Sầm Nưa (giáp Thanh Hoá) và Luông nậm Thà (giáp Lai châu). Hiệp định Giơ ne vơ cực kỳ có lợi cho Pháp, Mỹ, chính quyền Sài gòn cũ.
Cũng từ năm 1954 trở đi, sau khi ở Liên Xô có phi vụ phê phán Stalin, thì quan hệ Liên Xô – TQ càng có bất đồng sâu sắc. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960-1965), sự ủng hộ của TQ với VN quan trọng hơn cả. Và sự ủng hộ này cũng được đặt trong sự cạnh tranh với Liên Xô. Vì lúc đó TQ muốn là người cầm cờ cách mạng thế giới, trong khi Liên Xô thì xét lại, muốn chung sống hoà bình. Phải từ sau năm 1965, cùng với việc Bơ rê dơ nhép lên làm tổng bí thư Liên Xô, thì sự ủng hộ của Liên Xô với VN mới tăng lên, và đặt tới mức độ tuyệt đối vào những năm 80. Sau năm 1976, khi Mao trạch Đông mất, với Đặng Tiểu Bình, thì TQ đã ngả hẳn về Mỹ. Lúc này để lấy lòng Mỹ đồng thời nhân thể bành trướng xuống ĐNA, cộng với đấu đá quyền lực nội bộ đã dẫn tới việc TQ ủng hộ Khơ me đỏ đánh VN. Giai đoạn 1972-1975 có thể coi là giao thời. TQ vẫn ủng hộ VN để lấy miền Bắc làm khu đệm, không để cho Mỹ tiếp xúc trực tiếp tận biên giới. Khi Mỹ nắm bom B52 ở Hà nội vào cuối năm 1972, khi đài tiếng nói VN bị bom Mỹ đánh trúng, thì đài vẫn hoạt động từ Vân Nam (trong đất TQ).
Gần đây, tôi có được đọc một cuốn sách nói về ngoại giao VN, có nói tới chuyện sau năm 1975, vào thời kỳ chính quyền Ca tơ, Mỹ đã đề nghị VN thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng sự việc không thành, do Mỹ không chịu bồi thường chiến tranh cho VN (cỡ độ 3 tỉ giá đô la tính ở thời điểm đó). Sau này khi VN và Mỹ lập lại quan hệ ngoại giao (1996), thì vấn đề này không được đề cập tới nữa. Từ đó khiến người ta có thể phân tích là nếu VN không “cứng rắn” đòi bồi thường, thì quan hệ ngoại giao VN-Mỹ có thể có được sớm hơn, và có thể không có xung đột với TQ, do Mỹ không ủng hộ. Tất nhiên vì người viết những chuyện này chịu ảnh hưởng tư duy “trông chờ vào Mỹ”, rất thịnh hành ở VN bây giờ. Giống kiểu trông chờ vào Mỹ giữ biển đảo.
Trong thực tế, với tôi, nếu VN lúc đó có nối được quan hệ ngoại giao với Mỹ, thì cũng không thể ngăn cản TQ đánh VN, bời vì lúc đầu TQ đánh VN qua uỷ nhiệm, tức là qua Khơ me đỏ. Từ năm 1975, Khơ me đỏ đã tiến hành chiến tranh ở biên giới Tây Nam. Và vì là chiến tranh uỷ nhiệm, TQ hoàn toàn có thể rũ trách nhiệm, mồm nói ủng hộ hoà giải, nhưng vẫn tiếp tục viện trợ cho Khơ me đỏ. Vào thời điểm đó, Mỹ có thể ủng hộ VN được không ? câu trả lời rõ ràng là không. (vì nếu nó muốn ủng hộ, thì đã đồng ý bồi thường chiến tranh, vì bồi thường chiến tranh là một cách quay trở lại trá hình). Thời kỳ 1975-1979, VN cũng cố gắng thể hiện sự trung lập, không gắn với Liên Xô, và muốn mở rộng quan hệ với phương Tây (cụ thể là chuyến đi của thủ tướng Phạm văn Đồng sang Tây Âu vào năm 1977). Nhưng tới năm 1978, trước tình hình Khơ me đỏ được TQ trang bị lớn, hiện đại, nâng tổng số quân đội lên tới 13,14 sư đoàn.. thì không thể nào ngồi yên được. Tóm lại, thời điểm 1975-1979, trong thực tế người ta không thể xét lại được lịch sử.
Phần tôi nói trên chỉ là mở nguặc, nhân thể tiện thì nói, còn điều tôi muốn nói là TQ luôn đặt VN vào một thế trận ngoại giao của TQ trên thế giới, và VN là một biến số (variable) trong cái phương trình mà TQ lập ra này. Chính vì thế TQ có quan niệm nước lớn, nước nhỏ. Với lô gíc, thế giới bị chia xẻ bởi các nước lớn, các nước nhỏ chỉ là quân cờ. Ở VN, khi dư luận được lề trái thổi vào, cộng thêm chí sĩ nguồn gốc lề phải ăn theo, cũng đi theo xu hướng này. Trong thực tế hiện này, ở vào thời điểm Xuân Thu – Chiến quốc đồng thời toàn cầu hoá, thì các nước trung bình và nhỏ không bao giờ được sự ủng hộ tuyệt đối cuả các nước “lớn”, và một nước trung bình có thể hoàn toàn làm thất bại chính sách nước “lớn”. Người ta có thể nhìn thấy điều này trong trường hợp của I ran, Thổ, Bắc Triều Tiên. TQ không hoàn toàn ủng hộ Bắc Triều Tiên, Mỹ và NATO không tuyệt đối ủng hộ Thổ, ngay khi trong cùng một khối quân sự, là đồng minh có giấy tờ chứng nhận đường hoàng. I ran hoàn toàn không có đồng minh chống lưng..
Đây cũng là điều VN cũng phải nhận ra. Nhận ra được thì sẽ có chủ động chiến lược. Còn ngược lại thì sẽ thành “đẽo cầy giữa đường”. Kẻ qua người lại mỗi bên góp một câu (VN có tới vài chục quan hệ đối tác chiến lược), thì cuối cùng nghe theo chỉ đẽo được que tăm.
Muốn như vậy thì phải tập trung hướng tới các đối tác có thể giúp mình tự sản xuất, tự chủ. Khi tôi nói giúp đỡ không phải là họ giúp mà cho mình tiếp cận công nghiệp quân sự, còn tất nhiên phải mua. Phải có kế hoạch phát triển sản xuất vũ khí, nhất là ngành công nghiệp này không thể “toàn cầu hoá”, không thể mang ra nước ngoài và có tác dụng nâng cấp trình độ công nghiệp nói chung. Các đối tác này không nhất thiết phải là các đầu nậu bán vũ khí trên thế giới như Pháp, Nga, Anh, Mỹ…Đừng có chỉ tập trung nhìn vào họ, kiểu “ngắm ca ta lốc”.
Muốn vậy cũng phải nhận thức rằng VN-TQ là hai nước láng giềng. Không phải là đối thủ và phải làm cho TQ hiểu là, trong bất cứ trường hợp nào, TQ không thể gặm được VN vì sức mạnh của chính VN, nói cách khác quan hệ Vn-TQ không nằm trong một mối quan hệ đối đầu của TQ trên thế giới. Tất nhiên nếu TQ kiếm chuyện gây áp lực, thì đối thủ của TQ không dại gì mà không đánh hội đồng. Điều này nằm ngoài tác động của VN.
Một điều nữa cũng nên nói để cho dư luận và nhân dân TQ hiểu, đó là chính sách “cây gậy và của cà rốt”, mà TQ dường như đang học theo Mỹ là một chính sách lạc hậu, do quan niệm nước lớn, bắt chiếc Mỹ của họ mà ra. Điều này, vào thời điểm hiện tại khó mang lại kết quả mong muốn.
Với Mỹ, không nghi ngờ gì cả, đây là một đối tác quan trọng, do vị thế, tác động cuả Mỹ trên toàn cầu. Nhưng đặt niềm tin vào Mỹ như một loại “Liên Xô mới” thì là ảo tưởng. Hiện tại cuộc đấu TQ-Mỹ có lợi khách quan cho VN. Gần đây nhất, Mỹ đã nói rõ ràng là tầu TQ xâm phạm vùng biển VN, chứ không mập mờ nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ giúp VN bảo vệ chủ quyền, vì Mỹ chỉ có bảo vệ “quyền tự do hàng hải”. Ngay cả khi Mỹ “giúp”, thì lúc nào, điều kiện ra sao, cũng là vấn đề nan giải. Nói cách khác, sự vi phạm của TQ đã cho Mỹ thêm cớ để tố TQ, và từ đó gây áp lực với các lực lượng chính trị Mỹ muốn tiếp tục chơi với TQ, có thể đẩy sâu sự cô lập TQ.
Tương tự như vậy, gán cho quan hệ VN-Mỹ là một dạng liên minh là điều chắc chắn một bộ phận hệ thống chính trị TQ muốn. Vì nó mập mờ đánh lận con đen vấn đề xâm lược của TQ, cho nó một cái vỏ chính danh, khi đặt nó trong quan hệ TQ-Mỹ. Sự thâm hiểm của nó là ở chỗ, như vậy bất kỳ điều gì TQ “chơi” VN sẽ được coi là chống Mỹ, trong chiến lược chống Mỹ. Hiện tại có sự đấu đá quyền lực giữ Mỹ và TQ ở biển Đông. Nhưng nếu TQ xâm lấn được biển của láng giềng để khai thác thì sẽ thực hiện được chiêu trò “lấy mỡ nó rán nó” (dùng tài nguyên biển Đông chi trả cho bành trướng ở biển Đông).
Còn việc lề trái muốn VN đặt niềm tin vào Mỹ thì cũng dễ hiểu, vì mục đích của nó không phải là “bảo vệ chủ quyền VN”, mà chỉ nhân cớ này làm xói mòn lòng tin, tạo cơ hội lật đổ, để lại được Mỹ đưa về dựng lên như Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu.. chứ không có gì khác. Trong trường hợp như thế thì VN còn khổ nữa.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Oct 30 2019, 10:20 PM

Cuoi cung roi cung xong

Trong thông báo, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết cơ quan này "đã cấp phép cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 xây dựng một phần đường ống khí đốt tự nhiên ở thềm lục địa của Đan Mạch thuộc Đông Nam đảo Bornholm trên Biển Baltic".

Cơ quan này khẳng định Đan Mạch có nghĩa vụ cho phép việc xây dựng đường ống trung chuyển theo Công ước của LHQ về Luật biển.


Truoc do vai ngay, Dan Mach cung cap phep luon cho duong ong di tu Na Uy den Ba Lan. Nhung ro rang duong ong nay khong co duoc tien do nhu North Stream 2.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Oct 31 2019, 11:10 PM

Bàn loạn một chút tình trạng ở Syria hiện nay. Khi Mỹ quyết định rút quân khỏi biên giới Syria-Thổ, trong vùng người Kurdes ở Syria kiểm soát, thì media thế giới (tức là phương Tây chứ không phải toàn thế giới) nhất loạt phê phán. Một số báo ở VN (tôi nói là báo chính thống, chứ báo tiếng Việt lề trái, tôi không xem bao giờ, vì nó là thứ lá cải) cũng theo đó mà nhận định rằng, Nga là kẻ chiến thắng ở đây. Và trong phần bình luận của đọc giả, thì “phe cảm tình với Nga” thắng thế “phe cảm tình với Mỹ”. Nhưng với sự phát triển tiếp tình hình ở đây, thì câu chuyện phức tạp hơn là cái nhìn cảm tính kiểu này. Trong chủ đề này, tôi cũng đã phân tích câu chuyện rút quân này như một dạng cái bẫy của Mỹ, chứ không hoàn toàn là việc Mỹ rời bỏ. Điều quan trọng với tôi, là trả lời được câu hỏi “tại sao”, “thế nào” cho các sự kiện, từ đó đánh giá được lối chơi của Nga, Mỹ .. và cũng bởi Nga, Mỹ đều là đối tác hay bạn hàng chiến lược cuả VN, biết kiểu chơi của họ, thì VN sẽ chủ động hơn, đạt được lợi của mình trong quan hệ với các đối tác này.
Trong trường hợp của Syria, thì tôi cũng có cảm tình với Nga hơn. Bởi nước này bảo vệ một nhà nước chính thống, được LHQ công nhận. Hành động của Mỹ và phương Tây, Thổ, Ả rập Sa u đít có tính lật đổ. Nhưng nếu áp dụng điều này vào quan hệ UK-Nga thì sao ? Chính vì thế, điều quan trọng nhất với tôi, khi phân tích là xem cái hạn chế của những đối tác này ở đâu, vì từ đó rút ra bài học để khi quan hệ với họ tránh được. Đây là điều quan trọng nhất.
Do tình cờ hôm chủ nhật, lúc bật ti vi lên xem, thì thấy ti vi Pháp đang “tường thuật trực tiếp” phát biểu và trả lời phỏng vấn của tổng thống Mỹ, nhân việc Mỹ vừa sát thủ được thủ lĩnh IS. Điều làm tôi ngạc nhiên là tổng thống Mỹ không có hùng biện, mà cách trả lời rất là hàng chợ, tầm thường. Điều mà ở các nước phương Tây hơi hiếm, vì các chính trị gia phương Tây, do luôn phải tranh cử, nên nghệ thuật nói hơi bị giỏi. Tất nhiên giữa nghệ thuật nói giỏi và tài năng có một khoảng cách rất lớn, và điều này không suy được ra điều kia.
Nghe Trump nói thì người ta có thể hiểu ngay tại sao Mỹ làm như thế ở Syria. Trump nói rằng Mỹ không phải là nước làm trung gian hoà giải hay giúp giải quyết mâu thuẫn từng vùng địa phương trên thế giới. Mỹ đến đâu là vì lợi ích của Mỹ và với tổng thống Mỹ hiện tại, thì quyền lợi này là quyền lợi kinh tế, ngay trước mắt. Vì thế ông ta lên án đời tổng thống Bush, chi tới 8000 tỉ đô cho chiến tranh ở I rắc, mà không có quyền khai thác các mỏ dầu ở đây. Chính sách của tổng thống Mỹ không phải là không can thiệp ở bên ngoài, mà là cách can thiệp phải mang lại lợi ích cho Mỹ, lợi ích kinh tế trực tiếp. Cũng chính vì thế mà tổng thống Mỹ khoe đưa 1000 lính Mỹ tới Ả rập Sa u đít, và được nước này chi trả, không tốn một đồng xu. (câu chuyện này không phải là được nói trong phỏng vấn ở trên, mà tôi đọc được ở chỗ khác). Nhưng cũng đừng nghĩ rằng Mỹ khi làm thế sẽ trở thành đánh thuê, mà bản thân nước chi trả sẽ lại phụ thuộc vào Mỹ.
Cách nhìn như vậy, nhìn bề ngoài có vẻ hơi cục súc, thiển cận, nhưng trong thực tế, các đời tổng thống trước của Mỹ cũng làm thế. Có điều nó được che chắn, hùng biện, đánh bóng mạ kền bằng tuyên truyền, tâm lý, ngoại giao hơn thôi.
Hiện nay, quân đội Mỹ chỉ nắm quyền kiểm soát những mỏ dầu ở đông bắc Syria, tức là phần lãnh thổ có giá trị kinh tế. Với tiền khai thác dầu này, Mỹ sẽ dùng để ủng hộ người Kurdes, dùng tiền đó để mua vũ khí Mỹ, trang bị Mỹ cho người Kurdes. Làm như thế vừa giúp người Kurdes có thể chống trả được chính quyền Syria, đồng thời cũng ngăn cản luôn chính quyền Syria có một khoản thu để khôi phục kinh tế và Nga (cũng như I ran) bắt buộc phải rút hầu bao chi trả cho một lợi ích địa chính trị, nhưng thất thu về kinh tế.
Câu chuyện này không phải là lần đầu xẩy ra. Nó đã có tiền sử từ trước. Vào năm 1975, khi liên quân Cu ba – Liên Xô giúp ăng gô la giành độc lập. Số lượng quân đội Cu ba ở đây lên tới 5 vạn (50000), nhưng những mỏ dầu của ăng gô la, thì lại là Mỹ khai thác. Chính quyền nước này không nắm được. Và hậu quả của nó là do Liên Xô căng sức gồng mình ra, dù được lợi ích chính trị, nhưng không có lợi ích kinh tế. Và ở bất cứ đâu, nếu chỉ có lợi ích chính trị không thì không đủ.
Tất nhiên trong nhiều trường hợp, không thể có lợi ích kinh tế, nếu không có điều kiện chính trị đi theo. Nhưng ở Syria thì điều này chưa xẩy ra. Tại sao ? vì trên đất nước này, Nga và Mỹ đều tránh nhau, tránh đụng độ trực tiếp. Điều đó có nghĩa là nơi nào Mỹ đóng quân, thì bản thân việc đóng quân này đã khiến cho các lực lượng khác không dám động vào.
Ta có thể so sánh việc quân đội Mỹ hiện diện ở Syria với việc quân đội Mỹ ở VN. Ở VN quân đội Mỹ bị thiệt hại trực tiếp, và cũng không thể thắng được. Trong trường hợp này thì lợi ích chính trị bảo vệ cho lợi ích kinh tế, không có chính trị thì không có kinh tế.
Từ đây ta có thể soi lại hành sử của TQ ở biển Đông, vì từ thời kỳ Đặng tiểu Bình, nếu TQ có một chính sách XHCN đặc sắc ở TQ thật, thì nhiều chính sách đối ngoại thực ra là nhái lại Mỹ.
Khi nói tới việc TQ bành trướng ở biển Đông, người ta thường có hai giải thích. Hoặc là giải thích TQ khát năng lượng muốn chiếm tài nguyên dầu mỏ ở đây. Các giải thích thứ hai là cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Tôi thì thiên về nhận xét TQ cạnh tranh chiến lược với Mỹ hơn. Vì hiện nay đồn thổi về trữ lượng dầu ở biển đông là rất lớn, nhưng trong thực tế, tại sao VN hay các nước khác khai thác dầu ở đây đã mấy chục năm, không nước nào trở thành một dạng Ả rập Sa u đít hay Koweit mới. Bản thân TQ hiện tại có thể mua dầu của Nga với giá rất hời, họ không thiếu dầu. Như vậy có thể hiểu là, như tôi đã nói ở trên, TQ cũng muốn bắt chiếc Mỹ “lấy mỡ nó rán nó”, khai thác dầu ở biển Đông để phục vụ cho chính sách bành trướng của mình.
(còn tiếp)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 2 2019, 11:23 PM

Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo Ukraine và 1 số tin khác

Gazprom Neft lập kỷ lục mới về tốc độ khoan giếng

Gazprom Neft, sử dụng công nghệ của Nga, đã lập kỷ lục mới về tốc độ khoan giếng tại mỏ Novoportovskoye trong điều kiện băng vĩnh cửu.
Nhờ sử dụng hàng loạt các công nghệ mới và cải tiến kỹ thiết bị, Gazprom Neft đã đạt được kết quả vượt trội – khoan ngang khoảng cách 1000 m chỉ trong 2,93 ngày (70 giờ 33 phút). Kết quả đạt được thông qua việc sử dụng một mũi khoan thử nghiệm, thiết kế được hoàn thiện đặc biệt bởi các nhà sản xuất trong nước để khoan trong lòng đất đóng băng vĩnh cửu. Mũi khoan được cải tiến theo hướng tăng không gian liên lưỡi và số lượng vòi phun thủy lực, và tăng biên độ hiệu chỉnh. Mũi khoan mới cho phép tăng gấp đôi tốc độ, lên tới 130 m/giờ, độ bền lên tới 5921 m.

Từ năm 2015, với sự giúp đỡ của phần mềm chuyên dụng, đội ngũ chuyên gia của Gazpromneft-Yamal đã giảm đáng kể thời gian và chi phí, cũng như tăng hiệu quả khoan giếng. Mặc dù đã đạt được kết quả tuyệt vời, đại diện Gazprom Neft cho biết, tiềm năng cải thiện hiệu suất khoan trong điều kiện đóng băng vĩnh cửu tại Bắc Cực vẫn còn và công ty dự định sẽ phấn đấu tiếp tục đạt được những thành công mới.

Ukraina và châu Âu: Bộ Ngoại giao Ukraina triệu tập Đại sứ Pháp vì những lời nói của Tổng thống Macron.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn Tổng thống Pháp Macron đã sử dụng cụm từ "các băng đảng bất hợp pháp từ Ukraina'' khi nói về những vấn đề di cư bất hợp pháp.
"Tôi thích những người nhập cư hợp pháp từ Guinea hoặc Bờ Biển Ngà thay vì các băng đảng người Ukraina hoặc Bulgaria bất hợp pháp".
https://korrespondent.net/ukraine/4156018-myd-vyzval-posla-frantsyy-yz-za-slov-makrona?fbclid=IwAR3g1V9_x30fIOvS672lbs2GcWZibqLzMyaAV6G3XUt3vZCpcBpM1uz-Eus


Odessa: Các lực lượng dân tộc chủ nghĩa dỡ bỏ tấm bia đá khắc tượng Nguyên soái Zhukov ở tòa nhà ủy ban quân sự, người đã chiến thắng phát xít và sau đó là nạn tội phạm ở Odessa.

Thị trưởng Odessa rất bất bình trước việc này và gọi đây là ''nhổ nước bọt thẳng vào mặt dân thành phố Odessa''.
Nguyên soái Zhukov thường được gọi là "Nguyên soái Chiến thắng" vì dưới sự chỉ huy của ông Liên Xô đã chiến thắng phát xít Đức trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
TP Odessa gắn với nhiều hoạt động của "Nguyên soái Chiến thắng". Sau chiến tranh ông được cử xuống Odessa và bổ nhiệm làm chỉ huy Quân khu Odessa.
Đến nơi ông đánh giá tình hình và ra lệnh xóa bỏ nạn tội phạm ở Odessa. Năm 1947 Odessa đã chiến thắng hoàn toàn trước nạn tội phạm có tổ chức.
Mới đây khi Ukraina thông qua bộ luật về bài trừ cộng sản thì Nguyên soái Zhukov không thuộc diện bị trừ bỏ, vì là Anh hùng trong Chiến tranh.
Tuy vậy điều này không ngăn cản được các lực lượng dân tộc chủ nghĩa.

Một điều đáng nói nữa là việc dỡ bỏ bia đá khắc tượng Zhukov được sự chuẩn y của Ban bảo trì các công trình thuộc Bộ Quốc Phòng.
Những người dân qua đường chứng kiến đã bất bình và gọi cảnh sát. Tuy vậy những người dân tộc chủ nghĩa đã giơ tờ giấy của Bộ Quốc phòng "không phản đối việc dỡ bỏ'' tấm bia tượng.
Thị trưởng TP Odessa Trukhanov rất bất bình trước việc này và gọi đây là ''nhổ nước bọt thẳng vào mặt dân thành phố Odessa''.
Trukhanov nói rằng "đó là ​​sự tự tiện của một số cá nhân, và đó không phải là ý muốn thực sự của nhân dân thành phố'' và ''gây bất bình trong xã hội".
Đây không phải lần đầu tiên các lực lượng dân tộc chủ nghĩa phá bỏ các bia tượng của Zhukov ở Odessa. Ngoài ra họ còn chiến đấu với "Nguyên soái Chiến thắng" ở khắp Ukraina.
Nhưng ở Kharkov, chính quyền thành phố đã khôi phục tượng đài của người chỉ huy quân đội Liên Xô này, và cũng trả lại tên gọi của ông cho một trong những đại lộ của thành phố.


https://strana.ua/news/230990-novosti-odessy-v-odesse-demontirovali-barelef-marshalu-zhukovu.html?fbclid=IwAR2X3sNCAYPLmR1VphLJ2r5GJSmE6UKukKO99mM3UgLGY5i4ACM0flupR00


Một tin buồn cho Ukraina: Đan Mạch cuối cùng đã cho phép xây dựng đường ống dẫn khí ''Dòng chảy phương bắc 2'' qua lãnh hải của mình, vòng qua Ukraina.
Như vậy ''Dòng chảy phương bắc 2'' đã nhận được giấy phép xây dựng cuối cùng.
Một thời gian dài hơn 2 năm Đan Mạch không đồng ý cho phép xây dựng ''Dòng chảy phương bắc 2'' qua lãnh hải của mình.
Phía Nga tuyên bố trong bất cứ trường hợp nào họ cũng sẽ xây dựng xong đường ống này, nếu Đan Mạch không cho phép thì sẽ đi vòng qua lãnh hải của họ.

Phía Ukraina đã có phản ứng ngay về việc này. Bộ trưởng Ngoại giao Zelenko tuyên bố rằng ''dự án này mang lại những mối đe dọa thực sự đối với an ninh khu vực Biển Baltic, cũng như những thách thức đối với an ninh năng lượng của Ukraina và các quốc gia Đông Âu khác''.
Zelenko cũng cho rằng việc ''Nord Stream-2'' đưa vào hoạt động của sẽ tiếp tục củng cố vị thế thống trị của Gazprom (tập đoàn dầu khí quốc gia Nga) trên thị trường năng lượng châu Âu.
Chủ tập đoàn dầu khí quốc gia Ukraina ''Naftogaz'' Kobolev dự định sẽ ''tập trung vào việc hỗ trợ các nhà ngoại giao Ukraina trong việc tăng cường các biện pháp trừng phạt quốc tế, đặc biệt là các đối tác phương Tây đối với Nga''.
Giám đốc Gazprom (LN Nga) Miller cho biết họ sẽ cần khoảng 5 tuần để xây dựng phần đường ống còn lại qua Đan Mạch.
Hôm nay báo chí Ukraina than thở " Ukraina đã mất đồng minh cuối cùng ở EU''.


Ukraina lại một lần nữa bị các "bạn bè châu Âu'' quay lưng lại: Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman tuyên bố công nhận Crưm là một phần của Nga.
Zeman đã mời đại diện của một tổ chức xã hội người Tatar vốn ủng hộ Nga sát nhập Crưm tới dự tiệc chiêu đãi trọng thể ở thủ đô Prague và tuyên bố công nhận Crưm là một phần của Nga.
Trước đây Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman cũng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế "chấp nhận Crưm là một phần của Nga'', "Crưm không bao giờ quay trở lại Ukraina'' và kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Đại sứ quán Ukraina tại Cộng hòa Séc đã ra tuyên bố phản đối việc mời tổ chức này.


Còn hôm qua Đan Mạch cuối cùng đã cho phép xây dựng đường ống dẫn khí ''Dòng chảy phương bắc 2'' qua lãnh hải của mình, vòng qua Ukraina

https://korrespondent.net/world/4155211-prezydent-chekhyy-pryznal-krym-chastui-rossyy?fbclid=IwAR0xlYA19bxcDQv3J4ToIQfUaJYaFuaR8xnxXU3UleVMjmdm4t5qg_3RKsQ


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 6 2019, 12:20 AM

Tôi viết tiếp ở đây, phần đang nói dở ở bên trên. Cũng bằng cách bắt chiếc Mỹ, mà TQ muốn độc chiếm ĐNA, giống như đầu thế kỷ 19, Mỹ đưa ra học thuyết Môn Rô để độc chiếm châu Mỹ la tinh. Nhưng có điều khác là bây giờ ta vào đầu thế kỷ XXI chứ không còn là thế kỷ XIX nữa. Nếu nhìn như thế thì thấy TQ muốn biến COC thành một dạng “hợp pháp hoá độc quyền ở ĐNA”, chứ không phải là bộ quy tắc ứng sử để tất cả các bên cùng theo như ASEAN mong muốn. Bộ ứng xử này muốn đạt được mục đích có tác dụng cưỡng chế, nhưng lực lượng nào cưỡng chế. Hoàn toàn không có. Trong trường hợp như thế thì lực lượng cưỡng chế duy nhất là ..TQ.
Tóm lại. Trong tình hình hiện tại, thì sự can dự của Mỹ có điều kiện, nó đảm bảo quyền lợi cho Mỹ, và Mỹ có thể sẵn sàng dẫm chân lên quyền lợi nước khác để đảm bảo quyền lợi của mình. Quyền lợi của Mỹ, đặc biệt từ thời Trump thì chủ yếu là kinh tế. Nhưng để có lợi thế kinh tế, thì phải có sức ép chính trị.
Với TQ , thì cách hành sử cũng tương tự (vì TQ sao chép Mỹ). Chỉ có điều sức mạnh kinh tế TQ chủ yếu là sản xuất, công cụ sản xuất, sức lao động,.. ngược với Mỹ là tài chính, vì thế ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế một nước khác nhau. Với TQ là tìm thị trường cho hàng TQ, với Mỹ là nắm quyền kiểm soát lực lượng sản xuất ở nước sở tại.
Trong thế cờ này thì VN phải vươn lên để thành một lực lượng độc lập, chứ không thể tìm cách dựa vào bên này hay bên kia. Trong trường hợp TQ đuổi được Mỹ, thì VN cũng phải đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền của mình. Trong trường hợp Mỹ cân bằng được lực lượng với TQ, bắt được TQ đi giật lùi, thì VN cũng không thể hoàn toàn tin cậy vào cái “ô” này, hay đứng về phía Mỹ chống TQ, vì TQ là một nước láng giềng.
Như vậy phải khai thác được lợi thế khách quan, để quan hệ với Mỹ phát triển kinh tế, học hỏi thu nhập công nghệ, để từ đó làm chủ, sản xuất được vũ khí mình sử dụng, để các bên không thể ngồi xổm trên lưng mình mà điều đình với nhau.
Hiện trạng hiện nay ở ASEAN cũng khẳng định điều này. Trước khi có đại hội đồng ASEAN, thì người ta đã tưởng là vẫn đề biển Đông trở thành vấn đề nóng. Trong thực tế, nó hoàn toàn bị để sang một bên. Trong 10 nước ASEAN, thì chỉ có VN, Malaysia, Philippine là bị chi phối trực tiếp. Nhưng Malaysia thì lừng khừng, Philipines thì muốn chơi với TQ. Còn lại VN. Các nước khác như Thái, Indo, Miến,..không bị ảnh hưởng, Sing thì lá mặt lá trái, chỉ muốn lợi dụng cơ hội thủ lợi, giống như đã thủ lợi với Mỹ trong chiến tranh VN trước đây, và bây giờ muốn thủ lợi với TQ. Cam pu chia thì đã bị mua hẳn, Lào dù bị TQ ép nhưng cũng không đủ mạnh.
Hãy phân tích kỹ hơn một chút. Malaysia lừng khừng, vì mặc dù bị TQ ép về biển đảo, nhưng nước này là nơi tài sản tài chính vãng lai của TQ tới nhiều, sinh lợi. Mỹ có thể dựa vào đây để trừng phạt, EU thì muốn ép nước này về vấn đề dầu cọ nhân danh môi trường. điểm lại thì phương Tây lại là đối thủ tiềm tàng hơn. Thái lan thì đã khai thác hết mối quan hệ với phương Tây về kinh tế, bán cả thế hệ phụ nữ làm gái điếm cho phương Tây từ thời chiến tranh VN mà vẫn chưa trở thành nước phát triển, vì thế triển vọng phát triển là chơi với TQ, và cũng không có vấn đề chủ quyền lãnh thổ gì với nước này. Indo thì nằm ngoài vùng TQ muốn lấn chiếm, và mặc dù đã nằm trong nhóm G20, sinh sống chủ yếu là khai thác tài nguyên,chưa làm chủ được kỹ thuật, vì thế cũng muốn chơi với TQ. Miến điện thì dù muốn cân bằng quan hệ giữa TQ và phương Tây, nhưng giờ vẫn bị phương Tây ép về vấn đề người Rokhya ti nạn ở Băng la đét.
Philipine dù được Mỹ bảo trợ, nhưng cũng không ngăn cản được sự xâm lấn của TQ. Tất cả những điều này khiến trong vấn đề biển Đông, VN thực ra là thiểu số, và rất có khả năng là TQ sẽ lợi dụng sự lừng khừng này của ASEAN để ép, để buộc VN.
Chính vì thế chỉ có cách tự lực tự cường là chính.
(còn tiếp)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 8 2019, 11:43 AM

Bạn Lê Thái Kỳ dịch tin từ báo Ukraine và 1 số tin khác

Ukraina: những người kinh doanh nhỏ từ khắp Ukraina lại đổ về biểu tình trước Phủ tổng thống để phản đối bộ luật về máy tính tiền và hoàn trả tiền cho khách hàng.

Họ cho rằng bộ luật này sẽ giết chết những người kinh doanh nhỏ vốn đã rất khó khăn mấy năm gần đây và chỉ làm lợi cho các nhà tài phiệt. Họ sẽ bắt buộc phải đóng cửa, hoặc đi vào con đường bán lậu, hoặc bỏ ra nước ngoài.

Việc áp dụng máy tính tiền cho tiểu thương đã nhiều lần định áp dụng nhưng vấp phải sự phản đối nên không thành.
Đến khi Zelensky lên làm tổng thống thì luật này đã được thông qua và Zelensky đã ký.

Trước khi bầu cử Zelensky với tư cách "nghệ sĩ hài" và đảng của ông với tên gọi "Người đầy tớ nhân dân" đã được đại đa số nhân dân đặt niềm tin.
Sau khi lên nắm quyền Zelensky đã ký bộ luật này mà nhiều đời tổng thống trước chưa dám quyết.

Còn đảng "Người đầy tớ nhân dân" thì hết bê bối này tới bê bối khác. Vừa mới đây 11 đại biểu QH của đảng này bị tố cáo nhận mỗi người 30 ngàn $ để không thông qua một bộ luật. Sau đó người ta biến vụ này thành một vở hài kịch với các dùng máy kiểm tra nói dối được truyền hình trực tiếp.

Sau đó lại tới vụ Trưởng ban đối ngoại (tức là bộ mặt quốc gia trước quốc tế) bị bắt quả tang chat với gái điếm, ngã giá "đi vui vẻ'' ngay trong phòng họp Quốc hội và vào giờ làm việc.
Nói tóm lại là đúng như Zelensky đã hứa "chúng ta sẽ sống rất vui vẻ".

https://www.youtube.com/watch?v=1J62-uOcT3Y&fbclid=IwAR3ccvfKsVVAuUsdvEltkBEP3MiD7tAZ1x4C_RmARsqFP7idGSj2uEIkhps

https://korrespondent.net/business/financial/4156793-v-ukrayne-ukhudshylys-delovye-ozhydanyia-byznesa?fbclid=IwAR1LatacvP7bKlvKQIRv4mF9zkc7AmgvnA_4efgd-MZvge2OY05AVk4SWx0

https://korrespondent.net/ukraine/4156813-mvf-otlozhyl-fynpomosch-ukrayne-smy?fbclid=IwAR2koitMQtk3t4rfkY0fu2FtK9PVqftMyJuntm8KkmhYzbK8q5EKZBVfVZw

https://www.obozrevatel.com/economics/nado-vernut-dengi-v-mvf-prizvali-zelenskogo-razobratsya-s-kolomojskim.htm?fbclid=IwAR1IqgAHC_tLFzc15Q6DxlYmYaIXKVLxAl5hXPyj_ToSZz_byfkfBLlZvys


Ukraina và châu Âu: Bộ Ngoại giao Ukraina triệu tập Đại sứ Pháp vì những lời nói của Tổng thống Macron.
Trước đó trong một cuộc phỏng vấn Tổng thống Pháp Macron đã sử dụng cụm từ "các băng đảng bất hợp pháp từ Ukraina'' khi nói về những vấn đề di cư bất hợp pháp.
"Tôi thích những người nhập cư hợp pháp từ Guinea hoặc Bờ Biển Ngà (Châu Phi) thay vì các băng đảng người Ukraina hoặc Bulgaria bất hợp pháp".

https://korrespondent.net/ukraine/4156018-myd-vyzval-posla-frantsyy-yz-za-slov-makrona?fbclid=IwAR3HB3pgftowm73BWOuz-MwpXzYPFogP9czYO9zhISHzmekGUH_IvGmHJKI

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 8 2019, 06:58 PM

Tiep tuc tin ve vu Nord Stream 2 do cac ban dua len.

Đầu tháng 4, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn các tu chính đối với quy chế khí đốt
. Theo đó, các quy tắc áp dụng trong lãnh thổ Liên minh châu Âu sẽ áp dụng cho các đường ống khí đốt của các quốc gia ngoài EU nếu chúng đi qua lãnh thổ của các quốc gia thành viên EU. Các sửa đổi này có hiệu lực kể từ ngày 23-5
Bản Quy chế về khí đốt của EU, được sửa đổi bổ sung hồi tháng Tư năm nay quy định nghĩa vụ phải tách một nhà điều hành đường ống, độc lập với công ty cung cấp khí đốt. Các tu chính cũng cho phép nó được mở rộng cho các đường ống được đặt từ các nước thứ ba, đặc biệt là đối với Nord Stream 2. Kết quả của việc triển khai quy chế mới này thì Gazprom sẽ không còn có thể sở hữu đường ống dẫn khí và đồng thời bán khí chảy qua đường ống này. Pháp luật Nga trao cho Gazprom độc quyền về xuất khẩu khí đốt tự nhiên ngoài Nga.
Như vạy Nord Stream II sẽ phải tách ra khỏi Gazprom


Ukraine kêu gọi Đức không được giảm nhẹ các quy tắc của EU đối với Nord Stream 2.



KET QUA LA hehe.gif laugh1.gif :



Bundestag ( Quốc hội Đức ) đã không thông qua dự luật điều chỉnh việc áp dụng các sửa đổi đối với quy chế khí đốt của EU. QH Đức đã không đưa ra quyết định nên cuộc họp bị hủy bỏ. Theo trang web của Quốc hội Đức chỉ có 133 đại biểu ủng hộ dự luật, trong khi cần có 355 phiếu để thông qua dự luật này"


Met cho UKRAINE roi

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 8 2019, 10:33 PM

Nhân có sự việc ngày hôm qua là thủ lĩnh thứ hai của đảng cứu nguy dân tộc Mu Sochua, vừa bị Malaysia bắt giữ, cũng như thủ lĩnh của đảng này Sam Rainsy, đang ở Pháp nhưng bị Thái lan cấm vào, đã chiếu rọi một chút ánh sáng vào nước này, và tất nhiên nó có quan hệ với VN, vì là một nước láng giềng.
Theo như báo Bangkok Post tiếng Anh của Thái lan, quân đội Cam pu chia đã chuyển quân lên biên giới Cam pu chia – Thái lan, đề phòng việc Sam Rainsy làm như đã tuyên bố, đó là sẽ về Cam pu chia, đi qua biên giới để kéo theo người Cam pu chia đang “xuất khẩu lao động” ở Thái lan, đặc biệt ở vùng biên giới Thái nhằm tạo ra một dạng bạo động, kiểu như cách mạng mầu mà người ta thường thấy gần đây.
Theo tin cuối cùng , thì Sam Rainsy đã không lên máy bay Thái để về Cam pu chia (vì bị Thái lan cấm cửa). Nhân vật số 2 đã được Malaysia thả ra, nhưng chưa tìm được nước nào nhận để tống cái của nợ này ra , tức là trục xuất.
Câu chuyện này làm tôi để ý tới việc các yếu nhân của nước này, đặc biệt Hun Sen, gần đây sang VN. Theo như truyền thông VN, thì ông này luôn nghi nhận công lao của quân tình nguyện VN giúp giải phóng Cam pu chia khỏi Khơ me đỏ, khỏi nạn diệt chủng, và thực ra nếu không có VN, thì Hun Sen cũng không được ngồi vào ghế quyền lực như bây giờ, có khi đã bị khơ me đỏ “tru di tam tộc” rồi. Tất nhiên, ta cũng không thể phủ nhận tài năng chính trị của Hun Sen sau khi VN rút quân khỏi Cam pu chia vào năm 1989. Đặc biệt Hun Sen đã triệt phá được Khơ me đỏ bằng các biện pháp ngoại giao, hành chính. Những sự “thân mật” này của Hun Sen và các lãnh đạo Cam pu chia với VN rất đối nghịch với việc nước này luôn là con ngựa thành tơ roa của TQ trong hiệp hội ASEAN, đặc biệt trong vấn đề biển Đông. Cam pu chia cũng là nước mà TQ tài trợ quân sự nhiều nhất, đầu tư vào nhiều nhất.
Việc một chính thể được VN hi sinh xương máu dựng lên, giúp đỡ, để giải phóng dân tộc khỏi bè lũ cuồng điên Khơ me đỏ, vốn được TQ chống lưng giờ lại trở thành cánh hẩu của chính TQ, đã làm cho tôi có cảm giác như một thứ phản bội, tráo trở. Tất nhiên trong quan hệ quốc tế, nhà nước.. có những quyền lợi đặc biệt, khiến không nước nào là kẻ thù vĩnh viễn, cũng như là bạn bè vĩnh viễn, mà thay đổi theo thời cuộc, quyền lợi, nhân duyên.. Nhưng là một người theo đạo Nho (ngoài phật giáo và chủ nghĩa Mác), trong đó chữ Trung, chữ Nghĩa, chữ Nhân rất quan trọng, nên tôi không thể không có một cảm nhận khó chịu.
Sự quay mặt đi này, cùng với vấn đề TQ gây sự ở Biển Đông, đã khiến người ta có thể cảm nhận như một hình thái chiến trường vào thời điểm 1979 được dựng trở lại, rằng lịch sử là một vòng tròn lặp đi lặp lại.
Chính vì thế sự nồng ấm của Cam pu chia trong mấy tháng gần đây với VN có điều gì khác thường. Và với sự việc xẩy ra ngày hôm nay, thì ta có thể tìm được một phần câu trả lời.
Chính sách mất cân đối của Cam pu chia, về hùa với TQ đã khiến các đối tác khác của nước này khó chịu (Mỹ, EU). Điều với họ càng khó chịu, bởi ở Cam pu chia phương Tây đã cài được chế độ đa nguyên đa đảng. Nhưng ở trong một nước mà chế độ này là áp đặt, thì nó chỉ là cái cửa để bên ngoài can thiệp. Đối với VN, vì cái vốn chính trị của các đảng đối lập chỉ là “cáp Duồn”, tức là chống VN, thì trong thực tế, không có lực lượng chính trị nào ở đây có khả dĩ thiết lập một quan hệ láng giềng tốt đẹp với mình, vì ngay cả lực lượng mình giúp đỡ, chăm lo, bú mớm, hi sinh xương máu cho nó, nó còn quay mặt đi thì nói làm gì.
Từ sau khi Cam pu chia giải tán đảng đối lập, cùng với sự về bè với TQ đã khiến nước này nằm vào vòng kính ngắm của phương Tây, không chỉ Mỹ mà còn EU. Đặc biệt là EU, vì quan hệ xuất khẩu của Cam pu chia chủ yếu với khối này (52%), đồng thời nước này cũng được hưởng vị thế tối huệ quốc.
Từ tháng 9, EU đã quyết định bỏ điều kiện này, và chúng trở thành hiện thực sau 3 tháng, tức là vào đầu năm sau. Việc này sẽ tác động trực tiếp tới công ăn việc làm của 700 ngàn người.
Chiến tranh thương mại Mỹ-TQ, cũng khiến Cam pu chia trở thành nước trung chuyển hàng TQ đội lốt tiềm năng, và Mỹ cũng không ngần ngại gì mà không ra tay.
Tóm lại nước này đang đối mặt với một dạng bị bao vây kiểu Miến Điện như trong vòng 30 năm qua.
Có lẽ chính trong tình trạng này mà giới cầm quyền Cam pu chia lại quay sang VN, tìm sự ủng hộ.
Câu chuyện của ông Cam pu chia này chắc còn lằng nhằng, đặc biệt Hun Sen cũng không thể nắm quyền mãi. Như vậy vào thời điểm đó, với một hệ thống chính trị phân liệt, đối lập nhưng sẵn sàng giết nhau, trong một thứ đa nguyên đa đảng ngoại lai, năm cha ba mẹ thì tương lai nước này ra sao ? và đặc biệt ảnh hưởng của nó đến ta thế nào ?
Gần đây VN cũng đã đa dạng hoá các kênh giao lưu với Cam pu chia. Ví dụ như việc mời Hoàng thân nước này sang nghỉ mát, bác Tổng sang Cam pu chia không quên gặp các nhà sư, ..khuyến khích các địa phương quan hệ, tổ chức giao lưu địa phương.., tổ chức các hoạt động kỷ niệm lịch sử Điều này là rất tốt.
Điều đặc biệt là nếu chính quyền Cam pu chia như vậy, thì người dân Cam pu chia lại có thiện cảm với VN hơn.
Hiện nay Cam pu chia cũng tranh thủ được sự ủng hộ của Thái lan, Malaysia. Sự ủng hộ của Thái là dễ hiểu, vì nước này đang trong giai đoạn “băng giá” với Mỹ và lại nồng ấm với TQ. Vì thế mặc dù là đồng minh quân sự của Mỹ từ khi theo đuôi Mỹ trong chiến tranh ở VN, hiện tại nước này lại mua vũ khí của TQ, rồi Thuỵ điển (vì dàn máy bay F-16 bị Mỹ khoá mõm hay không có được phụ tùng thay thế ?? không rõ), TQ cũng có nhiều dự án lớn với Thái, về đường sắt, đường biển.. có cả tin TQ định đào kênh nối thông Ấn độ Dương và Thái bình dương ở trên bán đảo của Thái, để thoát khỏi độc quyền trung chuyển giữa hai đại dương của Singapor. Ngược lại Mỹ lại đang doạ Thái không cho hưởng ưu đãi xuất khẩu thuỷ sản (đặc biệt là tôm nuôi).
Câu chuyện của Cam pu chia này là một minh chứng phần nào về tác động của phương Tây vào ĐNA. Sức ép của phương Tây là thuận lợi khách quan của VN, nhưng vì mục đích của họ không phải là của VN, nên nếu Cam pu chia trở thành một dạng Syria hay Miến điện thì cũng là điều nguy hiểm.
Nhân thể ở đây cũng nói tới tâm lý ảnh hưởng văn hoá. Một trong những mặc cảm tâm lý của người Cam pu chia với VN là việc “VN chiếm đất Cam pu chia”. Tất nhiên VN ở đây phải hiểu là các triều đại phong kiến Vn, và Cam pu chia phải hiểu là đế quốc Phù Nam thời xa xưa. Điều đặc biệt nên để ý, đất đai của đế quốc Phù Nam xa xưa bao gồm cả Thái lan, Lào, và Nam bộ. Cái đập vào mắt người ta đầu tiên đó là phần Nam bộ rất nhỏ, nhỏ nhất so với đất Thái và Lào đã từng nằm trong Phù Nam. Vậy tại sao người Cam pu chia không buộc tội Thái, rồi Lào chiếm đất của họ. Không kể nếu nói về mặt lịch sử, thì vương triều ăng co sụp đổ là do sự xâm lược của các triều đại Xiêm La, chứ không phải do chúa Nguyễn.
Cái điều bí ẩn về tâm lý lịch sử này phải tìm hiểu trong chế độ thực dân mà người Pháp dựng lên ở Đông Dương. Với chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã tìm cách khoét sâu mâu thuẫn giữa các sắc dân ở Đông Dương. Thực dân Pháp làm điều đó bằng cách nào ? Đó là thổi phồng quá khứ “huy hoàng” của vương triều ăng co lên, khiến cho đến hiện nay, dù là chế độ Si ha núc thời trước, Khơ me đỏ, hay chế độ hiện tại ở Cam pu chia, biểu tượng trên lá cờ của họ là giống nhau .. Ăng co. Vì thổi phồng cái giá trị này lên, thì tất nhiên là gây tâm trạng thù hận với người khác. Và vì Pháp cai trị Đông dương, nên cái mũi dùi này được chĩa vào người Kinh. Nhưng không chỉ có thế, tầng lớp trí thức VN, được Pháp đào tạo cũng mắc vào cái bẫy này. Như một thứ bù trừ vào tâm lý bị nô lệ, ông lại tưởng tượng hão huyền về vinh quang Nam tiến của người Việt. Điều này càng thể hiện rõ với giới trí thức trong vùng kiểm soát của chính quyền miền Nam ngày xưa. Họ không dám đứng lên về phía cách mạng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vì sợ gian khổ, vì quyền lợi cá nhân dính chặt với chế độ thực dân kiểu cũ (pháp), rồi kiểu mới (Mỹ) này. Và để bù trừ lại, thì họ lại tranh chấp “tự hào dân tộc” đểu với văn hoá TQ hay thổi phồng câu chuyện “Nam tiến” này lên. Như tôi đã từng nói, do quan tâm tới văn hoá, tôi rất thích thú sưu tập những sách vở của học giả Sài gòn cũ, không phải để “đổi mới tư duy” như “chí sĩ” ở VN hiện tại, mà để tìm hiểu họ suy nghĩ cái gì, tâm tư ra sao, và để trả lời câu hỏi, nếu VN không kháng chiến giành độc lập, thì tư duy tiếp nối thời thực dân thế nào ở VN ? và tất nhiên điều làm tôi kinh ngạc, là việc tranh chấp “copyright” với văn minh Trung hoa, kiểu “Hà đồ là của người Việt”, “âm dương ngũ hành là người Việt nghĩ ra”.. nếu những điều đó là khách quan, có bằng chứng lịch sử thì OK, nhưng đáng tiếc là nó chỉ là những nhận xét võ đoán, linh tinh..Một nhận xét nữa rất thú vị với tôi, đó là nếu học giả đó là người theo đạo Thiên chúa, tức là tôn giáo phổ quát cuối cùng ngoại lai nhập vào VN, thì cái sự tranh chấp tinh thần dân tộc kiểu này càng cao. Dường như là một quy luật bù trừ. Ông càng ngoại lai, thì ông càng phải yêu nước rởm.
Sau năm 1975, khi thống nhất đất nước, thì tất nhiên có vấn đề fusion của học thức, nhận thức hai miền. Đặc biệt, sau những năm 80, khi hệ thống XHCN cũ sụp đổ, rồi VN nối lại quan hệ quốc tế với các nước tư bản phương Tây, thì những thứ học thức này lại lên hương, vì người ta quay lưng lại với chủ nghĩa Mác, với truyền thống kháng chiến, và vì chúng là cái đuôi của học thức phương Tây, mà ở đây là học thức thực dân, nên nó lại thành “đổi mới”, trung khi thực ra nó là thứ cũ rích.
Với tôi, người VN có thể hoàn toàn tự hào là người VN, mà không cần cái kiểu tranh chấp rởm này, vì nó không đúng với lịch sử. Quan hệ của văn hoá VN với văn hoá Trung Hoa có rất nhiều điểm tương đồng như quan hệ của văn hoá Hàn – TQ, Nhật- TQ, vì chúng ta cùng với các nước này năm trong một cộng đồng văn hoá Nho giáo, Đông Á.
Còn vấn đề Nam Tiến thì không thể đánh giá nó đơn thuần bằng cách nhìn vào các chính sách của chúa Nguyễn, như một sự xâm lược có chủ đích, có hệ thống như thực dân Pháp tuyên truyền và các bác trí thức nhai lại, với hai tâm lý đối nghịch nhau : căm thù với trí thức cam pu chia, đặc biệt là loại như phương Tây đào tạo kiểu Sam Rainsy, tự hào rởm với trí thức VN “chí sĩ”. Thông thường, người dân di cư tự do vì miếng cơm manh áo, và họ không phải là “đội quân tiên phong có chủ đích” của các chế độ phong kiến VN. (cũng như câu chuyện hiện tại, người Việt nhập cư lậu vào Anh, không phải để chiếm đóng nước này theo chính sách của nhà nước VN). Nếu chế độ của vương triều Cam pu chia mạnh, thì họ đã trở thành người Cam pu chia. Sự sụp đổ của các vương triều Cham pa (miền Trung VN), Phù Nam (Nam bộ, Thái, Lào, Cam pu chia ngày nay) còn có những nguyên nhân kinh tế, trao đổi hàng hoá.. trong vùng ĐNA. Đặc biệt với Phù Nam, thì việc nổi lên của vương triều Thái từ thế kỷ XIII, là yếu tố quyết định xoá sổ sự tồn tại của nhà nước này (Phù Nam) chứ không phải là do chúa Nguyễn.
Nếu nói một cách công bằng, thì cả VN, Cam pu chia, Lào và Thái đều có thể nhận mình là hậu duệ của Đế quốc Phù Nam. Và nếu hiểu như thế, thì truyền thống quá khứ trở thành cầu nối tương lai.
Cho nên muốn có quan hệ công bằng, thoả đáng với láng giềng, thì phải nhìn lịch sử với con mắt của chính mình, xuất phát từ đất nước mình, chứ đừng để bên ngoài bú mớm cho, dù nó được che đậy dưới hình thức “khoa học, khách quan”. Tức là tự chủ về tư duy.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 12 2019, 11:24 PM

Ngay quan hệ Vn-TQ trong lịch sử cũng “nhờ” có báo chí, tài liệu phương Tây mà chúng bị hiểu sai. Khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược thuộc địa đánh nhà Nguyễn, từ giữa thế kỷ 19. Thì công cuộc xâm lược này được che dấu dưới vỏ bọc “bảo vệ đạo Thiên chúa” nhưng dưới nó là để tiếp cận TQ, chia xẻ thị trường TQ. Chính vì thế mà sách vở của Pháp nhìn nhận Đại Nam (tên của VN thời nhà Nguyễn) là một dạng thuộc địa bảo hộ của nhà Thanh. Điều này hoàn toàn không phải. Nhưng vì từ giữa thế kỷ 19, học thuật phương Tây được coi là chuẩn, các nước khác là lạc hậu, thì cái điều sai trái này trở thành lẽ phải.
Và điều đó tiêm vào không biết bao nhiêu thế hệ người yêu nước TQ, coi sự “mất VN” như là một sự nhục nhã của TQ, bởi vì VN đã bị Pháp cướp đi từ sự bảo hộ của họ. Từ đó có tâm lý “VN là của TQ”. Ngược lại, với người Việt lại trở thành tâm lý “sợ bị đồng hoá”. Ai mà đồng hoá được một dân tộc có tới 100 triệu người ??
Nhưng điều này vẫn tiếp diễn. Bằng chứng, từ tuần trước. Trên truyền hình Pháp (kênh số hai) có chiếu một bộ phim thời sự tên là Apocalype, tên dưới tựa đề là la guerre des mondes (chiến tranh giữa hai thế giới), nói về chiến tranh lạnh từ 1945 đến 1991 giữa phe tư bản chủ nghĩa và phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Tối này (theo giờ Pháp) , nó còn có phần hai, và hình như còn nhiều phần khác. Trong bộ phim này, cuộc kháng chiến chống Pháp, đã được các nhà làm phim Pháp đặt vào một cái khung đấu đá giữa Liên Xô, TQ và Mỹ cùng phương Tây (trong đó có Pháp). Chiến tranh của Pháp thực hiện ở Đông Dương (1945-1954) được trình bầy như một cuộc chiến “chống cộng sản”, mà phần xâm chiếm thuộc địa, thực dân được lờ tịt đi, trong khi thực chất nó là nội dung chính.
Do vai trò của TQ càng ngày càng lớn trên thế giới, nên nhiều học giả tư sản Pháp bắt đầu quy những thất bại của phương Tây ở châu Á (với Pháp là ở VN) trong thế kỷ XX, như một sự vùng lên của TQ. Điều này không khác gì vào thế kỷ 19, họ coi VN là bộ phận của TQ. Và hiển nhiên quan niệm này là sai. Sự thay đổi bộ mặt ở châu Á trong thế kỷ XX, là sự vùng lên của các dân tộc thuộc địa, là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà cách mạng TQ cũng là một ví dụ. Nó có thể là ví dụ to nhất (vì quy mô đất đai dân số), nhưng không phải nhờ TQ mà các dân tộc khác ở châu Á độc lập, ngay cả khi cách mạng VN được TQ giúp đỡ.
Các đây mấy tháng, Truyền hinh Pháp cũng chiếu bộ phim của Mỹ làm về chiến tranh của họ ở VN (Vietnam War). Bộ phim của Mỹ, dù có nhiều điều một người VN khó chấp nhận, nó vẫn còn tiến bộ khách quan hơn rất nhiều cách nhìn của người Pháp ở trên.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 14 2019, 10:57 PM

Như đã viết ở trên, thứ ba vừa qua, trên kênh hai của truyền hình Pháp (kênh 2 là kênh của chính phủ), đã chiếu hết 4 tập cuối của một bộ phim tài liệu 6 tập. 2 tập đã được chiếu vào thứ 3 tuần trước. Đứng như tôi đã “đọc vị” khi xem hai tập đầu, bộ phim gần như lặp lại tất cả những tài liệu tuyên truyền của phương Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh cộng thêm tư duy coi TQ là chủ đạo trong lịch sử thế giới trong thế kỷ XX, và từ đó đánh giá, nhận định phân tích hai cuộc chiến tranh ở VN và Triều Tiên như một sự đối đầu giữa phương Tây và TQ. Đây cũng là tư duy mới của các sử gia Pháp, bất chấp sự sai lạc của nó, nhưng nó là “thời thượng” . Đặc biệt trong trường hợp VN, thì khía cạnh chủ đạo của cuộc kháng chíên chống Mỹ, chống Pháp là giành độc lập dân tộc, chủ quyền bị biến đi thành một dạng tranh chấp Pháp-TQ , Mỹ-TQ. Và tất nhiên, như tôi đã nói. Việc Pháp biến VN thành thuộc địa, nguỵ trang việc này bằng một cuộc chiến “chống cộng” được lờ tịt đi. Bằng những câu phân tích lập lờ có chủ đích,võ đoán, tập phim tìm cách “hạ giá” cuộc kháng chiến chống Pháp ở VN. Ví dụ, coi việc có cố vấn TQ là việc quân đội nhân dân VN như một dạng bù nhìn. Bộ phim còn tiến xa tới việc coi pháo binh VN ở trận Điện Biên Phủ là quân đội TQ, coi việc dân công hoả tuyến dùng xe đạp là “tuyên truyền”, vì trong phim tài liệu có ô tô tải morotola của Liên Xô, mà họ coi là phương tiện vận chuyển chính để vận chuyện, trong khi chúng chỉ có 20 chiếc .. v..v..
Có lẽ đây là bộ phim tài liệu tệ hại nhất của phương Tây làm về VN, vì bóp méo sự thật. Và cũng vì cố gắng biến TQ thành “trụ cột” mà tập cuối bộ phim nói về giai đoạn tan rã của Liên Xô rất sơ sài. Rất dễ hiểu vì không thể lấy TQ làm trung tâm cho sự kiện này.
Hiện nay, vai trò của châu Á đang đi lên. Và cũng có nhiều dự đoán nói rằng thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á – Thái bình dương. Điều đó có thể đúng, nhưng sự vươn lên của châu Á này có đóng góp cuả TQ, ĐNA (ASEAN), Đông Á (Triều tiên, Hàn quốc, Nhật), Nam Á (Ấn độ). Nó là kết quả của phong trào giải phóng dân tộc từ nửa sau thế kỷ XX, bắt đầu là sự độc lập của Ấn độ (1948), TQ (1949), kháng chiến chống Pháp, Mỹ ở VN, .. v..v..
Tương tự như vậy, những vẫn đề chính trị nóng bỏng hiện tại ở châu Á (Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên) không chỉ đơn giản là xung đột của các “nước lớn” như Mỹ và TQ, trong khi điều này chỉ là một khía cạnh.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 14 2019, 11:40 PM

Từ sau khi có sự kiện tầu Hải Dương 8 của TQ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế VN dài ngày, có chủ đích, càng có nhiều tiếng nói, đặc biệt của các học giả VN là nên kiện TQ ra trong tài quốc tế, như Philippines đã làm. Đối với tôi, việc này có thể là bước tiếp theo, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, đây không phải là điều chính khiến TQ thay đổi thái độ. Lấy ngay trường hợp của Philippines, mặc dù được toà án quốc tế sử thắng cuộc, Philippines cũng không sử dụng được nó, ngược lại còn tìm cách tiếp cận TQ, đi xa tới mức muốn “cùng khai thác” với nước này, trong khi TQ vẫn ngang ngược tuyên bố không chấp nhận tài phán này. Hiêụ quả của tài phán này, cho đến nay là bằng không.
Trong trường hợp của VN, nếu kiện TQ thắng, thì điều này cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ, đập lại luận điệu của TQ nói vùng biển VN là thuộc chủ quyền TQ, nhưng nó không có tác dụng gì vào việc chấp pháp trên biển, đưa chúng vào hiệu lực.
Nếu đi xa hơn nữa, ta có thể hiểu rằng. Giống như một nước đang nổi lên, TQ có xu hướng muốn thay đổi trật tự thế giới, đặt ra luật lệ mới. Hiện tại cả TQ và Nga đều bị Mỹ “buộc tội” là “xét lại” muốn thay đổi trật tự thế giới hiện hành. Trong điều kiện này, mà chỉ mang việc “hợp pháp lý quốc tế” ra mà đấu thì rõ ràng không đủ. Vì thế việc VN luôn khẳng định và đưa ra bằng chứng lịch sử về chủ quyền của VN ở Trường Sa và Hoàng Sa rất quan trọng. Có lẽ quan trọng không kém tài phán quốc tế, vì điều này nói lên rằng mọi tuyên bố của TQ là vô lý, ngay cả khi TQ muốn thay đổi pháp luật hiện hành. Hiện tại, TQ cũng muốn đàm phán COC theo hướng này, đó là biến nó thành một hiệp ước vượt lên trên luật pháp quốc tế hiện tại, để khẳng định vị thế của TQ giống như học thuyết Môn rô cuối thế kỷ XIX ở châu Mỹ la tinh của Mỹ.
Các nước ĐNA hiện tại đều có vẻ muốn “linh hoạt” nghe lời TQ, vì hoặc họ không bị tác động trực tiếp, và cũng có vấn đề với phương Tây. Nhiều khi là cả hai. Vì thế, VN thực ra đang bị cô lập trong khối ASEAN.
Chính vì những điều trên, mà việc VN chủ động vươn lên là điều quan trọng bậc nhất, quyết định hiệu quả của việc bảo vệ chủ quyền. Trong một tổng thể đấu tranh : chính trị, quân sự, ngoại giao, thì chính trị và ngoại giao chỉ có tác dụng khi tương quan lực lượng trên thực địa được đảm bảo. Đây là điều đã được khẳng định từ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Không thể đòi hỏi được về ngoại giao, khi trên thực địa không có thế mạnh.
Hiện nay phương Tây đang chĩa mũi dùi vào Cam pu chia, và có thể Thái lan, giống như trong quá khứ họ đã chĩa mũi dùi vào Miến điện. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi (như tôi đã minh chứng trong ví dụ Cam pu chia ở trên), khiến những nước đó “cảnh tỉnh” thì hành một chính sách ngoại giao cân đối hơn, nhưng nếu nó bung ra, không kiểm soát được, thì lại tác động trực tiếp tới VN, đặc biệt trong vấn đề Cam pu chia.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 15 2019, 10:14 PM

Tin từ bạn LTK tổng hợp từ báo Ukraine

Quay ngoắt 180 độ: nhà tài phiệt Kolomoysky đề xuất Ukraina quay lưng với phương Tây, từ bỏ hợp tác với Quỹ tiền tệ Quốc tế và khôi phục lại quan hệ với Nga.
"Chúng ta sẵn sàng nhận 100 tỷ đô la từ Nga. Tôi nghĩ họ sẽ sẵn lòng đưa số tiền đó cho chúng ta''.
Một trong những nhà tài phiệt quyền lực nhất ở Ukraina đã đưa ra các tuyên bố bất ngờ này trước khi phái đoàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tới Kiev làm việc.
Trước đây Kolomoysky có quan điểm hoàn toàn ngược lại. Ông ta hoàn toàn chống Nga và tài trợ cho các lực lượng tình nguyện trong chiến tranh ở Donbass.
Bây giờ ông ta nói: "Người dân muốn hòa bình, một cuộc sống yên ổn, họ không muốn chiến tranh. Còn các vị - nước Mỹ, bắt chúng ta phải đánh nhau và thậm chí chẳng chi tiền để chúng ta làm việc đó".
"Họ (nước Nga ) kiểu gì cũng mạnh hơn . Chúng ta cần cải thiện mối quan hệ với Nga''.
"Kiểu gì các vị cũng không cho chúng tôi vào liên minh. Không cần lãng phí thời gian vào các cuộc đàm phán trống rỗng. Trong khi đó, Nga có thể cho chúng ta tham gia vào một Hiệp ước Warsawa mới".
Kolomoysky còn chửi tục khi nói về việc phương Tây đã làm hỏng việc của Ukraina, không cung cấp đủ tài chính, không mở đủ thị trường cho Ukraina.
Thay vào đó, ông ta nói, Mỹ chỉ đơn giản sử dụng Ukraina trong nỗ lực làm suy yếu đối thủ địa chính trị của mình là Nga.
"Họ muốn đánh Nga tới người Ukraina cuối cùng".
Kolomoisky nói rằng việc khôi phục quan hệ với Nga đã trở nên cần thiết cho sự sống của nền kinh tế Ukraine. Ông ta tin rằng các vết thương chiến tranh rồi sẽ lành.
"Hãy để cho đất nước 5 năm, 10 năm và sự đổ máu sẽ bị lãng quên".
"Chúng ta sẵn sàng nhận 100 tỷ đô la từ Nga. Tôi nghĩ họ sẽ sẵn lòng đưa số tiền đó cho chúng ta. Cách nào nhanh nhất để giải quyết vấn đề và khôi phục mối quan hệ tốt ? Chỉ có tiền" - Kolomoisky tuyên bố.

https://www.nytimes.com/2019/11/13/world/europe/ukraine-ihor-kolomoisky-russia.html?fbclid=IwAR0jBIBNBkon6AQLzogfb6Wi6Mgf4umvK_8FoJoM-hy_kmuIb8sqKjDcHlk



Tin chính Ukraina hôm nay: Quốc Hội bỏ phiếu đồng ý mở cửa thị trường đất nông nghiệp.
Việc mở của thị trường đất nông nghiệp là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm. Đa số người dân Ukraina chống lại việc này ( theo các điều tra xã hội học).
Ngược lại châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và Phương Tây lại hối thúc Ukraina nhanh chóng làm việc này.
Điều đó cũng dễ hiểu vì Ukraina sở hữa lượng đất đen quý giá lớn nhất thế giới, đất đen chiếm 46% lãnh thổ đất nước, bằng toàn bộ diện tích nước Anh.
Đất đen Ukraina lại có chất lượng đặc tính khác biệt và quý giá mà không nơi nào trên thế giới có. Vì vậy không có gì lạ khi các nước khác thèm thuồng. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi phát xít Đức tạm chiếm một số vùng lãnh thổ Liên Xô, Hít Le đã ra lệnh chở hàng ngàn toa tầu đất đen Ukraina về Đức.
Đất đen là tài nguyên quý giá nhất của đất nước Ukraina.
Sau khi độc lập thì nhiều nhà máy, xí nghiệp đã rơi vào tay tư nhân qua các mô hình khác nhau, ví dụ bán đấu giá mang tính hình thức. Nhiều tỷ phú cũng sinh ra từ đây.
Chỉ còn tài sản quốc gia duy nhất và lớn nhất là đất nông nghiệp cũng bị nhòm ngó từ lâu, và các đời tổng thống trước chưa ai dám quyết.
Việc Quốc Hội bỏ phiếu mở cửa thị trường đất nông nghiệp mặc cho đại đa số người dân Ukraina phản đối cho thấy rằng các ''đại biểu nhân dân'' chẳng bao giờ đại diện cho quyền lợi và ý nguyện người dân mà chỉ vì quyền lợi của chính và các nhóm lợi ích và chẳng ai tính đến nguyện vọng người dân.
Việc các đại biểu của đảng tổng thống "Người đầy tớ nhân dân'' chiếm đại đa số phiếu thuận (227 trong 240 phiếu) cho thấy tên đảng chỉ là hình thức, thực chất đây là phục vụ quyền lợi của giới tài phiệt và các quốc gia khác.
Việc Tổng thống Zelensky tuyên bố sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về bán đất nông nghiệp cho người nước ngoài chỉ là trấn an. Bởi vì thứ nhất có vô vàn các mô hình để cho các cá nhân hoặc tập đoàn nước ngoài lách luật và mua đất nông nghiệp, thứ hai cần phải trưng cầu dân ý trước, sau đó mới thông qua luật, đằng này người ta làm ngược lại. Mà chẳng có đảm bảo nào cho việc trưng cầu dân ý đó sẽ diễn ra.

https://korrespondent.net/business/financial/4159967-rada-pryniala-zakon-o-rynke-zemly-v-pervom-chtenyy?fbclid=IwAR1kxMc9V3lxehVUixx7Rn60W1I2q-lcw4J_Jap6HUjssn24SM8_7ynANsc

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 15 2019, 11:48 PM

Tình hình ở UK có thể hiểu được là:
Sau khi Liên Xô tan vỡ, thì ở vùng đất này đã tự nhiên hình thành rất nhiều tài phiệt, do khôn ngoan chiếm đoạt được tài sản quốc gia tạo ra. Tài phiệt chắc ở VN bây giờ gọi là Bầu (kiểu Bầu Hiển, Bầu Kiên, Bầu Đức.. và gì gì nữa).
Ở Nga các nhóm tài phiệt này dần dần được cấu trúc lại về chính trị, dưới sự lãnh đạo của cái khung KGB cũ. Vì khi Liên Xô tan rã thì chỉ còn có quân đội và công an là có thể đảm nhiệm nhiệm vụ này. Quân đội Liên Xô vốn không có truyền thống làm chính trị (như trong các quốc gia thế giới thứ 3 theo kiểu đa nguyên đa đảng thường làm kiểu như ở Thái lan), cho nên vai trò này rơi vào cơ chế cuối cùng còn tồn tại đó là KGB (công an). Cũng may là Nga là một cường quốc hạt nhân, chứ không thì nó đã bị xé ra thành nhiều mảnh từ lâu từ bên ngoài.
Ở UK, do là một nước cộng hoà trong Liên Xô cũ, mà vai trò của cả quân đội và công an đều mỏng (vì trong quá khứ, chúng chỉ là chi nhánh của các tổ chức này, có thân mà không có đầu), vì thế quyền lực rơi vào tài phiệt cho tới ngày nay.
Điều lo sợ của tài phiệt là bị quản lý bởi một nhà nước mạnh, không thao túng được, vì thế chúng mới hợp nhau lại để không cho ra đời một nhà nước mạnh, nhưng chúng cũng không đủ là một giai cấp có nhận thức về chính nó như ở các nước tư bản phát triển.
Các tài phiệt này hi vọng được EU chống lưng, đặc biệt là Ba lan. Nhưng kết quả những sự hứa hẹn này toàn là hão. Và khi phương Tây xâm nhập, thì quyền lợi của chính các tài phiệt này lại bị đe doạ.
Chính vì thế mà có sự “trở cờ” như trên.
Hiện nay tất cả các nước đang phát triển đều có những lời hứa hão này. Ví dụ ở VN, một trong tuyên truyền rõ nhất của phương Tây (đủ các loại ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế, học giả “có uy tín”) là “bán khu vực kinh tế nhà nước đi”, nhân danh cải cách, phát triển, tranh nguy cơ tụt hậu ..v.. v.. Và cái tiếng nói này lại được “tư bản đểu” (tức là các nhân vật có ô dù) phụ hoạ để mong từ đó đánh được “quả” lợi ích nhóm ăn chênh lệch
Trong thực tế nước VN sẽ trở thành “cộng hoà chuối” nếu không còn khu vực này, vì tư nhân VN thực ra rất èo ọt, và khu vực phát triển nhất chính là FDI (tức là tư bản nước ngoài). May mà nhóm tư bản này đến từ Hàn, Đài, .. là những nước không đủ sức mạnh chính trị để khuấy đảo, chứ ví dụ Samsung là của Mỹ, Formossa là EU (ví dụ Pháp), thì nước VN khó lòng mà độc lập được, nó lại không đảo chính liên miên nhân danh “dân chủ”.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Nov 17 2019, 02:45 PM

Kể tử khủng hoảng Ukrine, dù Mỹ chưa bao giờ đưa lĩnh vực y tế vào làm công cụ trừng phạt, nhưng phía Nga đã chuân bị ngay từ hồi đó bằng việc tăng cường tích trữ thuốc + đẩy mạnh sản xuất thuốc và thiết bị y tế nội điaạ
Bài viết này nói về thiết bị điều trị ung thư, thực tế việc nội địa hóa thiết bị này đã được nói đến từ lâu nhưng có lẽ bây giờ Nga mới chính thức đẩy mạnh.


Các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Roskosmos có kế hoạch tham gia vào thị trường thiết bị y tế chống ung thư, thông qua việc nghiên cứu và phát triển. Những thiết bị ra đời trong tương lai sẽ trở nên rẻ và hiệu quả hơn các thiết bị của Mỹ, theo thông tin từ trang web của tập đoàn nhà nước.
Thiết bị nội địa

"Mối quan tâm đến dự án chế tạo thiết bị y tế nhằm tiêu diệt khối u ung thư cục bộ đã xuất hiện ở tập đoàn nhà nước Roscosmos – tại Cơ quan Thống nhất về Tên lửa và Không gian và Trung tâm Khoa học – Sản xuất Chế tạo Thiết bị và Tự động hóa mang tên N.A. Pilyugin... Thông qua hợp tác với “Technosvet”, nhà phát triển có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chế tạo thiết bị tiêu diệt khối u cục bộ, và với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương Liên bang Nga, các doanh nghiệp này đã lập ra côngxoocxiom (hiệp hội) với mục tiêu là đảm bảo sự độc lập của y học Nga khỏi sự độc quyền của nước ngoài", - thông báo trên trang web của Roscosmos cho biết.

Thiết bị nội địa sẽ được xây dựng trên cơ sở mô-đun và áp dụng các phương pháp phá hủy khối u cục bộ khác nhau – gồm có sử dụng sóng vô tuyến, vi sóng và nhiều phương pháp khác. Chỉ định áp dụng cụ thể phương pháp tiêu diệt khối u cục bộ sẽ được thực hiện bởi cơ sở y tế.

Tập đoàn có kế hoạch tiến hành phát triển dự án bằng ngân sách riêng của mình. Lô 20 thiết bị đầu tiên dự kiến sẽ đến tay bệnh viện vào năm 2022, báo cáo cho biết.

Theo trung tâm mang tên Pilyugina, tiềm năng tăng trưởng của thị trường thiết bị này ở Nga là 30% mỗi năm. Hiện tại, thị trường thiết bị này ở Nga gần như 100% phụ thuộc vào những công ty Mỹ, báo cáo cho biết.

"Dự án này sẽ giúp việc chăm sóc, điều trị ung thư trở nên dễ tiếp cận hơn và ít phụ thuộc chiến lược hơn vào các nhà sản xuất nước ngoài", - Roscosmos nói thêm trong thông báo.

https://vn.sputniknews.com/science/201911148242909-roscosmos-se-canh-tranh-voi-my-tren-thi-truong-thiet-bi-y-te-chong-ung-thu/

Bài viết nói về việc Mỹ dọa trừng phạt Ai Cập vì muốn mua Su-35.Bản tiếng Anh và VN


https://militarywatchmagazine.com/article/why-the-su-35-in-egypt-s-hands-is-bad-for-america
https://militarywatchmagazine.com/article/could-egypt-s-su-35-acquisition-be-a-path-its-first-to-hypersonic-missiles-what-the-r-37m-can-offer

Lý do Ai Cập quyết mua Su-35S Nga
Ai Cập muốn hiện đại hóa không quân nhưng bị Mỹ từ chối bán F-35, buộc nước này chọn tiêm kích Su-35S của Nga.


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper hôm 13/11 gửi thư tới Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Mohamed Ahmed Zaki để hối thúc nước này hủy hợp đồng mua tiêm kích Su-35S Nga nếu không muốn bị trừng phạt, tờ Wall Street Journal của Mỹ tiết lộ.

"Ai Cập có nguy cơ bị trừng phạt theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua Lệnh cấm vận (CAATSA) nếu nhận bàn giao vũ khí hiện đại từ Nga. Điều đó ít nhất sẽ gây khó khăn cho giao dịch quân sự và hỗ trợ an ninh của Mỹ với Ai Cập", bức thư có đoạn.

Chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Ai Cập định từ bỏ hợp đồng với Nga, dù chính quyền Mỹ từng đưa ra cảnh báo tương tự hồi cuối tháng 4. Giới chuyên gia cho rằng nước này sẽ không sẵn lòng thực hiện yêu cầu của Mỹ trong bối cảnh cần ưu tiên hiện đại hóa không quân để theo kịp các nước láng giềng.

Cairo từng nhiều lần kêu gọi Washington thực thi cam kết được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong cuộc gặp người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah Al Sisi hồi năm 2018, trong đó ông chủ Nhà Trắng hứa sẽ bán cho Cairo 20 siêu tiêm kích F-35.

"Cam kết này được nhắc đến trong mọi cuộc gặp giữa quan chức Ai Cập và Mỹ kể từ đó, nhưng nó liên tục bị bác bỏ ở các cấp độ làm việc", quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ. Đây được coi là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Ai Cập tìm đến Nga.

Lầu Năm Góc đang thực thi chính sách không bán tiêm kích tàng hình F-35 cho bất kỳ quốc gia nào tại Trung Đông ngoài Israel, đồng minh chủ chốt của Mỹ. Ngay cả khách hàng lớn của Mỹ như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng không được mua dòng F-35, dù từng tỏ ý quan tâm tới mẫu chiến đấu cơ này. Lệnh cấm dự kiến có hiệu lực trong nhiều năm tới, khiến cam kết của Trump với Al Sisi khó trở thành hiện thực.

Ai Cập sở hữu một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất tại Trung Đông với chi tiêu quân sự khoảng 3,1 tỷ USD trong năm 2018. Tuy nhiên, nhiều quan chức nhận định nước này không đủ khả năng mua siêu tiêm kích Mỹ vì chi phí quá đắt đỏ, khi mỗi chiếc F-35A có giá xuất xưởng khoảng 83 triệu USD, chưa kể tới trang bị vũ khí và cơ sở hạ tầng phục vụ.

Ai Cập ký thỏa thuận trị giá 2 tỷ mua hơn 20 tiêm kích Su-35S với Nga hồi giữa tháng 3, tương đương số tiền Trung Quốc bỏ ra để sở hữu 24 chiến đấu cơ Su-35S kèm theo đầy đủ trang bị vũ khí.

Hợp đồng này nằm trong kế hoạch hiện đại hóa không quân Ai Cập, giúp lực lượng này lần đầu sở hữu tiêm kích chiếm ưu thế trên không, hoàn thành mục tiêu được Cairo đặt ra từ giữa thập niên 1970 khi đề nghị Mỹ bán chiến đấu cơ F-15. Sự thiếu hụt tiêm kích hạng nặng khiến không quân Ai Cập luôn ở thế yếu so với các láng giềng như Israel và Algeria.

Mỹ từng bán hơn 200 tiêm kích F-16 cho Ai Cập, nhưng lại từ chối chuyển giao tên lửa đối không hiện đại như AIM-120 AMRAAM và AIM-9X Sidewinder. Phi đội F-16 Ai Cập chỉ được trang bị tên lửa tầm trung AIM-7 Sparrow và phiên bản AIM-9 lạc hậu, bị giới hạn đáng kể năng lực tác chiến và không thể đối phó với tiêm kích hiện đại trong biên chế Algeria, Arab Saudi và Israel.

Sự xuất hiện của hơn 20 chiếc Su-35S sẽ làm nên cuộc cách mạng trong năng lực không chiến của Ai Cập, cho phép nước này sở hữu một trong những tiêm kích hạng nặng hiện đại nhất thế giới, cùng kho vũ khí đa dạng với các tên lửa dẫn đường có tầm bắn trên dưới 100 km như R-27 và RVV-AE.

"Su-35S không chỉ giúp Ai Cập sánh ngang với các cường quốc khu vực, mà còn mang tới lợi thế rõ ràng trong những trận không chiến, cho phép họ tấn công những mục tiêu chiến lược như máy bay cảnh báo sớm của đối phương", tạp chí Military Watch có trụ sở tại Mỹ nhận xét


Washington từ lâu đã tìm cách buộc Cairo phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ phương Tây, đồng thời giới hạn năng lực tác chiến của Ai Cập nhằm duy trì cân bằng sức mạnh tại Trung Đông. Mỹ từng ngăn Pháp trang bị tên lửa hành trình Scalp cho phi đội Rafale hiện đại của Ai Cập.

Chính sách này được cựu tổng thống Anwar Sadat ủng hộ từ thập niên 1970, bất chấp sự phản đối của giới chức quân sự. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Al Sisi hiện nay muốn tăng tính độc lập trong quốc phòng, nhằm xây dựng lực lượng ngang ngửa những nước láng giềng.

Các hợp đồng mua tên lửa phòng không tầm xa S-300V4 và đề xuất đặt hàng xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga cũng nằm trong kế hoạch đầy tham vọng trên của Ai Cập. Quan chức Mỹ khẳng định lợi ích của Ai Cập khi mua vũ khí Nga là rất nhỏ, nhưng danh sách khí tài Washington đồng ý xuất khẩu cho Cairo và các loại vũ khí Moskva chào hàng thể hiện tình hình hoàn toàn khác.

"Mỹ sẽ không thể cung cấp cho Ai Cập những khí tài cao cấp với chất lượng tương đương tiêm kích Su-35S, hay thậm chí là những loại tên lửa hiện đại để trang bị cho phi đội chiến đấu cơ lạc hậu của họ", bài viết trên tạp chí Military Watch có đoạn viết, nhưng cảnh báo nền kinh tế mong manh của Ai Cập có thể buộc nước này chấp thuận yêu cầu của Mỹ để tránh bị cấm vận
https://vnexpress.net/the-gioi/ly-do-ai-cap-quyet-mua-su-35s-nga-4013197.html


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 21 2019, 11:42 PM

Tán phét một chút về thời sự quốc tế.
Trên các báo chí VN nói về quan hệ Thổ-Nga, chỉ dừng lại ở vấn đề Syria, trong khi một lĩnh vực khác tức là quan hệ kinh tế thì lại không nói tới. Gần đây trên media Pháp, khi nói tới Thổ có thông tin rằng quan hệ trao đổi kinh tế giữa Thổ và Nga rất lớn, ở mức độ 100 tỉ Đô (so sáng với quan hệ VN-Nga, dù VN đã có FTA với khối kinh tế Á – Âu do Nga khởi xướng và đứng đầu, chỉ èo ọt có khoảng độ 5 tỉ). Như vậy quan hệ kinh tế Thổ-Nga chỉ kém quan hệ kinh tế TQ-Nga. Một điều nữa cũng nên nói ở đây, điều này thì tôi biết đã lâu, đó là Khi Liên Xô tan rã thì Thổ đã tận dụng được cơ hội này để tăng trưởng về công nghệ. Lý do ? Trong 15 nước cộng hoà là thành phần của Liên Xô ngày trước, có cộng hoà Azerbaizan, được chuyên phân công trong Liên Xô về công nghệ dầu mỏ, và tất nhiên là công nghiệp hoá chất. Người Azerbaizan và người Thổ thực ra là một giống người, tiếng nói gần giống nhau. Vì thế Azerbaizan đã đóng vai trò xuất khẩu công nghệ của Liên Xô cũ cho Thổ. Sự kiện như thế này không phải là hiếm, vì ngay trên báo VN, khi nói tới việc các nhà máy công nghiệp quốc phòng VN có thể tự sửa chữa, đại tu được Su-27, là có đóng góp của chuyên gia UK, hay Bạch Nga (Bielorussia), Triều Tiên có thể thu thập được công nghệ sản xuất động cơ tên lửa, cũng từ UK, đây là không nói tới TQ..
Cả VN và Thổ đều nằm trong nhóm CIVET, được coi là những nước đang trỗi dậy mặc dù không có quy mô lớn như BRICS, là nhóm bao gồm Brazil, TQ, Nga, Ấn độ, Nam phi. CIVET bao gồm Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai cập và Thổ.. Vậy tại sao Thổ lại trao đổi được nhiều với Nga mà VN thì không ? bởi vì Thổ có công nghiệp của mình. VN chủ yếu xuất khâu bằng FDI, mà FDI thì nó phải tuân theo nước làm chủ sở hữu, chứ không phải là địa điểm sản xuất.Cái made in Vietnam chỉ là chứng chỉ nơi gia công, chứ còn chủ của nó và lãi mang về là Hàn quốc, Đài loan, Nhật, ..
Về mặt kinh tế, trong thực tế Thổ đã gắn liền với EU, là địa điểm gia công cho EU, chính vì thế EU không muốn Thổ gia nhập khối của mình, vì như thế thì Thổ sẽ có tiếng nói chính trị (ngoài các vấn đề khác biệt về văn hoá, tôn giáo, dẫn tới xung đột).
Cách đây mấy ngày, tổng thống Pháp có chuyến thăm TQ, và trên báo VN có tiêu đề “TQ có thể mua được Pháp hay không ?” cũng như vấn đề Pháp mang tầu chiến tới diễu hành ở biển Đông, có thể coi như một dạng cân bằng lực lượng ở đây.
Như vậy đặt ra vấn đề Pháp có ủng hộ việc giải quyết vấn đề biển Đông theo UNCLOS hay không ? và tác động của Pháp thế nào ở ĐNA ?
Tôi không rõ Pháp có ký vào UNCLOS hay không ? nhưng có một điều rõ ràng là Pháp, do hệ quả của quá khứ từ thế kỷ XVIII, XIX mà nước này làm chủ được rất nhiều đảo nhỏ ở Ấn độ Dương và Thái Bình Dương. Những hòn đảo này là cơ sở để Pháp thiết lập chủ quyền và vùng EEZ trên thế giới, diện tích của chúng lên tới 5 triệu Km vuông (gấp 1,5 lần diện tích toàn biển Đông). Vùng lớn nhất là quần đảo nằm về phía đảo Tahiti, Tân ca lê đôn ni, sau đó là những hòn đảo nằm trên con đường từ Ấn độ dương ra đại tây dương gần đảo Ma đa gát xơ ca. Mặc dù “chủ quyền lịch sử” của Pháp với những đảo này là không thể chối cãi, nhưng chúng có thể bị cắt khỏi Pháp bởi các phong trào đòi độc lập (ở Thái bình dương), hoặc bị các nước trong vùng tranh chấp (trường hợp ở Ấn độ dương). Hiện tại Pháp đã biến được một hòn đảo có vị trí quan trọng ở Ấn độ Dương thành lãnh thổ Pháp: đảo May ốt. Vì thế cũng như các cường quốc khác, thái độ của Pháp với vấn đề biển là cơ hội, cũng giống như trường hợp của các cường quốc khác bao gồm cả TQ, Nga, Anh, Mỹ.. Trường hợp của Mỹ còn rõ ràng hơn, vì họ không ký vào UNCLOS. Vì thế UNCLOS là một giải pháp rất tốt cho các nước trên thế giới nói chung. Nhưng thái độ của các cường quốc với nó không phải lúc nào cũng rõ ràng, và tư duy thay đổi luật chơi có lợi cho mình luôn luôn tồn tại.
Chính vì thế, nếu VN sử dụng UNCLOS, thì chỉ có nó không không đủ, mà phải có đủ sức mạnh để kiểm soát trên thực địa, chứ không có một liên minh nào làm được việc này.
Trở lại với vai trò của Pháp. Pháp có thể đứng về phía TQ chống Mỹ, và từ đó ủng hộ những đòi hỏi bành trướng của TQ được không ? một trật tự thế giới mới do TQ lập ra có được Pháp ủng hộ không ? Cho đến giờ thì câu trả lời là không vì sự khác biệt về truyền thống văn hoá, lịch sử, định kiến (dân chủ dân chẽo lăng nhăng) và cả quyền lợi.
Hiện nay EU đang tìm cach thoát khỏi Mỹ, nhưng cách tiếp cận của nó là dần dần. Điều này cũng tuỳ thuộc vào cách ứng sử của Mỹ với EU. Về cơ bản EU và Mỹ đều tìm cách tìm được một tiếng nói chung, để hai bên cùng hưởng lợi trên vai một nhân tố thứ ba (TQ, Nga). Trong trường hợp EU tách biệt rõ rệt khỏi Mỹ, thì đối tượng gần gũi có thể liên minh nhất là Nga chứ không phải TQ. Nhưng ngay cả với Nga, EU cũng phải đánh dẹp được các nước vốn coi Nga là cựu thù như Ba lan. Và điều này không phải là đơn giản.
Như vậy quan hệ của Pháp với TQ là cơ hội, kiếm lợi, chứ hiện tại chưa có khả năng là đồng minh.
Điểm nổi bật của EU (và Pháp) với VN là khả năng mua thiết bị quân sự để tạo ra công việc quốc phòng của mình. Tất nhiên điều này chỉ có được khi Mỹ không ngăn cản. Nói chính xác hơn, nếu có quan hệ ngoại giao tốt với Mỹ, nhưng bị Mỹ kỳ đà cản mũi, không chịu bán vũ khí cho mình, thì có thể mua của EU, trong đó công nghiệp quân sự Pháp là trụ cột. Nhưng họ không bao giờ là đồng minh thực sự tin cậy, chỉ là bạn hàng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 22 2019, 11:41 PM

Cả hai lưỡng viện My đã thông qua luật về Hồng Công, tạo điều kiện cho Mỹ tham gia vào đây. Tất nhiên luật này chỉ có hiệu lực khi Tổng Thống Mỹ ký vào áp dụng. Điều này có thể kéo dài nhiều năm, ví dụ trước đây Mỹ từng có luật về nhập cư nhưng tổng thống Mỹ trước là Obama không ký, nên nó chỉ có hiệu lực khi Trump ký vào, dẫn đến việc bắt giam riêng rẽ người nhập cư, tách trẻ con khỏi gia đình chúng. Mặc dù vậy, câu chuyện này đã lộ ra một mặt trận nữa được mở giữa TQ và Mỹ, ngoài Biển Đông, Đài loan, Thương mại,..v..v..
Nội dung của luật Hồng Công này là gì, tức là nó cho phép Mỹ rút lại những hiệp ước và đặc quyền thương mại của Mỹ với Hồng Công, vốn là điều đặc biệt của thành phố này so với các trung tâm khác của TQ ví dụ như Thượng Hải. Vì Hồng Công được coi là một lãnh thổ đặc biệt, giống như một nước, theo cam kết của TQ là một nước hai chế độ.
Do ở Hồng công bộ luật này ra đời sau các cuộc biểu tình ở đây từ tháng 6 đến nay, cho nên phải tìm hiểu xem việc gì đã xẩy ra, và yếu tố tác động bên ngoài vào nó ở đâu, nhiều hay ít vì một âm mưu từ bên ngoài tác động vào, dù nhiều hay ít phải có sự hưởng ứng.
Nhưng phân tích tiếp theo là của riêng tôi, theo cách thức “duy vật lịch sử”, nhìn dài hơi theo cả một quá trình. Khi có tin tức về Hồng Công, ngay cả khi bỏ ngoài phần tuyên truyền của phương Tây đi, vì tôi tiếp cận tin tức chủ yếu thông qua medias phương Tây, do sự độc quyền của chúng. Điều mà tôi đặt câu hỏi đầu tiên và là câu hỏi chủ chốt là tại sao nhưng người biểu tình là những người trẻ tuổi, chủ yếu là học sinh sinh viên, thậm chí còn là học sinh phổ thông, .. điều đặc biệt nữa là tại sao họ lại tự nhận mình là người Hồng công, đòi “dân chủ phương Tây”, và muốn quay lại thời Hông công là thuộc địa Anh ?
Nếu đào sâu cái các câu hỏi này, thì nó lại có những điểm thú vị khác. Với tuổi trẻ như vậy, họ chắc chắn chưa bao giờ sống dưới chế độ thực dân Anh ở Hồng Công, mà chỉ biết tới Hồng công từ khi chủ quyền trở về TQ (từ năm 1997). Một điểm nữa, chế độ thuộc địa ở Hồng công không phải là chế độ dân chủ phương Tây như ta thấy ở Anh, Pháp, Mỹ.. như vậy mơ ước về một Hồng Công “dân chủ” thực ra nó chưa bao giờ tồn tại.
Cái câu chuyện này khiến tôi nghĩ tới “lề trái VN”, khi mà những người này bao phủ cho chế độ Sài gòn ngày trước những ưu điểm mà bản thân người VN sống trong chế độ đó thật sự không biết. Tất nhiên lề trái VN” này không chỉ có những người ở VN, mà một phần lớn là nhân sự hậu duệ của chế độ này ở nước ngoài, cho nên điều này có thể giải thích được, vì nó liên quan tới biện hộ cho quá khứ của chính họ. Nhưng còn người Hồng Công ở Hồng công mơ ước về một Hồng công thuộc địa mà chính họ không biết thì thật là một điều “thú vị” về nhận thức.
Trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ nguyên nhân của nó chính là chính sách của TQ “một nhà nước hai chế độ”. Nó khiến cho chế độ ở Hồng công, thực ra không có thay đổi so với Hồng Công thuộc địa trước năm 1997, nhưng tất cả những bất lợi, bất cập của nó, nếu trước đây có thể đổ cho thực dân Anh, thì ngày nay nó được đổ cho TQ, vi chính TQ lại là người giữ và bảo đảm cho cái chế độ thuộc địa này tiếp tục tồn tại. Tất nhiên khi TQ cam đoan thực hiện chính sách này (một nước hai chế độ) thì nó cũng phản ánh tương quan lực lượng, cũng như quyền lợi của chính TQ, nhưng điều này tôi sẽ nói sau. Trước mắt tôi chỉ tập trung tìm cái yếu điểm mà chế độ thuộc địa Hồng Công này để lại.
Chế độ ở Hồng Công, trong thực chất là một chế độ thuộc địa dã man, áp dụng một cách tổng thể chính sách kinh tế liberal, mạnh ai nấy sống, với một dịch vụ xã hội nhỏ hẹp. Về cơ bản nó không khác chế độ xã hội của Mỹ. Nhưng chế độ xã hội liberal ở Mỹ duy trì được vì giai cấp tư sản Mỹ có thể bóc lột toàn thế giới, rồi lại quả một phần cho dân lao động, nhưng không dưới dạng nhà nước phúc lợi (mà các ứng cử viên đảng dân chủ hiện tại muốn đưa vào thực hiện một phần) mà là dưới dạng “Hard work”. Điều đó nghĩa là thế nào ? lấy ví dụ một người thợ sửa móng tay ở Mỹ so với một người thợ sửa móng tay ở VN. Người thợ sửa móng tay ở Mỹ có lợi hơn do vị thế đồng đô la, do sự thừa mứa tiền bạc của giai cấp thống trị, dẫn tới nhu cầu phù phiếm kiểu này thịnh hành hơn, khiến họ có thể sống được. Nhưng phải “hard work” cầy ngày cầy đêm.
Ở Hông công, trong thực tế cũng giống như vậy, vậy tại sao trong quá khứ dưới thời thực dân Anh nó lại phát triển. Cái bí mật này nằm trong quan hệ quốc tế của TQ trên thế giới. Vào thời điểm còn thực dân Anh, TQ bị bao vây phong toả, nên Hồng Công là cái cửa ngầm để TQ quan hệ với các nước tư bản. Nói cách khác Hồng công đã giầu có trên cơ sở buôn lậu với TQ bị phong toả. Sự nghèo khó của TQ lục địa bị bao vây, tạo nên sự giầu có cho Hồng công. Chính trên cơ sở đó mà chế độ liberal toàn thể kiểu Mỹ ở Hồng công mới sống được.
Hiện nay, lợi thế độc quyền này của Hồng Công không còn mà nó phải cạnh tranh với các thành phố khác của TQ như Thượng Hải, Thẩm quyến.. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu Anh vẫn là người cai trị thành phố này, thì những khó khăn xã hội của Hồng Công dẫn đến sự “bất mãn” của giới trẻ vẫn có, có điều nó không thể chuyển trách nhiệm cho nhà nước TQ. Có lẽ nếu tình trạng như vậy, thì cuộc biểu tình sẽ phất ngọn cờ đòi thống nhất với TQ, yêu đảng CS TQ chứ không phải là thần phục nữ hoàng Anh như các “lãnh tụ” phong trào mà tôi nhìn thấy trên TV phương Tây.
(còn tiếp)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 25 2019, 06:23 PM

Tại sao thanh niên sinh viên Hông công lại là lực lượng chủ yếu trong các cuộc biểu tình từ 6 tháng nay ở Hông Công ?
Để trả lời cho câu hỏi này có hai lý do, một lý do chung cho thanh niên toàn thế giới, và một lý do riêng đặc trưng của Hồng Công.
Lý do chung. Từ sau đại chiến thế giới thứ II, đặc biệt có thể tính từ cuộc nổi dậy của sinh viên Paris vào năm 1968, thì người ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, lực lượng “cách mạng” (tôi để trong ngoặc kép để ngụ ý cho việc tầng lớp người huy động được trong các phong trào xã hội) chính là thanh niên, sinh viên. Tại sao ? vì đây là tầng lớp người chưa thực sự tham gia vào sản xuất, mà mới chỉ mớm chân vào đời. Ở vị trí này, người ta chưa có ràng buộc, chưa sẵn sàng chấp nhận cuộc sống của “người lớn”, từ đó có tâm lý “nổi loạn” , và có tư duy lý tưởng, cũng có ít ràng buộc kiểu “cơm áo gạo tiền” hơn.
Cũng từ sau đại chiến thế giới II, khi giáo dục đại học được phổ cập, thì tầng lớp người này cũng trở thành trí thức. Nhưng là một dạng “trí thức vô sản”, vì kiến thức của họ chưa bao giờ được dùng để kiếm sống. Và trong nhiều trường hợp, những kiến thức này không sử dụng được, do sự lệch lạc giữa nhu cầu của thị trường lao động và kiến thức học được trong trường , từ đó dẫn tới sự vỡ mộng, và chối bỏ xã hội.
Ở Pháp, trong đời sống chính trị của nó, tầng lớp học sinh sinh viên này được sử dụng triệt để trong tranh giành quyền lực giữa phe tả (chủ yếu là đảng xã hội) và phe hữu. Nhìn chung ở Tây Âu, đặc biệt là Pháp, lực lượng này chủ yếu nằm ở phe tả. Nhưng điều đó có thể ngược lại ở những nơi khác tuỳ thuộc vào hoàn cảnh xã hội của từng nước.
Sự phản đối này sẽ càng gay gắt hơn, nếu thanh niên sinh viên không có một cái sân chơi văn hoá để thoả mãn nhu cầu của họ. Vì thế cho nên ở Tây Âu mới có phong trào Rock’end’roll, hiện tại ở Đông Á có K-Pop, các hình thức sinh hoạt thể thao, phố đi bộ .. để tụ tập, để thoả mãn nhu cầu “khẳng định mình” của giới trẻ.
Thanh niên sinh viên ở Hồng Công cũng không ngoài đặc điểm này, nhưng nó lại có thêm những đặc trưng riêng của Hồng Công.
Đó là việc “bước chân vào đời” rất khó khăn, đặc biệt vấn đề nhà ở, và sau đó là việc làm. Do Hồng Công nằm trong hệ thống “shadown banking” của đế chế Anh, mà lợi nhuận của nó trong ngân hàng rất lớn, nhưng nằm trong tay một nhóm rất nhỏ. Nhân sự đẳng cấp ở Hồng Công là nhân sự phương Tây của các ngân hàng đặt chi nhánh ở đây. Mức sống cao của họ, không được đẩy xuống chia cho dân Hồng Công, mà chỉ có tác dụng ngược tức là làm đời sống đắt đỏ. Ta có thể nhìn thấy hiện trạng này ở một mức độ nhỏ hơn nhiều ngay tại VN, ví dụ Nha Trang. Ở thành phố này, trong vòng 2 km tính từ bờ biển, nơi tập trung các dạng khách sạn , “rì sọc”, đời sống rất đắt do giá cả được khách du lịch (chủ yếu là Nga và TQ) thổi lên do sức mua của họ. Ví dụ ăn một bát phở giá lên tới 75000VND. Vì thế người dân Nha Trang dạt vào trong đất liền. Đi vào sâu 10km, thì giá của Nha Trang không còn như ở ven biển nữa.
Cái mô hình này ta có thể mang trở lại Hồng công, với điều đặc biệt là nó không có cái sân sau (hinterland) 10Km ở Nha trang. Kết quả, người dân phải chịu tác động của giá cả tăng vọt, nhà ở khó khăn mà không có biện pháp giải thoát.
Như tôi đã nói ở trên. Hồng Công giầu có được do TQ bị phong toả trong quá khứ. Nhưng hiện tại Hông công chỉ còn là một trong những thành phố ven biển như bao thành phố khác của TQ, nó không còn độc quyền trong trao đổi thương mại với TQ nữa, mà phải lùi bước nhường lại cho Thượng Hải, Thẩm quyến.. những thành phố có ưu thế về nguồn lực hơn. Hồng Công vẫn giữ được một số yếu tố : việc sử dụng tiếng Anh, đồng Đô la Hồng Công, một số thể chế đặc biệt giữa đặc khu này và phương Tây .. nhưng những lợi thế này có tác dụng cho người phương Tây, cho ngân hàng phương Tây, ví dụ HSBC của Anh, cho thiểu số người phương Tây tới đây làm việc, là nhân sự cao cấp là chính. Nhưng họ không chịu một trách nhiệm gì trong các vấn đề xã hội ở đây cả. Giống như du lịch ở Nha Trang chỉ quan tâm tới kỳ nghỉ của họ, chứ không quan tâm tới thành phố như một cộng đồng xã hội.
Tóm lại, chính cái biên giới TQ-HC đã ngăn cản sự phát triển hài hoà hơn của thành phố này, và cái biên giới này chính là tình trạng “một nhà nước hai chế độ” gây ra.
Hiện tại, TQ đã xây một hệ thống đường sắt, để đi từ Hồng Công sang TQ, rút ngắn thời gian xuống dưới 1 tiếng. Thời gian này tương đương với người đi làm ở Paris, sống ở ngoại ô có thể đi vào thành phố làm việc. Vậy sao người Hồng Công không thể ở đó, đi làm ở HC. Câu trả lời (hai chế độ).
(con tiep)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 25 2019, 11:35 PM

Tương lai của Hồng Công như vậy là mờ mịt, với tôi thì có ba khả năng có thể xẩy ra.
Khả năng thứ nhất, TQ bị phương Tây bao vây thành công, phong toả thành công. Trong trường hợp này, thì Hông công lại thành cái cửa khẩu buôn lậu như vị thế của nó vốn có. Và điều này sẽ làm “sống lại” thành phố. Nhưng khả năng này khó có thể xẩy ra, và nếu có một cuộc phong toả với TQ thì nó cũng không thể vượt được những gì I ran, Triều Tiên hay Nga phải chịu. Có nghĩa là trong một thế giới mà sự xâm nhập của các nền kinh tế đan xen nhau càng nhiều, thì khả năng một cuộc phong toả hiệu quả càng ít. Hồng Công, ngay trong trường hợp này cũng không còn có độc quyền nữa.
Khả năng thứ nhì là Hông Công trở thành một thành phố của TQ. Trong trường hợp này thành phố có thể hợp với Thẩm quyến trở thành một trung tâm công nghiệp (Thẩm quyến) + thương mại (Hồng công). Do được quản lý trực tiếp của TQ, cùng thể chế, và đặc biệt TQ hiện đang muốn tiến hành xây dựng một nền kinh tế tiêu thụ (giống như Mỹ, phương Tây) thì phúc lợi xã hội của người dân Hồng Công sẽ được đảm bảo. Nguồn lực của thành phố cũng được mở rộng hơn, vì TQ có thể xây dựng các thành phố vệ tinh, (bản thân Thâm quyến bắt đầu cũng như vậy), giải toả cho Hồng Công, làm giảm giá nhà đất, cũng như đa dạng hoá nền kinh tế Hồng công vốn chỉ dựa trên thương mại và ngân hàng.
Nhưng khả năng này cũng bị nhiều lực cản, đó là Hồng Công hiện tại là tối ưu với lợi ích phương Tây. Kiểu một ông ăn ốc (phương Tây) một ông đổ vỏ (TQ). Mặc dù là một thành phố , nhưng Hồng công có tiền riêng (đô la hồng công), hiện tại tôi không rõ ngân hàng nhà nước TQ là ngân hàng phát hành tiền ở đây hay là ngân hàng Anh (ví dụ HSBC), nếu nó vẫn là ngân hàng Anh thì một lực cản nữa lại được đặt ra.
Hiện tại TQ cũng muốn thông qua Hồng Công, để thâm nhập vào hệ thống Shadown banking, từ đó mà quốc tế hoá đồng nhân dân tệ. Vi hiện tại, vai trò đồng nhân dân tệ còn nhỏ hơn cả đồng Phờ răng thuỵ sĩ, dù sức mạng kinh tế TQ lớn hơn nhiều lần. Trong việc này TQ chắc chắn muốn “lợi dụng” hệ thống ngân hàng Anh. Bản thân TQ cũng đã có một số thoả thuận với Anh về chuyện này.
Khả năng thứ 3 là Hông Công tiếp tục giữ nguyên hiện trạng, và cứ thế tụt dần xuống, như bao thành phố khác trở thành một dạng bảo tàng quá khứ. Mỗi thành phố thực ra rất giống một hãng công nghiệp, phải có mánh làm ăn để phát triển và tồn tại, như một công ty cần thị trường, và có dịch vụ hay sản phẩm phục vụ thị trường đó. Có nhiều thành phố đã rơi vào cảnh này ví dụ Malacca ở Malaysia, Can kút ta ở Ấn độ, Lít xơ bon (thủ đô Bồ Đào Nha) ở châu Âu. Hồng công cũng không phải là ngoại lệ.
(con tiep)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Nov 29 2019, 06:26 PM

Tổng thống Mỹ đã ký vào dự thảo luật về Hồng Công, chỉ vài ngày sau khi Thượng Viện và Hạ viện Mỹ thông qua. Như vậy luật này đã có hiệu lực, cho phép Mỹ có thể can thiệp vào tình hình ở đây. Và như vậy tương lai của Hông công càng mờ mịt hơn, vì quy chế đặc biệt của Hồng Công với các nước tư bản có thể bị xoá bỏ từ Mỹ. Tất nhiên đây chỉ là luật của Mỹ áp dụng cho công ty Mỹ, nhưng cũng như luật của Mỹ áp dụng vào I ran, các nước khác, ngay cả các nước phương Tây cũng nghe theo, vì họ không thể bỏ lợi ích của mình ở nước Mỹ, quan hệ với Mỹ để quan hệ với Hồng Công và TQ.
Luật này có thể tạo ra một nạn nhân bất ngờ, đó là nước Anh. Giới chính khách Anh đang tiến hành rời bỏ EU để có thể thực hiện được Global Britania, một trong những thị trường mà Anh hướng tới là châu Á. Và trong chính sách này, chắc chắn ngân hàng HSBC đóng vai trò rất quan trọng. Vào thời điểm ở châu Âu có khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, ngân hàng HSBC là ngân hàng duy nhất của Anh và của châu Âu nói chung, không cần sự ủng hộ của chính phủ. Đây cũng là ngân hàng có tính “cột trụ” với đế chế tài chính Anh, giống như Vietcombank ở VN. Ở châu Á, Hồng công là sân nhà của HSBC. Ngân hàng này đã hình thành ở đây nhờ tiền buôn thuốc phiện từ giữa thế kỷ XIX, do một nhóm thương nhân người Scotland (một vùng của Anh) lập ra. Có thời điểm TQ muốn HSBC chọn Hồng Công làm trụ sở chính của, nhưng ngân hàng này đã giữ trụ sở ở Luân đôn.
Với bộ luật mới này, mánh làm ăn đặc biệt ở đây của Anh đã bị Mỹ kiểm soát khiến Global Britainia của Anh có khi không được như mơ ước.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 2 2019, 08:10 PM

Nga và Trung khai trường đường ống Power of Siberia


With launch of 'Power of Siberia' pipeline and two other projects, Russia set to cement role as gas 'kingpin'

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/12 cùng khánh thành công trình đường ống dẫn khí đầu tiên giữa hai nước.


Dự án mang tên Power or Siberia (Sức mạnh Siberia) kết nối Nga - nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới, và Trung Quốc - khách hàng năng lượng lớn nhất của Nga, sau nhiều năm đàm phán cam go và thi công trong điều kiện khó khăn, theo AFP.

Đường ống dài 3.000 km chạy từ vùng núi xa xôi ở phía đông Siberia đến khu vực Blagoveshchensk giáp biên giới rồi đi sang vùng đông bắc Trung Quốc.

Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá 400 tỷ USD, thời hạn 30 năm để xây dựng đường ống này vào năm 2014, sau một thập kỷ đàm phán khó khăn. Đây là hợp đồng lớn nhất của Gazprom cho đến khi đó.

Công ty dự kiến cung ứng cho Trung Quốc 38 tỷ m3 khí đốt mỗi năm khi đường ống đi vào vận hành đầy đủ vào năm 2025.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) là công ty Trung Quốc tham gia dự án.




https://news.zing.vn/ong-tap-va-tt-putin-khanh-thanh-duong-ong-dan-khi-lich-su-post1020354.html
https://www.japantimes.co.jp/news/2019/12/02/business/power-of-siberia-pipeline-russia-gas/#.XeUMnXVKhhE

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Dec 3 2019, 05:22 PM

@ltbk,
Đường ống dẫn khí này đã được ký từ trước và nó là bằng chứng của quan hệ ngày càng khăng khít giữa TQ và Nga. Quan hệ này có lẽ còn đỉnh hơn cả thời điểm mà nhà nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa a đời vào tháng 10 năm 1949, vì là một quan hệ dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau, và lợi ích kinh tế.
Từ VN thì cái nhìn của vấn đề này là nội hàm của quan hệ Nga-TQ là gì ? Nó có cân bằng không ? trong mối quan hệ này có vấn đề “chia vùng ảnh hưởng” không ?
Nếu mối quan hệ này là cân bằng, tức là TQ tôn trọng các quyền lợi của Nga(vì khả năng ngược lại hơi khó, do vị thế của hai bên, sức mạnh chắc chắn nghiêng về TQ) thì thuận lợi cho VN hơn. Trong trường hợp không phải như vậy (và khả năng này là lớn), thì VN phải tự hành động để làm cho TQ hiểu rằng họ sẽ thiệt nhiều hơn là lợi khi gây chuyện. Bởi vì VN thực sự muốn có một quan hệ láng giềng tốt với TQ, với điều kiện TQ không xâm phạm chủ quyền VN
Chính sách 3 không của VN hiện tại là câu trả lời đúng cho điều này. Và để làm được được chính sách này, thì VN phải có bản lĩnh, có được sự chủ động cao trong tư duy, trong công nghệ, trong chiến thuật chiến lược..tóm lại là xây dựng được một nước VN công nghiệp hoá, bằng mặt bằng vai với các nước khác, mà không phải là con tốt thí trong một cuộc cạnh tranh giữa các nước Mỹ-TQ-Nga như lề trái muốn đẩy VN vào.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 8 2019, 03:52 AM

Tin từ nhiều luồng khác nhau, ví dụ từ bạn Lê Thái Kỳ dịch báo Ukraine:

Đường ống này được xây dựng khi Nga bị phương Tây cô lập vì vụ Ukraine năm 2014. Ngoài ra còn 1 đường ống phía Tây nữa
Ngoài ra Putin cũng vừa thông báo North Stream 2 cũng sắp sửa hoàn thành xong.

Ngoài ra Thổ cũng công bố kết quả test hệ thống S-400 mua từ Nga, cho thấy nó phát hiện được F-16 ở khoảng cách đến 500 km. Trong cuộc thử nghiệm này, Thổ sử dụng 2 F16, 1 F4 và 1 trực thăng bay liên tục 8 giờ với tiếp nhiên liệu trên không và tiếp cận hệ thống từ nhiều hướng với tốc độ, độ cao khác nhau (kể cả độ cao rất nhỏ), và các phương tiện tiếp cận đã có lúc về tốc độ bằng 0 nhưng vẫn bị S-400 phát hiện và kết thúc bằng vieecj phóng tên lửa giả định (tín hiệu điện tử) tiêu diệt mục tiêu.

Bổ sung thêm chút: con S-400 này còn có khả năng học máy (machine learning) nghĩa là nó có thể học được các tín hiệu của các máy bay khác nhau, vì thế nếu để nó học được F-35 thì phá hỏng chiến lược của Mỹ. Trước đó, Mỹ cũng tuyên bố lo ngại việc S-400 sẽ được phổ biến khắp thế giới giống như AK-47

Tổng thống Erdogan tuyên bố công khai là Patriot kém xa S-400
"Những khẩu đội Patriot không thể so sánh với sức mạnh và độ tin cậy của hệ thống phòng thủ tầm cao S-400 do Nga sản xuất. Chính vì vậy, việc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hệ thống phòng thủ này theo yêu cầu của Mỹ là chuyện không thể", ông Erdogan nói và khẳng định.
____________________________________________________

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thừa nhận Mỹ đã sai lầm khi có phần "buông lỏng" trong việc phát triển vũ khí siêu thanh và đã để Nga vượt mặt.
____________________________________________________

Rybinsk vào năm 2020 sẽ sản xuất 280000 lưỡi tuabin và tới 2024 sẽ sản xuất 800000 lưỡi tuabin mỗi năm đủ để chế tạo 2000 động cơ cả ở Nga và nước khác.
Các lưỡi tuabin chịu nhiệt độ bền cao sẽ được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay là đúc đơn tinh thể trong khuôn gốm.
Nhiều nước đã sản xuất được động cơ tuabin, nhưng chỉ có 6 nước là chế tạo được lưỡi tuabin cho máy nén HP, chúng chỉ chiếm hơn 10 % số linh kiện trong động cơ nhưng chiếm tới 45% giá trị động cơ( Nga,Mỹ,Canada,Anh,Pháp,Đức.)

https://topwar.ru/165546-v-rybinske-otkryli-novoe-proizvodstvo-lopatok-gazoturbinnyh-dvigatelej.html


Ukraina: công ty xây dựng nhà ở lớn nhất Ukrbud đã dừng tất cả các công trình của mình.
Hàng ngàn gia đình có nguy cơ không nhận được các căn hộ mà họ đã đầu tư.
Lại một vụ gây chấn động thị trường BĐS thủ đô Kiev nói riêng và toàn Ukraina nói chung: lần này tại tâm chấn là một trong những công ty phát triển lớn nhà ở lớn nhất của thủ đô - Ukrbud Corporation.
Hiện công ty này đang xây dựng 26 công trình với hàng ngàn người đầu tư căn hộ.
Hiện một số người mua căn hộ tại công ty này đã biểu tình trước phủ Tổng thống.
Vụ này đã gây ngay một hiệu ứng trên thị trường nhà ở Kiev: giá các căn hộ đang xây bị rớt thảm, ngược lại giá các căn hộ đã xây xong tăng vọt.

https://www.obozrevatel.com/economics/economy/krupnejshij-ukrainskij-zastrojschik-ostanovil-vse-rabotyi-v-kabmine-sdelali-zayavlenie.htm?fbclid=IwAR1BJkKgoVY5vyMmWURmqG5wOzFigJ3k-q6p9ZdaLHgll62faR9y2StmOQs
https://strana.ua/articles/analysis/231148-arest-maksima-mikitasja-eks-khozjaina-ukrbuda-vyjavil-problemy-na-rynke-nedvizhimosti-kieva.html?fbclid=IwAR3iNZBvAKN1EywW9k-xujpwanuapPQ39uFqCLhpnhh9feohdcZ_hOQy0Hc


Lực lượng cứu hộ Odessa không có một tấm bạt lò xo nào.
Tấm bạt lò xo là một thiết bị đơn giản nhất và tối cần, được sử dụng ở nhiều nước từ thế kỷ 19 trong trường hợp khẩn cấp cho người nhẩy từ tầng cao xuống và giảm tối thiểu thương vong.
Trong các tỉnh khác ở Ukraina tình cảnh cũng tương tự, ở thế kỷ 21.
Trong vụ cháy tòa nhà ở Odessa vừa qua, nhiều người buộc phải nhẩy qua cửa sổ để thoát thân. Trong đó 1 cô gái 16 tuổi nhẩy từ tầng 5 xuống và tử vong.

Nguyên nhân của vụ cháy tòa nhà ở trung tâm Odessa hôm nay là do hệ thống sưởi ấm bị cắt nên nhiều khả năng người ta đã dùng lò sưởi điện, do các đường điện cũ nên quá tải dẫn đến chập mạch và gây cháy.
Việc nhiều trường học bị cắt lò sưởi là tình trạng chung ở Ukraina mấy năm nay. Do giá khí đốt tăng quá cao nên các trường không có khả năng thanh toán và chọn cách cắt hệ thống sưởi ấm.
Hiện tại con số người bị nạn đã lên tới 29 người, trong đó 15 là trẻ em vị thành niên, một cô gái sinh viên 17 tuổi bị tử nạn.
Ngoài ra 15 người bị coi là mất tích và không liên lạc được, có khả năng họ bị kẹt trong đám cháy.
Ngày mai sẽ có một đội cứu hộ đặc nhiệm từ Kiev về để giúp thu dọn đống đổ nát sau vụ cháy.
Thành phố Odessa sẽ để tang 2 ngày- ngày 5 và 6/12 cho các nạn nhân vụ cháy.
Ngoài ra các sinh viên chạy thoát đươc cho biết không có bất cứ tín hiệu báo động nào khi đám cháy phát ra. Họ thấy lửa khói tràn vào nên tự động chạy ra ngoài, sau đó gọi điện cho những người còn lại bên trong.
Đám cháy bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng và mãi tới 19h30 tối người ta mới dập tắt được.

http://www.pr.net.ua/archives/7062?fbclid=IwAR1leV4z4ai-WDJ9XRNfdmQnxDiBPeI36Ve-_dTf_juFIGjXvYUAc4TX4Fs
https://www.youtube.com/watch?v=GDCGDS47HIE
https://dumskaya.net/news/troitckaya-perekryta-a-zdanie-vse-eshche-proliva-106210/?fbclid=IwAR0ce1gtNpyB9hZgxG6h3EdR06yL8NTh03uLcwCOdXnRfU1rVCnhAqOHMEU


Chiến đấu trong Quân đội tình nguyện Ukraina, cựu thành viên lực lượng dân tộc chủ nghĩa Right Sector, được chính TT Poroshenko trao tặng Huân chương Dũng cảm - chân dung nghi phạm vụ xả súng giết chết bé trai 3 tuổi.
Như đã đưa tin, hôm qua tại trung tâm thủ đô Kiev những kẻ lạ mặt đã xả súng vào chiếc Range Rover định ám sát ông Sobolev, một doanh nhân nổi tiếng, chính trị gia. Nhưng họ lại bắn vào con trai 3 tuổi làm cậu bé tử vong.
Hôm nay cảnh sát theo dấu vết đã nhanh chóng tìm ra các nghi phạm: đó là 2 thanh niên 19-20 tuổi Andrei Lavreg và Alexei Semenov.
Hai người này đã từng chiến đấu trong Quân đội tình nguyện Ukraina khi họ mới 17 tuổi và mới xuất ngũ gần đây.
Một trong 2 người, Andrei Lavreg là xạ thủ bắn tỉa và đã từng được TT Poroshenko trao tặng Huân chương Dũng cảm.

Sobolev vốn là một doanh nhân nổi tiếng, cựu phó thị trưởng Donetsk, cựu phó chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn dầu khí quốc gia Naftogaz Ukraina và là người sáng lập ra chuỗi siêu thị Obzora. Hiện nay ông là đại biểu hội đồng tỉnh Kiev

https://korrespondent.net/ukraine/4167431-snova-veterany-podozrevaemye-v-ubyistve-rebenka?fbclid=IwAR1oqKsnSR1Cwqw1Rjo9Jn6yEXfBzLDkI9VAJ8erXuHQIrIZAZWW5QfUaYs

_____________________________________

Chính quyền Kiev đang nghĩ cách chi số tiền giảm giá khí đốt (có thể) của Nga.
Chính phủ đang xem xét một cơ chế để thu số tiền mà Nga giảm giá khí đốt cho Ukraina trong trường hợp cung cấp trực tiếp và chi vào các "chương trình xã hội".
Tức là giá bán cho người tiêu dùng không giảm, mà chện lệch giá chính phủ sẽ thu và chi vào việc khác.
Bình luận:
-Trước hết đây kiểu là "tính cua trong hang". Hợp đồng chưa được ký kết, mà đã vội ngồi tính xem tiền chia thế nào. Dân tình đang bình luận "Chia da con gấu khi chưa bắn được nó".
-Thứ hai, chính quyền tự nhận rằng nếu mua thẳng của Nga thì sẽ rẻ hơn. Trước đây người ta toàn ''kể chuyện cổ tích'' rằng Ukraina mua của châu Âu rẻ hơn mua từ Nga và "Ukraina đã độc lập về năng lượng''. Khí đốt đó vẫn là của Nga, vòng vèo qua châu Âu (rõ ràng là ai đó có lợi)
-Thứ 3, khi giá mua tăng thì dân chúng phải chịu, đến nay nếu giảm (giả sử thế), thì dân chúng chả được gì?
-Thứ 4, với mức độ tham nhũng như hiện nay (theo TT Trump đánh giá là thứ 3 thế giới) thì chúng ta đều hiểu là số tiền đó sẽ đi đâu, vào các "chương trình xã hội" như thế nào.

https://korrespondent.net/ukraine/politics/4164926-v-kyeve-dumauit-kak-yspolzovat-skydku-rf-na-haz?fbclid=IwAR07jPoLw0WUSxE2n2rCMBc6eh68MgrKk0eQha8_o9Ypo-RYergZ0PeC21Y
_______________________________________

Hội đồng Bộ trưởng Ukraina, đứng đầu là Goncharuk đã lừa dối người dân với một giá khí đốt mới: họ nói là giảm, nhưng trên thực tế lại tăng.
Mới đây họ nghĩ ra một mô hình mới: "giá khí đốt đốt bảo hiểm'' cho người tiêu dùng (chưa có thời gian viết kỹ).
Trước đây TT Zenlensky hứa sẽ "giảm giá các dịch vụ tiêu dùng", trong đó có giá khí đốt, giá điện, giá nước nóng, giá bảo trì nhà ở,vv.
Nhưng chúng ta cũng biết hứa là một chuyện, thực hiện là một chuyện khác.
Năm 2013 (trước Maidan) giá khí đốt ở Ukraina là 0,93UAH/1m3. Sau Maidan liên tục tăng, hiện nay trung bình là hơn 7,0 UAH/1m3, tức là tăng khoảng 8 lần. Và sẽ còn tiếp tục tăng.

https://www.obozrevatel.com/economics/v-ukraine-izmenitsya-tsena-na-gaz-kabmin-prinyal-reshenie.htm?fbclid=IwAR38jn4CrjoT5rTfuOuJyluh4QD-7bv8bRlyszVKvMsH49uv15454Ktqc2Q
https://korrespondent.net/business/financial/4165131-haz-mozhet-podorozhat-do-13-tysiach-hryven-smy?fbclid=IwAR0SmHaY3_40Jpx_dTk6wzgYqtwJ8XTJtsx1itS4M1yZbmLKq5H1qVvFOjY

_________________________________________

Đã đến lúc phải dập bớt quyền tự do ngôn luận ở Ukraina'' - Đại biểu Quốc Hội thuộc đảng '"Người phục vụ nhân dân" của tổng thống Zelensky.
Bà Olga Vasilevskaya-Smaglyuk tuyên bố rằng ở Ukraina có quá nhiều quyền tự do ngôn luận và đã đến lúc phải phải dập bớt.

https://censor.net.ua/news/3162449/ u_nas_v_strane_nastolko_silna_svoboda_slova_chto_ee_pora_by_nemnojko_priglushit_
nardep_sn_vasilevskayasmaglyuk?fbclid=IwAR2sK0qwf7rHmSLY7_s3tXvfyJRvNtWlYqg6D42hyUq85S7mv2ehALfbb_Y&__cf_chl_jschl_tk__=4de71c877d7e2bed9d591068261cf96783b230af-1575807542-0- AZNM9_lG9uhxLREMTkIPLf94wINNN1bMMHMSQec6LnQ6EWvVTboLfWYYyDDFvMLdasMrnOqKiv1_4CH6
dV- FePwzfG4SrQglaNJTcxBmhQb5b3qT5HLgBVWeYQCqbbyXzHMFG2z8G4gxNYzcNLDQcHyOllRQmYKH2O0
CibGOM3fC_QK6e- c4nEtB4y3vFtyd_a4artg3TIA4wFPc901sau9D9KNprsHegtfpd3dljmca06vcN2f4d4nrqd9DoR1Gof
wx3moFP9w0Z4nPuA_JbdXrDSOxZUwqn0AtmVsyYKOgIgd9ib_vy2ZpaPglXg0gsraoe1mYOXbZgKcw-2ZoRvVaMc17Rf1OZIJqkdFcMvSEQ2nwrnzLuQugSrrkiTQNy4zqan9lYnEXLr-n5abnOZrEaDN09_YkfGc9xHgtwj_6mZXYelrlZl_WU35iVLLWudBSBDvBeB-pDKjjkqTuFX0LVtK2JYMyJU4IWcXa9yja0qqR3AQffDizSV-sZN-l42C9mld8Ka87GZ6Rs3USahg
Nếu hợp đồng khí đốt với Nga không được ký kết thì mùa đông này giá sẽ khoảng 8,5- 13 UAH/1m3.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 14 2019, 05:00 AM

Thêm 1 số tin

Ngoại trưởng Nga Lavrov nói rằng, bất chấp sự tăng cường trừng phạt, kim ngạch thương mại giữa Nga và Hoa Kỳ lại đang tăng lên


Bộ Tài chính Hoa Kỳ vừa đưa ba công ty Nga ra khỏi danh sách trừng phạt.


Dỡ bỏ trừng phạt
Công ty TNHH «TsAO» (vùng Kurgan), Công ty TNHH «Vertikal» (Yugra), Công ty TNHH «Unikom» (Yugra) đã ra khỏi danh sách trừng phạt, minh chứng là văn kiện tương ứng công bố trên trang web của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.
Các cơ sở này bị liệt vào danh sách hôm 5 tháng 12, khi Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt chống 17 công dân và 7 công ty Nga «vì hoạt động gây hại» trong không gian mạng. Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, biện pháp như vậy là «cuộc tấn công tuyên truyền kế tiếp». Cơ quan đối ngoại của Nga còn nhấn mạnh rằng, cũng như trước đây, những đòn tấn công của phía Mỹ nhất định sẽ bị đáp trả đích đáng.


https://vn.sputniknews.com/world/201912138379199-bo-tai-chinh-hoa-ky-dua-ba-cong-ty-nga-ra-khoi-danh-sach-trung-phat/

Tin về vụ WADA (cơ quan chống doping) đòi cấm đoàn Nga tham dự các sự kiện thể thao lớn trong 4 năm.
Bình luận chút: kể từ năm 2014 sau vụ Ukraine, cơ quan WADA này liên tục cập nhật bổ sung thêm vào danh mục bị cấm các chất mới với tốc độ nhanh chưa từng có. Nhiều vận động viên Nga đã bị buộc tội dùng chất cấm mà mới được đưa vào danh sách chất cấm trước đó chỉ vài ngày, mà các vận động viện k thể cập nhật kịp, nổi bật nhất là vụ Sharakova (dù dĩ nhiên có những người dùng chất bị cấm thật)

Trước đó, hồi thập kỷ 90, Trung Quốc cũng dùng doping quy mô lớn, nhưng người ta cũng chỉ trừng phạt các vận động viên và quan chức liên quan, chưa bao giờ trừng phạt cả 1 quốc gia. Kể từ vụ Ukraine, đầu tiên thì các thượng nghị sỹ Mỹ gửi thư cho chủ tich FIFA lúc đó là Sepp Blatter đòi tước quyền đăng cai World Cup 2018 của Nga. Đến khi bị từ chối thì công khai đòi Blatter từ chức, như thủ tưởng Anh David Cameron lúc đó công khai kêu gọi Blatter từ chức, hay John McCain thì nói: "cần có 1 chủ tich FIFA sẵn sàng tước quyền World Cup 2018 của Nga", etc.
Đến khi không thành công chuyện World Cup này (dù buộc được Blatter từ chức sau khi trúng cử) thì lại quay sang chuyện Olympic, etc.




Ngày 09/12 vừa qua, Cơ quan chống doping thế giới (WADA) nhất trí thông qua quyết định tước quyền tham gia của Nga vào các sự kiện thể thao quốc tế lớn trong bốn năm liên tiếp, bao gồm cả Thế vận hội Mùa Hè 2020 tại Nhật Bản và Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 tại Qatar. Ngoài ra, trong bốn năm WADA cũng quyết định tước quyền của Nga tổ chức các giải vô địch thế giới và nộp đơn đăng ký tổ chức các sự kiện đó.

Hiện tại, chỉ có Nga và Trung Quốc lên tiếng chính thức phản đối việc chính trị hóa thể thao, các sự kiện thể thao, ủng hộ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các vận động viên trong sạch, bảo đảm chính đáng sự công bằng và trong sạch của những sự kiện thể thao quốc tế.

Có nhiều ý kiến và bình luận khác nhau về quyết định của WADA, nhưng cái nhìn chung là vắng bóng các vận động viên Nga thì nhiều sự kiện thể thao quốc tế sẽ không còn hấp dẫn nữa.

Những bằng chứng để WADA đưa ra quyết định
Quyết định của Ủy ban chống doping quốc tế được đưa ra sau một quá trình dài nhiều năm, dựa vào rất nhiều bằng chứng. Chẳng hạn như lời tố cáo vào năm 2014 của một cựu thành viên ủy ban chống doping của Nga Vitaly Stepanov và vợ của ông này, vốn là một cựu vận động viên điền kinh chạy 800m và cũng đã từng bị cấm thi đấu vì sử dụng chất kích thích. Hay lời tố cáo năm 2016 của Grigory Rodchenkov, từng làm việc tại một phòng thí nghiệm chống doping, ông này khẳng định đã đánh tráo mẫu xét nghiệm tại Thế vận hội Olympic 2014. Tháng 2 năm 2018, hai vận động viên Nga thi đấu tại Olympic mùa đông ở Hàn Quốc cũng bị xét nghiệm dương tính với chất kích thích.

Kết quả của những lời tố cáo và bằng chứng này là thể thao Nga đã phải hứng chịu một loạt các biện pháp trừng phạt như không được thi đấu với tư cách một quốc gia tại Olympic mùa đông ở Hàn Quốc hay các vận động viên điền kinh Nga từ năm 2015 đã bị cấm tranh tài tại các cuộc thi đấu quốc tế.

Có ý kiến cho rằng, việc sử dụng các loại chất kích thích khác nhau có từ thời Liên Xô với mục đích đạt được thành tích cao, để chứng minh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Thời sau khi Liên Xô không còn tồn tại, ở Nga thỉnh thoảng cũng có phát hiện sử dụng doping trong các cuộc thi đấu trong nước. Và báo chí đã từng phanh thui một số trường hợp.
Việc một số vận động viên có sử dụng doping đã được chứng minh. Và họ đã bị trừng phạt bằng cách cấm tham gia các cuộc thi đấu quốc tế.

Nhưng, còn một yếu tố khách quan quan trọng cần được chú ý tới. Đó là việc nhiều vận động viên Nga, và ngay cả các bác sĩ của họ, không theo dõi kịp nên không biết tên những loại thuốc y tế bị liệt vào danh mục doping vì WADA thường xuyên cập nhật danh mục này. Như vài năm trước, 2 nữ vận động viên trượt tuyết nổi tiếng của Nga giữ nhiều kỷ lục thế giới bị tước huy chương vàng và cấm thi đấu hai năm. Sau quá trình đấu tranh và làm rõ thì được biết hai cô ấy uống thuốc cảm vào ngày trước khi thi đấu, và thuốc này mới chỉ vài ngày trước đó được đưa vào danh sách doping. Hoặc như trường hợp của nữ quần vợt Nga Maria Sharapova bị tai tiếng dùng doping khi cô ta chỉ uống thuốc giảm cân do bác sĩ chỉ định trong mấy tuần trước khi thi đấu. Và vấn đề là WADA có thực sự trong sạch trong việc cứ cập nhập liên tục danh sách doping hay không và trên cơ sở nào?

Nhưng liệu những sai phạm của một số vận động viên Nga có đủ cơ sở để WADA đưa ra một quyết định khắc nghiệt như vậy hay không với tất cả các vận động viên Nga? Và thực chất của quyết định này là gì?

Đằng sau quyết định của WADA là gì?

Việc Nga và Trung Quốc lên tiếng phản đối việc chính trị hóa các sự kiện thể thao, ủng hộ bảo vệ lợi ích hợp pháp của các vận động viên trong sạch, cho ta hiểu ngay rằng đằng sau quyết định của WADA là những mưu đồ chính trị. Trước hết, việc trừng phạt cả một tập thể là phạm luật và mâu thuẫn với những nguyên tắc của Điểu lệ Olympic quốc tế. Chính WADA cũng đã nói rằng không có yêu cầu gì với Ủy ban Olympic Quốc gia của Nga. Mà nếu không có đòi hỏi gì, thì theo Điều lệ của phong trào Olympic, Nga phải có quyền tham gia dưới ngọn cờ quốc gia của mình.

“Như Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ngày 10/12 tại Paris thì quyết định của WADA mâu thuẫn với những nguyên tắc của Điều lệ Olympic. Tôi cho rằng, Nga hoàn toàn có quyền nộp đơn kháng cáo lên Tòa trọng tài thể thao quốc tế và kiện WADA ra tòa”, - Một luật sư Việt Nam nói với Sputnik.

Nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thông qua Cơ quan chống doping của Nga (RUSADA), Nga có 21 ngày để quyết định có đồng ý hay không với quyết định của WADA, nếu không thì có thể nộp đơn kháng cáo lên Tòa trọng tài thể thao quốc tế, chỉ mang tính vớt vát, và rất khó thay đổi lệnh trừng phạt thể thao Nga.

Vấn đề không phải những sai phạm của một số vận động viên Nga là một quá trình lâu dài, mà là WADA thực hiện mục đích chính trị của ai và để làm gì.

Chúng ta cũng phải nhận thấy một điều là từ lâu phương Tây sử dụng bất cứ lý do nào để đẩy Nga ra khỏi thể thao thế giới hiện

"Một quyết định không thể chấp nhận được, chưa từng có trong lịch sử thể thao thế giới. Không một quốc gia nào bị tước quyền tham gia các cuộc thi quốc tế tới 4 năm. Điều này họ làm được là do chính Bộ quy tắc mới của WADA. Cơ quan chống doping tự đặt mình vào vị trí của Thượng đế, để có thể quyết định bất kỳ số phận nào”, - Một nhà bình luận chính trị Việt Nam nói với Sputnik.

Hàng nghìn vận động viên thể thao chưa bao giờ sử dụng doping, nhưng họ mất quyền tham gia thi đấu tại các sự kiện thể thao quốc tế do chính cái quyết định cần phải được xem xét lại của WADA.

“Tôi cho rằng đây là một cách loại bỏ cạnh tranh. Trong những năm gần đây, thể thao Nga đạt được những thành tích rất rực rỡ. Ví dụ như giải Grand – Prix trượt băng nghệ thuật vừa qua ở Turin, Ý và giải châu Âu về bơi 4-8 tháng 12 ở Glasgo, Anh và nhiều giải khác”, - Một bình luận viên thể thao nói.
“Việc tiếp tục trừng phạt Nga như vậy có vẻ là quá nặng bởi các lỗi cũ hoặc đang được điều tra, hoặc các vận động viên Nga đã phải trả giá cho những lỗi đó. Sự vắng mặt của các vận động viên Nga, một cường quốc thể thao, tại các sự kiện thể thao quốc tế là một sự thiệt thòi cho chính sự kiện đó cũng như quốc gia đăng cai”, - Nhà báo Hồng Quân bình luận với Sputnik.

Thể thao Nga sau quyết định của WADA: Những gì tiếp theo
Quyết định phải làm gì với môn thể thao của Nga hiện nay là nằm trong tay của hai tổ chức hùng mạnh và khá khép kín – đó là Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và FIFA. Hai tổ chức này sẽ phải phản ứng trước “bản án” của WADA đối với các vận động viên Nga.

“Đối với IOC, việc Nga bị loại sẽ là một tổn thất lớn. Nga là một trong những trụ cột của phong trào Olympic. Nhiều khả năng, IOC sẽ tìm kiếm một sự thỏa hiệp, nghĩa là, Nga có thể sẽ không bị trừng phạt và bỏ lại phía sau. Tôi cho rằng, điều quan trọng là Nga phải hợp tác với nhóm điều tra, nghĩa là phải liên tục liên lạc với IOC. Nhưng tình huống rất phức tạp, vị thế của Nga ngay cả trong Ủy ban Olympic quốc tế là khá yếu. Nga không có một đại diện nào trong ủy ban điều hành của IOC”, - Một luật sư Hà Nội không muốn được nêu tên nói quan điểm của mình với Sputnik.
“Theo nhìn nhận của tôi, lý do không nhỏ để Nga bị lâm vào tình trạng này là chính sách của TT Nga V.Putin về thể thao không có hiệu quả, thậm chí phần nào đem lại tác hại cho thể thao Nga trong cả chục năm liền”, - Facebooker Dmitry Tran bình luận trên trang của mình.

Nhưng ngay cả khi hậu quả của scandal này có thể được khắc phục, mà để làm được điều này, Nga cần phải thực hiện một số lượng công việc khổng lồ, và trong vài tháng tới Nga sẽ phải quan sát tất cả tiến trình và diễn biến của của cuộc đấu tranh này, thì thể thao Nga không thể sống tiếp như cũ nữa, nghĩa là phải thay đổi.
Việc chống lại những lời buộc tội sẽ không đủ. Nga phải xác định nền thể thao của mình sẽ như thế nào trong tương lai. Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thể thao sẽ như thế nào? Làm thế nào để lấy lại cái tên danh dự của mình?

Trong khi chúng ta chờ đợi những gì diễn ra tiếp theo, thì các vận động viên Nga vẫn đang tích cực chuẩn bị cho những sự kiện thể thao quốc tế trong năm 2020.

https://vn.sputniknews.com/sport/201912128372611-dang-sau-quyet-dinh-loai-nga-cua-wada-la-gi/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 24 2019, 04:37 PM

Thêm 1 số tin, do bạn LTK dịch từ báo Ukraine và 1 số tin khác

- Tổng thống Nga Putin khánh thành đường sắt dài nhất châu Âu từ Nga đi đến Crimea. Như vậy là cả đường bộ và đường sắt đến Crimea đều đã xong

- Mỹ thông qua luật cho phép tổng thống trừng phạt các công ty tham gia North Stream 2. Trước đó, thượng nghị sỹ Ted Cruz nói rằng luật này có thể làm trì hoãn việc hoàn thành đường ống này 1 năm. Sau khi luật này hoàn thành, thủ tướng Nga Medvedev nói dự án này sẽ hoàn thành, dù có chậm vài tháng và đội chi phí lên. Hiện 1200 km đường ống đã xây gần xong (chỉ còn 160 km cuối cùng theo lời bộ trưởng năng lương Nga Aleksandre Novak) và tài chính cho dự án hầu như đã được giải ngân.

Hiện công ty Allsea, liên doanh của Hà Lan Thụy Sĩ chịu trách nhiệm đặt đường ống ở đoạn cuối dưới đáy biển tại vùng biển Đan Mạch đã tạm treo hoạt động và rút rút tàu để chờ chỉ định mới được làm rõ của Mỹ.
Phía Nga đang cân nhắc cả giải pháp thay thế công ty này . Hiện có 4 giải pháp: đó là 3 tàu Fortuna, Defender, Kapitan Bulagin của công ty MRTS (Nga) và tàu Akademik Cherskiy của GazProm Nga có thể thay thế Allsea. Vấn đề là 3 tàu đầu tiên lại không hoạt động theo cơ chế định vị động, điều mà Đan Mạch yêu cầu. Do vậy, nếu dùng 3 tàu đầu tiên thì Nga sẽ phải mất thời gian trang bị thêm hoặc xin thêm giấy phép bổ sung từ Đan Mach, và lại mất thời gian. Chỉ có tàu Akademik Cherskiy là có đầy đủ khả năng công nghệ có thể làm ngay, nhưng tàu này lại đang đóng ở viễn đông và sẽ phải mất vài tháng để đi đến Đan Mạch. Tàu này bé hơn tàu cua Allsea, nên sẽ làm chậm hơn nhưng rồi cũng xong.

Một giải pháp khác là làm theo lối truyền thống, nghĩa là lắp các đường ống được hàn ở dưới đáy biển. Đây k phải là phương pháp mới như các tàu trên đã làm, nhưng phần lớn các đường ống hiện nay, lại được làm theo cách này.
Một cách khác là hợp tác với Trung Quốc, nước cũng có tàu làm được việc này.
Tuy nhiên, như Nga đã nói, họ cần phải tính đến lợi ích của châu Âu. Nếu như hãng Allsea chưa tuyên bố rút khỏi dự án, thì Nga chưa tiện sử dụng biện pháp thay thế. Hiện vẫn còn quá sớm để nghĩ đến việc thay thế Allsea, cũng theo lời bộ trưởng năng lương Nga Aleksandre Novak, vì hãng này mới chỉ treo hoạt động và đang chờ làm rõ từ phía Mỹ.

Thủ tướng Đức Merkel, bộ trưởng ngoại giao Đức Heiko Mass đều phản đổi trừng phạt, gọi đây là xâm phạm chủ quyền Đức, can thiệp vào việc nội bộ của Đức.

Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Một người phát ngôn EU cho biết về nguyên tắc, liên minh luôn phản đối việc áp đặt những biện pháp trừng phạt nhằm vào các công ty của khối này đang làm ăn kinh doanh hợp pháp. Ủy ban châu Âu (EC) hiện đang phân tích những tác động có thể xuất hiện từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Người phát ngôn này cũng cho biết, mục tiêu của EC là đảm bảo dự án "Dòng chảy phương Bắc 2" vận hành một cách minh bạch, không phân biệt, với mức độ giám sát hợp lý. Người phát ngôn này cũng lưu ý các quy định của EU với các đường ống dẫn khí đốt về khối, vốn có hiệu lực từ tháng 5 vừa qua, đã được phía Mỹ công nhận.

Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên án các biện pháp này, kêu gọi Hoa Kỳ không can thiệp vào chính sách năng lượng của châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz gọi các lệnh trừng phạt này là "sự can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Đức và châu Âu".
Trong khi đó chính quyền các nước Ukraina, Ba Lan, Hungary, Moldova, Romania, Cộng hòa Séc, Slovakia, Latvia, Litva và Estonia coi ''Nord Stream-2'' là ''mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của Châu Âu''.


Hãng năng lượng Uniper của Đức - một đối tác của Gazprom trong dự án xây dựng Nord Stream-2 đã lên tiếng bày tỏ tin tưởng vào tiến trình thực hiện dự án đúng cam kết.
"Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ tìm ra các biện pháp để nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream-2. Điều này rất quan trọng đối với châu Âu, bởi vì đường ống sẽ tăng cường an ninh nguồn cung khí đốt và cạnh tranh trong thị trường của chúng tôi vì lợi ích của người tiêu dùng" - phát ngôn viên của Uniper - ông Georg Oppermann nhận định.

Các chuyên gia đồng thuận trong đánh giá cho rằng dù thế nào chăng nữa, đường ống dẫn khí đốt vẫn sẽ được khởi động trong vòng một năm. Theo các thông tin mới nhất được ông Peter Beyer, Điều phối viên Hợp tác xuyên Đại Tây Dương của chính phủ Đức tiết lộ, Nord Stream-2 có thể được vận hành trơn tru vào nửa cuối năm 2020. Ông nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ có tác động đến việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 của Đức, nhưng dự án vẫn sẽ được hoàn thành vào năm tới.

"Đường ống trị giá 11 tỷ USD, kéo dài từ Nga đến Đức qua đáy biển Baltic, sẽ kết thúc vào nửa cuối năm sau."

Tông thống Nga Putin cũng nói dự án sẽ bị chậm vì trừng phạt của Mỹ, và tuyên bố Nga sở hữu tàu lắp đặt đường ống có khả năng hoàn thành dự án đang dang dở.

https://112.ua/ekonomika/evrosoyuz-osuzhdaet-sankcii-ssha-protiv-severnogo-potoka-2-519589.html?fbclid=IwAR0X3o-0enFDNZE_NiHKPP7S_VxY9ZXX9vb7IgHzmporIUz7LeNUtH5kxVs

- "Vượt qua các vạch đỏ" - Poroshenko đòi triệu tập gấp Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia do thỏa thuận về khí đốt với Gazprom.
Poroshenko gọi các thỏa thuận này là "kim tiêm khí đốt'' (Ví như bị chích thuốc phiện gây nghiện) và là ''kết quả của các cuộc đàm phán bí mật đã diễn ra ở Paris'' trước đó và chính quyền đã ''vượt qua các vạch đỏ" mà họ chỉ ra từ trước.
Poroshenko đòi triệu tập gấp cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với việc cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga.
''Đã có thông tin về 5 công ty ký thỏa thuận trực tiếp với Gazprom về việc cung cấp khí đốt trực tiếp từ Nga từ 01/01/2020''

https://gordonua.com/news/politics/peresekli-krasnye-linii-poroshenko-trebuet-sozvat-snbo-iz-za-dogovorennostej-s-gazpromom-1480169.html?fbclid=iwar2b34sarkcr88ijdqaatbsl3pusqmap6tz10vxpg0uyj6c_ltbv5ooit64

Bình 1 chút: Như vậy là giải pháp của nhóm tài phiệt ủng hộ tổng thống Ukraine Zelensky, với sự hậu thuẫn của đảng đối lập, đã thành công bước đầu. Họ nói k ký chính thức khí đốt với nước Nga, nhưng các công ty tư nhân vẫn có thể mua khí đốt của Nga và bán vào thị trường Ukraine

- Nga và Ukraina đã thỏa thuận xong về trung chuyển khí đốt sang châu Âu - hai bên đều có nhượng bộ.
Hai bên đã ký biên bản, trên cơ sở đó sau này sẽ có hợp đồng.
- Thời hạn là 5 năm. Trước đó Nga muốn 1 năm, Ukraina đòi ký 10 năm.
- Ukraina từ bỏ các vụ kiện, tranh chấp tư pháp, khiếu nại đang và sẽ tiến hành. Đổi lại Ukraina sẽ được nhận 3 tỷ $ mà tòa án Tòa án trọng tài Stockholm đã xử trước đây. ( Hiện nay Ukraina đang có các yêu cầu bồi thường đối với Nga tổng số lên tới 22 tỷ $, trong đó trong đó 12 tỷ là các khoản bồi thường lợi nhuận bị mất trong tương lai, và 7 tỷ là các khiếu nại từ ủy ban chống độc quyền). Tuy vậy số tiền 3 tỷ này sẽ không phải trả tiền mặt trực tiếp hay khí đốt, mà bằng cách thu hồi cưỡng chế tài sản của Gazprom và Nga sẽ không cản trở.
-Khối lượng trung chuyển năm tới 2020 là 65 tỷ mét khối, sau đó giảm xuống: từ 2021 đến 2024 - 40 tỷ mét khối mỗi năm.
Trong khi đó giá khí đốt trên các sàn giao dịch châu Âu đã giảm kỷ lục sau khi có tin Ukraina và Nga đạt được thỏa thuận.


https://www.obozrevatel.com/economics/economy/ukraina-podpisala-s-rossiej-protokol-po-tranzitu-gaza-chto-izvestno.htm?fbclid=IwAR0m2q685BsISUj_pW6zRThgQ2pPcqSUIwu4LuUGJjMFr1ad3UTVJKlh1b4

https://nv.ua/opinion/gazprom-i-naftogaz-chem-zakonchilis-gazovye-peregovory-novosti-ukrainy-50060596.html?fbclid=IwAR3DAgC1kEzq0FffMxi9p3SUXweBSyXpRB5IjPm269DJ7CAwL3sQtZUBGwQ

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Dec 30 2019, 10:23 PM

Sau khi trao đổi tù binh giữa Ukraine và miền đông Ukraine được tiến hành, Đàm phán khí đốt cũng có tiến triển lớn. Tổng thống Ukraine tuyên bố thắng lợi khi có được 3 tỷ USD và nói rằng "với nước ukraine đó là thắng lớn, còn với 1 số người thì chỉ là thắng lợi nhỏ"

Tổng thống Putin nói rằng, việc xây cầu với Crimea đã từng thất bại 3 lần trước trong lịch sử nước Nga, tuy nhiên lần này thành công do có quyết tâm và công nghệ hiện đại, và Nga đã làm điều đó bằng chính công nghệ của mình


Ông Putin cho biết, cầu đường sắt nối đất liền Nga với bán đảo Crimea được xây dựng bằng những công nghệ tiên tiến nhất và có thể vận hành hàng thế kỷ nếu được bảo dưỡng tốt.

"Theo lời các chuyên gia, thì cây cầu này sẽ trường tồn trong nhiều thập kỷ, và thậm chí là nhiều thế kỷ. Cây cầu chỉ cần bảo trì và sửa chữa đúng thời hạn là có thể đứng vững trong hàng thế kỷ tới", ông Putin nói.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết, cảm xúc của ông khi đi qua cây cầu là “rất vui và hài lòng với kết quả đã đạt được”.

Ông Putin cho biết thêm, trước kia Nga từng 3 lần nỗ lực xây một cây cầu bắc qua eo biển Kerch song đều thất bại.

“Tất cả những nỗ lực đó đều thất bại, các kết cấu đều bị cuốn trôi hết”, ông Putin nhớ lại.

Chủ nhân Điện Kremlin nói, đó là lý do tại sao có nhiều ý kiến cho rằng Nga có thể sẽ lại thất bại khi tìm cách xây cầu qua eo biển này.

“Trước kia chưa có những công nghệ này, nhưng chúng tôi đã phát triển chúng. Sau cùng, tất cả đều ổn, có chất lượng và thực sự mọi thứ đều sử dụng công nghệ trong nước”, ông Putin nhấn mạnh.



Bạn LTK dịch tin từ báo Ukraine
Các cán bộ cao cấp Cơ quan an ninh Quốc gia Ukraina và doanh nghiệp chiến lược nhà nước đã tống tiền 800.000 UAH đối với các doanh nghiệp.
Cầm đầu mô hình tống tiền này là Phó giám đốc Phòng an ninh quốc gia tỉnh Donetsk và Lugansk, Phó một trong các ban An ninh quốc gia tỉnh Zaporizhzhya, cũng như một số quan chức của doanh nghiệp chiến lược nhà nước "Artyomsol".
Những người này đã cấu kết với nhau và thiết lập một mô hình tống tiền có hệ thống và thu về nhiều khoản lợi lớn bất hợp pháp.
Các doanh nghiệp bị ép chi 15% giá trị hợp đồng được ký kết.
(800 ngàn UAH này có thể chỉ là một "phi vụ". Mô hình này đã thành hệ thống từ lâu nay).


https://censor.net.ua/photo_news/3167277/ chinovniki_gospredpriyatiya_i_sotrudniki_sbu_vymogali_800_tys_grn_otkatov_u_bizn
esstruktur_gbr_fotoreportaj?fbclid=IwAR2RuKKiI8WXAZ8JEBG90OIj32TAp6ofkMxXrYiDZHLzmczj66Xbclrtv1o


Nga và Ukraina đã đạt được thỏa thuận về trao trả tù binh trước Năm Mới.
Hiện nay đang hoàn tất danh sách những người được trao trả.
Việc trao trả sẽ được thực hiện theo công thức " trao đổi tất cả những người được xác định".


https://www.pravda.com.ua/rus/news/2019/12/23/7235671/



Nga và Ukraine hoàn thành hợp đồng trung chuyển khí đốt



Kiev và Moscow ngày 31/12 tuyên bố, sau các cuộc đàm phán khó khăn, họ đã ký hợp đồng trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua Ukraine. Thông báo này đánh tan mọi lo ngại về một cuộc khủng hoảng khí đốt mới giữa hai nước.

Theo hợp đồng mới, Gazprom sẽ vận chuyển ít nhất 65 tỷ mét khối qua Ukraine vào năm tới, sau đó ít nhất 40 tỷ mét khối mỗi năm từ 2021-2024, theo ông Zelensky. Hợp đồng này sẽ mang lại cho Kiev tổng cộng hơn 7 tỷ đô la.

Hợp đồng này là một phần của thỏa thuận lớn hơn trong đó Gazprom chấp thuận trả 2,9 tỷ đô la (tiền phạt và tiền lãi) cho công ty Ukraine Naftogaz, để chấm dứt một cuộc chiến kéo dài tại các tòa án quốc tế.

Đổi lại, Naftogaz bỏ tất cả các vụ kiện khác chống lại Gazprom ở Ukraine và nước ngoài.

Thỏa thuận giữa Moscow và Kiev tránh được cuộc chiến khí đốt mới giữa hai nước láng giềng, từng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu vào tháng 1/2006 và tháng 1/2009.

Nếu như châu Âu vẫn phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga (35% lượng tiêu thụ), thì châu lục này ngày càng phụ thuộc ít hơn vào lượng quá cảnh qua Ukraine, đã giảm 40% trong 15 năm qua do có các đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu bỏ qua Ukraine.



Phiến quân khủng bố tiếp tục sử dụng UAV tấn công vào một trong những căn cứ không quân chính của Quân đội Syria ở Hama, nhằm giảm sức ép cho mặt trận Idlib. Phiến quân sử dụng khoảng hơn 20 chiếc UAV để tấn công, phía Syria đã sử dung hệ thống pháo tên lửa Pantsir S1 bắn rụng toàn bộ. Quân dội Syria nói hơn 20 chiếc UAV bay tầm thấp để tấn công đã bị bắn hạ bằng pháo của Pantsir S1 mà k cần dùng đến tên lửa của chúng. SOHR, tổ chức "quan sát nhân quyền" của phương Tây ủng hộ phe đối lập cũng xác định căn cứ Hama k hề hấn gì sau đợt tấn công


Chú Bulgaria bây giờ sao gan thế nhỉ? Hồi xưa bị mấy anh thượng nghị sỹ Mỹ ép 1 tí, đã "hoãn" k dám thực hiện South Stream dù đường ống này trực tiếp đi qua nước của mình. Bây giờ lại dám bất chấp cả trừng phạt Mỹ mà xây Turkey Stream à? laugh1.gif

Bulgaria hỗ trợ kích hoạt dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ
Từ ngày 1/1/2020, Bulgaria đã sẵn sàng nhận khí đốt của Nga từ đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.


Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Temothyzhka Petkova mới đây tuyên bố nước này đã sẵn sàng nhận khí đốt của Nga từ đường ống dẫn khí đốt TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đầu từ ngày 1/1/2020.

Tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 30/12 (giờ địa phương), bà Petkova cho hay: "Điểm giao khí đốt tự nhiên của Nga đến lãnh thổ Bulgaria sẽ được thay đổi theo thỏa thuận với phía Nga từ ngày 1 tháng 1.

Đây sẽ là nhánh 2 của dòng khí được cung cấp từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ sở hạ tầng cần thiết đã sẵn sàng. Đoạn đường ống dẫn khí dài 11 km từ Biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến trạm nén khí Strandja 2 đã chứa đầy khí gas".

Theo bà Petkova, các phân tích tài chính cho thấy, nhận khí từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp Bulgaria có thể tiết kiệm hàng năm khoảng 70 triệu lev (khoảng 35 triệu euro) và giảm giá cho người tiêu dùng khoảng 5%.

Việc xây dựng đường ống Balkan Stream trên toàn lãnh thổ Bulgaria là "hoàn toàn ổn định", theo Bộ trưởng Bulgaria.

Tuyến đường ống này được xây dựng bởi Tập đoàn Arkad Engineering của Arab Saudi. Liên minh Arkad Engineering bao gồm Arkad ABB S.p.A của Ý và Công ty Kỹ thuật & Xây dựng Arab Saudi Arkad đã trúng thầu đấu thầu mua sắm và xây dựng dự án của Bulgartransgaz từ tháng 4/2019.

Dự án này được Bulgartransgaz đặt tên là Balkan Stream tạo thành một phần của một nhóm các đường ống chạy qua Bulgaria, Serbia và Hungary, được định sẵn để vận chuyển khí từ tuyến hai của TurkStream vào Đông Âu.

Bulgaria đã đặt mục tiêu xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 474 km với đường kính 1.200 mm sẽ chạy từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến Serbia. Xa hơn, từ Serbia đến Hungary và Slovakia, nơi cũng dự kiến ​​sẽ nhận được khí đốt của Nga theo hướng này.

Hungary và Slovakia được cho là không gây nhiều trở ngại cho tham vọng khí đốt Nga bằng Bulgaria. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng chỉ trích Sofia trì hoãn việc xây dựng nhánh đường ống từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đến nước này do không chịu được "sức ép từ nước ngoài".

Khi đó, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov giải thích, sự chậm trễ này là do Bulgaria cần phải tuân thủ các thủ tục bắt buộc của Liên minh châu Âu.

Tuyên bố mới nhất từ Bộ trưởng Bulgaria cho thấy nước này đã không chút e ngại khi thực hiện đường ống dẫn khí đốt Nga từ dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ. Dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đang nhận sự đe dọa trừng phạt của Mỹ. Washington đã trừng phạt cả Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream -2) và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ bởi cho rằng chúng gây hại cho an ninh năng lượng châu Âu.

Giới chuyên gia cho rằng, Washington đang cố gắng để bán được nhiều sản phẩm năng lượng, bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng của mình cho châu Âu và sử dụng các biện pháp trừng phạt để gây áp lực cho các đối tác, cũng là đồng minh Mỹ.



Hãng Power Machine của Nga thắng thầu nhận được tài trợ để sản xuất Turbine khí. Sau khi cắt quan hệ với Ukraine, thì Turbine khí là thứ duy nhất Nga còn thiếu

Power Machines sẽ nhận được khoản trợ cấp 5 tỷ rúp từ ngân sách để phát triển và sản xuất thử nghiệm 2 tuabin khí công suất 65 MW và 170 MW. Theo điều kiện chương trình, sau khi thử nghiệm thành công, công ty có trách nhiệm cung cấp ít nhất 8 tuabin công suất 60-80MW và 14 tuabin công suất 150-180MW. Ngược lại, Power Machines sẽ bị áp dụng các điều khoản phạt nếu không đảm bảo được số lượng tuabin, cũng như các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đã cam kết.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 3 2020, 11:05 PM

Tướng Solemani của Iran bị thiệt mang khi Mỹ không kích sân bay quốc tế của Iraq. Thủ tướng Iraq phản đối Mỹ vì đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Iraq. Còn Iran tuyên bố sẽ trả đũa và quốc tang 3 ngày. Phía Mỹ nói là để trả đũa cho vụ tấn công sứ quán Iraq.

Như vậy, Iraq giờ đây đang dần trở thành 1 chiến trường mới giữa My, Israel và Iran sau Syria. Thời Obama, phía Israel đã từng có ý định ám sát viên tướng này nhưng đã bị Mỹ ngăn cản, và thông báo cho Iran ý đồ của Israel, vì sợ k hoàn thành được thỏa thuận hạt nhân. Ở đây có thể thấy, việc ám sát viên tướng này có nhiều mục đích cả về đối nội vầ đối ngoại của Mỹ và Israel:

- Phía israel, thủ tướng neytanehu cần thắng cử cuộc bầu cử tới; Còn Donald Trump cần đoàn kết đảng cộng hòa chống lại đảng DC và cuộc bầu cử tới. Không phải ngãu nhiên mà các thành viên cộng hòa, kể cả người ngần ngừ với Trump nhất cũng tuyên bố ủng hộ ông, còn đảng DC thì phản đối

- Đặt dấu chấm hết cho nỗ lực của EU và Anh nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân, cũng như chấm hết cho cái gọi là hệ thống giao dịch riêng của châu Âu và Anh với Iran

- Ngăn cản tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran tại Iraq. Viên tướng này có quyền lực và tầm quan trọng vô cùng lớn đối với chiến lược an ninh của Iran, cả về quân sự và chính trị


Có 1 điều cần đặt câu hỏi, liệu bộ máy an ninh của Iran có bị phía Israel hay Mỹ cài tình báo, hay có sự phản bội k? Một nhân vật quan trọng như vậy, sao lại để bị ám sát dễ dàng thế? Biện pháp bảo vệ yếu nhân của Iran có vấn đề gì?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 4 2020, 06:06 AM

Không, việc Mỹ tìm ra được tướng Solimani không phải là điều khó, vì chuyện này xẩy ra ở I rác, nơi mà sự hiện diện quân sự của Mỹ rõ ràng. I rắc hiện tại như một dạng VNCH ngày xưa ở VN, không phải là một nước có chủ quyền. Nó giống như dạng chính quyền Nguyễn Văn Thiệu với Mỹ,Thiệu làm gì thì CIA biết hết, nhưng một phần của nó lại thân I ran, chịu ảnh hưởng của I ran. Điều hơi khó tưởng tượng với người VN.
Như vậy điều khó với Mỹ không phải là tìm ta dấu vết của vị tướng này, mà có dám quyết định giết ông ta không.
Việc ám sat tướng Solimani của Mỹ đã cho thấy Mỹ học cách hành động của Israel. Nước này chuyên hành động ám sát, nhưng không vì thế mà chiến thắng người Palestin, cho nên việc này cũng không làm thay đổi tương quan lực lượng Mỹ- Iran. Còn tất nhiên với I ran, thì tác động tâm lý của sự việc này rất lớn, nhưng từ đó khiến người I ran sợ thì có lẽ không đúng.
Sự việc này có khiến làm cho chiến sự bùng nổ ở Trung Đông không ? hôm nay các báo chí phương Tây đều nói tới khả năng này, nhưng theo tôi điều đó không thể xẩy ra. Tại sao ? bởi vì chiến tranh chỉ có thể bùng nổ nếu Mỹ định làm, chứ còn I ran thì không thể làm điều đó, vì họ luôn phải tiến hành cuộc chiến uỷ nhiệm.Cuộc chiến uỷ nhiệm sẽ dẫn tới xung đột ở Syria, I rắc, Li băng, ..nhưng hầu hết ở đây các cuộc chiến đã tàn hay sắp tàn.
Còn khả năng Mỹ muốn ở lại tiến hành chiến tranh ở đây cũng hơi khó, vì Mỹ đã thiệt nhiều mà lợi chẳng bao nhiêu. Bản thân Donald Trump cũng muốn rút lui. Như vậy cuộc ám sát tướng Sulimani có thể coi như một dạng « ném bom B52 Hà nội trước hiệp định Paris 1973 ».
Với sự khác biệt là, việc Mỹ ám sát cũng là cách đáp trả trực tiếp việc Sứ quán Mỹ ở I rắc bị tấn công, chứ không phải là chủ tâm như trong trường hợp ném bom ở VN.
Câu chuyện có thể hiểu được là, từ cách đây mấy tháng, đã có một dạng « cách mạng mầu » ở I rắc, nhằm loại bỏ các lực lượng thân I ran ở trong chính phủ nước này. Nhưng nó đã bị các lực lượng thân I ran ở đây quya ngược lại nhằm vào Mỹ, dẫn tới vụ tấn công Đại Sứ quán Mỹ ở I rắc. Điều này chỉ có thể làm được, khi quân đội I răc « nhắm mắt cho qua », vì chính quân đội I rắc là lực lượng bảo vệ vùng an ninh đặc biết ở thủ đô I rắc , mà trong vùng này có Đại sứ quán Mỹ. sự việc này có thể xẩy ra bởi quân đội I rắc có phần là các lực lượng vũ trang Si ít thân I ran (giông như quân đội Sài gòn ngày xưa tiếp nhận các lực lượng thân Pháp Cao đai, Hoà hảo), và lực lượng này lại là lực lượng nong cốt của quân đội. Do Mỹ sợ bị diễn lại cảnh đại sứ quán bị chiếm đóng, nhân viên bị tóm như ở I ran vào năm 1980, bị mất mặt, nên chắc vì thế hành động mạnh.
Và vì khả năng lực lượng Al Qods, dưới sự chỉ huy của Solimani, là tác giả của chiến thuật « chiến tranh không tương xứng » này, nên Mỹ muốn đánh một quả mạnh.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 5 2020, 12:54 AM

Hừm, chính tướng Mỹ cũng nói tướng Solemani thừong hoạt động công khai ở Iraq nên viec lần dấu viết chả có gì khó. Vấn đề là cả châu Âu, Mỹ,trước đó đều phản đối ám sát viên tứong này và ngăn cản Israel làm vậy.
Nhưng việc ám sát hôm nay cũng vẫn nói lên rằng an ninh k tốt của Iran cho các yếu nhân. Mỹ có thể biết đựoc ông ấy đi đâu làm gì, nhưng việc Mỹ biết rõ ông ấy ngồi ở xe nào trong cả đoàn xe giống hệt nhau đi lại thì rõ ràng an ninh có chỗ hở. Mỹ chỉ phóng tên lửa vào 2 xe trong cả đoàn xe, chứng tỏ họ biết ông ấy ngồi ở 1 trong 2 xe đó rồi, và việc này chắc có nội gián, vì việc chọn xe nào thừong được lựa ngẫu nhiên ở phút chót

Ngoại trừong Mỹ Pompeo đã thảo luận với các đồng minh khu vực Trung Đ và châu Âu, sau đó nói lại rằng phản ứng của các đồng minh khu vực T ông là tốt đep còn của châu Âu thì không mấy hữu ích. Nó cũng xác nhận châu Âu k đồng tình với hành động của Mỹ lắm.

Có 1 điều k hiểu, tại sao media của tất cả các nứoc đều nói đây là nhân vật quyền lực số 2 Iran sau giáo chủ? Đây dĩ nhiên là 1 nhân vật có ảnh hửong to lớn trong chính sách đối ngoại và an ninh của Iran, nhưng k thể cao hơn sếp trực tiếp của ông ấy, là tư lệnh IRGC vệ binh cách mạng Iran được.

Một câu hỏi đuợc đặt ra: xét theo luật quốc tế, thì việc một nứoc giết 1 quan chức chính thống của 1 nứoc khác là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, nhát là lại tiến hành trên 1 nuớc thứ 3 mà k thông báo, thì còn vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của nứoc đó nữa, ở đây là Iraq.
Mỹ vốn coi thừong luật quốc tế, nhưng trứoc nay chua đến mức này. MẶc dù ngang nhiên xâm lựoc các nưoc khac, nhưng khi sát hại các quan chức chính thống nứoc đó, thì thừong Mỹ ẩn phía sau, hoặc giao cho "tòa án" nứoc đó làm (ví dụ Saddam Hussein và các quan chức của ông ta) hoặc giao cho "dân chúng căm phẫn" (ví dụ Gaddafi) chứ ít khi trực tiếp làm. Nếu Mỹ muốn ám sát tướng Solemani thì tại sao k giao cho Israel làm, vì Israel đã muốn làm từ lâu rồi?
Mỹ muốn guỉ thông điệp gì cho Iran?
Muốn guỉ rõ thông điệp cho thế giới và đồng minh cũng như đối thủ rằng, bay giờ Mỹ lại tiếp tục leo thang mức độ vi phạm luật pháp quốc tế lên một nấc mới nếu cần?
Mỹ cảm thấy nguy hiểm cho sự hiện diện chiến lược của mình ở Iraq, vì lần đầu tiên đại sứ quán và doanh trại quân đội, nơi xưa này năm trong vùng an toàn, green zone bị xâm phạm?
Và Mỹ cho rằng Iran đang đẩy mạnh kế hoạch đuổi Mỹ đi, và tứong Solemani là nhân vật then chốt xúc tiến chiến lựoc này. Điều này có thể, vì Mỹ đã biết đựoc rằng, tứong Solemani là ngưòi đã ngầm can thiệp vào việc hình thành chính phủ Iraq, và đồng thời còn đóng vai trò môi giới, liên kết các nhóm chống Mỹ ở Iraq lại thành 1 khối, bất kể họ có yêu thích Iran hay k. Đây là 1 nhân vật có tư tưởng bài Mỹ mạnh trong chính trường Iran.


Tóm lại, bây giờ Iran sẽ trả đũa Mỹ thế nào là điều cân quan tâm. Trump đã tuyên bố việc ám sát tứong Solemani là để "chấm dứt chiến tranh", không phải để khơi mào chiến tranh, và rằng "không tìm cách thay đổi chế độ Iran"
Cựu cố vấn an ninh quốc gia diều hâu John Bolton thì chúc mừng Trump và hy vọng đây là "bứoc đi đàu tiên hứong tới việc thay đổi chế độ Iran", còn đương kim cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien thì cho rằng nếu Iran trả đũa thì đây là "quyết định kém cỏi"

Như vậy việc Mỹ cần làm hiện nay là ra sức làm dịu tình hình với Iran, nếu Iran trả đũa, Mỹ k thể k đáp trả, và như vaỵ lại 1 vòng xoáy mới mà Mỹ chưa chác đã muốn dính vào, chưa kể với cá nhân TRump, ngưòi đã hứa sẽ chấm dứt chiến tranh Trung Đông, sẽ k có lợi trong kỳ bầu cử gần tới.
Hiện phe dân chủ, các thựong nghị sỹ, chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số thựong viện, và ứng viên tổng thống-cựu phó tổng thống Joe Biden đều phản đối việc này.

Reuters đưa tin rằng tứong Soleimani đang lên kế hoach đánh lớn vào quân Mỹ trứoc khi bị ám sát, theo đó thì

ông Soleimani ra lệnh cho Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) chuyển vũ khí tinh vi hơn, bao gồm tên lửa Katyusha và tên lửa vác vai có thể bắn hạ trực thăng, tới Iraq thông qua hai cửa khẩu biên giới.

Tại biệt thự bên bờ sông Tigris, ông Soleimani yêu cầu "thành lập một nhóm dân quân mới, trong đó có các lực lượng quân sự cấp thấp mà Mỹ chưa từng biết", để tấn công bằng tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq. Tư lệnh Quds cũng "ra lệnh cho nhóm dân quân đào tạo tại Iran là Kataib Hezbollah tham gia chỉ huy kế hoạch".


Thông tin này có thể là đúng, vì nó hợp với logic sự kiện. Và nếu xáy ra thì sẽ đặt Mỹ nói chung và Trump nói riêng ở thế vô cùng khó xử, nên Mỹ có thể đã chặn trứoc. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc Mỹ ám sát viên tứong này chỉ có thể làm chậm lại, khó có thể ngăn cản, vì tứong Soleimani chỉ là ngưòi chỉ đạo đừong lối, kế hoạch, ông ta không phải là người trực tiếp chỉ huy tác chiến, có lẽ vì vậy Mỹ đã ám sát luôn cả một chỉ huy của lược lượng Hezbollah ở Iraq chăng?

Vì ngưòi này sẽ là người trực tiếp chỉ huy tại chiến trừong

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 5 2020, 06:55 PM

Hì hì, việc báo chí phương Tây đặt Solimani vào vị trí nào trong hệ thống quyền lực của I ran là trò tuyên truyền của họ. Các Expert (chuyên gia) kiểu này thì có hơn gì mình, vì thực ra có ai biết chính xác quan hệ quyền lực trong hệ thống chính trị I ran ra sao đâu. Phương Tây nói về I ran thì khác gì nói về Bắc Triều Tiên. Chỉ khổ thân cho các loại lề trái hóng hớt, cứ tưởng cái gì phương Tây nói cũng là sự thật rồi bám vào đó.
Trong sự nổi danh của tướng Solimani, có vai trò của truyền thông phương Tây giống như khi họ đánh bóng đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nguyên nhân của nó, ngoài việc tuyên truyền còn phản ánh tư duy « cá nhân chủ nghĩa » kà truyền thống của nó,, kiểu « lấy công trăm họ quy cho một người ». Vì thế khi đáng giá một nhân vật cụ thể, tôi là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì ta không nên quên cái tập thể, và những người « anh hùng thầm lặng » đứng đằng sau. Chính vì thế, việc ám sát cá nhân, không mấy khi tạo ra hiệu quả. Đơn giản như là Israel, liên tục ám sát các thủ lĩnh Hamas của người Palestin nhưng có làm thay đổi điều gì đâu.
Tướng Solimani, với vai trò đứng đầu lực lượng võ trang hoạt động ở nước ngoài, giống như tụ điểm cho media nhìn vào, nhưng ông ta có hoạt động một mình đâu.
Các họat động của Mỹ trên thế giới thực ra không bao giờ theo luật pháp quốc tế cả, Mỹ bất chấp. Và cũng phải nói luôn là các nước « lớn » khác cũng có xu hướng này, có điều tương quan lực lượng giữa chúng với nhau khác nhau thôi. Chính vì thế, khi VN bảo vệ chủ quyền của mình ở biển Đông, thì cũng phải đặt mình vào vị trí của TQ để hiểu tâm lý của nó mà có đáp án chuẩn, vì nếu chỉ bám vào luật pháp quốc tế, thì chỉ có tác dụng chính danh mà thôi. Xung đột Mỹ-Trung nó cần gì luật pháp quốc tế. Vì thế bám vào luật pháp quốc tế chỉ tạo thêm thế mạnh, có chính nghĩa, chứ thực là tương quan lực lượng trên thực địa, trong chính trường ngoại giao, tính toán được hay mất của đối phương.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 5 2020, 09:53 PM

Mấy hôm nay ngoại giao liên tục, EU mời ngoại trưởng Iran sang Brussel bàn bạc. Qatar thay đổi màu cờ tang khi tiếp đoàn Iran để thể hiện sự kính trọng, ngoại trưởng Qatar đã sang thăm Iran, vua và thái tử Arap Saudi nói chuyện với tổng thống và thủ tướng Iraq. Tổng thống Pháp Macron và thủ tướng Đức Merkel liên lạc nói chuyện với các quốc gia Trung Đông.
Tổng thống Trump vừa nói nhẹ nhàng k muốn thay đổi chế độ Iran và k muốn chiến tranh, nhưng cũng nói nếu Iran trả đũa sát hại người Mỹ thì sẽ nhắm đến 52 mục tiêu Iran, trong đó có những mục tiêu văn hóa quan trọng

Nhà thờ lớn Iran lần đầu tiên treo lá cờ "máu" màu đỏ hướng đến sự trả thù. Tuy nhiên, thiếu tướng Hossein Salami, tham mưu trưởng Quân đoàn vệ binh cách mạng Hổi Giáo Iran IRGC lại tuyên bố sẽ tổ chức "trả thù chiến lược" để chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện ở Mỹ ở Trung Đông.
Như vậy, nhiều khả năng Iran sẽ không "nóng đầu" dùng vũ lực đáp trả trực diện Mỹ ngay, hoặc nếu có thì sẽ thông qua nhóm khác, cái mà Iran nhắm đến là chiến lược. Đây cũng là điều tướng Solemani theo đuổi, vì chính ông ta cũng đang trong quá trình đoàn kết thống nhất các lực lượng, các nhóm thế lực chống Mỹ tại Iraq, sẵn sàng thực hiện cuôc chiến tranh lâu dài phi đối xứng để đuổi Mỹ đi, mà k cần biết thái độ của họ của họ với Iran thế nào.
Có lẽ đây mới chính là điều Mỹ muốn ám sát ông ấy, cũng là để gửi thông điệp đến trung tâm quyền lực của Iran, rằng Mỹ k thể chấp nhận chiến lược đó, chứ k phải vì vài cuộc tấn công vào sứ quán và căn cứ quân sự Mỹ làm chết nhà thầu quân sự Mỹ. Và điều này giải thích vì sao Mỹ trực tiếp làm mà k để Mossad của Israel làm, dù Israel muốn làm từ lâu. Dù Mỹ luôn vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng nếu cái gì nhúng tay vào máu mà người khác có thể làm thay, thì Mỹ luôn giật dây họ làm chứ sẽ k làm.

Cái chết của tướng Solemani cùng viên chỉ huy dân quân Iraq cũng đã gây ra tác dụng có tính chiến lược. 170/220 nghị sĩ quốc hội Iraq đã đồng ý với bản dự thảo dự luật chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Iraq, đóng cửa không phận Iraq đối với các hoạt động quân sự, báo Washington Post đưa tin, thủ tướng Iraq Mahdi gọi cuộc tấn công là 1 vụ ám sát, là sự vi phạm trắng trợn điều kiện cho phép sự hiện quân sự của Hoa Kỳ trên Iraq. Abdul-Karim Khalaf, phát ngôn viên thủ tướng Iraq, cho biết: "các lực lượng Mỹ k được phép tiến hành hoạt động quân sự trên đất Iraq mà k có được sự cho phép của thủ tướng".
Nếu đạo luật này được thông qua thì Mỹ sẽ khó lớn. Trước đây đạo luật này chưa bao giờ được bàn đến, bây giờ, ngay cả phe thân Mỹ cũng khó mở miệng, vì việc thực hiện tấn công ám sát cả công dân lẫn khách của Iraq mà k có dược sự cho phép, thì thể hiện rõ Mỹ chả coi Iraq ra gì.

Báo Haaretz của Israel lại cho rằng cuộc k kích của Mỹ là bốc đồng, và món quà cho Iran, gánh nặng cho Israel và là đòn chí tử cho chiến lược của Hoa Kỳ ở Trung Đông. Giáo sĩ Iraq Moquad, người đừng đầu với lực lượng quân sự gây bao nhiêu khó khăn cho Mỹ (đã giải tán năm 2011), giờ cũng đang tập hợp lại lực lượng. Ameri lãnh đạo PMU Iraq cũng đã tập hợp lực lượng lại để thống nhất kế hoạch đuổi Mỹ khỏi Iraq.

Vấn đề với Mỹ bây giờ k phải là quân sự, mà là chính trị Iraq. Phải làm sao để có chỗ đứng lâu dài ở đây, mà cái này thì quân sự là chưa đủ

Thêm tin về Ukraine. Có vẻ Ukraine đang gặp nhiều mâu thuẫn với lịch sử và định hình dân tộc mình
Ba Lan chỉ trích người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine trong vụ treo chân dung Bandera

50% Lãnh thổ Ukraine phía đông cho chính lãnh đạo Liên Xô là Lenin ký quyết định trao cho Ukraine quyền quản lý hành chính, coi như một món quà (lúc đó là vùng Novorussia). Bây giờ Ukraine lại chỉ trích, k công nhận sự hợp pháp của Lenin và Liên Xô, vậy thì trả lại Nga phía đông đi? Có lẽ vì vậy mà Ukraine vẫn chưa dám công khai chính thức tuyên bố k công nhận Lenin, nhưng nhóm dân tộc chủ nghĩa và cực hữu thì đang làm việc này.

Hôm nay, chính quyền Ukraine lại chính thức tôn vinh Bandera, vậy thì càng nên trả lại phía đông mới phải

Họ không công nhận Liên Xô, thế thì 4 tỉnh phía Tây có trả lại cho Ba Lan k, và 1 tỉnh Transcarpathia có trả lại cho Hungary k, vì nó chính là do Stalin trao lại cho Ukraine sau khi lấy từ tay Ba Lan và đế quốc Áo Hung.

Hiện nay, do tập trung chống Nga, nên chính quyền Ba Lan vẫn còn dịu với Ukraine, nếu sau này thỏa hiệp hoặc vấn đề Nga tạm ổn, mà Ukraine đòi vào EU, NATO thì nước này thế nào cũng xung đột chính với Ba Lan, vì lúc này quyền lợi 2 nước này trong EU thế nào cũng nghịch nhau. Chắc chắn Ba Lan k muốn Ukraine nổi lên như một cực quyền lực phía đông, dù chỉ trong nội bộ Đông Âu, của EU hay NATO, và chiều ngược lại cũng vậy. Nếu lấy chống Nga làm chiêu bài, thì Ukraine sẽ có lợi hơn Ba Lan, tiềm lực của Ukraine cũng hơn hẳn Ba Lan mọi mặt. Ba Lan sẽ thiệt đơn thiệt kép, nên nước này đã hờm sẵn bị gậy, đó là lịch sử, Bandera. Đây sẽ là vấn de với Ukraine sau này.


Đại sứ Ba Lan tại Ukraine Bartosh Tsikshotsky và Đại sứ Israel tại Ukraine Joel Lyon hôm 3/1 cho rằng, sự xuất hiện của biểu ngữ với chân dung Bandera tại Tòa thị chính Kiev là một sự xúc phạm.

Đại sứ quán Ba Lan tại Ukraine đã phản ứng gay gắt trước tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Yekaterina Zelenko.

Bà Zelenko đã đáp lại những lời chỉ trích từ các Đại sứ Israel và Ba Lan sau khi một biểu ngữ với chân dung của nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine, Stepan Bandera được treo trên Tòa thị chính thành phố Kiev. Trước đó, người phát ngôn này tuyên bố tất cả các dân tộc và quốc gia "tự xác định và tôn vinh những anh hùng của họ".

Thông cáo của Đại sứ quán Ba Lan có đoạn viết: "Khó có thể tin rằng những lời như vậy có thể được một nhà ngoại giao Ukraine nói ra". Đại sứ quán Ba Lan lưu ý rằng, tuyên bố của bà Zelenko không được xem như một tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Ukraine.

Cơ quan đại diện ngoại giao Ba Lan chất vấn, nếu bà Zelenko cho rằng "sùng bái Bandera hay Melnik là vấn đề nội bộ của Ukraine, thì trên cơ sở nào Kiev yêu cầu Nga công nhận nạn đói (ở Ukraine trong giai đoạn 1932-1933) là tội diệt chủng, hay phản đối luận điểm của Moscow về ‘Thế giới Nga’?".

Trước đó, Đại sứ Ba Lan tại Ukraine Bartosh Tsikshotsky và Đại sứ Israel tại Ukraine Joel Lyon hôm 3/1 cho rằng, sự xuất hiện của biểu ngữ với chân dung Bandera tại Tòa thị chính Kiev là một sự xúc phạm. Hai quan chức lưu ý, tỉnh Lviv trước đó đã thông qua một nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2020 để tưởng nhớ "cộng tác viên Đức Quốc xã Andrei Melnik".

Đáp lại, bà Zelenko khẳng định, việc giữ gìn ký ức quốc gia là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Ukraine và nước này hiểu rằng có những bên thứ ba quan tâm đến "hành động tôn vinh các anh hùng dân tộc và những ngày trọng đại" dẫn đến xung đột giữa Ukraine và "các dân tộc khác".

Stepan Andriyovych Bandera (1/01/1909 - 15/10/1959) là lãnh đạo phong trào dân tộc và độc lập của Ukraine. Bandera là nhân vật lịch sử gây tranh cãi cả ở Ukraine và quốc tế. Trong giai đoạn đầu Thế chiến II, ông hợp tác với Đức Quốc xã. Tuy nhiên, ông đã bị bắt vào ngày 15/9/1941 khi tuyên bố một nhà nước Ukraine độc lập và sau đó bị giam giữ ở trại tập trung của Đức. Năm 1944, khi thất thủ trên chiến trường, Đức đã thả Bandera với hy vọng ông sẽ ngăn chặn Hồng quân Liên Xô tiến vào Ukraine. Ở miền Đông Ukraine, Bandera được xem là hoàn toàn đối lập với Hồng quân Liên Xô.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 6 2020, 06:31 PM

Thủ tứong Iraq nói rằng Solemani đuợc ông mời đến Iraq để bàn về việc giảm leo thang căng thẳng với Arap Saudi.
Có vẻ logic, vì trứoc đó đã có tin Iraq đang muốn làm trung gian hòa giải cho Arap Saudi và Iran, và tứong Solemani tích cực ủng hộ chiến lựoc này, vì mục tiêu chính của ông là muốn Mỹ rời đi. Nếu 2 nứoc này hòa giải nhau thì chiến lựoc của Mỹ ở Trung Đông thời Trump sẽ sập hoặc thiệt nặng, nên ám sát Solemani có lẽ là thông điệp gửi đến cả Iraq và Arap Saudi nữa là Mỹ k đồng ý điều này, bên cạnh việc làm thiệt hai cho chiến lựoc này bằng việt ám sát một nhân vật quan trọng

Quốc hội Iraq đã thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ rút đi. Tuy nhiên nghị quyết này lại là yêu cầu chính phủ phải hủy bỏ thỏa thuận liên minh với Mỹ và yêu cầu Mỹ rút đi. Như vậy, bây giờ là chính phủ có làm đựoc việc này k, hay đúng ra là có dám làm k?
Theo Reuters, vào ngày 5-1, Quốc hội Iraq đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ nước này phải hủy bỏ thỏa thuận với liên quân do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Chính phủ Iraq phải hành động nhằm chấm dứt sự hiện diện của bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào tại đất Iraq, cũng như cấm việc họ sử dụng lãnh thổ, không phận và vùng nước (của Iraq) cho bất cứ lý do nào" - nghị quyết của Quốc hội Iraq nhấn mạnh.

Theo nghị quyết, với việc IS đã bị đánh bại thì nước này không còn cần lực lượng nước ngoài nữa và có thể sẽ đóng cửa không phận với máy bay của liên quân.

Phát biểu tại phiên họp khẩn của Quốc hội ngày 5-1, Thủ tướng Mahdi cho biết phía Mỹ có báo cho phía Iraq kế hoạch không kích tiêu diệt tướng Soleimani chỉ vài phút trước khi sự việc xảy ra. Và rồi dù chính phủ Iraq không đồng ý phía Mỹ vẫn đơn phương thực hiện.

Bộ Ngoại giao Iraq cho biết nước này đã gửi công hàm phản đối lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc Mỹ vi phạm chủ quyền lãnh thổ.

Trong một động thái có liên quan, ngay sau khi cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Iraq diễn ra, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã bình luận rằng "Chúng tôi sẽ xem xét. Chúng tôi đang theo dõi sát sao diễn biến tại Quốc hội Iraq. Nước Mỹ đã sẵn sàng giúp người Iraq có được những thứ họ xứng đáng nhằm tiếp tục nhiệm vụ đánh bại chủ nghĩa khủng bố từ IS và các tổ chức khác trong khu vực".


Tổng thống Trump lên tiếng dọa trừng phạt Iraq và nói Mỹ sẽ k rời đi cho đến khi Iraq trả tiền cho căn cứ quân sự Mỹ. Tổng thống Trump dọa sẽ trừng phạt Iraq còn nặng hơn cả Iran

Tổng thông Hassan Rouhani đựoc truyền thông Iran đưa tin rằng họ sẽ k thể tuân thủ giới hạn làm giàu Uranium đựoc nữa

Căn cứ quân sự Mỹ ở Kenya bị tấn công, đã có 3 lính Mỹ đuợc xác nhận tử vong, nhưng có lẽ k liên quan đến Iran

Có tin Thổ đã đưa đặc nhiêm và tên lủa phòng không đến Lybia


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 6 2020, 06:46 PM

Không thể đánh giá sự trả thù của I ran là kiểu ăn miếng trả miếng, giống như hai đứa trẻ con đánh lộn nhau. Nhưng hình thức trả miếng như vậy thực ra chỉ có tác dụng tâm lý, nếu không thì sự kiện xẩy ra chỉ là cái cớ đã được tính trước. Do cách nhìn lịch sử phương Tây theo lối « cá nhân chủ nghĩa », quy trách nhiệm cho một hiện tượng, cho một người, cũng như do tác động tâm lý, mà nó hay tuyên truyền các phi vụ ăn miếng trả miếng nên lịch sử thế giới được bao phủ bởi một thứ trình diễn ngớ ngẩn. Trong thực tế, nó không bao giờ xẩy ra như vậy mà bao giờ cũng nằm trong một cái khung tương quan lực lượng và quyền lợi được đánh giá kỹ. Cũng có trường hợp chúng tuột khỏi tay, nằm ngoài tầm kiểm soát, do đánh giá nhầm. Nhưng ngay trong trường hợp này, chúng cũng bị hạn chế bởi những khả năng kỹ thuật, chính trị, ngoại giao của hai bên.
Phân tích sự kiện, trình bầy lịch sử kiểu ăn miếng trả miếng này cũng là dấu ấn của văn hoá thiên chúa giáo, mà điển hình là kinh cựu ước, theo đó nguyên tắc « mắt trả bằng mắt, răng trả bằng răng » (ngụ ý nếu mất cái gì thì phải đòi lại điều tương tự) được đề cao. Sau này, trong kinh tân ước, tức là lời của chúa Giê Xu, thì lại có cái câu « bị tát má này thì đưa má kia cho người ta tát » nghe rất mùi mẫn đáng yêu, nhưng trong thực tế lịch sử của họ, thì có khi chưa tát được nó cái nào, nó đã xông lên tát tới tấp, nói gì đến chuyện « chìa má kia » ra.
Cả ba tôn giáo, Do thái giáo, Thiên chúa và Hồi giáo đều có cái tâm lý này, trong đó Do thái giáo ảnh hưởng nặng nhất. Lịch sử nhà nước Do thái từ khi ra đời đến nay (1948), ứng sử của nó luôn theo quy tắc này. Đặc biệt hình thức ám sát cá nhân. Trong tôn giáo này, là sự huyền thoại hoá lịch sử tộc người Do thái, còn có các sự kiện ám sát kiểu mỹ nhân kế cứu nước, được họ coi như điển hình của việc « lấy yếu chống mạnh, lấy ít định nhiều ». Trong thực tế hành động kiểu này chỉ đổ thêm dầu vào lửa, nước chẩy mang cái lọ ra hứng, lọ đầy thì nước lại chẩy tiếp, vì nguồn của nó có bịt được đâu. Kết quả là có thể chiến thắng một trận đánh, nhưng lại thua một cuộc chiến tranh, vì chiến thắng đó không tiêu diệt được đối phương, mà chỉ làm tăng thêm dũng khí, quyết tâm của đối thủ, khả năng tác chiến của đối thủ không bị triệt tiêu.
Sau khi hạ sát được Solimani xong, thì tổng thống Mỹ cũng có những tuyên bố để hạ nhiệt, ví dụ như nói tới việc không định lật đổ chế độ I ran, tôn trọng lịch sử I ran, bởi trong thực tế Mỹ thấy không thể dùng chiến tranh thông thường hạ được nước này vì đã đánh nhau ở I rắc từ năm 2003, và ở Syria từ năm 2011, nên chuyển qua đánh bằng kinh tế, tức là chủ yếu dùng các biện pháp phong toả. Nhưng biện pháp này có mục đích tạo ra bạo loạn dùng lề trái do khó khăn kinh tế, để nhằm đẩy người dân I ran nhằm vào chính phủ của họ, bởi vì như tổng thống Mỹ nói, « Mỹ tôn trọng I ran, không lật đổ » vậy việc lật đổ là của người I ran với nhau. Tương tự như vậy, để loại bỏ ảnh hưởng của I ran ở I rắc, Mỹ cũng đã dùng « cách mạng mầu » từ mấy tháng nay.
Để đáp lại điều này, thì I ran lại dùng chiêu « ép Mỹ tham chiến », nhân đó mà lấn sân. Hiện tại, Mỹ còn một số căn cứ quân sự ở I rắc. Chúng tồn tại được bởi « uy thế của Mỹ, đụng đến người Mỹ sẽ bị Mỹ đánh », nhưng khi sự đe doạ của ông mất hiệu lực, bởi ông đã đánh rồi không ăn thua gì, bị tấn công thì Mỹ phải đáp trả ra sao.
Chính vì phân tích dài hơi, theo truyền thống mác xít, coi trọng cái phông, cái khung, cái ngầm hơn là một sự kiện đột biến mà tôi có thể khẳng định được là « Mỹ sẽ rút », và không có chuyện chiến tranh bùng nổ to hơn.
Tôi sẽ phân tích tiếp câu chuyện này, vì nó là bài học rất quan trọng của chiến tranh không đối xứng. Ở VN, các cuộc xung đột với bất cứ ai quá khứ, tương lai cũng là cuộc chiến không đối xứng. VN đã là bậc thầy của cuộc chiến không đối xứng trong quá khứ, nhưng hoà bình cũng đã lâu (từ năm 1991), truyền thống còn đó, nhưng những người thực hiện nó không còn, mà là những lớp người mới, lại thích « đổi mới » ăn bả của lề trái, rơi vào tuyên truyền của nó mà không hiểu. Không kể thế giới cũng thay đổi, phải cập nhật, thì nghiên cứu I ran, trung đông .. rất là thú vị và quan trọng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 6 2020, 10:33 PM

I ran đã quyết định tái khởi động việc làm giầu Uranium, hoàn toàn không tuân theo cam kết thoả thuận hạt nhân mà nước này ký với các nước phương Tây và Mỹ vào năm 2016. Trước đó, mặc dù Mỹ đã đơn phương rời bỏ thoả thuận này, nhưng I ran vẫn ngập ngừng chưa xé bỏ hẳn, có lẽ là vì hi vọng được các nước phương Tây khác gồm Pháp, Anh, Đức giúp đỡ.Nhưng cho đến nay, các nước này cũng không thuyết phục được Mỹ, cũng như lời hứa tạo một quỹ tiền tệ để giúp các hãng châu Âu do chơi với I ran sẽ bị Mỹ trừng phạt vẫn chưa ra đời được.
Còn từ phía Mỹ, Tổng thống Mỹ cũng đe doạ ném bom bắn phá 52 cơ sở khác của I ran, trong đó tổng thống Mỹ nhấn mạnh các địa điểm danh lam văn hoá.
Tất nhiên, tất cả báo chí phương Tây ầm ầm nói là làm điều này là phạm tội ác chiến tranh. Điều nực cười ở đây là, nếu thật sự muốn đánh nhau với I ran, thì Mỹ phải bỏ bom các công trình địa điểm quân sự, hay các cơ sở làm giầu Uranium, chứ đe doạ đánh vào địa điểm văn hoá làm gì. Hãy tưởng tượng VN có xung đột với TQ, và báo Hoàn cầu của TQ đe doạ ném bom tháp rùa, chứ không nhằm vào một sân bay quân sự ví dụ sân bay ở Kép chẳng hạn.
Nếu nói đùa thì tất nhiên vì tổng thống Mỹ có nguồn gốc là thợ xây dựng, nên đây có thể là phản xạ không điều kiện, cứ thấy công trình xây dựng là muốn phá (để có thị trường xây lại),nhưng sự cập kênh lô gíc này, càng khẳng định chúng là những lời đe doạ fake, để « tạo thế ». Nó thực ra là lời nhắn nhủ I ran đừng làm gì, hạ nhiệt, và hành động của tổng thống Mỹ khi quyết định hạ sát Solimani chỉ là tức thời.

Gửi bởi: root vào hồi Jan 8 2020, 09:53 AM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jan 6 2020, 10:33 PM)
  Nó thực ra là lời nhắn nhủ I ran đừng làm gì, hạ nhiệt, và hành động của tổng thống Mỹ khi quyết định hạ sát Solimani chỉ là tức thời.
*



Iran bắn tên lửa rồi kìa bác Phó.
Mỹ chắc sẽ lại trả đũa thôi.
Bắn qua bắn lại rồi đến WW3 là vừa!

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 8 2020, 06:57 PM

Không thể có chiến tranh thế giới thứ ba, bởi vì I ran không nằm trong một khối liên minh quân sự nào, và hai đối tác lớn cuả I ran là Nga và TQ chắc chắn không tham gia vào đây. Nga với I ran hợp đồng với nhau ở Syria, nhưng cũng cạnh tranh ảnh hưởng nên, có vẻ như khi Israel đánh vào các lực lượng I ran ở đây thì Nga nằm im. TQ mặc dù có xung đột thương mại với Mỹ, cũng đã nghe lời Mỹ không mua dầu của I ran nữa. Còn Mỹ nếu có tiến hành chiến tranh thì cũng không thể lôi kéo các nước khác ở NATO vào. Ngược lại chiến trường có thể nằm trên nhiều nước ở Trung đông, và đặc bịêt là I rắc. Nhưng không vì thế mà là chiến tranh thế giới được.
Sự thổi phồng trên mạng xã hội thành « World War III » có lẽ đến từ hai nhóm người. Hoặc là người Mỹ, vì cái gì Mỹ làm chẳng là « World class » (tầm cỡ thế giới), giống như cái gì VN làm cũng muốn « lớn nhất đông nam á » và một nhóm người khác là những người Hồi giáo ở Trung đông hay gốc ở Trung đông, vì rõ ràng xung đột ở đây bao trùm nhiều nước, thì là « thế giới hồi giáo » còn gì. Thế giới Hồi giáo là chân trời thế giới của họ.Thực ra đây chỉ là cái nhìn hạn hẹp kiểu chủng tộc văn hoá thôi.
Các đây gần 20 năm, lúc xẩy ra vụ World Trade Center (lại World nữa nhé), bây giờ tôi vẫn còn nhớ, là có đứa đồng nghiệp, người gốc Li băng sồng sộc chạy vào phòng làm việc của tôi, thông báo là « mày biết sắp có World War chưa », lúc ấy tôi chưa biết tin có hai cái máy bay đâm vào toà nhà ở Mỹ. Bây giờ cũng thế, nhiều đồng nghiệp của tôi gốc Ả rập cũng tiên đoán « World War III ».
Mỹ sẽ không đáp trả, hay là đáp trả kiểu xuống thang, vì Mỹ không có lợi ích gì cả để mở một cuộc chiến tranh bây giờ. Việc Mỹ bắn tướng Solimani thực ra có hai mục đích. Một cảm giác tâm lý đại chúng, là không muốn để diễn lại sự việc toà đại sứ Mỹ bị chiếm, nhân viên bị bắt làm con tin ở Tê hê ran. Nếu chuyện ấy xẩy ra nữa ở Bagdad thì Tổng thống Mỹ khó có thể trúng cử lại vào năm tới. Điều này dẫn tới lý do thứ hai, đó là lợi ích cá nhân của tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử tới này phải tỏ ra là anh hùng, « đứng thế kiểu Đinh la Thăng ». Chính vì thế Tổng thống Mỹ mới nói tới 52 con tin của Mỹ bị bắt năm 1979.
Như vậy cái khó của Mỹ (của tổng thống Mỹ) là làm sao không mất mặt.
Hiện tại quân đội Mỹ có 60000 ở Trung đông. Để đánh một nước I rắc kiệt quệ, tinh thần dân tình rối loạn do lề trái chiến tranh tâm lý (kiểu Mỹ vào sắp sướng rồi) và phong toả kinh tế, chỉ có 25 triệu dân vào năm 2003, mà Mỹ cũng cần tới 150000 quân và sau đó cũng không quản được. Với một nước I ran 80 triệu người, có kinh nghiệm chiến đấu (vì từ năm 1979 đến nay họ luôn tham dự vào các cuộc chiến ở Trung đông), quân đội hơn hẳn I rắc thì đánh thế nào.
Trong trường hợp có đánh sập được quân đội I ran, thì cũng không thể chiếm đóng được, vì làm sao nhổ được đạo Hồi Chi ít ở đây. Nước I ran là một thể chế cộng hoà hồi giáo, tầng lớp giáo sĩ giống như một đảng có tổ chức kiểu Lê ni nít, mà đại giáo chủ là Tổng bí thư, mỗi nhà thờ hồi giáo là ..một chi bộ đảng. Làm sao mà nhổ được nó, làm sao mà cải đạo được dân.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 8 2020, 10:39 PM

Trong những phân tích ở trên, tôi có nhận xét là I ran sẽ dùng phương pháp « uỷ nhiệm » và bởi các chiến trường uỷ nhiệm đã mãn kỳ, nên việc « trả thù » sẽ diễn ra sau. Trong phân tích ấy, tôi đã không coi trọng tính chất biểu tượng, cũng như tính thời sự của vụ việc. Việc I ran công khai tấn công có lẽ bởi vì Mỹ công khai tấn công, nếu I ran không trả lời trực tiếp thì có lẽ bị coi là ..yếu kém (về mặt biểu tượng, tâm lý, củng cố niềm tin). Đám tang có đông đảo người ủng hộ của tướng Solimani càng khiến cho sự trả đũa ngay tức khắc cần thiết về vấn đề tâm lý. Nó chính là cái lô gíc « mắt trả bằng mắt, răng trả bằng răng » mà tôi nói ở trên.
Ở Pháp có rất nhiều người gốc Hồi giáo Ả rập. Tôi không được biết trực tiếp người I ran, nhưng với những người Ả rập có một điều họ rất coi trọng đó là sự tôn trọng (respect), và do đạo Hồi là một đạo có tâm lý gần giống như đạo tin lành, có lô gíc luật pháp, theo kiểu « có quyền được làm thế này, thế kia », người giỏi là áp dụng được luật có lợi cho mình. Đây là ảnh hưởng của Hồi giáo mà ra. Như vậy việc I ran bắn tên lửa là áp dụng cái lô gíc « luật » này. Nhưng mặc dù vậy, hành động của họ cũng không thể thoát được cái khung tương quan lực lượng.
Về phía Mỹ, ngoài vấn đề tương quan lực lượng, nó còn có một vấn đề có tính kỹ thuật và thời sự nữa. Tính kỹ thuật là mặc dù tổng thống Mỹ có thể ra lệnh cho quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh, nhưng sau đó phải được Hạ viện thông qua. Hiện tại hạ viện Mỹ, đa số là đảng dân chủ, cho nên khả năng hạ viện Mỹ chấp nhận chiến tranh hơi bị khó. Tính thời sự là ở Mỹ bắt đầu cuộc tranh cử tổng thống vào năm sau, nên khả năng Tổng thống Mỹ muốn làm chuyện đã rồi đề giữ ghế, ép buộc được quốc hội mà đa số là phe đối lập chấp nhận quyết định của mình không đơn giản.
Mặc dù I ran tấn công trực tiếp các căn cứ Mỹ ở I rắc, nhưng trước đó quốc hội I rắc đã bỏ phiếu yêu cầu Mỹ rút quân. Vì thế việc tấn công này khó có thể coi là « phạm luật », vì sự tồn tại của các căn cứ này là không hợp pháp.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 8 2020, 10:41 PM

Ở trên tôi có nói Mỹ làm « cách mạng mầu » ở I rắc, giờ quốc hội nước này ra luật đuổi Mỹ đi. Nhưng chính quyền nước này hiện tại lại do Mỹ dựng lên. Hãy tưởng tượng Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu đòi đuổi Mỹ đi thì cũng hơi lạ, vậy chuyện gì đã xẩy ra ở đây.
Tin tức thực tế về I rắc, I ran rất ít trên báo chí phương Tây. Nó chỉ nặng về tuyên truyền, tạo dư luận, mặc dù phương Tây hay vỗ ngực đòi « tự do ngôn luận » trên thế giới, nhưng trong thực tế ở chính các nước này, ngôn luận chỉ đa dạng, nhưng nó cũng chỉ một chiều, vì thế trong trường hợp của tôi, là một người bình thường, tìm hiểu được về I ran, I rắc không phải dễ dàng. Thông qua tổng hợp, phân tích bằng phương pháp duy vật lịch sử, trên một thời gian rất dài (tương đương với cuộc chiến và can thiệp của Mỹ ở đây) thì tôi tạm hình dung được thế này.
Khi Mỹ tiến đánh I rắc 2003, sau khi bao vây phong toả nước này một thời gian dài cùng cắt cầu chi viện bên ngoài với nước này để cô lập, Mỹ đã chiến thắng dễ dàng. Chiến tranh thực sự chỉ kéo dài hai tuần, tổng số thương vong, chết của Mỹ không tới 100. Ở đây, sức mạnh quân sự Mỹ đã chứng tỏ sự tối ưu của nó. Nhưng thắng về quân sự là một chuyện, tổ chức kiểm soát được nhà nước là một chuyện khác. Muốn làm được điều này, Mỹ phải có đối tác tay sai. Trong thùng xe quân sự của Mỹ cũng có những hạng này, nhưng số lượng quá nhỏ, và đặc biệt đây là những người Mỹ gốc I rắc, hoàn toàn không có ảnh hưởng gì ở I rắc. Đóng vai trò thông ngôn cho quân đội Mỹ thì được, để kiểm soát lãnh thổ, nhà nước .. thì không được.
Khi nhà nước I rắc tan rã, thì có hai lực lượng xã hội có khả thi làm nhiệm vụ này. Đó là đảng BAAS của chế độ cũ và các giáo phái hồi giáo Chi ít. I rắc thời trước là một nước theo xu hướng XHCN, nhà nước không tôn giáo. Đây là một nhà nước hình thành trên cơ sở dân tộc chủ nghĩa Ả rập, giống như nhà nước Ai cập, Syria. Nhờ có chính sách này, mà nhà nước I rắc cũ phát triển được, vì khởi điểm của nó là chính quyền quân sự, do Anh dựng lên thời thuộc địa. Và cũng giống như bất cứ một đế quốc thực dân cáo già khác, Anh đã xây dựng quân đội thuộc địa I rắc dựa vào thiểu số tôn giáo ở đây, đó là những người hồi giáo dòng Sun nít. Điều tương tự cũng xẩy ra ở Syria, nơi mà Pháp dựng quân đội thuộc địa, dựa trên thiểu số tôn giáo A lao ít. Nhưng cả ở Syria và I rắc, khi quân đội thuộc địa vùng lên chống lại Anh, Pháp, thì họ đã đề cao tư tưởng dân tộc Ả rập, phi tôn giáo, vì thế mà nhất thống được.
Bên cạnh lực lượng xã hội truyền thống này, từ sau cách mạng hồi giáo I ran, thì ảnh hưởng chính trị của hồi giáo Chi ít cũng nổi lên. Hồi giáo Chi ít là nhóm số đông ở I rắc. Nhìn về tổng thể, I rắc có thể chia làm 3 vùng. Vùng tây bắc với trung tâm là Erbil, Kirkut, là nơi sinh sống của người Kurdes. Vùng miền tây, với thủ phủ là Mosul, Falujia là vùng sinh sống, của người Ả rập hồi giáo Sun nít.Vùng miền đông ra tới biển, là vùng người Ả rập hồi giáo Chi ít. Bagdat là thủ đô, nằm trong vùng Sun nít, nhưng đa số dân lại là người hồii giáo Chi ít.
Với chính sách chia để trị, cũng như Mỹ không dùng nhân sự của đảng BAAS, thì hiển nhiên Mỹ muốn sử dụng các lực lượng hồi giáo Chi ít. Không kể, hồi giáo Chi ít đã từng nổi lên chống chính quyền I rắc cũ vào thời điểm cuối chiến tranh I ran – I rắc. Phải nói thêm là, sau đại chiến thế giới II, ở Tây Đức cũ, Mỹ đã sử dụng nhân sự phát xít cũ mà không có vấn đề gì cả, nên đây không phải là vấn đề đạo đức, mà là một định kiến, đánh giá nhầm. Tất nhiên, hiện tại, ta cũng không thể đánh giá được là nếu Mỹ chọn lựa dùng lại bộ máy hành chính cũ của đảng BAAS thì mọi chuyện sẽ ra sao.
Rất nhanh chóng, sau khi Mỹ chiếm I rắc, thì người hồi giáo Sun nít đã bắt đầu phản ứng đánh lại Mỹ. Điển hình nhất là sự nổi dậy của thành phố Faluija. Nếu Mỹ chỉ cần 2 tuần có thể đánh bại quân đội I rắc, thì để chiếm lại Faluija, Mỹ mất hơn một tháng. Điều Mỹ cần là một cuộc chiến tranh chống nổi dậy, cần những lực lượng kiểu an ninh, công an hơn là một quân đội nhà nghề.Và đặc biệt phải biết tiếng, văn hoá..điều mà quân đội Mỹ không thể có.
Lúc này các lực lượng Chi ít I rắc đã giúp Mỹ làm điều này, đồng thời các lực lượng bán quân sự Chi ít được lập ra. Họ lại được đào tạo bởi I ran, do sự gần gũi về tôn giáo, cũng như trái với lô gíc thông thường, I ran đồng ý hợp tác với Mỹ, để tăng cường lực lượng người Chi ít, đồng thời kéo chúng về phía mình. Người được coi là biểu tượng của chính sách này, chính là tướng Solemani. Chính sách này của I ran cũng có thể coi như một cách tạo ra một cái cầu để quan hệ với Mỹ , và từ đó có thể dẫn tới bình thường hoá quan hệ hai bên. Nhưng trong vấn đề này, Mỹ đã đi theo một cái lô gíc, là I ran cúng bao nhiêu cũng không đủ. Mỹ chỉ lấy mà không « lại quả », lợi dụng mà không chia phần.
Khi Mỹ chiếm đóng I rắc, thì Mỹ cũng lập lại quân đội I rắc. Trái với học thuyết của lề trái hay rao giảng về « quân đội trung lập », « quân đội của nhà nước », quân đội I rắc mới không tự đứng được, vì nó làm gì có nhà nước nào để bảo vệ, dù được Mỹ trang bị. Kết quả, trong cuộc chống chiến tranh nổi dậy của người I rắc Sun nít vốn gần gũi với chế độ cũ của Sa đam Hút sen, lực lượng chính là lực lượng giáo phải bán quân sự Chi ít.
Do sự phân liệt xã hội I rắc được phân theo lô gíc tôn giáo, cho nên các lực lượng Sun nít, khởi đầu vốn là hậu duệ đảng BAAS, bắt đầu phất ngọn cờ tôn giáo, mà từ đây IS ra đời. IS về bản chất chính là các lực lượng còn lại của đảng BAAS mà ra.
Bằng cách giúp Mỹ tiêu diệt IS, mà các lực lượng dân quân Chi ít càng mạnh lên. Chính nó trở thành cái nhà nước thâm sâu của I rắc hiện tại. Vì « chính quyền trên đầu súng » (giống như Mao trạch Đông nói), tất nhiên là « đầu súng » thật, chứ không phải là dạng « đầu súng » đểu, còn việc bầu bán đa nguyên đa đảng chỉ là cái vỏ vớ vẩn, vì I rắc cũng như các nước ngoài thế giới phương Tây làm gì có cái cấu trúc kinh tế, văn hoá, giai cấp tư sản dân tộc.. để áp dụng. Và vì các lực lượng này được I ran đào tạo, trang bị .. nên nhà nước I rắc thân I ran. Nhưng cũng đừng nghĩ là họ là tay sai của I ran, mà là vì đồng quyền lợi, đồng văn hoá.
Còn quân đội Mỹ, thì mặc dù chiếm đóng I rắc, do không có tay sai bản địa thân cận để điều khiển, nên chỉ co cụm trong các khu an ninh đặc biệt (được gọi là vùng xanh – green zone), mà hệ quả của nó là ở I rắc không có hiện tượng « má mì, nhà thổ » tràn lan như ở Sài gòn trước năm 1975. Vì lính Mỹ có tự do ra đường được đâu.
(còn tiếp)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 9 2020, 05:25 PM

Đòn trả thủ của Iran nhìn chung thông minh và hợp lý, phóng tên lửa, nhưng đã báo trước cho Mỹ thông qua Iraq, đủ để Mỹ rút người ra những nơi an toàn, đòn tấn công thực hiện lúc đêm, khi có ít hoạt động nhất, dẫn đến k có thương vong về người, dù đài truyền hình Iran tuyên bố có người chết và nói rằng việc trả thù đã hoàn thành. Còn phía Mỹ cũng tuyên bố k trả đũa quân sự.

Hôm 8/1, tại Istanbul, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã chính thức khánh thành đường ống khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”. Buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Serbia Alexander Vučić và Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov. Tổng thống Nga gọi sự kiện này là quan trọng đối với Moscow, Ankara và cả châu Âu.


RIA Novosti đưa tin, Thành viên Ủy ban Quốc phòng an ninh thuộc Hội đồng Nga Franz Klintsevich tuyên bố rằng, việc khánh thành đường ống khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” (TurkStream) là bước đột phá của nền kinh tế và chính sách ngoại giao cũng như thúc đẩy nâng cao uy tín của Nga. Mưu đồ “cản trở” dự án này của Mỹ đã thất bại.
Theo ông Klintsevich, việc ra mắt đường ống có tầm quan trọng to lớn từ quan điểm chính trị, mặc dù dự án hoàn toàn mang tính chất kinh tế.

“TurkStream không phải là đường ống dẫn khí đốt cuối cùng được ra mắt trong năm nay. Tuy nhiên, sẽ còn có “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream-2) và người Mỹ sẽ không thể cản trở được tiến trình này”, ông Klintsevich nói.

Ông Klintsevich lưu ý, trên thực tế Mỹ sẽ không thể thực hiện được bất kỳ điều gì trong ý định “chống lại” nước Nga của họ.


Bổ sung chút là vị trí của ông Klintsevich này ở Nga giống như chủ tịch ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ vậy.
Hiện tòa án tối cao Bulgaria đã cho phép xây đường ổng TurkStream qua lãnh thổ nước này, và dự kiến sẽ hoàn thành xong trong tháng 6 năm 2020. Sau khi xong thì Serbia cũng đấu nối vào, hiện Serbia về căn bản đã xong gần hết. Như vậy nếu hoàn thành thì Nga sẽ chuyển được khoảng hơn 31 tỷ mét khối khí hàng năm cho Nam Âu và khu vực Ban căng


Nếu hoàn thành được nốt North Stream 2 vào cuối năm nay như dự kiến thì Nga sẽ chuyển thêm được 57 tỷ mét khối khí hàng năm cho Đức và các nước Đông Âu khác

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 10 2020, 10:31 PM

@root,
Tổng thống Mỹ đã không đáp trả phi vụ phóng tên lửa, và I ran cũng không có hành động trả đũa tiếp có biểu tượng gắn với vấn đề « trả thù ». Điều này phản ánh rõ tương quan lực lượng hai bên, chứ không phải là vấn đề tâm lý.
Tôi viết tiếp ở đây về I rắc trước khi bàn loạn các chuyện khác.
Vào thời Obama, Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi I rắc. Cách làm của Mỹ có gì đó tương tự như việc Mỹ khôi phục chủ quyền Nhật bản với hiệp định San Francisco 1958. Theo cách thức này Mỹ trả lại chủ quyền chính trị, đổi lại một hiệp định bí mật về liên minh quân sự, cho phép Mỹ đóng quân tiếp tục. Tôi không có nhiều thông tin về thoả thuận I rắc – Mỹ này, vì như tôi đã nói, thông tin công khai trên « báo chí tự do » của nó rất ít. Nhưng theo dõi sự kiện thì thấy khác với Nhật, chính quyền I rắc sử dụng tuyệt đối mọi quyền hạn chính trị của mình để mời Mỹ đi. Và Mỹ đã đi, ngoại trừ ở vùng bán tự trị người Kurdes. Tại sao lại thế ? Bởi các căn cứ của Mỹ ở I rắc (ngoài vùng người Kurdes) đều bị I rắc bất hợp tác, nên không thể phát huy tác dụng. Về mặt quân sự đơn thuần, thì Mỹ đã có các căn cứ quân sự khác ở Koweit, ở Ả rập Sa u đít, không bắt buộc phải đóng quân ở I rắc. Rất gần đây, Trump cũng than phiền rằng, đổ tiền vào I rắc như vậy mà mấy cái giếng dầu cũng không được. Thực tế ra sao, tôi không rõ, nhưng rõ ràng chính quyền I rắc đã dùng mọi cơ sở pháp lý mà Mỹ phải nhượng bộ để gạt Mỹ ra. Và vì Mỹ không còn cái gì để doạ dẫm nữa (đánh nhau đã đánh rồi), cũng như không kiểm soát được « đầu súng » của I rắc, tức là các giáo phái vũ trang Chi ít, nên quyền kiểm soát của Mỹ ở I rắc bị tuột khỏi tay. Khi Mỹ rút quân, thì theo thoả thuận các lực lượng vũ trang giáo phái phải giải tán, nhập vào với quân đội. Theo lệ thường, ngay cả ở chế độ Ngô Đình Diệm hồi trước ở miền Nam, thì sức mạnh quân đội sẽ tăng, giáo phái sẽ tan vỡ (như dạng bình xuyên, hoà hảo, cao đài với quân đội Sài gòn cũ do chủ cũ của các giáo phái này là Pháp rút lui). Nhưng ở I rắc thì ngược lại, giáo phái trở thành linh hồn quân đội I rắc, vì I ran tiếp tục ủng hộ.
Như vậy ở I rắc hiện tại, hạt nhân nhà nước là giáo phái chi ít, và vì họ là đa số dân, lại có lực lượng vũ trang, trong một nhà nước bù nhìn không thực chất, chỉ là cái vỏ, nên nắm cái vỏ, thì không điều khiển được.
Để chống lại, vì thế mà có « cách mạng mầu ». từ cách đây mấy tháng, liên tục có biểu tình chống chính phủ. Nhưng người biểu tình đòi giải tán tất cả hệ thống chính trị ở đây lấy cớ là « tham nhũng, thân I ran », nhưng nó không với tới hạt nhân nhà nước được. Ngược lại,lại có ngọn gió biểu tình ngược nhằm vào đại sứ quán Mỹ.
Cho tới hôm nay, không thấy có tin về biểu tình chống chính phủ nữa, đồng thời cũng không còn biểu tình nhằm vào đại sứ quan Mỹ. Như vậy có nghĩa là hai bên đã cân bằng nhau ? một thứ cân bằng động. Không rõ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 12 2020, 08:46 PM

Tổng thống Nga Putin và thủ tướng Đúc Merkel hội đàm 1/2020

Putin: Nga sẽ có thể hoát tất việc xây dựng đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc -2 mà không cần thu hút các đối tác nước ngoài, Vấn đề là thời hạn. Đây là câu hỏi duy nhất nảy sinh trong vấn đề này. Tôi hy vọng rằng đường ống Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), nối Nga với Đức, sẽ hoàn thành vào đầu năm 2021, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ.

Merkel: việc xây dựng đường ống phải được hoàn thành. Thủ tướng Merkel nhấn mạnh, Đức và các nước châu Âu khác được hưởng lợi từ Dòng chảy phương Bắc -2. Tất cả các nước đều quan tâm đến việc đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt, mà đây là một dự án rất quan trọng, dự án phải được thực hiện, bất chấp lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Trước hết, đây là một dự án kinh tế mà chúng tôi coi là đúng đắn. Tôi tin tưởng rằng sau cuộc thảo luận, Dòng chảy phương Bắc -2.vẫn có thể hoàn thành, bất chấp các lệnh trừng phạt. Tổng thống Nga đã nêu thời hạn, có hơi chậm trễ, nhưng thực sự có thể được hoàn thành. Tôi muốn nhắc lại rằng, cùng với tất cả các mâu thuẫn chính trị với Hoa Kỳ, chúng tôi không coi các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ là đúng đắn. Do đó chúng tôi ủng hộ dự án này như trước đây, vì thực tế, đây là một dự án kinh tế


Wall Street Journal đưa tin, Mỹ đe dọa sẽ ngăn chặn Iraq truy cập vào tiền bán dầu mỏ ở tài khoản ngân hàng Mỹ, và sẽ dẫn đến sụp đổ hệ thống tài chính Iraq

U.S. Warns Iraq It Risks Losing Access to Key Bank Account if Troops Told to Leave
Loss of access to New York Fed account, where international oil sale revenue is kept, could creating cash crunch in Iraq’s financial system

https://www.wsj.com/articles/u-s-warns-iraq-it-risks-losing-access-to-key-bank-account-if-troops-told-to-leave-11578759629

Ukraine, Pháp đồng ý để chuyên gia Pháp giải mã hộp đen chiếc máy bay xấu số
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ngày 11/1 đã nhất trí để các chuyên gia Pháp trợ giúp giải mã hộp đen chiếc máy bay gặp nạn tại Iran hôm 8/1 vừa qua.


Muốn, nhưng có làm nổi k? hehe.gif
Anh muốn bớt lệ thuộc Mỹ hậu Brexit
Bộ trưởng Quốc phòng Anh đề cao trang bị quân sự hậu Brexit tránh lệ thuộc Mỹ.
Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã tuyên bố cần tăng cường đầu tư quân sự hậu Brexit là một mục tiêu quan trọng.
Sunday Times dẫn lời ông cho biết, Anh cần phải đầu tư vào khí tài quân sự để giảm phụ thuộc vào sự bảo vệ trên không và máy bay do thám của Mỹ trong các cuộc xung đột trong tương lai.

"Tôi lo ngại nếu Mỹ không còn giữ thế lãnh đạo trên khắp thế giới, điều đó sẽ rất tồi tệ cho thế giới và đối với chúng tôi. Chúng tôi lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất và hy vọng về điều tốt đẹp nhất. Trong năm qua, chúng ta đã thấy Mỹ rút quân khỏi Syria, tuyên bố của ông Donald Trump về Iraq, nơi ông nói NATO cần tiếp quản và làm nhiều hơn ở Trung Đông." - Bộ trưởng Wallace bày tỏ lo ngại trong bài phỏng vấn với Sunday Times.

Theo Bộ trưởng Wallace, ý tưởng Anh sẽ luôn là một phần liên quân Mỹ không còn giá trị và Chính phủ nước này cần lên kế hoạch một cách phù hợp.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, để thực hiện tham vọng "tự chủ" theo ý tưởng của ông Wallace dường như rất khó.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 15 2020, 05:09 AM

Xóa bỏ đồng Franc CFA, châu Phi vẫn phụ thuộc vào Pháp
Sau gần 75 năm được lập ra và sử dụng từ thời thực dân đô hộ, thống trị các nước châu Phi, đồng Franc CFA được thay thế bằng đồng Eco. Dự án này nhằm gạt bỏ những chỉ trích, theo đó, các nước châu Phi, tuy giành được độc lập từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng vẫn nằm dưới sự « bảo hộ tiền tệ » của Pháp.


« Vấn đề đồng Franc CFA đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận và nhiều chỉ trích về cái gọi là vai trò của nước Pháp tại châu Phi. Vậy thì chúng ta hãy cắt đứt giây neo ràng buộc này đi và can đảm tiến lên, nhìn về phía trước và cùng nhau tạo lập một mối quan hệ đối tác không chút mặc cảm nào. Nước Pháp không có gì phải giấu diếm cả. Chính vì thế, tôi muốn đặt lại tất cả các vấn đề để chúng ta có thể cùng nhau viết một trang sử mới, một trang mới trong quan hệ chung của chúng ta, chấm dứt, xóa bỏ những hào nhoáng cũ kỹ, lỗi thời, các hiểu nhầm và đôi khi là cả các biện pháp không còn có ý nghĩa gì cả.

Hôm nay, tôi rất vui mừng được cùng với tổng thống Côte d’Ivoire, thông báo một cuộc cải cách lịch sử và quan trọng ».

Ngày 21/12/2019, tại Abijan, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với đồng nhiệm Côte d’Ivoire Alassane Ouattara, thông báo xóa bỏ đồng Franc CFA, sau gần 75 năm được lập ra và sử dụng từ thời thực dân đô hộ, thống trị các nước châu Phi.

Về mặt chính trị, dự án cải cách đồng Franc CFA là nhằm gạt bỏ những chỉ trích, theo đó, các nước châu Phi, tuy giành được độc lập từ hơn nửa thế kỷ qua, nhưng vẫn nằm dưới sự « bảo hộ tiền tệ » của Pháp. Do vậy, nguyên thủ Pháp muốn xóa bỏ những di sản từ thời thực dân.

Tuy nhiên, có một câu hỏi quan trọng được nêu ra : khi xóa bỏ đồng Franc CFA và thay thế bằng đồng Eco, liệu các nước châu Phi có thực sự cắt đứt sợi dây ràng buộc, phụ thuộc vào Pháp hay không ? Hay nhìn dưới góc độ khác, liệu Paris có còn ảnh hưởng đối với châu Phi hay không ? Cuộc tranh luận, vốn kéo dài từ lâu nay, vẫn chưa chấm dứt.

Năm 1945, Pháp lập ra một đồng tiền duy nhất cho các nước Tây Phi, Franc CFA. Ban đầu, đó là đồng Franc của Các thuộc địa Pháp tại châu Phi. Đến năm 1958, đơn vị tiền tệ này được đổi tên thành Franc của Cộng đồng Pháp tại châu Phi. Từ khi giành được độc lập cho đến nay, 14 nước châu Phi, với khoảng 150 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội lên tới 235 tỷ đô la, vẫn dùng Franc CFA, và bộ Tài Chính Pháp giữ vai trò quyết định, quản lý trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính. Đây là trường hợp « độc nhất vô nhị » trên thế giới. Cụ thể, Kho Bạc (Ngân Hàng Trung Ương Pháp) và chính quyền Pháp định ra tỷ giá hối đoái cố định cho đồng Franc CFA so với đồng Euro. Chính vì tỷ giá hối đoái này mà các nước châu Phi phải đặt 50% tổng dự trữ ngoại tệ của mình trong Kho Bạc Pháp và việc điều chỉnh khối lượng dự trữ ngoại tệ này được thực hiện qua một tài khoản « giao dịch » tại Ngân Hàng Trung Ương Pháp. Đồng Franc CFA được thiết kế và in ấn tại Pháp. Chính quyền Pháp có đại diện trong tất cả các định chế ra quyết định của hệ thống đồng Franc CFA.

Nhóm 14 nước châu Phi này chia thành hai cộng đồng tiền tệ tài chính riêng biệt : thứ nhất là Liên Hiệp Kinh Tế Tiền Tệ Tây Phi – UEMOA, với đồng Franc Cộng đồng tài chính châu Phi – mã số XOF – bao gồm 8 quốc gia (Benin, Burkina Faso, Côte d’Ivoire, Guinée-Bissau, Mali, Niger, Senegal, Togo) ; thứ hai là Cộng Đồng Kinh Tế Tiền Tệ Trung Phi – CEMAC, với đồng Franc Hợp tác tài chính Trung Phi – mã số XAF, có 6 thành viên Trung Phi (Cameroon, Congo, Trung Phi, Gabon, Guinée Xích Đạo, Tchad).

Dự án cải cách đồng Franc CFA đã được thảo luận từ năm 1987. Do các nước không đồng nhất về mức độ phát triển kinh tế và có những tham vọng địa chính trị khác nhau, dự án này bước đầu chỉ liên quan đến nhóm 8 quốc gia Tây Phi thuộc UEMOA.

Ngày 29/06/2019, Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi – CEDEAO – đã quyết định gọi đồng tiền mới là Eco, thay thế cho đồng Franc CFA, đơn vị tiền tệ vẫn được sử dụng tại 8 trong số 15 quốc gia thành viên của CEDEAO.

Tại cuộc họp cuối tháng 12/2019, ở Abidjan, tổng thống Côte d’Ivoire thông báo nội dung cải cách đồng Franc CFA :

« Chúng tôi đã quyết định tiến hành cải cách đồng Franc CFA với ba thay đổi lớn sau đây : Thứ nhất là thay đổi tên gọi đồng tiền, từ France CFA thành đồng Eco. Thứ hai, chấm dứt việc tập trung, đặt 50% tổng dự trữ ngoại hối của các nước châu Phi tại Kho Bạc Pháp và đóng tài khoản giao dịch. Thứ ba, rút các đại diện của Pháp ra khỏi tất cả các cơ quan ra quyết định và quản lý của Liên Hiệp Kinh Tế và Tài Chính Tây Phi – UEMOA ».

Trên đài RFI, kinh tế gia Senegal SARR Abdourahmane, giám đốc cơ quan tư vấn Trung tâm Nghiên cứu Tài trợ Phát triển Địa phương (CEFDEL), nhận định rằng quyết định cải tổ đồng Franc CFA mang tính lịch sử :

« Cải cách này mang tính lịch sử theo nghĩa đây là một giai đoạn đi đúng hướng. Bởi vì điều này cho phép làm sáng tỏ nội dung các cuộc tranh luận về đồng Franc CFA : Người Pháp không còn hiện diện trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý nữa ; lãnh đạo các nước châu Phi lựa chọn tỷ giá hối đoái cố định, bám theo đồng Euro và đề nghị đích danh nước Pháp đứng ra bảo đảm tỷ giá này. Như vậy, nội dung các cuộc tranh luận sẽ thay đổi : việc lựa chọn tỷ giá cố định bám theo đồng Euro, việc nước Pháp đứng ra bảo đảm tỷ giá… những điều này có lợi hay không cho nền kinh tế các nước châu Phi. Lúc đó, các chuyên gia kinh tế có thể thảo luận và không để cho cuộc tranh luận bị ô nhiễm bởi các câu hỏi mà về thực chất không có gì quan trọng cả.

Việc cải cách này không hề dẫn đến những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngoại trừ một điểm : sự hiện diện của người Pháp trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý bị coi là một sự can thiệp. Nay không còn người Pháp nữa. Sự nhìn nhận về điểm này thay đổi. »

Trước những lo ngại về việc cải cách tiền tệ có thể làm cho đồng tiền Eco mới mất giá so với đồng Franc CFA, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Lemaire trấn an :

« Không. Tôi xin bảo đảm là giá trị của đồng tiền không thay đổi, bởi vì tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara đã sáng suốt đề nghị các nước thành viên khu vực đồng Franc CFA duy trì cơ chế tỷ giá cố định theo đồng Euro. Đây là một bảo đảm rất vững chắc về giá trị tiền tệ cho những ai vẫn thường xuyên sử dụng đồng tiền France CFA. Đồng tiền ổn định chống được lạm phát và tôi nghĩ đây là điều rất quan trọng, mang tính quyết định. Cần tránh tình trạng lạm phát tái xuất hiện trong khu vực Tây Phi khi chấm dứt dùng đồng Franc CFA. Và việc các nước trong khu vực đồng Franc CFA quyết định duy trì cơ chế tỷ giá cố định giúp tránh được nguy cơ nói trên ».

Theo giới chuyên gia, việc đồng Eco cũng như đồng Franc CFA trước đây có tỷ giá cố định theo đồng Euro tạo ra một số lợi thế, như ổn định nền kinh tế của các nước thành viên trong khu vực tiền tệ, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước trong cùng khối, giúp khống chế được nợ công, kiểm soát được lạm phát, trong khi một số nước láng giềng, do có đồng tiền riêng như Liberia, Nigeria thường xuyên phải đối mặt với nạn lạm phát thất thường. Tuy nhiên, việc đồng Eco có tỷ giá cố định, bám chặt theo đồng Euro vẫn đẩy các nước châu Phi vào tình trạng phụ thuộc như trước đây.

Cải cách tiền tệ, thay đổi tên gọi đồng tiền, không đặt dự trữ tại Kho Bạc Pháp, …, thế nhưng Paris vẫn đóng vai trò là « người bảo đảm tối hậu » cho giá trị đồng Eco. Chính vì điểm này mà không ít chuyên gia kinh tế châu Phi cho rằng ảnh hưởng, bóng dáng của Pháp vẫn bao trùm hệ thống tiền tệ các nước Tây Phi. Về phần mình, bộ trưởng Tài Chính Pháp Bruno Lemaire cố gắng giải thích như sau :

« Đây thực sự là một bảo đảm tối hậu, sau cùng. Trong khi đó, các nước châu Phi thành viên có được hoàn toàn độc lập với quyết định mang tính lịch sử của lãnh đạo các nước trong khu vực. Tôi nhấn mạnh, đó là một sự độc lập hoàn toàn, bởi vì các nước thành viên không bắt buộc phải đặt dự trữ ngoại hối của mình trong kho bạc Pháp nữa, đóng tài khoản giao dịch. Đó là một sự độc lập hoàn toàn bởi vì không còn người Pháp trong các cơ quan lãnh đạo, quyết định của hệ thống tiền tệ này nữa. Đây là một sự thay đổi lớn. Giờ đây, các nước thành viên hoàn toàn tự do ra các quyết định.

Việc nước Pháp đứng ra bảo đảm tối hậu, sau cùng, có nghĩa là nếu xẩy ra một cuộc khủng hoảng về hối đoái, thì nước Pháp sẽ đứng bên cạnh, ủng hộ, giúp đỡ các nước thành viên, bình ổn tình hình. Tôi nhắc lại, Pháp chỉ đóng vai trò bảo đảm tối hậu, sau cùng và chỉ làm việc này nếu xẩy ra khủng hoảng tài chính ».

Một số kinh tế gia châu Phi tỏ thái độ bi quan, tố cáo dự án cải cách đồng Franc CFA chỉ là một một cuộc « cách mạng nửa vời » hoặc một sự « lừa đảo về chính trị ». Thực ra, để lật sang một trang mới trong lĩnh vực tiền tệ, các nước châu Phi phải vững chắc về kinh tế và phải tuân thủ một số tiêu chí hướng tới sự đồng thuận, tương đồng giữa các nền kinh như lạm phát chỉ bằng hoặc dưới 5%, thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội, dự trữ ngoại tệ phải bằng hoặc lớn hơn 3 tháng nhập khẩu…Thế nhưng, cho đến nay, không một quốc gia nào trong số 8 quốc gia thực hiện cải cách, thậm chí cả 14 nước châu Phi sử dụng đồng Franc CFA tuân thủ được các tiêu chí này.

Kinh tế gia Dieudonné Essomba, thuộc bộ Kinh Tế, Kế Hoạch và Quy Hoạch Lãnh Thổ Senegal, được báo Le Monde trích dẫn, nhận định : Các nước châu Phi muốn có các giải pháp chính trị và mang tính tư tưởng trước một vấn đề kỹ thuật. Có thể giải quyết được vấn đề chính trị, tư tưởng và đó là điều người ta đang làm, tức là đuổi nước Pháp (ra khỏi hệ thống tiền tệ). Người ta có lý khi làm như vậy. Thế nhưng, điều này không giúp giải quyết được vấn đề làm sao có được một hệ thống tiền tệ phù hợp với các nền kinh tế châu Phi. Tại một quốc gia không sản xuất được gì cả thì không thể nào có được một đồng tiền độc lập.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200114-x%C3%B3a-b%E1%BB%8F-%C4%91%E1%BB%93ng-franc-cfa-ch%C3%A2u-phi-v%E1%BA%ABn-ph%E1%BB%A5-thu%E1%BB%99c-v%C3%A0o-ph%C3%A1p

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 16 2020, 05:16 PM

Tôi không có nhiều thời gian để tham gia vào diễn đàn, vì thế tập trung viết ở chủ đề lịch sử văn hoá đang viết dở, chỉ bình luận nóng mấy câu ở đây, rồi sẽ viết tiếp sau.
Đối với một nước xuất khẩu vào châu Phi, thì việc tồn tại đồng franc CFA, hoặc một loại tiền có cơ chế tương tự như vậy sẽ lợi hơn. Bởi đồng tiền này dựa lưng vào Euros (thông qua ngân khố của Pháp), đổi lại nó sẽ bất lợi cho các nước châu Phi và người châu Phi, và có tác dụng « bóp chết » kinh tế nội địa.
Đồng tiền mới (ecu hay eco gì đó) thay thế đồng franc CFA thực ra không có thay đổi gì cơ bản, nhưng hệ quả của nó thì hiện giờ chưa đánh giá được đó là sự rút lui của Pháp, hay là một cách quản lý kiểu khác của Pháp đưa ra để tránh những bất cập mà đồng Franc CFA mang tới cho Pháp. Nguyên nhân dẫn đên sự thay đổi này có nhiều, từ việc Pháp muốn « tranh mũi dùi dư luận » về vai trò « thực dân mới » của Pháp ở các thuộc địa cũ từ khi các nước này độc lập,đến những yếu tố khác, như quan hệ kinh tế của châu Phi với châu Á (đặc biệt TQ, một phần VN) tăng lên có thể dẫn tới nhập siêu của các nước này, mà Pháp không muốn đóng vai trò « người bảo lãnh trả nợ cuối cùng » khi vỡ nợ. Cũng có vấn đề ảnh hưởng của khối kinh tế châu Phi thuộc Anh cũ, mà đứng đầu là Nigeria, nước mà PNB chiếm hơn một nửa PNB toàn châu Phi tác động. Vấn đề nẩy sinh với việc Pháp là một bộ phận của đồng Euros, nên không thể hành động tự do do việc « góp gạo thổi cơm chung » này. Không kể vai trò chính trị của các cường quốc khác ở đây như Mỹ, gần đây là sự thâm nhập của Nga.
Nga đang có thay đổi chính trị có vẻ lớn, mà ta chưa thể đánh giá tại sao ? thế nào ? hệ quả ?
Sau sự việc Trung quốc đưa tầu vào EEZ Việt nam gần đây, nhân vật cấp cao nhất của VN sang Nga, là chủ tịch quốc hội đã gặp nhân vật cấp cao nhất của Nga (có thể gặp được) đó là thủ tướng Medvedev. Nhưng giờ ông này từ chức rồi. Tất nhiên một nhà nước luôn có sự kế tiếp, nhưng những sự việc bất thường kiểu này, cũng như việc Putin cách chức một loạt các quan chức chính phủ gần đây, với tôi đã chứng tỏ sự bất hợp lý của của hình thức đa nguyên đa đảng áp dụng vào một nước không có cơ cấu xã hội kiểu phương Tây, và cho đến nay cơ chế này vẫn không hợp lý. Cơ chế chính trị kiểu VN có lẽ hợp với nước Nga hơn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 16 2020, 08:58 PM

Thêm chút thời gian, trong cuộc trả lời tờ báo Die Welt của Đức, thủ tướng Ba Lan mateusz Morawiecki nói rằng lệnh trừng phạt Mỹ không thể ngăn cản hay phá hoại North Stream II nhưng có thể làm trì hoãn. "chỉ làm trì hoãn việc thực hiện dự án chứ không thể khiến nó dừng lại", và nói rằng ở Ba Lan, "ước rằng nó chưa từng được thực hiện"

Ấn Độ sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Iran và tăng cường nhập từ Nga (điệu này chú Iran lại tăng cường bán lậu dầu qua Nga rồi)

Bổ sung thêm chút tin về hợp tác Nga-Trung Quốc.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Esper và Trung tướng John Shenahan, người đứng đầu Trung tâm trí tuệ nhân tạo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ lo ngại việc Nga và TQ đang hợp tác và tích cực xây dựng tiềm năng sử dụng trí tuệ nhân tạo cho quân đội và Hoa Kỳ không nên tụt hậu so với hai quốc gia này.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói rằng Trung Quốc và Nga có tiềm năng lớn để phát triển hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo. Ông nhắc lại rằng vào tháng 6 năm 2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố 2020-2021 là những năm chéo hợp tác khoa học, kỹ thuật và đổi mới.

Nga và Trung Quốc thành lập liên doanh để sản xuất thuốc trị ung thư ở Trung Quốc. Nga là nhà cung cấp công nghệ, và chuyển giao cho TQ. Có điều lạ là không hiểu sao Nga không có vẻ gì ngần ngại khi chuyển giao công nghệ cho TQ? Họ tìm được cách chống sao chép rồi, giống như với máy bay chiến đấu (sau vụ bị sao chép Su-27 hồi những năm 90s đã khiến TQ có bước đại nhảy vọt về công nghiệp máy bay)?

Shanghai Pharma and Russia’s Biocad form joint venture to sell cancer and autoimmune drugs in China
Biocad and Shanghai Pharma Holding Announce Joint Venture in China




Tháng 9/2019, Công ty dược phẩm Nga Biocad và tập đoàn dược phẩm Trung Quốc Shanghai Pharmaceuticals Holding đã chính thức ký hiệp định thành lập xí nghiệp liên doanh ở Trung Quốc để sản xuất thuốc chữa bệnh ung thư. Nga sẽ là nhà cung cấp công nghệ. Xí nghiệp liên doanh tương lai sẽ hoàn toàn dựa vào công nghệ của Nga. Toàn bộ quá trình — từ phát triển lâm sàng đến sản xuất và phân phối sản phẩm sẽ diễn ra tại Trung Quốc. Bằng cách như vậy, Biocad đưa vào thị trường Trung Quốc ít nhất 6 loại thuốc dùng để điều trị ung thư và các bệnh như bệnh bạch cầu mãn tính lymphocytic, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư vú, bệnh vẩy nến, và những bệnh khác.


Biocad là công ty công nghệ sinh học Nga tham gia nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối dược phẩm và các sản phẩm dược phẩm sinh học khác. Công ty sử dụng hơn 1000 người, trong đó có hơn 350 nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Công ty đã cung cấp sản phẩm của mình cho các thị trường Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ. Bây giờ Biocad muốn chia sẻ sự phát triển của mình với Trung Quốc. Ông Dmitry Morozov nói.

"Đây là những chế phẩm công nghệ phức tạp để điều trị các bệnh ung thư. Chúng tôi đang tập trung vào việc đăng ký sản phẩm của mình ở Trung Quốc với các đối tác của chúng tôi, tạo ra kênh quảng cáo và tiếp thị. Và tất nhiên, sau đó sẽ mở nhà máy hoàn toàn dựa trên công nghệ của Nga."


Nhiều công ty nước ngoài từ các ngành công nghiệp hoàn toàn khác nhau đến Trung Quốc và lập ra các liên doanh, chuyển giao cho phía Trung Quốc công nghệ của họ. Trên thực tế, khiếu kiện về chuyển giao công nghệ là trung tâm xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, gần đây đang trở nên trầm trọng hơn. Trong những năm gần đây, khá nhiều chuyên gia và cả các quan chức Washington không còn che dấu lý do Mỹ phát động cuộc chiến thương mại: không hẳn là sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước, mà còn là nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn thực tế chuyển giao công nghệ. Tiện thể nói thêm, dược sinh học nằm trong danh mục các ngành công nghiệp chiến lược «Made in China-2025" đang khiến cho Washington tức giận. Tuy nhiên, công ty Nga không sợ chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, Tổng giám đốc Biocad cho biết.

"Chúng tôi không sợ chuyển giao công nghệ. Nếu các vị chỉ có một công nghệ và các vị đứng yên tại chỗ, tất nhiên, các vị sẽ sợ mất nó. Nhưng các đồng nghiệp của chúng tôi biết rằng chúng tôi có một danh mục sản phẩm rất rộng lớn và đầy hứa hẹn trong công ty của chúng tôi. Và sau đó câu hỏi đưa ra là danh mục đầu tư này sẽ có thể nhanh chóng được thực hiện tại các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc hay không" — ông Morozov cho biết.


https://www.bigmoleculewatch.com/2019/10/04/biocad-and-shanghai-pharma-holding-announce-joint-venture-in-china/
http://www.gabionline.net/Pharma-News/Shanghai-Pharma-and-Russia-s-Biocad-form-joint-venture-to-sell-cancer-and-autoimmune-drugs-in-China


Còn về Nga, tổng thống Putin vừa đọc thông điệp liên bang, cũng chỉ có vài nội dung chú ý:
- ngân sách liên bang tiếp tục thặng dư, đồng thời hoạt động của chính phủ và ngân hàng trung ương đã giúp bình ổn giá, dự kiến lạm phát ở mức thấp. Và nay, dựa vào nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, cần đảm bảo cải thiện đời sống người dân và đây là ưu tiên của chính phủ.

- Tỷ lệ sinh năm 2019 ở mức 1,5 so với mức 1,3 vào năm 1943 và tỷ lệ 1,16 ở giai đoạn thập niên 1990 khó khăn, song tỷ lệ này với nước Nga vẫn là chưa đủ. Theo ông Putin, năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, tuổi thọ của nước này vượt mức 73 tuổi. Điều này có được là do sự cải thiện chung về mức sống và đặc biệt là cải thiện về y tế.

- Nga đã tăng cường an ninh một cách kịp thời và đầy đủ. Đây là lần đầu tiên không nước nào đuổi kịp Nga và nước này đang sở hữu những loại vũ khí mà các quốc gia hàng đầu khác vẫn chưa chế tạo được.
(chắc ý nói đến vũ khí siêu vượt âm)

- Đề xuất sửa hiến pháp, thay đổi cơ cấu quyền lực


Để nói kỹ hơn về sửa đổi hiến pháp, thì hiện giờ quyền lực của tổng thống Nga vô cùng lớn, nắm trong tay nhiều quyền hơn so với tổng thống Pháp và Mỹ:
- Tổng tư lệnh quân đội
- Đề cử thủ tướng và chính phủ
- Giải tán chính phủ
- Cách chức các quan chức chính phủ
- Giải tán quốc hội
- Đề cử thống đốc các thực thể (tương đương thống đốc bang của Mỹ), trước đây gọi là tỉnh trưởng
- Toàn quyền xác định đường lối và các ưu tiên trong đối ngoại, đối nội
- Tự mình ký kết hiệp định với nước ngoài. Với Nga, chỉ cần tổng thống ký là xong. Thượng viện thông qua chỉ là hình thức


Bây giờ, với việc sửa đổi này, thì theo hướng ưu tiên tăng quyền của hạ viện Nga nói riêng và quốc hội nói chung. Hạ viện Nga đề cử thủ tướng và tổng thống buộc phải phê chuẩn (dù vẫn có quyền giải tán chính phủ). Duma cũng có quyền đề cử phó thủ tướng, bộ trưởng
Tổng thống chỉ được giữ tối đa 2 nhiệm kỳ, không cần biết có liên tiếp hay không.
Các ứng viên tổng thống Nga không được có quốc tịch kép và phải sống ở Nga ít nhất 25 năm (chắc để ngăn chặn mấy anh Nga kiều của phương Tây đưa về sau này)

Tổng thống Nga cho rằng đây là một thay đổi « đáng kể » bởi vì nước Nga đã « trưởng thành ».

Theo giới phân tích, Quyền lực của thống đốc khu vực sẽ được nâng cao. Đánh giá đầu tiên, song đa phần là nhất quán trong giới quan sát Nga, là các đề xuất của Tổng thống Putin thực chất là thay đổi cơ cấu nền tảng của chính quyền hành pháp, biến Liên bang Nga từ một nước cộng hòa “siêu tổng thống” từ năm 1993 thành nước cộng hòa tổng thống-nghị viện, với cơ quan lập pháp mang tính đại diện và thực hiện đầy đủ vai trò đại diện, với đội ngũ lãnh đạo địa phương đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, có năng lực quản lý hiện đại, với hai nhánh chính quyền hành pháp và lập pháp có liên hệ chặt chẽ, đảm bảo cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.


Chính phủ của thủ tướng Medvedev từ chức và ông Putin đề cử ông Medvedev vào chức phó chủ tịch hội đồng an ninh.
Mikhail Mishustin, lãnh đạo Cơ quan Thuế vụ Liên bang Nga, đã được đề cử làm thủ tướng và được hạ viện Nga tức Duma phê chuẩn, chỉ có các nghị sĩ đảng cộng sản bỏ phiếu trắng. Ông Gennady Zyuganov, thủ lĩnh Đảng Cộng sản Nga giải thích lý do tại sao phe Cộng Sản của Duma quốc gia không thể bỏ phiếu bầu ông Mikhail Mishustin vào chức vụ Thủ tướng Liên bang Nga.
"Chúng tôi chưa thể bỏ phiếu “thuận” vì chưa rõ thành phần đội hình, cũng như chương trình ông ấy đưa ra, vì rất nhiều điều phụ thuộc vào việc tổng thống sẽ chọn đường hướng nào”,- ông Zyuganov nói với các phóng viên.


Việc đưa một người lãnh đạo cục thuế lên làm thủ tướng, cho thấy tổng thống Putin đang muốn tiếp tục củng cố nền tảng tài chính quốc gia và ngân sách nhà nước, dù đã đạt được khá nhiều thành tựu?

Còn giới phương Tây thì nhận định và giả thuyết thế này, dù họ thừa nhận cần thời gian để giải mã tín hiệu của Putin:

Trả lời nhật báo Pháp Libération, Taniana Stanovaya, thuộc trung tâm nghiên cứu về tình hình chính trị Nga R.Politik nhắc lại, ngay từ ngày đầu tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ tư, vào tháng 5/2018, ông Putin đã nhấn mạnh rằng, đây sẽ là nhiệm kỳ "cuối cùng" của ông và nhiệm kỳ đó sẽ kết thúc vào năm 2024. Điều đó có nghĩa là Matxcơva ngay từ bây giờ đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển giao quyền lực theo hai hướng, một là "cân bằng hóa" quyền lực chính trị của các định chế Nhà nước và thứ hai là người thừa kế Vladimir Putin sẽ không thể có quá nhiều quyền lực như cựu lãnh đạo KGB từng có trong suốt 20 năm cầm quyền.

Vậy, một phần quyền hạn đang trong tay tổng thống Nga sẽ được chuyển đến tay ai ? Giới phân tích cho rằng, Vladimir Putin đã phần nào trả lời cho câu hỏi đó khi ông đề cập đến việc "tăng cường vai trò của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, của Hội Đồng Nhà Nước, của lãnh đạo các bang". Cũng chuyên gia Taniana Stanovaya ghi nhận, việc tổng thống Nga ngỏ ý "tăng quyền hạn của Hội Đồng Nhà Nước", đưa định chế mà tới nay rất nhạt mờ và không có thực quyền này vào bản Hiến Pháp để ngỏ khả năng chính ông sẽ trực tiếp điều hành định chế này. Hội Đồng Nhà Nước sẽ là công cụ để Vladimir Putin "đóng vai trò trọng tài ở những tầng lớp quyền lực khác nhau, để ông tiếp tục can thiệp vào các quyết định mang tính chiến lược" của đất nước.

Dấu hiệu thứ nhì cho thấy tổng thống Putin đang dọn đường cho tương lai được thể hiện qua việc thay đổi nhân sự : thủ tướng Medvedev ngay sau khi thông báo từ chức đã được bổ nhiệm vào chức vụ phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nga, một chức vụ mà giới phân tích cho rằng được lập ra để dành riêng cho cộng sự thân tín nhất của Vladimir Putin. Chủ tịch hội đồng này không ai khác ngoài Vladimir Putin.

Qua việc tăng quyền cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia hay Hội Đồng Nhà Nước, cũng có thể hiểu rằng, tổng thống Vladimir Putin muốn tiếp tục duy trì hào quang của Liên Bang Nga trên trường quốc tế sau những thắng lợi liên tiếp, từ Syria đến Crimée hay với việc sưởi ấm quan hệ với châu Phi. Cuối cùng cũng trong diễn văn tại Quốc Hội hôm qua, tổng thống Putin đã bắn đi một tín hiệu khác nhắm tới công luận Nga khi thông báo 2020 là năm chính phủ sẽ tăng mạnh ngân sách xã hội.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 16 2020, 10:13 PM

Báo quốc tế của VN giới thiệu về tân thủ tướng Nga, được tổng hợp từ nhiều nguồn (cả nguồn phương Tây).
Bây giờ đọc tin thế giới nói chung, tin về Nga, VN, Ấn Độ, TQ hay tổng quát hơn là về những nước ngoài phương Tây, thì báo VN còn đang tin cậy hơn báo Tây, dù trinh độ viết k bằng báo phương Tây


Nga: Thủ tướng mới 'quyết đạt các mục tiêu của Tổng thống Putin' là ai?

Một tiến sĩ kinh tế với niềm đam mê công nghệ và khúc côn cầu. Ông từng nói nếu nước Nga khẳng định "chúng ta là một phần của trật tự cũ, thì thế giới mới này sẽ biến chúng ta thành nạn nhân của nó".

Với 383/424 phiếu ủng hộ, không có phiếu chống và 41 phiếu trắng, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, trong phiên họp toàn thể chiều 16/1 đã thông qua đề xuất của đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất bổ nhiệm Cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới của xứ sở bạch dương.

Ngay sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm Thủ tướng mới.

Tân Thủ tướng Mishustin cam kết sẽ tập trung vào các vấn đề xã hội và cải thiện điều kiện sống của người dân. Ông nói: "Chúng tôi có tất cả các nguồn lực cần thiết để hoàn thành các mục tiêu do Tổng thống đặt ra".

Theo nhà lãnh đạo 53 tuổi này, Tổng thống Vladimia Putin muốn nội các mới tập trung vào tăng trưởng kinh tế và giúp tạo ra nhiều việc làm mới, trong đó tăng thu nhập được coi là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Việc đa số phiếu của Duma Quốc gia Nga dành cho ông Mishustin không phải là điều bất ngờ khi trước đó, ngày 15/1, Tổng thống Vladimir Putin đã gặp trực tiếp người đứng đầu Cơ quan Thuế Liên bang Nga và đề nghị ông giữ chức Thủ tướng - chiếc ghế đang trống sau khi ông Dmitri Medvedev cùng toàn bộ nội các từ chức trong cùng ngày.

Việc bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm người đứng đầu Chính phủ Nga được coi là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống chính trị được Tổng thống Putin thông báo trong diễn văn Thông điệp Liên bang ngày 15/1.

Từ Thông điệp Liên bang của ông Putin đến động thái từ chức của ông Medvedev, và sự xuất hiện của ông Mishustin, có vẻ như đợt "thay máu" nhân sự lớn trong Chính phủ Nga đã được chuẩn bị kỹ từ trước.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là việc ông Putin tiến cử ông Mishustin – một nhân vật không mấy tiếng tăm trên chính trường Nga cũng như diễn đàn thế giới. Tân Thủ tướng sinh ra ở Moscow không được coi là một chính trị gia cao cấp và sự nghiệp của ông tập trung hơn vào kỹ trị.

Ông Mishustin tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư hệ thống của Học viện Máy công cụ Moscow và nhận bằng tiến sĩ kinh tế với luận văn đề tài "Chiến lược hình thành thuế tài sản ở Nga".

Sự nghiệp trong lĩnh vực thuế của ông bắt đầu từ năm 1998, khi ông làm trợ lý cho người đứng đầu Cơ quan Thuế Nhà nước, phụ trách các hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát và nhanh chóng đước cất nhắc vào vị trí Phó Giám đốc.

5 năm sau, ông Mishustin chuyển sang công tác ở Cơ quan Địa chính liên bang với cương vị lãnh đạo. Năm 2007, ông đứng đầu Cơ quan liên bang về quản lý các đặc khu kinh tế, tuy nhiên ông rời khỏi ghế này chỉ sau 1 năm. Năm 2010, Mishustin trở lại bộ máy nhà nước và giữ chức Cục trưởng Cục thuế Liên bang Nga.

Tương tự như người tiền nhiệm Medvedev, ông Mishustin ưu tiên cao trong việc tận dụng công nghệ và ông đã được ghi nhận rộng rãi với việc số hóa hệ thống thuế của Nga. Điều này dẫn đến việc giảm trốn thuế cũng như đưa nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn vào nền kinh tế chính thức.

Năm ngoái, tờ Financial Times còn mô tả ông là "người thuế của tương lai" khi nói về vai trò của ông trong việc tái thiết hệ thống thu thế của Nga trở thành một trong những hệ thống hiệu quả và tiên tiến nhất thế giới.

Phát triển trên tờ báo Kommersant, ông Mishutin từng nhấn mạnh rằng Nga cần nắm lấy trí tuệ nhân tạo và công nghệ kỹ thuật số và rằng "nếu chúng ta không hiểu thế giới này đang phát triển như thế nào và quy tắc của nó là gì, nếu chúng ta khẳng định đất nước chúng ta là một phần của trật tự cũ, thì thế giới mới này sẽ biến chúng ta thành nạn nhân của nó".

Giống như Tổng thống Putin, tân Thủ tướng của nước Nga yêu thích thể thao và có đam mê đặc biệt với môn khúc côn cầu. Ông thường có mặt trên sân đấu với các quan chức an ninh. Theo một nguồn tin năm 2010, vị thành viên của Hội đồng Liên đoàn khúc côn cầu trên băng của Nga "có mối quan hệ tốt trong các cơ quan thực thi pháp luật. Ông thường được nhìn thấy trong các trận đấu khúc côn cầu với các quan chức cấp cao của Tổng cục An ninh Liên bang và Bộ Nội vụ”.

Ông đã kết hôn và có 3 người con.


https://baoquocte.vn/nga-thu-tuong-moi-quyet-dat-cac-muc-tieu-cua-tong-thong-putin-la-ai-107895.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 16 2020, 11:56 PM


Người ta thấy sự xuất hiện của tân thủ tướng Nga có cái gì đó giống Putin năm 2000, là một nhân vật ít được biết đến trước đó và k mấy nổi bật trên chính trường

Mikhail Mishustin ra ở Mockva và tốt nghiệp tại Viện Công cụ máy móc Mockva (nay là Đại học Công nghệ Mockva “Stankin”). Chuyên ngành của ông là kỹ sư hệ thống máy tính. Ông cũng lấy bằng tiến sĩ kinh tế tại đây. Giai đoạn những năm 1990, Mishustin làm việc tại Câu lạc bộ Máy tính Quốc tế, nơi thu hút công nghệ thông tin cho đất nước. Năm 1996, ông đứng đầu hội đồng quản trị của tổ chức này. Sự nghiệp của Mishustin sang trang khi ông quyết định chuyển tới công tác tại cơ quan nhà nước từ năm 1998 - trong lĩnh vực thuế. Lúc đầu, ông là trợ lý cho người đứng đầu Cơ quan Thuế Nhà nước, phụ trách các hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát, sau đó là Phó Giám đốc. Ông cũng đảm nhiệm vị trí tương tự khi chuyển sang Bộ Thuế và Thu thuế. Ông giữ chức cho đến năm 2004 dưới thời 3 lãnh đạo là George Boos, Alexander Pochik và Gennady Bukaev.


Mikhail Mishustin - người được chọn vì sự thay đổi
Một kịch bản bất ngờ đã tới với chính trường nước Nga ngay những ngày đầu năm mới, khi Thủ tướng Dmitry Medvedev và toàn bộ Chính phủ Nga từ chức. Ngay sau đó, Tổng thống Vladimir Putin đã đề cử Mikhail Mishustin - một nhân vật bí ẩn với thế giới vào vị trí đứng đầu chính phủ.




Lựa chọn cải cách
Ứng cử viên Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin là một nhân vật khá bí ẩn với báo chí và dư luận. Ông năm nay 53 tuổi và đang là Cục trưởng Cục Thuế Liên bang. Đề cử được Tổng thống Putin đưa ra ngay sau khi đọc Thông điệp Liên bang ngày 15/1, khiến người ta nghĩ rằng đợt “cải tổ” nhân sự lớn trong Chính phủ Nga như đã được chuẩn bị kỹ từ trước. Ngay cả trên chính trường Nga, việc ông Putin tiến cử ông Mishustin cũng là một bất ngờ lớn với nhiều người. Động thái này làm người ta nhớ lại cái ngày mà cố Tổng thống Boris Eltsin đề bạt một người tên Vladimir Putin (khi ấy cũng khá vô danh) lên thay mình cách đây đúng 20 năm, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử chính trường Nga, cũng như với chính bản thân ông Putin.



Sự nghiệp của ông bắt đầu cất cánh từ năm 2009 khi Mishustin lọt vào nhóm nhân sự nguồn của Tổng thống Nga. Mishustin được đề bạt làm lãnh đạo cơ quan Thuế Liên bang Nga từ năm 2010 và được tờ Financial Times mệnh danh là “Cán bộ thuế của tương lai”. Người ta ghi nhận những nỗ lực của ông trong việc hợp lý hóa công việc của hệ thống cơ quan thuế trên toàn quốc. Những nỗ lực của ông gần như đã tạo ra cuộc đại cải tổ trong ngành Thuế Nga. Người được hưởng lợi hiển nhiên là người dân Nga khi cải cách này giúp đơn giản hóa thủ tục khai và nộp thuế. Phương pháp của Mishustin được gọi là hệ thống “Một cửa”, cắt giảm giấy tờ bằng cách số hóa nhiều quy trình và xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất vào năm ngoái. Các khoản thu ngân sách của Chính phủ Nga cũng vì thế mà gia tăng nhanh chóng.

“Mishustin hiểu biết về công nghệ hơn bất cứ ai và chính hiểu biết đó giúp ông có thể sử dụng máy móc vào giải quyết các vấn đề” - Vyachslav Fetisov, cựu huyền thoại môn hockey Nga và giờ là một chính trị gia bình luận về tân Thủ tướng nước Nga. Fetisov còn gọi Mishustin là “rất trách nhiệm” và có đầu óc hệ thống, thứ phẩm chất rất quan trọng ngày nay”.

Trước đó, Mikhail Mishustin cũng từng có thời gian công tác ở Cơ quan Địa chính liên bang cũng với vị trí lãnh đạo. Năm 2007, ông đứng đầu Cơ quan liên bang về quản lý các đặc khu kinh tế, tuy nhiên ông rời khỏi ghế này chỉ sau 1 năm. Năm 2008, Mishustin còn rời hẳn khỏi khu vực công để thử sức trong một công ty đầu tư trong 2 năm. Ông được xem là 1 trong 3 quan chức có khối tài sản lớn nhất nước Nga. Tạp chí Forbes ước tính Mishustin kiếm được khoảng 78 triệu rubbes (tương đương hơn 2 triệu USD) với vai trò là Chủ tịch của UFG Capital Partners và là đối tác quản lý của UFG Asset Management.

Cởi mở và năng động
Ngoài thành công trong công việc, Mikhail Mishustin được coi là một lãnh đạo cởi mở và năng động, ngược lại với sự khô khan trong công việc mà ông đảm nhận.

Ông Mishustin rất yêu thích thể thao. Năm 2006, ông tham gia bơi biểu diễn tại lễ khai mạc Giải vô địch bơi lội Nga tại Khu liên hợp thể thao Olimliysky. Các chính trị gia và các vận động viên thi đấu ở thể loại tự do 50 m. Một sở thích khác của Mishustin là khúc côn cầu - đam mê rất giống với Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin. Mishustin đích thân ra sân, và cũng nằm trong hội đồng giám sát của câu lạc bộ khúc côn cầu CSKA. “Ông Mishustin có mối quan hệ tốt trong các cơ quan thực thi pháp luật. Ông thường được nhìn thấy trong các trận đấu khúc côn cầu với các quan chức cấp cao của Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) và Bộ Nội vụ” - một nguồn tin cho biết vào năm 2010. Nhưng cũng có vài điểm khác biệt giữa hai người, trong khi Tổng thống Putin hiếm khi sử dụng công nghệ thì Mishustin cho rằng Nga cần phải thích nghi với thời đại công nghệ kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo, nếu không sẽ bị tụt lại phía sau. "Chúng ta đang bước vào cách mạng công nghiệp 4.0, đây là một thế giới kỹ thuật số" - ông nói.

Người kế vị?

Mikhail Mishustin đang trở thành tâm điểm chú ý tại Nga khi được Tổng thống Putin đề cử làm thủ tướng mới, người có khả năng cao kế nhiệm Putin. Người ta so sánh cách Mishustin “lộ sáng” gần giống cách Putin rời ghế tổng thống năm 2008 để trở thành thủ tướng dưới thời Medvedev và Medvedev sau đó làm thủ tướng khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ ba năm 2012.
Tuy nhiên, mọi thứ mới là sự khởi đầu với chuyên gia về công nghệ và nhà cải cách thuế. Chính trường không phải thế giới công nghệ thông tin và càng không phải sân đấu khúc côn cầu. “Mishustin không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị nào, không phải là gương mặt phổ biến với cử tri và cũng không nằm trong nhóm thân tín của Putin” - nhà bình luận Tatiana Stanovaya của Trung tâm Carnegie Mockva nhận xét. Chuyên gia này cho rằng khả năng Mishustin tham gia tranh cử tổng thống năm 2024 rất nhỏ. Thay vào đó, ông sẽ đảm nhận công việc đứng đầu Chính phủ Nga vì ông là một nhà kỹ trị - tức là được chọn vì khả năng chuyên môn nhất là về kinh tế thay vì tính toán chính trị. Ông ấy được chọn làm thủ tướng để tạo ra “giới lãnh đạo tài ba hơn” - Dmitri Trenin, người đứng đầu Trung tâm Carnegie Moskva, viết.

https://baonghean.vn/mikhail-mishustin-nguoi-duoc-chon-vi-su-thay-doi-260954.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 17 2020, 09:02 PM

Da co ban luoc dich noi dung thong diep lien bang cua tong thong Nga Putin, trich tam o day


Ông Putin đề xuất sửa đổi những gì trong hiến pháp Nga

Trong thông điệp liên bang, tổng thống LB Nga Vladimir Putin đã đề xuất thảo luận một số thay đổi có thể trong Hiến pháp. Ông khẳng định rằng, các công dân Nga có thể tự đề xuất các thay đổi có thể, tuy nhiên, việc chấp nhận thay đổi thì chỉ có thể sau khi các công dân bỏ phiếu.

Ông Putin đã nói về những thay đổi nào?

1. Tăng cường ưu tiên của Hiến pháp trong không gian pháp lý của Nga. Điều này có nghĩa là các yêu cầu của luật pháp và điều ước quốc tế, cũng như các quyết định của các cơ quan quốc tế, chỉ có thể hành động trên lãnh thổ của Nga nếu chúng không đòi hỏi hạn chế về quyền và tự do của con người và công dân, và không mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang Nga.

2. Tăng cường các yêu cầu đặc biệt đối với các quan chức chính phủ, những người giữ các vị trí đặc biệt quan trọng để đảm bảo an ninh và chủ quyền của đất nước. Putin đề nghị quy định rằng những người đứng đầu các đối tượng, thành viên của Hội đồng Liên bang, đại biểu Duma Quốc gia, thủ tướng và các phó thủ tướng, các bộ trưởng liên bang, người đứng đầu các cơ quan liên bang và thẩm phán không thể có quốc tịch nước ngoài, giấy phép cư trú hoặc tài liệu khác cho phép họ cư trú dài hạn trên lãnh thổ quốc gia khác nhà nước. "Nhiệm vụ công vụ quốc gia chính là sự phục vụ" tổng thống nói.
Những người muốn ứng cử tổng thống Liên bang Nga có thể phải chịu các yêu cầu bổ sung. Chẳng hạn, họ không được có quốc tịch nước ngoài và giấy phép cư trú ở một quốc gia khác - "không chỉ tại thời điểm tham gia bầu cử, mà còn bất cứ lúc nào trước đó", ông Putin nói thêm. Ngoài ra, họ phải sống thường xuyên ở Nga trong khoảng thời gian 25 năm.

3. Củng cố một số đảm bảo xã hội. Đưa vào Hiến pháp điều khoản quy định rằng mức lương tối thiểu không thể thấp hơn mức sống tối thiểu. Putin lưu ý rằng các tiêu chuẩn tương ứng trong nước đã có hiệu lực, nhưng điều này phải được đưa vào Hiến pháp.
Ngoài ra, Putin cho rằng, cần phải quy định các nguyên tắc lương hưu trí xứng đáng.

4. Củng cố vai trò và vị thế của Hội đồng Nhà nước. Điều này cho phép tăng vai trò của các thống đốc trong việc phát triển các quyết định ở cấp liên bang. Và cũng quy định các nguyên tắc của một hệ thống thống nhất của cơ quan công quyền. Điều này là cần thiết để giải quyết vấn đề khoảng cách giữa các cấp chính quyền quốc gia và tỉnh thành phố. Tổng thống lưu ý rằng "sự phức tạp của các quyền lực" ảnh hưởng tiêu cực đến người dân và các quyền lực và quyền lực thực sự của chính quyền địa phương "cần được mở rộng và tăng cường."

5. Mở rộng trách nhiệm của quốc hội đối với công việc của chính phủ. Putin đề xuất giao phó cho Duma Quốc gia không chỉ sự đồng thuận, mà cả quyền thông qua ứng cử viên thủ tướng, và sau đó, theo đề nghị của thủ tướng, thì chấp thuận tất cả các phó thủ tướng và bộ trưởng liên bang. Trong trường hợp này, tổng thống sẽ bắt buộc phải bổ nhiệm họ vào vị trí. Người đứng đầu nhà nước vẫn giữ lại chức năng xác định các nhiệm vụ và ưu tiên của chính phủ và quyền bãi nhiệm người đứng đầu nội các, các phó thủ tướng và bộ trưởng liên bang trong trường hợp họ thực hiện nhiệm vụ không đủ tốt hoặc đánh mất sự tin tưởng. Tổng thống cũng sẽ giữ quyền kiểm soát trực tiếp Lực lượng Vũ trang và toàn bộ hệ thống thực thi pháp luật.

6. Thay đổi sơ đồ bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan sức mạnh. Tổng thống đề nghị bổ nhiệm họ vào các chức vụ này sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng Liên bang. "Điều này sẽ làm cho công việc thực thi pháp luật minh bạch hơn và chịu sự kiểm soát của xã hội rõ ràng hơn", ông Putin nói. Ông cũng đề nghị bổ nhiệm các công tố viên của các vùng sau khi tham khảo ý kiến các nghị sĩ Hội đồng Liên bang. Hiện tại các ứng cử này đang được thỏa thuận với các nghị viện vùng, điều mà theo tổng thống, có thể dẫn đến việc các công tố viên trở nên phụ thuộc vào chính quyền khu vực.

7. Bảo vệ sự độc lập của các thẩm phán. Đưa ra nguyên tắc các thẩm phán chỉ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật liên bang. Đồng thời, Hội đồng Liên bang có thể có thẩm quyền bãi nhiệm các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp và Toà án Tối cao theo đề nghị của tổng thống - trong trường hợp họ đã có những hành vi làm mất danh dự và nhân phẩm, và trong các trường hợp khác được quy định bởi luật pháp liên bang, cho thấy rằng không thể duy trì tư cách của một thẩm phán.
Tổng thống cũng tin rằng, có thể tăng cường vai trò của Tòa án Hiến pháp - trao quyền cho Toà án Hiến pháp xác minh tính hợp hiến của các dự luật được Quốc hội Liên bang thông qua theo yêu cầu của tổng thống, trước khi nguyên thủ quốc gia ký kết các dự luật này. Và Toà án Hiến pháp cũng sẽ đánh giá các dự luật khác cấp liên bang và khu vực.

Nguồn: https://tass.ru/obschestvo/7526895

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 21 2020, 08:29 PM

Thêm 1 số tin:
Tổng thống Pháp Macron nói với RFI rằng Pháp sẽ tiếp tục quan hệ với Nga mà không chờ đợi 1 giải pháp cho cuộc xung đột ở Donbass. Ông Macron nói thêm rằng đó là quyết định có chủ đích, là kết quả của nhiều suy nghĩ. Đó là 1 quyết định chín chắn và trưởng thành, niềm tin vào lịch sử và mang tính chiến lược

Như vậy là Pháp vẫn sẽ tiếp tục truyền thống quan hệ với Nga dù tin tưởng Đức

Phóng sự của kênh Vice News làm về tình trạng hỗn loạn ở Lybia, trong đó có phỏng vấn 1 thanh niên Lybia. Anh này nói rằng mình đã chiến đấu chống lại Gaddafi cùng với mặt trận Zintan và Bani Walid, nhưng nếu bây giờ Gaddafi còn sống thì anh ta sẽ chiến đấu cho ông ấy laugh1.gif Ăn bả DC nhiều quá, ngộ ra thì đã muộn

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 24 2020, 04:03 AM

TT Putin nói về thể chế của Nga sau khi hết nhiệm kỳ: Không "học tập" Lý Quang Diệu

Nước Nga phải duy trì chế độ cộng hòa tổng thống vững mạnh, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mới đây khi được hỏi về khả năng Moscow tiến tới một giai đoạn chuyển tiếp vào năm 2024, thời điểm ông rời nhiệm sở.

"Đất nước chúng ta rõ ràng phải là một nền cộng hòa tổng thống vững mạnh. Đó là điều tiên quyết. Và tiếp đó, chúng ta có nhiều nhóm dân tộc, quốc tịch, lối sống tới mức không thể hợp nhất vào khuôn khổ của một nền cộng hòa đại nghị", ông Putin nói trong một buổi gặp mặt với các sinh viên Nga tại Sochi - Reuters đưa tin.

"Ông ấy là một nhân vật xuất chúng... Đó là sự thật, ông ấy đã nắm quyền khoảng 30 năm và là người lập quốc, điều đó đúng. Các bạn muốn tôi trở thành Bộ trưởng Cố vấn ư?"

"Điều mà bạn đề xuất sẽ làm tổn hại tới thể chế tổng thống. Tôi nghĩ rằng đối với một đất nước như Nga thì không áp dụng được", ông Putin nói.



Về dòng chảy North Stream 2:
Tập đoàn Shell vừa lên tiếng tuyên bố ủng hộ dòng chảy này, và không đồng ý biện pháp trừng phạt của Mỹ

Báo Lợi ích quốc gia của Mỹ (National Interest) vừa có bài viết về dòng chảy North Stream 2 và TurkStream chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu. Link gốc phía dưới


The Dark Days of Large-Scale Gas Transit in Europe
https://nationalinterest.org/feature/dark-days-large-scale-gas-transit-europe-116226

Bài viết này đưa ra 1 góc nhìn khác, rằng Mỹ phải nhìn thấy lợi ích của 2 dòng này chứ k phải hoảng sợ và phản đối như hiện nay thông qua trừng phạt, nội dung có thể tóm lược như sau:

- châu Âu không có gì phải lo ngại về Nord Stream 2 hay TurkStream. Nga cũng không thể dùng 2 tuyến này để uy hiếp chính trị châu Âu, 1 trong những lý do là hiện châu Âu đã thông qua quá trình cải cách thị trường cũng như thực thi luật cạnh tranh. Ngày nay, Gazprom bán hầu hết khí đốt của mình cho châu Âu với giá “bán buôn”. Giá cả đã không còn nằm trong sự kiểm soát của Nga cũng như không còn phụ thuộc vào “danh tính” và “vị trí” của nước khách hàng.

- Các tuyến đường ống này còn giúp tăng cường an ninh năng lượng cho châu Âu mà không hề làm suy giảm sự đoàn kết với các
nước Trung Âu cũng như mất đi đòn bẩy trong vấn đề Ukraine.

- Các tuyến đường ống này càng giúp phá vỡ mối quan hệ về cung cấp khí đốt giữa Nga với "các nước vốn có quan hệ khó khăn" (Ukraine, Ba Lan, Sec, etc.). Những nước Đông Âu này trước này vẫn mua khí đốt trực tiếp từ Nga, và bắt châu Âu làm con tin để mặc cả, giờ đây nhờ các tuyến này, khí đốt sẽ chảy ngược từ Tây Âu, vốn có quan hệ tốt với Nga hơn, trở lại các nước Đông Âu và nếu cần thì có thể bổ sung bằng nguồn LNG. Tờ báo nói Ukraine đã lợi dụng vị thế là nước trung chuyển chủ đạo để mua khí đốt giá rẻ của Nga trong khi sử dụng châu Âu làm con tin để thương lượng với Nga, và k nên để xảy ra điều này tiếp nữa.

Báo viết "Ukraine extracted billions of dollars of gas subsidies from Russia, but its imprudent behavior triggered the severe European gas supply crisis of January 2009. Marginalizing Ukraine as a transit country will be good for Europe’s energy security."
Dịch
Ukraine đã moi hàng tỷ USD từ trợ cấp khí đốt của Nga nhưng hành vi thiếu thận trọng của Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng cung cấp khí đốt cho châu Âu vào tháng 1/2009. Việc loại bỏ Ukraine với tư cách là một nước trung chuyển khí đốt sẽ tốt cho an ninh năng lượng của châu Âu

- Việc hoàn thành tuyến đường ống Nord Stream 2 sẽ không làm tổn thương bất kỳ quốc gia thành viên nào của EU. Các nước Trung Âu nằm trên hành lang khí đốt Ukraine như Slovakia, Séc, Áo ở phía Tây và Romania, Bulgaria ở phía Nam cũng sẽ mất đi giá trị trung chuyển. Và "Thay vì gắn lợi ích tài chính của mình với những tranh cãi về địa chính trị, NI cho rằng các nước này cần phải nhớ rằng họ đã chịu ảnh hưởng tồi tệ như thế nào do chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Ukraine vào năm 2009".

Completing Nord Stream 2 will not hurt any member-state of the European Union. Central European countries on the Ukrainian gas corridors—Slovakia, the Czech Republic and Austria to the west, Romania and Bulgaria on the Southern route—will lose transit revenues. Instead of hiding their financial interest behind a geopolitical argument, they should remember how badly they suffered when Ukraine’s brinkmanship led to the shut-down of the transit corridor in 2009

- Nord Stream 2 sẽ khiến Ukraine thất thu 3 tỷ USD tiền trung chuyển khí đốt mỗi năm nhưng NI cho rằng các nước phương Tây sẽ tính toán yếu tố này trong chính sách hỗ trợ tài chính dài hạn dành cho Kiev.
Tờ báo này NI khẳng định trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được bắt nước Nga phải trả giá để duy trì một mối đe dọa đối với xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, điều mà các lệnh trừng phạt của Mỹ đang gây ra.

Nord Stream 2 will not impact Ukraine’s gas imports, which no longer come from Russia. True, it will terminate or sharply reduce Ukraine’s transit revenues of about $3 billion a year. Western governments can take that into account in their long-term financial assistance to Ukraine. In any case, they cannot ask Russia to pay to maintain a risk to its gas export relationship with Europe, as U.S. sanctions on Nord Stream 2 implicitly do.

- NI kết luận rằng Nord Stream 2 và TurkStream không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh năng lượng của châu Âu mà ngược lại còn tăng cường điều này. Việc ngăn chặn Nord Stream 2 có thể còn gây ra tác dụng ngược đối với Ukraine, làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán về Donbass.
Việc ép buộc Nga phải tham gia vào một thỏa thuận trung chuyển khí đốt dài hạn càng làm gia tăng nguy cơ gây ra sự gián đoạn như năm 2009. Các nước châu Âu cần phải thuyết phục Ukraine rằng việc trung chuyển khí đốt quy mô lớn đã là quá khứ.

Nord Stream 2 and Turkstream do not pose any risk to Europe’s energy security. Quite the opposite, they improve it. Blocking Nord Stream 2 would backfire against Ukraine and further complicate the negotiations over Dombass. Pretending to force Russia to enter into a new long-term gas transit agreement would be futile and risk triggering a new supply disruption in January 2019. Instead, European powers should invite Ukraine to acknowledge that large-scale gas transit is over.



Bình luận chút:
Như vậy quan điểm này là vô hiệu hóa đi quyền lực chính trị của các nước Đông Âu, đặc biệt là Ukraine. Và thấy rằng việc cần cắt đứt mối liên hệ năng lượng trực tiếp của Nga với Ukraine và các nước Baltic, Đông Âu là nguy hiểm. Việc các nước này mua ngược khi đốt Nga một cách gián tiếp thông qua Tây Âu, thay vì mua trực tiếp là 1 điều tốt, vì nó giúp giảm tầm ảnh hưởng chính trị của Nga đối với Ukraine, Đông Âu.

Tờ báo này cho rằng việc xây 2 đường ống này k thể giúp Nga chi phối chính trị EU (như nhiều nhóm lợi ịch dầu khí ở Mỹ vẫn tuyên truyền), nên k có gì phải sợ.

Tóm lại: kiểu gì thì các nước Ukraine, Đông Âu cả về kinh tế và chính trị (do phải mua gián tiếp khí đốt của Nga thông quaEU và với giá đắt hơn mua trực tiếp của Nga, và giảm được ảnh hưởng của Nga về chính trị thì lại sa vào EU, đối tượng còn mạnh hơn)


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 29 2020, 12:20 AM

Như vậy là cuối cùng Mỹ có vẻ đã k thuyết phục/ép buộc được Anh và EU ngăn cản Huawei trong việc xây dựng mạng 5G. Mỹ đã gửi bộ trửong tài chính đến Anh để làm việc này nhưng k thành. Trứoc đó bộ quốc phòng Mỹ cũng đi ngược lại quyết định của Trump khi không ngăn cản 5G


Trump Hit With Surprise Bad News As Huawei Wins Pentagon Support[/B]
https://www.forbes.com/sites/zakdoffman/2020/01/24/trump-hit-with-surprise-bad-news-as-huawei-wins-pentagon-support/#a5a63626b473

[B]Liên minh châu Âu không cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G
Ủy ban châu Âu ngày 29/1 sẽ chính thức công bố các khuyến nghị hướng dẫn các quốc gia thành viên EU trong việc xây dựng hệ thống mạng 5G, theo hướng siết chặt kiểm soát chứ không áp đặt lệnh cấm.

Phớt lờ Mỹ, Anh sẽ cho phép Huawei tham gia hạn chế vào việc xây dựng mạng 5G
Liên đoàn Công nghiệp Anh cho biết, quyết định này là một sự thỏa hiệp hợp lý cho phép Anh tiếp cận với công nghệ tiên tiến...

Anh sẽ cho phép Huawei đóng một vai trò hạn chế trong việc xây dựng mạng điện thoại di động thế hệ tiếp theo của nước này, điều đi ngược lại nỗ lực của Mỹ nhằm thuyết phục các nước đồng minh không hợp tác với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

Trong một tuyên bố được công bố vào trưa ngày 28/1 tại London, Anh cho biết họ không cho phép các nhà cung cấp rủi ro cao, ở đây ám chỉ Huawei, tham gia các phần cốt lõi nhạy cảm nhất của mạng nhưng sẽ cho phép công ty như vậy cung cấp các thiết bị khác quan trọng cho việc triển khai 5G, chẳng hạn như ăng-ten và trạm gốc.

Các nhà cung cấp rủi ro cao cũng sẽ không được sử dụng ở những vị trí địa lý nhạy cảm, như các địa điểm hạt nhân và căn cứ quân sự.


Trước đó, dưói dáp lực của Mỹ, Hà Lan đã tạm thời ngăn chặn công ty bán dẫn ASML xuất khẩu máy vẽ bản chip sang cho Trung Quốc, dùng để sản xuất công nghiệp chip cho mình. TQ đang muốn nỗ lực tự chủ ngành này. Mỹ đang lo sợ sự phát triển của TQ, và coi Huawei là mối đe dọa, nên tìm cách ngăn cản chuỗi cung ứng cho TQ nói chung và tập đoàn này nói riêng.

ASML là một trong những công ty lớn nhất của Hà Lan, gần như độc quyền về thạch bản, nguyên liệu thiết yếu trong sản xuất chip máy tính. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ đô la để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, nhưng cần thiết bị của ASML để có đủ sức mạnh cạnh tranh với Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ trong lĩnh vực này.

“Chúng tôi lo ngại rằng Hà Lan đang chính trị hóa mối quan hệ thương mại của chúng tôi dưới áp lực của Mỹ. Nếu điều này vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương giữa hai nước”, Đại sứ Trung Quốc Xu Hong được trích phát biểu trên tờ báo Het Financieele Dagblad.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Xu lưu ý rằng Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng của Hà Lan. Năm 2018, Hà Lan nhập 43,7 tỉ USD hàng hóa từ đại lục, hai phần ba trong số đó được xuất khẩu sang các nước khác.

ASML cho biết không thể giao hàng cho Trung Quốc vì không có giấy phép. Theo ASML, đó là hàng hóa thuộc loại có chức năng “sử dụng kép” với các ứng dụng quân sự. Tuy nhiên, nhà cung cấp này nói rằng đang đệ trình hồ sơ để xin giấy phép và chính phủ Hà Lan đang xem xét.




Bình chút: Photolithography hay lithography dịch là thạch bản có lẽ hơi cổ, nó là quang khắc thì đúng hơn hay quang thạch bản thì đầy đủ hơn
Nếu không mua đựoc quang thạch bản của Hà Lan thì mua của các nước khác, 1 số công ty của Nhật, Đức, Pháp, Đan Mạch, Nga cũng cung cấp cái này, ví dụ Sculpteo của Pháp, NIL Technology của Đan Mạch, Russano của Nga, etc.
Nhật và Đan Mạch chắc k dám trái ý Mỹ, các công ty Mỹ cũng không rồi, nhưng Pháp, Nga và Đức thì OK đấy.


Thêm chút tin:
Sau khi thành công trong việc chế tạo động cơ cho máy bay chở khách MS21, Nga chuẩn bị hoàn thành chế tạo tổ hợp thiết bị vô tuyến điện tử buồng lái (BREO) trước cuối năm 2023. Hiện nay cơ sở thiết bị điều khiển điện tử trên máy bay MC-21 là các hệ thống do công ty Thales của Pháp và Honeywell & Rockwell Collins của Mỹ sản xuất.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 29 2020, 05:23 PM

Lần Năm Góc và giới chức Mỹ ban đầu khẳng định không có thương tích về người trong vụ tấn công của Iran. Sau đó thì công bố có 34 binh sĩ bị chấn thưong sọ não, bây giờ thì tăng lên là 50.
Chắc chắn con số thực cao hơn thế nhiều. Nhưng có điều Mỹ k công bố ngay sau khi Iran bắn tên lửa, mà nói là k ai bị sao cả, cũng là cách để k làm căng tình hình lên vượt mức kiểm soát

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã gọi kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump là "cú tát của thế kỷ", ngay giữa lúc hàng nghìn người Palestine tham gia các cuộc tuần hành trên Dải Gaza và khu vực Bờ Tây.

Nga-Ấn Độ hợp tác phát triển hạt nhân dân sự ở châu Phi

Đại sứ Ấn Độ tại Moscow, Venkatesh Varma cho biết, Nga và Ấn Độ đang thảo luận hợp tác việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở châu Phi.
Việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở châu Phi - đặc biệt là Ethiopia - và Trung Đông, sẽ là "kỷ nguyên hợp tác mới" về năng lượng hạt nhân giữa Nga và Ấn Độ, đại sứ Ấn Độ tại Moscow Venkatesh Varma cho biết.

“Ngoài ra, Nga và Ấn Độ còn đang muốn hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Chúng tôi đang cùng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Rooppur ở Bangladesh. Nga ngày nay có nhiều dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Trung Đông và Châu Phi. Điều này mở ra một con đường hợp tác mới”, Đại sứ Varma nói thêm.

Theo ông, Nga và Ấn Độ có thể khởi động các dự án như nhà máy điện hạt nhân Rooppur ở châu Phi.

“Nga đã có các thỏa thuận trong lĩnh vực này với một số nước châu Phi và Trung Đông. Sắp tới những dự án như vậy của Nga sẽ có sự tham gia của Ấn Độ. Các cuộc đàm phán vẫn đang được tiến hành, nhưng chúng tôi hy vọng rằng đó sẽ là một kỷ nguyên hợp tác mới giữa Nga và Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân", đại sứ Ấn Độ tại Moscow nói.

Nga là một trong những đối tác chính của Ấn Độ trong năng lượng hạt nhân dân sự. Chẳng hạn, Moscow và New Delhi đang hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Rooppur ở Bangladesh. Dự kiến, lò phản ứng đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân này sẽ đi vào hoạt động năm 2023 và lò thứ hai vào năm 2024.


Rosneft ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo cho các giàn khoan tại khu vực Orenburg
Công ty Rosneft ngày 20/ 1 thông báo, các chuyên gia của xí nghiệp “Orenburgnefti” đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống điều khiển khoan tự động đầu tiên của Nga trên quy mô công nghiệp.
Hệ thống khoan trí tuệ nhân tạo (ASID) hoạt động theo nguyên lý tự động điều hướng và kiểm soát quá trình khoan dựa trên các thông số đầu vào. Ưu điểm chính của hệ thống là mức độ an toàn cao. Cứ 0,1 giây, các cảm biến của hệ thống sẽ quét tự động và phản ứng nhanh với các tình huống trên thực địa. Khi đạt các giá trị tới hạn, hệ thống sẽ tự ngắt hoạt động và gửi thông báo đến chủ giàn khoan. Tùy thuộc vào từng loại giàn khoan, ASID sẽ độc lập tính toán tốc độ khoan tối đa tương ứng với giới hạn kỹ thuật.
Phát triển công nghệ mới giúp giảm thiểu thời gian khoan cơ học 24 giờ tại mỗi giếng và tiết kiệm chi phí khoan giếng lên tới 5 triệu rúp (khoảng 80.000 USD)/giếng. Thông số chính đánh giá tính hiệu quả của ASID là tăng tốc độ khoan cơ học. Trong quá trình thử nghiệm ở quy mô công nghiệp, tốc độ khoan cơ học đã tăng trung bình 15%. Công nghệ mới này dự kiến được nhân rộng tại các xí nghiệp sản xuất của Rosneft.

Thực hiện chiến lược “Rosneft 2022”, tập đoàn này đã xây dựng nhiều trạm giám sát dữ liệu khoan dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo đối với 97% giàn khoan hạng nặng. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khối lượng khoan của Rosneft tăng gấp đôi. Việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số, Rosneft đã xây dựng 10 trạm thông tin, giúp các chuyên gia của tập đoàn có thể giám sát quá trình khoan từ xa.


Dòng tiền nước ngoài đổ vào trái phiếu Nga tăng kỷ lục
Năm 2019, dòng tiền đổ vào trái phiếu Chính phủ Nga phát hành bằng rúp (OFZ) và euro (Eurobonds) đã tăng lên mức kỷ lục 22,2 tỷ USD, vượt xa mốc 17,1 tỷ USD xác lập năm 2012. Đà tăng này khó duy trì được trong năm nay.


Số liệu ngân hàng Trung ương Nga cho biết, trong năm 2019 các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trái phiếu OFZ khoảng 15 tỷ USD và Eurobonds trên 7 tỷ USD, trong khi năm 2018 họ đã bán ròng trái phiếu và rút khỏi Nga 5,3 tỷ USD. Nguyên nhân chính là lợi tức trái phiếu Chính phủ Nga cao hơn các nước khác, đồng thời, trong năm 2019 ngân hàng Trung ương Nga đã liên tục giảm lãi suất cơ bản (từ 7,75% xuống 6,25%) do lạm phát thấp 3%/năm (mục tiêu 4%). Chính vì vậy, tỷ giá đồng rúp cũng đã tăng hơn 8% so với USD từ 65,5 rúp/USD lên 61,5 rúp/USD vào cuối năm 2019.

Tuy nhiên, tiềm năng hạ lãi suất cơ bản đã bị thu hẹp đáng kể, các khoản chi chính sách xã hội tăng mạnh sau thông điệp Liên bang của Putin sẽ tạo áp lực mất giá đồng rúp. Do vậy, đầu năm 2020 là thời điểm tốt để mua USD tại thị trường Nga.


Ấn Độ hợp tác phát triển tài nguyên dầu khí ở Bắc Cực của Nga
Bộ trưởng Ngoại giao của Nga Serge Lavrov cho biết, Nga và Ấn Độ đang hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và phát triển các mỏ dầu khí trên lãnh thổ hai nước, bao gồm cả các dự án ở ngoài khơi, qua đó đưa Ấn Độ trở thành quốc gia không thuộc vùng Bắc Cực đầu tiên được khai thác các tài nguyên tại đây.
Ấn Độ là một trong những thị trường LNG lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới, với mong đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng ở trong nước thông qua việc tham gia vào các dự án LNG ở Bắc Cực của Nga như dự án LNG Artic do Tập đoàn năng lượng Novatek của Nga điều hành hay dự án Novatek. Nhu cầu khí đốt từ Nga của Ấn Độ gia tăng do quốc gia này đã rút khỏi các dự án chung với nước láng giềng Pakistan. New Delhi đã từ chối ký một biên bản ghi nhớ về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt Iran-Pakistan-Ấn Độ trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Islamabad.
Hồi tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Novatek của Nga và H-Energy Global của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận về việc cung cấp LNG cho Ấn Độ trong dài hạn và hợp tác ​​đầu tư vào các trạm LNG trong tương lai, cũng như thành lập một liên doanh để bán LNG và khí tự nhiên cho các khách hàng ở Ấn Độ, Bangladesh và nhiều nước khác. Dự trữ dầu thô khổng lồ ở Bắc Cực của Nga tại mỏ Vostok hiện cũng thu hút đầu tư từ các công ty Ấn Độ. Vostok Oil là một liên doanh giữa Tập đoàn Rosneft và công ty dầu tư nhân Neftegazkeeping (NGH) với sản lượng dự kiến ​​lên tới 100 triệu tấn.



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 29 2020, 06:34 PM

Lithography dịch là khắc. Photolithography dịch là quang khắc cũng được, dù có lẽ nó không hợp lắm với từ photo. Còn thạch bản thì không thể là lithography được, vì chẳng liên quan gì.
Ở trên, ltbk có đưa bài của National interest nói về dòng chẩy phương bắc giữa Nga với Đức. Bài báo có thể đưa ra một cái nhìn của các nhóm lợi ích Mỹ không liên quan với năng lượng, cũng có thể nó được trả tiền để viết thế, vì trong thực tế công trình này có ý nghĩa về địa chính trị, cũng như tác động không nhỏ vào quan hệ quốc tế, cũng như cán cân lực lượng ở châu Âu.
Đường ống dẫn này sẽ vô hiệu hoá ý nghĩa về địa chính trị của Đông Âu, khiến Đông Âu không thể gây sức ép với Đức được. Nó cũng tránh cho quan hệ Đức-Nga trở thành quan hệ tay ba Đức-Đông Âu-Nga, đặc biệt trong điều kiện các nước Đông Âu thường sử dụng Mỹ làm đối trọng với Đức-Pháp, và từ đó có thể gây khó khăn cho Đức, khi sử dụng quyền trung chuyển dầu khí qua Đông Âu.
Hiện nay, với việc Anh rút khỏi EU, thì mặc nhiên khối này sẽ có tính chất lục địa hơn. Trọng tâm của nó là quan hệ Pháp-Đức sẽ được tăng cường. Trong EU ngoài Pháp Đức, các nước có thể đóng vai trò quan trọng là Tây ban Nha, Ý, rồi Ba lan do trọng lượng kinh tế (Ý là nền kinh tế đứng thứ 3, Tây ban Nha thứ 4) trong EU, hoặc có tính chất « khuấy động chính trị » như Ba lan. Ba lan cũng là nước lớn nhất, có trọng lượng lớn nhất về kinh tế, dân số trong các nước Đông Âu. Tây ban Nha và Ý, do truyền thống và sự gần gũi rất gần với Pháp rồi Đức. Vì thế dòng chẩy phương Bắc này sẽ hạn chế ảnh hưởng của Ba lan.
Ảnh hưởng của Ba lan hạn chế, thì quan hệ giữa EU và Nga sẽ tốt hơn. Và Nga cũng có khả năng hoà với UK (Ucraine) hơn, do sự ủng hộ gần như tuyệt đối của Ba lan với các nhóm dân tộc ở đây.
Đường ống này sẽ giúp Đức độc lập với Mỹ hơn, nhưng không thể chống Mỹ, vì Đức chịu ảnh hưởng của Mỹ về tài chính cũng như về thị trường. Đức không thể sống được nếu bị Mỹ cấm vận kiểu I ran, cũng như Đức bị Mỹ kiểm soát về quân sự. Đức cũng không thể bị điều khiển bởi Nga, vì ngoài năng lượng, Đức không chịu ảnh hưởng gì. Và Nga bán năng lượng cho Đức chứ không phải cho không. Đánh Đức thì Nga tự chặt tay mình.
Tất nhiên những điều bài báo nói cũng có lý một phần, tức là luật thị trường cũng có tác dụng ngăn cản « tác động xấu » của Nga với Đức. Nhưng giá trị của nó chỉ có tác dụng khi người ta tuân thủ. Cũng giống như COC/DOC ở biển Đông. Ngay cả khi có hiệp định thông qua, thì thực lực thực tế của các bên quyết định, chứ không phải là mẩu giấy.
Như vậy bài báo, nếu không phải là do Nga bỏ tiền ra thuê nó viết vậy, thì cũng phản ánh lợi ích của các nhóm lợi ích Mỹ không liên quan tới thị trường dầu mỏ khí đốt.
Để chứng minh vấn đề luật lệ và thực lực quan trọng thế nào, ta có thể lấy ngay câu chuyện thời sự nóng hổi là « chương trình hoà bình » ở Trung đông mà Mỹ và Israel vừa đưa ra hôm qua. Chương trình này hoàn toàn xoá bỏ những nghị quyết của LHQ về Palestine. Như vậy lực đã đánh bại luật. Luật chỉ có tác dụng là ghi nhận thực lực tương quan lực lượng, một sự chấp thuận tương quan lực lượng ấy của các bên, chứ không thể bảo đảm nó được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 29 2020, 09:00 PM

Tiep tin ve Turk Stream va North Stream 2, lien quan den viec Nga muon tu minh dat duong ong

Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) cho biết, họ mới chỉ cho phép Nord Stream-2 đặt đường ống trên vùng lãnh hải của mình chứ chưa thảo luận về bất cứ sự liên quan của các con tàu lắp đặt mới sẽ được sử dụng trong quá trình lắp đặt.
DEA khẳng định đang bắt đầu đàm phán với nhà điều hành của Nord Stream-2 cho các con tàu mới sẽ được công ty này sử dụng để thực hiện dự án. Những con tàu lắp đặt trước đó của dự án là các tàu Pioneering Spirit và Solitaire của Công ty Allsea của Thụy Sĩ đã rút khỏi dự án do lo ngại chịu sự trừng phạt của Mỹ.

Ture Falbe-Hansen, người chịu trách nhiệm với báo chí của DEA cho biết, DEA đang đối thoại với Nord Stream-2 AG để làm rõ các chi tiết kỹ thuật của dự án.

DEA trước đó đã nhiều lần nhấn mạnh rằng họ chỉ cấp phép cho Nord Stream-2 AG được đặt đường ống chứ giấy phép đó không chỉ rõ các chi tiết về những con tàu thi công dự án. Các tài liệu liên quan chỉ khẳng định việc thi công sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng một tàu được trang bị hệ thống định vị động (DP). Nhờ đó, họ có thể kiểm soát quá trình thi công tuyến đường ống trong vùng quản lý của mình. Tuy nhiên, do những thay đổi trong quá trình thi công dự án, cụ thể là sự rút lui của các tàu châu Âu do lệnh trừng phạt của Mỹ gây ra, DEA buộc phải xem xét công ty này sẽ sử dụng các tàu nào, có được trang bị DP không...

Các vấn đề kỹ thuật này có thể sẽ làm gián đoạn thêm thời gian hoàn thiện đường ống Nord Stream-2. Nga đã tuyên bố sẽ tự thi công dự án thay vì trông đợi vào bất cứ công ty châu Âu.

Tàu lắp đặt đường ống "Viện sỹ Chersky" thuộc sở hữu của Gazprom có thể đã đang trên đường từ Viễn Đông tới biển Baltic để thực hiện thi công dự án. Quá trình di chuyển của tàu này có thể mất tới 2 tháng song Nga đã có đủ dự liệu.

Thông tấn TASS của Nga cho biết, 2 tàu gồm Seahorse treo cờ Hà Lan và Rockpiper treo cờ Síp sẽ tiếp tục tham gia thi công tuyến đường ống của dự án. Các tàu này sẽ thực hiện các phần công việc ngầm dưới nước và theo lệnh của chính phủ Nga về việc kiểm soát các tàu nước ngoài trên biển Baltic.

Yêu cầu của Đan Mạch có thể sẽ khiến quá trình thi công dự án gặp thêm một trở ngại dù Viện sỹ Chersky có sử dụng DP hay không. Copenhagen đã từng chần chừ, một nỗ lực được lý giải là chịu sức ép từ phía Washington.

Nhưng cuối cùng Đan Mạch không có bất cứ lý do nào để tiếp tục không cấp phép cho Nord Stream-2 và đã tìm một thời điểm thích hợp, khi dự án đã gần tới thời hạn chót. Tới nay, khi trình bày và yêu cầu thảo luận về các vấn đề kỹ thuật của tàu lắp đặt, có thể là một cản trở không mấy dễ chịu.

Dẫu vậy, với chi tiết kỹ thuật không quá khó khăn này, Gazprom có thể chỉ cần bổ sung hồ sơ để khẳng định cho Đan Mạch thấy rằng, Viện sỹ Chersky mà họ sở hữu có công nghệ và thiết bị tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường không kém gì các con tàu đạt tiêu chuẩn châu Âu.

Khi đó, Đan Mạch sẽ không "khó ăn nói" với Mỹ trong việc rộng cửa cho phép Nord Stream-2, lại cũng không gây khó dễ quá đà cho các thành viên trong khối và đối tác Nga.



Nga chuyển 1 tỷ mét khối khí sang Thổ và Bulgaria
Tập đoàn Gazprom của Nga chính thức chuyển 1 tỷ mét khối khí đốt đầu tiên thông qua đường ống dẫn khí đốt Turk Stream.

Thông báo của Gazprom mới đây cho biết, Tập đoàn này đã cung cấp 1 tỷ mét khối khí đốt đầu tiên thông qua Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Gazprom, 54% trong số này sẽ chảy sang Thổ Nhĩ Kỳ và phần còn lại đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Bulgaria, nhánh thứ hai của Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ.

Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ là một dự án chung lớn của Nga- Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng trong thời gian kỷ lục, chưa đầy 3 năm. Công suất của Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ là 31,5 tỷ mét khối khí mỗi năm. Việc giao hàng thương mại qua đường ống dẫn khí bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2020. Khí đốt từ Nga theo đường ống đặt dưới biển Đen đến bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ sau đó được chuyển tới đường ống đất liền đến biên giới với các quốc gia láng giềng. Từ đó khí được xuất khẩu sang Hy Lạp, Bắc Macedonia và Bulgaria. Từ đó sẽ triển khai các đường ống dẫn khí tới Serbia và Hungary.

Gazprom đã đảm bảo rằng các nguồn khí đốt mà họ cung cấp cho các quốc gia này là "đủ" trong 100 năm tới.

Thứ trưởng Bộ Đổi mới và Công nghệ Hungary Peter Kaderjak ngày 28/1 cho biết, khí đốt đi qua đường ống Potok của Thổ Nhĩ Kỳ tới Hungary sẽ được triển khai vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.

Theo TASS, người đứng đầu ngành ngoại giao Hungary Peter Szijjarto trước đó đã ca ngợi về Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ gọi đây là cách khả thi nhất để đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng cho Hungary - quốc gia tiêu thụ khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.

Đường ống khí đốt này được cho là một thành quả ngoại giao xuất sắc giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau những thăng trầm trong quan hệ ngoại giao song phương.

Không chỉ hợp tác về dầu mỏ, khí đốt, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có trở thành đối tác của Nga trong lĩnh vực hạt nhân cũng như là khách hàng tiềm năng của vũ khí quốc phòng Nga.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 29 2020, 10:24 PM

Bàn loạn một tí về kế hoạch hoà bình của Mỹ và Israel mới đưa ra. Với VN, thì câu chuyện này tương đối xa xôi, vì nó không có tác động trực tiếp tới địa chính trị ĐNA, nhưng qua đó người ta có thể nhận thức chính xác hơn thế giới hoạt động thế nào, và từ đó có những chính sách chính xác hơn với các vấn đề liên quan tới mình, cũng như đường đi nước bước phải tính.
Kế hoạch mà tổng thống Mỹ đưa ra có rất nhiều ảnh hưởng theo các phía khác nhau. Từ tác động tới đợt bầu cử Tổng thống mới ở Mỹ sắp tới, tới Israel, tới I ran, Trung Đông, tới thế giới hồi giáo nói chung. Ta có thể coi là một cú đấp « multi-verteur », tức là một cú nhằm tới nhiều đích khác nhau, từ chính trị, quân sự, tới tâm lý..
Đây là lần đầu tiên Mỹ tham dự vào việc chia phần đất ở Trung Đông giữa Israel và các nước Ả rập. Các lần trước từ cuộc chiến 1956,1967,1973 việc chiếm đất đều là do Israel chủ động như là « chiến lợi phẩm » của chiến tranh, Mỹ có ủng hộ thì chỉ đứng ngấm ngầm đằng sau (từ năm 1967). Vì thế nó là một sự kiện đặc biệt. Hãy xét từng chuyện một
Kế hoạch này có thể đảm bảo cho tổng thống Mỹ thắng cử dễ dàng vào cuộc bầu cử sắp tới, vì tổng thống Mỹ đã đảm bảo được số phiếu của hai nhóm người có rất nhiều ảnh hưởng trong chính trường Mỹ, đồng thời giáng một đòn chí mạng vào đảng dân chủ đối lập. Hai nhóm người đó là người Mỹ gốc Do thái và các nhóm tín đồ thiên chúa cuồng tín (fondamentalisme chrestien) vốn là chỗ dựa của đảng cộng hoà Mỹ, là hạt nhân « múa may quay cuồng » của đảng này qua phe Tea Parti.
Còn tại sao nó lại giáng một đòn chí tử vào đảng dân chủ, bởi theo truyền thống, người Mỹ gốc Do thái đứng về phía đảng này, do đảng cộng hoà vốn là đảng WASP (Write Anglo Saxon protestant), nên có gien di truyền kỳ thị. Vì thế Đảng dân chủ ở Mỹ thường được các cộng đồng thiểu số trong đó có người Do thái ủng hộ. Nhưng từ thời kỳ Reagan, khi đảng này khai thác vốn tín ngưỡng thiên chúa (Reagan đã từng nói là muốn nước Mỹ giống như một « city on the hill », một dạng Jerusalem mới), thì đảng này bắt đầu thu hút được nhiều người Do thái, và qua một kiểu hiểu đạo thiên chúa khá nhì nhằng (mà tôi ngại trình bày ở đây vì nó liên quan nhiều tới các khái niệm thiên chúa), nhóm thiên chúa cuồng tin này lại khá gần với người Do thái (trong khi gien di truyền của nó là kỳ thị). Với kế hoạch hoà bình này, thì sự ủng hộ và đổi chiều của người Mỹ Do thái càng rõ rệt.
Với I ran, đây cũng là một đòn đánh tâm lý cực lớn, đồng thời là một kiểu bầy thế trận mới.
Đòn tâm lý thế nào ? từ khi cách mạng hồi giáo I ran thành công, một trong những động lực của nhà nước này là Hồi giáo. Ủng hộ hồi giáo ở nước ngoài, như người Palestine, là những động lực chính của ngoại giao I ran. Sự ủng hộ Hồi giáo này đã giúp I ran chống lại sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào nước mình, nhưng đây chỉ là một vế ứng dụng thực tế, và không thể mang ra tuyên truyền ở nước ngoài, cũng như ở trong nước, không phải ai cũng hiểu được thế. Không phải ngẫu nhiên mà tướng solimani vừa mới chết rất nổi tiếng ở I ran, là sự tự hào của họ. tổ chức mà tướng Solimani đứng đầu có tên là Al qods, đây chính là tên ngôi đền thiêng của người Hồi giáo ở Jerusalem, là một trong 3 thánh địa của đạo này, vì theo người Hồi giáo, chính ở đây Giáo chủ Mahomed đã bay lên trời. Kế hoạch hoà bình này trao toàn quyền thành phố Jerusalem, cả các thánh địa của nó cho Israel, là một cú đòn tâm lý cực lớn với Hồi giáo chính trị, vốn lấy việc giải phóng thành phố này làm tôn chỉ, làm ngọn cờ tập trung lực lượng. Nhưng sau bao nhiêu cố gắng, càng làm càng mất thêm. Hành động này của Mỹ không khác gì « dằn mặt » I ran, và có thể sẽ là động lực để làm cho xã hội I ran càng mâu thuẫn thêm, vì cùng với việc này, tổng thống Mỹ cũng tuyên bố « không có ý định lật đổ I ran », càng làm tăng thêm dư luận « ngược », « lề trái » của nước này, coi việc Mỹ xung đột với I ran, chỉ vì I ran can thiệp ở nước ngoài, chứ không phải là hành động « tự vệ từ xa ».
Còn thế nào là bầy thế trận mới. Bởi ở Trung Đông, không chỉ có I ran mới là nước Hồi giáo, mà các nước khác như Ai cập, Ả rập Sa u đít, Jordania ..cũng vậy, nhưng những nước này phải gặm bồ hòn làm ngọt, vì Mỹ đã bày thế là giữa chống lại I ran và đòi Jerusalem thì phải chọn lựa. Và những nước này đã chọn chống I ran, bất chấp việc này có thể dẫn đến việc mất chính danh của những chính phủ nước này.
Cũng nên để ý rằng, mặc dù đều được coi là đồng minh của Mỹ, trong thực tế chỉ có Israel mới thực sự có vai trò như thế, cho dù hàng năm Mỹ vẫn phải đóng tiền viện trợ nuôi nước này, ngược lại Ả rập Sa u đít biếu 100 tỉ cũng không có được.
Sự kiện này cũng được tổ chức rất đúng thời điểm. Sau khi Israel tổ chức kỷ niệm 75 năm trại tập trung Ausvitz, khiến bất cứ tiếng nói phản đối nào cũng sẽ bị coi là « bài Do thái ». Thế giới cũng đang quay cuồng trong bão tin « coronavirus » mà cho tới hiện nay, số lượng người chết là 80 người còn ít hơn số người chết về cảm cúm bình thường trên thế giới hàng năm (tính hàng nghìn), khiến thông tin này chìm đi không thành buzz.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 30 2020, 06:39 PM

May bay truc thang My bi roi o Afganistan, 6 linh dac nhiem chet. Dieu dang noi day chinh la dac nhiem to chuc am sat tuong Solemani, trong so nguoi chet có ca đúng ông trưởng nhóm CIA phụ trách khu vực Trung Đông va chính ông này phụ trách việc giết hại tướng Iran. My moi cong bo danh tinh 2 nguoi, nhung Reuters dua tin rang Taliban dem duoc 6 nguoi chet. Hien dang co tin rang, day la 1 vu ban roi may bay bang ten lua vac vai do Iran tro giup, chu k phai tai nan nhu phia My noi

Iran’s support to the Taliban, which has included MANPADS and a bounty on US troops, could be a spoiler for peace in Afghanistan


Reuters :“Taliban fighters on the ground counted six bodies at the site of the U.S. airplane crash”
https://www.defense.gov/Newsroom/Releases/Release/Article/2069206/dod-identifies-air-force-casualties/
https://www.militarytimes.com/flashpoints/2020/01/14/iran-support-to-the-taliban-which-has-included-manpads-and-a-bounty-on-us-troops-could-be-a-spoiler-for-peace-in-afghanistan/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jan 30 2020, 07:45 PM

Bác Phó: tôi nghĩ phe Do Thái ủng hộ đảng DC còn bởi vì họ là những nhóm tài chính, trong khi đảng DC gắn với nhóm lợi ích này, còn đảng CH lại gắn với nhóm các công nghiệp lớn, nhưng vision an ninh của nhóm cộng hòa thì gần với nhà nứoc Israel hơn. Vì thế nhóm Do Thái sẽ phải lựa chọn tùy thời điểm.
Hồi Trump hay Bush tranh cử, các tài phịet tài chính như George Soros, Warrent Buffet đều ủng hộ đối thủ (Clinton và John Kerry)

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 31 2020, 05:06 PM

@ltbk,
Hai đảng cộng hoà và dân chủ Mỹ đều là chính đảng của giai cấp tư sản Mỹ, không có biên giới rõ ràng kiểu tư bản kiểu này thì theo đảng Dân chủ, tư bản kiểu kia thì theo đảng cộng hoà. Điều này phụ thuộc vào từng thời điểm. Để theo dõi nó chính xác trong một thời điểm nhất định thì người ta có thể xem cái danh sách đóng tiền tài trợ của từng đợt bầu cử khác nhau. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, doanh nghiệp Mỹ, tư sản Mỹ đóng tiền cho cả hai bên, vì nó chỉ cần có một cái dây liên lạc với hệ thống chính trị để kiếm cơ hội làm ăn hay lobbying thôi.
Mặc dù vậy, ta cũng có thể tìm được một dấu vết gì đó để tách biệt hai đảng này, dù nó cũng tương đối mờ.
Dấu vết tách biệt này thể hiện qua dấu ấn văn hoá của hai đảng. Văn hoá hiểu theo cả ý nghĩ tôn giáo, nhận thức kinh tế chính trị.
Ở đảng cộng hoà, dấu ấn WASP rất rõ rệt, đây chính là cái tâm của văn hoá chính trị Mỹ. đó là người da trắng (White), gốc Anh (Anglo Saxon), tin lành (Protestant). Một nhân vật chính trị Mỹ muốn thành công trong đảng cộng hoà thì phải có những yếu tố này. Trước đây, tức là trước thời Reagan (thập niên 80), thì những dấu ấn trên còn đúng cho cả những người ủng hộ đảng này nữa. Còn về tư duy kinh tế, thì ta coi thể coi nó là một dạng dân tộc, bảo thủ. Dân tộc ở đây trùng với những khái niệm trên , vì người Mỹ phân biệt nhau theo chủng tộc.Ở Mỹ vấn đề xã hội (giầu nghèo) trùng với khái niệm chủng tộc (đen trắng), chính trị trùng với .. tôn giáo ( Protestant đối kháng với các loại khác). Còn tại sao tôi lại để Reagan vào làm giới hạn thay đổi đảng này, bởi Reagan là người da trắng nhưng không phải là Anglo Saxon (ông này gốc Irish), và từ thời Reagan, ngoài Protestant nói chung, đã xuất hiện các nhóm Evangeliste, là loại thiên chúa cực đoan, ngoài tin lành bình thường kiểu methodic. Chính vì nhóm thiên chúa cực đoan này gần với người Do thái hơn, nên cái gien kỳ thị này bị che đi. Mặc dù vậy, khả năng một người do thái trở thành ứng cử viên đảng này hiện tại là không thể (người Do thái khác cả về tin ngưỡng (đạo Do thái) và chủng tộc, họ không được coi là người da trắng (caucasien) theo quan niệm Mỹ). Vì thế tỉ phú Do thái muốn tranh cử thì chỉ có cửa đảng Dân chủ, còn đóng tiền lấy ảnh hưởng thì cứ tự nhiên đi, không có sao.
Cũng phải nói thêm rằng, do cấu trúc dân số xã hội Mỹ đang thay đổi, số lượng người Hispanic, tức là người gốc Mỹ la tinh, càng ngày càng tăng, nên ở những bang Tây-Nam Mỹ, đã có những thống đốc người gốc Hispanic. Như vậy cái cấu thành « A » (Anglo Saxon) cũng đang giảm đi.
Tôi sẽ viết tiếp về đảng Dân chủ sau.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Jan 31 2020, 11:06 PM

Đảng dân chủ, về mặt lịch sử còn có trước đảng cộng hoà. Chủ thuyết của nó là liberal, tức là tự do kinh tế cá nhân. Nhưng do ở Mỹ chỉ có 2 đảng nên nó thành nơi tụ họp của « phe tả », do chủ thuyết này có tính cởi mở (open) về các vấn đề tôn giáo, chủng tộc, vì thế nó trở thành tụ điểm của các dạng người Mỹ đa sắc tộc, cũng như chất chứa nhiều dòng tư duy chính trị khác, mà nếu ở Tây Âu, người ta gọi là phe tả. ví dụ như xã hội dân chủ. Đảng dân chủ của Mỹ nếu so với bản đồ chính trị châu Âu, thì bao phủ tất cả chính trường. Ví dụ, nếu so với Pháp, thì trong đảng dân chủ Mỹ bao gồm tất cả các đảng của Pháp ngoại trừ đảng cộng sản và đảng cực hữu mặt trận dân tộc của Le Pen (Front National).
Do người Do thái không phải là da trắng, nên về mặt truyền thống họ ủng hộ đảng Dân chủ. Ngược lại vì người Do thái có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính, nên đảng Dân chủ có thể coi là chỗ dựa của tư bản tài chính Mỹ. Như vậy cái lô gíc (theo duy vật biện chứng) thì vì người Do thái có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tài chính, và họ tham gia vào đảng Dân chủ, hay ủng hộ nó đã dẫn tới đảng dân chủ ủng hộ tài phiệt (chứ không phải ngược lại).
Hiện nay, sự đảo lộn lớn nhất trong chính trường Mỹ là sự suy yếu đi của nhóm người WASP, do dân số nhóm người này ở Mỹ giảm. từ đó dẫn tới việc gần đây, các nhân vật chính trị đảng này bắt đầu có xu hướng đa dạng hơn. Mà TRUMP là một ví dụ.
Trong trường hợp của Trump, người ta thấy rõ cổ động viên ủng hộ ông này chủ yếu là WASP, nhưng Trump thì lại không phải (gốc Đức , vợ người Sờ la vơ), nhưng giống nhau về tư duy bảo vệ thị trường. Ở Trump cũng có một điểm nữa mà tôi đã từng phân tích trong chủ đề về bầu cử Mỹ, đó là mâu thuẫn giữa tư bản công nghiệp (cần bảo vệ thị trường) với tư bản tài chính (vốn có tính mở cửa để xuất khẩu tư bản).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 2 2020, 06:20 AM


À, hỏi bác Phó chút, tôi có đứa bạn (thực ra ít tuổi hơn), chuẩn bị đến chỗ làm mới đầu tháng 3, đã nhận promesse d'embauche (promesse d'engagement CDI) và nó đã nộp démission ở chỗ làm hiện nay. Bên chỗ mới cũng đã gửi hồ sơ hành chính cho nó để nó hoàn thành, điền, và đã gửi lại

Bây giờ đọc tin thấy dân Pháp kỳ thị dân châu Á vì corona ghê quá, nó đang lo chỗ mới có thể trì hoãn hay tệ hơn là hủy tuyển k? Tôi thì trả lời nó là khả năng đó gần như về 0, vì nó k thể lấy lý do đó để hủy promesse d'embauche để phải đền bù. Còn nếu nó muốn hủy thì cùng lắm nó tuyển việc 1 ngày rồi sa thải luôn trong thời gian thử việc, nhưng khả năng này rất thấp, vì đó là 1 công ty nghiêm chỉnh với chiến lược nhân sự nghiêm túc. Hơn nữa, bây giờ tìm được ingénieur logiciel như nó k dễ, tuy thị trường kỹ sư phần mềm rát nhiều, nhưng tìm được người chất lượng với lương k quá chát là việc rất khó. Bác đi làm lâu năm ở đây, bác thấy có khả năng người ta lấy cớ corona phá hỏng promesse d'embauche đó k? Đây là điều mà nếu nó k hỏi thì tôi cũng k thể tưởng tượng ra

Thêm chút tin:


Gazprom sẽ tự hoàn thành đường ống Nord Stream 2
Đường ống khí đốt Nord Stream 2 vận chuyển khí đốt của Nga đến EU sẽ được Moscow hoàn thành vì các công ty châu Âu thực hiện d
"Dự án Nord Stream 2 đã xây dựng được gần 94%, sẽ được phía Nga hoàn thành", Elena Bourmistrova, giám đốc bộ phận Gazprom Export và phó chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn, cho biết trong một hội nghị ở Vienna ngày 29/1.

Lầu năm góc tăng con số binh sĩ Mỹ bị thương vì tên lửa của Iran lên 64. Có thể nói Mỹ sẽ dần dần tăng số lượng thiệt hại của quân mình lên sau đòn đánh của tên lửa đạn đạo Iran, nhất là vào dịp virus cúm Corona để tin này k thành buzz
Hội cựu chiến binh VFW (Veterans of Foreign Wars) yêu cầu tổng thống Trump xin lỗi vì đã giảm thiểu thiệt hại khi công bố


https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-01-31/pentagon-says-u-s-injury-count-from-iran-strike-rises-to-64
https://thehill.com/policy/defense/479859-veterans-group-asks-for-apology-from-trump-over-comments-on-brain-injuries




SSJ-100 aircraft to be renamed as part of its upgrade

https://tass.com/economy/1080228

Bộ thương mại và công nghiệp Nga đã bật đèn xanh cho phiên bản mới của máy bay dân dụng nội địa ( regional airliner ) SSJ-100 thành SSJ-New ( Sukhoi Superjet-New ) . Mẫu bay thử nghiệm mặt đất ( static-test ) sẽ được đóng vào năm nay và chuyến bay thử nghiệm lên kế hoạch vào 2022-2023 , và dây chuyền sản xuất hàng loạt sẽ tiến hành vào 2024
Như vậy một số sáng kiến phát triển mẫu nâng cấp SSJ-100 bao gồm phiên bản mở rộng SSJ-130 ( 130 chỗ ngồi ) và phiên bản ngắn hơn SSJ-75 ( 75 chỗ ngồi ) coi như chết yểu
Sukhoi Civil Aircraft ( SAC ) sẽ phát triển phiên bản mới SSJ-New vẫn duy trì hiện trạng 98 ghế hành khách tuy nhiên mục tiêu chính là nâng tỷ lệ thành phần linh kiện sản xuất tại Nga lên 50-60% so với 30% hiện nay , độ tin cậy của máy bay cũng được tăng cường ngoài ra cải thiện sự thoải mái và an toàn cho hành khách
Quan trọng nhất của SSJ-New là trang bị động cơ mới hoàn toàn do Nga sản xuất với tên gọi PD-8 thay thế cho động cơ liên doanh Nga-Pháp SaM-146 ( Saturn-Snecma ) được cho là kém ổn định ( nhiều hãng hàng không sử dụng SSJ-100 cho biết SSJ-100 chỉ có thể bay 4-6 tiếng / ngày trong khi đối thủ Boeing 737 hoặc A320/321 có thể bay đến 10-12 tiếng / ngày )
Ở động cơ mới PD-8 thì Saturn sẽ thay thế lõi của Pháp ( hot section ) bằng lõi động cơ izdeliye-77 sản xuất bởi công ty con Rybinsk vốn đang sản xuất phần lạnh của SaM-146 ( phần nén áp thấp ) , Saturn PD-8 cũng được cho là sẽ trang bị cho thủy phi cơ Be-200 thay thế cho động cơ Ukraine D-436 hiện nay

Trước đó có nguồn tin công nghiệp cho biết , hãng động cơ Aviadvigatel ( nhà máy Perm ) đề xuất cung cấp động cơ PD-7 cho Superjet bằng cách sử dụng phần core của PD-14 ( trang bị cho máy bay khoang hẹp MS-21 ) tuy nhiên kế hoạch trên bãi bỏ vì phần lõi PD-14 quá lớn cho máy bay và yêu cầu chỉnh sửa phức tạp

Nga khởi kiện Facebook, Twitter
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký đạo luật phạt hàng triệu USD các công ty từ chối nội địa hóa cơ sở dữ liệu người dùng Nga ở Nga.
Ngày 31/1, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, Cơ quan giám sát viễn thông Nga (Roscomnadzor) đã khởi kiện dân sự đối với các hãng Twitter và Facebook của Mỹ vì không cung cấp thông tin việc đặt các cơ sở dữ liệu cá nhân người dùng Nga trên lãnh thổ Nga.

Theo phát ngôn viên của Roscomnadzor, Twitter và Facebook có thể phải đối mặt với mức phạt từ 1-6 triệu rúp (15.693-94.158 USD). Các giao thức liên quan sẽ được gửi đến tòa án trong vòng ba ngày làm việc. Vị này cũng lưu ý rằng một đại diện của Twitter đã có mặt khi ký giao thức nhưng một đại diện của Facebook đã không tham gia thủ tục.

Roscomnadzor cho biết đã gửi yêu cầu nội địa hóa cơ sở dữ liệu người dùng Nga lên Twitter và Facebook vào cuối tháng 12/2018. Tuy nhiên, cơ quan này không nhận được câu trả lời rõ ràng từ hai mạng xã hội lớn nhất thế giới.

Vào cuối tháng 1/2019, Roskomnadzor đã khiếu kiện hành chính chống lại các mạng xã hội và các hãng này đã bị phạt 3.000 rúp (50 USD). Sau đó, người đứng đầu Roskomnadzor Alexander Zharov tuyên bố rằng các mạng xã hội bắt buộc phải nội địa hóa cơ sở dữ liệu trong vòng chín tháng.

Nga đã ban hành các điều luật về quản lý Internet chặt chẽ trong nhiều năm qua, yêu cầu các công cụ tìm kiếm xóa một số kết quả tìm kiếm, các dịch vụ nhắn tin phải chia sẻ mã khóa với các cơ quan an ninh và các mạng xã hội phải lưu trữ dữ liệu cá nhân người dùng Nga trên các máy chủ trong nước này. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm các quy định về dữ liệu chỉ chịu khoản phạt tiền lên tới vài nghìn USD hoặc chặn các dịch vụ trực tuyến vi phạm và đây bị cho là chế tài quá nhẹ.

Vào tháng 12/2019, Tổng thống Vladimir Putin đã ký một đạo luật phạt phạt hàng triệu USD đối với các công ty từ chối nội địa hóa cơ sở dữ liệu người dùng Nga ở Nga.




Clip: Xe tăng T-90 của Syria trúng tên lửa vẫn… đi tiếp

Ngày 31/1, AMN đăng tải một đoạn video ghi lại cảnh các chiến binh thánh chiến được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn bắn một tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) về phía xe tăng T-90 của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) khi nó đang di chuyển qua khu vực Rashiddeen ở Aleppo.

Các chiến binh do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã bắn một tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) về phía một chiếc xe tăng T-90 của quân đội Syria khi nó đang di chuyển qua khu vực Rashiddeen ở Aleppo.

Trong một đoạn clip được công bố hôm qua (31/1), tên lửa trên đã bắn trúng xe tăng T-90 nhưng xe tăng này vẫn tiếp tục di chuyển.

Không lâu sau khi quân đội Nga bắt đầu can thiệp vào Syria, họ đã đưa những chiếc xe tăng T-90 cho quân đội Syria.

Những chiếc T-90 này đã chứng minh là vô cùng hiệu quả trên chiến trường, đặc biệt là trong các cuộc tấn công của quân đội Syria – nơi họ đang đối mặt với kẻ thù sở hữu tên lửa chống tăng dẫn đường.

https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/clip-xe-tang-t90-cua-syria-trung-ten-lua-van-di-tiep-4062208-d.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 2 2020, 05:26 PM

Không, chuyện ấy khônh thể xẩy ra được. Ngoại trừ trong các biện pháp phòng chống coronawirus của nhà nước đòi hỏi điều ấy. Nếu công ty nhận đã ký promesse d'embouche thì tức là họ đã nhận rồi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 3 2020, 04:12 AM

Cảm ơn bác Phó. Nhân tiện đưa tin từ bạn Lê Thái Kỳ, dịch từ báo Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo không hài lòng với việc xuất hiện nhiều đầu tư từ Trung Quốc vào Ukraina, tuyên bố về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Ukraina", coi đó là Trung Quốc đang làm những việc "không có lợi cho người dân Ukraina''.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ABC, đã nói "Chúng tôi có các doanh nghiệp Mỹ muốn đến đây (đến Ukraina) và đầu tư. Chúng tôi cần đảm bảo rằng họ có khả năng cho việc này. Vẫn như trước có một thách thức liên quan đến sự xuất hiện của Trung Quốc, mà chính Trung Quốc đang làm những việc không tốt đối với người dân Ukraina ".
Trong khi đó Mike Pompeo không nói cụ thể ''những việc không tốt'' này là gì.
Ngày 30/01 vừa qua Mike Pompeo đã có một chuyến thăm tới Ukraina. Ông tta đã gặp Tổng thống Ukraina, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao , Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và người đứng đầu Nhà thờ Chính thống giáo Ukraina.

https://korrespondent.net/world/4188959-pompeo-zaiavyl-ob-uhroze-kytaia-v-ukrayne?fbclid=IwAR2PtIN-OUgXqdLhZjbJXdTul6pZIiKmSima7OC94yPML5O-WK9J0f5jmXs

Ngoại trường Mỹ Pompeo thăm Belarus nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng cũng cấp đầy đủ dầu cho Belarus với giá cạnh tranh, chỉ cần Belarus gọi điện đặt hàng, trong hoàn cảnh tranh cãi giá dầu giữa Nga và Belarus. Ngoài ra 2 nước cũng bàn về việc cho phép 2 bên mở đại sứ quán ở 2 nước của nhau. Như vậy, từ thời điểm Bush gọi tổng thống Belarus Luskashenko là "nhà độc tài cuối cùng ở châu Âu" và cắt đứt ngoại giao + lệnh trừng phạt, thì bây giờ lời nói đó đã thành "gió bay xa". Hai bên làm lại từ đầu vậy


Bình chút: trước đó đã có tin Belarus nhập khẩu dầu từ Nauy với giá rất đắt, và Belarus cũng liên hệ với cả các nguon cung khác ở 1 số nước Liên Xô cũ, như Kazastan, azerbaizan, nhưng k có nước nào có mức giá đủ cạnh tranh với Nga. K hiểu mua dầu từ Mỹ thì giá thế nào, vì Belarus k có biển, nghĩa là Mỹ phải trở từ biển sang 1 nước châu Âu nào đó, rồi dùng đường bộ hoặc đường không bán cho Belarus? Thế thì đắt chết. Nếu không thì lại giống hồi cung cấp LNG cho Ba Lan và 3 nước Baltic, đó là mua của Nga rồi bán lại cho Belarus vậy?
Nói chung Belarus tìm đến đối tác để cân bằng với Nga cũng đúng, nhưng phải biết cách dùng, nếu k lại rơi vào như Ukraine thì lại gay. Hồi năm 2014, Nga từng cảnh báo tổng thống Belarus Luskashenko rằng những người tìm cách làm lành với Mỹ và đã có thành công nhất định như Gaddafi, Milosevic, Saddam Hussein, đều nhận số phận thê thảm

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 6 2020, 08:39 PM

Nhân vụ virus Corona đang hoành hành, có 1 điều lưu ý, TQ dùng hệ thống của Nga để chẩn đoán và điều trị virus này chứ k dùng hệ thống của phương Tây như trước, k rõ có phải vì lý do cuộc chiến hiện nay k? Đây là thông tin của mấy ngày trước

Russian coronavirus test system to be used in China’s Wuhan
Các bác sĩ Trung Quốc sẽ sử dụng chương trình xét nghiệm virus corona được phát triển ở vùng Primorsky của Nga cho các bệnh nhân Vũ Hán trong những ngày tới – Thư ký Viktor Fersht của Trung tâm Chương trình của Tổ chức Y tế thế giới cho biết.



Hiệp hội (tổ chức y tế phi chính phủ Trung Quốc) đã thành lập một đoàn kiểm soát đi tới tâm dịch. 500 bác sĩ đã tới Vũ Hán và họ sẽ dùng hệ thống của Nga để chẩn đoán và kê đơn thuốc cho những bệnh nhân Trung Quốc” – ông Fersht nói.

Viện Quy trình Tự động hóa và điều khiển (IACP) của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, với sự hỗ trợ của ĐH Kinh tế và Dịch vụ Fladivostok đã phát triển một hệ thống hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán và chọn phương án điều trị tối ưu.

Theo Phó Giám đốc IACP Valeria Gribova, hệ thống có thể chẩn đoán các bệnh khác nhau nếu dữ liệu chính xác của triệu chứng được nhập vào.

“Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã trình bày 1 tài liệu, mô tả cách chẩn đoán nhiễm virus corona, cách bắt đầu điều trị, tùy thuộc vào hình thức của nó để sử dụng thuốc y học cổ truyền Trung Quốc” – Phó Giám đốc Gribova nói – “Sử dụng tài liệu này, chúng tôi đã phát triển được hệ thống của chúng tôi”.

Nhà nghiên cứu Yelena Shalfeyeva giải thích rằng độ chính xác của hệ thống chẩn đoán và việc gợi ý trị liệu phụ thuộc vào mức độ chính xác và chi tiết của dữ liệu về virus corona mà Trung Quốc đưa ra.


https://tass.com/world/1116097
https://apa.az/en/cis-countries-news/Russian-coronavirus-test-system-to-be-used-in-China's-Wuhan-311412
https://giaoducthoidai.vn/the-gioi/he-thong-xet-nghiem-virus-corona-cua-nga-se-duoc-su-dung-o-vu-han-4063016-d.html

Nhân về Virus này, thêm chút tin

Cần ít nhất 8-10 tháng nữa để phát triển một loại vaccine chống lại chủng virus corona mới bắt nguồn từ Trung Quốc – Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko nói với các phóng viên hôm qua
“Hiện tại, vaccine không thể được phát triển trong một thời gian ngắn. Cần ít nhất 8-10 tháng để phát triển vaccine và đây mới là giai đoạn đầu tiên mà không cần thử nghiệm lâm sàng” – ông nói.



Các trường hợp dương tính mới với chủng virus corona của các địa phương ngoài tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được ghi nhận giảm liên tiếp trong 2 ngày qua.


Ngày 4/2, giới chức Trung Quốc cho biết, tính đến hết ngày 3/2, tỷ lệ tử vong do nhiễm chủng mới của virus corona (2019-nCoV) được xác nhận ở Trung Quốc là 2,1%, thấp hơn nhiều so với các đợt bùng phát dịch trước đó, như cúm gia cầm H1N1, MERS và Ebola.


Tại cuộc họp báo hôm 4/2, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, tỷ lệ tử vong do nhiễm virus 2019-nCoV tại Trung Quốc là khoảng 2,1%, thấp hơn nhiều so với các dịch bệnh khác. Tỷ lệ tử vong do cúm H1N1 năm 2009 ở Mỹ là 17,4%, tỷ lệ tử vong do dịch MERS năm 2012 là 34,4%, trong khi con số này trong dịch Ebola là 40,4%.

Kể từ ngày 1/2, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi nhiều hơn số ca tử vong do bệnh này.

Tuy nhiên, hôm 4/2, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết, tỷ lệ tử vong của các trường hợp nhiễm virus 2019-nCoV được xác nhận ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc là 4,9%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình 2,1% trên toàn Trung Quốc.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu dịch bùng phát, Vũ Hán không đủ năng lực thực tế để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus 2019-nCoV. Một quan chức của NHC cho biết, chỉ có 3 bệnh viện với 110 giường bệnh được chỉ định để điều trị cho các bệnh nhân viêm phổi nặng liên quan đến virus 2019-nCoV ở Vũ Hán trong giai đoạn đầu, còn thiếu xa so với nhu cầu thực tế.

Vị quan chức này cho biết thêm, ngoài các bệnh viện được chỉ định, bệnh nhân nhiễm virus 2019-nCoV được phân chia điều trị tại hơn 20 cơ sở y tế khác trên toàn thành phố Vũ Hán, do đó thiếu sự quản lý thống nhất và phân phối hiệu quả các nguồn lực y tế chất lượng cao, gây ra tỷ lệ tử vong tương đối cao.

NHC xác nhận, sự thiếu hụt nguồn cung cấp trang thiết bị vật tư y tế trong cuộc chiến chống dịch 2019-nCoV vẫn còn rất nghiêm trọng ở tâm dịch, đặc biệt là quần áo bảo hộ y tế và khẩu trang phòng dịch N95.


Công ty dầu khí Nga đổi dầu lấy kim cương châu Phi
Công ty dầu khí Nga Tatneft đang tiến hành môt thỏa thuận ở Zimbabwe để cấp dầu lửa cho quốc gia này và đổi lấy kim cương. Theo nguồn tin thì thương vụ đổi dầu lấy kim cương trị giá 1,4 tỷ USD, Tatneft sẽ vận chuyển dầu bằng tàu chở dầu đến Zimbabwe qua cảng Beira của Mozambic.


Tin này được Báo Zimbabwe Độc lập đưa tuần trước mặc dù Bộ trưởng Bộ Mỏ Zimbabwe tuyên bố không biết việc này và phủ nhận thông tin đã đưa.

Vào tuần trước, Tổng giám đốc Tatneft Nail Maganov nói với báo chí rằng Tatneft đang đi đến một thỏa thuận cung cấp dầu cho Zimbabwe, đây là một phần của thương vụ đổi dầu lấy kim cương. Tuyên bố của Tổng giám đốc Tatneft được đưa ra bên lề Diễn đàn kinh tế Thế giới tại Davos tuần qua.

Tin tức cũng cho biết mỏ kim cương khổng lồ Alrosa của Nga cũng liên quan đến thương vụ này. Bộ phận truyền thông của Alrosa tuyên bố Alrosa không tham gia thương vụ đổi dầu lấy kim cương nói trên.

Zimbabwe đang bị chìm đắm trong khủng hoảng kinh tế, lạm phát lên tới trên 500%, khan hiếm nhiên liệu, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu trong khi không có ngoại tệ để mua nhiên liệu trên thị trường tự do. Quốc gia này còn bị nạn đói hoành hành do hạn hán nặng. Chính quyền Zimbabwe đang dựa vào nguồn tài nguyên quí giá để thoát ra khỏi tình trạng này.

Zimbabwe đang tuyệt vọng tìm kiếm một gói cứu trợ tài chính khổng lồ bằng cách tận dụng nguồn tài nguyên phong phú của mình từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga, UAE. UAE quan tâm đến trữ lượng vàng của Zimbabwe và có cổ phần đáng kể trong Công ty Hạ tầng dầu lửa Quốc gia Zimbabwe có tên NOCZIM.

Hai năm trước, Zimbabwe ký thỏa thuận 3 tỷ USD với Liên bang Nga thành lập liên doanh platinum. Tập đoàn vũ khí Rostec của Nga tham gia dự án platinum hàng tỷ đô la ở Zimbabwe từ 2014.

Năm ngoái, Tổng thống Zimbabwe thăm Nga đã ký hàng loạt thỏa thuận cùng thăm dò địa chất, platinum, kim cương với các đối tác Nga.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 6 2020, 10:34 PM

Germany walks away from $2.5 billion purchase of US Navy’s Triton spy drones

Đức từ chối mua UAV mới của Mỹ
Berlin từ chối mua máy bay không người lái mới của Mỹ trị giá 2,5 tỷ USD vì lý do không đảm bảo an toàn bay.


Đức vừa từ chối mua máy bay do thám không người lái trinh sát (UAV) MQ-4C Triton, được sản xuất bởi tập đoàn Northrop Grumman của Mỹ.

Thay vào đó, chính phủ Đức sẽ mua máy bay do thám điện tử được sản xuất dựa trên cơ sở máy bay Bombardier Global 6000. Nhưng máy bay này được sản xuất ở Canada, chứ không phải ở Hoa Kỳ, và việc từ chối máy bay không người lái này có vẻ gây bức xúc cho phía Mỹ.

Việc Đức đặt mua của Mỹ 4 máy bay không người lái được biết đến vào tháng 4 năm 2018. Khi đó, cơ quan quân sự Đức dự định mua các máy bay không người lái (UAV) được sử dụng trong lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. Và một thỏa thuận trị giá 2,5 tỷ USD đã được thông qua.

Giá như người Đức không đủ tiền để mua UAV thì đi một nhẽ, nhưng đằng này, phía Đức lại thông báo rằng họ không mua máy bay không người lái của Mỹ vì chúng có nhiều nhược điểm.

Theo cơ quan quân sự Đức, thiết bị của Mỹ không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn khi hoạt động trên không phận của các nước EU. Đây không phải chỉ là sự từ chối của riêng nước Đức, mà còn là một gợi ý trực tiếp cho các quốc gia châu Âu khác, vì các tiêu chuẩn an toàn ở EU là giống nhau.

Và nếu như Đức cho rằng các máy bay không người lái khác của công ty Mỹ không phù hợp với các chuyến bay trong không phận EU, thì chỉ huy không quân của các quốc gia Tây Âu khác về mặt lý thuyết có thể đưa ra quyết định tương tự, và đây là một tổn thất lớn cho ngành công nghiệp Mỹ sản xuất thương hiệu máy bay không người lái này.

Một vấn đề nữa được các quan chức quân sự Đức đưa ra là chi phí cho máy bay không người lái này quá cao. Còn đối với phương tiện trinh sát điện tử dựa trên cơ sở mô hình máy bay thì không có hạn chế và trở ngại gì cho hoạt động trong không phận của Liên minh châu Âu.

Việc từ chối mua máy bay không người lái này đã được một số phương tiện truyền thông ngay lập tức loan tin như một bằng chứng về sự đổ vỡ trong quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ.

Đúng là giữa Tổng thống Mỹ Trump và Thủ tướng Đức Merkel hiện có nhiều mâu thuẫn và những tranh chấp khá mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự - chính trị. Đức từ chối tăng chi tiêu quốc phòng, từ chối chi trả những khoản tiền cho việc duy trì đội quân của Hoa Kỳ mà Washington lên tiếng đòi hỏi.

Và thực sự, rõ ràng là Đức đã mệt mỏi với sự hiện diện của quân đội Mỹ. Chính họ cũng muốn khẳng định vai trò quân sự hàng đầu ở châu Âu, cùng với người hàng xóm gần nhất của họ là Pháp.

Tuy nhiên, câu chuyện từ chối mua máy bay không người lái trong trường hợp này khó có thể coi là bằng chứng rõ ràng về sự đổ vỡ trong quan hệ của Đức và Mỹ.

Thay vào đó, người Đức sẽ tìm thấy một lời đề nghị hấp dẫn hơn về mặt kỹ thuật và thương mại. Nhưng có thể coi đây là lời cảnh báo đối với ngành công nghiệp quân sự Mỹ: ở đây, phía Đức ý muốn nói rằng, nếu Mỹ tiếp tục gây áp lực mạnh cho họ thì họ có thể ngừng mua thiết bị quân sự của Mỹ.

Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đang trải qua thời kỳ có nhiều dấu hiệu bất lợi so với trước đây, ví dụ như vị trí của ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã được củng cố. Hơn nữa, các thiết bị quân sự của Nga bắt đầu làm chủ các phạm vi ảnh hưởng truyền thống của ngành công nghiệp quân sự Mỹ như trường hợp đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các hệ thống tên lửa phòng không của Nga cũng được các đồng minh truyền thống của Mỹ như Ả Rập Saudi và Morocco quan tâm. Pakistan cũng ngày càng quan tâm đến vũ khí Nga. Trong bối cảnh đó, việc Đức – một quốc gia châu Âu, đồng thời là đồng minh trong khối NATO - từ chối mua máy bay không người lái có vẻ là một câu chuyện đáng buồn đối với Hoa Kỳ.

https://www.defensenews.com/breaking-news/2020/01/28/germany-walks-away-from-25-billion-purchase-of-us-navys-triton-spy-drones/

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 7 2020, 05:22 PM

Ban LTK dich tin tu bao Ukraine

Thực trạng đời sống người dân Ukraina, đặc biệt là nông thôn: buộc phải cắt khí đốt, rời vào nhà kho sống qua mùa đông và chuyển sang đốt củi.
"Tức là ở thế kỷ 20, đất nước trở lại thời kỳ đốt củi để sưởi ấm''
Những người dân ở nông thôn hiện nay nhận được các phiếu thanh toán khí đốt tới 3-4 ngàn griv hoặc hơn nữa đối với một ngôi nhà nông thôn bình thường. Với khoản lương hưu vẻn vẹn khoảng 2 ngàn griv họ không đủ chi trả tiền lò sưởi, chứ chưa nói đến cho phí sinh hoạt khác. Đó là hiện tượng phổ biến ở Ukraina, đặc biệt là nông thôn.
Tiền trợ giá thì chỉ trên lý thuyết, thực tế chỉ vài đồng không đáng kể.
Nhiều gia đình buộc phải từ chối và cắt khí đốt, rời sang bếp, thậm chí phải vào nhà kho để ở, và chỉ dùng củi sưởi ấm 1 phòng.
"Tức là ở thế kỷ 20, đất nước trở lại thời kỳ đốt củi để sưởi ấm'- Sự tiến bộ rõ ràng''.
Từ đâu mà có các phiếu thanh toán nhiều như thế?
Có nhiều nguyên nhân. Trước hết đó là giá khí đốt tăng. Một phần nữa người dân hay dùng các hệ thống cũ, tốn gas hơn.
Nhưng người dân phàn nàn rằng hiện nay chất lượng khí rất kém, đốt tốn rất nhiều nhưng không sưởi ấm được bao nhiêu.
Các chuyên gia nghi rằng các công ty gas đã pha phụ gia, pha loãng để bán và kiếm thêm tiền. Nhưng không có ai kiểm tra được việc đó, ngoài chính các công ty đó.
Mặt khác người ta nghĩ ra đủ các loại mô hình tính giá cả. Ví dụ hiện nay người dân phải trả thêm tiền vận chuyển và phân phối gas mà trước kia không có.
Người dân rất phẫn nộ. Họ cho rằng các đường ống dẫn khi đốt họ đã tự bỏ tiền ra khi xây dựng, tại sao bây giờ lại phải trả thêm tiền?

https://strana.ua/articles/analysis/247785-tarify-na-haz-dlja-naselenija-fevral-2020-skolko-platjat-v-horodakh-i-selakh.html?fbclid=IwAR2quYrCU9SNaakXWmonJHiC93scWGdeVv9SaYnS_-HcLjukyB7bV0EC_YA



Nga ngỏ lời mời Mỹ đầu tư vào năng lượng Bắc Cực
Bộ trưởng Năng lượng Nga mới đây đã gặp Đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan vừa được bổ nhiệm và thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm hợp tác năng lượng song phương.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, Bộ Năng lượng Mỹ, Nga là một trong những nhà cung cấp dầu lớn nhất của Mỹ.

Thông tin mới được cơ quan này công bố cho thấy, Nga hiện đang đứng thứ hai về cung cấp năng lượng cho Mỹ, chỉ sau Canada.

Theo thống kê được báo cáo vào tháng 10/2019, Nga đã giao cho Mỹ tổng cộng 20,9 triệu thùng dầu trong tháng, tiếp đó là Mexico (17 triệu thùng) và Ả Rập Saudi (13,7 triệu thùng). Canada là nguồn cung dầu lớn nhất của Mỹ với 136,5 triệu thùng.

Trong những tháng tiếp theo, Mỹ vẫn nhập khẩu từ Nga một khối lượng dầu tương tự, đưa Nga trở thành một trong 5 nhà cung cấp dầu và các sản phẩm từ dầu lớn nhất của Mỹ.

Trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt đối với Venezuela và Iran đang được áp dụng, Mỹ đã gia tăng nhu cầu nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Chưa kể, các thông tin từ trước đó cho thấy Moscow đã bán cả khí tự nhiên hóa lỏng cho Mỹ trong bối cảnh nước này đối phó với cơn bão tuyết trái mùa hồi đầu năm ngoái. Với vị thế là một trong những nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, việc Mỹ nhập khẩu LNG của Nga đã kéo theo các tranh cãi trái chiều.


Bo sung chut la My nhap cua Nga loai dau nang Ural de thay the cho dau nang ma My van mua cua Venezuela va Iran. Nhieu kha nang Iran da ban dau cho My thong qua Nga. Noi cach khac, Nga thi tron lan ca dau Iran lan dau cua minh de ban cho My



Phòng không Syria suýt bắn nhầm máy bay chở khách
Đợt không kích của Israel khiến phòng không Syria suýt khai hỏa tên lửa vào một máy bay Airbus chở 172 khách, quân đội Nga cho biết.


"Máy bay chở khách có thể đã bị tên lửa phòng không Syria nhắm bắn. Nó thoát hiểm trong gang tấc nhờ hành động nhanh chóng của kiểm soát không lưu tại sân bay Damascus và hệ thống giám sát không phận tự động", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov hôm nay nói với các phóng viên.

Thông tin được đưa ra sau khi tiêm kích F-16 Israel rạng sáng 6/2 phóng 8 tên lửa đối đất từ ngoài không phận Syria, nhằm vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus. Lực lượng phòng không Syria đã khai hỏa nhiều tên lửa để ngăn chặn đòn tấn công này.

Khi cuộc không kích diễn ra, một máy bay dân sự Airbus A320 chở 172 hành khách đang chuẩn bị đáp xuống sân bay quốc tế Damascus. Konashenkov xác nhận chiếc Airbus A320 đã được hộ tống khỏi khu vực nguy hiểm và hạ cánh an toàn xuống căn cứ Hmeymim của không quân Nga tại tỉnh Latakia, tây bắc Syria.

Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc không quân Israel thường xuyên núp bóng máy bay dân sự để đối phó lực lượng phòng không Syria trong các cuộc không kích vào lãnh thổ nước này.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 7 2020, 06:10 PM

Tán phét một chút về Nga. Hôm qua xem trên báo VN thấy nói Bạch Nga tổ chức tập trận với NATO, ở trên ltbk lại nói nước này mua dầu khí ngoài Nga. Bạch Nga có thể coi là nước láng giềng thân cận với Nga nhất trong các nước là thành phần của Liên Xô cũ. Vậy có chuyện gì đã xẩy ra giữa hai nước vốn đồng chủng đồng văn lại vốn cùng một nước như vậy.
Cách đây ít lâu, cũng trên báo Vn, có nói chuyện về quan niệm của Putin với Lê nin. Theo bài báo, thì Putin coi Lê nin như một lãnh tụ cách mạng, nhưng hành động không có lợi cho nước Nga, do mô hình Liên Xô là tập hợp là liên bang các nước cộng hoà trong Liên bang Xô viết cũ, « mở đường cho hươu chạy ».
Cũng trên báo VN, cách đây mấy hôm có bài báo phỏng vấn nhà sử học Xô Viết Evgeny Kobelev về Bác Hồ. Trong đó những lời cuối cùng của bài báo rất thú vị, nên tôi dẫn ra ở đây. Không phải để tìm hiểu về bác Hồ, mà thông qua cảm nhận của nhà sử gia này về lịch sử của chính họ, và từ đó thấy được cái hạn chế của ý thức hệ tư tưởng Nga ngày nay.
Trích dẫn
"PV: 6 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động tại Liên Xô có ý nghĩa như thế nào trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, thưa ông?
TS Kobelev: Trong 6 năm này, Hồ Chí Minh đã chủ yếu học tập khoa học cách mạng, nâng cao trình độ chính trị, nghiên cứu kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười. Tôi xin nói một ý mà trước đây ít người để ý đến là Hồ Chí Minh đã học tập kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười một cách sáng tạo. Quá trình làm cách mạng ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tránh khỏi những sai lầm của Đảng Cộng sản Bolshevik. Tôi cho đó là ba sai lầm: Một là Đảng Bolshevik đã từ chối hợp tác với các lực lượng cách mạng khác. Hồ Chí Minh thì ngược lại, đã thành lập Mặt trận Việt Minh và tất cả những người yêu nước có thể vào mặt trận này.
Hai là Đảng Bolshevik chống lại tất cả các tôn giáo, nhất là Công giáo và do đó đã gây ra nguyên nhân cho một cuộc nội chiến. Hồ Chí Minh thì ngược lại, tất cả những người theo tôn giáo đều có thể tham gia Việt Minh.
Ba là, Chính phủ cách mạng Liên Xô đã tiêu diệt nhà vua và cả gia đình nhà vua Nicolas II. Hồ Chí Minh ngược lại, không tiêu diệt vua Bảo Đại mà đề nghị Bảo Đại làm Tổng cố vấn của Chính phủ cách mạng.
Năm 1991, phe đối lập đã sử dụng 3 sai lầm này của Đảng Bolshevik để chống lại Chính phủ Liên Xô, trên cơ sở đó làm Liên Xô tan rã."

Theo những nhận xét của giáo sư, thì ta có thể hiểu là hệ tư tưởng thống trị ở Nga hiện tại dựa vào tôn giáo, ở đây là chính thống giáo, là sự tôn sùng truyền thống Sa Hoàng, của nước Nga Sa hoàng cũ, còn việc hợp tác với các lực lượng khác giữa đảng « nước Nga thống nhất » của Putin và các đảng khác thế nào, tôi không rõ lắm. Nhưng rõ ràng sự đề cao truyền thống thời Nga Hoàng, và việc dựa vào chính thống giáo thì đúng thật. Vì thế với một người nhìn từ phương Tây sang Nga, thì thấy sinh hoạt văn hoá Nga hiện tại có cái gì đó giống như phương Tây hồi ..đầu thế kỷ XX. Và việc hồi sinh chính thống giáo cũng đúng, khi nhìn vào số lượng nhà thờ, vai trò nhà thờ chính thống giáo trong chính trị Nga hiện tại.
Theo nhận xét của tôi, chính cái ý thức hệ hiện tại ở Nga này sẽ ngăn cản Liên Xô cũ hồi phục lại, và nó chính là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn Nga – Bạch Nga hiện tại. Trong thực tế, giải pháp liên bang cộng hoà của Lê Nin đề ra đã cứu nước Nga sa hoàng tan vỡ vào lúc đó, chứ không phải Lê nin mở đường cho hươu chạy, do tạo ra các nước cộng hoà liên bang mà dẫn tới tình trạng ngày nay.
Muốn vậy thì chỉ cần nhìn cấu trúc chính trị thời Sa hoàng ra sao, dựa trên yếu tố nào mà Đế quốc Sa hoàng Nga tồn tại thì sẽ hiểu được nó. Đế quốc Sa Hoàng tồn tại dựa trên ba nguyên tắc cơ bản Chuyên chế Sa hoàng (autocracy), đạo Chính thống giáo (Orthodox), và Sắc tộc (nationality). Trên internet, khi dịch ra tiếng Anh, người ta dịch là nationality thực ra là không khớp với nguyên bản tiếng Nga là Narodnost. Vì Narodnost bắt nguồn từ Narod, ta thường dịch là dân tộc, narodnost có thể dịch là dân tộc tính, nhưng nó không phải hoàn toàn nghĩa dân tộc hiện đại mà là nằm giữa quan niệm sắc tộc và dân tộc, và thực ra gần với nghĩa sắc tộc hơn. Chế độ Sa hoàng quản lý một vùng đất rất rộng bao gồm Liên xô cũ, có rất nhiều sắc tộc. Vậy cái mẫu số chung của nó là gì, để nó có thể hợp nhất là một nước. Nó dựa trên mấy điều trên. Trong đó, bất kỳ người dân nào cũng là thần dân (sujet) của Sa hoàng, có chung một tôn giáo à chính thống giáo. Chính thống giáo đúng với các sắc tộc Sờ la vơ (slave) bao gồm người UK người Bạch Nga, người Nga. Các dân tộc ở Trung Á không theo đạo chính thống, mà theo đạo Hồi, nên vào thời điểm này, họ là thuộc địa của chế độ Sa hoàng. Chế độ Sa hoàng như vậy là một Đố quốc phong kiến, dựa trên một tầng lớp quý tộc theo đạo thiên chúa (chủ yếu chính thống giáo), và có thuộc địa là các vùng đất Hồi giáo ở Trung Á. Cái yếu tố cuối cùng « sắc tộc » là để chỉ điều này.
Chế độ Nga Hoàng đã có những cải cách từ giữa thế kỷ XIX, điển hình là việc xoá bỏ chế độ nông nô (1862), nhưng chế độ này không cải cách thành một chế độ tư sản được, và chính vì thế chế độ Sa hoàng không thể trở thành một chế độ kiểu quân chủ lập hiến như ở Anh, và như thế bảo toàn được ngôi vua, và vua (hay hoàng đế) là cái mẫu số chung thống nhất đất nước về chính trị
Khi cách mạng tháng 10 bùng nổ, thì đây là một cuộc cách mạng đánh đổ một chính quyền phong kiến. Nếu nhìn kỹ hơn thì thực ra có hai cuộc cách mạng liền nhau trong một năm. Cách mạng tháng hai 1917 đánh đổ chế độ phong kiến Sa hoàng, thành lập một chế độ Đại nghị tư sản, cuộc cách mạng này là tương đương với các cuộc cách mạng tư sản khác đã có từ trước đó ở châu Âu, ví dụ cách mạng Pháp 1789. Nhưng vấn đề là tư sản Nga không đủ mạnh để thành lập một chính quyền tư sản dân tộc mạnh và điều đặc biệt là vẫn tiếp tục chiến tranh, do sức ép của các chủ nợ phương Tây, chủ yếu là Pháp. Chính quyền tư sản này là liên minh của đảng Ca đê (Cadet), và đảng cách mạng xã hội (socialiste revolutionaire).Chính vì thế mà một cuộc cách mạng thứ hai đã nổ ra vào tháng 10 cùng năm đánh đổ chính quyền tư sản này. Cuộc cách mạng mà ta vẫn biết : cách mạng tháng mười do đảng Bôn xê vích lãnh đạo. Hiện nay, trong cách diễn giải lịch sử thế giới, thì phương Tây hay nói là cách mạng tháng mười chỉ là một cuộc đảo chính, để hạ thấp giá trị của nó. Như vậy vào lúc đó, đảng Bôn Xê vích muốn liên minh cũng không được, vì làm gì có liên minh. Và cũng không thể lật đổ Sa hoàng cũng như nhà thờ. Vì hai bộ phận này liên minh với nhau là cấu trúc cuả chế độ phong kiến. Thực ra vào năm 1917, có thể có một cái cửa nữa, nhưng giai cấp tư sản Nga không làm được sau cách mạng tháng hai, đó là chấm dứt chiến tranh, liên minh với nông dân, tiến hành cải cách ruộng đất chia đất cho nông dân, xoá bỏ quyên kinh tế của quý tộc, nhưng chuyển đổi giới này thành tư sản, chuyển chế độ chuyên chính Sa hoàng thành chế độ quân chủ lập hiến.
Cùng thời điểm có cách mạng tháng mười, ở Mexico cũng có cách mạng (1919), và cuộc cách mạng Mexico kết thức vào khoảng năm 1935, tức là tương đương với lúc Stalin củng cố được chính quyền Xô Viết, loại bỏ được Trosky. Câu chuyện về troskisme này tôi sẽ nói sau trong chủ đề về cuốn sử của bà người Mỹ về bác Hồ, cho nó hợp lý. Nhưng ngược với những gì diễn ra ở Nga, giới tư sản Mexico, dù yếu hơn nhiều tư sản Nga, đã giương ngọn cờ cách mạng liên minh với nông dân lên. Kết quả mặc dù cấu trúc xã hội tương đồng, các mạng Mexico là một cuộc cách mạng tư sản. Trong khi cách mạng tháng mười là một cuộc cách mạng vô sản, và cũng phải liên minh với nông dân mới thành công.
Giới tư sản Nga không làm được điều này vì hai hạn chế. Một điều như trên tôi nói, đó là giới tư sản này là con nợ của tư sản Pháp, cho nên nó hi sinh quyền lợi dân tộc Nga (tức là phải chấm dứt chiến tranh) bảo đảm quyền lợi của chủ nợ (Pháp). Hạn chế thứ hai, là giai cấp tư sản này gắn với quý tộc, mà quý tộc Nga gắn với chế độ chuyên chế phong kiến Nga.
Như vậy chỉ có hình thức cộng hoà liên bang mà Lê nin đưa ra là phù hợp. Không những thế nó còn gắn kết được tất cả mọi nước cộng hoà, bất kể là theo thiên chúa hay hồi giáo. Ở đây ý thức hệ xã hội chủ nghĩa đã thay thế tôn giáo gắn kết. Một hệ thống đảng cộng sản liên minh, cũng giúp thống nhất về mặt chính trị. Với tôi, chính Lê Nin và chủ nghĩa xã hội đã cứu nước Nga Sa hoàng khỏi tan vỡ, chứ không phải là ngược lại, như ý thức hệ hiện tại ở Nga.
Hiện nay, với cái ý thức hệ Nga hiện đại nhặt nhạnh lại từ chế độ Sa hoàng cũ, Nga không thể có một mẫu số chung nào cho tất cả các nước cộng hoà cũ trong Liên Xô để hấp dẫn. Ý thức hệ của Nga hiện tại là một dạng Đại Nga, mà Lê Nin vẫn phê phán (ai đọc các tác phẩm của Lê nin viết sau cách mạng tháng mười sẽ thấy rất rõ). Với ý thức ấy ép ra các nước dù từng trong Liên Xô cũ, ai người ta theo. Và câu chuyện lủng cũng giữa Nga-Bạch Nga này, đã cho thấy rằng nước gần nhất với ông về tất cả mọi mặt còn không thể thoả thuận được, thì nói gì tới các nước khác. Hiện nay, còn cửa duy nhất đó là lập một hệ thống liên minh kinh tế, đây chính là ý nghĩa của cộng đồng Á-Âu mà VN cũng tham gia. Nhưng năm vừa rồi, quan hệ thương mại Nga-VN lại giảm, bất chấp có hiệp ước này, chứng tỏ nó cũng có vấn đề. Như vậy thống nhất với nhau bằng kinh tế cũng không đơn giản.
Cũng nên để ý rằng, lãnh tụ vĩ đại nhất của Liên Xô, sau Lê nin là Stalin, và ông không phải là người Nga. Các lãnh đạo kế tiếp sau, từ Khơ rút xép, tới Brezenev đều là người Nga như ở Ucraine,Ngược lại Gorbachev là một người Nga « chuẩn » thì lại thất bại. Có một câu chuyện cười, thời Gorbachev mà tôi đã từng kể ở đây. Nó nói thế này. Một người Nga gặp một người Giê óc gi (Georgia) trên tầu mới hỏi rằng « Gờ đe i đe » (ông đi đâu), ông Georgi mới trả lời « Ia i đu đô mâu » (tôi đi về nhà) rồi lại hỏi lại người Nga « gờ đe i đe », ông người Nga cũng trả lời « I a i đu đô mầu », và vì thế Liên Xô tan vỡ. Tại sao ? bởi nhà của ông người Nga là Mạc tư khoa (tức là thủ đô Nga), còn nhà của ông Georgia là tờ bi li si (Tbilisi) thủ đô của Georgia. Tư duy hiện nay của Nga là như vậy, (ai có nhà người ấy) thì làm sao mà liên minh lại được.

Nhận xét của giáo sư Kobelev với VN cũng không đầy đủ. Đúng là Việt Minh có chính sách như giáo sư nói, nhưng chỉ mấy tháng sau, Bảo đại đã chạy theo Pháp lập ra chính phủ bù nhìn chống Việt Minh. Bác Hồ kêu gọi công giáo, điều này cũng không ngăn được một bộ phận công giáo như Lê Hữu Từ ở Bùi chu- Phát Diệm biến vùng này thành vùng tề, lập đồn bốt theo Pháp.

Chú thích. Những từ tôi phiên âm tiếng Nga ở trên là Fake, để chỉ ra rằng câu hỏi giống nhau, câu trả lời giống nhau mà ý nghĩa khác nhau. Bác nào biết tiếng Nga thì thông cảm.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 7 2020, 07:45 PM

bác Phó, chuyện VN và liên minh Á Âu quan hệ kinh tế k lớn, chúng ta đã phân tích ở trang trứoc rồi. Kinh tế VN tòan là FDI là chính, cũng phát triển theo lối ăn xổi thì quan hệ với Nga ít. Chỉ có TQ, Ấn mới thu được lợi nhiều từ quan hệ với Nga.

Còn xung đột với Belarus, tôi nghĩ lý do k liên quan nhiều lắm đến hệ tư tưởng, vì ngưòi Nga vẫn coi ngưòi Belarus cùng 1 dân tộc với mình. Sự xung đột có lẽ nằm ở lý do kinh tế và chính trị.

Đầu tiên thì Nga muốn tăng giá bán dầu cho Belarus, với lý do Belarus hiện đang đuợc hửong giá ưu đãi quá nhiều từ Nga, hơn nữa Nga cũng biết rằng dù tăng giá thì giá của mình vẫn rẻ hơn so với giá mà các nhà cung cấp khác bán cho Belarus (điều này đã đuợc chứng thực).

Belarus phản đối việc này, và đòi Nga vẫn giữ nguyên giá. Lý do dĩ nhiên xuất phát từ kinh tế, nhưng có lẽ cả vì chính trị. Tổng thống Belarus lấy việc này làm cớ để đi lại dàn hòa với phưong Tây, nhất là hòa với Mỹ để nhằm đến gỡ bỏ đòn trừng phạt mà Mỹ đặt vào Belarus từ hơn 20 năm nay. Vì thế mới mua dầu của các nhà cung cấp khác, dù biết là k hiệu quả kinh tế bằng Nga, vừa để thông điệp cho Nga, cũng là cho Mỹ, chứng tỏ mình k bị lệ thuộc hoàn toàn vào Nga. Vả lại muốn hòa với Mỹ thì cũng phải cho Mỹ có lợi chứ. Có lẽ Belarus biết còn lâu nữa Mỹ mới dỡ bỏ trừng phạt Nga, nên muốn chơi trò giống như Hồng Kông với TQ, làm cái cửa buôn lậu vào/từ Nga trong/ra ngoài?
Trứoc đó Belarus cũng đã là nơi trung gian để bán hoa quả của phương Tây vào Nga, và bị Nga phát hiện phá bỏ nhiều lô hàng.
Lần trứoc khi Mỹ mời thầu bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 của quân đội Afganistan, đã đưa yêu cầu là nhà thầu phải có quan hệ tốt với hãng rosoboronexport của Nga, vì Mỹ k thể trực tiếp làm việc với rosoboronexport do lệnh trừng phạt của mình.

Về Lênin, thì quan điểm của Putin là không di dời lăng Lê Nin, nhưng lại chỉ trích Lê Nin làm k có lợi cho Nga, lý do có lẽ để phục vụ cho tư tưởng xây dựng nhà nứoc hiện nay của ông, cũng như để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Chỉ trích như sau:

- Chỉ trích Lê Nin vì đã trao Novorussia, tức các vùng Donbass, Kharkov, Odessa, Mariupol, etc. cho Ukraine. Dĩ nhiên ta có thể hiểu đuợc dụng ý vì sao lại phê phán cái này. Putin nói rằng đây là 1 bước đi "sai lầm" nhằm "tăng tỉ lệ giai cấp vô sản"

- Cho rằng Lenin đã đặt một quả bom hẹn giờ lên nước Nga bằng cách vẽ ra các giới hạn hành chính dựa trên sắc tộc. Tức là các vùng hành chính của Nga đuợc Đảng CS Nga thời đó xây dựng căn cứ vào sắc tộc, nhưng đồng thời lại cho phép các thực thể có quyền được ly khai, từ đó góp phần vào thảm họa Liên Xô tan rã. Hiện nay thì giới lãnh đạo Nga đều đã nhận rõ việc Liên Xô tan rã có hại cho Nga như thế nào.

Các nhà quan sát cho rằng, việc Putin phê phán Lenin, một nhân vật vẫn nhận được sự tôn kính từ các nhà cộng sản và nhiều người dân Nga, là một hành động khá bất thường của vị tổng thống Nga, người trong quá khứ vẫn luôn cân nhắc cẩn trọng các nhận xét về lịch sử quốc gia.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 7 2020, 10:00 PM

@ltbk,
Tán phét thêm một tý câu chuyện này. Thái độ của Putin với lịch sử Liên Xô (Nga) như vậy là mâu thuẫn. Điều đó chứng tỏ rằng bản thân ý thức hệ ở Nga hiện tại có vấn đề. Người Nga hiện nay không biết họ là ai, theo như tôi hiểu. Họ là xuất thân từ Liên Xô, nhưng lại chối bỏ nó (tất nhiên là phần cầm quyền, vì vẫn có đảng cộng sản Nga, và không phải dân Nga ai cũng thế), quay trở lại với một thể chế trước đó, tức là chế độ Sa hoàng, trong khi họ sinh ra được vì đánh đổ chế độ Sa Hoàng. Bố đẻ không công nhận, chối bỏ, lại nhận bố nuôi. Cái điều lủng củng nó là ở đây.
Bổ xung thêm một chút về những điêù tôi viết ở trên. Năm vừa rồi, mặc dù VN đã có FTA với khối kinh tế Á-Âu, nhưng thương mại của VN với khối này lại giảm. Với tôi đây là một điều bất ngờ, và nó nói lên khá nhiều yếu điểm của kinh tế VN, vì bình thường đã có FTA như vậy, thì quan hệ kinh tế phải phát triển hơn. Với tôi, từ phía VN có lẽ có những lý do sau :
1- Tác động của Embago Mỹ với Nga. VN hiện tại nằm trong cơ chế thương mại do Mỹ cầm trịch, vì thế nó tác động trực tiếp lên quan hệ thương mại VN-Nga. Lúc chủ tịch quốc hội VN sang thăm Nga gần đây, họ đã muốn hai bên trao đổi không qua đô la. Nhưng VN có thể làm được không ? lại là chuyện khác. (vì ở đây phải cân với Mỹ)
2- Kinh tế VN có số liệu đẹp, nhưng nó là FDI. FDI như tên gọi của nó là hãng nước ngoài. Chủ của nó tất nhiên phải tuân theo chính phủ của nó. Như vậy, VN cũng không thể « chỉ đạo » tăng cường quan hệ với Nga được
Tóm lại phần thực sự VN trong nền kinh tế VN rất nhỏ, yếu và đây là nguyên nhân khiến cho quan hệ VN-Nga không phát triển được. Hiện nay quan hệ thương mại hai nước dưới 5 tỉ đô, tương đương với quan hệ .. VN-Campuchia, và thua xa quan hệ TQ-Nga (100 tỉ) , quan hệ Thổ-Nga (cũng cỡ 100 tỉ), đặc biệt Thổ Nga lại mâu thuẫn với nhau, vừa mâu thuẫn vừa hợp tác.
Tất nhiên không loại trừ ngay trong cơ chế FTA kia nó cũng có những hiểm hóc mà VN không vượt được. Muốn biết điều này thì phải xem quan hệ nhưng nước còn lại với nhau trong liên minh kinh tế này có phát triển không. Nếu nó cũng không phát triển, thì có nghĩa là cả khối có vấn đề.

Trở lại với Lê Nin, thời Sa Hoàng, sở dĩ nước này có nhiều sắc tộc như vậy mà không tan ra, vì giai cấp quý tộc, dù là sắc tộc nào cũng là thần dân của Sa Hoàng. Quý tộc dù là sắc tộc nào, cũng chấp nhận Sa Hoàng là vua. Nhưng khi một thể chế mới ra đời, tư sản hay xã hội chủ nghĩa, thì cái cơ chế này không thể tồn tại. Vì khái niệm thần dân được thay bằng công dân, chính vì thế mà việc thành lập các nước cộng hoà là giải pháp duy nhất để nhất thống. Vấn đề không phải là do trong hiệp ước có điều khoản có thể ly khai, mà là chủ nghĩa Đại Nga đã làm tan rã Liên Xô. Người ta chỉ cần theo dõi lịch sử hiện đại Liên Xô vào giai đoạn cuối là thấy. Vào thời điểm Gorbarchev nắm quyền, do muốn khôi phục kinh tế, mà lại cải tổ ..chính trị. Trong khi chính trị thực ra là hệ quả của kinh tế. (điều này tương tự với việc ở Vn hiện tại, lề trái cứ thổi vào bảo chống tham nhũng thì phải đa đảng, giống như bị cảm lại đòi uống thuốc chữa thương hàn, bởi trong cả hai hiện tượng người ta đều bị sốt). Một cải cách chính trị lớn nhất là cho ra đời cộng hoà Nga, trong khi trước đây người ta đánh trùng Nga vào Liên Xô. Tư duy này ra đời được là bởi chủ nghĩa Đại Nga, có những dạng như Sô liên nít xưn để cao cái tư tưởng này. Liên Xô tan là bởi ba nước Nga, UK, Bạch Nga họp nhau lại thoả thuận để nó tan, không theo một quy trình nào cả, càng không phải quy trình mà Lê nin đặt ra. Đặc biệt cộng hoà Nga có quyền như thế chỉ từ thời Elsine, cộng hoà Nga vốn trùng với Liên Xô là (70% Liên Xô), lại đòi ở riêng thì làm sao mà giữ được Liên Xô. Như vậy không thể nói là các nước cộng hoà Liên Xô thời đó ly khai mà Liên Xô tan.

Việc nói Lê nin giao vùng tiểu Nga cho UK càng không đúng. Vùng đất này luôn là UK từ thời Sa hoàng (ngoại trừ vùng bán đảo Crime), thậm chí nó còn là vùng đất UK lịch sử, bởi miền Tây UK tới những năm 40 mới được sát nhập vào UK. Trước đó những vùng này thuộc đế quốc Áo-Hung.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 7 2020, 10:38 PM

Bác Phó, sở dĩ nó mâu thuẫn, vì Putin k thể nói ra cái điều mà ông ấy k nên nói. Một mặt ông ấy thừa nhận công lao vĩ đại của Liên Xô như đánh phát xít, phóng tàu vũ trụ, etc. nhưng lại k thể không chỉ trích nó, vùa là để đối phó với đảng CS hiện nay muốn khôi phục lại một nhà nứoc Xô Viết và 1 mô hình kinh tế thị trừong "hành chính" (mà Primakov đã nhắc), vừa để cân bằng lại 1 phe nhóm quyền lực đối nghich hòan toàn với Đảng CS (ví dụ đảng dân chủ tự do). Trách nhiệm tổng thống bắt ông ấy phải cân bằng quyền lực

Tổng thống Nga Putin thực ra k phải là người của đảng nứoc Nga thống nhất như phưong Tây vẫn nói, đúng ra thì ông ấy thuộc nhóm tinh hoa ở Saint Peterbourg, và nhóm này là nòng cốt của 2 đảng nứoc Nga thống nhất và nước Nga công bằng. Nói Putin gần với 2 đảng này và có nhiều chỗ dựa quyền lực từ 2 đảng này thì đúng nhưng ông k phải ngưòi của họ. Vả lại Putin cũng được sự ủng hộ của nhiều đảng nhỏ, ví dụ đảng Rudima có ông phó thủ tứong trứoc đây và hiện đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Rocosmo hay 1 ông truớc đây từng làm bộ trửong kinh tế nhiệm kỳ 2 năm 2004-2008. Hiến pháp Nga cũng cấm tổng thống thuộc 1 đảng chính trị nào.

Tôi không nói vùng Tiểu Nga, mà nói vùng phía đông và Nam của Ukraine hiện nay, đó là vùng nứoc Nga mới Novorossya.
Vùng này thuộc Nga, dưói thời nữ hoàng Ekaterina, và nó vẫn thuộc đế quốc Nga cho đến khi Lenin ký sắc lệnh trao vùng này cho Ukraine quản lý hành chính (giống Khrushev làm với Ukraine).
Sở dĩ nó được gọi là Novorossiya ("Tân Nga" hay "Nga mới") là tên một vùng lãnh thổ của Đế quốc Nga tách ra từ Hãn quốc Krym - thực thể bị thôn tính vài năm sau Điều ước Küçük Kaynarca (1774) kết thúc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga nhanh chóng tràn ngập khu vực này và lập nên nhiều thành phố lớn, chẳng hạn Odessa (được lập nên theo chỉ thị của Ekaterina, nữ hoàng Nga, năm 1794). Sau đó Novorossiya mới được sát nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina với quyết định của ĐCS Liên Xô

Còn vùng phía tây của Ukraine lại khác, có phần Transcarpathia thuộc đế quốc Áo Hung, có phần thuộc Ba Lan, có phần thuộc cả Tiệp Khắc. Trong đó 4 tỉnh phía tây quê hưong của phe cực hữu Ukraine là vùng do Stalin chiếm từ Ba Lan và giao lại cho Ukraine.
Bây giờ nếu bác Ukraine k thừa nhận sự hợp pháp của Liên Xô thì trả lại Balan 4 tỉnh này đí, trả lại Transcarpathia cho Hungary, trả 1 phần cho Sec, và trả Crimea và Novorossiya cho Nga đi, vậy là thỏa mãn được việc lên án Liên Xô và phá đổ tượng Lênin (người đã ký sắc lệnh trao Novorossiya cho họ) nhé

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 7 2020, 11:57 PM

@ltbk,
Ltbk nói đúng. Lịch sử hình thành nước UK rất lằng nhằng, và hiện trạng nước này có như ngày nay là sản phẩm của Liên Xô tạo ra. Trước đó thì vùng đất này là nơi tranh chấp giữa Ba lan, Lituania, và đế quốc Thổ. Có thể nói lược giản là trước thế kỷ XVI, phần Tây thuộc vào đế quốc Ba lan- Lituania, phần Nam (bao gồm Odessa, Crime) thuộc Thổ. Từ sau thời Pi ốt đại đế (thế kỷ XVII), thì nước Nga Sa hoàng thắng thế, đầu tiên là chiếm phần Nam, rồi phần cuối cùng là phần phía Tây sát nhập từ Áo-Hung. Trong suốt thời kỳ Liên Xô, chủ quyền của UK như là một nước cộng hoà của Liên Xô luôn được củng cố. Stalin đã sát nhập phần Tây vào UK, đồng thời còn giành một ghế ở LHQ cho UK và Bạch Nga. Tức là thời Liên Xô, Liên Xô có 3 vé biểu quyết ở LHQ bao gồm Liên Xô, UK và Bạch Nga. Lần cuối cùng UK được tăng cường, là lúc Khơ rút xốp cắt Crime vao UK. Nhưng tất cả những chuyện này có thể coi là việc nội bộ của Liên Xô, giống như VN chia lại địa giới tỉnh. Điều đáng nói là địa giới tỉnh này đã trở thành biên giới quốc gia, khi Liên Xô tan rã và nước UK ra đời vào năm 1994.
Điều tôi muốn nói khi bình luận những chuyện trên là không phải Lê Nin là người tạo điều kiện xoá bỏ chia xẻ đế chế Sa Hoàng về sau qua việc thành lập Liên Bang Xô Viết, mà chính nhờ có Liên Bang Xô Viết mà Liên Xô mới giữ được đất đai thời Sa hoàng cho tới những năm 90. Nhưng khi ông đã bỏ hệ tư tưởng có tác dụng thống nhất, vì bất cứ lý do gì, thì hiện tại không có một hệ tư tưởng nào của Nga có thể giúp họ hợp lại được nữa. Giống như bát nước hắt xuống đất rồi thì vét lên chỉ được bùn, như là hình ảnh tôi vẫn dùng.
Như vậy người có tội chia xẻ Liên Xô là Gorbarchev và sau đó là Elsine chứ không thể là Lê Nin. Vì tôi là người theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, nên tôi cũng nói luôn rằng, sự đổ vỡ này không chỉ là việc của một cá nhân, mà là hệ tư tưởng thịnh hành lúc đó trong xã hội Nga (tất nhiên là tư tưởng ngầm,chứ không phải là chính thống nhà nước). Tức là chủ nghĩa Đại Nga. Người Nga (hay tầng lớp tinh hoa gì đó của Nga) đã không hiểu là chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chính là thứ xi măng gắn kết họ thành một dân tộc (do chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước có từ sau cách mạng tháng mười), cái tên của nó « chủ nghĩa xã hội » khiến họ lầm tưởng đó là một thứ chủ nghĩa 100% quốc tế. Thực ra phần 100% quốc tế này đã bị tiêu diệt với việc gạt bỏ Trosky và phe nhóm vào năm 1935, và sự gạt bỏ này là đúng, vì nó là thứ không hiện thực, ảo tưởng, bốc đồng, chỉ là « cách mạng miệng », « phưu lưu mạo hiểm ». Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thực ra là một hình thức công nghiệp hoá muộn trong hoàn cảnh tồn tại chủ nghĩa đế quốc. Cũng như cuộc cách mạng hồi giáo I ran năm 1979, là phương thức công nghiệp hoá của thế giới Hồi giáo. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô như vậy có tính dân tộc. Nhưng những người theo chủ nghĩa Đại Nga không hiểu điểu này. Cho nên bây giờ nước Nga chỉ chòm chõm trong phần đất còn lại thôi, và không thể mang cái tư tưởng này của họ để gắn kết lại Liên Xô (ngoài việc bị phương Tây ngăn cản).

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 8 2020, 12:13 AM

Bổ xung thêm một chút. Nhưng điều tôi nói ở trên không phải vì tôi ghét nước Nga, hay định « dội một gáo nước lạnh » vào những bác yêu nước Nga. Với tôi nước Nga rất quan trọng, và nếu nước Nga càng mạnh thì VN càng có lợi do vấn đề địa chính trị. Chỉ có điều với tôi, người Liên Xô không phải chỉ là người Nga, mà là tất cả các dân tộc, các nước đã từng nằm trong Liên Xô, trong đó có cả người UK.
Cũng không phải vì tôi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì nói tới Lê nin khiến tôi bị động chạm. Cũng như trong đạo Phật thôi. Phật Thích Ca giờ đâu có được tôn thờ ở Ấn Độ, quê hương của Đức Phật lịch sử. Điều đó đâu có ngăn cản phật tử VN thờ Phật. Với tôi , Lê Nin cũng vậy.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 8 2020, 12:24 AM

Vâng, điều này thì tôi đồng ý. Kẻ làm tan rã Liên Xô là Gorbachev trước tiên. Còn Elsine ở vào thế đó cũng khó làm khác, vì phải bảo vê lấy thân. Tội làm tan rã Liên Xô Gorbachev la 80% còn lại là lỗi của Elsine.
Bây giờ thì có lẽ giới tinh hoa ở Nga đều nhận ra việc tan rã Liên Xô là "thảm họa địa chính trị", như lời Putin nói, nhưng k thể làm gì khác được. Vì thế bây giờ Putin mới muốn đẩy lên cai tư tửong "Á Âu", trong đó coi Nga là 1 nước vừa Á vừa Âu, điều mà trong lịch sử Nga nó hay bị dìm xuống.
Nói chung, hiện nay ở nứoc Nga, tư tưởng và thành phần xã hội rất đa dạng, vừa đến từ quá khứ Liên Xô, vừa đến từ nhóm vẫn coi mình là châu Âu, vừa đến từ nhóm mà ở Nga gọi là "cột thứ 5" tức là những kẻ mà phưong Tây gọi là "đối lập" sẵn sàng làm cách mạng màu ở Nga nếu có điều kiện, vừa đến từ những ngưòi chống phưong Tây muốn gần phương Đông, và tổng thống Nga phải có trách nhiệm cân bằng điều này.

Nhưng dù phe nào, trừ phe cột thứ 5, thì cũng đồng tình tôn vinh các thành tựu thời Liên Xô, như là niềm tự hào dân tộc của Nga. Đây cũng là 1 điều khó xử ở Nga, họ tự hào về thành tựu Liên Xô, nhưng cũng vẫn sẽ phải phê phán nó.


Tư tưởng dân tộc, tôn vinh hiến pháp,tốt cho phòng thủ bảo vệ nhưng nếu Nga muốn mở rộng ảnh hửong ra các nứoc Liên Xô cũ, thì ngoài con bài kinh tế chính trị, k rõ Nga có con bài gì về tư tưởng? Mà bây giờ cũng khó để làm việc này, vì các nước Trung Á vốn k có lịch sử chung với Nga, như Belarus hay Ukraine

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 8 2020, 06:52 AM

Phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin, công ty Yuzhmash của Ukraine đã thừa nhận mua nhôm của Nga để chế tác và lắp rác các thùng nhiên liệu cho tên lửa Antares của Mỹ.
Chắc chắn Mỹ biết việc này, nhưng vì trừng phạt Nga, nên thông qua trung gian làm việc này.

Chính phủ Anh đã quyết định dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Liên bang Nga. Đây là một quyết định liên quan đến việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Anh.
London tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp chống bán phá giá mà trước đó được áp dụng cho tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Đặc biệt, các hạn chế sẽ được dỡ bỏ liên quan đến nhập khẩu đường ống, hợp kim sắt, giấy bạc và một số hàng hóa khác từ Liên bang Nga. Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực sau khi Anh hoàn thành giai đoạn chuyển đổi hậu Brexit.
Trong khi đó, các chuyên gia Nga cho rằng không nên lý tưởng hóa quyết định này của Anh. Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov lưu ý rằng vẫn chưa có sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa London và Moscow. Việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt kinh tế nằm trong mặt phẳng lợi ích của chính London. Theo đó, Anh cần phải tính đến các biện pháp chuyển đổi lĩnh vực thương mại sau Brexit.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 8 2020, 08:49 PM

Thêm chút tin:

Belarus - Nga đạt thỏa thuận về hợp đồng cung cấp khí đốt mới
Thông tin này vừa được Phó Chánh văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Kozak xác nhận hôm 7/2 sau cuộc hội đàm song phương về khí đốt.

Ông Dmitry Kozak - Phó Chánh văn phòng Tổng thống Nga cho biết Moscow và Minks đã thống nhất việc cung cấp khí đốt trong năm nay sẽ được thực hiện theo các điều khoản giống hợp đồng trong năm ngoái. "Trong năm 2020, chúng tôi đã đồng ý giữ nguyên các điều khoản trong hợp đồng cung cấp khí đốt của năm 2019 giữa Nga và Belarus” ông Kozak cho hay.

Phó Chánh văn phòng Tổng thống Kozak cũng nói rằng chính phủ Nga sẽ hỗ trợ cung cấp dầu mỏ cho Belarus trong năm nay.
“Các điều kiện điều tiết của ngành dầu mỏ Nga có thể được thay đổi đáng kể, song chính phủ Nga sẽ hỗ trợ việc cung cấp dầu mỏ cho Belarus” - ông Kozak thông báo hôm 7/2 sau khi kết thúc cuộc hội đàm song phương về hợp đồng khí đốt.
"Về việc cung cấp dầu mỏ, Chính phủ Liên bang Nga và Belarus sẽ cùng nhau thống nhất để đạt được các thỏa thuận hợp lý cho người tiêu dùng Belarus cũng như các nhà sản xuất dầu mỏ của chúng tôi", ông Kozak lưu ý.
Tuy nhiên, theo quan chức này, việc giảm giá dầu cho Belarus sẽ được thực hiện theo quy định của nhà nước. "Chúng tôi không thể quyết định việc này, chúng tôi không thể thay đổi quy tắc của trò chơi hết lần này đến lần khác, đưa các công ty dầu mỏ của chúng tôi vào một tình huống không rõ ràng", quan chức Nga nói thêm.
Thỏa thuận cung ứng trước đó giữa Nga và Belarus, trong đó bao gồm giá dầu, phí quá cảnh và lượng dầu vận chuyển đã hết hạn vào ngày 31/12/2019.

Nga hợp nhất 2 công ty máy bay Mig va Sukhoi, và thay CEO điều hành mới

Công ty xuất khẩu của Nga Rosoboronexport đã ký hợp đồng đầu tiên với một khách hàng nước ngoài để cung cấp các máy bay trực thăng vận tải Mi38T.

"Mi-38T được tạo ra hoàn toàn từ các linh kiện công nghệ cao trong nước. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào cuối năm 2018, và hôm nay, ngoài các máy bay đã được ký hợp đồng, Rosoboronexport cũng đang xử lý thêm một số ứng dụng để giao cho các đối tác nước ngoài"

https://tass.ru/armiya-i-opk/7621407

Năm ngoái Nga đã xong xong thử nghiệm cấp nhà nước cho động cơ Tv7-117ST của trực thăng này


Nghị sĩ Mỹ 'doạ' Twitter, đòi khoá tài khoản của lãnh đạo Iran
Một số thượng nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu mạng xã hội Twitter khoá tài khoản của hai quan chức cấp cao Iran, nếu không sẽ phải chịu trừng phạt từ chính phủ Mỹ.

Dưới thời của Tổng thống Obama, một điều khoản miễn trừ cho các nền tảng Internet, bao gồm mạng xã hội, đã được đưa ra giữa một loạt các trừng phạt áp đặt lên Iran. Song, bất chấp điều khoản này, 4 thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà đã khẳng định trong một lá thứ chung rằng Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei và Bộ trưởng Ngoại giao Javad Zarif không có quyền nhận được những sự bảo vệ trên, qua đó yêu cầu Twitter cấm họ ngay lập tức.

Trong bức thư, các nghị sĩ đã nhắc đến một sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Donald Trump ký vào năm ngoái nhằm áp đặt trừng phạt lên ông Khamanei và những người hành động đại diện cho ông. Các nghị sĩ cho rằng sắc lệnh này nghiêm cấm Twitter cung cấp dịch vụ cho hai ông Khamanei và Zarif.

Các nghị sĩ cho rằng bằng cách cho phép các quan chức Iran chia sẻ chỗ đứng của nước này với phần còn lại của thế giới, Twitter đang cung cấp một “dịch vụ” vi phạm sắc lệnh hành pháp được ký bởi ông Trump hồi tháng 6/2019.

“Twitter biết về các tài khoản này và mối liên hệ giữa chúng với chính quyền Iran”, song vẫn “tiếp tục cung cấp cho họ các dịch vụ liên lạc qua nền tảng Internet”, các nghị sĩ cho biết, và gọi đây là một “vi phạm đáng trừng phạt”.

Bức thư được ký bởi thượng nghị sĩ Ted Cruz bang Texas, Marsha Blackburn bang Tennessee, Tom Cotton bang Arkansas và Marco Rubio bang Florida, tất cả đều là những người có thái độ rất cứng rắn với nước Cộng hoà Hồi giáo. Twitter chưa đưa ra phản hồi nào trước lời yêu cầu và ‘doạ dẫm’ này.


Bổ sung chút: trước đó Mỹ cũng đã yêu cầu Twitter gỡ bỏ các bài viết ủng hộ tướng Solemani của Iran, và Twitter đã làm theo. Trang của viên tướng này cũng bị gỡ bỏ theo yêu cầu của Mỹ

Duterte hủy thỏa thuận quân sự Mỹ - Philippines
Duterte hủy thỏa thuận cho phép Mỹ triển khai quân đội tại Philippines ký năm 1999 để phản đối Washington hủy visa của đồng minh chính trị.

"Tổng thống tuyên bố hủy Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA). Tôi đề nghị ông ấy làm rõ và Tổng thống khẳng định sẽ không thay đổi quyết định", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm qua cho biết.

Đây được coi là biện pháp đáp trả của Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi Mỹ hủy visa, từ chối cho thượng nghị sĩ Philippines Ronaldo dela Rosa nhập cảnh. Đại sứ quán Mỹ tại Philippines không giải thích lý do, nhưng dường như quyết định bắt nguồn từ những cáo buộc giết người không qua xét xử trong hơn hai năm Rosa giữ chức tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Philippines.


Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra báo Trung Quốc
35 nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ gửi thư cho Bộ Tư pháp yêu cầu điều tra báo China Daily của Trung Quốc.


"Vai trò quan trọng của China Daily trong chiến dịch đánh lạc hướng thông tin nước ngoài của Trung Quốc cần phải được điều tra đầy đủ", bức thư gửi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr được công bố hôm 7/2 cho hay. Bức thư được 9 thượng nghị sĩ và 26 hạ nghị sĩ Cộng hòa ký tên.

Theo nội dung thư, Trung Quốc đã rót 35 triệu USD cho China Daily, tờ báo thuộc sở hữu nhà nước, kể từ năm 2017 như một phần của chiến dịch tuyên truyền nước ngoài trị giá hàng tỷ USD trong thập kỷ qua. Tờ báo này đã "đưa ra những bài báo bị bóp méo về chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc, mối quan hệ của đảng với Mỹ đối với lượng độc giả nói tiếng Anh, vi phạm Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài (FARA)".

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 8 2020, 09:06 PM

Thêm chút tin về Huawei và Hoa Kỳ


Ông Trump tức giận sau điện đàm với Thủ tướng Anh
Hôm 28/1 vừa qua, chính phủ Anh thông báo rằng Huawei sẽ được tham gia vào công tác phát triển mạng lưới 5G quốc gia ở nước này, nhưng với một số giới hạn nhất định.


Các chi tiết mới vừa được tiết lộ về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson. Trước đó, tờ Financial Times đã đưa tin rằng cuộc hội thoại diễn ra hôm 28/1 đã trở nên rất căng thẳng. Các nguồn tin chính phủ ở London và Washington đều đã miêu tả cuộc gọi giữa hai nhà lãnh đạo là “vô cùng giận giữ”.

Hôm nay (8/2), tờ Evening Standard của Anh lại vừa tiết lộ thêm rằng ông Trump đã kết thúc cuộc gọi bằng cách “đập mạnh điện thoại xuống”. Những người có mặt trong văn phòng của Thủ tướng Anh khi cuộc gọi diễn ra đã “rất kinh ngạc” trước ngôn ngữ dữ dội của ông Trump khi nói chuyện với ông Johnson. Một nguồn tin cho biết người đứng đầu Nhà Trắng đã “nổi đoá” và đã thể hiện điều này bằng những ngôn từ rất mạnh mẽ.

Cuối tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rằng các công ty viễn thông Trung Quốc phải bị cấm khỏi các mạng lưới 5G của Mỹ và các đồng minh châu Âu. Anh cho biết sẽ loại trừ Huawei ra khỏi tất cả các mạng lưới liên quan đến an ninh và các khu vực địa lý nhạy cảm, như các căn cứ hạt nhân và quân đội. Ngoài ra, quyền truy cập của Huawei và các hãng “rủi ro cao” khác vào các bộ phận không nhạy cảm của mạng lưới cũng sẽ được giới hạn ở mức 35%.

Kể từ cuộc gọi với Tổng thống Trump, Anh đã đồng ý sẽ giới hạn thêm việc sử dụng các sản phẩm của Huawei.

Mỹ muốn mua Nokia và Ericsson để đấu với Huawei và thừa nhận sự tụt hậu so với Trung Quốc về công nghệ 5G

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã mời các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần kiểm soát tại các công ty châu Âu Nokia hoặc Ericsson, hoặc thậm chí ở cả hai cùng một lúc, để biến họ thành đối thủ cạnh tranh thực thụ với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei. Ông thừa nhận khoảng cách trong công nghệ 5G hiện tại giữa Washington với Bắc Kinh, và kêu gọi nhà nước can thiệp hỗ trợ các nhà sản xuất EU thân thiện.
William Barr tin rằng, hiện chỉ có hai công ty trên thế giới có thể cạnh tranh với Huawei - Nokia và Ericsson. Cả hai đều nằm ở châu Âu. Ông Barr cũng nói rằng cả Nokia và Ericsson đều không có cùng quy mô như Huawei, cũng như không có sự hỗ trợ của chính quyền quốc gia, trong khi Huawei có sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc. Và điều này khiến các công ty châu Âu gặp bất lợi trước Huawei. Ông Barr tuyên bố rằng việc sử dụng những khả năng tài chính tuyệt vời của các nhà đầu tư Mỹ có thể khiến Nokia và Ericsson trở thành đối thủ đáng gờm hơn nhiều đối với Huawei.




«Thật tuyệt vời khi chúng ta kêu gọi các đối tác của mình không sử dụng thiết bị Huawei. Nhưng họ sẽ dùng thiết bị gì sau đó?», - Ông đặt ra câu hỏi. Theo ông, hiện tại Hoa Kỳ không có nhà sản xuất nào có thể cung cấp toàn bộ các giải pháp cho việc xây dựng mạng viễn thông thế hệ mới. Một số ít đối thủ của Huawei là các công ty châu Âu Ericsson và Nokia.


Tuy nhiên, rất khó để họ cạnh tranh với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc về giá cả. Các doanh nghiệp Trung Quốc Huawei và ZTE cung cấp khoảng 40% tổng số thiết bị viễn thông trên thế giới. Huawei chiếm hơn 30% thị trường tại EU, trong khi ngay trên “sân nhà” thì Ericsson và Nokia chỉ chiếm chưa đến một phần ba thị phần cho mỗi công ty .

Ông Barr cho biết Hoa Kỳ nên mua cổ phần kiểm soát tại Ericsson và Nokia bằng cách trực tiếp hoặc thông qua nhóm các công ty thân thiện từ Mỹ hoặc các quốc gia khác. Theo ông, để cạnh tranh với Huawei, các nhà sản xuất viễn thông châu Âu cần một đòn bẩy tài chính mạnh mẽ, cũng như một thị trường bán hàng rộng lớn. Hoa Kỳ, theo ông Barr, có thể đáp ứng cả hai điều này.


Barr không phải là người duy nhất đề nghị hợp tác với Ericsson và Nokia. Trước đó, cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề kinh tế, Larry Cadlow, đã tuyên bố Nhà Trắng lập liên doanh cùng với Ericsson và Nokia, cũng như với các công ty công nghệ Mỹ Microsoft, Dell, AT & T, phát triển phần mềm tiên tiến của riêng mình cho mạng 5G. Theo Cadlow, thách thức ở đây là xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất cho phần mềm 5G, và đây là những tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới. Đồng thời, điều quan trọng là phần mềm được phát triển sẽ hoạt động trên mọi thiết bị.

Hoa Kỳ đã nhiều lần đổ lỗi cho Huawei về việc sử dụng cấp chính phủ và do đó duy trì lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, Washington cáo buộc nhà sản xuất Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với nhà nước và lo ngại Huawei có thể tham gia vào các hoạt động gián điệp. Công ty đã bác bỏ điều đó.

Được biết, công nghệ 5G sẽ sớm trở thành một trong những công nghệ phát triển chính, cũng là nền tảng cho các công nghệ trong tương lai. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ có thể tác động đến công nghệ này và kiểm soát chúng thông qua những công ty Trung Quốc như Huawei.

Bộ trưởng Barr tin rằng nền công nghiệp Internet có thể sẽ phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc có thể ngắt kết nối Internet của một số quốc gia khỏi công nghệ này nếu muốn.

Để tránh những dự báo xấu, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho biết, Washington đang xem xét giải pháp cho vấn đề này thông qua việc sở hữu cổ phần các công ty như Nokia, Ericsson hoặc cả hai công ty cùng một lúc.

Mới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên kế hoạch nhóm họp trong tháng này để thảo luận về việc ban hành các hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc và lệnh cấm mới với công ty viễn thông Huawei.

Theo các nguồn tin, cuộc họp đang được lên kế hoạch vào ngày 28/2, tập trung các quan chức cao cấp liên quan để đàm phán sau khi Bộ Thương mại Mỹ rút lại một thỏa thuận nhằm tiếp tục hạn chế các chuyến hàng từ các nước tới Huawei theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng nước này.

Theo chuyên gia Gong Honglie từ Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh

«Hoa Kỳ có truyền thống dựa vào các doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy sự đổi mới phát triển. Nhưng trong trường hợp của 5G, các công ty tư nhân không phải lúc nào cũng có thể dự đoán đúng xu hướng hoặc huy động được các nguồn lực cần thiết. Nhưng ở Trung Quốc, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Do đó chúng tôi đã vượt lên trước. Washington nhận ra điều này. Và họ hy vọng vào sự can thiệp của nhà nước trong việc phát triển hệ thống 5G. Tôi nghĩ vấn đề này phát sinh ở nhiều cấp độ tương tác giữa hệ thống kinh tế Trung Quốc và Mỹ».

Hệ thống kinh tế và pháp lý của Mỹ, thực sự, đã trở thành một trở ngại cho sự phát triển công nghệ 5G. Ngay cả các mạng di động hiện tại, về chất lượng phủ sóng ở Mỹ cũng không thể so sánh được với Trung Quốc. Khách du lịch đã nhiều lần lưu ý: ở Trung Quốc, vùng phủ sóng 4G ổn định ngay cả ở những khu vực núi cao khó tiếp cận nhất. Còn tại Hoa Kỳ, dọc theo đường cao tốc liên tỉnh, trong các công viên quốc gia, thậm chí ở Grand Canyon nổi tiếng thế giới, thông tin liên lạc di động hoạt động không liên tục.

Tại Hoa Kỳ, hầu hết đất đai và bất động sản đều tập trung vào tay tư nhân. Để xây dựng trạm thu phát sóng và ăng ten, nhà khai thác viễn thông phải thỏa thuận với chủ sở hữu đất hoặc công trình. Đồng thời, nhà nước không thể áp đặt điều kiện, hoặc buộc chủ sở hữu phải cung cấp đất của mình cho cơ sở hạ tầng di động.

Trong trường hợp mạng 5G, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Do Hoa Kỳ cho đến nay chỉ có thể phân bổ tần số siêu cao cho mạng truyền thông thế hệ mới, nên các trạm thu phát phải được lắp đặt gần như cứ mỗi 150-200 m để đảm bảo hoạt động ổn định. Ngoài ra, ở tần số cực cao, tín hiệu không đi qua được các bức tường bê tông. Do đó các trạm phát cũng phải lắp đặt trong các tòa nhà. Trong tình huống như vậy, vấn đề thực tế trở nên không thể giải quyết.

Rõ ràng cần phải thay đổi hệ thống quan hệ sở hữu tư nhân đã được thiết lập trong nhiều thập kỷ, hoặc chọn một phổ tần số khác. Hơn nữa gần như cả thế giới đã chọn băng tần C để phát triển mạng 5G — phổ tần dưới 6 GHz. Vấn đề là trong dải này, cả ở EU và Hoa Kỳ, đều dành cho thông tin liên lạc, các thiết bị quân đội và các dịch vụ đặc biệt. Tại EU, vấn đề được giải quyết một cách đơn giản: họ bắt đầu phân chia dải tần này cho mục đích quân sự và dân sự. Nhưng tại Liên bang Nga chẳng hạn, các nhà khai thác di động đã bị cấm chia sẻ tần số với các dịch vụ đặc biệt cho đến khi thiết bị nội địa độc quyền được sử dụng trong các mạng viễn thông. Rõ ràng Hoa Kỳ cũng gặp phải vấn đề tương tự. Đây có lẽ là lý do tại sao ông Tổng chưởng lý đề xuất việc người Mỹ sở hữu cổ phần kiểm soát với các nhà sản xuất viễn thông châu Âu để sử dụng dải tần số tối ưu và giải quyết vấn đề phát triển mạng 5G.

Hiện giờ Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 5 đã đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các đối tác Mỹ cung cấp phần cứng và phần mềm. Do đó các mẫu điện thoại thông minh mới của Huawei đã bị cắt khỏi cửa hàng ứng dụng Google Play.

Tuy nhiên Trung Quốc không ngồi yên, và đang cố gắng đáp trả sự thống trị của công nghệ Mỹ. Bốn công ty Trung Quốc Xiaomi, Huawei, Oppo và Vivo đang hợp tác để tạo ra một nền tảng cho các nhà phát triển bên ngoài Trung Quốc, để tải chương trình xuống tất cả các cửa hàng ứng dụng của họ cùng một lúc, theo tin từ Reuters. Theo các nhà phân tích, một giải pháp như vậy được thiết kế để thách thức sự thống trị của Google Play. Trang web nguyên mẫu sẽ hoạt động tại 9 khu vực thí điểm, bao gồm Nga, Ấn Độ và Indonesia. Như vậy các công ty Trung Quốc muốn thu hút các nhà phát triển ứng dụng trên toàn thế giới. Bởi vì hiện giờ, do tính kinh tế và quy mô, họ chỉ có lợi khi phát triên các sản phẩm dành cho iOS hoặc Android, chứ không phải cho các hệ thống khác.

Trong khi đó, bên trong nội bộ Hoa Kỳ cũng không có một quan điểm thống nhất về việc phải làm gì đối với Trung Quốc. Một nghịch lý là Lầu Năm Góc chống lại hạn chế của Bộ Thương mại về hợp tác của doanh nghiệp Mỹ với đối tác Trung Quốc. Lầu Năm Góc cảnh báo: điều này không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, nhưng sẽ đánh vào các công ty Mỹ, làm họ mất thị trường lớn của Trung Quốc và bỏ lỡ hàng tỷ đô la có thể được đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Sau đó Hoa Kỳ chắc chắn sẽ mất vị thế dẫn đầu nền công nghệ thế giới.



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 13 2020, 11:46 PM

Tin thời sự quan trọng nhất gần đây có lẽ là việc hiệp định thương mại tự do EVFTA đã được ký kết, kết thúc một quy trình 10 năm thương lượng giữa Vn và EU. Như vậy hiện nay chỉ còn TQ và Mỹ, là những đối tác thương mại có trọng lượng, nhưng chưa có FTA với VN.
Hiệp định này có lẽ sẽ có tác động tốt tới Vinfast sản xuất Ô tô, vì do nhập khẩu chủ yếu từ EU (Đức), việc giảm thuế xuất/nhập khẩu về không (0) sẽ giúp giảm giá thành sản xuất và có thể khiến EU thành thị trường xuất khẩu đầu tiên. Tất nhiên phải vượt qua được hàng rào ngăn cản kiểu kỹ thuật.
Về chiến lược, EU có nhiều ưu điểm so với Mỹ trong quan hệ với VN. Đây là một khối kinh tế lớn, tương đương với Mỹ, nhưng sức ép chính trị nhỏ hơn, có nhiều cửa chơi đa dạng hơn. Vì EU gắn kết tương đối chặt chẽ với Mỹ về chính trị, nên nếu VN quan hệ xấu với Mỹ thì không thể trông chờ vào EU. Nhưng nếu quan hệ VN-Mỹ bình thường, mà Mỹ làm « cành cao » thì cửa chơi EU rất là thuận lợi (dân sự, hàng hoá, kỹ thuật, vũ khí).
Quân đội Thổ có giao chiến với Syria không ? hiện nay, Thổ đã thể hiện rõ là một trong những nước tài trợ ủng hộ cực đoan hồi giáo và là một bên trong những lực lượng muốn lật đổ chế độ ở Syria, và khi chiến tranh uỷ nhiệm đã hết mùi vị, thì chắc phải đánh nhau một trận mới xong. Cuộc chiến tranh này sẽ rất đáng lưu ý, và rất có ý nghĩa về chiến thuật chiến lược phát triển vũ khí về sau trên thế giới. Nó sẽ cho người ta thấy tác động của thiết giáp như thế nào ? của Drone không người lái thế nào ? tên lửa chống tăng thế nào ? việc không chế bầu trời quan trọng thế nào ? phòng thủ tên lửa như thế nào ?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 16 2020, 06:22 AM

Tin mới sốt đây:
lực lượng Houthi bắn hạ máy bay cường kích Tornado của Arap Saudi (máy bay này do 3 nước Anh, Đức, Italy chế tạo).
Arap Saudi lúc đầu nói là tai nạn, nhưng sau đó đã phải công nhận bị bắn hạ khi phe Houthi công bố bằng chứng là video bắn hạ, xác máy bay.
Ngoài ra, có tin phi công sau khi eject khỏi máy bay đã bị bắt bởi Houthi tại khu vực quận al-Maslub , quân đội Arap Saudi (KSA) đang tiến hành chiến dịch giải cứu

https://www.reuters.com/article/us-yemen-security-coalition-warplane/yemens-houthis-down-a-tornado-warplane-belonging-to-enemy-forces-al-masirah-tv-idUSKBN2082JR

Video bị máy bay bị bắn hạ và xác của nó
https://www.youtube.com/watch?v=SBzexUqgMcI&feature=emb_title

Như vậy là lực lượng Houthi đã sở hữu tên lửa đất đối không. Không rõ Iran đã tuồn vào bằng cách nào?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 16 2020, 10:33 PM

Chính quyền Hoa Kỳ tính chuyện ngừng đưa động cơ máy bay tới Trung Quốc
Mỹ sẽ ngăn chặn tham vọng phát triển máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc chế tạo


Chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang bàn luận về khả năng cắt giảm việc cung cấp cho Trung Quốc các động cơ máy bay do tập đoàn Mỹ General Electric và tập đoàn Pháp Safran sản xuất, vì sợ vô hình chung tiếp tay cho sự xuất hiện của đối tác Trung Quốc trong công việc này.

Lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ

Ông Pompeo gọi các công ty công nghệ là "con ngựa thành Troia" của Trung Quốc
Nhà chức trách Hoa Kỳ có thể từ chối cấp giấy phép cho công ty liên doanh CFM International để xuất khẩu động cơ LEAP 1C vẫn được sử dụng cho loại máy bay Comac C919 của Trung Quốc. Một số quan chức trong ban lãnh đạo Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sao chép và phát triển các mẫu động cơ tương tự, như vậy sẽ gây nguy hại cho lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ.

Tờ báo lưu ý rằng chính quyền Hoa Kỳ vấp phải sự phản đối từ phía General Electric: tập đoàn này cho rằng sao chép công nghệ chế tạo động cơ không phải là chuyện đơn giản dễ dàng như hình dung của «một số thành viên chính quyền». Ngoài ra, nếu muốn thì Trung Quốc đã có vài năm qua để nghiên cứu động cơ và bắt đầu công việc tự chế tạo, - tập đoàn này nhận xét.

Được biết, các quan chức Hoa Kỳ dự kiến ​ đưa vấn đề này ra thảo luận vào ngày thứ Năm, - như tờ báo tiết lộ.

Cân nhắc không bán động cơ máy bay CFM LEAP-1C của General Electric cho Bắc Kinh dự kiến được nêu trong một cuộc họp liên ngành về việc hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ sang Trung Quốc vào ngày 20-2, và được đưa ra tại một cuộc họp khác của các thành viên Nội các được ấn định vào ngày 28-2.

Ngoài động cơ máy bay, các hệ thống điều khiển chuyến bay cũng sẽ được thảo luận tại các cuộc họp vào tháng 2. Theo một nguồn tin của Reuters, công ty Honeywell International đã nhận được giấy phép xuất khẩu các hệ thống điều khiển chuyến bay cho Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) trong khoảng 10 năm và một hệ thống được phép giao cho Bắc Kinh vào đầu năm 2020.

Honeywell International cũng tìm kiếm giấy phép mua bán cho công nghệ điều khiển chuyến bay để tham gia phát triển C929 - dòng máy bay thương mại thân rộng do COMAC hợp tác với Nga phát triển.

Một khi Mỹ cấm bán động cơ máy cho C919, nỗ lực phát triển thị trường hàng không dân dụng của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn. Trong nhiều năm, Mỹ đã hỗ trợ các công ty nước này giao thương với ngành hàng không dân dụng vừa chớm nở của Trung Quốc. Washington cung cấp giấy phép cho phép các công ty này bán động cơ, hệ thống điều khiển chuyến bay và nhiều bộ phận cho máy bay nội địa C919. General Electric đươc cấp phép bán động cơ cho Trung Quốc kể từ năm 2014 và được cấp lần cuối vào tháng 3-2019.

C919 mang theo tham vọng rất lớn của Trung Quốc trong kỷ nguyên hàng không bùng nổ. Loại máy bay thân hẹp này được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với dòng 737 Max của Boeing và A320 của Airbus. Chiếc C919 đầu tiên dự kiến được giao vào năm 2021 cho Hãng hàng không China Eastern Airlines của Trung Quốc.

Hiện Mỹ quan ngại liệu những thương vụ mua bán động cơ, hệ thống điều khiển chuyến bay… cho phía Trung Quốc có vô tình nuôi dưỡng đối thủ cạnh tranh với Boeing hay liệu có giúp tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc hay không.

Các cuộc họp của chính quyền Tổng thống Donald Trump về công nghệ cũng bàn về việc có nên thắt chặt hơn đối với các nhà cung cấp cho Huawei Technologies hay không.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 17 2020, 11:59 PM

Tin nóng:
Chiến sự Syria: Thành phố Aleppo lớn thứ 2 Syria chính thức được giải phóng khỏi phiến quân thân Thổ. Hiện dân số đang đổ ra đừong ăn mừng.
Quân đội Thổ cũng đang ở thế bất lợi trên chiến trừong tỉnh IdLib, địa bàn ngày càng bị thu hẹp. Quân chính phủ thực hiện đánh cắt đừong tiếp tế từ THổ sang. Trừ khi có gì đột phá, kiểu Nga thay đổi thái độ, etc. nếu không thì Idlib cũng sẽ đựoc giải phóng vài ngày tới.
Tổng thống Trump sau khi bàn bạc tổng thống Erdogan kêu gọi Nga không nên giúp chính phủ Syria nữa

Mỹ và Taliban đã chinh thức ngồi bàn đàm phán.


Mục tiêu sẽ là:
- Taliban sẽ không nuôi dưỡng khủng bố IS, giảm bạo lực, đàm phán với chính phủ, và sẽ ký ngừng bắn vĩnh viễn.
- Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanítan.

Theo một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ thì vấn đề bạo lực đã cản trở việc ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban hồi tháng 9/2019.

Trước đó, ngày 13/2, cả Tổng thống Trump lẫn Ngoại trưởng Pompeo đều khẳng định rằng, Mỹ và Taliban đã đạt được sự “đột phá” trong một số vấn đề gai góc, và hai bên đang ở rất gần với một Thỏa thuận hòa bình cho Afghanistan.

Tổng thống Trump cho biết, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng trong 2 tuần nữa - điều này được xem là lời xác nhận cho một số nguồn tin không chính thức từng tiết lộ rằng Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban có thể sẽ được ký kết vào cuối tháng 2 này.

Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban được biết bao gồm 4 vấn đề chính là: (1)Taliban có trách nhiệm đảm bảo sẽ không để cho các nhóm khủng bố IS và Al Qadae sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu để tiến hành các vụ tấn công khủng bố;

(2) Các lực lượng Mỹ và NATO sẽ rút khỏi Afghanistan; (3)Các bên tại Afghanistan phải đối thoại hoà bình trực tiếp với nhau, và (4) một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn phải đạt được giữa các bên.

Tuy nhiên, niện có nhiều ý kiến trái chiều về thỏa thuận này. Luồng dư luận thứ nhất thì tin rằng thỏa thuận sẽ là sự khởi đầu cho việc chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tại Afghanistan, giúp Mỹ và đồng minh rút chân khỏi vũng lầy chiến tranh.

Luồng dư luận thứ hai thì tỏ ra hoài nghi, không tin tưởng vào những gì Taliban đã cam kết, lo sợ tàn quân Taliban vào mùa xuân tới lại tiếp tục các cuộc tấn công nhằm lật đổ chính phủ Afghanistan, thay vì cam kết đối thoại.


Như vậy, k cần biết kết quả sau 2 tuần nữa thế nào, việc Mỹ chấp nhận phải ngồi bàn đàm phán với Taliban sau 18 năm chiến đấu, dù lực lượng này k hề có vũ khí phòng không, đã cho thấy, sức mạnh quân sự áp đảo có thể giải quyết vấn đề tác chiến quy ước, nhưng để thắng trong 1 cuôc chiến tranh là không đủ, và Mỹ dù có mạnh đến đâu cũng k thể cứ tiến hành chiến tranh mãi được

Thong tin do cac ban dua len Facebook


Hiện giữa Nga và Belarus đang bất đồng về giá bán gas.
Nga đang bán gas cho châu Âu với giá loanh quanh 170 - 200$/ 1.000 mét khối; giá bán cho Belarus hiện tại là 127$/ 1.000 mét khối. Tổng thống Lukashenko chưa hài lòng và muốn Nga phải bán gas với giá bán tương đương trong tỉnh Smolensk của Nga giáp biên Belarus (72 - 93$/1.000 mét khối tùy mục đích sử dụng). Tuy nhiên Tổng thống Putin không đồng ý với điểm này vì việc xây dựng nhà nước liên minh chưa hoàn tất. Bước tiếp theo là cùng sử dụng đồng tiền chung chưa được thực hiện.

Mô hình nhà nước liên minh giữa Nga và Belarus từ trang web Bộ Ngoại giao Belarus như sau:

Thỏa thuận nhà nước Liên minh giữa Belarus và Nga được ký năm 1999 giữa người đứng đầu 2 nhà nước. Mục tiêu của nhà nước Liên minh được đề ra ban đầu là: Xây dựng một không gian kinh tế và thuế quan thống nhất với 1 hệ thống pháp lý chung, đảm bảo phát triển kinh tế, theo đuổi sự đồng thuận về chính sách đối ngoại, quốc phòng, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh và chống tội phạm.
Cả hai nước đều sẽ đảm bảo dần hướng tới mục tiêu chung như trên, trong đó ưu tiên trước hết là các vấn đề kinh tế và xã hội. Sự hợp tác giữa hai nước được đặt trong các nguyên tắc bất di bất dịch về toàn vẹn lãnh thổ của cả 2 nước cũng như các hiệp ước quốc tế khác.

Về hợp tác kinh tế thương mại:
Nga vừa là đối tác thương mại chủ chốt, vừa là thị trường xuất khẩu chính của Belarus. Trong năm 2006, kim ngạch thuwong mại 2 phía đặt 26,1 tỷ USD, trong đó hàng xuất sang Nga đạt 10,8 tỷ USD và nhập từ Nga là 15,3 tỷ USD. Giao thương với Nga chiếm 51,2% kim ngạch ngoại thương của Belarus.

Về EEU - Liên minh kinh tế Á Âu
Belarus và Nga đều coi EEU là một cộng đồng gắn kết chặt chẽ thời kỳ hậu Xô Viết, có tác dụng tạo điều kiện cần thiết để lưu thông hàng hóa, dịch vụ và dòng vốn cũng như lực lượng lao động tự do giữa cá nước với các điều kiện công bằng và đảm bảo phát triển.

Về ngoại giao:
Belarus và Nga đều phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các chính sách ngoại giao theo chương trình 2 nước đã thỏa thuận trước. Chương trình này được soạn lại sau mỗi 2 năm.

Về an ninh, quốc phòng:
Belarus và Nga đã thiết lập một lực lượng quân sự phối hợp hoạt động hiệu quả. Cả 2 nước đã sử dụng 1 mạng lưới phòng không kết hợp, tiến hành nhiều cuộc tập trận chung và đã cùng giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động quanna sự và huấn luyện.

Về thực thi pháp luật.
Các hoạt động thực thi pháp luật giữa hai nước đang liên tục được cải thiện. Cả hai nước đã xây dựng cơ sở dữ liệu tội phạm chung nhằm mục đích phòng chống tội phạm. Các biện pháp ngăn cản, điều tra và áp chế tội phạm, các hoạt động khủng bố, buôn người đều được thực hiện đồng nhất, trong đó có nhiều hoạt động diễn ra tại biên giới phía Tây Belarus (với châu Âu)

Về chính sách xã hội:
Đảm bảo công dân Nga và Belarus có quyền bình đẳng ở 2 nước. Cả 2 nước đã xây dựng một hệ thống an sinh xã hội thống nhất và đang dần sáp nhập hệ thống tư pháp quốc gia về vấn đề lao động. Trên lãnh thổ 2 nước, người Nga và Belarus có quyền bình đẳng nhau về việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nơi sinh sống, giáo dục, chăm sóc y tế và các vấn đề an sinh xã hội khác.

Đường biên giới giữa 2 nước dành cho việc qua lại công dân bị xóa bỏ. Người Nga và Belarus có thể qua lại tự do biên giới giữa 2 nước, không cần thiết phải trình báo bất kỳ giấy tờ hay qua bất kỳ chốt kiểm tra nào.

Về văn hóa:
Hai nước tăng cường các hoạt động hợp tác văn hóa, tổ chức nhiều dự án văn hóa chung, ví dụ như sự kiện Slaviansky Bazar được tổ chức hàng năm tại Vitebsk. Rất nhiều festival tổ chức chung khác cũng được thực hiện.

Về giáo dục:
Phối hợp nhiều chương trình nghiên cứu, khoa học, công nghiệp, xây dựng, công nghệ cao và IT.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 18 2020, 05:18 PM

Quân đội Thổ đóng quân ở trong lãnh thổ Syria đã ở trong tình trạng gần bị bao vây, tất nhiên Thổ vẫn có lợi thế là có thể sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ để chi viện hoả lực, đặc biệt hoả lực mặt đất kiểu trọng pháo. Ngược lại do bầu trời bị Nga hoàn toàn khống chế, khiến lực lượng mặt đất của Thổ nằm trong thế bất lợi.
Bài học này của Thổ là một điều rất đáng để ý. Bởi vì quân đội Thổ, nếu đánh giá kiểu « đếm cua trong lỗ » như trong các tạp chí quân sự hiện này đánh giá, thì là một trong những quân đội có lực lượng lục quân hùng hậu nhất NATO, nhưng có thể không thắng được quân đội Syria có chi viện hoả lực đường không của Nga. Ngược lại quân đội I ran, hay quân đội Bắc Triều Tiên, tính kiểu « đếm cua trong lỗ » này thì thua kém xa Thổ, nhưng khả năng tác chiến thật sự lớn hơn nhiều. Sự khác biệt này có được là do quân đội có những cấu thành khác, như tên lửa và phòng không mà quân đội Thổ không có. Cũng như chiến thuật chiến lược phù hợp và yếu tố tinh thần tổ chức.
Quân đội VN muốn chiến thắng, đặc biệt luôn phải tác chiến trong điều kiện chiến tranh không đối xứng thì nên ngắm Triều tiên, I ran làm hình mẫu, còn trường hợp Thổ là « ví dụ ngược » không nên theo. Trường hợp của Thổ cũng là điển hình của một liên minh quân sự « hại mình lợi người », mà các đồng chí lề trái ở VN, cũng như một phần dư luận xã hội rất muốn.
Một điều đặc biệt nữa nên để ý, là tại sao vũ khí Thổ mang ra tác chiến chỉ là vũ khí Đức (Tăng, Pháo). Còn một đống vũ khí Mỹ trang bị, bao gồm cả không quân, sao không được mang ra. Lý do bởi vì Nga đã « treo mõm », hay còn lý do nữa là Thổ nếu muốn sử dựng phải hỏi Mỹ, Mỹ mở khoá mới dùng được, do phụ thuộc vào hậu cần kỹ thuật của nước này ?? Tại sao lúc đảo chính quân sự, thì không quân Thổ tham gia, còn lúc chiến đấu thật sự thì « treo mõm » ??

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 21 2020, 09:21 PM

Tinh thần, ý thức của dân Ukraine bây giờ tệ hại đến thế, từ trí thức đến dân thừong, thua cả Việt Nam. Bạn LTK dịch tin từ báo Ukraine

Tại Kiev người ta đề xuất bán đất cho Mỹ để bảo vệ Ukraina khỏi Nga.
(Tin này các báo Ukraina và các báo nước ngoài đã đăng từ tuần trước. Tuy vậy có một số người ở Ukraina không chịu tin và cho đây là tin giả. Vì vậy tôi đăng lại có cả nguồn từ báo chính thống Ukraina, trong đó có cả video cuộc phỏng vấn).
Ukraina cần phải bán đất dọc biên giới với Nga cho các công ty Mỹ để bảo vệ lãnh thổ đất nước khỏi sự xâm lấn của Kremlin.
Nhà kinh tế học, tiến sỹ kinh tế xã hội tại Kiev Zinovy Svereda, Chủ tịch Liên minh hợp tác toàn Ukraina đã phát biểu như vậy trên kênh truyền hình OBOZ TV khi nói về dự luật mở cửa thị trường đất ở Ukraina.
Nguyên văn '' Chúng ta hãy bán tối đa các vùng lãnh thổ biên giới ở các tỉnh Sumy và Kharkov cho các công ty Mỹ, bởi vì quân đội Mỹ sẽ đến nơi có tài sản tư nhân của Mỹ, nơi có lợi ích của họ''.
"Ở đâu có chiến tranh, thường có mong muốn đầu tư mua đất, vì khi đó đất rẻ hơn''.
Theo ông, việc bán đất cho người Mỹ cũng sẽ cho phép giải quyết vấn đề dầu khí đá phiến ở miền đông Ukraina


https://www.obozrevatel.com/economics/zemlyu-amerikantsam-ukrainskij-ekonomist-vyistupil-s-radikalnyim-predlozheniem.htm?fbclid=IwAR3-pBHG5gOd2wyRbt-UTX0c5Lu6Ej9irymHg7t02tE-lepfRw9KLHJzfRg

Video
https://player.obozrevatel.com/video/files/videos/0/19/232/480p.mp4


Ukraina đón người sơ tán từ Vũ Hán

Ukraina: dân chúng các tỉnh Ternopol, Lvov và ngoại ô Kiev biểu tình chống lại việc bố trí những người sơ tán từ Vũ Hán về địa phương của họ.
Tuy chính quyền hiện giữ bí mật về nơi cách ly gần 100 người sơ tán từ Vũ Hán, dân chúng các nơi theo các thông tin khác nhau về các cơ sở điều dưỡng tại địa phương sẽ sử dụng để cách ly và đã biểu tình kịch liệt phản đối.
Ví dụ ở tỉnh Ternopol sau khi có thông tin rằng những người sơ tán sẽ được đưa vào nhà nhỉ dưỡng ''Medobory ở Konopkovka'' thì đông đảo người dân đã kéo đến Hội đồng chính quyền để biểu tình.
Dưới sức ép của dân chúng Ban lãnh đạo nhà nhỉ đã viết đơn từ chối nhận người sơ tán.
Chưa hết, trên đường quốc lộ vào Ternopil cư dân địa phương đã chặn đường và lập một trạm kiểm soát để chặn không cho người sơ tán từ Trung Quốc vào địa phương.
Tương tự các cuộc biểu tỉnh cũng xảy ra tại tỉnh Lvov và ngoại ô Kiev.
*Tại một diễn biến khác, Mỹ ngày 17/2 cho máy bay sơ tán hơn 300 công dân và thành viên gia đình từ du thuyền Diamond Princess. Trong số này, có 14 người xét nghiệm dương tính với chủng virus corona mới. Mỹ quyết định vẫn cho 14 du khách này lên máy bay và bố trí họ ngồi tại khu vực cách ly đặc biệt với những hành khách còn lại.

Ngắn gọn thông tin về chuyến bay sơ tán công dân Ukraina từ Vũ Hán:
*Chuyến bay đặc biệt đã rời Vũ Hán, chở 48 công dân Ukraine và 29 người nước ngoài (2 người Kazakhstan, 8 - Argentina, 5 - Cộng hòa Dominican, 1 - Israel, 1 - Montenegro và 1 - Panama)
*Qua kiểm tra của các bác sĩ Trung Quốc, 4 người không được phép lên máy bay: ba người Ukraine và một nước ngoài.
*Một cô gái Ukraina làm từ chối di tản vì người ta không cho con chó nhỏ của cô lên máy bay. Cô gái nói đã mất nhiều công thu thập đầy đủ giấy tờ cho con chó nhỏ. Phía Ukraina đổ cho phía TQ, tuy vậy cô gái nói rằng ĐSQ Ukraina không chuyển các giấy tờ đó. Cuối cùng cô gái đã ở lại Vũ Hán vì không thể để lại người bạn nhỏ của mình. Cô này đến làm người mẫu và đã hết hạn visa.
*Bay về đâu: Từ đầu định bay tới Lvov, tuy vậy dân chúng tỉnh này biểu tình và chính quyền cũng nói ''không có kế hoạch tiếp nhận''. Sau đó Cơ quan hàng không quốc gia đề nghị bay tới Ternopol, song sân bay Ternopol cũng từ chối. Sau đó người ta đã giữ bí mật cả nơi hạ cánh. Tuy vật theo dữ liệu từ radarbox24 thì máy bay sẽ tới Boryspol ( Kiev0 vào khoảng 8:20 sáng ngày 20/02 (giờ Ukraina).
*Nơi sơ tán: Sau khi dân chúng nhiều nơi biểu tình, cả chính quyền một số địa phương cũng phản đối thì người ta giữ bí mật nơi sơ tán. Bộ Y tế chỉ nói có 4 nơi đã sẵn sàng tiếp nhận.
*Tất cả những người trên máy bay sẽ phải cách ly 14 ngày. Máy bay và hệ thống thông gió sẽ được khử trùng và kiểm tra.
*Các nơi cách ly sẽ được bảo vệ 2 vòng và canh gác suốt ngày đêm bởi 47 nhân viên - 30 cảnh sát và 17 binh sĩ Lực lượng Vệ binh Quốc gia.
*Có thông tin nói rằng máy bay sẽ về Kharcov và nơi sơ tán là trại nghỉ dưỡng mang tên Soich ở ngoại ô Kharcoc. Nếu đúng vậy thì hoan hô chính quyền TP Kharcov đã không bỏ rơi đồng bào mình trong hoạn nạn.

Ukraina đón người sơ tán từ Vũ Hán: biểu tình, chặn đường quốc lộ, đụng độ giữa dân chúng với cảnh sát và Vệ Binh quốc gia, xe bọc thép quân đội được huy động.
*Sáng nay Ukraina đón chuyến máy bay đặc biệt sơ tán người Ukraina từ Vũ Hán.
*Sau khi các nơi Lvov, Ternopol biểu tình, từ chối tiếp nhận thì máy bay hướng về Kharcov.
*Có thông tin rằng họ sẽ được cách ly tại tỉnh Poltava tới khu điều dưỡng của Bộ Nội vụ ở Novy Sanzhary.
*Dân chúng ở Novy Sanzhary lập tức huy động ra chặn đường quốc lộ phản đối. Họ tập trung từ đêm qua và càng ngày càng đông. Họ chặn đường, mang lốp xe ra đốt.
*Chính quyền huy động cảnh sát, đội Vệ binh quốc gia cùng xe bọc thép đến Novy Sanzhary/
*Xảy ra các vụ xô xát giữa dân chúng và cảnh sát và Vệ Binh quốc gia.
*Máy bay đến Kharcov thì bay 35 vòng không hạ cánh được vì sương mù.
*Sau đó bay về Borispol, Kiev để nạp nhiên liệu.
*Hiện nay máy bay đã cất cánh về Kharcov.
*Cảnh sát kêu gọi dân Novy Sanzhary ngừng biểu tình

Ukraina đón người sơ tán từ Vũ Hán- diễn biến tiếp:
Những người sơ tán cùng phi hành đoàn cuối cùng đã chọc thủng vòng vây, vượt qua khói lửa, gạch đá và vào được nơi sơ tán.
Ngày hôm nay 20/02 có thể nói là đã đi vào lịch sử như là một trong những ngày nhục nhã nhất của đất nước Ukraina, khi mà 48 công dân Ukraina hoàn toàn khỏe mạnh trở về từ Vũ Hán.
Nhiều người nghĩ rằng sẽ nhận được ít nhất sự che chở, đùm bọc, cảm thông, giúp đỡ từ những người đồng bào của mình.
Đó là về tình. Về lý bất cứ công dân nào đều có quyền trở về đất nước mình, không kể đến tình trạng sức khỏe.
Nhưng đã mấy ngày nay ở nhiều địa phương cả dân chúng và chính quyền đều phản đối, không tiếp nhận. Họ tổ chức biểu tình, chặn đường, phong tỏa các nơi nghỉ dưỡng mà có thông tin là nơi cách ly, sân bay từ chối tiếp nhận máy bay.
Diễn biến lúc sáng nay tôi đã viết ở bài trước. Sau đây là các diễn biến chiều và tối nay:
*Sau hai ngày đêm bay từ TQ những người sơ tán phải mất thêm 1 ngày để đến nơi sơ tán vì đường giao thông bị phong tỏa.
*Dân chúng tiếp tục biểu tình, phong tỏa đường vào khu sơ tán. Họ đốt một đống lửa to giữa đường (Video 1).
*Đội vệ binh quốc gia buộc phải dùng vũ lực, giải tán và dọn đường cho đoàn xe (Video 2)
*Những người biểu tình đứng 2 bên đường la hét, ném đá vào đoàn xe. Một số kính xe bị vỡ. ( Kèm theo ảnh) . Những người trong xe rất hoảng sợ. Nên nhớ trong số đó có cả trẻ em và phụ nữ.
*Người ta phải trang bị cho những người sơ tán tấm chắn bảo vệ và mũ bảo hộ để ''vượt vòng vây''. Một số người không có buộc phải dùng thân mình che chở trẻ em khỏi làn gạch đá đang ném vào xe (Video bên dưới bình luận)
Cuối cùng thì tới gần 20h tối đoàn xe cũng vào được bên trong khu sơ tán (Video 3).
*Có thể hình dung được tâm trạng của những người trở về quê hương trước sự đón tiếp ''nồng nhiệt'' như vậy của đồng bào.
*Nên nhớ trong đoàn có hơn 27 người nước ngoài và họ sẽ kể về hình ảnh của Ukraina trước thế giới.
*Các nhân viên bệnh viện Vinniki tỉnh Lviv, nơi dự định sơ tán trước đó, sau khi biết tin họ không phải tiếp nhận người sơ tán , đã bày tỏ sự vui sướng và đồng thanh hát Quốc ca Ukraina ( Video 4)
*Sự việc nhiều khả năng chưa kết thúc tại đây. Phía trước là 14 ngày cách ly và có thể còn nhiều diễn biến.
(Tất cả các tư liệu, hình ảnh và video đều được lấy từ báo chính thống Ukraina)


https://www.segodnya.ua/regions/others/postavili-blokposty-v-ternopolskoy-oblasti-otkazalis-prinimat-ukraincev-iz-kitaya-1403928.html?fbclid=IwAR2dGrsSykdrOqyXxMbt0OR1d3ecq7Ovhv-CvuByuRCvLJtuM_xJqek_HEM

https://www.segodnya.ua/regions/lvov/vo-lvovskoy-oblasti-panika-i-protesty-iz-za-evakuacii-ukraincev-iz-kitaya-1403498.html?fbclid=IwAR1W3IMbtQeJE-IM1tuh0GncqRGN_JuqzMqT4iZeAPVibPfeRIsIWTqjVHo

https://newsone.ua/news/society/evakuatsija-ukraintsev-iz-ukhanja-dubinskij-dohovorilsja-s-minzdravom-ne-razmeshchat-ukraintsev-na-karantin-v-obukhovskom-rajone.html?fbclid=IwAR2Gop4zWFNf-LJSvCefT_r3v4NlnimWshxQRhz63DiRsdZRMkM5wyi8Pz4

https://newsone.ua/news/society/evakuatsija-ukraintsev-iz-ukhanja-dubinskij-dohovorilsja-s-minzdravom-ne-razmeshchat-ukraintsev-na-karantin-v-obukhovskom-rajone.html?fbclid=IwAR0HhwglLcEXFyaPeZHjJH7F6EWg3WNCRD_axbs3wsZf3js_ihvCCkE-BBs


Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Feb 25 2020, 11:01 PM

Tổng thống Mỹ vừa có một cuộc viếng thăm hoành tráng ở Ấn độ. Nếu Ấn độ tổ chức đón tiếp cực kỳ trọng thể, thì nó không có tác động lớn tới quan hệ hai nước. Cuộc viếng thăm này của tổng thống Mỹ, rõ ràng không phải có ý nghĩa như cuộc viếng thăm âm thầm của Nixon tới TQ gặp Mao trạch Đông năm 1972. Bởi vì Ấn độ không phải là đối thủ mà Mỹ đối đầu bây giờ « mở cửa » mà là một bạn hàng lâu đời, quan hệ Ấn-Mỹ không phải đợi tới cuộc viếng thăm này để « đạt tới tầm cao mới », như câu nói cửa miệng của ngoại giao Vn hay dùng.
Cuộc viếng thăm này làm tôi nhớ tới một mẩu chuyện của nhà văn miền Nam di tản, Nguyễn Ngọc Ngạn, người một thời đã dẫn chương trình Paris by night của bà Thuý Nga. Câu chuyện này hình như tôi cũng kể rồi. Đó là chuyện một ông công nhân người Việt mời chủ công ty mình làm tới ăn cơm, để trổ tài làm nem, món ăn VN vốn khoái khẩu với người phương Tây. Trong câu chuyện bên bàn ăn, để chứng tỏ học thức trình độ của mình, ông công nhân VN kia khoe mình hồi chưa di tản sang Mỹ là Luật sư, sang Mỹ do hoàn cảnh phải làm thợ. Với văn hoá Mỹ, luật sư là một trong những ngành nghề cùng với bác sĩ là điều mơ ước của xã hội, giống như ở Vn hiện tại mê đại gia. Nhưng tưởng khoe thế, thì sẽ được chủ kính trọng. Không ngờ lúc tan tiệc, về đến nhà, chủ Mỹ kia mới bảo bà vợ (bà này cũng được mời) là ngay mai vào công ty sẽ làm giấy đuổi việc ông Vn kia, vì hãng cũng đang có khó khăn. Bà vợ ngạc nhiên quá mới hỏi tại sao. Thì được nghe câu trả lời là. Ông kia vốn là luật sư, như vậy nó có làm ở đây cũng là tạm thời thôi, không thể gắn bó với công ty. Đuổi luôn cho nó tiện.
Tất nhiên câu chuyện này có thật không thì không rõ, dù sau nó cũng chỉ ra « lô gíc Mỹ ». Câu chuyện viếng thăm của Trump tới Ấn cũng có lẽ theo cái lô gíc này.
Cũng theo cái lô gíc ấy, ta có thể thấy quan hệ Mỹ -VN. Vào thời buổi Mỹ còn cấm vận vũ khí, và embago với VN, có rất nhiều hi vọng vào việc đạt được quan hệ bình thường với Mỹ. Điều này không phải là sai, vì nếu quan hệ không bình thường, thì Mỹ « kỳ đà cản mũi » cũng gây nhiều khó khăn. Nhưng khi quan hệ bình thường rồi, thì nó cũng không hẳn là thuận lợi. Ví dụ, việc Mỹ bỏ embago vũ khí với VN, chưa thấy có tác dụng gì khủng khiếp, thì VN đã vướng vào luật khác của Mỹ (CAATSA hay gì đó) khiến mua đồ của bạn hàng truyền thống Nga khó khăn hơn. VN tưởng có thể tận dụng quan hệ bình thường với Mỹ để hưởng quy chế tối huệ quốc trong thương mại, thì giờ Mỹ đã gạt VN ra, không coi là một nước đang phát triển, trong khi VN có gì là giầu có. Mỹ cho VN được con tầu cũ để cảnh sát biển dùng, thì ngay sau đó đã ép VN hạ giá thuế nông sản vào thịt gà, rau, sản phẩm nông nghiệp.. coi như mua tầu bằng thịt gà còn gì.
Chẳng trách phương Tây khi đón nhau thì rất đạm bạc, vừa có tiếng là không tiêu phí tiền thuế của dân, và chủ yếu cũng vì nó thực ra không có tác dụng gì.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Feb 29 2020, 07:30 AM

Thêm tin tức Ukraine do bạn LTK dịch từ báo Ukraine

Tại Văn phòng Tổng thống đã diễn ra cuộc họp thảo luận về số phận của Thủ tướng Goncharuk.
Nguồn tin này cho biết họ đã quyết định hoãn vấn đề sa thải Goncharuk.
TT Zelensky sau đó đã đi gặp và nói chuyện với tỷ phú Kolomoisky.

Trong cuộc họp ở Văn phòng Tổng thống có Chủ tịch Quốc Hội, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và các lãnh đaoh của VP Tổng thống.
Người ta quyết định tạm thời chưa động đến Goncharuk.
Sau đó TT TT Zelensky đã đến Nhà Chính phủ để gặp Thủ tướng Goncharuk và tỷ phú Kolomoisky.
Tại đây họ đã nói chuyện về các mâu thuẫn gần đây xung quanh tập đoàn điện lực quốc gia. Họ cũng lại quyết định ''hòa giải''.

https://strana.ua/news/252164-v-chetverh-zelenskij-reshal-v-uzkom-kruhu-voprosy-ob-otstavke-honcharuka-i-situatsii-s-tsentrenerho.html?fbclid=IwAR3o1Bos7sYEs50GCF_GmtqyuWWOqzV5tni5BHoyUoE2HANgtAMjjKqHI8k


Quốc gia trên bờ vực vỡ nợ, giá dịch vụ tiện ích và nợ công tăng chóng mặt: các ''thành tích'' của Goncharuk trong nửa năm - Báo Ukraina
Việc trả tiền lương và lương hưu cho người dân Ukraina đang bị đe dọa, người dân nhận được các hóa đơn dịch vụ tiện ích cao ngất ngưởng, các cuộc cải cách chỉ bằng lời nói - đây là kết quả công việc của Hội đồng Bộ trưởng Goncharuk trong 6 tháng đầu.
Việc thực hiện Ngân sách quốc gia đã bị phá vỡ hoàn toàn, và cả năm 2020 tới cũng vậy. Thâm hụt ngân sách hiện nay là 20 tỷ UAH.
Tờ báo OBOZREVATEL đã liệt kê top 5 ''thành tích đáng kể'' của chính phủ Goncharuk:
1- Nợ quốc gia tăng nhanh như bánh pha bột nở: trong thời Chính phủ mới, số nợ quốc gia đã đạt mức cao kỷ lục. Vào năm 2020, đây là 2 nghìn tỷ 364 tỷ UAH (tương đương 96,4 tỷ USD). tăng 14,2%
2-Chính phủ hứa giảm giá dịch vụ tiện ích,(thậm chí còn nói là ''đã giảm). Trên thực tế người dân nhận được các hóa đơn cao ngất ngưởng. Ở Kiev có trường hợp 1 căn hộ 1 tháng phải trả 53 ngàn UAH (2200$).
3- Ngân sách bị phá vỡ. Thất thu tới 105 tỷ UAH! Thực chất đây là phá sản trong nước. Các tỉnh bị cắt tiền từ ngân sách.
4- Sau 6 tháng mới bắt đầu tuyên bố ''đấu tranh với các mô hình gian lận''. Tức là trước đó các mô hình này ung dung tồn tại. Ngoài ra các tuyên bố về các ''cải cách'' này được đưa sa 1 ngày sau khi trên báo chí rò rỉ thông tin về việc Goncharuk sẽ bị cách chức.
5- Chính phủ đã soạn thảo Ngân sách quốc gia của một con nợ, cắt giảm các chương trình xã hội, bỏ qua các cải cách.
Người ta tính toán rằng vào năm 2020 mỗi người dân Ukraina, kể cả người già và trẻ sơ sinh, phải gánh chịu một khoản nợ công là 10 ngàn UAH.

https://www.obozrevatel.com/economics/economy/na-poroge-defolta-vzlet-kommunalnyih-platezhej-i-gosdolga-chem-zapomnilis-polgoda-goncharuka.htm?fbclid=IwAR02GzpmVx8Hf3ysfMUsdOasKDVAS0WiSeG1lS5MTFbfu4mnO0HQdtA8Uws


Boeing buying Russian components for Starliner
Boeing sẽ mua của Nga bộ chuyển đổi năng lượng cho tàu vũ trụ có người lái Starliner, bộ phận không gian của công ty cho biết.


https://www.spacedaily.com/reports/Boeing_buying_Russian_components_for_Starliner_999.html


Hôm thứ Sáu, Giám đốc điều hành Roskosmos Dmitry Rogozin cho biết ông rất ngạc nhiên khi biết về tổ hợp máy cho hệ thống hạ cánh tàu Starliner, được sản xuất bởi một công ty tư nhân Nga ở Voronezh theo đơn đặt hàng của Boeing.

Starliner sử dụng bộ chuyển đổi năng lượng được cung cấp bởi công ty Orbita ở Voronezh... Nó cho phép Starliner nhận được năng lượng từ ISS sau khi liên kết với trạm", bộ phận không gian của Boeing cho biết trên Twitter.
Công ty lưu ý rằng bộ chuyển đổi này đã được sử dụng trên ISS trong 20 năm. Để sử dụng trong Starliner, khối lượng của nó đã được giảm bớt và họ chọn nó vì độ tin cậy cao.

Trước đó, vệ tinh CH6/9 hay robot thăm dò mặt trăng gần đây nhất của TQ, chương trình Internal của Châu Âu,Sinsat ...đều dùng pin hạt nhân do hãng Saturn của Nga chế tạo.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 10 2020, 05:09 PM

VN sau hơn 20 ngày không có người nhiễm bệnh, đã tưởng có thể tuyên bố « hết dịch bệnh », nhưng không thể làm được, bởi trong một thế giới toàn cầu hoá, thì bệnh dịch chỉ có thể coi là hết trên phạm vi toàn cầu, ngoại trừ trường hợp có thể bế quan toả cảng hoàn toàn đất nước, điều mà không một nước nào trên thế giới làm được ngay với những nước có diện tích đất đai lớn hơn, và kinh tế khép kín hơn VN.
Với quan sát từ bên ngoài, thì có thể thấy chính phủ VN làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh này, và đây có lẽ là lần thử sức lớn nhất của toàn bộ hệ thống chính trị tính từ năm 1991, tức là khi chiến tranh kết thúc.
Từ năm 1991 đến nay, vật đổi sao dời, các cải cách kinh tế, việc tự do hoá xã hội, do nhu cầu của kinh tế thị trường, cá thể, tư nhân, khiến cho khả năng tác động của chính phủ và nhà nước khó khăn hơn trong việc kiểm soát quản lý xã hội. Điều đáng mừng là hoá ra sức mạnh nhà nước không quá tan rã , như tình trạng thường thấy ở các nước thế giới thứ 3 trong một nền kinh tế thị trường cá thể, khi mà nhà nước bị các đảng phái lũng đoạn « đa nguyên đa đảng » , chỉ lo được lợi ích nhóm, mà không thể lo tới lợi ích chung của toàn xã hội.
Điều đáng chú ý là trong công tác truy tìm các bệnh nhân tiềm năng, để giúp họ cách ly, các cơ sở hành chính nhà nước cấp dưới như phường, tổ .. lại rất có tác dụng. Đây có lẽ là lợi thế mà nhiều nước khác trên thế giới không có, khiến cho họ (ví dụ các nước ở Tây Âu) dù có trang bị kỹ thuật lớn hơn, cũng đối phó rất vất vả, và hiệu quả không cao.
Điều đáng ngạc nhiên là VN hiện tại lại muốn bỏ cơ chế này (theo như thống báo sẽ được thực hiện ở thủ đô) chạy theo một thứ « chính quyền đô thị » nào đó, như thành phố HCM đã từng làm rùm beng, trong khi hiệu quả của kiểu chính quyền này không thể bằng cơ chế hiện có. Đây là điều nên xem xét lại.
Không chỉ trong việc phòng chống dịch bệnh, mà ngay cả về an ninh, cơ chế công an phường xóm cũng rất tốt. Hiện nay ngay ở Pháp, do thiếu hệ thống công an cơ sở này, mà ở nhiều vùng ngoại ô Paris, không thể triệt hạ được các đường dây buôn lậu ma tuý, gây rối loạn trật tự trị an, bởi không có chân rết an ninh cơ sở.
Hiện nay dịch bệnh « cô Vy » không có (hoặc chưa có) bằng chứng là một dạng thuyết âm mưu. Nhưng khả năng một dạng thuyết âm mưu sử dụng dịch bệnh (huặc các hoạt động tương tự gây rối loạn)hoàn toàn có thể tồn tại trong tương lai, vì thế phòng chống dịch bệnh lần này cũng là một lần luyện tập, huấn luyện cho những khả năng như thế có thể xẩy ra trong tương lai, trong đó vấn đề phong toả, chống tin đồn nhảm, điều động nguồn lực, chống nổi loạn .. rất quan trọng.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 10 2020, 05:39 PM

Ngày thứ hai hôm qua là ngày thứ hai đen (Black Monday) của thị trường chứng khoán toàn thế giới, khiến người ta liên tưởng tới những ngày như thế này trong lịch sử, thường là báo hiệu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, như vào năm 2008 (khi bong bóng địa ốc sụp đổ ở Mỹ), hay xa hơn nữa và nổi tiếng hơn là ngày thứ 6 đen năm 1929, dẫn tới khủng hoảng kinh tế và đại chiến thế giới hai.
Trên tờ báo nhân dân hôm nay, phần nói về thị trường chứng khoán có bài phỏng vấn, nói tới sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thế giới này, và nói là nó liên quan tới giá dầu mỏ đi xuống, cũng như sự tê liệt về trao đổi hàng hoá do « cô Vy », nhưng không chỉ ra được cơ chế của nó, vì bình thường nếu giá dầu giảm, thì có nghĩa là giá năng lượng giảm, và có tác động kích thích kinh tế, vậy tại sao lần này giá dầu giảm lại khiến thị trường chứng khoán sụp đổ gây nguy cơ khủng hoảng.
Nguyên nhân của nó là giá dầu giảm (dưới 50 $) đã khiến công nghiệp dầu mỏ ở Mỹ không còn lãi, vì giá bán của nó phải trên giá này mới khả thi. Công nghiệp dầu mỏ của Mỹ tất nhiên phải vay tiền hệ thống tài chính, để hệ thống này in tiền ra cho vay. Như vậy khi sản xuất không có lãi (do giá dầu xuống) sẽ kéo theo sự sụp đổ của các món vay này, biến nó thành nợ xấu. Chính vì vậy mà thị trường chứng khoán sụp đổ. Dịch « cô Vy » lại làm trầm trọng thêm điều này bởi vì nó làm giảm sản xuất trên thế giới, dẫn tới nhu cầu dầu thấp hơn, điều này càng khiến cho khả năng giá dầu có thể tăng lại rời xa. Tất nhiên, còn có một cách khác nữa, để làm giá dầu tăng, đó là gây bất ổn định chính trị ở những nước sản xuất dầu mỏ, khiến giá dầu quay trở lại. Vấn đề là hiện tại, trong 4 nước xuất khẩu hay sản xuất dầu lớn nhất bao gồm Mỹ, Nga, Ả rập Sa u đít, I ran. Thì I ran đã bị loại khỏi vòng từ trước do embago kinh tế Mỹ. Trong ba ông còn lại thì chỉ có Ả rập Sa u đít có thể bị tác động bởi điều kiện chính trị, và tất nhiên điều này không thể xẩy ra với Mỹ và Nga (trên thế giới không có nước nào có thể đe doạ sản xuất dầu của Mỹ và Nga từ ý đồ chính trị). Quả thật, sự giảm giá dầu hiện tại là do Nga mở đầu trước. Và có thể đây là cú trả đũa cho việc Mỹ ngăn cản Nga xây dựng Nord Stream 2 sang Đức. Mỹ ngăn cản điều này, vì ngoài ý đồ chính trị, chủ yếu là muốn dành thị trường năng lượng EU cho xuất khẩu của mình. Nhưng điều này se trở nên vô ích, khi giá bán của Nga rẻ hơn giá bán mà Mỹ chịu đựng được.

Gửi bởi: root vào hồi Mar 13 2020, 09:09 AM

Tình hình Covid-19 dạo này đang sốt quá các bác ơi.
Mở chủ đề mới về virus cho nó chuyên biệt.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 15 2020, 12:45 AM

Uh, để chủ đề tập trung cho Ukraine.

Không hiểu sao Nga lại đầu tư cho năng lượng mặt trời, trong khi Nga lại là cường quốc về năng lượng truyền thống và hạt nhân. Hơn nữa k rõ làm điện mặt trời ở Nga có hiệu quả kinh tế k?

Cách đây 2 năm, Nga đã đưa vào hoạt động thương mại 2 nhà máy điện mặt trời lớn ở khu vực Orenburg của Nga, theo thông cáo báo chí ngày 15/11 của công ty xây lắp điện mặt trời T Plus.


Công ty sản xuất điện mặt trời Hevel xây dựng nhà máy điện mặt trời tích hợp hệ thống lưu trữ điện năng lớn nhất tại LB Nga
Giám đốc điều hành Công ty Hevel Igor Shakhrai cho biết, công ty vừa hoàn thành dự án nhà máy điện mặt trời tại khu vực Byrzianskoe, Cộng hòa Bashkorostan trong vòng 10 tháng (khởi công từ tháng 4/2019) với công suất 10 MW, tích hợp hệ thống lưu điện công nghiệp công suất 8MW/h. Nhà máy điện hoạt động tự động, độc lập và song song với mạng lưới điện địa phương.

Các thiết bị lưu trữ năng lượng Lithion cho nhà máy được cung cấp bởi công ty Liotek, công ty con của Rosnano trong khuôn khổ hợp tác giữa Hevel và Công ty Hệ thống lưu trữ điện năng (trực thuộc Quỹ cơ sở hạ tầng và giáo dục Rosnano). Công ty Hệ thống lưu trữ điện năng là đơn vị chuyên nghiên cứu các giải pháp thông minh về pin Lithion.

Nhà máy điện mặt trời được trang bị hệ thống điều khiển tự động, có chức năng phân tích các thông số đầu vào để xác định thời gian lưu trữ năng lượng và thời gian cung cấp điện năng cho mạng lưới điện địa phương.

Việc kết nối với mạng lưới điện địa phương được thực hiện bằng hệ thống truyền tải một chiều với chiều dài 100km và một trạm biến áp. Nhà máy điện hứa hẹn sẽ đảm bảo đủ nguồn điện cho hầu hết các khu vực lân cận trong trường hợp sửa chữa lưới điện và mất điện đột ngột trong vòng 6 giờ liên tục, cung cấp đủ điện cho các cơ sở bệnh viện, trường học và các cơ sở xã hội khác.

Theo ông Igor Shakhrai, đây là dự án độc đáo về sản xuất điện mặt trời kết hợp lưu trữ điện năng không chỉ ở LB Nga mà còn tại châu u.

Hevel hiện là công ty đầu tiên và duy nhất của Nga vừa sản xuất các thiết bị điện mặt trời và xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại LB Nga.


Nga Hạ thuỷ tàu hộ tống đề án 20380 «Ретивый» dùng động cơ nội địa Koloma


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 20 2020, 07:40 PM

Mỹ có thể can thiệp cuộc chiến giá dầu Nga – Saudi Arabia
Hàng chục hãng dầu Mỹ đang đối mặt với nguy cơ phá sản khi giá dầu rơi tự do, khiến giới chức phải tìm cách giải cứu.

WSJ trích lời một nguồn tin thân cận cho biết giới chức Mỹ đang tìm phương án ngoại giao nhằm thuyết phục Saudi Arabia giảm sản xuất dầu, đồng thời đe dọa trừng phạt Nga, sau khi các hãng dầu Mỹ gây sức ép buộc chính phủ can thiệp. Nhiều doanh nghiệp và tổ chức ngành này gần đây đã gặp quan chức Nhà Trắng, Bộ Tài chính và Thương mại Mỹ để đề nghị trợ giúp. Các yêu cầu được đưa ra nhiều nhất là can thiệp ngoại giao và mua dự trữ, nguồn tin của WSJ cho biết.

Các lãnh đạo hãng dầu cũng đề nghị giới chức Texas giúp đỡ, bằng cách kiềm chế sản xuất lần đầu tiên kể từ thập niên 70. Texas là bang nổi tiếng về khai thác dầu đá phiến tại Mỹ.

"Chúng tôi hy vọng chính quyền Tổng thống Donald Trump sử dụng các công cụ đàm phán với người Saudi Arabia và người Nga", CEO Pioneer Natural Resources Scott Sheffield cho biết, "Tôi đang cố ngăn ngành công nghiệp dầu khí biến mất trong 18 tháng tới".

Sheffield nói rằng ông muốn Mỹ giảm sản xuất khoảng 500.000 thùng mỗi ngày cho đến cuối năm. Mỗi công ty chỉ cần giảm khoảng 10% sản lượng. Các doanh nghiệp nhỏ được miễn.

Giá dầu thô gần đây giảm mạnh do chịu sức ép cả cung và cầu. Nhu cầu nhiên liệu đi xuống do các nước phong tỏa biên giới và hoạt động kinh tế đi xuống trong đại dịch. Trong khi đó, dư cung sắp tăng mạnh do Nga và Saudi Arabia tăng sản xuất để giành thị phần. Dầu thô Mỹ WTI ngày 18/3 có phiên giảm mạnh nhất lịch sử, xuống đáy 18 năm. Dù giá sau đó hồi phục lên trên 26 USD một thùng, WTI năm nay đã giảm 60%.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét nhiều cách giúp ngành dầu khí Mỹ. Hàng chục hãng dầu nước này đang đối mặt với nguy cơ phá sản khi đại dịch lây lan.

Nguồn tin của WSJ cho biết Mỹ dự định yêu cầu Saudi Arabia quay về mức sản xuất cũ – tức là thấp hơn mức họ tuyên bố gần đây. Mỹ có thể thỏa thuận với Saudi Arbia rằng sẽ đe dọa trừng phạt Nga để đảm bảo Nga không dễ dàng hưởng lợi từ việc Saudi cắt giảm. Các biện pháp trừng phạt đang được thảo luận.

Mỹ từ lâu đã áp lệnh trừng phạt lên ngành dầu mỏ Nga. Họ cũng đưa hãng dầu quốc doanh Nga Rosneft vào danh sách đen, với lý do Nga can thiệp vào các vấn đề của Ukraine.

Dù vậy, cũng như chính quyền cựu tổng thống Barack Obama, Trump không nhắm vào lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của Nga, do việc này có thể khiến căng thẳng ngoại giao giữa hai nước leo thang nhanh chóng. Mỹ cũng không áp lệnh cấm quy mô lớn với Rosneft, do cân nhắc hậu quả với các công ty ở Mỹ và thế giới đang hợp tác với Rosneft.



Nguy cơ Riyadh phải sớm giương cờ trắng đã có thể nhận thấy sau khi chính phủ Hoàng gia phải vội cắt giảm ngân sách lần đầu tiên năm 2020..., còn ông Trump "lo lắng" cho nền kinh tế Nga laugh1.gif

Theo hãng thông tấn SPA của Ả-rập Saudi, ngày 18/3, chính phủ nước này đã chính thức thông báo về việc cắt giảm ngân sách lần đầu tiên của năm 2020 trước bối cảnh giá dầu mỏ liên tục giảm sâu và sự hoành hành của đại dịch Covid-19.

"Trước thực trạng kinh tế đất nước do tác động của đại dịch Covid-19, tác động từ sự suy giảm của kinh tế toàn cầu và tác động tiêu cực từ thị trường dầu với Vương quốc Ả-rập Saudi, chính phủ đã quyết định thực hiện các biện pháp đối phó...

Bộ trưởng Tài chính kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Muhammad Al-Jadaan, tuyên bố rằng chính phủ đã có các biện pháp sơ bộ nhẳm đảm bảo cung cấp các yêu cầu tài chính để thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giải quyết hậu quả...

Để đảm bảo sự linh hoạt trong ưu tiên chi cho phúc lợi xã hội, chính phủ quyết định cơ cấu lại các khoãn chi tiêu công nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh tế và xã hội trong giai đoạn này...

Theo đó, chính phủ đã phê duyệt giảm một phần chi tiêu cho các hạng mục có mức độ ảnh hưởng thấp với kinh tế và xã hội. Khoảng 50 tỷ riyal, (tương đương 13,2 tỷ USD), chiếm khoảng 5% ngân sách của năm 2020 đã được cắt giảm...

Bộ trưởng Tài chính kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch bảo đảm rằng, nếu tình hình trầm trọng thêm, chính phủ sẽ đánh giá lại các khoản chi tiêu và các quyết định phù hợp sẽ được đưa ra...", trích thông báo của Bộ Tài chính Ả-rập Saudi.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Mar 21 2020, 05:25 PM

@ltbk,
Trong khoảng 10 năm nay, thị phần dầu mỏ của Mỹ tăng nhanh nhất, đạt tới 14% . Nhờ có công nghệ đá phiến và công nghệ hoá lỏng khí (không cần đặt đường ống, và linh hoạt hơn). Cách đây cũng đã lâu, trong một chủ đề nào đó ở đây tôi cũng có nhận xét là kinh tế Mỹ và Nga không bổ trợ cho nhau, mà hoàn toàn là đối kháng, vì thế khả năng Mỹ hoà với Nga rất khó, vì phải đánh đổi lợi ích kinh tế, điều đi ngược lại lô gíc của Mỹ, đó là dùng chính trị bảo vệ lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là cao nhât.
Hiện tại, với giá dầu 30 $, thì công nghệ đá phiến sẽ chết. Bầu cử Mỹ còn khoảng 200 ngày nữa. Hiện tại Trump chiếm thế thượng phong trong cuộc bầu cử này, nhưng gió có thể đổi chiều ngoạn mục nếu chính quyền Trump không giải quyết được việc này cũng như phi vụ dịch « cô vi » cộng với suy sụp chứng khoán. Bầu cử Mỹ năm nay như vậy lại khó đoán hơn lần trước.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Mar 22 2020, 11:58 PM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 21 2020, 10:25 AM)
@ltbk,
Trong khoảng 10 năm nay, thị phần dầu mỏ của Mỹ tăng nhanh nhất, đạt tới 14% . Nhờ có công nghệ đá phiến và công nghệ hoá lỏng khí (không cần đặt đường ống, và linh hoạt hơn). Cách đây cũng đã lâu, trong một chủ đề nào đó ở đây tôi cũng có nhận xét là kinh tế Mỹ và Nga không bổ trợ cho nhau, mà hoàn toàn là đối kháng, vì thế khả năng Mỹ hoà với Nga rất khó, vì phải đánh đổi lợi ích kinh tế, điều đi ngược lại lô gíc của Mỹ, đó là dùng chính trị bảo vệ lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế là cao nhât.
Hiện tại, với giá dầu 30 $, thì công nghệ đá phiến sẽ chết. Bầu cử Mỹ còn khoảng 200 ngày nữa. Hiện tại Trump chiếm thế thượng phong trong cuộc bầu cử này, nhưng gió có thể đổi chiều ngoạn mục nếu chính quyền Trump không giải quyết được việc này cũng như phi vụ dịch « cô vi » cộng với suy sụp chứng khoán. Bầu cử Mỹ năm nay như vậy lại khó đoán hơn lần trước.
*



Hóa lỏng khí thì có gì lạ đâu. Hơn nữa bây giờ Novatek cũng bắt đầu tham gia vào thị trường LNG này (đây là dự án mà Mỹ thời Barrack Obama trừng phạt Nga vụ Ukraine, đã dẫn đến giám đốc hãng Total Pháp chết vì "tai nạn" ở Nga), nhưng rốt cuộc thì cũng chỉ gây khó khăn mà k ngăn cản nổi Nga hoàn thành chương trình này, cũng k ngăn nổi sự tham gia của Total vào nó.

Về kinh tế thì chi phí khai thác khí đá phiến Mỹ đắt hơn Nga, quãng đường vận chuyển xa hơn, chi phí hóa lỏng khí của Mỹ đắt hơn (do Nga hóa lỏng ở Bắc Cực nơi nhiệt độ đã -20 độ C, còn Mỹ hóa lỏng ở khu vực vịnh Mexico hay bang texas, nơi nhiệt độ chỉ khoảng trên dưới 0 độ C), vì thế vũ khí của Mỹ chỉ còn là con bài chính trị mà thôi


Các hoạt động kinh tế VN và EU, Mỹ đều giảm, sao với Nga lại chưa giảm nhỉ? (dù kim ngạch 2 nước chả hề cao)


Các doanh nhân Hà Nội tìm kiếm đối tác tại Nga

Yaroslavl, trung tâm hành chính của tỉnh cùng tên của Nga, nằm cách Moskva 300 km về phía Tây Bắc, là thành phố đầu tiên của Nga tiếp đón đoàn đại biểu doanh nghiệp Việt Nam trong năm nay.

Yaroslavl là một trong những thành phố đầu tiên của Nga khôi phục quan hệ đối tác với Việt Nam sau khi Liên Xô tan rã, đặc biệt là với Đà Nẵng. Thành phố và tỉnh Yaroslavl xuất khẩu sang Việt Nam thiết bị hóa dầu, điện và khí đốt, thiết bị xây dựng đường bộ, sơn và vecni, các sản phẩm bánh mỳ và thịt. Đồng thời, họ nhập khẩu trái cây nhiệt đới, hải sản, quần áo, gạo, trà, cà phê và gia vị của Việt Nam. Ba dự án của Nga với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD đang được triển khai tại Đà Nẵng, Công ty liên doanh sản xuất lốp xe Sovitkom hoạt động thành công, nằm trong số mười liên doanh hàng đầu của hai nước về tính hiệu quả.

Sự hợp tác thành công của các đồng nghiệp Đà Nẵng với Yaroslavl đã thu hút sự chú ý của các doanh nhân Hà Nội. Nhân tiện nói thêm, Yaroslavl và Hà Nội là hai thành phố đồng niên, cả hai được thành lập vào năm 1010, nhưng Yaroslavl “cổ xưa” hơn Hà Nội 1 tháng tuổi.

“Đến Yaroslavl với sự hỗ trợ của Trung tâm xuất khẩu Nga và Trung tâm kinh doanh của Hiệp hội hữu nghị Nga-Việt, các nhà lãnh đạo năm công ty Hà Nội đã làm quen với tiềm năng xuất khẩu và nhập khẩu của thành phố và tỉnh Yaroslavl - ông Nguyễn Văn Công, giám đốc Công ty thương mại chế tác đá quý Thiên Long cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik: Chúng tôi đã đến thăm các doanh nghiệp ngành y tế, đồ trang sức, chế biến gỗ và thực phẩm, tổ chức các cuộc đàm phán mang tính xây dựng, ký một số bản ghi nhớ hợp tác”.

Ông Nguyễn Văn Công tuyên bố tại cuộc thảo luận này rằng công ty của ông sẵn sàng khởi động dự án đầu tư ở Nga để sản xuất đồ lưu niệm và các chi tiết nội thất từ ​​đá quý Việt Nam. Ngoài ra, do nguy cơ đe dọa ngày càng tăng của coronavirus, ông quan tâm đến máy chiếu tia cực tím loại kín và đèn diệt khuẩn được sản xuất bởi công ty Ferroplast-Medical ở Yaroslavl. Thiết bị này có thể được sử dụng trong văn phòng và xưởng sản xuất, cũng như trong các cơ sở dân cư. Thiết bị này cũng thu hút sự chú ý của ông Lê Khắc Tiếp, giám đốc công ty «THANH DAT Trading development», chuyên về thiết bị y tế. Thỏa thuận sơ bộ đã được ký kết về việc cung cấp máy chiếu xạ và đèn diệt khuẩn cho Hà Nội, sắp tới sẽ gửi lô đầu tiên sang Việt Nam để thử nghiệm và đăng ký.

Bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị «STEVINA joint stock company» quan tâm đến đề xuất của các nhà xuất khẩu nước uống không cồn, chicory và phụ gia thực phẩm. Đổi lại, công ty phòng chống bệnh tiểu đường của bà sẵn sàng khởi động dự án đầu tư ở Nga để sản xuất nước ép tự nhiên với hàm lượng đường thấp.

Còn ông Phạm Toàn Thắng, giám đốc công ty “Smartdoor 168” thì quan tâm đến kinh nghiệm xây dựng nhà ở bằng gỗ ở Yaroslavl. Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông nói:

“Công ty dự định phát triển xây dựng nhà ở bằng gỗ tại Việt Nam với mức giá chấp nhận được đối với nhiều khách hàng. Tại Yaroslavl, một trong những trung tâm lịch sử về xây dựng nhà gỗ ở Nga, chúng tôi đã nhận được thông tin toàn diện về các loại gỗ khác nhau, loại nào phù hợp nhất cho công việc nào. Kinh nghiệm của bạn bè sẽ giúp chúng tôi chuẩn bị dự án làm việc tại Việt Nam, sau đó chúng tôi sẽ ký thỏa thuận tương ứng".




Ngày 21/3, Nga đã phóng thành công 34 vệ tinh OneWeb LSB 2 trong hợp đồng với châu Âu bằng tên lửa Soyuz-2.1V tại sân bay vũ trụ Baikonur.
Tên lửa Soyuz mang loạt vệ tinh Internet của công ty OneWeb rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, lúc 0h6 hôm 22/3 (giờ Hà Nội).
Gần 4 tiếng sau vụ phóng, toàn bộ vệ tinh đã tiến vào quỹ đạo Trái Đất thấp thành công. Ban đầu chúng bay ở độ cao 450 km, sau đó sẽ chuyển sang quỹ đạo hoạt động ở độ cao 1.200 km. Các vệ tinh có kích thước bằng một chiếc tủ lạnh nhỏ, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao.

Đây là vụ phóng thứ ba của OneWeb, công ty đặt trụ sở tại London (Anh) và Virginia (Mỹ), nhằm xây dựng mạng lưới 650 vệ tinh Internet. Trước đó, hãng này đã phóng tổng cộng 40 vệ tinh lên quỹ đạo.

OneWeb không phải công ty duy nhất đang phóng lượng lớn vệ tinh lên quỹ đạo để cung cấp Internet ổn định tốc độ cao. SpaceX, công ty hàng không vũ trụ do tỷ phú Elon Musk thành lập, đã phóng hơn 350 vệ tinh và dự định phóng tổng cộng 42.000 vệ tinh.

OneWeb cho biết, vụ phóng là lời tri ân gửi tới phi hành gia Nga Alexei Leonov, người đầu tiên đi bộ trong không gian vào năm 1965. Ông qua đời ở tuổi 85 vào tháng 10 năm ngoái.

Đây là lần thứ 3 Nga phóng vệ tinh cho OneWeb, nâng tổng số vệ tinh của công ty này ở tầng quỹ đạo thấp của Trái đất lên 74 vệ tinh. 6 vệ tinh đầu tiên của OneWeb đã được phóng từ bãi phóng Guiana ở Pháp tháng 2-2019, một đợt phóng 34 vệ tinh thứ hai đã được tiến hành hồi tháng trước cũng từ bãi phóng Baikonur.

Vào tháng 6-2015, Arianespace và OneWeb đã ký hợp đồng thực hiện 21 vụ phóng bằng tên lửa đẩy Soyuz được trang bị tầng đẩy Fregat để phóng 672 vệ tinh OneWeb lên vũ trụ. OneWeb có ý định triển khai phóng số vệ tinh trên ở tầng quỹ đạo thấp của Trái đất, nhằm cung cấp cho người dùng trên mặt đất mạng Internet tốc độ cao trong suốt 24 giờ hàng ngày thông qua các vệ tinh liên lạc.

Hiện tại chỉ có Công ty SpaceX của Elon Musk đang sản xuất các vệ tinh viễn thông ở quy mô lớn như OneWeb. Cả SpaceX và OneWeb đều hoạt động kinh doanh Internet qua vệ tinh, tức là thay vì mọi người có thể kết nối Internet bằng cách sử dụng các công nghệ truyền thống như thông qua truyền dẫn cáp hoặc di động thì 2 công ty này sử dụng một loạt vệ tinh để phủ sóng Internet tốc độ cao cho toàn bộ Trái đất, với cách sử dụng chùm vệ tinh này sẽ giúp hàng tỷ người trên Trái đất đặc biệt là các vùng nông thôn và khu vực hẻo lánh được tiếp cận với Internet tốc độ cao.

Giám đốc điều hành của OneWeb Adrian Steckel cho biết thêm, công ty có kế hoạch mở cửa kinh doanh chính thức vào năm 2021 bằng việc bán dịch vụ cho chính phủ và khách hàng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet cho máy bay, tàu và thuyền. Cuối cùng, công ty sẽ bán băng thông cho các nhà cung cấp Internet tiêu dùng như Comcast và Verizon. Trong khi đó, SpaceX đang xây dựng hệ thống vệ tinh Internet riêng bao gồm hơn 200 vệ tinh và dự kiến sẽ tăng lên hơn 1.500 vệ tinh trong 11 tháng tới.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 6 2020, 07:48 PM

Cap nhat tin Ukraine 1 chut
Tin do ban LTK dich truc tiep tu bao Ukraine, tin nay se lam cho cac tap doan nong nghiep da quoc gia cua phuong Tay noi chung va My noi rieng, vi du Monsanto, vui ra phet. Bay gio de vay duoc tien cua IMF thi cai gi Ukraine cung ban tat.


Đêm 30/3, rang sang 31/3, Quốc Hội Ukraina đã họp phiên bất thường và thông qua luật mở cửa thị trường đất nông nghiệp.
Mở cửa thị trường đất nông nghiệp là một trong những yêu cầu then chốt của Quỹ tiền tệ quốc tế.
Quỹ tiền tệ quốc tế và phương Tây đã nhiều lần hối thúc Ukraina làm việc này.

Мораторий снят. Рада открыла рынок земли
https://minfin.com.ua/2020/03/31/42741097/?fbclid=IwAR1d1ExBDSvH1szdpMNitAWOUYjt7K71Ab9AMg_qVW7KAj0YM-GF3R7Q_Yc


Quốc hội Ukraina bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Tài chính.
Sau lần bỏ phiếu bất thành người ta lại đưa ra bỏ phiếu lại. Kết quả:
Ông Maxim Stepanov làm Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ông Serge Marchenko làm Bộ trưởng Tài chính
Ông Maxim Stepanov sinh ngày 18 tháng 8 năm 1975 tại làng Skovorodino, Vùng Amur, Nga. Năm 1998, ông tốt nghiệp Đại học Y quốc gia Donetsk với bằng về phẫu thuật.
Tuy vậy ông chưa làm việc thep chuyên môn này.
Từ năm 2016- 2019 ong Maxim Stepanov là tỉnh trưởng tỉnh Odessa.
https://korrespondent.net/ukraine/4211124-rada-naznachyla-novykh-hlav-mynfyna-y-mynzdrava?fbclid=IwAR3_-7ni9jQz_yHnWk3QIjkjHUCyx-FEnbRsWhJbG_L4JnOL0y1_ilE5IDw


Tên lửa Soyuz-2.1a được chuyển đến sân bay để phóng tàu vũ trụ có người lái
Tên lửa Soyuz-2.1a đã được chuyển đến sân bay và lắp đặt vào bệ phóng của sân bay vũ trụ Baikonur để chuẩn bị tiến hành vụ phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên bằng loại tên lửa đẩy này, Roscosmos đưa tin trên Twitter.


"Tại Baikonur tên lửa đẩy Soyuz-2.1a cùng với tàu vũ trụ Soyuz MS-16 đã được chuyển đến tổ hợp phóng. Sau khi được lắp đặt ở trạng thái đứng, các chuyên gia Roscosmos đã triển khai công việc theo lịch trình ngày phóng đầu tiên", thông báo cho biết.

Vụ phóng dự kiến thực hiện vào lúc 15h05’ (theo giờ Hà Nội) ngày 9 tháng 4. Đây sẽ là vụ phóng đầu tiên của loại tên lửa này để đưa phi hành đoàn lên vũ trụ. Trước đó, độ tin cậy của tên lửa đã được thử nghiệm trong quá trình phóng tàu chở hàng, và vào mùa hè năm ngoái tên lửa này đã được sử dụng để phóng tàu Soyuz, nhưng không không chở theo phi hành gia.

​Tên lửa đẩy Soyuz-2.1a hoàn toàn do Nga sản xuất. Đây là loại thay thế tên lửa Soyuz-FG sử dụng hệ thống điều khiển của Ukraina.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-16 ngày 9 tháng 4 sẽ đưa các phi hành gia Anatoly Ivanishin và Ivan Vagner người Nga, Christopher Cassidy người Mỹ lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).



Tin nay moi vui

US bought ventilators from Russian company under sanctions
Treasury said it can license transactions for foreign policy or national security purposes

Coronavirus: Russian ventilators shared with US were built by company on Trump's sanctions list

Trump humiliation: US forced into breaking its sanctions against Putin to buy ventilators


lô hàng hỗ trợ y tế mà máy bay vận tải An-124 của Nga vừa mang tới Mỹ. Trong số đó có các hộp chứa máy thở cho thấy chúng mang thương hiệu "Aventa-M", được sản xuất bởi một công ty con của công ty quốc phòng và công nghệ khổng lồ Rostec của Nga.

Bởi Rostec bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt năm 2014, sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ quân ly khai ở miền đông Ukraine, nên các công ty và các cá nhân ở Mỹ bị cấm thực hiện bất kỳ loại hình kinh doanh nào với Rostec và các công ty con của công ty này.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phủ nhận rằng Tổng thống Trump đã phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga trong việc mua sắm vật tư y tế.

Một quan chức nói với NBC News rằng các lệnh trừng phạt không áp dụng cho các thiết bị và sản phẩm y tế nói chung.

Lô hàng vật tư y tế từ Nga được cung cấp cho Mỹ sau cuộc đàm thoại giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông Trump đã mô tả số hàng của Nga là một cử chỉ nhân đạo tốt đẹp.

Bộ Ngoại giao Mỹ lại cho biết họ đã trả tiền cho các vật tư y tế trên.

Sau khi hàng đến nơi và đã có người nhận, Điện Kremlin gọi đây là hàng viện trợ nhân đạo, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ lập tức bác bỏ khi cho rằng người Mỹ đã trả tiền cho lô hàng này.

Một quan chức Mỹ cấp cao giấu tên nói với Reuters rằng, toàn bộ số hàng từ Nga là phía Mỹ chi trả chứ không phải bởi Nga viện trợ. Người này khẳng định phía Nga đã bán số hàng hóa trên rẻ hơn và Washington cảm kích về điều đó.

Đáp trả, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố một quỹ đầu tư trực tiếp của Nga đã thanh toán cho lô hàng trên, và nếu Mỹ không cần thì Nga sẵn sàng nhận lại máy thở và trang thiết bị y tế.

Cu the la chi phí được phía Mỹ và Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga cùng chi trả. Quỹ này được thành lập vào năm 2011 nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận các cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nga. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ bao gồm ngân sách của Liên bang Nga cũng như sự đóng góp của các nguồn ngân sách nước ngoài và từ cả doanh nghiệp của hai bên.


https://www.ft.com/content/47740f17-8620-4d99-a893-a4561c7fa76a
https://www.independent.co.uk/news/world/americas/coronavirus-russia-ventilators-trump-sanctions-putin-new-york-a9446821.html
https://www.express.co.uk/news/world/1265403/us-coronavirus-news-donald-trump-russian-sanctions-vladimir-putin-covid-19-death-rates


Bổ sung thêm chi tiết
Hoá ra máy thở của Nga cũng đã đưọc chuyển cho Italy từ chuyến hàng cứu trợ lần trưóc, và các bác sĩ Italy đã sử dụng rồi. Thảo nào cả Nga và Italy đều không chi tiết kỹ về món hàng viện trợ. Sau khi viện trợ cho Mỹ máy thở này thì mới tiết lộ ra

Máy thở Nga chuyển cho Mỹ có nhãn hiệu "Aventa-M",được sản xuất bởi Nhà máy Kỹ nghệ Instrument Ural (UPZ) tại thành phố Chelyabinsk, cách Moscow 1.500 km (930 dặm) về phía Đông.
Công ty UPZ là một công ty con của công ty cổ phần Concern Radio-Electronic Technologies (KRET), mà bản thân KRET là một đơn vị thành viên của tập đoàn nhà nước Nga Rostec. KRET đã chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ kể từ tháng 7 năm 2014, và với lệnh này các công ty và công dân Hoa Kỳ không được kinh doanh với KRET.

Morgan Ortagus phát ngôn viẻn BNG Hoa Kỳ hôm thứ Tư, cho biết Hoa Kỳ đã đồng ý mua vật tư y tế từ Nga, nhưng không đề cập đến bất kỳ công ty nào cũng như về các biện pháp trừng phạt: "Cả hai quốc gia đã hỗ trợ nhân đạo cho nhau trong thời kỳ khủng hoảng trong quá khứ và chắc chắn sẽ làm điều đó một lần nữa trong tương lai. Đây là thời gian để cùng nhau vượt qua một kẻ thù chung đe dọa cuộc sống của tất cả chúng ta,"

Tong thong My Donald Trump nói lô hàng của Nga gửi sang gồm có rất nhiều thứ y tế, chất lượng cao, có thể cứu được rất nhiều mạng sống và nói rằng Hoa Kỳ sẽ nhận nó mỗi ngày nếu có cơ hội.
Đại diện hãng Rostec, một tập đoàn nhà nước sở hữu nhà máy chế tạo máy thở của Nga nói với phóng viên Reuters rằng các đơn vị thành viên của bổn hãng đương sản xuất máy thở cho thị trường nội địa như một phần trong các biện pháp của chính phủ Nga để chống lại virus Corona. Quyết định vận chuyển sản phẩm của mình ra quốc tế là đặc quyền của tổng thống và chính phủ Liên Bang Nga.



My doa danh thue dau cua Nga va Arap Saudi nhap khau vao My neu van de gia dau thap.
Binh mot chut: co the Nga se dong y giam san luong de tang gia dau len, nhung k hieu My danh thue de lam cai gi?

Dầu đá phiến cua My là dầu nhẹ, lọc ra chủ yếu được xăng trong khi nhiên liệu chủ chốt lại là dầu nặng.
Các nhà máy lọc dầu Mỹ cần dầu nặng (Venezuela, Iran là chính, Nga thi co ca dau nang Urals va dau nhe), Mỹ không có dầu nặng. Sản phẩm dầu nặng cho nhiều thứ mà dầu ngọt (nhẹ) không có, ngay cả dầu DO cũng không có.

Iran va Venezuela My da trung phat khong mua dau, nghia la My hien chi dang mua dau nang tu Nga (co the co ca Iran va Vene thong qua Nga). Nghĩa là My buoc phai nhập tu Nga vì không có loại dầu cần. Thế mà lai đánh thuế nhập khẩu cái minh cần mua, bắt buộc phải mua thì My và các doanh nghiệp của minh phải bỏ tiền ra chịu thuế thôi. Rồi My lai dùng thuế đó trợ cấp cho dầu đá phiến chăng?

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 13 2020, 06:38 AM

Quân đội Mỹ dùng... Pantsir-S1 của Nga để bảo vệ căn cứ ở Iraq
Việc quân đội Mỹ phải trông cậy vào tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất để bảo vệ căn cứ quân sự của mình trên đất Iraq là bất ngờ rất lớn. Chắc bị tên lửa của Iran bắn Patriot cản k nổi

Dàn phóng nổi Sea Launch neo đậu ở Primorye sau hành trình dài từ Long Beach, Hoa Kỳ về lại Nga.
Đây là dàn phóng tên lửa vũ trụ nổi, hợp tác của Nga, Ukraine, Mỹ, Na Uy, dưới dạng joint venture, dưới sự quản lý của Boeing, năm 1995. Dàn này đã phóng tên lửa nhiều lần, nhưng dự án này đã bị dừng lại vào năm 2014 (chắc do vấn đề Ukraine).
Vào tháng 4 2018, công ty tư nhân và tập đoàn vũ trụ S7 của Nga đã mua lại.


https://www.spacedaily.com/reports/Sea_Launch_command_ship_arrives_in_Russia_from_US_999.html

The ship left the port of Long Beach near Los Angeles on 28 February.

The Sea Launch Commander is a mobile maritime spaceport, designed to launch commercial payloads near the equator using specially-made rockets.

The vessel, along with the Odyssey launch platform, is a part of the Sea Launch project, developed as a joint venture of companies from Russia, Ukraine, the US and Norway in 1995.

The project was used to deploy nearly three dozen commercial satellites into orbit between 1999 and 2014. In 2014, the joint venture was abandoned. In April 2018, the project was purchased by the private Russian airline and aerospace company S7 Group.

In 2019, Roscosmos head Dmitry Rogozin stated that the Sea Launch vessels could be relocated to Russian Far East's Sovetskaya Harbour to launch the Soyuz-5, a new rocket, being developed by the Progress Rocket Space Centre.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 15 2020, 02:06 AM

Để khỏi bị cô Vy làm loãng chủ để Ukraine, đưa thêm tin vậy

Ba Lan tuyên bố Ukr vẫn cần phải mua khí đốt Nga được bơm ngược từ EU. Lý do là ít nhất đến 2025, Ba Lan vẫn không có đủ khả năng tài chính để xây 1 trung tâm trung chuyển khí đốt (hệ thống cảng, bể chứa khí đốt, etc.) của Mỹ để bơm cho Ukr.

Một lựa chọn khác là việc xây dựng trung tâm tiếp nhận khí đốt hóa lỏng từ Hoa Kỳ chở theo đường biển tại Rumani cũng có thể gặp trở ngại từ Thổ Nhĩ Kỳ vì Thổ có thể sẽ từ chối cho tàu chở khí hóa lỏng qua ngả eo biển Bosphorus để vào Biển Đen.

Tóm lai: Ukraine bây giờ chọn hướng nào cũng chỉ có thiệt, mà k lợi. Dù có khí đốt của Mỹ thì cũng với cái giá cắt cổ về kinh tế tài chính và lệ thuộc thêm vào Ba Lan. Chỉ còn cách là tìm ra lựa chọn ít tổi nhất

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 15 2020, 09:42 PM

@ltbk,
Ở trên ltbk có hỏi tại sao Tổng thống Mỹ lại doạ tăng thuế lên nhập khẩu dầu mỏ của Nga. Trong thực tế biện pháp đó không thể ngăn cản sản xuất dầu của Nga, nhưng có tác dụng bảo vệ năng lực sản xuất dầu khí ở Mỹ. Việc này nếu thực hiện, sẽ làm cho giá năng lượng ở Mỹ cao hơn, và làm mất khả năng cạnh tranh của Mỹ khi xuất khẩu. Nhưng nó có thể sử dụng tạm thời để bảo hộ sản xuất.
Nhưng theo tin cuối cùng, thì Mỹ đã tác động để OPEC và Nga đều giảm sản xuất tới mức 10 triệu thùng một ngày,rất gần với mức yêu cầu của Mỹ. Như vậy Mỹ cũng không cần phải áp đặt thuế, và điều đặc biệt là lực lượng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ được bảo tồn. Như vậy ta có thể suy ra ra Nga đã thua Mỹ trong vụ này không ? vì đầu tiên ông gân lên đòi tăng sản xuất « quyết tâm chiến đấu » cơ mà, trong khi kết cục cả Nga và OPEC, chủ yếu là Ả rập Sa u đít đều phải giảm sản xuất theo yêu cầu Mỹ. Trường hợp Ả Rập Sa u đít thì dễ hiểu, còn Nga thì sao ?
Điều đáng chú ý là Mỹ nhượng bộ rất ít. Mỹ giảm có 0,5 triệu thùng ngày, sản xuất giảm từ 13 triệu xuống 12,5 triệu.

Báo Pháp giải thích sự « không nhượng bộ » của Mỹ, bởi ở Mỹ nhà nước Mỹ không có thể ép các nhà sản xuất giảm sản lượng, vì nó là « tự do ». Điều này cũng đúng, nhưng cũng là điều Mỹ và phương Tây hay dựa vào biện hộ khi họ chơi hai mặt, lấy cớ là « xã hội dân chủ » không thể bảo được dân, không điều khiển được. Vì vậy sự giảm sản xuất dầu có thể coi là sự phá sản một bộ phận các nhà sản xuất Mỹ, không có giá thành ccạnh tranh hay là một nhượng bộ, vì ban đầu không có chuyện Mỹ muốn giảm sản xuất ? điều này tôi không rõ vì không có số liệu cụ thể.

Vấn đề còn lại là Nga làm thế vì sợ Mỹ hay còn có điều gì khác. Cũng theo báo Pháp, và tôi cũng đồng ý với cách phân tích của nó, đó là việc giảm giá dầu do giữ nguyên sản xuất, cũng có ảnh hưởng rất lớn tới ngân sách Nga, và đến giá trị của đồng rúp. Nga vừa phải chịu sự thất thu của giá dầu, nhưng đồng thời điều này cũng làm cho đồng rúp mất giá, vì đồng rúp thực ra là một đồng tiền dầu mỏ (tức là giá trị của nó so với các đồng tiền khác được giám định bằng giá dầu mỏ trên thị trường). Không kể nạn Cô Vy cũng có tác động không nhỏ, khiến nhà nước Nga càng cần tiền ngân sách hơn. Nạn Cô Vy và những hệ luỵ của nó lên ngân sách là giọt nước làm tràn ly để Nga « rút lui ».
Như vậy ảnh hưởng của dầu mỏ tới kinh tế Nga cũng có phần như dầu mỏ ảnh hưởng tới các nước Trung Đông, hay các nước sản xuất dầu mỏ như Mexico. Tất nhiên kinh tế Nga đa dạng hơn, không phải là một nhà nước dầu mỏ điển hình.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 16 2020, 05:13 PM

Tổng thống Mỹ vừa quyết định không đóng góp tiền cho tổ chức Y tế thế giới nữa. Nhưng khác với các vụ việc khác, Mỹ không rút hẳn, ví dụ như UNESCO (tổ chức văn hoá của LHQ), mà chỉ ngừng. Đây có lẽ cũng là một mánh lới « deal » mà tổng thống Mỹ vốn rất tự hào. Đó là rút ra để có cây gậy. Hình thức này thường được sử dụng trong kinh doanh, và không phải ngẫu nhiên mà chính phủ Mỹ hiện nay dùng, vì nó được điều hành bởi một nhà kinh doanh. Ví dụ, ai dùng hệ thống Windows cũng biết, cách đây khoảng 10 năm, trong Windows có cái program để mình có thể connecter và một cái máy Windows khác (thường được gọi tắt là TSE). Chương trình này không phải trả licence. Nhưng hiện tại bây giờ muốn dùng nó thì phải có licence. Như vậy cái cung lúc đầu của MicroSoft thực ra là để câu khách, khi có thị trường, tạo ra được nhu cầu thì nó xiết vào, đòi tiền.Tất nhiên hiện nay, bình thường một cái hệ Windows vẫn được sử dụng 2 connections, chứ không phải nó xoá bỏ tất cả.
Việc Mỹ đóng góp cho tổ chức Y tế thế giới hơi khác, nhưng lô gíc mà Trump dùng thì cũng như thế. Với Mỹ, thì Mỹ đã trả tiền thì Mỹ phải có quyền điều khiển, điều này khác rất nhiều một tổ chức multilateral, nơi mà đóng góp là nghĩa vụ, và quyền lợi thì thông qua đàm phán với nhau, cùng đồng thuận.
Sự việc nàynhằm vào nhiều mục đích. Mục đích đầu tiên là chính phủ Mỹ có thể đổ tội cho tổ chức Y tế thế giới là đã không cảnh báo dịch bệnh đầy đủ, và mập mờ ở sau đó là vì thế Mỹ mới lâm vào tình cảnh hiện tại. Điều này rất quan trọng với tỏng thống Mỹ về ý nghĩa cá nhân, vì trong năm nay có bầu cử tổng thống. Tổ chức Y tế thế giới sẽ là người rơm để Tổng thống Mỹ có thể buộc tội, có cớ biện hộ với cử tri ủng hộ mình và đặc biệt với nhóm đối lập.
Ý nghĩa thứ hai là làm lu mờ hình ảnh phòng chống dịch của TQ.
Trong thực tế, thì cả Mỹ và Tây Âu đều có 2 tháng để chuẩn bị. Và đây là lân đầu tiên tôi thấy cái lô gíc Mỹ phương Tây nghe lời tổ chức quốc tế. Thông thường, tổ chức quốc tế là bình phong chính danh, nếu được. Trong các nước phương Tây, Pháp là nước triệt để sử dụng cai bình phong này nhất. Tất cả các cuộc can thiệp của Pháp vào châu Phi đều qua măng đa (mandat) của LHQ. Ngược lại Mỹ thì bất chấp.
Nhưng có vụ việc nữa, có thể là yếu tố quyết định. Đó là mới đây Mỹ đã thông qua luật mới về Đài loan, để Đài loan có thể tham gia vào các tổ chức quốc tế, và điều này sẽ làm giảm tác động của vấn đề « một TQ » mà TQ vẫn coi là yếu tố quyết định khi một nước muốn chơi với TQ. Cái cớ của nó là trong vụ việc Cô Vi, Đài loan đã bị gạt ra ngoài lề.
Bộ luật về Đài loan mới này là sự phát triển và thai đổi lớn nhất về thể chế luật pháp mà Mỹ áp dụng vào Đài loan từ khi có Đai loan Act vào năm 1972.
Như vậy tổ chức Y tế thế giới, nếu không chấp nhận để Đài loan tham gia, thì Tổng thống Mỹ sẽ có cớ nói rằng tổ chức này không hoạt động theo luật của Mỹ, và từ đó không tham gia vào nữa.
Điều đáng chú ý là TQ đã phản ứng rất yếu ớt về luật này, thậm chí không « phùng mang, trơn mắt » như bình thường, và đặc biệt không mang quan hệ Mỹ-TQ ra đe dọa « cắt cầu ».
Với VN, về mặt khách quan những điều Mỹ làm này là có lợi. Tại sao ? bởi quan hệ của Vn với Đài loan rất lớn. Đây là một đối tác kinh tế quan trọng. Trong trường hợp VN, nhiều hãng Đài loan khi đầu tư dùng cả dịch vụ của TQ. Ở đây nó không có đối kháng Đài loan-TQ, nhưng trường hợp gì sẽ xẩy ra khi TQ ỷ thế là người đại diện duy nhất gây sức ép, và viễn cảnh phần Đài loan ở VN hợp với phần TQ đầu tư trực tiêp không có gì là thú vị cả.
Cách đây khoảng 2,3 năm, TQ đã thử ép điều này vào Malaysia, khi ép nước này phải trao trả người Đài loan cho TQ, với cớ họ là người TQ. Malaysia là nơi về mặt tài chính TQ đầu tư lớn nhất. Sự việc này cuối cùng cũng chìm xuồng, nhưng tiền lệ của nó là đáng ngại.
Hiện nay với luật của My mới cho Đài loan, Mỹ sẽ ủng hộ « automatic » về pháp lý cho những nước nào chơi với Đài loan. Tất nhiên nội hàm của sự ủng hộ này ra sao, thực chất, hay nói mồm, điều kiện gì ..v.v.. là điều phải bàn và để ý. Nhưng không phải nó là số không, và mặc dù mập mờ.. nó vẫn có tác dụng.Tác dụng vì sự mập mờ.
Như vậy Đài loan đang trên con đường trở thành một nước độc lập ?? Hiển nhiên trong tương lai gần thì không thể. Nhưng xa xôi thì không biết thế nào.
Nhưng điều nữa có tính negatif với VN, trong những bước đi của Mỹ này, đó là để bảo vệ chủ quyền biển đạo, thì VN luôn chính danh bằng các luật pháp quốc tế. Nhưng hiển nhiên các « nước lớn » không chơi luật chơi này. Với họ luật quốc tế chỉ có tác dụng để lợi dụng. Chính vì thế phải dương lên cả hai ngọn cờ : phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời phù hợp với chủ quyền lịch sử. Có nghĩa là ngay cả khi ông định lờ cả luật quốc tế đi, thì về mặt lịch sử, ông cũng không đúng. Cả hai điều này luật quốc tế và lịch sử phải đi cùng với nhau. Cho đến nay VN vẫn làm tốt điều này.
Và tất nhiên điều cuối cùng phải có, đó là sức mạnh, tương quan lực lượng. Chứ còn đúng lý mà yếu thế thì vẫn chết. Vì thế phải vừa có lý vừa có thế.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 16 2020, 08:45 PM

Nếu Mỹ tăng thuế dầu nhập khẩu từ Canada hay các nưóc Arap Saudi, etc. thì OK, nó sẽ bảo hộ ngành dầu của Mỹ tren thi truong My, vì đây đều là các nưóc sản xuất dầu nhẹ, trùng với dầu đá phiến Mỹ. Khach hang My se mua dau da phien cua My thay vi mua dau nhap khau tu cac nuoc nay.

Còn Nga, tuy sản xuất cả dầu nặng và nhẹ, nhưng loại dầu Mỹ nhập từ Nga là dầu nặng Ural (thay cho dầu nặng nhập từ Venezuela và Iran do Mỹ phạt 2 nước này) thì trừng phạt làm gì? Mỹ hầu như không có dầu nặng trong nước, có tăng thue nhập khẩu Nga thì Nga tăng giá bán trên thị truờng Mỹ và Mỹ cũng vẫn phải mua từng đó lượng dầu của Nga thôi. Như vậy nếu tăng thuế thì chỉ là lấy tiền từ các doanh nghiệp lọc dầu nặng và từ các hãng sản xuất để đút tiền cho các hãng sản xuất dầu đá phiến thôi

Tổng thống Mỹ chỉ có thể rút tài trợ cho các tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian tối đa 45 ngày. Ngoài 45 ngày thì phải đưọc quốc hội thông qua bằng 1 đạo luật, mà điều này gần như k thể hiện nay, vì phe DC nắm hạ viện phản đối chuyện này

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 16 2020, 09:32 PM

Tình cờ vừa đọc trong « cổng điện tử » của chính phủ, tin thủ tướng Phúc chủ trì hội nghị tổng kết phát triển sản xuất gì đó về Tây Nguyên. Trong đó có tin là cả hai nhà máy sản xuất nhôm xây dựng ở đây hiện giờ đều có lãi. Câu chuyện này lại làm tôi nhớ lại các cuộc tranh luận tán phét sôi nổi trên diễn đàn, và nếu không nhầm thì ngay ở trong langven này. Vì nếu tôi có tán phét vớ vẩn thì chỉ nói duy nhất ở đây. Tôi còn nhớ có nói phản bác lại thông tin rằng, thời bao cấp, chính Liên Xô cũng khuyên VN không nên xây dựng nhà máy nhôm ở đây. Những người phản đối còn viện cả lý do đại tướng Võ Nguyên Giáp ra nói. Tôi đã nói rằng, việc Liên Xô bảo VN không xây vì đơn giản lúc đó VN ở trong COMECON, tức là khối liên minh kinh tế của các nước XHCN cũ. Khối này hoạt động theo quy chế kế hoạch hoá, phân bổ hành chính chuyên môn cho từng nước. Ví dụ Bun ga ri sản xuất máy cẩu, VN sản xuất đồ may mặc, sản phẩm nhiệt đới, .. vì thế VN mới không sản xuất nhôm, vì bản thân Liên Xô là nước sản suất lớn sản phẩm này, Liên Xô đã xây nhà máy Thuỷ điện ở Si bê ri để khai thác nhôm.
Rồi những người phản đối lại lấy lý do môi trường gì đó ra nói. Lý do môi trường luôn là lý do được đưa ra để ngăn cản các nước đang phát triển công nghiệp hoá. Nhưng không công nghiệp hoá lấy gì mà sống. Làm cái nghề bưng bê (tức là du lịch, nhà hàng), hay săn bắn hái lươm (nông nghiệp đơn thuần) làm sao đủ sống. Ngược lại chỉ có công nghiệp hoá thì mới phát triển được. Và có công nghiệp hoá thì các nghành nghề săn bắn hái lượm truyền thống cộng với bưng bê kia mới thay đổi được cả chất lẫn lượng.
Việt nam về cấu trúc và điều kiện thiên nhiên rất giống Ý. Tức là một nước do dân số đông, khéo tay hay làm, rất có thế mạnh về gia công. VN còn hơn cả Ý vì có thể tự chủ được về lương thực, và tự chủ được về năng lượng, vì có dầu, than đá. Vì thế nhất định phải có công nghiệp nặng để xoá bỏ việc bán khoáng sản, đổi lấy sản phẩm như một nước thuộc địa kiểu cũ.
Không chỉ có chuyện nhà máy Nhôm, việc xây dựng nhà máy hoá dầu đầu tiên của VN ở Dung Quất cũng vậy. Bây giờ nhà máy này cũng có lãi.
Tất nhiên vấn đê môi trường là quan trọng, nhưng phải sử lý nó bằng kỹ thuật chứ không phải vì thế cấm tiệt công nghiệp hoá thì không thể sống được.
Kỳ lạ hơn nữa, quan tâm đến môi trường như vậy, nhưng vệ sinh thành phố, rác thải bẩn thỉu đường phố nhếch nhác lại không quan tâm. Mà đây cũng là môi trường.

@ltbk,
Khi đạo luật Taiwan Act vừa rồi được thông qua, số phiếu đồng thuận là 100% cả hai viện. Có nghĩa là điều này vượt lên trên cả đấu đá cá nhân, hay thủ thuật chính trị cả hai bên cộng hoà và dân chủ. Nó thể hiện tầm nhìn của cả hệ thống chính trị Mỹ. Vậy ta cứ chờ xem Mỹ sẽ tiếp tục làm gì.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 16 2020, 10:39 PM

Ban nguyên liệu thô, mua sản phẩm là điều mà các nưoc phưong tây luôn thích ở các nưóc đang phát triển, vì thế nên khi vay tiền để sản xuất thì k hề dễ, trừ khi làm chân rết cho các hãng của ho. CÒn nếu vay tiền để xây cơ sở hạ tầng, làm du lịch dịch vụ thì dễ hơn hẳn.
Vụ WHO này, Mỹ tài trợ, nhưng cũng là cho chính Mỹ thôi, cho các hãng dược phẩm y tế của Mỹ. Bây giờ k tài trợ, thì WHO ít tiền hơn thì cũng sẽ mua ít hàng của Mỹ hơn thôi, và chuyển sang mua của những nưóc bán hàng hoá tương tự nhưng rẻ hơn, vì thế nên chưa chắc phe DC, vốn có quan hệ gần gũi với các hãng y tế, chịu chấp nhận, trừ khi có 1 chiến lược thực sự to lớn phía sau. Còn đây nhiều khi chỉ là thủ thuật chính trị để đổ lỗi cho WHO, và gây áp lực cho họ. Còn nếu có chiến lược thực sự thì trong thời gian tới sẽ sớm lộ ra.

Đài Loan có 1 hãng gia công chip, bán dẫn rất quan trọng là TSMC. Hầu hết các tập đoàn hàng đầu về bán dẫn của Mỹ như Qualcomm, NVIDIA, Advanced Micro Devices, MediaTek, Marvell và Broadcom đều là khách hàng của TSMC. Bán dẫn là ngành mà Mỹ đang muốn khống chế chặt TQ, không để TQ vươn lên tự chủ về công nghệ này với Mỹ, và mấy cái trò cấm QUalcomm cung cấp chip cho Huawei chính là nằm trong đường lối này. Nhưng lệnh cấm này đang có lợi cho Nga, vì lượng tiền đầu tư và phòng thí nghiệm R/D của Huawei mở ở Mỹ giảm hẳn và lại tăng lên mạnh ở Nga. Các hãng chip Nga đang nhân cơ hội chào bán ở TQ. Đây đúng là 1 thế cân bằng động dùng dằng. TQ vẫn hy vọng Mỹ dở bỏ trừng phạt để mua từ Mỹ (dù vẫn mua thêm ở Nga), Mỹ thì chơi trò nửa kín nửa hở, cấm nhưng cũng không nói cấm hẳn, để ngăn TQ dồn hết vào Nga, mà cứ luôn để cho TQ cái hy vọng có thể vẫn mua được ở Mỹ.

Nếu bây giờ TQ có được Đài Loan thì k chỉ về mặt địa lý, mà cả về bán dẫn tương quan lực lượng giữa Mỹ và TQ thay đổi hẳn. Có lẽ tầm nhìn lâu dài của Mỹ là 1 nước Đài Loan độc lập, và Mỹ tiến tới công nhận sự độc lập này.

Tin thêm:
Mỹ nói Nga vừa phóng thử lần 8 hệ thống chống vệ tinh Nudol, BQP Nga không công bố chút nào về việc này
https://www.spacecom.mil/MEDIA/NEWS-ARTICLES/Article/2151611/russia-tests-direct-ascent-anti-satellite-missile/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 17 2020, 05:20 PM

Hôm qua vừa nói chuyện đến Đài loan, bảo sao không thấy lần này TQ « phồng mang trợn mắt » phản ứng. Hôm nay đọc thêm tin, trên báo VN mới thấy là TQ sẽ làm. Lần này còn tập trận 5 chiến khu liền không kể còn đưa tầu vào EEZ của VN nữa. Định đánh nhau với toàn thế giới chắc.
Nhân thể chuyện này tán phét về Đài loan một tí. Khả năng Đài loan có độc lập là điều hoàn toàn có thể, vì thực ra Đài loan đã độc lập trên thực tế de facto. TQ chỉ còn níu kéo về mặt ngoại giao thôi. Nếu Đài loan độc lập, thì chắc chắn cả Nhật và Mỹ sẽ ủng hộ. Nhưng điều này không phải là điều chính, điều chính là Đài loan có muốn độc lập chính trị thật sự không, và ý muốn này phải có cơ sở đến từ dân và hệ thống chính trị, cũng như elite chính trị của nước này không. Với đạo luật mới của Mỹ, và nếu việc này đi vào thực tế, thì lợi ích mà TQ thu được từ phản ứng ngoại giao sẽ bị rút ruột.
Cũng nên để ý là mặc dù hầu hết các nước đều công nhận TQ là đại diện ngoại giao duy nhất, nếu TQ đánh Đài loan thì sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền, chứ không phải là kiểu TQ « đàn áp chấn chỉnh » một tỉnh nội địa kiểu Tân cương, Tây Tạng.
Cũng để ý một điều nữa, lợi ích TQ đánh Đài loan về mặt thực tế không lớn, thiệt hại thực tế là nhiều hơn. Nhưng ở đây có lẽ TQ sẽ mắc phải cái bẫy mà tự TQ tạo ra cho mình, khi biến vấn đề Đài loan thành vấn đề tiên quyết, kiểu « ranh giới đỏ ». Tại sao ?
Bởi trong một nhà nước có rất nhiều xu hướng chính trị xã hội đan xen nhau. Vấn đề Đài loan luôn được bộ phận « diều hâu », « đại hán » chống lưng. Sự chống lưng này không phải là vì Đài loan, mà là vì quyền lợi sát sườn của nhóm này. Bởi sau đó là quyền lực, là chi tiêu quân sự, .. Khi sức ép bên ngoài càng tăng, thì ảnh hưởng của nhóm này càng lên. Tác động trong ngoài đưa đẩy nhau. Lợi ích thực sự của việc TQ chiếm được Đài loan, chỉ có một y nghĩa quân sự, đó là nó cho phép hải quân TQ tiến ra biển sâu Thái Bình Dương mà không bị kiểm soát cận bờ. Nhưng lợi ích thực tế này quá nhỏ, so với thiệt hại của một cuộc chiến tranh tổng lực tạo ra. Cho đến nay TQ vẫn biết điều này, cho nên thái độ của TQ là thống nhất một nhà nước hai chế độ. Chính sách này tương đồng với chính sách cắt lát của TQ ở biển Đông. Ngoài lợi ích trên, có một lợi ích chính trị nữa, đó là TQ không bị mất mặt. Chính vì lợi ích đánh chiếm Đài loan quá nhỏ, nhưng ông lại sợ mất mặt, cũng như sức lực của ông chưa vượt trội, nên có chính sách một nhà nước hai chế độ trên. Chính sách này đã giúp TQ thu được Hồng Công, Ma cao. Nhưng vị thế của Hồng Công Ma cao với TQ khác Đài loan với TQ. Hồng công, Ma cao là nhượng địa thuê dài hạn, và TQ cũng kiên nhẫn chờ đến lúc đáo hạn. Nhưng chính những vấn đề vừa xẩy ra ở Hồng Công, với biểu tình dài ngày đã khiến cho việc « thu hồi Đài loan » khó hơn. Tại sao ? bởi vì sự bất cập trong chính sách này. Hồng công trở về với lục địa TQ từ năm 1998. Đến nay đã được 20 năm, là một thời gian đủ dài để đánh giá được mô hình này có gì hay có gì dở. Cái đập vào mắt ta đầu tiên, là sự thống nhất này không kéo dân Hồng công gần với « đất mẹ » hơn, mà lại đẩy họ ra xa. Có nghĩa là họ không muốn là người TQ. Trong trường hợp Hồng Công, mặc dù biểu tình kéo dài, khả năng vùng lãnh thổ này tách khỏi TQ là số không. Nhưng nó cũng là tiền lệ để thấy rằng, nếu thông nhất với TQ, thì Đài loan chỉ có thiệt. Nếu thống nhất với TQ, Đài loan chỉ đi xuống. Muốn biết điều này thì có thể xét về cấu trúc quan hệ kinh tế của Đài loan, so sánh với những gì xẩy ra ở Hồng Công, thì việc này sẽ nhìn thấy rõ ngay.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 17 2020, 06:55 PM

Dai Loan về với TQ bị thiệt? ý bác có phải là Đài Loan sẽ mất đi những lợi ích, ưu tiên trong quan hệ với phương tây khi độc lập? Mất đi lợi thế làm ông "trung gian" trong quan hệ giữa TQ và phưong Tây như hiện nay?
Điều này thì tôi đồng ý. Tuy nhiên, nếu Đài Loan độc lập thì Đài Loan cũng có còn giữ được hoàn toàn lợi ích "trung gian" này? TQ sở dĩ ưu đãi Đài Loan cũng vì nước này không độc lập, nếu độc lập thì có còn giữ được những ưu đãi đó? Nhất là nếu phe thân phương Tây lên nắm quyền?

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 17 2020, 08:48 PM

@ltbk,
Đúng rồi, Đài loan thống nhất với TQ, dù ở dạng « một nhà nước hai chế độ » cũng thiệt đơn thiệt kép, ngoại trừ thoả mãn được tâm lý « đại hán ». Nhưng tâm lý đại hán này chỉ phổ biến ở TQ lục địa là chính, có bẻ ra ăn được đâu, cho nên Đài loan sẽ là nạn nhân của tâm lý này.
Tất nhiên đây là phân tích riêng của cá nhân tôi, tán phét cho vui.
Bây giờ hãy phân tích trường hợp của Hồng Công, thì sẽ ló dần ra trường hợp Đài loan. Vào năm 1997, tôi còn nhớ là rất thú vị khi xem lễ trao trả Hồng Công của Anh cho TQ. Với tôi, vấn đề Hồng Công không chỉ gắn liền với lịch sử TQ mà còn gắn với lịch sử Đông Á. Nó là điểm kết thúc của cuộc chiến tranh thuốc phiện cách đây cả 100 năm.Nó đánh dấu kỷ nguyên Đông Á trở thành thuộc địa, và VN cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh thuốc phiện này. Dù là nạn nhân không trực tiếp. Nhưng sau đó, lịch sử VN đã có Điện Biên Phủ, đã có 30/4, nên coi như là sự trả lời đúng đắn của lịch sử. Mặc dù vậy việc Hồng Công trở về với TQ cũng có một ý nghĩa kết thúc một giai đoạn thuộc địa. Cũng nên lưu ý là Bồ đào Nha cũng trả lại Ma cao cho TQ, nhưng ý nghĩa của nó không giống. Bồ thuê đất của nhà Thanh như là hai quốc gia độc lập thoả thuận với nhau. Ngược lại Hồng Công là hệ quả của một cuộc xâm lược. Hai điều này hoàn toàn khác nhau.
Vào năm ngoái, ở Hồng công đã bùng nổ các cuộc biểu tình kéo dài, và dù khả năng có sự can thiệp của nước ngoài là lớn, người ta cũng không thể không đặt câu hỏi, điều gì đã động viên người dân xuống đường. Nếu lời kêu gọi xuống đường không được hưởng ứng, thì chuyện này không thể xẩy ra.
Trên media phương Tây, nó thường đưa ra đánh bóng mạ kền 2, 3 nhân vật thanh niên, được nó PR như là lãnh tụ của phong trào này. Những nhân vật này nói rằng họ muốn là thần dân của nước Anh, kêu gọi Hồng Công độc lập. Tất nhiên những điều này được nói qua media phương Tây, và có thể hiểu là nếu kêu gọi như thế, thì media phương Tây nó đưa lên là phải. Nhưng dù sao nó cũng nói lên một câu chuyện rất buồn cười là, lịch sử thuộc địa của Hồng công, một điều ô nhục của lịch sử, đã được lý tưởng hoá, thành một chân trời cho một phần giới trẻ ở đây. Vậy chuyện gì đã xẩy ra ? nó có thể có nguyên nhân xã hội nào đó không ?
Theo tôi nguyên nhân bất cập của nó chính là trong cái nguyên lý « một nhà nước hai chế độ » này. Bởi vì chế độ Hông công hiện tại vẫn là chế độ tồn tại trước đó. Đó là một chế độ ultra-liberal, chế độ kiểu này có lợi cho tầng lớp cầm quyền sẵn có, nhưng không có lợi ích cho người dân Hồng công bình thường. Bảo tồn chế độ này, nhà nước TQ đã thay nước Anh nhận lại những hệ quả negatif của chế độ thực dân Anh tạo ra.
Trong thực tế, nó tồi hơn chế độ thực dân Anh. Tại sao ? muốn thế thì phải đi lù lại lại lịch sử. Hồng công phất lên được là nhờ buôn thuốc phiện tự do vàoTQ, sau năm 1840. Sự hưng thịnh của nó dần dần giảm đi, khi Thượng Hải được thành lập. Thượng Hải đã trở thành trung tâm công nghiệp, tài chính lớn của lục địa TQ, do vị trí địa lý thuận lợi, là cái cửa vào TQ.
Nhưng cách mạng TQ thành công vào năm 1949 đã cứu Hồng Công, do TQ không được công nhận cho tới năm 1972, nên Hồng công trở thành cửa khẩu buôn lậu sản phẩm của TQ ra thị trường thế giới. Từ năm 1949 tới lúc TQ mở cửa, Hồng công làm giầu từ lý do này.
Trong suốt thời gian này (1949-1972) Hồng công cũng là nơi đón nhận một bộ phận người TQ trốn qua tị nạn, do nhưng sự kiện chính trị xẩy ra trong lục địa TQ. Điều này càng khiến chế độ ở Hồng Công Liberal hơn, vì rất dễ hiểu là những gì xẩy ra ở lục địa TQ được quy cho CNXH. Và cũng do độc quyền « buôn lậu » với TQ, Hồng Công đã tạo ra công ăn việc làm cho người Hồng Công, khiến tư duy liberal cang có chỗ đứng hơn, và nó che đi những vấn đề xã hội, như người nghèo, nhà cửa, phúc lợi xã hội ở đây.
Nhưng từ khi TQ mở cửa, thì có hai điều đã xảy ra. Điều thứ nhất, Thượng Hải đã quay trở lại thành trung tâm tài chính , công nghiệp và là cái cửa thương mại của TQ. Hồng Công không còn độc quyền nữa. Điều thứ nhì, TQ đã xây một thành phố dính lưng vào Hồng Công và có các ưu đãi về dịch vụ tương tự, đó là Shenzen. Một lợi thế duy nhất còn lại của Hồng Công đó là nó vẫn là trụ sở của các hãng, ngân hàng phương Tây, vì nó vẫn có cái vỏ là luật pháp phương Tây.
Nhưng việc cách đây vài năm, ngân hàng HSBC, là ngân hàng trụ cột của tài chính Anh, ra đời từ buôn thuốc phiện, gắn liền với lịch sử thuộc địa Hồng Công , mặc dù được TQ níu kéo vẫn chuyển trụ sở chính của nó về Luân đôn (trước trụ sở của nó là ở Hồng Công, như tên gọi của nó : Hongcong Shanghai Banking corporation). Điều này nói lên rằng, Hồng công cũng không còn là đất « nhượng địa » của các hãng phương Tây nữa.
Trong điều kiện này, thì Hồng công chỉ có đi xuống, vì bị cả Thượng Hải và Shenzen rút ruột.
Đây là điều giải thích những khó khăn xã hội mà giới trẻ Hồng Công gặp phải. Việc làm khó khăn hơn, nhà cửa khó khăn hơn. Trong khi ông lại có cái mác « Hồng Công ». Chế độ ở Hồng công vẫn là một chế độ thuộc địa, và TQ cũng không có một cái mô hình xã hội nào có sức thu hút ở đây.
Và từ đấy chế độ thuộc địa cũ của Anh được lý tưởng hoá, vì dù sao nó cũng là thời hoàng kim tưởng tượng theo trí nhớ.
Trong thực tế, thì sao 100 năm là thuộc địa của Anh, có những lợi thế dựa trên sự đau khổ của lục địa TQ để phát triển, người Hồng công đã trở thành một dạng người khác, văn hoá khác. Nó không phải là Anh, nhưng nó cũng không còn là TQ.
Do TQ bảo tồn chế độ, và cũng không có một mô hình xã hội nào hấp dẫn hơn, đặc khu Hồng Công trở thành đặc tính Hồng Công. Nhưng bất công của chế độ cũ Hồng Công được ông bảo tồn, đượcquy tội cho ông, và nó lại còn tồi hơn. Thì bảo làm sao người ta không hoài niệm quá khứ.
Câu chuyện của Hồng Công có lẽ chỉ dừng ở đây. Vì Hông Công không thể thoát khỏi TQ, nhưng công cuộc « trở về nhà này » có cái vị gì đó ..cay cay cho cả hai bên..
Ngược lại với Đài loan thì cánh cửa vẫn mở rộng, trở về với TQ chỉ là một option.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 22 2020, 02:56 AM

bạn Lê Thái Kỳ dịch tin tử báo Ukraine

Giám đốc tập đoàn dầu khí quốc gia Ukraina Naftogaz Yuri Vitrenko nghĩ ra cách kiếm tiền.
Đó là dự trữ dầu từ các nước, trừ của Nga.
Ông ta cho rằng Ukraina cần tận dụng cơ hội giá dầu trên thế giớ rớt về mức âm, khi người bán phải trả tiền để người mua,
Ukraina có một hệ thống vận chuyển dầu khổng lồ và nên tận dụng khả năng này để kiếm tiền càng nhiều càng tốt. Trước đây Bộ Quốc phòng có kho chứa dầu khổng lồ 1 triệu tấn.
Do vậy Ukraina cần lưu trữ dầu càng nhiều càng tốt, tuy vậy loại trừ dầu của Nga.
Vitrenko còn hy vọng rằng tình hình này lặp lại với thị trường khí đốt. ''Biết đâu các kho chứa khí của chúng ta sẽ sớm trở thành ngành kinh doanh có lợi nhuận cao nhất''.
https://www.facebook.com/%D0%AE%D1%80%D1%96%D0%B9-%D0%92%D1%96%D1%82%D1%80%D0%B5%D0%BD%D0%BA%D0%BE-Yuriy-Vitrenko-107078367535394/? __cft__[0]=AZWlNOVzH6eXrJOef1H5BmM3APUsimlW5K4uTCLnlwEBhXdYitpQJI52Rb5Dd7dDmmpOl
qieGnTuHFMSr5QGk4ysxHNUE7DHJr7OsQKTcuzI5T4Up_7zeWOsgFBPfrKI2FhNSAsIcuAWVWgt1VTbl
vk0mgEU9_4RaTbO07X2UACREJcTOhiYbma02Y_RnFS0lDc&__tn__=-UC%2CP-y-R


Mỹ cân nhắc cấm nhập khẩu dầu của Arap Saudi để cứu dầu mỏ trong nước. Đúng như mình nói, Trump mà tăng thuế hay cấm nhập khẩu dầu, thì chỉ có nhè vào dầu của Arap Saudi, chứ làm sao có thể ngừng nhập khẩu dầu Nga được trong tình cảnh hiện nay được
https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-04-20/trump-eyes-saudi-oil-import-ban-spr-fill-as-prices-go-negative?

Nhà khổng lồ dầu khí Leong Trading Hin của Singapore phá sản rồi, trước đó thì tập đoàn Dầu khí Whiting (Whiting Petroleum Corp) cũng đã nộp đơn phá sản ngày 1/4

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 22 2020, 06:41 PM

Cong ty nha may LMZ (Leningradsky Metallichesky Zavod) va 1 so cong ty con cua Rostec dang duoc giao nhiem vu san xuat turbine khi (gas turbine) co lon, de thay the dan turbine khi cua Siemens (Duc). Nha may nay so truong ve turbine nuoc (water turbine), chu yeu dung trong cac nha may thuy dien cua Nga va cac nuoc Lien Xo cu. Tu nam 1957, nha may nay bat dau lam gas turbine.
700 turbine duoc san xuat boi LMZ hien dang duoc chay trong hang tram nha may dien, o tren 80 nuoc tren the gioi. Hien nha may nay da sản xuất hơn 2300 tuốc bin cho các nhà máy điện trên khắp thế giới

Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật trị giá khoảng 484 tỷ USD nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, bệnh viện cũng như thúc đẩy công tác xét nghiệm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tàn phá hầu hết các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Mỹ.
Dự luật sẽ được thông qua tại Hạ viện vào ngày 23/4 khi các nghị sỹ quay trở lại làm việc và sẽ được Tổng thống Trump kí ban hành sau đó.

Các công ty dầu đá phiến của Mỹ đã yêu cầu ông Trump ép buộc Trung Quốc mua dầu Mỹ giữa lúc các kho dự trữ đã chứa đầy.


Giá dầu WTI ngày 21/4 (giờ địa phương) đã có phần hồi phục ở mức 13 USD/thùng cải thiện rất nhiều so với mức âm thê thảm (-40,32 USD/thùng) một ngày trước đó.

Tại thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 6/2020 đã tăng 18,93% lên mức 13,76 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao cùng thời điểm cũng tăng 0,98% sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua, 19,33 USD/thùng và dừng ở mức 19,52.

Tuy nhiên, tình hình không cải thiện nhiều hơn khi nhu cầu sử dụng dầu hạn chế gây áp lực lên các kho dự trữ của nước này vẫn có thể khiến giá dầu quay đầu lao dốc.

Tín hiệu không vui từ thị trường khiến các nhà sản xuất dầu tại Mỹ tìm cách vận động Chính phủ ông Donald Trump dành cho họ nhiều sự quan tâm hơn.

Khi Thượng viện Mỹ thông qua gói hỗ trợ bổ sung trị giá 484 tỷ USD cho các ngân hàng và bệnh viện, thì các nhà khai thác dầu đá phiến cũng không quên gửi đi đề xuất tới Nhà Trắng mong muốn giới lãnh đạo có bước đi cần thiết hơn nữa để bảo vệ ngành năng lượng.

Bloomberg cho biết, trong một bức thư gửi tới Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Hội đồng Khai thác và Sản xuất Mỹ ngày 21/4 hối thúc chính quyền Tổng thống Trump phải gây sức ép lên Trung Quốc để thực hiện lời hứa của họ trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Thỏa thuận này đã ghi nhận cam kết của Trung Quốc trong việc mua các sản phẩm năng lượng của Mỹ trị giá 50 tỷ USD trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn không lựa chọn sản phẩm năng lượng của Mỹ mà lựa chọn mua dầu từ Nga và Saudi Arabia.

Đến nay, trong tình huống khó khăn chung của thị trường toàn cầu các nhà khai thác Mỹ cũng muốn tận dụng cơ hội này để có thể giảm tải bớt áp lực của các kho chứa dầu.

Giám đốc điều hành Hội đồng Khai thác và Sản xuất Mỹ Anne Bradbury nêu rõ: "Trong những tháng đầu năm 2020, Trung Quốc chỉ mua một lượng tối thiểu dầu thô của Mỹ, trong khi quốc gia này lại tăng sản lượng dầu thô mua từ Saudi Arabia và Nga. Thay vì tăng cường nhập khẩu từ Nga và Saudi Arabia, Chính phủ Trung Quốc phải có những bước đi thiết thực để duy trì quan hệ với Mỹ như một đối tác thương mại tin tưởng".

“Chúng tôi đang ở thời điểm quan trọng. Phải áp dụng mọi biện pháp có thể để giảm bớt tình trạng dư cung và các vấn đề liên quan đến khả năng dự trữ mà các nhà sản xuất đang phải đối mặt - đặc biệt phải gây sức ép buộc Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ thương mại của mình”, ông Anne Bradbury nhấn mạnh.

Các nhà lãnh đạo ngành dầu mỏ của Mỹ cũng nhiều lần bày tỏ nghi ngờ về khả năng Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết mua năng lượng trong thỏa thuận thương mại đạt được với Tổng thống Trump hồi tháng 1/2020.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 24 2020, 05:08 PM

Mỹ quyết định đẩy Nga ra khỏi thị trường công nghệ hạt nhân

Mỹ cần đánh bật Nga và Trung Quốc ra khỏi những thị trường công nghệ hạt nhân nằm trong tầm ảnh hưởng của những nước đó, để trở thành nước hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này, theo chiến lược của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ được công bố hôm thứ Sáu trên website của bộ.

“Cuối cùng, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thâm nhập vào các thị trường do các công ty nhà nước ở Nga và Trung Quốc thống lĩnh, và sẽ khôi phục vị thế dẫn đầu thế giới của chúng tôi trong việc xuất khẩu các công nghệ tốt nhất về năng lượng hạt nhân, đồng thời ban bố các tiêu chuẩn khắt khe về không phổ biến (hạt nhân)”, tài liệu nói.

Chiến lược này, như đã nêu trên trang web, đã được trình lên Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump xem xét.

Cụ thể, tài liệu đề xuất không để Nga và Trung Quốc thiết lập quan hệ bền vững với "một số nước Đông Âu và châu Phi". Ngoài ra, các tác giả của chiến lược đề xuất trao cho Ủy ban điều tiết hạt nhân Hoa Kỳ quyền "từ chối nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân sản xuất tại Nga và Trung Quốc, để đảm bảo an ninh quốc gia".

"Khả năng các doanh nghiệp nhà nước nước ngoài cung cấp chu trình tái xử lý nhiên liệu hạt nhân nhằm thiết lập vị thế thống lĩnh thị trường và quan hệ song phương bền vững có thể tạo ra những thách thức địa chính trị nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ", báo cáo cho biết.

Về vấn đề này, chiến lược đề xuất giảm lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cụ thể, ở đây nói đến việc chống lại hoạt động của công ty sản xuất nhiên liệu hạt nhân TVEL thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom.

Năm 2016, TVEL đã ký hợp đồng đầu tiên với một trong những nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân của Mỹ để vận hành thử nghiệm loại nhiên liệu hạt nhân TVS-Kvadrat. Sản phẩm của Nga được gọi là TVS-Kvadrat bởi vì các bó nhiên liệu này có hình hộp vuông - giống như các bó nhiên liệu được sử dụng trong các lò phản ứng mước áp lực (PWR).



Liệu các công ty Trung Quốc có thể tồn tại mà không cần công nghệ Mỹ?


Công ty Huawei Trung Quốc tuyên bố các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể có của Mỹ cấm cung cấp chip sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Theo báo Nikkei Aisan Review, người phát ngôn Huawei cho biết công ty có thể dễ dàng thay thế linh kiện Mỹ bằng thành phần tương tự từ các quốc gia khác.

Trước đó đã có tin cho hay quan chức các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Năng lượng, Thương mại và Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đang thảo luận về khả năng thắt chặt các quy tắc kiểm soát hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Theo các quy tắc hiện hành, giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ được yêu cầu ngay cả đối với hàng hóa được sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ, nếu ít nhất 25% linh kiện hoặc công nghệ Mỹ được sử dụng để chế tạo. Việc thắt chặt các quy tắc có thể giảm ngưỡng này xuống 10%, và trong một số trường hợp thậm chí là 0%. Nếu các sửa đổi được thông qua, nhà cung cấp chính cho Huawei — công ty TSMC Đài Loan - sẽ không thể bán linh kiện cho đại lục, vì chip TSMC công nghệ cao được sản xuất bằng thiết bị của Mỹ.

Do đó, nếu lệnh trừng phạt đối với Huawei hồi tháng 5 năm ngoái dễ dàng được công ty Trung Quốc vượt qua (ngoại lệ duy nhất là cấm sử dụng dịch vụ của Google, dẫn đến sụt giảm nhu cầu điện thoại thông minh Huawei mới ở thị trường nước ngoài), thì giờ đây Huawei có thể phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều, do chip TSMC được sử dụng trong hầu hết mọi sản phẩm của Huawei - từ điện thoại thông minh đến trạm thu phát sóng và thiết bị chuyển mạch. Do đó, công ty hiện đang tích cực bổ sung kho dự trữ. Bất chấp cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản trong quý đầu năm nay, TSMC đã thông báo lợi nhuận ròng tăng gấp đôi trong khoảng thời gian tháng 1- tháng 3, lên 3,89 tỷ đô la. Nhà sản xuất Đài Loan thừa nhận: đó là do Huawei tích cực tăng mua tích trữ linh kiện.

Trong khi đó, theo như Nikkei Asian Review viết, dường như công ty Trung Quốc không lo lắng về những lệnh cấm có thể của Hoa Kỳ. Theo đại diện Huawei, công ty luôn có thể mua sản phẩm chip tương tự từ Samsung, MediaTek, từ các nhà cung cấp Nhật Bản, châu Âu và thậm chí ngay cả ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Hoa Kỳ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu, việc chuyển sang các nhà cung cấp khác vẫn có khó khăn nhất định, bởi vì chính họ cũng phải dựa vào công nghệ Mỹ, chuyên gia Gong Honglie từ Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh nói với Sputnik.

"Hiện tại, trong các ngành công nghệ cao như chip và vi mạch, các quốc gia khác vẫn không thể làm được nếu không có công nghệ Mỹ. Trong ngắn hạn, khó ai có thể bắt kịp, hoặc vượt qua Hoa Kỳ trong lĩnh vực này. Bởi vì đó là một chuỗi sản xuất phức tạp. Các công ty Mỹ và châu Âu đang ở cấp cao nhất của chuỗi này. Nếu chúng ta nói về Trung Quốc và các nước phía sau khác, họ vẫn còn nhiều điểm nghẽn trong chuỗi sản xuất. Và không thể vượt qua những khó khăn này trong một thời gian ngắn".

Theo đại diện Huawei, ngay cả khi gã khổng lồ viễn thông không thể thiết lập quy trình sản xuất chip của riêng mình, thì tại Trung Quốc vẫn có nhiều công ty khác đang phát triển ngành này. Thật vậy, trong tài liệu chương trình "Sản xuất tại Trung Quốc - 2025", chính quyền đặt mục tiêu đạt 70% thay thế thị phần nhập khẩu, kể cả trong lĩnh vực chip vào năm 2025. Một số nhà sản xuất Trung Quốc đã có những tiến bộ công nghệ. Huawei đặt mua một phần linh kiện từ công ty Semiconductor Manufacturing International Co ở Thượng Hải, ở đây là các chip thế hệ trước. Doanh nghiệp Yangtze Memory Technologies Co., Ltd ở Vũ Hán mới đây công bố phát triển chip flash 3D NAND nguyên mẫu 128 lớp, chưa được bất kỳ công ty nào trên thế giới sản xuất hàng loạt. Các công ty khác, bao gồm cả Samsung Hàn Quốc, cũng đang tích cực phát triển các sản phẩm này, và vẫn chưa rõ ai sẽ là người đầu tiên đi vào sản xuất công nghiệp.

Trong trường hợp Hoa Kỳ thực sự ngăn chặn quyền truy cập vào các công nghệ của mình, sẽ không ai dễ dàng - cả nhà cung cấp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ khó có thể thực hiện các biện pháp quyết liệt như vậy. Trong trường hợp này, tất cả các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài sẽ phải phát triển công nghệ của riêng mình, vì họ không thể từ bỏ thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc. Và Mỹ cuối cùng sẽ mất nhu cầu về công nghệ của mình, theo chuyên gia Gong Honglie.

"Tôi tin rằng áp lực của Mỹ lên các quốc gia khác, theo quan điểm khoa học và công nghệ sẽ không quá đáng chú ý, chủ yếu vì các nước khác cũng cần nơi tiêu thụ. Việc mất các thị trường này gây ra quá nhiều thiệt hại cho các công ty. Ngay cả các doanh nghiệp Mỹ cũng không coi hành động của chính quyền là đứng đắn. Tất nhiên, nếu Mỹ áp đặt các hạn chế toàn diện, sẽ có tác động nghiêm trọng đến Huawei trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngay cả trong lĩnh vực 5G nói chung, Hoa Kỳ chỉ dẫn đầu về công nghệ trong một vài chuyên nghành hẹp. Nhưng ở Mỹ không có các cụm công nghiệp, mà hiện được đặt tại các quốc gia khác, chủ yếu ở Trung Quốc. Vì vậy, về lâu dài, những hạn chế của Mỹ có thể là con dao hai lưỡi. Do đó không có khả năng Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn toàn diện".

Vẫn chưa biết liệu Donald Trump có ký thông qua những thay đổi đối với các quy tắc này hay không. Ít nhất là vào tháng Hai, khi thảo luận khả năng giảm tỷ lệ công nghệ Mỹ xuống 10% trong các sản phẩm thuộc giấy phép xuất khẩu đặc biệt của Bộ Thương mại, Trump đã phản đối biện pháp này. Ông nói "không muốn việc làm ăn với Mỹ trở nên bất khả thi". Theo ông, một phần đáng kể trong các đề xuất hạn chế, được đệ trình trên bàn làm việc, không liên quan gì đến vấn đề an ninh quốc gia.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 25 2020, 08:08 PM

Có vẻ như Ukraine nhất quyết không chịu bán cho Nga bản quyền sở hữu máy bay vận tải An-124 để Nga có thể sản xuất thoải mái. Máy bay này có đến 70% linh kiện được làm bởi Nga (nhà máy của công ty Aviastar-SP - Tổ hợp Công nghiệp Hàng không Ulyanovsk trước kia) và 30% bởi Ukraine (Nhà máy Hàng không Kyiv AVIANT ở Ukraine).

Hiện Nga đang dự đinh sản xuất nốt 30% còn lại thay thế linh kiện của Ukraine. Vào MAKS Air Show 2017, Nga đã giới thiệu những thiết kế mới của mình nhằm thay thế những phần của Ukraine, và những phần này được sản xuất bởi Aviastar-SP factory ở Ulyanovsk. Tuy thế, Ukraine lại đang nắm giấy phép sở hữu và nhất quyết không bán cho Nga, nên nhiều khả năng Nga sẽ đầu tư nâng cấp máy bay vận tải Il-76 của mình (vẫn đang làm), và cũng đang phát triển máy bay vận tải IL-112 (đã bay thử thành công 1 lần, và chuẩn bị bay lần 2).

Có điều con An-124 bỏ thì hơi phí, vì các nước phương Tây (EU, Mỹ), vẫn đang thuê Nga con này, ví dụ:

Đức thuê An-124 cho nhu cầu vận chuyển chiến lược đường không của NATO cho tới khi chiếc Airbus A400M sẵn sàng hoạt động.[4]
Công ty vận chuyển Nga Volga-Dnepr có hợp đồng vận chuyển những bộ phận ngoài máy bay tới nhà máy Everett với Boeing. Chủ yếu là phương tiện vận tải hàng không duy nhất cho những chiếc động cơ tuốc bin cánh quạt (đã lắp ráp hoàn thành) của General Electric GE90 được dùng cho Boeing 777.
Lockheed Martin đã ký hợp đồng với Antonov AN-124 để vận chuyển phương tiện phóng Atlas V từ Denver đến Mũi đất Canaveral.
Airbus Transport International đã thuê công ty Nga Polet Airlines làm nhà vận chuyển chuyên chở các thiết bị vũ trụ do EADS


Bây giờ nếu thay con Il-112 k rõ có còn được thuê k, nhất là trong không khí chính trị căng thẳng này.

Trước đó, Ukraine cũng k chịu bán quyền sở hữu cho Nga tên lửa Zenit để Nga có đủ quyền pháp lý sản xuất, vì thế nên Nga phải vứt xó tàu vũ trụ vận tải tiến bộ Progress M2 (vì tàu này dùng tên lửa Zenit đẩy). Tuy nhiên đến năm 2015 thì Nga đã xây dựng xong tàu vận tải tiến bộ Progress MS sử dụng tên lửa đẩy Soyuz Victory Rocket của Nga, thay vì Zenit của Ukraine.
Trước đó, hệ thống anten và radio Chezara Kvant-V của Ukraine (on board radio system and antenna/feeder system) đã được thay thế bởi hệ thông Nga tên là UCTS (Unified Command Telemetry System).

Vậy là dưới sự lãnh đạo của Ukraine, công nghệ của Ukraine mất dần, không có Nga, phương Tây cũng k giúp, Ukraine muốn hợp tác với TQ để hy vọng TQ giúp đỡ tài chính và cung cấp linh kiện, nhưng sự hợp tác này cũng đang bị phương Tây phá bĩnh. Các tài phiệt Ukraine bây giờ sẽ tập trung vào buôn lậu để kiếm tiền hơn là phát triển các ngành cốt lõi bền vứng. Họ coi đất nước Ukraine như con bò sữa để văt.
_______________________________________

PS: hỏi thêm chút cho vui Myanmar, Sudan, Nam Sudan, Somali, Bănglađét, Srilanka, Pakistan, Zimbabwe, etc. đều là các cựu thuộc địa Anh, sao họ lại nghèo khổ thế, và k giàu như các thuộc địa Anh khác như Singapore, Malaysia?

Sao mình k biết gì về các lãnh thổ hải ngoại Pháp như New Caledonia, Polynesia, Reunion, Guyane, Guadelope, etc. nhỉ? laugh1.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 26 2020, 07:06 AM

Nhân vụ đấu về dầu giữa Nga và Arap Saudi, thì biết Nga có quỹ nguồn dự trữ ngoại hối lến đến 570 tỷ USD, tức là còn cao hơn nhiều con số 300 tỷ USD trước khi có khủng hoảng Ukraine. Dĩ nhiên 570 tỷ USD này cũng bao gồm trong đó cả quỹ dự trữ quốc gia, nhưng quỹ này cũng chỉ có 150 tỷ USD. Trong số quỹ ngoại hối này chỉ có 14 tỷ USD dưới dạng trái phiếu Mỹ

Hãng Bloomberg và Argus Global Market Mỹ đánh giá Nga có nhiều lợi thế khi giá dầu giảm trong cuộc đấu này, ngoại lợi thế 570 tỷ USD ở trên:
- Đồng rúp linh hoạt giúp Nga điều chỉnh chính sách linh hoạt theo tình hình thị trường
- ngân sách Nga đã từng được lên kế hoạch với giá dầu 40USD/thùng thay vì 80USD/thùng như ArapSaudi
- Doanh thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 37% trong ngân sách Nga, còn doanh thu từ dầu mỏ chiếm đến 65% trong ngân sách Arap Saudi
- Nga là nhà sản xuất dầu duy nhất có thể tồn tại khi giá dầu là 15-20USD/thùng, do nước này có lợi thế mà các nước khác không có như chi phí sản xuất thấp, cơ sở hệ thống hạ tầng phụ trợ phát triển, hệ thống thuế linh hoạt và tỷ giá hối đoái được thả nổi.
- Các nhà sản xuất dầu mỏ có thể nhận 1 phần lợi nhuận của họ bằng đồng USD nhưng họ lại chi tiêu bằng đồng Rup, điều đó cho phép các công ty dầu khí của họ có thể đầu tư và sản xuất, trong khi đối thủ của họ phải giảm các chi phí này để cân bằng sản xuất.
- Quỹ dự trữ quốc gia 150 tỷ USD có thể can thiệp vào nếu cần, theo chính phủ Nga

Các chuyen gia của Bank Of America, Nga ở vị trí tốt hơn nhiều để chống lại cú sốc kinh tế, so với thời điểm năm 2014 khi phương tây trừng phạt Nga vụ khủng hoảng Ukraine, và so với năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế.

Nhận định này có vẻ giống với tờ báo Nihon Keizai của Nhật bản, và bổ sung thêm rằng điểm lợi nữa của Nga là đồng rup giảm giá rất nhiều so với USD (74 rup ăn 1 USD), và sự kiên định của công dân trước các tình huống khủng hoảng, khi người Nga đã cố gắng đối phó với hậu quả từ lệnh trừng phạt của phương Tây và cho đến nay đã đối đầu chống chọi trước ảnh hưởng của coronavirus.

Phía Mỹ thì cho rằng đây có phải là trả đũa của Nga khi làm hàng loạt công ty dầu đá phiến Mỹ phá sản, khi nhắc lại lời của tổng thống Putin năm ngoái, lúc Mỹ trừng phạt Nord Stream 2 của Nga, rằng: "Nga sẽ trả đũa vào 1 thời điểm thích hợp, trên chiến trường cho chúng tôi lựa chọn"

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 26 2020, 11:29 PM

Thêm chút tin:

Nga kéo dài thời hạn kết thúc Nord Stream-2
Chiếc tàu duy nhất có khả năng hoàn thành nốt dự án Nord Stream-2 của Nga - Akademik Chersky đã rời cảng Nakhodka hồi tháng 2/2020 dự kiến sẽ đến biển Baltic để đặt nốt đoạn đường ống còn lại. Tuy nhiên, mới đây, sau hơn 2 tháng lênh đênh và nhiều lần thay đổi lộ trình, chiếc tàu đã đột ngột đổi hướng từ Tây Ban Nha về Ai Cập - cảng Said trước kênh Suez thay vì tiến thẳng đến biển Baltic.

Trước đó tàu Akademik Chersky đã đi qua Singapore, Shrilanka, vòng qua Nam Phi và bây giờ quay lại kênh đào Suez, điểm đến cuối cùng vẫn chưa được tiết lộ. Có ý kiến cho rằng, điểm đến tiếp theo là Crymia, nơi dự kiến sẽ nâng cấp chiếc tàu trước khi được điều đến điểm cuối - biển Baltic.

Nhiều khả năng đây là phụ lục đính kèm thỏa thuận OPEC++, Nga đã chấp nhận kéo dài vô thời hạn dự án Nord Stream-2 để tránh gây thêm căng thẳng với Mỹ. Tuần trước, Mỹ tiếp tục nhắc nhở Nga về việc hiện diện tại Venezuela, lần này có liên quan đến công ty con của Gazprombank. Mặt khác, với nhu cầu khí đốt hiện nay, các đường ống đang hoạt động thừa sức đáp ứng nhu cầu, công suất trung chuyển qua Ukraine từ đầu năm chỉ đạt 64%.




Công ty «Dịch vụ phóng Glavkosmos» cho rằng sở dĩ công ty SpaceX của doanh nhân Mỹ Elon Musk có tên lửa sử dụng nhiều lần giá rẻ, là bởi toàn bộ chi phí ban đầu của công ty này thực sự đều do NASA hoặc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chi trả, minh chứng là các tài liệu đăng tải trên trang Facebook của công ty.

Tại sao tên lửa của Musk lại rẻ đến thế?
«Té ra có các số liệu thống kê như sau: dành cho thị trường nội địa, cùng một thiết bị đó (tên lửa «Falcon-9») thì giá thành cho NASA và Không quân Hoa Kỳ là khác nhau dù gần tương tự, trong khi cũng thiết bị ấy nhưng lại đắt hơn đáng kể khi SpaceX bán ra thị trường quốc tế trong khuôn khổ các cuộc phóng dịch vụ thương mại», - nghiên cứu của «Glavkosmos» cho biết.

«Nếu tính rằng NASA đã tài trợ cho SpaceX tổng trị giá hơn 7 tỷ USD trong khuôn khổ hợp đồng phát triển công nghệ và đảm bảo đưa hàng và phi hành gia lên Trạm Không gian ISS, thì có thể kết luận: xét dưới góc độ quan điểm kinh tế, công nghệ tái sử dụng reusability theo tình trạng công việc ngày hôm nay chỉ tự biện minh được nếu có «khách hàng mỏ neo» về dịch vụ phóng trên thị trường nội địa (trong trường hợp của SpaceX thì đó là NASA và Không quân Hoa Kỳ), sẵn sàng trả ra chi phí tối đa hoặc toàn bộ dành cho tên lửa đẩy, mà một phần trong đó sẽ được tái sử dụng trong khuôn khổ các cuộc phóng dịch vụ thương mại trên thị trường nước ngoài», - các tác giả nghiên cứu lưu ý.

Trong tài liệu cũng nói rằng «để tái sử dụng công cụ phóng và tên lửa đẩy, cần chế tạo lần đầu với toàn bộ kinh phí, sau đó bán nó hoặc với cùng mức chi phí, dựa trên kế hoạch sử dụng nhiều lần (và điều quan trọng là không quên hoàn trả lợi tức đầu tư đã được rót cho khâu phát triển tên lửa, cũng như tốn phí sửa chữa và công việc bảo trì tên lửa đẩy), hoặc là sử dụng một mô hình khác an toàn hơn dành cho kinh doanh».

«Trong trường hợp thứ hai, ai đó trong số khách hàng phóng cần phải trả cho SpaceX mức giá tối đa hoặc toàn bộ chi phí cho «Falcon-9» hay Heavy», - công ty cho biết.

Nêu ví dụ chứng minh, «Glavkosmos» dẫn tình hình trong những năm 2016-2017. «NASA đã trả tiền cho việc chuyển hàng lên Trạm ISS, sử dụng phương tiện phóng là tên lửa «Falcon-9» mới. Kỳ đầu cuả tên lửa đã trở về và được tái sử dụng để cung cấp dịch vụ phóng thương mại, đưa bộ máy vũ trụ SES-10 vào không gian», - các tác giả nghiên cứu giải thích.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 26 2020, 11:33 PM

Nhận bác Phó có nhắc đến 2 dự án Bô-xít Tây Nguyên, trên báo dầu khí Việt Nam cũng vừa có bài viết sau:

Hai dự án bô-xít Tây Nguyên: Tầm nhìn về công nghiệp hóa
Tại cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác chế biến, sử dụng quặng bô-xít, sự đúng đắn trong quyết định đầu tư hai dự án bô-xít Tây Nguyên đã được khẳng định. Vấn đề ở đây là nếu không có sự quyết đoán của Bộ Chính trị thì số phận hai dự án sẽ thế nào?

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 245 về Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, có xét đến năm 2025, hai dự án thí điểm đầu tư khai thác và chế biến quặng bô-xít thành Alumin, nguyên liệu chính để luyện nhôm, là Tân Rai ở Bảo Lộc, Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông được khởi công vào năm 2008 và 2010.

Ngay những năm đầu triển khai 2 dự án này, đã có nhiều quan điểm khác nhau về khai thác và chế biến bô-xít ở Tây Nguyên, cộng thêm việc giá Alumin trên thị trường thế giới xuống thấp khiến 2 dự án đã có lúc tưởng như "chết từ trong trứng". Tất nhiên những cảnh báo có tính xây dựng về môi trường, công nghệ và xây dựng thị trường đều rất chính xác nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cực đoan...

Tuy nhiên, Bộ Chính trị với tầm nhìn xa, và cùng với đó là sự quyết đoán từ lãnh đạo Chính phủ, nỗ lực của cán bộ công nhân viên Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã dần vực dậy và ổn định sản xuất hai nhà máy với những tấn quặng xuất khẩu đầu tiên vào năm 2013. Và đến năm 2017, các nhà máy Alumin đã bắt đầu có lãi, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Nhờ làm chủ được công nghệ hiện đại của thế giới, nên độ tinh khiết của Alumin của 2 nhà máy đều dần đạt cao hơn thiết kế, tiêu hao năng lượng ngày càng ít hơn. Cả 2 nhà máy này đều thực hiện đúng quy định pháp luật về ngân sách, thuế và phí, đồng thời đã cơ bản trả xong vốn vay và lãi vay ngân hàng.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cả 2 dự án thí điểm này cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện xong đề án thăm dò quặng bô-xít. Cả 2 dự án cơ bản thỏa mãn những yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó hệ số an toàn hồ bùn đỏ được nâng lên gấp 3 lần, việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác được thực hiện đúng theo yêu cầu. Chủ đầu tư cũng đã xây dựng các nhà máy điện đảm bảo cung cấp điện cho 2 nhà máy. Qua 2 dự án này, lần đầu tiên Việt Nam cơ bản làm chủ công nghệ sản xuất Alumin với nguồn nhân lực trẻ, đồng thời thu hút được nhà đầu tư để bước đầu hình thành ngành công nghiệp Alumin và luyện nhôm ở Việt Nam

Một vấn đề quan trọng nữa là việc bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên và an ninh quốc gia, an toàn quốc phòng được bảo đảm. Thu nhập của người dân địa phương tăng cao, từ trung bình 17 triệu đồng/năm trước năm 2007 lên 65 triệu đồng/năm hiện nay.

Lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành đánh giá, sau 10 năm thực hiện thí điểm 2 dự án khai thác và chế biến bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ đã cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mang lại hiệu quả tổng thể cả về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên theo nguyên tắc khai thác hiệu quả tiềm năng của Tây Nguyên để phát triển Tây Nguyên.

Qua 2 dự án thí điểm này cũng cho nhiều kinh nghiệm quý về chủ động trong truyền thông chính sách, phát huy trách nhiệm giải trình và vai trò giám sát của nhân dân. Bên cạnh đó, là bài học về đánh giá đúng dựa trên cơ sở khoa học về tiềm năng và cung cầu thị trường của một số ngành. Từ kết quả này, cần tính đến kế hoạch, cũng như huy động các nguồn lực xã hội để phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm của Việt Nam có khả năng cạnh tranh.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá các loại khoáng sản trên thế giới đều xuống thấp, ngay lập tức nhiều ý kiến nghi vấn về 2 dự án bô-xít lại có dịp lật trở lại. Về vấn đề này, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định, nếu giá Alumin thế giới có xuống thấp từ 12-17% thì cả 2 dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.

Trước giá trị thực đã được chứng minh của 2 dự án bô-xít Nhân Cơ và Tân Rai, người viết bài chợt nhớ lại câu nói nổi tiếng của ông Bùi Quang Tiến - Giám đốc Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Nhân Cơ cách nay đúng 8 năm: “Nhiều người nói theo cảm tính, thậm chí ác cảm, nhưng… chẳng ai đến đây cả!”. Quả thực đất nước ta đang bước sang giai đoạn mới về công nghiệp hóa, làm ra sản phẩm mà thế giới cần với những nhà máy ngàn tỉ thì cần phải có sự kiên nhẫn, tin tưởng và nhất là tầm nhìn phải xa đến hàng chục năm.


https://petrotimes.vn/hai-du-an-bo-xit-tay-nguyen-tam-nhin-ve-cong-nghiep-hoa-570117.html

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 28 2020, 12:53 AM

Tại sao Mỹ lại nhất định cần là thành viên của JCPOA để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Iran tại hội đồng bảo anh Liên Hop Quốc sẽ hết hạn tháng 10 tới nhỉ?

Iran khuyên Mỹ "ngừng mơ tưởng" quay lại hiệp ước hạt nhân
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã khuyên người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo nên “ngừng mơ tưởng”, giữa các thông tin cho rằng Mỹ đang lên kế hoạch chứng minh pháp lý với Liên Hợp Quốc rằng Washington vẫn ở trong hiệp ước JCPOA.


Năm 2018, Mỹ đã đơn phương tuyên bố rút lui khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) hay còn gọi là Hiệp ước hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, khiến các thành viên còn lại phải tìm mọi cách để cứu vãn thỏa thuận. Hôm 26/4, truyền thông Mỹ đưa tin rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại đang chuẩn bị các giấy tờ pháp lý để tranh luận trước Liên Hợp Quốc rằng Mỹ vẫn là một nước ký kết trong thỏa thuận, để có thể áp đặt các lệnh trừng phạt mới lên Iran.

“Hai năm trước, Ngoại trưởng Pompeo và lãnh đạo của ông ấy đã tuyên bố ‘ngừng sự tham gia của Mỹ’ trong hiệp ước JCPOA, mơ rằng chiến dịch ‘sức ép tối đa’ của họ sẽ khiến Iran phải quỳ gối đầu hàng. Khi mà chính sách đó đã thất bại thảm hại, giờ đây ông ấy lại muốn trở thành một người tham gia hiệp ước. Hãy ngừng mơ tưởng đi: Đất nước Iran luôn luôn tự quyết định số phận của mình”, ông Zarif tuyên bố trong một dòng tweet, đi kèm là ảnh chụp những tài liệu xác nhận việc Mỹ đã rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Bình luận của ông Zarif được đưa ra sau khi New York Times và Fox News hôm 26/4 trích lời các nguồn tin cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có kế hoạch tranh luận với Liên Hợp Quốc rằng Mỹ vẫn là một nước ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015, trong nỗ lực gia hạn lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an đối với Iran, và khôi phục các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại nước này.

Ông Pompeo đã xác nhận với New York Times rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ “sẵn sàng thực hiện tất cả các phương án ngoại giao nhằm đảm bảo lệnh cấm vận vũ khí vẫn được duy trì ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.


https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/iran-khuyen-my-ngung-mo-tuong-den-viec-quay-lai-hiep-uoc-jcpoa-637038.html

Hi' hi', Mỹ sợ bị TQ vượt mặt đến đít rồi

GOP SENATOR TOM COTTON SAYS CHINESE STUDENTS SHOULD BE BANNED FROM STUDYING SCIENCE AT U.S. COLLEGES

https://www.newsweek.com/gop-senator-tom-cotton-says-chinese-students-should-banned-studying-science-tech-us-colleges-1500282

Nghị sĩ Mỹ muốn cấm người Trung Quốc đến nghiên cứu công nghệ cao
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton đề xuất cấm công dân Trung Quốc đến Mỹ học về công nghệ cao do lo ngại bị "ăn cắp ý tưởng".

Trả lời phỏng vấn Fox News hôm 26/4, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, đại diện bang Arkansas, cho rằng các sinh viên Trung Quốc đến Mỹ để được hưởng nền giáo dục nước này, sau đó trở về Trung Quốc để "cạnh tranh với công việc của chúng ta", ăn cắp ý tưởng sáng tạo của Mỹ. Cotton nói vì lý do này, sinh viên Trung Quốc nên bị cấm đến Mỹ nghiên cứu khoa học tại các trường đại học và cao đẳng.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng việc cấp thị thực cho công dân Trung Quốc đến nghiên cứu, đặc biệt ở cấp sau đại học, trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến", Cotton nói. "Nếu sinh viên Trung Quốc muốn đến đây học tập thì chỉ nên nghiên cứu Shakespeare, đại văn hào vĩ đại người Anh và Federalist Papers (tuyển tập các bài báo, tiểu luận thúc đẩy phê chuẩn và hình thành hiến pháp Mỹ), họ không cần học máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo từ Mỹ", thượng nghị sĩ này nói thêm.


Tim nhân tạo này, cách đây vài năm Pháp đã chế tạo tim gọi là tim Carmat. Tim nhân tạo Carmat của Pháp ưu việt hơn các tim khác trước đó, vì nó đúng nghĩa là tim độc lập, tức là nó giúp người hoạt động và sống với nó lâu dài. Còn các tim nhân tạo trước đó chỉ là những bộ máy được ghép tạm thời trong thời gian chờ cấy ghép tim thật chủ yếu, chỉ để sống tạm chờ người cho tim.
Tuy thế, nhưng vào ngày 2/3/2014, bệnh nhân đầu tiên đã qua đời sau 75 ngày cấy ghép tim nhân tạo Carmat. Đây là bệnh nhân cho bệnh nhân nam 76 tuổi bị bệnh suy tim,

05/04/2015, bệnh nhân thứ 2 69 tuổi được cấy ghép tim, và 7 tháng sau khi qua đời, đã đi xe đạp ở ngoài phố

Năm 2016, bệnh nhân thứ 5 được ghép tim nhân tạo qua đời. Việc thử nghiệm tạm bị cấm để điều tra nguyên nhân. Phía Carmat khẳng định tử vong k phải do tim. Đến năm 2017 thì lệnh cấm được dỡ bỏ.
Năm 2018, bệnh nhân thứ 6 được ghép tim thành công, cho đến giờ chưa thấy thông báo tử vong, thì chắc vẫn còn sống
Hiện nay Carmat vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hiện đang muốn tuyển 20 bệnh nhân để thử nghiệm.
GS Alain Carpentier của Pháp được coi là 1 trong những cha đẻ của ngành phẫu thuật van tim hiện đại

Không rõ cái tim này của bọn Nga thế nào




ĐHTH Quốc gia Matxcơva chế được van tim nhân tạo
Các chuyên gia của Khoa Hóa ĐHTH Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov (MGU) phối hợp với đồng nghiệp từ Trung tâm nghiên cứu phẫu thuật tim-mạch mang tên Bakulev vừa nhận bằng phát minh cho sáng chế bộ van tim sinh học nhân tạo, trên bề mặt được phủ lớp nanodihua siêu mịn, Phòng Báo chí của ĐHTH Quốc gia Matxcơva cho biết.


Cần lưu ý rằng các bộ phận van tim sinh học nhân tạo dựa trên cơ sở màng tim bò đang được sử dụng rộng rãi trong môn phẫu thuật tim thế giới, nhưng khi sử dụng bộ phận nhân tạo này không tránh khỏi hiện tượng phát triển vôi hóa - lắng đọng muối canxi trên các mô, do đó, bộ phận nhân tạo ngoại lai như vậy có hạn chế về thời gian vận hành.

Để ngăn ngừa vôi hóa, cần có sửa đổi bổ sung cho ma trận trên bề mặt. Đã rõ phương pháp xử lý màng ngoài tim bò bằng nước bão hòa carbon dioxide, tuy nhiên, vật liệu được xử lý theo cách thức này có độ bền thấp.

Thông số độ bền và thời hạn hoạt động lâu dài
«Bây giờ đã đạt thành công kết hợp các thông số về độ bền và thời hạn vận hành dài. Các nhà khoa học Nga đã được cấp bằng phát minh cho sáng chế bộ phận sinh học nhân tạo dựa trên cơ sở màng ngoài tim bò với lớp phủ nano kim cương siêu mịn trên bề mặt», - thông báo cho biết.


Đáng chú ý là lớp màng sinh học ban đầu là thành quả công việc của các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu phẫu thuật tim-mạch mang tên Bakulev, còn các chuyên gia của Khoa Hóa học ĐHTH Quốc gia Matxcơva đóng góp hoàn thiện bằng cách phủ khắp lên bề mặt mô nhân tạo này một lớp nano carbon và phân định các thông số cụ thể của vật liệu - độ dày màng, mức đồng đều của lớp phủ. Từ bột nano đen, các nhà hóa học tại ĐHTH Quốc gia Matxcơva chuẩn bị một dung dịch hỗn hợp để ngâm màng tim bò trong đó.

Nanodihua
Cấu trúc nano carbon có mạng nguyên tử giống hệt kim cương. Kích thước của các hạt nano không vượt quá vài chục nanomet.

«Nanodihua phủ trên mô sinh học tạo ra lớp màng bổ sung độ bền cho vật liệu, đồng thời vẫn duy trì được tính đàn hồi của nó, điều này rất quan trọng khi chế tạo vật liệu tương thích sinh học» - Phòng Báo chí ĐHTH Quốc gia Matxcơva dẫn lời giải thích của PGS-TS Maria Chernysheva từ Khoa Hóa.
«Cần lưu ý rằng trên bề mặt nanodihua có thể phủ thêm các chất hoạt tính sinh học như vậy sẽ cho phép cải thiện hơn nữa các đặc tính của mô sinh học», - bà Chernysheva nói thêm.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 28 2020, 05:04 PM

@root,
Cảm ơn root, đây là cảm ơn cho sự chỉnh sửa bên chủ đề Cô Vy, nhưng chẳng nhẽ vào cảm ơn cái đi ra, nên thôi viết ở đây, nhân thể định đóng góp cho chủ đề này dưới đây.

@ltbk,
Không chỉ nhà máy nhôm, mà cả lọc dầu Dung Quất nữa. Bây giờ nhà máy lọc dầu này cũng đóng góp cho kinh tế VN và công nghiệp hoá. Không có nó thì vN không có công nghệ hoá dầu.Thời VN có dự kiến xây nhà máy Dung quất này, cũng là thời còn mạng vtvn online, trong đó có chủ đề kiểu « bạn có tới Dung quất lập nghiệp không ». Mọi người vào phản đối rầm rầm, không hi vọng là công trình này có thể sống được. Lúc đó tôi còn đi làm cho một hãng tin học, chuyên gửi người tới làm cho các công ty khác, và có tới làm prestation cho Total, là một hãng khai thác, lọc dầu, hoá dầu của Pháp. Đọc bản thông tin nội bộ của nó, dành cho nhân viên, cũng thấy nó nói tới công trình này, vì lúc đó VN muốn liên minh với Total để làm. Nhưng nó lại đòi chuyển nhà máy xuống Vũng Tầu, viện cớ làm ở Dung Quất không lãi. Còn VN vì quy hoạch tổng thể, muốn miền Trung phải « có miếng » để cân bằng phát triển kinh tế theo lãnh thổ, và còn có một ý nghĩa nhân văn nữa là đây là lời hứa với thủ tướng Phạm Văn Đồng (điều này thì tôi không rõ là đúng không).
Thế rồi với Total cũng đổ bể, và thay vào đó là một ông Hàn quốc. Cũng đổ bể nốt. Cuối cùng chỉ có cách là tự làm. Trên thế giới, trong quan hệ kinh tế, không ai người ta muốn bán cần câu cá cho mình mà chỉ muốn bán cá.

Từ khi các nước đang phát triển muốn công nghiệp hoá, thì có hai cái bẫy được bầy ra, để khiến các nước này « vĩnh viễn nằm trong vòng lệ thuộc ». Đó là bẫy nhập khẩu và bẫy tiền tệ. Cả hai cái bẫy này đều liên quan tới tài chính. Tôi sẽ điểm ở đây.

1- Bẫy nhập khẩu. Đây là cái bẫy mà các nước châu Mỹ la tinh (Brazil, Argentina) gặp phải khi công nghiệp hoá vào thập niên 60, đầu 70. Để công nghiệp hoá, họ đã dùng chính sách bảo hộ mậu dịch, để giữ thị trường trong nước cho ngành công nghiệp mới nổi, nhưng những ngành công nghiệp mới này chở thành cái bẫy nhập khẩu, do họ không thể bảo đảm được toàn bộ công nghệ kỹ thuật. Kết quả : bảo dưỡng, phụ tùng, nguyên liệu.. phải nhập khẩu bằng ngoại tệ, trong khi đồ bán ra là tiền nội địa. Do không có xuất khẩu, tiền nội địa không chuyển ra ngoại tệ được.
Do đồng tiền bị mất giá, mà lại không xuất khẩu được, (vì bảo hộ mậu dịch nằm cả hai phía các nước phương Tây và Brazil), kết quả càng sản xuất càng lỗ, càng sản xuất càng mang nợ.

2- Bẫy tiền tệ, đây là cái bẫy hiện tại trong thời đại toàn cầu hoá. Vấn đề ở đây là để xây dựng, công nghiệp hoá thì cần rất nhiều vốn, và phải vay dài hạn. Với kiểu vay dài hạn này, mà lãi xuất variable (thay đổi), thì tài chính nắm đằng chuôi, vì xác xuất để có lãi liên tục trong một thời gian dài rất khó, không kể giá cả ban ra lên xuống do ảnh hưởng khủng hoảng hay không ?

Để tránh điều này, các nước như Hàn quốc, Đài loan .. là những nước đầu tiên tìm ra được phương thức khắc chế nó. Đó là hướng kinh tế theo chiều xuất khẩu, lấy xuất khẩu nuôi nội địa. Họ làm được những điều này do có hai thuận lợi cơ bản

1- Những nước này gắn với Mỹ, và lại ở trên tuyến đầu chống CNXH. Chính vì thế mà Mỹ không ngăn cản cac chính sách công nghiệp hoá ở đây mà lại ủng hộ, bằng cách cho họ tiếp cận thị trường Mỹ để mua công nghệ, xuất khẩu.. Cũng phải nói thêm là đây là những nước nhiều nhân công, ít tài nguyên. Mỹ không làm thế thì cũng phải « bánh bao » do vấn đề chính trị.

2- Lợi dụng được cuộc kháng chiến chống Mỹ ở VN. Số tiền Mỹ chi vào cuộc chiến ở VN, đã trở thành món tiền đổ vào các nền kinh tế này. Những nước được hưởng lợi bao gồm cả Nhật, Hàn, Đài, Sing, Thái, Phi. Nếu Nhật đã là một nước công nghiệp, chiến tranh Triều Tiên, rồi chiến tranh ở VN giúp Nhật phục hồi kinh tế, thì ta thấy rõ sự khác biệt giữa Hàn quốc, Đài loan, Sing với Thái, Phi trong cách thức phát triển, nó chỉ rõ, không chỉ do Mỹ đổ tiền mà thành công. Tiền Mỹ chi cho chiến tranh VN được lại quả ở Thái, Phi qua dịch vụ gái điếm, làm băng hoại xã hội (và ngay cả ở Miền Nam ta cũng thế), ngược lại ở Sing, Hàn, Đài loan, ..do tác động của chính phủ kiến tạo, dưới ảnh hưởng văn hoá Nho giáo, do ảnh hưởng ngược của phe XHCN (điểm này rõ nhất với Hàn), tư duy công nghiệp hoá được chú trọng, kết quả họ thành những nước công nghiệp mới.

VN ta ngày nay cũng có đủ những yếu tố này. Cho nên không có lý gì mà không phát triển được.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 28 2020, 06:20 PM

Tin them chut ve dau ve nang luong

Mỹ dự định đẩy Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân

Bộ Năng lượng Mỹ đã có tờ trình yêu cầu chính phủ cho phép hạn chế hoặc cấm nhập khẩu uranium của Nga, đây là một phần trong chiến lược khôi phục lại vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ hạt nhân hiện đang do Nga và Trung Quốc nắm giữ.

Ngoài việc cấm nhập khẩu uranium, Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất ngăn chặn Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, điều này cho thấy sắp tới Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, cụ thể là tập đoàn Rosatom.

Tập đoàn nhà nước Rosatom hiện kiểm soát khoảng 2/3 thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế giới, tính đến cuối năm 2019, công ty đã có đơn đặt hàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng hạt nhân (36 chiếc), mà còn các lĩnh vực công nghệ khác tổng giá trị lên tới 133-135 tỷ USD.

Chiến lược khôi phục vị thế bá chủ hạt nhân của Mỹ dự kiến thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng hạt nhân trong nước và xuất khẩu công nghệ, đồng thời tăng cường đầu tư cho công nghiệp khai thác, chế biến uranium và phát triển công nghệ mới đảm bảo an ninh quốc gia. Trong đó nêu rõ việc để các nước khác chiếm ưu thế trong lĩnh vực từ khai thác, chế biến uranium đến lắp đặt lò phản ứng hạt nhân đi kèm với thiết lập mối quan hệ chặt chẽ có thể là thách thức địa chính trị to lớn đối với Mỹ.

Nhiều khả năng Mỹ đang mở ra mặt trận mới chống lại ngành năng lượng của Nga, sau khi đã phần nào khống chế được dầu thô và khí đốt.


Giá dầu khó ở mức cao, Nga hạ thấp chuẩn "thoải mái"
Thông tấn TASS của Nga hôm 27/4 dẫn lời phát ngôn viện Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, một khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng OPEC+ được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/5 tới, giá dầu sẽ nhích dần trở lại và có thể ở dưới ngưỡng Nga mong muốn "một chút ít và sẽ không kéo dài liên tục".

Nói trong cuộc phỏng vấn kênh Rossiya-24 TV Channel, ông Peskov cho biết, Nga thấy rằng, không có lý do nào để giá dầu quay trở lại mức cao, nhưng thỏa thuận hạn chế sản xuất dầu của OPEC + có thể khiến biến động suôn sẻ hơn.

"Không có cơ hội mong đợi sự trở lại của giá dầu ở mức rất cao. Tuy nhiên, dựa vào kết quả đồng thuận, cụ thể là thỏa thuận OPEC +, có cơ sở để hy vọng rằng khi nó sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5, nó sẽ cho phép giảm giá dầu, nghĩa là, làm cho biến động giá dầu mượt mà hơn và tránh bất kỳ giá trị sụp đổ nào" - ông Peskov nói.

Thư ký báo chí của Tổng thống Vladimir Putin nói thêm: "Giá dầu hiện tại không có "một sự sụt giảm quá lớn".

Thỏa thuận hạn chế sản xuất dầu đạt được sẽ hy vọng có thể giữ giá ở mức chấp nhận được.

"Vâng, mức này thấp hơn mức chúng tôi mong muốn, thấp hơn một chút, nhưng khoảng thời gian đó không thể kéo dài liên tục và nhu cầu về các sản phẩm dầu và dầu chắc chắn sẽ đến; xu hướng sẽ thay đổi theo mức tăng của các thông số giá theo thời gian" - ông Peskov cho biết thêm.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới cũng không mong muốn giá dầu ở mức quá cao và hài lòng ở ngưỡng 43 USD/thùng. Mức giá này được ông Putin lý giải là do Nga trích lập ngân sách dựa trên giá dầu ở mức thấp hơn giá dầu trên thị trường 1 USD/thùng.

"Chúng tôi chưa bao giờ nỗ lực để giá dầu ở mức quá cao và cũng muốn tránh tình trạng ở mức giá quá thấp. Đây là một lý do rõ ràng: ngân sách của chúng tôi được tạo ra trên cơ sở 42 USD/thùng và chúng tôi đã cảm thấy khá thoải mái khi ở xung quanh con số này" - Tổng thống Nga đầu tháng 4 cho biết, khi Nga và Saudi Arabia chưa ngồi lại cho một thỏa thuận giá dầu theo cơ chế OPEC+.

Từng là người chỉ trích ý tưởng Nga không thỏa thuận với OPEC hồi tháng 3, Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ Lukoil (Nga) Leonid Fedun cho rằng, nếu không có thỏa thuận, kho dự trữ dầu toàn quốc sẽ đầy ứ trong vòng 40-45 ngày tới và Nga sẽ phải đóng băng các giếng dầu, bán dầu với mức giá 15-20 USD/thùng.

Su giam dan khoan, dong cua


Tap doan dau khi Diamon Offshore cua My pha san
Oil company Diamond Offshore files for bankruptcy

https://edition.cnn.com/2020/04/27/investing/diamond-offshore-oil-company-files-bankruptcy/index.html

Tàu chở dầu xếp hàng dài ngoài khơi Singapore
Một tuyến đường biển hẹp ngoài khơi Singapore đang trở nên đông đúc, trong bối cảnh các tàu biển chở đầy nhiên liệu tập trung về đây mà không khách hàng nào muốn mua.


Người đứng đầu bộ phận phân tích và nghiên cứu của IHS Markit Rahul Kapoor cho biết, khoảng 60 tàu chở nhiên liệu đang neo đậu dọc eo biển Singapore, so với thông thường chỉ từ 30 - 40 tàu.

Theo hãng tin Bloomberg, các tàu biển chở đầy xăng và nhiên liệu máy bay đang di chuyển từ các trung tâm lọc dầu lớn như Hàn Quốc và Trung Quốc đến eo biển Singapore do nhu cầu nội địa giảm và dự trữ trong nước tăng mạnh.

Vấn đề tắc nghẽn tại khu vực này trở nên trầm trọng hơn do chậm trễ trong khâu tháo dỡ hàng. Các tàu thông thường chỉ phải chờ từ 4- 5 ngày, thì nay phải chờ khoảng 2 tuần để dỡ hàng tại Singapore.

Các nhà sản xuất dầu hiện không có nhiều lựa chọn, khi mà các kho chứa trên bờ đang cạn đi nhanh chóng, khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp thay thế như đường ống và tàu biển.

Trưởng bộ phận giao dịch dầu mỏ tại công ty tư vấn FGE, Sri Paravaikkarasu nói rằng, các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nơi lưu trữ.

Tại Singapore, công suất chế biến dầu thô tại các nhà máy lọc dầu có thể đã giảm xuống còn khoảng 60% và có thể giảm đến 50% trong quí 2 năm nay, bà Paravaikkarasu cho biết thêm.

Được biết, tình trạng cạn kiệt kho chứa đang xảy ra khắp châu Á. Tại Singapore, dự trữ nhiên liệu đã tăng lên mức đỉnh vào giữa tháng 4.

Công ty phân tích Vortexa ước tính, trữ lượng dầu thô trên các tàu biển tại châu Á đã đạt mức cao nhất trong 4 năm gần đây.


Hồi tuần trước, số lượng giàn khoan hoạt động tại Mỹ rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, các công ty dầu mỏ của Mỹ duy trì 650 giàn khoan. Nhưng đến ngày 24/4, số giàn khoan còn vận hành chỉ là 378, hơn 40% còn lại đã buộc phải ngưng hoạt động.

Trafigura, một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Mỹ từ vịnh Mexico cho rằng sản lượng khai thác tại Texas, New Mexico và North Dakota sẽ giảm nhanh hơn dự báo, khi các công ty buộc phải đối diện với tình cảnh giá dầu âm từng kéo dài nhiều ngày trong các phiên giao dịch hàng hóa tuần trước.

Trước khi xảy ra vụ đổ vỡ về giá hôm 20/4, các nhà vận hành thị trường đều đồng thuận rằng mức sản lượng giảm 1,5 triệu thùng/ngày sẽ rơi vào tháng 12.

Nhưng giờ thời hạn đó được rút ngắn xuống tháng Sáu. Theo chuyên gia phân tích về dầu Roger Diwan tại hãng tư vấn IHS Markit, mức độ nghiêm trọng về sức ép giá là nguyên nhân đưa đến việc giảm hoạt động tức thời và kế đến là đóng cửa.

Cú sốc giá dầu được thể hiện rõ nét nhất trên khu vực sản xuất: Các nhà sản xuất dầu thô như South Texas Sour và Eastern Kansas Common đã buộc phải trả mức giá 50 USD/thùng để giải phóng sản lượng đã khai thác.

ConocoPhillips và hãng dầu đá phiến Continental Resources tuyên bố kế hoạch đóng cửa hoạt động.

Còn các nhà làm luật tại Oklahama và Mexico đã bỏ phiếu thông qua quyết định cho phép các công ty khoan dầu được đóng giếng mà không phải bồi hoàn hợp đồng thuê mướn.

Tại North Dakota, các công ty dầu đá phiến đã phải đóng hơn 6.000 giếng khoan, giảm sản lượng 405.000 thùng dầu/ngày, tương đương với 30% sản lượng khai thác của bang.

Giới quan sát cho biết, tình trạng đóng cửa sẽ tiếp tục lây lan sang khu vưc lọc dầu.

Tuần trước, tập đoàn Marathon Petroleum, một trong những nhà lọc dầu lớn nhất của Mỹ, ra thông báo ngừng hoạt động tại một tổ hợp ở gần San Francisco. Royal Dutch Shell cũng đã đóng cửa một số trung tâm lọc dầu tại Mỹ nằm tại bang Alabama và Louisiana. Còn ở khắp châu Á, châu Âu, nhiều nhà máy lọc dầu hiện chỉ hoạt động cầm chừng, ở mức 50% công suất thiết kế. Sản lượng dầu tinh chế ở Mỹ giảm xuống mức 12,45 thùng/ngày trong tuần kết thúc hôm 17/4, mức thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, ngoại trừ các đợt đóng cửa do bão.


Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga tăng 31%

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 từ Ả Rập Xê-út giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng 31%.
Theo đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 tăng 4,5% so với một năm trước lên 9,68 triệu thùng/ngày, do nước này đang tăng cường dự trữ dầu thô giá rẻ.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu dầu thô từ Ả Rập Xê-út là 7,21 triệu tấn (1,7 triệu thùng/ngày), giảm so với mức 1,73 triệu thùng/ngày ở thời điểm một năm trước đó và trung bình 1,79 triệu thùng/ngày trong 2 tháng đầu năm nay.

Trong khi đó, nhập khẩu từ Nga trong tháng 3 đạt 7,02 triệu tấn (1,66 triệu thùng/ngày), giảm từ mức 1,71 triệu thùng/ngày trong hai tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, tổng sản lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga lại tăng mạnh 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế, các nhà máy lọc dầu nhà nước hầu như duy trì cắt giảm sản lượng sâu trong tháng 3 để giảm dự trữ nhiên liệu, các nhà máy độc lập lại tăng hoạt động do giá dầu thấp một phần bởi Ả Rập Xê-út và Nga cam kết tăng nguồn cung đã thúc đẩy lợi nhuận lọc dầu.

Được biết, nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Mỹ vẫn gần như bằng 0 trong tháng 3. Sau khi giảm trong năm ngoái vì cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sản lượng dự kiến phục hồi trong năm 2020 sau khi Bắc Kinh bắt đầu cấp miễn trừ thuế với hàng hóa của Mỹ bao gồm cà dầu thô.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 28 2020, 06:28 PM


Mỹ cắt giảm số giàn khoan nhiều nhất kể từ năm 2015
Tính riêng trong tháng 4, các doanh nghiệp năng lượng Mỹ đã giảm 60 giàn khoan dầu hoạt động xuống còn 378 giàn. Đây là tháng giảm nhiều giàn khoan nhất kể từ năm 2015 đến nay.


Theo đó, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, các doanh nghiệp sản xuất dầu đã cắt giảm 60 giàn khoan trong tuần tính tới ngày 24/4, đưa tổng số giàn khoan giảm xuống 378, thấp nhất kể từ tháng 7/2016.

Số lượng giàn khoan, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái khi có 805 giàn khoan hoạt động.

Thực tế, hơn một nửa tổng số giàn khoan dầu của Mỹ nằm tại lưu vực Permian ở tây Texas và đông New Mexico, nơi các đơn vị hoạt động tại đây đã giảm 37 giàn trong tuần trước xuống 246 giàn, thấp nhất kể từ tháng 12/2016.

Các nhà phân tích thuộc ngân hàng đầu tư độc lập Raymond James Financial dự báo, tổng số giàn khoan dầu và khí của Mỹ sẽ giảm từ khoảng 800 ở thời điểm cuối năm 2019 xuống mức thấp kỷ lục khoảng 400 giàn trong giữa năm nay và khoảng 200 giàn vào cuối năm 2020. Raymond James dự báo, số lượng giàn khoan hoạt động sẽ đạt 225 giàn trong năm 2021.

Tổng số giàn khoan dầu và khí hoạt động tại Mỹ sẽ giảm xuống còn 465 giàn trong tuần này, gần mức thấp kỷ lục 404 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 20/5/2016, theo số liệu của Baker Hughes ghi nhận hồi năm 1940.

Trong khi đó, tổng số giàn khoan dầu và khí tại Canada tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục 26 giàn. Mức thấp kỷ lục trước đó là 29 giàn được ghi nhận vào ngày 24/4/1992.


Hiệp hội Dầu khí Anh kêu cứu chính phủ
Gã khổng lồ dầu mỏ của Anh đã chịu khoản lỗ khổng lồ 4,4 tỷ đô la trong quý đầu tiên, và tiếp tục phải đối mặt với sự tuột dốc của thị trường dầu mỏ đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.


Năm 2019, Tập đoàn BP đã kiếm được 2,9 tỷ đô la lợi nhuận ròng.

Giống như tất cả các đối thủ cạnh tranh, BP đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có, đánh dấu bằng sự sụt giảm ngoạn mục của giá dầu trong tháng 3/2020 do nhu cầu toàn cầu rơi tự do.

Sự sụt giảm giá tiếp tục trong tháng 4/2020 báo hiệu một năm "ác mộng" cho ngành dầu khí thế giới và BP.

Tập đoàn này cũng đặc biệt bị ảnh hưởng từ thị trường Mỹ kể từ khi mua lại hơn 10 tỷ đô la tài sản dầu đá phiến của tập đoàn khai thác BHP năm 2018.

"Ngành công nghiệp của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cú sốc về cung - cầu trên một quy mô chưa từng thấy trước đây", Tổng giám đốc BP Bernard Looney lưu ý.

BP giải thích rằng nhu cầu dầu giảm rất mạnh, do việc hạn chế người dân di chuyển, dẫn đến bão hòa lưu trữ, điều này ảnh hưởng nặng nề đến giá cả.

Đồng thời, theo BP, những nỗ lực của các nước OPEC và các đối tác để hạn chế sản xuất ở mức 10 triệu thùng mỗi ngày không đủ để tái cân bằng thị trường trong ngắn hạn.

BP dự kiến ​​sẽ sản xuất thậm chí ít hơn trong quý 2 năm nay, trong khi các hoạt động tinh chế của họ sẽ tiếp tục chậm lại.

Tổng cộng, sản lượng lọc dầu của BP đã giảm 2,8% trong quý đầu tiên còn 3,7 triệu thùng dầu tương đương mỗi ngày.

Ngay sau khi thông báo kết quả kinh doanh qúy 1, trên Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn, giá cổ phiếu của BP đã mất 1,91% xuống 308,00 pence vào khoảng 07:50 GMT ngày 28/4, chưa từng thấp như vậy kể từ giữa những năm 1990.

Để vượt qua cú sốc này, BP đã thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm giảm 25% chi tiêu đầu tư, giảm xuống còn 12 tỷ đô la trong năm nay.

Bên cạnh đó, nhóm này sẽ thực hiện chương trình tiết kiệm 2,5 tỷ đô la vào cuối năm 2021, tăng cường cho công nghệ kỹ thuật số và sự hợp lực giữa các hoạt động.

Michael Hewson, một nhà phân tích tại CMC Markets, nhận xét rằng tất cả các biện pháp ​​này sẽ cho phép BP có thể thu lời nếu giá dầu ở mức 35 đô la mỗi thùng.

Cú sốc về giá dầu có thể khiến lĩnh vực dầu khí ở Anh mất tới 30.000 việc làm trong vòng 18 tháng tới, theo Hiệp hội Dầu khí Anh.

Hiệp hội này đang kêu gọi chính phủ giúp ngành công nghiệp dầu khí Anh "vượt qua cơn bão" có thể làm giảm 50% hoạt động khoan dầu ngoài khơi nước Anh.


Halliburton đóng cửa nhà máy tại bang Louisiana và sa thải 36 nhân viên
Halliburton, công ty dịch vụ mỏ dầu có trụ sở tại Texas, đã gửi thông báo tới Ủy ban lao động Louisiana về việc đóng cửa nhà máy tại Broussard và sa thải 36 nhân viên tại đây do bối cảnh thị trường ngày một khó khăn hơn khi các công ty dầu khí cắt giảm hoạt động.

Các lao động bị cắt giảm bao gồm những cán bộ địa chất, nhân viên kiểm định chất lượng và các kỹ thuật viên cơ khí. Tuy nhiên, Halliburton không cho biết sẽ giữ lại bao nhiêu nhân viên tại bang Louisiana. Trước đó, ngày 18/3/2020, Halliburton đã đưa ra thông báo nghỉ không lương trong 60 ngày đối với khoảng 3.500 nhân viên tại Houston do giá dầu giảm. Trong tuần qua, giá dầu thô WTI của Mỹ giao tương lai đã rơi xuống mức âm do các kho chứa dầu thô đã hạn hẹp và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sụt giảm vì đại dịch.


Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo Libya, nước Nga bất ngờ
Ngoại trưởng Nga cho biết ông bất ngờ trước việc Tướng Haftar tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận chính trị và điều hành Libya.
Hôm 27/4, Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA), Nguyên soái Khalifa Haftar tuyên bố lực lượng LNA đảm nhận vai trò lãnh đạo đất nước.

Vị này đồng thời tuyên bố huỷ bỏ thoả thuận chính trị Skhirat 2015, dẫn đến việc thành lập Chính phủ Hiệp định Quốc gia do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn. Tướng Haftar tuyên bố sẽ đứng ra điều hành đất nước do nhận được “sự cho phép của nhân dân”.

Phát biểu trên truyền hình, Tướng Haftar nhấn mạnh: “Chúng tôi tuyên bố, Bộ Tổng Tư lệnh sẽ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, bất chấp nhiệm vụ, nhiều nghĩa vụ và phạm vi trách nhiệm nặng nề và chúng tôi sẽ phục tùng nguyện vọng của nhân dân”.

Tuyên bố mới nhất từ Tướng Haftar đã gây bất ngờ cho Nga. Sputnik dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng, Moscow bị bất ngờ trước những tuyên bố của Tướng Haftar về quyền lãnh đạo đất nước, cho rằng điều này không phù hợp với các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.

"Điều này thật đáng ngạc nhiên. Có những quyết định của hội nghị thượng đỉnh tại Berlin, và quan trọng nhất là Nghị quyết 2510 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trước hết nên được thực hiện bởi chính Libya, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và Tổng thư ký LHQ" - nguồn tin khẳng định.

Phía Nga bàu tỏ ủng hộ đối thoại nội bộ ở Libya thay vì giải pháp quân sự. Việc đối thoại nội bộ đã bị gián đoạn cách đây vài tháng khi Nga cũng đứng ra để kết nối giữa các lực lượng ở nước này.

"Chúng tôi ủng hộ việc tiếp tục cuộc đối thoại nội bộ Libya bao gồm một phần của quá trình chính trị, không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột" - nguồn tin cho biết.

Sputnik cho hay, phía Nga tuyên bố ủng hộ việc duy trì liên lạc với tất cả các bên tham gia cuộc xung đột Libya.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 28 2020, 09:52 PM

Cái đăc khu Vân Đồn ở VN cũng từng bị vô số trí thức VN phản đối (nhưng nhóm tư vấn cho chính phủ mở cái này lại là nhóm 1 số trí thức trong hiệp hội AVSE của VN tại Pháp) nhưng bây giờ vẫn đang được đầu tư xây dựng đấy.
Nếu xây xong, và qua đại dịch, đây có thể trở thành điểm hút về tài chính quốc tế, và không chừng còn là nơi rửa tiền nữa. Ve mat loi ich quoc gia thi ro roi, nhung nếu phương tây lại mở cuộc "điều tra" như vụ hồ sơ Panama thì sao nhỉ?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 28 2020, 10:04 AM)
@root,
Cảm ơn root, đây là cảm ơn cho sự chỉnh sửa bên chủ đề Cô Vy, nhưng chẳng nhẽ vào cảm ơn cái đi ra, nên thôi viết ở đây, nhân thể định đóng góp cho chủ đề này dưới đây.

@ltbk,
Không chỉ nhà máy nhôm, mà cả lọc dầu Dung Quất nữa. Bây giờ nhà máy lọc dầu này cũng đóng góp cho kinh tế VN và công nghiệp hoá. Không có nó thì vN không có công nghệ hoá dầu.Thời VN có dự kiến xây nhà máy Dung quất này, cũng là thời còn mạng vtvn  online, trong đó có chủ đề kiểu « bạn có tới Dung quất lập nghiệp không ». Mọi người vào phản đối rầm rầm, không hi vọng là công trình này có thể sống được. Lúc đó tôi còn đi làm cho một hãng tin học, chuyên gửi người tới làm cho các công ty khác, và có tới làm prestation cho Total, là một hãng khai thác, lọc dầu, hoá dầu của Pháp. Đọc bản thông tin nội bộ của nó, dành cho nhân viên, cũng thấy nó nói tới công trình này, vì lúc đó VN muốn liên minh với Total để làm. Nhưng nó lại đòi chuyển nhà máy xuống Vũng Tầu, viện cớ làm ở Dung Quất không lãi. Còn VN vì quy hoạch tổng thể, muốn miền Trung phải « có miếng »  để cân bằng phát triển kinh tế theo lãnh thổ, và còn có một ý nghĩa nhân văn nữa là đây là lời hứa với thủ tướng Phạm Văn Đồng (điều này thì tôi không rõ là đúng không). 
Thế rồi với Total cũng đổ bể, và thay vào đó là một ông Hàn quốc. Cũng đổ bể nốt. Cuối cùng chỉ có cách là tự làm. Trên thế giới, trong quan hệ kinh tế, không ai người ta muốn bán cần câu cá cho mình mà chỉ muốn bán cá. 

Từ khi các nước đang phát triển muốn công nghiệp hoá, thì có hai cái bẫy được bầy ra, để khiến các nước này « vĩnh viễn nằm trong vòng lệ thuộc ». Đó là bẫy nhập khẩu và bẫy tiền tệ. Cả hai cái bẫy này đều liên quan tới tài chính. Tôi sẽ điểm ở đây.

1- Bẫy nhập khẩu. Đây là cái bẫy mà các nước châu Mỹ la tinh (Brazil, Argentina) gặp phải khi công nghiệp hoá  vào thập niên 60, đầu 70. Để công nghiệp hoá, họ đã dùng chính sách bảo hộ mậu dịch, để giữ thị trường trong nước cho ngành công nghiệp mới nổi, nhưng những ngành công nghiệp mới này chở thành cái bẫy nhập khẩu, do họ không thể bảo đảm được toàn bộ công nghệ kỹ thuật. Kết quả : bảo dưỡng, phụ tùng, nguyên liệu.. phải nhập khẩu bằng ngoại tệ, trong khi đồ bán ra là tiền nội địa. Do không có xuất khẩu, tiền nội địa không chuyển ra ngoại tệ được.
Do đồng tiền bị mất giá, mà lại không xuất khẩu được, (vì bảo hộ mậu dịch nằm cả hai phía các nước phương Tây và Brazil), kết quả càng sản xuất càng lỗ, càng sản xuất càng mang nợ.

2- Bẫy tiền tệ, đây là cái bẫy hiện tại trong thời đại toàn cầu hoá. Vấn đề ở đây là để xây dựng, công nghiệp hoá thì cần rất nhiều vốn, và phải vay dài hạn. Với kiểu vay dài hạn này, mà lãi xuất variable (thay đổi), thì tài chính nắm đằng chuôi, vì xác xuất để có lãi liên tục trong một thời gian dài rất khó, không kể giá cả ban ra lên xuống do ảnh hưởng khủng hoảng hay không ?

Để tránh điều này, các nước như Hàn quốc, Đài loan .. là những nước đầu tiên tìm ra được phương thức khắc chế nó. Đó là hướng kinh tế theo chiều xuất khẩu, lấy xuất khẩu nuôi nội địa. Họ làm được những điều này do có hai thuận lợi cơ bản

1- Những nước này gắn với Mỹ, và lại ở trên tuyến đầu chống CNXH. Chính vì thế mà Mỹ không ngăn cản cac chính sách công nghiệp hoá ở đây mà lại ủng hộ, bằng cách cho họ tiếp cận thị trường Mỹ để mua công nghệ, xuất khẩu.. Cũng phải nói thêm là đây là những nước nhiều nhân công, ít tài nguyên. Mỹ không làm thế thì cũng phải « bánh bao » do vấn đề chính trị.

2- Lợi dụng được cuộc kháng chiến chống Mỹ ở VN. Số tiền Mỹ chi vào cuộc chiến ở VN, đã trở thành món tiền đổ vào các nền kinh tế này. Những nước được hưởng lợi bao gồm cả Nhật, Hàn, Đài, Sing, Thái, Phi. Nếu Nhật đã là một nước công nghiệp, chiến tranh Triều Tiên, rồi chiến tranh ở VN giúp Nhật phục hồi kinh tế, thì ta thấy rõ sự khác biệt giữa Hàn quốc, Đài loan, Sing với Thái, Phi trong cách thức phát triển, nó chỉ rõ, không chỉ do Mỹ đổ tiền mà thành công. Tiền Mỹ chi cho chiến tranh VN được lại quả ở Thái, Phi qua dịch vụ gái điếm, làm băng hoại xã hội (và ngay cả ở Miền Nam ta cũng thế), ngược lại ở Sing, Hàn, Đài loan, ..do tác động của chính phủ kiến tạo, dưới ảnh hưởng  văn hoá Nho giáo, do ảnh hưởng ngược của phe XHCN (điểm này rõ nhất với Hàn), tư duy công nghiệp hoá được chú trọng, kết quả họ thành những nước công nghiệp mới.

VN ta ngày nay cũng có đủ những yếu tố này. Cho nên không có lý gì mà không phát triển được.
*



Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 29 2020, 04:04 PM

@ltbk,
Rửa tiền thì chắc chắn. nói một cách khoa học văn hoa hơn là lập dịch vụ shadown banking. Nếu tôi không nhầm thì cũng đã tán phét về chuyện này. Với tôi thì nếu mở đặc khu để sản xuất kiểu như Thẩm quyến của TQ thì không nên, vì điều này là « quá đát, hát bìn (has been) rồi ». Nhưng tôi cũng nói là lý do sợ TQ đồng hoá, chiếm đất như trong phản đối trên mạng thì cũng dở hơi, không đúng, chỉ là vấn đề tâm lý. Một điều đáng sợ có thể có, có thể gây tai hai, là chính sách đặc khu nhằm vào buôn đất, thổi giá nó lên một cách vô lý, thì sẽ là gánh nặng cho chi trả xây dựng, khiến nó đội giá.
Nhưng nếu tôi nhớ không nhầm, thì tôi ủng hộ nó thành trung tâm tài chính. Tôi cũng nói rằng chính phủ chuẩn bị không kỹ, để khi đưa ra quốc hội nói năng ú ớ (ông Vương Đình Tuệ) khiến cho đại biểu quốc hội « quân xanh » (kiểu như Dương Trung Quốc) được dịp mỵ dân.
Hiện nay số lượng tiền trôi nổi trên thị trường tài chính ngầm (Shadown banking) rất lớn. Và có những nước như Thuỵ Sĩ , là một nước cực phát triển, dùng nó như cần câu cơm. Ở ĐNA, Singapure cũng là dạng này.
Còn Anh thì đã xây dựng một đế chế Shadown banking thay thế đế quốc thuộc địa cũ của mình, điều mà Pháp không làm được. Mỹ thì có những bang ra luật riêng (do hình thái nhà nước liên bang của Mỹ cho phép) như Delaware để biến nó thành hố đen tài chính. TQ thì có Hồng Công.Còn EU thì có Luxembourg.
Vân Đồn có nhiều điểm thuận lợi để làm shadown banking vì gần TQ. Lại đã có những cơ sở hạ tầng kiểu này, ví dụ như bến cảng du lịch Tuần Châu, đã trở thành một điểm đến cho du thuyền thế giới, gần cảnh thiên nhiên đẹp (Hạ long), hiện đã có sân bay, có đường xa lộ đi về Hà nội. Có lẽ nó còn thiếu (có thể tôi không cập nhật) đó là nó phải là một cái HUB tin học lớn, có thể nối vào hệ thống cáp quang thế giới. Vì hẹ thống tài chính hiện đại, liên quan trực tiếp tới hạ tầng tin học tốc độ cao.
Tất nhiên việc quản lý một đặc khu tài chính phức tạp, và có thể có ảnh hưởng tới vấn đề chống tham nhũng. Nhưng nó cũng là một cái mỏ vàng nên khai thác, và đã mở cửa chơi với thế giới, thì cũng nên có những công cụ, cơ chế kiểu này, chứ không nên kiểu « nhịn đói cầm cung kiếm phòng thủ » thì rồi cũng tự mình chết đói không cần ai đánh.
Theo như kế hoạch nhà nước định hướng, thì muốn Hà nội trở thành trung điểm dịch vụ tài chính. Kẹp nó với Vân đồn như một thứ cửa ngầm sẽ khiến điều này trở thành hiện thực dễ hơn.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Apr 29 2020, 11:46 PM

Cuoi cung Nga cung phai quay ve voi quyet dinh cua Lien Xo

Tại sao Tổng thống Putin sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II?

Tổng thống Nga Putin đã chính thức sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II, đây được coi là phản ứng mạnh mẽ của Nga trước âm mưu can thiệp vào lịch sử cuộc chiến này của phương Tây
.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/4 đã ký đạo luật liên bang về việc chuyển đổi ngày kết thúc Thế chiến II sang ngày 3/9. Sửa đổi được thực hiện theo đạo luật “Về những ngày vinh danh quân đội và những ngày kỷ niệm của nước Nga”. Điều 1 của luật này được bổ sung bởi một đoạn như sau: “Ngày 3/9 - Ngày kết thúc Thế chiến II (năm 1945)”


Theo sửa đổi, ngày kỷ niệm được đề cập trước đó vào “ngày 2/9” được loại trừ khỏi luật pháp hiện hành. Có nhiều quan điểm cho rằng đây là phản ứng của ông Putin đối với một số nước châu Âu đang âm mưu can thiệp vào lịch sử của Thế chiến II. Còn các phương tiện truyền thông Nhật Bản tin rằng điều này là để nhấn mạnh đến chủ quyền của Nga đối với bốn hòn đảo ở quần đảo Nam Kuril đang có tranh chấp.

Theo RIA Novosti, các văn kiện liên quan đến việc sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II đã được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức của Nga. Các quan chức Nga tuyên bố rằng hành động này nhằm củng cố nền tảng lịch sử và truyền thống yêu nước của Nga, bảo vệ công lý lịch sử của những người chiến thắng trong Thế chiến II và mãi mãi tưởng nhớ những người đã hy sinh để bảo vệ quê hương.

Liên Xô luôn coi ngày 3/9 là ngày kết thúc Thế chiến II, nhưng Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) từ năm 2010 đã nhất trí coi ngày 2/9 là ngày kết thúc Thế chiến II để thống nhất cùng phương Tây. Đầu tháng 4/2020, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Vladimir Shamanov và những người khác đã đệ trình một dự luật yêu cầu thay đổi ngày này thành ngày 3/9. Duma Quốc gia Nga và Hội đồng Liên bang đã thông qua dự luật này vào ngày 14 và 17/4.

Giới chính trị và lịch sử Nga ủng hộ mạnh mẽ quyết định này của Tổng thống Putin và cho rằng, việc chỉ định ngày 2/9 là ngày kết thúc Thế chiến II nhằm thể hiện tinh thần mở rộng kết nối của người Nga trong quan hệ với Mỹ và phương Tây. Nhưng trước âm mưu can thiệp vào lịch sử Thế chiến II, Nga buộc phải thay đổi ngày này để thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của Nga cũng như bảo vệ sự thật lịch sử về cuộc chiến này.

Thời gian qua, các nước phương Tây đẩy mạnh các hoạt động can thiệp vào lịch sử của Thế chiến II, theo hãng thông tấn Sputnik Nga, các nhà sử học phương Tây đã đưa ra quan điểm phi lý rằng “Hiệp ước không xâm lược của Liên Xô-Đức đã mở ra Thế chiến II”, Tổng thống Ba Lan Duda và Tổng thống Ukraine Zelensky gần đây đã liên tục lặp lại quan điểm này.

Ông Alexey Pushkov, Thượng nghị sĩ Nga, cựu Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế nói rằng, Ba Lan và các nước NATO khác đã có ý đồ hoài nghi về địa vị của Nga như một quốc gia chiến thắng trong Thế chiến II, nhưng các quốc gia này không thể thay đổi thực tế rằng, Liên Xô đã đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Vì vậy, họ lợi dụng chủ nghĩa xét lại, đặt ra nghi vấn trước khi xảy ra Thế chiến II và rêu rao rằng, nếu Liên Xô và Đức Quốc xã không ký “Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức” thì Thế chiến II sẽ không nổ ra. Theo luận điệu này, nếu Liên Xô và Đức Quốc xã chịu trách nhiệm ngang nhau trong Thế chiến II, thì Nga không thể được coi là một quốc gia chiến thắng.

Hành động bóp méo lịch sử của các nước châu Âu cũng làm Tổng thống Putin tức giận, ông từng tuyên bố, Nga sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào, thế lực nào bóp méo lịch sử của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và sẽ vạch trần mọi nỗ lực cho mục đích này.

Ngoài việc âm mưu viết lại lịch sử Thế chiến II, một số nước châu Âu cũng đang có ý đồ tháo dỡ tượng đài của Liên Xô trong Thế chiến II. Hãng thông tấn Vzglyad của Nga mới đây cho biết, Nga đã tiến hành một cuộc điều tra hình sự về việc chính quyền thành phố Prague, Cộng hòa Séc quyết định tháo dỡ tượng đài Nguyên soái Liên Xô Ivan Konev hôm 3/4 vừa qua bất chấp sự phản đối từ phía Moscow.

Anh hùng Xô Viết Ivan Konev, người đã chỉ huy lực lượng Hồng quân Liên Xô đánh đuổi lực lượng Phát xít khỏi Tiệp Khắc cũ trong Thế chiến thứ Hai, được tôn vinh như một anh hùng cách mạng tại Nga, vì vậy việc tháo dỡ tượng đài của ông bị Moscow coi là hành vi xúc phạm ngoại giao và là ý đồ viết lại lịch sử đầy nguy hiểm.

Truyền thông Nhật Bản thì tin rằng, Nga sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II để nhấn mạnh chiến thắng trước phát xít Nhật và cũng nhằm khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Nga đối với quần đảo Nam Kuril. Hãng thông tấn Nihon Keizai Shimbun tin rằng, việc sửa đổi này sẽ khiến cho sự kiểm soát của Moscow đối với khu vực Nam Kuril trở nên vững chắc và phù hợp với lịch sử hơn.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi Apr 30 2020, 10:14 PM

Lịch sử là điều rất quan trọng cho một cộng đồng người. Có câu châm ngôn nói rằng « hãy cho tôi biết anh đọc những quyển sách gì, tôi có thể nói anh là ai » có thể đổithành « hãy cho tôi biết anh hiểu lịch sử thế nào, tôi có thể nói anh là ai ». Còn câu nguyên bản có lẽ là « hãy cho tôi biết bạn anh là ai, thì tôi có thể biết anh thế nào »
Không hiểu sao, mà trên báo VN nói là bộ môn sử không phải là bộ môn học sinh thích học. Trong khi về mặt văn hoá, người VN là người thích lịch sử văn hoá. Nhưng có lẽ thời đại mới, người ta thích kiểu lịch sử « nói lộn ngược », « tạo buzz » hơn. Nhưng có điều thú vị, là khi truy ra những nguồn, những người nói sử lộn ngược này, thì lại thấy nó rất trung thành với phiên bản của nó, chứ không phải là nó có một cái nhìn chuẩn xác, tiến bộ.
Vì tôi rất quan tâm đến các thể loại này, do hobby lịch sử Văn hoá của mình, tôi có thể nói hầu hết các thứ lộn ngược này về lịch sử VN thực ra chỉ là sự xào xáo lại lịch sử thuộc địa cũ, và các tác nhân có « tiền án, tiền sự » ở VN. Nên nó cũng có chiều, mà còn có chiều rõ rệt.
Còn sử thế giới, thì bị áp đảo bởi cái với nhìn kiểu phương Tây. Trong trường hợp VN còn đỡ, lịch sử các nước châu Phi chẳng hạn, thì hoàn toàn không có nguồn nào khác, ngoài nguồn phương Tây. Trong khi cái nhìn của nó là phiến diện, không phản ánh được cái nhìn thực sự của cộng đồng người mà nó nói tới.
Khi tôi nói chuyện với người Pháp về đại chiến thế giới thứ II, điều tôi rất ngạc nhiên là cuộc chiến mặt trận phía Đông giữa phát xít Đức và Liên Xô được đề cập rất sơ sài, và với họ thắng lợi quyết định là do Mỹ và đồng minh ở mặt trận phía Tây. Nhưng nếu xét hoàn toàn khách quan, tính về nhân lực vật lực mà nhà nước phát xít Đức bỏ ra về phía hai mặt trận (Đông và Tây), thì người ta thấy rõ ràng là Liên Xô có vai trò quyết định. Tham chiến của Anh-Mỹ giai đoạn đầu thì cầm chừng, còn giai đoạn cuối thực ra chỉ là « dính máu ăn phần » để chia chiến lợi phẩm sau cuộc chiến tranh.
Tất nhiên không thể đòi hỏi người Anh, người Mỹ, người Pháp không nói về họ như một yếu tố quan trọng, vì đây là một phần lịch sử của họ. Nước Anh rõ ràng không đầu hàng Đức, và mặc dù cuộc không chiến giữa Đức và Anh quy mô nhỏ hơn, không thể không nói tới tinh thần kiên cường của người Anh. Người ta cũng không thể bỏ qua sự đóng góp về sản xuất, hậu cần, và vai trò của Mỹ ở Tây Âu. Pháp cũng có kháng chiến. Nhưng ngoài những điều này nó còn thể hiện một chiều tư duy giai cấp, ý tưởng chính trị, và cấu trúc xã hội nữa.
Cách đây mấy năm, tôi có đọc một bài báo của Pháp, nhân dịp viết về Đại chiến thế giới, nó có một cái bảng thống kê rất thú vị nói về cảm nhận của xã hội Pháp trong việc đánh giá ai là người đóng góp nhiều nhất quyết định cho cuộc chiến tranh này. Và no lộ ra rằng khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, vào năm 1945, thì 80% dân Pháp coi công lao lớn nhất là của Liên Xô. Nhưng nó cứ giảm dần theo thời gian, bắt đầu rõ rệt từ năm 1960, và đến bây giờ, thì dư luận xã hội Pháp đã ngược lại. Coi đóng góp của Mỹ là lớn nhất.
Vậy chuyện gì đã xảy ra ?
Do nhận thức giai cấp, giai cấp tư sản Pháp không thể chấp nhận được về nhận thức là Liên Xô đánh bại Đức, mặc dù Pháp giữ được ghế « cường quốc » trong các hội nghị chia xẻ châu Âu là do có sự ủng hộ của Anh, và cả của Liên Xô (vì thế Pháp mới có khu vực chiếm đóng ở Đức, dù sự đóng góp trong chiến tranh chỉ là tượng trưng). Một yếu tố nữa là kháng chiến ở Pháp chủ yếu là các người cộng sản. Vì thế đảng cộng sản Pháp cũng có ảnh hưởng rất lớn sau đại chiến, cho tới giữa những năm 50.
Ở trên tôi để cái mốc thời gian 1960, đây chính là thời điểm Khơ rút xốp là tổng bí thư ĐCS Liên Xô, và đã tố cáo những « tội ác » của Staline. Nhưng Staline cũng chính là người lãnh đạo Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II. Vì thế « hạ bệ » Staline cũng là hạ bệ công lao của Liên Xô trong cuộc chiến này, hạ bệ cả chủ nghĩa cộng sản, và đồng thời hạ bệ luôn ảnh hưởng của ĐCS Pháp. Nói tóm lại nó là một mũi tên, trúng nhiều đích. Chính vì thế, mà cho đến bây giờ, tuyên truyền của Pháp về chủ nghĩa cộng sản luôn dính tới việc « hạ bệ » Staline.
Tất nhiên sự giảm thiểu ảnh hưởng, đánh giá chính trị của xã hội Pháp với Liên Xô còn có những yếu tố khách quan khác. Đó là việc nước Pháp vùng đứng dậy được sau đại chiến về kinh tế, vì nó là một nước tư bản mạnh. Vào năm 1948, ĐCS Pháp cũng tổ chức một cuộc bãi công lớn của công nhân các mỏ than, lực lượng chủ yếu của Đảng. Nhưng chính phủ Pháp đã đàn áp bằng quân đội, có người chết. Cuộc đàn áp này cũng được giấu đi trong chính sử của Pháp, cũng như việc đánh giá công xã Paris trước đây.
Cũng phải nói thêm một điều rằng, trong một nhà nước công nghiệp hoá cao, phát triển, giai cấp tư sản dân tộc mạnh như ở Pháp, thì việc ĐCS có thể nắm quyền rất khó, vì ông chỉ đảm nhiệm mọt vị thế phản biện giành quyền lợi cho một giai cấp lao động, mà giai cấp ấy chỉ là một bộ phận của xã hội.
So với VN, TQ thì khác hẳn. Như tôi đã nói, ở VN không có tư sản dân tộc, không có cấu trúc xã hội để tiến hành công nghiệp hoá qua giai cấp tư sản nội địa, lại vừa phải đánh phong kiến, giành độc lập, .. các thế lực chống lại cách mạng, thực ra chỉ là tay sai của đế quốc, thực dân. Như vậy là khác hẳn.
Tiếp về nhận thức thế chiến hai, trong khi công lao của Liên Xô bị « bôi đen » do nhiều lý do giai cấp, chính trị nội địa, ý thức hệ tư tưởng, thì vai trò của Mỹ liên tục được thổi lên, qua phim ảnh, sách báo, kỷ niệm..Và nó cũng có lý do khách quan, đó là Mỹ đã giải phóng Pháp và Tây Âu. Khi nói về lịch sử của Pháp về thời này không thể không nói tới Mỹ.
Từ đó nó dẫn tới hệ quả hiện tại. Đó là vai trò của Mỹ được đẩy cao quá mức đóng góp của nó, còn vai trò của Liên Xô thì lại bị « dìm hàng » xuống dưới mức đóng góp thật sự của họ.
Nhưng chưa hết, còn có điều buồn cười và thú vị nữa. Đó là từ khi có EU, thì quan hệ Đức-Pháp trở nên rất quan trọng. Nó là hạt nhân của EU. Vậy đánh giá đại chiến thứ hai thế nào, khi cựu thù của ông lại là đối tác quan trọng nhất bây giờ cả về kinh tế lẫn chính trị. Tất nhiên chính quyền Đức hiện tại không phải là chính quyền phát xít, nhưng nó vẫn là Đức.
Từ đó nó lại thò ra một điều nữa, đó là hiện tại, cuộc chiến tranh này được trình bầy chủ yếu như một cuộc thảm sát người Do thái, trong khi vấn đề này chỉ là một khía cạnh, không phải là tất cả. Tại sao ?
Bởi vì nước Pháp từ khi có cách mạng tư sản 1789, thì ảnh hưởng của giới tư sản gốc Do Thái rất lớn. Tất nhiên họ là người Pháp, giống như tư bản Thái gốc TQ ở nước láng giềng Thái lan gần ta.
Sau chiến tranh, thì ảnh hưởng của nhóm nàytăng lên mạnh hơn nữa. Tại sao ? bởi trong thời gian chiến tranh, tư bản Pháp gốc Do thái không thể lừng khừng thoả hiệp với phát xít Đức được,không giống như đại bộ phận tư sản pháp cơ đốc giáo, vì dù có tiền, do chính sách bắt người Do thái đi thảm sát, họ cũng không thể thoát. Như vậy chỉ có con đường kháng chiến. Tất nhiên trong đa số trường hợp nó chỉ là « du kích quân giờ thứ 25 » thôi (tức là một dạng cơ hội, vì một ngày chỉ có 24 tiếng), nhưng đây cũng là lý do mà tại sao chính khách Pháp sau đại chiến gốc Do thái rất nhiều.
Không kể hiện tại, trong EU, nắm quyền là tư bản tài chính.
Qua ví dụ nhỏ này, mọi người có thể hiểu rằng những yếu tố nào tác động lên nhận thức lịch sử. Nhưng đã là một cộng đồng dân tộc, thì cũng có nghĩa là lịch sử « có chiều » theo nhận thức của cộng đồng đó. Nếu bịa đặt,ép chấp nhận « ngược chiều » thì nó sẽ làm cái cộng đồng đó tan vỡ, vì mọi chuyện bao giờ cũng bắt đầu qua nhận thức.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 2 2020, 03:57 AM

Oặc, hôm trước vừa có tin tàu viện sĩ Academic Cherskiy của Nga, dùng để hoàn thành đường ống Nord Stream 2, đang quay lại kênh đào Suez chứ không tiến tiếp, điểm đến cuối cùng vẫn chưa được tiết lộ, thì hôm nay lại thấy có tin nó đang sắp sửa tiến vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.

Nếu tin này là thật, và liên kết với tin đã được đưa vài ngày trước đó, rằng Anh đã định bắt giữ con tàu này nhưng bất thành do hải quân Nga đã điều khinh hạm Yaroslav Mudry ra hộ tống (tin do Avia-Pro đưa), thì có vẻ giả thuyết của nhà báo Tây là thật, rằng Nga cố tình giấu giếm đích đến, hành tung bí mật của con tàu (vì sợ Mỹ cản đường và trừng phạt các cảng cho neo đậu con tàu này). Dù sao Tass vẫn chỉ nói là Possible, nghĩa là ta phải chờ xem để có thể xác thực chính xác 100%


Possible Nord Stream 2 Pipelayer Enters Danish Waters
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel, previously called by the Russian Minister of Energy Alexander Novak, the possible equipment for the completion of the Nord Stream-2 gas pipeline, is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone (EEZ), located in the vicinity of the pipeline construction stoppage, according to tracking portals data made public on Friday.

On October 30, the Danish Energy Agency (DEA) granted Nord Stream 2 permission to lay Nord Stream 2 along a route southeast of Bornholm Island.

In February, the ship left Nakhodka in the Far East and sailed towards Singapore, where it was supposed to arrive on February 22. Changing the end points of the route several times, the ship circled Africa, arriving in Las Palmas (Canary Islands). Further, the route was laid to Egyptian Port Said, where the Academic Cherskiy was supposed to arrive on April 30. However, the ship never passed the Strait of Gibraltar, heading to the North Atlantic Ocean with a course to the port of Aberdeen in the UK. On Sunday, Academic Cherskiy changed the end point, again indicating Nakhodka. Then the course was laid to Kaliningrad, where the ship should arrive on May 3.

Since 2016, the pipe layer has been in operation by Gazprom Fleet. At the end of December 2019, due to US sanctions, the Swiss Allseas stopped the construction of the Nord Stream 2 and took away its pipe-laying vessels.

The head of Gazprom Alexei Miller said that the pipeline will be completed on its own. Russian Energy Minister Alexander Novak, called the vessel Academic Chersky a possible participant in Nord Stream 2 construction. According to forecasts of the Ministry of Energy, the launch of the pipeline can be expected before the end of 2020. Nord Stream 2 is built at 93%.





Vụ đại dịch này, các công ty làm việc ở nhà liên tục, làm mình bỗng dưng để ý tới Cloud Infrastructure Provider, tức là công ty cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng Cloud. Những tay chơi lớn trên toàn cầu toàn của Mỹ như Amazon WS, Google CE, Microsoft Azure. Tìm hiểu xem EU có ai không thì rất ít. Kể từ khi xảy ra vụ Snowden, và vụ khủng bố 11/9, khi Mỹ bắt các công ty phải gửi dũ liệu cho chính quyền Mỹ, thì Pháp đã yêu cầu phát trienr cơ sở hạ tầng Cloud của riêng mình, để lưu các dữ liệu nhạy cảm ở Pháp, đảm bảo tính độc lập cho Pháp.
Cuối cùng thì đẻ ra 2 cloud infrastructure provider là OutScale (công ty con của Dassault System) và OVH Cloud hay OVH.
OVH ra đời trước và lấn sân ra quốc tế, còn OutScale mới đây bắt đầu lấn sân sang Mỹ bằng việc mở 1 Data Center ở đó.
Năm 2010, khi Wikileak bị Amazon từ chối cho hosting, cuối cùng đã phải quay sang host trên OVH.

Dường như EU cũng chỉ có 2 cái Cloud Infrastructure Provider này độc lập thì phải, vì RapidShare của Đức đã phá sản hay ngừng hoạt động rồi.

Xem ra EU cũng có vẻ chậm và bị lê thuộc Mỹ nhiều. Từ những năm 1992, 1993, Nga đã có cả đống Cloud Infrastructure Provider của riêng mình, hoạt động trên thị trường các nước Liên Xô cũ, và bây giờ thì trên cả các nước BRICS, ví dụ Softline International, MTS, Rostelecom, Dataline, Selectel, Yandex Cloud, Servionika, OnCloud, IBS, etc. TQ chắc cũng có cloud infrastructure Provider của riêng mình như Alibaba, Huawei, etc.

Dĩ nhiên các nước phương tây khó mà để cho Cloud Infra Provider của Nga thâm nhập sâu vào thị trường họ, nhưng dù sao như vậy đã đủ để đảm bảo tính độc lập của mình. Cá biệt có Softline International thâm nhập khá sâu vào thị trường Đông Âu, Trung Mỹ (bên cạnh các nước Liên Xô cũ và BRICS), thậm chí đã từng mở đại diện ở VN (k rõ bây giờ còn k?)

Như vậy hệ thống công nghệ cao của EU vẫn chưa đầy đủ lắm, vẫn bị lệ thuộc 1 phần vào Mỹ, kiểu như là con người nhưng vẫn chưa có đủ bộ phận cơ thể của riêng mình, vẫn phải mượn bộ phận của Mỹ để lắp vào, chỉ có Pháp là tự chủ gần đầy đủ nhất. Trong khi Nga, TQ có đầy đủ hệ thống của riêng mình:
Search Engine, Ecommerce với Payment System độc lập, mạng xã hội, cloud infrastructure, Security Software.

Về mạng xã hội, Nga thậm chí còn có 2 mạng xã hội thống trị trong nước và các nước liên xô cũ là VK (VKontakte) và Odnoklassniki, mà các nước này không hề cấm Facebook, Twitter hay Instagram như TQ. VKontakte thậm chí còn là mạng xã hội lớn nhất châu Âu với 460 triệu người dùng, và đứng thứ 4 thế giới về độ phổ biến.
Tương tự Yandex cũng có thị phần ngang ngửa Google ở các nước này mà cũng k cần phải cấm Google như TQ.

Điều mà TQ có lẽ đang bị thiếu, có lẽ là phần cứng. Siêu máy tính của TQ vẫn dùng các chip của Intel kết nối. Nga thì đã có siêu máy tính quân sự dùng chip Elbrus 8, và 2 siêu máy tính dân sự khác vẫn là chip của Intel. Hiện Nga (cụ thể là Bruk Institute of Electronic Control Computers của tập đoàn Avtomatika Group) đang trong giai đoạn hoàn thiện siêu máy tính dân sự đầu tiên của mình dùng chip nội địa Elbrus-8S mới nhất, máy tính này đã được giới thiệu đầu tiên vào vào tháng 5 năm ngoái tại Digital Industry of Industrial Russia conference.

Như thế tức là TQ vẫn đang bị yếu cái này, và vì thế Mỹ đang nhè vào. Còn Nga lại không bị Mỹ nhè vào cái này, mà nhắm vào hệ thống tài chính (lúc đó 2014 Nga vẫn chưa hoàn thành xong hệ thống thanh toán Mir của mình).

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 2 2020, 08:10 PM

Quên k đưa link vụ Nord Stream 2

Possible Nord Stream 2 Pipelayer Enters Danish Waters
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel, previously called by the Russian Minister of Energy Alexander Novak, the possible equipment for the completion of the Nord Stream-2 gas pipeline, is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone (EEZ), located in the vicinity of the pipeline construction stoppage, according to tracking portals data made public on Friday.

On October 30, the Danish Energy Agency (DEA) granted Nord Stream 2 permission to lay Nord Stream 2 along a route southeast of Bornholm Island.

In February, the ship left Nakhodka in the Far East and sailed towards Singapore, where it was supposed to arrive on February 22. Changing the end points of the route several times, the ship circled Africa, arriving in Las Palmas (Canary Islands). Further, the route was laid to Egyptian Port Said, where the Academic Cherskiy was supposed to arrive on April 30. However, the ship never passed the Strait of Gibraltar, heading to the North Atlantic Ocean with a course to the port of Aberdeen in the UK. On Sunday, Academic Cherskiy changed the end point, again indicating Nakhodka. Then the course was laid to Kaliningrad, where the ship should arrive on May 3.
https://tass.com/economy/1152415

Roskosmos sẽ chế tạo tên lửa có thể tái sử dụng
Ủy ban Vũ trụ Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phê duyệt dự án chế tạo tên lửa vũ trụ có thể tái sử dụng của Roskosmos, phóng viên Sputnik cho biết.

Nga sẽ chế tạo tên lửa giống như của Elon Musk
Hiện tại, chỉ có công ty SpaceX của Elon Musk sử dụng loại tên lửa như vậy. Được biết, tập đoàn nhà nước Roskosmos có kế hoạch chế tạo các phương tiện phóng công nghệ cao thuộc thế hệ mới, gồm nhiều loại khác nhau: từ siêu nhẹ và nhẹ, đến trung bình, nặng và siêu nặng. Tất cả các dự án sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng nhiên liệu, vật liệu đầy hứa hẹn có thể tái sử dụng và các giải pháp thiết kế khác.

Khi chế tạo mẫu đầu tiên của tên lửa sử dụng nhiều lần sẽ áp dụng các giải pháp được phát triển trong quá trình chế tạo tên lửa hành trình có cánh siêu nhẹ SV-SV “Baikal". Hiện tại, tất cả các tên lửa được Liên bang Nga sử dụng cho Chương trình Vũ trụ Liên bang và cho khách hàng nước ngoài đều dùng một lần - giai đoạn đầu tiên sẽ không quay trở lại Trái đất, mà đốt cháy trong bầu khí quyển với các động cơ.

Khối tên lửa có cánh có thể tái sử dụng của Nga sẽ khác với tên lửa Falcon 9 của Elon Mask trong sơ đồ hạ cánh. Sau khi đưa trọng tải lên quỹ đạo, các bloc của Nga sẽ hạ cánh trên đường băng thông thường như máy bay bằng cách sử dụng các cánh có hệ thống cơ đặc biệt.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 4 2020, 12:11 AM

Đức nhân cơ hội này (khi Mỹ đang dọa trừng phạt) để o ép Nga về dòng North Stream 2 cũng khôn, đòi Nga phải nhượng lại 1 phần quyền với đường ống North Stream cho các nhà cung cấp khác. Đây cũng là cách để Mỹ trấn an thuyết phục Mỹ và cũng là để giơ đòn trừng phạt của Mỹ ra dọa Nga

Đức bất ngờ muốn siết chặt Nord Stream-2
Đường ống Nord Stream-2 của Nga đang tiếp tục chịu sức ép rất lớn của EU, đặc biệt lại là từ Đức, quốc gia cùng thực hiện dự án quan trọng.
Thông tấn TASS mới đây thông tin, nhà điều hành dự án Nord Stream-2, Công ty Nord Stream-2 AG vừa lên tiếng sự không hài lòng về quyết định sơ bộ của Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNetzA) trong một động thái gây khó khăn hơn cho đường ống đặt dưới biển Baltic này.

Theo đó, BNetzA đã từ chối cho Nord Stream-2 được miễn trừ tuân thủ Chỉ thị khí đốt của EU, một chỉ thị sẽ buộc dự án phải đáp ứng các điều kiện khắt khe hơn.

Hồi đầu tháng 11/2017, châu Âu đã đưa ra đề xuất mới nằm trong Chỉ thị khí đốt của EU về việc tăng thêm các yêu cầu dựa trên đề xuất mở rộng đối với các dự án đường ống dẫn khí đốt vào châu Âu từ bên thứ ba, bao gồm cả Nord Stream-2.

Theo các quy tắc mới, tất cả các đường ống dẫn khí đốt chính vào lãnh thổ EU sẽ phải tuân thủ các quy tắc của 28 quốc gia về tính minh bạch, khả năng tiếp cận và hiệu quả.

Khi đó, các nhà khai thác khí đốt từ Nord Stream-2 trên lãnh thổ Biển Baltic của Đức cũng sẽ phải cấp cho bên thứ ba quyền truy cập vào đường ống một cách không phân biệt đối xử.

Ngoài ra, các chi phí cho việc sử dụng đường ống cho đoạn 54 km này sẽ được kiểm soát bởi cơ quan quản lý. Việc giải ngân sẽ còn nghiêm trọng hơn: nhà sản xuất khí đốt và nhà điều hành phần đường ống trên lãnh thổ Đức không được giống nhau.

Theo Chỉ thị sửa đổi này, đường ống dẫn khí trên lãnh thổ châu Âu không nằm dưới quyền sở hữu trực tiếp của các nhà cung cấp khí đốt, ví như Nord Stream-2 không thuộc sở hữu của một mình Gazprom. Quy tắc này mâu thuẫn với luật pháp Nga quy định rằng Gazprom có độc quyền về xuất khẩu khí đốt từ Nga.

Bên cạnh đó, Chỉ thị sửa đổi yêu cầu thành lập công ty vận hành độc lập với nhà cung cấp Gazprom của Nga, được quyền sử dụng 50% công suất của đường ống để vận chuyển khí đến các nhà sản xuất.

Công ty vận hành độc lập này cũng phải thực thi các gói thuế quan không phân biệt đối xử và cung cấp báo cáo minh bạch.

Quy tắc này cũng khiến Gazprom không được cung cấp toàn bộ công suất của đường ống mà phải "chừa" lại cho các nhà cung cấp khác nhằm giảm sự độc quyền của đường đống dẫn khí này.

Các thủ tục mới sẽ có thể làm phức tạp thêm cho khả năng hoàn thành và thông dòng Nord Stream-2 vốn đã bị cản trở từ nhiều tháng qua bởi các nỗ lực ngăn cản từ cả châu Âu và Mỹ.

100% khối lượng khí được vận chuyển qua Nord Stream-2 dự kiến sẽ được đưa vào mạng khí đốt của Đức từ điểm hạ cánh ở Lubmin trên bờ biển Baltic của Đức.

Nếu thực hiện đúng các quy định của chỉ thị khí đốt EU, Nord Stream-2 AG sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí. Công ty Nga đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC kiểm tra khía cạnh chi phí bao gồm cả đường ống trong quy định mạng lưới châu Âu.

Kết quả cho thấy, chi phí cho thị trường khí đốt ở Đức sẽ tăng đáng kể. Theo PwC, đường ống sẽ có khoản phí khoảng 600 triệu euro vào năm 2030. Nếu với thời gian phục vụ tối đa 50 năm của đường ống này, chi phí sẽ lên tới 2,5 tỷ euro theo tính toán của PwC.

Trước nỗ lực của cơ quan Đức muốn áp đặt đường ống Nord Stream-2 theo chỉ thị khí đốt EU, đây sẽ là một bất lợi không nhỏ cho công ty này khi đang chuẩn bị kế hoạch hoàn thiện nốt 7% chiều dài đường ống, dài khoảng 159km trên biển Baltic.

Tàu đặt ống Viện sĩ Cherskiy của Gazprom đang chuẩn bị tới đảo Bornholm của Đan Mạch và tiến hành việc thi công vào đầu tháng 5.



Nga tăng đào xúc than để chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu
Nga có kế hoạch tăng gấp đôi khai thác than trong 15 năm tới.


Bộ Năng lượng Nga vừa ban hành dự thảo chiến lược Nhà nước, nước này dự tính sẽ tăng sản lượng và xuất khẩu trong 15 năm tới. Thị phần của Nga trên thị trường xuất khẩu than toàn cầu được dự đoán sẽ mở rộng lên 25% so với mức 11% hiện tại.

Cụ thể, sản lượng sẽ tăng lên tới 450-530 triệu tấn mỗi năm cho đến năm 2024 và lên tới 485-668 triệu tấn mỗi năm cho đến năm 2035, chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu.

Tiêu thụ than trong nước sẽ tăng hơn 12 phần trăm; nó hiện đang đứng ở mức khoảng 196 triệu tấn hàng năm. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi sẽ tiếp tục là thị trường lớn của than Nga.

Nga đã xuất khẩu một lượng lớn than sang Trung Quốc (khoảng 30 triệu tấn mỗi năm) nhưng vẫn có tiềm năng lớn để tăng xuất khẩu trong những năm tới. Bộ Năng lượng Nga dự kiến ​​xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm tới lên 55 triệu tấn, từ mức hiện tại.

Một thị trường châu Á khác, Ấn Độ, cũng có kế hoạch tăng đáng kể việc nhập khẩu than cốc từ các cảng Viễn Đông của Nga.

Việt Nam đã tăng gấp ba lần mua than của Nga sau khi vận hành một số nhà máy nhiệt điện than mới.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự tính, Nga sẽ vượt qua Indonesia trở thành nhà xuất khẩu than nhiệt hàng đầu trong thập kỷ này.

RT cho biết, khai thác than đã là một ngành công nghiệp chủ chốt ở Nga trong một thời gian dài, với chi phí sản xuất thấp nhất thế giới.

Kết hợp với chi phí vận chuyển cao, chủ yếu vào vận tải đường sắt, những yếu tố này làm cho giá than cuối cùng của Nga gần như tương đương với giá của một số đối thủ lớn trên toàn cầu của Nga, như Úc và Nam Phi.

Các cơ quan giao thông vận tải của Nga hiện đang xem xét khả năng mở rộng năng lực xuất khẩu than, trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất về thông lượng đường sắt. Các đơn vị chức năng này có kế hoạch bắt đầu phát triển tích cực hơn về cơ sở hạ tầng đường sắt và cảng, bao gồm mở rộng năng lực của Đường sắt xuyên Siberia và Đường sắt Baikal-Amur.

Trước đó, đầu năm 2012, Chính phủ Nga đã thông qua một chương trình dài hạn về phát triển ngành công nghiệp than ở nước này, trong đó cho phép tăng sản lượng khai thác than lên 430 triệu tấn vào năm 2030 và năng suất lao động trong 20 năm tới lên gấp 5 lần.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành công nghiệp than của Nga sẽ phát triển nhanh chủ yếu là nhờ xuất khẩu, trọng tâm xuất khẩu sẽ ngày càng nghiêng sang phía Đông, như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nguyên do việc thúc đẩy xuất khẩu sang châu Á là bởi các quốc gia thuộc khu vực châu Âu có xu hướng giảm sử dụng than đá làm năng lượng đốt do các vấn đề về môi trường. Thay vì đó, họ tăng cường nhập khẩu khí đốt và LNG từ Nga.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 6 2020, 09:07 PM

Ukraine kêu gọi ngăn chặn việc hoàn thành xây dựng đường ống Nord Stream 2

Ukraine gần như đã mất hoàn toàn vai trò vận chuyển khí đốt từ Liên bang Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria sau khi tuyến đường ống khí TurkStream hoạt động. Nếu giờ đường ống Nord Stream 2 tiếp tục đi vào vận hành, Kiev sẽ mất thêm khoảng 3 tỷ đô la mỗi năm.


"Thật không may, phải nói rằng Ukraine đã thực sự mất hoàn toàn vai trò quá cảnh khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Âu sau khi tuyến đường ống đầu tiên của dự án Turk Stream được vận hành", CEO của Nhà điều hành hệ thống truyền tải khí của Ukraine LLC, Serhiy Makohon đăng trên Facebook.

Theo Makohon, "sau khi đường ống ở Bulgaria được xây dựng và tuyến thứ hai của TurkStream được vận hành, Ukraine sẽ mất một phần quá cảnh khác đến Hungary và Serbia (lên tới 15 tỷ mét khối)". Việc khai trương tuyến đường ống này dự kiến ​​vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.

Do đó, điều cực kỳ quan trọng là phải ngăn chặn việc hoàn thành xây dựng tuyến đường Nord Stream 2 vì việc vận hành tuyến đường này sẽ dẫn đến hậu quả là Ukraine mất hoàn toàn vai trò trung chuyển khí đốt vào năm 2025. Đối với Ukraine, đây là khoản doanh thu tử 2,5-3 tỷ đô la hằng năm", ông Makohon nhấn mạnh.

CEO của Nhà điều hành hệ thống truyền tải khí của Ukraine LLC nói thêm rằng một quyết định tiềm năng của cơ quan quản lý năng lượng Đức về việc mở rộng các quy tắc của Chỉ thị khí đốt EU cho Nord Stream 2 có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận của dự án vì Gazprom chỉ có thể tải 50% công suất. Tuy nhiên, bây giờ không phải là lúc để giảm bớt. Cuộc chiến chống lại Nord Stream 2 vẫn là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với Nhà điều hành hệ thống truyền tải khí của Ukraine và Naftogaz của Ukraine mà còn đối với Bộ Ngoại giao và Bộ Bảo vệ môi trường và Năng lượng Ukraine, ông Makohon nhấn mạnh.

Vào ngày 8/1/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chính thức vận hành đường ống dẫn khí TurkStream.



Vì sao Trung Quốc phải mua khí của Nga với giá cao gấp đôi thị trường châu Âu?
Trung Quốc đang trả giá cao cho khí đốt tự nhiên từ đường ống Power of Siberia mới khai trương của Nga tại thời điểm đại dịch Covid-19 đã đẩy giá một số loại năng lượng xuống mức thấp lịch sử.


Mới đây, hãng tin Interfax báo cáo rằng giá khí đốt trung bình từ đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đã đạt mức 203 USD (1.437 nhân dân tệ) trên mỗi nghìn mét khối khí vào tháng 1 và tháng 2/2020, dựa trên tính toán của Nga và dữ liệu hải quan của Trung Quốc.

Với mức giá đó, Gazprom đã buộc Trung Quốc phải trả giá cao gấp đôi so với giá được bán cho khách hàng châu Âu, theo nhận xét của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người từ lâu luôn đòi Moscow giảm giá khí đốt cho quốc gia của mình.

"Hôm nay, ở châu Âu, Nga bán khí đốt tự nhiên với giá 80 đô la, không quá 90 đô la/1.000 m3 và chúng tôi phải trả 127 đô la", Interfax dẫn lời ông Lukashenko phát biểu trên hãng thông tấn nhà nước BelTA.

Sự chênh lệch về giá cho thấy sự khác biệt về các hoạt động định giá của Gazprom và chi phí so sánh mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã phải trả cho khí đốt từ dự án đường ống của Nga vào thời điểm thị trường toàn cầu căng thẳng do đại dịch và do cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Saudi và Nga.

Tại buổi thuyết trình với các nhà đầu tư vào tháng 2/2020, Giám đốc điều hành phụ trách xuất khẩu của Gazprom, Elena Burmistrova đã từ chối giải thích tại sao giá khí đốt bán cho Trung Quốc cao như vậy.

"Chúng tôi thường được hỏi về giá gas được ghi trong hợp đồng giữa Gazprom và CNPC. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiết lộ các thông số về giá, vì các điều khoản của hợp đồng quy định rằng đây là bí mật thương mại", Burmistrova nói.

Xuất khẩu của Gazprom sang phía tây, ngoại trừ Belarus, có giá 168 đô la vào tháng 1/2020 và 145 đô la/1.000 m3 vào tháng 2.

Vào ngày 22/4, giá khí giao ngay tại Anh đã giảm xuống còn 45,65 đô la/1.000 m3, rẻ hơn gần 30% so với giá tại các khu vực phía tây bên trong Liên bang Nga, Cơ quan Thông tấn Turan của Azerbaijan cho biết.

Mới gần đây vào tháng 2, Gazprom còn dự kiến ​​sẽ bán khí đốt ở châu Âu với giá 175-185 đô la/1.000 m3, Newsbase Daily News đưa tin trong tuần này.

Giá khí của Gazprom cho cả châu Âu và Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm vì cả hai đều được liên kết với giá của các sản phẩm dầu với thời gian trễ để điều chỉnh, trong trường hợp của Trung Quốc được cho là 9 tháng.

Trong khi các điều khoản hợp đồng, giá khí khởi điểm bán cho Trung Quốc trước khi điều chỉnh được cho là cao hơn đáng kể.

Giá khí khởi điểm cho Trung Quốc là mức giá cuối cùng trong các cuộc đàm phán về việc xây dựng dự án Power of Siberia trị giá 55 tỷ USD, bắt đầu cung cấp vào tháng 12/2019.

Việc mặc cả về giá khởi điểm kéo dài ít nhất 3 năm.

Việc khai trương đường ống này đã gặp phải trở ngại lớn, chủ yếu là kết quả của cuộc khủng hoảng Covid-19.

Chuyến giao hàng đầu tiên của Gazprom cho Trung Quốc qua Power of Siberia vào ngày 2/12/2019 đã nhanh chóng được PetroChina báo cáo cho công ty mẹ CNPC. Tập đoàn này sau đó đã gửi thông báo bất khả kháng cho các nhà cung cấp khí đốt, kêu gọi đình chỉ nhập khẩu do nhu cầu ở Trung Quốc giảm mạnh vì dịch Covid-19.

Đầu tháng 3, Gazprom từ chối nhận thông báo, nhưng 5 ngày sau, công ty cho biết họ sẽ ngừng hoạt động Power of Siberia để "bảo trì định kỳ" trong phần còn lại của tháng.

Vào ngày 17/4, một sự phức tạp hơn nữa đã xuất hiện với thông báo kiểm dịch tại mỏ khí Chayanda, nguồn tài nguyên chính cho đường ống Power of Siberia, do sự bùng phát Covid-19.

Power of Siberia có kế hoạch tăng cường xuất khẩu từ 5 tỷ m3 trong năm nay lên mức 38 triệu m3 hàng năm vào năm 2024, đã phải đối mặt với những lo ngại sau khi Trung Quốc giảm tốc độ chuyển đổi than sang khí đốt dưới áp lực kinh tế.

Nhưng trong khi các công ty dầu khí quốc tế đang cắt giảm đầu tư và tạm dừng các dự án trên khắp thế giới, Gazprom dường như cố gắng tăng cường cam kết với Trung Quốc.

Trong những ngày gần đây, các quan chức Gazprom đã xem xét nâng cao sản xuất của mỏ dầu khí Kovykta ở Siberia, nguồn tài nguyên thứ hai cho đường ống, trong bối cảnh các cuộc thảo luận về việc thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc thêm 5-10 triệu m3 mỗi năm, Interfax cho biết vào tuần trước.

Vào tháng 3/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã phê duyệt tiến bộ lập kế hoạch cho dự án đường ống "Sức mạnh Siberia 2" qua Mông Cổ đến giai đoạn "tiền khả khi". Power of Siberia 2 có công suất lên tới 50 triệu m3 khí mỗi năm.



Thông tin mới nhất về ngành dầu khí thế giới.
1, Nord Stream 2 có nguy cơ chịu các hạn chế của Chỉ thị khí đốt EU do dự án này bị trì hoãn quá lâu.

2, Tàu Akademik Chersky có khả năng xây nốt dự án Nord Stream - 2 đã đến cảng Kaliningrad ở biển Baltic.

3, Công ty năng lượng Mỹ Sempra Energy cho biết hôm thứ Hai 4/5, họ đã trì hoãn quyết định xây dựng nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Texas (Mỹ) sang năm sau.

4, Giá xăng và dầu diesel ở New Delhi (Ấn Độ) đã tăng lần lượt là 1,67 Rupee và 7,10 Rupee/lít vào thứ Ba 5/5 khi chính quyền tiểu bang này tăng mạnh thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với cả hai loại nhiên liệu.

5, Công ty vận tải năng lượng của Canada Enbridge Inc cho biết hôm thứ Hai 4/5, họ đã thỏa thuận được với các công ty vận tải dầu để tạm thời lưu trữ dầu trong hệ thống đường ống dẫn dầu lớn nhất Bắc Mỹ Mainline từ ngày 1/6 do lượng dầu dư cung tăng.

6, Công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt tự nhiên Gaz-System của Ba Lan đã ký hợp đồng trị giá 306 triệu đô la với công ty dịch vụ dầu mỏ Saipem của Ý về việc xây dựng đoạn ống dẫn dầu Baltic từ Đan Mạch đến Ba Lan.

7, Thậm chí Rosneft không còn hoạt động ở Venezuela, theo dữ liệu từ công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Venezuela (PDVSA), xuất khẩu dầu của Venezuela đã tăng cao hơn vào tháng tư (trung bình 848.000 thùng/ngày) tăng nhẹ so với tháng 3 (814.000 thùng/ngày).

8, Giám đốc điều hành của Công ty khai thác và phát triển dầu khí Oil Search Keiran Wulff cho biết hôm thứ Ba 5/5, Oil Search đang xem xét cắt giảm sản lượng dầu tại Papua New Guinea từ tháng 7.

9, Tập đoàn dầu khí của Pháp Total SA đã tiết lộ kế hoạch vô hiệu hóa khí thải nhà kính vào năm 2050 và cắt giảm sâu chi tiêu vì lợi nhuận quý đầu năm nay giảm mạnh.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 7 2020, 09:30 PM

Khong biet cai "chong rua tien" nay cua EU co nham vao Anh k nhi? Vi nhieu nuoc trong do la thuoc dia cu cua Anh, nhieu lanh tho trong do tham gia vao cai shadow banking cua Anh. VN ma lam Van Don khong kheo chui vao danh sach nay cua EU

EC đề xuất thành lập cơ quan chống rửa tiền
Ngày 7/5, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết tổ chức này cân nhắc việc lập ra một cơ quan mới để kiểm soát tội phạm tài chính và giám sát các ngân hàng chặt chẽ hơn.


Trong một bản kế hoạch gửi tới chính phủ của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), EC cho rằng khối này cần một hệ thống để giải quyết nạn rửa tiền và chống chống tội phạm tài chính ở cấp EU. Tuy nhiên, EC lưu ý rằng trước hết cần đáng giá tác động của kế hoạch.
Theo EC, bất kỳ sự giám sát nào ở cấp độ EU đều có thể là không thuộc quyền của Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu hoặc được thực hiện bởi “một cơ quan chuyên trách mới”.
Trong bản báo cáo trên, EC cũng công bố một danh sách các quốc gia mới mà Brussels cho rằng cần giám sát hơn nữa để hạn chế hoạt động rửa tiền. Danh sách rửa tiền được điều chỉnh sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2020. Các công ty ở bất cứ quốc gia nào trong danh sách rửa tiền này sẽ bị cấm nhận tài trợ mới của EU.
Theo tài liệu của EC, các nước bị bổ sung vào danh sách “đen” bao gồm Bahamas, Barbados, Botswana, Campuchia, Ghana, Jamaica, Mông Cổ, Mauritius, Myanmar, Nicaragua, Panama và Zimbabwe.
Các quốc gia đã có trong danh sách rửa tiền của EC là Afghanistan, Iraq, Vanuatu, Pakistan, Syria, Yemen, Uganda, Trinidad và Tobago và Iran. Trong khi đó, sáu quốc gia là Bosnia, Guyana, Lào, Ethiopia, Sri Lanka và Tuynisia đã được EC đưa ra khỏi danh sách với lý do các nước này đã có tiến bộ./.


Facebook công bố một hội đồng hoàn toàn mới có thể đảo ngược cả quyết định của Mark Zuckerberg
Ngày 6/5, Facebook đã công bố 20 thành viên thuộc Hội đồng giám sát nội dung độc lập mới, đây được ví như là Tòa án Tối cao của Facebook, sẽ có thể đảo ngược các quyết định của công ty và Giám đốc điều hành.

Một số thành viên trong Hội đồng giám sát nội dung như cựu Thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu András Sajó, Giám đốc điều hành Internet Sans Frontières Julie Owono, nhà hoạt động người Yemen từng đoạt giải Nobel Hòa bình Tawakkol Karman, cựu Tổng biên tập The Guardian Alan Rusbridger và nhà ủng hộ quyền kỹ thuật số người Pakistan Nighat Dad, Reuters dẫn thông tin được Nick Clegg, người đứng đầu các vấn đề toàn cầu của Facebook, chia sẻ.

Các đồng chủ tịch của hội đồng giám sát nội dung, những người có quyền lựa chọn thành viên là ông Michael McConnell, cựu thẩm phán liên bang Mỹ và cũng là chuyên gia về tự do tôn giáo, chuyên gia luật hiến pháp Jamal Greene, luật sư người Colombia Catalina Botero-Marino và cựu Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Số thành viên dự tính sẽ tăng lên khoảng 40 người trong thời gian tới. Facebook cũng cam kết tài trợ 130 triệu USD trong ít nhất sáu năm cho hội đồng này.

Hội đồng giám sát nội dung sẽ đứng độc lập, không chịu sự chi phối của ban lãnh đạo Facebook, điều này được một số người ví von như là Tòa án Tối cao của Facebook, sẽ có thể đảo ngược các quyết định của công ty và Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg về những nội dung cá nhân xuất hiện trên Facebook và Instagram.


Hội đồng giám sát sẽ tập trung vào một vài các vấn đề nội dung đầy thách thức bao gồm ngôn từ kích động và quấy rối cùng các nội dung liên quan đến an toàn của người dùng. Được biết hội đồng này sẽ tăng lên khoảng 40 thành viên trong thời gian sắp tới.

Facebook cũng cho biết các thành viên thuộc hội đồng đến từ 27 quốc gia và nói ít nhất 29 ngôn ngữ, mặc dù ¼ thành viên nhóm và hai trong số bốn đồng chủ tịch đến từ Mỹ.

Facebook từ lâu đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về các vấn đề kiểm duyệt nội dung như xóa một bức ảnh “Em bé Napalm” thời chiến tranh Việt Nam đến việc không ngăn chặn những phát ngôn thù hận ở Myanmar nhằm vào người Rohingya. Với việc lập ra Hội đồng giám sát nội dung độc lập, đây sẽ là nơi đưa ra quyết định công khai về các trường hợp gây tranh cãi khi người dùng đã sử dụng hết quy trình kháng cáo thông thường của Facebook. Ngoài ra, hội đồng còn có thể đưa ra khuyến nghị chính sách cho Facebook dựa trên những quyết định mà công ty sẽ trả lời công khai.



Ông Trump nóng lòng khai chiến thương mại lần 2
Trả lời báo giới ngày 5/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiện chính quyền Mỹ đang “theo dõi sát sao” xem Trung Quốc có thực hiện được những cam kết mua hàng hoá và dịch vụ của Mỹ theo như thoả thuận đã ký giữa hai nước hồi tháng 1 hay không.
Nhà lãnh đạo Mỹ nhận định Trung Quốc đang mua nhiều hàng nông sản Mỹ nhưng ông không chắc chắn lượng mua đó có đủ mức cần thiết để hoàn thành các cam kết đối với các loại hàng công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ hay không.

“Tôi sẽ có thể báo cáo sau 1-2 tuần nữa không chỉ với những người nông dân mà cả những ngành công nghiệp khác. Họ hiểu rằng họ đã có thoả thuận và hy vọng họ thực hiện được thoả thuận, chúng ta sẽ chờ xem” - Tổng thống Trump tuyên bố.


Lời đe dọa mới nhất của ông Trump nhằm vào Trung Quốc được đưa ra giữa lúc xuất hiện các hoài nghi về khả năng của Trung Quốc thực hiện cam kết với Mỹ, đặc biệt là khi nền kinh tế của nước này đã chịu tổn thất nặng nề vì đại dịch COVID-19.

Thực tế các doanh nghiệp Mỹ bắt đầu nghi ngờ sự nghiêm túc của Bắc Kinh từ tháng 3 khi giá dầu bắt đầu lao dốc, Trung Quốc vẫn mua nông sản của Mỹ nhưng không mua thêm các sản phẩm năng lượng. Thỏa thuận này đã ghi nhận cam kết của Trung Quốc trong việc mua các sản phẩm năng lượng của Mỹ trị giá 50 tỷ USD trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn không lựa chọn sản phẩm năng lượng của Mỹ mà lựa chọn mua dầu từ Nga và Saudi Arabia.

Đối mặt với sức ép dư cung, các nhà khoan dầu Mỹ muốn Trung Quốc phải thực hiện thỏa thuận của mình.

Đến ngày 21/4, Hội đồng Khai thác và Sản xuất Mỹ hối thúc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải gây sức ép lên Trung Quốc để thực hiện lời hứa của họ trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Bức thư có đoạn: "Trong những tháng đầu năm 2020, Trung Quốc chỉ mua một lượng tối thiểu dầu thô của Mỹ, trong khi quốc gia này lại tăng sản lượng dầu thô mua từ Saudi Arabia và Nga. Thay vì tăng cường nhập khẩu từ Nga và Saudi Arabia, Chính phủ Trung Quốc phải có những bước đi thiết thực để duy trì quan hệ với Mỹ như một đối tác thương mại tin tưởng".

“Chúng tôi đang ở thời điểm quan trọng. Phải áp dụng mọi biện pháp có thể để giảm bớt tình trạng dư cung và các vấn đề liên quan đến khả năng dự trữ mà các nhà sản xuất đang phải đối mặt - đặc biệt phải gây sức ép buộc Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ thương mại của mình” - Giám đốc điều hành Hội đồng Khai thác và Sản xuất Mỹ Anne Bradbury nêu trong bức thư.

Ngay cả mua nông sản, Bắc Kinh cũng không chọn sản phẩm đậu tương của Mỹ mà mua đậu tương của Brazil. Brazil vốn là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trên thị trường đậu tương quốc tế. Do kinh tế đi xuống mùa dịch nên đậu tương nước này hiện có giá thấp hơn, nên được Trung Quốc chọn mua.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã mua kỷ lục, với 11,6 triệu tấn đậu tương Brazil trong tháng 3/2020. Trong khi đó, đặt hàng đậu tương Mỹ cho nhu cầu cả năm 2020 của Trung Quốc đến nay vẫn rất thấp, chỉ 12,6 triệu tấn.


Con số này thậm chí còn thấp hơn mức 12,9 triệu tấn được đặt hàng cùng thời điểm này năm ngoái, khi căng thẳng thương mại đang ở mức cao. Trong khi đó, hai năm trước, khi chưa cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã đặt mua gần 30 triệu tấn đậu tương Mỹ vào tháng 4/2018.

Phát biểu hôm 14/4, ông Trump cho biết các giao dịch mua hàng của Trung Quốc đã có một chút ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng ông hy vọng Trung Quốc sẽ giữ vững thỏa thuận này.

"Tôi biết Chủ tịch Tập Cận Bình. Tôi nghĩ ông ấy sẽ duy trì thỏa thuận. Còn nếu ông ấy không làm thế thì cũng ổn thôi vì chúng tôi có nhiều biện pháp tốt khác" - Tổng thống Trump nói.

Sức ép áp đặt lên Trung Quốc ngày càng gia tăng giữa lúc Tổng thống Mỹ tích cực đổ lỗi cho nước này "tạo ra" và lây lan dịch bệnh ra toàn cầu cũng như cố tình giấu nhẹm thông tin dịch bệnh để đầu cơ thiết bị y tế, tranh thủ quảng bá sản phẩm nội địa ra các nước - ví như sản phẩm Huawei. Việc đổ lỗi được khởi xướng bởi ông Trump đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi ở chính nước Mỹ song ngày càng có nhiều đồng minh Mỹ ủng hộ việc thực hiện điều tra quốc tế với Trung Quốc nhằm tìm kiếm nguồn gốc của dịch bệnh.

Tổng thống Mỹ cũng cho biết, ông có thể sẽ buộc Trung Quốc phải bồi thường các tổn thất do dịch bệnh gây ra bằng đòn thuế quan mới.

Giới quan sát cho rằng, nếu hành động như vậy, ông Trump sẽ tự mình đạp đổ các cố gắng của chính ông để ép Bắc Kinh cam kết thương mại. Đồng thời, một cuộc chiến thương mại ở giai đoạn nền kinh tế Mỹ đang chịu cú sốc kép do giá dầu và dịch bệnh, sẽ chỉ càng khiến Mỹ lún sâu vào khủng hoảng.

Nếu phát động chiến tranh thương mại 2, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải trả thêm nhiều tiền thuế nhập khẩu hơn, khiến người tiêu dùng Mỹ mua hàng với giá cao hơn với cùng một loại sản phẩm so với thời điểm trước thương chiến.

"Rất khó để Trung Quốc thực hiện được cam kết đó. Và với việc các chuỗi cung ứng Mỹ đang tê liệt vì dịch COVID-19, các nhà xuất khẩu nước này cũng khó tăng được khối lượng hàng bán sang Trung Quốc" - Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd bình luận.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 9 2020, 03:48 AM

Không biết đây có phải đòn dằn mặt của Mỹ với Arap Saudi sau vụ giá dầu k? Vì Arap Saudi đã bơm dầu ra khắp nơi làm giá dầu thụt thảm hại, đánh mạnh vào ngành dầu đá phiến Mỹ

Mỹ rút lá chắn tên lửa Patriot ra khỏi Arab Saudi
Quân đội Mỹ quyết định rút 4 hệ thống phòng không Patriot và 300 binh sĩ khỏi Arab Saudi vì cho rằng mối đe dọa từ Iran đã giảm bớt.
"Hai hệ thống lá chắn tên lửa được triển khai đến Arab Saudi sau vụ tập kích nhà máy lọc dầu đang rời đi. Tôi nghĩ mọi người đều biết đó là đợt điều chuyển tạm thời, trừ khi tình hình xấu đi. Tuy nhiên, tình hình không xấu đi và các khẩu đội đó sẽ được rút về", quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm nay cho biết.


Venezuela công khai bằng chứng khó chối cãi, cựu đặc nhiệm nhận trách nhiệm nhưng ông Trump tuyên bố không liên quan.
Căng thẳng giữa Mỹ và Venezuela đang ngày càng phức tạp sau khi một vụ âm mưu bắt cóc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bị lực lượng an ninh nước này triệt phá và xác định là do lực lượng Mỹ đứng sau lên kế hoạch.


Hôm 7/5, 3 thượng nghị sĩ Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã yêu cầu chính phủ Tổng thống Donald Trump phải minh bạch về vụ đột kích xảy ra tại Venezuela trong đó 2 công dân Mỹ đã bị bắt giữ. Đáng chú ý đây là 2 cựu lính đặc nhiệm của Mỹ.

Các thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy, Tim Kaine và Tom Udall chấp bút và được gửi đến Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Tư pháp William Barr và Quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Richard Grenell. Trong thư, ông Murphy đã liên tiếng cảnh báo về cuộc đột kích do cựu đặc nhiệm Mỹ Jordan Goudreau chỉ huy cũng như việc hai cựu binh Mỹ bị phía Venezuela bắt giữ.

“Chính phủ Tổng thống Trump, một là không biết vụ việc này đã lên kế hoạch từ trước, hai là đã biết và cho phép họ tiến hành. Cả hai khả năng đều cần phải được bàn thảo, xem xét” - một phần bức thư cho biết.

Ngoài ra, bức thư trên cũng đề cập một số điều khoản trong đạo luật VERDAD - đạo luật được Tổng thống Trump ký ban hành năm 2019 nói về các chính sách của Mỹ hỗ trợ đàm phán ngoại giao nhằm tiến tới giải quyết khủng hoảng chính trị, kinh tế và nhân đạo tại Venezuela. Thực tế thì cuộc đột kích như vậy gây ảnh hưởng đến triển vọng hòa bình ở Venezuela bởi nó đã phần nào cho thấy can thiệp bằng vũ trang được coi là hành động để giải quyết khủng hoảng.

“Người dân Venezuela xứng đáng được sống trong một nền dân chủ. Nhưng để đạt được điều này, cần phải thông qua con đường ngoại giao mạnh mẽ và hiệu quả chứ không phải là “phiêu lưu mạo hiểm bằng bạo lực” - AP trích dẫn một phần bức thư.

Điều này đã không cho thấy rõ thiện chí đàm phán hòa bình mà còn giúp ông Maduro có được sự ủng hộ của đồng minh.

Bức thư còn để ngỏ 6 câu hỏi, liệu các quan chức Mỹ có biết về kế hoạch của cựu binh Jordan Goudreau, chính phủ Mỹ có tiến hành các bước ngăn chặn hành động này và liệu có trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ những người có liên quan hay không.

Hơn nữa, liệu cộng đồng tình báo Mỹ có nắm được tin tức xung quanh hợp đồng mà ông chủ SilverCorp USD nói rằng đã ký với lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido.

Cựu đặc nhiệm Goudreau, người làm chủ công ty an ninh tư nhân SilverCorp đã nhận trách nhiệm về vụ đột kích tại Venezuela hôm 3/5. Ông này nói đã hợp tác với một cựu tướng lĩnh của Vệ binh Quốc gia Venezuela trong huấn luyện các binh sĩ đào ngũ ở Colombia.

Tổng thống Nicolas Maduro trong một cuộc họp với giới truyền thông còn trưng ra bằng chứng là bản chụp văn bản được cho là hợp đồng giữa công ty Silvercorp USA với lãnh đạo phe đối lập Venezuela - ông Juan Guaido.

Các đoạn video thẩm vấn 2 cựu binh Mỹ bị bắt là Luke Denman (34 tuổi) và Airan Berry (41 tuổi) cũng đều xác nhận hợp đồng này.

Hôm 7/5, Venezuela đã phát sóng một đoạn video lời khai của Airan Berry - cựu binh Mỹ thứ hai bị bắt trong vụ đột kích.

Trong đoạn video, Berry nói rằng anh ta đã ký hợp đồng với công ty Silvercorp USA để huấn luyện từ 50 đến 60 người ở TP Riohacha của Colombia và sau đó đi cùng với một nhóm phiến quân đến thủ đô Caracas (Venezuela).

“Bản hợp đồng đã được ông Goudreau đưa ra vài ngày trước. Trong bản hợp đồng còn nói về trách nhiệm của tôi với công ty Silvercorp USA, tất cả được ông Jordan Goudreau, ông Juan Guaido và ông Juan Rendon (cố vấn của ông Guaido) ký” - Berry nói trong đoạn clip.

Những phản ứng từ Thượng Nghị sỹ Đảng Dân chủ thực sự sẽ khiến chính quyền ông Trump "toát mồ hôi hột" khi bằng chứng và nhân chứng đều đã rõ ràng.

Song song với kế hoạch hòa bình thông qua đối thoại và trừng phạt mà ông Trump muốn áp đặt vào Venezuela, bây giờ đã lộ thêm các âm mưu bắt cóc Tổng thống Maduro để đưa về Mỹ. Dẫu ông Trump không nắm cụ thể về chi tiết, chắc hẳn ông cũng sẽ nên xem xét đối tác của mình ở Venezuela, người mà ông đã dành nhiều lời khen ngợi trong buổi đọc Thông điệp Liên bang trước đây - Tổng thống tự xưng Juan Guaido.

Vụ việc âm mưu xâm nhập lãnh thổ Venezuela theo đường biển để thực hiện âm mưu phá hoại hôm 3/5 lại một lần nữa cho thấy sự nhúng tay của người Mỹ vào tình hình ở Venezuela đều đã thất bại.

Ngoài 2 cựu binh Mỹ, 8 người khác đã thiệt mạng, 17 người bị Venezuela bắt giữ trong vụ xâm nhập bất thành ở bờ biển cách thủ đô Caracas không xa.

Ngày 6/5, Tổng Công tố Venezuela Tarek William Saab nói rằng thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, do Mỹ hậu thuẫn, đã ký thỏa thuận 212 triệu USD với lính đánh thuê. Goudreau cũng xác nhận với báo chí Mỹ rằng mình đã có giao kèo với phe đối lập Venezuela và đã thuê Denman cũng như Berry làm "giám sát".

Cùng ngày 6/5, Juan Rendon, thành viên ủy ban chiến lược của ông Juan Guaido, xác nhận với CNN việc ông ký "thỏa thuận thăm dò" với SilverCorp để bắt thành viên trong chính quyền ông Maduro đưa ra trước công lý. Tuy nhiên, ông Rendon nói rằng thỏa thuận chưa được xác lập và ông tự ý triển khai chiến dịch "tự sát" nói trên.

Đài Truyền hình quốc gia Venezuela tối 6/5 phát đoạn video ghi hình Luke Denman thừa nhận âm mưu "đảo chính" từ phe Juan Guaido.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 9 2020, 09:27 PM

There can be no politics without history
Co-authored by Professor Andreas Wirsching, Director of the Leibniz Institute for Contemporary History (IfZ), and Foreign Minister Heiko Maas to mark the 75th anniversary of the end of the Second World War

https://www.auswaertiges-amt.de/en/newsroom/news/maas-wirsching-end-second-world-war/2339620


Nhân kỷ nhiệm 75 năm kết thúc thế chiến 2, tạp chí Spiegel đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas và nhà sử học Andreas Wirsching với tựa đề "Không có chính trị nào mà không có lịch sử", yêu cầu nhiều người từ bỏ các nỗ lực tìm ra "thủ phạm mới" của Thế chiến II.

Ngoại trưởng Đức thậm chí đã nhấn mạnh rằng, nước Đức nhận mọi trách nhiệm về việc đã gây nên Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Theo đó, bài báo có đoạn: "Những nỗ lực viết lại lịch sử theo cách đáng xấu hổ nhất trong vài tháng qua đòi hỏi chúng tôi phải đưa ra một tuyên bố rõ ràng vì thực tế là sự thật lịch sử không thể thay đổi: chính nước Đức đã bắt đầu Thế chiến II với cuộc tấn công vào Ba Lan, và chính Đức phải chịu trách nhiệm về nạn Diệt chủng người Do Thái.

Bất cứ ai gieo rắc nghi ngờ về điều này, và cố gắng buộc tội các dân tộc khác trong sự kiện này, là hành xử sai trái với các nạn nhân của cuộc chiến. Họ lợi dụng lịch sử và chia rẽ châu Âu".

Ngoại trưởng Maas giải thích quan điểm của mình liên quan đến lịch sử Thế chiến II, nhấn mạnh thế giới cần tránh khỏi mối đe dọa của chủ nghĩa xét lại.

"Quá khứ của nước Đức cho thấy sự nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại, thay thế tư duy duy lý bằng thần thoại. Đó là lý do tại sao mà chúng tôi, người dân Đức, phải chống lại việc những kẻ tấn công trở thành nạn nhân, và nạn nhân trở thành tội phạm" - Ngoại trưởng Đức tuyên bố.

Ông nhấn mạnh người Đức chống lại những tư duy của chủ nghĩa xét lại hoàn toàn không chỉ vì đạo đức của họ.

Những ý định viết lại lịch sử Thế chiến 2 đã được đề cập đến hồi tháng 9/2019. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cực lực lên án hành động đó.

Hôm 8/5, kênh truyền hình "Rossiya 1” phát sóng bộ phim tài liệu "Chiến tranh để tưởng nhớ" cũng đề cập đến tuyên bố của Tổng thống Nga về điều này.

"Những nỗ lực viết lại lịch sử có liên quan đến cuộc đấu tranh chính trị nội bộ ở một số quốc gia và mong muốn thu hút cử tri" - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Theo ông, đây là "công cụ giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ hiện nay ở một số quốc gia, do mắc vào vòng luẩn quẩn trong nước và họ phóng đại vấn đề này [thủ phạm của Thế chiến 2-ND] theo mọi cách".

Trước đó, ông Putin đã chúc mừng các nhà lãnh đạo và nhân dân các nước nhân kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong Thế chiến II và Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

"Bổn phận thiêng liêng của các thế hệ hiện tại là lưu giữ mãi mãi ký ức về những người - đã trải qua vô số sự hy sinh, thiếu thốn, để bảo vệ tự do của quê hương, chú ý và quan tâm đến các cựu chiến binh yêu quý của chúng ta" - ông Putin nói.

Hồi tháng 9/2019, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết liên quan tới những nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trong đó nêu rõ, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho cuộc đổ máu ở Ba Lan. Do đó, Liên Xô có cùng lỗi với Đức Quốc xã vì đã gây ra Chiến tranh Thế giới Thứ hai.



Và dĩ nhiên, theo truyền thống của phương tây, phải đá đểu kèm theo, đó là khi thoát khỏi chế độ Đức quốc xã thì Đông Âu phải chịu 1 áp bức khác smartass.gif
Thời xưa, Đức cũng làm bộ phim Generation War (Unsere Mütter, Unsere Väter) trong đó chỉ trích du kích Ba Lan tuy đã kháng chiến chống Đức Quốc xã nhưng cũng bài Do Thái công khai, giết hại nhiều người Do Thái. Chính quyền Ba Lan nó phản đối cái phim này gay gắt và trên Netflix k thể xem được phim này nếu ở Ba Lan. Chính phủ cánh hữu hiện nay của Ba Lan đang muốn viết lại lịch sử giai đoạn này, và đã bị Israel phản đổi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 11 2020, 02:25 AM

Elvira Nabiullina, người đứng đầu ngân hàng trung ương Central Bank phát biểu: Nợ công (sovereign debt) đang rất thấp, một trong những nước thấp nhất, và điều đó rất tốt tạo ra lợi thế cạnh tranh, đồng thời tăng cường sự ổn định của nền kinh tế đối với ngoại cảnh (additional stability of the economy, regardless of the external situation).
Tuy vậy, nếu cần vẫn có thể tăng nợ công,nhưng phải làm điều này 1 cách vô cùng thận trọng, và ngân hàng trung ương sẽ k tham gia trực tiếp vào việc mua lại nợ công.
Trước đó bộ trưởng kinh tế Nga Anton Siluanov nói rằng bộ này đang có kế hoạch tăng nợ công (public debt) khoảng 1.5-2% GDP vào năm 2020 để bù lại sự sụt giảm của giá gaz và dầu

Russia has potential to increase sovereign debt, says Central Bank head

https://tass.com/economy/1154483


Nhân kỷ niệm 75 năm chiến thắng Phát xít ngày 8/5/2020, tàu lặn sâu tự hành Vityaz D của phòng thiết kế Rubin đã đặt 1 đồng xu tại rãnh Mariana sâu 10.028 mét nhằm kỷ niệm sự kiện đặc biệt này. Chuyến thám hiểm kéo dài 3h, tàu lặn đã thu được những kết quả về Thái Bình Dương.
Russia tests underwater drone in Mariana Trench
The Russian deep-sea vehicle "Vityaz-D" for the first time plunged to the bottom of the Mariana Trench, Deputy Prime Minister Yuri Borisov told reporters.

"This is the result of effective cooperation as part of the project of Russian Foundation for Advanced Research Projects in the Defense Industry, headed by Rubin Design Bureau, as well as active support for the project by the Navy. We expect that the new scientific and design elite of the defense industry will grow while working on such projects," Borisov said.

He noted the contribution to the project by the Russian Foundation for Advanced Research Projects. "I just want to add that this is not our only breakthrough development. There is a number of them. There is a lot of work ahead and I am sure there are new achievements," Borisov added.

According to the Russian Foundation for Advanced Research Projects, the unit dove to the bottom on May 8, 2020 at 22:34 Moscow time. Sensors of the device recorded a depth of 10,028 meters. The duration of the mission, excluding immersion and surfacing, was more than three hours, RIA Novosti reports.

Rubin Central Design Bureau for Marine Engineering in the annual report for 2015 reported that it had designed a deep-sea apparatus Vityaz designed for research work at a depth of up to 11,000. meters.

In 2017, Rubin Central Design Bureau published a request for proposals for the manufacture and delivery of a special outdoor lighting system for the Vityaz-D deep-sea vehicle, according to documents published on the public procurement website, the maximum price of the contract was 15 million rubles ($204,360 USD).

The ceremony of laying the Vityaz-D submersible at the assembly plant of experimental production took place on November 30, 2018.


http://www.uawire.org/russia-tests-underwater-drone-in-mariana-trench

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 13 2020, 11:47 PM

Vụ án hình sự Hồ Duy Hải có vẻ đang nóng lên trên mạng xã hội, và nó cũng được báo chí chính thống đưa lên. Có lẽ đây là một vụ án dạng điển hình để người ta đặt các định kiến vào, do sơ hở của việc bảo tồn hiện vật, sự mâu thuẫn có thể trong việc khai cung, về mặt thời gian, nó đã có từ năm 2008, trải qua 3 đời chủ tịch nước, đã từng bị ách lại để xét vào năm 2014, lại có các tài liệu tung ra trên mạng, mà người ta không thể biết độ chính xác, càng khiến nó rối tinh rối mù với định kiến nghi ngờ hệ thống tư pháp VN, đặc biệt gần đây còn có các vụ khác nữa, như vụ đất sân bay ở Sơn Tây, khiến định kiến càng tăng trên mạng xã hội, theo chiều của lề trái muốn lợi dụng.
Tôi thực sự không bao giờ tin vào mạng xã hội, tôi chỉ tin vào « duy vật lịch sử », tức là với thời gian thì sự việc sẽ được thấy rõ. Hiện nay, theo nhận xét của tôi, 90% mạng xã hội chỉ là định kiến, tưởng tượng, hư ảo. Và trong nhiều trường hợp còn gây nguy hại thực tế cho những nạn nhân của nó.
Ngay ở Pháp, nó đã có những chuyện nhưng tin đồn đại, vu khống trên facebook có thể tạo ra nạn nhân, đặc biệt với trẻ con. Trong điều kiện ở VN, người ta thích tin theo những thứ này hơn là tin thật sự, vì coi tin thật không là thật. Trong khi tin trên mạng xã hội kiểu này cũng không khá hơn, thì lại càng nguy hiểm.
Hiện tại còn có việc, báo chí VN thật lấy tin trên mạng xã hội, điều này càng dở, vì nếu thế thì báo chí còn là cái gì, là một dạng tin đồn chính thống ??
Tóm lại, có lẽ quan niệm như theo phật giáo, rằng tất cả những tin tức này là hư ảo, không nên tin có lẽ là đúng nhất. Vì nó chỉ phản ánh cái tham, sân, si của người phát tán chúng ra thôi.
Sau mấy nhận xét trên như nguyên tắc, thì tôi sẽ nói về vụ án này, dựa trên báo chí chính thống mấy ngày hôm nay. Còn thông tin « bên lề » tôi không lấy vào.
Tôi cũng không phân tích theo chiều hướng « chứng cứ », mà chỉ nói tới tác động liên quan của nó.
Kiểu vụ án mà chứng cứ mâu thuẫn với nhau này, không phải là đặc trưng của tư pháp VN, mà bất cứ ngành tư pháp nào trên thế giới cũng mắc phải. Nguyên nhân của nó là không thể xác định chắc chắn bằng hiện vật, do chúng không đầy đủ, « lưỡng nguyên », suy kiểu nào cũng được. Cũng có trườnghợp một phần chứng cớ bị xoá bỏ, hoặc bỏ qua do nhiều nguyên nhân : cẩu thả khi thu thập hiện vật, xét nghiệm hiện trường, phát hiện muộn hiện trường bị xoá bỏ tự nhiên (mưa gió, ..), hay cố tình.

Ví dụ ở Pháp, cách đây khoảng 4, 6 năm có vụ án một người làm vườn gốc Ma rốc canh tên là Omar giết một người phụ nữ thuê người này làm vườn. Chứng cứ của nó là trước khi bà kia chết còn kịp viết lên tường dòng chữ « Omar m’a tué » bằng máu. Nhưng trong quá trình điều tra có nhiều việc ẩn khuất, cũng như dấu máu, vân tay có vấn đề, thậm chí câu viết trên tường kia cũng sai ngữ pháp vì phải viết là « Omar m’a tuée » mới đúng (câu đó nghĩa mà Omar đã giết tôi), làm như người sắp chết còn có nhận thức về văn phạm tiếng Pháp. Người làm vườn kia phải thụ án, nhưng cho đến giờ vẫn có nghi kỵ là chính người trong gia đình bà kia giết vì vấn đề .. lấy bảo hiểm nhân thọ, và kế thừa tài sản. Nhưng dấu vết dẫn tới những giả thiết đó bị xoá. Nếu tôi không lầm, thì tổng thống Pháp cũng đã ân xã cho người này sau một thời gian thụ án.
Gần đây nhất có vụ cả một gia đình được xoá án, bởi trẻ con trong nhà đã bịa đặt khai bố mẹ chúng lạm dụng tình dục. Không ngờ đều là sự tưởng tượng của trẻ con cả.

Còn ở Mỹ, bang Caliornia, cũng có vụ một nhân vật Mỹ da đen, tôi không nhớ là danh ca, hay là cầu thủ thể thao, bị buộc tội là giết vợ mình là người da trắng. Nhưng bằng chứng cũng không rõ ràng. Vụ án này rất nổi tiếng, vì dư luận coi nó là kỳ thị da đen. Kết quả nhân vật này trắng án, nhưng cũng khuynh gia bại sản, không ngóc đầu dậy được. Kết cục của nó còn buồn cười hơn. Đó là sau khoảng 5,6 năm được trắng án, nhân vật này lại xa vào một vụ án hình sự doạ bắt cóc gì đó, nhưng thực ra là bị lừa, và bị tóm. Lúc này ông ta đang sống ở bang Arizona. Bình thường loại án này, thì phải lãnh nhiều nhất 2,3 năm tù là cùng, nhưng nhân thể toà án khuyến cáo tới hơn 30 năm, với tuổi của nhân vật thì điều đó coi như tương đương chung thân.

Điều đáng nói với tôi là vụ án Hồ Duy Hải này đã trải qua xét án lại, thậm chí còn được đưa lên chủ tịch nước (đời trước) để xin ân xá, và đã bị bác bỏ. Như vậy việc thi hành án là hợp lý, tôi chỉ chỉ ra một số điều kỳ quặc trong quá trình xét lại vụ án này.

1- Quốc hội xía vào. Đây là một điều rất kỳ lạ. Bình thường một « ông nghị » không thể xía vào chuyện của toà án, vì ông ta không phải là ông vua con. Chẳng nhẽ mấy trăm ông nghị là mấy trăm ông vua con, thì loạn. Quốc hội và Toà án độc lập với nhau. Tất nhiên không ai cấm một ông nghị nếu điều này ra ở quốc hội, nhưng nếu muốn can thiệp, thì cái quy trình của nó là quốc hội phải ra một cái luật, vì đây là thẩm quyền của quốc hội, và luật này có tác dụng ép toà án phải làm lại. hiển nhiên phải trong trường hợp ghê gớm thế nào, thì mới phải làm như vậy. Chứ quốc hội không thể đi ra ngoài đường vơ các trường hợp cụ thể, rồi mang ra làm luật tự nhiên được. Như vậy các ông nghị tham gia vào việc này, đòi « giám sát » là một sự quái dị.

2- Ân xá của chủ tich nước. Quyền ân xã của chủ tịch nước, thực ra là một biểu tượng còn lại của hệ thống vua chúa phong kiến phương Tây, vì mặc dù « lập hiến », vua (hay người đứng đầu nhà nước ở vị trí tương đương) có « quyền sinh quyền sát » với thần dân (ở đây là công dân). Trong chế độ pháp quyền hiện tại (bất cả ở đâu) nó là một vấn đề nhân đạo, và nó cũng là biện pháp để gỡ những điểm chết của cơ chế (giống như cái động cơ đốt trong vẫn cần cái ma ni ven để khởi động, thoát khỏi các vị trí chết của xi lạnh. hiện giờ thì cái mani ven này đã được thay bằng bộ khởi động điện ắc quy , nhưng nguyên tắc thì như nhau). Vấn đề là trong vụ án này quyền này đã được dùng. Thậm chí có thể hai lần (nếu tôi hiểu đúng câu chuyện, đó là lần 1 dưới thời CT Trương Tấn Sang, vụ án được khởi động lại, và lần hai là bị từ chối dưới thời CT Trần Đại Quang). Phải hiểu quyền ân xã của chủ tịch nước không có nghĩa là trắng án, là cách sửa sai lầm của hệ thống tư pháp, mà chỉ là một đặc ân nhân đạo.

3- Như vậy, một khi hệ thống tư pháp đã ra phán quyết, thì không thể rút lại được nữa, ngay cả khi người ta « cảm thấy » sai. Và nguyên tắc này được áp dụng trong tất cả các nước phương Tây tiên tiến.Nên điều mà toà án VN vừa quyết định là đúng về pháp lý.

4- Như vậy làm thế nào để sử lý những sai lầm của hệ thống tư pháp trong xét xử. Cách duy nhất về lâu dài đó là bỏ án tử hình. Nhưng ở Vn , điều này là quá sớm, chưa thể đưa vào được. Tại sao ? trước khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, « vừa đá bóng vừa thổi còi », đứng đầu cơ quan chống tham nhũng ở VN đồng thời là thủ tướng về nghỉ chế độ, thì đã có dự luật bỏ án tử hình với tội tham nhũng. Và điều này đã bị Quốc hội bác, không thông qua. Điều đó cũng dễ hiểu, vì nếu thông qua thì khác nào bảo đảm cho các nhân vật tham nhũng hạ cánh an toàn, cùng lắm là « hi sinh đời bố, củng cố đời con ». Vụ án gần đây với ông Nguyễn Văn Son cũng là ví dụ về điều này. Nếu án tử hình không được tuyên ra, thì liệu con gái ông ấy có « khạc ra » 3 triệu đô để đền bù không, đổi lại bố thoát án tử hình không. Tất nhiên ta có thể giữ án tử hình cho tội danh tham nhũng, bỏ với tội hình sự. Nhưng thế thì về mặt luật pháp cũng không ổn, vì tội giết người lại được nương nhẹ hơn tội ăn cắp tài sản, về mặt « nhân quyền » lại có vấn đề do « con người là vốn quý ».
Cuộc chống tham nhũng chỉ mới khởi sắc lại, khi Đảng nắm quyền tuyệt đối, và uỷ ban tổ chức trung ương được thiết lập lại. Dù có ít nhiều thành công, công cuộc này mới ở vào thời điểm ban đầu, chưa thành nếp, thành lối sống, chưa qua được một đời Tổng Bí thư/ Chủ tịch nước, như vậy là còn quá sớm để có thể bỏ bản án tử hình trong luật pháp VN. Có lẽ phải 10,15 năm nữa mới có thể thực hiện mà không gây tai hại cho xã hội.

Như vậy là không có cách nào khác. Thực ra là về mặt pháp lý không còn cửa. Nó chỉ còn một cái cửa nữa rất nhỏ. Và điều này phụ thuộc vào thời gian thì hành án được quy định trong bao lâu. Tôi không biết một khi luật tử hình được đưa ra, thì nó được thực hiện sau bao nhiêu thời gian ở VN. Ví dụ ở Mỹ, nhiều khi phải tới mấy năm, thì án mới được thi hành, có tội nhân phải chờ cả chục năm, và còn mong được chết sớm. Trong trường hợp này, thì sau một thời gian, chủ tịch nước trong các dịp ân xã đặc biệt (ví dụ ngày quốc khách), có thể đặc ân chuyển án xuống chung thân.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 14 2020, 12:01 AM

Bổ xung một chút, vì tôi nhầm lẫn ơt trên, tất cả vụ an này là thời CT Trương Tấn Sang. Không có CT Trần Đại Quang ở đây. Vì ngại sửa bài, nên tôi đính chính ở đây

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 14 2020, 06:18 AM

Bác Phó, cái vụ án HDH này, người ta phản đối, vì thấy rằng quá trình điều tra có nhiều sai phạm, vi phạm các quy tắc nghiệp vụ và pháp lý. Vì thế mà chưa đủ cơ sở để buộc tội, và phải điều tra tiếp.
Theo tư tưởng thường luật của ANh Mỹ, thì chỉ cần sai 1 khâu nhỏ là đủ để hủy bỏ mọi bản án.

Đưa tin thêm, hóa ra Mỹ vẫn muốn là 1 bên của thỏa thuận hạt nhân để kích hoạt lệnh cấm vận vũ khí với Iran, sẽ hết hạn tháng 10 này


Nga phủ nhận Mỹ là một bên của thỏa thuận hạt nhân Iran
QĐND - Ngày 13-5, TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vasily Nebenzya cho biết, Mỹ không thể yêu cầu gia hạn lệnh cấm buôn bán vũ khí mà Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt lên Iran do Washington đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Ông Vasily Nebenzya nhấn mạnh, đây là điều “nực cười” khi cho rằng Mỹ vẫn là một bên tham gia Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), nhờ vậy, Washington có thể kích hoạt trở lại tất cả lệnh trừng phạt của LHQ đối với Tehran. Mỹ đã không còn tư cách thành viên của JCPOA kể từ khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018. Theo thỏa thuận mà Iran ký kết với 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức, lệnh cấm buôn bán vũ khí sẽ hết hiệu lực vào ngày 18-10 tới.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 14 2020, 04:20 PM

@ltbk,
Cách đây vài ba hôm, trên kênh truyền hình France 24, là kênh quốc tế của Pháp, giống như kiểu Vietnam 24, có một phỏng vấn trực tuyến của kênh này với phó tổng thống Đài loan về dịch Cô Vy. Đây là điều rất đặc biệt, vì TQ bao giờ cũng áp đặt nguyên tắc « 1 TQ » với các nước khác như là một điều kiện quan hệ. Cho nên việc phỏng vấn một nhân vật chính trị Đài loan đã khó, và với chức danh phó tổng thống thì lại càng khó hơn. Đây không rõ là phản ứng của Pháp với sự việc các Đại sứ TQ ở nước ngoài (kể cả ở Pháp) đang hung hăng hơn, hay là bước đi dài hạn có tính toán.
Báo Pháp cũng đưa tin TQ phản đối Pháp bán thiết bị quân sự cho Đài loan, nhưng tôi không « search » được là bán cái gì. ltbk thử tìm xem sao.
Về câu chuyện Hồ Duy Hải, tôi hiểu là dư luận mạng, và có cả thông tin trên luồng chính thống về việc sai sót trong quá trinh điều tra. Nhưng tôi đã nói, đây không phải là phần tôi quan tâm chính, điều tôi quan tâm là nhân vụ việc này, nhìn thấy cơ chế hoạt động ra sao ? cách thức của nó có gì « buồn cười ». Nói cách khác, nhân vụ việc này mà nói về nhà nước pháp quyền, cách hành xử, hoạt động của nó, và từ đó xoá bỏ những « ảo mộng » về thực tiễn của nhà nước pháp quyền mà báo chí nước ngoài, hay các « chí sĩ » VN ảo tưởng, giống như họ ảo tưởng « đa nguyên đa đảng ».
Ở VN hiện tại, về cơ chế tổ chức nhà nước, thực ra nó đã là « tam quyền phân lập », chỉ có điều khác là nhà nước này dựa trên một tổ chức chính trị rộng lớn, được gọi tên là « Đảng », nhưng không thể nhầm lẫn nó với dạng đảng trong những nước tư bản phát triển, vốn chỉ là lợi ích nhóm. Ngược lại ở các nước tư bản phát triển, « tam quyền phân lập » được dựng lên trên một cơ chế ngầm, « formal », đó là giai cấp tư sản nội địa, có quyền lợi như một giai cấp tự nó có nhận thức là giai cấp. Chính vì nó là cơ chế ngầm, nên ở các nước Tư bản phát triển, các cơ cấu tổ chức nhà nước : quốc hội, toà án,chính phủ « đôc lập », ngược lại ở VN thì ta gọi là « phân công ». Nhưng thực ra sự khác nhau của nó không lớn, và hoàn toàn tương đồng. Từ mấy năm nay, quy trinh phân công này giữa Đảng và Nhà nước đang được « luật hoá » bằng lệ, bằng cách áp dụng cơ chế pháp quyền đó là bước đi rất đúng. Đặc biệt việc « chập một » vai trò tổng bí thư, chủ tịch nước là một tiến bộ rất lớn. Nhưng không rõ nó có bị đi giật lùi không, vì quá trình này dựa trên một chuyện bất ngờ xẩy ra, là sự tử vong của chủ tịch nước.
Bài trên, tôi phân tích Quốc hội, chủ tịch nước, toà án để chỉ ra rằng quan niệm quyền lực quốc hội, với toà án là sai lầm. Quan niệm vai trò chủ tịch nước với toà án, như những gì xẩy ra cũng sai lầm.
Hôm nay đọc báo pháp luật, thấy đại biểu quốc hội Lê Thanh Vân lại đệ trình lên uỷ ban thường vụ quốc hội đề nghị « giám sát » toà án là sai. Người ta không thể vì vai trò quốc hội là cái đế pháp luật của nhà nước, là cơ quan làm luật, rôi suy diễn nó ra cơ chế này. Vì Quốc hội và toà án độc lập với nhau. Làm như ông Vân, đi đến tận cùng của cái lô gíc của nó sẽ là, toà án cứ phải sử cho đến khi nào quốc hội « đồng ý » mới xong. Thế thì nó sẽ là một sự chuyên quyền, chỉ huy hành chính trá hình chứ đâu còn « độc lập » hay « phân công » gì trong các cơ chế nhà nước. vì thế tôi mới nói ở trên, cái cưa duy nhất mà Quốc Hội muốn can thiệp là phải ra một cái luật. Rồi qua luật đó mà ép toà án thì mới đúng. Nhưng luật người ta chỉ ra trong các trường hợp cơ chế quan trọng, không thể bất cứ việc gì cũng tạo luật thì lại không được. Và nếu bất cứ ông nghị nào cũng ra luật, kiến nghị luậ kiểu này, thì bao nhiêu luật cho vừa.
Tương tự như vậy, cách sử dụng quyền chủ tịch nước, thời CT Trương Tấn Sang cũng sai (tôi xin lỗi là mang cả CT Trần Đại Quang vào, nhưng đã đính chính ở trên). Vào thời điểm CT Trương Tấn Sang, tôi có cảm tưởng là CT được phân công phụ trách « mảng » toà án. Nhưng cũng tương tự như Quốc Hội, vai trò của chủ tịch nước không phải là có quyền quyết định hành chính bắt toà án phải làm.
Như vậy có điều đáng buồn cười là, ở VN, đặc biệt lề trái rất cổ vũ cho « tam quyền phân lập » như Tây, nhưng khi áp dụng vào thực tế, thì lại chỉ muốn tìm cách can thiệp hành chính quan liêu trá hình. Sao lại có thể sinh hoạt như thế được.
Trở lại với vụ án HDH một cách cụ thể. Về mặt lô gíc pháp quyền, một khi quyết định án đưa ra thì không có vấn đề quay trở lại, ngay cả người ta cảm tưởng nó sai. Đây là điều mà trên mạng xã hội, các chí sĩ không hiểu. Cách duy nhất để sửa sai, là kháng án lên cao hơn, và nếu việc kháng án này đã hết cửa thì thôi .. ráng chịu. Đến cái chỗ này rồi, thì cách duy nhất là xin ân xá, tức là sử dụng quyền « nhân đạo » của chủ tịch nước. Ân xã không có nghĩa là án được xoá. Nhưng trong vụ việc này, ở VN làm lộn tùng phèo lên.
Chính vì thế tôi mới nói là cách duy nhất có thể làm hợp lý, đó là tôn trọng phán quyết của toà án, và sau đó sử dụng quyền ân xã của chủ tịch nước, với điều kiện án không bị thi hành sớm quá, và chủ tịch nước cũng phải thấy là nên làm, chứ không phải là « sửa sai ».
Tôi sẽ nhân việc này phân tích một chút về nhà nước pháp quyên tiếp theo.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 14 2020, 11:05 PM

Từ năm 1986, khi có đổi mới, chuyển sang « kinh tế thị trường định hướng XHCN », thì vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền trở thành một điểm rất quan trọng trong quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá ở VN. Tại sao lại thế ? bởi vì nó gắn liền với cơ chế thị trường. Nếu phân tích cấu trúc của một nhà nước hiện đại, thì ta sẽ thấy phần dưới đế là kinh tế, bao gồm lực lương sản xuất và công cụ sản xuất. Trên nó là mối quan hệ sản xuất (các dạng tư hữu, sở hữu công cụ sản xuất khác nhau), tiếp đó là nhà nước Pháp quyền, và trên cùng là hệ thống chính trị. Hai tầng dưới cùng là Hạ tầng cơ sở (infrastructure), hai phần trên là thượng tầng kiến trúc(superstructure), nói theo kiểu chủ nghĩa Mác.

Nhà nước pháp quyền này là điều mà tất cả các nước hiện tại trên thế giới đều có ngoại trừ một số nước như Triều Tiên, Cu ba. Nhưng hiện tại ở những nước này nhà nước Pháp quyền cũng sẽ phát triển, nếu họ đi theo kinh tế thị trường, thừa nhận thị trường kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế thông qua cơ chế thị trường.

Nhà nước pháp quyền này dựa vào một số cơ cấu tổ chức, mà toàn thế giới cũng giống nhau, đó là toà án, quốc hội, chính phủ. Sự khác nhau chỉ phụ thuộc vào vai trò của từng tổ chức này thế nào trong nội chính, và quan hệ của nó với hệ thống chính trị. Mặc dù vậy, sự khác nhau này chỉ là chính trị nội địa, trong quan hệ quốc tế, thì vai trò giống nhau. Ví dụ, ở Bắc triều tiên chẳng hạn, cứ cho vai trò của quốc hội nước này hạn chế, không thực chất, thì về mặt chính danh với bên ngoài, trong quan hệ quốc tế, các hiệp ước quốc tế mà Triều tiên tham gia, bắt buộc phải có sự đồng ý formal của quốc hội, không thể không được.

Ngược lại hệ thống chính trị của từng nước, thì lại phụ thuộc vào cấu trúc xã hội, lịch sử văn hoá, của từng nước. Thông thường, khó có một nhà nước nào không mang dấu ấn văn hoá lịch sử của nước đó, nếu ngược lại thì thường là một dạng chính quyền bù nhìn áp đặt từ bên ngoài. Quan hệ giữa hệ thống chinh trị và nhà nước pháp quyền sẽ làm cho cách thức tổ chức, quản lý, thi hành pháp luật của từng nước khác nhau.

Nhà nước pháp quyền gắn liền với hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng ? câu trả lời là KHÔNG. Hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng là đặc trương văn hoá của Tây Âu, Bắc Mỹ, gắn liền với sự phát triển xã hội , văn hoá, lịch sử ở đây. Trên thế giới cũng có những nước khác, ngoài Âu-Mỹ có hệ thống này ví dụ : Đai loan, Hàn quốc, Nhật, Ấn độ, Malysia, ..Trong những nước này chúng đều phải biến thái đi cho phù hợp với điều kiện địa phương. Và một điều đặc biệt nên để ý đây là những nước có quan hệ chặt chẽ với văn hoá Anglo- Saxon (Anh , Mỹ). Nhà nước pháp quyền là hệ quả của kinh tế thị trường. Chính vì thế mà ở Hồng Công, thời thuộc Anh, đây là một hệ thống hành chính pháp quyền, nhưng không có đa nguyên đa đảng gì cả, vì nó là một thuộc địa Anh.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước hay nhất trong các cách quản lý. Câu trả lời cũng là KHÔNG. Điều duy nhất ta có thể nói đó là một cách thức quản lý phù hợp với kinh tế thị trường, mềm dẻo, có thể thích ứng trong nhiều môi trường. Có thể so nó như là hệ điều khiển Windows so với Linux hay Mac. (nếu bác nào làm việc trong ngành tin học). Cả về optimisation, cả về lô gíc điều khiển, Windows đều dở hơn,tốn nhiều chỗ, tiêu thụ nhiều CPU, RAM .nhà nước pháp quyền cũng thế, nó cũng không công bằng(vì nó phụ thuộc luật phục vụ cho ai), nó cũng cồng kềnh và tốn kém (ví dụ đặc trưng như ở Mỹ), trong hệ thống pháp luật, ta thấy rõ tầng lớp người giầu, có tiền, thì sẽ có lợi thế trong việc sử dụng cơ chế này.

Gần đây ở Vn có vụ kiện tụng của gia đình ông vua cà phê VN, nếu là người bình thường, làm sao mà có các thể loại cù nhầy bằng luật, kiện tụng lộn tùng phèo, tác động vào media, toàn những chuyện kiểu « bà chúa đứt tay bằng ăn mày xổ ruột », tự tung tự tác được. Chỉ có người giầu mới làm thế được, người nghèo , người bình thường lấy đâu ra tiền mà làm. Như vậy bản thân hệ thống pháp quyền này là lợi cho người giầu. Vì thế ở trong những nước phát triển, thường nó phải bổ xung một dạng « tương trợ luật pháp » cho người nghèo, nhưng nó cũng chỉ là hình thức thôi.

Một điều nữa là nó cồng kềnh, và rất mất thời gian. Kiểu « giở được mạ thì má đã sưng », Và trong nhiều trường hợp quá nhỏ, tỉ mỉ (ví dụ quan hệ hang xóm lang giềng), thì sử dụng luật pháp kiện tụng nhiều khi lại phản tác dụng.

Chinh vì vây, trong mọi xã hội áp dụng nó, người ta thường thấy có một cơ chế nữa kèm vào, đó là giáo dục đạo đức, thường thông qua tôn giáo, giáo dục tôn giáo, hay giáo dục công dân qua trường học. Bởi nhà nước pháp quyền không không làm được hết mọi chức năng. Nếu cái phần « Đức trị » này càng hiệu quả, thì hệ thống pháp quyền càng ổn. Giống như kiểu chống « cô Vy », cách ly trước, có tác dụng giảm độ căng thẳng cho hệ thống điều trị.

Người ta có thể so sánh hai hệ thống của Nhật và Mỹ thì sẽ thấy. Ở Nhật do có xu hướng « đức trị », « tính cộng đồng » cao hơn (do văn hoá truyền thống Nhật mang lại), khiến cho Nhật có một xã hội ổn định hơn, an toàn hơn, số lượng luật sư, công an cảnh sát theo đầu người, số lượng người tù, nhà tù theo đầu người cũng ít hơn Mỹ, trong khi về cơ bản nhà nước phúc lợi xã hội của Nhật không hơn Mỹ là bao nhiêu.

Một điều người ta hay nghĩa nhầm, coi nhà nước pháp quyền là công bằng, công minh là không phải. Thực ra tính chất cưỡng chế của nó rất cao. Ví dụ ở Pháp, thẩm phán luật sư đâu có chịu trách nhiệm về bản án mình tuyên bố ra. Hiện tại, ở Pháp (và các nước khác cũng vậy), khi xét sử sai, thì đâu có trách nhiệm. Tại sao nó lại làm thế ? bởi vì để giữ một dạng kỷ cương trong xã hội . Mà muốn kỷ cương, thì xã hội phải được cấu trúc kiểu kim tự tháp (piramidal),chứ nếu không cứ kiện nhau qua lại lòng vòng (như vụ án vua cà phê Vn ở trên) thì đời nào mới xong, càng có pháp luật càng loạn, Điều khác duy nhất của nó so với một chế độ phong kiến kiểu cũ ở phương Tây, là không thể « sướng lên thì chém » được. Đây là sự tiến bộ.

Ở VN ngày nay, do có kinh tế thị trường, nên phải phát triển đông bộ nhà nước pháp quyền. Cấu trúc các quan hệ chính trị, xã hội bằng luật, nhưng đừng có tưởng tượng nó là cái gì tuyệt vời ghê gớm qua mà thất vọng, cũng đừng xuy diễn nó ra rồi có những cách sử dụng « không giống ai », có vậy thôi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 15 2020, 04:30 AM

Them chut tin

Hoi xua My da tung di thuyet phuc Han Quoc ngung hop tac dong tau cho dau voi Nga, hoi vu Ukraine 2014 roi. Luc do chua thay tra loi cua Han Quoc, bay gio voi ket qua nay thi co ve My da khong thanh cong


Hạ thủy tàu chở dầu đầu tiên mang tên Vladimir Monomakh được đóng bởi nhà máy Zvezda sau khi nhà máy được tái thiết với các cần cẩu đến từ Trung Quốc. Day cung la ket qua chương trình hợp tác giữa nhà máy với các tập đoàn đóng tàu Hyundai, Samsung. Tàu dài là 250 mét, rộng 44 mét, trọng tải 114 nghìn tấn, tốc độ 14,6 hải lý / giờ


Aframax Tanker Vladimir Monomakh Launched at Zvezda Shipyard

https://steelguru.com/logistic/aframax-tanker-vladimir-monomakh-launched-at-zvezda-shipyard/559253
https://www.marinelink.com/news/russias-zvezda-launches-first-ever-478473
[/i]



Được chính phủ cấp vốn để rút khỏi Trung Quốc, nhiều công ty Nhật Bản nói "Không!"

Cho dù nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ Nhật Bản, việc rút khỏi Trung Quốc vẫn là một vấn đề phức tạp đối với các công ty Nhật có dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc.

Không rút khỏi Trung Quốc

SCMP dẫn lời các nhà phân tích cho biết những chính sách cấp vốn của chính phủ Nhật Bản để công ty Nhật rút khỏi Trung Quốc sẽ khó có khả năng tạo ra làn sóng chuyển dịch trở về nước hoặc tới các quốc gia Đông Nam Á khác.

Tất cả 5 công ty Nhật Bản trả lời SCMP cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc bởi đây là thị trường đặc biệt quan trọng, chưa kể tới việc dịch chuyển cơ sở sản xuất sang nơi khác - đặc biệt là vào thời điểm hiện tại - sẽ rất đắt đỏ và gây ra sự đứt quãng không cần thiết.

"Toyota không có kế hoạch thay đổi chiến lược ở Trung Quốc hoặc châu Á. Ngành công nghiệp ô tô cần rất nhiều nhà cung cấp để đảm bảo chuỗi cung ứng lớn, và thay đổi ngay lập tức là điều bất khả thi. Chúng tôi hiểu quan điểm của chính phủ [Nhật Bản], nhưng chúng tôi không có kế hoạch thay đổi chương trình sản xuất".

Tập đoàn cung cấp vật liệu xây dựng và phụ kiện gia đình Lixil cũng đưa ra thông điệp tương tự, cho biết không có kế hoạch rời khỏi Trung Quốc. "Chúng tôi vận hành một chuỗi cung ứng linh hoạt toàn cầu với hơn 100 cơ sở sản xuất trên thế giới. Cấu trúc linh hoạt và hoàn toàn đồng nhất đã giúp chúng tôi giảm tải được một số tổn thương do COVID-19 gây ra".

Công ty Nhật Bản thứ 3 - đề nghị giấu tên - cho biết sẽ tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc bởi "các sản phẩm được thiết kế cho Trung Quốc và bán tại thị trường Trung Quốc", do đó di chuyển sang nơi khác sẽ không có ý nghĩa gì về mặt thương mại.

Trong gói hỗ trợ cao kỉ lục được thông báo gần đây, chính phủ Nhật Bản cho biết sẽ cung cấp 220 tỉ yên (khoảng 2 tỉ USD) cho các công ty Nhật Bản muốn đưa dây chuyền sản xuất trở về Nhật Bản hoặc cung cấp 23,5 tỉ yên cho những doanh nghiệp muốn đưa dây chuyền tới các nước Đông Nam Á.

Động thái này được thực hiện sau khi các công ty và nhà sản xuất ô tô Nhật Bản bị thiếu hụt các bộ phận lắp ráp ô tô từ Trung Quốc, khi các dây chuyền bị chấm dứt hoạt động tạm thời để tránh virus lây lan. Các bộ phận được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc hoặc các chi nhánh của công ty Nhật Bản ở Trung Quốc được sử dụng để lắp ráp động cơ, hệ thống điện, phụ kiện nội thất và các bộ phận khuôn nhựa dùng cho ngành công nghiệp ô tô. Ngoài việc xuất khẩu sang Nhật Bản, những bộ phận này cũng được sử dụng tại các nhà máy Nhật Bản ở Trung Quốc.

Nhiều mặt của vấn đề

Sự thiếu hụt không phải là mối quan ngại duy nhất của các công ty Nhật Bản ở Trung Quốc. Họ cũng lo ngại về việc bị áp thêm nhiều loại thuế trong tương lai giữa cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ngoài ra, cũng có những vấn đề khác phải lo lắng, ví dụ như chi phí nhân công tăng hoặc những cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản xoay quanh vấn đề tranh chấp vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku hay lo ngại về nguy cơ bị ăn cắp sở hữu trí tuệ.


Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các công ty Nhật Bản vẫn có nhiều lợi ích hơn khi ở lại Trung Quốc.

"Những công ty này phải rất cẩn thận về quyết định của mình về việc ở lại hoặc di chuyển tới nơi khác. Họ muốn giữ mối quan hệ tốt với thị trường Trung Quốc," Ivan Tselichtchev, giáo sư tại Đại học Quản lý Niigata, nói.

Thậm chí khi có nguồn hỗ trợ tài chính từ chính phủ Nhật Bản, việc di chuyển dây chuyền sản xuất tới một cơ sở mới hoặc một quốc gia mới sẽ rất tốn kém, chưa kể tới chi phí bồi thường nhân viên và các đối tác doanh nghiệp ở Trung Quốc.

Theo ông Tselichtchev, các thủ tục hành chính cũng sẽ rất tốn thời gian và tốn tiền, thậm chí chưa kể tới tình huống Trung Quốc có thể can thiệp để khiến giai đoạn rút khỏi quốc gia này trở nên phức tạp hơn.

"Các công ty không muốn đề cập tới những vấn đề nhạy cảm bởi vì điều này, về mặt lí thuyết, có thể sẽ khiến họ gặp rắc rối với Trung Quốc," Jun Okumura, một nhà phân tích tại Viện Meiji về Quan hệ Quốc tế, cho hay.

"Cùng lúc đó, Trung Quốc vẫn là một thị trường 1,3 tỉ dân, là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khi thế giới thoát khỏi khủng hoảng COVID-19 và các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ không muốn bất kì điều gì khiến họ đánh mất vị thế trên thị trường này".

Ông Okumura cho biết ông tin rằng sau đại dịch, sẽ có khả năng rất cao các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị kĩ lưỡng và linh hoạt hơn bằng cách xây dựng thêm cơ sở sản xuất ở những quốc gia khác, chứ không chỉ tập trung tại một nơi nữa.

Các doanh nghiệp Nhật Bản đã có mặt tại 10 quốc gia ở ASEAN, bao gồm Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Năm 2017, những doanh nghiệp này đã đầu tư 22 tỉ USD trong khu vực, gấp đôi mức 2012, với ngành ô tô tập trung chủ yếu ở Thái Lan và Indonesia, ngành cơ khí và bán lẻ ở Việt Nam, Malaysia, ngành hóa học, dược phẩm, sản xuất linh kiện bán dẫn ở Philippines.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 15 2020, 04:35 AM

Co cai bai viet nay nam 2016, bay gio luc lai. De so sanh voi bai viet nam 2019 trong post toi, xem the nao
Qua do moi thay cac doanh nghiep, nha may TQ chu dong hop tac voi nhau, con cac doanh nghiep VN thi ken cua, de bep lan nhau


Tốc độ copy kinh hoàng của Trung Quốc đang làm thay đổi toàn bộ thế giới công nghệ như thế nào?
Với vai trò như một công xưởng của thế giới, Trung Quốc đã làm thay đổi những quan niệm truyền thống về sở hữu trí tuệ, dù tích cực hay tiêu cực hơn, nhưng mọi doanh nghiệp đang phải chấp nhận xu hướng đó.

Yekutiel Sherman không thể tin vào mắt mình. Công ty Israel này đã dành ra một năm để thiết kế sản phẩm có thể sẽ giúp anh trở nên giàu có – một chiếc ốp lưng thông minh có thể kéo dài ra thành gậy selfie. Anh đã gây được một số quỹ nhỏ từ gia đình mình, và ra mắt một chiến dịch gây quỹ. Anh thậm chí còn quay cả một đoạn video quảng cáo chuyên nghiệp, cho thấy một cặp đôi đang thực hiện một bức ảnh selfie hoàn hảo ngay trước tháp Eiffel.

Nhưng một tuần sau khi sản phẩm của anh ra mắt trang Kickstarter vào tháng Mười Hai năm 2015, Sherman đã thực sự shock khi thấy sản phẩm của mình được bán trên trang AliExpress. Các nhà buôn trên khắp Trung Quốc đều đang bán loại ốp lưng kiêm gậy selfie cho smartphone, giống hệt với thiết kế của Sherman. Một số họ còn bán với giá chỉ 10 USD mỗi chiếc, thấp hơn nhiều so với mức giá mà Sherman muốn bán (47,41 USD). Hơn thế nữa, một số người còn lấy chính tên sản phẩm của Sherman – Stikbox.

Sherman chỉ là một nạn nhân của tình trạng sao chép chóng vánh ở Trung Quốc. Trước khi anh kịp thành lập nhà xưởng để sản xuất sản phẩm của mình, các nhà sản xuất ở Trung Quốc đã sao chép ý tưởng và đánh bại anh bằng một cú đánh trực diện. Khi những người ủng hộ anh trên trang Kickstarter biết được tin này, họ đều rất nổi giận. “Anh đang tính giá gấp đôi so với những kẻ đã sao chép sản phẩm của mình, nhưng tôi vẫn không biết sản phẩm cuối cùng có tốt hơn sản phẩm sao chép hay không.” Một người bình luận.

Nhiều năm trước đây, các chuyên gia trong ngành công nghiệp phần cứng sẽ đồng cảm hơn với Sherman. Nhưng giờ không ai – ngay cả Sherman còn như vậy nữa. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Các startup và các nhà sản xuất nước ngoài đang chấp nhận một thực tế rằng - ai đó ở Trung Quốc có thể làm nhái sáng chế độc đáo của bạn, gần như ngay lập tức. Tất cả các công ty hay các doanh nghiệp đều phải chuẩn bị cho điều đó.

Nguồn gốc của văn hóa sao chép

Jack Ma, người sáng lập ra Alibaba, đã nhận hàng loạt lời chỉ trích khi ông nói với các nhà đầu tư vào tháng Sáu vừa qua rằng, hàng giả “đang có chất lượng tốt hơn và giá tốt hơn cả hàng thật,” và đến từ “cùng các nhà máy” như các sản phẩm thật. Dù vậy, vẫn có một phần sự thật trong bình luận của ông.

Rất nhiều các nhà phân tích và các nhà lịch sử đã coi vấn đề hàng giả Trung Quốc có nguồn gốc từ các khía cạnh nhận thức của văn hóa Trung Quốc, như việc nhấn mạnh vào ghi nhớ trong giáo dục, hoặc một chính phủ không khuyến khích sự sáng tạo. Nhưng thay vì vậy, theo lời Silvia Lindtner, người nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc tại Đại học Michigan, phần nhiều nguyên nhân đến từ sự phát triển tại trung tâm sản xuất đồ điện tử và thiết bị của Trung Quốc tại Thâm Quyến.

Sự tăng trưởng của thành phố trong những năm 90 và đầu những năm 2000 trùng với sự bùng nổ của việc gia công cho các tập đoàn đa quốc gia. Thay vì phải giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất cho tất cả các phần bên trong sản phẩm, các công ty phần cứng toàn cầu ký hợp đồng với những nhà sản xuất địa phương tại Thâm Quyến để thiết kế và sản xuất từng phần sản phẩm. Các nhà thầu này sau đó sẽ thuê các nhà thầu phụ nhỏ hơn để giúp họ hoàn thành đơn đặt hàng.

Rất nhiều các nhà máy tham gia trong chuỗi cung ứng rời rạc này là các cơ sở sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình, hoạt động mà không cần sự cho phép của chính phủ. Khi họ làm việc cùng nhau, họ nhận ra rằng, họ có thể làm nhiều hơn việc chỉ cung cấp các bộ phận cho các sản phẩm có thương hiệu. Họ có thể tạo ra các sản phẩm cho riêng họ, đối đầu với thương hiệu kia và tiếp cận với những khách hàng, vốn vẫn còn quá nghèo để có thể mua một chiếc Nokia hay một chiếc iPod.

Họ liên kết với nhau, và chia sẻ hướng dẫn sản xuất cho các thiết bị điện tử cụ thể trên bảng tin nhắn trực tuyến. Vì vậy, nó là điểm khởi đầu cho hiện tượng Shanzhai, nghĩa đen là “sơn trại”, còn nghĩa bóng để ám chỉ tình trạng sao chép sản phẩm, bất chấp các quy định về sở hữu trí tuệ hiện hành. Từ đây, các điện thoại và đồ điện tử với những cái tên như “aPod” hay “Nokla” tràn ngập thị trường vào đầu những năm 2000.





https://genk.vn/toc-do-copy-kinh-hoang-cua-trung-quoc-dang-lam-thay-doi-toan-bo-the-gioi-cong-nghe-nhu-the-nao-20161018140534976.chn

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 15 2020, 04:39 AM

Tiep post truoc
Ý tưởng tuyệt vời không còn quan trọng

Sự lây lan của việc sản xuất sao chép không chỉ làm đau đầu các công ty phần cứng và các startup. Nó còn thách thức cả các quan niệm truyền thống về sở hữu trí tuệ - đặc biệt, là quan niệm về việc loại ý tưởng nào là có giá trị, loại ý tưởng nào không.

Hàng thập kỷ trước, một công ty hay một doanh nghiệp có thể nổi lên với một ý tưởng và sau đó dành ra nhiều năm liền để có được bản quyền sáng chế, hoàn thiện thiết kế, sắp xếp kế hoạch sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường. Các hợp đồng ràng buộc với các đối tác giúp đảm bảo những ý tưởng sẽ không bị rò rỉ với các đối thủ cạnh tranh – nhưng vì vậy, sẽ làm gia tăng chi phí thành lập nhà máy, tìm nguồn cung ứng, và quản lý chuỗi sản xuất.

Việc chuyển dịch trung tâm sản xuất của thế giới đến Trung Quốc đã làm những rào cản trên biến mất. Các nhà máy đã được thiết lập trong các tòa nhà tạm thời. Nguồn lao động giá rẻ, dồi dào. Việc cung ứng các bộ phận rất dễ dàng nhờ các sàn giao dịch trực tuyến như Alibaba. Kết quả là, các ý tưởng thông minh dễ dàng chuyển thành các sản phẩm thực hơn, để được thương mại hóa nhanh hơn.

Các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận với thực tại mới này. Việc tạo ra một sản phẩm với một thiết kế hay tính năng đột phá là không đủ (Ví dụ một ốp lưng smartphone biến thành gậy selfie). Các công ty hoạt động trong việc tạo ra các sản phẩm thực giờ phải tạo ra những sản phẩm không thể sao chép một cách chính xác khi bán ra, bằng cách tập trung vào một tính năng đặc biệt họ có thể bảo vệ, hoặc tạo ra một thương hiệu danh giá đến nỗi người tiêu dùng muốn trả tiền cho nó.

“Nếu bạn có một sản phẩm đơn giản chỉ có một số nhu cầu thị trường, bạn sẽ bị sao chép.” Benjamin Joffe, người làm việc tại HAX, một quỹ đầu tư mạo hiểm thường tiếp xúc với các startup về phần cứng sản xuất tại Trung Quốc, cho biết. “Một câu hỏi còn lớn hơn nữa là, bạn thực sự có những gì để bảo vệ ý tưởng của mình?”

Các công ty có thể tự bảo vệ mình khỏi nạn sao chép bằng cách đầu tư vào phần mềm được cài đặt trong phần cứng sản phẩm, và bảo vệ nó. Một ví dụ điển hình là Apple với iOS, hệ điều hành độc quyền trên chiếc iPhone. Hoặc họ có thể đầu tư vào xây dựng hình ảnh thương hiệu như Go-Pro, sản phẩm quen thuộc với những người dùng mê thể thao và chụp ảnh.

Ngoài ra, một công ty cũng có thể làm ra một sản phẩm đòi hỏi phải có một bí quyết sản xuất tinh vi, vì vậy các nhà máy trung bình sẽ ngần ngại trong việc sao chép nó.

Một ví dụ là startup Native Union, có trụ sở tại Hong Kong, đã tạo ra một tai nghe cho smartphone với hình dáng cong trông như tay cầm điện thoại kiểu cũ. Đó là một ý tưởng thông minh, nhưng đã bị sao chép ngay lập tức. Nhà sáng lập Igor Duc sau đó đã thay đổi hướng đi của công ty và bắt đầu làm ra một sản phẩm hoàn toàn khác – một ốp lưng cho smartphone làm bằng đá cẩm thạch (đá marble) của Ý với giá 80 USD mỗi chiếc. Nó khó làm hơn so với một thiết bị điện tử tiêu dùng trung bình, vì vậy có thể ngăn chặn việc sao chép.

“Khi bạn sử dụng một vật liệu hiếm như đá cẩm thạch, bạn cần phải thành thạo về nó, để biết chất lượng tốt là như thế nào, và bạn cần một cái máy rất đặc biệt mới có thể tạo hình cho nó.” Duc cho biết. “Trong khi các sản phẩm nhựa ép rất dễ sao chép, những gì chúng tôi đang làm phức tạp hơn.”

Mặt tích cực của nạn sao chép


Joffe, một nhà đầu tư mạo hiểm, cho rằng các công ty thậm chí vẫn có thể thu lợi nhuận từ việc sao chép, khi nó có thể mang đến nhiều sự nhận thức hơn về sản phẩm. “Nếu bạn có nhiều khách hàng mua sản phẩm giả, có nghĩa là nó sẽ tạo ra nhiều sự nhận thức hơn về sản phẩm thật, và nó sẽ trở thành thứ đáng khao khát. Tại một thời điểm nào đó, người ta sẽ có đủ khả năng mua sản phẩm thật.”

Đó là điều Sherman nhắc nhở bản thân, khi anh cố gắng lấp đầy đơn đặt hàng trong lúc những người nhìn thấy sản phẩm của anh trên Kickstarter suy nghĩ đến việc tìm mua một sản phẩm thay thế trên Taobao.

“Có rất nhiều loại ốp lưng kết hợp gậy selfie khác, nhưng họ chỉ sao chép thiết kế của chúng tôi. Vì vậy nó cho thấy rằng sản phẩm của chúng tôi đáng để sao chép.” Anh cho biết. “Câu trích dẫn nảy ra trong đầu tôi là “Việc bắt chước là hình thức chân thành nhất của sự tâng bốc”.”

Tuy nhiên, Sherman ước tính rằng, anh đã mất đến “hàng trăm nghìn USD” từ doanh thu tiềm năng do nạn sao chép. Việc bắt chước ở đây không chỉ là hình thức chân thành nhất của sự tâng bốc, nó cũng khá đắt đỏ nữa.



Va day la bai viet nam 2010

Từ chỗ chỉ biết copy, Trung Quốc đã tiến bước trở thành cường quốc công nghệ như thế nào?
Từ chỗ một kẻ sao chép, Trung Quốc đang trở thành một cỗ máy sáng tạo toàn cầu, khiến nhiều công ty toàn cầu học tập từ họ.



Cách đây không lâu, Trung Quốc thường được xem như một bí ẩn trong mắt các quỹ đầu tư mạo hiểm và các doanh nhân. Quốc gia này thường được xem kẻ chuyên đi sao chép công nghệ, vay mượn ý tưởng và sáng tạo từ các công ty khác, không chỉ trong lĩnh vực trò chơi điện tử, mà còn cả mạng xã hội và kiến trúc. Và trong vòng kìm kẹp chặt chẽ của Nhà nước, không gian công nghệ Trung Quốc thường bị bên ngoài xem như thiếu hệ sinh thái để phát triển.

Tuy nhiên, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các doanh nhân lại xem Trung Quốc như một cơ hội hồi sinh cho họ.

Theo một báo cáo gần đây của New York Times, khoảng cách công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã được thu hẹp lại đáng kể, khi Trung Quốc củng cố vị thế của mình như một lãnh địa công nghệ toàn cầu.

Nếu bạn chưa tin vào điều đó, cứ nhìn qua danh sách Midas List (danh sách của Forbes về các nhà đầu tư mạo hiểm thành công nhất) của năm nay sẽ thấy. Một con số kỷ lục các nhà đầu tư Trung Quốc đã lọt vào danh sách này, và 6 trong số 10 thương vụ đầu tư kỳ lân hàng đầu giúp thúc đẩy giá trị của các nhà đầu tư Midas là các công ty Trung Quốc.

Rõ ràng, ngành công nghệ và các quỹ đầu tư mạo hiểm toàn cầu đang được các công ty Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng nhiều hơn bao giờ hết. Nhưng điều gì dẫn đến bước chuyển mình của Trung Quốc, để từ một kẻ sao chép trở thành một cỗ máy sáng tạo toàn cầu?

Một thị trường trẻ, đầy năng động luôn nhanh chóng chấp nhận công nghệ mới

Trung Quốc là nhà của một lượng khổng lồ những người tiêu dùng trẻ, trong độ tuổi lao động và đang tăng trưởng nhanh chóng không ngừng. Theo hãng McKinsey, đến năm 2030, người tiêu dùng Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp khoảng 12 cent cho mỗi USD trong chi tiêu của người tiêu dùng thành thị trên toàn thế giới.

Lượng dân số trong độ tuổi lao động không chỉ tăng trưởng nhanh chóng – họ còn là những người đam mê công nghệ. Theo báo cáo của McKinsey, Trung Quốc có 731 triệu người dùng internet trong năm 2016 – nhiều hơn cả Mỹ và châu Âu cộng lại – và 1/5 người dùng internet dùng hoàn toàn trên di động, trong khi đó con số ở Mỹ chỉ là 1/20.

Mức độ thâm nhập cao của di động khiến người tiêu dùng dễ dàng thử nghiệm và nhanh chóng chấp nhận các sáng tạo mới, đặc biệt trong lĩnh vực tiêu dùng và bán lẻ.

Ví dụ điển hình là lĩnh vực thanh toán di động. McKinsey nhận ra rằng, thanh toán di động đang được sử dụng bởi 68% người dùng internet Trung Quốc - vượt xa so với Mỹ. Việc sử dụng thanh toán di động trên quy mô lớn đã tiếp sức cho thị trường thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc, dẫn đầu là các sàn giao dịch như PaiPai của JD.com và Taobao cùng Tmall của Alibaba.

Không chỉ vậy, mật độ dày đặc của các đô thị trung tâm tại Trung Quốc đã mở ra nhiều cơ hội cho một nền kinh tế việc làm tự do mới – hay Gig Economy. Hơn nữa, các đô thị với mật độ cao càng khiến số lượng điểm đến thực tế tương đối thấp so với quy mô dân số, tạo ra nhiều lợi thế kinh tế hơn cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa và dịch vụ.

Với mức độ thâm nhập cao của internet trên di động cũng như mật độ của các thành phố tại Trung Quốc, không quá ngạc nhiên tại sao giờ đây Trung Quốc chiếm đến gần một nửa lượng giao dịch thương mại điện tử trên toàn cầu, và di động chiếm đến 70% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử – theo như báo cáo mới nhất của Mary Meeker tại Internet Trends.

Công nghệ Trung Quốc lại khiến thế giới thèm muốn


Sự khao khát công nghệ mới của người dùng Trung Quốc đã kéo theo sự phát triển của các mô hình kinh doanh mới và phương tiện biểu đạt sự sáng tạo. Cuối cùng trong nhiều trường hợp, điều này đã dẫn tới một nghịch lý: nhiều công ty trên thế giới sau khi bị Trung Quốc sao chép, giờ đây lại lấy cảm hứng từ các doanh nghiệp Trung Quốc.

WeChat của Tencent và TikTok của ByteDance là hai ví dụ gần đây về việc tạo ra các tính năng vui vẻ, dễ sử dụng kết hợp với khả năng thanh toán và âm nhạc trên mạng xã hội của mình. Những tính năng này đã thành công đến mức chúng buộc người khổng lồ về mạng xã hội trên toàn cầu – Facebook – phải chú ý đến mình.

Gần đây Facebook đã ra mắt Lasso, một đối thủ cạnh tranh của TikTok khi cho phép người dùng tạo ra các đoạn video ca nhạc ngắn, vui vẻ và giới thiệu các tính năng thanh toán mới cũng như một chat bot trong ứng dụng Messenger, tương tự như những đặc điểm của WeChat.


Trung Quốc cũng là người đi tiên phong trong việc vận tải không cảng (dock-less). Ý tưởng từ việc chia sẻ xe đạp của các công ty Trung Quốc như Mobike đã trở thành nguồn gốc cho việc lập nên các công ty chia sẻ xe điện và xe đạp như Bird, Lime và JUMP. Crunchbase ước tính có gần 50 công ty như vậy trên toàn cầu, 8 trong số chúng có trụ sở tại Mỹ.

Tương tự như vậy, mức độ ứng dụng mã QR tại Trung Quốc đã nhanh chóng vượt xa Mỹ vào năm 2013. Mỗi ngày, hàng triệu người tiêu dùng Trung Quốc lại sử dụng mã QR để thuê xe đạp, trả tiền hàng hóa tại các cửa hàng thực, chia sẻ danh bạ liên lạc với bạn bè, và nhiều ứng dụng khác. Nhiều công ty lớn bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả Facebook, Snap, Spotify và Venmo, giờ đây mới áp dụng công nghệ tương tự như vậy.

Không chỉ vậy, các thử nghiệm của Alibaba về tầm nhìn mới về bán lẻ, thông qua các siêu thị Lianhua và cửa hàng bách hóa Intime đã lan ra thế giới. Gần đây Amazon đã có động thái tương tự khi thâu tóm chuỗi cửa hàng Whole Foods và ra mắt các cửa hàng tự động. Những ví dụ khác về việc học tập mô hình của Alibaba còn có các công ty như Warby Parker và Bonobos.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 15 2020, 04:41 AM

Tiep bai truoc

Những người khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã đóng góp ngược lại cho hệ sinh thái trong nước

Các quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc biệt là những quỹ đến từ Mỹ, đang nhìn vào Trung Quốc với con mắt mới mẻ hơn và sẵn sàng mở ví. Nhưng sự tăng trưởng của hệ sinh thái công nghệ ở Trung Quốc phần lớn nhờ vào chính bản thân họ.

Những người sáng lập của hãng công nghệ lớn nhất Trung Quốc, bao gồm Alibaba, Ant Financial, Baidu và Tencent đã giúp các công ty trong nước tăng trưởng bằng cách đầu tư vào những startup Trung Quốc đang trên đà mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ mạng xã hội cho đến thương mại điện tử, ví dụ Didi-Chuxing, Meituan-Dianping, NIO và Pinduoduo. Chính họ đã thúc đẩy tổng mức đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc trong năm 2018.

Các tài năng Trung Quốc cũng gia tăng nhanh chóng, cả trong và ngoài Trung Quốc. Các sinh viên khi học tại Mỹ và nhiều nơi khác đã quay trở lại nước – trong năm 2017, gần 80% sinh viên Trung Quốc học ở nước ngoài trở về nước – và số lượng sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp đã tăng từ 1 triệu lên 17 triệu trong hơn 15 năm qua.

Đáng chú ý, chính phủ Trung Quốc đã coi việc phát triển công nghệ Trung Quốc là một chiến lược quốc gia, nhằm tận dụng sự trỗi dậy của các sáng tạo công nghệ. Trong năm 2017, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phát hành bản "Kế hoạch Trí tuệ Nhân tạo Thế hệ mới", coi việc dẫn đầu trong AI có tầm quan trọng cấp quốc gia.

Kết quả là các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu AI, và các công ty như Toutiao (do ByteDance phát triển) đã tạo ra các nền tảng AI đột phá.

Các công ty công nghệ Trung Quốc được tiếp sức và ưu tiên để IPO

Sự trỗi dậy của những người khổng lồ công nghệ và các yếu tố vĩ mô đằng sau đà tăng trưởng của Trung Quốc trở thành một siêu cường công nghệ, đã thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư mạo hiểm trên toàn thế giới. Và họ cũng sẵn sàng tham gia.

Theo Pitchbook, trong năm 2018 Trung Quốc chiếm đến 30% tổng lượng đầu tư mạo hiểm toàn cầu, so với chỉ 4% trong năm 2013 – và theo McKinsey, Trung Quốc là nhà của 1/3 các kỳ lân công nghệ trên toàn cầu. Trong năm 2018, 5 trên 10 vụ IPO lớn nhất là ở Trung Quốc, so với con số không trong năm 2013. Và theo CB Insights, tổng giá trị tại thời điểm IPO của năm 2018 gấp hơn 7x lần so với năm 2013.

Dòng chảy vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm đã giúp thúc đẩy tăng trưởng cho các hãng công nghệ Trung Quốc, để thực hiện hàng loạt thương vụ IPO khổng lồ. Năm ngoái, chứng kiến một loạt thương vụ IPO của các công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm iDreamSky, iQiyi Inc, Meituan-Dianping, Mogu, NIO, Pinduoduo, Ping An, dịch vụ stream nhạc của Tencent, Tuanche, Weidai và Xiaomi.

Mặt trái cho tăng trưởng của ngành công nghệ Trung Quốc

Tốc độ phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái công nghệ Trung Quốc đã phá vỡ nhiều kỳ vọng trên toàn thế giới. Nhưng nó không phải không tiềm ẩn nhiều rủi ro bên trong và các mặt trái từ sự trỗi dậy của Trung Quốc như một siêu cường công nghệ.

Phần lớn lo ngại từ những nhà quan sát bên ngoài là sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Trung Quốc đối với tăng trưởng của toàn khu vực. Như báo cáo của New York Times cho biết, mọi thứ tưởng chừng như một cuộc chơi công bằng ở Trung Quốc – chừng nào còn tuân theo ý muốn của chính phủ.

Đối với các công ty công nghệ, điều đó nghĩa là tuân theo các yêu cầu về kiểm duyệt của Nhà nước, cũng như phát triển công nghệ nhận diện gương mặt và công nghệ theo dõi. Thêm vào đó, dù chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đầu tư vốn cho các công ty công nghệ và thúc đẩy tăng trưởng, tiền của họ luôn đi kèm với ràng buộc nhất định.

Dù sao đi nữa, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm lại và căng thẳng thương mại gia tăng Mỹ - Trung Quốc, vẫn cần phải xem các công ty công nghệ sẽ đối phó như thế nào, đặc biệt là những công ty vốn phụ thuộc nặng nề vào mức độ tiêu dùng khổng lồ trong các đô thị Trung Quốc.

Nhưng công bằng mà nói sự trỗi dậy lịch sử của Trung Quốc và rủi ro của nó cũng sẽ là điểm sáng cho các nhà đầu tư và các nhà quan sát ngành công nghệ trong những năm tới đây.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 16 2020, 01:51 AM

Tap chi Jane lam cai video ve anh huong cua Nga o chau Phi, trong viec ban vu khi
Hoi bat ngo vi anh huong lai lon den the, ke ca voi cac nuoc thuoc dia cu cua phuong Anh va Phap nhu Algérie, etc.

Russian influence in African armed forces
https://www.youtube.com/watch?v=lCdAmpMsZ6k&feature=emb_title

Ui, Sputnik khai truong o VN. Phuong Tay dang tim cach dim hang to bao nay cung voi RT do. Co le VN cung muon can bang cac nguon tin, tranh le thuoc hoan toan vao phuong Tay

Sputnik khai trương Trung tâm Biên tập tại Hà Nội
Trung tâm Biên tập của Hãng thông tấn quốc tế và đài phát thanh Sputnik đã được chính thức khai trương hôm thứ Sáu tại thủ đô Việt Nam. Đây là Trung tâm khu vực thứ 24 của tập đoàn truyền thông trên thế giới.

Trung tâm Biên tập Hà Nội của Sputnik đảm trách tác nghiệp ở những định dạng khác nhau phản ánh kịp thời nhanh chóng các sự kiện chính trị, kinh tế và văn hóa ở Việt Nam và Đông Nam Á. Tập thể biên tập dự định dành quan tâm đặc biệt để cung cấp những thông tin sốt dẻo nhất về tiến độ thực hiện các dự án thương mại-công nghiệp Nga-Việt, kết quả phát triển hợp tác song phương của hai quốc gia trong lĩnh vực du lịch và giáo dục đào tạo.
«Sự kiện khai trương Trung tâm Biên tập Sputnik tại Việt Nam là bước đi hợp lý, tính đến nhiều thập kỷ quan hệ hữu nghị và sự cảm thông mà các dân tộc hai nước chúng ta luôn dành cho nhau. Chúng tôi chân thành vui mừng trước những thành tựu to lớn của các bạn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội, củng cố vị thế uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Và chúng tôi cho rằng đông đảo mọi người trên khắp thế giới nên biết về thực tế đó. Thỏa thuận hợp tác giữa Sputnik và tập đoàn truyền thông «Tiếng nói Việt Nam» phát huy hiệu lực từ ba năm nay cũng là cơ sở tốt đẹp hỗ trợ cho việc đạt được những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra trước chúng tôi», - ông Taras Ivanov phụ trách Trung tâm Biên tập Hà Nội của Sputnik nhận định.
Lễ trao giấy phép chính thức diễn ra sáng ngày 15 tháng 5 tại trụ sở Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam.

Tham dự nghi lễ trọng thể có đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao CHXHCN Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, các cán bộ của cơ quan đối ngoại Việt Nam, các đại diện của Đại sứ quán Liên bang Nga và Hàn Quốc ở Hà Nội và những người phụ trách các văn phòng đại diện truyền thông nước ngoài.

Trong khung cảnh trang trọng, giấy phép của nước chủ nhà đã được trao cho đại diện Sputnik và cử toạ chăm chú lắng nghe ý kiến của các đại biểu.

«Sự có mặt của văn phòng đại diện Sputnik ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết bởi hai nước chúng ta gắn kết bằng mối quan hệ được thử thách qua thời gian dài lâu. Hiện nay hai nước Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ đối tác toàn diện. Tôi cho rằng sẽ có nhiều câu chuyện, nhiều thông tin về Việt Nam được Sputnik gửi tới nhân dân Nga. Qua đó sẽ đóng góp rất lớn vào việc tăng cường sự hiểu biết giữa nhân dân hai nước vốn đã có tình cảm tốt đẹp dành cho nhau. Cá nhân tôi có tình cảm đặc biệt đối với nước Nga. Chính vì thế mà tôi hiểu rằng sự hiện diện của phóng viên Sputnik tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng như thế nào», - bà Lê Thị Thu Hằng nói trong cuộc phỏng vấn nhanh của Sputnik tại buổi lễ.
Sputnik là một trong những phương tiện truyền thông quốc tế lớn nhất kết hợp các trang web đa phương tiện quốc gia và khu vực bằng 33 ngôn ngữ, các chương trình phát thanh tương tự và kỹ thuật số bằng tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp và những ngôn ngữ khác tại hơn 90 thành phố khắp thế giới và trên mạng Internet. Các băng thông thời sự của Sputnik làm việc suốt ngày đêm cung cấp thông tin cho các ấn phẩm hàng đầu trên thế giới bằng tiếng Anh, tiếng Ả Rập, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Farsi. Đối tượng sử dụng tài nguyên thông tin của Sputnik là trường độc giả thính giả hơn 60 triệu người truy cập mỗi tháng, số lượng người đăng ký tài khoản của Sputnik China trên mạng Weibo vượt quá 11 triệu. Trên khắp thế giới, từ Hà Nội cho đến Montevideo đang có đội ngũ hơn ngàn người thuộc hàng chục quốc tịch khác nhau làm việc tại 24 Trung tâm Biên tập của Sputnik. Sputnik thuộc thành phần của tập đoàn truyền thông «Rossiya segodnya». Trụ sở chính của Sputnik đặt tại Matxcơva.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 17 2020, 11:25 PM

Mỹ đang tìm mọi cách phong tỏa nguồn cung chip của Huawei. Cuộc đấu này sẽ còn dài

Bộ Thương mại Mỹ hôm 15/5 cho biết đang sửa luật xuất khẩu để ngăn Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc tiếp cận các nhà cung cấp chất bán dẫn toàn cầu, trong đó có nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan.

Theo quy định mới, các công ty nước ngoài có sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ sẽ được yêu cầu xin giấy phép của Mỹ trước khi cung cấp chip cho Huawei hoặc các công ty con như HiSilicon.

Huawei cũng phải nhận được giấy phép từ Bộ Thương mại Mỹ nếu muốn tiếp tục mua được chip nhớ hoặc sử dụng một số thiết kế bán dẫn có liên quan tới phần mềm và công nghệ nhất định của Mỹ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/5 đã lên tiếng yêu cầu Mỹ ngừng "đàn áp vô lý" đối với tập đoàn công nghệ viễn thông tư nhân Huawei của nước này, gọi đây sẽ phá hủy các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tờ báo Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm thứ Bảy dẫn lời một nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã sẵn sàng thực hiện một loạt các biện pháp đối phó với Hoa Kỳ, chẳng hạn như đưa các công ty Mỹ vào danh sách thực thể không đáng tin cậy và áp đặt hạn chế với các Công ty Mỹ như Apple, Cisco và Qualcomm.

"Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình nếu Mỹ tiếp tục kế hoạch thay đổi các quy tắc và cấm các nhà cung cấp chip thiết yếu, bao gồm TSMC có trụ sở tại Đài Loan, bán chip cho Huawei" - tờ báo Trung Quốc cho hay.

Theo nguồn tin của tờ báo này, Bắc Kinh cũng có thể sẽ ngừng thương vụ mua máy bay Boeing.

"Môi trường để Trung Quốc phát triển hòa bình đã thay đổi đáng kể. Các chính sách đối ngoại và đối nội của Trung Quốc cũng phải điều chỉnh. Sự đàn áp của Mỹ đã trở thành thách thức số 1 với sự phát triển của Trung Quốc" - Thời Báo Hoàn Cầu viết.



Vừa năm ngoái, các tướng lĩnh và bộ quốc phòng Mỹ thừa nhận mình đã bị chậm trễ về vũ khi siêu thanh, bội siêu thanh so với Nga, thì hôm nay ngài Trump lại kêu rằng Mỹ đang chế tạo một tên lửa "siêu cực phẩm", nhanh gấp 17 lần so với tất cả các tên lửa hiện có trên thế giới, đồng thời Phó giám đốc chương trình vũ khí siêu thanh Bộ Quốc phòng Mỹ, Mike White cũng còn chém ác hơn khi khẳng định Mỹ đã đi trước Nga"hàng chục năm" trong linh vực vũ khí có tốc đội siêu nhanh này. laugh1.gif

Putin đáp lại bằng câu nói này, k hiểu có ẩn ý gì?


"We would never have modern, high-tech types of weapons that no country in the world yet has - how could we have done this if there were no fundamental science, scientific schools, engineering personnel? That would be absolutely impossible," Putin said.

Chúng ta đang có những loại vũ khí mà chưa có nước nào có. Làm thế nào chúng ta thực hiện được điều đó nếu không có khoa học nền tảng, các trường đào tạo khoa học chuyên sâu và đội ngũ các nhà khoa học chuyên nghiệp? Nếu không có được những điều ấy, chúng ta chẳng thể làm gì".

https://tass.com/politics/1157223


Câu nói này có lẽ là ám chỉ vũ khi bay nhanh gấp 17 lần so với các tên lửa hiện có của Trump là trái hoàn toàn với quy luật của khoa học cơ bản? Hay ám chỉ là Mỹ thiếu có nền tảng khoa học trong lĩnh vực này?
Hiện Nga đang tiếp tục phát triển loạt vũ khí siêu tối tân khác, sau khi các nhà khoa học quân sự nước này thành công với việc chế tạo vũ khí siêu thanh như thiết bị không người lái dưới nước và tên lửa hành trình siêu thanh Kinzhal.




Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 18 2020, 05:56 AM

Press review: Microsoft’s ‘free’ offer to Russia and EU’s stance on Iran arms embargo
https://tass.com/pressreview/1156697

Điểm 1 số tin:
- Berlin và Paris đang xem xét gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí Iran vào tháng 10, dù thái độ họ đến nay vẫn cảnh giác và vẫn có thể thay đổi

- Microsoft đề nghị cung cấp miễn phí ít nhất 6 tháng cho Nga các dịch vụ và công cụ điện toán đám mây để hỗ trợ chống lại đại dịch Covid 19. Tuy nhiên các nhà phát triển Nga tin rằng đây là sự đe dọa cho an ninh quốc gia.
Dịch vụ Microsoft đề xuất là cloud services để làm việc và truy cập từ xa, dịch vụ security, các công cụ phân tích coronavirus situation và các giải pháp y tế medical facilities.
Tuy nhiên giám đốc hiệp hội các nhà phát triển phần mềm Nga (Russian Association of Software Developers) Renat Lashin nói rằng các nhà cung cấp nước ngoài sẽ lợi dụng việc này để vi phạm luật pháp Nga. Ngoài ra, với đề xuất từ phía Microsoft, các critical data của các cơ quan nhà nước Nga, các trang thiết bị y tế và giáo dục sẽ được lưu ở hải ngoại và việc chấp nhật đề xuất này sẽ giết chết ngành công nghiệp phần mềm nội địa.

Trong quá khứ, Microsoft không có đối thủ ở Nga khi Liên Xô sụp đổ và thị trường truyền thống biế mất. Ngày nay, trong thị trường mới nổi, bao gồm các giải pháp truy cập từ xa (remote access solutions), các công ty Nga đã có khả năng cạnh tranh với các nhà khổng lồ đến từ Mỹ, theo chủ tịch hiệp hội phần mềm Nga (Russoft Association) Valentin Makarov. Ngoài ra, giám độc phát triển của TrueConf, (Development Director at TrueConf) Dmitry Odintsov nhấn mạnh, việc mở rộng gia hạn license từ Microsoft sẽ còn đắt giá hơn sử dụng công nghệ Nga.

Theo Ivan Begtin, sáng lập tổ chức phi lợi nhuận văn hóa thông tin (Information Culture independent nonprofit organization), mặc dù nhiều chính phủ đã làm việc với Microsoft, chính quyền Nga đã hầu như không sẳn sàng thực hiện 1 thỏa thuận mới với Microsoft, đặc biệt sau khi đã tiêu 1cho việc phát triển các sản phẩm nội địa,, trong đó có điện toán đám mây cloud services (hình như cách đây 2 trang cũng đã liệt kê các cloud provider của EU và Nga)





Mỹ bắt đầu muốn trói buộc Nga trong cuộc thám hiểm không gian?

NASA chỉ ra điều kiện chính để hợp tác với Nga trong không gian
Về chương trình thám hiểm mặt trăng, NASA muốn hợp tác chủ yếu với những đối tác chia sẻ các giá trị phương Tây trong chương trình không gian, Ars Technica viết. Theo ấn phẩm của Mỹ, Nga có thể đáp ứng các điều kiện như vậy.

Điều kiện chính của NASA cho sự hợp tác

"Chúng tôi không chỉ muốn đưa các phi hành gia lên mặt trăng, chúng tôi muốn thúc đẩy những giá trị của mình", - bài báo dẫn lời tuyên bố của quyền Giám đốc NASA Mike Gold.
Theo Ars Technica, dự thảo do Hoa Kỳ đề xuất về hiệp ước quốc tế Artemis, với nội dung nhắm tới việc quản lý hoạt động thăm dò vũ trụ, khác với thỏa thuận về chức năng của Trạm vũ trụ quốc tế, đặc biệt là khả năng sử dụng tài nguyên trên Mặt trăng, Sao hỏa và tiểu hành tinh. Ấn phẩm nói rằng sự tương tác của các bên phải mang tính cởi mở, bao gồm chủ yếu là minh bạch trong công việc và công bố kết quả khoa học.

Để xác nhận lập trường này, ấn phẩm đã trích dẫn bình luận của người đứng đầu NASA Jim Brydenstein sau sự kiện hồi tháng Năm, khi giai đoạn nặng 20 tấn của tên lửa hạng nặng Trung Quốc Long March 5B vào ngày 5 tháng 3 đã thực hiện cú rơi không kiểm soát xuống Trái đất theo quỹ đạo đi qua các thành phố đông dân của Hoa Kỳ, đặc biệt là Los Angeles. Ông Brydenstein gọi đây là hành động nguy hiểm và vô trách nhiệm.

"Tôi không thể đưa ra một ví dụ tốt hơn để chứng minh vì sao chúng ta cần Artemis Accords", - ông nói.



NASA kể chi tiết thỏa thuận với Roscosmos về chuyến bay trên tàu vũ trụ Soyuz
NASA cam kết trong hai năm rưỡi tới sẽ chuyển lên Trạm quốc tế ISS 800 kg hàng hóa của Nga để đổi lại việc Nga dành một chỗ trên tàu vũ trụ Soyuz cho phi hành gia Mỹ, Sputnik đưa tin.


"NASA đồng ý chuyển 800 kg hàng hóa lên Trạm vũ trụ ISS cho Roscosmos trong các chuyến bay thương mại sau này trong vòng 2,5 năm tới để đền bù cho cơ hội bay của người Nga (được chuyển cho Mỹ)", Đại diện NASA Stephanie Schierholz kể chi tiết với Sputnik về thỏa thuận đạt được giữa NASA và Roscosmos. Bà nói rằng Mỹ sẽ trả cho Liên bang Nga hơn 90 triệu USD để đưa phi hành gia Mỹ lên ISS và trở về Trái Đất.
Bà giải thích rằng ngay từ ban đầu chuyến bay của tàu vũ trụ Soyuz lên Trạm ISS đã có kế hoạch chở ba phi hành gia.
“Để hỗ trợ NASA mua lại chỗ cho một thành viên phi hành đoàn (bay lên ISS), Roscosmos đã chuyển cho Mỹ một chỗ trong phi hành đoàn (của Nga) gồm ba người”, phát ngôn viên của NASA cho biết.
Bà lưu ý rằng cần phi hành đoàn gồm ba người để thực hiện công việc lắp đặt một khoang mới của Nga trên trạm ISS - khoang MLM.

Trước đó vào hôm thứ Ba được biết rằng NASA và Roscosmos đã đạt được thỏa thuận về việc đưa một phi hành gia Mỹ lên ISS bằng tàu vũ trụ Soyuz vào mùa thu này.

Năm 2011, hệ thống vận tải có người lái tái sử dụng nhiều lần Space Shuttle đã ngừng hoạt động. Từ đó chỉ có tàu vũ trụ Soyuz của Nga thực hiện chức năng đưa các phi hành gia lên Trạm ISS. Ở Mỹ đang phát triển những con tàu vũ trụ mới có người lái để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ quốc tế: đó là tàu vũ trụ Crew Dragon do công ty SpaceX chế tạo và Starline của hãng Boeing. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên có người của tàu Crew Dragon lên Trạm ISS dự kiến diễn ra vào ngày 27/5.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 18 2020, 09:48 PM

Cái trạm vũ trụ quốc tế ấy là một cách Mỹ giữ chân các nhà khoa học Liên Xô cũ bầy việc ra làm kiểu « thừa giấy vẽ voi », để khỏi phát tán công nghệ vũ trụ, vào thập niên 90, khi Liên Xô tan rã.. Chính vì thế nó hoạt động không có mục đích gì. Gọi là trạm vũ trụ quốc tế, nhưng TQ không được tham gia, chỉ có Mỹ, Tây Âu, Nhật, Nga. Cái khung của nó là trạm vũ trụ Liên Xô cũ
Về lâu dài thì do tính chất của nền kinh tế, Mỹ phải tư nhân hoá nó để tạo ra thị trường. Điều này đã được thực hiện với hãng của Munsk (không biết viết có đúng không), nhưng hiện tại thị trường công nghệ vũ trụ dân sự chưa thực phát triển. Có một thị trường ấy (đó là việc phóng vệ tinh), nhưng việc này không cần trạm quỹ đạo.
Mặc dù thế, công nghệ vũ trụ của TQ cùng là từ Liên Xô ra, ví dụ cái mô đun để các nhà du hành vũ trụ quay trở về được trái đất (giống như anh Ga ga rin khi xưa) của TQ là học theo Nga.
Ngược lại, Mỹ mở một cái cửa tư duy khác, với tầu con thoi, có thể trở về trái đất được, giống nhu kiểu máy bay. Nhưng hiện giờ Mỹ cũng đã bỏ, vì chi phí bảo trì tấm giáp sắt (bằng sứ công nghệ) bọc ngoài con tầu quá tốn kém và không thật an toàn. Mặc dù vậy, tư duy « máy bay » vẫn là đặc trưng của cách tiếp cận vũ trụ Mỹ. Gần đây hãng Munsk cũng phát triển dạng mô đun quay trở về dùng lại được. (mà một dạng « nửa chừng xuân » giữa mô đun dùng một lần của Nga và tầu con thoi)
Tóm lại, nhu cầu khác nhau, sự cạnh tranh để mở một thị trường công nghệ vũ trụ, cách tiếp cận (nhà nước hay tư nhân) khiến sớm hay muộn thì Mỹ và Nga cũng bye Bye nhau trong vấn đề này

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 19 2020, 06:56 AM

Với quy đinh mới của Bộ Thương mại Mỹ về cung cấp chip CPU cho Huawei, các nhà sản xuất chip không phải của Mỹ nhưng sử dụng thiết bị sản xuất chip, tài sản trí tuệ hoặc phần mềm thiết kế chip của Mỹ sẽ phải xin giấy phép trước khi xuất xưởng chip tới Huawei. Thì hãng Huawei này đang thực sự gặp khó.
Hãng TSMC đã phải dừng tiếp nhận các đơn hàng sản xuất chip mới của Huawei, chỉ còn tiếp tục gia công các đơn hàng cũ. Dù đây không phải điều mong muốn của hãng này, vì Huawei là khách hàng lớn thứ 2 của họ.

Với quy định mới này, tất cả các hãng gia công sản xuất hay gia công chip (gọi là Fab hay semiconductor fabrication plant hay foundry) của phương Tây, Nhật, Đài Loan sẽ đành phải bó tay. Vì những hãng này, trong số 1 đống các linh kiện thiết bị sản xuất của mình, thế nào chả có 1-2 cái dính đến Mỹ. Cho dù chỉ dùng 1 con "ốc vít" (hiểu theo nghĩa bóng) của Mỹ trong 1 cỗ máy khổng lồ của mình thì vẫn phải tuân theo lệnh trừng phạt Mỹ.

TQ bây giờ sẽ còn dựa vào Fab nào? TQ có lẽ chỉ còn dựa vào hãng SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation) của chính mình. Nhưng hãng này mới chỉ sản xuất chip ở tiến trình 14nm (process technologies). Hiện mới nhất là tiến trình công nghệ 7nm, hãng này chưa có.

Không tiếp cận phương Tây thì tiếp cận hãng ngoài phương Tây?
TQ đã tiếp cận Fab của Nga để làm chip nhưng chủ yếu cho server, máy tính lớn. Bản thân chính Nga xưa nay cũng chủ yếu sản xuất chip cho các server, máy tính lớn, super computer siêu máy tính của mình, trong các lĩnh vực quân sự hay công nghiệp sản xuất, chứ không phải là chip dùng cho smart phone.
Hiện Nga cũng đang làm chip cho các smart phone của mình, nhưng chắc Nga chỉ thiết kế, chứ thuê gia công thì chắc vẫn thuê bên ngoài. Không rõ Nga có định tham gia vào mảng sản xuát chip CPU cho smartphone không?

Nga có 3 Fab, trong đó nổi tiếng nhất là Mikron (Mikron Group, JSC Mikron), ra đời từ những năm 60 thế kỷ trước. Hãng này có các chi nhánh kinh doanh hải ngoại ở Hoa Kỳ, Đức, Đài Loan, nhưng theo tôi đọc thì thị trường chính có lẽ vẫn ở các nước Liên Xô cũ, Đông Âu. Bọn Linkin giới thiệu đây là hãng sản xuất RFID lớn nhất châu Âu, và là một trong những hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới, bán trên 1 tỷ chip hàng năm. Hãng này cũng niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ thì phải.
(JSC Mikron is Europe's largest manufacturer of RFID inlays and tags with capacity of over 50mln inlays/month, and one of the world's largest manufacturer of chips, over a billion chips annually. JSC Mikron also manufactures an array of power modules and other semiconductors.)
Hãng này cũng làm chip cho hệ thống thanh toán quốc gia Mir (Mir national payment system, National Payment Card System) của Nga ngố.

Nhưng cho dù là vậy thì hãng này cũng chưa từng sản xuất chip cho smartphone. Ngoài ra Nga còn 1 Fab nữa là Crocus Nano Electronics, thành lập năm 2011. Hãng này cũng chuyên làm chip cho máy chủ hơn là smartphone. Hãng này cũng đang sản xuất bộ nhớ RAM, cảm biến y sinh bio-electronic sensor và sillicon cho Nga. Hơn nữa cả Crocus Nano Electronics và Mikron đều dùng process technologies là 90 và 65 nm (cách đây khoảng 8 năm thì là vậy). Sau đó, thì Crocus Nano Electronics đã chuyển sang dùng process technologies là 45 nm. Không rõ bây giờ là bao nhiêu nm rồi? Dù sao bọn này k làm chip cho smartphone thì cũng k ngại lắm laugh1.gif

Ngoài ra Nga ngố còn 1 hãng Fab là SITRONICS Microelectronics, đã mua và trở thành mẹ của Mikron JSC, bọn này cũng làm chip và cũng chế tạo smartphone, nhưng chủ yếu làm computer chips, smart cards và GPS-GLONASS chip.
Còn mobile phone của nó chế tạo thì chả rõ dùng chip nào. Hãng này thì niêm yết trên thị trường chứng khoán London và đã thành lập 1 joint-venture với ZTE của TQ (nắm 51%).
À, hình như Belarus cũng thừa hưởng 1 Fab của Liên Xô cũ xưa, tên là Integral. Chả rõ hãng này làm cái khỉ gì nữa?

Tóm lại, làm chip smartphone thì TQ sẽ phải dựa nhiều vào Mỹ. Trừ khi nó bàn với thằng Nga ngố đầu tư sản xuất chip smartphone, nhưng đây k phải cái có thể làm trong ngày 1 ngày 2.

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 19 2020, 05:23 PM

Kiểu trừng phạt này thì có từ trước mà. Ví dụ như thời Mỹ còn embago VN (trước 1996), VN định mua máy bay Airbus mà cũng không được, vì mặc dù là sản phẩm của EU, máy bay cũng có nhiều thành phần của Mỹ, hay có công nghệ của Mỹ.
Hiện nay sức ép của Mỹ còn mạnh hơn nữa, vì nó còn có thể tác động vào bên mua (chứ không phải chỉ có bên bán).
TQ chỉ có thể thoát được nếu tự chủ về công nghệ, đồng thời tự chủ về tài chính. Điều đó có nghĩa là không thể ăn xổi, mua đồ về rồi từ đó chế tạo sản phẩm, cũng như phải quốc tế hoá được đồng nhân dân tệ, mà muốn thế thì phải đi từ vai trò sản xuất xuất khẩu sang biến thị trường nội địa thang mồi nhử nhập khẩu. Điều mà hiện tại TQ chưa có thể làm được

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 19 2020, 05:56 PM

https://www.lemonde.fr/economie/article/2020/05/18/donald-trump-est-en-train-de-modifier-en-profondeur-l-organisation-du-high-tech-mondial-et-son-avenir_6040010_3234.html

Có cái bài báo này rất hay, nói về vến đề nano-chip. Tôi tóm tắt dưới đây cho bác nào không đọc được tiếng Pháp.
Đại ý bài báo nói có 3 hãng hiện tại trên thế giới sản suất được các chíp 5 có cỡ 5 nano, đó là Intel, Samsung, TSMC (Đài loan). Đặc biệt TSMC không cho ra đời sản phẩm riêng, mà chỉ gia công cho các đại gia từ Quancom (Mỹ) tới Hoawei (TQ). Điều đó có nghĩa là các hãng kia sẽ thiết kế chip mình cần, và TSMC có công cụ để sản suất ở kích thức nhỏ như vậy. TSMC chỉ gia công công nghệ. Sở dĩ có sự phan công lao động đó, vì đầu tư rất tốn kém đã khiến các hãng phải chuyên môn hoá. Ví dụ, hàng năm TSMC phải đầu tư 16 tỉ đô để « cập nhật ». Như vậy việc Trump cấm bán cho Hoawei, tác động chủ yếu tới TSMC. Hiện tại TSMC đã hứa xây dưng một nhà máy trên đất Mỹ để « bảo đảm an ninh ».
Lời thêm vào của tôi : Mặc dù có 3 hãng sản xuất, ta cũng thấy công nghệ nguồn là từ Mỹ. Vì Intel là Mỹ rồi, còn Samsung và TSMC chắc chắn cũng nhập công nghệ, mua máy móc từ Mỹ. Điều nên để ý nữa là không có hãng EU, Nga nào, bởi vì tất cả các nước này đều « trượt » cuộc cách mạng công nghệ điện tử và tin học.
TQ bám theo được công nghệ tin học, vì đã tạo ra được các hãng tương đương với Google, Facebook, Amazon, hay hệ thống tín dụng điện tử (ví dụ Union Pay). Nhưng vẫn phụ thuộc vào chíp. Ngược lại EU « trượt » tất cả.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 19 2020, 07:44 PM

Eu và Nga đều có các FAB chế tạo chip. Cả Nhật cũng có. Tôi có liệt kê ở trên một số hãng Nga. Nhưng họ chưa có quy trình 7nm. Mới chỉ dừng ở mức 45nm thôi, cach day vai nam, thi thay co tin ho dang trong qua trinh giam xuong 14nm, k biet bay gio the nao, nhung chac chan chua xuong duoc den 7nm. Chế tạo chip Liên Xô đã làm từ những năm 60 của thế kỷ trưóc, nhưng sau đó, cùng với sự rệu rã của Liên Xô thì cũng bị sa sút. Mãi đến cuối thập kỷ 90 mới hồi phục, nhưng vẫn bị chậm.

Còn chuyện vì sao việc nâng cấp Fab của Nga từ 90 nm, xuống 65 nm, rồi 45 nm cứ chậm chạp, không phải vì Nga thiếu tiền, mà vì họ muốn tự chủ phần lớn các khâu trong đó, chứ k muốn nhập khẩu máy móc dụng cụ hay phần mềm, điều này đuợc đặc biệt đẩy mạnh kể từ khi Dmitry Rogozin lên làm phó thủ tướng, khi ông này cho rằng Nga cần phải tự chủ từ khâu tinh chế tài nguyên thiên nhiên đến khẩu sản xuất cuối cùng. Tức là chuyện này đã xảy ra từ trưóc khi có khủng hoảng Ukraine. Ông này cũng phản đối việc mua phần mềm Catia, Simu của hãng Dassault System Pháp để dùng cho việc thiết kế mô phỏng tàu thuỷ của Nga, mà muốn Nga tự làm cả. Tuy vay, toi cho rang bay gio, hiem ai tu chu duoc 100% lam, tu chu 50% da gioi lam roi. Ca My cung khong 100% duoc

Tat ca cac khâu về hệ tin học, Nga đều có đủ: động cơ tìm kiếm nội địa (vai trò như Google), 2 mạng xã hội nội địa (vai trò như FB, voi tỏng ngưòi dùng khoang 800 trieu ), hệ thống thanh toán và mua bán điện tử riêng (vai trò như Amazon, Master, Visa), cloud infrastructure provider (vai trò như AWS, Microsoft Azure, GCE), và có Fab chip riêng.
TQ hoá ra lại còn không có đầy đủ các cái này như Nga. Hang SMIC cua TQ co the che tao chip 14nm, nhung quy trinh co the khong co do tu chu nhu Nga.
Bay gio van la chip 7nm, con xuong den 5nm thi moi chi bat dau thoi

Như vậy, nếu TQ muốn thực sự thành siêu cường ngang phân với Mỹ, thì họ phải tự chủ đuợc công nghệ chiến lược, giống Liên Xô ngày xưa ấy (nhưng LX lại k tự chủ được tài chính).
Còn như hiện nay thì chưa đủ sức, lẽ ra nên tiếp theo con đuờng của Đặng Tiểu Bình, "nhún mình chờ thời" thì lại đưa ra khẩu hiệu "made in china 2025" hoàng tráng quá khiến Mỹ đề phòng

Dang DC cua My neu thang cu cuoi nam nay, co le cac hanh dong chong TQ se ha nhiet, va chong Nga lai tang len nhi? May tho ma My cung cap cho Nga chi la may tro tho thoi, tuc la may tho khong xam nhap voi mat na di kem, the ma da keu om toi len


Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi ra sức chỉ trích chính quyền Tổng thống Donald Trump về kế hoạch cung cấp miễn phí 200 máy thở cho Nga.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết hôm thứ Hai rằng Mỹ sẽ cung cấp miễn phí cho Nga 200 máy thở để hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống lại coronavirus.
"Họ (chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump) cung cấp cho Nga số máy thở trị giá hơn 5 triệu USD. Nga hoàn toàn có đủ khả năng để chi trả cho số máy thở này. Bọn họ (chính quyền ông Trump) đang điều hành mọi thứ theo cách không thể chấp nhận được", bà Pelosi nói trên kênh truyền hình CNN.
Trước đó, Nga đã gửi sang Mỹ một máy bay chở thiết bị và dụng cụ y tế để hỗ trợ chống dịch coronavirus.

Cụ thể 45 máy thở nhân tạo, 15 nghìn mặt nạ phòng độc và một triệu khẩu trang đã được chuyển giao.

Về việc này Bộ Ngoại giao nói rằng Hoa Kỳ và Nga trước đây đã từng giúp đỡ nhau không chỉ một lần và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như vậy.




Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi Mỹ là "đế chế tin tặc" lớn nhất thế giới
Hoa Kỳ đang tiến hành việc giám sát toàn cầu quy mô trên Internet, và là "đế chế tin tặc" lớn nhất thế giới, Washington nên dừng ngay những hành động này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijiang nói trong cuộc họp báo ngắn hôm thứ Ba.

Trước đó, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr đã cáo buộc công ty viễn thông Apple của Mỹ hợp tác với Nga và Trung Quốc, là hai quốc gia mà ông cho rằng đang tổ chức việc giám sát công dân.

Đế chế tin tặc

"Trên thực tế, chính Hoa Kỳ đang thực hiện việc giám sát và đánh cắp dữ liệu lớn nhất toàn cầu trên mạng, chính họ là đế chế tin tặc lớn nhất thế giới", - nhà ngoại giao nói.
Theo ông, Bắc Kinh kêu gọi Hoa Kỳ tuân thủ các nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc về quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số và ngừng ngay lập tức việc giám sát toàn cầu quy mô lớn trên Internet.

"Chúng tôi cũng kêu gọi một số quan chức Hoa Kỳ ngừng nói xấu Trung Quốc", - đại diện Bộ ngoại giao nhấn mạnh.



QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 19 2020, 10:56 AM)
https://www.lemonde.fr/economie/article/2020/05/18/donald-trump-est-en-train-de-modifier-en-profondeur-l-organisation-du-high-tech-mondial-et-son-avenir_6040010_3234.html

Có cái bài báo này rất hay, nói về vến đề nano-chip.  Tôi tóm tắt dưới đây cho bác nào không đọc được tiếng Pháp.
Đại ý bài báo nói có 3 hãng hiện tại trên thế giới sản suất được các chíp 5 có cỡ 5 nano, đó là Intel, Samsung,  TSMC (Đài loan). Đặc biệt TSMC không cho ra đời sản phẩm riêng, mà chỉ gia công cho các đại gia từ Quancom (Mỹ) tới Hoawei (TQ). Điều đó có nghĩa là các hãng kia sẽ thiết kế chip mình cần, và TSMC có công cụ để sản suất ở kích thức nhỏ như vậy. TSMC chỉ gia công công nghệ. Sở dĩ có sự phan công lao động đó, vì đầu tư rất tốn kém đã khiến các hãng phải chuyên môn hoá. Ví dụ, hàng năm TSMC phải đầu tư 16 tỉ đô để « cập nhật ». Như vậy việc Trump cấm bán cho Hoawei, tác động chủ yếu tới TSMC.  Hiện tại TSMC đã hứa xây dưng một nhà máy trên đất Mỹ để « bảo đảm an ninh ».
Lời thêm vào của tôi : Mặc dù có 3 hãng sản xuất, ta cũng thấy công nghệ nguồn là từ Mỹ. Vì Intel là Mỹ rồi, còn Samsung và TSMC chắc chắn cũng nhập công nghệ, mua máy móc từ Mỹ.  Điều nên để ý nữa là không có hãng EU, Nga nào, bởi vì tất cả các nước này đều « trượt » cuộc cách mạng công nghệ điện tử và tin học.
TQ bám theo được công nghệ tin học, vì đã tạo ra được các hãng tương đương với Google, Facebook, Amazon, hay hệ thống tín dụng điện tử (ví dụ Union Pay). Nhưng vẫn phụ thuộc vào chíp.  Ngược lại EU « trượt » tất cả.
*


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 20 2020, 12:17 AM

Trước đây, Mỹ cũng từng gây khó dễ cho công ty ASML Hà Lan, nhà cung cấp thiết bị quang khắc photolithography equipment hàng đầu trên thế giới, trong việc bán hàng cho TQ. Ngoài ASML, còn 1 số tay chơi lớn nữa trên thế giới như Nikon, Canon, SMEE nhưng các hãng này chắc cũng sẽ phải tuân theo Mỹ.
Như vậy là TQ muốn vùng lên mà lại chẳng chuẩn bị cho kỹ lưỡng gì cả. Tuy đã có 1 cái chip Fab 14 nm, nhưng còn những thứ khác như nhà máy phát triển thiết bị MEMS (microelectromechanical systems devices)? Hay nhà máy quang khắc? TQ đều chưa làm.
Bây giờ mới nghĩ đến ông Nga ngố, ngày trưóc chịu cực làm mấy cái này, tuy là mới chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ phục vụ trong nước là chính, nhưng đó chính là nền tảng để dần vươn lên, hoặc chí ít là đảm bảo sự độc lập tối thiểu trong nưóc. TQ chẳng có gì, bây giờ mà bị đánh, thì chỉ còn cách dùng các đòn bẩy thương mại, kinh tế, ngoại giao để trả đũa mà thôi.

Đây là list 1 số hãng chính trong thị trường quang khắc:
ASML Holdings, N.V. (Netherlands), Nikon Corporation (Japan), Canon, Inc. (Japan), JEOL Ltd. (Japan), NuFlare Technology, Inc.(Japan), Ultratech, Inc. (U.S.), Rudolph Technologies, Inc. (U.S.), SUSS Mictotec, A.G. (Germany), Nil Technology (Denmark), and EV Group (U.S.).

Tuy nhiên những hãng này có lẽ đều sử dụng không nhiều thì ít linh kiện hay phần mềm Mỹ, vì thế chắc sẽ phải tuân thủ Mỹ.
So voi những công ty sản xuất khối lượng lớn này, TQ k có công ty nào như vậy

Còn danh sách 1 số tay chơi lớn trong việc R/D và chế tạo thiết bị MEMS (microelectromechanical systems devices).
Bosch (Germany), Global Foundries (USA), Midwest MicroDevices (USA), MESCAP (France), Hanking Electronics (Trung Quốc), nanoFab (Hà Lan), Xfab (Germany), CEA-LETI (France, chủ yếu R/D), etc.

Hoá ra TQ cũng có 1 hãng MEMS, nhưng không có hãng nào trong quang khắc cả. So với những tay chơi sản xuất khối lượng lớn này thì Nga ngố cũng có 1 hãng làm quang khắc là TEN Flecs và 1 hãng làm MEMS là Mapper LLC. Trưóc đây hãng Mapper LLC này bị bọn Hà Lan ASML mua lại, sau đó thì lại bán lại cho quỹ Rusnano của Nga ngố. Hai hãng này của Nga chủ yếu là R/D và sau đó là sản xuất khối lượng nhỏ, phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu. TEN Flecs cũng chỉ vừa mới đi vào sản xuất công nghiệp vào tháng 9 năm ngoái (nếu k nhầm).

Nói chung, TQ nếu muốn vươn lên thì phải trang bị đầy đủ chân tay, bộ phận cốt lõi đã. Phải chấp nhận k giàu xổi. Nhưng cũng phải nói lại, dân TQ đông thế, liệu có thể kiên nhẫn làm R/D và sản xuất khối lượng nhỏ như Nga, rồi dần dần mới sản xuất lớn? Nhưng dù thế nào, cũng phải nắm được công nghệ lõi, nếu không kiểu gì cũng bị khống chế. Bây giờ để xem TQ có chiêu gì hiệu quả về kinh tế, chính trị, ngoại giao để gỡ cái này.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 20 2020, 05:19 AM

Nhân ngày 19/5, trên mạng vừa đưa 1 video về đoạn trả lời phỏng vấn bằng tiếng Pháp của cụ Hồ với nữ phóng viên Pháp Danielle Hunebelle (ngày 5/6/1964)


Còn đây là link video, 1 trong 2 cái đều được

https://www.youtube.com/watch?v=HROOCLpEQls
https://www.youtube.com/watch?v=ldENVYA7Nsg

Có mấy câu hỏi bẫy như sau, Và câu hỏi cuối cùng được chú ý đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay. Ngay từ thời đó, các vấn đề về nối lại quan hệ với Pháp, thống nhất các nước Đông Nam Á, với ảnh hưởng của TQ đã được đề cập tới rồi


– Liệu Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có biện pháp nào đó phân định (arbitrer) sự xung đột này?

– Không biết cô hiểu thế nào về từ phân định (arbitrer), chúng tôi đâu có phải là một đội bóng đâu (cười)

– Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài Hiệp định Genève, tướng De Gaule có nói về một ý tưởng về sự thống nhất tất cả các nước ở khu vực Đông Nam Á, Ngài nghĩ sao về điều này?

– Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào sự ủng hộ của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một câu hỏi lớn. Tôi không nói là tôi phản đối hay tán thành ý kiến này. Lấy ví dụ về HOA, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa đỏ, hoa vàng … có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài không đẹp, nhưng chúng ta vẫn gọi chung là HOA .

– Thưa Ngài Chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam này chúng tôi nhận thấy rằng sự ảnh hưởng của Pháp dường như không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp. Tôi tự hỏi là, với suy nghĩ của Ngài, liệu rằng chúng ta có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò nào đó trong mối quan hệ … văn hóa giữ hai nước?

– Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế … Nhưng tôi không nghĩ rằng cô muốn nói tới sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là một chuyện hoàn toàn khác.

....
.....

– Hiện có một vài tư tưởng cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và trên quan điểm chính trị, khó có thể tránh khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc (thành vệ tinh của Trung Quốc). Chúng ta có thể trả lời câu hỏi này ra sao?

– JAMAIS (không bao giờ)

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 20 2020, 05:22 AM

À, hóa ra báo tuổi trẻ cũng đăng tin về cái video này. Như vậy video này là VN chủ động công bố, lý do gì?
https://tuoitre.uit.edu.vn/giao-duc/chu-tich-ho-chi-minh/bac-ho-tra-loi-phong-van-phong-vien-phap-61964-viet-sub.html?fbclid=IwAR2Sx2FFIOYcqzA72h6s1CuMZdCjPQsLE_xLbvmZ8BtE1As9IgTPC1x5amY

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 20 2020, 06:27 AM

Có bài này ghi lại cuộc chiến thương mại Nhật và Mỹ thập niên 80-90


Nhìn lại cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản trong thập niên 80-90
Nếu lịch sử là một tấm gương cho tương lai thì nét tương đồng giữa cuộc đối đầu khó kiểm soát giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay và chiến tranh thương mại Mỹ-Nhật Bản trong thập niên 80-90 là điều đáng suy ngẫm.


Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đánh giá vẫn có khác biệt giữa hai sự kiện dẫn tới khả năng kéo theo kết quả không giống nhau.

Căng thẳng kinh tế Mỹ-Nhật Bản bắt nguồn từ lĩnh vực dệt may trong thập niên 50 của thế kỷ trước, sau đó là thép và sợi tổng hợp trong những năm 60 rồi leo thang từ thập niên 70 đến 90 với ti vi màu, ô tô và chất bán dẫn.

Nhận được hỗ trợ từ chính phủ, ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của Nhật Bản đã vượt qua Mỹ và trong những năm đầu thập niên 80 “đất nước Mặt Trời mọc” giữ vị thế là nhà cung cấp chip điện tử hàng đầu thế giới. Tình trạng này khiến Mỹ không hài lòng vì lo ngại về rủi ro an ninh quốc gia và mất cạnh tranh trong công nghệ then chốt.

Khi đó chính quyền Tổng thống Ronald Reagan coi Nhật Bản là mối đe dọa kinh tế hàng đầu của Mỹ. Washington cáo buộc Tokyo áp dụng chính sách bảo hộ công nghiệp, trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ và đưa ồ ạt các sản phẩm vào thị trường Mỹ.

Mỹ trừng phạt các công ty Nhật Bản mà Washington nghi ngờ đã đánh cắp công nghệ và bán những loại vũ khí nhạy cảm đến Liên Xô. Điều này buộc Nhật Bản phải ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ chất bán dẫn đồng thời gia tăng mua sản phẩm chất bán dẫn của Mỹ.

Năm 1982, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc các lãnh đạo tập đoàn Nhật Bản Hitachi âm mưu trộm thông tin về máy tính của IBM (Mỹ) và đem về Nhật Bản. Bên cạnh đó, IBM cũng kiện cả Hitachi. Hai công ty giải quyết vấn đề tại tòa án và Hitachi đã trả 10 tỷ yên (92,2 triệu USD) tiền bản quyền cho IBM trong năm 1983.

Nhà sản xuất điện tử Toshiba và công ty Kongsberg Vaapenfabrikk (Na Uy) còn bí mật bán các máy móc tàu ngầm cho Liên Xô từ năm 1982 đến 1984. Thông tin này mãi đến năm 1986 mới được tiết lộ. Mỹ sau đó vào năm 1987 ban hành lệnh cấm trong 3 năm với các sản phẩm của Toshiba. Về phần mình, Toshiba đăng quảng cáo trên hơn 90 tờ báo của Mỹ xin nhận lỗi về hành động của công ty này.

Năm 1985, Mỹ áp đặt mức thuế 100% lên các sản phẩm chất bán dẫn của Nhật Bản. Một năm sau đó, qua thỏa thuận 5 năm liên quan đến chất bán dẫn với Mỹ, Nhật Bản chấp thuận giám sát chặt chẽ giá thành xuất khẩu, tăng nhập khẩu từ Mỹ. Sau đó là một thỏa thuận chất bán dẫn 5 năm khác vào năm 1991 trong đó Nhật Bản “gật đầu” tăng thị phần Mỹ tại Nhật Bản lên 20%.

Cùng thời điểm này, Chính phủ Mỹ đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ trong lĩnh vực chip điện tử và công bố các quy định để bảo vệ ngành này.

Đến năm 1996, cả Nhật Bản và Mỹ không thể cùng hòa giải về thị phần. Tình hình thị trường năm đó cũng có nhiều thay đổi khi Mỹ "tăng lực" trong lĩnh vực bộ vi xử lý và Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) “trỗi dậy” thành đối thủ mạnh với Nhật Bản.

Trước thực tế này, Nhật Bản hướng đến châu Âu để tìm kiếm các thỏa thuận hợp tác công nghệ.

Một cố vấn giấu tên của Chính phủ Trung Quốc cho biết: “Chính quyền Tổng thống Trump đã sử dụng những chiến thuật đối đầu với Trung Quốc tương tự điều từng áp dụng trong thập niên 80 và 90 đối với Nhật Bản. Sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc trong tháng 5 và tập đoàn viễn thông Huawei (Trung Quốc) đang nằm giữa làn đạn".

Năm 2018, người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), Cơ quan Tình báo Quốc phòng trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ đều nhận định rằng các sản phẩm của Huawei gây rủi ro an ninh tới người sử dụng, đồng thời khuyến cáo người dân Mỹ không sử dụng điện thoại của công ty Trung Quốc này.

Nhà nghiên cứu Zhang Monan tại Trung tâm Trao đổi Kinh tế Quốc tế Trung Quốc nhận định không có nhiều khả năng giảm bớt thù địch trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Bà Zhang Monan nhận định: “Xung đột kinh tế Mỹ-Trung Quốc hiện nay phức tạp hơn nhiều so với giữa Mỹ và Nhật Bản trước đây. Ngay cả khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận giảm căng thẳng thương mại thì đối đầu công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không hạ nhiệt”.

Nhà nghiên cứu Zhang Monan cho rằng lịch sử cho thấy công nghệ cao có ảnh hưởng tới chiến lược an ninh quốc gia. Đó không phải là thị trường cạnh tranh mà dựa theo luật rừng. Bà Zhang dự đoán Mỹ sẽ tiếp tục làm khó lĩnh vực phát triển công nghệ Trung Quốc về trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ nano… vốn được đánh giá rất quan trọng với Bắc Kinh.

Nhận định về sự khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong cuộc đối đầu thương mại với Mỹ, giới phân tích cho rằng “Tokyo vốn dựa vào bảo hộ an ninh của Washington. Nhật Bản có hạn chế trong phản kháng chiến tranh thương mại đồng thời là một quốc gia đã phát triển. Nhưng Trung Quốc có tiềm năng cao ở thị trường nội địa để xử lý mất cân bằng trong phát triển kinh tế và công nghệ. Thị trường Trung Quốc vẫn rất thu hút với các công ty đa quốc gia, vốn có thể tạo điều kiện để Bắc Kinh thâm nhập sâu hơn vào hợp tác công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc cần phải tìm cách xua tan ngờ vực của quốc tế đối với đường hướng phát triển của quốc gia này”.


https://baotintuc.vn/ho-so/nhin-lai-cuoc-chien-thuong-mai-giua-my-va-nhat-ban-trong-thap-nien-8090-20190617161709569.htm

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 21 2020, 05:04 PM

Ve cai video phong van bac Ho
Năm 1964 là năm bản lề, vì đến năm 1965 thì Mỹ bắt đầu đổ quân trực tiếp vào miền Nam, và ném bom miền Bắc. Ở Pháp lúc này là tướng Đơ gôn (De Gaule) cầm quyền. Chính quyền Pháp lúc đó tìm cách giữ độc lập với Mỹ, và trong việc đối ngoại tìm cách quay trở lại châu Á. Chính vì thế mà Pháp ủng hộ một giải pháp hiệp thương thống nhất miền Nam – miền Bắc, Pháp cũng nhận thấy (thực ra điều này Pháp biết từ đầu, nhưng khi Pháp tiến hành chiến tranh thì cố tình lờ đi) cuộc kháng chiến chống Mỹ là một phong trào giải phóng dân tộc.Lúc này Pháp chơi nhiều ván cờ ở Đông Á và Đông Dương.
Ở Đông Á, Pháp là cường quốc phương Tây đầu tiên công nhận TQ, và Pháp cũng nuôi ý tưởng là sẽ liên minh với TQ để có vai vế ở châu Á. Nhưng Mao không chấp nhận, vì thế Pháp định mời Mao Trạch Đông sang Pháp, nhưng lại thôi. Còn với TQ, thì nước này coi Pháp là « Has been » ở châu Á rồi.
Ở Đông Dương Pháp tăng cường quan hệ với chính quyền Si ha núc, Cam pu chia. Đặc biệt, Pháp tham gia tạo dựng ra Phun rô (PHUNRO), tìm cách gây bạo loạn ở Tây Nguyên (lúc này vẫn thuộc quyền kiểm soát của miền Nam), để có tiếng nói. Thời năm 1964, cũng là lúc Mỹ đã lật đổ Ngô Đình Diệm, nhưng chính trường miền Nam rối loạn, các tướng lĩnh của VNCH đảo chính lung tung, và một trong những nhân vật ấy là Nguyễn Khánh, được coi là con bài của Pháp. Nhưng độ tin cậy của thông tin này cũng không chắc chắn. Cũng chính vì thế mà đại sứ Mỹ (tức là ông vua thực ở miền Nam), lúc triệu hồi các tướng lĩnh Sài gòn tới « huấn thị », đã đặt ra câu hỏi « ở đây ai biết nói tiếng Pháp », Hầu hết các tướng lĩnh VNCH đều biết tiếng Pháp, vì được Pháp đào tạo. Nhưng chỉ có Nguyễn Cao Kỳ là giơ tay. Mà không giơ không được, vì Kỳ đã có một đời vợ Pháp, trước khi lấy cô nhân viên hàng không về sau. Lập tức đại sứ Mỹ trả lời « phiền ông tìm người phiên dịch, tôi nói tiếng Anh ». Dù sao vào thời điểm đó, Mỹ cũng nghi ngờ Pháp định « nẫng tay trên » mình ở miền Nam.
Nhưng ảnh hưởng của Pháp không lớn, và giải pháp Pháp đưa ra không thoả mãn được ai. Ở miền Nam, Mỹ đưa Thiệu và Kỳ lên, vì cả hai nhân vật này đều biết thóp là không thể có chuyện « hoà hợp hoà giải gì ở đây » vì Mỹ muốn tiếp tục chiến tranh. Thiệu là tầng lớp tướng sĩ về sau (lúc đầu chỉ là chỉ huy sư đoàn, thời kháng chiến chống Pháp chỉ huy tiểu đoàn, chỉ là « cá bé ») nên không ảnh hưởng Pháp mấy. Ngược lại trường hợp của Kỳ, là người miền Bắc (Sơn Tây), lại luôn hô hào « lấp sông Bến Hải », « Bắc tiến », nên được coi là « diều hâu », vì thế dù có quá khứ Pháp thuộc hơn Thiệu, vẫn được Mỹ tin.
Câu chuyện phỏng vấn của Pháp với Bác Hồ phải đặt vào trong cái lăng kinh ấy. Đó là Pháp tìm cách gây ảnh hưởng, « buôn nước bọt ».
Còn ở miền Bắc. Lúc bấy giờ TQ kiên quyết ủng hộ kháng chiến chống Mỹ, hơn nhiều Liên Xô. Lúc này chưa phải là giai đoạn TQ chạy theo Mỹ, và mâu thuẫn TQ-Liên Xô chưa bùng nổ thành vấn đề nhà nước (đánh nhau ở biên giới 1969, Liên Xô doạ bỏ bom nguyên tử..).Mặc dù vậy, VN cũng vẫn quan hệ với Liên Xô, và không nghe lời TQ lập những liên minh « bỏ rơi Liên Xô ra ngoài, chỉ theo TQ ». Có một sự « phân công lao động » : ông Lê Duân với Liên Xô, Bác Hồ với TQ (hiện còn tấm ảnh bác Hồ xông tới ôm chầm Mao Trạch Đông, khiến ông này bất ngờ, vì người TQ không thể hiện tình cảm kiểu « ôm ấp » như vậy)
Từ sau năm 1965, khi Khơ rút xốp bị lật đổ, Liên Xô tăng cường ủng hộ VN, TQ thì sa vào cách mạng văn hoá (1966), rồi đến năm 1972 bắt đầu chơi với Mỹ, thì TQ mới quay mặt hẳn đi.


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2020, 05:14 AM

Tôi thì nghĩ ông Nguyễn Cao Kỳ là người tùy vào tình huống để phất khẩu hiệu theo hướng có lợi cho mình. Lúc đó ông ấy thể hiện diều hâu, vừa để lên cao, vừa cũng là để giữ thân mình.
Sau này thì chính ông ấy lại chủ động hòa hợp hòa giải với đất nước, chủ động về VN, và khi trả lời phỏng vấn thì nói rằng, những ai chống nhà nước VN ở Mỹ bây giờ thì già hết rồi, sắp chết hết rồi

Thêm chút tin. Chính trường Ukraine liên tục phe cánh đấu đá nhau kiểu này, toàn tìm cách tiêu diệt lẫn nhau.


Cựu TT Ukraine Poroshenko bị điều tra về liên hệ với ông Biden
Ông Poroshenko phản pháo trước cáo buộc phản quốc
Cựu Tổng thống Petro Poroshenko đổ lỗi cho Nga và Tổng thống đương nhiệm đang cố gắng để lật đổ những ý định tốt đẹp của Mỹ giành cho Ukraine.


Ngày 20/5, Cựu Tổng thống Petro Poroshenko đã lên tiếng phản bác các cáo buộc của Văn phòng Công tố Ukraine, cáo buộc ông tội phản quốc.
Đề cập đến vụ bê bối rò rỉ đoạn ghi âm hội thoại với cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Poroshenko cho rằng, đoạn ghi âm này là sản phẩm “làm giả” của các kẻ thù và văn phòng tổng thống hiện tại có thể có vai trò trong chuyện này.

Cựu lãnh đạo Ukraine không bác bỏ giọng của ông trên các bản ghi âm được công bố bởi nghị sĩ độc lập Andrii Derkach tại Quốc hội Ukraine. Tuy nhiên ông liên tục cho rằng các đoạn ghi âm đã bị “làm giả”.

Ông nói chính phủ của tổng thống Ukraine đương nhiệm – ông Volodymir Zelensky có thể đã chuyển giao “các vật liệu thô” cho các nhà báo điều tra, rồi sau đó các nhà báo này đã rò rỉ các đoạn ghi âm cho nghị sĩ Derkach.

Ông Poroshenko cho rằng tất cả những việc này được thực hiện nhằm hủy hoại sự ủng hộ lưỡng đảng ở Mỹ với Ukraine và do “các phần tử kích động thân Nga” đứng sau làm rò rỉ. Ông Poroshenko nhấn mạnh, Nga sẽ là nước cuối cùng được lợi từ vụ này.

Ông Poroshenko nói, các đoạn ghi âm này là một phần của một “chiến dịch đặc biệt quy mô lớn” do một “tổ chức bí mật” thân Nga thực hiện nhằm hủy hoại quan hệ của Ukraine với các đồng minh ở Mỹ.

Ông Poroshenko cũng nêu rõ tên đầu sỏ Igor Kolomoysky – vốn là đồng minh của ông nhưng sau đó quay sang ủng hộ ông Zelensky – là một trong “những nhà tài trợ chính” cho “chiến dịch đánh lạc hướng bằng thông tin giả” này.

Chẳng những ủng hộ ông Zelensky chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2019, ông Kolomoysky còn cho rằng liên minh với Nga là phương án tốt nhất cho Ukraine.

Trong khi đó ông Poroshenko thề sẽ sử dụng “mọi liên lạc kể cả những người ở Mỹ, ở cả đảng Cộng hòa và Dân chủ” nhằm ngăn mọi nỗ lực hủy hoại “liên minh chiến lược” giữa Ukraine và Mỹ.

Ông Poroshenko đánh thuế khí đốt Nga theo lệnh Joe Biden

Các đoạn ghi âm nội dung ông Poroshenko trao đổi với nhiều quan chức chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama thời gian 2015-2016, trong đó có một đoạn ghi âm hội thoại giữa ông với ông Biden cho thấy nhiều hành động trái với pháp luật Ukraine và sự lạm quyền của cựu Tổng thống.

Các đoạn ghi âm cho thấy ông Poroshenko đã nhận chỉ thị từ Mỹ trong đó có từ cá nhân ông Biden, đặc biệt trong vụ việc sa thải công tố viên hàng đầu Ukraine là ông Viktor Shokin – người điều tra cáo buộc tham nhũng tại công ty năng lượng Burisma nơi con trai ông Biden là một thành viên trong ban lãnh đạo.

Trong đoạn hội thoại với ông Biden có chi tiết ông Poroshenko thông báo về việc áp thuế nhập khẩu 100% với khí đốt Nga – một trong những điều kiện chính Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra cho Ukraine năm 2013 để được vay tiền từ IMF. Yêu cầu này không được chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Viktor Yanukovych đáp ứng, và rồi chính phủ này bị lật đổ vào tháng 2/2014 từ một vụ đảo chính được cho do Mỹ ủng hộ, theo đài RT.

Theo nghị sĩ Derkach, vụ áp thuế nhập khẩu này cùng một số nhượng bộ khác mà ông Poroshenko đáp ứng Mỹ là nhằm để Ukraine được vay 1 tỉ USD từ IMF mà Mỹ là một bên bảo đảm.

RT cho biết, cựu Phó Tổng thống Mỹ trước đó đã liên kết chuyện Ukraine vay tiền của IMF với việc sa thải công tố viên Viktor Shokin.

Trước các tin tức về cáo buộc cựu Tổng thống tội phản quốc, trong cuộc họp báo vào ngày 20/5, đương kim Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky kêu gọi các cơ quan thực thi pháp luật điều tra tính xác thực của các bản ghi âm bị rò rỉ. Ông nhấn mạnh, nội dung trong bản ghi âm đã đủ điều kiện để buộc tội phản quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Công viên Mariinsky của Kyiv để kỷ niệm 1 năm nắm quyền, ông Zelensky bình luận về bê bối chính trị mới nhất của người tiền nhiệm:

"Tôi nghĩ đó không phải là bằng chứng cuối cùng mà người Ukraine sẽ nhìn thấy [về ông Poroshenko-ND]."

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 22 2020, 05:21 AM

Thêm tin vể Nord Stream 2


Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, việc xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream-2) đã bước vào giai đoạn cuối và sắp hoàn thành.

Bloomberg lưu ý rằng, ảnh chụp từ vệ tinh hồi giữa tháng 5 cho thấy, những đoạn ống nằm ở cảng Murkan của Đức đã được chuyển đến bến để bốc xếp lên tàu. Bến cảng này là trung tâm hậu cần phục vụ công tác xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2”.

Ngoài ra, sau chuyến đi kéo dài ba tháng gần như qua khắp thế giới, con tàu đặt ống “Viện sĩ Chersky” của Nga, ứng cử viên chính để hoàn thành dự án, đã neo đậu cách cảng Murkan 5 km.



Đường ống dẫn khí Nord Stream-2 trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ được hoàn thành theo như tuyên bố và quyết tâm của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.

Theo tin của hãng, 1.239 km đường ống dẫn khí đốt đã được lắp đặt xong, chỉ còn khoảng 6% số lượng công việc cần phải hoàn thành nốt. Các chuyên gia cho rằng tàu “Viện sĩ Chersky” có thể hoàn thành việc xây dựng để đưa “Dòng chảy phương Bắc-2” vào hoạt động vào cuối năm 2020.

Tuy nhiên, Nord Stream-2 vẫn đang đứng trước những trở ngại mới khiến thời gian chính thức đưa vào vận hành sẽ bị đẩy lùi tới vài năm nữa.

Theo ông Sergey Pikin, giám đốc Quỹ phát triển năng lượng Nga chia sẻ với báo Moskovsky Komsomolets, tuyến đường ống dẫn khí này trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ được hoàn thành, tuy nhiên việc đưa công trình vào vận hành một cách đầy đủ có thể phải mất vài năm.

Cụ thể, ông Sergey Pikin cho rằng, đường ống sẽ còn bị các mối đe dọa trừng phạt từ phương Tây trong tương lai, buộc nhà đầu tư Gazprom phải có tính toán kỹ lưỡng.



"Cần sẵn sàng trước những vụ kiện mới, đặc biệt là từ phía Ba Lan, nước từ lâu đã quyết liệt chống lại việc hoàn thành xây dựng dự án Nord Stream-2.” - ông Pikin lưu ý.

Chuyên gia cho rằng giải phát tốt nhất là thành lập một công ty quốc tế để quản lý việc cung cấp khí đốt sang châu Âu. Công ty này cần có mặt của các nhân vật có mặt trong vốn cổ phần đã góp mặt vào xây dựng đường ống. Theo ý kiến của ông, sự hiện diện của những tên tuổi quốc tế lớn trong vốn cổ phần công ty có thể sẽ giúp ích được dự án thoát khỏi các sức ép trừng phạt.

Mới đây, cơ quan quản lý năng lượng của Đức là Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNA) đã miễn trừ dự án Nord Stream trong 20 năm khỏi Chỉ thị Khí đốt của EU (sửa đổi). Thông qua đường ống này, khí đốt của Nga vẫn được đổ sang Đức và người tiêu dùng châu Âu khác như trước đây mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Cơ quan quản lý Đức nhấn mạnh rằng đường ống Nord Stream góp phần đảm bảo an ninh nguồn cung và không gây hại cho cạnh tranh trên thị trường khí đốt châu Âu.

Tuy nhiên, Tòa án Châu Âu đã bác bỏ yêu cầu của Nord Stream-2 khi muốn được hưởng đặc quyền tương tự như đường ống Nord Stream. Phía cơ quan quản lý năng lượng của Đức đã thông báo rằng luật pháp mới của châu Âu vẫn sẽ áp dụng cho đường ống chưa hoàn thành. Điều đó có nghĩa là trong tương lai Gazprom sẽ phải chia sẻ đường ống Nord Stream-2 cho các bên khác.

Dù bình luận về Nord Stream-2 rất tích cực và tương tự như với Nord Stream nhưng cơ quan quản lý Đức nhấn mạnh rằng đường ống Nord Stream-2 không được hưởng miễn trừ khỏi Chỉ thị khí đốt EU. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực sự của việc cung cấp khí của Gazprom và có thể khiến họ không vội vàng để sớm hoàn thành dự án.

Chuyên gia Nga cho rằng, tin tức tích cực nhất có được của Nord Stream-2 là các chính trị gia cao cấp nhất của Đức và các doanh nhân Đức đến nay luôn ủng hộ dự án. Nhưng liệu nó sẽ có thể sẽ thông dòng vào cuối quý 2 của năm 2020 như Gazprom thông báo hay không? Chuyên gia cho rằng, điều đó thì dường như là rất khó.

Đến nay, con tàu lắp đặt đường ống thuộc sở hữu của Gazprom là Akademik Chersky, đi từ Nakhodka đã gần đến biển Baltic để thực hiện thi công dự án này.

Trong khi đó, Phó Giám đốc của Quỹ An ninh năng lượng quốc gia, Alexey Grivach đánh giá, Gazprom có ​​thể cấp quyền truy cập Nord Stream-2 cho các công ty Nga khác - ví dụ, Rosneft và Novatek - mà cùng là sản phẩm khí đốt của Nga xuất khẩu. Tất nhiên, trong trường hợp này, Gazprom sẽ mất sự độc quyền trong ngành khí đốt, nhưng ngành công nghiệp khí đốt Nga sẽ được hưởng lợi.

Dẫu vậy, việc đều là các công ty Nga tham gia điều hành đường ống có thể sẽ không giúp Nord Stream-2 "thoát" được các lệnh trừng phạt từ phương Tây.



Mỹ ngăn dự thảo Nghị quyết của Nga lên án vụ xâm nhập Venezuela bất hợp pháp

Theo TASS, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho biết, ngày 21/5 đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Venezuela.

Trong cuộc họp, phái đoàn Nga đã đệ trình dự thảo Nghị quyết lên án sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Venezuela và đặc biệt là việc xâm phạm chủ quyền của nước này.

Nội dung của bản dự thảo Nghị quyết "không có lời buộc tội mà chỉ nêu ra những vi phạm nguyên tắc cơ bản" của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết đã bị ngăn chặn bởi phái đoàn Mỹ.

"Dự thảo đã bị phái đoàn Mỹ ngăn chặn chỉ sau 9 phút kể từ khi bắt đầu thủ tục im lặng. Thử hỏi như vậy thì có động thái nào mang tính xây dựng của Mỹ đối với vấn đề Venezuela không?", nhà ngoại giao Nga viết trên tweet cá nhân.

nếu Washington đồng thuận thì cũng đồng nghĩa với việc ủng hộ khiếu khiếu kiện của Caracas về Chiến dịch Gedeon, mà cả Tổng thống Trump và thủ lĩnh phe đối lập Venezuela Juan Guaido bị nhận diện là có liên quan.

Còn ngăn chặn thì lại chẳng khác nào là công nhận sự liên quan của Washington với cuộc đổ bộ bất thành. Bởi nội dung dự thảo của Nga chỉ gói gọn trong vấn đề xâm nhập lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của Venezuela.

Xin nhắc lại, ngày 3/5, chính quyền Venezuela cho biết họ đã ngăn chặn một vụ đột nhập lãnh thổ của một nhóm lính đánh thuê từ Colombia với mục đích tìm cách đảo chính ở Venezuela và sát hại Tổng thống Nicolas Maduro.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 23 2020, 06:42 PM




Mỹ tố Trung Quốc cản trở hàng không
Washington cáo buộc Bắc Kinh khiến các hãng hàng không Mỹ không thể nối lại đường bay tới Trung Quốc.


Theo một chỉ thị mà Reuters tiếp cận được cuối ngày 22/5, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ gọi tình huống là "nghiêm trọng" bởi cả Delta Air Lines và United Airlines, hai hãng hàng không lớn của Mỹ, đều muốn nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc vào tháng 6, trong bối cảnh các hãng hàng không Trung Quốc vẫn tiếp tục các chuyến bay tới Mỹ trong đại dịch Covid-19.

Chỉ thị cho biết các hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm Air China, China Eastern Airlines, China Southern Airlines và Hainan Airlines, phải nộp lịch trình và các chi tiết khác của các chuyến bay trước ngày 27/5.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump không áp đặt hạn chế đối với các hãng hàng không Trung Quốc, nhưng cho biết các cuộc đàm phán với Trung Quốc không đạt thỏa thuận, khiến các hãng bay của Mỹ chưa thể khôi phục hoạt động.

Bộ Giao thông Vận tải Mỹ ra tuyên bố cho biết họ phản đối việc giới chức Trung Quốc không cho phép các hãng hàng không Mỹ thực hiện đầy đủ quyền của mình và cạnh tranh công bằng với các đối thủ Trung Quốc.

Hãng United Airlines từ chối bình luận. Các hãng hàng không khác của Mỹ và Trung Quốc, cũng như Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Trung Quốc, không trả lời yêu cầu bình luận.

Mỹ đưa hơn 30 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa 33 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen vì có các hoạt động hỗ trợ quân đội nước này.


Bộ Thương mại Mỹ hôm 22/5 cho biết các công ty, tổ chức này bị đưa vào danh sách đen vì đã giúp Bắc Kinh giám sát người Duy Ngô Nhĩ hoặc có quan hệ với chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và quân đội Trung Quốc.

Thế giới
Thứ bảy, 23/5/2020, 09:26 (GMT+7)
Mỹ đưa hơn 30 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa 33 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen vì có các hoạt động hỗ trợ quân đội nước này.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 22/5 cho biết các công ty, tổ chức này bị đưa vào danh sách đen vì đã giúp Bắc Kinh giám sát người Duy Ngô Nhĩ hoặc có quan hệ với chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và quân đội Trung Quốc.

Một nhân viên Trung Quốc theo dõi an ninh qua camera giám sát và nhận diện gương mặt. Ảnh: Reuters.
Một nhân viên Trung Quốc theo dõi an ninh qua camera giám sát và nhận diện gương mặt. Ảnh: Reuters.

7 công ty và hai tổ chức Trung Quốc bị Mỹ liệt kê vào danh sách đen vì đã "đồng lõa với các vi phạm nhân quyền trong chiến dịch đàn áp, giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động và giám sát công nghệ cao chống lại người Duy Ngô Nhĩ" cùng những người khác, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo cho biết.

24 công ty, tổ chức chính phủ và tổ chức thương mại còn lại trong danh sách đen bị Mỹ cáo buộc đã hỗ trợ thu mua các thiết bị để quân đội Trung Quốc sử dụng. Các công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận diện gương mặt, thị trường mà những công ty sản xuất chip điện tử của Mỹ như Nvidia và Intel đã đầu tư rất lớn.

Trong số những công ty này có NetPosa, một trong những công ty trí tuệ nhân tạo nổi tiếng nhất Trung Quốc, chuyên cung cấp thiết bị diện gương mặt liên quan tới việc giám sát người Hồi giáo.

Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ có tên gọi chính thức là "Danh sách thực thể", xác định các tổ chức và cá nhân được cho là có liên quan hoặc có nguy cơ đáng kể vào các hoạt động trái với lợi ích đối ngoại hoặc an ninh của Mỹ. Các công ty trong danh sách này bị hạn chế mua hàng của Mỹ cũng như một số mặt hàng hạn chế khác được sản xuất tại nước ngoài bằng công nghệ hoặc bản quyền của Mỹ.

Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm trừng phạt những công ty có sản phẩm có thể hỗ trợ hoạt động của quân đội Trung Quốc, cũng như nhằm phản đối cách Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ thiểu số. Quyết định được đưa ra sau khi quốc hội Trung Quốc thảo luận và chuẩn bị thông qua một dự thảo nghị quyết cho phép ban hành luật an ninh quốc gia cho đặc khu Hong Kong.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 23 2020, 06:52 PM

Sau 2 vụ cháy ở bệnh viện Saint Peterbourg, máy thở Aventa-M đã được kiểm tra lại và cho thấy không có trục trặc nào.
Việc test được thực hiện bằng cách cho chạy lại với cùng chế độ làm việc hôm xảy ra vụ cháy, với tải cao nhất, nhưng không thấy trục trặc nào cả. Nguyên nhân vụ cháy bệnh viện đến nay là không rõ ràng, nhiều khả năng là xảy ra đoản mạch trong lưới điện


Ventilator tests after hospital fires reveal no malfunctions

Tests of Aventa-M ventilators, which took place after several fired in Moscow and St. Petersburg hospitals, revealed no malfunctions. a source in healthcare told TASS.

"During the investigation of reasons behind ventilator fires, we’ve conducted testing of the same equipment, produced by the Ural Instrument-making Plant in April this year and shipped to the St. George Hospital [in St. Petersburg]. The testing included various work modes with maximum load, and no malfunctions were detected," the source said.

The source added that the reason behind the fires is still unclear.

"The main version so far is the short circuit," the source said.

The source clarified that the testing encompassed the ventilators, shipped to the St. George Hospital and installed in the intensive care unit, where the fire broke out.

"All of them were from the same batch as the burned one," the source said, adding that the testing also included several other machines made at the Ural plant in April.

A source in law enforcement added that other required examinations are conducted within the investigation.

On May 9, a fire broke out in Moscow’s 50th Hospital, killing a senior patient; 295 people were evacuated from the hospital, 5 were rescued. A fire in the St. George hospital in St. Petersburg took place on May 12, spreading on 10 square meters. Six patients in the intensive care unit died. Both hospitals were retooled for treatment of the coronavirus patients.

On May 13, Russian Federal Service for Surveillance on Consumer Rights Protection and Human Wellbeing (Rospotrebnadzor) announced that operation of the Aventa-M ventilators, produced after April 1, is suspended in Russia. A law enforcement source told TASS that the faulty ventilator was shipped to the St. George Hospital in late April.

https://tass.com/russia/1159563


Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới của Nga bắt đầu vận hành
Nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP) duy nhất trên thế giới đã được đưa vào vận hành công nghiệp ở Nga vào ngày 22 tháng 5, căn cứ thông báo của Rosenergoatom thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom. Nhà máy điện hạt nhân bao gồm tổ máy nổi Akademik Lomonosov và các cấu trúc thủy lực trên bờ.

Sự kiện lịch sử trong ngành năng lượng của Nga và thế giới

Đây là một sự kiện lịch sử trong ngành năng lượng hạt nhân của Nga và thế giới. Khi các tổ máy đã lỗi thời của nhà máy điện nguyên tử Bilibino và nhà máy điện chạy than Chaun không còn hoạt động, nhà máy điện nguyên tử nổi sẽ thay thế và trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính cho Chukotka.

FNPP sẽ trở thành một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng của Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) để đảm bảo hỗ trợ việc phá băng quanh năm.

Nhà máy điện nguyên tử nổi Akademik Lomonosov nằm ở thành phố Pevek của Chukoka. Theo ghi nhận của Tổng giám đốc Rosenergoatom, ông Andrei Petrov, giờ đây dự án có thể được coi là " đã hoàn tất thành công". Nhà máy điện hạt nhân nổi "đã trở thành nhà máy điện hạt nhân được khai thác công nghiệp thứ 11 tại Nga và là nhà máy điện nằm ở cực bắc thế giới", - ông Petrov nói.

Vào ngày 19 tháng 12 năm 2019, NPP Akademik Lomonosov đã sản xuất năng lượng điện đầu tiên. Tạp chí quốc tế Power gọi sự kiện này là một trong sáu sự kiện quan trọng trong năm của ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Phương Tây đẩy Nga khỏi cuộc chơi điện hạt nhân ở Séc
Prague muốn giao phó việc hiện đại hóa nhà máy điện hạt nhân từ thời Liên Xô cho các công ty phương Tây.



Phương Tây thực sự muốn đẩy Rosatom ra khỏi liên minh EU

Các công ty Nga và Trung Quốc từng nộp đơn xin tham gia đấu thầu xây dựng các lò phản ứng nguyên tử mới tại Nhà máy điện nguyên tử Dukovany ở Cộng hòa Séc có thể bị loại khỏi cuộc thi. Lý do được đưa ra là lo ngại đe dọa tới an ninh quốc gia của đất nước này.

Cụ thể hơn, ấn phẩm trực tuyến Deník N của Séc viết rằng: Phó Thủ tướng, đồng thời là người đứng đầu Bộ Công thương, Karel Gavlicek, đã nói với các phóng viên hồi cuối tháng 4 rằng chính phủ Séc đang xem xét việc mở rộng Nhà máy điện nguyên tử Dukovany, nhưng ông hiện vẫn giữ im lặng về một tài liệu bí mật nói về việc loại trừ Nga và Trung Quốc ra khỏi danh sách đấu thầu xây dựng lò phản ứng mới của nhà máy này.

Việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới tại Nhà máy điện nguyên tử Dukovany sẽ bắt đầu vào năm 2029, và dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2036. Nó sẽ thay thế một trong những lò phản ứng cũ của nhà máy.

Công ty thực hiện dự án được lên kế hoạch lựa chọn trên cơ sở đấu thầu.

Đã có 6 công ty nộp đơn là: Rosatom của Nga, EDF của Pháp, KHNP của Hàn Quốc, China General Nuclear Power của Trung Quốc, Westinghouse của Hoa Kỳ và một dự án chung của Areva Pháp và Mitsubishi Nhật Bản là Atmea.

Vào tháng 2/2020 đã có các cuộc tham vấn được tổ chức tại Prague với đại diện của tất cả các công ty. Và Alexei Likhachev - tổng giám đốc của Rosatom - đã xác nhận với các nhà báo về ý định tham gia đấu thầu dự án này của tập đoàn.

Nguy cơ có thể bị đình chỉ trong cuộc đấu thầu này đã được Rosatom đón nhận một cách bình tĩnh. Người ta tập trung chú ý đến quan điểm công khai của chính phủ Séc, cụ thể là, tuyên bố được công bố mới đây của Phó Thủ tướng Gavlicek.

Các nhà lãnh đạo Rosatom cũng lưu ý rằng: “Nếu được tham gia cuộc đấu thầu mở rộng nhà máy điện hạt nhân của Séc, chúng tôi sẽ sẵn sàng đưa ra những đề xuất tốt nhất trong khuôn khổ cạnh tranh thị trường lành mạnh đối với dự án đầy hứa hẹn này với sự nội địa hóa tối đa và hợp tác chặt chẽ với các công ty của Séc”.

Theo ông Andrei Klimov, Phó Chủ tịch ủy ban về các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga thì “chiến lược loại bỏ các cơ sở cũ của Rosatom của Nga ra khỏi lãnh thổ EU đã có từ năm 2008”.

Nghị sĩ Klimov chia sẻ trong một bình luận cho tờ báo Vzglyad: “Có lần, một quan chức cấp cao ở Brussels đã trực tiếp nói với tôi rằng việc ngăn chặn công việc của Rosatom ở châu Âu không mang ý nghĩa kinh tế hay kỹ thuật.

Ở đây chỉ mang ý nghĩa chính trị thuần túy. Tuy nhiên, EU vẫn đang hướng tới việc hất cẳng Nga ra khỏi thị trường này”.

Ông còn nói thêm rằng “mặc dù công nghệ của Rosatom là tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới, song các quan chức châu Âu lo sợ sự thống trị của Nga trong lĩnh vực này nên họ coi Rosatom của Nga là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm”.

Trước đây, việc xây dựng Nhà máy điện nguyên tử Ostrovets của Belarus ở vùng Gomel cũng đã bị nước láng giềng Litva đã phản đối gay gắt về dự án này chỉ vì có Rosatom tham gia xây dựng.

Nhưng tại Belarus, nhà máy điện nguyên tử sẽ được xây dựng xong – từ giờ đến khi tổ máy điện đầu tiên đi vào hoạt động không còn bao nhiêu thời gian nữa.

Còn đối với Cộng hòa Séc, sự lựa chọn nào mà chính phủ của nước cộng hòa sẽ đưa ra hiện vẫn chưa rõ ràng ...

Ông Vadim Trukhachev, Phó Giáo sư Bộ môn Nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Đại học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Nga, chuyên gia về Cộng hòa Séc, đã bình luận về tình huống này:

"Thực tế là các phương tiện truyền thông Séc, cũng giống như các phương tiện truyền thông ở hầu hết các nước châu Âu khác đều chống lại Nga. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp nhận tiền từ các ông chủ Mỹ, Đức và Liên minh Châu Âu. Và họ kiếm tiền từ những công việc đó.

Điểm thứ hai. Bên trong chính phủ Séc và trong một số cơ quan, ban ngành của Séc đang xảy ra một cuộc chiến thầm lặng. Hầu như trong mỗi bộ phận đều có những kẻ bài Nga. Nhưng cũng có những người bài Nga chỉ vì đi theo dòng chảy chung của EU và NATO. Nghĩa là, họ không có chính kiến cá nhân mà chỉ tập trung vào mục tiêu kinh doanh.

Nhưng cũng có những người quyết tâm phát triển quan hệ với Nga và không phụ thuộc vào sự hiềm khích chống Nga. Hiện tại, trong nội bộ của Séc có một cuộc chiến bí mật như vậy và đôi khi điều đó còn thể hiện cả ra bên ngoài.

Cuối cùng, điểm thứ ba là: phương Tây thực sự muốn đẩy Rosatom ra khỏi lãnh thổ Liên minh châu Âu".

Đối thủ thực sự
Đối với Rosatom thì hợp đồng tại Cộng hòa Séc là hợp đồng lớn nhất ở châu Âu. Hợp đồng mở rộng Nhà máy điện hạt nhân Paks ở Hungary nhỏ hơn so với việc mở rộng các Nhà máy hạt nhân Dukovany và Temelin của Séc.

Đối thủ cạnh tranh chính ở đây không phải chỉ có Mỹ, mà còn có Pháp. Bởi vì Pháp là cường quốc nguyên tử chính của EU. Ở Pháp có hẳn một cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Nhà máy điện nguyên tử Krshko ở Slovenia đã được xây dựng theo mô hình của Pháp.

Pháp cũng muốn mở rộng ảnh hưởng của họ đến Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Phần Lan.


Và điểm quan trọng nhất là Nhà máy điện nguyên tử Dukovany là nhà máy kiểu Liên Xô. Giống như Nhà máy điện nguyên tử Temelin thứ hai của Séc, được đưa vào hoạt động vào đầu những năm 2000. Ở đây, từng liên quan đến một câu chuyện rắc rối.

Vì những lý do chính trị, người ta quyết định từ bỏ nhiên liệu hạt nhân của Nga và chở nhiên liệu của Mỹ đến nhà máy này. Và năm 2006, nhà máy suýt nữa thì bị nổ.

Vụ tai nạn đã được cô lập kịp thời nên không gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng sau đó, Séc đã quyết định không mạo hiểm nữa mà vẫn phải tiếp tục sử dụng nhiên liệu của Nga. Nếu không, có thể xảy ra vụ “Fukushima” thứ hai ở châu Âu.


Nhà máy điện hạt nhân này nằm ở phía nam nước Séc gần biên giới với Áo nói lên những hậu quả sẽ là gì. Một đám mây phóng xạ sẽ ngay lập tức bao phủ Prague, Vienna và Munich và nhiều thành phố khác.

Nhà máy điện nguyên tử Dukovany có 4 lò phản ứng VVER-440, được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 1985-1987: Nhà máy hiện vẫn đang hoạt động.

Nhưng dù muốn hay không, những lò phản ứng 440 này trong vòng 10-15 năm tới sẽ phải dừng hoạt động. Hoặc có thể sẽ phải ngừng sớm hơn.

Vấn đề là những bloc này, được xây dựng theo dự án trước đây, không có lớp vỏ bọc bảo vệ, được thiết kế để chứa phóng xạ trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng. Đây là những lò phản ứng thế hệ đầu tiên tương tự như ở Fukushima. Bất kỳ thiệt hại nào đối với lớp vỏ trên thân lò phản ứng cũng sẽ ngay lập tức gây rò rỉ ra môi trường.

Hiện nay, lò phản ứng thế hệ thứ hai - VVER-1000 – đã có hai lớp vỏ bọc bảo vệ.

Đối với Nhà máy điện hạt nhân Dukovany, Séc đang lên kế hoạch xây dựng các lò hạt nhân mới bên cạnh 4 lò phản ứng của công trình cũ của Liên Xô.

Rốt cuộc, ngay cả khi nhiều chuyên gia Séc không có thiện cảm đặc biệt với Nga thì họ cũng phải thừa nhận rằng tốt hơn hết là không nên chơi với lửa, và trong trường hợp này là không nên đùa với bức xạ.

Việc loại bỏ các công ty của Nga có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho toàn bộ châu Âu nếu họ tiếp tục tổ chức các trò chơi chính trị xung quanh nguyên tử.



Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 23 2020, 06:53 PM


Mỹ chặn thêm công ty cấp chip cho Huawei
Sau TSMC, một công ty khác cấp chip cho Huawei là HiSilicon đối mặt chịu sức ép mới của Mỹ.


Reuters cho biết, Mỹ đã đưa ra các quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới có thể sẽ chặn HiSilicon - công ty cung cấp chip cho gã khổng lồ Trung Quốc Huawei- có thể tiếp cận các công cụ quan trọng để sản xuất.

Cụ thể, HiSilicon sẽ bị chặn quyền truy cập vào 2 công cụ quan trọng trong hoạt động của hãng này: Phần mềm thiết kế chip từ các công ty Mỹ bao gồm Cadence Design và Synopsys.

Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã nhắm đến các lệnh cấm với HiSilicon và năng lực sản xuất của xưởng đúc TSMC. Tuần trước, TSMC đã "dính đòn" khi Mỹ sửa đổi các quy tắc xuất khẩu, buộc TSMC đã ngừng nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei.

Với các quy định mới, HiSilicon sẽ ở trong tình huống không thể sản xuất chip, hoặc nếu có cũng sẽ bị hạn chế năng lực cấp chip cho Huawei.

Được thành lập năm 2004, HiSilicon sản xuất chip chủ yếu cho Huawei và là người đến sau khi lĩnh vực sản xuất chip toàn cầu do các công ty của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm ưu thế. Cũng như hầu hết các công ty công nghệ khác, Huawei phụ thuộc vào chip từ các nguồn khác.

Tuy nhiên, việc đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển đã đưa đến những tiến bộ nhanh chóng của HiSilicon và trong những năm gần đây, công ty với 7.000 lao động này đóng vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh của Huawei để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh và mạng 5G hàng đầu thế giới.

Dòng chip Kirin của HiSilicon hiện được cho là ngang tầm với chip của Apple và Qualcomm. Đây là một ví dụ hiếm hoi về một sản phẩm bán dẫn của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

HiSilicon cũng là nhân tố quyết định đối với vai trò dẫn đầu của Huawei về công nghệ 5G khi Mỹ ngăn chặn sự tiếp cận của tập đoàn này đối với một số sản phẩm chip của nước này trong năm ngoái.

Hồi tháng Ba, Huawei cho biết 8% trong số 50.000 trạm gốc 5G đã bán trong năm 2019 không sử dụng công nghệ của Mỹ mà sử dụng bộ vi mạch xử lý của HiSilicon.

Nhà phân tích Stewart Randall thuộc Intralink, một công ty tư vấn ở Thượng Hải nhận định: "Nếu không có bộ xử lý riêng, Huawei sẽ mất lợi thế so với các đối thủ trong nước trong khi ở thị trường quốc tế cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lệnh cấm sử dụng phần mềm của Google.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, Huawei đã tích trữ chip và quy định mới của Mỹ sẽ không có hiệu lực trong 120 ngày. Các quan chức Mỹ cũng lưu ý rằng giấy phép có thể được cấp cho một số công nghệ mà HiSilicon đã mua.

Nhưng thực tế HiSilicon đang ở trong tình thế hết sức khó khăn. Gần như tất cả các nhà máy sản xuất chip trên toàn cầu - bao gồm xưởng đúc hàng đầu của Trung Quốc như Tập đoàn Sản xuất Quốc tế đều mua thiết bị từ cùng các nhà sản xuất có nguồn gốc từ Mỹ: Công ty Ứng dụng Vật liệu Mỹ, Lam Research và Tập đoàn KLA.

Chuyên gia Doug Fuller thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông (Trung Quốc) cho rằng, Huawei và Chính phủ Trung Quốc có thể tăng gấp đôi nỗ lực xây dựng năng lực sản xuất không cần công cụ của Mỹ, bằng cách đầu tư vào các công ty sản xuất non trẻ trong nước hoặc mua từ các công ty Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ông cho rằng điều này đồng nghĩa với việc hy sinh chất lượng sản phẩm của chính họ.

Có thể quay lưng với HiSilicon và quay trở lại mua từ các nhà cung cấp ở nước ngoài - không phải là của Mỹ. SamSung là một ví dụ" - chuyên gia Doug Fuller nhận xét.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 24 2020, 05:53 PM

Nga giành thắng lợi 1 phần, tuy là Nord Stream 2 không được miễn trừ vĩnh viễn như Nord Stream 1 nhưng 20 năm là cũng OK rồi. Sau 20 năm tính để gia hạn tiếp. Nói chung EU có ra phán quyết thì cũng chỉ dùng cho các nước Đông Âu thôi, chứ Pháp Đức nếu cần là nó có thể miễn trừ cho các công ty họ khỏi phải theo EU ngay

Đức miễn trừ cho Nord Stream 2 khỏi chỉ thị khí đốt của EU
Trong 20 năm tới, một phần đường ống dẫn khí Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc 2) trên lãnh thổ Đức sẽ được miễn trừ khỏi các quy tắc của chỉ thị khí đốt châu Âu, nhà điều hành đường ống dẫn khí Nord Stream AG cho biết ngày 22/5.


Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNA) đã miễn trừ Stream Nord khỏi các quy tắc của chỉ thị khí đốt châu Âu trên lãnh thổ Đức trong 20 năm, nhà điều hành đường ống khí đốt Nord Stream AG cho biết.

Sự miễn trừ áp dụng cho phần đường ống dẫn khí nằm trên lãnh thổ Đức (bao gồm cả lãnh hải và đất liền) và có hiệu lực trong 20 năm, tính từ ngày 12/12/2019.

Các quy định mới của EU về vận tải khí đốt được thông qua vào năm 2019 áp đặt các quy tắc thị trường chung đối với các đường ống khí đốt từ một quốc gia bên ngoài EU và vượt qua khối này, với mục đích minh bạch giá cả, tiếp cận cơ sở hạ tầng của bên thứ ba và sự tách biệt các hoạt động giữa các nhà cung cấp và quản lý.

Trước đó vào ngày 20/5, công ty thăm dò và khai thác dầu khí Wintershall Dea của Đức tuyên bố đã thực hiện khoản thanh toán cuối cùng, qua đó thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với dự án Nord Stream 2.

Nord Stream 2 là tên của một dự án đường ống dẫn khí dài 1.230 km, sẽ nối bờ biển Nga với Đức dưới đáy biển Baltic. Hai đường ống của dự án phải đi qua lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.

Vào tháng 12/2019, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2 khi thông qua ngân sách Quốc phòng cho năm tài khóa 2020. Tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ, tham gia lắp đặt đường ống dẫn khí, sau đó buộc phải dừng thi công và thu hồi thuyền rải ống cho dự án Nord Stream 2 do sợ bị trừng phạt.




Bloomberg cho biết việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 sẽ sớm bước vào giai đoạn cuối

The World’s Most Controversial Gas Pipeline Is Nearing Its Endgame
Satellite images show a Russian ship is set to challenge U.S. sanctions seeking to halt Nord Stream 2 link

Construction of the world’s most controversial natural gas pipeline is about to enter the endgame of an energy dispute that’s pitted the U.S. against Russia and some of its closest trans-Atlantic allies, satellite images show.

The Nord Stream 2 pipeline, built to increase the flow of Russian gas into Europe’s biggest economy, was thwarted five months ago after U.S. President Donald Trump imposed sanctions that forced workers to retreat. Now, after a three-month voyage circumnavigating the globe, the Akademik Cherskiy, the Russian pipe-laying vessel that’s a prime candidate to finish the project, has anchored off the German port where the remaining pipeline sections are waiting to be installed.



https://www.bloomberg.com/news/articles/2020-05-13/the-world-s-most-controversial-gas-pipeline-is-nearing-its-endgame

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 25 2020, 01:09 AM

Không rõ vấn đề chip TQ sẽ giải quyết thế nào? Vẫn dùng Kirin của HiSilicon ở khắp nơi à?

Trung Quốc có động thái chưa từng có, muốn "soán" ngôi vương công nghệ của Mỹ
Mong muốn chiếm ngôi vương về công nghệ của Mỹ, Trung Quốc công bố sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ trị giá 1,4 nghìn tỉ USD.
Trung Quốc chính thức bước vào cuộc đua công nghệ toàn cầu


Bắc Kinh đang mong muốn vươn tới vị trí lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thông qua bơm vào nền kinh tế hơn một nghìn tỷ USD để triển khai mạng công nghệ mạng không dây 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo kế hoạch tổng thể do Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ NDT (1,4 nghìn tỷ USD) từ nay đến năm 2025, kêu gọi sự hỗ trợ từ chính quyền đô thị và các tập đoàn công nghệ tư nhân như tập đoàn Huawei giúp xây dựng mạng không dây 5G, lắp đặt hệ thống camera và cảm biến và phát triển phần mềm AI. Đây là các nền tảng thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển của công nghệ xe tự hành, nhà máy tự động hóa và hệ thống giám sát công cộng. Sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng mới này dự kiến ​​sẽ chủ yếu hỗ trợ sự phát triển của các tập đoàn hàng đầu trong nước như Alibaba, Huawei và SenseTime.

Sự ra đời của sáng kiến này nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài, một lần nữa xác nhận lại những mục tiêu đã đề ra trước đây trong chương trình "Made in China 2025". Những sáng kiến ​​như thế này đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ phía Mỹ, dẫn đến những quyết định hạn chế của chính quyền tổng thống Trump áp đặt lên các tập đoàn công nghệ Trung Quốc như Huawei.

Giám đốc điều hành Digital China Holdings Maria Kwok cho biết "Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Đây là dấu hiệu chứng minh Trung Quốc chính thức tham gia cuộc đua công nghệ toàn cầu. Bắt đầu từ đầu năm, chúng tôi đã thấy nhiều giao dịch được tiến hành".

Kế hoạch thúc đẩy đầu tư công nghệ này là một phần của chương trình cứu trợ tài chính sẽ được Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc khai mạc trong tuần này phê duyệt. Trong bối cảnh Trung Quốc đang trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm nhất kể từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ công bố khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng lên tới 563 tỷ USD trong năm nay.

Hai nhà cung cấp lớn nhất về công nghệ điện toán đám mây và phân tích dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc là Alibaba và Tencent Holdings sẽ đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến lần này. Trung Quốc đã ủy thác cho tập đoàn Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, hỗ trợ xây dựng công nghệ mạng không dây 5G. Các đại gia công nghệ gồm Pony Mã Hóa Đằng và Jack Ma cũng sẽ tham gia sáng kiến này.

Tập đoàn Digital China là một nhà cung cấp tích hợp hệ thống công nghệ thông tin là 1 trong số doanh nghiệp Trung Quốc nhận thấy cơ hội to lớn từ sáng kiến này. Digital China đang tiến hành số hóa 500.000 ngôi nhà tại tỉnh Quảng Châu, trong đó có một khu phức hợp rộng bằng ¾ diện tích Công viên Central Park ở thành phố New York. Để tìm nhà, người dùng chỉ cần đăng nhập vào một ứng dụng, quét khuôn mặt của họ và xác minh danh tính. Các hợp đồng thuê nhà có thể được ký kết trực tuyến. Nếu người thuê nhà trả tiền thuê nhà chậm thì cơ quan chủ quản sẽ nhận được cảnh báo tự động.

Băn khoăn về hiệu quả

Tuy vậy, trước đây chính phủ Trung Quốc cũng đã từng thông qua dự án "siêu khủng" nhưng lại không đem lại nhiều hiệu quả và không có gì đảm bảo sáng kiến này sẽ mang lại kết quả như kỳ vọng. Không giống như những nỗ lực trước đây để hồi sinh nền kinh tế với việc xây dựng cầu và đường cao tốc, dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ giúp Bắc Kinh khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới với các công nghệ tiên tiến nhất.

Nannan Kou, quản lý bộ phận nghiên cứu tại hãng BloombergNEF, nhận định trong 1 báo cáo "Kế hoạch kích thích mới của Trung Quốc có thể dẫn đến việc hợp nhất các nhà cung cấp internet và sự ra đời của các tập đoàn quy mô lớn cạnh tranh với các tên tuổi hàng đầu như GE và Siemens. Tôi dám cá là trong đó sẽ thuộc lĩnh vực Internet vạn vật (IoT), vì Trung Quốc đã đặt mục tiêu sở hữu ba công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này vào năm 2025".

Không chỉ có Trung Quốc đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ như một cách để thoát khỏi suy thoái kinh tế sau đại dịch COVID. Đầu tháng 5 này, Hàn Quốc cũng thông báo AI và mạng không dây sẽ là 2 bộ phận quan trọng của dự án có tên gọi" New Deal" nhằm tạo ra việc làm và tăng trưởng cho nền kinh tế.

Theo Trung tâm phát triển công nghiệp thông tin Trung Quốc, các lĩnh vực sẽ nhận được đầu tư từ khoản ngân sách 10 nghìn tỷ NDT gồm các lĩnh vực then chốt, như AI và IoT, hệ thống đường dây điện cao thế và đường sắt cao tốc. Theo thông tin từ 1 tờ báo của chính phủ, hơn 20 trong số 31 tỉnh và khu vực của Trung Quốc đại lục đã công bố các dự án với tổng trị giá hơn 1 nghìn tỷ NDT với sự tham gia tích cực từ doanh nghiệp tư nhân.

Theo tính toán của hãng Morgan Stanley, dự án cơ sở hạ tầng công nghệ có trị giá khoảng 180 tỷ USD/ năm. Tổng giá trị toàn bộ sáng kiến trong 11 năm sẽ tương đương 1,98 nghìn tỷ USD. Những dự toán này cũng bao gồm chi phí đường dây điện và đường sắt cao tốc. Mức chi hàng năm sẽ gần gấp đôi mức trung bình của 3 năm qua. Trong một báo cáo tháng 3 của 1 ngân hàng đầu tư, cổ phiếu của những tập đoàn như China Tower Corp, Alibaba, GDS Holdings, Quanta Computer và Eclech Co sẽ tăng giá nhờ sáng kiến này.

Nhờ có sáng kiến này mà 5 trong số 10 cổ phiếu có lượng giao dịch tốt nhất trên thị trường chứng khoán trong năm nay đều là các tập đoàn công nghệ như nhà sản xuất thiết bị mạng Dawning Information Industry và nhà cung cấp cho hãng Apple GoerTek. Bản đề cương của sáng kiến này đã khiến cho thị trường công nghệ Trung Quốc trở nên hết sức sôi động từ các doanh nghiệp vận hành vệ tinh đến các doanh nghiệp cung cấp băng thông rộng.

Nhiều khả năng các công ty Mỹ sẽ không được hưởng lợi nhiều từ các biện pháp kích thích công nghệ. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp còn bị lấy mất hoạt động kinh doanh hiện tại. Đầu năm nay, khi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Trung Quốc - China Mobile - được chính phủ chỉ định thực hiện hợp đồng xây dựng các trạm phát sóng 5G trị giá 37 tỷ Nhân dân tệ, các công ty trong nước trong đó có Huawei nhận được phần hợp đồng lớn nhất. Tập đoàn Ericsson của Thụy Điển chỉ được nhận hơn 10% giá trị hợp đồng trong 4 tháng đầu tiên.

Một trong các dự án của tập đoàn Digital China là dự án giúp thành phố Trường Xuân trao đổi công nghệ điện toán đám mây trong nước phát triển với công nghệ của các tập đoàn hàng đầu của Mỹ như IBM, Oracle và EMC.

Phần lớn dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ diễn ra tại các trung tâm dữ liệu. Theo 1 nghiên cứu của hãng UBS công bố hồi tháng 3 vừa qua, hơn 20 tỉnh đã đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. Ông Tony Yu, giám đốc điều hành của hãng sản xuất máy chủ H3C, nói rằng công ty của mình đang chứng kiến ​​nhu cầu về các dịch vụ trung tâm dữ liệu gia tăng đáng kể từ một số công ty Internet hàng đầu tại Trung Quốc. "Tăng trưởng nhanh chóng trong các lĩnh vực công nghệ sẽ mang lại một động lực mới cho nền kinh tế Trung Quốc sau khi đại dịch qua đi" ông Yu phát biểu với hãng Bloomberg News.

Tập đoàn điều hành trung tâm dữ liệu ChinData Group ước tính rằng cứ 1 USD chi cho các trung tâm dữ liệu sẽ có khoản đầu tư từ 5- 10 USD vào các lĩnh vực liên quan, bao gồm cả mạng lưới điện và sản xuất thiết bị tiên tiến. "Các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ được hưởng lợi" trích tuyên bố của ChinData.

Tất nhiên, người ta cũng đặt câu hỏi về tính hiệu quả và nguồn tiền cho dự án siêu khổng lồ này. Ông Zhu Tian, ​​giáo sư kinh tế tại trường kinh doanh quốc tế China Europe tại Thượng Hải cho biết, "…Vực dậy cả nền kinh tế Trung Quốc bằng dự án này là điều không thể. Nếu lo lắng về mức nợ công và khả năng trả nợ, chính phủ tất nhiên sẽ không triển khai dự án này. Nhưng đây là một việc cần làm vào thời điểm khủng hoảng như hiện nay".

Mặt hàng "Made in China" và "Made in USA" chịu trận trong cuộc Chiến tranh Lạnh về thương mại
Những tranh cãi không hồi kết giữa Mỹ- Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch COVID-19 đang tạo ra sự hoài nghi cho người tiêu dùng hai nước về các sản phẩm của nhau.


Đây có thể trở thành 1 nhân tố đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng xa rời nhau hơn.

Một cuộc khảo sát gần đây trên nền tảng dữ liệu lớn của ngân hàng Deutsche Bank, dbDIG cho thấy 41% người Mỹ sẽ không mua lại sản phẩm "Made in China". Ngược lại, 35% người Trung Quốc sẽ tránh mua sản phẩm "Made in USA".

Ông Apjit Walia, nhà phân tích tại Deutsche Bank cho biết, mặc dù hầu hết người tiêu dùng mỗi nước chưa sẵn sàng tẩy chay hoàn toàn hàng hóa sản xuất ở nước kia, kết quả khảo sát trên cho thấy sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc thương mại và sự chán chường ngày càng tăng đối với toàn cầu hóa, vì cả hai nước đang liên tục được nhắc tên trên các phương tiện truyền thông trong cuộc khẩu chiến về nguồn gốc dịch COVID-19.

Các bình luận từ các quan chức Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Donald Trump, người đã đổ lỗi cho Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch và đặt câu hỏi về sự tin cậy của chính quyền Bắc Kinh càng làm gia tăng sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng Mỹ đối với các sản phẩm Trung Quốc.

Áp lực của ông Trump và chính phủ Mỹ

Các nhà phân tích nhận định rằng khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy nửa năm nữa, tổng thống Trump ​​sẽ muốn dân chúng Mỹ sẽ hướng sự chú ý tới Trung Quốc thay vì tập trung vào cách ứng phó yếu kém của chính phủ và con số thương vong tăng cao mỗi ngày tại Mỹ do đại dịch COVID.

"Người dân cả hai nước đều đang rất nhạy cảm và dễ kích động. Các chính trị gia đều rất hiểu điều này. Vấn đề càng trở nên phức tạp vì đây là một năm bầu cử ở Mỹ," ông Walia nói.

Trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng Mỹ khách do hãng tư vấn FTI Consulting có trụ sở tại Washington thực hiện, 78% số người Mỹ cho biết họ sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm nếu công ty chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.


55% số những người được khảo sát cho biết họ không tin Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mua hàng hóa của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn I vừa được ký vào tháng 1 năm nay.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, Trung Quốc luôn theo đuổi việc kí kết các hiệp định thương mại đa phương và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa để giúp hàng tỷ người dân thoát khỏi đói nghèo và biến nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nguồn lao động dồi dào giá rẻ và cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới đã biến Trung Quốc trở thành "công xưởng của thế giới". Người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn cung hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, chi phí trong nước gia tăng và cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm với Mỹ bắt đầu làm xói mòn vị thế của Trung Quốc trong một số chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đang khiến cho người dân Mỹ cảm thấy lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh, đặc biệt là nguồn cung các thiết bị y tế, dược phẩm và công nghệ thiết yếu.

Các doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với áp lực lớn từ các cổ đông, cơ quan quản lý và chính phủ trong việc nội địa hóa chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp nước này trở nên tự chủ hơn trước những biến động trên thị trường.

"Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo sự quan ngại cho các quốc gia phương Tây khi chứng kiến vị thế của nước mình bị giảm sút trong nền kinh tế thế giới," bà Marie Owens Thomsen, người đứng đầu toàn cầu về tình báo đầu tư tại Quỹ Indosuez, đánh giá.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 25 2020, 01:11 AM

Trong phiên điều trần mới nhất để bổ nhiệm vị trí bộ trưởng Hải quân Mỹ, việc Trung Quốc và Nga gia tăng hoạt động tại Bắc Cực trở thành chủ đề được quan tâm.

“Người Trung Quốc và người Nga đang có mặt ở khắp mọi nơi, nhất là người Trung Quốc”, ông Kenneth Braithwaite, Đặc phái viên Mỹ tại Na Uy vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử vị trí bộ trưởng Hải quân, cho biết.

“Mọi người sẽ thấy bất ngờ khi nhận ra Trung Quốc đang gia tăng hoạt động ở khu vực High North, ngoài khơi Na Uy. Chúng ta cần cảnh giác với điều này và cần tìm hiểu rõ nguyên nhân”, ông Braithwaite cảnh báo hôm 7/5.

Trong phiên điều trần hôm đó, từ "Bắc Cực" được nhắc đến 35 lần, mỗi từ "Trung Quốc" và "Nga" được nhắc đến 22 lần, nhiều hơn rất nhiều so với "Triều Tiên".

Là đặc phái viên Mỹ tại Na Uy trong suốt 2 năm qua, ông Braithwaite nắm rõ hoạt động của Nga và Trung Quốc trong khu vực này. Ông cho rằng hiện tượng băng tan đã mở đường cho Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Bắc Cực.

Liên minh Nga-Trung
“Tuyến đường biển phía Bắc, kéo dài từ thành phố Kirkenes của Na Uy đến Nga, có thể giảm thời gian vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc đến thị trường châu Âu xuống còn một nửa”, ông Braithwaite nhận định.

Các thượng nghị sĩ cũng đồng tình với ý kiến của tân bộ trưởng Hải quân, cho rằng “việc mở đường đi qua Bắc Băng Dương là một sự kiện lịch sử, có tầm quan trọng tương đương với việc khám phá ra biển Địa Trung Hải”.

Thượng nghị sĩ Angus King của bang Maine cho rằng tuyến đường này có ý nghĩa chiến lược to lớn, đồng thời bày tỏ quan ngại về tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố nước này “nằm gần Bắc Cực”.

“Trung Quốc tự nhận là một nước nằm gần Bắc Cực giống như Maine tự nhận là một bang nằm gần vùng biển Caribbean”, ông King so sánh một cách mỉa mai.

Giới học giả cũng cảnh báo sự hiện diện thường xuyên của Nga và Trung Quốc có thể định hình tương lai khu vực Bắc Cực.

“Thất bại lớn nhất của Mỹ là chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng chiến lược của Bắc Cực. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đã có tầm nhìn dài hạn cho khu vực này, họ đã mở rộng khả năng quân sự và kinh tế tại Bắc Cực”, Heather Conley, chuyên viên cấp cao tại một tổ chức tư vấn chính sách từng nhận xét.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review, ông Conley cho biết kịch bản xấu nhất là Mỹ phải đối mặt với một liên minh giữa Bắc Kinh và Moscow. Liên minh này có thể “đe doạ quyền tiếp cận Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương của Mỹ”.

Mỹ cần làm gì?
Tại phiên điều trần, tân Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite cho rằng Mỹ phải tăng cường sự hiện diện tại vùng biển Bắc Cực. Ông khẳng định hải quân sẽ hỗ trợ nguồn lực sẵn có để Mỹ phô trương sức mạnh trong khu vực này.

Việc điều động 4 tàu hải quân tới vùng biển Barents của Nga là một ví dụ cụ thể. Sự kiện này mới được tổ chức để kỷ niệm 30 năm tàu chiến Mỹ tiến vào vùng biển Barents, đồng thời là bước mở đầu cho chiến lược Bắc Cực của Mỹ.

“Tôi cho rằng chúng ta cần tiếp tục làm điều này. Một hạm đội hải quân là điều chúng ta cần khi đang phải đề cao cảnh giác”, ông Braithwaite kết luận.

Cũng trong phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Dan Sullivan của bang Alaska bày tỏ sự thất vọng khi Mỹ chậm chân trong “cuộc đua” tới Bắc Cực.

Ông bình luận về “Chiến lược quốc gia cho khu vực Bắc Cực” của chính quyền cựu tổng thống Barack Obama năm 2013: “Tài liệu này có 13 trang, bao gồm 6 trang hình ảnh. Nga chỉ được nhắc đến một lần trong mục chú thích. Đó là một trò đùa”.

Khi Mỹ cuối cùng đã “thức tỉnh” về vấn đề Bắc Cực, ông Sullivan quả quyết: “Đối thủ của chúng ta không chờ đợi. Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác sẽ tranh giành quyền lực tại Bắc Cực. Điều này đang thực sự xảy ra”.

Bắc Cực nóng lên
Các hoạt động nghiên cứu tại Bắc Cực đang tạm lắng xuống song “cuộc chơi” tranh giành tầm ảnh hưởng vẫn nóng lên từng ngày. Đáng chú ý, mối quan hệ Nga-Trung trở nên phức tạp và khó lường khi hai nước liên tục cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau tại Bắc Cực.

Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) mới mua 20% cổ phần trong dự án khai thác khí tự nhiên của công ty Novatek, Nga.

Nga và Trung cũng mới đưa ra tuyên bố về việc thành lập trung tâm nghiên cứu. Dự án này có mục đích quan sát thay đổi về băng đá dọc tuyến đường biển phía Bắc.

Dù vậy, tờ Diplomat bình luận nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong khi khả năng xuất khẩu của Nga là có hạn. Do đó, Trung Quốc không thể phụ thuộc lâu dài và phải tìm cách sở hữu nhiều tài nguyên hơn bằng cách đẩy mạnh khai thác tại vùng Bắc Cực.

Dù không ủng hộ sự hiện diện của Trung Quốc tại Bắc Cực trong những ngày đầu, Nga dần cho thấy sự hợp tác để cả hai nước cùng thâu tóm lợi ích khổng lồ của vùng đất này.

“Nga và Trung Quốc từng là đối thủ cạnh tranh về tài nguyên và ảnh hưởng ở Bắc Cực. Gần đây, hai nước đã bắt đầu hợp tác để đánh bại các nước phương Tây”, New York Times dẫn lời chuyên gia năng lượng Agnia Griga của Mỹ.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 25 2020, 04:35 AM

Cái nhà máy hạt nhân nổi di động của Nga này cũng hay phết. Bọn Nga định làm nhiều cái này thay vì xây 1 nhà máy hạt nhân khổng lồ trên đất.
Nó công suất nhỏ, nên nếu hậu quả nếu có xảy ra cũng ít hơn, và vì nó di chuyển dược, nên nếu có chuyện gì thì di chuyển ra xa đất liền luôn. Nhất là máy này có thể dùng để làm nhiều việc khác chứ không chỉ để phát điện, ví dụ được dùng để thay thế nhà máy khử muối
Bọn TQ cũng đang muốn làm cái này. NHưng có lẽ nhu cầu sử dụng loại này cũng khá đặc thù, k phải nước nào cũng cần. Mà sao k dùng cái này làm dịch vụ cho thuê nhỉ? VN k làm nhà máy hạt nhân nữa thì cứ thuê cái này trong 20-50 năm cũng được laugh1.gif
Bản thân Nga cũng muốn xuất khẩu cái này như 1 mặt hàng, sao nó không tính đến dịch vụ cho thuê chứ?


Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới chính thức vận hành thương mại
Hôm 22/5, nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP) Akademik Lomonosov đầu tiên trên thế giới chính thức được đưa vào vận hành thương mại ở Nga.
RIA trích dẫn thông cáo báo chí của Rosenergoatom - Công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) cho biết, một sự kiện lịch sử đã diễn ra trong ngành năng lượng hạt nhân thế giới: Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên Akademik Lomonosov được chính thức đưa vào hoạt động thương mại ở Nga. Nhà máy điện hạt nhân bao gồm tổ máy nổi Akademik Lomonosov và các cấu trúc thủy lực trên bờ.

Tổng giám đốc Rosenergoatom, ông Andrei Petrov cho biết, từ hôm nay, dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi ở thành phố Pevek của Khu tự trị Chukotka có thể được coi là đã hoàn tất thành công. Nhà máy điện hạt nhân nổi đã trở thành nhà máy điện hạt nhân được khai thác công nghiệp thứ 11 tại Nga và nó sẽ được hoạt động ở vùng Bắc Cực.

Theo đó, khi các tổ máy đã lỗi thời của nhà máy điện nguyên tử Bilibino và nhà máy điện chạy than Chaun ở Pevek không còn hoạt động, nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov sẽ thay thế và trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính cho Chukotka. Akademik Lomonosov dự kiến sẽ cung cấp đủ điện năng cho khoảng 100.000 người, giúp tiết kiệm 200.000 tấn than và 100.000 tấn nhiên liệu mỗi năm.

Ngoài ra, Akademik Lomonosov dự kiến ​​sẽ trở thành một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự phát triển của Tuyến đường biển phía Bắc của Nga để đảm bảo hỗ trợ việc phá băng quanh năm.

Đồng thời, Akademik Lomonosov cũng có thể được sử dụng như một nhà máy khử muối với công suất 240.000 m3 nước ngọt/ ngày. Thời gian hoạt động ước tính khoảng 40 năm, thậm chí có thể kéo dài tới 50 năm và có thể hoạt động không ngừng trong 3-5 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.

Mang tên nhà bác học Nga thế kỷ 18 được khởi công ở Saint Petersburg năm 2006, nhà máy này có hai lò phản ứng KLT-40C, mỗi chiếc có công suất 35 MW gần tương đương công suất của các lò phản ứng được sử dụng trong các tàu phá băng hạt nhân. Nó được đặt trên một con thuyền dài 144 mét và rộng 30 mét, có trọng lượng nước rẽ 21.000 tấn với thủy thủ đoàn 70 người.
Nhà máy điện hạt nhân nổi này là một thiết bị phát điện độc lập, được sản xuất như một chiếc tàu với chiều dài 140m, chiều rộng 30m và cao 10m. Nhà máy được trang bị một tổ máy phát điện gồm hai lò phản ứng hạt nhân 35 megawatt và hai turbine hơi cùng các khu vực dự trữ để chứa nhiên liệu hạt nhân sạch cũng như các chất thải phóng xạ dạng rắn và lỏng.

Theo Rosatom, Akademik Lomonosov là giải pháp thay thế đơn giản hơn là xây dựng một nhà máy điện truyền thống trên mặt đất bị đóng băng quanh năm, và dự định xuất khẩu những lò phản ứng như thế này. Tập đoàn cho biết các lò phản ứng hạt nhân nổi "có biên độ an toàn rất lớn, tránh được sóng thần và thảm họa tự nhiên".

Được biết, kể từ sau nhà máy điện hạt nhân Obsnink nối lưới điện đầu tiên trên thế giới vào năm 1954, Rosatom lại tiên phong trong việc phát triển và xây dựng một hình mẫu nhà máy điện mới.

Theo các nguồn tin, dự kiến Rosatom muốn xây dựng ít nhất 7 nhà máy điện hạt nhân nổi như Akademik Lomonosov. Hiện nay họ đang thiết kế và chế tạo các thùng lò của nhà máy điện hạt nhân nổi thế hệ thứ hai với mục tiêu để chúng nhỏ hơn và chắc chắn hơn.

Trước đó, công tác thử nghiệm toàn diện nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov được bắt đầu từ cuối tháng 11/2018. Vào ngày 19/12/2019, nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov đã bắt đầu nối lưới điện để cung cấp điện năng cho vùng Chaun-Bilibino hẻo lánh ở Pevek, Viễn Đông của Nga.

https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/nha-may-dien-hat-nhan-noi-dau-tien-tren-the-gioi-chinh-thuc-van-hanh-thuong-mai-253197.html

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 25 2020, 05:10 AM

@ltbk,

Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh .. chỉ là bù nhìn rơm, cho nên quan niệm của họ không quan trọng. Những điều tôi nói ở trên, chỉ muốn nói rằng vào thời điểm 1964,1965 ở miền Nam, một nhân vật nào đó được đưa lên thì phải được Đại Sứ Quán Mỹ chấm. Và nó chấm hay không là phụ thuộc vào nhân vật đó có nói theo điều Mỹ muốn hay không, theo kế hoạch của Mỹ hay không. Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu làm được điều này , có vậy thôi.

Vào thời điểm đó, Mỹ đã gạt ra hết các tướng lĩnh Sài gòn gắn bó nhiều với thực dân Pháp, quân đội Bảo đại cũ, đưa những khuôn mặt mới lên, một trong những khuôn mặt đó là Nguyễn Văn Thiệu. Vào thời điểm đảo chính lật Diệm vào năm 1963, Thiệu mới chỉ là sư đoàn trưởng.

Quan hệ Mỹ TQ.
Mỹ đã bắt đầu áp đặt trừng phạt vào một số tổ chức TQ. Điều này đã nói lên rằng cuộc chiến thương mại TQ-Mỹ (và rộng hơn nữa là đối đầu TQ-Mỹ) không giống như chiến tranh thương mại Nhật – Mỹ vào thập niên 80.
Quan hệ Mỹ-Nhật vốn đã không cân bằng, và Nhật phụ thuộc về chính trị vào Mỹ. Quân đội Nhật không thể hoạt động độc lập, mà không có Mỹ. Nhưng đổi lại, Nhật được tiếp cận thị trường Mỹ. Nhật cũng nằm trong khối đồng Đô la, quan hệ kinh tế của Nhật với Mỹ vì thế cũng tương đồng với quan hệ kinh tế TQ –Mỹ. Chính xác hơn, Mỹ đã áp dụng mô hình quan hệ Mỹ - Nhật với TQ, và TQ cũng chấp nhận vai trò này, đây là nội dung chiến lược « ẩn mình chờ thời » của Đặng Tiểu Bình.
Tại sao Mỹ lại áp dụng mô hình này, trong khi không quản lý được chính trị TQ. Mối quan hệ này có hai thời kỳ, và bây giờ đi vào thời kỳ thứ 3. Thời kỳ thứ nhất là từ 1972 đến 1989, trong đó nó lại chia ra làm 2 công đoạn nhỏ 1972-1979, 1979-1989. Giai đoạn đầu (1972-1979) là giai đoạn tan băng giá, cơ sở của nó là mâu thuẫn TQ-Liên Xô. Đỉnh cao của mâu thuẫn TQ-Liên Xô là chiến tranh biên giới 1969, và sau đó Liên Xô doạ ném bom nguyên tử TQ. Khi Liên Xô làm điều này, thì có báo cho Mỹ. Và đây là cơ sở để Mỹ bắt tay với TQ, vì nó là bằng chứng Liên Xô – TQ gần như là kẻ thù. Cũng chính vì thế mà sự ủng hộ cho kháng chiến chống Mỹ ở VN, từ thập niên 70, mạnh mẽ nhất, kiên định nhất là Liên Xô. Và VN cũng thích sự ủng hộ này nhất vì có nhiều lý do : Lý do đầu tiên là chỉ có Liên Xô mới cung cấp được các vũ khí khí tài hiện đại, trong khi TQ chỉ cung cấp được cho VN vũ khí thô sơ. Càng về sau, nhất là từ sau đồng khởi 1968, thì vấn đề này càng trở nên quan trọng, vì phương thức tổng tấn công nổi dậy, mà điển hình là chiến dich Mậu thân 1968, không thể lập lại được, mà có lặp lại thì cũng không hiệu quả. Lý do thứ nhì là TQ cũng duỗi ra, vì một khi quan hệ được với Mỹ, thì vấn đề chống Mỹ không quan trọng nữa. Vấn đề thứ 3, là với hiệp định Giơ nép vơ, thì VN vẫn quan niệm là TQ đã ép VN chấp nhận , dù đang ở trên thế thắng. Điều này vừa đúng vừa sai, vì ngay cả Liên Xô lúc đó cũng không muốn VN tiếp tục đánh Pháp, nhưng do có sự phân công trong phe XHCN, TQ nhận nhiệm vụ giúp VN. Nên tội đổ vào đầu TQ hết. Trong thực tế, cả Liên Xô lẫn TQ đều muốn ngừng chiến, chứ không chỉ có mình TQ.
Mặc dù vậy, TQ vẫn tiếp tục ủng hộ VN đến cuối năm 1972, và sự giúp đỡ này cũng quan trọng, dù nó chỉ là lương thực, thực phẩm, súng đạn thô sơ hơn Liên Xô. Cho đến 1975, TQ vẫn giúp đỡ VN, nhưng lúc này (1972-1975) là để có thể qua đó tiếp lực cho Khơ me đỏ, là lực lượng đồng minh thực sự của TQ ở Đông dương với nhóm Pôn pốt – Yêng xa ri.
Từ năm 1979 đến 1989, thì TQ đứng hẳn về phía Mỹ. Cho Mỹ bí mật đặt các trạm viễn thông nghe trộm ở Tân cương, TQ giúp các phong trào du kích ở thế giới thứ 3, rồi đánh VN, ủng hộ Khơ me đỏ diệt chủng. Đây cũng là thời kỳ mà quan hệ chính trị Mỹ-TQ sâu sắc nhất.
Nhưng tới năm 1989, khi Liên Xô xụp đổ, thì quan hệ Mỹ-TQ đi qua giai đoạn khác.Do điều khiến cho hai bên cần nhau là Liên Xô không còn. Do sự kiện Thiên An Môn 1989, Mỹ cấm bán vũ khí cho TQ, quan hệ hai bên chủ yếu là lợi ích kinh tế, và lúc này TQ cũng không phải là đối thủ của Mỹ. Đây là đặc trưng của giai đoạn 1989-2019. Cũng chính vì có sự chuyển đổi giai đoạn này mà TQ mới chịu bình thường hoá quan hệ với VN (1991). Lúc này là thời Giang Trạch Dân, và TQ đang bị Mỹ ép, sau vụ Thiên An Môn.
Trong suốt quá trình quan hệ này, từ 1972, TQ chấp nhận nằm trong vùng tài chính Đô la, đổi lại tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà Mỹ khống chế được TQ về chính trị, cũng như hai bên đi cùng một con đường, độc lập với nhau, nhưng lại có sự bổ trợ về kinh tế cho nhau.
Như vậy bước vào giai đoạn mới này, Mỹ sẽ tiếp cận TQ như đã tiếp cận Nhật (tức là gây sức ép về tài chính, tiền tệ, đồng thời ép mua hàng mở cửa thị trường), nhưng vì Mỹ không không chế được như Nhật về chính trị, nên nó có thêm một cái vế nữa là giống như chống .. I ran. Tức là áp dụngcác biện pháp phong toả, embago.
Và có thể nó sẽ có thêm cái về thứ ba nữa. Đó là ý thức hệ tư tưởng. Tức là có gì đó như đối đầu Liên Xô – Mỹ ngày xưa.
Quả thật từ khi ông Tập Cận Binh lên, thì TQ có vẻ muốn khẳng định mình hơn. Nhưng khía cạnh « tư tưởng » này vớ tôi chỉ là cách tập hợp lực lượng.Trong thực tế khi vươn lên như vậy thì chắc chắn sẽ đụng độ, cách này hay cách khác. Nước Nga hiện nay đã có một hệ thống « dân chủ phương Tây », nhưng vẫn bị chê, vì thế đây là một lĩnh vực « ăn theo để chính danh ».
Sự vươn lên của TQ có điều dở, với nhận xét của tôi, là khi một cường quốc mới vươn lên, thì nó phải có cái gì đó khác, và tiến bộ hơn cường quốc cũ. Ví dụ, khi Mỹ vươn lên, thì chủ nghĩa thực dân mới thay thế cho chủ nghĩa thực dân cũ kiểu Anh-Pháp, tiến bộ hơn một chút . Như vậy TQ vươn lên thì có cái gì đặc trưng hơn, hay hơn Mỹ. Đáng tiếc là TQ lại lập lại bài học « bắt chiếc » Mỹ, ví dụ như thái độ của TQ ở ĐNA thực ra không khác gì thái độ của Mỹ ở châu Mỹ la tinh vào cuối thế kỷ XIX với học thuyêt Môn rô, như tôi từng nói, trong khi TQ có lợi thế là một nước thuộc thế giới thứ 3 vươn lên đáng nhẽ phải được các nước thuộc thế giới này cảm tình hơn.
Khi đã là một cường quốc (hay là ở ngưỡng muốn đạt tới điều đó), phải thoả mãn được một số điều
1- Có sự độc lập, và đặc trưng về công nghệ. Ví dụ khi Mỹ vươn lên thì có điện khí hoá, có sản xuất ô tô dân dụng, có công nghệ liên quan tới dầu mỏ, có cách xây dựng nhà building,. ;v.v..
2- Có một đặc trưng về kinh tế (ví dụ với Mỹ là xã hội tiêu thụ)
3- Có một đặc trưng về văn hoá, giá trị văn hoá .. để kêu gọi, thu phục (hoặc dùng nó để chính danh xâm lược). với Mỹ là tự do cá nhân tổng thể, là « quyền con người »
Như vậy TQ phải đảm bảo được những điều này, nhưng cho đến nay, thì cái TQ phát tín hiệu ra ngoài, đặc biệt với VN không hấp dẫn, vì không ai thích bị dẫm đạp lên chủ quyền cả.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 25 2020, 07:30 PM

Bác Phó, TQ có đem giá trị mới đấy chứ
1) Về công nghệ: TQ đem lại mang 5G, các ứng dụng phổ cập AI. Điểm yếu của TQ là TQ không nắm đuợc công nghệ lõi. Những cái như 5G, AI tuy nghe hot, nhưng thực ra lại là công nghệ ở hạ nguồn con sông, là ứng dụng bên trên, k phải nền tảng. Vì thế nên có thể nói TQ đã đem lại giá trị mới về công nghệ, nhưng chưa đủ sâu.

2) Về kinh tế: TQ sản xuát quy mô lớn, đem lại hàng hoá giá rẻ, đa dạng cho mọi nguời. Nếu không có TQ, bây giờ nguời tiêu dùng vẫn phải mua hàng với giá cao từ phương Tây và Nhật (dù chất lượng có tốt). Chính nhờ TQ mà việc sản xuất hàng hoá của thế giới thay đổi.

Còn lại, về chính trị, văn hoá, tài chính thì đúng là TQ k đem lại đuợc gì mới. TQ cũng copy lại các chiêu trò của phương tây như bắt nạt láng giềng, bẫy nợ, etc. Có điều là nợ của TQ ít điều kiện hơn, hấp dẫn hơn thôi.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 25 2020, 09:18 PM

Hy vọng là Mỹ không dùng quân đội chính quy để cản 3 tàu dầu còn lại của Iran, vì nếu như vậy thì k chỉ là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, mà còn khiến thương mai thế giới quay về thế kỷ 18, 19, thời kỳ "ngoại giao pháo hạm". Điều này sẽ là tiền lệ cực xấu, vì TQ cũng có thể dùng chiêu này để chặn tàu hàng. Bây giờ khi muốn chặn tàu, nguời ta thưòng phải núp bóng duới dạng tai nạn, hay sử dụng lực lượng cướp biển, Mỹ dùng quân đội chính quy thế này thì khác gì bao vây phong toả 1 đất nước bằng quân sự


Hai tàu dầu Iran ‘đạp sóng dữ’ cập cảng Venezuela
Để đến được đất nước Venezuela, những chiếc tàu chở dầu của Iran đã phải vượt qua sóng dữ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tàu chở dầu thứ hai mang tên 'Forest' đã theo sau tàu đầu tiên trong số năm tàu ​​Iran mang tên 'Fortune' đã bình an tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela hôm 25/5. Theo báo cáo, tàu hải quân Venezuela PO-13 Yekuana đã hộ tống tàu 'Forest', sau khi nó vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Năm chiếc tàu dầu của Iran mang tên Fortune, Petunia, Forest, Faxon, Clavel đã chở tổng cộng 1,53 triệu thùng dầu, xăng đến cho Venezuela. Ba tàu chở dầu còn lại dự kiến ​​sẽ lần lượt tiến vào vùng biển Caribe và tiến vào EEZ của Venezuela trong tuần này.

Khi 'Forest' đang đến gần đất nước Mỹ Latinh, có những nguồn tin cho rằng, nó cũng như chiếc tàu chở dầu đầu tiên bị theo dõi bởi tàu tiếp tế ngoài khơi được gắn cờ Hoa Kỳ mang tên 'Adam Joseph'. Tuy nhiên, đã không có thông tin chính thức nào xác nhận điều này.

Chiếc tàu đầu tiên 'Fortune' đã đến Venezuela thành công vào ngày 24/5 và đã được Lực lượng Hải quân Bolivar (Hải quân Venezuela) hộ tống trên đường về cảng. Đến ngày 25/5, tàu chở dầu Fortune của Iran đã cập cảng tại thành phố El Palito của Venezuela, nơi có nhà máy lọc dầu của tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA.

Sau khi chiếc tàu thứ hai cập cảng, Đại sứ quán Iran tại Venezuela đã đăng tải một đoạn video về hành trình vượt qua sóng to gió lớn của tàu thứ nhất Fortune trên đường hành trình tới đất nước bạn bè ở Nam Mỹ.

Theo đoạn video được giới truyền thông Nga và Iran dẫn lại, mặc dù các tàu chở dầu có lượng giãn nước hàng trăm nghìn tấn, với chiều dài hàng trăm mét và chiều cao lên tới vài chục mét nhưng chúng ta vẫn có thể thấy rõ những ngọn sóng đánh thẳng lên mặt boong của nó.

Tàu Fortune là một trong số 5 tàu chở dầu được Iran cử đến Venezuela, mang theo hàng chục triệu thùng dầu quý giá, giúp quốc gia Nam Mỹ đối phó với tình trạng khủng hoảng nhiên liệu. Việc Iran gửi dầu cho Venezuela ngay lập tức đã rơi vào tầm ngắm của chính quyền Mỹ.

Giới chức Mỹ đã gửi đề xuất đến Hải quân Hoa Kỳ, lực lượng đang thực hiện công tác chống ma túy ở vùng biển Caribbean, kiểm tra các tàu chở dầu của Iran và có thể bắt giữ chúng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Mỹ đã điều tới vùng biển Caribbean một nhóm tàu chiến và máy bay.

Theo Lầu Năm Góc, Hải quân Hoa Kỳ đã thành lập một nhóm quân sự ở vùng biển Caribbean. Nhóm này gồm ba tàu rải lôi đi kèm với một tàu tuần tra ven biển và máy bay tuần tiễu chống ngầm hải quân P-8A Poseidon đã di chuyển đến vùng biển này.


Trong một thời gian rất dài không có sự hiện diện lực lượng như vậy trong khu vực, nên hiện nay sự hiện diện của hải quân và không quân Mỹ trong khu vực giống như một nỗ lực thiết lập sự phong tỏa Venezuela từ hướng biển.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, có lẽ Mỹ sẽ không đưa ra hành động nguy hiểm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela, mà sẽ tiến hành ngay từ khi các tàu dầu của Iran tiến vào vùng biển Caribe.

Do đó, chính quyền Caracas đã phải triển khai tàu chiến để bảo vệ các tàu chở dầu Iran trước "nguy cơ sử dụng vũ lực" từ phía Mỹ. Trong khi đó, Iran đã cảnh báo Mỹ "sẽ gặp rắc rối" nếu cản trở các tàu chở dầu đến Venezuela.

Như vậy, để đến được Venezuela một cách an toàn, “những chiếc tàu dầu dũng cảm của Iran” thực sự đã phải trải qua sóng to, gió lớn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.



Nga chuẩn bị thử nghiệm động cơ phản lực cỡ lớn PD-35
Động cơ PD-35 sẽ được tích hợp trên những máy bay vận tải lớn nhất của Nga như Il-96-400M, thậm chí cả chiếc Slon đang phát triển để thay thế An-124 Ruslan.


Truyền thông Nga cho biết, Bộ Công nghiệp và Thương mại (Công Thương) liên bang Nga - ông Denis Manturov vào ngày 22 tháng 5 đã đến thăm làm việc tại Prikamye. Mục đích chính trong chuyến công tác của Bộ trưởng Công Thương Nga là buổi làm việc tại UEC Perm Motors và tham quan cơ sở chế tạo cũng như gặp gỡ các nhà sản xuất máy bay.

Đặc biệt trong cuộc trò chuyện giữa Bộ trưởng Manturov và giới doanh nghiệp, các bên đã đi đến một quyết định chiến lược, đó là họ sẽ bắt đầu xây dựng một tổ hợp thử nghiệm ngay trong khuôn viên của nhà máy. Một trong những hệ thống động lực hàng không đầu tiên được kiểm tra tại đây sẽ là động cơ phản lực PD-35 đầy hứa hẹn.

Theo thông báo, quá trình phát triển động cơ cỡ lớn này - có khả năng gia tăng lực đẩy lên tới 35 tấn - đã được các chuyên gia của UEC - Aviadvigatel tiến hành từ năm 2016, trong đó Perm Motors hoạt động với vai trò như cơ sở sản xuất mẹ.

Dự kiến ​​vào năm 2023, công ty sẽ có thể trình bày nguyên mẫu đầu tiên của động cơ PD-35. Việc hoàn thành toàn bộ dự án được kỳ vọng ​​vào năm 2025. Khoảng 3 năm sau, quá trình sản xuất hàng loạt siêu động cơ này sẽ được diễn ra.

Theo các nhà sản xuất, động cơ phản lực PD-35 sẽ được lắp đặt trên chiếc Il-96-400M và máy bay chở khách chung giữa Nga và Trung Quốc CR929. Bên cạnh đó, phương tiện ưu tiên nữa sẽ là vận tải cơ chiến lược cỡ lớn Slon đang được phát triển nhằm thay thế chiếc An-124 Ruslan.

Chi phí xây dựng một cơ sở thử nghiệm, thiết kế sẽ bắt đầu trước cuối năm nay, ước tính vào khoảng 26 tỷ Ruble, nó sẽ bao gồm 8 khu phức hợp, trong đó 3 cơ sở đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động sớm nhất là vào năm 2022.


Báo chí Nga dẫn nguồn tin từ ngành sản xuất máy bay cho biết họ đang nói về cơ sở thử nghiệm buồng đốt, máy nén và máy tạo khí. Đồng thời cơ sở hạ tầng của nhà sản xuất sẽ có tiềm năng thử nghiệm động cơ với lực đẩy 50 tấn. Khi tổ hợp này hoàn thành, Nga sẽ chấm dứt phụ thuộc vào động cơ có nguồn gốc từ Ukraine.



"Roscosmos" bắt đầu làm việc với con tàu vũ trụ kế nhiệm của "Buran"
Roscosmos đang xem xét khả năng tạo ra một tàu vũ trụ có người lái có cánh để bay đến các trạm quỹ đạo, ông Dmitry Rogozin, tổng giám đốc của tập đoàn nhà nước cho biết.

Thiết vị vũ trụ kế nhiệm của tàu vũ trụ Liên Xô nổi tiếng
"Hiện nay, sự phát triển của chương trình có người lái được kết nối với chính việc tạo ra các máy bay không gian. Hoa Kỳ đang tiến hành thử nghiệm, công việc này đang được tiến hành. Chúng tôi có ý tưởng tương tự, tạo ra một tàu vũ trụ có người lái mới để phục vụ lợi ích của trạm quỹ đạo", - ông nói trên đài phát thanh của Komsomolskaya Pravda.


Ông Rogozin tin rằng đối với các trạm quỹ đạo gần Trái đất nằm trong trường địa từ của Trái đất, để bảo vệ phi hành đoàn tránh bức xạ vũ trụ, nên "tiến tới việc tạo ra một tàu vũ trụ tái sử dụng có người lái, để hoạt động trong một số môi trường."

Người đứng đầu Roscosmos lưu ý rằng tập đoàn nhà nước, cùng với viện khoa học trung ương TsNIImash đã bắt tay vào thực hiện công việc về "chủ đề rất hứa hẹn này". Ông cũng nhớ lại rằng Liên Xô đã tạo ra tàu vũ trụ có cánh "Buran" nhưng nó chưa được sử dụng. Theo ông Rogozin, đây chính là một trong những lý do khiến chương trình bị đóng.

Tàu vũ trụ Buran được tạo ra ở Liên Xô, còn tàu vũ trụ có cánh Clipper được phát triển ở Nga.



Cuộc chiến Mỹ Trung vượt ra ngoài xung đột thương mại rất xa, đó là Mỹ k chấp nhận việc Made In China 2025. Tuy tên là Made in nhưng thực chất đó là việc TQ muốn vươn lên tự chủ về công nghệ nguồn, các công nghệ chiến lược để thoát khỏi sự phụ thuộc Mỹ.
Nếu TQ làm đuợc điều này thì Mỹ khó mà khống chế nổi TQ nữa, nên Mỹ mới phải ra đòn. Chỉ có điều phe tài chính Mỹ thì lại k care lắm đến điều đó, nên muốn cản trở hoặc giới hạn quy mô xung đột.
Vì thế nên Biden có mối quan hệ sâu đậm với bên tài chính, có thể có khả năng hạ nhiệt xung đột, dù không thể dừng hẳn.
Bây giờ mới thấy việc Nga ngày xưa, họ tiếp tục thừa kế từ Liên Xô, phát triển tiếp công nghệ chip chứ k muốn dựa hoàn toàn vào chip của Mỹ.
Không muốn dựa ở đây k phải là đóng cửa k mua gì của Mỹ, mà họ phát triển và duy trì khả năng làm chip của mình, để nếu Mỹ có dở chứng thì họ vẫn có thể thay thế nhập khẩu. Ví dụ siêu máy tính quân sự Nga k dùng chip Mỹ đã đành, nhưng 3 siêu máy tính dân sự, 2 cái đầu đuợc Nga chế tạo dùng chip Intel, sau vụ khủng hoảng Ukraine, dù Mỹ vẫn đồng ý bán cho Nga chip Intel để làm cái thứ 3, nhưng họ đã từ chối để dùng chip Elbrus của mình.
Tương tự, TQ thì mua linh kiện phương Tây như quang khắc, Flo tinh khiết để làm ngay chip 14nm, còn bọn Nga nó cặm cụi tự làm, nên bị chậm hơn phương tây, đi từ 90 đến 80 rồi 45 nm, chắc phải mất 3-5 năm nũa mới xuống đến 14nm, rồi chắc lại từng đấy năm nũa để xuông 5nm. Tuy đi chậm hơn nhưng chắc hơn.
Cũng vậy, với y tế, khi thấy thiết bị y tế Mỹ tung hoành ở Nga sau khi Liên Xô sụp dổ, Nga nó mới phải đầu tư thiết bị y tế. Có những công ty như Triton làm full cycle: từ R/D đến manufacturer rồi thậm chí cả OEM. Thưòng thỉ ở phương Tây mỗi khâu này là 1 công ty riêng rồi.
Đợt dịch này, ngoài khẩu trang ra (vẫn phải nhập từ TQ vì sản xuất ở Nga không kịp số lượng), thì Nga đều dùng thiết bị nội địa: từ máy thở, test kit, hoá chất, etc.
Mặc dù phương tây k đưa y tế vào danh mục trừng phạt, nhưng rõ ràng là Nga vẫn cẩn thận. Nhìn Iran, tuy tiếng là k trừng phạt y tế, nhưng ngân hàng của Iran vẫn bị phạt, khiến giao dịch tài chính về y tế k thực hiện được. Trong hoàn cảnh đó thì chỉ có dựa vào hỗ trợ nhân đạo. May mà Nga và TQ họ lại hỗ trợ Iran, Nga đã giúp Iran rất nhiều về test kit. TQ cũng giúp test kit và khẩu trang.
Không rõ thiết bị y tế TQ có tự chủ không, hay vẫn dựa vào Mỹ? Tuy nhiên, khả năng Mỹ trừng phạt đến lĩnh vực này với TQ có lẽ khó.
Tuy thế, cách làm của Nga thì chỉ đủ giúp cho họ tự chủ an ninh kinh tế, chứ không đủ để vươn lên cạnh tranh bá chủ với Mỹ như Liên Xô trưóc đây hay TQ ngày nay đuợc, nhưng rõ ràng đây cũng chính là điều Nga cần.
Bài học rút ra, đó là dù mình không vươn lên làm số 1 hay main player trong 1 lĩnh vực công nghệ hay sản xuất, thì cũng phải duy trì và phát triển khả năng của mình trong lĩnh vực đó, có vậy thì đối phương mới không dám trừng phạt mình

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 25 2020, 11:00 PM

Cách chơi của TQ khác với cách chơi của Nga. TQ dựa trên cơ sở bổ xung vào chuỗi sản xuất của Mỹ để phát triển. Ví dụ, nếu Hoawei bán được đồ 5G thì các hãng Mỹ vẫn được lợi, vì họ là người cung cấp bán sản phẩm cho sản xuất, chứ Hoawei không ăn được hết cả. Không kể nhiều năng lực sản xuất đặt ở TQ, dù sản phẩm mang danh « made in China », thực ra nó là chi nhánh của hãng Mỹ, mà TQ chỉ ăn phần gia công. Cách chơi như vậy là giống như Hàn quốc, Nhật bản, .. có điều Hàn quốc, Nhật bản không có vị thế chính trị như TQ.
Ngay cả VN, nếu có quan hệ sâu sắc nữa với Mỹ, cũng không có vấn đề này, dù độc lập về chính trị, bởi vì sự độc lập về chính trị này chỉ để bảo vệ chủ quyền, chứ không thể làm mưa làm gió được.
Thực sự, tôi cũng không lý giải được tại sao TQ lại áp dụng một chính sách « bắt chiếc Mỹ » trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt với một nước láng giềng như VN. Cũng như tư duy « độc chiếm ĐNA » thực ra rất lỗi thời. Vào thời điểm toàn cầu hoá như hiện tại, khả năng đòi lập « điền trang thái ấp » riêng là không thể.
Trong thực tế, nhưng điều mà TQ có thể thu được ỏ biển Đông, đều có các phương sách thay thế khác an toàn hơn. Ví dụ con đường Bắc Cực, và con đường tơ lụa mới bằng đường sắt qua Trung Á, giúp TQ không cần tới biển Đông như thế về hàng hải. Tương tự như vậy, TQ có thể nhập dầu mỏ từ Nga. Không kể, nếu có xung đột, thì làm sao TQ có thể bán được đồ, vì EU chắc chắn đứng về phía Mỹ. Hiện tại, với việc vũ trang hoá vũ trụ, có thể thay đổi hẳn cách tiếp cận bằng địa lý. Một vệ tinh mang tên lửa (điều chưa xảy ra nhưng sẽ xẩy ra), chỉ cách mục tiêu của nó trên mặt đất khoảng 300-500 Km, gần hơn rất nhiều việc đặt bệ phóng trên một nước láng giềng gần.
Như vậy, tư duy « vường rau, ao cá » của TQ có cái gì đó rất khó hiểu, nó như thế kỷ XIX quay lại vậy.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 25 2020, 11:13 PM

QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 25 2020, 04:00 PM)
Cách chơi của TQ khác với cách chơi của Nga. TQ dựa trên cơ sở bổ xung vào chuỗi sản xuất của Mỹ để phát triển. Ví dụ, nếu Hoawei bán được đồ 5G thì các hãng Mỹ vẫn được lợi, vì họ là người cung cấp bán sản phẩm cho sản xuất, chứ Hoawei không ăn được hết cả. Không kể nhiều năng lực sản xuất đặt ở TQ, dù sản phẩm mang danh « made in China », thực ra nó là chi nhánh của hãng Mỹ, mà TQ chỉ ăn phần gia công. Cách chơi như vậy là giống như Hàn quốc, Nhật bản, .. có điều Hàn quốc, Nhật bản không có vị thế chính trị như TQ.
Ngay cả VN, nếu có quan hệ sâu sắc nữa với Mỹ, cũng không có vấn đề này, dù độc lập về chính trị, bởi vì sự độc lập về chính trị này chỉ để bảo vệ chủ quyền, chứ không thể làm mưa làm gió được.
Thực sự, tôi cũng không lý giải được tại sao  TQ lại áp dụng một chính sách « bắt chiếc Mỹ » trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt với một nước láng giềng như VN. Cũng như tư duy « độc chiếm ĐNA » thực ra rất lỗi thời. Vào thời điểm toàn cầu hoá như hiện tại, khả năng đòi lập « điền trang thái ấp » riêng là không thể.
Trong thực tế, nhưng điều mà TQ có thể thu được ỏ biển Đông, đều có các phương sách thay thế khác an toàn hơn. Ví dụ con đường Bắc Cực, và con đường tơ lụa mới bằng đường sắt qua Trung Á, giúp TQ không cần tới biển Đông như thế về hàng hải. Tương tự như vậy, TQ có thể nhập dầu mỏ từ Nga. Không kể, nếu có xung đột, thì làm sao TQ có thể bán được đồ, vì EU chắc chắn đứng về phía Mỹ. Hiện tại, với việc vũ trang hoá vũ trụ, có thể thay đổi hẳn cách tiếp cận bằng địa lý. Một vệ tinh mang tên lửa (điều chưa xảy ra nhưng sẽ xẩy ra), chỉ cách mục tiêu của nó trên mặt đất khoảng 300-500 Km, gần hơn rất nhiều việc đặt bệ phóng trên một nước láng giềng gần.
Như vậy, tư duy « vường rau, ao cá » của TQ có cái gì đó rất khó hiểu, nó như thế kỷ XIX quay lại vậy.
*



Lúc đầu thì TQ muốn bổ sung vào chuỗi sản xuất của Mỹ, nhưng khi lớn mạnh rồi, thì TQ bắt đầu tìm cách thay những phần của Mỹ trong chuỗi sản xuất bằng phần của mình. Vì thế họ mới đầu tư vào công nghệ nguồn, như luyện kim, bán dẫn etc. và những sản phẩm ngay sát trên nguồn như chip máy tính, etc. nên mới có cái gọi là made in china 2025.
TQ muốn dựa vào Mỹ lúc đầu, bằng việc đầu tư tiền hop tác R/D, ăn cắp, đi học, lấy đó làm điểm tựa để nâng trình độ công nghệ, rút ngắn thời gian. Tuy thế, Mỹ cũng khôn chán, khi mà TQ chưa nắm được công nghệ nguồn thì họ đã ra tay rồi.
Họ muốn huớng đến biển đông, có lẽ ngoài tư duy truyền thống, còn sợ những nưóc này ngả về phía Mỹ, cho Mỹ đóng căn cứ quân sự, chĩa tên lửa vào họ như Mỹ đóng ở Đông Âu và chĩa vè phía Nga nữa.

Thu gian chut
May cái video này là ván cờ giữa 2 robot của Nga và Đức. Hai nưóc Nga Đức từ lâu vẫn tổ chức các cuộc chơi cờ giữa robot của 2 nước, va tham gia Robot Chess
Cả Nga và Đức cũng là những cường quốc cờ vua thế giới, nhất là Nga.
Hai con robot Chesska cua Nga va Kuka cua Duc cung la ky phung dich thu cua nhau o giai vo dich co vu the gioi cho robot. Con Chesska da vo dich the gioi

https://www.youtube.com/watch?v=65YDAXfSAWw

https://www.youtube.com/watch?v=o3R2Z-ryH2E

https://www.youtube.com/watch?v=UqUXZsCrvFU

Con robot nay cua Nga danh co cung 1 luc voi 3 kien tuong moi ac
ROBOT (Russia) - GM Antipov GM Oparin and IM Gurvich
https://www.youtube.com/watch?v=Ns7FwdrAVDA


Sorry chút, ở bên trên toi có nói Nga vẫn che tao chip 45 nm, thông tin co the da cu, khong cap nhat.
Năm 2017, Nga đã cho ra đời chip 28nm rồi (thời điểm đó Intel đã bắt đầu dùng chip 14 nm)
Đó là hãng Ruselectronics đã chính thức cho ra đời máy tính sử dụng chip Elbrus-8S, chế tạo bằng process 28nm trong nước.
Như vậy kể từ những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ trưóc, chip Nga đã đi 1 chặng đuờng từ 90 nm -75 -45 và sau đó là 28nm.
Vào năm 2019, Nga mới bắt đầu tìm cách giảm xuống tiếp 14nm, chắc phải mất vài năm nữa mới xong. Hãng Ruselectronics này hoá ra cũng là công ty con của Rostec

Ngoài ra hãng T-Platforms chuyên chế tạo siêu máy tính của Nga cũng đưa ra chip Baikal CPU của mình, đối thủ của hãng này là RSC Group, một hãng chuyên chế tạo siêu máy tính khác của Nga. Tuy nhiên RSC thì mạnh về thiết kế, còn chip vẫn dùng của Intel. Còn T-Platforms thì có chip của mình. Ngoài ra, cuối năm 2019, hãng Rostec cũng đã bắt đầu tiến hành chế tạo siêu máy tính dân dụng đàu tiên dùng chip Elbrus (hãng này đã chế tạo 1 siêu máy tính quân sự dùng chip Elbrus)

Một điều cần lưu ý, đầu tiên thì T-Platforms cũng chỉ thiết kế supercomputer thôi, chip thì vẫn dùng của Intel. khi T-Platforms chuyển sang tự chế tạo chip của mình, thì năm tháng 4 năm 2013, trước khi có khủng hoảng Ukraine, bộ thưong mại Mỹ đã lập tức đưa T-Platforms vào danh sách trừng phạt, nằm trong số các tổ chức và cá nhân có hành động đi ngược lại voi an ninh quốc gia và loi ích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (list of organizations and individuals acting contrary to the national security or foreign policy interests of the United States).
Phải đến cuối năm đó, Mỹ mới rút công ty này khỏi danh sách, không rõ vì sao lại rút, có thể vì họ cam kết sẽ tuân thủ chính sách đói ngoại của Hoa Kỳ? Điều đó cho thấy, dù Nga có chip, nhưng cũng chưa chắc dám bán cho nước nào bị Mỹ trừng phạt, cho dù không lệ thuộc công nghệ Mỹ, vì làm vậy khác gì thách thức đối đầu Mỹ? Trừ khi là Mỹ cố tình chèn ép Nga quá thôi. Như vậy, việc phát triển công nghệ của Nga chủ yếu nhằm vào an ninh kinh tế của mình, k để bị Mỹ chèn ép, chứ cũng không hướng tới việc chống lại Mỹ

Như vậy, việc Ukraine chỉ là cái cớ để Mỹ trừng phạt mà thôi.

https://thenextweb.com/insider/2017/05/25/russia-showcases-first-computers-based-indigenous-elbrus-8s-processor/

Gửi bởi: Phó Thường Nhân vào hồi May 26 2020, 08:16 PM

Chính sách này của Nga, đã chứng tỏ rằng Nga ở thế phòng ngự, và cũng có nghĩa là không thể « lấy mỡ nó rán nó » được, Sở dĩ Nga làm như vậy được, vì nguồn kinh tế chính nuôi Nga là tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu khí. Giống như Putin đã từng nói là nước Nga giống như một cái hũ mật ong lớn, mà bên ngoài (ngụ ý Mỹ và phương Tây), thèm thuồng muốn chiếm đoạt chia sẻ. Kinh tế Nga như vậy, như là cái mỏ dầu khổng lồ, và toàn bộ nền kinh tế xung quanh « ăn theo », có nhiệm vụ bảo vệ cái mỏ dầu đó, vì thế nó có thể không cần có lãi mà vẫn tồn tại.
Còn chính sách của TQ là muốn « lấy mỡ nó rán nó », cách tiếp cận mang tính cách cạnh tranh thị trường hơn. Nhưng nhìn những gì đang xẩy ra giữa Mỹ và TQ thì ta có thể hiểu rằng, cái lý thuyết cạnh tranh thị trường tự do, như trong các đại học Mỹ, phương Tây dạy là fake, là một thứ tuyên truyền. Không có cạnh tranh tự do, mà là cạnh tranh có định hướng, « ăn cơ chế ». Kẻ nào làm ra cơ chế, tạo ra cơ chế, kẻ đó làm chủ.
Quốc vụ viện TQ (tức là Quốc Hội) đã ra luật về Hồng Công, và luật này có tác dụng mạnh hơn luật từ Hồng Công làm ra. Điều này cũng có nghĩa là chính sách « một nhà nước, hai thế chế » không thể tồn tại. Điều này có tác dụng ngăn chặn, Hồng Công trở thành một Crime mới, theo chiều ngược, có nghiã là loại bỏ việc nghị viện địa phương ở Hồng Công ra luật chống lại luật nhà nước TQ (do có thể chế riêng) đòi độc lập chẳng hạn. Tất nhiên điều này tương đối lý thuyết, vì quân đội TQ đã đóng ở đây, thì việc đó khó xẩy ra.
Việc này nói lên TQ mạnh hay yếu. Với tôi thì nó thể hiện thế yếu, vì yếu thế phải đề phòng. Ngược lại theo báo chí phương Tây thì điều này nói lên sức mạnh TQ.
Nhưng điều quan tâm nhất với tôi, và điều này chưa chắc báo chí đã đăng, đó là Hồng công có còn hưởng một một chính sách ưu đãi đặc biệt của phương Tây không ? Và điểm này cũng là cái cặp nhiệt độ để xem quan hệ TQ- phương Tây ra sao.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 26 2020, 09:22 PM

Nga vẫn xuất khẩu đó chứ bác Phó.
Những thiết bị y tế, thuốc men, của Nga làm ra vẫn xuất khẩu đến gần cả 100 nưóc trên thế giới (có cả VN trong đó đấy, con của bạn tôi bị ốm lúc đang ở Vn được các bác sĩ kê cho thuốc của Nga, bảo bây giờ mọi nguời toàn dùng thuốc này), thậm chí có lúc xuất khẩu đưọc vào cả Đức.
Chỉ có siêu máy tính và chip của Nga thì thị truờng chủ yếu nội đia, các nưóc Liên Xô cũ, và 1 số cơ sở sản xuất ở TQ và Ấn Độ.
Như vậy Nga sản xuất bằng rup mà bán bằng USD, trong khi rup mất giá với USD, thảo nào mà những hãng đó vẫn luôn có lợi nhuận tăng, kể cả thời kỳ căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Số tiền mà ngành công nghệ cao, công nghiệp và y tế đóng góp vào ngân sách Nga vẫn tăng đều đặn, đã giúp giảm tỷ lệ dầu mỏ trong ngân sách Nga xuống còn 39% đó. Bon Wall Street Journal no cung liet ke hang Triton Electronics System cua Nga nằm trong top 15 hãng thiết bị y tế lớn nhất thế giới. Lần trưóc tôi có nói hãng Shvabe Holding (hay còn gọi là Schwabe) của Nga bán đưọc thiết bị quang học y học cho Đức, hoá ra nó còn bán đưọc cho cả Italy dùng làm ống ngắm trên súng trường
Cái công ty Shvabe đã tồn tại từ thời thế chiến 1 ở Nga đến tận bay giờ.

Tôi thấy Nga làm vậy tốt, sản xuất nội tệ và xuất khẩu thu ngoại tệ, vậy là ngon mà. Cac cong ty Nga van làm ăn có lãi chu, lam gi co ai song ma khong co lai

Italy purchases Russian Schwabe optical sights for installation on Saiga,Vepr and Tiger rifles
https://internationalinsider.org/italy-purchases-russian-schwabe-optical-sights-for-installation-on-saigavepr-and-tiger-rifles/


Việc TQ ra luật cho thấy TQ cảm thấy bị uy hiếp và đe doạ, và thấy rằng phương Tây đang chọn Hồng Kông làm đường tiếp cận tấn công họ.
Phương tây vẫn có quy chế ưu tiên cho Hồng Kông, ví dụ HK k phải chịu mức thuế mà Mỹ đặt cho TQ, hay HK k phải bị các lệnh trừng phạt, etc.
Việc TQ ra luật này có thể sẽ khiến Mỹ loại bỏ ưu đãi này, và đối xử với HK như là 1 khu vực khác của TQ.
Có thể TQ muốn chấm dứt cái "2 chế độ" này (dù vẫn giữ chiêu bài) và cột Hồng Kông với Thẩm Quyến thành cụm kinh tế hỗ trợ cho nhau


Nga sản xuất và đăng ký thuốc chống cytokine. Đây chính là bệnh viên phi công người Anh đang bị ở VN
Medicine to prevent cytokine storm registered in Russia
https://tass.com/world/1160763


QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 26 2020, 01:16 PM)
Chính sách này của Nga, đã chứng tỏ rằng Nga ở thế phòng ngự, và cũng có nghĩa là không thể « lấy mỡ nó rán nó » được,  Sở dĩ Nga làm như vậy được, vì nguồn kinh tế chính nuôi Nga là tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu khí. Giống như Putin đã từng nói là nước Nga giống như một cái hũ mật ong lớn, mà bên ngoài (ngụ ý Mỹ và phương Tây), thèm thuồng muốn chiếm đoạt chia sẻ.  Kinh tế Nga như vậy, như là cái mỏ dầu khổng lồ, và toàn bộ nền kinh tế xung quanh « ăn theo », có nhiệm vụ bảo vệ cái mỏ dầu đó, vì thế nó có thể không cần có lãi mà vẫn tồn tại.
Còn chính sách của TQ là muốn « lấy mỡ nó rán nó », cách tiếp cận mang tính cách cạnh tranh thị trường hơn. Nhưng nhìn những gì đang xẩy ra giữa Mỹ và TQ thì ta có thể hiểu rằng, cái lý thuyết cạnh tranh thị trường tự do, như trong các đại học Mỹ, phương Tây dạy là fake, là một thứ tuyên truyền. Không có cạnh tranh tự do, mà là cạnh tranh có định hướng, « ăn cơ chế ». Kẻ nào làm ra cơ chế, tạo ra cơ chế, kẻ đó làm chủ.
Quốc vụ viện TQ (tức là Quốc Hội) đã ra luật về Hồng Công, và luật này có tác dụng mạnh hơn luật từ Hồng Công làm ra. Điều này cũng có nghĩa là chính sách « một nhà nước, hai thế chế » không thể tồn tại. Điều này có tác dụng ngăn chặn, Hồng Công trở thành một Crime mới, theo chiều ngược, có nghiã là loại bỏ việc nghị viện địa phương ở Hồng Công ra luật chống lại luật nhà nước TQ (do có thể chế riêng) đòi độc lập chẳng hạn.  Tất nhiên điều này tương đối lý thuyết, vì quân đội TQ đã đóng ở đây, thì việc đó khó xẩy ra.
Việc này nói lên TQ mạnh hay yếu. Với tôi thì nó thể hiện thế yếu, vì  yếu thế phải đề phòng. Ngược lại theo báo chí phương Tây thì điều này nói lên sức mạnh TQ.
Nhưng  điều quan tâm nhất với tôi, và điều này chưa chắc báo chí đã đăng, đó là Hồng công có còn hưởng một một chính sách ưu đãi đặc biệt của phương Tây không ?  Và điểm này cũng là cái cặp nhiệt độ để xem quan hệ TQ- phương Tây ra sao.
*


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 27 2020, 09:57 AM

Putin gợi ý tạo ra cơ sở dữ liệu gien quốc gia

Putin suggests creating national genetic database
As the Russian leader noted, the success of genetic researches is largely determined by digital technologies and the access to data sets
https://tass.com/science/1156449


Hãng không gian Nga hợp tác với Nhật bản sản xuất và xuất khẩu vệ tinh. Sao Mỹ lại để Nga Nhật hợp tác với nhau nhỉ?

Russian space firm to team up with Japanese company in satellite production and export
Overall, the partners plan to cooperate in the sphere of organizing the production of hi-tech components and technologies for microsatellites, satellite platforms, microsatellites and microsatellite-based service
https://tass.com/science/1160137

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 28 2020, 07:27 AM

Nhà máy đóng tàu Zaliv cua Crimea đã được chọn làm nơi đóng 2 tàu đổ bộ trực thăng 25000 tấn cho Hải quân Nga (thay the cho cai tau Mistral cua Phap).
Buon cuoi la ngay xua, chinh quyen Ukraine dinh dung no lam noi san xuat thit hop hay nuoc ngot. Cai nguoi dung dau Crimea da len an chuyen nay hehe.gif

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 29 2020, 04:23 PM

Các chuyên gia pháp lý bày tỏ lo ngại về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp nhằm vào các công ty mạng xã hội sau vài ngày dòng tweet của ông bị Twitter gắn cảnh báo.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump

Theo kênh CNN (Mỹ), phát biểu từ Phòng Bầu dục trước khi ký sắc lệnh, Tổng thống Trump nói động thái này là để bảo vệ tự do ngôn luận trước một trong những nguy hiểm nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.

Ông nói: “Một nhóm nhỏ công ty độc quyền mạng xã hội kiểm soát phần lớn quá trình trao đổi cá nhân và công cộng ở Mỹ. Họ đã có quyền thoải mái kiểm duyệt, hạn chế, chỉnh sửa, định hình, che giấu, thay đổi gần như mọi hình thức trao đổi giữa người dân với nhau và các nhóm lớn”.

Sắc lệnh đánh dấu bước leo thang mạnh trong cuộc chiến giữa Tổng thống và các công ty công nghệ trong bối cảnh các công ty phải đối phó với vấn đề thông tin giả ngày càng tăng trên mạng xã hội.

Tổng thống thường cáo buộc các trang mạng xã hội kiểm duyệt phát ngôn của phe bảo thủ.
Sắc lệnh nhằm vào Đạo luật Điều tiết Truyền thông (Communications Decency Act). Mục 230 của luật đưa ra quyền miễn trừ rộng rãi với các trang web tổ chức, điều hòa nền tảng riêng và được các chuyên gia mô tả là “26 từ tạo ra internet”. Sắc lệnh cho rằng quyền miễn trừ này xoay quanh các nền tảng công nghệ hoạt động “có thiện chí”, trong khi các công ty mạng xã hội thì không như vậy.

Sắc lệnh có đoạn: “Trong một đất nước mà từ lâu đã trân trọng quyền tự do bày tỏ, chúng ta không thể để một số lượng nhỏ các nền tảng trực tuyến lựa chọn các phát ngôn mà người Mỹ được tiếp cận và truyền tải trên internet. Cách thức này về cơ bản là phản dân chủ và phi Mỹ. Khi các công ty mạng xã hội lớn và quyền lực kiểm duyệt ý kiến mà họ không đồng ý, họ đang thể hiện quyền lực nguy hiểm”.

Trước đó, ngày 26/5, Twitter áp dụng chế độ kiểm tra thông tin với hai dòng tweet của Tổng thống Trump, trong đó một dòng tweet nói rằng bỏ phiếu qua thư điện tử sẽ dẫn tới gian lận tràn lan. Tổng thống Trump ngay lập tức phản pháo, cáo buộc Twitter kiểm duyệt và cảnh báo nếu mạng xã hội này còn tiếp tục làm như vậy với tweet của ông, ông sẽ dùng quyền của chính phủ liên bang để kiềm chế hoặc thậm chí đóng cửa mạng này.

Ngay sau sắc lệnh, Facebook và Google cho rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump có thể gây tổn hại tới internet và kinh tế số. Phát ngôn viên Facebook nói: “Khi các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ mà hàng tỷ người trên khắp thế giới nói, điều này sẽ trừng phạt các công ty đi theo đường lối cho phép phát ngôn gây tranh cãi, khuyến khích các nền tảng kiểm duyệt mọi thứ có thể xúc phạm người khác”.

Twitter ngày 28/5 nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump là cách tiếp cận chính trị hóa. Twitter nói: “Mục 230 bảo vệ quyền tự do bày tỏ và sáng kiến của người Mỹ và nó được các giá trị dân chủ củng cố. Nỗ lực đơn phương xóa bỏ điều này sẽ đe dọa tương lai tự do internet và ngôn luận trực tuyến”.

Hạn chế pháp lý
Ngày 28/5, Tổng thống Trump thừa nhận sẽ có thách thức pháp lý với sắc lệnh của ông. Ông nói: “Tôi đoán sắc lệnh sẽ bị đưa ra tòa. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm rất tốt”. Sắc lệnh hành pháp này thử thách các giới hạn thẩm quyền của Nhà Trắng. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý ở cả hai phía có lo ngại nghiêm trọng về đề xuất đưa ra trong sắc lệnh hành pháp. Họ cho rằng sắc lệnh có nhiều hạn chế pháp lý.

Thứ nhất, sắc lệnh mang nội dung vi hiến vì có thể xâm phạm quyền của các công ty tư nhân theo Tu chính án số 1 và vì sắc lệnh tìm cách lấn át quyền của hai nhánh quyền lực khác. Ông Robert McDowell, cựu thành viên đảng Cộng hòa tại Ủy ban Truyền thông Liên bang, nhận định trên Twitter: “Kiểm soát phát ngôn kiểu này là vi hiến”.

Trong một tuyên bố, thành viên Dân chủ tại ủy ban nói trên, bà Jessica Rosenworcel cũng bày tỏ lo ngại liên quan Tu chính án số 1: “Một sắc lệnh hành pháp mà biến Ủy ban Truyền thông Liên bang thành cảnh sát ngôn luận của Tổng thống sẽ không phù hợp. Đã tới lúc những người ở Washington lên tiếng bảo vệ Tu chính án số 1”.

Thứ hai, sắc lệnh có thể vượt mặt quốc hội. Thượng nghị sĩ Dân chủ Ron Wyden ở Oregon, người thiết kế Đạo luật Điều tiết Truyền thông năm 1996, nhận định: “Tổng thống Trump đang tìm cách giành cho mình quyền của tòa án và quốc hội để viết lại luật có từ cả chục năm trước”.

Thượng nghị sĩ Ron Wyden liên tục nhấn mạnh rằng mục đích của Đạo luật Điều tiết Truyền thông là đảm bảo nền tảng công nghệ không thể bị kiện vì cách họ xử lý phần lớn nội dung của người dùng. Trong khi đó, mục tiêu của sắc lệnh là muốn công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm và có thể bị kiện vì nội dung của người dùng.

Theo ông Andrew Schwartzman, cố vấn cấp cao tại Viện Băng thông rộng và Xã hội Benton, khi kêu gọi các cơ quan liên bang đi ngược lại ý chí của Quốc hội, chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm cách viết lại luật mà không được quốc hội đồng ý, không khác gì loại bỏ nhánh lập pháp.

Thứ ba, sắc lệnh cản trở tính độc lập của cơ quan liên bang. Các cơ quan quản lý như Ủy ban Truyền thông Liên bang và Ủy ban Thương mại Liên bang được quốc hội thành lập để giám sát lĩnh vực tư nhân. Nhằm đảo bảo tính công bằng trong công việc, các cơ quan này báo cáo trực tiếp cho Quốc hội, không phải Nhà Trắng hay Tổng thống.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng theo luật, Tổng thống không thể ra lệnh Ủy ban Truyền thông Liên bang hay Ủy ban Thương mại Liên bang làm bất kỳ điều gì. Chính quyền của Tổng thống Trump có thể đề xuất hoặc đề nghị và việc quyết định có theo hay không là tùy vào các cơ quan này. Ngay cả suy nghĩ cho rằng các cơ quan này có thể chịu nhún trước áp lực từ Nhà Trắng cũng có thể làm tổn hại tính độc lập của các cơ quan quản lý này. Điều đó có thể gây hậu quả nguy hiểm khi họ ra những quyết định ảnh hưởng tới lĩnh vực lớn của nền kinh tế.

Ngay cả nếu Ủy ban Truyền thông Liên bang làm theo đề nghị của Tổng thống và ra quy định mới về các mạng xã hội, cơ quan này sẽ phải tham khảo phản hồi của người dân. Quy định nào cũng có thể bị kiện ra tòa.

Tính toán của Tổng thống Trump
Theo các chuyên gia, cho dù sắc lệnh không có hiệu quả hoặc bất khả thi về pháp lý thì nó vẫn phục vụ mục đích chính trị. Đây sẽ là thứ khiến các bên buộc phải bàn về quyền lực của các nền tảng công nghệ, gây sức ép để quốc hội thay đổi luật.

Ông Jeff Kosseff, giáo sư luật an ninh mạng tại Viện hàn lâm Hải quân Mỹ, nhận định: “Tôi nhìn sắc lệnh hành pháp này là nền tảng để đề xuất thay đổi ở quốc hội”.

Trong thực tế, nỗ lực pháp lý đang diễn ra. Nhiều tháng qua, Bộ Tư pháp và nghị sĩ Cộng hòa đã thúc đẩy thay đổi Đạo luật Điều tiết Truyền thông theo hướng khiến các nền tảng công nghệ chịu nhiều rủi ro pháp lý hơn. Ông Kosseff cho rằng việc quốc hội có thể bãi bỏ một phần quan trọng trong luật như Mục 230 là điều có thể xảy ra.

Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi May 31 2020, 05:40 AM

Ở Mỹ đang rộ lên biểu tình "tôi không thở được", vì vụ thanh niên da đen George Floyd bị cảnh sát da trắng Mỹ đè cổ chết.
Khi nói chuyện với bạn ở Mỹ, nó bảo chuyện này là xảy ra phổ biến ở Mỹ, chỉ có điều k có video. Bốn ông cảnh sát này xui xẻo vì bị surveillance camera ghi lại. Vấn đê lớn nhất ở Mỹ vẫn là phân biệt chủng tộc k giải quyết được


Gửi bởi: langtubachkhoa vào hồi Jun 1 2020, 12:47 AM

Có vẻ Nga định chia tay hoàn toàn các công cy hỗ trợ và phần mềm mô phỏng của phương Tây à? Trước đây đã từ chối mua phần mềm mô phỏng của Dassault System Pháp để làm tàu thủy. Bây giờ tự phát triển phần mềm mô phỏng trong ngành dầu à?




Gazprom Neft Using Digital Technologies to Enhance Reserves Recovery
Gazprom Neft has succeeded in deploying its “Cyber-Fracking 2.0” simulator at company assets. The “Cyber-Fracking 2.0” simulator models the processes involved in creating fissures under hydraulic fracturing (fracking), and determines the best options for undertaking geological operations. When used together with other Gazprom Neft digital tools this technology can deliver a 5% efficiency gain in oil production at low-permeability formations. The economic benefit of deploying this digital tool is estimated at around RUB4.8 billion in additional income, long term.
The Cyber-Fracking 2.0 simulator was developed by the Gazprom Neft Science and Technology Centre as part of a consortium including the Moscow Institute of Physics and Technology (MIPT), Skoltech, the St Petersburg Polytechnic University, and the Institute of Hydrodynamics. A commercial version of this digital tool — designed to improve fracking quality to increase well inflow — has been released.

Gazprom Neft ứng dụng các công nghệ số để nâng cao thu hồi dầu
Gazprom Neft đã triển khai thành công công nghệ Cyber-Fracking 2.0 để mô phỏng các quá trình tạo khe nứt trong hoạt động khai thác bằng nứt vỉa thủy lực (fracking) một cách phù hợp nhất với các điều kiện địa chất mỏ và từ đưa ra các giải pháp kỹ thuật


Kết hợp với các giải pháp kỹ thuật số khác, công nghệ này có thể giúp công ty gia tăng 5% sản lượng khai thác dầu trong các thành hệ có độ thấm thấp, đem lại lợi ích kinh tế ước tính khoảng 4,8 tỷ RUB trong dài hạn.

Công nghệ Cyber-Fracking 2.0 này cũng đã được Gazprom thử nghiệm so sánh với các công nghệ mô phỏng tương tự đang được một số công ty khác áp dụng và cho thấy có hiệu quả vượt trội hơn, với mô hình khe nứt có độ chính xác cao hơn từ 10 - 20% và thời gian tính toán thiết kế nhanh hơn – dưới ba phút đối với mỗi một giếng khoan. Dựa trên mô hình khe nứt giả lập, dung dịch nứt vỉa sẽ được bơm vào các tầng chứa ở độ sâu vài km.

Gazprom Neft dự kiến sẽ ứng dụng giải pháp kỹ thuật số mới này tại 50 giếng khoan ở các mỏ dầu khí thuộc sáu công ty con trong năm 2020 với các điều kiện địa chất khác nhau. Công nghệ Cyber-Fracking 2.0 được phát triển bởi Trung tâm Khoa học và Công nghệ Gazprom Neft thuộc liên doanh giữa Viện Vật lý và Công nghệ Moscow (MIPT), Skoltech, Đại học Bách khoa St Petersburg và Viện Thủy động lực học. Bản thương mại hóa của công nghệ này cũng đã được Gazprom phát hành.



https://www.gulfoilandgas.com/webpro1/main/mainnews.asp?id=900933
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/gazprom-neft-ung-dung-cac-cong-nghe-so-de-nang-cao-thu-hoi-dau-571836.html


Thủ tướng Merkel từ chối lời mời tới Mỹ sau màn tranh luận “nảy lửa” về Nord Stream 2 với Tổng thống Trump
Nord Stream 2 và các mối quan hệ với Trung Quốc và NATO là những chủ đề chính của cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng 5/2020, Politico trích lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết. Thủ tướng Đức cũng từ chối đến Washington để dự hội nghị thượng đỉnh G7 do đại dịch Corona.

Báo Politico dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Trump cho biết Thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại vào cuối tháng 5. Hai bên đã có những tranh luận sôi nổi về Nord Stream 2 cũng như về NATO và các mối quan hệ với Trung Quốc.

Cuối cuộc điện đàm, bà Merkel từ chối đề xuất đến Washington vào tháng 6 để tham gia hội nghị thượng đỉnh G7. Lý do là vì tình hình đại dịch Covid-19 vẫn chưa ổn định, phát ngôn viên của chính phủ Đức, Steffen Seibert, giải thích với giới truyền thông.

Gần đây đại sứ Hoa Kỳ tại Đức, Richard Grenell đe dọa rằng Mỹ sẽ có các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào đường ống Nord Stream 2. Theo ông, Washington có thể phạt tiền đối với các công ty cung cấp dịch vụ bảo trì kỹ thuật cho đường ống này nhằm trì hoãn việc dự án này đi vào hoạt động.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bị Đức chỉ trích, vì cho rằng đây là một dự án kinh tế chứ không phải chính trị như Washington nghĩ. Lập trường của Berlin về vấn đề này sẽ không thay đổi, phó phát ngôn viên chính phủ liên bang Đức Ulrike Demmer tuyên bố vào ngày 26/5.

Trước đó, Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNA) đã miễn cho Nord Stream trách nhiệm tuân thủ các quy tắc của chỉ thị khí đốt châu Âu trên lãnh thổ Đức trong 20 năm, kể từ ngày 12/12/2019.

Nord Stream 2 dài 1.230 km kết nối bờ biển Nga với Đức thông qua đáy biển Baltic. Hai đường ống của dự án, với tổng công suất hàng năm là 55 tỷ mét khối, dự kiến ​​sẽ đi qua các vùng kinh tế và vùng lãnh hải của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.

Hoa Kỳ phản đối dự án này và đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2 vào tháng 12/2019. Mặc dù tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ buộc phải dừng công việc và thu hồi tàu rải ống của họ, nhưng việc xây dựng sẽ hoàn thành, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov nói.

Powered by Invision Power Board (http://www.invisionboard.com)
© Invision Power Services (http://www.invisionpower.com)