Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

4 Trang < 1 2 3 4 > 

· [ ] ·

 Việt Nam , Tpp , Mở Cửa Hội Nhập, Bắt chiếc các giáo sư hàng đầu VN bàn loạn

Machiavelli
post Dec 25 2013, 08:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 24
Tham gia từ: 5-September 09
Thành viên thứ: 10.862

Tiền mặt hiện có : 503$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Các bác bàn về TPP có văn bản gì để làm căn cứ không? Có nội dung gì của mấy ông lớn ngồi trên bàn đàm phán lọt ra ngoài không?
Vào TPP thì Việt Nam phải thay đổi luật chơi, liệu có giữ được chế độ XHCN không?
Thiết nghĩ vào TPP chỉ làm nhân dân thêm khổ thôi. Mình lái xe công nông đầu ngang phi lên đường cao tốc. Đi chậm thì nó ủn chết, phi nhanh thì bốn bánh bay về bốn phía.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Dec 25 2013, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Theo báo chí VN thì:
- TPP không có điều khoản ràng buộc về chế độ chính trị.
- TPP là một hội thương mại mới kế thừa các nguyên tắc của WTO + một số FTAs. Riêng về phía VN thì đó là Mỹ hạ rào cản thuế và điều kiện nhập hàng. VN muốn hàng Việt xuất vào Mỹ không bị gò bó bởi tỷ lệ nguồn gốc xuất xứ - tức là cố duy trì khả năng nhập nguyên phụ liệu từ TQ (giá rẻ) để sản xuất, còn Mỹ thì muốn VN phải nhập từ những nguồn của Mỹ (giá đắt hơn).

So đo ra thì VN bị chạy quẩn trong thế cờ chiến lược Mỹ - TQ. TQ đang thặng dư thương mại với Mỹ bởi giả cả hàng hóa và nguyên liệu trung gian khá rẻ, Mỹ chặn thì nhờ VN gia công thành phẩm xuất sang Mỹ. VN trình còi không tự chủ được công nghệ cũng như ít cơ hội chọn đầu vào cho sản xuất nên dao động ở giữa.

Nói VN yếu thì cũng không hẳn, bởi vì dù có mở cửa thị trường nội địa sau khi tham gia WTO, VN vẫn có thế mạnh riêng từ nguồn tài nguyên và nhân công rẻ. Bàn về chế độ chính trị ở đây là tập trung vào chế độ quản lý vận hành xã hội hiệu quả cho bối cảnh kinh tế phát triển năng động và hội nhập. Một cách chính xác thì học thuyết Marxism về CNXH phải kế thừa nền tảng kinh tế TBCN, bao gồm cả hệ thống pháp luật kinh tế. VN dùng cụm từ XHCN liên tục từ thời chiến tranh lạnh, cho nên nhiều người vẫn hiểu nhầm về chuyện đối kháng XHCN vs. TBCN, bất chấp một số điều chỉnh ngôn từ như "định hướng XHCN" thay cho "quá độ lên XHCN", tư tưởng Hồ Chí Minh (quốc gia dân tộc) nặng hơn quốc tế vô sản ...vv. laugh.gif sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Machiavelli
post Dec 26 2013, 09:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 24
Tham gia từ: 5-September 09
Thành viên thứ: 10.862

Tiền mặt hiện có : 503$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



Không sớm thì muộn VN cũng vào TPP thôi. Đơn giản là Hoa Kỳ họ cũng muốn VN vào.
Cái bang hội do bốn bạn Sing, New Zealand, Chile, Brunei lập năm 2005 làm Hoa Kỳ chú ý. Họ muốn làm một chuỗi ngọc trai xiết chặt kinh tế Trung Quốc. Thậm chí Hoa Kỳ con cho Việt Nam tiền để đi đàm phán.
VN rút kinh nghiệp sau vụ WTO, muốn nhanh cứ phải từ từ. Không có gì vội vàng.
Có thay còm sĩ bình luận nếu vào TPP thì Việt Nam mỗi năm kiếm được 40 tỷ, sau 3 năm là thoát khỏi khủng hoảng thay vì 30 năm. Thiệt tình tôi không đồng ý với ý kiến này lắm.
Sức mạnh kinh tế VN vẫn ở dạng tiềm năng, tự phát. Chất xám trong sản phẩm là con số gần không, chủ yếu là móc, nạo, vét để bán, công nghiệp đốt calorie trong cơ bắp người dân. Tóm lại giống như cái xe công nông đầu ngang. Nghịch lý phi lên đường cao tốc thì chậm bị đủn đít, mà nhanh thì sức mạnh của động cơ hai sức bò không chịu nổi.
Vấn đề của VN không cần vào khối nào mà phải tự mình thoát ra sức ỳ. Vậy nên 500 năm nữa tình hình vẫn khó thay đổi. Giải pháp cuối cùng là cần có những đợt di dân ra khắp thế giới. Ít học thì đi Châu Phi, làm osin cho Đài Loan, Hàn Quốc. Giỏi thì bán chất xám cho tư bản như Mỹ, Nhật, Pháp, Bỉ ... Học được cái văn minh của người ta để đến ngày 10/3 nửa thiên kỷ sau về phụng sự tổ quốc.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 26 2013, 06:16 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nói thêm một tí về cái chuyện « tích luỹ bằng vay », Đây chính là đặc điểm của chế độ tư bản hiện tại, và cái cơ chế bóc lột nó cũng từ đó mà ra. Nói về toàn cầu, thì ai là người được phép in tiền (tức là giấy vụn) để gán lấy nợ thật thì đó là kẻ đứng đầu thế giới. Vai trò đó hiện nay là Mỹ. Và sự xâm lược được tiến hành qua tiền tệ. Ngược lại nó vẫn tiếp tục tuyên truyền với tâm lý tư bản cổ điển, với tâm lý, đã là tư bản thì phải có tài sản, và vì chịu trách nhiệm với tài sản ấy là tài sản tư nhân nên tư nhân sẽ phải cố gắng hơn . điều đó đúng khi tư sản có tài sản thật sự, điều đó không còn đúng khi đi vay.

Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì phải cần : có thị trường (market), có vốn(finance), có công nghệ(technologie), có tổ chức (management), có nhân lực(man power). Nếu là hãng nhỏ, tiểu thương thì nó không cần đủ các điều kiện ấy, nhưng đã là hãng lớn thì những điều trên không thể thiếu bất cứ là tư hay công. Nếu hãng càng lớn thì vai trò của công nghệ của tổ chức càng quan trọng. Nếu hãng càng lớn thì tổ chức tư hay công cũng không khác nhau là mấy, vì nó đều phải dựa vào tầng lớp management ở giữa. Chủ tư nhân trở thành người góp vốn, chứ còn điều hành trực tiếp càng hạn chế. Thậm chí người ta còn cố tình loại ra (các bác nhìn ngay ví dụ MicroSoft cũng vậy, Bille Gate giờ đâu có là gì). Chính vì thế sự khác biệt giữa hai hãng lớn dù la tư hay là công càng ít, khi chủ không còn biết mặt công nhân, không còn là hãng kiểu gia đình.

Ở VN hiện nay, trình độ của tư nhân VN, ngay cả các ông khủng nhất (vì nợ) cũng chỉ là dân quân du kích, giỏi lắm là bộ đội địa phương (do yếu kém về tổ chức, trình độ kỹ thuật, công nghệ). Còn hãng lớn giống như bộ đội chủ lực thì chỉ có nhà nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thì khỏi phải lo cho nó, vì vào VN trong một chiến lược toàn cầu mà chỉ riêng họ biết. Nó có vốn, nó có thị trường , nó có kỹ thuật, nó có tổ chức. Nó vào vừa để lợi dụng lao động rẻ, vừa cắm gạch giữ chỗ thị trường nội địa, chèn trước các bác. Các bác nhìn Samsung, Cô ca Cô la, .. thì rõ. Còn lại là nhà nước. Vậy bây giờ phá kinh tế nhà nước ra tức là phá đại đoàn chủ lực ra thì dân quân du kích có mạnh hơn không ? hay là đi lùi.
Như vậy muốn phát triển thì không phải là tư hữu hoá nhà nước, mà tạo điều kiện để tư nhân có thể vươn lên qua công nghệ qua tổ chức, nhưng nó phải tự lên, chứ không phải là phá kinh tế nhà nước ra, để tư nhân vay tiền ngân hàng(mà rút cục cũng là tiền nhà nước) mua nó để có cái bằng sở hữu mà ngồi ăn sổi . Ngược lại các công ti nhà nước cũng phải tiếp cận, sử dụng cách quản lý hiện đại của các hãng đa quốc gia. Tức là tiếp cận công nghệ, cách tổ chức,.. áp dụng vào thị trường nội địa đã có từ đó mà tích lãi làm vốn mở rộng sản xuất.

Trong cái báo Vietnamnet, nó có cái bảng phần trăm các thành phần kinh tế VN. Theo cái bảng đó thì trong vòng 10 năm kinh tế nhà nước đi từ 20% xuống 17 %. Kinh tế tư nhân đội lên 56%. Đầu tư nước ngoài tăng tới 26%. Tôi không nhớ chính xác vì lúc vào lại định ghi nó ra thì không tìm lại được nữa. Đại khái theo phân tích của nó thì kinh tế VN bây giờ tư nhân là chủ yếu nên phải phá nốt kinh tế nhà nước, bằng chứng là kinh tế nhà nước đã tụt từ 20 xuống 17%, và kinh tế tư nhân là đa số.
Nếu tổng hợp các tin tức theo kiểu « phò tư » thì nó còn có thêm mấy điều nữa là tư nhân hiệu quả hơn nhà nước (tỉ số lãi xuất trên đầu tư cao hơn), và nếu xoá nhà nước thì tạo ra cạnh tranh, cạnh tranh sẽ dẫn tới giảm giá, suy ra dân được lợi.
Ở đây tôi sẽ phân tích tất cả những điều đó, để thấy nó là ảo tưởng và là tuyên truyền.

Khi nhìn vào cái bảng mà tôi nói ở trên, thì tôi rút ra mấy kết luận :
1- Ở VN như vậy, dân tự sống là chính, chứ không trông chờ vào nhà nước. Kinh tế VN phát triển, nhưng phần kinh tế nhà nước không phình to ra. Điều đó có nghĩa là sự phát triển kinh tế ở VN hiện tại hiện có lợi cho tư nhân và nước ngoài là chính chứ không phải kinh tế nhà nước. Vậy còn đòi cái gì ? Ngược lại, do phần tư nhân và nước ngoài to ra, thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền càng trở nên cấp bách và cần thiết. Vì khi họ tự thân vận động kiếm ăn, thì phải có khung luật bảo đảm, chứ có chỉ đạo hành chính được nữa.

2- Từ khi vào WTO (vì cái bảng trên trùng với thời kỳ này), doanh nghiệp nước ngoài là lợi nhất. Nhưng họ vào VN vì giá nhân công rẻ. Có nghĩa là VN chỉ được lợi về tiền thuê nhân công, phần tiền thuế (mà tất nhiên họ phải dùng mọi thủ thuật kiểm toán để trả ít nhất, hoặc không trả bằng cách « giả lỗ »), nhưng tất cả những lợi nhuận khác liên quan tới công nghệ, tổ chức, lợi nhuận,nhập khẩu bán thành phẩm, .. thì người ta mang đi. Ngược lại từ các doanh nghiệp này nó có phát tán công nghệ, tổ chức, ..ra nền kinh tế nói chung không thì có lẽ là không, vì VN chỉ gia công thôi. Cái này đã nói ở trên.

3- Bây giờ nhìn vào cái điều thú vị nhất, đó là khối nhà nước giảm từ 20 xuống 17%. Nếu chỉ nhìn hời hợt thế thì thấy DNNN đi xuống. Nhưng đâu có phải. Mặc dù tỉ lệ phần trăm trong nền kinh tế giảm, thực chất doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng, vì cùng thời gian này PNB VN tăng 3 lần. 17% của một PNB tăng 3 lần vẫncao hơn 20% về giá trị tuyệt đối 1 lần ban đâu. Như vậy nó tăng nhưng tăng chậm và nguyên nhân là ở đâu.

Với tôi nguyên nhân của nó là trong thị trường bão hoà, và do bản chất của nó, nó cần có đầu tư dài hạn vốn lớn. Thị trường bảo hoà là thế nào. Lấy ví dụ xăng dầu, điện thì rõ. Nước VN có 90 triệu người, nó không thể tăng vọt dân số. Những ngành nghề này, thị trường đã được bao hết, vì đó là nhu cầu cơ bản của xã hội, nó có tính chất độc quyền vậy thì nó không thể tăng luỹ tiến được. Không kể càng đầu tư lớn thì lợi nhuận càng giảm. Ví dụ mang điện về nông thôn, thì chi phí sẽ lớn hơn, nhưng cái thị trường này lại ít béo bở hơn đô thị, vì nông dân làm gì có sức mua lớn để tiêu thụ nhiều điện.

Nhìn vào những nghành nghề mà DNNN đang bao ở VN, người ta có thể dễ dàng nhận thấy nó là những thị trường bão hoà, có tính độc quyền (dầu, điện,..). Trong những thị trường như thế, ngay cả để cạnh tranh tự do cũng không thể giảm giá vì tự nó sẽ dẫn tới độc quyền, nên nó có hai kiểu phát triển. Hoặc một hãng lớn nuốt các hãng còn lại, tạo thành độc quyền (monopole) hoặc chúng thoả thuận giá với nhau (Trust) để cùng hưởng lợi. Trong cả hai trường hợp đều không có sự giảm giá. Ở VN, do nhà nước độc quyền, nên người ta cứ ngồi mơ là bỏ nhà nước sẽ giảm giá nhưng làm gì có. Ngược lại nhờ có nhà nước, có yếu tố chính trị xã hội ở đó, mà giá nó không mọc cánh bay lên trời cao thì đúng hơn.
Cạnh tranh mang đến giảm giá chỉ khi thị trường còn tiềm năng, và có sự tiến bộ kỹ thuật khiến người ta có sản phẩm mới, hay giảm được giá thành sản xuất. Nếu không có hai yếu tố này (tiềm năng thị trường và công nghệ) thì sự cạnh tranh sẽ dẫn tới độc quyền hoặc trust.

Ở Tây Âu, do sức ép của Mỹ, và nhiều yếu tố khác, người ta đã tư hữu hoá các nghành điện, dầu, giao thông, ..từ những năm 80. Nhưng không vì thế giá điện giá xăng giảm mà .. chỉ có tăng. Vì sao ? vì một thị trường bảo hoà, thì cách tăng trưởng duy nhất là tăng giá. Nếu là nhà nước, thì do những yêu tố xã hội dân sinh người ta còn phải để ý, chứ tư nhân thì càng bóp được nó càng bóp. ở vào vị trí độc quyền, tội gì không bóp. Ngược lại người ta thấy đồ điện tử, mobile, ..giá lại giảm. Vì sao ? vì trong nhưng nghành này luôn có sản phẩm mới, công nghệ luôn thay đổi.

Thế tại sao ở VN người ta cứ hoà vào nhau rú lên đòi xóa bỏ kinh tế nhà nước. Với tôi nó có 3 lý do.
1- Mốt đua đòi Tây nói thế thì Ta cũng nói thế cho trí thức (đây là bệnh các ông trí thức.. rởm)
2- Với nước ngoài, thì tư hữu hoá DNNN là dịp nó vào chẹn cổ các bác. Kiểu như ở Hung, độc lập chính trị giả, phụ thuộc kinh tế thật. Thế nên nó phải phất cờ thật cao dùng mọi cách để bảo các bác « bán đi bán đi ».
3- Tư nhân VN muốn một bước lên quan, muốn giầu sổi nhờ quan hệ. Nhờ quan hệ có thể mua rẻ khi cổ phần hoá, rồi bán đắt cho nước ngoài..ăn chênh lệch, kiểu Khodorovski ở Nga trước. Doanh nhân càng « đại tài » kiểu nhờ quan hệ, thì càng muốn tư hữu.

Và thế là đồng loạt họ hô lên những thứ bịp bợm làm như vì dân, chứ thực tế có như vậy đâu.
Nhìn vào 3 típ đó, Nước ngoài, doanh nhân rởm, trí thức rởm.. các bác có thấy nên giao bát hương vào tay họ không ? thằng giỏi thì không phải mình, thằng dốt (nhưng tự cho là giỏi) thì lại là.. người mình. Vậy thì làm sao mà giao. Chính vì thế tôi mới nói là VN thiếu tư sản dân tộc.

Còn lại cái huyền thoại tư nhân lãi hơn nhà nước. Thì phải để ý đến hai điều.
1- Muốn so , phải so cùng ngành nghề. Mà trong trường hợp đó thì chưa chắc ai hơn ai. Ở VN trong vòng chục năm gần đây, có hai ba lần có hãng hàng không tư. Nhưng nó có cạnh tranh nổi với VN airline đâu. Mặc dù đã mua máy bay tồi, giảm chi phí nhân sự,.. có làm được đâu.

2- Trong một nền kinh tế, không phải ngành nghề nào lãi cũng như nhau. Tư nhân vì lấy lãi làm gốc, nó sẽ lao vào những nghành đầu tư ít, có lãi cao. Chính vì thế mà cái chỉ số của nó cao. Nhưng nó không đột phá được. Ví dụ, ai cũng biết kinh doanh nhà hàng chỉ số lãi suất là cao nhất. Nhưng kinh tế một nước làm sao chỉ có thể là nhà hàng. Mà nếu nó có thành sự thật, thì cái ngày ông phục vụ nhà hàng này là khách hàng của nhà hàng kia, thì cái tỉ số lãi suất nó không còn thế nữa. Thậm chí làm nhà hàng để bưng bê cho nước ngoài (tức là phát triển du lịch), các bác đã thấy nước nào trở thành cường quốc nhờ du lịch chưa.

Nếu xét hai cái điều trên, thì các bác sẽ thấy, hiệu xuất lời lãi chủ yếu phụ thuộc vào thị trường, công nghệ, và management. Và điều đó giải thích tại sao nhà hàng lại có lời lãi cao, vì nó không cần công nghệ, management đơn giản, Tây Âu , Mỹ, bây giờ thêm TQ , Nhật,.. sẵn sàng du lịch cho các bác thu tiền. Nhưng cái kẹt của nó là không bao giờ có công nghệ, không bao giờ có tổ chức cao hơn được. Cái đó mới quyết định phát triển. Không kể nó không đi chơi nữa, kiếm chuyện thì các bác móm. Ngược lại, nó cứ muốn các bác tư hữu Điện, Dầu.. để nó nắm, bởi vì ai chẳng cần điện cần xăng. Muốn chảnh không dùng cũng không được.

Các bác đã nói tới TPP rồi à ? Cái này tôi sẽ nói sau, vì phải biết VN ở đâu thì mới thấy TPP lợi chỗ nào hại chỗ nào.
@Sky,
Không ai phủ nhận là ở VN có nhiều vấn đề, có điều giải pháp của nó không phải là trong thể chế chính trị, cũng không phải trong tư nhân nhà nước, vì thế không thể mang cái điều mà phương Tây đang khuyên VN làm đó là đa nguyên đa đảng và tư hữu hóa toàn bộ nền kinh tế. Ngược lại nếu làm như thế, thì sẽ mất đi lợi thế đang có và mang thêm hại vào người. Trong khi cái điều phải làm là giữ lợi thế, giảm điều hại. Còn tất nhiên là phải tìm giải pháp. Muốn có giải pháp thì phải có phương pháp nhận thức, phương pháp nhận thức của tôi là chủ nghĩa Mác - Lê nin, cái đối kháng lớn nhất phải nhận ra là đối kháng dân tộc. Còn những mâu thuẫn khác nhỏ hơn như giai cấp, địa phương - Trung ương, xã hội - nhà nước, ..thì phải dùng dân tộc để điều hòa. Càng tham gia vào hội nhập quốc tế, thì người ta càng lừa mình để xóa nhòa cái dân tộc đi, nhưng nó vẫn luôn tồn tại, và cái bẫy là ở đó.
Trong các giải pháp, học cái gì ở phương Tây ở thế giới cũng được, nhưng phải xem lợi ích dân tộc có được bảo đảm không. Có thế thôi.




--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Dec 27 2013, 04:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Cụm từ "tích lũy bằng vay" rất hay, nhưng bác Phó đã nói đến cơ chế bóc lột thì em xin bổ sung về giá trị lòng tin của nó. Lòng tin vào đồng tiền là rất hiển nhiên dù nó chỉ là một dạng quy ước, hay nói cách khác, sử dụng tiền chính là biểu hiện của lòng tin vào cam kết xã hội! Đồng tiền càng được sử dụng rộng rãi thì lòng tin vào đại diện hữu hình (Nhà nước) của nó càng mạnh, cho dù phát ngôn có trái ngược hẳn 180 độ.

Và cũng trên nền tảng của lòng tin ấy mà các cấu trúc khác, ví dụ doanh nghiệp, được xây dựng và vận hành. Tập đoàn tư bản khổng lồ hay hộ nông dân dù có sở hữu tài sản dưới dạng gì đi chăng nữa thì sự định giá tương đương của thị trường cũng quy về con số đơn vị tiền tệ, i.e. 100 tỷ hay 100 nghìn đồng. Với một nhà tự nhiên học thì rõ ràng tiền tệ là thứ vật chất 'ảo hóa', nhưng thú vị thay lại có những quy luật rất tự nhiên như cash flows hay account balance ...vv.

Marxism cũng có nhiều phân tích về tiền tệ = tư bản, sonmg một điểm quan trọng mà Leninism bỏ qua, đó là sự tích tụ tư bản có liên quan mật thiết với sự tích tụ lòng tin của toàn xã hội, tạo đà cho phân công lao động và chuyên nghiệp hóa sản xuất. Hình dung xem một nhà toán học có dành toàn bộ thời gian cuộc đời để khám phá những bí ẩn trừu tượng nếu không có lòng tin rằng tiền lương sẽ cung cấp cho anh ta tất cả mọi nhu yếu phẩm từ cái bánh mỳ, kem đánh răng hay ô tô là những thứ anh ta không thể tự tay mình làm ra được? Chính vì có lòng tin cho nên mới có chuyện rất nhiều con người và bộ phận khác biệt lại tụ hội lại trong một cộng đồng chung mục đích ... kiếm tiền. Cái trình độ cao của quản lý, của tri thức, của công nghệ trong doanh nghiệp là những thuộc tính nảy sinh do sự vận động và chọn lọc xã hội xem ai kiếm tiền giỏi hơn chứ đâu phải ngẫu nhiên mà có.

Nhìn nhận về tư bản như vậy thì mới vận dụng vào trường hợp cụ thể (VN) được.

Thứ nhất, phải khẳng định VN có một lòng tin xã hội khá mạnh, thể hiện bằng vai trò một Nhà nước thống nhất, ổn định và đồng tiền quốc gia. Tuy VND chưa được xếp hạng chuyển đổi tại các thị trường tài chính lớn, nhưng đó là do mức độ hội nhập kém chứ không phải quốc tế đánh giá thấp lòng tin của người dân VN với Nhà nước.

Thứ hai, trong những năm qua mức độ hội nhập kinh tế của VN có vai trò chủ lực của khối FDI và DNNN lớn. tạm không bàn đến nguyên nhân và hiện tình, chỉ nhắc là cán cân vãng lai là một chỉ số quan trọng với tổng giá trị xuất nhập khẩu với bên ngoài khoảng 200 tỷ USD/năm, dự trữ ngoại tệ dao động 10-40 tỷ USD. Lòng tin của thế giới với VN cũng khoanh vùng ở đó.

Thứ ba, viễn cảnh của phát triển - theo định nghĩa "tích lũy" sẽ là cơ hội nhập khẩu những tài sản hiện thực như công nghệ, quản lý, nhân lực, nguyên phụ liệu để gia tăng sản xuất, gia tăng thương mại và gia tăng tư bản. Quá trình này buộc phải lưu ý đến cơ cấu tạo dựng lòng tin ngay trong xã hội mà một khía cạnh của nó chính là phân bổ nguồn lực và tái phân phối lợi nhuận. Chẳng thế mà mọi quốc gia đều đặt nhiệm vụ an sinh xã hội (bao gồm y tế, giáo dục, hưu trí ...vv) cho Nhà nước, bởi vì nhân dân chính là nguồn cung ứng lòng tin. Cũng cùng một cơ cấu đó, hành vi tham nhũng trực lợi từ địa vị Nhà nước là tác nhân hủy hoại lòng tin xã hội một cách cơ bản.

Vậy thì, những phân tích về vai trò của DNNN mà bác Phó nêu ở bài trên hầu như không sai trên một mặt, nhưng còn mặt trái của nó thì sao? Không phải vô cớ mà tư nhân lại được coi là động lực kinh tế. Kinh nghiệm của phương Tây là tư nhân tuy cũng là con người ích kỷ hám lợi, song bị đặt trong thị trường cạnh tranh tự do nên tuân theo 'Game Theory' sẽ phải có điều chỉnh thích nghi với môi trường và pháp luật kinh doanh. Châm ngôn "việc gì tư nhân làm được thì để họ làm" mới đây được Bộ trưởng KH và ĐT Bùi Quang Vinh nhắc đến. laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 27 2013, 07:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi không hiểu cái lòng tin như thế. Tôi muốn nói về mặt kinh tế ý, chứ còn tin chúa, tin phật, hay gì đó thì nó lại khác. Từ khoảng 10,20 năm trở lại đây, trong kinh tế có thêm thuật ngữ lòng tin. Điều đó xẩy ra vì quá trình toàn cầu hoá về tiền tệ. Trước đây ông Lê nin đã phát triển chủ nghĩa Mác từ học thuyết về chủ nghĩa tư bản lên học thuyết về chủ nghĩa đế quốc. Đến giờ thì chủ nghĩa đế quốc vẫn còn nguyên, nhưng nó đã chuyển từ sự thống trị bằng tổ hợp công nghiệp-quân sự sang tổ hợp tài chính-quân sự. Sự chuyển đổi đó diễn ra sau kháng chiến chống Mỹ của VN, và ít nhiều là hệ quả của nó, tức là sau năm 1975.
Để thống trị thì nó phải có công cụ để thống trị. Trước đây thì chủ nghĩa tư bản thống trị bằng công nghiệp và quân sự, từ đó dẫn tới thống trị về chính trị, do đó có thuộc địa chính quốc. Trong đó có sự phân công lao động, mà thuộc địa cung cấp nguyên liệu, chính quốc sản xuất nắm thị trường. Đây là mô hình của Anh-Pháp từ thế kỷ XIX. Tây ban Nha từ thế kỷ XVI. Khi Mỹ trở thành đế quốc cũng là lúc có phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản. Mỹ và phương tây nói chung kiên quyết chống chủ nghĩa cộng sản, nhưng Mỹ cũng muốn lợi dụng phong trào giải phóng dân tộc để phá huỷ hệ thống thuộc địa kiểu cũ của Anh – Pháp, vì nếu hệ thống này còn thì Mỹ không xâm nhập được. Mỹ đã làm được điều này ở châu Mỹ la tinh từ thế kỷ XIX, bằng cách lợi dụng phong trào giải phóng dân tộc chống Tây ban Nha ở đây. Nhưng ở châu Mỹ la tinh sau đó rơi vào tình trạng thuộc địa kiểu mới, có nghĩa là phụ thuộc vào kinh tế. Sự hình thành tư sản mại bản bắt đầu từ đây. Vì thế sau năm 1945, Mỹ cương quyết bắt Anh-Pháp phải trả độc lập cho các thuộc địa. Anh Pháp bắt buộc phải nghe lời, nhưng sự phản ứng khác nhau. Tôi không rành lịch sử Anh lắm về vấn đề này, nên chỉ lấy ví dụ Pháp. Pháp trả độc lập cho các nước châu Phi, nhưng đều có hiệp ước quân sự với các nước này, không kể dù độc lập, tất cả các nước này đều dùng một đồng tiền chung, có sự tham gia của Pháp, gắn với ngân khố Pháp. Có nghĩa là phụ thuộc vào tài chính và quân sự. Còn hành chính thì nó trả, nhưng như thế thì khác gì quan một tỉnh. Ở đây cũng xuất hiện một tâng lớp tư sản, nhưng nó gắn liên với chức vụ trong nhà nước. Còn tầng lớp tư sản kinh doanh thì không có, hoặc là chân rết của tư bản Pháp, có nghĩa là èo uột và phụ thuộc, tức là tư sản mại bản. Cho đến nay những hệ quả này vẫn còn, có nghĩa là Pháp đã dựng lại được một hệ thống thuộc địa kiểu mới, na ná như mô hình Mỹ. Sức mạnh nước Pháp chính là nằm ở đây.
Nhưng khi đã chấp nhận có độc lập chính trị, thì nhiều khi sự độc lập chính trị ấy là thực sự. Đây là trường hợp VN, Angerie, Ai cập, …Không kể có những nước độc lập thật như Anh, Pháp.. Vậy sự phụ thuộc của Anh, Pháp vào Mỹ như thế nào ? khi mà những nước này đều có cái đế công nghiệp. Từ đấy mà có phát kiến tổ hợp tài chính – quân sự. Tổ hợp tài chính quân sự này dựa trên công cụ tài chính là chính, bằng tài chính mà ép vào chính trị, vào chính sách kinh tế. Ép bằng tài chính bằng cho vay. vì là kinh tế cho vay, nên mới xuất hiện ..lòng tin. Cái này thì các bác có thể thấy bằng mắt thường mà. Ví dụ. Các bác cho ai vay tiền, thì các bác phải để ý xem có tin được người ta không, cũng như họ có khả năng trả nợ không. Ngược lại người muốn đi vay, cũng phải tự đánh bóng mạ kền mình để người ta tin, thấy mình là “ông khủng” thì người ta mới cho vay chứ. Đây cũng chính là điều mà tôi nói ở trên, khi nói tư nhân VN tiêu khủng để gom tiền cho vay chợ đen trong xã hội. Khi nhân nó lên quan hệ quốc tế thì nó chỉ khác hai điều này thôi.
1- Cái đồng tiền nó cho vay không phải là tài sản mà tự nó in ra. Nếu nó không cho vay được thì sẽ là giấy lộn (mà biểu hiện trong kinh tế là lạm phát).
2- Khi cho vay, nó đã ép các bác phải làm những điều nó muốn về chính trị, về chính sách kinh tế, xã hội .. để nó còn ăn thêm nữa. Để làm sao như chị Dậu, càng làm càng nghèo.
Thế còn cái vế quân sự là như thế nào? để các bác khỏi xù. Đã vay thì phải trả không thì nó đánh cho vỡ mặt, vì đến phút cuối cùng thì cũng là mang dao búa ra doạ nhau thôi. Các bác cũng có thể thấy điều này rất rõ ràng trong quan hệ tư nhân mà.
Như vậy lòng tin trong kinh tế chính là để gây tin tưởng vay tiền. Và người ta cũng có thể dùng nó như vũ khí. Ví dụ. Chuyện gì xẩy ra khi bác có thể chi trả được, nhưng nó cứ nói là không, nó cứ đồn là bác sắp vỡ nợ. Để cho bác phải chấp nhận vay với lãi xuất cao hơn. Ở đây các bác thấy ngoài tài chính – quân sự nó còn có cái vế nữa là thông tin (media). Nhưng không phải là thông tin thật, mà là một thuật tuyên truyền.
Như vậy đã đủ chưa. Chưa phải thêm một cái vế nữa. Đó là giáo dục. Giáo dục để các bác chấp nhận cái lô gíc của nó, thì cái sự thống trị nó mới hoàn toàn.
Như vậy chủ nghĩa đế quốc hiện tại dựa trên 4 cái chân:
Tiền tệ-Quân sự-Tuyên truyền-Giáo dục.
Mặc dù có 4 cái chân, nhưng nó cũng có điểm yếu điểm mạnh, nên người ta có thể bẻ nó được. Có nghĩa là mình làm ngược, nương vào nó để đánh nó, giống như ông Nguyễn chí Thanh để chống lại hoả lực của Mỹ, thì phải nắm thắt lưng nó mà đánh. Cái này thì sẽ nói sau vậy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Machiavelli
post Dec 28 2013, 08:53 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Newbie


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 24
Tham gia từ: 5-September 09
Thành viên thứ: 10.862

Tiền mặt hiện có : 503$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



laugh1.gif
Bác Phó Thường Nhân viết hay đấy. Em đoán chắc xuất thân từ bên tuyên huấn. Đọc thấy rất vui, phấn khởi.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Thiên Lang
post Dec 31 2013, 11:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Regular Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 247
Tham gia từ: 26-April 03
Thành viên thứ: 1.051

Tiền mặt hiện có : 3.674$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó luôn coi tư sản mại bản của phương tây gắn chặt quyền lợi với chính quốc, với đỉnh điểm là chủ nghĩa đế quốc và thuộc địa kiểu mới version 2000.

Bác giải thích thế nào về một vấn đề hiện nay ở chính Pháp và Đức hai điển hình của tư bản phương tây ở EU. Báo chí tại hai nước này hàng ngày chất vấn các công ty, tập đoàn và những nhà tư sản hàng đầu về lòng yêu nước. Còn các nhà tư sản thì khoái thác chống đỡ rằng sưu cao thuế nặng, cơ hội đầu tư. Họ bỏ mặc vân đề thất nghiệp, tang trưởng chậm trong nước đầu tư vào các thị trường hấp dẫn hơn như Trung Quốc, Việt Nam.

Ngược lại đứng về phía các nước "thuộc địa", bác lại khăng khăng rằng nó là cái thòng lọng bóc lột lợi tức.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Dec 31 2013, 11:52 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



"Đồng xu nào cũng có hai mặt". Những phân tích của bác Phó về chủ nghĩa đế quốc là hữu lý, nhưng mới chỉ là một mặt của hiện tượng tư bản. Tuy những phân tích kiểu này có giá trị cảnh báo, cả về tâm lý lẫn chính sách, song nó không thể là toàn bộ được. Bởi vận động kinh tế tư bản là phát triển tự nhiên của xã hội loài người, người ta không thể từ chối nó mà chỉ có thể chọn lựa tâm lý và ứng xử thích nghi. Lòng tin xuất hiện ở đây không phải là tin vào phép màu nhiệm của đồng tiên hay các thế lực chính trị, quân sự. Lòng tin đúng đắn đến từ sự hiểu biết các quy luật vận động của chúng và chấp nhận luật chơi (như nhà Phật vẫn nói: giải thoát không phải là lìa bỏ luân hồi mà là giác ngộ về nhân quả nghiệp báo, thực hành chính đạo).

Thực tế trò chơi thị trường toàn cầu cũng cho thấy tính hai mặt: một mặt là chủ tư bản (phương tây) thụ hưởng được khá nhiều lợi ích từ việc in tiền và dùng nó để mua sản phẩm giá rẻ từ các "thuộc địa kiểu mới". Mặt khác là sự chuyển giao công kỹ nghệ qua truyền thông và giáo dục làm cho khu vực thuộc địa mạnh lên và cạnh tranh trở lại. Tính chất giai đoạn, thịnh suy tạm thời ... được quy định là bắt buộc, phổ quát của Tự nhiên, không một thế lực nào có thể thay đổi được trừ ... Chúa Trời! laugh.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 9 2014, 09:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@Mach,
Không phải là tuyên huấn, mà là một mặt của sự thật (one version of truth). Tại sao tôi không nói những điều tôi nói là sự thật duy nhất, vì tôi không phải là tuyên huấn. Còn nó vẫn là sự thật, vì các bác có thể tự kiểm nghiệm xem những gì tôi nói có đúng không, chắc chắn là nó đúng được một ít.
@Sky,
Khi ông Lê nin viết “chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, thì ông ấy đã dựa trên một hình thái toàn cầu hoá theo kiểu chủ nghĩa thực dân cũ. Có nghĩa là mỗi nước tư bản đầu sỏ quản lý hành chính một phần của quả địa cầu, và không cho thằng tư bản khác tham gia thị trường ấy. Nó là sự mở rộng thị trường dân tộc một cách đơn giản. Như vậy để chia lại chỉ có cách đánh nhau. Đấy là nguyên nhân gây ra đại chiến thế giới I rồi II. Trong thực tế đó là hai hiệp của một cuộc đại chiến thế giới. Kết thúc 2 hiệp này thì chỉ còn 1 đế quốc là bá chủ, đó là nước Mỹ. Nhưng nước Mỹ không thể làm bá chủ trong tình trạng độc lập về chính trị của các dân tộc là điều hiển nhiên, nếu muốn xoá bỏ cũng không được, mà bằng chứng là cuộc kháng chiến chống Mỹ của người Việt nam. Nó đã chứng tỏ, dù có giầu có mạnh thế nào, cũng khó có thể khuất phục được một dân tộc. Như vậy cách đơn giản hơn là vô hiệu hoá nó, vô hiệu hoá độc lập dân tộc. Có nhiều cách vô hiệu hoá. Hoặc trả độc lập trong những điều kiện có lợi cho họ (điều này Pháp làm rất giỏi ở châu Phi), hoặc dựng ra những nước không thể tự sống, bắt buộc phải nhờ vả vào mẫu quốc cũ (điều này Anh làm rất giỏi ở vùng vịnh, nơi mà mỗi mỏ dầu trở thành một tiểu quốc Ả rập, để rồi bị Mỹ nẫng mất vị trí mẫu quốc), hoặc gây sức ép qua tài chính, điều kiện cho vay vốn, rồi từ đó mà hướng sự phát triển kinh tế của nước ấy theo hướng phụ thuộc (Điều này chủ yếu là Mỹ). Trong những cách thức ấy, rõ ràng cách thức của Mỹ phổ quát hơn cả. Và Mỹ áp dụng ngay cả vào các nước EU. Chính vì thế mặc dù Pháp, Đức, Nhật vẫn là cường quốc, nhưng nó cũng phải chịu sức ép của Mỹ như bất cứ một nước nào khác.
Cái đế của sức ép đó dựa vào những trụ cột sau:
1- Đồng đô la được coi là đồng tiền dự trữ. Và chính quyền Mỹ là người bảo đảm giá trị của đồng đô la. Nhưng đồng thời đồng đô la là đồng tiền của nước Mỹ. Bảo vệ đồng đô la là bảo vệ lợi ích nước Mỹ.
2- Một thị trường tài chính toàn cầu. Trong đó, các ngân hàng quốc gia không được phép in tiền, mà khi có thâm hụt thì .. vay bằng đô la trên thị trường thế giới.
3- Đồng đô la không còn được bảo đảm bằng vàng, mà ngược lại vàng không còn là đồng tiền dự trữ, ngược lại vàng trở thành hàng hoá .. như mớ rau , quả chuối.
Từ 3 điều trên, ngân hàng trung ương Mỹ (FED) nhiệm vụ chỉ bảo vệ quyền lợi tài chính chủ quyền Mỹ, nhưng cái ảnh hưởng của nó lại toàn cầu. Do những trụ cột, tôi nói ở trên, nó đã có vai trò ngân hàng trung ương toàn cầu, nhưng chỉ phục vụ cho lợi ích Mỹ. Đây là bản chất đế quốc Mỹ.
Để duy trì được 3 cái trụ trên thì nó có những điều kiện chính trị quân sự bất thành văn sau:
1- Đồng tiền được sử dụng để chi trả cho mua bán năng lượng trên toàn cầu là đồng đô la.
2- Sức mạnh quân sự Mỹ
Hai điều trên ủng hộ lẫn nhau. Mỹ đóng quân ở vùng vịnh để “bảo vệ” những tiểu quốc dầu mỏ để chúng tồn tại được. đồng thời các tiểu quốc này chỉ nhận đô khi bán dầu. Điều này bắt buộc tất cả các nước trên thế giới phụ thuộc vào Mỹ (ngay cả Liên Xô ngày xưa, và các cường quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật..). Đây là một sự phụ thuộc kinh tế.
Từ cái khung tài chính “bắt buộc” này, hãy xem các nước Pháp, Đức, Nhật ..sử thế thế nào, điều này sẽ trả lời câu hỏi của Sky về tư sản dân tộc của các nước này.
Sự trả lời của Pháp Đức có hai vế.
1- Tạo ra một đồng tiền cạnh tranh với Đô la (đồng Euro), để tiến tới Euro cũng sẽ trở thành đối thủ của đô la.
2- Tạo lập các hãng đa quốc gia nhưng cái đầu của nó là dân tộc.
Như vậy cái trật tự kinh tế thế kỷ XXI này, điều quan trọng là cái đầu quyết định nó ở đâu, lãi nó đi về đâu, khi có xung đột lợi ích, thì luật lệ nước nào sẽ thắng thế. Trả lời những câu hỏi này, cũng là trả lời ai là tư sản dân tộc.
Ví dụ, Samsung là hãng tư sản dân tộc Hàn quốc, vì tiền lãi nó mang về Hàn quốc, cái đầu chỉ huy của nó ở Hàn quốc, nhân sự cấp cao của nó là Hàn quốc, Khi có xung đột cuối cùng với nước sở tại (ví dụ VN) thì nó không thể bảo vệ VN mà bảo vệ Hàn quốc. May mắn mà thể chế chính trị nó yếu, không thể ép VN , kiếm chuyện “nhân tình, nhân ngãi, nhân quyền”, thì mới được thế này, chứ Hàn quốc mà có sức mạnh như Mỹ thì VN còn cái gì.
Còn lại vấn đề thị trường nội địa, thì nó giải quyết thế nào. Khi tư bản Pháp, Đức vào VN bỏ không đầu tư ở nội địa chính quốc là thế nào, tại sao nó không giải quyết các vấn đề việc làm thất nghiệp ở chính quốc mà lại làm thế, chẳng nhẽ nó lại không dân tộc !! Tại sao nó lại kêu gọi đầu tư nước ngoài thế là nó không dân tộc rồi còn gì !!
Câu trả lời là phải nhìn rộng ra. Ví dụ nước Pháp, dù nó kêu gọi đầu tư, nhưng xuất khẩu tư bản của nó vẫn lớn hơn. Tức là tư bản pháp đầu tư ở nước ngoài nhiều hơn số tiền đầu tư nước ngoài vào Pháp. Sức mạnh cuả nước Pháp phải tính kinh tế nội địa của nó cộng với thị trường nó chiếm được ở nước ngoài. Tương tự như vậy, sức mạnh Mỹ không phải chỉ có những cái gì họ làm ở Mỹ, mà phải tính tất cả những thị trường nó chiếm được, cộng với công cụ sản xuất nó có ở nước ngoài. Nhìn vào VN thì dễ thấy. VN sẽ là nơi sản xuất mobile chủ yếu cho thế giới nhờ Samsung, nó sẽ được tính vào PNB của VN, nhưng người VN thực được cái gì, công cụ sản xuất của nó vẫn là của Samsung, tức là Hàn quốc. VN chỉ có tiếng, đâu có miếng (hoặc là miếng rất nhỏ).
Nếu nhìn kỹ hơn nữa, thì sẽ thấy toàn bộ hệ thống thương mại, xuất nhập khẩu là nó không cho vào. Có nghĩa là nó thích nhập thì nhập, không thích thì thôi. Không ép được. Nếu nhập được thì nó ăn con tôm, người xuất ăn con tép. Trong nhiều trường hợp, hãng xuất khẩu vào thị trường nó là chi nhánh của hãng đa quốc gia của nó. Như vậy là nó lãi toàn diện. Trong trường hợp này, nó là dạng đế quốc tài chính. Các bác để ý, hiện nay VN rất vênh vác là nhập siêu với người ta, nhưng VN có làm chủ được chuỗi phân phối sản phẩm đến gốc đâu. VN làm giống như lúc tôi đi du lịch thấy nông dân mang dưa hấu ra đầu ngõ nhà mình bán, chờ khách qua đường mua. Việc bán cá ba sa là như thế.
Nó mua ở VN 1,2 euros /cân. Bán 15,16 euro /cân. Nhưng nếu bây giờ mình muốn xâm nhập chuỗi phân phối của nó, làm gì nó cho. Có nghĩa là ngay trong trường hợp nhập, nó vẫn lãi. Trong lĩnh vực dệt may, là nghành nghề có phần giá nhân công cao nhất, tỉ lệ giá nhân công trong lãi xuất cũng chỉ có 15%, thế mà bây giờ định vào TPP nó còn tìm cách ép lấy nốt.
Nhìn thế thì mới thấy nó sử dụng thị trường của nó hoặc để tiêu thụ sản phẩm chi nhánh nó sản xuất ở bên ngoài, hoặc lấy giá trị thặng dư cao nhất dựa trên độc quyền nhập khẩu. Nó nhượng lại một phần thị trường của nó, trong điều kiện nó lãi là chính. Đây thực ra là kinh tế thuộc địa.
Cũng chính vì thế mà nó không bảo hộ mậu dịch 100% vì toàn cầu hoá lợi cho nó.
Thế còn việc thất nghiệp, các vấn đề xã hội..ở Pháp và Tây Âu, chủ yếu nó đánh thuế người trung lưu để phân chia cho người nghèo tạo nên sự công bằng tương đối của xã hội. Thuế đánh dựa vào thu nhập lao động, chứ không đánh vào tư bản, vì nó vẫn là xã hội có giai cấp. Cái ngày nó đánh thuế cao tư bản để chia cho người nghèo, thì nó sẽ là xã hội chủ nghĩa rồi. Điều đó làm gì có. Trong thực tế ở Pháp người có thu nhập trung bình bị đánh thuế nặng nhất, còn đã giầu to thì lại trả thuế ít hơn. Người nghèo thì không trả thuế được rồi. Tóm lại sự công bằng của nó là có tầng lớp trung lưu mà ra. Tầng lớp trung lưu thực ra là công nhân (theo định nghĩa Mác – Lê nin) có kiến thức mà ra, kiếm cơm bằng kiến thức. Có nghĩa là kinh tế của nó phải dựa vào chất xám, công nghệ.. nhiều hơn là bắp thịt. Đây cũng là bản chất của xã hội mà nó gọi là “xã hội tiêu thụ”.
Với quá trình toàn cầu hoá, thì tư bản dân tộc của nó vẫn mạnh lên. Mạnh lên nhiều lần, nhưng nó “mất dần” nghĩa vụ với cộng đồng dân tộc đi, vì nó không cần giai cấp công nhân chính quốc, nhưng không vì thế mà nó mất tính dân tộc (vì tư bản Pháp vẫn khác tư bản Mỹ, Nhật..) nó chỉ tăng tính giai cấp lên thôi.
Nhưng do từ sau chiến tranh thế giới thứ II, giai cấp công nhân ở chính quốc dần dần được thay thế bởi công nhân gốc nhập cư. Vì thế mâu thuẫn giai cấp bị biến thành ..mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc. Đó là một quá trình người ta gọi là “biến mâu thuẫn xã hội thành mâu thuẫn tôn giáo, biến mâu thuẫn giai cấp thành mâu thuẫn sắc tộc”. Sau mỗi một người thất nghiệp nhập cư, nó chỉ thổi bùng lên đó là người nhập cư (mà lờ đi việc họ là công nhân), sau mỗi một người thất nghiệp gốc , thì nó chỉ thổi bùng lên việc “người nước ngoài cướp việc”, mà lờ đi họ là công nhân.
Như vậy trong thực tế các nước tư bản phương Tây vẫn mạnh lên, có điều nó không độc quyền đươc về công nghệ, kỹ thuật như trước, và điều này gây khó khăn xã hội của nó, nhưng không phải vì thế mà tư bản nó yếu đi.
Còn việc lúc nào trên báo của nó cũng rêu rao phải giảm các chính sách xã hội, để cạnh tranh thì chỉ là trò hề tuyên truyền thôi. Nói theo cái lô gíc ấy, thì nước Haiti phải là cường quốc chứ, vì nước này nghèo tới mức làm gì có chính sách xã hội. Sự tồn tại của cái lô gíc ấy, vì xã hội phương Tây là xã hội có giai cấp.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

4 Trang < 1 2 3 4 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC