Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

2 Trang  1 2 > 

· [ ] ·

 Quy Chế đặc Biệt Cho Tp Hồ Chí Minh

Phó Thường Nhân
post Apr 1 2016, 10:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cơ chế đặc biệt cho thành phố Hồ chí Minh. Cái vấn đề này cũng không có gì là mới, vì nó đã tồn tại từ cách đây hai ba chục năm. Có điều vì có ông bí thư mới, nên nó lại nổi lên như một vấn đề thời sự. Vậy bản chất của vấn đề ở đâu. Nó chính là vấn đề cát cứ địa phương. Đây là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới gặp phải, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, khi cái đế kinh tế không vững, đồng thời quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngăn cản sự hình thành nhà nước.
Trong chủ đề “định hướng XHCN” tôi cũng đã nói tới vấn đề này, khi Sky hỏi về dân tộc, khái niệm dân tộc. Tôi cũng đã trả lời là nó có 2 khái niệm khái niệm dân tộc hiểu theo khía cạnh thị trường, và khái niệm dân tộc hiểu theo ý nghĩa văn hoá, lịch sử. Từ dân tộc ở VN được dịch cho hai từ khác nhau trong một tiếng phương Tây (Anh, Pháp, Đức): Nation và Folk (Pháp: Nation và people). Cái dân tộc theo nghĩa Nation chính là dân tộc được định nghĩa bằng thống nhất thị trường. Theo đó tư bản dân tộc thống nhất thị trường, từ đó hình thành dân tộc. Nhưng điều gì xẩy ra nếu thị trường dân tộc không quan trọng bằng thị trường nước ngoài. Trong trường hợp ấy thì nó dẫn tới cát cứ, vì lợi ích kinh tế của ông không trùng nhau.
Câu chuyện này cũng xẩy ra cho một nước phát triển, ví dụ như Ý. Từ khi Ý tham gia ngày càng sâu vào EU, EU là một thị trường thống nhất, thì vùng miền Bắc Ý đã dần dần coi vùng miền Nam Ý là gánh nặng, đòi ly khai. Câu chuyện cũng xẩy ra tương tự với Tây Ban Nha, khi vùng Ca ta lăng (Catalonia) đòi “độc lập”.
Câu chuyện của TP Hồ chí Minh nó cũng như thế. Là đầu tầu kinh tế cả nước, tất nhiên phần đóng góp của nó với ngân sách lớn hơn phần nó được “lại quả”. Và điều đó cũng bình thường, vì TP không phải là một nước, đồng thời nó cũng hút tài năng,nhân lực của các vùng khác ở VN tụ hội về. Với yêu sách đòi một dạng tự trị, thực ra người ta muốn biến quan hệ TP HCM với phần còn lại của VN như một thứ quan hệ thuộc địa.
TP HCM lấy cớ rằng có nhiều điều khiến nó đặc biệt hơn các tỉnh thành khác, và nó không thể chịu chung một quy chế, vì vậy nó muốn có quy chế riêng, do quy chế địa phương xin lên Trung ương quá lằng nhằng. Vậy tại sao lại không cải cách là thành phố trực thuộc trực tiếp Trung ương luôn, không còn chính quyền địa phương nữa mà lại đòi “địa phương độc lập”. Cái quy chế trực thuộc trực tiếp này chính là quy chế của Paris so với nước Pháp, và hình như Tokyo cũng thế (cái này thì tôi không chắc). Ở Paris, không những Paris có quy chế trực tiếp phụ thuộc trung ương, mà thành phố còn được chia nhỏ ra nhiều quận. Mỗi quận có một thị trưởng riêng (Paris có 20 thị trưởng). Họ làm như thế là không để cho quyền lực tập trung vào tay một thị trưởng, vì điều đó sẽ dẫn tới cát cứ. Bây giờ nhìn lại cái cải cách người ta muốn ở TP HCM: chính quyền địa phương độc lập hơn với Trung ương. Cả thành phố một thị trưởng. Ngược lại những gì người Pháp (là một ví dụ) làm với Paris. Người Pháp làm thếvì họ sợ cát cứ. Vậy nếu ông đòi cải cách ngược lại thế, tức là một dạng cát cứ trá hình chứ còn gì.
Ở đâu đó tôi đã có nói tới ông Đinh La Thăng, khi nhận xét là ông ấy đã khôn khéo biết mị dân, khi lôi một trường hợp (trong chính bộ của ông ấy, và ông ấy có quyền bác) lên báo chí để lợi dụng tâm lý ghét TQ. Thực sự mà nói, tôi không hiểu tại sao ở VN lại “mê” ông ấy, trong khi ở nước ngoài, dạng chính trị gia như ông ta, người ta rất sợ và đề phòng, vì cái tính “mỵ dân” (populiste) kia.
Thực ra ông ấy làm được gì khi là bộ trưởng bộ giao thông vận tải. Tôi còn nhớ vụ ông ấy ép Hà nội dịch chuyển giờ giấc đi làm đi học, thành một thứ dở hơi lẩm cẩm, mà cuối cùng Hà nội phải cho chìm xuồng.
Cách đây ít lâu, đọc trên báo , khi thấy Vietnamairline lãi “khủng” ông ấy tuyên bố một câu “xanh rờn”: “lãi khủng thế hạ giá vé máy bay đi”. Cái kiểu tuyên bố vô trách nhiệm thế, với người đứng đầu bộ chủ quản thật kỳ lạ. Ông ấy thừa biết Vietnamairline có lãi vì giá dầu giảm, trước đó thì nó sống dở chết dở vì giá dầu cao mấy năm trời thì ông ấy làm gì?
Trong cái vụ “đãi ngộ đặc biệt cho TP HCM” có thể ông ấy bị bâỹ. Và đấy là sự nguy hiểm của việc sử dụng hình thức mỵ dân. Vì để mị dân, thì cứ phải nống nó lên mãi, cho đến khi ..tuột khỏi sự điều khiển củachính người bầy ra nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 4 2016, 10:54 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em nhớ đọc được ở đâu đó có bài báo nói rằng: khi mà nhân dân đã chán ngấy những chính trị gia với những phong cách khuôn mẫu, thì những người có đường lối đi ngược lại với chuẩn mực chung lại rất được ủng hộ. Bác Phó xem tham khảo về hiện tượng Donald Trump dưới đây http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan...mp-3358991.html

http://kienthuc.net.vn/nong-sau/vi-sao-my-...ump-648948.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi root: Apr 4 2016, 10:55 AM


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 4 2016, 05:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Root có lý khi nói tới Donald Trump, vì hiện tượng Đinh La Thăng nó cũng đi theo cùng cái cơ chế ấy.Có hiện tượng Đinh la Thăng, hay hiện tượng Donald Trump là bởi vì có khủng hoảng. Nó là dấu hiệu của khủng hoảng chứ không phải dấu hiệu cuả giải pháp. Tất nhiên Đinh la Thăng là cá nhỏ, cònDonald Trump là cá lớn. Hiện tượng Đinh la Thăng cũng là hiện tượng ..Elsine, và hệ quả của nó với nước Nga lớn thế nào, nguy hiểm thế nào ai cũng thấy rõ. Nhưng nó cũng đồng với hiện tượng ..Putin. Và trong trường hợp này, thì nó lại là giải pháp. Vậy trong trường hợp nào nó là giải pháp, và trong trường hợp nào nó là hiện tượng khủng hoảng. Khi tôi nói tới Elsine, hay Putin, cũng phải hiểu là nói về cơ chế tạo ra hiện tượng, chứ không nói tới cái tầm, sự quan trọng của hiện tượng. Vì Đinh La Thăng không đạt tới tầm của những nhân vật tôi nhắc tới.
Để cho hiện tượng thành giải pháp, thì bản thân nhân vật phải có tầm. Cái tầm ấy là trí thức, là cái nhãn quan thế giới chứ không phải chỉ có tính cách không là đủ (kiểu ù ờ hay hoạt bát, năng động hay tĩnh động), và cái nhãn quan chính trị kia phải lớn hơn cái tham vọng quyền lực ích kỷ cá nhân. Sau đó cái văn hoá xã hội, hệ thống chính trị của nó cũng phải có xu hướng tôn sùng cá nhân thì mới được. Cái điều này trong văn hoá Nga có, nhưng văn hoá VN không có.
Tôi không biết rõ ông Đinh La Thăng, chỉ biết ông ta qua hình ảnh ông ấy tạo dựng qua medias VN. Với tôi thì ông ấy chỉ là một loại “cai đầu dài” năng nổ, nhưng không phải là người có tầm. Nhưng gì ông ấy làm được ở bộ giao thông vận tải là do năng nổ mà ra, chứ không phải là do tầm nhìn. Sự năng nổ này lại được ông ấy khôn khéo lợi dụng medias theo hướng có lợi cho ông ấy, như vậy nó là tiểu xảo.
Ví dụ như vụ tổng công ti đường sắt. Như tôi đã phân tích, ông ấy là bộ trưởng, là bộ chủ quản. Đơn xin phép của tổng công ti đường sắt đưa lên, ông ấy là người phán xét chấp nhận hay không. Như vậy tại sao phải đưa ra công luận việc mà là nghĩa vụ của ông ấy phải làm. Chính vì thế tôi mới đặt câu hỏi. Hoặc là ông ấy không chỉ huy được, nên đánh phải nói toáng lên để lấy uy. Trong trường hợp ấy thì ông ta là bộ trưởng tồi (vì không chỉ huy được quân). Còn nếu không phải thế, thì là sự ranh mãnh tiểu xảo lợi dụng tâm lý “ghét TQ” của dư luận để thủ lợi (đánh bóng bản thân).Tức là một dạng cơ hội.
Còn tại sao tôi bảo ông ấy không có tầm. Chính là trong sự việc Hà nội thay đổi giờ giấc bát nháo mà ông ta gây ra. Việc lệch pha giờ để giảm mật độ giao thông không phải là giải pháp mới, mà nó đã có sẵn từ trước. Nhưng không ai trước ông ta dám làm, vì lợi ích của nó không rõ ràng. Và điều này rõ ràng được kiểm chứng, khi giải pháp bị “chìm xuồng”. Nếu ông ta có tầm thì ông ta đã thấy. Mà đã thấy thì không như con thiêu thân lao vào như thế.
Ở Hà nội có thể giải quyết vấn đề giao thông được không? Được chứ, đó là việc phát triển dịch vụ giao thông công cộng đồng thời mở thêm tuyến đường. Nhưng những việc này cần thời gian, cần kế hoạch, cần đầu tư, cần trí thức.. Và như vậy nó không thích hợp với hình thức đánh bóng mạ kền bản thân bằng buzz trên các phương tiện medias ngày hôm trước ngày hôm sau phải có kết quả. Cái kết quả này là xổi, nhiều khi cũng không phải là kết quả thực, chỉ là cảm giác tâm lý thôi. Nói một cách khác cái tempo (nhịp đập) của media, của Buzz nó ngắn hơn, khác hơn cái tempo (nhịp đập) của sự làm việc nghiêm chỉnh. Nhưng cái mang lại hiệu quả thực là làm việc nghiêm chỉnh, chứ không thể là buzz.
Đã là buzz thì sẽ dẫn tới hai chuyện:
1) Đánh trống bỏ dùi. Vì ông chỉ cần hiệu quả media của buzz. Hết buzz là hết.
2) Tự mình đánh bẫy mình. Đây chính là vì thiếu cái tầm. Người giỏi là sử dụng được media, còn nếu không sẽ bị media lôi đi. Tại sao thế. Nếu có tầm, nếu có kiến thức, thì media chỉ là phương tiện hỗ trợ, tung hô những gì mà tầm nhìn cho người ta. Tức là người ta đã có chủ đích rồi, media chỉ là phương tiện hỗ trợ giúp thực hiện kế hoạch đó. Media là công cụ. Ngược lại không có tầm nhìn, không có kế hoạch, không có chủ đích, thì sẽ luôn chỉ đạo “nóng”, tức là bị media lôi đi. Nó lôi đi đường nào không biết. Mà muốn câu được media thì ngày nào cũng phải buzz, càng ngày nó càng nống lên. Dần tuột khỏi tay điều khiển. Người ta vẫn nói “người khôn bẩy lần uốn lưỡi mới nói”. Như vậy nói mà không có suy nghĩ, không có tư duy , chỉ là ứng đối nóng thì làm sao mà lãnh đạo.
Khác với thời cách mạng các nhân vật lãnh tự được đào luyện qua đấu tranh cách mạng, tư chất họ khác. Khi nó đã trở thành hệ thống chính trị, thì tâm nhìn cuả các nhân vật chính trị rất kém (điều này đúng cho cả phương Tây và ta, chứ không chỉ riêng VN). Vì sao ? vì các ông lên được là làm thành công cái gì đó ở cơ sở (đấy là không nói tới chạy chức), kinh nghiệm của các ông là cục bộ, thành ra tâm nhìn hạn chế. Nhưng điều này phải được bù lại bởi bộ sậu, bởi cố vấn, bởi bộ máy nhà nước,bởi cách tổ chức, quỹ nghiên cứu.. Nhưng điều này ở phương Tây có đầy đủ hơn, chất lượng hơn. Còn ở VN nhiều khi các ông phải tự chế tự tác. Ở trong các nước đang phát triển, nhiều nhân vật chính trị tầm quốc gia sinh ra từ quân đội. Vì sao vì quân đội là cơ cấu duy nhất có tầm nhìn quyền lợi quốc gia. Ở VN, vì có Đảng đảm nhận điều đó, nên người ta nhìn không rõ điều đó. Nhưng dù thế, không phải ông nào cũng có tầm nhìn, chứ không thể dùng buzz media để lấy uy tín rồi cứ men vào đấy để chỉ đạo nóng , trong khi đầu rỗng tuếch.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Apr 5 2016, 11:08 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Nhà giàu không thích "bằng vai phải lứa" với nhà nghèo thì đâu chẳng thế. Đã giàu lại muốn giàu hơn cũng là lẽ thường tình. A. Toffler đã viết về chuyện các thành phố lớn không muốn gánh vác trách nhiệm tế bần trong cuốn "The third wave" từ 30 năm trước. Giờ ở VN mới xuất hiện kể cũng là muộn. laugh.gif

Ông Đinh La Thăng chỉ là người thuận theo quy luật (tâm lý, kinh tế, chính trị etc.) chứ cá nhân ông ấy không thể tạo ra sức ép gì với Trung ương và các địa phương khác. Việc giải quyết vấn đề sao cho hợp tình hợp lý thì cũng phải nhìn vào quy luật vận động thôi.

Tâm lý "xã hội chủ nghĩa" vốn tạo cho nhiều người VN cái thói rất xấu là lười biếng (lao động, tự chủ, sáng tạo) đồng thời với ỷ lại, dựa dẫm vào nhà nước. 63 tỉnh thành đa số là nghèo với GDP bình quân bằng 2/3 nhóm topten, thế thì câu hỏi đặt ra là Trung ương đã quản trị cả nước theo cơ cấu nào?

Theo em thì việc phân bố nguồn đầu tư của VN trong nhiều năm nay là cào bằng, Trung ương rót cho mỗi địa phương một ít để mua lòng trung thành, tạo đồng thuận. Thế nhưng, vốn đầu tư từ TW là bước đầu (cần câu) đã chẳng tạo ra được cái ăn và tích lũy lâu dài cho địa phương. Lãng phí, thất thoát ... cực kỳ phổ biến và dân gian đều hiểu là mỗi khoản vốn TW rót xuống thì địa phương đều có nghĩa vụ lại quả, quan trên quan dưới đồng tâm nhất trí chia nhau "của chùa" nhà nước XHCN.

Nhưng của chùa có vô tận không? Chắc chắn là không. vài năm nay báo chí rậm rịch tin cạn vốn ngân sách. Nợ công đã vượt trần (65% GDP), thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và ngay quý I/2016 chính phủ đã cắp rổ đi vay 3 tỷ đô để đảo nợ và đầu tư.

Bầu sữa cạn thì TW hỏi địa phương "tiền đâu?". Giai đoạn phải thật sự bươn chải kiếm sống mới bắt đầu.

Và mở đầu của so đo tính toán. sp_ike.gif



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 6 2016, 05:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cái Sky nói mới chỉ được nửa vế. Tức là vấn đề Trung ương sẻ xuống địa phương (distribution) nhưng nó có một vế khác nữa là địa phương giao nộp lên trung ương (collection). Như vậy mỗi địa phương sẽ tính thua thiệt theo cái công thức value=distribution-collection. Khi làm con tính này, thì có địa phương sẽ lợi, có địa phương sẽ thiệt. Nhưng trong một nước thì nó phải thế. Nếu không thì đã không phải là một quốc gia thống nhất. Vì không bao giờ tìm được một nước nào mà tất cả các vùng đều giống nhau. Để giải quyết cái sự chênh lệch này thì nó có hai giải pháp. Giải pháp một là cân đối ngân sách (đấy là nghĩa vụ của nhà nước, như VN đang làm và phải làm), giải pháp hai là tự nhiên, tức là dân sẽ tự di động về vùng kinh tế phát triển, theo kiểu đất lành chim đậu. Hai cái giải pháp này giúp nhau điều hoà, vì sao ? vì khi có sự di dân tự nhiên, thì vùng nghèo dân sẽ ít đi, gánh nặng ngân sách sẽ giảm, do độ cào bằng cũng giảm. Ví dụ. nếu một tỉnh nghèo có 1 triệu dân, để đảm bảo mỗi người 1 đô cân bằng cả nước, thì đã mất 1 triệu. Ngược lại, do cân bằng tự nhiên, đất lành chim đậu, dẫn sẽ giảm đi, giả dụ còn 0,5 triệu. Thế có nghĩa là 0,5 triệu đã tự đứng được mà còn đóng góp, ngược lại cái phần sản xẻ cũng giảm đi một nửa. Một nửa tự đứng được kia là tìm về vùng kinh tế phát triển. Cái lô gíc tự nhiên đất lành chim đậu này không thể cản trở, và chính sách nên hướng tới nó. Nếu muốn làm ngược cũng không được. Tôi lấy ví dụ Hàn quốc muốn dãn dân ở Seul, nên xây thủ đô mới. Nhưng không chuyển được trung tâm kinh tế. Mặc dù Seul nằm ngay cạnh đường giới tuyến. Brazil xây thủ đô mới ở sâu trong nội địa, nhằm cân bằng phát triển. Nhưng trung tâm kinh tế của nước này vẫn là Sao Paolo, không dịch được.
Ở VN, cái điều nguy hiểm là cách thức phân bổ quản lý hành chính cũng như tư duy hành chính tự nhiên của nó đi ngược lại cái lô gíc tự nhiên “đất lành chim đậu” này và đấy là điều cần cải tổ. Cái này không liên quan gì tới chủ nghĩa xã hội cả, vì hệ thống hành chính ở Vn có tính cát cứ, nó là hình thức phong kiến, không phải là chủ nghĩa xã hội.
Không phải chỉ VN như thế, mà ngay cả TQ cũng bị thế. Người ta đã nhận xét là ở TQ không có một thị trường, mà Bắc kinh là một thị trường, Thượng Hải là một thị trường. Mỗi thành phố , mỗi vùng ở nước này là một thị trường. Ở VN cũng vậy. 63 tỉnh thành là 63 nước VN thu nhỏ, có 63 ông Nguyễn phú Trọng, 63 ông Trương Tấn Sang, 63 ông Nguyễn tấn Dũng, chỉ thiếu mỗi 63 ông chủ tịch quốc hội. Rất may là cái khung hành chính này không trùng với cái khung quân sự (địa giới các quân khu ở VN không trùng với địa giới hành chính tỉnh), chứ nếu không thì quốc hội VN thành Liên hợp quốc, và VN sẽ có loạn 12 sứ quân ( chính xác hơn là 63 sứ quân). Tại sao chuyện này lại xẩy ra ở TQ và VN. Nguyên nhân là do sự chuyển đổi vào hình thái kinh tế thị trường của hai nước giống nhau. Ở VN cũng như TQ, khi chuyển vào kinh tế thị trường thì có hai điều đặt ra là vốn và khả năng quản lý tổ chức. Vì không có vốn nên phải góp bằng đất, và cái hình thái tổ chức nào đã tồn tại có khả dĩ tạo nên doanh nghiệp, đó là tổ chức hành chính. Kết quả hệ thống hành chính đã tạo ra các pháp nhân độc lập trên thị trường. Lấy ví dụ nhìn thấy ngay. Ở VN hiện tại có nhiều báo điện tử, media rất đa dạng. Nhưng chủ nhân tạo ra nó là ai: bộ bưu điện, đoàn thanh niên, uỷ bản nhân dân này kia..v..v..Đây là những tổ chức hành chính. Ở một nước tư bản người ta không thấy điều đó. Ví dụ ở Pháp làm gì có báo bộ ngoại giao, báo bộ du lịch, ..v..v..
Chính vì thị trường là do hành chính tạo ra. Các tổ chức hành chính địa phương lại cấu trúc y chang tổ chức trung ương. Kết quả khi phát triển sẽ dẫn tới cát cứ. Vấn để cát cứ không phải chỉ vì đòi ngân sách, mà đòi quyền tự trị để ăn mảnh. Vấn đề cát cứ này nếu không giải quyết thì sẽ là vấn nạn cho VN, giống như thời kỳ Trịnh-Nguyễn-Mạc thời xưa.
Cách giải quyết nó thế nào. Có bốn cách đi liền với nhau, cách thứ nhất là thống nhất quản lý dân sự, để người dân có thể tự do di chuyển sinh hoạt ở nơi họ muốn (đây là vấn đề hộ khẩu). Làm sao để họ đến đâu cũng có thể làm được mọi thủ tục hành chính đơn giản. Ở đây nó vấp vào vấn đề truyền thống, vì hộ khẩu ngày nay không còn ý nghĩa quyết định như ngày xưa, nhưng nó vẫn là một khâu được dùng để quản lý nhân sự. Cách thứ nhì là đa dạng hoá quyền lực địa phương. Theo nguyên tắc thành phố càng to, tỉnh thành càng lớn, thì quyền lực hành chính địa phương phải giảm, cơ cấu chỉ huy trực tiếp từ Trung ương tăng. Cái điều này nhìn thấy rất dễ. Ví dụ, một người đứng đầu một cái làng có 100 hộ, thì khả năng ông ta kiêm nhiệm nhiều chức năng (hành chính, an ninh, xã hội, kinh tế..) có thể làm được. Nhưng nếu đứng đầu thành phố 5 triệu dân lại khác. Quyền ông phải giảm.
Cách thứ ba là tăng cường khả năng liên vùng. Trong mọi trường hợp, không thể để các loại khung quyền lực trùng nhau. Ở VN, cái khung quân sự và hành chính đã không trùng nhau. Vậy cái khung kinh tế và hành chính có nên trùng không. Còn điều thứ tư là phải cân bằng giữa dân chủ cơ sở và sự chỉ định của nhà nước trung ương. Nghiên cứu nước Pháp thì người ta sẽ thấy cái này. Ở Pháp người đứng đầu thành phố, hay tỉnh là do dân địa phương bầu. Nhưng ông ta không có tất cả quyền như một người đồng sự ở VN. Ngược lại nhà nước Pháp ở trong mỗi tỉnh đều có một cấu trúc, gọi là préfeture, do nhà nước trung ương chỉ định và quyền lực của nó rất to. Bao gồm an ninh, phòng hộ, kiểm soát dân số, phân phát licences cho các cơ chế kinh tế. Và nó có thể vượt quyền chính quyền địa phương, nếu chính quyền địa phương vi phạm chính sách nhà nước. ví dụ, ở thành phố tôi ở, do dân nó buốc doa (bourgeois), nên không muốn xây dựng chung cư kiểu chính sách xã hội. Ở đây cả dân và chính quyền địa phương đều đồng tình với nhau chống nhà nước Trung ương. Kết quả, bây giờ nếu ai muốn bán nhà, bán đất, thì Préfecture có quyền pre-empty, tức là bắt buộc phải bán cho nhà nước để xây nhà xã hội cho người nghèo. Ở VN, ngoài cái khung Đảng, thì nhà nước trung ương không có cái khung ấy. Đây là điều cực dở.
Ngay thời phong kiến, để tập quyền, nhà Nguyễn chẳng hạn cũng phân liệt ra. Bộ máy hành chính làng là do dân bầu. Nhưng Huyện là do nhà nước Trung ương chỉ định.
Hệ thống hành chính VN hiện nay, thực ra không hợp lý với hình thái kinh tế thị trường. Chết nỗi , đề ra cải cách, thì do vụ lợi cá nhân, người ta chỉ muốn đẩy nó theo hướng cát cứ rồi ba hoa chính choè cố gắng nguỵ biện cho nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 8 2016, 05:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tại sao TP HCM mất ngôi số một trong bảng xếp hạng tỉnh thành. Có hai thông tin rất đáng chú ý. Đó là vai trò đầu tầu của thành phố, được ông Lê Duẩn đề cập tới đầu tiên. Và theo như ông Thăng, thì Thành phố không thu hút được FDI, thua một địa phương khác như Bắc Ninh chẳng hạn. Bắc ninh đứng đầu bảng, nhưng tôi chưa thấy ai nói đi lên Bắc Ninh sinh sống. Ngược lại người đổ về TP HCM hay Hà nội thì có. Nếu tính thu nhập bình quân đầu người, thì TP HCM vẫn là bậc nhất. Vậy những thông tin kia có mâu thuẫn gì. Giải thích nó thế nào.
TP HCM nổi lên nhất như một đầu tầu vào thời điểm chuyển đổi sang kinh tế thị trường, lúc VN đang bị Mỹ phong toả. Nhưng kinh nghiệm của thành phố đã giúp ông Nguyễn Văn Linh đúc kết tạo ra tầm nhìn để đổi mới. Vào thời điểm đó, nếu so với một thành phố tương đương là Hà nội, thì người ta hiểu được ngay lý do vì sao TP HCM lại là đầu tầu. Hà nội là thành phố Trung ương, đồng thời nó là thành phố bị cắt đứt quan hệ với thế giới tư bản từ năm 1954, do chính phủ VN dân chủ cộng hoà không được phe tư bản công nhận. Ngoại trừ Pháp vì là một bên ký hiệp định Giơ ne vơ, chính phủ VN chỉ được các nước XHCN cũ công nhận và có quan hệ ngoại giao kinh tế.Ở miền Bắc cũng đã tập thể hoá lâu. Nhưng điều này đã khiến Hà nội không còn cập nhật với thể thức sinh hoạt kinh tế thế giới. TP HCM không gặp phải những vấn đề như thế, không nhưng thế TP này luôn có quan hệ tương đối mật thiết với các nước ĐNA (đặc biệt là Sing), thông qua cộng đồng Hoa kiều ở chợ lớn. Vào thời điểm “yêu nước nhất”, chính quyền miền Nam thời Ngô đình Diệm cũng chỉ ép Hoa kiều nhập tịch, nhưng không động tới công cụ sản xuất của họ. Chính những điều đó đã làm cho TP trở thành nơi hội tụ đủ điều kiện nhất để “phá rào” , “cởi trói” chuyển trở lại kinh tế thị trường. Chính sách phát triển (đúng hơn là không có chính sách phát triển) kiểu bột phát ấy đã khiến TP bứt lên, trở thành đầu tầu kinh tế VN.
Cùng lúc đó, do bị phong toả cấm vận, TP lại có điều kiện để phát triển công nghiệp (luôn luôn bột phát). Tôi còn nhớ chuyện buồn cười là có mặt hàng làm ở Hà nội, ngay bên Gia lâm, nhưng khi đem bán thì người ta vẫn nói là “made in Sài gòn”, vì TP đã có một tín nhiệm thương mại, một cái mác rất lớn trong kinh tế nội địa. Tôi chắc đến nay, người VN vẫn nhớ xà phòng, kem đánh răng, khung xe đạp, .. của TP HCM.
Nhưng khi VN mở cửa , hội nhập, thì những thế mạnh trên không còn là độc quyền của TP nữa. Cơ chế thị trường không còn là điều xa lạ. Các mặt hàng của TP không còn đủ sức cạnh tranh với hàng TQ (ở khúc tầm tầm), hàng hiệu chất lượng cao (từ các nước TB phát triển).
Sự đi xuống của TP HCM là thể hiện sự đi xuống của công nghiệp, kinh tế nội địa nói chung. Như vậy nếu so sánh đòi hỏi TP HCM học kinh nghiệm của Bắc Ninh để phát triển thu hút FDI gia công, thì tôi nghĩ là đi trật đường. TP phải phát triển những gì mà những kiểu khu kinh tế chế xuất ở Bắc Ninh, Bình Dương, ..không làm được. Tức là phải hướng tới lao động chất lượng cao. Tới thiết kế, dịch vụ kỹ thuật, văn hoá,..
Ở VN, vị thế như TP HCM không nhiều (tính về hội tụ đất lành chim đậu tự nhiên, cái này ai có tí kiến thức về phân vùng kinh tế sẽ thấy). Có lẽ chỉ có Hà nội, Hải Phòng, TP HCM và có thể Đà nẵng. bởi vì muốn phát triển cũng phải có điều kiện về đất đai, nước, cái hinterland kinh tế đăng sau. Ví dụ tôi tính Hải phòng, vì nó là cảng biển đi ra của toàn đồng bằng Bắc bộ, đồng thời cho cả VânNam và Quảng Tây (TQ). Đà nẵng, hinterland của nó chỉ là vùng Quảng Nam Đà nẵng, nếu có đường xá thì có thể câu kéo tới Lào. Nhưng rõ ràng tiềm năng không lớn. TP HCM thì có cả vùng đồng bằng Nam bộ và Nam Tây Nguyên. Tất nhiên phải tính cả con đường hàng hải chiếm tới 60% thương mại thế giới đi qua biển Đông. Khiến các thành phố biển miền Trung có thể trở thành nơi chế xuất và xuất khẩu ngay. Nhưng nó vẫn hạn chế, nếu không có một vùng kinh tế tự nhiên chống lưng, giống như chiến khu ở đằng sau.
TP HCM như vậy chỉ có thể phát triển mạnh nếu tìm cách liên minh chuỗi với Bình Dương, Biên Hoà, rồi Bà rịa vũng tầu. Nếu nâng chất lượng đào tạo kỹ sư lên cấp quốc tế, nếu trở thành tụ điểm của mạng cáp quang toàn cầu, có cơ chế để nuôi Start-up ( bao gồm cơ chế tài chính, và hành chính)..Về văn hoá nó có thể là trung tâm phim ảnh (kiểu Bô li út của Ấn độ), trung tâm mốt (mode), ..v..v..


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 11 2016, 07:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong 10 năm vừa qua, ở VN cũng đã đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế vùng tương lai, bằng cách tạo ra nhiều thành phố đơn năng, kiểu Dung quất, Vân phong, Cam ranh hay các cơ sở ở Thanh Hoá (Nghi Sơn), hay Hà Tĩnh. Tôi không rõ sự phát triển ấy là dựa theo một bài bản, có kế hoạch hay trôi nổi theo dự án, hay vì lấy lòng các địa phương để tạo lập phe phái. Về Dung Quất là có bài bản, vì đây là ý đồ có từ lâu. Cam ranh thì vì vấn đề quân sự. Còn những nơi khác thì không rõ. Thời gian tới có lẽ không nên mở tiếp các “địa danh mới” mà nên tập trung hoàn thiện các tụ điểm mới này, nối kết chúng với nhau. Nhưng tất cả các điểm mới này không thể có sức hút bằng Hà nội, TP HCM, Hải phòng, Đà nẵng. Đặc biểt TP HCM và HÀ nội là những thành phố đa năng, đất lành chim đậu. Hai thành phố này có thể hoàn toàn phát triển “bột phát tự nhiên”. Vì thế vấn đề chủ yếu là đặt được kỷ cương phát triển, định hướng chúng. Ngược lại những thành phố đơn năng mới mở ở trên, thì phải chờ cú hích kinh tế (dựa vào các công trình kinh tế trọng điểm đã làm, đang làm, sẽ làm). Nhưng vể lâu dài, thì những thành phố này cũng không có đủ điều kiện tự nhiên để phát triển thành đô thị lớn tương đương với TP HCM hay Hà nội, vì nó thiếu các điều kiện tự nhiên để làm điều đó (ví dụ đơn giản là nguồn nước cho đô thị, hay mặt bằng quy hoạch). Để các thành phố nhỏ này phát huy được tác dụng thì cũng phải xâu chuỗi chúng với nhau.
Trở lại với TP HCM. Đặc điểm đặc sắc nhất của thành phố là sản xuất nội địa, đã có một mạng lưới các cơ sở tư nhân vừa và nhỏ năng động, là trung tâm dịch vụ, có một tầng lớp tư sản có thể trở thành tư sản dân tộc, nếu sản xuất nội địa phát triển (ngược lại thì nó thành mại bản). TP HCM cũng là tâm điểm của một vùng kinh tế, ví dụ không thể có Bình Dương nếu không có TP HCM, cũng như không thể có Bắc Ninh nếu không có Hà nội. So với Hà nội, là thành phố thứ hai có tầm như nó, TP HCM lại có lợi thế là nằm gần như trực tiếp trên tuyến đường hàng hải quốc tế. Hiện nay VN đã xây cảng mới ở Bà rịa- Vũng Tầu, vì thế TP HCM phải liên minh với nó. Cái nhìn như vậy phải là liên minh vùng, như tôi đã nói.
Khi liên minh vùng, không nhất thiết phải lập ra ban bệ, bầy vẽ ăn chán ngân sách rồi mới làm lấy lệ mà chỉ cần những cơ chế nhỏ nhẹ có tính chất điều phối , phối hợp nhằm hướng chính sách phát triển liên kết với nhau. Ví dụ, có thể có một cơ chế gọn nhẹ điều phối vấn đề giao thông của cả vùng, từ Bình dương, Đồng nai qua TP HCM tới Bà rịa Vũng Tầu. Cơ chế này có thể là của Trung ương (tức là cắt quyền lực địa phương đi), cũng có thể là văn phòng phối hợp hành động, mà mỗi sở giao thông của các địa phương liên quan phải chấp hành và hoạt động theo kế hoạch chung đưa ra. Tương tự như vậy với an ninh (vì đuổi cướp ở Sài gòn thì nó chạy qua Bình dương). Về vấn đề hành chính cũng có thể chia nhỏ thành phố thành nhiều khu vực hành chính khác nhau, và người đứng đầu TP HCM chỉ là người điều phối (giống như Paris, Luân đôn), chứ không cần một ông Superman nắm hết quyền cái gì cũng “tôi, tôi , tôi”.
Một điều nữa, TP HCM rất có lợi thế. Đó là đào tạo Đại Học. Chẳng có TP nào trên thế giới phát triển mà không có một hệ thống đại học cao đẳng tương xứng và có đẳng cấp thế giới. Ở VN, không hiểu sao người ta cứ thích nhồi nhét ở hệ tiểu học, trung học, trong khi nó chỉ có giá trị nhận thức cơ bản, còn cái quyết định là đại học, trung học chuyên nghiệp. Do thành phố đã có một mạng lưới doanh nghiệp năng động, khả năng gắn bó đào tạo với sản xuất có điều kiện hơn. Người dân thành phố cũng thực dụng hơn. Đây là điều kiện rất tốt để có một hệ thống đại học đào tạo thực tế, mà không phải chỉ “lấy bằng làm quan”.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Apr 15 2016, 11:32 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Từ quan điểm "cơ thể học" đối với nền kinh tế quốc gia mà nói thì các trung tâm lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh ... phải là nơi chuyển hóa và thúc đẩy dòng "máu" tài chính tiền tệ. Bài học trên thế giới chính là New York, London, Singapore, Hongkong ...vv.

Ví dụ đơn giản về năng lực chuyển hóa của các trung tâm kinh tế chính là thị trường vốn và tài sản (gồm cả bất động sản). Thanh khoản của các thị trường này càng mạnh mẽ thì 'sức sống" kinh tế càng dồi dào, sự nuôi dưỡng, hỗ trợ đưa đến các vùng sâu vùng xa càng lớn.

Cũng phải nói thẳng một điều là các trung tâm kinh tế lớn hình thành từ sự cạnh tranh khốc liệt, cho nên việc chia sẻ nguồn lực cho các tỉnh khác từ tiền túi chỉ là "nhón tay làm phúc" nếu không có các tính toán chung lợi ích (chẳng hạn từ Trung ương).

Với TP. Hồ Chí Minh, có một quá trình lịch sử của sự can thiệp chính trị vào kinh tế. Sự can thiệp này có thể kể đến gồm:
- cải tạo công thương nghiệp vào thập niên 70s, 80s
- cho tự do thương mại từ 1986
- thí điểm cho đầu tư nước ngoài 1990
- cho mở sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên 1999
- cho tự chủ quy hoạch đô thị với các dự án thuộc thẩm quyền từ 1996
và rất nhiều chủ trương chính sách tháo gỡ đầu tư cũng như hỗ trợ nhiều mặt khác.

Có thể nói là TW ngay từ đầu đổi mới đã muốn TP là một trung tâm "tạo máu" tài chính khiến cho giá trị bất động sản của TP tăng vọt, đơn giá tương đương về vị trí gấp từ 1,5 - 4 lần so với các tỉnh giáp ranh như Bình Dương. Nhà giàu các tỉnh đem tiền về TP mua sắm, hưởng thụ tạo góp phân nên sức mạnh kinh tế của TP, đo bằng GDP.

Câu hỏi mở đầu của chủ đề này, do đó, cần tìm trả lời ở cấu trúc quan hệ giữa kinh tế với chính trị ngay nội tại. Một ý kiến khó nghe nhưng khá hữu lý, đó là TP đang rơi vào đổ bể đầu cơ (xì hơi hay vỡ bong bóng tài sản), khiến cho áp lực trả lãi cũng như sinh lời chung của TP trở nên nặng nề. Đầu cơ tài sản (bất động sản) tuy là một hiện tượng tự nhiên của thị trường, song với VN thì yếu tố mờ ám của dòng tiền (do tham nhũng, lãng phí) đã gây khó khăn cho việc tiên liệu và kiểm soát.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
blackberry
post Apr 15 2016, 05:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Newbie


Nhóm: Dân ngụ cư
Số bài viết: 46
Tham gia từ: 11-August 15
Thành viên thứ: 111.158

Tiền mặt hiện có : 704$
Số tuần chưa đóng thuế : 7

Bình chọn :



VN bi giờ tệ hơn trước đây 6-7 năm. Hàng hóa nhiều nhưng không có tiền mua. Dân thì ăn 1 món có tới 3-4 thứ hóa chất. Các thằng Phó, Langtu vẫn ở tây ăn bơ thừa canh cặn và nói nhăng cuội



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 20 2016, 08:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách đây mấy năm (2010) khi tìm hiểu về giá bất động sản, thì tôi thấy giá ở TP HCM thấp hơn ở Hà nội. Và cái đấy là dễ hiểu, vì khả năng đầu tư vào sản xuất tự nhiên ở TP HCM lớn hơn ở Thủ đô. Tiền mà vào bất động sản, thực ra là vì không có cửa đầu tư sinh lời nên mới thế. Nó là đồng tiền quẫn. Mang tiền vào bất động sản, thì thực ra giống như đầu cơ vàng. Bây giờ Sky nói là giá bất động sản ở TP HCM cao thì tôi không rõ.
Việc dùng bất động sản thu hút tiền, tôi thấy cái đó ở Hà nội rõ hơn. Đó chính là cái “Hà nội mở rộng”, lấy cái danh Hà nội để lên giá đất.
Như vậy nếu kinh tế phát triển, thì giá bất động sản phải giảm. Bởi vì tiền sinh lời đầu tư sản xuất lợi hơn. Nhưng muốn có cửa đầu tư sản xuất thì phải có công nghệ, và làm chủ thị trường. Điều mà VN chưa làm được.
Trong thập niên vừa trôi qua, VN mới bắt đầu có những công cụ để điều khiển kinh tế bằng tài chính (hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán). Hiện nay VN cũng đang tìm cách loại bỏ đồng đô ra khỏi hệ thống thanh toán. Nhưng làm được không và làm đến mức nào lại là vấn đề. Vì cho đến nay từ khi mở cửa thì ở VN có 3 hệ thống thanh toán tiền: đô, VND, và “cây vàng” (vàng). Đô và Cây vàng nhà nước không quản lý được. Chính vì thế mà tín dụng đen là một phần quan trọng của kinh tế VN.
Nhưng cho đến nay lòng tin vào VND không lớn, và đấy là điều khó cho quản lý kinh tế. Trong thập niên vừa trôi qua, vào thời điểm đỉnh, lãi xuất VND lên tới 17,18%. Điều đó cũng có nghĩa là bóp nghẹt kinh tế nội địa, trong khi FDI với vốn nước ngoài, lãi xuất rẻ hơn nhiều (trung bình 4%). Lãi xuất VND cao, tạo thêm lòng tin vào VND vì đánh vào lòng tham. Nhưng về lâu dài thì không thể trụ được.
Một điểm yếu nữa là đô la người ta luôn cần, không kể VND phải luôn có tỉ giá thấp hơn Đô và Nhân dân tệ, thì kinh tế VN mới sống được. Trong trường hợp như thế, thì tâm lý muốn giữ vàng và đô thắng thế (ngoại trừ lãi xuất VND gửi ngân hàng hấp dẫn hơn việc tích trữ hai công cụ kia).
Hiện nay thị trường tài chính VN chỉ có khoảng 15 triệu người, tương đương với một nước nhỏ ở châu Âu, vậy mà số ngân hàng nhiều hơn rất nhiều. Kinh doanh không rõ ra sao. Vì thế chắc chắn thời gian tới phải cấu trúc lại, giảm số lượng ngân hàng, tập trung lại.
Nhưng điều nói trên, không liên quan duy nhất tới TP HCM. Ngược lại việc mới định hình các công cụ tài chính nhiều lỗ hổng, bí bách về công nghệ, không có thị trường.. với tôi có thể là nguyên nhân dẫn đến cái bong bóng bất động sản ở TP HCM (và các nơi khác) chứ không phải là tham nhũng .


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

2 Trang  1 2 >
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC