Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 29 30 31 32 33 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Jun 6 2018, 11:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #301

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trên thế giới có đặc khu không ? lịch sử của nó bắt đầu từ đâu ?
Có lẽ cha đẻ của « đặc khu » là các thương điếm mà các đế quốc phương Tây mở ra ở châu Phi, châu Á từ đầu thế kỷ XVI. Bắt đầu là đế quốc Bồ đào Nha (thế kỷ XVI),Hà lan (thế kỷ XVII) sau đó là Anh, Pháp (thế kỷ XVIII, XIX) thông qua các công ty thương mại buôn bán hương liệu (hồ tiêu, quế, hồi, cà phê..). Các thương điếm này là điểm khởi đầu cho các công cuộc xâm chiếm thuộc địa, mà VN cũng từng là nạn nhân. Người ta thường tính ngày khởi đầu chế độ thuộc địa kiểu cũ là ngày mà vường triều Mysor ở Ấn độ với 3 vạn quân không thắng được lính đánh thuê của công Ty Đông Ấn (Anh) có hơn ngàn người vào cuối thế kỷ XVIII. Khởi đầu các thương điếm là nơi áp dụng luật của các nước đến buôn bán (Bồ, Hà, Anh ,Pháp) chứ không áp dụng luật của các vương triều địa phương sở tại. Ở VN thời kỳ này cũng có Hội An, Phố Hiến. Nhưng hai nơi này không thể coi là thương điếm hay đặc khu, vì nó không có luật riêng hay áp dụng luật nước ngoài.
Sau thời kỳ thương điếm là thời kỳ nhượng địa, cắt đất cho thuê, mà điển hình là Ma cao và Hồng công. Cả hai nơi nhà Thanh đều cho thuê đất 99 năm (Hồng công bắt đầu vào năm 1898). Nhưng thuê đất ở đây là cắt hẳn đất cho Anh, và vùng đất này theo luật Anh. Và cũng không rõ Anh có trả tiền nhà Thanh không.
Hai kiểu này có lẽ không giống cái mô hình đặc khu mà VN đang muốn làm. Đặc khu ở VN có lẽ giống những đặc khu hiện tại ở TQ, Mỹ, Anh thì đúng hơn.
Tại sao Mỹ, Anh lại có đặc khu. Đặc khu ở đâu. Với Mỹ đặc khu của nó là các vùng tập trung da đỏ, thậm chí là một bang (ví dụ bang delaware). Cổ nhất kiểu đặc khu có lẽ là Las Vegas. Ở các vùng da đỏ, người ta thường mở sòng bạc, Las Vegas cũng vậy. Còn như ở bang delaware, thì là để tạo điều kiện cho các quỹ tài chính hoạt động, và trong các hoạt động của nó có cả rửa tiền « theo đúng quy trình ».
Ở Anh thì đặc khu của nó là London city, tức là trung tâm Luôn đôn, nơi tập trung ngân hàng, bảo hiểm,.. và các đảo (ví dụ đảo New Jesey gần biên giới Pháp) hay các thuộc địa cũ như đảo Bahamas.
Cơ chế đặc khu kiểu này đã giúp cho Anh, Mỹ có một đế quốc tài chính ngầm. Vì hiện tại, số tiền lưu động trên thế giới gấp 10 lần hoạt động kinh tế thực sự. Các đặc khu là nhằm vào hớt tiền, tập trung tiền của thế giới tài chính ảo, tiền ảo này.
Ở TQ, các đặc khu, mở đầu là Thâm quyền là nhằm hút tiền từ Hồng công qua, thông qua các dịch vụ : điện, nước, thực phẩm, nơi lắp đặt cơ sở sản xuất. Hồng công cũng là một đặc khu có vị trí lớn trong tài chính ngầm của thế giới, là cái cửa giao dịch ngầm giữa lục địa TQ và thế giới tài chính Anh-Mỹ. Chính vì thế mà trong suốt thời gian từ năm 1949 đến 1972 (khi Mỹ công nhận TQ, « bỏ rơi » Đài loan), thì Hồng công là cửa khẩu quan hệ của TQ với thế giới tư bản, vì thế TQ mặc dù hò hét to tiếng, không tái chiếm Hồng công hay Ma cao. Dù điều này nằm trong lòng bàn tay. Nếu hiểu như thế, thì Hồng công cũng có thể coi là một dạng đặc khu của TQ.
Như vậy đặc khu ở thời hiện đại bây giờ là những « hố đen » trong thế giới tài chính ảo. Và vì có thế giới tài chính ảo này mà xuất hiện đặc khu.
Trong 3 đặc khu định mở ra ở VN, nếu nhìn vào điều kiện địa hình, địa lý, tiềm năng, thì người ta có thể thấy Vân đồn và Phú quốc thuộc loại này. Vân Phong thì tôi không rõ. Và cũng chính vì địa lý của nó « đắc địa », nên nó sẽ là những hố đen để hút tiền TQ, Mỹ (trong đó ở Vân đồn, việc nhằm vào khách TQ là tương đối rõ ràng).
Còn việc để phát triển những nơi này thành đầu tầu công nghệ, thì đấy là chuyện nói cho vui, lừa trẻ con thôi. Vì bản thân địa hình địa lý những nơi này không thể tạo ra những thành phố lớn cỡ triệu dân được, vì nó không có cái « hinterland» để cung cấp nước, điện, đất đai cũng như đáp ứng lại nhu cầu phát của cái hinterland này. Không phải ngẫu nhiên mà miền Bắc chỉ có Hà nội, miền nam chỉ có thành phố HCM.
Để hút và rửa tiền ảo, thì cách dễ nhất là sòng bạc (casino), nên chắc chắn những nơi này sẽ có casino to. Nếu Vân đồn nhằm vào các xá xệ TQ, thì Phú quốc có lẽ nhằm vào đủ các loại khác quốc tế bao gồm cả Nga, Mỹ, và tất nhiên TQ. Thứ đó là du lịch. Thường du lịch và tài chính ngầm kết hợp với nhau.
Tại sao ở VN bây giờ cái mô hình này lại nổi lên. Có thể vì nó có nhiều lý do.
1- Lý do lợi ích cá nhân của các tập đoàn xây dựng ở VN hiện tại.
2- Muốn hớt bọt số tiền ảo trôi nổi trong tài chính ảo thế giới
3- Phát triển kinh tế
Điều thứ 3, tôi để như để có lý do chính đáng, chứ hai cái đầu là chính. Vì thế các ông ấy cứ loanh quanh biện bạch.
Thực ra với hai điều đầu thì cũng ô kê. Nhưng cái vấn đề ở VN là « trên bảo dưới không nghe », « trên có chính sách dưới có đối sách ». Cái « đối sách » mới đáng sợ.Trong tình hình như vậy, phải để ý khả năng « Vinashin ». Mà cái Vinashin này to hơn rất nhiều cái ụ nổi của Vinashin cũ. Nếu mà tôi thấy lo ngại thì điều này là đáng ngại nhất còn to hơn « mối hoạ TQ ». Hiện nay, những tuyên bố của các ông như Vương đình Tuệ, nói phải chọn người có nhân cách để điều khiển các đặc khu này càng tăng thêm mối nghi ngại. Vì chọn lựa thế nào đây lãnh đạo tài giỏi cho … 99 năm mà không sót thì kể cũng giỏi. Chính xác hơn là phải nhìn vào cơ chế, tạo cơ chế, chứ nói kiểu chọn người tài ..thì cũng là cách nói trấn an, nói cũng bằng không.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 7 2018, 05:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #302

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung một chút về đặc khu trên thế giới. Trong EU cũng có đặc khu. Đó là những nhà nước như Luxembourg hay đảo Síp. Còn nếu nói EU mở rộng, tức là những nước không nằm trong EU mà nằm trong quỹ đạo của nó ví dụ như Na Uy hay Thụy Sĩ, thì Thuỵ Sĩ cũng là một dạng đặc khu. Thậm chí ở Thuỵ Sĩ còn có nhiều đặc khu cạnh tranh lẫn nhau. Vì nước này, dù bé tí cũng có dạng hợp bang (confederation), nên mỗi bang của nó, người ta gọi là canton (tiếng việt có lẽ là Tổng) đều có luật riêng. Vì thế mỗi tổng của Thụy Sĩ là một dạng đặc khu, mà phân vùng ra. Ví dụ Giơ ne vơ là chuyên về ngân hàng, nhưng những tổng nằm về phía biên giới Áo thì lại chuyên về các dạng quỹ đầu tư ngầm.
Trường hợp đặc biệt nhất là Luân đôn. Đặc khu của nó nằm lọt thỏm trong trung tâm thủ đô. Chỉ có mấy dẫy phố. Bác nào sang Luân đôn chơi lảng vảng ở gần cái nhà hình như quả dưa chuột dựng đứng là nằm trong đặc khu, nơi tập trung dầy đặc các ngân hàng, hãng bảo hiểm. Nhưng nó cũng có hiến pháp riêng, tách biệt với thành phố Luân đôn, và đặc biệt nó có một hệ thống mạng vận tốc cao nối đặc khu này với thị trường tài chính thế giới, mà nhiều nơi khác là các đảo quốc thuộc địa cũ của Anh. Ở đây nhà nước Anh đã « nhắm mắt » để thu tiền. Nhưng nó cũng là nước Anh thôi. Cái đặc khu này chiếm 30% tổng PNB Anh. Và rất có thể nó chính là người giật dây Brexit, vì nó đã là đặc khu của Anh thì nó không thể để EU kiểm soát được.
Hiện nay theo như báo chí chính thống VN đưa tin, thì « nước » đứng thứ 3 về đầu tư nước ngoài ở Vn là đảo New Jesey, tức là một đặc khu của Anh. Điều này chứng tỏ, thế giới tài chính ảo này thâm nhập khá sâu vào kinh tế hiện thực (real) VN. Anh có thể tham gia vào CPTPP trong tương lai, Bản thân Singapure cũng là một đặc khu tài chính trong cái đế chế hậu đế quốc Anh này. Mà Singapure là ở trong CPTPP, cũng như có quan hệchặt chẽ với kinh tế VN. Vì thế với tôi, việc xây dựng đặc khu ở VN không phải là dở. Nó có tác dụng tạo công cụ để VN có thể tham gia cái nền kinh tế ngầm béo bở này. Giúp VN có một Singapure nội địa. Nếu nhìn nhận như thế, thì việc 99 năm thực ra là dở. Vì điều kiện cần là hạ tầng cơ sở mạng mạnh, nối đặc khu với thế giới, chế độ chính sách tài chính để tiền ảo hoạt động được, thứ đó là hạ tầng dịch vụ kiểu khách sản, du lịch, hạ tầng cơ sở ăn uống ẩm thực, vui chơi. Ví dụ như cảng biển cho du thuyền du lịch. Điều này thì Hạ long đã có với khu Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển. Thắng cảnh là Hạ long ngay đấy. Nhưng điều này sẽ làm tăng sức hấp dẫn của đặc khu, chứ không phải là dạng « vườn rau ao cá », kiểu sở hữu đất lâu dài theo tinh thần nông dân.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 12 2018, 05:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #303

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Luật đặc khu đã được hoãn lại. Nhưng đồng thời lại có rối loạn ở Bình thuận, thành phố HCM. Chính ở tỉnh này cũng là nơi được coi là TQ mua đất nhiều nhất (theo lề trái) đã cho người ta thấy rằng trong sinh hoạt chính trị phải rất cẩn trọng, bởi trong thực tế dư luận, người ta đã không tin. Và từ đó vấn đề dễ bùng nổ bắt đầu từ tâm lý, rồi sao đó một khi bùng nổ, nếu giải quyết không khéo, thì nó lại gây ra sự kiện tiếp, càng ngày càng to càng phức tạp. Đây cũng là cái lô gíc khởi đầu cho những bạo loạn kiểu mùa xuân Ả rập. Nhưng trong việc thảo luận cũng như quy trình thông qua luật này ở Quốc Hội, đã có nhiều điều mà ta có thể gọi là phản cảm, đáng lẽ nó góp phần làm cho dư luận hiểu rõ sự việc, thì nó lại làm cho người ta bức xúc và khó chịu hơn. Tôi điểm ra mấy điều sau :
1- Trong tất cả các giải trình mà dư luận xã hội được biết (vì phần kín của cuộc họp nếu có, dư luận không thể biết) đã thể hiện là không ai biết lập ra đặc khu để làm gì, nhiệm vụ gì, tại sao. Người trả lời chỉ biết nói chung chung là « để phát triển kinh tế », rồi « đặc biệt » thì không biết đặc biệt về cái gì, tại sao. Ngay cả ông Vương Đình Tuệ, có thể coi là ngôi sao đang lên, có kiến thức, thì khi bị hỏi cũng chỉ biết nói chung chung, khiến chủ tịch quốc hội phải « giải vây » bằng cách nói là sẽ gửi văn bản sau. Nhưng gửi văn bản tức là đã quyết định, vậy thì tranh luận ở quốc hội có tác dụng gì. Ông là phó thủ tướng mà trả lời như thế.
2- Phần trả lời của các bộ trưởng, một người bên ngoài nghe thì cảm thấy rất « ngứa tai », dù người ta có tràn đầy cảm tình. Cái tài đánh mất thiện cảm, không thuyết phục của các nhân vật chính trị VN có lẽ là điều đặc trưng. Sự ngứa tai này bởi cách trả lời chung chung, như là không năm vấn đề, không có chuyên môn. Nhưng đồng thời lại có một thái độ kiểu hống hách « quan lại nhà Nguyễn », quan liêu khiến người ta rất phản cảm.
3- Một trong những vấn đề nhậy cảm ở Vn là vấn đề « phủ bóng » của TQ. Sự phủ bóng này, tức sự đe doạ này của TQ là có thật. Nhưng không có ai phân tích được thực sự trong từng trường hợp xem sự hiểm nguy đến đâu, để giải toả được vấn đề tâm lý của vấn đề này, tìm rõ đúng sai, mà lại đổ thêm dầu vào lửa. Khi phản đối luật đặc khu thì cũng mang con ngáo ộp TQ ra làm bằng chứng cao nhất. Ngược lại người bảo vệ nó thì lại lờ đi coi như vấn đề « TQ » này không có. Không có ai chứng minh được một cách lô gíc, cụ thể sự phủ bóng này trong vấn đề « đặc khu » là gì. Trong trường hợp này thì khác gì mở đại lộ cho lề trái tuyên truyền nhảm.
Ví dụ. Khi ông Dương Trung Quốc nghi ngờ thời hạn 99 năm sẽ là cớ cho TQ di dân thực ra là một phản ứng tâm lý. Tại sao ? vì trong lịch sử, TQ chưa bao giờ chiếm đất VN bằng di dân. Ngược lại dân TQ được chính quyền phong kiến VN sử dụng để mở đất thì có. Tất nhiên lịch sử không quyết định hiện tại, và có những chuyện trong lịch sử không xẩy ra có thể xẩy ra. Nhưng muốn dự đoán được nó thì phải xem xét kỹ càng cụ thể, điều mà có thể không ai có tầm nhìn đến thế, vì như tôi nói trong điều một ở trên, có ai biết làm đặc khu để làm gì đâu. Kết quả là mở cửa cho tâm lý nghi hoặc, lo sợ. Ông bộ trưởng « bảo vệ » cho luật đặc khu, thì lại tuyên bố một câu xanh rờn là « không được chia rẽ ta và TQ », trong khi sự đe doạ của TQ là một hiện thực. Điều quan trọng là đe doạ ở đâu, và chỗ nào ta vẫn chơi được với TQ do hoàn cảnh địa lý, chính trị.. thì ông lại không nói được. Khiến người ta cảm tưởng có lợi ich nhóm nào đó ông cứ nói bừa để bảo vệ.
Tóm lại, do ba cái điều trên, mà dư luận có cảm nhận bất an, và nghe thấy ngứa tai, bức xúc cộng với bức xúc sẵn có trong đời thường. Như vậy là nó trở thành ngòi nổ trở thành đầu mối của sự rối loạn.
Còn lề trái, thì tự bưng cơm vào mồm cho nó như thế, sao nó lại không lợi dụng « yêu nước » để treo đầu dê bán thịt chó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 13 2018, 05:19 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #304

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong cái câu chuyện « đặc khu » này, có lẽ nó đã làm thòi ra một điều, đó là tư duy phát triển kinh tế bằng đánh quả. Không ở đâu, ở cấp nào có một tư duy, định hướng dài hạn. Từ hãng tư nhân to nhỏ, đến kinh tế nhà nước, các bộ các cấp, ngay cả chính phủ. Ngược lại, ở trên tận cùng, vẫn còn có được một chiến lược về ngoại giao, chính trị không phải là dở. Nhưng nó cập kênh so với hiện thực, và sức mạnh thực hiện ở dưới. Giống như một kiểu lực bất tòng tâm. Sở dĩ như thế vì mấy điều sau :
1- Khi chính sách đúng đắn đưa xuống (về mặt ngoại giao chính trị), thì lập tức nó bị bẻ đi vì lợi ích cá nhân, bè nhóm lúc thực hiện. Chính sách trở thành một dạng chính danh để bóc công quỹ.
2- Chính sách đưa ra vì lợi ích bè nhóm, để đánh quả.
3- Nhà nước không có tiền vốn để đầu tư, định hướng kinh tế, dẫn tới việc không thể có kế hoạch.
4- Sự phát triển « ngoạn mục » (tôi để trong ngoặc kép), dựa vào FDI đã dẫn tới không thể có kế hoạch, vì sao ? vì mỗi cái FDI nó có kế hoạch của nó, định hướng cuả nó do chủ sở hữu và nước chủ nhà của nó. Mà định hướng của nó là làm sao lãi nhất, trả tiền cho ông ít nhất, và ông phụ thuộc nhất.
Những điều mà một nước muốn vươn lên, bao gồm chính sách định hướng phát triển, năng lực để thực hiện (làm chủ kỹ thuật và có vốn), bảo vệ được thị trường nội địa để làm chiến khu, thâm nhập thị trường nước ngoài như chiến trường, VN đều mất dần. Mất từ tư duy (bị cái ảo tưởng thị trường tự do, hội nhập « nô lệ ») đến công cụ (tất cả các công cụ để bảo vệ thị trường mất dần theo « hội nhập »), chỉ còn lại mỗi cái ảo tưởng « đa nguyên đa đảng » bị lề trái và các chí sĩ « ăn theo » hùa vào coi như « niềm tin và hi vọng ». Rồi lại cứ tưởng là hay.
Cái ý tưởng « đặc khu » này có lẽ do lợi ích nhóm (hiểu theo kiểu thông thường trong kinh tế thị trường, chứ không phải theo địng nghĩa kiểu « bác Trọng ») của các đại gia xây dựng ở Vn bầy đặt ra một dạng « ăn cơ chế ». Nó có lẽ cũng giống như việc phát triển bằng xây dựng các thành phố ma ở TQ. Để những dạng thành phố ma này có người, thì phải biến nó thành đặc khu để bán đất. Và có lẽ chính vì thế mà chính sách thuê đất trở thành trọng tâm. Các đại gia này đã xây dựng đầu tư ở những điểm này. Tuần Châu ở Quảng ninh với mấy con cá heo làm xiếc gầy gò, Safari nuôi ngựa còi ở Phú quốc. Bây giờ nếu không có cách biến những nơi này thành một dạng bong bong sầm uất, để bán nhà cửa thì lỗ cả nút. Mà làm thế nào để bán nhà cửa ở những nơi heo hút nếu không có chính sách kiểu « 99 năm ».
Thế rồi để bán ảo tưởng thì nói là định biến chúng thành Thẩm quyến. Điều mà một người có chút hiểu biết, thì điều này là không thể. Bởi vì Thẩm quyến thực ra là ngoại ô của Hồng công. Và bản thân VN đã có những dạng Thẩm quyến này đó chính là Bình Dương (với TH HCM) và Bắc Ninh (với Hà nội).
Trên đây chỉ là những giả thiết tôi đặt ra, để có thể giải thích kiểu tranh luận cù nhầy ở Quốc Hội, kiểu nói lấy được, ngứa tai. Nhưng điều dở là ở Phú quốc và Vân Đồn thực ra nó cũng có điều kiện để thành đặc khu được. Mà lại không nói được. Vậy điều kiện đó ở đâu ? (còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 14 2018, 07:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #305

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thực ra ít nhất ở hai trong 3 nơi, Phú quốc và Vân đồn có điều kiện tự nhiên để thành đặc khu. Vì nó gần biên giới, có tiềm năng du lịch, và không kể đặc biệt Phú quốc là một hòn đảo. Vì thế có lợi thế tự nhiên để « cô lập » nó kiểm soát dễ dàng hơn (isolation) tạo thành đặc khu. Nhưng đặc khu này không thể nhằm vào sản xuất, vì như tôi đã nói, nó thiếu cái hinterland ở đằng sau. Nhưng ngược lại nó có thể là zone buôn bán không thuế (tax free), dịch vụ tài chính, ngân hàng, và tất nhiên đi liền với nó là du lịch, với các dịch vụ giải trí, giải trí « rửa tiền hợp pháp » ví dụ như Casino. Để hướng vào những điều này, cái quan trọng không phải là thời hạn thuê đất, mà là hạ tầng cơ sở dịch vụ, trong đó nhà cửa chỉ là một vấn đề, quan trọng của nó là giao thông, rồi hạ tầng cơ sở IT, đặc biệt là các dịch vụ mạng tốc độ cao. Như vậy, VN nên nhìn vào hình ảnh các tổng (canton) của Thuỵ sĩ, Monaco (Pháp) hay Andore (Tây ban Nha-Pháp), hay các đảo kiểu New Jesey(Anh) ..làm hình mẫu chứ không nên nhằm vào các kiểu Thẩm quyến, vì đặc khu chế xuất VN không cần, do ta đã vượt qua giai đoạn này. Không kể những điểm VN định làm đặc khu không đủ điều kiện để tổ chức sản xuất lớn (thiếu các nguồn như quỹ đất, điện, nước, sử lý chất thải..) do bản thân điều kiện địa hình địa lý tạo ra. Chỉ có làm như thế thì mới nên làm.
Để làm cho những đặc khu này có hiệu quả theo xu hướng này, thì phải làm sạch lại hệ thống ngân hàng đang lởm khởm ở VN, và có cơ chế ngăn chặn tham nhũng hiệu quả. Và cũng chỉ trong trường hợp này, thì mới chọn được « người tài » chỉ huy đặc khu. Tại sao ?
Hiện tại, nghe như ông Vương Đình Tuệ nói nhì nhằng, thì chắc chắn là không tìm được người tài, dù có nâng cấp lên đòi vài chục cái bằng đại học, tiến sĩ, thủ khoa các kiểu…Cái chìa khoá để tìm người tài cho đặc khu và cho bộ máy nhà nước, là cơ chế chặt chém cách chức, kỷ luật. « Lên lon chậm chạp, bóc lon hay « bóc lịch » nhanh chóng, rõ ràng ». Cơ chế này càng quy củ, hoạt động vào guồng thì người tài sẽ hiển lộ ra. Người tài giống như cái mầm non trong củ hành tây, phải bóc nó vứt bỏ nó tới cái lõi mới có. Như vậy phải có cớ chế « bóc vỏ », tức là chặt chém kỷ luật chứ không phải là nâng cái điều kiện đầu vào, vốn nó rất hình thức, vì thiếu gì người học giỏi mà làm dốt, học gạo. Không kể người ta có thể phấn đấu để chui lọt, nhưng sau thoái hoá thì làm sao.
Ở nơi tôi sống, người thường không có tham vọng, bởi vì họ biết, leo cao thì ngã đau, trách nhiệm lớn. Nhiều khi cái con tính lợi/thiệt không bõ. Ở VN thì khác hẳn, người « tài cao ,trí cao » (nhân tài thật) thì ít, nhưng người « tài mọn, chí cao » (nhân tài giả) thì rất nhiều. Bởi vì có tài hay không không quan trọng mà leo cao để có thể tỏ thái độ quan lại hoạnh hoẹ, kiếm cơm. Còn làm cho nó đổ nát, đâu có bị trừng phạt,làm kinh tế như xây tượng đài đâu có chết (tức là làm trò vô bổ chỉ lấy cớ kiếm tiền). Càng vô trách nhiệm càng sống tốt. Thế thì tội gì mà không « tài », dù không có tài. Trừngphạt quyết liệt, thì bản thân đám « tài mọn, chí cao » sẽ đi giật lùi, vì quyền lợi thì ai chẳng muốn, nhưng bị cột trách nhiệm hay có nguy cơ ngồi bóc lịch thì ai muốn. Như vậy tự động « người tài » thật sự sẽ hiển lộ ra.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 14 2018, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #306

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên, tôi có nói trong lịch sử quan hệ VN-TQ, chưa bao giờ di dân TQ được dùng để xâm lược cướp đất. Điều này ngược với điều mà tâm lý xã hội ở VN hiện tại, và tâm lý này được đưa ra từ mồm một ông được gọi là sử gia tức là ông Dương Trung quốc, nên tôi phải nói chi tiết thêm, vì ông ấy có cái danh là sử gia (nhưng ngược với các sử gia VN mà tôi kinh trọng, như bác Trần văn Vượng, Hà văn Tấn, bác Quốc này chẳng biết có tác phẩm gì. Một lần tôi tình cờ đọc được một cuốn của bác ấy, vốn là những bài báo tích góp tập hợp lại, thì cũng chỉ biết ngán ngẩm lắc đầu).
Tại sao trong lịch sử vốn có rất nhiều thăng trầm giữa VN và TQ, các triều đại TQ không dùng kế di dân để cướp đất ? và đặc biệt tại sao không dùng kế đó khi hai bên có chung biên giới. Cái điều đặc biệt này là do cấu trúc và phân bố dân cư của hai bên tạo ra.
Ở VN, nên văn minh sông Hồng, của người Kinh, tức là sắc dân đa số ở VN tập trung ở lưu vực sông Hồng. Bắt đầu từ phía Bắc, Tây Bắc sông Hồng, rồi dần dần đi xuống phía nam sông Hồng. Nhưng người Kinh không ở trên Việt Bắc, là nơi giáp giới với TQ. Ở bên kia biên giới, vùng tiếp giáp trực tiếp với VN, cũng không phải là đất cư trú của người Hán (hay người Hoa) là sắc dân đa số ở TQ. Vì thế biên giới Việt – Trung thực ra là biên giới ảnh hưởng của hai nền văn minh : Văn minh Âu – Lạc (VN) với văn minh Hoa-Hạ (TQ) chia nhau một vùng đất.Vùng Việt Bắc là vùng phủ bóng của văn minh Âu Lạc, vùng Quảng Tây, Quảng đông là vùng phủ bóng của văn minh Hoa – Hạ. Trong khi cư dân địa phương là giống nhau, tác là các nhóm Tầy-Thái. Việc định hình sự phủ bóng này, kết thúc về cơ bản vào thời đại nhà Lý ở VN, nhà Tống ở TQ (thế kỷ XI). Khi Lý thường Kiệt dẫn quân vào đánh thành Ung Châu (tức là thành phố Nam Ninh ngày nay), thì quân nhà Tống do Tô Gián chỉ huy cũng chỉ là đạo quân chiếm đóng, vì dân xung quang là các bộ tộc người Choang, tức là một nhánh của người Tầy, Nùng ở VN. Chính vì thế mà Lý thường Kiệt mới phát « tờ rơi » (nói kiểu ngày nay), đăng bố cáo kể tội nhà Tống để thu phục nhân tâm. Và ở Hà nội ngày nay, có tên phố mang tên một tù trưởng người Nùng, là phò mã nhà Lý tham gia vào cuộc Bắc Phạt của Lý thường Kiệt, đó là phố Tông Đản (theo tên của ông là Nùng Tôn Đản).
Suốt trong thời Bắc thuộc, vì VN là quận huyện của TQ, người Hán có di cư vào Bắc bộ, chủ yếu trong những thời điểm loạn lạc ở Trung Quốc. Nhưng người Hán chỉ là cư dân thành thị, chứ không thâm nhập vào nông thôn. Có lẽ họ là những thị dân đầu tiên ở VN cùng với các kiều dân Tây Trúc, tức là Ấn độ ngày nay. Người hiện tại được coi là ông tổ của Phật giáo VN, ngài Khương Tăng Hội là người Tây trúc, sống ở Bắc bộ thời Tam quốc. Giao chỉ lúc ấy thuộc về nhà Ngô (của Tôn Quyền), bác nào đã đọc Tam quốc chí (hay Tam quốc diễn nghĩa) thì chắc biết.
Khi VN độc lập, thì những người Hán này đều đồng hoá thành người Kinh. Lịch sử hay nói tới việc Hán hoá, nhưng ở VN thì đã xẩy ra điều ngược lại. Đó là quá trình Kinh hoá. Nhưng điều này ít người để ý, trong khi nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành dân tộc VN. Vì nếu không có khả năng « kinh hoá » này, thì VN đã là một tỉnh của TQ, chứ không thể độc lập được.
Quá trình kinh hoá này sở dĩ có được, ngoài đặc trưng văn hoá của hai văn minh khác nhau, còn có một điểm nữa đó là tương quan dân số VN/TQ không bao giờ quá lớn, để cho một bên có thể thắng tuyệt đối. Ví dụ thời nhà Minh, si dân số TQ là 50 triệu, thì ở VN khoảng 3 triệu.Bây giờ TQ có hơn 1 tỉ, thì VN 90 triệu. Tương quan dân số không thể giúp TQ thắng bằng di dân.
Biên giới VN-TQ có một số biến động lớn. Ví dụ thời nhà Mạc(thế kỷ XVI). Lúc đó nhà Mạc đã cắt đất ở phía Cao bằng-Lạng sơn cho nhà Minh để rảnh tay nội chiến với nhà Lê –Trịnh. Khi nhà Lê-Trịnh thắng, hậu duệ nhà Mạc dạt lên Cao bằng, và được nhà Minh chống lưng, tồn tại cho tới khi nhà Minh đổ, nhà Thanh lên. Các đời chúa Trịnh liên tục đòi đất, và đây là chính sách nhất quán của nhà Trịnh, nhưng phải vào thời điểm nhà Thanh lật đổ nhà Minh, thì việc này mới thành công. Do nhà Trinh đã nhanh chóng có kế sách ủng hộ nhà Thanh, trong khi di đảng của nhà Minh dạt xuống vùng Lưỡng Quảng, lại được hậu duệ nhà Mạc ở Cao bằng ủng hộ. Bằng chính sách khôn khéo ấy, nhà Trinh đã đòi được đất, đồng thời kết thúc số phận chúa Mạc ở Việt Bắc vào thế kỷ XVII.
Một lần biến động nữa đó là lúc Pháp xâm lược VN, đặt ách thống trị. Khi Pháp tiến lên Lạng sơn, thì quân Pháp bị quân nhà Thanh đánh bại. Thành Lạng sơn bị quân Thanh chiếm, chính phủ Pháp ở Paris do Jules Ferry đứng đầu bị đổ. Nhà Thanh nhân chuyện này, mới định đòi cả Việt Bắc. Nhưng Pháp phản ứng, đưa pháo thuyền bắn phá suốt dọc bờ biển Quảng Đông. Kết quả, hai bên chấp nhận biên giới hiện nay, tức là giống như biên giới giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh về cơ bản, nhưng mất đi vùng mỏ đồng Tụ Long ở phía bắc Hà Giang hiện nay. Mỏ đông này rất quan trọng với nhà Nguyễn, vì đồng được dùng để làm tiền. Nhưng Pháp thì nó không cần. Ngược lại, Pháp lại được nhà Thanh nhượng lại Quảng Châu Văn(là một thành phố nằm giữa lục địa TQ và đảo Hải Nam), và được xây dựng khai thác đường xe hoả Hà nội-Côn Minh. Từ thời thuộc Pháp, Hoa kiều vào VN đến chủ yếu từ các nhựơng địa này ở TQ. Vì thế nhiều hoa kiều, hay người Việt gốc Hoa ở Vn có gốc gác ở đảo Hải Nam.
Đến năm 1945, Pháp lại đánh đổi sự rút lui của quân Tưởng ở miền Bắc, đổi lại Pháp hoàn trả tất cả nhượng địa ở TQ.
Tôi nói những điều trên, để thấy việc thay đổi biên giới, liên quan tới vận mệnh của đất nước. Khi loạn lạc, tự đánh lấn nhau thì bị xâm lược. Chứ cư dân TQ không phải là yếu tố quyết định. Họ chưa bao giờ là đầu mối của sự xâm lược.
Ngược lại cũng có những đợt người TQ di cư vào VN, nhưng lại giúp VN mở đất khai khẩn. Nhưng lần quan trọng trong lịch sử là. Đời nhà Tống, khi nhà Tống bị nhà Kim, rồi nhà Nguyên đánh bại (triều Trần ở VN, thế kỷ XIII), thì các di thần nhà Tống đã dạt sang VN. Họ được nhà Trần cho định cư ở Nghệ An Hà tĩnh, lúc này là vùng hoang vu. Vì thế hiện tại, con gái vùng này da trắng, cao to. Vì gốc gác là từ vùng Thượng Hải mà ra. Trong khi vùng này vào thế kỷ thứ IV, dân số có lẽ gốc Chàm, da đen. Sử còn ghi Mai Hắc đế (vua đen họ Mai, có thể vì lý do đó).
Một đợt khác đó là lúc Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu là di thần nhà Minh di dân vào Đàng Trong (thế kỷ XVII). Và họ cũng được đưa ra những vùng hoang vu để biến đất đó thành đất VN. Trường hợp của Mạc Cửu là trường hợp rất đáng chú ý. Bởi đất Hà Tiên, nơi mà chúa Nguyễn để cho Mạc Cửu định cư không phải là đất nhà Nguyễn mà là đất bị tranh chấp bởi ba triều đại : Xiêm La (Thái lan ngày nay), Thuỷ chân Lạp (Cam pu chia ngày nay) và chúa Nguyễn (VN ngày nay). Mạc Cửu có thể thần phục nhà Xiêm hay Thuỷ chân Lạp, nhưng ông ta và hậu duệ lại thần phục nhà Nguyễn, tại sao ? Bởi vì đồng chủng đồng văn (chính xác hơn là đồng văn hoá đạo Nho). Như vậy trong trường hợp này, sự gần gũi về văn hoá TQ, VN đã giúp VN có thêm đất chứ không mất.
Một điều nữa cũng nên nói rằng, Nếu chính sách của nhà Tiền Nguyễn thu phục hậu duệ nhà Minh, thì nhà Trinh ở ngoài Bắc lại làm ngược lại là ủng nhà Thanh, như nói ở trên, vì thế không có việc di thần nhà Minh vào Bắc bộ. Nhưng nếu không có nhà Trịnh trấn cửa, thì nhà Nguyễn có thể nhận di thần nhà Minh được không ??
Như vậy trong lịch sử, chưa bao giờ sự di dân của Hoa kiều vào VN là cớ để TQ chiếm đất. Mà ngược lại, họ luôn được các triều đại VN sử dụng để phát triển kinh tế, củng cố độc lập dân tộc. Tất nhiên như tôi đã nói, lịch sử không quyết định tương lai, hiện tại, nhưng nó cũng là bài học là kinh nghiệm để người ta suy nghĩ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 15 2018, 04:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #307

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bây giờ tôi sẽ nói tiếp về việc « di dân chiếm đất » xẩy ra ở đâu, kinh nghiệm VN, kinh nghiệm thế giới. Rồi sau đó sẽ rút ra bài học kinh nghiệm ứng xử nói chung.
Chuyện di dân chiếm đất cũng đã xẩy ra ở VN. Nhưng theo chiều hướng có lợi cho người Việt.Trong lịch sử quan hệ của Đại Việt với các nước phía Nam (Cham pa, rồi Thuỷ chân lạp) chính là mô hình di dân chiếm đất. Như vậy khi lề trái, rồi « quân xanh » trong quốc hội kiểu như ông Dương Trung Quốc nói về sự nghi ngại này, thì chính các ông ấy vạch áo cho người xem lưng. Hay nói cách khác, đã áp dụng cái tư duy của mình (dân tộc mình), tâm lý của mình cho người khác.
Mở đầu câu chuyện này là việc Nhà Trần gả công chúa cho vua Chàm, để đổi lấy đất Quảng trị, Thừa Thiên ngày nay (thế kỷ XIII) lúc đó gọi là châu Ô, châu Rí, Tiếp đó khi nhà Lê kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, thì có cuộc viễn chính đánh Cham pa (lúc này đang còn ở Đà Nẵng) thế kỷ XVI, đẩy lùi Cham pa xuống tận Bình định. Khi Trịnh-Nguyễn phân tranh, thì chúa Nguyễn, theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm (đây không rõ là sự thật hay huyền thoại), « hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân », đã vào cát cứ ở đây thế kỷ XVII, rồi cùng chính sách ấy mà áp dụng vào Thuỷ Chân Lạp. Lịch sử thành phố Sài gòn là bắt đầu bằng một cuộc di dân người Việt vào đây.
Nhưng nếu người ta thực sự tìm hiểu, thì thấy rằng sự di dân Việt là hệ quả chứ không phải là nguyên nhân của việc chiếm đất này. Còn nguyên nhân thực sự của nó thì phải tìm trong sự suy yếu của Cham Pa, rồi Thuỷ chân lạp, thứ đó tới chính sách của chúa Nguyễn, rồi cuối cùng mới là di dân Việt nam.
Hãy nghiêm cứu Cham pa trước. Thời điểm quyết định khiến Cham pa sụp đổ hoàn toàn là vào thế kỷ XV, tức là vào thời Lê Lợi. Trước đó vào cuối thế kỷ XIII, đầu XIV, vào cuối thời Trần. Quân của Cham Pa còn ngược thuyền vào tận Thăng long cướp bóc. Trong khi vua quan nhà Trần, có lịch sử oai hùng đánh nhà Nguyên mấy chục năm trước đó, chỉ còn biết ôm nhau chạy trốn. May mà Trần Khát Chân, chỉ huy pháo thuyền bắn trúng thuyền chỉ huy của vua Chàm là Chế Bồng Nga, thì mới yên. Nhưng vào thế kỷ thứ XV thì chuyện gì xẩy ra. Lúc này nhà Nguyên đã đổ, nhà Minh lên thay. Vì thế toàn bộ thương mại quốc tế, từ Đông Nam Á vào TQ sụp đổ. Cham pa sống được là nhờ vào việc thương mại này. Chính vì thế mà khi nhà Lê lên, đã có thể « hỏi tội » Cham pa dễ dàng, vì quốc gia này ở trên đà sụp đổ. Không đánh nó cũng chết, và vì thế di dân mới có thể làm loạn được. Cũng cái vấn đề này lại làm cho chúa Nguyễn ở Đàng trong sống. Tại sao ? bởi vào thời điểm cuối XVI, các nước phương Tây qua các công ty Đông Ấn đã khiến việc thương mại ở ĐNA khôi phục lại. Và nhờ thế chúa Nguyễn mới có vật lực để chống lại nhà Trịnh nhờ có ngoại thương. Và chúa Nguyễn, rồi nhà Nguyễn về sau cũng lại chết vì cái vấn đề ngoại thương này. Tại sao. Vì vào thời điểm thế kỷ XVIII, thì phương Tây đã chuyển sang cướp thuộc địa, vì cướp thuộc địa lãi hơn buôn. Kết quả Đàng Trong khủng hoảng, và vì thế khởi nghĩa Tây sơn mới lật đổ chúa Nguyễn được. Điều thú vị là ở Đàng Ngoài cũng bị khủng hoảng này tác động, từ đó mà có các cuộc khởi nghĩa nông dân rất lớn : Phan Bá Vành, Nguyễn Hữu Cầu. Nhưng Phan bá Vành, Nguyễn Hữu cầu không thể trở thành Nguyễn Huệ, bởi vì kinh tế ngoài Bắc có cái đế nội địa là đồng bằng sông Hồng rất lớn. Nói theo từ ngữ kinh tế hiện đại là thị trường dân tộc lớn, phụ thuộc ngoại thương ít. Khác với Đàng Trong, phụ thuộc ngoại thương là chính. Thị trường nội địa không có.
Khi Nhà Nguyễn (Nguyễn Ánh )lên, thì mặc dù là hoàng thân chúa Nguyễn, vốn bản chất quen với ngoại thương, nhưng nhà Nguyễn lại bế quan toả cảng. Tại sao ? bởi vì thế giới vẫn trong giai đoạn tranh cướp thuộc địa, nó đâu có buôn. Ngược lại thời ngoại thương của ông nổi, ông không có thực lực chỉ là FDI (nói theo từ ngữ bây giờ), cho nên không thể chế tạo, học công nghệ như người Nhật được. Vì thế mới chết. Cái bài học này đến nay còn nguyên giá trị.
Như vậy với Cham pa, Đại Việt chiếm đất được không phải là do di dân, mà cái mô hình kinh tế Đại Việt dựa vào nông nghiệp, có thị trường nội địa vững hơn hình thái kinh tế Cham pa chỉ phụ thuộc vào ngoại thương. Di dân chỉ là bước tiếp theo, khi đã chiếm được đất.
Sự việc xẩy ra gần như tương tự với Thuỷ Chân Lạp. Nhưng ở đây yếu tố chính trị nội chính của nước này là nguyên nhân chính.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 15 2018, 10:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #308

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhung tai sao dang trong lai khong the phat trien nong nghiep noi dia nhi?
Phia dang trong ruong dat con phai tru phu hon ngoai Bac nua chu?
Ma tai sao lanh dao dang trong lai khong biet duong ma phat trien nong nghiep chu, chi cham cham vao thuong mai. Hay la ho an xoi, chi thich an ngay thoi


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 18 2018, 05:56 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #309

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thuỷ Chân Lạp là nhà nước phong kiến phân quyền chiếm phần Nam Bộ VN và nửa dưới Cam pu chia hiện tại (tức là phải trừ đi phần tỉnh Xiêm Riệp nơi có đền ăng Co, và trừ đi miền Đông Bắc (tức là các tỉnh tiếp giáp với Tây Nguyên) nhưng lại gồm Nam bộ. Vào thời điểm nhà Trần tan rã, thì nhà nước ăng co cổ đại (được gọi là Phù Nam) trung tâm là Xiêm riệp ngày nay, mà ngày nay người Cam pu chia vẫn coi là tiền thân của họ cũng tan rã. Nhưng sự tan rã của nhà nước này không liên quan tới việc quan hệ kinh tế thương mại ở ĐNA bị xụp đổ bởi nhà Minh lên thay nhà Nguyên, giống với Cham pa, mà nó có hai lý do. 1) Các bộ lạc người Thái, bị Nhà Nguyên dồn toa từ Vân Nam chạy xuống đồng bằng sông Mê Nam (tức là vùng Tây Bắc và vùng Trung Tâm Thái ngày nay với thủ đô Băng Cốc) lập nước trên đất của nhà nước ăng co cổ đại, thành nước Xiêm La (tức là Thái lan ngày nay). Trung tâm của Phù Nam vì thế bị người Xiêm đánh phá. 2) Do thay đổi khí hậu, nhà nước Ăng co cổ đại mà trung tâm của nó là ăng co thiếu nước, kênh rạch nhân tạo bị bưng bít,kinh tế sụp đổ, dẫn tới sự tan ra của quốc gia này. Phần miền Nam của Phù Nam trở thành Thuỷ Chân Lạp. Phần miền Bắc bao gồm Hạ Lào, và đông bắc Thái thành nước Lục chân Lạp. Cũng bắt đầu từ thời kỳ này mà ở Cam pu chia theo đạo Phật Tiểu thừa(Nam tông). Thuỷ chân Lạp bị suy yếu vì hình thái truyền ngôi của nhà nước này. Nó truyền theo hàng ngang (từ Anh tới Em) trước, khi hết rồi mới theo hàng dọc (Bố đến con hay chú tới cháu). Vì thế Hoàng gia nước này luôn đánh lẫn nhau do có hai nhánh. Và chuyện này kéo dài tới thời hiện đại. Ví dụ. ông Hoàng Xi ha núc là một nhánh, nhưng Xi ríc ma tắc, người lật đổ Xi ha núc vào năm 1970, theo Mỹ lại là nhánh kia. Kết quả mỗi lần đánh nhau lại phải nhờ nước ngoài (chúa Nguyễn hay vua Xiêm), và mỗi lần thế lại phải trả công bằng cắt đất. Nam Bộ trở thành đất VN là vì như thế. Chứ không phải vì di dân. Di dân Việt là đoạn sau. Và không phải chỉ có cư dân Việt, mà còn có cả người Hoa, nhưng không vì thế nó thành đất TQ, mà nó vẫn thành đất VN. Vì thế không thể quy di dân sẽ nhất định thành chiếm đất. Ngược lại nếu không có di dân thì không khai thác được, điều này thì tất nhiên rồi.
Nước Cam pu chia hiện đại cũng như nước Lào, thực ra là sản phẩm của thực dân Pháp. Trong trường hợp của Cam pu chia, thì Pháp đã gần như giúp « tái tạo » lịch sử. Ví dụ. Đất tỉnh Xiêm Riệp, là nơi có đền ăng co, thực ra là đất Xiêm La, nhưng khi Pháp thành lập ra Đông dương, thì Pháp đã ép Xiêm nhượng lại đất này. Rồi từ khi Pháp tìm ra ăng co, thì nó được gán cho là thuỷ tổ của Cam pu chia, biến nước này thành người kế thừa đế quốc Phù Nam duy nhất. Trong thực tế, đế quốc Phù Nam là một liên minh bộ tộc lỏng lẻo, giống như nước Nam Chiếu ở Vân Nam, thời thế kỷ VIII. Hiện tại, cả 4 nước, VN, Lào, Thái và Cam pu chia đều có thể tự hào là « nối dõi » Phù Nam vẫn đúng. Nhưng việc Pháp gán điều này cho Cam pu chia là một hình thức chia để trị, giống như Pháp đã biến VN thành ba miền chứ không có gì khác.
Từ khi thống nhất đất nước, do sự giao thoa về học thuật, rất nhiều tư duy của VNCH cũ trong Nam được truyền vào thành học thuật của cả nước. Nó lại ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa Mác-Lê nin, là cái xương sống của học thuật ngoài Bắc bị coi thường, do biến động chính trị trên thế giới. Vì thế cái tư duy « Nam tiến » hiểu theo các trí thức VNCH cũ trở thành cơ sở. Để biện minh cho quá trình « Nam tiến » này nó tạo ra hai tâm lý. 1) Tâm lý tự hào quá đà, như một dạng sô vanh. 2) Tâm lý coi quá trình này là một cuộc di dân, coi di dân là đầu mối của Nam tiến. Cả hai tâm lý này đều có trong nhận thức nhân văn của chế độ Sài gòn cũ. Tâm lý tự hào quá đà, thực ra chỉ để che đi việc chế độ trong Nam về chính trị là bù nhìn của Mỹ, như vậy phải tìm một cái gì đó để tự hào che nó đi. Còn tâm lý « di dân chiếm đất » nhằm để làm « trắng án » hành động Nam tiến, chứng tỏ ta hoà bình. Trong thực tế, quá trình Nam tiến có được vì sự lụn bại của nhà nước Cham pa, rồi Thuỷ Chân Lạp là chính, do những lý do nội tại của nó mà ra. Các nhà nước này đã không còn tồn tại, và Thuỷ chân Lạp không phải là tiền bối của Cam pu chia. Nước Cam pu chia hiện tại là sản phẩm của người Pháp tạo ra, chính danh nó bằng cách gán nó vào với Phù Nam. Nước Cam pu chia hiện tại, dù nhỏ những là sự hợp thành về hành chính, dưới chế độ thực dân Pháp, một phần đất Xiêm, một phần đất Lục chân lạp, một phần Thuỷ chân Lạp. Còn nước VN của chúng ta bao gồm Đại Việt, Cham pa, và một phần Thuỷ chân Lạp cũ, với phần chủ thể là văn hoá Đại Việt.
Nhưng không chỉ miền Nam, mà cả ở ngoài Bắc, cũng có sự đóng góp cho cái tâm lý này. Trong cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc 1979-1991, cũng có việc tuyên truyền nói là Mao trạch Đông tuyên bố sẽ dẫn 400 triệu người TQ xuống vùng ĐNA. Rất gần đây thôi, khi đọc trên báo VN, đọc bài phỏng vấn con ông Lê Duẩn, hiện là thiếu tướng công an, ông ấy cũng nhắc đến chuyện này. Như vậy tâm lý di dân chiếm đất cũng từ đây mà ra. Không kể suốt thời gian này, cho đến khi VN-TQ ký kết được hiệp định biên giới, thì những sự việc như dân TQ nhổ cột mốc cắm sang đất VN để lấn đất, được nói rất nhiều trên báo, đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh nói trên, càng củng cố cái tâm lý đó.
Như vậy trong thực tế, di dân không, thì không thể chiếm đất. Chiếm đất chỉ có thể xẩy ra khi nội chính lụn bại, bị thua trong chiến tranh, nhà nước sụp đổn dẫn tới phải cắt đất. Có cắt đất thì di cư mới thành chiếm đất, còn không thì họ sẽ trở thành dân sở tại.
Di dân có thể trở thành chiếm đất hoà bình, chỉ trong trường hợp mà dân địa phương hoàn toàn bị biến thành thiểu số, điều mà không bao giờ xẩy ra được với VN, vì dân số VN rất lớn. Đất chật người đông.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 18 2018, 08:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #310

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.008
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.894$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Cho đến hết đời các chúa Nguyễn, thì Nam Bộ vẫn chưa được khai thác đầy đủ, nó mới chỉ đóng vai trò nhận người di dân. Có thể coi như là đi vùng kinh tế mới ở VN thời hiện đại. Cho nên đóng góp vào kinh tế Đàng Trong thời kỳ này, chủ yếu là thương nghiệp và nông nghiệp ở miền Trung. Chỉ đến thời vua Minh Mệnh, đời kế vua Gia Long, khi kinh Vĩnh Tế đã đào xong, thì Nam bộ mới bắt đầu là vựa lúa của nhà Nguyễn, và của VN đến nay.
Do địa hình địa lý, mà Đàng Trong (miền Trung không) không thể sống bằng nông nghiệp. Bởi vì tiền thân của nó cũng không sống bằng nông nghiệp được. Mặc dù vậy, cơ cấu nhà nước của chúa Nguyễn vẫn mạnh hơn cơ cấu nhà nước của Cham pa cũ. Cham pa cũ, cấu trúc của nó là những quốc gia đô thị, giống như Hi lạp thời cổ đại. Khởi điểm của nhà nước là các thương điếm do người Ấn độ lập ra trên con đường hàng hải (có thể gọi là con đường tơ lụa biển), nối Ấn độ với Trung Hoa. Rồi từ đó, dân các bộ lạc (ở đây là người Chàm) mới tụ tập ăn theo, thành ra nhà nước. Vì thế ở mỗi đồng bằng miền Trung (Đà nẵng, Bình định, Nha Trang, phan thiết..) đều xuất hiện những tiểu quốc, mà ta gọi chung là Cham pa, nhưng thật ra trong lịch sử có tới 4 nhà nước khác nhau. Xuất phát là ở Đà nẵng, có lẽ là huy hoàng nhất tồn tại lâu dài nhất từ thế kỷ XI đến XVI với trung tâm là Trà kiệu và Mỹ Sơn. Thứ đến là Bình định, Nha Trang ,và cuối cùng là phan rang phan thiết. Từ phan rang, chính là đọc chệch theo tiếng kinh tên nhà nước pandadura (đại khái thế vì tôi không nhớ tên chính xác) mà ra.
Khi người Kinh vào, thì các làng xóm được cấu trúc lại kiểu như đồng bằng Bắc Bộ, chính xác hơn là như Bắc Trung bộ, tức là như ở Hoằng Hoá (Thanh Hoá) mà ra. Điều này làm cho hệ thống hành chính ổn định hơn. Nhưng do điều kiện địa lý thổ nhưỡng, không thể tạo ra vật lực như ở đồng bằng sông Hồng được. Như vậy việc trọng thương ở đây là việc bình thường, do điều kiện địa lý tạo ra. Ngược lại sự ăn xổi thể hiện ở chỗ, chúa Nguyễn cũng không phát triển thủ công nghiệp, chế tạo hàng hoá, trong khi phụ thuộc nặng vào ngoại thương, mà chỉ buôn đồ thô : sản phẩm rừng (quế, trầm), tơ sống.. tất cả phụ thuộc vào người Bồ, hay người Nhật. Giống như hiện tại phụ thuộc vào Samsung (Hàn quốc), rồi chúa đánh thuế thương nhân nước ngoài, bằng bạc, hay bằng hiện vật : lụa, đồ sắt, súng hỏa mai,..
Khi phong trào Tây sơn nổi lên, chúa Trịnh mới nhân cơ hội đánh vào, chiếm được Phú Xuân (Huế). Tướng chỉ huy là Hoàng Ngũ Phúc, là một kiệt tướng của nhà Trịnh. Trong đoàn quân có cả Lê Quý Đôn. Ông đi theo để nghiên cứu thể chế Đàng Trong, và nhờ có ông mà ta mới còn có được một số ít tư liệu về Đàng trong về mặt kinh tế, xã hội, chứ không thì chỉ có sách vở của các giáo sĩ hay thương nhân phương Tây. Với Lê Quý Đôn, thì có hai điều đáng ngạc nhiên, đó là sự xa xỉ của quan lại Đàng Trong, và chính sách thuế khoá nặng nề. Chính chính sách thuế khoá nặng nề này, cộng với việc khan hiếm đất trồng lúa, mà người dân Đàng trong cứ di dân mãi vào Nam. Không kể về mặt văn hoá, do là hậu duệ của dân Thanh-Nghệ, họ ít có gắn bó với « cây đa bến nước », như cư dân đồng bằng Bắc bộ.
Sự phụ thuộc nặng nề vào thương nghiệp (chủ yếu là ngoại thương), phụ thuộc vào dân buôn nước ngoài, đã khiến khi Hà lan, rồi Tây ban Nha, Anh.. ghạt Bồ ra, xâm chiếm thuộc địa thay vào đi buôn, đã khiến kinh tế Đàng Trong sụp đổ. Ở Đàng ngoài, cái đế nông nghiệp (mà tôi gọi theo kiểu hiện đại là thị trường nội địa) lớn hơn, đã khiến cho Đàng ngoài gặp khó khăn, nhưng nhà Trịnh không đổ. Nhưng ở cả hai miền, không đâu có tư duy thủ công nghiệp, công nghiệp cả. Khác với Nhật bản, đã học theo phương Tây đóng thuyền đi buôn, có nghề luyện kim phát triển, nên đến thời Minh trị, Nhật có điều kiện kinh tế kỹ thuật để cải cách. Cũng không phải ngẫu nhiên mà các lực lượng cải cách này đến từ những lãnh điạ ở miền Nam Nhật, vốn gắn bó với thương mại vùng, nhưng họ không dừng ở mức độ săn bắn hái lượm rồi đem trao đổi như Đàng trong hay Đàng ngoài.
Hiện nay, nhân sĩ trí thức VN, do ảnh hưởng của nhận thức nhân văn Sài gòn cũ (như tôi nói ở trên), cứ thổi vống chính sách « trọng thương » của chúa Nguyễn lên, để rồi coi nó như tiền thân của chính sách hội nhập quốc tế FDI thả dàn ở VN hiện tại, ca ngợi hết lời mà không thấy cái mặt trái của nó.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 29 30 31 32 33 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC