Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

10 Trang < 1 2 3 4 5 > »  

· [ ] ·

 ThỰc HƯ CÂu ChuyỆn NiÊm Hoa Vi TiẾu CỦa ThiỀn TÔng, Các bác các cụ tham khảo

NVT2002
post Dec 15 2016, 10:15 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #21

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Khi đã giải nghĩa một khái niệm nào đó dựa trên ngôn ngữ văn bản, thì em sẽ tìm cái nghĩa trực quan rõ ràng nhất của nó. Còn bác Phó thì lại thích tìm những cái ẩn ý sâu xa ở phía sau văn bản đó. Em nghĩ là người xưa viết lại tông chỉ của Thiền là để hậu bối dễ hiểu, chứ không phải để đánh đố bằng các ẩn ý sâu xa

Em với bác có cách hiểu về những điều cơ bản khác nhau, nên nói chuyện tiếp thì cũng chả khác nào ông nói gà bà nói vịt


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 15 2016, 10:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #22

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Thực ra thì nó cũng không có gì là tìm tòi ẩn ý. Bốn cái câu ấy là của Bồ đề đạt ma. Mà tổ Bồ đề đạt ma thì dùng kinh Lăng già để ấn chứng, tức là truyền đạo. Vậy NVT cứ đọc cái kinh đó, tìm hiểu thì sẽ thấy. Cũng có thể đọc kinh Kim cương, vì kinh này là ấn chứng cho Thần Tú/Huệ năng.
Điểm khác nhau có lẽ là vì tôi để ý kinh hơn, vì tôi là « thanh văn ».
Nhưng đúng là nếu tiếp tục thì là ông nói gà bà nói vịt. Dù sao cũng cảm ơn NVT đã chỉ ra cái lô gíc của mình cho tôi biết.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 15 2016, 10:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #23

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tuy nhiên cũng cần phải bổ xung một tí là cái câu "bất lập văn tự" cũng có cả hàm ý là không chấp vào văn bản. Bởi vì trong các câu chuyện Thiền thường có mô típ là ông A trao đổi với ông B vài câu thì tự nhiên đùng một cái là ngộ luôn, khiến độc giả dễ lầm tưởng là có một cái gì đó kì diệu lắm. Thực chất là đằng sau câu chuyện đó là cả một quãng đường dài của người tu Thiền. Từ lúc thắc mắc, trăn trở về những hành động kì quặc trong công án, đến lúc tìm hiểu sách vở, trao đổi với thầy với bạn... để tìm ra được cái lý của Thiền. ‎Do vậy, nếu ai hiểu là Thiền tuyệt đối không dùng văn bản thì cũng sai nốt

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Dec 15 2016, 10:56 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 16 2016, 06:47 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #24

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em thấy bác Phó muốn giải thích Thiền bằng ngôn ngữ theo kiểu của ngài Thần Tú. Tuy nhiên, bác thử tìm xem trong lịch sử, có chỗ nào thấy phái của ngài Thần Tú sử dụng công án Thiền không? Theo em là không, vì nguyên tắc của công án là không dùng ngôn ngữ để truyền Tâm. Nay bác Phó lại muốn dùng ngôn ngữ để tư duy cái lý của công án, thì thật chả khác nào râu ông nọ cắm cằm bà kia‎


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 16 2016, 05:02 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #25

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Cái này thì tôi cũng không rõ, nên không khẳng định được là công án có được dùng trong tiệm tu không, hay chỉ dùng trong đốn ngộ. Nhưng mà tôi cũng không dùng công án để chiêm nghiệm, tôi không tham thiền bằng công án, mà chỉ đọc nó thôi rồi đối chiếu nó với kinh, hay là lời giải thích trong sách để tìm hiểu. Vì thế tôi mới ví nó như là bài tập. Chính vì thế tôi mới nhận mình là Thanh văn, tức là dùng văn tự để học phật giáo. Thế còn nếu tham thiền bằng công án, theo như hình thức Thiền Lâm Tế ngày nay ở Nhật thì nó thế này. Người học Thiền có thể ở trong tu viện, nhưng cũng có thể ở ngoài, sống như cư sĩ. Nhưng không được đọc sách vở phật giáo. Hàng ngày một có thời khoá biểu để ngồi Thiền, mỗi tiết ngồi thiền là 25 phút, 5 phút nghỉ. Thiền bắt đầu từ 3 giờ sáng. Đến 6 giờ thì hết một khoá, được ăn sáng, Rồi sau làm vườn, rồi lại Thiền tiếp. Đại khái thế. Khi ngồi thiền thì phải tập trung vào suy nghĩ công án. Mỗi sinh viên có một công án của mình, do thiền sư trụ trì chùa giao cho. Công án của ai, người ấy biết không được tiết lộ. Sau một khoá thiền, thì Thiền Sư sẽ có tham vấn thiền với từng sinh viên, và họ phải trả lời. Từ đây mà ta có những mẩu đối thoại công án, như trong Lâm Tế ngữ lục, hay của Bách Trượng Hoài hải. Nếu câu trả lời được chấp nhận, thì họ sẽ được giao một công án khác. Một chương trình học kéo dài ba năm. Và có một cái danh sách công án phải đạt được, giống như các bác học đại học, thì phải có đủ chứng chỉ các môn. Theo như người ta nói. Mỗi công án chỉ có một câu trả lời duy nhất là đúng. Vào thời Thiên Hoàng Minh Trị (1868), người ta có in cái đáp án này ra, và từ đó ta có cái công án mà các bác vẫn đọc. Ví dụ. cái công án « phật là ai ? Ba cân gai », thì người học chỉ có câu hỏi. Còn câu trả lời là tự mình tìm ra, chứ nó không có đầy đủ đối thoại.
Nhưng tôi có làm thế đâu. Tôi đọc kinh rồi đọc ngữ lục. Cả hai điều này là điều cấm kỵ nếu tu đốn ngộ bằng công án. Công án chưa bao giờ làm tôi ngộ, mà chỉ là sự kiểm chứng xem những người học phật trước tôi họ chiêm nghiệm thế nào để mình học, rút kinh nghiệm. Cũng chính vì xem cả hai như thế, tôi mới nghi là thực ra đằng sau nó vẫn có tư duy, và có thể bắt vở. Và có thể chính vì thế mà có cái điều cấm đọc kinh nếu học Thiền theo công án.
Cũng phải nói thêm là, có phương pháp Thiền khác không dùng công án. Đó là Thiền Tào động (soto tiếng Nhật). Trong phái này thì người ta không cấm đọc kinh, và chỉ dậy ngồi thiền, chứ không phải tham vấn công án gì cả. Nếu mà gọi là học Thiền, thì có lẽ cách tôi học, giống cái phái này hơn.
Còn tại sao tôi cảm Thần Tú hơn Huệ Năng. Bởi vì tôi học phật theo tiệm tu. Tiệm tu là làm sao. Có nghĩa là phải đọc kinh sách để hiểu, rồi dựa vào đó mà chiêm nghiệm. Khi chiêm nghiệm được, có nghĩa là mình cũng NGỘ (hiểu một cách tương đối hẹp là thấy lý thuyết đó đúng, áp dụng được, mang lại lợi ích cho mình).
Thế tại sao tôi lại tiệm tu, bởi vì tôi thích sách vở, và hơn nữa tôi có thể nối nó với những niềm tin khác của tôi như Nho giáo, chủ nghĩa Mác mà những niềm tin này là « chấp hữu », vì nó có giáo lý rõ ràng. Ví dụ khi Thần Tú nói là tu tức là lau cái gương TÂM của mình cho nó sáng, thì nó cũng như trong đạo Nho nói « Minh TÂM, Kiến Tính ». Tiệm tu bắt mình phải nương vào kinh sách phải học, học liên tục, học là tu, thì có khác gì câu đầu tiên trong Luận Ngữ của Khổng Tử « Học nhi thì tập chi » (mà mình có thể dịch là học thì phải hành).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 16 2016, 11:06 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #26

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Nếu có loại công án nào mà lại có cả đáp án như kiểu bài toan-lời giải thì đó không phải là loại công án của Thiền đốn ngộ. Nếu bác Phó thấy có loại đó thì chép ra đây, em sẽ phân tích cho bác xem. Có khi là do lỗi dịch thuật từ tiếng Nhật cũng nên. Tuy cùng gọi là công án, nhưng loại công án của Nhật lại là loại riêng, chuyên dùng cho người thích tham vấn bằng văn tự.‎

Một điều khác nữa là chả có ai cấm đọc kinh nếu tu Thiền đốn ngộ cả. Bác Phó chắc chưa đọc cái bài viết phía trên của em rồi. Để em trích lại cho bác đọc kỹ nhé‎

Tuy nhiên cũng cần phải bổ xung một tí là cái câu "bất lập văn tự" cũng có cả hàm ý là không chấp vào văn bản. Bởi vì trong các câu chuyện Thiền thường có mô típ là ông A trao đổi với ông B vài câu thì tự nhiên đùng một cái là ngộ luôn, khiến độc giả dễ lầm tưởng là có một cái gì đó kì diệu lắm. Thực chất là đằng sau câu chuyện đó là cả một quãng đường dài của người tu Thiền. Từ lúc thắc mắc, trăn trở về những hành động kì quặc trong công án, đến lúc tìm hiểu sách vở, trao đổi với thầy với bạn... để tìm ra được cái lý của Thiền. ‎Do vậy, nếu ai hiểu là Thiền tuyệt đối không dùng văn bản thì cũng sai nốt


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 19 2016, 09:31 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #27

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Đây tôi dịch một số công án Nhật, từ tiếng Pháp, để cho NVT tham khảo tham vấn.
Công án 1 :
Hoà thượng Sekiso nói : « Ở trên trên đỉnh cây nêu cao ba mươi trượng,hỏi đi tiếp thế nào »

Công án 2 :
Sư đi du hành hỏi bà già bán nước.
- Đường nào dẫn tới núi Mê ru.
- Cứ đi thẳng. Bà già trả lời.
Sư đi thẳng. Bà già cười sau lưng và nói
- Sư thầy tài giỏi này vẫn đi con đường ấy
Sư cảm thấy bị xúc phạm về kể lại với Thiền Sư Joshu. Joshu nói sẽ đi gặp bà già. Thiền sư tới quán nước, hỏi đường tới núi Mê ru và được trả lời cứ đi thẳng. Mọi chuyện lặp lại như thế. Joshu trẻ về chùa và nói với tăng chúng. « Ta đã đâm xuyên bà già ».

Công án 3 :
Một sư hỏi Thiền sư Ummon
-Thế nào là Phật ?
Ummon trả lời
-Cây gậy chùi đít

Công án 4 :
Một Tăng lại gần Thiền sư Joshu vấn : « khi chẳng mang một vật gì, thầy nói sao ». Joshu trả lời « vứt nó đi ».Tăng nói tiếp « Thưa thầy, con không có gì, làm thế nào để vứt ». Joshu nói « Thì mang lấy nó ». Nghe thấy thế, Tăng bỗng ngộ.

Công án 5 :
« Phật Thích Ca giảng đạo bốn mươi năm nghĩa thế nào ». Tăng hỏi Thiền sư Joshu. « Cây thông ngoài vườn ». Joshu trả lời. « Thầy đừng dùng những thứ chung quanh ta để chỉ cho mọi người ». Tăng nói. « Ta không làm điều ấy ». Joshu đáp. Tăng tiếp «Như thế thì thầy hãy nói, phật giáo là gì ».
Joshu chỉ cái cây nói « Cây thông ở ngoài vườn ».

Công án 6 :
Một hôm Tăng hỏi Thiền sư Ummon « Khi chẳng còn một niệm nổi lên, có gì sai chăng ? ». Ummon trả lời « Núi Mê ru »

Công án 7 :
Tăng hỏi « tại sao Bồ đề đạt ma sang Trung quốc truyền đạo ? ». Thượng Toạ im lặng. Một Tăng khác hỏi một vị giáo sư « Thượng toạ im lặng như thế có nghĩa gì ». Giáo sư trả lời « có thể vì ông ấy chẳng biết gì ».

Công án 8 :
Trong một Thiền viện. Tokusan là Thượng toạ, giảng dậy. Seppo là sư coi sóc công việc bếp núc, hành chính. Một hôm, bữa trưa dọn muộn, Tokusan cầm cái bát vào phòng ăn. Seppo nói « Ta không nghe thấy tiếng kẻng báo cơm, cũng không ai đánh kẻng, lão già cầm cái bát làm gì ở đây ? ». Tokusan cúi đầu, trở về phòng mình.Seppo nói với Ganto, một tăng khác. « Tokusan có thể rất giỏi, nhưng không hiểu cái câu thơ cuối ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 19 2016, 10:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #28

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Cảm ơn bác Phó đã dịch cho em mở rộng tầm mắt. Em đọc các công án của Nhật thì thấy họ cũng toàn chỉ thẳng Tâm cả. Những ghi chép ở đây không phải dạng bài toán - lời giải, mà chính là những công án giống của các Thiền sư Trung Hoa.

Em cũng muốn nói thêm một ý nữa là phái đốn ngộ cũng vẫn toàn là tiệm tu hết, nhưng những câu chuyện mà người tu hành phải vật vã nghiên cứu kinh điển để tìm ra cái lý của những hành động kỳ quặc lại ít được nhắc tới. Cái mà các học giả thường thấy là những tình huống đùng một cái ngộ ngay, như kiểu trúng số độc đắc ấy. Nhưng đó chỉ là kết quả cuối cùng của một quãng đường dài

Hoặc bác có thể đọc kinh nguyên thuỷ, sẽ thấy rất nhiều tình huống Phật trao đổi với ông XYZ nào đó vài câu chuyện và thấy ông kia tự dưng ngộ ngay, nghe chừng dễ dàng lắm. Thực ra đằng sau câu chuyện đó là cả một quá trình rất gian khổ của ông XYZ tự tu hành, lúc tu gần đến nơi rồi thì Phật gỡ rối những điểm mấu chốt để ông ấy đến đích nốt‎

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi NVT2002: Dec 19 2016, 10:23 PM


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Dec 19 2016, 10:44 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #29

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Đúng rồi. Tất cả đều nhằm chỉ vào tâm, có điều nó chỉ như thế nào thì mới thú vị, và cái này thì từng công án khác nhau chứ không giống nhau đâu. NVT thử giải nó đi. Chẳng mấy khi học hỏi cùng nhau.
Rồi tôi cũng giải nó. Nhưng tôi sẽ giải kiểu « thanh văn » tức là giải thích nguyên lý của nó ở đâu, trong kinh nào, để chỉ ra cái « cơ chế » của nó. Tất nhiên là theo kiểu hiểu của mình thôi.
Trong Lâm Tế ngữ lục, có thể coi như tiêu biểu của kiểu văn học này, nó cũng nói rất rõ, ở phần cuối cùng là Thiền sư Lâm Tế rất thông thuộc kinh sử, sau đó rồi ông mới bỏ hết mà đi tìm thầy để chứng. Như vậy Thiền thực ra là bài tập ứng dụng của kinh. Phải rất hiểu kinh, chiêm nghiệm, nắm được cốt tuỷ của nó, lại phải có mẫn cảm, và khiếu văn chương nữa..thì giải công án mới hay. Mà cả hai loại kinh : Trung luận tông (nói về tính không) và Duy thức tông (vận về Tâm, mà người ta có thể nói là
Tâm = A lại da thức). Thiền là tập hợp của cả hai cái tông ấy.
Nhưng ngay cả khi nắm được rồi, nếu thiếu cái mẫn cảm, và khiếu văn chương (tức là cảm nhận kiểu văn chương) thì vẫn khó giải.

Còn lời giải thì nằm trong kinh. Chắc tôi viết thế nào làm NVT hiểu lầm là tôi có đáp án.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Dec 20 2016, 11:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #30

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em thấy bác lại định giải nghĩa công án dựa trên cái ý nghĩa của ngôn từ trong công án, như vậy là không đúng với tông chỉ của Thiền. Bác xem những người tu hành theo công án cả ở Trung Hoa lẫn Nhật Bản, có chỗ nào người ta làm như vậy hay không? Phái của ngài Thần Tú lại càng không động chạm gì đến công án.

Giải nghĩa công án theo kiểu văn chương chỉ xuất hiện ở một số học giả hiện đại, những người thích lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thiền Học & Tôn Giáo · Bài mới tiếp theo »
 

10 Trang < 1 2 3 4 5 > » 
Topic Options
1 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (1 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC