Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

52 Trang « < 11 12 13 14 15 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc, (hay là câu lạc bộ tán phét thời sự)

Phó Thường Nhân
post Oct 10 2019, 08:49 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #121

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trước khi bình loạn tiếp về Thổ, biển Đông. Tự nhiên có chuyện buồn cười trên báo VN nên bình luận nóng ở đây. Đúng là người ta không thể ngăn cản sự tiến bộ của thế giới, và hình thái tuyên truyền thể hiện càng ngày càng gần nhau hơn. Hôm nay, lần đầu tiên có được ví dụ VN tuyên truyền kiểu phương Tây. Trong thế giới phương Tây, các chính khách thường mang gia đình vợ con ra khoe,vì đó có thể là một lợi thế chính trị trong dư luận, đánh bóng được hình ảnh. Và vì thế khi công du nước ngoài, các chính khách bao giờ cũng mang vợ theo. Đã từ lâu, VN cũng đã theo thông lệ này, nhưng dùng vợ để đánh bóng thì chưa có. Và bây giờ đã có. Hôm nay báo VN có đăng tin về Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang và vợ, và đặc biệt có bài nói về áo dài của vợ nguyên chủ tịch nước. sự xuất hiện của nguyên chủ tịch nước và vợ là nhân dịp ra mắt tập ảnh phóng sự các chuyến đi thăm của ông, trong thời gian tại chức. Một cách nhắc nhở khéo công lao của mình, dù tập ảnh nói tới “vị thế ngoại giao của VN”.
Công lao của nguyên chủ tịch nước đến đâu, thì bây giờ còn sớm quá để đánh giá. Dù sao tôi cũng nói những cảm nhận nóng của cá nhân mình về ông, chỉ thông qua nhưng thông tin báo chí thông thường, chứ tôi không có tin mật, hay tin nhìn qua lỗ khoá.
Điều tôi cảm nhất với ông là việc ông lên nghĩa trang Vị Xuyên thăm mộ các chiến sĩ đã hi sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979-1991. Ông lên lúc này là lúc sắp về vườn, “nghỉ chế độ”, hết nhiệm kỳ. Việc làm này rất là hợp lý. Vì từ trước tới đó, cuộc chiến tranh này không được nói tới một cách đúng mức, đặc biệt là từ phía nhà nước, do những quan hệ nhậy cảm với TQ, có tính chất gì đó như một dạng phong kiến, sợ bị phạm huý. Trong khi đó, kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp có thể nói bình thường. Hiện nay, cuộc chiến tranh này đã được đề cập tới trên báo chí, như trong đợt kỷ niệm 1979-2019.
Điều thứ nhì là khi ông lên tiếng lúc dàn khoan dầu TQ vào biển Đà nẵng. Dù chức vụ chủ tịch nước ở VN tương đối hình thức, và ở VN là quyết định tập thể, nhưng với cương vị chủ tịch nước, thống lĩnh quân đội, tiếng nói của ông, dù đã có đồng thuận của bộ chính trị, vẫn có tác dụng nhất định.
Tất nhiên cũng có điều ông không làm được. ví dụ chống tham nhũng.Nhưng điều này có thể thông cảm được, vì cùng lúc đó bác Trọng cũng đã là tổng bí thư, nhưng cũng không thể hành động quyết liệt như trong nhiệm kỳ sau, tức là nhiệm kỳ hiện tại bây giờ.
Một điều nữa cũng không thú vị lắm, là vào nhiệm kỳ của ông, tướng lên chức nhan nhản, dường như cứ đúng hạn, “đến hẹn lại lên”, trở thành tướng. Kháng chiến chống Pháp chống Mỹ VN chỉ có hai đại tướng (Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp) mà quân đội VN vẫn mạnh. Hiện tại không thể khảng định được là số lượng tướng nhiều bao nhiêu, quân đội sẽ mạnh bấy nhiêu.
Trong quyển ảnh, có rất nhiều ảnh của nguyên chủ tịch nước với các thủ tướng, tổng thống nước ngoài đồng cấp dương thời. Với con mắt xoi mói trào phúng vốn có của người VN, tôi không thể không nhận xét rằng. Trong các nguyên thủ được nguyên chủ tịch nước bắt tay , gặp gỡ làm việc đã có hai người phải đi tù vì tham nhũng. Đó là cựu thủ tướng Malaysia, và cựu tổng thống Hàn quốc. Vậy trong những người còn lại, có ai sẽ tiếp nối thế nữa ??
Kết thúc câu chuyện này, tôi cũng muốn bàn thêm rằng.Mang bà vợ ra đánh bóng, thì cũng chẳng sao, mặc dù nó hơi hình thức. Đáng sợ hơn cả là vợ con “im ỉm” thành cái cửa sau, để tham nhũng, để làm tư bản đểu (chứ không phải tư bản đỏ) mới là đáng sợ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 10 2019, 11:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #122

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Thổ đã bắt đầu tấn công lực lượng người Kurdes ở Đông Bắc Syria. Hiện tại khó có thể nói thế trận hai bên ra sao.
Về mặt quân sự, điều đáng chú ý là, nếu lực lượng người Kurdes có tinh thần chiến đấu cao, và đã có kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường, điều thiếu của họ là hoả lực. Không nói tới không quân, điều mà một lực lượng như người Kurdes, vốn là một phong trào vũ trang du kích không thể có, ngay cả hoả lực mặt đất, như pháo binh cũng không có. Trong một thời gian dài mặc dù là đồng minh của Mỹ và phương Tây (trong đó có Pháp), ít nhất là 5 năm từ năm 2014, vũ khí của người Kurdes cho đến nay vẫn chỉ là khẩu súng AK. Trong khi hợp tác với người Kurdes, Mỹ và phương tây chỉ sử dụng họ như con vật sống trên thực địa. Họ được trao cho những dụng cụ kiểu End-user, ví dụ như ống nhòm quan sát, hệ thống thông tin để báo địa điểm, toạ độ. Trong một phóng sự mà người Pháp làm, tôi còn thấy họ sử dụng cả appliance trên I-pad, để làm việc này. Như vậy tác chiến mà người Kurdes hợp tác với Mỹ, chủ yếu là trinh sát mặt đất. Khi phát hiện ra đối thủ thì báo cho Mỹ và đồng minh ném bom, bắn phá. Khi đối thủ bị hoả lực tiêu diệt thì người Kurdes tiến lên chiếm đóng địa hình. Với một đối thủ là IS, tức là cũng là một phong trào du kích, chiến tranh đường phố,thì điều này hoàn toàn khả thi. Nhưng nếu để tác chiến độc lập, với một lực lượng quân sự cổ điển có ranh giới chiến trường, thì không thể tiến hành phòng thủ được. Sau khi Mỹ rút các trạm quan sát và lính Mỹ ở biên giới, và tổng thống Mỹ tuyên bố những lời có cánh ủng hộ người Kurdes, nếu những lời nói đó được đưa vào hiện thực, thì Mỹ sẽ phải dùng không quân hoả lực tấn công vào các vị trí của quân đội Thổ. Điều hiện tại không xẩy ra. Trong hoàn cảnh hiện tại, cái điều mà người ta chờ đợi là trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, quân đội Thổ sẽ thắng tương đối dễ dàng. Nhưng trong giai đoạn chiếm đóng tiếp theo, nếu người Kurdes có khả năng tổ chức tốt, vận động được nhân dân, tác chiến du kích bằng tập kích, gài bom mìn, đánh tỉa, thì quân đội Thổ có khi lại bị sa lầy. Một điều đặc biệt nữa, nếu Thổ nói rằng chỉ giữ một khu đệm, với độ sâu khoảng 20-30Km trong đất Syria, thì mặc nhiên phần còn lại của lãnh thổ do người Kurdes kiểm soát sẽ là căn cứ địa.
Tất nhiên Thổ có tính tới điều này,và vì thế đi cùng quân đội Thổ là một lực lượng của người Syria được Thổ chiêu tập trong số người tị nạn Syria sang đất mình (số lượng lên tới 3 triệu), và có ý định đưa họ trở lại định cư trên vùng đất đệm này. Những người Syria này là gốc Ả rập, không phải là người Kurdes, nên khả năng họ tham gia vào các lực lượng người Kurdes hơi bị khó.
Quân đội Thổ tác chiến bằng súng đạn nào ? một nguồn súng đạn của Thổ là được Đức cung cấp. Tất nhiên trong trường hợp này Đức chỉ là người bán vũ khí kiếm lợi. Điều này cũng nói lên rằng sự phản đối của EU là mềm mỏng, chỉ có Pháp là giẫy nẩy lên, nhưng khả năng không quá phản ứng mồm. Một điều nữa khiến Đức hợp tác với Thổ, là bởi hai nước (thông qua EU) đã có thoả thuận về người tị nạn Syria. Cách đây hơn một năm, Thổ đã thả người tị nạn Syria tiến vào nhập cư ở châu Âu, gây nên bất đồng lớn trong khối. Và Đức đã ký được một thoả thuận với Thổ, nếu Thổ kiềm chế giữ người tị nạn Syria không để nhập cư vào châu Âu, thì EU sẽ tài trợ lại 3 tỉ euros. Giờ đây, không thể ép buộc Thổ giữ người tị nạn Syria trên đất mình.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 11 2019, 11:00 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #123

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bình luận tiếp một chút về Thổ. Để tác chiến chống lại quân đội Thổ, thì người Kurdes chỉ có cách là làm công sự kiên cố, nếu là chiến tranh trận địa, giống như trong kháng chiến chống Mỹ, VN đã làm ở Củ chi, Vĩnh linh. Địa đạo Củ Chi thì tôi chưa đến được, những địa đạo ở Vĩnh Linh thì đã tới. Hiện tại Thổ có thể bắn phá tơi bời, nhưng không thể nào bằng Mỹ ném bom ở Vĩnh linh được. Để làm điều này được thì phải có tổ chức cực tốt, có thể hoạt động độc lập, khi bị gián đoạn chỉ huy. Điều này đòi hỏi một lý tưởng và niềm tin cao độ. Nếu trận địa chiến bất lợi thì áp dụng chính sách vận động chiến “địch tiến, ta lùi, địch lùi ta tiến, đánh vào phần mềm của nó, không giao chiến khi thấy bất lợi, nhưng chủ động tiếp cận”.
Hiện tại người Kurdes có đứng được là do chính họ, không thể nhờ vào ai. Nhìn cuộc chiến tranh này ta không thể không không liên tưởng tới 3 cuộc kháng chiến của VN (chống Pháp, chống Mỹ, chống TQ), và càng hiểu rõ sự hi sinh của cha anh mình ra sao. Đối với VN, tinh thần này vẫn luôn phải cập nhật, vì với VN tác chiến bất đối xứng “lấy yêu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” luôn là điều thời sự trong quá khứ, hiện tại, tương lai.
Muốn chiến thắng trong một cuộc chiến không cân đối, thì yếu tố tự chủ, không ỷ lại, không nhờ cậy, sáng tạo, kỷ luật.. là điều quan trọng nhất. Vì thế tôi cười khẩy vào mặt những kẻ chỉ nghĩ phải nhờ cậy vào nước này hay nước khác, hay thay đen đổi trắng biến những thứ nhơ nhuốc thành anh hùng, cũng cười khẩy vào những kẻ nghĩ rằng niềm tin là một sự cuồng tín, bôi nhọ vào lịch sử dân tộc mình mà lại tưởng là thông minh, là kẻ sĩ.
Nếu nói về cảm nhận, thì về mặt chủ quan, tôi gần gũi với người Kurdes hơn. Đặc biệt là đảng PKK. Gần chỗ tôi làm việc, có một tiệm ăn Thổ mà thỉnh thoảng tôi hay qua ăn trưa. Gọi là tiệm ăn Thổ, nhưng người chủ và người làm ở đó lại là người Kurdes. Khi biết tôi là người VN, thì họ nói với tôi rằng, họ cũng biết rất nhiều về VN. Tôi hỏi tại sao, thì người đó nói với tôi. Lúc còn bé, khi còn ở trong làng bên Thổ, các chiến binh PKK vẫn vào làng lấy tấm gương của người Vn kháng chiến chống Mỹ để giáo dục. Như họ nói chính quyền Thổ không thể mạnh bằng Mỹ, mà người VN có thể thắng Mỹ, thì làm sao người Kurdes không thể thắng được Thổ. Đảng PKK, là đảng công nhân Kurdes, theo chủ nghĩa Mác-Lê nin. Điều cực lỳ kỳ lạ, đó là chủ nghĩa Mác –Lê nin vốn bắt đầu là một lý tưởng của người lao động, trong xã hội tư bản do Mác sáng lập vào thế kỷ 19, dựa trên các điều tai nghe mắt thấy của người lao động trong xã hội tư sản phương Tây, nhưng vào thế kỷ XX lại trở thành lý luận cho chủ nghĩa dân tộc. Một thứ chủ nghĩa dân tộc khai sáng,giải phóng, chứ không phải là chủ nghĩa dân tộc sô vanh, bởi vì ở đây có lý tưởng của cả CNXH. Nó là hợp chất của chủ nghĩa yêu nước chân chính và CNXH.
Nhờ những người Kurdes này mà tôi mới biết là thực ra người Kurdes và người Ba tư (Perse) là sắc tộc chủ yếu ở I ran thực ra là một, chỉ khác nhau về chi nhánh đạo Hồi, người Kurdes theo hồi giáo Sun nít (sunnit), ngược lại người Ba tư theo hồi giáo si ít (Chi it). Người Thổ và người Kurdes rất khác nhau, nhưng lại cùng tôn giáo. Có thể nói người Kurdes thật ra là con rơi của đế quốc Ba tư cổ đại ngày trước. Do đạo hồi thống nhất dân theo tôn giáo lạp nước theo tôn giáo, cho nên người Kurdes mới nằm trong thế giới Ả rập và Thổ.
Tất nhiên sau khi viết vài dòng tâm sự như trên, việc phân tích của tôi không bị ảnh hưởng. Vì điều tôi muốn hướng tới là dùng nó như một cái case study, để VN có thể ứng sử, phản ứng trong quan hệ quốc tế hiện tại. Hiểu rõ bản chất quan hệ quốc tế hiện tại, mà biển Đông là một vấn đề.
(còn tiếp).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 13 2019, 07:07 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #124

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để chống lại Thổ, thì tin tức là Kurd đang muốn xoay sang Nga, ký thỏa thuận với chính quyền Damacus và Nga, nhưng Mỹ lại không chịu

"Các bạn đã từ bỏ chúng tôi. Các bạn bỏ mặc chúng tôi bị tàn sát" - Tướng Mazloum Kobani Abdi nói với Phó Đặc phái viên “Liên minh toàn cầu đánh bại IS” William Roebuck trong một cuộc họp mới đây - "Các bạn không sẵn lòng bảo vệ mọi người, nhưng các bạn lại không muốn lực lượng khác đến để bảo vệ chúng tôi. Các bạn đã bán đứng chúng tôi. Thật phi nhân đạo".

Vị tướng lĩnh trên khẳng định rằng Mỹ phải ra lựa chọn, một là giúp ngăn chặn cuộc tấn công của người Thổ, hai là cho phép SDF ký thỏa thuận với chính quyền Damascus và bên hậu thuẫn là Nga, cho phép phi cơ chiến đấu Nga thực thi vùng cấm bay ở Đông Bắc Syria để chặn các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Mỹ không muốn người Kurd quay sang phía Nga - CNN dẫn lời một số quan chức chính quyền Mỹ cho hay.

"Chúng tôi cần phải biết liệu các bạn có đủ khả năng bảo vệ người của chúng tôi, chặn những trái bom rơi xuống đầu chúng tôi hay không. Tôi cần phải biết bởi nếu các bạn không làm vậy, tôi cần phải thỏa thuận với Nga và chính quyền (Syria) và mời phi cơ chiến đấu của họ tới bảo vệ khu vực" - ông Mazloum nói.


Pháp, Đức, Hà Lan và Na Uy đều đình chỉ việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quân đội nước này tấn công lực lượng người Kurd ở Syria.

Tin từ bạn Lê Thái Kỳ dịch từ báo Ukraine, và các tin khác cũng do các bạn đưa lên:

Đại đa số người dân Ukraina không tin tưởng vào chính quyền hậu Maidan.
Theo một khảo sát xã hội mới nhất, các chính trị gia thuộc chính quyền hậu Maidan có chỉ số bất tín nhiệm rất cao:
- Đứng đầu danh sách là cựu Viện trưởng VKS Yuriy Lutsenko (88% bất tín nhiệm)
-Cựu Tổng thống Poroshenko (80%)
-Thủ lĩnh đảng "Tổ Quốc'' Yulia Tymoshenko (74%).
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Arsen Avakov (72%).
- Cựu Thủ tướng Vladimir Groysman (70,5%).
Đối với các cơ quan chính quyền thì tỷ lệ bất tín nhiệm cũng khá cao:
-Toàn bộ nhành tư pháp (70% bất tín nhiệm)
-Các đảng phái chính trị (66%)
-Các tòa án địa phương (65%)
-Các ngân hàng thương mại (64%).
-Viện kiểm sát (64%)
-Tòa án tối cao (59%),
-Hiến pháp tòa án (57%)
-Cục chống tham nhũng quốc gia (54%)
- Ngân hàng quốc gia (51%),
- Công đoàn (49%)
Ngược lại, chính quyền mới được chỉ số tín nhiệm cao, ví dụ TT Zelensky được 70,5% tín nhiệm.
So với 1 tháng trước đây số người dân cho rằng các sự kiện ở Ukraina đang đi đúng hướng giảm xuống. Nếu trong tháng 9 số người này là 57% thì nay giảm xuống 45%. (Thời TT Poroshenko có tới gần 80% người dân cho rằng các sự kiện ở trong nước đang đi không đúng hướng.
Đối với chính quyền mới của TT Zelensky thì mọi việc chỉ mới bắt đầu.


(@click here)



Chuyến bay thương mại cuối cùng của Proton-M đưa 2 vệ tinh của Mỹ là Eutelsat-B-West-5 ( nhà thầu Northgroup Grumman ) và MEV-1 ( vệ tinh thử nghiệm cho việc tiếp liệu không gian của NASA ) vào không gian đã diễn ra vào ngày 9/10/2019.
https://spaceflightnow.com/2019/10/09/proto...-status-center/
(@click here)

Từ nay về sau Proton-M sẽ không còn lịch bay nào nữa cho đối tác thương mại. Chuyến bay cuối sẽ diễn ra vào 2020 để phóng ExoMars-2020 ( bao gồm 1 rover đổ bộ sao Hỏa ) là kết thúc vòng đời, Nga dự kiến thay thế Proton-M bằng Angara-5, Soyuz-FG bằng Soyuz 2.1a ( vừa nhận certification từ NASA )

Tổng cục hàng không dân dụng Ấn Độ ( General Directorate of Civil Aviation of India ) đã thông qua chứng chỉ an toàn cho động cơ VK-2500PS-03 do Klimov ( Nga ) sản xuất , phiên bản này là phiên bản dân dụng của VK-2500 vốn dĩ trang bị trên trực thăng chiến đấu Mi-28
VK-2500PS-03 được nâng cấp thêm hệ thống kiểm soát điện tử FADEC và có khả năng hoạt động ở môi trường nhiệt độ cao , Vectra Group ( Ấn Độ ) đã mua một lô Mi-171-A2 ở triển lãm hàng không Dubai Airshow 2017 , hợp đồng chuyển giao kết thúc vào cuối 2020

5 động cơ PD-14 sẽ đc Perm chuyển cho Irkut để test trên máy bay dân dụng Ms-21

https://tvzvezda.ru/news/opk/content/20191091216-q6DoJ.html

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Oct 13 2019, 07:35 PM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 14 2019, 06:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #125

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bac Phó:
Ngưoì Kurd khó có thể làm trận địa kháng chiến gì gì đuợc, vì tất cả công trình phòng thủ do họ dày công xây dựng, đã bị chính họ phá đi, sau lời "khuyên bảo" của Mỹ, với niềm tin vào lời hứa rằng Mỹ sẽ ngăn được Thổ về mặt ngoại giao laugh1.gif
Có bài viết này nói về 8 lần Mỹ phản bội Kurd



Lịch sử tám lần Mỹ 'phản bội' người Kurd
Nhìn lại lịch sử thì việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi miền Bắc Syria, bỏ mặc người Kurd chống đỡ cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, không phải là lần đầu tiên Mỹ phản bội dân tộc không có tổ quốc này.

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi miền Bắc Syria bị chỉ trích là động thái “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ hành động quân sự tại khu vực này. Chỉ vài ngày sau đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố bắt đầu chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” tấn công vào các lực lượng vũ trang người Kurd ở miền Bắc Syria.

Như vậy là kịch bản mà người Kurd Syria lâu nay lo sợ đã xảy ra: Người Mỹ, đồng minh mà họ từng kề vai sát cánh trong cuộc chiến chống khủng bố IS trước đây, cuối cùng đã bỏ rơi họ.

Nhưng nhìn lại lịch sử thì đây không phải là lần đầu tiên người Kurd bị Mỹ "phản bội". Theo tờ Intercept, trong vòng 100 năm qua, Mỹ đã có tới tám lần "phản bội" người Kurd, và những lý do cho điều này khá rõ ràng.

Với khoảng 40 triệu dân, người Kurd là nhóm sắc tộc lớn thứ 4 ở Trung Đông. Dù số lượng lớn, họ không có quốc tịch và sống trên những vùng lãnh thổ trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Iran tới Armenia. Sau khi Thế chiến I kết thúc với sự sụp đổ của Đế chế Ottoman, người Kurd đã nỗ lực đấu tranh cho một nhà nước Kurd độc lập. Những lời hứa hẹn được đưa ra trong những hiệp ước đầu tiên hướng tới một quốc gia cho người Kurd. Nhưng khi khu vực bị chia rẽ, ước mơ của người Kurd không thể trở thành hiện thực. Từ đó tới nay, họ vẫn theo đuổi nỗ lực lập quốc và tất cả đều bị dập tắt.

Với Mỹ, người Kurd một mặt là một công cụ hoàn hảo cho chính sách đối ngoại của Washington. Họ có thể vũ trang cho người Kurd ở bất kỳ quốc gia nào trong số những nước đang là kẻ thù của mình. Nhưng mặt khác, Mỹ cũng không muốn người Kurd mà họ sử dụng trở nên quá mạnh. Nếu điều đó xảy ra, những người Kurd ở những nơi khác cũng có thể được cổ vũ đòi tự do và độc lập.

Vì thế việc sử dụng người Kurd, khi thì liên minh với họ, khi lại cho phép tước bớt sức mạnh của họ, là chính sách mà Mỹ đã áp dụng hết lần này đến lần khác kể từ Thế chiến thứ nhất đến nay.

Lần thứ nhất: Chủ nghĩa dân tộc của người Kurd đã phát triển mạnh vào cuối những năm 1800. Thời điểm này, tất cả các quê hương của người Kurd đều được cai trị bởi Đế chế Ottoman, tập trung chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Nhưng rồi Đế quốc Ottoman sụp đổ sau thất bại trong Thế chiến thứ nhất, và người Kurd tin tưởng đây sẽ là cơ hội của họ.

Hiệp ước Sèvres năm 1920 cho phép chia tách hoàn toàn Đế chế Ottoman, bao gồm hầu hết những gì tạo nên Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, và phân bổ một phần cho người Kurd. Nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ đã chiến đấu trở lại, gây ra nhiều rắc rối khiến Mỹ phải ủng hộ một hiệp ước mới, ký năm 1923 - Hiệp ước Lausanne. Hiệp ước này cho phép người Anh và Pháp lần lượt kiểm soát Iraq và Syria ngày nay (xem bản đồ dưới), nhưng lại không có điều khoản nào cho người Kurd.

Đây là lần đầu tiên, và nhỏ nhất, Mỹ phản bội người Kurd. Thời điểm đó, sự phản bội lớn nhất là từ Anh khi họ “nghiền nát” vương quốc Kurdistan vốn đã tồn tại trong một thời gian ngắn ở Iraq vào đầu những năm 1920. Vài năm sau, người Anh rất vui khi chứng kiến sự ra đời nước "Cộng hòa Ararat” của người Kurd, vì nó nằm trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng hóa ra người Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng đối với Anh hơn người Kurd, nên cuối cùng London đã để Thổ Nhĩ Kỳ tự do hành động và dập tắt đất nước mới thành lập.

Lần thứ hai: Sau Thế chiến II, Mỹ dần thay thế vị trí của Anh trở thành cường quốc thực dân chính ở Trung Đông. Họ vũ trang cho người Kurd ở Iraq để chống lại chính quyền Abdel Karim Kassem, người cai trị Iraq từ năm 1958 -1963, vì Kassem đã không nghe theo Mỹ.

Sau đó, Washington hậu thuẫn một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1963 - bao gồm cả vai trò hỗ trợ của một nhân vật trẻ tuổi tên là Saddam Hussein - để loại Kassem khỏi ghế quyền lực. Mỹ lập tức cắt viện trợ cho người Kurd và trên thực tế, đã cung cấp cho chính phủ mới ở Iraq cả bom napalm để chống người Kurd.

Lần thứ ba: Đến thập niên 1970, Iraq bắt đầu đi vào quỹ đạo của Liên Xô. Chính quyền Tổng thống Nixon, với “quân sư” Henry Kissinger, đã ấp ủ một kế hoạch với Iran (lúc đó do Shah cai trị và là đồng minh của Mỹ) để vũ trang người Kurd tại Iraq.

Kế hoạch này không phải để giúp người Kurd Iraq giành chiến thắng, vì điều đó có thể cổ vũ cả người Kurd tại Iran trỗi dậy. Nó chỉ nhằm khiến chính phủ Saddam Hussein ở Iraq phải tiêu hao lực lượng.

Sau đó, Mỹ ký các thỏa thuận với Shah (ở Iran) và Saddam (Iraq), đi đến cắt viện trợ cho người Kurd. Quân đội Iraq đã di chuyển lên phía Bắc và tiến hành những cuộc tàn sát trong khi Mỹ làm ngơ trước những lời cầu xin từ đồng minh người Kurd.

Lần thứ tư: Trong thập niên 1980, chính quyền Saddam bắt đầu tiến hành một cuộc diệt chủng thực sự với người Kurd, được cho là sử dụng cả vũ khí hóa học. Chính quyền Tổng thống Mỹ Reagan nhận thức rõ việc Baghdad sử dụng chất độc thần kinh, nhưng do muốn duy trì sức mạnh của Iraq để kiềm chế Iran, nên đã phản đối những nỗ lực của Quốc hội Mỹ nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt Iraq.

Lần thứ năm: Khi Mỹ ném bom Iraq trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, Tổng thống George H.W. Bush kêu gọi “quân đội và người dân Iraq tự xử lý vấn đề của mình, buộc nhà độc tài Saddam Hussein phải ra đi”.

Cả người Hồi giáo Shi'ite ở miền Nam Iraq và người Kurd ở miền Bắc đều nghe theo lời kêu gọi này và cố gắng thực hiện đúng như vậy.

Nhưng hóa ra ông Bush đã không thành thật 100% về quan điểm của mình. Quân đội Mỹ đã ngồi yên khi quân đội chính phủ Iraq tiến hành các cuộc tàn sát phiến quân trên khắp đất nước. Lý do theo nhà báo nổi tiếng Thomas Friedman của tờ New York Times là “ông Bush không bao giờ ủng hộ phiến quân người Kurd và Shi'ite chống Hussein, hoặc bất cứ phong trào dân chủ nào ở Iraq” bởi chính sách bàn tay sắt của Saddam Hussein lại đem đến sự hài lòng cho các đồng minh Mỹ trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia. Những gì mà Mỹ muốn là chính quân đội Iraq phải làm nhiệm vụ lật đổ ông Saddam.

Lần thứ sáu: Tuy nhiên hình ảnh người Kurd đang “hấp hối” ở Iraq xuất hiện quá thảm trên truyền hình quốc tế đến nỗi chính quyền Tổng thống Bush buộc phải làm gì đó. Mỹ cuối cùng đã ủng hộ nỗ lực của Anh để bảo vệ người Kurd ở miền Bắc Iraq.

Sau đó, dưới thời chính quyền Tổng thống Clinton vào thập niên 1990, những người Kurd Iraq này được Mỹ đánh giá là những “người Kurd tốt”. Bởi họ đã bị Iraq, kẻ thù của Mỹ, bức hại, và họ xứng đáng với sự cảm thông từ Washington.

Tuy nhiên, cộng đồng người Kurd ở phía Bắc Thổ Nhĩ Kỳ lại bắt đầu trở nên kiêu ngạo quá, gây phiền nhiễu đến đồng minh của Mỹ, và họ trở thành những “người Kurd xấu”. Vì thế Mỹ đã cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ một lượng vũ khí cũ khổng lồ để tiến hành các chiến dịch tấn công làm hàng ngàn người Kurd thiệt mạng.

Lần thứ bảy: Trước cuộc Chiến tranh Iraq năm 2003, các học giả như Christopher Hitchens cho rằng nước Mỹ cần làm gì đó để giúp người Kurd. Nhưng nền độc lập thời hậu chiến của người Kurd ở Iraq đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ cực kỳ lo ngại. Năm 2007, Mỹ cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một chiến dịch ném bom hạng nặng xuống các mục tiêu Kurd bên trong lãnh thổ Iraq.

Và lần thứ tám người Mỹ phản bội người Kurd được cho là từ quyết định rút quân của Tổng thống Donald Trump và thái độ làm ngơ của Washington trước chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.



https://baotintuc.vn/ho-so/lich-su-tam-lan-...10173450279.htm
https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhung-lan-my-...en-1-965861.vov


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 15 2019, 04:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #126

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Quân đội Mỹ là quân đội dựa chủ yếu vào hoả lực và cơ động, cho nên nó ít quan tâm tới công sự, chiến hào, che chắn, bởi hoả lực thực ra đã là một cách phòng ngự active rổi, lại có cơ hội tiêu súng đạn để cho công nghiệp quân sự ăn đẫy. Nhưng chỉ có những quân đội con nhà giầu thì mới thế được.
Từ rất lâu rồi, khi đọc tìm hiểu các sách báo của Mỹ về cuộc chiến tranh của họ ở VN (với VN là kháng chiến, còn Mỹ xoá nhoà phải trái thì gọi là Vietnam War cho nó .. trung lập), nhìn những tranh ảnh của họ, tôi rất ngạc nhiên về độ sơ sài của công sự. Sự cơ động này cũng giúp Mỹ nhiều khi thoát chết. Ví dụ ở trận Khe Sanh (1968), nếu không có cơ động bằng trực thăng thì Mỹ đã có được một trận Điện Biên Phủ thứ 2, vì căn cứ này đã hoàn toàn bị bao vây, không thể tiếp cận bằng đường bộ.
Do truyền thống như thế, cũng như đồng minh của Mỹ phải phụ thuộc vào Mỹ (phụ thuộc vào hoả lực, phụ thuộc vào vận động), nên việc Mỹ khuyên đồng minh không đào công sự là điều dễ hiểu.
Thời Obama, khi TQ bắt đầu xây các đảo nhân tạo, thì VN cũng củng cố, kè lại các đảo của mình, và đưa tên lửa Spyder ra đảo (đây là trên báo chính thống của VN nói, chứ không phải tin mật gì), thì Mỹ cũng ngăn cản.
Hiện tại người Kurdes có thể dựa vào các thành phố, như một dạng chiến hào, công sự tự nhiên. Khác với chiến tranh ở VN, chiến tranh ở Trung đông chủ yếu là chiến tranh đô thị, du kích chiến trong đô thị. Cấu trúc thành phố bản thân nó đã như một dạng chiến hào tự nhiên, ngăn cản các công cụ cơ giới như xe tăng. Để chiến thắng trong tình trạng này, thì các đơn giản nhất là san phẳng thành phố. Đây là điều Nga đã làm ở Chechenie, Mỹ đã làm ở Thành cổ Quảng trị, và Syria-Nga đã làm ở A lép. Khi Mỹ đánh I rắc lần thứ II, quân đội I rắc đã không thể chống đỡ nổi trên địa hình bằng phẳng ngoài thành phố. Nhưng sau này, khi chiếm đóng được I rắc rồi, thì quân đội Mỹ mất tới 3 tháng mà không vào được Falujia, khi dân ở đây nổi dậy.
Ngay cả trong trường hợp, khi thành phố bị phá nát, thì nó vẫn như một chiến hào tự nhiên, nhưng phải rút lui, vì không có lương thực, đạn dược, dự trữ.
Mỹ chưa bao giờ ủng hộ người Kurdes để giải phóng dân tộc. Nói chung các nước phương Tây không bao giờ ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, vì nó đi ngược lại sự bành trướng của tư bản quốc tế đi tìm thuộc địa, thị trường tiêu thụ, ai dở hơi đi giúp thành lập các nước độc lập để gây khó khăn cho nó về sau. Chỉ có một ngoại lệ, đó là trong thời gian còn các nước XHCN cũ và Liên Xô, để chống cộng sản, thì Mỹ chấp nhận, nhân nhượng chủ nghĩa dân tộc như một thành trì chống CNXH. Nhưng bây giờ điều đó đâu còn nữa.
Quan hệ Mỹ và người Kurdes chỉ là quan hệ lợi dụng lẫn nhau. Mỹ cần có một lực lượng ở dưới mặt đất chỉ điểm, làm bia sống cho Mỹ để chiến đấu chống IS. Có vậy thôi. Bây giờ Mỹ chơi con bài to hơn, tức là mở cửa để Thổ có thể xung đột với I ran, và Nga thì người Kurdes là gì ?? chỉ là cái đinh. Ngay cả IS, không phải là Mỹ ghét muốn tiêu diệt, nếu lực lượng đó mà đánh Nga, đánh chính phủ Syria ..thì Mỹ mừng hú.
Những điều tôi nói trên đây, có thể làm người ta nghĩ rằng tôi ghét Mỹ nên nói thế. Điều đó hoàn toàn không phải. Một ngày nào đó, chẳng may mà quan hệ Mỹ-VN không tốt, thì tôi là người buồn đầu tiên. Nhưng nhìn rõ bản chất của nó, thì ứng sử dễ hơn. Ví dụ nuôi con hổ, mà biết bản chất nó ăn thịt, thì mình biết dùng xương nó để nấu cao, đem lại lợi ích. Ngược lại, tưởng tượng nó là con trâu, con bò ăn cỏ, sử sự như với con trâu con bò, thì lúc nó thèm thịt lại phải ăn cỏ, nó sẽ .. tát mình chết để ăn thịt. Giả dụ mổ thịt được nó, thì thịt nó cũng đâu có ăn được, trong khi cái xương là của quý hiếm thì lại ..vứt đi, không biết dùng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 17 2019, 10:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #127

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cuộc chiến đã bắt đầu được một tuần. Sau tuần đầu tiên, thu nhập của quân đội Thổ khá khiêm tốn, và không có vấn đề “vỡ mặt trận” với người Kurdes, mặc dù Thổ chiếm ưu thế về hoả lực pháo binh, do độ thâm nhập không sâu, nên pháo binh Thổ vẫn có thể từ bên kia biên giới, từ đất Thổ bắn qua. Thổ cũng chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, nhưng mặc dù thế, cũng không tiến được sâu. Thậm chí có thị trấn sát biên giới Ras-Al-Ain vẫn chưa chiếm được
Điều đáng để ý là cùng đồng hành với quân đội Thổ, nắm nhiệm vụ triển khai mặt đất, là các lực lượng mà người Thổ gọi là “quân đội quốc gia Syria”, theo báo figaro cuả Pháp, thì đây chính là các lực lượng phiến quân đang trụ giữ ở Afrin, Idlib. Số lượng khoảng 8 vạn. Cũng theo báo này thì lương của mỗi người lính được trả là 400 đô/tháng. So với 200 đô của YPG Kurdes, và 100 đô nếu là quân đội Syria.
Kế hoạch của Thổ là tạo ra một vùng đệm ở biên giới và đưa người Syria tị nạn ở Thổ về. Số lượng này khoảng 3 triệu, đủ tạo thành “một nước Syria nhỏ”, giống như Thổ đã tạo ra một vùng như thế ở đảo Síp từ những năm 70 đến nay. Nhưng do tốc độ tiến quân khá chậm, nên nếu muốn đạt được mục tiêu thì phải giao chiến với quân đội Syria, tức là với Nga thì mới có đủ đất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Oct 18 2019, 04:42 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #128

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó, Mỹ xưa nay toàn xúi các đồng minh đánh theo lối của Mỹ, để tạo ra sự lệ thuộc.
Việc Mỹ xúi Kurd bỏ công sự đi cũng nằm trong cái trò này, và cũng là để dụ khị Thổ.
Mỹ xưa nay không ủng hộ các nước giành độc lập, nhưng với Kurd thì khác. Một nước nhỏ bé Kurd nằm lọt thỏm giữa các nước Arap to lớn thù địch cho càng tạo nên sự phụ thuộc vào Mỹ, đồng thời củng cố thêm chỗ đứng của Mỹ ở Trung Đông, nên nếu họ có ủng hộ Kurd độc lập cũng chả có gì lạ


Vừa rồi Putin thăm Arap Saudi, dàn quân nhạc của Arap Saudi chơi quốc ca Nga lạc tông khiến Putin nhăn mặt. Trước đó cũng chơi sai cả quốc ca Mỹ khi đón Trump. Vẫn biết lính Arap Saudi đánh đấm dở, nhưng chơi nhạc cũng dở nữa thì k hiểu ra kiểu gì


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 18 2019, 06:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #129

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Hiểu về Mỹ như vậy thì có lẽ hơi đơn giản. Mỗi một đất nước, tuỳ theo truyền thống, sức mạnh, trình độ công nghiệp, văn hoá mà nhãn quan quân sự khác nhau. Nhãn quan quân sự của Mỹ nhiều khi không phải là nó cố ý, mà là bản chất, thói quen khi nó mang ra nước ngoài thì trở thành không hợp, vì thế muốn có quan hệ tốt với Mỹ thì phải có bản lĩnh, phải tuỳ theo mình muốn gì, cần gì, rồi tìm cách tiếp cận, đồng thời vẫn phải luôn tự chủ. Không tự chủ, không thể có quan hệ tốt với Mỹ.
Cũng phải nói thêm rằng, Mỹ không bao giờ trang bị cho đồng minh những vũ khí của chính họ sự dụng, mà thường là cấp thấp hơn. Có lẽ chỉ có đồng minh của Mỹ ở Tây Âu và Nhật bản, Israel được Mỹ bán đồ tương đương, vì bản thân những nước này cũng có thể tự phát triển được vũ khí tương tự, nếu Mỹ không chịu bán, thì họ sẽ tự làm. Vì thế Mỹ mới bán vừa để có khách hàng, kiếm tiền, đồng thời kiểm soát.
Nhưng Mỹ cũng không phải là nước duy nhất làm điều đó, mà tất cả các nước xuất khẩu vũ khí đều có chính sách như vậy, chỉ có mức độ là khác nhau. Nhưng tựu chung, với một nước ở thế giới thứ 3, như VN thì việc có thể mua được đồ của Nga để trang bị hiện đại dễ hơn mua của Mỹ, không phải chỉ vì giá cả. Lấy ví dụ, ở châu Mỹ la tinh, quân đội có trang bị thành phần đầy đủ nhất chính là quân đội Vê nê duy ê la, chứ còn quân đội các nước khác ngay cả Brazil, Ác hen tin a cũng không bằng. Ở châu Á, Ấn độ, mặc dù vẫn được coi là nước có chế độ đại nghị tư sản lớn nhất thế giới, đồng đẳng cấp với các chế độ chính trị ở Mỹ, Tây Âu.. để trang bị hiện đại khi chưa sản xuất được vẫn phải mua của Nga, hay Liên Xô cũ. Bản thân Thổ ở trong NATO, nhưng hải quân, không quân, tên lửa .. không có. Mỹ sẵn sàng điều quân mang tên lửa Patriot tới bảo vệ, để nắm đằng chuôi, nhưng bán cho Thổ thì không.(Không kể điều kiện bán nữa)
Điều khó với một nước như VN là không thể sử dụng vũ khí như Mỹ, như vậy ngay cả khi mua vũ khí của Mỹ được, cũng phải có cách thức áp dụng, chiến thuật, chiến lược của mình.
Nhưng điều này vẫn có thể vượt qua được. Điều khó nhất là chính sách đồng bóng, không nhất quán của Mỹ và quy trinh mua bán phức tạp. Chiều được cả hệ thống chính trị của nó thì hoặc mình đã thành tay sai, hay là giở được mạ thì má đã xưng, không linh hoạt được.
Rất gần đây thôi, VN có tham gia tập trận với Mỹ và các nước ASEAN khác trong vịnh Thái lan ra tới mũi Cà mâu. Và tầu của VN tham gia là tầu nào ? đó là tầu số 18, là một trong hai con tầu mà Hàn quốc tặng VN. Tại sao không phải là tầu Kilo, hay các chiến hạm kiểu Trần hưng đạo.. Ngoài vấn đề bảo mật, có thể còn có vấn đề interoperability nữa. Tức là khả năng các tầu liên lạc quan hệ được với nhau để phối hợp tác chiến. Hiển nhiên, con tầu mà Hàn quốc tặng thì khả năng này là khả năng tự nhiên với tàu Mỹ(tất nhiên nếu Hàn quốc không dỡ trang bị đi, chỉ bán cho cái vỏ).
Như vậy hiện này, cách tiếp cận vũ khí của Mỹ tốt nhất có lẽ là thông qua các đồng minh của Mỹ (Hàn, Nhật, ..) bán lại. Việc quân đội VN có thể sử dụng được vũ khí Mỹ, hệ thống của Mỹ(bao gồm cuả cả phương Tây) rất quan trọng. Vì nếu khi Nga bị TQ làm cho “mất điện” (điều tất nhiên tôi không muốn), thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới ta. Chỉ có hai cách khắc chế, đó là sự dụng hệ thống khác, và tự chế tạo làm chủ. Trong đó tự chế tạo làm chủ là con đường tốt nhất, nhưng cũng đòi hỏi bản lĩnh, mồ hôi nước mắt nhất, nhưng nó là thực chất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 18 2019, 11:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #130

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Phó tổng thống Mỹ công du sang Thổ, và đã đạt được một thoả thuận ngừng bắn 120 tiếng, theo lời hứa hẹn của Thổ. Xem trên cả báo chính thống VN và báo Pháp, người ta có thể thấy cùng một sự kiện, nhưng cách trình bầy đã khiến tin của VN, tỉ mỉ hơn nhưng lại mơ hồ hơn. Trong khi nội dung chính là việc Thổ ngừng bắn 120 tiếng (5 ngày), nhưng đồng thời lực lượng du kích người Kurdes phải rút khỏi cách biên giới 30Km, đổi lại Mỹ không trừng phạt Thổ nữa như tổng thống Mỹ đã hứa. Báo VN có nói thêm rằng lực lượng người Kurdes đã đồng ý với điều này, nhưng nói rõ hơn là chỉ rút quân vùng đang có xung đột, tức là một khoảng biên giới dài khoảng 100Km, trên toàn bộ tuyến biên giới mà Thổ đòi hỏi là 400 km. Tuyên bố này để ngỏ vấn đề nếu người Kurdes rút đi, thì quân đội Thổ có được tiến vào không, cái gì ngăn cản quân đội Thổ tiến vào. Tương tự như vậy, nếu quân đội Syria tiến vào “lấp chỗ trống” thì sao.
Nếu theo như tinh thần của báo chí Pháp đưa, thì người ta có thể thấy thực ra lệnh ngừng bắn này thực ra là bắt người Kurdes đầu hàng, để Thổ có thể đạt được mục đích mà không phải đánh. Và điều này thực sự là một sự phản bội với người Kurdes.
Điều đáng để ý là cùng đồng hành với quân đội Thổ, nắm nhiệm vụ triển khai mặt đất, là các lực lượng mà người Thổ gọi là “quân đội quốc gia Syria”, theo báo figaro cuả Pháp, thì đây chính là các lực lượng phiến quân đang trụ giữ ở Afrin, Idlib. Số lượng khoảng 8 vạn. Cũng theo báo này thì lương của mỗi người lính được trả là 400 đô/tháng. So với 200 đô của YPG Kurdes, và 100 đô nếu là quân đội Syria. Như vậy, Thổ có thể giữ được “lời hứa”, nếu lực lượng kiểm soát vùng đệm này là “quân đội quốc gia Syria”
Kế hoạch của Thổ là tạo ra một vùng đệm ở biên giới và đưa người Syria tị nạn ở Thổ về. Số lượng này khoảng 3 triệu, đủ tạo thành “một nước Syria nhỏ”, giống như Thổ đã tạo ra một vùng như thế ở đảo Síp từ những năm 70 đến nay. Nhưng do tốc độ tiến quân khá chậm, nên nếu muốn đạt được mục tiêu thì phải giao chiến với quân đội Syria, tức là với Nga thì mới có đủ đất. điều kiện ngưng bắn mà Mỹ nói đòi hỏi được ở Thổ, thực ra là một sự ủng hộ, giúp Thổ đạt mục tiêu dễ dàng hơn.
Hiển nhiên, quân đội Syria có thể tiến vào lấp chỗ trống, nếu người Kurdes rút, và như vậy sự đối đầu giữa Syria và Thổ đã có điều kiện đầy đủ để bùng nổ, nếu Thổ kiên quyết thực hiện điều đã nói. Và trong điều kiện ấy, thì rõ ràng Mỹ ủng hộ Thổ, bởi vì Mỹ không ép trừng phạt lên Thổ nữa.
Như vậy con tính của Mỹ có lẽ như sau. Bằng cách rút lui, Mỹ đã mở cửa để Syria và Thổ đối đầu trực tiếp. Và nếu có đối đầu trực tiếp, thì Mỹ ủng hộ Thổ. Việc có một hành lang dọc biên giới Thổ cũng có nghĩa là tạo ra một chiến khu bất khả xâm phạm cho phiến quân chống chính phủ Syria hoạt động. Cũng nên nhớ rằng, lực lượng phiến quân này cũng chính là do Thổ Mỹ và phương Tây dựng lên trang bị, trước khi bị hồi giáo cực đoan vượt mặt.
Tại sao quan hệ của Thổ và Mỹ lại đạt tới điểm này, trong khi trước đó Thổ-Mỹ như là hai cực đối nhau, mà đỉnh cao của nó là cuộc đảo chính của một bộ phận quân đội Thổ nhằm lặt đổ Erdogan, xuất phát từ một căn cứ của Thổ cho Mỹ thuê sử dụng do cùng trong NATO. Tất cả đều xuất phát từ quyền lợi của Mỹ. Và việc “quay nguắt” này rất nhanh chóng.
Tất nhiên, nếu Thổ dừng lại, chấp nhận quân đội Syria, thì kế hoạch này sụp đổ, và có thể coi như Mỹ thất bại ở Syria. Nhưng cho đến hiện nay, vấn đề này sẽ dẫn tới một cuộc xung đột lớn hơn, hay ngược lại sẽ giảm đi đều là khả năng có thể xẩy ra.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

52 Trang « < 11 12 13 14 15 > » 
Topic Options
5 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (5 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC