Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > »  

· [ ] ·

 Có Thật Không Cuốn Sách "những Lời Trăn Trối"?

Phó Thường Nhân
post Jun 24 2021, 09:17 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vì thế điều buồn cười đã xẩy ra. Một người Vn nếu nghiên cứu văn hóa truyền thống, như một hệ thống triết học về nhận thức, chứ không phải chỉ nghiên cứu về tập tục, nghi lễ, .., thì càng hiểu rõ văn hóa truyền thống, họ sẽ càng gần .. chủ nghĩa Mác – Lê nin.Cũng chính vì thế mà tôi mới nói rằng, tôi theo cả phật, Nho và chủ nghĩa Mác. Theo được bởi chúng tương đồng nhau, hỗ trợ cho nhau. Giữa đạo Nho và đạo Phật thì điều này là hiển nhiên, vì ở Vn là « tam giáo đồng nguyên » (nói về Phật, Lão, Nho), nhưng duy vật biện chứng cũng có sự tương đồng như thế.
Tôi không có thời gian để tìm hiểu điều gì đã dẫn Hê ghen tới lý thuyết tam đoạn luận của ông. Sách vở của Hê ghen rất nhiều, nhưng nhiều tác phẩm viết rất khó hiểu. Học giả phương Tây theo Hê ghen cũng có, những họ lại dẫn giải hê ghen theo ý họ. Vì thế đây vẫn là một câu hỏi « công án », mà một lúc nào đó có lẽ tôi tìm thấy.
Với một người VN, thì sự vật được tạo bởi âm/dương (chủ đề/phản đề) không có gì là khó. Vì ta là cư dân nông nghiệp trồng trọt. Cây muốn ra quả phải thụ phấn, động vật muốn sinh sôi nẩy nở phải có quan hệ. Âm / Dương là chuyện hiển nhiên.
Và như vậy, mâu thuẫn trong quan hệ giữa chủ đề và phản đề của Hê ghen, được ta hiểu như quan hệ theo Âm / Dương truyền thống. Vì thế nó sẽ tạo ra 3 cách nhìn nhận mâu thuẫn tương tác như sau :
1- Mâu thuẫn thể hiện qua tương quan lực lượng (rapport de force). Cái này thì rõ ràng quá ai cũng nhìn thấy. Vì vào một thời điểm nhất định. Xác định cái « phỏm » (forme) tức thời của nó, mà ta gọi là TƯỚNG (đạo Nho), hay THANH SẮC (đạo Phật) được khẳng định bởi tương quan lực lượng bên trong.
2- Mâu thuẫn thể hiện qua THỜI CƠ. Cái này cũng quá rõ, khi ta coi quan hệ Âm/Dương biến đổi theo thời gian. Tức là nghiên cứu tính chất động (dynamic) của nó.
3- Mâu thuẫn thể hiện qua cấu trúc (Structure). Thật vậy nếu ta xét sự vật vào một thời điểm nhưng nhìn nhận với tính chất tĩnh (static) thì ta sẽ thấy cấu trúc, khi ta « chụp ảnh lát cắt »
Các tương quan lực lượng vào thời điểm đó.

Nói cách khác Tương quan lực lượng, thời cơ, cấu trúc.. là những đặc tính để xác định được mâu thuẫn, đo mâu thuẫn. và từ đó xác định được sự vật. Tìm hiểu được nguyên do gốc gác của nó.
Lấy ví dụ cho dễ hiểu.
Khi ông Trường Chính viết bài báo cứu quốc, « Nhật Pháp đảo chính và nhiệm vụ của chúng ta » (1945), trong bài báo ấy nói về mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật, nói tới tương quan lực lượng, nói tới thời cơ .. để chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đây là bài viết điển hình của duy vật Mác xít Nho giáo.
Bác Hồ cũng có quan niệm tương tự, trong nhật ký trong tù, có bài thơ « Học đánh cờ », mà hai câu cuối của nó là :
« Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công »

Đây cũng là duy vật biện chứng kiểu nho giáo. Đây là tôi lấy mấy ví dụ nhỏ đặc trưng. Nhưng tất cả các nhà Mác xít ở VN đều có dấu ấn này. Bản thân tôi khi sử dụng duy vật biện chứng cũng dùng nó.
So với cách thức biện chứng này, những gì bác Thảo viết trong quyển sách duy nhất của bác ấy, ta sẽ thấy chúng cập kênh. Vì bác Thảo viết như một nhà Mác xít phương Tây, nhằm vào giải thích rằng duy tâm(kiểu phương Tây) là sai, nhận thức con người rõ ràng đi từ quá trình phân công lao động mà ra. Nhưng với một người Vn, thì khác gì đi mở cái cửa đã .. được mở.
Vì thế người VN dùng chủ nghĩa Mác-Lê nin, duy vật biện chứng để phân tích tình hình thế giới, có nhận thức hành động, vào những việc cụ thể, chứ phân tích kiểu « con chó có nhận thức từ phản xạ có điều kiện với thức ăn sinh ra », tức là duy vật, chứ không phải ông chúa tạo ra con chó như thế, .. (tôi nói hơi trào phúng) thì cũng vui mắt vui tai, có ý nghĩa khoa học, nhưng không phải là cách sử dụng ở VN.

Một điều nên để ý, khái niệm THỜI CƠ. Đừng nhầm nó với nghĩa cơ hội, gió chiều nào che chiều ấy, mà là một sự nhận thức thời điểm như một sức mạnh phụ trợ, do vị thế, tổ hợp nhiều yếu tố tạo ra.
Một điều nữa cũng nên để ý, đó là tương tác âm / dương luôn tồn tại. Trong hơn 360 quẻ của kinh dịch, chỉ có 2 quẻ là thuần dương (CÀN) và thuần âm (KHÔN)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 27 2021, 05:10 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nhưng điều nói trên là tác động của Nho giáo và văn hóa truyền thống vào cách ứng dụng duy vật biện chứng ở VN. Tất nhiên duy vật biện chứng không chỉ có thế. Vì nếu thế nó chỉ là một dạng Nho giáo cải biên. Sau đây là những chủ điểm mà duy vật biện chứng mang tới cho nhận thức trong văn hóa VN.
1- Quan hệ giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Đây là quan niệm sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất quyết định các cơ chế tổ chức, giá trị tinh thần, quyết định tính chất nhà nước. Quan niệm này trong thực tế là một biến dạng của concept duy vật- duy tâm xuất phát từ văn hóa phương Tây. Từ quan niệm này, trong quá khứ người ta quyết định là sở hữu công cộng của tư liệu sản xuất quyết định tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nước. Vì thế khi Liên Xô và hình thái sở hữu kiểu này xụp đổ, thì có nghĩa là CNXH sụp đổ. Tương tự như vậy, có một sự xác định mang tính chất cơ học (mecanic) giữa các giá trị tinh thần và cơ chế vật chất để nó tồn tại. Điều này thực ra không hoàn toàn đúng.
Điều này có thể nhìn thấy trong phân tích duy vật biện chứng của tôi về phật giáo VN ở trên. Trong đó mối quan hệ sản xuất qua từng thời đại là hạ tầng cơ sở, phật giáo là thượng tầng kiến trúc. Trong phân tích của tôi, người ta có thể nhận thấy cơ chế vật chất để cho phật giáo tồn tại ở VN, từ quan hệ chủ nô- Nông nô (Lý Trần), tới quan hệ Địa chủ-Nông dân (Lê, Nguyễn), dịch vụ (Ngày nay). Tác động của « cơ chế vật chất » không tác động tới giá trị của đạo Phật (điều mà trong quá khứ, với quan niệm « tôn giáo là thuốc phiện », từ đó dẫn tới quan hệ cơ học giữa vấn đề tinh thần và vật chất, dẫn tới quan niệm « đếm cua trong lỗ »). Điều đó có nghĩa là giá trị của phật giáo có sự tồn tại độc lập của nó, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, tác động của « hạ tầng cơ sở » chủ yếu vào yếu tố tổ chức, để cho các cơ sở vật chất của tăng đoàn có thể tồn tại được. Tác động của « hạ tầng cơ sở » có thể tạo ra các giáo lý mới, tông phái mới.
Đạo phật có thể là « thuốc phiện của nhân dân », khi cơ chế của nó vẫn gắn với hạ tầng cơ sở cũ (ví dụ phật giáo thời mạt Trần, nhà Hồ, đầu thời nhà Lê), hay lúc thống nhất đất nước 1975, khi cơ chế quản lý của chế độ Sài gòn cũ chuyển qua nhà nước Vn độc lập.
Như vậy ta có thể thấy một cấu trúc thượng tầng xã hội tồn tại do nhu cầu xã hội tạo ra. Nhu cầu này không bị quyết định 100% bởi hạ tầng cơ sở. Ngược lại hạ tầng cơ sở quyết định cách tổ chức, quản lý của nó.
Từ năm 1975 đến nay, ở VN đã xuất hiện dòng « Thiền Trúc Lâm » của thầy Thích Thanh Từ, có sự thâm nhập lớn hơn của phật giáo mật tông.. nhưng điều này là sự vận động nội tại của phật giáo trong tình hình hiện tại, thời trước không có. Ngay cả Thiền Trúc Lâm, chỉ liên quan tới Trúc Lâm qua cái Trademark, chứ không phải là Thiền thời nhà Trần.
Tương tự như vậy, ở Vn cũng xuất hiện các nhóm tôn giáo tin lành, ví dụ nhóm « phục hưng » là đầu mối truyền COVID ở TP HCM vừa rồi. Sự xuất hiện những cơ sở « thượng tầng xã hội » này là do quan hệ VN và Hàn quốc tạo ra, đồng thời trong quan hệ kinh tế mới là văn hóa đô thị, con người càng ngày càng bị cô lập hơn, do các cộng đồng truyền thống :gia đình, làng xóm, .. không còn tác động trong môi trường đô thị, đã khiến người ta có nhu cầu tâm linh để có một cộng đồng niềm tin trong môi trường mới.
Điều này đạo Phật ở VN nên để ý, để có những sinh hoạt phù hợp với tình hình mới.
Như vậy, không có vấn đề hạ tầng cơ sở quyết định toàn bộ thượng tầng kiến trúc, mà chỉ có tác động ảnh hưởng, mặc dù ảnh hưởng này cực kỳ quan trọng, vì nó quyết định kiến trúc thượng tầng tồn tại hai không, phỏm (forme) tồn tại của nó, chúng vẫn không xóa được sự độc lập của thượng tầng kiến trúc về giá trị, nếu thượng tầng kiến trúc tồn tại. Từ đó dẫn tới vấn đề sự phát triển hài hòa bổ trợ cho nhau của hai thành phần này. Một nhà nước mạnh, phát triển là hạ tần cơ sở phải củng cố và ủng hộ thượng tầng kiến trúc. Ngược lại thượng tầng kiến trúc lại củng cố, tạo điều kiện cho hạ tầng cơ sở phát triển. Sự tác động ngược này thông qua nội dung luật pháp, và cơ chế sử dụng luật pháp, cũng như tinh thần luật pháp của mỗi người. Mà luật pháp, cơ chế ứng sử lại là cái khung, để hạ tầng cơ sở phát triển, rồi từ sự phát triển này, nó lại tác động ngược lại, dẫn tới thay đổi nhận thức xã hội con người, để rồi lại có luật mới, lệ mới tác động ngược trở lại hạ tầng cơ sở. Quan hệ giữa hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc như vậy cũng là một quan hệ biện chứng (tức là có sự vận động tự nó do hai bên tương tác với nhau)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 27 2021, 05:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Trong chủ đề về « lý thuyết tổ chức nhà nước » tôi có đưa ra hai công thức về nhận thức con người và nhận thức xã hội. Tôi trích lại ở dưới đây. Hai công thức này hoàn toàn nằm trong « thượng tầng kiến trúc », nó chỉ rõ tác dụng của chúng với cơ chế hoạt động của một xã hội. Hiển nhiên, giáo dục, tín ngưỡng, hệ thống chính trị, .. không thể tồn tại nếu không có cái đế vật chất, sản xuất « chống đỡ » nó. Nhưng thông qua luật pháp, cơ chế ứng sử theo luật tục (tự nhiên trong xã hội), hay luật pháp (là hệ quả của nhưng quy tắc nhận thức được đảm bảo bởi nhà nước) chúng lại tác dụng ngược lại hạ tầng cơ sở.
Cũng trong chủ đề ấy, tôi có nói tới « xã hội dân sự mại bản », như trường hợp xẩy ra ở Miến điện hiện nay. Điều này chứng tỏ sự độc lập của thượng tầng kiến trúc, khi những nhận thức của nó được tuyên truyền của nước ngoài đưa vào, không còn bám vào cái đế hạ tầng cơ sở nội tại. (nếu nó hoàn toàn được hạ tầng cơ sở quyết định thì chuyện này không xẩy ra được) Trong trường hợp này, thì đất nước rơi vào cảnh ấy bị xâm lược.

Trích đoạn chủ đề « lý thuyết tổ chức nhà nước » :
« Nhận thức cá nhân viết tắt là NI= giáo dục (x,y,z) + Ký ức(x,y,z) + Tín ngưỡng (x,y,z) + ý chí hành đông (x,y,z)

Đây là cách biểu diễn dưới dạng toán học, nhưng phải diễn giải nó như sau
Cái dấu cộng (+) tôi sử dụng ở đây là để thay nghĩa union (tích hợp)
Giáo dục ở đây bao gồm giáo dục nhà trường, những cũng có cả tự học.
Ký ức là những trải nghiệm cá nhân, là vốn sống
Tín ngưỡng bao gồm cả niềm tin
Ý chí hành động thì rõ rồi.
X ở đây là biểu tựơng của không gian. Trong khoa học xã hội thì không gian chính là môi trường sống, nơi mà giáo dục, ký ức, tín ngưỡng ý chí tồn tại.
Y ở đây là thời gian, Trong khoa học xã hội nó đồng nghĩa với lịch sử, với quá trình.
Z ở đây điều kiện khách quan.
Nếu diễn giả theo ngôn ngữ thông thường thì có thể nói nhận thức cá nhân khiến một con người hành động phụ thuộc vào giáo dục, vào trải nghiệm cuộc sống, vào niềm tin và vào ý chí hành động trong một môi trường và không gian thời gian nhất định với các yếu tố khách quan bên ngoài của môi trường , không gian, thời gian đó.

Nhận thức xã hội viết tắt là NX=truyền thống(x,y,z)+lịch sử (x,y,z)+tín ngưỡng(x,y,z)+Hệ thống chính trị(x,y,z)+Nguyên tắc chỉ đạo(x,y,z)+sự gắn kết(x,y,z)+Ý chí biểu hiện (x,y,z). »


Nếu xuất phát từ văn hóa truyền thống, đặc biệt từ đạo phật, vốn coi mọi sự vật đều là nhân duyên, và ở đây không có sự phân biệt duy vật, duy tâm, từ đó dẫn tới việc không có quan niệm hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, thì ta có thể bỏ cái concept có mùi vị phương Tây này, vì nó không khớp với quan niệm và hình thành nhận thức ở phương Đông. Nhưng vì những khái niệm này đã được truyền bá rộng rãi, phổ cập, nên chấp nhận « dùng tạm », vì nó vẫn rất có ích để đánh giá sự phát triển khoa học kỹ thuật vật chất, cũng như chỉ rõ điều kiện vật chất là một nền tảng quan trọng của một xã hội, một nền văn minh.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 2 2021, 10:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



2- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội.

Đây có thể nói là chủ điểm mang tính đặc trưng của chủ nghĩa Mác, Mác-Lê nin. Khởi điểm của nó là sự ứng dụng lô gic tam đoạn luận của Hê ghen vào lịch sử. Tác động mâu thuẫn giữa chủ đề/phản đề (hay âm/dương như quan niệm Đông Á) trong việc hình thành vận động của sự vật, khi áp dụng vào xã hội học, vào lịch sử thì thành đấu tranh giai cấp. Điều này càng được khảng định hơn nữa, khi từ giữa thập niên 50, của thế kỷ XIX, ở Tây Âu, lý luận Mác xít đã trở thành ý thức hệ tư tưởng cho phong trào công nhân ở đây. Sự đóng góp của Mác, đặc biệt là Ăng ghen rất lớn. Chính vì là chỗ dựa tư tưởng của phong trào công nhân Tây Âu, mà triết học Mác xít thành một hệ tư tưởng, tức là triết học ứng dụng trong cuộc đời, tương đương với các tôn giáo phổ quát (đây là ý của tôi, chứ thường thì các nhà Mác xít không coi nó như thế, mà nhấn mạnh tới tính khoa học), chứ không phải là một thứ triết học bo bo trong khuôn viên của trường đại học, để người ta học nó như học toán, lý, hóa, ra khỏi cổng trường, thi xong là hết. Do có sự học đi đôi với hành như vậy trong phong trào công nhân Tây Âu, mà người ta thường đơn giản hóa vấn đề đấu tranh giai cấp, để rồi trong mỗi hình thái kinh tế đã tồn tại trong lịch sử loài người, biến nó thành một cặp : kiểu chế độ tư sản là mâu thuẫn công nhân/tư sản. Chế độ phong kiến tập quyền là địa chủ/nông dân, chế độ nô lệ là nô lệ/chủ nô.
Trong thực tế, thì nó không đơn giản như vậy, vì trong một xã hội tồn tại nhiều giai cấp một lúc, đồng thời còn có những yếu tố khác tác động, ví dụ chiến tranh, ví dụ tôn giáo, ví dụ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự xuất hiện của một giai cấp trong xã hội cũng không đơn giản, do hai giai cấp đấu đá tiêu diệt nhau, hay có sự biến chuyển giai cấp trong quan hệ với sản xuất. Ví dụ : khi người nông dân ra thành thị, bán sức lao động, không còn làm chủ ruộng đất thì họ thành công nhân. Quý tộc, khi áp dụng hình thức bóc lột tư sản (tức là thu tiền mà không lấy hiện vật) thì thành tư sản. Đây là điều đã xẩy ra ở nước Anh thời trung cổ, khi quý tộc Anh thay vì lấy lúa mỳ, hay công lao dịch đổi sang đòi người nông dân phải thuê ruộng mà trả bằng tiền. Nhưng nếu người nông dân ra thành thị, thì thành thị từ đâu mà ra. Tại sao lại xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi nói tới những điều này, thì người ta sẽ phải để ý tới các yếu tố tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự chuyển dịch của các tổ chức nhà nước, rồi những hiện tượng làm đảo lộn xã hội, tạo ra những tiến bộ khoa học, vô tình hay cố ý.
Hình thái đơn gian hóa quan niệm đấu tranh giai cấp này ở Tây Âu, do sự ứng dụng thuần túy của nó vào phong trào công nhân ở đây, đã có một bước ngoặt lớn với cách mạng tháng 10. Ở đây ta thấy có sự xuất hiện của liên minh công nông. Lần đầu tiên một hệ thống chính trị tồn tại thực sự theo chủ nghĩa Mác, và vì thế nó trở thành Mác-Lê nin. Vi nó phải giải quyết nhiều vấn đề khác đặt ra, ví dụ như vấn đề nhà nước, vấn đề dân tộc, vấn đề quản lý kinh tế,quan hệ quốc tế .. Trong khi ở Tây Âu, nó chỉ dừng lại ở mức độ phản đối, đòi quyền lợi xã hội. Tất nhiên ở Tây Âu về mặt lý luận họ cũng đặt ra những vấn đề về nắm chính quyền, nhưng trong thực tế nó là ảo tưởng.
Với cách mạng Vn, TQ, chủ nghĩa Mác – Lê nin lại tiến thêm một bước nữa, vì nó trở thành ngọn cờ của đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặc dù vậy, giữa TQ và VN cũng có sự khác biết. Đó là ở VN, ta vẫn là Mác-Lê nin. Nhưng ở TQ, ở đây là tư tưởng Mao Trạch Đông. Một điều quan trọng nữa, đó là ở VN cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc là chống ngoại xâm. Ở TQ là nội chiến với giai cấp tư sản mại bản liên minh với địa chủ, dù nó vẫn là giải phóng dân tộc.
Nếu ở Liên Xô là liên minh công nông, thì ở TQ là công nông binh, còn ở VN là công nhân , nông dân, trí thức. Hiện nay ở Vn đề cao tư tưởng Hồ chí Minh, và ở đây có một phần rất lớn là « đạo đức cách mạng » (theo quan niệm của tôi)
Nói như thế để thấy rằng, trong một trường hợp cụ thể, vấn đề đấu tranh giai cấp cũng rất khác nhau. Hiện tại với quan niệm của tôi, thì chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN, và chủ nghĩa Mao và những gì người TQ phát triển thêm, là hai đại diện chính, quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác-Lê nin trên thế giới. Chính xác hơn là chúng đầy đủ nhất. Cả hai đều là Mác-Lê nin châu Á, vì cái gốc văn hóa tiếp cận là từ đạo Nho (chủ yếu) và đạo phật.
Bây giờ hãy đi vào cụ thể. Đấu tranh giai cấp ở VN trong lịch sử cụ thể là ở đâu ? nó thể hiện rõ rệt nhất trong việc tiêu diệt chế độ phong kiến. Và cũng không phải là một chế độ phong kiến dân tộc (kiểu nhà Lê, nhà Trần, ..) mà là một dạng phong kiến mại bản, được chủ nghĩa thực dân Pháp giữ lại làm tay sai trong một quá trình giải phóng dân tộc. Nếu so sánh tương đương, thì những điều cách mạng VN theo chủ nghĩa Mác-Lê nin làm là .. tương đương với đấu tranh giai cấp của một cuộc cách mạng tư sản. Ví dụ cách mạng tư sản Pháp 1789. Tại sao lại có sự lệch pha này. Bởi sự phát triển ở Vn không phải là sự phát triển tự nhiên nội tại hoàn toàn khép kín, và từ đây ta phải bổ xung vào cái mô hình « đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội » kia một yếu tố khác, là tác động của bên ngoài. Tiếp tới đây tôi sẽ chỉ ra cái lô gic đấu tranh giai cấp trong toàn bộ lịch sử VN thế nào.
Điều đập vào mặt tôi đầu tiên khi áp dụng duy vật biện chứng, cụ thể ở đây là luận điểm đấu tranh giai cấp vào lịch sử VN, thì nó có những điều rất thú vị sau đây.
Nếu đấu tranh giai cấp là hiện tượng có thực trong lịch sử VN, thì việc thay đổi chế độ xã hội, thể chế không phụ thuộc vào sự vận động nội tại, mâu thuẫn của các giai cấp này, mà là do tác động bên ngoài. Lấy ví dụ cụ thể. Vào thời cuối nhà Trần, tôi gọi là mạt Trần mối quan hệ sản xuất giữa quý tộc chủ nô (phải hiểu là chủ nô kiểu nông nô, chứ không phải là dạng chủ nô lệ như ở Hi lạp, hay ở các bang miền nam nước Mỹ thời thế kỷ XVIII) và nông nô sụp đổ, nhưng quá trình này không đi được tới tận cùng, theo cái lý của Hê ghen ở trên, mà sự suy sụp của nó, dẫn tới sự suy yếu của nhà nước, sự xuy yếu của nhà nước dẫn tới lủng cổng nội bộ, lủng củng nội bộ dẫn tới việc xâm lược của nhà Minh. Khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, thì một dạng quan hệ sản xuất mới ra đời với địa chủ và nông dân.
Tương tự như vậy, vào cuối thế kỷ XIX, mối quan hệ sản xuất phong kiến ở VN thời nhà Nguyễn cũng rơi vào khủng hoảng. Nhưng địa chủ và nông dân « chưa kịp đánh nhau » để hình thành xã hội mới, thì nhà Nguyễn đã bị Pháp xâm lược. Điều đặc biệt nữa là mặc dù chế độ nhà Nguyễn khủng hoảng, cuối thời Minh Mạng(1840), tức là lúc bắt đầu có sự xâm lược của thực dân Pháp, nhà Nguyễn là triều đại hùng mạnh nhất của lịch sử VN nếu tính về đất đai, dân số, ..nhưng nó vẫn không đủ mạnh để chống lại hiệu quả cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Từ cuộc xâm lược của thực dân Pháp mà xuất hiện giai cấp công nhân, tư sản. Nhưng tư sản ở đây không phải là tư sản dân tộc tự nó, mà là tư sản mại bản. Giai cấp phong kiến cũng không biến mất, mà được Pháp giữ lại làm xương sống cho chế độ thực dân, mà gia đình Ngô Đình Diệm là một điển hình.
Tóm lại, quan hệ tương tác giữa các giai cấp ở Vn trong lịch sử là có thật, đúng như chủ nghĩa Mác nói, nhưng ảnh hưởng của nó bị hạn chế do yếu tố bên ngoài tác động, theo mô hình sau, nếu mâu thuẫn giai cấp không giải quyết thỏa đáng, dẫn tới khủng hoảng, xuy yếu , thì nước ngoài đã xâm lược, kết thúc quá trình tương tác lẫn nhau này, từ đó đẩy mâu thuẫn dân tộc lên cao nhất. Trong quá khứ lịch sử, yếu tố bên ngoài là các triều đại phong kiến TQ. Nhưng từ thế kỷ 19, thì TQ không còn là « độc quyền » vai trò này mà nó có thể là Pháp, Mỹ…v..v.. Điều này đến nay vẫn đúng.
Như vậy đối kháng với xâm lược nước ngoài là điều quan trọng nhất trong lịch sử VN, chứ không phải là mâu thuẫn nội bộ. Để cho các bác có thể so sánh, nước Đông Á có sự đấu tranh nội bộ kiểu « lô gic Hê ghen » này duy nhất chỉ có Nhật. Ví dụ vào thời mạt Trần (thế kỷ XIV) , sự khủng hoảng không chỉ ở VN mà toàn châu Á, chính vào thời điểm này mà đế quốc Phù Nam tan rã, nhà Nguyên bị nhà Minh đánh bại, và ở Nhật là thời kỳ Senkaku (chiến quốc). Phải tới 2 thế kỷ sau thì thời kỳ chiến quốc này mới hết để tạo ra chế độ Mạc Phủ (Shogun). Nhưng do ở đây chỉ có « đấu đá nội bộ », các tầng lớp giai cấp Nhật chồng lên nhau. Vẫn còn quý tộc và vua, nhưng giai cấp này mất quyền, thay vào đó là địa chủ, nhưng địa chủ biến dạng từ Daïmio là phong kiến cát cứ cũ mà thành, còn tầng lớp võ sĩ thì đóng vai trò tương đương như nho sĩ ở VN, TQ, ý thức hệ mới chủ đạo cũng là Nho giáo. Trong Phật giáo, với giai cấp quý tộc cũ, Nhật giữ được các tông Thiên Thai, Duy thức. Sự xuất hiện của võ sĩ đạo và nông dân (thay cho nông nô) đã dẫn tới sự hưng thịnh của Thiền (cho võ sĩ) và Tịnh độ tông cho nông dân. Tất nhiên ở đây tôi nói một cách khái quát, chứ trong thực tế không ai cấm một cá nhân võ sĩ đạo theo Tịnh độ, hay nông dân tập thiền, tôi chỉ chỉ ra nguồn gốc cái « đế kinh tế » và tư duy thịnh hành của nó mà thôi, vì nó là cấu trúc thượng tầng tương đương. Đến giai đoạn thế kỷ XIX, thì ngay cả Nhật cũng không còn ở trong sự phát triển nội bộ này nữa, mà cũng bị nước ngoài ép. Nhưng khác với TQ, VN, Nhật đã làm cách mạng Minh trị(1868) tự mình chuyển đổi giai cấp, phương thức sản xuất. Từ địa chủ (Daimio và võ sĩ) hình thành tư sản, từ nông dân hình thành giai cấp công nhân.
Khi VN tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thì không những đánh đuổi thế lực nước ngoài mà còn có cả phong kiến mại bản tay sai. Đây chính là nội dung của cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng sau khi giải phóng rồi thì làm gì. Tất nhiên là phải công nghiệp hóa, xây dựng một đất nước hiện đại. Nhưng xây dựng thế nào khi ta chỉ có công nhân, nông dân và trí thức. từ đó đặt ra vấn đề thời kỳ quá độ.
Như vậy đấu tranh giai cấp, chính xác hơn là cấu trúc giai cấp của một xã hội quyết định hình thái kiến trúc thượng tầng xã hội đó, nhưng không có mâu thuân giai cấp không đơn thuần trong một mô hình kín, mà trong một mô hình mở, do có can thiệp từ bên ngoài. Chính vì thế mâu thuẫn giai cấp này chỉ là một bộ phận mâu thuẫn. Ở đây mâu thuẫn giai cấp nhiều khi trùng với mâu thuẫn dân tộc, do khi yếu tố nước ngoài xâm thực, thì nó cũng phải tạo nên những giai cấp tay sai làm chỗ dựa cho nó. Nhưng giai cấp tay sai này vừa què quặt, vừa phản tiến bộ, vừa mại bản.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 22 2021, 11:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



3- Aliénation (tha hóa hay vong bản)
Đây là một khái niệm của chủ nghĩa Mác, do Mác phát triển thời kỳ đầu (trước năm 1844), khi ông bắt đầu “lộn ngược nhận thức của biện chứng học Hê ghen”, thông qua việc nối tiếp nhà triết học Đức FeuerBach phên phán Thiên chúa giáo. Alienation thường được dịch là tha hóa, nhưng với tôi dịch nó là vong bản chính xác hơn, đúng hơn với quan niệm tôi sử dụng.
Khái niệm này bắt đầu từ đâu ? nó bắt đầu từ khi Mác phân tích sự phân công lao động, quá trình phân công lao động của con người (theo chủ nghĩa Mác, lao động là động lực chính tzoj ra của cải vật chất, và từ đó thúc đẩy tiến bộ xã hội) trong qua trình lịch sử, và nó là con đường để dẫn người ta từ vật chất đơn thuần tới nhận thức tư duy. Trong khi theo quan niệm duy tâm, có cội nguồn từ Thiên chúa giáo, thì nhận thức tư duy do chúa trời ban xuống, tạo ra là khởi đầu.
Quá trình phân công lao động này bắt đầu bằng việc chuyển từ săn bắn hái lượm sang chăn nuôi và nông nghiệp, nó dẫn tới sự phân công lao động nam / nữ. Rồi càng ngày càng biến chuyển chuyên sâu thêm. Từ đó tạo ra xã hội có giai cấp, ..v..v..
Quá trình này được coi là tha hóa, và nó có hơi hướng mùi vị của một dạng tôn giáo và vì thế, các nhà mác xít về sau, đặc biệt từ sau Lê nin (tức là những người Mác xít Lê nin nít) ít dùng nó, sự tha hóa nếu có, được xuy ra trực tiếp từ tác phẩm Tư bản luận, trong đó với khái niệm “giá trị thặng dư”, người ta có thể thấy sự bóc lột. Và sự bóc lột này chính là một sự vô nhân đạo, dẫn tới tha hóa nhân phẩm của con người. Điều này cũng dễ hiểu là với những người theo Mác – Lê nin, tức là những người đã đưa chủ nghĩa Mác vào hiện thực, thi việc tổ chức nhà nước, rồi công nghiệp hóa, chắc chắn sẽ dẫn tới sự phân công lao động cao hơn, chứ không thể giảm đi. Vì thế điều người ta quan tâm, đó là vấn đề bình đẳng, vấn đề xã hội chủ nghĩa.
Ngược lại, ở phương Tây, khi vấn đề công nghiệp hóa, đã được giai cấp tư sản thực hiện, thì việc nó “vi vu” trong vấn đề triết học nhận thức “tha hóa” này lại là chính. Vì thế các học giả tư sản (không phải là mác xít phương Tây), rất khoái khẩu món “alienation” này, và đồng thời nó cũng là một cách để nói chủ nghĩa Mác là không tưởng. Vì theo như họ suy ra, thì muốn không bị tha hóa mỗi một người đều có thể “sáng đi câu, chiều đi nấu ăn, hôm nay làm bác sĩ, ngày mai làm phi công” (theo quan niệm trong xã hội không còn phân công lao động, không cần học thức kỹ thuật chuyên môn, trở về với bản nguyên đầu tiên, khi con người còn là bầy đàn nguyên thủy)
Cũng chính vì khoái khẩu món này,nên họ chia ra thành Mác trẻ / Mác già và thường lấy năm 1844, tức là vào thời điểm Mác bắt đầu quan tâm tới kinh tế làm biên giới. Trước đó ít nhiều Mác chịu ảnh hưởng của Hê ghen.
Tại sao tôi lại nói alienation này có mùi vị tôn giáo. Bởi vì nó coi điểm xuất phát bản đầu là toàn vẹn. Nếu so với thiên chúa giáo, thì bản nguyên là khi Adam và Eva ở trên thiên đường. Adam và Eva chỉ mất bản nguyên, khi bị con rắn xui dại ăn quả táo cấm, và bị đầy xuống trần thế, sống cuộc đời lao khổ “sinh, lão, bệnh, tử”. Quá trình này của Adam – Eva chính là một quá trình tha hóa.
Trong đạo Phật, ta cũng thấy một lô gic gần tương tự, đó là khổ đau do “sinh, lão, bệnh, tử” do “tham, sân, si” sinh ra. Nhưng có điều khác, đó là sự toàn vẹn (trong đại thừa gọi là TÂM) đồng thời tồn tại, và những giá trị “tha hóa” kia chỉ là ảo tưởng (maya) do vô thường tạo ra.
Điều khác cơ bản giữa đạo Phật và Thiên chúa, là quá trình tha hóa này là một quá trình tự nhận thức. Còn trong thiên chúa, nó bắt buộc phải thông qua một thế lực bên ngoài.
Trong trường hợp đạo Phật, thì khái niệm tha hóa này, không đi ngược với quan niệm duy vật biện chứng.
Tôi vẫn sử dụng khái niệm tha hóa (alienation) trong duy vật biện chứng, nhưng với tôi, tôi quan niệm nó gắn với vong bản (mất gốc) hơn là tha hóa. Sở dĩ tôi sử dụng được, vì quan niệm của tôi về nó tới từ đạo Phật. Và ở đây nó rất khớp với vấn đề mâu thuẫn mà tôi nói ở trên.
Nó khớp thế nào ? như đã nói ở trên, duy vật biện chứng dựa trên phân tích giải quyết các mâu thuẫn, nhưng trong xã hội không chỉ có mâu thuẫn tự nó sinh ra, mà là mâu thuẫn được đưa từ bên ngoài vào, như tôi đã nhận xét về sự phát triển của lịch sử VN. Như vậy alienation (vong bản) sẽ xẩy ra khi mâu thuẫn này được đưa từ ngoài vào, không phải là mâu thuẫn “tự nó”. Ví dụ, thời thực dân kinh tế VN là một nền kinh tế mại bản, vì nó không được phát triển cho xã hội Vn, mà là bị ép buộc, phụ thuộc, đây chính là một dạng vong bản. Hiện tại, nhận thức xã hội do tuyên truyền từ phương Tây vào, đã khiến nhận thức xã hội “vong bản” với cấu trúc xã hội của nó, như những gì đang xẩy ra ở Miến điện. Như vậy vong bản (alienation) là sự thể hiện của một xã hội bị “trật khớp”, là mâu thuẫn do bên ngoài đưa vào, như tôi đã nói tới.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 26 2021, 04:47 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



4- Nhà nước và cách mạng.
Ở trên trong phần “alienation” tôi đã nói tới nhận thức khác nhau về vấn đề “vong bản” trong chủ nghĩa Mác. Từ đó, người ta có thể nhận thấy rằng có sự khác nhau rất rõ rệt giữa nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở phương Tây và ở VN, TQ. Ở phương Tây, nếu là các học giả tư sản thuần túy, thì họ sẽ tìm cách biến chủ nghĩa Mác thành một dạng duy tâm chủ nghĩa thông qua khái niệm “alienation”, còn nếu họ là Mác xít thật, thì chỉ nhằm đấu tranh đòi quyền lợi xã hội cho giai cấp công nhân. Hiện tại thì ngay điều này cũng giảm dần, do giai cấp công nhân ở phương Tây đã đa dạng hóa về sắc tộc, có nhiều người nước ngoài, dẫn tới các mâu thuẫn về sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo nổi lên thế chân vấn đề giai cấp. Đồng thời do trung tâm sản xuất chuyển về châu Á, TQ, phần phương Tây phát triển chủ yếu về tài chính, ngân hàng, như một dạng bóc lột kín đáo, đã khiến đấu tranh giai cấp ở phương Tây giảm đi.Do số lượng giai cấp công nhân giảm, đồng thời lại ô hợp hơn.
Một điều quan trong không kém, đó là quan niệm về nhà nước. Vì thế tôi mới lấy tên mục này là “nhà nước và cách mạng” như tên một tác phẩm nổi tiếng của Lê nin.
Vấn đề nhà nước này rất quan trọng, vì trong chủ nghĩa Mác ở phương Tây, nhà nước XHCN duy nhất tồn tại trong vòng 2 tháng là Công xã Paris, vào năm 1870. Công xã Paris là chính quyền của người dân lao động Pháp, nên nó được coi như típ điển hình của một nhà nước của giai cấp công nhân.
Nó là hình thức duy nhất tồn tại khi Mác và Ăng ghen còn sống.
Chính Mác và Ăng ghen đã nói tới “chuyên chính vô sản” từ bài học của công xã Paris, nhưng thực tế như thế nào thì vẫn không có. Phải tới cách mạng tháng 10 thành công, thì nguyên tắc nhà nước mới này mới thành hình. Khác với những gì tồn tại ở công xã Paris, nguyên tắc nhà nước của Lê nin dựa vào một chính đảng, về mặt xã hội là một liên minh giai cấp, công nhân – nông dân, về mặt kinh tế hình thức “công xã” kiểu như ở công xã Paris chỉ có ở nông thôn (hình thức hợp tác xã), ngược lại ở thành thị là hình thức sở hữu nhà nước. Trong giai đoạn 1917-1920, hình thức tự quản trong các cơ sở sản xuất thành thị được hình thành một cách tự nhiên, nhưng trước sự yếu kém của chúng, do tình trạng quản lý không chuyên nghiệp, năm cha ba mẹ, dẫn tới sự rối loạn, đã khiến Liên Xô bỏ kiểu quản lý này. Cũng chính Lê nin đã đề ra các biện pháp về sử dụng lại nhân sự chuyên môn của chế độ Sa hoàng cũ, nói tới chủ nghĩa xã hội như là chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa, tức là vấn đề công nghiệp hóa kiểu mới.Lê nin cũng đưa ra chính sách NEP, tức là một dạng kinh tế thị trường. Nó có rất nhiều điểm giống với VN, TQ hiện tại, tức là dùng cơ chế thị trường quản lý, điều tiết sản xuất, Sở hữu bao gồm cả sở hữu tư nhân và nhà nước, điều khác biệt cơ bản nhất giữa hình thức NEP và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện tại, là nhà nước xô viết độc quyền về ngoại thương. Một điều khác nữa là cơ chế tài chính hiện tại, dựa trên đồng đô la, trong khi vào thời điểm cách mạng tháng mười, cơ chế tài chính thế giới dựa trên vàng.
Từ giữa thập niên 20, nhà nước Xô Viết đã bỏ chính sách NEP, sau khi cánh hữu trong đảng cộng sản Liên Xô bị loại, đó là nhóm Bu kha rin. Lý do tại sao tôi đã từng nói. Nhưng về cơ bản đó là nếu không tập thể hóa nông nghiệp, thì nhà nước Xô viết không thể tích lũy vốn để công nghiệp hóa. Tại sao lại thế ? bởi công nghiệp hóa ở Liên Xô bắt đầu bằng công nghiệp nặng, với mục đích tăng cường quốc phòng. Vốn đầu tư chỉ có thể lấy từ nông nghiệp, nhưng trong cơ chế thị trường bình thường, thì phải phát triển sản xuất hàng hóa công nghiệp nhẹ, để đổi lấy lương thực. Chỉ có tập thể hóa thì mới có thể huy động lương thực bằng biện pháp hành chính.
Tất nhiên, ngoài lý do này còn có lý do sản xuất lớn trong nông nghiệp, nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy, mà nông nghiệp lớn lại luôn luôn lỗ, khiến càng về sau, Liên Xô càng phải tăng cường nhập khẩu lương thực. Nhưng lúc này, công nghiệp đã mạnh hơn, và tích lũy vốn lại bắt nguồn từ xuất khẩu khí đốt, dầu khí. Cho đến này, điều này vẫn tồn tại với Nga.
Việc tích lũy vốn này là điều bắt buộc với một nước muốn công nghiệp hóa.Người ta có thể lấy ví dụ ngay nước Ý, là một nước công nghiệp hóa muộn. Khi nước Ý thống nhất vào giữa thế kỷ 19, thì nhà nước tư sản Ý đã tiến hành bảo hộ thị trường, để nuôi các tập đoàn công nghiệp ở miền Bắc Ý, việc này đã hạn chế miền Nam Ý phát triển, do đây là vùng nông nghiệp truyền thống. Nói cách khác, nông nghiệp miền Nam Ý đã tạo vốn tích lũy cho công nghiệp hóa ở Ý. Ở các nước tư bản phát triển khác như Pháp, Anh, đều có vấn đề tích lũy vốn này, nhưng các nước này tiến hành qua khai thác thuộc địa. Việc tích lũy vốn bằng nông nghiệp ở Liên Xô, dù được tiến hành kiểu khác, cũng không ra ngoài quy luật này.
Hiện tại, khi nhà nước VN kêu gọi FDI, tức là một dạng phát triển dựa vào vốn nước ngoài. Câu hỏi về lâu dài là làm sao việc đầu tư nước ngoài sẽ chuyển thành nâng cấp kinh tế trong nước, khi mà thị trường trong nước không được bảo hộ. Đây là điều hoàn toàn mới do toàn cầu hóa tạo ra. Người ta có thể thấy Hàn quốc, Đài loan công nghiệp hóa kiểu này, lấy xuất khẩu tích lũy vốn. Nhưng VN vẫn khác Đài loan, Hàn quốc là VN đi sau hơn, vì thế động lực xuất khẩu ở VN hiện tại không phải là hãng VN, nhưng tương lai phải có.
Tại sao VN là nước duy nhất làm được ở ĐNA, và có lẽ trên thế giới, giai đoạn “tích lũy vốn qua FDI” hiện tại. Câu trả lời chính là trong câu khẩu hiệu của Lê nin “ chủ nghĩa xã hội là chinh quyền Xô Viết cộng với Điện khí hóa”. Tất nhiên ta phải hiểu câu nói này một cách trìu tượng, ví dụ điện khí hóa là biểu tượng của công nghiệp hóa. Vậy chính quyền Xô Viết ở đây là gì. Đó chính là cấu trúc nhà nước theo liên minh giai cấp hiện tại, thể hiện qua một chính đảng duy nhất.
Tại sao các nước ĐNA khác không thể mở được như VN. Vì nếu họ mở thế, sẽ thành cộng hòa chuối ngay lập tức. Ở các nước ĐNA khác, nắm phần thượng phong trong kinh tế, sẽ dẫn tới điều khiển nhà nước. Nhưng ở VN điều đó không xẩy ra được, vì nước ngoài không có cửa để điều khiển. Đảng-Nhà nước như một cái lõi rắn chắc khiến nước ngoài không điều khiển được. Điều quan trọng hơn nữa, các hãng nước ngoài chiếm đa số ở VN là những nước mà họ không thể dùng áp chế chính trị kiểu thuộc địa, bởi bản thân họ cũng không có vị thế chính trị vững chắc để can thiệp vào VN: Hàn, Đài, Nhật, Sing, ..Điều này sẽ khác nếu đầu tư chính là Mỹ kiểu như ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, ..
Một điều khác biệt nữa, đó là các nước ĐNA khác từ trước đã ở vào vị thế lệ thuộc, các miêng ngon đã bị tư bản nước ngoài chiếm, phần còn lại của tư bản trong nước, phải cố nhờ cậy chính quyền tìm cách bảo hộ. Trong tình trạng ấy, thì họ đã bị rơi vào thế của một nền kinh tế kiểu chủ nghĩa thực dân mới. Tự họ hạn chế họ
Điều mà ở VN không có, và nếu ta giữ được vững chắc chế độ, thì nó sẽ không có. Điều phụ thuộc chính trị chỉ tới khi “đa nguyên đa đảng”, tức là tư hữu hóa hệ thống chính trị cho nước ngoài và tay sai của nó tham dự, được lừa bịp dưới dạng “quyền dân”. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà nước ngoài thích Vn có một dạng xã hội dân sự mại bản.
Nếu như thế thì Bye Bye phát triển. Vì thế chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa, đi liền với “chính quyền Xô Viết”. Người ta có thể thấy rằng, “chính quyền Xô Viết” là điều kiện quyết định để phát triển. Chính vì “chính quyền Xô Viết” vững chắc, mà ta có thể mở cửa kinh tế ở mức độ cao, để có vốn, mà vẫn không bị lệ thuộc chính trị dẫn tới hạn chế phát triển. Điều khác biệt của Vn với ĐNA là ở đây.
Cũng phải nói thêm là, mô hình VN là mô hình đặc biệt, liên qua tới đấu tranh cách mạng của người VN. Nó không phải là mô hình có thể xuất khẩu được.
Vấn đề nhà nước và cách mạng này chỉ có từ sau chủ nghĩa Lê nin. Vì thế ở chủ nghĩa Mác ở châu Á là chủ nghĩa Mác -Lê nin đã được châu Á hóa, Việt nam hóa.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jul 28 2021, 11:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



5- Nhà nước và cách mạng (tiếp)
Phần nhà nước và cách mạng tiếp này, tôi muốn nói về một điều thú vị. Đó là về mác xít châu Á. Hiện tại ở châu Á có 3 nhà nước mác xít, đó là VN, TQ, Triều tiên. Nhưng chủ nghĩa Mác không chỉ tồn tại ở đây, mà ở các nước như Hàn quốc, Nhật cũng có. Ở Hàn Quốc, tư duy đầu tư công nghiệp nặng, tư duy phát triển công nghệ nội địa cũng là một điều xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lê nin, do họ chạy đua với Triều tiên. Cho tới những năm 70, thì kinh tế Triều Tiên vẫn là một mô hình để kinh tế Hàn đua tài theo.
Ở Nhật, dòng triết học Mác xít cũng là một dòng triết học có nhiều điểm thú vị. Ở đây tôi phải mở ngoặc nói là, ở Nhật triết học Mác xít không phải là triết học chính thống là ý thức hệ tư tưởng của nhà nước, mà nó là ý thức phản biện, đánh giá.
Gần đây tôi có đọc một cuốn rất thú vị của học giả Kojin Karatani, tên cuốn sách là “cấu trúc của lịch sử thế giới” (tiếng pháp: Structure de l’histoire du monde). Tác giả đã xuất phát từ cuốn tư bản luận của Mác, đánh giá sự phát triển lịch sử thế giới một cách duy vật, nhưng không phải là duy vật theo hình thức quan hệ sản xuất (tức là cách thứ sở hữu công cụ sản xuất), mà lại dựa trên quan điểm giao lưu thương mại, trao đổi hàng hóa.
Từ đó mà ông ấy đã dẫn tới kết luận là tôn giáo, nhà nước, kinh tế thị trường là các hình mẫu kinh tế “trao đổi” khác nhau. Tất cả các hình mẫu này đều là hình mẫu tổ chức xã hội. Trong đó tôn giáo là một cộng đồng người trao đổi dựa trên quan niệm bình đẳng, hình mẫu nhà nước là một trao đổi bắt buộc dựa trên thuế. Còn trao đổi thương mại là giá trị thặng dư.
Có nhiều quan niệm rất thú vị. Ví dụ với tôi, nhà nước thuộc vào cơ chế thượng tầng kiến trúc của xã hội, còn hạ tầng cơ sở là quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Với quan niệm trao đổi hàng hóa là chủ đạo, ông ấy đã đặt cơ chế nhà nước vào hạ tầng cơ sở. Điều này không phải không có lý, vì ta có thể nhìn ngay ví dụ cấu trúc kinh tế VN hiện tại. Theo quan niệm “giáo điều” của chủ nghĩa Mác, thì một nhà nước như ở VN không thể tồn tại được, do lực lượng sản xuất của nó bị chi phối nhiều bởi FDI, nhưng nhà nước VN là một nhà nước độc lập. Nếu quan niệm nhà nước cũng là một bộ phận của hạ tầng cơ sở, như Kojin Karatani quan niệm, thì giải thích điều này là hiển nhiên. Ngược lại, tôi vẫn giữ quan niệm truyền thống của chủ nghĩa Mác, tức là nhà nước là cơ chế thượng tầng, nhưng tôi bổ xung vào là cơ chế thượng tầng cũng tác động ngược laih vào hạ tầng cơ sở, làm thay đổi nó, do nó có sự độc lập chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào cơ chế sản xuất. Trong chủ nghĩa Mác cổ điển hạ tầng cơ sở tác động vảo thượng tầng kiến trúc, còn với tôi thi hai bên tương tác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong một quan hệ biện chứng qua lại, chứ không chỉ có một chiều.
Một quan niệm nữa cũng thú vị không kém của tác giả này, là ông ấy coi trung tâm lịch sử thế giới là các đế chế lớn như đế quốc hồi giáo, Trung Hoa cổ đại, Ấn độ cổ đại. Ngược lại phần Tây Âu, phương Tây là râu ria, là “ngoại ô”. Và điều này cũng đúng nếu lấy trao đổi hàng hóa làm luận điểm suy luận. Trong khi tư duy phương Tây lấy họ, văn hóa Hi – La làm trung tâm, du sự tự tôn của họ
Với thế giới hiện tại, Kojin karatani nhận định sản xuất phụ thuộc vào tiêu thụ, Tiêu thụ và tài chính là trụ cột, sản xuất phụ thuộc vào đây. Điều này cũng đúng, khi ta nhìn nhận đế chế tài chính mà Mỹ đang làm chủ, và Nhật phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Tại sao Kojin Karatani có thể nhìn nhận như thế, bởi ông ấy là người Nhật. Nước Nhật trong thế giới hiện đại phụ thuộc vào trao đổi, toàn cầu hóa, nước Nhật là nước sản xuất, nằm trong hệ thống tài chính Mỹ (cũng như Đức, EU, VN ,ĐNA, Hàn, ..) vì thế đây là tư duy mác xít xuất phát từ kinh nghiệm Nhật, vị thế Nhật.
Quyển sách này các bác có thể mua để đọc, vì nó là đương đại. Tôi dẫn nó để nói tư duy mác xít, duy vật biện chứng rất đa dạng, rất sống động, và một trong nhưng trung tâm của nó là châu Á.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 5 2021, 05:11 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



6-Mác, Ăng ghen, Lê nin, Mao Trạch Đông, Hồ chí Minh, Phi đen Cát tơ rô, Chê ghê va ra, Kim Nhât Thành
Khác với cac thể loại triết học khác, mà người học theo nó như học toán lý hóa, như một thứ kiến thức chuyên môn, Chủ nghĩa Mác được phát triển và trở thành hiện thực xã hội, nên vai trò của nó giống như một tôn giáo, nếu ta quan tâm tới tính phổ cập, đại chúng của nó. Nó cũng có tính khoa học, đặc biệt với khoa học xã hội. Tại sao ? bởi với phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác đã cung cấp một cái xương sống cho các môn khoa học xã hội. Vai trò của nó với khoa học nhân văn, không khác gì vai trò của toán học với các môn học tự nhiên. Tư duy kinh tế ảnh hưởng ngược tới các hiện tượng xã hội có vai trò quan trọng trong khoa học nhân văn không khác gì lô gic toán với khoa học tự nhiên. Mặc dù thế, cũng như quan hệ của các môn tự nhiên với toán,mỗi chuyên ngành vẫn có quy luật độc lập đặc trưng của nó. Ví dụ vật lý, vật lý dùng toán nhưng vẫn có quy luật của nó. Tương tự như vậy, triết học, lịch sử, tôn giáo có quy luật của nó, nhưng sử dụng phương pháp luận mác xít, người ta sẽ thấy nó rõ ràng hơn. Đặc biệt thấy quan hệ của chúng với nhau trong một tổng thể, chứ không phải là một đống hổ lốn, rời rạc, hỗn độn.
Với cá nhân tôi, điều này tôi đã tưng nói, tôi ví duy vật biện chứng, duy vật lịch sử như bản thiết kế vẽ của một công trình kiến trúc, còn các môn nhân văn khác là các vị trí cụ thể trong công trình đó, như cửa sổ, cầu thang,phòng tắm, phòng ngủ .. Không có chủ nghĩa Mác, người ta có thể tìm hiểu rất rõ ví dụ cửa sổ thế nào, làm nó ra sao,bằng vật liệu gì.. nhưng không biết đặt nó vào chỗ nào trong công trình kiến trúc, không tìm được mối liên quan gắn kết vai trò của nó trong một tổng quan chung của công trình.
Vai trò cấu trúc hóa nhận thức xã hội của chủ nghĩa Mác rất quan trọng với các nền văn hóa ngoài phương Tây, vì nó là cách thức tuyệt vời nhất để đánh giá, phản biện, tìm hiểu, học hỏi nền văn hóa này, mà không bị rơi vào hiện tượng nhìn thấy cây mà không thấy rừng.
Một cách tiếp cận văn hóa phương Tây hiệu quả khác, đó là .. nghiên cứu đạo thiên chúa. Nhưng nghiên cứu đạo Thiên chúa, theo nó thì mình lại mất gốc truyền thống văn hóa (tôi nói theo quan niệm cá nhân của tôi), đồng thời chỉ nhìn thấy được chiều xuôi, mà không thấy được chiều ngược.
Hiện tại tôi đang tìm hiểu cả một nhánh cụt của đạo Thiên chúa, đó là Gnose, mà theo tôi với các dị bản tin lành như của Thomas, Marie, Philippe, .. chịu ảnh hưởng rất nhiều của đạo Phật. Vậy tại sao nhà thờ Thiên chúa chỉ công nhận có 4 bản đó là của Jean, Luc, Mathieu, Marc, mà không công nhận nhưng bản kia, dẫn đến cấu trúc nhận thức Thiên chúa hiện tại. Ngược lại nếu họ công nhận các bản kia, thì đạo Thiên chúa sẽ rất gần với lô gic phật giáo. Nói một cách khác, vào thời điểm ban đầu, đạo Thiên chúa có thể đi theo xu hướng của đạo Phật, nhưng nó đã không làm thế, tại sao .. Tìm hiểu điều này, ta sẽ thấy được sự khác biệt bản chất văn hóa giữa ta và họ, để học hỏi họ chính xác hơn, khỏi ngộ nhận.
Chinh vì thế, tôi vẫn tìm hiểu đạo thiên chúa, không phải để theo, mà tìm hiểu lô gic của nó, mà lô gic của nó chính là chủ điểm của khoa học nhân văn phương Tây, được phân tích theo chiều xuôi (bảo vệ), hay ngược (vô thần). Nhưng cách tìm hiểu văn hóa phương Tây qua thiên chúa giáo không hay bằng thông qua chủ nghĩa Mác-Lê nin (vì tôi dùng cả hai nên có thể so sánh)
bắt đầu từ Lê nin chủ nghĩa Mác đã vượt ra khỏi cái khung là ý thức hệ của giai cấp công nhân phương Tây. Từ sau Lê nin, ứng dụng của chủ nghĩa Mác như một hiện thực xã hội được thực hiện chủ yếu ở các nước ngoài phương Tây. Nước Nga Sa hoàng mặc dù tham dự vào hệ thống chính trị phương Tây, vẫn không phải là một nước phương Tây. Như vậy chủ nghĩa Mác – Lê nin (tức là từ Lê nin về sau) là một ý thức hệ tư tưởng giúp các nước đang phát triển, hay có văn hóa ngoài phương Tây vươn lên, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, trong trường hợp kinh tế thị trường, được ép từ ngoài vào. Cũng chính vì thế mà ở mỗi nơi, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa, chủ nghĩa Mác-Lê nin được nội địa hóa, biến thành văn hóa của mình.
Ở trên, tôi để tên những người đã thực hiện công việc “nội địa hóa” này, nhưng có nhưng phiên bản tôi hoàn toàn không nghiên cứu được, ví dụ phiên bản Triều tiên.
Trong 3 tư tưởng khởi đầu, Mác, Ăng ghen, Lê nin, người tôi cảm thấy gần gũi hơn cả về phương pháp duy vật biện chứng là Ăng ghen, bởi ông là người đã ứng dụng nó rất rộng rãi trong nhiểu vấn đề, đặc biệt về lịch sử , văn hóa,.. điều mà tôi quan tâm, và cũng là cách thức tiếp cận sử dụng chủ nghĩa Mác của tôi thông qua lịch sử văn hóa. Nhưng người theo Mác được gọi là Mác xít, theo Lê nin thì được gọi là Lê nin nít, bởi tôi đưa Ăng ghen làm trụ cột, nên tôi có lẽ là Ăng ghen liêng (Engelien). Đấy là nói đùa như thế, bởi danh từ này không tồn tại, vì thế nhận thức Mác xít của tôi vẫn là Mác – Lê nin, nhưng Ăng ghen với tôi có vai trò rất quan trọng.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 10 2021, 07:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #49

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư duy duy vật biện chứng là ý thức hệ tư tưởng, phương pháp nhìn thế giới, giúp người ta có nhân sinh quan thế giới quan. Nhưng so với một tôn giáo, thì nó lại thiếu một phần tu tập cá nhân. Điều mà ở VN, bác Hồ đưa vào chủ nghĩa Mác thông qua các lý luận về công tác cán bộ, « sửa đổi lề lối làm việc », ngay ở cuốn « Đường cách mạng », là tài liệu giảng dậy cho những nhóm mác xít đầu tiên của VN ở Quảng châu TQ, tức là thanh niên cách mạng đồng chí hội cũng có những điều này trong nội quy.Tất nhiên một người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin thì không thể tin có một ông thần Creator tạo ra thế giới, với tôi đó là chuyện cười Trạng Quỳnh, rồi từ đó mà gán cho « chúa dậy » những giá trị tinh thần, nhưng điều đó không có nghĩa là người ta không có giá trị, ý chí. Cũng chính vì thế mà thời bao cấp cũ, và thời XHCN cũ, có quan niêm xây dựng con người mới. Ngay ở Liên Xô, thời đó trong toàn bộ đất nước đã hình thành nên hình mẫu con người Xô viết mà phương Tây vẫn gọi là Homo Sovieticus, thậm chí ngay trên ngôi mộ thời đó ở Liên Xô, người ta cũng gắn một ngôi sao đỏ, thay vì để hình cây thánh giá.
Nếu những giá trị con người mới này được bảo tồn ở Liên Xô, bao trùm lên văn hóa của các nước cộng hòa trong Liên bang, thì khả năng Liên Xô tan ra cũng sẽ giảm đi. Tiếc rằng điều đó đã không xẩy ra.
Ở các nước như VN, TQ, Cuba, Triều Tiên.. chủ nghĩa Mác-Lê nin hoạt động trong khuôn khổ một dân tộc, vì thế giá trị văn hóa dân tộc trở thành cái đế được phát triển tiếp qua chủ nghĩa Mác, vấn đề như ở Liên Xô không đặt ra. Mặc dù thế hình ảnh con người mới vẫn có, xây dựng con người mới vẫn có.Dó là những mẫu hình người như trong Ruồi Trâu, như Thép đã tôi thế đấy.
Ở VN, TQ mẫu hình tu tập cá nhân chủ yếu được tiếp cận từ văn hóa truyền thống, tức là đạo Phật, đạo Nho. Với tôi chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN về phần tu tập cá nhân là sự kéo dài hiện đại hóa của đạo đức Nho giáo. Nhìn về ý thức hệ tư tưởng ở VN, Đạo Phật là đế của đạo Nho, Phật, Nho là đế của chủ nghĩa Mác – Lê nin, như tôi đã dẫn giải ở trên, vì các hệ thống tư tưởng này compactible với nhau. Mỗi một ý thức hệ đưa ra một điều mới, một chân trời mới, làm sâu sắc hơn, cập nhật hơn điều có trước nó, nhưng chúng không loại bỏ nhau. Vì thế tôi mới nói là chủ nghĩa Mác-Lê nin ở Vn là chủ nghĩa Mác Lê nin Nho giáo, chủ nghĩa Mác Lê nin Đông Á. Cách tiếp cận này rất rõ rệt trong phương pháp của bác Hồ.
Bây giờ tôi sẽ đưa ra một số câu nói kiểu cẩm nang (như mantra của đạo Phật) mà chủ nghĩa Mác-Lê nin ở VN hay nói tới, như một sự tiếp cận từ văn hóa truyền thống, và nó cũng chính là giá trị tu tập cá nhân của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
1- HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI
Đây là câu nói của Lê nin, rất hay được nói tới ở VN. Nhưng ở các nước XHCN châu Âu ngày xưa người ta nói tới ít hơn, tại sao. Điều này rất dễ hiểu, bởi ở VN tu tập đạo Nho thông qua học. Một nhà Nho ở Vn không đơn giản là một người theo đạo Nho, mà thường là một trí thức. Trí thức khoa bảng nếu họ thi đỗ làm quan, trí thức bình dân nếu họ sinh hoạt trong dân gian. Theo đạo Phật, thì người ta tụng kinh, tập thiền. Theo đạo Nho thì thờ tổ tiên, và HỌC.
Vì có việc học mà người ta thích sách vở, tự học. Các lãnh tụ cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, từ Mác, Ăng ghen, Lê nin, Mao trạch Đông, Đi mi tơ rốp, Bác Hồ, Phi đen, .. đều là những người có sức tự học rất lớn., học để sử dụng thực hành, chứ không phải học để đi thi.
Tôi chép lõm bõm ở đây câu đầu tiên của quyển Luận Ngữ, vì không nhớ chính xác hết, mà đi tìm quyển sách thì hơi ngại, để thấy rằng cái học của đạo Nho dùng để tu tập thực ra không khác với cái học của chủ nghĩa Mác-Lê nin
« Học nhi thì tập chi .. nhân bất tri nhi bất uẩn .. hữu bằng ban hữu phương lai .. »
Học nhi thì tập chi, là nói học phải có thực tập, thực hành ứng dụng, nó không khác gì câu của bác Hồ nói « học đi đôi với hành, lý luận đi liền với thực tế »
Nhân bất chi nhi bất uẩn là muốn nói học không cần có danh tiếng (không cần người biết : nhân bất tri) vì « nhi bất uẩn » (tức là không vì thế mà buồn). Câu này cho người ta thấy học là để tu thân, không phải lấy danh.
Mấy chữ cuối, nó còn có nữa mới rõ nghĩa, nhưng tôi không nhớ hết, chỉ nhớ ý tiếng việt, đó là khi có người tri kỷ để chia sẻ việc học, kiến thức, thì đó là niềm vui lớn. Đây cũng là một khía cạnh nữa của việc học, đó là chia sẻ với người khác, tất nhiên là với người muốn, còn không thì thôi, vì những người chia sẻ được là « bằng hữu » (bạn bè). Ở đây không có quan niêm truyền đạo, ép buộc
Trong luận ngữ cũng nói : « học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện » có nghĩa là học không biết mệt mỏi (không sợ học), đồng thời cũng miệt mài truyền dậy (hối nhân bất quyện). Mỗi nhà Nho như vậy là một thầy đồ tiềm năng.
Tất cả quan niệm học nói trên của đạo Nho cũng là quan niệm của chủ nghĩa Mác ở VN, theo quan niệm của Lê Nin. Chính vì Background của người Việt là đạo Nho nên việc chọn câu « mantra » này của Lê Nin trở thành dấu ấn.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Aug 16 2021, 07:55 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #50

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



2-Con người là một tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Câu nói này cũng là một đặc trưng của chủ nghĩa Mác-Lê Đông Á. Tôi đã từng nói tới nó trong langven, và lúc đó có nói rằng không biết nó ở trong tác phẩm nào của Mác. Bây giờ thì tôi đã biết nó nằm trong các luận điểm của Mác về Feuerbach. Hiện tại nó là một bộ phận của tác phẩm « Ý thức hệ tư tưởng Đức ». Sự tâm đắc luận điểm này của Mác về con người, bản chất con người có thể suy ra trực tiếp từ đạo Phật và đạo Nho. Ở trên tôi đã nói từ văn hóa truyền thống, các trí thưc VN tiếp cận rất tự nhiên chủ nghĩa Mác, vì chủ nghĩa này không công nhận « ông trời điều khiển thế giới, con người tùy theo ý mình không có quy luật», quan niệm về cá nhân con người như của Mác nói trên, cũng làm cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác dễ dàng hơn.
Khi Mác nói con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội, có nghĩa là cá nhân con người được định nghĩa bởi cộng đồng, quan hệ với cộng đồng người mà người đó sống. Nó khác với quan niệm cá nhân con người là hạt nhân, là nguyên tử « tự nó tồn tại » vẫn thường thấy trong văn hóa phương Tây.
Khái niệm này hoàn toàn đúng với quan niệm Phật giáo là « VÔ NGÃ ». Với Phật giáo con người là một tổ hợp của ngũ uẩn (sắc, thọ , tưởng, hành,thức) vì thế không có tự ngã, không có cái tôi. Cái tôi theo phật giáo thay đổi theo môi trường, vì thế mới có câu trong dân gian « gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ». Quan niệm này hiện tại cũng được chứng minh là đúng, khi người ta hiểu rằng cá tính một con người là do trải nghiệm cuộc sống mà ra (tức là như một bộ máy tự học), nó cũng phụ thuộc vào tâm tính (tức là tâm lý học hiện đại). Quan niệm con người có một cái tôi bất biến như truyền thống phương Tây, thực ra không chính xác. Cái bất biến của phương Tây này, theo đạo Phật lại là nghiệp. Vì thế nghiệp càng to thì cái tôi càng lớn, và với phương Tây thì là có « cá tính ».
Trong đạo Nho cũng vậy, mặc dù khác đạo Phật, quan niệm cá nhân con người của đạo Nho là những giá trị ràng buộc : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, tức là những nghĩa vụ mà không phải là quyền lợi. Một con người được định nghĩa bởi các nghĩa vụ với cộng đồng xung quanh mình bắt đầu từ cá nhân, rồi tới gia tộc, rồi tới chúng sinh, rồi tới nhà nước.
Chính vì thế khi định nghĩa « con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội », thì chủ nghĩa Mác-Lê nin đã tiếp tục truyền thống văn hóa này ở Đông Á, « không hẹn mà nên », vì thế, nó được chấp nhận rất dễ dàng.
Hiện nay, nếu về mặt văn hóa ở Vn và Đông Á truyền thống này vẫn được coi trọng, thì việc áp dụng các luật pháp theo hình mẫu phương Tây cũng tạo ra một sự cọc cạch, đó là theo luật pháp (từ luật xã hội tới kinh doanh) đều lấy chủ quản là cá nhân, nhưng ta lại không có truyền thống cá nhân như phương Tây. Đây là điều đúng cho cả VN, Nhật, TQ, ..vì thế cái cá nhân ở VN chỉ là một dạng cá nhân ích kỷ. Ngược lại cái vế trách nhiệm của cá nhân phương Tây thì ta lại không có. Chính vì thế, khi khi có kinh tế thị trường bung ra, thì chủ nghĩa cá nhân kiểu ích kỷ này trở thành phổ biến, và càng phổ biến thì xã hội càng nát, do không thể truy trách nhiệm cá nhân, cũng như không co tư duy, văn hóa trách nhiệm cá nhân. Cũng chính vì thế phải giơ cao các giá trị ràng buộc lên. Những giá trị ràng buộc này là cái khuôn ép cá nhân vào kỷ cương, và từ đó tạo ra trách nhiệm. Điều này đúng với tất cả các nước có truyền thống Nho giáo, không chỉ ở VN, không phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật. Ngay ở Nhật người ta cũng thấy điều này, mà Nhật là một nước phát triển cao.
Cũng chính vì thế, khi ban bí thư, ban tổ chức trung ương được hồi sinh, thì tham nhũng, rồi các hoạt động rối loạn ích kỷ theo cá nhân sẽ giảm, nhà nước hoạt động tốt lên. Ngược lại nếu đưa « đa nguyên đa đảng » vào thì có nghĩa là ích kỷ cá nhân không còn giới hạn, do giới hạn đã được tư hữu hóa, và trở thành lợi ích bè nhóm, mà cái bè nhóm này lại không có văn hóa trách nhiệm chỉ nhằm « ăn cơ chế », nên chỉ có nát thêm.
Chính vì thế, khi không có cái đế giống người ta, hay tương đương, thì không thể bắt chiếc, mà nếu có bắt chiếc thì cũng không thành công, mà chỉ có thể học rồi từ đó chọn lọc, và phải bắt nguồn từ nhu cầu của mình mà ra.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang « < 3 4 5 6 7 > » 
Topic Options
2 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (2 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC