Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Xã Hội Công Nghiệp Hóa Cao độ

Phó Thường Nhân
post Mar 3 2017, 12:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Làm « quả » giới thiệu cuốn sách « société hyper-industrielle » (tôi dịch « xã hội công nghiệp cao độ »). Quyển sách này ngắn, chỉ có hơn độ 100 trang, nhưng nó cũng tổng kết lại quá trình phát triển công nghệ thế giới trong thời đại hiện nay. Còn tôi thì từ đó rút ra những hệ quả xã hội.
Trái với những nhận thức về thời « hậu công nghiệp », trong đó các học giả phương Tây đánh giá là phương Tây sẽ nắm giữ phần quan trọng, còn đẩy công nghiệp hiểu như là sản xuất (fabrication) cho các nước đang phát triển, tác giả nhận định rằng thế giới đang ở vào thời « công nghiệp cao độ », chứ không phải hậu công nghiệp, vì tổng sản phẩm công nghiệp vẫn liên tục tăng trên toàn thế giới, nói một cách khác công nghiệp hoá vẫn là trọng tâm của thế giới, có điều nhiều phần trước được coi là sản xuất thì hiện tại được coi là dịch vụ. Vì thế tác giả đánh giá rằng việc tách biệt công nghiệp (industrie) với dịch vụ (services) là sai lầm, theo quan niệm của tác giả, như tôi hiểu, bất cứ hoạt động kinh tế nào sử dụng công nghệ, sản xuất ở mức độ đại trà, số lượng lớn thì đều có thể coi là công nghiệp. tôi lấy ví dụ theo nhận thức của tôi, như dịch vụ giao thông vận tải (kiểu VN airline), dịch vụ cảng biển (Vinaline) cũng có thể coi như là công nghiệp, vì nó phải dựa trên công nghệ và mức độ sản xuất đại trà (người ta không thể phục vụ ăn uống trên máy bay mà không làm bếp kiểu công nghiệp..đấy là một ví dụ). Một dẫn chứng của tác giả là hãng ô tô Renault của Pháp. Nơi hãng này sử dụng nhiều nhân sự nhất, đó là technopole, nơi tập trung làm việc của 10000 người, chủ yếu là kỹ sư. Ngược lại nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất của Renault chỉ có 5000 người. Hiện nay với sự xuất hiện ngày càng phổ cập của robot (người máy) thì dịch vụ và công nghiệp càng khó tách rời.
Một nhận xét nữa của tác giả là hình thức « công nghiệp hoá cao độ » này phát triển theo hình thức mạng lưới (network) có tính chất toàn cầu, nhưng không đồng đều. Ngay cả với một nước phát triển (như Mỹ) không phải vùng nào cũng tham dự được vào quá trình « công nghiệp hoá cao độ » này. Cũng như không phải bất cứ nước đang phát triển nào cũng tham gia được. Nước tham gia và có lợi nhất là TQ, Ấn độ, Đài loan, Hàn.. Còn nhiều nước phát triển khác thì còn bị tàn lụi (châu Phi, Mỹ la tinh). Để tham gia vào được quá trình này, thì phải chú trọng phát triển hạ tầng cơ sở, kết nối (internet tốc độ cao, công nghệ thông tin, ..).
Quá trinh « công nghiệp hoá cao độ » này, cũng làm manh mún hoá thị trường một nước, vì các địa phương của nó có thể gắn kết với bên ngoài mà không cần có thị trường trong nước (điển hình là Singapore). Như vậy muốn tận dụng được quá trình « công nghiệp hoá cao độ » này, thì phải tạo ra môi trường thuận lợi để các công ty có thể tạo nên một « môi trường sống » (ecosystem) giống như Silicon Valley ở Mỹ.
Khi đọc cuốn sách này, điều tôi chú ý là hệ quả xã hội của nó. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác, và điều này không sai, thì một dân tộc hiện đại được tạo dựng bởi sự thống nhất thị trường. Tất nhiên thị trường này sẽ dựa trên một mặt bằng văn hoá lịch sử ngôn ngữ. Nhưng cái « động cơ kinh tế » của nó là thống nhất thị trường. Bây giờ trong hoàn cảnh thống nhất thị trường thế giới, thì cái đế kinh tế của dân tộc sẽ mất. Nguy hại hơn nữa, sự phát triển không đồng đều của vùng miền, cộng với vấn đề thị trường thế giới (với một địa phương) có thể quan trọng hơn thị trường nội địa, sẽ dẫn tới vấn đề ly khai. Đây là chuyện xẩy ra ngay với Brexit. Thành phố Luân đôn, hơn 62% người dân muốn ở lại EU, ngược lại ở thành phố công nghiệp kiểu cũ, thành phố lớn thứ hai của Anh là Manchester, thì tỉ số người muốn ra đi lại nhiều hơn. Nhìn tổng thể, cả nước Anh muốn ra đi, vì 82% tăng trưởng ở nước Anh là ở Luân đôn. Luân đôn như vậy có thể sống mà không cần ..nước Anh, nhưng nước Anh mà theo Luân đôn thì sẽ ..tàn lụi. Cái mâu thuẫn là ở chỗ đó.
Tình trang tương tự như vậy xẩy ra với Mỹ. Các vùng , bang ở Mỹ có quan hệ với kinh tế thế giới chặt chẽ hơn, ví dụ như California thì phát triển, nhưng toàn bộ vành đai công nghiệp của Mỹ nằm xung quanh vùng Chicago thì lụn bại.
Như vậy nếu quả trinh « công nghiệp hoá cao độ » này vẫn tiếp diễn, thì hình ảnh thế giới sẽ không như ngày nay, mà nó giống như một liên minh thành thị, tương tự như liên mình thành thị vùng Ban tích thời trung cổ (ligne hansetique) với các thành thị như Riga, bremen, Hamburg, Danzig.. và sau lưng nó là các tiểu quốc manh mún.
Có một vấn đề là kinh tế thực ra gắn liền với chính trị, và càng ngày càng gắn liền với chính trị, vì hệ thống tài chính thế giới không có một hệ thống tiền tệ tự nhiên, nằm ngoài sự chi phối của một nhà nước, ví dụ như vàng, mà là đồng tiền của một nhà nước, hiện tại là đô la. Nhưng đồng đô la có chiếm được thế thượng phong hay không là phụ thuộc vào sức mạnh chính trị của nhà nước Mỹ. Nếu nhà nước Mỹ không tồn tại, thì vị trí đồng đô cũng đổ. Trong khi cái quá trình « công nghiệp hoá cao độ » này nếu tiếp tục sẽ xé nước Mỹ ra. Đây cũng là một mâu thuẫn.
Ở VN cũng tồn tại vấn đề đó, với tư tưởng « tự trị » của thành phố Hồ chí Minh. Tôi có nói tới điều này trong chủ đề về Thành phố Hồ chí Minh khi bàn về ông Đinh La Thăng.
VN có thể là nước hưởng lợi trong quá trình « công nghiệp hoá cao độ » này không ? Câu trả lời là có, và tôi nghĩ những gì VN thu hoạch được từ khi mở cửa tới nay, là do có quá trình này. Lấy ví dụ. VN có thể làm dịch vụ rất tốt, như VNairline, Vinaline, người ta vẫn gọi là lấy công làm lãi, hay là công nghiệp may mặc, giầy dép. Ngược lại khi xông vào chế tạo (ví dụ như Vinashin thì đổ vỡ, sau khi đã trừ bì vấn đề tham nhũng). Ở VN, do quan niệm « hoa thơm mỗi người ngửi một tí », đã dẫn tới ý thức cân đối phát triển lãnh thổ, như vùng miền trung (Đà Nẵng, Dung quất), Nam trung bộ (Cam ranh, Nha trang), Bắc Trung bộ (Thanh-Nghệ-Tĩnh) gần đây. Cân đối phát triển vùng miền, chính là cách để diệt trừ ly khai địa phương, đặc biệt khi cả nước VN đều nằm cận kề tuyến đường biển lớn nhất thế giới. Bất chấp sự xung khắc với TQ, các trục giao thông Hải phòng – Lào cai, rồi Lạng sơn- Hà nội- Hải phòng, giúp cho Vân Nam, Quảng tây(TQ) có cửa ra biển cũng là cách tốt để phát triển. việc VN ký hàng loạt FTA với nhiều nước cũng tạo thế cho Vn trở thành ngã tư giao dịch thế giới.
Đấy chính là những điều kiện khung để VN có thể tham gia vào quá trình « công nghiệp hoá cao độ » này.
Còn những mâu thuẫn ở trên, cũng giúp ta hiểu các vấn đề Trump, Brexit hơn. Hiện nước Anh có khẩu hiệu « Global Britainia » trong thực tế cũng là để tận dụng cái quá trình « công nghiệp hoá cao độ » này.
Còn ở Mỹ, sự phản đối với Trump thực ra chỉ có tính tương đối thôi, vì nếu nước Mỹ không cân bằng trong phát triển với tất cả vùng miền của nó, thì nó còn gì là nước Mỹ nữa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Mar 3 2017, 05:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



bác Phó cho tôi cái link của cuốn sách này cái


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 3 2017, 06:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



(@click here)

Cái link nó đây, nhưng tôi không biết nó có PDF trên mạng không.

Bổ xung những gì tôi viết ở trên. Tôi không nói VN đã là xã hội công nghiệp hóa cao độ, mà chỉ muốn nói là hình thái công nghiệp hóa thế giới hiện tại là như thế, phương pháp nó là như thế, phải sử dụng nó theo cái chiều ấy.

Tất nhiên quyển sách này nó cũng thiếu một mặt nữa không nói tới, đó là vấn đề "xâm thực thuộc địa 3.0". Nhưng điều này tôi sẽ bàn sau


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC