Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

11 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Anh Và Châu Âu, Li dị hay li khai ?

Phó Thường Nhân
post Jun 29 2016, 08:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Mỹ muốn Anh ở lại EU vì nhiều lý do. Có lý do tôi đã nói rồi. Đó là Anh sẽ bị Đức-Pháp quản chế, nên việc thương lượng cho quyền lợi của Mỹ với châu Âu nói chung đơn giản hơn. Nhưng nó cũng có lý do nữa, là Anh giống như con ngựa thành tơ roa của Mỹ trong lòng EU, để kiểm soát lại Đức-Pháp. Người ta có thể tưởng tượng những quan hệ này như quan hệ “chiếu trên-chiếu dưới”. Nếu Anh ở trong EU, thì Anh-Pháp-Đức ngồi ở chiếu dưới, đồng với nhau được thì đâỷ lên chiếu trên là Mỹ - EU. Như bất kỳ một tổ chức đa dân tộc, đa tiếng nói, EU không thể mạnh được, vì phần lớn năng lượng các ông dùng để đấu lẫn nhau. Đồng thuận được là minimum, yêu sách như vậy sẽ nhỏ hơn(người ta có thể tìm thấy sự tương đương trong thái độ của ASEAN với vấn đề biển Đông, nếu muốn so sánh). Bây giờ Anh chòi ra ngoài, thì cái mô hình này không chạy được. Vì thế Mỹ thiệt đơn thiệt kép. Nhưng khả năng Mỹ ép được là khó. Vì vị thế của nước Anh với Mỹ, khác rất nhiều một nước khác, vì nó cùng là một gốc. Nó có một quan hệ vô hình ngấm ngầm thông qua lịch sử gia đình, dòng tộc, văn hoá giữa Mỹ , Anh, Úc, Tân tây lan, Canada trong elite cua cac nuoc nay. Chính vì thế, mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ không phải là ép được Anh bỏ Brexit, mà sẽ làm cho cái quá trình này có lợi cho Anh nhất, để Anh tiếp tục chi phối được EU.
Hiện tại quá trình ly dị này của Anh với EU nó chỉ có trên lý thuyết, chứ chưa được quy hoạch, vì thế diễn biến tiếp sau thế nào phụ thuộc vào tương quan lực lượng đôi bên (Anh-EU). Và không phải vì EU to hơn mà mạnh hơn, vì nó lủng củng trong nội bộ hơn,cũng như cái cơ chế đồng thuận 100% của EU không làm cho nó phản ứng nhanh được. Chính vì thế, nước Anh không chết mà EU có thể tan, vì thực tế nó chỉ là một hiệp hội (association) dù có tên là liên minh (Union).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 30 2016, 03:21 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hậu Brexit: Thủ tướng Đức Angela Merkel dội gáo nước lạnh lên Anh
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, một thị trường chung thống nhất đồng nghĩa với việc chấp nhận quyền tự do di chuyển trong EU.
Trước việc người dân Anh bỏ phiếu rời EU, thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng cảnh báo nước Anh nếu vẫn muốn tiếp cận thị trường chung tại Châu Âu thì phải chấp nhập quyền tự do di chuyển của công dân trong khu vực.
Phát biểu trước quốc hội Đức, bà Merkel đã tuyên bố "Nếu nước nào muốn tiếp tục hưởng quyền lợi từ khối thị trường chung thống nhất thì cũng phải có nghĩa vụ thực thi hết những trách nhiệm của 1 nước thành viên… trong đó có việc chấp nhận quyền tự do di chuyển của người, hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước nội khối"
Lời cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Anh David Cameron tới Brussels tham dự cuộc họp cuối cùng với Hội đồng Châu Âu. Bà Merkel không quên nhấn mạnh rằng Anh sẽ không được quyền lựa chọn những nghĩa vụ nào và nghĩa vụ nào không tuân theo.

Còn tại Anh, thủ tướng Cameron phát biểu trước quốc hội nước này đã khẳng định Anh có nhiều lợi thế nếu ở lại thị trường chung Châu Âu.
Trước khi rời Anh tới Brussels, ông Cameron đã tuyên bố "Mặc dù nước Anh quyết định rời bỏ EU nhưng không nghĩa chúng ta sẽ quay lưng lại với Châu Âu. Các nước này là hàng xóm, bạn bè, đồng minh và đối tác của nước Anh.
Tôi rất hi vọng chúng ta sẽ thiết lập được một quan hệ thân thiết nhất mức có thể với EU trong lĩnh vực thương mại và an ninh, bởi vì điều này có lợi không chỉ cho nước Anh mà còn cho các nước EU nữa". Phát biểu này cũng nhận được sự ủng hộ của Bộ trưởng Tài chính George Osborne.
Tuy nhiên, nội các Anh đang chứng kiến sự chia rẽ lớn trong quan điểm giữa các thành viên về tính chất mối quan hệ của nước này với EU thời hậu Brexit.
Bộ trưởng Y tế Jeremy Hunt đã từng bóng gió đề cập về quy chế "Nauy mở rộng" trong đó Anh sẽ vẫn tiếp tục hưởng lợi từ thị trường chung thống nhất giống như các nước tại vùng Scandinavi nhưng sẽ áp dụng giới hạn việc tự do đi lại giữa nước.
Theo ông Hunt, nước Anh cần đạt được một thỏa thuận tương tự như vậy với EU để đảm bảo sự đồng thuận hoàn toàn từ người dân trong nước trước khi khởi động quá trình rút lui kéo dài 2 năm theo điều 50.
Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị thủ tướng Merkel bác bỏ thẳng thừng và khẳng định sẽ không bao giờ có cuộc đàm phán theo hướng đó.

Bà Merkel còn khuyên nước Anh nên duy trì vị trí là đối tác và 1 người bạn với EU sau khi rời bỏ khối này và một lần nữa bác bỏ khả năng tiến hành đàm phán không chính thức trước khi điều khoản 50 chính thức được khởi động.
Một khả năng thường được cựu thị trưởng Luân Đôn Boris Johnson đề cập tới, nhân vật đang được đánh giá khả năng cao sẽ thay thế ông David Cameron vào tháng 9 tới.
Phản ứng của nguyên thủ EU về vấn đề đàm phán với nước Anh, tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng EU "không nên chờ đợi thêm làm gì" mà không hoạch định các kế hoạch cho tương lai mà không có sự tham dự của nước Anh.
Còn phía Hà Lan, đất nước cũng đang đối mặt với nguy cơ về 1 cuộc bỏ phiếu rời bỏ EU, cho rằng "sẽ không khôn ngoan nếu việc ra đi diễn ra quá vội vã, nên cho nước Anh thêm thời gian chuẩn bị mọi thứ".
Chủ tịch hội đồng Châu Âu Jean Claude Junker thông báo các quan chức tại Brussels đã nhận được chỉ thị không được phép tiến hành bất cứ một cuộc đàm phán bí mật nào với Anh.
Ông nhấn mạnh sẽ tôn trọng ý kiến người dân Anh và khẳng định mọi việc liên quan tới vấn đề này cần phải diễn ra có trật tự và theo đúng quy định trong khối. Giới chức Anh nhận định các cuộc đàm phán giữa ông Cameron và lãnh đạo EU sẽ diễn ra ôn hòa và tính xây dựng.
Hôm nay, thị trường tài chính thế giới đã có dấu hiệu hồi phục sau những biến động lớn trong những ngày qua hệ quả từ sự kiện Brexit.
Chỉ số chứng khoán FTSE tại Anh đã bật tăng 2,6% sau khi lượng tài sản trị giá tới 100 tỉ bảng Anh của các tập đoàn lớn tại nước này đã bốc hơi khỏi thị trường ngay sau kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.
Đồng bảng Anh tăng 0,7% lên mức 1,33 USD/ bảng sau khi đã rớt xuống mức thấp nhất trong hơn 3 thập niên hồi đầu tuần này.

http://soha.vn/hau-brexit-thu-tuong-duc-an...29193548803.htm


Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 29/6 đã nhất trí rằng Anh không thể tiếp cận thị trường chung EU sau khi rời khỏi "ngôi nhà chung" mà không chấp nhận các quy tắc về dịch chuyển tự do của khối.

Phát biểu sau cuộc họp của 27 nhà lãnh đạo EU không có sự tham dự của Thủ tướng Anh David Cameron, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk khẳng định: “Sẽ không có sự tự chọn về thị trường chung và việc tiếp cận thị trường chung đòi hỏi sự chấp thuận tất cả 4 nguyên tắc tự do bao gồm cả tự do dịch chuyển”. Ông Tusk cho biết 27 nhà lãnh đạo EU cũng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh – mà không có sự tham dự của Anh – tại Bratislava vào ngày 16/9 tới để tiếp tục thảo luận về tác động của việc Anh quyết định rời liên minh.

Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vài ngày sau khi đảng Bảo thủ cầm quyền lựa chọn được người kế nhiệm Thủ tướng Cameron, nhà lãnh đạo đã tuyên bố từ chức ngay sau khi Anh công bố kết quả cuộc trưng cầu ý dân với phần thắng nghiêng về phe những người ủng hộ Anh rời khỏi EU (gọi là Brexit). Hiện vẫn còn quá sớm để đưa ra bất cứ kết luận nào, song đây được xem là sự khởi đầu một tiến trình chính trị với 27 nước thành viên EU.

Ngày 29/6, Anh đã bổ nhiệm ông Oliver Robbins, một quan chức cấp cao Bộ Nội vụ nước này, làm trưởng nhóm đàm phán của Anh về việc rời khỏi EU. Văn phòng Nội các cho biết ông Robbins sẽ đảm nhiệm vai trò mới này vào ngày 4/7 tới.

Trong khi đó, liên quan đến vấn đề Brexit, quyền Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 29/6 tuyên bố Madrid phản đối bất kỳ cuộc đàm phán riêng rẽ nào với Scotland về tương lai của EU sau khi Anh rời khối này. Phát biểu sau hội nghị EU vừa diễn ra tại Brussels (Bỉ), ông Mariano Rajoy nói: "Chính phủ Tây Ban Nha phản đối bất kỳ cuộc đàm phán với đại diện nào khác ngoài Chính phủ Anh".

http://baotintuc.vn/the-gioi/eu-ra-dieu-ki...29221026698.htm


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 30 2016, 08:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Người đứng đầu phe chiến tahứng (Brexit), Boris Johnson từ chối ra tranh cử chức lãnh đạo đảng bảo thủ, cũng đồng nghĩa với việc từ chối ứng cử chức thủ tướng, như vậy là chỉ còn hai ứng cử viên là bộ trưởng nội vụ Theresa May (phe ở lại Remain) và bộ trưởng tư pháp Michael Gove (phe Brexit, bạn của thủ tướng Anh Cameron).

Truớc đó, bà May luôn là ứng cử viên số 2 sau Johnson khi mà lúc đó Gove vẫn chưa tuyen bố tranh cử. Bà May đựoc đánh giá là thuộc phe Remain nhưng k quá quyết liệt, tính cách mềm mỏng có thể thống nhất nội bộ đảng. Bà Maynăm nay 59 tuổi

Việc ứng cử của Gove đựoc coi là bất ngờ lớn và hiện nay ông này và bà này vẫn là hai ứng cử viên số 1, cùng với 3 bộ trưởng/cựu bộ trưởng khác là Andrea Leadsom, Liam Fox va Stephen Crabb . Có thể thấy rõ việc Gove ra ứng cử là điều k nằm trong dự định của ông từ trước khi ông đinh làm bộ trưởng cho chính phủ của Johnson, có lẽ việc Johnson rút lui đã khiến cho ông ta ra ứng cử để cho chính phủ k rơi vào tay một người thuộc phe ở lại Remain như bà May. Còn bà May thì đã có tham vọng vào cái ghế này có lẽ ngay từ trước. Ông Gove năm nay 48 tuổi


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 30 2016, 09:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có bài này cũng hay

Các cuộc trưng cầu dân ý ở châu Âu: Cách chính phủ lừa đảo người dân

Trang web của Sputnik/Nga vừa đăng tải bài viết về các cuộc trưng cầu dân ý của châu Âu mà ý dân bị chính quyền đảo ngược hoặc phớt lờ.

Các cuộc trưng cầu dân ý thường được coi là đỉnh cao dân chủ thế giới và đặc biệt là ở phương Tây. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước châu Âu thường tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý khi biết chắc sẽ thu được kết quả có lợi.

Còn nếu kết quả dễ đoán trước được là ý kiến nhân dân sẽ không mang lại kết quả mong muốn thì chính quyền các nước châu Âu sẽ không nhất thiết phải hỏi ý kiến của người dân, do đó sẽ không có cuộc trưng cầu nào hết.

Hoặc là nếu đã tổ chức trưng cầu dân ý mà gặp lại một kết quả bất lợi thì chính quyền phương Tây cũng sẽ phớt lờ kết quả đó hoặc sẽ dùng thủ đoạn “mua chuộc ý dân” và sau đó tiến hành trưng cầu lại hoặc thậm chí là tìm cách phủ quyết nó đi
.

Sau đây là danh sách các cuộc trưng cầu dân ý đã mang lại kết quả không làm hài lòng chính quyền phương Tây và sau đó đã được “phù phép” để thay đổi kết quả có lợi cho họ.

1. Hiệp ước Brussels ngày 22 tháng Giêng năm 1972


Thế giới / Quan hệ quốc tế
Báo Nga: Những vụ ''phớt lờ'' trưng cầu dân ý
(Quan hệ quốc tế) - Trang web của Sputnik/Nga vừa đăng tải bài viết về các cuộc trưng cầu dân ý của châu Âu mà ý dân bị chính quyền đảo ngược hoặc phớt lờ.

Hậu Brexit: Anh sẽ mất Malvinas, Gibralta và cả thủ đô London?
Bao giờ cho đến tháng 10? Sẽ không có Brexit nào hết!
Các cuộc trưng cầu dân ý thường được coi là đỉnh cao dân chủ thế giới và đặc biệt là ở phương Tây. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước châu Âu thường tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý khi biết chắc sẽ thu được kết quả có lợi.

Còn nếu kết quả dễ đoán trước được là ý kiến nhân dân sẽ không mang lại kết quả mong muốn thì chính quyền các nước châu Âu sẽ không nhất thiết phải hỏi ý kiến của người dân, do đó sẽ không có cuộc trưng cầu nào hết.

Hoặc là nếu đã tổ chức trưng cầu dân ý mà gặp lại một kết quả bất lợi thì chính quyền phương Tây cũng sẽ phớt lờ kết quả đó hoặc sẽ dùng thủ đoạn “mua chuộc ý dân” và sau đó tiến hành trưng cầu lại hoặc thậm chí là tìm cách phủ quyết nó đi.

Sau đây là danh sách các cuộc trưng cầu dân ý đã mang lại kết quả không làm hài lòng chính quyền phương Tây và sau đó đã được “phù phép” để thay đổi kết quả có lợi cho họ.

1. Trưng cầu Hiệp ước Brussels ngày 22 tháng 1 năm 1972

Cuộc trưng cầu dân ý này được tổ chức với mục tiêu công khai là làm rõ ý kiến của người dân 3 quốc gia Bắc Âu là Đan Mạch, Ireland, Na Uy về việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) trong khuôn khổ Hiệp ước Brussels ngày 22 tháng 1 năm 1972.

Kết quả: 70,8% người dân quốc đảo Greenland (một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch) đã bỏ phiếu chống lại việc Đan Mạch gia nhập tổ chức tiền thân của EU. Đây là thắng lợi vang dội cuối cùng của một vùng lãnh thổ chống lại một châu Âu thống nhất, giành được trước Brexit.

Ở Đan Mạch, cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 2 tháng 10 năm 1972. Những người ủng hộ việc gia nhập EEC đã giành phần thắng với 63,3% số phiếu. Do đó, Greenland buộc phải chấp hành quyết định của người Đan Mạch.

Tuy nhiên, vào năm 1982, Greenland đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc quốc gia tự trị này tiếp tục tham gia EEC và kết quả là vẫn có tới 53,02% người dân đã bỏ phiếu chống. Và quốc đảo này đã tách khỏi Cộng đồng kinh tế châu Âu từ đó đến nay (tuy nhiên vẫn thuộc Đan Mạch).

2. Nước Anh gia nhập EEC vào năm 1973

Sau 2 lần bị Pháp bác đơn xin gia nhập, đến lần thứ 3 đề nghị Anh mới được chấp thuận và nước này gia nhập tiền thân của EU hiện nay là EEC vào năm 1973. Vào thời điểm đó, chính quyền London không hề hỏi đến ý kiến của người dân mà tự thông qua quyết định gia nhập.

Sau đó, Đảng Lao động đã giành phần thắng trong cuộc bầu cử năm 1974 và trước sức ép của dân chúng đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Kết quả là 64% người được hỏi đã ủng hộ quyết định gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) .

Như vậy là sau khi đất nước gia nhập EEC, người dân Anh đã có khả năng nói lên ý kiến để tìm hiểu xem người Anh muốn hay không muốn ở lại trong EEC. Rất may là khi đó đa số đã chấp nhận ở lại EEC, còn nếu kết quả ngược lại không rõ Anh sẽ làm như thế nào.

3. Hiệp ước Maastricht 1992

Cuộc trưng cầu dân ý ở Đan Mạch được tổ chức với mục tiêu là tìm kiếm sự ủng hộ để phê duyệt Hiệp ước Maastricht - Hiệp ước về Liên minh châu Âu, bao hàm việc công bố các mục tiêu và ba "trụ cột" trong hoạt động của Liên minh, đồng thời đặt nền tảng của Hội đồng châu Âu và các thủ tục hợp tác.

Kết quả là 50,7% người Đan Mạch đã nói "không" với Hiệp ước Maastricht và châu Âu đã buộc phải chiều theo một số yêu sách của Copenhagen, sau đó tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để ký kết thỏa thuận Edinburgh, chấp nhận nhượng bộ một số đòi hỏi của Đan Mạch.

Người dân nước này khá hài lòng với những đặc quyền mà họ được hưởng và cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai đã được Đan Mạch tổ chức vào năm 1993. Đến lần này, đa số dân Đan Mạch đã đồng ý phê duyệt Hiệp ước Maastricht, đưa nước này gia nhập Liên minh châu Âu.

4 Hiệp ước Lisbon năm 2008

Vào năm 2008, châu Âu đã xây dựng Hiệp ước Lisbon, văn kiện thay thế Hiệp ước Roma và là nền tảng của Liên minh châu Âu hiện nay. Để tránh rủi ro, cuộc trưng cầu dân ý toàn châu Âu chỉ được tổ chức “đại diện” tại một quốc gia duy nhất và có vẻ “dễ dãi” là Ireland.

Tuy nhiên, kết quả đã khiến châu Âu sững sờ khi đa số người dân Ireland đã bỏ phiếu chống. Tuy nhiên, văn kiện này đã được thông qua vào ngày 2 tháng 10 năm 2009, sau cuộc bỏ phiếu thứ hai, với sự những ưu đãi của Liên minh châu Âu giành cho nước này (điều đó không được ghi vào văn bản Hiệp ước).

5. Trưng cầu dân ý ở Hy Lạp năm 2015

Cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp được tổ chức vào năm 2015 để nhân dân nước này quyết định có chấp nhận đề xuất “thắt lưng buộc bụng” do EU, ECB và IMF đưa ra vào tháng 6 năm 2015, để gia hạn chương trình tái cấp vốn cho Hy Lạp thanh toán các khoản nợ.

Kết quả là 61,31% dân chúng nước này đã nói "không" với những yêu sách ngặt nghèo của giới “chủ nợ” và những người “bảo lãnh”, chỉ có 38,69% dân số nước này bỏ phiếu ủng hộ việc thực hiện các đòi hỏi này.

Mặc dù đa số người dân và cả chính quyền Hy Lạp đều nói "không" nhưng họ vẫn buộc phải thực thi theo những điều khoản mà EU, ECB và IMF đã đưa ra để cứu đất nước. Chỉ 1 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis đã từ chức để chính quyền nước này thuận lợi hơn trong đàm phán với Liên minh châu Âu.

6. Trưng cầu về Ukraina ở Hà Lan vào năm 2016

Tháng 4 năm 2016, một phiên bản mới của việc Ireland phê duyệt Hiệp ước Lisbon đã xảy ra trong cuộc trưng cầu dân ý về việc ký kết hiệp định liên kết của Ukraine với Liên minh châu Âu.

Kết quả trưng cầu dân ý đã cho thấy thắng lợi vang dội của những người hoài nghi chính quyền Kiev. Trong cuộc trưng này, có tới 62% số người Hà Lan đi bỏ phiếu đã phản đối việc Liên minh châu Âu ký kết hiệp định liên kết với Ukraine.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk chỉ “ghi nhận kết quả tiêu cực của cuộc trưng cầu dân ý” và tuyên bố rằng, cá nhân ông và giới chức lãnh đạo Liên minh châu Âu có ý định "tiếp tục các cuộc tiếp xúc" về vấn đề này với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.

Như thường lệ, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay lập tức bị cáo buộc về việc ông "đứng đằng sau" kết quả tiêu cực của cuộc bỏ phiếu. Và tất nhiên là EU sẽ làm mọi cách để đa số người dân Hà Lan chấp thuận phe duyệt Hiệp định liên kết này.

7. Brexit năm 2016

Gần đây nhất là vụ lùm xùm Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý ở nước Anh về việc nước này ra khỏi Liên minh châu Âu. Trong cuộc bỏ phiếu ngày 23 tháng 6 hơn nửa số người Anh (51,9%) tham gia trưng cầu đã bỏ phiếu ủng hộ việc nước này ra khỏi Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa rõ về diễn biến tiếp theo sau cuộc bỏ phiếu về Brexit, khi Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố rằng, ý nguyện của người dân sẽ được thực hiện, nhưng ông lại tuyên bố từ chức để từ chối kích hoạt điều 50 của Hiệp ước Lisbon.

Quả bóng trách nhiệm đã được ông Cameron đá lại cho Thủ tướng mới của nước Anh, sẽ được lựa chọn vào tháng 10 tới. Trong khoảng thời gian 3 tháng tới, không ai biết được điều gì sẽ xảy ra, chúng ta chỉ có thể rút ra kết luận dựa theo kết quả các cuộc trưng cầu trước và chờ đợi những bước đi tiếp theo.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...-dan-y-3312684/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 1 2016, 09:45 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 1 2016, 03:40 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ứng cử viên số 1 Boris Johnson sau khi tự mình rut lui khỏi việc ứng cử vị trí thủ tướng, đã gọi Michael Gove là phản bội.

Michael Gove, kiến trúc sư, bộ não cho chiến dịch rời EU của Johnson đã tự mình ứng cử. Johnson rất cần Gove để có thể dành đựoc sự ủng hộ của hạ viện Anh, việc Gove bất ngờ từ chối ủng hộ đã khiến Johnson k còn cách nào khác phải tự rút lui, vào chính thời điểm ông ấy đang chuân bị đọc bài diễn văn lịch sử để ứng cử chức thủ tưong.


Michael Gove là 1 bộ trưởng nổi bật và rất duợc yêu mến trước đó bởi công chúng, nhưng diễn biến này dang làm tăng điểm cho bà Theresa May, người đang đuợc lòng mọi người vì k gây xích mích với ai, và hiệnd dã dành thêm đựoc sự ủng hộ của tò bào Daily Mail và 2 bộ trường (Patrick McLoughlin and Michael Fallon), trong đó có bộ trưởng quốc phòng. Sự mâu thuẫn giữa Gove và Johnson đã khiến có người kêu gọi Gove nên rút lui khỏi cuộc ứng củ


Tuy nhiên, cuu bo truong quoc phong Liam Fox lai cho rằng nên tập trung vào việc chọn 1 thủ tướng phù hop nhất để đàm phán việc Anh ra khỏi EU, chứ k nên phan tâm vì những chuyên khác, vì đây k phải là hiệp hội Oxford

Liam Fox said the focus should squarely be on how the UK negotiated its exit from the EU and got the best possible deal, saying anything else was a serious distraction.
"We're in the process of electing a prime minister who will actually take us out of the European Union, and yet we seem to be permanently distracted by what can only be described as the politics of the Oxford Union in recent days."
"I think it was a distraction, we need Brexit for grown-ups and we need to be talking about the big issues."
Dr Fox said Whitehall needed to be overhauled to reflect the post-Brexit environment, suggesting there was a case for the Department of Business and Department for International Development to be merged inside the Foreign Office.


http://www.bbc.com/news/uk-politics-36679741

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 1 2016, 04:41 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 3 2016, 08:05 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Angela Merkel bị chỉ trích vì gây ra tình trạng hỗn loạn cho EU
Chính phủ của Angela Merkel đang quay lưng lại với bà và nhận định chính những chính sách của Merkel đã đẩy Liên minh châu Âu EU vào tình trạng hỗn loạn.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải nhận những lời chỉ trích từ chính những cộng sự của mình sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh được công bố. Những chính trị gia hàng đầu nước Đức cho rằng chính sách mở cửa cho người tị nạn của bà Merkel là nguyên nhân gây lên sự không hài lòng của người dân EU, họ cảm thấy hoài nghi, lo lắng và quyết tâm rời khối.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh EU ở Brussels hôm 28/6 vừa qua, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố rằng chính “cảm giác lo lắng về việc không có sự kiểm soát xuất nhập cảnh cũng như di chuyển tự do” đã khiến người dân Anh lựa chọn “ra đi”.

Nhiều chính trị gia khác quay sang đổ lỗi cho Thủ tướng Đức Angela Merkel. Đại diện đảng Dân chủ Xã hội (SPD) – đối tác của đảng Bảo thủ của bà Merkel đã giành những lời phê bình gay gắt cho vị nữ Thủ tướng vì bà đã thất bại trong việc xây dựng sự đoàn kết cho EU kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2009.

Phát ngôn viên về chính sách châu Âu Norbert Spinrath của SPD cho biết: “Những chính sách thắt lưng buộc bụng của Thủ tướng Đức áp dụng trước năm 2013 đã làm suy yếu tinh thần đoàn kết và tính thống nhất trong Liên minh châu Âu EU”.

Các nghị sĩ Đức cũng nói thêm rằng, Thủ tướng Merkel cần gây ra nhiều áp lực hơn, khiến người Anh và đặc biệt là Thủ tướng David Cameron khởi động quy trình rời EU càng sớm càng tốt.

“Ông ấy là người đã khởi xướng cuộc trưng cầu dân ý và giúp những người khác sau đó tiến hành chiến dịch vận động nửa vời”, một nghị sĩ Đức nói.
http://www.trithuccongluan.com.vn/the-gioi...oan-cho-eu.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 4 2016, 04:36 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bat dau dieu chinh o Phap
Travailleurs détachés: après le Brexit, Manuel Valls menace Bruxelles
https://fr.news.yahoo.com/travailleurs-d%C3...-185900808.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 5 2016, 10:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cau nay co ve hoi oan cho Johnson, ong ta phai rut lui vi bi ngang duong, k phai do ong ta tu mong muon

EC: Farage và Johnson là "anh hùng rơm" của Brexit
Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã chỉ trích gay gắt hai chính trị gia Nigel Farage và Boris Johnson là "những anh hùng tồi" của Brexit khi họ từ bỏ trách nhiệm lãnh đạo dù trước đó họ theo đuổi chiến dịch rời EU.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã "bêu tên" hai "anh hùng rơm" của Brexit khi lên tiếng chỉ trích gay gắt hai chính trị gia Nigel Farage và Boris Johnson sau khi hai ông này tuyên bố nhảy khỏi "con tàu đắm" mang tên Brexit.

"Những anh hùng Brexit của ngày hôm qua hiện giờ là những anh hùng tồi của ngày hôm nay", ông Juncker phát biểu tại một phiên họp của Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp.

"Những người đã góp phần vào tình hình tại Anh đã từ chức, gồm ông Johnson, ông Farage và những người khác. Họ không phải là người yêu nước, bởi người yêu đất nước không từ chức khi đất nước khó khăn", Chủ tịch Juncker lý giải.



EU Commission President Jean-Claude Juncker has accused Brexit campaigners Boris Johnson and Nigel Farage of quitting when things got difficult.
"The Brexit heroes of yesterday are now the sad Brexit heroes of today," he told the European Parliament.
There was anger among MEPs over the UK's 23 June vote to leave the EU.
Mr Juncker spoke of Leave camp "retro nationalists". "Patriots don't resign when things get difficult, they stay," he told MEPs in Strasbourg.

http://www.bbc.com/news/world-europe-36712550
http://doanhnghiepvn.vn/ec-farage-va-johns...xit-d73979.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jul 5 2016, 10:50 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 6 2016, 03:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vào tháng 9, 27 nước EU sẽ họp ở Bratislava để quyết định tiến trình Brexit ra sao. Cũng vào thời điểm đó, thì Anh cũng có thủ tướng mới, vì ông Cameron từ chức. Thủ tướng mới của Anh sẽ là người thương thuyết với EU tiến trình rút lui thế nào.
Việc Boris Johson và N. Farage, là hai leader vận động Brexit không tham dự vào cuộc chạy đua giành ghế thủ tướng Anh, đã nói lên rằng ..phân tích của tôi đúng. Khi phân tích tôi nhin vào cấu trúc sự việc mà không nhìn vào hiện tượng. Ở Brexit có 3 vấn đề:
1- Vấn đề mâu thuẫn cấu trúc quyền lực của EU với quyền lực của nhà nước Anh (đại diện cho tư bản Anh). Sự phát triển quyền lực của EU hạn chế quyền lực nhà nước Anh có lợi cho Đức, vì nó là vision quyền lực của tư bản Đức.
2- Vấn đề mâu thuẫn cá nhân giữa các nhân vật làm chính trị (Cameron, Johson, Farage..)
3- Tuyên truyền tác động vào tâm lý dân chúng để thu hút họ vào cái option mà tư bản Anh muốn (thông qua các vấn đề lo sợ về khủng bố, về người nhập cư…).
3 vấn đề trên có thể tồn tại độc lập với nhau. Điều 1 là vấn để chìm, là cấu trúc. Điều 2,3 là điều nổi là hiện tượng.
Nếu người ta muốn làm cho mâu thuẫn gay gắt, thì phải tìm cách để 3 điều trên cộng hưởng với nhau. Nếu người ta muốn giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhõm hơn, thì phải tìm cách triệt tiêu cái cộng hưởng này.
Khi nói tới vấn đề Brexit, báo chí EU chủ yếu nói tới nó như một cuộc tranh hùng giữa Boris Johsons và Cameron vì quyền lực cá nhân. Nó cũng nói chủ yếu tới nỗi lo sợ của dân Anh. Nhung bây giờ cả Johsons lẫn Farage đều không ra tranh quyền, thì điều đó có nghĩa là đây là vấn đề « fake » giả tạo, mà dù nó có thật, thì không phải là yếu tố quyết định của Brexit. Ngược lại việc họ không ra đã rút cái ngòi nổ tâm lý, giúp cho việc đàm phán giữa EU và Anh ở trong bầu không khí thuận lợi hơn.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 6 2016, 03:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Farage không ra tranh cử là tự nguyện, hơn nữa đảng ông ta bé hơn 2 dảng chính, k thể giành chức thủ tướng đựoc. Còn Boris không ra tranh là vì bị cộng sự đam cho một nhát nên phải rút lui. Dĩ nhiên tôi cũng tin rằng việc Anh rút khỏi EU k phải vì vấn đề tranh chấp quyền lực cá nhân.

Việc bà May, một người thuộc phe ở lại có thể thắng cử, cho thấy tình hình sẽ còn phức tạp. Bà ấy sở dĩ đựoc ủng hộ vì mọi phe phái đều tin là mình có thể định hưong bà ta, và bà này cũng thể hiện mình là người ôn hòa, sẵn sàng lắng nghe tất cả các phe. Về nhập cư, bà có quan điểm cứng rắn, rất hop để PR công luận. Các ứng cử viên khác đều cho rằng những công dân EU đã ở Anh rồi thì đêu đựoc quyền ở lại, còn bà May thì cho rằng đây là 1 phần của đàm phán. Phen này các công dân EU ở Anh và công dân Anh ở EU sẽ còn lo lắng chán nếu bà May thành thủ tướng


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

11 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC