Chào bác, trông cái mặt bác quen quen ( Đăng nhập | Đăng ký tạm trú )

8 Trang < 1 2 3 4 > »  

· [ ] ·

 Cầu Sao Giải Hạn Thiếu 50k Có được Không ?

Phó Thường Nhân
post Mar 22 2019, 11:54 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #11

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Để tìm hiểu trong Thiền Tông quan niệm thế nào về nghiệp. Tốt nhất là giải mấy công án. Thiền Tào động mà tôi theo thực ra không lấy việc giải công án để hiển trí tuệ giác ngộ. Vì với phép « chỉ quán đả toạ », « thân tâm nhất như » mà tôi đã từng giới thiệu, thì người ta quan niệm « ngồi thiền là ngộ », nhưng ta vẫn có thể dùng công án như giải đáp cho các quy tắc nhận thức tu tập. Thiền đời nhà Trần cũng dùng phương pháp, đặc biệt là vua Trần Thái Tông. Trong quyển « Khoá hư lục » của vua, có phần « Niêm, tụng, niệm », mà ở đây nhà vua dung công án nếu lên những chủ điểm nhận thức trí huệ trong phật giáo để bình và rút ra nhận thức, chỉ có điều nó được viết dưới dạng ẩn dụ, biểu tượng, ví dụ.. chứ không viết thẳng ra như ta bây giờ.
Ta có thể lấy công án của tổ Bồ đề đạt ma truyền thừa cho tổ thứ hai là Huệ Khả. Tôi nói tóm tắt ở đây cái công án. Còn nguyên bản của nó thì các bác có thể tìm trên mạng, không khó. Theo công án này, thì thầy Huệ Khả tới xin tổ Bồ đề đạt ma làm đệ tử học Thiền . Nhưng tổ Bồ đề đạt ma đóng cửa không mở, để thầy Huệ Khả đứng ngoài trời tuyết hai ngày. Đến ngày cuối, Thầy Huệ Khả tự lấy dao chặt một tay « cúng dường » để chứng tỏ quyết tâm. Đến lúc này Tổ Bồ đề đạt ma mới nhận. Câu đầu tiên Thầy Huệ Khả tham vấn đó là « xin thầy làm cho con an tâm ». Tổ trả lời. « Tâm của ngươi đâu, mang ra đây ta an cho ». Nghe đến đây Thầy Huệ khả tức ngộ. Công án này còn có đoạn sau nữa, khi Tổ Bồ đề đạt ma ấn chứng cho thầy Huệ Khả, và ấn chứng là bằng kinh Lăng Già, chứ không phải bằng kinh Kim cương như từ Lục tổ Huệ Năng về sau.
Công án nói như vậy, nhưng sự việc thực ra có những tình tiết sau. Khi Thầy Huệ Khả tới đòi làm đệ tự Tổ Bồ đề đạt ma, thầy mang tội giết người, sát sinh bị truy đuổi. Như vậy khả năng thầy tới xin học có thể còn là sự tá túc lẩn tránh nữa. Tổ Bồ đề đạt ma lúc đó, khác với bây giờ Thiền tông vinh danh tổ, vào lúc tổ tới Trung quốc, tổ cũng bị chư tăng ở đây kỳ thị, xua đuổi, vì cách tu của tổ động tới quyền lợi của chư tăng phật giáo TQ lúc bấy giờ, vì phật giáo trọng lễ nghi, lễ lạt hơn, « thương mại » hơn. Theo lịch sử, thì tổ cũng bị đầu độc chết. Như vậy lúc thầy Huệ Khả tới xin học, thì tổ đã bị đặt trước một tình trạng rất khó xử, vì thầy Huệ Khả không chỉ là một người xin học thiền bình thường, mà còn là một tội phạm. Tội phạm thật sự,mang nghiệp, chứ không phải là nghiệp tâm linh từ kiếp nào để lại, dự đoán mông lung. Nếu xét tất cả sự việc, thì ta sẽ hiểu hơn ý nghĩa thầy Huệ Khả chặt tay. Vì đấy chính là cách thầy sám hối tội lỗi của mình. Tay giết người, tay bị chặt. Và chỉ sau đó,khi nghiệp đã trả, tổ mới nhận thầy Huệ Khả. Nhưng mặc dù đã « tự trả nghiệp » như vậy, thầy Huệ Khả cũng không an tâm. Và đây là nội dung tuyệt vời của công án. Đó là từ cái tâm tâm lý hoảng loạn của thầy Huệ Khả, tổ đã nâng cấp nó lên chỉ ra cái TÂM thật sự, vô thuỷ vô chung mà chúng sinh nào cũng có, nhưng bị che phủ đi vì tham,sân, si.. cảm nhận cái TÂM ấy là NGỘ.
Như vậy ta có thể nhận thấy, cái điều mà tôi tóm tắt ở trên khi nói về phật giáo Đại thừa. Có nghiệp thì phải chịu nghiệp, nhưng không thể mua được nghiệp. Nhưng nghiệp có thể là động lực cực lớn để người ta tu tập ngộ đạo. Như trường hợp thầy Huệ Khả là tổ thứ hai của Thiền Tông.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 23 2019, 12:33 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #12

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



« Mỗi ngày Sư thăng tòa thường có một cụ già theo chúng nghe pháp.
Một hôm chúng tan rồi mà cụ không đi. Sư mới hỏi :
"Người đứng đó là ai vậy?".
Cụ già đáp :
"Tôi chẳng phải thân người. Vào đời Phật Ca Diếp trong quá khứ tôi đã từng ở núi nầy. Có người tham học hỏi tôi : "Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?". Tôi đáp : "Bất lạc nhân quả" (chẳng lọt vào nhân quả), nên bị đọa làm thân chồn năm trăm kiếp. Nay xin Hòa Thượng cho tôi một chuyển ngữ để tôi được giải thoát thân chồn.
Sư nói :
"Người hỏi đi?".
Cụ già bèn hỏi :
"Người đại tu hành có còn lọt vào nhân quả không?".
Sư nói :
"Bất muội nhân quả" (nhân quả rõ ràng).
Cụ già ngay đó đại ngộ, đảnh lễ rằng :
"Tôi đã thoát thân chồn, nay xác ở sau núi, xin Sư y theo lệ tăng mất mà thiêu cho".
Sư bảo Duy Na đánh chuông báo cho đại chúng biết thọ trai xong xin mời tất cả đi đưa đám tăng chết.
Đại chúng không rõ ra sao. Sư dẫn chúng đến hang đá phía sau núi lấy gậy khều ra một con chồn chết rồi y theo thường lệ mà hỏa táng. Như một ông tăng viên tịch.”

Ở trên tôi chép nguyên lại một công án của Bách trượng Hoài hải. Bởi cái công án này khó tóm tắt, mà nếu tóm tắt thì nó mất đi cái vị của nó. Đây cũng là một công án đặc biệt, vì nó nói tới « nhân quả » trong Thiền tông, tức là nói tới vấn đề nghiệp mà ta đang bàn loạn ở đây.
Ý nó muốn nói thế này. Ngay cả khi « đại tu hành » rồi, tức là ta có thể tạm coi như ngộ, thì nhân quả vẫn còn. Vì thế cho nên cụ già (vốn là một đại đức) vì nhận thức đã là đại đức thì không còn bị nhân quả chi phối tức là sai, và phải đoạ « 500 năm kiếp con chồn ». Câu trả lời của Bách Trượng Hoài Hải rất là thú vị, như là chơi chữ. Thiền sư nói « nhân quả rõ ràng », nó rõ ràng ở đây là ứng luôn vào kiếp ông già, nó cũng rõ ràng ở đây là trong cuộc đời thường luôn có nhân quả ngay với cả người đã ngộ. Nói một cách khác, trong thiền đã ngộ chỉ là bước đầu, như người sinh viên học đại học có bằng kỹ sư. Nhưng sau đó có là kỹ sư thật hay không là do sử dụng đúng đắn cái kiến thức mà cái bằng đó mang lại. chứ không phải vì cái bằng. Trong việc tu tập phật giáo cũng vậy, dù bất cứ ở trình độ nào, ngộ đến đâu, có chứng hay không, ..thì điều quyết định là ứng sử sau đó có đúng như thế không, nếu đúng thì không tạo nghiệp, còn nếu không thì vẫn có nghiệp như thường.

Chính vì vậy mà vào thế kỷ XV, đời nhà Minh, Thiền Sư Tông Mật, là một thiền sư xuất phát điểm là nhà Nho (giống như Thiền Sư Hương Hải ở VN), đã nêu ra chủ thuyết « đốn Ngộ, tiệm tu ». Tức là Ngộ đạo phật thì có thể đột biến Ngộ được, nhưng dùng được nó ứng dụng được nó thì lại là Tu dần dần, tức là chuyển nghiệp. Chuyển nghiệp bằng TU, chứ không phải bằng MUA. Và đây cũng là điều tôi nói tới khi nói « TÂM PHẬT, THÂN NHO ». Trong 6 ba la mật của phật giáo Đại thừa, thì đã có hai điều nói tới thái độ tu rồi, nhưng người ta ít để tới đó là : nhẫn nại, và tinh tấn(tức là luôn cố gắng). Và chính nhẫn nại và tinh tấn mà lại hiểu đúng ( Thiền định, trí huệ) cộng với (Từ Bi Trì giới) là cách giảm nghiệp đúng đắn nhất. Nếu muốn xét đoán ai trong tu tập phật giáo thế nào, thì bám vào 6 điều này sẽ chính xác nhất.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 25 2019, 06:04 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #13

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tôi « giải » tiếp một cái công án khác, cũng của tổ Bồ đề đạt ma, coi như là kết thúc quan niệm của Thiền về công quả. Đó là việc Tổ Đạt Ma tham vấn với Vua Lương Võ Đế. Công án này thường được coi là nói lên khí phách của Thiền Tông. Vì khi vua Võ Đế hỏi Tổ. « Trẫm xây dựng rất nhiều chùa chiền, ủng hộ chư tăng vậy có được công đức không ». Tổ trả lời « Không có công đức nào cả ». Tiếp đó vua lại hỏi « Người biết ta là ai ». Tổ trừng trừng nhìn Vua không nói gì cả. Một cái version khác thì nói. Vua hỏi « tại sao lại thế ». Thì tổ trả lời « phải cắt đứt các trói buộc ».
Với cái công án này, nhiều người nghĩ là làm công đức không mang lại công đức. Thực ra hiểu thế là sai. Vấn đề ở đây là vấn đề TÂM, tức là làm công đức với cái TÂM như thế nào. Nếu làm công đức với TÂM KHÔNG, tức là không kỳ vọng, không mục đích..thì làm công đức như thế sẽ mang lại công đức, làm chuyển nghiệp, tức là tu. Ngược lại kỳ vọng vào nó, như Vua đã hỏi ở trên, thì điều đó có nghĩa là Vua càng làm công đức, thì cái tôi của Vua càng lớn lên. Vì Vua làm có mục đích, đó là để có công đức, vị kỷ. Chính vì thế mới có cái câu thứ 2, Vua hỏi « người biết ta là ai » (vì hỏi thế, đã chứng tỏ cái ngã của vua rất lớn). Cái version thứ hai, Tổ nói « phải cắt đứt trói buộc », thực ra đã là giải cái công án này rồi, và thế thì không còn là công án nữa. Nhưng nếu chấp nhận nó thì có thể thấy, tổ đã thấy cái mục đích của vua, cái tôi của Vua như những thứ dây trói tạo nghiệp, khiến làm công đức mà không là công đức. Cũng chính vì thế mà Vua Trần Nhân Tông, tổ của thiền Trúc lâm, có bài kệ dài nói về việc cắt đứt nhân duyên, mà vua ví như là dây bìm bìm, dây sắn.. rất thú vị.
Cũng phải nói thêm là ở trên tôi có nói là đây là quan niệm của Thiền Tông, vì Thiền tông vốn trọng « trí huệ » trong phật học. Có những tông phái khác trọng làm công quả hơn. Ví dụ Tịnh độ Tông. Nhưng ở đây, vì có niềm tin vào Phật A di đà. Buộc tâm của mình bằng lòng tin vào Phật A di đà, nên cũng không có NGÃ. Nói sơ sơ vậy, lúc nào tôi có dịp, sẽ trình bầy các tông phái khác Tịnh độ, Pháp Hoa, Mật tông mà tôi chiêm nghiệp sau.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 25 2019, 06:46 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #14

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Tiếp đây, nhân dịp có câu chuyện « chùa Ba vàng » này. Tôi sẽ nói tới cái vế bí ẩn của Tâm linh VN, đó là vấn đề « HỒN ». Và từ đó xem các tôn giáo phổ quát ở VN như đạo Phật, đạo Nho đã làm thế nào với vấn đề này. Từ đó trở lại câu chuyện chùa Ba Vàng « gọi vong » tôi đánh giá ra sao ? từ đó tôi cũng nói quan niệm của tôi về Phật giáo ?
Vì tôi không có nhiều thời gian, nên có thể sẽ viết lâu, vì thế tôi nói tóm tắt quan niệm của tôi về « chùa Vàng » ở đây cho những ai « sốt ruột ». Với tôi, chùa Ba Vàng có sai phạm, vì đã khai thác không đúng vấn đề tâm linh dân gian này. Nhưng con đường đi không sai. Với tôi. Với việc có các chùa như Bái Đính, Ngôi chùa mới ở Hà Nam mà sẽ tổ chức Phật Đản 2019, rồi chùa Ba Vàng…Phật giáo VN đã chuyển qua một giai đoạn mới mà tôi đặt tên là Phật giáo VN 4.0, là phật giáo của tương lai, phật giáo thế kỷ XXI, phật giáo trong kinh tế thị trường. Ta có thể chia lịch sử Phật giáo VN ra nhiều giai đoạn. Phật giáo VN 1.0 là từ khởi thuỷ lúc VN còn trong thời Bắc Thuộc tới hết đời nhà Trần (khoảng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV). Phật giáo VN 2.0 là từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Phật giáo VN 3.0 là giai đoạn phong trào cải cách Phật giáo từ những năm 20 của thế kỷ XX cho tới năm 1986, lúc đổi mới mở cửa. Và bây giờ là phật giáo 4.0.
Tôi nói những điều này không phải vì tôi chỉ là phật tử, mà tôi còn là một người nghiên cứu văn hoá, đặc biệt là văn hoá Tâm linh, những khía cạnh triết học của nó, không chỉ riêng VN mà toàn thế giới. Tôi cũng là người theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, là một chủ nghĩa rất chú trọng tới ý nghĩa xã hội của tôn giáo, cũng như cái đế kinh tế của nó. Có thực mới vực được đạo. Ông bà ta vẫn nói thế.Tất nhiên tôi chỉ là người nghiên cứu nghiệp dư, không thể bằng các ông tiến sĩ trong học viện, nhưng cũng chắc chắn là tôi có thể nhìn thấy những điều mà trong cơn bão báo chí « đánh hội đồng », người ta không để ý.
Trong cách tiếp cận này, tôi sẽ sử dụng công cụ phân tích quen thuộc của tôi, đó là công cụ « duy vật lịch sử », để xem trong thời gian và không gian, từ khởi thuỷ tới nay, phật giáo Vn đã phát triển như thế nào, quan hệ tâm linh của nó với tâm linh dân gian ra sao, nó sống thế nào, có ý nghĩa xã hội gì ..
Tôi cũng sử dụng những thông tin về tôn giáo thế giới, như cách kinh doanh tôn giáo ở Mỹ, ở châu Âu, các vấn đề mà nó đặt ra.. từ đó mà xem phật giáo VN phải làm gì để đáp ứng được nhu cầu tâm linh của nhân dân, nhưng lại làm sáng được đạo pháp,giải quyết được những vẫn đề như ở nước ngoài sa vào, chứ không phải chỉ là GATO (ghen ăn tức ở) với nhau, dựa vào một sai lầm có thật, để rồi tự huỷ diệt lẫn nhau. Kiểu nghêu sò đánh nhau, để rồi ngư ông thủ lợi.
Với tôi sai phạm của chùa Vàng phải xử lý. Nhưng không thể xử lý kiểu « Bisounours » (cảm nhận gấu bông), như tôi đã nói đó là kiểu vuốt theo chiều lông chân dư luận, không soi sáng được vấn đề..để rồi đi giật lùi.
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
NVT2002
post Mar 26 2019, 04:33 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #15

Thiên hạ cãi nhau vô địch thủ
Group Icon

Nhóm: Lý trưởng
Số bài viết: 1.989
Tham gia từ: 21-August 02
Thành viên thứ: 203

Tiền mặt hiện có : 58.362$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :





--------------------
Nguyễn Văn Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 26 2019, 06:25 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #16

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



@NVT,
Với tôi không có khái niệm sư quốc doanh. Nếu nói thế thì trong tất cả lịch sử VN, tất cả các vị tổ đều là sư quốc doanh cả, vì đều gắn với nhà nước VN đương thời. Nói theo lô gíc ấy, thì Vạn Hạnh là sư quốc doanh thời nhà Lý, Huyền quang là tổ quốc doanh đời nhà Trần. Cũng như vậy, người ta không thể bắt dân đi chùa, cái đó là cảm nhận tâm linh của người dân.

Khái niệm sư quốc doanh chỉ là do lề trái đặt ra, vì nó muốn lợi dụng phật giáo, tôn giáo để gây rối. Là một dạng GATO (ghen ăn tức ở). Hiện tại ở nước ngoài vẫn có những chùa « ba sọc », tôi không muốn nói tên ở đây. Tại sao lại thế thì ta có thể tìm hiểu một chút lịch sử hiện đại VN sẽ thấy.
Khi có phong trào chấn hưng phật giáo vào những năm 20 ở VN thời thuộc địa. Như tôi đã nói đây là phản ứng của một bộ phận người Việt với Thiên chúa giáo, vốn được thực dân Pháp ưu đãi, vì những tai sai trung thành nhất với thực dân Pháp là từ đây mà ra. Thực dân Pháp cũng biết là không thể cải đạo người Vn, vì truyền thống văn hoá, cũng như số lượng người. Vào thời điểm đó dân số VN khoảng 30 triệu, tương đương với số dân Pháp ở mẫu quốc, vì thế nó phải chia ra làm 3 nước, với 3 cái tên khác nhau, để tạo ra ba dân tộc. Hiện trạng này ở VN đã bị xoá bỏ, nhưng ở châu Phi chẳng hạn, thì cái biên giới thuộc địa này chính là biên giới quốc gia ngày nay, vì thế đem tới rất nhiều khó khăn cho những nước này. Đối tượng mà thực dân Pháp lo ngại nhất là nhà Nho, vì thế Pháp cũng nhìn với ánh mắt « nhân từ » phong trào chấn hưng phật giáo này.

Khi cách mạng tháng 8, rồi kháng chiến, không phải tất cả các sư sãi đều đi theo kháng chiến, mà một bộ phận ở trong vùng kiểm soát của Pháp (ví dụ ở Đồng bằng Bắc Bộ) vẫn theo Pháp. Hiện tại, tôi vẫn có một quyển « chư kinh nhật tụng » in ở trong vùng Pháp kiểm soát này,vì tôi có tư duy « duy vật lịch sử », cũng như thích sách vở nên sưu tập tìm hiểu, mà trong đó khi giới thiệu hành trạng của Sư trụ trì, người ta có thể thấy ông ta theo Pháp, hay ít nhất không theo cách mạng.

Tất nhiên một phần chính sách của Việt Minh đã tạo ra điều này. Nhưng trong một đất nước có chiến tranh, thì việc này là không tránh khỏi. Nếu không có chính sách của VM như thế, thì kháng chiến không thể thắng lợi. Người ta hiện nay có thể nhìn vào tình hình Vê nê duy ê la mà đánh giá, thấy sự tai hại của vấn đề một đất nước « năm cha ba mẹ » này.

Ở miền Nam, sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, vì trong bộ máy hành chính của nó chủ yếu là người theo thiên chúa giáo. Đây cũng là hệ quả của chính sách tinh vi thời thuộc địa. Với chính sách chia để trị, thực dân Pháp nâng đỡ những người theo Thiên chúa, để bảo vệ hệ thống thống trị của nó. Chính quyền miền Nam cũ thực ra là chính quyền thuộc địa để lại,nên dấu ấn này rất rõ. Mà bản thân Ngô Đình Diệm cùng gia đình ông ta là một ví dụ điển hình. Có điều do nhãn quan chính trị ngu dốt,phong kiến man rợ, mà Ngô Đình Diệm thể hiện điều này ra rõ ràng hơn. Chứ Pháp thì nó còn khôn. Thầy nó phải khôn hơn tớ.

Sau năm 1963, khi chính quyền Ngô Đình Diệm đổ, trong « đệ nhị cộng hoà » của Thiệu, Thiên chúa giáo vẫn được coi là trung thành nhất, nhưng nó cũng mở rộng ra cho Phật giáo. Đây là thời kỳ nhiều ngôi chùa lớn được xây ở TP HCM, ví dụ Việt nam quốc tự, Vĩnh Nghiêm, rồi Đại Học Vạn Hạnh. Phong trào Phật giáo ở trong Nam vùng tạm chiếm này cũng phân rã. Một bộ phận lớn là « trung lập », nhưng cũng có sư làm tuyên uý trong quân đội miền Nam cũ. Cũng thời gian này mà chính quyền miền Nam tạo ra « giáo hội VN thống nhất ». Sau khi thống nhất đất nước, thì nhà nước Vn hiện nay đã sát nhập tất cả các hội đoàn phật giáo toàn quốc để thành lập giáo hội phật giáo VN. Phần lớn những chức sắc quan trọng của giáo hội VN hiện tại xuất thân từ giáo hội phật giáo VN thông nhất ngày trước. Nhưng có một bộ phận thiểu số chống lại. Đặc biệt ở nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu, vì phật tử và nhiều khi cả sư họ vốn có quan hệ chính trị kinh tế chặt chẽ với chính quyền Sài gòn cũ. Và vì thế hiện nay ở nước ngoài vẫn có các chùa « cờ vàng ba sọc đỏ ». Một điêù nữa cũng nên để ý, đó là ở trong các nước phương Tây này, chính quyền của họ tất nhiên là không muốn có các chùa chiền liên quan tới VN, mặc dù về nguyên tắc đó là tự do tôn giáo. Còn các chùa VN này, muốn chính quyền phương Tây để yên, tạo điều kiện, thì nó cũng phải dương cao ngọn cờ « chống cộng » để kiếm sống. Tất nhiên với các loại sư này, thì sư sãi ở VN, đặc biệt ở các chùa có tiếng, sư phải là sư quốc doanh.
Câu chuyện sư quốc Doanh là như thế.


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 26 2019, 06:43 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #17

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Lần đầu tiên, cũng rất lâu rồi, tôi để ý tới tâm linh bản địa của người Việt Nam, là khi tôi đọc ..Kinh Thánh. Tôi đọc kinh thánh không phải vì tôi theo đạo Thiên chúa, mà bởi vì tôi rất thích tìm hiểu lịch sử văn hoá, mà nếu muốn tìm hiểu lịch sử văn hoá phương Tây thì không thể khong tìm hiểu đạo Thiên chúa. Nhưng tôi tìm hiểu đạo Thiên chúa, cũng như một học giả phương Tây sang VN tìm hiểu đạo Phật trong mối tìm hiểu văn hoá VN, chứ không có niềm tin. Tất nhiên trong trường hợp của tôi thì chỉ là hobby tò mò. Tôi có một quyển kính thánh cựu ước, bằng tiếng Pháp. Và một quyển kinh tân ước bằng tiếng Việt, do những người Việt theo đạo tin lành lúc đi biếu kinh thánh cho, trong một cố gắng truyền đạo của họ. Khi đọc chúng, đặc biệt là kinh cựu ước, tôi chợt nhận thấy đó là lịch sử của các tộc người Do thái, nhưng họ huyền thoại hoá, triết học hoá nó để thành một hệ thống ứng xử. Đức chúa trời khởi nguyên chỉ là một ông thần, như là tổ tiên của người Do Thái. Rồi dần dần từ đó mà người ta thổi nó lên thành thượng đế duy nhất.

Nhưng người Do Thái không phải là người duy nhất có lịch sử. Các dân tộc khác cũng có. Vậy nếu ta lấy lịch sử Vn ra thì cũng có thể có được một tôn giáo. Tất nhiên ở đây tôi nói lịch sử theo nghĩa rộng, đó trong đó các tư duy thần thoại tạo dựng thế giới quan, nhân sinh quan cũng nằm trong đó.
Ở thời điểm đó, tôi cũng đọc thuyết cấu trúc của Lewis-Strauss, mà điều tôi rút tỉa ra được, đó là bản thân ngôn ngữ cũng có tính chất triết học trong đó, có thể coi nó như những viên gạch của tư duy. Tư duy của một dân tộc, phụ thuộc vào ngôn ngữ họ có, và vì ngôn ngữ ít biến đổi theo thời gian, nên hệ tư tưởng của một dân tộc, thường được cập nhật mà không thay đổi. Cái không thay đổi của tư duy này được gọi là cấu trúc (structuralisme). Lewis-Strausse còn đi xa hơn nữa, là ông ấy bẻ vụn các thần thoại ra thành các khái niệm ngôn nhữ cấu tạo ta nó. Ví dụ ông ấy nói về « tính triết học » của các mặt nạ người da đỏ (tên quyển sách là « la voie des masques », con đường của các mặt nạ, mà từ con đường ở đây có thể hiểu kiểu châu Á là ĐẠO, đạo của mặt nạ).

Nhưng chuyện này làm tôi nhớ lại các thần thoại VN, như « đẻ đất đẻ nước » của người Mường, Hay Trường ca Đam San (người Ê đê), trường ca Sinh Nhã (hình như cũng của người Ê đê), hay truyện Lạc long quân, Âu cơ, truyện đẻ trăm trứng, mà tôi đọc hồi còn là nhi đồng.

Và tôi cũng nhớ lại kỷ niệm tuổi thơ, khi đó là thời gian kháng chiến chống Mỹ. Mỹ ném bom miền Bắc rất ác liệt, tôi đi sơ tán theo ông bà. Sự ác liệt của chiến tranh cũng không thể thay đổi việc ông bà tôi triệu tập con cháu để tảo mộ, để sang tiểu.. lúc đó tôi cứ nghĩ rằng đó là theo đạo Phật hay đạo Nho. Vì Bà tôi thờ Phật, thờ phật bà quan Âm, còn ông tôi thì lại giáo huấn cho tôi về Nho giáo. Tất nhiên là Nho giáo bình dân, như quan niệm ứng xử của người Việt vào nửa đầu thế kỷ XX, vì ông tôi cũng học tây học chứ không phải là nhà Nho thật sự. Sau này mới biết là chuyện sang cát, sang tiểu ..không có trong phật giáo và cũng không có trong Nho giáo. Nhưng điều này tôi lại tìm thấy khi tìm hiểu văn hoá dân đảo Ma đa gát xơ ca (Madagascar), là một hòn đảo lớn ở Ấn độ dương đối diện với Mô dăm bích. Mặc dù thuộc châu Phi. Dân đảo này đa số có gốc từ ĐNA, và họ cũng có văn hoá trồng lúa như ở ĐNA. Do hòn đảo không tiếp nhận các tôn giáo phổ quát lớn cho tới thế kỷ XVI, trước khi đạo tin lành du nhập văn hoá của họ có thể coi là có mầu sắc ĐNA cổ, và điều đặc biệt là việc sang mộ thường xuyên cho tổ tiên, nhưng họ thay quần áo bằng vải chứ không phải nhặt xương, dùng tiểu sành. Giống như việc sang tiểu đặc trưng ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Như vậy trong quan niệm ứng xử của ông bà tôi, có một bộ phận không phật, không nho..cũng không phải là vô thần, mà là một tiếng vọng tâm linh từ nguyên thuỷ, từ cội nguồn của người Việt. Nhưng vì các tôn giáo không chấp nhận nó, hoặc vì nó không khoa học, nên bị đẩy vào lĩnh vực mê tín. Chỉ có điều vì không có một tôn giáo nào, cũng như khoa học ở Vn có thể trả lời hết mọi câu hỏi tâm linh cho người Việt, mà nó tồn tại được.

Từ những câu chuyện trên, mà tôi muốn đi tìm gốc tâm linh VN. Tất nhiên không phải để đi tán phét, mà để sử dụng cho chính mình. Nhân có câu chuyện « vong báo » này thì tôi viết ra đây.
Để tìm hiểu điều này, thì tốt nhất là tìm nó trong các phong tục liên quan tới cuộc đời một con người, đặc biệt là tang lễ, các nghi thức với trẻ con, các tác phẩm nghiên cứu về các tộc người …Ở VN may mắn là có các tác phẩm này khá dồi dào. Đặc biệt là các tác giả nửa đầu thế kỷ XX. Tôi kể ra đây một số tên, như Toàn Ánh (tác giả miền Nam cũ), Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên(ông là bộ trưởng bộ giáo dục đầu tiên), Đinh Gia Khánh (giáo sư đại học tổng hợp Hà nội), ..với người Kinh. Tác giả Nguyễn Tử Chi với người Mường, Đặng Sĩ Hùng, Đặng Nghiêm Vạn những người sưu tập đẻ đất đẻ nước (không phải là bản tóm tắt mà tôi đọc lúc trẻ con, mà là bản nghiêm viết theo lối thơ trường ca), và các bản mo mường như « vườn hoa núi cối ».


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 26 2019, 09:13 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #18

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Là tâm linh dân gian, nó không có lô gíc. Lô gíc ở đây là do tôi trình bầy, để cho nó rõ ràng. Trước hết nói về HỒN. Ta có bao nhiêu hồn ?

Với người Kinh thì mỗi người có 3 hồn. Không những có HỒN mà ta còn có VÍA. Có bẩy vía tất cả. Vía nhiều khi còn được gọi là PHÁCH. Vì thế khi nói tới một người sững sờ không kiểm soát được mình, thì có từ « Kinh hồn, bạt vía », hay « Hồn xiêu phách lạc ». Vía có thể hiểu là như sự điều khiển của hệ thần kinh với chân tay, mắt mũi, để sinh hoạt. Nó cũng nói lên tính chất tinh thần của người đang sống. Người tốt thì Vía nhẹ, người xấu thì vía nặng. Vía cũng có thể là hình bóng phi vật thể lưu lại khi người ta đã đi qua, giống như người hút thuốc lá, đi qua rồi là mùi thuốc lá vẫn còn. Chính vì thế mới có tục « đốt vía » còn tồn tại đến giờ. Buổi sáng, khi đi qua chợ, không mua đồ cho người ta mà còn gây khó khăn, thì nhiều khi người bán đốt giấy, hương đuổi vía xấu.
Còn Ba Hồn thì gồm những gì : nó gồm có Tinh, Khí, Thần. Nhưng những khái niệm này đã được Nho giáo hoá. Các bác đọc truyện TQ , người ta vẫn nói nhìn « Thần Khí » mà biết người đó có bệnh hay không. Khí ở đây có thể coi là phần vật chất nhất của phần Hồn con người. Nhiều khi người ta quan niệm nó là năng lượng, khí ở đây cũng chính là phần tu tập của đạo Lão nếu bác nào « luyện khí » (ví dụ như tập khí công). Vì thế nhiều khi người ta nói « Tinh Thần » để nói tới phần thần kinh, nhận thức, ứng sử. Ngược « Thần Khí » có thể coi như cơ thể vật chất. Mới đây, khi Obama sang VN, lúc thăm ngôi chùa ở TP HCM, ông giáo sư văn hoá giải thích cho Obama, tại sao thắp hương lại ba nén, và nói rằng nó là đại diện cho « Tinh, Khí, Thần » mà tôi nói ở đây. Nhưng tôi không nghĩ thế, mà số 3 ở đây nếu là ĐỀN thì nó là tam tài : Thiên , Địa , Nhân. Nếu là Chùa thì đó là Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng..

Vậy khi người ta chết đi thì ra sao. Lúc này 3 cái hồn tan ra. Phần TINH thì lên trời, phần THẦN thì lên bàn thờ tổ tiên, còn phần KHÍ thì ở lại mộ.
Khi người ta vừa mất. Theo tục lệ cổ, thì người con cả phải leo lên mái nhà hô « ba hồn bẩy vía cha (hay mẹ) về nhập quan ». Sau đó thắt nút một cái khăn lụa trắng thành hình hình nhân để lên trên mặt người mất để cho hồn nhập vào khỏi lang thang đi đâu mất. Tương tự như vậy, khi đi đám tang, thì bao giờ cũng có người ngồi cùng để rải vàng mã, mục đích như Mỵ nương rải lông ngỗng để Trọng Thuỷ tìm ra mình, nhưng ở đây là để HỒN, ở đây là phần THẦN có thể tìm được về nhà. Hiện nay ở thành phố, người mất trong bệnh viện, xác ướp lạnh để trong nhà xác, đâu có còn quàn ở nhà. Nhưng tục lệ này vẫn còn. Ngược lại tục thắt khăn lụa thì không còn.

Phần TINH khi lên trời có thể được thờ trong các đền, miếu..nếu người mất là người được xã hội coi là linh thiêng. Phần THẦN thờ ở bàn thờ tổ tiên thì rõ rồi, còn KHÍ thì được thờ ở mả. Chính vì trong đền thờ TINH, nên tôi mới nghĩ là lời ông giáo sư văn hoá nói là sai. Nhưng trong văn hoá dân gian thì nó không có « norme », có chuẩn. Lô gíc của nó tương đối rộng rãi.

Ở VN, cả ba nơi này đều có tính linh thiêng. Ví dụ, mộ thiêng, nên người ta mới xem thuật phong thuỷ để đặt vào vị trí tốt. Người ta cũng có thể thờ các ngôi mộ vô chủ, những người chết kỳ dị. Vì ở trong trường hợp này, thì có vấn đề TINH ,THẦN đi lang thang vô gia cư.

Trong trường hợp người KINH, thì khái niệm HỒN đã được Nho giáo hoá, nhưng khái niệm nhiều hồn nhiều vía này cũng tồn tại ở các tộc người khác ở VN. Tôi đọc về người Mường đã lâu, nên không còn nhớ họ quan niệm bao nhiêu HỒN, nhưng người Mường cũng có khái niệm HỒN, VÍA. Với người Thái, thì họ còn có nhiều vía hơn cả 7, nếu tôi nhớ không nhầm là 81, và cả người Thái lẫn người Mương, Vía được phân bổ trên cơ thể trước ngực sau lưng như một dạng huyệt.

Nếu đã có HỒN, VÍA thì HỒN vía này có thể rời khỏi cơ thể đi lang thang, có thể nhập vào người khác, vì thế mới có chuyện « Hồn Trương Ba, da hàng thịt » Câu chuyện này đã được phật giáo hoá, theo phật giáo dân gian. Và người ta thấy là ở đây, khái niệm HỒN được chấp nhận tự nhiên. Trong khi ở luân lý phật giáo « kinh điển », « giáo điều », không tồn tại khái niệm Hồn mà chỉ có khái niệm NGHIỆP (karma).
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 27 2019, 06:24 PM    
Đường dẫn tới bài viết này #19

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Có người có thể thắc mắc là tại sao tôi lại nói về HỒN mà câu chuyện ở chùa Ba Vàng là VONG. VONG là hồn của người đã mất. Vong có nghĩa là mất như trong từ « vong quốc » (mất nước), và nếu nói đầy đủ phải gọi là Vong Hồn, nhưng tiếng việt có xu hướng rút gọn từ ngữ thành từ hai âm hay một âm nên người ta gọi gọn là vong.
Vì hồn có thể rời khỏi thân thể, và tồn tại sau khi đã chết, nên tất nhiên đặt ra vấn đề liên lạc với Hồn. Không phải ai cũng có thể làm được việc này, mà chỉ có một số người đặc biệt có linh cảm, đây chính là thầy mo. Và câu chuyện này chính là tín ngưỡng Sa man giáo (chamanisme). Trong thực tế, vì thầy mo ở nhiều nơi là cha truyền con nối, nên nhiều khi cái phần linh cảm kia giảm đi, thay vào đó là các hình thức nghi lễ, khấn cúng, và đặc biệt họ kế thừa các món thuốc truyền thống, dựa trên sự hiểu biết về các loại thảo dược có thể dùng chữa bệnh, hay có tác dụng như thuốc phiện làm thăng hoa, dẫn họ vào một trạng thái được coi là tiếp cận với thế giới vô hình. Ví dụ, các thầy mo saman giáo ở bắc Phần lan, họ dùng nước tiểu của tuần lộc để thăng hoa. Cái bí mật này có được bởi trên thảo nguyên bắc cực có một loại rêu, mà con người không ăn được, nhưng con tuần lộc thì ăn được. Khi ăn phần con tuần lộc thải ra qua nước tiểu vẫn có tính chất thăng hoa như rêu, nhưng phần độc tố đã bị con tuần lộc loại mất. Vì thế nước tiểu tuần lộc được dùng trong hành lễ gọi hồn. Người da đỏ ở mễ tây cơ (Mexico) thì biết một loại xương rồng có nhưng chất này.
Nhưng cũng có trường hợp khác, như với người Kinh, thì các cô đồng, cậu đồng có thể coi là thầy mo, nhưng ở đây sự thăng hoa qua những người có tâm lý đặc biệt, thông qua âm thanh, hương khói, ..
Nếu hồn có thể rời thân thể, thì sống ở đâu ? để giải quyết vấn đề này thì ta phải đi tìm vũ trụ quan của người việt cổ. Người việt cổ không còn, nhưng ta có thể suy ra từ quan niệm của người Mường. Người Mường với người Kinh chỉ khác nhau là người Kinh chịu ảnh hưởng của văn hoá TQ, ngược lại người Mường thì không. Sự phát triển của tâm linh người Mường có chịu ảnh hưởng của người Thái, nhưng họ không bị thâm nhập bởi bất cứ một tôn giáo phổ quát nào, dù là Phật hay là Nho. Vì thế nhiều dấu vết của người việt cổ còn tồn tại ở mức độ tương đối « trong sáng » có hệ thống, so với người Kinh, nơi mà nó chỉ còn những mảnh vụn thông qua thần thoại.
Theo như học giả Nguyễn Tử Chỉ, thì vũ trụ quan của người Mường có 3 tầng (trời, đất và dưới đất), bốn thế giới (trời, trần thế, âm thế, thuỷ cung). Theo tác giả, thì quan niệm tầng dưới đất của người Mường rất mờ nhạt, nơi sống của sinh linh bé tí. Thế giới này không có tác động lên trần thế. Nên thực ra vũ trụ quan chỉ có hai tầng (trời và đất). Thế giới thuỷ cung cũng không có tác động lớn lên trần thế, nên thực ra chỉ có 3 thế giới chính : Trời, trần thế, âm thế.
Trong các tang lễ, các thầy mo thường đọc các bản mo, trong đó thầy mo sẽ dẫn hồn lên trời, chào hỏi làm quen nhận mặt tổ tiên. Ngược lại hồn có thể ở ngoài rừng, nhưng không rõ ràng
Sa man giáo là một tôn giáo, vì thông qua các nghi lễ liên quan tới liên lạc với hồn, điều nó tiến tới là những thái độ ứng xử, có nhân sinh quan, thế giới quan. Không những là một tôn giáo, mà ta có thể coi nó là tôn giáo cổ nhất của loài người, tồn tại từ thời đồ đá (khoảng 4 vạn năm). Đạo phật có 2500 năm.
Nó có thể liên hệ với hồn người sống, trong trường hợp người có bệnh vì quan niệm hồn rời thân thể người bệnh, hay người bệnh bị hồn bên ngoài nhập vào mà ta thường gọi là ma, quỷ, phải đuổi đi.
Nó có thể liên hệ với hồn người chết, vì quan niệm hồn người chết quay về hành hạ người trần thế, do còn vấn vương với dương thế.
Hồn người chết này có thể là hồn của những người chết bất dắc kỳ tử, không được chôn cất tử tế, vì thế hồn của họ, ở đây là phần Tinh, và Thần quay về phá phách.
Hồn người chết có thể là tổ tiên. Tổ tiên có thể trừng phạt con cháu, do bất hiếu, cũng có thể tổ tiên đòi chu cấp cho cuộc sống, theo quan niệm « dương sao âm vậy ».
(con tiep)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
Phó Thường Nhân
post Mar 28 2019, 12:09 AM    
Đường dẫn tới bài viết này #20

Tả Thiên Thanh
Group Icon

Nhóm: Chánh tổng
Số bài viết: 7.007
Tham gia từ: 11-August 02
Thành viên thứ: 133

Tiền mặt hiện có : 48.886$
Số tuần chưa đóng thuế : 10

Bình chọn :



Ở trên tôi nói, tín ngưỡng như thế này cũng phải có nhân sinh quan, thế giới quan. Vậy nhân sinh quan của người Mường, người Việt ở đâu (nằm ngoài các tôn giáo được người Việt theo). Tôi sắp xếp nó lại theo mấy điểm sau :

- Tuân theo truyền thống, bởi người ta phải tuân theo tổ tiên. Nếu không sẽ bị tổ tiên trừng phạt.
- Tất cả các khó khăn trắc trở của cuộc đời, là do ta phạm lỗi với thần linh. Nhưng đây là cuộc đời hiện tại, không có vấn đề quá khứ, tương lai.
- Không có giải thoát hay lên thiên đường, hay xuống địa ngục, bởi vì người mất về với tổ tiên. Nhưng tổ tiên vẫn tồn tại song hành với ta, trong một thế giới âm, như là phiên bản ngược của cuộc sống trần thế.
- Thông thường thì người âm ở trên trời, nhưng với những vong hồn không lên trời được, do chết bất đắc kỳ tử, thì họ sẽ sống chung với ta , cùng một tầng, đồng tồn tại, trong thế giới « âm bản ».
- Người sống phải chu cấp cho người chết, tất nhiên là người nhà mình, ở mức độ gần. Vì như tôi đã nói thì đến đời thứ 5, người mất không còn có tính cách riêng nữa mà nhập chung vào tổ tiên.

Từ những quan niệm này, ta có thể thấy nổi ra mấy điều sau, khiến nó có sức sống mạnh mẽ. Đó là vì đây là tín ngưỡng cho người sống, cho dương thế. Nó không đánh tráo khái niệm hành động cho kiếp sau, tương lai, với sự đền bù trong tương lai (như phật giáo với giải thoát, như Thiên chúa, Hồi giáo với thiên đường). Đây là những khát vọng đời thường như : sức khoẻ, làm ăn phát đạt, sống sung sướng,..

Khi tôi nói mấy điểm gạch đầu dòng ở trên, nếu bác nào có tìm hiểu văn hoá dân gian VN, thì sẽ thấy những khái niệm trên gần với một tôn giáo nào đó ở VN, mà thực ra tôi đã « bật mí » ở trên, khi nói về HỒN. Đó chính là đạo Nho.

Hiện tại theo các học giả Trung quốc hiện đại, thì người ta đã công nhận đạo Nho xuất phát điểm là sa man giáo. Tức là tín ngưỡng nguyên thuỷ của các tộc người nằm hai bên bờ Thái bình dương (bao gồm cả người da đỏ). Cái mà Khổng tử, Người « lập ra » đạo Nho, làm đó là hệ thống hoá những điểm « duy lý » thành các khái niệm đạo đức. Khổng tử cũng nói ông chỉ « thuật nhi bất tác » (tức là ông chỉ hệ thống hoá, mô tả truyền thống, chứ không tạo dựng « chế tạo » ra đạo Nho). Khái niệm đầu tiên được « rút tỉa » là chữ HIẾU, rồi chữ TRUNG, chữ NHÂN, chữ LỄ, chữ NGHĨA. Tất cả những điều này đều được đạo Nho rút tỉa, hệ thống hoá, nâng cấp thành một hệ thống luân lý, lễ nghĩa. Ta hãy tìm hiểu một số điều tương đồng để thấy.

Nhà Nho chỉ nói chuyện « trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau » (Truyện Kiều), thì cũng như sa man giáo quan tâm tới đời sống thường ngày, không có vấn đề kiếp, nghiệp ở đây. Với Tổ tiên thì có chữ HIẾU (cho cả người sống và người chết, vì ta cùng nằm trong một không gian âm dương thông thương với nhau). Khổng tử cũng nói với quỷ thần thì « kính nhi viễn chi », ông cũng nói « chuyện người sống còn chưa biết, nói gì chuyện người chết ». Điều này là điều mà đạo Nho không « rút tỉa » mà để lại. Ngược lại Nhà Nho vẫn thờ THẦN, như các vị anh hùng liệt sĩ, tổ tiên. Trong sách vở Nho giáo, lúc chết người ta xuống « chín suối », rồi « suối vàng ». Đây là điểm khác biệt với người Việt, người Mường, vì ta lên trời, hay ra rừng. Nhưng nội dung của nó thì như nhau. Sự khác biệt này có bởi sa man giáo khởi nguyên của đạo Nho rút tỉa là ở TQ. Hiện tại, trong văn chương VN vẫn nói chuyện « tổ tiên ngậm cười nơi chín suối » chính là điều này.

Nhà Nho cũng có vũ trụ quan, mà điển hình là kinh dịch, thì cũng chính là không gian cuộc sống của ta thôi.
Những quan niệm nhân sinh quan của Nho giáo còn ngấm cả vào phật giáo Đại thừa, thông qua các tông phái như Thiền, Tịnh Độ, Thiên Thai.. là những tông phái chỉ có ở Đông Á (dù khởi nguyên của nó ở Ấn độ, ví dụ tịnh độ, nhưng ngay ở đây nhân sinh quan, thế giới quan cũng thay đổi chứ không còn Ấn độ nữa)
(còn tiếp)


--------------------
Tả Thiên Thanh



User is offlineProfile Card
Go to the top of the page
+
« Bài viết cũ hơn · CLB Văn Hoá - Lịch sử · Bài mới tiếp theo »
 

8 Trang < 1 2 3 4 > » 
Topic Options
3 người đang chống cằm trầm tư ngâm cứu chủ đề này (3 khách vãng lai và 0 thầy mo tàng hình)
0 Thành viên:
 

Xem diễn đàn ở dạng TEXT - PDA - Pocket PC