Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

42 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Tham Nhũng, Chính Trị, Dân Chủ, Đổi Mới Ii..., trên giời và dưới biển

Mr. Smith
post Feb 22 2006, 11:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

ma
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 5.622
Tham gia từ: 12-March 02
Thành viên thứ: 49

Tiền mặt hiện có : 78.619$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Tiếp chủ đề: http://www.langven.com/forum/index.php?showtopic=3754

QUOTE(phatastic @ Feb 22 2006, 03:11 PM)
Về tự do báo chí

"It has not been proven that having more press freedom would result in a clean and efficient government or economic freedom and prosperity,"

Goh Chok Tong, 2005.


Tiếc cho bác Triết quá. Hi vọng là bác lên làm 1 thời gian ngắn, sắp đặt phe đổi mới đâu ra đấy rồi đi nghỉ dữơng cũng được.

Trên báo chí đã xuất hiện từ "Đổi mới II". Từ này hình như mới.

Thế còn bác Khải?
*



Từ Đổi mới II này tớ thấy từ khoảng năm 1999-2000 trong một bài tiếng Anh về kinh tế Việt Nam của một tay giáo sư người Thuỵ Điển nghiên cứu khá sâu về Việt Nam. Đại khái ông ấy nói là tới khoảng 99-2000 là ảnh hưởng của đổi mới đã chững lại và VIệt Nam muốn tiến lên cần phải có những đổi mới tiếp để tạo lực đẩy mới, nhất là trong hoàn cảnh sau khủng hoảng tài chính châu Á.
Vừa rồi có chú bạn tớ đăng một bài trên VNN trong đó có chữ "Đổi mới II", bọn VNN có vẻ thích ý đó nên nhặt ra rồi mở diễn đàn về "Đổi mới II". NHưng xem qua thì chưa ai nói được Đổi mới II là gì mặc dù có lẽ mọi người đều ngầm hiểu và trông đợi về Đổi mới II như :

1. Đổi mới mạnh mẽ hơn về kinh tế, ví dụ chính sách với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, các ngành độc quyền...
2. Đổi mới nhất định về mặt chính trị và tăng quyền tự do cho nhân dân, báo chí...

Bác Khải xin nghỉ từ nhiệm kỳ trước vì sức khoẻ và vì lý do gia đình (trong đó có cả việc một số bê bối liên quan tới con trai bác) nhưng Bộ Chính Trị không chịu vì chưa tìm được người thay thế. Lúc đó BCT thuyết phục bác Khải làm nửa nhiệm kỳ để ông Triết lên làm nốt nửa kia nhưng ông Triết lại bị bệnh nên bác Khải phải làm nốt nhiệm kỳ. Thế nên hầu như không có khả năng bác ấy làm tiếp Thủ tướng. Còn viêc đưa bác ấy lên làm TBT thì lại càng ít có khả năng vì ba lý do: 1. TBT theo truyền thống phải là người Bắc; 2.Bác Khải nhiều tuổi và là dân công chức, quản lý kinh tế kiểu technocrat chứ không phải là dân làm chính trị. 3. Bác Khải tuổi cao.


--------------------
Here comes the sun, here comes the sun.
And I say, it's all right.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 22 2006, 11:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân tiện, bất chứớc chú Mìn, gửi bài link này, xem quan điểm của ông Nguyễn Cao Kỳ, có thể có người xem rồi.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/stor...uyencaoky.shtml

Gặp lại cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ
Bài dài dã man, tôi bỏ qua đoạn đàu giới thiệu lằng nhằng
...............

Dư luận về việc ông Kỳ trở về Việt Nam?

Hỏi: Thưa ông, vào ngày 26 tháng Giêng năm 2004 ông đã đặt chân trở về lại Việt Nam (và nay đã là 2 năm). Ngay từ khi ông chuẩn bị và đến khi ông về, tại hải ngoại đã dấy lên một dư luận chống đối về nhiều khía cạnh. Riêng ông, ông nghĩ sao về những sự chống đối này?

Ðáp: Ðiều này là rất đúng, vì ngay từ khi tôi nói là sẽ trở về đất nước, thì nó đã gây thành một dư luận rất là sôi nổi ở hải ngoại. Chống đối cũng có (và đồng tình cũng có). Sự chống đối này có ngay cả ở trong những người anh em hay là thân thiết với tôi, đa số đều muốn ngăn cản cái chuyện đó. Họ ngăn cản là vì họ vẫn nghĩ rằng, tôi đi như vậy nguy hiểm lắm, và chẳng có gì tin được mấy ông Cộng sản, tôi về nhỡ họ làm cái này cái nọ với cá nhân của tôi... thì sao!

Tất cả những dư luận ấy tôi đều được nghe và đều được biết. Tuy vậy, nhưng tôi đã nói với những người thân thiết của tôi rằng: 'Tôi nghĩ, tôi phải làm chuyện này cho đất nước, và điều này sẽ đúng cho đất nước'. Và tôi đã làm chuyện ấy, không phải vì lợi, hay danh cho cá nhân mình, và cũng không phải vì quyền lợi của nhóm này hay nhóm kia.

Hỏi: Những người chống đối cho rằng ông đã đóng vai trò 'trung gian trong việc Hòa hợp Hòa giải Dân tộc'? Và điều này chỉ có lợi cho nhà cầm quyền CSVN?

Ðáp: Quý vị nói như vậy cũng chẳng có gì là sai, vì tôi đã nói rất rõ ràng và nhiều lần rằng 'vấn đề Ðại Ðoàn Kết Dân Tộc đã tới thời điểm'. Bởi vì, chuyện anh em một nhà, cùng một dân tộc, mà kẻ Bắc người Nam chia nhau ra mà chém giết, thì chuyện ấy không phải chỉ có một lần trong lịch sử. Giòng sông Gianh cũng từng chia cắt đất nước, nhưng rồi cuối cùng thì cũng lại thống nhất là một. Cuộc chiến vừa qua với phân chia là Bến Hải, đó cũng là một sự tái diễn của lịch sử. Bây giờ, chúng ta có thời gian để nhìn lại thì mình mới thấy rằng, khởi đi từ năm 1954 với Hiệp định Geneve để chia đất nước thành 2 miền - thì đó đâu có phải là ý muốn của dân tộc Việt Nam đâu, mà đó chỉ là quyết định của các cường quốc. Sau đệ nhị thế chiến, quả địa cầu chia thành 2 phe (phe trắng và phe đỏ), để rồi những nước nhược tiểu như chúng ta (và những nước thua trận) bị chia cắt, một bên thì họ phong là 'Tiền đồn của thế giới do', và bên kia Nga Tàu phong cho miền Bắc là 'Những người lính tiên phong của Chủ nghĩa Xã hội'...

Rồi sau đó hai bên được họ đưa cho vũ khí, và kết quả là 'một anh tiên phong', và 'một anh tiền đồn' xông vào chém giết nhau thôi! Thành ra, khi mà nhận xét như vậy, tôi thấy rồi cũng tới lúc cuộc chiến ấy phải chấm dứt thôi. Và chấm dứt có nghĩa là thống nhất xứ sở, và tất nhiên tôi nghĩ đó là mục tiêu tối hậu của bất cứ một người Việt Nam yêu nước nào là 'Ðất nước phải được thống nhất'.

Anh nhớ, là hồi tôi còn lãnh đạo miền Nam, tôi đã nhiều lần chủ trương phải ‘Bắc tiến’ để thống nhất xứ sở. Thế nhưng, thật rất tiếc là vì lý do này lý do nọ, vì hoàn cảnh lịch sử, và cũng có thể vì ‘vận mệnh của đất nước’, nên miền Nam chúng ta đã không làm được việc ‘Bắc tiến’ để thống nhất hai miền. Và thực tế bây giờ là những người anh em miền Bắc đã làm được cuộc ‘Nam tiến’ và họ đã thống nhất được xứ sở, và tôi nghĩ rằng mình phải ngả mũ và ‘chấp nhận’ cái kết quả đó thôi!

Hỏi: Nhưng sự chiến thắng ấy, đã để lại trong lòng người miền Nam những vết thương cay đắng, và không dễ gì lành lại?

Ðáp: Ðồng ý là thế, nhưng đó là ‘tình cảm’, còn về thực tế thì mình phải chấp nhận, bởi Việt Nam bây giờ đã là một rồi, và bước kế tiếp là mình phải tính tới việc xóa bỏ hận thù và đoàn kết lại với nhau. Bởi vì, một cuộc chiến tranh khốc liệt đã khiến cả triệu người ở cả hai miền Nam lẫn Bắc bị hy sinh, thì đó là một chuỗi oán thù chồng chất, không phải chỉ ở một phía. Chuyện đó không thể tránh được, nhưng đứng trước viễn ảnh tương lai của đất nước, tôi nghĩ chúng ta phải quên chuyện đó đi, bởi sớm muộn cũng phải quên. Nếu thế hệ không may bị vướng vào cuộc chiến như chúng ta không thể quên được bởi vì những mất mát của cá nhân, của gia đình, hay vì chính kiến này kia... thì cũng chỉ một thời gian qua đến đời con, đời cháu thì chúng cũng quên thôi. Ðiển hình là qua mấy cuộc chiến, chúng ta thấy những nước không đội trời chung, thế mà rồi họ cũng bỏ hết để trở thành bạn hữu, rồi nước này giúp nước kia để phát triển. Giữa các quốc gia còn thế, thì tại làm sao ở nước mình, cùng là anh em, mà lại chẳng làm được?

Hỏi: Chắc ông cũng thấy là cũng có những trở ngại trong việc quá lý tưởng của ông, khi kêu gọi quên đi hận thù để nhắm tới tương lai?

Ðáp: Câu chuyện nợ xương, nợ máu của chúng ta, chắc chắn là nhiều người còn ghi xương, khắc cốt, nhưng như tôi đã nói, nó cũng chỉ kéo tới một giai đoạn nào đó thôi, và con cháu chúng ta những thế hệ không bị ràng buộc bởi cuộc chiến, thì dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, thì tự họ cũng sẽ tìm đến nhau để kết hợp. Bởi vậy, tôi đã nói với các anh em ở thế hệ tôi, ở cả hai miền, những người không may sinh và trưởng trong cuộc chiến tranh, có thể nói là huynh đệ, thì nếu chúng ta biết rằng ngày nào đó Dân tộc của chúng ta lại về chung một mối, thì tại sao chúng ta những người còn sống và còn tiếng nói, lại không có trách nhiệm trong việc hàn gắn các vết thương chiến tranh?

Bởi thế, nếu hiểu được lịch sử, tại sao ngay chúng ta bây giờ lại không bắt đầu mở ra cái con đường ‘xóa bỏ hận thù’ để ‘hòa giải’ anh em và ‘Ðại Ðoàn Kết’ toàn dân? Khi tôi nói chuyện này, rất nhiều anh em ở hải ngoại, nhất là giới cựu quân nhân nói rằng:

‘Thiếu tướng nói như vậy là rất đúng, nhưng chúng tôi sợ Thiếu tướng nói đến vấn đề này... hơi sớm!’ Tôi cười và nói: ‘Khi anh nói chuyện tương lai của cả một đất nước, thì thế nào là sớm, và thế nào là muộn?’

Hỏi: Vậy theo ông, con đường mà ông đang đi tới ấy là đúng thời điểm? Xin ông cho biết những thuận lợi của thời điểm này?

Ðáp: Theo tôi, sớm muộn không quan trọng, vì nếu chúng ta nhìn thấy con đường đó là con đường phải đi tới, mà đó là con đường đúng, thì phải thành tâm mà nói. Tôi là người dù sao cũng đã có cương vị lãnh đạo, nên tôi nghĩ tôi phải có bổn phận nói lên những suy nghĩ ấy, và tôi chịu trách nhiệm về những quyết đoán ấy. Vì vậy tôi đã trở về như là ‘một nhịp cầu đầu tiên’ của một cây cầu dài và lớn mang tên Ðại Ðoàn Kết Dân Tộc, và tôi không nghĩ tôi là một Kiến trúc sư xây dựng một mình và trọn vẹn cây cầu này. Có thể nói, đến giờ phút này tôi đã làm tròn được tất cả những cái gì mà tôi muốn làm, có thể đó chỉ là một tín hiệu, một nhịp cầu đầu...


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 22 2006, 11:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hỏi: Vậy xin ông cho biết cây cầu ‘Hòa hợp Hòa giải’ ấy đã... đi tới đâu rồi?

Ðáp: Tôi có thể nói rằng đã có thêm các nhịp cầu khác, đã được lắp thêm sau nhịp cầu đầu tiên của tôi. Có nghĩa rằng có những sự tiến triển, nhưng cây cầu ấy cũng chưa thực sự hoàn thành đâu. Nó chưa hoàn thành là vì những tồn tại ở cả hai phía, tôi có thể nói vẫn còn một thiểu số vẫn chưa có một cái nhìn và quan niệm như vậy, nhất là cái nhìn về tương lai. Cả hai phía vẫn có những thiểu số vẫn còn quá nặng về dĩ vãng, và không đủ yêu nước thật sự và không có cái tầm nhìn viễn kiến về tương lai. Khi mà một người không biết nhìn về tương lai, thì họ chỉ còn sống và ôm cái dĩ vãng, và tất nhiên trong tình trạng đất nước của chúng ta, nếu những ai chỉ sống và nói về dĩ vãng thì cái tư duy của họ vẫn mãi bị vẩn đục bởi những chuyện hận thù, chủ nghĩa hay phe phái của họ. Thành ra, tôi đồng ý với anh là còn trở ngại chứ, nhưng theo ý tôi đó chỉ là thiểu số, với một bên thì còn quyền lực và một bên vẫn còn 'quyền... ăn nó'i. Vì vậy, cả hai thiểu số ấy (trong và ngoài nước) vẫn còn ra sức ngăn chận cái cây cầu Ðại Ðoàn Kết ấy, nhưng nay cây cầu ấy đã vươn ra tới giữa sông rồi, và tôi tin chắc rồi cây cầu ấy cũng phải hoàn thành thôi, và không ai cản được.

‘Ðổi mới’ là con đường tất yếu, và họ phải đi theo để sống còn

Hỏi: Kể từ khi Việt Nam đến nay cũng đã giáp 2 năm, ông đã đi nhiều nơi, gặp nhiều người, trong đó có cả những người cầm quyền cao cấp nhất ở đây nữa. Ông có nhận xét nào về sự ‘đổi mới’ và kế sách này của họ đã đi đến đâu?

Ðáp: Tôi xin nhắc lại, chuyện bên này bên kia ngăn chận cây cầu Ðại Ðoàn Kết ấy chỉ là thiểu số thôi, có nghĩa rằng đại đa số đều muốn tiến tới việc kết hợp, và điều quan trọng là chúng ta phải hiểu và biết rằng những người cầm quyền trong nước cũng muốn thay đổi theo chiều hướng ấy. Còn riêng cái kinh nghiệm và hiểu biết của tôi sau 2 năm ở đây, tôi đã đi khắp mọi miền đất nước, và có lẽ tôi đi còn nhiều cả hơn ông Thủ tướng hiện thời của họ nữa. Vì vậy, ngoài chuyện đi nhiều, tôi còn nghe nhiều với những tâm tư rất trung thực từ người dân đến những ông chức quyền qua việc xây dựng đất nước.

Ở trung ương họ muốn ‘đổi mới’ đầu tiên là về lãnh vực kinh tế, tư hữu hóa và đi vào thị trường tự do, và đối với người dân họ thấy dễ kiếm ăn hơn, tương lai khá hơn, tốt đẹp hơn... thì ai cũng muốn chấp nhận, duy trì và đẩy nhanh cái tiến trình ‘đổi mới’ ấy. Vì vậy những ông có quyền hành đều nhận thấy có nhu cầu phải ‘đổi mới’, và phải đổi mới, cho sự sống còn của chính họ, và chính đảng cầm quyền của họ. Bởi vì, chúng ta đừng quên họ cũng là người Việt Nam, cũng có kinh nghiệm đấu tranh và thời gian dài cầm quyền, và càng ngày càng có trí tuệ, chứ không phải như ngày xưa chỉ là những người giáo điều và thiển cận. Ðiều nói đó (về họ) chỉ đúng cách đây mươi mười lăm năm, nhưng bây giờ (có thể nói) đứng trước một thực tế mà họ không thể không nhìn thấy, là chính họ phải bắt đầu cuộc thay đổi. Thay đổi cho sự tồn tại của chính họ trước đã, và khi họ nhìn thấy tương lai của đất nước lúc hội nhập vào cộng đồng thế giới, thì cái tư duy lạc hậu chắc chắn sẽ không còn chỗ đứng!

Vì vậy, chuyện họ đã theo chủ nghĩa Mác Lê Nin thì cũng chỉ đúng với giai đoạn đã qua. Chúng ta không thích thì nói họ đã lầm đường, nhưng thực tế là cái chủ nghĩa ấy hay tư tưởng ấy cũng đã làm sôi nổi và mưa bão trên thế giới cả hàng trăm năm chứ ít gì. Vì vậy, công bằng thì không thể nói nó sai hoàn toàn hay ngớ ngẩn, nhưng tôi xin nhấn mạnh: thời điểm này và tương lai của đất nước Việt Nam, đường lối đó và tư duy đó, lỗi thời rồi.

Hỏi: Nhưng thực tế là những người thủ cựu trong hàng ngũ lãnh đạo của Ðảng CSVN vẫn còn đó, và họ cũng không dễ dàng gì từ bỏ quá khứ?

Ðáp: Ðiều đó không đúng đâu, vì đa số, nhất là những người trung niên (ở lớp tuổi 50 và 60) đều thấu hiểu cái nhu cầu phải đổi mới để hội nhập vào cộng đồng nhân loại, và cái dòng thác ấy cũng chẳng thua gì ‘ba cái dòng thác Cách mạng’ mà họ thường hay nói trước đây. Ði ngược lại thì họ chỉ còn cách phải đối đầu, không những là ngay trong những người cầm quyền, mà còn cả đại đa số quần chúng tiên tiến nữa.

Hỏi: Vậy theo ông, mô thức mà những người ‘đổi mới’ muốn áp dụng cho Việt Nam, đó là mô thức nào, theo hẳn tư bản hay vẫn giữ cái vỏ cộng sản, và khuynh hướng nào sẽ thắng thế?

Ðáp: Muốn biết khuynh hướng nào sẽ thắng thế, thì ta phải nhìn sự ‘đổi mới’ trên 2 lãnh vực chính: Chính trị và Kinh tế. Với cái nhìn chủ quan của tôi, những người cầm quyền hiện nay tại Việt Nam đang ưu tiên cho lãnh vực ‘đổi mới kinh tế’. Trên lãnh vực này họ đã công khai đi theo con đường ‘kinh tế thị trường’, tức là một thị trường buôn bán tự do (Free Market) với nhiều khối, nhiều nước. Còn việc nói là họ sẽ theo Mỹ hay theo Nga, theo Tàu, lý luận như thế thì không tỏ rõ được đường hướng chính trị của họ sẽ ra sao, bởi vì nếu nói như vậy, ta lại phải quay lại lịch sử cách đây mấy chục năm trước là theo Nga theo Tàu, hay theo Mỹ để có vũ khí đánh nhau... thì nó không chính xác, bởi thực tế bây giờ là họ đang chủ trương bằng hữu và giao thương với tất cả mọi quốc gia, mọi người.

Hỏi: Giao hảo với tất cả các quốc gia, có thể là một đường lối khôn ngoan của những người cầm quyền hiện nay ở Việt Nam. Mặc dù họ đã đồng ý cho dân làm kinh tế, còn chính trị thì vẫn nắm độc quyền? Ông có thấy đây là điểm còn tồn đọng của một
quốc gia theo ‘kinh tế tư bản’?

Ðáp: Chúng ta phải có một cái nhìn tổng quát về thực chất của Ðảng cầm quyền, mà họ gọi là ‘Ðảng Cộng Sản Việt Nam’. Ðảng này với tất cả các đường hướng, chính sách, mà họ thực thi trong thời gian gần đây, thì tôi nghĩ rằng mình không thể nào còn gọi đây là một Ðảng Cộng Sản được nữa! Tôi không phải là người nghiên cứu lý thuyết nhiều, nhưng tôi hiểu điều căn bản của Ðảng CS và người CS là... không có tư hữu, và chỉ có một giai cấp. Nhưng khi cái căn bản chính ấy mà họ đã bỏ đi rồi, thì chẳng khác nào chuyện ông thày tu đã phạm giới rồi mà vẫn còn muốn người đời gọi mình là kẻ tu hành.

Bây giờ họ đã bắt đầu tư hữu, mà lớn nhất là những luật lệ về đất đai, với quyền thừa kế, thế chấp và mua bán... rồi những công ty quốc doanh thì nay đã cổ phần hóa... Với những thay đổi ở một chế độ như vậy thì không ai còn nghĩ đó là Ðảng Cộng Sản hay người Cộng Sản, và ngay cả họ nữa chắc cũng đã thừa thấy cái không 'chính danh' của mình, và đã có dư luận ngay trong hàng ngũ của họ là muốn trở lại cái tên ban đầu của đảng này là Ðảng Lao Ðộng. Ðặc biệt đối với những người chống đối họ, thì nên có cái nhận xét đúng và chính xác về đối thủ của mình, thì mới mong cuộc đấu tranh hay phương pháp đấu tranh của họ có kết quả. Theo tôi Chủ nghĩa Xã hội hay Ðảng Cộng Sản thời nay chỉ còn là những bóng ma, mà các ông làm chính trị lại muốn đi đánh nhau với ma thì chẳng bao giờ thắng được! Vì vậy phải nhìn rõ, chế độ này và đảng này thực chất là cái gì, và từ đó chúng ta mới có một nhận xét chính xác về những cái đúng, sai của họ.

Trở lại câu hỏi của anh, thực tế chế độ này là chế độ độc đảng, nó cũng giống như Ðài Loan cách đây mấy chục năm chỉ có một Quốc Dân Ðảng, cũng như ở Nam Hàn trước đây cũng một đảng là Ðảng Quân Ðội, rồi Thái Lan và Singapore cũng vậy...

Khi nói tới độc đảng là nói tới độc tài, và khi nói đa đảng thì ta hay liên tưởng tới chuyện có dân chủ... Riêng đối với tôi, tôi suy nghĩ rất giản dị, bởi vì tôi cũng đã có kinh nghiệm và từng trải qua giai đoạn cầm quyền khi miền Nam đang chuyển mình từ chỗ độc tài sang dân chủ. Ðối với tôi, một đảng hay đường hướng này chính sách kia không quan trọng, mà quan trọng nhất là người lãnh đạo có quyền lực và trách nhiệm.

Nhìn vào lịch sử, chỉ trong thời gian gần trăm năm nay chúng ta mới nói đến chuyện dân chủ tự do, hay cầm quyền và đối lập, chứ trước đó nữa đất nước ta chỉ có một chế độ Quân chủ. Ðó là mỗi thời chỉ có một ông vua (bảo ai sống thì sống, bảo ai chết thì chết), nếu may mà gặp được anh minh, thánh chúa, thì nước mạnh và dân giàu, còn chẳng may gặp hôn quân bạo chúa thì quân dân lầm than, nghèo khổ. Nói như vậy, để thấy con người đứng đầu đất nước là quan trọng hơn cả.

Tại miền Nam Việt Nam, từ giai đoạn 1965 cho tới khi có Hiến pháp và Bầu cử, thì vì tình trạng chiến tranh, khi quân đội chỉ định tôi làm Thủ tướng thì tôi đã cầm đầu một chế độ độc tài quân phiệt, với mình tôi toàn quyền muốn làm gì thì làm. Sau khi tôi thấy đã có điều kiện, thì chính tôi và một số anh em ‘độc tài quân đội’ đã kiện toàn tổ chức Quốc hội Lập hiến cho người dân được quyền ứng cử và bầu cử. Lúc ấy chung quanh chúng ta thì cũng là các ông độc tài như Park Chung Hy, Suharto, ông Marcos... những ông ấy ngồi ngai vua đến hai ba chục năm. Vì vậy tôi quan niệm, nếu cái đảng ấy hay người cầm quyền ấy mà sáng suốt để đưa đất nước ấy tiến lên con đường dân giàu nước mạnh, thì cái ‘độc đảng’ ấy cũng có thể chấp nhận. Ðiều quan trọng hơn là khi kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, thì tự nhiên trong xã hội sẽ hình thành một giai cấp trung lưu, (không còn phải sống nhờ lương thực hay hộ khẩu của nhà nước) thì tất nhiên cái đại đa số dân chúng ấy sẽ tự quyết được đường lối tương lai của đất nước mà họ đang sinh sống.

Nhiều người cứ ‘nôn nóng’ đòi hỏi là khi thay đổi đường lối kinh tế thì cũng phải thay đổi ngay đường lối chính trị. Ðiều này đối với các nước chậm tiến, và những điều đã xảy ra quanh chúng ta, đã là một bằng chứng xác thực: Ðài Loan, Ðại Hàn, Phi Luật Tân, Indonesia và Thái Lan... sau thời gian độc tài đảng trị bây giờ đều đã là các quốc gia dân chủ, bởi vì nước họ đã qua những phát triển về kinh tế. Tôi nghĩ, rồi nước chúng ta cũng vậy thôi, cũng phải qua những giai đoạn tiến triển như vậy, vì vậy chế độ hiện nay với ‘độc đảng’ và một chính quyền mạnh là đúng trong cái diễn tiến ‘Đổi mới’ và xây dựng đất nước.



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 22 2006, 11:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi không phải là người làm mất Chính nghĩa Quốc gia!

Hỏi: Trước đây có dư luận nói là ông ủng hộ ‘độc đảng’ và hoan nghênh Ðảng Cộng Sản Việt Nam? Nhiều người cũng nói là hành động trở về của ông là làm ‘mất chính nghĩa của người Quốc gia’?

Ðáp: Ðó là lý do mà tại sao hai năm qua tôi không muốn trả lời các câu hỏi của giới truyền thông. Phe nào cũng còn những người yếu kém về nghề nghiệp, chỉ muốn cắt xén và nhào nặn những câu trả lời (của tôi) theo ý họ. Ðiều rất dễ hiểu là tôi đã từng tuyên bố ‘Nếu Ðảng Cộng Sản Việt Nam mà làm cho dân giàu nước mạnh, thì tôi sẽ là người đầu tiên vỗ tay hoan hô họ, ủng hộ đường lối của họ, còn nếu mà họ chỉ biết vinh thân phì da, đưa đất nước và người dân xuống vũng bùn... thì không chỉ có mình tôi đả đảo mà chắc chắn là còn khối người khác’. Mấy ông không ưa tôi, cắt bỏ đi hết... chỉ còn mỗi đoạn tôi ‘hoan hô độc đảng’, thì lý luận ấy chẳng ra làm sao cả, nói gì cũng phải có đầu có đuôi chứ.

Tất nhiên, ngồi mà nói lý thuyết, thì ai cũng có thể nói rằng, ‘độc đảng’ thì các ông ấy làm sai chẳng có ai kiểm soát, trừng trị... điều ấy thực trái ngược với các quốc gia mà chúng ta cư ngụ, nơi đó họ có các thứ bậc và phân quyền rất rõ rệt. Nhưng, nhìn vào các nước xung quanh, tôi thấy đất nước Việt Nam của chúng ta phải chấp nhận một giai đoạn chuyển tiếp - để từ cơ chế này bước sang một thể chế khác tốt đẹp hơn, và điều này cần phải có thời gian chứ không thể ngày một ngày hai. Vì vậy, tôi hoàn toàn phản bác lại các quan điểm đòi phải có tự do chính trị trước khi có tự do về kinh tế, vì điều này chỉ làm hỗn loạn đất nước, có cũng giống như cơ thể một đứa bé mà lại phải ngồi đối diện và ăn miếng bít-tếch to đùng! (như thế chỉ lăn quay ra mà chết, vì mắc nghẹn).

Còn có người nói tôi là làm ‘mất chính nghĩa Quốc gia’? Tôi không tin lý luận ấy là đúng, bởi thực sự tôi luôn là người làm tỏ rõ những gì cần có ở một người quốc gia chân chính. Tôi không qụy lụy người cộng sản, mà còn sẵn sàng chỉ cho họ những điều tốt đẹp cần làm cho đất nước, tôi cũng chẳng ‘mua quan bán tước’ gì, vì ở tuổi tôi những điều ấy không còn thực tế nữa. Tôi thường nói, tôi không phải là người sống với quá khứ, mà là người luôn lạc quan về tương lai đất nước. Vậy, một người làm đẹp cho đất nước, hàn gắn những đau thương của đất nước... lại là người làm ‘mất chính nghĩa’ sao? Tôi hiểu, các anh em đó muốn nói tới cái biên giới giữa người Quốc Gia và Cộng Sản, và những điều còn tồn tại của đất nước, nhưng thực tế là cái biên giới ấy ngày càng nhạt dần và chúng ta phải có bổn phận để xóa bỏ hẳn nó đi.

Hỏi: Thưa ông, ‘mất chính nghĩa’ ở đây có thể hiểu là ông đang làm lợi cho một phía, mà phía ấy đã từng không có chính nghĩa khi đem quân xâm chiếm miền Nam?

Ðáp: Tôi xin lập lại, tôi không làm lợi cho bất cứ cá nhân hay đảng phái nào cả, mà tôi chỉ làm những việc có ích lợi cho tương lai của đất nước. Với vị thế của tôi, thuyết phục các ‘đại gia’ chính mạch vào, hay trở lại Việt Nam để làm cho đất nước mình ngày càng tăng tiến, đuổi kịp các quốc gia trong vùng, để dân tộc này có một bộ mặt vững chãi và được tôn trọng trên chính trường quốc tế...

Còn chuyện kia, như tôi đã nói, ‘chẳng may’ họ lại là những người chiến thắng, và ai cũng biết là chúng ta thua chỉ vì sự bỏ rơi của người Mỹ, chứ chúng ta không thua vì sự khiếp nhược trên trận chiến. Tôi nhớ, khi tôi về Sơn Tây để thăm lại xóm làng xưa của tôi ở miền Bắc, có một anh ký giả hỏi tôi rằng: ‘Cảm giác của ông như thế nào khi được nhìn lại các hố bom (do máy bay thả) tàn phá và... giết hại dân lành?’ Tôi mới trả lời rằng: ‘Nói chuyện ấy thì nó cũng giống như chuyện các anh từ miền Bắc vào Nam pháo kích lung tung vào làng mạc!’ Nhắc lại chuyện ấy để mà làm gì, vì trong cuộc chiến bên nào cũng tranh thắng, và phải thắng dưới bất cứ hình thức nào! Lúc ấy, khi đi thả bom, tôi cũng muốn thắng họ chứ, và họ khi vào miền Nam với chiêu bài đánh ‘Mỹ Ngụy’ thì họ cũng muốn thắng mình chứ. Ngày nay cái ‘chính nghĩa’ khi xưa của cả hai bên cũng chẳng còn mấy ai đề cập tới. Họ đã làm ăn và bắt tay với chính những kẻ ‘cựu thù’ như người Mỹ, người Úc, còn đối với tôi, báo chí ở đây và chính họ cũng gọi tôi là ‘cựu phó tổng thống’, còn những anh em quân nhân (QLVNCH) thì chẳng còn ai bị gọi là ‘ngụy’ nữa cả.

Hỏi: Nếu nói về kinh tế, rõ ràng là có một sự bất cân xứng về giai cấp giàu nghèo hiện nay tại Việt Nam trong giai đoạn ‘Đổi mới’. Hai năm qua, chắc ông đã có dư thời gian để nhìn thấy mức sống của người dân có gì tiến bộ sau hơn 30 năm sống dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa?

Ðáp: Tôi đi đây đi đó khá nhiều đấy chứ. Tới đâu gặp người chào, là tôi lại phải dừng lại để hỏi thăm họ. Câu đầu tiên mà tôi hay hỏi họ là: ‘Sao, dạo này làm gì? Khá chưa?’ thì hầu như ai cũng trả lời như nhau là: ‘Giàu thì chưa giàu, vẫn nghèo lắm, nhưng đã đỡ khổ hơn lúc trước rồi’. Còn các ông quan chức địa phương thì khoe ‘điện nước đã đến tất cả mọi nơi trên đất nước, và nhiều công trình đã được xây dựng..v.v.’. Tôi nói: ‘Các ông có 30 năm thống nhất và bình yên, mà không làm được những tiến triển như ngày hôm nay, thì chính dân chúng đã có thái độ với các ông từ lâu rồi’. Thì từ những thành quả ấy, theo tôi là có tiến bộ so với 30 năm về trước. Nhưng gọi là tiến bộ có đúng mức hay không, thì tôi lại phải nói là không đúng mức. Tại sao không đúng? Là vì tốc độ với những thuận lợi mà họ có thì so ra vẫn chậm! Các ông ấy không thể nói: Ngày xưa dân chúng ăn bo bo thấy mẹ, nay ăn toàn gạo trắng. Ngày xưa dân đi xe đạp Trung quốc, ngày nay chạy toàn xe máy Nhật... là giỏi rồi, số một rồi! Giỏi gì mà giỏi, vì thực tế trong cái mức thang của nhân loại, thì cái mức tiến triển của người dân Việt Nam vẫn còn đang xếp hạng gần đội sổ. Nói gì cho xa, anh nhìn thấy rõ ràng một chuyện là ngay trong vùng Ðông Nam Á chúng ta còn thua cả Ðài Loan, Singapore và Thái Lan... thì nói theo kiểu ngôn ngữ dân Sài Gòn hay dùng là ‘hơi bị... chậm’ đấy chứ.

Hỏi: Ông vẫn chưa có một nhận xét gì về sự chênh lệch ‘giai cấp’ giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam?

Ðáp: Anh nói phải, đi ra khỏi Sài Gòn, đến các vùng ngoại ô là chúng ta đủ thấy sự chênh lệch giữa những người có tiền và những người phải lăn lộn quần quật nơi công xưởng, trên đường phố hay ngoài đồng ruộng. Dầu chúng ta nhìn thấy họ quần áo sạch sẽ, mặt mũi tươi cười... và thật là khó để tìm ra những ‘bộ mặt bi thảm’, nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã sung túc đâu, bởi nhiều người Việt Nam vẫn sống với cái bề ngoài, theo kiểu ‘giấy rách phải giữ lấy lề’- và đó là cái ghê gớm của dân tộc.

Hầu như trên các quốc lộ, từ Nam ra Bắc, đâu đâu ta cũng thấy toàn là mặt tiền với những phố xá đông đúc, người qua kẻ lại tấp nập. Người buôn bán lớn có, kẻ buôn thúng bán mẹt cũng nhiều, và từ đó ta thấy người dân mình đa số có tính cần cù nhẫn nại, nhưng cũng không thiếu những kẻ sống với cơ hội và lừa lọc. Từ đó nó tạo ra sự khác biệt giữa người kiếm tiền nhiều và những người chỉ đủ cơm ăn áo mặc (mà nói rõ hơn đó là người giàu và người nghèo). Sự khác biệt này xa lắm, xa đến độ khó mà tưởng tượng nổi, thí dụ như ở thành phố Sài Gòn này, có những ‘đại gia’ dám bỏ ra cả ngàn đôla cho một bữa ăn, trong khi người dân chỉ cần một dĩa cơm chừng 1 đồng bạc để no bụng. Cái ăn đã vậy, cái ở còn kinh khiếp hơn, có những căn nhà ở đây hay ở Hà Nội họ dám mua cả 1 hay 2 triệu, và người dân nghèo thì ở trong những căn nhà ổ chuột, tồi tàn và dơ dáy. Những ông nhà giàu mới khi nói chuyện với tôi, thì họ nói đến chục triệu hay trăm triệu... thì cũng chỉ là chuyện bình thường. Họ đi nước ngoài như đi chợ, mua xe ôtô cho con cái trị giá cả trăm ngàn đôla, trong khi đó ở các tỉnh xa và nhất là miền quê, tôi thấy mấy bà già và các đứa trẻ, người thì cầm mấy cái đũa tre hay mấy cái gói bánh địa phương, suốt ngày đi lang thang ở dọc đường để mời ông đi qua bà đi lại, để chỉ mong kiếm được 20 ngàn đồng một ngày (hơn 1 Úc kim)...



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 22 2006, 11:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hỏi: Sự chênh lệch giàu có ấy chắc chắn phải có nguyên nhân? Theo ông, nguyên nhân chính đến từ đâu?

Ðáp: Muốn biết nguyên nhân ấy từ đâu, chúng ta phải nhìn vào sự thật của việc kiếm tiền một cách dễ dàng, mau chóng và tiêu xài xa hoa của những người giàu có ấy. Phần lớn những núi tiền mà họ có được lại không phải là những đồng tiền mồ hôi nước mắt, mà lại có từ những cái giao dịch không thật, hoặc là buôn bán ảnh hưởng (tức là tham nhũng đấy). Và đó là một vấn đề mà nhà cầm quyền CSVN gọi là ‘bức xúc’và ‘nổi cộm’ của một chứng bệnh trầm kha của đất nước. Gần đây việc thừa nhận có nhiều cán bộ thiếu đạo đức, thiếu khả năng và... lãng phí đã được đề cập đến trong tất cả các đại hội đảng bộ từ trung ương đến địa phương. Báo chí thì cũng đã đưa ra nhiều trường hợp mà họ gọi là ‘lãng phí của công’, nhưng đó chỉ là cách nói để tránh chữ tham nhũng hay ‘rút ruột’ từ các công trình hay ém nhẹm các tài sản chung.v.v.
Ðiều quan trọng là chính những người cao cấp, những người lãnh đạo ở đây đã phải lên tiếng, đã phải đề cập, và đã phải đề ra những phương cách để chống tham nhũng, đem lại sự giàu mạnh cho các tài sản quốc gia. Với kinh nghiệm của tôi, một khi họ đã công khai đứng trước quần chúng để xác nhận là hàng ngũ cán bộ đang có bệnh, và bệnh nặng nữa là đàng khác, thì tôi tin chắc họ phải đi tìm thuốc chữa.

Hỏi: Vậy theo ông, họ sẽ chữa bằng ‘thuốc’ gì?

Ðáp: Cái sợ nhất của người thầy thuốc là con bệnh không biết mình có bệnh, và không chịu thừa nhận căn bệnh của mình. Còn đằng này họ xác nhận là họ có bệnh, thì tôi thử hỏi anh: ‘Có anh nào có bệnh, mà lại nằm chờ chết không?’. Chắc chắn là không, vì bình thường mà nói dù anh bị bệnh ung thư chỉ còn mười ngày nữa là chết, nhưng nghe ở đâu có thầy có thuốc là vẫn muốn đến, vẫn muốn được điều trị, được uống thuốc, để may ra có thể thoát bệnh chăng. Vì vậy Ðảng, rồi các Ðoàn Thể và Quốc Hội của họ cứ phải họp liên miên để lựa chọn ‘thuốc’ và ‘cách uống’, và đây là điều thực rắc khó khăn của họ trong giai đoạn này, nhưng tôi tin là một khi các định chế đã có nền móng thì việc lũng đoạn và tham nhũng này sẽ ngày một bớt đi.



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 22 2006, 11:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ông Kỳ và niềm tin vào ngày đất nước phục hưng

Hỏi: Ðứng trước thảm nạn về tham nhũng như vậy, chắc hẳn ông cũng có những mối bi quan?

Ðáp: Như tôi đã nói với anh, tôi là người luôn luôn lạc quan với tương lai của dân tộc, nhất là ở trong thời điểm này. Chúng ta không thể bi quan, những người cầm quyền cũng vậy, bởi nếu bi quan để rồi bó tay không làm gì hết thì đất nước này sẽ trở thành một thứ Giao Chỉ Quận của Trung Quốc à? Chúng ta phải lạc quan để nhìn thấy Việt Nam sẽ trở thành một con rồng trong vùng Ðông Nam Á. Tôi nói điều này có nghĩa rằng, dù gặp con bệnh nào cũng vậy, khó khăn nào cũng vậy, những người yêu nước thật sự phải tìm con đường đúng để mà đi, vì tương lai đất nước này không chỉ có họ mà còn có cả con cháu họ và con cháu chúng ta nữa.

Tôi còn một điều tin khác nữa là ‘vận nước’. Ðây là một trong những yếu tố quan trọng không kém. Khi vận nước hưng thì tự nhiên nó sẽ xảy ra những sự việc, hoặc sự xuất hiện của những người lãnh đạo có đủ uy tín, thế lực, và sáng suốt để đưa đất nước vào con đường phục hưng, thăng tiến. Như vậy, các điều ấy có làm được hay không, xảy ra sớm hay muộn đều là tùy thuộc vào cái đảng cầm quyền hiện nay, chứ không thể trông đợi ở người khác. Còn khi nào đảng cầm quyền trở nên bất lực, không sửa chữa được... thì lúc âáy lại có những yếu tố khác xảy ra (bên ngoài hoặc ngay chính bên trong).

Hỏi: Như vậy theo ông, lý do nào mà dưới sự cai trị của độc đảng (với các đường lối cứng rắn) mà vẫn xảy ra quá nhiều trường hợp tham nhũng?

Ðáp: Anh nên nhớ, nước mình tham nhũng không phải là một cá nhân, mà là cả một hệ thống đã tạo ra một môi trường để mà phải tham nhũng. Vì vậy nó đã trở thành một cái ‘luật’ phải sống như thế, và làm ăn như thế. Hệ thống hành chánh ở đây chưa thống nhất, lúc nào cũng có ba cái hệ thống song hành với nhau: Một bên là đảng, một bên là chính phủ, và bên kia là những đoàn thể nhân dân (qua cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc). Mà khổ một nỗi là nhánh nào cũng có quyền lực, hoặc là ảnh hưởng tới chính sách và thực thi chính sách từ trung ương tới địa phương - và trên mọi lãnh vực từ chính trị, văn hóa, đến xã hội... Ðiều này thực là ‘phi dân chủ’ vì họ tự chồng chéo và dẫm chân lên nhau, và tạo ra khó khăn cũng nhiều, mà kẽ hở cũng lắm. Và đó là ‘môi trường’ cho tham nhũng sinh sôi và nẩy nở! Thành ra bây giờ, thực sự cái tổ chức (system) cai trị ở Việt Nam không thống nhất, và không có người chịu trách nhiệm ở tất cả mọi lãnh vực. Họ có cái nguyên tắc ‘tập thể chỉ huy và cá nhân phụ trách’, nhưng khi xảy ra bất cứ chuyện gì quan trọng thì ta lại thấy chẳng có cá nhân phụ trách, mà chỉ có ‘tập thể chỉ huy và tập thể phụ trách’.

Hỏi: Như vậy, theo ông hệ thống chính quyền cần phải cải tổ?

Ðáp: Rất đúng. Ðiều này ai cũng nhìn thấy, cụ thể là gần đây ngay ông Thủ tướng cũng bộc bạch: ‘Có ông quan chức địa phương làm bậy, tôi muốn thay ông ấy mà tôi không làm được’. Ðiều này có nghĩa rằng, muốn thay thì ông Thủ tướng lại phải hỏi đảng, và theo tôi đây là nguồn gốc chính của sự ‘trên bảo dưới không nghe’, vì không biết ai là người có thẩm quyền và trách nhiệm thực sự ở mọi lãnh vực.

Cho nên chúng ta thấy, các đường lối và chính sách lâu dài của đất nước hiện nay cũng chưa rõ ràng và chưa thống nhất, vì hệ thống phân quyền chưa rõ rệt. Bây giờ họ phải thấy họ là đảng cầm quyền (độc đảng), và tất cả những cái chồng chéo ấy là do tự đảng cầm quyền ấy đẻ ra, vì vậy ngay chính họ phải tổ chức lại, với một nền hành chánh rõ ràng. Một khi quyền hạn đã rõ ràng rồi, thì sau đó người dân mới đánh giá được đạo đức và khả năng của người thi hành chứ.

Còn bây giờ đọc báo thì anh thấy ngay, thí dụ chuyện một cây cầu mới xây bị xập, hay cả một sân vận động bị lún... thì ngay sau đó là cứ anh này đổ tội cho anh kia, để rồi rốt cục chẳng có anh nào trách nhiệm hết! Thực tế của guồng máy hành chánh ở đây là thiếu cán bộ có khả năng, và những người cầm quyền lại không có quyền hành thực sự. Bởi vậy, mạnh ai nấy làm, làm càng lớn thì lãng phí càng nhiều, sai lầm càng nhiều...

Hỏi: Vậy theo ông, những người cầm quyền ở Việt Nam hiện nay phải làm gì?

Ðáp: Theo tôi, đầu tiên họ phải cải tổ cái (sytem) tổ chức về hành chánh, và cái thứ nhì là họ phải thật sự muốn chống tham nhũng, và muốn làm được điều này thì cơ quan tư pháp phải độc lập. Chuyện này ai cũng hiểu, vì anh muốn đá banh thì phải có trọng tài, chứ không thể vừa đá banh vừa thổi còi được. Luật pháp cũng vậy, không thể vừa ăn trộm vừa làm chánh án. Ngày xưa khi vừa cầm quyền, là tôi cho lập tòa án đặc biệt để chuyên xử tham nhũng, và muốn cho công minh thì mình phải trao cho ông tòa ấy cái quyền ‘bất khả xâm phạm’ để xử các tội phạm, thế thì may ra mới có thể nói rằng mình đã dùng thuốc đúng để chữa! Còn bây giờ họ có cơ quan Thanh tra chống tham nhũng, nhưng gần đây chính báo chí cũng đã xác nhận những ông thanh tra này lại dính vào tham nhũng nhiều hơn ai hết!

Hỏi: Vậy theo ông, báo chí ở Việt Nam có thực sự được tự do để nói về các vụ tham nhũng hay không?

Ðáp: Tôi phải nói thẳng thắn rằng, báo chí ở Việt Nam hiện nay đã khá mạnh dạn khi ‘khui’ các ông quan chức này quan chức kia, địa phương này địa phương kia... dính vào tham nhũng hay sai lầm, và chỉ trong một thời gian ngắn là các cơ quan chức năng có hành động ngay.

Một khi họ sợ dư luận, sợ báo chí, thì tôi tin là sẽ giảm thiểu rất nhiều những cảnh ngang nhiên ‘rút ruột của công’ để bỏ túi. Ðồng ý là báo chí ở đây cũng còn bị hạn chế về nhiều mặt, nhưng so ra họ còn dám ‘đụng’ nhiều chuyện hơn là cả báo chí ở các xứ khác đấy chứ. Và thực tế là trên mặt báo, họ đã mở rộng và đề cập đến nhiều lãnh vực, nhiều vấn đề, và đặc biệt là họ đã có cả những cột báo để cho người dân lên tiếng nói, hoặc các đường giây mật để tố giác các việc làm sai trái của các quan chức trong chính quyền..v.v.

Hỏi: Chắc ông cũng nhận thấy sự hiện diện nhan nhản của các dịch vụ và công ty làm ăn của người Ðại Hàn và Ðài Loan tại thành phố này (Sài Gòn). Ông nghĩ sao về việc ‘bành trướng’ kinh tế này?

Ðáp: Thực ra, thời kỳ sửa soạn ‘đổi mới’ và Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, thì lãnh vực đầu tư của nước ngoài đã đổ vào, tất nhiên là nhiều và dồn dập hơn lúc trước. Bây giờ có thời gian nhìn lại, tôi thấy các ông Ðại Hàn, Ðài Loan, Tầu... ấy chỉ là những nhà đầu tư nho nhỏ thôi, chứ không phải là những tập đoàn quốc tế. Vì vậy, chúng ta hiểu là trong giai đoạn đầu, vì luật lệ, vì đường hướng chưa rõ ràng, nên những tay thực sự là tư bản thì họ chưa vào ngay - bởi đối với họ, khi quyết định đầu tư là họ phải nghiên cứu đủ mọi chuyện, và khi đủ điều kiện an toàn thì họ mới nhảy vô. Những tập đoàn lớn này họ quan niệm rất rõ ràng là quyền lợi và sự an toàn của họ trên hết, chứ không phải họ vào là vì thương người dân Việt nam, hay muốn tạo công ăn việc làm cho chúng ta đâu, nơi nào nhân công rẻ và tiêu thụ nhiều là họ nhảy vào, có thế thôi. Bởi vậy, khi chưa có cá lớn, thì các ông cầm quyền ở Việt Nam thấy cá bé nhảy vào thì cũng tưởng là cá lớn, và đó là dịp để các ông này múa may quay cuồng, và theo như các cụ mình nói thì đó là giai đoạn ‘nước đục thả câu’ của mấy ‘ông trời con’!

Và chúng ta đã chứng kiến cảnh ‘buôn thúng bán mẹt’, ‘buôn nước bọt’ hay ‘mì ăn liền’ của bọn nước ngoài này, và theo tôi thì đây là điều không tốt và tôi hy vọng dần dần sẽ phải thay đổi. Tôi rất bực mình khi thấy một số bọn ngoại quốc ‘tép riu’ này, vào đây mang mươi triệu hay hai ba chục triệu... mà đã lên mặt kênh kiệu, chủ nhân ông, với sự hiện diện ‘nghênh ngang’ trên đường phố, và đối xử với công nhân người Việt Nam rất tàn tệ. Và trong nay mai, khi chúng ta có những cái đầu tư đứng đắn thì cái tình trạng ấy sẽ bớt đi.



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 22 2006, 11:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vấn đề Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH ở Biên Hoà

Hỏi: Cách đây không lâu ông có đề cập đến việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội, vậy xin ông cho biết tình trạng và vấn đề này hiện nay đã đi tới đâu rồi?

Ðáp: Khi chính họ đặt vấn đề ‘Hòa hợp hoà giải dân tộc’ và coi Việt kiều hải ngoại cũng là một thành phần của đất nước, rồi ra nhiều nghị quyết nhằm sửa sai và có chính sách đối xử đàng hoàng với người Việt hải ngoại... Thì tôi đã góp ý với họ rằng, theo sự hiểu biết của tôi đối với hải ngoại thì đa số sự chống đối hay hận thù là vẫn còn nằm ở trong số các anh em quân nhân cũ của mình. Biết vậy rồi, mà muốn có một hành động chứng tỏ cái thật tâm của chính quyền - muốn bỏ hết, để thôi anh em mình ngồi lại nói chuyện với nhau, thì trước khi đối xử tốt với người sống, thì mình hãy đối xử tốt với những người đã chết. Các cụ mình thường nói ‘nghĩa tử là nghĩa tận’, và làm điều tốt cho người chết thì quá dễ. Thứ đến là trên phương diện tâm linh, những người hải ngoại mà thấy chính quyền đối xử đẹp với những người đã chết một cách trang trọng và tử tế, thì tự nhiên họ phải thay đổi cái tư duy của họ, và nếu họ không thay đổi thì họ chẳng còn cái cớ nào để lôi kéo những người khác để mà tiếp tục chống lại cái thiện chí này của nhà cầm quyền.

Thành ra, việc cho trùng tu lại Nghĩa Trang Quân Ðội là việc dễ làm nhất, đúng đạo lý nhất, và lại đúng là một hành động cụ thể cho những lời tuyên bố mà các ông ấy đã nói công khai là ‘bỏ hết, để đi đến con đường đại đoàn kết dân tộc’.

Việc này trước khi về, và sau khi về tôi cũng đã đều chính thức nói với họ rằng, muốn làm được chuyện hoà hợp hòa giải, (điều mà tôi và họ đều muốn làm) thì việc đầu tiên là không còn hận thù với các anh em tôi, những người đang còn nằm trong Nghĩa trang Quân đội ở Biên Hoà. Mấy chục năm qua nơi này bị hoang phế, thì nay hãy để cho chúng tôi vào đó để chăm sóc và thắp cho họ một nén nhang.

Và tôi rất vui mừng là đề nghị này đã được từ ông Thủ Tướng, đến nhiều cấp quyền khác đều đồng ý hết. Nhưng ở đây cũng cần nói lên một sự thật rằng, cũng còn có một thiểu số chưa đồng thuận khi nói rằng ‘còn quá sớm’, hay ‘đây là lãnh vực tế nhị’.v.v. Và tôi đã đề nghị thêm việc xây dựng một khu tượng đài lớn để tưởng niệm cho tất cả mọi người đã bỏ mình, trong đó có cả những người lính Mỹ, lính Nga, lính Tàu, lính Hàn, lính Thái Lan, lính Phi, lính Úc... chẳng hạn, rồi có một ngày truy điệu chung. Nếu làm được như vậy, thì nhà cầm quyền hiện nay sẽ hóa giải được nhiều vấn đề và khi chọn được một nơi nào đó ở Việt Nam như Khe Sanh, Hạ Lào, hay Sông Bến Hải làm nơi để mà hàng năm các vị nguyên thủ các quốc gia có quân tham chiến đều tới nơi này để làm lễ tưởng niệm về những người đã chết trong chiến tranh. Và từ việc này, đương nhiên bộ mặt và vị trí của đất nước mình sẽ được nâng lên một cách chững chạc trong hàng quốc tế. Và đó là chưa kể việc chính kẻ chiến thắng lại làm việc đó, thì lại càng có cơ hội đề cao cái kết quả mà họ đã đoạt được. Việc là như vậy, chẳng có gì là xấu hổ hay mất mát gì cả, thế mà cũng còn những kẻ chẳng hiểu gì cả, mà còn biện luận rằng làm như thế là đề cao những kẻ bại trận và xoá đi hào quang chiến thắng!

Trở lại câu hỏi của anh, bây giờ họ đã đồng ý, nhưng còn kẹt một vấn đề là cái Nghĩa trang đó từ năm 1975 đã thuộc về quyền cai quản của Bộ Ðội. Họ nói, trên nguyên tắc khu đất nào thuộc về quân đội thì là khu vực quân sự, vì thế chung quanh Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa đều có bảng cấm lai vãng, chụp hình, quay phim..v.v . Thế bây giờ muốn làm cho mọi việc trở nên dễ dàng thì chính phủ phải làm quyết định là cắt cái khu đất đó ra khỏi ‘khu vực quân sự’, và trao lại cho thành phố. Tôi cũng vừa mới nhắc họ thêm một lần nữa, nhưng như anh biết, cái thủ tục hành chánh ở đây nó vẫn còn nặng nề và chậm chạp lắm. Trong khi chờ đợi thì tôi cũng thu xếp, và dẫn đến kết quả là những thân nhân còn mộ trong Nghĩa trang (hay những người có lòng) đều có thể vào thăm, thắp nhang, quét vôi và dọn cỏ... mà không bị cấm cản như ngày xưa.

Hỏi: Tôi nghe nói là ông đã đến thắp nhang cho các nấm mộ còn lại trong Nghĩa trang Quân đội. Lúc ấy, ông nghĩ gì về những cái chết của họ?

Ðáp: Tôi không phải là một nhà văn nên rất khó mà diễn tả được cái cảm xúc trong lúc đó. Nhưng khi tôi đứng trước mộ của ông Chuẩn tướng Nguyễn Duy Ánh là người tôi rất thân, tưởng chẳng bao giờ nhìn lại được... rồi chung quanh là những ngôi mộ của anh Thượng sĩ này Trung úy kia, rồi những ngôi mộ không có cả tên... xiêu vẹo và hoang phế, lúc ấy tôi bồi hồi và nhớ lại cả một khung trời khói lửa ngày xưa. Lúc ấy tôi chỉ nghĩ rằng, chắc anh em nằm ở đây thấy mình về, đến thăm họ và thắp nhang cho họ, thì họ... vui lắm. Và tôi tin rằng nếu họ còn lẩn khuất đâu đó dưới các nấm mồ hoang lạnh, thì linh hồn họ cũng ấm lại chút đỉnh vì những người ra đi đã không bỏ rơi họ, và luôn nhớ về họ.

Vì thế cái quan tâm của tôi lúc này là phải sửa sang, phát quang lại cho thoáng đãng để mọi người thấy đây là một cái nghĩa trang, có người chăm sóc, không để cho súc vật lẫn người vào đó mà phóng uế, vì nơi này cũng còn cả hàng chục ngàn ngôi mộ. Có nhiều anh em hải ngoại khi nghe được ý kiến này, đã đòi phải làm rình rang, dựng bảng, làm lại tượng đài... nhưng tôi thấy những chuyện ấy không quan trọng bằng việc tôn trọng các nấm mồ ở đó, để rồi anh em mỗi khi có dịp lại dễ dàng đến thăm những người đồng đội cũ của mình, thế là đủ rồi... Và những ngày sắp tới, tôi và những anh em hiểu biết sẽ đứng ra làm một Ðại lễ Cầu siêu chung cho tất cả những người đã bỏ mình ở cả hai chiến tuyến...

Hỏi: Câu hỏi cuối, xin được hỏi ông là ông có đủ tin tưởng là những việc ông muốn làm sẽ thành công không?

Ðáp: Không phải chỉ ở hải ngoại, mà ngay cả với những người anh em trong nước, tôi nói ‘những điều gì tôi nói là tôi làm’, và điều tôi phải làm và làm cho bằng được là đất nước và con người Việt Nam phải được ‘Hòa hợp hòa giải’

Khi còn cuộc chiến, tôi phải làm người tị nạn, còn nay đất nước đã thống nhất thì đừng ông hay bà nào nói tôi là ‘phe Quốc’ hay ‘phe Cộng’, vì tôi bây giờ là người của đất nước. Còn chuyện phụ, là với sự quen biết của tôi với các quốc gia bên ngoài, thì tôi cố gắng thuyết phục họ vào đầu tư, góp phần tạo công ăn việc làm và xây dựng đất nước. Cần nói rõ, tôi là người ‘thuyết phục’, chứ không phải là người đầu tư, vì như anh đã biết, tôi là một ông cựu phó Tổng thống nghèo nhất thế giới, và chuyện thuyết phục các tập đoàn tư bản không phải là một chuyện dễ, vì tình trạng đầu tư ở Việt Nam đã bị vẩn đục trong thời kỳ đầu đổi mới. Nay thì mọi chuyện đã khá hơn, và nhiều nhà đầu tư đã nói thẳng họ có can đảm trở lại là vì tin ở sự lý luận của tôi và những đề án của tôi.

Hỏi: Ông muốn nói thêm điều gì đối với cộng đồng người Việt hải ngoại?

Ðáp: Theo ý tôi, những người Việt hải ngoại nếu có thì giờ và điều kiện thì cũng nên hướng về quê hương. Và nếu không hướng về được, thì tôi nghĩ cũng đã đến thời điểm nên bỏ qua những chuyện coi nhau là thù hận. Bởi vì nếu người Việt hải ngoại của mình có được một trái tim thương yêu đất nước, thì hãy góp phần xoá bỏ cái bộ mặt xấu xí của đất nước. Chế độ, con người, nhất thời thôi, nhưng đất nước và dân tộc đã còn và sẽ còn mãi mãi. Tôi không bao giờ đồng ý với những người ở bất cứ cương vị nào, đoàn nhóm nào, mà chỉ vì quyền lợi nhất thời của cá nhân hay phe nhóm mà quên đi bổn phận đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tết này tôi đã 77 rồi đấy, nghe thế chưa ghê, nhưng chỉ 3 cái Tết nữa thì tôi đã 80. Ngày xưa người ta chỉ nói đến thất thập cổ lai hy, chứ ít ai nói đến chuyện bát thập, bởi tuổi đó là phải về chầu Trời rồi. Tôi nói như vậy để anh em thấy, những tháng năm còn lại của tôi, làm được gì thì làm, cho dân tộc và đất nước. Thời gian đã giới hạn, rồi trí tuệ và sức khoẻ cũng thế... vì vậy đừng ai nghĩ tôi còn ham hố gì, làm được chuyện đại sự gì, vì cả cái cây cầu Hòa hợp Hòa giải Dân tộc đó tôi chỉ muốn làm một nhịp đầu tiên mà thôi.



--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
yuyu
post Feb 23 2006, 03:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Irreplaceable Member
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 3.883
Tham gia từ: 30-August 02
Thành viên thứ: 300

Tiền mặt hiện có : 18.479$
Số tuần chưa đóng thuế : 0

Bình chọn :



"Đổi mới II" chẳng qua là sự tránh nói đến "Đổi Mới Chính Trị" mà thôi. Bởi vì nếu ta coi công cuộc Đổi Mới từ đại hội VI ( 1987) đến nay là Đổi Mới I, thì rõ ràng đó chỉ là Đổi Mới Kinh Tế, chứ hoàn toàn chưa có đổi mới gì về Chính Trị. Mà thực ra nói Đổi Mới cũng không đúng. Vì đó thực chất chỉ là "Đổi Cũ ", nghĩa là sau một thời gian phiêu lưu, mạo hiểm đi con đường XHCN mới mẻ, (các) đảng cộng sản cầm quyền đều bị thất bại thảm hại và đứng trước nguy cơ sụp đổ, vì vậy họ phải từ bỏ con đường lầm lạc này mà quay về Đại Lộ thênh thang mà Nhân Loại đã và đang đi đến thành công, nghĩa là "Đổi Cũ".

Vấn đề đặt ra là Chính Trị và Kinh Tế là 2 yếu tố luôn luôn sóng đôi với nhau như hình với bóng và tương hỗ nhau một cách rất chặt chẽ. Chính Trị có thể ảnh hưởng rất mạnh đến Kinh Tế và ngược lại Kinh Tế cũng ảnh hưởng rất mạnh đến Chính Trị. Tuy nhiên về tầm quan trọng thì Kinh Tế mang tính quyết định.
Đó là một qui luật khách quan.
Đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của triết học Marx về Duy Vật Lịch Sử, theo đó " hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc".
Nước ta đã từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế Tư Bản thì về chính trị tất yếu cũng phải chuyển đổi tương ứng, chẳng chóng thì chầy.
Nghĩa là sao ?
Nghĩa là hiện nay nền kinh tế nước ta đã bắt đầu manh nha một nền kinh tế đa nguyên, kiểu tư bản chủ nghĩa . Giai cấp tư sản đang dần hình thành, mặc dù còn rất yếu ớt và lúng túng, do chỗ Ý Thức Hệ của chế độ vẫn đang tìm cách kìm hãm qui luật khách quan, nghĩa là một mặt họ không muốn kìm hãm một tầng lớp người giàu về kinh tế, mặt khác họ lại đang tìm cách kìm hãm sự hình thành vai trò chính trị tất yếu của tầng lớp này, nghĩa là kìm hãm sự hình thành giai cấp tư sản.
Nhưng đó là một điều Bất Khả Kháng, vì đó là một qui luật khách quan.
Sớm muộn gì, khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nào đó thì giai cấp tư sản vẫn sẽ hình thành cùng với vai trò chính trị của họ.
Cho nên bây giờ là lúc chế độ đang lúng túng :
Giai cấp tư sản này có thể là những người ngoài đảng, nhưng phần lớn, chủ yếu là những người trong đảng, có chức cao, quyền trọng.
Vấn đề đặt ra là mâu thuẫn khủng hoảng toàn diện về Ý Thức Hệ : Trong khi giai cấp tư sản hình thành ở ngoài đang dần trở thành một lực lượng chính trị, thì chính bên trong đảng cũng đang biến thành giai cấp tư sản, khiến đảng cộng sản ngày càng biến chất đến mức đi ngược lại chính lý tưởng của đảng là xoá bỏ giai cấp tư sản, để xây dựng một xã hội XHCN, dựa trên công hữu về Tư Liệu Sản Xuất.
Mặt khác Đổi Mới Kinh tế dẫn đến hậu quả là nhà nước ta đang từ một "nhà nước Công - Nông " lại biến thành một nhà nước Tư Sản chuyên chế.
Vì thế nó dẫn đến sự đặt lại vấn đề quyền lãnh đạo của Đảng.
1/ Hoặc là Đảng phải giải tán ( điều này bất khả thi ), hoặc đổi tên, thay cương lĩnh ( cách thông thường, phổ biến hiện nay ) để trở thành một đảng Dân Chủ - Xã Hội hoặc Dân Tộc- Dân Chủ v.v....gì đấy để phù hợp với bản chất của mình ( Đây là vấn đề Chính Danh ) để có thể hy vọng nắm quyền lâu dài.
2/ Hoặc là Đảng phải từ bỏ vai trò Độc Quyền của mình để cạnh tranh Dân Chủ với các chính đảng khác đã hoặc sẽ có trong tương lai.

Nghĩa là đảng cộng sản Việt Nam không thể nào cứ tiếp tục nắm quyền với cơ chế chính trị như hiện nay, trong khi nền Kinh Tế Việt Nam đã và đang thay đổi ngày một sâu sắc, toàn diện theo hướng tiến bộ và hội nhập với thế giới.
Tóm lại có nghĩa là giai đoạn II đã mở ra : Đổi Mới Chính Trị.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Feb 23 2006, 04:56 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



em thấy thằng tàu nó đi như điên, nhân loại dự đoán nó cũng đổi mới CT mà có thấy đâu, đọc wallstreet thấy bảo chúng thuê cty mỹ chơi cty mỹ đấy, tụi mỹ chạy theo lợi nhuận nên nếu không có chính quyền can thì chuyện gì chúng không làm

túm lại thế kỷ này làm gì còn đúng sai, trắng đen, phải trái, chỉ có thể linh hoạt thôi


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NguoiVN
post Feb 23 2006, 04:59 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Irreplaceable Member


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 3.804
Tham gia từ: 15-October 02
Thành viên thứ: 472

Tiền mặt hiện có : 112.186$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



mà người biết lúc nào làm cái gì là hợp lý đòi hỏi trí thông minh và cơ lược hơn nhiều so với người chỉ biết tử thủ thành trì cách mạng hoặc ăn ngủ nói DC
bác yuyu đúng là đi từ cực đoan này sang cực đoan khác rồi


--------------------



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

42 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC