Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

 

· [ ] ·

 Bà Phạm Chi Lan Và Nước Vn "không Chịu Phát Triển&qu

Phó Thường Nhân
post Jul 18 2017, 04:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #1

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nước VN không chịu phát triển là bài báo mà hôm qua tình cờ tôi đọc được trên báo VN thuật lại lời bình luận của bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế VN, đã từng nằm trong tổ cố vấn của Thủ tướng đời trước, nếu tôi không nhầm. Ngoại trừ nhưng điều mà phóng viên có thể viết nhầm, tôi tạm tổng kết ý của bà ấy ở đây. Nó bao gồm.

1- Chính sách kinh tế của VN không thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân VN, mặc dù đã có các “lời khuyên” của các chuyên gia WB.
2- Lợi nhuận của doanh nghiệp VN phải dùng để bôi trơn, tức là tham nhũng, mà theo bà ấy dự đoán đó là 50%, vì thế doanh nghiệp không có lực để đầu tư.
3- Trình độ công nghệ của doanh nghiệp VN thấp, từ 10 năm trở lại đây, doanh nghiệp tư nhân VN quy mô bé dần lại.
4- Kết luận, đó là do VN không chịu phát triển, không có chính sách phù hợp, dù đã được nước ngoài đầu tư tới 90 tỉ.

Khi đọc cái bài này, tôi không khỏi phì cười, vì những hiện tượng bà ấy đưa ra trong bài báo mà tôi sẽ sử dụng lại, trả lời ngay được tại sao doanh nghiệp tư nhân VN lại bé đi, nhưng nguyên nhân của nó sẽ tương đối khác những nguyên nhân mà bà ấy nói ra. Nói tóm lại bà ấy nhìn thấy hiện tượng, nhưng quy nguyên nhân sai (hay chỉ đúng một phần), kiểu đầu gà cắm vào đuôi voi.

Điều thứ nhất, theo bà Lan, nước ngoài đã đầu tư vào VN tới 90 tỉ đô, nhưng VN theo như họ nói “không chịu thay đổi”. Từ đây nó dẫn ra hai điều. 1. Đầu tư nước ngoài ấy là để giúp tư nhân VN, hay cạnh tranh tư nhân VN. Với tôi thì nó là cạnh tranh tư nhân VN. Tức là nó chính là một nguyên nhân trong những nguyên nhân và là một nguyên nhân quan trọng, làm cho khối tư nhân VN bé đi. Tại sao ? vì khi vào VN, nó chỉ nhằm vào sức lao động, giá rẻ, chứ đời nào chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp VN. Trong thực tế, nó cũng tạo ít nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt, nhưng là kiểu tư sản mại bản, là râu ria cho nó, hay là cách để lách luật đầu tư. Như vậy giơ cái 90 tỉ kia như lòng tốt của người ta thì không phải. Bà ấy là chuyên gia kinh tế mà nghĩ như thế thì thật là kỳ lạ. Điều thứ 2. Nếu VN “không chịu thay đổi”, tại sao VN lại là một điểm của đầu tư nước ngoài. Tại sao họ không đầu tư vào những nước “đã thay đổi”, “đã nghe lời”. Chẳng nhẽ nó lại dở hơi đầu tư vào nơi ít chuyển biến ít có lợi cho nó hơn. Câu trả lời này nó dẫn tới một lô gíc nữa, thế cái “phải thay đổi” theo như họ “khuyên bảo” hay “yêu cầu”, mục đích nó là gì. Với tôi nó là chủ nghĩa thực dân mới. Khi đã thay đổi đúng như người ta khuyên, có nghĩa là họ đã nắm hết tất cả, không còn có gì mang lại lãi cho họ nữa. Chính vì thế, các nước tư bản mới đầu tư vào nơi “đang cần lời khuyên”, lời khuyên chưa thực hiện được. Chứ thực hiện rồi thì còn cái gì để ăn thêm nữa. Không hiểu bà Lan có hiểu điều này không ?
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 18 2017, 10:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #2

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hiện nay, VN chiếm 30% xuất khẩu của ASEAN sang Mỹ, 20% xuất khẩu của khối sang EU. Như vậy VN đã trở thành đầu tầu kinh tế của khối này trong quan hệ với bên ngoài. Và cái giá phải trả này là sự tăng trọng nhẩy vọt của nhóm đầu tư nước ngoài trực tiếp trong thành phần kinh tế VN, và hệ quả của nó là khối tư nhân èo ọp, như đám rau bị cỏ dại che lấn ánh mặt trời không mọc lên được. Đây là nguyên nhân chính, quan trọng nhất dẫn đến sự ọp ẹp của tư nhân VN. Sự chọn lựa này không phải là sai. Vì nó giúp giải quyết công ăn việc làm, đồng thời giúp nhà nước chắc chắn thu được thuế (sau khi bị nó lậu một cách tinh vi), không phải lo thị trường. Sở dĩ VN vẫn còn độc lập được là bởi do 3 yếu tố. 1-Độc lập chính trị, do hệ thống chính trị còn vững chủ động. 2-Vẫn còn quản lý được khối doanh nghiệp nhà nước 3-Các đối tác đầu tư không có đủ tầm chính trị để chọc mũi vào công việc nội bộ (Hàn, Nhật,..). Hiện tại cùng với doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước là hạt nhân của kinh tế VN. Ngược lại, kinh tế tư nhân VN lại là lực lượng thu hút nhiều lao động nhất, đặc biệt các doanh nghiệp kiểu free lance, tự lo tự sống, nhưng số lượng công ti có dưới 3 nhân lực rất nhiều, là đa số 38%.
Cơ cấu kinh tế VN như vậy đã rất giống cơ cấu kinh tế ..Nhật, Hàn quốc. Ở những nước này, đều có tồn tại những hãng khổng lồ, có tên tuổi, đóng góp chính vào nền kinh tế. Chỉ có điều khác là ở VN, những hãng này là chi nhánh của nước ngoài, còn ở Hàn Nhật, nó là hãng của họ, là tư bản dân tộc. Một đặc điểm nữa là ở VN có một nhóm kinh tế nhà nước lớn, khả dĩ cân bằng phần nào với các hãng nước ngoài. Ở Nhật, Hàn cũng có một thành phần tư nhân cá thể cực kỳ đông đảo. Ai đi chơi du lịch ở các nước này đều thấy điều này đập vào mắt. Cũng như ở Vn, cái khối này tiêu thụ rất nhiều sức lao động, và hiệu quả sản xuất không cao. Nó bao gồm tất cả các tiểu chủ, thợ thủ công, nghành nghề truyền thống, ..
Tác dụng của khối tư nhân này là gì, nó có tác dụng về xã hội rất lớn. Là cái đệm để cho các hãng lớn có thể ép vào khi bị sức ép của thị trường thế giới. Nhưng có điều khác với VN, là do các hãng lớn của họ mang tiền về, đã tạo sức mua giúp cái khối tư nhân này phát triển. Còn ngược lại ở vN, thì vì bị đánh ngay trên sân nhà (do bắt buộc phải có FTA) đồng thời sức mua chỉ là tiền lương lao động, nên khối này ọp ẹp hơn. Một điều nữa nên để ý, khối này cũng là khối tiêu thụ tiền tham nhũng. Lấy ví dụ ở TQ, khi ông Tập cận Bình đánh tham nhũng, thì quán hàng ăn uống, cửa hàng bán rượu ngon..điều đứng, vì đây chính là nơi tiêu thụ tiền tham nhũng. Ở đây tôi xét tham nhũng trên quan hệ kinh tế, không nói tới vấn đề đạo đức.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 24 2017, 09:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #3

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khối tư nhân này có hai đặc điểm. 1- Đóng góp rất ít cho ngân quỹ. Tiền thu thuế ở khu vực này chiếm 2% tổng thu nhập nhà nước. 2- Khả năng huy động vốn xã hội ngoài luồng cao.
Như vậy tính chất của khối này chủ yếu có tính chất xã hội, chứ không phải là kinh tế. Đây cũng là điều khiến cho mở cửa của Vn thành công sau năm 1986, vì nó huy động được vốn xã hội mà hệ thống ngân hàng của VN không đảm bảo được,nhưng dùng nó để công nghiệp hoá cũng không được, vì nó không phải là đầu tầu kinh tế, có thể dẫn đến thay đổi quy mô, chất lượng, của quá trình công nghiệp hoá ở VN.
Hiện nay hệ thống ngân hàng của Vn đã hoàn thiện hơn, nhưng quy mô của nó cũng nhỏ, cỡ khoảng 15 triệu người tiếp cận được nó (tôi tính rộng vì không có số liệu, theo dự đoán kiểu bất cứ ai ở SG, HN đều tiếp cận được, trong thực tế thì nó còn nhỏ hơn), chỉ tương đương với cỡ nước cộng hoà Séc.
Như vậy việc huy động vốn đen trong xã hội vẫn là một điều cần thiết và cực kỳ quan trong, mà chỉ có khối tư nhân này làm được.
Nếu xét theo sức lực thì có thể chia doanh nghiệp tư nhân thành 3 loại:
1- Loại chạy ăn từng bữa
2- Loại tạo ra được thị trường, có vốn gốc
3- Loại “nhân nước thuỷ triều lên, tắm chuồng, nhưng cứ xưng là có quần đùi”.
Hai loại đầu là phụ thuộc vào thị trường, trình độ công nghệ, quy mô sản xuất. Loại thứ 3 là loại đặc biệt, có lẽ chỉ ở VN mới có. Đó là loại doanh nghiệp tiếp cận được với hệ thống ngân hàng, kiểu “tư bản thân hữu”, rồi từ đó mà vay vốn, để tiêu sài linh tinh, nhưng đang đầu tư, hay đầu tư không hiệu quả. Đây là tư duy “vay lấy được, vay là có, sống chết có số”.
Hiện tại, nếu nới lỏng tín dụng, thì số lượng doanh nghiệp kiểu này sẽ tăng lên nữa. Và kết cục không phải là phát triển kinh tế, mà là tăng nợ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, như dạng Hi lạp ở Châu Âu.
Ở VN, khi nói đến nợ nhà nước, người ta luôn kèm chữ “công” vào, thành nợ công. Ngụ ý như chỉ có kinh tế tập thể là chết. Thực tế khác rất xa. Hiện tại, hệ thống tài chính thế giới theo một cơ chế, mà nợ tư sẽ thành nợ công. Nợ của nhà nước VN là gồm cả nợ tất cả các loại doanh nghiệp, bất kể công hay tư. Doang nghiệp tư ở VN, khi đi vay tiền ngân hàng, thì tiền đó phải có bảo trợ của nhà nước. Kết quả, nếu lỗ, phá sản, thì cái nợ đó chính là tiền thuế phải trả. Nếu không trả được thì nó sẽ xiết vào các khu vực “con gà đẻ trứng vàng”, tức là sẽ mất chủ quyền kinh tế, rồi từ đó mất chủ quyền chính trị.
Hiện tại, báo chí Vn, và dư luận xã hội rất thần tượng các “đại gia”, mà không cần biết họ là dạng đại gia nào, chỉ nhìn vào bên ngoài, cách tiêu sài của họ mà đánh giá. Với nhận xét của tôi, nếu thực sự là doanh nhân, người ta rất khiêm tốn và tiết kiệm. Cái hạng tung tảy, vung vẩy thực ra chủ yếu là “tắm chuồng”’. Cái tắm chồng này cũng nguy hiểm và đáng khinh như tham nhũng, vì nó cũng là một dạng kiểu tham nhũng, bời vì họ có tiêu đồng tiền của họ làm ra đâu.Cũng là tiền ăn cắp ăn trộm, nhưng cái circuit nó khác đi, vì được dán cái mác “tư nhân” lên thôi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 25 2017, 04:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #4

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở VN hiện tại, ngay báo chí lề phải cũng rất ít khi nói tới những nhược điểm của tư nhân VN, mà chỉ nhằm vào khối nhà nước. Tại sao lại thế ? vì nó có mấy lý do sau.
1- Sức ép của bên ngoài. Khi VN tham gia vào WTO hay các công ước quốc tế khác, do đầu trò cuả nó là Mỹ và các nước tư bản phát triển, nhưng công ước này đều đòi hỏi “tư nhân hoá tổng thể” như điều kiện tiên quyết. Họ muốn thế, bởi vì chỉ có cách đó thì toàn cầu hoá mới là cuộc xâm lược thuộc địa thứ ba. Họ muốn thế cũng vì ý thức hệ tư tưởng. Hiện nay, với VN nhiều nước vẫn chưa công nhận VN là kinh tế thị trường, vì việc đó sẽ giúp họ có cớ bảo hộ thị trường họ tốt hơn, và có điều kiện xâm nhập tốt hơn. Trong thực tế, qua hệ quốc tế, không có cớ này thì có cớ khác. Nó phải luôn luôn tạo cớ để xâm thực. Cái ngày mà VN được công nhận là kinh tế thị trường, thì nó lại moi ra một cái cớ khác. Như vậy không nên quan trọng hoá vấn đề này, mà nên hiểu nó cũng là một lá chắn, để họ không đưa ra điều kiện khác. Hiện nay VN xử lý vấn đề này rất là tốt, bằng cách “bẻ gẫy từng cây đũa, chứ không bẻ cả bó”, tức là lần lượt ký được các công nhận VN là kinh tế thị trường với Nga, Nhật, Đông âu, và nhiều nước khác.
2- Lợi ích nhóm cá nhân. Mặc dù tư duy của nhà nước là chủ nghĩa Mác-Lê nin, tức là tư duy xã hội chủ nghĩa. Do kinh tế thị trường, mỗi người đều quan tâm tới lợi ích riêng của họ, tìm cách phát triển nó một cách triệt để, để có lợi cho mình nhất. Đây là hệ tư tưởng không nói ra, nhưng ai cũng có. Từ đó dẫn tới việc “nói vậy mà không phải vậy”. Điều này càng đặc biệt đúng với những người có chức vụ cao có thể kiếm lợi từ việc đó. Do kinh tế thị trường, người ta có thể có cuộc sống tốt hơn rất nhiều, đầy dủ hơn rất nhiều mặt bằng trung bình của xã hội. Vì thế lợi ích nhóm càng hấp dẫn, vì nếu phải chờ “nước nổi, bèo mới nổi” thì đến bao giờ. Cái động lực cá nhân này vừa làm cho kinh tế phát triển, nếu nó là sự cố gắng positif. Nhưng nó cũng là tư duy làm mọt rữa bộ máy nhà nước, nếu không có sử lý thích đáng.
3- Bản thân cách quản lý khu vực nhà nước, cũng như phần kinh tế tập thể cũng có vấn đề. Vấn đề lớn nhất ở đây là cát cứ, và tinh thần vô trách nhiệm.
4- Của cải nhà nước vẫn là con lợn béo, mà ai cũng muốn bấu véo một tí.
Chính vì những điều trên, mà “đồng tâm nhất trí”, ai cũng thấy khối doanh nghiệp nhà nước là ..sai. Và đảo ngược lại, thấy tư nhân là ..đúng, trong khi không nhìn thấy những bất cập của nó, không nhìn thấy nếu khối nhà nước sốt xuất huyết, thì khối tư nhân bị thương hàn, rồi cứ thế mà nhắm mắt nói thương hàn tốt hơn xuất huyết.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 27 2017, 05:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #5

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Với những phân tích ở trên, ít nhiều, ta đã có một cái khung, để xem nên làm những gì cho khối tư nhân. Bởi khối tư nhân VN yếu về nhiều thứ, và cái khung hội nhập thế giới, toàn cầu hoá bản thân nó không đảm bảo cho khối tư nhân phát triển, mà có tác dụng ngược lại. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến nhóm này teo tóp. Điêù này thực ra không có gì lạ, vì ngay từ đầu thế kỷ XX, do sự hình thành chủ nghĩa đế quốc, mà sự phát triển tư bản dân tộc ở từng nước riêng biệt chậm phát triển nằm ngoài Tây Âu, Mỹ đã chấm dứt, do sự cạnh tranh tràn ra ngoài của giới tư bản những nước phát triển, thông qua các công ti đa quốc gia, qua các chính sách xâm lược thuộc địa kiểu cũ và mới (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật). Và điều này đã dẫn tới cách mạng tháng mười Nga (1917), cách mạng Trung Quốc (1949), rồi cách mạng Hồi giáo I ran (1979), và cả cách mạng VN. Ở trong những nước này, nhiệm vụ công nghiệp hoá đã được trao cho giai cấp công nhân (Liên Xô, TQ, VN), hay tăng lữ (I ran), bởi giai cấp tư sản ở đây chưa hình thành(I ran), đang hình thành(Nga), hay hình thanh èo ọt đẻ ra đã là tư sản mại bản (VN, TQ), tiếp tay cho chính quyền thực dân, mà những chế độ như VN cộng hoà ngày xưa ở miền nam trước năm 1975 là sự rơi rớt lại.
Vào thời điểm hiện nay là thế kỷ XXI, khi chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn bị thủ tiêu trên thế giới(trong đó có công của cách mạng VN), việc không có một giai cấp tư sản dân tộc vững mạnh, có nhận thức về sứ mệnh dân tộc, có năng lực tiếp cận công nghệ hiện đại, có vốn, có khả năng tổ chức..vẫn còn là vấn đề thời sự, vẫn còn là điều mơ ước của các nước đang phát triển, trong đó có VN.
Còn thị trường, thì càng ngày nó càng được toàn cầu hoá, khiến ngay trong một nước, thị trường cũng không thống nhất. Ở VN có một thị trường Hà nội, thị trường Sài gòn, phần còn lại của đất nước bị hút theo hai cái cực này. Ngay ở những nước phát triển như Mỹ, việc phân rã thị trường dân tộc cũng xẩy ra, ví dụ vùng miền trung nước Mỹ, vốn là cái nôi công nghiệp của nước này, bị khủng hoảng ngày càng xa cách hai cực là hay bờ biển Thái Bình Dương và Đại tây dương (cái này tôi đã nói trong chủ đề “xã hội công nghiệp hoá cao độ”), chính điều này đã dẫn tới hiện tượng TRUMP, mà tôi đã phân tích trong chủ đề bầu cử Mỹ. Trong điều kiện này, trông chờ vào một giai cấp tư sản dân tộc dựa trên kinh tế tư nhân thực ra là ảo tưởng.
Vậy phải làm thế nào.
Chính sách quan trong nhất với khối tư nhân chủ yếu.
1- Một là ổn định xã hội, xã hội có ổn định mới phát triển được. Ổn định có hai phần. một phần là chính trị ổn định (điều này VN làm được), một phần là luật pháp ổn định. Điều này Vn chưa làm tốt được. Luật pháp có ổn định, thì thị trường mới ổn định, luật pháp không ổn định thì kinh tế không hoạt động được. Điều này tôi sẽ nói tiếp sau.
2- Không để cho những vụ việc như Đoàn Văn Hải “giải phóng mặt đường” ở SG vừa rồi xẩy ra. Tại sao ? bởi vì kinh tế tư nhân chủ yếu là nhỏ và cực nhỏ. Họ không đóng góp tài chính cho ngân quỹ, nhưng lại là cái đệm xã hội rất quan trọng. Coi thường họ, không quan tâm đến cuộc sống của họ, không mở cửa cho họ sống mà còn gây phiền hà phức tạp, không chỉ là vô lương tâm, mà còn là cách nhanh nhất đi đến loạn lạc. Nhưng thói đời khi có quyền ít khi người ta nghĩ tới điều đó. Đặc biệt là ở VN, đánh giá năng lực cán bộ vẫn theo kiểu năng nổ , thành tích, bới ra một đống “ăn to nói lớn” để có thành tích “ảo” để leo lên, làm mà không phải chịu tránh nhiệm hậu quả. Cũng do xã hội cũng thích các mẫu “người hùng” dở hơi kiểu ấy, nên mới có các loại láu cá mánh lới lợi dụng.
3- Quản lý vững ngân hàng, không nên dễ dãi về tín dụng. Tín dụng phải đi đôi với tiềm năng thị trường.
4- Để đột phá, nâng cấp kinh tế thì không thể có tư duy tư nhân hay nhà nước, vấn đề chủ sở hữu không phải là điều quan trọng với những hãng trung bình và lớn. Điều quan trong của nó là lợi thế tiếp cận công nghệ thế nào, khả năng quản lý tổ chức ra sao, thị trường thế nào, sức lan toả của nó ra sao. Cái này tôi sẽ nói tiếp sau.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 4 2017, 07:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #6

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm nay viết tiếp cái chủ đề này cũng hợp thời,vì với vụ Trinh Xuân Thanh “phải ra đầu thú” và việc Trầm Bê bị bắt, hai việc đó đã là hình ảnh khá rõ ràng của các thể loại “đại gia tắm chuồng” ở VN. Ở đây không chỉ có cán bộ nhà nước, vì lợi ích nhóm mà làm hại (Trịnh Xuân Thanh) mà cả đại gia tư nhân (Trầm Bê) mắc lưới. Vậy loại hại nào tốt hơn loại hại nào. Không thể nói hại tư nhân (Trầm Bê) tốt hơn hại nhà nước (Trịnh Xuân Thanh). Cả hai đều phải trừng trị, nếu không trừng trị kiểu Trầm Bê, thì tư nhân VN thật sẽ chết và kéo theo nhà nước. Nếu không trừng trị Trịnh Xuân Thanh, thì nhà nước sẽ sụp kéo theo tư nhân đổ.
Tương tự như vậy, không có sự đối kháng giữa khối tư nhân Vn và khối kinh tế nhà nước. Thị trường thực ra không phải là cái bánh ga tô sẵn có để hai khối này tranh giành nhau (như lợi ích nhóm quan niệm), mà ngược lại nó là một thực thể sinh động, phát triển được vì có được vốn, kỹ thuật, cách thức quản lý tốt để khai thác một tiềm năng một nhu cầu của xã hội biến nó thành cần câu cơm, thành thị trường. Trong cái quá trình ấy, bên nào có lợi thế về vốn, kỹ thuật, cách quản lý, khai sơn phá địa được thì sẽ được hưởng. Nhưng thói thường người ta không làm như thế, đã làm thế tức là tư nhân chân chính, hay doanh nghiệp nhà nước giỏi. Thói thường, người ta thường phá nhà nước,chiếm đoạt vốn, thị trường có sẵn , “tay không bắt giặc” nhờ quan hệ, thường là gia đình họ hàng, để lấy lợi ích tư nhân. Câu chuyện của bà Thoa thứ trưởng là dạng như vậy. Cái lô gíc đó như thế này. Đầu tiên họ là những người quản lý trực tiếp xí nghiệp nhà nước, và tất nhiên ở vị trí đó họ rất hiểu thị trường, cũng như vấn đề liên quan tới xí nghiệp của họ. Nhưng họ làm việc không phải vì sự phát triển của xí nghiệp, mà lại theo tư duy “cha chung không ai khóc”, lợi nhuận của xí nghiệp được rút ra vì các lợi ích khác, bao gồm cả tham nhũng. Xí nghiệp càng lụn bại, thì khả năng nó được tư hữu hoá càng lớn. Và vì nó “lụn bại”, tất nhiên giá bán của nó sẽ nhỏ hơn rất nhiều giá trị thực của nó. Khi tư hữu hoá, tất nhiên người đang quản lý nó có lợi thế để mua. Chính vì thế, chỉ cần tư hữu hoá, thì lập tức xí nghiệp lập tức hoạt động trở lại lợi nhuận vù vù như có phép thần. Trong khi thực tế chẳng có thần thánh gì cả, mà chỉ là một dạng tư duy lợi ích nhóm. Trong trường hợp, hãng quá lớn, thì người ta sẽ bán cho nước ngoài, rồi nhân sự lãnh đạo sẽ ăn hoả hồng. Những chuyện này đã từng xẩy ra trong quá tình tư hữu ở Liên Xô và Đông Âu cũ, là chuyện thường ngày ở huyện. Và khi đọc báo VN, người ta không khỏi liên tưởng tới.
Để lấy ví dụ cho câu chuyện tư nhân/nhà nước này. Tôi lấy ví dụ “thị trường giáo dục”. Thị trường này đã được mở cửa cho tư nhân từ những ngày đầu đổi mới,tức là đủ thời gian để tổng kết, xem kết quả, hiệu quả tới đâu. Đâug thập niên 90, đã xuất hiện trường đại học tư thục đầu tiên, trường Thăng Long do bà Hoàng Xuân Sính, một giáo sư toán học ở Pháp về cũng nhiều người khác, mà tôi không nhớ hoặc không biết tên mở ra. Cho đến nay, Đại học tư lập mọc như xung.Nhưng điều mà ai cũng biết là thi đại học trượt mới phải học tư thục. Và cho đến nay, không có trường đại học tư thục nào vượt được cả về quy mô và chất lượng các trường đại học kiểu Bách khoa, Y, Kinh tế quốc dân, tổng hợp..Bản thân tôi cũng có người nhà về hưu dậy đại học tư để kiếm tiền thêm phụ vào lương hưu, nhưng trường èo ọp quá, có khi nợ lương hàng tháng không trả. Hiện nay, hình như việc thi đại học được bỏ, nhưng điều đó có khiến học sinh trường tư thục tốt hơn không thì không rõ.
Trong các trường tư, có lẽ có chất lượng hơn cả là những khoa mở liên doanh với đại học nước ngoài. Nhưng không phải đại học nước ngoài nào vào VN cũng là đại học tốt, mà nhiều khi là một thứ trường ất ơ nào đó, xông vào thị trường VN chỉ vì có cái mác nước ngoài. Điều này đặc biệt đúng với các trường đại học Mỹ. Vì với việc chuẩn hoá bằng cấp cho giới lãnh đạo đã tạo ra một thứ thị trường béo bở, mà học sinh “hàm thụ” học chỉ cần cái bằng để “chính danh”, “đủ điều kiện”.
Một hệ thống trường nữa cũng gặt hái kết quả, đánh vào tâm lý chăm sóc con cái đồng thời cũng là tâm lý “trọc phú” của một bộ phận người Việt, đặc biệt các bà các cô, đó là các hệ trường mẫu giáo, tiểu học. Kết quả người ta đã tạo ra một nhóm học sinh, may mắn là nó không nhiều lắm, dạng “ông Tây An Nam”, tiếng Anh tiếng Pháp chẳng biết giỏi đến đâu, nhưng tiếng việt có khi không biết viết. Tất nhiên những gia đình này hướng con cái họ đi học nước ngoài, và nếu có điều kiện thì định cư. Nhưng nếu giả dụ, điều không ai muốn, là công việc làm ăn của họ đứt gánh, không đủ tiền chi trả cho con cái họ cái trò sinh hoạt đắt giá “thừa giấy vẽ voi” này thì đứa trẻ sẽ ra sao. Tây chẳng ra tây, ta chẳng ra ta. Ăn cơm thịt thì phải nói bằng tiếng anh kiểu “I want eate rice with meal” (tiếng Anh thật chẳng ai nói thế), thì đúng là cười ra nước mắt.
Cái hình ảnh kinh tế VN tổng quát nó cũng hơi hơi giống như thế. Như vậy không phải cứ phá hết các trường đại học công ra , tư hữu hoá hết thì phát triển.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 7 2017, 04:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #7

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi có dùng từ ngữ “thừa giấy vẽ voi” để chỉ những người cho con cái học hệ nước ngoài từ bé. Tại sao tôi lại nói thế, vì tôi lấy ngay kinh nghiệm bản thân. Thời tôi đi học phổ thông, tôi tự học thêm thì có, chứ chưa bao giờ bị bắt đi học thêm như trẻ con bây giờ, càng không nói tới chuyện đi học phổ thông hệ nước ngoài. Nhưng sau này ra đời, tôi có thấy điều đó là sự hạn chế đâu. Ngược lại VN có những hệ rất tốt, ví dụ như các loại trường chuyên có thể đào tạo đến bậc những người như Ngô Bảo Châu về toán. Vậy thì làm sao lại có sự thờ phụng nước ngoài về đào tạo cơ bản như vậy. Hiện nay còn quá sớm, để rút ra một tổng kết xem những đứa trẻ được đào tạo kiểu này sẽ phát triển ra sao. Trước khi nói tới tác dụng với đất nước, hãy xem tác dụng trực tiếp với bố mẹ, gia đình, là những người đã hi sinh cho những đứa trẻ này có sự học vấn như thế.
Với cảm nhận của tôi thì chắc chắn là không tốt. Nhưng đây chỉ là cảm nhận thôi. Dù sao tôi cúng sẽ nói lý do đó ra.

Hiện nay xã hội VN có một sự đổi thay cực lớn về quan niệm gia đình. Theo đạo Nho, và điều này là đúng, gia đình là trụ cột của xã hội. Trật tự gia đình sẽ dẫn tới trật tự xã hội. Con người bắt đầu bằng tu thân để dẫn tới tu , tề, trị , bình. Hiện nay, với gia đình hạt nhân, những quan niệm này đang mất dần, nhưng cái đế để thay nó không có. Tại sao lại thế. Với gia đình kiểu Nho giáo, thế hệ tiếp sau là bảo hiểm xã hội cho thế hệ trước. Con cái có tránh nhiệm với cha mẹ, là chỗ dựa của cha mẹ về sau. Đây chính là cái đế kinh tế, để cha mẹ hi sinh tuyệt đối cho con, ngoài những giá trị đạo đức (như hiếu đễ), đó còn là một hình thức đầu tư bảo hiểm xã hội. Đứa trẻ con được đào tạo theo kiểu phương Tây, có rất nhiều điều tốt, như sự tự lập, nhưng lại có cái dở là nó sẽ cá nhân hoá tới tuyệt đối. Đừng trông chờ vào những đứa trẻ được giáo dục như thế này. Nói cách khác, nhưng ông bố bà mẹ VN đang chăm con theo kiểu Nho giáo (vì nó là truyền thống giữ lại, và truyền thống này là tốt), nhưng cách ứng sử của đứa trẻ con về sau với họ sẽ là ứng xử kiểu Tây “đời cua cua kháy, đời cáy cáy đào”. Chính vì thế cha mẹ ở phương Tây họ không bao giờ đầu tư như cha mẹ VN cả, không kể xã hội của nó cũng có đủ các hệ thống bảo hiểm để không cần tới con cái, để chuyện “đời cua cua kháy, đời cáy cáy đào” có thể trở thành hiện thực. Hiện nay thế hệ được đào tạo kiểu này ở VN mới bắt đầu vào đại học, chưa phải là động lực kinh tế của xã hội, cho nên chưa có thể tổng kết được lợi hại chính xác ra sao. Nhưng với tôi, chắc chắn nó sẽ làm cho cha mẹ những người này thật vọng.

Tất nhiên cũng có điều an ủi, là xã hội VN cũng đang chuyển biến theo cái mô hình phương Tây này, và “Elite” của VN sẽ là người tham gia trước tiên, và có thể có điều kiện vật chất để chịu được cú sốc đó, chỉ thua thiệt về tình cảm. Nhưng với đại bộ phận xã hội, thì đây sẽ là quả bom nổ chậm 30,40 năm sau cả về kinh tế lẫn tinh thần.

Với kiểu học phương Tây tổng thể này, đứa trẻ sau này đi định cư được thì sẽ đỡ thấy xa lạ. Nhưng nếu không định cư được, sinh sống ở VN thì sẽ thành dạng “ông Tây An nam”, chưa chắc đã phát triển được. Điều nực cười là, chính những đứa trẻ được đào tạo qua hệ thống VN, lại có khả năng thích ứng với môi trường nước ngoài hơn cả, chỉ trừ có ngoại ngữ phải học ban đầu. Còn ngược lại về kiến thức, tư duy, tinh thần chịu khó ..đều hơn hết. Còn về tinh thân tự lập thì cũng phải đánh giá tổng thể. Một đứa trẻ được bố mẹ lo lót, lá ngọc cành vàng, biểu hiện sự tự lập có khi lại là sự ngang bướng, gàn dở ích kỷ. Chứ chưa chắc phải là tự lập. vì nó có tự lập bao giờ đâu. Chỉ là tự lập ảo, được trang bị bằng mớ lý thuyết phương Tây khập khiễng. Như vậy nếu chỉ để nói được ngoại ngữ sớm, thì làm sao phải mất công mất sức như thế.

Nhưng điều tôi viết trên, không liên quản trực tiếp tới chủ đề, nhưng nó giúp người ta định vị được sự cập kênh của quan niệm. Sự cập kênh của quan niệm trong giáo dục này, cũng là sự cập kênh trong quan niệm giáo điều về “tư nhân nhất định hơn tập thể”, do sự cập kênh về cấu trúc xã hội mà ra. Trong một cấu trúc xã hội kiểu phương Đông mà ông nhất định nhồi cái khung phương tây vào. Trong một nền kinh tế của thế giới thứ ba, ông lại nhất định đòi nhồi cái khung của tư bản phát triển vào, trong khi cái đế, nhu cầu của hai bên hoàn toàn khác nhau. Đấy là chưa kể tới mưu mô của các bên.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC