Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

49 Trang « < 3 4 5 6 7 > »  

· [ ] ·

 Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv, Bàn chuyện thời sự linh tinh, ăn cơm nhà vác tù và hàng

langtubachkhoa
post Jun 17 2017, 03:40 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #41

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Như vậy là rất rõ ràng, Mỹ đã vi phạm thỏa thuận ngầm với EU để có thể thuyết phục được EU, nhất là Đức đồng ý về các biện pháp trừng phạt Nga, đó là đặt vấn đề đường ống khí đốt ra ngoài phạm vi trừng phạt. Thời Obama đã thỏa thuận vậy, nhưng bây giờ phía Mỹ đã vi phạm điều đó. Phía EU thì há miệng mắc quai, do đã trót trừng phạt Nga rồi.

Rõ ràng, trước việc Brexit, và việc 2 nước Pháp Đức, Tây Âu muốn vùng lên thành lập hệ thống quân đội riêng, phía Mỹ đã tích cực sử dụng năng lượng, và nhất là khí đốt làm công cụ khống chế EU, bằng việc xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang Ba Lan, Mỹ muốn tăng vai trò của Ba Lan trong EU, và qua đó chi phối EU. Với việc đe dọa trừng phạt các công ty tham gia vào dự án North Stream 2 của Nga, cũng như nhằm vào cả Iran, Mỹ muốn làm ngưng lại sự phát triển về hợp tác năng lượng Nga, Tây Âu, nhưng k phải để cho Qatar hay Iran nhảy vào như dự định thời Obama, mà để cho chính Mỹ nhảy vào. ĐIều này càng cần thiết, khi mà Nga đã ký được 2 thỏa thuận khí đốt "thế kỷ" với Trung Quốc.
Nếu làm được như vậy, Mỹ đạt được rất nhiều lợi:
- Khống chế Tây Âu, nhất là con hổ Đức, khống chế EU vùng lên giành vị trí số 1 với Mỹ. Rất rõ ràng, Mỹ đang đề phòng EU
- Giảm sức cạnh tranh cho kinh tế EU, nhất là Đức, do việc dùng khí đốt hóa lỏng Mỹ sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất và dịch vụ => giá thành tăng
- Ngăn chặn Nga và EU tiếp tục hợp tác, lúc này mức độ hợp tác Nga và EU sẽ bị chặn lại ở mức độ hiện nay, và chỉ còn cách tiếp tục đi về phía châu Á

Vậy EU, mà cụ thể là Tây Âu có những lựa chọn nào để đối phó?
- Không gia hạn trừng phạt Nga khi lệnh trừng phạt hiện nay hết hạn sau 6 tháng nữa. Liệu có làm nổi k?
- Cho Mỹ tham gia vào việc xây dựng North Stream 2. Liệu có được k?
- Đàm phán với Mỹ, đòi k được trừng phạt các công ty của EU tham gia North Stream 2. Cái này có vẻ khả thi nhất, nhưng liệu có thể tin được Mỹ k? Và như thế cũng rất mong manh
- Cho phép Nga và Tây Âu thanh toán hoàn toàn 100% bằng euros thay vì USD. Không dám

Nói chung, rốt cuộc thì anh Ukraine chả được cái gì, và bây giờ mất giá nốt. Có cái Crimea thì mất, còn đường ống đáng giá nhất, nhưng nếu anh Mỹ tham gia vào việc cung cấp khí đốt, thì bây giờ Nga nó chỉ chuyển khí của North Stream 2 và Yamal Europe thôi, đâu còn cần đến đường ống của Ukraine nữa. Vậy là anh Ukraine hợp tác với Mỹ chống North Stream 2 với hy vọng đường ống của mình được dùng, nhưng rốt cục thì Mỹ chống North Stream 2 cho chính họ, đời nào lại cho Ukraine. Cuộc đời oái oăm, Ukraine cứ đòi chống Nga, nhưng lại không nhận ra quyền lợi của mình gắn liền với Nga, Nga bị giảm vai trò ở EU thì Ukraine cũng chẳng có cóc khô gì




Mỹ siết trừng phát Nga, Đức “nổi giận”
Đức và Áo đã chỉ trích lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga nhằm vào đường ống dẫn khí đốt Nord Stream của Moscow dẫn tới châu Âu, gọi lệnh trừng phạt này là một nguy cơ bất hợp pháp đối với an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu (EU).


Theo tờ Financial Times, trong một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Nga, Thượng viện Mỹ vào ngày thứ Tư tuần này đã bỏ phiếu với tỷ lệ 97 phiếu thuận và 2 phiếu chống đối với các biện pháp tăng cường trừng phạt Moscow. Theo đó, Mỹ đặt ra những hạn chế mới đối với các công ty hậu thuẫn việc Nga xuất khẩu năng lượng bằng đường ống.
Hành động này của Mỹ đã vấp phải sự phản đối từ Đức và Áo. Trong một tuyên bố chung ra ngày thứ Năm, Berlin và Vienna nói rằng việc Mỹ siết trừng phạt Nga như vậy báo hiệu cho một “chất lượng mới và rất tiêu cực trong quan hệ châu Âu-Mỹ”.
Sở dĩ hai nước có phản ứng như vậy là do động thái của Thượng viện Mỹ có nguy cơ phá vỡ một sự đồng thuận mong manh giữa hai bờ Đại Tây Dương về lệnh trừng phạt Nga. Theo sự đồng thuận mà Thủ tướng Angela Merkel phải bỏ nhiều công sức mới đạt được, cho đến nay, các đường ống xuất khẩu năng lượng của Nga vẫn nằm ngoài phạm vi trừng phạt bởi liên quan đến các lợi ích của nước Đức.
Mâu thuẫn này càng khoét sâu thêm vết rạn nứt giữa Washington và Berlin vốn xuất hiện kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền. Thời gian qua, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích chi tiêu quốc phòng và thặng dư thương mại của Đức với Mỹ, đồng thời công kích sự hợp tác kinh tế toàn cầu.

“Nguồn cung năng lượng của châu Âu là một vấn đề đối với châu Âu, chứ không phải đối với Mỹ”, tuyên bố của Đức-Áo có đoạn viết. Tuyên bố sử dụng những ngôn từ mạnh bất thường: “Chúng tôi không thể chấp nhận… nguy cơ từ lệnh trừng phạt bất hợp pháp của nước khác nhằm vào các công ty châu Âu tham gia vào việc phát triển nguồn cung năng lượng của châu Âu”.
Đi xuyên biển Baltic, đường ống Nord Stream 2 được dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất cung cấp khí đốt từ tập đoàn quốc doanh Gazprom của Nga cho châu Âu. Lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến các công ty năng lượng châu Âu tham gia vào dự án này, như Shell, Engie, OMV… Giá cổ phiếu của các công ty này đồng loạt sụt giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm.

Thượng viện Mỹ vốn có sự chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong nhiều vấn đề nhưng các thượng nghị sỹ đã có sự đồng thuận cao hiếm có khi thông qua dự luật tăng cường trừng phạt Nga lần này. Điều này phản ánh sự bất bình của Washington đối với những cáo buộc cho rằng Nga thực hiện các cuộc tấn công mạng nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
Khi ông Trump lên cầm quyền, điện Kremlin đã hy vọng chính quyền mới của Mỹ có một lập trường mềm mỏng hơn với Moscow so với người tiền nhiệm Barack Obama. Tuy nhiên, những hy vọng này đã dẫn tan biến khi chính quyền Trump bị bủa vây vởi những rắc rối từ cuộc điều tra của FBI nhằm vào nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Thời gian qua, dự án đường ống Nord Stream 2 đã bị “soi” do có những cáo buộc rằng đường ống này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung năng lượng từ Nga, và giảm dòng khí đốt chảy qua Ukraine - một đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố của Đức và Áo cáo buộc rằng Mỹ đang tìm cách tăng xuất khẩu khí hóa lỏng sang châu Âu và xem đường ống Nord Stream 2 là một đối thủ.
“Mục đích ở đây là đảm bảo việc làm trong ngành dầu khí ở Mỹ. Nhưng việc ai cung cấp năng lượng cho chúng tôi và chúng tôi quyết định như thế nào là tùy thuộc vào các nguyên tắc cởi mở và thị trường cạnh tranh”, tuyên bố viết.
Sau khi Mỹ xuất khẩu lô khí hóa lỏng đầu tiên sang Ba Lan vào tuần trước, chính quyền Trump nói việc xuất khẩu này “hỗ trợ việc làm ở Mỹ, giảm giá năng lượng cho các đối tác nước ngoài và đóng góp vào an ninh năng lượng của châu Âu bằng một nhà cung cấp đáng tin cậy, với mức giá dựa trên thị trường”.


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng phản bác lệnh trừng phạt mới của Mỹ. “Giờ thì chúng tôi đã biết một dự luật trừng phạt mới đã xuất hiện ở Thượng viện Mỹ. Tại sao vậy? Dĩ nhiên, đây là một dấu hiệu cho thấy cuộc đấu đá chính trị nội bộ tiếp diễn ở Mỹ”, ông Putin nói.

http://soha.vn/my-siet-trung-phat-nga-duc-...16201438937.htm

Bài viết này được sửa chữa mông má bởi langtubachkhoa: Jun 17 2017, 03:43 AM


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 19 2017, 05:26 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #42

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Đúng vậy, giữa EU và Mỹ đã có một cuộc cạnh tranh gay gắt hơn, bởi vì cách tiếp cận của chính quyền Trump khác cách tiếp cận của Obama, và mỗi người đại diện cho một tư duy của giai cấp tư sản Mỹ. Nó cũng phụ thuộc vào thời điểm và vị thế hai bên nữa.
Hiện tại EU suy yếu đi vì sự mâu thuẫn nội bộ, trong đó có hai vấn đề lớn đó là chính sách của Đức và việc Anh rút khỏi EU. Chính sách của Đức, đã khiến EU trở thành một dạng thuộc địa, “vùng chiếm đóng” của Đức. Việc rút khỏi EU của Anh, cũng làm cho cân bằng trong khối giảm đi.

Sự việc quyết định hiện nay là sự phối hợp Đức-Pháp. Chính quyền mới của Pháp về xu hướng sẽ cởi mở hơn với EU. Nhưng chừng nào Đức-Pháp không có được một cái nhìn chung, thì EU không thể tiến được. Trong vấn đề này, thái độ của Đức khá là quyết định, bởi nếu Đức không có sự thông hiểu với các nước khác trong khối, mà tiếp tục bắt các nước khác đi theo thì EU sẽ đổ vỡ.
Cách tiếp cận của Obama, là thông qua Đức mà nắm EU, đồng thời đưa quan hệ EU-Mỹ vào một cái khung hiệp định thương mại, trong đó có cam kết Mỹ bán năng lượng, là người cung cấp năng lượng.

Bằng cách tiếp cận này, mà Đức có lực để bắt EU theo ý mình, cũng như gây ảnh hưởng ở UK.
Cách tiếp cận của chính quyền Trump thì ngược lại. Chính quyền này không tôn trọng các thoả thuận vùng, mà muốn sử dụng quan hệ song phương. Đức từ vị thế đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở châu Âu, trở thành đối thủ cần kiềm chế. Ngược lại vai trò của Pháp với Mỹ lại tăng lên. Nhưng không phải vì thế mà quyền lợi của Pháp không bị đụng chạm.
Nhưng sự việc mà ltbk viết ở trên phải đặt nó cùng chung với những gì đang xẩy ra với Quatar. Bây giờ ta có thể dựng lên được phần nào kịch bản của nó.

1- Từ trước tới nay, Mỹ đã dùng công cụ tài chính làm công cụ chính để kiểm soát ở Tây Âu, cộng với sự tồn tại của NATO. Cái Deal này dựa trên thoả hiệp của hai bên. Mỹ chiếm phần thượng phong với công cụ tài chính, quân sự. Đổi lại, Tây Âu tiếp cận thị trường Mỹ. Thời gian này, luật của Mỹ không cho phép Mỹ xuất khẩu năng lượng. Chỉ có 2 nước bị buộc chặt hơn vào quỹ đạo Mỹ có “đặc ân” này. Đó là Mexico và Canada thông qua ALENA (khối kinh tế liên bắc Mỹ).

2- Từ thời Obama, do sự phát triển công nghệ đá khí ở Mỹ, thì Mỹ muốn dùng ngành công nghiệp này để củng cố vị thế của mình, tức là buộc các nước khác bằng cái đai năng lượng nữa. Cũng từ đây mà Mỹ có xung đột với Nga, vì Nga là người cung cấp truyền thống cho EU (Đức, Ý, Đông Âu). Điều này cũng dễ hiểu, bời làm sao Mỹ chịu mở thị trường cho EU, “bảo vệ” EU chống lại Nga mà lại để cho Nga hưởng lợi. Nhưng điều như thế đã từng xẩy ra trong quá khứ với Liên Xô. Ví dụ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Angola. Một điều “quái đản” đã xẩy ra. Đó là Liên Xô – Cu ba hi sinh sương máu để nước này độc lập, nhưng khai thác dầu ở đây lại là công ty Mỹ.

3- Do vị thế Đức Pháp trong vấn đề năng lượng này khác nhau, mà cách tiếp cận đánh của Mỹ cũng khác nhau. Với Pháp, là nước chủ động trong năng lượng, đồng thời nhập khẩu từ châu Phi, (từ thuộc địa cũ), thì Mỹ không thể bắt Pháp mua được. Nhưng Mỹ đánh vào công nghệ sản xuất và nguồn nguyên liệu của Pháp. Một trong những nguồn đấy của Pháp là I rắc (đã bị Mỹ đánh) và Quatar (đang bị Mỹ đánh). Bởi Pháp mua khí của Quatar, hoá lỏng rồi chở đi bán. Tất nhiên quatar bị đánh không chỉ vì thế mà còn là nước ủng hộ Hamas, là lực lượng chống Israel ở Palestine. Chính vì thế mà cùng ủng hộ “khủng bố quốc tế”, Ả rập Sa u đít thì không làm sao (sau khi phải chi tiền mua một đống vũ khí Mỹ về để chơi), còn Quatar thì bị ăn đòn. Tôi sẽ phân tích kỹ cái phần Quatar này sau (nếu không lười).

4- Với Đức, tất nhiên Mỹ muốn Đức bỏ Nga mà mua năng lượng từ mình. Và cái cớ ở đây không phải là “khủng bố quốc tế” mà là cấm vận Nga. Với Đức, đấu Nga là cách chứng minh mình là đồng minh của Mỹ, đồng thời giữ Nga trong vòng thuộc địa cung cấp nhiên liệu. Nói cách khác Đức đã mượn hơi Mỹ, để tăng cường ảnh hưởng sức mạnh cho mình trong quan hẹ với Nga. Điều này áp dụng được phần nào trong thời Obama. Nhưng Mỹ thấy rằng chẳng được gì ở đây, mà có khi còn xung đột với Nga, do ràng buộc với Đức, trái với nguyên tắc “nghêu sò đánh nhau, ngư ông thủ lợi” của nó, như tôi đã phân tích nên nó rút.

5- Với việc giơ cao ngọn cờ cấm vận Nga, chống khủng bố quốc tế để loại quatar, tiếp tục bao vây I ran,..thì thế giới chỉ còn nguồn năng lượngduy nhất đó là Mỹ và các nước Mỹ có thể kiểm soát. Mà nếu không có năng lượng thì làm sao phát triển.

6- Thái độ của Đức-Pháp sẽ thế nào. Nhìn phản ứng của Pháp với vấn đề Quatar, khác hẳn với thái độ của Pháp ,thời điểm Mỹ đánh Sadam Husein, là chính quyền cung cấp dầu cho Pháp, người ta thấy Pháp-Đức sẽ đi giật lùi, và tìm cách hạ nhiệt. Nhưng kết quả của nó là gì thì chưa biết.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 20 2017, 03:34 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #43

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ha ha, de nghi bac Pho khong duoc luoi, phan tich Qatar di nao

Co ve tinh hinh cang ngay cang nong hon. Sau khi My dung tiem kich F18 ban ha cuong kich Su 22 cua Syria, thi Nga tuyen bo ngat duong day nong, dong thoi Syria da nhan co hoi chiem luon thành phố Resafa cua tinh Raqqa, day chinh la thành phố ma My bao ve luc luong cua minh va dung may bay F18 ban ha Su 22.

Sau do, Nga tuyen bo coi may bay My la muc tieu, con My giai thich minh co quyen tu ve, dong thoi de nghi Nga hop tac.

Lan dau tien trong lich su, Iran da phong 6 qua ten lua dan dao tam trung vao Deir Ezzor, day la khu vuc My dang doi Nga "nhuong" cho phe doi lap than My, vi vay den nay van chua duoc giai phong. Iran da gui mot thong diep rat cung ran

Mot dieu mac cuoi nua, tau khu truc sieu hang USS Fitzgerald duoc trang bi he thong radar Aegis than thanh cua My lai khong phat hien duoc tau hang to dung cua Philippin, de bi dam phai va lam 7 thuy thu thiet mang, con ben tau hang khong ai bi lam sao. Mac cuoi hon nua, la vo thep cua tau chien lai bi tau hang dam bep di, la cho bi dam duoc My quang cao la boc ao giap tot.
Chang tha bi dam lat ngua con do loi trong luong, day la ao giap bi nat kia hehe.gif




--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 20 2017, 03:39 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #44

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



4 tap Bo phim truyen hinh ve Putin do dao dien My Olivier Stone vua duoc trinh chieu o My va da chieu xong. Ong nay la nguoi thuoc phe muon My lam lanh voi Nga, va phe chong Nga da chi trich ong vi da xay dung Putin "qua mem mai", "khong co diem tieu cuc nao" hehe.gif


Phương Tây nóng mặt khi Tổng thống Putin được tôn vinh
Reuters cho rằng bộ phim tài liệu của đạo diễn lừng danh người Mỹ Oliver Stone đã xây dựng hình ảnh một Tổng thống Putin “đáng ngưỡng mộ sai sự thật”.

Người Mỹ ngưỡng mộ Putin


Hãng tin Reuters vừa có bài bình luận về tình hình nước Nga, trong đó có nêu chi tiết đáng chú ý về việc Tổng thống Vladimir Putin được khen ngợi trong một bộ phim tài liệu 4 tập của đạo diễn lừng danh người Mỹ Oliver Stone.

Theo Reuters, điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ ủng hộ của người dân Mỹ với Tổng thống Nga lại cao hơn hẳn so với những gì họ dành cho nhà lãnh đạo Donald Trump của mình.

Một cuộc thăm dò dư luận do viện Gallup tiến hành gần đây cho thấy có tới 1/3 người Mỹ được hỏi tỏ ý đồng tình với Tổng thống Nga.

Tuy nhiên, Reuters cũng tranh thủ để buông những dòng đánh giá không được “đẹp” về nhà lãnh đạo Nga.

Reuters dẫn nguồn “dư luận” và “nhiều ý kiến” cho rằng, bộ phim tài liệu chia làm 4 phần về những trao đổi với ông Putin của đạo diễn phim nổi tiếng từng giành giải Oscar Oliver Stone đã “tô vẽ” hình ảnh của một Putin “đáng ngưỡng mộ sai sự thật”.

Khi xuất hiện trong chương trình của Stephen Colbert, trước câu hỏi điều gì khiến ông cảm thấy ngạc nhiên nhất về Tổng thống Putin, đạo diễn Stone đã thẳng thẳn trả lời rằng:

“Tôi cho rằng ông ấy đã cống hiến cho đất nước, và tôi rất bất ngờ trước sự kiềm chế, nhã nhặn của ông ấy, ông ấy không hề nói bất kỳ điều gì tồi tệ về ai. Ý tôi là ông ấy đã nếm trải nhiều, truyền thông và báo chí từng nhiều lần chỉ trích hay thậm chí là lên án ông ấy”.

Câu trả lời này của một đạo diễn gạo cội bị Reuters đánh giá là “đã khiến khán giả bật cười”. Có lẽ phải nói những lời không tốt đẹp về Tổng thống Putin như những gì truyền thông phương Tây đang nói thì mới được “khen” là đúng sự thật và không nực cười!

Reuters thậm chí còn đi xa hơn khi cho rằng Oliver Stone có thể đã sai lầm đồng thời chỉ trích ông đã làm một bộ phim vô hình trung trở thành “một công cụ tuyền truyền cho người Nga”.

Cũng nhân đây, Reuters “gợi ý” cần phải đánh giá nhà lãnh đạo Nga như Forbes từng miêu tả là “thành công trong việc làm gương cho tất cả những nhà độc tài trong khu vực và trên thế giới rằng họ có thể làm thế nào để đi ngược lại tự do và nhân quyền mà không bị phán xét”.

Bậc thầy diễn xuất?

Theo Reuters, Tổng thống Putin xuất thân từ KGB nên dễ hiểu khi ông là người giỏi “ngụy trang” hay che giấu mình. Thậm chí, có lẽ cũng không quá khi cho rằng ông đã trở thành, hoặc rèn luyện để trở thành một “bậc thầy” về diễn xuất!

Ví dụ được nêu ra là cuộc trả lời trực tuyến của Tổng thống Putin mới đây. Theo Reuters, màn trình diễn của ông Putin thực tế đã không còn “thuyết phục” như trước. Lý do được nêu ra là sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga vẫn thấp.

Một lý do khác mà theo Reuters là xã hội Nga ngày nay cố chấp hơn, hiểu biết hơn và cũng hoài nghi hơn. Ngoài các thể chế như các tổ chức phi chính phủ, tầng lớp trung lưu Nga giờ đã đi khắp mọi nơi, sử dụng mạng xã hội và sẵn sàng đối thoại một cách tự tin với lực lượng an ninh ngầm!

Để làm bằng chứng cho những đánh giá của mình, Reuters nêu lên một số cuộc biểu tình của phe đối lập phát động hồi tuần qua và đặt câu hỏi một cách kích động rằng liệu những người trẻ Nga sẽ chấp nhận những gì mà truyền thông Nga “tô vẽ”, một trật tự xã hội như hiện nay hay không?

Đây không phải là lần đầu tiên, và chắc chắn, cũng không phải là lần cuối cùng Reuters hay các hãng truyền thông phương Tây tung ra những bài viết nhằm hạ thấp uy tín của Tổng thống Putin, các nhà lãnh đạo Nga cũng như kích động gây chia rẽ nội bộ nước Nga.

Truyền thông phương Tây luôn kêu gọi tự do ngôn luận hay tuyên truyền cái mà họ gọi là dân chủ. Thế nhưng, qua những bài phân tích kiểu như của Reuters, chính phương Tây đang áp đặt suy nghĩ, áp đặt các giá trị của riêng họ đối với người khác.

Phương Tây tiếp tục cho mình quyền của người “phán xử”, thế nên họ mới ngang nhiên mang bom đạn ném xuống những đất nước có chủ quyền. Khi bị phát hiện sát hại dân thường thì sẽ viện đủ các lý do để tự bào chữa.

Chỉ một bộ phim tài liệu 4 tập về Tổng thống Nga Putin được phát sóng ở Mỹ từ hôm 12/6 đã khiến phương Tây “nóng mặt” đến như vậy! Có lẽ, truyền thông phương Tây sẽ còn phải hậm hực thêm nhiều lần.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...n-vinh-3337539/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 21 2017, 05:38 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #45

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@ltbk,
Trước khi viết mấy điều về Qatar, tôi bổ xung một chút có tính chất lý thuyết, giống như phương pháp luận (methodologie) để làm sáng rõ cách tiếp cận của tôi với các vấn đề chính trị xã hội. Bởi vì ở trên ltbk có nói tới “dân chủ như một hình thức can thiệp của phương Tây”, tôi lấy luôn đó làm ví dụ để soi sáng phương pháp luận cuả mình.
Đối với tôi, những giá trị này, như quyền con người, tự do, nhà nước pháp quyền đều là những giá trị hay. Bản thân những giá trị ấy không có lỗi, nó rất là cao đẹp và là giá trị văn hoá của nhân loại. Một lần tôi đi nghe hát, kiểu comedie musicale, có tên là 1789, tức là năm cách mạng tư sản Pháp. Vào hồi kết, khi nhạc nổi lên, bằng cách dùng âm thanh, hình ảnh, những người dàn dựng đã đọc lên những tuyên ngôn nhân quyền của cuộc cách mạng tư sản này. Bản thân tôi, thấy người nổi gai ốc vì nó linh thiêng và cảm động. Nhưng đồng thời, khi so sánh những điều ước nguyện này với nước Pháp ngày này vào đầu thế kỷ XXI trong đầu, tôi thấy rất rõ rằng hai trăm năm sau, những tuyên bố ấy, ước nguyện ấy cũng chưa thực hiện được ở chính nước Pháp. Nhưng không phải vì thế mà nó không cao đẹp. Nhưng một khi đã chấp nhận nó là cao đẹp rồi, thì phải xem phần ứng dụng của nó ra sao trong cuộc đời. Và đây mới là điều cần để ý.
Điều thứ nhất. Mặc dù là tuyên ngôn của chính mình, những điều này cũng không áp dụng được đúng như thế 200 năm sau ở ngay trong những nước tuyên bố nó. Và cái cơ chế lý thuyết “dân làm chủ”, thực ra trở thành sự thoả hiệp của các obligapole qua một cơ chế bầu cử đa phương, nhưng sử dụng lá phiếu của dân làm trọng tài, mà không “thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau” chém giết nhau như những tài phiệt Nga hay UK vì quyền lợi riêng của từng nhóm. Nó không phải là quyền của dân.
Điều thứ nhì. Những giá trị dân chủ này được đưa ra nước ngoài “package” (bán trọn gói), với những áp đặt của phương Tây vể cơ chế, dẫn đến việc, nếu không dùng cơ chế đó, thì không được nó dán cho cái mác dân chủ. Những người không đồng ý với cách bán đó của nó, thì lập tức bị chụp mũ là phát xít, là này là kia..Như vậy cái gọi là “giá trị dân chủ”, được biến chế khéo léo thành cách can thiệp, trong một quá trình xâm thực thuộc địa version 3.0 (chủ nghĩa thực dân cũ : 1.0, chủ nghĩa thực dân mới : 2.0, toàn cầu hoá : 3.0).
Điều thứ ba. Những giá trị dân chủ kia, ra đời trong một khuôn khổ của văn hoá phương Tây, lịch sử phương Tây, cơ chế kinh tế, cấu trúc kinh tế phương Tây. Nó dựa trên rất nhiều các giá trị nghiễm nhiên chấp nhận của họ, nhưng ở các nơi khác trên thế giới không có. Nói một cách khác, nó là một version của giá trị nhân bản của nhân loại, nhưng là một avatar của phương Tây, của văn hoá phương Tây. Ở VN, ngay cả những người tự cho mình là tây hoá nhất chưa chắc đã có, vậy làm sao áp dụng nó, nếu không tìm hiểu ngọn ngành mà chỉ a dua nói theo cho nó có vẻ trí sĩ.
Điều thứ tư. Các áp đặt dân chủ này, được thực hiện ở rất nhiều nước trong thế giới thứ ba, ở Đông Âu, ở Nga. Trong tất cả các nước đó, nó đều không chạy. Đều có biến thái thành các dạng quái thai. Tại sao ? trả lời câu hỏi đó thế nào. Chính vì những biến thái quái thai này, mà tôi mới có lần nói, tuyên truyền dân chủ phương Tây là vũ khí huỷ diệt hàng loạt, là bom nguyên tử mà phương Tây ném xuống các nước thế giới thứ ba.
Sau khi tìm hiểu, thấy rõ lợi hại, có phương thức giải quyết bốn cái điều trên, thì mới có thể ứng dụng dân chủ được.
Để tiếp cận nghiên cứu, thì không có cách nào khác là đi tìm hiểu cái cấu trúc của vấn đề, phần chìm của tảng băng. Đồng thời nghiên cứu xem trong lịch sử chúng đã biến đổi ra sao, theo hình thức nào. Để tìm hiểu cấu trúc không có gì hay bằng duy vật biện chứng. Để xem chúng biến đổi ra sao, không có gì hay bằng duy vật lịch sử.
Nhưng có một tư duy khác, có lẽ còn bao quát hơn cả cách tiếp cận này. Người ta có thể tìm chúng ở đâu ? Trong phật giáo, trong Nho giáo. Trong đó có lẽ cách tiếp cận bằng phương pháp luận Phật giáo là thâm thuý hơn cả. Ở đâu ? trong kinh Pháp Hoa, phẩm phương tiện. Nó có cái câu này.
“chỉ có Phật cùng Phật mới có thể thấu tột tướng chân thật của các pháp, nghĩa là các pháp: tướng như vậy, tánh như vậy, thể như vậy, lực như vậy, tác như vậy, nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy, trước sau rốt ráo như vậy”
Pháp ở đây là hiện tượng. Nếu diễn nôm nó ra thì có thể hiểu thế này “mỗi hiện tượng đều có cách thể hiện như thế, tính chất như thế,bản chất như thế, lực tác động ra nó như thế, ảnh hưởng của nó như thế, nguyên nhân tạo ra nó như thế, hoàn cảnh tạo ra nó như thế, hệ quả nó như thế, ích lợi của nó như thế, phải xem xét đầy đủ trước sau như thế (thì mới đúng là phân tích]”. (cái trong [] tôi thêm vào cho rõ nghĩa để biến nó thành phương pháp luận).
Muốn tìm hiểu một hiện tượng (ví dụ dân chủ, vấn đề Qatar) thì phải xét đẩy đủ các điều trên. Còn tại sao tôi lại nói nó bao quát hơn duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.. bởi vì nó không bị kẹt vào mức độ cao thấp trong tư duy này, vì các điều kiện trong phật giáo đều tương đương nhau, tương tác nhau, không bị quyết định bởi “vật chất quyết định tinh thần”, điều mà nghiên cứu một hiện tượng xã hội cụ thể chưa chắc đã đúng (ví dụ bà mẹ hi sinh bảo vệ con, thì không thể nói vật chất quyết định tinh thần được). Còn để đẩy nó lên mức độ trìu tượng, kiểu thế giới này xuất hiện đầu tiên do tinh thần hay vật chất thì tôi không quan tâm, vì nó không có tác dụng trực tiếp vào việc phân tích tìm hiểu các hiện tượng đương đại “trăm năm trong cõi người ta”, mà tôi quan tâm.

Thế còn Nho giáo. Người ta có thể tìm thấy phương pháp luận trong Kinh Dịch (không phải là bói toán mà tư duy của nó). Đó là vấn đề thời, thế.
Tôi sử dụng ba phương pháp luận này cùng lúc, đan xen nhau, bổ xung cho nhau. Vì thế tôi vừa là người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, vừa là phật tử, vừa là nhà Nho.



--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 21 2017, 09:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #46

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Vấn đề Qatar là vấn đề phức tạp, nhưng hệ quả của nó không lớn. Vì cả bên nguyên (Ả rập Sa u đít) lẫn bên bị (Qatar) đều nằm dưới sự bảo hộ của Mỹ. Như trong một gia đình Mafia thì Bố già không phải lúc nào cũng can thiệp vào xích mích của tay chân đồ đệ ở dưới, nếu bản thân quyền lợi của nó không bị đụng chạm. Điều đáng ngạc nhiên ở đây là tại sao tổng thống Mỹ lại tố (trên twitter) một nước mà trong thực chất “được” Mỹ kiểm soát. Cũng như Qatar có thể “tài trợ khủng bố” chống Mỹ trong khi lại “được(bị) Mỹ bảo hộ”. Tại sao lại có thể có những chuyện kỳ quái, “phi lô gíc” như thế.

Từ đây có ba vấn đề tôi quan tâm.
1- Tại sao Qatar có thể tài trợ khủng bố trước mắt Mỹ như thế
2- Tại sao Trump lại chĩa mũi dùi vào Qatar, vì lý do gì.
3- Tại sao Qatar và Ả rập Sa u đít lại mâu thuẫn nhau.

Về vấn đề thứ nhất. từ cuối thập niên 70, Mỹ đã sử dụng các lực lượng Hồi giáo để chống Liên Xô trong một liên doanh với Ả rập Sa u đít. Cụ thể là ở Áp ga nit xơ tan từ năm 1979. Về sau này, phương pháp này lại được sử dụng với Syria. Như vậy, việc Qatar, rồi Ả rập Sa u đít tài trợ khủng bố là do được Mỹ bật đèn xanh, chứ không phải làm trái ý Mỹ. Nhưng từ đây nó thòi ra một vấn đề nữa, thế tại làm sao mà khủng bố này lại quay ra chống Mỹ. Ở đây nó là một vấn đề văn hoá, và cũng là mâu thuẫn quyền lợi. Hãy nhìn vào cái mô hình Mỹ phương Tây , Ả rập Sa u đít tiến hành ở Syria thì thấy điều đó. Ở đây các nước này đều ngấm ngầm tài trợ các nhóm khủng bố. Nhưng những nhóm được Mỹ, phương Tây tài trợ trực tiếp thì đều chết nghẻo ngay tức khắc, vì đó là những phường giá áo túi cơm. Ngược lại những nhóm mà Qatar, Ả rập Sa u đít tài trợ thì lại trụ được, vì nó là hồi giáo thứ thiệt. Nhưng đã là hồi giáo thứ thiệt thì làm sao mà nó lại không chống Mỹ (vì khác biệt văn hoá). Như vậy điều mà Mỹ muốn Ả rập Sa u đít làm, và Qatar làm là làm sao có thứ hồi giáo làm tay chân cho nó mà lại thứ thiệt được. Cái mâu thuẫn này không thể giải quyết. Hiện tại ở Syria, Mỹ đã đổi hướng tài trợ cho người Kurdes, đây là lực lượng có thật, tồn tại ngay từ khi Mỹ không can thiệp, vì thế mà nó mới trụ được vì nó dựa trên mâu thuẫn có thật giữa người Kurdes và Ả rập.

Về vấn đề thứ hai. Tại sao Trump lại chĩa mũi dùi vào Qatar. Trong khi nước này chứa cái căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở vùng vịnh. Tất nhiên người ta có thể đặt giả thiết là Mỹ có căn cứ quân sự ở đây, nhưng không can thiệp vào nội chính ở nước này. Nhưng điều đó quả là hơi khó hiểu và chấp nhận. Vậy giải thích thế nào. Tôi phân tích thế này. Quả thật, Qatar không ở ngoài quỹ đạo của Mỹ, nhưng bản thân tư bản Mỹ nó cũng có những mâu thuẫn nội tại của nó với nhau. Giống như là tay chân của Bố già thì không những phải chiều Bố già mà còn phải chiều cả vợ con, con cái, dâu rể của nó nữa. Chiều thằng này, không chiều thằng kia thì nó cũng kiếm chuyện. Hay nói khác đi, cái mâu thuẫn nội tại của tư bản Mỹ với nhau tạo ra nhiều tiếng nói trong ngoại giao bên ngoài, dẫn đến một sự lộn xộn dù nó đều phục vụ cho lợi ích Mỹ. Điều đó có nghĩa là gì. Là một bộ phận tư bản Mỹ gắn với tài phiệt và dầu mỏ muốn trừng phạt Qatar, vì nước này tài trợ hamas là tổ chức Hồi giáo ở Gaza, là đối thủ của Israel. Hamas lại là tổ chức chi nhánh xuất thân từ “những người anh em đạo hồi” là tổ chức vừa bị giới quân sự Ai cập lật đổ. (Đây là điều giải thích tại sao Ai cập cũng tham gia trừng phạt Qatar). Israel là nước có lobbying rất mạnh ở Mỹ, bởi vì người Do thái là bộ phận quan trọng của tài chính Mỹ. Ở đây còn có vấn đề nữa liên quan tới khí đốt, mà tôi đã nói.
Từ đây mà nói tới cái nguyên do thứ ba. Đó là sự mâu thuẫn Ả rập Sa u đít và Qatar. Sự mâu thuẫn này nhằm vào xem ai có chính danh nhất trong thế giới Ả rập, để từ đó mà làm đầu tầu cho khối. Do tiềm lực và sức mạnh, chắc chắn Ả rập Sa u đít muốn Qatar nằm trong vòng ảnh hưởng của mình. Để làm điều đó thì Ả rập Sa u dít phải có chính danh. Ả rập Sa u đít thường lấy chính danh bằng khẩu hiệu là người giữ đền của Hồi giáo, vì thánh địa Hồi giáo (Mếc ca) nằm ở nước này. Để cạnh tranh lại, thì Qatar ủng hộ Hamas, để nói rằng. “Ông nói là đại diện cho Hồi giáo, những thánh địa Jerusalem không dám đòi, không dám đối đầu với Israel bảo vệ Palestine. Đây nhìn tôi làm đây này..”. Không những thế, Qatar còn dùng media làm sức mạnh mềm gây ảnh hưởng bằng kênh truyền hình Al Jezira, sử dụng nguyên tắc “tự do ngôn luận” của chính phương Tây. Như vậy lại càng ngứa mắt.

Như vậy việc Trump “trừng phạt” Qatar nói lên được những điều sau:
1-) Cảnh báo “đồng minh” phương tây của mình, trong đó có Pháp
2-) Làm vừa lòng lobbying Do thái, mà con rể của mình cũng là một bộ phận.
3-) Lại quả cho Ả rập Sa u đít bằng nước bọt, vì đã cống một đống tiền. (nhưng đồng thời Trump cũng không quên hợp đồng với Qatar).

Tại sao tôi lại nói là nước bọt. Bởi vì trong cơ chế Mỹ, nếu các thoả thuận không ra thành luật thì chỉ là hứa hão. Lời nói có thành sự thật không thì không biết. Hạt nhân của các loại lề trái ở VN, hiểu rất rõ điều này. Vì sao ? vì vào năm 1972, Nixon cũng đã hứa với Nguyễn Văn Thiệu là không bao giờ bỏ miền Nam, có thư đàng hoàng, mà cố vấn của Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn Tiến Hưng vẫn còn giữ đến bây giờ để viết thành sách. Nhưng năm 1975 nó vẫn bỏ như thường vì có điều luật nào ràng buộc đâu. Mặc dù thế lề trái Vn vẫn yêu Mỹ, vẫn thích tin mù quáng vào Mỹ.
Như vậy kết quả của khủng hoảng này là gì. Là Qatar phải nghe lời Mỹ hơn nữa, đồng minh của Mỹ biết điều thì phải im đi, đừng có “planete ơ ghen” gì nữa. Nhưng Ả rập Sa u đít có thể đánh Qatar bắt nghe lời không thì không thể.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jun 28 2017, 05:09 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #47

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Báo chí Việt nam, còn đăng tin đầy đủ và đa chiều hơn cả báo chí Pháp về khủng hoảng Qatar. Theo như tin của báo VN, thì Israel có giúp đỡ Ả rập Sa u đít, trong việc “thay bậc đổi ngôi” ở nước này, như vậy điều này đi theo đúng những gì tôi nói “theo cấu trúc” ở trên, khi nói Qatar bị trừng phạt vì ủng hộ Hamas, trong khi nhưng thông tin trên tôi không biết.
Pháp là nước bán vũ khí cho Qatar, nếu tôi không nhầm thì cũng có căn cứ quân sự Pháp ở nước này. Nhưng Pháp không tỏ thái độ gì ủng hộ Qatar cả, không những thế, Pháp sẵn sàng cùng Mỹ đánh chính phủ Syria, khi Mỹ đưa tín hiệu, bất chấp tín hiệu đó là giả tạo hay thật sự (một dạng sự kiện Vịnh Bắc Bộ mới, và cái cớ ở đây là “vũ khí hoá học”). Điều này cũng đúng với sự phân tích của tôi về cái “bong bóng” bảo vệ môi trường, hay mâu thuẫn bất khả kháng giữa Tây Âu và Mỹ là giả tạo, cũng như liên minh Tây Âu – TQ là giả tạo.
Trong những điều kiện mà Qatar phải chấp nhận, có những điều kiện không liên quan gì tới ủng hộ khủng bố cả. Vì thế khủng bố chỉ là cái cớ. Vì thế nếu chỉ nhìn hiện tượng, thì không thể nắm bắt vấn đề. Những hiện tượng này phải có cái gì gây ra. Cái gì ấy chỉ nhìn được khi có một phương pháp phân tích tiếp cận nó. Bây giờ thì các bác có thể hiểu là tại sao tôi lại sử dụng duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vì nó giúp người ta không bị hiện tượng lừa gạt.
Hành động của Thổ với Qatar, chứng tỏ các hành động của Mỹ ở Trung đông, ảnh hưởng cực lớn tới nước này, vì Mỹ định vẽ lại bản đồ ở đây, cho phù hợp với lợi ích Mỹ, trong đó có việc thành lập một nhà nước người Kurdes. Sau khi cuộc đảo chính ở Thổ thất bại, thì Mỹ không còn khả năng lớn can thiệp vào nội chính nước này, cho nên mâu thuẫn hai bên càng gay gắt. Điều đáng chú ý là Thổ nằm trong NATO, tức là đồng minh của Mỹ. Nhưng điều đó không ngăn cản Mỹ hành động theo lợi ích của mình, bất chấp hiệp ước hay thoả thuận.
Hiện nay, Mỹ đang thử thách Nga xem giới hạn can thiệp của Nga ở Trung đông là đến đâu. Giống như hai con dê qua cầu, hay đấu xe hơi, xem ông nào non gan phải dạt vào trước. Nhưng ở đây không chỉ có Nga, mà còn I ran, và Thổ. Nếu Nga và I ran phải dạt vào bờ, thì Thổ không là cái gì, bắt buộc phải nghe lời.
Hiện nay, kế hoạch của Mỹ vẫn tiếp tục được thực hiện, và nhà nước Kurdes đang dần dần thành hình. Báo Pháp có đưa tin, là vung tự trị người Kurdes ở bắc I rắc đã tổ chức trưng cầu dân ý để đòi độc lập, bất chấp sự phản ứng của chính quyền trung ương I rắc. Cuộc chiến ở Raqqa chủ yếu do người Kurdes thực hiện, cuộc chiến ở Mossul mặc dù có sự hiện diện của quân đội I rắc, lực lượng tác chiến chủ yếu cũng là người Kurdes.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jun 29 2017, 04:41 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #48

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Pháp không có căn cư quân sưj tại Qatar, bác Phó
Tuy nhiên Pháp đang định bán cho Qatar máy bay Rafale và có nhiêù liên hê vơi Qatar.
Có vẻ Arap Saudi đang định lơị dụng sưj ủng hô của Mỹ trong vụ Qatảr này đê thưcj hiênj tham vọng riêng, Mỹ cũng tỏ vẻ cân thân đê tăng cưòng kiêm soát, k đê vươt tâm, nhưng chăc chăn vụ này k sơm kêt thúc mà còn có thê lôi kéo cả Thô vào.

Nói chung, viêc phải dùng đên nhưng cái này chưng tỏ ảrap Saudi đã hêt nươc

Xem mây cái tin dưói mà buôn cưòi, tên lưả xịn nhâts của Mỹ mà lại k tránh nôỉ bâỹ nhiêtj của máy bay cô lõ thơì Liên Xô, phải băn đên 2 phát mơi hạ đưọc cái cươnfg kích cỏ lõ này. Còn Nga, họ đã tính đên dôcj lap tư trưóc, nhưng k dám nói ra cho đêns bây giơ. Bọn Nga còn chuân bị dùng drone máy bay k ngưoi lái đê chuyên tiên

Vì sao tên lửa "mới nhất, tốt nhất" của Mỹ bắn trượt Su-22 Syria?
http://soha.vn/vi-sao-ten-lua-moi-nhat-tot...62811501609.htm



Nga tuyên bố đanh thép: Vũ khí, trang bị, linh kiện từ Ukraine, NATO-EU - Chấm dứt từ đây!
http://soha.vn/nga-tuyen-bo-danh-thep-vu-k...28120027637.htm


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 9 2017, 01:16 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #49

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ukraine đang mời mọc Mỹ hợp tác đầu tư vào Antonov để chế tạo máy bay vận tải An 77 khi phái đoàn Mỹ đến thăm nhà máy, nhưng e là họ sẽ chẳng quan tâm. Chả hiểu tại sao Mỹ phải giúp Antonov chế tạo máy bay cạnh tranh trực tiếp với chính mình. Có lẽ đến thăm để chiếm được bộ phận nào thì chiếm chăng? Trước đó, sau khi Nga rút khỏi Antonov và con An 77, thì hãng này đã mời Đức giúp đỡ đầu tư chế tạo con này để nhắm đến khách hàng là bộ quốc phòng Đức và châu Âu, nhưng Đức đã từ chối

Hiện thời, Nga nó tập trung cho con Ilyushin IL-76 va IL-78 của nó, thay vì cho Antonov. Còn Ukraine đã phải bán tài liệu kỹ thuật của máy bay vận tải siêu nặng An-225 Mriya ('Dream') cho Trung Quốc.

Ngoài ra, sau cuộc chiến ở Syria, dòng tăng T90 của Nga trở nên đắt khách, thể hiện rõ ở bộ giáp của nó chống được các vũ khí chống tăng. Hãng Uralvagonzavod đã công bố báo cáo kinh doanh béo bở năm 2016, với hàng loạt khách hàng từ bỏ k mua M1 Abrams của Mỹ mà chuyển sang mua T90 như Iraq, Kuwait, Ấn Độ, Ai Cập, Algeria, một số nước châu Phi và VIệt nam (đặt mua 64 chiếc). Trong đó với Ai Cập còn bao gồm cả chuyển giao công nghệ lắp ráp xe tăng T-90S/SK tại đây.


http://soha.vn/ket-bi-dat-cho-1-sieu-cuong...07001216127.htm

http://soha.vn/chi-tiet-bao-cao-cua-uralva...05102408393.htm


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
langtubachkhoa
post Jul 14 2017, 07:31 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #50

Phụ nữ là những sinh vật kỳ quái nhất trên đời


Nhóm: Trai làng Ven
Số bài viết: 10.283
Tham gia từ: 19-August 04
Thành viên thứ: 1.607

Tiền mặt hiện có : 88.580$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tình hình Lybia sắp tới có thể sẽ căng sau Syria. Tập đoàn Rosneft của Nga chính thức khai thác dầu ở đó, sau chiến thắng của phe Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với tướng Khalifa Haftar và quốc hội Lybia đã giành thắng lới và kiểm soát phần lớn phía đông Libya, bao gồm hầu hết các khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu thô. Còn Mỹ có vẻ muốn đóng quân ở Lybia như với Somali. Chắc rút kinh nghiệm từ hồi Syria, k muốn để Nga chiếm địa lợi. Việc Mỹ nhảy vào Lybia k phải chỉ cản Nga, mà còn ngăn cản cả Anh, Pháp, Italy, 3 nước đang muốn k chế nơi này, đồng thời kiểm soát thêm nguồn dầu mỏ thế giới


Mỹ-Nga can thiệp quân sự, Libya biến thành Triều Tiên thứ 2?
Theo thông tin trên trang web “AntiWar.com” cho biết, Mỹ đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự ở Libya nhằm đối phó với Nga.
Quyết không nhường Nga, Mỹ nhảy vào chia phần bánh Libya

Theo bài viết trên trang AntiWar.com, các quan chức Hoa Kỳ nắm được các thông tin quan trọng đã tiết lộ rằng, sắp tới, chính quyền của ông Donald Trump có thể sẽ thông báo một thông tin rất quan trọng về sự can thiệp quân sự của Mỹ vào quốc gia Bắc Phi là Libya.

Hoa Kỳ sẽ bổ nhiệm một đại sứ mới và thiết lập một sự hiện diện quân sự vĩnh viễn của Mỹ ở đất nước đang chìm đắm trong cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc và hiện đang bị chia cắt làm hai nửa đông - tây; đồng thời cũng đang phải căng sức chống lại sự tấn công của các nhóm khủng bố.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...-thu-2-3339034/

Nga chính thức hái quả ngọt tại Libya, phương Tây nuốt hận
Lực lượng thân Nga ngày càng làm chủ tình hình tại Libya, giúp người Nga được hái quả ngọt sớm hơn dự định, ngược lại lực lượng thân phương Tây...
Tập toàn dầu mỏ Rosneft của Nga bắt đầu khai thác dầu tại Libya

Reuters ngày 10/7 dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC), Mustafa Sanalla cho biết, Tập đoàn dầu mỏ Rosneft của Nga đã bắt đầu khai thác dầu thô tại Libya.

Trong khi đó, theo The Guardian, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) trung thành với tướng Khalifa Haftar là lực đang kiểm soát phần lớn phía đông Libya, bao gồm hầu hết các khu vực sản xuất và xuất khẩu dầu thô - xương sống của nền kinh tế Libya hiện nay.

Nhờ được LNA đảm bảo an ninh cho các giếng dầu và hoạt động khai thác, sản lượng khai thác dầu thô của Libya đã nhanh chóng được hồi phục, tăng từ 200.000 thùng/ngày hồi tháng 9/2016 lên đến gần 700.000 thùng/ngày vào tháng 4/2017.

Và theo thông tin mới nhất của Reuters, sản lượng khai thác dầu thô của Libya đã đạt tới 950.000 thùng/ngày vào ngày 30/6 vừa qua, sát với mức 1 triệu thùng/ngày - mục tiêu mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya đề ra.

Hiện nay Libya là một trong 2 quốc gia thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô vì ảnh hưởng của cuộc nội chiến.

Đây là một lợi điểm mà Libya đã lãng phí, song dường như Nga đã nhanh chóng tận dụng.

Bởi khi được hỏi liệu Rosneft có tận dụng cơ hội được miễn trừ cắt giảm sản lượng của Libya, để gia tăng lượng khai thác hay không, Chủ tịch NOC Mustafa Sanalla đã cho biết: “Có. Họ bắt đầu làm điều đó. Đây là hợp đồng một năm và họ tăng sản lượng lên từng tháng”.

Việc Rosneft khai thác lợi điểm của Libya không những giúp bù đắp được thiệt hại cho nước Nga vì phải cắt giảm sản lượng, mà còn giúp Libya gia tăng lợi ích, qua đó nâng cao sức mạnh tài chính cho thực thể chính trị tại miền đông Libya, vốn được xem là thân Nga.

OPEC đã yêu cầu Libya tham dự cuộc họp của tổ chức này vào cuối tháng 7 để bàn cách hạn chế sản tăng sản lượng, giúp hỗ trợ giá dầu.

Song người đứng đầu Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Libya cho biết chưa sẵn lòng cho điều ấy.

Có thể thấy rằng, với việc Tập đoàn Rosneft khai thác dầu thô tại Libya, Moscow đã hái quả ngọt, thậm chí là rất ngọt tại Libya.

Thực tế đó vừa đảm bảo được lợi ích cho nước Nga, vừa tăng cường được sức mạnh cho lực lượng thân Nga, trong khi Moscow vẫn chưa chính thức xuất hiện tại ván cờ này.

Phe thân Nga liên tục chiến thắng, chính phủ thân phương Tây ngày càng mất lòng dân

Hồi đầu tháng 6/2017, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya của tướng Khalifa Haftar đã di chuyển đến các thị trấn ốc đảo chiến lược ở vùng sa mạc Jufra trung tâm Libya, sau khi chiến thắng trong các cuộc đụng độ với các lực lượng đối nghịch.

LNA quyết đẩy nhanh sự hiện diện ở miền trung và miền nam Libya, nơi vốn thuộc sự quyền kiểm soát của các lực lượng liên kết với chính phủ Libya ở Tripoli (GNA) được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

Một tháng sau ngày chiếm các ốc đảo chiến lược ở trung tâm Libya, LNA đã giành thắng lợi cuối cùng và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố lớn thứ hai của Libya là Benghazi, sau một chiến dịch quân sự kéo dài trong 3 năm.

Tháng 5/2014, tướng Haftar đã thực hiện một chiến dịch quân sự, tấn công vào Benghazi.

Từ đó đến nay, LNA đã tiến hành nhiều cuộc giao tranh với các chiến binh và những lực lượng đối nghịch khác. LNA đã phải gánh chịu nhiều tổn thất với nhiều binh sĩ bị thiệt mạng.

Tuy nhiên, ngày 5/7 vừa qua, Tư lệnh Haftar đã vui mừng tuyên bố: "Các lực lượng vũ trang đã giải phóng hoàn toàn Benghazi khỏi chủ nghĩa khủng bố. Từ đây Benghazi bước vào một kỷ nguyên mới với hòa bình và yên bình", VOA tường thuật.

Theo VOA, chiến thắng Benghazi đã đánh dấu một bước tiến lớn cho LNA, lực lượng đã dần kiểm soát cả miền đông và miền nam đất nước Libya thời hậu Gaddafi, qua đó tạo ra ưu thế tuyệt đối trong cuộc đối đầu với chính phủ Libya tại Tripoli.

Không dừng lại ở Benghazi, với khi thế chiến thắng, LNA đã tiến nhanh về khu vực Sabri ở trung tâm Libya nhằm kết liễu những ổ kháng cự cuối cùng.

Theo giới phân tích, sau khi nắm quyền kiểm soát một loạt cảng biển cùng những giếng dầu quan trọng và căn cứ không quân ở miền nam Libya vào năm 2016, tướng Haftar đã tạo ra sức ép và dần vượt trội so với các đối thủ tại Tripoli..

Hiện nay ông có sự ủng hộ từ Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và có mối quan hệ gần gũi với Moscow. Còn LNA thì ngày càng lớn mạnh, được trang bị ngày càng tốt hơn và có quan hệ với các lữ đoàn địa phương và các bộ lạc.

Trong khi đó GNA dù được LHQ hậu thuẫn và được sự hỗ trợ chính thức của hầu hết các cường quốc phương Tây, song lại ngày càng tỏ ra yếu thế.

Từ khi tiến vào Tripoli, GNA đã phải vật lộn để củng cố quyền lực, nhưng không làm thay đổi được tình hình.

Theo Reuters, trong những tháng mùa hè này, khi nhiệt độ đã tăng lên, các khu vực miền tây Libya do GNA kiểm soát lại liên tục bị mất điện và thiếu nước, khiến người dân đã chỉ trích GNA là vô dụng vì không giải quyết được vấn đề.

Như vậy, lực lượng thân Nga ngày càng làm chủ tình hình tại Libya, bao gồm cả chính trị, quân sự và kinh tế, giúp người Nga được hái quả ngọt sớm hơn dự định, ngược lại lực lượng thân phương Tây ngày càng trở nên kém thế và đã bắt đầu để mất lòng dân.

Có lẽ khi ném bom vào lực lượng trung thành với chế độ Gaddafi, NATO không thể hình dung sẽ có ngày lại tồn tại một sự thật trớ trêu như vậy.


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ot-han-3338904/


--------------------
Nhớ:
Liếm môi 7 lần trước khi hôn, xoa tay 7 lần trước khi ôm


Làm trai cho đáng nên trai, trên thông vòng 1 dưới tường vòng 3

How much does it cost? Can love be measured by the money in the bank?
I have no answers now but this much I can say
I know she'll need me until my money all go away
And she'll kick me

(trích bài hát phim Love Story ngày nay - The Modern Love Story)


Cây không thể sống thiếu nước
Người không thể sống thiếu...sữa


Phụ nữ không ngực như giường không gối
(trích ngạn ngữ Pháp)
Femme sans poitrine comme lit sans oreiller



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · Thời Sự · Bài mới tiếp theo »
 

49 Trang « < 3 4 5 6 7 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC