Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

Phó Thường Nhân
post Apr 9 2019, 09:01 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Báo mạng Vietimes có bài viết khá chuẩn về tướng Haftar.
https://viettimes.vn/libya-se-thuc-hien-tai...nga-350087.html

Còn ở trên ltbk đã nói đến những thành tựu mà nhà nước Lybia thời Kadafi đạt được. Tôi chỉ bổ xung thêm một chút. Hiện tại báo VN chính thống đưa tin rất trung thực tình hình thế giới, do có nhiều nguồn được dịch ra khác nhau, không chỉ có từ phương Tây. Điều tôi bổ xung chỉ là cách phân tích dài hơi hơn, theo truyền thống của chủ nghĩa Mác, đó là dùng phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Duy vật lịch sử sẽ giúp ta đặt được sự kiện vào một « dòng chẩy lịch sử », để tìm ra lô gíc của nó. Lịch sử hoá sự kiện.Còn duy vật biện chứng là nghiên cứu cấu trúc của xã hội đó(các giai cấp, các ý thức tư tưởng, quyền lợi kinh tế..), đó là xã hội hoá sự kiện. Hai cách này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề vĩ mô, từ đó có thể dự đoán chuẩn hơn. Ngược lại, ta cũng không nên quên những yếu tô vi mô (tính cách con người, ảnh hưởng tâm lý, tôn giáo..), điều mà tin tức phương Tây thường khai thác rất tỉ mỉ, nhưng méo mó, kiểu tuyên truyền , theo quyền lợi của nó, mà chỉ có một phân tích vĩ mô người ta mới phát hiện được.
Kadafi lên nắm quyền rất trẻ, ở độ tuổi 30, sau một cuộc đảo chính quân sự, vào thập niên 60. Mô hình của nó chính là phong trào « sĩ quan trẻ » ở Ai câp với tư tưởng chủ nghĩa dân tộc Ả rập, nước láng giềng của Lybia, cũng như ảnh hưởng của Naser, người đã quốc hữu hoá thành công kêng đào Xuy ê, và là người đứng đầu nhà nước Ai cập từ năm 1956 đến 1970 (thời gian chính xác tôi không nhớ, nhưng với chú gúc thì các bác có thể tìm được dễ dàng, quan trọng là ý nghĩa của nó). Kadafi có thể coi như Phi đen Castro của Cuba. Nhưng nếu Phi đen đi theo chủ nghĩa xã hội, thì Kadafi đi theo chủ nghĩa dân tộc Ả rập có xu hướng XHCN. Đấy chính là lý do vì sao ở nước này có những phúc lợi xã hội như thế, nếu ta so sánh Lybia với Vê nê duy ê la, một nước cũng có tài nguyên dầu mỏ như vậy, nhưng bị bộ phận tư sản mại bản chiếm đoạt hết để mang con cái đi « trưng bầy ở Mỹ », thì sự khác nhau là một trời một vực. Tất nhiên, nếu ta so sánh với một nước nhiều giầu mỏ khác, không cùng hệ tư tưởng, ví dụ Ả rập Sa u đít, Quatar, ..thì ta cũng có thể thấy những nước này có những chế độ phúc lợi tương tự, nhưng có mấy điểm khác.
1- ở Lybia có sự bình đẳng nam nữ,đúng theo truyền thống XCHCN, ngược lại ở nhưng nước vùng vịnh thì không, vì ở đây họ theo đạo Hồi.
2- Ở các nước vùng vịnh, phương Tây đã áp đặt nhập khẩu lao động cỡ lớn, vì thế dân sở tại trở thành thiểu số. Sự phát triển này nhằm vào việc « tiêu thụ petro đô la » như một dạng tiền chùa, từ sau khủng hoảng dầu lửa 1973, vốn là hệ quả trực tiếp của chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở VN.Điều mà ở Lybia không có, dù số dân của nước này cũng nhỏ.
Vào thập niên 80, khi Sadat lên thay Naser, thì chủ nghĩa dân tộc Ả rập đi xuống. Vì trước đó, các nước Ả rập muốn thống nhất lại thành một nước, giống như các vương triều Ô may át (Omayade), A bát sít (Abassid) vào thời cực thịnh của Hồi giáo. Điều này bắt đầu bằng việc Ai cập thống nhất với Syria, ..nhưng do mâu thuẫn nội tại đã tan rã. Sadat đã kết thúc ước mơ này bằng việc hoà giải với Israel, đuổi các chuyên gia Liên Xô đi (1973), bắt tay với Mỹ. Cũng từ lúc đó mà mỗi năm Mỹ đều tài trợ cho Ai cập 1 tỉ đô, cho Israel từ 3 đến 5 tỉ đô. Việc viện trợ cho Ai cập cũng là cách kiểm soát, vì nước nhận hay mua vũ khí Mỹ không thể sử dụng nếu Mỹ không đồng ý (nó vừa có rào cản luật pháp do Mỹ đưa ra, vừa có rào cản kỹ thuật, hậu cần do Mỹ cài cắm trong vũ khí của mình), từ đó mà bảo đảm an ninh cho Israel.
Sự quay lưng đi của Ai cập không làm thay đổi Syria, I rắc, Lybia. Ở Syria, ở I rắc họ vẫn theo một dạng chủ nghĩa xã hội đó là chủ nghĩa phục hưng Ả rập, mà đại diện là đảng BAAS. Còn ở Lybia, thì từ thuyết chủ nghĩa dân tộc Ả rập (Pan-Arabe), Lybia cổ xướng cho chủ nghĩa Pan-Africa.
Từ đó mà có xung đột trực tiếp với Pháp, hiện diện ở Tchad, và các nước châu Phi da đen là thuộc địa pháp cũ. Ở những nước này khi Pháp trao trả độc lập, thì đều phải dùng chung một đồng tiền là Franc CFA, do Kho bạc của Pháp quản lý. Tất cả các nước này đều dùng chung một đồng tiền. Vì thế thực ra nó là một chính sách thực dân mới trá hình.
Ở VN, do giữa ta và Pháp đã có trận Điện Biên Phủ, Pháp không thể chi phối chính trị VN, nên quan hệ Pháp – Việt không còn mặc cảm tâm lý. Và với thời gian, nước Pháp trở thành người bạn, thậm chí hiện tại, người ta « bỏ quên » không còn đo lường hiểm nguy trong quan hệ với Pháp nữa (ít ra là trong tâm lý nhân dân), nên ta không thể hiểu được cảm nhận của châu Phi thuộc Pháp này. Nhưng nước Pháp vẫn là nước Pháp. Chính sách của nó đã khiến nếu mình mạnh, thì chơi với Pháp rất tốt. Nếu mà yếu thì nó sẽ gặm. Nó chơi nhưng vẫn cài cắm con bài riêng để lật. Nhưng đây là thái độ chung của tất cả các nước phương Tây có vai vế, đặc biệt là những nước có truyền thống thực dân cáo già. Không có gì là lạ cả. Trên thế giới không chỉ có TQ là « cáo già ».
Chủ nghĩa Pan-Africa đã khiến Lybia đối đầu với Pháp trong một cuộc chiến không tuyên bố, trong suốt thập niên 70,80. Chiến trường là nước Tchad. Trong cuộc chiến này Pháp đã giành phần thắng, bảo vệ được những chế độ mà Pháp bảo trợ ở đây. Cũng ở trên địa bàn này, mà Pháp đã thử nghiệm các chiến thuật ngăn chặn chiến tranh du kích trên sa mạc, ví dụ như các kiểu đột kích di động bằng xe 4x4 Toyota, được đặt súng máy lên trên. Đây là cách đánh nhau trên sa mạc cổ điển, chỉ có con lạc đà được thay bằng ô tô Nhật, súng trường thay bằng đại liên. Cũng ở đây, Pháp đã thử các loại vũ khí như tên lửa chống tăng Milan, xe bọc thép hạng nhẹ bánh cao su đặc (để chống lún trên sa mạc cát), các biện pháp cảnh giới bằng máy bay, ra đa..v..v.. Còn ai là người gây sự đầu tiên, thì không rõ. Tất nhiên đối với Pháp thì là Kadafi. Nhưng thực chất câu chuyện thế nào thì không rõ.
Về tính cách chính trị, thì ông này cũng là một người đặc biệt. Không ngần ngại thể hiện tính chất dân tộc trong các biểu tượng ngoại giao. Ví du, khi Kadafi sang Pháp, thì mang cả lều du mục sang, không ngủ trong khách sạn, mà cắm lều trên sân cỏ trong toà nhà của tổng thống Pháp. Hay đeo một cái huy hiệu hình châu Phi to tướng trên ngực. Và tất nhiên quần áo ông ấy mặc không phải làm « côm lê ca ra vát » mà là áo dài thụng của người du mục Beduin ở Bắc Phi… Đấy là không kể đội bảo vệ toàn vệ binh nữ, trong một vùng văn hoá hồi giáo mà phụ nữ thường được giữ trong nhà..v..v.. Những điêù đó tất nhiên là gai mắt phương Tây, vốn quen văn hoá của họ là văn hoá chuẩn, nhưng nó cũng gai mắt các chế độ Ả rập hồi giáo truyền thống.
Đến thập niên 90, khi phe XHCN cũ sụp đổ. Thì như tôi đã nói ở trên. Kadafi làm hoà với phương Tây về mặt chính trị (còn về kinh tế thì Lybia luôn là bạn hàng tin cậy trên thị trường dầu mỏ, cũng như Hugo Chavez ở Venezuela) dựa trên cái deal là chống khủng bố và ngăn chặn di cư lậu vào EU. Nhưng chính Pháp , Anh lại ngầm bắt tay với các nhóm khủng bố này để lật Kadafi với sự trợ giúp của Ả rập Sa u đít. Giống y hệt những gì xẩy ra ở Syria. Và Pháp làm điều đó dưới thời tổng thống Sakozy, bản thân ông này còn bị buộc tội (chưa chứng minh được), là đã nhận tiền của Kadafi để tranh cử, tất nhiên cũng phải dè dặt vì người tố cáo là liên quan tới Kadafi, nhưng nếu không liên quan tới Kadafi thì làm sao biết được chuyện. Hôm trước Kadafi còn được mời như thượng khách ở phủ tổng thống, mấy tháng sau đã bị máy bay của chính nước này bắn chết. Vì thế người ta không thể sử dụng những thông tin bề ngoài để đánh giá, mà phải đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc quan hệ, quyền lợi khách quan tương đồng, vị thế, tương quan lực lượng.. những điều là thế mạnh của phân tích Mác xít.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Apr 10 2019, 12:49 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chuyen ve Lybia co nhieu diem thu vi, nhung de ban sau, ban chuyen Ukraine truoc.

CO mot dieu la My rut nguoi cua minh ve, chu khong o lai bao ve chinh quyen do ho dung len. Neu ho o lai, thi phia tuong Halfar se phai than trong de chung vi k the de mot nguoi My nao bi chet.


Vay sao My lam the? Co phai My thay neu nguoi minh chet thi khong the im lang, nhung lai khong the can thiep vao luc nay

Tuong Halfar da chon dung thoi co, khi ma My con dang ban gay chien o ca Venezuela va Iran, khi coi luc luong IRC cua Iran la khung bo, va Iran cung coi quan doi My o Trung Dong la khung bo


Ban Le Thai Ky dich thong tin tu bao Ukraine


Ukraina lần thứ ba thua Nga khi kiện cáo ở Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): lần này là một tranh chấp có tính then chốt về quá cảnh hàng hóa.
Trong khi mọi người tập trung chú ý vào cuộc đối mặt sắp tới giữa 2 ứng cử viên tổng thống thì xảy ra một sự kiện khá tồi tệ cho Ukraina: WTO đã đứng về phía Nga khi Ukraina kiện cáo về vấn đề hạn chế quá cảnh hàng hóa của mình sang các nước Trung Á.
Năm 2016 TT Putin đã ký sắc lệnh này và năm 2018 lại gia hạn tiếp thêm 1 năm.

Việc Ukraina thua kiện là một điều rất tệ hại. Thứ nhất, làm giảm mạnh xuất khẩu của Ukraina sang các thị trường châu Á. Các nỗ lực của chính phủ Ukraine nhằm khởi động một tuyến đường thay thế xuyên qua Biển Đen và Nam Kavkaz đã thất bại. Đồng thời triển vọng khôi phục quá cảnh hàng hóa Ukraina qua Nga là rất xa vời.
Thứ hai, việc công nhận Nga đã hành động hợp pháp là một cú đánh vào uy tín Ukraina trên thế gới. Đây cũng là một món quà tuyệt vời cho truyền thông Nga.
Các cơ quan trung ương Ukraina đã đổ lỗi lẫn nhau khi bị thua kiện. Bộ trưởng Ngoại giao Klimkin tuyên bố rằng tại vì "không chịu nghe lời Bộ Ngoại giao'' cả về chiến lược lẫn chiến thuật.


(@click here)


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 10 2019, 05:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,

Người Mỹ đâu có phải ông thần ông thánh, ngay tại nước nó, ma tuy, trộm cắp, sở hữu súng đạn.. tự giết lẫn nhau còn nhiều hơn người Mỹ chết ở nước ngoài. Còn nếu nói rằng người Mỹ chết ở nước ngoài là cái cớ để Mỹ can thiệp, thì phải hiểu nó là cái cớ, không phải là nguyên nhân. Can thiệp hay không phụ thuộc vào Mỹ tính toán lợi ích thế nào.
Ở Triều Tiên, Mỹ hay không Mỹ, vào kiếm chuyện thì đi tù mọt gông, Mỹ muốn can thiệp cũng không được. Ở VN, số lượng người Việt nhập tịch Mỹ, hay sinh đẻ ở Mỹ cũng không ít. Không phải người nào cũng tốt, là trí thức, đại gia, ..nhiều khi chỉ là cặn bã của xã hội Mỹ. Những kẻ này khi về VN có thể trở thành tội phạm. Như vậy điều quan trọng là phải tuân theo pháp luật, không phải cứ giơ cái quốc tịch Mỹ ra doạ.

Ở Lybia, cách đây mấy năm, hồi giáo cực đoan tấn công cả vào trụ sở của CIA Mỹ, Mỹ chết cũng có, nhưng Mỹ có phản ứng gì đâu. Như vậy phản ứng hay không phụ thuộc vào quyền lợi của Mỹ thế nào, và Mỹ có vị thế để can thiệp không.
Ở Lybia hiện tại, thì Mỹ không có nhiều lý do để can thiệp, ngược lại sự hỗn loạn (do Mỹ gây ra) lại gây hại cho Mỹ, theo kiểu « gậy ông lại đập lưng ông », vì Lybia đang trở thành căn cứ để hồi giáo cực đoan lan khắp vùng Sa ha ra, cho nên nếu một chính phủ ổn định ở Lybia cũng là điều có lợi cho Mỹ, với điều kiện là chính phủ này có quan hệ tốt với Mỹ. Nhưng vấn đề là , chính các nhóm hồi giáo được Mỹ chống lưng lại là kẻ gây ra tai hoạ, như vậy lực lượng có thể ổn định, khả năng là tay sai Mỹ hơi ít..vậy làm thế nào ?

Để đánh giá tình hình Lybia, cũng nên xét các tác nhân khác nữa ngoài Mỹ. Vì ảnh hưởng của chính trị trong vùng cũng quan trọng không kém.
Ví dụ Ai cập, mặc dù nước này có thể coi là đồng minh của Mỹ, nhưng theo đuôi Mỹ thì không phải. Quan hệ của họ với Mỹ gần gũi hơn quan hệ VN-Mỹ, nhưng không phải là mức độ đồng minh kiểu Israel. Nước này không muốn một nhà nước Lybia hồi giáo cực đoan, vì nó sẽ là sự đe doạ với chính Ai cập. Vì thế nước này ủng hộ tướng Haftar.
Ả rập Sa u đít là một nước theo hồi giáo cực đoan, nhưng hồi giáo cực đoan của họ lại ngược với hồi giáo cực đoan của Quatar. Ngay cả giữa các lực lượng hồi giáo cực đoan, không phải ai cũng giống ai. Ở Trung đông, thì Ả rập Sa u đít lại ủng hộ Ai cập, vì Ai cập là một nước quan trọng trong bàn cờ Trung Đông, nếu Ai cập mà bị Mỹ xiết cổ hoàn toàn, thì Ả rập Sa u đít cũng không thể cân bằng với Israel, và cái thòng lọng của Mỹ vào cổ nước này sẽ còn xiết chặt hơn. Chính vì thế mà nước này cũng ủng hộ tướng Haftar.
Nga là nước tham dự sau cùng. Quan hệ của tướng Haftar với Nga dựa trên truyền thống quan hệ của Lybia với Liên Xô cũ. Phong trào của tướng Haftar có thể hiểu là của những người Lybia đã là nhân sự trước đây của nhà nước Lybia, họ không phải là hồi giáo cực đoan, và phản ứng của họ là phản ứng của người Lybia với sự hỗn loạn mà phương Tây kết hợp với hồi giáo cực đoan gây ra. Tác động của Nga vừa có yếu tố thuận lợi vừa có yếu tố bất lợi cho tướng Haftar. Thuận lợi là Nga có thể cung cấp vũ khí hiện đại, ủng hộ chính trị, nhưng vào thời điểm bây giờ, Nga không có đủ sức để làm như ở Syria. Bất lợi là việc của Lybia sẽ bị biến thái thành một vấn đề xung đột Nga-Phương tây. Ở Syria, ngoài Nga còn có I ran. Và vai trò của I ran cực quan trọng. Ngược lại, cả Ai cập lẫn Ả rập Sa u đít không thể làm như thế ở Lybia.

Pháp là kẻ chủ mưu lớn nhất trong mọi sự lộn xộn ở Lybia. Mỹ đã can thiệp ở đây thông qua Pháp và Anh. Hiện nay, Pháp cũng thất vọng vì không sai khiến được các phe nhóm cực đoan mà mình đã ủng hộ. Còn Anh thì đang dính vào Brexit, cũng như tư duy của nó là global britania, gắn với Mỹ, nhằm vào châu Á là chính nên nó cũng đi giật lùi ở đây.
Pháp rất cần một nước Lybia ổn định, để có môt rào chắn hồi giáo cực đoan thâm nhập vào vùng ảnh hưởng của mình ở Nam Sa ha ra (Mali, Tchad, Trung Phi ..). Phong trào của tướng Haftar đảm bảo được những điều này. Việc Nga ủng hộ ở đây không phải là vấn đề với Pháp, vì trong quá khứ sự hợp tác Liên Xô-Pháp cũng đã từng tồn tại. Đó chính là I rắc. Chính phủ Saddam Hussein (1970-1993) là chính phủ vừa được Pháp và Liên Xô ủng hộ. I rắc trong quá khứ là nước cung cấp dầu chủ yếu cho Pháp, trước khi bị Mỹ chơi cho quả lừa thế kỷ (xúi bẩy đánh I ran, rồi để Mỹ đánh). Như vậy một nước Lybia cung cấp dầu mỏ chính cho Pháp, cộng hưởng ảnh hưởng Nga-Pháp, cũng là một mô hình hấp dẫn với Pháp. Không kể hiện tại, mâu thuẫn Eu-Mỹ cũng căng lên, dù nó không được nói rộng rãi như vấn đề TQ-Mỹ, càng khiến Pháp phải chủ động hơn.

Ý, vốn là nước mẫu quốc thuộc địa cũ ở Lybia. Nhưng Ý luôn bị Pháp nẫng tay trên. Hiện tại Pháp-Ý cũng mâu thuẫn trầm trọng, mặc dù quan hệ hai nước này về truyền thống là rất tốt, như kiểu quan hệ VN-Lào (tất nhiên Ý không phải là Lào, cũng như Pháp không phải là VN). Chính vì thế mà Ý trở thành người ủng hộ phái đối nghịch tướng Haftar kiểu « kẻ thù của kẻ thù là bạn của mình ».
Quatar cũng ủng hộ lực lượng đối lập với tướng Haftar, nhưng đây là vì lý do « đối nghịch với người bạn láng giềng Ả rập Sa u đít ».

Lực lượng ở Tripoli có lợi thế là chính danh, do trước đây được phương Tây ủng hộ. Giống như họ đã ủng hộ nhà nước Cam pu chia dân chủ của Khơ me đỏ ở ONU thời trước . Còn bất lợi vì nó vừa là tay sai vừa vô chính phủ
Lực lượng của tướng Haftar có lợi thế là có kinh nghiệm chính trị, có đế kinh tế, có nhân sự..nhưng nhược điểm của nó .. là do vị trí địa lý của Lybia gây ra. Nước này có vai trò địa chính trị rất quan trọng với EU, vì nó đe doạ sườn phía Nam của NATO, và cũng là sườn Nam của EU. Khoảng cách của nó tới EU cực gần, vũ khí ở đây (ví dụ tên lửa tầm trung) có thể đe doạ trực tiếp trung tâm của EU là Bắc Pháp, Tây Đức, Bắc Ý..
Như vậy nếu tướng Haftar làm sao vừa nhận được viện trợ của Nga, nhưng không biến mình thành con tin chính trị của các bên Nga-EU, Nga-Mỹ ..thì sẽ thành công.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 15 2019, 05:35 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hãy phân tích một chút tình hình xuân thu chiến quốc ở Lybia. Khi Nga đứng về phía tướng Haftar thì Nga sẽ có lợi gì. Điều đầu tiên có thể khẳng định đó là không phải hoàn toàn vì lợi ích kinh tế, vì Lybia là nước xuất khẩu dầu mỏ. Thứ này Nga cũng không thiếu. Tất nhiên một mô hình như với VN về khai thác dầu mỏ cũng là một điều lợi, nhưng riêng nó không thể quyết định hoàn toàn cho việc này. Với tôi thì nó có mấy yếu tố sau.

1- Yếu tố địa chính trị. Lybia nằm về phía Nam Địa Trung Hải, nhưng cũng thuộc về phía Tây của biển này, tức là láng giềng của Tây Âu. Phần này trong thời kỳ chiến tranh lạnh, vẫn được coi là cái bụng mềm của NATO. Bởi khối này chủ yếu tập trung quân đội , hoả lực về phía Tây Đức, theo trục đông tây. Cho đến nay, phần Tây Địa Trung Hải chủ yếu là do hạm đội 6 của Mỹ, và Hải quân Pháp, Ý, Anh thống trị. Anh có căn cứ quân sự ở tiền đồn là đảo Síp, khoá eo biển từ Địa Trung Hải vào Đại tây dương (Gibraltar). Hạm đội 6 của Mỹ đóng ở Ý.Pháp thì có biển địa trung hải. Ý cũng tương tự như vậy, với đảo Sicilia, ngăn Đại trung Hải thành hai khu vực. Đông địa trung hải và Tây Địa trung hải. Lybia nằm chính ở cái bản lề này. Tất nhiên nước có vị thế quan trọng hơn là Tunisia. Nhưng nước này luôn gần cận với Pháp. Như vậy nếu hiện diện được ở Lybia, thì rất có lợi thế đe doạ toàn bộ Tây Âu từ phía Nam.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các hiệp định kiểm soát vũ khí tên lửa tầm trung đã bị Mỹ bỏ, sẽ dẫn tới sự chạy đua vũ trang loại vũ khí này. Tên lửa tâm trung thật ra rất nguy hiểm, vì nó rút ngắn giai đoạn bay tới mục tiêu (từ tính bằng giờ cho các tên lửa tầm xa, trở thành tính bằng phút), khiến đối thủ khó có thời gian chuẩn bị để đánh chặn.

2- Yếu tố « con bài trao đổi ». Quan hệ Nga – phương Tây luôn luôn là quan hệ đối đầu, ngay cả khi nó được che đậy với các mỹ từ lớn nhất. Quan hệ đối đầu này chỉ có thể quyết liệt hay trùng xuống, nhưng bao giờ cũng có. Lúc Liên Xô sụp đổ, những kẻ chủ mưu ở Nga là Elsine và các đại gia « một ngày trở nên giầu », đã hi vọng rằng, khi không còn là chủ nghĩa xã hội nữa, thì phương Tây (Mỹ, EU) sẽ là bạn bè của Nga, và cuộc đối đầu sẽ không còn nữa. Đây là một hi vọng hão, những họ cố bám vào, bởi vì hai điều :
2.1- Họ bị nhiễm quá nặng ảnh hưởng « sức mạnh mềm » của văn hoá Âu-Mỹ, bị loá mắt bởi các giá trị « dân chủ » mà phương Tây đưa ra. Giống như các « chí sĩ » VN hiện tại, tôi muốn nói là những người bản thân là tốt, chứ còn loại « chí sĩ giả cầy » vốn có gốc làm tay sai, thì không nói làm gì.
2.2- Nhưng cái « sức mạnh mềm » của phương Tây nhiều khi cũng chỉ là cái cớ để che mắt thiên hạ thôi, còn bản chất của nó là dựa vào đó, những nhân vật này có thể « xẻ thịt » nền kinh tế Xô Viết, thông qua các thủ thuật tài chính của thị trường tự do được đưa vào Liên Xô, để chiếm đoạt tài sản nhà nước. Trở thành các đại gia « một ngày trở nên giầu » mà thực chất là cướp bóc công sức của hàng triệu triệu người Xô Viết tạo ra từ năm 1917 đến lúc đó. Để « xẻ thịt » thì họ chỉ cần đứng ra làm môi giới, thông qua các tư duy kiểu «tự do », « dân chủ », « kinh tế tư nhân » bán nước bọt đổi lấy chính sách có lợi tư, ..nhưng đằng sau là các giới tài phiệt Anh-Mỹ, Họ đứng tên mua giả mạo, rồi sau đá lại lấy hoa hồng.
Nhưng ngay cả thời điểm đó, thì phương Tây cũng liên tục xâm thực, tạo dựng lực lượng. Thực ra nó rất đúng với tư duy thương mại. Muốn buôn bán trao đổi thì thế lực hai bên phải cân nhau. Không cân, thì thương mại trở thành cướp. Vì cướp là hình thức thương mại đặc biệt mang lại lãi xuất cao nhất.
Sự « vùng lên » của nước Nga hiện tại là vì chính điều này, chứ không phải là đằng sau có một ý thức hệ gì. Bằng cách ủng hộ các lực lượng bị phương Tây kiềm chế, tìm cách tiêu diệt, trong thực tế là để dựng lên những lá chắn cho chính mình, tạo lợi thế trao đổi.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Apr 15 2019, 09:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.225
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.317$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hien tren mang dang dua tin la TBT NPT da qua doi do dot quy, chua thay bao chinh thong trong nuoc hay nuoc ngoai cong bo, khong ro the nao. Neu la su thuc thi rat dang tiec

Hien nay, tuong Haftar o Lybia khong phai la nguoi cua Nga, ban than ong ta va My cung da tung loi dung nhau de lat do Gadafi, nhung bay gio thi tuong Haftar tim cach tach ra khoi My, va muon xay dung lai 1 dat nuoc Lybia. Nhung khong ro co che the nao, neu chi dua vao 1 minh ong ta nhu Gaddafi thi khong lau ben duoc


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 15 2019, 10:29 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở An giê ri và ở Su đăng vừa có biến đổi chính trị. Ở cả hai nơi, tổng thống đương chức phải từ chức. Nhưng sự việc ở hai nơi này, bản chất vừa khác nhau vừa giống nhau. Khác nhau là chính.
Ở An giê ri, tổng thống Butefika phải từ chức, nhưng ông này thực ra chỉ còn là bù nhìn. Vì từ khi bị tai biến mạch máu não, từ năm 2012, hay 2013 gì đó, thì ông chỉ còn là con bù nhìn rơm cho một nhóm chính trị gia khác thao túng. Nhóm chính trị gia này là ai, tôi không biết được, vì quan hệ Pháp-An Giê ri rất là kịch tính, « passionable », cho nên thông tin không thể chuẩn được. Khi sự việc xẩy ra, thì media Pháp đã lập tức mời một đống « chuyên gia » về An giê ri, « trí sĩ » An giê ri lên sân khấu (tức là trên đài truyền hình hay radio), nên thông tin càng hỗn loạn, chủ yếu là nói theo chiều tuyên truyền của Pháp.
Nhưng người ta có thể hiểu là sau sự việc này có quân đội An giê ri. Quân đội An giê ri luôn giữ vai trò quan trọng trong chính trị An giê ri đương đại. Tại sao lại thế ? bởi cuộc chiến tranh giành độc lập của người An giê ri là một cuộc đấu tranh vũ trang khốc liệt chống Pháp vào thập niên 60. Sự khốc liệt này vượt những gì xẩy ra trong kháng chiến chống Pháp ở VN. Có tới 3 triệu người An giê ri bị chết (trên tổng số khoảng 20 triệu dân lúc đó), và ngược lại cũng có tới 1 triệu người Pháp sống ở An giê ri bị đuổi đi. Bởi vì An giê ri là thuộc địa di cư của người Pháp. Cuộc kháng chiến này là do những lực lượng dân tộc chủ nghĩa tiến hành, vì thế cũng như ở Ai cập hay Lybia, về mặt ý thức hệ nó giao động từ tả qua hữu, tuỳ theo thời điểm. Điều này rất rõ rệt ở Ai cập, ở An giê ri thì mờ nhạt hơn. Cũng như mọi nước đang phát triển khác, ở An giê ri cũng như VN không có một giai cấp tư sản rõ rệt, giai cấp tư sản rõ nhất thì là thực dân đã bị đuổi đi rồi. Vì thế quân đội trở thành lực lượng chính trị chính, nhưng quân đội cũng không thể là một đảng chính trị được, nên nó lại có một ảo ảnh « đa nguyên đa đảng » để quân đội giật dây. Nhưng sau các đảng là ai ?
Vì không có cái đế kinh tế như một nước tư bản phát triển, nên cái ảo ảnh đa đảng này được phân chia theo ..tôn giáo. Vì lực lượng kháng chiến chống Pháp cũ, là cái gốc của chính trường An giê ri hiện tại, có xu hướng xã hội chủ nghĩa, tức là « Âu hoá », nó bị cạnh tranh bởi hồi giáo chính trị. Ở An giê ri, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, An giê ri lập tức chuyển thành đa đảng (hơi giống bối cảnh của Miến Điện ở ĐNA cùng thời), lý do tại sao thì cho tới nay tôi cũng không hiểu. Và ngay trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên của cái hệ « đa đảng » này, thì hồi giáo cực đoan đã chiến thắng. Và từ đó đã dẫn tới cuộc chiến tranh kéo dài hơn 10 năm ở đây, giữa Hồi giáo chính trị một bên, và bên kia là quân đội (tức là cả hệ thống chính trị đương đại).
Chính ông Butefika, là một người đã tham gia kháng chiến, đã từng làm bộ trưởng ngoại giao thời đầu thành lập nhà nước, nhưng sau đó « thất sủng » vì không cùng cánh với ông Bô mê điêng, người nắm quyền thời kỳ 70,80, nên không tham gia vào chính trường nước này trong suốt hai thập niên này, đã có công là giải quyết được cuộc chiến tương tàn này bằng một giải pháp chính trị (giống như ông Hun Sen với Khơ me đỏ). Và cũng chính vì thế mà ông ta liên tục nắm quyền, dù vào giai đoạn cuối thì lý do có nhiều phần là hệ thống chính trị ở nước này không thoả thuận được với nhau, và quân đội cũng không thể xông ra nắm quyền trực tiếp được ..vì là quân đội.
Như vậy do không có một hệ thống chính trị (bởi đa nguyên đa đảng ở tình trạng này thì không khác gì một hệ thống chính trị ảo, do không có đế kinh tế tương đồng) để khoác lên cái nhà nước thâm sâu, tức là các hệ thống vũ trang, an ninh.. của nhà nước. An giê ri như vậy « trần trụi ».
Báo Pháp hiện nay đang reo mừng, nhưng lại lo sợ. Bởi vì đây là cơ hội cho các « trí sĩ » của Pháp đục nước béo cò, với những lời « có cánh », nhưng cái bóng đen của Hồi giáo phủ lên còn to hơn, mà nếu là Hồi giáo ..nó đang lừa thì sao. Bời vì như thế thì khác gì « tránh vỏ dưa hặp vỏ dừa » (vỏ dưa còn mềm hơn vỏ dừa).
.
@ltbk,
Ít khi tôi tin vào tin mạng. Mà một đất nước không bao giờ chỉ trông vào một người. Nó luôn là một hệ thống.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 15 2019, 11:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@LTBK,
Một nhà nước không bao giờ chỉ trông chờ vào một người, nó luôn là một hệ thống. Thấy LTBK viết thế, tôi cũng tò mò tra trên mạng thử. Thì thấy toàn là site của lề trái, nên cũng chỉ nhìn cái title của nó trên chú gúc rồi đi, vì khả năng trung thực của nó rất yếu. Trước đây cũng có lúc rộ lên tin ông bộ trưởng quốc phòng cũ Phùng Quang Thanh bị bắn chết ở Pháp, lại dẫn cả tin là hãng tin Đức đưa đường hoàng, sự việc như thế nào thì đã rõ. Ngược lại đúng là tin chủ tịch nước bị bệnh, thì mạng đã nói từ trước.
Chính vì thế mà tôi rất thích sự tiếp cận theo lịch sử, duy vật lịch sử, vì cách tiếp cận này giúp người ta loại bỏ gần hết tin đồn, tin giả vớ vẩn. Bởi nói dối lịch sử khó hơn.

Nói về Su đăng. Việc tổng thống Su đăng bị lật đổ, thì tôi lại ngạc nhiên là tại sao câu chuyện không xẩy ra sớm hơn. Bởi chính sách của ông đã thất bại từ lâu. Phải ngược lại lịch sử một chút. Su đăng là nước đầu tiên trên thế giới có chính phủ Hồi giáo độc lập sau I ran. Nhưng vì nước châu Phi này khá kín tiếng, nên nó không lên trang nhất của báo chí « cộng đồng quốc tế » (tức là phương Tây).
Nước này có chính quyền Hồi giáo không phải không có lý do, vì Su đăng là một nước rất rộng lớn đa dạng. Đa dạng cả về địa lý, lẫn con người. Về truyền thống nó là một nước Hồi giáo, nhưng ở phái Nam, có cả một vùng rộng lớn (còn lớn hơn diện tích VN) lại theo đạo Thiên chúa, và là người da đen. Nhưng người da đen cũng có rất nhiều bộ lạc khác nhau. Chính vì thế mà đã có một cuộc chiến tranh du kích ở miền Nam nước này bắt đầu từ những năm 1950. Sở dĩ có điều đó, vì nếu Su đăng là một nước đã tồn tại trong lịch sử, thì biên giới Su đăng hiện tại là hệ quả của hệ thống thuộc địa thực dân Anh. Mà biên giới thuộc địa, bao giờ cũng tiềm ẩn những xung đột tiềm năng, do chính sách chia để trị để lại.
Tổng thống Su đăng lên năm quyền vào thập niên 80, được cả quân đội và hồi giáo ủng hộ (ngược với những gì xẩy ra ở An giê ri), vì họ đã thấy hồi giáo là cách tốt nhất để nhất thống. Nhưng điều này đã không xẩy ra. Ngược lại chiến tranh ở miền Nam Su đăng kéo dài. Nhưng nhóm du kích da đen ở đây được sự ủng hộ cuả các nhà thờ tin lành Mỹ. Vấn đề càng lớn hơn, khi Su đăng là bạn hàng của TQ, và được TQ đỡ đầu về chính trị. Nước này cũng xuất khẩu dầu mỏ, và TQ cũng là bạn hàng lớn. Chẳng những có cuộc chiến miền Nam này mà còn có cả cuộc chiến ở miền Tây, tức là vùng Đác phua. Ở đây cũng là xung đột sắc tộc, nhưng lại là giữa người Su đăng gốc Ả rập, du canh du cư, với người da đen, sinh sống bằng nông nghiệp.

Nếu Su đăng giải quyết được vấn đề Đắc phua, thì không ngăn cản được Nam Su đăng độc lập. Nhưng nước này từ khi độc lập không khi nào ngừng đánh lẫn nhau. Như vậy thực ra ngôi sao chính trị của tổng thống Su đăng đã đi xuống từ trước. Vì ông ta không ngăn cản được, không giải quyết được vấn đề chính trị đặt ra.

Ông này cũng bị phương Tây ra trát truy nã, nếu ra nước ngoài có thể bị bắt, do bị buộc tội thảm sát ở Đác Phua.
Như vậy câu chuyện ở Su đăng khác hoàn toàn vấn đề An giê ri. Sự giống nhau có lẽ chỉ là về vai trò của quân đội mà thôi. Ở An giê ri, chuyện lằn nhằng là do hệ thống chính trị nhập cảng gây ra. Ở Su đăng thì lại ngược lại, đó là tác động bên ngoài kích kéo, khai thác mâu thuẫn sắc tộc, mầu da, tôn giáo mà ra, rồi tác động vào


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Apr 16 2019, 11:59 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhân tiện các bác ở Pháp bàn chuyện nhà thờ cháy đi. Nếu sau này khôi phục thì liệu có còn được như xưa?

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi root: Apr 16 2019, 04:16 PM

Ảnh minh họa đính kèm
Tệp ảnh đính kèm


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 16 2019, 05:42 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Thì cũng như mọi người, lúc đi làm về, bật tivi lên thì thấy tin nhà thờ Đức Bà cháy. Nhưng không phải ngày nào tôi cung qua khu này, vì nó không nằm trên đường đi làm, nên cũng chỉ biết qua tivi vậy thôi.
Thật là một chuyện lãng nhách. Nhà thờ Đức Bà trải qua hai cuộc đại chiến thế giới, tồn tại từ thế kỷ XIV không sao cả, thì giờ, theo tin chính thức do sơ ý trong lúc tu sửa mái nhà mà để xẩy ra hoả hoạn.
Đám cháy bắt đầu lúc 19h30 và kết thúc vào lúc nửa đêm, toàn bộ mái nhà thờ sụp. Nhưng may không có người nào bị tai nạn, cũng như không có sự cháy lây lan. Điều đáng ngạc nhiên là lính cứu hoả không có dụng cụ đặc biệt gì cả, ví dụ cần cẩu thật cao. Nhìn trên truyền hình, thấy vòi nước chĩa ngang tầm, còn thấp hơn tháp chuông.. khiến tự mình cảm thấy sự bất lực của con người.
Do nằm trong khu vực đông dân cư, trung tâm thành phố, nên người ta không thể dùng kỹ thuật dập lưả kiểu cháy rừng được (ví dụ dùng máy bay dội nước).
Cũng không biết người ta có cứu được hết các tác phẩm nghệ thuật trong nhà thờ không. Chủ yếu là những tranh sơn dầu.
Để xây lại như nguyên bản nhà thờ thì không khó, vì Pháp cũng như các nước phương Tây khác lưu trữ tài liệu rất đầy đủ, có điều cái người ta muốn là giữ được original. Điều này ngược hoàn toàn với tư duy phục cổ ở VN. Trước đây, khi đi qua Bến Tre, vào thăm ngôi chùa Khơ Me bị ông Trầm Bê tìm cách chiếm đoạt, đúng lúc đang sửa, thấy sửa chữa gì mà vứt hết những tấm phù điêu hàng trăm năm tuổi đi bằng gỗ, để đổ bê tông, rồi ghi tên tuổi gia đình nhà mình lên, biến nhà chùa thành hầm mộ, thấy cực xót.. Nhưng hiện tượng này là phổ biến.
Nhà thờ Đức Bà được sửa lần cuối cùng là vào thế kỷ 18, do một kiến trúc sư nổi tiếng lúc đó Violette le Duc thực hiện, tên ông này còn được đưa vào làm tên phố của các phố hình thành vào thế kỷ XIX ở Pháp ở một số thành phố ngoại vi Paris. Lần sửa chữa ấy, ông ấy đã phục chế cái tháp gỗ vốn có trong nguyên bản của nhà thờ này. Như vậy vấn đề xây lại cái mái nhà thờ không khó, nhưng xây theo phiên bản nào có thể là sự tranh cãi, vì tồn tại cả 700 năm, nhà thờ đã được thêm thắt nhiều lần.
Nếu ai đã tới thăm nhà thờ này, thì thấy bên ngoài nó có rất nhiều bức tường ghép vào, chứ không có hình khối vuông vắn như các nhà thờ khác. Nguyên nhân là vào khởi điểm, xây tường cao thế sẽ bị đổ, và cách giải quyết duy nhất là áp các bức tường chống vào bên ngoài.
Việc cháy này tất nhiên là làm cả nước Pháp bàng hoàng, và tất nhiên sẽ có không ít tin đồn trên mạng, giống như khi con rùa vàng ở Hồ gươm chết (hay chuyện bác Trọng), vì Nhà thờ Đức bà có một biểu tượng rất lớn với người Pháp, nước Pháp. Nếu họ là người theo đạo cơ đốc, thì việc này càng có tác động tâm lý, tâm linh mạnh.
Ví dụ, đám cháy này xẩy ra vào tuần lễ thánh, theo đạo Cơ đốc là tuần lễ « renouveau » (renew) của năm, giống như là cảm nhận năm mới ở VN, tất nhiên không thể mang tới điều lành. Ở một nước mà ám ảnh hồi giáo cực đoan rất lớn, sự lo sợ mất nguồn gốc rất lớn, thì việc coi đám cháy này là có nguyên nhân tội phạm.. từ đó dẫn tới tâm lý « âm mưu » cũng rất lớn, mặc dù người Pháp bình thường là duy lý (cartesian).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Apr 17 2019, 06:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 6.994
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.792$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@root,
Hôm qua tôi có nói là đồ quý trong nhà thờ là những tranh sơn dầu, nhưng hoá ra nó còn có những thứ khác nữa, báo nói mới biết, vì có khi họ cất đi, mình không nhìn thấy. Hay là không để ý. Có mấy thứ buồn cười nên tán phét thêm ở đây. Đó là vòng dây gai quấn đầu của vua LUIS, một ông vua đã tham gia thập tự chinh. Một thứ thú vị nữa là cái đinh được dùng để đóng vào chân Chúa Giê Xu khi ngài bị treo lên thánh giá. Tất nhiên không nói thì ta cũng biết đây là đồ Fake. Vì lấy đâu ra cái đinh bằng vàng thật như thế. Từ đây có một vấn đề rất thú vị là các « relique » thường được để trong các nhà thờ cơ đốc giáo. Relique có cái gì đó giống như Xá lợi của chùa phật. Thường là một phần xương thịt của một vị thánh nào đó, hay một thầy tu nổi tiếng, được để khô, rồi bọc bằng vàng, gắn đá quý.. trở thành bảo bối của một nhà thờ. Cũng có thể là cái đính đóng lên chân chúa (như ở nhà thờ Đức Bà), hay giọt máu của chúa để trong cái lọ cứ đến đúng ngày thì tự nhiên lại hoá lỏng (cái này là ở Ý), hay cái khăn vải được tương truyền là vải liệm thân chúa Giê Xu lúc mang từ trên thánh giá xuống.
Hiện nay, các nhà sử học đều đánh giá rằng tục này, đạo cơ đốc học từ Phật giáo. Ở trong phật giáo chính là xã lợi (tức là phần xương thịt còn, sau khi hoả thiêu của nhà sư, thường thì là cái răng, vì đây là phần cứng nhất của bộ xương. Nếu thiêu bằng gỗ củi thì còn, còn tất nhiên nếu thiêu bằng lò điện như bây giờ, thì chỉ có tro, mà không còn xá lợi, vì nhiệt độ cao hơn). Xá lợi, hoặc một thứ gì đó tương truyền của Phật Thích Ca (thường là cái răng, hay sợi tóc) cũng được dùng để « đánh dấu nơi linh thiêng » trong đạo Phật nguyên thuỷ, vì dụ các bảo tháp ở Miến Điện, Thái lan,..thường nơi nào cũng có. Nhưng ở trong đạo Phật Đại thừa như ở VN thì không có, vì sự linh thiêng đã nằm ở địa điểm đất, cũng như Đại Thừa thờ Bồ tát, và các phật mà độ trìu tượng cao hơn, không phải là hoá thân như phật Thích Ca, ví dụ Phật A di đà, nên không cần. Các nhà sư cũng được chôn ngay trong vườn chùa, đấy cũng là một sự linh thiêng. Chùa Trấn Quốc chẳng hạn, Vườn chùa chật đầy các tháp mộ này, nhưng khách du lịch Tây lại tưởng đó là kiến trúc của chùa. Thật ra không phải.
Vấn đề là cái « relique » kiểu như « cái đinh đóng chân chúa » của nhà thờ Đức Bà có ý nghiã gì ? tại sao người ta lại cần nó như bảo bối ?
Vào thời điểm xây dựng nó, tức là cách đây 8 thế kỷ, thì người ta tin rằng đấy là đồ thật, nhưng ngay cả về sau, khi điều này không còn đúng về khoa học nữa, thì sao nó vẫn được coi là « bảo bối ». Không phải vì nó chỉ là cục vàng (nếu đổi ra tiền thì giỏi lắm được mấy ngà euro tính giá vàng ròng), nhưng quan trọng nó là cái « chứng chỉ của sự linh thiêng ». Nó là cái garantie cho sự linh thiêng của nhà thờ. Giống như một dạng bằng cấp về tâm linh vậy. Như vậy nó là một dạng Marketting « mê tín » ..
Còn tất nhiên đối với một người như tôi, thì sự linh thiêng của nó ở chỗ cổ kính, có giá trị lịch sử. Vào thời điểm xây dựng, Nhà thờ Đức Bà, và hàng loạt các nhà thờ nữa được xây ở Tây Bắc Pháp (Amiens, Bouvais, Rouen, Reims..) tức là trong vực địa lý từ Paris lên tới biên giới Bỉ.. đều là đỉnh cao của kỹ thuật, có thể coi là dạng Building đương thời. Và có lẽ chính nhờ những công trình này, mà kỹ thuật xây dựng Gô tích ở Pháp được nâng cấp, tạo ra công ăn việc làm cho các phường hội : đẽo đá, rèn, làm thuỷ tinh..
Sự phát triển của các nhà thờ lớn này, mà nhà thờ Đức Bà là một ví dụ, đã làm cho nước Pháp tiến bộ về kỹ thuật, văn hoá, phát triển kinh tế.. Đây có lẽ là điều các « chí sĩ » VN nên suy nghĩ trước nhưng công trình phật giáo đang được xây dựng ở VN, hay đã được xây, như Bái Đính, Ba Vàng, hay ngôi chùa mới ở Hà Nam..trước khi tuôn ra những lời có cánh đạo đức kiểu « phật chỉ cần tại Tâm » (đây thức ra chỉ là điều kiện cần nhưng không đủ), hay « kinh doanh Tâm linh là không được », « tiêu phí tiền của của dân ».. Tất nhiên câu chuyện này tôi sẽ phân tích tiếp ở phần chủ đề « 50K », nhưng tiện tay thì cũng viết ở đây.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC