Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

7 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Sao Ko Thấy Ai Nói Chuyện Gì Về Anh Đỗ Việt Khoa

Hoang Yen
post Feb 11 2009, 04:29 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Xung quanh chuyện của anh Khoa phản ánh rõ nhiều thực tế ở VN.

Thứ nhất, mọi người đều biết và chán ghét những tiêu cực trong giáo dục nên khi có một hình tượng đấu tranh chống tiêu cực là anh Khoa xuất hiện thì được ủng hộ nhiệt liệt (từ xa), trên báo chí, đài, TV, ý kiến nhân dân... Tuy vậy, ở chính cái nơi anh Khoa làm việc thì anh lại bị cô lập, điều này chứng tỏ tiêu cực đã ăn sâu vào bộ máy và được số đông chấp nhận đến mức trở thành chuyện thông thường, thành ra ai chống lại sẽ mau chóng trở nên đơn độc thậm chí bị biến thành kẻ gàn dở, cái chính có lẽ vì nó động đến quyền lợi của người ta, dù là cái lợi ngắn hạn trước mắt.

Thứ hai, tất nhiên một mình anh Khoa không thể thay đổi được nhưng việc anh Khoa chống tiêu cực là một việc rất tốt đẹp, trên diễn đàn và ngay cả báo chí người ta suy luận thiếu logic ở chỗ không đi thẳng vào xét việc anh ấy chống tiêu cực là đúng hay sai, tốt hay xấu mà lại lấy những chi tiết về việc làm thêm của anh Khoa là mở quán internet gần trường để từ đó đánh giá, quy kết về anh Khoa, kiểu như thầy thế thầy còn nói ai. Có vẻ như người ta đòi hỏi "hình tượng chống tiêu cực trong giáo dục" phải là một người thầy giáo lý tưởng, tinh khiết, không sai sót, không đời thường... Điều đó không tưởng và vô lý trong khi chống tiêu cực trong giáo dục bởi vì nó đã thành quốc nạn rồi nên nếu muốn thành công thì phải là phong trào huy động được toàn ngành giáo dục cùng với toàn dân tham gia, kể cả những thầy giáo hôm qua ăn tiền học sinh hôm nay từ chối không ăn tiền nữa cũng đáng hoan nghênh.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
em Ex
post Feb 11 2009, 04:35 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.299
Tham gia từ: 21-August 02
Đến từ: hà nội
Thành viên thứ: 208

Tiền mặt hiện có : 57.904$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Việc đưa chuyện anh Khoa mở quán Internet và cái kiểu viết của ANTG là có chủ ý đánh anh Khoa mà chị Yến.


--------------------
Bao giờ cho đến ngày xưa...



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Feb 11 2009, 11:06 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



QUOTE(Xốt @ Feb 11 2009, 03:09 AM)
Nếu đợi đến lúc có một chính quyền giải quyết được triệt để vấn đề giáo dục ở VN, thì chính quyền đó có lẽ là (gốc) Tàu mất rồi. Đợi đến lúc đó mới trao giải thì.. ai trao ai đây.  scared.gif
*



Đọc đi đọc lại đoạn trên mà vẫn không hiểu nổi ý của Xốt là gì! laugh.gif Tại sao phải là chính quyền (gốc) Tàu mới giải quyết được triệt để vấn đề giáo dục ở VN? Do người VN dốt hơn người Tàu? Chính quyền VN dốt hơn chính quyền Tàu? hay "giải quyết triệt để vấn đề giáo dục" chỉ có chính quyền tàu tuyên bố là làm được? ... ? sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

@Hoang Yen
Rất đồng ý với quan điểm của HY rằng "nếu muốn thành công thì phải là phong trào huy động được toàn ngành giáo dục cùng với toàn dân tham gia, kể cả những thầy giáo hôm qua ăn tiền học sinh hôm nay từ chối không ăn tiền nữa cũng đáng hoan nghênh". HY có thể chỉ ra những yếu tố nào tạo nên một phong trào như vậy không? và cơ hội để nó xảy ra là bao nhiêu?



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Xốt
post Feb 11 2009, 09:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

đầu lạnh t(r)im nóng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 667
Tham gia từ: 19-May 05
Thành viên thứ: 1.749

Tiền mặt hiện có : 52.751$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



scared.gif dễ hiểu thế mà. Lần sau có lẽ nhà em sẽ lại mở ngoặc viết thêm một dòng gợi ý vậy.

Đại ý rất đơn giản: nếu để chính quyền VN tự giải quyết thì KHÔNG bao giờ triệt để được. Tức là đợi đến lúc đó có lẽ chính quyền VN là chính quyền mất Tàu rồi. Và chính quyền Tàu có lẽ cũng Không giải quyết được triệt để vấn đề giáo dục ở VN. Mà sự cải cách triệt để của nó có lẽ là, rất đơn giản: cho dân Việt Nam học tiếng Tàu hết. hypocrite.gif


--------------------
Tôi chỉ biết một điều chắc chắn đó là tôi không biết gì cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Hoang Yen
post Feb 12 2009, 05:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Irreplaceable Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 3.531
Tham gia từ: 5-August 03
Thành viên thứ: 1.187

Tiền mặt hiện có : 510.305$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Skywalker, những yếu tố theo tôi là:
1- Lãnh đạo ngành GD khởi xướng và ủng hộ triệt để, có chính sách lương bổng phù hợp, thưởng phạt phân minh.
2- Ngành giáo dục hưởng ứng.
3- Phụ huynh và học sinh ủng hộ, theo dõi giám sát.
4- Báo chí vào cuộc, nhân dân tham gia.

Cơ hội để nó xảy ra thì phụ thuộc nhiều vào tài năng và tâm huyết của người cầm trịch và bộ máy giáo dục.

Tôi nghĩ là thay đổi trong giáo dục cần thiết ko chỉ trong những vấn đề tiêu cực mà còn ở nội dung giáo dục nữa. Nói chung là cần thay đổi toàn diện.






User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Xốt
post Feb 12 2009, 08:12 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

đầu lạnh t(r)im nóng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 667
Tham gia từ: 19-May 05
Thành viên thứ: 1.749

Tiền mặt hiện có : 52.751$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Đối với em thì giáo dục phổ thông ở VN không tệ lắm, nó tệ nhất ở cấp đại học. Cái cần cứu chữa gấp chính là hệ thống đại học.

Một sự khác biệt cơ bản giữa hệ thống Đức với hệ thống VN là chuyện:
Giao bài tập về nhà và kiểm tra bài tập hàng tuần.
Cứ hết một học kỳ mà điểm bài tập của môn nào không đạt 50% là khỏi thi môn đó, tức đúp, năm sau học lại môn này (chưa nói đến chuyện khi thi còn trượt khoảng 50% nữa). Nhìn tưởng chuyện nhỏ nhưng đủ 50% điểm bài tập về nhà hàng tuần ở đây không hề là chuyện trẻ con. Quan điểm của người Đức rất đơn giản: ''rèn luyện tạo nên bậc thầy'' (Uebung macht den Meister).
Để có thể làm được việc đó, bắt buộc các trường đại học Đức phải có hệ thống trợ giảng và chữa bài, ngoài giáo sư giảng bài. Ví dụ thường thì một người đang làm luận án tiến sĩ sẽ làm trợ giảng, có trách nhiệm giảng giờ bài tập hoặc ra đề bài tập cùng giáo sư, còn 2-4 sinh viên giỏi đã từng học môn này có nhiệm vụ chấm điểm chữa bài. Hệ thống này rất tốt, vì ngoài việc giúp cho các sinh viên thực sự trui rèn kiến thức, thì những người phụ giảng và chữa bài cũng học được rất nhiều và đào sâu kiến thức hơn.
Chi phí trả cho trợ giảng và sinh viên chữa bài không phải là nhiều lắm, em nghĩ nhà nước thừa khả năng làm được. Nó vừa là cách giúp đỡ tài chính vừa là cách đào tạo một thế hệ giảng viên, giáo viên tốt cho tương lai.

Nếu ai chưa biết thì em cũng quảng cáo hộ nước Đức luôn: nhìn chung, chất lượng đào tạo kỹ sư của Đức vẫn là tốt nhất thế giới hiện nay. (Có một số ngoại lệ, tất nhiên, ví dụ một số trường đặc biệt như MIT hay Caltech của Mỹ - nhưng bọn này cũng đào tạo kiểu Đức).


Chứ còn chênh lệch về phòng thí nghiệm, giáo trình, chất lượng giảng viên .v.v. theo em chỉ là chuyện phụ đối với VN hiện tại. Có 2 lý do:
1. Nhu cầu ở VN cũng chưa cần những kỹ sư ra chế tạo oto cho Mercedes để mà cần nắm vững các công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Họ nắm được rất chắc kỹ năng để chế tạo một cái xe đạp ra xe đạp cũng là tốt lắm rồi. Ít nhất với cách thay đổi trên, người ta cũng có thể giúp cho cử nhân đại học VN có chất lượng cơ bản vững, dù là không cao bằng Tây Âu.

2. Trong một số ngành, giáo trình của VN không lạc hậu hơn thế giới bao nhiêu! Nhưng chất lượng vẫn thua xa, vì một thực tế là khả năng của người VN có hạn. Về đầu óc, [một số] người VN có thể so được với rất nhiều giống dân, nhưng không thể so được với những giống dân có khả năng tư duy rất cao như dân Đức, dân Anh. Những người thông minh tài giỏi nhất của VN vẫn đứng dưới bọn giỏi nhất của Tây (bọn Nobel, Fields, chưa kể bọn trên mức đó nữa) một cái đầu, dù có đẻ ở Tây, học Tây triệt để đi chăng nữa. Cho nên không ai nên có cái ảo tưởng chúng ta cần có một nền khoa học kỹ thuật mạnh như Tây Âu.

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Xốt: Feb 12 2009, 08:57 AM


--------------------
Tôi chỉ biết một điều chắc chắn đó là tôi không biết gì cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Xốt
post Feb 12 2009, 08:36 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

đầu lạnh t(r)im nóng


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 667
Tham gia từ: 19-May 05
Thành viên thứ: 1.749

Tiền mặt hiện có : 52.751$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



1. Vực thẳm của cải cách giáo dục phổ thông ở VN:
Có được một hệ thống phổ thông tiên tiến, thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh thay vì nhồi nhét kiến thức kiểu con vẹt như hiện nay không dễ. Đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam, mà cả của Nhật, Hàn - tức là những nước thừa điều kiện tài chính và khả năng để cải cách. Nguyên nhân là khả năng tư duy/sáng tạo của dân châu Á có hạn. Đó là việc người Nhật ý thức được rõ, cho nên thay vì cho trẻ em chơi cả ngày như người Đức, họ bắt chúng phải học ngày đêm.

2. Ổ gà của cải cách giáo dục phổ thông ở VN:
Tất nhiên có người sẽ nói ''thì ít ra cũng cần phải sáng tạo hơn, đa dạng hơn bây giờ''. Đúng rồi, nhưng để có được một hệ thống giáo dục tốt hơn như vậy, đầu tiên là phải có một hệ thống giáo viên giỏi. Một cô giáo dạy tiểu học hay trung học bình thường hiện nay có thể nói là chẳng có kiến thức gì đáng kể trong chuyên môn của mình để có thể đưa ra những câu hỏi, ý tưởng giúp cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo hay suy nghĩ phức tạp. Ví dụ một cô dạy Địa trung bình chỉ biết mỗi giáo trình sách giáo khoa môn Địa, chứ không chịu trau dồi kiến thức lịch sử, chính trị, không cập nhật kiến thức địa lý mới, không đọc thêm sách khoa học thường thức .v.v. thì làm thế nào mà tham gia cải cách giáo dục được.
Nghĩa là, trước mắt chúng ta cần đào tạo ra một đội ngũ cử nhân sư phạm giỏi (cho dù họ không thể rất giỏi được đi nữa, vì họ học phổ thông hỏng sp_ike.gif ). Tức là phải cải cách bậc đại học, cao đẳng trước, như em đã nói ở bài trên.


-------------------------------

Vấn đề không chịu trau dồi kiến thức, lười đọc sách chẳng phải chỉ là vấn đề của ngành sư phạm, mà là của toàn nước VN và cả dân VN ở nước ngoài. Trong khi thường dân Tây Âu lúc nào cũng kè kè cuốn sách khi đi tàu điện công cộng, thì dân VN, kể cả bọn gọi là có học, hoàn toàn thỏa mãn với ''đống kiến thức khổng lồ'' (*) mà mình đã học được. scared.gif

(*) Hôm nọ Xốt em nghe kể chuyện mới biết có chị bạn, đã là tiến sĩ ngành Pháp ngữ ở Đức đây, ngày xưa từng băn khoăn thế này: ''nếu về Việt Nam thì biết dùng mớ kiến thức khổng lồ đã học được ở Đức vào việc gì đây?!''. Chị này thuộc dạng gái đẹp, cũng viết báo, tự cho mình là thông minh lắm. Nhưng giờ cũng ở nhà đẻ con với cả thỉnh thoảng đi làm cho khu Cộng ở đây thôi. Vì có mớ kiến thức khổng lồ đấy. v.gif

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi Xốt: Feb 12 2009, 08:50 AM


--------------------
Tôi chỉ biết một điều chắc chắn đó là tôi không biết gì cả.



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Evil
post Feb 12 2009, 09:30 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.596
Tham gia từ: 12-April 06
Thành viên thứ: 2.406

Tiền mặt hiện có : 195.426$
Số tuần chưa đóng thuế : 4

Bình chọn :



Mình thấy ở Tây, bọn trẻ con học rất nhàn, càng lớn học càng nặng và nghiêm túc hơn. Đến bậc đại học và sau đại học thì khối lượng đọc và tính chất nghiêm túc của nó là một thế giới khác hẳn với VN.

Còn ở nhà mình thì ngược lại, bọn trẻ con học khổ học sở, thức đến 11h để làm bài tập (mặc dù cháu chưa học hết cấp 1) còn càng lên cao càng nhàn. Bọn sinh viên đại học chơi là chính, luận văn cuối kỳ thì toàn đi chép, sau đại học thì còn thê thảm hơn ohmygod.gif


--------------------
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Chó cứ sủa, trăng cứ lên



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
root
post Feb 12 2009, 09:39 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Một người gắn bó và đang xây dựng VENOnline ngày một tốt đẹp hơn
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.935
Tham gia từ: 12-August 02
Thành viên thứ: 140

Tiền mặt hiện có : 52.125$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Muốn đổi mới giáo dục triệt để, thì cách duy nhất là phải đổi mới chính trị. Bác Nhân vốn cũng đi du học về, khi chưa lên Bộ Trưởng thì được bạn bè khen là đầu óc đổi mới tiến bộ lắm. Nhưng đến khi lên rồi thì gặp bạn cũ, thấy bảo là bác ấy cũng đã vào chung guồng máy với hệ thống cũ, chứ những tư tưởng mới thì đành phải gác qua một bên!

Tất nhiên tớ nói thế thì đừng bác nào tưởng là tớ nghĩ rằng sẽ phải đổi mới chính trị ngay lập tức như kiểu bác yuyu đấy nhé!


--------------------
Cuộc đời không có phím undo!



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Skywalker
post Feb 12 2009, 09:44 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Elite Member


Nhóm: Dân làng Ven
Số bài viết: 1.896
Tham gia từ: 4-February 06
Đến từ: Hà Nội
Thành viên thứ: 2.280

Tiền mặt hiện có : 47.996$
Số tuần chưa đóng thuế : 6

Bình chọn :



@Hoang Yen
Tôi nhận thấy các yếu tố tạo nên phong trào "làm sạch" giáo dục mà HY nêu, đều phụ thuộc rất lớn vào thái độ, tư tưởng của các giới trong xã hội đối với tiêu cực. mà như vậy thì bước phân tích tiếp theo có lẽ là phải vạch ra các nhóm lợi ích cũng như mức độ liên kết về quan điểm cũng như khả năng phối hợp hành động giwax các nhóm xung quanh vấn đề này?! Đây là một đề tài nghiên cứu rất thú vị, và tôi muốn hỏi HY đánh giá thế nào về lợi ích và thái độ của giới lãnh đạo giáo dục khi để tiêu cực tràn lan như hiện tại? Có phải họ đã cố tình tạo ra sự hỗn loạn này không? hay họ đục nước thả câu? hay lực bất tòng tâm? ...vv

@Xốt
Ý kiến của Xốt về giáo dục và chính quyền Tàu ... thực sự nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi! Trong cả tá giáo viên ĐH, CD mà tôi quen thì chỉ có một người nói đến một vấn đề giáo dục có gốc Tàu, nhưng đó là phép tu tâm "trị Thần Tà" chứ không phải chiến lược GD - ĐT sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Vậy chuyện Tàu xin tạm gạt đi. Còn phần nhận định của Xốt về cải cách bậc ĐH, CD thì tôi rất đồng ý vì lưu ý đến một điều cơ bản: đây là lớp người bản lề cho xã hội tương lai. Và câu hỏi tiếp theo là: mâu thuẫn cơ bản trong chiến lược giáo dục ĐH, CD của VN hiện nay là gì? và cần giải quyết nó ra sao?

Hì, nêu câu hỏi mãi cũng bất tiện. Tôi xin nói quan điểm cá nhân để mọi người phê phán: rằng VN đang lúng túng giữa 2 lựa chọn là đầu tư cho chất lượng hay chạy theo số lượng. Nói cách khác là giáo dục ĐH đang phân hóa theo 2 xu hướng trái ngược: chuyên sâu hóa - kỹ thuật cao và phổ thống hóa. Cả 2 xu hướng này đều có lý do chính đáng của nó cả.

Người VN có truyền thống coi trọng học hành, dù cái đỗ đạt là vô dụng, thậm chí hư danh. Nếu có một anh Xốt làm Ph.D. rồi được ngồi ghế Bộ trưởng thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn anh Xốt khác cũng muốn được như vậy. Chính vì thế mà các trường ĐH CD đang ra sức "chạy" chỉ tiêu tuyển sinh và cho ra cả đống phế phẩm vì tính ra 1000 sinh viên thì trường chỉ có 1 giáo viên. Lỗi là tại ai? laugh.gif

Thế nên các du học sinh, những tinh hoa của đất nước, mà chỉ lăm le mưu tìm chỗ sướng thân nơi đất khách, hoặc vì ngại cơ chế lãnh đạo, dùng người yếu kém mà bỏ mặc ... cũng là người có tội vậy! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif




User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

7 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC