Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 4 5 6 7 8 > »  

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

Phó Thường Nhân
post Feb 12 2020, 07:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #51

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cho tới năm 1924, thì hi vọng một cuộc cách mạng lan rộng ở châu Âu rất lớn, và là điểm chính. Vì thời gian 1917-1924, đã lần lượt tồn tại các xô viết ở Hung, cách mạng Đức, rồi Ý. Nhưng tới năm 1924, khi cách mạng Đức thất bại, thì vấn đề cách mạng toàn châu Âu rõ ràng là xa vời. Như vậy đặt ra vấn đề xây dựng CNXH ở một mình Liên Xô, vấn đề bảo vệ thành quả cách mạng Xô Viết. Và đây chính là mâu thuẫn giữa hai xu hướng. Xu hướng chủ yếu của đảng CS Liên xô, đứng đầu là Stalin, và xu hướng Trosky. Xu hướng này là thiểu số. Xu hướng Trosky đòi hỏi Liên Xô phải hi sinh mình làm cách mạng ở châu Âu. « cách mạng liên tục cách mạng thường trực ». Và sự mâu thuẫn này ảnh hưởng tới chính sách của Quốc tế cộng sản về phong trào giải phóng dân tộc.
Khi Liên Xô, và Quốc tế cộng sản giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc, thì đây còn có ý nghĩa để bảo vệ Liên Xô nữa. Vì thế sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản chủ yếu nhằm vào TQ. Và vì ở đây giai cấp công nhân chưa phát triển, ý tưởng chủ yếu là giúp đỡ giai cấp tư sản dân tộc, tiến hành cách mạng dân chủ tư sản. Nhưng ở đây nó có vấn đề là ngay cả ở TQ, lực lượng chính không phải là tư sản mà là địa chủ, và đồng thời dưới ảnh hưởng của Quốc tế cộng sản, đảng cộng sản cũng ra đời. Vậy giúp ai đây, giúp thế nào. Nếu giúp Quốc dân đảng TQ tức là giúp địa chủ, và điều này có lợi cho nhà nước Xô viết, vì gỡ được vấn đề an ninh phía Đông, điều này phù hợp với điều một (bảo vệ Liên Xô), nhưng hi sinh lợi ích nông dân, công nhân TQ. Ngược lại nếu ủng hộ đảng CS TQ, thì có nghĩa là mở mặt trận thứ hai mà không đủ sức.
Vào thời điểm 1924-1930, thì Liên Xô chủ yếu giúp Quốc dân Đảng TQ, vì thế tư duy của Quốc tế cộng sản là liên minh công nhân, nông dân với tư sản. Nhưng tới những năm 1927,1928, thì Quốc dân đảng TQ đã phản lại, sau khi được Liên Xô giúp. Vì thế chính sách của Quốc tế cộng sản vào thời gan này lại chuyển sang « đấu tranh giai cấp ». Đây cũng chính là thời điểm Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời. Và vấn đề « đấu tranh giai cấp » này được thể hiện rõ trong Xô Viết Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu « trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ ».
Vào thời điểm những năm 35,36. Do chủ nghĩa phát xít đã đứng vững ở Đức, chiến tranh tới gần. Thì quốc tế cộng sản lại đổi trở lại chính sách « liên minh các lực lượng dân chủ », liên minh với các lực lượng tư sản tiến bộ. ở Pháp có mặt trận bình dân, và ở Đông Dương cũng theo vậy.
Như vậy chính sách chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính sách quốc tế cộng sản, cũng như điều kiện chính trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Tôi nói chịu ảnh hưởng, chứ không phải là « tay sai », vì Quốc tế cộng sản không sai khiến được. Ảnh hưởng của quốc tế cộng sản ở Vn là theo uy tín mà ra. Giống như trước đây, các nhà sư sang Ấn độ thỉnh kinh, học ở đại Học Nalanda, được coi là chân truyền. Quốc tế cộng sản, thực ra là một dạng đại học Nalanda kiểu mới. Người nào học ở đây ra, thì khác gì nhà sư đi thỉnh kinh về có uy tín.
Vì thế cũng như ở TQ, các tổng bí thư đảng ở VN thời kỳ đầu có liên quan trực tiếp tới Quốc tế cộng sản. Ở TQ, ta có thể thấy đây là các vị : Lý Đại Chiêu, Trương Quốc Đào, Lý lập San, Vương Minh. (Ngoài Lý Đại Chiêu,là giáo sư đại học Thanh Hoa, các vị kia đều được đào tạo ở Liên Xô). Ở VN, ta có Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập (cũng đào tạo ở Liên Xô). Nhưng cũng có những người khác, ví dụ ở VN Nguyễn văn Cừ, Hoàng văn Thụ. Ở TQ thì có Mao trạch Đông.
Phải nói thêm một điều là ở VN, TQ tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản rất phổ cập, vì bản thân văn hoá truyền thống là Nho giáo cũng rất gần. Bác Hồ là người cộng sản VN đầu tiên, nhưng bác không phải là người duy nhất. Và không phải ai theo chủ nghĩa cộng sản cũng nhờ sự giới thiệu của Bác.Nói một cách khác, nếu bác Hồ không tồn tại, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn vào VN. Bác Hồ có tác động là làm cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ở VN có mầu sắc ..Bác Hồ. Giống như vua Trần Nhân Tông tạo ra thiền phái Trúc Lâm. Không có vua thì VN vẫn có Thiền, nhưng nó sẽ không phải là thiền Trúc Lâm.
Như vậy, sau khi Đảng cộng sản Đông Dương được thành lập ngày mồng 3-2, thì đảng cộng sản Đông Dương có quan hệ trực tiếp với Quốc Tế cộng sản. Bác không phải là người đứng đầu, mặc dù bác đã dùng uy tín của mình, cũng như vai trò một nhân vật của quốc tế cộng sản thống nhất ba nhóm cộng sản VN với nhau.
Giữa Bác và TBT Trần Phú không có vấn đề, vì việc thay đổi (thực ra là bổ xung) cương lĩnh của Đảng vào tháng 10 năm 1930 là để phù hợp với yêu cầu của quốc tế cộng sản, cũng như để khớp với phong trào Xô viết Nghệ tĩnh.
Đối với tôi, phong trào Xô Viết nghệ tĩnh quyết định mầu sắc của chủ nghĩa Mác-Lê Nin ở VN. Đây là lần đầu tiên (còn có lần thứ 2 nữa) cách mạng VN hoạt động theo kiểu Liên Xô, dùng phương pháp Liên Xô trong cách mạng tháng mười. Và nó đã thất bại, vì bản chất của chế độ thực dân Pháp. Lần thứ hai chính là Khởi nghĩa Nam Kỳ (1940). Và chính Bác Hồ đã đưa cách thức mới vào, học từ cách mạng TQ. Để rồi tới năm 1954, sau cải cách ruộng đất, thì không còn áp dụng « kiểu TQ » nữa.
Giai đoạn 1930-1940 của Đảng cũng tương tự những gì đã diễn ra ở TQ trong giai đoạn 1922-1935. Năm 1935, trong Vạn Lý Trường Chính, Mao trạch Đông trở thành chủ tịch Đảng CS TQ. Trong giai đoạn 1922-1935, Mao trạch Đông cũng không có mâu thuẫn gì với lãnh đạo từ Liên Xô về của Đảng CS TQ cả. Nhưng từ thực tế cách mạng, ông đã tìm ra con đường mới, sáng tạo ra chủ nghĩa Mao, vì kiểu Liên Xô không chạy. Bác Hồ cũng vậy, trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, bác đã tìm ra con đường mới, thông qua kinh nghiệm của cách mạng TQ và chính ở VN. Ở TQ, sau năm 1935, còn có mâu thuẫn giữa Vương Minh giữ vai trò tổng bí thư và Mao Trạch Đông. Nhưng ở VN không có chuyện này, vì không có chuyện gối đầu quyền lực lên nhau. Trước khi bác về Pác Bó lãnh đạo cách mạng VN, thì có TBT Hoàng Văn Thụ. Bác chỉ chỉnh sửa Khởi Nghĩa Bắc Sơn cho nó chuẩn, vừa xây dựng lực lượng vũ trang ngầm, vừa vận động quần chúng , lại tìm cách liên lạc với Đồng Minh để tìm sự ủng hộ, cũng như đoàn kết các tầng lớp nhân dân, nhưng Đảng là hạt nhân. Đây là điều mà ở cách mạng TQ không có.
Phương pháp cách mạng của bác, như nói ở trên, cũng được tác giả quyển sử trên « tầm thường hoá », coi đó là chính sách của Quốc Tế Cộng sản liên minh giai cấp. Điều này hoàn toàn không phải. Đây là sáng tạo của Bác Hồ và là mầu sắc của chủ nghĩa Mác-Lê nin VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 12 2020, 09:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #52

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Tóm tắt lại mấy điều tôi viết ở trên, cho nó rõ ràng ý hơn.
Không có vấn đề bác Hồ mâu thuẫn với các tổng bí thư thời 1930-1940, bởi vì bác không phải là người tham gia trực tiếp vào hoạt động của đảng cộng sản Đông Dương. Đảng sau khi thành lập, (3/02/1930) hoạt động trực tiếp với Quốc Tế cộng sản, và áp dụng những chính sách của Quốc Tế Cộng sản vào từng thời kỳ khác nhau trong giai đoạn này.
Chính sách của Quốc tế cộng sản phụ thuộc vào các yếu tố như nội chính Liên Xô và tình hình quốc tế, vai trò các đảng cộng sản châu Âu và tình hình chính trị ở chính quốc (Pháp, Anh,..) và không phải lúc nào cũng phù hợp với tình hình VN.
Thời gian này bác Hồ trực thuộc trực tiếp vào Quốc Tế Cộng sản như một thành viên của đảng cộng sản Pháp, « chuyên gia » về vấn đề thuộc địa hay nông dân. Bác luôn luôn ở trong Quốc tế cộng sản với tư cách này. Chưa bao giờ vị trí của bác ở đây như là đại diện của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đây là điều giải thích, tại sao vai trò của bác không được đề cập tới trong lịch sử Đảng giai đoạn 1930-1940.
Vào giai đoạn cuối, có thể có vấn đề với TBT Đảng lúc đó là Hà Huy Tập, mà vấn đề chủ yếu liên quan tới việc Lâm Đức Thụ chui được vào tổ chức của Đảng từ thời Thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925-1926). Ngược lại bác không liên quan tới các đấu đá chính trị của nội bộ Liên Xô, chủ yếu là đấu tranh giữa Đảng Liên Xô và nhóm Trosky. Do bác Hồ là người cộng sản đến từ chủ nghĩa dân tộc, Bác không thuộc vào những người giơ cao ngọn cờ đòi làm cách mạng ở châu Âu là chính, đối kháng việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước ở Liên Xô, như Trosky chủ trương.
Các hoạt động của đảng cộng sản Đông Dương, dù là phất cao ngọn cờ yêu nước, cũng chứng tỏ cách thức hoạt động kiểu Liên Xô không phù hợp. Tương tự những gì mà Quốc Tế cộng sản chỉ đạo ở TQ (1922-1935). Chính vì thế cách mạng TQ thành công nhờ sự sáng tạo của Mao Trạch Đông và ở VN là sáng tạo của bác Hồ.
Bác Hồ đã sáng tạo những gì. Bác đã tổng kết kinh nghiệm của cả Liên Xô và TQ. Với Liên Xô đó là việc vận động quần chúng, liên minh công nông, đấu tranh chính trị. Kinh nghiệm của TQ là xây dựng căn cứ địa, đấu tranh vũ trang, củng cố, giáo dục ý thức hệ tư tưởng, tận dụng khai thác triệt để tình hình chính trị thế giới.(vấn đề thời cơ, tương quan lực lượng). Kinh nghiệm của Quốc tế cộng sản, đó là lập mặt trận rộng lớn đoàn kết toàn dân, nhưng do Đảng lãnh đạo (không phải như Quốc tế cộng sản , ủng hộ linh tinh rồi bị tư sản địa chủ đánh lại ở TQ).
Điều đặc trưng riêng của Bác, làm bác khác Lê Nin, Mao trạch Đông, Mác.. đó là nhấn mạnh vấn đề đạo đức cá nhân. Đây là ảnh hưởng tiến bộ của Nho giáo.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 17 2020, 09:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #53

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong phần viết riêng về Bác Hồ, cũng có khi tác giả gán ý của mình cho bác. Ví dụ, nói về việc bác than phiền điều kiện làm việc ở Quảng Châu, mà tác giả coi đó như cảm nhận của bác bị phân biệt đối xử, so với các cố vấn « da trắng » khác được ở sang hơn (Tác giả trích đoạn thư của bác viết). Nhưng khả năng này thực ra không có. Sự than phiền của bác liên quan tới việc « vứt tiền qua cửa sổ » thì đúng hơn, với ý rằng Quốc tế cộng sản đã chi trả nhiều nhưng điều kiện ăn ở cũng không tốt như giá phải trả. Và đây cũng là một đặc trưng sinh hoạt cá nhân của Bác Hồ ngay cả về sau. Từ việc ở nhà sàn, dạy cán bộ mang thịt kho mặn đi công tác để giảm chi phí.. Bản thân bác cũng đã lấy sinh hoạt phí của mình để dùng làm tiền đào tạo Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Quốc tế cộng sản thực ra chỉ chi viện tài chính khi đảng cộng sản Đông Dương thành lập (mà cũng hạn chế), và đặc biệt sau Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trong giai đoạn trước (1926-1930), ngoài tiền riêng của Bác, bác cũng dùng vị thế của mình như là nhân vật của Quốc tế cộng sản để giới thiệu người Việt yêu nước vào học trong trường quân sự Hoàng Phố (do QTCS giúp Quốc dân đảng thành lập), hay sang Nga. Nhưng như tôi nói ở trên, không phải bất cứ ai sang Nga cũng là do Bác giới thiệu hay môi giới.
Cho tới Xô viết nghệ tĩnh, thì Đông Dương không phải là điểm chú ý của QTCS (Quốc tế cộng sản), cũng như sau này Liên Xô mặc dù là một trong những nước đầu tiên công nhận VN Dân chủ cộng hoà (cùng với TQ), nhưng tận năm 1950. Vì thế cách mạng VN bao giờ cũng là nội lực, rồi sau đó mới tìm được chi viện, và vì thế không phải là bên ngoài dựng lên và luôn độc lập hành động.
Quyển sách cũng nói Bác Hồ sang Quảng Châu với danh nghĩa là nhân viên thông tấn xã Liên Xô, trong khi sách tiếng Việt nói bác làm phiên dịch cho Bô rô đin ( là trưởng phái đoàn của QTCS ), nhưng trong sách cũng nói việc chính của bác là phiên dịch. Như vậy sự khác nhau không đáng kể, vì theo sách VN, người ta có thể hiểu bác là phiên dịch cá nhân cho ông này. Chỉ như vậy thôi.
Quyển sách cũng nói ngụ ý bác là chồng của chị Nguyễn Thị Minh Khai, và như vậy ta có thể hiểu Bác là Anh rể của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng thực ra cũng không có bằng cớ chính xác.(Đây cũng là từ sách vở miền Nam cũ tuyên truyền) Còn sách VN thì nói chị Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của anh Lê Hồng Phong. Nhưng trong quyển sách lại nói là khi Bác bị bắt ở Hồng Kông (1931), chị Nguyễn thị Minh Khai cũng bị bắt cùng nhiều người khác, nhưng sau đó được thực dân Anh thả, và về ở với Lâm Đức Thụ. Nhưng sự mập mờ là ở cùng cũng chưa chắc là vợ chồng. Tóm lại, quyển sách đưa nhiều chuyện râu ria kiểu này, nhưng không có gì xác thực để đánh giá chính xác.
Quyển sách cũng nói tới điều bịa đặt (từ sách vở của VNCH cũ đưa ra), đó là việc vu cho bác « chỉ điểm » cho thực dân Pháp bắt cụ Phan Bội Châu, mà theo sách vở Sài gòn cũ, thì vì bác Hồ muốn « loại đối thủ ». Và chính quyển sách cũng thấy nó sai. Cụ Phan mất trước khi cách mạng tháng 8 thành công, nếu còn sống, khả năng gần như chắc chắn là cụ sẽ tham gia Việt Minh như các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn văn Tố, và điều này có thể thay đổi chút ít các sự kiện lịch sử vào cuối năm 1945. Vào thời điểm này, Nguyễn Hải thần được sự ủng hộ của quân đội Tưởng giới Thạnh, lại có chính danh là hậu duệ của VN Quốc Dân Đảng, nên đã lĩnh chức vụ Phó chủ tịch nước. Nếu cụ Phan còn sống, thì cụ sẽ là người giữ chức này, và khả năng VN Quốc dân Đảng tham gia Việt Minh sẽ lớn hơn và sẽ không xảy ra các vụ xung đột giữa VN Quốc dân Đảng và Việt Minh.
Về sự kiện thành lập đảng cộng sản Đông dương, cũng có sự khác biệt là nếu sách sử VN nói 3 đảng được hợp lại, đã được thành lập riêng rẽ ở Bắc, Trung, Nam, thì trong quyển sách công nhận có sự thành lập đảng ở Bắc Kỳ và Trung kỳ, còn đảng CS thứ 3 lại là do Hồ Tùng Mậu, là hậu duệ của VN Thanh niên cách mạng đồng chí hội lập ra ở Hồng công.

Về các sự kiện lịch sử chung, cũng như các sử gia tư sản khác, coi phong trào cộng sản là kẻ thù, nên họ bao giờ cũng « ủng hộ » Trosky, coi Trosky là đúng. Trong quyển sách này cũng vậy. Ví dụ nói vể cách mạng TQ, thì tác giả cũng cho là Trosky đúng. Trong thực tế, dù là tư duy của quốc tế cộng sản được gán cho Staline, hay phần được gán cho Trosky (vì tới năm 1935, thì phe Trosky mới bị loại khỏi đảng CS Liên Xô và QTCS), thì cả hai chính sách đều sai. QTCS khi ủng hộ Quốc dân đảng TQ, đã gây thịêt hại cho cách mạng TQ. Ngược lại chính sách « cứng đờ, giáo điều » của nhóm Trosky, đòi công nhân TQ nổi dậy, đấu tranh trong thành thị là chính (kiểu như công nhân châu Âu), đã khiến các lực lượng cách mạng TQ bị tiêu diệt gần như hoàn toàn ở đô thị (chắc vì thế nên các học giả tư sản ủng hộ Trosky, bởi làm như vậy thì CM bị tiêu diệt dễ dàng hơn). Cách mạng TQ thắng lợi là nhờ tư tưởng Mao trạch Đông, và chính vì thành thị đóng vai trò khiêm tốn trong cách mạng TQ, nên chủ nghĩa Mao mới có câu khẩu hiệu « lấy nông thôn bao vây thành thị ».

Điều đặc biệt khác là tác giả gán cho việc các đảng cộng sản ở ĐNA được thành lập (có bác Hồ tham gia) là để giúp QTCS cân bằng với Lý lập San, là TBT đảng CS TQ vào thời kỳ đó. Điều này thật kỳ lạ, vì Lý Lập San là người có cùng chủ trương với QTCS, thực hành chủ trương của QTCS, trở thành TBT một phần do QTCS đưa ra, vậy làm sao ông này lại có chính sách « cân bằng ảnh hưởng với QTCS » được vì làm gì có mâu thuẫn hai bên ở đây. Không kể lúc đó Đảng CS TQ chuyện nhà mình còn chưa xong, làm sao lại đòi « bành trướng » ra nước ngoài.
Tương tự như vậy ở Đông Dương, tác giả « phát hiện » ra các chi bộ « Nam Dương » của Đảng CS TQ, và muốn gắn cho nó một vai trò nào đó ở Đông Dương (dù tác giả chỉ đặt giả thiết), cũng đều là chuyện vớ vẩn.
Do Hoa kiều ở ĐNA có nhiều, khả năng trong cộng đồng người hoa có chi bộ hải ngoại của Đảng CS TQ là điều có thể (gần như chắc chắn), nhưng vai trò của nó là để ủng hộ CM ở lục địa TQ không phải là chỉ huy, can thiệp vào được xã hội các nước ĐNA.
Tác giả dừơng như muốn gán vai trò cho Đảng CS TQ, với cái nhìn về TQ hiện nay trên thế giới, đó là một nước muốn bành trướng xuống ĐNA. Nhưng đó chỉ là định kiến sẵn có của bà ta gán ghép bất chấp thời gian, không gian thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 17 2020, 11:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #54

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong quyển sử này, tác giả của nó cũng nói tới quan hệ giữa những người cộng sản và Trosky ở Nam bộ, vào giai đoạn 1936-1940 là giai đoạn hoạt động công khai, do có phong trào mặt trận bình dân (1936-1939) ở Pháp. Điều ngạc nhiên là CS và Trosky cùng làm chung một tờ báo « la lutte » (Đấu Tranh), trong khi ở Liên Xô, giai đoạn này nhóm Trosky đã hoàn toàn bị loại khỏi Đảng CS Liên Xô, và bản thân Trosky cũng bị ám sát (bằng búa) ở Mexico, người ám sát là đảng viên đảng cộng sản Mễ.
Sau cách mạng tháng 8, Tạ Thu Thâu, người « đứng đầu » nhóm Trosky này cũng bị xử tử. Lúc này ông Trần Văn Giầu là bí thư xứ uỷ Nam kỳ.
Vì quyển sách này chỉ nói tới năm 1941, nên không có đoạn sau. Nhưng đây cũng là một câu chuyện hay được lề trái lôi ra, dù nó không phải theo Trosky gì cả, mà chỉ là để chứng minh « sự lật lọng » của CS theo tuyên truyền của họ.
Trước đây, đã có lần nào đó tôi có nói với nvt là sẽ nói tới câu chuyện này, nên nhân thể ở đây nói luôn.
Tôi bắt đầu bằng một câu chuyện cảm nhận cá nhân. Khi tôi tìm kiếm các sách lịch sử văn hoá tiếng Pháp để đọc, tình cờ tôi có mua được một quyển sách « cách mạng và phản cách mạng ở VN 1935-1940 » (tiếng Pháp « VN : révolution et contre-révolution 1935-1940 ») của một tác giả tên là Ngô Văn.

Nhưng khi đọc hết nó cũng không thấy có cái gì cực đặc biệt. Bây giờ nếu lôi nó ra đọc lại thì có thể cảm thấy điều gì đó, nhưng vào thời điểm đó, cách đây cả hơn chục năm, thì nó không để lại cho tôi ấn tượng gì đặc biệt, khiến tôi ghi nhớ. Sau này, tôi mới được biết Ngô Văn là một nhân vật Trosky ở Pháp. Ông này làm công nhân ở hãng ô tô Renault, nhưng là một nhân vật Trosky có tiếng. Quyển sử như vậy đã được viết dưới cái nhìn kiểu Trosky. Như vậy để phân biệt Trosky với CS rất khó biết, vì cả hai bên đều dùng một ngôn ngữ giống nhau, cùng là tư duy duy vật biện chứng..sự khác nhau của hai bên lúc đầu chỉ là quan niệm nhiệm vụ của cách mạng tháng 10, vì Trosky và những người theo ông ta ở trong đảng CS Liên Xô tới năm 1935. Nhưng sau khi Trosky bị trục xuất khỏi Liên Xô, rồi lập ra « đệ tứ quốc tế », thì tư tưởng Trosky chỉ nhằm vào phản biện chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, nhưng từ ngữ thì dùng như những người cộng sản.
Sự khác biệt giữa tư duy Trosky và cộng sản là gì, là bởi Trosky quan niệm cách mạng tháng mười là cái điểm mở đầu của cách mạng thế giới, vì thế Liên Xô phải bằng mọi cách làm cách mạng lật đổ chính quyền các nước phương Tây, đây là nhiệm vụ chính, chứ không thể xây dựng CNXH ở Liên Xô một mình được.

Còn ngược lại, Staline (ngay cả Lê Nin), cũng như đa số thành viên đảng CS Liên Xô thì đi theo thuyết « xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước », và với cái nhìn hiện tại của ta bây giờ, thì có thể thấy nó chính là một cách thức công nghiệp hoá vào thời điểm chủ nghĩa đế quốc thống trị thế giới vào đầu thế kỷ XX.
Hiển nhiên tư duy của Trosky được thế giới tư bản ủng hộ, vì nó có tác dụng gây chiến trực tiếp giữa Liên Xô và phe này, khi rõ ràng Liên Xô không đủ sức, đồng thời nó lại tố cáo Liên Xô không còn là cách mạng. Vì thế mặc dù Trosky dùng những ngôn ngữ rất cách mạng, nó vẫn là một trào lưu tư tưởng được thế giới tư sản ủng hộ, vì thực ra nó ảo tưởng và không thể thành công.

Tôi thường hay ví chủ nghĩa Trosky và chủ nghĩa cộng sản, như là một câu chuyện mà ai đi máy bay đều biết. Khi lên máy bay, lúc đầu bao giờ cũng có thông tin về cửa thoát hiểm, về dùng phao.. trong trường hợp gặp tai nạn. Khi nói đến việc rút mặt nạ thở ô xi, người ta luôn nhấn mạnh là người mẹ phải đeo mặt nạ trước cho mình, rồi mới đeo cho con sau. Sở dĩ thế, bởi nếu người mẹ không thở được, thì tất nhiên không thể lo cho con. Nhưng điều này nó ngược với « luân lý tình mẫu từ » thông thường, vì theo lẽ này, thì người ta phải lo cho con trước, rồi mới lo tới mình thì mới đúng luân lý.
Câu chuyện làm cái gì trước này là ẩn dụ rất rõ ràng giữa người Cộng Sản và Trosky. Nếu ta theo Trosky, thì phải đeo mặt nạ cho con trước (để khỏi phản lại luân lý mẫu tử) bất chấp nguy hiểm là mẹ hết ô xi chết trước khi đeo cho con, và cả hai cùng chết. Còn những người cộng sản thì ngược lại, làm giống những gì mà an ninh yêu cầu.
Mặc dù thế hai bên vẫn có những điều giống nhau. Chính vì thế, một đảng cộng sản, khi đi vào hình thức tả khuynh, giơ cao vấn đề « đấu tranh giai cấp » lên, thì chính sách lại có cái gì đó hao hao giống Trosky. Ta có thể lấy ví dụ như « cách mạng văn hoá vô sản » (1966-1970) ở TQ.
Tất nhiên tôi không đi sâu vào những điều dị biệt về sau như các quan niệm « cách mạng thường trực »(révolution permanente), « chống quan liêu » (anti-bureaucratie), « kinh tế tự quản » (auto-gestion), « Xoá bỏ nhà nước » (Anti-etatique)..
Vào thời điểm 1935 ở VN, thì khó có ai biết được sự khác nhau giữa hai bên, ngay cả chính quyền thuộc địa Pháp. Vì thế nó đánh đồng Trosky và CS làm một. Do bị đánh đồng vào một bên, lại có tư duy hao hao giống nhau, nên mới có việc hình thành hoạt động chung Trosky-CS ở Nam bộ. Mà đây là hoạt động công khai, chứ về tổ chức vẫn riêng. Thực ra chỉ có người cộng sản là có tổ chức, còn Trosky ở Nam bộ chỉ là một nhóm rất nhỏ (4,5 người) xung quanh tờ báo La lutte thôi.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2020, 12:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #55

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Điểm nổi bật nhất của hoạt động chung này là việc Tạ Thu Thâu, Nguyễn văn Tạo được bầu vào hội đồng thành phố Sài gòn (thời điểm 1935-1937), nhưng kết quả cuộc bầu cử này bị thực dân pháp bãi nhiệm, dù sao nó cũng có tác dụng marketting cho nhóm Trosky. Sau năm 1940, khi chính quyền mặt trận bình dân ở Pháp đổ, ở Đông Dương thực dân Pháp cũng tăng cường đàn áp, và con đường của nhóm Trosky với những người CS cũng rời nhau. Với nhóm Trosky, không có vấn đề đòi độc lập dân tộc, (vì cái đế của Troskissme là giai cấp), cũng không có vấn đề nông dân (vì chỉ có giai cấp công nhân). Như vậy, mặc dù các câu khẩu hiệu và ngôn ngữ rất « cách mạng », tác động thực tế của Trosky giỏi lắm cũng chỉ là trong giới lao động thành thị, chủ yếu ở Sài gòn. Nhưng với những hình thức cực đoan, họ cũng không đòi hỏi được quyền lợi cho tầng lớp người này, mà chỉ tạo điều kiện cho Pháp có cớ khủng bố mạnh hơn. Tệ hơn nữa, khi tuyên truyền trong công nhân, thì họ lại đả kích đảng CS. Kết quả, chủ nghĩa Trosky thực ra là « tay sai khách quan » cho thực dân Pháp, dưới vỏ cách mạng.
Điều này thể hiện rõ nhất ở Pháp, sau năm 1945. Lúc này ở Pháp có một tầng lớp đông đảo lính thợ người Việt do Pháp đưa sang phục vụ cho nhu cầu chiến tranh trong Đại chiến II. Và tổ chức Việt minh hầu như bị các nhóm Trosky gạt hết ảnh hưởng trong tầng lớp người này, dưới cái nhìn .. nhân hậu của chính quyền Pháp. (phải mở nguặc nói ở đây, là Trosky VN ở Pháp không phải được chỉ đạo qua Tạ Thu Thâu).
Ở TQ, trong giai đoạn 1920-1949, cũng có các nhóm Trosky hoạt động, nhưng chỉ tập trung ở Thượng Hải là chính. Vào năm 1928,1930 khi Quốc dân Đảng TQ đàn áp quyết liệt ở thành thị, thì các nhóm Trosky này cũng tan rã, và không còn ảnh hưởng gì nữa.
Hiện tượng Trosky ở VN, TQ thực ra không phải là một ý thức hệ bám rễ được vào xã hội, mà nó chỉ phản ánh sự theo đuôi chính quốc. Chính quốc có gì thuộc địa có thế, chính vì thế mà Trosky ở VN chỉ có ở Sài gòn, cũng như Trosky ở TQ tập trung ở Thượng hải, vì đây là môi trường đô thị gần gũi với chính quốc (Pháp) nhất. cũng như hiện nay, trong xã hội VN có ảnh hưởng của dân chủ tư sản đa nguyên đa đảng, bất chấp cấu trúc xã hội không phù hợp do VN có quan hệ với các nước phương Tây, do toàn cầu hoá và từ đó chịu ảnh hưởng (ngoài vấn đề lề trái, và tuyên truyền có chủ đích của các nước này).
Như vậy, việc các nhân vật Trosky bị bắt vào thời điểm 1945, không có gì là đặc biệt và đáng ngạc nhiên. Điều duy nhất mà ta có thể « lăn tăn », là mặc dù là lực lượng đối nghịch, thế lực của Trosky ở Vn có lớn tới mức phải trấn áp không, hay họ chỉ là một thứ « chết vì dại mồm », « thùng rỗng kêu to » thôi. Bây giờ nhìn lại thì có thể có cảm nhận này, nhưng vào thời điểm nước sôi lửa bỏng, 1945, khi vừa giành độc lập, Anh đã đưa quân đội vào miền Nam, kháng chiến chống Pháp bắt đầu, người ta khó có thể nhìn nhận như vậy.
Sau năm 1975, khi thống nhất đất nước, trong nhóm Trosky cũ, vẫn còn Hồ Hữu Tường, một nhân vật có tiếng tăm trong làng báo Sài gòn cũ, thời miền Nam cộng hoà. Và ông này vẫn sống bình thường rồi mất ở VN. Gần đây, ở Vn cũng in lại quyển sách của ông này (tên cuốn sách « 40 năm làm báo »), trong đó tác giả có nói tới những kỷ niệm với Tạ thu Thâu, sinh hoạt hoạt động của nhóm Trosky vào thời những năm 1930. Theo như cuốn sách, thì Tạ thu Thâu là một con người cao lớn, da đen bộc trực, hảo hán, giống hình ảnh kiểu Lục vân Tiên. Nhưng trong chính trị, cảm nhận về cá nhân con người khác rất nhiều về hoạt đông chính trị. Pôn pốt, kẻ gây tội ác diệt chủng ở Cam pu chia, lên phim tài liệu cũng thấy rất hiền lành.
Sau này bác Trần văn Giầu cũng ra bắc, và mặc dù đã từng giữ chức xứ uỷ Nam Kỳ, ông cũng không giữ một chức vụ nào quan trọng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nữa. Sự « thất sủng » của ông, có liên hệ gì với những quyết định thời đầu kháng chiến này không ? tôi không rõ. Nhưng có một điều chắc chắc, đó là xu hướng « Mác Xít kiểu Liên Xô », nơi mà bác Giầu được đào tạo khó có thể áp dụng vào VN. Sự thất sủng của bác Giầu (nếu có) cũng là thể hiện việc tái tạo chủ nghĩa Mác Lê Nin ở VN ứng dụng cho hợp điều kiện VN, tạo ra một dạng Mác xít VN đặc biệt, không phải TQ cũng không phải Liên Xô, mà là một sự tổng hợp sáng tạo kinh nghiệm của tất cả các nước này. Người làm điều đó đầu tiên, thể hiện trong nhưng quyết định của mình, hành động của mình chính là Bác Hồ. Và đây chính là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mặc dù vậy, về duy vật biện chứng, bác Giầu vẫn là một trí thức sừng sỏ.
Có một câu chuyện nữa nhân tiện nói luôn ở đây. Cách đây mấy năm, lúc bác Trọng mới chỉ là tổng bí thư, có tin đồn trên mạng là bác sang thăm Cu ba và Brazil. Nhưng cuối cùng chỉ đi tới được Cu ba thôi, còn Brazil huỷ lời mời. Tất nhiên tôi không rõ mọi chuyện ra sao, có thật không hay là fake news, nhưng tin chuyến đi sang Brazil (nếu có) làm tôi cực kỳ ngạc nhiên. Tại sao ? bởi lúc đó ở Brazil là chính quyền phe tả của Lula. Và đảng cầm quyền là đảng lao động (parti des travailleurs). Đảng này là đảng Trosky. Việc một người đứng đầu đảng cộng sản (bác Trọng) gặp một người đứng đầu đảng Trosky rất khó có thể tưởng tượng về nhận thức. Vì từ năm 1935, chuyện này không xẩy ra.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 19 2020, 10:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #56

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên thế giới đã có nhiều bài báo, phỏng vấn bác Hồ, và với tất cả những người đã từng được gặp trực tiếp này, họ đều bị thu hút, thu phục bởi tính cách và thái độ của bác. Tác giả quyển sử này chưa bao giờ gặp bác Hồ, và trong quyển sử bà ta viết cũng không có sự kiện nào có thể sử dụng để đánh giá tính cách con người, vì tư liệu chỉ là những đơn từ, báo cáo, của Quốc tế cộng sản, văn kiện đại hội.. những thứ mà người ta không thể dùng để đánh giá tính cách được. Mặc dù vậy, trong phần kết luận tác giả cũng nói một cách « xanh rờn » là bác Hồ chỉ là một diplomat (nhà ngoại giao), phủ nhận hoàn toàn tính cách con người mà bà ta không có kinh nghiệm trực tiếp, cũng như không có tài liệu để tiếp xúc nó, cũng không dẫn ra một tư liệu nào kiểu này. Như vậy ở đây, thực ra là định kiến của một người Mỹ bình thường, và tất nhiên không phải vì bà ta có cái mác « người Mỹ » thì sẽ là người cầm nắm sự thật.
Với tôi, tính cách bác Hồ không phải là tính chất ngoại giao, mà là một cách tích hợp văn hoá Đông-Tây, VN-Thế giới. Đối với tôi tìm hiểu tại sao một con người, lúc ở Pháp hoàn toàn thâm nhập được xã hội của họ, nhưng vẫn hoàn toàn VN mới là điều thú vị. Hiện tại vẫn còn những tấm ảnh của bác, hồi ở Pháp, mặc com lê, cà vạt, đội mũ quả dưa..như một thị dân phương Tây chính hiệu, nhưng cung có những tấm ảnh về cuối đời, áo bà ba, vườn rau ao cá… VN chính hiệu. Làm sao có được cả hai điều đó trong một con người mới là điều đáng tìm hiểu.
Với tôi là người rất quan tâm tới các vấn đề văn hoá, đặc biệt là cros-culture, tìm hiểu sự giao lưu, giao thoa của các nền văn hoá thế giới, tôn giáo thế giới với nhau, thì bác Hồ càng là một ví dụ đáng chú ý.
Người Việt ở nước ngoài rất nhiều. Và khi sinh sống ở nước ngoài, họ sẽ vấp phải một nền văn hoá khác, khác với văn hoá VN. Hiện nay, với nước việt nam mới hiện tại, thì sự gần gũi của văn hoá VN trong nước với bên ngoài càng gần nhau hơn. Đặc biệt văn hoá thành thị. Khi về VN, cảm giác biên giới văn hoá tôi cảm nhận được, không phải là giữa nước ngoài với Hà Nội, TP HCM, mà là giữa nước ngoài, Hà nội, TP HCM một bên, và văn hoá nông thôn làng xã một bên. Biên giới văn hoá thế giới nằm ngay trong lòng nước VN. Tất nhiên văn hoá đô thị VN vẫn có điều khác văn hoá đô thị phương Tây, có đặc trưng, nhưng càng ngày nó càng mờ nhạt đi. Vì thế, người VN mới ra nước ngoài bây giờ, ngoài khó khăn liên quan tới kiếm sống, « cơm áo gạo tiền », sẽ không cảm thấy bị lệch pha với kiểu sống phương Tây do văn hoá mang lại. Điều mà thời đầu thế kỷ XX lúc bác Hồ sang Pháp hoàn toàn khác. Như vậy vào thời bác Hồ, sự khác biệt văn hoá lớn hơn, mà làm sao bác giao thoa được chúng.
Với một người Vn ở nước ngoài, họ rất dễ sa vào những trường hợp dưới đây.
1- Hoặc hoàn toàn bị « Tây Hoá », thần phục văn hoá phương Tây, đến mức quên cả văn hoá VN. Điều thú vị là những hạng người này, nhiều khi vẫn bị phương Tây phân biệt vì chưa đủ độ Tây, nhưng với người VN, về nước thì lại thích mang cái mác Tây ra khoe.
2- Hoặc « nửa nạc nửa mỡ ». Như tôi đã từng nói. Cái không làm được như Tây, thì viện cớ là ta. Cái không làm được như ta, thì lại lấy cớ là Tây. Tôi đã từng lấy ví dụ Phạm công Thiện, một học giả thời Vn cộng hoà cũ. Sang Tây thì mang Phật giáo ra doạ tây, kiếm ăn. Ở VN thì mang Niết (Nietzsche) ra doạ VN kiếm ăn, người nào có kiến thức cả Phật lẫn Niết (chỉ cần kiến thức cơ bản phổ thông), sẽ thấy ông này là Fake News, vì cả hai đều sai.
3- Hoặc thủ cựu với văn hoá VN. Dạng này thì hơi ít.
Tôi nói Tây ở đây không phải là nước Pháp, mà là văn hoá phương Tây nói chung. Và tất nhiên có cả dạng kết hợp. ví dụ dạng kết hợp (1) và (2) có rất nhiều, đặc biệt người Việt ở đất nước mà Cô lôm bô đã khám phá ra cách đây hơn 500 năm.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 24 2020, 09:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #57

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhưng với Bác Hồ thì khác hẳn. Mặc dù tiếp xúc với văn minh phương Tây, mặc dù bác là một loại « phượt thủ » tìm hiểu văn hoá thế giới, bác cũng không rơi vào các trường hợp trên. « Tính chất Tây » của bác không đối kháng hay loại bỏ « tính chất VN », và ngược lại. Chúng có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm sâu sắc cái kia. Càng thông hiểu phương tây thì càng quý văn hoá VN, càng hiểu văn hoá VN thì càng thấy giá trị văn hoá phương Tây. Tại sao lại thế ? Bởi vì mỗi một nên văn hoá đều có phần chìm ẩn tiềm thức, mà con người sống trong nền văn hoá đó chấp nhận trong dạng vô thức, như là điều hiển nhiên. Chỉ có khi đi tìm hiểu một nền văn hoá khác, thì cái tiềm ẩn, vô thức của nền văn hoá của mình mới hiện ra. Như vậy tìm hiểu một nền văn hoá mới, thì sẽ làm cho người ta hiểu được văn hoá của chính mình rõ rệt hơn, phần tiềm thức trở thành phần nhận thức. Đây chính là cái vế càng tìm hiểu văn hoá thế giới, người ta càng quý văn hoá của chính mình. Theo chiều ngược lại, khi thấy sự khác biệt của văn hoá của mình với văn hoá của người, thì ta cũng nhìn thấy được phần vô thức trong văn hoá của họ, và hiểu văn hoá của họ rõ hơn, sâu sắc hơn. Có nhiều điều với họ là tiềm thức, là bản năng, thì ta sẽ thấy nó là nhận thức. Từ nhận thức chính xác này, ta sẽ hiểu học được cái gì, cần cái đế gì điểu kiện gì để học. Đây là chiều xuôi, từ mình tìm ra ngoài.
Cách tìm hiểu, học hỏi này chính là tư duy của các nhà Nho VN. Chỉ có điều trong trường hợp các nhà Nho. Ta là VN, người là TQ, văn hoá Trung Hoa. Với Bác Hồ Ta là VN, người là văn hoá phương Tây, Pháp, TQ. Trong trường hợp bác Hồ, yếu tố bên ngoài được nhân ra đa dạng hơn so với các nhà Nho, nhưng cách thức tiếp cận tường đồng.
Ví dụ, khi các nhà Nho VN đọc sử TQ, thì họ không ôm lấy nó coi là sử VN, mà đã học cách thức, phương pháp sử TQ để viết sử VN. Điều này thể hiện rất rõ từ phần dã sử (tức là lấy thần thoại biến thành sử, nhưng đây là thần thoại VN cho sử VN), cho tới cách nhận thức đánh giá.
Khi Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng Vương Thông, thì ông cũng dùng những giá trị Nho giáo phổ quát : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.. nhưng để chỉ ra là quân nhà Minh không làm điều đó mà làm ngược lại. Cái này thì không khác gì bác Hồ tố cáo chế độ thực dân Pháp, mà ta có thể đọc thấy trong tuyên ngôn độc lập (1945), hay trong bản án chế độ thực dân Pháp (1924-1925).
Nguyên tắc tiếp cận văn hoá này có thể sử dụng một thành ngữ của nhà Nho để nói. Đó là nguyên tắc « HOÀ NHI BẤT ĐỒNG ». Đây là một câu trong Luận Ngữ, nói về người quân tử. Theo đó người ta phải hoà đồng với xung quanh (Hoà nhi), nhưng không vì thế mà chạy theo bị « đồng hoá », không còn giữ tính cách của mình (Bất đồng). Với cá nhân một nhà Nho (quân tử), thì tính cách của mình được định nghĩa bởi các giá trị nho giáo. Nhưng trong trường hợp giao thoa văn hoá, thì ta có thể hiểu là đồng thuận, học hỏi nhưng không đánh mất mình, khả năng tự quyết của mình, mà tôi hay nói với khái niệm « đổi hệ quy chiếu ».
Chính vì bác Hồ là một nhân vật như thế, nên thái độ thoải mái của bác với các người đã từng gặp bác bất kỳ từ nguồn văn hoá nào cũng cảm phục, vì bác thông hiểu họ (hoà nhi), nhưng vẫn là bác (bất đồng) khiến người ta cảm phục, chứ không phải vì ngoại giao.
Một nhân vật có tính cách gần như bác chính là Găng đi. Găng đi rất hiểu người Anh, văn hoá Anh, nhưng cũng rất Ấn độ. Nhưng khác với bác Hồ, Găng đi đã lấy luôn sự khác biệt giữa hai nền văn hoá này để tìm ra một hình thức đấu tranh đòi độc lập cho Ấn độ. Đó là hình thức bất bạo động. Hình thức này đã tận dụng được nét văn hoá Anh là « hợp hiến, theo luật » (nằm trong máu văn hoá của Anh), đồng thời lại có thể kêu gọi được người Ấn độ, vì bất bảo động chính là một tính chất của văn hoá Braman Ấn, nằm trong máu văn hoá của họ.
Bác Hồ không thể làm thế được, vì cách thức của Găng đi chỉ hợp với thực dân Anh, và lời kêu gọi cũng chỉ hợp với người Ấn, không thể dùng ở Đông Dương được. Nhưng cách tiếp cận, dùng hoà văn hoá của hai người (bác Hồ và Găng đi) có nhiều điều giống nhau. Đó là phải đi tới tận cùng văn hoá người ta, thì ta lại tìm lại được về mình. Nếu hiểu được như thế, thì có thể thấy 3 kiểu giao thoa văn hoá ở trên tôi nói thực ra là các loại « nửa đường đứt gánh », học không hết, tìm hiểu không hết. Đáng tiếc nó là thái độ chung của nhiều chí sĩ Vn, hay việt kiều nước ngoài bây giờ.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Apr 22 2020, 01:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #58

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tác giả Trung Tran Lam - FB

QUOTE
Minh sư của muôn đời .
Hôm nay sanh thần ông Lê-nin, người dẫn đường chỉ lối cho Cụ Hồ tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ- đánh thắng Pháp- Mỹ lần Côvy.
Ông Lê-nin được coi là nhà cách mạng thực dụng vĩ đại- kiểu lý luận ít hành động nhiều. Cách mạng Tháng 10 Nga- nổ ra và thành công nhờ sự cương quyết hành động và nghệ thuật  tận dụng thời cơ, cái mà sau này, ở Việt Nam chỉ duy nhất một người làm được, người suốt đời coi Lê nin là minh sư của mình.
Cả ông Lê-nin- và Cụ Hồ đều lấy sự linh động và mục tiêu trước mắt để áp dụng lý thuyết, chứ không câu nệ chủ thuyết- tư tưởng.
Vì Cách mạng Nga thành công- Lê-nin chấp nhận ký hòa ước với Đức, nói là hòa ước chứ thực chất là cắt 1/6 nước Nga cho  một nước chuẩn bị thua trong Thế chiến thứ I,  để tập trung  lực lượng tiêu diệt lực lượng chống đối trong nước.
Lịch sử lặp lại  ở Việt Nam sau đấy- 28 năm- với hiệp định sơ bộ 6-4 và tạm ước 14-9-1946  khi Cụ Hồ chấp nhận Việt Nam là một quốc gia... thuộc Liên hiệp Pháp, sau khi vừa tuyên bố giành được  độc lập từ Pháp . Trong khoảng thời gian 2 hiệp định ấy, tất cả các đảng phái đối lập- quốc gia- dần dần biến mất dưới bàn tay cứng rắn của một ông giáo dạy Sử biết chơi Piano . Câu chuyện này kể n lần rồi, kể lại vẫn hay .
Cả Lê-nin lẫn Cụ Hồ, đều coi mình là một nhà cách mạng chuyên nghiệp. Người mà cả hai (có thể) coi là hình tượng để noi theo, có cái tên là Sergey Nechayev- Một nhà cách mạng cực đoan của Nga và cuối thế kỷ 19.
Trong cuộc đời 35 năm ngắn ngủi của mình Nechayev hết tham gia bạo loạn, thủ tiêu quan chức chế độ Sa hoàng lẫn đồng sự, đến cả tham gia ám sát Sa hoàng, bị đi đày từ năm 22 tuổi- đi tù 10 năm, vượt ngục hụt mấy lần rồi chết trong tù- năm 1882.
Nechayev  là một nhà cách mạng hoàn hảo- tinh khiết  với các triết lý được ghi trong 1 cuốn sách: " Hỏi đáp của một nhà cách mạng ", trong đó quy định phẩm chất của một nhà cách mạng là :"  Không có tài sản riêng-Không có xúc cảm- Coi thường công luận- Tận hiến cho cứu cánh- Chắc chắn chết!". .
Nechayev trở thành một tính từ, như Machiavelli, Ropespiere....
Lê-nin, được coi là người áp dụng những triết lý hành động của ông- thành công nhất- còn người thể hiện trọn vẹn nhất con người của Nechayev- là người kế nhiệm Lenin- Tiếng con gọi đầu đời: Stalin!..
Trong phần đầu của "Đường Kách Mệnh", bí kíp làm nên thành công của cách mạng Việt Nam, phần "Tư cách của người Kách Mệnh", ta thấy bóng dáng của Nechayev,  hiển hiên đâu đây:
Đối với mình:
...
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
Ít lòng tham muốn về vật chất.
Bí mật.
..."
Sergey Nechayev- Minh sư của các minh sư


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 22 2020, 05:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #59

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tất cả những điều anh bạn trên kia viết đều sai. Thực ra đây là một kiểu chụp mũ, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, thường thấy trong tuyên truyền phương tây. Và chắc chắn anh bạn này vì một lý do gì đó, gia đình, cá nhân, nhận thức ..đã có duyên với các luận điệu trên mà không có một nhận thức thực sự về chủ nghĩa Mác- Lê nin, không tìm hiểu nó, chỉ nhắc lại như con vẹt những tuyên truyền kia thôi.
Bình thường thì tôi cũng không nói làm gì, và nếu NVT thấy anh bạn đấy đúng thì cứ chấp nhận, đối với tôi cũng không có ảnh hưởng gì. Nhưng vì hôm nay là ngày sinh nhật Lê nin, nên viết vài dòng ở đây.
Lê nin là một nhà cách mạng vừa có lý luận vừa ứng dụng được lý luận của mình. Đây là điều hiếm có. Ví dụ ngay cả Mác và ăng ghen, các vị ấy cũng chỉ dừng lại được ở mức lý thuyết. Và nếu không có Lê nin, thì chủ nghĩa Mác chỉ là một thứ chủ nghĩa địa phương của phương Tây, như bao lý thuyết khác có tác dụng trong phong trào công nhân phương Tây thôi. Chủ nghĩa Mác , nếu có đóng góp cho lịch sử thế giới, cho sự phát triển của thế giới là nhờ có Lê Nin.Và cũng phải nói thêm là, trong sự đóng góp của chủ nghĩa Mác-Lê nin cho thế giới, có công lao của người VN, cách mạng VN. Có những người không thích điều đó, vì họ đứng về phía phương Tây làm con vẹt tuyên truyền ngược thì chịu. Không có điều gì phải nói thêm.
Bản thân tôi là người tìm hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin, tôi cũng không đọc hết được các tác phẩm của ông, vì nó có rất nhiều. Cũng như tôi theo đạo Phật, những cũng không đọc hết được kinh phật. Như vậy nói Lê nin không câu nệ lý thuyết áp dụng linh động, là một thứ ngớ ngẩn, bởi chính Lê Nin đã phát triển chủ nghĩa Mác về lý thuyết đồng thời ứng dụng nó thành công, điều mà không phải ai cũng làm được, như tôi nói ở trên. Nếu ông ấy vừa sáng tạo ra lý thuyết, vừa thực hành được, thì làm sao có sự áp dụng « linh động », vì lý luận của Lê Nin cũng là « của nhà trồng », cùng một người làm ra. Như vậy phải nói là Lê nin « lý thuyết đi đôi với thực hành », « lý luận gắn liền với thực tế » mới là đúng.
Còn ở phương Tây, vì nó muốn dùng Mác chống Lê nin, nên nó phải thấy Lê nin « linh động » là phải, linh động so với Mác. Cũng phải nói thêm nữa là ngay với Mác, nó cũng dùng « Mác trẻ » chống lại « Mác thật ». Mục đích của nó là dỡ bỏ đi tất cả những gì là đóng góp thực sự của Mác, của Lê nin. Chỉ giữ lại phần compactible với học thuyết tư sản thôi, vì thế phải vặn vẹo lèo lá. Ở phương Tây nếu ai theo phần Mác « compactible » với nó thì được gọi là Marxien (Mác xiên), còn người đi theo chủ nghĩa Mác thật thì là Marxist (Mác xít).
Ngược lại, nói bác Hồ linh động, thì cũng có một phần đúng, nhưng không phải là một thứ linh động lung tung, kiểu như mấy ông tham nhũng bây giờ bất chấp luật, gật đầu cho doanh nghiệp đút lót làm bừa, xây nhà quá tầng. Tư tưởng Hồ Chí Minh thực ra vẫn là chủ nghĩa Mác –Lê nin. Phần linh động của bác là bắt nguồn từ văn hoá (nhận thức chủ nghĩa Mác –Lê nin từ một cái nhìn của Nho giáo, thế giới Nho giáo), do điều kiện cấu trúc xã hội VN (là một xã hội thuộc địa, chủ yếu là nông dân, phải đánh đổ phong kiến), nhiệm vụ của cách mạng là giải phóng dân tộc (đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm).
Lê nin và Bác Hồ là những nhà cách mạng chuyên nghiệp ? với tôi thực ra đây là sự hi sinh của họ cho lý tưởng tạo ra. Phương Tây cũng hay gán ghép điều này, để sử dụng từ « chuyên nghiệp » với ý nghĩa xấu, kiểu như đấy là nghề kiếm ăn của người ta. Điều này hoàn toàn không phải.
Gắn Nechayev với Lê nin, thì lại càng quái đản. Hai bên khác nhau như nước với lửa. Nechayev cũng như nhiều người Nga theo chủ nghĩa dân tuý khác là sự đối lập với Lê Nin và chủ nghĩa Mác-Lê nin. Các nhà dân tuý kiểu này, nổi bật về anh hùng cá nhân, cái đế của họ là tầng lớp tiểu tư sản thành thị và một phần chủ nghĩa dân tộc có tính kỳ thị. Ở VN, nếu so sanh với Nechayev ta có thể lấy ví dụ của Nguyễn Thái Học, nhưng cũng chỉ tương đối, hai bên giống nhau về anh hùng cá nhân, , và hậu duệ của nó ở Nga có thể là Sô liên nít xưn, người vẫn được phương Tây ca tụng.
Nhưng ngay với Sô liên nít xưn, thì cũng không đúng được hoàn toàn, vì ông này còn có một phần tâm linh chính thống giáo mà những người dân tuý theo chủ nghĩa hư vô (nihilisme) này không có. Chủ nghĩa dân tuý thực ra là một quái thai giữa ảnh hưởng văn minh phương Tây và giới tiểu tư sản Nga tạo ra.
Chủ nghĩa Mác – Lê nin luôn coi trọng phong trào quần chúng, phản đối anh hùng cá nhân. Như vậy cả bác Hồ lẫn Lê nin đều không có một sự liên quan nào cả. Bác Hồ lại càng không.
Vấn đề đạo đức cách mạng, được bác Hồ đưa vào « đường cách mệnh » không băt nguồn từ Nga, Liên Xô. Không có tác phẩm nào của Lê Nin nói về đạo đức kiểu này. Và trong cách mạng Liên Xô cũng không có điều này. Những điều bác Hồ nói là bắt nguồn từ Nho giáo. Giống như ta vẫn nói « tu thân, tề gia , trị quốc, bình thiên hạ ». Đây là dấu ăn văn hoá Nho giáo. Đây cũng là bằng chứng chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN là chủ nghĩa Mác-Lê nin Nho giáo, tiếp cận nó từ lý tưởng Nho giáo.
Ở miền Bắc VN, sau năm 54, có nhiều tác phẩm văn học truyền thống cách mạng, hoặc nóichung là theo phe tả (nếu phân tích theo kiểu châu Âu) được in ra. Các tác phẩm này đều có nội dung « đạo đức cách mạng », « tu thân ». Nhưng nguồn đến của chúng khác nhau, vì thế người ta có thể dễ nhầm lẫn « chủ nghĩa anh hùng cách mạng » với « anh hùng cá nhân », do sự thể hiện qua các nhân vật hơi giống nhau.Ví dụ quyển « Ruồi Trâu », đây là một dạng anh hùng cá nhân, vì nhân vật ruồi trâu là một người giống như kiểu Mazini, hay Ga ri ban đi làm cách mạng tư sản thống nhất nước Ý. Hình ảnh Ruổi Trâu có cái gì đó như Garibandi cách điệu văn học. Nhưng ta cũng có « Thép đã tôi thế đấy », thì hình mẫu ở đây lại là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Không chỉ có tác phẩm dịch thuật, mà sang tác trong nước cũng có chuyện này. Ví dụ tác phẩm « xung kích » của nhà văn Nguyễn Đình Thi, mặc dù được giải thưởng văn học, vẫn bị chê là « anh hùng cá nhân », « tiểu tư sản ». Nhưng Nguyễn Đình Thi không thể sửa được, vì đây chính là con người của ông, vì thế một tác phẩm sau của ông, mà tôi rất thích, nên thậm chí đã có hai bản bằng tiếng Pháp và tiếng việt đó là cuốn « mặt trận trên cao », nói về các phi công VN đầu tiên của đoàn Sao đỏ (tất nhiên được cách điệu qua nhà văn). Tâm tư của người lính trong xung kich, của người phi công trong mặt trận trên cao, thực ra là tâm lý của một người duy nhất, đó chính là nhà văn Nguyễn Đình Thi, là một cậu bé sinh viên học lít xê, người Việt ở Lào theo cách mạng. Và nếu người ta tinh ý thì sẽ thấy những nhân vật này, tình cảm của họ cũng giống như nhân vật trong chuyện « dưới bóng hoàng lan » của Thạch Lam, trong tự lực văn đoàn. Có một cái gì đó rất mộng mơ, thị dân.. như chúng ta ngày nay.
Một tác phẩm khác, bài thơ « Tây Tiến » của Quang Vũ, cũng như vậy.
Hiện nay những câu chuyện này đã trở thành lịch sử. Còn tại sao ở VN hai thứ chủ nghĩa anh hùng này lại đan xen vào nhau, trong văn hoá, bởi ở VN là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong lực lượng cách mạng có cả trí thức, tiểu tư sản. Tất nhiên là những người trí thức theo cách mạng, đứng về phía dân tộc, hi sinh lợi ích giai cấp của mình, cá nhân mình cho cách mạng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 23 2020, 03:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #60

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chẹp chẹp đính chính.
Tác giả bài thơ Tây Tiến là Quang Dũng (tôi viết nhầm là Quang Vũ)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 4 5 6 7 8 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC