Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 17 18 19 20 21 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Jan 23 2018, 09:23 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #181

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việt nam vào chung kết bóng đá châu Á, điều này thật thú vị và đúng lúc, giúp người ta nhìn cuộc sống positif hơn. Dù chỉ là một môn thể thao, nhưng bóng đá tác động rất nhiều tới tâm lý xã hội, vì là một môn thể thao phổ cập, đại chúng nhất. Bởi trong kinh tế thị trường, các quyết định kinh tế không phải là tập chung mà là cá nhân, nên tâm lý xã hội tốt cũng có tác dụng tăng trưởng kinh tế ngoài vấn đề thể thao, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý từng người.
Nhiều nhà nghiên cứu xã hội (sociologie), đã coi bóng đá (hay một môn thể thao đại chúng kiểu bóng bầu dục, đấu vật sumo, ..) như một loại tôn giáo mới, mà sân vận động là nhà thờ, cầu thủ là sư sãi.
Về bóng đá, thực ra VN cũng có truyền thống (tôi muốn nói là ngoài Bắc, chứ trong Nam thì không rõ), vào thời điểm những năm 70, tên tuổi các đội bóng như Thể công, công an Hà nội rất quen thuộc với mọi người, cũng như các cuộc tường thuật bóng đá trên đài (thời chưa có TV). Đến thời mở cửa, nó mới bị sa sút đi, rồi bây giờ lại hồi phục lại. Tất nhiên bóng đá thời trước chỉ có tính địa phương. Nếu có đấu giao hữu quốc tế với TQ, Triều tiên, hay một nước cộng hoà của Liên Xô thì đã là một điều đặc biệt hiếm có.
Nhìn một rừng cờ đỏ sao vàng với câu khẩu hiệu "VN vô địch" thật là một cảm giác khó tả.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 24 2018, 06:32 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #182

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hôm qua vừa thấy NHK Nhật đăng tin hiệp định CPTPP (tức là TPP cũ thiếu Mỹ) sẽ được ký vào tháng ba tới. Hôm nay thấy báo VN cũng đăng.Đây là môt tin cực kỳ tốt lành, cho nên đáng lẽ định viết một tí về phi vụ Đinh La Thăng, tôi lại viết về tin này trước.
Hiệp định này bị trục trặc, khi không ký được vào tháng 11 năm ngoái vào dịp APEC ở VN, do mâu thuẫn Nhật-Canada. Bây giờ đã khắc phục được. Với tôi hiệp định này còn tốt hơn hiệp định TPP ban đầu, vì nó vừa hiện đại, vừa không bị khống chế bởi một nước quá lớn, là nước Mỹ. Sau này giả dụ Mỹ cũng tham gia, thì Mỹ cũng không thể gây sức ép để biến đổi nó quá lớn vì cái khung đã có sẵn.
Với VN hiêp định này nếu được kỹ kết sẽ giúp VN có cái cánh thứ hai, có đủ hai cánh để bay cao bay xa. Cánh đầu tiên là hiệp định thương mại tự do ký với khối Á-Âu của Nga. Cánh này được chắp, cũng nói lên tầm quan trọng và sự lên ngôi của Nhật bản cũng như thị trường châu Á nằm ngoài những thị trường khủng kiểu TQ, Mỹ. Sự ra đời của CPTPP có lẽ sẽ quan trọng như sự ra đời của EU, có tác dụng cấu trúc thị trường toàn cầu thành những khối lớn bao gồm : TQ, Mỹ, EU, Ấn độ, ASEAN, CPTPP, liên minh Á-Âu của Nga. Khả năng ASEAN cạnh tranh nổi với Mỹ, TQ, EU là không thể, vì trình độ các nước trong khu vực chỉ là nơi nhận đầu tư vào thời điểm này. Ấn độ hay TQ và Mỹ thì đủ lớn để là một thị trường độc lập. Còn lại ba nhóm CPTPP, Á-Âu, EU. Khối Á-Âu có đặc điểm là độc lập về trao đổi kinh tế với Mỹ (không sản xuất cho Mỹ), nhưng vẫn phụ thuộc vào tài chính thế giới do Mỹ cầm đầu đến thời điểm này. EU thì phụ thuộc vào Mỹ về quân sự, chính trị, nhưng đủ lớn để là một thị trường liên minh độc lập. Cái yếu của EU là không có tiềm năng về sức lao động và tiêu thụ, vì sự già cỗi của dân số. TQ thì độc lập về chính trị quân sự, nhưng lại sản xuất cho Mỹ. Còn CPTPP là những nước mà thị trường TQ và Mỹ đều là thị trường quan trọng, nhưng CPTPP có tiềm năng để trở thành một thị trường cho chính nó, chứ không phải chỉ là trạm trung chuyển để sản xuất và xuất khẩu. Về chính trị hiện tại nhưng quốc gia chủ yếu (Nhật, Úc) phụ thuộc vào Mỹ về quân sự và chính trị. Nhưng đây không phải là yếu điểm khủng khiếp, trong khi có những nước như VN độc lập về chính trị quân sự trong khối.
CPTPP có đủ tiềm năng để độc lập về kinh tế, công nghệ, tài chính và từ đó mà dẫn tới sự cân bằng hơn về chính trị, quân sự.
CPTPP chứng tỏ sự lên hương của Nhật. Và điều cách đây 30 năm, lúc Nhật muốn thành lập một khối kinh tế của mình (với cái loa của Malaysia) không thành công, bây giờ đã sắp trở thành hiện thực. Nhưng sự lên hương này phải có sự hợp tác với VN, Úc mới làm được. Trong đó vai trò của VN sẽ tăng lên, do tiềm năng kinh tế về sức lao động, về thị trường, vị trí địa lý thuận lợi, sự độc lập về chính trị (VN không bị khoá trong những liên minh quân sự với nước ngoài khi so sanh với Nhật, Úc, Canada, Tân tây lan, Singapure..). Liên minh với Nhật Úc Cana da về mặt kinh tế để trở thành hạt nhân của khối là điều VN hoàn toàn có thể làm được ( công nghệ Nhật, tài chính Nhật. Tài nguyên Canada-Úc (và cả công nghệ lẫn sự hiểu biết khối Anglo-Saxon) , sức lao động VN). Tất nhiên sức lao động chỉ là điểm khởi đầu.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 25 2018, 10:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #183

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tuần vừa rồi cũng có nhiều chuyện, từ Vn đến thế giới rất thú vị. Chuyện thế giới có thể nói tới bán đảo Triều tiên, rồi các phi vụ báo động giả ở Hawai, ở Nhật, được coi là nhầm, nhưng người ta cũng có thể hiểu đó là chuyện cố ý nhằm tạo dựng dư luận ở Nhật, ở Mỹ để gây sức ép lên cuộc họp liên Triều tiên, nhằm tránh chuyện Hàn quốc bị ..tuột dây trói. Việc 20 nước họp nhau ở Van cu vơ cũng là trong quá trình đó. Nhưng câu chuyện thú vị nhất có lẽ vẫn là những gì xẩy ra ở VN, với vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh.
Với chuyện Đinh la Thăng xin về làm con ma chết ở nhà, rồi Trinh Xuân Thanh « cháu xin lỗi bác Trọng », đã khiến người ta thấy giữa câu chuyện hài hước kiểu truyện cười quốc gia (không phải là chuyện cười dân gian) và sự nghiêm túc của toà án, biên giới của nó không xa trong tâm lý dư luận. Và nếu câu chuyện được chuyển thành truyện cười quốc gia do cách đưa tin tường thuật, thì bài học của vụ án sẽ không đạt được, đó là tiếng chuông cảnh tỉnh với những người làm công tác quản lý nhà nước, mà sẽ chuyển thành chuyện đấu đá nội bộ nhưng dùng toà án làm công cụ. Một thứ trò cười.
Nhưng lời phát biểu cuối cùng của ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh cũng hướng tới những điều này. Khi Trịnh Xuân Thanh nói « xin lỗi bác Trọng », thì điều đó chứng tỏ là trong nhận thức của anh ta, anh ta vẫn thấy nguyên nhân vì không ở trong « phe ông Trọng » nên bị đánh, chứ không phải vì anh ta sai phạm. Và như thế khác nào bảo toà án là bù nhìn. Khi ông Đinh La Thăng « nhận lỗi hết », nhưng lỗi ấy là gì thì đó lại là do « quá hăng hái thúc ép công việc », khiến người ta lại thấy rằng tội đấy đâu phải là tội. Và cái cảm nhận tòa án là cái bung xung để các phe phái loại nhau trong tâm lý người theo dõi càng lớn hơn. Tất nhiên người ta không thể trông đợi các nhân vật bị xử án tự nhận sai lầm. Điều này hầu như không thể. Nhưng để cái tâm lý ấy lan ra dư luận, vì đăng tải vụ án kiểu lá cải thì là điều không nên.
Mấy ngày đầu, khi các lời biện luận của vụ án được đăng tải, cảm nhận của tôi khi đọc là cả cách buộc tội lẫn biện luận của luật sư có điều gì đó rất a ma tơ, không chuyên nghiệp. Tất nhiên tôi cũng hiểu là với một vụ án kinh tế, thì việc phân tích được tội trạng hay biện luận là điều không dễ tí nào, vì có rất nhiều cơ chế kinh tế, một người bình thường khó có kiến thức để nhận biết. Nhưng có những điều rất buồn cười. Ví dụ khi luật sư nói rằng « Việc chỉ định thầu cho PVC dựa theo việc PVN đã thành công trong những công trình khác như đạm điện Cà mau, hay xây dàn khoan nổi », rồi « PVC chưa bao giờ làm, không có nghĩa là không thể làm được », thực ra là một sự nguỵ biện tồi, bởi vì muốn điều này đúng thì phải chứng minh được là quá trình chỉ định thầu với PVC giống như các quá trình đã được thi hành với các công trình thành công. Điều đó giống như việc phân công một bác sĩ mổ tim, rồi so sánh hai người được phân công, một người là bác sĩ mổ tim thật, có học dù chưa có kinh nghiệm, và một ..bác sĩ thú ý cũng không có kinh nghiệm. Rồi lải nhải nói rằng tôi phân công bác sĩ cả đấy chứ, thì là nguỵ biện.
Những điều tôi viết ở trên là viết từ tuần trước, khi vụ án mới khởi đầu. Nhưng sau đó bận không có thời gian để viết tiếp. Bây giờ vụ án đã khép lại, trước khi có thể những vụ khác mở ra, thì có nhận xét là, cuối cùng báo chí cũng vượt ra được cái phần « lá cải », và cũng có những bài nghiêm túc hơn. Nhưng từ vụ Đinh La Thăng người ta rút ra được bài học gì. Thì điều này có lẽ báo chí chưa nói được.
Với vụ án Đinh la Thăng, có lẽ người ta nên rút ra một số bài học. Tôi điểm ra đây theo nhận xét của tôi.
1- Phải hoàn toàn từ bỏ kiểu chỉ đạo kinh tế kiểu « vua con », « mệnh lệnh ». Cách quản lý ở VN vốn có truyền thống hành chính từ trước tới nay, và nó còn có tính chất « tập trung dân chủ ». Nhưng « tập trung dân chủ » chỉ có thể hoạt động tốt, khi các cơ chế như chi bộ, công đoàn ..được tôn trọng và hoạt động tốt. Thời bao cấp, do không cần có tư duy kinh tế « lời lãi », việc chỉ đạo kiểu này phát huy được tác dụng, nhưng trong hoạt động kinh tế thị trường, các cơ chế này nhiều khi làm chậm quyết định, khiến nẩy sinh việc tập trung quyền lực vào một nhân vật lãnh đạo, người được coi là mang lại việc làm cơm áo. Sự tập trung này đã khiến mỗi cơ sở sản xuất trở thành một lãnh địa, người đứng đầu là vua con, có quyền sinh quyền sát. Với các địa phương, thì tình trạng này trở thành cát cứ. Dẫn tới chuyện « trên nóng, dưới lạnh », « trên có quyết sách, dưới có đối sách ». Rồi từ đó ông nào cũng đòi « quyền hạn » để hoành hành ăn bổng ăn lộc, nhưng trách nhiệm thì lờ tịt đi.
Ở VN chuyện này còn trở nên nghiệm trọng hơn, vì không có cơ chế kiểm tra ,cho đến gần đây, trước khi uỷ bản kiểm tra trung ương của Đảng được thiết lập lại. Đảng trở thành bệ phóng để lên chức, nhưng có chức rồi thì không ai làm gì được nữa, ngoại trừ hết nhiệm kỳ. Cũng may mà điều này còn tồn tại. Không có cơ chế kiểm tra để hạ bệ, thì không ai dám đấu tranh, chi bộ, công đoàn vì thế mà tê liệt, vì ..đấu tranh thì tránh đâu.
Ông Đinh la Thăng có lẽ là điển hình của cái kiểu « vua con », « mệnh lệnh » này. Vì thế tôi cực kỳ ngạc nhiên, như đã từng nói, khi ông ta làm bộ trưởng bộ giao thông vận tải, có thể ra quyết định đổi giờ làm việc của Hà nội, mà không ai có thể phản bác, trong khi biện pháp thì sai rành rành. Với cái kiểu quyết định liều, lấy hiệu ứng « show diễn làm trò » để lấy dư luận như thế, thì làm cái gì mà chẳng chết. giống như thứ trâu trắng, đi đến đâu mất mùa đến đấy. Mà cũng không hiểu tại sao, ông ta giống như con chuột, toàn sa vào chĩnh gạo ngon, từ PVN đến thành phố Hồ chí Minh. May mà vào thành phố này, chưa làm tổn hại gì thì đã bay, chứ không thì hậu quả sẽ lớn đến mức nào. Vì vai trò của Thành phố HCM rất quan trọng với VN, từ chính trị đến kinh tế.
Cái kiểu lãnh đạo show diễn làm trò, đánh vào tâm lý dư luận để leo lên, rồi hậu quả người khác phải giải quyết, là điều phải từ bỏ trong việc đánh giá cán bộ, nhân viên. Thực ra thì dư luận cũng chưa chắc đã nhầm về những người như ông Thăng. Vì thế mới có cái câu ngạn ngữ mới « hung hăng như Đinh la Thăng », chứ có ai nói « thông minh như Đinh la Thăng », hay « tài năng như Đinh la Thăng » đâu (dù cả ba câu đề có ..bắt vần nên về giá trị ngôn ngữ thì hoàn toàn giống nhau).
2- Điều đáng tiếc nhất là có nhiều nhân vật phải chết theo Đinh La Thăng, vì khi làm việc, họ ở vị trí « trên đe dưới búa ». Trong một công ty, người ta có thể chia nhân viên ra làm 4 loại.
a) Lãnh đạo b)người làm cho công ti chạy, hoạt động c)loại phá hoại d) loại sáng cắp ô đi tối cắp về.
Lớp người tôi nói tới ở đây là nhóm (b), là những người có kiến thức, có chuyên môn, trong một hình thức kinh tế thị trường, dù là hãng tư hay công, không có lớp người này thì không có công ty. Loại phá hoại là dạng như Trịnh Xuân Thanh, Dương chí Dũng. Nhiều khi là « con nhà nòi », nhưng chỉ có tài năng đập phá.
Lớp người « trên đe dưới búa » kia là những người làm cho công ti hoạt động, nhưng trên thì phải chiều kiểu lãnh đạo như Đinh La Thăng, dưới thì phải né dạng Trinh Xuân Thanh. Họ không thể không nghe lời « lãnh đạo » dù biết là ngu dốt. Vậy cửa thoát của họ ở đâu. Tức là phải có cơ chế, để khi lãnh đạo kiểu Đinh la Thăng ra lệnh, họ có thể phản bác, không nghe lời. Cái cơ chế đó chính là luật, và quan trọng hơn là cơ chế độc lập để họ có thể phản ánh mà không bị rơi vào thế « đấu tranh tránh đâu ». Vậy uỷ ban kiểm tra trung ương có phải là cái cửa để làm việc đó không ?


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 26 2018, 10:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #184

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi viết tiếp ở đây cho phần ở trên, để giải thích rõ thêm cái cơ chế theo luật đó thế nào. Hãy lấy một ví dụ nước ngoài, đó là vụ Oa tơ ghết ở Mỹ khiến Nixon phải từ chức. Nixon là một tổng thống rất giỏi của Mỹ, những gì ông ta và ê kíp của ông ta làm từ việc chơi với TQ, rồi cải cách hệ thống tiền tệ thế giới, đã đẩy sức mạnh của Mỹ theo một chiều hướng mới, mà ảnh hưởng còn tới bây giờ. Tất nhiên Nixon đối với người VN lại hiện ra với một bộ mặt hiểm độc, nhưng với người Mỹ, nước Mỹ thì không phải như thế, và như tôi đã nói, lịch sử không có đánh giá khách quan kiểu toán lý hoá mà có chiều, dù media phương tây hiện nay liên tục cố gắng tuyên truyền cái nhận thức theo chiều của họ là khách quan.
Nixon đã bị buộc phải từ chức với vụ oa tơ ghết, để nước Mỹ đưa hai nhân vật khác mà tài năng kém hẳn lên nắm quyền đó là Gerald Ford và Jimmy Cater. Trong đó Jimmy Cater thắng cử chỉ vì đạo đức hơn, còn Ford thì chỉ vì là phó tổng thống thay chức Nixon. Nixon bị mất chức do bị lộ tin làm trái luật (tức là tổ chức nghe trộm văn phòng của đảng Dân chủ. Một trong hai đảng thay nhau nắm quyền ở Mỹ). Người làm rò tin không phải vì đa đảng, vì ông ta là một nhân vật trọng yếu của CIA.
Hiện nay cũng vậy. Trump có thể phải ra điều trần trước hội đồng kiểm soát do Muller làm chủ tịch. Muller được đề cử bởi bộ trưởng bộ tư pháp Mỹ, mà bộ trưởng bộ tư pháp Mỹ lại là bộ trưởng được Trump đề cử. Tại sao lại có thể có chuyện sân dưới cắn ngược lên sân trên được như thế, bởi vì cái khung luật pháp mà ra. Và tất nhiên nó phải có cơ chế (ở Mỹ nó là đại nghị tư sản) để cái cơ chế ấy hoạt động được. Cũng phải nói thêm rằng, chuyện như thế không thể xẩy ra ở Pháp, dù cùng là chế độ đại nghị tư sản. Nói như thế để mọi người hiểu là mỗi nước, do văn hoá chính trị mỗi nơi khác nhau mà cơ chế nó phải khác nhau. Chứ không phải muốn học nó thì cứ cóp pi bắt chiếc như lề trái hay hô hoán là được. Nhưng cái tư duy thì có thể học được, đó là nhà nước Pháp quyền, và cơ chế độc lập. Nhưng sự độc lập của cơ chế như thế nào thì không thể bắt chiếc rập khuôn. Ví dụ ở VN, bộ tư pháp không thể độc lập với ông thủ tướng (điều mà ở Mỹ làm được, như vừa nói trên). Nhưng uỷ bản kiểm tra trung ương của Đảng thì lại độc lập với chính phủ.
Trong mỗi một hệ thống chính trị, dù bất cứ ở đâu nó cũng có hai phần :
1- Trên bảo dưới nghe
2- Đúng theo luật.
Trên bảo dưới nghe là hình thức management sơ đẳng nhất mà ở đâu cũng có, không phải chỉ riêng trong kinh tế thị trường. Trong một cơ chế mà trên bảo dưới không nghe thì không thể làm việc được. Chính vì thế mà từ hình thức nhà nước sở hữu nô lệ, đến nhà nước phong kiến, ..cái nguyên tắc này luôn được đặt lên hàng đầu. Nhưng làm thế nào để thoát được sự độc tài, thì phải có luật, để cho sự chỉ huy này phải theo luật. Lấy luật làm cơ sở. VÀ từ đó cần nhà nước pháp quyền.
Ở VN trong vòng thời gian 10 năm trở lại đây, chuyện gì đã xẩy ra. Đó là trên bảo dưới không nghe (vì lợi ích riêng), nhưng đồng thời cũng không tuân theo luật. Như vậy là quân hồi vô phèng. Tệ hơn nữa, nếu ai ép làm việc được kiểu hò hét quát lác như Đinh la Thăng, thì lại được coi là giỏi, mà không cần biết sự đúng đắn của nó ở đâu. Lấy hung hăng thay vào tài năng. Coi hung hăng là tài năng.
Cái tư duy vượt luật, coi thường luật không đưa vào VN được cũng bởi vì cái tư duy « phá rào », « đặc cách ». Tư duy phá rào này là đúng cách đây 30 năm, vào năm 86 thì điều đó không sai. Nhưng 30 năm sau mà vẫn còn lấy cái tư duy ấy làm cẩm nang thì lại không được. Bởi vì đã phá 30 năm rồi còn gì mà phá nữa. Giống như kiểu phá hết rừng thì phải mò vào đường Phạm văn Đồng chặt nốt, trong khi lại không nghĩ tới việc phải trồng cây.
Cái tư duy vượt luật này còn do sự lúng túng không tìm được cơ chế thích hợp với hoàn cảnh để thực hiện tư duy « tam quyền phân lập », làm cơ chế cho nhà nước Pháp quyền. Bởi người ta cứ loay hoay với việc bắt chiếc « đa nguyên đa đảng » được thổi vào. Trong khi đó sự phân lập quyền ở Vn phải khác.
Hiện nay, với việc hồi phục lại tư duy chỉ huy cả Đảng, thông qua cơ chế kiểm tra của uỷ ban kiểm tra trung ương, người ta đã tìm được cơ chế để hạ bệ, từ trong chính phủ tới chính quyền địa phương. Đây là một tiến bộ rất lớn về quản lý nhà nước. Đảng không chỉ là bệ phóng để giành chức, mà còn là cánh tay trừng phạt, kiểm tra. Hoạt động của Đảng nằm trong khung pháp quyền của nhà nước XHCN. Vì thế hi vọng rằng những vụ án như kiểu Đinh la Thăng không phải chỉ là một phong trào, mà cơ chế của nó sẽ trở thành cơ chế hoạt động của nhà nước VN.Điều đấy là quan trọng nhất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 29 2018, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #185

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách đây 1,2 hôm, trên báo thế giới (Le monde) của Pháp cũng đưa một tin ngắn về vụ án Đinh la Thăng, rồi cả truyền hình Nhật Bản (kênh NHK World). Nếu truyền hình Nhật đưa tin về một vụ án tham nhũng, thì báo Pháp, trung thành với truyền thống của nó, lại tìm cách vẹo ra là một vụ án chính trị, mà theo họ là một cuộc đấu đá với phe « ông Dũng ». Cái truyền thống này của media phương Tây, và theo đó là lề trái trung thành với nó, sẽ dịch nó ra tiếng Việt rồi từ đó mà bàn tán suy luận, vặn vẹo. Rồi một bộ phận người VN, vốn có thói quen thần phục, sẽ chấp nhận nó như là một sự thực.
Tôi không rõ từ đâu mà họ nói như vậy, nhưng cũng nhân đây đi theo hướng đó để phân tích, để đề cập tới những điều mà người ta nghĩ có thể liên quan. Đó là đấu tranh phe phái, và quạn hệ đối ngoại, mà tờ báo Thế giới Pháp kia khoác cho ông Dũng vai trò « người thân phương Tây ».
Trong một hệ thống chính trị, bất kỳ ở đâu, cũng có những phe phái. Đây là một hiện tượng tự nhiên. Chính vì thế mà Lê nin mới đề ra phương pháp « tập trung dân chủ ». Dân chủ là để cho các phe phái có thể tranh luận, đấu tranh, cọ sát các ý tưởng khác nhau. Còn tập trung là một khi nghị quyết đã đưa ra thì tất cả phải chấp hành, bất chấp trước đó ý tưởng của ông ra sao. Những ý tưởng không được thông qua, thiểu số thì được bảo lưu. Nguyên tắc Lê nin nít này về dân chủ, thực ra trong cơ chế đại nghị tư sản cũng có. Nhưng nó ở mức độ nhà nước. Các phe phái được thể hiện qua các chính đảng tư sản khác nhau, mà cách tổ chức là lợi ích nhóm. Các lợi ích nhóm sử dụng trọng tài bằng bầu cử (có thể coi như tương đương biểu quyết ở trong đảng ở VN). Bên thắng cử sẽ làm chủ nhà nước, thực hiện ý đồ mình( giống như thi hành nghị quyết), bên thất bại không tham chính mà làm đối lập (tương tự như ý của thiểu số được bảo lưu).
Vấn đề là tại sao nhà nước đại nghị tư sản ở các nước tư sản phát triển lại làm được điều này, trong khi ở VN người ta chỉ có thể làm trong Đảng. Lý do, thực ra tôi đã nói nhiều lần, đó là vì những nhà nước đại nghị tư sản này là nhà nước của một giai cấp tư sản đã hình thành, có nhận thực rõ ràng về nó, nó đã lật đổ chế độ phong kiến để nắm quyền (Pháp, Anh) hay lật đổ một chế độ thuộc địa (Mỹ) chứng minh tính chất dân tộc của nó. Sự hình thành một giai cấp như thế này, không phải đơn giản chỉ là việc tư hữu hoá, làm nẩy ra mấy ông tài phiệt mà có, do điều luật đặt ra mà là một quá trình hình thành phát triển của xã hội dưới tác động của sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, giá trị nhân văn..của các nhà nước phong kiến Tây Âu (vì Đông Âu và Nga cũng không tham gia vào quá trình này) tạo ra dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất xuất phát từ nước Anh.
Hiển nhiên những điều này hoàn toàn không tồn tại ở những nơi khác, đặc biệt là trong những nước thế giới thứ ba, nơi mà không những có sự khác biệt về sự phát triển kinh tế, mà về văn hoá, lịch sử, tôn giáo..không có điều gì giống phương Tây để người ta bám vào cả. Đông Âu, Nga là những nước có văn hoá, tôn giáo tương đồng với phương Tây, nhưng giai cấp tư sản yếu ớt (Đông Âu) hay không có (Nga, Liên Xô cũ) dùng nó còn chết, nữa là thế giới thứ 3. Hiện nay, mặc dù nằm trong EU, có cái khung pháp chế 100% đại nghị tư sản xịn, các nước như Ba lan, Hung, vẫn có xu hướng nhao ra một chế độ, được phương Tây ở trong EU cho là « độc tài », « không dân chủ », chính là vì lý do này. Còn nếu tính đến cả các nước như Bulgarie, Rumanie,.. mặc dù tôn giáo tương đồng, văn hoá tương đồng với phương Tây, nhưng lịch sử dân tộc lại có một quá trình dài ngoài châu Âu (vì họ thuộc vào đế quốc Thổ), thì chế độ đại nghị tư sản ngắc ngoải, không mang lại lợi ích gì cho người dân.
Cũng phải nói thêm rằng, chế độ đại nghị tư sản chỉ tiến hành bầu cử toàn dân từ sau thế chiến thứ 2, còn trước đó, chỉ người nào có tài sản mới có quyền bầu cử, tức là chỉ có chủ tư bản, mặc dù chế độ đại nghị này đã có từ thế kỷ XVIII, tức là 300 năm. Không kể, trong suốt thời gian lịch sử này, không phải lúc nào chế độ của nó cũng dân chủ.
Như vậy trong thực tế, hệ thống chính trị ở VN và ở các nước tư bản phát triển là tương đương nhau. Vì thế tôi mới nói là chế độ chính trị ở VN là hệ thống chính trị tốt nhất cho các nước đang phát triển. Sau này, giả dụ Vn trở thành nước phát triển, có trình độ tương đương với các nước tư bản phát triển hiện tại, thì cũng chưa chắc hệ thống kiểu của họ áp dụng được. Nhưng đó là chuyện về sau, chứ không phải chuyện bây giờ.
Vì có dân chủ trong đảng, tất nhiên nó tạo thành phe, phe có thể thành hình vì có chung tư duy (ví dụ thân Liên Xô, thân TQ, thân Mỹ..), có thể hình thành vì các yếu tố văn hoá xã hội gần cận (vùng miền, « hợp cạ »), và có thể cùng chung lợi ích về quyền lực cá nhân (cái điểm cuối cùng này rất gần với nhóm lợi ích hiểu theo kiểu có hại ở VN, và ở phương Tây nó cũng coi là có hại thường được gọi là clientelisme, kiểu ông đưa chân giò bà thò chai rượu). Vì thế điều quan trọng nhất không phải là phe, mà là sự tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, và lợi ích phe nhóm không vượt lên trên lợi ích chung. Và nếu có hình thành kiểu lợi ích nhóm, thì tất nhiên phải tiêu diệt.
Còn lại điều nghi ngại, đó là nhưng nhân vật bị đưa vào tầm ngắm, được coi là thân phương Tây, chống TQ, và công cuộc chống tham nhũng có thể bị coi là đấu đá nội bộ, « phe TQ gạt phe thân Mỹ ». Cái nhìn của tôi là thế này.
Về mặt tâm lý dân tộc, khả năng người VN ghét người TQ rất lớn, nó cũng giống như người Cam pu chia ghét người VN, người Hàn quốc ghét người Nhật, người Pháp không thích người Đức, ..Khi tôi nói những điều này, là đã bỏ ra ngoài những vấn đề kinh tế, chính trị thật sự, ..chỉ xét về tâm lý thông thường. Chính vì cái tâm lý này, mà một nhân vật làm chính trị có hành động « chống TQ » dễ tạo ra được thiện cảm. Điều này nếu lồng vào lợi ích nhóm thì rất là nguy hiểm. Nó cũng làm cho người ta dễ nhầm như hung hăng được coi là tài năng. Nước VN quá nhỏ để lợi ích nhóm chuyển vào đường lối ngoại giao. Chỉ vì muốn lấy uy tín cá nhân, dựa vào cái tâm lý này mà hùng hổ xông ra.
Vào thời điểm hiện tại, một dàn lãnh đạo không tạo ra tâm lý chống TQ, tốt hơn là một dàn lãnh đạo hà hơi vào đấy để lấy uy tín. Tại sao ?
Về mặt chiến thuật. Hiện tại VN phải dựa vào Nga. Nga-Trung hiện nay quan hệ rất khăng khít.Nga chỉ có thể trang bị cho VN, khi TQ không có cớ ngăn cản. Thể hiện quan hệ tốt với TQ cũng là để quan hệ Nga-VN phát triển tốt hơn. Và trong quan hệ này nên nhằm vào việc tăng sức đề kháng độc lập. Khi sức đề kháng của chính mình tăng lên, thì áp lực của TQ sẽ nhỏ đi.
Về mặt chiến lược, biến một nước láng giềng thành một dạng kẻ thù truyền kiếp, do bị kích thích về tâm lý là không nên. Nên đặt họ vào cái thế có sự chọn lựa. Hoặc chọn lựa gây hấn, hoặc chọn lựa là láng giềng tốt. Điều này chủ yếu dựa vào tương quan lực lượng đôi bên. Như vậy đối sử tốt với TQ thật sự, không phải là giả dối, nhưng vẫn có chính sách đối ngoại độc lập, đa dạng,không phải là cái đuôi của TQ (mà cũng không là cái đuôi của ai cả) để củng cố vị thế của VN trên trường quốc tế, tăng cường thực lực cho kinh tế, công nghệ kỹ thuật, quốc phòng là con đường duy nhất, chứ không có cách nào khác.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 31 2018, 12:11 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #186

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi nói ở đây một số nhận xét của riêng tôi về TQ, để tách biệt cái phần tâm lý và phần thực tế. Đối với tôi, quan hệ TQ-VN hiện nay chỉ có một điểm nóng, đó là vấn đề chủ quyền biển đảo. Mặc dù chỉ là một vấn đề, nhưng chết cái nó lại là vấn đề quyết định, vì nó đụng tới phần thiêng liêng về chủ quyền, cũng như lợi ích kinh tế quân sự. Một nước như VN có đường biển dài như vậy, không thể nào vừa thò đầu ra đã vào ngay đất TQ (nếu căn cứ vào đòi hỏi đường lưỡi bò vô lý của họ). Vấn đề biển đảo vì thế dễ trở thành biểu tượng của quan hệ VN-TQ, giống như một thứ cặp nhiệt độ đánh giá mối quan hệ hai bên. Điều mà ta nên tránh. Vì thế phải bảo vệ chủ quyền với một cái nhìn tỉnh táo, không biến nó thành biểu tượng của quan hệ VN-TQ, cũng như không sa đà vào mặc cảm tâm lý thì mới làm được.
Tại sao TQ cần biển Đông. Người ta thường nói, vì biển Đông có trữ lượng dầu mỏ lớn. Nhưng theo tôi thì nó có nhiều lý do khác nhau. Tôi kể ra đây.
1- Mặc cảm tâm lý. Trong lịch sử TQ, họ vẫn quan niệm VN và bán đảo Triều tiên là thuộc vào cùng ảnh hưởng của TQ. Điều này rất rõ với Triều tiên, vì khi Nhật chiếm Triều tiên làm thuộc địa, thì Nhật phải đánh thắng nhà Thanh đã (vào năm 1898). Với sự xâm lược thuộc địa của Pháp ở VN, TQ cũng bị Pháp đánh bại ở Lạng Sơn (dù chính quyền Nhà Nguyễn độc lập với TQ). Chính vì thế mà ngay từ thời Trung hoa dân quốc của Quốc dân đảng ở lục địa, chính quyền này đã ngang nhiên đòi quyền tài phán trên toàn bộ biển Đông giống như một thứ bồi thường về việc « mất » VN, một dạng kiểu tự an ủi như trong « AQ chính truyện » của nhà văn Lỗ Tấn.
2- Vấn đề quân sự. Với nhà nước TQ hiện tại, Đài loan được coi như biểu tượng của chủ quyền. Chừng nào TQ chưa thống nhất được, chiếm được Đài loan thì chưa xong. Đài loan trở thành một dạng biểu tượng về sức mạnh TQ, chủ quyền TQ. Vì thế tìm cách chiếm Đài loan luôn là một nhiệm vụ của Quân đội TQ. Tất nhiên TQ cũng làm điều này một cách mềm dẻo, và vì lợi ích trực tiếp, TQ có thể « ngậm bồ hòn làm ngọt », như Đặng Tiểu Bình đã làm khi đặt lại quan hệ với Mỹ. Để tiếp cận Đài loan, thì phải đẩy Mỹ đi, để bao vây cô lập Đài loan. Vì biển đông chính là một hướng của Mỹ vào tiếp cận Đài.
3- Vấn đề bành trướng. Do biển đông là nơi trung chuyển 60% thương mại thế giới. Có vị trí đặc biệt quan trong với Nhật bản. Cho nên khống chế biển Đông cũng có nghĩa là khống chế Nhật và thương mại thế giới.
4- Vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên dưới đáy biển. Trong đây có vấn đề dầu mỏ.
Trong tất cả những vấn đề này. Đặc biệt 3 vấn đề cuối thì phụ thuộc chủ yếu vào tương quan lực lượng cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật quân sự. Ví dụ với điều 2, Mỹ có thể bảo vệ Đài bằng nhiều cách, ví dụ như chĩa tên lửa vào đất TQ, chứ không nhất thiết phải dùng tầu sân bay tiếp cận. Khai thác dầu mỏ phụ thuộc vào công nghệ, cũng như TQ có thể mua từ Nga. Khống chế biển đông trong điều kiện hoà bình mới có lợi, chứ còn nếu đã đánh nhau, thì tất cả phương Tây đã đứng vào một phía, lúc này thì làm gì cần đường giao thông buôn bán nữa.
Chính vì thế biển Đông chỉ hấp dẫn với TQ, khi TQ mạnh và khống chế được nó trong hoà bình. Còn nếu phải thông qua chiến tranh, thì chắc chắn họ phải suy nghĩ trước khi hành động. Hiện nay sức mạnh chỉ được TQ tính thông qua các quan hệ với các « nước lớn », khái niệm mà TQ dành cho Mỹ, Nga, Ấn..mà không tính tới các nước láng giềng nhỏ hơn, tiềm lực yếu hơn như VN. Nhưng nếu các nước này mạnh lên, khiến TQ phải tiến hành chiến tranh trong điều kiện không biết có chắc thắng không, thì họ cũng phải suy nghĩ. Họ sẽ càng phải suy nghĩ hơn, nếu những nước này không có thái độ thù địch ảnh hưởng tới an ninh của TQ mà chỉ vì mưu đồ của TQ mà phải chống lại. Từ đó mà có sự chọn lựa có một « láng giềng tốt, đồng chí tốt » (16 chữ vàng như họ nói) hay là một đối thủ khó chịu mà khả năng sa lầy chiến tranh là hệ quả trước mắt.
Hiện nay về mặt pháp lý TQ hoàn toàn yếu thế trên biển Đông. Vì ngay cả khi TQ giữ được những hòn đảo đã chiếm giữ, thì chủ quyền vô lý họ có thể có là 12 hải lý xung quanh. Họ cũng không thể viện lý do lịch sử, vì theo tài phán trong vụ kiện của Philipine, thì chủ quyền chủ yếu là theo địa lý, lãnh thổ lục địa cận kề, chứ không tính bằng lịch sử. Vặn vẹo về lịch sử chỉ có tác dụng tâm lý với dân chúng có tính chất chính trị nội chính.
Không có pháp lý, phải hiểu là TQ không được các nước khác đồng tình trong việc này, nó không ngăn cản TQ có thể chiếm đóng, nhưng tạo cớ cho những nước khác có lý để phản pháo lại TQ, mà trong điều kiện kinh tế toàn cầu hoá, TQ sẽ bị thiệt hại lớn khi vướng phải những điều này.
Từ những điều trên, ta có thể rút ra được kết luận rằng cách dùng tổng hợp : chính trị, quân sự, ngoại giao, thông tin.. để đấu tranh đa chiều là chiều hướng đúng đắn. Trong đó vấn đề quân sự rất quan trọng, nhưng không phải là cái chiều duy nhất.
Như vậy chơi tốt với TQ, nhưng đồng thời giữ vững tính thần hành động độc lập, đa dạng quan hệ, đa dạng đối tác, đa dạng đồng minh để tạo vị thế, tăng cường sức mạnh của chính mình là đúng.
Ngược lại nếu chỉ tạo cảm giác chống TQ, để lấy le tâm lý người dân, lợi dụng tâm lý người dân, tạo uy tín giống như ông gì đó ở VFF leo lên xe bus U23 để hưởng « hương thơm » thì lại dở.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 1 2018, 12:19 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #187

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên thế giới có 4 nước nằm trong thế giới Nho giáo, đó là VN, TQ, Nhật, Triều Tiên (Triều tiên ở đây là gồm cả hai miền tức là CHDCND Triều tiên và Hàn quốc). Nếu tính cả các mảnh vụn, do người TQ di cư tạo ra thì còn có cả Sing và Đài loan. Nhưng trong tất cả các nước này (ngoại trừ TQ, tất nhiên rồi), thì chỉ có VN là có tâm lý bị cưỡng bức văn hoá, và sợ TQ đồng hoá. Tâm lý này có một phần là thực tế lịch sử, vì VN luôn bị các triều đại TQ xâm lược, nhưng cái tâm lý bị cưỡng bức văn hoá (kiểu cô gái bị hãm hiếp, như một cái truyện ngắn nổi đình nổi đám, dậy sóng trên mạng cách đây mấy năm), và nỗi lo sợ bị đồng hoá này thực ra ngày xưa không có. Lấy ví dụ. Đạo Phật ở VN được tôn vinh, và người ta nói rằng nhân dân ta vì yêu nước cho nên quyết theo đạo phật để chống lại đạo Nho vốn là của TQ áp đặt vào. Cái câu chuyện này tôi đã từng nói rồi. Giờ coi là nhắc lại. Trong thực tế thì cả Đông Á (bao gồm cả TQ, Nhật, Triều tiên) đạo phật đều nổi lên hưng thịnh cùng lúc, nên không có chuyện nhân dân ta chọn đạo Phật để chống đạo Nho. Kỳ lạ hơn nữa, do phật giáo Ấn độ vào VN cùng đồng thời nên ở Giao chỉ (tức là miền Bắc VN ngày này) người Việt có thể chọn kinh phật giáo bằng tiếng Phạn, mà không cần dùng chữ Nho. Thế tại sao các cụ không dùng thứ chữ này do tâm lý chống TQ. Đọc Thiền Uyển tập anh, người ta có thể thấy hai dòng thiền đầu tiên vào VN là do Bồ đề lưu chi người Ấn (nhưng vào VN sau khi đã sống ở TQ, do ở TQ phật giáo đang bị đàn áp bởi vua Võ đế), và Vô ngôn Thông (người TQ), trước khi có dòng thiền bản địa là Trúc Lâm và Thảo Đường. Thế các cụ tự hào dân tộc « màu cờ sắc áo » thế nào ? Các cụ tự hào là VN là một nước văn hiến, TQ có gì ta có cái đó, và còn hay hơn. Các cụ tự hào là phong tục tập quán khác nhau, cũng như cương vực lãnh thổ đã được chia. Vào thời kỳ Đàng trong đàng ngoài, khi nhà Thanh thống lĩnh TQ. Các cụ còn tự hào văn hiến của ta là chính gốc, còn nhà Thanh là người Mãn châu cùng theo Nho giáo nhưng không thể văn minh bằng ta, vì là mọi rợ.
Về đạo Nho. Đạo này đúng là vào VN từ thời Bắc thuộc. Và nó luôn được sử dụng trong việc trị quốc. Điều này hoàn toàn do các triều đại VN độc lập chọn lựa chứ không phải bị bắt ép. Ngay cả các vương triều được coi là phật giáo : Lý, Trần vẫn có Nho sĩ. Quốc tử giám là trường học đạo Nho có từ thời nhà Lý. Nguyễn Trãi, là một nhà nho vào cuối thời nhà Trần, sinh ở trong một gia đình Nho giáo.
Như vậy sự khác biệt giữa Vn-TQ không thể đi tìm trong việc hình thành hai hệ thống trái ngược nhau kiểu binary. Mà là sự áp dụng cùng một tư duy văn hoá trên hai lãnh thổ khác nhau, do nhưng chủ nhân của nó chọn lựa chứ không có sự cưỡng bức. Giả sử VN không bị TQ đô hộ 1000 năm bắc thuộc, thì khả năng các cụ chọn đạo Nho vẫn rất lớn. Người ta có thể thấy Nhật bản là trường hợp đó.
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 2 2018, 11:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #188

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bởi vì có tư duy như vậy, mà tổ tiên người Việt (cho tới đời nhà Nguyễn, tới thời thuộc địa Pháp) không có khái niệm sợ bị đồng hoá. Cái tâm lý này có lẽ chỉ có từ thời Pháp thuộc. Và có thể nó có nhung lý do sau.
1- Do Vn bị thực dân Pháp đô hộ, mất nước. Để gợi lại tinh thần dân tộc, các nhà yêu nước VN, trong đó chủ yếu là nhà Nho (ví dụ cụ Phan Bội Châu) đã kêu gọi mọi người đứng dậy vì sự tồn vong của dân tộc, trước hiểm hoạ người VN bị biến mất trên bản đồ thế giới.Từ đó có vấn đề tâm lý dân tộc bị tiêu diệt.
2- Bản thân sự tuyên truyền của thực dân Pháp, và của phương Tây nói chung. Thế kỷ XIX là thế kỷ mà để biện hộ cho chính sách thực dân cũ, các nước phương Tây tuyên truyền cho học thuyết tiến hoá của Đác uyn vốn được dùng trong sinh vật học, theo đó sự chọn lọc tự nhiên trong các loài động vật, theo lô gíc « loài mạnh được loài yếu thua, kẻ yếu bị tiêu diệt vì không thích ứng được ». Thuyết Đác uyn được đề ra để giải thích sự tiến hoá của sinh vật, trong điều kiện tự nhiên, nhưng được các trí thức tư sản phương Tây (chủ yếu là phái hữu, các thế lực thực dân) ứng dụng nó vào cho xã hội loài người để biện hộ cho chính sách man rợ mà họ áp dụng ở các thuộc địa. Điều đáng buồn cười là, nhưng gì thực dân Anh Pháp áp dụng ở thuộc địa, sẽ được Đức áp dụng vào họ. Khi Đức chiếm đóng Pháp (1940-1944), thì chính sách phân biệt chủng tộc của phát xít Đức, khác gì chính sách thực dân Pháp áp dụng ở VN. Thế mới có chuyện « ác giả ác báo ».
3- Vào khoảng thời những năm 20 của thế kỷ XX, là thời cực hưng thịnh của chủ nghĩa thực dân Pháp ở VN, Cũng thời kỳ này mà văn hoá VN bắt đầu chịu ảnh hưởng văn hoá Pháp một cách mãnh liệt. cũng từ đây mà ta có văn học VN mới qua thơ mới (Xuân Diệu, Cù Huy cận,Chế lan Viên ..), văn xuôi mới (tự lực văn đoàn, ..). Một bộ phận trí thức VN, mặc dù bị « âu hoá », rất lo sợ mất truyền thống, nên bắt đầu có phong trào viết sách về phong tục cổ VN (Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên..) để giữ lại sợ rằng nó mai một mất và người ta còn thấy cảm nhận đó phảng phất qua bài thơ « ông đồ viết câu đối tết », mà chắc ai cũng biết.
Tất cả những điều ấy đã tạo ra tâm lý sợ bị đồng hoá, sợ bị tiêu diệt, diệt vong. Và cái tâm lý này được áp dụng như một cái nhìn cho toàn thể lịch sử VN từ thượng cổ tới nay chứ không chỉ với thực dân, trong đó tất nhiên có quan hệ với TQ. Hai cuộc kháng chiến chống Mỹ chống Pháp lại càng làm tăng cái tâm lý này. Mặc dù ta phân biệt được là có loài người tiến bộ, do có người Mỹ người Pháp phản đối chiến tranh. Nhưng với người TQ ta lại không có điều này. Tại sao ? Tại vì nhà nước TQ đã từng ủng hộ ta trong kháng chiến. Vì thế cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979-1991 có những đặc trưng khác biệt với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bởi vì nó đánh dấu sự quay trở lại của vấn đề ngoại giao, chính trị, quân sự, quan hệ trong vùng (với TQ với Cam pu chia..), như là nước Vn vốn có từ thời thượng cổ với các láng giềng. Nói một cách khác,sau thống nhất đất nước vào năm 1976, VN phải thay đổi tư duy từ đối kháng ý thức hệ tư tưởng trên toàn thế giới (XHCN chống tư bản, hai phe đối kháng) sang quan hệ lấy nhà nước, lợi ích nhà nước làm trung tâm, giống như các triều đại VN từ trước tới nay (kiểu Xuân thu- Chiến quốc). Vào thời điểm có chiến tranh với TQ, ta không làm được điều đó, vì hai phe vẫn còn, và cũng vì quán tính lịch sử.Người ta không thể nào độp một cái xoay chuyển tư duy kiểu « đốn ngộ » được.Tai hại hơn nữa, để chứng minh « tính xấu » của TQ, ta lại dùng lại mà không có phân tích tìm hiểu, theo kiểu « mỳ ăn liền » lịch sử hiện đại của TQ qua cái nhìn phương Tây. Lịch sử đảng cộng sản TQ, lịch sử TQ hiện đại trở thành cuộc đấu đá giành quyền của Mao trạch Đông. Điều hoàn toàn sai. Trong thực tế, nếu không có Mao trạch Đông, thì sự ủng hộ của TQ với cách mạng VN không được nhiệt thành như thế. Điều mà ta không thể nói được về Đặng Tiểu Bình.
Cái câu chuyện VN-TQ này nó rất thú vị và dài dòng. Bản thân tôi, khi đi tìm hiểu chủ nghĩa Mao, rồi đọc sách sử do các sử gia các triều đại phong kiến VN trước viết, nhìn nhận thái độ của họ với TQ, dần dần rồi mới đi được tới kết luận như nói ở trên. Lúc nào rảnh, tôi sẽ mở chủ đề trong văn hoá lịch sử, vì nó là một vấn đề văn hoá lịch sử.
Như vậy quan hệ VN-TQ không phải là quan hệ đối kháng, kiểu kẻ thù truyền kiếp, mà là quan hệ đua tranh, học hỏi lẫn nhau, nhưng độc lập với nhau, ông cha ta không phủ nhận từ chối văn hoá TQ, không thù ghét người TQ, mà còn cưu mang. Mỗi khi TQ có loạn lạc, đều có người TQ sang Vn tị nạn sinh sống và họ trở thành người VN. Nhưng VN có quyền lợi chính đáng phải được bảo vệ, ta la người VN, có văn hiến VN tương đương với văn hiến TQ, và hai bên có quan hệ qua lại với nhau rất nhiều (giống như người Pháp người Ý người Tây ban Nha đều có văn hoá la tinh nhưng khác nhau, ta cũng có thể nói như thế với TQ, Nhật, Hàn.. là những nước trong thế giới Nho giáo).
Vì đây là chủ đề trong thời sự. Nên quay lại với thời sự. Vừa rồi do sự bốc máu « U23 », có chuyện chú Daniel Hauer bị tẩy chay phản đối, nhưng có ai phản đối nói là không nên học tiếng Anh không ? hay không chơi với Mỹ nữa.
Ngược lại lại có bài nói về « cái bẫy nợ TQ », hay sự nguy hiểm của « món quà » TQ. Món quà TQ là nói về việc TQ xây dựng trung tâm Union Africa ở Ê ti ô pi, rồi nhân đó cài đặt máy nghe trộm. Còn bẫy nợ TQ là nói đến việc nợ sẽ được TQ dùng vào việc kiểm soát gây ảnh hưởng. Nhưng điều đó đâu có phải chỉ riêng TQ làm. Nhưng nước khác nó không làm chắc. Có điều nó làm khôn khéo tinh vi hơn thôi, nên không bị tóm, hoặc là vì tin này là do phương Tây đưa, vậy thì nó vạch áo cho người xem lưng làm gì, nếu xem Snowden thì thấy Mỹ nó làm còn khủng hơn. Như vậy việc đăng những bài như vậy là đúng, nhưng ngầm gán cho nó đặc trưng TQ, dường như chỉ có TQ làm thế thì lại không phải, mà nên làm cho người dân nhận thức được là nếu tiền vay nợ mà dùng linh tinh, không có hiệu quả, hay chủ quan không có kiến thức bảo mật, thì sẽ bị lợi dụng chịu thiệt hại trong quan hệ quốc tế ngày nay.
Tiếp cận thế giới hiện tại với một cái nhìn thiên lệch như vậy, đâu có tốt.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 5 2018, 11:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #189

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách đây mấy hôm, tôi có đọc một bài phỏng vấn tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trên báo. Trong đó có thể hiện mấy điều nghi ngại của dư luận. Bởi ngoài sự ủng hộ chống tham nhũng, cũng có những tiếng nói cho rằng việc có những vụ án kinh tế như thế này (Đinh La Thăng, Trầm Bê..) có làm chậm tốc độ phát triển kinh tế không ? Vn có tâm lý « chống tư hữu » không ? . Nhưng điều nghi ngờ này người ta cảm nhận như vậy, bởi những bài học của các vụ án không được chỉ ra cụ thể, nên dư luận dễ thấy « tính bất ổn » của xã hội (kiểu « trời gọi tới ai, người ấy dạ »), vì không hiểu tại sao các dạng vụ án này nói lên điều gì, tại sao. Trên tôi đã nói về vụ Đinh La Thăng. Ở đây tôi sẽ nói về vụ Trâm Bê..
Cách tiếp cận của tôi là bằng chủ nghĩa Mác-Lê nin. Bởi vì chủ nghĩa Mác-Lê nin, là môn triết học duy nhất coi trọng sự tác động của kinh tế, hình thái kinh tế lên các vấn đề xã hội. điều mà các loại hình triết học khác lờ tịt đi. Các vụ án như Trầm Bê, hay như Bầu Kiên trước đây ..chính là tác động kinh tế lên xã hội, tìm hiểu những liên hệ kinh tế gây hậu quả (hệ quả) thế nào lên xã hội.
Từ khi thống nhất đất nước tới nay (1976), thì kinh tế VN đã chuyển qua 3 loại hình kinh tế khác nhau, nếu xét theo loại hình công cụ tài chính.
1- 1976-1986, là nên kinh tế chỉ huy hành chính theo kế hoạch. Kinh tế được hoạnh định quản lý như một cơ quan hành chính bao cấp. Nguồn tài chính đến chủ yếu là bằng viện trợ của các nước XHCN, trong đó chủ yếu là Liên Xô. Trong hình thái này, một bộ phận rất lớn của kinh tế được tổ chức qua phong trào, đóng góp, mà không phải là trả công. Nó cũng không quan tâm tới lời lãi, mà quan tâm tới có hoàn thành kế hoạch hay không.
2- 1986- đến thời điểm ngân hàng tư nhân VN đầu tiên hình thành. Bởi vì tôi không biết trong cái đống ngân hàng tư hiện tại, ngân hàng nào được thành lập đầu tiên. Nhưng thời điểm này là vào cuối nhiệm kỳ I, đầu nhiệm kỳ hai của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Giai đoạn này là giai đoạn kinh tế thị trường « tiền tươi, thóc thật ». Gọi là tiền tươi thóc thật, bởi nó huy động vốn trong dân, trong xã hội qua vàng, sở hữu đất đai, ngoại tệ kiều hối, tiền thu từ bán giầu thô, khoáng sản, gia công lấy công làm lãi… Tất cả nguồn vốn này đều là tiền tươi, thóc thật. Nếu so sánh với sự phát triển của các nước tư bản Âu Mỹ, thì giai đoạn này ở Vn tương đương với giai đoạn từ khi ..chủ nghĩa tư bản hình thành tới năm 1971 (khi Mỹ không còn bảo đảm sự chuyển đổi từ đô la ra vàng nữa).
3- Từ thời điểm ngân hàng tư nhân đầu tiên được thành lập đến bây giờ. Đạt tới quá trình này, có nghĩa là VN đã có đầy đủ các công cụ tài chính tác động vào tăng trưởng phát triển kinh tế, tương đương với các nước tư bản phát triển. Mặc dù VNĐ chưa phải là đồng tiền convertible chuyển hoá được. Đặc điểm của thời bây giờ, là đầu tư bằng « tiền aỏ », lượng tiền trung chuyển trên thị trường là tiền nợ. Tất cả các vụ án kiểu Bầu Kiên, Trầm Bê, Hà văn Thắm.. đều là do không hiểu cái cách phát triển này mà ra. Thực ra không phải là họ không hiểu, mà đã lợi dụng sự mù mờ của chính sách, hoặc làm liều, làm ẩu ..vượt luật mà ra.
Xem như thế thì thấy VN trong một thời gian rất ngắn, đã phải hấp thụ một quá trình thay đổi rất lớn. vì quá trình này trong thế giới tư bản phương Tây là mấy thế kỷ. Mà ở VN thì chỉ dập gẫy trong vòng 20 năm, vì thế cả tư duy, lối suy nghĩ, đến tâm lý của cả những người quản lý, cũng như người sử dụng, tức là cả xã hội đều không lường được, dẫn tới việc làm mưa làm gió của các nhân vật nói trên. Vì họ quá láu cá, khôn lỏi và liều lĩnh.
Cái công cụ tài chính này, điểm mấu chốt của nó là các ngân hàng thương mại tư nhân được phép in tiền cho vay. Vì thế tôi mới nói nó là tiền ảo. Trước đó, chỉ có ngân hàng Trung ương mới được làm điều này. Số lượng tiền ảo mà ngân hàng thương mại được in ra cho vay , tỉ lệ với số vốn quy định mà nó có. Ví dụ. một ngân hàng có 10 đồng, có thể được phép cho vay 100 đồng. Chữ in ở đây không phải là ngân hàng tự in tiền, mà nó có quyền yêu cầu ngân hàng trung ương cấp cho nó, và nó được garantie bởi vốn nó có ví dụ theo tỷ lệ 1/9 mà tôi nói ở trên. Và từ đó, số tiền lưu thông trên thị trường là tiền nợ. Cái công cụ tài chính kiểu này là một dạng con dao hai lưỡi. Nó có thể được dùng để đầu tư phát triển kinh tế, nhưng nó cũng là phương tiện công cụ để chiếm đoạt lừa gạt. Và cả hai đều được gọi là ..lãi.
Như vậy đánh giá một ngân hàng tốt hay xấu là phụ thuộc vào các món nợ nó cho vay là tốt hay xấu. Nếu các món nợ (credit) mà nó cho vay đều là những công trình đầu tư có lãi, mang lại lợi nhuận « tiền tươi, thóc thật », thì là ngân hàng tốt. Ngược lại nếu các món nợ nó cho vay không thể đòi được, nợ xấu, thì là ngân hàng ..xấu.
Trong thực tế có ba loại vay khác nhau :
1- Vay để sản xuất hàng hoá (tuỳ theo sản phẩm tiêu thụ được hay không trên thị trường mà nó có thể là nợ tốt hay xấu). Kiểu vay này ví dụ trong công nghiệp.
2- Vay để chi trả cho một dịch vụ. Cái này thì nó đã bắt đầu có phần ảo nhiều hơn, vì vấn đề xác định thế nào là dịch vụ.
3- Bầy trò cho vay giả. Cái này thì hoàn toàn là một trò chơi ăn cướp lẫn nhau.
Bây giờ sau khi biết những khái niệm trên rồi, thì ta hãy lấy một ví dụ đã tương đối xa, nhưng tôi chắc, không phải ai cũng hiểu lý do, đó là vụ án Bầu Kiên. Sau này những vụ án Trầm Bê, hay Hà văn Thắm nó chỉ là những dạng phiên bản, chứ tư duy nó giống nhau.
Cách thức của Bầu kiên là gì. Đó là dùng tiền ví dụ 500K của mình để mở 1 ngân hàng. Đến đây thì mọi chuyện chưa có gì. Và người ta có thể hiểu rằng, để kinh doanh, bầu Kiên bắt buộc phải đi tìm khách hàng có nhu cầu đầu tư, và ngân hàng của bầu Kiên có thể cho vay gấp 9 lần số 500K kia. Theo như quy luật tôi dẫn ở trên. Nhưng bầu Kiên không đi tìm khách hàng, mà tự mình lại đi vay. Và ông ta lại vay đúng 500K, thế có nghĩa là cái ngân hàng kia đãbị rút ruột, làm gì còn vốn. Nhưng bầu Kiên vẫn có quyền là chủ sở hữu. Với 500K “của mình” này, ông ta lại mở một ..ngân hàng mới, để có quyền chủ sở hữu. Ta có thể tưởng tượng rằng quá trình này cứ được tiếp diễn. một ngân hàng muốn sống nó phải cho vay được nợ tốt, để mang tiền về. Nhưng cái quy trình của bầu Kiên là cái sau nuôi cái trước, cái đó trong tài chính người ta gọi là pi ra mít Ponzi (piramide pondzi). Ponzi là một người Mỹ gốc Ý, là người đã phát minh ra cái trò lừa đảo này vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Feb 10 2018, 07:03 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #190

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mỹ cũng nôc khí đôt Nga. Hiên 2 chuyên tàu hàng chơ khí hóa lỏng (LNG) của Nga đã đên Mỹ

Tàu chở khí đốt hóa lỏng thứ hai của Nga tới Mỹ
Nhu cầu sử dụng năng lượng quá cao, Nga cấp tiếp lô hàng khí hóa lỏng thứ 2 từ Bắc Cực tới Mỹ.


Cách thức chuyến hàng LNG của Nga sang Mỹ cũng giống như chuyến hàng đầu tiên đã được thực hiện, tức là thông qua một quốc gia trung gian tạm nhập để xuất tiếp sang Mỹ.

Tàu Provalys lấy khí từ cảng Dunkirk của Pháp, số khí đốt này trước đó đã được vận chuyển từ Nga tới đây.

Nhiệm vụ của Provalys là đưa nhiên liệu tới cảng New England (đông bắc Mỹ), nơi đang có nhu cầu cao về khí đốt do nhiên liệu đá phiến từ các vùng khác của nước này không đủ cung cấp trong mùa cao điểm.

Tờ Bloomberg cho biết, Provalys dự kiến sẽ đến nơi dỡ hàng vào khoảng 15/2.

Chuyến tàu chở khí đốt hoá lỏng Nga đầu tiên là Gaselys. Theo dữ liệu của nguồn tài nguyên Marine Traffic chuyên theo dõi các tàu trong chế độ trực tuyến, hiện Gaselys đang chờ vào cảng Boston dỡ hàng.

Tàu Gaselys dự kiến đến Mỹ vào ngày 20/1, nhưng một ngày trước đó bất ngờ quay đầu về hướng cảng Algeciras của Tây Ban Nha. Công ty Pháp Engie giải thích đó là động tác tạm thời liên quan đến điều kiện thời tiết.

Bloomberg ghi nhận, nếu không có nghĩa vụ chuyển LNG đến một cảng nào đó theo các điều khoản hợp đồng, chủ hàng có thể đưa khí đốt đến một vị trí khác, tùy thuộc vào tình hình trên thị trường, mặc dù các trường hợp như vậy không thường xuyên xảy ra.

Theo Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergey Pravosudov nhận xét rằng: "Đây là một thương vụ khá bất ngờ. Một đất nước tự khai thác khí đốt và đưa sản phẩm ra xuất khẩu như Mỹ, mặc dù tạm thời mới chỉ có số lượng chưa nhiều, bỗng dưng bắt đầu nhập khẩu LNG.

Nhưng không phải điều ngẫu nhiên khi có báo cáo rằng tại trạm tiếp nhận khí đốt này đây sẽ là trường hợp mua hàng đầu tiên kể từ năm 2014.

Tình huống xảy ra như vậy do điều kiện thời tiết ở Mỹ: đã xảy ra hiện tượng băng giá khắc nghiệt, nhiều cơn bão tuyết, dẫn đến nhu cầu tăng cao về khí đốt.

Theo đó, giá gas tăng lên rất nhiều, vì vậy việc mua khí đốt từ các nước khác trở thành thương vụ có lợi nhuận, việc khai thác, sản xuất không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có xu hướng dài hạn. Điều đó có nghĩa là nếu ở Mỹ xuất hiện một số khủng hoảng nào đó, thì đúng ra là họ có thể mua gas trên thị trường" — ông Sergei Pravosudov nói.

Dẫu khả năng tự lực của Mỹ có tới đâu, Nga vẫn sẵn sàng các hợp đồng bán dầu và khí LNG cho cường quốc này.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...toi-my-3351821/



Mỹ chính thức phải mua LNG của Nga
Lô khí hóa lỏng đầu tiên từ Yamal, Bắc Cực đã tới Mỹ thông qua một hãng năng lượng Pháp.

RT thông tin, cuối cùng Nga cũng đã cung cấp lô khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên sang Mỹ bởi sự tăng giá mạnh mẽ của mặt hàng xăng dầu trên bờ biển phía Đông Mỹ, bất kể các lệnh trừng phạt từ Mỹ đã áp đặt lên các công ty nào hợp tác làm ăn với Nga.

Tờ báo Nga cho biết, giá khí đốt đã tăng mạnh trên bờ biển phía Đông nước Mỹ lên tới mức chưa từng có 6.300 USD/mét khối khí. Điều kiện khắc nghiệt và đặc biệt là bão tuyết đã dẫn tới giá khí đốt tăng lên nhanh chóng.

Reuters dẫn thông tin từ Công ty phân tích năng lượng Mỹ S&P Global Platts cho biết, tàu chở dầu Gaselys Engie của hãng vận tải Pháp vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng đang di chuyển từ cảng của Anh Isle of Grain đến trạm tiếp nhận Everett của Mỹ.

Hôm 30/12/2017, tàu chở LNG đã vào cảng Isle of Grain (thuộc hạt Kent), chất hàng ngay lập tức khi tàu chở LNG "Christophe de Margerie" vừa bốc dỡ lô hàng LNG đầu tiên của Nga.

Con tàu Christophe de Margerie đã nhận một đơn hàng từ nhà ga thuộc nhà máy sản xuất khí hóa lỏng tại Yamal của hãng năng lượng Nga Novatek hôm 9/12/2017 và dỡ hàng tại trạm tiếp nhận LNG của công ty National Grid Plc ở cảng Isle of Grain hôm 28/12/2017.

Theo lịch trình, Gaselys sẽ đến Mỹ vào ngày 22/1.

Báo cáo của S&P Global Platts cho rằng, có thể một số lượng khí LNG trên là từ Yamal, cũng có thể tất cả số LNG đó đều của Yamal.

Dữ liệu không cho phép biết rõ số lượng LNG được nhập về và chuyển đi mà chỉ thông báo về tuyến đường và hành trình của con tàu chở LNG từ Anh. Thông tin được báo cáo cho thấy điểm đến cuối cùng có thể thay đổi.

Ông Carol Churchill - phát ngôn của hãng năng lượng Engie tại Mỹ cho biết, hãng này đã mua hàng từ Anh và đưa nó lên một con tàu của hãng này.

"Giao dịch này phù hợp với tất cả các luật thương mại của Hoa Kỳ" - Churchill nói. "Thời tiết lạnh đột ngột và nhu cầu khí đốt cao ở vùng Đông Bắc Mỹ đã khiến Engie trước mắt phải mua hàng tại chỗ để bổ sung cho các nguồn cung khác đang trên đường vận chuyển tới".

Engie sở hữu nhà ga tiếp nhận khí LNG Everett gần Boston (Mỹ).

Đại diện National Grid Plc của Anh cho hay, khí LNG từ tàu Christophe de Margerie đã không được đưa vào hệ thống sử dụng khí LNG trong nước.

Điều này càng làm rõ thêm cho nghi vấn tàu Gaselys Engie đã xếp nguyên kiện hàng từ Christophe de Margerie (Anh) để vận chuyển tới Mỹ.

Nếu chiếc tàu chở LNG xuất phát từ Yamal của Nga và kết thúc ở trạm tiếp nhận Everett, bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ vào Novatek, thì đây sẽ là chiếc LNG đầu tiên của Nga tới Mỹ.

Novatek đã bị Mỹ áp lệnh trừng phạt vào tháng 7/2014 vì vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Kể từ đó, nhà sản xuất khí đốt Nga tiếp cận các thị trường tài chính phương Tây khó khăn hơn, theo S&P Global.

Giám đốc Viện Năng lượng Quốc gia Sergey Pravosudov đã bình luận về dự án này.

"Đây là một thương vụ khá bất ngờ. Một đất nước tự khai thác khí đốt và đưa sản phẩm ra xuất khẩu, mặc dù tạm thời mới chỉ có số lượng chưa nhiều, bỗng dưng bắt đầu nhập khẩu LNG. Nhưng không phải điều ngẫu nhiên khi có báo cáo rằng tại trạm tiếp nhận khí đốt này đây sẽ là trường hợp mua hàng đầu tiên kể từ năm 2014.

Giá gas tăng lên rất nhiều, vì vậy việc mua khí đốt từ các nước khác trở thành thương vụ có lợi nhuận, việc khai thác, sản xuất không thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ có xu hướng dài hạn. Nếu ở Mỹ xuất hiện một số khủng hoảng nào đó, thì đúng là họ có thể mua gas trên thị trường" — Sergei Pravosudov nói.

Được biết, trước đó, NOVATEK (điều hành dự án Yamal LNG) thông báo rằng, lô hàng LNG đầu tiên sẽ được đưa đến thị trường châu Á và bên mua có thể là CNPC của Trung Quốc, một đối tác quan trọng của NOVATEK trong quá trình thực hiện dự án Yamal LNG.

Tuy nhiên, kế hoạch sau đó đã thay đổi. Novatek Gas & Power, công ty con của NOVATEK, phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Yamal LNG, đã quyết định xuất lô hàng này sang Anh.

Việc chuyển đổi địa chỉ khách hàng này được lý giải là liên quan đến đường ống dẫn dầu và khí đốt Forties Pipeline System ở Biển Bắc bị tạm dừng hoạt động vì xuất hiện vết nứt. Đường ống này sẽ tiếp tục hoạt động vào cuối tuần đầu tiên của tháng 1/2018, sau khi khắc phục xong sự cố. Từ bây giờ cho đến lúc đó, người Anh sẽ phải sưởi ấm bằng khí đốt của Nga.

Hoặc việc chuyển địa điểm của lô LNG do sự cấp thiết của người dân Anh, hoặc nó là một bước đi tính toán của NOVATEK khi nhìn thấy tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ở Mỹ buộc phải nhập khẩu qua con đường châu Âu. Dẫu thế nào, thông tin này cũng đang chờ Bộ Năng lượng Mỹ lên tiếng.



http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...ua-nga-3350598/
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...cho-my-3350677/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 17 18 19 20 21 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC