Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Make Planete Great Again, Hay la cạnh tranh Mỹ-EU trong toàn cầu hóa

Phó Thường Nhân
post Jun 6 2017, 08:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đây là câu nói bằng tiếng Anh của tổng thống Pháp mới, gây “sốt” trên mạng, sau khi Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định về khí hậu môi trường, bằng cách thay đổi câu nói của tổng thống Mỹ lúc tranh cử:Make America great again. Đáng nhẽ cái bài này có thể để trong một chủ đề nào đó, nhưng tôi viết riêng ra vì dưới cái hiệp ước này là cuộc đấu tranh giữa EU và Mỹ, với cái nhìn khác nhau về toàn cầu hoá.
Khác với TRUMP là tổng thống của một nước, nên là đại diện cho giai cấp tư sản của Mỹ có thể dùng chủ nghĩa dân tộc để bảo vệ quyền lợi của mình, ở EU không tồn tại một nước, vì thế để đưa ra một chính sách nó không thể dựa vào chủ nghĩa dân tộc (vì không phải là một dân tộc) mà phải dựa vào một giá trị, dùng cái giá trị ấy bảo vệ quyền lợi của mình thay vì chủ nghĩa dân tộc. Vì thế mà đẻ ra cái “bảo vệ môi trường”. Hình thức dùng “giá trị” để bảo vệ quyền lợi này là bảo bối của Tây Âu. Ví dụ để can thiệp chính trị thì có giá trị “quyền con người”, có “đa nguyên đa đảng”. Ngày trước, chủ nghĩa thực dân cũ của Anh-Pháp đã xâm chiếm thuộc địa dưới mầu cờ “tự do tôn giáo, tự do truyền đạo”. Những giá trị này về bản chất không sai về lý thuyết. Vì ai chẳng muốn quyền con người, bảo vệ môi trường, dân chủ.. điều quan trọng là cách thực hiện nó, biện pháp thực tế nó thể hiện cái gì.
Tại sao EU lại đưa ra cái bảo vệ môi trường làm giá trị, và tại sao Mỹ lại rút. Cả Mỹ và EU đều là những vùng phát triển, cả hai đều cần toàn cầu hoá, như một cách thức phân công lao động toàn cầu mà Mỹ và EU đứng đầu trong “chuỗi tạo giá trị” (tức là vị trí bóc lột, ông chủ), nhưng tuỳ theo vị thế kinh tế, chính trị, địa lý ..của mình, mà mỗi bên muốn dựng mô hình này khác nhau.
EU đề cao “bảo vệ môi trường”, vì lục địa này không có tài nguyên, chủ yếu phải nhập khẩu. Trước đây Anh-Pháp-Đức đều dùng than đá là động lực phát triển, nhưng sau 300 năm phát triển thì nguồn tài nguyên này đã cạn kiệt. Thế kỷ XX, dùng dầu mỏ là chính càng làm rõ sự phụ thuộc này. Năng lượng tiêu thụ ở châu Âu chủ yếu đến từ Nga, Trung đông, châu Phi. Tuỳ từng nước mà sự phụ thuộc này khác nhau. Đức , Ý chủ yếu nhập từ Nga. Pháp nhập từ châu Phi từ các thuộc địa cũ (Gabon, Camerun,..) hay nước ở Trung đông thân Pháp : Irắc (trước khi bị Mỹ xâm lược).
Tư duy phát triển “xanh”, bảo vệ môi trường xuất phát đầu tiên ở Đức vào thập niên 70, như một phong trào chính trị phe tả. Ở Pháp không có trào lưu này, nhưng để không phụ thuộc vào dầu mỏ, Pháp phát triển điện hạt nhân. Hiện nay điện hạt nhân chiếm 2/3 tổng sản lượng điện của Pháp.
Như vậy đã hình thành một dạng sản xuất năng lượng mới, không dùng than đá, dầu mỏ, ít xả khí các bon hơn. Và điều này được coi là sạch hơn.
Vấn đề là, hình thức sản xuất này đắt hơn sản xuất bình thường. Vậy làm sao để nó có thể cạnh tranh ? để nó có thể cạnh tranh thì nó phải bơm được vào đầu người ta rằng đấy là sản xuất sạch, chấp nhận trả giá cao hơn. Nhưng thế không đủ, sự chấp nhận này phải dẫn đến cái cớ, để người ta có thể ép thuế, tăng thuế vào các mặt hàng sản xuất được coi là “không sạch” nhập khẩu, từ đó điều khiển toàn cầu hoá dưới hình thức này. Như vậy thực tế nó là một hình thức bảo hộ mậu dịch, sau khi đã tuyên truyền ép người ta chấp nhận, khiến “há miệng mắc quai”.
Mỹ khác với EU là nước giầu tài nguyên. Vì thế vấn đề đặt ra với Mỹ khác. Thời Obama, với tư duy giữ mỏ nhà không khai thác, thì Mỹ đồng ý với EU. Thời Trump, do ý thức phải tạo sức cạnh tranh cho công nghiệp Mỹ nội địa (năng lượng than đá là rẻ nhất) nên Mỹ rút.
Bảo vệ môi trường có cần thiết không ? tất nhiên. Nhưng nếu nhìn tổng thể, thì bất cứ công nghệ nào hiện tại cũng đều huỷ hoại môi trường cả, không kể phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, lấy tích luỹ tư bản làm chủ, về bản chất là huỷ hoại môi trường, vì nó luôn phải tạo ra nhu cầu mới, bẩt chấp nhu cầu ấy có cần thiết với con người hay không. Chỉ có thể bảo vệ môi trường thực sự khi một hình thức quan hệ sản xuất khác được đưa ra, không dựa trên bóc lột sức lao động, không dựa trên kích thích tiêu thụ, ..nhưng hình thức sản xuất đó hiện chưa tồn tại, và cũng không được khuyến khích để tồn tại.
Lấy ví dụ. Hiện tại tuyên truyền bảo vệ môi trường chủ yếu nhắm vào giảm khí CO2, vì nó được coi là làm nóng khí quyển, thay đổi khí hậu. Nói cách khác thay đổi khí hậu được coi như là vấn đề môi trường duy nhất. Vì thế nó mới bầy ra đánh thuế xả CO2. Nhưng nếu sản xuất bằng điện nguyên tử, không có CO2 thật, thì sự huỷ hoại môi trường cũng không kém. Có khi còn nguy hiểm hơn, vì chất thải nhiễm phóng xạ, cả nghìn năm sau vẫn còn độc hại. Hiện tại người ta không có cách nào sử lý, ngoài chôn nó xuống biển. Nhưng biết khi nào nó chồi lên.??
Hiện tại có rất nhiều công nghệ “xanh” nhưng sản xuất ra nó cần nhiều đất quý hiếm, kim loại hiếm mà trái đất có rất ít. Kết quả khai thác nó, rồi công nghệ thải ra còn độc hại không kém công nghệ cũ.
Ví dụ cái bóng đèn tiết kiệm năng lượng hiện tại, quy trình sản xuất nó, độc hại hơn sản xuất bóng đèn cũ, sử lý chất thải khó hơn, nguy hiểm hơn.
Tóm lại, cái gọi là công nghệ xanh, thực ra chỉ là một cách ô nhiễm kiểu khác, và nó cũng đặt ra vấn đề sử lý khó khăn chứ không phải là xanh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 6 2017, 09:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bac Pho con quen ca dau da trong noi bo nuoc My nua, giua nhung nhom tu ban (hay kinh doanh) muon huong den tao ra cac san pham "xanh", "sach" voi nhung nhom tu ban nang luong truyen thong a?

Thuc ra kinh doanh nang luong sach, cung giong nhu "giau bui ban duoi tam tham", cai nha ban thiu, ban quet nhung thu ban vao 1 cho va giau nhung thu ban do duoi tham, roi noi rang nha minh da sach hon, bla bla bla....
Du nha thuc su k sach hon, nhung cung sach hon ve tam ly, dem lai cam giac de chiu hon, bac Pho a


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
root
post Jun 7 2017, 09:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Từ trước đến giờ, phe tuyên truyền bảo vệ môi trường vẫn đả kích Mỹ là nước gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm nhất. Tuy nhiên, phía Mỹ thì lại có lập luận là "nước tôi tạo ra nhiều của cải vật chất nhất thế giới thì đương nhiên là mức xả thải cũng phải là lớn nhất". Nghe lập luận cũng có lý đấy chứ?

Việc giấu bụi dưới thảm mà LangtuBK đặt ra cũng đúng, vì cách đây mấy năm châu Âu đã cấm dùng đèn sợi đốt với lý do loại đèn này hiệu suất kém, tốn điện, hủy hoại môi trường. Thực tế thì sao? Đèn sợi đốt là loại ngon bổ rẻ nhất trong tất cả các loại đèn. Nếu vẫn còn đèn sợi đốt trên thị trường thì đèn tiết kiệm điện khó lòng mà bán nổi! Và tất nhiên là các hóa chất ở trong đèn tiết kiệm điện còn hủy hoại môi trường lâu dài hơn đèn sợi đối nhiều lần!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 7 2017, 03:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Donald Trump - Những nước cờ làm Mỹ “vĩ đại trở lại”
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở Mỹ năm 2016 không đơn thuần là cuộc bầu cử 4 năm một lần như thường lệ, cũng không phải là sự chuyển giao quyền lực từ một đảng này sang đảng khác, mà là cuộc bầu cử trong một thời khắc có tính bước ngoặt trong lịch sử của nước Mỹ.


Ngày 1/6/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố Mỹ sẽ không tham gia Hiệp định khí hậu Paris 2015-một hiệp định mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc sau nhiều năm đàm phán. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả các đồng minh then chốt của Mỹ, đã lên tiếng phản đối quyết định này của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Vậy nên, thiết nghĩ chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm do đâu chủ nhân Nhà Trắng lại đưa Mỹ quyết định gây tranh cãi như vậy trên phạm vi toàn cầu.

Thời điểm nước Mỹ đứng trước bước ngoặt lịch sử

Trong thời điểm này nước Mỹ đang đứng bước ngoặt lịch sử kể từ cuộc khủng hoảng bùng phát từ năm 2008. Đó không chỉ là cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế đơn thuần mà là cuộc khủng hoảng hệ thống đối với nước Mỹ, được thể hiện ở trên hai bình diện là mô hình phát triển và trật tự thế giới.

Trên bình diện mô hình phát triển, nước Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn giữa mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính-ngân hàng và mô hình tư bản công nghiệp trong thời đại mới. Mô hình tư bản tài chính-ngân hàng hình thành từ Hiệp định Breton-Wood được ký kết vào năm 1944, theo đó đồng đô la Mỹ (USD) được bảo đảm bằng vàng và chính thức trở thành đồng tiền chung của thế giới [1,2].

Mô hình này đã trải qua hai cuộc khủng hoảng lớn. Cuộc khủng hoảng lần thứ nhất diễn ra vào đầu những năm 1970. Thay vì tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề mất cân đối trong nền kinh tế toàn cầu do sự suy giảm vị thế nền kinh tế Mỹ, Washington bắt đầu tìm cách tạo ra giải pháp mới có hiệu quả hơn nhằm tiếp tục sử dụng USD như là một công cụ để kiểm soát hệ thống tài chính thế giới. Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thông qua một quyết định lịch sử gây chấn động toàn bộ nền kinh tế thế giới: từ thời điểm năm 1971, Mỹ chính thức bãi bỏ bản vị bằng vàng của USD trên phạm vi toàn cầu, chính thức chấm dứt hiệu lực Hệ thống Bretton-Woods và từ năm 1971 đồng USD chuyển sang được đảm bảo bằng dầu mỏ-một thứ “vàng đen” của thế giới. Từ đó USD còn được gọi là USD-dầu mỏ.

Để đảm bảo bản vị USD bằng dầu mỏ, Mỹ và Arabia Saudi đã ký một hiệp định cực kỳ quan trọng vào năm 1973, theo đó Mỹ vừa sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các mỏ dầu của Arabia Saudi, vừa cung cấp vũ khí và trang bị cho quốc gia này và những điều kiện cần thiết để chống lại nguy cơ quân sự. Đổi lại, Arabia Saudi phải thanh toán các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng USD của Mỹ và không được thanh toán các hợp đồng bán dầu mỏ bằng bất kỳ một đồng tiền nào khác. Ngoài ra, Arabia Saudi phải sử dụng lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu dầu mỏ để gửi vào ngân hàng dưới dạng ngân phiếu và trái phiếu của Chính phủ Mỹ. Sau Arabia Saudi, các nước xuất khẩu dầu mỏ trong OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries) cũng thanh toán các hợp đồng xuất khẩu “vàng đen” bằng USD [3,4].

Ngay sau khi Arabia Saudi chấp nhận điều kiện này, Mỹ đã tạo ra nhu cầu về đồng USD lớn chưa từng có, giúp Mỹ thoát khỏi suy thoái, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong nhiều thập kỷ sau đó. Năm 1975, tất cả các thành viên thuộc OPEC đã ký hợp đồng với Mỹ tương tự như Arabia Saudi và đều đồng ý thanh toán các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ bằng USD, đồng thời đem phần lớn số tiền thu được từ xuất khẩu dầu mỏ để mua trái phiếu và ngân phiếu của Mỹ. Từ đó, gia tăng đột biến nhu cầu về đồng USD của Mỹ cùng với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Cũng chính vì thế, Mỹ có quyền hiện diện quân sự tại nhiều nước trên thế giới mà ở đó có khai thác và xuất khẩu dầu mỏ như Arabia Saudi, Iraq, Kuwait, Qatar, Oman, Egypt, Yemen v.v. Từ đây, tranh chấp tài nguyên dầu mỏ là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt cuộc chiến tranh đẫm máu sau Chiến tranh lạnh mà điển hình là các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Iraq, Libya và hiện nay ở Syria.

Cuộc khủng hoảng lần thứ hai vào năm 2008. Từ đây, nhiều nước bắt đầu rút khỏi hệ thống đồng USD-dầu mỏ. Trên thực tế, nhiều nước không chỉ từ bỏ cơ chế thanh toán các hợp đồng mua bán dầu mỏ bằng đồng USD mà còn từng bước chia tay với vai trò trung gian của đồng USD như là một đồng tiền duy nhất có khả năng chuyển đổi trên phạm vi toàn cầu trong hoạt động thanh toán thương mại song phương. Đi đầu trong cuộc “chia tay định mệnh” với USD-dầu mỏ là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước trong Nhóm BRICS.

Cuộc khủng hoảng của Hệ thống Bretton-Woods thực chất là sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản tài chính-ngân hàng, đặt nước Mỹ đứng trước sự lựa chọn giữ hai con đường phát triển. Con đường thứ nhất là tiếp tục bằng mọi cách duy trì vai trò toàn cầu của USD, khởi đầu từ Hiệp định Breton-Wood năm 1944 đã từng đưa nước Mỹ vào tình trạng mà trong đó “kinh tế ảo” (kinh doanh dịch vụ tài chính-ngân hàng) chiếm tới 60% GDP của Mỹ, còn kinh tế thực (sản xuất hàng hóa) chỉ chiếm khoảng 20% GDP [5].

Nhìn từ chủ trương của Donald Trump “Make America Great Again”

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở Mỹ năm 2016 không đơn thuần là cuộc bầu cử 4 năm một lần như thường lệ, cũng không phải là sự chuyển giao quyền lực từ một đảng này sang đảng khác, mà là cuộc bầu cử trong một thời khắc có tính bước ngoặt trong lịch sử của nước Mỹ.

Ứng cử viên Hillary Clinton đại diện cho các thế lực tiếp tục duy trì mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính-ngân hàng và được Tổng thống Mỹ Barack Obama hết lòng ủng hộ bởi ông là người đưa ra học thuyết nhằm duy trì sự tồn tại của mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính-ngân hàng.

Để cứu vớt mô hình này, Barack Obama chủ trương bằng mọi biện pháp duy trì trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo, bởi trật tự này là nền tảng cơ bản nhất để duy trì vai trò độc tôn của USD. Việc Tổng thống Barack Obama ký kết Hiệp định khí hậu Paris cũng là nhằm mục đích tạo ra sự đồng thuận trên phạm vi toàn cầu dưới ảnh hưởng chi phối của Mỹ, thường được gọi là “sự đồng thuận Washington” [6,7].

Còn ứng cử viên Donald Trump đại diện cho các thế lực ở Mỹ lựa chọn con đường phát triển theo mô hình chủ nghĩa tư bản công nghiệp trong thời đại mới, nhằm đưa đồng USD trở lại đúng giá trị thực của nó. Khi Donald Trump đưa ra chủ trương “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again”), ông muốn đưa nước Mỹ một lần nữa chiếm vị trí số 1 thế giới như một quốc gia đã từng chiếm lĩnh đỉnh cao nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 trong thế kỷ XX. Vì vậy, Donald Trump không chỉ sẵn sàng chống lại những chủ trương của Đảng Dân chủ mà còn chống lại một số thế lực ngay trong Đảng Cộng hòa của mình.

Cũng chính vì thế mà trong khi ứng cử viên Hillary Clinton chủ trương kiên quyết bảo vệ trật tự thế giới đơn cực hình thành sau Chiến tranh lạnh đang bị lung lay, trong đó Mỹ không còn là siêu cường duy nhất đóng vai trò lãnh đạo thế giới, thì ông Donald Trump người chủ trương chấp nhận trật tự thế giới đa cực vì đó là xu thế không thể đảo ngược. Theo Donald Trump, Mỹ vẫn là cường quốc vĩ đại nhưng phải hợp tác với các nước khác trên cơ sở các bên cùng có lợi.

Do đó, Donald Trump có những quyết sách chưa từng có, sẽ tác động không chỉ làm thay đổi nước Mỹ mà cả thế giới. Đó là, chia tay với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngừng đàm phán về Hiệp định đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và gần đây nhất là đưa nước Mỹ ra khỏi Hiệp định khí hậu Paris.

Với quyết định đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng thỏa thuận này “không công bằng với Mỹ”, “chiếm đoạt công ăn việc làm của người Mỹ” và tuyên bố sẽ cố gắng đàm phán lại hoặc soạn ra một thỏa thuận mới nhằm đem lại lợi ích cho nước Mỹ [8,9].

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jun 7 2017, 03:55 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 7 2017, 03:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Xuất phát từ sai lầm của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama

Theo truyền thống, Quốc hội Mỹ không sẵn sàng bị ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào có thể gây bất lợi cho Mỹ. Trong hệ thống chính trị Mỹ, Thượng viện với 100 thượng nghị sĩ thành viên sẽ phải phê duyệt mọi hiệp ước và hiệp định mà Mỹ tham gia với đại đa số ý kiến ủng hộ là 66 phiếu. Tiêu chuẩn này là “giới hạn đỏ” đối với sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ hiệp ước quốc tế hoặc thực thi bất kỳ hành động lập pháp gây tranh cãi nào.

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton, thành viên đảng Dân chủ, đã từng coi vấn đề biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay Đảng Cộng hòa. Trong giai đoạn này, LHQ đang thảo luận về Nghị định thư Kyoto, trong đó ràng buộc các nước phát triển về những mục tiêu và các mốc thời gian liên quan đến biến đổi khí hậu.

Năm 1997, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết khẳng định họ sẽ không chấp nhận Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu trừ khi các nước đang phát triển cũng bị ràng buộc với các mục tiêu và khung thời gian. Nghị quyết được thông qua với 95 phiếu thuận và không có phiếu chống. Vì thế, năm 1998, Phó tổng thống Al Gore, người ủng hộ mạnh mẽ về vấn đề khí hậu và là chủ nhân Giải Nobel hòa bình, đại diện cho Mỹ "ký tượng trưng" Nghị định thư Kyoto.

Năm 2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush cũng rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu nhưng Thượng viện Mỹ vẫn cho rằng sẽ không đạt được số phiếu cần có để thông qua việc Mỹ tham gia Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu. Vì vậy, Tổng thống G.W.Bush không đưa thỏa thuận này ra trước Quốc hội. Năm 2002, Vụ khảo cứu của Quốc hội (CRS), một cơ quan nghiên cứu của cả hai đảng, đưa ra kết luận rằng các thỏa thuận về môi trường thuộc phạm trù hiệp ước quốc tế nên phải được Thượng viện phê chuẩn mới có giá trị pháp lý.

Năm 2009, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải đối mặt với “giới hạn đỏ” liên quan với rào cản đa số phiếu trong Thượng viện. Trong điều kiện đó, ông tập trung nỗ lực để thông qua Đạo luật về bảo hiểm y tế và khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bước sang nhiệm kỳ hai (2012-2016), Tổng thống Barack Obama quyết định phá thế bế tắc bằng cách "vượt mặt" Quốc hội, theo đó ông đã ký quyết định ban hành nhiều văn kiện hành pháp và các quy định mà không cần Quốc hội chấp thuận. Trong quá trình chuẩn bị cho Mỹ tham gia Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than. Bộ tiêu chuẩn này có tính ràng buộc với gần như toàn bộ các nhà máy điện hiện có ở Mỹ và không cho phép xây dựng các nhà máy mới. Điều này cho phép Tổng thống Barack Obama đạt mục tiêu và thời hạn về giảm khối lượng phát thải theo Hiệp định khí hậu Paris mà không cần Quốc hội phê duyệt.

Từ đó, Kế hoạch năng lượng sạch (CPP) của Mỹ chính thức có hiệu lực từ năm 2015. Tổng thống Barack Obama hiểu rằng Hiệp định khí hậu Paris sẽ không được Thượng viện do phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát phê chuẩn, nên ông quyết định "lách luật" và ký "thỏa thuận thực thi" ("Enforcement Agreement") về Hiệp định khí hậu Paris vào năm 2016 với lập luận hiệp định này chỉ là một "thỏa thuận" chứ không phải là một hiệp ước.

Hành động “lách luật” này của Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối cùng cũng không thể giấu kín được và bị phe phản đối Hiệp định khí hậu Paris nổi giận, trong số đó có tỷ phú Donald Trump. Tổng thống Barack Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017 với niềm tin rằng di sản về khí hậu của mình sẽ được tân Tổng thống Donald Trump bảo lưu.

Thế nhưng, tháng 2/2016, Tòa án tối cao Mỹ ra quyết định đình chỉ Kế hoạch năng lượng sạch của cựu Tổng thống Barack Obama. Trong khi đó, tân Tổng thống Donald Trump đã quyết định cắt giảm 1/3 ngân sách cấp cho EPA trong dự luật ngân sách quốc gia năm tài chính 2018. Ngoài ra, ông Donald Trump còn ký lệnh hành pháp mở đường cho việc dẹp bỏ Kế hoạch năng lượng sạch, đồng thời ban hành các sắc lệnh khác để hồi sinh ngành công nghiệp than mà Tổng thống Barack Obama đã kìm hãm.

Cũng vì thế, Tổng thống Donald Trump không chỉ ký sắc lệnh hành pháp đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, mà còn hủy cam kết của cựu Tổng thống Barack Obama về việc tài trợ nhiều tỷ USD cho các nước đang phát triển để kiểm soát biến đổi khí hậu. Trước khi rời nhiệm sở, chính quyền Obama đã chi 1 tỷ USD phục vụ mục đích này.

Ngay cả khi không đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có thể loại bỏ sự tham gia của Mỹ trong hiệp định này bằng cách hạ thấp các mục tiêu và khung thời gian, hoặc chỉ cần tuyên bố, xét về bản chất, thỏa thuận này là một “hiệp ước” và gửi lên Thượng viện để bỏ phiếu. Khi đó, chắc chắn là Thượng viện sẽ đưa ra quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận này [10]./.

Tài liệu tham khảo

[1] . Bretton Woods System. http://www2.econ.iastate.edu/classes/econ355/choi/bre.htm

[2] What was decided at the Bretton Woods summit. http://www.economist.com/blogs/economist-e...ist-explains-20

[3] Nixon and the End of the Bretton Woods System, 1971–1973. https://history.state.gov/milestones/1969-1976/nixon-shock.

[4] Crises and the Bretton Woods Institutions and the Crises of the Bretton Woods Institutions. http://policydialogue.org/files/events/Ste...nstitutions.pdf

[5] Sự lựa chọn lịch sử của nước Mỹ. Tập thể tác giá do PGS-TS Cù Chí Lợi chủ biên. NXB Chính trị quốc gia-Sự thật. Hà Nội, 2016.

[6] Washington consensus – definition and criticism. http://www.economicshelp.org/blog/7387/eco...-and-criticism/

[7] Washington Consensus. http://www.cid.harvard.edu/cidtrade/issues/washington.html

[8] New Trump Order Extends 'Buy American' And 'Hire American' Rules. http://www.npr.org/2017/04/17/524422344/ne...-american-rules

[9] Donald Trump pulls US out of Paris climate accord to 'put American workers first'. http://www.telegraph.co.uk/news/2017/06/01...ek-better-deal/

[10] Obama’s Strategy on Climate Change, Part of Global Deal, Is Revealed.https://www.nytimes.com/2015/04/01/us/obama-to-offer-major-blueprint-on-climate-change.html

http://viettimes.vn/donald-trump-nhung-nuo...lai-125198.html


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2017, 09:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Đồng ý với những phân tích trên của ltbk. Tôi chỉ bổ xung mấy điểm sau.
Trong thực tế không có sự đối kháng giữa tư duy của nhóm TRUMP và các thế lực tư bản tài chính, mà chúng bổ xung cho nhau. Vì như tôi đã từng phân tích trong chủ đề bầu cử Mỹ, tư bản tài chính Mỹ có mạnh được bởi tư bản nội địa Mỹ mạnh, thị trường Mỹ là chủ thể, sức mạnh quân sự Mỹ là tuyệt đối. Nếu những điều này yếu đi, thì sức mạnh cũng tuột khỏi tay tư bản tài chính Mỹ. Vì sao ? vì tư bản tài chính Mỹ mạnh, nếu Mỹ cưỡng chế được các nước khác phải sử dụng hệ thống tài chính của mình. Sự cưỡng chế này không thể có được nếu không có quân đội Mỹ, thị trường Mỹ và tư bản công nghiệp Mỹ. Việc TRUMP lên cầm quyền chỉ là sự cân bằng lại mà thôi, vì nếu tiếp tục con đường cuả Obama, thì nước Mỹ sẽ tự cưa cái cành cây mà mình đang ngồi.
Như vậy việc Trump lên nắm quyền không phải là bước ngoặt. Bởi vì sau đấy, Mỹ vẫn có thể có chính sách như Obama, vì trong thực tế tư bản Mỹ quá lớn, nên không thể thoả mãn chỉ bằng thị trường của mình mà cần phải bành trướng ở nước ngoài. Nhưng bành trướng ở nước ngoài chỉ có thể làm được nếu nội địa Mỹ mạnh.
Quan hệ giữa tư bản tài chính Mỹ với tư bản công nghiệp của nó là một mối quan hệ biện chứng, hữu cơ. Vì thế việc trump lên cầm quyền có thể coi là sự quay lại ngược chiều của quả lắc đồng hồ khi nó quá đà về một phía để nó cân bằng.
Từ khi có hiện tượng Trump thì báo chí phương Tây (châu Âu) coi đó là một biểu hiện của chủ nghĩa cô lập Mỹ (Isolationisme), và từ đó đánh giá Mỹ yếu đi. Nhưng tôi không thấy điều đó, mà lại thấy ngược lại. Với tôi, đó không phải là biểu hiện của việc Mỹ yếu đi, mà vì trong quan hệ thế giới hiện tại, cách tiếp cận cũ (kiểu Obama) đem lại ít lợi ích, nhiều hiểm nguy cho Mỹ hơn. Vậy thì nó dại gì mà làm như vậy. Xu hướng của Mỹ là tìm cách bành trướng áp dụng luật của Mỹ không những chỉ trong không gian pháp luật Mỹ mà ngay cả ở nước ngoài. Biến luật Mỹ “de facto” (trong hiện thực) thành luật thế giới. Luật Mỹ vượt luật các nước khác, và vượt cả các quy định hiệp định ràng buôch quốc tế. Y hệt như cách tiếp cận trong tài chính, biến đồng đô la của riêng Mỹ thành đồng tiền thế giới. Mỹ chỉ có thể biến luật lệ riêng của mình thành luật thế giới, nếu nó mạnh. Chứ nó yếu thì làm sao làm được. Người ta đã thấy Mỹ làm thế khi đơn phương cấm cửa nguyên thủ nước này nước kia vào Mỹ, buộc tội , bắt giam công dân nước khác theo luật của mình bất chấp công pháp quốc tế.
Tại sao Mỹ lại làm thế bây giờ. Ngoài sự cân bằng lực lượng giữa tư bản tài chính và công nghiệp của Mỹ nó còn có yếu tố nữa. Đó là thế giới hiện tại cũng phức tạp hơn, có nhiều mâu thuẫn nằm ngoài ý muốn và sự điều khiển của Mỹ. (quan hệ VN-TQ, quan hệ Iran- Ả rập Sa u đít, Thổ, Đức-Nga, Eu-Nga..v..v..), nhưng hiệp ước quốc tế khiến Mỹ phải làm trọng tài bắt buộc nếu muốn giữ vai trò đầu tầu, “bố già”, trong khi quyền lợi của Mỹ đối chọi nhau trong cùng một vấn đề, hoặc có khi là vấn đề Mỹ hoàn toàn không quan tâm tức là chẳng có lợi gì cho nó cả. Như vậy chối bỏ các hiệp ước đa phương, chính là cách để cho Mỹ có thể hành động thoải mái hơn, không bị trói tay và có sự chọn lựa để làm sao Mỹ có lợi nhất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 8 2017, 10:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ bàn loạn tiếp về cái vấn đề bảo vệ môi trường một tý. Trên thế giới đã từng tồn tại một nền văn minh xanh chưa ? Câu trả lời của tôi là có. Nền văn minh ấy chính là nền văn minh sông Hồng của VN, nhưng bây giờ nó không còn tồn tại nữa, chỉ còn lại những mảnh vụn trong văn hoá VN, trong một phần tâm lý, tính cách, ứng sử của người VN. Nền văn minh xanh ấy chính là nền văn minh nông nghiệp, không tạo ra chất thải (vì chất thải của phần này, là “đồ ăn” của phần khác, mà cái mô hình VAC : vườn – ao – chuống vẫn còn đây đó ở đồng bằng bắc bộ là một ví dụ. Trong cái nền văn minh xanh này, tất cả vật dụng đều là hữu cơ, tranh tre nứa lá). Thế tại sao nó lại không còn tồn tại nữa. Bởi vì nó đã bị thực dân pháp đánh sụp, áp đặt cái mô hình “âu hoá phá huỷ môi trường” mà hiện nay VN có. Sự sụp đổ của nền văn minh nông nghiệp này có lý do một phần bởi quân đội nhà Nguyễn “Bio” quá, không thể chống trả lại sức mạnh bạo tàn của quân đội thực dân Pháp. Tại sao thế ? vì cung nỏ, tên của quân đội nhà Nguyễn dù có độ Bio cao hơn súng đạn của công nghiệp huỷ diệt môi trường Pháp nhưng không mạnh bằng nó. Hải quân tầu buồm và mái chèo nhà Nguyễn làm sau chống trả lại tầu đồng tầu sắt của Pháp, cơ động bằng nó, dù những thứ tầu bè này là những món đồ ô nhiễm môi trường bậc nhất. Vào thời điểm đó, đầu thế kỷ XIX, hiệu quả của những động cơ hơi nước này cỡ độ 20%. Quân đội nhà Nguyễn đã thất bại, vì nó Bio hơn quân đội Pháp. Và kéo theo đó là văn minh Bio nông nghiệp VN.
Tôi nói cái nghịch lý buồn cười này, để thấy rằng, thế giới từ 3 thế kỷ nay đã đi theo con đường mà Âu-Mỹ vạch ra, đó là một hình thái phát triển huỷ diệt môi trường. Hiện nay, về bản chất nền văn minh âu –mỹ không thay đổi, cho nên cái bảo vệ môi trường chỉ là cách ô nhiễm kiểu A thay cho ô nhiễm kiểu B, bởi ô nhiễm kiểu B mang lại lợi ích cho nó nhiều hơn, đúng kịch bản của nó hơn.
Cái nghịch lý buồn cười nói trên, còn có điều đặc biệt nữa là nó vẫn đúng cho thế giới bây giờ. Hiện tại các công nghệ Bio so với công nghệ không Bio, cũng vẫn ở trong cái tương quan lực lượng như tầu đồng, tầu sắt Pháp với tầu Buồm VN. Đó là công nghệ Bio quá phụ thuộc vào sự đồng bóng của các hiện tượng tự nhiên (sức gió, mặt trời) không thể thích trữ. Trong khi sự phát triển lại là sự độc lập với tự nhiên. Kết quả, cái gọi là công nghệ xanh chỉ có thể là phần phụ trợ, thêm thắt, chứ không thể là công nghệ chủ đạo, không kể nó lại phi kinh tế (nếu vẫn sử dụng tư duy kinh tế Âu-Mỹ).
Bây giờ hãy xem cái tư duy xanh này được áp dụng ở Pháp thế nào. Cách đây 1,2 năm, chính phủ Pháp đã đặt ra một loại thuế nhằm vào các xe tải bằng cách đặt các cổng chào tự động, để đánh thuế môi trường. Bắt đầu ở vùng Bretaigne (Pháp). Nhưng bị phản đối mạnh mẽ nên phải rút bỏ. Tại sao lại thế ? nếu đánh thuế thì có làm cho nhu cầu dùng xe tải giảm đi không ? không. Thế nó có phương tiện giao thông bio nào thay thế không ? không. Thuế thu về có tác dụng trực tiếp vào công nghệ xanh không ? không. Kết quả, bảo vệ môi trường là cái cớ để thu thêm một loại thuế mới.
Như tôi nói ở trên, hiện tại không tồn tại một công nghệ xanh khả dĩ thay thế công nghệ truyền thống, vì nó có rất nhiều vấn đề kỹ thuật không giải quyết được. Điều đó có nghĩa là gì. Nó có nghĩa là nhân danh môi trường người ta sẽ đánh thuế. Cái thuế này có thể dùng vào tạo ra các ngành nghề môi trường thật, nhưng nó không thể tự sống mà phải nuôi bằng thuế đánh từ các ngành công nghệ truyền thống. Đó là hình thức thằng còng làm cho thằng ngay ăn. Hay nói cách khác, công nghệ xanh sẽ là một dạng bong bóng tạo ra khủng hoảng, vì tự nó không sống được.
Nếu có một công nghệ xanh mang lại lợi ích thật sự, thì tự lợi ích của nó, sẽ khiến người ta dùng nó. Cho nên cái hiệp ước COP21 ở Paris, bản thân nó đã nói lên cái gì đó bất ổn. Vì nếu nó mang lại lợi ích, thì đâu cần cưỡng bức bằng các thoả thuận chính trị rồi mang môi trường ra như một thứ đạo đức hù doạ, cưỡng ép người ta vì ..lợi ích nhóm EU.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 10 2017, 11:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #8

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.223
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.307$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bo sung chut cai tin này, chẳng lẽ chính quyền liên bang Mỹ lại để cho bang California đi đánh lẻ? Đức làm thế này có khác gì âm mưu chia rẽ nước Mỹ?


Đức hợp tác với bang California về chống biến đổi khí hậu
http://www.baomoi.com/duc-hop-tac-voi-bang...ioi|contentlist


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 13 2017, 08:22 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #9

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Media ở châu Âu nó cố gắng nhồi vào đầu người ta một cái kết luận sai, đó là nếu không ký vào cái COP21 (hiệp định khí hậu môi trường) thì có nghĩa là phá huỷ môi trường. Điều này không đúng. Hiện tại có điêù gì cấm người ta phát triển công nghệ xanh đâu, nếu công nghệ đó có thể áp dụng, và có lãi.
Với phân tích của tôi, thì COP21 lấy cớ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu để làm điều khác. Điều khác này là xây dựng một quy chế để điều khiển toàn cầu hoá theo lợi ích của EU. Quy chế của COP21 thực ra chỉ tạo cớ để đánh thuế, một kiểu bảo hộ mậu dịch trá hình, từ đó mà điều khiển thương mại thế giới theo lợi ích của mình.
Hiện nay do không có công nghệ xanh thực sự, khả dĩ thay được công nghệ cơ bản cổ điển, những điều COP21 đặt ra chỉ là cơ sở để thổi một cái bong bóng khủng hoảng mới trong tương lai.
Hiện tại Mỹ đã rút khỏi COP21, ngược lại TQ và EU thì lại hứa hẹn hợp tác với nhau, nhưng cái liên minh EU-TQ trong vấn đề này là “đồng sàng dị mộng”, chứ không có cái gì là bền vững cả. Vì thế nên sớm muộn EU cũng quay về với Mỹ.
Nếu nhìn như thế, thì việc Đức hợp tác với Cali không có cái gì là “chống Mỹ” cả, đây chỉ là tưởng tượng của EU. Trong các bang của Mỹ, Cali là bang mà đế công nghệ không bị COP21 đụng chạm tới, vì kinh tế của bang này không có công nghiệp nặng, mà chủ yếu là công nghiệp quốc phòng. Một trong những cửa của công nghệ xanh là tin học, nhằm vào hợp lý hoá cách sử dụng năng lượng, đáp ứng được đòi hỏi của COP21. Tin học là thế mạnh của Cali,vì thế việc hợp tác này không có gì đáng ngạc nhiên. Sự hợp tác này có mâu thuẫn với việc Mỹ rút khỏi CP21 không ? không. Vì COP21 là ràng buộc, trong khi hợp tác Cali với Đức đâu có ràng buộc, nó chỉ giúp công nghệ tin học Ca li tiếp cận thị trường công nghệ xanh mà thôi, còn Đức làm sao bắt Cali phải chấp nhận COP21. Tóm lại, làm như thế Mỹ lợi cả hai đường.
Tôi vừa nói ở trên, công nghệ tin học có thể giúp sử dụng năng lượng, nhiên liệu một cách thông minh hơn, như vậy có nghĩa là công nghệ xanh. Trong thực tế, công nghệ tin học không phải là công nghệ xanh, vì các công cụ tin học (máy tính, mô bai, ắc quy các loại ..) là những thứ ô nhiễm môi trường bực nhất, vì nó sử dụng rất nhiều đất hiếm, kim loại hiếm trên trái đất vốn ít có, nên công nghệ sản xuất ra nó ô nhiễm. Các công cụ này già, hỏng, quá đát rất nhanh, trong khi người ta lại không thể tái chế nó lại. Nếu có muốn tái chế nó, thì năng lượng, quy trình sản xuất còn đắt hơn là sản xuất mới từ đầu.
Hiện nay trong công nghệ tin học có vấn đề rất lớn là vấn đề kết nối (object connected), và các công nghệ nó đưa ra kiểu môi trường thông minh, thành phố thông minh hỏng hóc rất nhanh, càng làm cho vấn đề môi trường trầm trọng. Nhưng cái ô nhiễm của nó, COP21 lờ đi. Vì thế tôi mới nói là thực ra nó chỉ là một dạng ô nhiễm môi trường kiểu khác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC