Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

13 Trang « < 2 3 4 5 6 > »  

· [ ] ·

 Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook

Phó Thường Nhân
post Oct 7 2019, 10:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #31

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bài viết trên về Bác Hồ- Nguyễn Ái Quốc hơi có phân bôi đen, không trung thực, ,độ chính xác không được xác minh, những hoạt động của Bác Hồ từ năm 1924, lúc sang Liên Xô, cho tới lúc trở về nước lãnh đạo cách mạng năm 1941.
Khi nói về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, phần hay được nói tới là phần ở Pháp, từ đầu thế kỷ tới năm 1924. Vì những hoạt động của Bác là công khai, và đồng thời cũng có cả các báo cáo của mật thám Pháp theo dõi, đã được giải mật. Thời kỳ này, điều khó là phải xem những báo cáo mật của Pháp chính xác đến đâu, có ngộ nhận không, có bịa đặt để bôi đen không.
Thời gian sau này, do bác hoạt động cho Quốc Tế Cộng sản, việc công khai ít hơn. Từ khi Liên Xô sụp đổ, các tài liệu của quốc tế cộng sản được giải mật, thời kỳ Elsine ở Nga, nhưng cũng tương tự như thời gian Bác ở Pháp, có vấn đề độ tin cậy của nó.
Từ sau thời kỳ đổi mới ở VN (1986), khi VN dần dần vượt qua được bao vây phong toả, hoà nhập với thế giới, thì vấn đề giải phóng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được đề cao. Và người ta bắt đầu nhìn Bác Hồ, đánh giá thông qua “mâu thuẫn dân tộc đối lập với chủ nghĩa cộng sản, CNXH”. Ngay cả lề trái, vốn là lực lượng tung nhiều tin vịt, tin “fake” về Bác nhất, lấy vài ví dụ, như việc coi quyển nhật ký trong tù không phải là Bác viết, hay quyển “bản án chế độ thực dân Pháp” cũng là Bác “đánh cắp bản quyền” của Phan văn Trường, một chí sĩ yêu nước ở cùng thời với Bác tại Pháp, ..v..v.. cũng quay ra ca ngợi Bác về hiến pháp đầu tiên của VN Dân chủ cộng hoà, vì nó là “đa nguyên đa đảng” để chống phá. Tóm lại Bác Hồ có thể hoà trộn với bất cứ một thứ xốt nào cũng được.
Như vậy cách tốt nhất để tìm hiểu Bác Hồ là đọc các tác phẩm của Bác viết, trong đó có cả tác phẩm tự thuật của Bác viết về Bác như “vừa đi đường vừa kể chuyện”, “cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch”. Tất nhiên là Bác viết với các tên hiệu.
Sau đó đặt chúng vào thời điểm lịch sử đã xẩy ra. Thì sẽ nhìn nhận được chính xác hơn. Ví dụ trong giai đoạn 1924-1941, thì điều đầu tiên người ta cần tìm hiểu là quan hệ của Quốc Tế cộng sản thế nào với các phong trào giải phóng dân tộc, các giai đoạn của nó. Tìm hiểu được nó thì sẽ hiểu được sự hoạt động của Bác Hồ và tư duy của Bác.
Với tôi, Bác Hồ vừa là một người cộng sản vừa là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Điểm gặp nhau của hai điều này là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội ở đây được hiểu theo nguyên tắc Mác-Lê nin, tức là Liên minh công nông. Xuất phát từ Nho giáo, tức là ứng dụng kinh nghiệm của cách mạng TQ.
Bác Hồ có lẽ là người Nho giáo nhất trong các người cộng sản, nhưng cũng đồng thời là người cộng sản nhất trong các nhà Nho. Hai người khác, trong dàn lãnh tụ ở VN gần gũi với Bác Hồ về điều này có lẽ là ông Trường Trinh và ông Phạm văn Đồng.
Mặc dù vậy, cái phông văn hoá Pháp, mà Bác cảm nhận cũng rất lớn. Đặc biệt Bác có những quan hệ rất gần gũi với các chính khách Pháp, điều mà ngay cả những nhân vật nổi tiếng, như cụ Phan Chu Trinh, dù ủng hộ quan niệm “Pháp Việt đề huề”, tức là muốn dùng thực dân Pháp đánh phong kiến VN, do không hiểu phong kiến VN thời thuộc địa là tay sai của Pháp, lại không làm được.
Khi bác Hồ sang Liên Xô, năm 1924, là nhờ có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, vì Bác là một trong những thành viên của đảng xã hội Pháp tham gia vào việc thành lập đảng cộng sản Pháp (đại hội Tua 1920). Còn sở dĩ bác bỏ đảng xã hội, vì đảng này dù tố cáo chế độ thuộc địa, cũng không muốn các thuộc địa độc lập.Ngược lại, Lê nin, với luận điểm về thuộc địa, đòi hỏi các tổ chức cộng sản, người cộng sản phải ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Và đây chính là điều khiến Bác trở thành người cộng sản.
Bác Hồ cũng là người tham gia thành lập các đảng cộng sản ở ĐNA, như Malaysia, Thái lan. Trước khi trở về VN, trong những năm 30, Bác là người phiên dịch cho Bolodin, cố vấn cao cấp của quốc tế cộng sản cho chính quyền Quốc dân đảng TQ ở Quảng châu, rồi cho đảng cộng sản TQ.
Quốc Tế cộng sản là do Lê nin sáng lập ra, nhưng chủ yếu là hoạt động dưới thời Stalin, vì Lê nin đã mất vào năm 1924. Quốc tế cộng sản cũng giải tán vào năm 1941, khi Liên Xô –Mỹ- Anh trở thành đồng minh chống phát xít Đức.
Trong thời gian tồn tại và hoạt động, Quốc tế cộng sản đã đào tạo rất nhiều nhân sự cho các nước thuộc địa, nhưng ảnh hưởng trực tiếp không lớn, ngoài trừ tác động vào cách mạng TQ. Ở đây Liên Xô đã cung cấp vũ khí, tài trợ cho Quốc dân Đảng từ năm 1911. Các chiến dịch Bắc Phạt của Tưởng giới Thạch sẽ không thành công nếu không có sự giúp đỡ về tổ chức, vũ khí của Liên Xô.
Nhưng nhân sự của quốc tế cộng sản đào tạo, không phải ai cũng hoàn toàn thoát được cái “chuẩn” của lý thuyết, tức là áp dụng nó một cách máy móc, không đúng thực tế. Giống như các nhân vật lề trái được Mỹ và phương Tây đào tạo hiểu “đa nguyên đa đảng” vậy. Ở TQ điều này rõ rệt nhất. Trong giai đoạn cách mạng 1911-1935 (tức là trước lúc có Vạn lý trường trinh), các tổng bí thư đảng CS TQ đều giáo điều, bám lấy thành thị, giai cấp công nhân thành thị. Phải đến Mao Trạch Đông, thì ông mới nhìn nhận ra được vấn đề, từ thực tế cách mạng TQ. Chủ nghĩa Mao như vậy là một ứng dụng của chủ nghĩa Mác ở TQ.
Ở VN cũng vậy, nhưng do không có sự ủng hộ trực tiếp của Quốc Tế cộng sản, nên người ta không nhìn thấy điều này rõ rệt. Nhưng từ đây mà nói là Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động theo sự giật dây của Quốc tế cộng sản cũng không phải.
Chính do sự phát triển này, do giáo điều mà ra (trong hoạt động của quốc tế cộng sản, hay nhân sự được quốc tế cộng sản đào tạo), mà Bác Hồ bị phê phán, nhưng không vì thế bác không phải là một người cộng sản, và không hoạt động cho Quốc tế cộng sản. Thậm chí có thể nói Bác là người đã kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết Mác xít với tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc và cả văn hoá truyền thống (đạo Nho).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Oct 8 2019, 11:18 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #32

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung một chút những điều tôi viết ở trên. Ở trên, tôi có so sánh sự giáo điều của một số người cộng sản như là các “chí sĩ” được phương Tây bú mớm “đa nguyên đa đảng”, vì vấn đề này là hiện thực ngày nay, người ta dễ liên tưởng hơn.Nhưng không vì thế mà các “chí sĩ” này có tấm lòng và đạo đức cách mạng, như những người cộng sản kia. Chỉ có vấn đề giáo điều là giống nhau. Được dậy ra sao, nhai lại như vậy, rồi lại tưởng là mình giỏi.
Nói về vấn đề giáo điều này. Vào khoảng những năm 60. Khi chế độ Ngô Đình Diệm nhất định chia cắt đất nước, không thực thi hiệp định Giơ ne vơ. Cùng lúc đó, Liên Xô dưới thời Khơ rút sốp, không muốn VN thống nhất đất nước, mà đưa ra chiêu bài “chung sống hoà bình”, giống như cả TQ và Liên Xô bán cho Triều Tiên. Lúc bấy giờ trong miền Nam có đồng khởi, vậy phải làm sao ?
Có nhiều người theo giáo điều của Liên Xô, không muốn giúp cách mạng miền Nam, vì “Liên xô như thế”, “Liên Xô dậy thế”, ví dụ như Hoàng Minh Chính. Ông này là viện trưởng viện triết học. Vì thế bị kỷ luật. Vào những năm 90, thời kỳ đổi mới. Câu chuyện này được lề trái khui ra, cùng với các “chí sĩ đổi mới”, để nói rằng hình thức kỷ luật này không phải là pháp quyền. Đúng như vậy. Nhưng vào thời điểm đó, tức là những năm 60, làm sao làm được điều đó, khi Liên Xô bất chấp những bất đồng, vẫn là một lực lượng ủng hộ VN. Có những vẫn đề ngoại giao chính trị trong đó. Cũng thời kỳ này, một số học sinh học ở Liên Xô, được Liên Xô giữ lại như một lực lượng dự trữ, kiểu như Trần Ích Tắc thời nhà Nguyên. Nhưng sau đó, khi Khơ rút sốp đổ, Bơ rê giơ nhép lên thay làm tổng bí thư, thì quan hệ VN-Liên Xô mới phát triển như bây giờ báo VN hay nói. Trong suốt giai đoạn đó, Bác Hồ đã rất giỏi là giữ được cân bằng quan hệ với cả TQ và Liên Xô. Khi Liên Xô chạy theo Mỹ, thì TQ giúp. Khi TQ chạy theo Mỹ, thì Liên Xô giúp. Tuỳ sự giúp đỡ của họ, do sở trường sở đoản về kỹ thuật của hai bên khác nhau, mà VN áp dụng hình thức tác chiến khác nhau. Tất nhiên về sau, VN khoái vũ khí Liên Xô hơn, và sự giúp đỡ về vũ khí của Liên Xô quan trọng hơn của TQ, nhưng trong vấn đề tổ chức, tiến hành chiến tranh, đặc biệt chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa, quản lý xã hội, các bài học của cách mạng TQ không nhỏ. Các bài học này, được tổng bí thư Lê Duẩn phát triển thành “ba mũi giáp công”, “tấn công toàn diện”, không còn là “lấy nông thôn bao vây thành thị” như nguyên bản TQ.
Tương tự như vậy, lại có những người “giáo điều kiểu TQ”. Ví dụ như nhân vật cách đây ít lâu viết cuốn “đèn cù đèn keo” gì đó, được lề trái tung hô đến ..phát thối. Ông này được đi học ở TQ, vì thế lại thấy cách mạng VN trái với giáo điều TQ.
Tương tự như vậy, bây giờ có các chí sĩ, học được một ít của phương Tây, u u minh minh, lại xông ra cổ vũ cho “đa nguyên đa đảng”, bất chấp thực tế VN ra sao, cũng là một duộc như vậy.
Chính vì thế trong tuyển tập Hồ Chí Minh, in năm 1984, còn có bài của Bác Hồ nói với các lưu học sinh sắp được đi học. Bác nói “Đảng cho các chú đi học để phục vụ tổ quốc, không phải để lấy kiến thức kể công với đảng”. “Lấy kiến thức kể công với Đảng” chính là giáo điều.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 9 2020, 12:03 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #33

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó đã đọc “HO CHI MINH: THE MISSING YEARS 1919 – 1941” (Hồ Chí Minh – Những năm tháng bị lãng quên 1919 – 1941) CỦA TÁC GIẢ SOPHIE QUINN – JUDGE chưa?


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 9 2020, 05:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #34

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Không tôi chưa đọc quyển này, nhân NVT nói tới nên tôi cũng vừa mua trên mạng. Vì nó cho đọc thử vài trang nên sau khi đọc, với tôi nó cũng chỉ phản ánh cái nhìn ngoại lai của một người nằm bên kia chiến tuyến thôi (một học giả tư sản, người Mỹ). Khi nào nhận được sách, đọc xong, nếu thấy thú vị thì sẽ binh luận cho vui.
Sách về Bác Hồ, tôi cũng có một số. Cả sách chính thống ở VN, cả sách phương Tây viết, cả sách Việt kiều yêu nước ở Pháp viết, cả sách của Sài gòn cũ nói đểu, tuyên truyền nhảm cũng có. Tôi cũng có cả sách Bác Hồ tự viết về mình (như quyển « vừa đi đường vừa kể chuyện »), và tuyển tập Hồ chí Minh.
Tôi cũng có một số sách nói về quốc tế cộng sản (kommitern) và điều này rất thú vị khi so sánh chính sách của quốc tế cộng sản với các hoạt động của đảng cộng sản Đông Dương cũng như chính sách của quốc tế cộng sản ảnh hưởng tới nhân sự của Quốc tế cộng sản thế nào (và nó dính tới Bác Hồ).
Cách làm việc của tôi là. Đầu tiên phải xem chính người trong cuộc, tức là Bác Hồ nói về mình thế nào ? trong hoàn cảnh nào ? tại sao ?
Sau đó xem hoạt động vai trò của Bác trong các sự kiện chính trị ở VN, tác động của nó, trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào ?
Rồi cuối cùng mới xem nhưng người khác nói cái gì ? nó cập kênh nhau ở đâu, tại sao ? ý đồ của những người viết « khách quan » này là gì ?
Một khi trả lời được những câu hỏi ấy, thì nhận thức sẽ rõ ràng hơn.
Điều hơi lạ lùng ở VN hiện tại, do « ảnh hưởng mềm » của văn hoá phương Tây từ khi đổi mới, hội nhập quốc tế, mà người ta có thái độ coi những gì các học giả phương Tây này viết là sự thật, trong khi nó tiêm tuyên truyền vào mà không biết. Ngay cả khi « nó cực kỳ khách quan », thì vẫn là chủ quan, tức là có chiều.
Một điều thú vị nữa là, phương pháp làm việc của các học giả phương Tây nói chung (tất nhiên từng nước Pháp, Đức, Anh, Mỹ, ..có dị biệt), thường là mô tả hiện tượng, nhưng không nắm bắt bản chất. Vì thế cách viết của nó kiểu « nhìn qua lỗ khoá » rất hấp dẫn, nhưng là kiểu « nhìn cái cây mà không nhìn thấy rừng ». Để thoát khỏi cái điều này, thì các bác có thể tìm hiểu bằng ba cách :
1- Có một phương pháp phân tích kiểu khác, ví dụ như duy vật lịch sử. Nếu các bác sợ, vì bây giờ phải bắt chiếc phương Tây mới hợp khẩu vị, thì có thể dùng ngay các văn hoá truyền thống của VN, như tư duy đạo Phật, đạo Nho. Lô gíc nhân sinh quan của các văn hoá truyền thống này rất gần với duy vật lịch sử. Với tôi thì người VN đã tiếp cận duy vật lịch sử thông qua các truyền thống này thì đúng hơn.
2- Hãy tìm đọc các tác giả chịu ảnh hưởng phương Tây, nhưng không phải gốc phương Tây. Ví dụ học giả Nhật, TQ, Hàn. Hay các nước phương Tây nhưng không có « tiền án, tiền sự » ở VN, ví dụ Đức, Ý.. về VN
3- Trong trường hợp chỉ có sách của các học giả phương Tây ở những nước có tiền án tiền sự với VN, thì hay mở rộng thế giới quan, xem họ viết về lịch sử chính họ như thế nào. Họ viết về Bác Hồ có giống họ viết về Linh côn, về Oa sinh tôn không ? họ viết về cuộc chiến tranh của họ ở VN có giống như thái độ họ viết về nội chiến Mỹ không (nếu là học giả Mỹ)

Tôi thì dùng cả ba cách này.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Jan 10 2020, 09:25 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #35

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bác Phó có xem bản ebook đã dịch thì download tại đây (@click here)

Trong lúc chờ đợi bản giấy của bác sp_ike.gif


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Jan 30 2020, 11:08 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #36

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@nvt,
Tôi đã nhận được quyển sách, bằng tiếng Anh, hôm qua vừa đọc sơ sơ (gọi là đọc theo đường chéo), để xem quyển sách định nói cái gì. Vừa rồi vào download cái bản tiếng việt mà nvt đưa lên để xem bản tiếng việt thế nào. Cảm nhận sơ bộ, thì những điều bà này viết tỉ mỉ hơn những thông tin mà tôi có được từ trong các quyển sách khác, nhưng không có gì mới hơn, tư duy của nó thì cũng vậy thôi, đó là gieo rắc những thông tin giả định lẫn với thông tin có thể có thật, làm như rất khách quan, nhưng thực sự có chiều.
Vì thế tôi thích đọc nguyên bản hơn (trong trường hợp này thì tôi có thể làm được, vì vốn tiếng Anh đủ để đọc), xem tác giả dùng các cách giả định có điều kiện (đây là một kiểu ngữ pháp tồn tại trong các tiếng phương Tây, nhưng không tồn tại trong tiếng việt) định hướng người đọc ra sao.
Còn hướng quyển sách muốn nói gì thì ở cuối quyển sách (tôi đọc bản giấy tiếng Anh) nói rất rõ. Đó là Bác Hồ « chẳng là cái đinh gỉ gì » trong hệ thống « admin » của Quốc tế cộng sản cả, và bác Hồ cũng không có tư tưởng gì (đây là đá vào điều mà ở VN hiện nay nói đó là tư tưởng Hồ Chí Minh), cũng như phủ nhận tài năng tổ chức của Bác, coi bác chỉ là một dạng ngoại giao đạo đức giả, sự kinh yêu bác ở VN chỉ là do Đảng lập ra. Và để cho đủ bộ, thì tất nhiên phải có tý Sex, tức là vấn đề bác Hồ có vợ ở TQ, và chị Nguyễn Thị Minh Khai là « Girl Friend » hay vợ hờ của Bác.
Không cần đọc quyển sách tôi có thể trả lời ngay vấn đề « cái đinh gỉ » ở trên. Quốc tế cộng sản (commiterne) tồn tại từ năm 1919 đến năm 1941 thì giải tán. Trong lịch sử hoạt động của mình, có hai người được Quốc tế cộng sản phát động phong trào rộng rãi trong các lực lượng tiến bộ trên thế giới để vận động dư luận giải thoát ra khỏi nhà tù. Đó là Dimitri Dimitrov, người bị phát xít Đức bắt giam và buộc tội đốt nhà quốc hội Đức vào năm 1933. Người thứ hai là .. bác Hồ, khi bác bị Anh bắt giam ở Hương Cảng. Dimitrov là người Bun ga ri, chủ tịch quốc tế cộng sản, nên việc làm này của Quốc tế cộng sản là hiển nhiên. Nhưng còn bác Hồ, nếu bác « chẳng là cái đinh gỉ » gì, thì sao lai có chuyện đó. Còn hiển nhiên, bác không phải là những nhân vật được Quốc tế cộng sản đưa lên hàng đầu, vì tổ chức này « đặc ân » những nhân vật chính trị của các đảng cộng sản châu Âu, còn bác chỉ là người dân một nước thuộc địa, không kể bác tham gia vào quốc tế cộng sản với danh nghĩa đảng viên đảng cộng sản Pháp, chứ không phải đứng đầu một đảng. Như vậy, nếu tính kiểu « ngồi chiếu trên chiếu dưới », thì những tổng bí thư các đảng Pháp, Ý, Đức chiếm chỗ, nếu tính theo nhiệm vụ thì công việc của Bác rất đa dạng hơn hẳn các ông kia, từ việc tổ chức thành lập các đảng cộng sản ở ĐNA (Thái, Malaysia, Đông dương, ) tới việc phiên dịch, tuyên truyền, tổ chức trong các phái đoàn của Quốc tế cộng sản giúp cách mạng TQ. Các ông « ngồi chiếu trên » kia làm gì có được những kinh nghiệm như thế. Bác Hồ thực sự là người của Quốc tế cộng sản,không phải là người của riêng một đảng, đây là điều đặc biệt mà chỉ rất ít người có ví dụ Bô rô din (cố vấn tối cao của Quốc tế cộng sản bên cạnh Quốc dân đảng TQ) la nhu vay.
Có tư tưởng Hồ Chí Minh không ? câu trả lời tất nhiên là có. Như bất kỳ một nhân vật hoạt động chính trị nào, loại trừ loại tay sai, thì ai cũng có cả. Nhưng không phải tư tưởng cuả bất cứ ai làm chính trị cũng nổi tiếng và dùng được,trở thành hệ tư tưởng,thường khi người đó không cầm quyền nữa thì hết. Tư tưởng chỉ thực sự là tư tưởng khi người đưa ra nó đã mất, nhưng vẫn được ứng dụng. Lấy một ví dụ, Khi đức Phật Thích Ca còn sống, thì làm gì có ..đạo Phật. Khi chúa Giê Xu còn sống, thì làm gì có ..đạo thiên chúa. Đạo phật, đạo thiên chúa có được vì có các tín đồ tổng hợp lại. Với chúa là 12 tông đồ, với phật là các vị như ma ha ca diếp, a nan đà, và 500 tín đồ đầu tiên. Vì thế lý luận của bà viết sử này nói là vào những năm 90, mới có tư tưởng Hồ Chí Minh là sai, vì nó luôn tôn tại trong Đảng CS VN (đặc biệt từ năm 1941, khi bác trở thành lãnh đạo tối cao của Đảng). Trong thời gian từ năm 1941 đến 1969, thì tư tưởng Hồ chí Minh chính là những việc làm, chỉ đạo cụ thể của Bác. Từ năm 1969 đến những năm 90, thì điều này không được nói ra, vì vấn đề cách mạng VN phải đi giữa hai lực lượng mâu thuẫn với nhau đó là Liên Xô và TQ, nhưng những quyết định vẫn theo tư tưởng này. Thời gian này cũng là thời gian mà tổng bí thư Lê Duẫn đứng đầu đảng, và ta có thể coi là có cả hệ tư tưởng Lê Duẩn, vì thế trong dư luận mới có tin đồn thổi là nếu chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống, thì sự khôn khéo của bác có thể tránh được tình trạng xung đột với TQ (1979-1991). Nhưng tôi thì không nghĩ như vậy, tư tưởng Lê Duẩn thực ra là cách hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, trong điều kiện « nửa chừng xuân » : cân bằng quan hệ với Mỹ chưa được, ví nó quyết tâm đánh bằng proxy war qua TQ, đồng thời TQ cũng lợi dụng điều này vừa để tạo niềm tin với Mỹ, đồng thời muốn thay chân Mỹ ở ĐNA, nên phải đảo về Liên Xô. Thời kỳ đầu làm tổng bí thư cho tới năm 1965, thì tổng bí thư Lê Duân có thể coi là gần TQ, vì lúc này TQ giúp VN, còn Liên Xô « xét lại Khơ rút xép » thì không.
Do Bác Hồ không phải là một nhà lý thuyết gia, nên tư tưởng Hồ chí Minh phải tìm hiểu theo 3 hướng : THÂN, KHẨU, Ý (nói theo kiểu đạo Phật). Trong đó THÂN là những hành động, quyết định của bác đóng góp cho cách mạng VN, và lô gíc của nó. KHẨU là thái độ lãnh đạo của bác, lối sống (đây là đạo đức cá nhân), và phần Ý, tức là các tác phẩm lý thuyết bác để lại (hiện có trong các toàn tập văn bản của bác viết).
Và tất nhiên, những học giả tư sản « bên kia giới tuyến » cũng tìm cách nói là hành động của bác chẳng có gì cả, đạo đức giả, và ..không viết gì. Điều khớp với kết luận của « nữ sử gia » mà ta nói ở đây trong những kết luận của bà ta (trong một thời điểm cụ thể là thời bác hoạt động trong Quốc tế cộng sản).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 2 2020, 03:51 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #37

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tác giả Trung Tran Lam, FB:

Nhà (từng) có 3 anh em!

Đeo khẩu trang ngồi trong nhà nên rảnh :-).

Trong 7 vị khai quốc công thần của Đảng cộng sản Liên Xô- 7 ủy viên BCT đầu tiên của Đảng Bolshevik- thì có đến 5 vị sau này bị khai trừ ra khỏi Đảng và bị giết ở trong tù- tù của Đảng chứ không phải của kẻ thù. Vị gần như chỉ đứng sau Lenin- Trosky-thê thảm hơn, trốn qua Mexico rồi cùng bị một nhát búa vào đầu. Người giết họ- oan nghiệt thay- là đồng chí Stalin kính mến.
Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung quốc, Trần Độc Tú- cũng qua đời trong tình trạng bị tước Đảng tịch sau những cuộc tranh giành quyền lực với người sáng lập ra nước Cộng hòa Trung hoa sau này: Mao Trạch Đông. Cùng số phận nhưng có phần bi thảm hơn, một vị khai quốc công thần của Đảng cộng sản Trung quốc- Phó chủ tịch Đảng- Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ- Bị kết tội là phản đảng- và chết thảm ở chốn giam cầm năm 1969.
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam khó mà chỉ ra các trường hợp thanh trừng tàn khốc như 2 đảng anh em trên :-). Chỉ có 2 trường hợp các hạt nhân cấp cao được coi là phản bội- với các chứng cứ khá rõ ràng. Một là Lâm Đức Thụ- Thành viên sáng lập Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí hội- tức là ngang hàng với Lê Hồng Phong, bị coi là làm mật thám 2 mang cho Pháp- và bị thủ tiêu năm 1947. Hai là Ngô Đức Trì- hạt giống đỏ số 2 sau Trần Phú, được gửi từ Maxcova về nước năm 1930 với sứ mệnh cùng Trần Phú thành lập một Đảng cộng sản thuần Quốc tế thứ 3- tức theo đường lối Nga xô. May cho lịch sử Việt nam- kế hoạch này phá sản vì cú xuất chiêu kỳ tài chớp nhoáng của đồng chí Nguyễn Aí Quốc tháng 1 năm 1930 :-). Một sát- na thay đổi cả vận mệnh dân tộc!
Ngô Đức Trì bị bắt- và sau đó được coi là đã có những lời khai phản đảng. Tên tuổi ông hầu như bị đục bỏ ở trong bất cứ trang sử nào của Đảng cộng sản. Cho dù vẫn luôn tồn tại nguyên tắc bất thành văn là đã vào tù thì khai ít khai nhiều gì thì cũng phải có :-).

Một đặc điểm mà bên ta né được tệ nạn của 2 đảng anh em là chế độ work to die :-). Stalin làm TBT 30 năm; Brezenev 18 năm. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình- cầm cái gần 50 năm. Ở Hà nội- chỉ có ông Ba Duẩn- giữ chức 26 năm. Sau đó sự chuyển giao thế hệ được kiểm soát đảm bảo không có một nhà độc tài nào xuất hiện, kể cả cơ chế đấy đôi khi đẻ ra một ông, không có tài cán gì :-).

Điểm chung tưởng là mang màu sắc phong kiến nhất- nhưng hóa ra lại là mang lại lợi ích nhiều nhất cho em út- đấy là xây ngôi nhà vĩnh cửu lưu giữ hồn cốt của người sáng lập đảng- quốc phụ khai sinh quốc gia. Dù yêu hay không yêu- thì nhìn hình ảnh dòng người chậm rãi xếp hàng vào viếng- khó mà nói rằng trong dòng người dài dằng dặc đấy không chứa đựng sự thật :-).

Trong cuốn “5 lá quốc thư” của nhà văn có bằng cấp- trải nghiệm đa quốc gia và khiếu hài hước số 1 Việt Nam hiện tại, Hồ Anh Thái, có đoạn kể về một nhà ngoại giao Việt nam khi nói chuyện với một học giả nước ngoài, đã lý giải rằng con đường chúng tôi đi là chưa có tiền lệ nên vừa đi vừa sửa, vừa bổ sung :-). Theo tác giả, nói vậy là không sai- nhưng ma lanh và xảo ngôn :-).

Sau khi tất cả mọi ảo tưởng đã gần như bị quét sạch, chỉ còn lại 2 anh em :-).. Mọi việc bây giờ đơn giản hơn, anh làm gì thì em cứ làm theo đấy :-) Thực dụng một cách giáo điều có khi là khẩu quyết. Dò đá qua sông đã có người làm, mình đi sau, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nếu nhìn lại từ năm 1986 đến nay- khó mà phủ nhận rằng, đường em đi theo anh- mười phần giống chín. Nên dù một phần không nhỏ coi chủ nhân nCoV như là đồ hủi, thì thực tế thì chỉ ra một sự thật rõ ràng rằng không có cách nào khác ngoài việc sống chung với hủi. Hủi cũng ba bảy đường chứ bộ :-).



--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 2 2020, 06:21 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #38

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi đang đọc quyển sách trên,thấy nó có nhiều sạn, do tư duy định kiến của người viết tạo ra, nhưng cũng có khá nhiều điều thú vị, và người ta cũng có thể dùng nó để bổ xung cho chính sử.
Về những điều người viết viết ở phía trên,thực ra nó là tuyên truyền của phương Tây.
Tôi chỉ chỉ ra mấy điều ở đây. Lâm Đức Thụ là mật thám của Pháp chui vào hoạt động của Thanh niên các mạng đồng chí hội và Đảng cộng sản Đông Dương. Quyển sách tôi đang đọc, tác giả dựa chủ yếu vào các báo cáo của ông này cho mật thám pháp. Đây thực ra là yếu điểm của quyển sách vì người ta không thể nhìn lịch sử chỉ qua cái nhìn phản biện. Nhưng điều thú vị mà người đọc lịch sử ngay nay nên thấy, đó là bất chấp việc thực dân Pháp biết rất rõ thông tin, nó cũng không chống lại được, vì đây là xu hướng lịch sử của VN vào thời điểm đó. Còn trường hợp thứ hai thì nói như kiểu người viết trên là nguỵ biện. Trong một quá trình cách mạng, có người đứt gánh, có người đầu hàng, có người trung thành.. chuyện đó là chuyện thường tình, nói lên tính chất khốc liệt của cuộc đấu tranh.Bây giờ ngồi sa lông, « đeo khẩu trang » nói bốc phét thì dễ. Còn nếu đã đứt gánh, đã phản bội thì không được nói tới là chuyện bình thường.Chính vì thế, nếu ai đã đọc quyển « đường cách mệnh », tức là tài liệu của Bác Hồ dùng trong khoá huấn luyện thanh niên (tác phẩm này giờ nằm trong tuyển tập Hồ chí Minh), thì sẽ rất ngạc nhiên khi nó đề cập chủ yếu tới các hình thức kỷ luật, đạo đức, .. chứ không nói tới ngay cả nhưng luận điểm cơ bản của chủ nghia Mác chính là vì lý do này.
Tuyên truyền phương Tây cũng hay nói tới thời kỳ mà Staline nắm quyền ở Liên Xô, những đấu tranh trong đảng này, dẫn tới việc loại trừ lẫn nhau. Những vụ việc này ở Liên Xô phải tới thời Khơ rút xép mới hết. Nhưng nếu người nào chịu khó tìm hiểu kỹ, không bị ảnh hưởng của tuyên truyền phương Tây, thì sẽ thấy rằng những phe phái kiểu Trosky, Bu kha rin, ..v..v.. không đơn giản là đấu tranh giữa các phe phái, phe nào nắm quyền cũng được, mà là thành công hay là ..sụp đổ.Và phải nói là cho đến ngày nay, thời điểm ta đang nói chuyện này, ở Nga vẫn chưa tìm được một cơ chế chính trị, để mâu thuẫn với nhau không dẫn tới sụp đổ.(hãy nhìn vào những cải tổ mà ông Putin muốn làm bây giờ) Thời kỳ duy nhất Liên Xô/Nga làm được là thời kỳ chuyển giao từ Khơ rút xốp sang Bơ re giơ nhép, nhưng thời kỳ giao quyền hoà bình thứ hai cho Gô bách chép thì lại thất bại thảm hại.
Vấn đề này với tôi thực ra không liên quan tới chủ nghĩa Mác-Lê nin, mà liên quan tới văn hoá chính trị của văn hoá Nga, của người Nga cũng như cấu trúc xã hội của họ. Để thấy điều này, ta có thể so sánh cách chuyển giao quyền lực của các nước theo chủ nghĩa Mác (Triều Tiên, Cu ba, VN, TQ, Liên Xô..) thì thấy chúng rất khác nhau. Phụ thuộc chủ yếu vào văn hoá từng dân tộc.
Vì thế tôi mới nói, nước Nga nên học theo cấu trúc chính trị của VN, vì cấu trúc xã hội của họ gần ta hơn. Nhưng họ vốn có truyền thống theo đuôi phương Tây ..từ thời Pi ốt đại đế, nên như vậy.
Việc một thể chê chính trị có thể có một ông nắm quyền lực cao nhất, nhưng dốt nát hay bình thường mà không ảnh hưởng gì (ta có thể lấy ví dụ bác Nông Đức Mạnh ở N), chứng tỏ sức sống và sự hợp lý của hệ thống chính trị đó. Còn điều gì nguy hiểm hơn số mệnh một dân tộc nằm trong tay một người.
Điều này cũng đúng ở phương Tây, hơn 40 đời tổng thống Mỹ, đâu có phải ai cũng giỏi. Một hệ thống chính trị hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thì nó phải mạnh để người đứng đầu, nếu hành động hợp lý thì đất nước phát triển, tầm thường thì vô hại, dốt nát phá phách thì không được, bị loại bỏ mới là hẹ thống chính trị hay. Hiện nay, hệ thống đa nguyên đa đảng có thể làm chuyện này ở phương Tây, Hệ thống kiểu VN làm được ở VN. Chính vì thế tôi mới nhận xét là hệ thống ở VN hợp với các nước đang phát triển hơn (ngay cả với Nga).


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Feb 2 2020, 06:37 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #39

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Bổ xung thêm một mẩu nữa để thấy sự nực cười của những người có đồng tư duy với người viết FB ở trên. Tư duy của họ vẫn chỉ dừng ở bước « tìm một mô hình để bắt chiếc », và bởi bây giờ các nước phương Tây phát triển cao, thì họ sẽ ôm lấy mô hình này, hôn hít, hoan hô. Sau họ lệ thuộc thế. Nếu họ tìm hiểu kỹ, thì sẽ thấy ngay bản thân từng nước này, hệ thống chính trị của nó cũng khác nhau, cách thực hành đa nguyên đa đảng khác nhau. Điều này chứng tỏ, không một nước nào có thể bắt chiếc, vì tình hình từng nước khác nhau. VN còn khác xa họ nữa. Không kể có bao nhiêu nước thê giới thứ 3, bị phương Tây ép mô hình này, có phát triển đâu. Tại sao họ lại mù mắt không nhìn thấy.
Trong thực tế, mỗi nước nếu là độc lập thật sự, thì đều phải dò tìm con đường phát triển của minh. Ngay cả Mỹ nó cũng dò con đường của nó để đi tiếp, vì sự phát triển không có một mô hình đã định sẵn. Như vậy đáng nhẽ phải tự hào, và nếu có thể thì đưa ra những ý kiến tìm con đường phát triển cho vN, họ chỉ biết tung hô phương Tây, chửi bới lịch sử vN theo hình thức « trước đen thì bây giờ trắng », làm một dạng con vẹt, con khỉ bắt chiếc mà lại tưởng mình là chí sĩ.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Feb 3 2020, 04:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #40

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Em chưa đọc hết cuốn sách này, nhưng mà thấy có nhiều chi tiết thú vị. Thứ nhất, là theo tuyên truyền từ trước đến giờ, thì mọi người đều tưởng là đồng chí Nguyễn Ái Quốc đơn thương độc mã sang Paris, sống và hoạt động ở đó độc lập. Nhưng giờ lại hóa ra là đồng chí sống cùng với cụ Phan Chu Trinh (bạn của bố) và luật sư Phan Văn Trường. Ba người chia tiền thuê nhà trong thời gian rất dài, mãi về sau mới cãi nhau vì đường lối hoạt động, nên phải chia tay.

Điều thứ hai là vai trò của Bác Hồ từ trong 10 năm, kể từ lúc thành lập Đảng (1930-1940) là rất mờ nhạt. Bác thậm chí còn không mon men được tới ghế Tổng Bí Thư và cũng may là 4 vị TBT đầu tiên đều hi sinh hết cả. Lúc đó Bác mới có cơ hội để thể hiện tài năng, với vị trí lãnh đạo!


--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

13 Trang « < 2 3 4 5 6 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC