Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

50 Trang « < 48 49 50 

· [ ] ·

 Bầu Cử Tổng Thống Mỹ 2016, Clinton vs Trump

Ai sẽ thành TT Mỹ ?
 
Hillary Clinton [ 1 ] ** [25.00%]
Donald J. Trump [ 3 ] ** [75.00%]
Kết quả bình chọn: 4
  
Phó Thường Nhân
post Jan 10 2017, 05:14 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #491

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có lẽ chưa bao giờ chuyển giao quyền lực giữa hai nhiệm kỳ ở Mỹ có nhiều vấn đề như lần này. Vì TRUMP nhất định tìm cách loại bỏ di sản của OBAMA đó là hệ thống bảo hiểm y tế. Còn ngược lại Obama tìm cách bẫy TRUMP. Việc Obama đuổi hơn 33 nhân viên ngoại giao Nga với lời buộc tội làm gián điệp và tác động vào lần bầu cử vừa qua có tác dụng làm suy yếu lâu dài TRUMP, và đặt TRUMP vào nước bí. Vì nếu TRUMP muốn đặt quan hệ với Nga lên trên, thì phải đi qua được cái vụ này êm thấm. Còn nếu TRUMP mà quan tâm tới nó, thì điều đó mặc nhiên có nghĩa là việc thắng cử của TRUMP có vấn đề. Chính danh của TRUMP có vấn đề.
Điều quan trong hiện nay với TRUMP là không được để nghị viện Mỹ nắm lấy vấn đề này, và biến nó thành luật. Và mặc dù đảng cộng hoà cũng chiếm đa số ở lưỡng viện Mỹ, do mâu thuẫn giữa TRUMP và đảng của mình , cũng khiến ông ta không chắc chắn được ủng hộ.
Việc Poutin không đáp trả biện pháp trừng phạt của Mỹ, đã có tác dụng hạ nhiệt, nhưng cái vấn đề này vẫn sẽ là cái gai mà TRUMP không nhổ được.
Ngày hôm nay hoặc ngày mai, TRUMP sẽ có cuộc họp báo đầu tiên của mình, để thông báo chính sách, định hướng theo thông lệ.
Hãy thử đoán xem TRUMP sẽ làm gì trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong quan hệ với Nga và TQ.
Dự đoán của tôi là quan hệ Nga-Mỹ sẽ không được cải thiện, vì có những lý do sau:
1- Nhìn về cái khung tổng thể, tức là bất chấp TRUMP hay ai làm tổng thống, thì cái khung kinh tế, chính trị của Mỹ với Nga chủ yếu là đối nhau, mà không bổ xung cho nhau. Những gì được coi là sức mạnh Mỹ (quân sự, công nghệ, tài nguyên) cũng là điểm mạnh của Nga. Và kinh tế của hai bên là đối đầu nhau về bản chất, mà không bổ xung.
2- TRUMP không thể hoà với Nga, vì như thế thì sẽ xung khắc với đảng cộng hoà, và lưỡng viện do đảng này chiếm đa số. Như vậy để có thể điều khiển được nhà nước, thì TRUMP phải có đồng quan điểm với đảng cộng hoà. Còn tại sao đảng cộng hoà không thể thân Nga, thì là do cái điều 1 tôi nói ở trên.
3- TRUMP cũng không thể hoà với Nga, vì chính danh của chính mình, do Nga bị cáo buộc là đã thâm nhập hệ thống bầu cử Mỹ. Bất luận điều đó đúng hay sai, những hành động của TRUMP có thể được phân tích dưới khía cạnh này, và điều đó sẽ tạo cớ cho đảng cộng hoà chống lại TRUMP hơn (vì điều điều 2 ở trên).
4- Sẽ là lý tưởng với Mỹ, nếu Mỹ lặp lại được ván bài của Nixon ngày xưa, đó là lợi dụng sự xung khắc giữa Nga và TQ. Thời Nixon, Mỹ đã lợi dụng được TQ để chống Liên Xô, vậy ngày nay Mỹ có thể lợi dụng Nga để cùng thành lập mặt trận chống TQ không ? Hiện tại điều này khó xẩy ra, vì toàn bộ hệ thống chính trị Nga vẫn còn chưa nuốt trôi bài học cay đắng bạn bè với phương Tây từ sau khi Liên Xô tan rã, qua thời Elsine. Vào thời điểm ban đầu, bản thân Poutine cũng có ảo tưởng về phương Tây, vì thế muốn vào NATO, rồi vào EU. Nhưng điều này đã bị cả Mỹ và EU từ chối, vì họ không dành được vai trò nào cho Nga, ngoài vai trò thuộc địa kiểu mới như đã làm với Đông Âu.
Không kể quan hệ hiện nay giữa Nga và TQ dù có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm mà cả hai bên đều canh chừng, thì TQ không làm bất cứ điều gì ảnh hưởng tới Nga. Việc TQ thâm nhập vào các nước thuộc Liên Xô cũ hiện tại cũng chỉ là kinh tế, còn TQ cũng không làm ảnh hưởng tới thế thượng phong chính trị của Nga ở đây.
Về kinh tế, kinh tế Nga và TQ bổ xung cho nhau. Một bên có tài nguyên, công nghệ quân sự. Một bên có vốn, sức lao động, hàng hoá. Nga – Trung cũng có một cơ chế chung để nói chuyện, tham khảo , ngoài quan hệ đôi bên đó là tổ chức hợp tác Thượng Hải.
Ở VN, người ta hay thổi phồng tiềm ẩn nguy hiểm giữa Nga và TQ. Nhưng đó thực ra là chỉ lấy ý muốn của mình mà nói thôi.
Tóm lại, vì những lý do trên, quan hệ giữaMỹ và Nga sẽ không được cải thiện. Ngược lại, nhưng chỗ Mỹ không gặm được thì nó sẽ nhả, ví dụ như Syria hay UK. Như vậy thiệt hại nhất là những nước bị biến làm quân cờ, là con tốt.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 10 2017, 06:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #492

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Về quan hệ TQ-Mỹ. Có lẽ đây sẽ là nơi có nhiều điểm thú vị để theo dõi. Và có thể ở đây sẽ tiềm ẩn nhiều xung đột nhất, mặc dù thế, để đánh giá nó thì lại khó đánh giá hơn quan hệ Nga-Mỹ. Tại sao ?
Vì kinh tế Mỹ-Trung bổ trợ cho nhau. Hiện tại kinh tế Mỹ lớn được là nhờ cái Pact quan hệ kinh tế với TQ. Trong đó có sự phân công lao động, Mỹ nắm phần công nghệ, kỹ thuật, thị trường. Ngược lại TQ nắm phần sức lao động, tổ chức sản xuất. Cả hai đều tham gia vào một hệ thống tài chính thế giới, do Mỹ cầm đầu và dựa vào đồng đô la.Nói một cách hình ảnh thì TQ là anh tá điền lớn nhất của địa chủ Mỹ. Nhưng có điều đặc biệt là anh tá điền này không phải là chị Dậu, vì có của ăn của để, và chính điều đó làm Mỹ lo ngại. Mỹ lo ngại vì nó không kiểm soát được hệ thống chính trị TQ, cũng như sức mạnh quân sự TQ. Điều này làm cho TQ khác hẳn EU hay Nhật bản. Những yếu tố như dân số, đất đất đai, sự phát triển kinh tế.. cũng khiến TQ không thể là tá điền của Mỹ mãi.
Khi Mỹ khởi động quan hệ Mỹ -Trung vào năm 1972, trên lưng VN, thì con tính của Mỹ là TQ không thể nào làm chủ được khoa học công nghệ, chỉ có thể giữ vai trò làm công. Cái con tính mang nặng mầu sắc chủng tộc này hoá ra là không đúng, và TQ đã vươn lên trở thành đối thủ công nghệ của Mỹ.
Hiện tại Mỹ không vừa lòng với quan hệ Mỹ - Trung chứ không phải TQ. Vì hiện trạng là có lợi cho TQ. Sự lợi này do người TQ tạo ra chứ không phải là do Mỹ muốn, vì Mỹ đã không nhìn thấy hết kẽ hở trong quan hệ này để bịt. Vì thế sự đối kháng Mỹ-Trung không phải là hoàn toàn đối đầu, mà là một bên cảm thấy bị đe doạ vì thiệt thòi hơn. Cái cảm giác bị thiệt thòi này sẽ dẫn tới đâu, đây chính là điều khó đánh giá. Vì thế tôi mới nói đánh giá quan hệ Mỹ-Trung khó hơn quan hệ Nga-Mỹ.
Quan hệ TQ-Mỹ như vậy có phần nào như quan hệ Nhật-Mỹ trước chiến tranh thế giới thứ hai, và vì thế rất có thể bài tính hai bên sẽ lặp lại kiểu quan hệ này.
Trước chiến tranh thế giới thứ II, thì Nhật vừa là bạn hàng lớn nhất của Mỹ, ảnh hưởng của Mỹ lớn nhất, đồng thời là đối thủ tác động lớn nhất tới vị thế của Mỹ ở châu Á. Vì thế cuộc cạnh tranh giữa hai bên, bắt đầu bằng sức ép của Mỹ lên kinh tế Nhật, nhưng sức ép này không đủ mạnh để khiến Nhật không đánh TQ, và việc Nhật đánh TQ không đe doạ Mỹ tới mức phải đánh Nhật. Nhưng sức ép của Mỹ lớn dần khiến nhật phải động thủ trước, khi Mỹ đặt tối hậu thư quyết định cắt cung cấp dầu mỏ, khiến Nhật không thể tiếp tục chiến tranh nếu không tiến xuống Đông Nam Á.
Như vậy có thể hiểu rằng Mỹ sẽ gia tăng sức ép lên TQ (cả về kinh tế, chủ yếu về kinh tế) để có được sự nhượng bộ. Và có hai món đòn lớn nhất tương đương với việc Mỹ cắt dầu mỏ Nhật trong quá khứ đó là 1)cấm nhập khẩu hàng từ TQ bằng hàng rào thuế quan 2)Tuyên bố phá sản không trả nợ. Nhưng TQ không phải là Nhật bản, nên chừng nào TQ tránh được thì nó vẫn tránh vì nó còn có nhiều cửa khác.
Một trong những vấn đề chính trị có thể nóng bỏng là vấn đề Đài loan. Ở đây hội tụ đủ điều kiện để châm ngòi một cuộc chiến, đó là sự tuyên bố độc lập của Đài loan, và việc Mỹ ra mặt ủng hộ điều này.
Hiện tại ở Đài loan đã có một chính phủ theo xu hướng đòi độc lập. Nhưng Đài loan có dám đòi độc lập không ? đó là một chuyện. Nếu Đài đòi độc lập, thì TQ có thể đánh, nhưng cũng có thể chỉ đánh giặc mồm. Điều nay phụ thuộc vào ảnh hưởng của Mỹ tới kinh tế TQ ra sao.
Như vậy có thể kết luận là xung đột Mỹ -Trung sẽ là xung đột ngấm ngầm thông qua kinh tế, và sẽ có một vấn đề nổi lên là Đài loan. Nhưng kết quả của nó phụ thuộc vào sự “chịu đựng” của TQ. Và sự chịu đựng này lại phụ thuộc vào sự phụ thuộc lẫn nhau của đôi bên.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 11 2017, 08:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #493

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ngoài Đài loan, có hai điểm nóng nữa trong quan hệ chính trị TQ-Mỹ đó là Biển Đông, và bán đảo Triều Tiên. Trong đó Biển Đông có lợi thế cho TQ hơn so với khu vực Đông Bắc Á do ở trong vùng này không có một nước đủ mạnh, và ASEAN không đủ nội lực liên kết.
Bây giờ hãy phân tích vùng Bắc Á trước. Ở vùng này, Bắc Triều Tiên được Mỹ sử dụng như con ngáo ộp, để tăng cường sự hiện diện chính trị quân sự. Chính vì thế mà quan hệ Triều Tiên với Mỹ không thể cải thiện được. Vì với Mỹ, nếu bán đảo Triều Tiên có thống nhất, thì mô hình của nó phải như thống nhất nước Đức. Tức là Hàn quốc phải nuốt Bắc Triều Tiên, đồng thời nhà nước mới này phải nằm trong quỹ đạo của Mỹ. Điều này TQ khó lòng chấp nhận, và ngay cả Bắc Triều Tiên cũng không thể chấp nhận. Ngược lại nếu bán đảo Triều tiên thống nhất như một dạng liên bang, thành một nước trung lập, thì TQ có thể đồng ý, những Mỹ chắc chắn không. Trong trường hợp Triều Tiên không thống nhất được, Mỹ cũng không muốn bình thường hoá với Triều tiên. Chính từ cái chính sách ấy, mà dẫn đến hiện trạng ngày nay. Tức là Hàn quốc bị buộc chặt vào Mỹ hơn nữa, trở thành cái lá chắn cho Mỹ trong chiến tranh tương lai, với việc để cho Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Không những Hàn quốc trở thành cái lá chắn, mà cũng ở vị trí con tốt trong một liên minh phòng thủ Mỹ-Nhật-Hàn. Vì nếu chiến tranh bùng nổ, thì Hàn quốc sẽ là bãi chiến trường chính. Trong quan hệ Mỹ -Nhật, Mỹ - Hàn quốc. Thì vai trò của Nhật cũng quan trọng hơn. Chính để phá cái thế này, mà Hàn quốc luôn gây cản trở trong liên minh Nhật – Hàn (qua sự vụ phụ nữ Hàn được trưng dụng làm đĩ cho quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai), để nâng cao vị thế trong quan hệ tay ba này. Và Mỹ cũng nhìn điều đó với con mắt “nhân hậu”, vì không muốn hai đồng minh dưới trướng mình thoả thuận ngầm với nhau.
Nhưng dù sao thế trận vùng Đông Bắc này tương đối ổn định. Và vì ở vị thế yếu hơn, nên TQ đã làm ngơ để Bắc Triều tiên có thể có vũ khí hạt nhân (điều này không có nghĩa là TQ giúp Triều Tiên làm, nhưng việc nước này có vũ khí hạt nhân được đánh giá, không nghiêm trọng bằng liên minh Mỹ-Nhật-Hàn tiến đến biên giới TQ).
Ở vùng ĐNA, thì lợi thế lại nghiêng về TQ, do Mỹ không có một đồng minh đủ ký lại gắn bó với mình. Có những đồng minh tương đối gắn bó với Mỹ như Phi thì quá yếu, Thái thì mạnh hơn, nhưng vấn đề an ninh không liên quan tới biển Đông. Malaysia cũng tương đối nhỏ. Indonesia thì khả dĩ là đồng minh nặng ký, nhưng với một xã hội đang trên đà Hồi giáo hoá khó có thể tin cậy lâu dài. Chỉ có VN là một nước có tiềm năng, nhưng thái độ của Mỹ với VN không rõ ràng, các tín hiệu cũng như điều kiện ràng buộc không béo bở hơn mức hiểm nguy mà quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước mang lại.
Ở biển Đông, đã có cơ sở pháp lý để thế giới (đặc biệt là các nước phương Tây ) không đồng ý TQ chiếm trọn biển Đông. Đó chính là cái phán quyết vụ án kiện TQ mà Phi đưa ra. Điều này đã đưa đến việc tất cả các nước phương Tây sẽ là đối tác tiềm năng với VN trong trường hợp TQ gây hấn. Nhưng tiềm năng này sử dụng được đến đâu còn tuỳ điều kiện những nước này đưa ra, và tính toán của họ với TQ.
Việc Phi dưới thời Duherte có thái độ quay lưng lại với Mỹ, cũng chứng tỏ sự bất lợi của mối liên minh này. Vì giữa “được bảo vệ” với “bị sử dụng”, có lẽ phần “bị sử dụng” lớn hơn.
Cũng có những nước như Cam pu chia, ở ĐNA, hoàn toàn đứng về TQ.
Trong tình trạnh như vậy, VN chỉ có thể có thái độ trung lập không liên minh, và cách bảo vệ mình lớn nhất không phải là liên minh, mà tăng cường sức mạnh của chính mình. Để cho đối thủ thấy VN không phải là dễ gặm, phải trả giá, và cái giá phải trả này sẽ lớn hơn cái lợi thu được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jan 13 2017, 06:53 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #494

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có lẽ chưa có khi nào CNN khốn thế trên trường chính trị. Trump công khai gọi CNN là fake news trong cuộc họp báo chính thức. Mà CNN hồi này hạ giá mình quá, đưa tin về Trump hệt như các tờ báo rẻ tiền, trên tivi phao tin Michael Cohen của Trump Organisation tới Séc giao dịch với Nga, sau đó thì biết Michael lúc đó đang ở California và chưa bao giờ tới Séc thìquay ra nói là đề cập tới Michael Cohen khác, rồi lại bảo Michael của k phải người Mĩ đến mức Michael cho đăng passport để chứng minh là người Mĩ.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jan 13 2017, 06:55 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 13 2017, 05:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #495

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chuyện độc nhất vô nhị. Bản báo cáo mà CIA/FBI đưa cho TRUMP cũng đồng thời được đưa lên báo. Như vậy nó không phải là báo cáo mà là một đòn đánh chính trị để buộc tội TRUMP (thân với Nga).
Phải trở lại thời Kennedy (với vụ ám sát ông này), và vụ Oa tơ ghết thời Nixon(tin từ CIA rò rỉ ra báo) mới thấy như vậy.
Điều kỳ lạ nữa là trong thời gian tranh cử, có lúc người ta cảm tưởng CIA/FBI ủng hộ TRUMP khi quyết định mở điều tra Clinton suýt soát ngày bầu cử.
Quan hệ của tổng thống Mỹ với hệ thống an ninh Mỹ không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Ví dụ như Clinton cũng không bao giờ đặt sự tin cậy vào CIA hay FBI. Nhưng đây có lẽ cũng là sự kiện hiếm, khi hệ thống này “chống đối ra mặt” như vậy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 22 2017, 10:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #496

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lai tiep tuc roi. Biden tung phe phan Clinton k chi 1 lan sau khi that cu, noi rat hoi tiec vi da k ra tranh cu, bay gio lai tiep tuc

Cựu Phó Tổng thống Mỹ nói sự thật đắng về bà Hillary
Tôi chưa bao giờ nghĩ bà Hillary Clinton là một ứng cử viên tuyệt vời. Tôi nghĩ tôi mới là một ứng viên tuyệt vời, ông Biden nhận định...


CNN ngày 19/5 đưa tin, trả lời phỏng vấn tại một cuộc họp quỹ phòng hộ tại Las Vegas, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận định rằng : "Tôi chưa bao giờ nghĩ bà Hillary Clinton là một ứng cử viên tuyệt vời. Tôi nghĩ tôi mới là một ứng viên tuyệt vời”.

Đây là lần thứ 3 ông Biden có nhìn nhận không tích cực về nữ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng như về thất bại của bà trước tỷ phú bất động sản Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 57.

Hồi cuối tháng 3/2017, ông Biden đã nói về lý do tại sao ứng viên Hillary Clinton và phe Dân chủ thất bại thảm hại trong mùa bầu cử năm 2016 – thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, thua kém phe Cộng hoà trong cuộc bầu cử lại 1/3 nghị sĩ quốc hội Mỹ.

"Đây là một chiến dịch tranh cử đầu tiên mà tôi nhận thấy đảng chính trị của tôi đã không đề cập bất kỳ điều gì về nền tảng đã giúp cho chúng tôi luôn luôn đứng vững, đó là cách hỗ trợ tầng lớp trung lưu đang phát triển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội”.

Trước đó, ngày 21/12/2016, ông Biden cũng đã từng thể hiện sự thất vọng trước thất bại của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton trước ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump – một người mới chân ướt chân ráo bước vào chính trường.

Theo nhà chính trị Mỹ thì bà Hillary có cả lợi thế lẫn ưu thế trước đối thủ và khả năng giành chiến thắng là rất cao, cùng với đó là hàng loạt những kỷ lục trong đời sống chính trị Mỹ sẽ bị xô ngã nếu bà Hillary bước vào Nhà Trắng.

Tuy nhiên, bà Hillary Clinton đã thất bại đau đớn trước “cửa thiên đường” và ông Joe Biden cho rằng kết quả đó là do cựu Đệ nhất Phu nhân của nước Mỹ đã thiếu tầm nhìn khiến cho chiến dịch tranh cử của bà không thực sự thuyết phục.

"Tôi nghĩ bà ấy chưa bao giờ hiểu ra mục đích tranh cử thực sự của mình, vì vậy tôi cho rằng đó là khó khăn cho bà ấy trong việc quyết định tham gia vào cuộc đua tranh.

Bà tranh cử chỉ vì cơ hội là trở thành nữ tổng thống đầu tiên, điều đó khiến cho bà bị áp lực rất lớn”, Los Angeles Times dẫn lời ông Biden.

Trước những nhìn nhận có vẻ không mấy tích cực của cựu Phó Tổng thống Biden về người đồng minh chính trị của mình, giới phân tích và truyền thông của nước Mỹ cho rằng có thể do ông Biden nuối tiếc vì đã không tham gia tranh cử.

Bởi theo CNN, chính ông Biden đã cho biết điều đó. Vào tháng 1/2016, khi được báo giới đặt câu hỏi về cảm giác khi quyết định không tham gia tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ông Biden đã cho biết: "Tôi hối hận mỗi ngày".

Tuy nhiên, ông Biden có nói thêm rằng: "Nhưng đó là quyết định đúng đắn cho gia đình tôi cũng như cho cá nhân tôi và tôi có kế hoạch trở lại”.

Theo CNN, câu trả lời đầy ẩn ý của ông Biden có thể hiểu dường như ông Biden có ý định sẽ tham gia tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2020.

Việc làm sâu sắc thêm thất bại của bà Hillary Clinton phải chăng đó là những pháo hiệu đầu tiên cho thấy ông Biden đã chuẩn bị cho nước đi chính trị mới của mình?

Điều đó thì chưa thể khẳng định và thời gian sẽ trà lời, song việc cựu Phó Tổng thống Biden cho rằng nữ cựu Ngoại trưởng không phải là ứng viên tốt nhất đại diện cho đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống vì thiếu tầm nhìn nên thất bại, đã chứng minh đương kim Tổng thống Donald Trump thắng cử là xứng đáng, hợp lý và thuyết phục.

Mà khi chiến thắng của ông Trump là hợp lý và thuyết phục thì chứng tỏ “yếu tố Nga” không phải là một nguyên nhân quan trọng khiến bà Hillary thất cử, như phe Dân chủ nói riêng, giới chính trị truyền thống tại Mỹ nói chung luôn chỉ trích.

Chính trường nước Mỹ đang chao đảo vì “yếu tố Nga”, mà ngọn nguồn sự việc bắt đầu từ nghi ngờ Nga hacking vào các cơ sở dữ liệu của tiến trình bầu cử, gây bất lợi cho ứng cử viên đảng Dân chủ, qua đó tạo lợi thề cho ứng viên đảng Cộng hoà.

Chính vì vậy mà Tổng thống Trump từ khi nhận nhiệm sở cho đến nay chưa một ngày được yên vì các cuộc điều tra nhắm vào ông và vào các cộng sự cũng như thành viên nội các, mà nguyên nhân quan trọng là việc ông đắc cử bị cho là không thuyết phục, phải nhờ tới “yếu tố Nga”.

Song với những lời nhận định của cựu Tổng thống Biden, một chính trị gia kỳ cựu và nổi tiếng của đảng Dân chủ, một đồng minh chính trị của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton thì có thể hiểu, bà Hillary thất bại “vì kém tài chứ đâu phải vì yếu tố Nga”.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...illary-3335795/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 23 2017, 07:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #497

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc TRUMP trúng cử tổng thống Mỹ không phải là do bị Nga can thiệp vào. Ngay cả khi sự can thiệp đó là có thật. Sự trúng cử của TRUMP phản ánh một xu hướng của tư bản Mỹ lợi dụng được sự bất bình của người dân lao động Mỹ bình thường mà ra. Điều thú vị là những người Mỹ nghèo(hoặc không có cơ hội) trong cái mô đen trước kiểu Obama, đã bỏ phiếu cho TRUMP để ông ta làm cho mình nghèo hơn, vì TRUMP vừa đưa ra dự án ngân sách mới, trong đó tất cả các dịch vụ xã hội, từ bảo hiểm y tế tới tiền trợ cấp ăn cho người nghèo (food stamp) đều bị xoá sạch cả. Tại sao một nước đứng đầu thế giới, không thể bảo đảm được những dịch vụ tối thiểu của một nhà nước phát triển là điều đáng đặt câu hỏi.
Vấn đề “Nga can thiệp” sẽ được đề cập tới suốt nhiệm kỳ tổng thống của TRUMP, giống như trước đây Clinton bị dính các vụ kiểu Monica Levinsky, nhưng khả năng TRUMP bị bãi nhiệm có lẽ rất nhỏ.
Dù sao vấn đề “Nga can thiệp” cũng khiến tôi suy nghĩ, và nó là bằng chứng vì sao phương Tây thích ép cái mô hình của họ vào các nước đang phát triển, bởi vì cái mô hình này sẽ giúp họ lũng đoạn được hệ thống chính trị. Mỗi lần bầu cử là một cơ hội xâm lược mềm cho nước ngoài. Nước Mỹ mạnh như thế, nước Nga yếu hơn nhiều lần, thế mà “Nga can thiệp” (chẳng biết đúng sai ra sao) đã khiến Mỹ kêu oai oái, vậy một nước nghèo, mức độ can thiệp bên ngoài lớn hơn rất nhiều lần, làm sao có thể giữ được ổn định chính trị, bảo vệ được chủ quyền để phát triển nếu áp dụng cái hệ thống chính trị này


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post May 23 2017, 08:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #498

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc một bộ phận dân lao động Mỹ có thể liên minh với một bộ phận cực hữu của giai cấp tư sản Mỹ, để nó ăn ngay trên lưng mình, làm hại quyền lợi của giai cấp mình, là một ví dụ về sức mạnh tuyên truyền Mỹ, nói lên bản chất giai cấp cực mạnh của nhà nước này, và mức độ “bị nhồi sọ mà vẫn cảm thấy tự do” của nó. Ở châu Âu, tôi muốn nói là Tây Âu, các nước ở đây cũng có nhà nước của giai cấp tư sản, nhưng nó không dẫn tới sự cực đoan như ở Mỹ (ngoại trừ nước Anh, nhưng Anh-Mỹ đều cùng một hệ thống tư duy tư bản, cho nên điều này không đáng ngạc nhiên), mà thường mềm hơn. Các nước ở Tây Âu không phát triển bằng Mỹ, nếu nói về PNB , vậy tại sao các nước Tây Âu, cùng thể chế tư sản có thể bảo đảm được những nhu cầu về y tế, bảo hiểm lao động,..mà nước Mỹ lại không làm được. Trước đây, có lần sang Mỹ tôi đã nhận thấy nước này, như hình ảnh tôi đã dùng cả chục năm trước, có viết trong langven, đó là “nước Mỹ là Liên Xô lộn ngược”, vì sự độc đoán cũng như tuyên truyền một chiều của nó.Vì thế tôi mới phát minh ra cụm từ “chuyên chính tư sản” để đặt tên cho nó.
Tất nhiên có thể giải thích. Sự giải thích này có thể xét từ tính chất nhập cư của nhà nước Mỹ. Người nhập cư họ chỉ có thể nghĩ tới họ, vì thế tư duy cá nhân, cố gắng cá nhân “Hard work” được coi như giá trị cơ bản. Cũng từ tính chất nhập cư đa dạng này mà các vấn đề chính trị ở Mỹ được núp dưới mầu tôn giáo. Và các vấn đề xã hội, được thể hiện dưới hình thức phân biệt chủng tộc. Tôn giáo và phân biệt chủng tộc là gien di truyền của nhà nước Mỹ, văn hoá Mỹ.
Tất nhiên, nếu nhìn vào nước Ạnh, là nước không có tính nhập cư, thì nó cũng có tư duy như Mỹ, vì nó là cha đẻ của Mỹ. Và ở Anh người ta cũng thấy có nhiều điểm tương đồng,ví dụ như sự phân biệt các sắc dân Anh, Ái nhĩ lan, sơ cốt lan,..mà sự phân bịêt chủng tộc ở Mỹ là một biến thái của cùng một tư duy.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post May 26 2017, 11:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #499

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thủ tướng Đức phải giải thích 11 lần chuyện thương mại với Tổng thống Donald Trump

Một quan chức cấp cao Đức vừa tiết lộ với tờ The times of London rằng ông Donald Trump không hiểu Mỹ chẳng thể đàm phán thỏa thuận thương mại riêng với Đức mà phải làm việc với cả Liên minh châu Âu (EU).


Vì Tổng thống Mỹ Donald Trump không hiểu vấn đề, Thủ tướng Đức Angela Merkel được cho là đã phải giải thích cho ông 11 lần.
Quan chức tiết lộ thông tin này cho biết: “10 lần ông Trump hỏi bà Merkel liệu ông có thể thương thảo thỏa thuận thương mại với Đức hay không. Mỗi lần như vậy, bà Merkel nói: Ông không thể thực hiện hiệp định thương mại với Đức, chỉ thực hiện với EU”. Và rồi họ tiếp tục nói chuyện. Lần thứ 11 bị từ chối, ông Trump cuối cùng cũng hiểu được thông điệp và nói: “Ồ, chúng ta sẽ thực hiện thỏa thuận với EU vậy”.
Bà Merkel nói với nội các của mình rằng ông Trump “hiểu sai một điểm rất cơ bản” trong “các nguyên tắc nền tảng” của EU và thương mại.
Việc này xảy ra hồi tháng trước khi lãnh đạo hai nước gặp nhau. Bà Merkel được cho là đã thuyết phục được ông Trump thương lượng với EU như là một khối, sau khi nỗ lực đạt thỏa thuận riêng lẻ với từng nước của ông bị từ chối.
Cuộc đàm phán khiến chính quyền ông Trump nhận ra rằng việc đàm phán thỏa thuận thương mại với EU sẽ có lợi cho lợi ích của Mỹ hơn là đàm phán thương mại với nước Anh hậu Brexit, tức rời EU, nguồn tin Nhà Trắng cho hay. Quan điểm mới của ông Trump tương tự như quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, người từng cảnh báo rằng Anh sẽ “xếp hàng đợi phía sau” hậu Brexit.

http://thanhnien.vn/kinh-doanh/thu-tuong-d...ump-828676.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
techadmin
post Nov 17 2017, 02:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #500

Newbie
Group Icon

Nhóm: Mõ làng
Số bài viết: 28
Tham gia từ: 5-November 07
Thành viên thứ: 3.690

Tiền mặt hiện có : 703$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Em khóa chủ đề vì đã đủ 50 trang



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

50 Trang « < 48 49 50
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC