Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 35 36 37 38 39 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

Phó Thường Nhân
post Sep 24 2018, 06:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #361

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Mỹ muốn ngăn chặn TQ vươn lên, điều đó là hiển nhiên, bởi bất cứ nước nào khối nào vươn lên đe doạ vị thế số một của Mỹ là Mỹ sẽ tìm cách phá. Trong thực tế, điều Mỹ muốn là nước Mỹ là cái cửa quyền lực duy nhất trên thế giới, tất cả các nước khác đều phải qua tay Mỹ điều khiển, bất chấp nước kia to bé thế nào. Và các nước khác không thể liên minh với nhau, mà không có sự điều khiển của Mỹ. Chính sách này đúng với cả các nước mà tiềm lực nhỏ hơn. Ví dụ. Khi VN mang tên lửa ra đảo Trường Sa, Mỹ cũng không muốn. Một nước khác muốn có vũ khí hạt nhân Mỹ cũng không muốn. Tất nhiên, tuỳ sự cảm nhận độ nguy hiểm, mà thái độ của Mỹ sẽ khác nhau. Trong trường hợp VN, tác động này với Mỹ nhỏ hơn lợi ích Mỹ nhận được khi chơi với VN nên Mỹ lờ đi. Nhưng lờ đi lúc này có thể kiếm chuyện vào lúc khác. Ví dụ. Vào thời điểm năm 1986, với sự đồng thuận của Mỹ, Syria đã đặt Li băng dưới sự bảo hộ của mình. Nhưng sau năm 1993, khi Mỹ đã đặt chân vào I rắc, thì một nước Syria hùng mạnh lại là sự cản trở với Mỹ, vì thế Mỹ lại liên minh với Pháp để hất Syria khỏi Li băng, rồi cùng đóng góp tiền chung với Ả rập Sa u đít tạo dựng các nhóm hồi giáo cực đoan để gây nên cuộc chiến tương tàn từ năm 2011 đến nay ở nước này.
Như vậy nói Mỹ muốn chặn TQ thì điều này quá hiển nhiên, điều quan trọng là tại sao Mỹ lại đổi thái độ, có cái gì trong quan hệ Mỹ - TQ khiến Mỹ nhận thấy đổi thái độ, thì lợi hơn. Đây là điều ta cần phân tích.
Nền tảng quan hệ Mỹ - TQ vào thời điểm khởi đầu dựa trên một động lực chính trị. Đó là chống Liên Xô trong bối cảnh đối đầu hai khối. Sự liên minh này bắt đầu bằng cuộc gặp mặt Mao-Nixon năm 1972. Cho đến nay, báo chí phương Tây vẫn coi việc mở liên minh này là do Kissinger, cố vấn chính trị của Nixon thầy dùi. Nhưng thực ra không hoàn toàn thế, mà bởi mâu thuẫn Liên Xô – TQ lên cao, dẫn đến tranh chấp biên giới năm 1969, và dẫn đến việc Liên Xô đe doạ dùng vũ khí hạt nhân chống TQ. Và Liên Xô đã thông báo điều này cho Mỹ (thời Nixon). Công lao cuả Kisinger và Nixon là đã hiểu được thời cơ, nắm bắt nó, bất chấp dư luận xã hội và chính trường Mỹ có thái độ chống TQ, bắt tay với TQ. Trong giai đoạn 1972-1979, quan hệ hai bên mới là tìm hiểu lẫn nhau, trong khi ngoài mặt vẫn là đối kháng. Nhưng con bài TQ đã giúp Mỹ rút được quân khỏi VN. Chỉ với việc xâm lược VN năm 1979, TQ mới đặt được sự tin cậy ở Mỹ. Đánh VN, TQ lúc này được nhóm Đặng Tiểu Bình cầm quyền vừa chứng tỏ được ích lợi của mình với Mỹ (cùng chống Liên Xô), vừa có tác dụng nội chính, giúp Đặng đập tan cánh tả của Đảng CS TQ, bằng cách chỉ ra sự ốm yếu về kỹ thuật, mà các câu khẩu hiệu cách mạng như trong cách mạng văn hoá không thể giải quyết được, mà chỉ có thể giải quyết bằng « bốn hiện đại hoá ». Sự ốm yếu về mặt kỹ thuật này không nhưng có tác dụng nội chính mà còn có tác dụng trấn an Mỹ. Mỹ không lo một « đồng minh » kiểu này có thể vượt mặt mình.
Nhưng đồng pha nhau về chính trị, không có nghĩa là hợp tác kinh tế được. Và để hợp tác kinh tế. TQ đã chấp nhận đi vào thương mại thế giới theo cái khung của Mỹ. Đó là công nhận đồng Đô la là đồng tiền trao đổi giao dịch. Nói cách khác, TQ chui đầu vào hệ thống kinh tế do Mỹ điều khiển thông qua các công cụ tài chính Mỹ đặt ra với đồng đô la là chủ chốt. Hệ thống kinh tế này, Mỹ mới đặt ra từ năm 1972, khi vàng bị xoá bỏ không còn là đồng tiền dự trữ, và đồng đô la thế chân.
Về phía TQ, khác với Liên Xô thời Gorbachev thay đổi hoàn toàn hệ thống chính trị dẫn tới tan vỡ. TQ mở các đặc khu với chính sách kinh tế khác biệt để quan hệ, mà điển hình là Thẩm Quyến. Sở dĩ TQ làm thế, bởi vì đã có một hình mẫu sẵn, đó là Hồng Công. Dù Hồng công về mặt chính trị, là vết nhơ trong lịch sử TQ.
Tuần trăng mật này kéo dài tới năm 1989. Lúc này Liên Xô sụp đổ, khiến cái đế liên minh chính trị kia Mỹ không cần nữa. Và từ đó có phi vụ Thiên An Môn 1989. Phi vụ này đã dẫn tới việc Mỹ phong toả bán vũ khí cho TQ cho đến ngày nay. Sự trục trặc trong quan hệ với Mỹ chính là điểm khởi đầu để TQ bình thường hoá quan hệ với VN vào năm 1991. Trước đó VN đã rất nhiều lần muốn thương lượng với TQ, nhưng TQ luôn từ chối, vì kéo dài một cuộc chiến tranh « low intensity » có lợi cho họ hơn.
Mặc dù Liên Xô sụp đổ, liên minh chính trị với Mỹ không còn, nhưng việc TQ chấp nhận chui đầu vào hệ thống tài chính Mỹ vẫn có lợi cho Mỹ. Và điều này là cái đế để hai bên chơi với nhau tới hôm nay. Về bản chất, cái đế này sẽ automatic dẫn tới sự thâm hụt thương mại Mỹ. Bởi số tiền thâm hụt này, về bản chất, chính là số tiền mà ngân hàng nhà nước Mỹ tạo ra cho TQ (trung khi thông thường, nó phải được ngân hàng Trung ương TQ tạo ra, người ta vẫn gọi là « money creation », một trong những nhiệm vụ của ngân hàng trung ương).
Cùng trường hợp như vậy, ta có thể thấy quan hệ Nhật-Mỹ, Hàn –Mỹ, và một phần quan hệ EU-Mỹ (sở dĩ nói một phần vì đồng euro hiện tại có những chức năng như đô la).
Như vậy nhìn kinh tế Mỹ, người ta phải nhìn kinh tế nội địa Mỹ, kinh tế do các chi nhánh công ty Mỹ ở nước ngoài (sản phẩm làm ra được tính như sản phẩm của nước này, nhưng thực ra nước sản xuất chỉ có tiền làm công, giống như trường hợp Samsung ở VN), sự bao phủ của hệ thống tài chính Mỹ. Nếu nhìn như thế thì sẽ thấy Mỹ không thiệt tí nào cả. Tất nhiên trong 3 cái cấu thành của kinh tế Mỹ này, cái cấu thành sản xuất nội địa sẽ bị thiệt hại, để cho hai cái cấu thành kia lợi.
Như vậy nước Mỹ giầu lên, giới tư bản Mỹ giầu lên, nhưng người dân lao động Mỹ không giầu lên. Theo tính toán của các nhà kinh tế học, sức mua của người Mỹ dậm chân tại chỗ từ thời Reagan (tức là thập niên 80) đến nay. Để bù vào, người dân Mỹ bắt buộc phải vay. Nói cách khác , hệ thống tài chính Mỹ tạo ra tiền để sản xuất ở nước ngoài vì nó thế chân ngân hàng trung ương ở các nước này, vì thế tránh được lạm phát, đồng thời lại cho vay vô tội vạ trong nước, để tạo thị trường tiêu thụ. Chính sự cho vay vô tội vạ này (để mua nhà ở) mà kinh tế Mỹ đã gây ra khủng hoảng năm 2008.
Việc hệ thống tài chính Mỹ mâu thuẫn với sản xuất nội địa Mỹ, tôi đã nói trong chủ đề bầu cử Trump. Và chính mâu thuẫn này đã khiến Trump thắng cử.
Tại sao cái « hợp đồng kinh tế » Mỹ-TQ (Mỹ in tiền cho TQ sản xuất để Mỹ tiêu thụ) bây giờ lại đổ bể. Có thể nó có mấy lý do sau :
1- Vì Mỹ không thể kiểm soát hệ thống chính trị TQ, và trong trường hợp này thì TQ trở thành đối thủ tiềm năng.
2- Vì Mỹ đã đi tới một điểm đứt gẫy trong đồ thị phát triển kinh tế, nếu cứ tiếp tục quá trrình này, thì nước Mỹ sẽ bị mục ruỗng ở bên trong vì không có lực lượng sản suất. Hệ thống tài chính Mỹ, không thể chỉ dựa vào các lực lượng sản suất mà tư bản Mỹ đặt ở nước ngoài, vì nó bị phụ thuộc vào chính trị của nước sở tại, nếu Mỹ không kiểm soát được các hệ thống này.
3- Tư bản tài chính Mỹ cũng mất đi một phần tiếng nói, trọng lượng, từ cuộc khủng hoảng 2008. Điều đặc biệt là cuộc khủng hoảng này đã cho thấy các nền kinh tế không độc lập với nhau. Điều này càng làm tăng thêm trọng lượng kinh tế nội địa Mỹ.
4- Từ trước tới nay, Mỹ đều chủ trương thành lập các khối, các tổ chức quốc tế, rồi thông qua các tổ chức này điều khiển thế giới. Nhưng hiện nay, các khối này, không hoàn toàn chịu ảnh của Mỹ mà nhiều khi lại áp chế lại Mỹ, trói chân trói tay Mỹ. Khiến Mỹ cảm giác bị thiệt.
5- Mỹ không chỉ có mâu thuẫn với TQ, nhưng với các nhóm khác, ví dụ EU, sự gắn kết của Mỹ với khối này cao hơn, cả về chính trị, quân sự, kinh tế, kỹ thuật.. đấy là không nói tới vấn đề đồng chủng đồng văn. Vì thế mâu thuẫn với TQ nổi trội hơn.
Như vậy, để thoát khỏi những điều trên, Mỹ bắt buộc phải củng cố kinh tế nội địa, nhưng không phải là để tự cấp tự túc, mà để đặt ra luật chơi khác, có lợi cho Mỹ hơn. Và để đặt luật mới này, Mỹ sãn sàng xoá bỏ các hiệp ước đa phương. Từ đó sẽ hướng sang các nước mà vị thế chính trị, kinh tế không đe doạ được Mỹ.
Ở đây ta có hai mô hình đã từng xẩy ra trong quá khứ.
1- Chiến tranh thuốc phiện giữa Anh và nhà Thanh vào thế kỳ XIX. Khi Đế quốc Anh bị thâm hụt thương mại với nhà Thanh, Anh đã tìm ra được mặt hàng thượng đẳng đó là thuốc phiện để xuất khẩu vào TQ. Khi TQ cấm thuốc phiện, vì sự độc hại của nó đã quá rõ, thì Đế quốc Anh đánh nhà Thanh. Cướp luôn khỏi phải buôn bán.
2- Tranh chấp thương mại Mỹ-Nhật. Mỹ đã ép được Nhật phải tự áp dụng quota vào xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời chấp nhận nâng giá đồng Yên. Khiến Nhật chịu cảnh suy thoái từ những thập niên 80 cho đến nay mới hết.
Cả hai mô hình này đều không thể áp dụng trực tiếp cho TQ hiện đại, Mỹ không thể đánh TQ trực tiếp vì cả hai đều có vũ khí hạt nhân.
Tranh chấp Nhật-Mỹ, Mỹ có lợi thế vì kiểm soát chính trị Nhật. Điều mà Mỹ không có với TQ.
Nó sẽ dẫn tới một hình thức chiến tranh lạnh mới, nhưng không phải là một hình thức cấm cửa. Và nó phụ thuộc vào sự thông minh của hai bên. Sự thông minh này nằm ở việc hai bên có sức sáng tạo thế nào trong công nghệ kỹ thuật và tài chính.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 24 2018, 08:28 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #362

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung một số điểm tôi viết ở trên. Khi tôi nói « Mỹ không muốn nước nào vượt lên », tâm lý này không phải chỉ của Mỹ mà của tất cả các nước ở vào vị trí siêu cường. Vì Mỹ ở vào vị trí này nên thế. Chỉ khi nào thế giới đại đồng, các nền kinh tế đan xen nhau thành một khối thống nhất, tức là không còn một nước siêu cường (hay tự cho mình là siêu cường), thì mới hết, nhưng câu chuyện này còn xa mới tới.
Ở trên tôi có nói tới 3 cấu thành của kinh tế Mỹ bao gồm hệ thống tài chính (đã vượt ra ngoài biên giới Mỹ từ lâu), lực lượng sản xuất của Mỹ ở nước ngoài, sản xuất nội địa Mỹ. Nhưng chính sách của nước Mỹ hiện tại nhằm vào tằng cường thực lực cho sản xuất nội địa, nhưng nó gặm vào lợi ích của hai cấu thành còn lại. Vì hai cấu thành này không thể mất, nên quan hệ thương mại Mỹ - TQ luôn tồn tại. Vì thế chiến tranh lạnh kinh tế giữa TQ và Mỹ là vừa hút vừa đẩy đan xen nhau, chứ không có giới tuyến rõ ràng như thời Mỹ-Liên Xô.
Cũng chính vì thế mà mọi chuyện tiếp sau thế nào, phụ thuộc rất lớn vào các chính sách của Trump có mang lại hiệu quả hay không. Cũng chính vì thế mà ngay trong lòng giai cấp tư sản Mỹ, không phải tất cả đều tán đồng chính sách của Trump. Nhìn vào chính sách của Trump, tức là những luật lệ mà chính quyền này đưa ra, ta có thể thấy là Trump phải ve vãn tư bản tài chính, cũng như tư bản Mỹ đầu tư ở nước ngoài. Ví dụ. Trump đã bỏ hẳn các chính sách kiểm soát tài chính được lập lên thời Obama. Hiện tại, mặc dù nước Mỹ ở vào giai đoạn « bùng nổ », tức là đang vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế, nhưng chính quyền này vẫn tiếp tục giảm thuế cho doanh nghiệp, đồng thời giữ lãi suất ngân hàng ở mức thấp, trong khi nền kinh tế nội địa Mỹ không còn dư địa để tăng trưởng nữa. Mục đích của nó là nhằm bù vào thiệt hại mà các doanh nghiệp Mỹ sản xuất ở nước ngoài, kéo họ về Mỹ. Làm cho nước Mỹ hấp dẫn (tương đối) hơn.
Nhưng dù làm thế nào đi nữa, nội địa nước Mỹ không thể chứa được tất cả lực lượng sản xuất Mỹ. Cũng như Mỹ không thể nào bỏ thị trường TQ. Trong quá khứ đã có những chuyện tương tự. Vào thời điểm Đức và Anh đánh nhau (1940), các hãng Mỹ vẫn tiếp tục buôn bán với Đức,cho tới khi hai nước tuyên chiến với nhau (1942). Kết quả, Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư, có quan hệ thương mại với TQ, nhưng sẽ muốn về mặt luật pháp được bảo vệ an toàn hơn. Trong trường hợp đó, có chi nhánh ở TQ kèm với mộ chi nhánh mẹ ở nước ngoài, mà sự liên lạc với chi nhánh ở TQ thuận lợi.. là một giải pháp. VN là vị trí lý tưởng cho điều này.
Chính vì kinh tế Mỹ có 3 cấu thành, lợi ích trái ngược nhau, mà hiện tại ở Mỹ vẫn có lực lượng phản đối Trump. Và nếu chính sách của Trump không mang lại lợi ích « nhãn tiền », thì nó cũng sẽ bị thay đổi.
Trump bị phản đối, còn vì các nhân vật trong nhà nước thâm sâu Mỹ, không hoàn toàn đồng ý với ông ta về hình thức ứng sử, chứ không phải nội dung. Nhưng điều này đang thay đổi theo chiều có lợi cho Trump. Người ta có thể nhìn thấy rõ ràng điều này hơn trong lần bầu cử nghị viện sắp tới vào cuối năm.
Tóm lại ngay ở Mỹ, và chủ yếu ở Mỹ, giới tư bản Mỹ cũng chưa đồng thuận được về thái độ với TQ, mà có một bộ phận vẫn bị « xỏ mũi » dắt đi. Nhưng hiện tại Mỹ đã ép được Mexico trong một thoả thuận thương mại mới, và Canada cũng sẽ chấp nhận. Ví dụ với Mexico, Mỹ đã buộc Mexico đồng ý cho Mỹ đánh thuế nhập khẩu phụ tùng ô tô sản xuất ở nước này, mặc dù cả hai đều nằm trong một thị trường chung. Như vậy chính quyền Trump có thể cảm thấy « tăng thêm sức mạnh » với những chiến công này.
Do hiện nay TQ bị cô lập, tác dụng của Nga với TQ chỉ về mặt quân sự, an ninh năng lượng, còn về mặt kinh tế một liên minh TQ-EU hay TQ-Canada để chống Mỹ như TQ từng hi vọng là không thể, mà quan hệ VN – TQ sẽ dễ thở hơn. Tương tự như giai đoạn 89-91. Vai trò của VN, sự quan trọng của Vn trong con mắt TQ cũng tăng lên. Vì thế VN phải kiên trì giữ vững lập trường của mình về biển Đông, nhưng không để bị động sa vào thế làm con tốt cho một cuộc chiến uỷ nhiệm mà phải tận dụng vị trí như cái cửa ra an toàn của TQ với Mỹ, cũng như cái cửa vào TQ an toàn của Mỹ. Trên cái thế đó tăng cường sức mạnh, khiến dần dần TQ phải chấp nhận chủ quyền biển đảo của VN.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 25 2018, 03:55 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #363

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó có thể giải thích vì sao hầu hết các hãng của ngành công nghệ cao Mỹ đều phản đối Trump? Họ có quá nhiều gia công ở TQ? Với những hãng đa quốc gia, có lẽ sẽ phản đối Trump, còn những hãng năng lượng, vũ khí, tài nguyên, có lẽ có thiên hướng ủng hộ Trump

Thêm một số tin. Đọc cái tin dưới này, làm tôi nhớ ra: hình như xuất khẩu của Syria là đến Nga chủ yếu, chứ ít khi xuất được sau châu Âu thì phải, dù trước đó Syria có quan hệ rất tốt với Pháp và Anh.


Ngành công nghiệp ở Homs quay về mức trước chiến tranh

HOMS (Syria) - Thành phố công nghiệp Hassia ở tỉnh Homs, khu công nghiệp lớn thứ ba ở Syria, đang dần khôi phục lại khối lượng sản xuất trước chiến tranh.


Thành phố công nghiệp Hassia là cụm công nghiệp lớn thứ ba ở Syria sau các khu công nghiệp tương tự ở Aleppo và Deir ez Zor, bị chiến tranh tàn phá nặng nề

"Lãnh thổ của thành phố công nghiệp là 2,5 nghìn ha, với 23 nghìn người đang làm việc. Khu công nghiệp được chia thành bốn mảng sản xuất — thực phẩm, hóa chất, dệt may và chế tạo máy ", giám đốc khu công nghiệp của Bessam Mansour nói với các nhà báo.

Theo ông, trong thời gian xảy ra chiến tranh, công việc sản xuất tại đây hầu như không bị dừng, mặc dù phiến quân ở cách Hassia có vài cây số, nhưng chúng không thể chiếm được khu công nghiệp này nhờ những nỗ lực của quân đội Syria và quân đội Nga.

Ông Mansour lưu ý rằng hiện tại khối lượng sản xuất trước thời chiến tranh đang dần dần được phục hồi. Toàn bộ các sản phẩm của khu công nghiệ Hassia được cung cấp chủ yếu cho thị trường nội địa của Syria, nhưng cũng có những mặt hàng xuất khẩu, ví dụ, hàng dệt và nước ép hoa quả từ đây xuất khẩu sang Nga.

https://vn.sputniknews.com/middle_east/2018...oc-chien-tranh/


Tin do cac ban dua len
Ngày 24-9, BT QP Nga , Sergey Soigu theo ủy quyền của TT Nga Putin tuyên bố. Nga sẽ chuyển giao cho Syria hệ thống PK S300 theo hợp đồng đã ký năm 2013, các tổ hợp PK S300 được trang bị hệ thống PK tự động của quân đội Nga.

Các hệ thống S300 này sẽ được trang bị hệ thống địch ta (Nga cũng liều gớm, không sợ bị mất trộm thì tốn một đống tiền thay thế). Không rõ code địch ta nỳ được dành riêng cho Syria hay dùng luôn code của hệ thống nội địa Nga.

Hiện ngoại trường Mỹ Pompeo đã điện muốn gặp ngoại trưởng Nga Lavrov. Mỹ muốn Nga rút lại quyết định chuyển S300 cho Syria. Hiện Israel đang lobby rất mạnh ở Washington để nhờ Mỹ thuyết phục và áp lực với Nga.

Trong tuần rồi, lực lượng đặc biệt Nga đã tiến hành thu giữ của phiến quân tại Idib 22 tấn vàng (830 triệu USD) và 3 triệu USD. Chiến dịch này đã huy động đến 8 Su 35 và 30 trực thăng chiến đấu. Thổ k can thiệp




Nga đã yêu cầu Tehran được sử dụng căn cứ không quân Noyeh ở phía tây bắc Iran như một sân bay tạm thời cho các máy bay chiến đấu của mình trong khi tiến hành các cuộc oanh kích ở Syria.Theo hãng tin ANNA, trước đó Nga đã sử dụng căn cứ này cho các máy bay ném bom tầm xa được tiếp nhiên liệu trước khi đánh bom Nhà nước Hồi giáo ở miền đông Syria.
Các cơ quan quốc phòng Nga và Iran không xác nhận hoặc phủ nhận thông báo trên.

Tờ Defence-Blog.com đưa tin hôm nay cho biết, máy bay SU35 của Nga bị cáo buộc là đã ngăn chặn một máy bay F22 Raptor của mỹ trên bầu trờ Syria.
Tờ Báo đưa ra một bức ảnh cho thấy thời điểm Raptor F-22 cáo buộc bị chiếc Su-35S của Nga ngăn chặn.“Ảnh chụp, được thực hiện bởi hệ thống kiểm soát hỏa lực và tìm kiếm hồng ngoại của chiếc Su-35S của Nga, cho thấy quang phổ hồng ngoại (SIC) là một chiếc máy bay chiến đấu F-22 Raptor ở Syria.
Cả 2 phía là Liên minh do Mỹ dẫn đầu cũng như Bộ Quốc phòng Nga đều không bác bỏ hay xác nhận sự kiện trên.

Bình: máy bay tàng hình F22 đã bị nhìn thấy rõ bởi Su 35 qua hình ảnh đăng tải


Xung quanh việc Nga định cấp S300 cho Syria, Mỹ (cụ thể là cố vấn an ninh quốc gia John Bolton) cho rằng đây lầ "sự leo thang nguy hiểm" của Nga và đề nghị Nga xem xét lại. Còn Israel, thi tuyên bố họ đã có cơ hội tập bay để tránh S300 từ trước, nhờ bản S300 của Hy Lạp, nhưng điều quan trọng nhất là phải giải quyết xung đột với Nga. Báo Mỹ New Yorks Times, từ năm 1994, rằng, thông qua thị trường ngầm, Mỹ đã từng mua S300 của Nga (hình như mua từ Belarus) về tập luyện

In a Shadowy Marketplace, America Buys Russian Arms
A company whose chairman was once the Secretary of Defense teamed up with a Canadian arms dealer and some enterprising officials in the former Soviet republic of Belarus in a most unusual arms deal, financed in secret by the Pentagon.

The deal came to light when the sun rose on Monday morning on a huge Russian-made transport plane parked within sight of an interstate highway in Huntsville, Ala. Its cargo: components of the S-300, the Russian equivalent of the Patriot missile defense system. The buyer: the Defense Intelligence Agency, the Pentagon's chief military intelligence branch.
The broker: a company called BDM International, whose chairman is one of Washington's most powerful Government officials-turned-businessmen, Frank C. Carlucci, a Secretary of Defense and national security adviser under President Ronald Reagan.

The operation to obtain the S-300 was a secret mission paid for with classified financing, said Government officials, arms dealers and military analysts. It began two years ago when BDM, based in McLean, Va., won a lucrative and secret Pentagon competition to acquire the S-300 for United States intelligence agencies, which want to study the weapons system.

https://www.nytimes.com/1994/12/24/us/in-a-...ssian-arms.html


OPEC và Nga bác yêu cầu của ông Trump về tăng sản lượng dầu
Tuần trước, ông Trump lại kêu gọi OPEC khai thác thêm dầu để “hạ nhiệt” giá dầu...


Saudi Arabia và Nga, hai quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới, ngày 23/9 phủ nhận khả năng tăng sản lượng khai thác dầu ngay lập tức, đồng nghĩa với việc bác bỏ lời kêu gọi trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) khai thác thêm để "hạ nhiệt" giá dầu.

"Tôi không gây ảnh hưởng lên giá dầu", Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih, phát biểu trước các nhà báo tại một cuộc họp của các bộ trưởng OPEC và đối tác ngoài khối tại thủ đô Algiers của Algieria. Kết thúc cuộc họp này, OPEC và các nước đối tác, trong đó có Nga, không đưa ra tín hiệu nào về việc sẽ tăng sản lượng.

Tháng này, giá dầu Brent đã tăng lên mức 80 USD/thùng và giá dầu WTI đã lên ngưỡng 70 USD/thùng do thị trường lo ngại xuất khẩu dầu của Iran sẽ sụt giảm vì lệnh trừng phạt của Mỹ. Hôm thứ Năm tuần trước, ông Trump lại kêu gọi OPEC nâng sản lượng để giảm giá dầu.

"Chúng tôi bảo vệ các quốc gia ở Trung Đông, họ sẽ không an toàn được lâu nếu không có chúng tôi, nhưng họ vẫn đẩy giá dầu lên cao, cao hơn! Chúng tôi sẽ nhớ điều này. OPEC hãy giảm giá dầu xuống ngay!" ông Trump viết trên mạng xã hội Twitter.

Bộ trưởng Falih nói Saudi Arabia - quốc gia thủ lĩnh không chính thức của OPEC - có công suất dự trữ để nâng sản lượng khai thác dầu, nhưng điều này là không cần thiết ở thời điểm hiện tại và cũng có thể không cần thiết vào năm tới. Theo ông Falih, OPEC dự báo rằng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC sẽ tăng mạnh trong năm tới, có thể vượt xa tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới.

"Thị trường hiện nay đã đủ cung rồi. Tôi không biết là liệu có nhà máy lọc dầu nào trên thế giới hiện muốn mua dầu mà không mua được hay không", ông Falih phát biểu, đồng thời cho biết Saudi Arabia có thể khai thác thêm tới 1,5 triệu thùng dầu/ngày nếu cần thiết.

Dòng trạng thái (tweet) hôm thứ Năm của ông Trump không phải là lần đầu tiên ông chỉ trích OPEC. Giá xăng dầu tăng lên đối với người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ trở thành một bất lợi cho Đảng Cộng hòa của ông trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11.

Về phần mình, Iran - nước sản xuất dầu lớn thứ ba trong OPEC - đổ lỗi cho chính ông Trump khiến dầu tăng giá thông qua áp lệnh trừng phạt lên Tehran. Iran cũng chỉ trích đối thủ khu vực của nước này là Saudi Arabia ngả theo sức ép của Mỹ.

Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Iran Bijan Zanganeh nói dòng tweet của ông Trump "là sự sỉ nhục lớn nhất nhằm vào các đồng minh của Washington ở Trung Đông".

Một báo cáo của OPEC dự báo nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC sẽ tăng thêm 2,4 triệu thùng/ngày vào năm 2019, trong đó chủ yếu là nguồn cung tăng thêm từ Mỹ, trong khi nhu cầu dầu toàn cầu sẽ chỉ tăng thêm 1,5 triệu thùng/ngày.

Bộ trưởng Bộ Dầu lửa Nga Alexander Novak cũng nói việc tăng thêm sản lượng hiện tại là chưa cần thiết. Ông Novak cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đang tạo ra thách thức đối với thị trường dầu lửa. "Nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ giảm trong quý 4 năm nay và quý đầu tiên của năm tới", ông nói.

http://vneconomy.vn/opec-va-nga-bac-yeu-ca...24103326286.htm




Nga sẽ xây thêm đường ống dẫn khí mới tới Trung Quốc
Đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia 2 là chủ đề đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, theo thông báo của Bộ trưởng Năng lượng Nga.

Nga và Trung Quốc đồng ý về việc mở đường ống cung cấp khí đốt ở hướng Tây càng sớm càng tốt, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Vladivostok. Theo ông, vấn đề này đã được giải quyết trong cuộc họp giữa Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình.

"Các cuộc đàm phán về chủ đề này đang diễn ra giữa Gazprom và CNPC. Tất cả các điều kiện kỹ thuật được xác nhận. [...] Nga sẽ cung cấp khoảng 30 tỷ mét khối khí mỗi năm cho Trung Quốc thông qua đường ống Sức mạnh Siberia 2. Chúng tôi hy vọng rằng các đồng nghiệp Trung Quốc sẽ cố gắng hết sức để thực hiện các thỏa thuận ký kết giữa hai nhà lãnh đạo", ông Novak nói.

Năm 2015, Gazprom và CNPC đã ký một thỏa thuận khung về việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberi 2. Tuyến đường ống này nằm ở phía Tây nước Nga.

Xin nhắc lại, vào ngày 21/5/2014, Moscow và Bắc Kinh đã đồng ý xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia, còn được gọi là "tuyến đường ống phía Đông", dài khoảng 4.000 km. Sau nhiều năm đàm phán, hai nước cuối cùng đã đồng ý rằng Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt hàng năm trong vòng 30 năm qua tuyến đường ống này. Số tiền của "hợp đồng thế kỷ" này lên đến 400 tỷ đôla.

Việc xây dựng đường ống dẫn khí khổng lồ này đã bắt đầu vào ngày 1/9/2014 và lễ khánh thành dự kiến ​​vào ngày 20/12/2019.

https://petrotimes.vn/nga-se-xay-them-duong...uoc-514454.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 25 2018, 08:17 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 25 2018, 11:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #364

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Tôi không rõ hãng nào ở Mỹ ủng hộ Trump và hãng nào không ủng hộ. Mặc dù đúng là có nhiều hãng IT ủng hộ Obama trước, và có thể đoán rằng họ ít mặn mà với Trump hơn. Vì thế nên chỉ giải thích theo nguyên tắc, chứ không có bằng chứng cụ thể. Là một nước tư bản phát triển cao, có giai cấp tư sản vững mạnh và là động lực của hệ thống chính trị, nên hệ thống chính trị Mỹ là của giai cấp tư sản, mang lại lợi ích cho nó. Nhưng giai cấp tư sản cũng bị chia sẻ bởi nhiều lợi ích riêng biệt của từng nhóm, phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu nguyên liệu, thị trường.. nên chúng cũng đấu đá lẫn nhau, theo nhu cầu lợi ích nhóm, và đấy là cái đế để dân chủ tư sản đa nguyên đa đảng hoạt động được. Cũng phải nói thêm là, đa nguyên đa đảng ở Mỹ chỉ có 2 đảng thôi. Về nguyên tắc, nó không cấm số lượng đảng, nhưng hệ thống tổ chức chính trị của nó chỉ có 2 đảng thôi, do hình thái bầu cử của nó. Việc một nước có tới 300 triệu dân, mà chỉ có 2 đảng đã nói lên rằng “chữ đa, trong đa nguyên đa đảng” là fake, vì 2 đảng chỉ có tác dụng hoán đổi cho nhau thôi, chứ nói tới “quyền dân” thì là nói cho vui. Nó cũng chứng tỏ lợi ích một nước, không bắt buộc phải nhiều đảng. Cái chính là hệ thống nhà nước luật pháp của nó có thể bảo đảm một sự ổn định, và quan tâm đến tất cả quyền lợi các nhóm tư sản khác nhau, nhưng tuỳ theo nhiệm kỳ.
Quan hệ của giai cấp tư sản (hiểu theo quyền lợi nhóm) và nhà nước Mỹ có hai chiều. Thông thường, chiều thuận của nó là giai cấp tư sản Mỹ, thông qua một hãng cụ thể bành trướng ra nước ngoài tìm thị trường, nguyên liệu, sẽ dẫn tới việc nó làm lobbying chính phủ Mỹ hỗ trợ bằng các điều luật, bằng can thiệp chính trị, quân sự ở nước ngoài. Một ví dụ điển hình là vai trò của hãng United Fruit, chuyên độc quyền chuối khuynh đảo các nước Trung Mỹ la tinh từ thế kỷ XIX đến nay. Đây cũng là trường hợp của các hãng dầu mỏ. Nhưng để điều này xẩy ra, thì nhà nước bị Mỹ xâm nhập phải là nhà nước yếu, khiến Mỹ lũng đoạn được về chính trị.
Một chiều thuận nữa, đó là nước Mỹ bằng hành động chính trị, bắt nước khác phụ thuộc, và từ đó mở cửa cho tư bản Mỹ vào. Ví dụ như trường hợp Mỹ làm với Cuba, Philipine thế kỷ XIX. Việc Mỹ chiến thắng trong thế chiến II, đặt Nhật, Hàn, Đức .. vào vị thế phụ thuộc chính trị cũng có thể coi vào dạng này.
Nhưng hiện tại có một hình thái khác xẩy ra. Đó là các nước độc lập về chính trị với Mỹ, nhưng đồng thời đầu tư của các hãng Mỹ vẫn có lợi. Đây là trường hợp của TQ, VN, và một số nước khác ngay cả các nước tư bản phát triển như Pháp, Úc, Canada... Tất nhiên những nước này, ngay cả VN, nằm trong vùng ảnh hưởng tài chính Mỹ dùng đồng đô la. Vì đầu tư có lợi, nên các hãng Mỹ muốn đầu tư, và nó không cần sự can thiệp của chính phủ Mỹ, hoặc chính phủ Mỹ không thể can thiệp được. Nhưng lợi ích của những hãng này, nếu làm mạnh giai cấp tư bản Mỹ nói chung, thì lại gây khó khăn cho sản xuất nội địa Mỹ. Không kể các nước này lớn mạnh lên (chủ yếu là TQ) thì đe doạ lại vị thế chính trị của Mỹ, và về lâu dài cả vị thế thống trị kinh tế. Như vậy, với hai trường hợp trên, giai cấp tư sản Mỹ là người xỏ mũi hệ thống chính trị Mỹ dắt đi, thì hình thế thứ 3 này chính phủ Mỹ phải tìm cách “xỏ mũi” một bộ phận giai cấp tư sản Mỹ, bộ phận thu lợi được trong toàn cầu hoá hiện tại, đặt lợi ích chính trị của Mỹ lên trên và bắt họ “hi sinh”.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 26 2018, 04:02 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #365

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy, cuộc chiến mà Mỹ gây ra với TQ, chính là để tái cấu trúc định hình lại quan hệ 2 bên, Mỹ muốn các hãng Mỹ phải rút 1 phần sản xuất từ TQ về nước, đồng thời muốn TQ hủy bỏ cái chiến lược "đổi công nghệ lấy thị trường" (ép các hãng Mỹ phải chuyển giao công nghệ nếu muốn tiếp cận thị trường). Mục đích của Mỹ là muốn giữ ưu thế về công nghệ chế tạo, không để cho TQ đuổi kịp hoặc gần đuổi kịp.
Nói cách khác, trong cái chuỗi cung ứng toàn cầu, Mỹ và phương Tây vẫn muốn nắm công nghệ then chốt, TQ chỉ được làm phần râu ria và phụ thuộc. Họ không muốn TQ có thể tự mình sản xuất được những công nghệ này. Nhờ nắm những công nghệ này mà Mỹ mới phạt được hãng ZTE như vừa rồi (cấm hãng Qualcom cung cấp linh kiện cho ZTE). Như vậy thì Nga cũng chính là 1 đối thủ của phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, vì Nga là nước duy nhất ngoài phương Tây mà lại nắm được những công nghệ lõi có tính chiến lược.

Ngoài ra, tại sao Mỹ lại gây sự với Đức và EU nói chung? Có phải vì cũng xem Đức là đối thủ trong các ngành sản xuất chế tạo?

Nhân tiện đưa một số tin. Tin về Novatek khiến cho tôi thắc mắc. Dự án xây dựng cơ sở sản xuất khí hóa lỏng (LNG) của Nga ở khu vực Bắc cực, là đối tượng trừng phạt chính của Mỹ từ thời Obama. Vụ này to đến mức làm giám đốc hãng Total của Pháp bị chết ở Nga, nhiều người đã cho rằng dự án này đã chết vì đòn trừng phạt, nhưng Nga vẫn làm thành công, và đây thực sự là thành công lớn. Nga đã bán đươc LNG từ dự án này cho TQ thì dễ hiểu, vì 2 nước đã swap tiền tệ, nhưng bây giờ bán sang Brazil thì k hiểu thanh toán bằng gì? Không lẽ hàng đổi hàng như Nga từng bán Su 35 cho Indonesia để đổi lấy nông sản cua Indo như nhiệt đới, cafe, etc.? Hay lại dùng đồng euro để thanh toán (vì hãng Total Pháp có cổ phần), hay dùng nhân dân tệ hoặc rup thanh toán? Trước đó Novatek còn ký kết cả thỏa thuận hơp tác với Jogmec của Nhật Bản về sản xuất LNG, chẳng lẽ Mỹ lại làm ngơ cho qua?





Novatek Ships First Yamal LNG to Brazil
Russia's Novatek ships first LNG cargo to Brazil

http://www.tradewindsnews.com/gas/1589746/...l-lng-to-brazil
http://tass.com/economy/1022830



NOVATEK xuất lô hàng LNG đầu tiên sang Brazil

Novatek Gas and Power Asia Pte Ltd, một công ty con của NOVATEK, đã chuyển giao lô hàng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên đến thị trường Brazil.


Theo thông cáo báo chí ngày 24/9 của NOVATEK, lô hàng LNG được sản xuất trong dự án Yamal LNG đã được chuyển giao cho công ty Petrobras tại cảng nhập khẩu LNG Bahia, Brazil.

Chủ tịch Hội đồng quản trị của NOVATEK, L. Mikhelson lưu ý rằng chiến lược tiếp thị cho LNG của NOVATEK liên quan đến việc mở rộng địa bàn cung cấp và đa dạng hóa người tiêu dùng.

Các lô hàng LNG đầu tiên do công ty sản xuất đã được cung ứng cho thị trường Mỹ Latinh, và đây là một sự xác nhận về hiệu quả của mô hình dịch vụ hậu cần và vị trí địa lý độc đáo của dự án Yamal LNG Novatek, cho phép thực hiện cạnh tranh trong cung cấp LNG gần như tới bất cứ nơi nào trên thế giới.

Có thể thấy, NOVATEK hiện đang tiếp tục chinh phục thành công thị trường khí đốt toàn cầu.

Vào tháng 7/2018, NOVATEK đã giao lô hàng đầu tiên của các sản phẩm từ Yamal LNG cho Trung Quốc.

Tính đến ngày 29/8/2018, Yamal LNG đã xuất khẩu 4 triệu tấn LNG.

NOVATEK đang xây dựng một nhà máy LNG trên cơ sở tài nguyên mỏ Nam Tambeyskoye có công suất 17,4 triệu tấn/năm, trong đó có 3 dây chuyền công suất 5,5 triệu tấn/năm, và 1 dây chuyền công suất 900 nghìn tấn/năm.

Dây chuyền thứ nhất bắt đầu sản xuất vào tháng 12/2017, lô hàng đầu tiên được xuất khẩu vào ngày 8/12/2017.

Lô hàng LNG đầu tiên của dây chuyền thứ hai đã được đón nhận vào ngày 9/8/2018.

Theo kế hoạch, dây chuyền thứ 3 sẽ được đưa vào sản xuất vào đầu năm 2019, và tất cả 4 dòng sẽ được tung ra trước cuối năm 2019.

Các cổ đông của Yamal LNG là NOVATEK (50,1%), Total (20%), CNPC (20%), Silk Road Fund (9,9%).

Dự án LNG tiếp theo của NOVATEK - Bắc Cực LNG-2 - đang ở giai đoạn thiết kế và theo kế hoạch sẽ được xây dựng trên bán đảo Gydan.

Dự án này sẽ được thực hiện trên cơ sở tài nguyên khí đốt của mỏ Utreny, với một nhà máy sản xuất LNG bao gồm 3 dây chuyền công nghệ với tổng công suất là 19,8 triệu tấn/năm (3 x 6,6 triệu tấn/năm).

Việc ra mắt cả 3 dây chuyền của nhà máy được lên kế hoạch vào năm 2023-2025.

Hiện tại, NOVATEK đang đàm phán về khả năng tham gia vào dự án Bắc Cực LNG-2 của Saudi Aramco.

Ngoài ra, tương tự như với Yamal LNG, Total, và có thể cả CNPC, cũng sẽ tham gia vào dự án Bắc Cực LNG-2.


https://petrotimes.vn/novatek-xuat-lo-hang-...zil-515894.html





--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 26 2018, 05:48 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #366

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đúng tôi hoàn toàn đồng ý kiến với ltbk với nhận xét ở trên. Quan hệ Mỹ-Đức, quan hệ Mỹ-Nga cũng như vậy. Nhưng điều kiện hoàn cảnh từng nước có quan hệ với Mỹ khác nhau, mà thái độ và cách gây sức ép khác nhau. Thái độ ứng sử của Mỹ là một tổ hợp của các yếu tố lợi ích chính trị - Kinh tế - Quân sự ngoại giao, mà điểm cuối cùng là để Mỹ có khả năng tối ưu (về lợi ích kinh tế chính trị quân sự) trong các mối quan hệ này, chiếm phần thương phong. Thái độ của Mỹ là cách trả lời cho mâu thuẫn của toàn cầu hoá do Mỹ chủ trương. Đó là mâu thuẫn giữa lợi ích riêng của Mỹ và lợi ích thế giới nói chung. Toàn cầu hoá, thực ra phải dẫn tới việc “góp gạo thổi cơm chung”, hình thành một hệ thống kinh tế chính trị mà bất cứ nước nào cũng được hưởng lợi, dẫn tới thế giới đại đồng. Nhưng điều này không phải là điều Mỹ muốn. Điều Mỹ muốn là có thể sử dụng hệ thống tài chính quân sự luật pháp của nước Mỹ ép toàn thế giới chấp nhận. Từ sau thế chiến thứ II, Mỹ đã toàn cầu hoá thành công hệ thống tài chính của Mỹ ra thế giới, trong việc này công của Nixon và Reagan rất lớn. Hiện tại, Mỹ đang thực hiện toàn cầu hoá luật pháp của Mỹ ra thế giới. Mô hình của nó là quốc hội Mỹ, luật pháp Mỹ quyết định số phận thế giới. Chứ không phải Mỹ ngồi vào bàn với các nước khác để tìm ra một thoả ước mà tất cả đều chấp nhận. Cũng phải nói thêm là hiện nay, các cường quốc có thể nổi lên như TQ cũng có tư duy kiểu này, và hiện tại các hiệp ước quốc tế không có đảm bảo là thực hiện được, cũng như nhiều khi nó lại rơi vào cảnh “lắm thầy nhiều ma”.
Bây giờ tôi sẽ tiếp tục phần viết ở trên, về quan hệ Mỹ - Đức , Mỹ - Nga thì sẽ viết sau. Một khi ta đã có một chút vốn liếng lý thuyết như đã nói trên, bây giờ hãy đi tìm câu trả lời cho việc các hãng IT Mỹ có vẻ ủng hộ toàn cầu hoá dưới dạng hiện nay hơn. Tại sao ?
Đơn giản là trong lĩnh vực này Mỹ chiếm phần thượng phong gần như tuyệt đối. Và cái cốt lõi của ngành nghề này là của Mỹ, đó là việc sản xuất các chip processor. Việc sản xuất bộ nhớ (các kiểu RAM) thì các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn chiếm ưu thế. Nhưng các sản phẩm này là dưới cơ các chip. Không kể điều nữa là Mỹ cũng chiếm phần thượng phong trong các hệ điều khiển (operating system), các hệ thống cất giữ giữ liệu (data base), toàn bộ hệ thống internet toàn cầu. Những server DNS cấu trúc hệ thống internet thế giới là Mỹ nắm (có 8 cái máy tất cả), và mặc dù hệ thống internet đã toàn cầu hoá, Mỹ cũng không đồng ý để hệ thống này được một tổ chức quốc tế, có các nước khác tham gia có thể tham gia điều khiển. Chiếm phần thượng phong trong hardware, chiếm phần thượng phong trong Software, chiếm phần thượng phong trong hạ tầng cơ sở mạng.. thì Mỹ không có gì phải sợ. Sự ích kỷ này của Mỹ cũng có thể biện hộ rằng, bởi vì họ nghĩ ra, thì đó là tài sản của họ. Và điều này cũng không hoàn toàn sai. Chiếm phần thượng phong có nghĩa là chiếm thị trường. Và thị trường TQ cũng là thị trường béo bở. Như vậy các hãng IT của Mỹ đã đặt cược trên khả năng, là công nghệ của họ không bị đuổi kịp. Và điều này cũng không hoàn toàn sai. Vào khoảng thập niên 80, khi Nhật đang lên như diều gặp gió. Nhật cũng có kế hoạch tự sản xuất một hệ thống điều khiển, gọi là “O”, nhằm thoát khỏi sự độc quyền của hệ điều khiển máy tính Mỹ. Nhưng điều này không thành hiện thực. (Một phần là do hệ windows bành trướng, một phần là do hệ mở UNiX).

Công nghệ máy tính cũng là công nghệ ăn nhiều về dịch vụ (service). Mà dịch vụ này không phải là lao động chân tay mà là chất xám.
Trong phần IT cũng có một phần mà Mỹ đá lại cho các nước khác, đó là phần lắp ráp. Phần này cần rất nhiều nhân công, rắp ráp nhiều công đoạn phức tạp. Từ đó mà dẫn tới việc hình thành các nhà sản xuất mobile kiểu Samsung, hay ZTE.
Hãy lấy ví dụ ZTE thì người ta có thể hình dung mối quan hệ này. ZTE phụ thuộc vào Qualcomm Mỹ về các bánh silicon để từ đó mà vẽ mạch vi tính, và nhiều điều khác nữa trong công nghệ. Hãng này như vậy là ăn về phần rắp láp, nhân công, tổ chức lao động. Về căn bản, nó đi theo mô hình Samsung. Nhưng có điều khác là Samsung nằm trong tay một nước được Mỹ quản lý. Còn ZTE thì không. Mỹ đã cáo buộc ZTE buôn bán với I ran , vi phạm vào điều cấm vận của Mỹ (điều mà Samsung không thể làm, dù là trong mộng). Không những thế, ZTE đã thể hiện sự “cứng đầu”, khi bộ sậu của nó không từ chức dù bị Mỹ cáo buộc tội. Và như vậy là Mỹ trừng phạt, cấm Qualcomm không được giao hàng. Điều này dẫn tới sự tê liệt của ZTE, nhưng Qualcomm cũng thiệt. Không kể, TQ cũng đáp trả bằng cách xây dựng một nhà máy (gần Hàng châu), để sản xuất các bánh silicon này. Và như vậy sẽ đe doạ độc quyền của Mỹ, khi nhà máy này đi vào hoạt động. Chính vì thế mà Mỹ đã thoả thuận lại với TQ trong câu chuyện này.
Như vậy ở đây, ta thấy rõ cái thiếu trong quan hệ TQ-Mỹ, theo quan niệm của Mỹ, là sự quản lý về chính trị của Mỹ với TQ. Và nó cũng thể hiện “lỗ hổng” trong chính sách của Trump. Có nghĩa là phong toả kinh tế nhiều khi lại là cách giúp đối thủ tạo rào cản mậu dịch để tự phát triển.

Như vậy thái độ của hệ thống chính trị Mỹ lại dựa trên một “concept” khác, khác với các hãng IT. Đó là một concept mang mầu sắc hơi phân biệt chủng tộc. Nó dựa trên điều mà media phương Tây ra rả nói và tuyên truyền, đó là TQ chỉ biết ăn cắp công nghệ mà không tự phát triển được. Nhưng với tôi thì điều này hoàn toàn sai. Tất cả những nước phát triển trên thế giới đều vừa sáng tạo vừa ăn cắp công nghệ trong lịch sử của mình.Không có nước nào tự sáng tạo được 100% tất cả. Ngay cả Mỹ, Pháp, Đức, Nhật..Muốn ăn cắp cũng phải có trình độ mới ăn cắp được, và cũng phải định nghĩa thế nào là ăn cắp nữa. Cái quá trình ăn cắp này thực ra là tái sáng tạo, bởi nếu chỉ copy nguyên bản thì không thành công. Cái tái sáng tạo này có thể thể hiện qua việc cải tiến sản phẩm, theo cả hai chiều đi lên (tốt hơn) và đi xuống (tức là làm giảm độ phức tạp đi), để nó có lãi về kinh tế, vì điểm cuối cùng vẫn là thị trường.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 26 2018, 06:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #367

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, về Tin học, tôi nghĩ ưu thế của Mỹ ở phần cứng, cụ thể là làm chip, chứ phần mềm, kể cả hệ điều hành hay cơ sở dũ liệu thì bây giờ toàn là nguồn mở, do các lập trinh viên của cả thế giới góp vào, chứ Mỹ k độc quyền được nữa. Tuy Mỹ có các sản phẩm thương mại của riêng họ, nhưng không thể thao túng, và nhiều hãng trên thế giới toàn sử dụng phần mềm mở chứ không dùng sản phẩm thương mại này.

Về chip, đúng hơn là chip đa năng (general purpose) cho dân sự (chứ k phải chip chuyên dụng cho từng lĩnh vực) thì Mỹ đúng là chiếm ưu thế, nhưng có lẽ do chiếm được thị trường nhờ lợi thế tiên phong ban đầu, chứ bây giờ rất nhiều nước có đầy đủ khả năng làm ra được. Vấn đề là có tìm được thị trường đầu ra đủ lớn cho nó không. Nên ông Nga mới đang tiến hành việc cấm các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước ngành dân sự (ngành quân sự thì có chip chuyên dụng riêng) mua máy tính có chip nước ngoài để thay thế bằng chip của họ. TQ cũng đã làm chip của họ, nhưng vẫn chưa chiếm được thị trường đủ lớn, kể cả thị trường trong nước. Nếu Mỹ nhường thị trường này cho TQ thì tốt quá rồi.

Thế thái độ của Mỹ với Đức và Nga ra sao?


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 26 2018, 11:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #368

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đúng rồi, các hãng IT nói ở đây là IT dân sự, chứ về mặt quân sự, thì Mỹ đã cấm TQ từ năm 1989 rồi. Việc Mỹ trừng phạt ZTE cũng là về dân sự, chứ đâu phải là quân sự. Có điều trong những ngành nghề high tech, thì nó thường có hiện tượng “Dual use”, tức là kỹ thuật dân sự có thể dùng vào trong quân sự và ngược lại. Trên thế giới không thiếu ứng dụng quân sự trở thành dân sự, ví dụ ngay như mạng internet mà ta dùng. Khởi điểm cái công nghệ digital này Mỹ đầu tư nghiên cứu để không bị mất thông tin liên lạc trong trường hợp nổ bom hạt nhân. Vì khi bom hạt nhân nổ thì nhiễu loạn từ trường rất lớn, khiến cho các dạng liên lạc kiểu từ tính bình thường analogic(như điện thoại kiểu cũ tê liệt không dùng được). Chỉ bằng con chip intel bình thường (như dùng trong máy PC) mà TQ ghép nó lại với số lượng lớn tạo ra supercomputer. Một ứng dụng khác nữa là các loại định vị kiểu GPS, Glonas, Bắc đẩu. Trên cùng một vệ tinh, nó có hai tần sóng. Một dùng cho dân sự (ví dụ như chỉ đường trong google), một tần sóng khác bí mật hơn, chính xác hơn dùng để điều khiển tên lửa, bom..
Công nghệ càng cao thì biên giới giữa dân sự quân sự hầu như bị xoá bỏ, bởi nhiều phát minh trong thực tế là để phục vụ quân sự trước, rồi chúng mới được thương mại hoá về sau.
Còn nói về chip quân sự, thì ngoài Mỹ còn có Anh và Israel. Pháp thì thường mua lại licence từ Mỹ rồi phát triển ra.
Hiện nay thì tiến bộ kỹ thuật trong hardware có phần chững lại, vì nó liên quan tới các phát minh trong vật lý, vật liệu bán dẫn, điều mà không phải cứ đầu tư thì tìm ra. Nhưng ngược lại về software thì lại cực phát triển và đem lại nhiều lợi nhuân, vì nó chỉ phụ thuộc vào sự tưởng tượng concept của con người, vì thế bản thân các hãng hardware nổi tiếng của Mỹ cũng chạy sang software làm ăn. Đặc biệt trong cấu thành hardware hiện tại, xu hướng của nó cũng là cài đặt software vào thay các mạnh vi điện tử. Nói một cách khác Hardware chỉ tạo ra một language, standardize để rồi nó mã hoá công dụng bằng software. Biên giới Software/Hardware vì thế giảm dần đi (tất nhiên là không thể xoá bỏ). Trong việc phát triển software kiểu này, như một dạng hệ điều khiển ngầm của con chip, thì tất nhiên là Mỹ có lợi thế hơn, bởi vì họ kiến tạo con chip, nên nhiều chức năng cơ bản vi mạch nó giấu đi. Chỉ công bố một phần thôi. Và cái phần public này, chức năng nó kém phần được giấu.
Bổ xung thêm vì ở trên ltbk có hỏi về công nghiệp dầu mỏ, năng lượng. Không nghi ngờ gì nữa, các chính sách của Trump có lợi cho công nghiệp năng lượng truyền thống: dầu mỏ, than đá, .. Hiện nay cái boom tăng trưởng ở Mỹ hiện tại, cũng có phần đóng góp của các nghành nghề truyền thống này. Cho nên điều nghịch lý là chưa bao giờ trên media nói nhiều tới môi trường như thế, nhưng cũng chưa bao giờ sản xuất dầu mỏ của thế giới nhiều như thế. Như vậy việc tuyên truyền bảo vệ môi trường, năng lượng xanh là fake hay là thật. Kỳ thực là nó có cả hai. Đúng là thế giới có biến đổi khí hậu, nhưng ngay cả khi ta chấp nhận đó là do con người gây ra thì các nghành công nghệ mới về năng lượng, sản xuất “bio” nó cũng không “bio” như người ta tưởng, và nó cũng dẫn sản xuất vào ngõ cụt. Do có nhiều vấn đề kỹ thuật không giải quyết được.Và nhiều khi nó được sử dụng như một thứ lá chắn để đánh thuế, bảo hộ mậu dịch chứ không có tác động gì tới môi trường cả.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Sep 27 2018, 12:26 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #369

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vâng, bác Phó. Chủ yếu cái láu cả của Mỹ, đó là nó chỉ công bố 1 phần các chức năng về chip thôi, vì thế trong quân sự, người ta luôn phải dùng chip chuyên dụng do chính nước của mình chế tạo. Dùng chip của nước khác, ví dụ như Mỹ thì khác gì trao quyền điều khiển hệ thống của mình cho người khác.

Tôi nghĩ về chip quân sự, thì ban đầu là Pháp, bằng cách nào đó đã "có" được bí kíp làm chip của Mỹ, rồi từ đó tự mình phát triển tiếp.

Kể cả Anh và Israel hình như cũng đi theo con đường này, nhưng họ dường như được Mỹ chuyển giao công nghệ, chứ k phải vất vả như Pháp, rồi dựa vào đó phát triển tiếp.

Những nước dùng chip quân sự của riêng mình, chỉ có đối thủ của Mỹ, là Nga, do hãng Elbrus chế tạo. Nhiều người bảo, sở dĩ bí mật của Nga bị lộ, hầu hết là do phản bội, chứ Mỹ k đánh cắp được thông qua con đường công nghệ, cũng chính vì Nga dùng chip, bộ nhớ và phần mềm của riêng mình. Ngày xưa còn có tin là Microsoft đã chuyển giao toàn bộ mã nguồn Windows cho các đồng minh NATO và cả Nga để thuyết phục họ dùng sản phẩm của mình, với điều kiện là các nước này ký kết thỏa thuận k tiết lộ, k rõ thực hư thế nào. Có lẽ Microsoft muốn thuyết phục Nga dùng sản phẩm Windows trong các cơ quan dân sự nhà nước của họ? chứ bên quân sự thì Nga đã dùng hệ điều hành riêng từ lâu


TQ cũng đã phát triển chip quân sự cho riêng mình từ lâu, chả biết đã dùng đến mức độ nào, nhưng tôi không tin TQ sử dụng chip quân sự của Mỹ. Cùng lắm là của Pháp

Thêm một số tin nữa, EU định thành lập hệ thống thanh toán riêng để làm ăn với Iran sau tháng 11, k rõ có làm nổi không. Hiện cả Nga và OPEC đều khước từ đề nghị giảm giá dầu của Mỹ. Việc thành lập được hội đồng Nga-OPEC thế này là thành công rất lớn của ngoại giao Nga, vì Nga đã có thể công khai ảnh hưởng đến OPEC, điều trước đây chỉ Mỹ làm được



Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua khí đốt tự nhiên từ Iran, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Tehran, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại New York ngày 25/9.
Trước đó, Tổng thống Erdogan đã kêu gọi chấm dứt sự thống trị của đồng đôla Mỹ trong thương mại quốc tế, và cáo buộc Hoa Kỳ cư xử như một "cường quốc không có trách nhiệm".


Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Reuters bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York (Mỹ), Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua khí ga tự nhiên của Iran, bất chấp Mỹ có trừng phạt Cộng hòa Hồi giáo hay các đối tác của nước này như thế nào.

Để hướng tới việc cô lập hoàn toàn Iran, cắt đứt nguồn thu kinh tế từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này, Washington đã cảnh báo sẽ trừng phạt các nước, bao gồm cả những đồng minh châu Âu, vẫn còn tiếp tục làm ăn với Tehran sau hạn chót là ngày 4.11.

Được biết, để đối phó với động thái này, EU đang lên kế hoạch tạo ra một kênh thanh toán riêng để các doanh nghiệp, công ty châu Âu có thể hợp tác, trao đổi thương mại với Tehran nhằm tránh thiệt hại do các lệnh cấm vận mà Washington áp đặt lên Cộng hòa Hồi giáo.

http://danviet.vn/the-gioi/theo-chan-eu-th...ran-916284.html
https://petrotimes.vn/tong-thong-erdogan-th...uoc-516031.html


Hungary muốn gia nhập “sân chơi” Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ
Ngày 19/9, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin xem xét mở rộng đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đến Hungary và xa hơn nữa.


Hungary mong muốn Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ được kéo dài đến lãnh thổ của mình và thậm chí vượt ra ngoài cả lãnh thổ Hungary, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Mọi người đều biết rằng một đường ống dẫn khí đốt đang được đặt ở phía nam Hungary, và chúng tôi cũng muốn nó được đi qua lãnh thổ Hungary. Đây sẽ là cơ hội lớn cho Hungary, và tôi đã đề nghị Tổng thống Nga suy nghĩ nghiêm túc về đề xuất này”, ông Orban nói.

Dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm việc xây dựng hai ống dẫn với công suất 15,75 tỷ m3/năm mỗi ống. Một ống vận chuyển khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ và ống còn lại cung cấp khí đốt cho các nước ở nam và đông châu Âu.

Vào cuối tháng 5/2018, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov tuyên bố rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ủng hộ ý tưởng của việc mở rộng đường ống dẫn khí Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ qua lãnh thổ Bulgaria.

https://petrotimes.vn/hungary-muon-gia-nhap...-ky-515433.html


Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Sep 27 2018, 12:32 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is online!Profile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Sep 28 2018, 11:12 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #370

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Không, cái này thì không phải Mỹ láu cá, vì đó là một thuật rất bình thường trong thương mại. Thầy không bao giờ dậy hết cho trò. Vì thế muốn có trình độ kỹ thuật thì vừa phải két hợp giữa mua công nghệ, hợp tác, sáng tạo và reverse engineering. Ngay cả reverse engineering cũng không phải là “ăn cắp” công nghệ, mà thực ra là sáng tạo tương đương. Lấy ví dụ lịch sử. Vào thời Minh Mạng, là triều đại phong kiến mạnh nhất thời Nguyễn. Nhà Nguyễn đã dùng mưu cướp được một chiếc “tầu đồng” của Hà lan, nhưng khi mổ xẻ nó ra để chế tạo lại thì không làm được, vì không có đủ trình độ luyện kim.Thời trước vua Minh Mạng, vua Gia Long có thuê một số người Pháp, vốn là quý tộc bị cách mạng Pháp quật đổ, phưu lưu sang VN (do các giáo sĩ Pháp chiêu mộ hộ). Họ đã đóng góp vào phần tăng cường thực lực kỹ thuật của quân đội nhà Nguyễn trong hải quân, chiến thuật, cách xây thành.. Thành Hà nội, mà bây giờ còn lại cái cửa Bắc, là sự hợp lưu của thành kiểu Vô băng , một kiến trúc sư quân sự nổi tiếng thời Luis XIV, đồng thời lại có dấu ấn kiểu VN, như cột kèo nhà cửa. Đến thời Minh Mạng, do vua thấy họ là mầm mống nội loạn nên đuổi đi. Nhưng trong quan lại nhà Nguyễn, không ai có đủ trình độ kỹ thuật, cũng như bản thân công nghệ VN lúc đó quá yếu, không thể bắt chiếc được.
Ngược lại, thời Minh Trị của Nhật, thì người Nhật môt xẻ đồ phương Tây ra và làm lại được vì trình độ kỹ thuật cao hơn VN , 5 năm sau cách mạng Minh Trị, người Nhật đã đủ trình độ đóng tầu đồng (tức tầu hơi nước) và có thuỷ thủ đoàn vượt biển sang San Francisco ,. Trước đó, vào thế kỷ XVI, XVII, thương nhân Bồ mang súng hoả mai sang bán. Cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều mua, nhưng không thể tự chế được. Ngược lại, Nhật tóm được một chiếc tầu bị nạn, rơi vào quần đảo ô ki na oa, trong đó họ bắt được loại súng này, thì họ chế lại được ngay. Kỹ thuật luyện kim của Nhật không giống Bồ hay Hà lan. Nhưng chất lựợng thép làm ra thì tương đương.
Tất nhiên, người ta có thể thuê chuyên gia, mua giấy phép sản xuất, ..nhưng nếu không có sự sáng tạo tự lực, không có cái nhìn độc lập phán xét, thì không bao giờ tiến bộ được.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 35 36 37 38 39 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC