Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

6 Trang  1 2 3 > »  

· [ ] ·

 Bầu Cử Tổng Thống Pháp : Ai ThẮng Ai, Nhân nói về bầu cử Pháp mà nói về ...EU

Phó Thường Nhân
post Mar 3 2017, 06:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bầu cử tổng thống ở Pháp vào tháng năm tới không có ý nghĩa lớn như bầu cử tổng thống Mỹ với thế giới, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới tương lai của EU (tất nhiên phải đặt nó song song với bầu cử ở Đức vào tháng 9 tới), tới quan hệ Nga-EU, và từ đó có thể ảnh hưởng tới thế giới.
Trước đây tôi đã dự đoán TRUMP thắng cử, dựa vào phân tích cấu trúc xã hội theo truyền thống phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác –Lê nin. Lần này tôi cũng dùng phương pháp như vậy để đánh giá ai sẽ trúng cử. Vấn đề không phải là chỉ ra ai trúng cử là quan trọng, mà là nhân dịp này phân tích cấu trúc và tư duy xã hội của Pháp.

Hiện tại có những nhân vật sau ra tranh cử
1- Marie LEPEN (đảng mặt trận dân tộc, cực hữu)
2- François Fillon (Đảng cộng hoà và đồng minh, cánh hữu)
3- Emmanuel Macron (Đảng « tiến bước »(En marche ! Tiếng Pháp), Trung dung)
4- Benoit Hamon(Đảng xã hội liên minh với Đảng Xanh (bảo vệ môi trường), cánh tả)
5- Jean-Luc Mélenchon (Đảng « cánh tả » có thể liên minh với Đảng cộng sản Pháp, cánh tả)

Theo thăm dò dư luận thì Marie LEPEN được nhiều người ủng hộ nhất, và khả năng lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử gần như là chắc chắn. Như vậy có thể coi là vòng hai là Marie LEPEN với 1 trong 4 ứng cử viên còn lại. Với bốn nhân vật còn lại thì Fillon và Macron có khả năng gần tương đương để lọt vào vòng hai nhất, thứ đến cặp Hamon Mélenchon.

Với tôi khả năng trúng cử sẽ là MACRON.
Tại sao ?
Về cá nhân Marie LEPEN được ủng hộ nhiều nhất, nhưng bị cô lập trên bàn cờ chính trị Pháp. Vì không thể có liên minh rõ ràng với một đảng khác khiến dù có nhiều người ủng hộ, cũng không thể thắng tổng số những người không ủng hộ. Đảng Mặt trận dân tộc như vậy có vai trò rất giống Đảng Cộng sản Pháp trong thời kỳ 1945-1980, đã có lúc được 25% dân ủng hộ, nhưng không thể thắng cử nắm quyền ở Pháp. Có điều khác là việc Đảng cộng sản Pháp không thể thắng cử về lý do ý thức hệ. Một thể chế tư bản, dù có tự do cũng là trong khuôn khổ nhà nước tư bản, không thể chấp nhận. Ngược lại Mặt trận dân tộc của Marie LEPEN là cực hữu, tức là nó là bản chất chế độ tư bản, nhưng có những lý do khác khiến nó « không thể sử dụng được » vào hoàn cảnh hiện tại.

Lý do thứ nhất là tư bản Pháp chủ yếu là tư bản tài chính, trong đó cấu thành Do thái rất lớn. Cực hữu ở Pháp chịu ảnh hưởng rất lớn của tinh thần bài Do Thái, vì thế khả năng được giới chủ tư bản Pháp ủng hộ không lớn.

Lý do thứ nhì là về mặt lịch sử, cực hữu ở Pháp chỉ nắm quyền được vào lúc nhà nước Pháp sụp đổ, ví dụ giai đoạn Vichy, là thời kỳ nước Pháp bị chiếm đóng (1940-1944).

Lý do thứ ba là dù chính sách bài ngoại chống người Hồi giáo có thể thu phục được lòng dân, nhưng những vấn đề khác, ví dụ muốn rút khỏi EU, không phải đi theo chiều hướng mà nước Pháp muốn. Nó chỉ muốn có vai trò cân bằng hơn với Đức trong EU. Còn về nhận thức thì Pháp hiểu là không thể có đủ sức và cũng không có lợi khi rút khỏi EU như Anh.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Mar 3 2017, 08:27 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cũng có nhiều người muốn Pháp rời EU, đặc biệt là tầng lớp nông dân, do lo ngại sản phẩm nông nghiệp giá rẻ từ Đức, Italy.

Bác Phó xưa nay thường ủng hộ đảng trung dung, nhưng Emmanuel Macron k giống với Francois Bayrou của bác. Hơn nữa, ông này trước thuộc PS và dường như có nhiều quan hệ với giới tài chính, ngân hàng.

Quan điểm của ông ấy về nhập cư, điều tôi quan tâm nhất thì chưa rõ. Quan điểm đối ngoại càng không rõ hơn

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 3 2017, 11:29 AM)
Bầu cử tổng thống ở Pháp vào tháng năm tới không có ý nghĩa lớn như bầu cử tổng thống Mỹ với thế giới, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới tương lai của EU (tất nhiên phải đặt nó song song với bầu cử ở Đức vào tháng 9 tới), tới quan hệ Nga-EU, và từ đó có thể ảnh hưởng tới thế giới.
Trước đây tôi đã dự đoán TRUMP thắng cử, dựa vào phân tích cấu trúc xã hội theo truyền thống phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác –Lê nin. Lần này tôi cũng dùng phương pháp như vậy để đánh giá ai sẽ trúng cử. Vấn đề không phải là chỉ ra ai trúng cử là quan trọng, mà là nhân dịp này phân tích cấu trúc và tư duy xã hội của Pháp.

Hiện tại có những nhân vật sau ra tranh cử
1- Marie LEPEN (đảng mặt trận dân tộc, cực hữu)
2- François Fillon (Đảng cộng hoà và đồng minh, cánh hữu)
3- Emmanuel Macron (Đảng « tiến bước »(En marche ! Tiếng Pháp), Trung dung)
4- Benoit Hamon(Đảng xã hội liên minh với Đảng Xanh (bảo vệ môi trường), cánh tả)
5- Jean-Luc Mélenchon (Đảng « cánh tả » có thể liên minh với Đảng cộng sản Pháp, cánh tả)

Theo thăm dò dư luận thì Marie LEPEN được nhiều người ủng hộ nhất, và khả năng lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử gần như là chắc chắn. Như vậy có thể coi là vòng hai là Marie LEPEN với 1 trong 4 ứng cử viên còn lại. Với bốn nhân vật còn lại thì Fillon và Macron có khả năng gần tương đương để lọt vào vòng hai nhất, thứ đến cặp Hamon Mélenchon.

Với tôi khả năng trúng cử sẽ là MACRON.
Tại sao ?
Về cá nhân Marie LEPEN được ủng hộ nhiều nhất, nhưng bị cô lập trên bàn cờ chính trị Pháp. Vì không thể có liên minh rõ ràng với một đảng khác khiến dù có nhiều người ủng hộ, cũng không thể thắng tổng số những người không ủng hộ. Đảng Mặt trận dân tộc như vậy có vai trò rất giống Đảng Cộng sản Pháp trong thời kỳ 1945-1980, đã có lúc được 25% dân ủng hộ, nhưng không thể thắng cử nắm quyền ở Pháp. Có điều khác là việc Đảng cộng sản Pháp không thể thắng cử về lý do ý thức hệ. Một thể chế tư bản, dù có tự do cũng là trong khuôn khổ nhà nước tư bản, không thể chấp nhận. Ngược lại Mặt trận dân tộc của Marie LEPEN là cực hữu, tức là nó là bản chất chế độ tư bản, nhưng có những lý do khác khiến nó « không thể sử dụng được » vào hoàn cảnh hiện tại.

Lý do thứ nhất là tư bản Pháp chủ yếu là tư bản tài chính, trong đó cấu thành Do thái rất lớn. Cực hữu ở Pháp chịu ảnh hưởng rất lớn của tinh thần bài Do Thái, vì thế khả năng được giới chủ tư bản Pháp ủng hộ không lớn.

Lý do thứ nhì là về mặt lịch sử, cực hữu ở Pháp chỉ nắm quyền được vào lúc nhà nước Pháp sụp đổ, ví dụ giai đoạn Vichy, là thời kỳ nước Pháp bị chiếm đóng (1940-1944).

Lý do thứ ba là dù chính sách bài ngoại chống người Hồi giáo có thể thu phục được lòng dân, nhưng những vấn đề khác, ví dụ muốn rút khỏi EU, không phải đi theo chiều hướng mà nước Pháp muốn. Nó chỉ muốn có vai trò cân bằng hơn với Đức trong EU. Còn về nhận thức thì Pháp hiểu là không thể có đủ sức và cũng không có lợi khi rút khỏi EU như Anh.
(còn tiếp).
*




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 3 2017, 10:52 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Phân tích của tôi ở đây là ngoài lá phiếu cá nhân. Bây giờ tiếp tục tìm hiểu xu hướng thứ 2 của chính trường Pháp là ứng cử viên Francois Fillon đảng cộng hoà. Việc Fillon thắng điểm trở thành ứng cử viên của đảng này thực ra là một sự bất ngờ, vì chính sách của Fillon khó mà thắng cử được. Chính sách này là một dạng chủ nghĩa Thát chơ, như Thát chơ đã làm ở nước Anh cách đây ..30 năm. Nó chỉ có tác dụng khi đi liền với một chính sách bảo hộ thị trường nội địa (như điều mà TRUMP muốn làm ở Mỹ). Vì sao ? vì khi gạt bỏ tất cả các phúc lợi xã hội, thì người dân không còn có một chút bảo hiểm nào nữa, bắt buộc phải có việc làm. Nhưng ở Pháp, không có lợi thế về sức lao động, không thể cạnh tranh với các nước đang phát triển như VN về điều này. Dù có dỡ bỏ hết chính sách phúc lợi, thì cũng không cải thiện được thị trường lao động. Không kể chính sách phúc lợi xã hội, trong thực tế nó cũng tạo ra nhu cầu thị trường được bảo đảm, như bầu vú sữa nuôi nhiều hãng pháp, ví dụ trong lĩnh vực dược phẩm. Nếu Fillon thực hiện chính sách của mình, thì Pháp sẽ rơi vào khủng hoảng như Ý, Tây Ban Nha. Bởi vì Fillon cũng không muốn bỏ EU, mà muốn cứng rắn với Đức là đối tác lớn nhất của mình. Nhưng nếu suy yếu hơn, thì làm sao mà cứng rắn để có lợi thế. Trong thực tế, từ thời Sakozy, tư duy của đảng này đã là bám theo Đức, thoả hiệp với Đức khi còn có vị thế. Chính sách của Fillon, nếu đi tới tận cùng thì phải ra khỏi EU như nước Anh. Nhưng nước Pháp không có vị thế để làm điều đó. Việc Anh rời khỏi EU khiến vị thế của Pháp vừa mạnh hơn (vì Pháp Đức cộng lại PNB vượt quá bán PNB toàn EU, khiến hai nước này càng là hạt nhân của khối) nhưng đồng thời cũng làm Pháp lo lắng hơn, vì Anh là đối tác quân sự của Pháp để cân bằng với Đức không còn trong khối nữa.
Chính sách của Fillon không đảm bảo được những điều này, tức là làm nước Pháp mạnh lên lấy lại cân bằng với Đức. Như vậy dù Fillon không bị dính vào những xì căng đan hiện tại, khả năng lọt vào vòng 2 của cuộc bầu cử sẽ cao hơn, nhưng có vào được cũng là do các đảng đối thủ cánh tả chia rẽ là chính, chứ không phải là sức hút của chương trình tranh cử.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 3 2017, 11:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sự xuất hiện của Macron cũng là điều bất ngờ. Macron chỉ có thể thắng cử nếu những chính đảng cổ truyền của Pháp lúng túng, và đây chính là tình trạng hiện tại. Đúng như LTBK nói, Macron là ứng cử viên của tư bản tài chính Pháp, người ta có thể suy đoán ra điều đó khi nhìn vào lý lịch làm việc của nhân vật này. Trước khi tham gia chính phủ, Macron là thành viên của tập đoàn Roschild, là một tập đoàn tài chính có sức mạnh toàn cầu giống như Goldman Sach ở Mỹ. Khi ở trong chính phủ thì những chính sách mà Macron đề ra đều có lợi cho tư bản tài chính. Nhưng tư bản tài chính không giống tư bản công nghiệp cần sức lao động rẻ, cần bảo hộ thị trường, mà nó lại hướng tới toàn cầu hoá. Điều đặc biệt là bảo vệ được đồng tiền, củng cố được giá trị đồng tiền. Tư bản tài chính cũng là sở trường của tư bản Pháp, nước Pháp bản chất là tư bản tài chính.
Nếu LTBK muốn hỏi về chính sách nhập cư, thì tư bản tài chính Pháp sẽ là giới có chính sách nhập cư dễ dàng nhất, vì không những do nó vươn tới toàn cầu hoá, mà như tôi nói ở trên, một bộ phận lớn tư bản tài chính Pháp là gốc Do Thái, nó vẫn thích một môi trường đa dạng(diversité) hơn là thuần chủng, vì hình bóng của cuộc chiến tranh thế giới thứ II vẫn còn đó. Nếu thuần chủng thì người Do Thái, trước hay sau cũng bị thiệt hại.
Macron như vậy vừa là hữu (vì nó vẫn là tư bản, dù là tư bản tài chính), nhưng nó cũng chấp nhận nhiều điều của phái tả, về vấn đề phúc lợi xã hội, bởi vì nó không phải là tư bản công nghiệp, muốn bóp nặn lao động giá rẻ, và đòi hỏi bảo hộ thị trường.
Cho tới gần đây, thì người ta vẫn nghĩ rằng Macron sẽ là quả bóng xịt, nhưng gần đây với sự ủng hộ của Francois Bayrou, thì phong trào của Macron trở nên credible (đáng giá) hơn. Tại sao thế ? bởi vì Bayrou thực sự là phái trung dung (centriste tiếng Pháp). Trung dung ở Pháp, phái Bayrou là tư sản, nhưng có truyền thống xã hội kiểu thiên chúa giáo, nhân thức xã hội cần có phúc lợi xã hội, nhưng không phải như ông Mác mà vì tình thương kiểu chúa Giê Xu. Người ta thường gọi là catholique sociale (cơ đốc giáo hướng về xã hội). Cái catholique sociale này rất giống với tư duy đảng xã hội Đức (SPD). Chính Bayrou cũng từng nói rằng , Đức từng ủng hộ ông này để lập ra một chính đảng đi từ Jacque Delors(là một nhà xã hội dân chủ, một trong như cha đẻ của thị trường chung châu Âu và đồng Euros) cho tới Thiên chúa giáo (là Bayrou). Nhưng từ thời Sakozy, luật bầu cử Pháp hướng về phía hai cực, nên người ở vị trí thứ 3 như ông này bị suy yếu.
Như vậy cái cặp Macron-Bayrou sẽ hướng về EU, củng cố EU, có nhiều điều gần với chính trường Đức, đặc biệt là đảng SPD Đức. Hiện tại khả nằng thắng cử của SPD ở Đức cũng rất lớn, vì chính sách của thủ tướng Đức hiện tại Angela Merkel phù hợp với chính sách của Obama hơn là với Trump.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Mar 4 2017, 03:50 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, Pháp cần Anh để cân bằng với Đức, nhưng tôi k nghĩ về mặt quân sự. Đức về mặt quân sự đâu có mạnh, k có vũ khí hạt nhân, k có máy bay ném bom chiến lược hay tên lửa hành trình, đạn đạo. Nói cách khác những công nghệ vũ khí có thể tác động đến tương quan lực lương, chính trị, chiến lược đều bị cấm. Cấu trúc kinh tế Đức cũng phát triển theo hướng đó, khó mà quay đầu lại, trong khi với vũ khí hạt nhân thì Pháp k còn ngại bị Đức dùng quân sự chèn ép.

Nghe bác Phó nói thì tôi lại thấy thích Macron rồi hehe.gif
Tuy nhiên, có điểm chưa rõ. Nhóm công nghiệp thích lao động giá rẻ vào bảo hộ thị trường, nhưng vì sao phải khắt khe với lao động nhập cư? Bởi vì lao động nhập cư thì mới dễ mặc cả để thuê với giá rẻ, bảo hộ thị trường là chỉ cần dựng hàng rào với hàng hóa nước ngoài chứ đâu cần hạn chế nhập cư? Hơn nữa, nó cũng có thể đầu tư ra ngoài tìm nhân công giá rẻ ở bên ngoài rồi xuất vào chính quốc, và chỉ cần ngăn hàng hóa của hãng nước ngoài nhập vào chính quốc thôi chứ?
Có lẽ việc hạn chế nhập cư xuất phát từ tư tưởng dân tộc chứ k hẳng là từ nhóm công nghiệp chăng?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 3 2017, 03:52 PM)
@LTBK,
Phân tích của tôi ở đây là ngoài lá phiếu cá nhân. Bây giờ tiếp tục tìm hiểu xu hướng thứ 2 của chính trường Pháp là ứng cử viên Francois Fillon đảng cộng hoà. Việc Fillon thắng điểm trở thành ứng cử viên của đảng này thực ra là một sự bất ngờ, vì chính sách của Fillon khó mà thắng cử được. Chính sách này là một dạng chủ nghĩa Thát chơ, như Thát chơ đã làm ở nước Anh cách đây ..30 năm. Nó chỉ có tác dụng khi đi liền với một chính sách bảo hộ thị trường nội địa (như điều mà TRUMP muốn làm ở Mỹ). Vì sao ? vì khi gạt bỏ tất cả các phúc lợi xã hội, thì người dân không còn có một chút bảo hiểm nào nữa, bắt buộc phải có việc làm. Nhưng ở Pháp, không có lợi thế về sức lao động, không thể cạnh tranh với các nước đang phát triển như VN về điều này. Dù có dỡ bỏ hết chính sách phúc lợi, thì cũng không cải thiện được thị trường lao động.  Không kể chính sách phúc lợi xã hội, trong thực tế nó cũng tạo ra nhu cầu thị trường được bảo đảm, như bầu vú sữa nuôi nhiều hãng pháp, ví dụ trong lĩnh vực dược phẩm. Nếu Fillon thực hiện chính sách của mình, thì Pháp sẽ rơi vào khủng hoảng như Ý, Tây Ban Nha. Bởi vì Fillon cũng không muốn bỏ EU, mà muốn cứng rắn với Đức là đối tác lớn nhất của mình. Nhưng nếu suy yếu hơn, thì làm sao mà cứng rắn để có lợi thế. Trong thực tế, từ thời Sakozy, tư duy của đảng này đã là bám theo Đức, thoả hiệp với Đức khi còn có vị thế. Chính sách của Fillon, nếu đi tới tận cùng thì phải ra khỏi EU như nước Anh. Nhưng nước Pháp không có vị thế để làm điều đó. Việc Anh rời khỏi EU khiến vị thế của Pháp vừa mạnh hơn (vì Pháp Đức cộng lại PNB vượt quá bán PNB toàn EU, khiến hai nước này càng là hạt nhân của khối) nhưng đồng thời cũng làm Pháp lo lắng hơn, vì Anh là đối tác quân sự của Pháp để cân bằng với Đức không còn trong khối nữa.
Chính sách của Fillon không đảm bảo được những điều này, tức là làm nước Pháp mạnh lên lấy lại cân bằng với Đức. Như vậy dù Fillon không bị dính vào những xì căng đan hiện tại, khả năng lọt vào vòng 2 của cuộc bầu cử sẽ cao hơn, nhưng có vào được cũng là do các đảng đối thủ cánh tả chia rẽ là chính, chứ không phải là sức hút của chương trình tranh cử.
(còn tiếp).
*



Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Mar 4 2017, 04:23 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 6 2017, 05:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Trước khi phân tích tiếp các nhóm còn lại, tôi trả lời ở đây mấy thắc mắc của LTBK. Thực ra thì Pháp và Đức bổ xung cho nhau về sức mạnh. Vì Đức mạnh về kinh tế, còn Pháp mạnh về phần còn lại : quân sự, ngoại giao, chính trị do có hệ thống vũ khí hạt nhân độc lập, và có quyền phủ quyết ở LHQ. Nhưng nó cũng có những vấn đề mà hai bên không đồng nhau về quan niệm.
1- Về quân sự, Quân đội Đức không độc lập mà nằm trong NATO. Quân đội Đức được xây dựng lại sau đại chiến thế giới là để trở thành một bộ phận của NATO, chứ không phải là một quân đội độc lập gia nhập NATO. Chính vì thế mà Đức đã có một cái deal chính trị với Mỹ. Đó là Mỹ bảo hộ Đức về quân sự, còn Đức thì được tiếp cận thị trường Mỹ, tài chính Đức phụ thuộc Mỹ (ví dụ, dự trữ vàng của Đức phần lớn để ở New York). Chính vì thế EU đối với Đức và đặc biệt quan hệ Đức-Pháp giúp Đức cân bằng quan hệ với Mỹ. Một mối liên hệ nữa giúp Đức cân bằng với Mỹ là quan hệ với Liên Xô, rồi với Nga.. để nhập năng lượng. Không phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông. Nhờ có EU mà Đức dám mua năng lượng của Liên Xô, chứ Nhật thì không dám.
2- Về kinh tế. Quan niệm của Pháp là xây dựng EU thành một nước liên bang, trong đó Pháp thủ vai chính. Liên bang này sẽ có chính sách bảo hộ thị trường toàn EU. Quan niệm này khác với quan niệm mà Đức có deal với Mỹ ở trên. Không kể, do nằm ở trong hệ thống tài chính đô la, tất cả các nước EU bắt buộc phải xuất khẩu (để có đô la mà mua dầu mỏ). Như vậy khả năng bảo hộ mậu dịch hơi khó. Pháp hay lấy hình mẫu Nhật hay Hàn làm điển hình, vì những nước này vẫn ngăn cản được hàng nước ngoài vào nội địa, đồng thời vẫn xuất khẩu. Nhưng ở đây nó có vấn đề là vì EU không phải là một nước, nên Đức không những xuất khẩu ra thế giới mà còn thặng dư với chính các thành viên khác của EU, làm mất cân bằng, và việc bảo hộ mậu dịch toàn khối như Pháp muốn, sẽ không giải quyết được vấn đề này.
3- Về tài chính. Lúc euro hình thành, đồng euro có khả năng cạnh tranh với Đô la, trở thành đồng tiền quốc tế. Trong thực tế, điều này đã là hiện thực, vì hiện nay các nước khác ngay cả TQ, đều định giá tiền của mình trên một rỏ đồng tiền bao gồm euro,đô la, yên, và gần đây có cả nhân dân tệ. Nhưng hiện tại, năng lượng vẫn chỉ có một đồng tiên duy nhất là đô. Vấn đề ở đây không phải là sức mạnh kinh tế, mà là sức mạnh chính trị có đủ để ép các nước Ả rập dùng đô không ? chính vì thế mà Mỹ luôn tham dự vào chính trị ở Trung Đông.
Như vậy là cái quan niệm của Pháp về EU không áp dụng được, hay đúng hơn là phải đi xa hơn nữa, gắn kết hơn nữa. Nhưng điều này hệ thống chính trị của Pháp không làm nổi, vì không đủ sức mạnh kinh tế để « ép » Đức theo mình. Ngược lại Đức do thống nhất đất nước,rất cần đẩy mạnh xuất khẩu để có vị trí tốt trong hệ thống tài chính Mỹ, đặc biệt là xuất khẩu với các thành viên EU. Kết quả là mâu thuận nội tại EU tăng. Nhưng mặc dù thế, sức mạnh của đồng EU vẫn tăng lên. Và với thống đốc ngân hàng EU hiện tại, Mario Drahi, người Ý, thì ngân hàng trung ương châu Âu, bằng các thủ thuật tài chính, đã gần như vô hiệu hoá các veto của Đức. Nói cách khác, Đức (và Hà lan) trở thành hai người bảo đảm chính cho giá trị đồng euros. Thặng dư của hai nước này, « bù lỗ » cho các thành viên khác.
Trong tình hình như thế này, thì chỉ có cách gắn kết hơn nữa với Đức là tốt nhất, và áp dụng cách phát triển kiểu Đức. Nhưng đây là điều mà các đảng phái chính trị Pháp mâu thuẫn với nhau. Mặt trận dân tộc, thì đòi ra khỏi EU, nhưng như thế thì đồng tiền Pháp (tách khỏi euros) sẽ mất giá ngay. Điều này đúng là có thể thúc đẩy sản xuất trong nước, nhưng vì Pháp không đủ sức lao động, sẽ dẫn đến nhập khẩu người nhập cư đặc biệt người nhập cư « chất lượng thấp », như cách đây 30 năm, điều mà nó không muốn. Như Fillon chẳng hạn,thì muốn dùng sức mạnh nội tại của Pháp để « ép » Đức, nhưng các chính phủ khác từ trước, ngay cả Sarkozy là thầy của Fillon còn chẳng ép được, thì ép cái gì. Không kể, đập phá hộ thống xã hội của Pháp, mà không chắc có cái gì khác thay thế, thì sẽ đổ vỡ, yếu hơn thì « ép » lại càng khó. Không kể chính sách của Thát chơ, bây giờ cả Anh rồi Mỹ cũng bỏ ông lại ôm vào.
Tóm lại chỉ có chính sách « xã hội dân chủ » kiểu Đức sẽ giúp Pháp giải quyết được các mâu thuẫn đó, vì nó sẽ kéo Pháp gần lại với Đức, vừa bảo đảm được tài chính (vì vẫn trong euros), vừa giải quyết được mâu thuẫn xã hội giữa chủ và thợ. Đây chính là xu hướng của Macron.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2017, 05:58 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Còn về phần hạn chế nhập cư đến từ đâu, thì nó có nhiều lý do. Lý do đầu tiên là từ dân thường mà ra, vì người ta nhìn thấy người nhập cư là đối thủ cạnh tranh kéo tiền lương thấp xuống. Điều này đúng cho tất cả các nước, ngay cả nước có truyền thống nhập cư như Mỹ, Canada, Úc. Ở những nước này, thậm chí nhập cư thế hệ trước lại muốn ngăn cản nhập cư thế hệ sau.
Còn bản thân những nước trong EU, ngay cả Pháp cũng không phải là nước có truyền thống nhập cư. Ở Pháp nhập cư chỉ mở rộng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi cuộc chiến tranh này đã khiến Pháp thâm hụt dân số. Nhưng lúc này chủ yếu là người châu Âu (Ba lan, Ý). Điều đáng để ý là dù lúc đó là Đế quốc Pháp, có hệ thống thuộc địa khắp địa cầu, người các thuộc địa cũng bị ngăn cản vào Pháp sống. Trong hai cuộc đại chiến, Pháp có đưa nhiều lực lượng quân thuộc địa tham chiến (với VN là lính khố đỏ), nhưng khi cuộc chiến tranh kết thúc, thì họ lập tức đưa số lính này trở lại thuộc địa ngay, không cho ở lại. Chỉ có sau đại chiến thế giới II, khi Pháp công nghiệp hoá, thì mới dẫn tới việc nhập cư (chủ yếu là người Ả rập : Ma rốc, An giê ri ..) để làm thợ. Một điều đặc biệt nữa, là nó không nhận nhập cư người có học vị cao, bởi vì những vị trí này là của người Pháp, mà chủ yếu là thợ. Mãi đến bây giờ, vấn đề « nhập cư chọn lọc » vẫn là vấn đề tranh cãi ở Pháp. Cùng lúc nó cũng có chính sách là nếu có học vị, thì đó có thể là một điểm hơn khi muốn xin nhập tịch Pháp.
Còn giới chủ, thì nếu nó cần một trữ lượng nhân lực lao động dư thừa, thì việc thế hệ thứ II của người nhập cư (tức là những người đẻ ở Pháp nhưng bố mẹ là người nhập cư) không hoà nhập được cũng là một cản trở. Đặc biệt chủ nghĩa kỳ thị người gốc Do Thái (anti-semisme) hiện nay ở Pháp một phần lại từ thế hệ Ả rập thứ hai này, trong khi đó, tư bản gốc Do thái về truyền thống vẫn đứng về phía nhập cư.
Hiện tại ở Pháp, cái gọi là vấn đề nhập cư, thực ra là vấn đề hội nhập của thế hệ thứ II, tức là những người quốc tịch Pháp, huặc không có quốc tịch Pháp, nhưng đều sinh đẻ ở Pháp. Nhưng báo chí nó không phân biệt như thế, mà quy chung vào vấn đề nhập cư. Trong khi một phần lớn vấn đề chính là địng kiến chủng tộc, và vấn đề khác biệt văn hoá trên một sự khủng hoảng kinh tế, khi nền kinh tế không cần nhân lực lao động đơn giản nữa.
Cũng đừng nghĩ rằng, người Việt ở nước ngoài không gặp phải vấn đề này, chỉ có điều người Việt được cái khiên « phân biệt Ả rập » nó che đỡ trước mà thôi, còn về bản chất thì vấn đề thế hệ thứ II không khác nhau.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 8 2017, 11:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phân tích tiếp về cái dòng thứ 4, trong cuộc tranh cử Pháp sắp tới. Đó là đại diện của đảng xã hội, Benoit Hamon. Đảng xã hội Pháp bắt nguồn là theo chủ nghĩa Mác (nhưng không theo chủ nghĩa Lê nin), vì nó có liên quan tới phong trào công nhân, vốn là điểm xuất phát của chủ nghĩa Mác. Có điều đặc biệt so với các đảng xã hội khác ở châu Âu (như Đức, Áo, ..) cho đến bây giờ một bộ phận của đảng xã hội (phe tả trong đảng) vẫn chịu ảnh hưởng của Mác, ngược lại phe hữu (cũng ở trong đảng) thì lại có xu hướng dân chủ tư sản hơn (giống như đảng SPD tức là đảng xã hội Đức). Điều đáng nói là khi Đảng xã hội Pháp nắm quyền, thì đó luôn luôn là phái hữu (của đảng) ví dụ Mitterrand, còn phái tả của đảng thì chỉ có tác dụng câu mồi mà thôi. Khi Francois Holland nắm quyền cũng vậy. Trong chính phủ của Holland lần lượt Emmanuel Vals (thủ tướng) hay E. Macron cũng đều là phái hữu của Đảng (vì Pháp là chế độ nhà nước tư sản). Bây gờ Macron ra « ở riêng », còn Vals thì bị phái tả của đảng loại không được ra tranh cử. Như vậy đại diện của đảng xã hội hiện tại, Benoit Hamon thực ra là đại diện cho phái tả của đảng xã hội. Cái phái tả của đảng xã hội này, sẽ bị cạnh tranh bởi phe cực tả, tức là đảng « cánh tả » của Jean-Luc Mélenchon liên minh với đảng cộng sản Pháp, vì thế nó không thể có cơ hội thắng cử. Những điều mà đảng xã hội đưa ra hiện tại không có khả năng thực thi,nó chỉ có tác dụng « vuốt theo chiều lông chân » của người lao động để lấy phiếu bầu mà thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 9 2017, 12:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Dòng cuối cùng, dòng thứ 5 là phe « cực tả ». Dòng này là do Jean-Luc Mélenchon lập ra. Nó hơi giống đảng Die Link của Oscar Lafontain ở Đức. Nó không thể nắm quyền, vì mục đích của nó khi ra tranh cử là để giành phiếu của cực hữu trong vòng một, rồi sẽ ủng hộ một nhân vật phe tả trong vòng hai. Phe này còn có những chương trình « bất hợp lý » hơn cả phe tả của đảng xã hội. Bất hợp lý phải hiểu là bất hợp lý trong khuôn khổ của một nền kinh tế thị trường chế độ đại nghị tư sản thì không thể thực thi được.
Như vậy cuộc bầu cử sắp tới ở Pháp sẽ diễn ra theo một kịch bản nào. Sẽ có hai ứng cử viên lọt vào vòng hai. Trong đó phần chắc chắn là Marie Lepen, cực hữu, đảng mặt trận dân tộc và Macron, đảng tiến bước. Có thể Marie Lepen sẽ được nhiều phiếu hơn Macron, nhưng vì bị cô lập trên bàn cờ chính trị Pháp, nên ở vòng hai nó không còn tiềm năng phiếu bầu. Có thể một bộ phận bầu cho Fillon hiện tại sẽ bầu cho bà này, nhưng khả năng dồn phiếu cho Macron vẫn cao hơn. Và chính vì thế mà tôi dự đoán Macron thắng cử.
Sự thắng cử của ông này cũng sẽ củng cố EU, và EU sẽ mang mùi vị Đức nhiều hơn. Nhưng đây là xu hướng của chính trường Pháp, và cũng phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 15 2017, 11:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #10

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Vì tôi không nhớ có cái chủ đề bầu cử Pháp từ lần trước.
Hiện nay ứng cử viên có « thiên thời địa lợi nhân hoà » nhất là Macron, mặc dù ông này có yếu điểm là không có một bộ máy tổ chức ở đằng sau (Đảng). Tại sao lại thế ? bởi sau bầu cử tổng thống là bầu cử quốc hội. Mà quốc hội thì cấu trúc theo chính đảng, cái lô gíc của nó là bè nhóm theo các đảng khác nhau. Như vậy nếu Macron mà thắng cử, nhưng không tạo dựng được một đảng của mình (hiểu theo ý nghĩ một nhóm lợi ích chính trị) thì cũng khó điều khiển được nhà nước . Có điều cho đến nay, người ta vẫn không rõ bầu cử tổng thống sẽ làm chuyển hoá bàn cờ « đa đảng » hiện tại của nước Pháp không.
Trong quá khứ chính trị của Pháp, đã có một người gặp phải tình huống này. Đó là tướng De Gaule vào năm 1945. Khi đó nước Pháp vừa được giải phóng, và vì De Gaule là người đứng đầu nên nghiễm nhiên đứng đầu chính phủ (lúc đó Pháp chưa có chế độ tổng thống như hiện tại, được gọi là cộng hoà thứ 5), nhưng chỉ có mấy tháng thì De Gaule phải từ chức, vì không có chính đảng của mình làm công cụ. Phải 13 năm sau, Sau khi đứng vào một đảng, vào năm 1958 thì mới nắm quyền được, và đồng thời lúc này bàn cờ chính trường Pháp chia lại, tạo ra cộng hoà thứ 5 cho đến bây giờ (lịch sử nước Pháp từ khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi năm 1789 đã có 5 dạng chế độ cộng hoà, và 2 dạng quân chủ lập hiến).
Hiện nay, cả phái hữu và phái tả của Pháp đều bị bắt làm tù binh của tư duy quá khứ. Với phái hữu đó là hình thức tư bản man rợ kiểu thế kỷ 18, 19 khi người lao động không có quyền lợi gì cả. Ngược lại phái tả thì các câu khẩu hiệu phúc lợi cũng không thể thực hiện được nếu giữ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong khi họ chỉ muốn cải lương. Chính vì thế khi bầu trong đảng để lấy nhân vật nào ra tranh cử cả đảng cộng hoà lẫn đảng xã hội, đều bầu nhân vật cực đoan của đảng mình, vì đó là những identity của đảng, nhưng lại không hợp với nhu cầu của xã hội. Trong thực tế, sự khác biệt lớn nhất có giá trị thực tế đó là ở trong EU xây dựng một xã hội có phúc lợi xã hội, hay bỏ EU xây dựng một xã hội hoàn toàn không có phúc lợi xã hội. Nói cách khác đó là hoặc « chia xẻ chủ quyền để có xã hội công bằng » hay « có chủ quyền nhưng của một giai cấp (hiểu ở đây là giai cấp tư sản) », nói một cách khác nữa hoặc là mô hình dân chủ tư sản kiểu Đức, hay mô hình kiểu Anh-Mỹ. Nhưng bây giờ cả Anh cũng đã bỏ EU. Vậy làm sao mà ở trong EU lại có thể có mô hình này được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

6 Trang  1 2 3 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC