Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 37 38 39 40 41 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Oct 5 2018, 08:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #381

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để mở rộng tầm nhìn, tôi cũng nói thêm chuyện này, dù nó không liên quan trực tiếp tới điều đang viết ở trên. Cái “nghịch lý căn hộ” tôi nói ở trên, người ta cũng thấy nó ở trong khảo cổ học. Bởi trong ngành này, có rất nhiều trường hợp mà người ta tìm thấy hiện vật ở những vùng địa lý xa nhau, nhưng chúng lại giống nhau. Đặc biệt trong thời kỳ đồ đồng và đồ đá. Vì thế các học giả phương Tây thường đưa ra thuyết “diffusion” tức là thuyết lan toả, với họ chỉ có một trung tâm phát triển trên thế giới, rồi từ đó lan toả ra. Ta có thể lấy ví dụ ngay ở khảo cổ học ở VN. Ở VN không ai không biết cái trống đồng Đông Sơn (Thanh Hoá), bởi vì nó là biểu tượng của truyền hình VN. Niên đại trống đồng này khoảng 5000 năm. Vào thời điểm phát hiện ra nó, vào những năm 20,30 của thế kỷ trước, tức lời thời thuộc địa Pháp, khi nhìn thấy cái trống đồng có trình độ đúc đồng rất cao này, thì các nhà “khoa học Pháp” gán nó có nguồn gốc Vi king (tức là từ vùng Bắc Âu, Thuỵ điển) truyền sang, với cớ ký thuật đúc đồng gần giống nhau. Nhưng đấy là một ý tưởng thực dân, vì họ không thể tưởng tượng nổi một dân tộc ngoài châu Âu có khả năng đó. Nhưng điều này đã được giáo sư Trần Quốc Vượng, là một trong những con chim đầu đàn của nghành khảo cổ VN (ngoài Bắc) vào những năm 60 đập tan. Sự giống nhau của đồ đồng Vn và Bắc Âu chỉ là sự tình cờ, theo “nghịch lý căn hộ” tôi nói ở trên. Phải đến thập niên 90, thì giới khảo cổ phương Tây mới công nhận là thuyết “diffusion” là không chính xác, và hiện nay thuyết “đồng phát triển”, tức là nhiều trung tâm văn minh có thể tạo ra những sản phẩm tương đồng nhau mà không có sự liên lạc với nhau mới được công nhận.
Để trở lại điều đang viết, như tôi đã nói ở trên, VN có hơn 1 thập kỷ (hơn 10 năm) thực hiện chính sách ‘giảm Đảng tăng chính phủ”, có thể tính bắt đầu bằng lúc Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu bị ép từ chức, đến lúc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết thúc nhiệm kỳ “nghỉ theo chế độ”. Vậy cái gì đã khiến cho hình thức này không hoạt động tốt như người ta thấy ?
Cái điều này tôi cũng đã nói tới cách đây 7,8 năm. Đó là phải có quy trình để cách chức thủ tướng. Nhưng ở Vn không có quy trình này. Tại sao ? bởi vì một nhà nước không chỉ có tam quyền phân lập, nó chỉ là một mặt. Mặt kia là nhất thống. Tất cả các nhà nước tư sản đều có hai điều này, nhưng khi nó rao bán ra thế giới thì nó chỉ bán phần “tam quyền phân lập” mà thôi (giống như kiểu bán chip giấu chức năng). Còn phần nhất thống kia thì nó không nói tới. Tại sao nó lại không nói tới, bởi vì điều đó bất lợi cho sự can thiệp của nó. Chính vì nó nhất thống, nên mới “đa này đa kia được”. Đa này đa kia là tiểu dị, nhất thống của nó mới là đại đồng. Người ta có thể lấy ví dụ bằng sự đưa vào hình thái “đa đa” không nhất thống này trong quá trình phát triển của hệ thống chính trị Nga hậu Liên Xô với tất cả những hậu quả, rối loạn của nó.

Ở VN tất nhiên khi đưa chính phủ lên cao, giảm Đảng xuống , thì vướng phải điều này. Bởi vì khi vai trò Tổng bí thư (Nông đức Mạnh) giảm. Thì vai trò nhất thống rơi vào thủ tướng (vì ông ta thực sự là người đứng đầu chính phủ). Nếu vị trí này là cái cầu nhất thống của nhà nước, thì không thể đánh đổ được. Nhưng trong nhà nước, ông thủ tướng là thủ kho, giờ kiêm luôn thủ trưởng thì làm sao mà không chết.

Trong thể chế chính trị tư sản, họ cũng có giai đoạn này, vào thế kỷ XIX (ví như ở Pháp thì nó tương đương với hiến pháp đệ tam, đệ tứ cộng hoà (troisieme , quatrieme republique), Khi mà sự nhất thống không được coi trọng bằng phân lập, vì thế các chính phủ của nó có thời gian sống rất ngắn, có khi chỉ vài tháng, vì nó có cơ chế đánh đổ thủ tướng và thủ tướng luôn đổ, ở Pháp họ gọi là “president de conseil des ministres”. Nhưng tại sao nó lại không tan rã, bởi vì giai cấp tư sản đã đóng vai trò “một đảng” để nhất thống. Vào thời kỳ này, chỉ có người nào có của, có tài sản, có công cụ sản xuất mới được đi bầu, tham gia vào hệ thống chính trị. Sau chiến tranh thế giới thứ II (1945), do ở các nước Tư bản phát triển bãi bỏ hệ thống này, tiến hành phổ thông đầu phiếu, mà các cơ chế “phi dân chủ” được đưa vào để việc phổ thông đầu phiếu này, dù kết quả ra sao, cũng không thể đi ngược lại quyền lợi của giai cấp tư sản. Một ví dụ điển hình của nó là toà án hiến pháp. Các nhân vật của toà án hiến pháp này không thể bị truất quyền, không có nhiệm kỳ, và giữ quyền đến lúc chết. Cái toà án này là đỉnh cao nhất của hệ thống hiến pháp. Nhưng nó có được bầu đâu. Tất nhiên cũng phải tính đến nhưng cơ cấu chìm của nhà nước nữa có thể gọi là “nhà nước thâm sâu” : quân đội, công an.

Nhưng ở VN không có một giai cấp tư sản. Sự phát triển tư sản là manh mún, và do cơ chế tạo ra từ khi đổi mới (1986). Không chỉ ở VN mà ở tất cả các nước Đông Âu, Nga, ..cũng không có. Với Đông Âu, do bị cột cổ vào EU, nên EU trở thành cái xương sống của nó. Khiến cho thể chế dân chủ ở các nước này chỉ để chơi. Một số nước mạnh hơn như Hung, Ba lan .. thì dẫn tới xung đột với EU, do bướng bỉnh không nghe lời, nên bị buộc tội là “không dân chủ”. Với Nga thì là cả một vấn nạn.

Ở VN không bị vướng vào những chuyện này, nhưng việc giảm vai trò lãnh đạo của đảng, mà không có gì thay thế để nhất thống, đã dẫn tới hiện trạng “thủ kho kiêm thủ trưởng” này. Nếu có cái gọi là “vừa đá bóng vừa thổi còi”, thì nó chính là ở đây.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 9 2018, 11:30 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #382

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để cho đầy đủ, cũng nên so sánh cơ chế này với cơ chế của các nước phương Tây. Nhưng trước khi so sánh, tôi cũng bổ xung thêm một điều cho nó đủ bộ để nói tới cái quan hệ văn hoá giữa VN và TQ.Từ thời cách mạng, không hiểu sao khi đề cao tinh thần dân tộc, lại có quan niệm là hệ tư tưởng, cấu trúc nhà nước VN luôn đối kháng với TQ do “tinh thần yêu nước của nhân dân”. Một điển hình là khi nói về đạo Phật. Cái điều này tôi đã từng nói từ trước, có quan niệm là nhân dân ta theo đạo Phật vì phản ứng với TQ theo đạo Nho. Nhưng khi tôi tìm hiểu đạo phật Vn, vừa để tu tập cá nhân, vừa là lòng yêu thích văn hoá. Tôi không thấy có chuyện đó. Ngược lại đó là chuyện “TQ có gì ta có cái đó”. Thời cực thịnh của Phật giáo VN đồng pha với sự cực thịnh của Phật giáo TQ. Lúc Thiền Tông VN phát triển rực rỡ, nó cũng đồng pha với Thiền Tông TQ. Lúc Tịnh độ tông phát triển ở VN, cũng đồng với Tịnh độ Tông TQ. Thậm chí, vào những năm 20, phong trào chấn hưng phật giáo cũng có đồng thời ở Vn, TQ. TQ dùng Nho giáo VN cũng dùng Nho giáo. Lấy ngay ví dụ nhà Lê, khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh rồi, chế độ nhà Lê lập lên là chế độ Nho giáo. Quân sư của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, là nhà Nho và xuất thân trong một gia đình Nho giáo. Tóm lại không có việc hệ tư tưởng VN đối kháng với hệ tư tưởng TQ, mà ngược lại đều có sự học hỏi lẫn nhau. Nhưng không phải vì thế VN là chư hầu của TQ.
Nhưng quan hệ VN-TQ như thế không phải là ngoại lệ. Lấy ví dụ ở Tây Âu. Đạo Thiên chúa đều phát triển đồng pha ở khắp các nước Pháp, Ý, Tây ban Nha…Vương triều cũng giống nhau. Hiện tại họ đều theo chế độ đại nghị tư sản, nhưng không vì thế mà nhà nước của họ không đối kháng nhau. Hiện nay nếu họ không đối kháng vì bị Mỹ đặt cái vòng NATO lên đầu kiểm soát.
Bây giờ hãy so sánh hình thức tổng bí thư/chủ tịch nước này với các cơ chế phương Tây. Điều mà người ta nghĩ tới đầu tiên là chế độ ở Pháp, vì ở đây cũng có Tổng Thống/ Thủ tướng như VN (nếu Tổng Bí thư làm chủ tịch nước). Và dễ gán ghép nó là hình thức ở VN cũng là dạng này, với Thủ tướng là “kỹ trị”, và tổng thống(chủ tịch nước) là người định vị chiến lược đối ngoại.
Nhưng thực ra thì không phải. Bởi Tổng thống Pháp có rất nhiều quyền, và quyền của Tổng Thống Pháp là tuyệt đối, gần như độc tài. Nó thể hiện ở chỗ.
1- Tổng thống muốn cách chức thủ tướng lúc nào cũng được.
2- Tổng thống là tổng chỉ huy quân đội, có quyền quyết định chiến tranh hoà bình.
3- Tổng thống không còn bị phụ thuộc vào Đảng đưa mình lên.
4- Tổng thống có thể giải tán quốc hội.
Điều 1, điều 3, điều 4 , thì chức vụ Tổng Bí Thư/ Chủ tịch nước có mơ cũng không có. Vì Tổng bí Thư phụ thuộc vào Trung ương Đảng. Vì Thủ tướng cùng trong bộ chính trị, cùng một chiếu trong bộ chính trị thì không thể nào cách chức. Tương tự như vậy, không phải tổng bí thư/chủ tịch nước muốn giải tán quốc hội là làm được, vì quốc hội cũng không phụ thuộc vào ông.
Như vậy ngay cả khi Tổng bí thư là chủ tịch nước thì cán cân quyền lực cũng rất cân bằng. Còn cân bằng hơn cả một nước dân chủ tư sản điển hình là nước Pháp. Như vậy nếu lo sợ chức vụ này thành độc tài là không thể có.
Tại sao Pháp lại có cái chế độ này (người ta gọi là chế độ cộng hoà thứ năm, cinquieme republique), bởi vì nó quá đa đảng. Cái nhất thống nó mất ở chỗ này, thì nó phải bù vào chỗ khác.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 10 2018, 06:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #383

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Co cai tin nay cung hay. Co le My dang muon san xuat vu khi cua du cac nuoc khac nhau, de tien toi thong tri thi truong vu khi toan cau?

Hoa Kỳ muốn sản xuất vũ khí Nga
Lực lượng đặc biệt của quân đội Mỹ có ý định sản xuất vũ khí Nga tại Hoa Kỳ, National Interest viết.

Được biết, Bộ chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Hoa Kỳ (SPU) đã đề xuất tài trợ cho các công ty có khả năng "khám phá và cải tiến công nghệ của súng máy Kalashnikov, súng máy cỡ lớn Utes đã cải tiến, và sản xuất ra bản sao của các loại vũ khí này".

Đồng thời, để nhận được khoản tài trợ, các nhà sản xuất tiềm năng phải tự mình kiếm ra các bản vẽ, các chi tiết và vật liệu cần thiết, vì từ phía Bộ chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Hoa Kỳ sẽ không có bất kỳ sự trợ giúp nào về việc này.

Tin còn cho biết, điều kiện chính để nhận được kinh phí về tài chính cho các công ty là trong trường hợp thành công, nhà sản xuất sẽ cho ra đời các bản sao vũ khí Nga trên lãnh thổ Mỹ bằng cách sử dụng chi tiết và nguyên vật liệu được sản xuất trong nước. Ngoài ra, chỉ có các công dân Mỹ mới được phép tham gia vào quá trình sản xuất.

Ấn phẩm không loại trừ rằng, hai loại súng máy của Nga mới chỉ là điểm khởi đầu, trong tương lai Bộ Tư lệnh Hoạt động Đặc biệt có thể cần bản sao của các loại vũ khí nước ngoài khác.

Tạp chí đưa ra lý thuyết cho rằng, sáng kiến này của Mỹ bắt nguồn từ nhu cầu cung cấp bản sao vũ khí cho các nhóm vũ trang khác nhau ở các khu vực bất ổn định như Syria hay Iraq, nhưng đồng thời Washington không muốn "cầu xin Nga bán hàng cho Mỹ trên thị trường vũ khí".

https://vn.sputniknews.com/military/2018101...uat-vu-khi-nga/


Mot tin nua mot ban dua len tren mang xa hoi FB. Du the nao thi nhung nuoc "cong hoa nhan dan" o Ukraine co the tu song duoc
Than Donetsk biến thành than Mỹ.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, Cộng hòa nhân dân Donetsk đã sản xuất được 6.043.236 tấn than, vượt kế hoạch đề ra 827.821 tấn.
Hiện Ukraine đã cấm nhập khẩu than của Nga (giá năm 2017 khoảng 65USD/tấn) với lí do là "Không dùng than của quân xâm lược", chuyển sang nhập than Mỹ (Giá năm 2017 là 117 USD/tấn). Và dĩ nhiên là Ukraine cũng đã không nhập khẩu than của Donetsk và Luhansk (Giá năm 2017 là 56 USD/tấn).

Từ đó ta có thể suy ra hai thông tin. Chỉ riêng tiền bán than 9 thángđầu năm 2018, CHND Donetsk thu được khoảng 340 triệu USD. Và nếu các quan chức Ukraine nhập lậu và đổi mác than Donetsk-Luhansk thành than Mỹ thì số tiền họ bỏ túi tương đương với 1/2 số tiền mà Ukraine bỏ ra để nhập than.

Ngoài ra theo thông tin của Donetsk, họ xuất khẩu 80 phần trăm sản phẩm công nghiệp sản xuất được và 60 phần trăm tổng sản phẩm tất cả các ngành trong nước, thị trường chủ yếu là liên minh Á-Âu.

(@click here)


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 10 2018, 10:50 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #384

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi viết tiếp phần trên.
Tại sao Pháp lại có cái chế độ này (người ta gọi là chế độ cộng hoà thứ năm, cinquieme republique), bởi vì nó quá đa đảng. Cái nhất thống nó mất ở chỗ này, thì nó phải bù vào chỗ khác. Còn tại sao lại thế, thì cũng nên tìm hiểu một chút về sự phát triển của chế độ dân chủ tư sản này ở Pháp để hiểu nó. Cộng hoà thứ 5 này ra đời ở Pháp vào năm 1958, tức là cũng rất gần đây thôi, mặc dù cách mạng tư sản Pháp là vào năm 1789, cách đây 200 năm. Chính quyền “dân chủ” kiểu này có đặc điểm là chính phủ nằm trên quốc hội (giống như ở VN), tổng thống có toàn quyền như một ông vua (tập trung hơn ở VN). Đặc biệt Tổng thống là do một đảng đưa lên, nhưng đảng chỉ là cái bệ lót chân để ông ta tranh cử (quyền lực cá nhân cao hơn ở VN). Một khi thành tổng thống rồi, thì đảng không có tác động gì được tới tổng thống nữa, bởi ông ta “ngồi trên đảng phái”. Tại sao chính thể của Pháp lại thế, bởi trong các nước tư bản phát triển, nước Pháp có lẽ là nước duy nhất có tự do chính trị so với các nước khác (tất nhiên sự tự do này cũng phải hiểu trong khuôn khổ quyền lợi của giai cấp tư sản, tức là có chiều). Pháp cùng với Ý còn có đặc điểm là đã có một đảng cộng sản mạnh, và hoạt động công khai. Sự tồn tại của Đảng cộng sản ở hai nước này như vậy bởi vì Đảng cộng sản đóng vai trò quan trọng trong kháng chiến chống phát xít (1940-1945), đồng thời có một phong trào công nhân mạnh. Vì thế nhà nước tư sản Pháp không thể triệt phá đảng cộng sản như ở Mỹ, mặc dù cùng là “dân chủ”. Nhưng nếu Pháp chấp nhận sự tồn tại của đảng cộng sản, thì nó không thể để cho đảng cộng sản cầm quyền được, và cũng phải phòng ngừa trường hợp “bỏ phiếu nhầm”. Chính vì thế mà nó đã hình thành chế độ cộng hoà như vậy.
Điều đáng chú ý, là nếu đến tận năm 1958, thì chế độ cộng hoà Pháp mới chuyển sang thể này. Nhà nước kiểu này đã tồn tại ở Anh, Mỹ từ lúc khởi điểm của cách mạng tư sản ở những nước này. Nguyên nhân của nó, như tôi đã nói là vì nó phổ thông đầu phiếu, và vì thế phải ngăn ngừa tác dụng là phiếu của các giai cấp khác ngoài giai cấp tư sản. Vì thế hàng loạt các cơ chế không dân chủ được lập nên, mà toà án hiến pháp, như tôi đã nói là một dạng.
Chính vì thế khi nghiên cứu các nước dân chủ tư sản, thì phải đặc biệt quan tâm xem nó nhất thống ở đâu, thể hiện như thế nào, chứ không thể xem cái hiện tượng mà nó trưng ra là “đa đảng” được. Vì sự đa dạng này nằm trong một khuôn khổ, cái khuôn này là chủ yếu, quyết định tính chất nhà nước, còn sự đa dạng kia chỉ là “tiểu dị”. Nhưng khi các nước này bán kiểu chế độ chính trị này ra ngoài, thì nó chỉ tập trung để nước ứng dụng có “tiểu đồng, đại dị”, thì nó mới kiếm ăn được, tức là khống chế, rồi theo đó ăn cơ chế.
Trong thực tế, nếu nhìn vào bản chất, thì chế độ Tổng Bí Thư/Chủ tịch nước nếu trở thành hiện thực, sẽ làm cho thể chế chính trị VN gần với ..nước Anh nhất, rồi tới nước Mỹ. Tức là gần với cách tổ chức chính trị của dân chủ Anh-Mỹ (hay là hệ thống chính trị Anglo-saxon) hơn.
Tại sao ? vì ở đây, hệ thống đa đảng của nó chỉ có 2 đảng, cho nên thực chất không phải nhằm vào tự do tư tưởng, mà có tác dụng thực tế là để thay nhiệm kỳ không đổ vỡ, bằng cách luân chuyển nhau. Ở VN, với việc hạn chế nhiệm kỳ, thì cũng đã có tác dụng tương đương với hình thức 2 đảng này. Tác dụng của nó là nhằm hạn chế quyền lực cá nhân, chứ không phải là “trăm hoa đua ở”, “tự do”, như nó vẫn rêu rao tuyên truyền. Về mặt lý thuyết, thì không ai cấm lập đảng ở các nước này, nhưng chế độ, luật pháp bầu cử .. đã biến chính trường thành hai đảng, gần như là giống nhau.
Một điểm nữa khiến VN giống nó, đó là sự cân bằng giữa hai viện (thượng viện và hạ viên) với chính phủ. Ở VN vai trò hạ viện là quốc hội, thượng viện ..thực ra là trung ương đảng.
Một điểm nữa cũng giống đó là vai trò của Đảng với nhân vật cầm quyền. Ở Anh, khi bầu cử, dù chỉ có 2 đảng, nó không bầu cho một cá nhân mà cho một đảng (tory hay Labor). Đảng nào thắng thì chủ tịch đảng đó (ở VN là tổng bí thư) sẽ nắm vai trò thủ tướng (Anh) hay tổng thống (Mỹ). Ở Anh vai trò kiểm soát của Đảng rất quan trọng. Ví dụ. Thatcher bị mất chức thủ tướng không phải do thua trong bầu cử, mà bị Đảng Tory bãi nhiệm chức chủ tịch Đảng, dẫn tới mất thủ tướng. Tương tự những gì đang xẩy ra ở Vn khi muốn hạ bệ một nhân vật (kỷ luật đảng trước, mất quyền trong nhà nước sau).
Tóm lại, hiện tại chính thể ở Vn đã gần giống trong cung cách hoạt động với hệ thống chính trị kiểu Anh-Mỹ này. Nếu Tổng bí thư là chủ tịch nước, thì cơ chế của nó càng giống nhau hơn.
Ở Mỹ nếu có toà án hiến pháp “phi dân chủ”, thì ở Anh cũng có hình thức này. Đó chính là vai trò của nữ hoàng Anh. Và tất nhiên nữ hoàng Anh không được bầu mà là cha truyền con nối kiểu phong kiến mà ra (nó chỉ được choàng một cái dây là thủ tướng Anh phải đồng ý, nhưng không thể bãi nhiệm, giống như tổng thống Mỹ có thể đề cử một chánh án cho toà án hiến pháp, nhưng không thể bãi nhiệm). Bình thường, các học giả phương Tây hay viện dẫn là do nữ hoàng Anh phải tuân theo luật (quân chủ lập hiến) nên việc cha truyền con nối này không ảnh hưởng tới dân chủ. Trong thực tế, đây chính là cái cửa thoát hiểm để nếu đa đảng rối loạn, thì vị trí nữ hoàng phi dân chủ này sẽ là cái mốc duy nhất còn lại để nhất thống. Ở Vn, chức tổng bí thư theo nhiệm kỳ trong thực tế còn dân chủ hơn.
Hiện tại với hình thức bộ tứ, thì quyền lực chính trị ở VN thực ra còn phân lập hơn so với tất cả các nước phương Tây phát triển, dù nó có là đa đảng. Vì đa đảng của nó chỉ là hình thức. Nếu thể chế Tổng bí thư/chủ tịch nước thành hình, thì chế độ chính trị Vn sẽ tương đồng với phương Tây.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 15 2018, 05:27 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #385

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Hoi nay Arap Saudi to gan that, ong nay la ben truyen thong nha nuoc, nen day la mot don ban tieng. Gia su My trung phat thi Arap Saudi co dam lam nhu ho de doa k? w00t.gif

Một nhân vật hàng đầu trong giới truyền thông Saudi Arabia cảnh báo việc Mỹ trừng phạt Riyadh liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi mất tích có thể dẫn đến kết quả Nga mở một căn cứ quân sự tại vương quốc này.

Tổng giám đốc một công ty truyền thông nhà nước của Saudi Arabia đã có bài bình luận gợi ý về khả năng nếu Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả vụ nhà báo Jamal Khashoggi tại tờ Washington Post biến mất, tình thế có thể dẫn đến việc Saudi Arabia cho phép Nga xây dựng một căn cứ quân sự.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 11/10 tuyên bố Washington sẽ không dừng bán vũ khí cho Riyadh liên quan đến vụ nhà báo Khashoggi – người mất tích từ ngày 2/10 sau khi vào tòa lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul để làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Trump đã ra lệnh điều tra vụ việc, đồng thời tuyên bố không áp đặt trừng phạt tại thời điểm này.

Bất chấp việc Thổ Nhĩ Kỳ thông tin cho rằng nhà báo Khashoggi đã bị sát hại ngay bên trong tòa lãnh sự, thậm chí còn tuyên bố nắm được băng ghi âm, ghi hình để chứng minh điều này, Chính phủ Saudi Arabia đã liên tiếp bác bỏ liên quan. Thái tử Mohammed bin Salman cho biết chính phủ của ông “không có gì phải giấu giếm”.

Hôm 14/10, Chính phủ Saudi Arabia khẳng định nước này sẽ phản ứng bằng"hành động lớn hơn" nếu Mỹ đưa ra động thái trừng phạt.

Trong khi chính phủ phủ nhận liên quan, ông Turki Aldakhil, Tổng biên tập kênh tin tức Al-Arabiya của Saudi Arabia thông qua một bài luận cho biết nếu Mỹ hành động gây hấn, Chính phủ Saudi Arabia “sẽ tự giết chết nền kinh tế của mình”. Ông cảnh báo chính phủ sẽ khiến giá dầu tăng vọt cũng như cho phép Nga xây dựng căn cứ quân sự.

Nếu quả thực Saudi Arabia phải chịu trách nhiệm về vụ biến mất của ông Khashoggi, Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng Mỹ nên hành động nhanh chóng để trừng phạt đồng minh Trung Đông này.


https://baotintuc.vn/the-gioi/saudi-arabia-...15151202010.htm


Bây giờ thì nền DC đã thể hiện, cho du chi la mot dao luat cua mot dia phuong laugh1.gif

Đan Mạch: Tuyên truyền ủng hộ Nga sẽ bị phạt tù tới 12 năm

Một dự luật vừa được công bố trên trang web của quốc hội Đan Mạch dự kiến xử phạt đến 12 năm tù giam đối với những nỗ lực tác động lên dư luận ​​công chúng.


Chẳng hạn khi một ai đó nói rằng các biện pháp trừng phạt Nga làm tổn hại quyền lợi của Đan Mạch hay ủng hộ dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga, có thể bị phạt tù, theo tờ báo Berlingske.

Nhật báo Berlingske của Đan Mạch cho biết đây là dự thảo luật nhằm tăng cường nỗ lực chống lại những hành động can thiệp bất hợp pháp của các cơ quan tình báo nước ngoài.

Cũng theo dự thảo luật mới, một người Đan Mạch có thể bị bỏ tù vì những tuyên bố khác với quan điểm chính thức của nhà nước. Nhất là khi những tuyến bố đó diễn ra trong các cuộc tranh luận công khai hoặc trong các chiến dịch vận động tranh cử.

Nhật báo Berlingske mô tả dự luật này như là một nỗ lực răn đe xã hội Đan Mạch, bởi vì những ý kiến ​​khá hợp pháp thể hiện trong các cuộc thảo luận công khai có thể được coi là luận điệu tuyên truyền.

Đan Mạch hiện là nước duy nhất chưa cho phép dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga đi qua lãnh thổ nước này, trước khi tiến vào châu Âu.

Vào tháng 1/2018, một luật mới cho phép chính phủ Đan Mạch từ chối bất kỳ đường ống dẫn dầu nào đi qua vùng lãnh hải của nước này nếu dự án đó làm hại tới chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Đan Mạch.

Theo các chuyên gia, Đan Mạch đang muốn cho đồng minh Mỹ biết giá trị của họ. Bởi sự cho phép của Đan Mạch với dự án Nord Stream 2 sẽ là rào cản cuối cùng để Nga xây dựng dự án Nord Stream 2 mà Mỹ hằng phản đối.

Liên danh các nhà thầu dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 Nord Stream 2 AG thông báo rằng: "Các nhà đầu tư của chúng tôi vẫn cam kết mạnh mẽ cho dự án đang được triển khai đúng tiến độ".

Nếu Đan Mạch không cho phép, các công ty châu Âu tham gia dự án không có lựa chọn nào khác ngoài việc bỏ qua lãnh thổ nước này để tiếp tục lái đường ống theo hướng đã định.

https://petrotimes.vn/dan-mach-tuyen-truyen...nam-517812.html


Có bài này dịch lại từ các báo Trung Đông và Nga. Không hiểu Nga làm thế nào mà vẫn khai thác được dầu tại Iraq và Lybia. Tại sao Mỹ để Nga làm việc này?

Nga tăng cường thăm dò khai thác khí-dầu tại Iraq
RT đưa tin, ngày 10/10, Tổng giám đốc Công ty dầu mỏ Iraq Dhi Qar (DQOC) Ali Warid Hammood cho hay Tập đoàn dầu mỏ PJSC Lukoil của Nga (LUKOIL) đã chính thức có kế hoạch khai thác dầu tại lô số 10 ở phía nam Iraq.

Theo kế hoạch của LUKOIL, việc khai thác sẽ bắt đầu triển khai vào năm 2021.

Thời hạn này của Tập đoàn năng lượng Nga đã chính thức được Bộ Dầu khí Iraq chấp thuận. Hiện nay, tại lô số 10, việc thăm dò vẫn tiếp tục được thực hiện.

Vào tháng 3/2018, LUKOIL đã báo cáo dự trữ dầu có thể thu hồi tại mỏ Eridu ở lô 10, sau kết quả khoan giếng Eridu-1, vượt quá 2,5 tỷ thùng. Ông A. Warid cho biết đây là phát hiện lớn nhất ở Iraq trong 20 năm qua.

Lô si61 10 nằm ở phía nam của Iraq, thuộc các tỉnh Di-Qar và Muthanna, về phía tây của Basra và cách 120 km từ mỏ West Qurna-2. Chính phủ Iraq thông qua một hợp đồng với LUKOIL để thăm dò, phát triển và sản xuất tại lô số 10 từ năm 2012.

Kể từ khi dự án bắt đầu, các đối tác đã thực hiện thành công việc rà phá bom mìn trên toàn bộ lãnh thổ khu vực, thực hiện 2.022 km thăm dò địa chấn 2D và khoan giếng Eridu-1 sâu 3.168 m.

Từ cuối năm 2017, các hoạt động khoan dò tìm được thực hiện song song với khảo sát địa chấn 3D, được thực hiện bởi Công ty thăm dò dầu mỏ của nhà nước Iraq mà LUKOIL đã ký hợp đồng.

Sản xuất tại lô số 10 được tính trong 20 năm khi dự trữ thương mại được xác nhận, với khả năng gia hạn thêm 5 năm nữa. LUKOIL sở hữu 60% cổ phần dự án và nhờ vậy trở thành nhà điều hành, 40% còn lại thuộc về Tập đoàn Inpex của Nhật Bản.

Trong một diễn biến khác, ngày 27/8, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã đưa dây chuyền sản xuất với công suất 800 triệu m3/năm trong khu phức hợp chế biến khí ở mỏ Badra, Iraq vào hoạt động, thông qua công ty Gazprom Neft Badra.

Theo thông báo của Gazprom Neft, việc đưa dây chuyền công nghệ mới này chính thức đi vào hoạt động là giai đoạn cuối của dự án tạo cơ sở hạ tầng chế biến khí đốt của tập đoàn này ở mỏ Badra.

"Với việc đưa dây chuyền số 2 trong khu phức hợp vào vận hành, chúng tôi hoàn thành việc thành lập một cơ sở hạ tầng chế biến khí hiện đại ở Badra, giúp đảm bảo tận dụng không ít hơn 95% lượng khí đồng hành.

Nhà máy chế biến khí đốt ở Badra là bộ phận quan trọng của Gazprom Neft trong một khu phức hợp công nghiệp công nghệ cao đồng thời là yếu tố quan trọng của hệ thống năng lượng toàn khu vực", Phó giám đốc Gazprom Neft, Yakovlev cho biết.

Tháng 12/2017, trong khuôn khổ của dự án này, dây chuyền đầu tiên với chu trình đầy đủ của nhà máy chế biến khí đã được đưa vào hoạt động. Tổng công suất của nhà máy xử lý khí là 1,6 tỷ m3/năm.

Mỏ Badra nằm ở tỉnh Wasit ở miền đông Iraq, có trữ lượng địa chất ước tính khoảng 3 tỷ thùng dầu. Trong tháng 3/2017, tổng sản lượng dầu khai thác được ở mỏ này đã lên đến 5 triệu tấn.

Tháng 1/2010, chính phủ Iraq đã ký hợp đồng với một liên danh các tập đoàn năng lượng gồm Gazprom Neft của Nga, Tập đoàn Kogas của Hàn Quốc, Tập đoàn Petronas của Malaysia và TPAO của Thổ Nhĩ Kỳ, cho dự án khai thác mỏ Badra.

Cổ phần của Gazprom Neft trong dự án là 30%, Kogas là 22,5%, Petronas là 15%, TPAO là 7,5%, còn cổ phần của chính phủ Iraq, được đại diện bởi Công ty thăm dò dầu khí Iraq (OEC), là 25%. Vì vậy, Gazprom Neft đóng vai trò điều hành dự án.

Dự án phát triển khu phức hợp xử lý khí đồng hành được thiết kế để hoạt động trong 20 năm với khả năng gia hạn thêm 5 năm. Nhờ dự án, Gazprom Neft đã kiếm được thêm nhiều nguồn lợi từ các thành phần hydrocacbon được sản xuất ở mỏ Badra.

Đặc biệt, tháng 9/2017 Gazprom Neft từng cho biết đã có 1,78 triệu thùng dầu được chuyển tới Mỹ trên tàu chở dầu New Solution. Đây là một giao dịch thương mại lớn nhất mà tập đoàn này thực hiện với khách hàng Mỹ.

Như vậy, Nga đã tiến hành thăm dò và khai thác khí-dầu tại Iraq gần chục năm nay, dù Moscow không trực tiếp tham gia vào việc lật đổ chế độ Saddam Hussein cũng nhưng không tham gia sắp đặt bàn cờ chính trị Iraq thời hậu Saddam.

Nga khai thác dầu tại Libya và tận dụng tối đa ưu đãi OPEC dành cho Tripoli

Không chỉ tại Iraq, mà ở Libya - một ván cờ không hoàn hảo của Mỹ - Nga cũng đã hái quả ngọt, dù Moscow không tham gia lật đổ chế độ của Muammar Gaddafi và cũng không tham gia vào việc sắp đặt bàn cờ chính trị Libya thời hậu Gaddafi.

Còn nhớ ngày 10/7/2017, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya Mustafa Sanalla từng cho biết, Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga đã bắt đầu khai thác dầu thô tại Libya.

Đặc biệt Libya là một trong hai quốc gia thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô vì ảnh hưởng của cuộc nội chiến. Đây là lợi điểm bị Libya lãng phí và Nga đã tận dụng triệt để.

Chính Chủ tịch NOC Mustafa Sanalla từng cho biết Rosneft đã tận dụng tối đa cơ hội mà OPEC trao cho Libya: "Họ đã làm điều đó bằng cách liên tục gia tăng sản lượng lên từng tháng một”.

Và theo thông tin của Reuters, sản lượng khai thác dầu thô của Libya sau khi có sự hợp tác với Rosneft thì liên tục tăng và tiến sát với mức 1 triệu thùng/ngày - mục tiêu mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) đề ra.

Việc Rosneft khai thác lợi điểm của Libya giúp bù đắp được thiệt hại cho nước Nga vì phải cắt giảm sản lượng, giúp Libya gia tăng lợi ích, qua đó nâng cao sức mạnh tài chính cho thực thể chính trị tại miền đông Libya, vốn được xem là thân Nga.

Chính vì vậy, việc Tập đoàn Rosneft khai thác dầu thô ở Libya, tận dụng lợi điểm của Libya được giới truyền thông phương Tây đánh giá là Moscow đã được "ăn quả rất ngọt" tại Libya.

Qua việc Nga tăng cường khai thác dầu tại Libya, nhất là tận dụng triệt để việc Libya được miễn cắt giảm sản lượng khai thác dầu, từ đó tối đa hoá lợi ích cho nước Nga nhờ cơ chế trong-ngoài OPEC, cho thấy Tổng thống Putin quá cao cơ.

Ông Putin đã chủ động đứng bên lề ván cờ chính trị mà Washington và các đồng minh sắp đặt tại quốc gia Bắc Phi này, chờ thời điểm mà Nga có thể khai thác tốt nhất lợi ích từ các ván cờ Mỹ thì mới thực hiện nước đi của mình.

Vì không tham gia vào ván cờ Libya nên Moscow không có trách nhiệm giải quyết hậu quả từ các nước đi sai của Washington và đồng minh, vì vậy Nga cứ tập trung vào khai thác lợi ích, thậm chí qua đó còn biến lực lượng thân Mỹ thành thân Nga.

Quân đội Quốc gia Libya của tướng Khalifa Haftar - lực lượng đang kiểm soát phần hầu hết các khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu thô - xương sống của nền kinh tế Libya hiện nay - vốn là lực lượng thân Mỹ.

Chính cố Thượng nghị sĩ John McCain từng đánh giá tướng Khalifa Haftar là người bạn tốt nhất của Mỹ trong cuộc nội chiến tại Libya. Tuy nhiên, hiện nay Quân đội Quốc gia Libya và cá nhân tướng Haftar gần như đã trở thành "người của Nga".


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ga-xoi-3367250/

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Oct 15 2018, 04:27 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 19 2018, 04:14 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #386

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :




Giáo hội Chính Thống Giáo rạn nứt từ những hiềm khích chính trị

Giáo hội Chính Thống Nga tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Constantinople (Istanbul), giáo hội Chính Thống toàn cầu. Sự kiện được đánh giá là một vụ ly giáo lịch sử trong Chính Thống giáo này bắt nguồn từ những căn nguyên đậm màu sắc chính trị.


Quả thực đây là một vụ ly giáo lịch sử trong lòng giáo hội Chính Thống Giáo. Sau phiên họp Thượng Hội Đồng kéo dài nhiều giờ tại Minsk, Belarussia, Tòa Thượng Phụ Matxcơva thông báo cắt đứt mọi quan hệ với Constantinople, Tòa Thượng Phụ lãnh đạo Chính Thống Giáo toàn cầu. Giáo chủ Hilarion, đặc trách ngoại giao của giáo hội Chính Thống Nga tuyên bố :

«Quyết định này là không thể tránh được. Chúng tôi đã không thể làm khác vì những quyết định mới đây của Tòa Thượng Phụ Constantinople. Cách đây vài hôm, Tòa Thánh này đã quyết định hủy phép thông công lãnh đạo Giáo hội ly khai Ukraina. » Giáo hội Nga khẳng định, quyết định của Constantinople mang màu sắc chính trị.

Quyết định tuyệt giao này chỉ bắt nguồn từ một căn nguyên duy nhất : Tòa Thánh Constantinople thừa nhận Giáo hội Ukraina độc lập chấm dứt quyền lực của giáo hội Chính Thống Nga đối với Nhà thờ Chính Thống Giáo Ukraina kéo dài hơn 300 năm qua.

Công nhận Giáo hội Ukrana độc lập, Tòa Thánh Constantinople khiến Giáo hội Nga mất đi một bộ phận lớn tín đồ và ảnh hưởng tại Ukraina. Hơn thế, về mặt lịch sử, Ukraina chính là nơi phát tích của Nhà thờ Chính Thống Nga, ra đời tại Kiev năm 988. Đó cũng là một phần trong lịch sử dựng nước của dân tộc Nga. Cũng tại UKraina, các giáo chủ Nga đã cho xây dựng lên một hệ thống hơn 10 000 nhà thờ, giáo xứ Chính Thống Giáo, trong đó có những công trình nguy nga nổi tiếng thế giới.

Với quyết định đoạn tuyệt với Tòa Thánh Constantinople, Giáo hội Mátxcơva đang mở ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong Chính Thống Giáo, hiện đang chăm sóc phần hồn cho khoảng 300 triệu tín đồ.

Theo thông tín viên RFI Daniel Vallot tại Matxcơva, cộng đồng Chính Thống Giáo đang bị đặt trước sự lựa chọn giữa hai làn nước. Một bên là tòa Thượng Phụ Constantinople, có quyền năng tinh thần cao nhất và một bên là Giáo hội Matxcơva, cũng có một ảnh hưởng rất rộng lớn, « kiểm soát » phần hồn của hơn 100 triệu tín đồ Chính Thống Giáo ở nhiều nước Đông Âu. Bên cạnh đó, ngay tại Ukraina, hiện vẫn còn khá đông các giáo xứ, giáo chủ vẫn được cho là « thân Matxcơva », tuân theo Giáo hội Nga.

Nhà sử học Antoine Arjakovsky, thuộc trường thần học Collège des Bernardins tại Paris, một chuyên gia về Chính Thống Giáo nhận định, sự kiện Chính Thống Giáo Nga ly khai « sẽ gây nhiều tổn thương”. Vụ chia tay chắc chắn sẽ kéo theo một cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai hội đồng Thượng Phụ Matxcơva và Istanbul để kiểm soát các giáo hội khác trong cộng đồng Chính Thống Giáo thế giới, hiện có khoảng hơn chục Hội Đồng Thượng Phụ hay Giáo hội độc lập.

Căn nguyên của những rạn vỡ này không bắt nguồn từ những xung khắc tôn giáo, mà là một phần của tranh chấp chính trị giữa Kiev và Matxcơva. Bởi thế, ngay sau khi đại giáo chủ Bartholomé tuyên bố độc lập cho Chính Thống Giáo Kiev, tổng thống Ukraina Petro Porochenko đã nhanh chóng chúc mừng quyết định của Giáo hội Chính Thống Constantinople.

Ít ngày trước đó, ông Porochenko còn là người tích cực đến tận Istanbul để vận động. Sự kiện Giáo hội Ukraina tách ra độc lập với Matxcơva là một thắng lợi chính trị của Kiev để gửi đi một thông điệp rằng Nga có thể chiếm được Crimée và kiểm soát một phần miền đông Ukraina, nhưng họ không thể nắm giữ được « linh hồn » của Ukraina.

Trong các chiến dịch vận động tranh cử gần đây, các chính trị gia Ukraina không quên đặt độc lập của Chính Thống Giáo nước này làm đề tài lôi kéo cử tri.

Trong khi đó Kremlin tránh bị mang tiếng dính vào công việc của tôn giáo. Phát ngôn viên của tổng thống Nga, Dmitri Peskov tuyên bố : « Nga bảo vệ khắp mọi nơi lợi ích của người Nga, của những người nói tiếng Nga, Nga cũng bảo vệ lợi ích của những tín đồ Chính Thống Giáo. »

Giới quan sát cho rằng, với thời gian có thể mối quan hệ giữa Chính Thống Giáo Nga và Constantinople có thể rồi cũng được hàn gắn lại, nhưng giữa Chính Thống Giáo Ukraina với Nga thì sẽ khó có ngày trở lại, vì nó bắt nguồn từ những xung khắc lịch sử, văn hóa và chính trị sâu sắc.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181016-giao-hoi...ch-chinh-tri-ok


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 19 2018, 05:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #387

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cách đây ít ngày, báo chí Pháp đưa tin là tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ thấp ở mức kỷ lục, từ năm 1969 đến nay. Như vậy là có thể nói kinh tế nội địa Mỹ đang lên. Mấy ngày sau, do ngân hàng trung ương Mỹ (FED) tăng lãi xuất, mà toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ chấn động. Chấn động đến cả VN, khiến tỉ phú Vinfast cũng bốc hơi mấy trăm triệu đô tiền ảo.
Hai sự kiện này nói lên khá nhiều về hiện trạng kinh tế Mỹ. Bởi vì thông thường, chỉ số thất nghiệp là một trong những chỉ số nói lên sự tăng trưởng kinh tế. Mà một khi kinh tế tăng trưởng, thì người ta sẽ tăng lãi xuất vừa là để ngăn ngừa lạm phát, ngăn ngừa kinh tế bốc nóng. Nó cũng là dấu hiệu kinh tế phát triển thực chất. Việc tăng lãi xuất khiến chứng khoán Mỹ lao đao, đã chứng tỏ chất lượng tăng trưởng của Mỹ không tốt, nó là nhân tạo, kiểu như vận động viên được tiêm hoá chất (dopping), lúc đầu chạy được nhưng sau sẽ đột quỵ, hay như con lừa không uống được nước nữa mà vẫn bị bắt phải uống, bằng các biện pháp tài chính.
Như vậy ta cũng có thể nói rằng, Mỹ không thể sống thiếu đầu tư ra nước ngoài, sản xuất nước ngoài,vì chính ở đây mà tài chính Mỹ sinh sống, tăng trưởng. Nó không thể “dopping” cho kinh tế nội địa mãi được. Còn nếu nó muốn dopping cho kinh tế nội địa, thì phải thay thế mô hình tăng trưởng, tạo ra các nhu cầu, đặc biệt về bảo hiểm xã hội, để cho xã hội Mỹ phát triển tốt hơn. Nhưng như thế nó lại XHCN quá, điều mà về mặt ý thức hệ, giai cấp tư sản Mỹ không thể vượt qua. Cái mô hình của nó lúc nào cũng chỉ là “hard work” cho người lao động, nhưng họ hoàn toàn không có quyền lợi xã hội gì, vì những quyền lợi xã hội lại được coi như thị trường. Từ y tế sức khoẻ, tới học hành.. Kết quả một người Mỹ bình thường, nếu trừ đi những chi phí này, thì nhiều khi cũng sạt nghiệp nếu họ sa vào tình cảnh ốm đau, thất nghiệp, chi phi cho con cái học hành .. Nếu nhìn từ VN, thì những điều tôi vừa nói này dừng như không có sức thuyết phục, bởi vì hiện tại ở VN, một bộ phận nhỏ người dân có tiền cũng sinh hoạt theo kiểu này, nên họ sẽ thấy mô hình của Mỹ như thế là đúng. Nhưng trình độ phát triển ở VN vẫn ở giai đoạn mà kiểu “hard work” này có hiệu quả (vì tài nguyên lớn nhất VN có là sức lao động, chứ VN chưa có những đế phát triển khác như công nghệ, tài chính, văn hoá, tài nguyên..), đồng thời nền kinh tế không thể bảo đảm nổi một chế độ bảo hiểm cao hơn. Nhưng nước Mỹ thì khác, nó là nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Như vậy không sớm thì muộn, chính quyền Trump sẽ vấp phải mâu thuẫn do chính nó tạo ra. Đó là sản xuất trong nội địa Mỹ không thể có sức cạnh tranh, vì tiềm lực sức lao động cạn kiệt. Nó không thể đòi hỏi người lao động Mỹ kiếm lương như người TQ, VN mà lại tiêu tiền có mức tiêu thụ như Mỹ. Nếu muốn thế thì nó phải mở cửa để nhập người di cư, lấy sức lao động. Nhưng cái này cũng ngược với tâm lý, nhận thức của chính quyền Trump và bộ phận dân Mỹ ủng hộ nó, muốn đóng cửa biên giới.
Cùng lúc đó, tư bản tài chính Mỹ và ngay cả tư bản công nghiệp, đầu tư ra nước ngoài là cái cửa sống. Mà một trong cái cửa đó, to nhất là ..TQ. Còn nếu muốn bỏ TQ, thì phải tìm một chỗ khác thay thế..chỗ nào ??? Khả năng lớn nhất là tìm chỗ không phải TQ mà vẫn có thể tiếp cận TQ. Chỗ đó chỉ có thể là ĐNA và đặc biệt là VN.
Hiện tại chính quyền Trump đang gây sức ép với TQ, và thông qua những biện pháp này tạo ra một cái khung pháp lý,có tính ép buộc, để các hãng Mỹ ..”tâm phục khẩu phục” chấp nhận được. Nhưng kết quả thế nào thì chưa rõ. Lấy ví dụ Google. Mặc dù phó tổng thống Mỹ chỉ trích việc google phát triển chương trình tìm kiếm dragonfly, để tìm cách quay trở lại thị trường này (google là hãng đã rút khỏi TQ), hãng này vẫn tiếp tục. Rồi Tesla vẫn tiếp tục xây nhà máy khủng sản xuất ô tô điện ở Thượng hải.. đã nói lên cái mâu thuẫn này. Trường hợp Tesla rất đáng chú ý, vì nó có thể coi là công nghệ tương lai, thế tại sao Tesla không đặt chỉ ở Mỹ. Bởi vì nếu đặt ở Mỹ thì sản xuất cái ô tô điện không lãi, do chi phí sản xuất.
Vì thế rất có thể, cuộc đối đầu Mỹ-TQ sẽ kết thúc sớm hơn dự định sau một hồi ồn ã, khi mà sự cân bằng lợi ích đã tìm lại được. Chuyện đó sẽ xẩy ra sau đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ vào cuối năm nay ?? (đây là câu hỏi)
Tất nhiên Mỹ sẽ dè chừng TQ hơn, và nó sẽ là cuộc đối đầu lạnh, nhưng đối đầu TQ-Mỹ đã có từ năm 1989 chứ đâu phải từ bây giờ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 19 2018, 09:53 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #388

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Việc nhà thờ chính thống giáo UK tách khỏi nhà thờ chính thống giáo Nga có thể coi là một thất bại của Nga. Một thất bại tương đối. Câu chuyện này là một bằng chứng chứng tỏ các tổ chức tôn giáo không tách rời khỏi chính trị. Và không có chuyện tự do tôn giáo hoàn toàn. Cũng chính vì thế mà các nước phát triển cao, nhà thờ của họ bao giờ cũng là nhà thờ độc lập,dân tộc, chứ không bị một tổ chức, giáo đoàn bên ngoài chi phối, điều khiển. Ví dụ như ở Anh, nhà thờ Anh tách ra khỏi giáo hoàng La mã, từ thế kỷ XV. Ở Đức, nhà thờ Lu thơ giáo tách khỏi giáo hoàng La mã từ thế kỷ XVI. Ở Mỹ là các giáo xứ tin lành độc lập. Ngoại lệ có lẽ là Ý và Pháp. Nhưng ở Pháp, giáo hội Pháp chi phối được toà thánh La Mã, với chức danh “người chị cả của cơ đốc giáo”. Ở Ý, thì giáo hoàng là một bộ phận của văn hoá Ý. Tây ban Nha, Bồ đào Nha thì chính danh xâm lược thuộc địa, bằng việc được giáo hoàng phân chia thế giới.
Chỉ có những xứ có tâm lý nhược tiểu, thì giáo hội mới tự hào là được nước ngoài chi phối. Lấy đó làm nỗi sung sướng.
Cách đây mấy năm, khi tôi sang các nước Baltic (tức là 3 nước cộng hoà cũ của Liên Xô, bây giờ nhập EU),thấy có rất nhiều nhà thờ thuộc các tông phái khác nhau, tôi mới tìm hiểu xem giáo hội chính thống giáo ở đây phụ thuộc vào đâu. Trước đây, kể từ thời Liên Xô, thì họ phụ thuộc vaò giáo hội Nga (Mạc tư khoa). Sau khi họ nhập EU, thì các giáo hội này phụ thuộc vào giáo hội Phần lan. Mà giáo hội Phần lan cũng độc lập với giáo hội Nga từ năm 1922, tức là thời điểm thành lập nhà nước Xô Viết, trước đó thời Sa hoàng giáo hội chính thống giáo Phần lan phụ thuộc vào giáo hội Mạc tư khoa. Phần Lan giờ cũng thuộc EU
EU là một thực thể chính trị mạnh, vậy mà nó còn thế. Tức là về mặt quan lý, nó phải làm sao làm trùng cơ chế đạo, với cơ chế nhà nước. Và câu chuyện ở UK hiện tại càng khẳng định điều này là đúng.
Từ khởi điểm, khi vùng đất UK tách rời khỏi Ba lan hay Lít tu a ni (lituania), vào thế kỷ XVI, thì giáo hội chính thống UK phụ thuộc vào giáo hội Mạc tư khoa. Cũng nên để ý là việc UK tách khỏi Ba lan, hay lituania, cũng có nguyên nhân tôn giáo. Vì người Ba lan theo cơ đốc giáo, phụ thuộc giáo hoàng La Mã. Như vậy từ khởi điểm, đạo chính thống giáo là cái cầu nối văn hoá của UK với Nga. Giữa người UK với người Nga. Cũng nên để ý là có một phần đất UK ngày nay, phần cực Tây xung quanh thành phố Lvov, mặc dù họ là chính thống giáo, nhưng về mặt quản lý lại do giáo hoàng La Ma theo cơ đốc giáo. Bởi vì phần đất này thuộc đế quốc Áo –Hung, mà đế quốc này theo cơ đốc giáo. Nó không thể để “phần hồn” của một bộ phận dân lại so Sa hoàng quản lý được. Vì thế về mặt biểu tượng, về tâm lý, ý thức.. việc nhà thờ chính thống UK độc lập cắt cầu với Nga, là một bước tiến để hình thành rõ ràng hơn dân tộc UK. Vì giữa người UK và người Nga sự khác biệt về văn hoá, tiếng nói không là bao.
Từ khi nước Nga độc lập, Liên Xô tan rã, thì đạo chính thống giáo trở thành xi măng gắn kết xã hội Nga. Đặc biệt nó lại hay chưng cái quá khứ “bị chính quyền Xô Viết, chủ nghĩa cộng sản chà đạp”, để từ đó mà gây ảnh hưởng. Putin chẳng hạn, luôn chứng tỏ là một người chính thống giáo thuần thành.
Nếu ở Nga, cũng như ở Vn, hiện tại xu hướng sinh hoạt tâm linh sôi nổi, thì nó cũng không lớn tới mức chi phối toàn bộ xã hội, hình thành một dạng phong trào chính trị, một xu hướng chính trị như ở các nước hồi giáo. Theo thống kê, thì số lượng người Nga tin theo tôn giáo thật sự khoảng 20% dân, cũng là nhiều, nhưng tương đương với những nước tư bản phát triển. Sau thời sôi nổi ban đầu, tức là vào thập niên 90, bản thân người Nga cũng thấy tôn giáo cũng chưa chắc giải quyết được các vấn đề xã hội, họ quay về với nó vì muốn nối lại với truyền thống, mà họ nghĩ rằng chủ nghĩa Xã hội đã xoá đi. Nhưng hiện nay, lại có một truyền thống khác quay trở lại, đó là truyền thống Xô Viết. Tức là chính những gì mà họ muốn quay mặt đi thời những năm 90. Chính vì thế tôi mới nói việc nhà thờ chính thống UK tách khỏi nhà thờ chính thống Nga là một thất bại tương đối của Nga, vì nhà thờ chính thống chỉ là một kênh quan trọng, nhưng không phải duy nhất nối người Nga với các nước láng giềng trực tiếp. Có lẽ nó ít quan trọng hơn truyền thống Xô viết, đặc biệt ở tất cả các nước độc lập thời hậu Xô viết này, chế độ chính trị kiểu mới mang lại nhiều thất vọng hơn là kỳ vọng ban đầu do tuyên truyền phương Tây mang lại.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 19 2018, 09:59 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #389

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thủ tướng Phúc vừa công du châu Âu, để thúc đẩy hiệp định thương mại tự do EU-VN. Nêu mọi chuyện tốt đẹp, “theo đúng quy trình”, thì hiệp định này sẽ có hiệu lực vào trong năm 2019 (quý nào thì chưa rõ). Điều này khẳng định lại mánh làm ăn của VinFast mà tôi đã nói ở trên. Tại sao ? vì trong hiệp định thương mại tự do này, EU sẽ được miễn thuế về xuất khẩu ô tô (trong các loại hàng công nghiệp xuất khẩu). Ngược lại VN sẽ được miễn thuế về các mặt hàng công nghiệp nhẹ, nông nghiệp. Như vậy VinFast là cuộc chạy đường tắt của các hãng ô tô đức (cụ thể là BMW) vào VN, với sự tiếp tay của Vingroup một cách an toàn, đón cơ hội này. Tất nhiên là cả hai bên đều có lợi, nhưng Đức nắm đằng chuôi. Vì VinFast thực ra chỉ là một dạng nhà máy tuốc nơ vít, lắp ráp như tôi nói. Tại sao Đức nắm đằng chuôi, vì nó chỉ cần nâng giá các phụ kiện chính là cái hình thức kinh doanh này đổ. Nhưng cũng không nên vội buộc tội Đức, và khinh rẻ hình thức này, vì đây là bước đầu tiên, dù là ăn xổi để VN có công nghiệp ô tô. Thực ra Đức cũng có lợi trong việc hợp tác này, vì nó vừa an toàn (nếu giả dụ xe bán không chạy, thì họ cũng không mất gì, vì đầu tư là VinFast), nếu chạy thì họ được lợi, vì ít nhất có thể đoán không dưới 50% là nhập(hiện tại giá cả chưa biết, nên không biết phần nhập khẩu trong ô tô là bao nhiêu). Như vậy VinFast thực ra là một cách xuất khẩu ô tô trá hình của Đức một cách an toàn.
Đây không phải là lần đầu Đức làm kiểu này. Từ những thập niên 60, Volkwagen đã đầu tư tương tự vào Brazil. Và hiện nay, thị phần của loại xe “nội địa” Brazil không phải là nhỏ ở xứ sở Nam Mỹ này. Điều đáng chú ý là không phải vì thế mà dòng xe này xuất được ra ngoài thị trường nội địa Brazil.
Điều dở của hình thức kinh doanh này, ngay cả khi nó thành công, cũng có điều bất cập. Đó là vấn đề chuyển đổi ngoại tệ ra tiền nội địa, mà người ta vẫn gọi là cái bẫy của sản xuất thay thế, mà tôi đã nói tới.
Vì sao ? vì khi nhập khẩu bán thành phẩm, VinFast phải trả bằng euro hay đô la. Nhưng xe bán ra tính bằng VND. Nếu lãi bằng VND thì làm sao chuyển ngược nó ra euro hay đô để mua phụ tùng lắp ráp. Tiền này chỉ có thể lấy từ tiền xuất khẩu của các mặt hàng khác, như dầu mỏ, dệt may, .. Chuyện này có thể giải quyết được bằng hai cách. 1) hoặc là dần dần tự sản xuất được, hạn chế nhập khẩu phụ kiện. Điều này thì phải có sự vươn lên làm chủ công nghệ về cơ khí, luyện kim.. 2) mang sản phẩm đi xuất khẩu.
Vì thế thổi phồng cái VinFast này thành “khát vọng Việt” thì là ngớ ngẩn. Nhưng ngược lại rất mong muốn nó thành công. Vì nó thành công, thì VN có cơ hội nâng cấp dần về mặt công nghệ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 21 2018, 07:58 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #390

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.282
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.575$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vài tin quan trong:

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga vì cho rằng Moscow đã vi phạm thỏa thuận này.

“Chúng tôi sẽ chấm dứt thỏa thuận này và sau đó chúng tôi sẽ vẫn phát triển vũ khí” trừ khi Nga và Trung Quốc đồng ý một thỏa thuận mới, hãng thông tấn AP dẫn lời Tổng thống Trump nói hôm 20/10, đề cập tới Hiệp ước về các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).

Nhà lãnh đạo Mỹ cáo buộc Nga vi phạm INF, song không đưa ra bằng chứng cụ thể cho nhận định của mình. Trước đó một ngày, truyền thông đưa tin Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cũng đang hối thúc Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi INF.

Nga từng nhiều lần tuyên bố sẽ vẫn tuân thủ nghiêm túc hiệp ước INF chừng nào Mỹ vẫn tham gia hiệp ước này. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 10 năm ngoái tuyên bố nếu Mỹ rút khỏi INF, Nga cũng sẽ có phản ứng “tương tự và ngay lập tức”.

Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 giữa Nga và Mỹ nhằm cấm các bên phát triển và triển khai tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 500km đến 5.500km. Hiệp định được cho là nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Theo RT, Mỹ đang theo đuổi một chiến lược hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và đã phê chuẩn các kế hoạch để phát triển một tên lửa tầm trung trong khuôn khổ báo cáo về sức mạnh hạt nhân của chính quyền Trump. Tổng thống Trump hôm qua tuyên bố Mỹ “phải phát triển những vũ khí này”, đồng thời kéo Trung Quốc vào cuộc tranh cãi với Nga.

“Trừ khi Nga đến chỗ chúng tôi, Trung Quốc đến chỗ chúng tôi hoặc cả hai đến chỗ chúng tôi và nói: “Chúng ta hãy trở nên khôn ngoan và không ai trong chúng ta được phát triển các loại vũ khí này”, còn không, nếu Nga vẫn đang phát triển vũ khí, Trung Quốc vẫn đang phát triển vũ khí, nhưng lại buộc chúng tôi phải tuân thủ thỏa thuận này, điều đó không thể chấp nhận được. Chúng tôi có rất nhiều tiền để phát triển quân đội của chúng tôi”, Tổng thống Trump tuyên bố.

INF được cho là đang “kìm chân” Mỹ trong việc triển khai vũ khí mới để đối phó kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang sử dụng để gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Thái Bình Dương. Washington đã nhiều lần cáo buộc Nga vi phạm INF trong suốt 4 năm qua khi phát triển hệ thống tên lửa 9M729 - biến thể mặt đất của tên lửa hành trình tầm xa trên biển Kalibr-NK. Giới chức Mỹ từng thừa nhận tên lửa này có thể vượt qua các lá chắn phòng thủ của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ những cáo buộc này của Mỹ.

“Nga đã vi phạm thỏa thuận. Họ đã vi phạm suốt nhiều năm. Tôi không biết tại sao Tổng thống Barack Obama không đàm phán hoặc rút Mỹ khỏi thỏa thuận. Chúng tôi sẽ không cho phép họ vi phạm thỏa thuận hạt nhân và ra ngoài phát triển vũ khí trong khi chúng tôi không được phép. Chúng tôi là nước đã tôn trọng thỏa thuận nhưng rất tiếc Nga thì không. Vì thế chúng tôi sẽ kết thúc thỏa thuận”, ông Trump nhấn mạnh.

Một số nguồn tin cho biết Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton sẽ thông báo với Tổng thống Putin về vấn đề trên trong chuyến thăm Moscow tuần tới. INF có thể sẽ là hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn đầu tiên mà chính quyền Trump rút khỏi.

https://dantri.com.vn/su-kien/tong-thong-tr...21073252257.htm



Tổng thống Putin tuyên bố sẽ phi đô la hóa nền kinh tế Nga
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng các lệnh trừng phạt buộc Nga phải tìm các đồng tiền khác thay thế đồng đô la Mỹ nhằm đảm bảo an ninh cho nền kinh tế Nga.


“Chúng tôi đang tiến tới việc phi USD hóa nền kinh tế. Chúng tôi làm vậy không phải vì chúng tôi muốn gây tổn hại cho đồng USD, mà bởi vì chúng tôi muốn bảo đảm an ninh của chúng tôi. Chúng tôi liên tục phải đối mặt với các lệnh trừng phạt. Họ không cho chúng tôi cơ hội để giao dịch bằng USD”, Tổng thống Putin nói tại cuộc họp của Câu lạc bộ Đối thoại Valdai ở Sochi hôm qua 18/10.

Theo nhà lãnh đạo Nga, phương án thay thế cho đồng USD có thể là một loạt các đồng tiền của một số nước và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) cũng đang thảo luận về việc tạo ra một đồng tiền mới để thanh toán trong khối.

“Nếu những công cụ như vậy ra đời, nền kinh tế có thể sẽ tách khỏi đồng USD. Ngay sau khi chuyện này diễn ra, đồng USD sẽ đối mặt với giai đoạn khó khăn”, ông Putin nói.

Tổng thống Nga cho rằng Mỹ đang buộc nhiều nước trên thế giới phải từ bỏ đồng USD trong các thanh toán quốc tế.

“Đây là sai lầm điển hình của một đế chế. Những người bạn Mỹ của chúng ta đang đánh mất niềm tin rằng USD là đồng tiền thanh toán duy nhất”, ông Putin nói.

Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Putin đề cập tới việc tách sự phụ thuộc của nền kinh tế Nga vào đồng tiền của Mỹ. Năm ngoái ông Putin từng chỉ đạo đưa đồng rúp của Nga làm đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga, thay vì đồng USD. Quyết định chuyển đổi này buộc người nước ngoài phải sử dụng đồng rúp nhiều hơn.

Hồi tháng 5, Tổng thống Putin cho biết Nga không còn tin tưởng vào hệ thống tài chính do đồng USD thống trị kể từ khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương và vi phạm các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Putin nói rằng tình trạng độc quyền của đồng USD là không an toàn và gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu.

Chính phủ Nga đang đề xuất kế hoạch “phi USD hóa” nền kinh tế với nội dung trọng tâm là giúp các nhà xuất khẩu lớn của Nga giành được nhiều lợi nhuận hơn từ việc sử dụng đồng rúp, thay vì USD. Chủ tịch Ngân hàng VTB Nga Andrey Kostin gần đây cho biết Nga sẽ tăng cường sử dụng các đồng tiền khác khi tiến hành các giao dịch xuất - nhập khẩu với nước ngoài.

Vụ xả súng có xu hướng từ Mỹ
Cũng trong bài phát biểu tại cuộc họp của câu lạc bộ Valdai, Tổng thống Putin cho rằng vụ xả súng khiến ít nhất 20 sinh viên thiệt mạng và 50 người bị thương tại trường cao đẳng Kerch ở Crimea hôm 17/10 bắt nguồn từ những vụ xả súng trường học ở Mỹ. Nghi phạm được xác định là Vladislav Roslyakov, 18 tuổi, sinh viên của trường này.

“Một điều kỳ lạ đó là, đây là kết quả của toàn cầu hóa. Trên mạng xã hội trực tuyến, chúng ta đã thấy có những cộng đồng được tạo ra. Tất cả đều bắt nguồn từ những thảm kịch tai tiếng tại các trường học ở Mỹ. Những người trẻ có tâm lý chưa ổn định đang tạo ra những người hùng giả tưởng cho chính họ và biến mình thành người thay thế trong trường hợp người hùng của họ không tồn tại”, ông Putin nhận định.

Theo nhà lãnh đạo Nga, thảm kịch ở Kerch là dấu hiệu cho thấy lòng nhân ái đã không thể tồn tại trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay.

"Chúng ta chưa thích ứng đủ với những điều kiện thay đổi. Chúng ta không tạo ra nội dung cần thiết, thú vị và hữu dụng cho những người trẻ", Tổng thống Putin nói thêm.

https://dantri.com.vn/the-gioi/tong-thong-p...19070044393.htm



Mỹ đề nghị Ấn Độ mua tiêm kích F-16 để được miễn trừng phạt
Mỹ khẳng định việc đặt hàng tiêm kích F-16 sẽ giúp Ấn Độ tránh bị cấm vận sau thương vụ mua tên lửa phòng không S-400 Nga.


"Tổng thống Mỹ Donald Trump cần một thỏa thuận tốt để có thể miễn trừ các biện pháp trừng phạt Ấn Độ theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA). Washington đã đề xuất New Delhi đặt mua lượng lớn tiêm kích F-16 để phục vụ mục đích này hồi đầu tháng 10", tờ Indian Express của Ấn Độ hôm qua dẫn nguồn tin ngoại giao giấu tên tiết lộ.

Ấn Độ từng nhiều lần từ chối mua tiêm kích F-16, do đây là mẫu chiến đấu cơ được không quân Pakistan vận hành từ hàng chục năm nay. Mỹ dự kiến chào bán biến thể F-16 Block 70 tối tân, có nhiều tính năng vượt trội hơn phiên bản Block 50/52 của Pakistan, cũng như chuyển giao dây chuyền sản xuất tiêm kích F-16 cho Ấn Độ. Tuy nhiên, các đề xuất của Washington vẫn chưa thuyết phục được New Delhi.

Ngoài lý do "mang tính chính trị", Ấn Độ cũng khẳng định các tiêm kích Mỹ như F-16 và F-18 đều không tương thích với tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos do nước này và Nga hợp tác phát triển.

Hợp đồng bán tên lửa S-400 trị giá 5,4 tỷ USD được Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ký hôm 5/10 tại hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn lần thứ 19 ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Hai lãnh đạo cũng thống nhất thỏa thuận bán 4 tàu chiến Đề án 11356 cho New Delhi với mức giá 2,2 tỷ USD.

Mỹ từng nhiều lần khẳng định việc Ấn Độ mua tên lửa S-400 có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Washington cho New Delhi trong thời gian tới. Giới chức Ấn Độ khẳng định việc mua S-400 là đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đồng thời đảm bảo các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho những vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington.


https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quan...at-3827153.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Oct 21 2018, 07:33 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 37 38 39 40 41 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC