Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 47 48 49 

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Mar 6 2019, 08:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #481

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Sau khi Trump bỏ về, thì Mỹ cũng đã tuyên bố bỏ tập trận lớn ở Hàn quốc. Tương tự như vậy, không thấy có động thái của Triều Tiên “mắng lại” Mỹ. Thái độ của Triều Tiên có thể hiểu được vì họ đã sở hữu vũ khí hạt nhân, nên dù có thất vọng với kết quả, họ cũng không cần phải lớn tiếng. Thái độ của Trump và Pompeo thì khó hiểu hơn. Với tôi thái độ của tổng thống Mỹ là không muốn Triều Tiên thử tên lửa, để có thể chứng minh là ông ta đã đạt được tiến bộ trong quan hệ với Triều Tiên so với các đời tổng thống trước. Nhưng không có sự nhượng bộ nào quan trọng.

Tóm lại cho tới hiện tại thì Triều tiên đã thể hiện được là có thiện chí, và tất cả hình ảnh “ngáo ộp” mà hệ thống media phương Tây “tự do ngôn luận” xây dựng về nước này sụp đổ.
Trump thì đạt được điều là Triều Tiên không thử tên lửa nữa. Nhưng hy vọng kiểu bằng cách bắt tay bắt chân ông Kim Chính Ân, để đổi lại việc dỡ bỏ vũ khí hạt nhân, trong khi mình thì giữ nguyên tất cả là hi vọng hão.

Còn việc tổng thống Mỹ đổ lỗi cho việc điều trần ở Nghị viện Mỹ làm sụp đổ hội nghị thượng đỉnh là “fake news”, vì trước đó các cuộc họp mang tính kỹ thuật của hai bên đều không tiến triển. Nhưng có lẽ tổng thống Mỹ bị chính tuyên truyền của media Mỹ làm hại, vì có thể ông ta tưởng tượng ông Kim Chính Ân muốn làm gì cũng được, theo kiểu “độc tài” do Mỹ vẫn mô tả trong một quy trình “vật hoá” đối thủ, ,nên chỉ cần bắt tay bắt chân, nói mấy lời có cánh là có thể mua chuộc được, giống như Mỹ đã từng hứa hão với Gorbarchev chức vị “chủ tịch thế giới”. Đó là quy trình “ân sủng cá nhân, rồi để cá nhân này, do quyền lực tập trung sẽ ép lại trên hệ thống mình đại diện, từ đó gây mâu thuẫn nội bộ, khiến cá nhân này để giữ được quyền lực, phải nhờ bên ngoài chống lưng, từ đó trở thành bù nhìn”. Đây là quy trình đã được áp dụng cho Gorbarchev. Thực ra thì Triều Tiên là một nhà nước, có ban có bệ, dù vai trò của ông Ân lớn tới đâu, cũng thể làm thế được.

Khi tổng thống Mỹ tuyên bố “phía Triều Tiên đòi bỏ hoàn toàn cấm vận”, ngoài khả năng là “Fake News” (vì phía Triều Tiên không nói thế), nó còn là cái bẫy để gây mâu thuẫn trong nội bộ Triều Tiên, vì hiển nhiên Triều tiên luôn muốn đi lùi từ từ ở cả hai phía, chứ chưa bao giờ đòi hỏi kiểu “được ăn cả, ngã về không”.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 6 2019, 11:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #482

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Triều Tiên có thể học VN mở cửa như VN được không ? Đây là câu chuyện được đặt ra trong quá trình họp thượng đỉnh vừa rồi. Tôi không nghĩ như vậy, không phải mô hình VN là quá cao xa với Triều Tiên, mà vì trình độ kinh tế của họ, vị thế chính trị, quan hệ với các quốc gia xung quanh có quyền lợi trong vấn đề này : Mỹ, TQ, Nga, Nhật và đặc biệt vai trò của Hàn quốc sẽ làm cho mô hình Triều Tiên khác VN.
So với Triều Tiên. Điểm bất lợi của VN là trình độ phát triển kinh tế. So với Triều Tiên, trình độ phát triển kinh tế của VN kém hơn, hầu như không có gì. Trong khi Triều Tiên đã được Nhật bản công nghiệp hoá từ thời thuộc địa (tất nhiên không phải vì lợi ích của nhân dân Triều Tiên, mà là công nghiệp phụ chiến tranh của Nhật ở Mãn Châu thời kỳ 1931-1945), Họ cũng có một thời gian phát triển hoà bình với sự giúp đỡ của phe XHCN 1953-1988. Trong 5 nước có hệ thống chính trị xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lê nin, (trước tôi quên nước Lào), thì Triều Tiên có trình độ ngang ngửa TQ về công nghiệp nặng, rồi mới tới Cu ba và VN.
Điểm bất lợi với Triều Tiên, do lịch sử và Địa chính trị tạo ra. Khi Mỹ và VN tiến hành đàm phán để bình thường hoá quan hệ, không có nước thứ 3 nào có thể kỳ đà cản mũi, vì các nước ở ĐNA quá yếu để có thể xông vào tranh chấp, có Thái lan định tranh chấp vùng Bát tam băng của Cam pu chia thì đã bị đuổi đi. TQ không thể can thiệp, vì VN-TQ vừa đánh nhau xong. Liên Xô thì không còn, Nga thì không thể với tay tới ĐNA tuỳ theo ý mình.Ngược lại trong vấn đề Triều Tiên ngoài Mỹ còn Nhật, Nga, TQ. Triều Tiên như vậy trong thương lượng phải “làm dâu trăm họ”, chiều được cả đám ấy với các yêu cầu khác nhau, chống đối nhau cũng đủ chết.
Điểm bất lợi nữa, đó là sự tồn tại của Hàn quốc. VN đàm phán với Mỹ khi đất nước đã thống nhất về chính trị. Một nước chỉ có một vua. Chính trị Hàn quốc cũng chia xẻ theo phái tả hay hữu. Phe hữu bám chân Mỹ, theo Mỹ (đấy là 2 nhiệm kỳ trước của ông Moon hiện tại), coi quan hệ với Mỹ quan trọng hơn thống nhất đất nước, mà nếu có thống nhất thì là Hàn quốc phải là vua, tức là lật đổ Triều tiên. Chính quyền hiện tại của ông Moon là chính quyền phe tả, họ muốn thống nhất đất nước, nhưng không đặt vấn đề lật đổ Triều Tiên, nhưng tìm ra được một công thức nào thì không rõ, cái chính là để từ đó trung lập hoá tức là xa Mỹ ra. Người dân Hàn quốc thực ra chi sợ Mỹ biến đất mình thành chiến trường. Tư sản Hàn quốc thì dao động giữa bành trướng sang Triều tiên để lợi dụng sức lao động rẻ, nhưng vẫn phải dè chừng Mỹ vì nằm trong vòng kiểm soát của Mỹ.
Tất cả những điều trên khiến Triều Tiên không thể học VN
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Mar 7 2019, 06:41 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #483

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Báo Ấn Độ vừa đưa tin, mô tả hết sức chi tiết hành trình chiếc Mig 21 Bison của Ấn bắn hạ F-16 của Pakistan. Theo đó thì phi công Ấn Độ Abhinandan đã thâm nhập vào tận lãnh thổ của Pakistan, dùng tên lửa R-73 bắn hạ F-16.

Song, sau khi bắn hạ chiếc F-16 của PAF, phi công Abhinandan đã thực hiện một động tác cơ động nguy hiểm, gọi là "bay khoan, kéo G cao", lý do đang ở gần khu vực phòng không của PoK – nơi được bố trí nhiều hệ thống pháo và tên lửa phòng không. Động tác cơ động này buộc Abhinandan phải điều khiển chiếc MiG-21 leo cao theo phương thẳng đứng và ở tốc độ cao. Trong lúc thực hiện thao tác ấy, máy bay của Abhinandan đã trúng hỏa lực của tên lửa hoặc pháo phòng không, khiến nó rơi xuống.

Phía Ấn cũng bổ sung thêm là phi công Pakistan điều khiển các tiêm kích F-16 đã bắn 4-5 quả tên lửa không-đối-không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) AIM-120 từ khoảng cách 40-50km nhằm vào tốp máy bay của Ấn Độ hôm 27/2, trong đó có chiến đấu cơ Su-30 và MiG-21 Bison, nhưng 2 máy bay này đã tránh được


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 7 2019, 04:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #484

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Câu chuyện máy bay của Pakistan và Ấn độ thực ra tôi rất nghi ngờ, vì không biết thực hư thế nào, đặc biệt theo tuyên bố của hai bên. Vì bên nào cũng có cớ để nói dối cả. Ấn độ không thể chê MIG-21 Bison, vì nó vẫn còn là một bộ phận quan trọng của lực lượng không quân nước này. Pakistan thì không thể nói là JF-7 hay F-16 bắn hạ máy bay Ấn độ, vì nếu là F-16 thì nước này vi phạm thoả thuận với Mỹ khi mua đồ USA.
Đằng sau nó lại là các vấn đề liên quan tới thương mại, lái súng. Từ máy bay TQ dến Nga, đến Mỹ.
Về bằng chứng, thì chỉ đến nay mới có Pakistan trưng ra được ông phi công Ấn độ là rõ ràng nhất. Còn lại thì không rõ ra sao.
Trong thực tế chiến trường, thì sau chiến tranh của Mỹ ở VN, không có cuộc chiến tranh nào mà không chiến nổi bật. Lấy ngay cái máy bay F-16 của Mỹ, chưa bao giờ nó phải tham chiến trong điều kiện đối thủ tương đương. Vì thế thực chất nó tốt đến đâu không ai biết. Tương tự như vậy với Rafale (Pháp), Typhoon, eurofighter, Su-27, Su-30,MIG-29… Tất cả đều chỉ là so sánh các tính năng kỹ thuật, hoặc thông qua các “đại hội máy bay huấn luyện” như kiểu NATO hay tổ chức với các thành viên của nó. Nhưng nó chỉ là huấn luyện.
Đấy là không tính đến tính năng của các hệ thống phòng không mặt đất như S-300 (Nga), patriot (Mỹ), Dom-Spyder(Israel),..
Về cơ bản, các máy bay thế hệ thứ 4,5 vượt trội các loại máy bay thế hệ 3 (như MIG-21), chủ yếu là về ra đa, về tên lửa mang theo, thứ đó đến chất liệu chế tạo vỏ máy bay, rồi tới động cơ. Chất liệu vỏ máy bay và động cơ, thì chưa chắc các loại máy bay thế hệ mới hơn, vì thế hệ 3 nó “nồi đồng cối đá” hơn. Giống như cái quạt tai voi cua Liên Xô cũ, chạy xà xã mà không hỏng, trong khi cai quạt mới, vít bằng nhựa, mấy năm là rã.
Như vậy nếu tích hợp ra đa kiểu mới, cộng với tên lửa hiện đại. Thì máy bay thế hệ 3 chưa chắc đã thua kém thế hệ 4,5. Còn nó có tàng hình hay không, thì phụ thuộc vào hệ thống phòng không mặt đất hơn. Ví dụ lấy cái máy bay Rafale của Pháp đi, có thể nó có kỹ thuật tàng hình, nhưng khi kỹ thuật này bị bắt vở, thì nó cũng trần trụi như cái máy bay MIG không có.
Một điều nữa là thế hệ thứ 3, như MIG, bán kính tác chiến nhỏ (dưới 500Km, khoảng 300Km). Nhưng không phải lúc nào tác chiến chiến trường cũng lớn, thời gian tác chiến lâu. Như trong trường hợp xung đột Ấn độ - Pakistan vừa rồi. Trong điều kiện này, thì máy bay có bán kính chiến đấu ngắn cũng không khác gì bán kinh chiến đâu dài.
Như vậy trong nhiều điều kiện chiến trường thực tế, phụ thuộc vào chiến thuật, chiến lược của hai bên. Và tất nhiên vào trình độ kỹ thuật và lòng dũng cảm của phi công nữa.
Thì cũng như khẩu súng trường và khẩu AK. Khẩu AK có thể bắn nhiều viên đạn liên tục. Súng trường bắn phát một, nhưng lại xa hơn, sức công phá lớn hơn. Trong điều kiện công sự tốt, hay bắn tỉa, bắn như vãi đạn (kiểu AK) không hiệu quả, trong khi súng trường (được gắn ống kính tầm xa) nó đòm một phát là chết.
Cái khó là hiện tại các máy bay thế hệ 3 đã già, không còn phụ tùng thay thế không còn sản xuất, và có thể do thiết kế ban đầu có những hạn chế khiến không tích hợp vũ khí mới lên được.
Cuộc không chiến Pakistan- Ấn độ vừa rồi, chỉ nói lên một điều là giữa các loại máy bay khác nhau từ thế hệ 3 tới 4,5 sự khác nhau không khủng khiếp như cái cung và khẩu đại liên. Tức là một bên có sức áp đảo tuyệt đối. Thế thôi.
Còn không chiến hiện đại, thì nó sẽ thay đổi một cách cơ bản (như cái cung chống khẩu đại liên) trong trường hợp. 1)Máy bay không người lái hay người máy lái, khiến nó có thể có tốc độ và vặn vẹo lớn hơn là khi còn người lái thật trong khoang máy. Con người cũng có những hạn chế về sinh học. 2)Tấn công từ vũ trụ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
techadmin
post Mar 8 2019, 03:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #485

Newbie
Group Icon

Nhóm: Mõ làng
Số bài viết: 28
Tham gia từ: 5-November 07
Thành viên thứ: 3.690

Tiền mặt hiện có : 703$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



Em khóa chủ đề vì nó đã sắp qua trang thứ 50.
Mời các bác mở chủ đề mới!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 47 48 49
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC